SlideShare a Scribd company logo
1 of 60
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG ĐỨC MINH
SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI TÙNG ANH
MÃ SINH VIÊN : A20064
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG ĐỨC MINH
Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Đình Toàn
Sinh viên thực hiện : Bùi Tùng Anh
Mã sinh viên : A20064
Chuyên ngành : Tài chính
HÀ NỘI - 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với tình cảm chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
Tiến Sĩ Trần Đình Toàn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa
luận tốt nghiệp vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý, trường Đại học
Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt các năm học tập tại
trường. Với vốn kiến thúc được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang để em bước vào môi trường làm
việc một cách vững chắc hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, các anh các chị nhân viên của Xí
nghiệp xây dựng Đức Minh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại doanh
nghiệp đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh tại Xí Nghiệp xây dựng Đức Minh”.
Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận, do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các
Thầy, Cô bỏ qua. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để em
học thêm được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức em trong lĩnh vực này được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Bùi Tùng Anh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Bùi Tùng Anh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................. 1CHƢƠNG 1.
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh ........................................... 1
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ................................................................. 11.1.1.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh ................................................................. 11.1.2.
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh......................... 31.1.3.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời........................................................... 3
Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS).............................. 31.2.1.
Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA).................................. 41.2.2.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE) ................... 41.2.3.
Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont . 41.2.4.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản............................................... 6
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ..................................................... 71.3.1.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn................................................ 71.3.2.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn................................................... 91.3.3.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay................................. 11
Hiệu quả sử dụng lãi vay ................................................................................. 111.4.1.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay ............................................................................ 121.4.2.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí .............................................. 12
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí ..................................................................... 121.5.1.
Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán ............................................................ 121.5.2.
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh ............................................ 131.5.3.
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCHƢƠNG 2.
TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH............................................................ 14
2.1. Tổng quan về Xí nghiệp xây dựng Đức Minh................................................. 14
Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 142.1.1.
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp .......................................................................... 142.1.2.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban .................................................... 152.1.3.
2.2. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................................. 16
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................................. 17
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ......................................................... 182.3.1.
2.3.1.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS).................................18
2.3.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)....................................19
2.3.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont .....21
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ............................................. 332.3.2.
2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ..................................................33
2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn .....................................................35
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay............................................ 372.3.3.
2.3.3.1. Tỷ suất sinh lời của tiền vay.............................................................................37
2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng lãi vay..................................................................................38
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí............................................. 392.3.4.
2.3.4.1. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán..............................................................39
2.3.4.2. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh...............................................40
2.3.4.3. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí ......................................................................41
2.4. Kết luận............................................................................................................... 42
Kết quả đạt được............................................................................................... 422.4.1.
Hạn chế............................................................................................................. 432.4.2.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHCHƢƠNG 3.
DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH............................................ 44
3.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................... 44
3.2. Giải pháp giảm thiểu chi phí cho Xí nghiệp.................................................... 44
Nâng cao trình độ nguồn lao động.................................................................. 443.2.1.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công...................................................... 453.2.2.
3.3. Nâng cao năng lực quản lý tài sản của Xí nghiệp........................................... 46
Thang Long University Library
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh.....................................14
Đồ thị 2.1. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2012.................................25
Đồ thị 2.2. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2012............................................26
Đồ thị 2.3. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2013.................................31
Đồ thị 2.4. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2013............................................31
Biểu đồ 2.1. Ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trước thuế giai đoạn
2011 - 2012....................................................................................................................25
Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2012 .................27
Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trước thuế giai đoạn
2012 - 2013....................................................................................................................30
Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2013 .................32
Biểu đồ 2.5. Tiền vay của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.........................................37
Biểu đồ 2.6. Chi phí lãi vay và Lợi nhuận kế toán trước thuế giai đoạn 2011 - 2013 ..38
Biểu đồ 2.7. Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011 - 2013..................................................39
Biểu đồ 2.8. Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013...................................40
Biểu đồ 2.9. Tổng chi phí của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 ..................................41
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013...........16
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 - 2013.......................18
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2011 - 2013 ...........................19
Bảng 2.4. Tình hình Tài Sản của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013..............................19
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 - 2013..............21
Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới ROE giai đoạn 2011 - 2012...............................22
Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013...............................28
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .............................33
Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ................................36
Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời của tiền vay .......................................................................38
Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng lãi vay của Xí nghiệp.....................................................39
Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán.........................................................40
Bảng 2.13. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh .........................................41
Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí.................................................................42
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
CĐKT Cân đối kế toán
CP Chi phí
DN Doanh nghiệp
DT Doanh thu
DTT Doanh thu thuần
GVHB Giá vốn hàng bán
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HQ Hiệu quả
HQSD Hiệu quả sử dụng
HTK Hàng tồn kho
KD Kinh doanh
KQ Kết quả
LN Lợi nhuận
LNST Lợi nhuận sau thuế
NV Nguồn vốn
PTNB Phả trả ngƣời bán
SD Sử dụng
TB Trung bình
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSDH Tài sản dài hạn
TSLĐ Tài sản lƣu động
TSNH Tài sản ngắn hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
XN Xí nghiệp
XNXDĐM Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
Thang Long University Library
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền
kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp
tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... ) thi đều có các
mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp
cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ
chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao để nâng cao
hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu đó thì các
doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây
dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với
thực tế. Đồng thời phải phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở
để huy động và sử dụng các nguồn lực. Việc kinh doanh có hiệu quả hay không phụ
thuộc rất nhiều vào trình độ lợi dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các
mục tiêu mong đợi. Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao thì sẽ gia tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời sẽ tiết kiệm được chi
phí, mở rộng sản xuất kinh doanh và tiến tới gia tăng lợi nhuận.
Thấy được tầm quan trọng của viên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nên
em đã chọn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Xí nghiệp xây
dựng Đức Minh” làm đề tài để viết khóa luận này.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình
kinh doanh tại Xí nghiệp xây dựng Đức Minh. Qua đó, tổng hợp và vận dụng những
kiến thức học được để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
kinh doanh Xí nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 thông
qua bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của 3 năm 2011, 2012, 2013.
4. Tổng quan nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh”, đã
có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Tuy nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh thì không doanh nghiệp nào giống
nhau. Và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng thế.
Qua việc nghiên cứu các đề tài của các tác giả: Ngô Thu Thảo (2014), Một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại
tổng hợp Sơn Nam [4]; Nguyễn Thủy Tiên (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần máy tính và giải pháp mạng TIC
[6]; Trần Thùy Linh (2013), Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức
Phú [8]. Có thể rút ra một số kết luận sau:
Tuy sử dụng nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh
nhưng các tác giả đều hướng tới một khái niệm chung thường được sử dụng nhất là:
hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, các đề tài cũng chỉ ra được bản chất của hiệu quả kinh doanh, vai
trò, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên có đề tài vẫn có sự
nhầm lẫn giữa vai trò và bản chất của hiệu quả kinh doanh.
Về các cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc giải quyết bài toán, các tác giả đều sử
dụng các chỉ tiêu tài chính để thực hiện việc này. Các tác giả đều đã hệ thống được các
chỉ tiêu thành từng nhóm, tuy nhiên cần ưu tiên các chỉ tiêu quan trọng lên phía trên.
Ngoài ra có đề tài của tác giả Trần Thùy Linh thay vì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
và chi phí qua các chỉ tiêu thì tác giả tiến hành phân tích theo hướng khác là phân tích
tình hình Doanh Thu – Chi Phí – Lợi Nhuận và phân tích tình hình Tài Sản –Nguồn
Vốn, nhưng chưa làm rõ được sự hiệu quả mà chỉ đơn thuần là phân tich sự tăng giảm
của doanh thu, chi phí, lợi nhuận; sự thay đổi trong cơ cấu Tài Sản – Nguồn Vốn. Các
yếu tố khách quan và chủ quan được nhắc đến tuy nhiên cả 3 tác giả đều đưa rất nhiều
lý thuyết vào, cần ngắn gọn, cụ thể hơn.
Qua việc nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của các đề tài
nghiên cứu trên, là cơ sở để đề ra hướng nghiên cứu cho đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp Dupont,
phương pháp loại trừ để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí
nghiệp dựa trên các số liệu từ năm 2011 – 2013 trong BCTC và Bảng CĐKT.
6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận
được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng I: Tổng quan lý luận và thực tiễn
Chƣơng II: Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại XNXD Đức Minh
Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại XNXD Đức Minh
Thang Long University Library
1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCHƢƠNG 1.
Chương này sẽ tập trung đưa ra các cơ sở lý thuyết chung và các cơ sở lý thuyết
được sử dụng để giải quyết phân tích nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết bài toán
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả kinh doanh1.1.1.
Theo quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu
kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả
kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý
luận và thực tiễn nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận: “Vậy hiệu quả kinh doanh
là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất”. [7, tr.199]
Theo quan điểm thứ hai: “Phạm trù hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm hiệu quả
xã hội nếu xét về mặt xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái nếu xét về mặt môi trường
sinh thái, hiệu quả an ninh quốc phòng nếu xét về mặt an ninh quốc phòng, hiệu quả
kinh tế nếu xét về mặt kinh tế”. [6, tr. 371]
“Hiệu quả xét riêng về mặt kinh tế, theo các hiểu thông dụng, đó là phạm trù
kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các
nguồn lực trong quá trinh sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi ích thu
được và tối thiểu háo nguồn lực bỏ ra”. [6, tr.372]
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng
của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Mặt
khác, hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh1.1.2.
Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất
trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp
bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với
hiệu quả xã hội và môi trường.
“Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với
các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo
2
yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả
kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra
quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả
phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.”. [7, tr.200]
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau:
Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo công
thức:
Công thức 1
iệu quả kinh doanh
Kết quả đầu ra
ếu tố đầu vào
(1)
Hoặc sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra.
Công thức 2
iệu quả kinh doanh
ếu tố đầu vào
Kết quả đầu ra
(2)
Ở công thức (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng
cao và công thức (2) thì ngược lại.
Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị
tùy theo mục đích của việc phân tích.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản
bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng
tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên báo
cáo kết quả kinh doanh.
Công thức (1) phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu,
máy móc thiết bị,…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận…
trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Công thức (2) phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá
trị sản lượng hàng hóa… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào (vốn, nguyên vật liệu,
nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Thang Long University Library
3
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh1.1.3.
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay
phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là
số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có
kết quả đó. Việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả
kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác
định một cách chính xác.
Hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực
hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản
xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực
sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một
trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên
thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như
là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết
kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,… góp
phần nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần
phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một
cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt..
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được trên một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh
kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị càng cao
thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiêụ quả kinh doanh cao và ngược lại. Vì thế,
có thể nói, khả năng sinh lời cả doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất
thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS)1.2.1.
Công thức xác định:
ROS
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(1)
4
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh
doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức
sinh lợi của doanh thu thuần càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)1.2.2.
Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp
sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:
ROA
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
(2
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài
sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư
của chủ doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE)1.2.3.
Công thức xác định:
ROE
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
(3)
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đưa vào kinh
doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu
hiện xu hướng tích cực.
Vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài
chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ
và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ
gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao
không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi
đó mức độ mạo hiểm càng lớn.
Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont1.2.4.
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một
doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp
nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính,
người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính.
Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện
ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Phân
tích Dupont là kỹ thuật tách ROE thành các thành phần (chỉ tiêu tài chính), từ đó hiểu
rõ hơn các nhân tố đã ảnh hưởng đến ROE và rút ra các ý nghĩa tài chính.
Thang Long University Library
5
Mô hình Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và
dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sẽ sử dụng dạng thức phù
hợp cho mình. Tuy nhiên cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu
ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân
tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
a) Mô hình Dupont cơ bản
Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản:
ROE
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hay
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Ta có thể tiếp tục triển khai mô hình Dupont như sau:
ROE
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hay:
ROE = ROS x Số vòng quay của tài sản x Đòn bẩy tài chính
Nhìn vào quan hệ trên, ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở
hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS), số vòng
quay của tài sản và đòn bẩy tài chính.
Doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên.
Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh
thu và đồng thời tiết giảm chi phí, mục đích là gia tăng lợi nhuận sau thuế biên (tỷ suất
sinh lời của doanh thu).
Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt
hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách
dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao
đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận
sau thuế/tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc
vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu
ROE của doanh nghiệp qua các năm.
6
Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm
bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE
trong các năm sau.
Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố, góp phần
thúc đầy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
b) Mô hình Dupont mở rộng
Dupont được triển khai dưới dạng mở rộng:
ROE
Lợi nhuận thuần từ ĐKD
Doanh thu thuần
x
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ ĐKD
x
x (1
Thuế
Lợi nhuận trước thuế
) x
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hay:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận
khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bầy tài chính
Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng
thức cơ bản. Song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau
thuế trên doanh thu (ROS), thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận
khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và
ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá thêm được mức tăng hoặc
giảm ROS của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận
khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời
thì cần phải lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp.
Cũng như vậy, đối với nhân tố Vòng quay của tổng tài sản có thể đánh giá thông
qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn
trong doanh nghiệp như: tốc độ quay vòng của tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho.
Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh
nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi
nhuận vốn chủ sở hữu (ROE), góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc sử dụng
hiệu quả tài sản là một trông các nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thang Long University Library
7
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung1.3.1.
 Số vòng quay của tổng tài sản
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động
không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Số vòng quay của tài sản được xác định bằng công thức:
Số vòng quay của tổng tài sản
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
(7)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản của doanh nghiệp quay được bao
nhiêu vòng.
Chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu suất sử dụng của tổng tài sản tài sản, chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tăng doanh thu và là
điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài
sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu
của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp.
 Thời gian quay vòng của tổng tài sản.
Công thức:
Thời gian quay vòng của tổng tài sản
365
Số vòng quay của tổng tài sản
(8)
Chỉ tiêu này cho biết, tài sản của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày thì quay hết
một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp thì số vòng quay tổng tài sản càng cao. Càng cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn1.3.2.
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp giải đoạn của
quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu
quả kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản ngắn hạn
9)
8
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản
ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả
sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh
nghiệp.
Có thể phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thông qua các nhân tố ảnh
hưởng theo phương trình sau:
Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản ngắn hạn
(10)
Doanh thu thuần
Tổng tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
(11)
= Số vòng quay của tài sản ngắn hạn x Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần
Ta thấy 2 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Số vòng
quay của tài sản ngắn hạn và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần.
Muốn cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cao thì cần có các biện
pháp nâng cao 2 nhân tố ảnh hưởng này lên.
b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn
 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này được xác định:
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần
Tổng tài sản ngắn hạn
(12)
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu
vòng. Nói cách khác, doanh nghiệ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao
nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt và tài sản
ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.
 Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn quay trong
năm, chỉ tiêu này thường được phản ánh như sau:
Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn
365
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn
(13)
Chỉ tiêu này cho biết tài sản ngắn hạn bao nhiêu ngày thì quay hết 1 vòng, chỉ
tiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tạo doanh thu
và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thang Long University Library
9
c) Số vòng quay và thời gian quay vòng của hàng tồn kho
 Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán
àng tồn kho
(14)
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được
bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng,
đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Thời gian quay vòng của hàng tổn kho
Công thức:
Thời gian quay vòng của TK
365
Số vòng quay của hàng tồng kho
(15)
Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ
tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, góp phần gia tăng tốc độ
quay vòng của tài sản ngắn hạn, giúp làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
d) Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
Công thức xác định:
ệ số đảm nhiệm hàng tồn kho
àng tồn kho
Doanh thu thuần
(16)
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao
nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư cho hàng tồn kho càng cao.
Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh sẽ xây dựng được kế hoạch
về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn1.3.3.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thường có giá trị lớn và thời
gian sử dụng dài, thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của DN.
Tài sản dài hạn gồm nhiều loại, có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình
trạng kĩ thuật. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để các
10
nhà quản trị có các quyết định đầu tư tài sản dài hạn hợp lý hơn, góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản dài hạn
(17)
Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài
sản dài hạn của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản dài hạn
 Số vòng quay của tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Số vòng quay của tài sản dài hạn
Doanh thu thuần
Tổng tài sản dài hạn
(18)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp quay
được bao nhiêu vòng. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng của tài sản dài
hạn. Nói cách khác, chỉ tiêu này chi biết doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì
thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn
hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
 Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn
Công thức xác định:
Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn
365
Số vòng quay của tài sản dài hạn
(19)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp mất
bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản dài hạn vận động
càng nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản càng được nâng cao.
c) Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định
Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị còn lại của TSCĐ
(20)
Thang Long University Library
11
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của
doanh nghiệp là tốt. Đây cũng là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư.
d) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản cố định
 Số vòng quay của TSCĐ
Công thức xác định:
Số vòng quay của TSCĐ
Doanh thu thuần
Giá trị TSCĐ
(21)
Chỉ tiêu này cho biết, TSCĐ đầu tư trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Hay 1
đồng TSCĐ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện
sức sản xuất của TSCĐ. Số vòng quay này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, là
nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Giá trị còn lại của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ – ao mòn lũy kế TSCĐ (23)
 Thời gian một vòng quay của TSCĐ
Thời gian quay vòng của TSCĐ
365
Số vòng quay của TSCĐ
(22)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản cố đinh của doanh nghiệp mất
bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản cố định vận động
càng nhành, góp phần làm tăng số vòng quay của tài sản dài hạn, từ đó hiệu quả sử
dụng tài sản càng được nâng cao.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay
Vốn vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối
tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả nguồn vốn vay là căn cứ
để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt
động kinh doanh không, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng lãi vay1.4.1.
Công thức xác định:
QSD lãi vay của doanh nghiệp
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Chi phí lãi vay
(23)
Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh
nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự
hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng
12
như là căn cứ để doanh nghiệp cân nhắc việc có nên vay thêm để tiến hành kinh doanh
hay không.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay1.4.2.
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời trên tiền vay
Lợi nhuận sau thuế
Tiền vay
(24)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền
vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán
sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp
dẫn nhà quản trị ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các
khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Thông qua việc phân tích tỷ suất sinh lời
của các loại chi phí này để đưa ra các biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí nhằm
đạt được chi phí thấp nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí1.5.1.
Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng chi phí
(25)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tổng chi phí thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí
chi ra trong kỳ.
Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán1.5.2.
Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời của GV
Lợi nhuận sau thuế
Giá vốn hàng bán
(26)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá
vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh
doanh có lời, do vậy doanh nghiệp nên đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ.
Thang Long University Library
13
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh1.5.3.
Công thức xác định:
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế
Chi phí quản lý kinh doanh
(27)
Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
quản lý kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng
cao chứng tỏ mức lợi nhuận do chi phí quản lý kinh doanh đem lại càng lớn, doanh
nghiệp đã tiết kiệm được chi phí.
14
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHCHƢƠNG 2.
DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH
2.1. Tổng quan về Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
Quá trình hình thành và phát triển2.1.1.
Xí nghiệp xây dựng Đức Minh ( N DĐM) được thành lập vào ngày 20/10/1999
tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tình Quảng Ninh. Ngành nghề kinh doanh chính
của XN là: xây dựng hạ tầng căn bản, xây dựng các công trình dân sinh, công trình giao
thông,.. Các sản phẩm chính của Xí nghiệp là: cầu dân sinh, đường bê tông liên thông,
liên xã, nhà ở, các tòa nhà hành chính, khu thể thao,…Trải qua 15 năm hình thành và
phát triển, hiện N DĐM có trên 125 cán bộ công nhân viên, 10 kỹ sư xây dựng, 6 đại
học, 50 trung cấp thuộc ngành nghề, còn lại là lao động phổ thông đã qua thi công nhiều
công trình, có kinh nghiệm trong xây dựng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành
xây dựng. N đã tạo được uy tín lớn với khách hàng trong và ngoài địa bàn huyện.
Ngoài ra, XN còn nhận được sự tin tưởng của cơ quan chính quyền khi liên tiếp trúng
thầu và hoàn thành các dự án lớn như: Nâng cấp đê chống lũ à Dong dài 10km trong 2
tháng với chất lượng cao giúp giảm thiểu thiệt hại do các cơn bão đem lại, xây dựng khu
thể thao liên hợp rộng 2 ha, xây dựng quảng trường thị trấn,… và còn rất nhiều dự án
lớn nhỏ khác. Với uy tín của mình, N DĐM hiện đang là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trên địa bàn huyện Tiên ên, N luôn đi đầu trong các phong trào
quyên góp, luôn đóng phí, lệ phí, thuế đầy đủ, là một trong những DN gương mẫu trên
địa bàn.
Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp2.1.2.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính)
Giám đốc
Phòng Tài chính
– Kế toán
Phòng Khoa học
- Kỹ thuật
Phòng Tổ chức
– Hành chính
Quản lí và sửa
chữa xe
Khu thi công
Thang Long University Library
15
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban2.1.3.
 Giám đốc
Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành mọi công việc trong Xí
Nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, quyết định tất cả các vấn đề liên quan
đến các hoạt động hằng ngày của Xí Nghiệp, chuẩn bị và tổ chức thực hiện kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch đầu tư, ký kết hợp đồng.
Bố trí lại cơ cấu tổ chức, phòng ban, quyết định phương án sử dụng hoặc xử lý các
khoản lỗ trong Xí Nghiệp.
 Phòng tổ chức – hành chính
Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức tuyển dụng lao động, phân công sắp
xếp những nhân sự, bố trí đều cho lao động trực tiếp, cách tổ chức sản xuất.
Giúp giám đốc theo dõi tình hình công tác của Xí Nghiệp, thực hiện chế độ thi
đua khen thưởng kỷ luật hợp lý.
Ngoài ra còn giúp giám đốc theo dõi tình hình, công tác lưu trữ hồ sơ công văn
có liên quan.
 Phòng Tài chính - Kế toán
Xây dựng kế hoạch tài chính, lập các dự toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh
doanh hằng năm của Xí nghiệp, phản ánh đúng và chính xác các nghiệp vụ phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp theo đúng pháp lệnh.
 Phòng Khoa học - Kỹ thuật
Lập ra phương án thi công nghiệm thu từng giai đoạn và công trình đạt hiệu quả,
đúng tiến độ và chất lượng tốt.
 Khu thi công
Là khu vực thực hiện các dự án do Xí Nghiệp thắng thầu.
Số lượng khu thi công tương đương với số lượng dự án mà Xí nghiệp nhận được.
Khi tiến hành dự án có một ban chỉ huy công trình được lập ra để chỉ đạo thực
hiện dự án tại các khu thi công.
 Quản lý và sửa chữa xe
Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa mua bán, thanh lý các loại xe phục vụ thi
công công trình của Xí Nghiệp và cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo quản, nâng cấp cho
các khách hàng có nhu cầu.
16
2.2. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
giai đoạn 2011 – 2013
Ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trong bảng 2.1 để thấy được
khái quát tình hình kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn này.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số liệu +/- % +/- %
1. Doanh thu thuần 75,32 3,89 5,18 10,38 13,11
2. Giá vốn hàng bán 70,99 4,42 6,24 10,03 13,30
3. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
2,18 0,004 0,21 0,23 10,62
4 Lợi nhuận kế toán trước
thuế
2,28 (0,02) (1,03) 0,21 9,73
5. Lợi nhuận sau thuế 1,83 (0,017) (0,94) (0,005) (0,29)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả)
Có thể thấy Doanh thu thuần của Xí nghiệp biến động theo chiều hướng tăng lên
và không ổn định. Năm 2012, doanh thu thuần đạt 79,21 tỷ đồng, tăng 3,89 tỷ so với
năm 2011, tương ứng tăng 5,18%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm vào năm 2013, đạt
89,59 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 10,38 tỷ, tương ứng 13,11%. Nguyên nhân của sự
tăng lên này là do trong giai đoạn 2011 – 2013, thị trấn Tiên Yên đang tăng cương đầu
tư xây dựng cơ bản phục vụ cho việc nâng cấp đô thị lên Thị ã vào năm 2016. Với uy
tín của mình, Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã trúng thầu nhiều công trình và hoàn
thành trong 3 năm khiến doanh thu liên tục tăng.
Doanh thu thuần tăng lên là nguyên nhân chủ yếu khiến Giá vốn hàng bán cũng
biến động và tăng theo. Trong 3 năm, tỷ trọng giá vốn hàng bán đều chiếm từ 94% -
95%. Vào năm 2012, giá vốn hàng bán đạt 75,41 tỷ đồng, vượt 4,42 tỷ đồng, tương
ứng 6,24% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng của Giá vốn tăng mạnh. Giá vốn
hàng bán đạt 85,44 tỷ đồng vào năm 2013, cao hơn 10,03 tỷ so với 2012 và hơn 14,45
tỷ so với năm 2011.
Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp vào năm 2011 đạt 2,18 tỷ đổng. Trong năm 2012,
con số này là 2,184 tỷ, tăng rất ít chỉ 4 triệu đồng, tương đương 0,21% so với năm
2011. Năm 2013, Lợi nhuận thuần tiếp tục tăng thêm 0,23 tỷ thành 2,414 tỷ đồng.
Thang Long University Library
17
Ta thấy Lợi nhuận thuần thường chỉ đạt từ 2,7% đến 2,9% giá trị Doanh thu
thuần là do mức tăng của Giá vốn cao hơn hoặc gần bằng với mức tăng của Doanh thu
thuần khiến Lợi nhuận gộp thu về ít hơn. Ngoài ra, hàng năm còn phát sinh các Chi phí
tài chính và Chi phí quản lí kinh doanh, hai loại chi phí này luôn bằng từ 42% đến
49% giá trị Lợi nhuận gộp. Trong khi Doanh thu từ hoạt động tài chính không thu về
được nhiều, chỉ đạt từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi năm.
Qua sự biến động của các yếu tố trên đã góp phần giúp Xí nghiệp đạt Lợi nhuận
kế toán trước thuế là 2,28 tỷ đồng vào năm 2011. Tuy nhiên sau đó đã giảm 0,02 tỷ
xuống còn 2,26 tỷ vào năm 2012 do sự giảm xuống của các khoản thu từ Lợi nhuận
khác. Các khoản lợi nhuận này Xí nghiệp thu về chủ yếu từ việc bán các nguyên vật
liệu xây dựng hết khả năng sử dụng hoặc đã bị hư hỏng. Năm 2013, tuy không có phát
sinh các khoản thu từ Lợi nhuận khác nhưng Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp vẫn
tăng so với năm 2012 là 0,21 tỷ, tương đương 210 triệu đồng. Nguyên nhân là do
Doanh thu thuần của năm 2013 tăng hơn 10 tỷ so với năm 2012.
Sau khi trừ đi Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, Lợi nhuận sau thuế của Xí
nghiệp đều đạt trên 1,8 tỷ trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013. Riêng 2 năm 2011 và
2012, Xí nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm 30%1
thuế thu nhập doanh nghiệp còn
năm 2013 thì không. Do vậy, dù Lợi nhuận trước thuế cao hơn các năm trước nhưng
năm 2013 Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp lại ở mức thấp nhất.
Qua số liệu phân tích trong giai đoạn 2011 – 2013, có thể thấy rõ tình hình hoạt
động kinh doanh của Xí nghiệp có sự thay đổi. Tất cả sự biến động của các nhân tố
đều góp phần làm thay đổi kết quả kinh doanh. Sự thay đổi của Lợi nhuận thuần, sự
phát sinh của các khoản Lợi nhuận khác, sự thay đổi chi phí thuế do chính sách của
Nhà nước đều làm thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của Hiệu suất sử dụng tài sản và nhân tố Đòn
bẩy tài chính. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh
giai đoạn 2011 - 2013
Phần này sẽ tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí
nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013 thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
ROS, ROA, ROE và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng
vốn vay và hiệu quả sử dụng chi phí. Trong đó, tập trung phân tích và làm rõ các nhân
tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thông qua mô hình Dupont.
1
Nghị định số 101/2011/NĐ-CP và Nghị định số 60/2012/NĐ-CP
18
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời2.3.1.
2.3.1.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS)
Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
ROS 2,44 2,30 2,02 (0,14) (0,27)
Chỉ số trung bình ngành 3 (1) (2) (4) (1)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả, [9])
Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được, vào năm 2011 í nghiệp xây dựng Đức
Minh có tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 2,44%, cao nhất trong 3 năm. Con số này
cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần Xí nghiệp thu được thì chỉ có 2,44 đồng là lợi
nhuận sau thuế. Đây là một con số cho thấy tình hình kinh doanh của Xí nghiệp vẫn
đang ở mức tốt và vẫn chưa để xảy ra thua lỗ. Tuy nhiên, vào 2 năm 2012 và 2013 thì
tỷ suất này lại giảm. Lần lượt là 0,14% và 0,27% vào 2 năm 2012 và 2013. Nguyên
nhân dẫn tới sự giảm của tỷ suất sinh lời trên doanh thu này là do Doanh thu thuần
trong các năm đều tăng so với năm trước nó nhưng Lợi nhuận sau thuế lại giảm đi.
Giai đoạn 2011 – 2012: Như đã phân tích khái quát Doanh thu thuần năm 2012
tăng so với năm 2011 nhưng chi phí giá vốn tăng nhiều hơn độ tăng của doanh thu là
nguyên nhân chính khiến Lợi nhuận kế toán trước thuế của xí nghiệp lại giảm. Từ đó
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 nhỏ hơn năm 2011. ệ quả là ROS năm 2012 giảm. Các
công trình của Xí nghiệp đa phần đều có được bằng việc tham gia đấu thầu, nên phải
hoàn thành hợp đồng với chi phí thấp nhất. Vì vậy, việc Giá vốn hàng bán có xu
hướng tăng cao hơn so với độ tăng của Doanh thu thuần cho thấy Xí nghiệp đang hạ
giá bán của các công trình để gia tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc sử dụng
lãng phí nguyên nhiên vật liệu, kéo dài tiến độ dự án là một trong những nguyên nhân
chính khiến giá vốn tăng cao.
Giai đoạn 2012 -2013: Cũng giống như giai đoạn 2011 – 2012, Xí nghiệp có
sự tăng lên về doanh thu thuần và giá vốn. Trong giai đoạn này phát sinh sự biến
động về Chi phí thuế TNDN. Do năm 2011 và 2012 Xí nghiệp được giảm 30% thuế
thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nên đến năm 2013 thì doanh nghiệp tính chi phí
thuế theo tỷ suất là 25%. Khiến cho số thuế phải nộp năm 2013 cao hơn. Việc nộp
thuế nhiều hơn chính là nguyên nhân khiến cho Xí nghiệp có số Lợi nhuận sau thuế
vào năm 2013 thấp hơn so với các năm trước, dẫn tới việc ROS nhỏ hơn.
Thang Long University Library
19
So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy chỉ riêng năm 2011 là í nghiệp có
tỷ suất ROS nhỏ hơn, khoảng 0,56%. Năm 2012 cao hơn 3,3% và năm 2013 cao hơn
4,02%. Tuy tỷ suất ROS của Xí nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn cao hơn so với
toàn ngành.
2.3.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)
Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
ROA 4,55 4,37 4,33 (0,18) (0,04)
Chỉ số trung bình ngành 2 (1) (1) (3) 0
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9])
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Xí nghiệp đều giữ ở mức trên
4% và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm.
Chỉ tiêu này cao nhất vẫn là vào năm 2011 với 4,55%. Nghĩa là, với 100 đồng
tổng tài sản doanh nghiệp bỏ ra đầu tư thì thu về 4,55 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 2
năm tiếp theo là 2012 và 2013, tỷ suất ROA đều giảm. Cụ thể, năm 2012 giảm 0,18%
so với năm 2011. Năm 2013 giảm 0,04% so với năm 2012.
Nguyên nhân của sự giảm này là do: Xí nghiệp liên tục gia tăng số lượng Hàng
tồn kho và sự phát sinh các khoản phải thu khác qua các năm khiến cho Tổng tài sản
tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm dần qua các năm khiến
cho tỷ suất ROA giảm dần. Cụ thể:
Bảng 2.4. Tình hình Tài Sản của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
Số liệu +/- % +/- %
A. Tài sản ngắn hạn 35,24 2,37 6,74 1,47 3,91
B. Tài sản dài hạn 5,11 (1,1) (21,49) (1,18) (29,59)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 40,35 1,27 3,16 0,29 0,68
(Nguồn: Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả)
20
Giai đoạn 2011 – 2012:
Về Tài sản ngắn hạn: Vào năm 2012 Tiền và các khoản tương đương tiền của Xí
nghiệp có giảm 0,54 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 í
nghiệp phải rút bớt tiền gửi ngân hàng và chi tiền mặt để chi trả cho việc duy trì công
việc tạm thời tại các công trình do chưa được giải ngân vốn. Các khoản phải thu ngắn
hạn thì tăng đột biến từ 20 triệu đồng vào 2011 thành 4,3 tỷ đồng vào năm 2012
tương đương tăng 20.692,33%. Nguyên nhân là do năm 2012 Xí nghiệp có đặt mua 1
máy xúc Solar PC 200 – III, nhưng nhân viên trong quá trình vận chuyển về đã tráo
đổi một lượng lớn thiết bị, máy móc trên máy để đem bán và đã bị phát hiện. Tiền bồi
thường hơn 1 tỷ đồng nhưng các cá nhân đó chưa chi trả. Thêm vào đó: trong quá
trình thi công các công trình gia cố các kè chống sạt lở đất đá trên đồi, do lỗi chủ quan
các công nhân đã gây ra hỏa hoạn gây hư hại nghiêm trọng 3 chiếc ôtô tải Huyndai và
được xác nhận là phải bồi thường toàn bộ. Tổng trị giá 3 xe ôtô là trên 3 tỷ VNĐ.
Nhưng các công nhân này vẫn chưa chi trả. Bên cạnh đó, Hàng tồn kho của Xí nghiệp
luôn duy trỳ ở mức cao, trên 26 tỷ ở cả 3 năm. Năm 2012, lượng hàng tồn kho giảm
1,4 tỷ đồng. Do Xí nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên lượng hàng tồn
kho chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng. Vì thế lượng hàng tồn kho giảm sẽ giúp
giảm chi phí lưu kho.
Về Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Xí nghiệp trong năm 2012 là 4 tỷ đồng,
thấp hơn sơ với năm 2011 là 1,1 tỷ đồng tương đương 21,49%. Nguyên nhân là do vào
năm 2012 Xí nghiệp có bị thiệt hại 1 số lượng máy móc đáng kể, để đáp ứng cho nhu
cầu sử dụng, XN có mua lại 1 số máy móc cũ với giá thấp, thời gian khấu hao vần còn
và tiến hành trích khấu hao. Bên cạnh đó Xí nghiệp đã đưa vào sử dụng 3 nhà kho đã
được xây dựng từ trước nhưng chưa sử dụng.
Qua các biến động trên, có thể thấy, sự tăng lên của Tổng tài sản là do sự tăng
đột biến của Các khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên, ngược với xu hướng tăng của
Tổng tài sản, Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp lại giảm xuống khiến cho chỉ tiêu
ROA bị giảm.
Giai đoạn 2012 – 2013: Giai đoạn này không có nhiều biến động.
Về tài sản ngắn hạn: Năm 2013, Tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục
giảm do Xí nghiệp vẫn rút tiền gửi ngân hàng để chi tiền mặt, hỗ trợ cho các công
trình. Lượng giảm là 294 triệu đồng và chỉ bằng một nửa so với năm 2012. Các khoản
phải thu ngắn hạn có tăng thêm 60 triệu do công nhân điều khiển ô tô của Xí nghiệp
gây tai nạn bị đổ, phải bồi thường cho Xí nghiệp, nhưng vẫn chưa thực hiện. Lượng
Hàng tồn kho của Xí nghiệp tăng lên 1,7 tỷ đồng do nhu cầu xây dựng năm 2013 tăng
Thang Long University Library
21
cao, Xí nghiệp phải gia tăng chi phí để tăng lượng công cụ, nguyên vật liệu tồn kho,
sẵn sàng phục vụ việc thi công các công trình.
Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Xí nghiệp không có nhiều biến động.
Không có hoạt động nào làm gia tăng Nguyên giá của Tài sản cố định. Xí nghiệp chỉ
trích khấu hao theo tỉ lệ quy định khiến cho Tài sản cố định của Xí nghiệp bị giảm
xuống. Cụ thể: Giá trị hao mòn lũy kế năm 2013 tăng 1,18 tỷ đồng so với 2012, và đây
cũng chính là lượng giảm xuống của Tài sản cố định.
Trong giai đoạn này, sự gia tăng của lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu
chính là nguyên nhân làm gia tăng Tổng tài sản của Xí nghiệp. Cũng giống như giai
đoạn trước, Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp vẫn giảm còn Tổng tài sản lại tăng, dẫn
tới việc ROA bị giảm xuống.
So sánh với chỉ số trung bình ngành, dễ thấy ROA của Xí nghiệp cao hơn trung
bình ngành từ 2 đến 5 lần. Trong khi trung bình toàn ngành chỉ đạt 2% vào năm 2011,
và dưới 0% vào 2 năm 2012 và 2013 thì í nghiệp lại luôn duy trì được 1 tỷ suất ROA
dương. Cho thấy Xí nghiệp vẫn đang sử dụng tài sản có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận.
Đây là một tín hiệu tốt cho Xí nghiệp.
2.3.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont
Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
ROE 29,33 20,03 16,98 (9,30) (3,05)
Chỉ số trung bình ngành 10 (3) (4) (13) (1)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9])
Tỷ suất ROE của Xí nghiệp luôn đạt ở mức cao, trên 16% trong giai đoạn 2011 –
2013. Và cao nhất vẫn là năm 2011 với 29,33%. Con số này có ý nghĩa: í nghiệp bỏ
ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 29,33 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một
con số khá cao. Vào 2 năm tiếp theo, tỷ suất này liên tục giảm. Cụ thể, vào năm 2012,
ROE giảm mạnh 9,3% so với năm 2011. Còn vào năm 2013, tỷ suất này tiếp tục giảm
thêm 3,05% so với năm 2012 và tổng cộng đã giảm 12,35% so với năm 2011.
So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy ROE vào năm 2011 của Xí nghiệp
đã gấp 2,9 lần so với số trung bình. Và vào các năm 2012, 2013 ROE của Xí nghiệp
cao hơn lần lượt là 23,03% và 20,98% so với số trung bình. Đây là một con số ấn
tượng đối với toàn ngành nói chung và Xí nghiệp nói riêng. Khi mà chỉ số trung bình
22
ngành cho thấy bầu không khí ảm đạm trong ngành xây dựng thì Xí nghiệp luôn giữ
được ROE dương, và đạt trên 16% các năm. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, í
nghiệp đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình để tạo ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, có thể nói Xí nghiệp là một trong số những doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả so với toàn ngành xây dựng.
Tiến hành phân tích mô hình Dupont mở rộng để có thể thấy rõ các nhân tố ảnh
hưởng tới sự thay đổi của ROE.
Công thức ROE theo mô hình Dupont mở rộng:
ROE
Lợi nhuận thuần từ ĐKD
Doanh thu thuần
x
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận thuần từ ĐKD
x
(1
Thuế
Lợi nhuận trước thuế
x
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Hay:
ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận
khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bầy tài chính
Ta có thể thấy các nhân tố tác động đến ROE
 Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần;
 Nhân tố (2): Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác;
 Nhân tố (3): Ảnh hưởng từ thuế thu nhập doanh nghiệp;
 Nhân tố (4): Vòng quay của tổng tài sản (Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản);
 Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính.
a) Giai đoạn 2011 – 2012
Ta có bảng sau:
Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2011 - 2012
Nhân tố
Năm Chênh lệch
2012/20112011 2012
1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ
ĐKD trên doanh thu thuần (%)
2,90 2,76 (0,14)
2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi
nhuận khác (%)
102,07 100,81 (1,26)
3. Ảnh hưởng của thuế TNDN (%) 82,46 82,54 0,08
4. Vòng quay tổng tài sản (Vòng) 1,865 1,905 0,04
5. Đòn bẩy tài chính (Lần) 6,44 4,58 (1,86)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả)
Thang Long University Library
23
Để có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của các nhân tố trên tới sự biến động của
ROE. Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2012 so với năm 2011
là: 20,03% - 29,33% = (9,3%).
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố:
Nhân tố (1):
(2,76% – 2,9%) x 102,07% x 82,46% x 1,865 x 6,44 = (1,4)%
Nhân tố (2):
2,76% x (100,81% – 102,07%) x 82,46% x 1,865 x 6,44 = (0,34)%
Nhân tố (3):
2,76% x 100,81% x (82,54% – 82,46%) x 1,865 x6,44 = 0,026%
Nhân tố (4):
2,76% x 100,81% x 82,54% x (1,905 – 1,865) x 6,44 = 0,59%
Nhân tố (5):
2,76% x 100,81% x 82,54% x 1,905 x (4,58 – 6,44) = (8,17)%
=> Cộng tổng mức chênh lệch
= (1,4) + (0,34) + 0,026 + 0,59 + (8,17) = (9,294)  (9,3)%
Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Có 2 nhân tố làm tăng ROE và 3 nhân tố
làm giảm ROE. Trong đó nhân tố (5) hay Đòn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh
mẽ nhất tới ROE. Nhân tố này làm giảm 8,17% ROE. Cụ thể sự thay đổi của các
nhân tố:
Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần
Con số (1,4)% cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác
không đổi, nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu
thay đổi từ 2,9% xuống 2,76% làm cho ROE bị giảm 1,4%.
Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ suất này đến từ sự biến động của 2 nhân tố bên
trong nó là Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Doanh thu thuần. Đầu tiên là sự biến động
của Doanh thu thuần, do Xí nghiệp không phát sinh Các khoản giảm trừ doanh thu nên
Doanh thu thuần đúng bằng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Do nhu cầu xây dựng cơ sơ hạ tầng của thị trấn Tiên Yên tăng cao, cùng với uy
tín lâu năm của Xí nghiệp đã được kiểm chứng qua nhiều dự án trước.
24
Doanh thu bán hàng của Xí nghiệp tăng lên do số lượng dự án trúng thầu cao.
Doanh thu này vượt năm 2011 là 3,8 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5,18%.
Tiếp theo là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Lợi nhuận thuần năm
2012 tăng so với năm 2011, tuy nhiên tăng rất ít, chỉ hơn 4 triệu đồng, tương đương
0,21%. Một con số rất thấp so với lợi nhuận thuần hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.
Như đã phân tích tổng quát tình hình kinh doanh. Mặc dù Doanh thu thuần của
Xí nghiệp rất cao, đạt trên 75 tỷ đồng ở cả 2 năm. Nhưng giá vốn hàng bán luôn bằng
từ cộng với các chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh bằng 96 % - 97% giá trị
Doanh thu thuần trong khi Lợi nhuận khác lại rất thấp. Đã góp phần làm cho Lợi
nhuận thuần của Xí nghiệp giảm xuống.
Qua sự biến động của Doanh thu thuần, Lợi nhuận gộp và các loại chi phí có thể
thấy độ tăng của Lợi nhuận thuần chỉ đạt hơn 4 triệu đồng, còn Doanh thu thuần lại
tăng gần 4 tỷ đồng, nên dễ thể hiểu được tại sao tỷ suất này lại giảm vào năm 2012.
Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác
Nhân tố này cho biết, sự phát sinh của các khoản lợi nhuận khác sẽ tác động tới
sự biến động của tỷ suất ROE như thế nào.
Nhìn vào bảng 2.6, tỉ lệ của Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế vào các
năm 2011 là (102,07% – 100%) 2,07%. Tương tự năm 2012 là 0,81%. Độ chênh
lệch giảm là 1,26%. Tương đương 27,4 triệu đồng. Ngược lại với sự giảm này là sự
tăng lên của Lợi nhuận thuần với độ tăng tuyệt đối là 4,4 triệu đồng nhỏ hơn 22,9 triệu
đồng so với độ giảm của Lợi nhuận khác. Dẫn tới tỷ suất ROE bị giảm 0,34%.
Con số (0,34)% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác thay đổi từ 102,07% xuống
100,81% làm cho ROE bị giảm 0,34%.
Nhân tố này cũng cho biết ngoài Lợi nhuận chính từ ĐKD của Xí nghiệp thì
phần Lợi nhuận khác (chủ yếu thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ) của Xí
nghiệp sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong Lợi nhuận trước thuế.
Biểu đồ 2.1 cho thấy rõ hơn tỉ lệ của Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Lợi nhuận
khác trong Lợi nhuận trước thuế. Có thể thấy ngay Lợi nhuận khác chỉ chiếm một
lượng rất nhỏ trong Lợi nhuận trước thuế.
Xét theo công thức xác định sự ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác. Ta thấy giá trị
của các khoản Lợi nhuận khác được bao hàm trong giá trị của Lợi nhuận trước thuế
trên tử số.
Thang Long University Library
25
Điều này cho thấy tuy Lợi nhuận khác dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong Lợi
nhuận trước thuế của Xí nghiệp nhưng sự phát sinh của nó dù tăng hay giảm cũng
khiến cho tỷ suất ROE bị thay đổi.
Biểu đồ 2.1. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai
đoạn 2011 - 2012
Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp
Nhân tố này thế hiện sự biến động của thuế TNDN sẽ tác động như thế nào tới tỷ
suất ROE. Mặt khác, nhân tố này còn thể hiện tỉ lệ phần trăm của Lợi nhuận sau thuế
so với Lợi nhuận trước thuế. Thông thường, tỷ lệ này thường cố định là 75% trong các
năm trước đối với Xí nghiệp. Như đã phân tích, trong giai đoạn 2011 – 2012. Các
doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và Xí nghiệp nói riêng được hưởng ưu đãi của
Nhà Nước, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nên trong giai đoạn này có sự biến
động về thuế.
Đồ thị 2.1. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2012
0,000
0,500
1,000
1,500
2,000
2,500
2011 2012
Tỷ đồng
2011 2012
Lợi nhuận thuần từ
ĐKD
2,182 2,187
Lợi nhuận khác 0,045 0,017
2011 2012
Thuế TNDN 0,390 0,385
0,382
0,384
0,386
0,388
0,390
0,392Tỷ đồng
26
Thuế TNDN năm 2012 có giảm so với năm 2011 một lượng là 5,7 triệu đồng,
tương đương (1,47)%. Nguyên nhân là Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp năm 2012
giảm 22,9 triệu đồng so với năm 2011.
Do đó, khi được giảm 30% thuế TNDN (thuế suất thuế TNDN Xí nghiệp còn
phải chịu là 25% x (1 – 30%)) thì tỉ suất Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế
tăng lên. Điều này làm cho tỷ suất ROE tăng lên. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy vào năm
2012, tỉ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế đạt 82,54%, tăng 0,08% so
với năm 2011. Dẫn tới, tỷ suất ROE tăng 0,026%.
Con số 0,026% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi từ 82,46%
lên 82,54% làm cho ROE tăng 0,026%.
Qua việc phân tích sự biến động của Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, giả sử
Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp luôn dương, nếu không có sự biến động về thuế
suất thuế TNDN trong một năm hoặc một giai đoạn nào đó thì thuế TNDN gần như
không ảnh hưởng tới tỷ suất ROE.
Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản)
Đây là một trong 2 nhân tố làm tăng tỷ suất ROE của Xí nghiệp trong giai đoạn này
Nhân tố (4) này trong giai đoạn 2011 - 2012 có tăng lên. Cụ thể vào năm 2012,
số vòng quay tổng tài sản đạt 1,905 vòng/năm, chỉ hơn 0,04 vòng tương đương với
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 4%/năm so với năm 2011 nhưng nó đã làm tăng tỷ
suất ROE thêm 0,59%.
Đồ thị 2.2. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2012
Con số 0,59% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản thay đổi từ 1,865 vòng/năm lên
1,905 vòng/năm làm cho ROE tăng 0,59%.
Số vòng quay của Tổng tài sản tăng là do sự biến động tăng lên của Doanh thu
thuần và Tổng tài sản. Về sự biến động này đều đã được phân tích trong các phần trên.
2011 2012
Vòng quay
tổng tài sản
1,865 1,905
1,840
1,860
1,880
1,900
1,920Vòng
Thang Long University Library
27
Vào giai đoạn 2011 – 2012, chỉ số trung bình ngành xây dựng về Số vòng quay
tổng tài sản lần lượt là 0,63 vòng/năm và 0,5 vòng/năm. Dễ thấy Xí nghiệp có số vòng
quay cao hơn từ 2,9 đến 3,8 lần chỉ số trung bình ngành. Cho thấy Xí nghiệp đang sử
dụng tài sản có hiệu quả trong giai đoạn này.
Qua phân tích, có thể thấy việc gia tăng Số vòng quay của tổng tài sản sẽ giúp
nâng cao tỷ suất ROE cho Xí nghiệp.
Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính
Nhân tố (5) chính là nhân tố gây ra sự thay đổi nhiều nhất cho tỷ suất ROE. Tuy
bản thân nhân tố chỉ giảm có 1,86 từ 6,44 vào năm 2011 xuống 4,58 vào năm 2012
nhưng đã khiến cho tỷ suất ROE giảm 8,17%.
Con số (8,17)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp thay đổi từ 6,44 xuống còn
4,58 làm cho ROE giảm 8,17%.
Xí nghiệp Xây dựng Đức Minh là một doanh nghiệp có chỉ số Đòn bẩy tài chính
cao, do Nợ phải trả luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn. Tỉ trọng nợ cao
sẽ giúp thúc đẩy tỷ suất ROE tăng lên, tuy nhiên rủi ro cũng cao.
Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy ngay, Nợ phải trả của Xí nghiệp chiếm tỉ trọng rất
cao so với Vốn chủ sở hữu. Cụ thể: 84% vào năm 2011 và 78% vào năm 2012.
Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2012
Nợ phải trả của Xí nghiệp hoàn toàn đến từ các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó các
khoản Người mua trả tiền trước thường rất lớn. Đạt 26,76 tỷ đồng vào năm 2011, tuy
nhiên đã giảm 11,82 tỷ đồng vào năm 2012. Mức chênh lệch giảm này cao hơn tổng
mức tăng của các chỉ tiêu còn lại 1,54 tỷ đồng, từ đó khiến cho Nợ phải trả năm 2012
giảm xuống.
84%
16%
Năm 2011
78%
22%
Năm 2012
Nợ phải trả
Vốn chủ sở
hữu
28
Sự giảm xuống này là do Xí nghiệp bàn giao cho khách hàng các công trình đã
được ứng tiền trước để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ thi công.
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể rút ra một số kết luận trong giai
đoạn 2011 – 2012 như sau:
Xí nghiệp vấn tiếp tục gia tăng được uy tín với khách hàng khiến lượng hàng bán
ra tăng lên làm tăng doanh thu thu về. Xí nghiệp có số vòng quay tổng tài sản cao, đây
là nhân tố giúp làm tăng tỷ suất ROE, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài
sản của Xí nghiệp. Tỷ suất ROE tuy giảm nhưng vẫn cao hơn trung bình toàn ngành,
cho thấy Xí nghiệp vẫn kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn còn cao, cho thấy công tác
quản lí chi phí của Xí nghiệp vẫn chưa thực sự tốt. Vẫn xảy ra tình trạng hỏng hóc
trang thiết bị do lỗi của nhân viên, cho thấy vấn đề cho công tác quản lý lao động của
Xí nghiệp. Tỉ trọng nợ của Xí nghiệp vẫn cao khiến rủi ro về việc Lợi nhuận không bù
đắp được chi phí lãi vay tăng lên.
b) Giai đoạn 2012 – 2013
Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013
Nhân tố
Năm Chênh lệch
2013/20122012 2013
1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh
thu thuần (%)
2,76 2,70 (0,06)
2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác (%) 100,81 100 (0,81)
3. Ảnh hưởng của thuế TNDN (%) 82,54 75 (7,54)
4. Vòng quay tổng tài sản (Vòng) 1,905 2,14 0,235
5. Đòn bẩy tài chính 4,58 3,92 (0,66)
(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả)
Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2013 so với năm 2012 là:
16,98% - 20,03% = (3,05 %).
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố:
Nhân tố (1):
(2,7% – 2,76%) x 100,81% x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,44%)
Nhân tố (2):
2,7% x (100%- 100,81%) x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,16%)
Thang Long University Library
29
Nhân tố (3):
2,7% x 100% x (75% - 82,54%) x 1,905 x 4,58 = (1,77%)
Nhân tố (4):
2,7% x 100% x 75% x (2,14 - 1,905) x 4,58 = 2,18%
Nhân tố (5):
2,7% x 100% x 75% x 2,14 x (3,92 - 4,58) = (2,86%)
=> Cộng tổng mức chênh lệch
= (0,44) + (0,16) + (1,77) + 2,18 + (2,86) = (3,05)%
Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Khác với giai đoạn 2011 – 2012. Giai
đoạn này chỉ có 1 nhân tố làm tăng ROE và 4 nhân tố làm giảm ROE. Trong đó nhân
tố (5) hay Đòn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới ROE, tuy nhiên
không mạnh như giai đoạn 2011 - 2012. Nhân tố này làm giảm 2,86% ROE. Cụ thể sự
thay đổi của các nhân tố:
Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần
Con số (0,44)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố tỷ suất lợi nhuận từ ĐKD trên doanh thu thuần thay đổi từ
6,44 xuống còn 4,58 làm cho ROE giảm 8,17%.
Đầu tiên, ta xét về sự thay đổi của Doanh thu thuần.
Giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn tiếp nối giai đoạn 2012 – 2013 về dự án nâng
cấp Thị trấn Tiên Yên lên Thị Xã vào năm 2016. Và Xí nghiệp tiếp tục hoàn thành các
dự án và bàn giao cho khác hàng khiến doanh thu thuần tăng lên.
Tiếp đến là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Do sự tăng lên về
Doanh thu thuần nên Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp cũng tăng theo. Giống như giai
đoạn 2011 – 2012, Giá vốn Hàng bán của Xí nghiệp vẫn bằng trên 95% giá trị doanh
thu thuần trong cả 2 năm. Chi phí tài chính và Chi phí quản lý kinh doanh thì giảm đi,
chỉ còn bằng 0 – 0,2% giá trị doanh thu thuần, tuy nhiên nó vẫn góp phần làm giảm
Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp.
Ta có thể thấy, mặc dù cả Doanh thu thuần và Lợi nhuận thuần đều tăng nhưng
Doanh thu thuần tăng với độ tăng tuyệt đối cao hơn so với Lợi nhuận thuần. Vì thế tỷ
suất Lợi nhuận thuần từ ĐKD trên Doanh thu thuần giảm xuống, tất yếu kéo theo tỷ
suất ROE giảm.
30
Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác
Trong giai đoạn này, các khoản Lợi nhuận khác tiếp tục giảm và tác động giảm
của nó tới tỷ suất ROE cũng giảm theo. Vào năm 2013, í nghiệp không phát sinh các
khoản Lợi nhuận khác nên Lợi nhuận thuần từ ĐKD chính bằng Lợi nhuận trước
thuế. Trong khi đó, năm 2012 vẫn giữ nguyên tỉ lệ Lợi nhuận khác/Lợi nhuận trước
thuế là 0,81%. Đồ thị 2.3 cho thấy rõ sự thay đổi này.
Đây cũng chính là mức chênh lệch giữa năm 2012 và 2013. Sự giảm xuống của
Lợi nhuận khác làm giảm tỷ suất ROE xuống 0,16%.
Con số (0,16)% này cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố
khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ lợi nhuận khác thay đổi từ 100,81% xuống còn
100% làm cho ROE giảm 0,16%.
Qua 2 giai đoạn này càng thấy rõ sự phát sinh từ các Lợi nhuận khác (chủ yếu từ
thanh lý trang thiết bị, vật tư xây dựng cũ, hỏng hóc) ảnh hưởng như thế nào tới tỷ suất
ROE. Nếu phát sinh chỉ 1 đồng nó cũng khiến tỷ suất ROE thay đổi.
Mặc khác, nếu Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoản
Lợi nhuận khác thì cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN là kém hiệu quả do Lợi
nhuận KD lại đến từ việc thanh lý.
Biểu đồ 2.3. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai
đoạn 2012 - 2013
Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong năm 2013, í nghiệp không còn được hưởng chính sách giảm 30% thuế
thu nhập doanh nghiệp của Nhà Nước nữa. Do đó Chi phí thuế TNDN trong năm 2013
sẽ cao hơn năm 2012.
0,000
0,500
1,000
1,500
2,000
2,500
2012
2013
Tỷ đồng
2012 2013
Lợi nhuận thuần từ
ĐKD
2,187 2,419
Lợi nhuận khác 0,017
Thang Long University Library
31
Đồ thị 2.3 cho thấy sự biến động về Chi phí thuế TNDN, có thể thấy năm 2013
gấp 1,5 lần so với năm 2012. Một phần do Doanh thu thuần của năm 2013 cao hơn
năm 2012 hơn 10 tỷ đồng khiến cho Lợi nhuận trước thuế tăng lên. Mặt khác là thuế
suất thuế TNDN cao hơn.
Trong giai đoạn này, Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế tăng 214 triệu đồng so với
2012, nhưng do chi phí thuế TNDN cao gấp 1,5 lần nên Lợi nhuận sau thuế đã giảm
5,3 triệu đồng so với năm trước.
Đồ thị 2.3. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2013
Do sự biến động về chi phí thuế TNDN nên trong giai đoạn này tỷ suất ROE
giảm 1,77%. Con số này cho biết: trong giai đoạn này, khi các nhân tố khác không đổi,
nhân tố ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 82,54% xuống còn 75%
thì tỷ suất ROE giảm 1,77%.
Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản)
Giống như giai đoạn 2011 – 2012. Đây là nhân tố có tác động làm tăng tỷ suất
ROE. Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất nhân tố 4 có tác động tăng còn 4
nhân tố còn lại có tác động giảm.
Đồ thị 2.4. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2013
Trong giai đoạn 2011 – 2012, Nhân tố này chỉ làm tăng tỷ suất ROE 0,59%, tuy
nhiên do sự tăng lên về số vòng quay tổng tải sản từ 1,905 vào năm 2012 thêm 0,235
lên 2,14 vào năm 2013 đã khiến cho tỷ suất ROE tăng thêm 2,18%.
2012 2013
Thuế TNDN 0,385 0,604
0,300
0,400
0,500
0,600
0,700Tỷ đồng
2012 2013
Vòng quay
tổng tài sản
1,905 2,14
1,800
2,000
2,200
32
Con số 2,18% cho biết: vào giai đoạn 2012 - 2013, trong khi các nhân tố khác
không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản tăng từ 1,905 vòng/năm lên 2,14
vòng/năm thì tỷ suất ROE tăng 2,18%.
Trong giai đoạn 2012 – 2013, số vòng quay tổng tài sản trung bình ngành xây
dựng đạt 0,5 vòng/năm trong cả 2 năm. Giai đoạn này Xí nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng
số vòng quay tổng tài sản và vẫn cao hơn chỉ số trung bình ngành, cho thấy Xí nghiệp
quản lý tài sản của mình có hiệu quả trong cả 3 năm.
Số vòng quay tổng tài sản tăng lên là do vào năm 2013, Tổng tài sản chỉ tăng 283
triệu đồng so với năm 2012 còn Doanh thu thuần thì tăng 10,38 tỷ đồng. Dễ thấy tại
sao Số vòng quay tổng tài sản lại tăng lên.
Tuy tổng tài sản tăng lên ít hơn giai đoạn 2011 - 2012 nhưng Doanh thu thuần
lại tăng gấp 3 lần so với giai đoạn này, cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản
của mình để thu về lượng doanh thu lớn hơn.
Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính
Giống như giai đoạn 2011 – 2012, trong giai đoạn này, nhân tố Đòn bẩy tài chính
là nhân tố khiến tỷ suất ROE giảm nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ làm giảm 2,86%, ít hơn
giai đoạn trước 5,31%. Nguyên nhân là do cơ cấu Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu của Xí
nghiệp có sự thay đổi. Nợ phải trả tiếp tục giảm xuống còn Vốn chủ sở hữu tăng lên.
Cụ thể: Nợ phải trả chỉ 74,5% trong tổng Nguồn vốn vào năm 2013 so với 78,17% vào
năm 2012 và 84,47% vào năm 2011.
Con số (2,86)% cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác
không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp giảm từ 4,58 xuống 3,92 khiến tỉ
suất ROE giảm 2,86%.
Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2013
78%
22%
Năm 2011
75%
25%
Năm 2012
Nợ phải trả
Vốn chủ sở
hữu
Thang Long University Library
33
Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy các khoản Vay ngắn hạn và Người mua trả tiền
trước đều giảm xuống khiến cho Nợ phải trả giảm. Tuy đòn bẩy tài chính có tác dụng
nâng cao tỷ suất ROE, nhưng kèm theo nó là rủi ro lớn do chi phí lãi vay phát sinh.
Qua đó ta thấy Xí nghiệp đã thận trọng hơn trong việc kinh doanh của mình.
Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn tiếp theo 2012 - 2013
có thể rút ra một số kết luận như sau:
Xí nghiệp sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn giai đoạn trước, thu về nhiều
doanh thu hơn. Tỉ trọng Vốn chủ sở hữu tăng lên, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn
vốn vay trong hoạt động kinh doanh.
Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn chiểm tỉ trọng cao. Trong năm 2013 vẫn
phát sinh các lỗi do người lao động khiến phương tiện vận tải bị hỏng hóc. Tuy tỉ trọng
nợ giảm, nhưng vẫn chiếm tới 75% vào năm 2013, rủi ro về chi phí lãi vay lớn do biến
động lãi suất vay vẫn còn hiên hữu.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản2.3.2.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản đã được phân tích thông qua
mô hình Dupont. Phần này sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử
dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để thấy được sự biến động của chúng góp
phần đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản.
2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Tỷ suất sinh lời của TSNH (%) 5,21 4,84 4,64 (0,37) (0,20)
Số vòng quay TSNH (vòng) 2,138 2,107 2,293 (0,031) 0,186
Thời gian quay TSNH (ngày) 170,7 173,2 159,1 2,533 (14,090)
Số vòng quay của HTK (vòng) 2,583 2,892 3,075 0,31 0,183
Thời gian quay vòng HTK (ngày) 141,336 126,209 118,686 (15,127) (7,523)
Hệ số đảm nhiệm HTK (lần) 0,365 0,329 0,310 (0,036) (0,019)
(Nguồn: BCĐKT, BCKQHĐKD và Tính toán của tác giả)
 Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Nhìn vào số liệu bảng trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn vào
năm 2011 cho biết, Xí nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu về 5,21 đồng
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh

More Related Content

What's hot

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtechttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...nataliej4
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (18)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
Tác động của quản lý vốn lưu động tới khả năng sinh lời nghiên cứu điển hình ...
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Quân đội, HOT
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần bóng đèn phích nư...
 
luan van thac si hoan thien cong tac ke toan nguyen vat lieu tai cong ty hung...
luan van thac si hoan thien cong tac ke toan nguyen vat lieu tai cong ty hung...luan van thac si hoan thien cong tac ke toan nguyen vat lieu tai cong ty hung...
luan van thac si hoan thien cong tac ke toan nguyen vat lieu tai cong ty hung...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách Sạn Kim Liên - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAYĐề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dịch vụ ăn uống tại khách sạn Hải Phòng, HAY
 
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công...
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
 
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại chi nhánh công ...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAYĐề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
Đề tài: Công tác đánh giá nhân sự tại UBND huyện Hoành Bồ, HAY
 
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...
Thực trạng kinh doanh du lịch và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của...
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 

Viewers also liked

HỢP TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
HỢP TÁC TƯ VẤN  THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNGHỢP TÁC TƯ VẤN  THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
HỢP TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNGBếp Duy Phú
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệp
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệpBáo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệp
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệpANTACO BÌNH DƯƠNG
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệp
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệpBài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệp
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đề Tài-về-mì-ăn-liền
đề Tài-về-mì-ăn-liềnđề Tài-về-mì-ăn-liền
đề Tài-về-mì-ăn-liềnsieuchuot46
 
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18SaoKim.com.vn
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Viewers also liked (7)

HỢP TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
HỢP TÁC TƯ VẤN  THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNGHỢP TÁC TƯ VẤN  THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
HỢP TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số  1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 1 - cơ sở thiết kế mặt bằng xí nghiệp ...
 
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệp
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệpBáo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệp
Báo giá thiết kế thi công lắp đặt hệ thống kho lạnh công nghiệp
 
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệp
Bài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệpBài giảng thiết kế nhà xưởng   bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệp
Bài giảng thiết kế nhà xưởng bài số 6 - thông gió và chiếu sáng công nghiệp
 
đề Tài-về-mì-ăn-liền
đề Tài-về-mì-ăn-liềnđề Tài-về-mì-ăn-liền
đề Tài-về-mì-ăn-liền
 
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18
Mẫu thiết kế Profile công ty xây dựng Lilama 18
 
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang thị trường eu – thực trạng và giải pháp ...
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net ithttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...NOT
 
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYĐề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại Net IT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net itGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh thương mại net it
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty Hyundai, ĐIỂM CAO
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty thực phẩm, 9đ
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phátGiải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần gia phát
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần trang trí nội thất, HOT 2018
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động tại cô...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAYĐề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả hoạt động sử dụng vốn lưu động công ty TNHH,, RẤT HAY
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cơ khí, ĐIỂM 8
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ...
 
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAYĐề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
Đề tài quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HAY
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp xây dựng đức minh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH SINH VIÊN THỰC HIỆN : BÙI TÙNG ANH MÃ SINH VIÊN : A20064 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Đình Toàn Sinh viên thực hiện : Bùi Tùng Anh Mã sinh viên : A20064 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI - 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với tình cảm chân thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến Sĩ Trần Đình Toàn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý, trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong suốt các năm học tập tại trường. Với vốn kiến thúc được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang để em bước vào môi trường làm việc một cách vững chắc hơn. Em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô, chú, các anh các chị nhân viên của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Xí Nghiệp xây dựng Đức Minh”. Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm khóa luận, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Bùi Tùng Anh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Bùi Tùng Anh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................. 1CHƢƠNG 1. 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh ........................................... 1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ................................................................. 11.1.1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ................................................................. 11.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh......................... 31.1.3. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời........................................................... 3 Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS).............................. 31.2.1. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA).................................. 41.2.2. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE) ................... 41.2.3. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont . 41.2.4. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản............................................... 6 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung ..................................................... 71.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn................................................ 71.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn................................................... 91.3.3. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay................................. 11 Hiệu quả sử dụng lãi vay ................................................................................. 111.4.1. Tỷ suất sinh lời của tiền vay ............................................................................ 121.4.2. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí .............................................. 12 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí ..................................................................... 121.5.1. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán ............................................................ 121.5.2. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh ............................................ 131.5.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHCHƢƠNG 2. TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH............................................................ 14 2.1. Tổng quan về Xí nghiệp xây dựng Đức Minh................................................. 14 Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 142.1.1. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp .......................................................................... 142.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban .................................................... 152.1.3. 2.2. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh giai đoạn 2011 – 2013 ................................................................................................. 16 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh giai đoạn 2011 - 2013 .................................................................................................. 17
  • 6. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ......................................................... 182.3.1. 2.3.1.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS).................................18 2.3.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)....................................19 2.3.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont .....21 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ............................................. 332.3.2. 2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ..................................................33 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn .....................................................35 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay............................................ 372.3.3. 2.3.3.1. Tỷ suất sinh lời của tiền vay.............................................................................37 2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng lãi vay..................................................................................38 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí............................................. 392.3.4. 2.3.4.1. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán..............................................................39 2.3.4.2. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh...............................................40 2.3.4.3. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí ......................................................................41 2.4. Kết luận............................................................................................................... 42 Kết quả đạt được............................................................................................... 422.4.1. Hạn chế............................................................................................................. 432.4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHCHƢƠNG 3. DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH............................................ 44 3.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................... 44 3.2. Giải pháp giảm thiểu chi phí cho Xí nghiệp.................................................... 44 Nâng cao trình độ nguồn lao động.................................................................. 443.2.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thi công...................................................... 453.2.2. 3.3. Nâng cao năng lực quản lý tài sản của Xí nghiệp........................................... 46 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh.....................................14 Đồ thị 2.1. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2012.................................25 Đồ thị 2.2. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2012............................................26 Đồ thị 2.3. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2013.................................31 Đồ thị 2.4. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2013............................................31 Biểu đồ 2.1. Ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2011 - 2012....................................................................................................................25 Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2012 .................27 Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2012 - 2013....................................................................................................................30 Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2013 .................32 Biểu đồ 2.5. Tiền vay của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.........................................37 Biểu đồ 2.6. Chi phí lãi vay và Lợi nhuận kế toán trước thuế giai đoạn 2011 - 2013 ..38 Biểu đồ 2.7. Giá vốn hàng bán giai đoạn 2011 - 2013..................................................39 Biểu đồ 2.8. Chi phí quản lý kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013...................................40 Biểu đồ 2.9. Tổng chi phí của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 ..................................41 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013...........16 Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 - 2013.......................18 Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2011 - 2013 ...........................19 Bảng 2.4. Tình hình Tài Sản của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013..............................19 Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 - 2013..............21 Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới ROE giai đoạn 2011 - 2012...............................22 Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013...............................28 Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn .............................33 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn ................................36 Bảng 2.10. Tỷ suất sinh lời của tiền vay .......................................................................38 Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng lãi vay của Xí nghiệp.....................................................39 Bảng 2.12. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán.........................................................40 Bảng 2.13. Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh .........................................41 Bảng 2.14. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí.................................................................42
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán CP Chi phí DN Doanh nghiệp DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HĐKD Hoạt động kinh doanh HQ Hiệu quả HQSD Hiệu quả sử dụng HTK Hàng tồn kho KD Kinh doanh KQ Kết quả LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế NV Nguồn vốn PTNB Phả trả ngƣời bán SD Sử dụng TB Trung bình TNDN Thu nhập doanh nghiệp TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSLĐ Tài sản lƣu động TSNH Tài sản ngắn hạn TSNH Tài sản ngắn hạn XN Xí nghiệp XNXDĐM Xí nghiệp xây dựng Đức Minh Thang Long University Library
  • 9. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... ) thi đều có các mục tiêu hoạt động sản xuất khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế. Đồng thời phải phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực. Việc kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lợi dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu mong đợi. Nếu hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao thì sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời sẽ tiết kiệm được chi phí, mở rộng sản xuất kinh doanh và tiến tới gia tăng lợi nhuận. Thấy được tầm quan trọng của viên nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nên em đã chọn: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Xí nghiệp xây dựng Đức Minh” làm đề tài để viết khóa luận này. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, em muốn tìm hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh tại Xí nghiệp xây dựng Đức Minh. Qua đó, tổng hợp và vận dụng những kiến thức học được để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh Xí nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của 3 năm 2011, 2012, 2013. 4. Tổng quan nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh”, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, về hoạt động sản xuất kinh doanh thì không doanh nghiệp nào giống nhau. Và các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất của từng doanh nghiệp cũng thế. Qua việc nghiên cứu các đề tài của các tác giả: Ngô Thu Thảo (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH thương mại
  • 10. tổng hợp Sơn Nam [4]; Nguyễn Thủy Tiên (2014), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần máy tính và giải pháp mạng TIC [6]; Trần Thùy Linh (2013), Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Đức Phú [8]. Có thể rút ra một số kết luận sau: Tuy sử dụng nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh nhưng các tác giả đều hướng tới một khái niệm chung thường được sử dụng nhất là: hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, các đề tài cũng chỉ ra được bản chất của hiệu quả kinh doanh, vai trò, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên có đề tài vẫn có sự nhầm lẫn giữa vai trò và bản chất của hiệu quả kinh doanh. Về các cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc giải quyết bài toán, các tác giả đều sử dụng các chỉ tiêu tài chính để thực hiện việc này. Các tác giả đều đã hệ thống được các chỉ tiêu thành từng nhóm, tuy nhiên cần ưu tiên các chỉ tiêu quan trọng lên phía trên. Ngoài ra có đề tài của tác giả Trần Thùy Linh thay vì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và chi phí qua các chỉ tiêu thì tác giả tiến hành phân tích theo hướng khác là phân tích tình hình Doanh Thu – Chi Phí – Lợi Nhuận và phân tích tình hình Tài Sản –Nguồn Vốn, nhưng chưa làm rõ được sự hiệu quả mà chỉ đơn thuần là phân tich sự tăng giảm của doanh thu, chi phí, lợi nhuận; sự thay đổi trong cơ cấu Tài Sản – Nguồn Vốn. Các yếu tố khách quan và chủ quan được nhắc đến tuy nhiên cả 3 tác giả đều đưa rất nhiều lý thuyết vào, cần ngắn gọn, cụ thể hơn. Qua việc nghiên cứu tổng quan đã chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của các đề tài nghiên cứu trên, là cơ sở để đề ra hướng nghiên cứu cho đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh”. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu  Sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp Dupont, phương pháp loại trừ để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp dựa trên các số liệu từ năm 2011 – 2013 trong BCTC và Bảng CĐKT. 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan lý luận và thực tiễn Chƣơng II: Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại XNXD Đức Minh Chƣơng III: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại XNXD Đức Minh Thang Long University Library
  • 11. 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCHƢƠNG 1. Chương này sẽ tập trung đưa ra các cơ sở lý thuyết chung và các cơ sở lý thuyết được sử dụng để giải quyết phân tích nhằm đưa ra các giải pháp để giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh Khái niệm về hiệu quả kinh doanh1.1.1. Theo quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự vận dụng khéo léo của nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tiễn nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhân công để nâng cao lợi nhuận: “Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất”. [7, tr.199] Theo quan điểm thứ hai: “Phạm trù hiệu quả theo nghĩa rộng bao gồm hiệu quả xã hội nếu xét về mặt xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái nếu xét về mặt môi trường sinh thái, hiệu quả an ninh quốc phòng nếu xét về mặt an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế nếu xét về mặt kinh tế”. [6, tr. 371] “Hiệu quả xét riêng về mặt kinh tế, theo các hiểu thông dụng, đó là phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trinh sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi ích thu được và tối thiểu háo nguồn lực bỏ ra”. [6, tr.372] Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao một cách bền vững. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trường. Bản chất của hiệu quả kinh doanh1.1.2. Bất kỳ một hoạt động nào của mọi tổ chức đều mong muốn đạt hiệu quả cao nhất trên mọi phương diện kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường yêu cầu hiệu quả càng đòi hỏi cấp bách, vì nó là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu xét trên phương diện kinh tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường. “Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo
  • 12. 2 yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh. Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ của các nhà quản lý, căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai. Song độ chính xác của thông tin từ các chỉ tiêu hiệu quả phân tích phụ thuộc vào nguồn số liệu, thời gian và không gian phân tích.”. [7, tr.200] Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có thể khái quát như sau: Sự so sánh giữa kết quả đầu ra so với các yếu tố đầu vào được tính theo công thức: Công thức 1 iệu quả kinh doanh Kết quả đầu ra ếu tố đầu vào (1) Hoặc sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào so với kết quả đầu ra. Công thức 2 iệu quả kinh doanh ếu tố đầu vào Kết quả đầu ra (2) Ở công thức (1) kết quả tính được càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng cao và công thức (2) thì ngược lại. Kết quả đầu ra, yếu tố đầu vào có thể đo bằng thước đo hiện vật, thước đo giá trị tùy theo mục đích của việc phân tích. Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu kết quả đầu ra bao gồm: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu yếu tố đầu vào bao gồm: Tổng tài sản bình quân, tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tổng tài sản dài hạn bình quân, tổng tài sản ngắn hạn bình quân. Hoặc chi phí, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh. Công thức (1) phản ánh cứ 1 đồng chi phí đầu vào (vốn, nhân công, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận… trong một kỳ kinh doanh, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Công thức (2) phản ánh cứ 1 đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng hàng hóa… thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào (vốn, nguyên vật liệu, nhân công…) chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Thang Long University Library
  • 13. 3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh1.1.3. Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sản xuất hay phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh không phải là số tuyệt đối mà là một số tương đối, là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực để có kết quả đó. Việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác. Hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau trong cùng ngành cũng như là ngoài ngành. Do vậy chỉ có nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mới có thể tiết kiệm được chi phí, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm,… góp phần nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy, cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một tất yếu khách quan để mỗi doanh nghiệp có thể trụ vững, tồn tại trong một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt.. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiêụ quả kinh doanh cao và ngược lại. Vì thế, có thể nói, khả năng sinh lời cả doanh nghiệp là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS)1.2.1. Công thức xác định: ROS Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần (1)
  • 14. 4 Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, sức sinh lợi của doanh thu thuần càng cao, hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA)1.2.2. Chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau: ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản (2 Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - Return on Equity (ROE)1.2.3. Công thức xác định: ROE Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu (3) Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đưa vào kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể là do ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính, khi đó mức độ mạo hiểm càng lớn. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont1.2.4. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Phân tích Dupont là kỹ thuật tách ROE thành các thành phần (chỉ tiêu tài chính), từ đó hiểu rõ hơn các nhân tố đã ảnh hưởng đến ROE và rút ra các ý nghĩa tài chính. Thang Long University Library
  • 15. 5 Mô hình Dupont thường được biểu diễn dưới hai dạng bao gồm dạng cơ bản và dạng mở rộng. Tùy vào mục đích phân tích mà nhà phân tích sẽ sử dụng dạng thức phù hợp cho mình. Tuy nhiên cả hai dạng này đều bắt nguồn từ việc khai triển chỉ tiêu ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) một chỉ tiêu quan trọng bậc nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. a) Mô hình Dupont cơ bản Dupont được triển khai dưới dạng cơ bản: ROE Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hay ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính Ta có thể tiếp tục triển khai mô hình Dupont như sau: ROE Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x Doanh thu thuần Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hay: ROE = ROS x Số vòng quay của tài sản x Đòn bẩy tài chính Nhìn vào quan hệ trên, ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể tác động vào 3 nhân tố: tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS), số vòng quay của tài sản và đòn bẩy tài chính. Doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Một là, doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí, mục đích là gia tăng lợi nhuận sau thuế biên (tỷ suất sinh lời của doanh thu). Hai là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính, hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, có thể tiến hành so sánh chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp qua các năm.
  • 16. 6 Sau đó phân tích xem sự tăng trưởng hoặc tụt giảm của chỉ số này qua các năm bắt nguồn từ nguyên nhân nào, từ đó đưa ra nhận định và dự đoán xu hướng của ROE trong các năm sau. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố, góp phần thúc đầy nhanh tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) b) Mô hình Dupont mở rộng Dupont được triển khai dưới dạng mở rộng: ROE Lợi nhuận thuần từ ĐKD Doanh thu thuần x Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận thuần từ ĐKD x x (1 Thuế Lợi nhuận trước thuế ) x Doanh thu thuần Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hay: ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bầy tài chính Dạng thức mở rộng của công thức Dupont cũng phân tích tương tự như dạng thức cơ bản. Song qua dạng thức này có thể nhìn sâu hơn vào cơ cấu của lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), thông qua việc xem xét ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác ngoài khoản lợi nhuận đến từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhìn vào chỉ tiêu này các nhà phân tích sẽ đánh giá thêm được mức tăng hoặc giảm ROS của doanh nghiệp đến từ đâu. Nếu nó chủ yếu đến từ các khoản lợi nhuận khác như thanh lý tài sản hay đến từ việc doanh nghiệp được miễn giảm thuế tạm thời thì cần phải lưu ý đánh giá lại hiệu quả hoạt động thật sự của doanh nghiệp. Cũng như vậy, đối với nhân tố Vòng quay của tổng tài sản có thể đánh giá thông qua chính sách đầu tư tài sản cũng như tốc độ quay vòng của các loại tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp như: tốc độ quay vòng của tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho. Như vậy, trên cơ sở nhận diện các nhân tố sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE), góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản Tài sản của doanh nghiệp gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc sử dụng hiệu quả tài sản là một trông các nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thang Long University Library
  • 17. 7 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung1.3.1.  Số vòng quay của tổng tài sản Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Số vòng quay của tài sản được xác định bằng công thức: Số vòng quay của tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản (7) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này còn thể hiện hiệu suất sử dụng của tổng tài sản tài sản, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong doanh nghiệp.  Thời gian quay vòng của tổng tài sản. Công thức: Thời gian quay vòng của tổng tài sản 365 Số vòng quay của tổng tài sản (8) Chỉ tiêu này cho biết, tài sản của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày thì quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp thì số vòng quay tổng tài sản càng cao. Càng cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn1.3.2. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp giải đoạn của quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải thường xuyên phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. a) Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ngắn hạn 9)
  • 18. 8 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tốt. Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Có thể phân tích tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn thông qua các nhân tố ảnh hưởng theo phương trình sau: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ngắn hạn (10) Doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần (11) = Số vòng quay của tài sản ngắn hạn x Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần Ta thấy 2 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn và tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần. Muốn cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn cao thì cần có các biện pháp nâng cao 2 nhân tố ảnh hưởng này lên. b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn  Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này được xác định: Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Doanh thu thuần Tổng tài sản ngắn hạn (12) Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Nói cách khác, doanh nghiệ đầu tư 1 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là tốt và tài sản ngắn hạn vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.  Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh thời gian 1 vòng quay của tài sản ngắn hạn quay trong năm, chỉ tiêu này thường được phản ánh như sau: Thời gian quay vòng của tài sản ngắn hạn 365 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (13) Chỉ tiêu này cho biết tài sản ngắn hạn bao nhiêu ngày thì quay hết 1 vòng, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản vận động càng nhanh, góp phần tạo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 19. 9 c) Số vòng quay và thời gian quay vòng của hàng tồn kho  Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này được xác định như sau: Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán àng tồn kho (14) Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Thời gian quay vòng của hàng tổn kho Công thức: Thời gian quay vòng của TK 365 Số vòng quay của hàng tồng kho (15) Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh, góp phần gia tăng tốc độ quay vòng của tài sản ngắn hạn, giúp làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. d) Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho Công thức xác định: ệ số đảm nhiệm hàng tồn kho àng tồn kho Doanh thu thuần (16) Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư cho hàng tồn kho, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho càng cao. Thông qua chỉ tiêu này, các nhà quản trị kinh doanh sẽ xây dựng được kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn1.3.3. Tài sản dài hạn của doanh nghiệp là những tài sản thường có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài, thời gian sử dụng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh của DN. Tài sản dài hạn gồm nhiều loại, có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kĩ thuật. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để các
  • 20. 10 nhà quản trị có các quyết định đầu tư tài sản dài hạn hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. a) Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản dài hạn (17) Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 đồng tài sản dài hạn sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp càng tốt, đó là nhân tố hấp dẫn các nhà đầu tư. b) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản dài hạn  Số vòng quay của tài sản dài hạn Chỉ tiêu này thường được xác định như sau: Số vòng quay của tài sản dài hạn Doanh thu thuần Tổng tài sản dài hạn (18) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện hiệu suất sử dụng của tài sản dài hạn. Nói cách khác, chỉ tiêu này chi biết doanh nghiệp đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì thu về bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.  Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn Công thức xác định: Thời gian quay vòng của tài sản dài hạn 365 Số vòng quay của tài sản dài hạn (19) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản dài hạn của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản dài hạn vận động càng nhanh, hiệu quả sử dụng tài sản càng được nâng cao. c) Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận sau thuế Giá trị còn lại của TSCĐ (20) Thang Long University Library
  • 21. 11 Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt. Đây cũng là nhân tố hấp dẫn nhà đầu tư. d) Số vòng quay và thời gian quay vòng của tài sản cố định  Số vòng quay của TSCĐ Công thức xác định: Số vòng quay của TSCĐ Doanh thu thuần Giá trị TSCĐ (21) Chỉ tiêu này cho biết, TSCĐ đầu tư trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Hay 1 đồng TSCĐ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ. Số vòng quay này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Giá trị còn lại của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ – ao mòn lũy kế TSCĐ (23)  Thời gian một vòng quay của TSCĐ Thời gian quay vòng của TSCĐ 365 Số vòng quay của TSCĐ (22) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, tài sản cố đinh của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để quay hết một vòng. Chỉ tiêu này càng thấp, tài sản cố định vận động càng nhành, góp phần làm tăng số vòng quay của tài sản dài hạn, từ đó hiệu quả sử dụng tài sản càng được nâng cao. 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay Vốn vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích hiệu quả nguồn vốn vay là căn cứ để các nhà quản trị kinh doanh đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh không, nhằm góp phần bảo đảm và phát triển vốn cho doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lãi vay1.4.1. Công thức xác định: QSD lãi vay của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay (23) Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng
  • 22. 12 như là căn cứ để doanh nghiệp cân nhắc việc có nên vay thêm để tiến hành kinh doanh hay không. Tỷ suất sinh lời của tiền vay1.4.2. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời trên tiền vay Lợi nhuận sau thuế Tiền vay (24) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Thông qua việc phân tích tỷ suất sinh lời của các loại chi phí này để đưa ra các biện pháp tăng cường kiểm soát chi phí nhằm đạt được chi phí thấp nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí1.5.1. Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Lợi nhuận kế toán trước thuế Tổng chi phí (25) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ doanh nghiệp đầu tư 100 đồng tổng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán1.5.2. Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của GV Lợi nhuận sau thuế Giá vốn hàng bán (26) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ kinh doanh, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời, do vậy doanh nghiệp nên đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Thang Long University Library
  • 23. 13 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh1.5.3. Công thức xác định: Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận sau thuế Chi phí quản lý kinh doanh (27) Chỉ tiêu này cho biết, trong kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản lý kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận do chi phí quản lý kinh doanh đem lại càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí.
  • 24. 14 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHCHƢƠNG 2. DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG ĐỨC MINH 2.1. Tổng quan về Xí nghiệp xây dựng Đức Minh Quá trình hình thành và phát triển2.1.1. Xí nghiệp xây dựng Đức Minh ( N DĐM) được thành lập vào ngày 20/10/1999 tại thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tình Quảng Ninh. Ngành nghề kinh doanh chính của XN là: xây dựng hạ tầng căn bản, xây dựng các công trình dân sinh, công trình giao thông,.. Các sản phẩm chính của Xí nghiệp là: cầu dân sinh, đường bê tông liên thông, liên xã, nhà ở, các tòa nhà hành chính, khu thể thao,…Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, hiện N DĐM có trên 125 cán bộ công nhân viên, 10 kỹ sư xây dựng, 6 đại học, 50 trung cấp thuộc ngành nghề, còn lại là lao động phổ thông đã qua thi công nhiều công trình, có kinh nghiệm trong xây dựng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng. N đã tạo được uy tín lớn với khách hàng trong và ngoài địa bàn huyện. Ngoài ra, XN còn nhận được sự tin tưởng của cơ quan chính quyền khi liên tiếp trúng thầu và hoàn thành các dự án lớn như: Nâng cấp đê chống lũ à Dong dài 10km trong 2 tháng với chất lượng cao giúp giảm thiểu thiệt hại do các cơn bão đem lại, xây dựng khu thể thao liên hợp rộng 2 ha, xây dựng quảng trường thị trấn,… và còn rất nhiều dự án lớn nhỏ khác. Với uy tín của mình, N DĐM hiện đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên địa bàn huyện Tiên ên, N luôn đi đầu trong các phong trào quyên góp, luôn đóng phí, lệ phí, thuế đầy đủ, là một trong những DN gương mẫu trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp2.1.2. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) Giám đốc Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Khoa học - Kỹ thuật Phòng Tổ chức – Hành chính Quản lí và sửa chữa xe Khu thi công Thang Long University Library
  • 25. 15 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban2.1.3.  Giám đốc Là người đại diện theo pháp luật, người điều hành mọi công việc trong Xí Nghiệp, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến các hoạt động hằng ngày của Xí Nghiệp, chuẩn bị và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, ký kết hợp đồng. Bố trí lại cơ cấu tổ chức, phòng ban, quyết định phương án sử dụng hoặc xử lý các khoản lỗ trong Xí Nghiệp.  Phòng tổ chức – hành chính Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức tuyển dụng lao động, phân công sắp xếp những nhân sự, bố trí đều cho lao động trực tiếp, cách tổ chức sản xuất. Giúp giám đốc theo dõi tình hình công tác của Xí Nghiệp, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng kỷ luật hợp lý. Ngoài ra còn giúp giám đốc theo dõi tình hình, công tác lưu trữ hồ sơ công văn có liên quan.  Phòng Tài chính - Kế toán Xây dựng kế hoạch tài chính, lập các dự toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của Xí nghiệp, phản ánh đúng và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp theo đúng pháp lệnh.  Phòng Khoa học - Kỹ thuật Lập ra phương án thi công nghiệm thu từng giai đoạn và công trình đạt hiệu quả, đúng tiến độ và chất lượng tốt.  Khu thi công Là khu vực thực hiện các dự án do Xí Nghiệp thắng thầu. Số lượng khu thi công tương đương với số lượng dự án mà Xí nghiệp nhận được. Khi tiến hành dự án có một ban chỉ huy công trình được lập ra để chỉ đạo thực hiện dự án tại các khu thi công.  Quản lý và sửa chữa xe Chịu trách nhiệm quản lý, sửa chữa mua bán, thanh lý các loại xe phục vụ thi công công trình của Xí Nghiệp và cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo quản, nâng cấp cho các khách hàng có nhu cầu.
  • 26. 16 2.2. Tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh giai đoạn 2011 – 2013 Ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu quan trọng trong bảng 2.1 để thấy được khái quát tình hình kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn này. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số liệu +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 75,32 3,89 5,18 10,38 13,11 2. Giá vốn hàng bán 70,99 4,42 6,24 10,03 13,30 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,18 0,004 0,21 0,23 10,62 4 Lợi nhuận kế toán trước thuế 2,28 (0,02) (1,03) 0,21 9,73 5. Lợi nhuận sau thuế 1,83 (0,017) (0,94) (0,005) (0,29) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả) Có thể thấy Doanh thu thuần của Xí nghiệp biến động theo chiều hướng tăng lên và không ổn định. Năm 2012, doanh thu thuần đạt 79,21 tỷ đồng, tăng 3,89 tỷ so với năm 2011, tương ứng tăng 5,18%. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm vào năm 2013, đạt 89,59 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 10,38 tỷ, tương ứng 13,11%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do trong giai đoạn 2011 – 2013, thị trấn Tiên Yên đang tăng cương đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ cho việc nâng cấp đô thị lên Thị ã vào năm 2016. Với uy tín của mình, Xí nghiệp xây dựng Đức Minh đã trúng thầu nhiều công trình và hoàn thành trong 3 năm khiến doanh thu liên tục tăng. Doanh thu thuần tăng lên là nguyên nhân chủ yếu khiến Giá vốn hàng bán cũng biến động và tăng theo. Trong 3 năm, tỷ trọng giá vốn hàng bán đều chiếm từ 94% - 95%. Vào năm 2012, giá vốn hàng bán đạt 75,41 tỷ đồng, vượt 4,42 tỷ đồng, tương ứng 6,24% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng của Giá vốn tăng mạnh. Giá vốn hàng bán đạt 85,44 tỷ đồng vào năm 2013, cao hơn 10,03 tỷ so với 2012 và hơn 14,45 tỷ so với năm 2011. Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp vào năm 2011 đạt 2,18 tỷ đổng. Trong năm 2012, con số này là 2,184 tỷ, tăng rất ít chỉ 4 triệu đồng, tương đương 0,21% so với năm 2011. Năm 2013, Lợi nhuận thuần tiếp tục tăng thêm 0,23 tỷ thành 2,414 tỷ đồng. Thang Long University Library
  • 27. 17 Ta thấy Lợi nhuận thuần thường chỉ đạt từ 2,7% đến 2,9% giá trị Doanh thu thuần là do mức tăng của Giá vốn cao hơn hoặc gần bằng với mức tăng của Doanh thu thuần khiến Lợi nhuận gộp thu về ít hơn. Ngoài ra, hàng năm còn phát sinh các Chi phí tài chính và Chi phí quản lí kinh doanh, hai loại chi phí này luôn bằng từ 42% đến 49% giá trị Lợi nhuận gộp. Trong khi Doanh thu từ hoạt động tài chính không thu về được nhiều, chỉ đạt từ 3 đến 5 triệu đồng mỗi năm. Qua sự biến động của các yếu tố trên đã góp phần giúp Xí nghiệp đạt Lợi nhuận kế toán trước thuế là 2,28 tỷ đồng vào năm 2011. Tuy nhiên sau đó đã giảm 0,02 tỷ xuống còn 2,26 tỷ vào năm 2012 do sự giảm xuống của các khoản thu từ Lợi nhuận khác. Các khoản lợi nhuận này Xí nghiệp thu về chủ yếu từ việc bán các nguyên vật liệu xây dựng hết khả năng sử dụng hoặc đã bị hư hỏng. Năm 2013, tuy không có phát sinh các khoản thu từ Lợi nhuận khác nhưng Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp vẫn tăng so với năm 2012 là 0,21 tỷ, tương đương 210 triệu đồng. Nguyên nhân là do Doanh thu thuần của năm 2013 tăng hơn 10 tỷ so với năm 2012. Sau khi trừ đi Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp đều đạt trên 1,8 tỷ trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013. Riêng 2 năm 2011 và 2012, Xí nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm 30%1 thuế thu nhập doanh nghiệp còn năm 2013 thì không. Do vậy, dù Lợi nhuận trước thuế cao hơn các năm trước nhưng năm 2013 Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp lại ở mức thấp nhất. Qua số liệu phân tích trong giai đoạn 2011 – 2013, có thể thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có sự thay đổi. Tất cả sự biến động của các nhân tố đều góp phần làm thay đổi kết quả kinh doanh. Sự thay đổi của Lợi nhuận thuần, sự phát sinh của các khoản Lợi nhuận khác, sự thay đổi chi phí thuế do chính sách của Nhà nước đều làm thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của Hiệu suất sử dụng tài sản và nhân tố Đòn bẩy tài chính. Sự ảnh hưởng của các nhân tố này sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng Đức Minh giai đoạn 2011 - 2013 Phần này sẽ tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2011 - 2013 thông qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời ROS, ROA, ROE và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng chi phí. Trong đó, tập trung phân tích và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) thông qua mô hình Dupont. 1 Nghị định số 101/2011/NĐ-CP và Nghị định số 60/2012/NĐ-CP
  • 28. 18 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời2.3.1. 2.3.1.1. Tỷ suất sinh lời của doanh thu - Return On Sales (ROS) Bảng 2.2. Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ROS 2,44 2,30 2,02 (0,14) (0,27) Chỉ số trung bình ngành 3 (1) (2) (4) (1) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả, [9]) Dựa vào bảng 2.2 ta có thể thấy được, vào năm 2011 í nghiệp xây dựng Đức Minh có tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 2,44%, cao nhất trong 3 năm. Con số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần Xí nghiệp thu được thì chỉ có 2,44 đồng là lợi nhuận sau thuế. Đây là một con số cho thấy tình hình kinh doanh của Xí nghiệp vẫn đang ở mức tốt và vẫn chưa để xảy ra thua lỗ. Tuy nhiên, vào 2 năm 2012 và 2013 thì tỷ suất này lại giảm. Lần lượt là 0,14% và 0,27% vào 2 năm 2012 và 2013. Nguyên nhân dẫn tới sự giảm của tỷ suất sinh lời trên doanh thu này là do Doanh thu thuần trong các năm đều tăng so với năm trước nó nhưng Lợi nhuận sau thuế lại giảm đi. Giai đoạn 2011 – 2012: Như đã phân tích khái quát Doanh thu thuần năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng chi phí giá vốn tăng nhiều hơn độ tăng của doanh thu là nguyên nhân chính khiến Lợi nhuận kế toán trước thuế của xí nghiệp lại giảm. Từ đó Lợi nhuận sau thuế năm 2012 nhỏ hơn năm 2011. ệ quả là ROS năm 2012 giảm. Các công trình của Xí nghiệp đa phần đều có được bằng việc tham gia đấu thầu, nên phải hoàn thành hợp đồng với chi phí thấp nhất. Vì vậy, việc Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng cao hơn so với độ tăng của Doanh thu thuần cho thấy Xí nghiệp đang hạ giá bán của các công trình để gia tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc sử dụng lãng phí nguyên nhiên vật liệu, kéo dài tiến độ dự án là một trong những nguyên nhân chính khiến giá vốn tăng cao. Giai đoạn 2012 -2013: Cũng giống như giai đoạn 2011 – 2012, Xí nghiệp có sự tăng lên về doanh thu thuần và giá vốn. Trong giai đoạn này phát sinh sự biến động về Chi phí thuế TNDN. Do năm 2011 và 2012 Xí nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Nên đến năm 2013 thì doanh nghiệp tính chi phí thuế theo tỷ suất là 25%. Khiến cho số thuế phải nộp năm 2013 cao hơn. Việc nộp thuế nhiều hơn chính là nguyên nhân khiến cho Xí nghiệp có số Lợi nhuận sau thuế vào năm 2013 thấp hơn so với các năm trước, dẫn tới việc ROS nhỏ hơn. Thang Long University Library
  • 29. 19 So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy chỉ riêng năm 2011 là í nghiệp có tỷ suất ROS nhỏ hơn, khoảng 0,56%. Năm 2012 cao hơn 3,3% và năm 2013 cao hơn 4,02%. Tuy tỷ suất ROS của Xí nghiệp giảm qua các năm nhưng vẫn cao hơn so với toàn ngành. 2.3.1.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản - Return On Assets (ROA) Bảng 2.3. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ROA 4,55 4,37 4,33 (0,18) (0,04) Chỉ số trung bình ngành 2 (1) (1) (3) 0 (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9]) Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Xí nghiệp đều giữ ở mức trên 4% và có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Chỉ tiêu này cao nhất vẫn là vào năm 2011 với 4,55%. Nghĩa là, với 100 đồng tổng tài sản doanh nghiệp bỏ ra đầu tư thì thu về 4,55 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong 2 năm tiếp theo là 2012 và 2013, tỷ suất ROA đều giảm. Cụ thể, năm 2012 giảm 0,18% so với năm 2011. Năm 2013 giảm 0,04% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm này là do: Xí nghiệp liên tục gia tăng số lượng Hàng tồn kho và sự phát sinh các khoản phải thu khác qua các năm khiến cho Tổng tài sản tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại có xu hướng giảm dần qua các năm khiến cho tỷ suất ROA giảm dần. Cụ thể: Bảng 2.4. Tình hình Tài Sản của Xí nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Số liệu +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 35,24 2,37 6,74 1,47 3,91 B. Tài sản dài hạn 5,11 (1,1) (21,49) (1,18) (29,59) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 40,35 1,27 3,16 0,29 0,68 (Nguồn: Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả)
  • 30. 20 Giai đoạn 2011 – 2012: Về Tài sản ngắn hạn: Vào năm 2012 Tiền và các khoản tương đương tiền của Xí nghiệp có giảm 0,54 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 í nghiệp phải rút bớt tiền gửi ngân hàng và chi tiền mặt để chi trả cho việc duy trì công việc tạm thời tại các công trình do chưa được giải ngân vốn. Các khoản phải thu ngắn hạn thì tăng đột biến từ 20 triệu đồng vào 2011 thành 4,3 tỷ đồng vào năm 2012 tương đương tăng 20.692,33%. Nguyên nhân là do năm 2012 Xí nghiệp có đặt mua 1 máy xúc Solar PC 200 – III, nhưng nhân viên trong quá trình vận chuyển về đã tráo đổi một lượng lớn thiết bị, máy móc trên máy để đem bán và đã bị phát hiện. Tiền bồi thường hơn 1 tỷ đồng nhưng các cá nhân đó chưa chi trả. Thêm vào đó: trong quá trình thi công các công trình gia cố các kè chống sạt lở đất đá trên đồi, do lỗi chủ quan các công nhân đã gây ra hỏa hoạn gây hư hại nghiêm trọng 3 chiếc ôtô tải Huyndai và được xác nhận là phải bồi thường toàn bộ. Tổng trị giá 3 xe ôtô là trên 3 tỷ VNĐ. Nhưng các công nhân này vẫn chưa chi trả. Bên cạnh đó, Hàng tồn kho của Xí nghiệp luôn duy trỳ ở mức cao, trên 26 tỷ ở cả 3 năm. Năm 2012, lượng hàng tồn kho giảm 1,4 tỷ đồng. Do Xí nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên lượng hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng. Vì thế lượng hàng tồn kho giảm sẽ giúp giảm chi phí lưu kho. Về Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Xí nghiệp trong năm 2012 là 4 tỷ đồng, thấp hơn sơ với năm 2011 là 1,1 tỷ đồng tương đương 21,49%. Nguyên nhân là do vào năm 2012 Xí nghiệp có bị thiệt hại 1 số lượng máy móc đáng kể, để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng, XN có mua lại 1 số máy móc cũ với giá thấp, thời gian khấu hao vần còn và tiến hành trích khấu hao. Bên cạnh đó Xí nghiệp đã đưa vào sử dụng 3 nhà kho đã được xây dựng từ trước nhưng chưa sử dụng. Qua các biến động trên, có thể thấy, sự tăng lên của Tổng tài sản là do sự tăng đột biến của Các khoản phải thu ngắn hạn. Tuy nhiên, ngược với xu hướng tăng của Tổng tài sản, Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp lại giảm xuống khiến cho chỉ tiêu ROA bị giảm. Giai đoạn 2012 – 2013: Giai đoạn này không có nhiều biến động. Về tài sản ngắn hạn: Năm 2013, Tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục giảm do Xí nghiệp vẫn rút tiền gửi ngân hàng để chi tiền mặt, hỗ trợ cho các công trình. Lượng giảm là 294 triệu đồng và chỉ bằng một nửa so với năm 2012. Các khoản phải thu ngắn hạn có tăng thêm 60 triệu do công nhân điều khiển ô tô của Xí nghiệp gây tai nạn bị đổ, phải bồi thường cho Xí nghiệp, nhưng vẫn chưa thực hiện. Lượng Hàng tồn kho của Xí nghiệp tăng lên 1,7 tỷ đồng do nhu cầu xây dựng năm 2013 tăng Thang Long University Library
  • 31. 21 cao, Xí nghiệp phải gia tăng chi phí để tăng lượng công cụ, nguyên vật liệu tồn kho, sẵn sàng phục vụ việc thi công các công trình. Về tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Xí nghiệp không có nhiều biến động. Không có hoạt động nào làm gia tăng Nguyên giá của Tài sản cố định. Xí nghiệp chỉ trích khấu hao theo tỉ lệ quy định khiến cho Tài sản cố định của Xí nghiệp bị giảm xuống. Cụ thể: Giá trị hao mòn lũy kế năm 2013 tăng 1,18 tỷ đồng so với 2012, và đây cũng chính là lượng giảm xuống của Tài sản cố định. Trong giai đoạn này, sự gia tăng của lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu chính là nguyên nhân làm gia tăng Tổng tài sản của Xí nghiệp. Cũng giống như giai đoạn trước, Lợi nhuận sau thuế của Xí nghiệp vẫn giảm còn Tổng tài sản lại tăng, dẫn tới việc ROA bị giảm xuống. So sánh với chỉ số trung bình ngành, dễ thấy ROA của Xí nghiệp cao hơn trung bình ngành từ 2 đến 5 lần. Trong khi trung bình toàn ngành chỉ đạt 2% vào năm 2011, và dưới 0% vào 2 năm 2012 và 2013 thì í nghiệp lại luôn duy trì được 1 tỷ suất ROA dương. Cho thấy Xí nghiệp vẫn đang sử dụng tài sản có hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Đây là một tín hiệu tốt cho Xí nghiệp. 2.3.1.3. Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua mô hình Dupont Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ROE 29,33 20,03 16,98 (9,30) (3,05) Chỉ số trung bình ngành 10 (3) (4) (13) (1) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD, Bảng CĐKT và Tính toán của tác giả, [9]) Tỷ suất ROE của Xí nghiệp luôn đạt ở mức cao, trên 16% trong giai đoạn 2011 – 2013. Và cao nhất vẫn là năm 2011 với 29,33%. Con số này có ý nghĩa: í nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu về được 29,33 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một con số khá cao. Vào 2 năm tiếp theo, tỷ suất này liên tục giảm. Cụ thể, vào năm 2012, ROE giảm mạnh 9,3% so với năm 2011. Còn vào năm 2013, tỷ suất này tiếp tục giảm thêm 3,05% so với năm 2012 và tổng cộng đã giảm 12,35% so với năm 2011. So sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy ROE vào năm 2011 của Xí nghiệp đã gấp 2,9 lần so với số trung bình. Và vào các năm 2012, 2013 ROE của Xí nghiệp cao hơn lần lượt là 23,03% và 20,98% so với số trung bình. Đây là một con số ấn tượng đối với toàn ngành nói chung và Xí nghiệp nói riêng. Khi mà chỉ số trung bình
  • 32. 22 ngành cho thấy bầu không khí ảm đạm trong ngành xây dựng thì Xí nghiệp luôn giữ được ROE dương, và đạt trên 16% các năm. Điều này cho thấy trong 3 năm qua, í nghiệp đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình để tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, có thể nói Xí nghiệp là một trong số những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả so với toàn ngành xây dựng. Tiến hành phân tích mô hình Dupont mở rộng để có thể thấy rõ các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của ROE. Công thức ROE theo mô hình Dupont mở rộng: ROE Lợi nhuận thuần từ ĐKD Doanh thu thuần x Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận thuần từ ĐKD x (1 Thuế Lợi nhuận trước thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Hay: ROE = Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên DTT x Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác x Ảnh hƣởng của thuế TNDN x Vòng quay của tổng tài sản x Đòn bầy tài chính Ta có thể thấy các nhân tố tác động đến ROE  Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần;  Nhân tố (2): Ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác;  Nhân tố (3): Ảnh hưởng từ thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nhân tố (4): Vòng quay của tổng tài sản (Hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản);  Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính. a) Giai đoạn 2011 – 2012 Ta có bảng sau: Bảng 2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2011 - 2012 Nhân tố Năm Chênh lệch 2012/20112011 2012 1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần (%) 2,90 2,76 (0,14) 2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác (%) 102,07 100,81 (1,26) 3. Ảnh hưởng của thuế TNDN (%) 82,46 82,54 0,08 4. Vòng quay tổng tài sản (Vòng) 1,865 1,905 0,04 5. Đòn bẩy tài chính (Lần) 6,44 4,58 (1,86) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả) Thang Long University Library
  • 33. 23 Để có thể thấy rõ được sự ảnh hưởng của các nhân tố trên tới sự biến động của ROE. Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2012 so với năm 2011 là: 20,03% - 29,33% = (9,3%). Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: Nhân tố (1): (2,76% – 2,9%) x 102,07% x 82,46% x 1,865 x 6,44 = (1,4)% Nhân tố (2): 2,76% x (100,81% – 102,07%) x 82,46% x 1,865 x 6,44 = (0,34)% Nhân tố (3): 2,76% x 100,81% x (82,54% – 82,46%) x 1,865 x6,44 = 0,026% Nhân tố (4): 2,76% x 100,81% x 82,54% x (1,905 – 1,865) x 6,44 = 0,59% Nhân tố (5): 2,76% x 100,81% x 82,54% x 1,905 x (4,58 – 6,44) = (8,17)% => Cộng tổng mức chênh lệch = (1,4) + (0,34) + 0,026 + 0,59 + (8,17) = (9,294)  (9,3)% Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Có 2 nhân tố làm tăng ROE và 3 nhân tố làm giảm ROE. Trong đó nhân tố (5) hay Đòn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới ROE. Nhân tố này làm giảm 8,17% ROE. Cụ thể sự thay đổi của các nhân tố: Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần Con số (1,4)% cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thay đổi từ 2,9% xuống 2,76% làm cho ROE bị giảm 1,4%. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ suất này đến từ sự biến động của 2 nhân tố bên trong nó là Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Doanh thu thuần. Đầu tiên là sự biến động của Doanh thu thuần, do Xí nghiệp không phát sinh Các khoản giảm trừ doanh thu nên Doanh thu thuần đúng bằng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Do nhu cầu xây dựng cơ sơ hạ tầng của thị trấn Tiên Yên tăng cao, cùng với uy tín lâu năm của Xí nghiệp đã được kiểm chứng qua nhiều dự án trước.
  • 34. 24 Doanh thu bán hàng của Xí nghiệp tăng lên do số lượng dự án trúng thầu cao. Doanh thu này vượt năm 2011 là 3,8 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5,18%. Tiếp theo là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Lợi nhuận thuần năm 2012 tăng so với năm 2011, tuy nhiên tăng rất ít, chỉ hơn 4 triệu đồng, tương đương 0,21%. Một con số rất thấp so với lợi nhuận thuần hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Như đã phân tích tổng quát tình hình kinh doanh. Mặc dù Doanh thu thuần của Xí nghiệp rất cao, đạt trên 75 tỷ đồng ở cả 2 năm. Nhưng giá vốn hàng bán luôn bằng từ cộng với các chi phí tài chính và chi phí quản lý kinh doanh bằng 96 % - 97% giá trị Doanh thu thuần trong khi Lợi nhuận khác lại rất thấp. Đã góp phần làm cho Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp giảm xuống. Qua sự biến động của Doanh thu thuần, Lợi nhuận gộp và các loại chi phí có thể thấy độ tăng của Lợi nhuận thuần chỉ đạt hơn 4 triệu đồng, còn Doanh thu thuần lại tăng gần 4 tỷ đồng, nên dễ thể hiểu được tại sao tỷ suất này lại giảm vào năm 2012. Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác Nhân tố này cho biết, sự phát sinh của các khoản lợi nhuận khác sẽ tác động tới sự biến động của tỷ suất ROE như thế nào. Nhìn vào bảng 2.6, tỉ lệ của Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế vào các năm 2011 là (102,07% – 100%) 2,07%. Tương tự năm 2012 là 0,81%. Độ chênh lệch giảm là 1,26%. Tương đương 27,4 triệu đồng. Ngược lại với sự giảm này là sự tăng lên của Lợi nhuận thuần với độ tăng tuyệt đối là 4,4 triệu đồng nhỏ hơn 22,9 triệu đồng so với độ giảm của Lợi nhuận khác. Dẫn tới tỷ suất ROE bị giảm 0,34%. Con số (0,34)% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ các lợi nhuận khác thay đổi từ 102,07% xuống 100,81% làm cho ROE bị giảm 0,34%. Nhân tố này cũng cho biết ngoài Lợi nhuận chính từ ĐKD của Xí nghiệp thì phần Lợi nhuận khác (chủ yếu thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ) của Xí nghiệp sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong Lợi nhuận trước thuế. Biểu đồ 2.1 cho thấy rõ hơn tỉ lệ của Lợi nhuận thuần từ ĐKD và Lợi nhuận khác trong Lợi nhuận trước thuế. Có thể thấy ngay Lợi nhuận khác chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong Lợi nhuận trước thuế. Xét theo công thức xác định sự ảnh hưởng từ các Lợi nhuận khác. Ta thấy giá trị của các khoản Lợi nhuận khác được bao hàm trong giá trị của Lợi nhuận trước thuế trên tử số. Thang Long University Library
  • 35. 25 Điều này cho thấy tuy Lợi nhuận khác dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp nhưng sự phát sinh của nó dù tăng hay giảm cũng khiến cho tỷ suất ROE bị thay đổi. Biểu đồ 2.1. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn 2011 - 2012 Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp Nhân tố này thế hiện sự biến động của thuế TNDN sẽ tác động như thế nào tới tỷ suất ROE. Mặt khác, nhân tố này còn thể hiện tỉ lệ phần trăm của Lợi nhuận sau thuế so với Lợi nhuận trước thuế. Thông thường, tỷ lệ này thường cố định là 75% trong các năm trước đối với Xí nghiệp. Như đã phân tích, trong giai đoạn 2011 – 2012. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và Xí nghiệp nói riêng được hưởng ưu đãi của Nhà Nước, giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp. Nên trong giai đoạn này có sự biến động về thuế. Đồ thị 2.1. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2011 - 2012 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 2011 2012 Tỷ đồng 2011 2012 Lợi nhuận thuần từ ĐKD 2,182 2,187 Lợi nhuận khác 0,045 0,017 2011 2012 Thuế TNDN 0,390 0,385 0,382 0,384 0,386 0,388 0,390 0,392Tỷ đồng
  • 36. 26 Thuế TNDN năm 2012 có giảm so với năm 2011 một lượng là 5,7 triệu đồng, tương đương (1,47)%. Nguyên nhân là Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp năm 2012 giảm 22,9 triệu đồng so với năm 2011. Do đó, khi được giảm 30% thuế TNDN (thuế suất thuế TNDN Xí nghiệp còn phải chịu là 25% x (1 – 30%)) thì tỉ suất Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế tăng lên. Điều này làm cho tỷ suất ROE tăng lên. Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy vào năm 2012, tỉ lệ Lợi nhuận sau thuế trên Lợi nhuận trước thuế đạt 82,54%, tăng 0,08% so với năm 2011. Dẫn tới, tỷ suất ROE tăng 0,026%. Con số 0,026% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi từ 82,46% lên 82,54% làm cho ROE tăng 0,026%. Qua việc phân tích sự biến động của Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, giả sử Lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp luôn dương, nếu không có sự biến động về thuế suất thuế TNDN trong một năm hoặc một giai đoạn nào đó thì thuế TNDN gần như không ảnh hưởng tới tỷ suất ROE. Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Đây là một trong 2 nhân tố làm tăng tỷ suất ROE của Xí nghiệp trong giai đoạn này Nhân tố (4) này trong giai đoạn 2011 - 2012 có tăng lên. Cụ thể vào năm 2012, số vòng quay tổng tài sản đạt 1,905 vòng/năm, chỉ hơn 0,04 vòng tương đương với Hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 4%/năm so với năm 2011 nhưng nó đã làm tăng tỷ suất ROE thêm 0,59%. Đồ thị 2.2. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2011 - 2012 Con số 0,59% này cho biết: trong giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản thay đổi từ 1,865 vòng/năm lên 1,905 vòng/năm làm cho ROE tăng 0,59%. Số vòng quay của Tổng tài sản tăng là do sự biến động tăng lên của Doanh thu thuần và Tổng tài sản. Về sự biến động này đều đã được phân tích trong các phần trên. 2011 2012 Vòng quay tổng tài sản 1,865 1,905 1,840 1,860 1,880 1,900 1,920Vòng Thang Long University Library
  • 37. 27 Vào giai đoạn 2011 – 2012, chỉ số trung bình ngành xây dựng về Số vòng quay tổng tài sản lần lượt là 0,63 vòng/năm và 0,5 vòng/năm. Dễ thấy Xí nghiệp có số vòng quay cao hơn từ 2,9 đến 3,8 lần chỉ số trung bình ngành. Cho thấy Xí nghiệp đang sử dụng tài sản có hiệu quả trong giai đoạn này. Qua phân tích, có thể thấy việc gia tăng Số vòng quay của tổng tài sản sẽ giúp nâng cao tỷ suất ROE cho Xí nghiệp. Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính Nhân tố (5) chính là nhân tố gây ra sự thay đổi nhiều nhất cho tỷ suất ROE. Tuy bản thân nhân tố chỉ giảm có 1,86 từ 6,44 vào năm 2011 xuống 4,58 vào năm 2012 nhưng đã khiến cho tỷ suất ROE giảm 8,17%. Con số (8,17)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp thay đổi từ 6,44 xuống còn 4,58 làm cho ROE giảm 8,17%. Xí nghiệp Xây dựng Đức Minh là một doanh nghiệp có chỉ số Đòn bẩy tài chính cao, do Nợ phải trả luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong Tổng nguồn vốn. Tỉ trọng nợ cao sẽ giúp thúc đẩy tỷ suất ROE tăng lên, tuy nhiên rủi ro cũng cao. Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy ngay, Nợ phải trả của Xí nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao so với Vốn chủ sở hữu. Cụ thể: 84% vào năm 2011 và 78% vào năm 2012. Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011 - 2012 Nợ phải trả của Xí nghiệp hoàn toàn đến từ các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó các khoản Người mua trả tiền trước thường rất lớn. Đạt 26,76 tỷ đồng vào năm 2011, tuy nhiên đã giảm 11,82 tỷ đồng vào năm 2012. Mức chênh lệch giảm này cao hơn tổng mức tăng của các chỉ tiêu còn lại 1,54 tỷ đồng, từ đó khiến cho Nợ phải trả năm 2012 giảm xuống. 84% 16% Năm 2011 78% 22% Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
  • 38. 28 Sự giảm xuống này là do Xí nghiệp bàn giao cho khách hàng các công trình đã được ứng tiền trước để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu phục vụ thi công. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể rút ra một số kết luận trong giai đoạn 2011 – 2012 như sau: Xí nghiệp vấn tiếp tục gia tăng được uy tín với khách hàng khiến lượng hàng bán ra tăng lên làm tăng doanh thu thu về. Xí nghiệp có số vòng quay tổng tài sản cao, đây là nhân tố giúp làm tăng tỷ suất ROE, cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp. Tỷ suất ROE tuy giảm nhưng vẫn cao hơn trung bình toàn ngành, cho thấy Xí nghiệp vẫn kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn còn cao, cho thấy công tác quản lí chi phí của Xí nghiệp vẫn chưa thực sự tốt. Vẫn xảy ra tình trạng hỏng hóc trang thiết bị do lỗi của nhân viên, cho thấy vấn đề cho công tác quản lý lao động của Xí nghiệp. Tỉ trọng nợ của Xí nghiệp vẫn cao khiến rủi ro về việc Lợi nhuận không bù đắp được chi phí lãi vay tăng lên. b) Giai đoạn 2012 – 2013 Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ROE giai đoạn 2012 - 2013 Nhân tố Năm Chênh lệch 2013/20122012 2013 1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ ĐKD trên doanh thu thuần (%) 2,76 2,70 (0,06) 2. Ảnh hưởng từ các khoản lợi nhuận khác (%) 100,81 100 (0,81) 3. Ảnh hưởng của thuế TNDN (%) 82,54 75 (7,54) 4. Vòng quay tổng tài sản (Vòng) 1,905 2,14 0,235 5. Đòn bẩy tài chính 4,58 3,92 (0,66) (Nguồn: Báo cáo KQHĐKD và Tính toán của tác giả) Trong giai đoạn này, Tổng mức chênh lệch ROE của năm 2013 so với năm 2012 là: 16,98% - 20,03% = (3,05 %). Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố: Nhân tố (1): (2,7% – 2,76%) x 100,81% x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,44%) Nhân tố (2): 2,7% x (100%- 100,81%) x 82,54% x 1,905 x 4,58 = (0,16%) Thang Long University Library
  • 39. 29 Nhân tố (3): 2,7% x 100% x (75% - 82,54%) x 1,905 x 4,58 = (1,77%) Nhân tố (4): 2,7% x 100% x 75% x (2,14 - 1,905) x 4,58 = 2,18% Nhân tố (5): 2,7% x 100% x 75% x 2,14 x (3,92 - 4,58) = (2,86%) => Cộng tổng mức chênh lệch = (0,44) + (0,16) + (1,77) + 2,18 + (2,86) = (3,05)% Nhìn vào sự ảnh hưởng của các nhân tố trên. Có thể thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của ROE. Khác với giai đoạn 2011 – 2012. Giai đoạn này chỉ có 1 nhân tố làm tăng ROE và 4 nhân tố làm giảm ROE. Trong đó nhân tố (5) hay Đòn bẩy tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất tới ROE, tuy nhiên không mạnh như giai đoạn 2011 - 2012. Nhân tố này làm giảm 2,86% ROE. Cụ thể sự thay đổi của các nhân tố: Nhân tố (1): Tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐKD trên doanh thu thuần Con số (0,44)% này cho biết: vào giai đoạn 2011 – 2012, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố tỷ suất lợi nhuận từ ĐKD trên doanh thu thuần thay đổi từ 6,44 xuống còn 4,58 làm cho ROE giảm 8,17%. Đầu tiên, ta xét về sự thay đổi của Doanh thu thuần. Giai đoạn 2012 – 2013 là giai đoạn tiếp nối giai đoạn 2012 – 2013 về dự án nâng cấp Thị trấn Tiên Yên lên Thị Xã vào năm 2016. Và Xí nghiệp tiếp tục hoàn thành các dự án và bàn giao cho khác hàng khiến doanh thu thuần tăng lên. Tiếp đến là sự biến động của Lợi nhuận thuần từ ĐKD. Do sự tăng lên về Doanh thu thuần nên Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp cũng tăng theo. Giống như giai đoạn 2011 – 2012, Giá vốn Hàng bán của Xí nghiệp vẫn bằng trên 95% giá trị doanh thu thuần trong cả 2 năm. Chi phí tài chính và Chi phí quản lý kinh doanh thì giảm đi, chỉ còn bằng 0 – 0,2% giá trị doanh thu thuần, tuy nhiên nó vẫn góp phần làm giảm Lợi nhuận thuần của Xí nghiệp. Ta có thể thấy, mặc dù cả Doanh thu thuần và Lợi nhuận thuần đều tăng nhưng Doanh thu thuần tăng với độ tăng tuyệt đối cao hơn so với Lợi nhuận thuần. Vì thế tỷ suất Lợi nhuận thuần từ ĐKD trên Doanh thu thuần giảm xuống, tất yếu kéo theo tỷ suất ROE giảm.
  • 40. 30 Nhân tố (2): Ảnh hƣởng từ các lợi nhuận khác Trong giai đoạn này, các khoản Lợi nhuận khác tiếp tục giảm và tác động giảm của nó tới tỷ suất ROE cũng giảm theo. Vào năm 2013, í nghiệp không phát sinh các khoản Lợi nhuận khác nên Lợi nhuận thuần từ ĐKD chính bằng Lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, năm 2012 vẫn giữ nguyên tỉ lệ Lợi nhuận khác/Lợi nhuận trước thuế là 0,81%. Đồ thị 2.3 cho thấy rõ sự thay đổi này. Đây cũng chính là mức chênh lệch giữa năm 2012 và 2013. Sự giảm xuống của Lợi nhuận khác làm giảm tỷ suất ROE xuống 0,16%. Con số (0,16)% này cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng từ lợi nhuận khác thay đổi từ 100,81% xuống còn 100% làm cho ROE giảm 0,16%. Qua 2 giai đoạn này càng thấy rõ sự phát sinh từ các Lợi nhuận khác (chủ yếu từ thanh lý trang thiết bị, vật tư xây dựng cũ, hỏng hóc) ảnh hưởng như thế nào tới tỷ suất ROE. Nếu phát sinh chỉ 1 đồng nó cũng khiến tỷ suất ROE thay đổi. Mặc khác, nếu Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp chủ yếu đến từ các khoản Lợi nhuận khác thì cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN là kém hiệu quả do Lợi nhuận KD lại đến từ việc thanh lý. Biểu đồ 2.3. Ảnh hƣởng từ các Lợi nhuận khác đến Lợi nhuận trƣớc thuế giai đoạn 2012 - 2013 Nhân tố (3): Ảnh hƣởng của thuế thu nhập doanh nghiệp Trong năm 2013, í nghiệp không còn được hưởng chính sách giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà Nước nữa. Do đó Chi phí thuế TNDN trong năm 2013 sẽ cao hơn năm 2012. 0,000 0,500 1,000 1,500 2,000 2,500 2012 2013 Tỷ đồng 2012 2013 Lợi nhuận thuần từ ĐKD 2,187 2,419 Lợi nhuận khác 0,017 Thang Long University Library
  • 41. 31 Đồ thị 2.3 cho thấy sự biến động về Chi phí thuế TNDN, có thể thấy năm 2013 gấp 1,5 lần so với năm 2012. Một phần do Doanh thu thuần của năm 2013 cao hơn năm 2012 hơn 10 tỷ đồng khiến cho Lợi nhuận trước thuế tăng lên. Mặt khác là thuế suất thuế TNDN cao hơn. Trong giai đoạn này, Năm 2013 Lợi nhuận trước thuế tăng 214 triệu đồng so với 2012, nhưng do chi phí thuế TNDN cao gấp 1,5 lần nên Lợi nhuận sau thuế đã giảm 5,3 triệu đồng so với năm trước. Đồ thị 2.3. Sự biến động của thuế TNDN giai đoạn 2012 - 2013 Do sự biến động về chi phí thuế TNDN nên trong giai đoạn này tỷ suất ROE giảm 1,77%. Con số này cho biết: trong giai đoạn này, khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 82,54% xuống còn 75% thì tỷ suất ROE giảm 1,77%. Nhân tố (4): Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tổng tài sản) Giống như giai đoạn 2011 – 2012. Đây là nhân tố có tác động làm tăng tỷ suất ROE. Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất nhân tố 4 có tác động tăng còn 4 nhân tố còn lại có tác động giảm. Đồ thị 2.4. Vòng quay tổng tài sản giai đoạn 2012 - 2013 Trong giai đoạn 2011 – 2012, Nhân tố này chỉ làm tăng tỷ suất ROE 0,59%, tuy nhiên do sự tăng lên về số vòng quay tổng tải sản từ 1,905 vào năm 2012 thêm 0,235 lên 2,14 vào năm 2013 đã khiến cho tỷ suất ROE tăng thêm 2,18%. 2012 2013 Thuế TNDN 0,385 0,604 0,300 0,400 0,500 0,600 0,700Tỷ đồng 2012 2013 Vòng quay tổng tài sản 1,905 2,14 1,800 2,000 2,200
  • 42. 32 Con số 2,18% cho biết: vào giai đoạn 2012 - 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố số vòng quay tổng tài sản tăng từ 1,905 vòng/năm lên 2,14 vòng/năm thì tỷ suất ROE tăng 2,18%. Trong giai đoạn 2012 – 2013, số vòng quay tổng tài sản trung bình ngành xây dựng đạt 0,5 vòng/năm trong cả 2 năm. Giai đoạn này Xí nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng số vòng quay tổng tài sản và vẫn cao hơn chỉ số trung bình ngành, cho thấy Xí nghiệp quản lý tài sản của mình có hiệu quả trong cả 3 năm. Số vòng quay tổng tài sản tăng lên là do vào năm 2013, Tổng tài sản chỉ tăng 283 triệu đồng so với năm 2012 còn Doanh thu thuần thì tăng 10,38 tỷ đồng. Dễ thấy tại sao Số vòng quay tổng tài sản lại tăng lên. Tuy tổng tài sản tăng lên ít hơn giai đoạn 2011 - 2012 nhưng Doanh thu thuần lại tăng gấp 3 lần so với giai đoạn này, cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản của mình để thu về lượng doanh thu lớn hơn. Nhân tố (5): Đòn bẩy tài chính Giống như giai đoạn 2011 – 2012, trong giai đoạn này, nhân tố Đòn bẩy tài chính là nhân tố khiến tỷ suất ROE giảm nhiều nhất. Tuy nhiên chỉ làm giảm 2,86%, ít hơn giai đoạn trước 5,31%. Nguyên nhân là do cơ cấu Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp có sự thay đổi. Nợ phải trả tiếp tục giảm xuống còn Vốn chủ sở hữu tăng lên. Cụ thể: Nợ phải trả chỉ 74,5% trong tổng Nguồn vốn vào năm 2013 so với 78,17% vào năm 2012 và 84,47% vào năm 2011. Con số (2,86)% cho biết: vào giai đoạn 2012 – 2013, trong khi các nhân tố khác không đổi, nhân tố đòn bẩy tài chính của Xí nghiệp giảm từ 4,58 xuống 3,92 khiến tỉ suất ROE giảm 2,86%. Biểu đồ 2.4. Tỉ trọng Nợ phải trả - Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2012 - 2013 78% 22% Năm 2011 75% 25% Năm 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 43. 33 Nhìn vào bảng 2.3, ta có thể thấy các khoản Vay ngắn hạn và Người mua trả tiền trước đều giảm xuống khiến cho Nợ phải trả giảm. Tuy đòn bẩy tài chính có tác dụng nâng cao tỷ suất ROE, nhưng kèm theo nó là rủi ro lớn do chi phí lãi vay phát sinh. Qua đó ta thấy Xí nghiệp đã thận trọng hơn trong việc kinh doanh của mình. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong giai đoạn tiếp theo 2012 - 2013 có thể rút ra một số kết luận như sau: Xí nghiệp sử dụng tài sản của mình hiệu quả hơn giai đoạn trước, thu về nhiều doanh thu hơn. Tỉ trọng Vốn chủ sở hữu tăng lên, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay trong hoạt động kinh doanh. Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp vẫn chiểm tỉ trọng cao. Trong năm 2013 vẫn phát sinh các lỗi do người lao động khiến phương tiện vận tải bị hỏng hóc. Tuy tỉ trọng nợ giảm, nhưng vẫn chiếm tới 75% vào năm 2013, rủi ro về chi phí lãi vay lớn do biến động lãi suất vay vẫn còn hiên hữu. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản đã được phân tích thông qua mô hình Dupont. Phần này sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn để thấy được sự biến động của chúng góp phần đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản. 2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời của TSNH (%) 5,21 4,84 4,64 (0,37) (0,20) Số vòng quay TSNH (vòng) 2,138 2,107 2,293 (0,031) 0,186 Thời gian quay TSNH (ngày) 170,7 173,2 159,1 2,533 (14,090) Số vòng quay của HTK (vòng) 2,583 2,892 3,075 0,31 0,183 Thời gian quay vòng HTK (ngày) 141,336 126,209 118,686 (15,127) (7,523) Hệ số đảm nhiệm HTK (lần) 0,365 0,329 0,310 (0,036) (0,019) (Nguồn: BCĐKT, BCKQHĐKD và Tính toán của tác giả)  Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn Nhìn vào số liệu bảng trên, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn vào năm 2011 cho biết, Xí nghiệp đầu tư 100 đồng tài sản ngắn hạn sẽ thu về 5,21 đồng