SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
Download to read offline
1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI
MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
Chủ nhiệm đề án: TS. Hồ Kỳ Minh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................7
I. Tính cấp thiết..................................................................................................7
II. Căn cứ lập Đề án...........................................................................................8
III. Mục tiêu của Đề án....................................................................................10
IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án....................................................................10
1. Phạm vi của Đề án.......................................................................................10
2. Kết cấu của đề án.........................................................................................10
PHẦN THỨ NHẤT.........................................................................................11
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI..............11
I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Kon Plông.........................................................................................11
1. Đánh giá chung............................................................................................11
1.1. Thuận lợi...................................................................................................11
1.2. Khó khăn...................................................................................................12
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên..........................................................13
2.1. Vị trí địa lý................................................................................................13
2.2. Địa hình....................................................................................................13
3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.........................................14
3.1. Tài nguyên đất đai....................................................................................14
3.1.1. Về thổ nhưỡng.......................................................................................14
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................14
3.2. Tài nguyên nước.......................................................................................15
3.2.1. Tài nguyên nước mặt.............................................................................15
3.2.2. Tài nguyên nước ngầm..........................................................................15
3.3. Khí hậu.....................................................................................................15
3.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................16
3.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................16
3.6. Tài nguyên du lịch....................................................................................16
4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động.........................................................18
4.1. Dân số.......................................................................................................18
4.2. Lao động...................................................................................................19
4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện...........................19
5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội...........................20
5.1. Những thành tựu chủ yếu.........................................................................20
5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch..............................................20
5.1.2. Dịch vụ du lịch.......................................................................................21
1
5.2. Những hạn chế..........................................................................................22
6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư...............................................23
6.1. Các dự án thủy điện..................................................................................23
6.2. Các dự án du lịch.....................................................................................24
6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp...................................................24
6.3.1. Rau hoa xứ lạnh.....................................................................................24
6.3.2. Nuôi cá nước lạnh.................................................................................24
6.4. Đánh giá chung........................................................................................25
II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch sinh
thái Măng Đen..........................................................................................................25
1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên...........................................................25
1.1. Vị trí, ranh giới.........................................................................................25
1.2. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................26
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................27
2.1. Dân cư......................................................................................................27
2.2. Lao động...................................................................................................27
2.3. Phát triển kinh tế......................................................................................27
2.4. Đánh giá chung........................................................................................27
2.4.1. Thuận lợi...............................................................................................27
2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen......28
PHẦN THỨ HAI.............................................................................................30
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,
HUYỆN KON PLÔNG...........................................................................................30
I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về
việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy
hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030....30
1. Phạm vi........................................................................................................30
2. Phân vùng du lịch.........................................................................................30
3. Các trung tâm du lịch...................................................................................30
4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định.......................................31
4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch.....................................................31
4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận...................................................31
4.1.2. Khu vực phía Đông................................................................................31
4.1.3. Khu vực phía Bắc..................................................................................31
4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch.........................32
4.3. Các dự án đầu tư du lịch..........................................................................32
II. Đánh giá chung thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Kon Plông..................33
2
1. Đánh giá chung............................................................................................33
2. Hệ thống giao thông.....................................................................................33
3. Hệ thống điện...............................................................................................35
4. Hệ thống bưu chính viễn thông....................................................................36
5. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước...............................................................36
III. Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng du
lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông..............................................................37
1. Đánh giá chung...........................................................................................37
2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản huyện Kon Plông.................................37
3. Hệ thống hạ tầng du lịch..............................................................................38
4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch......................................................41
IV. Thực trạng phát triển ngành du lịch của vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
huyện Kon Plông......................................................................................................41
1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Kon Tum................................41
2. Thực trạng phát triển ngành du lịch của huyện Kon Plông của vùng du
lịch sinh thái Măng Đen...........................................................................................45
2.1. Thực trạng loại hình và sản phẩm du lịch................................................45
2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch........................................................47
V. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.......................................................................47
PHẦN THỨ BA.............................................................................................50
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN,
HUYỆN KON PLÔNG ĐẾN NĂM 2020...............................................................50
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng
Đen...........................................................................................................................50
1. Tác động của các quy hoạch.........................................................................50
2. Tác động của nhân tố bên ngoài, nội lực bên trong ảnh hưởng đến đầu tư
xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen..............................................................51
II. Quan điểm, mục tiêu đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen
đến năm 2030...........................................................................................................52
1. Quan điểm đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen....................52
2. Mục tiêu.......................................................................................................53
III. Định hướng đầu tư phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm
2020.........................................................................................................................56
1. Định hướng đầu tư phát triển các tuyến du lịch............................................56
2. Định hướng phát triển các điểm du lịch.......................................................58
3. Định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.................................59
4. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch............................................61
3
5. Định hướng xây dựng và quảng bá về du lịch..............................................64
IV. Định hướng phát triển một số ngành phụ trợ phục vụ cho du lịch..............64
1. Về nông nghiệp............................................................................................64
2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp..........................................................65
3. Về thương mại, dịch vụ................................................................................66
V. Định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
vùng du lịch sinh thái Măng Đen.............................................................................66
1. Yên cầu........................................................................................................66
2. Một số nguyên tắc chung.............................................................................66
3. Phương án tổ chức không gian phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật vùng du lịch sinh thái Măng Đen........................................................66
4. Nội dung các danh mục đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn.....................69
VI. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen...........91
1. Tổng nguồn vốn đầu tư................................................................................91
2. Phần kỳ vốn đầu tư.......................................................................................91
VIII. Hiệu quả của đầu tư................................................................................92
PHẦN THỨ TƯ..............................................................................................94
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................94
I. Giải pháp......................................................................................................94
1. Giải pháp về quản lý quy hoạch - kiến trúc..................................................94
2. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng.............95
2.1. Về công tác vệ sinh môi trường................................................................95
2.2. Về công tác bảo vệ môi trường không khí................................................96
2.3. Về công tác bảo vệ môi trường nước........................................................96
2.4. Về công tác xử lý chất thải rắn.................................................................96
3. Giải pháp về chính sách giải phóng mặt bằng..............................................97
4. Giải pháp về liên kết và hợp tác đầu tư, tuyên truyền quảng bá...................97
5. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư.............................................................99
5.1. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách.............................99
5.2. Giải pháp về tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước................100
6. Giải pháp khai thác sử dụng các điểm, khu du lịch....................................100
7. Giải pháp về nguồn nhân lực......................................................................101
8. Giải pháp đối với việc chuyển đổi, phát triển và bảo vệ rừng trong quá
trình đầu tư xây dựng các công trình du lịch..........................................................103
II. Tổ chức thực hiện.....................................................................................104
1. UBND huyện Kon Plông...........................................................................104
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư...............................................................................104
4
4. Sở Xây dựng..............................................................................................105
5. Sở Giao thông - Vận tải..............................................................................105
6. Các ngành Điện, Nước, Viễn thông............................................................105
7. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch..............................................................105
III. Kiến nghị Trung ương.............................................................................105
Phụ lục: BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, XD
PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN KON PLONG.................Error! Bookmark not
defined.
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông........................................19
Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch Kon Plông
giai đoạn 2011 - 2014..............................................................................................37
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thực trạng các điểm du lịch....................................40
Bảng 2.3: Tổng hợp dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện..............46
Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch đến Kon Plông..........................................47
Bảng 3.4: Hạng mục xây dựng chi tiết............................................................71
Bảng 3.5: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 - GĐ: 2016-2020)..............71
Bảng 3.6: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3- GĐ: 2016-2020)...............71
Bảng 3.7: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72
Bảng 3.8: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72
Bảng 3.9: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020)...............73
Bảng 3.10: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020).............73
Bảng 3.11: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6- GĐ: 2016-2020).............74
Bảng 3.12: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6– GĐ: 2016-2020)............74
Bảng 3.13: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 7– GĐ: 2016-2020)............75
Bảng 3.14: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8– GĐ: 2016-2020)............75
Bảng 3.15: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8 - GĐ: 2016-2020)............76
Bảng 3.16: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 14 – GĐ: 2016-2020).........78
Bảng 3.17: Hạng mục chi tiết trong khu phức hợp G2-A...............................79
Bảng 3.18: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-B........79
Bảng 3.19: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-C........80
Bảng 3.20: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-D........80
Bảng 3.21: Hạng mục xây dựng chi tiết Công viên trung tâm Khu. G2-E......81
Bảng 3.22: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..........81
Bảng 3.23: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..................82
Bảng 3.24: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 16 – GĐ: 2016-2020)...............83
Bảng 3.25: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 - GĐ: 2016-2020)..........84
Bảng 3.26: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 – GĐ: 2018-2020)...............84
Bảng 3.27: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)..........85
Bảng 3.28: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)................85
Bảng 3.29: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 1 - GĐ: 2021 – 2025).........85
Bảng 3.30: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2– GĐ: 2021-2025)............86
Bảng 3.31: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2 – GĐ: 2021-2025)..................87
Bảng 3.32: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 – GĐ: 2021-2025)...........87
Bảng 3.33: Hạng mục xây dựng chi tiết Khu nghiên cứu, bảo tồn và phát
triển các loại thực vật xứ lạnh. G3-A......................................................................88
Bảng 3.34: Hạng mục xây dựng chi tiết Tổ hợp khu đóng gói, phân phối
các loại rau hoa xứ lạnh Măng Đen. G3-B..............................................................89
Bảng 3.35: Hạng mục công trình chi tiết Trung Tâm mua sắm và giải trí
Đăk Long. G3-C......................................................................................................89
Bảng 3.36: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4 – GĐ: 2021-2025)...........90
6
Bảng 3.37: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5 - GĐ: 2021-2025)...........91
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết
Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đã và đang có những đóng góp to
lớn và quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh
xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an
ninh, quốc phòng; góp phần tăng cường tình hữu nghị với các nước trên thế giới.
Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên, hệ
thống danh thắng cảnh đặc sắc, truyền thống lịch sử hào hùng kết hợp với tinh
hoa văn hóa độc đáo, đa dạng, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong 10 năm trở lại đây, ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận, lượng khách du lịch quốc tế có sự tăng trưởng
nhanh và liên tục: tăng từ từ 2,419 triệu lượt (năm 2003) lên hơn 7,572 triệu lượt
khách (năm 2013), bình quân giai đoạn 2003 – 2013, khách quốc tế tăng lượng
khách du lịch nội địa cũng tăng lên nhanh chóng: từ 13,5 triệu lượt (năm 2003)
lên 35 triệu lượt (năm 2013); Tổng thu nhập du lịch ngày càng tăng: tăng từ 22
ngàn tỷ đồng (năm 2003) lên 200 ngàn tỷ đồng (năm 2013), hàng năm tạo thêm
công ăn việc làm trực tiếp cho 30-40 ngàn lao động; công tác quản lý nhà nước
về du lịch được đổi mới; kết cấu hạ tầng du lịch ngày càng được hoàn thiện, hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch tăng nhanh cả về
số lượng và chất lượng; nhiều khu du lịch, resort, khu giải trí, khách sạn cao cấp
đạt tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư xây dựng và đưa vào phục vụ du lịch; chất
lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiện được nâng lên; sản
phẩm du lịch có đổi mới và đa dạng… đã góp phần vào việc tăng cường năng
lực, tạo ra được sự bứt phá và diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam.
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) nằm ở độ cao trung
bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát
mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-20C, độ ẩm trung bình 82-
84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh,
rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và
cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để
phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có
nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa
sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)… thích hợp cho phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khu du
lịch Măng Đen còn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.
7
Một trong những nguyên nhân đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, hạ
tầng kỷ thuật phục vụ du lịch nói riêng đối với Măng Đen còn hạn chế, bất cập;
việc đầu tư phát triển các tuyến, điểm, loại hình và sản phẩm du lịch chưa nhiều.
Chính vì vậy, việc lập Đề án “Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng
Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi
thế, thúc đẩy khu du lịch Măng Đen phát triển nhanh và bền vững đến 2020 trở
thành Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và góp phần thực hiện mục tiêu
Việt Nam là quốc gia có ngành du lịch phát triển; đồng thời đảm bảo thực hiện
Quy hoạch vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon
Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030 là rất cần thiết.
II. Căn cứ lập Đề án
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum
đến năm 2020;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030;
- Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy
hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030;
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum
khóa VIII về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2007 – 2010, có tính đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV;
- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 7/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống đường gom các tuyến Quốc lộ trên
địa bàn tỉnh Kon Tum;
8
- Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn
và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020;
- Quyết định 967/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về
việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dụng công trình tôn tạo bảo tồn và phát
triển lang văn hóa- du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông;
- Quyết định 1372/QĐ-UBND, ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum
về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng
khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon plông đến năm 2015;
- Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/04/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
- Văn bản số 1046/2013/UBND-KTTH ngày 31/05/2013 của UBND tỉnh
Kon Tum về việc lập đề án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái quốc gia Măng
Đen, huyện Kon Plông;
- Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt dự án quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020
và định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông nông
thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Kon Tum đến năm 2020;
- Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của UBND tỉnh Kon
Tum về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh huyện KonPlông, tỉnh
Kon Tum đến năm 2020;
- Văn bản số 30/UBND-KTTH ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc đề cương nhiệm vụ lập Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái
quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông;
- Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đường thủy nội
địa tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kon Plông lần thứ VXII;
- Quyết định số 1933/QĐ-UBND, ngày 04/9/2012 của UBND huyện Kon
Plông về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 làng văn hóa – du
lịch làng Kon Pring, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.
9
III. Mục tiêu của Đề án
- Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch, thực trạng hệ thống hạ tầng
phục vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của huyện Kon Plông
nói chung, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen nói riêng;
- Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển
ngành du lịch và đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen.
- Xác định mục tiêu đầu tư vào vùng du lịch sinh thái Măng Đen, giải pháp
thực hiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch theo từng giai đoạn 2016 -
2020 và giai đoạn 2021 - 2025.
- Góp phần đưa du lịch tỉnh Kon Tum nói chung, du lịch huyện Kon Plông
nói riêng thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển văn hóa, bảo tồn
di sản, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các cơ sở vật chất
kỹ thuật tương xứng là vùng trọng điểm du lịch cả nước.
IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án
1. Phạm vi của Đề án
Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, bao gồm: Vùng du lịch đô thị
Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) với diện tích tự nhiên là 14.682,7 ha; Vùng
du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút,
Đăk Ring - Đăk Nên, diện tích đất tự nhiên là 67.526; Vùng du lịch phía Đông
Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388 ha và
Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích
tự nhiên 20.159 ha ở vùng này các làng còn nguyên sơ (Vi Koa, Vi KTàu, Đăk
Xô, Vi Choong) cơ sở hạ tầng và giao thông thuận tiện phù hợp với hình thức du
lịch cộng đồng (lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa) có khả năng thu hút khách
du lịch.
2. Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án gồm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội.
- Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Phần thứ ba: Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
- Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện.
10
PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh
tế - xã hội của huyện Kon Plông
1. Đánh giá chung
1.1. Thuận lợi
Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 31/1/2002 theo Nghị
định số 14/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông
(cũ) thành hai huyện Kon Plông (mới) và huyện Kon Rẫy. Khu du lịch sinh thái
Măng Đen - huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum.
Kon Plông là vùng đất có địa thế và cảnh quan đẹp, là nơi có điều kiện xây
dựng một đô thị sinh thái hàng đầu của Việt Nam. Khu vực bảo tồn được nhiều
giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử.
Huyện Kon plông là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, bao gồm 9
xã, 89 thôn, 117 làng theo địa giới hành chính, với diện tích tự nhiên 138.115,92
ha chiếm khoảng 14,23% diện tích toàn tỉnh, dân số trung bình đến cuối năm
2013 là 22.508 người. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh
Kon Tum, Măng Đen là một trong ba vùng kinh tế động lực gồm thành phố Kon
Tum, vùng kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và vùng du lịch sinh thái Măng Đen(1)
.
Huyện có nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái phong phú, nguyên vẹn,
hệ động, thực vật cận nhiệt đới quý hiếm. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng
cần được quan tâm khai thác hợp lý và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ; nhiều
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống của các
dân tộc thiểu số là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái; vị trí địa lý
thuận lợi trong giao lưu kinh tế; quỹ đất chưa sử dụng còn khá nhiều, đây là điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Măng Đen có khí hậu
mát mẻ quanh năm, nhiệt độ cả năm giao động từ 18-200
C; cảnh quan tự nhiên
còn rất nguyên sơ, lưu giữ nhiều loại cây cổ thụ, những loại gỗ quý hiếm, những
loại dược liệu và động vật hoang dã quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt
Nam... Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng thông, nhiều hồ nước như hồ
Toong Đam, Toong Zơ Ri, Toong Pô, các thác đá trong xanh như Đăk Ke, Pa Sĩ,
Lô Ba tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn, đã tạo nên những nét thơ mộng,
kỳ ảo cho thiên nhiên vùng Măng Đen.
Thuận lợi đầu tư và nghiên cứu đa dạng, nhất là nghiên cứu về phát triển
nông nghiệp công nghệ cao.
1()
Nghị quyết số: 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của HĐND tỉnh Kon Tum về phát triển các
vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020
11
Tiềm năng phát triển thể dục thể thao cao cấp như golf, thể thao địa hình;
Tiềm năng phát triển các sản phẩm như dệt, đan lát, điêu khắc, phát triên cá
nước lạnh (cá tầm, cá hồi), phát triển rau hoa xứ lạnh…
Kon Plông có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc
Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê với nhiều nét văn hóa khác nhau của từng
dân tộc, nhiều lễ hội được người dân địa phương tổ chức hằng năm như: lễ hội
đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội cầu mưa...; các sản phẩm văn hóa đặc sắc: văn
hóa cồng chiêng, tục uống rượu cần và các hoạt động thể dục thể thao bản địa
như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo... Cùng với thắng cảnh tự nhiên, các di tích lịch
sử cách mạng như: Di tích lịch sử văn hóa Măng Đen, Sân bay Măng Đen, Đài
tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen, Di tích lịch sử Măng Bút gồm sân bay quân
sự Măng Bút, hầm thông tin, hầm chỉ huy và các hào xung quanh đã tạo nên sự
đa dạng về văn hóa - lịch sử của vùng đất này.
Về du lịch tâm linh: có Tượng Đức Mẹ Măng Đen, Chùa Khánh Lâm đang
được xây dựng, hàng năm đã thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến với nơi đây.
Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đến nay được đầu tư cơ bản các tuyến đường
khu Trung tâm hành chính huyện, đặc biệt là dự án đường Đông Trường Sơn, dự
án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 24, đoạn tránh đèo Măng Đen đang được triển
khai hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kết nối từ các nơi đến
với Măng Đen.
Ngày 05/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng
vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đánh dấu bước ngoặc trong sự phát
triển của Măng Đen trong tương lai gần.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương trong đầu tư: Tổ hỗ trợ và xúc
tiến đầu tư; Đầu tư cở sở hạ tầng đến vùng dự án; Hướng ưu đãi đầu tư theo
Nghị quyết số 30a/NQ-CP.
Với tiềm năng của một đô thị nằm trong khu vực hệ sinh thái đa dạng và
hấp dẫn như Măng Đen, đô thị Kon Plông đang là điểm đến lý tưởng của rất
nhiều nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế.
1.2. Khó khăn
Hiện nay giao thông đi lại vẫn còn khó khăn, Kon Plông ở xa các trung tâm
đô thị lớn, xa các khu nghỉ dưỡng bờ biển; đường hẹp, nhiều quanh co, độ dốc
lớn nhất là giao thông kết nối từ bên ngoài vào địa bàn. Vào mùa mưa thường
xảy ra hiện tượng sạt đường, lở núi gây ách tắc đi lại. Công tác kết nối các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực tổ chức tour, tuyến du lịch lên
địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tổ chức cho
12
du khách khám phá tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quảng bá tiềm năng
và hình ảnh du lịch của huyện còn chưa phong phú về nội dung lẫn hình thức,
chưa có sự đột phá trong phát triển du lịch.
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đang còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển,
hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên sẵn có chưa được đầu tư để khai thác
tiềm năng du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, các khu vui
chơi, giải trí, dành cho du lịch đang còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản
của du khách. Nguồn vốn hàng năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du
lịch còn hạn hẹp. Khó khăn, vướng mắc chủ yếu về thủ tục giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất rừng khi thực hiện dự án. Các doanh nghiệp, nhà đầu
tư còn có tâm lý lập dự án để chiếm đất, giữ đất hoặc tìm đối tác để sang nhượng
lại gây khó khăn trong công tác quản lý các dự án trên địa bàn.
Số lượng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, đặc biệt
là thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch.
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên
2.1. Vị trí địa lý
Kon Plông là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Kon
Tum, có tọa độ từ 140
19’55’’ đến 140
46’10’’ độ Vĩ Bắc và từ 1080
03’45’’ đến
1080
22’40’’ độ kinh Đông, nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực
nước biển. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi,
phía Nam giáp huyện Kon Rẫy và các huyện Kbang, huyện Măng Yang của tỉnh
Gia Lai; phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông. Trung tâm huyện lỵ Kon Plông cách
thành phố Kon Tum 54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24.
Huyện nằm ở vị trí trung điểm giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Trung
Bộ, nơi có cảng biển khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai..., nằm
trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đây là tuyến giao thông quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói
riêng. Huyện Kon Plông cách Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 150 km, nằm
trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nên có nhiều điều kiện
thuận lợi để mở rộng hợp tác và hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, quốc tế; tạo
cơ hội việc làm và tăng thu nhập đặc biệt là khu vực nông thôn; đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ và tăng khả năng tiêu thụ đầu ra cho sản xuất.
2.2. Địa hình
Địa hình đa dạng (núi cao, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau), có độ
dốc từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, gồm 3 loại chủ yếu là:
- Địa hình núi cao: Cao độ >1000m, độ dốc >29% chiếm 80% diện tích tự
nhiên của toàn huyện.
13
- Địa hình cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc: Chiếm diện tích khoảng 3.000
- 5.000 ha, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Măng Cành, Đắk Long, Pờ Ê, xã
Hiếu. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thể phát triển các loại cây công nghiệp như
Chè, Cà phê catimo, các loại cây ăn quả khác...
- Địa hình thung lũng: Phân bố rải dọc theo hệ thống các sông Đăk Rinh,
Đăk Rơ Manh, Đăk Snghé. Trong thung lũng có thể phân thành 3 dạng địa hình
sau: vùng trũng theo hợp thủy sông suối; thềm bậc cao trên phù sa cổ và dạng gò
đồi - dạng địa hình này diện tích không lớn, nhưng thuận lợi để phát triển các
cụm dân cư và phát triển kinh tế.
Chính điều kiện địa hình đa dạng của vùng núi cao đã tạo nên những nét đặc
biệt về sinh thái, môi trường và sự sống cho việc khám phá tự nhiên của con người.
3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
3.1. Tài nguyên đất đai
3.1.1. Về thổ nhưỡng
Huyện Kon Plông nằm chung trong vùng Tây Nguyên được hình thành trên
một nhân đá cổ là địa khối Kon Tum, trải qua quá trình phong hóa tạo nên hai lớp
phủ thổ nhưỡng điển hình tương phản nhau về màu sắc và độ phì nhiêu của đất:
- Lớp phủ thổ nhưỡng trên đá macma bazơ và trung tính với tầng đất dày,
tơi xốp, độ phì nhiêu cao, màu đỏ rực rỡ, thành phần cơ giới nặng.
- Lớp phủ vàng đỏ, vàng xám và xám hình thành trên các đá macma axít
và đá cát, phù sa cổ với độ dày tầng đất biến động, độ phì thấp, nhiều kết von đá
lẫn, thành phần cơ giới nhẹ, quá trình rửa trôi mạnh mẽ.
Theo kết quả điều tra phân loại đất, huyện Kon Plông có những loại đất
chính như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py); đất xám trên đá mắc ma xít (Xa);
đất nâu vàng trên đá phù sa; đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất đỏ vàng
trên đá sét và phiến chất (Fs); đất thung lũng dốc tụ (D); đất mùn đỏ trên đá
Mác Ma A xít,...
Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng huyện Kon Plông rất đa dạng, phần lớn
đất đai nằm trên địa hình núi dốc. Do vậy, đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ
lệ thấp, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên.
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện thống kê đến 31/12/2014 là: 138.115,92
ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp năm là: 127.038,09 ha chiếm 91,97 % so với tổng diện
tích tự nhiên.
+ Đất sản xuất nông nghiệp là: 10.541,16 ha;
+ Đất lâm nghiệp là: 116.473,81 ha;
14
+ Đất nuôi trồng thủy sản là: 14,12 ha;
+ Đất nông nghiệp khác là: 9,00 ha;
- Đất phi nông nghiệp là: 3.488,71 ha chiếm 2,53 % so với tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất chưa sử dụng năm 2014 là: 7.589,12 ha chiếm 5,49 % so với tổng
diện tích tự nhiên.
3.2. Tài nguyên nước
3.2.1. Tài nguyên nước mặt
Huyện Kon Plông có hệ thống sông, suối khá dày đặc phân bố rộng trên
toàn địa bàn, tuy nhiên đa số là các suối nhỏ. Một số suối tuy nhỏ nhưng có lưu
vực rộng có thể xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, như:
Sông Đăk Ring chảy qua xã Đăk Ring có chiều dài 15km; nhánh Sông Đăk
Snghé có chiều dài trên 60km; Sông Đăk Rơ Manh là một nhánh của sông Đăk
Ring, có chiều dài 12km; Suối Đăk Tà Meo…
Với hệ thống sông suối nhỏ nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý,
ngon, bổ như cá Niêng, cá Chình, cá Phá,… Bên cạnh đó trong những năm gần
đây huyện đầu tư phát triển cá Tầm, cá Hồi. Trong đó, đã thử nghiệm ấp nở
thành công trứng cá Tầm.
Tuy nhiên, do hạn chế của địa hình cùng với lượng mưa phân bố không đều
giữa 2 mùa trong năm nên việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để sản xuất
nông nghiệp rất phức tạp và khó khăn. Do vậy, xây dựng các công trình thuỷ lợi
là rất quan trọng trong việc điều hoà nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân, đòi hỏi đầu tư rất lớn.
3.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu
sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, muốn khai thác phải có nguồn năng lượng và
đầu tư lớn. Nước ngầm tuy chưa có số liệu khảo sát, nhưng thực tế các giếng
nước đào của dân có nước ở độ sâu 10-15m. Những nơi đồi núi cao thì phải
khoan hàng trăm mét (Măng Đen).
3.3. Khí hậu
Khí hậu mát mẻ quanh năm, Kon Plông được ví như Đà Lạt thứ hai của
Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 16-200
C, độ ẩm trung
bình 82-84%. Huyện Kon Plông có vị trí nằm ở phía Đông-Bắc dọc theo dãy
Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây Nguyên và đồng bằng;
tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 có nhiệt độ trung bình 150
C; tháng nóng nhất
là tháng 5 có nhiệt độ trung bình dưới 22,70
C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2
15
năm sau, thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với việc phát triển du
lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Lượng mưa hàng năm cao, có năm mưa kéo dài 8 - 9 tháng. Mưa nhiều nhất
trong huyện là trung tâm huyện và trung tâm xã Hiếu. Mùa mưa nhiều từ tháng 8
đến tháng 2 năm sau, độ ẩm bình quân từ 82 - 87%. Mùa mưa ít từ tháng 4 đến
tháng 6 trong năm. Mùa mưa tập trung với cường độ lớn, những vùng có cao độ
<520m thường bị ảnh hưởng của lũ lụt, hiện tượng lũ quét thường xảy ra ở các xã
Đăk Ring, Ngọc Tem, Măng Bút, Đăk Tăng, Đăk Nên. Lượng mưa trung bình
2.310mm. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78-87%.
Chế độ khí hậu đặc trưng như trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ
nhưỡng cho phép huyện Kon Plông có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật
nuôi, rừng đa dạng sinh học có nguồn gốc ôn đới.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra, huyện Kon Plông có các loại khoáng sản sau: kẽm,
vàng, đá bazan, đá rubi, cuội, sỏi, đá grannit, đá trang trí nội thất gabro, bô xit…
phần lớn có trữ lượng nhỏ; quặng bô xít phân bố trên địa bàn xã Măng Cành,
Đăk Long; mỏ đá xây dựng ở xã Măng Cành; sắt ở xã Hiếu; đá granit ở xã Đăk
Ring; đặc biệt quặng có trữ lượng lớn là quặng đá gabro trữ lượng dự báo
300.000 tấn trên địa bàn xã Đăk Ring với diện tích dự kiến khai thác là 400ha và
mỏ sắt xã Hiếu diện tích khoảng 200ha.
3.5. Tài nguyên rừng
Huyện Kon Plông có khoảng 116.473,81 ha đất lâm nghiệp trong tổng số
138.115,92 ha diện tích tự nhiên. Rừng chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên
của huyện.
Rừng tự nhiên huyện Kon Plông chủ yếu là diện tích rừng đầu nguồn có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, sinh cảnh, các động thực
vật quý hiếm, thảm thực vật tự nhiên của quần thể rừng khu vực Kon Plông bao
gồm dạng rừng lá rộng hỗn giao với rừng lá kim. Hệ sinh thái rừng rất đa dạng,
như hệ sinh thái rừng Thông, hệ sinh thái rừng cây gỗ lá rộng, hệ sinh thái rừng
hỗn giao. Thành phần động, thực vật rừng rất phong phú, có nhiều loài quý,
hiếm, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài màu xanh thăm thẳm của
các hệ sinh thái rừng, còn có các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất cao về
thẩm mỹ, cảnh quan và kinh tế, như thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong Pô.
3.6. Tài nguyên du lịch
- Khu du lịch sinh thái Măng Đen với thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong
Đam, hồ Toong Zori…
16
- Rừng Thông quy mô 4.000ha: Thuộc khu vực xã Đắk Long là những khu
đồi Thông già có cảnh quan đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất thích
hợp cho loại hình cắm trại, picnic.
- Thác Pa Sỹ: Thuộc xã Măng Cành, thác đổ xuống với chiều cao khoảng
15m. Có một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách tham quan.
Từ thác Pa Sỹ đến khu đồi Thông tương đối gần, đường đi thuận tiện, do vậy
giữa đồi Thông và thác nước sẽ tạo thành một tour du lịch.
- Thác Đắk Ke, thác Lô Ba: Thuộc xã Đắk Long cũng gần khu vực thác Pa
Sỹ tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn.
- Hang đá thôn Kon Du, xã Măng Cành: Nằm phía Đông xã Măng Cành, đi
theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những cánh rừng già sẽ tới cửa hang.
Bên trong động rất rộng có thể chứa được một số lượng lớn người. Hang này là
một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Tây Nguyên.
- Kon Plông có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử như: Di
tích lịch sử văn hóa Măng Đen với cụm cứ điểm M11 (đồn A), M12, sân bay
Măng Đen, đài tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen (được Bộ VHTT công nhận),
di tích lịch sử Măng Bút (được UBND tỉnh công nhận). Khí hậu quanh năm mát
mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và khu rừng Thông cổ thụ rộng
lớn dọc theo Quốc lộ 24, có rất nhiều hồ và thác, suối đá và cảnh quan đẹp mắt,
có các truyền thống văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên một
sắc thái độc đáo.
- Cao nguyên Măng Đen tại xã Đăk Long được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2
của cả nước xét về cảnh quan và đặc điểm khí hậu thời tiết, hệ sinh thái rừng
phong phú và đặc sắc mang đậm nét Tây Nguyên. Nơi đây địa hình cao thấp,
nhấp nhô hùng vĩ và có tầm nhìn tốt từ phía khu trung tâm hành chính huyện.
Rừng nguyên sinh rậm rạp phủ kín các khu vực đồi núi, bao quanh là những suối
đá, gềnh thác nhấp nhô theo địa hình tự nhiên. Động thực vật tại đây phong phú
về chủng loại, đa dạng về sinh học. Có nhiều loại hoa Lan, nhiều loại hoa rừng
đặc sắc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến tham quan nghỉ
dưỡng và nghiên cứu khoa học.
- Huyện nằm trong khu vực trung điểm giữa Tây Nguyên và Duyên hải
Trung Bộ nên rất thuận lợi trong việc hình thành các điểm du lịch, đặc biệt là
tuyến quá cảnh Quảng Ngãi - Măng Đen (Kon Plông) qua cửa khẩu Bờ Y theo
quốc lộ 24, 14, 40 - 18B sang Lào đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
- Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ
được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những
sản phẩm du lịch có giá trị như: Làng Kon Tu Rằng, Kon Pring, Vi Kờ Oa, Vi Ô
17
Lắc... thuộc huyện Kon Plông đã được phép cho du khách được nghỉ qua đêm
trong chương trình du lịch cộng đồng của tỉnh Kon Tum.
- Điểm tôn giáo tín ngưỡng: Chùa Lâm Khánh, Tượng Đức Mẹ sẽ là “điểm
hành hương”.
- Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch khai thác tiềm năng về khí hậu, gồm:
+ Du lịch nghỉ dưỡng: khai thác tiềm năng khí hậu cảnh quan của Vùng du
lịch sinh thái Măng Đen để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, với hệ thống
các resort...
+ Du lịch điều dưỡng chữa bệnh: Khai thác tiềm năng nguồn dược liệu quí
để hình thành các trung tâm du lịch chữa bệnh tại đô thị Kon Plông. Khai thác
mỏ nước khoáng để phục vụ chữa bệnh tại thôn Vương, xã Đăk Nên và thôn
Điek Chè, xã Ngọc Tem.
- Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: là các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch và dân cư địa phương. Các loại hình vui chơi giải trí trong
vùng Du lịch sinh thái Măng Đen gồm:
+ Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề.
+ Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp như: spa, golf..
+ Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện vận động viên chất lượng cao;
Chơi golf; Du lịch leo núi, đua xe đạp địa hình, đi cáp treo, tắm nước lạnh vào
mùa đông, săn bắt thú rừng nuôi,...
- Du lịch Hội nghị - Lễ hội, khác:
+ Thu hút tổ chức các Hội nghị cấp tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế.
+ Tổ chức các lễ hội truyền thống bản địa: cúng lúa mới, tết bản địa, tổ chức
chợ phiên, tổ chức đồng bào mang gùi bán sản phẩm bản địa cho du khách...
+ Hàng năm tổ chức tuần lễ văn hóa thể thao gắn với du lịch.
+ Đầu tư xây dựng các chòi ngắm thiên văn; Quy hoạch đầu tư xây dựng
các khu trại sáng tác: điêu khắc, chạm trổ, vẽ tranh, câu cá, tạc tượng; sáng tác
thơ, ca, tác phẩm về truyền thống cách mạng và sự nghiệp xây dựng Măng Đen-
KonPlông…
4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động
4.1. Dân số
Trên địa bàn huyện Kon Plông có các thành phần dân tộc sinh sống phần
lớn là những dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương như: dân tộc Xơ Đăng, Mơ
Nâm, Ka Dong và Hrê trong đó phần lớn là dân tộc Xơ Đăng 17.360 người
(chiếm 80% dân số), dân tộc Kinh chỉ có khoảng 2.210 người (chiếm 10%).
Dân số huyện Kon Plông tăng từ 20.378 người năm 2009 lên 22.60324.364
người năm 2012 2014 , chiếm 4,89% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số
18
chiếm 89,05% (chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê).
Mật độ dân số đạt 16 người/km2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ gần 2,86%
năm 2009 xuống 1,63% năm 2010, 1,38% năm 2011 và nhích lên 1,6070% năm
20122014. Dân số tăng là do số người di cư từ các tỉnh khác đến và công nhân
đến thi công tại các công trình thủy điện, đường giao thông… ở các xã Măng
Bút, Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem, Đăk Tăng.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Dân số TB Người 22.395 22.603 22.508 24.364
Mật độ dân số Ng/km2
16 16 16 16
Tỷ lệ sinh % 2,42 2,42 2,40 2,42
Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,38 1,60 1,8 1,7
Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kon Plông năm 20112012, -2013 và
báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2014 của UBND huyện
Kon Plông
Những nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời vẫn còn được
lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay, như vũ hội cồng chiêng, ẩm thực truyền
thống, lễ hội đâm trâu, các ngày cúng lễ tạ ơn trời đất... vẫn còn được đồng bào
lưu giữ nguyên gốc, không bị pha trộn.
4.2. Lao động
Lực lượng lao động của huyện tăng lên qua các năm, năm 2010 là 10.950
người, năm 2011 tăng lên 11.627 người, năm 2012 tăng lên 12.998 người, năm 2013
tăng lên 13.494, năm 2014 ước tính 13.529 chiếm 56% so với tổng dân số. Đây là
lực lượng lao động dồi dào bổ sung vào nguồn lao động hàng năm, đồng thời cũng
đặt ra cho Kon Plông áp lực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động.
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, cơ cấu trẻ,
cần cù, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên,
phần lớn dân cư là dân tộc thiểu số và lao động sống bằng nghề nông, nhận thức
còn hạn chế. Mặt khác, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, lao động thiếu
việc làm còn nhiều nên gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện
Vị trí của huyện Kon Plông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ
môi trường, bởi vì Kon Plông là vùng đầu nguồn sinh thủy thuộc lưu vực của
công trình thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê san 3, thủy điện Thượng Kon Tum,
công trình thủy lợi, thủy điện Thạch Nham, các công trình thủy điện khác đã và
19
đang được khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng.
Môi trường đất: Huyện Kon Plông có 12.386,2 ha đất trống đồi núi trọc,
trong đó thoái hóa khoảng 18 %. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác
theo lối tự phát không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm bảo vệ và nâng cao
độ phì đất, chủ yếu là canh tác trên đất thấp.
Môi trường nước trong những năm gần đây có những thay đổi đáng kể, chủ
yếu là do canh tác không hợp lý trên các vùng đất dốc trong lưu vực các sông,
với quy mô lớn. Phần lớn các sông đều có hiện tượng tăng lưu tốc và lưu lượng
dòng chảy, nước đục, tỷ lệ cát phù sa bồi lắng cao.
Môi trường không khí: Công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa
phát triển nên nguồn gây ô nhiễm không khí ở khu vực huyện là không đáng kể.
Tác nhân ảnh hưởng chủ yếu:
- Khai thác tài nguyên rừng, hoạt động khai thác tài nguyên rừng trong
những năm gần đây khá mạnh, hậu quả để lại là đất bị xói mòn, tài nguyên rừng,
tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học có hiện tượng bị suy giảm.
- Các hoạt động kinh tế vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp,
tuy nhiên chưa có thói quen sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu nên đất đai
ô nhiễm do hóa chất chưa phải là vấn đề đáng lo ngại mà vấn đề quan trọng hơn
là các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống, xóa bỏ du canh du cư, đốt rừng
làm nương rẫy, các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc.
- Vấn đề nhà ở, nước sinh hoạt và công trình vệ sinh ở nông thôn cũng cần
được đặt ra và quan tâm thích đáng.
5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
5.1. Những thành tựu chủ yếu
5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
Khu du lịch sinh thái Măng Đen được Chính phủ đưa vào danh mục các khu
du lịch quan trọng của quốc gia. Tại đây đang tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu
hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ du lịch.
Lĩnh vực giao thông:
- Đường du lịch từ QL 24 vào Pa Sỉ đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử
dụng; đầu tư, tôn tạo và phát triển làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng đã hoàn thành.
- Đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Trường Sơn Đông; dự án
đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông (đoạn Măng Bút, Đăk Lanh); dự
án đường Quốc lộ 24; đường tỉnh lộ 676 đi Ngọc Tem.
- Đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư các tuyến đường Khu trung tâm
hành chính huyện, cụm đường Khu dân cư phía Bắc, cụm đường Khu dân cư
phía Nam trung tâm huyện, đường du lịch vào thác Đăk Ke; Đồng thời đang
20
chuẩn bị đầu tư các tuyến đường du lịch như: đường vào Hồ Toong Đam, Toong
Zơri; đường vào thác Lô Ba dài 3 km.
Đang tích cực huy động các nguồn vốn, kêu gọi thu hút đầu tư vào công
trình vào các khu, điểm du lịch, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung
tâm thương mại, hệ thống điện phục vụ du lịch; dự án thủy điện Thượng Kon
Tum, dự án thủy điện Đăk Đrinh.
Đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gắn với phát triển du lịch như Đài
tưởng niệm di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen, Nghĩa trang liệt sỹ tại khu vực
trung tâm huyện. Hiện nay đang kêu gọi và thu hút đầu tư các công trình như:
Khu thể dục thể thao trung tâm huyện, khu vui chơi văn hóa thiếu nhi trung tâm
huyện và một số công trình phúc lợi xã hội khác như: khu du lịch Hồ và thác
Đăk Ke, hồ và thác Pa sỹ, Hồ Toong Pô, các Làng Văn hóa,...
Công tác thu hút đầu tư xây dựng biệt thự, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ
dưỡng: Đã đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng 36 nhà hàng, khách sạn; đang
đầu tư xây dựng 96 nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; đã giao đất hoặc cấp đất (bán
đấu giá) chưa triển khai xây dựng 62 dự án nhà hàng; các khu chức năng: công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu trung tâm thương mại...
Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển rừng phục vụ
quốc kế dân sinh và phát triển du lịch, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, các đơn
vị chủ rừng như: Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông, Ban
Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, các xã và các ban, ngành liên quan thực
hiện nghiêm túc việc kiểm tra, thống kê, khoanh vẽ lên bản đồ và xây dựng
phương án khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Hiện nay 9/9 xã của huyện
đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn theo quy định. UBND các xã, Ban chỉ
huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của
huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 30a; đồng thời tăng cường sự phối
hợp giữa các ngành để nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng và triển
khai thực hiện ký cam kết quy ước bảo vệ rừng tại buôn làng. Toàn huyện có
89/89 thôn làng đều xây dựng các quy ước về bảo vệ rừng.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ không những giúp
hộ gia đình đồng bào có điều kiện thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững mà
còn là điều kiện quan trọng để tạo động lực cho việc giữ gìn và phát triển tài
nguyên rừng của địa phương.
5.1.2. Dịch vụ du lịch
Trong những năm vừa qua huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện
chương trình phát triển du lịch bằng các hoạt động cụ thể như: du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng; du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử đồng bào các dân tộc Tây Nguyên;
21
khai thác triệt để lợi thế tiềm năng khí hậu, cảnh quan thiên nhiên. Một số dự án
đầu tư khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn đã đi vào hoạt động.
Việc liên kết phát triển tour du lịch giữa Vùng du lịch sinh thái Măng Đen,
cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) với các tỉnh duyên hải miền Trung và các
nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma tuy mới ở giai đoạn đầu, nhưng
trong tương lai không xa, với loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi
giải trí mang tính chất sinh thái, Măng Đen sẽ hòa nhập và hội nhập tích cực vào
Hành lang kinh tế Đông - Tây và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để tạo ra
những sản phẩm du lịch độc đáo trong hành trình “Con đường xanh Tây
Nguyên” góp phần xây dựng bộ mặt đô thị Kon Plông và khu du lịch sinh thái
Măng Đen ngày càng văn minh, hiện đại trong thời kỳ đổi mới của đất nước và
hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên xét tổng thể, hiện nay tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ
hàng hóa vẫn chưa được đa dạng, phong phú.
5.2. Những hạn chế
Kinh tế phát triển còn chậm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, địa
hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, mức sống của người dân trong huyện
thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, trình độ học vấn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào
tạo thấp, chủ yếu lao động bằng nghề nông, nhận thức còn hạn chế. Đây là khó
khăn chính cho huyện trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo kiểu mới hiệu quả
cao đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại.
Địa hình phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, đi
lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Khí hậu khác biệt là những hạn chế gây khó
khăn trong việc sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thu hút đầu tư vào địa bàn huyện còn chậm, một số công trình đầu tư xây
dựng không đảm bảo tiến độ. Số dự án đăng ký nhiều, nhưng tiến độ đầu tư
chậm, có những dự án kéo dài trong nhiều năm đến nay vẫn chưa thực hiện;
nhiều nhà hàng, khách sạn xây dựng dở dang kéo dài.
Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch một số dự án triển khai chậm (dự án
rau hoa xứ lạnh, dự án trồng cây Keo lai, dự án tái định canh, định cư thủy điện
Thượng Kon Tum, Đắk Đrinh, chương trình Nông thôn mới).
Kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, điện, nước... chưa đảm bảo phục vụ tốt
cho công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào Vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Việc
kết nối tour tuyến du lịch chưa rõ nét, hoạt động vui chơi giải trí, sản phẩm du
lịch phục vụ du khách chưa đa dạng và phong phú, đội ngũ cán bộ chưa có kinh
nghiệm trong công tác du lịch, phong cách làm việc chưa được chuyên nghiệp,
22
không tạo ra được bước đột phá trong nghiệp vụ du lịch; các thông tin đến với
khách hàng chưa phong phú. Ngoài những nguyên nhân khách quan như vị trí
địa lý, thời tiết, cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu… thì nguyên nhân
chính là sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai
thực hiện còn chưa đồng bộ.
Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, ngành thương mại - du lịch chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng của huyện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông
nghiệp chậm được chuyển đổi, sản phẩm hàng hóa ít. Tiếp cận được với thị
trường tiêu thụ còn hạn chế, hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu nhập
gặp nhiều khó khăn.
Vấn đề cung cấp nước hợp vệ sinh, cấp điện còn hạn chế nhất là ở các vùng
sâu, vùng xa. Tính đến nay trên địa bàn huyện còn 16/117 làng chưa có điện lưới
Quốc gia, chiếm 8,5%. Hệ thống dịch vụ thương mại, trạm y tế và trường học
tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho
sản xuất, trao đổi hàng hóa và đời sống nhân dân.
6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư
Song song với công tác lập quy hoạch, huyện đang tích cực phối hợp với
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức kiểm tra rà soát các dự án thuộc thẩm quyền
của UBND tỉnh cho chủ trương và cấp chứng nhận đầu tư trên địa bàn để từ đó
kiến nghị với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, không
đúng theo cam kết ban đầu để giới thiệu cho các nhà đầu tư khác có tiềm lực về
tài chính để thực hiện đầu tư. Các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn huyện Kon
Plông gồm các lĩnh vực: thủy điện, du lịch, trồng chế biến rau, hoa, cá xứ lạnh...
Thực hiện quảng bá thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức: Trang thông tin điện
tử huyện Kon Plông; thông qua các hội nghị, hội thảo diễn ra trên địa bàn huyện;
thường xuyên làm việc và phối hợp với các tập thể, cá nhân có nhu cầu đầu tư.
6.1. Các dự án thủy điện
Toàn huyện có tổng số 4 dự án công trình thủy điện vừa và nhỏ quy hoạch
đã được phê duyệt, trong đó thủy điện Đăk Pône (14 MW) đã được đầu tư hoàn
thành đưa vào khai thác sử dụng trong Qúy II/2010; dự án thủy điện Thượng
Kon Tum (220 MW) và thủy điện Đăk Đrinh ( 125 MW) đang triển khai thực hiện
đầu tư.
+ Thủy điện Thượng Kon Tum (nhà máy tại Kon Plông), công suất 220MW
đang thi công đường hầm dẫn nước dài 17km, đạt 30%;
+ Thủy điện Đăk Đrinh, công suất 125MW (nhà máy tại Quảng Ngãi) đã
tích nước chuẩn bị phát điện;
23
+ Thủy điện hồ Đăk Lô, công suất 22MW (nhà máy tại Xã Ngọc Tem) đang
đầu tư.
Sau khi hoàn thành các công trình sẽ đi vào hoạt động. Việc khai thác các
sản phẩm du lịch trên các lòng hồ thủy điện tạo động lực phát triển bền vững, đa
dạng và mở rộng quy mô phát triển du lịch.
6.2. Các dự án du lịch
Trước khi có Quyết định 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để có cơ
sở thu hút đầu tư, được sự thống nhất chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện
phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch chi tiết khu thị trấn
huyện lỵ Kon Plông gắn với phát triển du lịch Măng Đen và các dự án quy
hoạch chi tiết phát triển du lịch Măng Đen với tổng diện tích 720 ha, bao gồm
các khu chức năng như: Trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk Ke;
Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba; Khu du lịch sinh thái hồ Toong
Đam, Toongzơri, Toong Pô; Khu du lịch sinh thái cảnh quan, leo núi, suối và
thác Pa Sỹ...
Đến nay đã có 42 dự án du lịch sinh thái với tổng số vốn đầu tư là 3.238,9
tỷ đồng đã đăng ký đầu tư vào địa bàn huyện: Dự án tổ hợp khu du lịch sinh
thái, trị giá 1.196,9 tỷ đồng của công ty cổ phần Trường Long; Khu du lịch và
sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trị giá 400 tỷ đồng của công ty cổ phần du lịch và
thủ công mỹ nghệ Nhân Luật; Dự án xây dựng khu biệt thự (40 căn biệt thự), trị
giá 135,5 tỷ đồng và dự án đầu tư kinh doanh vườn hoa, cây cảnh và du lịch sinh
thái, trị giá 169 tỷ đồng của công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen; Dự án xây
dựng khu biệt thự cao cấp tại Măng Đen, trị giá 80 tỷ đồng của công ty cổ phần
Măng Đen Vila,...
6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp
6.3.1. Rau hoa xứ lạnh
Về hoa xứ lạnh, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 cơ sở sản xuất, bước đầu đã
cung cấp ra thị trường một số loại hoa như: Ly ly, Lan, Đồng tiền, Hoa hồng…
Về rau xứ lạnh, đã trồng thử nghiệm cây Bắp sú, Su hào và các loại rau
khác. Hiện nay, các mô hình cây trồng trên đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Trên địa bàn huyện đã thành lập Hợp tác xã rau, hoa xứ lạnh thanh niên
Măng Đen đầu tiên của tỉnh. Đến nay, đã có 35 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh
vực rau, hoa, quả xứ lạnh với số vốn là 456,3 tỷ đồng.
6.3.2. Nuôi cá nước lạnh
Trên địa bàn huyện có 4 dự án nuôi cá nước lạnh, diện tích 1.575 m2
với
tổng vốn đầu tư 26,5 tỷ đồng, hiện tại, người nuôi cá Tầm ở đây đã chủ động
được giống, kỹ thuật. Đây là sản phẩm có giá trị cao, đầu ra rất lớn.
24
6.4. Đánh giá chung
Trong những năm qua, quản lý nhà nước về du lịch, nhất là công tác lập và
phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực
hiện kịp thời. Hạ tầng kỹ thuật du lịch từng bước được đầu tư, nâng cấp. Dịch vụ
du lịch được mở rộng và nâng dần về chất lượng; các điểm du lịch đã thu hút du
khách. Công tác huy động nguồn vốn, kêu gọi thu hút các tổ chức, cá nhân đầu
tư vào các khu, cụm, điểm du lịch, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát huy
bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, nhìn chung du lịch của huyện vẫn chưa khai thác tốt các lợi thế
đặc thù, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Huy động vốn đầu tư còn thấp
so với nhu cầu; có nhiều nhà đầu tư đến đăng ký thực hiện dự án nhưng tốc độ
triển khai dự án còn chậm.
Số lượng du khách trong và ngoài tỉnh đến du lịch tại huyện còn quá ít.
Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ tài nguyên
môi trường của một số người dân còn thấp; đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý
lĩnh vực ngành du lịch còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu, tình trạng khai thác vận chuyển lâm
sản trái phép gia tăng cả về quy mô và số lượng. Sản xuất công nghiệp chậm
phát triển (chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường).
Kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ còn nhiều yếu kém chưa đủ mạnh để
thu hút khách đến tham quan, du lịch. Thương mại, dịch vụ du lịch chưa đa dạng
và phong phú.
II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch
sinh thái Măng Đen
1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí, ranh giới
Vùng du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m
so với mực nước biển, là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh
năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 200
C, có rừng nguyên sinh bao bọc xung
quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, độ che phủ của rừng
trên 80%, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp.
Măng Đen nằm phía Đông-Bắc tỉnh Kon Tum cách thành phố Kon Tum
54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24; có quan hệ khá thuận lợi với các
vùng du lịch trong cả nước; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến
150km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250-
25
300km theo đường quốc lộ 24, Đường Mòn Hồ Chí Minh; cách thành phố Đà
Lạt khoảng 400km theo đường Đông Trường Sơn.
Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung
chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-
Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể
tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông -
Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan...
Măng Đen được nhìn nhận là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường
xanh Tây Nguyên”, được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền
Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch
xuyên quốc gia. Đặc biệt, từ Măng Đen “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ vượt
qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) để hình thành tuyến du lịch “Con đường
di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế
giới của 2 nước bạn: Lào và Campuchia… Do đó, Măng Đen đã và đang thu hút
được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế.
1.2. Đặc điểm tự nhiên
Măng Đen là khu vực có lượng mưa nhiều nhất trong huyện, số ngày mưa
157 ngày/năm, nơi trũng ít mưa hơn 140-150 ngày/năm.
Về cảnh quan thiên nhiên: Măng Đen nằm ở vị trí đặc biệt, nằm giữa 2 đèo
lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlăk (Quảng Ngãi). Khu vực Măng Đen hầu như
còn nguyên sơ về cảnh quan tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm hơn 80% tổng
diện tích toàn huyện; hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ và dược
liệu quý hiếm như: Pơmu, Trầm gió, Quế; có nhiều loài động vật hoang dã quý
hiếm như: Hươu, Nai, Trăn, Sơn dương, Nhím… Bên cạnh diện tích rừng
nguyên sinh rộng lớn, Măng Đen còn có khoảng 4.000ha rừng Thông được trồng
từ những năm 1980 tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt
(điểm khác biệt lớn nhất nếu đem Măng Đen so sánh với Đà Lạt hoặc Sa Pa
chính là cây xanh - rừng già).
Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng Thông, dòng sông Đắk
SNghé với nhiều nhánh suối nhỏ, nhiều hồ nước như hồ Toong Đam, Toong Zơ
Ri, Tông Pô (ngoài các hồ hiện có vẫn còn 5 hồ chưa cải tạo với diện tích trên
100 ha), các quần thể thác nước như Đăk Ke, Pa Sỹ, Lô Ba... là những điểm du
lịch lý tưởng.
Có thể nói, thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám
phá, nghiên cứu khoa học, giải trí... Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ
dưỡng. Vùng du lịch sinh thái Măng Đen được Thủ tướng Chính phủ đưa vào vùng
du lịch sinh thái quốc gia có môi trường chưa bị ảnh hưởng và có nhiều phong cảnh
26
đẹp, hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải
trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái...
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Dân cư
Nhóm cộng đồng dân cư bản địa gồm các dân tộc ít người sinh sống lâu
đời ở Măng Đen, phân bố rải rác khắp núi rừng theo các buôn làng. Với nền
kinh tế còn đậm nét truyền thống về nông nghiệp chủ yếu trồng trọt nương rẫy.
2.2. Lao động
Măng Đen là vùng nông thôn mới bắt đầu được thị trấn hóa, người dân chủ
yếu sống bằng nghề nông. Phương tiện sản xuất thô sơ, không có các trang trại
lớn, sản lượng lương thực bình quân đầu người là 619,96 kg, năng suất thấp.
2.3. Phát triển kinh tế
Kinh tế của khu vực Măng Đen chưa phát triển, chủ yếu là nông, lâm nghiệp,
tự cung tự cấp. Tuy nhiên với đặc thù của khí hậu và điều kiện tự nhiên, khu vực
Măng Đen đang có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho ngành du lịch như:
- Cốt toái bổ, sâm dây, hà thủ ô,.. có giá trị lớn về y, dược, từ lâu đời đã
được người dân Xê Đăng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra còn có nguồn suối nước
nóng tại xã Ngọc Tem cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
- Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi dưới tán rừng.
- Các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái,
thổ nhưỡng ở xã Măng Cành và Đăk Long. Đặc biệt là các loại hoa như Cúc, Sa
lem, Cẩm chướng, Hồng, Baby, Địa lan, hoa Ly; một số loại rau củ (Khoai tây,
Ớt ngọt, Bí ngồi, Súp lơ, Đậu Hà Lan..), một số cây ăn quả (Hồng, Vải, Nhãn...)
khi trồng thử nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Rau, hoa đều có màu sắc,
năng suất và chất lượng tương tự như trồng ở Đà Lạt.
- Sản phẩm cá Hồi, cá Tầm đang được nuôi với quy mô tập trung tại xã
Hiếu, xã Măng Cành. Dự kiến các dự án tại 2 xã này có thể sản xuất khoảng 120
tấn cá Hồi thương phẩm/năm và 20 tấn cá Tầm cung cấp cho thị trường trong và
ngoài khu vực.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Thuận lợi
Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí chiến lược phát triển du lịch
Măng Đen, Chính phủ và địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững
bằng các biện pháp cụ thể như kêu gọi các nhà đầu tư, tăng cường huy động vốn
và nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực
này đầy đủ cho phát triển du lịch, cho phép đầu tư xây dựng sân bay taxi. Từ
việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã không chỉ riêng của Măng Đen, của
27
Tây Nguyên, của Việt Nam mà còn là của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và
toàn cầu hóa hiện nay. Do nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển
mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng
Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí… đúng
với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du
lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương
hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
ngày càng cao của khách du lịch. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên
nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với
những nét văn hóa bản địa độc đáo họ. Măng Đen được xác định là vùng du lịch
sinh thái quốc gia thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và
phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của
vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung Trung Bộ, cả
nước và du lịch quốc tế.
Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp với việc trồng các
loại rau, hoa xứ lạnh; phát triển nuôi cá Tầm, cá Hồi (loại cá xứ lạnh châu Âu);
đặc biệt đã thực hiện thành công dự án “Nuôi cá Tầm, cá Hồi thương phẩm” và
“Nuôi sinh sản giống cá Tầm, cá Hồi”; đồng thời có rất nhiều loài động vật, thực
vật quý hiếm sinh sống và rừng cây Sim rộng lớn cho quả mọng nước. Do đó
thuận lợi cho việc phát triển vùng rau, hoa xứ lạnh, chè Ô Long, sản xuất, chế
biến các sản phẩm từ Sim và đầu tư các cơ sở nuôi các loại động vật như: Hươu,
Nai, Heo rừng, Nhím, Gà rừng, chim Trĩ, Trăn và nhiều loại động vật quý hiếm
khác… góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cho khu du lịch sinh thái Măng Đen.
Thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám phá, nghiên
cứu khoa học, giải trí...đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen
- Cùng với địa bàn Tây Nguyên, Măng Đen ở độ cao 1.200 m so với mực
nước biển, địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo núi nên vấn đề giao thông đi lại
gặp không ít khó khăn. Vấn đề an toàn giao thông gây nhiều lo ngại cho khách
du lịch, tham quan, chi phí đường dài đắt đỏ.
- Kon Tum là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên kinh
nghiệm còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, năng lực quản lý và
vận hành hoạt động du lịch còn yếu.
- Các điểm thu hút khách du lịch còn thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu
trú chất lượng theo tiêu chuẩn; các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém chất
lượng như trung tâm thông tin, nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí; thời gian
lưu trú tương đối ngắn; tính thời vụ cao; mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp -
28
ít lựa chọn để du khách chi tiêu; trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung
thấp, đặc biệt là trong cung cấp các dịch vụ du lịch, thiếu nguồn nhân lực có trình
độ ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế: hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ...
- Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa
vào cộng đồng còn kém phát triển.
- Măng Đen không có biển một phần không hấp dẫn được khách du lịch thị
trường Đông Âu vì loại khách này chủ yếu là đi nghỉ vào dịp mùa Đông để tránh
cái lạnh ở châu Âu.
- Nhìn chung các đơn vị lữ hành còn nhỏ lẻ, chưa kết nối được với các
doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong
việc thu hút du khách.
- Sản phẩm du lịch chủ lực của các địa phương chưa phong phú; thiếu các
khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn nên
chưa kích thích được tiêu dùng của du khách.
- Các cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện... còn kém phát triển.
- Công tác xúc tiến, quảng bá cho thị trường du lịch chưa được đầu tư
tương xứng, từ việc xúc tiến du lịch tại chỗ tới việc tận dụng thế mạnh của
internet, quảng bá qua các trang thông tin điện tử…
29
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG
ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG
I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013
về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và
Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến
năm 2030
1. Phạm vi
Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon
Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô 138.116ha.
Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp:
huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi
và phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum.
2. Phân vùng du lịch
Quyết định số 298/QĐ-TTg xác định quy hoạch với các tiểu vùng như sau:
+ Vùng du lịch đô thị Kon Plông - trung tâm của vùng du lịch Măng Đen
với quy mô: 14.682,7 ha bao gồm các khu chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui
chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: cảnh quan sinh thái, lễ
hội, ẩm thực, trải nghiệm...Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000 ha.
+ Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đắk Tăng
- Măng Bút, Đắk Ring - Đắk Nên. Diện tích đất tự nhiên 67.526 ha có các loại
hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe...
+ Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với
diện tích tự nhiên 35.388 ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải
nghiệm, khám phá tự nhiên.
+ Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, Xã Pờ Ê) với
diện tích tự nhiên 20.159 ha, có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải
nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí…
3. Các trung tâm du lịch
- Trung tâm du lịch chính: Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của
vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều
dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội
chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công
viên hoa chuyên đề...có diện tích khoảng 3.000 ha.
- Khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại.
Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài
30
khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các
hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái,
khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
- Khu du lịch Ngọc Tem: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều
dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%,
các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
- Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội,
tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng 2.507,92 ha, mật
độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%.
4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định
4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch
Tiềm năng du lịch Măng Đen được phân bố tập trung theo 3 khu vực chính
với những điểm mạnh và hạn chế khác nhau:
4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở vị trí trung tâm thuận
lợi cho việc kết nối với các khu vực khác đồng thời thuận tiện cho việc phát
triển các trung tâm dịch vụ du lịch đa dạng và tập trung đặc biệt các đặc trưng
như khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc thiểu số...
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du
lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; vui chơi giải trí; thể thao; du lịch sinh
thái; tham quan di tích lịch sử; du lịch cuối tuần...
4.1.2. Khu vực phía Đông
Nằm ở phía Đông huyện gồm địa giới các xã Hiếu, Pờ Ê, Ngọc Tem.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở các đặc trưng văn hóa
dân tộc thiểu số; cảnh quan rừng núi.
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du
lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm; du
lịch cuối tuần...
- Hạn chế chính của khu vực do hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển,
trình độ dân cư thấp.
4.1.3. Khu vực phía Bắc
Nằm ở phía Bắc huyện, thuộc địa bàn các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk
Ring, Đăk Nên.
- Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực bao gồm: hệ sinh thái đa dạng,
cảnh quan núi rừng hùng vĩ, di tích sân bay.
31
- Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như du lịch sinh thái, du
lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch
mạo hiểm.
- Hạn chế của khu vực do hệ thống hạ tầng kém phát triển; chưa có công
trình dịch vụ phù hợp; trình độ dân trí thấp.
4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch
Theo Quy hoạch, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen là vùng bảo
tồn sinh thái, rừng quốc gia, là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh
thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum. Hiện
tại khu vực này đã lập một số quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, được
UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt như:
- Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Kon Plông – Tỉnh
Kon Tum.
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk
Ke: 75ha.
- Quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch sinh thái Măng Đen huyện Kon Plông
270 ha, trong đó:
+ Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba: 95 ha;
+ Khu du lịch sinh thái hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô: 90 ha;
+ Khu du lịch sinh thái, cảnh quan, leo núi, suối và thác Pa Sỹ: 85 ha;
- Quy hoạch chi tiết cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: 55 ha;
- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông: 70 ha;
- Quy hoạch chi tiết phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc khu trung
tâm huyện lỵ Kon Plông (mỗi khu vực quy hoạch của thị trấn gắn với cụm điểm
du lịch): 250 ha.
4.3. Các dự án đầu tư du lịch
- Tại địa bàn có nhiều dự án đầu tư xây dựng khu du lịch đang triển khai
lập các thủ tục đầu tư, trong đó đáng kể là:
+ Dự án thuê rừng để lập Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái
Măng Đen diện tích khoảng 8.000 ha tại xã Hiếu thuộc phần đất của Lâm trường
Măng La.
+ Quy hoạch sân bay Măng Đen sử dụng làm sân bay taxi.
- Sau khi có Quyết định 298/QĐ-TTg đã có 3 dự án thuộc cấp tỉnh triển
khai thực hiện:
32
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

More Related Content

What's hot

Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiduan viet
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm... Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
Dự án du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu | duanviet.com.vn ...
 
Dự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh tháiDự án khu du lịch sinh thái
Dự án khu du lịch sinh thái
 
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
 
Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356Dự án phân lô bán nền 0918755356
Dự án phân lô bán nền 0918755356
 
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
Dự án khu du lịch sinh thái kết hợp giáo dục trải nghiệm 0918755356
 
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...
Khóa luận: Sự hài lòng của khách hàng cá nhân chất lượng dịch vụ ngân hàng đi...
 
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |... Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
Thuyết minh dự án Khu công nghiệp Hoàng Lộc tỉnh Long An | duanviet.com.vn |...
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
Dự án Đầu Tư Khu Du Lịch Sinh Thái Tân Mỹ Hiệp | Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - d...
 
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại chăn nuôi Phước Thiện Bù Đốp 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựaDự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bao bì, màng nhựa
 
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow TP Quy Nhơn 0918755356
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow TP Quy Nhơn 0918755356Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow TP Quy Nhơn 0918755356
Dự án Công ty Tập đoàn Holi Group - Lee Hill Bungalow TP Quy Nhơn 0918755356
 
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất sản phẩm Chuối Sấy - www.duanviet.com.vn - 0918...
 
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
Thuyết minh dự án tổ hợp chăn nuôi gia súc sạch theo hướng CDM tỉnh Hòa Bình ...
 

Similar to ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênMan_Ebook
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMduan viet
 
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...nataliej4
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...nataliej4
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM (20)

ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl"
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM Dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng Mekong Pearl" tỉnh Bến...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Mekong Pearl...
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
ĐTM Cấp Bộ | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Khu dân cư dịch vụ t...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyênNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện định hóa, tỉnh thái nguyên
 
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠMĐTM TÔN THẤT ĐẠM
ĐTM TÔN THẤT ĐẠM
 
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
Báo cáo đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất gạch ống xi măng cốt liệu tỉnh...
 
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOTĐề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
Đề tài: Mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch Phú Quốc, HOT
 
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối  điểm 8
Đề tài giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối điểm 8
 
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
đề án phát triển trường đại học tdtt bắc ninhgiai đoạn 2014 – 2020, tầm nhìn ...
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại" Gia...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu chung cư cao tầng Giai Việt" quận 8 TPHCM...
 
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
DTM Cấp Bộ | Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡ...
 
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn   tỉnh bắc...
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 12000 – khu công nghiệp việt hàn tỉnh bắc...
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thấtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất ván sàn và đồ gỗ nội thất
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM

  • 1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM Chủ nhiệm đề án: TS. Hồ Kỳ Minh
  • 2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................7 I. Tính cấp thiết..................................................................................................7 II. Căn cứ lập Đề án...........................................................................................8 III. Mục tiêu của Đề án....................................................................................10 IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án....................................................................10 1. Phạm vi của Đề án.......................................................................................10 2. Kết cấu của đề án.........................................................................................10 PHẦN THỨ NHẤT.........................................................................................11 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI..............11 I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông.........................................................................................11 1. Đánh giá chung............................................................................................11 1.1. Thuận lợi...................................................................................................11 1.2. Khó khăn...................................................................................................12 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên..........................................................13 2.1. Vị trí địa lý................................................................................................13 2.2. Địa hình....................................................................................................13 3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.........................................14 3.1. Tài nguyên đất đai....................................................................................14 3.1.1. Về thổ nhưỡng.......................................................................................14 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất..........................................................................14 3.2. Tài nguyên nước.......................................................................................15 3.2.1. Tài nguyên nước mặt.............................................................................15 3.2.2. Tài nguyên nước ngầm..........................................................................15 3.3. Khí hậu.....................................................................................................15 3.4. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................16 3.5. Tài nguyên rừng.......................................................................................16 3.6. Tài nguyên du lịch....................................................................................16 4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động.........................................................18 4.1. Dân số.......................................................................................................18 4.2. Lao động...................................................................................................19 4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện...........................19 5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội...........................20 5.1. Những thành tựu chủ yếu.........................................................................20 5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch..............................................20 5.1.2. Dịch vụ du lịch.......................................................................................21 1
  • 3. 5.2. Những hạn chế..........................................................................................22 6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư...............................................23 6.1. Các dự án thủy điện..................................................................................23 6.2. Các dự án du lịch.....................................................................................24 6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp...................................................24 6.3.1. Rau hoa xứ lạnh.....................................................................................24 6.3.2. Nuôi cá nước lạnh.................................................................................24 6.4. Đánh giá chung........................................................................................25 II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch sinh thái Măng Đen..........................................................................................................25 1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên...........................................................25 1.1. Vị trí, ranh giới.........................................................................................25 1.2. Đặc điểm tự nhiên....................................................................................26 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................27 2.1. Dân cư......................................................................................................27 2.2. Lao động...................................................................................................27 2.3. Phát triển kinh tế......................................................................................27 2.4. Đánh giá chung........................................................................................27 2.4.1. Thuận lợi...............................................................................................27 2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen......28 PHẦN THỨ HAI.............................................................................................30 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG...........................................................................................30 I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030....30 1. Phạm vi........................................................................................................30 2. Phân vùng du lịch.........................................................................................30 3. Các trung tâm du lịch...................................................................................30 4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định.......................................31 4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch.....................................................31 4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận...................................................31 4.1.2. Khu vực phía Đông................................................................................31 4.1.3. Khu vực phía Bắc..................................................................................31 4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch.........................32 4.3. Các dự án đầu tư du lịch..........................................................................32 II. Đánh giá chung thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Kon Plông..................33 2
  • 4. 1. Đánh giá chung............................................................................................33 2. Hệ thống giao thông.....................................................................................33 3. Hệ thống điện...............................................................................................35 4. Hệ thống bưu chính viễn thông....................................................................36 5. Hệ thống thủy lợi, cấp, thoát nước...............................................................36 III. Đánh giá thực trạng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông..............................................................37 1. Đánh giá chung...........................................................................................37 2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản huyện Kon Plông.................................37 3. Hệ thống hạ tầng du lịch..............................................................................38 4. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch......................................................41 IV. Thực trạng phát triển ngành du lịch của vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông......................................................................................................41 1. Thực trạng phát triển ngành du lịch của tỉnh Kon Tum................................41 2. Thực trạng phát triển ngành du lịch của huyện Kon Plông của vùng du lịch sinh thái Măng Đen...........................................................................................45 2.1. Thực trạng loại hình và sản phẩm du lịch................................................45 2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch........................................................47 V. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.......................................................................47 PHẦN THỨ BA.............................................................................................50 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG ĐẾN NĂM 2020...............................................................50 I. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen...........................................................................................................................50 1. Tác động của các quy hoạch.........................................................................50 2. Tác động của nhân tố bên ngoài, nội lực bên trong ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen..............................................................51 II. Quan điểm, mục tiêu đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm 2030...........................................................................................................52 1. Quan điểm đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen....................52 2. Mục tiêu.......................................................................................................53 III. Định hướng đầu tư phát triển vùng du lịch sinh thái Măng Đen đến năm 2020.........................................................................................................................56 1. Định hướng đầu tư phát triển các tuyến du lịch............................................56 2. Định hướng phát triển các điểm du lịch.......................................................58 3. Định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch.................................59 4. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch............................................61 3
  • 5. 5. Định hướng xây dựng và quảng bá về du lịch..............................................64 IV. Định hướng phát triển một số ngành phụ trợ phục vụ cho du lịch..............64 1. Về nông nghiệp............................................................................................64 2. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp..........................................................65 3. Về thương mại, dịch vụ................................................................................66 V. Định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng du lịch sinh thái Măng Đen.............................................................................66 1. Yên cầu........................................................................................................66 2. Một số nguyên tắc chung.............................................................................66 3. Phương án tổ chức không gian phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật vùng du lịch sinh thái Măng Đen........................................................66 4. Nội dung các danh mục đầu tư xây dựng theo từng giai đoạn.....................69 VI. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen...........91 1. Tổng nguồn vốn đầu tư................................................................................91 2. Phần kỳ vốn đầu tư.......................................................................................91 VIII. Hiệu quả của đầu tư................................................................................92 PHẦN THỨ TƯ..............................................................................................94 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................94 I. Giải pháp......................................................................................................94 1. Giải pháp về quản lý quy hoạch - kiến trúc..................................................94 2. Giải pháp về bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng.............95 2.1. Về công tác vệ sinh môi trường................................................................95 2.2. Về công tác bảo vệ môi trường không khí................................................96 2.3. Về công tác bảo vệ môi trường nước........................................................96 2.4. Về công tác xử lý chất thải rắn.................................................................96 3. Giải pháp về chính sách giải phóng mặt bằng..............................................97 4. Giải pháp về liên kết và hợp tác đầu tư, tuyên truyền quảng bá...................97 5. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư.............................................................99 5.1. Giải pháp về thu hút, kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách.............................99 5.2. Giải pháp về tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước................100 6. Giải pháp khai thác sử dụng các điểm, khu du lịch....................................100 7. Giải pháp về nguồn nhân lực......................................................................101 8. Giải pháp đối với việc chuyển đổi, phát triển và bảo vệ rừng trong quá trình đầu tư xây dựng các công trình du lịch..........................................................103 II. Tổ chức thực hiện.....................................................................................104 1. UBND huyện Kon Plông...........................................................................104 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư...............................................................................104 4
  • 6. 4. Sở Xây dựng..............................................................................................105 5. Sở Giao thông - Vận tải..............................................................................105 6. Các ngành Điện, Nước, Viễn thông............................................................105 7. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch..............................................................105 III. Kiến nghị Trung ương.............................................................................105 Phụ lục: BẢNG TỔNG HỢP DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, XD PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN KON PLONG.................Error! Bookmark not defined. 5
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông........................................19 Bảng 2.1: Tổng hợp nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch Kon Plông giai đoạn 2011 - 2014..............................................................................................37 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thực trạng các điểm du lịch....................................40 Bảng 2.3: Tổng hợp dự án đã và đang triển khai trên địa bàn huyện..............46 Bảng 2.4: Số lượng khách du lịch đến Kon Plông..........................................47 Bảng 3.4: Hạng mục xây dựng chi tiết............................................................71 Bảng 3.5: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 - GĐ: 2016-2020)..............71 Bảng 3.6: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3- GĐ: 2016-2020)...............71 Bảng 3.7: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72 Bảng 3.8: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4- GĐ: 2016-2020)...............72 Bảng 3.9: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020)...............73 Bảng 3.10: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5- GĐ: 2016-2020).............73 Bảng 3.11: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6- GĐ: 2016-2020).............74 Bảng 3.12: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 6– GĐ: 2016-2020)............74 Bảng 3.13: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 7– GĐ: 2016-2020)............75 Bảng 3.14: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8– GĐ: 2016-2020)............75 Bảng 3.15: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 8 - GĐ: 2016-2020)............76 Bảng 3.16: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 14 – GĐ: 2016-2020).........78 Bảng 3.17: Hạng mục chi tiết trong khu phức hợp G2-A...............................79 Bảng 3.18: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-B........79 Bảng 3.19: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-C........80 Bảng 3.20: Hạng mục xây dựng trong Công viên trung tâm Khu. G2-D........80 Bảng 3.21: Hạng mục xây dựng chi tiết Công viên trung tâm Khu. G2-E......81 Bảng 3.22: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..........81 Bảng 3.23: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 15 - GĐ: 2016-2020)..................82 Bảng 3.24: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 16 – GĐ: 2016-2020)...............83 Bảng 3.25: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 - GĐ: 2016-2020)..........84 Bảng 3.26: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 17 – GĐ: 2018-2020)...............84 Bảng 3.27: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)..........85 Bảng 3.28: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 18 - GĐ: 2016-2020)................85 Bảng 3.29: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 1 - GĐ: 2021 – 2025).........85 Bảng 3.30: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2– GĐ: 2021-2025)............86 Bảng 3.31: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 2 – GĐ: 2021-2025)..................87 Bảng 3.32: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 3 – GĐ: 2021-2025)...........87 Bảng 3.33: Hạng mục xây dựng chi tiết Khu nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loại thực vật xứ lạnh. G3-A......................................................................88 Bảng 3.34: Hạng mục xây dựng chi tiết Tổ hợp khu đóng gói, phân phối các loại rau hoa xứ lạnh Măng Đen. G3-B..............................................................89 Bảng 3.35: Hạng mục công trình chi tiết Trung Tâm mua sắm và giải trí Đăk Long. G3-C......................................................................................................89 Bảng 3.36: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 4 – GĐ: 2021-2025)...........90 6
  • 8. Bảng 3.37: Hạng mục xây dựng chi tiết (ưu tiên 5 - GĐ: 2021-2025)...........91 PHẦN MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết Là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch đã và đang có những đóng góp to lớn và quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng; góp phần tăng cường tình hữu nghị với các nước trên thế giới. Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, từ cảnh quan thiên nhiên, hệ thống danh thắng cảnh đặc sắc, truyền thống lịch sử hào hùng kết hợp với tinh hoa văn hóa độc đáo, đa dạng, Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong 10 năm trở lại đây, ngành du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, lượng khách du lịch quốc tế có sự tăng trưởng nhanh và liên tục: tăng từ từ 2,419 triệu lượt (năm 2003) lên hơn 7,572 triệu lượt khách (năm 2013), bình quân giai đoạn 2003 – 2013, khách quốc tế tăng lượng khách du lịch nội địa cũng tăng lên nhanh chóng: từ 13,5 triệu lượt (năm 2003) lên 35 triệu lượt (năm 2013); Tổng thu nhập du lịch ngày càng tăng: tăng từ 22 ngàn tỷ đồng (năm 2003) lên 200 ngàn tỷ đồng (năm 2013), hàng năm tạo thêm công ăn việc làm trực tiếp cho 30-40 ngàn lao động; công tác quản lý nhà nước về du lịch được đổi mới; kết cấu hạ tầng du lịch ngày càng được hoàn thiện, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng; nhiều khu du lịch, resort, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế được đầu tư xây dựng và đưa vào phục vụ du lịch; chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiện được nâng lên; sản phẩm du lịch có đổi mới và đa dạng… đã góp phần vào việc tăng cường năng lực, tạo ra được sự bứt phá và diện mạo mới cho ngành du lịch Việt Nam. Măng Đen thuộc huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500 m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-20C, độ ẩm trung bình 82- 84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)… thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, khu du lịch Măng Đen còn phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. 7
  • 9. Một trong những nguyên nhân đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung, hạ tầng kỷ thuật phục vụ du lịch nói riêng đối với Măng Đen còn hạn chế, bất cập; việc đầu tư phát triển các tuyến, điểm, loại hình và sản phẩm du lịch chưa nhiều. Chính vì vậy, việc lập Đề án “Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy khu du lịch Măng Đen phát triển nhanh và bền vững đến 2020 trở thành Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và góp phần thực hiện mục tiêu Việt Nam là quốc gia có ngành du lịch phát triển; đồng thời đảm bảo thực hiện Quy hoạch vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông đến năm 2030 là rất cần thiết. II. Căn cứ lập Đề án - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005; - Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; - Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020; - Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030; - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa VIII về đầu tư xây dựng và phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007 – 2010, có tính đến năm 2020; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV; - Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 7/7/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020; - Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 08/11/2010 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống đường gom các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Kon Tum; 8
  • 10. - Quyết định số 29/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh đến năm 2020; - Quyết định 967/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dụng công trình tôn tạo bảo tồn và phát triển lang văn hóa- du lịch Kon Tu Rằng, xã Măng Cành, huyện Kon Plông; - Quyết định 1372/QĐ-UBND, ngày 22/12/2011 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển rau, hoa, quả và các loại cây trồng khác gắn với du lịch sinh thái huyện Kon plông đến năm 2015; - Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 10/04/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành văn hóa, thể thao và du lịch Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; - Văn bản số 1046/2013/UBND-KTTH ngày 31/05/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc lập đề án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông; - Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt dự án quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025; - Quyết định số 834/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 911/QĐ-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Kon Tum đến năm 2020; - Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 28/02/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi cá nước lạnh huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum đến năm 2020; - Văn bản số 30/UBND-KTTH ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc đề cương nhiệm vụ lập Đề án đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông; - Quyết định số 1361/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đường thủy nội địa tỉnh Kon Tum đến năm 2020; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kon Plông lần thứ VXII; - Quyết định số 1933/QĐ-UBND, ngày 04/9/2012 của UBND huyện Kon Plông về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 làng văn hóa – du lịch làng Kon Pring, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum. 9
  • 11. III. Mục tiêu của Đề án - Đánh giá thực trạng phát triển ngành du lịch, thực trạng hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của huyện Kon Plông nói chung, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen nói riêng; - Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch và đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen. - Xác định mục tiêu đầu tư vào vùng du lịch sinh thái Măng Đen, giải pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch theo từng giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025. - Góp phần đưa du lịch tỉnh Kon Tum nói chung, du lịch huyện Kon Plông nói riêng thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn gắn với phát triển văn hóa, bảo tồn di sản, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với các cơ sở vật chất kỹ thuật tương xứng là vùng trọng điểm du lịch cả nước. IV. Phạm vi và kết cấu của Đề án 1. Phạm vi của Đề án Vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, bao gồm: Vùng du lịch đô thị Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) với diện tích tự nhiên là 14.682,7 ha; Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút, Đăk Ring - Đăk Nên, diện tích đất tự nhiên là 67.526; Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388 ha và Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích tự nhiên 20.159 ha ở vùng này các làng còn nguyên sơ (Vi Koa, Vi KTàu, Đăk Xô, Vi Choong) cơ sở hạ tầng và giao thông thuận tiện phù hợp với hình thức du lịch cộng đồng (lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa) có khả năng thu hút khách du lịch. 2. Kết cấu của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề án gồm 4 phần: - Phần thứ nhất: Đặc điểm tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội. - Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. - Phần thứ ba: Đầu tư xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. - Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện. 10
  • 12. PHẦN THỨ NHẤT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI I. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông 1. Đánh giá chung 1.1. Thuận lợi Huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được thành lập ngày 31/1/2002 theo Nghị định số 14/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở chia tách huyện Kon Plông (cũ) thành hai huyện Kon Plông (mới) và huyện Kon Rẫy. Khu du lịch sinh thái Măng Đen - huyện Kon Plông nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum. Kon Plông là vùng đất có địa thế và cảnh quan đẹp, là nơi có điều kiện xây dựng một đô thị sinh thái hàng đầu của Việt Nam. Khu vực bảo tồn được nhiều giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử. Huyện Kon plông là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, bao gồm 9 xã, 89 thôn, 117 làng theo địa giới hành chính, với diện tích tự nhiên 138.115,92 ha chiếm khoảng 14,23% diện tích toàn tỉnh, dân số trung bình đến cuối năm 2013 là 22.508 người. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum, Măng Đen là một trong ba vùng kinh tế động lực gồm thành phố Kon Tum, vùng kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và vùng du lịch sinh thái Măng Đen(1) . Huyện có nguồn tài nguyên rừng với hệ sinh thái phong phú, nguyên vẹn, hệ động, thực vật cận nhiệt đới quý hiếm. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cần được quan tâm khai thác hợp lý và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ; nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái; vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế; quỹ đất chưa sử dụng còn khá nhiều, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Măng Đen có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ cả năm giao động từ 18-200 C; cảnh quan tự nhiên còn rất nguyên sơ, lưu giữ nhiều loại cây cổ thụ, những loại gỗ quý hiếm, những loại dược liệu và động vật hoang dã quý hiếm nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam... Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng thông, nhiều hồ nước như hồ Toong Đam, Toong Zơ Ri, Toong Pô, các thác đá trong xanh như Đăk Ke, Pa Sĩ, Lô Ba tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn, đã tạo nên những nét thơ mộng, kỳ ảo cho thiên nhiên vùng Măng Đen. Thuận lợi đầu tư và nghiên cứu đa dạng, nhất là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. 1() Nghị quyết số: 04/2007/NQ-HĐND ngày 27 tháng 3 năm 2007 của HĐND tỉnh Kon Tum về phát triển các vùng kinh tế động lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2010, có tính đến năm 2020 11
  • 13. Tiềm năng phát triển thể dục thể thao cao cấp như golf, thể thao địa hình; Tiềm năng phát triển các sản phẩm như dệt, đan lát, điêu khắc, phát triên cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), phát triển rau hoa xứ lạnh… Kon Plông có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó chủ yếu là người dân tộc Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê với nhiều nét văn hóa khác nhau của từng dân tộc, nhiều lễ hội được người dân địa phương tổ chức hằng năm như: lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, lễ hội cầu mưa...; các sản phẩm văn hóa đặc sắc: văn hóa cồng chiêng, tục uống rượu cần và các hoạt động thể dục thể thao bản địa như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo... Cùng với thắng cảnh tự nhiên, các di tích lịch sử cách mạng như: Di tích lịch sử văn hóa Măng Đen, Sân bay Măng Đen, Đài tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen, Di tích lịch sử Măng Bút gồm sân bay quân sự Măng Bút, hầm thông tin, hầm chỉ huy và các hào xung quanh đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa - lịch sử của vùng đất này. Về du lịch tâm linh: có Tượng Đức Mẹ Măng Đen, Chùa Khánh Lâm đang được xây dựng, hàng năm đã thu hút hàng chục nghìn khách du lịch đến với nơi đây. Hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đến nay được đầu tư cơ bản các tuyến đường khu Trung tâm hành chính huyện, đặc biệt là dự án đường Đông Trường Sơn, dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 24, đoạn tránh đèo Măng Đen đang được triển khai hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc kết nối từ các nơi đến với Măng Đen. Ngày 05/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 đánh dấu bước ngoặc trong sự phát triển của Măng Đen trong tương lai gần. Được sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương trong đầu tư: Tổ hỗ trợ và xúc tiến đầu tư; Đầu tư cở sở hạ tầng đến vùng dự án; Hướng ưu đãi đầu tư theo Nghị quyết số 30a/NQ-CP. Với tiềm năng của một đô thị nằm trong khu vực hệ sinh thái đa dạng và hấp dẫn như Măng Đen, đô thị Kon Plông đang là điểm đến lý tưởng của rất nhiều nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế. 1.2. Khó khăn Hiện nay giao thông đi lại vẫn còn khó khăn, Kon Plông ở xa các trung tâm đô thị lớn, xa các khu nghỉ dưỡng bờ biển; đường hẹp, nhiều quanh co, độ dốc lớn nhất là giao thông kết nối từ bên ngoài vào địa bàn. Vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng sạt đường, lở núi gây ách tắc đi lại. Công tác kết nối các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực tổ chức tour, tuyến du lịch lên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tổ chức cho 12
  • 14. du khách khám phá tiềm năng du lịch của huyện. Công tác quảng bá tiềm năng và hình ảnh du lịch của huyện còn chưa phong phú về nội dung lẫn hình thức, chưa có sự đột phá trong phát triển du lịch. Vùng du lịch sinh thái Măng Đen đang còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển, hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên sẵn có chưa được đầu tư để khai thác tiềm năng du lịch. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi, giải trí, dành cho du lịch đang còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách. Nguồn vốn hàng năm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng du lịch còn hạn hẹp. Khó khăn, vướng mắc chủ yếu về thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất rừng khi thực hiện dự án. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư còn có tâm lý lập dự án để chiếm đất, giữ đất hoặc tìm đối tác để sang nhượng lại gây khó khăn trong công tác quản lý các dự án trên địa bàn. Số lượng và kinh nghiệm của nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế, đặc biệt là thiếu trầm trọng hướng dẫn viên du lịch. 2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên 2.1. Vị trí địa lý Kon Plông là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Kon Tum, có tọa độ từ 140 19’55’’ đến 140 46’10’’ độ Vĩ Bắc và từ 1080 03’45’’ đến 1080 22’40’’ độ kinh Đông, nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp huyện Kon Rẫy và các huyện Kbang, huyện Măng Yang của tỉnh Gia Lai; phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông. Trung tâm huyện lỵ Kon Plông cách thành phố Kon Tum 54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24. Huyện nằm ở vị trí trung điểm giữa vùng Tây Nguyên và duyên hải Trung Bộ, nơi có cảng biển khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai..., nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, đây là tuyến giao thông quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng. Huyện Kon Plông cách Cửa khẩu quốc tế Bờ Y khoảng 150 km, nằm trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nên có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác và hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, quốc tế; tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập đặc biệt là khu vực nông thôn; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và tăng khả năng tiêu thụ đầu ra cho sản xuất. 2.2. Địa hình Địa hình đa dạng (núi cao, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau), có độ dốc từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, gồm 3 loại chủ yếu là: - Địa hình núi cao: Cao độ >1000m, độ dốc >29% chiếm 80% diện tích tự nhiên của toàn huyện. 13
  • 15. - Địa hình cao nguyên, đỉnh bằng sườn dốc: Chiếm diện tích khoảng 3.000 - 5.000 ha, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Măng Cành, Đắk Long, Pờ Ê, xã Hiếu. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thể phát triển các loại cây công nghiệp như Chè, Cà phê catimo, các loại cây ăn quả khác... - Địa hình thung lũng: Phân bố rải dọc theo hệ thống các sông Đăk Rinh, Đăk Rơ Manh, Đăk Snghé. Trong thung lũng có thể phân thành 3 dạng địa hình sau: vùng trũng theo hợp thủy sông suối; thềm bậc cao trên phù sa cổ và dạng gò đồi - dạng địa hình này diện tích không lớn, nhưng thuận lợi để phát triển các cụm dân cư và phát triển kinh tế. Chính điều kiện địa hình đa dạng của vùng núi cao đã tạo nên những nét đặc biệt về sinh thái, môi trường và sự sống cho việc khám phá tự nhiên của con người. 3. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.1. Tài nguyên đất đai 3.1.1. Về thổ nhưỡng Huyện Kon Plông nằm chung trong vùng Tây Nguyên được hình thành trên một nhân đá cổ là địa khối Kon Tum, trải qua quá trình phong hóa tạo nên hai lớp phủ thổ nhưỡng điển hình tương phản nhau về màu sắc và độ phì nhiêu của đất: - Lớp phủ thổ nhưỡng trên đá macma bazơ và trung tính với tầng đất dày, tơi xốp, độ phì nhiêu cao, màu đỏ rực rỡ, thành phần cơ giới nặng. - Lớp phủ vàng đỏ, vàng xám và xám hình thành trên các đá macma axít và đá cát, phù sa cổ với độ dày tầng đất biến động, độ phì thấp, nhiều kết von đá lẫn, thành phần cơ giới nhẹ, quá trình rửa trôi mạnh mẽ. Theo kết quả điều tra phân loại đất, huyện Kon Plông có những loại đất chính như sau: Đất phù sa ngòi suối (Py); đất xám trên đá mắc ma xít (Xa); đất nâu vàng trên đá phù sa; đất vàng đỏ trên đá macma axit (Fa); đất đỏ vàng trên đá sét và phiến chất (Fs); đất thung lũng dốc tụ (D); đất mùn đỏ trên đá Mác Ma A xít,... Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng huyện Kon Plông rất đa dạng, phần lớn đất đai nằm trên địa hình núi dốc. Do vậy, đất có khả năng nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên. 3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện thống kê đến 31/12/2014 là: 138.115,92 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp năm là: 127.038,09 ha chiếm 91,97 % so với tổng diện tích tự nhiên. + Đất sản xuất nông nghiệp là: 10.541,16 ha; + Đất lâm nghiệp là: 116.473,81 ha; 14
  • 16. + Đất nuôi trồng thủy sản là: 14,12 ha; + Đất nông nghiệp khác là: 9,00 ha; - Đất phi nông nghiệp là: 3.488,71 ha chiếm 2,53 % so với tổng diện tích tự nhiên. + Đất chưa sử dụng năm 2014 là: 7.589,12 ha chiếm 5,49 % so với tổng diện tích tự nhiên. 3.2. Tài nguyên nước 3.2.1. Tài nguyên nước mặt Huyện Kon Plông có hệ thống sông, suối khá dày đặc phân bố rộng trên toàn địa bàn, tuy nhiên đa số là các suối nhỏ. Một số suối tuy nhỏ nhưng có lưu vực rộng có thể xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ, như: Sông Đăk Ring chảy qua xã Đăk Ring có chiều dài 15km; nhánh Sông Đăk Snghé có chiều dài trên 60km; Sông Đăk Rơ Manh là một nhánh của sông Đăk Ring, có chiều dài 12km; Suối Đăk Tà Meo… Với hệ thống sông suối nhỏ nơi đây còn lưu trữ được nhiều loài cá quý, ngon, bổ như cá Niêng, cá Chình, cá Phá,… Bên cạnh đó trong những năm gần đây huyện đầu tư phát triển cá Tầm, cá Hồi. Trong đó, đã thử nghiệm ấp nở thành công trứng cá Tầm. Tuy nhiên, do hạn chế của địa hình cùng với lượng mưa phân bố không đều giữa 2 mùa trong năm nên việc xây dựng các công trình thuỷ lợi để sản xuất nông nghiệp rất phức tạp và khó khăn. Do vậy, xây dựng các công trình thuỷ lợi là rất quan trọng trong việc điều hoà nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, đòi hỏi đầu tư rất lớn. 3.2.2. Tài nguyên nước ngầm Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, muốn khai thác phải có nguồn năng lượng và đầu tư lớn. Nước ngầm tuy chưa có số liệu khảo sát, nhưng thực tế các giếng nước đào của dân có nước ở độ sâu 10-15m. Những nơi đồi núi cao thì phải khoan hàng trăm mét (Măng Đen). 3.3. Khí hậu Khí hậu mát mẻ quanh năm, Kon Plông được ví như Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 16-200 C, độ ẩm trung bình 82-84%. Huyện Kon Plông có vị trí nằm ở phía Đông-Bắc dọc theo dãy Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng khí hậu của 2 vùng Tây Nguyên và đồng bằng; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 có nhiệt độ trung bình 150 C; tháng nóng nhất là tháng 5 có nhiệt độ trung bình dưới 22,70 C. Mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2 15
  • 17. năm sau, thời gian còn lại có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Lượng mưa hàng năm cao, có năm mưa kéo dài 8 - 9 tháng. Mưa nhiều nhất trong huyện là trung tâm huyện và trung tâm xã Hiếu. Mùa mưa nhiều từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, độ ẩm bình quân từ 82 - 87%. Mùa mưa ít từ tháng 4 đến tháng 6 trong năm. Mùa mưa tập trung với cường độ lớn, những vùng có cao độ <520m thường bị ảnh hưởng của lũ lụt, hiện tượng lũ quét thường xảy ra ở các xã Đăk Ring, Ngọc Tem, Măng Bút, Đăk Tăng, Đăk Nên. Lượng mưa trung bình 2.310mm. Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78-87%. Chế độ khí hậu đặc trưng như trên cùng với sự đa dạng về địa hình và thổ nhưỡng cho phép huyện Kon Plông có thể phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, rừng đa dạng sinh học có nguồn gốc ôn đới. 3.4. Tài nguyên khoáng sản Theo tài liệu điều tra, huyện Kon Plông có các loại khoáng sản sau: kẽm, vàng, đá bazan, đá rubi, cuội, sỏi, đá grannit, đá trang trí nội thất gabro, bô xit… phần lớn có trữ lượng nhỏ; quặng bô xít phân bố trên địa bàn xã Măng Cành, Đăk Long; mỏ đá xây dựng ở xã Măng Cành; sắt ở xã Hiếu; đá granit ở xã Đăk Ring; đặc biệt quặng có trữ lượng lớn là quặng đá gabro trữ lượng dự báo 300.000 tấn trên địa bàn xã Đăk Ring với diện tích dự kiến khai thác là 400ha và mỏ sắt xã Hiếu diện tích khoảng 200ha. 3.5. Tài nguyên rừng Huyện Kon Plông có khoảng 116.473,81 ha đất lâm nghiệp trong tổng số 138.115,92 ha diện tích tự nhiên. Rừng chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Rừng tự nhiên huyện Kon Plông chủ yếu là diện tích rừng đầu nguồn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, sinh cảnh, các động thực vật quý hiếm, thảm thực vật tự nhiên của quần thể rừng khu vực Kon Plông bao gồm dạng rừng lá rộng hỗn giao với rừng lá kim. Hệ sinh thái rừng rất đa dạng, như hệ sinh thái rừng Thông, hệ sinh thái rừng cây gỗ lá rộng, hệ sinh thái rừng hỗn giao. Thành phần động, thực vật rừng rất phong phú, có nhiều loài quý, hiếm, có giá trị cao về bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài màu xanh thăm thẳm của các hệ sinh thái rừng, còn có các hệ sinh thái đất ngập nước có giá trị rất cao về thẩm mỹ, cảnh quan và kinh tế, như thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong Pô. 3.6. Tài nguyên du lịch - Khu du lịch sinh thái Măng Đen với thác Pa Sỹ, thác Đăk Ke, hồ Toong Đam, hồ Toong Zori… 16
  • 18. - Rừng Thông quy mô 4.000ha: Thuộc khu vực xã Đắk Long là những khu đồi Thông già có cảnh quan đẹp trên những đồi bát úp thấp. Nơi đây rất thích hợp cho loại hình cắm trại, picnic. - Thác Pa Sỹ: Thuộc xã Măng Cành, thác đổ xuống với chiều cao khoảng 15m. Có một bãi đất phẳng rất thuận tiện cho việc tập kết của khách tham quan. Từ thác Pa Sỹ đến khu đồi Thông tương đối gần, đường đi thuận tiện, do vậy giữa đồi Thông và thác nước sẽ tạo thành một tour du lịch. - Thác Đắk Ke, thác Lô Ba: Thuộc xã Đắk Long cũng gần khu vực thác Pa Sỹ tạo thành một quần thể thác khá hấp dẫn. - Hang đá thôn Kon Du, xã Măng Cành: Nằm phía Đông xã Măng Cành, đi theo tuyến đường tương đối cheo leo qua những cánh rừng già sẽ tới cửa hang. Bên trong động rất rộng có thể chứa được một số lượng lớn người. Hang này là một di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Tây Nguyên. - Kon Plông có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử như: Di tích lịch sử văn hóa Măng Đen với cụm cứ điểm M11 (đồn A), M12, sân bay Măng Đen, đài tưởng niệm Chiến thắng Măng Đen (được Bộ VHTT công nhận), di tích lịch sử Măng Bút (được UBND tỉnh công nhận). Khí hậu quanh năm mát mẻ, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và khu rừng Thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, có rất nhiều hồ và thác, suối đá và cảnh quan đẹp mắt, có các truyền thống văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên một sắc thái độc đáo. - Cao nguyên Măng Đen tại xã Đăk Long được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của cả nước xét về cảnh quan và đặc điểm khí hậu thời tiết, hệ sinh thái rừng phong phú và đặc sắc mang đậm nét Tây Nguyên. Nơi đây địa hình cao thấp, nhấp nhô hùng vĩ và có tầm nhìn tốt từ phía khu trung tâm hành chính huyện. Rừng nguyên sinh rậm rạp phủ kín các khu vực đồi núi, bao quanh là những suối đá, gềnh thác nhấp nhô theo địa hình tự nhiên. Động thực vật tại đây phong phú về chủng loại, đa dạng về sinh học. Có nhiều loại hoa Lan, nhiều loại hoa rừng đặc sắc, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến tham quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. - Huyện nằm trong khu vực trung điểm giữa Tây Nguyên và Duyên hải Trung Bộ nên rất thuận lợi trong việc hình thành các điểm du lịch, đặc biệt là tuyến quá cảnh Quảng Ngãi - Măng Đen (Kon Plông) qua cửa khẩu Bờ Y theo quốc lộ 24, 14, 40 - 18B sang Lào đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. - Các bản làng văn hóa dân tộc với cảnh quan, môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống, có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch có giá trị như: Làng Kon Tu Rằng, Kon Pring, Vi Kờ Oa, Vi Ô 17
  • 19. Lắc... thuộc huyện Kon Plông đã được phép cho du khách được nghỉ qua đêm trong chương trình du lịch cộng đồng của tỉnh Kon Tum. - Điểm tôn giáo tín ngưỡng: Chùa Lâm Khánh, Tượng Đức Mẹ sẽ là “điểm hành hương”. - Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch khai thác tiềm năng về khí hậu, gồm: + Du lịch nghỉ dưỡng: khai thác tiềm năng khí hậu cảnh quan của Vùng du lịch sinh thái Măng Đen để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, với hệ thống các resort... + Du lịch điều dưỡng chữa bệnh: Khai thác tiềm năng nguồn dược liệu quí để hình thành các trung tâm du lịch chữa bệnh tại đô thị Kon Plông. Khai thác mỏ nước khoáng để phục vụ chữa bệnh tại thôn Vương, xã Đăk Nên và thôn Điek Chè, xã Ngọc Tem. - Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: là các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và dân cư địa phương. Các loại hình vui chơi giải trí trong vùng Du lịch sinh thái Măng Đen gồm: + Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề. + Các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp như: spa, golf.. + Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện vận động viên chất lượng cao; Chơi golf; Du lịch leo núi, đua xe đạp địa hình, đi cáp treo, tắm nước lạnh vào mùa đông, săn bắt thú rừng nuôi,... - Du lịch Hội nghị - Lễ hội, khác: + Thu hút tổ chức các Hội nghị cấp tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế. + Tổ chức các lễ hội truyền thống bản địa: cúng lúa mới, tết bản địa, tổ chức chợ phiên, tổ chức đồng bào mang gùi bán sản phẩm bản địa cho du khách... + Hàng năm tổ chức tuần lễ văn hóa thể thao gắn với du lịch. + Đầu tư xây dựng các chòi ngắm thiên văn; Quy hoạch đầu tư xây dựng các khu trại sáng tác: điêu khắc, chạm trổ, vẽ tranh, câu cá, tạc tượng; sáng tác thơ, ca, tác phẩm về truyền thống cách mạng và sự nghiệp xây dựng Măng Đen- KonPlông… 4. Phân tích, đánh giá dân số và lao động 4.1. Dân số Trên địa bàn huyện Kon Plông có các thành phần dân tộc sinh sống phần lớn là những dân tộc đã sống lâu đời ở địa phương như: dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong và Hrê trong đó phần lớn là dân tộc Xơ Đăng 17.360 người (chiếm 80% dân số), dân tộc Kinh chỉ có khoảng 2.210 người (chiếm 10%). Dân số huyện Kon Plông tăng từ 20.378 người năm 2009 lên 22.60324.364 người năm 2012 2014 , chiếm 4,89% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc thiểu số 18
  • 20. chiếm 89,05% (chủ yếu là người dân tộc Xơ Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê). Mật độ dân số đạt 16 người/km2 . Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ gần 2,86% năm 2009 xuống 1,63% năm 2010, 1,38% năm 2011 và nhích lên 1,6070% năm 20122014. Dân số tăng là do số người di cư từ các tỉnh khác đến và công nhân đến thi công tại các công trình thủy điện, đường giao thông… ở các xã Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên, Ngọc Tem, Đăk Tăng. Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dân số huyện Kon Plông Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Dân số TB Người 22.395 22.603 22.508 24.364 Mật độ dân số Ng/km2 16 16 16 16 Tỷ lệ sinh % 2,42 2,42 2,40 2,42 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,38 1,60 1,8 1,7 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Kon Plông năm 20112012, -2013 và báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu KT-XH năm 2014 của UBND huyện Kon Plông Những nét văn hoá, phong tục tập quán, truyền thống lâu đời vẫn còn được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay, như vũ hội cồng chiêng, ẩm thực truyền thống, lễ hội đâm trâu, các ngày cúng lễ tạ ơn trời đất... vẫn còn được đồng bào lưu giữ nguyên gốc, không bị pha trộn. 4.2. Lao động Lực lượng lao động của huyện tăng lên qua các năm, năm 2010 là 10.950 người, năm 2011 tăng lên 11.627 người, năm 2012 tăng lên 12.998 người, năm 2013 tăng lên 13.494, năm 2014 ước tính 13.529 chiếm 56% so với tổng dân số. Đây là lực lượng lao động dồi dào bổ sung vào nguồn lao động hàng năm, đồng thời cũng đặt ra cho Kon Plông áp lực lớn về giải quyết việc làm cho người lao động. Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, cơ cấu trẻ, cần cù, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn dân cư là dân tộc thiểu số và lao động sống bằng nghề nông, nhận thức còn hạn chế. Mặt khác, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, lao động thiếu việc làm còn nhiều nên gặp phải những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4.3. Thực trạng về môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Vị trí của huyện Kon Plông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bởi vì Kon Plông là vùng đầu nguồn sinh thủy thuộc lưu vực của công trình thủy điện Ya Ly, thủy điện Sê san 3, thủy điện Thượng Kon Tum, công trình thủy lợi, thủy điện Thạch Nham, các công trình thủy điện khác đã và 19
  • 21. đang được khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng. Môi trường đất: Huyện Kon Plông có 12.386,2 ha đất trống đồi núi trọc, trong đó thoái hóa khoảng 18 %. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật canh tác theo lối tự phát không tuân thủ các quy trình kỹ thuật nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì đất, chủ yếu là canh tác trên đất thấp. Môi trường nước trong những năm gần đây có những thay đổi đáng kể, chủ yếu là do canh tác không hợp lý trên các vùng đất dốc trong lưu vực các sông, với quy mô lớn. Phần lớn các sông đều có hiện tượng tăng lưu tốc và lưu lượng dòng chảy, nước đục, tỷ lệ cát phù sa bồi lắng cao. Môi trường không khí: Công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện chưa phát triển nên nguồn gây ô nhiễm không khí ở khu vực huyện là không đáng kể. Tác nhân ảnh hưởng chủ yếu: - Khai thác tài nguyên rừng, hoạt động khai thác tài nguyên rừng trong những năm gần đây khá mạnh, hậu quả để lại là đất bị xói mòn, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tính đa dạng sinh học có hiện tượng bị suy giảm. - Các hoạt động kinh tế vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên chưa có thói quen sử dụng các chất hóa học, thuốc trừ sâu nên đất đai ô nhiễm do hóa chất chưa phải là vấn đề đáng lo ngại mà vấn đề quan trọng hơn là các biện pháp ổn định và nâng cao đời sống, xóa bỏ du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc. - Vấn đề nhà ở, nước sinh hoạt và công trình vệ sinh ở nông thôn cũng cần được đặt ra và quan tâm thích đáng. 5. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 5.1. Những thành tựu chủ yếu 5.1.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Khu du lịch sinh thái Măng Đen được Chính phủ đưa vào danh mục các khu du lịch quan trọng của quốc gia. Tại đây đang tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và phục vụ du lịch. Lĩnh vực giao thông: - Đường du lịch từ QL 24 vào Pa Sỉ đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng; đầu tư, tôn tạo và phát triển làng văn hóa du lịch Kon Tu Rằng đã hoàn thành. - Đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường Trường Sơn Đông; dự án đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông (đoạn Măng Bút, Đăk Lanh); dự án đường Quốc lộ 24; đường tỉnh lộ 676 đi Ngọc Tem. - Đang tiếp tục triển khai thực hiện đầu tư các tuyến đường Khu trung tâm hành chính huyện, cụm đường Khu dân cư phía Bắc, cụm đường Khu dân cư phía Nam trung tâm huyện, đường du lịch vào thác Đăk Ke; Đồng thời đang 20
  • 22. chuẩn bị đầu tư các tuyến đường du lịch như: đường vào Hồ Toong Đam, Toong Zơri; đường vào thác Lô Ba dài 3 km. Đang tích cực huy động các nguồn vốn, kêu gọi thu hút đầu tư vào công trình vào các khu, điểm du lịch, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống điện phục vụ du lịch; dự án thủy điện Thượng Kon Tum, dự án thủy điện Đăk Đrinh. Đầu tư các công trình phúc lợi xã hội gắn với phát triển du lịch như Đài tưởng niệm di tích lịch sử chiến thắng Măng Đen, Nghĩa trang liệt sỹ tại khu vực trung tâm huyện. Hiện nay đang kêu gọi và thu hút đầu tư các công trình như: Khu thể dục thể thao trung tâm huyện, khu vui chơi văn hóa thiếu nhi trung tâm huyện và một số công trình phúc lợi xã hội khác như: khu du lịch Hồ và thác Đăk Ke, hồ và thác Pa sỹ, Hồ Toong Pô, các Làng Văn hóa,... Công tác thu hút đầu tư xây dựng biệt thự, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ dưỡng: Đã đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng 36 nhà hàng, khách sạn; đang đầu tư xây dựng 96 nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ; đã giao đất hoặc cấp đất (bán đấu giá) chưa triển khai xây dựng 62 dự án nhà hàng; các khu chức năng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu trung tâm thương mại... Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển rừng phục vụ quốc kế dân sinh và phát triển du lịch, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, các đơn vị chủ rừng như: Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Kon Plông, Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, các xã và các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, thống kê, khoanh vẽ lên bản đồ và xây dựng phương án khoán quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Hiện nay 9/9 xã của huyện đều có cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn theo quy định. UBND các xã, Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng của huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 30a; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các ngành để nắm chắc diễn biến tài nguyên rừng, xây dựng và triển khai thực hiện ký cam kết quy ước bảo vệ rừng tại buôn làng. Toàn huyện có 89/89 thôn làng đều xây dựng các quy ước về bảo vệ rừng. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ không những giúp hộ gia đình đồng bào có điều kiện thoát khỏi đói nghèo một cách bền vững mà còn là điều kiện quan trọng để tạo động lực cho việc giữ gìn và phát triển tài nguyên rừng của địa phương. 5.1.2. Dịch vụ du lịch Trong những năm vừa qua huyện đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phát triển du lịch bằng các hoạt động cụ thể như: du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; du lịch lễ hội văn hoá, lịch sử đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; 21
  • 23. khai thác triệt để lợi thế tiềm năng khí hậu, cảnh quan thiên nhiên. Một số dự án đầu tư khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn đã đi vào hoạt động. Việc liên kết phát triển tour du lịch giữa Vùng du lịch sinh thái Măng Đen, cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) với các tỉnh duyên hải miền Trung và các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma tuy mới ở giai đoạn đầu, nhưng trong tương lai không xa, với loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tính chất sinh thái, Măng Đen sẽ hòa nhập và hội nhập tích cực vào Hành lang kinh tế Đông - Tây và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo trong hành trình “Con đường xanh Tây Nguyên” góp phần xây dựng bộ mặt đô thị Kon Plông và khu du lịch sinh thái Măng Đen ngày càng văn minh, hiện đại trong thời kỳ đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên xét tổng thể, hiện nay tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ hàng hóa vẫn chưa được đa dạng, phong phú. 5.2. Những hạn chế Kinh tế phát triển còn chậm, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, địa hình phức tạp, giao thông không thuận lợi, mức sống của người dân trong huyện thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tỷ lệ dân tộc thiểu số cao, trình độ học vấn còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chủ yếu lao động bằng nghề nông, nhận thức còn hạn chế. Đây là khó khăn chính cho huyện trong việc tổ chức hoạt động kinh tế theo kiểu mới hiệu quả cao đặc biệt là lĩnh vực du lịch. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại. Địa hình phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn hạn chế, đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Khí hậu khác biệt là những hạn chế gây khó khăn trong việc sản xuất, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư vào địa bàn huyện còn chậm, một số công trình đầu tư xây dựng không đảm bảo tiến độ. Số dự án đăng ký nhiều, nhưng tiến độ đầu tư chậm, có những dự án kéo dài trong nhiều năm đến nay vẫn chưa thực hiện; nhiều nhà hàng, khách sạn xây dựng dở dang kéo dài. Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch một số dự án triển khai chậm (dự án rau hoa xứ lạnh, dự án trồng cây Keo lai, dự án tái định canh, định cư thủy điện Thượng Kon Tum, Đắk Đrinh, chương trình Nông thôn mới). Kết cấu hạ tầng nhất là giao thông, điện, nước... chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào Vùng du lịch sinh thái Măng Đen. Việc kết nối tour tuyến du lịch chưa rõ nét, hoạt động vui chơi giải trí, sản phẩm du lịch phục vụ du khách chưa đa dạng và phong phú, đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm trong công tác du lịch, phong cách làm việc chưa được chuyên nghiệp, 22
  • 24. không tạo ra được bước đột phá trong nghiệp vụ du lịch; các thông tin đến với khách hàng chưa phong phú. Ngoài những nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, thời tiết, cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu… thì nguyên nhân chính là sự phối kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai thực hiện còn chưa đồng bộ. Chuyển dịch cơ cấu còn chậm, ngành thương mại - du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện. Cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp chậm được chuyển đổi, sản phẩm hàng hóa ít. Tiếp cận được với thị trường tiêu thụ còn hạn chế, hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhằm tăng thu nhập gặp nhiều khó khăn. Vấn đề cung cấp nước hợp vệ sinh, cấp điện còn hạn chế nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Tính đến nay trên địa bàn huyện còn 16/117 làng chưa có điện lưới Quốc gia, chiếm 8,5%. Hệ thống dịch vụ thương mại, trạm y tế và trường học tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết cho sản xuất, trao đổi hàng hóa và đời sống nhân dân. 6. Đánh giá thực trạng các dự án thu hút đầu tư Song song với công tác lập quy hoạch, huyện đang tích cực phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức kiểm tra rà soát các dự án thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cho chủ trương và cấp chứng nhận đầu tư trên địa bàn để từ đó kiến nghị với UBND tỉnh kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, không đúng theo cam kết ban đầu để giới thiệu cho các nhà đầu tư khác có tiềm lực về tài chính để thực hiện đầu tư. Các dự án kêu gọi đầu tư vào địa bàn huyện Kon Plông gồm các lĩnh vực: thủy điện, du lịch, trồng chế biến rau, hoa, cá xứ lạnh... Thực hiện quảng bá thu hút đầu tư bằng nhiều hình thức: Trang thông tin điện tử huyện Kon Plông; thông qua các hội nghị, hội thảo diễn ra trên địa bàn huyện; thường xuyên làm việc và phối hợp với các tập thể, cá nhân có nhu cầu đầu tư. 6.1. Các dự án thủy điện Toàn huyện có tổng số 4 dự án công trình thủy điện vừa và nhỏ quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó thủy điện Đăk Pône (14 MW) đã được đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng trong Qúy II/2010; dự án thủy điện Thượng Kon Tum (220 MW) và thủy điện Đăk Đrinh ( 125 MW) đang triển khai thực hiện đầu tư. + Thủy điện Thượng Kon Tum (nhà máy tại Kon Plông), công suất 220MW đang thi công đường hầm dẫn nước dài 17km, đạt 30%; + Thủy điện Đăk Đrinh, công suất 125MW (nhà máy tại Quảng Ngãi) đã tích nước chuẩn bị phát điện; 23
  • 25. + Thủy điện hồ Đăk Lô, công suất 22MW (nhà máy tại Xã Ngọc Tem) đang đầu tư. Sau khi hoàn thành các công trình sẽ đi vào hoạt động. Việc khai thác các sản phẩm du lịch trên các lòng hồ thủy điện tạo động lực phát triển bền vững, đa dạng và mở rộng quy mô phát triển du lịch. 6.2. Các dự án du lịch Trước khi có Quyết định 298/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, để có cơ sở thu hút đầu tư, được sự thống nhất chủ trương của UBND tỉnh, UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng quy hoạch chi tiết khu thị trấn huyện lỵ Kon Plông gắn với phát triển du lịch Măng Đen và các dự án quy hoạch chi tiết phát triển du lịch Măng Đen với tổng diện tích 720 ha, bao gồm các khu chức năng như: Trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk Ke; Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba; Khu du lịch sinh thái hồ Toong Đam, Toongzơri, Toong Pô; Khu du lịch sinh thái cảnh quan, leo núi, suối và thác Pa Sỹ... Đến nay đã có 42 dự án du lịch sinh thái với tổng số vốn đầu tư là 3.238,9 tỷ đồng đã đăng ký đầu tư vào địa bàn huyện: Dự án tổ hợp khu du lịch sinh thái, trị giá 1.196,9 tỷ đồng của công ty cổ phần Trường Long; Khu du lịch và sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, trị giá 400 tỷ đồng của công ty cổ phần du lịch và thủ công mỹ nghệ Nhân Luật; Dự án xây dựng khu biệt thự (40 căn biệt thự), trị giá 135,5 tỷ đồng và dự án đầu tư kinh doanh vườn hoa, cây cảnh và du lịch sinh thái, trị giá 169 tỷ đồng của công ty cổ phần Sài Gòn Măng Đen; Dự án xây dựng khu biệt thự cao cấp tại Măng Đen, trị giá 80 tỷ đồng của công ty cổ phần Măng Đen Vila,... 6.3. Các dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp 6.3.1. Rau hoa xứ lạnh Về hoa xứ lạnh, hiện nay trên địa bàn huyện có 4 cơ sở sản xuất, bước đầu đã cung cấp ra thị trường một số loại hoa như: Ly ly, Lan, Đồng tiền, Hoa hồng… Về rau xứ lạnh, đã trồng thử nghiệm cây Bắp sú, Su hào và các loại rau khác. Hiện nay, các mô hình cây trồng trên đang sinh trưởng và phát triển tốt. Trên địa bàn huyện đã thành lập Hợp tác xã rau, hoa xứ lạnh thanh niên Măng Đen đầu tiên của tỉnh. Đến nay, đã có 35 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực rau, hoa, quả xứ lạnh với số vốn là 456,3 tỷ đồng. 6.3.2. Nuôi cá nước lạnh Trên địa bàn huyện có 4 dự án nuôi cá nước lạnh, diện tích 1.575 m2 với tổng vốn đầu tư 26,5 tỷ đồng, hiện tại, người nuôi cá Tầm ở đây đã chủ động được giống, kỹ thuật. Đây là sản phẩm có giá trị cao, đầu ra rất lớn. 24
  • 26. 6.4. Đánh giá chung Trong những năm qua, quản lý nhà nước về du lịch, nhất là công tác lập và phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch được quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện kịp thời. Hạ tầng kỹ thuật du lịch từng bước được đầu tư, nâng cấp. Dịch vụ du lịch được mở rộng và nâng dần về chất lượng; các điểm du lịch đã thu hút du khách. Công tác huy động nguồn vốn, kêu gọi thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các khu, cụm, điểm du lịch, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nhìn chung du lịch của huyện vẫn chưa khai thác tốt các lợi thế đặc thù, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Huy động vốn đầu tư còn thấp so với nhu cầu; có nhiều nhà đầu tư đến đăng ký thực hiện dự án nhưng tốc độ triển khai dự án còn chậm. Số lượng du khách trong và ngoài tỉnh đến du lịch tại huyện còn quá ít. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của một số người dân còn thấp; đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý lĩnh vực ngành du lịch còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. Công tác quản lý, bảo vệ rừng còn yếu, tình trạng khai thác vận chuyển lâm sản trái phép gia tăng cả về quy mô và số lượng. Sản xuất công nghiệp chậm phát triển (chủ yếu là vật liệu xây dựng thông thường). Kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ còn nhiều yếu kém chưa đủ mạnh để thu hút khách đến tham quan, du lịch. Thương mại, dịch vụ du lịch chưa đa dạng và phong phú. II. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội vùng du lịch sinh thái Măng Đen 1. Vị trí, ranh giới và đặc điểm tự nhiên 1.1. Vị trí, ranh giới Vùng du lịch sinh thái Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.500m so với mực nước biển, là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 200 C, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh và rừng thông cổ thụ rộng lớn dọc theo Quốc lộ 24, độ che phủ của rừng trên 80%, có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan đẹp. Măng Đen nằm phía Đông-Bắc tỉnh Kon Tum cách thành phố Kon Tum 54km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24; có quan hệ khá thuận lợi với các vùng du lịch trong cả nước; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến 150km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250- 25
  • 27. 300km theo đường quốc lộ 24, Đường Mòn Hồ Chí Minh; cách thành phố Đà Lạt khoảng 400km theo đường Đông Trường Sơn. Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan... Măng Đen được nhìn nhận là điểm khởi đầu của tuyến du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”, được kết nối với tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” để hình thành tuyến du lịch xuyên quốc gia. Đặc biệt, từ Măng Đen “Con đường xanh Tây Nguyên” sẽ vượt qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) để hình thành tuyến du lịch “Con đường di sản Đông Dương”, nối các di sản thế giới của Việt Nam với các di sản thế giới của 2 nước bạn: Lào và Campuchia… Do đó, Măng Đen đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. 1.2. Đặc điểm tự nhiên Măng Đen là khu vực có lượng mưa nhiều nhất trong huyện, số ngày mưa 157 ngày/năm, nơi trũng ít mưa hơn 140-150 ngày/năm. Về cảnh quan thiên nhiên: Măng Đen nằm ở vị trí đặc biệt, nằm giữa 2 đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlăk (Quảng Ngãi). Khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sơ về cảnh quan tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm hơn 80% tổng diện tích toàn huyện; hệ sinh thái phong phú và đa dạng, nhiều loại gỗ và dược liệu quý hiếm như: Pơmu, Trầm gió, Quế; có nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm như: Hươu, Nai, Trăn, Sơn dương, Nhím… Bên cạnh diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, Măng Đen còn có khoảng 4.000ha rừng Thông được trồng từ những năm 1980 tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt (điểm khác biệt lớn nhất nếu đem Măng Đen so sánh với Đà Lạt hoặc Sa Pa chính là cây xanh - rừng già). Cùng với các khu rừng nguyên sinh, rừng Thông, dòng sông Đắk SNghé với nhiều nhánh suối nhỏ, nhiều hồ nước như hồ Toong Đam, Toong Zơ Ri, Tông Pô (ngoài các hồ hiện có vẫn còn 5 hồ chưa cải tạo với diện tích trên 100 ha), các quần thể thác nước như Đăk Ke, Pa Sỹ, Lô Ba... là những điểm du lịch lý tưởng. Có thể nói, thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học, giải trí... Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Vùng du lịch sinh thái Măng Đen được Thủ tướng Chính phủ đưa vào vùng du lịch sinh thái quốc gia có môi trường chưa bị ảnh hưởng và có nhiều phong cảnh 26
  • 28. đẹp, hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác như du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái... 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1. Dân cư Nhóm cộng đồng dân cư bản địa gồm các dân tộc ít người sinh sống lâu đời ở Măng Đen, phân bố rải rác khắp núi rừng theo các buôn làng. Với nền kinh tế còn đậm nét truyền thống về nông nghiệp chủ yếu trồng trọt nương rẫy. 2.2. Lao động Măng Đen là vùng nông thôn mới bắt đầu được thị trấn hóa, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông. Phương tiện sản xuất thô sơ, không có các trang trại lớn, sản lượng lương thực bình quân đầu người là 619,96 kg, năng suất thấp. 2.3. Phát triển kinh tế Kinh tế của khu vực Măng Đen chưa phát triển, chủ yếu là nông, lâm nghiệp, tự cung tự cấp. Tuy nhiên với đặc thù của khí hậu và điều kiện tự nhiên, khu vực Măng Đen đang có khả năng cung cấp nhiều sản phẩm cho ngành du lịch như: - Cốt toái bổ, sâm dây, hà thủ ô,.. có giá trị lớn về y, dược, từ lâu đời đã được người dân Xê Đăng dùng để chữa bệnh. Ngoài ra còn có nguồn suối nước nóng tại xã Ngọc Tem cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt. - Các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi dưới tán rừng. - Các loại rau hoa xứ lạnh đều thích hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, thổ nhưỡng ở xã Măng Cành và Đăk Long. Đặc biệt là các loại hoa như Cúc, Sa lem, Cẩm chướng, Hồng, Baby, Địa lan, hoa Ly; một số loại rau củ (Khoai tây, Ớt ngọt, Bí ngồi, Súp lơ, Đậu Hà Lan..), một số cây ăn quả (Hồng, Vải, Nhãn...) khi trồng thử nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt. Rau, hoa đều có màu sắc, năng suất và chất lượng tương tự như trồng ở Đà Lạt. - Sản phẩm cá Hồi, cá Tầm đang được nuôi với quy mô tập trung tại xã Hiếu, xã Măng Cành. Dự kiến các dự án tại 2 xã này có thể sản xuất khoảng 120 tấn cá Hồi thương phẩm/năm và 20 tấn cá Tầm cung cấp cho thị trường trong và ngoài khu vực. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thuận lợi Nhận thức được tầm quan trọng của vị trí chiến lược phát triển du lịch Măng Đen, Chính phủ và địa phương ủng hộ việc phát triển du lịch bền vững bằng các biện pháp cụ thể như kêu gọi các nhà đầu tư, tăng cường huy động vốn và nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ đến khu vực và trong khu vực này đầy đủ cho phát triển du lịch, cho phép đầu tư xây dựng sân bay taxi. Từ việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã không chỉ riêng của Măng Đen, của 27
  • 29. Tây Nguyên, của Việt Nam mà còn là của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Do nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí… đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái. Quan điểm phát triển đối với khu du lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch. Sản phẩm du lịch sẽ phải thân thiện với thiên nhiên, với các hệ sinh thái tự nhiên, có sự tham gia của cộng đồng dân cư với những nét văn hóa bản địa độc đáo họ. Măng Đen được xác định là vùng du lịch sinh thái quốc gia thì sản phẩm du lịch phải có chất lượng, có tầm cỡ quốc gia và phải kết nối với các vùng du lịch trọng điểm khác trong tổng thể du lịch của vùng Tây Nguyên, khu vực duyên hải miền Trung và Nam Trung Trung Bộ, cả nước và du lịch quốc tế. Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Măng Đen rất thích hợp với việc trồng các loại rau, hoa xứ lạnh; phát triển nuôi cá Tầm, cá Hồi (loại cá xứ lạnh châu Âu); đặc biệt đã thực hiện thành công dự án “Nuôi cá Tầm, cá Hồi thương phẩm” và “Nuôi sinh sản giống cá Tầm, cá Hồi”; đồng thời có rất nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm sinh sống và rừng cây Sim rộng lớn cho quả mọng nước. Do đó thuận lợi cho việc phát triển vùng rau, hoa xứ lạnh, chè Ô Long, sản xuất, chế biến các sản phẩm từ Sim và đầu tư các cơ sở nuôi các loại động vật như: Hươu, Nai, Heo rừng, Nhím, Gà rừng, chim Trĩ, Trăn và nhiều loại động vật quý hiếm khác… góp phần đa dạng sản phẩm du lịch cho khu du lịch sinh thái Măng Đen. Thiên nhiên Măng Đen rất thích hợp cho loại hình du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học, giải trí...đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. 2.4.2. Những khó khăn đối với sự phát triển du lịch sinh thái Măng Đen - Cùng với địa bàn Tây Nguyên, Măng Đen ở độ cao 1.200 m so với mực nước biển, địa hình núi non hiểm trở, nhiều đèo núi nên vấn đề giao thông đi lại gặp không ít khó khăn. Vấn đề an toàn giao thông gây nhiều lo ngại cho khách du lịch, tham quan, chi phí đường dài đắt đỏ. - Kon Tum là tỉnh mới phát triển du lịch trong những năm gần đây nên kinh nghiệm còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, năng lực quản lý và vận hành hoạt động du lịch còn yếu. - Các điểm thu hút khách du lịch còn thiếu hoặc chưa đáp ứng điều kiện lưu trú chất lượng theo tiêu chuẩn; các dịch vụ hỗ trợ du lịch tiêu chuẩn kém chất lượng như trung tâm thông tin, nhà hàng và các cơ sở vui chơi giải trí; thời gian lưu trú tương đối ngắn; tính thời vụ cao; mức độ chi tiêu du lịch tương đối thấp - 28
  • 30. ít lựa chọn để du khách chi tiêu; trình độ phát triển nguồn nhân lực nhìn chung thấp, đặc biệt là trong cung cấp các dịch vụ du lịch, thiếu nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế: hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ... - Nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch còn hạn chế và du lịch dựa vào cộng đồng còn kém phát triển. - Măng Đen không có biển một phần không hấp dẫn được khách du lịch thị trường Đông Âu vì loại khách này chủ yếu là đi nghỉ vào dịp mùa Đông để tránh cái lạnh ở châu Âu. - Nhìn chung các đơn vị lữ hành còn nhỏ lẻ, chưa kết nối được với các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài tỉnh, vì vậy còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút du khách. - Sản phẩm du lịch chủ lực của các địa phương chưa phong phú; thiếu các khu vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế, chưa có nhiều dịch vụ hấp dẫn nên chưa kích thích được tiêu dùng của du khách. - Các cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện... còn kém phát triển. - Công tác xúc tiến, quảng bá cho thị trường du lịch chưa được đầu tư tương xứng, từ việc xúc tiến du lịch tại chỗ tới việc tận dụng thế mạnh của internet, quảng bá qua các trang thông tin điện tử… 29
  • 31. PHẦN THỨ HAI ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG I. Tóm lược quy hoạch theo Quyết định 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 1. Phạm vi Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô 138.116ha. Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp: huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi và phía Tây giáp huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum. 2. Phân vùng du lịch Quyết định số 298/QĐ-TTg xác định quy hoạch với các tiểu vùng như sau: + Vùng du lịch đô thị Kon Plông - trung tâm của vùng du lịch Măng Đen với quy mô: 14.682,7 ha bao gồm các khu chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: cảnh quan sinh thái, lễ hội, ẩm thực, trải nghiệm...Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000 ha. + Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đắk Tăng - Măng Bút, Đắk Ring - Đắk Nên. Diện tích đất tự nhiên 67.526 ha có các loại hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe... + Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên 35.388 ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm, khám phá tự nhiên. + Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, Xã Pờ Ê) với diện tích tự nhiên 20.159 ha, có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí… 3. Các trung tâm du lịch - Trung tâm du lịch chính: Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công viên hoa chuyên đề...có diện tích khoảng 3.000 ha. - Khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại. Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài 30
  • 32. khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái, khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện. - Khu du lịch Ngọc Tem: Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%. - Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê: Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng 2.507,92 ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%. 4. Thực trạng các khu theo Quy hoạch đã quyết định 4.1. Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch Tiềm năng du lịch Măng Đen được phân bố tập trung theo 3 khu vực chính với những điểm mạnh và hạn chế khác nhau: 4.1.1. Khu vực đô thị Kon plông và phụ cận - Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi cho việc kết nối với các khu vực khác đồng thời thuận tiện cho việc phát triển các trung tâm dịch vụ du lịch đa dạng và tập trung đặc biệt các đặc trưng như khí hậu, cảnh quan, văn hóa dân tộc thiểu số... - Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; vui chơi giải trí; thể thao; du lịch sinh thái; tham quan di tích lịch sử; du lịch cuối tuần... 4.1.2. Khu vực phía Đông Nằm ở phía Đông huyện gồm địa giới các xã Hiếu, Pờ Ê, Ngọc Tem. - Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực nằm ở các đặc trưng văn hóa dân tộc thiểu số; cảnh quan rừng núi. - Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như: du lịch văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng, điều dưỡng chữa bệnh; du lịch sinh thái; du lịch mạo hiểm; du lịch cuối tuần... - Hạn chế chính của khu vực do hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ dân cư thấp. 4.1.3. Khu vực phía Bắc Nằm ở phía Bắc huyện, thuộc địa bàn các xã Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên. - Tiềm năng và thế mạnh chính của khu vực bao gồm: hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, di tích sân bay. 31
  • 33. - Có khả năng khai thác các loại hình du lịch chính như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch cuối tuần, du lịch văn hóa dân tộc, du lịch mạo hiểm. - Hạn chế của khu vực do hệ thống hạ tầng kém phát triển; chưa có công trình dịch vụ phù hợp; trình độ dân trí thấp. 4.2. Các dự án đang triển khai trong khu vực lập quy hoạch Theo Quy hoạch, vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia, là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây cũng là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của tỉnh Kon Tum. Hiện tại khu vực này đã lập một số quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt như: - Quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Kon Plông – Tỉnh Kon Tum. - Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thương mại và du lịch sinh thái hồ Đăk Ke: 75ha. - Quy hoạch chi tiết 3 khu du lịch sinh thái Măng Đen huyện Kon Plông 270 ha, trong đó: + Khu du lịch sinh thái thác Đăk Ke và thác Lô Ba: 95 ha; + Khu du lịch sinh thái hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô: 90 ha; + Khu du lịch sinh thái, cảnh quan, leo núi, suối và thác Pa Sỹ: 85 ha; - Quy hoạch chi tiết cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên: 55 ha; - Quy hoạch chi tiết khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông: 70 ha; - Quy hoạch chi tiết phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc khu trung tâm huyện lỵ Kon Plông (mỗi khu vực quy hoạch của thị trấn gắn với cụm điểm du lịch): 250 ha. 4.3. Các dự án đầu tư du lịch - Tại địa bàn có nhiều dự án đầu tư xây dựng khu du lịch đang triển khai lập các thủ tục đầu tư, trong đó đáng kể là: + Dự án thuê rừng để lập Dự án đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Măng Đen diện tích khoảng 8.000 ha tại xã Hiếu thuộc phần đất của Lâm trường Măng La. + Quy hoạch sân bay Măng Đen sử dụng làm sân bay taxi. - Sau khi có Quyết định 298/QĐ-TTg đã có 3 dự án thuộc cấp tỉnh triển khai thực hiện: 32