SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Download to read offline
1
TÓM TẮT LUẬT KINH TẾ
CHƯƠNG I: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC
QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
I. Chủ thể kinh doanh:
1. Hoạt động thương mại: là những hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích thực hiện các
chính sách kinh tế-xã hội. Hoạt động thương mại gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ , đầu
tư, xúc tiến thương mại và cách hoạt động sinh lời khác.
2. Hoạt động kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lời.
 So sánh HĐ thương mại vs HĐ kinh doanh
Hoạt động thương mại Hoạt động kinh doanh
Giống + Tìm kiếm lợi nhuận (là HĐ có sinh lời)
+ Có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại, thể hiện tính nghề nghiệp
+ Có tính hợp pháp
Khác + các hoạt động liên quan đến
mua bán, cung ứng.
+ Thực hiện bởi thương nhân
+ gồm cả các hoạt động liên quan đến sản xuất,
tiêu thụ.
+ Thực hiện không chỉ bởi thương nhân
* Thương nhân: gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh.
là cá nhân tiến hành hoạt động thương mại nhưng nhân danh mình và chỉ làm lợi cho chính mình,
và có đăng ký kinh doanh (thương nhân thực tế không có đăng ký kinh doanh) ~ đn của thầy
II. Phân loại thương nhân
III. Pháp nhân và thể nhân
1. Pháp nhân
a. Lý thuyết giả định về pháp nhân:
 Pháp nhân là khái niệm pháp lý trừu tượng để mô tả một thực thể pháp lý do con người tạo ra
(nhân tạo), có sự độc lập về mặt tài sản với chính người tạo ra nó, và độc lập với các bên thứ 3.
Trong quá trình hoạt động, pháp nhân chịu trách nhiệm về mọi rủi ro bằng hoạt động của mình.
 Lý thuyết này được thể hiện trong điều 84, bộ luật dân sự năm 2005:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
2
1. Ðược thành lập hợp pháp;
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
b. Lý thuyết hiện thực về pháp nhân
 Pháp nhân là những gì tồn tại trên thực tế, có tư cách pháp lý độc lập, có khả năng hưởng
quyền và gánh vác nghĩa vụ.
 Lý thuyết này được thể hiện trong luật doanh nghiệp và luật phá sản
+ Điều 134 - luật doanh nghiệp: công nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng
thành viên công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của
công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
+ Luật phá sản
2. Thể nhân
Là thực thể không có tư cách pháp nhân (pháp nhân hiểu theo luật dân sự). Nghĩa là : thể nhân là
khái niệm pháp lý trừu tượng để mô tả một thực thể pháp lý do con người tạo ra (nhân tạo), không
có sự độc lập về mặt tài sản với chính người tạo ra nó.
 Pháp nhân khác thể nhân ở 2 điểm:
Pháp nhân Thể nhân
 Có tài sản riêng
 Tồn tại độc lập với phần tài sản còn lại của
chủ sở hữu
 Không có tài sản riêng
 Có sự liên đới với phần tài sản còn lại của
chủ sở hữu
 Hoạt động nhân danh mình và tự chịu trách
nhiệm về mọi hoạt động của mình với tài
sản riêng vốn có
 Chủ sở hữu phải cùng chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của nó
IV. Doanh nghiệp
1. Khái niệm (khoản 1- điều 4- luật doanh nghiệp)
Doanh nghiệp lầ tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2. Phân loại doanh nghiệp
 Công ty
+ Công ty TNHH một thành viên
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Công ty hợp danh
+ Công ty cổ phần
3
 Doanh nghiệp tư nhân
V. Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn
Hữu hạn hay vô hạn là tính chất của chế độ đảm bảo tài sản khi tham gia quan hệ tài sản, không
liên quan đến chế độ pháp lý phát sinh từ sự vi phạm pháp luật.
1. Trách nhiệm hữu hạn:
Là sự có giới hạn của nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi sản nghiệp. Có sự tách bạch về tài sản giữa
pháp nhân và chủ sở hữu nó, nên khi phá sản, nó chỉ trả nợ trong mức giá trị toàn bộ tài sản của nó.
2. Trách nhiệm vô hạn:
Là sự không có giới hạn của nghĩa vụ trả nợ.
+ Trách nghiệm vô hạn giác độ hẹp: phạm vi trả nợ gồm toàn bộ sản nghiệp của nó và chủ sở hữu
nó (không chỉ phần góp vốn kinh doanh mà là toàn bộ sản nghiệp), sau đó mới hết trách nhiệm trả
nợ.
+ Trách nhiệm vô hạn giác độ rộng: phạm vi trả nợ là tận cùng của nghĩa vụ trả nợ.
VI. Khởi sự doanh nghiệp
1. Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp
a. Tài sản
 Vốn điều lệ
- Tài sản góp vốn
Tài sản góp vốn gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản,… và các tài sản hợp pháp khác nhưng
có điều kiện:
o Không có tranh chấp về quyền sở hữu
o Là tài sản hợp pháp
o Có thể định giá được bằng tiền (để kế toán được)
- Định giá tài sản góp vốn:
o Người định giá: là người góp vốn
Nếu công ty thành lập mới: người định giá là thành viên sáng lập
Nếu góp thêm vốn: người định giá là công ty và người góp vốn
o Nguyên tắc góp vốn:
Nguyên tắc nhất trí: 100% đồng ý với kết quả định giá
Định giá theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn.
o Trách nhiệm của người định giá: định giá trung thực, chính xác giá trị tài sản góp vốn. Những
người có lỗi trong việc định giá sai tài sản góp vốn phải chịu liên đới cùng nhau trả nợ thay cho
công ty phần chênh lệch giữa giá trị định giá với giá trị thực của tài sản góp vốn (phá hạn).
- Hành vi góp vốn:
Bản chất của hành vi góp vốn là để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu (điều 4 luật
doanh nghiệp)
VD: A góp vốn vào công ty:
4
A được có tư cách thành viên, hưởng lợi từ công việc kinh doanh của công ty, được quản tham
gia quản trị công ty (quản trị là tổng hợp mọi sự tác động để định hướng hành vi của công ty)
A có nghĩa vụ cam kết chịu rủi ro với việc kinh doanh của công ty.
- Về vốn góp:
Nếu công ty có tư cách pháp nhân: người góp vốn phải chuyển sở hữu cho công ty.
Nếu công ty có tư cách thể nhân: không có chuyển quyền sở hữu do thể nhân không có sản
quyền độc lập, hành vi góp vốn chỉ là góp vốn kê khai tài sản đưa vào kinh doanh.
 Vốn đầu tư: là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện
hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp
 Vốn pháp định: là một hình thức điều kiện kinh doanh. Thông thường, mức độ tài sản đầu tư khi
thành lập doanh nghiệp là phụ thuộc chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực, Nhà nước
có quy định số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp.
Ví dụ:
A, B, C, D, E cùng thành lập công ty:
1- A góp 1 tỷ đồng tiền mặt.
2- B góp lô đất với giá trị hiện tại là 2 tỷ đồng. Nhưng do có tin đồn giá đất sẽ tăng, nên để tránh
thiệt thòi cho B, các thành viên còn lại nhất trí định giá lô đất của B là 3 tỷ đồng.
3- C góp một giấy nhận nợ của F trị giá 1,5 tỷ đồng, nhưng do còn các chi phí đòi nợ, nên giấy này
được định giá là 1 tỷ đồng. một ngày sau khi thành lập công ty, F tuyên bố phá sản và chỉ đòi
được của F 100 triệu đồng.
4- D góp 100 lượng vàng, nhưng ban đầu chỉ góp 10 lượng, cam kết sẽ hoàn trả sau, các thành viên
còn lại đồng ý.
5- E góp một chiếc ô tô, nhưng chưa sang tên.
Sau một năm, công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận đạt được là 1 tỷ đồng. Theo luật, lợi nhuận này sẽ
được chia như thế nào?
Đáp án
- A được chia trên 1 tỷ đồng.
- B được chia trên 2 tỷ đồng.
Lý do: định giá phải trung thực, chính xác dựa trên giá thị trường. Trong trường hợp công ty thua
lỗ, tất cả các thành viên của công ty phải liên đới chịu trách nhiệm trên phần vốn thiếu 1 tỷ.
- C được chia trên 1 tỷ đồng.
Lý do: Khi C sang tên giấy nợ cho công ty là công ty đã chấp nhận được hưởng lợi cũng như chịu
mọi trách nhiệm đối với giấy nợ. Thời điểm góp vốn giấy nợ trị giá 1 tỷ đồng.
- D được chia trên 100 lượng.
Lý do: thành viên của công ty có quyền được góp vốn theo 1 thời hạn nhất định trên sự đồng ý của
công ty. Khi góp vốn, công ty đã chấp nhận 100 lượng của D.
- E có thể không có gì hoặc được chia trên giá trị ô tô.
5
Lý do: E chưa sang tên nên trên thực tế, ô tô vẫn là tài sản của E. Tuy nhiên, nếu E chứng minh
được ô tô đã thực được sử dụng trong quá trình kinh doanh của công ty thì E vẫn có thể hưởng lợi
trên phần ô tô góp vốn.
b. Ngành nghề kinh doanh
 Chủ doanh nghiệp tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp những quy định quản lí ngành
nghề, lĩnh vực kinh doanh theo pháp luật.
 ở Việt Nam, các nhóm ngành nghề kinh doanh chủ yếu là
- Ngành, nghề bị cấm kinh doanh: gây hại đến kinh tế, xã hội, an ninh (vũ khí, ma túy, mại dâm,
đánh bạc, môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài,…)
- Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định do
đảm bảo cạnh tranh hiệu quả hoặc Nhà nước muốn hạn chế kinh doanh (quốc phòng an ninh, tài
chính ngân hàng, kdoanh bất động sản, giáo dục đào tạo,…)
- Ngành, nghề kinh doanh được khuyến khích: những lĩnh vực được ưu tiên trong từng thời kỳ
c. Tên và địa chỉ doanh nghiệp
 Tên doanh nghiệp:
- Mỗi doanh nghiệp phải có một tên chính thức dùng trong giao dịch với Nhà nước, các chủ thể kinh
doanh khác và người tiêu dùng.
- Tên phải được viết đầy đủ trong con dấu, viết và gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại
diện của doanh nghiệp, viết trên các tờ giấy giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh
nghiệp phát hành.
- Tên doanh nghiệp gồm 3 loại tên:
+ Tên tiếng Việt (là tên quan trọng nhất, buộc phải có): được thể hiện to nhất, viết trên mọi logo,
giao dịch, phải phát âm được.
+ Tên viết tắt, tên nước ngoài (có thể có hoặc không)
- Cấm trong đặt tên
+ Tên doanh nghiệp trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên một doanh nghiệp đã đăng ký kinh
doanh (tên của doanh nghiệp được bảo hộ trong phạm vi đăng ký kinh doanh)
+ Tên doanh nghiệp trái đạo đức xã hôi, tập quán, truyền thống dân tộc (quyền giải quyết thuộc
cơ quan đăng ký kinh doanh)
+ Sử dụng tên của cơ quan, đơn vị, các tổ chức nhà nước làm một phần hoặc toàn bộ tên của
doanh nghiệp mình, trừ khi được sự đồng ý.
+ Doanh nghiệp có thể sử dụng tên ngành, nghề kinh doanh hoặc hình thức đầu tư để cấu thành
tên doanh nghiệp, nhưng khi chuyển đổi ngành, nghề, doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên
 Địa chỉ doanh nghiệp
- Mỗi doanh nghiệp phải có địa chỉ một trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam
- Địa chỉ gồm: tên nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc thị xã, phường (thị trấn), quận (huyện), thị xã, thành
phồ thuộc tỉnh, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); số điện, số fax, thư điện tử (nếu có)
6
- Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có
+ Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu theo đăng ký kinh doanh
+ Chi nhánh kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của
doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
+ Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền.
d. Tư cách pháp lý của người thành lập và quản lí doanh nghiệp
- Mọi cá nhân, tổ chức là pháp nhân, gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Một số trường hợp cấm thành lập và quản lí doanh nghiệp
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng vốn nhà nước kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị mình.
+ Cán bộ theo quy định của pháp luật.
+ Quân nhân.
+ Cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trừ những người được cử quản
lí phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
+ Người chưa thành niên hoặc người hạn chế hành vi năng lực dân sự.
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh.
+ Các trường hợp khác theo quy định của luật phá sản.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập
+ Một doanh nghiệp tư nhân.
+ Một hộ kinh doanh cá thể.
+ Làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác chỉ khi các thành viên khác chấp
nhận.
e. Số lượng thành viên và cơ chế quản lí doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải đăng ký người đại diện theo pháp luật trong các quan hệ với Nhà nước, các
doanh nghiệp khác và khách hàng.
- Doanh nghiệp hình thành trên cơ sở vốn góp phải quy định về số thành viên và có điều lệ cty.
+ Số lượng thành viên quy định có thể là tối thiểu hoặc tối đa.
+ Điều lệ công ty là văn bản thể hiện thỏa thuận cụ thể của những người đầu tư với tư cách là
các thành viên góp vốn, quản lí doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm.
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp
 Giai đoạn tiền công ty
Là giao dịch xảy ra trước thời điểm công ty ra đời nhưng có mục đích thành lập công ty.
Dạng 1: Hợp đồng thành lập công ty.
Dạng 2: Nhiều giao dịch chuẩn bị cho sự ra đời của công ty
+ Người xác lập là người đại diện cho các thành viên, các quyền và nghĩa vụ đó phát sinh đó sẽ của
công ty khi công ty ra đời.
7
+ Nếu công ty không ra đời, mọi thành viên sáng lập liên đới chịu trách nhiệm.
 Thành lập công ty
1- Đăng ký kinh doanh: để Nhà nước thừa nhận sự ra đời của một công ty hợp pháp.
 Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: theo mẫu thống nhất của cơ quan đăng ký kinh doanh
(điều 16- Luật doanh nghiệp)
- Đối với những doanh nghiệp có điều lệ: dự thảo điều lệ.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện: Giấy xác nhận của cơ quan có
thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn, bản sao chứng chỉ hành
nghề:.
- Đối với công ty
+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Danh sách thành viên
+ Công ty cổ phần: Danh sách thành viên sáng lập
+ Công ty hợp danh: Danh sách thành viên hợp danh.
- Ngoài ra, kèm theo tài liệu khác về loại hình doanh nghiệp.
 Cơ quan đăng ký kinh doanh:
- Cơ quan cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW
Cấp cho mọi doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công
ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)
- Cơ quan cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định, nếu không thành lập thì phải có Phòng Tài chính Kế hoạch)
Đăng ký kinh doanh cho các hộ và hợp tác xã
- Phòng đăng ký kinh doanh (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư):
Cấp đăng ký kinh doanh cho các khu kinh tế.
Ví dụ:
Doanh nghiệp tư nhân cần có: đơn đề nghị đăng ký kinh doanh; các giấy tờ liên quan đến chứng
thực chủ sở hữu; chứng nhận của chính quyền thỏa mãn số vốn sở hữu tối thiểu; chứng chỉ hành
nghề.
Công ty ngoài những giầy tờ trên, cần có thêm dự thảo điều lệ công ty.
2- Cấp đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan làm việc cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau 10 ngày, không nhận được giấy chứng nhận hoặc
thông báo yêu cầu sửa đổi, người thành lập doanh nghiệp có quyền khuyến nại, tố cáo.
3- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
 Cơ quan nhà nước
- Định kỳ tuần thứ 1 hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ
kinh doanh tháng trước lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
8
- Định kỳ tuần thứ 2 hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thay đổi của các
doanh nghiệp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
 Doanh nghiệp
Trong 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải
thông báo các thông tin về doanh nghiệp lên các loại báo viết và báo điện tử trong 3 số liên
tiếp
4- Các thủ tục đăng ký khác
 Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
- Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện cùng tỉnh (thành phố trực thuộc TW) với trụ sở
chính: Trong 10 ngày kể từ khi doanh nghiệp quyết định thành lập chi nhánh, doanh
nghiệp phải gửi thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nếu hợp lệ, trong 7
ngày, Phòng đăng ký kinh doanh phải ghi bổ sung vào Giấy đăng ký kinh doanh.
- Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện không cùng tỉnh với trụ sở chính: Trong 7 ngày,
doanh nghiệp phải thông báo với phòng đăng ký
 Đăng ký thuế
 Đăng ký sử dụng con dấu
 Đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản
CHƯƠNG II: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH THƯƠNG NHÂN
ĐƠN LẺ
Thương nhân: là một cá nhân tự bỏ vốn, tự kinh doanh, được hưởng cả, lỗ phải chịu.
Ở Việt Nam, mô hình thương nhân đơn lẻ thể hiện ở 2 mô hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân và
hộ gia đình.
I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN:
1. Khái niệm:
Điều 141 (luật doanh nghiệp) Doanh nghiệp tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh do một cá nhân
làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh
nghiệp tư nhân bằng tài sản của chính mình.
Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
2. Những đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân:
a. Chủ sở hữu: là cá nhân một con người (không có sự liên kết). Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản của chính mình. (trách nhiệm vô hạn giác độ rộng)
b. Tư cách pháp nhân:
9
 Doanh nghiệp tư nhân KHÔNG có tư cách pháp nhân: do nó không có sản nghiệp độc lập. Doanh
nghiệp tư nhân là chủ thể của các quan hệ pháp luật, chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn. Vì:
1- khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không cần phải chuyển quyền sở hữu mà chỉ cần
nêu rõ tổng số vốn đầu tư bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản
khác
2- trong quá trình kinh doanh, chủ sở hữu có quyền tăng giảm vốn tùy ý, việc tăng giảm này phải
được ghi vào sổ kế toán.
Trường hợp giảm số vốn thấy hơn số vốn đã đăng ký thì chủ sở hữu phải khai báo với cơ quan
đăng ký kinh doanh.Tuy nhiên, về vấn đề thuế, yêu cầu nếu số vốn rút về thấp hơn đăng ký ban
đầu thì phải đăng ký lại.
3- mọi chi phí hoạt động của công ty không tách khỏi chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.
 Doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành cổ phiếu.
 Quản lý điều hành:
Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp. ông ta có thể tự điều hành hoặc
thuê một người khác điều hành, nhưng trong mọi trường hợp, chủ sở hữu vẫn phải chịu mọi trách
nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.
II. HỘ KINH DOANH
1. Khái niệm
Hộ kinh doanh là một hoặc một số thành viên hoặc cá nhân trong một hộ gia đình cùng góp vốn, góp
sức tiến hành hoạt động kinh doanh chung, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro.
2. Đặc trưng pháp lý
+ Thành viên: một hộ kinh doanh có thể có một hoặc nhiều hơn một cá nhân trong cùng một hộ gia
đình. Theo luật dân sự, hộ gia đình có các quan hệ sau: mang tính chất huyết thống, quan hệ hôn
nhân, quan hệ nuôi dưỡng.
Chú ý: khi hợp tác với đối tượng kinh doanh, phải chú ý ai là người đăng ký kinh doanh để tránh
những rủi ro sau này.
+ Tư cách pháp nhân:
Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
+ Trách nhiệm tài sản:
Trách nhiệm này là trách nhiệm vô hạn và liên đới (liên đới đến tất cả những người có tên trong
đăng ký kinh doanh).
+ Quản lý kinh doanh
Mọi hành vi đều được thông qua chủ hộ.
Chủ hộ là người được các thành viên bầu ra và được ghi trong đăng ký kinh doanh.
10
So sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân
Giống Trong trường hợp hộ kinh doanh có một người đăng ký kinh doanh thì Hộ kinh doanh
giống Doanh nghiệp tư nhân về tất cả các đặc điểm.
Khác - Luật điều chỉnh là luật hộ kinh doanh
- Cơ quan đăng ký thuộc cấp quận,
huyện
- Nhiều trường hợp được miễn đăng ký
kinh doanh như: gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và diêm dân
hoặc hộ có số vốn thấp, kinh doanh
không có đặc điểm nhất định.
- Không có con dấu
- Không có hệ thống luật phá sản (nếu
kinh doanh thô lỗ, chủ nợ đòi bằng
luật dân sự)
- Thuế khoán (đánh vào thu nhập của
chủ hộ)
- Luật điều chỉnh là luật doanh nghiệp
- Cơ quan đăng ký thuộc cấp tỉnh, thành
phố.
- Không có trường hợp được miễn đăng
ký kinh doanh
- Có con dấu
- Có luật phá sản (nếu kinh doanh thua lỗ,
chủ nợ có thể đòi bằng luật dân sự hoặc
luật phá sản)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Note:
+ Nếu một cơ sở kinh doanh thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên (có hợp đồng dài hạn) thì
phải chuyển sanh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp.
+ Nếu một hộ kinh doanh có hai cơ sở trở lên thì phải chuyển đăng ký thành doanh nghiệp.
- Bán và cho thuê cơ sở kinh doanh:
a. Bán cơ sở kinh doanh:
- Khái niệm: Bán doanh nghiệp là bán sản nghiệp thương mại thông qua hợp đồng mua bán doanh
nghiệp.
Sản nghiệp thương mại khác sản nghiệp nói chung: sản nghiệp nói chung gồm cả sản
nghiệp thương mại và sản nghiệp cá nhân.
- Sản nghiệp thương mại gồm cả có và nợ
Những khoản nợ xác lập trước thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực thì người bán
doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm.
Những khoản nợ xác lập sau thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực thì người mua doanh
nghiệp phải chịu trách nhiệm.
Nếu có sự chuyển trách nhiệm phải có sự nhất trí của hai bên và của chủ nợ.
b. Thuê cơ sở kinh doanh
- Khái niệm: Thuê doanh nghiệp là chuyển giao quyền sử dụng doanh nghiệp, không phải chuyển
giao quyền sở hữu.
- Đặc điểm:
11
Người cho thuê vẫn đứng tên trên đăng ký kinh doanh nên mọi trách nhiệm liên quan vẫn
của người cho thuê. Như vậy, người cho thuê phải chú ý đưa rủi ro vào hợp đồng cho thuê.
CHƯƠNG III: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY
I. CÔNG TY
1. Khái niệm
Công ty là sự liên kết của hai hay nhiền thành viên (trừ trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên) cho cùng một mục đích chung nào đó.
2. Phân loại
 Phân loại theo mục đích:
- Công ty thương mại
- Công ty phi thương mại
 Phân loại theo luật của từng vùng
- Anh – Mỹ: Công ty đóng (là công ty có vốn lưu chuyển nội bộ như công ty TNHH); Công ty mở
(ví dụ là công ty cổ phần)
- Châu Âu: Công ty đối nhân (hạt nhân liên kết là nhân thân); Công ty đối vốn.
1- Công ty đối nhân
+ Là những công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân
các thành viên tham gia.
+ Không có tư cách pháp nhân. Không có sự tách bạch về tài sản giữa công ty và các thành
viên.
+ Các thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn cho người khác nếu không có sự
đồng ý của các thành viên còn lại.
+ Hình thức tồn tại: Công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, công ty dự phần.
2- Công ty đối vốn
+ Là công ty được thành lập có sự liên kết dựa trên phần vốn góp vào công ty
+ Có tư cách pháp nhân. Chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong giới hạn tài sản
của mình, các thành viên không chịu trách nhiệm liên đới (TNHH)
II.CÔNG TY HỢP DANH
1. Khái niệm
Công ty hợp danh là mô hình công ty có ít nhất 2 thành viên là người nhận vốn, có thể hoạt động dưới
một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, còn có thể có thành viên góp
vốn.
2. Đặc trưng pháp lý
- Thành viên (2 loại)
12
+ Thành viên hợp danh (bắt buộc, ít nhất là 2 người): phải là cá nhân, trách nhiệm về mặt tài sản
là trách nhiệm vô hạn và liên đới (trách nhiệm bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của công ty).
Thành viên hợp danh chỉ có thể là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên của một công
ty hợp danh khác khi được các thành viên khác đồng ý.
+ Thành viên góp vốn (có thể có hoặc không, không quy định số lượng): có thể là cá nhân haowcj
tổ chức; chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp của
mình.
+ Khác nhau giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam
o Pháp luật nước ngoài quy định công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh; công ty gồm
cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được gọi là công ty hợp vốn đơn giản
(Công ty hợp vốn đơn giản là công ty có tối thiểu một thành viên nhận vốn, người đó chịu
trách nhiệm vô hạn, người góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp)
o Pháp luật Việt Nam: gộp chung công ty hợp danh truyền thống với mở rộng, như vậy, nếu
có tranh chấp trong công ty mở rộng thì giải quyết bằng luật hợp đồng)
- Tư cách pháp nhân:
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh (điều
này quy định trong luật doanh nghiệp, mặc dù mâu thuẫn với luật dân sự)
+ Công ty hợp danh có sản nghiệp độc lập, các nguồn hình thành vốn:
o Vốn do các thành viên đóng góp (cả thành viên hợp danh và góp vốn). tài sản này đã được
chuyển quyền sở hữu và trở thành tài sản độc lập.
o Do tích lũy hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
o Do thành viên hợp danh nhân danh chính mình kinh doanh các hoạt động nằm trong phạm
vi đăng ký kinh doanh của công ty.
- Trách nhiệm tài sản:
+ Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới.
+ Thành viên hợp vốn: không được nhân danh công ty trong bất kỳ quyết định nào
3. Điều hành công ty
- Hội đồng thành viên: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty hợp danh. (gồm tất cả
thành viên hợp danh và có thể có một số thành viên hợp vốn)
- Thành viên hợp danh có quyền tham gia không hạn chế vào HĐ kinh doanh của công ty.
Thành viên hợp vốn chỉ được quyết định vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của
thành viên hợp vốn theo qui định của công ty.
- Thảo luận biểu quyết: số phiếu bầu của mỗi thành viên do điều lệ của công ty qui định (nếu hội
đồng thành viên không qui định thì mỗi thành viên có số phiếu ngang nhau)
- Các quyết định của công ty hợp danh: theo tỷ lệ sàn
+ Các vấn đề ít quan trọng: 2/3
+ Các vấn đề quan trọng hơn: ¾
+ Các vấn đề tối quan trọng: 100%
13
- Hội đồng kinh doanh: thành lập có thể do bầu hoặc ký hợp đồng thuê
Giám đốc điều hành (CEO) có vai trò rất quan trọng trong 3 loại quan hệ sau
+ Quan hệ tổ chức nội bộ công ty (thuê lao động mới, sa thải lao động, ban hành quy chế,…)
+ Quan hệ với cơ quan công quyền
+ Tranh tụng với cơ quan tài phán
Tuy nhiên, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh vẫn là bất kỳ thành viên hợp danh nào.
4. Tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
- Tiếp nhận và chấm dứt thành viên hợp danh chỉ khi tất cả các thành viên hợp danh khác chấp nhận
(do liên kết nhân thân)
- Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp:
+ Tự xin rút (chỉ khi tất cả các thành viên khác đồng ý)
+ Khai trừ (khi vi phạm góp vốn hoặc vi phạm quy chế tài chính)
Vi phạm quy chế thành viên có các trường hợp:
o Thực hiện hành vi trái điều lệ của công ty
o Không công khai những hoạt động của mình cho các thành viên khác
o Nhân danh công ty hoặc nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi
đăng ký kinh doanh của công ty nhận tư lợi cho bản thân hoặc tư lợi cho bên thứ 3 khác
 trong 2 trường hợp trên: thành viên đó tiếp tục liên đới các trách nhiệm đối với công ty bằng tài
sản của mình (trách nhiệm vô hạn này chỉ kết thúc sau 2 năm từ khi phát sinh)
+ Thành viên chết hoặc tòa tuyên bố chết.
+ Thành viên bị mất năng lực hành vi
+ Thành viên phải thi hành bản án hình sự đã có hiệu lực.
III. CÔNG TY CỔ PHẦN
1. Khái niệm (điều 77- Luật doanh nghiệp)
- Công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần. Người sở hữu cổ phần là cổ đông, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không xác định số
lượng tối đa.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty
cổ phần được phát hành mọi loại chứng khoán.
2. Đặc trưng pháp lý
 Vốn điều lệ:
+ Được chia làm nhiều phần bằng nhau.
+ Cách sở hữu vốn: bắt đầu, cổ đông sáng lập tạm thời đăng ký một mức vốn điều lệ xác định,
được chia ra thành các cổ phần. Trong 90 ngày đầu, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua
được tối thiểu 20% cổ phần. Sau đó công ty tiếp tục bán số cổ phần còn lại trong thời hạn 3 năm.
 Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
14
 Trách nhiệm tài sản: công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm
vi sản nghiệp của mình, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong
phạm vi vốn góp vào công ty.
 Công ty có thể phát hành mọi loại chứng khoán (cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn)
3. Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông:
a) Cổ phần:
- Là phần chia nhỏ của vốn điều lệ.
- Phân loại:
+ Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “bình thường” của công
ty phát hành, là loại cổ phần bắt buộc có.
 Tạo ra cổ đông phổ thông (điều 79 – Luật doanh nghiệp)
+ Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “đặc biệt” của công ty phát
hành.
 Cổ phần ưu đãi biểu quyết:
 Là loại cổ phần cho phép người sở hữu nó có quyền biểu quyết cao hơn so với những cổ phần
phổ thông tương ứng (khoản 2- điều 79)
 1 cổ phần phổ thông = 1 quyền biểu quyết (như vậy một cổ đông dù sở hữu nhiều hay ít cổ
phần thì đều có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông. Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty
cổ phần là đại hội đồng cổ đông)
1 cổ phần ưu đãi = x . 1 quyền biểu quyết của cổ đông phổ thông (x do công ty quyết định)
 Chỉ có 1 trong 2 đối tượng sau mới được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết: cổ đông sáng lập
và nhà nước.
 Các cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tác dụng trong 3 năm, sau đó tự chuyển thành cổ phần
phổ thông.
 Hạn chế: cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần ghi danh nên không được tự do chuyển nhượng.
Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu cho cổ đông sáng lập khác. Việc
chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập phải được sự đồng ý của Đại hội đồng
cổ đông, người nhận đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.
 Cổ phần ưu đãi cổ tức:
- Cho phép người sở hữu được hưởng mức lãi cao hơn so với một mức cồ phần phổ thông tương
ứng.
- Phân loại:
Cổ tức cố định = k . tổng số cổ phần thực góp vào công ty (không phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh)
Cổ tức thưởng: tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, có khi cổ tức của cổ phổ thông bằng hoặc
nhiều hơn cổ tức của cổ đông ưu đãi.
- Hạn chế: những cổ đông có cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ được tham gia biểu quyết những vấn đề
liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ (không có quyền lợi chính trị)
15
 Cổ phần ưu đãi hoàn lại:
- Cho phép người sở hữu nó được yêu cầu công ty hoàn lại phần vốn góp bất kỳ khi nào (đảm
bảo tính thanh khoản cao)
Nhưng quyền này không được chống lại quyền lợi các chủ nợ (công ty mua lại cổ phần theo
yêu cầu, nhưng sau khi mua công ty vẫn đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ.
- Hạn chế: giống cổ phần ưu đãi cổ tức.
 Cổ phần ưu đãi khác: tùy điều kiện cụ thể, công ty phát hành các cổ phần khác để thu hút nhà đầu
tư. VD là cổ phần quyền mua trước (mua quyền mua): sau này nếu công ty phát hành cổ phiếu thì
người nắm giữ cổ phần này có quyền mua trước.
b) Cổ phiếu:
- Là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc
một số cổ phần của công ty đó.
- Có 2 loại: Cổ phiếu khuyết danh và cổ phiếu ghi danh.
c) Chuyển nhượng cổ phần
 Tự do chuyển nhượng
- TH1: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng
- TH2: Cổ phần cổ đông sáng lập
+ Các cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhau
+ Cổ đông sáng lập muốn nhường cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập thì giao
dịch này phải công khai và được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
 Thủ tục chuyển nhượng
- Bước 1: các bên phải có hợp đồng chuyển nhượng (được công chứng)
- Bước 2: người mua làm thủ tục đề nghị hội đồng quản trị thay đổi tên
+ Nếu cổ phiếu không tên: thủ tục hoàn thành
+ Nếu cổ phiếu ghi danh: phải yêu cầu hội đồng quản trị thu hồi cổ phiếu cũ và phát hành cổ
phiếu mới
- Note
+ Thời điểm quyền cổ đông bắt đầu có hiệu lực là thời điểm cổ đông có tên trong sổ cổ đông.
+ Nếu việc chuyển nhượng diễn ra trong thời gian sắp diễn ra họp đại hội đồng cổ đông thì
người dự họp là người mua (các cuộc họp đại hội đồng cổ đông phải được thông báo trước 7
ngày).
+ Khi chuyển nhượng, cổ tức của kỳ trước là của người bán.
 Các trường hợp khác
- Cổ đông yêu cầu công ty mua lại: nếu cổ đông bỏ phiếu chống lại nghị quyết của đại hội đồng
cổ đông trong thời hạn 15 ngày nghị quyết đó được thông quan, cổ đông có quyền làm văn bản
yêu cầu công ty mua lại cổ phiếu của mình theo giá thỏa thuận hoặc theo nguyên tắc của công
16
ty. Công ty có “nghĩa vụ” phải mua, trong điều kiện sau khi công ty mua lại phần vốn góp, khả
năng tài chính của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ tới hạn.
- Cổ đông chết: người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật nhận được phần cổ phiếu.
- Nhận trả nợ: trả nợ bằng cổ phần thì chủ nợ thành cổ đông.
- Tặng cho: người nhận trở thành cổ đông.
4. Cổ đông:
a. Khái niệm: Là chủ sở hữu của cổ phần
b. Phân loại:
- Cổ đông sáng lập: là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng công ty, thông qua và ký tên vào
bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
- Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông.
c. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
Quyền của cổ đông
 Quyền của cổ đông phổ thông (Điều 79 – Luật doanh nghiệp)
- Quyền chính trị
+ Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
+ Xem xét thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông
tin không chính xác
+ Xem xét Điều lệ công ty, biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông
- Quyền kinh tế
+ Nhận cổ tức theo mức quyết định của Đại hội đồng cổ đông
+ Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có.
+ Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình
+ Khi công ty giải thể, được nhận phần tài sản tương ứng với phần vốn góp (sau khi đã thanh
toán cho chủ nợ và các cổ đông loại khác)
- Quyền thông tin
 Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số (Điều 79 – Luật doanh nghiệp)
(Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có cổ phần phổ thông 10% liên tục trong 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn
do Điều lệ công ty quy định)
- Quyền được đề cử người vào các vị trí thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng
kiểm soát.
- Quyền được xem xét sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính.
- Quyền được yêu cân ban kiểm soát kiểm tra bất kỳ thông tin hoặc một hoạt động nào của công
ty và được trả lời bằng văn bản.
- Quyền yêu cầu triệu tập bất thường phiên họp đại hội đồng cổ đông.
Nghĩa vụ của cổ đông
17
- Góp đúng và đủ số vốn đã đăng ký. Không rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi
công ty dưới mọi hình thức.
- Cam kết chịu lỗ tương ứng phần vốn đã góp
- Tuân thủ nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, pháp luật,…
5. Tăng, giảm vốn điều lệ
 Tăng vốn điều lệ
- Phát hành cổ phần mới
- Điều chỉnh giá trị tài sản của công ty theo sự tăng lên của tài sản đó.
 Giảm vốn điều lệ (ngược lại)
- Mua lại cổ phần: trong mỗi 12 tháng, công ty được phép mua lại không quá 30% lượng cổ
phần phổ thông đã phát hành.
Note: thẩm quyền quyết định mua lại cổ phần
+ Số cổ phần < 10% : hội đồng quản trị
+ 10% < Số cổ phần < 30% : đại hồi đồng cổ đông
Sau đó làm thủ tục hủy lượng cổ phần đó và đăng ký lại
Mua lại cổ phần giảm vốn điều lệ ≠ Mua lại cổ phần gây cổ phiếu quỹ
- Điều chỉnh lại giá trị tài sản tương ứng sự sụt giảm giá trị của tài sản đó.
6. Quản trị công ty cổ phần
 Khái niệm
- (theo nghĩa hẹp): quản lý nội bộ công ty
- (theo nghĩa rộng): quá trình tác động để công ty để định hướng hành vi công ty
 Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (song lớp)
Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động đến quản trị công ty như
- Người cung cấp nguyên vật liệu
- Người bán
- Chính sách, thể chế
- Các tổ chức chính trị
- Sở giao dịch chứng khoán
- Lao động
18
- …
a. Đại hội đồng cổ đông
 Khái niệm: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, thể hiện thông qua thẩm quyền của đại hội
đồng cổ đông, quyết định các vấn đề như
- Phương hướng, đường lối phát triên của công ty
- Dự án, giao dịch có giá trị lớn (≥ 50% nếu Điều lệ công ty không quy định khác)
- Tăng, giảm vốn điều lệ: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại đem bán
- Bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty
- Tổ chức lại công ty
- Giải thể, phá sản công ty
- Bầu và miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát
(phương thức: bầu dồn phiếu
 mỗi người có số quyền bầu = số cổ phần phổ thông * số quyền trong hội đồng
 tạo ra sự tập trung phiếu bầu để luôn có kết quả
 tạo cơ hội cho cổ đông nhỏ dồn số phiếu của mình bầu và có cơ hội cho người đó được)
- Thông qua báo cáo bạch
- …
 Phân loại
- Đại hội đồng cổ đông thành lập
Là phiên họp thông qua điều lệ công ty
- Đại hội đồng cổ đông thường niên
+ Là phiên họp Đại hội đồng cổ đông được ghi nhận trong điều lệ công ty.
+ Tối thiểu mỗi năm có một Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra trong khoảng thời gian 4
tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính (trường hợp đặc biệt được cơ quan chức năng cho
phép thì là 6 tháng)
- Đại hội đồng cổ đông bất thường
+ Là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được triệu tập theo những căn cứ mà điều lệ công ty hoặc
pháp luật quy định (phụ thuộc người triệu tập)
+ Có 3 đối tượng có quyền triệu tập ĐHĐ cổ đông bất thường
1- Chủ tịch Hội đồng quản trị
o Do nhu cầu cấp bách về quản trị công ty
o Khi số lượng thành viên Hội đồng quản trị giảm quá 1/3 so với số lượng quy định trong điều
lệ công ty.
o Theo yêu cầu của ban kiểm soát
o Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số (khoản 2- điều 79)
2- Ban kiểm soát
Nếu ban kiểm soát yêu cầu ban quản trị triệu tập. Trong 30 ngày, ban quản trị không triệu tập
thì ban quản trị sẽ phải chịu mọi thiệt hại gây ra và ban kiểm soát sẽ đứng ra triệu tập.
3- Nhóm cổ đông thiểu số
19
Nếu nhóm cổ đông thiểu số yêu cầu ban quản trị triệu tập, trong 30 ngày, ban quản trị không
triệu tập thì ban quản trị sẽ phải chịu mọi thiệt hại, nhóm cổ đông tiếp tục yêu cầu ban kiểm
soát triệu tập, trong 30 ngày, ban kiểm soát tiếp tục không triệu tập, ban kiểm soát phải chịu
mọi thiệt hại và nhóm cổ đông thiểu số trực tiếp triệu tập đại hội.
 Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
Phiên họp lần 1: số lượng cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 65% cổ phần trở lên.
 không được thì sang lần 2: đại diện cho ít nhất 51% cổ phần trở lên.
 không được thì sang lần 3 (tiến hành trong 20 ngày tiếp theo từ khi hoãn lần 2): không có điều
kiện về số cổ phần, cổ đông dự họp (còn lại điều kiện công ty quy định)
 Thể thức thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông:
- Lấy ý kiến bằng văn bản: có giá trị khi số biểu quyết thuận đại diện cho trên 75% vốn cổ phần có
quyền biểu quyết trở lên (điều lệ công ty có quyền quy định cao hơn nhưng không thấp hơn 75)
- Những trường hợp quan trọng (tăng, giảm vốn điều lệ, giải thể công ty, phân chia cổ tức): phải
biểu quyết ngay tại cuộc họp với tỷ lệ sàn là 75% cổ phần dự họp.; những trường hợp khác thì tỉ
lệ sàn là 65%.
 Thủ tục triệu tập cuộc họp:
- Lấy danh sách các cổ đông dự họp và niêm yết công khai trước khi họp.
- Gửi giấy mời đến các cổ đông dự họp ít nhất trước 7 ngày.
- Nội dung cuộc họp được thông báo kèm giấy mời.
- Người giữ cổ phiếu từ 10% trở lên liên tục trong vòng 6 tháng có quyền đề nghị người triệu tập bổ
sung nội dung dự kiến của phiên họp.
 Thủ tục tiến hành họp
- Người triệu tập và người chủ trì họp có thể đề ra những biện pháp an ninh khác nhau để đảm bảo
cho phiên họp diễn ra.
- Phải có thư ký cuộc họp để lập biên bản Đại hội đồng cổ đông, biên bản được lưu trữ như một tài
liệu chính thức (phải có chữ ký đầy đủ)
- Các trường hợp tạm ngừng phiên họp: Chủ trì phiên họp có thể cho tạm ngừng phiên họp nhưng
không quá 3 ngày trong những trường hợp:
+ Điều kiện phiên họp không đủ những điều kiện khách quan cho cuộc họp.
+ Có biểu hiện gây rối.
+ Các trường hợp khác theo điều lệ công ty.
b. Người quản trị công ty
 Người quản trị công ty cổ phần có thể là:
- Thành viên hội đồng quản trị.
20
- Giám đốc, tổng giám đốc
- Thành viên ban kiểm soát
 Nghĩa vụ (khái quát)
- Công bố thông tin cá nhân (dán tại trụ sở,…)
+ Những thông tin liên quan đến các doanh nghiệp khác mà người quản trị công ty là người
thành lập hoặc tham gia quản lí điều hành.
+ Những doanh nghiệp mà ở đó người quản trị công ty có cổ phần vốn góp.
+ Những doanh nghiệp mà những người thân thích (trong phạm vi 3 đời) của người quản trị
công ty tham gia thành lập hoặc quản lí điều hành hoặc có cổ phần vốn góp.
- Nghĩa vụ trung thành với lợi ích công ty
+ Trung thành: người quản trị công ty phải đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích của bản thân
và lợi ích của các bên thứ 3 khác.
+ Các loại nghĩa vụ trung thành mà công ty cổ phần có thể đưa vào điều lệ
Loại bỏ những tư lợi của người quản trị: nếu giao dịch tư lợi của người quản trị gây thiệt
hại cho công ty  người đó phải gánh trách nhiệm cá nhân.
Bảo mật thông tin: bí mật kinh doanh, lợi ích công ty,…
Hạn chế cạnh tranh: những doanh nghiệp mà do người quản trị công ty thành lập, góp vốn
hoặc do những người có quan hệ với người quản trị (trong phạm vi 3 đời) thành lập, góp
vốn thì không được kinh doanh cùng mặt hàng với doanh nghiệp đó.  loại bỏ vấn đề
doanh nghiệp sân sau.
Nghĩa vụ cẩn trọng: do sơ suất, cẩu thả làm ảnh hưởng đến lợi ích công ty.
- Kiểm soát giao dịch tư lợi
+ Xác định những loại giao dịch có nguy cơ tư lợi: là những hợp đồng có một bên là công ty,
bên kia là:
Cổ đông sở hữu trên 30% cổ phần phổ thông trở lên hoặc thành viên hội đồng quản trị
Giám đốc, Tổng giám đốc theo điều lệ công ty
Thành viên ban kiểm soát
Những người thân thích của những người kể trên
Những người quản trị công ty mẹ
Những người có quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị công ty mẹ
+ Quá trình kiểm soát
Những giao dịch trên phải được công khai hóa
Nếu giá trị giao dịch mà trên 50% tổng giá trị tài sản trên sổ sách kế toán công ty thì giao
dịch này phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.
Nếu giá trị giao dịch mà dưới 50% thì phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
21
Những giao dịch không tuân theo chu trình kiểm soát trên  mọi tổn thất đến công ty được
gánh theo trách nhiệm cá nhân.
IV. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
1. Khái niệm (có 2 loại)
a. Công ty TNHH 1 thành viên: Giống DNTN
b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (truyền thống):
 Khái niệm: Là mô hình công ty mà theo đó số lượng thành viên công ty ít nhất là 2, nhiều nhất là
50. Các thành viên sở hữu vốn điều lệ theo %.
Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
a. Đặc trưng của mô hình:
- Thành viên: giới hạn từ 2 đến 50, có thể là cá nhân hoặc tổ chức (phải có người đại diện)
 cho thấy tính chất đổi nhân của công ty (vì đối vốn thì sẽ không có giới hạn)
Nếu một trong hai thành viên chết hoặc rút vốn thì sẽ: cưỡng bức giải thể hoặc chuyển đổi pháp
lý công ty (chuyển đổi mô hình công ty)
- Tư cách pháp nhân: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi có đăng ký kdoanh.
- Trách nhiệm tài sản: Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi tài sản
của công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần
vốn cam kết góp vào công ty (khác DNTN)
- Nghiêm cấm rút vốn trực tiếp từì công ty: Nếu muốn chủ sở hữu có thể chuyển nhượng toàn bộ
hoặc một phần quyền tài sản hoặc bán cho người khác.
Nếu xảy ra tình trạng trực tiếp rút vốn người rút vốn phải mang tài sản cá nhân của mình liên đới
với công ty trả nợ (giống DNTN)
- Trong quá trình hoạt động công ty, những chi phí do mục đích cá nhân của chủ sở hữu công ty
phải tách với phi phí cho mục đích công ty.
- Không được phát hành cổ phiếu (công ty đóng đặc thù)
b. Vốn điều lệ:
 Các thành viên sở hữu vốn điều lệ theo tỷ lệ %
+ Từ đó xác định quyền và nghĩa vụ với công ty.
+ Nghĩa vụ góp vốn của thành viên: (khác với công ty CP là trong 90 ngày phải thanh toán tiền)
các thành viên tự do thỏa thuận cam kết góp vốn chung (có thể góp vốn theo lộ trình và các
thành viên phải tuân theo thỏa thuận đó)
+ Nếu người góp vốn vi phạm thì:
Khai trừ
Coi phần vốn chưa góp là một khoản nợ với công ty (tính lãi)
22
Bồi thường thiệt hai do chậm góp
Mất quyền góp vốn
 Tăng giảm vốn điều lệ
- Tăng vốn điều lệ:
+ Tiếp nhận thành viên mới (số lượng thành viên từ 2 đến 50)
+ Gọi thêm vốn từ các thành viên vốn có (được góp thêm phần vồn tương ứng với phần vốn đã
góp)
+ Điều chỉnh tài sản công ty tương ứng sự tăng giá trị của các tài sản đó
- Giảm vốn điều lệ:
+ Chấm dứt tư cách thành viên (hoàn viên)
+ Mua lại phần vốn góp (theo tỉ lệ %)
+ Điều chỉnh tài sản công ty tương ứng sự sụt giảm.
 Chuyển nhượng phần vốn góp
- Một thành viên nào đó của công ty, nếu muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho một
người không phải thành viên công ty trước tiên thành viên đó phải chào bán phần vốn góp của
mình cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ % vốn góp mà các thành viên đó có
trong công ty và cùng các điều kiện chuyển nhượng (giá cả, phương thức,…) như nhau.
- Trong trường hợp các thành viên còn lại không muốn mua hoặc mua không hết thì được phép
chuyển nhượng cho các thành viên ngoài công ty.
 thể hiện sự đóng của công ty (cơ hội cho người ngoài vào công ty rất khó khăn)
(yếu tố đối nhân)
 Tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên
- Tiếp nhận thành viên mới: thành viên đó phải được sự chấp thuận của mọi thành viên còn lại trong
công ty với tỷ lệ biểu quyết là 100%
- Chấm dứt tư cách thành viên:
+ Xin rút
+ Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp (bỏ phiếu phủ quyết một nghị quyết của công ty)
+ Chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Nếu công ty không mua thì thành viên đó có thể
chuyển nhượng cho bất kỳ ai không có điều kiện ràng buộc.
+ Thành viên chết hoặc bị tuyên bố chết, người thừa kế trở thành thành viên công ty.
+ Thành viên sử dụng phần vốn của mình để trả nợ thì chủ nợ KHÔNG phải là thành viên công
ty.
+ Tặng, cho:
Người nhận trong phạm vi huyết thống 3 đời hoặc quan hệ nuôi dưỡng, hôn nhân: sẽ là
thành viên công ty.
Người nhận khác: tư cách thành viên chỉ có sự chập thuận của các thành viên còn lại
23
c. Quản lí điều hành:
 Mô hình 2 thành viên:
Hội đồng thành viên (Cơ quan có quyền cao nhất, gồm mọi thành viên góp vốn)
Ban Giám đốc (Tổng giám đốc, giám đốc và các thành viên khác do điều lệ công ty quy định)
 Mô hình 11 thành viên trở lên:
Hội đồng thành viên
Ban Giám đốc
Ban kiểm soát (hoàn toàn do công ty quy định, không có luật)
 Người đại diện theo pháp luật
Do điều lệ công ty quy định (có thể là chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc,…)
- Mô hình 1 thành viên:
+ Nếu một thành viên là 1 tổ chức: phải có người đại diện (người đó sẽ là chủ tịch công ty) hoặc
gồm nhiều thành viên được cử làm đại diện.
+ Nếu một thành viên là 1 cá nhân: cá nhân đó sẽ là chủ tịch công ty.
CHƯƠNG IV: LUẬT PHÁ SẢN
I. KHÁI NIỆM:
1. Khái niệm
 Phá sản: là việc thừa nhận một quá trình hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đến mức độ không thể trả
nợ (là hệ quả pháp lý cuối cùng của một trình tự pháp luật áp dụng với một con nợ)
Ngày nay, phạm vi phá sản được mở rộng ra ngoài thương nhân
 Phá sản ≠ Lâm vào tình trạng phá sản:
Lâm vào tình trạng phá sản: là trạng thái về mặt tài chính của một thương nhân (một doanh nghiệp) mà
trong trạng thái đó, cho phép bắt đầu áp dụng thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
2. Các thuyết về phá sản
a. Thuyết định lượng:
 Nhìn nhận một thương nhân lâm vào tình trạng phá sản khi thương nhân đó mất khả năng thanh
toán với những điều kiện xác định tương đối chắc chắn.
VD: Nợ đến hạn tăng lên đến một ngưỡng nào đó.
 Ưu điểm: Cho phép xác định tình trạng con nợ một cách chắc chắn không nhầm lẫn.
 Nhược điểm: khi phát hiện ra tình hình thì có thể quá muộn, không thể cứu công ty ra khỏi kết cục
phá sản.
b. Thuyết định tính:
24
 Nhìn nhận một thương nhân lâm vào tình trạng phá sản dựa vào sự cân đối dòng tiền mặt. nghĩa là
thương nhân kinh doanh bình thường: dòng tiền mặt luôn chảy tại bất kỳ điểm nào)
 Ưu điểm: phát hiện nguy cơ nợ sớm
 Nhược điểm: thiếu tính ổn định, chắc chắn (do việc mất khả năng thanh toán tạm thời là luôn có)
 để khắc phục: phải trao quyền cho thẩm phán là mở hay không mở thủ tục phá sản
c. Kế toán
d. Kết hợp nhiều phương pháp trên
3. Ở Việt Nam:
 Điều 3 – Luật phá sản (hiện đại hơn nhưng hiệu quả vẫn thấp)
Một doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đó
không thanh toán được các khoản nợ tới hạn cho chủ nợ khi chủ nợ yêu cầu (định tính)
 Có 2 điều kiện để lâm vào tình trạng phá sản:
+ Không có khả năng thánh toán các khoản nợ tới hạn.
+ Chủ nợ đòi nợ.
 Các khoản nợ tới hạn phải là khoản nợ không còn tranh chấp (nếu có tranh chấp thì giải quyết
tranh chấp trước, rồi mới giải quyết tiếp)
 Chủ nợ đòi nợ bằng quá trình đòi nợ
Chủ nợ nộp cho tòa giấy đòi nợ đã gửi cho con nợ.
II.LUẬT PHÁ SẢN:
1. Khái niệm
Luật phá sản là tổng thể các quy phạm pháp luật do NN ban hành, điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX
 Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ: (i) quan hệ chủ nợ - con nợ và (ii) quan hệ tố tụng giữa đương sự và cơ
quan có thẩm quyền
2. Nội dung luật phá sản
- Chương 1: các khái niệm chung về DN, HTX bị coi là phá sản và cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Chương 2: Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn
- Chương 3: Ghi nhận nghĩa vụ về tài sản
- Chương 4: Biện pháp bảo đảm tài sản
- Chương 5: Hội nghị chủ nợ
- Chương 6&7: Thủ tục phục hồi DN, HTX
3. Vai trò:
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ, cung cấp phương thức đòi nợ hiệu quả
25
- Bảo vệ lợi ích của DN, HTX, tạo cơ hội phục hồi, tránh bị xâu xé
- Bảo vệ lợi ích của nlđ
- Góp phần tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế
- Góp phần bảo đảm kỉ cương
CHƯƠNG V: HỢP ĐỒNG
I/ HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm
Điều 388 BLDS, 2005: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên”
 Quan điểm so sánh: “hợp đồng là một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý”
2. Đặc điểm:
- Thỏa thuận: phải thể hiện được sự thống nhất ý chí của các bên
- Các bên: có năng lực giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
- Quyền và nghĩa vụ (điều 280 BLDS): kết quả của hợp đồng phải làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
cho ít nhất 1 bên
- Sự tương thích trong thỏa thuận (quan điểm so sánh, chủ yếu trong common law, phụ thuộc nhiều
và giải thích của tòa)
3. Hiệu lực
a) Điều kiện:
- Năng lực hành vi: cá nhân 18 tuổi. Pháp nhân thì do người đại diện giao kết (liên hệ các loại hình
DN đã học)
- Điều cấm của pháp luật: đối tượng của hợp đồng không là hàng hóa bị cấm (tương đương ý nghĩa
thị trường của hàng hóa trong thương mại)
- Đạo đức xã hội: chuẩn mực ứng xử trong xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
- Hình thức bắt buộc: áp dụng đối với một số loại hợp đồng được dự liệu phát sinh nhiều tranh chấp:
đăng ký mua bất động sản, hợp đồng thành lập công ty phải ĐKKD
b) Thời điểm:
- Theo thỏa thuận
- Trong một thời gian nhất định
- Khi một số điều kiện yêu cầu được đáp ứng
- Phụ thuộc vào một sự kiện pháp lý trong tương lai
- Có sự tham gia của bên thứ 3 đối với một số loại hợp đồng
- Được chuyển hóa theo hình thức mà pháp luật yêu cầu
26
II/ CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giao kết hợp đồng
a) Nguyên tắc:
- Tự do: không trái PL (điều cấm và nghĩa vụ nằm trong khả năng cam kết, ko vi phạm lợi ích của
bên thứ 3)
- Tự nguyện, bình đẳng trong giao kết
b) Trình tự
+ Đề nghị giao kết hợp đồng:
- Yêu cầu: +Thể hiện ra bên ngoài (hành vi, lời nói, cử chỉ..)
+Có đối tượng xác định
+Hoàn cảnh
- Có thể rút lại: phải bồi thường hoặc không
+ Chấp nhận giao kết hợp đồng:
- Yêu cầu: rõ ràng và tuyệt đối
+ Lưu ý: tính hoán vị
2. Thực hiện hợp đồng
a) Khái niệm
Là việc các bên tiến hành các một số hành vi nhất định vào thời điểm, theo cách thức theo cam kết
trong hợp đồng
b) Nguyên tắc
- thực hiện đúng hợp đồng, đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn phương thức và
các thỏa thuận khác
- thực hiện một cách trung thực, hợp tác, đôi bên cùng có lợi.
- Không xâm phạm lợi ích của NN, cộng đồng và người khác
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
- Các bên trong quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện đúng mọi nội dung của hợp đồng.
- Các bên phải thực hiện trung thực, thiện chí và hợp tác.
Sự thiện chí được thể hiện ở việc:
+ Các bên phải thực hiện hợp đồng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của mình và đối tác, phù hợp ý
chí chung.
+ Bên gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng thì bên đó phải nỗ lực hết sức và
thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình, đồng thời có quyền yêu cầu bên kia hỗ trợ, bên còn lại
không được thoái thác nghĩa vụ giúp đỡ.
c) Nội dung
(theo phân loại dựa trên số lượng người có quyền và nghĩa vụ liên quan)
HĐ đơn vụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện HĐ. Mọi thay đổi phải có sự đồng ý của bên có quyền.
27
HĐ song vụ: thực hiện đúng hợp đồng. Ko được hoãn thực hiện nghĩa vụ vì bên kia chưa thực hiện
nghĩa vụ (trừ trường hợp bắt buộc phụ thuộc)
HĐ vì lợi ích của bên thứ 3: bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Nếu bên thứ 3 từ
chối hưởng thì hoặc hủy bỏ, hoặc coi như việc đã hoàn thành
d) Thay đổi:
Nguyên nhân:
- Nhu cầu thay đổi
- Điều kiện thực hiện HĐ thay đổi
- Giá cả thay đổi
- Khả năng thanh toán thay đổi
- Chính sách
- Nhầm lẫn trong giao kết
Ngoại lệ: HĐ có sự tham gia của bên thứ 3 và bên thứ 3 đã đồng ý nhận quyền lợi.
Yêu cầu: sửa đổi phù hợp với hình thức giao kết
3. Chấm dứt hợp đồng
- Khi hợp đồng đã được hoàn thành
- Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
- Một trong các bên không còn tồn tại (cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại) nếu là HĐ đích
danh.
- Một bên đơn phương chấm dứt HĐ
- Một bên hủy bỏ hợp đồng
- HĐ không thể thực hiện được do đối tượng không còn. Các bên có thể thỏa thuận lại hoặc bồi
thường.
28
HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU
c) Khái niệm:
Là hợp đồng không làm chấm dứt, phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên.
d) Căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu:
- Chủ thể tham gia:
Chủ thể không có năng lực giao kết (chưa đủ tuổi, mất hoặc hạn chế): Độ tuổi: từ 18 tuổi. (6-18
tuổi: HĐ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 15-18 tuổi: nếu có tài sản riêng có thể tự giao kết
HĐ). Có đầy đủ năng lực: không mắc bệnh tâm thần (hoặc tương tự), không bị ảnh hưởng bởi
chất kích thích.
Nếu có tổ chức thì người đại diện không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong
trường hợp thứ 2:
+ nếu người đại diện chấp nhận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực;
+ nếu người đại diện không chấp nhận thì hợp động vô hiệu, chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ
theo cá nhân.
- Nội dung trái đạo đức xã hội.
- Ý thức các bên không ngay thẳng:
+ Do nhầm lẫn: các bên không tự do ý chí, ý chí không ngay thẳng.
+ Do lừa dối: (ít nhất một bên biết sự sai)
- Thông tin sai lệch về các yếu tố căn bản
- Được đưa ra một cách có chủ ý (bao gồm cả sự bất cẩn không đáng có)
- Với mong muốn khiến bên kia nhầm lẫn
- Bên kia tin tưởng vào thông tin đó
- Gây nên thiệt hại cho bên kia
+ Do đe dọa, cưỡng ép: từ người trong cuộc.
+ Do giao dịch vỏ bọc: khi đó vỏ bọc vô hiệu nhưng bản chất thì không vô hiệu (che giấu một
hợp đồng khác. Hợp đồng che giấu không có hiệu lực, hợp đồng bị che giấu có hiệu lực)
- Hình thức theo luật (văn bản, miệng, hành vi thực tế):
Không tuân thủ đúng hình thức, khi đó cơ quan có thẩm quyền cho các bên một thời gian nhất
định để các bên chỉnh sửa hình thức, sau đó nếu không sửa thì hợp đồng sẽ vô hiệu.
e) Phân loại (2)
- Căn cứ vào phạm vi mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ:
+ Toàn bộ
+ Từng phần.
- Căn cứ vào vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối:
+ Những hành động xâm hại tới những quyền và lợi ích của những quan hệ được quyền lực công
bảo vệ (trật tự công) hoặc bên thứ ba  vô hiệu tuyệt đối.
VD: mua bán ma túy, ăn trộm,…
29
Những hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không đặt vấn đề thời hiệu (tuyên bố vô hiệu bất kỳ thời
điểm nào và bất kỳ ai cũng có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu)
+ Những hành động chỉ gây hại đến một hoặc một số bên tham gia hợp đồng  vô hiệu tương
đối.
Những hợp đồng vô hiệu tương đối có thời hiệu (trong một khoảng thời gian nhất định, không
tuyên bố vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực), chính người bị hại mới có thể tuyên bố hợp đồng
vô hiệu.
f) Xử lý hợp đồng vô hiệu:
- Là việc khôi phục lại quan hệ dân sự của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, trở về trạng thái
trước khi hợp đồng được giao kết.
- Cách thức xử lý:
+ Các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
+ Không hoàn trả lại bằng hiện vật thì hoàn trả lại bằng tiền.
+ Quá trình thi hành gây thiệt hại thì người nào có lỗi làm giao dịch vô hiệu thì bên đó nhận
trách nhiệm.
+ Thu nhập bất hợp pháp sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước.
CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
- Khái niệm: Là những phương thức áp dụng là bất lợi cho các bên vi phạm hợp đồng (Vi phạm hợp
đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật)
+ Vi phạm cơ bản: là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm
cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
+ Vi phạm không cơ bản: là những vi phạm hợp đồng không đến nỗi làm mục đích các bên
không đạt được.
- Các loại chế tài:
+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Bên bị vi phạm có thể áp dụng bằng cách:
- Buộc bên vi phạm thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng.
- Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để mục đích hợp đồng vẫn đạt được. mọi phí tổn bên vi
phạm phải chịu.
+ Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì
phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp
bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của
hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng
hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác
để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
30
+ Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì
bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo
đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh
lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót
của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
+ Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu
bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
+ Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận
hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong
Luật này.
+ Bồi thường thiệt hại:
- Mục đích: nhằm bù đắp mọi tổn thất cho bên bị vi phạm để khắc phục tổn thất.
- Điều kiện áp dụng: có hành vi vi phạm xảy ra, có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ
nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất. áp dụng lỗi suy đoán (cứ vi
phạm là có lỗi – không quan tâm vô ý hay cố ý)
- Phạm vi bồi thường: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà
bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
+ Phạt hợp đồng:
- Buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng, có ý thức thực hiện đúng hợp đồng.
- Điều kiện áp dụng:
Phải có hành vi vi phạm hợp đồng (không cần thiệt hại thực tế)
Các bên phải có sự thỏa thuận về chế tài phạt hợp đồng.
- Mức phạt:
Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 8% tổng giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
+ Tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng:
- Một bên tạm thời không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa.
- Điều kiện áp dụng:
Có giao ước thỏa thuận
Vi phạm là vi phạm cơ bản.
+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Tại thời điểm đó các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình nữa. Căn cứ: như trên.
+ Hủy bỏ hợp đồng:
- Các bên hủy bỏ mọi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập từ hợp đồng
- Hủy bỏ hợp đồng ≠ Đình chỉ hợp đồng:
Đình chỉ hợp đồng: thừa nhận những cái đã tồn tại.
 Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không
thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một
31
vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ
bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ
là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung
ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần
giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong
thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch
vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng
dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng
dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục
đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Thanh lý hợp đồng
Lưu ý: các chế tài này có thể áp dụng đồng thời, trừ trường hợp vừa thực hiện, vừa đình chỉ.
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT DO VI
PHẠM HỢP ĐỒNG
Theo khoản 1, điều 294 của bộ Luật Thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn, giảm trách nhiệm vật
chất trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên
không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Đồng thời phải thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách
nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường
thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

More Related Content

What's hot

Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánHọc Huỳnh Bá
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewthewindcold
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Rain Snow
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkndthien23
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnNam Cengroup
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)Viết Dũng Tiêu
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngBài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngQuyen Le
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banCam Lan Nguyen
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiKetoantaichinh.net
 
Đề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi môĐề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi môAnhKiet2705
 
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2   môi trường marketing. marketing căn bảnChuong 2   môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 

What's hot (20)

Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Bài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toánBài tập môn nguyên lý kế toán
Bài tập môn nguyên lý kế toán
 
Bảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eviewBảng các thông số trong hồi quy eview
Bảng các thông số trong hồi quy eview
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
 
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
Bài tập nguyên lý thống kê có đáp án (1)
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 
Chiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilkChiến lược giá của vinamilk
Chiến lược giá của vinamilk
 
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiềnBài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
Bài tập tài chính doanh nghiệp phần giá trị của dòng tiền
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
 
Chuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.pptChuong III. KTCT.ppt
Chuong III. KTCT.ppt
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trườngBài 3  lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
Bài 3 lựa chọn của người tiêu dùng và cầu thị trường
 
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giảiĐề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
Đề cương ôn tập môn khởi sự kinh doanh - có lời giải
 
On tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co banOn tap kinh te luong co ban
On tap kinh te luong co ban
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Đề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi môĐề thi môn kinh tế vi mô
Đề thi môn kinh tế vi mô
 
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2   môi trường marketing. marketing căn bảnChuong 2   môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
 

Similar to Tom tat luat kinh te

Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTrần Đức Anh
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP nataliej4
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggNguyễn Thảo Phương
 
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyDia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyVũ Minh
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)quynhtrangpy
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Học Huỳnh Bá
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Học Huỳnh Bá
 
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docxÔn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx223404040773
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023ssuserf987bf
 
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danhLuật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danhEric Nhan Le
 

Similar to Tom tat luat kinh te (20)

Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận của pháp luật về thành lập doanh nghiệp.docx
 
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhanTailieu.vncty.com   tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
Tailieu.vncty.com tim hieu ve doanh nghiep tu nhan
 
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂNTÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM   - TS. BÙI QUANG XUÂN
TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TS. BÙI QUANG XUÂN
 
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
 
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpgggggggChương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
Chương i tổng quan về doanh nghiệpggggggg
 
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong tyDia vi phap ly cua giam doc cong ty
Dia vi phap ly cua giam doc cong ty
 
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
Tổng hợp vấn đáp re edited (1)
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Khoa Luật.
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)
 
Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)Luật doanh nghiệp (thêm)
Luật doanh nghiệp (thêm)
 
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docxÔn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
Ôn tập Đ_S và bài tập LUẬT KINH TẾ 2023.docx
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luậtLuận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của công ty dịch vụ tư vấn pháp luật
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023Tài liệu luật CPA VN 2023
Tài liệu luật CPA VN 2023
 
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danhLuật kinh tế: Công ty hợp danh
Luật kinh tế: Công ty hợp danh
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam.
 
Đề Tài Quy Định Pháp Luật Về Người Đại Diện Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Quy Định Pháp Luật Về Người Đại Diện Doanh Nghiệp.docxĐề Tài Quy Định Pháp Luật Về Người Đại Diện Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Quy Định Pháp Luật Về Người Đại Diện Doanh Nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docxCơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
Cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.docx
 
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAYLuận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Tổng hợp kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, HAY
 
Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361Luat doanh nghiep_2005_9361
Luat doanh nghiep_2005_9361
 

Recently uploaded

47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanhDuyL117995
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfOrient Homes
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdfOrient Homes
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfOrient Homes
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptxnLuThin
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docxBlue Ribbon Secondhand
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfOrient Homes
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfOrient Homes
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfOrient Homes
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfOrient Homes
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfOrient Homes
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfOrient Homes
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfOrient Homes
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfOrient Homes
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfOrient Homes
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfOrient Homes
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfOrient Homes
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Uy Hoàng
 

Recently uploaded (20)

47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
47 Câu hỏi giải thích - Nghiên cứu kinh doanh
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdfCatalogue Thiết bị điện 2023 TNC    .pdf
Catalogue Thiết bị điện 2023 TNC .pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
[SEO] Hướng dẫn tạo backlink_Chiến thuật linkbuilding trong SEO.docx
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁIBÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
 
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdfCATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
CATALOG TB điện OPPLE 2023 CATALOGUE.pdf
 
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdfCataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
Cataogue thiết bị vệ sinh inax 042024.NEW.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
Trắc nghiệm khả năng lãnh đạo - Trắc nghiệm ngay!
 

Tom tat luat kinh te

  • 1. 1 TÓM TẮT LUẬT KINH TẾ CHƯƠNG I: QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THÀNH LẬP, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP I. Chủ thể kinh doanh: 1. Hoạt động thương mại: là những hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc mục đích thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội. Hoạt động thương mại gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ , đầu tư, xúc tiến thương mại và cách hoạt động sinh lời khác. 2. Hoạt động kinh doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.  So sánh HĐ thương mại vs HĐ kinh doanh Hoạt động thương mại Hoạt động kinh doanh Giống + Tìm kiếm lợi nhuận (là HĐ có sinh lời) + Có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại, thể hiện tính nghề nghiệp + Có tính hợp pháp Khác + các hoạt động liên quan đến mua bán, cung ứng. + Thực hiện bởi thương nhân + gồm cả các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ. + Thực hiện không chỉ bởi thương nhân * Thương nhân: gồm các cá nhân, tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. là cá nhân tiến hành hoạt động thương mại nhưng nhân danh mình và chỉ làm lợi cho chính mình, và có đăng ký kinh doanh (thương nhân thực tế không có đăng ký kinh doanh) ~ đn của thầy II. Phân loại thương nhân III. Pháp nhân và thể nhân 1. Pháp nhân a. Lý thuyết giả định về pháp nhân:  Pháp nhân là khái niệm pháp lý trừu tượng để mô tả một thực thể pháp lý do con người tạo ra (nhân tạo), có sự độc lập về mặt tài sản với chính người tạo ra nó, và độc lập với các bên thứ 3. Trong quá trình hoạt động, pháp nhân chịu trách nhiệm về mọi rủi ro bằng hoạt động của mình.  Lý thuyết này được thể hiện trong điều 84, bộ luật dân sự năm 2005: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • 2. 2 1. Ðược thành lập hợp pháp; 2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. b. Lý thuyết hiện thực về pháp nhân  Pháp nhân là những gì tồn tại trên thực tế, có tư cách pháp lý độc lập, có khả năng hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ.  Lý thuyết này được thể hiện trong luật doanh nghiệp và luật phá sản + Điều 134 - luật doanh nghiệp: công nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng thành viên công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty. + Luật phá sản 2. Thể nhân Là thực thể không có tư cách pháp nhân (pháp nhân hiểu theo luật dân sự). Nghĩa là : thể nhân là khái niệm pháp lý trừu tượng để mô tả một thực thể pháp lý do con người tạo ra (nhân tạo), không có sự độc lập về mặt tài sản với chính người tạo ra nó.  Pháp nhân khác thể nhân ở 2 điểm: Pháp nhân Thể nhân  Có tài sản riêng  Tồn tại độc lập với phần tài sản còn lại của chủ sở hữu  Không có tài sản riêng  Có sự liên đới với phần tài sản còn lại của chủ sở hữu  Hoạt động nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình với tài sản riêng vốn có  Chủ sở hữu phải cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của nó IV. Doanh nghiệp 1. Khái niệm (khoản 1- điều 4- luật doanh nghiệp) Doanh nghiệp lầ tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. 2. Phân loại doanh nghiệp  Công ty + Công ty TNHH một thành viên + Công ty TNHH hai thành viên trở lên + Công ty hợp danh + Công ty cổ phần
  • 3. 3  Doanh nghiệp tư nhân V. Trách nhiệm hữu hạn và trách nhiệm vô hạn Hữu hạn hay vô hạn là tính chất của chế độ đảm bảo tài sản khi tham gia quan hệ tài sản, không liên quan đến chế độ pháp lý phát sinh từ sự vi phạm pháp luật. 1. Trách nhiệm hữu hạn: Là sự có giới hạn của nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi sản nghiệp. Có sự tách bạch về tài sản giữa pháp nhân và chủ sở hữu nó, nên khi phá sản, nó chỉ trả nợ trong mức giá trị toàn bộ tài sản của nó. 2. Trách nhiệm vô hạn: Là sự không có giới hạn của nghĩa vụ trả nợ. + Trách nghiệm vô hạn giác độ hẹp: phạm vi trả nợ gồm toàn bộ sản nghiệp của nó và chủ sở hữu nó (không chỉ phần góp vốn kinh doanh mà là toàn bộ sản nghiệp), sau đó mới hết trách nhiệm trả nợ. + Trách nhiệm vô hạn giác độ rộng: phạm vi trả nợ là tận cùng của nghĩa vụ trả nợ. VI. Khởi sự doanh nghiệp 1. Những điều kiện cơ bản để thành lập doanh nghiệp a. Tài sản  Vốn điều lệ - Tài sản góp vốn Tài sản góp vốn gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản,… và các tài sản hợp pháp khác nhưng có điều kiện: o Không có tranh chấp về quyền sở hữu o Là tài sản hợp pháp o Có thể định giá được bằng tiền (để kế toán được) - Định giá tài sản góp vốn: o Người định giá: là người góp vốn Nếu công ty thành lập mới: người định giá là thành viên sáng lập Nếu góp thêm vốn: người định giá là công ty và người góp vốn o Nguyên tắc góp vốn: Nguyên tắc nhất trí: 100% đồng ý với kết quả định giá Định giá theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn. o Trách nhiệm của người định giá: định giá trung thực, chính xác giá trị tài sản góp vốn. Những người có lỗi trong việc định giá sai tài sản góp vốn phải chịu liên đới cùng nhau trả nợ thay cho công ty phần chênh lệch giữa giá trị định giá với giá trị thực của tài sản góp vốn (phá hạn). - Hành vi góp vốn: Bản chất của hành vi góp vốn là để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu (điều 4 luật doanh nghiệp) VD: A góp vốn vào công ty:
  • 4. 4 A được có tư cách thành viên, hưởng lợi từ công việc kinh doanh của công ty, được quản tham gia quản trị công ty (quản trị là tổng hợp mọi sự tác động để định hướng hành vi của công ty) A có nghĩa vụ cam kết chịu rủi ro với việc kinh doanh của công ty. - Về vốn góp: Nếu công ty có tư cách pháp nhân: người góp vốn phải chuyển sở hữu cho công ty. Nếu công ty có tư cách thể nhân: không có chuyển quyền sở hữu do thể nhân không có sản quyền độc lập, hành vi góp vốn chỉ là góp vốn kê khai tài sản đưa vào kinh doanh.  Vốn đầu tư: là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp  Vốn pháp định: là một hình thức điều kiện kinh doanh. Thông thường, mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp là phụ thuộc chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực, Nhà nước có quy định số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp. Ví dụ: A, B, C, D, E cùng thành lập công ty: 1- A góp 1 tỷ đồng tiền mặt. 2- B góp lô đất với giá trị hiện tại là 2 tỷ đồng. Nhưng do có tin đồn giá đất sẽ tăng, nên để tránh thiệt thòi cho B, các thành viên còn lại nhất trí định giá lô đất của B là 3 tỷ đồng. 3- C góp một giấy nhận nợ của F trị giá 1,5 tỷ đồng, nhưng do còn các chi phí đòi nợ, nên giấy này được định giá là 1 tỷ đồng. một ngày sau khi thành lập công ty, F tuyên bố phá sản và chỉ đòi được của F 100 triệu đồng. 4- D góp 100 lượng vàng, nhưng ban đầu chỉ góp 10 lượng, cam kết sẽ hoàn trả sau, các thành viên còn lại đồng ý. 5- E góp một chiếc ô tô, nhưng chưa sang tên. Sau một năm, công ty làm ăn có lãi, lợi nhuận đạt được là 1 tỷ đồng. Theo luật, lợi nhuận này sẽ được chia như thế nào? Đáp án - A được chia trên 1 tỷ đồng. - B được chia trên 2 tỷ đồng. Lý do: định giá phải trung thực, chính xác dựa trên giá thị trường. Trong trường hợp công ty thua lỗ, tất cả các thành viên của công ty phải liên đới chịu trách nhiệm trên phần vốn thiếu 1 tỷ. - C được chia trên 1 tỷ đồng. Lý do: Khi C sang tên giấy nợ cho công ty là công ty đã chấp nhận được hưởng lợi cũng như chịu mọi trách nhiệm đối với giấy nợ. Thời điểm góp vốn giấy nợ trị giá 1 tỷ đồng. - D được chia trên 100 lượng. Lý do: thành viên của công ty có quyền được góp vốn theo 1 thời hạn nhất định trên sự đồng ý của công ty. Khi góp vốn, công ty đã chấp nhận 100 lượng của D. - E có thể không có gì hoặc được chia trên giá trị ô tô.
  • 5. 5 Lý do: E chưa sang tên nên trên thực tế, ô tô vẫn là tài sản của E. Tuy nhiên, nếu E chứng minh được ô tô đã thực được sử dụng trong quá trình kinh doanh của công ty thì E vẫn có thể hưởng lợi trên phần ô tô góp vốn. b. Ngành nghề kinh doanh  Chủ doanh nghiệp tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp những quy định quản lí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh theo pháp luật.  ở Việt Nam, các nhóm ngành nghề kinh doanh chủ yếu là - Ngành, nghề bị cấm kinh doanh: gây hại đến kinh tế, xã hội, an ninh (vũ khí, ma túy, mại dâm, đánh bạc, môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài,…) - Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện nhất định do đảm bảo cạnh tranh hiệu quả hoặc Nhà nước muốn hạn chế kinh doanh (quốc phòng an ninh, tài chính ngân hàng, kdoanh bất động sản, giáo dục đào tạo,…) - Ngành, nghề kinh doanh được khuyến khích: những lĩnh vực được ưu tiên trong từng thời kỳ c. Tên và địa chỉ doanh nghiệp  Tên doanh nghiệp: - Mỗi doanh nghiệp phải có một tên chính thức dùng trong giao dịch với Nhà nước, các chủ thể kinh doanh khác và người tiêu dùng. - Tên phải được viết đầy đủ trong con dấu, viết và gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, viết trên các tờ giấy giao dịch, hồ sơ tài liệu và các ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. - Tên doanh nghiệp gồm 3 loại tên: + Tên tiếng Việt (là tên quan trọng nhất, buộc phải có): được thể hiện to nhất, viết trên mọi logo, giao dịch, phải phát âm được. + Tên viết tắt, tên nước ngoài (có thể có hoặc không) - Cấm trong đặt tên + Tên doanh nghiệp trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên một doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh (tên của doanh nghiệp được bảo hộ trong phạm vi đăng ký kinh doanh) + Tên doanh nghiệp trái đạo đức xã hôi, tập quán, truyền thống dân tộc (quyền giải quyết thuộc cơ quan đăng ký kinh doanh) + Sử dụng tên của cơ quan, đơn vị, các tổ chức nhà nước làm một phần hoặc toàn bộ tên của doanh nghiệp mình, trừ khi được sự đồng ý. + Doanh nghiệp có thể sử dụng tên ngành, nghề kinh doanh hoặc hình thức đầu tư để cấu thành tên doanh nghiệp, nhưng khi chuyển đổi ngành, nghề, doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên  Địa chỉ doanh nghiệp - Mỗi doanh nghiệp phải có địa chỉ một trụ sở chính đặt trên lãnh thổ Việt Nam - Địa chỉ gồm: tên nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc thị xã, phường (thị trấn), quận (huyện), thị xã, thành phồ thuộc tỉnh, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); số điện, số fax, thư điện tử (nếu có)
  • 6. 6 - Ngoài ra, doanh nghiệp có thể có + Địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu theo đăng ký kinh doanh + Chi nhánh kinh doanh là đơn vị phụ thuộc, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. + Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc, thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền. d. Tư cách pháp lý của người thành lập và quản lí doanh nghiệp - Mọi cá nhân, tổ chức là pháp nhân, gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Một số trường hợp cấm thành lập và quản lí doanh nghiệp + Cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng vốn nhà nước kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị mình. + Cán bộ theo quy định của pháp luật. + Quân nhân. + Cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trừ những người được cử quản lí phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác. + Người chưa thành niên hoặc người hạn chế hành vi năng lực dân sự. + Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh. + Các trường hợp khác theo quy định của luật phá sản. - Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập + Một doanh nghiệp tư nhân. + Một hộ kinh doanh cá thể. + Làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh khác chỉ khi các thành viên khác chấp nhận. e. Số lượng thành viên và cơ chế quản lí doanh nghiệp - Doanh nghiệp phải đăng ký người đại diện theo pháp luật trong các quan hệ với Nhà nước, các doanh nghiệp khác và khách hàng. - Doanh nghiệp hình thành trên cơ sở vốn góp phải quy định về số thành viên và có điều lệ cty. + Số lượng thành viên quy định có thể là tối thiểu hoặc tối đa. + Điều lệ công ty là văn bản thể hiện thỏa thuận cụ thể của những người đầu tư với tư cách là các thành viên góp vốn, quản lí doanh nghiệp, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm. 2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp  Giai đoạn tiền công ty Là giao dịch xảy ra trước thời điểm công ty ra đời nhưng có mục đích thành lập công ty. Dạng 1: Hợp đồng thành lập công ty. Dạng 2: Nhiều giao dịch chuẩn bị cho sự ra đời của công ty + Người xác lập là người đại diện cho các thành viên, các quyền và nghĩa vụ đó phát sinh đó sẽ của công ty khi công ty ra đời.
  • 7. 7 + Nếu công ty không ra đời, mọi thành viên sáng lập liên đới chịu trách nhiệm.  Thành lập công ty 1- Đăng ký kinh doanh: để Nhà nước thừa nhận sự ra đời của một công ty hợp pháp.  Hồ sơ đăng ký kinh doanh: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh: theo mẫu thống nhất của cơ quan đăng ký kinh doanh (điều 16- Luật doanh nghiệp) - Đối với những doanh nghiệp có điều lệ: dự thảo điều lệ. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn, bản sao chứng chỉ hành nghề:. - Đối với công ty + Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Danh sách thành viên + Công ty cổ phần: Danh sách thành viên sáng lập + Công ty hợp danh: Danh sách thành viên hợp danh. - Ngoài ra, kèm theo tài liệu khác về loại hình doanh nghiệp.  Cơ quan đăng ký kinh doanh: - Cơ quan cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW Cấp cho mọi doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) - Cơ quan cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, nếu không thành lập thì phải có Phòng Tài chính Kế hoạch) Đăng ký kinh doanh cho các hộ và hợp tác xã - Phòng đăng ký kinh doanh (trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư): Cấp đăng ký kinh doanh cho các khu kinh tế. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân cần có: đơn đề nghị đăng ký kinh doanh; các giấy tờ liên quan đến chứng thực chủ sở hữu; chứng nhận của chính quyền thỏa mãn số vốn sở hữu tối thiểu; chứng chỉ hành nghề. Công ty ngoài những giầy tờ trên, cần có thêm dự thảo điều lệ công ty. 2- Cấp đăng ký kinh doanh Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan làm việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau 10 ngày, không nhận được giấy chứng nhận hoặc thông báo yêu cầu sửa đổi, người thành lập doanh nghiệp có quyền khuyến nại, tố cáo. 3- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh  Cơ quan nhà nước - Định kỳ tuần thứ 1 hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh tháng trước lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
  • 8. 8 - Định kỳ tuần thứ 2 hàng tháng, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh gửi thay đổi của các doanh nghiệp lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư.  Doanh nghiệp Trong 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo các thông tin về doanh nghiệp lên các loại báo viết và báo điện tử trong 3 số liên tiếp 4- Các thủ tục đăng ký khác  Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh - Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện cùng tỉnh (thành phố trực thuộc TW) với trụ sở chính: Trong 10 ngày kể từ khi doanh nghiệp quyết định thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh. Nếu hợp lệ, trong 7 ngày, Phòng đăng ký kinh doanh phải ghi bổ sung vào Giấy đăng ký kinh doanh. - Trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện không cùng tỉnh với trụ sở chính: Trong 7 ngày, doanh nghiệp phải thông báo với phòng đăng ký  Đăng ký thuế  Đăng ký sử dụng con dấu  Đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản CHƯƠNG II: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA MÔ HÌNH THƯƠNG NHÂN ĐƠN LẺ Thương nhân: là một cá nhân tự bỏ vốn, tự kinh doanh, được hưởng cả, lỗ phải chịu. Ở Việt Nam, mô hình thương nhân đơn lẻ thể hiện ở 2 mô hình tổ chức: Doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. I. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN: 1. Khái niệm: Điều 141 (luật doanh nghiệp) Doanh nghiệp tư nhân là mô hình tổ chức kinh doanh do một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân bằng tài sản của chính mình. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 2. Những đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp tư nhân: a. Chủ sở hữu: là cá nhân một con người (không có sự liên kết). Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tài sản của chính mình. (trách nhiệm vô hạn giác độ rộng) b. Tư cách pháp nhân:
  • 9. 9  Doanh nghiệp tư nhân KHÔNG có tư cách pháp nhân: do nó không có sản nghiệp độc lập. Doanh nghiệp tư nhân là chủ thể của các quan hệ pháp luật, chủ sở hữu là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, là nguyên đơn, bị đơn. Vì: 1- khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không cần phải chuyển quyền sở hữu mà chỉ cần nêu rõ tổng số vốn đầu tư bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác 2- trong quá trình kinh doanh, chủ sở hữu có quyền tăng giảm vốn tùy ý, việc tăng giảm này phải được ghi vào sổ kế toán. Trường hợp giảm số vốn thấy hơn số vốn đã đăng ký thì chủ sở hữu phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.Tuy nhiên, về vấn đề thuế, yêu cầu nếu số vốn rút về thấp hơn đăng ký ban đầu thì phải đăng ký lại. 3- mọi chi phí hoạt động của công ty không tách khỏi chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình.  Doanh nghiệp tư nhân không có quyền phát hành cổ phiếu.  Quản lý điều hành: Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định hoạt động của doanh nghiệp. ông ta có thể tự điều hành hoặc thuê một người khác điều hành, nhưng trong mọi trường hợp, chủ sở hữu vẫn phải chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. II. HỘ KINH DOANH 1. Khái niệm Hộ kinh doanh là một hoặc một số thành viên hoặc cá nhân trong một hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức tiến hành hoạt động kinh doanh chung, cùng hưởng lợi và chia sẻ rủi ro. 2. Đặc trưng pháp lý + Thành viên: một hộ kinh doanh có thể có một hoặc nhiều hơn một cá nhân trong cùng một hộ gia đình. Theo luật dân sự, hộ gia đình có các quan hệ sau: mang tính chất huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng. Chú ý: khi hợp tác với đối tượng kinh doanh, phải chú ý ai là người đăng ký kinh doanh để tránh những rủi ro sau này. + Tư cách pháp nhân: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. + Trách nhiệm tài sản: Trách nhiệm này là trách nhiệm vô hạn và liên đới (liên đới đến tất cả những người có tên trong đăng ký kinh doanh). + Quản lý kinh doanh Mọi hành vi đều được thông qua chủ hộ. Chủ hộ là người được các thành viên bầu ra và được ghi trong đăng ký kinh doanh.
  • 10. 10 So sánh hộ kinh doanh với doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân Giống Trong trường hợp hộ kinh doanh có một người đăng ký kinh doanh thì Hộ kinh doanh giống Doanh nghiệp tư nhân về tất cả các đặc điểm. Khác - Luật điều chỉnh là luật hộ kinh doanh - Cơ quan đăng ký thuộc cấp quận, huyện - Nhiều trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh như: gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và diêm dân hoặc hộ có số vốn thấp, kinh doanh không có đặc điểm nhất định. - Không có con dấu - Không có hệ thống luật phá sản (nếu kinh doanh thô lỗ, chủ nợ đòi bằng luật dân sự) - Thuế khoán (đánh vào thu nhập của chủ hộ) - Luật điều chỉnh là luật doanh nghiệp - Cơ quan đăng ký thuộc cấp tỉnh, thành phố. - Không có trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh - Có con dấu - Có luật phá sản (nếu kinh doanh thua lỗ, chủ nợ có thể đòi bằng luật dân sự hoặc luật phá sản) - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Note: + Nếu một cơ sở kinh doanh thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên (có hợp đồng dài hạn) thì phải chuyển sanh hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. + Nếu một hộ kinh doanh có hai cơ sở trở lên thì phải chuyển đăng ký thành doanh nghiệp. - Bán và cho thuê cơ sở kinh doanh: a. Bán cơ sở kinh doanh: - Khái niệm: Bán doanh nghiệp là bán sản nghiệp thương mại thông qua hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Sản nghiệp thương mại khác sản nghiệp nói chung: sản nghiệp nói chung gồm cả sản nghiệp thương mại và sản nghiệp cá nhân. - Sản nghiệp thương mại gồm cả có và nợ Những khoản nợ xác lập trước thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực thì người bán doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Những khoản nợ xác lập sau thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực thì người mua doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Nếu có sự chuyển trách nhiệm phải có sự nhất trí của hai bên và của chủ nợ. b. Thuê cơ sở kinh doanh - Khái niệm: Thuê doanh nghiệp là chuyển giao quyền sử dụng doanh nghiệp, không phải chuyển giao quyền sở hữu. - Đặc điểm:
  • 11. 11 Người cho thuê vẫn đứng tên trên đăng ký kinh doanh nên mọi trách nhiệm liên quan vẫn của người cho thuê. Như vậy, người cho thuê phải chú ý đưa rủi ro vào hợp đồng cho thuê. CHƯƠNG III: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY I. CÔNG TY 1. Khái niệm Công ty là sự liên kết của hai hay nhiền thành viên (trừ trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) cho cùng một mục đích chung nào đó. 2. Phân loại  Phân loại theo mục đích: - Công ty thương mại - Công ty phi thương mại  Phân loại theo luật của từng vùng - Anh – Mỹ: Công ty đóng (là công ty có vốn lưu chuyển nội bộ như công ty TNHH); Công ty mở (ví dụ là công ty cổ phần) - Châu Âu: Công ty đối nhân (hạt nhân liên kết là nhân thân); Công ty đối vốn. 1- Công ty đối nhân + Là những công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ bởi độ tin cậy về nhân thân các thành viên tham gia. + Không có tư cách pháp nhân. Không có sự tách bạch về tài sản giữa công ty và các thành viên. + Các thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn cho người khác nếu không có sự đồng ý của các thành viên còn lại. + Hình thức tồn tại: Công ty hợp danh, công ty hợp vốn đơn giản, công ty dự phần. 2- Công ty đối vốn + Là công ty được thành lập có sự liên kết dựa trên phần vốn góp vào công ty + Có tư cách pháp nhân. Chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong giới hạn tài sản của mình, các thành viên không chịu trách nhiệm liên đới (TNHH) II.CÔNG TY HỢP DANH 1. Khái niệm Công ty hợp danh là mô hình công ty có ít nhất 2 thành viên là người nhận vốn, có thể hoạt động dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, còn có thể có thành viên góp vốn. 2. Đặc trưng pháp lý - Thành viên (2 loại)
  • 12. 12 + Thành viên hợp danh (bắt buộc, ít nhất là 2 người): phải là cá nhân, trách nhiệm về mặt tài sản là trách nhiệm vô hạn và liên đới (trách nhiệm bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của công ty). Thành viên hợp danh chỉ có thể là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên của một công ty hợp danh khác khi được các thành viên khác đồng ý. + Thành viên góp vốn (có thể có hoặc không, không quy định số lượng): có thể là cá nhân haowcj tổ chức; chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp của mình. + Khác nhau giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam o Pháp luật nước ngoài quy định công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh; công ty gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn được gọi là công ty hợp vốn đơn giản (Công ty hợp vốn đơn giản là công ty có tối thiểu một thành viên nhận vốn, người đó chịu trách nhiệm vô hạn, người góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp) o Pháp luật Việt Nam: gộp chung công ty hợp danh truyền thống với mở rộng, như vậy, nếu có tranh chấp trong công ty mở rộng thì giải quyết bằng luật hợp đồng) - Tư cách pháp nhân: + Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh (điều này quy định trong luật doanh nghiệp, mặc dù mâu thuẫn với luật dân sự) + Công ty hợp danh có sản nghiệp độc lập, các nguồn hình thành vốn: o Vốn do các thành viên đóng góp (cả thành viên hợp danh và góp vốn). tài sản này đã được chuyển quyền sở hữu và trở thành tài sản độc lập. o Do tích lũy hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. o Do thành viên hợp danh nhân danh chính mình kinh doanh các hoạt động nằm trong phạm vi đăng ký kinh doanh của công ty. - Trách nhiệm tài sản: + Thành viên hợp danh: chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. + Thành viên hợp vốn: không được nhân danh công ty trong bất kỳ quyết định nào 3. Điều hành công ty - Hội đồng thành viên: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty hợp danh. (gồm tất cả thành viên hợp danh và có thể có một số thành viên hợp vốn) - Thành viên hợp danh có quyền tham gia không hạn chế vào HĐ kinh doanh của công ty. Thành viên hợp vốn chỉ được quyết định vào những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của thành viên hợp vốn theo qui định của công ty. - Thảo luận biểu quyết: số phiếu bầu của mỗi thành viên do điều lệ của công ty qui định (nếu hội đồng thành viên không qui định thì mỗi thành viên có số phiếu ngang nhau) - Các quyết định của công ty hợp danh: theo tỷ lệ sàn + Các vấn đề ít quan trọng: 2/3 + Các vấn đề quan trọng hơn: ¾ + Các vấn đề tối quan trọng: 100%
  • 13. 13 - Hội đồng kinh doanh: thành lập có thể do bầu hoặc ký hợp đồng thuê Giám đốc điều hành (CEO) có vai trò rất quan trọng trong 3 loại quan hệ sau + Quan hệ tổ chức nội bộ công ty (thuê lao động mới, sa thải lao động, ban hành quy chế,…) + Quan hệ với cơ quan công quyền + Tranh tụng với cơ quan tài phán Tuy nhiên, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh vẫn là bất kỳ thành viên hợp danh nào. 4. Tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên hợp danh - Tiếp nhận và chấm dứt thành viên hợp danh chỉ khi tất cả các thành viên hợp danh khác chấp nhận (do liên kết nhân thân) - Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong các trường hợp: + Tự xin rút (chỉ khi tất cả các thành viên khác đồng ý) + Khai trừ (khi vi phạm góp vốn hoặc vi phạm quy chế tài chính) Vi phạm quy chế thành viên có các trường hợp: o Thực hiện hành vi trái điều lệ của công ty o Không công khai những hoạt động của mình cho các thành viên khác o Nhân danh công ty hoặc nhân danh mình để tiến hành hoạt động kinh doanh trong phạm vi đăng ký kinh doanh của công ty nhận tư lợi cho bản thân hoặc tư lợi cho bên thứ 3 khác  trong 2 trường hợp trên: thành viên đó tiếp tục liên đới các trách nhiệm đối với công ty bằng tài sản của mình (trách nhiệm vô hạn này chỉ kết thúc sau 2 năm từ khi phát sinh) + Thành viên chết hoặc tòa tuyên bố chết. + Thành viên bị mất năng lực hành vi + Thành viên phải thi hành bản án hình sự đã có hiệu lực. III. CÔNG TY CỔ PHẦN 1. Khái niệm (điều 77- Luật doanh nghiệp) - Công ty cổ phần là công ty trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần là cổ đông, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không xác định số lượng tối đa. - Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần được phát hành mọi loại chứng khoán. 2. Đặc trưng pháp lý  Vốn điều lệ: + Được chia làm nhiều phần bằng nhau. + Cách sở hữu vốn: bắt đầu, cổ đông sáng lập tạm thời đăng ký một mức vốn điều lệ xác định, được chia ra thành các cổ phần. Trong 90 ngày đầu, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua được tối thiểu 20% cổ phần. Sau đó công ty tiếp tục bán số cổ phần còn lại trong thời hạn 3 năm.  Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân
  • 14. 14  Trách nhiệm tài sản: công ty chỉ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi sản nghiệp của mình, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp vào công ty.  Công ty có thể phát hành mọi loại chứng khoán (cả chứng khoán nợ và chứng khoán vốn) 3. Cổ phần, cổ phiếu, cổ đông: a) Cổ phần: - Là phần chia nhỏ của vốn điều lệ. - Phân loại: + Cổ phần phổ thông: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “bình thường” của công ty phát hành, là loại cổ phần bắt buộc có.  Tạo ra cổ đông phổ thông (điều 79 – Luật doanh nghiệp) + Cổ phần ưu đãi: là loại cổ phần được phát hành trong những điều kiện “đặc biệt” của công ty phát hành.  Cổ phần ưu đãi biểu quyết:  Là loại cổ phần cho phép người sở hữu nó có quyền biểu quyết cao hơn so với những cổ phần phổ thông tương ứng (khoản 2- điều 79)  1 cổ phần phổ thông = 1 quyền biểu quyết (như vậy một cổ đông dù sở hữu nhiều hay ít cổ phần thì đều có quyền tham dự đại hội đồng cổ đông. Cơ quan quyền lực cao nhất của công ty cổ phần là đại hội đồng cổ đông) 1 cổ phần ưu đãi = x . 1 quyền biểu quyết của cổ đông phổ thông (x do công ty quyết định)  Chỉ có 1 trong 2 đối tượng sau mới được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết: cổ đông sáng lập và nhà nước.  Các cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có tác dụng trong 3 năm, sau đó tự chuyển thành cổ phần phổ thông.  Hạn chế: cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần ghi danh nên không được tự do chuyển nhượng. Cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu cho cổ đông sáng lập khác. Việc chuyển nhượng cho người không phải cổ đông sáng lập phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông, người nhận đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập.  Cổ phần ưu đãi cổ tức: - Cho phép người sở hữu được hưởng mức lãi cao hơn so với một mức cồ phần phổ thông tương ứng. - Phân loại: Cổ tức cố định = k . tổng số cổ phần thực góp vào công ty (không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh) Cổ tức thưởng: tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, có khi cổ tức của cổ phổ thông bằng hoặc nhiều hơn cổ tức của cổ đông ưu đãi. - Hạn chế: những cổ đông có cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ được tham gia biểu quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ (không có quyền lợi chính trị)
  • 15. 15  Cổ phần ưu đãi hoàn lại: - Cho phép người sở hữu nó được yêu cầu công ty hoàn lại phần vốn góp bất kỳ khi nào (đảm bảo tính thanh khoản cao) Nhưng quyền này không được chống lại quyền lợi các chủ nợ (công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu, nhưng sau khi mua công ty vẫn đảm bảo khả năng tài chính để trả nợ. - Hạn chế: giống cổ phần ưu đãi cổ tức.  Cổ phần ưu đãi khác: tùy điều kiện cụ thể, công ty phát hành các cổ phần khác để thu hút nhà đầu tư. VD là cổ phần quyền mua trước (mua quyền mua): sau này nếu công ty phát hành cổ phiếu thì người nắm giữ cổ phần này có quyền mua trước. b) Cổ phiếu: - Là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. - Có 2 loại: Cổ phiếu khuyết danh và cổ phiếu ghi danh. c) Chuyển nhượng cổ phần  Tự do chuyển nhượng - TH1: Cổ phần ưu đãi biểu quyết: không được chuyển nhượng - TH2: Cổ phần cổ đông sáng lập + Các cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho nhau + Cổ đông sáng lập muốn nhường cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập thì giao dịch này phải công khai và được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.  Thủ tục chuyển nhượng - Bước 1: các bên phải có hợp đồng chuyển nhượng (được công chứng) - Bước 2: người mua làm thủ tục đề nghị hội đồng quản trị thay đổi tên + Nếu cổ phiếu không tên: thủ tục hoàn thành + Nếu cổ phiếu ghi danh: phải yêu cầu hội đồng quản trị thu hồi cổ phiếu cũ và phát hành cổ phiếu mới - Note + Thời điểm quyền cổ đông bắt đầu có hiệu lực là thời điểm cổ đông có tên trong sổ cổ đông. + Nếu việc chuyển nhượng diễn ra trong thời gian sắp diễn ra họp đại hội đồng cổ đông thì người dự họp là người mua (các cuộc họp đại hội đồng cổ đông phải được thông báo trước 7 ngày). + Khi chuyển nhượng, cổ tức của kỳ trước là của người bán.  Các trường hợp khác - Cổ đông yêu cầu công ty mua lại: nếu cổ đông bỏ phiếu chống lại nghị quyết của đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày nghị quyết đó được thông quan, cổ đông có quyền làm văn bản yêu cầu công ty mua lại cổ phiếu của mình theo giá thỏa thuận hoặc theo nguyên tắc của công
  • 16. 16 ty. Công ty có “nghĩa vụ” phải mua, trong điều kiện sau khi công ty mua lại phần vốn góp, khả năng tài chính của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ tới hạn. - Cổ đông chết: người thừa kế theo di chúc hoặc theo luật nhận được phần cổ phiếu. - Nhận trả nợ: trả nợ bằng cổ phần thì chủ nợ thành cổ đông. - Tặng cho: người nhận trở thành cổ đông. 4. Cổ đông: a. Khái niệm: Là chủ sở hữu của cổ phần b. Phân loại: - Cổ đông sáng lập: là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng công ty, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần. - Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông. c. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông Quyền của cổ đông  Quyền của cổ đông phổ thông (Điều 79 – Luật doanh nghiệp) - Quyền chính trị + Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. + Xem xét thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác + Xem xét Điều lệ công ty, biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông - Quyền kinh tế + Nhận cổ tức theo mức quyết định của Đại hội đồng cổ đông + Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có. + Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình + Khi công ty giải thể, được nhận phần tài sản tương ứng với phần vốn góp (sau khi đã thanh toán cho chủ nợ và các cổ đông loại khác) - Quyền thông tin  Quyền của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số (Điều 79 – Luật doanh nghiệp) (Cổ đông hoặc nhóm cổ đông có cổ phần phổ thông 10% liên tục trong 6 tháng hoặc tỉ lệ nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định) - Quyền được đề cử người vào các vị trí thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng kiểm soát. - Quyền được xem xét sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính. - Quyền được yêu cân ban kiểm soát kiểm tra bất kỳ thông tin hoặc một hoạt động nào của công ty và được trả lời bằng văn bản. - Quyền yêu cầu triệu tập bất thường phiên họp đại hội đồng cổ đông. Nghĩa vụ của cổ đông
  • 17. 17 - Góp đúng và đủ số vốn đã đăng ký. Không rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức. - Cam kết chịu lỗ tương ứng phần vốn đã góp - Tuân thủ nghị quyết của hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, pháp luật,… 5. Tăng, giảm vốn điều lệ  Tăng vốn điều lệ - Phát hành cổ phần mới - Điều chỉnh giá trị tài sản của công ty theo sự tăng lên của tài sản đó.  Giảm vốn điều lệ (ngược lại) - Mua lại cổ phần: trong mỗi 12 tháng, công ty được phép mua lại không quá 30% lượng cổ phần phổ thông đã phát hành. Note: thẩm quyền quyết định mua lại cổ phần + Số cổ phần < 10% : hội đồng quản trị + 10% < Số cổ phần < 30% : đại hồi đồng cổ đông Sau đó làm thủ tục hủy lượng cổ phần đó và đăng ký lại Mua lại cổ phần giảm vốn điều lệ ≠ Mua lại cổ phần gây cổ phiếu quỹ - Điều chỉnh lại giá trị tài sản tương ứng sự sụt giảm giá trị của tài sản đó. 6. Quản trị công ty cổ phần  Khái niệm - (theo nghĩa hẹp): quản lý nội bộ công ty - (theo nghĩa rộng): quá trình tác động để công ty để định hướng hành vi công ty  Quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam (song lớp) Ngoài ra còn có các yếu tố khác tác động đến quản trị công ty như - Người cung cấp nguyên vật liệu - Người bán - Chính sách, thể chế - Các tổ chức chính trị - Sở giao dịch chứng khoán - Lao động
  • 18. 18 - … a. Đại hội đồng cổ đông  Khái niệm: Là cơ quan quyền lực cao nhất trong công ty, thể hiện thông qua thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông, quyết định các vấn đề như - Phương hướng, đường lối phát triên của công ty - Dự án, giao dịch có giá trị lớn (≥ 50% nếu Điều lệ công ty không quy định khác) - Tăng, giảm vốn điều lệ: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại đem bán - Bổ sung, sửa đổi điều lệ của công ty - Tổ chức lại công ty - Giải thể, phá sản công ty - Bầu và miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và thành viên ban kiểm soát (phương thức: bầu dồn phiếu  mỗi người có số quyền bầu = số cổ phần phổ thông * số quyền trong hội đồng  tạo ra sự tập trung phiếu bầu để luôn có kết quả  tạo cơ hội cho cổ đông nhỏ dồn số phiếu của mình bầu và có cơ hội cho người đó được) - Thông qua báo cáo bạch - …  Phân loại - Đại hội đồng cổ đông thành lập Là phiên họp thông qua điều lệ công ty - Đại hội đồng cổ đông thường niên + Là phiên họp Đại hội đồng cổ đông được ghi nhận trong điều lệ công ty. + Tối thiểu mỗi năm có một Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra trong khoảng thời gian 4 tháng kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính (trường hợp đặc biệt được cơ quan chức năng cho phép thì là 6 tháng) - Đại hội đồng cổ đông bất thường + Là cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được triệu tập theo những căn cứ mà điều lệ công ty hoặc pháp luật quy định (phụ thuộc người triệu tập) + Có 3 đối tượng có quyền triệu tập ĐHĐ cổ đông bất thường 1- Chủ tịch Hội đồng quản trị o Do nhu cầu cấp bách về quản trị công ty o Khi số lượng thành viên Hội đồng quản trị giảm quá 1/3 so với số lượng quy định trong điều lệ công ty. o Theo yêu cầu của ban kiểm soát o Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông thiểu số (khoản 2- điều 79) 2- Ban kiểm soát Nếu ban kiểm soát yêu cầu ban quản trị triệu tập. Trong 30 ngày, ban quản trị không triệu tập thì ban quản trị sẽ phải chịu mọi thiệt hại gây ra và ban kiểm soát sẽ đứng ra triệu tập. 3- Nhóm cổ đông thiểu số
  • 19. 19 Nếu nhóm cổ đông thiểu số yêu cầu ban quản trị triệu tập, trong 30 ngày, ban quản trị không triệu tập thì ban quản trị sẽ phải chịu mọi thiệt hại, nhóm cổ đông tiếp tục yêu cầu ban kiểm soát triệu tập, trong 30 ngày, ban kiểm soát tiếp tục không triệu tập, ban kiểm soát phải chịu mọi thiệt hại và nhóm cổ đông thiểu số trực tiếp triệu tập đại hội.  Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông Phiên họp lần 1: số lượng cổ đông dự họp đại diện cho ít nhất 65% cổ phần trở lên.  không được thì sang lần 2: đại diện cho ít nhất 51% cổ phần trở lên.  không được thì sang lần 3 (tiến hành trong 20 ngày tiếp theo từ khi hoãn lần 2): không có điều kiện về số cổ phần, cổ đông dự họp (còn lại điều kiện công ty quy định)  Thể thức thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông: - Lấy ý kiến bằng văn bản: có giá trị khi số biểu quyết thuận đại diện cho trên 75% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên (điều lệ công ty có quyền quy định cao hơn nhưng không thấp hơn 75) - Những trường hợp quan trọng (tăng, giảm vốn điều lệ, giải thể công ty, phân chia cổ tức): phải biểu quyết ngay tại cuộc họp với tỷ lệ sàn là 75% cổ phần dự họp.; những trường hợp khác thì tỉ lệ sàn là 65%.  Thủ tục triệu tập cuộc họp: - Lấy danh sách các cổ đông dự họp và niêm yết công khai trước khi họp. - Gửi giấy mời đến các cổ đông dự họp ít nhất trước 7 ngày. - Nội dung cuộc họp được thông báo kèm giấy mời. - Người giữ cổ phiếu từ 10% trở lên liên tục trong vòng 6 tháng có quyền đề nghị người triệu tập bổ sung nội dung dự kiến của phiên họp.  Thủ tục tiến hành họp - Người triệu tập và người chủ trì họp có thể đề ra những biện pháp an ninh khác nhau để đảm bảo cho phiên họp diễn ra. - Phải có thư ký cuộc họp để lập biên bản Đại hội đồng cổ đông, biên bản được lưu trữ như một tài liệu chính thức (phải có chữ ký đầy đủ) - Các trường hợp tạm ngừng phiên họp: Chủ trì phiên họp có thể cho tạm ngừng phiên họp nhưng không quá 3 ngày trong những trường hợp: + Điều kiện phiên họp không đủ những điều kiện khách quan cho cuộc họp. + Có biểu hiện gây rối. + Các trường hợp khác theo điều lệ công ty. b. Người quản trị công ty  Người quản trị công ty cổ phần có thể là: - Thành viên hội đồng quản trị.
  • 20. 20 - Giám đốc, tổng giám đốc - Thành viên ban kiểm soát  Nghĩa vụ (khái quát) - Công bố thông tin cá nhân (dán tại trụ sở,…) + Những thông tin liên quan đến các doanh nghiệp khác mà người quản trị công ty là người thành lập hoặc tham gia quản lí điều hành. + Những doanh nghiệp mà ở đó người quản trị công ty có cổ phần vốn góp. + Những doanh nghiệp mà những người thân thích (trong phạm vi 3 đời) của người quản trị công ty tham gia thành lập hoặc quản lí điều hành hoặc có cổ phần vốn góp. - Nghĩa vụ trung thành với lợi ích công ty + Trung thành: người quản trị công ty phải đặt lợi ích của công ty lên trên lợi ích của bản thân và lợi ích của các bên thứ 3 khác. + Các loại nghĩa vụ trung thành mà công ty cổ phần có thể đưa vào điều lệ Loại bỏ những tư lợi của người quản trị: nếu giao dịch tư lợi của người quản trị gây thiệt hại cho công ty  người đó phải gánh trách nhiệm cá nhân. Bảo mật thông tin: bí mật kinh doanh, lợi ích công ty,… Hạn chế cạnh tranh: những doanh nghiệp mà do người quản trị công ty thành lập, góp vốn hoặc do những người có quan hệ với người quản trị (trong phạm vi 3 đời) thành lập, góp vốn thì không được kinh doanh cùng mặt hàng với doanh nghiệp đó.  loại bỏ vấn đề doanh nghiệp sân sau. Nghĩa vụ cẩn trọng: do sơ suất, cẩu thả làm ảnh hưởng đến lợi ích công ty. - Kiểm soát giao dịch tư lợi + Xác định những loại giao dịch có nguy cơ tư lợi: là những hợp đồng có một bên là công ty, bên kia là: Cổ đông sở hữu trên 30% cổ phần phổ thông trở lên hoặc thành viên hội đồng quản trị Giám đốc, Tổng giám đốc theo điều lệ công ty Thành viên ban kiểm soát Những người thân thích của những người kể trên Những người quản trị công ty mẹ Những người có quyền bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị công ty mẹ + Quá trình kiểm soát Những giao dịch trên phải được công khai hóa Nếu giá trị giao dịch mà trên 50% tổng giá trị tài sản trên sổ sách kế toán công ty thì giao dịch này phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Nếu giá trị giao dịch mà dưới 50% thì phải được sự chấp thuận của hội đồng quản trị.
  • 21. 21 Những giao dịch không tuân theo chu trình kiểm soát trên  mọi tổn thất đến công ty được gánh theo trách nhiệm cá nhân. IV. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1. Khái niệm (có 2 loại) a. Công ty TNHH 1 thành viên: Giống DNTN b. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (truyền thống):  Khái niệm: Là mô hình công ty mà theo đó số lượng thành viên công ty ít nhất là 2, nhiều nhất là 50. Các thành viên sở hữu vốn điều lệ theo %. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. 2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: a. Đặc trưng của mô hình: - Thành viên: giới hạn từ 2 đến 50, có thể là cá nhân hoặc tổ chức (phải có người đại diện)  cho thấy tính chất đổi nhân của công ty (vì đối vốn thì sẽ không có giới hạn) Nếu một trong hai thành viên chết hoặc rút vốn thì sẽ: cưỡng bức giải thể hoặc chuyển đổi pháp lý công ty (chuyển đổi mô hình công ty) - Tư cách pháp nhân: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ khi có đăng ký kdoanh. - Trách nhiệm tài sản: Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trong phạm vi tài sản của công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào công ty (khác DNTN) - Nghiêm cấm rút vốn trực tiếp từì công ty: Nếu muốn chủ sở hữu có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền tài sản hoặc bán cho người khác. Nếu xảy ra tình trạng trực tiếp rút vốn người rút vốn phải mang tài sản cá nhân của mình liên đới với công ty trả nợ (giống DNTN) - Trong quá trình hoạt động công ty, những chi phí do mục đích cá nhân của chủ sở hữu công ty phải tách với phi phí cho mục đích công ty. - Không được phát hành cổ phiếu (công ty đóng đặc thù) b. Vốn điều lệ:  Các thành viên sở hữu vốn điều lệ theo tỷ lệ % + Từ đó xác định quyền và nghĩa vụ với công ty. + Nghĩa vụ góp vốn của thành viên: (khác với công ty CP là trong 90 ngày phải thanh toán tiền) các thành viên tự do thỏa thuận cam kết góp vốn chung (có thể góp vốn theo lộ trình và các thành viên phải tuân theo thỏa thuận đó) + Nếu người góp vốn vi phạm thì: Khai trừ Coi phần vốn chưa góp là một khoản nợ với công ty (tính lãi)
  • 22. 22 Bồi thường thiệt hai do chậm góp Mất quyền góp vốn  Tăng giảm vốn điều lệ - Tăng vốn điều lệ: + Tiếp nhận thành viên mới (số lượng thành viên từ 2 đến 50) + Gọi thêm vốn từ các thành viên vốn có (được góp thêm phần vồn tương ứng với phần vốn đã góp) + Điều chỉnh tài sản công ty tương ứng sự tăng giá trị của các tài sản đó - Giảm vốn điều lệ: + Chấm dứt tư cách thành viên (hoàn viên) + Mua lại phần vốn góp (theo tỉ lệ %) + Điều chỉnh tài sản công ty tương ứng sự sụt giảm.  Chuyển nhượng phần vốn góp - Một thành viên nào đó của công ty, nếu muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho một người không phải thành viên công ty trước tiên thành viên đó phải chào bán phần vốn góp của mình cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ % vốn góp mà các thành viên đó có trong công ty và cùng các điều kiện chuyển nhượng (giá cả, phương thức,…) như nhau. - Trong trường hợp các thành viên còn lại không muốn mua hoặc mua không hết thì được phép chuyển nhượng cho các thành viên ngoài công ty.  thể hiện sự đóng của công ty (cơ hội cho người ngoài vào công ty rất khó khăn) (yếu tố đối nhân)  Tiếp nhận và chấm dứt tư cách thành viên - Tiếp nhận thành viên mới: thành viên đó phải được sự chấp thuận của mọi thành viên còn lại trong công ty với tỷ lệ biểu quyết là 100% - Chấm dứt tư cách thành viên: + Xin rút + Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp (bỏ phiếu phủ quyết một nghị quyết của công ty) + Chuyển nhượng phần vốn góp của mình. Nếu công ty không mua thì thành viên đó có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai không có điều kiện ràng buộc. + Thành viên chết hoặc bị tuyên bố chết, người thừa kế trở thành thành viên công ty. + Thành viên sử dụng phần vốn của mình để trả nợ thì chủ nợ KHÔNG phải là thành viên công ty. + Tặng, cho: Người nhận trong phạm vi huyết thống 3 đời hoặc quan hệ nuôi dưỡng, hôn nhân: sẽ là thành viên công ty. Người nhận khác: tư cách thành viên chỉ có sự chập thuận của các thành viên còn lại
  • 23. 23 c. Quản lí điều hành:  Mô hình 2 thành viên: Hội đồng thành viên (Cơ quan có quyền cao nhất, gồm mọi thành viên góp vốn) Ban Giám đốc (Tổng giám đốc, giám đốc và các thành viên khác do điều lệ công ty quy định)  Mô hình 11 thành viên trở lên: Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Ban kiểm soát (hoàn toàn do công ty quy định, không có luật)  Người đại diện theo pháp luật Do điều lệ công ty quy định (có thể là chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc, tổng giám đốc,…) - Mô hình 1 thành viên: + Nếu một thành viên là 1 tổ chức: phải có người đại diện (người đó sẽ là chủ tịch công ty) hoặc gồm nhiều thành viên được cử làm đại diện. + Nếu một thành viên là 1 cá nhân: cá nhân đó sẽ là chủ tịch công ty. CHƯƠNG IV: LUẬT PHÁ SẢN I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm  Phá sản: là việc thừa nhận một quá trình hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đến mức độ không thể trả nợ (là hệ quả pháp lý cuối cùng của một trình tự pháp luật áp dụng với một con nợ) Ngày nay, phạm vi phá sản được mở rộng ra ngoài thương nhân  Phá sản ≠ Lâm vào tình trạng phá sản: Lâm vào tình trạng phá sản: là trạng thái về mặt tài chính của một thương nhân (một doanh nghiệp) mà trong trạng thái đó, cho phép bắt đầu áp dụng thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó. 2. Các thuyết về phá sản a. Thuyết định lượng:  Nhìn nhận một thương nhân lâm vào tình trạng phá sản khi thương nhân đó mất khả năng thanh toán với những điều kiện xác định tương đối chắc chắn. VD: Nợ đến hạn tăng lên đến một ngưỡng nào đó.  Ưu điểm: Cho phép xác định tình trạng con nợ một cách chắc chắn không nhầm lẫn.  Nhược điểm: khi phát hiện ra tình hình thì có thể quá muộn, không thể cứu công ty ra khỏi kết cục phá sản. b. Thuyết định tính:
  • 24. 24  Nhìn nhận một thương nhân lâm vào tình trạng phá sản dựa vào sự cân đối dòng tiền mặt. nghĩa là thương nhân kinh doanh bình thường: dòng tiền mặt luôn chảy tại bất kỳ điểm nào)  Ưu điểm: phát hiện nguy cơ nợ sớm  Nhược điểm: thiếu tính ổn định, chắc chắn (do việc mất khả năng thanh toán tạm thời là luôn có)  để khắc phục: phải trao quyền cho thẩm phán là mở hay không mở thủ tục phá sản c. Kế toán d. Kết hợp nhiều phương pháp trên 3. Ở Việt Nam:  Điều 3 – Luật phá sản (hiện đại hơn nhưng hiệu quả vẫn thấp) Một doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đó không thanh toán được các khoản nợ tới hạn cho chủ nợ khi chủ nợ yêu cầu (định tính)  Có 2 điều kiện để lâm vào tình trạng phá sản: + Không có khả năng thánh toán các khoản nợ tới hạn. + Chủ nợ đòi nợ.  Các khoản nợ tới hạn phải là khoản nợ không còn tranh chấp (nếu có tranh chấp thì giải quyết tranh chấp trước, rồi mới giải quyết tiếp)  Chủ nợ đòi nợ bằng quá trình đòi nợ Chủ nợ nộp cho tòa giấy đòi nợ đã gửi cho con nợ. II.LUẬT PHÁ SẢN: 1. Khái niệm Luật phá sản là tổng thể các quy phạm pháp luật do NN ban hành, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản DN, HTX  Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ: (i) quan hệ chủ nợ - con nợ và (ii) quan hệ tố tụng giữa đương sự và cơ quan có thẩm quyền 2. Nội dung luật phá sản - Chương 1: các khái niệm chung về DN, HTX bị coi là phá sản và cơ quan có thẩm quyền giải quyết - Chương 2: Thủ tục nộp đơn và thụ lý đơn - Chương 3: Ghi nhận nghĩa vụ về tài sản - Chương 4: Biện pháp bảo đảm tài sản - Chương 5: Hội nghị chủ nợ - Chương 6&7: Thủ tục phục hồi DN, HTX 3. Vai trò: - Bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ nợ, cung cấp phương thức đòi nợ hiệu quả
  • 25. 25 - Bảo vệ lợi ích của DN, HTX, tạo cơ hội phục hồi, tránh bị xâu xé - Bảo vệ lợi ích của nlđ - Góp phần tổ chức, cơ cấu lại nền kinh tế - Góp phần bảo đảm kỉ cương CHƯƠNG V: HỢP ĐỒNG I/ HỢP ĐỒNG 1. Khái niệm Điều 388 BLDS, 2005: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mỗi bên”  Quan điểm so sánh: “hợp đồng là một thỏa thuận có hiệu lực pháp lý” 2. Đặc điểm: - Thỏa thuận: phải thể hiện được sự thống nhất ý chí của các bên - Các bên: có năng lực giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật - Quyền và nghĩa vụ (điều 280 BLDS): kết quả của hợp đồng phải làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho ít nhất 1 bên - Sự tương thích trong thỏa thuận (quan điểm so sánh, chủ yếu trong common law, phụ thuộc nhiều và giải thích của tòa) 3. Hiệu lực a) Điều kiện: - Năng lực hành vi: cá nhân 18 tuổi. Pháp nhân thì do người đại diện giao kết (liên hệ các loại hình DN đã học) - Điều cấm của pháp luật: đối tượng của hợp đồng không là hàng hóa bị cấm (tương đương ý nghĩa thị trường của hàng hóa trong thương mại) - Đạo đức xã hội: chuẩn mực ứng xử trong xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. - Hình thức bắt buộc: áp dụng đối với một số loại hợp đồng được dự liệu phát sinh nhiều tranh chấp: đăng ký mua bất động sản, hợp đồng thành lập công ty phải ĐKKD b) Thời điểm: - Theo thỏa thuận - Trong một thời gian nhất định - Khi một số điều kiện yêu cầu được đáp ứng - Phụ thuộc vào một sự kiện pháp lý trong tương lai - Có sự tham gia của bên thứ 3 đối với một số loại hợp đồng - Được chuyển hóa theo hình thức mà pháp luật yêu cầu
  • 26. 26 II/ CÁC GIAI ĐOẠN 1. Giao kết hợp đồng a) Nguyên tắc: - Tự do: không trái PL (điều cấm và nghĩa vụ nằm trong khả năng cam kết, ko vi phạm lợi ích của bên thứ 3) - Tự nguyện, bình đẳng trong giao kết b) Trình tự + Đề nghị giao kết hợp đồng: - Yêu cầu: +Thể hiện ra bên ngoài (hành vi, lời nói, cử chỉ..) +Có đối tượng xác định +Hoàn cảnh - Có thể rút lại: phải bồi thường hoặc không + Chấp nhận giao kết hợp đồng: - Yêu cầu: rõ ràng và tuyệt đối + Lưu ý: tính hoán vị 2. Thực hiện hợp đồng a) Khái niệm Là việc các bên tiến hành các một số hành vi nhất định vào thời điểm, theo cách thức theo cam kết trong hợp đồng b) Nguyên tắc - thực hiện đúng hợp đồng, đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn phương thức và các thỏa thuận khác - thực hiện một cách trung thực, hợp tác, đôi bên cùng có lợi. - Không xâm phạm lợi ích của NN, cộng đồng và người khác THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG - Các bên trong quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện đúng mọi nội dung của hợp đồng. - Các bên phải thực hiện trung thực, thiện chí và hợp tác. Sự thiện chí được thể hiện ở việc: + Các bên phải thực hiện hợp đồng trên cơ sở tôn trọng lợi ích của mình và đối tác, phù hợp ý chí chung. + Bên gặp phải khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng thì bên đó phải nỗ lực hết sức và thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình, đồng thời có quyền yêu cầu bên kia hỗ trợ, bên còn lại không được thoái thác nghĩa vụ giúp đỡ. c) Nội dung (theo phân loại dựa trên số lượng người có quyền và nghĩa vụ liên quan) HĐ đơn vụ: bên có nghĩa vụ phải thực hiện HĐ. Mọi thay đổi phải có sự đồng ý của bên có quyền.
  • 27. 27 HĐ song vụ: thực hiện đúng hợp đồng. Ko được hoãn thực hiện nghĩa vụ vì bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp bắt buộc phụ thuộc) HĐ vì lợi ích của bên thứ 3: bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Nếu bên thứ 3 từ chối hưởng thì hoặc hủy bỏ, hoặc coi như việc đã hoàn thành d) Thay đổi: Nguyên nhân: - Nhu cầu thay đổi - Điều kiện thực hiện HĐ thay đổi - Giá cả thay đổi - Khả năng thanh toán thay đổi - Chính sách - Nhầm lẫn trong giao kết Ngoại lệ: HĐ có sự tham gia của bên thứ 3 và bên thứ 3 đã đồng ý nhận quyền lợi. Yêu cầu: sửa đổi phù hợp với hình thức giao kết 3. Chấm dứt hợp đồng - Khi hợp đồng đã được hoàn thành - Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên - Một trong các bên không còn tồn tại (cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại) nếu là HĐ đích danh. - Một bên đơn phương chấm dứt HĐ - Một bên hủy bỏ hợp đồng - HĐ không thể thực hiện được do đối tượng không còn. Các bên có thể thỏa thuận lại hoặc bồi thường.
  • 28. 28 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU c) Khái niệm: Là hợp đồng không làm chấm dứt, phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên. d) Căn cứ để xác định hợp đồng vô hiệu: - Chủ thể tham gia: Chủ thể không có năng lực giao kết (chưa đủ tuổi, mất hoặc hạn chế): Độ tuổi: từ 18 tuổi. (6-18 tuổi: HĐ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 15-18 tuổi: nếu có tài sản riêng có thể tự giao kết HĐ). Có đầy đủ năng lực: không mắc bệnh tâm thần (hoặc tương tự), không bị ảnh hưởng bởi chất kích thích. Nếu có tổ chức thì người đại diện không có thẩm quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong trường hợp thứ 2: + nếu người đại diện chấp nhận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực; + nếu người đại diện không chấp nhận thì hợp động vô hiệu, chỉ phát sinh quyền và nghĩa vụ theo cá nhân. - Nội dung trái đạo đức xã hội. - Ý thức các bên không ngay thẳng: + Do nhầm lẫn: các bên không tự do ý chí, ý chí không ngay thẳng. + Do lừa dối: (ít nhất một bên biết sự sai) - Thông tin sai lệch về các yếu tố căn bản - Được đưa ra một cách có chủ ý (bao gồm cả sự bất cẩn không đáng có) - Với mong muốn khiến bên kia nhầm lẫn - Bên kia tin tưởng vào thông tin đó - Gây nên thiệt hại cho bên kia + Do đe dọa, cưỡng ép: từ người trong cuộc. + Do giao dịch vỏ bọc: khi đó vỏ bọc vô hiệu nhưng bản chất thì không vô hiệu (che giấu một hợp đồng khác. Hợp đồng che giấu không có hiệu lực, hợp đồng bị che giấu có hiệu lực) - Hình thức theo luật (văn bản, miệng, hành vi thực tế): Không tuân thủ đúng hình thức, khi đó cơ quan có thẩm quyền cho các bên một thời gian nhất định để các bên chỉnh sửa hình thức, sau đó nếu không sửa thì hợp đồng sẽ vô hiệu. e) Phân loại (2) - Căn cứ vào phạm vi mà không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ: + Toàn bộ + Từng phần. - Căn cứ vào vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối: + Những hành động xâm hại tới những quyền và lợi ích của những quan hệ được quyền lực công bảo vệ (trật tự công) hoặc bên thứ ba  vô hiệu tuyệt đối. VD: mua bán ma túy, ăn trộm,…
  • 29. 29 Những hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không đặt vấn đề thời hiệu (tuyên bố vô hiệu bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ ai cũng có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu) + Những hành động chỉ gây hại đến một hoặc một số bên tham gia hợp đồng  vô hiệu tương đối. Những hợp đồng vô hiệu tương đối có thời hiệu (trong một khoảng thời gian nhất định, không tuyên bố vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực), chính người bị hại mới có thể tuyên bố hợp đồng vô hiệu. f) Xử lý hợp đồng vô hiệu: - Là việc khôi phục lại quan hệ dân sự của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, trở về trạng thái trước khi hợp đồng được giao kết. - Cách thức xử lý: + Các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. + Không hoàn trả lại bằng hiện vật thì hoàn trả lại bằng tiền. + Quá trình thi hành gây thiệt hại thì người nào có lỗi làm giao dịch vô hiệu thì bên đó nhận trách nhiệm. + Thu nhập bất hợp pháp sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước. CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG - Khái niệm: Là những phương thức áp dụng là bất lợi cho các bên vi phạm hợp đồng (Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của pháp luật) + Vi phạm cơ bản: là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. + Vi phạm không cơ bản: là những vi phạm hợp đồng không đến nỗi làm mục đích các bên không đạt được. - Các loại chế tài: + Buộc thực hiện đúng hợp đồng: Bên bị vi phạm có thể áp dụng bằng cách: - Buộc bên vi phạm thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng. - Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để mục đích hợp đồng vẫn đạt được. mọi phí tổn bên vi phạm phải chịu. + Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
  • 30. 30 + Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. + Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này. + Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này. + Bồi thường thiệt hại: - Mục đích: nhằm bù đắp mọi tổn thất cho bên bị vi phạm để khắc phục tổn thất. - Điều kiện áp dụng: có hành vi vi phạm xảy ra, có thiệt hại thực tế xảy ra; có mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất. áp dụng lỗi suy đoán (cứ vi phạm là có lỗi – không quan tâm vô ý hay cố ý) - Phạm vi bồi thường: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. + Phạt hợp đồng: - Buộc các bên phải tuân thủ hợp đồng, có ý thức thực hiện đúng hợp đồng. - Điều kiện áp dụng: Phải có hành vi vi phạm hợp đồng (không cần thiệt hại thực tế) Các bên phải có sự thỏa thuận về chế tài phạt hợp đồng. - Mức phạt: Do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 8% tổng giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. + Tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng: - Một bên tạm thời không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nữa. - Điều kiện áp dụng: Có giao ước thỏa thuận Vi phạm là vi phạm cơ bản. + Đình chỉ thực hiện hợp đồng: Tại thời điểm đó các bên không thực hiện nghĩa vụ của mình nữa. Căn cứ: như trên. + Hủy bỏ hợp đồng: - Các bên hủy bỏ mọi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập từ hợp đồng - Hủy bỏ hợp đồng ≠ Đình chỉ hợp đồng: Đình chỉ hợp đồng: thừa nhận những cái đã tồn tại.  Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần 1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một
  • 31. 31 vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ. 2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý. 3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng. + Thanh lý hợp đồng Lưu ý: các chế tài này có thể áp dụng đồng thời, trừ trường hợp vừa thực hiện, vừa đình chỉ. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG Theo khoản 1, điều 294 của bộ Luật Thương mại, bên vi phạm hợp đồng được miễn, giảm trách nhiệm vật chất trong các trường hợp sau đây: - Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; - Xảy ra sự kiện bất khả kháng; - Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; - Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng. Đồng thời phải thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm 1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra. 2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại. 3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.