SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ
THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
Sinh viên thực hiện
ĐOÀN THỊ TRÚC LY
MSSV: 13D720501021
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
Cán bộ hướng dẫn
Ths. TRẦN TRÚC LINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 51720501
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ
THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
NĂM 2017
Cần Thơ, năm 2017
Sinh viên thực hiện
ĐOÀN THỊ TRÚC LY
MSSV: 13D720501021
LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8
Cán bộ hướng dẫn
Ths. TRẦN TRÚC LINH
i
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Dược - Điều dưỡng, các
phòng ban của trường Đại học Tây Đô đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện tiểu luận này.
Cô Ths. Trần Trúc Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện tiểu luận.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Bác sĩ và Điều dưỡng tại bệnh viện
đa khoa Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số
liệu.
Các bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học
cũng như thực hiện tiểu luận này.
Sinh viên
Đoàn Thị Trúc Ly
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu thu
được trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nghiên cứu nào khác.
Sinh viên
Đoàn Thị Trúc Ly
iii
TÓM TẮT
An toàn truyền máu là một trong những yêu cầu cơ bản của truyền máu. An toàn
truyền máu là một quy trình khép kín từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng
máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình
truyền máu, theo dõi các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền… nhằm hạn chế
và phòng ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân cũng
như sức khỏe của bệnh nhân về sau. An toàn truyền máu ngày nay được hiểu theo
nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền
máu và an toàn cho người nhận máu.
Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận,
do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện
truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ
năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại cơ sở y tế. Xuất phát từ thực tế trên
nên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều
dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” được tiến hành
nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa
khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa
khoa Thành phồ Cần Thơ năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Kết quả: kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn rất hạn
chế, điều dưỡng có kiến thức đúng đạt chiếm 21,1%, điều dưỡng có thực hành đúng
đạt chiếm 42,2%; còn 9,2% điều dưỡng thỉnh thoảng hoặc không làm phản ứng chéo
tại giường trước khi truyền máu; 87,2% điều dưỡng có thực hiện phản ứng vi sinh vật
khi truyền máu; 42,2% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi
truyền; có 55% điều dưỡng biết được nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu là 2-6 0
C;
hơn 85% điều dưỡng biết được các chỉ định truyền máu và 99,1% điều dưỡng biết
truyền máu cùng nhóm là tốt nhất; đa số các điều dưỡng biết được các vấn đề cần theo
dõi trong suốt quá trình truyền máu chiếm gần 80% và có 94,5% điều dưỡng biết
ngừng truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường; có 64,2% điều dưỡng biết
được thể tích máu cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu,….
Kết luận: việc nâng cao kiến thức và thực hành an toàn truyền máu cho điều dưỡng là
rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tập huấn và giám sát thường xuyên quy trình
truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
iv
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM TẠ...................................................................................................................i
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................ii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iii
MỤC LỤC......................................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỂN MÁU .....................................................3
2.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu của thế giới............................................................3
2.1.2. Lịch sử phát triển truyền máu của Việt Nam ........................................................4
2.2. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỂN MÁU..............................5
2.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................5
2.2.2. Các trường hợp được và không được truyền máu.................................................6
2.2.3. Nguyên tắc trong truyền máu ................................................................................7
2.2.4. Ý nghĩa trong thực hành truyền máu.....................................................................8
2.3. TAI BIẾN THƯỜNG GẶP DO TRUYỀN MÁU
VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ ..............................................................................................8
2.3.1. Các tai biến truyền máu do miễn dịch...................................................................8
2.3.2. Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng ...............................................................9
2.3.3. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn.................................................................9
2.3.4. Tai biến khác .......................................................................................................10
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU ...................................................................................10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................12
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................12
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................12
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu...........................................................................................12
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ...............................................................................................12
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................12
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................12
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................12
3.2.2. Cỡ mẫu.................................................................................................................12
v
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................12
3.2.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................12
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................15
3.2.6. Phương pháp sai lệch...........................................................................................15
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................15
3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................................15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................17
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................17
4.2. THẢO LUẬN.........................................................................................................24
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................30
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................30
5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu .................................13
Bảng 3.2. Nội dung đánh giá kiến thức.........................................................................13
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về an toàn truyền máu.................................14
Bảng 3.4. Nội dung đánh giá thực hành ........................................................................14
Bảng 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................17
Bảng 4.2. Y lệnh truyền máu tại khoa...........................................................................17
Bảng 4.3. Nguồn tiếp nhận thông tin về an toàn truyền máu........................................18
Bảng 4.4. Số nguồn tiếp nhận thông tin ........................................................................18
Bảng 4.5. Các chỉ định truyền máu ...............................................................................19
Bảng 4.6. Nhóm máu truyền được an toàn....................................................................19
Bảng 4.7. Sơ đồ truyền máu hệ ABO............................................................................19
Bảng 4.8. Số máu tối đa khi truyền máu khác nhóm.....................................................20
Bảng 4.9. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản máu...........................................................20
Bảng 4.10. Các tai biến xảy ra khi truyền máu .............................................................20
Bảng 4.11. Thực hiện phản ứng chéo tại giường ..........................................................21
Bảng 4.12. Thực hiện phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu .............................21
Bảng 4.13. Thời gian cần thiết để làm nguội máu trước khi truyền..............................22
Bảng 4.14. Nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền máu .................22
Bảng 4.15. Việc làm đầu tiên khi có dấu hiệu bất thường ............................................22
Bảng 4.16. Thể tích cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu........................22
Bảng 4.17. Những vấn đề cần theo dõi khi truyền máu ................................................23
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ truyền máu hệ ABO ..............................................................................7
Hình 4.1. Đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu....................................................18
Hình 4.2. Đánh giá thực hành về an toàn truyền máu ...................................................21
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATTM An toàn truyền máu
ĐD Điều dưỡng
NM Nhóm máu
SK Sức khỏe
AT An toàn
TM Truyền máu
BN Bệnh nhân
TB Tai biến
1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Trong thực hành y khoa, máu rất quan trọng và cần thiết cho việc điều trị nội khoa, cấp
cứu ngoại khoa và sản khoa; đồng thời nó cũng rất cần trong việc triển khai nhiều kỹ
thuật cao như ghép tạng, mổ tim,.... Nhờ có máu mà nhiều bệnh nhân đã được cứu
sống. Tuy nhiên, việc truyền máu có thể gây ra nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không
được bảo đảm và tuân thủ các nguyên tắc về an toàn truyền máu [9]. Truyền máu là
một phương pháp điều trị không thể thiếu trong rất nhiều chuyên khoa. Bên cạnh việc
cứu sống bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị mà chưa có một dược phẩm nào thay
thế được, các phản ứng miễn dịch của truyền máu có thể gây tử vong trước mắt và ảnh
hưởng sức khỏe người bệnh về sau nếu việc truyền máu không tuân thủ đúng quy chế
truyền máu [14].
Hàng năm toàn thế giới (176 nước) có trên 100 triệu đơn vị máu được thu thập để
truyền cho người bệnh, tuy nhiên con số này so với nhu cầu điều trị vẫn còn rất thiếu.
Mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết khi sinh con, hầu hết những phụ nữ này
thuộc các nước đang phát triển và trong số các trường hợp trên có 25% người mẹ sinh
con bị chết vì mất máu nặng. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũng có thể
làm lây truyền một số bệnh từ người cho máu sang người bệnh nếu các nguyên tắc về
an toàn truyền máu không được tôn trọng [6]. Báo cáo hàng năm tại Anh cho thấy việc
không xác định nhóm máu và các thành phần của nó, xác định sai bệnh nhân và không
kiểm soát bệnh nhân trong quá trình truyền máu là nguyên nhân chính xảy ra các nguy
cơ sai lầm nghiêm trọng của việc truyền máu [17].
Tại Việt Nam, vấn đề về an toàn truyền máu chưa được xác định đầy đủ. Có rất ít tài
liệu và giám sát về an toàn truyền máu được công bố. Tình hình ở nước ta nhu cầu
máu rất lớn, với gần 80 triệu dân, với số lượng người bệnh hàng năm chúng ta cần
khoảng 400.000 lít máu [14]. Năm 2013, tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ sử
dụng hơn 7.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh cùng với sự phát triển các
chuyên khoa sâu, theo dự đoán số lượng máu sử dụng sẽ tăng hơn nữa vào những năm
mới. An toàn truyền máu là một chuỗi các hoạt động gắn kết chặt chẽ và đan xen với
nhau; bất kỳ một mắc xích nào trong chuỗi hoạt động này không được thực hiện bảo
đảm đúng nguyên tắc quy định thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của
người bệnh [9].
Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận,
do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện
truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ
năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại cơ sở y tế [14]. Xuất phát từ thực tế
trên nên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều
2
dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” được tiến hành
nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa
khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017.
2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa
khoa Thành phồ Cần Thơ năm 2017.
3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN MÁU
2.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu thế giới
Thời cổ xưa, khi hệ thống các nhóm máu (NM) chưa được phát hiện, con người đã
phải chứng kiến một thực tế phũ phàng là người thân (bệnh nhân) của họ đã phải chết
do mất máu nặng mà họ không làm gì được. Đã có thời kỳ con người dùng máu súc
vật truyền cho người với hy vọng cứu sống được người thân của mình, nhưng họ đã
thất bại thảm hại [12].
Tất cả thành công của truyền máu (TM) đều được bắt đầu ở thế kỷ XIX và phát triển
mạnh ở thế kỷ XX. Nền tảng cho nghiên cứu về TM được bắt đầu từ kết quả nghiên
cứu giải phẩu của Williams Harvey ông đã chứng minh rằng máu chảy trong hệ tuần
hoàn, có hai hệ thống: động mạch đẩy máu đi và tĩnh mạch đưa máu trở lại tim. Nhờ
vậy có thể lấy máu ra khỏi cơ thể và cũng có thể đưa máu vào hệ tuần hoàn qua hệ
thống mạch máu [6].
- Sang thế kỷ thứ XIX: năm 1818 Blundell (1790-1977) đã làm sống lại TM. Ông đã
tiến hành TM trực tiếp từ người sang người. Blundell đã TM người cho 10 người khác
bằng xilanh, 5 người sống và 5 người tử vong. Các bệnh nhân (BN) đều được ghi chép
tỉ mỉ và ông kết luận rằng, TM động vật cho người là không được, TM người cho
người có kết quả ở một số BN. Kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có
yếu tố kỹ thuật, máu đông, bơm tiêm TM và sự khác nhau giữa các cá thể trong cùng
một loài….Đây là kết quả rất quan trọng cho nghiên cứu tiếp theo [6].
- Tới thế kỷ XX: vấn đề bí ẩn của truyền máu đã được mở ra:
+ Năm 1900, Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở đầu cho kỷ
nguyên TM. Thoạt nhiên, K.Landsteiner xác định 2 kháng nguyên A và B, cùng với
hai kháng thể tương ứng là Anti-A và Anti-B, từ đó có 3 nhóm hồng cầu A, B và O
[13]. Ông đã mở ra các điều bí ẩn TM người cho người gây tử vong và tạo dựng các
hướng nghiên cứu mới: miễn dịch huyết học, miễn dịch ghép, di truyền, nguồn gốc
loài người và y học pháp lý [6].
+ Năm 1940, Landsteiner và Wiener đã tiến hành một thực nghiệm trên khỉ Macacus
Rhesus, và đã phát hiện ra hệ nhóm máu Rh. Sự phát triển ra nhóm máu hệ Rh đã giải
thích được những trường hợp vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh. Khác với NM hệ ABO, hệ
Rh chỉ có kháng nguyên mà không có kháng thể tự nhiên. Kháng nguyên đầu tiên của
hệ Rh được phát hiện là kháng nguyên D, người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng
cầu được gọi là người có NM Rh dương và người không có kháng nguyên D trên bề
mặt hồng cầu được gọi là người có NM Rh âm [8]. Đây là tiến bộ mới, được coi như
công trình thế kỷ trong công tác bảo vệ sức khỏe (SK) con người.
4
+ Do nhu cầu máu trong điều trị ngày càng tăng, Braxton (1869) đưa ra dung dịch
chống đông bằng phosphate. Sau đó Weil (1915) đã đưa ra dung dịch citrate, dung
dịch này dùng suốt thời gian đại chiến thứ nhất. Loutit (1943) đã phát hiện ra công
thức ACD (acide - citrate - dextrose) để chống đông lượng máu lớn. Năm 1970 do nhu
cầu bảo quản máu lâu hơn nên ACD được thay thế bằng CPD (citrate - phosphate -
dextrose).
+ Ngân hàng máu đầu tiên được xây dựng tại một bệnh viện ở Chicago (1936). Năm
1940 ở Mỹ, nước đầu tiên đã tổ chức chương trình thu gom máu qua Hội Chữ Thập đỏ
[6]. Năm 1947 Cohn đã thành công nghiên cứu tách các thành phần huyết tương bằng
ethanol lạnh (cold ethanol). Cuối thế kỷ XX, vai trò bạch cầu trong an toàn truyền máu
(ATTM) đã được đề cập, bạch cầu trong máu bảo quản tạo ra nhiều chấ gây sốt, gây dị
ứng ứng như prostaglandin, histamine,… làm cho chất lượng máu bị thay đổi.
+ Một trong các thành tựu lớn của thế kỷ XX và đang được phát triển của thế kỷ XXI
là vấn đề tế bào gốc (Stam cells) ứng dụng trong điều trị bệnh. Từ những năm 70 của
thế kỷ trước cùng với các hiểu biết củ kháng nguyên bạch cầu HLA, các chất ức chế
miễn dịch và các cytokin tạo máu, ghép tủy tế bào gốc sinh máu đã phát triển thêm
một bước mới [6].
2.1.2.Lịch sử phát triển truyền máu của Việt Nam
- Ở Việt Nam, TM được bắt đầu áp dụng từ các năm đầu thập kỷ 40 tại các bệnh viện
ở Hà Nội, Sài Gòn. Phương pháp lúc đó là truyền trực tiếp từ người cho sang người
nhận qua máy Touvolet hay một cách thụ động hơn qua các bơm tiêm cỡ lớn [12].
- Cuối năm 1945, trung tâm TM đầu tiên được hình thành ở Viện Grall Sài Gòn. Sau
đó một là một trung tâm mới được xây dựng tại Gò Vấp, Sài Gòn. Trung tâm TM đầu
tiên ở Hà Nội được thành lập từ tháng 7-1948 tại Viện Pasteur Hà Nội. Do nhu cầu cầu
quân đội Pháp nên hai trung tâm TM ở Nam Định (tháng 4-1951) và Hải Phòng (tháng
10-1953) được thành lập thêm [12].
- Từ năm 1993-2005: truyền máu Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng phát triển
của truyền máu hiện đại của khu vực và thế giới.
+ Vận động cho máu tình nguyện quy mô toàn quốc bắt đầu từ 24/01/1994. Một năm
sau (1995) Bộ Y tế và Hội Chữ Thập đỏ quyết định lấy ngày 6/1 là ngày bầu cử khóa
quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu, tới năm 2000
Chính phủ quyết định đổi sang ngày 7/4 ngày SK toàn cầu giành cho ATTM làm ngày
cổ động hiến máu toàn quốc [6].
+ Tháng 01/1995 Bộ Y tế - Tài chính - Kế hoạch đã xây dựng giá tiền cho một đơn vị
máu. Đổi mới trang thiết bị thu gom và bảo quản máu từ chai thay bằng túi dẻo, thay
giường bằng ghế lấy máu, xây dựng tủ lạnh bảo quản máu và huyết tương. Sàng lọc đủ
5
5 bệnh nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới: HIV, giang mai, sốt rét,
HBV, HCV.
- Truyền máu luôn được coi là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu do dịch
HIV/AIDS ngày càng lan rộng trong cộng đồng và tỷ lệ nhiễm HIV từ 5-10% trên toàn
thế giới thông qua truyền máu và các chế phẩm máu. Việc lây nhiễm này có thể được
loại trừ nếu biết phối hợp và thực hiện tốt chương trình Truyền máu quốc gia [3].
- Ở Việt Nam, TM là một bộ phận của hệ thống huyết học và truyền máu [1]. Tại trung
ương Viện huyết học - truyền máu được đặt tại bệnh viện Bạch Mai, tại tuyến tỉnh,
thành phố bộ phận TM này thường được đặt trong khoa huyết học và truyền máu.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của hệ thống y tế trong toàn quốc,
công tác TM cũng ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ sự quan tâm của Nhà
nước nói chung và của ngành y tế nói riêng [1].
2.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU
2.2.1. Định nghĩa
2.2.1.1. Máu
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng
cấu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất
nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình
chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận
chuyển của các tế bào và các chất khác nhau như amino acid, lipid, hormone giữa các
tổ chức và cơ quan trong cơ thể.
2.2.1.2. Truyền máu
Theo quy chế TM (2007), TM lâm sàng là các hoạt động liên quan đến việc đưa máu
và các chế phẩm máu vào trong mạch máu của người nhận [2]. TM là một khâu trọng
yếu của hệ thống cấp cứu và điều trị thương bệnh binh, BN và nạn nhân. Muốn TM
hiệu quả và an toàn (AT), điều cấp thiết là phải có đủ số lượng máu và đảm bảo đúng
chất lượng [7].
TM được sử dụng trong nhiều tình huống, nhiều chuyên khoa nhằm bổ sung cho sự
thiếu hụt một hoặc nhiều thành phần trong máu của người bệnh. BN thiếu máu có thể
được TM toàn phần hoặc các chế phẩm như: khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiểu
cầu, các chế phẩm huyết tương,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh [10].
2.2.1.3. An toàn truyền máu
ATTM là một trong những yêu cầu cơ bản của truyền máu [10]. ATTM là một quy
trình khép kín từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm
phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình TM, theo dõi các tai biến
(TB) có thể xảy ra trong và sau khi TM… nhằm hạn chế và phòng ngừa các phản ứng
bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng BN cũng như SK của BN về sau [14]. ATTM
6
ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng là AT cho người cho máu, AT cho nhân viên làm
công tác TM và AT cho người nhận máu [9]. Những yêu cầu của ATTM là:
- An toàn về số lượng: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, thường xuyên, ổn định máu
và các chế phẩm máu có chất lượng cho điều trị, cấp cứu, dự phòng thảm họa. Đảm
bảo về số lượng máu bao gồm đảm bảo cơ số theo từng chế phẩm máu cần cho điều trị
và theo các NM (hệ ABO, hệ Rh,…) [10].
- An toàn về chất lượng: máu được lấy từ người hiến máu tự nguyện [10]. Phải được
ưu tiên lấy máu ở vùng có nguy cơ thấp nhất để tránh giai đoạn cửa sổ, lấy máu phải
được khám xét cẩn thận để tìm ra được các yếu tố bất thường, để chăm sóc SK và tư
vấn cho người hiến máu [7]. Máu và các chế phẩm của máu có chất lượng được cung
cấp cho các cơ sở y tế mọi khu vực nhằm đảm bảo công bằng cho người dân trong
hưởng thụ dịch vụ TM.
- An toàn cho người hiến máu: người hiến máu phải được tư vấn, khám lâm sàng, xét
nghiệm tuyển chọn, chăm sóc và hướng dẫn đầy đủ chu đáo trong quá trình hiến máu
nhằm giảm các TB. Người hiến máu là người khỏe mạnh, có đủ điều kiện theo quy
định và tự nguyện hiến máu toàn phần hay một số thành phần của máu [2].
- An toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu: được trang bị đầy đủ các kiến thức
về ATTM, được bảo hộ lao động và đảm bảo các vấn đề pháp lý.
- An toàn cho người nhận máu: đảm bảo AT về số lượng máu, đảm bảo mọi nhu cầu
về máu khi người bệnh cần, đảm bảo về chất lượng máu và thực hiện đầy đủ quy định
và quy trình về TM.
Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng
tới ATTM như: sự xuất hiện các mầm bệnh lây qua đường TM, sự xuất hiện và bùng
phát cá vụ dịch với các dạng biến thể của các chủng virus… làm nguồn người hiến
máu có xu hướng bị thu hẹp. Do đó, việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo ATTM
ở mỗi quốc gia càng trở nên cấp thiết [10].
2.2.2. Các trường hợp được và không được truyền máu
2.2.2.1. Các trường hợp được truyền máu
Có nhiều lý do mọi người được TM bao gồm phẩu thuật, bệnh tật, thương tích và bệnh
tật. Tùy vào nguyên nhân mà người nhận được TM toàn phần hay các chế phẩm của
máu.
- Phẫu thuật, chấn thương hay bệnh thiếu máu: mất máu trong khi phẫu thuật hoặc
chấn thương có thể yêu cầu truyền những gì được gọi là “đóng gói các tế bào máu đỏ”,
có nghĩa là máu nhất định có chứa một nồng độ của các tế bào máu chủ yếu là màu đỏ.
Ngoài ra, thiếu máu là khi có các tế bào máu quá ít màu đỏ, có thể yêu cầu truyền các
tế bào máu đỏ đóng gói.
7
- Xuất huyết: cần TM để bù lại lượng máu đã mất đồng thời cung cấp thêm các yếu tố
đông máu [4].
- Giảm tiểu cầu, thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh hay mắc phải.
- Ung thư: ung thư có thể làm giảm sản xuất các tế bào máu đỏ, các tế bào bạch cầu và
tiểu cầu của cơ thể bằng cách tác động đến các cơ quan có ảnh hưởng đến máu, chẳng
hạn như thận, tủy xương và lách. Thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu cũng có thể
làm giảm các thành phần của máu như vậy trong các loại bệnh ung thư thì rất cần phải
TM.
- Nhiễm trùng, suy gan hoặc các vết bỏng nặng: có thể cần truyền huyết tương là một
phần chất lỏng của máu.
- Các rối loạn máu: những người có bệnh về máu và những người cấy ghép tế bào gốc
có thể được truyền các tế bào hồng cầu và tiểu cầu.
2.2.2.2. Các trường hợp không được truyền máu
Bên cạnh những trường hợp nhất thiết phải truyền máu thì cũng có một số trường hợp
không nên trường máu vì sẽ rất nguy hiễm cho tính mạng của người nhận máu như:
- Phù phổi cấp
- Viêm tắc động mạch hay tĩnh mạch
2.2.3. Nguyên tắc trong truyền máu
- Truyền cùng NM đề tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra
hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).
- Ngoài việc xác định NM của người cho và người nhận máu, cần phải làm phản ứng
chéo bằng cách trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược
lạ, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện
tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.
- Kiểm tra chất lượng máu: nhóm máu, số lượng, màu sắc, vô khuẩn. Theo dõi quá
trình TM, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, dây TM, tốc độ chảy [4].
- Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm thì truyền máu khác nhóm theo
quy tắc sau đây và số lượng ít hơn 2 đơn vị máu.
Hình 2.1. Sơ đồ truyền máu hệ ABO
8
2.2.4. Ý nghĩa trong thực hành truyền máu
- Truyền máu để nuôi dưỡng các tế bào và cơ quan trong cơ thể nhằm duy trì sự sống
của con người
- Bất kỳ lý do nào gây ra thiếu máu nhiều thì đều phải truyền máu. Truyền máu cũng là
để chống chảy máu ngoài hoặc sâu trong cơ thể hoặc ở khớp như trong bệnh máu khó
đông và các bệnh rối loạn đông cầm máu. Truyền máu còn để phục hồi các chứng suy
dinh dưỡng.
- Tùy theo thể trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ dùng khối hồng cầu hoặc huyết tương hoặc
khối tiểu cầu. Ngày nay truyền máu là cách điều trị tốt nhất trong cấp cứu và điều trị
nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác. Không có một chất nào có thể thay thế
máu.
2.3. TAI BIẾN THƯỜNG GẶP DO TRUYỀN MÁU VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ
2.3.1. Các tai biến truyền máu do miễn dịch
2.3.1.1. Phản ứng tan máu cấp do truyền máu
- Thường gặp do truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu không tương đồng về
nhóm máu ABO.
- Biểu hiện lâm sàng: kích thích, lo lắng, đỏ da, buồn nôn, nôn, đau vị trí truyền máu,
đau bụng, đau lưng, sốt/rét run, mạch nhanh, hạ huyết áp, chảy máu không cầm, nước
tiểu sẫm màu [5].
- Xử trí: lập tức ngừng truyền máu, điều trị ức chế phản ứng miễn dịch - dị ứng, nâng
huyết áp, duy trì đường thở phù hợp và đảm bảo lọc máu bằng dịch truyền, thuốc lợi
tiểu, chạy thận nhân tạo khi cần [6].
2.3.1.2. Phản ứng tan máu muộn do truyền máu
- Do hiện tượng miễn dịch thứ phát chống lại các đồng kháng nguyên hồng cầu. Kháng
thể bắt đầu tạo ra sau khi người bệnh tiếp xúc với kháng nguyên lạ trong máu truyền 1-
2 tuần [6].
- Biểu hiện lâm sàng: không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu mà chỉ giảm nồng độ
hemoglobin. Trường hợp nặng hơn có thể có các biểu hiện đặc trưng như sốt rét run,
vàng da, thiếu máu,…
- Xử trí: do mức độ này thường nhẹ nên không cần điều trị tích cực chỉ điều trị triệu
chứng, chống vô niệu, suy thận.
2.3.1.3. Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu
Đây là phản ứng phổ biến, nhưng thường không phải là nghiêm trọng. Khi một cơn sốt
phát triển nhanh chóng trong quá trình truyền hoặc ngay sau khi truyền nó được gọi là
sốt phản ứng.
- Nguyên nhân là do không phù hợp nhóm bạch cầu và tiểu cầu của người cho và
người nhận.
9
- Biểu hiện lâm sàng: sốt đơn thuần không quá 1,5 0
C so với trước truyền, có thể kèm
theo rét run, đau đầu, buồn nôn [5].
- Xử trí: tạm ngưng truyền, sử dụng paracetamol 10 mg/kg uống hoặc tiêm truyền.
2.3.1.4. Phản ứng sốc phản vệ
- Thường xuất hiện ngay sau khi bắt đầu truyền
- Biểu hiện lâm sàng: khó thở, tụt huyết áp, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, đại tiểu tiện
không tự chủ, co thắt khí - phế quản,….
- Xử trí: hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống co thắt khí - phế quản, truyền dịch, adrenalin,
dopamine, corticoic,…
2.3.1.5. Các phản ứng dị ứng do truyền máu
Mặc dù sẽ được cung cấp máu phù hợp với nhóm máu, nó vẫn còn có thể có một phản
ứng dị ứng với các thành phần của máu được truyền.
- Mề đay: do các dị nguyên có trong huyết tương và các chế phẩm máu khác có chứa
huyết tương dẫn đến giải phóng histamine từ các mastocyt bị kháng thể (IgG, IgE) bao
phủ [6].
- Bệnh nhân nổi sẩn ngứa khắp người.
- Xử trí bằng cách tạm ngưng truyền máu và điều trị chống dị ứng bằng cách dùng các
loại thuốc kháng histamin.
2.3.2. Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng
2.3.2.1. Viêm gan do truyền máu
- Biểu hiện lâm sàng: thường gặp viêm gan không có hoặc có ít biểu hiện vàng da.
Bệnh nhân có thể mệt mỏi, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, sốt nhẹ,…. Trường
hợp vàng da thường biểu hiện lâm sàng nặng hơn [6].
- Xử trí: chủ yếu là điều trị nâng đỡ.
2.3.2.2. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét
- Tác nhân gây bệnh: P.falciparum, P.malariae, P.vivax, P.ovale.
- Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân thường bị bệnh sốt rét
- Xử trí: sử dụng phác đồ điều trị sốt rét để điều trị.
2.3.2.3. Nhiễm xoắn khuẩn giang mai
- Tác nhân gây bệnh: Treponema pallidum
- Biểu hiện lâm sàng: giống giang mai giai đoạn 2 (sẩn lan tỏa và tổn thương hạch
bạch huyết)
- Xử trí: sử dụng phác đồ điều trị giang mai để điều trị.
2.3.3. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn
2.3.3.1. Quá tải tuần hoàn
- Do truyền một khối lượng lớn máu với tốc độ nhanh gây quá tải tuần hoàn nhất là
trên các bệnh nhân sẵn có bệnh tim hoặc phổi.
10
- Biểu hiện lâm sàng: ho, khó thở, xanh tím, phồng tĩnh mạch cảnh, đâu đầu, nhịp
nhanh; có thể suy tim, phù phổi cấp [5].
- Xử trí: ngừng truyền máu, đặt bệnh nhân ở tư thế nữa ngồi, thở oxy, dùng thuốc lợi
tiểu.
2.3.3.2. Quá tải citrat
- Do tác dụng phụ của citrate dùng để chống đông máu truyền vào như giảm calci máu
[6].
- Biểu hiện lâm sàng: rối loạn chức năng tim do giảm calci máu.
- Xử trí: không truyền trên 1 đơn vị máu mỗi 5 phút. Bù calci bằng clorua calci hoặc
gluconat calci nếu có biến chứng do giảm calci.
2.3.4. Tai biến khác
Truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến quá nhiều chất sắt trong máu. Điều này có thể
làm hỏng các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả gan và tim. Những người có tình trạng
quá tải sắt có thể được điều trị bằng liệu pháp chelation sắt, trong đó sử dụng thuốc để
loại bỏ dư thừa.
Quá tải sắt sẽ dẫn đến xạm da, rối loạn chức năng tụy nội tiết, gan, tim xử trí bằng
cách thải sắt.
2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ AN TOÀN
TRUYỀN MÁU
Ngày nay mặc dù kiến thức về ATTM ngày càng cao và các biện pháp nhằm đảm bảo
ATTM ngày càng được tăng cường, song ATTM vẫn chưa được đảm bảo. Ở nhiều
nước trên thế giới, việc tuân thủ về ATTM vẫn còn thấp.
Đánh giá kiến thức của các điều dưỡng về truyền máu để đảm bảo an toàn cho bệnh
nhân năm 2017 của Asmaa Hamed Abd Elhy và Zeinab Abdel Aziz Kasemy tại bệnh
viện đại học Menoufia cho thấy có 61,2% điều dưỡng có kiến thức đạt về truyền máu
[15].
Theo điều tra kiến thức về an toàn truyền máu của Jordan 2012 ghi nhận được kết quả:
95,3% hoàn thành bảng câu hỏi về kiến thức TM với số điểm trung bình là 51,3%. Đa
số các điều dưỡng thiếu kiến thức liên quan đến việc chuẩn bị BN trước khi truyền
máu. Ngoài ra, có 92% sử dụng các phương pháp không hợp lệ gây nguy hại làm tan
máu [16].
Khảo sát kiến thức truyền máu của các điều dưỡng (ĐD) tại các trung tâm đào tạo y
khoa của đại học Shahrekord năm 2004 của Kobra Noryan, Shanhram Etemadyfar và
Yosef Aslain cho thấy 81,2 % ĐD không biết thời gian thích hợp để truyền máu và các
chế phẩm của máu khi nhận từ ngân hàng máu. Ngoài ra, có 21,4% ĐD có kiến thức
tốt, 66,7% có kiến thức trung bình và 12% có kiến thức kém về truyền máu [17].
11
Nghiên cứu kiến thức và thực hành về ATTM của ĐD tại bệnh viện đa khoa Tiền
Giang năm 2009 của Trịnh Xuân Quang và các cộng sự đã ghi nhận được kết quả: kiến
thức và thực hành của ĐD về ATTM còn hạn chế; 58,9% điều dưỡng không biết nhiệt
độ bảo quản máu, 20% điều dưỡng không làm phản ứng chéo tại giường trước khi
truyền máu, 50% ĐD không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi truyền, 79,2% ĐD
không thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu [14].
Khảo sát kiến thức về ATTM của ĐD tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Định Quán năm
2014 của ĐD Phan Thị Kim Hoa - Hứa Hồng Tài kết quả cho thấy rằng: có 79% đối
tượng trả lời sai về chỉ định truyền máu trong chấn thương sọ não (một kỹ thuật mới
mà bệnh viện đã triển khai và đạt nhiều kết quả khả quan), có 7% nhân viên được hỏi
không biết tắc mạch là một TB thường xảy ra do kỹ thuật tiêm truyền của người điều
dưỡng; trong thực hành truyền máu, thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu là
một yêu cầu bắt buộc phải làm nhưng chỉ có 66% nhân viên trả lời có làm, 34% không
làm, chỉ có 88% nhân viên trả lời đúng thời gian làm nguội máu trước khi truyền, 18%
nhân viên không nhớ [11].
12
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành phố
Cần Thơ năm 2017.
3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Điều dưỡng đang làm việc tại khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành
phố Cần Thơ trong thời điểm tiến hành nghiên cứu.
Điều dưỡng có thời gian công tác từ 1 năm trở lên tính từ thời điểm nghiên cứu.
Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Những điều dưỡng đi công tác dài hạn hoặc đang đi học, nghỉ hậu sản, nghỉ ốm trong
thời điểm nghiên cứu.
Những điều dưỡng làm việc hành chánh.
3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
Thời gian: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 4 năm 2017.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
3.2.2. Cỡ mẫu
Chọn 109 điều dưỡng đang công tác tại khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ.
3.2.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện tất cả các điều dưỡng đang làm việc tại khoa nội và khoa ngoại
của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
3.2.4. Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: tính tuổi theo năm dương lịch của điều dưỡng, được chia làm 3 nhóm <25 tuổi,
25-40 tuổi và >40 tuổi.
- Giới tính: chia thành 2 nhóm nam và nữ.
- Chuyên khoa làm việc: chia làm 2 nhóm khoa nội và khoa ngoại.
- Thâm niên làm việc: tính từ lúc điều dưỡng bắt đầu làm việc tại bệnh viện đa khoa
Thành phố Cần Thơ, được chia làm 4 nhóm <5 năm, 5-10 năm, 10-20 năm và >20
năm.
- Trình độ chuyên môn: được chia làm 3 nhóm trung học, cao đẳng và cử nhân.
Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
13
3.2.4.2. Kiến thức về an toàn truyền máu
* Kiến thức chung về an toàn truyền máu:
Đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu dựa trên số điểm đạt được khi trả lời đúng
các nội dung liên quan về an toàn truyền máu. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm,
trả lời không đúng 0 điểm.
Thang điểm đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu của điều dưỡng có 2 mức độ:
đạt và chưa đạt.
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu
Mức độ kiến thức (% điểm đạt) Số điểm đạt được
Đạt (80-100%) 13-16 điểm
Chưa đạt (<80%) ≤12 điểm
Điểm tối đa 16 điểm
* Kiến thức về an toàn truyền máu:
Bảng 3.2. Nội dung đánh giá kiến thức
Nội dung đánh giá kiến thức Kiến thức đúng Điểm
1. Chỉ định trong truyền máu
Liệt kê đủ 7 chỉ định:
- Thiếu máu nặng
- Sốc mất máu
- Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng
- Các bệnh lý về máu
- Viêm cơ tim, các bệnh van tim
- Xơ cứng động mạch não, cao
huyết áp
- Chấn thương sọ não, viêm não,
não úng thủy
Chọn 1 chỉ
định là 1
điểm, tối đa 7
điểm
2. Nhóm máu truyền được
an toàn
Chọn câu: cùng nhóm 1 điểm
3. Sơ đồ truyền máu
Vẽ đúng sơ đồ:
1 điểm
Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
14
4. Tai biến trong truyền máu
Liệt kê đủ 5 tai biến:
- Tán máu cấp
- Phản ứng quá mẫn
- Nhiễm khuẩn
- Phù phổi cấp do quá tải tuần
hoàn
- Tắc mạch
Chọn 1 tai
biến 1 điểm,
tối đa 5 điểm
5. Đơn vị tối đa khi
truyềnmáu khác nhóm
Chọn câu: 2 đơn vị 1 điểm
6. Nhiệt độ bảo quản máu Chọn câu: 2-6 0
C 1 điểm
3.2.4.3. Thực hành về an toàn truyền máu
* Thực hành chung về an toàn truyền máu
Đánh giá thực hành về an toàn truyền máu dựa trên số điểm đạt được khi thực hành
đúng các nội dung liên quan về an toàn truyền máu. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1
điểm, trả lời không đúng 0 điểm.
Thang điểm đánh giá thực hành về quy trình an toàn truyền máu của điều dưỡng có 2
mức độ: đạt và chưa đạt.
Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về an toàn truyền máu
Mức độ thực hành (% điểm đạt) Số điểm đạt được
Đạt (80-100%) 10-12 điểm
Chưa đạt (<80%) ≤9 điểm
Điểm tối đa 12 điểm
* Thực hành về an toàn truyền máu
Bảng 3.4. Nội dung đánh giá thực hành
Nội dung đánh giá thực hành Thực hành đúng Điểm
1.Thực hiện phản ứng chéo
tại giường
Chọn câu: luôn luôn 1 điểm
2.Thực hiện phản ứng sinh
vật học
Chọn câu: có 1 điểm
3.Thời gian làm nguội máu Chọn câu: không quá 30 phút 1 điểm
4.Nhiệm vụ theo dõi bệnh
nhân trong truyền máu
Chọn câu: cả bác sĩ và điều dưỡng
1 điểm
Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
15
5.Vấn đề cần theo dõi trong
truyền máu
Liệt kê đủ 6 vấn đề:
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 15 phút
- Phản ứng tán huyết
- Theo dõi tình trạng người bệnh
như lạnh run, nổi mề đai
- Theo dõi và điều chỉnh tốc độ máu
chảy đúng y lệnh
- Ủ ấm cho người bệnh khi truyền
máu
- Phù phổi cấp
Chọn 1 vấn
đề 1 điểm, tối
đa 6 điểm
6.Việc làm đầu tiên khi có
dấu hiệu bất thường.
Chọn câu: ngưng truyền máu ngay 1 điểm
7.Thể tích giữ lại trong túi
máu
Chọn câu: 5-10 ml 1 điểm
3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết
hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn.
Các bước tiến hành thu thập số liệu:
Quá trình thu thập số liệu được tiến hành tại các khoa của bệnh viện đa khoa Thành
phố Cần Thơ. Trình tự thực hiện gồm:
- Lập danh sách điều dưỡng làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ.
- Lập danh sách mẫu nghiên cứu gồm 109 điều dưỡng.
- Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích
nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15-30 phút.
- Sau khi điều dưỡng đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình
tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi có sẵn.
3.2.6. Phương pháp sai lệch
Phương pháp thu thập số liệu trên sẽ giúp:
- Hạn chế việc đối tượng nghiên cứu không nộp lại bộ câu hỏi đã trả lời.
- Đối tượng nghiên cứu an tâm trả lời trung thực, chính xác các câu hỏi vì đã được
hướng dẫn giải thích rõ ràng trước và bộ câu hỏi không cần ghi những thông tin liên
quan ảnh hưởng cá nhân.
3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Tính tần số, tỷ lệ phần trăm (%).
6166969

More Related Content

What's hot

KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...nataliej4
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...anh hieu
 

What's hot (10)

Luận án: Kết quả điều trị sớm dị tật đảo gốc động mạch, HAY
Luận án: Kết quả điều trị sớm dị tật đảo gốc động mạch, HAYLuận án: Kết quả điều trị sớm dị tật đảo gốc động mạch, HAY
Luận án: Kết quả điều trị sớm dị tật đảo gốc động mạch, HAY
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ VỀ CHĂM SÓC NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍ...
 
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa NộiĐề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
Đề tài: Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy thận mạn ở khoa Nội
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP - Thông tư 36/2018/TT-BYT
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP -  Thông tư 36/2018/TT-BYTNguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP -  Thông tư 36/2018/TT-BYT
Nguyên tắc tiêu chuẩn GSP - Phụ lục 1 Thông tư GSP - Thông tư 36/2018/TT-BYT
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
Đo lường sự hài lòng của bệnh nhân đối với chất lượng dịch vụ y tế tại bệnh v...
 
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IVLuận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
Luận án: Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tươngLuận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
Luận án: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, parathyroid hormone huyết tương
 

Similar to KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Man_Ebook
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Man_Ebook
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.ssuser499fca
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Man_Ebook
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Man_Ebook
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Man_Ebook
 

Similar to KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ (20)

Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại trạm Y tế xã An ...
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái ...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
Khảo sát phác đồ phối hợp lamivudin,tenofovir disoproxil fumrat, dolutegravir...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành Y học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu t...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu t...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu lâm sàng và kết quả sớm điều trị phẫu t...
 
Luận án: Điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải, HAY
Luận án: Điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải, HAYLuận án: Điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải, HAY
Luận án: Điều trị phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tim thất phải, HAY
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng phẫu thuật tại bệnh viện Nguyễ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà NẵngLuận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh tại TP Đà Nẵng
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Luận án: Kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất
Luận án: Kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thấtLuận án: Kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất
Luận án: Kết quả trung hạn của phương pháp bít thông liên thất
 
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp đ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
Khảo sát ảnh hưởng của trastuzumab với chức năng cơ tim ở bệnh nhân ung thư t...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
Mô tả thực trạng sử dụng thuốc trong điều trị gout tại Bệnh viện Đa khoa thàn...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ TRÚC LY MSSV: 13D720501021 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 Cán bộ hướng dẫn Ths. TRẦN TRÚC LINH
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2017 Cần Thơ, năm 2017 Sinh viên thực hiện ĐOÀN THỊ TRÚC LY MSSV: 13D720501021 LỚP: ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG 8 Cán bộ hướng dẫn Ths. TRẦN TRÚC LINH
  • 3. i LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô trong Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo, khoa Dược - Điều dưỡng, các phòng ban của trường Đại học Tây Đô đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tiểu luận này. Cô Ths. Trần Trúc Linh, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Bác sĩ và Điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu. Các bạn đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ tôi trong quá trình học cũng như thực hiện tiểu luận này. Sinh viên Đoàn Thị Trúc Ly
  • 4. ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu thu được trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên Đoàn Thị Trúc Ly
  • 5. iii TÓM TẮT An toàn truyền máu là một trong những yêu cầu cơ bản của truyền máu. An toàn truyền máu là một quy trình khép kín từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình truyền máu, theo dõi các tai biến có thể xảy ra trong và sau khi truyền… nhằm hạn chế và phòng ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân cũng như sức khỏe của bệnh nhân về sau. An toàn truyền máu ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng là an toàn cho người cho máu, an toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu và an toàn cho người nhận máu. Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận, do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại cơ sở y tế. Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” được tiến hành nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phồ Cần Thơ năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: kiến thức và thực hành của điều dưỡng về an toàn truyền máu còn rất hạn chế, điều dưỡng có kiến thức đúng đạt chiếm 21,1%, điều dưỡng có thực hành đúng đạt chiếm 42,2%; còn 9,2% điều dưỡng thỉnh thoảng hoặc không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu; 87,2% điều dưỡng có thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu; 42,2% điều dưỡng không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi truyền; có 55% điều dưỡng biết được nhiệt độ thích hợp để bảo quản máu là 2-6 0 C; hơn 85% điều dưỡng biết được các chỉ định truyền máu và 99,1% điều dưỡng biết truyền máu cùng nhóm là tốt nhất; đa số các điều dưỡng biết được các vấn đề cần theo dõi trong suốt quá trình truyền máu chiếm gần 80% và có 94,5% điều dưỡng biết ngừng truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường; có 64,2% điều dưỡng biết được thể tích máu cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu,…. Kết luận: việc nâng cao kiến thức và thực hành an toàn truyền máu cho điều dưỡng là rất quan trọng, vì vậy cần tăng cường tập huấn và giám sát thường xuyên quy trình truyền máu nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • 6. iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM TẠ...................................................................................................................i LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................ii TÓM TẮT ......................................................................................................................iii MỤC LỤC......................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................viii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỂN MÁU .....................................................3 2.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu của thế giới............................................................3 2.1.2. Lịch sử phát triển truyền máu của Việt Nam ........................................................4 2.2. KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỂN MÁU..............................5 2.2.1. Định nghĩa .............................................................................................................5 2.2.2. Các trường hợp được và không được truyền máu.................................................6 2.2.3. Nguyên tắc trong truyền máu ................................................................................7 2.2.4. Ý nghĩa trong thực hành truyền máu.....................................................................8 2.3. TAI BIẾN THƯỜNG GẶP DO TRUYỀN MÁU VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ ..............................................................................................8 2.3.1. Các tai biến truyền máu do miễn dịch...................................................................8 2.3.2. Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng ...............................................................9 2.3.3. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn.................................................................9 2.3.4. Tai biến khác .......................................................................................................10 2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU ...................................................................................10 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................12 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................12 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................12 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu...........................................................................................12 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ...............................................................................................12 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................................12 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................12 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................12 3.2.2. Cỡ mẫu.................................................................................................................12
  • 7. v 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................12 3.2.4. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................12 3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................15 3.2.6. Phương pháp sai lệch...........................................................................................15 3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..............................................................15 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU.....................................................................15 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................17 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................17 4.2. THẢO LUẬN.........................................................................................................24 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................30 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................30 5.2. ĐỀ NGHỊ................................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu .................................13 Bảng 3.2. Nội dung đánh giá kiến thức.........................................................................13 Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về an toàn truyền máu.................................14 Bảng 3.4. Nội dung đánh giá thực hành ........................................................................14 Bảng 4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................17 Bảng 4.2. Y lệnh truyền máu tại khoa...........................................................................17 Bảng 4.3. Nguồn tiếp nhận thông tin về an toàn truyền máu........................................18 Bảng 4.4. Số nguồn tiếp nhận thông tin ........................................................................18 Bảng 4.5. Các chỉ định truyền máu ...............................................................................19 Bảng 4.6. Nhóm máu truyền được an toàn....................................................................19 Bảng 4.7. Sơ đồ truyền máu hệ ABO............................................................................19 Bảng 4.8. Số máu tối đa khi truyền máu khác nhóm.....................................................20 Bảng 4.9. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản máu...........................................................20 Bảng 4.10. Các tai biến xảy ra khi truyền máu .............................................................20 Bảng 4.11. Thực hiện phản ứng chéo tại giường ..........................................................21 Bảng 4.12. Thực hiện phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu .............................21 Bảng 4.13. Thời gian cần thiết để làm nguội máu trước khi truyền..............................22 Bảng 4.14. Nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình truyền máu .................22 Bảng 4.15. Việc làm đầu tiên khi có dấu hiệu bất thường ............................................22 Bảng 4.16. Thể tích cần giữ lại trong túi máu khi kết thúc truyền máu........................22 Bảng 4.17. Những vấn đề cần theo dõi khi truyền máu ................................................23
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ truyền máu hệ ABO ..............................................................................7 Hình 4.1. Đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu....................................................18 Hình 4.2. Đánh giá thực hành về an toàn truyền máu ...................................................21
  • 10. viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATTM An toàn truyền máu ĐD Điều dưỡng NM Nhóm máu SK Sức khỏe AT An toàn TM Truyền máu BN Bệnh nhân TB Tai biến
  • 11. 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Trong thực hành y khoa, máu rất quan trọng và cần thiết cho việc điều trị nội khoa, cấp cứu ngoại khoa và sản khoa; đồng thời nó cũng rất cần trong việc triển khai nhiều kỹ thuật cao như ghép tạng, mổ tim,.... Nhờ có máu mà nhiều bệnh nhân đã được cứu sống. Tuy nhiên, việc truyền máu có thể gây ra nhiều tai biến nghiêm trọng nếu không được bảo đảm và tuân thủ các nguyên tắc về an toàn truyền máu [9]. Truyền máu là một phương pháp điều trị không thể thiếu trong rất nhiều chuyên khoa. Bên cạnh việc cứu sống bệnh nhân, mang lại hiệu quả điều trị mà chưa có một dược phẩm nào thay thế được, các phản ứng miễn dịch của truyền máu có thể gây tử vong trước mắt và ảnh hưởng sức khỏe người bệnh về sau nếu việc truyền máu không tuân thủ đúng quy chế truyền máu [14]. Hàng năm toàn thế giới (176 nước) có trên 100 triệu đơn vị máu được thu thập để truyền cho người bệnh, tuy nhiên con số này so với nhu cầu điều trị vẫn còn rất thiếu. Mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ chết khi sinh con, hầu hết những phụ nữ này thuộc các nước đang phát triển và trong số các trường hợp trên có 25% người mẹ sinh con bị chết vì mất máu nặng. Máu quan trọng như vậy nhưng truyền máu cũng có thể làm lây truyền một số bệnh từ người cho máu sang người bệnh nếu các nguyên tắc về an toàn truyền máu không được tôn trọng [6]. Báo cáo hàng năm tại Anh cho thấy việc không xác định nhóm máu và các thành phần của nó, xác định sai bệnh nhân và không kiểm soát bệnh nhân trong quá trình truyền máu là nguyên nhân chính xảy ra các nguy cơ sai lầm nghiêm trọng của việc truyền máu [17]. Tại Việt Nam, vấn đề về an toàn truyền máu chưa được xác định đầy đủ. Có rất ít tài liệu và giám sát về an toàn truyền máu được công bố. Tình hình ở nước ta nhu cầu máu rất lớn, với gần 80 triệu dân, với số lượng người bệnh hàng năm chúng ta cần khoảng 400.000 lít máu [14]. Năm 2013, tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ sử dụng hơn 7.000 đơn vị máu để điều trị cho người bệnh cùng với sự phát triển các chuyên khoa sâu, theo dự đoán số lượng máu sử dụng sẽ tăng hơn nữa vào những năm mới. An toàn truyền máu là một chuỗi các hoạt động gắn kết chặt chẽ và đan xen với nhau; bất kỳ một mắc xích nào trong chuỗi hoạt động này không được thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc quy định thì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh [9]. Hiện nay, tại các cơ sở điều trị, công tác truyền máu thường do điều dưỡng đảm nhận, do đó người điều dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng, cuối cùng của việc thực hiện truyền máu an toàn. Vì vậy, yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu là điều rất cần thiết tại cơ sở y tế [14]. Xuất phát từ thực tế trên nên đề tài: “Khảo sát kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều
  • 12. 2 dưỡng tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017” được tiến hành nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 2. Xác định tỷ lệ điều dưỡng có thực hành đúng về an toàn truyền máu tại bệnh viện đa khoa Thành phồ Cần Thơ năm 2017.
  • 13. 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRUYỀN MÁU 2.1.1. Lịch sử phát triển truyền máu thế giới Thời cổ xưa, khi hệ thống các nhóm máu (NM) chưa được phát hiện, con người đã phải chứng kiến một thực tế phũ phàng là người thân (bệnh nhân) của họ đã phải chết do mất máu nặng mà họ không làm gì được. Đã có thời kỳ con người dùng máu súc vật truyền cho người với hy vọng cứu sống được người thân của mình, nhưng họ đã thất bại thảm hại [12]. Tất cả thành công của truyền máu (TM) đều được bắt đầu ở thế kỷ XIX và phát triển mạnh ở thế kỷ XX. Nền tảng cho nghiên cứu về TM được bắt đầu từ kết quả nghiên cứu giải phẩu của Williams Harvey ông đã chứng minh rằng máu chảy trong hệ tuần hoàn, có hai hệ thống: động mạch đẩy máu đi và tĩnh mạch đưa máu trở lại tim. Nhờ vậy có thể lấy máu ra khỏi cơ thể và cũng có thể đưa máu vào hệ tuần hoàn qua hệ thống mạch máu [6]. - Sang thế kỷ thứ XIX: năm 1818 Blundell (1790-1977) đã làm sống lại TM. Ông đã tiến hành TM trực tiếp từ người sang người. Blundell đã TM người cho 10 người khác bằng xilanh, 5 người sống và 5 người tử vong. Các bệnh nhân (BN) đều được ghi chép tỉ mỉ và ông kết luận rằng, TM động vật cho người là không được, TM người cho người có kết quả ở một số BN. Kết quả này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố kỹ thuật, máu đông, bơm tiêm TM và sự khác nhau giữa các cá thể trong cùng một loài….Đây là kết quả rất quan trọng cho nghiên cứu tiếp theo [6]. - Tới thế kỷ XX: vấn đề bí ẩn của truyền máu đã được mở ra: + Năm 1900, Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, mở đầu cho kỷ nguyên TM. Thoạt nhiên, K.Landsteiner xác định 2 kháng nguyên A và B, cùng với hai kháng thể tương ứng là Anti-A và Anti-B, từ đó có 3 nhóm hồng cầu A, B và O [13]. Ông đã mở ra các điều bí ẩn TM người cho người gây tử vong và tạo dựng các hướng nghiên cứu mới: miễn dịch huyết học, miễn dịch ghép, di truyền, nguồn gốc loài người và y học pháp lý [6]. + Năm 1940, Landsteiner và Wiener đã tiến hành một thực nghiệm trên khỉ Macacus Rhesus, và đã phát hiện ra hệ nhóm máu Rh. Sự phát triển ra nhóm máu hệ Rh đã giải thích được những trường hợp vàng da tan máu ở trẻ sơ sinh. Khác với NM hệ ABO, hệ Rh chỉ có kháng nguyên mà không có kháng thể tự nhiên. Kháng nguyên đầu tiên của hệ Rh được phát hiện là kháng nguyên D, người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người có NM Rh dương và người không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người có NM Rh âm [8]. Đây là tiến bộ mới, được coi như công trình thế kỷ trong công tác bảo vệ sức khỏe (SK) con người.
  • 14. 4 + Do nhu cầu máu trong điều trị ngày càng tăng, Braxton (1869) đưa ra dung dịch chống đông bằng phosphate. Sau đó Weil (1915) đã đưa ra dung dịch citrate, dung dịch này dùng suốt thời gian đại chiến thứ nhất. Loutit (1943) đã phát hiện ra công thức ACD (acide - citrate - dextrose) để chống đông lượng máu lớn. Năm 1970 do nhu cầu bảo quản máu lâu hơn nên ACD được thay thế bằng CPD (citrate - phosphate - dextrose). + Ngân hàng máu đầu tiên được xây dựng tại một bệnh viện ở Chicago (1936). Năm 1940 ở Mỹ, nước đầu tiên đã tổ chức chương trình thu gom máu qua Hội Chữ Thập đỏ [6]. Năm 1947 Cohn đã thành công nghiên cứu tách các thành phần huyết tương bằng ethanol lạnh (cold ethanol). Cuối thế kỷ XX, vai trò bạch cầu trong an toàn truyền máu (ATTM) đã được đề cập, bạch cầu trong máu bảo quản tạo ra nhiều chấ gây sốt, gây dị ứng ứng như prostaglandin, histamine,… làm cho chất lượng máu bị thay đổi. + Một trong các thành tựu lớn của thế kỷ XX và đang được phát triển của thế kỷ XXI là vấn đề tế bào gốc (Stam cells) ứng dụng trong điều trị bệnh. Từ những năm 70 của thế kỷ trước cùng với các hiểu biết củ kháng nguyên bạch cầu HLA, các chất ức chế miễn dịch và các cytokin tạo máu, ghép tủy tế bào gốc sinh máu đã phát triển thêm một bước mới [6]. 2.1.2.Lịch sử phát triển truyền máu của Việt Nam - Ở Việt Nam, TM được bắt đầu áp dụng từ các năm đầu thập kỷ 40 tại các bệnh viện ở Hà Nội, Sài Gòn. Phương pháp lúc đó là truyền trực tiếp từ người cho sang người nhận qua máy Touvolet hay một cách thụ động hơn qua các bơm tiêm cỡ lớn [12]. - Cuối năm 1945, trung tâm TM đầu tiên được hình thành ở Viện Grall Sài Gòn. Sau đó một là một trung tâm mới được xây dựng tại Gò Vấp, Sài Gòn. Trung tâm TM đầu tiên ở Hà Nội được thành lập từ tháng 7-1948 tại Viện Pasteur Hà Nội. Do nhu cầu cầu quân đội Pháp nên hai trung tâm TM ở Nam Định (tháng 4-1951) và Hải Phòng (tháng 10-1953) được thành lập thêm [12]. - Từ năm 1993-2005: truyền máu Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng phát triển của truyền máu hiện đại của khu vực và thế giới. + Vận động cho máu tình nguyện quy mô toàn quốc bắt đầu từ 24/01/1994. Một năm sau (1995) Bộ Y tế và Hội Chữ Thập đỏ quyết định lấy ngày 6/1 là ngày bầu cử khóa quốc hội đầu tiên 1946 làm ngày động viên toàn dân tham gia hiến máu, tới năm 2000 Chính phủ quyết định đổi sang ngày 7/4 ngày SK toàn cầu giành cho ATTM làm ngày cổ động hiến máu toàn quốc [6]. + Tháng 01/1995 Bộ Y tế - Tài chính - Kế hoạch đã xây dựng giá tiền cho một đơn vị máu. Đổi mới trang thiết bị thu gom và bảo quản máu từ chai thay bằng túi dẻo, thay giường bằng ghế lấy máu, xây dựng tủ lạnh bảo quản máu và huyết tương. Sàng lọc đủ
  • 15. 5 5 bệnh nhiễm trùng theo yêu cầu của Tổ chức y tế thế giới: HIV, giang mai, sốt rét, HBV, HCV. - Truyền máu luôn được coi là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu do dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng trong cộng đồng và tỷ lệ nhiễm HIV từ 5-10% trên toàn thế giới thông qua truyền máu và các chế phẩm máu. Việc lây nhiễm này có thể được loại trừ nếu biết phối hợp và thực hiện tốt chương trình Truyền máu quốc gia [3]. - Ở Việt Nam, TM là một bộ phận của hệ thống huyết học và truyền máu [1]. Tại trung ương Viện huyết học - truyền máu được đặt tại bệnh viện Bạch Mai, tại tuyến tỉnh, thành phố bộ phận TM này thường được đặt trong khoa huyết học và truyền máu. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của hệ thống y tế trong toàn quốc, công tác TM cũng ngày càng được củng cố và nâng cao nhờ sự quan tâm của Nhà nước nói chung và của ngành y tế nói riêng [1]. 2.2. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU 2.2.1. Định nghĩa 2.2.1.1. Máu Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cấu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển của các tế bào và các chất khác nhau như amino acid, lipid, hormone giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. 2.2.1.2. Truyền máu Theo quy chế TM (2007), TM lâm sàng là các hoạt động liên quan đến việc đưa máu và các chế phẩm máu vào trong mạch máu của người nhận [2]. TM là một khâu trọng yếu của hệ thống cấp cứu và điều trị thương bệnh binh, BN và nạn nhân. Muốn TM hiệu quả và an toàn (AT), điều cấp thiết là phải có đủ số lượng máu và đảm bảo đúng chất lượng [7]. TM được sử dụng trong nhiều tình huống, nhiều chuyên khoa nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt một hoặc nhiều thành phần trong máu của người bệnh. BN thiếu máu có thể được TM toàn phần hoặc các chế phẩm như: khối hồng cầu, khối bạch cầu, khối tiểu cầu, các chế phẩm huyết tương,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh [10]. 2.2.1.3. An toàn truyền máu ATTM là một trong những yêu cầu cơ bản của truyền máu [10]. ATTM là một quy trình khép kín từ việc chỉ định truyền máu đúng, sử dụng đúng máu và các chế phẩm phù hợp, theo dõi và xử trí tốt các biểu hiện trong quá trình TM, theo dõi các tai biến (TB) có thể xảy ra trong và sau khi TM… nhằm hạn chế và phòng ngừa các phản ứng bất lợi có thể ảnh hưởng đến tính mạng BN cũng như SK của BN về sau [14]. ATTM
  • 16. 6 ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng là AT cho người cho máu, AT cho nhân viên làm công tác TM và AT cho người nhận máu [9]. Những yêu cầu của ATTM là: - An toàn về số lượng: đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, thường xuyên, ổn định máu và các chế phẩm máu có chất lượng cho điều trị, cấp cứu, dự phòng thảm họa. Đảm bảo về số lượng máu bao gồm đảm bảo cơ số theo từng chế phẩm máu cần cho điều trị và theo các NM (hệ ABO, hệ Rh,…) [10]. - An toàn về chất lượng: máu được lấy từ người hiến máu tự nguyện [10]. Phải được ưu tiên lấy máu ở vùng có nguy cơ thấp nhất để tránh giai đoạn cửa sổ, lấy máu phải được khám xét cẩn thận để tìm ra được các yếu tố bất thường, để chăm sóc SK và tư vấn cho người hiến máu [7]. Máu và các chế phẩm của máu có chất lượng được cung cấp cho các cơ sở y tế mọi khu vực nhằm đảm bảo công bằng cho người dân trong hưởng thụ dịch vụ TM. - An toàn cho người hiến máu: người hiến máu phải được tư vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm tuyển chọn, chăm sóc và hướng dẫn đầy đủ chu đáo trong quá trình hiến máu nhằm giảm các TB. Người hiến máu là người khỏe mạnh, có đủ điều kiện theo quy định và tự nguyện hiến máu toàn phần hay một số thành phần của máu [2]. - An toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu: được trang bị đầy đủ các kiến thức về ATTM, được bảo hộ lao động và đảm bảo các vấn đề pháp lý. - An toàn cho người nhận máu: đảm bảo AT về số lượng máu, đảm bảo mọi nhu cầu về máu khi người bệnh cần, đảm bảo về chất lượng máu và thực hiện đầy đủ quy định và quy trình về TM. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới ATTM như: sự xuất hiện các mầm bệnh lây qua đường TM, sự xuất hiện và bùng phát cá vụ dịch với các dạng biến thể của các chủng virus… làm nguồn người hiến máu có xu hướng bị thu hẹp. Do đó, việc áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo ATTM ở mỗi quốc gia càng trở nên cấp thiết [10]. 2.2.2. Các trường hợp được và không được truyền máu 2.2.2.1. Các trường hợp được truyền máu Có nhiều lý do mọi người được TM bao gồm phẩu thuật, bệnh tật, thương tích và bệnh tật. Tùy vào nguyên nhân mà người nhận được TM toàn phần hay các chế phẩm của máu. - Phẫu thuật, chấn thương hay bệnh thiếu máu: mất máu trong khi phẫu thuật hoặc chấn thương có thể yêu cầu truyền những gì được gọi là “đóng gói các tế bào máu đỏ”, có nghĩa là máu nhất định có chứa một nồng độ của các tế bào máu chủ yếu là màu đỏ. Ngoài ra, thiếu máu là khi có các tế bào máu quá ít màu đỏ, có thể yêu cầu truyền các tế bào máu đỏ đóng gói.
  • 17. 7 - Xuất huyết: cần TM để bù lại lượng máu đã mất đồng thời cung cấp thêm các yếu tố đông máu [4]. - Giảm tiểu cầu, thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh hay mắc phải. - Ung thư: ung thư có thể làm giảm sản xuất các tế bào máu đỏ, các tế bào bạch cầu và tiểu cầu của cơ thể bằng cách tác động đến các cơ quan có ảnh hưởng đến máu, chẳng hạn như thận, tủy xương và lách. Thuốc được sử dụng trong hóa trị liệu cũng có thể làm giảm các thành phần của máu như vậy trong các loại bệnh ung thư thì rất cần phải TM. - Nhiễm trùng, suy gan hoặc các vết bỏng nặng: có thể cần truyền huyết tương là một phần chất lỏng của máu. - Các rối loạn máu: những người có bệnh về máu và những người cấy ghép tế bào gốc có thể được truyền các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. 2.2.2.2. Các trường hợp không được truyền máu Bên cạnh những trường hợp nhất thiết phải truyền máu thì cũng có một số trường hợp không nên trường máu vì sẽ rất nguy hiễm cho tính mạng của người nhận máu như: - Phù phổi cấp - Viêm tắc động mạch hay tĩnh mạch 2.2.3. Nguyên tắc trong truyền máu - Truyền cùng NM đề tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết). - Ngoài việc xác định NM của người cho và người nhận máu, cần phải làm phản ứng chéo bằng cách trộn hồng cầu của người cho với huyết thanh của người nhận và ngược lạ, trộn hồng cầu của người nhận với huyết thanh của người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận. - Kiểm tra chất lượng máu: nhóm máu, số lượng, màu sắc, vô khuẩn. Theo dõi quá trình TM, dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, dây TM, tốc độ chảy [4]. - Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm thì truyền máu khác nhóm theo quy tắc sau đây và số lượng ít hơn 2 đơn vị máu. Hình 2.1. Sơ đồ truyền máu hệ ABO
  • 18. 8 2.2.4. Ý nghĩa trong thực hành truyền máu - Truyền máu để nuôi dưỡng các tế bào và cơ quan trong cơ thể nhằm duy trì sự sống của con người - Bất kỳ lý do nào gây ra thiếu máu nhiều thì đều phải truyền máu. Truyền máu cũng là để chống chảy máu ngoài hoặc sâu trong cơ thể hoặc ở khớp như trong bệnh máu khó đông và các bệnh rối loạn đông cầm máu. Truyền máu còn để phục hồi các chứng suy dinh dưỡng. - Tùy theo thể trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ dùng khối hồng cầu hoặc huyết tương hoặc khối tiểu cầu. Ngày nay truyền máu là cách điều trị tốt nhất trong cấp cứu và điều trị nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác. Không có một chất nào có thể thay thế máu. 2.3. TAI BIẾN THƯỜNG GẶP DO TRUYỀN MÁU VÀ BIỆN PHÁP XỬ TRÍ 2.3.1. Các tai biến truyền máu do miễn dịch 2.3.1.1. Phản ứng tan máu cấp do truyền máu - Thường gặp do truyền máu toàn phần hoặc khối hồng cầu không tương đồng về nhóm máu ABO. - Biểu hiện lâm sàng: kích thích, lo lắng, đỏ da, buồn nôn, nôn, đau vị trí truyền máu, đau bụng, đau lưng, sốt/rét run, mạch nhanh, hạ huyết áp, chảy máu không cầm, nước tiểu sẫm màu [5]. - Xử trí: lập tức ngừng truyền máu, điều trị ức chế phản ứng miễn dịch - dị ứng, nâng huyết áp, duy trì đường thở phù hợp và đảm bảo lọc máu bằng dịch truyền, thuốc lợi tiểu, chạy thận nhân tạo khi cần [6]. 2.3.1.2. Phản ứng tan máu muộn do truyền máu - Do hiện tượng miễn dịch thứ phát chống lại các đồng kháng nguyên hồng cầu. Kháng thể bắt đầu tạo ra sau khi người bệnh tiếp xúc với kháng nguyên lạ trong máu truyền 1- 2 tuần [6]. - Biểu hiện lâm sàng: không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu mà chỉ giảm nồng độ hemoglobin. Trường hợp nặng hơn có thể có các biểu hiện đặc trưng như sốt rét run, vàng da, thiếu máu,… - Xử trí: do mức độ này thường nhẹ nên không cần điều trị tích cực chỉ điều trị triệu chứng, chống vô niệu, suy thận. 2.3.1.3. Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu Đây là phản ứng phổ biến, nhưng thường không phải là nghiêm trọng. Khi một cơn sốt phát triển nhanh chóng trong quá trình truyền hoặc ngay sau khi truyền nó được gọi là sốt phản ứng. - Nguyên nhân là do không phù hợp nhóm bạch cầu và tiểu cầu của người cho và người nhận.
  • 19. 9 - Biểu hiện lâm sàng: sốt đơn thuần không quá 1,5 0 C so với trước truyền, có thể kèm theo rét run, đau đầu, buồn nôn [5]. - Xử trí: tạm ngưng truyền, sử dụng paracetamol 10 mg/kg uống hoặc tiêm truyền. 2.3.1.4. Phản ứng sốc phản vệ - Thường xuất hiện ngay sau khi bắt đầu truyền - Biểu hiện lâm sàng: khó thở, tụt huyết áp, nôn, đau bụng, vã mồ hôi, đại tiểu tiện không tự chủ, co thắt khí - phế quản,…. - Xử trí: hỗ trợ hô hấp, thở oxy, chống co thắt khí - phế quản, truyền dịch, adrenalin, dopamine, corticoic,… 2.3.1.5. Các phản ứng dị ứng do truyền máu Mặc dù sẽ được cung cấp máu phù hợp với nhóm máu, nó vẫn còn có thể có một phản ứng dị ứng với các thành phần của máu được truyền. - Mề đay: do các dị nguyên có trong huyết tương và các chế phẩm máu khác có chứa huyết tương dẫn đến giải phóng histamine từ các mastocyt bị kháng thể (IgG, IgE) bao phủ [6]. - Bệnh nhân nổi sẩn ngứa khắp người. - Xử trí bằng cách tạm ngưng truyền máu và điều trị chống dị ứng bằng cách dùng các loại thuốc kháng histamin. 2.3.2. Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng 2.3.2.1. Viêm gan do truyền máu - Biểu hiện lâm sàng: thường gặp viêm gan không có hoặc có ít biểu hiện vàng da. Bệnh nhân có thể mệt mỏi, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, sốt nhẹ,…. Trường hợp vàng da thường biểu hiện lâm sàng nặng hơn [6]. - Xử trí: chủ yếu là điều trị nâng đỡ. 2.3.2.2. Nhiễm ký sinh trùng sốt rét - Tác nhân gây bệnh: P.falciparum, P.malariae, P.vivax, P.ovale. - Biểu hiện lâm sàng: bệnh nhân thường bị bệnh sốt rét - Xử trí: sử dụng phác đồ điều trị sốt rét để điều trị. 2.3.2.3. Nhiễm xoắn khuẩn giang mai - Tác nhân gây bệnh: Treponema pallidum - Biểu hiện lâm sàng: giống giang mai giai đoạn 2 (sẩn lan tỏa và tổn thương hạch bạch huyết) - Xử trí: sử dụng phác đồ điều trị giang mai để điều trị. 2.3.3. Tai biến do truyền máu khối lượng lớn 2.3.3.1. Quá tải tuần hoàn - Do truyền một khối lượng lớn máu với tốc độ nhanh gây quá tải tuần hoàn nhất là trên các bệnh nhân sẵn có bệnh tim hoặc phổi.
  • 20. 10 - Biểu hiện lâm sàng: ho, khó thở, xanh tím, phồng tĩnh mạch cảnh, đâu đầu, nhịp nhanh; có thể suy tim, phù phổi cấp [5]. - Xử trí: ngừng truyền máu, đặt bệnh nhân ở tư thế nữa ngồi, thở oxy, dùng thuốc lợi tiểu. 2.3.3.2. Quá tải citrat - Do tác dụng phụ của citrate dùng để chống đông máu truyền vào như giảm calci máu [6]. - Biểu hiện lâm sàng: rối loạn chức năng tim do giảm calci máu. - Xử trí: không truyền trên 1 đơn vị máu mỗi 5 phút. Bù calci bằng clorua calci hoặc gluconat calci nếu có biến chứng do giảm calci. 2.3.4. Tai biến khác Truyền máu quá nhiều có thể dẫn đến quá nhiều chất sắt trong máu. Điều này có thể làm hỏng các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả gan và tim. Những người có tình trạng quá tải sắt có thể được điều trị bằng liệu pháp chelation sắt, trong đó sử dụng thuốc để loại bỏ dư thừa. Quá tải sắt sẽ dẫn đến xạm da, rối loạn chức năng tụy nội tiết, gan, tim xử trí bằng cách thải sắt. 2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU Ngày nay mặc dù kiến thức về ATTM ngày càng cao và các biện pháp nhằm đảm bảo ATTM ngày càng được tăng cường, song ATTM vẫn chưa được đảm bảo. Ở nhiều nước trên thế giới, việc tuân thủ về ATTM vẫn còn thấp. Đánh giá kiến thức của các điều dưỡng về truyền máu để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân năm 2017 của Asmaa Hamed Abd Elhy và Zeinab Abdel Aziz Kasemy tại bệnh viện đại học Menoufia cho thấy có 61,2% điều dưỡng có kiến thức đạt về truyền máu [15]. Theo điều tra kiến thức về an toàn truyền máu của Jordan 2012 ghi nhận được kết quả: 95,3% hoàn thành bảng câu hỏi về kiến thức TM với số điểm trung bình là 51,3%. Đa số các điều dưỡng thiếu kiến thức liên quan đến việc chuẩn bị BN trước khi truyền máu. Ngoài ra, có 92% sử dụng các phương pháp không hợp lệ gây nguy hại làm tan máu [16]. Khảo sát kiến thức truyền máu của các điều dưỡng (ĐD) tại các trung tâm đào tạo y khoa của đại học Shahrekord năm 2004 của Kobra Noryan, Shanhram Etemadyfar và Yosef Aslain cho thấy 81,2 % ĐD không biết thời gian thích hợp để truyền máu và các chế phẩm của máu khi nhận từ ngân hàng máu. Ngoài ra, có 21,4% ĐD có kiến thức tốt, 66,7% có kiến thức trung bình và 12% có kiến thức kém về truyền máu [17].
  • 21. 11 Nghiên cứu kiến thức và thực hành về ATTM của ĐD tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009 của Trịnh Xuân Quang và các cộng sự đã ghi nhận được kết quả: kiến thức và thực hành của ĐD về ATTM còn hạn chế; 58,9% điều dưỡng không biết nhiệt độ bảo quản máu, 20% điều dưỡng không làm phản ứng chéo tại giường trước khi truyền máu, 50% ĐD không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi truyền, 79,2% ĐD không thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu [14]. Khảo sát kiến thức về ATTM của ĐD tại bệnh viện Đa khoa Khu vực Định Quán năm 2014 của ĐD Phan Thị Kim Hoa - Hứa Hồng Tài kết quả cho thấy rằng: có 79% đối tượng trả lời sai về chỉ định truyền máu trong chấn thương sọ não (một kỹ thuật mới mà bệnh viện đã triển khai và đạt nhiều kết quả khả quan), có 7% nhân viên được hỏi không biết tắc mạch là một TB thường xảy ra do kỹ thuật tiêm truyền của người điều dưỡng; trong thực hành truyền máu, thực hiện phản ứng vi sinh vật khi truyền máu là một yêu cầu bắt buộc phải làm nhưng chỉ có 66% nhân viên trả lời có làm, 34% không làm, chỉ có 88% nhân viên trả lời đúng thời gian làm nguội máu trước khi truyền, 18% nhân viên không nhớ [11].
  • 22. 12 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2017. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu Điều dưỡng đang làm việc tại khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ trong thời điểm tiến hành nghiên cứu. Điều dưỡng có thời gian công tác từ 1 năm trở lên tính từ thời điểm nghiên cứu. Điều dưỡng đồng ý tham gia nghiên cứu. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Những điều dưỡng đi công tác dài hạn hoặc đang đi học, nghỉ hậu sản, nghỉ ốm trong thời điểm nghiên cứu. Những điều dưỡng làm việc hành chánh. 3.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. Thời gian: từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 4 năm 2017. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu Chọn 109 điều dưỡng đang công tác tại khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện tất cả các điều dưỡng đang làm việc tại khoa nội và khoa ngoại của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. 3.2.4. Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - Tuổi: tính tuổi theo năm dương lịch của điều dưỡng, được chia làm 3 nhóm <25 tuổi, 25-40 tuổi và >40 tuổi. - Giới tính: chia thành 2 nhóm nam và nữ. - Chuyên khoa làm việc: chia làm 2 nhóm khoa nội và khoa ngoại. - Thâm niên làm việc: tính từ lúc điều dưỡng bắt đầu làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ, được chia làm 4 nhóm <5 năm, 5-10 năm, 10-20 năm và >20 năm. - Trình độ chuyên môn: được chia làm 3 nhóm trung học, cao đẳng và cử nhân. Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 23. 13 3.2.4.2. Kiến thức về an toàn truyền máu * Kiến thức chung về an toàn truyền máu: Đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu dựa trên số điểm đạt được khi trả lời đúng các nội dung liên quan về an toàn truyền máu. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng 0 điểm. Thang điểm đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu của điều dưỡng có 2 mức độ: đạt và chưa đạt. Bảng 3.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về an toàn truyền máu Mức độ kiến thức (% điểm đạt) Số điểm đạt được Đạt (80-100%) 13-16 điểm Chưa đạt (<80%) ≤12 điểm Điểm tối đa 16 điểm * Kiến thức về an toàn truyền máu: Bảng 3.2. Nội dung đánh giá kiến thức Nội dung đánh giá kiến thức Kiến thức đúng Điểm 1. Chỉ định trong truyền máu Liệt kê đủ 7 chỉ định: - Thiếu máu nặng - Sốc mất máu - Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng - Các bệnh lý về máu - Viêm cơ tim, các bệnh van tim - Xơ cứng động mạch não, cao huyết áp - Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thủy Chọn 1 chỉ định là 1 điểm, tối đa 7 điểm 2. Nhóm máu truyền được an toàn Chọn câu: cùng nhóm 1 điểm 3. Sơ đồ truyền máu Vẽ đúng sơ đồ: 1 điểm Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 24. 14 4. Tai biến trong truyền máu Liệt kê đủ 5 tai biến: - Tán máu cấp - Phản ứng quá mẫn - Nhiễm khuẩn - Phù phổi cấp do quá tải tuần hoàn - Tắc mạch Chọn 1 tai biến 1 điểm, tối đa 5 điểm 5. Đơn vị tối đa khi truyềnmáu khác nhóm Chọn câu: 2 đơn vị 1 điểm 6. Nhiệt độ bảo quản máu Chọn câu: 2-6 0 C 1 điểm 3.2.4.3. Thực hành về an toàn truyền máu * Thực hành chung về an toàn truyền máu Đánh giá thực hành về an toàn truyền máu dựa trên số điểm đạt được khi thực hành đúng các nội dung liên quan về an toàn truyền máu. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm, trả lời không đúng 0 điểm. Thang điểm đánh giá thực hành về quy trình an toàn truyền máu của điều dưỡng có 2 mức độ: đạt và chưa đạt. Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá thực hành về an toàn truyền máu Mức độ thực hành (% điểm đạt) Số điểm đạt được Đạt (80-100%) 10-12 điểm Chưa đạt (<80%) ≤9 điểm Điểm tối đa 12 điểm * Thực hành về an toàn truyền máu Bảng 3.4. Nội dung đánh giá thực hành Nội dung đánh giá thực hành Thực hành đúng Điểm 1.Thực hiện phản ứng chéo tại giường Chọn câu: luôn luôn 1 điểm 2.Thực hiện phản ứng sinh vật học Chọn câu: có 1 điểm 3.Thời gian làm nguội máu Chọn câu: không quá 30 phút 1 điểm 4.Nhiệm vụ theo dõi bệnh nhân trong truyền máu Chọn câu: cả bác sĩ và điều dưỡng 1 điểm Tải bản FULL (52 trang): bit.ly/36CnAMZ Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 25. 15 5.Vấn đề cần theo dõi trong truyền máu Liệt kê đủ 6 vấn đề: - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 15 phút - Phản ứng tán huyết - Theo dõi tình trạng người bệnh như lạnh run, nổi mề đai - Theo dõi và điều chỉnh tốc độ máu chảy đúng y lệnh - Ủ ấm cho người bệnh khi truyền máu - Phù phổi cấp Chọn 1 vấn đề 1 điểm, tối đa 6 điểm 6.Việc làm đầu tiên khi có dấu hiệu bất thường. Chọn câu: ngưng truyền máu ngay 1 điểm 7.Thể tích giữ lại trong túi máu Chọn câu: 5-10 ml 1 điểm 3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi để thực hiện thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp kết hợp với điền câu trả lời của người được phỏng vấn. Các bước tiến hành thu thập số liệu: Quá trình thu thập số liệu được tiến hành tại các khoa của bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. Trình tự thực hiện gồm: - Lập danh sách điều dưỡng làm việc tại bệnh viện đa khoa Thành phố Cần Thơ. - Lập danh sách mẫu nghiên cứu gồm 109 điều dưỡng. - Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích nghiên cứu, thời gian thực hiện nội dung phỏng vấn khoảng 15-30 phút. - Sau khi điều dưỡng đồng ý tham gia, phỏng vấn viên tiến hành phỏng vấn theo trình tự các câu hỏi trong bộ câu hỏi có sẵn. 3.2.6. Phương pháp sai lệch Phương pháp thu thập số liệu trên sẽ giúp: - Hạn chế việc đối tượng nghiên cứu không nộp lại bộ câu hỏi đã trả lời. - Đối tượng nghiên cứu an tâm trả lời trung thực, chính xác các câu hỏi vì đã được hướng dẫn giải thích rõ ràng trước và bộ câu hỏi không cần ghi những thông tin liên quan ảnh hưởng cá nhân. 3.2.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Dữ liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. - Tính tần số, tỷ lệ phần trăm (%). 6166969