SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Chương 1.

Câu 1.

         Khái niệm chuyên khoa
         - Khái niệm hình thái học thực vật
         - Khái niệm giải phẫu học thực vật
         - Khái niệm sinh lí học thực vật
         - Khái niệm sinh thái học thực vật và bảo vệ môi trường
         - Khái niệm phân loại thực vật
         Khái niệm đại cương
         - Khái niệm về trao đổi chất, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở giới TV
         - Khái niệm về cơ thể là một khối thống nhất trong quan hệ với môi trường
         - Khái niệm về sự thích nghi của sinh vật
         - Khái niệm về tiến hóa của thực vật

VD.

         Hình thành khái niệm chuyên khoa.
         -   Để hình thành và phát triển một khái niệm Hình thái học thực vật trong một bài người
             giáo viên cần tiến hành như sau:

       - Trước hết phải xác định được khái niệm cần được hình thành và phát triển cho học sinh
trong bài đó là gì.

        Trong bài “ Các loại rễ, các bộ phận của rễ”, khái niệm Hình thái học thực vật được hình
thành và phát triển là: “ rễ cọc”, “ rễ chùm”, “ chóp rễ”, “ miền sinh trưởng” v. v.

        - Giáo viên phải xác định được các mẫu vật cần thiết cho phương pháp thực hành quan
sát phù hợp với yêu cầu của bài.

        - Trong bài trên, để hình thành khái niệm “ rễ cọc”, “ rễ chùm” thì giáo viên phải xác
định được mẫu vật cần chuẩn bị cho bài học là rễ của loại cây có cấu tạo điển hình là rễ cọc như
cây lạc, cây rau cải, cây đậu vv và rễ của loại cây có cấu tao điển hình là rễ chùm như cây ngô,
cây lúa.

       - Giáo viên phải xác định được các dấu hiệu cơ bản của khái niệm để hướng dẫn cho học
sinh các hoạt động nhận biết được các dấu hiệu đó.
Câu 2.

- Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong giảng dạy thực vật học ở lớp 6:

        + Vận dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy thực vật học là rất phù hợp với quy
luật nhận thức của học sinh nhỏ tuổi là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

       + Vận dụng phương pháp trực quan cũng phù hợp nội dung kiến thức của bộ môn thực
vật học ở lớp 6 là nghiên cứu về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của tế bào, các
bộ phận, các cơ quan cơ thể của thực vật và các nhóm thực vật; Việc tìm kiếm các mẫu thực vật
phục vụ cho giảng dạy dễ dàng không gặp trở ngại gì.

       + Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp tốt nhất để rèn luyện cho học
sinh kỹ năng quan sát, mô tả, so sánh... phát triển năng lực tri giác, năng lực tư duy cho học sinh.

- Ý nghĩa của phương pháp thực hànhtrong giảng dạy bộ môn thực vật học:

        + Cũng giống như phương pháp trực quan, phương pháp thực hành có ý nghĩa phù hợp
với lứa tuổi, phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh lớp 6.

        + Trong phương pháp thực hành học sinh phải tự lực làm thực hành do vậy ngoài việc
phải sử dụng thị giác để quan sát, học sinh còn phải sử dụng đôi tay khéo léo và nhiều các giác
quan khác. Vì vậy phương pháp thực hành rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng như quan sát
tìm tòi, tổ chức lắp đặt thí nghiệm, sự kiên trì khéo léo, phát triển năng lực tri giác và khả năng
tư duy nhạy bén thông minh.

        +Phương pháp thực hành còn giúp cho học sinh hình dung được công việc nghiên cứu
của các nhà khoa học, biết được con đường nghiên cứu khoa học, từ đó nảy sinh hứng thú học
tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học




Câu 3. Phương pháp dạy loại kiến thức hình thái học thực vật :
Về phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp thực hành kết hợp với phương pháp
dùng lời như trao đổi nhóm, giảng giải v. v.

      Vd.

      -     Ví dụ : Dạy bài “ Cấu tạo ngoài của thân”:
      -      * Công tác chuẩn bị:
      -          - Mẫu vật : Các cành cây nhỏ tươi sống đại diện cho các loại thân như cành bí đỏ,
            cây hoa bìm bìm, cây rau má, cây đậu ván, cành bạch đàn v. v.
      -          Giáo viên có thể phân công cho học sinh đem mẫu vật đến lớp; giáo viên cũng
            chuẩn bị một số mẫu vật tiêu biểu, tranh vẽ hình 3b ( sách giáo khoa sinh học 6) về
            cấu tạo của chồi lá và chồi hoa
      -          - Dự định chia nhóm học tập: Mỗi nhóm từ 4 - 6 học sinh.
      -          - Chuẩn bị các loại phiếu học tập
      -     * Nội dung bài mới:
      -           Vì đây là bài mở đầu của chương “Thân” nên vào bài mới giáo viên có thể đặt
            vấn đề : Rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng từ môi trường đất vào trong cây.
            Vậy nước và muối khoáng sẽ được cơ quan nào vận chuyển đi đến các bộ phận khác
            của cây? Cơ quan đó có đặc điểm hình thái cấu tạo như thế nào? Nó thực hiện việc
            vận chuyển các chất ra sao? Đó là nội dung của các bài trong chương “Thân” mà các
            em sẽ được học sau đây.
      -      Để dẫn dắt các em vào nội dung của bài “ Cấu tạo ngoài của thân” người giáo viên
            có thể đặt vấn đề để tập trung sự chú ý của học sinh : Làm thế nào để phân biệt thân
            cây với các phần rễ và lá của cây? thân cây có đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào? có
            thể chia thân cây thành mấy loại?
      -          Tiếp đó giáo viên tổ chức thành từng nhóm cho học sinh thực hành quan sát mẫu
            vật là các loại thân cây mà các em chuẩn bị sẵn ở nhà ( có thể tổ chức mỗi bàn thành
            một nhóm cho tiện việc quan sát ). Học sinh quan sát mẫu vật và trả lời các câu hỏi
            ghi trong phiếu học tập giao cho từng nhóm.
      -          Những câu hỏi ghi trong phiếu học tập phải có tính hướng cho các em quan sát và
            trả lời những nội dung chính của các phần trong bài :
      -          + Thân cây mang những bộ phận nào?
      -          + Thân và cành có những đặc điểm gì giống và khác nhau?
      -          + Chồi ngọn mọc ở vị trí nào của thân và cành?
      -          + Chồi nách mọc ở vị trí nào của thân và cành?
      -          + Dùng kính lúp quan sát kỹ xem chồi ngọn có những bộ phận nào?
      -          + Hãy tìm mầm lá, tách mầm lá ra để tìm mô phân sinh ngọn?
      -          + Chồi ngọn và chồi nách sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây?
      -          + Có mấy loại chồi nách?
-       - Hãy xem hình 3a và hình 3b trả lời các câu hỏi sau:
     -       + Phân biệt sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
     -       + Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành những bộ phận nào của cây?
     -   Giáo viên dành khoảng 10 phút cho các học sinh trao đổi, thảo luận và ghi vào phiếu
         học tập.
     -       Bước tiếp theo là thảo luận toàn lớp : Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả thảo
         luận của từng nhóm, các nhóm khác nhận xét phản bác hoặc đồng tình hoặc bổ sung
         thêm.
     -       Sau đó giáo viên tóm tắt các bộ phận chính của thân, những đặc điểm phân biệt
         giữa các bộ phận đó. Để phát huy khả năng tư duy của học sinh, giáo viên có thể đặt
         câu hỏi thêm : Thân và rễ có những đặc điểm cấu tạo ngoài nào giống và khác nhau?
         Vì sao có những đặc điểm khác nhau đó?
     -       Đến mục “ các loại thân” giáo viên phải cho học sinh biết căn cứ để phân loại
         thân là dựa vào vị trí của thân trên mặt đất. Tiếp tục cho học sinh thực hành quan sát
         mẫu vật theo từng nhóm, kết hợp với quan sát tranh vẽ học sinh sẽ phân loại những
         thân cây đã có trên bàn theo các loại khác nhau. Cho đại diện từng nhóm trình bày về
         sự phận loại thân của nhóm mình, nêu đặc điểm của các loại thân cây mà nhóm đã
         phân loại. Các nhóm khác bổ sung nhận xét.
     -        Giáo viên kết luận chung là thân cây được chia làm ba loại ( thân đứng, thân leo,
         thân bò) với những đặc điểm đặc trưng của từng loại. Giáo viên có thể đặt câu hỏi
         nâng cao sự tư duy cho học sinh trong phần này: Trong tự nhiên thân cây có nhiều
         loại như vậy thì có ý nghĩa gì?
     -        Giáo viên cho học sinh làm bài tập trong phiếu bài tập sau đây:
     -       Hãy xác định thân cây của các cây trong bảng sau thuộc vào dạng nào bằng cách
         đánh dấu x vào cột thích hợp.
     -

T   Tên cây            Thân       Thân      Thân      Thân       Thân     Thâ
T                      đứng/      đứng/     đứng/     leo/       leo/ tua n bò
                                  cột                            cuốn
                       gỗ                   cỏ        thân
                                                      quấn

1   Cây đậu ván

2   Cây nhãn

3   Cây rau má

4   Cây dừa
5    Cây rau cải

6    Cây bí đỏ

7    Cây bìm bìm

8    Cây rau muống

9    Cây cau

10   Cây hoa hồng

      -   Cuối cùng giáo viên củng cố lại kiến thức chính của toàn bài cho học sinh.
Câu 4. Phương pháp dạy loại kiến thức Giải phẫu học thực vật:

    - giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát là chủ yếu. Cho học sinh quan sát tiêu bản
hiển vi do giáo viên làm sẵn từ trước, hoặc dùng kính lúp quan sát ( nếu có thể quan sát bằng
kính lúp); đồng thời phải kết hợp với học sinh đối chiếu giữa tiêu bản hiển vi với tranh vẽ, sơ đồ,
tranh ảnh chụp để từ đó học sinh nhận biết cấu tạo trong của các bộ phận, các cơ quan của cây
một cách rõ ràng và chính xác.

*vd.

Ví dụ: Bài “ Cấu tạo trong của phiến lá”:

* Xác định mục tiêu của bài:

       - Sau khi học xong bài này học sinh cần biết được:

         + Cấu tạo cắt ngang của phiến lá, phân biệt được đặc điểm cấu tạo khác nhau giữa phần
thịt lá, biểu bì lá, gân lá.

       + Đặc điểm cấu tạo của các bộ phận trên là phù hợp với chức năng sinh lý của chúng.

       - Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, vẽ hình... cho học sinh.

* Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng và mẫu vật:

       - Chuẩn bị kính hiển vi và tiêu bản hiển vi về lá cây:

       + Tiêu bản hiển vi giáo viên phải làm sẵn ở nhà với những loại lá học sinh dễ quan sát :
Tiêu bản cắt ngang lá bưởi, lá thài lài tía, lá bèo Nhật bản; tiêu bản biểu bì trên, biểu bì dưới.

       + Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ hình 1, 2, 3 ( SGK)

       + Viết các loại phiếu học tập.

       Phiếu học tập có thể gồm các câu hỏi sau:

       - Quan sát cấu tạo một phần phiến lá nhìn dưới kính hiển vi, các em thấy cấu tạo cắt
ngang của phiến lá có thể chia làm mấy phần? Đặt tên cho các phần đó? Phần nào dày hơn?

        - Tế bào thịt lá có hình dạng như thế nào? Vị trí sắp xếp của các tế bào này so với bề mặt
phiến lá như thế nào? Bên trong những tế bào này chứa những gì?

       - Tế bào thịt lá ở mặt trên có gì khác nhau so với tế bào mặt dưới? Tế bào thịt lá có chức
năng gì?
- Biểu bì của lá có đặc điểm gì? Biểu bì mặt trên của lá có đặc điểm gì khác so với biểu bì
mặt dưới?

       - Xác định vị trí của các tế bào lỗ khí? các tế bào này có chức năng gì?

       - Biểu bì của lá có chức năng gì?

       - Hãy cho biết vị trí của gân lá? Gân lá gồm những bộ phận nào? Chúng có chức năng gì?

       Có thể chia mỗi phần làm một phiếu học tập và nội dung học tập của mỗi nhóm là giống
nhau. Cũng có thể mỗi nhóm có một phiếu học tập với nội dung câu hỏi riêng về từng phần.



* Nội dung bài giảng:

a. Mở bài:

       Vì sao lá cây có thể tự chế được chất dinh dưỡng cho cây? Các em chỉ có thể hiểu rõ điều
này khi biết được cấu tạo bên trong của lá.

b. Tiến hành bài dạy:

        - Giáo viên nêu ra yêu cầu học sinh quan sát kính hiển vi và trao đổi nhóm, phát phiếu
học tập cho mỗi nhóm.



       - Cho đại diện các nhóm lần lượt quan sát tiêu bản hiển vi, trong lúc đó các học sinh khác
quan sát tranh vẽ và đọc sách giáo khoa để cùng thảo luận theo yêu cầu của phiếu học tập.

       - Một học sinh trong nhóm ghi lại kết quả thảo luận.

      - Cả lớp thảo luận : Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận theo từng câu hỏi.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.

       - Cuối cùng giáo viên tổng kết kiến thức :

       + Phiến lá được cấu tạo gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá.

        + Biểu bì lá bao gồm biểu bì mặt trên và biểu bì mặt dưới. Các tế bào biểu bì trong suốt,
biểu bì mặt dưới có các lỗ khí. Biểu bì có chức năng bảo vệ, trao đổi khí và trao đổi nước.

        + Các tế bào thịt lá chứa nhiều hạt diệp lục có chức năng thu nhận năng lượng ánh sáng,
chế tạo chất hữu cơ cho cây.
+ Gân lá nằm giữa các lớp tế bào thịt lá bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chứa năng vận
chuyển các chất.

c. Củng cố bài:

      - Giáo viên hỏi : Vì sao lá lại có màu xanh? Vì sao mặt trên của lá lại có màu xanh sẫm
hơn mặt dưới?

Câu 5. Phương pháp dạy loại kiến thức sinh lý học thực vật :

    - Để dạy loại kiến thức này, giáo viên sử dụng phương pháp thục hành quan sát, phải tổ
chức cho học sinh làm các thí nghiệm giúp cho học sinh thấy được các hiện tượng sống của thực
vật, thông qua tư duy trừu tượng mà hiểu được bản chất của quá trình sinh lý.

Ví dụ: Bài “ Quang hợp”


     1. Bước chuẩn bị:
     * Xác định mục tiêu bài học:
     - Khi học xong tiết học này học sinh biết được:
         + Lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng.
         + Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá cây thải khí Ôxy ra ngoài môi trường.
     - Rèn luyện cho học sinh khả năng tự lắp đặt tổ chức thí nghiệm và giải thích thí nghiệm.
      - Phát triển tư duy khoa học cho học sinh khích thích tính ham học, lòng say mê nghiên cứu
khoa học cho học sinh.
     * Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm :
         - Giáo viên phải chuẩn bị mẫu vật làm thí nghiệm gồm: củ khoai tây, lá tươi bịt giấy đen (
như hướng dẫn trong sách giáo khoa), các cây rong đuôi chó.
         - Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm gồm: Dung dịch I ốt, cồn 90%, nước sạch, cốc thuỷ
tinh, ống nghiệm, phểu thuỷ tinh, que đóm, diêm, đèn cồn, bếp đun đèn cồn, đĩa men trắng.
     * Chuẩn bị các phiếu học tập: Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập với các câu hỏi cho học
sinh thảo luận theo nhóm.
         - Với thí nghiệm 1 : Các câu hỏi thảo luận có thể như sau:
         + Bịt lá thí nghiệm bằng một băng giấy đen nhằm mục đích gì?
         + Vì sao không bịt hết lá bằng băng giấy đen mà chỉ bịt phần giữa lá và để lộ hai phần lá
ra ngoài ánh sáng?
         + Vì sao phải tẩy hết chất diệp lục của lá thí nghiệm trước khi thử bằng dung dịch Iốt?
         + Hãy dự đoán xem phần nào của lá bị dung dịch I ốt nhuộm thành màu xanh tím? Vì sao
lại đoán như vậy?
         + Rút ra được kết luận gì qua thí nghiệm này?
         -Với thí nghiệm 2: Các câu hỏi trong phiếu học tập có thể là :
+ Tại sao lại sử dụng túi giấy đen bọc kín cốc A?
        + Hãy quan sát xem có gì khác nhau về kết quả thí nghiệm ở cốc A và cốc B?
        + Hiện tương que đóm vừa tắt lại bùng cháy khi đưa vào miệng của ống nghiệm được lấy
ra từ cốc B đã chứng tỏ khí được tạo thành ở cốc B là khí gì?
        + Từ thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì?
    2. Nội dung bài dạy :
    a. Mở đầu:
         Vào đầu bài giáo viên có thể đặt vấn đề: Chúng ta đã biết lá cây có khả năng chế tạo chất
hữu cơ nhờ các hạt diệp lục, vậy chất hữu cơ mà lá cây chế tạo được là chất gì? Trong quá trình
chế tạo chất hữu cơ đó lá cây đã thải ra chất khí gì? Để biết được điều này chúng ta hãy làm hai
thí nghiệm sau đây:
    b. Tiến trình bài dạy:
    * Trước khi vào làm thí nghiệm giáo viên hỏi :
        + Muốn nhận biết tinh bột người ta làm cách nào?
        + Sau đó giáo viên làm thí nghiệm thử tinh bột ở củ khoai tây cho học sinh quan sát và
kết luận: Muốn thử tinh bột người ta dùng dung dịch I ốt. Dung dịch I ốt làm cho tinh bột ngã
màu xanh tím.
    * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm 1 theo từng nhóm :
        + Trước hết giáo viên phải giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm và ý nghĩa,
cách sử dụng các dụng cụ đó. Giáo viên cũng giới thiệu luôn cho học sinh mẫu vật dùng làm thí
nghiệm ( lá tươi có bịt băng giấy đen ở giữa).
        + Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh lắp đặt thí nghiệm với từng bước cụ thể như
sau:
        - Ngắt lá thí nghiệm, lột giấy đen ra.
        - Bỏ lá vào một cốc thuỷ tinh nhỏ có đựng cồn 90.
        - Cho cốc đựng cồn và lá vào một cốc thuỷ tinh lớn hơn có chứa nước sạch
        - Bắc cốc thuỷ tinh lớn lên bếp lửa đèn cồn và đun cho đến khi lá có màu trắng.
        - Gắp lá ra rửa sạch cồn trong một cốc nước ấm.
        - Đặt lá vào một đĩa men trắng.
        - Dùng ống hút lấy dung dịch I ốt, nhỏ vào lá vài giọt.
        - Quan sát màu của lá sau khi nhỏ dung dịch I ốt.
        + Trong quá trình học sinh quan sát thí nghiệm thì giáo viên phát phiếu học tập cho học
sinh để học sinh vừa quan sát vừa thảo luận câu hỏi ghi trong phiếu.
        + Kết thúc thí nghiệm, học sinh tiếp tục thảo luận ghi nội dung trả lời vào phiếu.
        + Giáo viên tổng kết và chính xác hoá kết luận: Lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột
ngoài ánh sáng.
    * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 ( xác định chất khí thải ra trong quá trình lá
chế tạo tinh bột):
- Thí nghiệm này đòi hỏi thời gian dài ( 24 giờ) nên giáo viên phải chuẩn bị phần đầu thí
nghiệm ( như trong hình 3a của sách giáo khoa) từ trước và đưa đến lớp để làm phần 2 của thí
nghiệm ( thử chất khí tạo thành trong ống nghiệm ở cốc B ) cho học sinh quan sát.
       - Trước khi làm phần 2 của thí nghiệm giáo viên cũng trình bày cho học sinh biết các
bước đã làm trong phần đầu của thí nghiệm.
       - Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận sau khi đã biểu diễn xong thí nghiệm.
       - Học sinh thảo luận những câu hỏi ghi trong phiếu và rút ra kết luận.
   * Giáo viên tổng kết rút ra kết luận chung cho cả bài học:
       - Lá cây xanh chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng.
       - Trong quá trình chế tạo ra tinh bột lá cây thải khí Ô xy ra môi trường ngoài.
   c. Phần củng cố bài:
       Giáo viên có thể nêu câu hỏi :
   - Nhờ có yếu tố nào trong lá mà lá cây xanh có thể tự chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng?
   - Chất hữu cơ mà lá chế tạo được ngoài ánh sáng là chất gì?

   - Trong quá trình lá cây chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng, lá cây đã thải ra khí gì? Chất khí
này có ý nghĩa như thế nào đối với động vật và con người?

    * Những điểm cần lưu ý:
        - Khi giảng dạy kiến thức sinh lý thực vật, nhiều thí nghiệm nghiên cứu các chức năng
sinh lý của cây là rất khó đối với học sinh và có thể có những yếu tố ngoại lai tác động làm sai
lệch kết quả. Vì vậy giáo viên phải tập làm trước nhiều lần cho thành thạo và chắc chắn thí
nghiệm thành công.
        - Giáo viên cũng cần cho học sinh làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ, các
phương tiện thí nghiệm. Đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng các dụng cụ và
hoá chất thí nghiệm.
Câu 6. Phương pháp dạy loại kiến thức phân loại học thực vật

    - Giáo viên cũng cần chú ý sử dụng hình thức so sánh kết hợp với hình vẽ hoặc xây dựng
sơ đồ nhằm làm cho học sinh thấy được sự khác biệt giữa các ngành, các lớp v. v. Giúp cho học
sinh biết được một số tiêu chuẩn phân loại căn cứ vào những khác biệt về các đặc điểm dinh
dưỡng và sinh sản giữa các ngành, các lớp v. v.
   Ví dụ: Bài “ Hạt trần- Cây thông”
   1. Bước chuẩn bị :
   * Xác định mục tiêu bài học:
        - Sau khi học xong bài này học sinh biết được:
        + Hạt trần là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: Thân gỗ, có mạch dẫn, lá đa dạng, bộ
 rễ phát triển mạnh.
        + Hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở ( hạt trần), chưa có hoa và quả.
        + Hạt trần cung cấp cho con người : gỗ, nhựa và các sản phẩm khác dùng trong đời sống.
   - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích mẫu vật, so sánh và khái quát hoá.

  * Chuẩn bị phương tiện mẫu vật:

       - Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm cành thông có mang nón đực và nón cái, sưu tầm
tranh ảnh về cây thông.

      - Giáo viên chuẩn bị tiêu bản hiển vi về cơ quan sinh sản của thông ( Tiêu bản cắt dọc
nón đực và nón cái) và tranh vẽ hình 3 và hình 4 sách giáo khoa, chuẩn bị một vài quả của cây
có hoa ( quả nho, cam, cà chua v. v).

  * Chuẩn bị các phiếu học tập :
  -    Phiếu học tập trong bài này giáo viên có thể chuẩn bị 2 loại : Phiếu học tập cho học sinh
thảo luận khi quan sát đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông và phiếu
bài tập làm bài tập cuối tiết học so sánh cây thông với các đại diện của nhóm Quyết.
       - Phiếu học tập dùng cho học sinh thảo luận có thể ghi những câu hỏi như sau:
       + Quan sát mẫu vật và tranh vẽ hãy cho biết rễ, thân. lá của cây thông có đặc điểm gì?
       + Cơ quan sinh sản của thông là những bộ phận nào?
+ Nón đực của thông có hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo như thế nào? Cách
mọc của nón đực trên cành thông như thế nào?
      + Nón cái của thông có hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo như thế nào? Cách
mọc của nón cái trên cành thông như thế nào?
      + Hãy phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của nón đực với nón cái?
      + Nón của thông và hoa của cây xanh có hoa có đặc điểm gì giống và khác nhau?
      - Phiếu bài tập :
      Giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so sánh giữa Thông và Dương xỉ về đời sống, cơ
quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản và vòng đời của chúng.
      Nội dung của bảng so sánh có thể theo mẫu sau:


 Cơ quan so sánh          Cây Dương xỉ               Cây Thông

 Rễ                       Rễ nhỏ, ít đâm sâu         Rễ lớn, phát triển mạnh,
                                                   đâm sâu lan rộng

 Thân

 Lá

 Cơ quan sinh sản

 Vòng đời

 Đời sống


  2. Nội dung bài giảng:
  a. Mở đầu:
       Giáo viên giới thiệu cho học sinh một nhóm cây mới là cây hạt trần và đại diện của nhóm
là cây Thông.
       Giáo viên có thể hỏi : Vì sao người ta lại gọi là nhóm cây “ hạt trần”? Muốn biết được
điều này chúng ta hãy cùng nghiên cứu về cây Thông.
  b. Tiến trình bài giảng:
       - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cơ quan sinh dưỡng ( Rễ, thân lá ) và cơ quan sinh
sản của cây Thông trên mẫu vật và trên tranh ảnh ( do học sinh sưu tầm) theo nhóm 4 đến 6 em.
        Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, học sinh vừa quan sát vừa thảo luận.
       - Trao đổi toàn lớp : Giáo viên cho các đại diện của các nhóm lên báo cáo kết quả thảo
luận của nhóm mình. Các nhóm khác sửa chữa bổ sung cho đúng và hoàn chỉnh. Cuối cùng giáo
viên kết luận:
- Cơ quan sinh dưỡng của Thông đã phát triển phức tạp : Thân gỗ to cao, rễ phát triển và
lan rộng, đâm sâu, lá nhiều, nhỏ hình kim; Sống ở nơi khô hạn.
       - Cơ quan sinh sản của Thông gồm có nón đực và nón cái.
       + Nón đực : Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, có cấu tạo gồm các bộ phận : trục nón, vảy
mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn.
       + Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc, có cấu tạo gồm các bộ phận : trục
nón, vảy mang noãn ở gốc.
       - Giáo viên cho học sinh quan sát nón cái đã phát triển và yêu cầu học sinh so sánh với
quả của cây xanh có hoa để tìm ra những đặc điểm khác nhau cơ bản với các câu hỏi sau đây:
  + Hãy tìm xem hạt của Thông nằm ở đâu? Có đặc điểm gì?
       + Vị trí của hạt thông trên nón cái có gì khác với hạt trong quả của cây xanh có hoa?
       + Vì sao Thông thuộc nhóm cây hạt trần?
       - Đến phần lợi ích của cây hạt trần, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận.
  c. Củng cố bài: Giáo viên cho học sinh làm bài tập trong phiếu bài tập.

* Phương pháp dạy loại kiến thức Sinh thái học thực vật và bảo vệ môi trường:

- Để dạy loại kiến thức này, giáo viên nên dùng phương pháp thực hành thí nghiệm. Đa số các thí
nghiệm trong phần này đều cần thời gian dài, với sự theo dõi liên tục, vì vậy giáo viên nên tổ
chức dưới hình thức giao bài tập thí nghiệm cho học sinh làm ở nhà, ở vườn trường hoặc góc
sinh giới rồi mang đến lớp để cùng thảo luận về kết quả của thí nghiệm để rồi rút ra kết quả khoa
học. Nếu không đủ điều kiện cho học sinh làm thí nghiệm, GV có thể làm thí nghiệm trước ở nhà
và cho học sinh quan sát , nhận xét.

       Ví dụ : Bài “ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ”

* Xác định mục tiêu bài học:

       - Khi học xong bài này học sinh biết được:

       + Hạt nảy mầm cần có nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

       + Khi gieo hạt cần phải làm cho đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo, gieo hạt đúng thời
vụ.

       - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm như : quan sát, phân tích, tổng
hợp và rút ra kết luận.

* Đồ dùng phương tiện dạy học:

       - Dụng cụ thí nghiệm : Chậu thuỷ tinh, hộp xốp đựng đá lạnh.

       - Mẫu vật làm thí nghiệm: Các loại đỗ xanh là những hạt giống tốt, không bị sâu mọt.
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm 6 đến 10 em. Phân chia các dụng cụ thí nghiệm
cho học sinh. Hướng dẫn các nhóm làm 02 thí nghiệm ở nhà. Hướng dẫn học sinh theo dõi từng
thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng theo dõi.

       Thí nghiệm 1: Nước và không khí cần cho sự nảy mầm của hạt. Học sinh làm thí nghiệm
ở nhà và ghi kết quả và bảng theo dõi sau:

STT       Điều kiện thí nghiệm              Số hạt nảy mầm       Số hạt không
                                                                 nảy mầm

Cốc1      10 hạt để khô                     ...                  ...

Cốc 2      10 hạt đỗ ngâm ngập trong ...                         ...
          nước

Cốc 3      10 hạt đỗ để trên bông ẩm        ...                  ...



Thí nghiệm 2 : Nhiệt độ phù hợp cần cho sự nảy mầm

        Học sinh theo dõi thí nghiệm và ghi vào bảng theo dõi:

        - Nhiệt độ trong hộp xốp đựng nước đá là bao nhiêu?

        - Số hạt nảy mầm là bao nhiêu?

        Tất cả những công việc trên giáo viên đều hướng dẫn cho học sinh làm ở nhà.

* Chuẩn bị phiếu học tập :

        - Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh thảo luận. Nội dung của phiếu học tập
cho thí nghiệm 1 có thể nha sau :

        + Hãy cho biết hạt đỗ ở cốc nào nảy mầm được?

        + Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được?

        + Để hạt nảy mầm được cần những điều kiện gì?

        - Phiếu học tập cho học sinh thảo luận kết quả của thí nghiệm 2 có thể như sau:

        + Giải thích vì sao các hạt đỗ trong thí nghiệm này không thể nảy mầm được?

        + Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt cần thêm điều kiện gì mới nảy mầm được?

2. Nội dung bài mới :
a. Mở đầu :

       Giáo viên hỏi :

       - Sau khi thu hoạch xong, người nông dân thường bảo quản hạt giống như thế nào?

       - Muốn cho hạt giống nảy mầm được thì người nông dân thường làm như thế nào?

       - Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì?

       Muốn được điều này, chúng ta cùng thảo luận kết quả của 02 thí nghiệm mà chúng ta đã
chuẩn bị ở nhà sau đây :

b. Tiến hành bài dạy:

        - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo lụan theo các nhóm đã làm thí nghiệm ở nhà về kết quả
thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

       - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh thảo luận.

       - Trao đổi toàn lớp : Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình;
các nhóm bổ sung. Giáo viên kết luận :

       + Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

      + Chất lượng hạt giống phải tốt, không bị sâu mọt hoặc nấm bênh thì hạt giống mới nảy
mầm tốt.

       - Phần ứng dụng thực tế ( mục 2 của bài), giáo viên cho toàn lớp trao đổi giải thích cơ sở
của các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. Cuối cùng giáo viên kết luận :

       + Để đảm bảo điều kiện cho hạt nảy mầm trong trồng trọt khi gieo hạt phải làm đất tơi
xốp, phải chăm sóc hạt gieo, chống úng, chống hạn, chống rét; phải gieo hạt đúng thời vụ.



c. Phần củng cố :

        Giáo viên có thể cho học sinh làm một số bài tập vào phiếu bài tập dưới hình thức các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

       Ví dụ : Em hãy đánh dấu x vào những yếu tố nào cần cho sự nảy mầm của hạt :

       1. Nước           ( )

       2. Đất            (   )
3. Gió            (   )

       4. Không khí (    )

       5. Nhiệt độ   (   )

       6. Mưa         ( )

       Lưu ý : Khi dạy loại kiến thức sinh thái học thực vật, giáo viên cần lưu ý phân tích cho
học sinh thấy được đặc điểm thích nghi của các loại cây với những môi trường sống khác nhau.
Qua đó học sinh nhận biết được mối quan hệ tương hỗ giữa thực vật với môi trường.
Chương 2.

Câu 1. Vị trí và nhiệm vụ môn Động vật học(ĐVH) ở trường THCS

       Vị trí:

    Động vật học là môn khoa học nghiên cứu về giới động vật, đó là môn khoa học xuất hiện
sớm và đến nay vẫn không ngừng phát triển.

        Động vật học là môn khoa học có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Những hiểu
biết về động vật giúp cho con người phát triển kinh tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, đấu tranh
phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường sống.

        Ở Việt Nam, điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của giới động vật. Đảng
và Nhà nước luôn quan tâm tới việc bảo tồn và chăm sóc và phát triển động vật, đặc biệt là các
loài động vật quý hiếm.

         Trong trường THCS, môn động vật học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản,
phổ thông về động vật. Các vấn đề được trình bày trên quan điểm sinh thái và tiến hoá giúp cho
học sinh luôn luôn thấy sự gắn bó mật thiết giữa động vật với môi trường thiên nhiên,với thực
tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Mặt khác các kiến thức này góp phần tạo cơ sở cho học sinh
tiếp tục học lên tiếp thu những chương trình Giải phẫu sinh lý và vệ sinh cơ thể người Động vật
học là môn khoa học nghiên cứu về giới động vật, đó là môn khoa học xuất hiện sớm và đến nay
vẫn không ngừng phát triển.

       Nhiệm vụ:
       Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, khoa học và hiện đại , sát
       thực tiễn Việt nam về đặc điểm hình thái cấu tạo và các hoạt động sống của động vật
       không xương sống và động vật có xương sống.
               Làm cho học sinh hiểu biết về đặc điểm của các ngành, các lớp động vật. Trong
       đó cho học sinh nhận biết đặc điểm sinh thái, xu hướng tiến hoá và thích nghi của các
       nhóm, các lớp, các ngành động vật.

       Cung cấp cho học sinh các kiến thức về mối liên quan giữa động vật với đời sống con
   người và thực tế sản xuất qua việc giới thiệu cho học sinh các động vật có hại, động vật có
   ích cho con người.
Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đa dạng sinh học qua việc nghiên cứu
       về các ngành các lớp động vật khác nhau với những đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau
       với sự phân bố ở các môi trường khác nhau,từ đó cung cấp những kiến thức về sự bảo vệ
       chăm sóc động vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học.

   Các kiến thức phải đảm bảo: Tính cơ bản và hệ thống; tính hiện đại và sát thực tiễn Việt nam

Câu 2. Chương trình Động vật học được giảng dạy ở toàn bộ chương trình sinh học lớp 7 gồm có :
Cấu trúc các phần như sau:

       Chương trình gồm 2 bài mở đầu và 8 chương

       Chương I : Nghành động vật nguyên sinh

       Chương II: Ngành ruột khoang

       Chương III : Các ngành giun

       Chương IV. Ngành thân mềm

       Chương V. Ngành chân khớp

       Chương VI. Ngành động vật có xương sống

       Chương VII. Sự tiến hoá của động vật

       Chương VIII. Động vật và đời sống con người



                       ơ
* Đặc điểm cấu trúc chư ng trình :

    Phần lí thuyết:

- Phần mởđầu: 2 bài, giới thiệu về động vật

- Động vật không xư ơng sống: gồm 5 chương, 27 bài được biên soạn theo hệ thống tiến hoá từ
ngành có tổ chức thấp đến ngành có tổ chức cao.

Để giới thiệu đặc điểm chung nhất của mỗi ngành, chương trình giới thiệu cho mỗi ngành một
động vật điển hình. Riêng với ngành chân khớp mỗi lớp có một động vật điển hình. Những động
vật điển hình này là những động vật mang nhiều nhất đặc điểm chung của ngành, là những loài
phổ bíên và dễ gặp ở việt nam.
Để giới thiệu tính đa dạng của động vật , chương trình đưa ra một số đại diện cho từng nhóm có
tính thích nghi đa dạng với những điều kiện sống khác nhau, phản ánh đầy đủ đặc điểm chung
của ngành.

Thông qua vai trò của các đại diện, thấy được vai trò của ngành động vật với đời sống con người
và thiên nhiên.

- Động vật có xương sống

       Được trình bày trong chương VI gồm 22 bài

    Cấu trúc chương này rất phù hợp với quan điểm tiến hoá và sinh thái của chương trình, thể
hiện qua quá trình phát sinh, phát triển và tiến hoá của ĐVCXS từ môi trường nước lên môi
trường cạn. Do vậy chủ đề của mỗi lớp trong chương nói lên một giai đoạn trong quá trình
phát triển của ĐVCXS . Trong mỗi lớp đều trình bày về : Đời sống, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong,
tính đa dạng của lớp và tầm quan trọng của mỗi lớp, thông qua các đại diện điển hình.

- Sựtiến hoá động vật :

   Chương VII gồm 4 bài. Toàn bộ chương nói về sự tiến hoá của động vật bao gồm : Tiến hoá
   của các bộ phận di chuyển ở động vật , sự tiến hoá tổ chức cơ thể, sự tiến hoá các hình thức
   sinh sản, sự phát triển của giới động vật (Cây chủng loại phát sinh).

- Động vật và đời sống con người.

   Chương 8 gồm 6 bài lí thuyết và 1 tiết ôn tập,

        Đề cập đến vai trò của động vật với thiên nhiên và đời sống con người. Giới thiệu các loại
quan hệ tự nhiên giữa động vật với động vật, khái niệm đấu tranh sinh học và đa dạng sinh học,
giới thiệu các động vật quý hiếm, động vật nuôi làm cảnh, những động vật có giá trị xuất khẩu,
những động vật có hại cho thực vật và con người.

 Phần thự hành: Gồm 7 tiết thực hành mổ và quan sát mẫu vật, 3 tiết xem phim, 3 tiết tham
         c
quan.

Qua 3 tiết thực hành mổ, kĩ năng giải phẫu và trình bày nội quan được rèn luyện. Qua 4 tiết thực
hành quan sát kĩ năng tìm tòi, mô tả, nhận biết các chi tiết cấu tạo các cơ quan và các hệ cơ
quan được nâng cao, trên cơ sở đó kiến thức lí thuyết được củng cố, khắc sâu. Các tập tính chủ
yếu của các lớp ĐV được minh hoạ trên băng hình , mở rộng kiến thức cho học sinh , tăng sự
hứng thú trong học tập. Đặc biệt có 3 tiết tham quan giúp học sinh biết vận dụng kiến thức lí
thuyết nghiên cứu thực tế về hình thái , đời sống của động vật gắn liền với môi trường sống của
chúng, học sinh thấy được sự phong phú đa dạng của động vật , tăng sự hứng thú học tập và
niềm đam mê nghiên cứu khoa học.




   Câu 3.

       Khái niệm chuyên khoa:
       - Khái niệm hình thái học động vật
       - Khái niệm giải phẫu học động vật
       - Khái niệm sinh lí học động vật. Khái niệm sinh lý tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, thần
           kinh
       - Khái niệm phân loại học động vật

VD: Hình thành khái niệm chuyên khoa:

       -      Một số loài sâu bọ có hình dạng cơ thể giống với các vật thể trong môi trường
như bọ que, bọ lá, các loài bướm... có tác dụng giúp sâu bọ lẫn tránh kẻ thù. Cá thì có hình dạng
gần giống hình thoi giúp cho sự bơi lội nhanh dễ dàng. Chim có hình dạng thích nghi với đời sống
bay lượn...
                       ơ
       Khái niệm đại cư ng
       - Khái niệm trao đổi chất
       - Khái niệm tiến hoá
       - Khái niệm sinh sản và phát triển
       - Khái niệm thích nghi sinh thái

Vd.?
Câu 4.

Câu 5.

More Related Content

Similar to New microsoft office word document

Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...nataliej4
 
Giao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namGiao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namlemy1966
 
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngGiáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngThành Nguyễn
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcBình Hoàng
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...anh hieu
 
KHBD_congnghe 4_kntt.docx
KHBD_congnghe 4_kntt.docxKHBD_congnghe 4_kntt.docx
KHBD_congnghe 4_kntt.docxTuyetHa9
 
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014 2015 theo chuẩn ktkn
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014   2015 theo chuẩn ktknGiáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014   2015 theo chuẩn ktkn
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014 2015 theo chuẩn ktknhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămMikayla Reilly
 
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKNGiáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKNtieuhocvn .info
 
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcs
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcsTap huan mon sinh khoi thpt va thcs
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcsTrung Dong Do
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botVũ Bích Nguyệt
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 nataliej4
 
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...TuyetHa9
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to New microsoft office word document (20)

Tiết 15
Tiết 15Tiết 15
Tiết 15
 
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
Phân tích cấu trúc nội dung và xác định kiến thức cơ bản của một bài khóa sin...
 
Giao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca namGiao an sinh hoc 9 ca nam
Giao an sinh hoc 9 ca nam
 
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngGiáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu họcSử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
Sử dụng phương pháp trực quan khi dạy học tiểu học
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
 
KHBD_congnghe 4_kntt.docx
KHBD_congnghe 4_kntt.docxKHBD_congnghe 4_kntt.docx
KHBD_congnghe 4_kntt.docx
 
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014 2015 theo chuẩn ktkn
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014   2015 theo chuẩn ktknGiáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014   2015 theo chuẩn ktkn
Giáo án khoa học lớp 4 cả năm năm học 2014 2015 theo chuẩn ktkn
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
 
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại họcPhương pháp và kỹ năng học tập đại học
Phương pháp và kỹ năng học tập đại học
 
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKNGiáo án Khoa học  Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015  theo Chuẩn KTKN
Giáo án Khoa học Lớp 4 cả năm Năm học 2014 - 2015 theo Chuẩn KTKN
 
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcs
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcsTap huan mon sinh khoi thpt va thcs
Tap huan mon sinh khoi thpt va thcs
 
Ke hoach bai_day_jp
Ke hoach bai_day_jpKe hoach bai_day_jp
Ke hoach bai_day_jp
 
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan botTap huan phuong phap ban tay nan bot
Tap huan phuong phap ban tay nan bot
 
Hoang thị hue an
Hoang thị hue anHoang thị hue an
Hoang thị hue an
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3 SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
SKKN Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh giỏi lớp 3
 
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
Phương pháp dạy học hiện đại và một số lý luận (download tai tailieutuoi.com)...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂ...
 

New microsoft office word document

  • 1. Chương 1. Câu 1. Khái niệm chuyên khoa - Khái niệm hình thái học thực vật - Khái niệm giải phẫu học thực vật - Khái niệm sinh lí học thực vật - Khái niệm sinh thái học thực vật và bảo vệ môi trường - Khái niệm phân loại thực vật Khái niệm đại cương - Khái niệm về trao đổi chất, sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở giới TV - Khái niệm về cơ thể là một khối thống nhất trong quan hệ với môi trường - Khái niệm về sự thích nghi của sinh vật - Khái niệm về tiến hóa của thực vật VD. Hình thành khái niệm chuyên khoa. - Để hình thành và phát triển một khái niệm Hình thái học thực vật trong một bài người giáo viên cần tiến hành như sau: - Trước hết phải xác định được khái niệm cần được hình thành và phát triển cho học sinh trong bài đó là gì. Trong bài “ Các loại rễ, các bộ phận của rễ”, khái niệm Hình thái học thực vật được hình thành và phát triển là: “ rễ cọc”, “ rễ chùm”, “ chóp rễ”, “ miền sinh trưởng” v. v. - Giáo viên phải xác định được các mẫu vật cần thiết cho phương pháp thực hành quan sát phù hợp với yêu cầu của bài. - Trong bài trên, để hình thành khái niệm “ rễ cọc”, “ rễ chùm” thì giáo viên phải xác định được mẫu vật cần chuẩn bị cho bài học là rễ của loại cây có cấu tạo điển hình là rễ cọc như cây lạc, cây rau cải, cây đậu vv và rễ của loại cây có cấu tao điển hình là rễ chùm như cây ngô, cây lúa. - Giáo viên phải xác định được các dấu hiệu cơ bản của khái niệm để hướng dẫn cho học sinh các hoạt động nhận biết được các dấu hiệu đó.
  • 2. Câu 2. - Ý nghĩa của phương pháp trực quan trong giảng dạy thực vật học ở lớp 6: + Vận dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy thực vật học là rất phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh nhỏ tuổi là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. + Vận dụng phương pháp trực quan cũng phù hợp nội dung kiến thức của bộ môn thực vật học ở lớp 6 là nghiên cứu về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý của tế bào, các bộ phận, các cơ quan cơ thể của thực vật và các nhóm thực vật; Việc tìm kiếm các mẫu thực vật phục vụ cho giảng dạy dễ dàng không gặp trở ngại gì. + Phương pháp trực quan là một trong những phương pháp tốt nhất để rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, mô tả, so sánh... phát triển năng lực tri giác, năng lực tư duy cho học sinh. - Ý nghĩa của phương pháp thực hànhtrong giảng dạy bộ môn thực vật học: + Cũng giống như phương pháp trực quan, phương pháp thực hành có ý nghĩa phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với quy luật nhận thức của học sinh lớp 6. + Trong phương pháp thực hành học sinh phải tự lực làm thực hành do vậy ngoài việc phải sử dụng thị giác để quan sát, học sinh còn phải sử dụng đôi tay khéo léo và nhiều các giác quan khác. Vì vậy phương pháp thực hành rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng như quan sát tìm tòi, tổ chức lắp đặt thí nghiệm, sự kiên trì khéo léo, phát triển năng lực tri giác và khả năng tư duy nhạy bén thông minh. +Phương pháp thực hành còn giúp cho học sinh hình dung được công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, biết được con đường nghiên cứu khoa học, từ đó nảy sinh hứng thú học tập và lòng say mê nghiên cứu khoa học Câu 3. Phương pháp dạy loại kiến thức hình thái học thực vật :
  • 3. Về phương pháp giảng dạy chủ yếu là phương pháp thực hành kết hợp với phương pháp dùng lời như trao đổi nhóm, giảng giải v. v. Vd. - Ví dụ : Dạy bài “ Cấu tạo ngoài của thân”: - * Công tác chuẩn bị: - - Mẫu vật : Các cành cây nhỏ tươi sống đại diện cho các loại thân như cành bí đỏ, cây hoa bìm bìm, cây rau má, cây đậu ván, cành bạch đàn v. v. - Giáo viên có thể phân công cho học sinh đem mẫu vật đến lớp; giáo viên cũng chuẩn bị một số mẫu vật tiêu biểu, tranh vẽ hình 3b ( sách giáo khoa sinh học 6) về cấu tạo của chồi lá và chồi hoa - - Dự định chia nhóm học tập: Mỗi nhóm từ 4 - 6 học sinh. - - Chuẩn bị các loại phiếu học tập - * Nội dung bài mới: - Vì đây là bài mở đầu của chương “Thân” nên vào bài mới giáo viên có thể đặt vấn đề : Rễ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng từ môi trường đất vào trong cây. Vậy nước và muối khoáng sẽ được cơ quan nào vận chuyển đi đến các bộ phận khác của cây? Cơ quan đó có đặc điểm hình thái cấu tạo như thế nào? Nó thực hiện việc vận chuyển các chất ra sao? Đó là nội dung của các bài trong chương “Thân” mà các em sẽ được học sau đây. - Để dẫn dắt các em vào nội dung của bài “ Cấu tạo ngoài của thân” người giáo viên có thể đặt vấn đề để tập trung sự chú ý của học sinh : Làm thế nào để phân biệt thân cây với các phần rễ và lá của cây? thân cây có đặc điểm cấu tạo ngoài như thế nào? có thể chia thân cây thành mấy loại? - Tiếp đó giáo viên tổ chức thành từng nhóm cho học sinh thực hành quan sát mẫu vật là các loại thân cây mà các em chuẩn bị sẵn ở nhà ( có thể tổ chức mỗi bàn thành một nhóm cho tiện việc quan sát ). Học sinh quan sát mẫu vật và trả lời các câu hỏi ghi trong phiếu học tập giao cho từng nhóm. - Những câu hỏi ghi trong phiếu học tập phải có tính hướng cho các em quan sát và trả lời những nội dung chính của các phần trong bài : - + Thân cây mang những bộ phận nào? - + Thân và cành có những đặc điểm gì giống và khác nhau? - + Chồi ngọn mọc ở vị trí nào của thân và cành? - + Chồi nách mọc ở vị trí nào của thân và cành? - + Dùng kính lúp quan sát kỹ xem chồi ngọn có những bộ phận nào? - + Hãy tìm mầm lá, tách mầm lá ra để tìm mô phân sinh ngọn? - + Chồi ngọn và chồi nách sẽ phát triển thành bộ phận nào của cây? - + Có mấy loại chồi nách?
  • 4. - - Hãy xem hình 3a và hình 3b trả lời các câu hỏi sau: - + Phân biệt sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá? - + Chồi hoa và chồi lá sẽ phát triển thành những bộ phận nào của cây? - Giáo viên dành khoảng 10 phút cho các học sinh trao đổi, thảo luận và ghi vào phiếu học tập. - Bước tiếp theo là thảo luận toàn lớp : Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của từng nhóm, các nhóm khác nhận xét phản bác hoặc đồng tình hoặc bổ sung thêm. - Sau đó giáo viên tóm tắt các bộ phận chính của thân, những đặc điểm phân biệt giữa các bộ phận đó. Để phát huy khả năng tư duy của học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi thêm : Thân và rễ có những đặc điểm cấu tạo ngoài nào giống và khác nhau? Vì sao có những đặc điểm khác nhau đó? - Đến mục “ các loại thân” giáo viên phải cho học sinh biết căn cứ để phân loại thân là dựa vào vị trí của thân trên mặt đất. Tiếp tục cho học sinh thực hành quan sát mẫu vật theo từng nhóm, kết hợp với quan sát tranh vẽ học sinh sẽ phân loại những thân cây đã có trên bàn theo các loại khác nhau. Cho đại diện từng nhóm trình bày về sự phận loại thân của nhóm mình, nêu đặc điểm của các loại thân cây mà nhóm đã phân loại. Các nhóm khác bổ sung nhận xét. - Giáo viên kết luận chung là thân cây được chia làm ba loại ( thân đứng, thân leo, thân bò) với những đặc điểm đặc trưng của từng loại. Giáo viên có thể đặt câu hỏi nâng cao sự tư duy cho học sinh trong phần này: Trong tự nhiên thân cây có nhiều loại như vậy thì có ý nghĩa gì? - Giáo viên cho học sinh làm bài tập trong phiếu bài tập sau đây: - Hãy xác định thân cây của các cây trong bảng sau thuộc vào dạng nào bằng cách đánh dấu x vào cột thích hợp. - T Tên cây Thân Thân Thân Thân Thân Thâ T đứng/ đứng/ đứng/ leo/ leo/ tua n bò cột cuốn gỗ cỏ thân quấn 1 Cây đậu ván 2 Cây nhãn 3 Cây rau má 4 Cây dừa
  • 5. 5 Cây rau cải 6 Cây bí đỏ 7 Cây bìm bìm 8 Cây rau muống 9 Cây cau 10 Cây hoa hồng - Cuối cùng giáo viên củng cố lại kiến thức chính của toàn bài cho học sinh.
  • 6. Câu 4. Phương pháp dạy loại kiến thức Giải phẫu học thực vật: - giáo viên nên sử dụng phương pháp quan sát là chủ yếu. Cho học sinh quan sát tiêu bản hiển vi do giáo viên làm sẵn từ trước, hoặc dùng kính lúp quan sát ( nếu có thể quan sát bằng kính lúp); đồng thời phải kết hợp với học sinh đối chiếu giữa tiêu bản hiển vi với tranh vẽ, sơ đồ, tranh ảnh chụp để từ đó học sinh nhận biết cấu tạo trong của các bộ phận, các cơ quan của cây một cách rõ ràng và chính xác. *vd. Ví dụ: Bài “ Cấu tạo trong của phiến lá”: * Xác định mục tiêu của bài: - Sau khi học xong bài này học sinh cần biết được: + Cấu tạo cắt ngang của phiến lá, phân biệt được đặc điểm cấu tạo khác nhau giữa phần thịt lá, biểu bì lá, gân lá. + Đặc điểm cấu tạo của các bộ phận trên là phù hợp với chức năng sinh lý của chúng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, vẽ hình... cho học sinh. * Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng và mẫu vật: - Chuẩn bị kính hiển vi và tiêu bản hiển vi về lá cây: + Tiêu bản hiển vi giáo viên phải làm sẵn ở nhà với những loại lá học sinh dễ quan sát : Tiêu bản cắt ngang lá bưởi, lá thài lài tía, lá bèo Nhật bản; tiêu bản biểu bì trên, biểu bì dưới. + Giáo viên chuẩn bị tranh vẽ hình 1, 2, 3 ( SGK) + Viết các loại phiếu học tập. Phiếu học tập có thể gồm các câu hỏi sau: - Quan sát cấu tạo một phần phiến lá nhìn dưới kính hiển vi, các em thấy cấu tạo cắt ngang của phiến lá có thể chia làm mấy phần? Đặt tên cho các phần đó? Phần nào dày hơn? - Tế bào thịt lá có hình dạng như thế nào? Vị trí sắp xếp của các tế bào này so với bề mặt phiến lá như thế nào? Bên trong những tế bào này chứa những gì? - Tế bào thịt lá ở mặt trên có gì khác nhau so với tế bào mặt dưới? Tế bào thịt lá có chức năng gì?
  • 7. - Biểu bì của lá có đặc điểm gì? Biểu bì mặt trên của lá có đặc điểm gì khác so với biểu bì mặt dưới? - Xác định vị trí của các tế bào lỗ khí? các tế bào này có chức năng gì? - Biểu bì của lá có chức năng gì? - Hãy cho biết vị trí của gân lá? Gân lá gồm những bộ phận nào? Chúng có chức năng gì? Có thể chia mỗi phần làm một phiếu học tập và nội dung học tập của mỗi nhóm là giống nhau. Cũng có thể mỗi nhóm có một phiếu học tập với nội dung câu hỏi riêng về từng phần. * Nội dung bài giảng: a. Mở bài: Vì sao lá cây có thể tự chế được chất dinh dưỡng cho cây? Các em chỉ có thể hiểu rõ điều này khi biết được cấu tạo bên trong của lá. b. Tiến hành bài dạy: - Giáo viên nêu ra yêu cầu học sinh quan sát kính hiển vi và trao đổi nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. - Cho đại diện các nhóm lần lượt quan sát tiêu bản hiển vi, trong lúc đó các học sinh khác quan sát tranh vẽ và đọc sách giáo khoa để cùng thảo luận theo yêu cầu của phiếu học tập. - Một học sinh trong nhóm ghi lại kết quả thảo luận. - Cả lớp thảo luận : Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận theo từng câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Cuối cùng giáo viên tổng kết kiến thức : + Phiến lá được cấu tạo gồm 3 phần: Biểu bì, thịt lá, gân lá. + Biểu bì lá bao gồm biểu bì mặt trên và biểu bì mặt dưới. Các tế bào biểu bì trong suốt, biểu bì mặt dưới có các lỗ khí. Biểu bì có chức năng bảo vệ, trao đổi khí và trao đổi nước. + Các tế bào thịt lá chứa nhiều hạt diệp lục có chức năng thu nhận năng lượng ánh sáng, chế tạo chất hữu cơ cho cây.
  • 8. + Gân lá nằm giữa các lớp tế bào thịt lá bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chứa năng vận chuyển các chất. c. Củng cố bài: - Giáo viên hỏi : Vì sao lá lại có màu xanh? Vì sao mặt trên của lá lại có màu xanh sẫm hơn mặt dưới? Câu 5. Phương pháp dạy loại kiến thức sinh lý học thực vật : - Để dạy loại kiến thức này, giáo viên sử dụng phương pháp thục hành quan sát, phải tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm giúp cho học sinh thấy được các hiện tượng sống của thực vật, thông qua tư duy trừu tượng mà hiểu được bản chất của quá trình sinh lý. Ví dụ: Bài “ Quang hợp” 1. Bước chuẩn bị: * Xác định mục tiêu bài học: - Khi học xong tiết học này học sinh biết được: + Lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng. + Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá cây thải khí Ôxy ra ngoài môi trường. - Rèn luyện cho học sinh khả năng tự lắp đặt tổ chức thí nghiệm và giải thích thí nghiệm. - Phát triển tư duy khoa học cho học sinh khích thích tính ham học, lòng say mê nghiên cứu khoa học cho học sinh. * Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, mẫu vật thí nghiệm : - Giáo viên phải chuẩn bị mẫu vật làm thí nghiệm gồm: củ khoai tây, lá tươi bịt giấy đen ( như hướng dẫn trong sách giáo khoa), các cây rong đuôi chó. - Hoá chất và dụng cụ thí nghiệm gồm: Dung dịch I ốt, cồn 90%, nước sạch, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, phểu thuỷ tinh, que đóm, diêm, đèn cồn, bếp đun đèn cồn, đĩa men trắng. * Chuẩn bị các phiếu học tập: Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập với các câu hỏi cho học sinh thảo luận theo nhóm. - Với thí nghiệm 1 : Các câu hỏi thảo luận có thể như sau: + Bịt lá thí nghiệm bằng một băng giấy đen nhằm mục đích gì? + Vì sao không bịt hết lá bằng băng giấy đen mà chỉ bịt phần giữa lá và để lộ hai phần lá ra ngoài ánh sáng? + Vì sao phải tẩy hết chất diệp lục của lá thí nghiệm trước khi thử bằng dung dịch Iốt? + Hãy dự đoán xem phần nào của lá bị dung dịch I ốt nhuộm thành màu xanh tím? Vì sao lại đoán như vậy? + Rút ra được kết luận gì qua thí nghiệm này? -Với thí nghiệm 2: Các câu hỏi trong phiếu học tập có thể là :
  • 9. + Tại sao lại sử dụng túi giấy đen bọc kín cốc A? + Hãy quan sát xem có gì khác nhau về kết quả thí nghiệm ở cốc A và cốc B? + Hiện tương que đóm vừa tắt lại bùng cháy khi đưa vào miệng của ống nghiệm được lấy ra từ cốc B đã chứng tỏ khí được tạo thành ở cốc B là khí gì? + Từ thí nghiệm này ta rút ra được kết luận gì? 2. Nội dung bài dạy : a. Mở đầu: Vào đầu bài giáo viên có thể đặt vấn đề: Chúng ta đã biết lá cây có khả năng chế tạo chất hữu cơ nhờ các hạt diệp lục, vậy chất hữu cơ mà lá cây chế tạo được là chất gì? Trong quá trình chế tạo chất hữu cơ đó lá cây đã thải ra chất khí gì? Để biết được điều này chúng ta hãy làm hai thí nghiệm sau đây: b. Tiến trình bài dạy: * Trước khi vào làm thí nghiệm giáo viên hỏi : + Muốn nhận biết tinh bột người ta làm cách nào? + Sau đó giáo viên làm thí nghiệm thử tinh bột ở củ khoai tây cho học sinh quan sát và kết luận: Muốn thử tinh bột người ta dùng dung dịch I ốt. Dung dịch I ốt làm cho tinh bột ngã màu xanh tím. * Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm 1 theo từng nhóm : + Trước hết giáo viên phải giới thiệu cho học sinh các dụng cụ thí nghiệm và ý nghĩa, cách sử dụng các dụng cụ đó. Giáo viên cũng giới thiệu luôn cho học sinh mẫu vật dùng làm thí nghiệm ( lá tươi có bịt băng giấy đen ở giữa). + Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh lắp đặt thí nghiệm với từng bước cụ thể như sau: - Ngắt lá thí nghiệm, lột giấy đen ra. - Bỏ lá vào một cốc thuỷ tinh nhỏ có đựng cồn 90. - Cho cốc đựng cồn và lá vào một cốc thuỷ tinh lớn hơn có chứa nước sạch - Bắc cốc thuỷ tinh lớn lên bếp lửa đèn cồn và đun cho đến khi lá có màu trắng. - Gắp lá ra rửa sạch cồn trong một cốc nước ấm. - Đặt lá vào một đĩa men trắng. - Dùng ống hút lấy dung dịch I ốt, nhỏ vào lá vài giọt. - Quan sát màu của lá sau khi nhỏ dung dịch I ốt. + Trong quá trình học sinh quan sát thí nghiệm thì giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh để học sinh vừa quan sát vừa thảo luận câu hỏi ghi trong phiếu. + Kết thúc thí nghiệm, học sinh tiếp tục thảo luận ghi nội dung trả lời vào phiếu. + Giáo viên tổng kết và chính xác hoá kết luận: Lá cây xanh có khả năng chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng. * Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 ( xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột):
  • 10. - Thí nghiệm này đòi hỏi thời gian dài ( 24 giờ) nên giáo viên phải chuẩn bị phần đầu thí nghiệm ( như trong hình 3a của sách giáo khoa) từ trước và đưa đến lớp để làm phần 2 của thí nghiệm ( thử chất khí tạo thành trong ống nghiệm ở cốc B ) cho học sinh quan sát. - Trước khi làm phần 2 của thí nghiệm giáo viên cũng trình bày cho học sinh biết các bước đã làm trong phần đầu của thí nghiệm. - Giáo viên phát phiếu cho học sinh thảo luận sau khi đã biểu diễn xong thí nghiệm. - Học sinh thảo luận những câu hỏi ghi trong phiếu và rút ra kết luận. * Giáo viên tổng kết rút ra kết luận chung cho cả bài học: - Lá cây xanh chế tạo ra tinh bột khi có ánh sáng. - Trong quá trình chế tạo ra tinh bột lá cây thải khí Ô xy ra môi trường ngoài. c. Phần củng cố bài: Giáo viên có thể nêu câu hỏi : - Nhờ có yếu tố nào trong lá mà lá cây xanh có thể tự chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng? - Chất hữu cơ mà lá chế tạo được ngoài ánh sáng là chất gì? - Trong quá trình lá cây chế tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng, lá cây đã thải ra khí gì? Chất khí này có ý nghĩa như thế nào đối với động vật và con người? * Những điểm cần lưu ý: - Khi giảng dạy kiến thức sinh lý thực vật, nhiều thí nghiệm nghiên cứu các chức năng sinh lý của cây là rất khó đối với học sinh và có thể có những yếu tố ngoại lai tác động làm sai lệch kết quả. Vì vậy giáo viên phải tập làm trước nhiều lần cho thành thạo và chắc chắn thí nghiệm thành công. - Giáo viên cũng cần cho học sinh làm quen và sử dụng thành thạo các dụng cụ, các phương tiện thí nghiệm. Đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho học sinh khi sử dụng các dụng cụ và hoá chất thí nghiệm.
  • 11. Câu 6. Phương pháp dạy loại kiến thức phân loại học thực vật - Giáo viên cũng cần chú ý sử dụng hình thức so sánh kết hợp với hình vẽ hoặc xây dựng sơ đồ nhằm làm cho học sinh thấy được sự khác biệt giữa các ngành, các lớp v. v. Giúp cho học sinh biết được một số tiêu chuẩn phân loại căn cứ vào những khác biệt về các đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản giữa các ngành, các lớp v. v. Ví dụ: Bài “ Hạt trần- Cây thông” 1. Bước chuẩn bị : * Xác định mục tiêu bài học: - Sau khi học xong bài này học sinh biết được: + Hạt trần là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: Thân gỗ, có mạch dẫn, lá đa dạng, bộ rễ phát triển mạnh. + Hạt trần sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở ( hạt trần), chưa có hoa và quả. + Hạt trần cung cấp cho con người : gỗ, nhựa và các sản phẩm khác dùng trong đời sống. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích mẫu vật, so sánh và khái quát hoá. * Chuẩn bị phương tiện mẫu vật: - Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm cành thông có mang nón đực và nón cái, sưu tầm tranh ảnh về cây thông. - Giáo viên chuẩn bị tiêu bản hiển vi về cơ quan sinh sản của thông ( Tiêu bản cắt dọc nón đực và nón cái) và tranh vẽ hình 3 và hình 4 sách giáo khoa, chuẩn bị một vài quả của cây có hoa ( quả nho, cam, cà chua v. v). * Chuẩn bị các phiếu học tập : - Phiếu học tập trong bài này giáo viên có thể chuẩn bị 2 loại : Phiếu học tập cho học sinh thảo luận khi quan sát đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây thông và phiếu bài tập làm bài tập cuối tiết học so sánh cây thông với các đại diện của nhóm Quyết. - Phiếu học tập dùng cho học sinh thảo luận có thể ghi những câu hỏi như sau: + Quan sát mẫu vật và tranh vẽ hãy cho biết rễ, thân. lá của cây thông có đặc điểm gì? + Cơ quan sinh sản của thông là những bộ phận nào?
  • 12. + Nón đực của thông có hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo như thế nào? Cách mọc của nón đực trên cành thông như thế nào? + Nón cái của thông có hình dạng, kích thước, màu sắc và cấu tạo như thế nào? Cách mọc của nón cái trên cành thông như thế nào? + Hãy phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau của nón đực với nón cái? + Nón của thông và hoa của cây xanh có hoa có đặc điểm gì giống và khác nhau? - Phiếu bài tập : Giáo viên có thể cho học sinh lập bảng so sánh giữa Thông và Dương xỉ về đời sống, cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản và vòng đời của chúng. Nội dung của bảng so sánh có thể theo mẫu sau: Cơ quan so sánh Cây Dương xỉ Cây Thông Rễ Rễ nhỏ, ít đâm sâu Rễ lớn, phát triển mạnh, đâm sâu lan rộng Thân Lá Cơ quan sinh sản Vòng đời Đời sống 2. Nội dung bài giảng: a. Mở đầu: Giáo viên giới thiệu cho học sinh một nhóm cây mới là cây hạt trần và đại diện của nhóm là cây Thông. Giáo viên có thể hỏi : Vì sao người ta lại gọi là nhóm cây “ hạt trần”? Muốn biết được điều này chúng ta hãy cùng nghiên cứu về cây Thông. b. Tiến trình bài giảng: - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cơ quan sinh dưỡng ( Rễ, thân lá ) và cơ quan sinh sản của cây Thông trên mẫu vật và trên tranh ảnh ( do học sinh sưu tầm) theo nhóm 4 đến 6 em. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, học sinh vừa quan sát vừa thảo luận. - Trao đổi toàn lớp : Giáo viên cho các đại diện của các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác sửa chữa bổ sung cho đúng và hoàn chỉnh. Cuối cùng giáo viên kết luận:
  • 13. - Cơ quan sinh dưỡng của Thông đã phát triển phức tạp : Thân gỗ to cao, rễ phát triển và lan rộng, đâm sâu, lá nhiều, nhỏ hình kim; Sống ở nơi khô hạn. - Cơ quan sinh sản của Thông gồm có nón đực và nón cái. + Nón đực : Nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, có cấu tạo gồm các bộ phận : trục nón, vảy mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn. + Nón cái: lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc, có cấu tạo gồm các bộ phận : trục nón, vảy mang noãn ở gốc. - Giáo viên cho học sinh quan sát nón cái đã phát triển và yêu cầu học sinh so sánh với quả của cây xanh có hoa để tìm ra những đặc điểm khác nhau cơ bản với các câu hỏi sau đây: + Hãy tìm xem hạt của Thông nằm ở đâu? Có đặc điểm gì? + Vị trí của hạt thông trên nón cái có gì khác với hạt trong quả của cây xanh có hoa? + Vì sao Thông thuộc nhóm cây hạt trần? - Đến phần lợi ích của cây hạt trần, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận. c. Củng cố bài: Giáo viên cho học sinh làm bài tập trong phiếu bài tập. * Phương pháp dạy loại kiến thức Sinh thái học thực vật và bảo vệ môi trường: - Để dạy loại kiến thức này, giáo viên nên dùng phương pháp thực hành thí nghiệm. Đa số các thí nghiệm trong phần này đều cần thời gian dài, với sự theo dõi liên tục, vì vậy giáo viên nên tổ chức dưới hình thức giao bài tập thí nghiệm cho học sinh làm ở nhà, ở vườn trường hoặc góc sinh giới rồi mang đến lớp để cùng thảo luận về kết quả của thí nghiệm để rồi rút ra kết quả khoa học. Nếu không đủ điều kiện cho học sinh làm thí nghiệm, GV có thể làm thí nghiệm trước ở nhà và cho học sinh quan sát , nhận xét. Ví dụ : Bài “ Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ” * Xác định mục tiêu bài học: - Khi học xong bài này học sinh biết được: + Hạt nảy mầm cần có nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. + Khi gieo hạt cần phải làm cho đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo, gieo hạt đúng thời vụ. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm như : quan sát, phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận. * Đồ dùng phương tiện dạy học: - Dụng cụ thí nghiệm : Chậu thuỷ tinh, hộp xốp đựng đá lạnh. - Mẫu vật làm thí nghiệm: Các loại đỗ xanh là những hạt giống tốt, không bị sâu mọt.
  • 14. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm 6 đến 10 em. Phân chia các dụng cụ thí nghiệm cho học sinh. Hướng dẫn các nhóm làm 02 thí nghiệm ở nhà. Hướng dẫn học sinh theo dõi từng thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng theo dõi. Thí nghiệm 1: Nước và không khí cần cho sự nảy mầm của hạt. Học sinh làm thí nghiệm ở nhà và ghi kết quả và bảng theo dõi sau: STT Điều kiện thí nghiệm Số hạt nảy mầm Số hạt không nảy mầm Cốc1 10 hạt để khô ... ... Cốc 2 10 hạt đỗ ngâm ngập trong ... ... nước Cốc 3 10 hạt đỗ để trên bông ẩm ... ... Thí nghiệm 2 : Nhiệt độ phù hợp cần cho sự nảy mầm Học sinh theo dõi thí nghiệm và ghi vào bảng theo dõi: - Nhiệt độ trong hộp xốp đựng nước đá là bao nhiêu? - Số hạt nảy mầm là bao nhiêu? Tất cả những công việc trên giáo viên đều hướng dẫn cho học sinh làm ở nhà. * Chuẩn bị phiếu học tập : - Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh thảo luận. Nội dung của phiếu học tập cho thí nghiệm 1 có thể nha sau : + Hãy cho biết hạt đỗ ở cốc nào nảy mầm được? + Giải thích vì sao hạt đỗ ở các cốc khác không nảy mầm được? + Để hạt nảy mầm được cần những điều kiện gì? - Phiếu học tập cho học sinh thảo luận kết quả của thí nghiệm 2 có thể như sau: + Giải thích vì sao các hạt đỗ trong thí nghiệm này không thể nảy mầm được? + Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt cần thêm điều kiện gì mới nảy mầm được? 2. Nội dung bài mới :
  • 15. a. Mở đầu : Giáo viên hỏi : - Sau khi thu hoạch xong, người nông dân thường bảo quản hạt giống như thế nào? - Muốn cho hạt giống nảy mầm được thì người nông dân thường làm như thế nào? - Vậy hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? Muốn được điều này, chúng ta cùng thảo luận kết quả của 02 thí nghiệm mà chúng ta đã chuẩn bị ở nhà sau đây : b. Tiến hành bài dạy: - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo lụan theo các nhóm đã làm thí nghiệm ở nhà về kết quả thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2. - Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh thảo luận. - Trao đổi toàn lớp : Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình; các nhóm bổ sung. Giáo viên kết luận : + Hạt nảy mầm cần đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. + Chất lượng hạt giống phải tốt, không bị sâu mọt hoặc nấm bênh thì hạt giống mới nảy mầm tốt. - Phần ứng dụng thực tế ( mục 2 của bài), giáo viên cho toàn lớp trao đổi giải thích cơ sở của các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt. Cuối cùng giáo viên kết luận : + Để đảm bảo điều kiện cho hạt nảy mầm trong trồng trọt khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo, chống úng, chống hạn, chống rét; phải gieo hạt đúng thời vụ. c. Phần củng cố : Giáo viên có thể cho học sinh làm một số bài tập vào phiếu bài tập dưới hình thức các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Ví dụ : Em hãy đánh dấu x vào những yếu tố nào cần cho sự nảy mầm của hạt : 1. Nước ( ) 2. Đất ( )
  • 16. 3. Gió ( ) 4. Không khí ( ) 5. Nhiệt độ ( ) 6. Mưa ( ) Lưu ý : Khi dạy loại kiến thức sinh thái học thực vật, giáo viên cần lưu ý phân tích cho học sinh thấy được đặc điểm thích nghi của các loại cây với những môi trường sống khác nhau. Qua đó học sinh nhận biết được mối quan hệ tương hỗ giữa thực vật với môi trường.
  • 17. Chương 2. Câu 1. Vị trí và nhiệm vụ môn Động vật học(ĐVH) ở trường THCS Vị trí: Động vật học là môn khoa học nghiên cứu về giới động vật, đó là môn khoa học xuất hiện sớm và đến nay vẫn không ngừng phát triển. Động vật học là môn khoa học có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Những hiểu biết về động vật giúp cho con người phát triển kinh tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, đấu tranh phòng chống bệnh tật, bảo vệ môi trường sống. Ở Việt Nam, điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển của giới động vật. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới việc bảo tồn và chăm sóc và phát triển động vật, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm. Trong trường THCS, môn động vật học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, phổ thông về động vật. Các vấn đề được trình bày trên quan điểm sinh thái và tiến hoá giúp cho học sinh luôn luôn thấy sự gắn bó mật thiết giữa động vật với môi trường thiên nhiên,với thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội. Mặt khác các kiến thức này góp phần tạo cơ sở cho học sinh tiếp tục học lên tiếp thu những chương trình Giải phẫu sinh lý và vệ sinh cơ thể người Động vật học là môn khoa học nghiên cứu về giới động vật, đó là môn khoa học xuất hiện sớm và đến nay vẫn không ngừng phát triển. Nhiệm vụ: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, khoa học và hiện đại , sát thực tiễn Việt nam về đặc điểm hình thái cấu tạo và các hoạt động sống của động vật không xương sống và động vật có xương sống. Làm cho học sinh hiểu biết về đặc điểm của các ngành, các lớp động vật. Trong đó cho học sinh nhận biết đặc điểm sinh thái, xu hướng tiến hoá và thích nghi của các nhóm, các lớp, các ngành động vật. Cung cấp cho học sinh các kiến thức về mối liên quan giữa động vật với đời sống con người và thực tế sản xuất qua việc giới thiệu cho học sinh các động vật có hại, động vật có ích cho con người.
  • 18. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết về đa dạng sinh học qua việc nghiên cứu về các ngành các lớp động vật khác nhau với những đặc điểm hình thái cấu tạo khác nhau với sự phân bố ở các môi trường khác nhau,từ đó cung cấp những kiến thức về sự bảo vệ chăm sóc động vật, bảo vệ sự đa dạng sinh học. Các kiến thức phải đảm bảo: Tính cơ bản và hệ thống; tính hiện đại và sát thực tiễn Việt nam Câu 2. Chương trình Động vật học được giảng dạy ở toàn bộ chương trình sinh học lớp 7 gồm có : Cấu trúc các phần như sau: Chương trình gồm 2 bài mở đầu và 8 chương Chương I : Nghành động vật nguyên sinh Chương II: Ngành ruột khoang Chương III : Các ngành giun Chương IV. Ngành thân mềm Chương V. Ngành chân khớp Chương VI. Ngành động vật có xương sống Chương VII. Sự tiến hoá của động vật Chương VIII. Động vật và đời sống con người ơ * Đặc điểm cấu trúc chư ng trình : Phần lí thuyết: - Phần mởđầu: 2 bài, giới thiệu về động vật - Động vật không xư ơng sống: gồm 5 chương, 27 bài được biên soạn theo hệ thống tiến hoá từ ngành có tổ chức thấp đến ngành có tổ chức cao. Để giới thiệu đặc điểm chung nhất của mỗi ngành, chương trình giới thiệu cho mỗi ngành một động vật điển hình. Riêng với ngành chân khớp mỗi lớp có một động vật điển hình. Những động vật điển hình này là những động vật mang nhiều nhất đặc điểm chung của ngành, là những loài phổ bíên và dễ gặp ở việt nam.
  • 19. Để giới thiệu tính đa dạng của động vật , chương trình đưa ra một số đại diện cho từng nhóm có tính thích nghi đa dạng với những điều kiện sống khác nhau, phản ánh đầy đủ đặc điểm chung của ngành. Thông qua vai trò của các đại diện, thấy được vai trò của ngành động vật với đời sống con người và thiên nhiên. - Động vật có xương sống Được trình bày trong chương VI gồm 22 bài Cấu trúc chương này rất phù hợp với quan điểm tiến hoá và sinh thái của chương trình, thể hiện qua quá trình phát sinh, phát triển và tiến hoá của ĐVCXS từ môi trường nước lên môi trường cạn. Do vậy chủ đề của mỗi lớp trong chương nói lên một giai đoạn trong quá trình phát triển của ĐVCXS . Trong mỗi lớp đều trình bày về : Đời sống, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, tính đa dạng của lớp và tầm quan trọng của mỗi lớp, thông qua các đại diện điển hình. - Sựtiến hoá động vật : Chương VII gồm 4 bài. Toàn bộ chương nói về sự tiến hoá của động vật bao gồm : Tiến hoá của các bộ phận di chuyển ở động vật , sự tiến hoá tổ chức cơ thể, sự tiến hoá các hình thức sinh sản, sự phát triển của giới động vật (Cây chủng loại phát sinh). - Động vật và đời sống con người. Chương 8 gồm 6 bài lí thuyết và 1 tiết ôn tập, Đề cập đến vai trò của động vật với thiên nhiên và đời sống con người. Giới thiệu các loại quan hệ tự nhiên giữa động vật với động vật, khái niệm đấu tranh sinh học và đa dạng sinh học, giới thiệu các động vật quý hiếm, động vật nuôi làm cảnh, những động vật có giá trị xuất khẩu, những động vật có hại cho thực vật và con người. Phần thự hành: Gồm 7 tiết thực hành mổ và quan sát mẫu vật, 3 tiết xem phim, 3 tiết tham c quan. Qua 3 tiết thực hành mổ, kĩ năng giải phẫu và trình bày nội quan được rèn luyện. Qua 4 tiết thực hành quan sát kĩ năng tìm tòi, mô tả, nhận biết các chi tiết cấu tạo các cơ quan và các hệ cơ quan được nâng cao, trên cơ sở đó kiến thức lí thuyết được củng cố, khắc sâu. Các tập tính chủ yếu của các lớp ĐV được minh hoạ trên băng hình , mở rộng kiến thức cho học sinh , tăng sự hứng thú trong học tập. Đặc biệt có 3 tiết tham quan giúp học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết nghiên cứu thực tế về hình thái , đời sống của động vật gắn liền với môi trường sống của
  • 20. chúng, học sinh thấy được sự phong phú đa dạng của động vật , tăng sự hứng thú học tập và niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Câu 3. Khái niệm chuyên khoa: - Khái niệm hình thái học động vật - Khái niệm giải phẫu học động vật - Khái niệm sinh lí học động vật. Khái niệm sinh lý tiêu hoá, bài tiết, hô hấp, thần kinh - Khái niệm phân loại học động vật VD: Hình thành khái niệm chuyên khoa: - Một số loài sâu bọ có hình dạng cơ thể giống với các vật thể trong môi trường như bọ que, bọ lá, các loài bướm... có tác dụng giúp sâu bọ lẫn tránh kẻ thù. Cá thì có hình dạng gần giống hình thoi giúp cho sự bơi lội nhanh dễ dàng. Chim có hình dạng thích nghi với đời sống bay lượn... ơ Khái niệm đại cư ng - Khái niệm trao đổi chất - Khái niệm tiến hoá - Khái niệm sinh sản và phát triển - Khái niệm thích nghi sinh thái Vd.?