SlideShare a Scribd company logo
1 of 193
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH VỤ
DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
Địa điểm:
Tỉnh Hòa Bình
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
-----------  -----------
DỰ ÁN
TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH
VỤ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG
Địa điểm: Tỉnh Hòa Bình
ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
0918755356 Giám đốc
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................10
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................12
5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................12
5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................13
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................15
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ
ÁN................................................................................................................15
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................15
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................26
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................28
2.1. Quan điểm du lịch Việt Nam ...................................................................28
2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam 2022 ...........................................................29
2.3. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022.................................30
2.4. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm...............................................33
2.5. Du lịch nông thôn-xu hướng đáng khuyến khích.......................................35
2.6. Thị trường rau quả ..................................................................................40
III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................45
3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................45
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
3
3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................49
IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................58
4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................58
4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................58
V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.58
5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................58
5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............60
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................61
I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............61
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......64
2.1. Khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp ...................................................................64
2.2. Khu thương mại dịch vụ nhà hàng ...........................................................72
2.3. Khu ẩm thực, dịch vụ ăn uống.................................................................75
2.4. Khu nông trại trải nghiệm, du lịch sinh thái..............................................80
2.5. Khu trưng bày sản phẩm nông sản...........................................................85
2.6. Hạng mục nhà kính công nghệ cao...........................................................87
2.7. Khu trồng rau sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic)....................101
2.8. Khu trồng cây truyền thống ...................................................................105
2.9. Khu nuôi trồng thủy sản........................................................................107
2.10. Khu hồ cảnh quan, điều tiết nước, câu cá..............................................111
CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........................114
I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG..................................................................114
1.1. Chuẩn bị mặt bằng ................................................................................114
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
4
1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:..............114
1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật..................................114
II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.................114
2.1. Các phương án xây dựng công trình.......................................................114
2.2. Các phương án kiến trúc........................................................................117
III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................118
3.1. Phương án tổ chức thực hiện .................................................................118
3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý ...................119
CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................120
I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................120
II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. .............120
III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................121
IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI
VỚI MÔI TRƯỜNG ...................................................................................122
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình..................................................122
4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................124
V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ,
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .........................................................................125
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG..........................................126
6.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................126
6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................127
VII. KẾT LUẬN .........................................................................................129
CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ
HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................131
I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................131
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
5
II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................133
2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................133
2.2. Tiến độ đầu tư:......................................................................................134
2.3. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................139
2.4. Dự kiến đóng góp vào ngân sách nhà nước.............................................139
2.5. Phương án nhân sự dự kiến....................................................................139
2.6. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................140
2.7. Phương ánvay. ......................................................................................141
2.8. Các thông số tài chính của dự án............................................................141
KẾT LUẬN ................................................................................................145
I. KẾT LUẬN. ............................................................................................145
II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................145
PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................146
Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................146
Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................153
Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................167
Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................176
Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................177
Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................179
Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................183
Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................187
Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................190
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
Mã số doanh nghiệp: do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp.
Địa chỉ trụ sở:
Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký
đầu tư, gồm:
Họ tên:
Chức danh:Giám đốc
Sinh ngày:
Quốc tịch: Việt Nam
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số:
Ngày cấp:
Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN
Tên dự án:
“Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
Địa điểm thực hiện dự án:, Tỉnh Hòa Bình.
Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.061.000,0m2
(106,10 ha).
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác.
Tổng mức đầu tư của dự án: 321.514.539.000 đồng.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
7
(Ba trăm hai mươi mốt tỷ, năm trăm mười bốn triệu, năm trăm ba mươi chín
nghìn đồng)
Trong đó:
+ Vốn tự có (30%) : 96.454.362.000 đồng.
+ Vốn vay - huy động (70%) : 225.060.177.000 đồng.
Tiến độ đầu tư:
+ Giai đoạn 1 (37.81%) : 121.549.245.000 đồng.
+ Giai đoạn 2 (62.19%) : 199.965.294.000 đồng.
Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:
Bán vé tham quan 54.750,0 lượt khách/năm
Dịch vụ lưu trú nghỉdưỡng 35.587,0 lượt khách/năm
Kinh doanh nhà hàng, thương mạidịch vụ 38.325,0 lượt khách/năm
Kinh doanh khu vui chơi giải trí 16.425,0 lượt khách/năm
Trồng trọt 1.465,8 tấn/năm
III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Về nông nghiệp
Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng và phát
triển theo định hướng của Đảng là phát triển đất nước theo định hướng nền nông
nghiệp chuyên sâu kết hợp công nghiệp từng bước hiện đại hóa. Trong những
năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các
ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối với
Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó trồng trọt và
chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời
tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn
nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực
phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
8
an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được
các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp
cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng
cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong
các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát
triển và từng bước đi vào hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự
phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được
kiểm tra, kiểm soát. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn
sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung –
cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ
gia đình còn nhiều manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến
còn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát
triển các chuỗi liên kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn
đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy
việc thành lập một hệ thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết
yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng
trọt chuyên nghiệp.
Hòa Bình có thế mạnh về diện tích đất tự nhiên lớn vì thế có tiềm năng rất
lớn về ngành nông nghiệp. Hiện nay chính quyền địa phương và nông dân đang
có nhu cầu rất lớn về giống cây rau củ quả, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật rải vụ;
cần có đơn vị kết nối bao tiêu để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên chưa
có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Về du lịch kết hợp
Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở
Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác
tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực
vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
9
nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm
2025 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực;
ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp,
hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc
văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển
sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa
lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa
Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt
vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư
phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát
triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Như vậy, du lịch cộng đồng khai
thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du
lịch nước nhà.
Với thế mạnh du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm văn hóa Mường
gắn với hệ sinh thái lòng hồ, mỗi năm du lịch tỉnh Hòa Bình đang đón từ 2 đến 3
triệu lượt khách, tăng trưởng từ 10 đến 12%/năm. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND
tỉnh Hòa Bình cho rằng, kết quả này vẫn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng,
do vậy du lịch Hòa Bình trong đó có khu sinh thái hồ Hòa Bình cần được đánh
thức.Với vị trí địa lý thuận lợi nằm cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, chỉ cách
trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, Hòa Bình đang là khu
vực đối trọng về phát triển kinh tế, du lịch phía Tây Thủ đô Hà Nội. Hòa Bình
đang có các tuyến đường quốc lộ (QL) nối thông suốt với Hà Nội và các tỉnh
Tây Bắc gồm QL6, đường Hồ Chí Minh (QL21) và đường Láng - Hòa Lạc -
Hòa Bình đang đầu tư, mở rộng theo hướng cao tốc. Tài nguyên du lịch Hòa
Bình được đánh giá tiềm năng, đa dạng, bao gồm có sông, hồ, suối nước
khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia… Đặc biệt thắng cảnh hồ
Hòa Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch để phát triển
thành Khu du lịch Quốc gia.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
10
Trước các tiềm năng, thế mạnh trên, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình cho
biết, tỉnh đã đưa ra nhiều Nghị quyết, chương trình mục tiêu để “đánh thức”,
trong đó có Nghị quyết số 10-NQ/TU năm 2016, Kết luận 37-KL/TU năm 2021,
Quyết định số 1795 - Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030… Theo Nghị quyết số 10-NQ/TU, sau 5
năm (2015 - 2020) triển khai, tỉnh đã thu hút được trên 4,1 nghìn tỷ đồng; riêng
năm 2019 toàn tỉnh đón 3,1 triệu lượt du khách, tổng thu từ hoạt động du lịch
đạt khoảng 2.075 tỷ đồng, trong 2 năm qua do dịch COVID-19 kéo dài số lượng
khách có giảm nhưng năm 2022, tỉnh vẫn đặt mục tiêu đón 3,76 triệu lượt khách,
doanh thu khoảng 3.400 tỷ đồng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng xanh, bền
vững, Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 37-KL/TU năm 2021 và
UBND tỉnh có Quyết định số 1795, xác định: phát triển du lịch là lĩnh vực kinh
tế mũi nhọn. Cụ thể: Mục tiêu đến năm 2025, thu hút đầu tư đạt trên 6,3 nghìn tỷ
đồng, cơ sở lưu trú đạt trên 6.000 phòng, lượng khách đạt 4,9 triệu lượt; tổng thu
từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; đưa tỷ trọng du lịch, dịch vụ
chiếm từ 30 đến 40% cơ cấu GRDP toàn tỉnh.
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang
trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”tại Xã
Xăm Khòe, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bìnhnhằm phát huy được tiềm năng thế
mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp kết hợp du
lịch trải nghiệmcủa tỉnh Hòa Bình.
IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc
hội;
 Luật Trồng trọt 2018 số 31/2018/QH14;
 Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng;
kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
11
nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành;
 Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy
định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;
 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc
hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18
tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm
2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc
Hộinước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;
 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;
 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
 Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
12
giá sơ bộ tác động môi trường;
 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm
2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây
dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch
xây dựng;
 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại
Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của
Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;
 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn
đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình
năm 2020.
V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN
5.1. Mục tiêu chung
 Phát triển dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải
nghiệm và nghỉ dưỡng” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản
phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao
chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệpkết hợp khai thác du lịch sinh thái hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng
như của cả nước.
 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của
khu vực tỉnh Hòa Bình.
 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,
đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
13
địa phương, của tỉnh Hòa Bình.
 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho
nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá
môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.
5.2. Mục tiêu cụ thể
 Phát triển mô hình nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các khu trồng trọt,
vườn cây ăn trái kết hợp tạo nên sự đa dạng cho du lịch tỉnh nhà. Đem lại sản
phẩm về nông nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.
 Khi đưa vào hoạt động, dự án dự kiến cung cấp các sản phẩm trồng trọt
cho du khách đến tham quan tại trang trại, cho thị trường khu vực tỉnh Hòa Bình
và khu vực lân cận.
 Thúc đẩy du lịch chung cho khu vực.
 Cung cấp các sản phẩm như cho thuê nhà nghỉ, dịch vụ nghỉ dưỡng, cung
cấp dịch vụ nhà hàng ăn uống phục vụ các món ăn đặc sản của địa phương cho
du khách, giới thiệu hiểu về phong tục tập quán và nét văn hóa của địa phương.
 Dự án cung cấp địa điểm tham quan du lịch sinh thái, nông nghiệp hiệu
quả.
 Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phục
vụ cho nhu cầu địa phương và cung cấp nguồn thực phẩm sạch an toàn cho
người tiêu dùng.
 Phát triển nông nghiệp gắn kết du lịch mang lại hiệu quả tích cực, vừa
quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm
du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.
 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng
cao cuộc sống cho người dân.
 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hòa
Bình nói chung.
 Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
14
Bán vé tham quan 54.750,0 lượt khách/năm
Dịch vụ lưu trú nghỉdưỡng 35.587,0 lượt khách/năm
Kinh doanh nhà hàng, thương mạidịch vụ 38.325,0 lượt khách/năm
Kinh doanh khu vui chơi giải trí 16.425,0 lượt khách/năm
Trồng trọt 1.465,8 tấn/năm
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
15
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN
DỰ ÁN
1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án
Vị trí địa lý
Mai Châu là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, trung
tâm huyện cách thành phố Hoà Bình 65 km, có toạ độ địa lý từ 200 24' - 200 45'
vĩ độ Bắc và 1040 31' - 105016' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp
như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La;
- Phía Nam giáp huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh hoá;
- Phía Đông giáp huyện Tân Lạc;
- Phía Tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Huyện có vị trí quan trọng
trong việc phát triển kinh tế của tỉnh và giao lưu kinh tế với tỉnh Sơn La và tỉnh
Thanh Hoá.
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc qua Quốc lộ 6, tạo lợi thế cho huyện trong
việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương của hiện tại và tương lai.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
16
Bản đồ hành chính huyện Mai Châu
Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống
khe suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt:
- Vùng thấp: Phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và Quốc lộ 15, nhìn
chung địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ.
- Vùng cao: Giống như một vành đanh bao quanh huyện, có nhiều dãy
núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng
800 - 900 m, điểm cao nhất là 1.536 m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp
nhất là 220 m (thuộc thị trấn Mai Châu), độ dốc trung bình từ 30 - 35 độ. Nhìn
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
17
một cách tổng thể địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống
Đông Nam.
Khí hậu
Huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu miền núi phía
Tây Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và
sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình
nên mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, giá lạnh nhiệt độ
không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm
cao; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 không khí nóng ẩm và mưa nhiều, lượng
mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày/năm, cao nhất là
146 ngày, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và
gió Lào.
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 22oC.
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37o - 38oC.
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3o - 4oC.
Số ngày nắng trong năm trung bình là 105 ngày/năm, nhìn chung số giờ
nắng trong ngày là thấp, mùa hè từ 5 - 6 giờ, mùa đông từ 3 - 4 giờ.
- Chế độ mưa: Mùa Mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa
trung bình trong năm khoảng 1700 mm, phân bố không đều cả về thời gian lẫn
không gian, lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa
cả năm; vào mùa khô lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả
năm, trong đó ít mưa nhất là vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ
đạt 20,7 mm. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn
đến đường giao thông và mùa màng.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
18
- Độ ẩm: Huyện Mai Châu là khu vực có độ ẩm không khí tương đối cao.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm khoảng 82%, giữa các tháng trong năm biến
thiên từ 33- 88%. Mùa mưa độ ẩm không khí có thể lên tới trên 88%. Thời kỳ
chuyển tiếp giữa mùa Khô và đầu mùa Mưa thường xuất hiện khô hanh, độ ẩm
không khí xuống thấp. Tháng có độ ẩm tương đối cao nhất là tháng 8 (88%) và
tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 12 (xuống tới 33%).
+ Lượng bốc hơi: bình quân một năm là 9101 mm, bằng khoảng 53% so
với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít khá cao,
do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ
đông xuân.
- Sương mù: Số ngày có sương mù nhiều, bình quân 105 ngày/năm, cá
biệt vào mùa khô còn xuất hiện sương muối xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1
năm sau thành từng đợt 1 - 2 ngày.
- Chế độ gió: Huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính là
gió mùa Đông Bắc, gió Đông Nam và gió Tây Nam. Gió mùa Đông ắc xuất hiện
vào các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) là hướng
gió thịnh hành có đặc điểm khô, lạnh kèm theo sương muối, đây là những hiện
tượng thời tiết bất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nên
cần có biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Gió Đông Nam thường
xuất hiện vào các tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). Gió Tây Nam (gió
Lào) xuất hiện trong tháng 4 - 5 có đặc điểm là khô và nóng
Thủy văn
Mạng lưới sông suối trong vùng khá phong phú bao gồm 2 sông lớn như
Sông Đà, Sông Mã:
- Sông Đà: ở phía Đông bắc chảy qua địa phận Suối Rút cũ chảy về hồ
Hoà Bình.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
19
- Sông Mã: ở phía Tây Nam huyện, chảy men theo địa phận xã Mai Hịch,
Vạn Mai về tỉnh Thanh Hoá. Ngoài ra, huyện còncó 4 consuối chính chảy trong
địa phận:
- Suối Xia: dài 40 km, bắt đầu từ dãy núi phía bắc (giáp tỉnh Sơn La) chảy
qua các xã: Cun Pheo, ao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai rồi đổ vào sông
Mã.
- Suối Mùn: dài 25 km, bắt nguồn từ xã Đồng Tân chảy qua các xã Tòng
Đậu, thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu, Mai Hạ và nối vào suối Xia ở Vạn Mai.
- Suối ãi Sang: dài 19 km chảy từ Mộc Châu qua địa phận xã Phúc Sạn cũ
ra Sông Đà.
- Suối Co Nào: dài 14 km, bắt nguồn từ xóm ò áu (xã ao La) chảy qua xã
Đồng Tân, Sơn Thuỷ rồi đổ ra sông Đà.
- Từ 4 con suối chính này còn có một số suối nhỏ chảy đi các xã trong
huyện. Đây là những nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của
nhân dân trong huyện. Tuy lượng nước ở suối nhiều nhưng do độ dốc lớn nên
lượng nước bị cạn kiệt khá nhanh. Sức tàn phá do lũ quét sau các trận mưa lớn
khá mạnh, kéo theo nhiều phù sa màu mỡ. Riêng các xã vùng cao như: Hang
Kia, Pà Cò, Sơn Thuỷ, Thành Sơn (Pù Pin, Noong Luông, Thung Khe) do thiếu
nước nên sản xuất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Tài nguyên thiên nhiên
Hòa Bình là mảnh đất có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên
rừng, tài nguyên du lịch, khoáng sản, nước khoáng và hệ động vật
Tài nguyên rừng: Hòa Bình có trên 200 nghìn ha rừng với hệ thực vật
phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: lim, táu, sến, chò chỉ,
nghiến, lát hoa,... Trong rừng còn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
20
người và làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, rừng Hòa Bình có 400 loài cây thuốc
có giá trị.
Nằm trong khu vực giáp ranh của 03 khu hệ động vật của miền Bắc là khu
hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật của rừng
Hoà Bình khá đa dạng. Trong đó, đại đa số các loài động vật (thú, chim, bò sát,
ếch nhái) là những loài định cư.
Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng
nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương.
Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...),
Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá
lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong
phú, độc đáo.
Khoáng sản: trong lòng đất Hoà Bình có chứa nhiều loại khoáng sản quý
như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng, đá vôi,... Trong đó đáng chú ý là
than mỡ ở Kim Bôi có trữ lượng tương đối lớn, là nguyên liệu rất cần cho nghề
luyện kim. Vàng sa khoáng có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá
xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ
và thị xã Hoà Bình.
Nước khoáng cũng là nguồn tài nguyên quý của Hòa Bình, được phân bố ở
các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bôi), Quý Hoà (huyện Lạc Sơn). Thành
phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat- Sunphatcanxi và
nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 - 41oC.
Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không
đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ và trẻ. Đánh giá theo địa hình và
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
21
mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia
thành 10 loại đất:
- Đất phù sa sông ngòi (Py): Diện tích khoảng 330 ha, chiếm 0,58% diện
tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố tập trung ở bản Củm (xã Vạn Mai), bản Nám
(xã Xăm Khoè), ngoài ra còn có ở Chiềng Châu, Tòng Đậu.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích là 796,3 ha, chiếm
1,41% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã vùng thấp, ngoài ra còn có
ở hầu hết các xã trong huyện.
- Đất vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 5.160 ha, chiếm
9,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích có độ dốc > 25 chiếm 80% thể
hiện yếu tố hạn chế cho quá trình canh tác của loại đất này.
- Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Diện tích 251,3 ha, chiếm 0,44%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất dốc, có thành phần cơ
giới nhẹ, khả năng xói mòn mạnh, thảm thực vật bị phá huỷ nghiêm trọng.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Diện tích 18.097,0 ha, chiếm 32,05% diện
tích tự nhiên. Là loại đất có diện tích lớn nhất trong huyện, phân bố ở hầu hết
các xã trong huyện.
- Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 5.741,3 ha,
chiếm 10,17% diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở các xã: Bao La, Xăm Khoè,
Vạn Mai. Đất dốc > 250 chiếm diện tích lớn (5.332 ha, bằng 93% diện tích loại
đất), còn lại đất tương đối bằng phẳng.
- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 12.152,1 ha, chiếm 21,52% diện
tích tự nhiên. Phân bố ở hầu hết các xã phía ắc trong huyện: Cun Pheo, ao La,
Xăm Khoè, Sơn Thủy, Mai Hạ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (> 65% cát), đất
chua, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số đều nghèo.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
22
- Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi (Hv): Diện tích 8.631,1 ha, chiếm 15,28%
diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Thành Sơn, Hang Kia, Pà Cò. Loại đất
này phân bố ở độ cao > 900 m. Khí hậu lạnh và ẩm hơn khu vực thung lũng,
nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15 – 20o. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên
xói mòn rất nhanh.
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat (Rdv): Diện tích 137,1 ha,
chiếm 0,31% diện tích tự nhiên. Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc,
bằng hoặc thung lũng thấp, đồng thời có 2 quá trình xảy ra: Quá trình tích luỹ
chất hữu cơ và quá trình tích luỹ các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung
quanh phong hoá giàu chất kiềm. Thành phần cơ giới của đất là thịt nặng.
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 1.575,0 ha, chiếm
2,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đây là loại đất
được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ
giới thô và trầm tích phù sa có các đặc tính phù sa.
b. Tài nguyên nước
* Nước mặt: Nhìn chung, huyện Mai Châu có hệ thống sông, suối dày đặc
là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Cụ thể ngoài hai con sông lớn chảy qua là Sông Đà và Sông Mã thì trên địa bàn
còn 4 con sông suối lớn là Suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối ãi
Sang dài 10 km và suối Cò Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước,
hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo.
Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng giữ nước của hệ thống
sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng
thiếu nước trầm trọng như: Thành Sơn. Ngược lại, chính vì mất rừng và do ảnh
hưởng của địa hình dốc đã tạo thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận
mưa lớn trong mùa mưa lũ.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
23
* Nước ngầm: Cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu
nào về vấn đề này. Trên địa bàn huyện, trữ lượng nguồn nước ngầm khá dồi dào
nhưng lại phân bố ở độ sâu nên việc khai thác tương đối khó khăn. Người dân
trong huyện khai thác nước ngầm chủ yếu qua hệ thống giếng khoan, giếng đào
(giếng khơi) để dùng cho sinh hoạt là chủ yếu.
c. Tài nguyên rừng Diện tích rừng của huyện Mai Châu năm 2018 là
39.853,04 ha, chiếm 69,94% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (theo số liệu
thống kê đất đai năm 2018). Nhìn chung, Mai Châu có tài nguyên rừng khá
phong phú, chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loại cây nhiệt đới, gồm các loại
gỗ quý (nghiến, trai, pơ mu, thông Pà Cò,...) các loại cây đặc sản có giá trị như:
Sa nhân, song... và các loại tre, nứa, luồng..., Tuy nhiên, do quá trình khai thác
không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá
rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả là hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây
đã nhanh bị cạn kiệt.
d. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của huyện Mai Châu khá phong phú. Theo kết quả
điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Mai Châu có nhiều loại khoáng sản:
- Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp
cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã
ở vùng cao như: Thành Sơn, Nà Phòn còn rải rác có vàng sa khoáng với chữ
lượng không lớn.
- Tài nguyên đất sét với chất lượng tốt với thành phần thịt nặng, pha sét có
thể khai thác sản xuất gạch ngói xây dựng. Có ở một số nơi trong huyện, trong
đó có Vạn Mai, Mai Hịch.
- Khoáng sản quý như vàng, sa khoáng với trữ lượng ít, phân bố rải rác ở
các xã vùng vao như Thành Sơn, Nà Phòn, Sơn Thuỷ. Nhân dân địa phương và
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
24
lực lượng từ nơi khác đã đến khai thác từ nhiều năm, công tác quản lý gặp nhiều
khó khăn do trữ lượng ít và phân tán.
- Quặng photphorit có ở Tòng Đậu với trữ lượng ít, chất lượng trung bình,
hàm P2O5 toàn phần đạt 5,56 - 28,2%, P2O5 dễ tiêu 1,85 - 5,9%, chất không tan
9,22 - 70,17%.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện không có nhiều khoáng sản quý, ngoại trừ
đá nguyên liệu với trữ lượng lớn. Tài nguyên ở vài nơi còn bị khai thác lãng phí,
môi trường khu vực khai thác không được quản lý tốt, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sản xuất và đời sống của người dân.
e. Tài nguyên nhân văn:
Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em định cư và sinh sống
chủ yếu là các dân tộc như Thái, Mường, Kinh, Mông chiểm trên 90% dân số.
Trên địa bàn huyện còn có các dân tộc khác như: Dân tộc Tày, dân tộc Hoa,
dân tộc Dao chiếm khoảng 5,86% tổng dân số. Cộng đồng các dân tộc trong
huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hoá
phong phú, đa dạng có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc
có những nét văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật
thể. Những nét thiết chế văn hoá, xã hội truyền thống của từng dân tộc, những
làn điệu dân ca, các lễ hội với những trang phục và các điệu múa mang đậm bản
sắc dân tộc cùng với các món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Mai châu luôn
là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và truyền thống
cách mạng. Nhân dân trong huyện có tình thần đoàn kết yêu quê hương, có đức
tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ để từng bước đi lên. Đó là
những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế -
xã hội, trong xu thế hội nhập với cả nước và khu vực và quốc tế; là thuận lợi để
Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
25
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện Mai Châu giàu, đẹp và
văn minh.
Thực trạng môi trường
Mai Châu là một huyện vùng cao với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, là địa
bàn sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật, nhiều tiềm năng phát triển với
các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường đa dạng, khí hậu mát mẻ là
điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa.
a. Hiện trạng môi trường đất
- Xói mòn, rửa trôi đất: do khai thác sử dụng đất chưa hợp lý, yếu kém
trong công tác quản lý các hoạt động khai thác đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt trên những diện tích có độ dốc cao (Thành Sơn, Nà Phòn...) dẫn
đến đất bị xói mòn, mất chất dinh dưỡng và giảm năng suất cây trồng.
- Thoái hoá hoá học: nhiều nơi đất đai trong huyện đã kết von, đá ong chặt,
tập trung ở vùng đất giáp đồi núi có mực nước ngầm gần mặt đất. Một số đất
khu vực đồi núi trở nên nghèo, chua, khô, và rắn kết vì vậy phải bỏ hoang không
thể trồng trọt được.
- Lầy hoá, ngập lụt và ngập úng: quá trình lầy hoá thường phát triển ở
những nơi đất trũng, đồng lầy vùng đồng bằng và những thung lũng khép kín.
Đất lầy lụt và bị gley mạnh tập trung vào địa bàn đất phù sa ngập úng.
b. Hiện trạng môi trường nước
- Hiện trạng môi trường nước mặt: nước các sông, suối trong huyện có độ
khoáng hoá không cao, có sự phân hoá rõ rệt. Phần lưu vực sông Đà, sông Mã
thường có độ khoáng hoá cao. Độ khoáng hoá không nhiều theo thời gian, lớn
nhất là vào giữa và cuối mùa kiệt và nhỏ nhất là các tháng mùa lũ.
c. Hiện trạng môi trường không khí (MTKK)
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
26
Ở Mai Châu ô nhiễm MTKK mang tính cục bộ, ở các khu vực sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, trên các tuyến
đường giao thông chính,...
- Chất lượng MTKK tốt có ở phần lớn khu vực nông thôn của huyện Mai
Châu. Đó là các vùng đồi núi, các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, các khu
vực dân cư nông vì thực tế các khu vực này MTKK còn trong sạch do tình hình
kinh tế, giao thông, thương mại dịch vụ chưa phát triển. Ngoài ra, một số khu
dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, trung
tâm y tế,... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom và xử lý triệt
để vì vậy phần nào đã làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước. Tập quán sử
dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ,...), các sản phẩm nhựa, nilon
trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá lớn các chế phẩm hoá học để trừ sâu,
diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường
sinh thái tự nhiên của huyện.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án
Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Ba tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,95% so với
cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.746 tỷ đồng, tăng
10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý I/2022, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản sản
xuất ổn định, trong đó một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước như bia, đồ uống các
loại tăng khoảng 20%, sản phẩm điện tử tăng khoảng 7,63%,.... , Tuy nhiên, đối
với nhóm sản xuất và phân phối điện, sản lượng điện sản xuất ước đạt 1.724,9
triệu KWh, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, bằng 20,23% so với kế hoạch
năm; sản lượng điện thương phẩm ước đạt 267,9 triệu KWh, bằng 23,92% so
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
27
với kế hoạch năm; sản lượng các sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản tiếp
tục giảm so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình thương mại và dịch vụ
Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao,
hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm ước đạt
13.150 tỷ đồng, tăng 11,99% so với cùng kỳ năm trước, bằng 25,06% kế hoạch
năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu ước đạt
348,54 triệu USD, tăng 30,35% so với cùng kỳ năm trước, bằng 24,2% so với kế
hoạch năm. Giá trị nhập khẩu ước đạt 259,51 triệu USD, tăng 18,83% so với
cùng kỳ năm trước, bằng 23,66% kế hoạch năm.
Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong 3 tháng đầu năm ước đạt
938.000 lượt khách, tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước, bằng 36,4% kế
hoạch năm (trong đó, khách quốc tế 20.000 lượt, khách nội địa 918.000 lượt);
tổng doanh thu ước đạt 950 tỷ đồng, tăng 109,3% so với cùng kỳ năm trước,
bằng 39,6% kế hoạch năm (http://www.baohoabinh.com.vn/276/164231/Toan-
tinh-uoc-don-938.000-luot-khach-du-lich-tr111ng-quy-I.htm).
Dịch vụ vận tải từng bước phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản
xuất và sinh hoạt của người dân. Vận tải đường bộ, khối lượng hàng hóa vận
chuyển đạt 718,8 nghìn tấn, luân chuyển đạt 21,98 triệu tấn.km; lượng hành
khách vận chuyển đạt 1,24 triệu lượt người, luân chuyển đạt 83,8 triệu
người.km. Vận tải đường thủy, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 271,96
nghìn tấn, luân chuyển đạt 5,44 triệu tấn.km; lượng hành khách vận chuyển đạt
139,34 nghìn lượt người, luân chuyển đạt 1,67 triệu người.km.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
28
II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1. Quan điểm du lịch Việt Nam
Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền
vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh,
có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát
triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển
của du lịch Việt Nam làđưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp
trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính
chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang
đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường.
Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến
các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản
phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao
như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những
khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu
tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa...".
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” với các nội dung:
1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động
lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình
thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng
xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững
của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo
đảm quốc phòng, an ninh.
3. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn,
phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
29
4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy
mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú
trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất
khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài
nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị
trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam 2022
Thực tế, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã "tàn phá"’ ngành du lịch
suốt hơn 2 năm qua. Cụ thể, nếu như năm 2019 (chưa xảy ra COVID-19), tổng
thu từ khách du lịch 755.000 tỷ đồng, đến năm 2020 chỉ còn 312.00, giảm
58,7% so với năm trước đó, năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 180.000 tỷ đồng,
giảm 42,3% so với năm 2020.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm 2022 ngành Du lịch đặt mục tiêu
đón 65 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60
triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400.000 tỷ đồng.
Hiện nay, đã có những tín hiệu tích cực ban đầu về lượng khách quốc tế
đến Việt Nam, đặc biệt sau mốc 15/3 vừa qua khi ngành du lịch chính thức mở
cửa hoàn toàn đón khách quốc tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công
bố về tình hình kinh tế-xã hội quý 1 năm nay.
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Ba tăng 41,4% so với tháng
trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước, do Việt Nam đã mở cửa du lịch
và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại.
Tính chung quý 1 năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000
lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng tháng Ba vừa qua, khách
quốc tế đến Việt Nam đạt 41.700 lượt người, tăng 41,4% so với tháng trước và
gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
30
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1 vừa qua tăng 1,2%; doanh thu
du lịch lữ hành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam bắt đầu mở
cửa du lịch.
Theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination
Insights, từ đầu năm đến cuối tháng Ba vừa qua, lượng tìm kiếm quốc tế về du
lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng rất nhanh, được
xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới, đạt trên 75%.
Các điểm đến của Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất có thể kể đến
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An,
Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu… Đây đều là những trung tâm du lịch, điểm đến nổi
tiếng của Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch, việc mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3 vừa
qua và xu hướng phục hồi trên thế giới, Việt Nam hiện đang nhận được chú ý
ngày càng tăng của du khách trên thế giới từ các thị trường quốc tế trọng điểm.
Dù vẫn còn các quy định để đảm bảo an toàn phòng dịch, tuy nhiên với
định hưởng mở cửa trở lại, đặc biệt với khách quốc tế của Việt Nam, đồng thời
với việc mở cửa dần dần của các quốc gia khác trên thế giới, triển vọng hồi phục
của ngành kể từ năm 2022 đang trở nên rõ ràng hơn.
Số lượt khách khó có thể quay lại ngay mức trước dịch tuy nhiên có thể
xác định thời điểm khó khăn nhất của ngành du lịch đã rơi vào 2021.
2.3. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022
Không chỉ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, COVID-19
còn liên tục sắp xếp lại “trật tự xê dịch” theo cách riêng của nó với những xu
hướng nhiều lần thay đổi trong hai năm qua.
Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chuyển biến phức tạp, bằng quyết tâm giám
sát và kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam đang dần khôi phục lại các hoạt động du
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
31
lịch đồng thời bước đầu nới lỏng các yêu cầu về kiểm dịch kể từ cuối năm 2021,
để tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế.
Xu hướng xê dịch năm 2022
Khảo sát du lịch mới nhất (ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ) từ nền tảng du
lịch Booking.com cho thấy công nghệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong
việc linh động thay đổi kế hoạch với nhiều lựa chọn hơn để đặt chỗ ngay trong
chuyến đi và tự do điều chỉnh kế hoạch, đi theo tiếng gọi của sự phiêu lưu.
Kết quả cũng cho thấy 70% khách du lịch Việt Nam đang tìm kiếm những
cải tiến công nghệ mới nhất nhằm gợi ý những “từ khoá” hay những cơ hội bất
ngờ dựa trên sở thích hoặc ngân sách trước đây của họ, giúp du khách có một
trải nghiệm hoàn toàn mới và nắm bắt được mọi cơ hội dịch chuyển tiềm năng.
Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả năng thay đổi quyết
định phút chót khi đặt phòng.
Tỷ lệ đặt phòng vào phút chót đã tăng hơn 40 lần trong giai đoạn 2019-
2021 so với giữa 2018-2019. Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả
năng thay đổi quyết định phút chót khi đặt phòng. Điều này được dự đoán sẽ
tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của khách du lịch đối với các chuyến đi trong năm
2022 và xa hơn.
Các ứng dụng dịch thuật tức thời được AI hỗ trợ đã giúp khách du lịch dễ
dàng thương lượng trực tiếp với chủ nhà không nói cùng ngôn ngữ về những
thay đổi vào phút chót. Có tới 79% du khách Việt Nam quan tâm đến một dịch
vụ sáng tạo có khả năng dự đoán quốc gia nào sẽ an toàn để đi du lịch, hoặc tự
động đề xuất các địa điểm du lịch dễ dàng dựa trên yêu cầu phòng chống dịch
COVID-19 hiện tại của địa phương và quốc gia đó (82%).
Du lịch nội địa chiếm ưu thế
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
32
Thời điểm du khách Việt tự tin du lịch trở lại sẽ khó có thể sớm hơn quý
2/2022. Đó là kết quả khảo sát của Công ty cung cấp các giải pháp nghiên cứu
và phân tích dữ liệu cho ngành du lịch và khách sạn The Outbox Company
(Outbox) về mức độ sẵn sàng trở lại du lịch của du khách Việt. Bởi họ quan ngại
về tình hình tài chính cá nhân và sức khỏe, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp,
thay đổi trong thói quen du lịch...
Khách du lịch nội địa năm 2022
Chỉ tiêu
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tổng
Số lượt kháchdu lịch nội địa (Nghìn lượt người)
Lượt khách 8.000 9.600 8.500 10.500 12.000 48.600
Phân theo nhóm khách (Nghìn lượt người)
Khách tham quan trong
ngày
2.400 3.600 2.900 4.200 3.800 16.900
Khách có nghỉ qua đêm
tại cơ sở lưu trú
5.600 6.000 5.600 6.300 8.200 31.700
(https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/domestic)
Cũng theo kết quả khảo sát này, du lịch quốc tế sẽ cần thời gian khá lâu
để có thể phục hồi, nên trước mắt du lịch nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng
trong lộ trình phục hồi của ngành du lịch Việt Nam.
Đây cũng là thực tế mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp du lịch nhận định,
rằng ngay cả khi chúng ta có “mở toang” cánh cửa du lịch thì khách quốc tế
cũng sẽ dè dặt lên kế hoạch trở lại Việt Nam, bởi những quy định “đính kèm” về
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
33
an toàn dịch bệnh quá chặt chẽ, không đủ sức cạnh tranh với những chính sức vô
cùng thông thoáng của nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Israel, Australia…
Nghiên cứu của Outbox cho thấy du khách ngày càng có xu hướng lựa
chọn điểm đến du lịch biển đảo hoặc nghỉ dưỡng... đồng thời bỏ qua những điểm
đến phổ biến, đông người mà thay vào đó là những nơi thư giãn riêng tư, mang
tính khám phá, trải nghiệm.
Bên cạnh đó, báo cáo “Travel in 2022-A Look Ahead” cũng chỉ ra rằng,
du lịch toàn cầu trong năm 2022 sẽ vượt trội hơn so với mức năm 2019. Trong
đó, mức chi tiêu bình quân cho mỗi chuyến đi năm 2022 sẽ vượt xa so với mức
năm 2019 khi du khách có xu hướng gia tăng trải nghiệm dịch vụ và du lịch nội
địa tiếp tục chiếm ưu thế.
Đặc biệt, qua khảo sát du khách ở 5 thị trường trọng điểm, gồm Mỹ, Anh,
Nhật Bản, Singapore và Australia cũng cho thấy, có 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ là hòa mình vào điểm đến mới lạ và vẻ
đẹp hoang sơ, tận hưởng trải nghiệm khác biệt, mở rộng hiểu biết về giá trị văn
hóa và lịch sử điểm đến.
Dựa vào những kết quả này, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành
Việt Nam sẽ có thêm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới phù hợp với
nhu cầu du khách cho giai đoạn phục hồi sắp tới.
2.4. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm
Du lịch nông nghiệp có thể được hiểu là một loại hình du lịch phục vụ du
khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giải trí
hoặc giáo dục. Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệm các hoạt động
như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, thu hoạch trái
cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông
nghiệp.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
34
Du lịch nông nghiệp phải đảm bảo bao gồm 4 yếu tố sự kết hợp giữa
ngành du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách đến tham quan các hoạt động
nông nghiệp, được phát triển để gia tăng thu nhập của người làm nông nghiệp và
mang đến trải nghiệm giải trí hoặc giáo dục cho du khách.
Du lịch nông nghiệp được xem là một loại hình phát triển du lịch bền
vững bởi những lợi ích mà loại hình này mang lại cho ngành du lịch, nông
nghiệp và cộng đồng vùng nông thôn. Sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp có
thể đa dạng hóa các hoạt động thương mại và giải quyết các vấn đề về thiếu thị
trường tiêu thụ trong ngành nông nghiệp, tạo ra việc làm tại các vùng nông thôn
và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho nông dân dưới nhiều hình thức
thương mại khác nhau. Hơn nữa, du lịch nông nghiệp cũng kích thích các doanh
nghiệp tại địa phương được thành lập và tham gia vào hoạt động phân phối sản
phẩm nông nghiệp.
Việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh sẽ tạo thêm một nguồn thu
nhập cho nông dân, bên cạnh trọng tâm sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, vào
những thời điểm không phải vụ thu hoạch hoặc mùa màng kém, giảm giá, hoạt
động du lịch nông nghiệp sẽ là một cách cải thiện thu nhập của các trang trại.
Ngoài ra, du lịch nông nghiệp còn mang lại lợi ích về mặt văn hóa xã hội
như duy trì và quảng bá lối sống nông thôn, nâng cao nhận thức về các phong
tục tập quán và bảo tồn các phương thức canh tác truyền thống mang tính đặc
trưng của địa phương.
Theo một báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường du
lịch nông nghiệp toàn cầu trị giá 69,24 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt
117,37 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là
7,42% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2027.
Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ du khách
cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây là một dấu hiệu tốt cho
tiềm năng phát triển của du lịch nông nghiệp. Du khách ngày càng mong muốn
có những trải nghiệm độc đáo, được tham gia vào việc học hỏi, sáng tạo trong
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
35
các chuyến đi của mình và đóng góp cho các hoạt động bảo tồn hơn là chỉ nghỉ
dưỡng đơn thuần. Do đó, các hình thức du lịch bền vững, các điểm đến và hoạt
động thân thiện với môi trường mà du lịch nông nghiệp là một điển hình sẽ có
tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Ngoài ra, chính phủ các nước cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Chẳng hạn như tại
Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng với Bộ Du lịch và Thể Thao đã
phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch nông nghiệp của nước
này. Hay chiến dịch “It’s more fun in Philippine farms” (2017) nhằm mục tiêu
quảng bá du lịch nông nghiệp của Philippines là những hoạt động đáng chú ý
của loại hình du lịch này trong những năm qua.
2.5. Du lịch nông thôn-xu hướng đáng khuyến khích
Là quốc gia hiện có gần 65,6% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi
không chỉ có cuộc sống yên bình, khung cảnh thiên nhiên sinh động, mà còn là
nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, Việt Nam có thế mạnh
trong phát triển du lịch gắn với nông thôn. Do đó du lịch nông thôn được xem là
một xu thế của ngành du lịch trong thời gian tới.
Du lịch nông thôn được hiểu là một chuỗi hoạt động, dịch vụ, tiện nghi
được cung cấp ở khu vực nông thôn nhằm mục đích khai thác thế mạnh của
vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm
của du khách. Du lịch nông thôn sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng
nông thôn (bản, làng) với các cơ sở văn hóa làng (đình, đền, chùa, miếu), cơ sở
sản xuất truyền thống, kết hợp đường, điện, nước, dịch vụ viễn thông... gắn với
môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp của
cộng đồng dân cư.
Nông thôn ở Việt Nam có diện tích rộng lớn, trải dài khắp các địa
phương, vùng miền, với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, phong cảnh, ẩm thực,
văn hóa đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch nông thôn hiện nay
thường là rừng, núi, sông, hồ, làng quê mênh mang ruộng lúa, vườn cây hoa trái,
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
36
bên cạnh các đền chùa, đình làng cổ kính. Mỗi làng quê lại có sinh hoạt văn hóa,
nghệ thuật độc đáo, lễ hội dân gian truyền thống đậm màu sắc bản địa, các làng
nghề nhiều sản phẩm đặc trưng tiêu biểu được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các
nghệ nhân. Tính cách của người dân mỗi vùng miền cũng có nét riêng đặc biệt,
nhưng điểm chung đều là sự cởi mở, thân thiện, chân tình, nhân hậu. Đây là tiền
đề rất quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông thôn hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước.
Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới cho biết, lượng khách du lịch tham
gia các hình thức du lịch nông thôn và sinh thái chiếm khoảng 10% tổng lượng
khách du lịch với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Mỗi năm, tỷ lệ khách du
lịch nông thôn tăng từ 10-30%, cao hơn các hình thức du lịch truyền thống
khoảng 4%. Việt Nam cũng nằm trong xu thế ngày càng nhiều du khách trong
và ngoài nước lựa chọn điểm đến là nông thôn để trải nghiệm, nhất là trong và
sau thời kỳ bùng phát của đại dịch Covid-19, du khách có xu hướng tránh các đô
thị ồn ã để đắm mình trong không gian yên tĩnh, trong lành của vùng quê.
Hiện nước ta có ba hình thức du lịch nông thôn là du lịch cộng đồng, du
lịch canh nông và du lịch sinh thái. Cả nước có khoảng 365.000điểm du lịch
nông thôn ở 63 tỉnh, thành phố và hơn 2.000 làng nghề truyền thống có tiềm
năng phát triển về du lịch. Theo thống kê của ngành du lịch, trong số 1.300 khu-
điểm du lịch do các địa phương quản lý có đến 70% là điểm du lịch ở khu vực
nông thôn. Thực tế tại nhiều địa phương ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Tây
Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đã và đang làm rất tốt mô hình du lịch cộng
đồng, du lịch sinh thái, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nông dân, ít nhiều
góp phần phát triển, làm thay đổi bộ mặt nhiều miền quê, đồng thời tiếp tục bảo
tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an sinh xã hội.
Điều này cho thấy du lịch nông thôn đang có vai trò quan trọng trong tổng thể
ngành du lịch ở Việt Nam, và có nhiều tiềm năng phát triển để trở thành một bộ
phận không thể thiếu của ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
37
Nhìn trên tổng thể, có thể thấy dù có nguồn tài nguyên lớn song du lịch
nông thôn ở nước ta hiện còn nhiều bất cập. Loại hình này hầu như mới chỉ phát
triển với quy mô nhỏ lẻ, tự phát là chính, tính hệ thống và sự kết nối chưa cao.
Phổ biến nhất hiện nay là các hình thức như: Chủ thể khai thác, cung ứng dịch
vụ theo kiểu gia đình tự đầu tư kinh doanh Homestay (khách có thể lưu trú tại
gia đình và trải nghiệm nếp sống, văn hóa, ẩm thực cùng gia đình).
Tiếp đến là hình thức doanh nghiệp đầu tư với nhiều quy mô, và có tính
chuyên nghiệp khác nhau. Ngoài ra là các hình thức: cộng đồng đầu tư làm du
lịch theo kiểu hợp tác xã hay ban quản lý; tổ hợp tác, quản lý theo hướng dịch
vụ kinh doanh phù hợp năng lực hạn chế của cộng đồng; hội quán du lịch cộng
đồng với sự phối hợp của chính quyền địa phương và doanh nghiệp; câu lạc bộ
du lịch gồm doanh nghiệp và cộng đồng cùng làm du lịch; đầu tư trang trại kết
hợp dịch vụ du lịch. Mặt khác, vì phát triển tự phát nên du lịch nông thôn nói
chung chưa hấp dẫn du khách để níu chân họ lưu trú dài ngày.
Các sản phẩm, dịch vụ còn khá đơn điệu, thiếu tính độc đáo, sáng tạo, vẫn
là các cảnh quan như vườn cây, đồng lúa, ao sen, tham quan trải nghiệm ăn
uống, mua trái cây hoặc sản phẩm làng nghề, và thường chỉ gói gọn trong một
ngày là chính nên nguồn thu chưa lớn. Khách du lịch phần lớn đến từ trong
nước, nguyên nhân chính là bởi các điểm du lịch thiếu sự đầu tư vào các khu
nghỉ dưỡng với những dịch vụ ăn nghỉ đi kèm phù hợp nhiều đối tượng.
Thêm nữa, số lao động tham gia vào du lịch nông thôn còn hạn chế vì thu
nhập chưa cao, mang tính mùa vụ (nhất là ở nông thôn miền bắc, nơi có mùa
đông kéo dài). Mỗi tỉnh, thành phố hiện chỉ có số lao động khoảng 500 người
đến 1.000 người tham gia vào lĩnh vực du lịch-một con số còn quá khiêm tốn; và
đồng thời cho thấy du lịch nông thôn vẫn chưa hấp dẫn người lao động, nên ở
nhiều địa phương có tiềm năng du lịch, người trong độ tuổi lao động vẫn di
chuyển về các thành phố tìm việc làm. Đó là hệ quả trực tiếp của thực tế cho đến
nay, Việt Nam vẫn chưa có một chính sách tổng thể và cụ thể về phát triển du
lịch nông thôn cấp quốc gia. Cơ bản vẫn là từng địa phương tự đề ra chính sách
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
38
phát triển hoặc hỗ trợ riêng, chủ yếu là triển khai lồng ghép vào các chương
trình đặc thù của địa phương. Một số tỉnh đang chủ động xây dựng các đề án, dự
án, kế hoạch đồng bộ quy mô cho du lịch nông thôn như Lâm Đồng, Hà Nam,
Đồng Tháp, Bến Tre... Chính vì thiếu một chính sách tổng thể cấp quốc gia nên
các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn đang còn hạn chế.
Cuối năm 2021, tại hội thảo về định hướng và giải pháp phát triển du lịch
nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhiều nhà
chuyên môn đã chỉ ra những bất cập cơ bản trong du lịch nông thôn thời gian
qua như các vấn đề liên quan quản lý đất đai, hạ tầng, mở rộng các cấp quản lý
du lịch nông thôn, những chính sách hỗ trợ, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị
du lịch nông thôn. Trong đó nổi lên là vấn đề quản lý đất đai, khi du lịch tại
nông thôn khách thường thích lưu trú, từ đây đặt ra vấn đề quản lý, chuyển đổi
sử dụng đất cần có chính sách phù hợp, tránh những hệ lụy không mong muốn.
Để du lịch nông thôn thật sự trở thành một động lực trong xây dựng nông
thôn mới, cần có một chiến lược quốc gia. Các chính sách cho du lịch nông thôn
cần có một tầm nhìn với các khảo nghiệm chắc chắn, dựa trên thực tế tài nguyên
khai thác của từng địa phương, vùng miền, tránh chung chung, dàn trải. Mỗi một
khu vực nông thôn ở các vùng miền đều có lợi thế, đặc điểm riêng, do đó du lịch
nông thôn cần hướng đến những sự khác biệt đó để sáng tạo ra sản phẩm phù
hợp thị trường cũng như nhu cầu của du khách.
Việc khai thác chuỗi giá trị du lịch bằng cách liên kết các ngành nghề,
dịch vụ liên quan sẽ thu hút du khách nhiều hơn khi trải nghiệm của họ được đáp
ứng đa dạng. Ngoài ra, để phát triển du lịch bền vững, chúng ta không thể không
tính đến yếu tố môi trường cũng như trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa vùng
miền, địa phương. Vì thực tế cho thấy, nhiều địa phương nôn nóng phát triển du
lịch nhưng lại chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hóa truyền thống, do đó
bỏ qua nhiều giá trị quý giá mà nhanh chóng “bê-tông hóa”, “đô thị hóa”, khiến
du khách không có được những trải nghiệm riêng biệt, độc đáo, điều này là rất
đáng tiếc. Thiết nghĩ, khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
39
du lịch nông thôn, thì việc nên làm là tham khảo, học hỏi cách làm của các quốc
gia thành công trong lĩnh vực này.
Một vấn đề nữa cần đề cập là trong thời kỳ khoa học-công nghệ rất phát
triển, du lịch gắn với chuyển đổi số phải được xem là yêu cầu quan trọng, cấp
bách. Bên cạnh những hoạt động quảng bá truyền thống, việc chú trọng ứng
dụng công nghệ phục vụ du lịch nông thôn sẽ mang lại hiệu quả cao cho cả nhà
cung cấp dịch vụ và du khách. Thông qua các ứng dụng công nghệ, việc quảng
bá điểm đến, chào bán sản phẩm du lịch trở nên tiện lợi hơn, du khách cũng có
nhiều trải nghiệm hữu ích hơn. Hiện Tổng cục Du lịch đã phát triển mô hình
“Làng du lịch thông minh” (Smart Village) nhằm khai thác các giá trị văn hóa
truyền thống bản địa, sức mạnh của cộng đồng,… hình thành các điểm đến có
sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao, được du khách trong nước và nước ngoài
tin cậy truy cập, tìm kiếm qua các website, mạng xã hội, ứng dụng công nghệ.
Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch vừa xây dựng với mong muốn đưa du lịch nông thôn
trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn
giai đoạn mới. Mục tiêu đề ra là đến năm 2025 phải hoàn thành quy hoạch mạng
lưới điểm du lịch nông thôn, ít nhất có 200 dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm
du lịch nông thôn được công nhận đã đạt tiêu chuẩn OCOP (tiêu chí đánh giá,
phân hạng sản phẩm áp dụng cho 6 ngành hàng gắn với nông nghiệp trong đó có
dịch vụ du lịch nông thôn) từ 3 “sao” trở lên, và có ít nhất 10% sản phẩm dịch
vụ du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ngoài ra, phải có ít nhất 50% làng
nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Hy vọng thời
gian tới với nỗ lực thay đổi về tư duy, chiến lược, cách làm, du lịch nông thôn sẽ
có các bước đi ngoạn mục trong nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy, bảo
tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của nhiều địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
40
2.6. Thị trường rau quả
Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp.
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn
ngành nông nghiệp. Năm 2021, thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng
và phát triển, năng suất nên hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá. Mặc dù bị
ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, thu
hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng
ổn định.
Thời tiết khá thuận lợi cùng với sự quan tâm của Chính phủ và chỉ đạo
chặt chẽ của các cấp, các ngành chuyên môn; sự chung sức, vượt khó và sáng
tạo của bà con nông dân trên cả nước nên năng suất phần lớn các cây trồng đạt
khá so với năm trước, sản lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng đầy đủ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Tính chung năm 2021, tổng sản lượng lương thực có
hạt đạt 48,31 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn so với năm trước.
Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ diện tích cây trồng hàng năm
không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi
diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau,
màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tạo ra những sản phẩm có thị
trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa.
Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù
hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Trong những năm vừa qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra
mạnh mẽ và rộng khắp các vùng miền, diện tích trồng mới của nhiều loại cây lâu
năm tăng. Kết quả là năm 2021, diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số loại
cây sẽ tăng cao. Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm sơ bộ năm 2021 đạt
3.688,6 nghìn ha, tăng 72,3 nghìn ha so với năm 2020, trong đó nhóm cây ăn
quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 38,2 nghìn ha; nhóm cây lấy dầu đạt 189,1 nghìn
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
41
ha, tăng 5,8 nghìn ha; nhóm cây công nghiệp đạt 2.209,9 nghìn ha, tăng 24,1
nghìn ha; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 55 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha.
Nhóm cây ăn quả có diện tích gieo trồng tăng, chủ yếu tập trung vào
nhóm các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới như như sầu riêng, dứa, ổi, mít,
bưởi, xoài,… do đây là những nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định. Diện tích
hiện có một số cây ăn quả chủ yếu năm 2021 như sau: xoài đạt 114,2 nghìn ha,
tăng 2,3 nghìn ha; bưởi 108,3 nghìn ha, tăng 2,9 nghìn ha; cam 93,8 nghìn ha,
giảm 4,6 nghìn ha; chuối 155,3 nghìn ha, tăng 2,5 nghìn ha; nhãn 82,5 nghìn ha,
tương đương cùng kỳ; vải 54,8 nghìn ha, tăng 0,4 nghìn ha; mít 72,2 nghìn ha,
tăng 12,5 nghìn ha; ổi 23,1 nghìn ha, tăng 1,7 nghìn ha; sầu riêng 84,8 nghìn ha,
tăng 13,4 nghìn ha.
Nhóm cây công nghiệp có diện tích gieo trồng năm 2021 tăng ở cây điều,
cà phê và cao su. Cụ thể diện tích điều đạt 314,6 nghìn ha, tăng 12,2 nghìn ha,
tương ứng tăng 4,0%; cà phê đạt 705,0 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha, tương ứng
tăng 1,4%; diện tích cao su đạt 938,8 nghìn ha, tăng 6,4 nghìn ha, tương ứng
tăng 0,7%. Diện tích những cây này tăng chủ yếu do được trồng mới trên đất
lâm nghiệp và do chuyển đổi từ diện tích được trồng xen trong các vườn cây lâu
năm kém hiệu quả từ trước đó.
Sản lượng xoài ước tính đạt 938,2 nghìn tấn, tăng 43,4 nghìn tấn so với
năm 2020; dứa đạt 737,3 nghìn tấn, tăng 25,3 nghìn tấn; nhãn đạt 602,8 nghìn
tấn, tăng 34,6 nghìn tấn; vải đạt 386,6 nghìn tấn, tăng 71,2 nghìn tấn; bưởi đạt
1.006,9 nghìn tấn, tăng 74,9 nghìn tấn; cam đạt 1.545,9 nghìn tấn, tăng 385,1
nghìn tấn; sầu riêng đạt 693,8 nghìn tấn, tăng 105,8 nghìn tấn.
Sản lượng điều ước đạt 383,3 nghìn tấn, tăng 34,8 nghìn tấn; sản lượng
cao su ước đạt 1.260,1 nghìn tấn, tăng 34,0 nghìn tấn; sản lượng cà phê ước đạt
1.816,0 nghìn tấn, tăng 52,5 nghìn tấn; sản lượng dừa ước đạt 1.787,3 nghìn tấn,
tăng 66,6 nghìn tấn; sản lượng tiêu ước đạt 280,3 nghìn tấn, tăng 10,1 nghìn tấn;
sản lượng chè búp ước đạt 1.087,2 nghìn tấn, tăng 22,2 nghìn tấn. Sản lượng các
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
42
loại cây lâu năm tăng chủ yếu do thời tiết năm nay ổn định hơn cùng kỳ, đồng
thời diện tích cây đến kỳ thu hoạch cũng tăng lên.
Một năm nhìn lại, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng ngành trồng
trọt đã phát huy được lợi thế, sản lượng các loại cây trồng đạt khá, năng suất
cao, cung cấp nhu cầu cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Xuất khẩu nông
lâm sản năm 2021 đạt 23,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020, trong đó xuất
khẩu rau, quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7,8%.
Xuất khẩu rau quả năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức
Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất
khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ
năm 2020.
Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm
hàng rau quả xuất khẩu, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt
thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng.
Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường
Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu
hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ
tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng
cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện.
Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần
Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục
khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị
trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu
trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn.
Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn
ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu
Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”
đơn vị tư vấn: 0918755356
43
hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu
sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song
tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so
với cùng kỳ năm 2020.
Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường
nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung
Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau
quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung
Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả
của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thông
quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư,
hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy
xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả
của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông
Nguyễn Quốc Toản phân tích.
Đối mặt nhiều thách thức
Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý:
“Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông
sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi.
Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát
triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của
nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu".
Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả
Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao
của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế,
trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị
trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xoài tươi. Tuy nhiên, nhiều
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng
 Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng

More Related Content

What's hot

Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡng
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡngThuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡng
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

What's hot (20)

Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
Dự án trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp 0918755356
 
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
Dự án Nhà máy chế biến sản xuất Nông sản Thủy sản | Dịch vụ lập dụ án đầu tư ...
 
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docxDỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI.docx
 
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Dự án xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
Thuyết minh dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản Xuân Thiện tỉnh Đăk Lăk ...
 
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdmDự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
Dự án trang trại chăn nuôi gia súc theo cơ chế pt sạch cdm
 
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
nông nghiệp công nghệ cao và điện năng lượng tái tạo tỉnh Bình Phước | duanvi...
 
Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356Dự án resort ven biển 0918755356
Dự án resort ven biển 0918755356
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Khu du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng Bắc Giang 0918755356
 
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
Thuyết minh dự án Đầu tư Xây dựng nhà máy Sản xuất Chế biến Phế phẩm Thủy sản...
 
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡng
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡngThuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡng
Thuyết minh dự án bungalow homestay nghỉ dưỡng
 
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án trồng rừng , trồng cây dược liệu kết hợp du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
Thuyết minh dự án trồng rừng, bảo vệ , quản lý kết hợp nông nghiệp 0918755356
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng 0918755356
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
 
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh tháiDự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
Dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại sinh thái
 
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
Dự án nhà máy chế biến nông sản Tiền Giang - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp sạch Công nghệ cao tỉnh Nghệ An www.duanviet.co...
 
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa  | duanviet.com.vn | 091...
Thuyết minh dự án Khu du lịch Resort Dự Án Việt Sapa | duanviet.com.vn | 091...
 

Similar to Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng

Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngDự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEUDU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEULẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngThuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng (20)

Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docxThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao.docx
 
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ caoThuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
Thuyết minh dự án khu nông nghiệp công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
Thuyết minh dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 0918755356
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docxThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy.docx
 
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấyThuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
Thuyết minh dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhựa và hồi xấy
 
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
Thuyết minh dự án gạch không nung 0918755356
 
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡngDự án khu du lịch nghĩ dưỡng
Dự án khu du lịch nghĩ dưỡng
 
DU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENGDU AN TRONG SAU RIENG
DU AN TRONG SAU RIENG
 
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEUDU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
 
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡngThuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
Thuyết minh dự án khu du lịch sinh thái nghĩ dưỡng
 
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
Dự án khu du lịch giải trí đa năng 0918755356
 
dự án trang trại nuôi heo
dự án trang trại nuôi heodự án trang trại nuôi heo
dự án trang trại nuôi heo
 
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tếdự án bến cảng tổng hợp quốc tế
dự án bến cảng tổng hợp quốc tế
 
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
Thuyết minh dự án vườn-ao-chuồng
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docxThuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
Thuyết minh dự án cho thuê nhà xưởng.docx
 
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡngdu lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơthuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
thuyết minh dự án nhà máy phân bón hữu cơ
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

More from LẬP DỰ ÁN VIỆT (20)

THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docxTHuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
THuyết minh dự án nông nghiệp công nghệ cao kết hợp.docx
 
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docxDỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
DỰ ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docxTHuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
THuyết minh dự án trung tâm thương mại.docx
 
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docxTHuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
THuyết minh dự án trung tâm đăng kiểm.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
THUYẾT MINH DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI 0918755356
 
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docxThuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
Thuyết minh dự án trồng chuối công nghệ cao.docx
 
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docxTHUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
THUYẾT MINH DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
Thuyết minh dự án chăn nuôi heo 0918755356
 
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docxThuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
Thuyết minh dự án khu thương mại dịch vụ.docx
 
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ caoThuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
Thuyết minh dự án chăn nuôi công nghệ cao
 
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docxThuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
Thuyết minh dự án du lịch sinh thái kết hợp nghĩ dưỡng.docx
 
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docxThuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
Thuyết minh dự án nhà máy chế biến gạo chất lượng cao.docx
 
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docxThuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
Thuyết minh dự án nuôi heo nái sinh sản.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docxThuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện phụ sản quốc tế.docx
 
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docxThuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
Thuyết minh dự án bệnh viện Y học cổ truyền.docx
 
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
Dự án trung tâm huấn luyện bơi, phòng chống đuối nước và khu vui chơi giải tr...
 
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docxDự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
Dự án trồng và sản xuất trà túi lọc đinh lăng.docx
 
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.docThuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
Thuyết minh Dự án trạm dừng chân 0918755356.doc
 
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docxdự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
dự án phát triển các sản phẩm trầm hương.docx
 
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docxDự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
Dự án nhà máy gạch tuyne, kết hợp khu tái chế chất thải xây dựng.docx
 

Thuyết minh dự án Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng

  • 1. THUYẾT MINH DỰ ÁN TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH VỤ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG CÔNG TY TNHH TƯ VẤN Địa điểm: Tỉnh Hòa Bình
  • 2. CÔNG TY TNHH TƯ VẤN -----------  ----------- DỰ ÁN TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP KẾT HỢP DỊCH VỤ DU LỊCH TRẢI NGHIỆM VÀ NGHỈ DƯỠNG Địa điểm: Tỉnh Hòa Bình ĐƠN VỊ TƯ VẤN CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN 0918755356 Giám đốc
  • 3. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU................................................................................... 6 I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ................................................................. 6 II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN........................................................ 6 III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ........................................................................ 7 IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ........................................................................10 V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN.............................................................12 5.1. Mục tiêu chung.......................................................................................12 5.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................13 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN.......................15 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN................................................................................................................15 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án..................................................15 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án........................................26 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG.....................................................28 2.1. Quan điểm du lịch Việt Nam ...................................................................28 2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam 2022 ...........................................................29 2.3. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022.................................30 2.4. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm...............................................33 2.5. Du lịch nông thôn-xu hướng đáng khuyến khích.......................................35 2.6. Thị trường rau quả ..................................................................................40 III. QUY MÔ CỦA DỰ ÁN...........................................................................45 3.1. Các hạng mục xây dựng của dự án...........................................................45
  • 4. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 3 3.2. Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư..................................49 IV. ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ...................................58 4.1. Địa điểm xây dựng..................................................................................58 4.2. Hình thức đầu tư.....................................................................................58 V. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.58 5.1. Nhu cầu sử dụng đất................................................................................58 5.2. Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án.............60 CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ ...................61 I. PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ..............61 II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ......64 2.1. Khu nhà nghỉ dưỡng cao cấp ...................................................................64 2.2. Khu thương mại dịch vụ nhà hàng ...........................................................72 2.3. Khu ẩm thực, dịch vụ ăn uống.................................................................75 2.4. Khu nông trại trải nghiệm, du lịch sinh thái..............................................80 2.5. Khu trưng bày sản phẩm nông sản...........................................................85 2.6. Hạng mục nhà kính công nghệ cao...........................................................87 2.7. Khu trồng rau sạch, sản xuất nông nghiệp hữu cơ (Organic)....................101 2.8. Khu trồng cây truyền thống ...................................................................105 2.9. Khu nuôi trồng thủy sản........................................................................107 2.10. Khu hồ cảnh quan, điều tiết nước, câu cá..............................................111 CHƯƠNG IV. CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN ...........................114 I. PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG..................................................................114 1.1. Chuẩn bị mặt bằng ................................................................................114
  • 5. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 4 1.2. Phương án tổng thểbồi thường, giải phóng mặt bằng, táiđịnh cư:..............114 1.3. Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật..................................114 II. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH.................114 2.1. Các phương án xây dựng công trình.......................................................114 2.2. Các phương án kiến trúc........................................................................117 III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN.................................................118 3.1. Phương án tổ chức thực hiện .................................................................118 3.2. Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý ...................119 CHƯƠNG V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..............................120 I. GIỚI THIỆU CHUNG..............................................................................120 II. CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG. .............120 III. SỰ PHÙ HỢP ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN....................................121 IV. NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG ...................................................................................122 4.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình..................................................122 4.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................124 V. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT .........................................................................125 VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG..........................................126 6.1. Giai đoạn xây dựng dự án......................................................................126 6.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ............................................127 VII. KẾT LUẬN .........................................................................................129 CHƯƠNG VI. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...........................................................................131 I. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN................................................131
  • 6. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 5 II. HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN.....................133 2.1. Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án......................................................133 2.2. Tiến độ đầu tư:......................................................................................134 2.3. Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án:......................139 2.4. Dự kiến đóng góp vào ngân sách nhà nước.............................................139 2.5. Phương án nhân sự dự kiến....................................................................139 2.6. Các chi phí đầu vào của dự án: ..............................................................140 2.7. Phương ánvay. ......................................................................................141 2.8. Các thông số tài chính của dự án............................................................141 KẾT LUẬN ................................................................................................145 I. KẾT LUẬN. ............................................................................................145 II. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ. ...................................................................145 PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH .............................146 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án...............................146 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm. .....................................................153 Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm..................................167 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm...................................................176 Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án..........................................177 Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn.................................179 Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu. .........................183 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV). ...........................187 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR).......................190
  • 7. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 6 CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN Mã số doanh nghiệp: do Sở Kế hoạch và đầu tư Tp. Địa chỉ trụ sở: Thông tin về người đại diện theo pháp luậtcủa doanhnghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm: Họ tên: Chức danh:Giám đốc Sinh ngày: Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu số: Ngày cấp: Nơi cấp: Địa chỉ thường trú: Chỗ ở hiện tại: II. MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN Tên dự án: “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” Địa điểm thực hiện dự án:, Tỉnh Hòa Bình. Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 1.061.000,0m2 (106,10 ha). Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác. Tổng mức đầu tư của dự án: 321.514.539.000 đồng.
  • 8. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 7 (Ba trăm hai mươi mốt tỷ, năm trăm mười bốn triệu, năm trăm ba mươi chín nghìn đồng) Trong đó: + Vốn tự có (30%) : 96.454.362.000 đồng. + Vốn vay - huy động (70%) : 225.060.177.000 đồng. Tiến độ đầu tư: + Giai đoạn 1 (37.81%) : 121.549.245.000 đồng. + Giai đoạn 2 (62.19%) : 199.965.294.000 đồng. Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp: Bán vé tham quan 54.750,0 lượt khách/năm Dịch vụ lưu trú nghỉdưỡng 35.587,0 lượt khách/năm Kinh doanh nhà hàng, thương mạidịch vụ 38.325,0 lượt khách/năm Kinh doanh khu vui chơi giải trí 16.425,0 lượt khách/năm Trồng trọt 1.465,8 tấn/năm III. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ Về nông nghiệp Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng và phát triển theo định hướng của Đảng là phát triển đất nước theo định hướng nền nông nghiệp chuyên sâu kết hợp công nghiệp từng bước hiện đại hóa. Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó trồng trọt và chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu. Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi bấp bênh. Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề
  • 9. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 8 an ninh lương thực của đất nước. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất. Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở sản xuất và kinh doanh được xây dựng tự phát, không đăng ký, nhân giống và sản xuất không theo hệ thống, không được kiểm tra, kiểm soát. Các khâu trong sản xuất còn thiếu tính liên kết, chưa gắn sản xuất với chế biến với thị trường. Thường xuyên mất cân đối giữa cung – cầu; giá cả phụ thuộc vào thương lái; hiệu quả trồng trọt chưa cao. Trang trại hộ gia đình còn nhiều manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng công nghệ cao, tiên tiến còn gặp khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách riêng cho việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết trồng trọt - tiêu thụ sản phẩm do đó đã gây ra trở ngại lớn đến các hoạt động cần kinh phí để triển khai xây dựng chuỗi liên kết. Vì vậy việc thành lập một hệ thống nông nghiệp tập trung hiện nay là một nhu cầu thiết yếu, đảm bảo cho việc quản lý, kiểm soát cũng như phát triển môi trường trồng trọt chuyên nghiệp. Hòa Bình có thế mạnh về diện tích đất tự nhiên lớn vì thế có tiềm năng rất lớn về ngành nông nghiệp. Hiện nay chính quyền địa phương và nông dân đang có nhu cầu rất lớn về giống cây rau củ quả, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật rải vụ; cần có đơn vị kết nối bao tiêu để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Về du lịch kết hợp Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của
  • 10. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 9 nước ta". Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam là đến năm 2025 đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Như vậy, du lịch cộng đồng khai thác tiềm năng văn hóa địa phương mang tính phát triển bền vững cho ngành du lịch nước nhà. Với thế mạnh du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ, mỗi năm du lịch tỉnh Hòa Bình đang đón từ 2 đến 3 triệu lượt khách, tăng trưởng từ 10 đến 12%/năm. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình cho rằng, kết quả này vẫn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, do vậy du lịch Hòa Bình trong đó có khu sinh thái hồ Hòa Bình cần được đánh thức.Với vị trí địa lý thuận lợi nằm cửa ngõ vùng Tây Bắc Việt Nam, chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 76 km theo hướng quốc lộ 6, Hòa Bình đang là khu vực đối trọng về phát triển kinh tế, du lịch phía Tây Thủ đô Hà Nội. Hòa Bình đang có các tuyến đường quốc lộ (QL) nối thông suốt với Hà Nội và các tỉnh Tây Bắc gồm QL6, đường Hồ Chí Minh (QL21) và đường Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình đang đầu tư, mở rộng theo hướng cao tốc. Tài nguyên du lịch Hòa Bình được đánh giá tiềm năng, đa dạng, bao gồm có sông, hồ, suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia… Đặc biệt thắng cảnh hồ Hòa Bình vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch để phát triển thành Khu du lịch Quốc gia.
  • 11. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 10 Trước các tiềm năng, thế mạnh trên, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, tỉnh đã đưa ra nhiều Nghị quyết, chương trình mục tiêu để “đánh thức”, trong đó có Nghị quyết số 10-NQ/TU năm 2016, Kết luận 37-KL/TU năm 2021, Quyết định số 1795 - Phê duyệt Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030… Theo Nghị quyết số 10-NQ/TU, sau 5 năm (2015 - 2020) triển khai, tỉnh đã thu hút được trên 4,1 nghìn tỷ đồng; riêng năm 2019 toàn tỉnh đón 3,1 triệu lượt du khách, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 2.075 tỷ đồng, trong 2 năm qua do dịch COVID-19 kéo dài số lượng khách có giảm nhưng năm 2022, tỉnh vẫn đặt mục tiêu đón 3,76 triệu lượt khách, doanh thu khoảng 3.400 tỷ đồng. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững, Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 37-KL/TU năm 2021 và UBND tỉnh có Quyết định số 1795, xác định: phát triển du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Cụ thể: Mục tiêu đến năm 2025, thu hút đầu tư đạt trên 6,3 nghìn tỷ đồng, cơ sở lưu trú đạt trên 6.000 phòng, lượng khách đạt 4,9 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; đưa tỷ trọng du lịch, dịch vụ chiếm từ 30 đến 40% cơ cấu GRDP toàn tỉnh. Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng”tại Xã Xăm Khòe, Huyện Mai Châu, Tỉnh Hòa Bìnhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhnông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệmcủa tỉnh Hòa Bình. IV. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ  Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Trồng trọt 2018 số 31/2018/QH14;  Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT quy định về lưu mẫu giống cây trồng; kiểm định ruộng giống, lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng; kiểm tra nhà
  • 12. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 11 nước về chất lượng giống cây trồng nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;  Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;  Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.  Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;  Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;  Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;  Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Nghị định số 54/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2021quy định về đánh
  • 13. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 12 giá sơ bộ tác động môi trường;  Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;  Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;  Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;  Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2020. V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 5.1. Mục tiêu chung  Phát triển dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệpkết hợp khai thác du lịch sinh thái hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hòa Bình.  Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của
  • 14. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 13 địa phương, của tỉnh Hòa Bình.  Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án. 5.2. Mục tiêu cụ thể  Phát triển mô hình nông nghiệp, du lịch trải nghiệm tại các khu trồng trọt, vườn cây ăn trái kết hợp tạo nên sự đa dạng cho du lịch tỉnh nhà. Đem lại sản phẩm về nông nghiệp chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.  Khi đưa vào hoạt động, dự án dự kiến cung cấp các sản phẩm trồng trọt cho du khách đến tham quan tại trang trại, cho thị trường khu vực tỉnh Hòa Bình và khu vực lân cận.  Thúc đẩy du lịch chung cho khu vực.  Cung cấp các sản phẩm như cho thuê nhà nghỉ, dịch vụ nghỉ dưỡng, cung cấp dịch vụ nhà hàng ăn uống phục vụ các món ăn đặc sản của địa phương cho du khách, giới thiệu hiểu về phong tục tập quán và nét văn hóa của địa phương.  Dự án cung cấp địa điểm tham quan du lịch sinh thái, nông nghiệp hiệu quả.  Hình thành mô hình điểm trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phục vụ cho nhu cầu địa phương và cung cấp nguồn thực phẩm sạch an toàn cho người tiêu dùng.  Phát triển nông nghiệp gắn kết du lịch mang lại hiệu quả tích cực, vừa quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp, vừa tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện môi trường.  Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.  Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hòa Bình nói chung.  Dự án thiết kế với quy mô, công suất như sau:
  • 15. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 14 Bán vé tham quan 54.750,0 lượt khách/năm Dịch vụ lưu trú nghỉdưỡng 35.587,0 lượt khách/năm Kinh doanh nhà hàng, thương mạidịch vụ 38.325,0 lượt khách/năm Kinh doanh khu vui chơi giải trí 16.425,0 lượt khách/năm Trồng trọt 1.465,8 tấn/năm
  • 16. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 15 CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 1.1. Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án Vị trí địa lý Mai Châu là huyện vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hoà Bình, trung tâm huyện cách thành phố Hoà Bình 65 km, có toạ độ địa lý từ 200 24' - 200 45' vĩ độ Bắc và 1040 31' - 105016' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La; - Phía Nam giáp huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh hoá; - Phía Đông giáp huyện Tân Lạc; - Phía Tây giáp huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Huyện có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế của tỉnh và giao lưu kinh tế với tỉnh Sơn La và tỉnh Thanh Hoá. Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc qua Quốc lộ 6, tạo lợi thế cho huyện trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương của hiện tại và tương lai.
  • 17. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 16 Bản đồ hành chính huyện Mai Châu Địa hình, địa mạo Địa hình huyện Mai Châu khá phức tạp, bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối và núi cao. Theo đặc điểm địa hình, có thể chia thành hai vùng rõ rệt: - Vùng thấp: Phân bố dọc theo suối Xia, suối Mùn và Quốc lộ 15, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ. - Vùng cao: Giống như một vành đanh bao quanh huyện, có nhiều dãy núi, địa hình cao và hiểm trở. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 800 - 900 m, điểm cao nhất là 1.536 m (thuộc địa phận xã Pà Cò), điểm thấp nhất là 220 m (thuộc thị trấn Mai Châu), độ dốc trung bình từ 30 - 35 độ. Nhìn
  • 18. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 17 một cách tổng thể địa hình Mai Châu thấp dần theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Khí hậu Huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng chung của kiểu khí hậu miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với các điều kiện địa hình nên mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, giá lạnh nhiệt độ không khí thấp, trời khô hanh, có sương muối, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 không khí nóng ẩm và mưa nhiều, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày/năm, cao nhất là 146 ngày, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Lào. - Chế độ nhiệt: + Nhiệt độ trung bình trong năm là 22oC. + Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37o - 38oC. + Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3o - 4oC. Số ngày nắng trong năm trung bình là 105 ngày/năm, nhìn chung số giờ nắng trong ngày là thấp, mùa hè từ 5 - 6 giờ, mùa đông từ 3 - 4 giờ. - Chế độ mưa: Mùa Mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1700 mm, phân bố không đều cả về thời gian lẫn không gian, lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; vào mùa khô lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, trong đó ít mưa nhất là vào tháng 12 và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7 mm. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến đường giao thông và mùa màng.
  • 19. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 18 - Độ ẩm: Huyện Mai Châu là khu vực có độ ẩm không khí tương đối cao. Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm khoảng 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 33- 88%. Mùa mưa độ ẩm không khí có thể lên tới trên 88%. Thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa Khô và đầu mùa Mưa thường xuất hiện khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp. Tháng có độ ẩm tương đối cao nhất là tháng 8 (88%) và tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 12 (xuống tới 33%). + Lượng bốc hơi: bình quân một năm là 9101 mm, bằng khoảng 53% so với lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi trong các tháng mưa ít khá cao, do đó mùa khô đã thiếu nước lại càng thiếu hơn, ảnh hưởng lớn đến cây trồng vụ đông xuân. - Sương mù: Số ngày có sương mù nhiều, bình quân 105 ngày/năm, cá biệt vào mùa khô còn xuất hiện sương muối xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau thành từng đợt 1 - 2 ngày. - Chế độ gió: Huyện Mai Châu chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc, gió Đông Nam và gió Tây Nam. Gió mùa Đông ắc xuất hiện vào các tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) là hướng gió thịnh hành có đặc điểm khô, lạnh kèm theo sương muối, đây là những hiện tượng thời tiết bất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nên cần có biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Gió Đông Nam thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10). Gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện trong tháng 4 - 5 có đặc điểm là khô và nóng Thủy văn Mạng lưới sông suối trong vùng khá phong phú bao gồm 2 sông lớn như Sông Đà, Sông Mã: - Sông Đà: ở phía Đông bắc chảy qua địa phận Suối Rút cũ chảy về hồ Hoà Bình.
  • 20. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 19 - Sông Mã: ở phía Tây Nam huyện, chảy men theo địa phận xã Mai Hịch, Vạn Mai về tỉnh Thanh Hoá. Ngoài ra, huyện còncó 4 consuối chính chảy trong địa phận: - Suối Xia: dài 40 km, bắt đầu từ dãy núi phía bắc (giáp tỉnh Sơn La) chảy qua các xã: Cun Pheo, ao La, Xăm Khoè, Mai Hịch, Vạn Mai rồi đổ vào sông Mã. - Suối Mùn: dài 25 km, bắt nguồn từ xã Đồng Tân chảy qua các xã Tòng Đậu, thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu, Mai Hạ và nối vào suối Xia ở Vạn Mai. - Suối ãi Sang: dài 19 km chảy từ Mộc Châu qua địa phận xã Phúc Sạn cũ ra Sông Đà. - Suối Co Nào: dài 14 km, bắt nguồn từ xóm ò áu (xã ao La) chảy qua xã Đồng Tân, Sơn Thuỷ rồi đổ ra sông Đà. - Từ 4 con suối chính này còn có một số suối nhỏ chảy đi các xã trong huyện. Đây là những nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Tuy lượng nước ở suối nhiều nhưng do độ dốc lớn nên lượng nước bị cạn kiệt khá nhanh. Sức tàn phá do lũ quét sau các trận mưa lớn khá mạnh, kéo theo nhiều phù sa màu mỡ. Riêng các xã vùng cao như: Hang Kia, Pà Cò, Sơn Thuỷ, Thành Sơn (Pù Pin, Noong Luông, Thung Khe) do thiếu nước nên sản xuất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Tài nguyên thiên nhiên Hòa Bình là mảnh đất có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch, khoáng sản, nước khoáng và hệ động vật Tài nguyên rừng: Hòa Bình có trên 200 nghìn ha rừng với hệ thực vật phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: lim, táu, sến, chò chỉ, nghiến, lát hoa,... Trong rừng còn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con
  • 21. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 20 người và làm thuốc chữa bệnh. Hiện nay, rừng Hòa Bình có 400 loài cây thuốc có giá trị. Nằm trong khu vực giáp ranh của 03 khu hệ động vật của miền Bắc là khu hệ Tây Bắc, khu hệ Trường Sơn Bắc và khu hệ Đông Bắc, hệ động vật của rừng Hoà Bình khá đa dạng. Trong đó, đại đa số các loài động vật (thú, chim, bò sát, ếch nhái) là những loài định cư. Tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và suối nước nóng cùng nhiều di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc có giá trị; hồ sông Đà và Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là những điểm du lịch hấp dẫn du khách muôn phương. Là nơi hội tụ, sinh sống của nhiều dân tộc (Mường, Thái, Dao, Tày, Mông,...), Hòa Bình có nền văn hóa đa dạng, rất giàu bản sắc với nhiều loại hình văn hoá lễ hội, nghệ thuật dân gian, phong tục tập quán, ngành nghề truyền thống phong phú, độc đáo. Khoáng sản: trong lòng đất Hoà Bình có chứa nhiều loại khoáng sản quý như: than, kẽm, a-mi-ăng, diêm trắng, vàng, đá vôi,... Trong đó đáng chú ý là than mỡ ở Kim Bôi có trữ lượng tương đối lớn, là nguyên liệu rất cần cho nghề luyện kim. Vàng sa khoáng có rải rác tại nhiều địa bàn trong tỉnh. Đá vôi, đá xanh có trữ lượng dồi dào phân bố ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thuỷ và thị xã Hoà Bình. Nước khoáng cũng là nguồn tài nguyên quý của Hòa Bình, được phân bố ở các vùng Hạ Bì, Sào Báy (huyện Kim Bôi), Quý Hoà (huyện Lạc Sơn). Thành phần nước khoáng chia làm 02 loại: nước khoáng Bicacbonat- Sunphatcanxi và nước khoáng Sunphatcanxi, nhiệt độ 37 - 41oC. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn nên đất đai của huyện không đồng nhất. Đất được hình thành trên nền đất cổ và trẻ. Đánh giá theo địa hình và
  • 22. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 21 mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 10 loại đất: - Đất phù sa sông ngòi (Py): Diện tích khoảng 330 ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố tập trung ở bản Củm (xã Vạn Mai), bản Nám (xã Xăm Khoè), ngoài ra còn có ở Chiềng Châu, Tòng Đậu. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Diện tích là 796,3 ha, chiếm 1,41% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã vùng thấp, ngoài ra còn có ở hầu hết các xã trong huyện. - Đất vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Fs): Diện tích 5.160 ha, chiếm 9,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích có độ dốc > 25 chiếm 80% thể hiện yếu tố hạn chế cho quá trình canh tác của loại đất này. - Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Diện tích 251,3 ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên. Phân bố ở địa hình chia cắt mạnh, đất dốc, có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng xói mòn mạnh, thảm thực vật bị phá huỷ nghiêm trọng. - Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Diện tích 18.097,0 ha, chiếm 32,05% diện tích tự nhiên. Là loại đất có diện tích lớn nhất trong huyện, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. - Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Diện tích 5.741,3 ha, chiếm 10,17% diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở các xã: Bao La, Xăm Khoè, Vạn Mai. Đất dốc > 250 chiếm diện tích lớn (5.332 ha, bằng 93% diện tích loại đất), còn lại đất tương đối bằng phẳng. - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích 12.152,1 ha, chiếm 21,52% diện tích tự nhiên. Phân bố ở hầu hết các xã phía ắc trong huyện: Cun Pheo, ao La, Xăm Khoè, Sơn Thủy, Mai Hạ. Đất có thành phần cơ giới nhẹ (> 65% cát), đất chua, hàm lượng mùn, đạm, lân tổng số đều nghèo.
  • 23. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 22 - Đất mùn nâu đỏ trên đá vôi (Hv): Diện tích 8.631,1 ha, chiếm 15,28% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở xã Thành Sơn, Hang Kia, Pà Cò. Loại đất này phân bố ở độ cao > 900 m. Khí hậu lạnh và ẩm hơn khu vực thung lũng, nhiệt độ bình quân năm vào khoảng 15 – 20o. Địa hình cao, dốc, hiểm trở, nên xói mòn rất nhanh. - Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat (Rdv): Diện tích 137,1 ha, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên. Đất đen được hình thành ở địa hình sườn dốc, bằng hoặc thung lũng thấp, đồng thời có 2 quá trình xảy ra: Quá trình tích luỹ chất hữu cơ và quá trình tích luỹ các chất kiềm trong điều kiện đá mẹ xung quanh phong hoá giàu chất kiềm. Thành phần cơ giới của đất là thịt nặng. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 1.575,0 ha, chiếm 2,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Đây là loại đất được hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có các đặc tính phù sa. b. Tài nguyên nước * Nước mặt: Nhìn chung, huyện Mai Châu có hệ thống sông, suối dày đặc là nguồn cung cấp nước phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể ngoài hai con sông lớn chảy qua là Sông Đà và Sông Mã thì trên địa bàn còn 4 con sông suối lớn là Suối Xia dài 40 km, suối Mùn dài 25 km, suối ãi Sang dài 10 km và suối Cò Nào dài 14 km cùng với nhiều khe, lạch, mạch nước, hệ thống các ao, hồ tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc lớn nên khả năng giữ nước của hệ thống sông, suối ở Mai Châu kém. Vào mùa khô, một số xã thường lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng như: Thành Sơn. Ngược lại, chính vì mất rừng và do ảnh hưởng của địa hình dốc đã tạo thành lũ quét có sức tàn phá ghê gớm sau các trận mưa lớn trong mùa mưa lũ.
  • 24. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 23 * Nước ngầm: Cho đến nay chưa có công trình nào khảo sát, nghiên cứu nào về vấn đề này. Trên địa bàn huyện, trữ lượng nguồn nước ngầm khá dồi dào nhưng lại phân bố ở độ sâu nên việc khai thác tương đối khó khăn. Người dân trong huyện khai thác nước ngầm chủ yếu qua hệ thống giếng khoan, giếng đào (giếng khơi) để dùng cho sinh hoạt là chủ yếu. c. Tài nguyên rừng Diện tích rừng của huyện Mai Châu năm 2018 là 39.853,04 ha, chiếm 69,94% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện (theo số liệu thống kê đất đai năm 2018). Nhìn chung, Mai Châu có tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loại cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (nghiến, trai, pơ mu, thông Pà Cò,...) các loại cây đặc sản có giá trị như: Sa nhân, song... và các loại tre, nứa, luồng..., Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý, thêm vào đó là việc đốt phá rừng làm nương đã dẫn đến hậu quả là hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã nhanh bị cạn kiệt. d. Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản của huyện Mai Châu khá phong phú. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Mai Châu có nhiều loại khoáng sản: - Hệ thống núi đá của Mai Châu là nguồn đá nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số xã ở vùng cao như: Thành Sơn, Nà Phòn còn rải rác có vàng sa khoáng với chữ lượng không lớn. - Tài nguyên đất sét với chất lượng tốt với thành phần thịt nặng, pha sét có thể khai thác sản xuất gạch ngói xây dựng. Có ở một số nơi trong huyện, trong đó có Vạn Mai, Mai Hịch. - Khoáng sản quý như vàng, sa khoáng với trữ lượng ít, phân bố rải rác ở các xã vùng vao như Thành Sơn, Nà Phòn, Sơn Thuỷ. Nhân dân địa phương và
  • 25. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 24 lực lượng từ nơi khác đã đến khai thác từ nhiều năm, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn do trữ lượng ít và phân tán. - Quặng photphorit có ở Tòng Đậu với trữ lượng ít, chất lượng trung bình, hàm P2O5 toàn phần đạt 5,56 - 28,2%, P2O5 dễ tiêu 1,85 - 5,9%, chất không tan 9,22 - 70,17%. Nhìn chung, trên địa bàn huyện không có nhiều khoáng sản quý, ngoại trừ đá nguyên liệu với trữ lượng lớn. Tài nguyên ở vài nơi còn bị khai thác lãng phí, môi trường khu vực khai thác không được quản lý tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của người dân. e. Tài nguyên nhân văn: Hiện tại trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc anh em định cư và sinh sống chủ yếu là các dân tộc như Thái, Mường, Kinh, Mông chiểm trên 90% dân số. Trên địa bàn huyện còn có các dân tộc khác như: Dân tộc Tày, dân tộc Hoa, dân tộc Dao chiếm khoảng 5,86% tổng dân số. Cộng đồng các dân tộc trong huyện với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn hoá phong phú, đa dạng có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Những nét thiết chế văn hoá, xã hội truyền thống của từng dân tộc, những làn điệu dân ca, các lễ hội với những trang phục và các điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc cùng với các món ăn đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Mai châu luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng. Nhân dân trong huyện có tình thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn gian khổ để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, trong xu thế hội nhập với cả nước và khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ và chính quyền các cấp lãnh đạo nhân dân vững bước tiến lên trong sự
  • 26. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 25 nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện Mai Châu giàu, đẹp và văn minh. Thực trạng môi trường Mai Châu là một huyện vùng cao với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, là địa bàn sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật, nhiều tiềm năng phát triển với các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường đa dạng, khí hậu mát mẻ là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa. a. Hiện trạng môi trường đất - Xói mòn, rửa trôi đất: do khai thác sử dụng đất chưa hợp lý, yếu kém trong công tác quản lý các hoạt động khai thác đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trên những diện tích có độ dốc cao (Thành Sơn, Nà Phòn...) dẫn đến đất bị xói mòn, mất chất dinh dưỡng và giảm năng suất cây trồng. - Thoái hoá hoá học: nhiều nơi đất đai trong huyện đã kết von, đá ong chặt, tập trung ở vùng đất giáp đồi núi có mực nước ngầm gần mặt đất. Một số đất khu vực đồi núi trở nên nghèo, chua, khô, và rắn kết vì vậy phải bỏ hoang không thể trồng trọt được. - Lầy hoá, ngập lụt và ngập úng: quá trình lầy hoá thường phát triển ở những nơi đất trũng, đồng lầy vùng đồng bằng và những thung lũng khép kín. Đất lầy lụt và bị gley mạnh tập trung vào địa bàn đất phù sa ngập úng. b. Hiện trạng môi trường nước - Hiện trạng môi trường nước mặt: nước các sông, suối trong huyện có độ khoáng hoá không cao, có sự phân hoá rõ rệt. Phần lưu vực sông Đà, sông Mã thường có độ khoáng hoá cao. Độ khoáng hoá không nhiều theo thời gian, lớn nhất là vào giữa và cuối mùa kiệt và nhỏ nhất là các tháng mùa lũ. c. Hiện trạng môi trường không khí (MTKK)
  • 27. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 26 Ở Mai Châu ô nhiễm MTKK mang tính cục bộ, ở các khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, trên các tuyến đường giao thông chính,... - Chất lượng MTKK tốt có ở phần lớn khu vực nông thôn của huyện Mai Châu. Đó là các vùng đồi núi, các khu vực sản xuất nông lâm nghiệp, các khu vực dân cư nông vì thực tế các khu vực này MTKK còn trong sạch do tình hình kinh tế, giao thông, thương mại dịch vụ chưa phát triển. Ngoài ra, một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn và các khu chợ dịch vụ, trung tâm y tế,... có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa được thu gom và xử lý triệt để vì vậy phần nào đã làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước. Tập quán sử dụng các chất đốt dạng thô (than đá, củi, rơm rạ,...), các sản phẩm nhựa, nilon trong sinh hoạt của nhân dân; sử dụng quá lớn các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường sinh thái tự nhiên của huyện. 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ba tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 3,95% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 11.746 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh cơ bản sản xuất ổn định, trong đó một số sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước như bia, đồ uống các loại tăng khoảng 20%, sản phẩm điện tử tăng khoảng 7,63%,.... , Tuy nhiên, đối với nhóm sản xuất và phân phối điện, sản lượng điện sản xuất ước đạt 1.724,9 triệu KWh, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, bằng 20,23% so với kế hoạch năm; sản lượng điện thương phẩm ước đạt 267,9 triệu KWh, bằng 23,92% so
  • 28. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 27 với kế hoạch năm; sản lượng các sản phẩm của ngành khai thác khoáng sản tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước. Tình hình thương mại và dịch vụ Hoạt động lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao, hàng hóa cung ứng trên thị trường phong phú, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm ước đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 11,99% so với cùng kỳ năm trước, bằng 25,06% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu ước đạt 348,54 triệu USD, tăng 30,35% so với cùng kỳ năm trước, bằng 24,2% so với kế hoạch năm. Giá trị nhập khẩu ước đạt 259,51 triệu USD, tăng 18,83% so với cùng kỳ năm trước, bằng 23,66% kế hoạch năm. Tổng khách du lịch đến tỉnh Hoà Bình trong 3 tháng đầu năm ước đạt 938.000 lượt khách, tăng 99,6% so với cùng kỳ năm trước, bằng 36,4% kế hoạch năm (trong đó, khách quốc tế 20.000 lượt, khách nội địa 918.000 lượt); tổng doanh thu ước đạt 950 tỷ đồng, tăng 109,3% so với cùng kỳ năm trước, bằng 39,6% kế hoạch năm (http://www.baohoabinh.com.vn/276/164231/Toan- tinh-uoc-don-938.000-luot-khach-du-lich-tr111ng-quy-I.htm). Dịch vụ vận tải từng bước phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Vận tải đường bộ, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 718,8 nghìn tấn, luân chuyển đạt 21,98 triệu tấn.km; lượng hành khách vận chuyển đạt 1,24 triệu lượt người, luân chuyển đạt 83,8 triệu người.km. Vận tải đường thủy, khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 271,96 nghìn tấn, luân chuyển đạt 5,44 triệu tấn.km; lượng hành khách vận chuyển đạt 139,34 nghìn lượt người, luân chuyển đạt 1,67 triệu người.km.
  • 29. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 28 II. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 2.1. Quan điểm du lịch Việt Nam Quan điểm phát triển du lịch ở Việt Nam là: "Phát triển nhanh và bền vững. Phải phát huy các lợi thế, khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển nhanh, có hiệu quả du lịch, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa - xã hội của nước ta" Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của du lịch Việt Nam làđưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Viêṭ Nam và thân thiện môi trường. Định hướng thị trường và phát triển sản phẩm: "Đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử; chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc mang bản sắc văn hóa Việt Nam, có sức cạnh tranh cao như du lịch làng nghề, du lịch đồng quê, miệt vườn, du lịch sinh thái ở những khu vực có hệ sinh thái đặc trưng". Về đầu tư phát triển du lịch: tăng cường "đầu tư phát triển các khu du lịch, đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...". Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” với các nội dung: 1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại. 2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 3. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc.
  • 30. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 29 4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. 2.2. Tổng quan du lịch Việt Nam 2022 Thực tế, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã "tàn phá"’ ngành du lịch suốt hơn 2 năm qua. Cụ thể, nếu như năm 2019 (chưa xảy ra COVID-19), tổng thu từ khách du lịch 755.000 tỷ đồng, đến năm 2020 chỉ còn 312.00, giảm 58,7% so với năm trước đó, năm 2021 tiếp tục giảm xuống còn 180.000 tỷ đồng, giảm 42,3% so với năm 2020. Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, năm 2022 ngành Du lịch đặt mục tiêu đón 65 triệu lượt khách du lịch; trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế và 60 triệu khách nội địa. Tổng thu từ ngành du lịch ước đạt 400.000 tỷ đồng. Hiện nay, đã có những tín hiệu tích cực ban đầu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt sau mốc 15/3 vừa qua khi ngành du lịch chính thức mở cửa hoàn toàn đón khách quốc tế, theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố về tình hình kinh tế-xã hội quý 1 năm nay. Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Ba tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm trước, do Việt Nam đã mở cửa du lịch và nhiều đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung quý 1 năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 91.000 lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ. Chỉ tính riêng tháng Ba vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 41.700 lượt người, tăng 41,4% so với tháng trước và gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước.
  • 31. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 30 Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1 vừa qua tăng 1,2%; doanh thu du lịch lữ hành tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam bắt đầu mở cửa du lịch. Theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights, từ đầu năm đến cuối tháng Ba vừa qua, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng rất nhanh, được xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới, đạt trên 75%. Các điểm đến của Việt Nam được tìm kiếm nhiều nhất có thể kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu… Đây đều là những trung tâm du lịch, điểm đến nổi tiếng của Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch, việc mở cửa hoàn toàn du lịch từ ngày 15/3 vừa qua và xu hướng phục hồi trên thế giới, Việt Nam hiện đang nhận được chú ý ngày càng tăng của du khách trên thế giới từ các thị trường quốc tế trọng điểm. Dù vẫn còn các quy định để đảm bảo an toàn phòng dịch, tuy nhiên với định hưởng mở cửa trở lại, đặc biệt với khách quốc tế của Việt Nam, đồng thời với việc mở cửa dần dần của các quốc gia khác trên thế giới, triển vọng hồi phục của ngành kể từ năm 2022 đang trở nên rõ ràng hơn. Số lượt khách khó có thể quay lại ngay mức trước dịch tuy nhiên có thể xác định thời điểm khó khăn nhất của ngành du lịch đã rơi vào 2021. 2.3. Xu hướng du lịch giai đoạn ‘mở cửa phục hồi’ 2022 Không chỉ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, COVID-19 còn liên tục sắp xếp lại “trật tự xê dịch” theo cách riêng của nó với những xu hướng nhiều lần thay đổi trong hai năm qua. Giữa bối cảnh đại dịch vẫn chuyển biến phức tạp, bằng quyết tâm giám sát và kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam đang dần khôi phục lại các hoạt động du
  • 32. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 31 lịch đồng thời bước đầu nới lỏng các yêu cầu về kiểm dịch kể từ cuối năm 2021, để tiến tới mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế. Xu hướng xê dịch năm 2022 Khảo sát du lịch mới nhất (ở 31 quốc gia và vùng lãnh thổ) từ nền tảng du lịch Booking.com cho thấy công nghệ sẽ đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc linh động thay đổi kế hoạch với nhiều lựa chọn hơn để đặt chỗ ngay trong chuyến đi và tự do điều chỉnh kế hoạch, đi theo tiếng gọi của sự phiêu lưu. Kết quả cũng cho thấy 70% khách du lịch Việt Nam đang tìm kiếm những cải tiến công nghệ mới nhất nhằm gợi ý những “từ khoá” hay những cơ hội bất ngờ dựa trên sở thích hoặc ngân sách trước đây của họ, giúp du khách có một trải nghiệm hoàn toàn mới và nắm bắt được mọi cơ hội dịch chuyển tiềm năng. Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả năng thay đổi quyết định phút chót khi đặt phòng. Tỷ lệ đặt phòng vào phút chót đã tăng hơn 40 lần trong giai đoạn 2019- 2021 so với giữa 2018-2019. Vào năm 2021, 90% khách du lịch Hè ưu tiên khả năng thay đổi quyết định phút chót khi đặt phòng. Điều này được dự đoán sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của khách du lịch đối với các chuyến đi trong năm 2022 và xa hơn. Các ứng dụng dịch thuật tức thời được AI hỗ trợ đã giúp khách du lịch dễ dàng thương lượng trực tiếp với chủ nhà không nói cùng ngôn ngữ về những thay đổi vào phút chót. Có tới 79% du khách Việt Nam quan tâm đến một dịch vụ sáng tạo có khả năng dự đoán quốc gia nào sẽ an toàn để đi du lịch, hoặc tự động đề xuất các địa điểm du lịch dễ dàng dựa trên yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 hiện tại của địa phương và quốc gia đó (82%). Du lịch nội địa chiếm ưu thế
  • 33. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 32 Thời điểm du khách Việt tự tin du lịch trở lại sẽ khó có thể sớm hơn quý 2/2022. Đó là kết quả khảo sát của Công ty cung cấp các giải pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu cho ngành du lịch và khách sạn The Outbox Company (Outbox) về mức độ sẵn sàng trở lại du lịch của du khách Việt. Bởi họ quan ngại về tình hình tài chính cá nhân và sức khỏe, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, thay đổi trong thói quen du lịch... Khách du lịch nội địa năm 2022 Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tổng Số lượt kháchdu lịch nội địa (Nghìn lượt người) Lượt khách 8.000 9.600 8.500 10.500 12.000 48.600 Phân theo nhóm khách (Nghìn lượt người) Khách tham quan trong ngày 2.400 3.600 2.900 4.200 3.800 16.900 Khách có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú 5.600 6.000 5.600 6.300 8.200 31.700 (https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/domestic) Cũng theo kết quả khảo sát này, du lịch quốc tế sẽ cần thời gian khá lâu để có thể phục hồi, nên trước mắt du lịch nội địa vẫn đóng vai trò quan trọng trong lộ trình phục hồi của ngành du lịch Việt Nam. Đây cũng là thực tế mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp du lịch nhận định, rằng ngay cả khi chúng ta có “mở toang” cánh cửa du lịch thì khách quốc tế cũng sẽ dè dặt lên kế hoạch trở lại Việt Nam, bởi những quy định “đính kèm” về
  • 34. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 33 an toàn dịch bệnh quá chặt chẽ, không đủ sức cạnh tranh với những chính sức vô cùng thông thoáng của nhiều quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Israel, Australia… Nghiên cứu của Outbox cho thấy du khách ngày càng có xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch biển đảo hoặc nghỉ dưỡng... đồng thời bỏ qua những điểm đến phổ biến, đông người mà thay vào đó là những nơi thư giãn riêng tư, mang tính khám phá, trải nghiệm. Bên cạnh đó, báo cáo “Travel in 2022-A Look Ahead” cũng chỉ ra rằng, du lịch toàn cầu trong năm 2022 sẽ vượt trội hơn so với mức năm 2019. Trong đó, mức chi tiêu bình quân cho mỗi chuyến đi năm 2022 sẽ vượt xa so với mức năm 2019 khi du khách có xu hướng gia tăng trải nghiệm dịch vụ và du lịch nội địa tiếp tục chiếm ưu thế. Đặc biệt, qua khảo sát du khách ở 5 thị trường trọng điểm, gồm Mỹ, Anh, Nhật Bản, Singapore và Australia cũng cho thấy, có 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến của họ là hòa mình vào điểm đến mới lạ và vẻ đẹp hoang sơ, tận hưởng trải nghiệm khác biệt, mở rộng hiểu biết về giá trị văn hóa và lịch sử điểm đến. Dựa vào những kết quả này, các doanh nghiệp du lịch, đơn vị lữ hành Việt Nam sẽ có thêm cơ sở để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu du khách cho giai đoạn phục hồi sắp tới. 2.4. Xu hướng du lịch nông nghiệp trải nghiệm Du lịch nông nghiệp có thể được hiểu là một loại hình du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giải trí hoặc giáo dục. Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệm các hoạt động như tham quan trang trại nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp, thu hoạch trái cây hoặc rau, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp.
  • 35. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 34 Du lịch nông nghiệp phải đảm bảo bao gồm 4 yếu tố sự kết hợp giữa ngành du lịch và nông nghiệp, thu hút du khách đến tham quan các hoạt động nông nghiệp, được phát triển để gia tăng thu nhập của người làm nông nghiệp và mang đến trải nghiệm giải trí hoặc giáo dục cho du khách. Du lịch nông nghiệp được xem là một loại hình phát triển du lịch bền vững bởi những lợi ích mà loại hình này mang lại cho ngành du lịch, nông nghiệp và cộng đồng vùng nông thôn. Sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp có thể đa dạng hóa các hoạt động thương mại và giải quyết các vấn đề về thiếu thị trường tiêu thụ trong ngành nông nghiệp, tạo ra việc làm tại các vùng nông thôn và gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho nông dân dưới nhiều hình thức thương mại khác nhau. Hơn nữa, du lịch nông nghiệp cũng kích thích các doanh nghiệp tại địa phương được thành lập và tham gia vào hoạt động phân phối sản phẩm nông nghiệp. Việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh sẽ tạo thêm một nguồn thu nhập cho nông dân, bên cạnh trọng tâm sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, vào những thời điểm không phải vụ thu hoạch hoặc mùa màng kém, giảm giá, hoạt động du lịch nông nghiệp sẽ là một cách cải thiện thu nhập của các trang trại. Ngoài ra, du lịch nông nghiệp còn mang lại lợi ích về mặt văn hóa xã hội như duy trì và quảng bá lối sống nông thôn, nâng cao nhận thức về các phong tục tập quán và bảo tồn các phương thức canh tác truyền thống mang tính đặc trưng của địa phương. Theo một báo cáo của Fortune Business Insights, quy mô thị trường du lịch nông nghiệp toàn cầu trị giá 69,24 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến đạt 117,37 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7,42% trong giai đoạn dự báo 2020 – 2027. Xu hướng du lịch xanh đang nhận được sự chú ý nhiều hơn từ du khách cũng như các nhà làm du lịch trong những năm gần đây là một dấu hiệu tốt cho tiềm năng phát triển của du lịch nông nghiệp. Du khách ngày càng mong muốn có những trải nghiệm độc đáo, được tham gia vào việc học hỏi, sáng tạo trong
  • 36. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 35 các chuyến đi của mình và đóng góp cho các hoạt động bảo tồn hơn là chỉ nghỉ dưỡng đơn thuần. Do đó, các hình thức du lịch bền vững, các điểm đến và hoạt động thân thiện với môi trường mà du lịch nông nghiệp là một điển hình sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Ngoài ra, chính phủ các nước cũng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Chẳng hạn như tại Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã cùng với Bộ Du lịch và Thể Thao đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động thúc đẩy du lịch nông nghiệp của nước này. Hay chiến dịch “It’s more fun in Philippine farms” (2017) nhằm mục tiêu quảng bá du lịch nông nghiệp của Philippines là những hoạt động đáng chú ý của loại hình du lịch này trong những năm qua. 2.5. Du lịch nông thôn-xu hướng đáng khuyến khích Là quốc gia hiện có gần 65,6% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi không chỉ có cuộc sống yên bình, khung cảnh thiên nhiên sinh động, mà còn là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc, Việt Nam có thế mạnh trong phát triển du lịch gắn với nông thôn. Do đó du lịch nông thôn được xem là một xu thế của ngành du lịch trong thời gian tới. Du lịch nông thôn được hiểu là một chuỗi hoạt động, dịch vụ, tiện nghi được cung cấp ở khu vực nông thôn nhằm mục đích khai thác thế mạnh của vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách. Du lịch nông thôn sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của cộng đồng nông thôn (bản, làng) với các cơ sở văn hóa làng (đình, đền, chùa, miếu), cơ sở sản xuất truyền thống, kết hợp đường, điện, nước, dịch vụ viễn thông... gắn với môi trường tự nhiên, bản sắc văn hóa, sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp của cộng đồng dân cư. Nông thôn ở Việt Nam có diện tích rộng lớn, trải dài khắp các địa phương, vùng miền, với điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, phong cảnh, ẩm thực, văn hóa đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên gắn với du lịch nông thôn hiện nay thường là rừng, núi, sông, hồ, làng quê mênh mang ruộng lúa, vườn cây hoa trái,
  • 37. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 36 bên cạnh các đền chùa, đình làng cổ kính. Mỗi làng quê lại có sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật độc đáo, lễ hội dân gian truyền thống đậm màu sắc bản địa, các làng nghề nhiều sản phẩm đặc trưng tiêu biểu được làm ra bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Tính cách của người dân mỗi vùng miền cũng có nét riêng đặc biệt, nhưng điểm chung đều là sự cởi mở, thân thiện, chân tình, nhân hậu. Đây là tiền đề rất quan trọng để phát triển sản phẩm du lịch gắn với nông thôn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới cho biết, lượng khách du lịch tham gia các hình thức du lịch nông thôn và sinh thái chiếm khoảng 10% tổng lượng khách du lịch với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Mỗi năm, tỷ lệ khách du lịch nông thôn tăng từ 10-30%, cao hơn các hình thức du lịch truyền thống khoảng 4%. Việt Nam cũng nằm trong xu thế ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn điểm đến là nông thôn để trải nghiệm, nhất là trong và sau thời kỳ bùng phát của đại dịch Covid-19, du khách có xu hướng tránh các đô thị ồn ã để đắm mình trong không gian yên tĩnh, trong lành của vùng quê. Hiện nước ta có ba hình thức du lịch nông thôn là du lịch cộng đồng, du lịch canh nông và du lịch sinh thái. Cả nước có khoảng 365.000điểm du lịch nông thôn ở 63 tỉnh, thành phố và hơn 2.000 làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển về du lịch. Theo thống kê của ngành du lịch, trong số 1.300 khu- điểm du lịch do các địa phương quản lý có đến 70% là điểm du lịch ở khu vực nông thôn. Thực tế tại nhiều địa phương ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đã và đang làm rất tốt mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, tạo được nhiều công ăn việc làm cho nông dân, ít nhiều góp phần phát triển, làm thay đổi bộ mặt nhiều miền quê, đồng thời tiếp tục bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an sinh xã hội. Điều này cho thấy du lịch nông thôn đang có vai trò quan trọng trong tổng thể ngành du lịch ở Việt Nam, và có nhiều tiềm năng phát triển để trở thành một bộ phận không thể thiếu của ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch.
  • 38. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 37 Nhìn trên tổng thể, có thể thấy dù có nguồn tài nguyên lớn song du lịch nông thôn ở nước ta hiện còn nhiều bất cập. Loại hình này hầu như mới chỉ phát triển với quy mô nhỏ lẻ, tự phát là chính, tính hệ thống và sự kết nối chưa cao. Phổ biến nhất hiện nay là các hình thức như: Chủ thể khai thác, cung ứng dịch vụ theo kiểu gia đình tự đầu tư kinh doanh Homestay (khách có thể lưu trú tại gia đình và trải nghiệm nếp sống, văn hóa, ẩm thực cùng gia đình). Tiếp đến là hình thức doanh nghiệp đầu tư với nhiều quy mô, và có tính chuyên nghiệp khác nhau. Ngoài ra là các hình thức: cộng đồng đầu tư làm du lịch theo kiểu hợp tác xã hay ban quản lý; tổ hợp tác, quản lý theo hướng dịch vụ kinh doanh phù hợp năng lực hạn chế của cộng đồng; hội quán du lịch cộng đồng với sự phối hợp của chính quyền địa phương và doanh nghiệp; câu lạc bộ du lịch gồm doanh nghiệp và cộng đồng cùng làm du lịch; đầu tư trang trại kết hợp dịch vụ du lịch. Mặt khác, vì phát triển tự phát nên du lịch nông thôn nói chung chưa hấp dẫn du khách để níu chân họ lưu trú dài ngày. Các sản phẩm, dịch vụ còn khá đơn điệu, thiếu tính độc đáo, sáng tạo, vẫn là các cảnh quan như vườn cây, đồng lúa, ao sen, tham quan trải nghiệm ăn uống, mua trái cây hoặc sản phẩm làng nghề, và thường chỉ gói gọn trong một ngày là chính nên nguồn thu chưa lớn. Khách du lịch phần lớn đến từ trong nước, nguyên nhân chính là bởi các điểm du lịch thiếu sự đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng với những dịch vụ ăn nghỉ đi kèm phù hợp nhiều đối tượng. Thêm nữa, số lao động tham gia vào du lịch nông thôn còn hạn chế vì thu nhập chưa cao, mang tính mùa vụ (nhất là ở nông thôn miền bắc, nơi có mùa đông kéo dài). Mỗi tỉnh, thành phố hiện chỉ có số lao động khoảng 500 người đến 1.000 người tham gia vào lĩnh vực du lịch-một con số còn quá khiêm tốn; và đồng thời cho thấy du lịch nông thôn vẫn chưa hấp dẫn người lao động, nên ở nhiều địa phương có tiềm năng du lịch, người trong độ tuổi lao động vẫn di chuyển về các thành phố tìm việc làm. Đó là hệ quả trực tiếp của thực tế cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chính sách tổng thể và cụ thể về phát triển du lịch nông thôn cấp quốc gia. Cơ bản vẫn là từng địa phương tự đề ra chính sách
  • 39. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 38 phát triển hoặc hỗ trợ riêng, chủ yếu là triển khai lồng ghép vào các chương trình đặc thù của địa phương. Một số tỉnh đang chủ động xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch đồng bộ quy mô cho du lịch nông thôn như Lâm Đồng, Hà Nam, Đồng Tháp, Bến Tre... Chính vì thiếu một chính sách tổng thể cấp quốc gia nên các nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch nông thôn đang còn hạn chế. Cuối năm 2021, tại hội thảo về định hướng và giải pháp phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, nhiều nhà chuyên môn đã chỉ ra những bất cập cơ bản trong du lịch nông thôn thời gian qua như các vấn đề liên quan quản lý đất đai, hạ tầng, mở rộng các cấp quản lý du lịch nông thôn, những chính sách hỗ trợ, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Trong đó nổi lên là vấn đề quản lý đất đai, khi du lịch tại nông thôn khách thường thích lưu trú, từ đây đặt ra vấn đề quản lý, chuyển đổi sử dụng đất cần có chính sách phù hợp, tránh những hệ lụy không mong muốn. Để du lịch nông thôn thật sự trở thành một động lực trong xây dựng nông thôn mới, cần có một chiến lược quốc gia. Các chính sách cho du lịch nông thôn cần có một tầm nhìn với các khảo nghiệm chắc chắn, dựa trên thực tế tài nguyên khai thác của từng địa phương, vùng miền, tránh chung chung, dàn trải. Mỗi một khu vực nông thôn ở các vùng miền đều có lợi thế, đặc điểm riêng, do đó du lịch nông thôn cần hướng đến những sự khác biệt đó để sáng tạo ra sản phẩm phù hợp thị trường cũng như nhu cầu của du khách. Việc khai thác chuỗi giá trị du lịch bằng cách liên kết các ngành nghề, dịch vụ liên quan sẽ thu hút du khách nhiều hơn khi trải nghiệm của họ được đáp ứng đa dạng. Ngoài ra, để phát triển du lịch bền vững, chúng ta không thể không tính đến yếu tố môi trường cũng như trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, địa phương. Vì thực tế cho thấy, nhiều địa phương nôn nóng phát triển du lịch nhưng lại chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hóa truyền thống, do đó bỏ qua nhiều giá trị quý giá mà nhanh chóng “bê-tông hóa”, “đô thị hóa”, khiến du khách không có được những trải nghiệm riêng biệt, độc đáo, điều này là rất đáng tiếc. Thiết nghĩ, khi chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về
  • 40. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 39 du lịch nông thôn, thì việc nên làm là tham khảo, học hỏi cách làm của các quốc gia thành công trong lĩnh vực này. Một vấn đề nữa cần đề cập là trong thời kỳ khoa học-công nghệ rất phát triển, du lịch gắn với chuyển đổi số phải được xem là yêu cầu quan trọng, cấp bách. Bên cạnh những hoạt động quảng bá truyền thống, việc chú trọng ứng dụng công nghệ phục vụ du lịch nông thôn sẽ mang lại hiệu quả cao cho cả nhà cung cấp dịch vụ và du khách. Thông qua các ứng dụng công nghệ, việc quảng bá điểm đến, chào bán sản phẩm du lịch trở nên tiện lợi hơn, du khách cũng có nhiều trải nghiệm hữu ích hơn. Hiện Tổng cục Du lịch đã phát triển mô hình “Làng du lịch thông minh” (Smart Village) nhằm khai thác các giá trị văn hóa truyền thống bản địa, sức mạnh của cộng đồng,… hình thành các điểm đến có sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao, được du khách trong nước và nước ngoài tin cậy truy cập, tìm kiếm qua các website, mạng xã hội, ứng dụng công nghệ. Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa xây dựng với mong muốn đưa du lịch nông thôn trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn giai đoạn mới. Mục tiêu đề ra là đến năm 2025 phải hoàn thành quy hoạch mạng lưới điểm du lịch nông thôn, ít nhất có 200 dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch nông thôn được công nhận đã đạt tiêu chuẩn OCOP (tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm áp dụng cho 6 ngành hàng gắn với nông nghiệp trong đó có dịch vụ du lịch nông thôn) từ 3 “sao” trở lên, và có ít nhất 10% sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ngoài ra, phải có ít nhất 50% làng nghề truyền thống tham gia vào chuỗi giá trị du lịch nông thôn. Hy vọng thời gian tới với nỗ lực thay đổi về tư duy, chiến lược, cách làm, du lịch nông thôn sẽ có các bước đi ngoạn mục trong nâng cao thu nhập cho người dân, phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
  • 41. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 40 2.6. Thị trường rau quả Trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64-68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Năm 2021, thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, năng suất nên hầu hết các loại cây trồng đều đạt khá. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định. Thời tiết khá thuận lợi cùng với sự quan tâm của Chính phủ và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp, các ngành chuyên môn; sự chung sức, vượt khó và sáng tạo của bà con nông dân trên cả nước nên năng suất phần lớn các cây trồng đạt khá so với năm trước, sản lượng sản phẩm trồng trọt đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tính chung năm 2021, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 48,31 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn so với năm trước. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển đổi từ diện tích cây trồng hàng năm không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn như chuyển đổi diện tích trồng lúa bị hạn hán, nhiễm mặn hoặc kém hiệu quả sang trồng rau, màu, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tạo ra những sản phẩm có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước với giá trị thu được cao hơn trồng lúa. Đối với từng loại cây, vừa cơ cấu lại diện tích vừa thay đổi giống cây trồng phù hợp cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt. Trong những năm vừa qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp các vùng miền, diện tích trồng mới của nhiều loại cây lâu năm tăng. Kết quả là năm 2021, diện tích cho sản phẩm và sản lượng một số loại cây sẽ tăng cao. Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm sơ bộ năm 2021 đạt 3.688,6 nghìn ha, tăng 72,3 nghìn ha so với năm 2020, trong đó nhóm cây ăn quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 38,2 nghìn ha; nhóm cây lấy dầu đạt 189,1 nghìn
  • 42. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 41 ha, tăng 5,8 nghìn ha; nhóm cây công nghiệp đạt 2.209,9 nghìn ha, tăng 24,1 nghìn ha; nhóm cây gia vị, dược liệu đạt 55 nghìn ha, tăng 2 nghìn ha. Nhóm cây ăn quả có diện tích gieo trồng tăng, chủ yếu tập trung vào nhóm các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới như như sầu riêng, dứa, ổi, mít, bưởi, xoài,… do đây là những nông sản có thị trường tiêu thụ ổn định. Diện tích hiện có một số cây ăn quả chủ yếu năm 2021 như sau: xoài đạt 114,2 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha; bưởi 108,3 nghìn ha, tăng 2,9 nghìn ha; cam 93,8 nghìn ha, giảm 4,6 nghìn ha; chuối 155,3 nghìn ha, tăng 2,5 nghìn ha; nhãn 82,5 nghìn ha, tương đương cùng kỳ; vải 54,8 nghìn ha, tăng 0,4 nghìn ha; mít 72,2 nghìn ha, tăng 12,5 nghìn ha; ổi 23,1 nghìn ha, tăng 1,7 nghìn ha; sầu riêng 84,8 nghìn ha, tăng 13,4 nghìn ha. Nhóm cây công nghiệp có diện tích gieo trồng năm 2021 tăng ở cây điều, cà phê và cao su. Cụ thể diện tích điều đạt 314,6 nghìn ha, tăng 12,2 nghìn ha, tương ứng tăng 4,0%; cà phê đạt 705,0 nghìn ha, tăng 9,4 nghìn ha, tương ứng tăng 1,4%; diện tích cao su đạt 938,8 nghìn ha, tăng 6,4 nghìn ha, tương ứng tăng 0,7%. Diện tích những cây này tăng chủ yếu do được trồng mới trên đất lâm nghiệp và do chuyển đổi từ diện tích được trồng xen trong các vườn cây lâu năm kém hiệu quả từ trước đó. Sản lượng xoài ước tính đạt 938,2 nghìn tấn, tăng 43,4 nghìn tấn so với năm 2020; dứa đạt 737,3 nghìn tấn, tăng 25,3 nghìn tấn; nhãn đạt 602,8 nghìn tấn, tăng 34,6 nghìn tấn; vải đạt 386,6 nghìn tấn, tăng 71,2 nghìn tấn; bưởi đạt 1.006,9 nghìn tấn, tăng 74,9 nghìn tấn; cam đạt 1.545,9 nghìn tấn, tăng 385,1 nghìn tấn; sầu riêng đạt 693,8 nghìn tấn, tăng 105,8 nghìn tấn. Sản lượng điều ước đạt 383,3 nghìn tấn, tăng 34,8 nghìn tấn; sản lượng cao su ước đạt 1.260,1 nghìn tấn, tăng 34,0 nghìn tấn; sản lượng cà phê ước đạt 1.816,0 nghìn tấn, tăng 52,5 nghìn tấn; sản lượng dừa ước đạt 1.787,3 nghìn tấn, tăng 66,6 nghìn tấn; sản lượng tiêu ước đạt 280,3 nghìn tấn, tăng 10,1 nghìn tấn; sản lượng chè búp ước đạt 1.087,2 nghìn tấn, tăng 22,2 nghìn tấn. Sản lượng các
  • 43. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 42 loại cây lâu năm tăng chủ yếu do thời tiết năm nay ổn định hơn cùng kỳ, đồng thời diện tích cây đến kỳ thu hoạch cũng tăng lên. Một năm nhìn lại, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng ngành trồng trọt đã phát huy được lợi thế, sản lượng các loại cây trồng đạt khá, năng suất cao, cung cấp nhu cầu cho tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu. Xuất khẩu nông lâm sản năm 2021 đạt 23,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020, trong đó xuất khẩu rau, quả đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7,8%. Xuất khẩu rau quả năm 2022: Sẽ có nhiều khó khăn, thách thức Bất chấp dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, năm 2022 được dự báo sẽ có nhiều thách thức đối với nhóm hàng rau quả xuất khẩu, đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước, DN cần linh hoạt thực hiện các giải pháp duy trì mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng mạnh, đa dạng thị trường Thông tin Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả đạt được là do tình hình xuất khẩu tiếp tục xu hướng phục hồi từ tháng 10/2021, đặc biệt là tình hình sản xuất hàng rau quả trong những tháng cuối năm đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện. Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi DN tiếp tục khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến, hàng rau quả xuất khẩu trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quan hơn. Không chỉ tăng mạnh về kim ngạch, xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn ghi nhận sự đa dạng về thị trường. Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu
  • 44. Dự án “Trang trại nông nghiệp kết hợp dịch vụ du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng” đơn vị tư vấn: 0918755356 43 hết các thị trường chính đều tăng trong quý IV/2021như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, hàng rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, song tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường này lại giảm so với cùng kỳ năm 2020. Lý giải về việc này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin, do Việt Nam và Trung Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung Quốc kiểm tra. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc. “Do phải kiểm tra toàn bộ nên hàng được thông quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế. Nếu có ký kết Hiệp định thư, hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc. Như vậy, hàng rau quả của nước ta sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường 1,4 tỷ dân này” - ông Nguyễn Quốc Toản phân tích. Đối mặt nhiều thách thức Nhận định về thị trường rau quả năm 2022, ông Trần Thanh Hải lưu ý: “Từ này 1/1/2022, Trung Quốc sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện nhập khẩu nông sản và nhiều biện pháp quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ được thực thi. Những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển. Vì thế, DN cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định nhập khẩu của nước này để tránh bị ngưng trệ việc xuất khẩu". Đối với EU, được kỳ vọng là thị trường tiềm năng lớn của hàng rau quả Việt Nam, bởi nhu cầu nhập khẩu sản phẩm rau, quả mới lạ có dinh dưỡng cao của EU từ khu vực nhiệt đới rất lớn và đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thực tế, trong năm 2021, các DN trong nước đã năng động, kết nối xuất khẩu sang thị trường EU một số sản phẩm như: Nhãn, vải, mít, xoài tươi. Tuy nhiên, nhiều