SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Download to read offline
Yên Lĩnh Nguyễn Đảm
PHÚ YÊN THẬP VỊNH
2004
LỜI GIỚI THIỆU
Thầy Nguyễn Đảm là thầy giáo dạy Toán của nhiều thế
hệ học sinh Phú Yên từ năm 1961 đến 1996. Say mê Toán học,
đỗ cử nhơn Toán rất sớm. Có thể nói Thầy là người Phú Yên đỗ
cử nhơn Toán đầu tiên. Thầy đã dành nhiều thời gian nghiên cứu
sâu về Toán, nhưng bất ngờ vào năm "thất thập" của thầy, chúng
ta lại vui mừng đón nhận tập thơ Đường với tên Phú Yên Thập
Vịnh. Nói là bất ngờ, nhưng thực ra cũng không có gì bất ngờ vì
tác giả tập thơ đã nói "lắm lúc không biết mình làm Thơ hay giải
Toán". Thơ và Toán gặp nhau trong một con người. Cái hay của
Thơ cũng là cái tài của Toán.
Nhưng dẫu cho nhà Thơ hay nhà Toán, tất cả đều có mẫu
số chung là quê hương, tình người. Trong cuộc hành trình vạn
dặm, càng lúc con người càng khao khát trở lại với quê hương,
càng khao khát thể hiện tình người trong từng suy nghĩ, cảm xúc
của mình. Những bài thơ Đường của Yên Lĩnh đã gói trọn suy
nghĩ, cảm xúc trong suốt cuộc hành trình bằng những nét chấm
phá dung dị nhưng sâu sắc.
Từ núi Đá Bia tác giả để cảm xúc tràn vào lịch sử:
"Ngàn thu bi tự mây mài nét
Muôn thuở danh thần sử rọi gương"
Hoặc từ núi Chóp Chài, tác giả trở về với tiền nhân thời
khai sơn phá thạch:
"Nơi nao dấu tháp trong huyền thoại
kể chuyện tiền nhân thủa mở, khai…"
Sao có thể nói nhà Toán học thường khô khan được, khi
tác giả đã từng để "lòng lãng đãng "với "bé ơ hờ".
"Nửa khép cánh mây lòng lãng đãng
Dường chau nét ngọc bé ơ hờ…"
Hoặc có lúc đã từng để cho "Sao chìm đáy mắt", cho
"sóng dâng đầy".
"Hoa nở làn môi hương tỏa nhẹ;
Sao chìm đáy mắt sóng dâng đầy…"
Và ở nhà Toán học này đôi khi ta lại thấy có chút gì đó
mang hương sắc của Thiền, một chút gì đó ảo hoá giữa hư và
thực của Lão - Trang.
"Đầu Xuân ngắm cảnh lòng mơ ước
Hoá cánh chim trời viếng đó đây …"
Thơ là "Mật ngữ", là "Vô ngôn". Không dám lạm bàn.
Chỉ xin ghi lại đây đôi điều suy nghĩ, cảm xúc có tính chung -
riêng của những người học trò trước bóng dáng dung dị êm đềm
của một vị thầy với những vần thơ. Xin được trân trọng giới thiệu
tập thơ PHÚ YÊN THẬP VỊNH của Thầy Yên Lĩnh Nguyễn
Đảm với độc giả, với nhiều thế hệ học sinh chúng ta.
Duy Tân, Xuân Bính Tý 2004
Phan Long Côn
TỰA
Vũ trụ nhân sinh được phân khu thành nhiều cơ cấu: kinh
tế, hành chính, thứ tự, không gian mêtric... Mỗi cơ cấu được xác
định bởi một hệ tiên đề. Cơ cấu thứ tự chẳng hạn liên kết với ba
tiên đề: Phản hồi, bắt cầu, phản đối xứng.
Các cơ cấu tiên đề đó được đồng nhất hoá với các mô
hình và mô hình chỉ gồm những chuỗi các liên hợp (assemblages)
lắp ghép từ một số hữu hạn các ký hiệu cơ bản. Số 1, con số đơn
giản nhất, được đồng nhất hoá với một mô hình gồm độ 10 ngàn
ký hiệu khác hoặc giống nhau (chọn trong những ký hiệu cơ bản)
lắp ghép lại!
Một phần các liên hợp lắp ghép ấy tạo thành ngôn - ngữ -
hình - thức - hoá (langage formalisé). Mặt khác sự lắp ghép phải
tuân theo một số hữu hạn các qui tắc (gọi là văn phạm của ngôn -
ngữ - hình - thức - hoá). Vì số ký hiệu và số qui tắc văn phạm đều
hữu hạn nên trên nguyên tắc sự lắp ghép có thể được xử lý qua
máy tính điện tử (Paul J. Cohen - Set theory and the Continuum
Hypothesis).
Dựa vào các sự kiện nói trên, vấn đề nghiên cứu vũ trụ
nhân sinh có thể rút lại thành vấn đề lắp ráp ký hiệu và máy điện
toán.
Thơ văn cũng không ngoại lệ, lại còn đưa đến một vấn đề
khác thiếu sự nhất trí ở mọi người.
Trong tất cả các kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái chắc
chắn có tập Truyện Kiều.
Chữ "có" gợi đến khái niệm hiện hữu, một khái niệm cơ
bản cần giải quyết trước ở bất cứ lãnh vực nào, trước cả vấn đề
tâm và vật trong triết học; vì bất cứ ở đâu, khi phân tích đến tận
cùng, ta đều phải đối diện với vấn đề hiện hữu. Tuy nhiên các nhà
bác học trên thế giới chưa thống nhất với nhau quan niệm về hiện
hữu (Encore les mots "il existe" n'ont - ils pas les mêmes sens
pour tous les analystes - Arnaud Denjoy L'Enumération
transfinie; A.Denjoy nguyên thành viên Hàn lâm Viện Khoa học
Pháp quốc).
Bởi trong tất cả các kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái chắc
chắn có tập Truyện Kiều, nên có người cho rằng Truyện Kiều tự
nó hiện hữu ở đâu đó trong một tập hợp vô hạn E gồm tất cả các
kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái, và sẽ có thể được một máy điện
toán nào đó phát hiện lại trong tương lai, theo con đường lắp ghép
ký hiệu.
Kết luận trên hơi vội vàng, vì E là tập hợp vô hạn, mà xét
cái gì liên quan đến vô hạn thì cần phải vô cùng thận trọng.
Theo P.S.Novikov, một nhà logic học lừng danh của Liên
Xô, trong một tác phẩm mà bản Pháp ngữ có tên Introduction à la
Logique mathématique, do nhà Dunod xuất bản, thì có hai quan
niệm khác nhau về vô hạn: vô hạn thực (infinité réelle) và vô hạn
thế (infinité potentielle).
Theo vô hạn thực thì toàn thể tập hợp vô hạn E nói trên
được hoàn thành. Nghĩa là trong E đã có sẵn Truyện Kiều cùng
các áng văn khác. Vậy theo quan điểm vô hạn thực thì kết luận
nói trên là đúng; mọi tác phẩm thơ văn đều tự nó hiện hữu, tác giả
chỉ khám phá ra nó như một thiên văn gia tìm thấy một hố đen
trong vũ trụ, và máy điện toán có thể phát hiện lại tác phẩm ấy.
Nhận định này chắc làm nhiều người phật lòng; nhưng
đó chỉ là đứng trên quan điểm vô hạn thực. Xin ghi thêm: theo
P.S.Novikov, vô hạn thực được dùng rộng rãi trong toán học.
Theo vô hạn thế thì mỗi phần tử của E (tức mỗi kiểu lắp
ghép 24 dạng chữ cái) đều có khả năng hiện thực, nhưng toàn thể
tập hợp E thì không bao giờ hoàn thành...
Vô hạn là cái gì mơ hồ mông lung, như một đám mây mù
đeo đẳng che phủ bên trên dòng tư tưởng của nhân loại từ nhiều
ngàn năm qua và làm nguyên do cho 3 cuộc khủng hoảng trong
lịch sử toán học.
Thực tình người viết chưa hiểu mấy về vô hạn thế tuy
vẫn hằng quan tâm đến. Vậy kết luận nói trên đúng hay sai nếu
đứng ở quan điểm vô hạn thế thì xin nhường cho người đọc, nhất
là cho các em học sinh, về sau.
Thơ Đường bị gò bó trong nhiều niêm luật rắc rối, nhưng
chính nhờ vậy mà "sắp chữ" (một cách "lắp ghép" dễ thực hiện
nhất) Đường thi dễ thành công hơn cả. Thú thật những bài thơ
trong tập này nặng về tính "sắp chữ" (trong quá trình sáng tác) và
lắm lúc không biết mình làm thơ hay giải toán! Dẫu sao nó cũng
chứng tỏ sự tương đồng giữa toán và thơ.
Tập thơ vốn là "thân vật ngoại" lạc bước vào khung trời
thơ văn nên ước mong được đọc với một chút lòng cảm thông...
Yên Lĩnh Nguyễn Đảm
Núi Đá Bia (1)
Kính dâng lên anh linh
Thầy Đà Giang (2)
Trần Sĩ
Đỉnh non Bia Đá phủ mù sương,
Đừng sững (3)
tầng cao trời một phương. (4)
Đèo cả hôm nao tràn giặc Hán,
Rừng sâu (5)
buổi ấy trú xe Đường. (6)
Ngàn thu bi tự mây mài nét, (7)
Muôn thuở danh thần sử rọi gương.
Ai kẻ chạm bia giờ khuất bóng,
Khiến người qua đó cảm hoài vương ...
LênNúiChópChài,CảmTác(8)
Một sáng lên thăm ngọn Chóp Chài,
Ngắm vời (9)
sông biển dãi cầu dài ...
Ngại (10)
vàng đồng ruộng mênh mông trải,
Nhỏ đẹp nhà thôn lác đác cài.
Lối nhựa thu đưa thiên lý khách,
Vầng mây (11)
đông phủ vi ba đài.
Nơi nao dâu tháp (12)
trong huyền thoại
kể chuyện tiền nhân thủa (13) mở, khai... …
Thăm Núi Nhạn Tháp
Đỉnh non Tháp Nhạn nắng mai tươi,
Mây trắng trời xanh, lác đác người.
Hoa điểm nhấp nhô ven mọi nẻo,
Đài xây dang dở tự bao thời.
Đền Chiêm nỗi nhớ tràn muôn thuở,
Tượng Phật niềm tin tỏa khắp nơi!
Chóp tháp mấy chòm mai (14)
biệt dạng,
Chạnh lòng, hoài cảm dễ hồ vơi.
Chiều Trên Đỉnh
GÀNH ĐÁ DIÃ
Sóng nước bao năm cuộc biển dâu,(15)
Xói mòn sa thạch hiện kỳ khâu.(16)
Trụ rêu gió ngập, bao chìm nổi;
Dĩa đá sương in, lắm dãi dầu.
Yến tiệc địa tiên (17)
lưu "Đá Dĩa",
Xứ thôn ngư phủ gọi "Tiên Châu".(18)
Đỉnh cao mây ngắm bâng khuâng nghĩ:
Lại một kỳ quan chốn địa đầu!
Hòn Yến Đầu Xuân
Tuyệt ngạn (19)
vút cao đá dựng xây,
Mênh mông trời biển với ngàn mây.
Cù Lao đất lở màu hồng ửng,
Hòn Yến rêu phong sóng bạc vây.
Vàng rực nắng mai hoà nước biếc,
Tưng bừng gió sớm ngập ghe đầy.
Đầu xuân ngắm cảnh lòng mơ ước:
Hoá cánh chim trời viếng đó đây... …
GànhBà(20
,MộtBuổiLãngDu
(Cùng lớp chuyên Toán Trường Nguyễn Huệ 82 - 85)
Muôn đá nhấp nhô chốn biển, gành;
Đá xây sừng sững tựa tường thành.
Cát vàng mịn trải ven thềm vắng,
Sóng bạc vui reo với nước thanh.
Nắng rải trời cao màu ảo hoá,
Gió đưa khơi thẳm vị an lành.
Cảnh phong hùng vĩ mây liền núi,
Trời biển hoà đồng một sắc xanh...
ViếngĐậpĐồngCam,CảmVịnh
(Nhân một chuyến viễn du của toàn trường Nguyễn Huệ)
Đá loạn đầy sông, cây điểm xanh,
Nước cao thác đổ cuộn cuồng nhanh.
Thẳng băng vách đập vương mây tuyết,
Dốc ngược sườn non ngập lá cành.
Bản nhạc sơn tuyền nơi Tượng Huyện,
Bức tranh nguyệt tuyết chốn Hoa Anh.
Xóm làng đồng ruộng nhờ nơi đập
Phú thịnh phì nhiêu, thật vẹn danh!
ĐếnHồThủyĐiệnSôngHinh
Ngút xa lam biếc núi xây viền,
Núi chạy vòng cung, đập tiếp liền…
Bát ngát tiềm long(21)
hồ bán nguyệt,
Yên bằng ẩn kiệt nước thanh thiên.
Thuyền nâu một lá lênh đênh nổi,
Cò trắng vài đôi lờ lững nghiêng.
Mây nước quạnh hiu nơi tụ tích,
Thế năng (22)
thủy lượng chốn lâm tuyền...
…
Vịnh Chùa Bửu Lâm
Bửu Lâm Tự, một sáng thăm chùa,
Phật tượng mây vương chuông vọng khua.
Mấy vị tăng nhân lo tưới xới,
Muôn loài dị thảo nở chen đua.
Nhiều tầng thiền cảnh, chân dồn bước,
Một cõi u lâm, rễ ngập tua.
Cạnh Học Viện hoằng dương Đạo Pháp,
Suối trong dẫn tưới khắp, ba mùa...…
Trường Nguyễn Huệ
Thân tặng nguyên học sinh
trường Nguyễn Huệ Tuy Hoà
Nguyễn Huệ học đường tự khởi lai,
Rồng mây (23)
cửa Võ (24)
lắm danh tài.
Kinh luân thao lược đâu chùn bước,
Khoa học văn chương há nhượng ai.
Tâm mỹ vẫn luôn gìn chẳng đổi,
Tình thâm hằng mãi nhớ không phai.
Ngôi trường, điểm tựa trong tâm cảm;
Của vạn môn sinh chốn vũ đài!
Yên Lĩnh Nguyễn Đảm
CHÚ THÍCH
(1) Bài "Núi Đá Bia" phỏng hầu hết theo ý bài thơ của cụ Phan
Thanh Giản, qua bản dịch của Việt Ngâm trong báo Tiếng Dân;
Trần Sĩ và Nguyễn Đình Cầm sao chép lại trong "Địa dư Phú
Yên" (1937; thấy nhiều bài biên khảo ghi 1938. Người viết có bản
photocopie lần in đầu 1937 theo sách lưu trữ ở Thư viện Trung
ương với ký số M.11068):
Mảnh đá đầu non dừng,
Tầng cao ngất một phương.
Chia bờ nêu cột Hán,
Đuổi giặc trú xe Đường.
Chữ triện mây lu nét,
Công thần sử dọi gương.
Chạm bia người xa vắng,
Hành khách chệnh lòng thương.
(2) Đà Giang là tên chữ (tự danh) của Thầy Trần Sĩ. Có hai
cách đặt tên chữ:
Một là dùng chữ có liên quan đến tên thật. Cụ Bùi Kỷ tự là
Ưu Thiên vì nước Kỷ (một tiểu quốc ở Trung Hoa thời cổ) có
người lúc nào cũng ngay ngáy lo trời (ưu thiên) sập! Tên chữ của
cụ Nguyễn Văn Thành là Tiểu La, vì trong truyện Tàu có nhân
vật tên Tiểu La Thành.
Thuở nhỏ, người viết, sau khi đọc một bài nói về tự danh, đã
đặt tên chữ cho mình là Trung Can; vì trong gan (trung can) có
mật, mà mật là đảm theo tiếng Hán Việt.
Một hôm hỏi chuyện cụ thân sinh:
-Sao Thầy Trần Sĩ lúc nào cũng gọi con là Đởm?
-Tên con là Đảm với nghĩa: "gánh vác" (đảm đang). Chắc
thầy con tưởng với nghĩa "mật" (can đảm), mà với nghĩa này có
thể đọc "Đởm", Việt nam Sử Lược (Trần Trọng Kim) ghi tên vua
Minh Mạng là đảm với nghĩa “mật”
Theo Đại Nam Quấc Âm Tựu Vị thì lại khác : Có một ông
Hoàng nào đó tên Đảm với nghĩa gánh vác”Do đó, để cử tên (húy
danh) chữ này được đọc là Đãm hay Đởm. Cũng theo Quấc âm
Tự Vị thì “mật” là đãm chứ không phải là đảm (không thấy ghi là
để kiên cữ gì(Để cữ tên vua Minh Mạng).
Vì không hợp nghĩa và cũng vì trùng với tên tiền nhân nên
ông cụ không cho dùng tên tự ấy.
Hai là dùng một địa danh có liên quan "đối nhân" (en
personne, mượn chữ trong ngành luật) nào đó. Đông Hồ là một
cảnh đẹp ở Hà Tiên. Thi sĩ Lâm Tấn Phát rất ái mộ thắng cảnh
này nên lấy Đông Hồ làm tên chữ. Sông Đà Rằng là nguồn tự hào
của dân Phú Yên nên Đà Giang trở thành tên tự của Thầy Trần Sĩ.
Tên tự thường đặt trước tên thật, trong trường hợp cần tỏ vẻ
trang trọng: Ưu Thiên Bùi Kỷ, Lệ Thần Trần Trọng Kim, Ứng
Hoè Nguyễn Văn Tố...
Tên tự có thể được lấy làm bút hiệu, nhưng bút hiệu không
phải là tên chữ, không thể đặt trước tên thật, nếu không thoả một
trong hai điều kiện nói trên.
Giới trẻ, kể từ thời Tự Lực Văn Đoàn, coi "cái kiểu cách Á
Nam Trần Tuấn Khải" đó nặng nề thiếu tính chất trẻ trung nên bỏ
không dùng đến.
Ai cũng có thể có tên chữ mà không cần phải viết lách gì
chút ít. Trong lý lịch cá nhân thường thấy:
Họ và tên:.................
Tên tự:......................
(3) "Đừng sững" là phương ngữ Phú Yên, hiện hầu như bị
quên lãng. Ngoài nghĩa sừng sững nó còn bao hàm ý trường tồn,
khó suy sụp đổ ngã.
"Trên chóp núi Đá Bia thuộc dãy Đèo Cả có một hòn đá to
lớn đứng đừng sững như một tấm bia dựng".
(Trần Sĩ, Địa dư Phú Yên, trang 37)
Trong "Đại Nam Quấc (13)
Âm Tự Vị" 1895 và tự điển Việt
Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức 1931 không có từ "Đừng sững".
(4) Về câu thừa này (trong thơ Đường câu 1 gọi là phá; câu
2: thừa, câu 3 và 4: thực; câu 5 và 6: luận; câu 7 và 8: kết) lúc
đầu:
"Đừng sững lưng trời vọng đại dương".
Chữ "vọng" có thể gây liên tưởng đến câu:
"Bất bạo động, bạo động tắc tử; bất ngoại vọng, ngoại vọng
tắc nguy".
(Phan Chu Trinh)
hoặc liên tưởng đến "hòn Vọng Phu"
Có 4 hòn Vọng Phu:
- Hòn Vọng Phu ở toạ độ 120
41'40" vĩ độ bắc, 1600
36'03''
kinh độ đông; khi thuộc Darlac, khi thuộc Khánh Hoà.
- Hòn Vọng Phu ở Phù Cát, Bình Định.
- Hòn Vọng Phu ở Thanh Hoá.
- Hòn Vọng Phu ở Kỳ Lừa, Lạng Sơn.
(Tàu cũng có Vọng Phu, ở miền Bắc núi Vũ Xương).
Thiếu phụ trong ba Vọng Phu đầu đều chẳng hề biết chồng
mình là em (Vọng Phu I) hay anh ruột! Người chồng cũng mãi
sau mới hay và lặng lẽ bỏ đi biệt!
Nàng Vọng Phu Lạng Sơn là vợ lính, làm đề tài cho ba bản
nhạc thời danh của nhạc sĩ Lê Thương và bài "Đồng Đăng có phố
Kỳ Lừa" trong trường ca"Con Đường Cái Quan" của nhạc sĩ
Phạm Duy.
Vậy nên mới sửa lại:
"Đừng sững lưng trời một cõi phương"
"Cõi" và "phương" trùng ý. Nhưng:
- Hình như "cõi phương" vừa có vị trí bất định, vừa có biên
giới mơ hồ hơn "cõi" hơn "phương" (?).
- Có thể là: "hai danh từ cùng nghĩa ghép lại sẽ tạo thêm
tính bất định mơ hồ cho ý nghĩa nguyên thuỷ của từng danh
từ"(?).
Phan Long Côn và Minh Hào đề nghị dùng "thiên nhất
phương", trời một cõi.
Thật là hợp với điều tôi nghĩ và muốn viết về núi Đá Bia:
"Đừng sững tầng cao trời một phương"
"Thiên nhất phương" là chữ Tô Đông Pha dùng trong bài
"Tiền Xích Bích phú" lừng danh:
"Diễu diễu hề dư hoài,
Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương"
(Nhớ ai canh cánh bên lòng,
Nhớ người quân tử ngóng trông bên trời).
(Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Văn
học Sử Trung Quốc, quyển III)
Tô Thức lại dùng chữ của Khuất Nguyên (cả hai, sống cách
nhau 15 thế kỷ, đều từng bị thất sủng và trong lưu đày vẫn luôn
tưởng nhớ đến nhà vua):
"Vọng mỹ nhân hề vị lai".
(Cửu Ca, câu 180,
bài Thiếu Tư Mệnh)
"Trông người đẹp a chửa đến".
(Sở Từ, NXB Văn học)
"Người đẹp" ám chỉ nhà vua. Nên chi nếu dùng "trời một
phương" (thiên nhất phương) trong bài thơ "Núi Đá Bia" thì gợi
đến ý "vọng mỹ nhân" tức "vọng vua Lê Hồng Đức", người đã sai
khắc bia trên núi.
(5) Nếu thay thế "Đèo cả" bằng "Xâm lược" (kết hợp của
hai động từ) và "Rừng sâu" bởi "Quân tranh" thì câu thơ nói lên
được nhiều ý hơn.
"Xâm lược hôm nao tràn giặc Hán
Quân tranh buổi ấy trú xe Đường".
Trong "Quân tranh" (chữ lấy trong Binh pháp của Tôn Võ
Tử, thiên 7) "quân" là danh từ ( quân đội), cũng có thể là động từ
(đóng quân lại) nên thiết tưởng "quân tranh" có thể đối với "xâm
lược" được (?).
(6) Có lẽ nói đến chiến dịch năm 808, quan Đô hộ Trương
Châu đánh sâu vào lãnh địa nước Hoàn Vương (một tên cũ, theo
sử liệu Trung Hoa, của Chiêm Thành).
(7) Sau khi thống nhất miền Bắc Trung Quốc, Tần Thuỷ
Hoàng sai Đồ Thư thôn tính Phương Nam, chia làm ba quận: Nam
Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Theo sử xưa, địa bàn Tượng Quận
là nước Au Lạc (Văn Lang + nước Thục). Theo những nghiên cứu
về sau thì Tượng Quận cũng như Nam Hải, Quế Lâm đều nằm
trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, Đồ Thư chưa hề vượt biên
giới Việt - Trung để thôn tính Au Lạc.
Rồi Triệu Đà xâm chiếm nước Au Lạc, sát nhập vào quận
Nam Hải để thành lập nước Nam Việt. Nhà Tây Hán sai Lộ Bác
Đức xuống lấy Nam Việt, đổi thành Giao Chỉ Bộ gồm chín quận
trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (thuộc lãnh thổ Au
Lạc xưa). Hai bà Trưng khởi nghĩa giành độc lập (cho cả các quận
bên Tàu). Mã Viện theo lệnh nhà Đông Hán sang tái chiếm; tràn
quân khắp Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam; vượt biên giới sang cả
nước Tây Đồ kế cận phương nam, nhưng không chiếm đóng xứ
này; dựng cột đồng làm mốc biên giới; để lại một đơn vị nhỏ canh
giữ đồng trụ.
Theo Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thì có sách nói
Mã Viện trồng tới hai Đồng trụ; có sách nói 3, lại có sách nói đến
5 Đồng trụ.
Khoảng ba trăm năm sau, trong "Tấn Thư" (sử nhà Tấn) thấy
ghi: trong huyện Tượng Lâm ở cực nam quận Nhựt Nam có bốn
động mà dân chúng ở đó xưng là dòng dõi nhà Hán. Hẳn đó là hậu
duệ của đơn vị được lưu lại canh gác.
Vào năm 137, cuối đời Đông Hán, có người ở huyện Tượng
Lâm tên là Khu Liên giết Huyện Lệnh đi, tự xưng làm vua nước
Lâm Ap (Từ đó không thấy sử nói đến nước Tây Đồ nữa, chắc bị
Lâm Ap thôn tính).
Năm 1471, sau khi hạ thành Trà Bàn (ở Bình Định) vua Lê
Thánh Tôn chia đất Chiêm Thành (tên mới của Lâm Ấp) ra ba
nước: Chiêm Thành (từ Thạch Bi Sơn trở về Nam), Nam Bàn (từ
núi này về Tây) và Hoa Anh (sử không ghi rõ ở đâu).
Tương truyền vua Hồng Đức sai đục đá làm bia trên đỉnh núi
cao (núi ấy sau gọi là núi Thạch Bi) để phân ranh hai nước:
"Chiêm Thành quá thử, bình bại quốc vong;
An Nam quá thử, tướng tru binh chiết".
Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất;
An Nam qua đấy, tướng chết binh tan.
Vào năm 1937 viên Tri phủ Tuy Hoà Nguyễn Văn Thơ có
phái người trèo lên đỉnh để tìm kiếm bút tích, song không thấy gì
cả (B.A.V.H.1937, trang 71).
(Theo chú thích của Hưng Bình Phạm Đình Khiêm trong
Văn hoá Nguyệt San tháng 8/1959).
(8) Người viết quan niệm "nhan đề" của một bài thơ là một
danh từ riêng (tên đặt cho bài thơ ấy); do đó các mẫu tự đầu
trong các chữ của nhan đề đều phải được viết hoa.
Theo văn phạm Pháp ngữ, trong mục "nhân cách hoá"
(personnification, hiểu như một cách biến đổi danh từ chung
thành danh từ riêng) thì nhan đề của một tác phẩm là một danh từ
riêng.
Nhan đề quyển sách đã vậy thì nhan đề bài thơ tưởng cũng
nên vậy.
Nhân tiện xin ghi thêm: Coi một "vật" (chose, thing) như
một "sinh vật", dù sinh vật ấy không phải là người, cũng được
xem là nhân cách hoá. Đặt tên cho tàu thủy, khinh khí cầu, phi
cơ... xem như nhân cách hoá. Cụm từ nói về một biến cố có thể
được xem như danh từ riêng. Ví dụ: "phong trào đông du" trở
thành danh từ riêng "Phong Trào Đông Du".
(Trình bày theo Grammaire Franscaise par une réunion de
professeurs).
Ở Mỹ nhan đề nào của một bài thơ, văn cũng đều được viết
hoa ở mỗi mẫu tự đầu của mỗi chữ ngoại trừ các chữ phụ như the,
and... ("phong cách Mỹ" còn một đặc điểm khác: Khi sang hàng
thì để trống nguyên cả một hàng và chữ đầu tiên tiếp theo không
viết lùi vào trong).
(9) Vời: (trạng từ) có nghĩa là xa.
Ngắm vời: ngắm vọng về xa
"Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe"
(Chinh phụ ngâm)
(10) Về động từ, "ngại" có nghĩa "hơi e sợ".
Về hình dung từ, "ngại" là một phương ngữ Phú Yên, hiện
ít được sử dụng, có nghĩa "xanh – lục – hơi – ẩn – vàng".
Trong thang màu Newton (Echelle de teintes de Newton)
ngại ứng với le vert plus clair, có độ dài sóng  0,54
.
(G.Bruhat, Optique, Masson et Cie
, Paris 1959, Page 128)
(11) "Chóp Chài đội mũ
Mây phủ Đá Bia
Ếch nhái kêu lia
Trời mưa như đổ"
(phương ngôn Phú Yên)
(12) Tương truyền người Việt "xây" tháp trên Chóp Chài để
sánh thi với tháp Nhạn do người Chàm nhận thách xây cùng lúc.
Thi nhau về thời gian xây và thời gian đốt cháy mau!
(13) Ngày xưa, thay vì nói "thuở", các cụ nói "thuả". Thân
phụ tôi (sinh 1900) lúc sinh tiền vẫn còn phát âm và viết như vậy.
Trong "Chinh phụ ngâm", bản của cụ Vân Bình Tôn Thất
Lương, thấy:
"Thủa trời đất nổi cơn gió bụi"
Có lẽ địa bàn của âm "thủa" bắt đầu từ Đèo Ngang trở vào.
Nhân tiện ghi thêm: chữ "quốc" xưa viết là "quấc" ("Đại
Nam Quấc Am Tự vị" của Huình Tịnh Paulus Của, 1895).
(14) Một variété của Ochna integerrima (Lour.) Merr. Khác
với các thứ mai thường gặp ở chỗ đầu lá không nhọn mà tròn.
Cánh hoa vàng nở vào hè.
Một chiều năm nào, mấy cô cậu học trường Nguyễn Huệ
dạo chơi đầu núi. Một cạu ngẫu hứng leo lên tháp. Mỗi bước chân
nhấc lên, một đám mảnh gạch vụn nát rơi lả tả... Các bạn sợ hãi
hối thúc quay xuống. Càng gọi xuống càng lên mau! Đến tận
đỉnh, cạnh mấy gốc mai hè. Nhìn quanh, hoảng sợ: "Bay đem dùm
xe về và nói với mẹ tao là tao chết rồi nghen!".
Nhân tiện lại chú thích thêm:
"Nghen" là tiếng tạo thành bởi sự kết hợp của hai tiếng
khác nhau khi phát âm mau:
Nghe không? = Nghe hông? (= Nghe hôn?)
= Nghe ông? (= Nghe ôn?)
= Ngheng! (= Nghen!)
Lúc nhỏ tôi quen nói như mọi người trong miền: "Dầu nhị
iên đường". Đến lúc biết chữ mới ngạc nhiên khi đọc thấy: "Dầu
nhị thiên đường" trong một tờ chỉ dẫn cách sử dụng dầu; đến giờ
vẫn còn nhớ rõ cảm giác kinh ngạc đó.
Trong Lục Vân Tiên:
"Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn,
Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na"
"Thìn" = "Thấy ưa nhìn", chuyển âm theo lối thúc vận
(Variation phonétique); theo chú thích trong bản Lục Vân Tiên
của nhà Tân Việt.
Có lẽ nên chua: variation phonétique en ellipse et en liaison
thì đầy đủ hơn.
Còn một lối rút gọn khác nghĩ cũng nên ghi lại, gọi là làm
chứng tích cho ngày mai:
-Chị chép dùm em bài…
-Thôi tội!
Thôi tội = Thôi... ! Tội... !
= Thôi đi! Tội nghiệp cho thân chị quá mà em!
(15) Biển dâu: ruộng dâu hoá thành biển xanh. Xem chú
thích (30).
(16) "Khâu" là gò cao.
(17) Địa Tiên là Tiên do người tu luyện trở thành.
(18) Theo truyền thuyết địa phương, xa xưa, một đêm trăng,
nhiều vị tiên tụ họp yến tiệc. Tình cờ một thanh niên trong miền
bắt gặp. Thấy bị lộ, chư Tiên liền biến mất; chỉ còn dĩa đá lưu lại
đến ngày nay. Và cũng từ đó ngôi làng sở tại mang tên Tiên Châu
(thuộc xã An Ninh, Tuy An).
(19) La falaise, danh từ địa chất học, còn gọi là hải bích,
huyền nhai; chỉ bờ biển dựng đứng. Chân tuyệt ngạn bị biển xâm
thực, đến một lúc cả phần trên đổ ụp xuống, đất đá vung vãi nằm
ngổn ngang. Và tuyệt ngạn có thể cứ vậy lùi dần vào đất liền,
cùng với thế dựng đứng ấy.
(20) Thuộc thôn Mỹ Quang, An Chấn. Có một gành Bà
khác thuộc thôn Mỹ Thạnh, Hoà Phong, ở hữu ngạn sông Đà
Rằng.
Thử tìm hiểu: gành là gì?
a. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, tự điển Việt
Nam của nhà sách Khai Trí và tự điển Việt Nam của Vĩnh Lộc,
Bảo Đoan, Ngọc Hạnh thì gành được đồng hoá với ghềnh và được
định nghĩa "Vũng sâu có nước xoáy".
b. Trong tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức
không có chữ gành và ghềnh cũng được định nghĩa "Vũng sâu có
nước xoáy".
c. Trong tự điển Việt Pháp của Đào Văn Tập không có chữ
gành còn ghềnh thì được dịch là Chute (chute d’eau = thác nước)
Cataracte (thác lớn).
Trong tự điển Việt Anh của Lê Bá Khanh và Lê Bá Kông,
không có chữ gành và ghềnh được dịch là waterfall (thác nước).
d. Trong tự điển Việt Pháp của Đào Đăng Vĩ thì ghềnh được
đồng hoá với gành và được dịch là Chute, cataracte. Nhưng ở một
trang khác gành lại được dịch Pente rocheuse (dốc đá)
Escarpement (thế dốc). Thật là mâu thuẫn!
e. Theo Lê Văn Hoè (Cung oán ngâm khúc chú giải, Hà Nội
1954) thì ghềnh là: "Chỗ bờ cao chênh vênh thành vại cách xa
mặt nước".
Ta nhận thấy các định nghĩa về ghềnh nêu trên không
phù hợp nhau và cũng chẳng phù hợp với khái niệm "gành" ở
Phú Yên (bao hàm trong những địa danh: Gành Bà Mỹ Quang,
Gành Bà Mỹ Thạnh, Gành Ông Mỹ Quang, Gành Đỏ Sông Cầu,
Gành Đá Phú Lộc, Gành Đá Dĩa Tiên Châu).
g. Theo Đại Nam Quấc (13)
Âm Tự Vị 1895 thì gành là "chỗ
đất đá gio gie bên mé biển". Còn ghềnh được giải nghĩa: "Tấm
vòng, không sát, đáy còn có chỗ hổng lên; đầu cao đầu thấp; kình
chống".
Có lẽ gành ở Phú Yên giống như gành của Huỳnh Tịnh Của,
nhưng cần mở rộng: gành là "chỗ đất đá gio gie bên mé biển,
mé sông".
(Gành Đá Phú Lộc xưa đứng bên mé sông Đà Rằng, còn giờ
thì ở giữa đồng ruộng).
Do đó gành theo phương ngữ Phú Yên ứng với cap (mũi
đất) trong danh từ địa lý học của Pháp (Albert Demangeon,
Géographie) với cape (The Cape of Good Hope, mũi Hảo Vọng),
headland, promontory trong Anh ngữ (riêng promontory bao
gồm gành biển, gành hồ; theo tự điển Oxford).
(21) Tiềm long: con rồng nằm ẩn. Người có đức tốt mà chưa
làm việc đời.
(22) Thế năng, énergie potentielle, danh từ vật lý học, chỉ
năng lượng tiềm ẩn trong vật chất ở một trạng thái nào đó. Ví dụ:
mọi vật để cao trên mặt đất đều có thế năng:
E = mgh
E : Năng lượng tính theo joule.
m : khối lượng tính theo Kg.
g  9,81 km/s2
, gia tốc trọng lực.
h : chiều cao từ mặt đất đến trọng tâm của vật, tính
theo mét.
Thế năng bao hàm trong một phạm trù rộng lớn gọi là
"Thế" (potentiel, potential), gồm các khái niệm như:
* Thế năng
* Thế của một trường vectơ:
A = - grad V
(A: vectơ trường, hàm V gọi là thế)
* Thế của một trận chiến (Binh thế):
-Thế chiến bất quá kỳ, chính (thế đánh không ngoài kỳ và
chính).
-Thế như khoắc nỏ, tiết như phát cơ (thế đánh giống như
giương nỏ, thời nhịp giống như phát tên).
(Tôn Tử Binh Pháp, Binh thế thiên đệ ngũ)
(23) Rồng mây = long vân, chỉ gặp cơ hội may mắn.
"Rồng mây khi gặp hội ưa duyên,
Đem quách cả sở tồn làm sở dụng,
Trong lăng miếu ra tài lương đống,
Ngoài biên thùy vạch mũi can tương"
(Nguyễn Công Trứ)
(24) Cửa Võ do chữ Vũ môn, tên một thác vực ở thượng lưu
sông Trường Giang. Theo huyền thoại, đến mùa lụt, cá đua nhau
nhảy qua, con nào nhảy khỏi thì hoá ra rồng (ngư long biến hoá).
Em có chồng anh tiếc lắm thay"
(Ca dao)
Các nhà trồng hoa thường lấy tầm xuân làm cây gốc để ghép
các lọai hường quý (vì tầm xuân rất chịu đựng trong môi trường
khắc nghiệt).
Có một loại dây leo thuộc loài Ternatea, giống Clitoria, họ
Mimosacea (trinh nữ) bộ Leguminosales (hay Fabales, bộ đậu)
lớp song tử diệp, phụ ngành hiển hoa bí tử, ngành hiển hoa, giới
phụ hậu sinh thực vật, giới thực vật; được Linné mô tả đầu tiên;
nên có tên khoa học là Clitoria Ternatea L., tiếng Anh Butterfly -
pea. Một dạo thấy mọc ở vườn hoa trường Nguyễn Huệ. Nhiều
học sinh cứ gọi là dây tầm xuân! Sách "Cây cỏ miền Nam Việt
Nam" của Phạm Hoàng Hộ gọi là dây biếc. Sách "Hiển hoa bí tử",
nguyên bản bằng Pháp văn, Phạm Hoàng Hộ dịch, gọi: bông biếc.
Sách "Phân loại thực vật" của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
gọi là "đậu biếc".Vì hoa của nó xanh biếc, khá đẹp!
BẠT (*)
Viết văn, về mặt bút pháp, trước hết phải đúng, sau đó là
hay. Muốn đúng phải dựa vào văn phạm; muốn hay dựa vào tu từ
học (la rhétorique, rhetoric). Thơ cũng vậy. Một lĩnh vực của thơ,
thể loại Đường thi, đã được công thức hóa thành luật. Làm thơ
Đường phải theo sát luật. Muốn cho hay phải vận dụng tu từ học:
vận dụng mỹ từ pháp, vận dụng điển tích, vận dụng cổ văn cổ thi
và vận dụng thiên tài nếu có (thiên tài trong lĩnh vực thơ văn đồng
nhất hóa(**)
với những qui tắc tu từ học chưa được khám phá,
chưa được điển chế).
Những bài thơ trong tập này chỉ chú trọng vào yếu tố đúng,
dựa vào luật mà "sắp chữ thành thơ". Nhiều khi để khỏi sai phải
gát bỏ cái hay.
Chẳng hạn như trong bài nói về "Gành Đá Dĩa" nếu dùng
"quần tiên" để đối với "ngư phủ" thì có vẻ hay hơn.
"Yến tiệc quần tiên lưu Đá Dĩa
Xứ thôn ngư phủ gọi Tiên Châu".
Hay hơn vì khái niệm hay trong văn thơ đồng nhất với tập
quán thơ văn của quần chúng (bao gồm tác giả và độc giả). Thật
vậy, mỗi chúng ta đều từng quen với những mẩu chuyện kiểu
"quần tiên hội yến", nên khi tiếp cận với hai từ "quần tiên" thì lập
tức những điều quen thuộc ấy cùng với những ký ức, kỷ niệm cá
nhân khác sẽ từ trong tiềm thức, trong ẩn thức xuất hiện, hòa lẫn
với ý thơ nguyên thủy phát xuất từ chính câu thơ, tạo thành ý
thơ thật sự của riêng mỗi người đọc.
Ý thơ nguyên thủy phát xuất từ câu thơ không phải hoàn
toàn là ý thơ của tác giả, vì khả năng của ngôn ngữ không đủ sức
diễn tả hết những dao động tâm cảm của người viết.
Ý thơ thật sự của độc giả cũng khác nhau giữa người đọc
này, người đọc nọ (tùy thuộc khả năng nhận thức, quá khứ... của
mỗi người) và cũng chưa hẳn là ý thơ của chính tác giả.
Nên chi mỗi bài thơ bao hàm vô vàn bài thơ khác nhau
(trong chừng mực nào đó): Bài thơ của tác giả, bài thơ của độc
giả này nọ... Tương tự với khái niệm "vectơ tự do", "lớp tương
đương" trong đại số học.
Nhận định trên giải thích điều dường như là một nghịch lý
trong mẩu chuyện sau. Chuyện kể (tôi không nhớ được đọc ở
đâu) một nhà thơ nói với một nhà giáo: "Sao anh giảng thơ của
tôi cho học sinh nghe hay quá vậy! Có những ý tưởng tôi chưa
từng nghĩ đến!".
Xin gát sang một bên yếu tố ngôn ngữ hình thức hóa, chỉ xét
yếu tố cơ cấu và tiên đề trong phân tích sau. Ta thấy rõ bài thơ là
một quan hệ giữa độc giả và tác giả nên bài thơ là một tập hợp
con của tích:
Tác giả x Độc giả (Xem chú thích 34)
Vậy sử dụng "quần tiên" thì hợp với "tập quán thơ" của
quần chúng, thể hiện được thừa số thứ hai trong tích Tác giả x
Độc giả và do đó đạt được nhân tố "hay".
Nhưng đáng tiếc "quần tiên" không thể đối với "ngư phủ"
được, theo yêu cầu của luật đối; vì trong "quần tiên" chữ thứ nhất
là chính, chữ thứ hai bổ nghĩa cho chữ đầu, còn trong "ngư phủ"
chữ thứ hai mới chính (trong noun phrase "quần tiên" quần là
head, tiên là modifier; trong ngư phủ, phủ là head, ngư là
modifier).
Thế nên "địa tiên" được sử dụng:
"Yến tiệc địa tiên lưu Đá Dĩa
Xứ thôn ngư phủ gọi Tiên Châu".
Còn như muốn "sắp chữ" thơ Đường cho vừa đúng vừa hay
thì cần công thức hóa các qui tắc tu từ. Đó cũng là một bước dự bị
để tiến đến thảo chương trình làm thơ cho máy tính điện tử. Trong
địa hạt toán học ý tưởng về một chiếc máy chứng minh định lý và
viết toán không còn là chuyện hoàn toàn dã tưởng (... l'idéc d' une
machine qui démontrerait des théorèmes et rédigerait des
Mathématiques a cessé d' être entièrement utopique - Roger
Godement, Cours d' Algèbre).
Tập PHÚ YÊN THẬP VỊNH được coi như một ngoại
khóa (seminar) thân gởi đến các em học sinh bậc Trung học
(do đó có nhiều chú thích dong dài).
Bản thảo tập thơ được các vị (nguyên là học sinh trường
Nguyễn Huệ) :
 Phan Long Côn, Cử nhân Văn chương Đại học Văn khoa
Sài Gòn, nguyên Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo
Phú Yên, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Duy Tân Tuy
Hòa.
 Nguyễn Minh Hào, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn,
khoa Văn chương Việt Hán.
 Lê Văn Liêm, Phó Giám đốc Công ty Sách Thiết bị
trường học.
 Tiến sĩ Đào Tấn Nguyên.
 Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang.
cùng đọc và dò tìm các lỗi lầm về kỹ thuật và chuyên môn (không
kể các quan điểm về thẩm mỹ học và ý thức hệ).
(*) Bạt: Lời tựa sau sách, la postface (Pháp) postscript (Anh).
(**) Kiến thức nhân loại mỗi ngày một nhiều, do vậy cần phải rút gọn lại.
"Đồng nhất hóa" là một phương sách để thực hiện sự rút gọn đó.
Điểm, đường thẳng, đường tròn, parabole, ellipse và hyperbole (và cả tập
hợp ) được đồng nhất với phương trình:
Ax2
+ 2Bxy + Cy2
+ 2Dx + 2Ey + F = 0
Mỗi tính chất của các thực thể hình học trên đều chứa trong phương trình
đại số dưới. Vậy chỉ cần học hỏi, nghiên cứu phương trình là đủ. Đó là "sự tiết
kiệm về khái niệm" (économie des concepts) nói riêng, "sự tiết kiệm về tư duy" nói
chung.
Phú Yên thập vịnh

More Related Content

What's hot

Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emAnh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emlcongdat22
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copyhach nguyen phan
 
Thu gui Mina
Thu gui MinaThu gui Mina
Thu gui MinaPhan Book
 
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongTroi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongPhan Book
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnThi đàn Việt Nam
 
Mien tho au vu thu hien
Mien tho au vu thu hienMien tho au vu thu hien
Mien tho au vu thu hienPhan Book
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"hungvuongtamky
 
vuon da tang
vuon da tangvuon da tang
vuon da tangPhan Book
 
Chị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuChị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuNgoc Ha Pham
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùaHung Duong
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhDam Nguyen
 

What's hot (20)

Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu emAnh hứa mãi mãi chỉ yêu em
Anh hứa mãi mãi chỉ yêu em
 
Thơ
ThơThơ
Thơ
 
Thơ Trần Nhật Thăng
Thơ Trần Nhật ThăngThơ Trần Nhật Thăng
Thơ Trần Nhật Thăng
 
Tho
ThoTho
Tho
 
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy15. coi nguon bai thochuẩnxy   copy
15. coi nguon bai thochuẩnxy copy
 
Chợ quê
Chợ quêChợ quê
Chợ quê
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
 
Thu gui Mina
Thu gui MinaThu gui Mina
Thu gui Mina
 
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuongTroi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
Troi dem nhung vet thuong xuyen thau ocean vuong
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Thu cam
Thu camThu cam
Thu cam
 
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm DuyếnTập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
Tập thơ " Tình riêng" của Nhà thơ Phạm Duyến
 
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè XanhThơ Ngô Toàn - Chè Xanh
Thơ Ngô Toàn - Chè Xanh
 
Mien tho au vu thu hien
Mien tho au vu thu hienMien tho au vu thu hien
Mien tho au vu thu hien
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"Tập san "Gieo hạt"
Tập san "Gieo hạt"
 
vuon da tang
vuon da tangvuon da tang
vuon da tang
 
Chị em thúy kiều
Chị em thúy kiềuChị em thúy kiều
Chị em thúy kiều
 
Quét lá sân chùa
Quét lá sân chùaQuét lá sân chùa
Quét lá sân chùa
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 

Viewers also liked

Ai cập huyền bí
Ai cập huyền bíAi cập huyền bí
Ai cập huyền bíDam Nguyen
 
Toán thơ họa
Toán  thơ họa  Toán  thơ họa
Toán thơ họa Dam Nguyen
 
Yen linh tap luc
Yen linh  tap lucYen linh  tap luc
Yen linh tap lucDam Nguyen
 
Khvc tạp lục IV tiểu luận toán thơ lưu niệm
Khvc tạp lục IV  tiểu luận toán thơ lưu niệmKhvc tạp lục IV  tiểu luận toán thơ lưu niệm
Khvc tạp lục IV tiểu luận toán thơ lưu niệmDam Nguyen
 
Khvc tạp lục ii khương tuyến
Khvc tạp lục ii   khương tuyếnKhvc tạp lục ii   khương tuyến
Khvc tạp lục ii khương tuyếnDam Nguyen
 
File 16 ca khuc
File 16   ca khucFile 16   ca khuc
File 16 ca khucDam Nguyen
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đaDam Nguyen
 
Thạch Bi Sơn tạp lục
Thạch Bi  Sơn  tạp lụcThạch Bi  Sơn  tạp lục
Thạch Bi Sơn tạp lụcDam Nguyen
 

Viewers also liked (8)

Ai cập huyền bí
Ai cập huyền bíAi cập huyền bí
Ai cập huyền bí
 
Toán thơ họa
Toán  thơ họa  Toán  thơ họa
Toán thơ họa
 
Yen linh tap luc
Yen linh  tap lucYen linh  tap luc
Yen linh tap luc
 
Khvc tạp lục IV tiểu luận toán thơ lưu niệm
Khvc tạp lục IV  tiểu luận toán thơ lưu niệmKhvc tạp lục IV  tiểu luận toán thơ lưu niệm
Khvc tạp lục IV tiểu luận toán thơ lưu niệm
 
Khvc tạp lục ii khương tuyến
Khvc tạp lục ii   khương tuyếnKhvc tạp lục ii   khương tuyến
Khvc tạp lục ii khương tuyến
 
File 16 ca khuc
File 16   ca khucFile 16   ca khuc
File 16 ca khuc
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đa
 
Thạch Bi Sơn tạp lục
Thạch Bi  Sơn  tạp lụcThạch Bi  Sơn  tạp lục
Thạch Bi Sơn tạp lục
 

Similar to Phú Yên thập vịnh

Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonban
Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonbanLầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonban
Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonbanvinhbinh2010
 
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đàGió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đàDam Nguyen
 
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9bepiglet
 
File 39 vai phep tinh
File 39   vai phep tinhFile 39   vai phep tinh
File 39 vai phep tinhDam Nguyen
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5dung nguyễn
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docxThanhTng391
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănNhật Linh
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoalongvanhien
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
chu thich vai phep tinh dap an
 chu thich vai phep tinh  dap an chu thich vai phep tinh  dap an
chu thich vai phep tinh dap anDam Nguyen
 
đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011Duy Duy
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 

Similar to Phú Yên thập vịnh (20)

Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonban
Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonbanLầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonban
Lầu Hạc Vàng (Hoàng Hạc Lâu) ledonban
 
Gió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đàGió đưa cành trúc la đà
Gió đưa cành trúc la đà
 
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
đề Thi hsg vòng thị xã môn ngữ văn khới 9
 
File 39 vai phep tinh
File 39   vai phep tinhFile 39   vai phep tinh
File 39 vai phep tinh
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
4-ĐỀ-ÔN-LUYỆN-THI-GIỮA-KÌ-2-NH-22-23 (1).docx
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn văn
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.docChan dung thi nhan hp tap2.doc
Chan dung thi nhan hp tap2.doc
 
Bang
BangBang
Bang
 
Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2Thi nhan hai phong tap 2
Thi nhan hai phong tap 2
 
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế KhoaNhững kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
Những kỳ quan xanh - Nguyễn Thế Khoa
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
chu thich vai phep tinh dap an
 chu thich vai phep tinh  dap an chu thich vai phep tinh  dap an
chu thich vai phep tinh dap an
 
đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
 
Bông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở MuộnBông Hoa Nở Muộn
Bông Hoa Nở Muộn
 

More from Dam Nguyen

KHVC Tạp lục IV
KHVC Tạp lục IVKHVC Tạp lục IV
KHVC Tạp lục IVDam Nguyen
 
File 14 tu khuc-
File 14 tu khuc-File 14 tu khuc-
File 14 tu khuc-Dam Nguyen
 
Phú Núi Đá Bia
Phú  Núi Đá BiaPhú  Núi Đá Bia
Phú Núi Đá BiaDam Nguyen
 
Chu thich Phú Núi Đá Bia
 Chu thich Phú Núi Đá Bia Chu thich Phú Núi Đá Bia
Chu thich Phú Núi Đá BiaDam Nguyen
 
File 12 a phu dl
File 12 a phu dlFile 12 a phu dl
File 12 a phu dlDam Nguyen
 
KHVC Tạp lục IV Mấy vần thơ lưu niệm
KHVC Tạp lục IV  Mấy vần thơ lưu niệmKHVC Tạp lục IV  Mấy vần thơ lưu niệm
KHVC Tạp lục IV Mấy vần thơ lưu niệmDam Nguyen
 
Khach moi vao 1z
Khach moi vao 1zKhach moi vao 1z
Khach moi vao 1zDam Nguyen
 
Nhà cụ tam nguyên yên đỗ
Nhà cụ tam nguyên yên đỗNhà cụ tam nguyên yên đỗ
Nhà cụ tam nguyên yên đỗDam Nguyen
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchDam Nguyen
 
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyKhi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyDam Nguyen
 
Cuộc sống của một lão bà
Cuộc sống của một lão bàCuộc sống của một lão bà
Cuộc sống của một lão bàDam Nguyen
 
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm về
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm vềđẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm về
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm vềDam Nguyen
 
Ho truong khu co (dao duy tu)
Ho truong khu co (dao duy tu)Ho truong khu co (dao duy tu)
Ho truong khu co (dao duy tu)Dam Nguyen
 
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)Gia dinh thanh thong chi (tap ha)
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)Dam Nguyen
 
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)Gia dinh thanh thong chi (tap trung)
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)Dam Nguyen
 
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)Dam Nguyen
 
Mot con gio bui (tran trong kim ban in)
Mot con gio bui (tran trong kim   ban in)Mot con gio bui (tran trong kim   ban in)
Mot con gio bui (tran trong kim ban in)Dam Nguyen
 

More from Dam Nguyen (20)

Go huyet
Go huyetGo huyet
Go huyet
 
KHVC Tạp lục IV
KHVC Tạp lục IVKHVC Tạp lục IV
KHVC Tạp lục IV
 
File 14 tu khuc-
File 14 tu khuc-File 14 tu khuc-
File 14 tu khuc-
 
Phú Núi Đá Bia
Phú  Núi Đá BiaPhú  Núi Đá Bia
Phú Núi Đá Bia
 
Chu thich Phú Núi Đá Bia
 Chu thich Phú Núi Đá Bia Chu thich Phú Núi Đá Bia
Chu thich Phú Núi Đá Bia
 
File 12 a phu dl
File 12 a phu dlFile 12 a phu dl
File 12 a phu dl
 
KHVC Tạp lục IV Mấy vần thơ lưu niệm
KHVC Tạp lục IV  Mấy vần thơ lưu niệmKHVC Tạp lục IV  Mấy vần thơ lưu niệm
KHVC Tạp lục IV Mấy vần thơ lưu niệm
 
Doc1
Doc1Doc1
Doc1
 
Khach moi vao 1z
Khach moi vao 1zKhach moi vao 1z
Khach moi vao 1z
 
Nhà cụ tam nguyên yên đỗ
Nhà cụ tam nguyên yên đỗNhà cụ tam nguyên yên đỗ
Nhà cụ tam nguyên yên đỗ
 
Thơ Lý Bạch
Thơ Lý BạchThơ Lý Bạch
Thơ Lý Bạch
 
Hàn phi tử
Hàn phi tửHàn phi tử
Hàn phi tử
 
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyKhi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
 
Cuộc sống của một lão bà
Cuộc sống của một lão bàCuộc sống của một lão bà
Cuộc sống của một lão bà
 
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm về
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm vềđẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm về
đẹP mê hồn hình ảnh trái đất khi đêm về
 
Ho truong khu co (dao duy tu)
Ho truong khu co (dao duy tu)Ho truong khu co (dao duy tu)
Ho truong khu co (dao duy tu)
 
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)Gia dinh thanh thong chi (tap ha)
Gia dinh thanh thong chi (tap ha)
 
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)Gia dinh thanh thong chi (tap trung)
Gia dinh thanh thong chi (tap trung)
 
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)
Gia dinh thanh thong chi (tap thuong)
 
Mot con gio bui (tran trong kim ban in)
Mot con gio bui (tran trong kim   ban in)Mot con gio bui (tran trong kim   ban in)
Mot con gio bui (tran trong kim ban in)
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Phú Yên thập vịnh

  • 1. Yên Lĩnh Nguyễn Đảm PHÚ YÊN THẬP VỊNH 2004
  • 2. LỜI GIỚI THIỆU Thầy Nguyễn Đảm là thầy giáo dạy Toán của nhiều thế hệ học sinh Phú Yên từ năm 1961 đến 1996. Say mê Toán học, đỗ cử nhơn Toán rất sớm. Có thể nói Thầy là người Phú Yên đỗ cử nhơn Toán đầu tiên. Thầy đã dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu về Toán, nhưng bất ngờ vào năm "thất thập" của thầy, chúng ta lại vui mừng đón nhận tập thơ Đường với tên Phú Yên Thập Vịnh. Nói là bất ngờ, nhưng thực ra cũng không có gì bất ngờ vì tác giả tập thơ đã nói "lắm lúc không biết mình làm Thơ hay giải Toán". Thơ và Toán gặp nhau trong một con người. Cái hay của Thơ cũng là cái tài của Toán. Nhưng dẫu cho nhà Thơ hay nhà Toán, tất cả đều có mẫu số chung là quê hương, tình người. Trong cuộc hành trình vạn dặm, càng lúc con người càng khao khát trở lại với quê hương, càng khao khát thể hiện tình người trong từng suy nghĩ, cảm xúc của mình. Những bài thơ Đường của Yên Lĩnh đã gói trọn suy nghĩ, cảm xúc trong suốt cuộc hành trình bằng những nét chấm phá dung dị nhưng sâu sắc. Từ núi Đá Bia tác giả để cảm xúc tràn vào lịch sử: "Ngàn thu bi tự mây mài nét Muôn thuở danh thần sử rọi gương" Hoặc từ núi Chóp Chài, tác giả trở về với tiền nhân thời khai sơn phá thạch: "Nơi nao dấu tháp trong huyền thoại kể chuyện tiền nhân thủa mở, khai…" Sao có thể nói nhà Toán học thường khô khan được, khi tác giả đã từng để "lòng lãng đãng "với "bé ơ hờ". "Nửa khép cánh mây lòng lãng đãng Dường chau nét ngọc bé ơ hờ…" Hoặc có lúc đã từng để cho "Sao chìm đáy mắt", cho "sóng dâng đầy".
  • 3. "Hoa nở làn môi hương tỏa nhẹ; Sao chìm đáy mắt sóng dâng đầy…" Và ở nhà Toán học này đôi khi ta lại thấy có chút gì đó mang hương sắc của Thiền, một chút gì đó ảo hoá giữa hư và thực của Lão - Trang. "Đầu Xuân ngắm cảnh lòng mơ ước Hoá cánh chim trời viếng đó đây …" Thơ là "Mật ngữ", là "Vô ngôn". Không dám lạm bàn. Chỉ xin ghi lại đây đôi điều suy nghĩ, cảm xúc có tính chung - riêng của những người học trò trước bóng dáng dung dị êm đềm của một vị thầy với những vần thơ. Xin được trân trọng giới thiệu tập thơ PHÚ YÊN THẬP VỊNH của Thầy Yên Lĩnh Nguyễn Đảm với độc giả, với nhiều thế hệ học sinh chúng ta. Duy Tân, Xuân Bính Tý 2004 Phan Long Côn
  • 4. TỰA Vũ trụ nhân sinh được phân khu thành nhiều cơ cấu: kinh tế, hành chính, thứ tự, không gian mêtric... Mỗi cơ cấu được xác định bởi một hệ tiên đề. Cơ cấu thứ tự chẳng hạn liên kết với ba tiên đề: Phản hồi, bắt cầu, phản đối xứng. Các cơ cấu tiên đề đó được đồng nhất hoá với các mô hình và mô hình chỉ gồm những chuỗi các liên hợp (assemblages) lắp ghép từ một số hữu hạn các ký hiệu cơ bản. Số 1, con số đơn giản nhất, được đồng nhất hoá với một mô hình gồm độ 10 ngàn ký hiệu khác hoặc giống nhau (chọn trong những ký hiệu cơ bản) lắp ghép lại! Một phần các liên hợp lắp ghép ấy tạo thành ngôn - ngữ - hình - thức - hoá (langage formalisé). Mặt khác sự lắp ghép phải tuân theo một số hữu hạn các qui tắc (gọi là văn phạm của ngôn - ngữ - hình - thức - hoá). Vì số ký hiệu và số qui tắc văn phạm đều hữu hạn nên trên nguyên tắc sự lắp ghép có thể được xử lý qua máy tính điện tử (Paul J. Cohen - Set theory and the Continuum Hypothesis). Dựa vào các sự kiện nói trên, vấn đề nghiên cứu vũ trụ nhân sinh có thể rút lại thành vấn đề lắp ráp ký hiệu và máy điện toán. Thơ văn cũng không ngoại lệ, lại còn đưa đến một vấn đề khác thiếu sự nhất trí ở mọi người. Trong tất cả các kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái chắc chắn có tập Truyện Kiều. Chữ "có" gợi đến khái niệm hiện hữu, một khái niệm cơ bản cần giải quyết trước ở bất cứ lãnh vực nào, trước cả vấn đề tâm và vật trong triết học; vì bất cứ ở đâu, khi phân tích đến tận cùng, ta đều phải đối diện với vấn đề hiện hữu. Tuy nhiên các nhà bác học trên thế giới chưa thống nhất với nhau quan niệm về hiện hữu (Encore les mots "il existe" n'ont - ils pas les mêmes sens pour tous les analystes - Arnaud Denjoy L'Enumération
  • 5. transfinie; A.Denjoy nguyên thành viên Hàn lâm Viện Khoa học Pháp quốc). Bởi trong tất cả các kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái chắc chắn có tập Truyện Kiều, nên có người cho rằng Truyện Kiều tự nó hiện hữu ở đâu đó trong một tập hợp vô hạn E gồm tất cả các kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái, và sẽ có thể được một máy điện toán nào đó phát hiện lại trong tương lai, theo con đường lắp ghép ký hiệu. Kết luận trên hơi vội vàng, vì E là tập hợp vô hạn, mà xét cái gì liên quan đến vô hạn thì cần phải vô cùng thận trọng. Theo P.S.Novikov, một nhà logic học lừng danh của Liên Xô, trong một tác phẩm mà bản Pháp ngữ có tên Introduction à la Logique mathématique, do nhà Dunod xuất bản, thì có hai quan niệm khác nhau về vô hạn: vô hạn thực (infinité réelle) và vô hạn thế (infinité potentielle). Theo vô hạn thực thì toàn thể tập hợp vô hạn E nói trên được hoàn thành. Nghĩa là trong E đã có sẵn Truyện Kiều cùng các áng văn khác. Vậy theo quan điểm vô hạn thực thì kết luận nói trên là đúng; mọi tác phẩm thơ văn đều tự nó hiện hữu, tác giả chỉ khám phá ra nó như một thiên văn gia tìm thấy một hố đen trong vũ trụ, và máy điện toán có thể phát hiện lại tác phẩm ấy. Nhận định này chắc làm nhiều người phật lòng; nhưng đó chỉ là đứng trên quan điểm vô hạn thực. Xin ghi thêm: theo P.S.Novikov, vô hạn thực được dùng rộng rãi trong toán học. Theo vô hạn thế thì mỗi phần tử của E (tức mỗi kiểu lắp ghép 24 dạng chữ cái) đều có khả năng hiện thực, nhưng toàn thể tập hợp E thì không bao giờ hoàn thành... Vô hạn là cái gì mơ hồ mông lung, như một đám mây mù đeo đẳng che phủ bên trên dòng tư tưởng của nhân loại từ nhiều ngàn năm qua và làm nguyên do cho 3 cuộc khủng hoảng trong lịch sử toán học. Thực tình người viết chưa hiểu mấy về vô hạn thế tuy vẫn hằng quan tâm đến. Vậy kết luận nói trên đúng hay sai nếu đứng ở quan điểm vô hạn thế thì xin nhường cho người đọc, nhất là cho các em học sinh, về sau.
  • 6. Thơ Đường bị gò bó trong nhiều niêm luật rắc rối, nhưng chính nhờ vậy mà "sắp chữ" (một cách "lắp ghép" dễ thực hiện nhất) Đường thi dễ thành công hơn cả. Thú thật những bài thơ trong tập này nặng về tính "sắp chữ" (trong quá trình sáng tác) và lắm lúc không biết mình làm thơ hay giải toán! Dẫu sao nó cũng chứng tỏ sự tương đồng giữa toán và thơ. Tập thơ vốn là "thân vật ngoại" lạc bước vào khung trời thơ văn nên ước mong được đọc với một chút lòng cảm thông... Yên Lĩnh Nguyễn Đảm
  • 7. Núi Đá Bia (1) Kính dâng lên anh linh Thầy Đà Giang (2) Trần Sĩ Đỉnh non Bia Đá phủ mù sương, Đừng sững (3) tầng cao trời một phương. (4) Đèo cả hôm nao tràn giặc Hán, Rừng sâu (5) buổi ấy trú xe Đường. (6) Ngàn thu bi tự mây mài nét, (7) Muôn thuở danh thần sử rọi gương. Ai kẻ chạm bia giờ khuất bóng, Khiến người qua đó cảm hoài vương ...
  • 8. LênNúiChópChài,CảmTác(8) Một sáng lên thăm ngọn Chóp Chài, Ngắm vời (9) sông biển dãi cầu dài ... Ngại (10) vàng đồng ruộng mênh mông trải, Nhỏ đẹp nhà thôn lác đác cài. Lối nhựa thu đưa thiên lý khách, Vầng mây (11) đông phủ vi ba đài. Nơi nao dâu tháp (12) trong huyền thoại kể chuyện tiền nhân thủa (13) mở, khai... …
  • 9. Thăm Núi Nhạn Tháp Đỉnh non Tháp Nhạn nắng mai tươi, Mây trắng trời xanh, lác đác người. Hoa điểm nhấp nhô ven mọi nẻo, Đài xây dang dở tự bao thời. Đền Chiêm nỗi nhớ tràn muôn thuở, Tượng Phật niềm tin tỏa khắp nơi! Chóp tháp mấy chòm mai (14) biệt dạng, Chạnh lòng, hoài cảm dễ hồ vơi.
  • 10. Chiều Trên Đỉnh GÀNH ĐÁ DIÃ Sóng nước bao năm cuộc biển dâu,(15) Xói mòn sa thạch hiện kỳ khâu.(16) Trụ rêu gió ngập, bao chìm nổi; Dĩa đá sương in, lắm dãi dầu. Yến tiệc địa tiên (17) lưu "Đá Dĩa", Xứ thôn ngư phủ gọi "Tiên Châu".(18) Đỉnh cao mây ngắm bâng khuâng nghĩ: Lại một kỳ quan chốn địa đầu!
  • 11. Hòn Yến Đầu Xuân Tuyệt ngạn (19) vút cao đá dựng xây, Mênh mông trời biển với ngàn mây. Cù Lao đất lở màu hồng ửng, Hòn Yến rêu phong sóng bạc vây. Vàng rực nắng mai hoà nước biếc, Tưng bừng gió sớm ngập ghe đầy. Đầu xuân ngắm cảnh lòng mơ ước: Hoá cánh chim trời viếng đó đây... …
  • 12. GànhBà(20 ,MộtBuổiLãngDu (Cùng lớp chuyên Toán Trường Nguyễn Huệ 82 - 85) Muôn đá nhấp nhô chốn biển, gành; Đá xây sừng sững tựa tường thành. Cát vàng mịn trải ven thềm vắng, Sóng bạc vui reo với nước thanh. Nắng rải trời cao màu ảo hoá, Gió đưa khơi thẳm vị an lành. Cảnh phong hùng vĩ mây liền núi, Trời biển hoà đồng một sắc xanh...
  • 13. ViếngĐậpĐồngCam,CảmVịnh (Nhân một chuyến viễn du của toàn trường Nguyễn Huệ) Đá loạn đầy sông, cây điểm xanh, Nước cao thác đổ cuộn cuồng nhanh. Thẳng băng vách đập vương mây tuyết, Dốc ngược sườn non ngập lá cành. Bản nhạc sơn tuyền nơi Tượng Huyện, Bức tranh nguyệt tuyết chốn Hoa Anh. Xóm làng đồng ruộng nhờ nơi đập Phú thịnh phì nhiêu, thật vẹn danh!
  • 14. ĐếnHồThủyĐiệnSôngHinh Ngút xa lam biếc núi xây viền, Núi chạy vòng cung, đập tiếp liền… Bát ngát tiềm long(21) hồ bán nguyệt, Yên bằng ẩn kiệt nước thanh thiên. Thuyền nâu một lá lênh đênh nổi, Cò trắng vài đôi lờ lững nghiêng. Mây nước quạnh hiu nơi tụ tích, Thế năng (22) thủy lượng chốn lâm tuyền... …
  • 15. Vịnh Chùa Bửu Lâm Bửu Lâm Tự, một sáng thăm chùa, Phật tượng mây vương chuông vọng khua. Mấy vị tăng nhân lo tưới xới, Muôn loài dị thảo nở chen đua. Nhiều tầng thiền cảnh, chân dồn bước, Một cõi u lâm, rễ ngập tua. Cạnh Học Viện hoằng dương Đạo Pháp, Suối trong dẫn tưới khắp, ba mùa...…
  • 16. Trường Nguyễn Huệ Thân tặng nguyên học sinh trường Nguyễn Huệ Tuy Hoà Nguyễn Huệ học đường tự khởi lai, Rồng mây (23) cửa Võ (24) lắm danh tài. Kinh luân thao lược đâu chùn bước, Khoa học văn chương há nhượng ai. Tâm mỹ vẫn luôn gìn chẳng đổi, Tình thâm hằng mãi nhớ không phai. Ngôi trường, điểm tựa trong tâm cảm; Của vạn môn sinh chốn vũ đài! Yên Lĩnh Nguyễn Đảm
  • 17. CHÚ THÍCH (1) Bài "Núi Đá Bia" phỏng hầu hết theo ý bài thơ của cụ Phan Thanh Giản, qua bản dịch của Việt Ngâm trong báo Tiếng Dân; Trần Sĩ và Nguyễn Đình Cầm sao chép lại trong "Địa dư Phú Yên" (1937; thấy nhiều bài biên khảo ghi 1938. Người viết có bản photocopie lần in đầu 1937 theo sách lưu trữ ở Thư viện Trung ương với ký số M.11068): Mảnh đá đầu non dừng, Tầng cao ngất một phương. Chia bờ nêu cột Hán, Đuổi giặc trú xe Đường. Chữ triện mây lu nét, Công thần sử dọi gương. Chạm bia người xa vắng, Hành khách chệnh lòng thương. (2) Đà Giang là tên chữ (tự danh) của Thầy Trần Sĩ. Có hai cách đặt tên chữ: Một là dùng chữ có liên quan đến tên thật. Cụ Bùi Kỷ tự là Ưu Thiên vì nước Kỷ (một tiểu quốc ở Trung Hoa thời cổ) có người lúc nào cũng ngay ngáy lo trời (ưu thiên) sập! Tên chữ của cụ Nguyễn Văn Thành là Tiểu La, vì trong truyện Tàu có nhân vật tên Tiểu La Thành. Thuở nhỏ, người viết, sau khi đọc một bài nói về tự danh, đã đặt tên chữ cho mình là Trung Can; vì trong gan (trung can) có mật, mà mật là đảm theo tiếng Hán Việt. Một hôm hỏi chuyện cụ thân sinh: -Sao Thầy Trần Sĩ lúc nào cũng gọi con là Đởm? -Tên con là Đảm với nghĩa: "gánh vác" (đảm đang). Chắc thầy con tưởng với nghĩa "mật" (can đảm), mà với nghĩa này có
  • 18. thể đọc "Đởm", Việt nam Sử Lược (Trần Trọng Kim) ghi tên vua Minh Mạng là đảm với nghĩa “mật” Theo Đại Nam Quấc Âm Tựu Vị thì lại khác : Có một ông Hoàng nào đó tên Đảm với nghĩa gánh vác”Do đó, để cử tên (húy danh) chữ này được đọc là Đãm hay Đởm. Cũng theo Quấc âm Tự Vị thì “mật” là đãm chứ không phải là đảm (không thấy ghi là để kiên cữ gì(Để cữ tên vua Minh Mạng). Vì không hợp nghĩa và cũng vì trùng với tên tiền nhân nên ông cụ không cho dùng tên tự ấy. Hai là dùng một địa danh có liên quan "đối nhân" (en personne, mượn chữ trong ngành luật) nào đó. Đông Hồ là một cảnh đẹp ở Hà Tiên. Thi sĩ Lâm Tấn Phát rất ái mộ thắng cảnh này nên lấy Đông Hồ làm tên chữ. Sông Đà Rằng là nguồn tự hào của dân Phú Yên nên Đà Giang trở thành tên tự của Thầy Trần Sĩ. Tên tự thường đặt trước tên thật, trong trường hợp cần tỏ vẻ trang trọng: Ưu Thiên Bùi Kỷ, Lệ Thần Trần Trọng Kim, Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố... Tên tự có thể được lấy làm bút hiệu, nhưng bút hiệu không phải là tên chữ, không thể đặt trước tên thật, nếu không thoả một trong hai điều kiện nói trên. Giới trẻ, kể từ thời Tự Lực Văn Đoàn, coi "cái kiểu cách Á Nam Trần Tuấn Khải" đó nặng nề thiếu tính chất trẻ trung nên bỏ không dùng đến. Ai cũng có thể có tên chữ mà không cần phải viết lách gì chút ít. Trong lý lịch cá nhân thường thấy: Họ và tên:................. Tên tự:...................... (3) "Đừng sững" là phương ngữ Phú Yên, hiện hầu như bị quên lãng. Ngoài nghĩa sừng sững nó còn bao hàm ý trường tồn, khó suy sụp đổ ngã. "Trên chóp núi Đá Bia thuộc dãy Đèo Cả có một hòn đá to lớn đứng đừng sững như một tấm bia dựng". (Trần Sĩ, Địa dư Phú Yên, trang 37) Trong "Đại Nam Quấc (13) Âm Tự Vị" 1895 và tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức 1931 không có từ "Đừng sững".
  • 19. (4) Về câu thừa này (trong thơ Đường câu 1 gọi là phá; câu 2: thừa, câu 3 và 4: thực; câu 5 và 6: luận; câu 7 và 8: kết) lúc đầu: "Đừng sững lưng trời vọng đại dương". Chữ "vọng" có thể gây liên tưởng đến câu: "Bất bạo động, bạo động tắc tử; bất ngoại vọng, ngoại vọng tắc nguy". (Phan Chu Trinh) hoặc liên tưởng đến "hòn Vọng Phu" Có 4 hòn Vọng Phu: - Hòn Vọng Phu ở toạ độ 120 41'40" vĩ độ bắc, 1600 36'03'' kinh độ đông; khi thuộc Darlac, khi thuộc Khánh Hoà. - Hòn Vọng Phu ở Phù Cát, Bình Định. - Hòn Vọng Phu ở Thanh Hoá. - Hòn Vọng Phu ở Kỳ Lừa, Lạng Sơn. (Tàu cũng có Vọng Phu, ở miền Bắc núi Vũ Xương). Thiếu phụ trong ba Vọng Phu đầu đều chẳng hề biết chồng mình là em (Vọng Phu I) hay anh ruột! Người chồng cũng mãi sau mới hay và lặng lẽ bỏ đi biệt! Nàng Vọng Phu Lạng Sơn là vợ lính, làm đề tài cho ba bản nhạc thời danh của nhạc sĩ Lê Thương và bài "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa" trong trường ca"Con Đường Cái Quan" của nhạc sĩ Phạm Duy. Vậy nên mới sửa lại: "Đừng sững lưng trời một cõi phương" "Cõi" và "phương" trùng ý. Nhưng: - Hình như "cõi phương" vừa có vị trí bất định, vừa có biên giới mơ hồ hơn "cõi" hơn "phương" (?). - Có thể là: "hai danh từ cùng nghĩa ghép lại sẽ tạo thêm tính bất định mơ hồ cho ý nghĩa nguyên thuỷ của từng danh từ"(?). Phan Long Côn và Minh Hào đề nghị dùng "thiên nhất phương", trời một cõi. Thật là hợp với điều tôi nghĩ và muốn viết về núi Đá Bia: "Đừng sững tầng cao trời một phương"
  • 20. "Thiên nhất phương" là chữ Tô Đông Pha dùng trong bài "Tiền Xích Bích phú" lừng danh: "Diễu diễu hề dư hoài, Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" (Nhớ ai canh cánh bên lòng, Nhớ người quân tử ngóng trông bên trời). (Nguyễn Hiến Lê, Đại cương Văn học Sử Trung Quốc, quyển III) Tô Thức lại dùng chữ của Khuất Nguyên (cả hai, sống cách nhau 15 thế kỷ, đều từng bị thất sủng và trong lưu đày vẫn luôn tưởng nhớ đến nhà vua): "Vọng mỹ nhân hề vị lai". (Cửu Ca, câu 180, bài Thiếu Tư Mệnh) "Trông người đẹp a chửa đến". (Sở Từ, NXB Văn học) "Người đẹp" ám chỉ nhà vua. Nên chi nếu dùng "trời một phương" (thiên nhất phương) trong bài thơ "Núi Đá Bia" thì gợi đến ý "vọng mỹ nhân" tức "vọng vua Lê Hồng Đức", người đã sai khắc bia trên núi. (5) Nếu thay thế "Đèo cả" bằng "Xâm lược" (kết hợp của hai động từ) và "Rừng sâu" bởi "Quân tranh" thì câu thơ nói lên được nhiều ý hơn. "Xâm lược hôm nao tràn giặc Hán Quân tranh buổi ấy trú xe Đường". Trong "Quân tranh" (chữ lấy trong Binh pháp của Tôn Võ Tử, thiên 7) "quân" là danh từ ( quân đội), cũng có thể là động từ (đóng quân lại) nên thiết tưởng "quân tranh" có thể đối với "xâm lược" được (?). (6) Có lẽ nói đến chiến dịch năm 808, quan Đô hộ Trương Châu đánh sâu vào lãnh địa nước Hoàn Vương (một tên cũ, theo sử liệu Trung Hoa, của Chiêm Thành). (7) Sau khi thống nhất miền Bắc Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng sai Đồ Thư thôn tính Phương Nam, chia làm ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Theo sử xưa, địa bàn Tượng Quận
  • 21. là nước Au Lạc (Văn Lang + nước Thục). Theo những nghiên cứu về sau thì Tượng Quận cũng như Nam Hải, Quế Lâm đều nằm trong lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, Đồ Thư chưa hề vượt biên giới Việt - Trung để thôn tính Au Lạc. Rồi Triệu Đà xâm chiếm nước Au Lạc, sát nhập vào quận Nam Hải để thành lập nước Nam Việt. Nhà Tây Hán sai Lộ Bác Đức xuống lấy Nam Việt, đổi thành Giao Chỉ Bộ gồm chín quận trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam (thuộc lãnh thổ Au Lạc xưa). Hai bà Trưng khởi nghĩa giành độc lập (cho cả các quận bên Tàu). Mã Viện theo lệnh nhà Đông Hán sang tái chiếm; tràn quân khắp Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam; vượt biên giới sang cả nước Tây Đồ kế cận phương nam, nhưng không chiếm đóng xứ này; dựng cột đồng làm mốc biên giới; để lại một đơn vị nhỏ canh giữ đồng trụ. Theo Lê Quí Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thì có sách nói Mã Viện trồng tới hai Đồng trụ; có sách nói 3, lại có sách nói đến 5 Đồng trụ. Khoảng ba trăm năm sau, trong "Tấn Thư" (sử nhà Tấn) thấy ghi: trong huyện Tượng Lâm ở cực nam quận Nhựt Nam có bốn động mà dân chúng ở đó xưng là dòng dõi nhà Hán. Hẳn đó là hậu duệ của đơn vị được lưu lại canh gác. Vào năm 137, cuối đời Đông Hán, có người ở huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên giết Huyện Lệnh đi, tự xưng làm vua nước Lâm Ap (Từ đó không thấy sử nói đến nước Tây Đồ nữa, chắc bị Lâm Ap thôn tính). Năm 1471, sau khi hạ thành Trà Bàn (ở Bình Định) vua Lê Thánh Tôn chia đất Chiêm Thành (tên mới của Lâm Ấp) ra ba nước: Chiêm Thành (từ Thạch Bi Sơn trở về Nam), Nam Bàn (từ núi này về Tây) và Hoa Anh (sử không ghi rõ ở đâu). Tương truyền vua Hồng Đức sai đục đá làm bia trên đỉnh núi cao (núi ấy sau gọi là núi Thạch Bi) để phân ranh hai nước: "Chiêm Thành quá thử, bình bại quốc vong; An Nam quá thử, tướng tru binh chiết". Chiêm Thành qua đấy, quân thua nước mất; An Nam qua đấy, tướng chết binh tan.
  • 22. Vào năm 1937 viên Tri phủ Tuy Hoà Nguyễn Văn Thơ có phái người trèo lên đỉnh để tìm kiếm bút tích, song không thấy gì cả (B.A.V.H.1937, trang 71). (Theo chú thích của Hưng Bình Phạm Đình Khiêm trong Văn hoá Nguyệt San tháng 8/1959). (8) Người viết quan niệm "nhan đề" của một bài thơ là một danh từ riêng (tên đặt cho bài thơ ấy); do đó các mẫu tự đầu trong các chữ của nhan đề đều phải được viết hoa. Theo văn phạm Pháp ngữ, trong mục "nhân cách hoá" (personnification, hiểu như một cách biến đổi danh từ chung thành danh từ riêng) thì nhan đề của một tác phẩm là một danh từ riêng. Nhan đề quyển sách đã vậy thì nhan đề bài thơ tưởng cũng nên vậy. Nhân tiện xin ghi thêm: Coi một "vật" (chose, thing) như một "sinh vật", dù sinh vật ấy không phải là người, cũng được xem là nhân cách hoá. Đặt tên cho tàu thủy, khinh khí cầu, phi cơ... xem như nhân cách hoá. Cụm từ nói về một biến cố có thể được xem như danh từ riêng. Ví dụ: "phong trào đông du" trở thành danh từ riêng "Phong Trào Đông Du". (Trình bày theo Grammaire Franscaise par une réunion de professeurs). Ở Mỹ nhan đề nào của một bài thơ, văn cũng đều được viết hoa ở mỗi mẫu tự đầu của mỗi chữ ngoại trừ các chữ phụ như the, and... ("phong cách Mỹ" còn một đặc điểm khác: Khi sang hàng thì để trống nguyên cả một hàng và chữ đầu tiên tiếp theo không viết lùi vào trong). (9) Vời: (trạng từ) có nghĩa là xa. Ngắm vời: ngắm vọng về xa "Lên cao mấy lúc trông vời bánh xe" (Chinh phụ ngâm) (10) Về động từ, "ngại" có nghĩa "hơi e sợ". Về hình dung từ, "ngại" là một phương ngữ Phú Yên, hiện ít được sử dụng, có nghĩa "xanh – lục – hơi – ẩn – vàng". Trong thang màu Newton (Echelle de teintes de Newton)
  • 23. ngại ứng với le vert plus clair, có độ dài sóng  0,54 . (G.Bruhat, Optique, Masson et Cie , Paris 1959, Page 128) (11) "Chóp Chài đội mũ Mây phủ Đá Bia Ếch nhái kêu lia Trời mưa như đổ" (phương ngôn Phú Yên) (12) Tương truyền người Việt "xây" tháp trên Chóp Chài để sánh thi với tháp Nhạn do người Chàm nhận thách xây cùng lúc. Thi nhau về thời gian xây và thời gian đốt cháy mau! (13) Ngày xưa, thay vì nói "thuở", các cụ nói "thuả". Thân phụ tôi (sinh 1900) lúc sinh tiền vẫn còn phát âm và viết như vậy. Trong "Chinh phụ ngâm", bản của cụ Vân Bình Tôn Thất Lương, thấy: "Thủa trời đất nổi cơn gió bụi" Có lẽ địa bàn của âm "thủa" bắt đầu từ Đèo Ngang trở vào. Nhân tiện ghi thêm: chữ "quốc" xưa viết là "quấc" ("Đại Nam Quấc Am Tự vị" của Huình Tịnh Paulus Của, 1895). (14) Một variété của Ochna integerrima (Lour.) Merr. Khác với các thứ mai thường gặp ở chỗ đầu lá không nhọn mà tròn. Cánh hoa vàng nở vào hè. Một chiều năm nào, mấy cô cậu học trường Nguyễn Huệ dạo chơi đầu núi. Một cạu ngẫu hứng leo lên tháp. Mỗi bước chân nhấc lên, một đám mảnh gạch vụn nát rơi lả tả... Các bạn sợ hãi hối thúc quay xuống. Càng gọi xuống càng lên mau! Đến tận đỉnh, cạnh mấy gốc mai hè. Nhìn quanh, hoảng sợ: "Bay đem dùm xe về và nói với mẹ tao là tao chết rồi nghen!". Nhân tiện lại chú thích thêm: "Nghen" là tiếng tạo thành bởi sự kết hợp của hai tiếng khác nhau khi phát âm mau: Nghe không? = Nghe hông? (= Nghe hôn?) = Nghe ông? (= Nghe ôn?) = Ngheng! (= Nghen!) Lúc nhỏ tôi quen nói như mọi người trong miền: "Dầu nhị iên đường". Đến lúc biết chữ mới ngạc nhiên khi đọc thấy: "Dầu
  • 24. nhị thiên đường" trong một tờ chỉ dẫn cách sử dụng dầu; đến giờ vẫn còn nhớ rõ cảm giác kinh ngạc đó. Trong Lục Vân Tiên: "Vân Tiên ngơ mặt chẳng nhìn, Nguyệt Nga liếc thấy càng thìn nết na" "Thìn" = "Thấy ưa nhìn", chuyển âm theo lối thúc vận (Variation phonétique); theo chú thích trong bản Lục Vân Tiên của nhà Tân Việt. Có lẽ nên chua: variation phonétique en ellipse et en liaison thì đầy đủ hơn. Còn một lối rút gọn khác nghĩ cũng nên ghi lại, gọi là làm chứng tích cho ngày mai: -Chị chép dùm em bài… -Thôi tội! Thôi tội = Thôi... ! Tội... ! = Thôi đi! Tội nghiệp cho thân chị quá mà em! (15) Biển dâu: ruộng dâu hoá thành biển xanh. Xem chú thích (30). (16) "Khâu" là gò cao. (17) Địa Tiên là Tiên do người tu luyện trở thành. (18) Theo truyền thuyết địa phương, xa xưa, một đêm trăng, nhiều vị tiên tụ họp yến tiệc. Tình cờ một thanh niên trong miền bắt gặp. Thấy bị lộ, chư Tiên liền biến mất; chỉ còn dĩa đá lưu lại đến ngày nay. Và cũng từ đó ngôi làng sở tại mang tên Tiên Châu (thuộc xã An Ninh, Tuy An). (19) La falaise, danh từ địa chất học, còn gọi là hải bích, huyền nhai; chỉ bờ biển dựng đứng. Chân tuyệt ngạn bị biển xâm thực, đến một lúc cả phần trên đổ ụp xuống, đất đá vung vãi nằm ngổn ngang. Và tuyệt ngạn có thể cứ vậy lùi dần vào đất liền, cùng với thế dựng đứng ấy. (20) Thuộc thôn Mỹ Quang, An Chấn. Có một gành Bà khác thuộc thôn Mỹ Thạnh, Hoà Phong, ở hữu ngạn sông Đà Rằng. Thử tìm hiểu: gành là gì? a. Theo tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, tự điển Việt
  • 25. Nam của nhà sách Khai Trí và tự điển Việt Nam của Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh thì gành được đồng hoá với ghềnh và được định nghĩa "Vũng sâu có nước xoáy". b. Trong tự điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức không có chữ gành và ghềnh cũng được định nghĩa "Vũng sâu có nước xoáy". c. Trong tự điển Việt Pháp của Đào Văn Tập không có chữ gành còn ghềnh thì được dịch là Chute (chute d’eau = thác nước) Cataracte (thác lớn). Trong tự điển Việt Anh của Lê Bá Khanh và Lê Bá Kông, không có chữ gành và ghềnh được dịch là waterfall (thác nước). d. Trong tự điển Việt Pháp của Đào Đăng Vĩ thì ghềnh được đồng hoá với gành và được dịch là Chute, cataracte. Nhưng ở một trang khác gành lại được dịch Pente rocheuse (dốc đá) Escarpement (thế dốc). Thật là mâu thuẫn! e. Theo Lê Văn Hoè (Cung oán ngâm khúc chú giải, Hà Nội 1954) thì ghềnh là: "Chỗ bờ cao chênh vênh thành vại cách xa mặt nước". Ta nhận thấy các định nghĩa về ghềnh nêu trên không phù hợp nhau và cũng chẳng phù hợp với khái niệm "gành" ở Phú Yên (bao hàm trong những địa danh: Gành Bà Mỹ Quang, Gành Bà Mỹ Thạnh, Gành Ông Mỹ Quang, Gành Đỏ Sông Cầu, Gành Đá Phú Lộc, Gành Đá Dĩa Tiên Châu). g. Theo Đại Nam Quấc (13) Âm Tự Vị 1895 thì gành là "chỗ đất đá gio gie bên mé biển". Còn ghềnh được giải nghĩa: "Tấm vòng, không sát, đáy còn có chỗ hổng lên; đầu cao đầu thấp; kình chống". Có lẽ gành ở Phú Yên giống như gành của Huỳnh Tịnh Của, nhưng cần mở rộng: gành là "chỗ đất đá gio gie bên mé biển, mé sông". (Gành Đá Phú Lộc xưa đứng bên mé sông Đà Rằng, còn giờ thì ở giữa đồng ruộng). Do đó gành theo phương ngữ Phú Yên ứng với cap (mũi đất) trong danh từ địa lý học của Pháp (Albert Demangeon, Géographie) với cape (The Cape of Good Hope, mũi Hảo Vọng),
  • 26. headland, promontory trong Anh ngữ (riêng promontory bao gồm gành biển, gành hồ; theo tự điển Oxford). (21) Tiềm long: con rồng nằm ẩn. Người có đức tốt mà chưa làm việc đời. (22) Thế năng, énergie potentielle, danh từ vật lý học, chỉ năng lượng tiềm ẩn trong vật chất ở một trạng thái nào đó. Ví dụ: mọi vật để cao trên mặt đất đều có thế năng: E = mgh E : Năng lượng tính theo joule. m : khối lượng tính theo Kg. g  9,81 km/s2 , gia tốc trọng lực. h : chiều cao từ mặt đất đến trọng tâm của vật, tính theo mét. Thế năng bao hàm trong một phạm trù rộng lớn gọi là "Thế" (potentiel, potential), gồm các khái niệm như: * Thế năng * Thế của một trường vectơ: A = - grad V (A: vectơ trường, hàm V gọi là thế) * Thế của một trận chiến (Binh thế): -Thế chiến bất quá kỳ, chính (thế đánh không ngoài kỳ và chính). -Thế như khoắc nỏ, tiết như phát cơ (thế đánh giống như giương nỏ, thời nhịp giống như phát tên). (Tôn Tử Binh Pháp, Binh thế thiên đệ ngũ) (23) Rồng mây = long vân, chỉ gặp cơ hội may mắn. "Rồng mây khi gặp hội ưa duyên, Đem quách cả sở tồn làm sở dụng, Trong lăng miếu ra tài lương đống, Ngoài biên thùy vạch mũi can tương" (Nguyễn Công Trứ) (24) Cửa Võ do chữ Vũ môn, tên một thác vực ở thượng lưu sông Trường Giang. Theo huyền thoại, đến mùa lụt, cá đua nhau nhảy qua, con nào nhảy khỏi thì hoá ra rồng (ngư long biến hoá). Em có chồng anh tiếc lắm thay"
  • 27. (Ca dao) Các nhà trồng hoa thường lấy tầm xuân làm cây gốc để ghép các lọai hường quý (vì tầm xuân rất chịu đựng trong môi trường khắc nghiệt). Có một loại dây leo thuộc loài Ternatea, giống Clitoria, họ Mimosacea (trinh nữ) bộ Leguminosales (hay Fabales, bộ đậu) lớp song tử diệp, phụ ngành hiển hoa bí tử, ngành hiển hoa, giới phụ hậu sinh thực vật, giới thực vật; được Linné mô tả đầu tiên; nên có tên khoa học là Clitoria Ternatea L., tiếng Anh Butterfly - pea. Một dạo thấy mọc ở vườn hoa trường Nguyễn Huệ. Nhiều học sinh cứ gọi là dây tầm xuân! Sách "Cây cỏ miền Nam Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ gọi là dây biếc. Sách "Hiển hoa bí tử", nguyên bản bằng Pháp văn, Phạm Hoàng Hộ dịch, gọi: bông biếc. Sách "Phân loại thực vật" của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội gọi là "đậu biếc".Vì hoa của nó xanh biếc, khá đẹp!
  • 28. BẠT (*) Viết văn, về mặt bút pháp, trước hết phải đúng, sau đó là hay. Muốn đúng phải dựa vào văn phạm; muốn hay dựa vào tu từ học (la rhétorique, rhetoric). Thơ cũng vậy. Một lĩnh vực của thơ, thể loại Đường thi, đã được công thức hóa thành luật. Làm thơ Đường phải theo sát luật. Muốn cho hay phải vận dụng tu từ học: vận dụng mỹ từ pháp, vận dụng điển tích, vận dụng cổ văn cổ thi và vận dụng thiên tài nếu có (thiên tài trong lĩnh vực thơ văn đồng nhất hóa(**) với những qui tắc tu từ học chưa được khám phá, chưa được điển chế). Những bài thơ trong tập này chỉ chú trọng vào yếu tố đúng, dựa vào luật mà "sắp chữ thành thơ". Nhiều khi để khỏi sai phải gát bỏ cái hay. Chẳng hạn như trong bài nói về "Gành Đá Dĩa" nếu dùng "quần tiên" để đối với "ngư phủ" thì có vẻ hay hơn. "Yến tiệc quần tiên lưu Đá Dĩa Xứ thôn ngư phủ gọi Tiên Châu". Hay hơn vì khái niệm hay trong văn thơ đồng nhất với tập quán thơ văn của quần chúng (bao gồm tác giả và độc giả). Thật vậy, mỗi chúng ta đều từng quen với những mẩu chuyện kiểu "quần tiên hội yến", nên khi tiếp cận với hai từ "quần tiên" thì lập tức những điều quen thuộc ấy cùng với những ký ức, kỷ niệm cá nhân khác sẽ từ trong tiềm thức, trong ẩn thức xuất hiện, hòa lẫn với ý thơ nguyên thủy phát xuất từ chính câu thơ, tạo thành ý thơ thật sự của riêng mỗi người đọc. Ý thơ nguyên thủy phát xuất từ câu thơ không phải hoàn toàn là ý thơ của tác giả, vì khả năng của ngôn ngữ không đủ sức diễn tả hết những dao động tâm cảm của người viết. Ý thơ thật sự của độc giả cũng khác nhau giữa người đọc này, người đọc nọ (tùy thuộc khả năng nhận thức, quá khứ... của mỗi người) và cũng chưa hẳn là ý thơ của chính tác giả.
  • 29. Nên chi mỗi bài thơ bao hàm vô vàn bài thơ khác nhau (trong chừng mực nào đó): Bài thơ của tác giả, bài thơ của độc giả này nọ... Tương tự với khái niệm "vectơ tự do", "lớp tương đương" trong đại số học. Nhận định trên giải thích điều dường như là một nghịch lý trong mẩu chuyện sau. Chuyện kể (tôi không nhớ được đọc ở đâu) một nhà thơ nói với một nhà giáo: "Sao anh giảng thơ của tôi cho học sinh nghe hay quá vậy! Có những ý tưởng tôi chưa từng nghĩ đến!". Xin gát sang một bên yếu tố ngôn ngữ hình thức hóa, chỉ xét yếu tố cơ cấu và tiên đề trong phân tích sau. Ta thấy rõ bài thơ là một quan hệ giữa độc giả và tác giả nên bài thơ là một tập hợp con của tích: Tác giả x Độc giả (Xem chú thích 34) Vậy sử dụng "quần tiên" thì hợp với "tập quán thơ" của quần chúng, thể hiện được thừa số thứ hai trong tích Tác giả x Độc giả và do đó đạt được nhân tố "hay". Nhưng đáng tiếc "quần tiên" không thể đối với "ngư phủ" được, theo yêu cầu của luật đối; vì trong "quần tiên" chữ thứ nhất là chính, chữ thứ hai bổ nghĩa cho chữ đầu, còn trong "ngư phủ" chữ thứ hai mới chính (trong noun phrase "quần tiên" quần là head, tiên là modifier; trong ngư phủ, phủ là head, ngư là modifier). Thế nên "địa tiên" được sử dụng: "Yến tiệc địa tiên lưu Đá Dĩa Xứ thôn ngư phủ gọi Tiên Châu". Còn như muốn "sắp chữ" thơ Đường cho vừa đúng vừa hay thì cần công thức hóa các qui tắc tu từ. Đó cũng là một bước dự bị để tiến đến thảo chương trình làm thơ cho máy tính điện tử. Trong địa hạt toán học ý tưởng về một chiếc máy chứng minh định lý và viết toán không còn là chuyện hoàn toàn dã tưởng (... l'idéc d' une machine qui démontrerait des théorèmes et rédigerait des
  • 30. Mathématiques a cessé d' être entièrement utopique - Roger Godement, Cours d' Algèbre). Tập PHÚ YÊN THẬP VỊNH được coi như một ngoại khóa (seminar) thân gởi đến các em học sinh bậc Trung học (do đó có nhiều chú thích dong dài). Bản thảo tập thơ được các vị (nguyên là học sinh trường Nguyễn Huệ) :  Phan Long Côn, Cử nhân Văn chương Đại học Văn khoa Sài Gòn, nguyên Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Yên, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Duy Tân Tuy Hòa.  Nguyễn Minh Hào, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, khoa Văn chương Việt Hán.  Lê Văn Liêm, Phó Giám đốc Công ty Sách Thiết bị trường học.  Tiến sĩ Đào Tấn Nguyên.  Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Trang. cùng đọc và dò tìm các lỗi lầm về kỹ thuật và chuyên môn (không kể các quan điểm về thẩm mỹ học và ý thức hệ). (*) Bạt: Lời tựa sau sách, la postface (Pháp) postscript (Anh). (**) Kiến thức nhân loại mỗi ngày một nhiều, do vậy cần phải rút gọn lại. "Đồng nhất hóa" là một phương sách để thực hiện sự rút gọn đó. Điểm, đường thẳng, đường tròn, parabole, ellipse và hyperbole (và cả tập hợp ) được đồng nhất với phương trình: Ax2 + 2Bxy + Cy2 + 2Dx + 2Ey + F = 0 Mỗi tính chất của các thực thể hình học trên đều chứa trong phương trình đại số dưới. Vậy chỉ cần học hỏi, nghiên cứu phương trình là đủ. Đó là "sự tiết kiệm về khái niệm" (économie des concepts) nói riêng, "sự tiết kiệm về tư duy" nói chung.