SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =¶¶¶ = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐÔNG MỸ -
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Người thực hiện : PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
Lớp : MTB
Khóa : 57
Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
HÀ NỘI - 2016
ii
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
= = = =¶¶¶ = = = =
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ ĐÔNG MỸ -
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
Người thực hiện : PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
Lớp : MTB
Khóa : 57
Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
Địa điểm thực tập : XÃ ĐÔNG MỸ, TP. THÁI BÌNH
HÀ NỘI - 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một luận văn, một khóa luận
được sử dụng bảo vệ bất kỳ một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi
rõ ràng nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Minh Phượng
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn T.S Phan Thị Thúy người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận này. Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng
dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Trạm bảo vệ thực vật Thành phố Thái Bình và
UBND xã Đông Mỹ, Ban Nông nghiệp xã Đông Mỹ đã nhiệt tình cộng tác và
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn.
Xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình
điều tra phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã
quan tâm ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên
cứu này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016
Tác giả
Phạm Thị Minh Phượng
ii
MỤC LỤC
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
UBND : Ủy ban nhân dân
IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp
HTXDVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
BV&KDTV : Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
SV : Sinh vật
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
XDCB : Xây dựng cơ bản
TM – DV : Thương mại – dịch vụ
GTSX : Giá trị sản xuất
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO.....Error:
Reference source not found
Bảng 1.2 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta...Error:
Reference source not found
Bảng 1.3 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.1 Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tại xã Đông Mỹ..........Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 Cơ cấu bố trí mùa vụ một số loại cây trồng tại xã Đông Mỹ
(từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015)......Error: Reference
source not found
Bảng 3.3 Danh mục các loại thuốc BVTV thường xuyên sử dụng và giá cả
tính đến ngày 5/4/2016................Error: Reference source not found
Bảng 3.4 Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của các hộ điều tra
.....................................................Error: Reference source not found
Bảng 3.5 Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun thuốc BVTV..Error:
Reference source not found
Bảng 3.6 Tình hình quản lý bình phun thuốc của các hộ điều tra...........Error:
Reference source not found
Bảng 3.7 Cách xử lý dụng cụ pha và bình phun thuốc của nông dân......Error:
Reference source not found
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử. .15
Hình 1.2 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi
của thuốc.....................................Error: Reference source not found
Hình 1.3 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan. Error: Reference source
not found
Hình 1.4 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Malaysia.Error: Reference source
not found
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật..........Error: Reference
source not found
Hình 3.1 Ranh giới hành chính xã Đông Mỹ........Error: Reference source not
found
Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Đông Mỹ......Error: Reference source not
found
Hình 3.3 Hệ thổng tổ chức QLNN về thuốc BVTV tại tỉnh Thái Bình. .Error:
Reference source not found
Hình 3.4 Biểu đồ trình độ văn hóa của cán bộ trạm BVTV thành phố...Error:
Reference source not found
Hình 3.5 Kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn thành phố..............Error:
Reference source not found
Hình 3.6 Biểu đồ cách thức lựa chọn thuốc BVTV của người dân.........Error:
Reference source not found
Hình 3.7 Biểu đồ nguồn cung ứng thuốc BVTV cho các hộ điều tra.....Error:
Reference source not found
Hình 3.8 Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồngError:
Reference source not found
Hình 3.9 Biểu đồ thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng. .Error:
Reference source not found
vi
Hình 3.10 Biểu đồ tình hình trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi phun thuốc
BVTV của nông dân......................................................................57
Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV
.....................................................Error: Reference source not found
Hình 3.12 Biểu đồ cách xử lý lượng thuốc BVTV dư trong bình phun....Error:
Reference source not found
Hình 3.13 Biểu đồ cách xử lý bao bì thuốc BVTV của nông dân.............Error:
Reference source not found
vii
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu
nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhưng cũng
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại
cho mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy,
việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm phòng trừ các loại
sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh
lương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng chủ yếu.
Xã Đông Mỹ nằm trong khu vực thành phố Thái Bình nhưng có diện
tích đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất các loại
lương thực, thực phẩm, các loại cây hoa màu khác. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây việc phát triển các khu công nghiệp, việc mở rộng tuyến đường
208 và quốc lộ 39 đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của xã một cách đáng
kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu
mùa vụ và kéo theo đó cũng tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực
vật. Bên cạnh đó, do sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự bùng phát các loại dịch
bệnh, sâu bệnh hại khác nhau nên việc sử dụng các loại thuốc BVTV cũng
tăng theo. Việc sử dụng thuốc BVTV là việc mà bà con nông dân nghĩ tới đầu
tiên khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng sử dụng thuốc BVTV là con dao hai
lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh,
dễ sử dụng, có thể ngăn chặn các đợt dịch bệnh trong thời gian ngắn, có hiệu
quả và giúp cây trồng tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách bừa bãi,
thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa thật
khôn lường, nhất là xu thế lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ lụy xấu
đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát triển
bền vững.
Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát
triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức
1
lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu
trên tôi nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại xã
Đông Mỹ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Khái niệm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật
1.1.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất hóa học, những chế
phẩm sinh học, những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp
bằng con đường công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phát hại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột,
nấm, rong rêu, cỏ dại…).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chỉnh phủ:
“Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV
còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật,
các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ
giới được thận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những
chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…)
có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng
được gọi là thuốc trừ dịch hại. [PGS.TS Trần Văn Hai, 25/4/2016]
1.1.2 Phân loại thuốc BVTV
1.1.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại
 Thuốc trừ sâu: là chất hay hồn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt,
xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường để
ngăn ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc và con người.
Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh
thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người và tích tụ lại trong chuỗi
thức ăn.
 Thuốc trừ cỏ: được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ
dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh
sáng với cây trồng khiến cho chúng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng
3
đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây
trồng nhất. Vì vậy, khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng.
 Thuốc trừ bệnh (TTB): bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa
học, sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho
cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý
đất. TTB dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác
dụng chữa trị bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết, đất úng, hạn…).
TTB bao gồm cả thuốc trừ nấm và thuốc trừ vi khuẩn.
 Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn
gốc sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng
để diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên ruộng, trong nhà kho. Chúng
tác động đến chuột chủ yếu qua 2 con đường vị độc và xông hơi (nơi ở kín
đáo).
 Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này
kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống,
giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng
suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật.
[Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009]
1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc hóa học
• Nhóm thuốc thảo mộc.
• Nhóm clo hữu cơ (DDT, 666…).
• Nhóm lân hữu cơ (Wofatox Bi-58…).
• Nhóm carbamate (Mipcin, Bassa, Sevin…).
• Nhóm Pyrethoide (Decis, Sherpa, Sumicidine...).
• Các hợp chất pheromone.
• Nhóm TTS vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV...).
Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác. [Nguyễn Thị
Đào, K54-MTB, 2013]
1.1.2.3 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập
• Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): là những loại
thuốc có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì;
thường dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ
cỏ…
4
• Thuốc có tác dụng vi độc (thuốc nội tác động): là những thuốc xâm
nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để
diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút…
• Thuốc có tác dụng xông hơi: qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào
không khí xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô
hấp.
• Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập
vào cây qua thân, lá hoặc rễ…; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch
hại ở những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc.
• Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập
qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong
cây và các bộ phận của cây. [Nguyễn Trần Oánh, 2007]
1.1.2.4 Phân loại theo tính độc
Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau.
5
Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO
Nhóm thuốc BVTV Vạch
màu
LD50 với chuột (mg/kg)
Qua miệng Qua da
Thể rắn Thể lỏng Thể
rắn
Thể lỏng
Nhóm Ia: rất độc Đỏ < 5 < 20 < 10 < 40
Nhóm Ib: độc cao Vàng 5 - 50 20 -200 10 -
100
40 - 400
Nhóm II: độc
trung bình
Xanh da
trời
50 - 500 200 -
2000
100 -
1000
400 -
4000
Nhóm III: độc ít Xanh lá
cây
500 -
2000
2000 –
3000
> 1000 > 4000
Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000
Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000
Nguồn: Cách phân loại nhóm độc của tổ chức WHO
Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc.
Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc
có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của
WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc.
Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta
Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng
Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu lâu xương chéo trên nền trắng
Nhóm II:
Độc trung bình
Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền trắng
Nhóm III: Ít độc Chữ đen trên dải
xanh nước biển
Vạch đen không liên tục trên
nền trắng
Nhóm IV:
Rất ít độc
Chữ đen trên dải xanh
lá cây
Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015.
1.1.2.5 Phân loại theo thời gian phân hủy
6
Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất
có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật
nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường.
Bảng 1.3: Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy
ST
T
Phân nhóm
Thời gian
phân hủy
Thí dụ
1
Nhóm hầu như
không
phân hủy
-
Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Thủy
ngân (Hg), Asen (As) … Các loại hóa
chất này đã bị cấm sử dụng ở nước ta.
2
Nhóm khó
phân hủy
2 – 5 năm
DDT, 666 (HCH) - đã bị cấm sử dụng và
các hợp chất clo khó phân hủy.
3
Nhóm phân hủy
trung bình
1 - 18
tháng
Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo
(điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 – D)
4
Nhóm dễ
phân hủy
1 – 12
tuần
Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat
Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010.
Trên đây là các cách phân loại thuốc BVTV thông dụng nhất. Ngoài ra,
tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều cách
khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối.
1.2 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật
Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết
các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại do có nhiều ưu điểm nổi trội:
• Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn
đứng những trận dịch trong thời gian ngắn. Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt,
bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại
hiệu quả kinh tế. [TS.Đặng Quốc Nam, 2014]
• Dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả
ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất.
7
Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm bảo cho tăng vụ thành
công. Năm 1993, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước
đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo - sau Thái Lan, năm 2010. Trong
5 năm (2006 – 2010) đã cứu được 2.312.177 ha tương đương với 12 triệu tấn
lúa khỏi sự phá hoại của rầy nâu trên toàn quốc.[Sĩ Thị Ngọc Anh, 2014]
1.2.1 Cơ chế tác động
1.2.1.1 Thuốc trừ sâu
Thuốc từ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diêt sâu bằng
nhiều cách:
a. Tác động lên hệ thần kinh:
Là cơ chế tác động của các nhóm thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân
hữu cơ, carbamate và pyrethroid.
- Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men ChE, làm
tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là quá trình
Phosphorin hóa, với carbamate là quá trình cabamil hóa men ChE. Khi dẫn
truyền kích thích thần kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin
cholin để dẫn truyền kích thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua
các đầu mút thần kinh, acetin cholin được phân thủy phân nhờ men ChE. Men
này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ và carbamte. Khi ChE bị ức chế,
acetin cholin không bị thủy phân sẽ bị tích lũy lại với lượng lớn làm cho dây
thần kinh bị tổn thương với đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê
liệt, côn trùng sẽ chết. Đối với người và động vật khác thuốc lân hữu cơ và
carbamte cũng tác động theo cơ chế này.
- Thuốc lân hữu cơ kiểu cấu trúc P=S có ái lực liên kiết men ChE yếu
hơn cấu trúc P=O vì vậy hiệu lực khởi điểm với sâu cũng thể hiện chậm hơn.
- Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap
chuyển thành Nereistoxin có ái lực yếu hơn ChE nhưng lại ức chế hoạt tính
8
màng sau xinap của tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích
thích thích thần kinh, cơ chế này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin
(thảo mộc ).
- Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon ) là
những chất độc với tế bào thần kinh. Các chất này liên kiết với các chất thành
phần của màng sợi trục thần kinh (là Protein và Lipid ), cản trở sự vận chuyển
của ion (chủ yếu là Na+ và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn
truyền xung động thần kinh, dẫn đến thần kinh bị tê liệt, sâu chết.
- Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và
một số men khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế
phân chia tế bào ở trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện
những tế bào nhiều nhân không đồng nhất. Côn trùng bị nhiễm độc thần kinh,
lúc đầu có biểu hiện kích động, sau đó co giật do kích động mạnh lên và cuối
cùng là tê liệt rồi chết.
b. Ức chế sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình trao đổi chất:
Sự chuyển hóa năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong
cơ thể sống. Không có chuyển hóa năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ
thể sẽ chết. Năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động sẽ được lấy lại từ các
chất hữu cơ có trong thức ăn, thông qua sự hô hấp dưới nhiều chặng với sự
tham gia của các men. Các hợp chất Asen, Rotenone và Cyanua ức chế hoạt
tính của các men hô hấp Oxydaza, Hydrogenaza, Xitocrom làm tích lũy axit
Xetonic, ngăn cản chu trình Kreb trong quá trình hô hấp.
c. Ức chế quá trình lột xác của côn trùng:
Là cơ chế tác động chính của các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng.
9
- Thể tích vỏ cơ thể côn trùng không thay đổi sau khi đã hình thành.
Vỏ này rất chắc nên khi côn trùng phát triển lớn lên phải thay vỏ mới lớn
được. Sự thay vỏ này gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ
cơ thể, nên quá trình tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của côn trùng.
Không tổng hợp kitin sẽ không hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không
lột xác được sẽ chết. Quá trình tổng hợp kitin xảy ra nhờ men kitin - UDPN –
Acetyl glycoaminyl transferaze. Các hợp chất ĐTSTCT làm mất hoạt tính của
men này, do đó ức chế quá trình tổng hợp kitin. Từ đó không hình thành được
lớp vở mới, ấu trùng không lột xác được mà chết.
- Một số chất ĐTSTCT lại kích thích hoạt động của các men
Phenoloxydaze và kitinnaze. Các men này được kích thích sẽ ngăn cản quá
trình hình thành và tích tụ chất kitin.
- Khi lột xác, trong cơ thể côn trùng còn sinh ra hoocmon lột xác. Có 2
loại hoocmon lột xác chính là Ecdizon va Ecdisteron. Một số chất ĐTSTCT
có tác động ức chế hoạt tính của các hoocmon lột xác làm cho côn trùng
không lột xác mà chết.
- Ngược lại có chất ĐTSTCT như Methoxyfenozide lại kích thích hoạt
tính của men Ecdizon làm cho côn trùng lột xác sớm mà chết.
- Ngoài ra có người còn cho rằng các chất ĐTSTCT ức chế sinh tổng
hợp ADN (Axit deoxyribonucleic) trong tế bào mô non của lớp biểu bì phần
bụng cũng làm ấu trùng không lột xác được mà chết.
d. Hoocmon trẻ:
Là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hòa sinh trưởng
và phát triển của côn trùng cùng với các hoocmon lột xác. Các hoocmon này
nếu được tích lũy trong cơ thể côn trùng ở nồng độ cao sẽ làm cho trứng
không hình thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hóa
10
nhộng hoặc không trưởng thành được. Một số thuốc ĐTSTCT như:
Fenoxycarb, Prodone, Methoprene, Kinoprene, Hydroprene có tác động như
các hoomon trẻ. Chất Buprofezin (Applaud) ngoài tác dụng chống lột xác còn
có tác dụng như một hoocmon trẻ.
e. Triệt sản:
Là những chất phá hủy khả năng sinh sản của côn trùng. Cơ chế tác
động của những thuốc này là kìm hãm sự phát triển hoặc diệt trứng, diệt tinh
trùng, khống chế sự thụ tinh, phá vỡ nhiễm sắc thể của trứng hay tinh trùng.
Những thuốc này không làm giảm tuổi thọ và hoạt động của giao phối của
con trưởng thành mà chỉ làm cho con cái không đẻ hoặc đẻ ít, trứng không nở
hoặc nở ít. Các thuốc triệt sản có độc tính cao và cũng ảnh hưởng đến người,
động vật máu nóng nên ít được sử dụng trong nông nghiệp.
f. Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu:
Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu
bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu ăn phải thuốc xó chứa các bào tử
vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố.
1.2.1.2 Thuốc trừ bệnh
Có 2 cơ chế tác động chính:
a. Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào
của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh hiện nay kể cả các chất
kháng sinh chủ yếu là tác động theo hướng này. Các chất như Tricylazole ức
chế tổng hợp Melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát
triển được trong tế bào cây kí chủ.
b. Tác động gián tiếp: thuốc làm tăng sức đề kháng của cây kí chủ đối
với kí sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt động
của các men chống lại sự xâm nhập của các sợi nấm gây bệnh đạo ôn (các
men Peroxidaze, Lopoxidaze...). Những chất này làm tăng khả năng khả năng
11
miễn dịch của cây, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản. Đây là
một hướng nghiên cứu nhiều hy vọng trong tương lai gần.
1.2.1.3 Thuốc trừ cỏ
Có thể tóm tắt các cơ chế tác động chính của thuốc trừ cỏ như sau:
a. Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả:
- Nhóm thuốc: Phenoxy, Benzoic axit
- Thuốc đặc trưng: 2.4D, Dicamba
b. Ức chế quá trình quang hợp:
- Nhóm thuốc: Phenyl urea, Triazine, Bipyridium
- Thuốc đặc trưng: Diuron, Atrazine, Paraquat
c. Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid):
- Nhóm thuốc: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin
- Thuốc đặc trưng: Oxyfuofen, Oxadiazona, Norfluazon, Chlomazon
d. Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm):
- Nhóm thuốc: Dinitroanillnes
- Thuốc đặc trưng: Trifluralin, Pendimethalin
e. Ức chế tông hợp vitamin (tổng hợp Folate)
- Thuốc đặc trưng: Asulam
f. Ức chế tổng hợp Lipid
- Ức chế Accase: thuốc đặc trưng: Fenoxaprop, Sethoxydim (nhóm
thuốc: Fops and dims)
- Liên kết Oleate: thuốc đặc trưng: Metolachlor, Acetochlor (nhóm
thuốc: Chloracetamide)
g. Ức chế tổng hợp Aminoaxit (Leucin, Valin, Glutamin)
12
- Nhóm thuốc: Sulfonyl urea, Imidazolinone, Sulfonanilide,
Pyrimidylbenzoate
- Thuốc đặc trưng: Pyrazosulfuron, Bensulfuron Methyl,
Pyribenzoxim, Bispyribac Sodium, Glyphosate, Glufosinate,...
1.2.1.4 Thuốc trừ chuột
Có 3 tác động chính:
a. Gây chết nhanh: là những chất phá hủy hệ thống thần kinh của chuột,
điển hình là các chất Stricnin, kẽm phosphur. Chất Stricnin (có trong cây mã
tiền) trực tiếp kích thích và làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung
ương. Chất kẽm phosphur ăn vào trong dạ dày, dưới tác động của dịch vị sinh
ra chất PH3, rất độc với thần kinh.
b. Gây chết chậm: là những chất ức chế tổng hợp vitamin K làm máu
không đông lại được (gọi là chất chống đông máu), cơ thể thiếu vitamin K
làm máu bị loãng, khi bị xuất huyết máu sẽ không đông lại được, con vật bị
xuất huyết nội tạng hoặc dưới da và chết dần. Thuốc chống đông máu thế hệ 1
có nhược điểm là chỉ gây chết cho chuột khi chúng ăn phải bả nhiều ngày liên
tiếp. Thuốc chống đông máu thế hệ 2 có ưu điểm là chỉ cần chuột ăn phải 1
lần là có thể chết, điển hình cho cơ thể này là các chất nhóm Coumarine.
c. Gây bệnh cho chuột: vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường tiêu hóa
cho chuột.
1.2.1.5 Chất điều hòa sinh trưởng
Các chất này chủ yếu là kích thích sinh trưởng cây trồng theo cơ chế
chính là:
- Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả.
- Kích thích hình thành tế bào mới, làm tăng trưởng sự nảy chồi, đâm
rễ, ra hoa.
13
- Bổ sung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh
tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng (Fe, Mn, Cu, Bo,
Zn,...)
- Ngược lại có những chất ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây
phát triển chậm lại, dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa. Những chất
này hạn chế sự hình thành Auxin và Gibberellin trong cây. [Cơ chế tác động
của thuốc BVTV, 24/4/2016]
1.2.2 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực SXNN vì nó giúp
cho nông dân bảo vệ được cây trồng tránh được sự phá hoại của các loại dịch
hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và
cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi
thật cần thiết thì mới mang lại hiệu cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không
đúng kĩ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang
lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, cho con người
và môi trường sống của cộng đồng. [Đỗ Văn Hòe, 2005]
1.2.2.1 Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng
 Đúng thuốc:
Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông sản cần được
bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
• Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ
thuật ở địa phương. Nếu cửa hàng bán nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối
với các loài dịch hại cần phòng trừ thì ưu tiên thuốc có tác dụng chọn lọc, ít
độc với môi trường, không gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau;
hiệu quả cao. Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất
lượng.
• Cần hiểu rõ tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng.
• Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng
một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác.
14
 Đúng lúc:
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết. Nên sử dụng thuốc khi
SV phát triển đến ngưỡng gây hại và vượt ngưỡng kinh tế; còn ở diện hẹp và
ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện,
trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
Không phun thuốc khi thiên địch còn ít, thời điểm SV có ích hoạt động mạnh.
 Đúng liều lượng, nồng độ:
Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng
làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng đến môi
trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều
lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh
chóng gây kháng thuốc. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn
thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả
phòng trừ cao.
15
 Đúng cách:
Pha chế thuốc đúng cách theo dạng chế phẩm và theo hướng dẫn ghi
trên nhãn thuốc. Cần phun rải đều và đúng vào vị trí SV tập trung gây hại.
Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun ngược hoặc
ngang chiều gió.
Ngoài ra, cần phải bảo hộ và an toàn lao động, giữ đúng thời gian cách
ly; bảo quản, cất giữ thuốc, dụng cụ pha chế, phun, rải thuốc ở gia đình; xử lý
thuốc thừa, mất phẩm chất và vỏ bao bì hết thuốc đúng cách.
2.1.5.1.
Hình 1.1: An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử
dụng thuốc BVTV hợp lý
Chú thích: Tăng cường
Hạn chế
Thuốc xâm nhập được vào
cơ thể dịch hại
Thuốc dịch chuyển được vào
trung tâm sống dịch hại
Người, đối
tượng không
phòng trừ,
sinh vật
có ích, môi
trường
Các loài
dịch hại
AN TOÀN HIỆU QUẢ
Thuốc phát huy được tác
dụng (tồn tại thời gian đủ
dài, nồng độ đủ độc)
Đúng liều lượng, nồng độ
Đúng cách
Đúng lúc
Đúng thuốc
Nội dung nguyên tắc “bốn đúng”
Thuốc tiếp xúc được với
dịch hại
16
1.2.2.2 Sử dụng luân phiên thuốc
Sử dụng luân phiên thuốc là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi
phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự
hình thành tính kháng thuốc, giữ được hiệu quả lâu dài.
1.2.2.3 Dùng hỗn hợp thuốc
Hỗn hợp thuốc là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc
được nhiều dịch hại, tiết kiệm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Chỉ nên
pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn
pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Nên hỗn hợp tối đa hai loại
thuốc khác cách tác động hoặc khác đối tượng phòng trừ trong một bình phun.
1.2.2.4 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp
quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, việc
quản lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp: gieo trồng các
giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước tưới, tận dụng
các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy); chú ý bảo vệ thiên địch. [Nguyễn Trần
Oánh, 2007]
1.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV
1.3.2 Ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp
Các loại thuốc BVTV sau khi phun, ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh
thì còn ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch, côn trùng thụ phấn cho cây
trồng. Nếu côn trùng đối tượng quay trở lại thì dịch rất dễ xảy ra do không
còn thiên địch khống chế. Thuốc BVTV làm tăng loài này và giảm loài kia,
song nhìn chung làm mất cân bằng sinh thái (loài gia tăng đa số là loài gây
hại). Một số côn trùng không quan trọng bỗng dưng gây thiệt hại đáng kể cho
cây trồng do nó có tính kháng thuốc mạnh hơn côn trùng đối tượng, các thiên
địch của chúng bị tiêu diệt hết... [Nguyễn Đức Khiển, 2003]. Trên đồng ruộng
còn xuất hiện những loài SV gây hại mới bởi chúng bị đột biến gen, thích
nghi với môi trường độc hại đã càng làm xấu đi tình trạng SV gây hại mùa
màng. [Nguyễn Đình Mạnh, 2000]
1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường
Không khí
Thực vật
Đất Nước Động vật
17
Lắng đọng Lắng đọng
Lắng đọng Bay hơi
Sử dụng Sử dụng
Vận chuyển Hấp phụ Tồn dư
Vận chuyển Hấp phụ
Hình 1.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất
đi của thuốc
Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2007.
 Môi trường đất
Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Thuốc
BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi
vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất.
Khi vào trong đất, một phần của thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại
được keo đất giữ lại, làm cho cơ, lý, hoá tính đất giảm sút. Mặt khác, chúng
tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo
các dạng hợp chất liên kết trong đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính
cao hơn bản thân nó. [Hóa học và đời sống, 29/12/2013] Thí dụ: DDT sau
một thời gian sử dụng tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Khi nồng độ
độc tố trong đất quá cao gây một số vùng đất bị nhiễm bệnh, bạc màu, khô
cằn, tạo mầm bệnh trong đất; về lâu dài làm ảnh hưởng tới năng suất cây
trồng, mất cân bằng sinh thái; gây ngộ độc... Các thuốc BVTV thường chứa
nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg... sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu
trong đất, gây ô nhiễm đất.
 Môi trường nước
Thuốc BVTV có thể đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường
khác nhau như: lắng đọng từ không khí, rửa trôi từ môi trường đất, trực di và
thấm ngang. Có chất có thể trở thành trầm tích đáy, để rồi có thể tái hoạt động
Thuốc BVTV
Thực phẩm
Con người
18
khi lớp trầm tích bị xáo trộn. Có chất có thể tích tụ trong cơ thể SV tại các mô
khác nhau, qua quá trình trao đổi chất và thải lại môi trường nước qua con
đường bài tiết. Thuốc BVTV đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm, cua,
cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết, hệ sinh thái dưới nước bị
hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm. Khi nước ngầm ô
nhiễm thì chính nguồn nước con người đang sử dụng cũng bị nhiễm độc và ô
nhiễm. Làm thay đổi cả một hệ sinh thái lớn.
 Môi trường không khí
Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi.
Thậm chí, thuốc BVTV không bay hơi như DDT sẽ dễ bay hơi rất nhanh vào
không khí trong điều kiện khí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới,
khoảng 90% thuốc BVTV photpho hữu cơ có thể bay hơi nhanh. Người ta đã
tìm thấy nhóm photpho hữu cơ trong không khí ở độ cao 50 – 200m từ 3 – 8
ngày sau khi phun thuốc bằng máy bay. Các TTC cũng bị bay hơi nhất là
trong quá trình phun thuốc. Một số khí độc từ thuốc BVTV ảnh hưởng tới quá
trình hô hấp của nhiều loài SV trên thế giới, kể cả con người. [Nguyễn Phúc
Hưng, K54-MTA, 2013]
1.3.4 Ảnh hưởng tới con người
Phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo
vệ mùa màng, nông sản,... Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây
độc hại đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi trường và hệ
sinh thái.
Khi trực tiếp tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV dễ xâm nhập vào cơ thể
qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc thuốc
BVTV. Những người ít hay không tiếp xúc với thuốc BVTV có thể bị nhiễm
độc do ăn, uống nông sản, nguồn nước, nước mưa có dư lượng thuốc BVTV.
Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người bao gồm:
19
- Nhiễm độc cấp thường gặp là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng
loạt do thức ăn bị nhiễm độc thuốc BVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công
nghiệp và sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là các nguyên nhân
phần lớn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thuốc BVTV
(Lowa, 2007).
- Các ảnh hưởng mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV với liều lượng
trong thời gian dài có liên quan tới sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các
nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa
thuốc BVTV với bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang,
thận ). Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng...
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có những con số chính xác về ngộ độc
thuốc BVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo tổ chức y tế liên Mỹ ước tính
khoảng 3% người lao động tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc cấp tính, với
khoảng 1,3 tỷ người lao động trong nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là
khoảng 3,9 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm. Ở Việt Nam, đến
những năm 80 mới có công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và tác
dụng độc hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người.
Nói tóm lại, thuốc BVTV có tác dụng tích cức bảo vệ mùa màng, tuy
nhiên nó gây nên nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới HST
và con người. Do vậy, cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải tuân theo
chỉ dẫn của cán bộ kĩ thuật.
1.4 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên Thế giới và Việt Nam
1.4.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên Thế giới
Ở tất cả các quốc gia, việc sử dụng và buôn bán thuốc BVTV được đặt
dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lí Nhà nước, về thực chất đây được hiểu
là quản lí các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và sự ô nhiễm môi
trường. Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã ban hành những
quy định riêng về quản lí thuốc BVTV cho nước mình. Các cơ quan quản lí
20
nhà nước có chức năng kiểm soát đối với các nhà sản xuất, những người buôn
bán, những người sử dụng thuốc BVTV và các chủ thể sản xuất kinh doanh
lương thực và các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có xu
hướng thiết lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả
thuốc BVTV, đồng thời bảo vệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong
hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng
thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV.
1.4.1.1 Quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan
Tại Thái Lan, năm 1967, Chính phủ đã ban hành Đạo luật về chất độc
B.E 2510 nhằm kiểm soát toàn bộ các loại chất độc, bao gồm cả thuốc BVTV.
Về sau Đạo luật không còn thích hợp để áp dụng cho tất cả các loại chất độc
và không có các điều khoản thực thi hiệu quả đối với thành phần nhà nước và
tư nhân. Chính vì thế, Đạo luật về các loại chất độc hại B. E 2535 (1992) đã
được ra đời và thay thế khá hiệu quả từ ngày 4 tháng 7 năm 1992. Tất cả các
hóa chất độc hại và toàn bộ hệ thống kiểm soát phạm vi sử dụng chúng trong
nông nghiệp, công nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực khác đều được áp dụng theo
Đạo luật này. [Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010]
Cục Nông nghiệp (DOA) – Bộ Nông nghiệp Thái Lan, là các cơ quan
chịu trách nhiệm pháp lí về kiểm soát các loại hóa chất độc hại nguy hiểm
được sử dụng trong nông nghiệp như thuốc BVTV và chất điều hòa sinh
trưởng thực vật. Thái Lan thành lập thêm các Tiểu Ban đăng kí thuốc BVTV
(gồm 17 thành viên); Tiểu Ban đánh giá số liệu dư lượng và độc tính (gồm 15
thành viên); Tiểu Ban Giám sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với nông sản
thực phẩm ( gồm 15 thành viên). Mô hình xét duyệt các loại thuốc BVTV ở
Thái Lan được thực hiện những bước đi như sơ đồ sau:
Tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật
Hiệu lực sinh học
Bộ môn bệnh cây
Độc tính
Bộ môn cỏ dại
Bộ môn côn trùng
Phòng hóa chất độc
trong nông nghiệp
Hội đồng đăng ký thuộc
ARS
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Phòng đăng ký thuốc BVTV (ARS)
21
Hình 1.3: Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan
1.4.1.2 Quản lý thuốc BVTV ở Malaysia
Malayxia ban hành Đạo luật thuốc BVTV từ 1974. Và trên cơ sở của
Đạo luật này có Luật về thuốc BVTV (1976), Luật về thuốc BVTV trong giáo
dục và nghiên cứu (1981), qui định về nhãn mác hàng hóa (1984), Luật Ban
hành về giấy phép kinh doanh và bảo quản thuốc BVTV trong buôn bán
(1988), Đạo luật về quảng cáo thuốc BVTV (1996), Qui định về quản lí
thuốc BVTV có độc tính cao (1996)...
Ở Malayxia, Phòng kiểm soát thuốc BVTV nằm trong Cục Nông
nghiệp là Bộ phận theo dõi việc đăng kí và sử dụng thuốc hóa học BVTV.
Các ủy Ban kĩ thuật và Thanh tra là những bộ phận trực thuộc có trách nhiệm
về quản lí thuốc hóa học BVTV:
Cấp giấy phép sử dụng
Hội đồng thuốc BVTV
Cục Nông nghiệp (Phòng
Kiểm soát thuốc BVTV)
Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV Ủy ban thanh tra
22
Hình 1.4: Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Malaysia
Hội đồng thuốc BVTV bao gồm những người đứng đầu các Cục có liên
quan. Là cơ quan quyết định chính sách về thuốc BVTV. Hội đồng này tổ
chức họp 6 tháng một lần. Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV bao gồm các đại diện
của các Cục có liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến
thuốc hóa học BVTV.
1.4.2 Thực trạng quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam
 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam
Việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến ở thế kỉ thứ XIX. Trước đó,
việc diệt trừ sâu bệnh chủ yếu bằng phương pháp bắt sâu hay biện pháp mê
tín, bùa phép.
Đầu thế kỷ XX, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến
một mức nhất định, hình thành nên các đồn điền, trang trại nông nghiệp lớn
thì việc sử dụng thuốc BVTV bắt đầu gia tăng. Trong thời kỳ này, Việt Nam
sử dụng chủ yếu các hợp chất hóa học vô cơ như các nước trên thế giới.
Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam có những bước chậm hơn
so với nước phát triển. Thập niên 70 và 80 Việt Nam còn sử dụng hợp chất
hóa học gốc Clo hay gốc phosphor hữu cơ (DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ,
Metyl Parathion, Monocrophos thuộc nhóm lân hữu cơ, Furadan thuộc nhóm
Carbamate) thì các nước phát triển đã ngưng sử dụng các loại hợp chất này. Ở
Mỹ đã cấm sử dụng DDT từ năm 1992, mãi đến năm 1993 Việt Nam mới có
lệnh cấm sử dụng thuốc BVTV có chứa nhóm Clo hữu cơ. [Vũ Nhung, 2013]
 Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam
- Giai đoạn 1957 – 1990
Trong hơn 3 thập kỉ của thời kì kinh tế bao cấp, việc nhập khẩu và phân
phối thuốc BVTV hàng năm để phục vụ SXNN là do Nhà nước độc quyền mà
thực hiện. Hàng năm, Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng (Cục BVTV)
có nhiệm vụ lên kế hoạch nhập thuốc BVTV rồi phân phối trực tiếp cho các
tỉnh theo giá bao cấp (có trợ giá của Nhà nước). Từ tỉnh, mạng lưới vật tư
nông nghiệp địa phương phân phối cho các hợp tác xã nông nghiệp. Tại các
23
hợp tác xã, Ban quản trị chịu trách nhiệm quản lí số thuốc được phân và giao
cho tổ BVTV hướng dẫn xã viên dùng thuốc để phòng trị sâu hại trên đồng
ruộng của mình. [Nguyễn Bình, 2015]
- Giai đoạn 1990 đến nay
Để thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về thuốc BVTV, nước ta
cũng đã duy trì và từng bước củng cổ hoạt động của mạng lưới BVTV theo 2
cấp (tỉnh, huyện) đã được hình thành từ những năm 60-70 và tiếp tục phát
triển và định hình vào những năm 80-90 của thế kỉ 20.
Ở Trung ương có Cục Bảo vệ thực vật (bao gồm các phòng chức năng
và các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng). Ở địa phương có các Chi cục BVTV
tỉnh và các Trạm BVTV huyện trực thuộc.
Có thể nói hệ thống này là nơi triển khai một cách có hiệu quả các chủ
trương, chính sách của Nhà nước về BVTV (trong đó có cả quản lí thuốc
BVTV). Đồng thời đây là hệ thống trực tiếp kiểm tra việc thực hiện các chủ
trương, chính sách trên ở các cấp.
Bên cạnh mạng lưới BVTV, sự ra đời của lực lượng thanh tra chuyên
ngành cũng đã tạo ra được một công cụ hữu hiệu, giúp cho việc quản lí thuốc
BVTV từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp hơn. [Đánh giá thực trạng
quản lý thuốc BVTV, 31/01/2016]
1.5 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam
Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và
nông sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những
cần tăng cường nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV, mà còn cần có
những quy định chặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các
khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV.
1.5.1 Các quy định của Nhà nước
• Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập
khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các
nhiệm vụ trên như Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ
24
Lao động... đã ra thông tư liên Bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải
thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu.
• Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà
nước không còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV.
- Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV,
nước ta đã ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật
(BV&KDTV) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố lần đầu tháng
2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với tình hình
thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này.
Trong pháp lệnh về BV&KDTV có một chương riêng (chương IV) chuyên về
quản lý thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại
hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước thống
nhất quản lý mọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận
chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi với việc sử
dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc.
Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo
đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh
và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc
BVTV.
- Nghị định 58 ban hành năm 2002 “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về
BV&KDTV” trong đó có “Điều lệ BVTV” và “Điều lệ quản lý thuốc
BVTV”. Điều lệ quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh
doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản
lý thuốc BVTV ở Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham
gia. Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn trách nhiệm của những
tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong các lĩnh vực: sản xuất, gia
công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu
làm thuốc; sử dụng thuốc; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc thuốc
BVTV.
25
- Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BV&KDTV”. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ
thể hình thức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV.
1.5.2 Các quy định của Bộ NN&PTNT
Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của nhà nước, Bộ
NN&PTNT đã ban hành những quy định về công tác quản lý thuốc BVTV:
• Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm
định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ,
nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV. Đặc biệt mục
IV quy định về việc sử dụng thuốc BVTV, trong đó quy định rõ trách nhiệm
của người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị
kinh doanh thuốc BVTV.
• Quyết định 91/2002/QĐ-BNN quy định về việc cấp chứng chỉ hành
nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán thuốc BVTV.
• Quyết định 50/2003/QĐ-BNN quy định về kiểm định chất lượng, dư
lượng và khảo nghiệm thuốc BVTV. Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, Bộ
NN&PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2&3
điều 11 trong 50/2003/QĐ-BNN quy định “Kiểm định chất lượng, dư lượng
thuốc BVTV” nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam.
• Cục BVTV đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004
hướng dẫn sử dụng các loại thuốc BVTV bị hạn chế ở Việt Nam, để quản lý
chặt chẽ hơn các loại thuốc hạn chế sử dụng,
• Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT về việc Ban hành quy định về quản lý thuốc BVTV.
• Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quyết định 89/2006/QĐ-BNN.
• Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 quy định về
kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu.
26
• Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2001: Quy định về
quản lý thuốc BVTV và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng
dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT
Hàng năm Bộ NN&PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử
dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng; những điều nghiêm cấm trong việc sản
xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, vận
chuyển và sử dụng thuốc BVTV.
Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý về quản lý thuốc
BVTV, ngày 18/12/1993, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 703/NN-
BVTV/QĐ về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về
công tác BV&KDTV. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra
chuyên ngành BVTV là thanh tra thuốc BVTV.
Những văn bản nói trên đã chứng tỏ nhà nước ta rất coi trọng việc quản
lý thuốc BVTV, đồng thời cũng đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh và
người sử dụng thuốc BVTV phải quán triệt để nghiêm chỉnh thực hiện.
1.5.3 Cơ quan chịu trách nhiệm
Theo chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước phân công, thuốc BVTV
được tổ chức quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo sơ đồ dưới đây.
- Cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Cục Bảo vệ thực vật, thực hiện
chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực
thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực BVTV, phòng trừ sinh
vật gây hại rừng, kiểm dịch thực vật thuốc hóa học BVTV, thanh tra chuyên
ngành về BV&KDTV thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Bộ Nông Nghiệp và
PTNT
Cục Bảo vệ Thực vật
27
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật
Công tác tổ chức quản lí sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam được diễn
ra theo ngành dọc, có sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan từ Trung ương tới
địa phương.
- Đứng đầu là Bộ NN&PTNN có nhiệm vụ điều hành sự hoạt động của
các cơ quan cấp dưới, ban hành các văn bản quy phạm cấp Nhà nước phục vụ
công tác quản lí Nhà nước về thuốc BVTV.
- Dưới Bộ NN&PTNN là Cục Bảo vệ thực vật. Cục bảo vệ thục vật là
cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNN, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ
trưởng quản lí Nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lí Nhà
nước đối với ngành lĩnh vực BVTV, thuốc BVTV, thanh tra chuyên nghành
về BV&KDTV thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ. Cục BVTV có tư
cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo
quy định của pháp luật. Trong việc quản lí Nhà nước về thuốc BVTV được
nêu rõ trong quyết định số 17/2008-QĐBNN.
Trung tâm BVTV vùng
Chi cục BVTV tỉnh
Trạm BVTV huyện
Các ngành liên
quan
Sở NN &
PTNT tỉnh
Phòng Nông
nghiệp huyện
Các ngành liên quan
UBND xã Hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp
Cửa hàng bán thuốc BVTV Người sử dụng thuốc BVTV
28
+ Đề xuất, xây dựng chương trình Bộ cơ chế, chính sách về quản lí
thuốc BVTV. Hàng năm, trình Bộ công bố danh mục thuốc BVTV được pháp
sử dụng, hạn chế sử dụng , cấm sử dụng ở Việt Nam.
+ Quy định thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề và buôn bán,
sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; quy định điều kiện và
thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV theo ủy quyền của Bộ trưởng.
+ Cấp giấy và thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV ngoài danh
mục hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói
tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất, hoặc để khảo nghiệm, sử dụng trong
các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; giấy phép khảo nghiệm thuốc
BVTV, giấy chứng nhận đăng kí (bao gồm giấy chứng nhận gia hạn đăng kí,
cấp lại giấy chứng nhận đăng kí) thuốc BVTV ở Việt Nam.
+ Tổ chức thực hiện đăng kí thuốc BVTV.
+ Hướng dẫn, quản lí và tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV
mới.
+ Quản lí, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành
phần thuốc BVTV xuất khẩu, nhập khẩu; thành phần thuốc BVTV tại kho,
xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm
định dư lượng thuốc BVTV trong nông- lâm sản.
+ Hướng dẫn thực hiện công tác quản lí thuốc BVTV ở địa phương;
hướng dẫn việc thu gom và tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV.
+ Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc BVTV
+ Hướng dẫn việc lập dự trữ địa phương về thuốc BVTV, chế độ quản
lí, phương thức sử dụng dự trữ về thuốc BVTV ở cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
+ Hướng dẫn các địa phương kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên
cây trồng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc: là đơn vị trực thuộc Cục BVTV,
phụ trách về công tác BVTV nói chung ở các vùng trên cả nước.
- Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình: giữ vai trò là cơ quan chủ quản trọng
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Thái Bình. Trong việc
quản lí thuốc BVTV Sở trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan
29
trực thuộc Sở. Tham gia vào các công tác quản lí thuốc BVTV các cơ quan
trực tiếp thuộc Sở bao gồm:
+ Phòng thanh tra Sở NN&PTNN: Tham gia vào công tác quản lí thuốc
BVTV, các doanh nghiệp thương mại nằm trong hệ thống phân phối vật tư
nông nghiệp trong đó có thuốc BVTV, các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV,
tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực thuốc BVTV.
Cán bộ thanh tra Sở tổ chức, tham gia vào đoàn kiểm tra liên ngành cùng với
các cơ quan khác như: Chi cục BVTV, Chi cục quản lí thị trường, cảnh sát
môi trường hoặc tổ chức thanh tra đơn ngành về thuốc BVTV nằm trong sự
cho phép của lãnh đạo Sở NN&PTNN. Cán bộ chuyên trách của phòng thanh
tra về thuốc BVTV là người trực tiếp tham gia vào cuộc thanh tra này cùng
các thành viên khác trong ngành. Phòng thanh tra Sở chỉ tham gia vào công
tác thanh tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV mà không tham gia vào
công tác kiểm tra sử dụng, xử lí sau sử dụng của nông dân.
- Chi cục BVTV tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở
NN&PTNT tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở NN&PTNT,
đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật..
Là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lí chuyên ngành sử dụng thuốc BVTV
trên địa bàn tỉnh. Chi cục BVTV tham gia vào kiểm dịch thực vật, khử trùng,
thuốc BVTV dư lượng độc chất trong sản phẩm trồng trọt, hoạt động lưu giữ
thuốc BVTV; kiểm tra, chứng nhận thuốc BVTV khi được ủy quyền; chứng
nhận về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản địa bàn tỉnh, thực hiện các
hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo phân công của Chi cục Bảo vệ thực
vật; cụ thể là:
+ Tổ chức công tác BVTV.
+ Thực hiện khảo sát thực nghiệm và ứng dụng những tiến bộ kĩ thuât
công nghệ chuyên ngành phục vụ cho sản xuất.
+ Tổ chức thực hiện các công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa
bàn tỉnh.
+ Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên kĩ thuật cấp xã;
kiểm tra quy chế quản lí, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của
30
các đơn vị thuộc Chi cục BVTV cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với
UBND cấp huyện, các nhân viên kĩ thuật trên địa bàn xã với UBND cấp xã.
+ Tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương.
+ Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các các quy định quản lí Nhà nước về
thuốc BVTV; hoạt động sự nghiệp và dịch vụ BVTV trên địa bàn tỉnh theo
quy định của pháp luật.
+ Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lí vi phạm theo quy định của
pháp luật về việc chấp hành Pháp lệnh BV&KDTV của các tổ chức, cá nhân
có hoạt động liên quan đến công tác BVTV. Trực tiếp quản lí chỉ đạo các
trạm BVTV cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
+ Thực hiện chế độ báo cáo tình hình công tác BVTV, kiểm dịch thực
vật và các hoạt động khác có liên quan theo định kì và đột xuất theo qui định
của ngành.
- Phòng NN&PTNN huyện: phòng trực thuộc Sở NN&PTNN tỉnh.
Trong việc quản lí thuốc BVTV, phòng NN&PTNN huyện nhận văn bản chỉ
đạo của các cơ quan cấp trên ban xuống và ủy quyền tham gia trực tiếp cho cơ
quan chuyên ngành về thuốc BVTV huyện.
- Trạm BVTV huyện: trạm BVTV trực thuộc phòng NN&PTNN
huyện, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình, vai trò
chủ yếu của trạm là tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn huyện. Trạm
trực tiếp triển khai các chương trình phòng dịch, tuyên truyền tập huấn cho bà
con nông dân tại các xã về cách sử dụng thuốc, xử lí thuốc BVTV thừa sau
khi sử dụng, theo dõi tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh trên đồng
ruộng để kịp thời báo lên cơ quan cấp trên.
- UBND xã : Nhận ủy quyền của các cơ quan quản lí cấp trên trong
việc xử lí một số vi phạm, giám sát các của hàng kinh doanh thuốc BVTV
trên địa bàn xã.
- HTX dịch vụ nông nghiệp/ Ban nông nghiệp trực thuộc UBND xã, vai
trò chủ yếu là trực tiếp tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn xã.
Tại xã không có ban riêng phụ trách về thuốc BVTV mà cán bộ của xã
phối hợp với cán bộ của trạm BVTV, khuyến nông, phòng nông nghiệp chỉ
đạo hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc. Tại xã có một cán bộ khuyến nông
31
chung về nông nghiệp của xã. Cán bộ này có nhiệm vụ hướng dẫn nông dân
về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi. Như vậy, cán bộ này cũng có trách nhiệm
trong quản lý và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV.
- Ngoài ra còn có các cơ quan liên quan phối hợp trong công tác quản
lí sử dụng thuốc BVTV như: Hội nông dân tỉnh, UBND huyện,…[Tạp chí
khoa học và phát triển, 2014]
32
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: Xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình
Thời gian tiến hành: từ 01/2016 – 05/2016.
Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý, sử dụng
thuốc BVTV trên địa bàn xã, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý thuốc BVTV.
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Đông Mỹ
Điều kiện tự nhiên: vị trí địa hình, địa hình vùng, các điều kiện khí hậu,
thời tiết, đất đai tại xã Đông Mỹ.
Điều kiện KT-XH: các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng,
tình hình phát triển kinh tế tại xã Đông Mỹ.
2.3.2 Đánh giá tình trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bãn xã Đông Mỹ
2.3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã
2.3.3.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV
Đánh giá công tác dự báo tình hình sâu bệnh hại tại xã Đông Mỹ.
Đánh giá công tác chỉ đạo phòng chống sâu bệnh hại tại xã Đông Mỹ.
Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại
địa bàn xã Đông Mỹ.
Đánh giá công tác quản lý, kinh doanh thuốc ở các cửa hàng bán thuốc
BVTV ở xã Đông Mỹ:
Quản lý tại trạm BVTV: các biện pháp quản lý, công tác dự tính dự báo
sinh vật hại, công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bênh, các biện pháp ứng phó khi
có dịch bệnh xảy ra.
33
2.3.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV
Đối tượng
Loại thuốc
Tần suất, liều lượng, cách sử dụng
Xử lý tàn dư thuốc BVTV sau khi sử dụng
Nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định quản lý
thuốc BVTV.
2.3.4 Đánh giá và mong muốn của người dân trong công tác quản lý và sử
dụng thuốc BVTV ở xã
Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã
Đông Mỹ.
2.3.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý thuốc
BVTV tại xã Đông Mỹ
2.4Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các báo cáo, hướng dẫn số liệu từ phòng địa chính kiêm môi trường xã
Đông Mỹ, và Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Thái bình. Các quy định,
khuyến cáo, thuốc BVTV của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phòng khuyến
nông.
Thông qua internet, sách báo.
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
2.4.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 1 cán bộ bảo vệ thực vật, 3 cán bộ xã và 2 cửa
hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã.
2.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn nông hộ bằng mẫu phiếu
- Tôi đã sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn 95 hộ tại 5
thôn xã Đông Mỹ. Các hộ này được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các
nhóm nông dân khác nhau dựa vào danh sách hộ của thôn do các trưởng thôn,
xóm cung cấp.
2.4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Quan sát thực tế, miêu tả địa điểm khu vực nghiên cứu, thu thập thông
tin bằng hình ảnh.
34
Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép
cách người dân địa phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để vẽ biểu đồ và thống kê số liệu:
Phỏng vấn người bán hàng, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật để
biết được loại thuốc thông dụng người dân thường mua.
35
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại xã Đông Mỹ
3.1.1 Vị trí địa hình
Đông Mỹ là một xã thuộc thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình.
Xã Đông Mỹ bao gồm 5 thôn.
Hình 3.1: Ranh giới hành chính xã Đông Mỹ
Cách thị trấn Đông Hưng 8km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố
6km về phía Nam, cách huyện Thái Thụy 14km về phía Đông.
Xã Đông Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 4,22 km2
, chiếm khoảng
0,27% diện tích tỉnh Thái Bình.
Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%, độ cao từ 1-2m trên
mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.
3.1.2 Đất đai
Đất tại xã được chia thành một số loại chính là đất ngoài đê, đất nội
đồng không nhiễm mặn, …
Đất ngoài đê là loại đất phù sa được bồi đắp hằng năm, đất có độ kiềm
kém được bồi đắp phù sa do lũ dâng lên ở ven sông Trà Lý.
Đất nội đồng không nhiễm mặn là đất phù sa không được bồi đắp hàng
năm, bị biến đổi do quá trình canh tác.
36
Với đặc điểm địa hình bằng phẳng Đông Mỹ có ưu thế mạnh trong việc
sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cấy lúa.
3.1.3 Khí hậu
Khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông
lạnh. Thời tiết tại xã Đông Mỹ phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa
nhiều, mùa đông khô lạnh. Nhìn chung khí hậu và thời tiết xã Đông Mỹ có
đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh
hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều
kiện cho sản xuất vụ đông, đa dạng hóa sản phẩm.
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Đông Mỹ
Nông nghiệp chiếm vị trí khá quan trong trong cơ cấu kinh tế của xã.
Theo số liệu, nông nghiệp chiếm 29,91% cơ cấu kinh tế của xã. Trong khi đó,
dịch vụ chiếm trên 27%, còn lại là các ngành nghề khác.
Theo đánh giá của UBND xã Đông Mỹ năm 2015 hợp tác xã nông
nghiệp xã đã tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ đề án sản xuất, cơ cấu lúa vụ
xuân chuyển biến tích cực, giống lúa ngắn ngày đạt tỷ lệ 100% diện tích, thời
tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong cả 2 vụ. Bình quân năng suất lúa
37
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3nJaUKT
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
cả năm đạt 127,1 tạ/1ha. Rau màu, cây dược liệu, cây ăn quả, hoa cây cảnh
trên đất chuyển đổi ước đạt 10.059 triệu đồng. GTSX trồng trọt năm 2015 đạt
17.221 triệu đồng/ 225,4 ha; Bình quân đạt 76,4 triệu đồng/1ha.
Các ngành nghề TTCN, XDCB và TM-DV trên địa bàn phát triển
mạnh, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tổng GTSX-
TTCN-XDCB đạt 52.153 triệu đồng tăng 18%. TM-DV đạt 33.022 triệu đồng
tang 17,5%.
Công tác xây dựng nông thôn mới: Xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu
chí còn lập trong những năm tiếp theo. Xây dựng đề án quy hoạch các nghĩa
trang nhân dân, đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng các trục chính giao thong nội
đồng, các đường trục xã, trục đường lien thôn. Tiếp tục phát động nhân dân
hiến đất mở rộng mặt đường trong khu dân cư đăng kí xi măng cứng hóa mặt
bằng theo tiêu chí nông thôn mới.
3.1.5 Trồng trọt – chăn nuôi
Trồng trọt : Trồng trọt phát triển ổn định, tăng trưởng khá và đồng đều
ở ngành sản xuất. HTXDVNN đã quản lý và khai thác tốt các công trình thủy
lợi phục vụ sản xuất, thường xuyên nạo vét kênh mương sửa chữa hệ thống
kênh mương tưới chính, tu bổ xây mới hệ thống cống tưới cho các vùng đồng
của từng khu, xóm, đảm bảo cho việc tưới tiêu và phục vụ việc đi lại, vận
chuyển thuận lợi.
Tổng diện tích canh tác của toàn xã là 293 ha, trong đó diện tích 2 lúa
là 225,4 ha còn lại là hoa màu và cây ăn quả. Việc áp dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật công nghệ và sản xuất đã đem lại những hiệu quả khả quan trong
sản xuất, đặc biệt là công tác chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, luân
canh các vụ cây trồng.
Chăn nuôi: Tại thời điểm 1/10, tổng đàn trâu có:33 con, đàn lợn có
1.986 con, đàn gia cầm có 21.100 con ước đạt 86 tấn, thâm canh cá với 18,5
ha ao hồ, sản lượng ước đạt 80 tấn, cùng các loại gia súc gia cầm khác; GTSX
chăn nuôi đạt 36.359 triệu đồng (99,1%). Hiện xã đã và đang phát triển mô
hình chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, duy trì
38
Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3nJaUKT
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
việc kiểm dịch động vật, kiểm soát vân chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, vệ
sinh thú y, phòng chống, dập dịch.
3.1.6 Tình hình dân số và lao động
Xã Đông Mỹ có số dân là 6.435 người, trong đó trên 53,9% dân số
trong đọ tuổi lao động. Người làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 67,8%
tổng số người trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực quan trọng cho quá
trình phát triển. Tuy nhiên, chất lượng lao động làm việc trong các ngành kinh
tế hiện nay của xã lại đang là vấn đề quan tâm.
3.2Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Mỹ
Sản xuất nông nghiệp năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương
đối thuận lợi. Cơ bản diện tích lúa và cây màu được gieo cấy trong khung thời
vụ. Hầu hết các diện tích đất có thể canh tác 2 vụ lúa và 1 vụ màu.
Về diện tích
Diện tích đất nông nghiệp của xã Đông Mỹ chủ yếu là sản xuất lúa. Do
điều kiện tự nhiên của xã tương đối thích hợp với trồng lúa và có nhiều giống
lúa có năng suất và phẩm chất tốt được đưa và sản xuất nên người dân tích
cực tham gia. Ngoài ra, một số cây hoa màu khác trên địa bàn xã là cá loại rau
thơm (rau mùi tàu, hành,…).
Tổng diện tích đất canh tác trên toàn xã đạt 293 ha. Bình quân năng
suất lúa cả năm đạt 127,1 tạ/ha.
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tại xã Đông Mỹ
STT Loại cây trồng Diện tích Tỷ lệ (%)
1 Lúa 225,4 76,93
2 Rau màu 58,6 20
3 Ngô 3,6 1,23
4 Khoai lang 2,7 0,92
5 Rau các loại 1,4 0,48
6 Sắn 1,3 0,35
Nguồn: UBND xã Đông Mỹ, 2015
Theo thống kê, diện tích gieo cấy lúa là lớn nhất 225,4 ha. Diện tích rau
màu các loại là 58,6 ha chiếm 20% và có xu hướng tăng chậm.
39 4217526

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
đáNh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã cù vân, hu...
 
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất trồng rau cải bẹ xanh khi sử dụn...
 
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
Nghiên cứu bảo tồn loài xá xị (cinnamomum parthenoxylon(jack) meisn)
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường sinh thái tại thị trấ...
 
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
Nghiên cứu tính đa dạng tài nguyên cây thuốc và đề xuất giải pháp bảo tồn tại...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
 
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây giảo cổ lam 7 lá (gynoste...
 
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAYĐề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
Đề tài: Bảo vệ môi trường của doanh nghiệp quận Hồng Bàng, HAY
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của ngườ...
 
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phiNghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
Nghiên cứu quy trình chế biến sản phẩm chả cá rô phi
 
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
Theo dõi quy trình gieo ươm và chăm sóc cây keo tai tượng tại vườn ươm trườn...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
Thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường ...
 
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
đáNh giá hiện trạng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện yên lập, tỉnh...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty tnhh goertek v...
 
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học và đánh giá một số hoạt tính sinh học trong...
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừngTác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
Tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Đông Mỹ, Thái Bình

đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực VậtThư viện luận văn đại hoc
 
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Man_Ebook
 
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...Man_Ebook
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...jackjohn45
 
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...Cerberus Kero
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...nataliej4
 
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...nataliej4
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmThanhTNDoan
 
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
Hoa chat bao ve thuc vat  2014Hoa chat bao ve thuc vat  2014
Hoa chat bao ve thuc vat 2014Do Hiep
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Đông Mỹ, Thái Bình (20)

đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
 
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...
Giáo trình sử dụng biện pháp hóa học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Đinh Vi...
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
 
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
 
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đLuận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
 
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...
Đánh Giá Thực Trạng Và Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Chứa Hóa Chất Bảo Vệ Thực ...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT-TIÊU THỤ RAU AN TOÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GI...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
 
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
 
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chèThành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
Thành phần, mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè
 
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
Thực trạng mốt số bệnh và yếu tố liên quan ở người chăn nuôi lợn quy mô nhỏ t...
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...
TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Bảo vệ viê...
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
 
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
Hoa chat bao ve thuc vat  2014Hoa chat bao ve thuc vat  2014
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
 
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
Tình hình nhiễm ascaris lumbricoides, trichuris trichiura, ancylostoma duoden...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Đông Mỹ, Thái Bình

  • 1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI Xà ĐÔNG MỸ - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH Người thực hiện : PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY
  • 2. HÀ NỘI - 2016 ii
  • 3. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG = = = =¶¶¶ = = = = KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI Xà ĐÔNG MỸ - THÀNH PHỐ THÁI BÌNH Người thực hiện : PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG Lớp : MTB Khóa : 57 Chuyên ngành : MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn : TS. PHAN THỊ THÚY Địa điểm thực tập : Xà ĐÔNG MỸ, TP. THÁI BÌNH
  • 4. HÀ NỘI - 2016 ii
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì một luận văn, một khóa luận được sử dụng bảo vệ bất kỳ một học hàm, học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ ràng nguồn gốc. Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Minh Phượng i
  • 6. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn T.S Phan Thị Thúy người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, quý phòng ban cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Học viện nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin chân thành cảm ơn Trạm bảo vệ thực vật Thành phố Thái Bình và UBND xã Đông Mỹ, Ban Nông nghiệp xã Đông Mỹ đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, phỏng vấn. Xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra phỏng vấn. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè những người đã quan tâm ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2016 Tác giả Phạm Thị Minh Phượng ii
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật UBND : Ủy ban nhân dân IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp HTXDVNN : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp BV&KDTV : Bảo vệ và kiểm dịch thực vật NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXNN : Sản xuất nông nghiệp SV : Sinh vật TTCN : Tiểu thủ công nghiệp XDCB : Xây dựng cơ bản TM – DV : Thương mại – dịch vụ GTSX : Giá trị sản xuất iv
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO.....Error: Reference source not found Bảng 1.2 Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta...Error: Reference source not found Bảng 1.3 Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy.........Error: Reference source not found Bảng 3.1 Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tại xã Đông Mỹ..........Error: Reference source not found Bảng 3.2 Cơ cấu bố trí mùa vụ một số loại cây trồng tại xã Đông Mỹ (từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015)......Error: Reference source not found Bảng 3.3 Danh mục các loại thuốc BVTV thường xuyên sử dụng và giá cả tính đến ngày 5/4/2016................Error: Reference source not found Bảng 3.4 Liều lượng sử dụng một số loại thuốc BVTV của các hộ điều tra .....................................................Error: Reference source not found Bảng 3.5 Số lần phun và khoảng cách giữa các lần phun thuốc BVTV..Error: Reference source not found Bảng 3.6 Tình hình quản lý bình phun thuốc của các hộ điều tra...........Error: Reference source not found Bảng 3.7 Cách xử lý dụng cụ pha và bình phun thuốc của nông dân......Error: Reference source not found v
  • 10. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử. .15 Hình 1.2 Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc.....................................Error: Reference source not found Hình 1.3 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan. Error: Reference source not found Hình 1.4 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Malaysia.Error: Reference source not found Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật..........Error: Reference source not found Hình 3.1 Ranh giới hành chính xã Đông Mỹ........Error: Reference source not found Hình 3.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Đông Mỹ......Error: Reference source not found Hình 3.3 Hệ thổng tổ chức QLNN về thuốc BVTV tại tỉnh Thái Bình. .Error: Reference source not found Hình 3.4 Biểu đồ trình độ văn hóa của cán bộ trạm BVTV thành phố...Error: Reference source not found Hình 3.5 Kênh phân phối thuốc BVTV trên địa bàn thành phố..............Error: Reference source not found Hình 3.6 Biểu đồ cách thức lựa chọn thuốc BVTV của người dân.........Error: Reference source not found Hình 3.7 Biểu đồ nguồn cung ứng thuốc BVTV cho các hộ điều tra.....Error: Reference source not found Hình 3.8 Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng hỗn hợp thuốc BVTV cho cây trồngError: Reference source not found Hình 3.9 Biểu đồ thời điểm phun thuốc BVTV cho các loại cây trồng. .Error: Reference source not found vi
  • 11. Hình 3.10 Biểu đồ tình hình trang bị dụng cụ bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV của nông dân......................................................................57 Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ người dân mắc các triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV .....................................................Error: Reference source not found Hình 3.12 Biểu đồ cách xử lý lượng thuốc BVTV dư trong bình phun....Error: Reference source not found Hình 3.13 Biểu đồ cách xử lý bao bì thuốc BVTV của nông dân.............Error: Reference source not found vii
  • 12. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại cây trồng nhưng cũng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài sâu bệnh, cỏ dại gây hại cho mùa màng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Do vậy, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm phòng trừ các loại sâu bệnh hại sinh trưởng và phát triển để bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là biện pháp quan trọng chủ yếu. Xã Đông Mỹ nằm trong khu vực thành phố Thái Bình nhưng có diện tích đất đai dùng trong sản xuất nông nghiệp lớn, chủ yếu là sản xuất các loại lương thực, thực phẩm, các loại cây hoa màu khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc phát triển các khu công nghiệp, việc mở rộng tuyến đường 208 và quốc lộ 39 đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp của xã một cách đáng kể. Vì vậy, những người nông dân phải thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và kéo theo đó cũng tăng cường sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, do sự biến đổi khí hậu dẫn đến sự bùng phát các loại dịch bệnh, sâu bệnh hại khác nhau nên việc sử dụng các loại thuốc BVTV cũng tăng theo. Việc sử dụng thuốc BVTV là việc mà bà con nông dân nghĩ tới đầu tiên khi dịch bệnh bùng phát. Nhưng sử dụng thuốc BVTV là con dao hai lưỡi. Nếu biết sử dụng một cách hợp lý, với khả năng diệt trừ dịch hại nhanh, dễ sử dụng, có thể ngăn chặn các đợt dịch bệnh trong thời gian ngắn, có hiệu quả và giúp cây trồng tươi tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một cách bừa bãi, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm, thiếu các biện pháp an toàn thì tai họa thật khôn lường, nhất là xu thế lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ lụy xấu đối với sản xuất, môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững. Việc đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp (SXNN) theo hướng phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường là một đòi hỏi và là thách thức 1
  • 13. lớn đối với cơ quan quản lý nhà nước về BVTV, xuất phát từ thực trạng nêu trên tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả thực trạng quản lý, sử dụng thuốc BVTV tại xã Đông Mỹ góp phần nâng cao chất lượng nông sản, hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2
  • 14. Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm và phân loại thuốc bảo vệ thực vật 1.1.1 Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là những hợp chất hóa học, những chế phẩm sinh học, những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc được tổng hợp bằng con đường công nghiệp; được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phát hại của những sinh vật (SV) gây hại (côn trùng, nhện, chuột, nấm, rong rêu, cỏ dại…). Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 03/6/2002 của chỉnh phủ: “Ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc…). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại…) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại. [PGS.TS Trần Văn Hai, 25/4/2016] 1.1.2 Phân loại thuốc BVTV 1.1.2.1 Phân loại dựa trên đối tượng sinh vật hại  Thuốc trừ sâu: là chất hay hồn hợp các chất có tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường để ngăn ngừa tác hại của chúng đến cây trồng, nông sản, gia súc và con người. Gần như tất cả các loại thuốc trừ sâu đều có nguy cơ làm thay đổi các hệ sinh thái; nhiều loại thuốc trừ sâu độc hại với con người và tích tụ lại trong chuỗi thức ăn.  Thuốc trừ cỏ: được dùng để diệt trừ các loại thực vật hoang dại, cỏ dại, cây dại mọc lẫn với cây trồng; tranh chấp nước, chất dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng khiến cho chúng sinh trưởng và phát triển kém, ảnh hưởng 3
  • 15. đến năng suất và phẩm chất nông sản. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy, khi sử dụng cần đặc biệt thận trọng.  Thuốc trừ bệnh (TTB): bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học, sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất. TTB dùng để bảo vệ cây trồng tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị bệnh do những yếu tố phi SV gây ra (thời tiết, đất úng, hạn…). TTB bao gồm cả thuốc trừ nấm và thuốc trừ vi khuẩn.  Thuốc diệt chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ hoặc có nguồn gốc sinh học, có hoạt tính và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột và các loài gặm nhấm gây hại trên ruộng, trong nhà kho. Chúng tác động đến chuột chủ yếu qua 2 con đường vị độc và xông hơi (nơi ở kín đáo).  Chất điều hòa sinh trưởng: Ở nồng độ thích hợp, các hợp chất này kích thích cây sinh trưởng và phát triển, tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống, giúp cây nhanh ra rễ, lá, hoa, quả, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ở nồng độ cao thuốc dễ gây hại cho thực vật. [Chi cục BVTV Phú Thọ, 2009] 1.1.2.2 Phân loại theo nguồn gốc hóa học • Nhóm thuốc thảo mộc. • Nhóm clo hữu cơ (DDT, 666…). • Nhóm lân hữu cơ (Wofatox Bi-58…). • Nhóm carbamate (Mipcin, Bassa, Sevin…). • Nhóm Pyrethoide (Decis, Sherpa, Sumicidine...). • Các hợp chất pheromone. • Nhóm TTS vi sinh (Dipel, Thuricide, Xentari, NPV...). Ngoài ra còn có nhiều chất có nguồn gốc hóa học khác. [Nguyễn Thị Đào, K54-MTB, 2013] 1.1.2.3 Phân loại dựa vào con đường xâm nhập • Thuốc có tác dụng tiếp xúc (thuốc ngoại tác động): là những loại thuốc có thể gây độc cho cơ thể SV khi chúng xâm nhập qua da, biểu bì; thường dùng để diệt các côn trùng sống không ẩn náu, các SV gây hại, trừ cỏ… 4
  • 16. • Thuốc có tác dụng vi độc (thuốc nội tác động): là những thuốc xâm nhập vào cơ thể cùng với thức ăn qua con đường tiêu hóa; thường dùng để diệt các côn trùng nhai, gặm, liếm, hút… • Thuốc có tác dụng xông hơi: qua dạng hơi, thuốc khuếch tán vào không khí xung quanh dịch hại và xâm nhập vào cơ thể SV qua đường hô hấp. • Thuốc có tác dụng nội hấp: là những thuốc có khả năng xâm nhập vào cây qua thân, lá hoặc rễ…; được dịch chuyển ở trong cây; diệt được dịch hại ở những nơi xa vùng tiếp xúc với thuốc. • Thuốc có tác dụng thấm sâu: là những thuốc có khả năng xâm nhập qua biểu bì thực vật, thấm vào các tế bào phía trong, diệt dịch hại sống trong cây và các bộ phận của cây. [Nguyễn Trần Oánh, 2007] 1.1.2.4 Phân loại theo tính độc Căn cứ vào chỉ số LD50 (độ độc cấp tính), tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân chia các loại thuốc BVTV ra thành 5 nhóm khác nhau. 5
  • 17. Bảng 1.1: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của WHO Nhóm thuốc BVTV Vạch màu LD50 với chuột (mg/kg) Qua miệng Qua da Thể rắn Thể lỏng Thể rắn Thể lỏng Nhóm Ia: rất độc Đỏ < 5 < 20 < 10 < 40 Nhóm Ib: độc cao Vàng 5 - 50 20 -200 10 - 100 40 - 400 Nhóm II: độc trung bình Xanh da trời 50 - 500 200 - 2000 100 - 1000 400 - 4000 Nhóm III: độc ít Xanh lá cây 500 - 2000 2000 – 3000 > 1000 > 4000 Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000 Nhóm IV: rất ít độc >2000 >3000 Nguồn: Cách phân loại nhóm độc của tổ chức WHO Để nhận biết, người ta in băng màu trên nhãn thuốc biểu thị cấp độc. Trong khi sử dụng nhiều loại có cùng tác dụng như nhau, nên chọn loại thuốc có LD50 cao, vì an toàn hơn. Ở nước ta, tuân theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là LD50 qua miệng, phân chia thành 4 nhóm độc. Bảng 1.2: Phân nhóm thuốc bảo vệ thực vật theo tính độc của nước ta Phân nhóm Ký hiệu Biểu tượng Nhóm I: Rất độc Chữ đen trên dải đỏ Đầu lâu xương chéo trên nền trắng Nhóm II: Độc trung bình Chữ đen trên dải vàng Chữ thập đen trên nền trắng Nhóm III: Ít độc Chữ đen trên dải xanh nước biển Vạch đen không liên tục trên nền trắng Nhóm IV: Rất ít độc Chữ đen trên dải xanh lá cây Nguồn: Tài liệu tập huấn khuyến nông, 2015. 1.1.2.5 Phân loại theo thời gian phân hủy 6
  • 18. Mỗi loại thuốc BVTV có thời gian phân hủy rất khác nhau. Nhiều chất có thể tồn lưu trong đất, nước, không khí và trong cơ thể động, thực vật nhưng cũng có những chất dễ bị phân hủy trong môi trường. Bảng 1.3: Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo thời gian phân hủy ST T Phân nhóm Thời gian phân hủy Thí dụ 1 Nhóm hầu như không phân hủy - Các hợp chất hữu cơ chứa kim loại: Thủy ngân (Hg), Asen (As) … Các loại hóa chất này đã bị cấm sử dụng ở nước ta. 2 Nhóm khó phân hủy 2 – 5 năm DDT, 666 (HCH) - đã bị cấm sử dụng và các hợp chất clo khó phân hủy. 3 Nhóm phân hủy trung bình 1 - 18 tháng Thuốc loại hợp chất hữu cơ có chứa clo (điển hình là thuốc diệt cỏ 2,4 – D) 4 Nhóm dễ phân hủy 1 – 12 tuần Hợp chất phốt pho hữu cơ, cacbamat Nguồn: Phan Thị Phẩm, 2010. Trên đây là các cách phân loại thuốc BVTV thông dụng nhất. Ngoài ra, tuỳ mục đích nghiên cứu và sử dụng, người ta còn phân loại theo nhiều cách khác nữa. Không có sự phân loại thuốc BVTV nào mang tính tuyệt đối. 1.2 Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật Đến nay, thuốc BVTV đã để lại những dấu ấn quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền nông nghiệp hiện đại do có nhiều ưu điểm nổi trội: • Có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để, đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng những trận dịch trong thời gian ngắn. Đem lại hiệu quả phòng trừ rõ rệt, bảo vệ được năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng nông sản và mang lại hiệu quả kinh tế. [TS.Đặng Quốc Nam, 2014] • Dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau, đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp phòng trừ duy nhất. 7
  • 19. Thuốc BVTV là một trong những nhân tố đảm bảo cho tăng vụ thành công. Năm 1993, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo - sau Thái Lan, năm 2010. Trong 5 năm (2006 – 2010) đã cứu được 2.312.177 ha tương đương với 12 triệu tấn lúa khỏi sự phá hoại của rầy nâu trên toàn quốc.[Sĩ Thị Ngọc Anh, 2014] 1.2.1 Cơ chế tác động 1.2.1.1 Thuốc trừ sâu Thuốc từ sâu sau khi xâm nhập vào cơ thể sâu có thể diêt sâu bằng nhiều cách: a. Tác động lên hệ thần kinh: Là cơ chế tác động của các nhóm thuốc trừ sâu nhóm clo hữu cơ, lân hữu cơ, carbamate và pyrethroid. - Nhóm lân hữu cơ và carbamate: ức chế hoạt tính của men ChE, làm tê liệt quá trình dẫn truyền kích thích thần kinh. Với lân hữu cơ là quá trình Phosphorin hóa, với carbamate là quá trình cabamil hóa men ChE. Khi dẫn truyền kích thích thần kinh, ở đầu mút dây thần kinh sản sinh ra chất acetin cholin để dẫn truyền kích thích. Sau khi làm xong nhiệm vụ dẫn truyền qua các đầu mút thần kinh, acetin cholin được phân thủy phân nhờ men ChE. Men này lại dễ bị ức chế bởi thuốc lân hữu cơ và carbamte. Khi ChE bị ức chế, acetin cholin không bị thủy phân sẽ bị tích lũy lại với lượng lớn làm cho dây thần kinh bị tổn thương với đứt đoạn, sự kích thích thần kinh bị rối loạn và tê liệt, côn trùng sẽ chết. Đối với người và động vật khác thuốc lân hữu cơ và carbamte cũng tác động theo cơ chế này. - Thuốc lân hữu cơ kiểu cấu trúc P=S có ái lực liên kiết men ChE yếu hơn cấu trúc P=O vì vậy hiệu lực khởi điểm với sâu cũng thể hiện chậm hơn. - Chất Cartap không ức chế men ChE. Trong tế bào thần kinh Cartap chuyển thành Nereistoxin có ái lực yếu hơn ChE nhưng lại ức chế hoạt tính 8
  • 20. màng sau xinap của tế bào thần kinh trung ương làm tê liệt sự dẫn truyền kích thích thích thần kinh, cơ chế này cũng là cơ chế gây độc của thuốc Nicotin (thảo mộc ). - Các nhóm Clo hữu cơ, Pyrethroid và Oxyhydro Carbon (Trebon ) là những chất độc với tế bào thần kinh. Các chất này liên kiết với các chất thành phần của màng sợi trục thần kinh (là Protein và Lipid ), cản trở sự vận chuyển của ion (chủ yếu là Na+ và K+) qua màng, làm mất điện thế tạo nên sự dẫn truyền xung động thần kinh, dẫn đến thần kinh bị tê liệt, sâu chết. - Các hợp chất Clo hữu cơ còn ức chế hoạt tính của men ATP aze và một số men khác, làm các tế bào thần kinh bị nhiễm độc. Thuốc còn ức chế phân chia tế bào ở trung kỳ, dẫn đến hiện tượng đa bội thể, làm xuất hiện những tế bào nhiều nhân không đồng nhất. Côn trùng bị nhiễm độc thần kinh, lúc đầu có biểu hiện kích động, sau đó co giật do kích động mạnh lên và cuối cùng là tê liệt rồi chết. b. Ức chế sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình trao đổi chất: Sự chuyển hóa năng lượng là cơ sở tạo nên quá trình trao đổi chất trong cơ thể sống. Không có chuyển hóa năng lượng thì không có trao đổi chất, cơ thể sẽ chết. Năng lượng bị tiêu hao trong các hoạt động sẽ được lấy lại từ các chất hữu cơ có trong thức ăn, thông qua sự hô hấp dưới nhiều chặng với sự tham gia của các men. Các hợp chất Asen, Rotenone và Cyanua ức chế hoạt tính của các men hô hấp Oxydaza, Hydrogenaza, Xitocrom làm tích lũy axit Xetonic, ngăn cản chu trình Kreb trong quá trình hô hấp. c. Ức chế quá trình lột xác của côn trùng: Là cơ chế tác động chính của các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng. 9
  • 21. - Thể tích vỏ cơ thể côn trùng không thay đổi sau khi đã hình thành. Vỏ này rất chắc nên khi côn trùng phát triển lớn lên phải thay vỏ mới lớn được. Sự thay vỏ này gọi là sự lột xác. Chất kitin là thành phần cơ bản của vỏ cơ thể, nên quá trình tổng hợp kitin quyết định sự lột xác của côn trùng. Không tổng hợp kitin sẽ không hình thành được lớp vỏ mới, ấu trùng không lột xác được sẽ chết. Quá trình tổng hợp kitin xảy ra nhờ men kitin - UDPN – Acetyl glycoaminyl transferaze. Các hợp chất ĐTSTCT làm mất hoạt tính của men này, do đó ức chế quá trình tổng hợp kitin. Từ đó không hình thành được lớp vở mới, ấu trùng không lột xác được mà chết. - Một số chất ĐTSTCT lại kích thích hoạt động của các men Phenoloxydaze và kitinnaze. Các men này được kích thích sẽ ngăn cản quá trình hình thành và tích tụ chất kitin. - Khi lột xác, trong cơ thể côn trùng còn sinh ra hoocmon lột xác. Có 2 loại hoocmon lột xác chính là Ecdizon va Ecdisteron. Một số chất ĐTSTCT có tác động ức chế hoạt tính của các hoocmon lột xác làm cho côn trùng không lột xác mà chết. - Ngược lại có chất ĐTSTCT như Methoxyfenozide lại kích thích hoạt tính của men Ecdizon làm cho côn trùng lột xác sớm mà chết. - Ngoài ra có người còn cho rằng các chất ĐTSTCT ức chế sinh tổng hợp ADN (Axit deoxyribonucleic) trong tế bào mô non của lớp biểu bì phần bụng cũng làm ấu trùng không lột xác được mà chết. d. Hoocmon trẻ: Là các chất có trong cơ thể côn trùng, giữ vai trò điều hòa sinh trưởng và phát triển của côn trùng cùng với các hoocmon lột xác. Các hoocmon này nếu được tích lũy trong cơ thể côn trùng ở nồng độ cao sẽ làm cho trứng không hình thành hoặc không nở được, sâu non bị chết sau khi nở, không hóa 10
  • 22. nhộng hoặc không trưởng thành được. Một số thuốc ĐTSTCT như: Fenoxycarb, Prodone, Methoprene, Kinoprene, Hydroprene có tác động như các hoomon trẻ. Chất Buprofezin (Applaud) ngoài tác dụng chống lột xác còn có tác dụng như một hoocmon trẻ. e. Triệt sản: Là những chất phá hủy khả năng sinh sản của côn trùng. Cơ chế tác động của những thuốc này là kìm hãm sự phát triển hoặc diệt trứng, diệt tinh trùng, khống chế sự thụ tinh, phá vỡ nhiễm sắc thể của trứng hay tinh trùng. Những thuốc này không làm giảm tuổi thọ và hoạt động của giao phối của con trưởng thành mà chỉ làm cho con cái không đẻ hoặc đẻ ít, trứng không nở hoặc nở ít. Các thuốc triệt sản có độc tính cao và cũng ảnh hưởng đến người, động vật máu nóng nên ít được sử dụng trong nông nghiệp. f. Cơ chế tác động của thuốc vi sinh trừ sâu: Các thuốc trừ sâu từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis gây bệnh cho sâu bởi các độc tố do vi sinh vật sản sinh ra. Sâu ăn phải thuốc xó chứa các bào tử vi khuẩn, ở ruột sâu, vi khuẩn phát triển và sinh ra độc tố. 1.2.1.2 Thuốc trừ bệnh Có 2 cơ chế tác động chính: a. Tác động trực tiếp: ức chế các phản ứng sinh tổng hợp trong tế bào của vi sinh vật gây bệnh. Hầu hết các thuốc trừ bệnh hiện nay kể cả các chất kháng sinh chủ yếu là tác động theo hướng này. Các chất như Tricylazole ức chế tổng hợp Melamin làm cho sợi nấm không xâm nhập hoặc không phát triển được trong tế bào cây kí chủ. b. Tác động gián tiếp: thuốc làm tăng sức đề kháng của cây kí chủ đối với kí sinh. Chất Probenazole khi phun lên cây lúa sẽ kích thích sự hoạt động của các men chống lại sự xâm nhập của các sợi nấm gây bệnh đạo ôn (các men Peroxidaze, Lopoxidaze...). Những chất này làm tăng khả năng khả năng 11
  • 23. miễn dịch của cây, có tác dụng phòng chống bệnh một cách cơ bản. Đây là một hướng nghiên cứu nhiều hy vọng trong tương lai gần. 1.2.1.3 Thuốc trừ cỏ Có thể tóm tắt các cơ chế tác động chính của thuốc trừ cỏ như sau: a. Hình thành các hoocmon kích thích sinh trưởng giả: - Nhóm thuốc: Phenoxy, Benzoic axit - Thuốc đặc trưng: 2.4D, Dicamba b. Ức chế quá trình quang hợp: - Nhóm thuốc: Phenyl urea, Triazine, Bipyridium - Thuốc đặc trưng: Diuron, Atrazine, Paraquat c. Ức chế tổng hợp sắc tố (chlorophyl và carotenoid): - Nhóm thuốc: Diphenyl ether, Imide, Pyridazin - Thuốc đặc trưng: Oxyfuofen, Oxadiazona, Norfluazon, Chlomazon d. Ức chế phân chia tế bào (phá vỡ quá trình phân bào nguyên nhiễm): - Nhóm thuốc: Dinitroanillnes - Thuốc đặc trưng: Trifluralin, Pendimethalin e. Ức chế tông hợp vitamin (tổng hợp Folate) - Thuốc đặc trưng: Asulam f. Ức chế tổng hợp Lipid - Ức chế Accase: thuốc đặc trưng: Fenoxaprop, Sethoxydim (nhóm thuốc: Fops and dims) - Liên kết Oleate: thuốc đặc trưng: Metolachlor, Acetochlor (nhóm thuốc: Chloracetamide) g. Ức chế tổng hợp Aminoaxit (Leucin, Valin, Glutamin) 12
  • 24. - Nhóm thuốc: Sulfonyl urea, Imidazolinone, Sulfonanilide, Pyrimidylbenzoate - Thuốc đặc trưng: Pyrazosulfuron, Bensulfuron Methyl, Pyribenzoxim, Bispyribac Sodium, Glyphosate, Glufosinate,... 1.2.1.4 Thuốc trừ chuột Có 3 tác động chính: a. Gây chết nhanh: là những chất phá hủy hệ thống thần kinh của chuột, điển hình là các chất Stricnin, kẽm phosphur. Chất Stricnin (có trong cây mã tiền) trực tiếp kích thích và làm rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Chất kẽm phosphur ăn vào trong dạ dày, dưới tác động của dịch vị sinh ra chất PH3, rất độc với thần kinh. b. Gây chết chậm: là những chất ức chế tổng hợp vitamin K làm máu không đông lại được (gọi là chất chống đông máu), cơ thể thiếu vitamin K làm máu bị loãng, khi bị xuất huyết máu sẽ không đông lại được, con vật bị xuất huyết nội tạng hoặc dưới da và chết dần. Thuốc chống đông máu thế hệ 1 có nhược điểm là chỉ gây chết cho chuột khi chúng ăn phải bả nhiều ngày liên tiếp. Thuốc chống đông máu thế hệ 2 có ưu điểm là chỉ cần chuột ăn phải 1 lần là có thể chết, điển hình cho cơ thể này là các chất nhóm Coumarine. c. Gây bệnh cho chuột: vi khuẩn Salmonella gây bệnh đường tiêu hóa cho chuột. 1.2.1.5 Chất điều hòa sinh trưởng Các chất này chủ yếu là kích thích sinh trưởng cây trồng theo cơ chế chính là: - Kích thích tăng trưởng thể tích tế bào ở lá, thân, quả. - Kích thích hình thành tế bào mới, làm tăng trưởng sự nảy chồi, đâm rễ, ra hoa. 13
  • 25. - Bổ sung và tăng cường hoạt động của các men trong quá trình sinh tổng hợp của cây bằng cung cấp thêm các chất vi lượng (Fe, Mn, Cu, Bo, Zn,...) - Ngược lại có những chất ức chế sinh trưởng của cây, làm cho cây phát triển chậm lại, dùng chống lốp đổ và kích thích cây ra hoa. Những chất này hạn chế sự hình thành Auxin và Gibberellin trong cây. [Cơ chế tác động của thuốc BVTV, 24/4/2016] 1.2.2 Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực SXNN vì nó giúp cho nông dân bảo vệ được cây trồng tránh được sự phá hoại của các loại dịch hại. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo đúng nguyên tắc và cần phải kết hợp với các biện pháp khác, chỉ nên sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết thì mới mang lại hiệu cao. Nếu sử dụng thuốc BVTV không đúng kĩ thuật, không đúng thời điểm cần thiết thì chẳng những sẽ không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn làm ảnh hưởng xấu cho cây trồng, cho con người và môi trường sống của cộng đồng. [Đỗ Văn Hòe, 2005] 1.2.2.1 Sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng  Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng, nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. • Chọn những thuốc phù hợp với trình độ sử dụng và điều kiện kỹ thuật ở địa phương. Nếu cửa hàng bán nhiều loại thuốc có cùng tác dụng đối với các loài dịch hại cần phòng trừ thì ưu tiên thuốc có tác dụng chọn lọc, ít độc với môi trường, không gây hại cho cây trồng hiện tại và cây trồng vụ sau; hiệu quả cao. Không dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc kém chất lượng. • Cần hiểu rõ tác động của thuốc để có cách sử dụng đúng. • Lưu ý đến hiệu quả kinh tế khi dùng thuốc. Không nên sử dụng cùng một loại thuốc trong suốt vụ hoặc từ năm này qua năm khác. 14
  • 26.  Đúng lúc: Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thực sự cần thiết. Nên sử dụng thuốc khi SV phát triển đến ngưỡng gây hại và vượt ngưỡng kinh tế; còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế. Không phun thuốc khi thiên địch còn ít, thời điểm SV có ích hoạt động mạnh.  Đúng liều lượng, nồng độ: Nếu dùng nồng độ, liều lượng quá cao thì dịch hại chết nhanh nhưng làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc; tốn kém, ảnh hưởng đến môi trường và gây ngộ độc cho người sử dụng. Ngược lại nếu dùng nồng độ, liều lượng quá thấp so với khuyến cáo sẽ không diệt được dịch hại mà còn nhanh chóng gây kháng thuốc. Do vậy, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc để đảm bảo thuốc trải đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều nhất, hiệu quả phòng trừ cao. 15
  • 27.  Đúng cách: Pha chế thuốc đúng cách theo dạng chế phẩm và theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Cần phun rải đều và đúng vào vị trí SV tập trung gây hại. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun ngược hoặc ngang chiều gió. Ngoài ra, cần phải bảo hộ và an toàn lao động, giữ đúng thời gian cách ly; bảo quản, cất giữ thuốc, dụng cụ pha chế, phun, rải thuốc ở gia đình; xử lý thuốc thừa, mất phẩm chất và vỏ bao bì hết thuốc đúng cách. 2.1.5.1. Hình 1.1: An toàn và hiệu quả là hai mục tiêu không thể tách rời trong sử dụng thuốc BVTV hợp lý Chú thích: Tăng cường Hạn chế Thuốc xâm nhập được vào cơ thể dịch hại Thuốc dịch chuyển được vào trung tâm sống dịch hại Người, đối tượng không phòng trừ, sinh vật có ích, môi trường Các loài dịch hại AN TOÀN HIỆU QUẢ Thuốc phát huy được tác dụng (tồn tại thời gian đủ dài, nồng độ đủ độc) Đúng liều lượng, nồng độ Đúng cách Đúng lúc Đúng thuốc Nội dung nguyên tắc “bốn đúng” Thuốc tiếp xúc được với dịch hại 16
  • 28. 1.2.2.2 Sử dụng luân phiên thuốc Sử dụng luân phiên thuốc là thay đổi loại thuốc giữa các lần phun khi phòng trừ cùng một một đối tượng dịch hại. Mục đích chính là ngăn ngừa sự hình thành tính kháng thuốc, giữ được hiệu quả lâu dài. 1.2.2.3 Dùng hỗn hợp thuốc Hỗn hợp thuốc là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại, tiết kiệm công lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác cách tác động hoặc khác đối tượng phòng trừ trong một bình phun. 1.2.2.4 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác trong hệ thống biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) Trong điều kiện áp lực dịch hại cây trồng ngày càng phức tạp, việc quản lý dịch hại cây trồng phải tổng hợp bằng nhiều biện pháp: gieo trồng các giống cây kháng sâu bệnh, bảo đảm yêu cầu phân bón và nước tưới, tận dụng các biện pháp thủ công (bắt tay, bẫy); chú ý bảo vệ thiên địch. [Nguyễn Trần Oánh, 2007] 1.3 Ảnh hưởng của thuốc BVTV 1.3.2 Ảnh hưởng tới hệ sinh thái nông nghiệp Các loại thuốc BVTV sau khi phun, ngoài việc tiêu diệt được sâu bệnh thì còn ảnh hưởng xấu đến các loài thiên địch, côn trùng thụ phấn cho cây trồng. Nếu côn trùng đối tượng quay trở lại thì dịch rất dễ xảy ra do không còn thiên địch khống chế. Thuốc BVTV làm tăng loài này và giảm loài kia, song nhìn chung làm mất cân bằng sinh thái (loài gia tăng đa số là loài gây hại). Một số côn trùng không quan trọng bỗng dưng gây thiệt hại đáng kể cho cây trồng do nó có tính kháng thuốc mạnh hơn côn trùng đối tượng, các thiên địch của chúng bị tiêu diệt hết... [Nguyễn Đức Khiển, 2003]. Trên đồng ruộng còn xuất hiện những loài SV gây hại mới bởi chúng bị đột biến gen, thích nghi với môi trường độc hại đã càng làm xấu đi tình trạng SV gây hại mùa màng. [Nguyễn Đình Mạnh, 2000] 1.3.3 Ảnh hưởng tới môi trường Không khí Thực vật Đất Nước Động vật 17
  • 29. Lắng đọng Lắng đọng Lắng đọng Bay hơi Sử dụng Sử dụng Vận chuyển Hấp phụ Tồn dư Vận chuyển Hấp phụ Hình 1.2: Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự, 2007.  Môi trường đất Đất canh tác là nơi tập trung nhiều dư lượng thuốc BVTV. Thuốc BVTV đi vào trong đất do các nguồn: phun xử lý đất, các hạt thuốc BVTV rơi vào đất, theo mưa lũ, theo xác sinh vật vào đất. Khi vào trong đất, một phần của thuốc được cây hấp thụ, phần còn lại được keo đất giữ lại, làm cho cơ, lý, hoá tính đất giảm sút. Mặt khác, chúng tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. [Hóa học và đời sống, 29/12/2013] Thí dụ: DDT sau một thời gian sử dụng tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Khi nồng độ độc tố trong đất quá cao gây một số vùng đất bị nhiễm bệnh, bạc màu, khô cằn, tạo mầm bệnh trong đất; về lâu dài làm ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, mất cân bằng sinh thái; gây ngộ độc... Các thuốc BVTV thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg... sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu trong đất, gây ô nhiễm đất.  Môi trường nước Thuốc BVTV có thể đi vào môi trường nước bằng nhiều con đường khác nhau như: lắng đọng từ không khí, rửa trôi từ môi trường đất, trực di và thấm ngang. Có chất có thể trở thành trầm tích đáy, để rồi có thể tái hoạt động Thuốc BVTV Thực phẩm Con người 18
  • 30. khi lớp trầm tích bị xáo trộn. Có chất có thể tích tụ trong cơ thể SV tại các mô khác nhau, qua quá trình trao đổi chất và thải lại môi trường nước qua con đường bài tiết. Thuốc BVTV đi vào cơ thể động vật thủy sinh như tôm, cua, cá… làm cho chúng mắc bệnh hoặc dẫn đến chết, hệ sinh thái dưới nước bị hủy hoại đồng thời còn ảnh hưởng tới mạch nước ngầm. Khi nước ngầm ô nhiễm thì chính nguồn nước con người đang sử dụng cũng bị nhiễm độc và ô nhiễm. Làm thay đổi cả một hệ sinh thái lớn.  Môi trường không khí Không khí có thể dễ dàng bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV dễ bay hơi. Thậm chí, thuốc BVTV không bay hơi như DDT sẽ dễ bay hơi rất nhanh vào không khí trong điều kiện khí hậu thời tiết nóng. Ở các vùng nhiệt đới, khoảng 90% thuốc BVTV photpho hữu cơ có thể bay hơi nhanh. Người ta đã tìm thấy nhóm photpho hữu cơ trong không khí ở độ cao 50 – 200m từ 3 – 8 ngày sau khi phun thuốc bằng máy bay. Các TTC cũng bị bay hơi nhất là trong quá trình phun thuốc. Một số khí độc từ thuốc BVTV ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của nhiều loài SV trên thế giới, kể cả con người. [Nguyễn Phúc Hưng, K54-MTA, 2013] 1.3.4 Ảnh hưởng tới con người Phần lớn nông dân Việt Nam đều phải tiếp xúc với thuốc BVTV để bảo vệ mùa màng, nông sản,... Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc BVTV đều gây độc hại đối với sức khỏe con người, có tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái. Khi trực tiếp tiếp xúc và sử dụng thuốc BVTV dễ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiếp xúc, vị độc, xông hơi, gây nhiễm độc và ngộ độc thuốc BVTV. Những người ít hay không tiếp xúc với thuốc BVTV có thể bị nhiễm độc do ăn, uống nông sản, nguồn nước, nước mưa có dư lượng thuốc BVTV. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người bao gồm: 19
  • 31. - Nhiễm độc cấp thường gặp là các vụ tự tử, các vụ nhiễm độc hàng loạt do thức ăn bị nhiễm độc thuốc BVTV, các vụ tai nạn hóa chất trong công nghiệp và sự tiếp xúc nghề nghiệp trong nông nghiệp là các nguyên nhân phần lớn các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến thuốc BVTV (Lowa, 2007). - Các ảnh hưởng mãn tính do tiếp xúc với thuốc BVTV với liều lượng trong thời gian dài có liên quan tới sự rối loạn và các bệnh khác nhau. Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy những bằng chứng về mối liên quan giữa thuốc BVTV với bệnh ung thư (ung thư vú, ung thư gan, dạ dày, bàng quang, thận ). Các hậu quả sinh sản: đẻ non, vô sinh, thai dị dạng... Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có những con số chính xác về ngộ độc thuốc BVTV trên phạm vi toàn cầu. Theo tổ chức y tế liên Mỹ ước tính khoảng 3% người lao động tiếp xúc với thuốc BVTV bị ngộ độc cấp tính, với khoảng 1,3 tỷ người lao động trong nông nghiệp trên toàn thế giới có nghĩa là khoảng 3,9 triệu người có thể bị ngộ độc cấp tính hàng năm. Ở Việt Nam, đến những năm 80 mới có công trình nghiên cứu về ô nhiễm môi trường và tác dụng độc hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người. Nói tóm lại, thuốc BVTV có tác dụng tích cức bảo vệ mùa màng, tuy nhiên nó gây nên nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng tới HST và con người. Do vậy, cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ kĩ thuật. 1.4 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên Thế giới và Việt Nam 1.4.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV trên Thế giới Ở tất cả các quốc gia, việc sử dụng và buôn bán thuốc BVTV được đặt dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lí Nhà nước, về thực chất đây được hiểu là quản lí các nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và sự ô nhiễm môi trường. Chính vì thế, Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã ban hành những quy định riêng về quản lí thuốc BVTV cho nước mình. Các cơ quan quản lí 20
  • 32. nhà nước có chức năng kiểm soát đối với các nhà sản xuất, những người buôn bán, những người sử dụng thuốc BVTV và các chủ thể sản xuất kinh doanh lương thực và các hàng hóa có sử dụng thuốc BVTV. Các Chính phủ có xu hướng thiết lập cơ chế quản lí nhằm mục đích sử dụng an toàn và hiệu quả thuốc BVTV, đồng thời bảo vệ được môi trường, duy trì được kỉ cương trong hoạt động kinh doanh thuốc BVTV, bảo vệ được quyền lợi của người sử dụng thuốc BVTV lẫn người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có dùng thuốc BVTV. 1.4.1.1 Quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan Tại Thái Lan, năm 1967, Chính phủ đã ban hành Đạo luật về chất độc B.E 2510 nhằm kiểm soát toàn bộ các loại chất độc, bao gồm cả thuốc BVTV. Về sau Đạo luật không còn thích hợp để áp dụng cho tất cả các loại chất độc và không có các điều khoản thực thi hiệu quả đối với thành phần nhà nước và tư nhân. Chính vì thế, Đạo luật về các loại chất độc hại B. E 2535 (1992) đã được ra đời và thay thế khá hiệu quả từ ngày 4 tháng 7 năm 1992. Tất cả các hóa chất độc hại và toàn bộ hệ thống kiểm soát phạm vi sử dụng chúng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế và nhiều lĩnh vực khác đều được áp dụng theo Đạo luật này. [Nguyễn Thị Thu Hiền, 2010] Cục Nông nghiệp (DOA) – Bộ Nông nghiệp Thái Lan, là các cơ quan chịu trách nhiệm pháp lí về kiểm soát các loại hóa chất độc hại nguy hiểm được sử dụng trong nông nghiệp như thuốc BVTV và chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Thái Lan thành lập thêm các Tiểu Ban đăng kí thuốc BVTV (gồm 17 thành viên); Tiểu Ban đánh giá số liệu dư lượng và độc tính (gồm 15 thành viên); Tiểu Ban Giám sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với nông sản thực phẩm ( gồm 15 thành viên). Mô hình xét duyệt các loại thuốc BVTV ở Thái Lan được thực hiện những bước đi như sơ đồ sau: Tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật Hiệu lực sinh học Bộ môn bệnh cây Độc tính Bộ môn cỏ dại Bộ môn côn trùng Phòng hóa chất độc trong nông nghiệp Hội đồng đăng ký thuộc ARS Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Phòng đăng ký thuốc BVTV (ARS) 21
  • 33. Hình 1.3: Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Thái Lan 1.4.1.2 Quản lý thuốc BVTV ở Malaysia Malayxia ban hành Đạo luật thuốc BVTV từ 1974. Và trên cơ sở của Đạo luật này có Luật về thuốc BVTV (1976), Luật về thuốc BVTV trong giáo dục và nghiên cứu (1981), qui định về nhãn mác hàng hóa (1984), Luật Ban hành về giấy phép kinh doanh và bảo quản thuốc BVTV trong buôn bán (1988), Đạo luật về quảng cáo thuốc BVTV (1996), Qui định về quản lí thuốc BVTV có độc tính cao (1996)... Ở Malayxia, Phòng kiểm soát thuốc BVTV nằm trong Cục Nông nghiệp là Bộ phận theo dõi việc đăng kí và sử dụng thuốc hóa học BVTV. Các ủy Ban kĩ thuật và Thanh tra là những bộ phận trực thuộc có trách nhiệm về quản lí thuốc hóa học BVTV: Cấp giấy phép sử dụng Hội đồng thuốc BVTV Cục Nông nghiệp (Phòng Kiểm soát thuốc BVTV) Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV Ủy ban thanh tra 22
  • 34. Hình 1.4: Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Malaysia Hội đồng thuốc BVTV bao gồm những người đứng đầu các Cục có liên quan. Là cơ quan quyết định chính sách về thuốc BVTV. Hội đồng này tổ chức họp 6 tháng một lần. Ủy ban kĩ thuật thuốc BVTV bao gồm các đại diện của các Cục có liên quan chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến thuốc hóa học BVTV. 1.4.2 Thực trạng quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam  Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam Việc sử dụng thuốc BVTV chỉ phổ biến ở thế kỉ thứ XIX. Trước đó, việc diệt trừ sâu bệnh chủ yếu bằng phương pháp bắt sâu hay biện pháp mê tín, bùa phép. Đầu thế kỷ XX, khi nền nông nghiệp Việt Nam bắt đầu phát triển đến một mức nhất định, hình thành nên các đồn điền, trang trại nông nghiệp lớn thì việc sử dụng thuốc BVTV bắt đầu gia tăng. Trong thời kỳ này, Việt Nam sử dụng chủ yếu các hợp chất hóa học vô cơ như các nước trên thế giới. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam có những bước chậm hơn so với nước phát triển. Thập niên 70 và 80 Việt Nam còn sử dụng hợp chất hóa học gốc Clo hay gốc phosphor hữu cơ (DDT thuộc nhóm Clo hữu cơ, Metyl Parathion, Monocrophos thuộc nhóm lân hữu cơ, Furadan thuộc nhóm Carbamate) thì các nước phát triển đã ngưng sử dụng các loại hợp chất này. Ở Mỹ đã cấm sử dụng DDT từ năm 1992, mãi đến năm 1993 Việt Nam mới có lệnh cấm sử dụng thuốc BVTV có chứa nhóm Clo hữu cơ. [Vũ Nhung, 2013]  Thực trạng công tác quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam - Giai đoạn 1957 – 1990 Trong hơn 3 thập kỉ của thời kì kinh tế bao cấp, việc nhập khẩu và phân phối thuốc BVTV hàng năm để phục vụ SXNN là do Nhà nước độc quyền mà thực hiện. Hàng năm, Nhà nước giao cho các cơ quan chức năng (Cục BVTV) có nhiệm vụ lên kế hoạch nhập thuốc BVTV rồi phân phối trực tiếp cho các tỉnh theo giá bao cấp (có trợ giá của Nhà nước). Từ tỉnh, mạng lưới vật tư nông nghiệp địa phương phân phối cho các hợp tác xã nông nghiệp. Tại các 23
  • 35. hợp tác xã, Ban quản trị chịu trách nhiệm quản lí số thuốc được phân và giao cho tổ BVTV hướng dẫn xã viên dùng thuốc để phòng trị sâu hại trên đồng ruộng của mình. [Nguyễn Bình, 2015] - Giai đoạn 1990 đến nay Để thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về thuốc BVTV, nước ta cũng đã duy trì và từng bước củng cổ hoạt động của mạng lưới BVTV theo 2 cấp (tỉnh, huyện) đã được hình thành từ những năm 60-70 và tiếp tục phát triển và định hình vào những năm 80-90 của thế kỉ 20. Ở Trung ương có Cục Bảo vệ thực vật (bao gồm các phòng chức năng và các Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng). Ở địa phương có các Chi cục BVTV tỉnh và các Trạm BVTV huyện trực thuộc. Có thể nói hệ thống này là nơi triển khai một cách có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước về BVTV (trong đó có cả quản lí thuốc BVTV). Đồng thời đây là hệ thống trực tiếp kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách trên ở các cấp. Bên cạnh mạng lưới BVTV, sự ra đời của lực lượng thanh tra chuyên ngành cũng đã tạo ra được một công cụ hữu hiệu, giúp cho việc quản lí thuốc BVTV từng bước có hiệu quả và đi vào nề nếp hơn. [Đánh giá thực trạng quản lý thuốc BVTV, 31/01/2016] 1.5 Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam Để phát huy mặt tích cực của thuốc BVTV trong bảo vệ mùa màng và nông sản, hạn chế những hậu quả xấu do thuốc BVTV gây ra, không những cần tăng cường nghiên cứu sử dụng hợp lý thuốc BVTV, mà còn cần có những quy định chặt chẽ của nhà nước trong việc thống nhất quản lý các khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông và sử dụng thuốc BVTV. 1.5.1 Các quy định của Nhà nước • Khi đất nước còn chiến tranh, thuốc BVTV được nhà nước nhập khẩu, phân phối, lưu thông và sử dụng. Các Bộ có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ trên như Bộ NN&PTNT, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ 24
  • 36. Lao động... đã ra thông tư liên Bộ, quy định chặt chẽ những điều khoản phải thực hiện nhằm đảm bảo an toàn trong mọi khâu. • Sau chiến tranh, nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước không còn độc quyền trong việc cung ứng thuốc BVTV. - Để đảm bảo cho việc cung ứng và sử dụng có hiệu quả thuốc BVTV, nước ta đã ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (BV&KDTV) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, công bố lần đầu tháng 2/1993 và Pháp lệnh thay thế vào tháng 08/2001 để phù hợp với tình hình thực tế mới. Kèm theo là hệ thống văn bản phục vụ cho các Pháp lệnh này. Trong pháp lệnh về BV&KDTV có một chương riêng (chương IV) chuyên về quản lý thuốc BVTV. Trong văn bản này, thuốc BVTV được liệt vào loại hàng hoá hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; nhà nước thống nhất quản lý mọi khâu từ sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo quản, dự trù, vận chuyển buôn bán và sử dụng thuốc BVTV; có chính sách ưu đãi với việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc. Nhà nước cũng quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ NN&PTNT bảo đảm an toàn khi xảy ra các sự cố thuốc BVTV, điều kiện sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV; những quy định về việc tiêu huỷ, dự trữ thuốc BVTV. - Nghị định 58 ban hành năm 2002 “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về BV&KDTV” trong đó có “Điều lệ BVTV” và “Điều lệ quản lý thuốc BVTV”. Điều lệ quy định các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lý thuốc BVTV ở Việt Nam và những Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Điều lệ còn quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của nhà nước trong các lĩnh vực: sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc; sử dụng thuốc; đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm thuốc thuốc BVTV. 25
  • 37. - Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BV&KDTV”. Riêng mục C trong chương II, quy định cụ thể hình thức xử phạt và mức phạt về quản lý thuốc BVTV. 1.5.2 Các quy định của Bộ NN&PTNT Kèm theo Pháp lệnh, điều lệ và các quy định trên của nhà nước, Bộ NN&PTNT đã ban hành những quy định về công tác quản lý thuốc BVTV: • Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định sản xuất, gia công, đăng ký, xuất nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn thuốc, bao bì đóng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV. Đặc biệt mục IV quy định về việc sử dụng thuốc BVTV, trong đó quy định rõ trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng, trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh thuốc BVTV. • Quyết định 91/2002/QĐ-BNN quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói buôn bán thuốc BVTV. • Quyết định 50/2003/QĐ-BNN quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng và khảo nghiệm thuốc BVTV. Để kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, Bộ NN&PTNT ngày 08/08/2003 ra Quyết định 79/2003/QĐ sửa đổi khoản 2&3 điều 11 trong 50/2003/QĐ-BNN quy định “Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV” nhằm mục đích đăng ký ở Việt Nam. • Cục BVTV đã gửi công văn số 286/HD-BVTV ngày 19/04/2004 hướng dẫn sử dụng các loại thuốc BVTV bị hạn chế ở Việt Nam, để quản lý chặt chẽ hơn các loại thuốc hạn chế sử dụng, • Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc Ban hành quy định về quản lý thuốc BVTV. • Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 89/2006/QĐ-BNN. • Thông tư số 77/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2009 quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc BVTV nhập khẩu. 26
  • 38. • Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2001: Quy định về quản lý thuốc BVTV và Công văn số 1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT Hàng năm Bộ NN&PTNT sẽ ra danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng; những điều nghiêm cấm trong việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng thuốc BVTV. Để bảo đảm cho việc thi hành hệ thống pháp lý về quản lý thuốc BVTV, ngày 18/12/1993, Bộ NN&PTNT đã ra Quyết định số 703/NN- BVTV/QĐ về quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành về công tác BV&KDTV. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thanh tra chuyên ngành BVTV là thanh tra thuốc BVTV. Những văn bản nói trên đã chứng tỏ nhà nước ta rất coi trọng việc quản lý thuốc BVTV, đồng thời cũng đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh và người sử dụng thuốc BVTV phải quán triệt để nghiêm chỉnh thực hiện. 1.5.3 Cơ quan chịu trách nhiệm Theo chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước phân công, thuốc BVTV được tổ chức quản lý bởi các cơ quan quản lý nhà nước theo sơ đồ dưới đây. - Cơ quan chủ quản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý là Cục Bảo vệ thực vật, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực BVTV, phòng trừ sinh vật gây hại rừng, kiểm dịch thực vật thuốc hóa học BVTV, thanh tra chuyên ngành về BV&KDTV thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Bộ Nông Nghiệp và PTNT Cục Bảo vệ Thực vật 27
  • 39. Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức quản lý thuốc bảo vệ thực vật Công tác tổ chức quản lí sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam được diễn ra theo ngành dọc, có sự chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan từ Trung ương tới địa phương. - Đứng đầu là Bộ NN&PTNN có nhiệm vụ điều hành sự hoạt động của các cơ quan cấp dưới, ban hành các văn bản quy phạm cấp Nhà nước phục vụ công tác quản lí Nhà nước về thuốc BVTV. - Dưới Bộ NN&PTNN là Cục Bảo vệ thực vật. Cục bảo vệ thục vật là cơ quan trực thuộc Bộ NN&PTNN, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lí Nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ quản lí Nhà nước đối với ngành lĩnh vực BVTV, thuốc BVTV, thanh tra chuyên nghành về BV&KDTV thuộc phạm vi quản lí nhà nước của Bộ. Cục BVTV có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong việc quản lí Nhà nước về thuốc BVTV được nêu rõ trong quyết định số 17/2008-QĐBNN. Trung tâm BVTV vùng Chi cục BVTV tỉnh Trạm BVTV huyện Các ngành liên quan Sở NN & PTNT tỉnh Phòng Nông nghiệp huyện Các ngành liên quan UBND xã Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Cửa hàng bán thuốc BVTV Người sử dụng thuốc BVTV 28
  • 40. + Đề xuất, xây dựng chương trình Bộ cơ chế, chính sách về quản lí thuốc BVTV. Hàng năm, trình Bộ công bố danh mục thuốc BVTV được pháp sử dụng, hạn chế sử dụng , cấm sử dụng ở Việt Nam. + Quy định thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề và buôn bán, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV; quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV theo ủy quyền của Bộ trưởng. + Cấp giấy và thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc BVTV ngoài danh mục hoặc chưa có trong danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất, hoặc để khảo nghiệm, sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV, giấy chứng nhận đăng kí (bao gồm giấy chứng nhận gia hạn đăng kí, cấp lại giấy chứng nhận đăng kí) thuốc BVTV ở Việt Nam. + Tổ chức thực hiện đăng kí thuốc BVTV. + Hướng dẫn, quản lí và tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc BVTV mới. + Quản lí, tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành phần thuốc BVTV xuất khẩu, nhập khẩu; thành phần thuốc BVTV tại kho, xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm định dư lượng thuốc BVTV trong nông- lâm sản. + Hướng dẫn thực hiện công tác quản lí thuốc BVTV ở địa phương; hướng dẫn việc thu gom và tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc BVTV. + Trình Bộ việc lập quỹ và sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc BVTV + Hướng dẫn việc lập dự trữ địa phương về thuốc BVTV, chế độ quản lí, phương thức sử dụng dự trữ về thuốc BVTV ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. + Hướng dẫn các địa phương kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Trung tâm bảo vệ thực vật phía Bắc: là đơn vị trực thuộc Cục BVTV, phụ trách về công tác BVTV nói chung ở các vùng trên cả nước. - Sở NN&PTNT tỉnh Thái Bình: giữ vai trò là cơ quan chủ quản trọng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Thái Bình. Trong việc quản lí thuốc BVTV Sở trực tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan 29
  • 41. trực thuộc Sở. Tham gia vào các công tác quản lí thuốc BVTV các cơ quan trực tiếp thuộc Sở bao gồm: + Phòng thanh tra Sở NN&PTNN: Tham gia vào công tác quản lí thuốc BVTV, các doanh nghiệp thương mại nằm trong hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp trong đó có thuốc BVTV, các cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV, tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực thuốc BVTV. Cán bộ thanh tra Sở tổ chức, tham gia vào đoàn kiểm tra liên ngành cùng với các cơ quan khác như: Chi cục BVTV, Chi cục quản lí thị trường, cảnh sát môi trường hoặc tổ chức thanh tra đơn ngành về thuốc BVTV nằm trong sự cho phép của lãnh đạo Sở NN&PTNN. Cán bộ chuyên trách của phòng thanh tra về thuốc BVTV là người trực tiếp tham gia vào cuộc thanh tra này cùng các thành viên khác trong ngành. Phòng thanh tra Sở chỉ tham gia vào công tác thanh tra các cửa hàng buôn bán thuốc BVTV mà không tham gia vào công tác kiểm tra sử dụng, xử lí sau sử dụng của nông dân. - Chi cục BVTV tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Sở NN&PTNT, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật.. Là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lí chuyên ngành sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh. Chi cục BVTV tham gia vào kiểm dịch thực vật, khử trùng, thuốc BVTV dư lượng độc chất trong sản phẩm trồng trọt, hoạt động lưu giữ thuốc BVTV; kiểm tra, chứng nhận thuốc BVTV khi được ủy quyền; chứng nhận về dư lượng thuốc BVTV trong nông sản địa bàn tỉnh, thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo phân công của Chi cục Bảo vệ thực vật; cụ thể là: + Tổ chức công tác BVTV. + Thực hiện khảo sát thực nghiệm và ứng dụng những tiến bộ kĩ thuât công nghệ chuyên ngành phục vụ cho sản xuất. + Tổ chức thực hiện các công tác khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn tỉnh. + Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên kĩ thuật cấp xã; kiểm tra quy chế quản lí, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của 30
  • 42. các đơn vị thuộc Chi cục BVTV cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện, các nhân viên kĩ thuật trên địa bàn xã với UBND cấp xã. + Tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương. + Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các các quy định quản lí Nhà nước về thuốc BVTV; hoạt động sự nghiệp và dịch vụ BVTV trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. + Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật về việc chấp hành Pháp lệnh BV&KDTV của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác BVTV. Trực tiếp quản lí chỉ đạo các trạm BVTV cấp huyện trên địa bàn tỉnh. + Thực hiện chế độ báo cáo tình hình công tác BVTV, kiểm dịch thực vật và các hoạt động khác có liên quan theo định kì và đột xuất theo qui định của ngành. - Phòng NN&PTNN huyện: phòng trực thuộc Sở NN&PTNN tỉnh. Trong việc quản lí thuốc BVTV, phòng NN&PTNN huyện nhận văn bản chỉ đạo của các cơ quan cấp trên ban xuống và ủy quyền tham gia trực tiếp cho cơ quan chuyên ngành về thuốc BVTV huyện. - Trạm BVTV huyện: trạm BVTV trực thuộc phòng NN&PTNN huyện, chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Chi cục BVTV tỉnh Thái Bình, vai trò chủ yếu của trạm là tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn huyện. Trạm trực tiếp triển khai các chương trình phòng dịch, tuyên truyền tập huấn cho bà con nông dân tại các xã về cách sử dụng thuốc, xử lí thuốc BVTV thừa sau khi sử dụng, theo dõi tình hình dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh trên đồng ruộng để kịp thời báo lên cơ quan cấp trên. - UBND xã : Nhận ủy quyền của các cơ quan quản lí cấp trên trong việc xử lí một số vi phạm, giám sát các của hàng kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã. - HTX dịch vụ nông nghiệp/ Ban nông nghiệp trực thuộc UBND xã, vai trò chủ yếu là trực tiếp tham gia vào công tác BVTV trên địa bàn xã. Tại xã không có ban riêng phụ trách về thuốc BVTV mà cán bộ của xã phối hợp với cán bộ của trạm BVTV, khuyến nông, phòng nông nghiệp chỉ đạo hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc. Tại xã có một cán bộ khuyến nông 31
  • 43. chung về nông nghiệp của xã. Cán bộ này có nhiệm vụ hướng dẫn nông dân về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi. Như vậy, cán bộ này cũng có trách nhiệm trong quản lý và hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV. - Ngoài ra còn có các cơ quan liên quan phối hợp trong công tác quản lí sử dụng thuốc BVTV như: Hội nông dân tỉnh, UBND huyện,…[Tạp chí khoa học và phát triển, 2014] 32
  • 44. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Địa điểm: Xã Đông Mỹ - Thành phố Thái Bình Thời gian tiến hành: từ 01/2016 – 05/2016. Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề quản lý, sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn xã, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuốc BVTV. 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, KT-XH tại xã Đông Mỹ Điều kiện tự nhiên: vị trí địa hình, địa hình vùng, các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai tại xã Đông Mỹ. Điều kiện KT-XH: các đặc điểm về dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, tình hình phát triển kinh tế tại xã Đông Mỹ. 2.3.2 Đánh giá tình trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bãn xã Đông Mỹ 2.3.3 Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý thuốc BVTV trên địa bàn xã 2.3.3.1 Thực trạng quản lý thuốc BVTV Đánh giá công tác dự báo tình hình sâu bệnh hại tại xã Đông Mỹ. Đánh giá công tác chỉ đạo phòng chống sâu bệnh hại tại xã Đông Mỹ. Đánh giá công tác quản lý thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn xã Đông Mỹ. Đánh giá công tác quản lý, kinh doanh thuốc ở các cửa hàng bán thuốc BVTV ở xã Đông Mỹ: Quản lý tại trạm BVTV: các biện pháp quản lý, công tác dự tính dự báo sinh vật hại, công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bênh, các biện pháp ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. 33
  • 45. 2.3.3.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV Đối tượng Loại thuốc Tần suất, liều lượng, cách sử dụng Xử lý tàn dư thuốc BVTV sau khi sử dụng Nhận thức của người dân trong việc chấp hành các quy định quản lý thuốc BVTV. 2.3.4 Đánh giá và mong muốn của người dân trong công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ở xã Đánh giá của người dân về công tác quản lý thuốc BVTV của cán bộ xã Đông Mỹ. 2.3.5 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý thuốc BVTV tại xã Đông Mỹ 2.4Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các báo cáo, hướng dẫn số liệu từ phòng địa chính kiêm môi trường xã Đông Mỹ, và Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố Thái bình. Các quy định, khuyến cáo, thuốc BVTV của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, phòng khuyến nông. Thông qua internet, sách báo. 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.4.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn sâu 1 cán bộ bảo vệ thực vật, 3 cán bộ xã và 2 cửa hàng bán thuốc BVTV trên địa bàn xã. 2.4.2.2 Phương pháp phỏng vấn nông hộ bằng mẫu phiếu - Tôi đã sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để phỏng vấn 95 hộ tại 5 thôn xã Đông Mỹ. Các hộ này được lựa chọn ngẫu nhiên đại diện cho các nhóm nông dân khác nhau dựa vào danh sách hộ của thôn do các trưởng thôn, xóm cung cấp. 2.4.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa Quan sát thực tế, miêu tả địa điểm khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin bằng hình ảnh. 34
  • 46. Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, chụp ảnh, ghi chép cách người dân địa phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 2.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel để vẽ biểu đồ và thống kê số liệu: Phỏng vấn người bán hàng, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật để biết được loại thuốc thông dụng người dân thường mua. 35
  • 47. Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại xã Đông Mỹ 3.1.1 Vị trí địa hình Đông Mỹ là một xã thuộc thành phố Thái Bình tỉnh Thái Bình. Xã Đông Mỹ bao gồm 5 thôn. Hình 3.1: Ranh giới hành chính xã Đông Mỹ Cách thị trấn Đông Hưng 8km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố 6km về phía Nam, cách huyện Thái Thụy 14km về phía Đông. Xã Đông Mỹ có diện tích đất tự nhiên là 4,22 km2 , chiếm khoảng 0,27% diện tích tỉnh Thái Bình. Địa hình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%, độ cao từ 1-2m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. 3.1.2 Đất đai Đất tại xã được chia thành một số loại chính là đất ngoài đê, đất nội đồng không nhiễm mặn, … Đất ngoài đê là loại đất phù sa được bồi đắp hằng năm, đất có độ kiềm kém được bồi đắp phù sa do lũ dâng lên ở ven sông Trà Lý. Đất nội đồng không nhiễm mặn là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, bị biến đổi do quá trình canh tác. 36
  • 48. Với đặc điểm địa hình bằng phẳng Đông Mỹ có ưu thế mạnh trong việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cấy lúa. 3.1.3 Khí hậu Khí hậu mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Thời tiết tại xã Đông Mỹ phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô lạnh. Nhìn chung khí hậu và thời tiết xã Đông Mỹ có đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ đông, đa dạng hóa sản phẩm. 3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Đông Mỹ Nông nghiệp chiếm vị trí khá quan trong trong cơ cấu kinh tế của xã. Theo số liệu, nông nghiệp chiếm 29,91% cơ cấu kinh tế của xã. Trong khi đó, dịch vụ chiếm trên 27%, còn lại là các ngành nghề khác. Theo đánh giá của UBND xã Đông Mỹ năm 2015 hợp tác xã nông nghiệp xã đã tổ chức triển khai kịp thời, đồng bộ đề án sản xuất, cơ cấu lúa vụ xuân chuyển biến tích cực, giống lúa ngắn ngày đạt tỷ lệ 100% diện tích, thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trong cả 2 vụ. Bình quân năng suất lúa 37 Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3nJaUKT Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 49. cả năm đạt 127,1 tạ/1ha. Rau màu, cây dược liệu, cây ăn quả, hoa cây cảnh trên đất chuyển đổi ước đạt 10.059 triệu đồng. GTSX trồng trọt năm 2015 đạt 17.221 triệu đồng/ 225,4 ha; Bình quân đạt 76,4 triệu đồng/1ha. Các ngành nghề TTCN, XDCB và TM-DV trên địa bàn phát triển mạnh, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương. Tổng GTSX- TTCN-XDCB đạt 52.153 triệu đồng tăng 18%. TM-DV đạt 33.022 triệu đồng tang 17,5%. Công tác xây dựng nông thôn mới: Xây dựng lộ trình thực hiện các tiêu chí còn lập trong những năm tiếp theo. Xây dựng đề án quy hoạch các nghĩa trang nhân dân, đầu tư hỗ trợ kinh phí xây dựng các trục chính giao thong nội đồng, các đường trục xã, trục đường lien thôn. Tiếp tục phát động nhân dân hiến đất mở rộng mặt đường trong khu dân cư đăng kí xi măng cứng hóa mặt bằng theo tiêu chí nông thôn mới. 3.1.5 Trồng trọt – chăn nuôi Trồng trọt : Trồng trọt phát triển ổn định, tăng trưởng khá và đồng đều ở ngành sản xuất. HTXDVNN đã quản lý và khai thác tốt các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất, thường xuyên nạo vét kênh mương sửa chữa hệ thống kênh mương tưới chính, tu bổ xây mới hệ thống cống tưới cho các vùng đồng của từng khu, xóm, đảm bảo cho việc tưới tiêu và phục vụ việc đi lại, vận chuyển thuận lợi. Tổng diện tích canh tác của toàn xã là 293 ha, trong đó diện tích 2 lúa là 225,4 ha còn lại là hoa màu và cây ăn quả. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ và sản xuất đã đem lại những hiệu quả khả quan trong sản xuất, đặc biệt là công tác chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, luân canh các vụ cây trồng. Chăn nuôi: Tại thời điểm 1/10, tổng đàn trâu có:33 con, đàn lợn có 1.986 con, đàn gia cầm có 21.100 con ước đạt 86 tấn, thâm canh cá với 18,5 ha ao hồ, sản lượng ước đạt 80 tấn, cùng các loại gia súc gia cầm khác; GTSX chăn nuôi đạt 36.359 triệu đồng (99,1%). Hiện xã đã và đang phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, duy trì 38 Tải bản FULL (91 trang): https://bit.ly/3nJaUKT Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 50. việc kiểm dịch động vật, kiểm soát vân chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y, phòng chống, dập dịch. 3.1.6 Tình hình dân số và lao động Xã Đông Mỹ có số dân là 6.435 người, trong đó trên 53,9% dân số trong đọ tuổi lao động. Người làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 67,8% tổng số người trong độ tuổi lao động. Đây là nguồn lực quan trọng cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, chất lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế hiện nay của xã lại đang là vấn đề quan tâm. 3.2Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Đông Mỹ Sản xuất nông nghiệp năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi. Cơ bản diện tích lúa và cây màu được gieo cấy trong khung thời vụ. Hầu hết các diện tích đất có thể canh tác 2 vụ lúa và 1 vụ màu. Về diện tích Diện tích đất nông nghiệp của xã Đông Mỹ chủ yếu là sản xuất lúa. Do điều kiện tự nhiên của xã tương đối thích hợp với trồng lúa và có nhiều giống lúa có năng suất và phẩm chất tốt được đưa và sản xuất nên người dân tích cực tham gia. Ngoài ra, một số cây hoa màu khác trên địa bàn xã là cá loại rau thơm (rau mùi tàu, hành,…). Tổng diện tích đất canh tác trên toàn xã đạt 293 ha. Bình quân năng suất lúa cả năm đạt 127,1 tạ/ha. Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng các loại cây trồng tại xã Đông Mỹ STT Loại cây trồng Diện tích Tỷ lệ (%) 1 Lúa 225,4 76,93 2 Rau màu 58,6 20 3 Ngô 3,6 1,23 4 Khoai lang 2,7 0,92 5 Rau các loại 1,4 0,48 6 Sắn 1,3 0,35 Nguồn: UBND xã Đông Mỹ, 2015 Theo thống kê, diện tích gieo cấy lúa là lớn nhất 225,4 ha. Diện tích rau màu các loại là 58,6 ha chiếm 20% và có xu hướng tăng chậm. 39 4217526