SlideShare a Scribd company logo
1 of 130
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC THIỆN
VÕ XUÂN TIẾN
HOÀNG VĂN HƯỚNG
NGUYỄN THANH TÂN
THỰC TẬP
KỸ THUẬT HÀN
1
ThS. TRẦN NGỌC THIỆN
TS. VÕ XUÂN TIẾN
KS. HOÀNG VĂN HƯỚNG
ThS. NGUYỄN THANH TÂN
THỰC TẬP
KỸ THUẬT HÀN
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Hàn là một quy trình gia công quan trọng trong Cơ khí chế tạo máy.
Nắm vững kiến thức liên quan đến quy trình công nghệ Hàn là một yêu
cầu quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành Cơ khí. Nhằm hỗ trợ sinh
viên trong quá trình học tập học phần Thực tập Hàn điện, nhóm biên soạn
giáo trình Thực tập Kỹ thuật Hàn đã tổng hợp những kiến thức cốt lõi
của lĩnh vực này vào trong giáo trình giúp sinh viên có được tài liệu hỗ
trợ học tập tốt nhất cho việc tìm hiểu, tính toán các thông số kỹ thuật liên
quan đến Công nghệ Hàn điện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
học và tự học của sinh viên.
Giáo trình Thực tập Kỹ thuật Hàn dùng cho sinh viên các trường
nghề, trường cao đẳng, đại học đào tạo các chuyên ngành cơ khí như
Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử, Kỹ thuật
Công nghiệp,… nhằm củng cố phần lý thuyết cơ bản về tính toán các
thông số kỹ thuật hàn, phân biệt các quy trình hàn cũng như nắm bắt
được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường hàn cũng như cung
cấp các kiến thức liên quan đến thực hiện An toàn lao động trong ngành
Hàn, gồm các nội dung chính:
- An toàn lao động trong ngành nghề hàn;
- Tổng quan về hàn;
- Quy trình hàn hồ quang tay;
- Quy trình hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có
khí bảo vệ (MIG/MAG);
- Quy trình hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi
trường có khí bảo vệ (TIG);
- Quy trình hàn hồ quang chìm.
Ngoài ra, quyển sách còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các kỹ
thuật viên, kỹ sư công tác trong lĩnh vực cơ khí.
Thay mặt nhóm Biên soạn
4
5
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................. 3
Chương 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NGHỀ HÀN
1.1 Các mối nguy hiểm trong lĩnh vực hàn.
............................................ 10
1.1.1 Điện giật................................................................................ 10
1.1.2 Khói và khí hàn..................................................................... 12
1.1.3 Bức xạ hồ quang................................................................... 13
1.1.4 Cháy hoặc nổ.
........................................................................ 14
1.1.5 Nổ bình khí........................................................................... 15
1.1.6 Tiếng ồn................................................................................ 16
1.1.7 Trường điện từ.
...................................................................... 16
1.1.8 Các bộ phận có nhiệt độ cao................................................. 16
1.2 Bảo hộ lao động................................................................................ 16
1.2.1 Nón, mặt nạ, kính hàn........................................................... 17
1.2.2 Găng tay hàn, giày bảo hộ.
.................................................... 17
1.2.3 Quần, áo, yếm hàn................................................................ 18
1.2.4 Mặt nạ phòng độc.
................................................................. 19
1.2.5 Bảo vệ tai.............................................................................. 19
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.
............................................................ 19
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HÀN
2.1 Giới thiệu.......................................................................................... 20
2.1.1 Các khái niệm cơ bản............................................................ 20
2.1.2 Đặc điểm............................................................................... 21
2.1.3 Công dụng............................................................................. 22
2.1.4 Phân loại.
............................................................................... 22
2.2 Các yếu tố thuật ngữ......................................................................... 22
2.2.1 Cấu tạo của một mối liên kết hàn.
......................................... 22
2.2.2 Các kiểu liên kết hàn............................................................. 23
2.2.3 Các kiểu chuẩn bị mép hàn................................................... 24
2.2.4 Các vị trí hàn......................................................................... 25
2.2.5 Ký hiệu mối hàn.................................................................... 28
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2.
............................................................ 32
6
Chương 3: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY
3.1 Giới thiệu chung............................................................................... 33
3.1.1 Khái niệm.............................................................................. 33
3.1.2 Đặc điểm............................................................................... 34
3.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 34
3.2 Cấu tạo.............................................................................................. 35
3.2.1 Nguồn hàn............................................................................. 35
3.2.2 Dây cáp................................................................................. 37
3.2.3 Kềm hàn................................................................................ 37
3.2.4 Que hàn................................................................................. 37
3.3 Thông số hàn và kỹ thuật hàn hồ quang tay..................................... 40
3.3.1 Que hàn (điện cực hàn)......................................................... 40
3.3.2 Cường độ dòng hàn............................................................... 41
3.3.3 Chiều dài hồ quang............................................................... 41
3.3.4 Góc độ que hàn (điện cực).................................................... 42
3.3.5 Kiểu di chuyển...................................................................... 43
3.3.6 Tốc độ hàn (Vs
)..................................................................... 44
3.4 Hướng dẫn mồi, duy trì và ngắt hồ quang........................................ 45
3.4.1 Kẹp que hàn.......................................................................... 45
3.4.2 Kỹ thuật mồi hồ quang.......................................................... 46
3.5 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết................................................... 47
3.5.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 47
3.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 47
3.6 Bài tập hàn mối hàn giáp mép.......................................................... 48
3.6.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 48
3.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 49
3.7 Bài tập hàn mối hàn chồng mối........................................................ 50
3.7.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 50
3.7.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 51
3.8 Bài tập hàn mối hàn chữ T................................................................ 52
3.8.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 52
3.8.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 52
3.9 Các sai hỏng phổ biến....................................................................... 54
3.9.1 Nứt........................................................................................ 54
3.9.2 Cháy thủng............................................................................ 55
3.9.3 Cháy cạnh.
............................................................................. 55
3.9.4 Rỗ khí.................................................................................... 56
7
3.9.5 Văng tóe lớn.......................................................................... 57
3.9.6 Lẫn xỉ.................................................................................... 58
3.9.7 Độ mô lớn............................................................................. 58
3.9.8 Tràn viền............................................................................... 59
3.9.9 Thiếu độ ngấu....................................................................... 60
3.9.10 Độ lõm bề mặt mối hàn góc.................................................. 60
3.9.11 Độ lồi bề mặt mối hàn góc.................................................... 61
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3.
............................................................ 62
Chương 4: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC NÓNG
CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ BẢO VỆ (MIG/MAG)
4.1 Giới thiệu chung............................................................................... 63
4.1.1 Khái niệm.............................................................................. 63
4.1.2 Đặc điểm............................................................................... 64
4.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 65
4.2 Cấu tạo.............................................................................................. 66
4.2.1 Nguồn hàn............................................................................. 66
4.2.2 Súng hàn.
............................................................................... 68
4.2.3 Bộ cấp dây.
............................................................................ 69
4.2.4 Khí bảo vệ............................................................................. 70
4.2.5 Dây điện cực......................................................................... 73
4.3 Thông số và kỹ thuật hàn.................................................................. 75
4.3.1 Xác định dạng chuyển dịch điện cực và vũng hàn.
............... 75
4.3.2 Dây điện cực......................................................................... 78
4.3.3 Điện áp hàn và tốc độ cấp dây.............................................. 80
4.3.4 Lưu lượng khí bảo vệ............................................................ 82
4.3.5 Góc điện cực......................................................................... 82
4.3.6 Tốc độ hàn.
............................................................................ 83
4.3.7 Kiểu di chuyển điện cực.
....................................................... 84
4.4 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết................................................... 86
4.4.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 86
4.4.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 87
4.5 Bài tập hàn mối hàn giáp mép.......................................................... 87
4.5.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 87
4.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 88
4.6 Hàn mối hàn chữ T........................................................................... 89
4.6.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 89
8
4.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật.
.............................................................. 90
4.7 Các vấn đề thường gặp khi hàn MIG/MAG..................................... 91
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4.
............................................................ 96
Chương 5: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC
KHÔNG NÓNG CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ
BẢO VỆ (TIG)
5.1 Giới thiệu chung............................................................................... 97
5.1.1 Khái niệm.............................................................................. 97
5.1.2 Đặc điểm............................................................................... 98
5.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 99
5.2 Cấu tạo.............................................................................................. 99
5.3 Thông số và kỹ thuật hàn................................................................ 102
5.3.1 Điện cực hàn....................................................................... 102
5.3.2 Tốc độ hàn.
.......................................................................... 107
5.3.3 Cường độ dòng hàn và điện áp hàn..
................................... 107
5.3.4 Chiều dài hồ quang............................................................. 108
5.3.5 Khí bảo vệ........................................................................... 109
5.3.6 Que hàn phụ.........................................................................111
5.3.7 Kỹ thuật hàn.........................................................................113
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5.
...........................................................117
Chương 6: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG CHÌM
6.1 Giới thiệu chung..............................................................................118
6.1.1 Khái niệm.............................................................................118
6.1.2 Đặc điểm..............................................................................119
6.1.3 Ứng dụng............................................................................ 120
6.2 Cấu tạo............................................................................................ 120
6.2.1 Nguồn hàn........................................................................... 121
6.2.2 Xe di chuyển điện cực.
........................................................ 122
6.3 Thông số và kỹ thuật hàn hồ quang chìm....................................... 123
6.3.1 Cường độ dòng hàn............................................................. 123
6.3.2 Điện áp hàn......................................................................... 123
6.3.3 Tốc độ hàn.
.......................................................................... 123
6.3.4 Các yếu tố phụ khác............................................................ 124
6.3.5 Kỹ thuật hàn hồ quang chìm............................................... 125
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6.
.......................................................... 126
TÀI LIỆU THAO KHẢO .
.................................................................. 127
9
Chương 1:
AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRONG NGÀNH NGHỀ HÀN
Phòng ngừa tai nạn là mục đích chính của chương này. Thông tin an
toàn bao gồm trong chương này nhằm mục đích hướng dẫn. Không có gì
thay thế cho sự thận trọng và cảm nhận của các giác quan. Một công việc
an toàn là không có tai nạn; cần phải làm việc để đảm bảo công việc được
an toàn.
Mỗi người phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự an toàn của chính
mình và sự an toàn của những người khác trong công việc.
Hàn là một ngành công nghiệp rất lớn và đa dạng. Chương này sẽ
chỉ tập trung vào phần liên quan đến an toàn hàn cơ bản. Cần phải đọc, học
hỏi và tuân theo tất cả các quy tắc, quy định và quy trình an toàn cho các
khu vực làm việc.
Trong nghề hàn có một số nguy cơ tiềm ẩn về an toàn. Những mối
nguy hiểm này không cần thiết khiến bất cứ ai bị tổn thương. Học cách làm
việc an toàn cũng quan trọng như học để trở thành một nhân viên lành nghề
trong một lĩnh vực nào đó của nghề hàn.
Khi làm việc phải tiếp cận công việc mới với sự an toàn của mình.
Sự an toàn của mình là trách nhiệm của chính mình và mình phải đảm nhận
trách nhiệm đó. Không thể lường trước hết những nguy hiểm có thể xảy ra
trong mọi công việc. Có thể có một số nguy hiểm không được đề cập trong
chương này. Trong quá trình làm việc có thể nhận thông tin an toàn cụ thể
từ các nhà sản xuất thiết bị hàn và các nhà cung cấp,…
Nếu một tai nạn xảy ra trên một địa điểm hàn, nó có thể gây ra hậu
quả vượt xa người bị thương. Tai nạn nghiêm trọng có thể dẫn đến các
cuộc điều tra. Trong quá trình điều tra, địa điểm làm việc có thể bị đóng
cửa trong nhiều giờ, ngày, tuần, tháng, hoặc thậm chí vĩnh viễn. Trong khi
địa điểm làm việc đóng cửa để điều tra, người lao động có thể nghỉ việc mà
không được trả lương. Nếu được xác định rằng hành động cố ý của người
lao động đã góp phần gây ra tai nạn, người lao động có thể bị mất việc làm,
bị phạt tiền, hoặc tệ hơn là bị xử lý hình sự. Luôn tuân thủ các quy tắc và
không bao giờ đùa giỡn hoặc “đùa với lửa” trong khi làm việc.
10
1.1 Các mối nguy hiểm trong lĩnh vực hàn
1.1.1 Điện giật
Việc chạm vào các bộ phận mang điện
có thể gây ra những cú sốc chết người hoặc
bỏng nặng. Những bộ phận của máy hàn (từ
mạch điện bên trong máy đến điện cực hoặc
vật hàn) có thể mang điện bất cứ lúc nào nếu
như công tắc được bật. Trong các quy trình
hàn bán tự động hoặc tự động, việc rò rỉ điện
có thể đến từ dây điện cực hoặc là những chi
tiết kim loại của bộ cấp dây. Việc lắp đặt thiết
bị không chính xác hoặc việc nối đất không
đúng cách là một mối nguy hiểm.
Các biện pháp phòng tránh:
- Không chạm vào các bộ phận mang điện.
- Không mang găng tay hoặc đồ bảo hộ
ẩm ướt.
- Cần cách điện và cách nhiệt từ môi
trường làm việc hoặc từ mặt đất bằng thảm hoặc tấm cách nhiệt.
- Hạn chế sử dụng nguồn hàn AC và không làm việc một mình trong
điều kiện ẩm ướt, không gian chật hẹp hoặc ở những vị trí có nguy cơ rơi
từ trên cao.
- Chỉ sử dụng nguồn hàn AC nếu được yêu cầu trong quy
trình hàn.
- Ngắt nguồn điện vào máy hàn khi cần thay thế hoặc sửa chữa
thiết bị.
- Kiểm tra việc nối đất máy hàn hoặc ổ cắm được dùng để cấp điện
cho máy hàn.
- Giữ cho các dây dẫn điện khô tráo, không dính dầu, mỡ và được
bảo vệ để tránh thiệt hại từ những kim loại nóng hoặc sự văng tóe kim loại
lỏng trong quá trình hàn sinh ra. Thay thế ngay lập tức nếu bị hỏng.
- Tắt tất cả thiết bị khi không sử dụng.
- Không sử dụng các dây cáp bị mòn, hư hỏng, kích thước nhỏ hoặc
đã được sửa chữa.
11
- Không choàng dây cáp lên người.
- Nếu được yêu cầu nối đất cho vật hàn thì nối trực tiếp bằng
dây cáp riêng.
- Không được chạm vào điện cực hàn hoặc điện cực của nguồn hàn
khác khi đang làm việc hoặc chân chạm đất.
- Chỉ sử dụng các thiết bị được bảo dưỡng tốt. Sửa chữa hoặc thay
ngay lập tức các bộ phận bị hư hỏng. Bảo trì thiết bị theo đúng hướng dẫn
sử dụng của nhà sản xuất.
- Mang dây bảo hộ khi làm việc trên tầng cao.
- Đối với máy hàn DC, sau khi tắt thiết bị hoặc ngắt nguồn điện thì
điện áp vẫn còn duy trì, vì thế cần xả các tụ điện đầu vào theo sách hướng
dẫn của nhà sản xuất trước khi chạm vào bất cứ bộ phận nào.
Bảng 1.1. Giá trị điện trở trong trường hợp cách điện tốt và không tốt
Điện trở
thành phần
Cách điện tốt
Cách điện không tốt
(ví dụ như bị ẩm ướt)
Bao tay da 10000 Ω 50 Ω
Cơ thể kể cả
điện trở da
3000 Ω 1000 Ω
Giày bảo hộ 10000 Ω 50 Ω
Điện trở tổng 23000 Ω 1100 Ω
Với các giá trị điện trở thành phần tiêu biểu được liệt kê ở Bảng 1.1,
ta có thể thực hiện một ví dụ sau:
Với một mạch điện có hiệu điện áp U = 42 V chạy khép kín qua bao
tay và giày bảo hộ, như vậy có một dòng điện với cường độ I chạy qua cơ
thể. Cường độ dòng điện sẽ có giá trị tương ứng trong mối quan hệ giữa
hiệu điện áp U và điện trở R là:
- Cường độ dòng điện khi qua vật được cách điện tốt là:
I = = 0,0018 A = 1,8 mA
- Cường độ dòng điện khi qua vật không được cách điện tốt:
I = = 0,038 A = 38 mA
Và so hai kết quả với Bảng 1.2 có thể dễ dàng thấy rằng nếu được
12
cách điện tốt thì mức độ ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người ở
cảm giác tê nhẹ hoặc đau nhẹ nhưng nếu không được cách điện tốt thì mức
ảnh hưởng đến cơ thể người khá nghiêm trọng vì có thể rơi vào trạng thái
nguy hiểm.
Bảng 1.2. Cường độ dòng điện và mức độ ảnh hưởng đến cơ thể người
Dòng điện
Mức độ ảnh hưởng của dòng điện tới
cơ thể con người
1 mA (0.001A) Cảm giác tê nhẹ
5 mA (0.005A) Giật đau nhẹ
10 mA (0.01A) Co giật
20 mA (0.02 A) Khó tự mình rút tay ra khỏi dây điện
50 mA (0.05A) Rơi vào trạng thái nguy hiểm
100 mA (0.1A) Có thể gây tử vong
1.1.2 Khói và khí hàn
Khói và khí hàn được sinh ra trong quá trình hàn sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người lao
động qua đường hô hấp.
Các biện pháp phòng tránh:
- Không hít các loại khói và khí hàn.
- Sử dụng các biện pháp thông gió nơi làm việc.
- Đọc và hiểu các chỉ dẫn an toàn từ các nhà sản xuất: chất kết
dính, lớp phủ, chất tẩy rửa, chất làm mát, chất tẩy dầu mỡ,… trên các
bề mặt vật hàn.
- Chỉ làm việc trong không gian chật hẹp khi được thông gió hoặc
được trang bị mặt nạ phòng độc. Luôn có một nhân viên canh gác đã được
đào tạo bên cạnh. Khí và khói hàn có thể dịch chuyển trong không khí và
làm giảm mức oxy gây thương tích hoặc tử vong.
- Không hàn ở những vị trí gần khu tẩy dầu nhớt, làm sạch hoặc phun
rửa vì nhiệt và các tia hồ quang có thể phản ứng với hơi nước tạo ra những
khí có độc tính cao hoặc có mùi khó chịu.
- Cần phải loại bỏ các lớp phủ trên bề mặt kim loại như: sơn, mạ
kẽm, chì,… trước khi hàn. Nơi làm việc phải được thông khí tốt hoặc đeo
13
mặt nạ phòng độc vì thành phần của những chất này có thể tạo ra các khí
độc nếu được hàn.
a) Giữ đầu khỏi
khói và khí hàn
b) Sử dụng quạt hút hoặc hệ thống thông gió
Hình 1.1. Các biện pháp phòng tránh khói và khí hàn
a) Phương án thông gió trong bồn, thùng chứa kín
b) Quạt hút thông gió
Hình 1.2. Phương án và thiết bị thông gió nơi không gian kín
1.1.3 Bức xạ hồ quang
Các tia hồ quang từ quá trình hàn tạo ra các tia
cực tím và hồng ngoại có thể nhìn thấy được hoặc
không nhìn thấy được có thể làm bỏng mắt và da. Bên
cạnh đó, các tia lửa điện cũng bay ra từ vũng hàn.
Các biện pháp phòng tránh:
14
- Mang nón hàn hoặc mặt nạ hàn đạt chuẩn để tránh các tia bức xạ hồ
quang hoặc các tia lửa trong khi hàn hoặc quan sát hàn.
- Sử dụng màn chắn hoặc hàng rào bảo vệ những người xung quanh
khỏi ánh sáng cường độ lớn, chói và tia lửa. Cảnh báo những người khác
không xem hồ quang bằng mắt thường.
- Mặc đồ bảo hộ cơ thể được làm từ các vật liệu bền và chống cháy
như da, cotton dày, len.
1.1.4 Cháy hoặc nổ
Hàn trên các vật chứa kín, chẳng hạn như bể chứa,
thùng phuy hoặc đường ống, có thể làm nổ chúng. Tia lửa
điện bay ra từ hồ quang hàn, phôi nóng hoặc thiết bị nóng
có thể gây ra hỏa hoạn hoặc bỏng. Sự tiếp xúc tình cờ của
điện cực với các vật hàn kim loại có thể gây ra tia lửa, nổ,
quá nhiệt hoặc hỏa hoạn. Kiểm tra và đảm bảo khu vực đó an toàn trước
khi thực hiện bất kỳ công việc hàn nào.
Các biện pháp phòng tránh:
- Loại bỏ các vật dụng dễ cháy trong phạm vi 10,7 m khi hàn hồ
quang hoặc được che đậy bằng các vật dụng phù hợp, chống cháy.
- Không hàn ở những nơi mà tia lửa điện bay vào vật liệu dễ cháy.
- Bảo vệ bản thân và người khác tránh các thương tích từ tia lửa hoặc
kim loại nóng.
- Để ý tới nguy cơ cháy và đặt bình cứu hỏa gần đó.
- Chú ý rằng hàn trên trần, sàn hoặc vách ngăn có thể gây cháy ở mặt
đối diện.
- Không cắt hoặc hàn lên mâm xe hoặc bánh xe vì lốp có thể nổ khi
nóng lên. Các mâm xe và bánh xe có thể bị lỗi sau khi sửa chữa.
- Không hàn lên những vật chứa có chứa chất cháy hoặc những vật
chứa kín như bồn, bể, thùng phuy, đường ống trừ khi chúng được chuẩn bị
phù hợp theo các tiêu chuẩn đặc thù.
- Không hàn ở những nơi có không khí chứa bụi bẩn, khí hoặc hơi
lỏng dễ cháy (ví dụ như xăng).
- Kết nối kẹp mát chắc chắn với vật hàn hoặc bàn hàn để tránh việc
tóe lửa dẫn đến hỏa hoạn.
15
- Tháo que hàn ra khỏi kềm hàn khi không sử dụng.
- Mặc đồ bảo hộ cơ thể được làm từ các vật liệu bền và chống cháy
như da, cotton dày, len.
- Loại bỏ các vật dụng dễ cháy trong người như bật lửa, hộp diêm
trước khi thực hiện bất cứ quy trình hàn nào.
- Trước khi hoàn thành công việc cần kiểm tra lại khu vực làm việc
xem có khả năng gây cháy do tia lửa hay ngọn lửa nào không.
- Chỉ sử dụng đúng cầu chì, cầu dao điện. Không được tự ý thay đổi
kích thước hoặc bỏ qua chúng.
- Đọc và hiểu các chỉ dẫn an toàn từ các nhà sản xuất: chất kết
dính, lớp phủ, chất tẩy rửa, chất làm mát, chất tẩy dầu mỡ,… trên các
bề mặt vật hàn.
- Khi làm việc trong môi trường có khả năng gây cháy cần phải bố
trí người canh lửa hoặc bình chữa cháy bên cạnh.
a) Không hàn gần các
vật dụng dễ cháy
b) Bố trí người
canh lửa
c) Không hàn lên
những vật chứa kín
Hình 1.3. Các biện pháp phòng tránh cháy, nổ
1.1.5 Nổ bình khí
Bình khí là một thiết bị trong các quy trình
hàn hồ quang trong môi trường có khí bảo vệ,
được dùng để chứa khí dưới áp suất cao. Nếu hư
hỏng, bình khí có thể phát nổ, vì thế cần phải cẩn
thận với chúng.
Các biện pháp phòng tránh:
- Bảo vệ bình khí tránh khỏi nhiệt độ cao,
16
va đập mạnh, xỉ hàn, ngọn lửa, tia lửa hàn, hồ quang hàn hoặc các hư hỏng
vật lý.
- Lắp đặt bình khí theo phương thẳng đứng bằng cách cố định vào
giá đỡ chắc chắn để tránh bị rơi hoặc lật.
- Giữ bình khí tránh xa mọi vật hàn và mạch điện.
- Khóa bình khí khi không sử dụng.
- Không đặt mỏ hàn, súng hàn lên trên bình khí.
- Không bao giờ để điện cực hàn chạm vào bất kỳ bình khí nào.
1.1.6 Tiếng ồn
Tiếng ồn từ một số quy trình hoặc thiết bị hàn có thể
ảnh hưởng đến thính giác, thần kinh, tim mạch và thậm
chí rối loạn giấc ngủ. Nếu tiếng ồn dưới 80dB (tương
đương tiếng ồn của đám đông trong hội trường) thì không
cần thiết bị bảo vệ. Nhưng tiếng ồn từ 80dB trở lên thì
cần mang thiết bị bảo vệ tai để tránh những ảnh hưởng do tiếng ôn gây ra.
1.1.7 Trường điện từ
Trường điện từ sinh ra từ các quy trình hàn có thể
ảnh hưởng đến các thiết bị y tế được cấy ghép. Vì thế,
những người mang máy trợ tim hoặc thiết bị y tế cấy ghép
nên tránh xa hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ và nhà sản xuất
thiết bị khi muốn lại gần các thiết bị hàn.
1.1.8 Các bộ phận có nhiệt độ cao
Đề phòng các bộ phận có nhiệt độ cao vì chúng có
khả năng gây bỏng.
- Không chạm trực tiếp vào các bộ phận nóng
bằng tay.
- Để xử lý các bộ phận nóng, sử dụng các dụng cụ
thích hợp và đeo găng tay hàn cách nhiệt dày để tránh bị bỏng.
1.2 Bảo hộ lao động
Hấu hết đồ bảo hộ hàn phải bền và có khả năng cách điện, cách nhiệt
vì thế chúng được làm từ như da, cotton dày, len. Và dưới đây là một số đồ
bảo hộ được trang bị cần thiết nhằm bảo vệ con người tránh khỏi các tác
hại từ các mối nguy hiểm khi làm việc trong lĩnh vực hàn.
17
1.2.1 Nón, mặt nạ, kính hàn
Nón và mặt nạ hàn được dùng để bảo vệ mắt và mặt, trong khi đó
kính hàn chỉ dùng để bảo vệ mắt của người thợ hàn trước sự bức xạ hồ
quang, những mảnh vỡ, vụ bay, xỉ nóng, tia lửa, ánh sáng mạnh hoặc từ
những kích ứng và bỏng do hóa chất.
Phần kính bảo vệ mắt bao gồm hai lớp kính, lớp kính màu đen có
tác dụng hấp thụ ánh sáng cường độ cao được đặt bên ngoài lớp kính trong
dùng để quan sát khi hồ quang chưa phát sáng.
a) Nón hàn b) Mặt nạ hàn
cầm tay
c) Kính hàn
Hình 1.4. Bảo hộ lao động vùng mặt thợ hàn
1.2.2 Găng tay hàn, giày bảo hộ
Găng tay hàn và giày bảo hộ được dùng để bảo vệ tay và chân của
người thợ hàn tránh khỏi các mối nguy hiểm như điện giật, nhiệt, bỏng và
tia lửa. Trong khi găng tay hàn được làm từ vật liệu chịu nhiệt thì giày bảo
hộ sử dụng đế cao su để cách điện và phần mũi giày bọc thép để bảo vệ
các đầu ngón chân.
a) Găng tay hàn bằng da b) Giày bảo hộ đế
sao su
Hình 1.5. Dụng cụ bảo vệ tay và chân thợ hàn
18
1.2.3 Quần, áo, yếm hàn
Quần, áo và yếm hàn có nhiệm vụ bảo vệ các vùng da của cơ thể
người thợ hàn mà không phải tay, chân, đầu tránh khỏi những tác hại của
nhiệt, tia lửa hoặc bức xạ hồ quang.
Chú ý rằng quần hàn không được có cổ và áo hàn phải có khuy gài
túi hoặc được đậy kín.
a) Yếm hàn b) Quần, áo hàn
Hình 1.6. Bảo hộ lao động cơ thể thợ hàn
Bảng 1.3. Sử dụng mặt nạ hàn với kính hàn đúng quy định
Quá trình hàn
Số kính đề nghị
*
Hàn điện hồ quang tay 10-14
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi
trường khí bảo vệ (MIG/MAG)
Hàn hồ quang với điện cực có lõi thuốc
11-14
Hàn hồ quang với điện cực không nóng chảy
trong khí bảo vệ (TIG)
10-14
Hàn Plasma 6-14
Cắt Plasma 4-14
* Theo quy ước là ta sẽ bắt đầu với số kính tối nhất, sau đó ta sẽ
thử các số thấp hơn cho tới khi thấy phù hợp với công việc đang làm.
19
1.2.4 Mặt nạ phòng độc
Măt nạ dưỡng khí được dùng khi thợ hàn làm việc trong không gian
chật hẹp hoặc trong điều kiện có nhiều khí và khói hàn mà không có quạt
hay hệ thống thông gió.
a) Mặt nạ phòng độc b) Mặt nạ dưỡng khí có
bình oxy
Hình 1.7. Dụng cụ bảo vệ mũi thợ hàn
1.2.5 Bảo vệ tai
Để tránh tổn thương từ những tiếng ồn lớn đến thính giác thợ hàn thì
việc trang bị các dụng cụ bảo vệ là rất cần thiết. Thay vì sử dụng nút bịt
tai thông thường thì dụng cụ bịt tai trong hàn hồ quang phải có khả năng
chống cháy từ những tia lửa bắn.
Hình 1.8. Bịt tai và nút bịt tai thợ hàn
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn.
Câu 2: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh khói và khí hàn.
Câu 3: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh bức xạ hồ quang.
Câu 4: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh cháy nổ.
Câu 5: Nêu tên gọi và công dụng của các loại đồ bảo hộ lao động
khi hàn.
20
Chương 2:
TỔNG QUAN VỀ HÀN
Hàn là một phương pháp liên kết thường là phương pháp bền vững
nhất được dùng khi gắn kết kim loại. Nếu chế tạo một thiết bị gì đó bằng
nhiều chi tiết kim loại, lúc đó các chi tiết cần phải gắn chặt với nhau bằng
cách sử dụng vít hoặc đinh tán, uốn cong các chi tiết, hoặc thậm chí dán
các chi tiết lại với nhau. Tuy nhiên, về chất lượng, lâu dài, thẩm mỹ, và an
toàn thì phương pháp tốt nhất là sử dụng phương pháp hàn để liên kết các
chi tiết lại với nhau. Chương này sẽ trình bày những khái niệm cơ bản nhất
về hàn, là nền tảng để hiểu các chương tiếp theo.
2.1 Giới thiệu
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Hàn là một phương pháp công nghệ dùng để liên kết hai hoặc nhiều
chi tiết lại với nhau bằng nguồn nhiệt hoặc có thể sử dụng áp lực để đưa
kim loại đến trạng thái hàn, sau đó kim loại liên kết lại với nhau tạo thành
mối hàn bền vững không tháo rời được. Nguồn nhiệt hàn có thể được tạo
ra từ sự cháy của khí đốt, hồ quang điện, điện trở hay phản ứng hóa học.
Trong một số quy trình hàn, áp lực có thể được áp dụng, nhưng đó không
phải là yêu cầu cần thiết cho tất cả quy trình hàn. Hàn cung cấp một sự liên
kết bền vững, lâu dài nhưng thông thường sẽ ảnh hưởng đến tổ chức bên
trong của vật liệu. Vì vậy nó thường được đi kèm với quá trình xử lý nhiệt
sau khi hàn cho hầu hết các chi tiết quan trọng.
Hầu hết kim loại và hợp kim có thể được hàn bởi một số phương
pháp hàn tuỳ thuộc vào “tính hàn” của chúng. Tính hàn được định nghĩa
như đặc tính của kim loại, đây là chỉ số chỉ ra mức độ dễ hay khó khi kim
loại được hàn với kim loại tương tự hoặc hàn với kim loại khác. Tính hàn
của kim loại phụ thuộc vào nhiều thành phần hoá học và được đánh giá
thông qua sự thay đổi tổ chức tế vi kim loại xảy ra do quá trình hàn, sự thay
đổi về độ cứng trong và xung quanh mối hàn, sự phát sinh và hấp thụ khí
đốt, mức độ oxi hóa, và ảnh hưởng đến xu hướng nứt của mối hàn. Thép
có hàm lượng cacbon thấp có tính hàn tốt nhất trong các loại kim loại và
những loại vật liệu có tính đúc cao thường có tính hàn thấp.
- Mối hàn là sự liên kết mang tính cục bộ của các kim loại (hoặc phi
kim loại) được tạo ra bằng cách nung chúng tới nhiệt độ hàn, có sử dụng
hoặc không sử dụng áp lực, hoặc chỉ thông qua sử dụng áp lực, và có sử
dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ.
- Vật hàn là tổ hợp các bộ phận cấu thành được nối với nhau bằng
phương pháp hàn.
21
- Liên kết là chỗ nối của các phần tử kim loại, bao gồm mối hàn và
vùng ảnh hưởng nhiệt.
- Kim loại phụ là kim loại hoặc hợp kim được bổ sung vào mối hàn
để tạo ra liên kết hàn.
- Kim loại cơ bản là kim loại hoặc hợp kim của vật hàn.
- Kim loại mối hàn là toàn bộ phần kim loại cơ bản, kim loại phụ
đã được nung chảy (hoặc đã được chuyển sang trạng thái dẻo) trong quá
trình hàn.
- Quy trình hàn (phương pháp hàn) là một nhóm các nguyên lý hoạt
động cơ bản (luyện kim, điện, vật lý, hóa học, hoặc cơ học) được sử dụng
khi hàn nhằm tạo ra sự liên kết các chi tiết hàn.
2.1.2 Đặc điểm
Ưu điểm:
- Hàn có tính kinh tế và quá trình tạo liên kết nhanh hơn một số mối
liên kết khác (ri-vê, bu-lông, đúc,…).
- Độ bền kéo mối liên kết hàn tương đương với kim loại cơ bản,
thỉnh thoảng còn cao hơn.
- Phần lớn kim loại và hợp kim giống nhau hoặc không giống nhau
đều có thể hàn được.
- Hầu như các thiết bị hàn thì khá rẻ và sẵn có trên thị trường.
- Cho phép việc tự do thiết kế về kiểu dáng.
- Hàn có thể là hàn điểm, hàn đường hoặc hàn nhiều đường.
- Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá cao.
Nhược điểm:
- Vật hàn tồn tại nhiệt, ứng suất và biến dạng lớn.
- Vật hàn cần được loại bỏ ứng suất hoặc xử lý nhiệt.
- Môi trường làm việc độc hại: bức xạ, khói, tia lửa,…
- Cần có đồ gá để gá đặt các chi tiết khi hàn.
- Cần chuẩn bị mép hàn trước khi hàn nếu được yêu cầu.
- Kỹ năng thợ hàn được yêu cầu cao.
- Nhiệt độ sẽ làm thay đổi cấu trúc vùng kim loại mối hàn khác so
22
với vùng kim loại cơ bản theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt hơn.
2.1.3 Công dụng
- Về mặt chế tạo: hàn được ứng dụng để chế tạo nồi hơi, ống, ống
bình chứa, dầm, cột, kèo, cầu, tàu thuyền, thân máy bay, vỏ máy, tên lửa,
toa xe, ô tô và ngay cả đến tàu du hành vũ trụ. Nói chung những bộ phận có
hình dáng phức tạp, chịu lực tương đối lớn mà lại mỏng đều dùng phương
pháp hàn.
- Về mặt tu sửa: những bộ phận hỏng và cũ như xylanh rạn, đường
ray bị mòn, bánh răng bị nứt hoặc gãy, khung xe, sườn xe bị gãy, những vật
bị khuyết đều có thể dùng phương pháp hàn để tu sửa, vừa nhanh, vừa rẻ.
2.1.4 Phân loại
Trên thế giới hiện nay có trên 200 quy trình hàn khác nhau nhưng
chúng được liệt kê vào 5 nhóm quy trình hàn chính dựa trên sự sinh ra của
nguồn nhiệt hay áp lực.
Hình 2.1. Phân loại các nhóm quy trình hàn
2.2 Các yếu tố thuật ngữ
2.2.1 Cấu tạo của một mối liên kết hàn
Mối hàn được thiết kế hoặc tra theo các bộ tiêu chuẩn như AWS,
ASTM, ASME IX, DIN, JIS, ISO, TCVN,… để có được các kích thước cụ
23
thể về bề rộng, chiều cao, độ ngấu. Dựa vào đó người thợ hàn sẽ thiết lập,
điều chỉnh các thông số hàn để đạt được các kích thước cơ bản đó. Và dưới
đây là một số kích thước cơ bản của một mối hàn (Hình 2.2).
a) Mối hàn giáp mối b) Mối hàn góc
h – chiều sâu ngấu (độ ngấu)
b – bề rộng
k – kích thước cạnh mối hàn
c – chiều cao (độ lồi)
Hình 2.2. Biên dạng và các kích thước cơ bản của một mối liên kết hàn
2.2.2 Các kiểu liên kết hàn
Theo cách phân loại của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), có 5 kiểu liên
kết hàn cơ bản: hàn giáp mối, hàn góc, hàn chồng mối, hàn chữ T và hàn
gấp cạnh.
- Hàn giáp mối: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai vật
hàn đối đầu với nhau và trên cùng một mặt phẳng như Hình 2.3a. Đây là
mối liên kết hàn đơn giản nhất được sử dụng để liên kết với các vật hàn
với nhau.
- Hàn chồng mối: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai vật
hàn chồng lên nhau như Hình 2.3b. Đây là mối hàn được sử dụng khá phổ
biến khi liên kết hai vật hàn có chiều dày khác nhau.
- Hàn góc: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai góc của vật
hàn lại với nhau để tạo thành góc vuông hoặc thành hình chữ Lnhư Hình 2.3c.
- Hàn chữ T: là mối hàn được tạo thành bằng cách đặt hai
vật hàn vuông góc với nhau, trong đó tấm này đặt giữa tấm kia
như Hình 2.3d.
- Hàn gấp cạnh: là mối liên kết được tạo ra ở cạnh của hai tấm vật
24
hàn. Mối hàn này được sử dụng ở các cạnh của hai tấm vật hàn liên kết và
gần như song song với nhau (Hình 2.3e).
a) Mối hàn giáp mối b) Mối hàn chồng mối
c) Mối hàn góc d) Mối hàn
chữ “T”
e) Mối hàn gấp cạnh
Hình 2.3. Các kiểu liên kết hàn
2.2.3 Các kiểu chuẩn bị mép hàn
Việc chuẩn bị mép (cạnh) hàn tùy thuộc vào bề dày vật hàn và yêu
cầu về độ bền của mối liên kết hàn. Nếu vật hàn mỏng thì không cần vát
mép hoặc gấp mép. Nếu vật hàn dày và việc thực hiện một đường hàn
không thể đáp ứng được độ bền mối hàn thì việc chuẩn bị mép hàn được
yêu cầu thực hiện. Hình 2.4 cho thấy một số kiểu chuẩn bị mép hàn cho
mối hàn giáp mối và các kiểu liên kết hàn khác cũng được chuẩn bị tương
tự. Việc chuẩn bị mép hàn cũng được đề cập, trong một số bộ tiêu chuẩn
như AWS, ASME, DIN, ISO, JIS, TCVN,…
25
Hình 2.4. Chuẩn bị mép hàn cho mối hàn giáp mối
2.2.4 Các vị trí hàn
Có 4 loại vị trí hàn (Hình 2.5), đó là: vị trí hàn bằng, vị trí hàn ngang,
vị trí hàn đứng và vị trí hàn ngửa (trần).
Hình 2.5. Các vị trí hàn trong không gian
Hình 2.6. Vị trí các mối hàn được gọi theo tiêu chuẩn ISO và EN
1-(PA) hàn bằng; 2 và 8-(PB) hàn đứng ngang; 3 và 7-(PC) hàn ngang;
4 và 6-(PD) Hàn trần ngang; 5-(PE) hàn trần
26
- Vị trí hàn bằng (ký hiệu số 1): là vị trí mà ở đó quá trình hàn được thực
hiện bên trên bề mặt mối hàn và mối hàn gần như là nằm ngang (phẳng). Đó
là vị trí cơ bản nhất cũng như dễ dàng nhất để thực hiện. Đây là vị trí hàn tốt
vì tốc độ hàn nhanh, giảm thiểu tối đa thời gian và mệt mỏi của người thợ hàn.
a) Tư thế hàn 1G (PA)
b) Tư thế hàn 1F (PA) c) Tư thế hàn 1FR (PA) - ống xoay
Hình 2.7. Các tư thế hàn ở vị trí hàn bằng
- Vị trí hàn ngang (ký hiệu số 2): là vị trí mà bề mặt của vật hàn thì
thẳng đứng và mối hàn được hình thành theo phương ngang. Sự hình thành
kim loại trong mối hàn gần giống với vị trí hàn ngang. Vị trí hàn này được
sử dụng thông dụng trong hàn tàu thuyền và bể chứa.
a) Tư thế hàn 2G (PC)
b) Tư thế hàn 2F (PB) c) Tư thế hàn 2FR (PB) - ống xoay
Hình 2.8. Các tư thế hàn ở vị trí hàn ngang
27
- Vị trí hàn đứng (ký hiệu số 3): là vị trí mà mặt phẳng của vật hàn
là thẳng đứng và mối hàn được hình thành theo phương thẳng đứng. Khó
có thể tạo ra những mối hàn như ý ở vị trí này bởi vì hệ quả của trọng lực
lên kim loại nóng chảy. Người hàn cần phải liên tục giữ kim loại để không
văng ra khỏi mối hàn. Hàn thẳng đứng có thể có hai loại là hàn leo (dưới -
lên) hoặc hàn tuột (trên - xuống). Hàn leo được dùng cho các vật hàn dày.
Hàn tuột được sử dụng cho bồn kín và hàn kim loại tấm, mỏng. Nếu hàn
đứng khi hàn ống nằm ngang thì ký hiệu là số 5 và ống nghiêng 1 góc 45
độ thì ký hiệu số 6.
a) Tư thế hàn
3G leo (PF)
b) Tư thế hàn
3G tuột (PG)
c) Tư thế hàn 3F
leo (PF)
d) Tư thế hàn
3F tuột (PG)
e) Tư thế hàn 5G leo (PH) - ống
cố định
f) Tư thế hàn 5G tuột (PJ) -
ống cố định
g) Tư thế hàn 5F(PH) -
ống cố định
h) Tư thế hàn 5F(PJ) -
ống cố định
Hình 2.9. Các tư thế hàn ở vị trí hàn đứng
28
- Vị trí hàn ngửa/trần (ký hiệu số 4): là vị trí mà mặt phẳng của vật
hàn là nằm ngang. Nhưng quá trình hàn được thực hiện từ bên dưới. Vị trí
hàn này tương đối khó hơn so với vị trí hàn khác vì trọng lực tác dụng lên
kim loại nóng chảy mạnh hơn, tia lửa sinh ra ngược chiều với trọng lực và
điện cực thì hướng lên khi hàn. Nên sử dụng hồ quang ngắn và điện cực
được bọc thuốc dày khi hàn ngửa.
a) Tư thế hàn 4G (PE)
b) Tư thế hàn 4F (PD)
Hình 2.10. Các tư thế hàn ở vị trí hàn trần
2.2.5 Ký hiệu mối hàn
Hình 2.11. Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn AWS
29
Bảng 2.1. Ký hiệu các mối hàn cơ bản
Tên mối hàn Hình minh hoạ Ký hiệu
Mối hàn giáp mối không vát
mép
Mối hàn giáp mối vát mép
chữ V
Mối hàn giáp mối vát mép
nửa chữ V
Mối hàn giáp mối vát mép
chữ Y
Mối hàn giáp mối vát mép
nửa chữ Y
Mối hàn giáp mối vát mép
chữ U
Mối hàn giáp mối vát mép
chữ J
Mối hàn gấp mí
Mối hàn chân (đáy)
30
Tên mối hàn Hình minh hoạ Ký hiệu
Mối hàn góc
Mối hàn nút, mối hàn điểm
Mối hàn đường (hàn áp lực)
Mối hàn mặt đầu
Biểu diễn các ký hiệu mối hàn cơ bản trên bản vẽ kỹ thuật được minh
hoạ trên bảng 2.2.
Bảng 2.2. Ký hiệu mối hàn trên bản vẽ theo tiêu chuẩn Nhật JIS Z3201
Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn
31
Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn
32
Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm và công dụng của hàn.
Câu 2: Trình bày phân loại hàn theo quy trình hàn hồ quang.
Câu 3: Hãy vẽ cấu tạo liên kết hàn giáp mối.
Câu 4: Hãy cho biết các loại liên kết hàn cơ bản.
Câu 5: Tại sao phải chuẩn bị mép hàn? Trình bày cách chuẩn bị mép
hàn cho mối hàn giáp mối.
Câu 6: Trình bày các vị trí hàn. Các ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn ISO?
33
Chương 3:
QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY
3.1 Giới thiệu chung
3.1.1 Khái niệm
Hàn hồ quang tay (còn có tên tiếng Anh là SMAW-Shielded Metal
Arc Welding hoặc MMA-Manual Metal Arc) là một quy trình hàn hồ
quang thủ công thông dụng được thực hiện bởi thợ hàn. Nó là một quy
trình hàn hồ quang điện, trong đó nhiệt từ hồ quang điện sinh ra giữa
hai điện cực (que hàn) và vật hàn làm nóng chảy vị trí cần liên kết, sau
khi kết tinh mối hàn sẽ được hình thành cùng với lớp xỉ trên bề mặt.
Lớp xỉ được tạo ra khi lớp thuốc bảo vệ của que hàn cháy và sinh ra
một vùng áp lực khí bảo vệ vũng hàn. Lõi bên trong que hàn có nhiệm
vụ cung cấp vật liệu bù vào vũng hàn giúp tạo ra mối hàn có độ bền
cao hơn. Nguyên lý cơ bản của quy trình hàn Hồ quang tay được thể
hiện ở Hình 3.1. Đối với vật hàn dày, thì việc chuẩn bị mép hàn sẽ cần
được xem xét và để bù vào lượng kim loại đã được loại bỏ qua quá
trình chuẩn bị mép hàn thì việc hình thành nhiều đường hàn, nhiều lớp
cũng được thực hiện nhằm đảm bảo độ bền liên kết cho mối liên kết
hàn (Hình 3.2).
Hình 3.1. Nguyên lý của quy trình hàn hồ quang tay
34
Hình 3.2. Mối hàn nhiều lớp (4 lớp)
3.1.2 Đặc điểm
Ưu điểm:
- Hàn hồ quang tay có thể thực hiện ở mọi vị trí với chất lượng mối
hàn cao nhất.
- Hàn hồ quang tay là quy trình hàn hồ quang điện đơn giản nhất.
- Quy trình hàn này có nhiều ứng dụng vì lõi kim loại của que hàn đa
dạng cho nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Nhiều kim loại và hợp kim có tính hàn cao.
- Quy trình này có thể thực hiện hiệu quả cho kim loại có bề mặt
cứng hoặc khó hàn.
- Mối hàn giữa vòi và vỏ trong thùng áp suất rất khó để hàn bằng
máy hàn tự động thì quy trình hàn này có lợi thế.
- Thiết bị, phụ tùng thay thế sẵn có và chi phí khá thấp.
Nhược điểm:
- Do điện cực được phủ thuốc hàn, nguy cơ bám xỉ và dễ hình thành
khuyết tật hơn so với hàn MIG và TIG.
- Do khói và xỉ hàn nên việc truyền hồ quang điện bị cản trở, vì vậy
việc kiểm soát hồ quang gặp một chút khó khăn so với hàn MIG.
- Chiều dài que hàn bị giới hạn nên khó cơ khí hoá, tự động hoá.
- Trong những mối hàn dài (ví dụ trong bình áp suất), thì một điện
cực không thể hàn được hết chiều dài mối hàn, vì thế việc nối que cũng là
một kỹ thuật được yêu cầu đối với tay nghề người thợ.
- Năng suất thấp vì phải tốn thời gian thay que hàn và làm sạch
mối hàn.
3.1.3 Ứng dụng
- Ngày nay, hầu hết những kim loại và hợp kim thông dụng được hàn
35
bởi quy trình này.
- Hàn hồ quang tay được sử dụng như một quá trình gia công cũng
như bảo trì và sửa chữa vật gia công.
- Quy trình này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực:
o Công trình nhà cửa và cầu cống.
o Công nghiệp tự động hóa và hàng không.
o Chế tạo bình thu khí, bể chứa, nồi hơi và bình áp suất.
o Chế tạo tàu thuyền.
o Đường ống.
3.2 Cấu tạo
Hình 3.3. Cấu tạo của quy trình hàn hồ quang tay
Quy trình hàn hồ quang tay bao gồm: nguồn hàn, kềm hàn, que hàn,
kẹp mát và dây cáp dẫn điện.
3.2.1 Nguồn hàn
Nguồn điện được sử dụng trong hàn hồ quang tay có thể là nguồn
điện một chiều (DC) hay nguồn điện xoay chiều (AC). Các đặc tính
hàn tốt nhất thông thường có được khi ta sử dụng nguồn điện một chiều
(DC) nhưng cần chú ý đến cách kết nối kềm hàn và dây cáp mát. Nếu
vật hàn mỏng, nối kềm hàn về cực dương của nguồn gọi là DC+ và
nếu vật hàn dày cần độ ngấu sâu thì nối kềm hàn về cực âm của nguồn
được gọi là DC-. Hai đại lượng đặc trưng ta quan tâm đến khi hàn điện
hồ quang tay là điện áp hàn và cường độ dòng điện. Điện áp hàn được
điều chỉnh bởi chiều dài hồ quang giữa que hàn và vật hàn (Hình 3.4).
Cường độ dòng điện hàn được xác định khi ta điều chỉnh trực tiếp ở
nguồn hàn và phụ thuộc vào đường kính que hàn; kích thước và chiều
dày vật hàn;vị trí mối hàn trong không gian.
36
Hình 3.4. Đồ thị về mối quan hệ giữa điện áp hàn
và chiều dài hồ quang
Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn hóa quan hệ V-I của hồ quang hàn
Hàn hồ quang tay
Uh = 25 Volts khi Ih : 0 ÷ 100A
Uh = 40 Volts khi Ih > 600A
Uh = 25 + 0,03I h Volts khi Ih : 100A ÷ 600A
Hàn TIG
Uh = 10 + 0,04Ih Volts khi Ih : 0 ÷ 600A
Uh = 34 Volts khi Ih > 600A
Hàn MIG – MAG
Uh = 14 + 0,05Ih Volts khi Ih : 0 ÷ 600A
Uh = 44 Volts khi Ih > 600A
37
3.2.2 Dây cáp
Dây cáp hàn được yêu cầu để dẫn điện thông qua kẹp hàn, phôi và
dòng ra của nguồn điện hàn. Những vật này thường cách điện với dây cáp
đồng và nhôm.
Hình 3.5. Dây cáp hàn
3.2.3 Kềm hàn
Kềm được sử dụng để giữ điện cực thủ công và để dẫn điện đến nó.
Những vật này thường hợp với kích cỡ của dây dẫn mà lần lượt hợp với
dòng điện đầu ra của máy hàn hồ quang điện. Giá điện cực có sẵn ở nhiều
kích cỡ từ 150 đến 500 Amps.
Hình 3.6. Kẹp điện cực
3.2.4 Que hàn
Que hàn gồm có hai phần chính:
Hình 3.7. Cấu tạo của một que hàn
38
- Phần lõi (phần số 1 Hình 3.7): là những đoạn kim loại có chiều
dài từ 250÷450 mm tương ứng với đường kính từ 1,6÷6 mm. Kích cỡ
que hàn được gọi theo đường kính lõi que. Phần lõi que có một đầu để
trần không bọc thuốc, dài từ 15÷30 mm, dùng để kẹp kềm hàn, đoạn giữa
được bọc thuốc và đầu còn lại cũng không bọc thuốc dài 1÷2 mm để mồi
hồ quang hàn.
- Phần vỏ thuốc bọc (chất trợ dung, phần số 2 Hình 3.7): bao
gồm hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất, fero hợp kim và chất kết dính.
Chiều dày lớp thuốc bọc khoảng 1÷3 mm, hai đầu được vát góc α =
(35÷45)o
.
- Tác dụng:
o Nâng cao tính ổn định của hồ quang hàn.
o Đề phòng kim loại nóng chảy chịu ảnh hưởng không tốt của
không khí.
o Bảo đảm oxy thoát ra khỏi kim loại mối hàn tốt hơn.
o Thêm nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính của kim loại mối hàn.
o Làm cho quá trình hàn dễ tiến hành và nâng cao hiệu suất
công tác.
o Tạo lớp xỉ che chắn kim loại hàn để có bề mặt nhẵn và làm cho
mối hàn không bị nguội đột ngột.
- Phân loại: Que hàn được phân loại theo kích cỡ, theo công dụng,
theo chiều dày vỏ thuốc bọc, và theo thành phần của vỏ thuốc bọc.
o Theo kích cỡ: Kích cỡ que hàn hay còn gọi là đường kính que hàn
(d) được xác định theo đường kính lõi que. Có các kích cỡ que hàn sau:
1,6; 2,5; 3,2; 4; 5 mm.
o Theo công dụng: Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu,
gang, nhôm, thép không gỉ, thép hợp kim chịu nhiệt, thép hợp kim cao và
có tính chất đặc biệt,…
o Theo chiều dày vỏ thuốc bọc: Căn cứ vào tỷ số giữa đường
kính toàn phần và đường kính lõi CF
= D/d, quy ước: thuốc vỏ mỏng
(CF
= 1,2÷1,35), thuốc vỏ trung bình (CF
= 1,4÷1,7), thuốc vỏ dày (CF
= 1,8÷2,2).
o Theo thành phần của vỏ thuốc bọc (Bảng 3.2).
39
Bảng 3.2. Thành phần và đặc tính của một số loại thuốc bọc que hàn
Loại cellulose Loại acid Loại rutin Loại bazơ
Cellulose
Rutin
Thạch anh
Fe-Mn
40%
20%
25%
15%
Oxyt sắt từ
Thạch anh
Đá vôi
Fe-Mn
50%
20%
10%
20%
Rutin
Oxyt sắt từ
Thạch anh
Đá vôi
Fe-Mn
45%
10%
20%
10%
15%
Huỳnh
thạch
Đá vôi
Thạch
anh
Fe-Mn
45%
40%
10%
5%
Nước thủy tinh gốc kiềm
Thời gian đông đặc của xỉ:
Hầu như không
tạo xỉ
Dài Trung bình Ngắn
Kích thước giọt kim loại chuyển dịch vào vũng hàn:
Trung bình Nhỏ, li ti
Trung bình đến
nhỏ
Trung bình
đến lớn
Độ bền mối hàn:
Tốt Trung bình Tốt Rất tốt
- Ký hiệu que hàn: Trên mỗi que hàn đều có ghi một dãy ký hiệu trên
lớp vỏ thuốc và gần phần lõi dùng để kẹp que hàn vào kềm hàn (Hình 3.8).
Hình 3.8. Vị trí ký hiệu trên que hàn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ AWS
40
Bảng 3.3. Ý nghĩa của ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ AWS
Tư thế hàn
1 – Tất cả các vị trí hàn.
2 – Bằng, ngang.
Ký hiệu (AWS) Thành phần thuốc Loại dòng điện
E6010 Natri cellulose (C) DC+
E6011 Kali cellulose (C) DC+, AC
E6022 Natri titan (R) DC-, AC
E6013 Kali titan (R) DC, AC
E7014 Bột sắt, titan (R,R) DC, AC
E7018 Hydro thấp bột sắt (B) DC+, AC
3.3 Thông số hàn và kỹ thuật hàn hồ quang tay
3.3.1 Que hàn (điện cực hàn)
Cách chọn kiểu que hàn: Thông thường chúng ta chọn kiểu que hàn
theo công dụng và yêu cầu:
- Công dụng: phụ thuộc vào vật liệu hàn (thép cacbon, thép hợp kim,
gang, nhôm,…).
- Yêu cầu: phương pháp hàn, độ bền kéo, vị trí mối hàn,…
- Cách chọn đường kính que hàn: dq
= (mm) hoặc dq
=
+ 2 (mm)
41
Trong đó: dq
: đường kính que hàn.
S: bề dày vật liệu hàn.
K: cạnh mối hàn góc chữ T.
Lưu ý: Không nên chọn dq
≥ 6 mm vì có thể ảnh hưởng đến an toàn
của người thợ hàn.
3.3.2 Cường độ dòng hàn
Cách chọn cường độ dòng điện hàn (Ih
):
- Ih
= k1
.dq
1,5
dq
< 4 mm
- Ih
= k.dq
dq
= (4÷5) mm
- Ih
= (α+β).dq
dq
> 5 mm
k1
= (20÷25) k = (35÷50) α=20 β=6
Lưu ý:
- S < 1,5dq
hoặc hàn leo giảm Ih
(10÷15)%.
- S > 3dq
hoặc hàn chữ T tăng Ih
(10÷15)%.
- Hàn ngang và hàn trần giảm Ih
(15÷20)%.
Cường độ dòng điện hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn, chiều
dày vật hàn và vị trí mối hàn trong không gian. Tóm lại, khi hàn vật hàn
có chiều dày mỏng ta cần chọn que hàn có đường kính nhỏ hơn và cường
độ dòng điện thấp hơn khi ta hàn vật hàn có chiều dày tương tự nhưng có
kích thước lớn hơn. Hàn vật mỏng thì cần cường độ dòng điện hàn thấp
hơn khi hàn vật dày và cường độ dòng điện hàn thấp khi ta hàn với que hàn
có đường kính nhỏ.
3.3.3 Chiều dài hồ quang
Chiều dài hồ quang là khoảng cách của khe hở được tạo ra từ bề mặt
vật hàn đến đầu que hàn.
Trong quy trình hàn hồ quang tay, một trong các kỹ thuật cơ bản của
người thợ đó chính duy trì hồ quang hợp lý, vì việc này ảnh hưởng lớn đến
biên dạng và chất lượng liên kết của mối hàn. Nếu duy trì hồ quang dài sẽ
dẫn đến mối hàn xấu và không đúng biên dạng bởi sự văng tóe của kim loại
lỏng nhiều. Và nếu duy trì hồ quang quá ngắn sẽ dẫn đến độ mô của mối
hàn cao, cụ thể có thể xem ở Hình 3.9.
42
a) Hồ quang
ngắn
b) Hồ quang
trung bình
c) Hồ quang
dài
Hình 3.9. Sự ảnh hưởng của chiều dài hồ quang đến biên dạng
mối hàn
3.3.4 Góc độ que hàn (điện cực)
Có hai góc độ điện cực yêu cầu người thực hiện cũng hết sức lưu ý
đó chính là:
- Góc di chuyển (α): là góc hợp bởi đường tâm que hàn và phương
vuông góc với đường dịch chuyển hàn. Thông thường ta nên duy trì góc α
= (10÷30)o
. Kỹ thuật này là góp phần tạo ra mối hàn có chiều cao đúng tiêu
chuẩn. Nếu góc α quá nhỏ hoặc quá lớn cũng ảnh hưởng đến biên dạng mối
hàn như việc duy trì hồ quang ngắn và dài (Hình 3.10).
- Góc làm việc (β): là góc hợp bởi que hàn và tấm vật liệu nằm
ngang, điều này có nghĩa là tâm của que hàn nên được giữ trùng với đường
phân giác của góc được tạo ra giữa hai tấm vật hàn. Góc β phụ thuộc vào
vị trí hàn, ở vị trí hàn “G” thì góc β = 90o
còn ở vị trí hàn “F” thì β = 45o
cho hai vật hàn có bề dày bằng nhau. Và đối với hai tấm vật liệu có bề dày
không bằng nhau thì nên ngã que hàn về phía tấm vật liệu mỏng hơn. Mục
đích của việc duy trì góc β là để tạo ra vùng nhiệt đồng đều và từ đó góp
phần tạo ra mối liên kết đồng đều cho các vật hàn.
Hình 3.10. Góc độ điện cực cho mối hàn rãnh “G”
43
Hình 3.11. Góc độ điện cực cho mối hàn góc “F”
3.3.5 Kiểu di chuyển
Đối với mối hàn rãnh cho vật hàn mỏng thì ta sử dụng kiểu di chuyển
đơn theo đường thẳng. Tuy nhiên, để tăng bề rộng mối hàn hoặc lấp đầy
vào những vị trí có khe hở lớn hoặc để tạo mối hàn vẩy thì các kiểu di
chuyển khác được sử dụng nhưng không được quá hai lần đường kính que
hàn cho lớp hàn đầu tiên. Ngoài ra, các kiểu di chuyển theo phương ngang
với hướng hàn giúp giảm nhiệt, giảm ứng suất trong quá trình hàn.
a) Di chuyển đơn
theo đường thẳng
b) Di chuyển răng cưa
c) Di chuyển theo vòng cung hoặc con song
Hình 3.12. Các kiểu di chuyển
44
3.3.6 Tốc độ hàn (Vs
)
Trong tất cả các quy trình hàn, tốc độ hàn phải phù hợp với cường
độ dòng hàn và điện áp được thiết lập trước đó để sinh ra một lượng
nhiệt đầu vào phù hợp với vật liệu cơ bản. Nhiệt lượng đầu vào thấp
được sử dụng phổ biến vì nó không làm thay đổi nhiều cấu trúc vật liệu
cơ bản nhưng lại làm giảm độ ngấu. Và với nhiệt lượng đầu vào cao thì
làm tăng độ ngấu nhưng làm thay đổi lớn cấu trúc vật liệu theo chiều
hướng xấu đi vì vùng ảnh hưởng nhiệt lớn và kích thước pha bên trong
cũng lớn lên, từ đó làm giảm độ bền va đập mối hàn. Vì thế nhiệt lượng
đầu vào phải được kiểm soát trong phạm vi cho phép của vật liệu cơ
bản thông qua công thức:
- Theo tiêu chuẩn ASME/AWS:
- Theo tiêu chuẩn DIN:
Trong đó:
Hi
: nhiệt lượng đầu vào (J/mm).
U: điện áp hàn (V).
I: cường độ dòng hàn (A).
Vs
: tốc độ hàn (mm/s)
e: hệ số hấp thụ nhiệt theo từng quy trình hàn (Bảng 3.4).
- Giá trị nhiệt lượng đầu vào nên được kiểm soát trong khoảng
1,0÷3,5 kJ/mm.
- Nếu nhiệt lượng đầu vào nhỏ hơn 3 kJ/mm có thể dẫn đến việc nứt
nguội vật hàn.
- Khi hàn thép hợp kim thấp, nhiệt lượng đầu vào phải xấp xỉ 2,5
kJ/mm.
- Đối với thép không gỉ thuộc dòng 300 (ví dụ AISI 316L), nhiệt đầu
vào tốt hơn nên ở dưới 1,5 kJ/mm.
Từ những giá trị nhiệt lượng đầu vào và công thức trên, ta có thể
tính ra được tốc độ hàn tham khảo cho quy trình hàn hồ quang tay. Thông
thường tốc độ hàn từ 2÷6 mm/s.
45
Bảng 3.4. Hệ số hấp thụ nhiệt theo từng quy trình hàn
Quy trình hàn Hệ số hấp thụ nhiệt
Hồ quang tay 0,8
Hồ quang MIG/MAG 0,8
Hồ quang TIG 0,6
Hồ quang chìm 1,0
Hồ quang dây lõi thuốc 0,8
3.4 Hướng dẫn mồi, duy trì và ngắt hồ quang
3.4.1 Kẹp que hàn
Hình 3.13. Cách kẹp que hàn đúng.
- Đặt phần cuối không có thuốc bọc của que hàn vào rãnh trên ngàm
kẹp của kềm kẹp, đảm bảo ngàm kẹp sạch sẽ để kết nối điện tốt với que
hàn. Không được để phần không cách điện của ngàm kẹp chạm vào bàn
hàn/vật hàn, nếu chạm có thể gây ra chập điện, làm hư hỏng thiết bị. Khi
không sử dụng, đặt kềm kẹp vào đúng nơi quy định. Cầm kềm kẹp với một
lực vừa phải, không nắm chặt quá vì sẽ dễ bị mỏi.
- Dùng lực của ngón cái để mở ngàm kẹp và đặt que hàn vào rãnh
trên ngàm kẹp sao cho que hàn vuông góc với ngàm kẹp của kềm.
46
3.4.2 Kỹ thuật mồi hồ quang
Có hai phương pháp mồi hồ quang là: phương pháp mổ thẳng
(tapping method) và phương pháp quẹt (scratching method).
Phương pháp 1: Mổ thẳng
- Động tác 1: Đưa que hàn lại vị trí mồi hồ quang, để que hàn vuông
góc với bề mặt vật hàn và cách bề mặt khoảng 10 mm.
- Động tác 2: Đưa que hàn tiếp xúc nhanh với vật hàn rồi đưa ra xa
từ 2÷4 mm (giống như mổ vào bề mặt) hồ quang sẽ hình thành.
- Động tác 3: Duy trì chiều dài hồ quang cho hợp lý bằng cách đưa
que hàn về dần bề mặt vật hàn vì trong quá trình này que hàn bị tiêu hao
và ngắn lại.
- Động tác 4: Ngắt hồ quang theo chiều ngược lại với động tác mồi
hồ quang.
Phương pháp 2: Quẹt diêm
- Động tác 1: Đưa que hàn lại gần vị trí mồi hồ quang, đặt nghiêng
que hàn một góc so với phương vuông góc với bề mặt hàn.
- Động tác 2: Quay nhẹ que hàn tiếp xúc nhanh với vật hàn (giống như
quẹt diêm) rồi nhấc que hàn ra xa vật hàn từ 2÷4 mm hồ quang sẽ hình thành.
- Động tác 3: Duy trì chiều dài hồ quang cho hợp lý bằng cách đưa
que hàn về dần bề mặt vật hàn vì trong quá trình này que hàn bị tiêu hao
và ngắn lại.
- Động tác 4: Ngắt hồ quang theo chiều ngược lại với động tác mồi
hồ quang.
a) Phương pháp mổ thẳng b) Phương pháp quẹt diêm
Hình 3.14. Các phương pháp mồi, ngắt hồ quang
47
Ghi chú: Ở cả hai phương pháp thì que hàn phải được đưa lên
nhanh chóng sau khi chạm vào bề mặt phôi để không xảy ra hiện tượng
dính que. Phương pháp mổ thẳng dễ bị dính que hơn. Phương pháp mổ
thẳng được các thợ hàn có kinh nghiệm ưa thích hơn vì mồi chính xác
vị trí hơn, tuy nhiên phương pháp quẹt thì dễ thực hiện hơn.
3.5 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết
3.5.1 Yêu cầu mối hàn
Hình 3.15. Bài tập hàn trên mặt phẳng
Yêu cầu mối hàn:
- Thực hiện ở tư thế hàn 1G.
- Ngấu hoàn toàn nhưng không cháy thủng.
- Đúng biên dạng và kích thước (b=2÷10 mm, c=1÷3 mm khi t=3 mm).
- Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng
toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân).
3.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật
Bảng 3.5. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn trên mặt phẳng
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
1 Chuẩn bị hàn
- Búa, đe
- Giẻ lau
- Dùng búa nắn thẳng phôi nếu
không phẳng.
- Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi
bẩn.
- Dùng thước và dụng cụ vạch
dấu để tạo ra các đường thẳng
trên mặt phẳng vật hàn.
- Loại bỏ các yếu tố có khả năng
gây mất an toàn nơi làm việc.
48
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
2
Thiết lập các
thông số hàn
- Que
hàn
- Máy
hàn
- Chọn loại và đường kính que
hàn.
- Tính toán và thiết lập cường độ
dòng hàn hoặc điện áp hàn phù
hợp.
3 Tiến hành hàn
- Phôi
hàn
- Bảo
hộ lao
động
- Búa gõ
xỉ, bàn
chải sắt
- Trang bị và duy trì bảo hộ lao
động cần thiết trước và trong
khi hàn.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật
hàn: chiều dài hồ quang, góc
que hàn, kiểu di chuyển và tốc
độ di chuyển phù hợp.
- Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm
tra khuyết tật “từng đường hàn”
và rút kinh nghiệm cho đường
hàn tiếp theo.
4 An toàn - 5S
- Tất cả
dụng
cụ, thiết
bị
- Tắt máy hàn khi không sử dụng.
- Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng
số lượng và vị trí của chúng.
- Dọn dẹp nơi làm việc về trạng
thái ban đầu.
- Kiểm tra lại nơi làm việc một
lần nữa trước khi rời khỏi.
3.6 Bài tập hàn mối hàn giáp mép
3.6.1 Yêu cầu mối hàn
Hình 3.16. Bài tập hàn giáp mối.
49
Yêu cầu mối hàn:
- Thực hiện ở tư thế hàn 1G.
- Ngấu hoàn toàn nhưng không cháy thủng.
- Đúng biên dạng và kích thước (b=2÷6 mm, c=1÷3 mm, c=0÷2 mm
khi t≤6 mm).
- Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng
toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân).
3.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật
Bảng 3.6. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
1 Chuẩn bị hàn
- Búa, đe
- Giẻ lau
- Thước,
dụng cụ
vạch dấu
- Dùng búa nắn thẳng phôi nếu không
phẳng.
- Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn.
- Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây
mất an toàn nơi làm việc.
2
Thiết lập các
thông số hàn
- Que hàn
- Máy hàn
- Chọn loại và đường kính que hàn.
- Tính toán và thiết lập cường độ dòng
hàn hoặc điện áp hàn phù hợp.
3
Hàn đính &
kiểm tra
- Phôi hàn
- Bảo hộ
lao động
- Búa gõ
xỉ, bàn
chải sắt
- Trang bị bảo hộ lao động trước khi
thực hiện.
- Đính ở hai đầu mối hàn hoặc cách
đầu mối hàn 10÷15 mm.
- Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào
chiều dài đường hàn.
- Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn lại
phôi nếu cong vênh.
- Đính tất cả phôi hàn trước khi hàn.
50
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
4
Hàn & kiểm
tra
- Phôi hàn
- Bảo hộ
lao động
- Búa gõ
xỉ, bàn
chải sắt
- Duy trì bảo hộ lao động cần thiết
trong khi hàn.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật hàn:
chiều dài hồ quang, góc que hàn,
kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển
phù hợp.
- Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm
tra khuyết tật “từng đường hàn” và
rút kinh nghiệm cho đường hàn tiếp
theo.
5 An toàn - 5S
- Tất cả
dụng cụ,
thiết bị
- Tắt máy hàn khi không sử dụng.
- Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số
lượng và vị trí của chúng.
- Dọn dẹp nơi làm việc về trạng thái
ban đầu.
- Kiểm tra lại nơi làm việc một lần nữa
trước khi rời khỏi.
3.7 Bài tập hàn mối hàn chồng mối
3.7.1 Yêu cầu mối hàn
Hình 3.17. Bài tập hàn chồng mối
Yêu cầu mối hàn:
- Thực hiện ở tư thế hàn 2F.
- Đúng biên dạng và kích thước cạnh hàn k1
=k2
=t khi t≤6 mm.
- Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng
toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân, tràn viền).
51
3.7.2 Hướng dẫn kỹ thuật
Bảng 3.7. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn chồng mối
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
1 Chuẩn bị hàn
- Búa, đe
- Giẻ lau
- T h ư ớ c ,
dụng cụ
vạch dấu
- Dùng búa nắn thẳng phôi nếu
không phẳng.
- Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi
bẩn.
- Vạch dấu ngay giữa mối tấm để
đặt các tấm lên nhau không bị
lệch.
- Loại bỏ các yếu tố có khả năng
gây mất an toàn nơi làm việc.
2
Thiết lập các
thông số hàn
- Que hàn
- Máy hàn
- Chọn loại và đường kính que hàn.
- Tínhtoánvàthiếtlậpcườngđộdòng
hàn hoặc điện áp hàn phù hợp.
3
Hàn đính &
kiểm tra
- Phôi hàn
- Bảo hộ
lao động
- Búa gõ
xỉ, bàn
chải sắt
- Trang bị bảo hộ lao động trước khi
thực hiện.
- Đính ở hai đầu mối hàn hoặc cách
đầu mối hàn 10÷15 mm.
- Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào
chiều dài đường hàn.
- Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn lại
phôi nếu cong vênh.
- Đính tất cả phôi hàn trước khi hàn.
4 Hàn & kiểm tra
- Duy trì bảo hộ lao động cần thiết
trong khi hàn.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật
hàn: chiều dài hồ quang, góc que
hàn, kiểu di chuyển và tốc độ di
chuyển phù hợp.
- Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm
tra khuyết tật “từng đường hàn”
và rút kinh nghiệm cho đường
hàn tiếp theo.
52
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
5 An toàn - 5S
- Tất cả
dụng cụ,
thiết bị
- Tắt máy hàn khi không sử dụng.
- Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số
lượng và vị trí của chúng.
- Dọn dẹp nơi làm việc về trạng
thái ban đầu.
- Kiểm tra lại nơi làm việc một lần
nữa trước khi rời khỏi.
3.8 Bài tập hàn mối hàn chữ T
3.8.1 Yêu cầu mối hàn
Hình 3.18. Bài tập hàn chữ “T”
Yêu cầu mối hàn:
- Thực hiện ở tư thế hàn 2F.
- Đúng biên dạng và kích thước cạnh hàn k1
=k2
=3÷8 mm khi t ≤ 6 mm.
- Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng
toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân).
53
3.8.2 Hướng dẫn kỹ thuật
Bảng 3.8. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn chữ “T”
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
1 Chuẩn bị hàn
- Búa, đe
- Giẻ lau
- Thước,
dụng cụ
vạch dấu
- Dùng búa nắn thẳng phôi nếu
không phẳng.
- Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn.
- Vạch dấu ngay giữa tấm kim loại
nằm ngang để không bị lệch.
- Loại bỏ các yếu tố có khả năng
gây mất an toàn nơi làm việc.
2
Thiết lập các
thông số hàn
- Que hàn
- Máy hàn
- Chọn loại và đường kính que hàn.
- Tính toán và thiết lập cường
độ dòng hàn hoặc điện áp hàn
phù hợp.
3
Hàn đính &
kiểm tra
- Phôi hàn
- Bảo hộ
lao động
- Búa gõ
xỉ, bàn
chải sắt
- Trang bị bảo hộ lao động trước
khi thực hiện.
- Đính ở hai đầu mối hàn hoặc
cách đầu mối hàn 10÷15 mm.
- Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào
chiều dài đường hàn.
- Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn
lại phôi nếu cong vênh.
- Đính tất cả phôi hàn trước khi
hàn.
4 Hàn & kiểm tra
- Duy trì bảo hộ lao động cần thiết
trong khi hàn.
- Thực hiện đúng các kỹ thuật
hàn: chiều dài hồ quang, góc
que hàn, kiểu di chuyển và tốc
độ di chuyển phù hợp.
- Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm
tra khuyết tật “từng đường hàn”
và rút kinh nghiệm cho đường
hàn tiếp theo.
54
STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện
5 An toàn - 5S
- Tất cả
dụng cụ,
thiết bị.
- Tắt máy hàn khi không sử dụng.
- Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng
số lượng và vị trí của chúng.
- Dọn dẹp nơi làm việc về trạng
thái ban đầu.
- Kiểm tra lại nơi làm việc một
lần nữa trước khi rời khỏi.
3.9 Các sai hỏng phổ biến
Các sai hỏng trong quy trình hàn hồ quang tay rất đa dạng và phong
phú, chúng có thể xuất hiện bên ngoài và bên trong mối hàn. Hiện nay,
trong quy trình kiểm tra chất lượng mối hàn thì việc quan sát để phát hiện
ra các khuyết tật mối hàn sẽ được thợ hàn hoặc người kiểm tra ngoại quan
thực hiện trước bằng mắt thường và sau đó là sử dụng các phương pháp
kiểm tra khác nhau để dò tìm các khuyết tật bên trong mối hàn. Vì thế,
trong nội dung ở mục này chỉ liệt kê ra một số sai hỏng phổ biến trong quá
trình thực tập kỹ thuật hàn xảy ra.
3.9.1 Nứt
Là sự xuất hiện các vết nứt, gãy trong vùng mối hàn hoặc kim loại
cơ bản có hình răng cưa hoặc đường thẳng. Đây là khuyết tật nghiêm trọng
cần nên tránh.
Hình 3.19. Khuyết tật vết nứt xuất hiện ở vật hàn
55
Hành động khắc phục:
- Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước khi hàn.
- Gia nhiệt kim loại cơ bản trước khi hàn.
- Không nên làm nguội vật hàn quá nhanh.
- Lựa chọn đúng loại que hàn.
- Thiết lập trình tự hàn và biên dạng thích hợp để tránh cong vênh
hoặc ứng suất trong kim loại cơ bản.
3.9.2 Cháy thủng
Là sự hiện tượng quá nhiệt hoặc quá ngấu dẫn đến việc hình thành
một cái lỗ xuyên qua hoàn toàn vật hàn. Đây là khuyết tật lớn làm độ bền
mối hàn giảm đáng kể.
Hình 3.20. Khuyết tật cháy thủng mối hàn
Hành động khắc phục:
- Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn.
- Giảm chiều dài hồ quang hoặc điện áp hàn hoặc giảm ESO.
- Sử dụng tấm lót bằng gốm, sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt đặt bên dưới
đường hàn.
3.9.3 Cháy cạnh
Là phần lõm trên vật hàn xuất hiện dọc theo chân mối hàn.
Hình 3.21. Khuyết tật cháy chân mối hàn
56
Hành động khắc phục:
- Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn.
- Giảm tốc độ hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang hợp lý.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Sử dụng thước đo để xác định giá trị cho phép.
3.9.4 Rỗ khí
Là sự xuất hiện của lỗ khí bị mắc kẹt trên bề mặt mối hàn khi được
làm nguội.
Hình 3.22. Khuyết tật rỗ khí bề mặt mối hàn
Hành động khắc phục:
- Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước
khi hàn.
- Điều chỉnh chiều dài hồ quang hợp lý (có thể giảm chiều dài hồ
quang) hoặc giảm ESO.
- Lựa chọn đúng loại que hàn.
57
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Chú ý đến hướng và tốc độ gió xung quanh.
3.9.5 Văng tóe lớn
Là sự bám dính các giọt kim loại lỏng sau quá trình nguội gần mối
hàn và có kích thước lớn.
Hình 3.23. Khuyết tật văng toé các giọt kim loại lỏng
Hành động khắc phục:
- Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO.
- Duy trì ổn định tốc độ hàn.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước khi hàn.
- Có thể sử dụng các vật liệu chống cháy bảo vệ bề mặt vật hàn dọc
theo mối hàn.
58
- Lựa chọn đúng loại que hàn.
3.9.6 Lẫn xỉ
Là lớp thuốc bảo vệ hình thành bên trên bề mặt mối hàn.
Hình 3.24. Khuyết tật lẫn xỉ mối hàn
Hành động khắc phục:
- Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn.
- Duy trì ổn định tốc độ hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang thích hợp.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
3.9.7 Độ mô lớn
Là khoảng cách từ bề mặt vật hàn đến phần cao nhất của mối hàn và
khoảng cách này quá lớn so với tiêu chuẩn.
59
Hình 3.25. Độ mô mối hàn lớn
Hành động khắc phục:
- Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO.
- Tăng tốc độ hàn.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
3.9.8 Tràn viền
Là hiện tượng kim loại mối hàn chồng lấn lên kim loại cơ bản nhưng
không có bất kỳ liên kết nào.
Hình 3.26. Khuyết tật tràn viền mối hàn
Hành động khắc phục:
- Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn.
- Tăng tốc độ hàn.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.
60
3.9.9 Thiếu độ ngấu
Là trường hợp độ ngấu mối hàn không đủ sâu để đạt độ ngấu
yêu cầu.
Hình 3.27. Khuyết tật thiếu độ ngấu mối hàn
Hành động khắc phục:
- Cần xem xét lại việc chuẩn bị cạnh hàn phù hợp với bề dày kim
loại cơ bản.
- Đảm bảo việc đặt các kim loại cơ bản đúng vị trí cần hàn.
- Tăng cường độ dòng điện/điện áp hàn.
- Giảm tốc độ hàn.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.
3.9.10 Độ lõm bề mặt mối hàn góc
Mối hàn bị võng ngay tâm mối hàn.
Hành động khắc phục:
- Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO.
- Giảm tốc độ hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Các đường hàn sau phải phủ hết đường hàn trước đó cho trường
hợp hàn nhiều đường, nhiều lớp.
61
Hình 3.28. Khuyết tật về độ lõm bề mặt mối hàn góc
3.9.11 Độ lồi bề mặt mối hàn góc
Mối hàn bị nhô cao ngay tâm mối hàn.
Hình 3.29. Khuyết tật về độ lồi bề mặt mối hàn góc
Hành động khắc phục:
- Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO.
- Tăng tốc độ hàn.
- Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.
- Điều chỉnh góc độ que hàn.
- Khi hàn nhiều đường, nhiều lớp nên tránh việc đặt các mối hàn quá
gần nhau.
.
62
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3
Câu 1: Nêu khái niệm, cấu tạo hàn hồ quang tay.
Câu 2: Trình bày đặc điểm và ứng dụng của hàn hồ quang tay.
Câu 3: Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách
phân loại que hàn.
Câu 4: Giải thích ký hiệu que hàn E6013.
Câu 5: Chế độ hàn là gì? Trình bày các thông số cơ bản của chế độ
hàn hồ quang tay.
Câu 6: Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn. Nguyên
nhân và cách khắc phục?
Câu 7: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn giáp mối
(1G), biết chiều dày vật hàn là 3 mm.
Câu 8: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn chồng mối
(2F), biết kích thước mối hàn k = 3 mm.
Câu 9: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn góc chữ T
(2F), biết kích thước mối hàn k = 5 mm.
63
Chương 4:
QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC
NÓNG CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ
BẢO VỆ (MIG/MAG)
Theo thống kê từ Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ thì quy trình hàn hồ quang
tay là quy trình được sử dụng phổ biến nhất chiếm 42% trong tổng số các
phương pháp.
42%
34%
13%
9% 2%
SMAW
GMAW/FCAW
GTAW
SAW
Others
Hình 4.1. Thống kê từ Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ về các quy trình hàn
Tuy nhiên dưới nhu cầu sản xuất đòi hỏi năng suất cao và tự động
hóa ngày càng cao, năm 1948 quy trình hàn hồ quang kim loại khí trơ
(GMAW) được phát triển và hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Ban
đầu, quy trình GMAW được sử dụng để hàn nhôm bằng argon (Ar) khí để
bảo vệ, sau đó phát triển ra nhiều các ứng dụng để có thể hàn nhiều vật liệu
khác nhau. Hiện nay quy trình hàn này không thể thiếu trong ngành công
nghiệp hiện đại.
4.1 Giới thiệu chung
4.1.1 Khái niệm
Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí (trơ hoặc
hoạt tính) bảo vệ là quy trình hàn hồ quang dùng để liên kết các kim loại
bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái nóng chảy bằng hồ quang điện.
Hồ quang được sinh ra liên tục giữa hai điện cực của nguồn hàn, một điện
64
cực được nối đến bộ cấp dây điện cực, một được nối đến kim loại cơ bản.
Trong quá trình hàn, áp lực khí cũng được cấp liên tục đến vũng hàn để tạo
ra vùng khí bảo vệ.
Hình 4.2. Nguyên lý hàn hồ quang MIG/MAG
Quy trình hàn này được gọi bởi nhiều tên gọi, thuật ngữ tiếng Anh
khác nhau:
- MIG (Metal Inert Gas): hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong
môi trường có khí trơ bảo vệ: Ar, He,…
- MAG (Metal Active Gas): hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong
môi trường có khí hoạt tính bảo vệ: CO2
, O2
, N2
, H2
.
- GMAW (Gas Metal Arc Welding): hàn hồ quang điện cực nóng
chảy trong môi trường có khí bảo vệ: Ar, H2
, He, CO2
,…
- FCAW (Flux Core Arc Welding): hàn hồ quang điện cực nóng chảy
dùng dây lõi thuốc.
4.1.2 Đặc điểm
Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là quy trình hàn có khả
năng tự động hoá cao, tuỳ vào điều kiện có thể tự động hoá ở 3 kiểu
như sau:
- Bán tự động: dây hàn được cung cấp tự động thông qua máy hàn,
65
còn việc di chuyển, việc điều khiển súng hàn được thực hiện bằng tay.
- Cổng hàn bán tự động: súng hàn được gắn, kết nối vào tay máy.
Người điều khiển sẽ thường xuyên thiết lập và điều chỉnh quá trình điều
khiển để dịch chuyển súng hàn.
- Hàn tự động hoàn toàn: thiết bị hàn được cài đặt và hoạt động hoàn
toàn tự động mà không có sự điều chỉnh thường xuyên quá trình điều khiển
thiết bị bởi người thợ hàn hay người vận hành.
Ngày nay, chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực ngành
nghề nhờ vào ưu điểm:
- Các mối hàn chất lượng cao và năng suất cao hơn so với hàn hồ
quang tay hoặc hàn TIG.
- Loại bỏ các khuyết tật liên quan đến xỉ hàn do không sử dụng thuốc
bảo vệ.
- Môi trường bảo vệ bằng khí tốt hơn thuốc hàn nên sự vắng toé được
giảm đáng kể hoặc dễ dàng loại bỏ nếu bám dính trên bề mặt kim loại.
- Quy trình hàn này rất linh hoạt và có thể được sử dụng với nhiều
loại kim loại và hợp kim, bao gồm: nhôm, đồng, magie, niken và nhiều hợp
kim của chúng, cũng như sắt và hầu hết các hợp kim của nó.
- Quá trình này có thể được vận hành theo một số cách, bao gồm
bán tự động và hoàn toàn tự động nên không đòi hỏi tay nghề người thợ
quá cao.
- Năng lượng hàn tập trung cao nên vật hàn ít biến dạng.
- Khả năng tự động hoá trong hệ thống sản xuất cao.
Bên cạnh đó, quy trình hàn này cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Nhược điểm lớn của quy trình này là nó không thể được sử dụng
ở các vị trí hàn thẳng đứng hoặc hàn trên cao do nhiệt đầu vào cao và tính
chảy loãng của vũng hàn.
- Thiết bị trong quy trình hàn này phức tạp so với thiết bị hồ
quang tay.
4.1.3 Ứng dụng
Quy trình hàn hồ quang MIG/MAG được ứng dụng rất nhiều trong
các lĩnh vực:
- Hàn nối các đường ống dẫn.
66
- Sửa chữa và sản xuất ô tô, tàu biển, xây dựng dân dụng, đường sắt,…
- Dây chuyền sản xuất tự động liên quan đến hàn nối kim loại.
- Hàn dưới nước.
4.2 Cấu tạo
Bộ thiết bị trong quy trình hàn hồ quang MIG/MAG bao gồm:
- Nguồn hàn (máy hàn).
- Bộ cấp dây điện cực.
- Bình chứa khí và van điều chỉnh áp suất.
- Súng hàn.
- Kẹp mát.
- Dây cáp.
- Dây tín hiệu điện.
1. Nguồn hàn (máy hàn).
2. Dây điều khiển máy hàn.
3. Dây cáp nối bộ cấp dây.
4. Dây cáp nối kẹp mát.
5. Kim loại cơ bản.
6. Súng hàn.
7. Bộ cấp dây.
8. Cuộn dây điện cực.
9. Dây dẫn khí.
10. Bình chứa khí bảo vệ.
Hình 4.3. Bộ thiết bị hàn hồ quang MIG/MAG
4.2.1 Nguồn hàn
Phần lớn các ứng dụng hàn MIG/MAG yêu cầu sử dụng phân cực
ngược dòng điện một chiều DC+ (cực dương nối vào súng hàn). Loại kết
nối điện này tạo ra hồ quang ổn định, truyền kim loại trơn tru, hao tổn năng
lượng tương đối thấp và đặc tính mối hàn tốt cho toàn bộ phạm vi dòng
hàn được sử dụng.
67
Dòng điện một chiều phân cực thẳng DC- (điện cực âm nối vào súng
hàn) hiếm khi được sử dụng, vì hồ quang có thể trở nên không ổn định và
thất thường mặc dù độ ngấu mối hàn tốt hơn DC+. DC- được sử dụng khi
hàn ngửa hoặc trạng thái chuyển dịch ngắn mạch.
Dòng điện xoay chiều không được áp dụng cho hàn MIG/MAG vì
hai lý do gây ra việc hồ quang thiếu ổn định: dòng điện giảm xuống 0 khi
chuyển chu kỳ và chỉnh lưu chu kỳ phân cực ngược thúc đẩy hoạt động hồ
quang thất thường.
Chính vì vậy, hầu hết các máy hàn MIG/MAG sử dụng DC+ và điều
chỉnh năng lượng đầu vào theo hai cách: thiết lập điện áp hàn đầu vào
không đổi (Constant Voltage-CV) hoặc thiết lập dòng điện đầu vào không
đổi (Constant Current-CC).
- Đặc tính V-A của nguồn CC (Hình 4.4a) có dạng hình cung, vì thế
sự thay đổi điện áp thì dòng hàn không thay đổi đáng kể.
- Đặc tính V-A của nguồn CV (Hình 4.4b) có dạng nằm ngang, nên
ứng với sự thay đổi nhỏ về điện áp cũng dẫn tới sự thay đổi lớn về dòng
điện. Ưu điểm chính của thiết bị kiểu CV là điện áp hồ quang không đổi
trong suốt quá trình hàn. Dòng hàn sẽ tự động tăng hoặc giảm khi chiều dài
hồ quang thay đổi, từ đó làm tăng hoặc giảm tốc độ chảy của dây hàn nhờ
đó mà điện áp hồ quang được duy trì không đổi. Như vậy, thiết bị MIG/
MAG điều chỉnh dòng điện hàn thông qua bộ cấp dây.
a) Nguồn hàn CC b) Nguồn hàn CV
Hình 4.4. Đặc tính V-A của nguồn hàn MIG/MAG
68
4.2.2 Súng hàn
Súng hàn có nhiệm vụ vừa dẫn điện từ máy hàn tới dây điện cực,
vừa dẫn khí từ bình chứa khí đến vũng hàn và vừa cấp tín hiệu điều khiển
đến máy hàn để thực hiện quá trình hàn. Vì thế, cấu tạo của súng hàn gồm
nhiều chi tiết được làm từ nhiều vật liệu khác nhau vì chúng đảm nhận một
nhiệm vụ khác nhau. Hình 4.4 là cấu tạo của một súng hàn MIG/MAG.
Hình 4.5 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng hàn
69
4.2.3 Bộ cấp dây
Bộ cấp dây được sử dụng trong quá trình hàn hồ quang MIG/MAG
có hai loại: bộ cấp dây rời và bộ cấp dây bên trong máy hàn. Hình 4.6 bên
dưới là cấu tạo của một bộ cấp dây.
a) Bộ cấp dây rời
b) Bộ cấp dây bên trong máy
hàn
1-Động cơ DC.
2-Bộ dẫn hướng dây điện cực.
3-Bánh dẫn chủ động.
4-Cơ cấu tạo lực ép.
5-Núm vặn điều chỉnh lực ép.
c) Bộ phận chính cấp dây điện cực
d) Các loại rãnh trên bánh dẫn chủ động
Hình 4.6. Bộ cấp dây hàn hồ quang MIG/MAG
70
4.2.4 Khí bảo vệ
Việc lựa chọn khí bảo vệ phù hợp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng
của mối hàn. Các tiêu chí được căn cứ để chọn khí bảo vệ phù hợp là:
- Vật liệu cần hàn.
- Cơ tính mong muốn của kim loại mối hàn.
- Chiều dày vật hàn và kiểu mối ghép.
- Điều kiện của vật liệu như sự hiện diện của rỉ sét, ăn mòn, lớp phủ
bảo vệ, dầu nhớt.
- Kiểu chuyển dịch của kim loại vào vũng hàn.
- Vị trí mối hàn trong không gian.
- Độ ngấu của mối hàn.
- Hình dạng mối hàn.
- Chi phí.
Dưới tác dụng của nhiệt lượng từ hồ quang, khí bảo vệ phản ứng theo
nhiều cách khác nhau. Chiều và độ lớn của dòng điện trong hồ quang ảnh
hưởng tới chuyển dịch của kim loại dây hàn vào vũng hàn. Trong nhiều
trường hợp, khí bảo vệ ảnh hưởng tích cực lên một kiểu chuyển dịch nào
đó nhưng lại không phù hợp với kiểu chuyển dịch khác. Có 3 tiêu chuẩn
về đặc tính của khí bảo vệ được đặt ra:
- Khả năng ion hóa của các thành phần khí.
- Độ dẫn nhiệt của các thành phần khí bảo vệ.
- Phản ứng hóa học của khí bảo vệ với kim loại dây hàn và vũng hàn.
Khí dùng trong quy trình hàn MIG/MAG hiện nay được chia ra:
Khí trơ bảo vệ:
- Argon và heli là hai loại khí trơ được sử dụng để bảo vệ kim loại
vũng hàn. Năng lượng ion hóa của argon và heli lần lượt là 15,7 eV và 24,5
eV. Do vậy, argon dễ được ion hóa hơn so với heli. Chính vì lý do này mà
argon có khả năng gây hồ quang tốt hơn heli.
- Độ dẫn nhiệt hay còn gọi là khả năng truyền nhiệt của khí bảo vệ là
một căn cứ quan trọng để chọn lựa khí bảo vệ. Độ dẫn nhiệt cao sẽ dẫn đến
nhiệt lượng được truyền vào vật hàn lớn. Độ dẫn nhiệt cũng ảnh hưởng tới
hình dạng của hồ quang và sự phân phối nhiệt vào mối hàn. argon có độ
71
dẫn nhiệt kém hơn so với heli và hydro khoảng 10%. Độ dẫn nhiệt cao của
heli dẫn tới bề rộng mối hàn lớn và làm giảm chiều sâu ngấu của mối hàn.
Hỗn hợp khí với một tỷ lệ lớn thành phần là argon sẽ cho kết quả là chiều
sâu ngấu lớn – hiệu ứng ngón tay. Đó là do argon có độ dẫn nhiệt thấp hơn.
Hình 4.7. Hiệu ứng ngón tay khi hồn hợp khí bảo vệ có khí argon
- Argon là một khí được sử dụng phổ biến nhất. So sánh với heli thì
độ dẫn nhiệt của argon thấp hơn. Nhưng năng lượng cần để ion hóa argon
lại thấp hơn dẫn tới hiệu ứng độ ngấu sâu và dài như ngón tay. Argon hỗ
trợ kiểu chuyển dịch dọc trục. Khi hàn các hợp kim niken, đồng, nhôm,
titan và magie đều nên sử dụng khí bảo vệ là 100% argon. Bởi vì, argon
có năng lượng ion hóa thấp nên dễ tạo hồ quang. Argon thường là thành
phần chính trong các hỗn hợp khí gồm có hai hay ba loại khí dùng trong
hàn MIG/MAG. Điều đó làm tăng hiệu suất chuyển dịch của kim loại dây
hàn vào vũng hàn.
- Heli thường được thêm vào trong hỗn hợp khí bảo vệ khi hàn thép
không gỉ và hàn nhôm. Heli có độ dẫn nhiệt rất cao nên làm cho bề rộng
mối hàn lớn nhưng chiều sâu ngấu lại ít hơn. Khi trong hỗn hợp khí bảo
vệ có thành phần của heli sẽ làm cho hồ quang ổn định hơn. Ngoài ra, heli
trong thành phần hỗn hợp khí argon sẽ tác động làm giảm tính chảy loãng
của kim loại nền qua đó làm chống ăn mòn kim loại. Hỗn hợp heli và argon
được sử dụng phổ biến khi hàn nhôm với vật hàn dày hơn 25 mm.
Khí hoạt tính bảo vệ:
- Oxi, hydro, nitơ và CO2
là các loại khí hoạt tính.
- CO2
là khí trơ ở nhiệt độ phòng nhưng sẽ trở nên hoạt tính khi ở
trong cột hồ quang và kim loại nóng chảy. Trong cột hồ quang với nguồn
năng lượng cao, CO2
phân ly thành cacbon, CO và O2
. Phản ứng phân ly
này xảy ra ở cực dương của cột hồ quang. Tại cực âm của cột hồ quang –
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf
Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf

More Related Content

What's hot

Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddkBao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddkhoangtrong58
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYLuận Văn 1800
 
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdf
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdfBài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdf
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdfMan_Ebook
 
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C nataliej4
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfMan_Ebook
 
Slide nhóm 5 ppnckh
Slide nhóm 5 ppnckhSlide nhóm 5 ppnckh
Slide nhóm 5 ppnckhVân Nguyễn
 
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...phamhieu56
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) nataliej4
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...luanvantrust
 
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddkBao cao thuc tap  nghành điều khiển tự động k44ddk
Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật giải pháp xử lý tín hiệu cho bộ cảm nhận phổ dải rộn...
 
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
ĐỀ TÀI : Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
 
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdf
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdfBài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdf
Bài tập sức bền vật liệu nâng cao - Lê Thanh Phong, Phạm Tấn Hùng.pdf
 
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C
Học Phần Quản Trị Tác Nghiệp Thương Mại Điện Tử B2C
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh t...
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdfGiáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
Giáo trình thí nghiệm vật liệu học - Nguyễn Văn Thức.pdf
 
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đLuận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
Luận văn: Quan hệ của cha mẹ với con tuổi thiếu niên, HAY, 9đ
 
Slide nhóm 5 ppnckh
Slide nhóm 5 ppnckhSlide nhóm 5 ppnckh
Slide nhóm 5 ppnckh
 
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN NGÀNH XÂY DỰNG Ở VIỆT N...
 
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
Luận án: Phong trào thanh niên tình nguyện ở Việt Nam (2000-2014)
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
 
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad) Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
Thiết kế động cơ điện không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc (Kèm file Autocad)
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Nhân Thọ Của Khách Hàng Tại ...
 
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
Luận văn: Năng lượng sạch đối với môi trường, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0...
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 

Similar to Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf

Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfĐồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfLaiPhmVn
 
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUT
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUTBài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUT
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUTMinh Đức Nguyễn
 
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfNghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfMan_Ebook
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...nataliej4
 
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Man_Ebook
 
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645jackjohn45
 
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Man_Ebook
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfMan_Ebook
 
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnLuận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfMan_Ebook
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf (20)

Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệuLuận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
Luận án: Ảnh hưởng của thông số công nghệ lên pin nhiên liệu
 
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
Luận án: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát ảnh hưởng của một số thông số công ng...
 
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdfĐồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
Đồ án thiết kế METK 2 biên.pdf
 
Dao động của dầm FGM có lỗ rỗng vi mô trong môi trường nhiệt độ
Dao động của dầm FGM có lỗ rỗng vi mô trong môi trường nhiệt độDao động của dầm FGM có lỗ rỗng vi mô trong môi trường nhiệt độ
Dao động của dầm FGM có lỗ rỗng vi mô trong môi trường nhiệt độ
 
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUT
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUTBài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUT
Bài giảng Chi Tiết Máy Full - TNUT
 
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdfNghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
Nghiên cứu thiết kế tối ưu động cơ Servo không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc.pdf
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA HỆ THỐNG BẢO VỆ CƠ -...
 
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
Nghiên cứu thiết kế bộ quan sát và điều khiển nhiệt độ trong phôi theo mô hìn...
 
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
Xây Dựng Mô Hình Dự Đoán Nhám Bề Mặt Và Mòn Dụng Cụ Khi Tiện Cứng Thép X12m B...
 
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645
Thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm rung động trợ giúp gia công lỗ sâu 5393645
 
Mô hình nâng cao độ chính xác phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp
Mô hình nâng cao độ chính xác phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịpMô hình nâng cao độ chính xác phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp
Mô hình nâng cao độ chính xác phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp
 
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...
Luận án: Mô hình nhận dạng phân loại tín hiệu điện tim loạn nhịp - Gửi miễn p...
 
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
Nghiên cứu giải pháp vận hành tách lưới để hạn chế dòng điện ngắn mạch trên l...
 
Tìm hiểu về công nghệ sản xuất phân lân nung chảy và vấn đề môi trường .doc
Tìm hiểu về công nghệ sản xuất phân lân nung chảy và vấn đề môi trường .docTìm hiểu về công nghệ sản xuất phân lân nung chảy và vấn đề môi trường .doc
Tìm hiểu về công nghệ sản xuất phân lân nung chảy và vấn đề môi trường .doc
 
Đề tài: Chế tạo composite nền Cu cốt hạt TiC bằng luyện kim bột
Đề tài: Chế tạo composite nền Cu cốt hạt TiC bằng luyện kim bộtĐề tài: Chế tạo composite nền Cu cốt hạt TiC bằng luyện kim bột
Đề tài: Chế tạo composite nền Cu cốt hạt TiC bằng luyện kim bột
 
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdfThiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
Thiết kế máy cắt vải trong dây chuyền sản xuất lốp ôtô.pdf
 
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điệnLuận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
Luận án: Thuật toán trí tuệ nhân tạo cho bài toán tái cấu trúc lưới điện
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdfNghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn phân tán tới hệ thống bảo vệ rơ le.pdf
 
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxyChế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
Chế tạo vật liệu xúc tác điện hóa trên cơ sở IrO2 cho phản ứng thoát ôxy
 
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Thực tập kỹ thuật hàn - Trần Ngọc Thiện, Võ Xuân Tiến, Hoàng Văn Hướng, Nguyễn Thanh Tân.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH TRẦN NGỌC THIỆN VÕ XUÂN TIẾN HOÀNG VĂN HƯỚNG NGUYỄN THANH TÂN THỰC TẬP KỸ THUẬT HÀN
  • 2. 1 ThS. TRẦN NGỌC THIỆN TS. VÕ XUÂN TIẾN KS. HOÀNG VĂN HƯỚNG ThS. NGUYỄN THANH TÂN THỰC TẬP KỸ THUẬT HÀN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI NÓI ĐẦU Hàn là một quy trình gia công quan trọng trong Cơ khí chế tạo máy. Nắm vững kiến thức liên quan đến quy trình công nghệ Hàn là một yêu cầu quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành Cơ khí. Nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập học phần Thực tập Hàn điện, nhóm biên soạn giáo trình Thực tập Kỹ thuật Hàn đã tổng hợp những kiến thức cốt lõi của lĩnh vực này vào trong giáo trình giúp sinh viên có được tài liệu hỗ trợ học tập tốt nhất cho việc tìm hiểu, tính toán các thông số kỹ thuật liên quan đến Công nghệ Hàn điện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học và tự học của sinh viên. Giáo trình Thực tập Kỹ thuật Hàn dùng cho sinh viên các trường nghề, trường cao đẳng, đại học đào tạo các chuyên ngành cơ khí như Công nghệ Chế tạo máy, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử, Kỹ thuật Công nghiệp,… nhằm củng cố phần lý thuyết cơ bản về tính toán các thông số kỹ thuật hàn, phân biệt các quy trình hàn cũng như nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đường hàn cũng như cung cấp các kiến thức liên quan đến thực hiện An toàn lao động trong ngành Hàn, gồm các nội dung chính: - An toàn lao động trong ngành nghề hàn; - Tổng quan về hàn; - Quy trình hàn hồ quang tay; - Quy trình hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí bảo vệ (MIG/MAG); - Quy trình hàn hồ quang điện cực không nóng chảy trong môi trường có khí bảo vệ (TIG); - Quy trình hàn hồ quang chìm. Ngoài ra, quyển sách còn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các kỹ thuật viên, kỹ sư công tác trong lĩnh vực cơ khí. Thay mặt nhóm Biên soạn
  • 5. 4
  • 6. 5 MỤC LỤC Lời nói đầu................................................................................................. 3 Chương 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NGHỀ HÀN 1.1 Các mối nguy hiểm trong lĩnh vực hàn. ............................................ 10 1.1.1 Điện giật................................................................................ 10 1.1.2 Khói và khí hàn..................................................................... 12 1.1.3 Bức xạ hồ quang................................................................... 13 1.1.4 Cháy hoặc nổ. ........................................................................ 14 1.1.5 Nổ bình khí........................................................................... 15 1.1.6 Tiếng ồn................................................................................ 16 1.1.7 Trường điện từ. ...................................................................... 16 1.1.8 Các bộ phận có nhiệt độ cao................................................. 16 1.2 Bảo hộ lao động................................................................................ 16 1.2.1 Nón, mặt nạ, kính hàn........................................................... 17 1.2.2 Găng tay hàn, giày bảo hộ. .................................................... 17 1.2.3 Quần, áo, yếm hàn................................................................ 18 1.2.4 Mặt nạ phòng độc. ................................................................. 19 1.2.5 Bảo vệ tai.............................................................................. 19 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. ............................................................ 19 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HÀN 2.1 Giới thiệu.......................................................................................... 20 2.1.1 Các khái niệm cơ bản............................................................ 20 2.1.2 Đặc điểm............................................................................... 21 2.1.3 Công dụng............................................................................. 22 2.1.4 Phân loại. ............................................................................... 22 2.2 Các yếu tố thuật ngữ......................................................................... 22 2.2.1 Cấu tạo của một mối liên kết hàn. ......................................... 22 2.2.2 Các kiểu liên kết hàn............................................................. 23 2.2.3 Các kiểu chuẩn bị mép hàn................................................... 24 2.2.4 Các vị trí hàn......................................................................... 25 2.2.5 Ký hiệu mối hàn.................................................................... 28 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2. ............................................................ 32
  • 7. 6 Chương 3: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY 3.1 Giới thiệu chung............................................................................... 33 3.1.1 Khái niệm.............................................................................. 33 3.1.2 Đặc điểm............................................................................... 34 3.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 34 3.2 Cấu tạo.............................................................................................. 35 3.2.1 Nguồn hàn............................................................................. 35 3.2.2 Dây cáp................................................................................. 37 3.2.3 Kềm hàn................................................................................ 37 3.2.4 Que hàn................................................................................. 37 3.3 Thông số hàn và kỹ thuật hàn hồ quang tay..................................... 40 3.3.1 Que hàn (điện cực hàn)......................................................... 40 3.3.2 Cường độ dòng hàn............................................................... 41 3.3.3 Chiều dài hồ quang............................................................... 41 3.3.4 Góc độ que hàn (điện cực).................................................... 42 3.3.5 Kiểu di chuyển...................................................................... 43 3.3.6 Tốc độ hàn (Vs )..................................................................... 44 3.4 Hướng dẫn mồi, duy trì và ngắt hồ quang........................................ 45 3.4.1 Kẹp que hàn.......................................................................... 45 3.4.2 Kỹ thuật mồi hồ quang.......................................................... 46 3.5 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết................................................... 47 3.5.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 47 3.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 47 3.6 Bài tập hàn mối hàn giáp mép.......................................................... 48 3.6.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 48 3.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 49 3.7 Bài tập hàn mối hàn chồng mối........................................................ 50 3.7.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 50 3.7.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 51 3.8 Bài tập hàn mối hàn chữ T................................................................ 52 3.8.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 52 3.8.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 52 3.9 Các sai hỏng phổ biến....................................................................... 54 3.9.1 Nứt........................................................................................ 54 3.9.2 Cháy thủng............................................................................ 55 3.9.3 Cháy cạnh. ............................................................................. 55 3.9.4 Rỗ khí.................................................................................... 56
  • 8. 7 3.9.5 Văng tóe lớn.......................................................................... 57 3.9.6 Lẫn xỉ.................................................................................... 58 3.9.7 Độ mô lớn............................................................................. 58 3.9.8 Tràn viền............................................................................... 59 3.9.9 Thiếu độ ngấu....................................................................... 60 3.9.10 Độ lõm bề mặt mối hàn góc.................................................. 60 3.9.11 Độ lồi bề mặt mối hàn góc.................................................... 61 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ............................................................ 62 Chương 4: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC NÓNG CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ BẢO VỆ (MIG/MAG) 4.1 Giới thiệu chung............................................................................... 63 4.1.1 Khái niệm.............................................................................. 63 4.1.2 Đặc điểm............................................................................... 64 4.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 65 4.2 Cấu tạo.............................................................................................. 66 4.2.1 Nguồn hàn............................................................................. 66 4.2.2 Súng hàn. ............................................................................... 68 4.2.3 Bộ cấp dây. ............................................................................ 69 4.2.4 Khí bảo vệ............................................................................. 70 4.2.5 Dây điện cực......................................................................... 73 4.3 Thông số và kỹ thuật hàn.................................................................. 75 4.3.1 Xác định dạng chuyển dịch điện cực và vũng hàn. ............... 75 4.3.2 Dây điện cực......................................................................... 78 4.3.3 Điện áp hàn và tốc độ cấp dây.............................................. 80 4.3.4 Lưu lượng khí bảo vệ............................................................ 82 4.3.5 Góc điện cực......................................................................... 82 4.3.6 Tốc độ hàn. ............................................................................ 83 4.3.7 Kiểu di chuyển điện cực. ....................................................... 84 4.4 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết................................................... 86 4.4.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 86 4.4.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 87 4.5 Bài tập hàn mối hàn giáp mép.......................................................... 87 4.5.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 87 4.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 88 4.6 Hàn mối hàn chữ T........................................................................... 89 4.6.1 Yêu cầu mối hàn................................................................... 89
  • 9. 8 4.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật. .............................................................. 90 4.7 Các vấn đề thường gặp khi hàn MIG/MAG..................................... 91 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4. ............................................................ 96 Chương 5: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC KHÔNG NÓNG CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ BẢO VỆ (TIG) 5.1 Giới thiệu chung............................................................................... 97 5.1.1 Khái niệm.............................................................................. 97 5.1.2 Đặc điểm............................................................................... 98 5.1.3 Ứng dụng.............................................................................. 99 5.2 Cấu tạo.............................................................................................. 99 5.3 Thông số và kỹ thuật hàn................................................................ 102 5.3.1 Điện cực hàn....................................................................... 102 5.3.2 Tốc độ hàn. .......................................................................... 107 5.3.3 Cường độ dòng hàn và điện áp hàn.. ................................... 107 5.3.4 Chiều dài hồ quang............................................................. 108 5.3.5 Khí bảo vệ........................................................................... 109 5.3.6 Que hàn phụ.........................................................................111 5.3.7 Kỹ thuật hàn.........................................................................113 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5. ...........................................................117 Chương 6: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG CHÌM 6.1 Giới thiệu chung..............................................................................118 6.1.1 Khái niệm.............................................................................118 6.1.2 Đặc điểm..............................................................................119 6.1.3 Ứng dụng............................................................................ 120 6.2 Cấu tạo............................................................................................ 120 6.2.1 Nguồn hàn........................................................................... 121 6.2.2 Xe di chuyển điện cực. ........................................................ 122 6.3 Thông số và kỹ thuật hàn hồ quang chìm....................................... 123 6.3.1 Cường độ dòng hàn............................................................. 123 6.3.2 Điện áp hàn......................................................................... 123 6.3.3 Tốc độ hàn. .......................................................................... 123 6.3.4 Các yếu tố phụ khác............................................................ 124 6.3.5 Kỹ thuật hàn hồ quang chìm............................................... 125 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6. .......................................................... 126 TÀI LIỆU THAO KHẢO . .................................................................. 127
  • 10. 9 Chương 1: AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH NGHỀ HÀN Phòng ngừa tai nạn là mục đích chính của chương này. Thông tin an toàn bao gồm trong chương này nhằm mục đích hướng dẫn. Không có gì thay thế cho sự thận trọng và cảm nhận của các giác quan. Một công việc an toàn là không có tai nạn; cần phải làm việc để đảm bảo công việc được an toàn. Mỗi người phải chịu trách nhiệm cá nhân về sự an toàn của chính mình và sự an toàn của những người khác trong công việc. Hàn là một ngành công nghiệp rất lớn và đa dạng. Chương này sẽ chỉ tập trung vào phần liên quan đến an toàn hàn cơ bản. Cần phải đọc, học hỏi và tuân theo tất cả các quy tắc, quy định và quy trình an toàn cho các khu vực làm việc. Trong nghề hàn có một số nguy cơ tiềm ẩn về an toàn. Những mối nguy hiểm này không cần thiết khiến bất cứ ai bị tổn thương. Học cách làm việc an toàn cũng quan trọng như học để trở thành một nhân viên lành nghề trong một lĩnh vực nào đó của nghề hàn. Khi làm việc phải tiếp cận công việc mới với sự an toàn của mình. Sự an toàn của mình là trách nhiệm của chính mình và mình phải đảm nhận trách nhiệm đó. Không thể lường trước hết những nguy hiểm có thể xảy ra trong mọi công việc. Có thể có một số nguy hiểm không được đề cập trong chương này. Trong quá trình làm việc có thể nhận thông tin an toàn cụ thể từ các nhà sản xuất thiết bị hàn và các nhà cung cấp,… Nếu một tai nạn xảy ra trên một địa điểm hàn, nó có thể gây ra hậu quả vượt xa người bị thương. Tai nạn nghiêm trọng có thể dẫn đến các cuộc điều tra. Trong quá trình điều tra, địa điểm làm việc có thể bị đóng cửa trong nhiều giờ, ngày, tuần, tháng, hoặc thậm chí vĩnh viễn. Trong khi địa điểm làm việc đóng cửa để điều tra, người lao động có thể nghỉ việc mà không được trả lương. Nếu được xác định rằng hành động cố ý của người lao động đã góp phần gây ra tai nạn, người lao động có thể bị mất việc làm, bị phạt tiền, hoặc tệ hơn là bị xử lý hình sự. Luôn tuân thủ các quy tắc và không bao giờ đùa giỡn hoặc “đùa với lửa” trong khi làm việc.
  • 11. 10 1.1 Các mối nguy hiểm trong lĩnh vực hàn 1.1.1 Điện giật Việc chạm vào các bộ phận mang điện có thể gây ra những cú sốc chết người hoặc bỏng nặng. Những bộ phận của máy hàn (từ mạch điện bên trong máy đến điện cực hoặc vật hàn) có thể mang điện bất cứ lúc nào nếu như công tắc được bật. Trong các quy trình hàn bán tự động hoặc tự động, việc rò rỉ điện có thể đến từ dây điện cực hoặc là những chi tiết kim loại của bộ cấp dây. Việc lắp đặt thiết bị không chính xác hoặc việc nối đất không đúng cách là một mối nguy hiểm. Các biện pháp phòng tránh: - Không chạm vào các bộ phận mang điện. - Không mang găng tay hoặc đồ bảo hộ ẩm ướt. - Cần cách điện và cách nhiệt từ môi trường làm việc hoặc từ mặt đất bằng thảm hoặc tấm cách nhiệt. - Hạn chế sử dụng nguồn hàn AC và không làm việc một mình trong điều kiện ẩm ướt, không gian chật hẹp hoặc ở những vị trí có nguy cơ rơi từ trên cao. - Chỉ sử dụng nguồn hàn AC nếu được yêu cầu trong quy trình hàn. - Ngắt nguồn điện vào máy hàn khi cần thay thế hoặc sửa chữa thiết bị. - Kiểm tra việc nối đất máy hàn hoặc ổ cắm được dùng để cấp điện cho máy hàn. - Giữ cho các dây dẫn điện khô tráo, không dính dầu, mỡ và được bảo vệ để tránh thiệt hại từ những kim loại nóng hoặc sự văng tóe kim loại lỏng trong quá trình hàn sinh ra. Thay thế ngay lập tức nếu bị hỏng. - Tắt tất cả thiết bị khi không sử dụng. - Không sử dụng các dây cáp bị mòn, hư hỏng, kích thước nhỏ hoặc đã được sửa chữa.
  • 12. 11 - Không choàng dây cáp lên người. - Nếu được yêu cầu nối đất cho vật hàn thì nối trực tiếp bằng dây cáp riêng. - Không được chạm vào điện cực hàn hoặc điện cực của nguồn hàn khác khi đang làm việc hoặc chân chạm đất. - Chỉ sử dụng các thiết bị được bảo dưỡng tốt. Sửa chữa hoặc thay ngay lập tức các bộ phận bị hư hỏng. Bảo trì thiết bị theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. - Mang dây bảo hộ khi làm việc trên tầng cao. - Đối với máy hàn DC, sau khi tắt thiết bị hoặc ngắt nguồn điện thì điện áp vẫn còn duy trì, vì thế cần xả các tụ điện đầu vào theo sách hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi chạm vào bất cứ bộ phận nào. Bảng 1.1. Giá trị điện trở trong trường hợp cách điện tốt và không tốt Điện trở thành phần Cách điện tốt Cách điện không tốt (ví dụ như bị ẩm ướt) Bao tay da 10000 Ω 50 Ω Cơ thể kể cả điện trở da 3000 Ω 1000 Ω Giày bảo hộ 10000 Ω 50 Ω Điện trở tổng 23000 Ω 1100 Ω Với các giá trị điện trở thành phần tiêu biểu được liệt kê ở Bảng 1.1, ta có thể thực hiện một ví dụ sau: Với một mạch điện có hiệu điện áp U = 42 V chạy khép kín qua bao tay và giày bảo hộ, như vậy có một dòng điện với cường độ I chạy qua cơ thể. Cường độ dòng điện sẽ có giá trị tương ứng trong mối quan hệ giữa hiệu điện áp U và điện trở R là: - Cường độ dòng điện khi qua vật được cách điện tốt là: I = = 0,0018 A = 1,8 mA - Cường độ dòng điện khi qua vật không được cách điện tốt: I = = 0,038 A = 38 mA Và so hai kết quả với Bảng 1.2 có thể dễ dàng thấy rằng nếu được
  • 13. 12 cách điện tốt thì mức độ ảnh hưởng của dòng điện đến cơ thể con người ở cảm giác tê nhẹ hoặc đau nhẹ nhưng nếu không được cách điện tốt thì mức ảnh hưởng đến cơ thể người khá nghiêm trọng vì có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm. Bảng 1.2. Cường độ dòng điện và mức độ ảnh hưởng đến cơ thể người Dòng điện Mức độ ảnh hưởng của dòng điện tới cơ thể con người 1 mA (0.001A) Cảm giác tê nhẹ 5 mA (0.005A) Giật đau nhẹ 10 mA (0.01A) Co giật 20 mA (0.02 A) Khó tự mình rút tay ra khỏi dây điện 50 mA (0.05A) Rơi vào trạng thái nguy hiểm 100 mA (0.1A) Có thể gây tử vong 1.1.2 Khói và khí hàn Khói và khí hàn được sinh ra trong quá trình hàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người lao động qua đường hô hấp. Các biện pháp phòng tránh: - Không hít các loại khói và khí hàn. - Sử dụng các biện pháp thông gió nơi làm việc. - Đọc và hiểu các chỉ dẫn an toàn từ các nhà sản xuất: chất kết dính, lớp phủ, chất tẩy rửa, chất làm mát, chất tẩy dầu mỡ,… trên các bề mặt vật hàn. - Chỉ làm việc trong không gian chật hẹp khi được thông gió hoặc được trang bị mặt nạ phòng độc. Luôn có một nhân viên canh gác đã được đào tạo bên cạnh. Khí và khói hàn có thể dịch chuyển trong không khí và làm giảm mức oxy gây thương tích hoặc tử vong. - Không hàn ở những vị trí gần khu tẩy dầu nhớt, làm sạch hoặc phun rửa vì nhiệt và các tia hồ quang có thể phản ứng với hơi nước tạo ra những khí có độc tính cao hoặc có mùi khó chịu. - Cần phải loại bỏ các lớp phủ trên bề mặt kim loại như: sơn, mạ kẽm, chì,… trước khi hàn. Nơi làm việc phải được thông khí tốt hoặc đeo
  • 14. 13 mặt nạ phòng độc vì thành phần của những chất này có thể tạo ra các khí độc nếu được hàn. a) Giữ đầu khỏi khói và khí hàn b) Sử dụng quạt hút hoặc hệ thống thông gió Hình 1.1. Các biện pháp phòng tránh khói và khí hàn a) Phương án thông gió trong bồn, thùng chứa kín b) Quạt hút thông gió Hình 1.2. Phương án và thiết bị thông gió nơi không gian kín 1.1.3 Bức xạ hồ quang Các tia hồ quang từ quá trình hàn tạo ra các tia cực tím và hồng ngoại có thể nhìn thấy được hoặc không nhìn thấy được có thể làm bỏng mắt và da. Bên cạnh đó, các tia lửa điện cũng bay ra từ vũng hàn. Các biện pháp phòng tránh:
  • 15. 14 - Mang nón hàn hoặc mặt nạ hàn đạt chuẩn để tránh các tia bức xạ hồ quang hoặc các tia lửa trong khi hàn hoặc quan sát hàn. - Sử dụng màn chắn hoặc hàng rào bảo vệ những người xung quanh khỏi ánh sáng cường độ lớn, chói và tia lửa. Cảnh báo những người khác không xem hồ quang bằng mắt thường. - Mặc đồ bảo hộ cơ thể được làm từ các vật liệu bền và chống cháy như da, cotton dày, len. 1.1.4 Cháy hoặc nổ Hàn trên các vật chứa kín, chẳng hạn như bể chứa, thùng phuy hoặc đường ống, có thể làm nổ chúng. Tia lửa điện bay ra từ hồ quang hàn, phôi nóng hoặc thiết bị nóng có thể gây ra hỏa hoạn hoặc bỏng. Sự tiếp xúc tình cờ của điện cực với các vật hàn kim loại có thể gây ra tia lửa, nổ, quá nhiệt hoặc hỏa hoạn. Kiểm tra và đảm bảo khu vực đó an toàn trước khi thực hiện bất kỳ công việc hàn nào. Các biện pháp phòng tránh: - Loại bỏ các vật dụng dễ cháy trong phạm vi 10,7 m khi hàn hồ quang hoặc được che đậy bằng các vật dụng phù hợp, chống cháy. - Không hàn ở những nơi mà tia lửa điện bay vào vật liệu dễ cháy. - Bảo vệ bản thân và người khác tránh các thương tích từ tia lửa hoặc kim loại nóng. - Để ý tới nguy cơ cháy và đặt bình cứu hỏa gần đó. - Chú ý rằng hàn trên trần, sàn hoặc vách ngăn có thể gây cháy ở mặt đối diện. - Không cắt hoặc hàn lên mâm xe hoặc bánh xe vì lốp có thể nổ khi nóng lên. Các mâm xe và bánh xe có thể bị lỗi sau khi sửa chữa. - Không hàn lên những vật chứa có chứa chất cháy hoặc những vật chứa kín như bồn, bể, thùng phuy, đường ống trừ khi chúng được chuẩn bị phù hợp theo các tiêu chuẩn đặc thù. - Không hàn ở những nơi có không khí chứa bụi bẩn, khí hoặc hơi lỏng dễ cháy (ví dụ như xăng). - Kết nối kẹp mát chắc chắn với vật hàn hoặc bàn hàn để tránh việc tóe lửa dẫn đến hỏa hoạn.
  • 16. 15 - Tháo que hàn ra khỏi kềm hàn khi không sử dụng. - Mặc đồ bảo hộ cơ thể được làm từ các vật liệu bền và chống cháy như da, cotton dày, len. - Loại bỏ các vật dụng dễ cháy trong người như bật lửa, hộp diêm trước khi thực hiện bất cứ quy trình hàn nào. - Trước khi hoàn thành công việc cần kiểm tra lại khu vực làm việc xem có khả năng gây cháy do tia lửa hay ngọn lửa nào không. - Chỉ sử dụng đúng cầu chì, cầu dao điện. Không được tự ý thay đổi kích thước hoặc bỏ qua chúng. - Đọc và hiểu các chỉ dẫn an toàn từ các nhà sản xuất: chất kết dính, lớp phủ, chất tẩy rửa, chất làm mát, chất tẩy dầu mỡ,… trên các bề mặt vật hàn. - Khi làm việc trong môi trường có khả năng gây cháy cần phải bố trí người canh lửa hoặc bình chữa cháy bên cạnh. a) Không hàn gần các vật dụng dễ cháy b) Bố trí người canh lửa c) Không hàn lên những vật chứa kín Hình 1.3. Các biện pháp phòng tránh cháy, nổ 1.1.5 Nổ bình khí Bình khí là một thiết bị trong các quy trình hàn hồ quang trong môi trường có khí bảo vệ, được dùng để chứa khí dưới áp suất cao. Nếu hư hỏng, bình khí có thể phát nổ, vì thế cần phải cẩn thận với chúng. Các biện pháp phòng tránh: - Bảo vệ bình khí tránh khỏi nhiệt độ cao,
  • 17. 16 va đập mạnh, xỉ hàn, ngọn lửa, tia lửa hàn, hồ quang hàn hoặc các hư hỏng vật lý. - Lắp đặt bình khí theo phương thẳng đứng bằng cách cố định vào giá đỡ chắc chắn để tránh bị rơi hoặc lật. - Giữ bình khí tránh xa mọi vật hàn và mạch điện. - Khóa bình khí khi không sử dụng. - Không đặt mỏ hàn, súng hàn lên trên bình khí. - Không bao giờ để điện cực hàn chạm vào bất kỳ bình khí nào. 1.1.6 Tiếng ồn Tiếng ồn từ một số quy trình hoặc thiết bị hàn có thể ảnh hưởng đến thính giác, thần kinh, tim mạch và thậm chí rối loạn giấc ngủ. Nếu tiếng ồn dưới 80dB (tương đương tiếng ồn của đám đông trong hội trường) thì không cần thiết bị bảo vệ. Nhưng tiếng ồn từ 80dB trở lên thì cần mang thiết bị bảo vệ tai để tránh những ảnh hưởng do tiếng ôn gây ra. 1.1.7 Trường điện từ Trường điện từ sinh ra từ các quy trình hàn có thể ảnh hưởng đến các thiết bị y tế được cấy ghép. Vì thế, những người mang máy trợ tim hoặc thiết bị y tế cấy ghép nên tránh xa hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ và nhà sản xuất thiết bị khi muốn lại gần các thiết bị hàn. 1.1.8 Các bộ phận có nhiệt độ cao Đề phòng các bộ phận có nhiệt độ cao vì chúng có khả năng gây bỏng. - Không chạm trực tiếp vào các bộ phận nóng bằng tay. - Để xử lý các bộ phận nóng, sử dụng các dụng cụ thích hợp và đeo găng tay hàn cách nhiệt dày để tránh bị bỏng. 1.2 Bảo hộ lao động Hấu hết đồ bảo hộ hàn phải bền và có khả năng cách điện, cách nhiệt vì thế chúng được làm từ như da, cotton dày, len. Và dưới đây là một số đồ bảo hộ được trang bị cần thiết nhằm bảo vệ con người tránh khỏi các tác hại từ các mối nguy hiểm khi làm việc trong lĩnh vực hàn.
  • 18. 17 1.2.1 Nón, mặt nạ, kính hàn Nón và mặt nạ hàn được dùng để bảo vệ mắt và mặt, trong khi đó kính hàn chỉ dùng để bảo vệ mắt của người thợ hàn trước sự bức xạ hồ quang, những mảnh vỡ, vụ bay, xỉ nóng, tia lửa, ánh sáng mạnh hoặc từ những kích ứng và bỏng do hóa chất. Phần kính bảo vệ mắt bao gồm hai lớp kính, lớp kính màu đen có tác dụng hấp thụ ánh sáng cường độ cao được đặt bên ngoài lớp kính trong dùng để quan sát khi hồ quang chưa phát sáng. a) Nón hàn b) Mặt nạ hàn cầm tay c) Kính hàn Hình 1.4. Bảo hộ lao động vùng mặt thợ hàn 1.2.2 Găng tay hàn, giày bảo hộ Găng tay hàn và giày bảo hộ được dùng để bảo vệ tay và chân của người thợ hàn tránh khỏi các mối nguy hiểm như điện giật, nhiệt, bỏng và tia lửa. Trong khi găng tay hàn được làm từ vật liệu chịu nhiệt thì giày bảo hộ sử dụng đế cao su để cách điện và phần mũi giày bọc thép để bảo vệ các đầu ngón chân. a) Găng tay hàn bằng da b) Giày bảo hộ đế sao su Hình 1.5. Dụng cụ bảo vệ tay và chân thợ hàn
  • 19. 18 1.2.3 Quần, áo, yếm hàn Quần, áo và yếm hàn có nhiệm vụ bảo vệ các vùng da của cơ thể người thợ hàn mà không phải tay, chân, đầu tránh khỏi những tác hại của nhiệt, tia lửa hoặc bức xạ hồ quang. Chú ý rằng quần hàn không được có cổ và áo hàn phải có khuy gài túi hoặc được đậy kín. a) Yếm hàn b) Quần, áo hàn Hình 1.6. Bảo hộ lao động cơ thể thợ hàn Bảng 1.3. Sử dụng mặt nạ hàn với kính hàn đúng quy định Quá trình hàn Số kính đề nghị * Hàn điện hồ quang tay 10-14 Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ (MIG/MAG) Hàn hồ quang với điện cực có lõi thuốc 11-14 Hàn hồ quang với điện cực không nóng chảy trong khí bảo vệ (TIG) 10-14 Hàn Plasma 6-14 Cắt Plasma 4-14 * Theo quy ước là ta sẽ bắt đầu với số kính tối nhất, sau đó ta sẽ thử các số thấp hơn cho tới khi thấy phù hợp với công việc đang làm.
  • 20. 19 1.2.4 Mặt nạ phòng độc Măt nạ dưỡng khí được dùng khi thợ hàn làm việc trong không gian chật hẹp hoặc trong điều kiện có nhiều khí và khói hàn mà không có quạt hay hệ thống thông gió. a) Mặt nạ phòng độc b) Mặt nạ dưỡng khí có bình oxy Hình 1.7. Dụng cụ bảo vệ mũi thợ hàn 1.2.5 Bảo vệ tai Để tránh tổn thương từ những tiếng ồn lớn đến thính giác thợ hàn thì việc trang bị các dụng cụ bảo vệ là rất cần thiết. Thay vì sử dụng nút bịt tai thông thường thì dụng cụ bịt tai trong hàn hồ quang phải có khả năng chống cháy từ những tia lửa bắn. Hình 1.8. Bịt tai và nút bịt tai thợ hàn CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh điện giật khi hàn. Câu 2: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh khói và khí hàn. Câu 3: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh bức xạ hồ quang. Câu 4: Hãy cho biết kỹ thuật an toàn phòng tránh cháy nổ. Câu 5: Nêu tên gọi và công dụng của các loại đồ bảo hộ lao động khi hàn.
  • 21. 20 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ HÀN Hàn là một phương pháp liên kết thường là phương pháp bền vững nhất được dùng khi gắn kết kim loại. Nếu chế tạo một thiết bị gì đó bằng nhiều chi tiết kim loại, lúc đó các chi tiết cần phải gắn chặt với nhau bằng cách sử dụng vít hoặc đinh tán, uốn cong các chi tiết, hoặc thậm chí dán các chi tiết lại với nhau. Tuy nhiên, về chất lượng, lâu dài, thẩm mỹ, và an toàn thì phương pháp tốt nhất là sử dụng phương pháp hàn để liên kết các chi tiết lại với nhau. Chương này sẽ trình bày những khái niệm cơ bản nhất về hàn, là nền tảng để hiểu các chương tiếp theo. 2.1 Giới thiệu 2.1.1 Các khái niệm cơ bản Hàn là một phương pháp công nghệ dùng để liên kết hai hoặc nhiều chi tiết lại với nhau bằng nguồn nhiệt hoặc có thể sử dụng áp lực để đưa kim loại đến trạng thái hàn, sau đó kim loại liên kết lại với nhau tạo thành mối hàn bền vững không tháo rời được. Nguồn nhiệt hàn có thể được tạo ra từ sự cháy của khí đốt, hồ quang điện, điện trở hay phản ứng hóa học. Trong một số quy trình hàn, áp lực có thể được áp dụng, nhưng đó không phải là yêu cầu cần thiết cho tất cả quy trình hàn. Hàn cung cấp một sự liên kết bền vững, lâu dài nhưng thông thường sẽ ảnh hưởng đến tổ chức bên trong của vật liệu. Vì vậy nó thường được đi kèm với quá trình xử lý nhiệt sau khi hàn cho hầu hết các chi tiết quan trọng. Hầu hết kim loại và hợp kim có thể được hàn bởi một số phương pháp hàn tuỳ thuộc vào “tính hàn” của chúng. Tính hàn được định nghĩa như đặc tính của kim loại, đây là chỉ số chỉ ra mức độ dễ hay khó khi kim loại được hàn với kim loại tương tự hoặc hàn với kim loại khác. Tính hàn của kim loại phụ thuộc vào nhiều thành phần hoá học và được đánh giá thông qua sự thay đổi tổ chức tế vi kim loại xảy ra do quá trình hàn, sự thay đổi về độ cứng trong và xung quanh mối hàn, sự phát sinh và hấp thụ khí đốt, mức độ oxi hóa, và ảnh hưởng đến xu hướng nứt của mối hàn. Thép có hàm lượng cacbon thấp có tính hàn tốt nhất trong các loại kim loại và những loại vật liệu có tính đúc cao thường có tính hàn thấp. - Mối hàn là sự liên kết mang tính cục bộ của các kim loại (hoặc phi kim loại) được tạo ra bằng cách nung chúng tới nhiệt độ hàn, có sử dụng hoặc không sử dụng áp lực, hoặc chỉ thông qua sử dụng áp lực, và có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ. - Vật hàn là tổ hợp các bộ phận cấu thành được nối với nhau bằng phương pháp hàn.
  • 22. 21 - Liên kết là chỗ nối của các phần tử kim loại, bao gồm mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt. - Kim loại phụ là kim loại hoặc hợp kim được bổ sung vào mối hàn để tạo ra liên kết hàn. - Kim loại cơ bản là kim loại hoặc hợp kim của vật hàn. - Kim loại mối hàn là toàn bộ phần kim loại cơ bản, kim loại phụ đã được nung chảy (hoặc đã được chuyển sang trạng thái dẻo) trong quá trình hàn. - Quy trình hàn (phương pháp hàn) là một nhóm các nguyên lý hoạt động cơ bản (luyện kim, điện, vật lý, hóa học, hoặc cơ học) được sử dụng khi hàn nhằm tạo ra sự liên kết các chi tiết hàn. 2.1.2 Đặc điểm Ưu điểm: - Hàn có tính kinh tế và quá trình tạo liên kết nhanh hơn một số mối liên kết khác (ri-vê, bu-lông, đúc,…). - Độ bền kéo mối liên kết hàn tương đương với kim loại cơ bản, thỉnh thoảng còn cao hơn. - Phần lớn kim loại và hợp kim giống nhau hoặc không giống nhau đều có thể hàn được. - Hầu như các thiết bị hàn thì khá rẻ và sẵn có trên thị trường. - Cho phép việc tự do thiết kế về kiểu dáng. - Hàn có thể là hàn điểm, hàn đường hoặc hàn nhiều đường. - Có khả năng cơ khí hoá và tự động hoá cao. Nhược điểm: - Vật hàn tồn tại nhiệt, ứng suất và biến dạng lớn. - Vật hàn cần được loại bỏ ứng suất hoặc xử lý nhiệt. - Môi trường làm việc độc hại: bức xạ, khói, tia lửa,… - Cần có đồ gá để gá đặt các chi tiết khi hàn. - Cần chuẩn bị mép hàn trước khi hàn nếu được yêu cầu. - Kỹ năng thợ hàn được yêu cầu cao. - Nhiệt độ sẽ làm thay đổi cấu trúc vùng kim loại mối hàn khác so
  • 23. 22 với vùng kim loại cơ bản theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt hơn. 2.1.3 Công dụng - Về mặt chế tạo: hàn được ứng dụng để chế tạo nồi hơi, ống, ống bình chứa, dầm, cột, kèo, cầu, tàu thuyền, thân máy bay, vỏ máy, tên lửa, toa xe, ô tô và ngay cả đến tàu du hành vũ trụ. Nói chung những bộ phận có hình dáng phức tạp, chịu lực tương đối lớn mà lại mỏng đều dùng phương pháp hàn. - Về mặt tu sửa: những bộ phận hỏng và cũ như xylanh rạn, đường ray bị mòn, bánh răng bị nứt hoặc gãy, khung xe, sườn xe bị gãy, những vật bị khuyết đều có thể dùng phương pháp hàn để tu sửa, vừa nhanh, vừa rẻ. 2.1.4 Phân loại Trên thế giới hiện nay có trên 200 quy trình hàn khác nhau nhưng chúng được liệt kê vào 5 nhóm quy trình hàn chính dựa trên sự sinh ra của nguồn nhiệt hay áp lực. Hình 2.1. Phân loại các nhóm quy trình hàn 2.2 Các yếu tố thuật ngữ 2.2.1 Cấu tạo của một mối liên kết hàn Mối hàn được thiết kế hoặc tra theo các bộ tiêu chuẩn như AWS, ASTM, ASME IX, DIN, JIS, ISO, TCVN,… để có được các kích thước cụ
  • 24. 23 thể về bề rộng, chiều cao, độ ngấu. Dựa vào đó người thợ hàn sẽ thiết lập, điều chỉnh các thông số hàn để đạt được các kích thước cơ bản đó. Và dưới đây là một số kích thước cơ bản của một mối hàn (Hình 2.2). a) Mối hàn giáp mối b) Mối hàn góc h – chiều sâu ngấu (độ ngấu) b – bề rộng k – kích thước cạnh mối hàn c – chiều cao (độ lồi) Hình 2.2. Biên dạng và các kích thước cơ bản của một mối liên kết hàn 2.2.2 Các kiểu liên kết hàn Theo cách phân loại của Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ (AWS), có 5 kiểu liên kết hàn cơ bản: hàn giáp mối, hàn góc, hàn chồng mối, hàn chữ T và hàn gấp cạnh. - Hàn giáp mối: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai vật hàn đối đầu với nhau và trên cùng một mặt phẳng như Hình 2.3a. Đây là mối liên kết hàn đơn giản nhất được sử dụng để liên kết với các vật hàn với nhau. - Hàn chồng mối: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai vật hàn chồng lên nhau như Hình 2.3b. Đây là mối hàn được sử dụng khá phổ biến khi liên kết hai vật hàn có chiều dày khác nhau. - Hàn góc: là mối hàn được hình thành bằng cách đặt hai góc của vật hàn lại với nhau để tạo thành góc vuông hoặc thành hình chữ Lnhư Hình 2.3c. - Hàn chữ T: là mối hàn được tạo thành bằng cách đặt hai vật hàn vuông góc với nhau, trong đó tấm này đặt giữa tấm kia như Hình 2.3d. - Hàn gấp cạnh: là mối liên kết được tạo ra ở cạnh của hai tấm vật
  • 25. 24 hàn. Mối hàn này được sử dụng ở các cạnh của hai tấm vật hàn liên kết và gần như song song với nhau (Hình 2.3e). a) Mối hàn giáp mối b) Mối hàn chồng mối c) Mối hàn góc d) Mối hàn chữ “T” e) Mối hàn gấp cạnh Hình 2.3. Các kiểu liên kết hàn 2.2.3 Các kiểu chuẩn bị mép hàn Việc chuẩn bị mép (cạnh) hàn tùy thuộc vào bề dày vật hàn và yêu cầu về độ bền của mối liên kết hàn. Nếu vật hàn mỏng thì không cần vát mép hoặc gấp mép. Nếu vật hàn dày và việc thực hiện một đường hàn không thể đáp ứng được độ bền mối hàn thì việc chuẩn bị mép hàn được yêu cầu thực hiện. Hình 2.4 cho thấy một số kiểu chuẩn bị mép hàn cho mối hàn giáp mối và các kiểu liên kết hàn khác cũng được chuẩn bị tương tự. Việc chuẩn bị mép hàn cũng được đề cập, trong một số bộ tiêu chuẩn như AWS, ASME, DIN, ISO, JIS, TCVN,…
  • 26. 25 Hình 2.4. Chuẩn bị mép hàn cho mối hàn giáp mối 2.2.4 Các vị trí hàn Có 4 loại vị trí hàn (Hình 2.5), đó là: vị trí hàn bằng, vị trí hàn ngang, vị trí hàn đứng và vị trí hàn ngửa (trần). Hình 2.5. Các vị trí hàn trong không gian Hình 2.6. Vị trí các mối hàn được gọi theo tiêu chuẩn ISO và EN 1-(PA) hàn bằng; 2 và 8-(PB) hàn đứng ngang; 3 và 7-(PC) hàn ngang; 4 và 6-(PD) Hàn trần ngang; 5-(PE) hàn trần
  • 27. 26 - Vị trí hàn bằng (ký hiệu số 1): là vị trí mà ở đó quá trình hàn được thực hiện bên trên bề mặt mối hàn và mối hàn gần như là nằm ngang (phẳng). Đó là vị trí cơ bản nhất cũng như dễ dàng nhất để thực hiện. Đây là vị trí hàn tốt vì tốc độ hàn nhanh, giảm thiểu tối đa thời gian và mệt mỏi của người thợ hàn. a) Tư thế hàn 1G (PA) b) Tư thế hàn 1F (PA) c) Tư thế hàn 1FR (PA) - ống xoay Hình 2.7. Các tư thế hàn ở vị trí hàn bằng - Vị trí hàn ngang (ký hiệu số 2): là vị trí mà bề mặt của vật hàn thì thẳng đứng và mối hàn được hình thành theo phương ngang. Sự hình thành kim loại trong mối hàn gần giống với vị trí hàn ngang. Vị trí hàn này được sử dụng thông dụng trong hàn tàu thuyền và bể chứa. a) Tư thế hàn 2G (PC) b) Tư thế hàn 2F (PB) c) Tư thế hàn 2FR (PB) - ống xoay Hình 2.8. Các tư thế hàn ở vị trí hàn ngang
  • 28. 27 - Vị trí hàn đứng (ký hiệu số 3): là vị trí mà mặt phẳng của vật hàn là thẳng đứng và mối hàn được hình thành theo phương thẳng đứng. Khó có thể tạo ra những mối hàn như ý ở vị trí này bởi vì hệ quả của trọng lực lên kim loại nóng chảy. Người hàn cần phải liên tục giữ kim loại để không văng ra khỏi mối hàn. Hàn thẳng đứng có thể có hai loại là hàn leo (dưới - lên) hoặc hàn tuột (trên - xuống). Hàn leo được dùng cho các vật hàn dày. Hàn tuột được sử dụng cho bồn kín và hàn kim loại tấm, mỏng. Nếu hàn đứng khi hàn ống nằm ngang thì ký hiệu là số 5 và ống nghiêng 1 góc 45 độ thì ký hiệu số 6. a) Tư thế hàn 3G leo (PF) b) Tư thế hàn 3G tuột (PG) c) Tư thế hàn 3F leo (PF) d) Tư thế hàn 3F tuột (PG) e) Tư thế hàn 5G leo (PH) - ống cố định f) Tư thế hàn 5G tuột (PJ) - ống cố định g) Tư thế hàn 5F(PH) - ống cố định h) Tư thế hàn 5F(PJ) - ống cố định Hình 2.9. Các tư thế hàn ở vị trí hàn đứng
  • 29. 28 - Vị trí hàn ngửa/trần (ký hiệu số 4): là vị trí mà mặt phẳng của vật hàn là nằm ngang. Nhưng quá trình hàn được thực hiện từ bên dưới. Vị trí hàn này tương đối khó hơn so với vị trí hàn khác vì trọng lực tác dụng lên kim loại nóng chảy mạnh hơn, tia lửa sinh ra ngược chiều với trọng lực và điện cực thì hướng lên khi hàn. Nên sử dụng hồ quang ngắn và điện cực được bọc thuốc dày khi hàn ngửa. a) Tư thế hàn 4G (PE) b) Tư thế hàn 4F (PD) Hình 2.10. Các tư thế hàn ở vị trí hàn trần 2.2.5 Ký hiệu mối hàn Hình 2.11. Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn AWS
  • 30. 29 Bảng 2.1. Ký hiệu các mối hàn cơ bản Tên mối hàn Hình minh hoạ Ký hiệu Mối hàn giáp mối không vát mép Mối hàn giáp mối vát mép chữ V Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ V Mối hàn giáp mối vát mép chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép nửa chữ Y Mối hàn giáp mối vát mép chữ U Mối hàn giáp mối vát mép chữ J Mối hàn gấp mí Mối hàn chân (đáy)
  • 31. 30 Tên mối hàn Hình minh hoạ Ký hiệu Mối hàn góc Mối hàn nút, mối hàn điểm Mối hàn đường (hàn áp lực) Mối hàn mặt đầu Biểu diễn các ký hiệu mối hàn cơ bản trên bản vẽ kỹ thuật được minh hoạ trên bảng 2.2. Bảng 2.2. Ký hiệu mối hàn trên bản vẽ theo tiêu chuẩn Nhật JIS Z3201 Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn
  • 32. 31 Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn
  • 33. 32 Kiểu mối hàn Ký hiệu mối hàn CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm và công dụng của hàn. Câu 2: Trình bày phân loại hàn theo quy trình hàn hồ quang. Câu 3: Hãy vẽ cấu tạo liên kết hàn giáp mối. Câu 4: Hãy cho biết các loại liên kết hàn cơ bản. Câu 5: Tại sao phải chuẩn bị mép hàn? Trình bày cách chuẩn bị mép hàn cho mối hàn giáp mối. Câu 6: Trình bày các vị trí hàn. Các ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn ISO?
  • 34. 33 Chương 3: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG TAY 3.1 Giới thiệu chung 3.1.1 Khái niệm Hàn hồ quang tay (còn có tên tiếng Anh là SMAW-Shielded Metal Arc Welding hoặc MMA-Manual Metal Arc) là một quy trình hàn hồ quang thủ công thông dụng được thực hiện bởi thợ hàn. Nó là một quy trình hàn hồ quang điện, trong đó nhiệt từ hồ quang điện sinh ra giữa hai điện cực (que hàn) và vật hàn làm nóng chảy vị trí cần liên kết, sau khi kết tinh mối hàn sẽ được hình thành cùng với lớp xỉ trên bề mặt. Lớp xỉ được tạo ra khi lớp thuốc bảo vệ của que hàn cháy và sinh ra một vùng áp lực khí bảo vệ vũng hàn. Lõi bên trong que hàn có nhiệm vụ cung cấp vật liệu bù vào vũng hàn giúp tạo ra mối hàn có độ bền cao hơn. Nguyên lý cơ bản của quy trình hàn Hồ quang tay được thể hiện ở Hình 3.1. Đối với vật hàn dày, thì việc chuẩn bị mép hàn sẽ cần được xem xét và để bù vào lượng kim loại đã được loại bỏ qua quá trình chuẩn bị mép hàn thì việc hình thành nhiều đường hàn, nhiều lớp cũng được thực hiện nhằm đảm bảo độ bền liên kết cho mối liên kết hàn (Hình 3.2). Hình 3.1. Nguyên lý của quy trình hàn hồ quang tay
  • 35. 34 Hình 3.2. Mối hàn nhiều lớp (4 lớp) 3.1.2 Đặc điểm Ưu điểm: - Hàn hồ quang tay có thể thực hiện ở mọi vị trí với chất lượng mối hàn cao nhất. - Hàn hồ quang tay là quy trình hàn hồ quang điện đơn giản nhất. - Quy trình hàn này có nhiều ứng dụng vì lõi kim loại của que hàn đa dạng cho nhiều loại vật liệu khác nhau. - Nhiều kim loại và hợp kim có tính hàn cao. - Quy trình này có thể thực hiện hiệu quả cho kim loại có bề mặt cứng hoặc khó hàn. - Mối hàn giữa vòi và vỏ trong thùng áp suất rất khó để hàn bằng máy hàn tự động thì quy trình hàn này có lợi thế. - Thiết bị, phụ tùng thay thế sẵn có và chi phí khá thấp. Nhược điểm: - Do điện cực được phủ thuốc hàn, nguy cơ bám xỉ và dễ hình thành khuyết tật hơn so với hàn MIG và TIG. - Do khói và xỉ hàn nên việc truyền hồ quang điện bị cản trở, vì vậy việc kiểm soát hồ quang gặp một chút khó khăn so với hàn MIG. - Chiều dài que hàn bị giới hạn nên khó cơ khí hoá, tự động hoá. - Trong những mối hàn dài (ví dụ trong bình áp suất), thì một điện cực không thể hàn được hết chiều dài mối hàn, vì thế việc nối que cũng là một kỹ thuật được yêu cầu đối với tay nghề người thợ. - Năng suất thấp vì phải tốn thời gian thay que hàn và làm sạch mối hàn. 3.1.3 Ứng dụng - Ngày nay, hầu hết những kim loại và hợp kim thông dụng được hàn
  • 36. 35 bởi quy trình này. - Hàn hồ quang tay được sử dụng như một quá trình gia công cũng như bảo trì và sửa chữa vật gia công. - Quy trình này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực: o Công trình nhà cửa và cầu cống. o Công nghiệp tự động hóa và hàng không. o Chế tạo bình thu khí, bể chứa, nồi hơi và bình áp suất. o Chế tạo tàu thuyền. o Đường ống. 3.2 Cấu tạo Hình 3.3. Cấu tạo của quy trình hàn hồ quang tay Quy trình hàn hồ quang tay bao gồm: nguồn hàn, kềm hàn, que hàn, kẹp mát và dây cáp dẫn điện. 3.2.1 Nguồn hàn Nguồn điện được sử dụng trong hàn hồ quang tay có thể là nguồn điện một chiều (DC) hay nguồn điện xoay chiều (AC). Các đặc tính hàn tốt nhất thông thường có được khi ta sử dụng nguồn điện một chiều (DC) nhưng cần chú ý đến cách kết nối kềm hàn và dây cáp mát. Nếu vật hàn mỏng, nối kềm hàn về cực dương của nguồn gọi là DC+ và nếu vật hàn dày cần độ ngấu sâu thì nối kềm hàn về cực âm của nguồn được gọi là DC-. Hai đại lượng đặc trưng ta quan tâm đến khi hàn điện hồ quang tay là điện áp hàn và cường độ dòng điện. Điện áp hàn được điều chỉnh bởi chiều dài hồ quang giữa que hàn và vật hàn (Hình 3.4). Cường độ dòng điện hàn được xác định khi ta điều chỉnh trực tiếp ở nguồn hàn và phụ thuộc vào đường kính que hàn; kích thước và chiều dày vật hàn;vị trí mối hàn trong không gian.
  • 37. 36 Hình 3.4. Đồ thị về mối quan hệ giữa điện áp hàn và chiều dài hồ quang Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn hóa quan hệ V-I của hồ quang hàn Hàn hồ quang tay Uh = 25 Volts khi Ih : 0 ÷ 100A Uh = 40 Volts khi Ih > 600A Uh = 25 + 0,03I h Volts khi Ih : 100A ÷ 600A Hàn TIG Uh = 10 + 0,04Ih Volts khi Ih : 0 ÷ 600A Uh = 34 Volts khi Ih > 600A Hàn MIG – MAG Uh = 14 + 0,05Ih Volts khi Ih : 0 ÷ 600A Uh = 44 Volts khi Ih > 600A
  • 38. 37 3.2.2 Dây cáp Dây cáp hàn được yêu cầu để dẫn điện thông qua kẹp hàn, phôi và dòng ra của nguồn điện hàn. Những vật này thường cách điện với dây cáp đồng và nhôm. Hình 3.5. Dây cáp hàn 3.2.3 Kềm hàn Kềm được sử dụng để giữ điện cực thủ công và để dẫn điện đến nó. Những vật này thường hợp với kích cỡ của dây dẫn mà lần lượt hợp với dòng điện đầu ra của máy hàn hồ quang điện. Giá điện cực có sẵn ở nhiều kích cỡ từ 150 đến 500 Amps. Hình 3.6. Kẹp điện cực 3.2.4 Que hàn Que hàn gồm có hai phần chính: Hình 3.7. Cấu tạo của một que hàn
  • 39. 38 - Phần lõi (phần số 1 Hình 3.7): là những đoạn kim loại có chiều dài từ 250÷450 mm tương ứng với đường kính từ 1,6÷6 mm. Kích cỡ que hàn được gọi theo đường kính lõi que. Phần lõi que có một đầu để trần không bọc thuốc, dài từ 15÷30 mm, dùng để kẹp kềm hàn, đoạn giữa được bọc thuốc và đầu còn lại cũng không bọc thuốc dài 1÷2 mm để mồi hồ quang hàn. - Phần vỏ thuốc bọc (chất trợ dung, phần số 2 Hình 3.7): bao gồm hỗn hợp các hóa chất, khoáng chất, fero hợp kim và chất kết dính. Chiều dày lớp thuốc bọc khoảng 1÷3 mm, hai đầu được vát góc α = (35÷45)o . - Tác dụng: o Nâng cao tính ổn định của hồ quang hàn. o Đề phòng kim loại nóng chảy chịu ảnh hưởng không tốt của không khí. o Bảo đảm oxy thoát ra khỏi kim loại mối hàn tốt hơn. o Thêm nguyên tố hợp kim để nâng cao cơ tính của kim loại mối hàn. o Làm cho quá trình hàn dễ tiến hành và nâng cao hiệu suất công tác. o Tạo lớp xỉ che chắn kim loại hàn để có bề mặt nhẵn và làm cho mối hàn không bị nguội đột ngột. - Phân loại: Que hàn được phân loại theo kích cỡ, theo công dụng, theo chiều dày vỏ thuốc bọc, và theo thành phần của vỏ thuốc bọc. o Theo kích cỡ: Kích cỡ que hàn hay còn gọi là đường kính que hàn (d) được xác định theo đường kính lõi que. Có các kích cỡ que hàn sau: 1,6; 2,5; 3,2; 4; 5 mm. o Theo công dụng: Que hàn thép cacbon và thép hợp kim kết cấu, gang, nhôm, thép không gỉ, thép hợp kim chịu nhiệt, thép hợp kim cao và có tính chất đặc biệt,… o Theo chiều dày vỏ thuốc bọc: Căn cứ vào tỷ số giữa đường kính toàn phần và đường kính lõi CF = D/d, quy ước: thuốc vỏ mỏng (CF = 1,2÷1,35), thuốc vỏ trung bình (CF = 1,4÷1,7), thuốc vỏ dày (CF = 1,8÷2,2). o Theo thành phần của vỏ thuốc bọc (Bảng 3.2).
  • 40. 39 Bảng 3.2. Thành phần và đặc tính của một số loại thuốc bọc que hàn Loại cellulose Loại acid Loại rutin Loại bazơ Cellulose Rutin Thạch anh Fe-Mn 40% 20% 25% 15% Oxyt sắt từ Thạch anh Đá vôi Fe-Mn 50% 20% 10% 20% Rutin Oxyt sắt từ Thạch anh Đá vôi Fe-Mn 45% 10% 20% 10% 15% Huỳnh thạch Đá vôi Thạch anh Fe-Mn 45% 40% 10% 5% Nước thủy tinh gốc kiềm Thời gian đông đặc của xỉ: Hầu như không tạo xỉ Dài Trung bình Ngắn Kích thước giọt kim loại chuyển dịch vào vũng hàn: Trung bình Nhỏ, li ti Trung bình đến nhỏ Trung bình đến lớn Độ bền mối hàn: Tốt Trung bình Tốt Rất tốt - Ký hiệu que hàn: Trên mỗi que hàn đều có ghi một dãy ký hiệu trên lớp vỏ thuốc và gần phần lõi dùng để kẹp que hàn vào kềm hàn (Hình 3.8). Hình 3.8. Vị trí ký hiệu trên que hàn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ AWS
  • 41. 40 Bảng 3.3. Ý nghĩa của ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ AWS Tư thế hàn 1 – Tất cả các vị trí hàn. 2 – Bằng, ngang. Ký hiệu (AWS) Thành phần thuốc Loại dòng điện E6010 Natri cellulose (C) DC+ E6011 Kali cellulose (C) DC+, AC E6022 Natri titan (R) DC-, AC E6013 Kali titan (R) DC, AC E7014 Bột sắt, titan (R,R) DC, AC E7018 Hydro thấp bột sắt (B) DC+, AC 3.3 Thông số hàn và kỹ thuật hàn hồ quang tay 3.3.1 Que hàn (điện cực hàn) Cách chọn kiểu que hàn: Thông thường chúng ta chọn kiểu que hàn theo công dụng và yêu cầu: - Công dụng: phụ thuộc vào vật liệu hàn (thép cacbon, thép hợp kim, gang, nhôm,…). - Yêu cầu: phương pháp hàn, độ bền kéo, vị trí mối hàn,… - Cách chọn đường kính que hàn: dq = (mm) hoặc dq = + 2 (mm)
  • 42. 41 Trong đó: dq : đường kính que hàn. S: bề dày vật liệu hàn. K: cạnh mối hàn góc chữ T. Lưu ý: Không nên chọn dq ≥ 6 mm vì có thể ảnh hưởng đến an toàn của người thợ hàn. 3.3.2 Cường độ dòng hàn Cách chọn cường độ dòng điện hàn (Ih ): - Ih = k1 .dq 1,5 dq < 4 mm - Ih = k.dq dq = (4÷5) mm - Ih = (α+β).dq dq > 5 mm k1 = (20÷25) k = (35÷50) α=20 β=6 Lưu ý: - S < 1,5dq hoặc hàn leo giảm Ih (10÷15)%. - S > 3dq hoặc hàn chữ T tăng Ih (10÷15)%. - Hàn ngang và hàn trần giảm Ih (15÷20)%. Cường độ dòng điện hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn, chiều dày vật hàn và vị trí mối hàn trong không gian. Tóm lại, khi hàn vật hàn có chiều dày mỏng ta cần chọn que hàn có đường kính nhỏ hơn và cường độ dòng điện thấp hơn khi ta hàn vật hàn có chiều dày tương tự nhưng có kích thước lớn hơn. Hàn vật mỏng thì cần cường độ dòng điện hàn thấp hơn khi hàn vật dày và cường độ dòng điện hàn thấp khi ta hàn với que hàn có đường kính nhỏ. 3.3.3 Chiều dài hồ quang Chiều dài hồ quang là khoảng cách của khe hở được tạo ra từ bề mặt vật hàn đến đầu que hàn. Trong quy trình hàn hồ quang tay, một trong các kỹ thuật cơ bản của người thợ đó chính duy trì hồ quang hợp lý, vì việc này ảnh hưởng lớn đến biên dạng và chất lượng liên kết của mối hàn. Nếu duy trì hồ quang dài sẽ dẫn đến mối hàn xấu và không đúng biên dạng bởi sự văng tóe của kim loại lỏng nhiều. Và nếu duy trì hồ quang quá ngắn sẽ dẫn đến độ mô của mối hàn cao, cụ thể có thể xem ở Hình 3.9.
  • 43. 42 a) Hồ quang ngắn b) Hồ quang trung bình c) Hồ quang dài Hình 3.9. Sự ảnh hưởng của chiều dài hồ quang đến biên dạng mối hàn 3.3.4 Góc độ que hàn (điện cực) Có hai góc độ điện cực yêu cầu người thực hiện cũng hết sức lưu ý đó chính là: - Góc di chuyển (α): là góc hợp bởi đường tâm que hàn và phương vuông góc với đường dịch chuyển hàn. Thông thường ta nên duy trì góc α = (10÷30)o . Kỹ thuật này là góp phần tạo ra mối hàn có chiều cao đúng tiêu chuẩn. Nếu góc α quá nhỏ hoặc quá lớn cũng ảnh hưởng đến biên dạng mối hàn như việc duy trì hồ quang ngắn và dài (Hình 3.10). - Góc làm việc (β): là góc hợp bởi que hàn và tấm vật liệu nằm ngang, điều này có nghĩa là tâm của que hàn nên được giữ trùng với đường phân giác của góc được tạo ra giữa hai tấm vật hàn. Góc β phụ thuộc vào vị trí hàn, ở vị trí hàn “G” thì góc β = 90o còn ở vị trí hàn “F” thì β = 45o cho hai vật hàn có bề dày bằng nhau. Và đối với hai tấm vật liệu có bề dày không bằng nhau thì nên ngã que hàn về phía tấm vật liệu mỏng hơn. Mục đích của việc duy trì góc β là để tạo ra vùng nhiệt đồng đều và từ đó góp phần tạo ra mối liên kết đồng đều cho các vật hàn. Hình 3.10. Góc độ điện cực cho mối hàn rãnh “G”
  • 44. 43 Hình 3.11. Góc độ điện cực cho mối hàn góc “F” 3.3.5 Kiểu di chuyển Đối với mối hàn rãnh cho vật hàn mỏng thì ta sử dụng kiểu di chuyển đơn theo đường thẳng. Tuy nhiên, để tăng bề rộng mối hàn hoặc lấp đầy vào những vị trí có khe hở lớn hoặc để tạo mối hàn vẩy thì các kiểu di chuyển khác được sử dụng nhưng không được quá hai lần đường kính que hàn cho lớp hàn đầu tiên. Ngoài ra, các kiểu di chuyển theo phương ngang với hướng hàn giúp giảm nhiệt, giảm ứng suất trong quá trình hàn. a) Di chuyển đơn theo đường thẳng b) Di chuyển răng cưa c) Di chuyển theo vòng cung hoặc con song Hình 3.12. Các kiểu di chuyển
  • 45. 44 3.3.6 Tốc độ hàn (Vs ) Trong tất cả các quy trình hàn, tốc độ hàn phải phù hợp với cường độ dòng hàn và điện áp được thiết lập trước đó để sinh ra một lượng nhiệt đầu vào phù hợp với vật liệu cơ bản. Nhiệt lượng đầu vào thấp được sử dụng phổ biến vì nó không làm thay đổi nhiều cấu trúc vật liệu cơ bản nhưng lại làm giảm độ ngấu. Và với nhiệt lượng đầu vào cao thì làm tăng độ ngấu nhưng làm thay đổi lớn cấu trúc vật liệu theo chiều hướng xấu đi vì vùng ảnh hưởng nhiệt lớn và kích thước pha bên trong cũng lớn lên, từ đó làm giảm độ bền va đập mối hàn. Vì thế nhiệt lượng đầu vào phải được kiểm soát trong phạm vi cho phép của vật liệu cơ bản thông qua công thức: - Theo tiêu chuẩn ASME/AWS: - Theo tiêu chuẩn DIN: Trong đó: Hi : nhiệt lượng đầu vào (J/mm). U: điện áp hàn (V). I: cường độ dòng hàn (A). Vs : tốc độ hàn (mm/s) e: hệ số hấp thụ nhiệt theo từng quy trình hàn (Bảng 3.4). - Giá trị nhiệt lượng đầu vào nên được kiểm soát trong khoảng 1,0÷3,5 kJ/mm. - Nếu nhiệt lượng đầu vào nhỏ hơn 3 kJ/mm có thể dẫn đến việc nứt nguội vật hàn. - Khi hàn thép hợp kim thấp, nhiệt lượng đầu vào phải xấp xỉ 2,5 kJ/mm. - Đối với thép không gỉ thuộc dòng 300 (ví dụ AISI 316L), nhiệt đầu vào tốt hơn nên ở dưới 1,5 kJ/mm. Từ những giá trị nhiệt lượng đầu vào và công thức trên, ta có thể tính ra được tốc độ hàn tham khảo cho quy trình hàn hồ quang tay. Thông thường tốc độ hàn từ 2÷6 mm/s.
  • 46. 45 Bảng 3.4. Hệ số hấp thụ nhiệt theo từng quy trình hàn Quy trình hàn Hệ số hấp thụ nhiệt Hồ quang tay 0,8 Hồ quang MIG/MAG 0,8 Hồ quang TIG 0,6 Hồ quang chìm 1,0 Hồ quang dây lõi thuốc 0,8 3.4 Hướng dẫn mồi, duy trì và ngắt hồ quang 3.4.1 Kẹp que hàn Hình 3.13. Cách kẹp que hàn đúng. - Đặt phần cuối không có thuốc bọc của que hàn vào rãnh trên ngàm kẹp của kềm kẹp, đảm bảo ngàm kẹp sạch sẽ để kết nối điện tốt với que hàn. Không được để phần không cách điện của ngàm kẹp chạm vào bàn hàn/vật hàn, nếu chạm có thể gây ra chập điện, làm hư hỏng thiết bị. Khi không sử dụng, đặt kềm kẹp vào đúng nơi quy định. Cầm kềm kẹp với một lực vừa phải, không nắm chặt quá vì sẽ dễ bị mỏi. - Dùng lực của ngón cái để mở ngàm kẹp và đặt que hàn vào rãnh trên ngàm kẹp sao cho que hàn vuông góc với ngàm kẹp của kềm.
  • 47. 46 3.4.2 Kỹ thuật mồi hồ quang Có hai phương pháp mồi hồ quang là: phương pháp mổ thẳng (tapping method) và phương pháp quẹt (scratching method). Phương pháp 1: Mổ thẳng - Động tác 1: Đưa que hàn lại vị trí mồi hồ quang, để que hàn vuông góc với bề mặt vật hàn và cách bề mặt khoảng 10 mm. - Động tác 2: Đưa que hàn tiếp xúc nhanh với vật hàn rồi đưa ra xa từ 2÷4 mm (giống như mổ vào bề mặt) hồ quang sẽ hình thành. - Động tác 3: Duy trì chiều dài hồ quang cho hợp lý bằng cách đưa que hàn về dần bề mặt vật hàn vì trong quá trình này que hàn bị tiêu hao và ngắn lại. - Động tác 4: Ngắt hồ quang theo chiều ngược lại với động tác mồi hồ quang. Phương pháp 2: Quẹt diêm - Động tác 1: Đưa que hàn lại gần vị trí mồi hồ quang, đặt nghiêng que hàn một góc so với phương vuông góc với bề mặt hàn. - Động tác 2: Quay nhẹ que hàn tiếp xúc nhanh với vật hàn (giống như quẹt diêm) rồi nhấc que hàn ra xa vật hàn từ 2÷4 mm hồ quang sẽ hình thành. - Động tác 3: Duy trì chiều dài hồ quang cho hợp lý bằng cách đưa que hàn về dần bề mặt vật hàn vì trong quá trình này que hàn bị tiêu hao và ngắn lại. - Động tác 4: Ngắt hồ quang theo chiều ngược lại với động tác mồi hồ quang. a) Phương pháp mổ thẳng b) Phương pháp quẹt diêm Hình 3.14. Các phương pháp mồi, ngắt hồ quang
  • 48. 47 Ghi chú: Ở cả hai phương pháp thì que hàn phải được đưa lên nhanh chóng sau khi chạm vào bề mặt phôi để không xảy ra hiện tượng dính que. Phương pháp mổ thẳng dễ bị dính que hơn. Phương pháp mổ thẳng được các thợ hàn có kinh nghiệm ưa thích hơn vì mồi chính xác vị trí hơn, tuy nhiên phương pháp quẹt thì dễ thực hiện hơn. 3.5 Bài tập hàn trên mặt phẳng chi tiết 3.5.1 Yêu cầu mối hàn Hình 3.15. Bài tập hàn trên mặt phẳng Yêu cầu mối hàn: - Thực hiện ở tư thế hàn 1G. - Ngấu hoàn toàn nhưng không cháy thủng. - Đúng biên dạng và kích thước (b=2÷10 mm, c=1÷3 mm khi t=3 mm). - Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân). 3.5.2 Hướng dẫn kỹ thuật Bảng 3.5. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn trên mặt phẳng STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 1 Chuẩn bị hàn - Búa, đe - Giẻ lau - Dùng búa nắn thẳng phôi nếu không phẳng. - Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn. - Dùng thước và dụng cụ vạch dấu để tạo ra các đường thẳng trên mặt phẳng vật hàn. - Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây mất an toàn nơi làm việc.
  • 49. 48 STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 2 Thiết lập các thông số hàn - Que hàn - Máy hàn - Chọn loại và đường kính que hàn. - Tính toán và thiết lập cường độ dòng hàn hoặc điện áp hàn phù hợp. 3 Tiến hành hàn - Phôi hàn - Bảo hộ lao động - Búa gõ xỉ, bàn chải sắt - Trang bị và duy trì bảo hộ lao động cần thiết trước và trong khi hàn. - Thực hiện đúng các kỹ thuật hàn: chiều dài hồ quang, góc que hàn, kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển phù hợp. - Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm tra khuyết tật “từng đường hàn” và rút kinh nghiệm cho đường hàn tiếp theo. 4 An toàn - 5S - Tất cả dụng cụ, thiết bị - Tắt máy hàn khi không sử dụng. - Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số lượng và vị trí của chúng. - Dọn dẹp nơi làm việc về trạng thái ban đầu. - Kiểm tra lại nơi làm việc một lần nữa trước khi rời khỏi. 3.6 Bài tập hàn mối hàn giáp mép 3.6.1 Yêu cầu mối hàn Hình 3.16. Bài tập hàn giáp mối.
  • 50. 49 Yêu cầu mối hàn: - Thực hiện ở tư thế hàn 1G. - Ngấu hoàn toàn nhưng không cháy thủng. - Đúng biên dạng và kích thước (b=2÷6 mm, c=1÷3 mm, c=0÷2 mm khi t≤6 mm). - Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân). 3.6.2 Hướng dẫn kỹ thuật Bảng 3.6. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 1 Chuẩn bị hàn - Búa, đe - Giẻ lau - Thước, dụng cụ vạch dấu - Dùng búa nắn thẳng phôi nếu không phẳng. - Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn. - Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây mất an toàn nơi làm việc. 2 Thiết lập các thông số hàn - Que hàn - Máy hàn - Chọn loại và đường kính que hàn. - Tính toán và thiết lập cường độ dòng hàn hoặc điện áp hàn phù hợp. 3 Hàn đính & kiểm tra - Phôi hàn - Bảo hộ lao động - Búa gõ xỉ, bàn chải sắt - Trang bị bảo hộ lao động trước khi thực hiện. - Đính ở hai đầu mối hàn hoặc cách đầu mối hàn 10÷15 mm. - Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào chiều dài đường hàn. - Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn lại phôi nếu cong vênh. - Đính tất cả phôi hàn trước khi hàn.
  • 51. 50 STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 4 Hàn & kiểm tra - Phôi hàn - Bảo hộ lao động - Búa gõ xỉ, bàn chải sắt - Duy trì bảo hộ lao động cần thiết trong khi hàn. - Thực hiện đúng các kỹ thuật hàn: chiều dài hồ quang, góc que hàn, kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển phù hợp. - Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm tra khuyết tật “từng đường hàn” và rút kinh nghiệm cho đường hàn tiếp theo. 5 An toàn - 5S - Tất cả dụng cụ, thiết bị - Tắt máy hàn khi không sử dụng. - Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số lượng và vị trí của chúng. - Dọn dẹp nơi làm việc về trạng thái ban đầu. - Kiểm tra lại nơi làm việc một lần nữa trước khi rời khỏi. 3.7 Bài tập hàn mối hàn chồng mối 3.7.1 Yêu cầu mối hàn Hình 3.17. Bài tập hàn chồng mối Yêu cầu mối hàn: - Thực hiện ở tư thế hàn 2F. - Đúng biên dạng và kích thước cạnh hàn k1 =k2 =t khi t≤6 mm. - Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân, tràn viền).
  • 52. 51 3.7.2 Hướng dẫn kỹ thuật Bảng 3.7. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn chồng mối STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 1 Chuẩn bị hàn - Búa, đe - Giẻ lau - T h ư ớ c , dụng cụ vạch dấu - Dùng búa nắn thẳng phôi nếu không phẳng. - Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn. - Vạch dấu ngay giữa mối tấm để đặt các tấm lên nhau không bị lệch. - Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây mất an toàn nơi làm việc. 2 Thiết lập các thông số hàn - Que hàn - Máy hàn - Chọn loại và đường kính que hàn. - Tínhtoánvàthiếtlậpcườngđộdòng hàn hoặc điện áp hàn phù hợp. 3 Hàn đính & kiểm tra - Phôi hàn - Bảo hộ lao động - Búa gõ xỉ, bàn chải sắt - Trang bị bảo hộ lao động trước khi thực hiện. - Đính ở hai đầu mối hàn hoặc cách đầu mối hàn 10÷15 mm. - Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào chiều dài đường hàn. - Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn lại phôi nếu cong vênh. - Đính tất cả phôi hàn trước khi hàn. 4 Hàn & kiểm tra - Duy trì bảo hộ lao động cần thiết trong khi hàn. - Thực hiện đúng các kỹ thuật hàn: chiều dài hồ quang, góc que hàn, kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển phù hợp. - Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm tra khuyết tật “từng đường hàn” và rút kinh nghiệm cho đường hàn tiếp theo.
  • 53. 52 STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 5 An toàn - 5S - Tất cả dụng cụ, thiết bị - Tắt máy hàn khi không sử dụng. - Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số lượng và vị trí của chúng. - Dọn dẹp nơi làm việc về trạng thái ban đầu. - Kiểm tra lại nơi làm việc một lần nữa trước khi rời khỏi. 3.8 Bài tập hàn mối hàn chữ T 3.8.1 Yêu cầu mối hàn Hình 3.18. Bài tập hàn chữ “T” Yêu cầu mối hàn: - Thực hiện ở tư thế hàn 2F. - Đúng biên dạng và kích thước cạnh hàn k1 =k2 =3÷8 mm khi t ≤ 6 mm. - Đúng vị trí, thẳng và đều và không xuất hiện các khuyết tật (văng toé nhiều, lẫn xỉ, rỗ khí, cháy chân).
  • 54. 53 3.8.2 Hướng dẫn kỹ thuật Bảng 3.8. Bảng hướng dẫn kỹ thuật hàn mối hàn chữ “T” STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 1 Chuẩn bị hàn - Búa, đe - Giẻ lau - Thước, dụng cụ vạch dấu - Dùng búa nắn thẳng phôi nếu không phẳng. - Dùng giẻ lau sạch dầu mỡ, bụi bẩn. - Vạch dấu ngay giữa tấm kim loại nằm ngang để không bị lệch. - Loại bỏ các yếu tố có khả năng gây mất an toàn nơi làm việc. 2 Thiết lập các thông số hàn - Que hàn - Máy hàn - Chọn loại và đường kính que hàn. - Tính toán và thiết lập cường độ dòng hàn hoặc điện áp hàn phù hợp. 3 Hàn đính & kiểm tra - Phôi hàn - Bảo hộ lao động - Búa gõ xỉ, bàn chải sắt - Trang bị bảo hộ lao động trước khi thực hiện. - Đính ở hai đầu mối hàn hoặc cách đầu mối hàn 10÷15 mm. - Số lượng mối đính tuỳ thuộc vào chiều dài đường hàn. - Gõ xỉ kiểm tra mối đính và nắn lại phôi nếu cong vênh. - Đính tất cả phôi hàn trước khi hàn. 4 Hàn & kiểm tra - Duy trì bảo hộ lao động cần thiết trong khi hàn. - Thực hiện đúng các kỹ thuật hàn: chiều dài hồ quang, góc que hàn, kiểu di chuyển và tốc độ di chuyển phù hợp. - Thực hiện và gõ sạch xỉ để kiểm tra khuyết tật “từng đường hàn” và rút kinh nghiệm cho đường hàn tiếp theo.
  • 55. 54 STT Nội dung Dụng cụ Hướng dẫn thực hiện 5 An toàn - 5S - Tất cả dụng cụ, thiết bị. - Tắt máy hàn khi không sử dụng. - Sắp xếp dụng cụ, thiết bị đúng số lượng và vị trí của chúng. - Dọn dẹp nơi làm việc về trạng thái ban đầu. - Kiểm tra lại nơi làm việc một lần nữa trước khi rời khỏi. 3.9 Các sai hỏng phổ biến Các sai hỏng trong quy trình hàn hồ quang tay rất đa dạng và phong phú, chúng có thể xuất hiện bên ngoài và bên trong mối hàn. Hiện nay, trong quy trình kiểm tra chất lượng mối hàn thì việc quan sát để phát hiện ra các khuyết tật mối hàn sẽ được thợ hàn hoặc người kiểm tra ngoại quan thực hiện trước bằng mắt thường và sau đó là sử dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau để dò tìm các khuyết tật bên trong mối hàn. Vì thế, trong nội dung ở mục này chỉ liệt kê ra một số sai hỏng phổ biến trong quá trình thực tập kỹ thuật hàn xảy ra. 3.9.1 Nứt Là sự xuất hiện các vết nứt, gãy trong vùng mối hàn hoặc kim loại cơ bản có hình răng cưa hoặc đường thẳng. Đây là khuyết tật nghiêm trọng cần nên tránh. Hình 3.19. Khuyết tật vết nứt xuất hiện ở vật hàn
  • 56. 55 Hành động khắc phục: - Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước khi hàn. - Gia nhiệt kim loại cơ bản trước khi hàn. - Không nên làm nguội vật hàn quá nhanh. - Lựa chọn đúng loại que hàn. - Thiết lập trình tự hàn và biên dạng thích hợp để tránh cong vênh hoặc ứng suất trong kim loại cơ bản. 3.9.2 Cháy thủng Là sự hiện tượng quá nhiệt hoặc quá ngấu dẫn đến việc hình thành một cái lỗ xuyên qua hoàn toàn vật hàn. Đây là khuyết tật lớn làm độ bền mối hàn giảm đáng kể. Hình 3.20. Khuyết tật cháy thủng mối hàn Hành động khắc phục: - Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn. - Giảm chiều dài hồ quang hoặc điện áp hàn hoặc giảm ESO. - Sử dụng tấm lót bằng gốm, sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt đặt bên dưới đường hàn. 3.9.3 Cháy cạnh Là phần lõm trên vật hàn xuất hiện dọc theo chân mối hàn. Hình 3.21. Khuyết tật cháy chân mối hàn
  • 57. 56 Hành động khắc phục: - Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn. - Giảm tốc độ hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang hợp lý. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Sử dụng thước đo để xác định giá trị cho phép. 3.9.4 Rỗ khí Là sự xuất hiện của lỗ khí bị mắc kẹt trên bề mặt mối hàn khi được làm nguội. Hình 3.22. Khuyết tật rỗ khí bề mặt mối hàn Hành động khắc phục: - Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước khi hàn. - Điều chỉnh chiều dài hồ quang hợp lý (có thể giảm chiều dài hồ quang) hoặc giảm ESO. - Lựa chọn đúng loại que hàn.
  • 58. 57 - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Chú ý đến hướng và tốc độ gió xung quanh. 3.9.5 Văng tóe lớn Là sự bám dính các giọt kim loại lỏng sau quá trình nguội gần mối hàn và có kích thước lớn. Hình 3.23. Khuyết tật văng toé các giọt kim loại lỏng Hành động khắc phục: - Giảm cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO. - Duy trì ổn định tốc độ hàn. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Làm sạch bụi bẩn, dầu, nhớt, rỉ sét trên bề mặt vật hàn trước khi hàn. - Có thể sử dụng các vật liệu chống cháy bảo vệ bề mặt vật hàn dọc theo mối hàn.
  • 59. 58 - Lựa chọn đúng loại que hàn. 3.9.6 Lẫn xỉ Là lớp thuốc bảo vệ hình thành bên trên bề mặt mối hàn. Hình 3.24. Khuyết tật lẫn xỉ mối hàn Hành động khắc phục: - Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn. - Duy trì ổn định tốc độ hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang thích hợp. - Điều chỉnh góc độ que hàn. 3.9.7 Độ mô lớn Là khoảng cách từ bề mặt vật hàn đến phần cao nhất của mối hàn và khoảng cách này quá lớn so với tiêu chuẩn.
  • 60. 59 Hình 3.25. Độ mô mối hàn lớn Hành động khắc phục: - Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO. - Tăng tốc độ hàn. - Điều chỉnh góc độ que hàn. 3.9.8 Tràn viền Là hiện tượng kim loại mối hàn chồng lấn lên kim loại cơ bản nhưng không có bất kỳ liên kết nào. Hình 3.26. Khuyết tật tràn viền mối hàn Hành động khắc phục: - Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn. - Tăng tốc độ hàn. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp.
  • 61. 60 3.9.9 Thiếu độ ngấu Là trường hợp độ ngấu mối hàn không đủ sâu để đạt độ ngấu yêu cầu. Hình 3.27. Khuyết tật thiếu độ ngấu mối hàn Hành động khắc phục: - Cần xem xét lại việc chuẩn bị cạnh hàn phù hợp với bề dày kim loại cơ bản. - Đảm bảo việc đặt các kim loại cơ bản đúng vị trí cần hàn. - Tăng cường độ dòng điện/điện áp hàn. - Giảm tốc độ hàn. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp. 3.9.10 Độ lõm bề mặt mối hàn góc Mối hàn bị võng ngay tâm mối hàn. Hành động khắc phục: - Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO. - Giảm tốc độ hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Các đường hàn sau phải phủ hết đường hàn trước đó cho trường hợp hàn nhiều đường, nhiều lớp.
  • 62. 61 Hình 3.28. Khuyết tật về độ lõm bề mặt mối hàn góc 3.9.11 Độ lồi bề mặt mối hàn góc Mối hàn bị nhô cao ngay tâm mối hàn. Hình 3.29. Khuyết tật về độ lồi bề mặt mối hàn góc Hành động khắc phục: - Điều chỉnh cường độ dòng điện/điện áp hàn/ESO. - Tăng tốc độ hàn. - Duy trì chiều dài hồ quang phù hợp. - Điều chỉnh góc độ que hàn. - Khi hàn nhiều đường, nhiều lớp nên tránh việc đặt các mối hàn quá gần nhau. .
  • 63. 62 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Câu 1: Nêu khái niệm, cấu tạo hàn hồ quang tay. Câu 2: Trình bày đặc điểm và ứng dụng của hàn hồ quang tay. Câu 3: Hãy cho biết cấu tạo, tác dụng của lớp thuốc bọc và cách phân loại que hàn. Câu 4: Giải thích ký hiệu que hàn E6013. Câu 5: Chế độ hàn là gì? Trình bày các thông số cơ bản của chế độ hàn hồ quang tay. Câu 6: Cho biết các dạng khuyết tật thường gặp của mối hàn. Nguyên nhân và cách khắc phục? Câu 7: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn giáp mối (1G), biết chiều dày vật hàn là 3 mm. Câu 8: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn chồng mối (2F), biết kích thước mối hàn k = 3 mm. Câu 9: Tính chế độ hàn và lập quy trình hàn cho mối hàn góc chữ T (2F), biết kích thước mối hàn k = 5 mm.
  • 64. 63 Chương 4: QUY TRÌNH HÀN HỒ QUANG ĐIỆN CỰC NÓNG CHẢY TRONG MÔI TRƯỜNG CÓ KHÍ BẢO VỆ (MIG/MAG) Theo thống kê từ Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ thì quy trình hàn hồ quang tay là quy trình được sử dụng phổ biến nhất chiếm 42% trong tổng số các phương pháp. 42% 34% 13% 9% 2% SMAW GMAW/FCAW GTAW SAW Others Hình 4.1. Thống kê từ Hiệp hội Hàn Hoa Kỳ về các quy trình hàn Tuy nhiên dưới nhu cầu sản xuất đòi hỏi năng suất cao và tự động hóa ngày càng cao, năm 1948 quy trình hàn hồ quang kim loại khí trơ (GMAW) được phát triển và hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Ban đầu, quy trình GMAW được sử dụng để hàn nhôm bằng argon (Ar) khí để bảo vệ, sau đó phát triển ra nhiều các ứng dụng để có thể hàn nhiều vật liệu khác nhau. Hiện nay quy trình hàn này không thể thiếu trong ngành công nghiệp hiện đại. 4.1 Giới thiệu chung 4.1.1 Khái niệm Hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí (trơ hoặc hoạt tính) bảo vệ là quy trình hàn hồ quang dùng để liên kết các kim loại bằng cách nung nóng chúng đến trạng thái nóng chảy bằng hồ quang điện. Hồ quang được sinh ra liên tục giữa hai điện cực của nguồn hàn, một điện
  • 65. 64 cực được nối đến bộ cấp dây điện cực, một được nối đến kim loại cơ bản. Trong quá trình hàn, áp lực khí cũng được cấp liên tục đến vũng hàn để tạo ra vùng khí bảo vệ. Hình 4.2. Nguyên lý hàn hồ quang MIG/MAG Quy trình hàn này được gọi bởi nhiều tên gọi, thuật ngữ tiếng Anh khác nhau: - MIG (Metal Inert Gas): hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí trơ bảo vệ: Ar, He,… - MAG (Metal Active Gas): hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí hoạt tính bảo vệ: CO2 , O2 , N2 , H2 . - GMAW (Gas Metal Arc Welding): hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường có khí bảo vệ: Ar, H2 , He, CO2 ,… - FCAW (Flux Core Arc Welding): hàn hồ quang điện cực nóng chảy dùng dây lõi thuốc. 4.1.2 Đặc điểm Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ là quy trình hàn có khả năng tự động hoá cao, tuỳ vào điều kiện có thể tự động hoá ở 3 kiểu như sau: - Bán tự động: dây hàn được cung cấp tự động thông qua máy hàn,
  • 66. 65 còn việc di chuyển, việc điều khiển súng hàn được thực hiện bằng tay. - Cổng hàn bán tự động: súng hàn được gắn, kết nối vào tay máy. Người điều khiển sẽ thường xuyên thiết lập và điều chỉnh quá trình điều khiển để dịch chuyển súng hàn. - Hàn tự động hoàn toàn: thiết bị hàn được cài đặt và hoạt động hoàn toàn tự động mà không có sự điều chỉnh thường xuyên quá trình điều khiển thiết bị bởi người thợ hàn hay người vận hành. Ngày nay, chúng được sử dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực ngành nghề nhờ vào ưu điểm: - Các mối hàn chất lượng cao và năng suất cao hơn so với hàn hồ quang tay hoặc hàn TIG. - Loại bỏ các khuyết tật liên quan đến xỉ hàn do không sử dụng thuốc bảo vệ. - Môi trường bảo vệ bằng khí tốt hơn thuốc hàn nên sự vắng toé được giảm đáng kể hoặc dễ dàng loại bỏ nếu bám dính trên bề mặt kim loại. - Quy trình hàn này rất linh hoạt và có thể được sử dụng với nhiều loại kim loại và hợp kim, bao gồm: nhôm, đồng, magie, niken và nhiều hợp kim của chúng, cũng như sắt và hầu hết các hợp kim của nó. - Quá trình này có thể được vận hành theo một số cách, bao gồm bán tự động và hoàn toàn tự động nên không đòi hỏi tay nghề người thợ quá cao. - Năng lượng hàn tập trung cao nên vật hàn ít biến dạng. - Khả năng tự động hoá trong hệ thống sản xuất cao. Bên cạnh đó, quy trình hàn này cũng tồn tại một số nhược điểm: - Nhược điểm lớn của quy trình này là nó không thể được sử dụng ở các vị trí hàn thẳng đứng hoặc hàn trên cao do nhiệt đầu vào cao và tính chảy loãng của vũng hàn. - Thiết bị trong quy trình hàn này phức tạp so với thiết bị hồ quang tay. 4.1.3 Ứng dụng Quy trình hàn hồ quang MIG/MAG được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực: - Hàn nối các đường ống dẫn.
  • 67. 66 - Sửa chữa và sản xuất ô tô, tàu biển, xây dựng dân dụng, đường sắt,… - Dây chuyền sản xuất tự động liên quan đến hàn nối kim loại. - Hàn dưới nước. 4.2 Cấu tạo Bộ thiết bị trong quy trình hàn hồ quang MIG/MAG bao gồm: - Nguồn hàn (máy hàn). - Bộ cấp dây điện cực. - Bình chứa khí và van điều chỉnh áp suất. - Súng hàn. - Kẹp mát. - Dây cáp. - Dây tín hiệu điện. 1. Nguồn hàn (máy hàn). 2. Dây điều khiển máy hàn. 3. Dây cáp nối bộ cấp dây. 4. Dây cáp nối kẹp mát. 5. Kim loại cơ bản. 6. Súng hàn. 7. Bộ cấp dây. 8. Cuộn dây điện cực. 9. Dây dẫn khí. 10. Bình chứa khí bảo vệ. Hình 4.3. Bộ thiết bị hàn hồ quang MIG/MAG 4.2.1 Nguồn hàn Phần lớn các ứng dụng hàn MIG/MAG yêu cầu sử dụng phân cực ngược dòng điện một chiều DC+ (cực dương nối vào súng hàn). Loại kết nối điện này tạo ra hồ quang ổn định, truyền kim loại trơn tru, hao tổn năng lượng tương đối thấp và đặc tính mối hàn tốt cho toàn bộ phạm vi dòng hàn được sử dụng.
  • 68. 67 Dòng điện một chiều phân cực thẳng DC- (điện cực âm nối vào súng hàn) hiếm khi được sử dụng, vì hồ quang có thể trở nên không ổn định và thất thường mặc dù độ ngấu mối hàn tốt hơn DC+. DC- được sử dụng khi hàn ngửa hoặc trạng thái chuyển dịch ngắn mạch. Dòng điện xoay chiều không được áp dụng cho hàn MIG/MAG vì hai lý do gây ra việc hồ quang thiếu ổn định: dòng điện giảm xuống 0 khi chuyển chu kỳ và chỉnh lưu chu kỳ phân cực ngược thúc đẩy hoạt động hồ quang thất thường. Chính vì vậy, hầu hết các máy hàn MIG/MAG sử dụng DC+ và điều chỉnh năng lượng đầu vào theo hai cách: thiết lập điện áp hàn đầu vào không đổi (Constant Voltage-CV) hoặc thiết lập dòng điện đầu vào không đổi (Constant Current-CC). - Đặc tính V-A của nguồn CC (Hình 4.4a) có dạng hình cung, vì thế sự thay đổi điện áp thì dòng hàn không thay đổi đáng kể. - Đặc tính V-A của nguồn CV (Hình 4.4b) có dạng nằm ngang, nên ứng với sự thay đổi nhỏ về điện áp cũng dẫn tới sự thay đổi lớn về dòng điện. Ưu điểm chính của thiết bị kiểu CV là điện áp hồ quang không đổi trong suốt quá trình hàn. Dòng hàn sẽ tự động tăng hoặc giảm khi chiều dài hồ quang thay đổi, từ đó làm tăng hoặc giảm tốc độ chảy của dây hàn nhờ đó mà điện áp hồ quang được duy trì không đổi. Như vậy, thiết bị MIG/ MAG điều chỉnh dòng điện hàn thông qua bộ cấp dây. a) Nguồn hàn CC b) Nguồn hàn CV Hình 4.4. Đặc tính V-A của nguồn hàn MIG/MAG
  • 69. 68 4.2.2 Súng hàn Súng hàn có nhiệm vụ vừa dẫn điện từ máy hàn tới dây điện cực, vừa dẫn khí từ bình chứa khí đến vũng hàn và vừa cấp tín hiệu điều khiển đến máy hàn để thực hiện quá trình hàn. Vì thế, cấu tạo của súng hàn gồm nhiều chi tiết được làm từ nhiều vật liệu khác nhau vì chúng đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Hình 4.4 là cấu tạo của một súng hàn MIG/MAG. Hình 4.5 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của súng hàn
  • 70. 69 4.2.3 Bộ cấp dây Bộ cấp dây được sử dụng trong quá trình hàn hồ quang MIG/MAG có hai loại: bộ cấp dây rời và bộ cấp dây bên trong máy hàn. Hình 4.6 bên dưới là cấu tạo của một bộ cấp dây. a) Bộ cấp dây rời b) Bộ cấp dây bên trong máy hàn 1-Động cơ DC. 2-Bộ dẫn hướng dây điện cực. 3-Bánh dẫn chủ động. 4-Cơ cấu tạo lực ép. 5-Núm vặn điều chỉnh lực ép. c) Bộ phận chính cấp dây điện cực d) Các loại rãnh trên bánh dẫn chủ động Hình 4.6. Bộ cấp dây hàn hồ quang MIG/MAG
  • 71. 70 4.2.4 Khí bảo vệ Việc lựa chọn khí bảo vệ phù hợp ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của mối hàn. Các tiêu chí được căn cứ để chọn khí bảo vệ phù hợp là: - Vật liệu cần hàn. - Cơ tính mong muốn của kim loại mối hàn. - Chiều dày vật hàn và kiểu mối ghép. - Điều kiện của vật liệu như sự hiện diện của rỉ sét, ăn mòn, lớp phủ bảo vệ, dầu nhớt. - Kiểu chuyển dịch của kim loại vào vũng hàn. - Vị trí mối hàn trong không gian. - Độ ngấu của mối hàn. - Hình dạng mối hàn. - Chi phí. Dưới tác dụng của nhiệt lượng từ hồ quang, khí bảo vệ phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Chiều và độ lớn của dòng điện trong hồ quang ảnh hưởng tới chuyển dịch của kim loại dây hàn vào vũng hàn. Trong nhiều trường hợp, khí bảo vệ ảnh hưởng tích cực lên một kiểu chuyển dịch nào đó nhưng lại không phù hợp với kiểu chuyển dịch khác. Có 3 tiêu chuẩn về đặc tính của khí bảo vệ được đặt ra: - Khả năng ion hóa của các thành phần khí. - Độ dẫn nhiệt của các thành phần khí bảo vệ. - Phản ứng hóa học của khí bảo vệ với kim loại dây hàn và vũng hàn. Khí dùng trong quy trình hàn MIG/MAG hiện nay được chia ra: Khí trơ bảo vệ: - Argon và heli là hai loại khí trơ được sử dụng để bảo vệ kim loại vũng hàn. Năng lượng ion hóa của argon và heli lần lượt là 15,7 eV và 24,5 eV. Do vậy, argon dễ được ion hóa hơn so với heli. Chính vì lý do này mà argon có khả năng gây hồ quang tốt hơn heli. - Độ dẫn nhiệt hay còn gọi là khả năng truyền nhiệt của khí bảo vệ là một căn cứ quan trọng để chọn lựa khí bảo vệ. Độ dẫn nhiệt cao sẽ dẫn đến nhiệt lượng được truyền vào vật hàn lớn. Độ dẫn nhiệt cũng ảnh hưởng tới hình dạng của hồ quang và sự phân phối nhiệt vào mối hàn. argon có độ
  • 72. 71 dẫn nhiệt kém hơn so với heli và hydro khoảng 10%. Độ dẫn nhiệt cao của heli dẫn tới bề rộng mối hàn lớn và làm giảm chiều sâu ngấu của mối hàn. Hỗn hợp khí với một tỷ lệ lớn thành phần là argon sẽ cho kết quả là chiều sâu ngấu lớn – hiệu ứng ngón tay. Đó là do argon có độ dẫn nhiệt thấp hơn. Hình 4.7. Hiệu ứng ngón tay khi hồn hợp khí bảo vệ có khí argon - Argon là một khí được sử dụng phổ biến nhất. So sánh với heli thì độ dẫn nhiệt của argon thấp hơn. Nhưng năng lượng cần để ion hóa argon lại thấp hơn dẫn tới hiệu ứng độ ngấu sâu và dài như ngón tay. Argon hỗ trợ kiểu chuyển dịch dọc trục. Khi hàn các hợp kim niken, đồng, nhôm, titan và magie đều nên sử dụng khí bảo vệ là 100% argon. Bởi vì, argon có năng lượng ion hóa thấp nên dễ tạo hồ quang. Argon thường là thành phần chính trong các hỗn hợp khí gồm có hai hay ba loại khí dùng trong hàn MIG/MAG. Điều đó làm tăng hiệu suất chuyển dịch của kim loại dây hàn vào vũng hàn. - Heli thường được thêm vào trong hỗn hợp khí bảo vệ khi hàn thép không gỉ và hàn nhôm. Heli có độ dẫn nhiệt rất cao nên làm cho bề rộng mối hàn lớn nhưng chiều sâu ngấu lại ít hơn. Khi trong hỗn hợp khí bảo vệ có thành phần của heli sẽ làm cho hồ quang ổn định hơn. Ngoài ra, heli trong thành phần hỗn hợp khí argon sẽ tác động làm giảm tính chảy loãng của kim loại nền qua đó làm chống ăn mòn kim loại. Hỗn hợp heli và argon được sử dụng phổ biến khi hàn nhôm với vật hàn dày hơn 25 mm. Khí hoạt tính bảo vệ: - Oxi, hydro, nitơ và CO2 là các loại khí hoạt tính. - CO2 là khí trơ ở nhiệt độ phòng nhưng sẽ trở nên hoạt tính khi ở trong cột hồ quang và kim loại nóng chảy. Trong cột hồ quang với nguồn năng lượng cao, CO2 phân ly thành cacbon, CO và O2 . Phản ứng phân ly này xảy ra ở cực dương của cột hồ quang. Tại cực âm của cột hồ quang –