SlideShare a Scribd company logo
1 of 210
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
LÊ THỊ MAI HƯƠNG
TRẦN VĂN HÙNG
NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
60
(Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế)
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************
TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG,
TS. TRẦN VĂN HÙNG,
ThS. NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
GIÁO TRÌNH
TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
(Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế)
hát hành nội tộc
các Họ Lê Công, Lê Quý
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rất phức tạp. Từ “tài chính” là một
từ ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tài chính quốc tế không chỉ
rộng về phạm vi nghiên cứu mà còn mang tính chất mới mẻ và luôn biến
động. Đây là các hoạt động tài chính của cá nhân, của doanh nghiệp hay
chính sách của Chính phủ ở các nước, cũng có thể là cấu trúc tổ chức và
vận hành của các thị trường tài chính quốc tế, của các định chế tài chính và
thương mại thế giới hoặc khu vực,… Như vậy, phạm vi nghiên cứu và ứng
dụng của tài chính quốc tế rất rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt
động kinh tế, nhiều mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp.
Mặc dù tài chính quốc tế là lĩnh vực rộng lớn và có thể tiếp cận nhiều
góc độ khác nhau, song nền móng cơ bản của lĩnh vực này vẫn là các dòng
lưu chuyển hàng hóa và vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính sự
vận động của hàng hóa và vốn trên bình diện quốc tế cùng với lợi ích to
lớn từ sự vận động đó làm cho lĩnh vực tài chính quốc tế ngày càng quan
trọng. Tài chính rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh quốc tế, cho
các công ty hoạt động có liên quan đến xuất khẩu hay nhập khẩu, đến đầu
tư quốc tế v.v.
Các doanh nghiệp và các doanh nhân Việt Nam đang chuẩn bị cho
bước phát triển mạnh mẽ đánh dấu một trình độ cao hơn của hội nhập quốc
tế sau khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Do đó hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy
các vấn đề về tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, chính sách thuế khóa,
hàng rào mậu dịch và mức độ hoàn thiện của thị trường tài chính, tài trợ
vốn ngắn hạn, dài hạn, đánh giá hiệu quả đầu tư, phòng ngừa rủi ro luôn là
những vấn đề phức tạp và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và
doanh nhân các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Giáo trình Tài chính quốc tế bao gồm 7 chương với nội dung về lý
thuyết được trình bày cô đọng, cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ
bản và chuyên sâu về thương mại quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tỷ giá,
4
thị trường tài chính quốc tế, di chuyển luồng vốn quốc tế. Bên cạnh đó,
hệ thống bài tập ứng dụng các nội dung lý thuyết mang tính thực tế cao.
Chúng tôi hi vọng nội dung giáo trình cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu
bổ ích và thú vị cho bạn đọc.
Vì hoạt động tài chính quốc tế là một lĩnh vực phức tạp và luôn biến
động, bởi vậy trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa.
Chủ biên
TS Lê Thị Mai Hương
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
ADB Asian development bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)
B/L Vận đơn
BP/BOP Balance of Payment (Cán cân thanh toán quốc tế)
CGV Chuyển giao vốn
CGVL Chuyển giao vãng lai
CNTB Chủ nghĩa tư bản
D/A
Documents against Acceptance (nhờ thu chấp nhận
chứng từ)
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
D/P Documents against Payment (nhờ thu đổi chứng từ)
EEC Các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu
FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
FII Foreign Indirect Investment (Đầu tư gián tiếp nước ngoài)
FOREX
(FX)
The Foreign Exchange Market (Thị trường ngoại hối)
GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GNP Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia)
HĐGS Hợp đồng giao sau
IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Thế giới)
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
L/C Thư tín dụng
6
Từ viết tắt Diễn giải
LFC
Long The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ
trường/Trạng thái ngoại tệ dương)
MNC Multi National Company (Công ty đa quốc gia)
NCF Negative Cash Flows (Luồng tiền âm)
NEP
Net Foreign Exchange Position (Trạng thái ngoại tệ
ròng)
NETCF Net Cash Flow Position (Trạng thái luồng tiền ròng)
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng trung ương
NK Nhập khẩu
NKDV Nhập khẩu dịch vụ
NKHH Nhập khẩu hàng hóa
NKT Nền kinh tế
OTC Over The Couter (Thị trường phi tập trung)
PCF Positive Cash Flows (Luồng tiền dương)
SDR Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt)
SFC
Short The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ đoản/
Trạng thái ngoại tệ âm)
SGD Sở Giao dịch
TCQT Tài chính quốc tế
TN Thu nhập
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TSC Tài sản có
TSCĐ Tài sản cố định
7
Từ viết tắt Diễn giải
TSN Tài sản nợ
TSNH Tài sản ngắn hạn
TTCK Thị trường chứng khoán
TTGS Thị trường giao sau
UNDP
United Nations Development Programe (Chương trình
phát triển của Liên hiệp quốc)
WB World Bank (Ngân hàng Thế giới)
XK Xuất khẩu
XKDV Xuất khẩu dịch vụ
XKHH Xuất khẩu hàng hóa
XNK Xuất nhập khẩu
8
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.....................15
1.1. 	KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH
	 QUỐC TẾ.
........................................................................................15
	 1.1.1. 	Khái niệm..............................................................................15
	 1.1.2. 	Lịch sử hình thành tài chính quốc tế.
.....................................17
			 1.1.2.1. Cơ sở hình thành.......................................................17
			 1.1.2.2. Quá trình phát triển...................................................17
	 1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế..............................18
			 1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng
			 tiền vốn quốc tế.
.....................................................................18
			 1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài
			 chính quốc tế.
.........................................................................18
1.2. 	MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ...........19
	 1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế.
....................................19
			 1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế..........19
			 1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương
			 mại quốc tế.
............................................................................20
			 1.2.1.3. Chỉ số đo lường độ mở của nền kinh tế....................23
		1.2.2. Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở.................................28
			 1.2.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển so với
			 thương mại nội địa.................................................................28
			 1.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa các thị trường tài chính..........28
1.3.	VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
TRONG NỀN KINH TẾ MỞ...................................................................29
	 1.3.1. Lợiích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính.........29
			 1.3.1.1. Những lợi ích............................................................29
			 1.3.1.2. Những rủi ro.............................................................29
9
	 1.3.2. Các lý do phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế.
..............30
1.4. 	MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
QUỐC GIA.............................................................................................31
	 1.4.1. Quản trị công ty đa quốc gia (MNC).
.....................................31
			 1.4.1.1. Khái niệm công ty đa quốc gia (MNC)...................`31
			 1.4.1.2. Quản trị công ty đa quốc gia.
....................................31
			 1.4.1.3. Cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia.......................31
	 1.4.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC..................32
			 1.4.2.1. Thương mại quốc tế..................................................32
			 1.4.2.2. Cấp bằng sáng chế....................................................33
			 1.4.2.3. Nhượng quyền kinh doanh.......................................33
			 1.4.2.4. Liên doanh................................................................33
			 1.4.2.5. Thâu tóm các hoạt động hữu hiệu.
............................33
			 1.4.2.6. Thiết lập các công ty con mới tại nước ngoài.
..........33
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.
..........................................................................34
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1.
............................................................34
Chương 2: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH.....................................................35
2.1. 	THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI...........................................................35
	 2.1.1. Khái niệm ngoại hối...............................................................35
	 2.1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối..............................................37
	 2.1.3. Các chức năng của thị trường ngoại hối.
................................39
	 2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường........................................40
	 2.1.5. Các thị trường bộ phận...........................................................42
2.2. 	TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................................43
	 2.2.1. Định nghĩa..............................................................................43
	 2.2.2. Phân loại.................................................................................43
	 2.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá.
...................................................45
			 2.2.3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp).
.........45
			 2.2.3.2. Yết tỷ giá gián tiếp.
...................................................45
	 2.2.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá...........................46
			 2.2.4.1. Tỷ giá mua, tỷ giá bán..............................................46
			 2.2.4.2. Chênh lệch tỷ giá......................................................46
	 2.2.5. Tỷ giá nhà môi giới................................................................48
10
2.3. 	KINH DOANH TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.............49
	 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh chênh
	 lệch tỷ giá................................................................................. 49
	 2.3.2. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá.................................................50
2.4. 	TỶ GIÁ CHÉO.
................................................................................51
	 2.4.1. Khái niệm...............................................................................51
	 2.4.2. Lý do tồn tại...........................................................................52
	 2.4.3. Các trường hợp xác định tỷ giá chéo.
.....................................53
2.5. 	CÁC PHÁI SINH TIỀN TỆ.............................................................58
	 2.5.1. Thị trường giao ngay..............................................................58
			 2.5.1.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay.................58
			 2.5.1.2. Phạm vi áp dụng.......................................................58
		2.5.2. Thị trường kỳ hạn..................................................................60
			 2.5.2.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối kỳ hạn......................60
			 2.5.2.2. Tỷ giá kỳ hạn............................................................60
	 2.5.3. Ứng dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn....................................61
	 2.5.4. Thị trường hoán đổi................................................................63
			 2.5.4.1. Khái niệm.................................................................63
			 2.5.4.2. Đặc điểm...................................................................63
			 2.5.4.3. Tỷ giá hoán đổi.........................................................63
			 2.5.4.4. Ứng dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối...................64
	 2.5.5. Thị trường quyền chọn...........................................................65
			 2.5.5.1. Khái niệm.................................................................65
			 2.5.5.2. Đối tượng tham gia, tỷ giá và phí hợp đồng
			 quyền chọn.
...........................................................................66
			 2.5.5.3. Mục đích...................................................................67
TÓM TẮT CHƯƠNG 2....
.......................................................................67
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................67
Chương 3: LÝ THUYẾT KINH DOANH QUỐC TẾ........................69
3.1. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI	...............................................................................................69
		3.1.1. Các chế độ tỷ giá...................................................................70
			 3.1.1.1. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (7/1944).........70
			 3.1.1.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn................................70
11
			 3.1.1.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (chế độ thả nổi
			 hoàn toàn)..............................................................................70
			 3.1.1.4. Chế độ tỷ giá neo cố định.........................................71
	 3.1.2. Sự can thiệp của Chính phủ.
...................................................71
3.2. 	LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA.........................................72
		3.2.1.	Khái quát lý thuyết ngang giá sức mua.................................72
		3.2.2. Xác định phần bù tỷ giá giao ngay........................................72
		3.2.3. Cơ sở hợp lý xác định ngang giá sức mua.............................74
3.3. 	LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (INTEREST RATE
PARITY - IRP).
........................................................................................75
	 3.3.1. Khái quát lý thuyết ngang giá lãi suất....................................75
	 3.3.2. Xác định phần bù tỷ giá kỳ hạn..............................................75
	 3.3.3. Quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất...............................................77
3.4. HIỆU ỨNG FISHER........................................................................77
	 3.4.1. Khái quát hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)................................77
	 3.4.2. Nội dung.................................................................................77
	 3.4.3. So sánh giữa PPP và IRP........................................................78
	 3.4.5. So sánh giữa lý thuyết PPP, IRP và IEF.................................79
TÓM TẮT CHƯƠNG 3...
........................................................................81
CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................81
Chương 4: QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI.......................................83
4.1. 	DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................83
	 4.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá hối đoái.
............................................83
	 4.1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái.
........................................84
			 4.1.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
			 nghiệp....................................................................................84
			 4.1.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng của doanh
			 nghiệp....................................................................................84
	 4.1.3. Các động cơ dự báo tỷ giá......................................................85
	 4.1.4. Các kỹ thuật dự báo.
...............................................................85
			 4.1.4.1. Dự báo kỹ thuật........................................................85
			 4.1.4.2. Dự báo cơ bản.
..........................................................86
			 4.1.4.3. Dự báo dựa vào thị trường.
.......................................88
			 4.1.4.4. Dự báo hỗn hợp........................................................88
12
4.2. 	ĐO LƯỜNG RỦI RO DAO ĐỘNG TỶ GIÁ..................................90
	 4.2.1. Đo lường rủi ro giao dịch.......................................................90
	 4.2.2. Đo lường rủi ro kinh tế...........................................................94
	 4.2.3. Đo lường rủi ro quy đổi.
.........................................................96
4.3. 	QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH.
..................................................97
4.4. QUẢN TRỊ RỦI RO KINH TẾ......................................................104
4.5. QUẢN TRỊ RỦI RO QUY ĐỔI.
.....................................................110
TÓM TẮT CHƯƠNG 4.
........................................................................110
CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................ 111
Chương 5: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN...................112
5.1. 	TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...........................................112
	 5.1.1. Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.......112
			 5.1.1.1. Trả trước.................................................................113
			 5.1.1.2. Thư tín dụng (L/C).
.................................................113
			 5.1.1.3. Hối phiếu................................................................116
			 5.1.1.4. Ủy thác.
...................................................................116
			 5.1.1.5. Tài khoản mở, ghi sổ..............................................117
	 5.1.2. Các hình thức tài trợ thương mại.........................................118
			 5.1.2.1. Tài trợ các khoản phải thu......................................118
			 5.1.2.2. Bao thanh toán tương đối.......................................119
			 5.1.2.3. Tín dụng thư...........................................................120
			 5.1.2.4. Hối phiếu................................................................123
			 5.1.2.5. Tài trợ vốn luân chuyển..........................................129
			 5.1.2.6. Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất.....................130
			 5.1.2.7. Thương mại đối lưu................................................131
5.2. 	TÀI TRỢ NGẮN HẠN..................................................................131
	 5.2.1. Nguồn tài trợ nước ngoài.....................................................132
	 5.2.2. Tài trợ bằng ngoại tệ............................................................132
	 5.2.3. Xác định lãi suất tài trợ hiệu dụng.......................................132
	 5.2.4. Các tiêu chuẩn được xem xét trong quyết định tài trợ.........133
			 5.2.4.1. Ngang giá lãi suất...................................................133
			 5.2.4.2. Tỷ giá kỳ hạn..........................................................136
			 5.2.4.3. Dự báo tỷ giá hối đoái............................................137
			 5.2.4.4. Sử dụng tỷ giá kỳ hạn hòa vốn...............................138
13
			 5.2.4.5. Sử dụng các phân bố xác suất.
................................139
		5.2.5. Tài trợ danh mục đầu tư tiền tệ............................................141
5.3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT QUỐC TẾ.
...............................................141
	 5.3.1. Quản trị vốn lưu động đa quốc gia.......................................142
	 5.3.2. Quản trị tiền mặt tập trung...................................................143
	 5.3.3. Kỹ thuật tối ưu hóa dòng tiền...............................................145
	 5.3.4. Những phức tạp trong tối ưu hóa dòng tiền.........................145
			 5.3.4.1. Các đặc tính liên quan đến công ty.........................145
			 5.3.4.2. Những hạn chế của Chính phủ...............................145
			 5.3.4.3. Những đặc tính của hệ thống ngân hàng................145
			 5.3.4.4. Nhận thức không thích đáng về việc tối ưu hóa
			 dòng tiền..............................................................................146
			 5.3.4.5. Sự sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh
			 của công ty con....................................................................146
	 5.3.5. Đầu tư tiền mặt thặng dư......................................................147
TÓM TẮT CHƯƠNG 5..
.......................................................................151
CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................151
Chương 6: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN DÀI HẠN.......................152
6.1. CHI PHÍ VỐN CỦA CÔNG TY.....................................................152
	 6.1.1. Khái quát về chi phí vốn và xác định chi phí vốn................152
			 6.1.1.1. Khái quát chi phí vốn.
.............................................152
			 6.1.1.2. Xác định chi phí vốn.
..............................................152
	 6.1.2. Phân biệt chi phí vốn công ty nội địa và MNC....................156
	 6.1.3. Chi phí vốn qua các quốc gia...............................................157
	 6.1.4. Chi phí vốn của các dự án đầu tư nước ngoài......................158
6.2. CẤU TRÚC VỐN ĐA QUỐC GIA................................................159
	 6.2.1. Khái quát về cấu trúc vốn.
....................................................159
	 6.2.2. Quyết định cấu trúc vốn của MNC.
......................................160
	 6.2.3. Tài trợ vốn cho công ty con và công ty mẹ..........................160
6.3. TÀI TRỢ DÀI HẠN.......................................................................162
	 6.3.1. Quyết định tài trợ dài hạn.....................................................162
	 6.3.2. Chi phí tài trợ vốn vay dài hạn.............................................162
	 6.3.3. Giảm rủi ro tỷ giá hối đoái...................................................164
6.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng vốn vay...............................................165
14
	 6.4.1. Sử dụng khoản vay song song để phòng vệ rủi ro...............165
	 6.4.2. Hoán đổi rủi ro lãi suất Vanila đơn giản...
............................169
TÓM TẮT CHƯƠNG 6..
.......................................................................170
CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................171
Chương 7: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN CỦA CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA....................................................................................172
7.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI MNC................................172
	 7.1.1. Động cơ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...................172
	 7.1.2. Các lợi ích của tính đa dạng quốc tế....................................173
	 7.1.3. Quan điểm của Chính phủ nước chủ nhà về FDI.................174
	 7.1.4. Các điều kiện áp đặt của Chính phủ khi thu hút FDI...........175
7.2. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐA QUỐC GIA.
..................175
	 7.2.1. Quan điểm của công ty con và công ty mẹ..........................175
	 7.2.2. Điều kiện cần để hoạch định ngân sách vốn đa quốc gia......176
	 7.2.3. Các nhân tố tác động khác.
...................................................177
	 7.2.4. Đánh giá dự án đầu tư vốn đa quốc gia trong điều kiện
	 rủi ro...............................................................................................181
7.3. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÔNG TY QUỐC TẾ.....................185
	 7.3.1. Quản lý công ty quốc tế.
.......................................................185
	 7.3.2. Các yếu tố tác động đến việc định giá công ty mục tiêu......187
	 7.3.3. Quy trình định giá công ty quốc tế.......................................187
	 7.3.4. Các quyết định để kiểm soát công ty.
...................................190
7.4. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA ĐẾN HOẠCH ĐỊNH
NGÂN SÁCH VỐN..............................................................................191
	 7.4.1. Những vấn đề chung về phân tích rủi ro quốc gia...............191
	 7.4.2. Các yếu tố của rủi ro quốc gia..............................................191
	 7.4.3. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro quốc gia...
................................192
	 7.4.4. Đo lường rủi ro quốc gia......................................................192
	 7.4.5. Kết hợp rủi ro trong hoạch định ngân sách vốn...................193
7.4.6. Ngăn cản các tiếp quản của nước chủ nhà...................................194
TÓM TẮT CHƯƠNG 7..
.......................................................................195
CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................195
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................197
PHỤ LỤC 1: KÝ HIỆU TIỀN TỆ QUỐC TẾ.......................................198
15
Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Mục tiêu của chương:
Hiểu được khái niệm tài chính quốc tế và lịch sử hình thành tài
chính quốc tế.
Làm rõ nội dung hoạt động của tài chính quốc tế.
Hiểu được mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế.
Phân biệt lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế.
Hiểu được vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh
tế mở.
Nhận dạng mục đích quản trị và cấu trúc tổ chức của công ty
đa quốc gia.
Nội dung nghiên cứu: Gồm 4 phần:
Khái niệm và lịch sử hình thành tài chính quốc tế.
Mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế.
Vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở.
Một số vấn đề chung về quản trị tài chính đa quốc gia.
1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ
1.1.1. Khái niệm
Tài chính quốc tế là hoạt động diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là
sự dịch chuyển luồng vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc
tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ
thể của các quốc gia, giữa các chủ thể của quốc gia với các tổ chức quốc
tế thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của mỗi chủ thể trong các quan hệ quốc tế.
Ví dụ: Hãy xem xét các tình huống sau:
1/ Người Pháp đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam.
16
2/ Giám đốc Công ty ABC của Việt Nam mua cổ phiếu của Ngân
hàng BIDV.
3/ Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua Lào.
4/ Chính phủ Việt Nam hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Việt Nam.
5/ Ngân hàng BIDV của Việt Nam mở chi nhánh tại Lào.
Để xác định các ví dụ trên có phải là hoạt động đầu tư quốc tế hay
không, chúng ta xem xét các điều kiện sau:
Thứ nhất: Dòng vốn có dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác hay không?
Thứ hai: Hoạt động đó có gắn với một quan hệ quốc tế nào hay không?
Thứ ba: Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể tham gia
hay không?
Nếu cả ba vấn đề trên đều thỏa mãn thì đó là hoạt động đầu tư quốc
tế, còn nếu không thỏa mãn một trong ba điều kiện trên thì không phải là
hoạt động đầu tư quốc tế.
Ví dụ 1: Dòng vốn dịch chuyển từ Pháp sang Việt Nam (thỏa mãn
điều kiện 1); hoạt động này là đầu tư quốc tế gián tiếp (thỏa mãn điều kiện
2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như
vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế.
Ví dụ 2: Dòng vốn dịch chuyển trong nội bộ quốc gia Việt Nam
(không thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này không gắn với một quan hệ
kinh tế quốc tế nào (không thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn
thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không là hoạt
động đầu tư quốc tế, mà là hoạt động đầu tư trong nước.
Ví dụ 3: Dòng vốn (thông qua giá trị hàng hóa) dịch chuyển giữa Lào
và Việt Nam (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này gắn với thương mại
quốc tế (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận
(thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế.
Ví dụ 4: Dòng vốn không dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia
khác (không thỏa mãn điều kiện 1); không gắn với hoạt động đầu tư quốc
17
tế (không thỏa mãn điều kiện 2); Chính phủ điều hành vĩ mô, doanh nghiệp
có vốn sản xuất (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không phải là hoạt
động đầu tư quốc tế.
Ví dụ 5: Dòng vốn dịch chuyển từ Việt Nam sang Lào (thỏa mãn
điều kiện 1); hoạt động này gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (thỏa mãn
điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều
kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế.
1.1.2. Lịch sử hình thành tài chính quốc tế
1.1.2.1. Cơ sở hình thành
Sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt
nguồn từ sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế và quan
hệ chính trị giữa các quốc gia trong cộng đồng với nhau.
1.1.2.2. Quá trình phát triển
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: xuất hiện việc trao đổi buôn bán hàng hóa
giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc châu báu giữa nước này với nước
khác, thuế xuất nhập khẩu đã ra đời, tín dụng quốc tế đã xuất hiện.
Thời kỳ phong kiến: tín dụng quốc tế đã kế thừa và phát triển mạnh
mẽ hơn và nó trở thành một trong những đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích
lũy tư bản.
Thời kỳ chủ nghĩa tư bản: thuế xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế
vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, những hình thức mới của quan hệ quốc
tế đã xuất hiện như: đầu tư quốc tế trực tiếp và gián tiếp, viện trợ, hợp tác
quốc tế về tài chính - tiền tệ.
Biểu hiện cụ thể:
-	Quan hệ kinh tế: thương mại quốc tế (hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa); tín dụng quốc tế (đi vay và cho vay quốc tế); đầu tư quốc tế (đầu
tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp); dịch vụ quốc tế.
-	Quan hệ về văn hóa, xã hội: hợp tác về giáo dục; y tế; văn hóa và
nghệ thuật.
-	Quan hệ về chính trị, quân sự và ngoại giao: hợp tác về chính trị;
hỗ trợ về quân sự.
18
1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế
1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn
quốc tế
Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc
gia này sang quốc gia khác, và sự vận động này được thể hiện thông qua
các hình thức như sau:
-	Các quan hệ thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là việc thực
hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và
phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay
cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế,
thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có
liên quan.
-	Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Là nguồn vốn từ các cơ quan
chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát
triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này.
-	Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua Chính phủ, tổ chức nhà
nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh
doanh xuất nhập khẩu,... Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các
quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước theo nguyên tắc tín dụng, không
phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có
lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại.
-	Đầu tư chứng khoán quốc tế: Đầu tư gián tiếp dưới dạng mua chứng
khoán.
-	Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment): Là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước
ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính
quốc tế
Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc
19
gia này sang quốc gia khác và sự vận động đó phải đáp ứng mục đích của
các chủ thể tham gia trên thị trường. Các chủ thể bao gồm:
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức kinh tế: FDI; FII;
thương mại quốc tế.
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại: tín
dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế, dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền, ủy thác, tư vấn,…
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty bảo hiểm kinh doanh.
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty chứng khoán: môi giới
chứng khoán, mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán
quốc tế, tư vấn,…
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính tín dụng quốc
tế: IMF; WB; ADB; UNDP.
-	Hoạt động tài chính quốc tế của các Nhà nước: viện trợ không
hoàn lại.
Trong đó:
-	IMF: international monetary fund.
-	WB: World bank.
-	ADB: Asian development bank.
-	UNDP: United Nations development programe.
1.2. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế
1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận và được
thể hiện qua giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa so với GDP toàn cầu.
20
Bảng 1.1. Tổng giá trị xuất khẩu so với GDP/toàn cầu (tỷ USD)
Năm Giá trị XK toàn cầu
(tỷ USD)
XK/GDP
(%)
1980 2049,41 18,865
1985 1964,84 18,863
1990 3495,69 19,346
1995 5176,2 21,862
2000 6452,32 26,026
2005 10502,74 28,642
2010 15302,68 28,966
2015 16539,16 29,313
2016 16021,98 28,46
2017 17731.08 29,426
2018 19453,36 30,106
Nguồn: IMF, International Financial Statistics.
Qua số liệu cho thấy, kim ngạch giá trị xuất khẩu toàn cầu có sự
tăng trưởng vượt bậc, từ mức 2049,41 tỷ USD vào năm 1980 tăng lên mức
15302,68 tỷ và đạt giá trị 19453,36 tỷ USD vào năm 2018. Kim ngạch xuất
khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn cầu và dao động xung quanh
mức 18% - 30%.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng thương mại quốc tế
- Không gian kinh tế ngày càng thu hẹp, nhất là trong lĩnh vực tin
học và các công nghệ khác, nó sẽ làm giảm chi phí giao dịch trong thương
mại quốc tế.
- Thuế quan, hạn ngạch, các hàng rào khác có xu hướng không phân
biệt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu.
1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế
a. Những lợi ích
Các học thuyết kinh tế và trên thực tế đã chứng minh lợi ích to lớn do
21
thương mại quốc tế mang lại. Từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế
học Ricardo đã đưa ra thuyết Lợi ích tương đối, nhấn mạnh tầm quan trọng
của thương mại quốc tế rằng tất cả các nước đều có lợi khi tham gia thương
mại quốc tế dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản phẩm mà mỗi nước có chi
phí sản xuất thấp nhất để đem trao đổi.
Trải qua hơn hai thế kỷ, tốc độ tăng trưởng và những thành tựu kinh
tế toàn cầu đã chứng minh rằng lợi ích cơ bản nhất của thương mại quốc
tế là mang lại sự thịnh vượng cho hầu hết các quốc gia. Ví dụ như Việt
Nam, kể từ khi chúng ta tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế
Việt Nam như được thay áo mới, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
7%/năm tính từ năm 1990 đến nay, GDP bình quân đầu người (theo giá cố
định) đã tăng từ 1.774USD/năm lên 3.525USD/năm và đến năm 2007 đã
tăng lên gần gấp đôi 5.389USD/người/năm (theo nguồn số liệu của IMF).
Nếu như tính theo ngang giá sức mua thì GDP bình quân đầu người cũng
tăng rất đáng kể, so với mức 509USD/người/năm ở năm 1986, thì đến năm
2007 con số này đã tăng lên 2.586USD/người/năm. Năm 2014, GDP bình
quân đầu người là 2.260 USD/người/năm.
Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy rằng rất nhiều quốc
gia thành công khi tham gia thương mại quốc tế mà không có lợi thế so
sánh trên cơ sở hiệu quả năng suất hay lợi thế về tài nguyên thiên nhiên.
Nhật Bản, Singapore hay Hồng Kông là những minh chứng điển hình về
tốc độ tăng trưởng thần kỳ khi tham gia thương mại quốc tế mà không dựa
vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong khi một số nước như Argentina,
Braxin mặc dù có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn
rất thấp. Và thậm chí giữa các vùng trong một quốc gia cũng có khoảng
cách về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giải thích cho hiện tượng đó, người ta
cho rằng những “nhân tố năng động” đóng vai trò quyết định cho sự thành
công trong thương mại kinh tế dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh hơn là
những nhân tố tài nguyên thiên nhiên “tĩnh”. Đặc biệt một số sản phẩm
đặc trưng thành công trên thị trường quốc tế của một số quốc gia có tính
năng động cao. Ví dụ như pho-mát và rượu vang của Pháp, trà túi lọc của
Anh, hay nước Mỹ thành công với ngành công nghiệp giải trí. Và gần đây
là Trung Quốc với mức tăng trưởng thương mại cực nhanh.
22
Một nhân tố khác góp phần làm cho thương mại quốc tế trở nên quan
trọng là bên cạnh ngành xuất khẩu, những ngành công nghiệp phụ trợ lân
cận phát triển song song để phục vụ cho những ngành công nghiệp. Ví dụ
như, ngành thời trang của nước Ý thành công và phát triển trên phạm vi
toàn cầu, kéo theo sự phát triển của những ngành công nghiệp phụ trợ như
ngành dệt, ngành sợi, chỉ may, khuy và khóa, v.v.
b. Những rủi ro
Thương mại quốc tế đem lại thành tựu to lớn về phát triển kinh tế
cho hầu hết các quốc gia tham gia, tuy nhiên, chứa đựng trong nó không
ít những rủi ro. Những rủi ro này bao gồm rủi ro về thị trường, rủi ro pháp
luật và rủi ro quốc gia. Một trong những rủi ro rõ nhất và trực tiếp nhất đó
là rủi ro thay đổi tỷ giá, có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận
của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Chúng ta sẽ thấy rõ được điều này qua ví
dụ sau với hai khả năng xảy ra đối với tỷ giá: tăng hoặc giảm.
Một công ty nhập khẩu kinh doanh rượu Pháp A, ký hợp đồng một
năm với giá 50 USD/chai, số lượng nhập một lần 1.500 chai, với tỷ giá là
1 USD = 20.000 VND. Tuy nhiên do biến động thị trường ngoại hối, nhà
nhập khẩu đối mặt với hai khả năng sau:
Đồng Việt Nam lên giá, nghĩa là tỷ giá bây giờ là 1 USD = 19.500
VND. Khi đó tổng số tiền bằng VND công ty phải trả cho nhà sản xuất
sẽ là: 108.750.000 VND. Tuy nhiên do hợp đồng đã ký với tỷ giá 1
USD = 20.000 VND nên công ty phải thanh toán số tiền là 112.500.000
VND, do đó công ty sẽ chịu thiệt hại một khoản làm tăng chi phí là
37.500.000 VND.
Giả sử công ty chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ khác, chỉ bán rượu
vang với mức giá đã quy đổi ra tỷ giá hiện tại là 20.500 USD/VND (giả sử
giá nhập khẩu là như nhau), vậy thì Công ty A sẽ có mức giá bán cao hơn
so với đối thủ là 25.000 VND/chai (chưa tính tới các chi phí khác). Do đó,
nếu công ty giữ mức giá bán tại thị trường không đổi hoặc giảm giá theo
đối thủ cũng đều khiến cho lợi nhuận của công ty giảm sút.
Đồng Việt Nam giảm giá, tức là tại thời điểm nhập hàng tỷ giá là 1
USD = 21.200 VND. Khi đó, thay vì phải chi ra một khoản là 121.500.000
23
VND để mua USD trả cho nhà xuất khẩu Pháp (theo tỷ giá thị trường là
21.200 USD/VND) thì công ty chỉ phải mất 112.500.000 VND (theo tỷ giá
hợp đồng ký kết 1 USD = 20.000 VND), do đó Công ty A được lợi một
khoản là 90.000.000 VND. Kết quả là, Công ty A duy trì mức giá bán tại
thị trường nội địa hoặc giảm giá để thu hút khách hàng cũng đều làm tăng
lợi nhuận của công ty.
Tuy nhiên, sự thay đổi về tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả, doanh thu
hay lợi nhuận của nhà nhập khẩu hay xuất khẩu không còn phụ thuộc vào
tương quan lạm phát giữa hai quốc gia, qua đó ta thấy rõ hơn sự thay đổi
tỷ giá có thực sự khiến cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn hay đắt
hơn. Giả sử, khi VND giảm giá xuống 1 USD = 21.200 VND, và giả sử
giá một chai rượu vang Pháp bán trên thị trường Việt Nam tại thời điểm
Doanh nghiệp A ký hợp đồng là 975.000 VND, nhưng bây giờ giá rượu là
1.035.000 VND, tức là công ty đã chịu lỗ một khoản đúng bằng phần công
ty thu được do chênh lệch tỷ giá, do vậy mà lạm phát đã làm triệt tiêu hiệu
ứng rủi ro tỷ giá đối với Công ty A.
Một rủi ro khác trong thương mại quốc tế là “rủi ro quốc gia” (country
risk). “Rủi ro quốc gia” bao gồm một loạt những nhân tố liên quan tới đầu
tư nước ngoài:
+ Rủi ro chính trị: bạo động, đảo chính, khủng bố, thay đổi bộ máy
chính quyền, bùng nổ chiến tranh, v.v.
+ Rủi ro thanh toán: tài khoản bị đóng băng hay khóa do sự phong
tỏa của Chính phủ.
+ Những rủi ro về kinh tế, xã hội: khủng khoảng kinh tế, khủng
khoảng về tài chính, đình công, hay Chính phủ tăng thuế nhập khẩu, áp
dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như hạn ngạch hay các biện pháp
phi thuế quan, v.v.
Những rủi ro đó khiến nhà xuất khẩu không thể thu được tiền bán
hàng cho nhà nhập khẩu, hoặc tăng nguy cơ chịu lỗ.
1.2.1.3. Chỉ số đo lường độ mở cửa của nền kinh tế
Độ mở cửa nền kinh tế được đo lường thông qua các chỉ tiêu, theo
24
các phạm vi và chất lượng khác nhau. Trong đó, chỉ tiêu XNK/GDP và tỷ
trọng vốn FDI/GDP được sử dụng phổ biến.
a. Chỉ tiêu tỷ trọng XNK/GDP
Theo quan điểm truyền thống:
Mức độ mở cửa của một nước theo quan điểm truyền thống được đánh giá
thông qua giá trị thương mại quốc tế, cụ thể là giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ của một nước. Tuy nhiên để đánh giá mức độ mở cửa
giữa các quốc gia, người ta không chỉ đơn thuần dựa vào khối lượng tổng giá trị
xuất khẩu và nhập khẩu của một nước với thế giới, thông qua chỉ số tỷ lệ giá trị
thương mại trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ví dụ: Theo số liệu công bố của IMF, tỷ lệ giá trị hàng xuất khẩu và
nhập khẩu so với GDP năm 2019 của Mỹ tương ứng là 0,326% và 2,14%,
của Nhật Bản tương ứng là 1,649% và 0,848%, trong khi đó con số này của
Việt Nam là 11,669% và 9,987%; của Campuchia là 12,468% và 15,88%.
Qua số liệu của IMF ta có thể thấy rằng mức độ mở cửa của các nước đang
phát triển như Malaysia, Mexico, Việt Nam có mức độ mở cửa nền kinh
tế cao hơn các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,
… nếu phân tích theo như quan điểm truyền thống. Việt Nam có độ mở
cửa cao và tăng nhanh trong những năm vừa qua, đó là do chủ trương và
đường lối đổi mới và mở cửa hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới,
Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới.
Bảng 1.2. Các chỉ số mở cửa kinh tế của một số quốc gia tính đến
năm 2019
Quốc gia XK/GDP (%) NK/GDP (%)
Brunei Darussalam 4,554 6,857
Cambodia 12,468 15,880
China 2,300 1,993
India 4,444 4,072
Indonesia 0,849 1,264
Japan 1,649 0,848
Korea 0,655 0,669
25
Quốc gia XK/GDP (%) NK/GDP (%)
Malaysia 0,393 1,737
Myanmar 3,266 2,717
Philippines 2,153 2,835
Singapore 2,719 2,759
Thailand 1,290 0,233
United States 0,326 2,140
Vietnam 11,669 9,987
Nguồn: IMF, International Financial Statistics, 2020.
Hiện nay mức độ mở cửa của các quốc gia ngày càng sâu rộng về
mọi mặt, chính vì vậy đứng trên từng quan điểm, suy nghĩ cũng như bộ
tiêu chí đánh giá cũng có những thay đổi nhất định. Vì thế đánh giá mức
độ mở cửa của nền kinh tế theo quan điểm truyền thống hiện nay không
còn phù hợp.
b. Theo quan điểm hiện đại
Mức độ mở cửa của các quốc gia ngày càng sâu rộng về mọi mặt,
chính vì vậy người ta đánh giá theo quan điểm hiện đại.
Theo quan điểm kinh tế hiện đại, mức độ mở cửa của một nền
kinh tế không chỉ đơn thuần được đánh giá bằng thước đo tổng giá trị
hàng hóa xuất nhập khẩu so với GDP, chúng ta cần đánh giá trên cơ sở
xem xét đến cả những hàng hóa và dịch vụ tiềm năng tham gia thương
mại quốc tế. Những hàng hóa và dịch vụ tiềm năng này bao gồm những
ngành hoặc mặt hàng mới sẽ tham gia thị trường trong tương lai gần,
hay những hàng hóa có tính toàn cầu được sản xuất cho cả mục tiêu
xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, do đó chúng chịu sự cạnh tranh
không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay cả trên thị trường nội địa.
Những kiểu hàng hóa này chủ yếu thuộc các công ty hay tập đoàn đa
quốc gia như hãng xe Toyota Nhật, sản xuất rượu vang Chile, v.v. vì sản
phẩm của họ là sản phẩm có thương hiệu và tính cạnh tranh cao. Nếu
như xem xét cả trên khía cạnh này thì mức độ mở cửa nền kinh tế một
nước sẽ lớn và rộng hơn so với quan điểm truyền thống.
26
Hơn nữa, đánh giá mức độ mở cửa một nền kinh tế, một cách toàn
diện, chúng ta phải đánh giá trên khía cạnh chu chuyển dòng vốn quốc
tế giữa các quốc gia như thế nào, song song với việc đánh giá dòng chu
chuyển hàng hóa và dịch vụ. Bởi vì, khi thương mại quốc tế phát triển
mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ dẫn đến việc tìm kiếm nơi
nào (quốc gia) có chi phí sản xuất rẻ hơn, do vậy việc di chuyển địa
điểm sản xuất giữa các quốc gia kéo theo dòng di chuyển vốn là hệ quả
tất yếu, kéo theo sự phát triển của mạng lưới ngân hàng trên toàn cầu
cũng như xu hướng quốc tế hóa của thị trường tài chính. Khi thị trường
tài chính phát triển, sự mở cửa thị trường tài chính sẽ tạo cơ hội cho
nhà đầu tư trong nước được cung cấp nguồn vốn nước ngoài, đồng thời
các nhà đầu tư tài chính cũng có cơ hội tiếp cận và đầu tư vào nhiều thị
trường với khả năng sinh lời cao hơn hoặc giảm thiểu rủi ro. Do đó, chỉ
tiêu tỷ trọng FDI/tổng vốn đầu tư của nền kinh tế được sử dụng để đánh
giá mức độ mở của nền kinh tế.
b. Chỉ tiêu tỷ trọng FDI/tổng vốn đầu tư nền kinh tế
Độ mở cửa nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế khá ở Việt Nam còn có
sự đóng góp quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kim ngạch
xuất khẩu của khu vực chiếm 2/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI/tổng vốn đầu tư phát
triển toàn xã hội đạt khá cao, chiếm tỷ trọng dao động từ 17,97% -
30,92% trong giai đoạn 2000-2018. Đến năm 2018, vốn FDI đầu tư vào
Việt Nam đạt 434.200 tỷ đồng, chiếm 23,29% trong tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội. 	
Bảng 1.3. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/vốn đầu tư
toàn xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000-2018
Năm Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội
(tỷ đồng)
Vốn đầu tư FDI
(tỷ đồng)
Tỷ trọng vốn FDI/
tổng vốn đầu tư
toàn xã hội (%)
2000 151.183 27.172 17,97
2001 170.496 30.011 17,60
2002 200.145 34.795 17,38
27
Năm Tổng vốn đầu tư
toàn xã hội
(tỷ đồng)
Vốn đầu tư FDI
(tỷ đồng)
Tỷ trọng vốn FDI/
tổng vốn đầu tư
toàn xã hội (%)
2003 239.246 38.300 16,01
2004 290.927 41.342 14,21
2005 343.135 51.102 14,89
2006 404.712 65.604 16,21
2007 532.093 129.399 24,32
2008 616.735 190.670 30,92
2009 708.826 181.183 25,56
2010 830.278 214.506 25,84
2011 924.495 226.891 24,54
2012 1.010.114 218.573 21,64
2013 1.094.542 240.112 21,94
2014 1.220.704 265.400 21,74
2015 1.366.478 318.100 23,28
2016 1.487.638 351.103 23,60
2017 1.670.196 396.200 23,72
2018 1.856.606 434.200 23,39
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam góp
phần tạo nên giá trị xuất khẩu lớn, chiếm trên dưới 50% giá trị xuất khẩu cả
nước, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Năm 2010,
giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,13
tỷ USD, chiếm 34,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến
năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt 152,55 tỷ
USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
28
Bảng 1.4. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2017 (tỷ USD)
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng kim
ngạch XK
cả nước
72,24 96,91 114,53 132,03 150,22 162,02 176,58 215,16
Kim ngạch
XK của các
DN FDI
34,13 47,87 64,04 80,92 93,96 110,56 123,87 152,55
Tỷ trọng
(%)
47,25 49,40 55,92 61,29 62,55 68,24 70,15 70,9
Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.2. Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở
1.2.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển so với thương
mại nội địa
Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mức
sống hàng ngày của người dân. Ngày ngày chúng ta đều thấy các gian
hàng ngoại xuất hiện nhiều trên thị trường nội địa như quần áo, giày
dép, xe hơi, trà, cà phê, trái cây,… Như vậy những người tiêu dùng
hưởng các sản phẩm dịch vụ từ các nước và đó chính là kết quả của
một quá trình thương mại quốc tế và tài chính quốc tế đầy khó khăn và
phức tạp.
1.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa các thị trường tài chính
Bên cạnh sự gia tăng của thương mại quốc tế so với nội địa, thì tầm
quan trọng của đầu tư trên thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu nước
ngoài cũng được gia tăng so với đầu tư trong nước.
Tại nhiều thời điểm, số dư và số lượng nhà đầu tư nước ngoài
đã vượt trội so với đầu tư trong nước (Việt Nam - 2007; Mỹ - 1990,
1992). Điều này cho thấy những nhà đầu tư nước ngoài trở thành
một bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành công của việc phát
hành trái phiếu chính phủ, điều này cho thấy tài chính quốc tế ngày
càng mang tính toàn cầu.
29
Tài chính quốc tế phát triển là cơ sở để hoạt động thương mại quốc tế
phát triển, hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng cả về giá trị, số lượng,
chủng loại, được minh chứng bằng các số liệu sau đây.
1.3. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG
NỀN KINH TẾ MỞ
1.3.1. Lợi ích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính
1.3.1.1. Những lợi ích
Lợi ích rõ nhất và cơ bản nhất mà đầu tư tài chính quốc tế đem lại là
sự cải thiện phân phối nguồn vốn và tăng khả năng đa dạng hóa các danh
mục đầu tư nhằm giảm rủi ro đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận.
Sự cải thiện phân phối nguồn vốn được thể hiện ở chỗ thông qua đầu
tư quốc tế mà nguồn vốn được di chuyển từ nơi có ít cơ hội đầu tư và tỷ
suất lợi nhuận thấp sang những nơi có nhiều cơ hội đầu tư hơn và tỷ suất
lợi nhuận cũng sẽ cao hơn. Ví dụ điển hình là sự di chuyển vốn từ các nước
phát triển sang các nước đang phát triển, nơi mà thị trường rộng lớn hơn
và cơ hội đầu tư nhiều hơn, do bản thân các nước đang phát triển không có
đủ khả năng để đầu tư tại thị trường của mình do năng lực về nguồn vốn
là rất hạn chế.
Thông qua đầu tư quốc tế, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn thị trường
để quyết định đầu tư, do đó cùng lúc họ có thể đầu tư trên nhiều thị trường,
từ đó cũng sẽ giảm được rủi ro đầu tư, và tổng thể sẽ thu được lợi nhuận
tốt hơn.
Ngoài ra, thông qua đầu tư quốc tế, tiêu dùng của một quốc gia sẽ trở
nên dễ dàng và thuận lợi hơn thông qua việc đi vay và cho vay, do đó, sẽ kích
thích tiêu dùng, góp phần làm tăng tổng cầu, thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
1.3.1.2. Những rủi ro
Bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng gặp phải rủi ro, như rủi ro
kinh doanh, rủi ro tài chính,… Trong hoạt động đầu tư quốc tế, ngoài
các rủi ro trên thì có hai loại rủi ro phát sinh nữa, đó là rủi ro tỷ giá và
rủi ro quốc gia.
Rủi ro về tỷ giá là do sự biến động ngày càng gia tăng của tỷ giá
30
ngoại tệ khiến cho giá trị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ quy đổi nội
tệ thay đổi. Sự thay đổi đó có thể thấy được thông qua ví dụ đơn giản sau.
Một doanh nghiệp Việt Nam mua 2.000 cổ phiếu Mỹ với tỷ giá 1 USD =
20.000 VND. Khi tỷ giá USD/VND thay đổi, tăng lên 1 USD = 22.000
VND, thì khi đó giá trị tài sản có của doanh nghiệp chỉ còn là 1.777 cổ
phiếu. Như vậy, việc nắm giữ những chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ đều
là đối tượng chịu rủi ro tỷ giá khi quy đổi thành nội tệ.
Rủi ro tỷ giá từ quá trình toàn cầu hóa đầu tư tăng lên còn do các thị
trường tài chính giữa các quốc gia phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, điều
này đặc biệt có thể thấy rõ qua thị trường chứng khoán. Khủng hoảng thị
trường tài chính Thái Lan năm 1997 đã kéo theo sự tụt dốc của một loạt
thị trường trong khối các nước Đông Nam Á như Indonesia, Singapore,
Malaysia,… và các nước châu Á khác.
Ngoài ra, việc nắm giữ tài sản của nước ngoài luôn phải đối mặt với
việc không thể thu hồi do những rủi ro quốc gia. Những rủi ro này bao gồm
nguy cơ chiến tranh, cách mạng, quốc hữu hóa, và những rủi ro liên quan
tới những thay đổi đột ngột của Chính phủ đối với những quy định liên
quan tới việc chuyển thu nhập ra nước ngoài.
1.3.2. Các lý do phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế
Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia phát sinh nhu cầu trao đổi và
mua bán đồng tiền của nước bạn hàng để thanh toán, từ đó hình thành
nên thị trường mua bán ngoại tệ. Xu hướng mở rộng sản xuất ra khỏi biên
giới quốc gia nhằm chuyên môn hóa và giảm chi phí sản xuất, theo đó thị
trường vốn quốc tế ra đời và phát triển. Đó là một trong những cơ sở hình
thành và phát triển của thị trường tài chính. Ngược lại, thị trường tài chính
phát triển đã góp phần giảm thiểu những rủi ro về tỷ giá, rủi ro quốc gia
trong thương mại quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường tài chính
ngày càng trở nên quan trọng đối với một nền kinh tế mở cửa và hội nhập
với hai lý do chính sau:
+ Tài chính quốc tế giúp các nhà quản trị nhận biết được sự ảnh
hưởng của những biến động, các sự kiện quốc tế đến công ty như thế nào.
Ví dụ như khi FED cắt giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào lên tỷ giá
31
hối đoái, và như vậy sẽ có những tác động như thế nào tới hoạt động xuất
nhập khẩu, hay tới hoạt động đầu tư tại nước ngoài của công ty.
+ Dựa trên những biến động của các sự kiện quốc tế, nhà quản trị có
thể từ đó đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng để có thể đề ra chiến lược
phát triển của doanh nghiệp mình, nhằm giảm thiểu những rủi ro khi tham
gia thị trường thương mại và tài chính toàn cầu.
Bởi vì các thị trường hàng hóa, tài chính, tiền tệ và ngoại hối là
liên thông với nhau, do đó mà bất kỳ sự kiện nào xảy ra, đặc biệt là
những sự kiện liên quan tới những thị trường chủ chốt như Mỹ, EU,
Nhật, đều có hiệu ứng ngay lập tức trên phạm vi toàn cầu. Do đó, tài
chính quốc tế là một lĩnh vực không thể tách rời trong sự phát triển kinh
tế toàn cầu.
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
QUỐC GIA
1.4.1. Quản trị công ty đa quốc gia (MNC)
1.4.1.1. Khái niệm công ty đa quốc gia (MNC)
Công ty đa quốc gia là một hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào
các hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của các
cổ đông.
1.4.1.2. Quản trị công ty đa quốc gia
Quản trị công ty đa quốc gia thực chất là quản trị những xung đột
giữa các quyết định của nhà quản lý với mong muốn lợi ích tiềm năng
của cổ đông, hạn chế chi phí đại diện đảm bảo các nhà quản lý phải tối
đa hóa tài sản cổ đông, bằng cách: (i) kiểm soát việc thực hiện các mục
tiêu của công ty mẹ, (ii) thay đổi ban điều hành thích hợp khi phát hiện dấu
hiệu bất cập.
1.4.1.3. Cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia
Thứ nhất, công ty MNC quản lý kiểu tập trung, giảm quyền lực các
nhà quản lý công ty con, hạn chế nếu công ty mẹ ra các quyết định yếu kém
do không hiểu đặc điểm tài chính công ty con.
32
Tại công ty con A
Quản trị tiền mặt
Quản trị khoản
phải thu, tồn kho
Tài trợ
Chi phí vốn
Tại công ty con B
Quản trị tiền mặt
Quản trị khoản
phải thu, tồn kho
Tài trợ
Chi phí vốn
Tại công ty mẹ
Các nhà quản
lý tài chính
Thứ hai, quản lý phi tập trung nhằm hạn chế chi phí đại diện cao do
trao quyền kiểm soát lớn cho công ty con nhưng lợi ích là công ty sẽ hoạt
động hiệu quả hơn nếu công ty con nhận thức được.
Tại công ty con A
Các nhà quản
lý tài chính
Quản trị tiền mặt
Quản trị khoản
phải thu, tồn kho
Tài trợ
Chi phí vốn
Tại công ty con B
Các nhà quản
lý tài chính
Quản trị tiền mặt
Quản trị khoản
phải thu, tồn kho
Tài trợ
Chi phí vốn
1.4.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC
1.4.2.1. Thương mại quốc tế
Hạn chế thấp nhất rủi ro đầu tư vốn do sử dụng thương mại quốc tế
để thâm nhập thị trường qua xuất khẩu, giành được các nhà cung cấp với
chi phí rẻ qua nhập khẩu. Khi cần có thể chấm dứt kinh doanh với chi phí
thấp nhất.
33
1.4.2.2. Cấp bằng sáng chế
Khai thác nhu cầu phát triển bằng cách trao đổi cung cấp công
nghệ để nhận mức phí hoặc những lợi ích khác mà không mất chi
phí vận chuyển do xuất khẩu, vốn đầu nhưng sẽ khó kiểm soát được
chất lượng.
1.4.2.3. Nhượng quyền kinh doanh
Khai thác sự nới lỏng rào cản, đổi cung cấp bán hàng, chiến lược
dịch vụ (chuyển nhượng quyền kinh doanh) để nhận lấy các khoản phí
định kỳ mà không cần vốn đầu tư.
1.4.2.4. Liên doanh
Khai thác các lợi thế so sánh tương ứng trong việc cung cấp công
nghệ vào một dự án nhất định, hệ thống phân phối, chuỗi dây chuyền giá
trị tăng thêm.
Dòng tiền vào từ cung cấp dịch vụ cho các công ty, cơ quan chính
phủ nước ngoài.
Dòng tiền ra do nhận dịch vụ cho các công ty, cơ quan chính phủ
nước ngoài.
1.4.2.5. Thâu tóm các hoạt động hữu hiệu
Xâm nhập thị trường, nhanh chóng nắm quyền kiểm soát cơ sở kinh
doanh nước ngoài và thị phần của họ nhưng dễ bị rủi ro do phải đầu tư vốn
lớn và khó thu hồi vốn khi thanh lý. Xu thế hiện nay là khai thác các khoản
thu tiền ngắn hạn trong các hoạt động nước ngoài.
1.4.2.6. Thiết lập các công ty con mới tại nước ngoài
Để sản xuất và bán sản phẩm của công ty, mặc dù rủi ro đầu tư vốn
lớn và phải xây dựng cơ sở cũng như thiết lập nền tảng khách hàng nhưng
đỡ hơn hoạt động thâu tóm.
Dòng tiền vào từ chuyển thu nhập các công ty con nước ngoài.
Dòng tiền ra do tài trợ cho hoạt động của các công ty con nước ngoài.
34
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tổng quan vấn đề lý luận về tài chính quốc tế, cụ thể trình bày khái
niệm và lịch sử hình thành của tài chính quốc tế; nội dung hoạt động của
TCQT, bao gồm nội dung hoạt động theo hình thức vận động của các luồng
tiền vốn quốc tế và nội dung hoạt động theo chủ thể tham gia hoạt động tài
chính quốc tế; mở cửa kinh tế và vấn đề TCQT bao gồm: sự phát triển của
thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Trong đó,
sự phát triển của thương mại quốc tế bao gồm: (i) xu hướng tăng trưởng
thương mại quốc tế, (ii) những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương
mại quốc tế, (iii) chỉ số đo lường độ mở nền kinh tế. Vai trò quan trọng của
TCQT trong nền kinh tế mở bao gồm những lợi ích và rủi ro của việc toàn
cầu hóa thị trường tài chính và các lý do phải nghiên cứu vấn đề TCQT.
Vấn đề chung về quản trị công ty đa quốc gia, bao gồm: quản trị công ty
đa quốc gia, cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia và các hoạt động kinh
doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu 1: Nêu khái niệm tài chính quốc tế?
Câu 2: Tài chính quốc tế hình thành trên cơ sở nào?
Câu 3: Hoạt động của TCQT bao gồm những nội dung nào?
Câu 4: Nêu nội dung phát triển của thương mại quốc tế?
Câu 5: Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc
tế là gì?
Câu 6: Nêu chỉ số đo lường độ mở của nền kinh tế?
Câu 7: Nội dung phát triển của tài chính quốc tế trong nền kinh
tế mở?
Câu 8: Nêu vai trò quan trọng của TCQT trong nền kinh tế mở?
Câu 9: Tại sao phải nghiên cứu tài chính quốc tế? Phân tích lợi ích
và rủi ro khi đầu tư quốc tế?
Câu 10: Nêu khái niệm công ty đa quốc gia?
Câu 11: Nêu cấu trúc của công ty đa quốc gia?
Câu 12: Nêu các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa
quốc gia?
35
Chương 2:
CÔNG CỤ TÀI CHÍNH
Mục tiêu của chương:
Hiểu được một số vấn đề chung về thị trường ngoại hối như khái
niệm, đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối, các thành viên tham
gia trên thị trường ngoại hối;
Hiểu được một số vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái như định ng-
hĩa, phân loại, các phương pháp yết giá, tỷ giá hối đoái, kinh doanh chênh
lệch tỷ giá, tỷ giá chéo;
Hiểu và tính toán được kinh doanh tỷ giá trên thị trường tiền tệ; các phái
sinh tiền tệ như thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường hoán đổi;
Đánh giá, phân tích được lợi thế và rủi ro của các nhà đầu tư khi
tham gia thị trường ngoại hối, đồng thời có thể ra quyết định tài chính trên
thị trường ngoại hối.
Nội dung nghiên cứu: Gồm 4 phần:
Thị trường ngoại hối.
Tỷ giá hối đoái.
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên thị trường tiền tệ.
Các phái sinh tiền tệ.
2.1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2.1.1. Khái niệm ngoại hối
Đối với một quốc gia, ngoại hối (phương tiện thanh toán quốc tế)
bao gồm:
- Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và
đồng tiền khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và được gọi tắt là
ngoại tệ.
	 - Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như: séc, thẻ thanh toán,
chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy
tờ có giá khác.
36
- Vàng tiêu chuẩn quốc tế: được sử dụng với vai trò là tiền (phương
tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế. Là loại vàng khối, vàng thỏi
có chất lượng từ 99,5% và khối lượng từ một ki-lô-gam trở lên, có nhãn
hiệu của nhà sản xuất vàng được Hiệp hội Vàng, Sở Giao dịch Quốc tế
công nhận.
Ở Việt Nam, khái niệm ngoại hối theo Pháp lệnh số 28/2005/
PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 4, khoản 1:
“Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán
được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán
là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn nhau”.
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối nhưng thực
tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ còn các giấy tờ có giá ghi bằng
ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối.
Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối thì
đầu tiên phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có giấy tờ ngoại tệ, sau
đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Như vậy, đối
tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ bao gồm:
-	Mua bán các đồng tiền khác nhau (luôn có ngoại tệ tham gia).
-	Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoại
hối
Nghĩa
rộng
Nghĩa
thực tế
Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
Vàng tiêu chuẩn quốc tế
Nội tệ do ng ời không c trú
nắm giữ
Ngoại tệ
37
2.1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối
Chúng ta biết rằng một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa
thương mại nội địa với thương mại quốc tế là: thương mại nội địa chỉ liên
quan đến đồng nội tệ, trong khi đó thương mại quốc tế thường liên quan
đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia.
Cũng như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan
hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi)
các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền
khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này được gọi là thị
trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market) được viết tắt
là FOREX hay FX. Là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới và có
tính thanh khoản cao, với doanh số giao dịch mỗi ngày khoảng 5,8 nghìn
tỷ USD (năm 2014).
FOREX là thị trường liên ngân hàng nhằm trao đổi một ngoại tệ sang
các ngoại tệ khác, được hình thành vào năm 1973 với việc bãi bỏ các thỏa
thuận Bretton Woods và chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá nổi. FOREX
là một phạm vi hoạt động, trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi
với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế. Việc trao đổi tỷ
giá của một loại tiền tệ này ứng với loại tiền tệ khác được xác định bởi các
nhân tố thị trường - cung và cầu. Hiện nay FOREX bao gồm khoảng 4.500
tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm
của Chính phủ và các công ty đa quốc gia.
Trong thực tế, hoạt động mua bán tiền tệ thường xảy ra chủ yếu giữa
các ngân hàng (chiếm 85% tổng doanh số giao dịch). Vì vậy, theo nghĩa
hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng, tức thị trường Interbank.
38
FOREX
Nghĩa rộng
Nghĩa hẹp
Bất kỳ âu diễn ra hoạt ộng mua
bán ngoại tệ
Thị tr ờng ngoại tệ Interbank
Vai trò của hệ thống ngân hàng trên FOREX hiện nay:
Thị trường ngoại hối rất rộng lớn và có rất nhiều người tham gia.
Phần lớn các giao dịch được thực hiện giữa khoảng 300 ngân hàng quốc tế
lớn phục vụ chủ yếu cho các công ty lớn, Chính phủ và cho chính tài khoản
của họ. Trong thị trường ngoại hối, ngân hàng thương mại có vai trò quan
trọng: (1) làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, (2) đầu cơ
bằng cách mua bán tiền tệ.
2.1.3. Các chức năng của thị trƣờng ngoại hối
FOREX=100%
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG
= 99%
Non Interbank
= 15%
Interbank
= 85%
Bank - KH
= 14%
KH - KH
= 1%
CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX
39
2.1.3.	 Các chức năng của thị trường ngoại hối
2.1.3. Các chức năng của thị trƣờng ngoại hối
VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG
= 99%
CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX
1. Phục vụ th ơng mại quốc tế
2. Phục vụ luân chuy n vốn quốc tế
3 Là nơi hình thành tỷ giá
4. Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá
5. Nơi KD và ph ng ngừa rủi ro tỷ giá
Spot Forward Swap Future Option
Chức năng của thị trường ngoại hối là kết quả của sự phát triển tự
nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó
là nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương
mại quốc tế. Ngoài ra còn có một số chức năng sau:
Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch
tài chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia.
Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ
phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như quyền chọn, kỳ hạn, hoán
đổi, tương lai.
Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, sức mua đối ngoại
của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của
thị trường.
Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp tỷ giá điều
chỉnh theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
40
2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường
Thị trường ngoại hối có các thành viên tham gia hoạt động gồm:
(a) Nhóm khách hàng mua bán lẻ:
Các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất
cả những người có nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm mục đích chuyển đổi
tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Như vậy, họ mua bán ngoại tệ nhằm
phục vụ cho mục đích hoạt động cá nhân chứ không nhằm mục đích kinh
doanh ngoại hối là kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi.
Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực
tiếp với nhau mà thường thông qua các ngân hàng thương mại. Theo lý
thuyết thì việc mua bán trực tiếp giữa những nhà mua bán lẻ không qua
ngân hàng sẽ có lợi hơn vì làm giảm chi phí chênh lệch tỷ giá so với mua
bán thông qua ngân hàng và phần chênh lệch tỷ giá sẽ được chia đôi.
Nhưng thực tế thì không khả thi do việc mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa
nhà xuất khẩu và nhập khẩu có những hạn chế sau:
-	Không khớp nhau về mặt thời gian.
-	Không khớp nhau về mặt không gian.
-	Không khớp nhau về mặt tiền tệ.
-	Không khớp nhau về mặt số lượng.
-	Rủi ro trong thanh toán.
-	Rủi ro tín dụng.
-	Các ngân hàng thương mại luôn cạnh tranh với nhau trong việc
mua bán ngoại tệ nên chênh lệch tỷ giá mua bán là rất nhỏ. Do đó, nếu
không mua bán chuyên nghiệp (mua bán không thông qua ngân hàng) thì
dễ phát sinh lỗ.
(b) Các ngân hàng thương mại:
Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai
mục đích:
- Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách mua hộ và
41
bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì mua bán hộ nên ngân hàng
không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết
cấu bảng cân đối tài sản. Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng
thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. Với vai
trò này, ngân hàng thương mại giúp cho việc giao dịch giữa các nhóm
khách hàng được dễ dàng.
- Thứ hai, ngân hàng thương mại mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi
khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối,
do đó ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân
đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng.
(c) Những nhà môi giới ngoại hối:
Nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và đặt bán ngoại tệ từ
các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và chào
bán cho khách hàng một cách nhanh chóng. Hình thức giao dịch này, các
ngân hàng, hoặc các nhà kinh doanh, nhà đầu tư phải trả cho nhà môi giới
một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.
(d) Các ngân hàng trung ương:
Các ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối nhằm:
- Can thiệp lên tỷ giá: bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị
trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà ngân hàng
trung ương cho là có lợi. Đối với chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng trung
ương bắt buộc can thiệp lên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trong
một biên độ nhất định.
- Mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn và gia tăng
giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Do tỷ giá của các dự trữ thường xuyên
biến động nên các ngân hàng trung ương phải đa dạng hóa cơ cấu dự
trữ và tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ
ngoại hối của mình.
- Ngân hàng trung ương còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ
ngoại tệ cho Chính phủ.
Căn cứ vào hình thái tổ chức tham gia thị trường ngoại hối, mối quan
42
hệ giữa các thành viên tham gia thị trường ngoại hối được thể hiện qua sơ
đồ sau:
KH mua
bán lẻ
NHTW
NHTM NHTM KH mua
bán lẻ
MÔI GIỚI
ặt lệnh
ặt lệnh
ặt lệnh
ặt lệnh
ặt lệnh
giá tay trong
ặt lệnh
giá tay trong
ấu giá
Mở hai
chiều
2.1.5. Các thị trường bộ phận
Tùy vào từng tính chất nghiệp vụ mà người ta phân chia các thị
trường bộ phận của thị trường ngoại hối như sau:
-	Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ, ta có:
		 Thị trường giao ngay.
		 Thị trường kỳ hạn.
		 Thị trường hoán đổi.
		 Thị trường tương lai.
		 Thị trường quyền chọn.
-	Căn cứ vào tính chất kinh doanh, ta có:
		 Thị trường bán buôn.
		 Thị trường bán lẻ.
-	Căn cứ vào địa điểm giao dịch, ta có:
		 Thị trường giao dịch tập trung trên Sở Giao dịch.
		 Thị trường giao dịch phi tập trung.
43
-	Căn cứ vào tính chất pháp lý, ta có:
		 Thị trường chính thức (thị trường hợp pháp).
		 Thị trường phi chính thức.
-	Căn cứ vào quy mô thị trường, ta có:
		 Thị trường ngoại hối quốc tế.
		 Thị trường ngoại hối nội địa.
-	Căn cứ vào phương thức giao dịch, ta có:
		 Thị trường giao dịch trực tiếp.
		 Thị trường giao dịch gián tiếp qua môi giới.
2.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
2.2.1. Định nghĩa
Trong thanh toán, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia đòi hỏi phải
có sự thống nhất về tỷ lệ nhất định giữa các đồng tiền của các nước với
nhau. Khi trao đổi, giao dịch, mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền
này đổi lấy đồng tiền kia, hai đồng tiền được mua bán với nhau theo tỷ lệ
nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.
Ví dụ: 1 USD = 21.840 VND. Giá của USD được biểu thị qua VND
và 1 USD có giá là 21.840 VND (tham khảo tại biểu niêm yết tỷ giá ngoại
tệ liên ngân hàng vào ngày 02 tháng 6 năm 2015).
Như vậy, tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền: đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá: là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị.
Đồng tiền định giá: là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu trên thị trường.
Ở ví dụ trên, USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá.
2.2.2. Phân loại
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, ta có:
44
Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua
vào đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra
đồng tiền yết giá.
Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được hình thành theo quan hệ trực tiếp
trên thị trường ngoại hối và luôn có sẵn, được thỏa thuận ngày hôm nay và
việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo.
Tỷ giá kỳ hạn: không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực
tiếp trên thị trường ngoại hối mà được hình thành từ các thông số có sẵn
như mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng. Đây là loại tỷ
giá có thời hạn, được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc sử dụng thanh
toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên.
Tỷ giá bằng tiền mặt: tỷ giá này áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại,
tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt
thấp hơn tỷ giá mua chuyển khoản và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ
giá bán chuyển khoản.
Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là
các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên
trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được
giao dịch trong ngày. Thông thường ngân hàng không công bố tỷ giá
của tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày mà chỉ công bố tỷ
giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá
mở cửa hôm sau.
Tỷ giá danh nghĩa: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông
qua một đồng tiền khác.
Tỷ giá thực tế: bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ
lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Do đó nó là chỉ số phản ánh
tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
45
2.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá
2.2.3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp):
Tỷ giá hối đoái thực tế = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa * Giá trong
nước)/Giá nước ngoài
Xét từ góc độ của một quốc gia thì thông thường chỉ có nội tệ mới
đóng vai trò là tiền tệ còn các đồng tiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là
hàng hóa (hàng hóa đặc biệt). Vì ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa trong
mối quan hệ với nội tệ là tiền tệ, do đó yết giá ngoại tệ (yết tỷ giá) không
khác gì yết giá hàng hóa thông thường. Vì vậy, xét ở góc độ quốc gia, ta
cũng có hai phương pháp yết tỷ giá:
Nếu lấy Việt Nam làm ví dụ thì VND đóng vai trò là tiền còn các
ngoại tệ còn lại đóng vai trò là hàng hóa. Do đó yết tỷ giá trực tiếp hàng
hóa thông thường và yết giá trực tiếp ngoại tệ là như nhau.
Ví dụ: 1 kg gạo = 12.000 VND và 1 USD = 21.840 VND
Ở ví dụ trên, giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền (VND). Như
vậy phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp yết giá ngoại tệ xét từ
góc độ của quốc gia, trong đó:
Ngoại tệ, với vai trò là hàng hóa, là đồng tiền yết giá, có số đơn vị
cố định và bằng 1.
Nội tệ, với vai trò là tiền tệ, là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay
đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
2.2.3.2. Yết tỷ giá gián tiếp
Giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ một cách gián tiếp bằng tiền (VND).
Ví dụ: 1 VND = 0,000083 kg; 1VND = 0,0000457875 USD
Để biết được giá USD trực tiếp, chúng ta phải làm phép tính:
Như vậy, xét từ góc độ quốc gia thì phương pháp yết tỷ giá gián tiếp
là phương pháp:
Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng
1 đơn vị.
46
Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ
thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá
trực tiếp. Trong đó có các trường hợp ngoại lệ sau: đồng tiền của Mỹ, Anh,
Úc, Newzealand và đồng tiền chung châu Âu EUR tùy theo từng thị trường
và từng quốc gia mà các đồng tiền này được sử dụng cả hai phương pháp
yết tỷ giá là trực tiếp và gián tiếp.
2.2.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá
2.2.4.1. Tỷ giá mua, tỷ giá bán
Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua
đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng
bán đồng tiền yết giá. Với cách yết tỷ giá hai chiều thì tỷ giá đứng trước
gọi là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau gọi là tỷ giá bán.
Ví dụ, một ngân hàng yết tỷ giá E(USD/VND) = (21.410- 21.840)
Tỷ giá đứng trước 21.410 gọi là tỷ giá mua, nghĩa là tại đó ngân
hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá là USD với tỷ giá 1USD =
21.410VND.
Tỷ giá đứng sau 21.840 gọi là tỷ giá bán, nghĩa là tại đó ngân hàng
yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá là USD và bán tại tỷ giá 1USD =
21.840VND.
Ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hành các giao dịch ngược với ngân hàng
yết giá. Nếu ngân hàng mua USD thì ngân hàng hỏi giá bán USD và
ngược lại.
Như vậy, khi nói đến tỷ giá mua, tỷ giá bán đó là tỷ giá mua, tỷ giá
bán đồng tiền yết giá của ngân hàng yết giá.
2.2.4.2. Chênh lệch tỷ giá
Nhằm tạo thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng
thường yết tỷ giá mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra. Đây là chênh lệch tỷ giá
mua và tỷ giá bán.
Ví dụ: E (USD/VND) = 21.610/21.840
47
Chênh lệch tỷ giá được tính theo hai cách:
	 - Tính theo số tuyệt đối (điểm tỷ giá):
		 Spread = 21.840 – 21.610 = 230VND tức 230 điểm
⇒ Nếu ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 1USD thì sẽ
lời 230 điểm hay 230VND.
- Tính theo số tương đối (tỷ lệ %):
Spread =
Tỷ giá bán - Tỷ giá mua
Tỷ giá mua
	
Spread phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số lượng ngoại tệ giao dịch: số lượng ngoại tệ giao dịch càng lớn
thì spread càng nhỏ.
- Quy mô cũng như uy tín của trung tâm tài chính: chẳng hạn như tại
New York hay London thì spread sẽ nhỏ hơn.
- Tính chất ổn định hoặc không ổn định của các đồng tiền tham gia
giao dịch. Thông thường các đồng tiền có giá trị ổn định thì được giao dịch
với spread nhỏ hơn so với đồng tiền không ổn định.
- Tỷ trọng của đồng tiền trong giao dịch: những đồng tiền được giao
dịch nhiều như EURO, GBP,… thì spread của chúng nhỏ hơn.
Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thẻ tín
dụng hay chuyển khoản.
Nếu ngân hàng đồng thời mua và bán với số lượng như nhau thì ngân
hàng sẽ thu một khoản lợi nhuận mà không phải bỏ chi phí. Nếu ngân hàng
mở rộng spread thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch.
Tuy nhiên, việc mở rộng spread phải căn cứ theo quy định và phải hấp dẫn
khách hàng. Do đó, để cạnh tranh các ngân hàng thường thu hẹp spread
nhằm tăng doanh số giao dịch.
48
2.2.5. Tỷ giá nhà môi giới
Nhà môi giới là trung gian để người mua và người bán gặp nhau
và thỏa thuận mức giá mà cả hai cùng chấp nhận. Nhà môi giới cung cấp
nhiều tỷ giá của các ngân hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất trên cơ
sở giới thiệu giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất nhằm có lợi
cho khách hàng.
Một số nguyên tắc khi giao dịch qua nhà môi giới như sau:
Tỷ giá của nhà môi giới khi mua vào là cao nhất trong các tỷ giá đặt
mua và bán ra là thấp nhất trong các tỷ giá đặt bán.
Khi có một tỷ giá đặt mua bằng một tỷ giá đặt bán thì nhà môi giới
sẽ khớp lệnh và thu phí.
Tất cả các tỷ giá đặt mua luôn thấp hơn hoặc bằng tỷ giá đặt bán.
Một khách hàng có thể chỉ đặt lệnh mua, chỉ đặt lệnh bán hoặc đồng
thời cả hai.
Ví dụ: Tỷ giá đặt mua và đặt bán USD/JPY của các ngân hàng
như sau:
Bảng 2.1. Tỷ giá đặt mua và đặt bán USD/JPY
Ngân hàng
đặt mua
Tỷ giá đặt mua
(Bid)
Tỷ giá đặt bán
(offer)
Ngân hàng
đặt bán
A 128,60 129,03 I
B 128,63 129,02 J
C 128,64 129,01 K
D 128,65 128,69 L
E 128,66 128,68 M
F
128,67
(khớp lệnh)
128,67
(khớp lệnh)
N
Tỷ giá nhà
môi giới
128,66 128,68
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
49
2.3. KINH DOANH TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh chênh
lệch tỷ giá
- Dịch vụ mua bán hộ cho khách hàng:
Mua hộ: Khi khách hàng có nhu cầu về một đồng tiền (ví dụ khách
hàng cần USD để nhập khẩu, đi du lịch, du học, v.v.), họ đã nhờ ngân hàng
dùng tiền của mình để mua đồng tiền đó theo tỷ giá thị trường.
Ngược lại, bán hộ là việc ngân hàng bán hộ khách hàng một đồng
tiền nhất định để lấy một đồng tiền khác (ví dụ nhà xuất khẩu Việt Nam có
nhu cầu bán USD thu được từ xuất khẩu hàng hóa).
Hoạt động mua bán hộ là cùng một thời điểm sẽ thực hiện lệnh mua
và lệnh bán ngoại tệ của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian hay cung cấp
dịch vụ mua bán hộ thì ngân hàng không cần bỏ vốn, không chịu rủi ro
tỷ giá. Thu nhập của ngân hàng chính là chênh lệch tỷ giá mua vào và
bán ra.
Ví dụ: Ngân hàng thương mại A đồng thời mua hộ và bán hộ
1.000USD theo tỷ giá E(21.610; 21.840), ta có:
Giao dịch USD VND
Mua USD +1 triệu -21.610 triệu
Bán USD -1 triệu +21.840 triệu
Thu nhập 0 +230 triệu
- Hoạt động đầu cơ tỷ giá:
Đây là hành vi mua bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau nhằm thu
chênh lệch tỷ giá tức là hành vi mua vào (giao ngay hoặc kỳ hạn) mà chưa
bán ra (giao ngay hoặc kỳ hạn) hoặc bán ra mà chưa mua vào. Vì mua và
bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau nên hành vi đầu cơ phải chịu rủi ro
tỷ giá và phải bỏ vốn kinh doanh.
Khi nhà kinh doanh đầu cơ tỷ giá kỳ vọng rằng giá ngoại tệ sẽ tăng
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf
Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf

More Related Content

What's hot

Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởÁnh Phượng Lê
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...luanvantrust
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánThái Bửu San
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfTrịnh Minh Tâm
 
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn nataliej4
 

What's hot (20)

Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
 
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
Giới Thiệu Khái Quát Về Môi Trường Kinh Tế Mỹ Và Rút Ra Ý Nghĩa Đối Với Các D...
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAYLuận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
Luận án: Huy động vốn của Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAYLuận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
Luận văn: Bảo hiểm Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mạiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoánChương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
Chương 1: Tổng quan về thị trường tài chính và thị trường chứng khoán
 
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdfGiáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương mại (download tai tailieutuoi.com).pdf
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng xây dựng, ĐIỂM CAO, 2018
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, HAY, 9 Điểm!
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
Đầu tư xây dựng nhà màng trồng dưa lưới và rau sạch hữu cơ tiêu chuẩn
 
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Thu hút khách du lịch quốc tế cho Việt Nam, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng AgribankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCBĐề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
 

Similar to Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf

Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...
Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...
Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdf
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdfTập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdf
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdfDuongThelia
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759Hoàng Lan
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docThanh Hoa
 
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdf
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdfBài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdf
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdfBiDngNgcH
 

Similar to Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf (20)

Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAYLuận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
Luận văn: Quốc tế hóa đồng nhân dân tệ sau đại hội 18, HAY
 
Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...
Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...
Luận án: Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp ...
 
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...
Đề tài luận văn 2024 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ sau đại hội 18 Đảng cộng sả...
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền TrungThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế miền Trung
 
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAYThu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm, HAY
 
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn: Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước kinh tế Đông Tây (1998 - 2010)
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAYLuận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Luận văn: Giải pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdf
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdfTập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdf
Tập Bài giảng Tài Chính Quốc tế 2018.docx.pdf
 
File goc 775759
File goc 775759File goc 775759
File goc 775759
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam docLạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở việt nam doc
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thư...
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thư...Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thư...
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thư...
 
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdf
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdfBài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdf
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong_1102202.pdf
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Giáo trình tài chính quốc tế Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Trần Văn Hùng, Nguyễn Thị Châu Long.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH GIÁO TRÌNH LÊ THỊ MAI HƯƠNG TRẦN VĂN HÙNG NGUYỄN THỊ CHÂU LONG BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN 60 (Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế) TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG, TS. TRẦN VĂN HÙNG, ThS. NGUYỄN THỊ CHÂU LONG GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (Giáo trình dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế) hát hành nội tộc các Họ Lê Công, Lê Quý NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI MỞ ĐẦU Tài chính quốc tế là một lĩnh vực rất phức tạp. Từ “tài chính” là một từ ngữ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Tài chính quốc tế không chỉ rộng về phạm vi nghiên cứu mà còn mang tính chất mới mẻ và luôn biến động. Đây là các hoạt động tài chính của cá nhân, của doanh nghiệp hay chính sách của Chính phủ ở các nước, cũng có thể là cấu trúc tổ chức và vận hành của các thị trường tài chính quốc tế, của các định chế tài chính và thương mại thế giới hoặc khu vực,… Như vậy, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng của tài chính quốc tế rất rộng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, nhiều mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp. Mặc dù tài chính quốc tế là lĩnh vực rộng lớn và có thể tiếp cận nhiều góc độ khác nhau, song nền móng cơ bản của lĩnh vực này vẫn là các dòng lưu chuyển hàng hóa và vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Chính sự vận động của hàng hóa và vốn trên bình diện quốc tế cùng với lợi ích to lớn từ sự vận động đó làm cho lĩnh vực tài chính quốc tế ngày càng quan trọng. Tài chính rất cần thiết cho các hoạt động kinh doanh quốc tế, cho các công ty hoạt động có liên quan đến xuất khẩu hay nhập khẩu, đến đầu tư quốc tế v.v. Các doanh nghiệp và các doanh nhân Việt Nam đang chuẩn bị cho bước phát triển mạnh mẽ đánh dấu một trình độ cao hơn của hội nhập quốc tế sau khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Do đó hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy các vấn đề về tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất, chính sách thuế khóa, hàng rào mậu dịch và mức độ hoàn thiện của thị trường tài chính, tài trợ vốn ngắn hạn, dài hạn, đánh giá hiệu quả đầu tư, phòng ngừa rủi ro luôn là những vấn đề phức tạp và là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và doanh nhân các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Giáo trình Tài chính quốc tế bao gồm 7 chương với nội dung về lý thuyết được trình bày cô đọng, cung cấp cho người đọc các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về thương mại quốc tế, kinh doanh ngoại hối, tỷ giá,
  • 5. 4 thị trường tài chính quốc tế, di chuyển luồng vốn quốc tế. Bên cạnh đó, hệ thống bài tập ứng dụng các nội dung lý thuyết mang tính thực tế cao. Chúng tôi hi vọng nội dung giáo trình cung cấp thêm tài liệu nghiên cứu bổ ích và thú vị cho bạn đọc. Vì hoạt động tài chính quốc tế là một lĩnh vực phức tạp và luôn biến động, bởi vậy trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa. Chủ biên TS Lê Thị Mai Hương
  • 6. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ADB Asian development bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á) B/L Vận đơn BP/BOP Balance of Payment (Cán cân thanh toán quốc tế) CGV Chuyển giao vốn CGVL Chuyển giao vãng lai CNTB Chủ nghĩa tư bản D/A Documents against Acceptance (nhờ thu chấp nhận chứng từ) DNNN Doanh nghiệp nhà nước D/P Documents against Payment (nhờ thu đổi chứng từ) EEC Các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu FED Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) FII Foreign Indirect Investment (Đầu tư gián tiếp nước ngoài) FOREX (FX) The Foreign Exchange Market (Thị trường ngoại hối) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GNP Gross National Product (Tổng sản phẩm quốc gia) HĐGS Hợp đồng giao sau IMF International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ Thế giới) KD Kinh doanh KH Khách hàng L/C Thư tín dụng
  • 7. 6 Từ viết tắt Diễn giải LFC Long The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ trường/Trạng thái ngoại tệ dương) MNC Multi National Company (Công ty đa quốc gia) NCF Negative Cash Flows (Luồng tiền âm) NEP Net Foreign Exchange Position (Trạng thái ngoại tệ ròng) NETCF Net Cash Flow Position (Trạng thái luồng tiền ròng) NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NK Nhập khẩu NKDV Nhập khẩu dịch vụ NKHH Nhập khẩu hàng hóa NKT Nền kinh tế OTC Over The Couter (Thị trường phi tập trung) PCF Positive Cash Flows (Luồng tiền dương) SDR Special Drawing Rights (Quyền rút vốn đặc biệt) SFC Short The Foreign Currency (Trạng thái ngoại tệ đoản/ Trạng thái ngoại tệ âm) SGD Sở Giao dịch TCQT Tài chính quốc tế TN Thu nhập TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSC Tài sản có TSCĐ Tài sản cố định
  • 8. 7 Từ viết tắt Diễn giải TSN Tài sản nợ TSNH Tài sản ngắn hạn TTCK Thị trường chứng khoán TTGS Thị trường giao sau UNDP United Nations Development Programe (Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc) WB World Bank (Ngân hàng Thế giới) XK Xuất khẩu XKDV Xuất khẩu dịch vụ XKHH Xuất khẩu hàng hóa XNK Xuất nhập khẩu
  • 9. 8 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ.....................15 1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ. ........................................................................................15 1.1.1. Khái niệm..............................................................................15 1.1.2. Lịch sử hình thành tài chính quốc tế. .....................................17 1.1.2.1. Cơ sở hình thành.......................................................17 1.1.2.2. Quá trình phát triển...................................................17 1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế..............................18 1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn quốc tế. .....................................................................18 1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế. .........................................................................18 1.2. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ...........19 1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế. ....................................19 1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế..........19 1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. ............................................................................20 1.2.1.3. Chỉ số đo lường độ mở của nền kinh tế....................23 1.2.2. Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở.................................28 1.2.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển so với thương mại nội địa.................................................................28 1.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa các thị trường tài chính..........28 1.3. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ...................................................................29 1.3.1. Lợiích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính.........29 1.3.1.1. Những lợi ích............................................................29 1.3.1.2. Những rủi ro.............................................................29
  • 10. 9 1.3.2. Các lý do phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế. ..............30 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC GIA.............................................................................................31 1.4.1. Quản trị công ty đa quốc gia (MNC). .....................................31 1.4.1.1. Khái niệm công ty đa quốc gia (MNC)...................`31 1.4.1.2. Quản trị công ty đa quốc gia. ....................................31 1.4.1.3. Cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia.......................31 1.4.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC..................32 1.4.2.1. Thương mại quốc tế..................................................32 1.4.2.2. Cấp bằng sáng chế....................................................33 1.4.2.3. Nhượng quyền kinh doanh.......................................33 1.4.2.4. Liên doanh................................................................33 1.4.2.5. Thâu tóm các hoạt động hữu hiệu. ............................33 1.4.2.6. Thiết lập các công ty con mới tại nước ngoài. ..........33 TÓM TẮT CHƯƠNG 1. ..........................................................................34 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1. ............................................................34 Chương 2: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH.....................................................35 2.1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI...........................................................35 2.1.1. Khái niệm ngoại hối...............................................................35 2.1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối..............................................37 2.1.3. Các chức năng của thị trường ngoại hối. ................................39 2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường........................................40 2.1.5. Các thị trường bộ phận...........................................................42 2.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................................43 2.2.1. Định nghĩa..............................................................................43 2.2.2. Phân loại.................................................................................43 2.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá. ...................................................45 2.2.3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp). .........45 2.2.3.2. Yết tỷ giá gián tiếp. ...................................................45 2.2.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá...........................46 2.2.4.1. Tỷ giá mua, tỷ giá bán..............................................46 2.2.4.2. Chênh lệch tỷ giá......................................................46 2.2.5. Tỷ giá nhà môi giới................................................................48
  • 11. 10 2.3. KINH DOANH TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ.............49 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá................................................................................. 49 2.3.2. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá.................................................50 2.4. TỶ GIÁ CHÉO. ................................................................................51 2.4.1. Khái niệm...............................................................................51 2.4.2. Lý do tồn tại...........................................................................52 2.4.3. Các trường hợp xác định tỷ giá chéo. .....................................53 2.5. CÁC PHÁI SINH TIỀN TỆ.............................................................58 2.5.1. Thị trường giao ngay..............................................................58 2.5.1.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay.................58 2.5.1.2. Phạm vi áp dụng.......................................................58 2.5.2. Thị trường kỳ hạn..................................................................60 2.5.2.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối kỳ hạn......................60 2.5.2.2. Tỷ giá kỳ hạn............................................................60 2.5.3. Ứng dụng giao dịch ngoại hối kỳ hạn....................................61 2.5.4. Thị trường hoán đổi................................................................63 2.5.4.1. Khái niệm.................................................................63 2.5.4.2. Đặc điểm...................................................................63 2.5.4.3. Tỷ giá hoán đổi.........................................................63 2.5.4.4. Ứng dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối...................64 2.5.5. Thị trường quyền chọn...........................................................65 2.5.5.1. Khái niệm.................................................................65 2.5.5.2. Đối tượng tham gia, tỷ giá và phí hợp đồng quyền chọn. ...........................................................................66 2.5.5.3. Mục đích...................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.... .......................................................................67 CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................67 Chương 3: LÝ THUYẾT KINH DOANH QUỐC TẾ........................69 3.1. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ...............................................................................................69 3.1.1. Các chế độ tỷ giá...................................................................70 3.1.1.1. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods (7/1944).........70 3.1.1.2. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn................................70
  • 12. 11 3.1.1.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý (chế độ thả nổi hoàn toàn)..............................................................................70 3.1.1.4. Chế độ tỷ giá neo cố định.........................................71 3.1.2. Sự can thiệp của Chính phủ. ...................................................71 3.2. LÝ THUYẾT NGANG GIÁ SỨC MUA.........................................72 3.2.1. Khái quát lý thuyết ngang giá sức mua.................................72 3.2.2. Xác định phần bù tỷ giá giao ngay........................................72 3.2.3. Cơ sở hợp lý xác định ngang giá sức mua.............................74 3.3. LÝ THUYẾT NGANG GIÁ LÃI SUẤT (INTEREST RATE PARITY - IRP). ........................................................................................75 3.3.1. Khái quát lý thuyết ngang giá lãi suất....................................75 3.3.2. Xác định phần bù tỷ giá kỳ hạn..............................................75 3.3.3. Quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất...............................................77 3.4. HIỆU ỨNG FISHER........................................................................77 3.4.1. Khái quát hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE)................................77 3.4.2. Nội dung.................................................................................77 3.4.3. So sánh giữa PPP và IRP........................................................78 3.4.5. So sánh giữa lý thuyết PPP, IRP và IEF.................................79 TÓM TẮT CHƯƠNG 3... ........................................................................81 CÂU HỎI ÔN TẬP..................................................................................81 Chương 4: QUẢN TRỊ RỦI RO HỐI ĐOÁI.......................................83 4.1. DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI.........................................................83 4.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá hối đoái. ............................................83 4.1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá hối đoái. ........................................84 4.1.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....................................................................................84 4.1.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng của doanh nghiệp....................................................................................84 4.1.3. Các động cơ dự báo tỷ giá......................................................85 4.1.4. Các kỹ thuật dự báo. ...............................................................85 4.1.4.1. Dự báo kỹ thuật........................................................85 4.1.4.2. Dự báo cơ bản. ..........................................................86 4.1.4.3. Dự báo dựa vào thị trường. .......................................88 4.1.4.4. Dự báo hỗn hợp........................................................88
  • 13. 12 4.2. ĐO LƯỜNG RỦI RO DAO ĐỘNG TỶ GIÁ..................................90 4.2.1. Đo lường rủi ro giao dịch.......................................................90 4.2.2. Đo lường rủi ro kinh tế...........................................................94 4.2.3. Đo lường rủi ro quy đổi. .........................................................96 4.3. QUẢN TRỊ RỦI RO GIAO DỊCH. ..................................................97 4.4. QUẢN TRỊ RỦI RO KINH TẾ......................................................104 4.5. QUẢN TRỊ RỦI RO QUY ĐỔI. .....................................................110 TÓM TẮT CHƯƠNG 4. ........................................................................110 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................ 111 Chương 5: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN NGẮN HẠN...................112 5.1. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...........................................112 5.1.1. Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế.......112 5.1.1.1. Trả trước.................................................................113 5.1.1.2. Thư tín dụng (L/C). .................................................113 5.1.1.3. Hối phiếu................................................................116 5.1.1.4. Ủy thác. ...................................................................116 5.1.1.5. Tài khoản mở, ghi sổ..............................................117 5.1.2. Các hình thức tài trợ thương mại.........................................118 5.1.2.1. Tài trợ các khoản phải thu......................................118 5.1.2.2. Bao thanh toán tương đối.......................................119 5.1.2.3. Tín dụng thư...........................................................120 5.1.2.4. Hối phiếu................................................................123 5.1.2.5. Tài trợ vốn luân chuyển..........................................129 5.1.2.6. Tài trợ trung hạn cho tư liệu sản xuất.....................130 5.1.2.7. Thương mại đối lưu................................................131 5.2. TÀI TRỢ NGẮN HẠN..................................................................131 5.2.1. Nguồn tài trợ nước ngoài.....................................................132 5.2.2. Tài trợ bằng ngoại tệ............................................................132 5.2.3. Xác định lãi suất tài trợ hiệu dụng.......................................132 5.2.4. Các tiêu chuẩn được xem xét trong quyết định tài trợ.........133 5.2.4.1. Ngang giá lãi suất...................................................133 5.2.4.2. Tỷ giá kỳ hạn..........................................................136 5.2.4.3. Dự báo tỷ giá hối đoái............................................137 5.2.4.4. Sử dụng tỷ giá kỳ hạn hòa vốn...............................138
  • 14. 13 5.2.4.5. Sử dụng các phân bố xác suất. ................................139 5.2.5. Tài trợ danh mục đầu tư tiền tệ............................................141 5.3. QUẢN TRỊ TIỀN MẶT QUỐC TẾ. ...............................................141 5.3.1. Quản trị vốn lưu động đa quốc gia.......................................142 5.3.2. Quản trị tiền mặt tập trung...................................................143 5.3.3. Kỹ thuật tối ưu hóa dòng tiền...............................................145 5.3.4. Những phức tạp trong tối ưu hóa dòng tiền.........................145 5.3.4.1. Các đặc tính liên quan đến công ty.........................145 5.3.4.2. Những hạn chế của Chính phủ...............................145 5.3.4.3. Những đặc tính của hệ thống ngân hàng................145 5.3.4.4. Nhận thức không thích đáng về việc tối ưu hóa dòng tiền..............................................................................146 5.3.4.5. Sự sai lệch trong báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con....................................................................146 5.3.5. Đầu tư tiền mặt thặng dư......................................................147 TÓM TẮT CHƯƠNG 5.. .......................................................................151 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................151 Chương 6: QUẢN TRỊ NỢ VÀ TÀI SẢN DÀI HẠN.......................152 6.1. CHI PHÍ VỐN CỦA CÔNG TY.....................................................152 6.1.1. Khái quát về chi phí vốn và xác định chi phí vốn................152 6.1.1.1. Khái quát chi phí vốn. .............................................152 6.1.1.2. Xác định chi phí vốn. ..............................................152 6.1.2. Phân biệt chi phí vốn công ty nội địa và MNC....................156 6.1.3. Chi phí vốn qua các quốc gia...............................................157 6.1.4. Chi phí vốn của các dự án đầu tư nước ngoài......................158 6.2. CẤU TRÚC VỐN ĐA QUỐC GIA................................................159 6.2.1. Khái quát về cấu trúc vốn. ....................................................159 6.2.2. Quyết định cấu trúc vốn của MNC. ......................................160 6.2.3. Tài trợ vốn cho công ty con và công ty mẹ..........................160 6.3. TÀI TRỢ DÀI HẠN.......................................................................162 6.3.1. Quyết định tài trợ dài hạn.....................................................162 6.3.2. Chi phí tài trợ vốn vay dài hạn.............................................162 6.3.3. Giảm rủi ro tỷ giá hối đoái...................................................164 6.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng vốn vay...............................................165
  • 15. 14 6.4.1. Sử dụng khoản vay song song để phòng vệ rủi ro...............165 6.4.2. Hoán đổi rủi ro lãi suất Vanila đơn giản... ............................169 TÓM TẮT CHƯƠNG 6.. .......................................................................170 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................171 Chương 7: HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA....................................................................................172 7.1. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI MNC................................172 7.1.1. Động cơ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...................172 7.1.2. Các lợi ích của tính đa dạng quốc tế....................................173 7.1.3. Quan điểm của Chính phủ nước chủ nhà về FDI.................174 7.1.4. Các điều kiện áp đặt của Chính phủ khi thu hút FDI...........175 7.2. HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐA QUỐC GIA. ..................175 7.2.1. Quan điểm của công ty con và công ty mẹ..........................175 7.2.2. Điều kiện cần để hoạch định ngân sách vốn đa quốc gia......176 7.2.3. Các nhân tố tác động khác. ...................................................177 7.2.4. Đánh giá dự án đầu tư vốn đa quốc gia trong điều kiện rủi ro...............................................................................................181 7.3. QUẢN LÝ VÀ KIỂM SOÁT CÔNG TY QUỐC TẾ.....................185 7.3.1. Quản lý công ty quốc tế. .......................................................185 7.3.2. Các yếu tố tác động đến việc định giá công ty mục tiêu......187 7.3.3. Quy trình định giá công ty quốc tế.......................................187 7.3.4. Các quyết định để kiểm soát công ty. ...................................190 7.4. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA ĐẾN HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN..............................................................................191 7.4.1. Những vấn đề chung về phân tích rủi ro quốc gia...............191 7.4.2. Các yếu tố của rủi ro quốc gia..............................................191 7.4.3. Các kỹ thuật đánh giá rủi ro quốc gia... ................................192 7.4.4. Đo lường rủi ro quốc gia......................................................192 7.4.5. Kết hợp rủi ro trong hoạch định ngân sách vốn...................193 7.4.6. Ngăn cản các tiếp quản của nước chủ nhà...................................194 TÓM TẮT CHƯƠNG 7.. .......................................................................195 CÂU HỎI ÔN TẬP................................................................................195 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................197 PHỤ LỤC 1: KÝ HIỆU TIỀN TỆ QUỐC TẾ.......................................198
  • 16. 15 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Mục tiêu của chương: Hiểu được khái niệm tài chính quốc tế và lịch sử hình thành tài chính quốc tế. Làm rõ nội dung hoạt động của tài chính quốc tế. Hiểu được mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế. Phân biệt lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Hiểu được vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Nhận dạng mục đích quản trị và cấu trúc tổ chức của công ty đa quốc gia. Nội dung nghiên cứu: Gồm 4 phần: Khái niệm và lịch sử hình thành tài chính quốc tế. Mở cửa kinh tế và vấn đề tài chính quốc tế. Vai trò quan trọng của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Một số vấn đề chung về quản trị tài chính đa quốc gia. 1.1. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm Tài chính quốc tế là hoạt động diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự dịch chuyển luồng vốn giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao,… giữa các chủ thể của các quốc gia, giữa các chủ thể của quốc gia với các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của mỗi chủ thể trong các quan hệ quốc tế. Ví dụ: Hãy xem xét các tình huống sau: 1/ Người Pháp đầu tư mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam.
  • 17. 16 2/ Giám đốc Công ty ABC của Việt Nam mua cổ phiếu của Ngân hàng BIDV. 3/ Doanh nghiệp Việt Nam bán hàng qua Lào. 4/ Chính phủ Việt Nam hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Việt Nam. 5/ Ngân hàng BIDV của Việt Nam mở chi nhánh tại Lào. Để xác định các ví dụ trên có phải là hoạt động đầu tư quốc tế hay không, chúng ta xem xét các điều kiện sau: Thứ nhất: Dòng vốn có dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác hay không? Thứ hai: Hoạt động đó có gắn với một quan hệ quốc tế nào hay không? Thứ ba: Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể tham gia hay không? Nếu cả ba vấn đề trên đều thỏa mãn thì đó là hoạt động đầu tư quốc tế, còn nếu không thỏa mãn một trong ba điều kiện trên thì không phải là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 1: Dòng vốn dịch chuyển từ Pháp sang Việt Nam (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này là đầu tư quốc tế gián tiếp (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 2: Dòng vốn dịch chuyển trong nội bộ quốc gia Việt Nam (không thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này không gắn với một quan hệ kinh tế quốc tế nào (không thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không là hoạt động đầu tư quốc tế, mà là hoạt động đầu tư trong nước. Ví dụ 3: Dòng vốn (thông qua giá trị hàng hóa) dịch chuyển giữa Lào và Việt Nam (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này gắn với thương mại quốc tế (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 4: Dòng vốn không dịch chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác (không thỏa mãn điều kiện 1); không gắn với hoạt động đầu tư quốc
  • 18. 17 tế (không thỏa mãn điều kiện 2); Chính phủ điều hành vĩ mô, doanh nghiệp có vốn sản xuất (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây không phải là hoạt động đầu tư quốc tế. Ví dụ 5: Dòng vốn dịch chuyển từ Việt Nam sang Lào (thỏa mãn điều kiện 1); hoạt động này gắn với đầu tư trực tiếp nước ngoài (thỏa mãn điều kiện 2); nhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận (thỏa mãn điều kiện 3). Như vậy đây là hoạt động đầu tư quốc tế. 1.1.2. Lịch sử hình thành tài chính quốc tế 1.1.2.1. Cơ sở hình thành Sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ tài chính quốc tế bắt nguồn từ sự xuất hiện và phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ chính trị giữa các quốc gia trong cộng đồng với nhau. 1.1.2.2. Quá trình phát triển Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: xuất hiện việc trao đổi buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc châu báu giữa nước này với nước khác, thuế xuất nhập khẩu đã ra đời, tín dụng quốc tế đã xuất hiện. Thời kỳ phong kiến: tín dụng quốc tế đã kế thừa và phát triển mạnh mẽ hơn và nó trở thành một trong những đòn bẩy mạnh mẽ nhất của tích lũy tư bản. Thời kỳ chủ nghĩa tư bản: thuế xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, những hình thức mới của quan hệ quốc tế đã xuất hiện như: đầu tư quốc tế trực tiếp và gián tiếp, viện trợ, hợp tác quốc tế về tài chính - tiền tệ. Biểu hiện cụ thể: - Quan hệ kinh tế: thương mại quốc tế (hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa); tín dụng quốc tế (đi vay và cho vay quốc tế); đầu tư quốc tế (đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp); dịch vụ quốc tế. - Quan hệ về văn hóa, xã hội: hợp tác về giáo dục; y tế; văn hóa và nghệ thuật. - Quan hệ về chính trị, quân sự và ngoại giao: hợp tác về chính trị; hỗ trợ về quân sự.
  • 19. 18 1.1.3. Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế 1.1.3.1. Nội dung theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn quốc tế Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác, và sự vận động này được thể hiện thông qua các hình thức như sau: - Các quan hệ thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan. - Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Là nguồn vốn từ các cơ quan chính thức bên ngoài cung cấp (hỗ trợ) cho các nước đang và kém phát triển, hoặc các nước đang gặp khó khăn về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của các nước này. - Tín dụng quốc tế: Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước được thực hiện thông qua Chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu,... Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước theo nguyên tắc tín dụng, không phụ thuộc khối lượng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại. - Đầu tư chứng khoán quốc tế: Đầu tư gián tiếp dưới dạng mua chứng khoán. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment): Là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. 1.1.3.2. Nội dung theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế Hoạt động của tài chính quốc tế là sự dịch chuyển luồng vốn từ quốc
  • 20. 19 gia này sang quốc gia khác và sự vận động đó phải đáp ứng mục đích của các chủ thể tham gia trên thị trường. Các chủ thể bao gồm: - Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức kinh tế: FDI; FII; thương mại quốc tế. - Hoạt động tài chính quốc tế của các ngân hàng thương mại: tín dụng quốc tế, đầu tư quốc tế, hoạt động tài chính quốc tế, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ủy thác, tư vấn,… - Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty bảo hiểm kinh doanh. - Hoạt động tài chính quốc tế của các công ty chứng khoán: môi giới chứng khoán, mua bán chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán quốc tế, tư vấn,… - Hoạt động tài chính quốc tế của các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế: IMF; WB; ADB; UNDP. - Hoạt động tài chính quốc tế của các Nhà nước: viện trợ không hoàn lại. Trong đó: - IMF: international monetary fund. - WB: World bank. - ADB: Asian development bank. - UNDP: United Nations development programe. 1.2. MỞ CỬA KINH TẾ VÀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.2.1. Sự phát triển của thương mại quốc tế 1.2.1.1. Xu hướng tăng trưởng của thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đạt được sự tăng trưởng đáng ghi nhận và được thể hiện qua giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa so với GDP toàn cầu.
  • 21. 20 Bảng 1.1. Tổng giá trị xuất khẩu so với GDP/toàn cầu (tỷ USD) Năm Giá trị XK toàn cầu (tỷ USD) XK/GDP (%) 1980 2049,41 18,865 1985 1964,84 18,863 1990 3495,69 19,346 1995 5176,2 21,862 2000 6452,32 26,026 2005 10502,74 28,642 2010 15302,68 28,966 2015 16539,16 29,313 2016 16021,98 28,46 2017 17731.08 29,426 2018 19453,36 30,106 Nguồn: IMF, International Financial Statistics. Qua số liệu cho thấy, kim ngạch giá trị xuất khẩu toàn cầu có sự tăng trưởng vượt bậc, từ mức 2049,41 tỷ USD vào năm 1980 tăng lên mức 15302,68 tỷ và đạt giá trị 19453,36 tỷ USD vào năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn cầu và dao động xung quanh mức 18% - 30%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng thương mại quốc tế - Không gian kinh tế ngày càng thu hẹp, nhất là trong lĩnh vực tin học và các công nghệ khác, nó sẽ làm giảm chi phí giao dịch trong thương mại quốc tế. - Thuế quan, hạn ngạch, các hàng rào khác có xu hướng không phân biệt giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu. 1.2.1.2. Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế a. Những lợi ích Các học thuyết kinh tế và trên thực tế đã chứng minh lợi ích to lớn do
  • 22. 21 thương mại quốc tế mang lại. Từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nhà kinh tế học Ricardo đã đưa ra thuyết Lợi ích tương đối, nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại quốc tế rằng tất cả các nước đều có lợi khi tham gia thương mại quốc tế dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản phẩm mà mỗi nước có chi phí sản xuất thấp nhất để đem trao đổi. Trải qua hơn hai thế kỷ, tốc độ tăng trưởng và những thành tựu kinh tế toàn cầu đã chứng minh rằng lợi ích cơ bản nhất của thương mại quốc tế là mang lại sự thịnh vượng cho hầu hết các quốc gia. Ví dụ như Việt Nam, kể từ khi chúng ta tiến hành đổi mới mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam như được thay áo mới, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 7%/năm tính từ năm 1990 đến nay, GDP bình quân đầu người (theo giá cố định) đã tăng từ 1.774USD/năm lên 3.525USD/năm và đến năm 2007 đã tăng lên gần gấp đôi 5.389USD/người/năm (theo nguồn số liệu của IMF). Nếu như tính theo ngang giá sức mua thì GDP bình quân đầu người cũng tăng rất đáng kể, so với mức 509USD/người/năm ở năm 1986, thì đến năm 2007 con số này đã tăng lên 2.586USD/người/năm. Năm 2014, GDP bình quân đầu người là 2.260 USD/người/năm. Trong những năm gần đây, người ta nhận thấy rằng rất nhiều quốc gia thành công khi tham gia thương mại quốc tế mà không có lợi thế so sánh trên cơ sở hiệu quả năng suất hay lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Nhật Bản, Singapore hay Hồng Kông là những minh chứng điển hình về tốc độ tăng trưởng thần kỳ khi tham gia thương mại quốc tế mà không dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trong khi một số nước như Argentina, Braxin mặc dù có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn rất thấp. Và thậm chí giữa các vùng trong một quốc gia cũng có khoảng cách về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giải thích cho hiện tượng đó, người ta cho rằng những “nhân tố năng động” đóng vai trò quyết định cho sự thành công trong thương mại kinh tế dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh hơn là những nhân tố tài nguyên thiên nhiên “tĩnh”. Đặc biệt một số sản phẩm đặc trưng thành công trên thị trường quốc tế của một số quốc gia có tính năng động cao. Ví dụ như pho-mát và rượu vang của Pháp, trà túi lọc của Anh, hay nước Mỹ thành công với ngành công nghiệp giải trí. Và gần đây là Trung Quốc với mức tăng trưởng thương mại cực nhanh.
  • 23. 22 Một nhân tố khác góp phần làm cho thương mại quốc tế trở nên quan trọng là bên cạnh ngành xuất khẩu, những ngành công nghiệp phụ trợ lân cận phát triển song song để phục vụ cho những ngành công nghiệp. Ví dụ như, ngành thời trang của nước Ý thành công và phát triển trên phạm vi toàn cầu, kéo theo sự phát triển của những ngành công nghiệp phụ trợ như ngành dệt, ngành sợi, chỉ may, khuy và khóa, v.v. b. Những rủi ro Thương mại quốc tế đem lại thành tựu to lớn về phát triển kinh tế cho hầu hết các quốc gia tham gia, tuy nhiên, chứa đựng trong nó không ít những rủi ro. Những rủi ro này bao gồm rủi ro về thị trường, rủi ro pháp luật và rủi ro quốc gia. Một trong những rủi ro rõ nhất và trực tiếp nhất đó là rủi ro thay đổi tỷ giá, có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận của nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Chúng ta sẽ thấy rõ được điều này qua ví dụ sau với hai khả năng xảy ra đối với tỷ giá: tăng hoặc giảm. Một công ty nhập khẩu kinh doanh rượu Pháp A, ký hợp đồng một năm với giá 50 USD/chai, số lượng nhập một lần 1.500 chai, với tỷ giá là 1 USD = 20.000 VND. Tuy nhiên do biến động thị trường ngoại hối, nhà nhập khẩu đối mặt với hai khả năng sau: Đồng Việt Nam lên giá, nghĩa là tỷ giá bây giờ là 1 USD = 19.500 VND. Khi đó tổng số tiền bằng VND công ty phải trả cho nhà sản xuất sẽ là: 108.750.000 VND. Tuy nhiên do hợp đồng đã ký với tỷ giá 1 USD = 20.000 VND nên công ty phải thanh toán số tiền là 112.500.000 VND, do đó công ty sẽ chịu thiệt hại một khoản làm tăng chi phí là 37.500.000 VND. Giả sử công ty chịu sự cạnh tranh từ các đối thủ khác, chỉ bán rượu vang với mức giá đã quy đổi ra tỷ giá hiện tại là 20.500 USD/VND (giả sử giá nhập khẩu là như nhau), vậy thì Công ty A sẽ có mức giá bán cao hơn so với đối thủ là 25.000 VND/chai (chưa tính tới các chi phí khác). Do đó, nếu công ty giữ mức giá bán tại thị trường không đổi hoặc giảm giá theo đối thủ cũng đều khiến cho lợi nhuận của công ty giảm sút. Đồng Việt Nam giảm giá, tức là tại thời điểm nhập hàng tỷ giá là 1 USD = 21.200 VND. Khi đó, thay vì phải chi ra một khoản là 121.500.000
  • 24. 23 VND để mua USD trả cho nhà xuất khẩu Pháp (theo tỷ giá thị trường là 21.200 USD/VND) thì công ty chỉ phải mất 112.500.000 VND (theo tỷ giá hợp đồng ký kết 1 USD = 20.000 VND), do đó Công ty A được lợi một khoản là 90.000.000 VND. Kết quả là, Công ty A duy trì mức giá bán tại thị trường nội địa hoặc giảm giá để thu hút khách hàng cũng đều làm tăng lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên, sự thay đổi về tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả, doanh thu hay lợi nhuận của nhà nhập khẩu hay xuất khẩu không còn phụ thuộc vào tương quan lạm phát giữa hai quốc gia, qua đó ta thấy rõ hơn sự thay đổi tỷ giá có thực sự khiến cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn hay đắt hơn. Giả sử, khi VND giảm giá xuống 1 USD = 21.200 VND, và giả sử giá một chai rượu vang Pháp bán trên thị trường Việt Nam tại thời điểm Doanh nghiệp A ký hợp đồng là 975.000 VND, nhưng bây giờ giá rượu là 1.035.000 VND, tức là công ty đã chịu lỗ một khoản đúng bằng phần công ty thu được do chênh lệch tỷ giá, do vậy mà lạm phát đã làm triệt tiêu hiệu ứng rủi ro tỷ giá đối với Công ty A. Một rủi ro khác trong thương mại quốc tế là “rủi ro quốc gia” (country risk). “Rủi ro quốc gia” bao gồm một loạt những nhân tố liên quan tới đầu tư nước ngoài: + Rủi ro chính trị: bạo động, đảo chính, khủng bố, thay đổi bộ máy chính quyền, bùng nổ chiến tranh, v.v. + Rủi ro thanh toán: tài khoản bị đóng băng hay khóa do sự phong tỏa của Chính phủ. + Những rủi ro về kinh tế, xã hội: khủng khoảng kinh tế, khủng khoảng về tài chính, đình công, hay Chính phủ tăng thuế nhập khẩu, áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu như hạn ngạch hay các biện pháp phi thuế quan, v.v. Những rủi ro đó khiến nhà xuất khẩu không thể thu được tiền bán hàng cho nhà nhập khẩu, hoặc tăng nguy cơ chịu lỗ. 1.2.1.3. Chỉ số đo lường độ mở cửa của nền kinh tế Độ mở cửa nền kinh tế được đo lường thông qua các chỉ tiêu, theo
  • 25. 24 các phạm vi và chất lượng khác nhau. Trong đó, chỉ tiêu XNK/GDP và tỷ trọng vốn FDI/GDP được sử dụng phổ biến. a. Chỉ tiêu tỷ trọng XNK/GDP Theo quan điểm truyền thống: Mức độ mở cửa của một nước theo quan điểm truyền thống được đánh giá thông qua giá trị thương mại quốc tế, cụ thể là giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của một nước. Tuy nhiên để đánh giá mức độ mở cửa giữa các quốc gia, người ta không chỉ đơn thuần dựa vào khối lượng tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của một nước với thế giới, thông qua chỉ số tỷ lệ giá trị thương mại trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ví dụ: Theo số liệu công bố của IMF, tỷ lệ giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP năm 2019 của Mỹ tương ứng là 0,326% và 2,14%, của Nhật Bản tương ứng là 1,649% và 0,848%, trong khi đó con số này của Việt Nam là 11,669% và 9,987%; của Campuchia là 12,468% và 15,88%. Qua số liệu của IMF ta có thể thấy rằng mức độ mở cửa của các nước đang phát triển như Malaysia, Mexico, Việt Nam có mức độ mở cửa nền kinh tế cao hơn các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, … nếu phân tích theo như quan điểm truyền thống. Việt Nam có độ mở cửa cao và tăng nhanh trong những năm vừa qua, đó là do chủ trương và đường lối đổi mới và mở cửa hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bảng 1.2. Các chỉ số mở cửa kinh tế của một số quốc gia tính đến năm 2019 Quốc gia XK/GDP (%) NK/GDP (%) Brunei Darussalam 4,554 6,857 Cambodia 12,468 15,880 China 2,300 1,993 India 4,444 4,072 Indonesia 0,849 1,264 Japan 1,649 0,848 Korea 0,655 0,669
  • 26. 25 Quốc gia XK/GDP (%) NK/GDP (%) Malaysia 0,393 1,737 Myanmar 3,266 2,717 Philippines 2,153 2,835 Singapore 2,719 2,759 Thailand 1,290 0,233 United States 0,326 2,140 Vietnam 11,669 9,987 Nguồn: IMF, International Financial Statistics, 2020. Hiện nay mức độ mở cửa của các quốc gia ngày càng sâu rộng về mọi mặt, chính vì vậy đứng trên từng quan điểm, suy nghĩ cũng như bộ tiêu chí đánh giá cũng có những thay đổi nhất định. Vì thế đánh giá mức độ mở cửa của nền kinh tế theo quan điểm truyền thống hiện nay không còn phù hợp. b. Theo quan điểm hiện đại Mức độ mở cửa của các quốc gia ngày càng sâu rộng về mọi mặt, chính vì vậy người ta đánh giá theo quan điểm hiện đại. Theo quan điểm kinh tế hiện đại, mức độ mở cửa của một nền kinh tế không chỉ đơn thuần được đánh giá bằng thước đo tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu so với GDP, chúng ta cần đánh giá trên cơ sở xem xét đến cả những hàng hóa và dịch vụ tiềm năng tham gia thương mại quốc tế. Những hàng hóa và dịch vụ tiềm năng này bao gồm những ngành hoặc mặt hàng mới sẽ tham gia thị trường trong tương lai gần, hay những hàng hóa có tính toàn cầu được sản xuất cho cả mục tiêu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, do đó chúng chịu sự cạnh tranh không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ngay cả trên thị trường nội địa. Những kiểu hàng hóa này chủ yếu thuộc các công ty hay tập đoàn đa quốc gia như hãng xe Toyota Nhật, sản xuất rượu vang Chile, v.v. vì sản phẩm của họ là sản phẩm có thương hiệu và tính cạnh tranh cao. Nếu như xem xét cả trên khía cạnh này thì mức độ mở cửa nền kinh tế một nước sẽ lớn và rộng hơn so với quan điểm truyền thống.
  • 27. 26 Hơn nữa, đánh giá mức độ mở cửa một nền kinh tế, một cách toàn diện, chúng ta phải đánh giá trên khía cạnh chu chuyển dòng vốn quốc tế giữa các quốc gia như thế nào, song song với việc đánh giá dòng chu chuyển hàng hóa và dịch vụ. Bởi vì, khi thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt sẽ dẫn đến việc tìm kiếm nơi nào (quốc gia) có chi phí sản xuất rẻ hơn, do vậy việc di chuyển địa điểm sản xuất giữa các quốc gia kéo theo dòng di chuyển vốn là hệ quả tất yếu, kéo theo sự phát triển của mạng lưới ngân hàng trên toàn cầu cũng như xu hướng quốc tế hóa của thị trường tài chính. Khi thị trường tài chính phát triển, sự mở cửa thị trường tài chính sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư trong nước được cung cấp nguồn vốn nước ngoài, đồng thời các nhà đầu tư tài chính cũng có cơ hội tiếp cận và đầu tư vào nhiều thị trường với khả năng sinh lời cao hơn hoặc giảm thiểu rủi ro. Do đó, chỉ tiêu tỷ trọng FDI/tổng vốn đầu tư của nền kinh tế được sử dụng để đánh giá mức độ mở của nền kinh tế. b. Chỉ tiêu tỷ trọng FDI/tổng vốn đầu tư nền kinh tế Độ mở cửa nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế khá ở Việt Nam còn có sự đóng góp quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực chiếm 2/3 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI/tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khá cao, chiếm tỷ trọng dao động từ 17,97% - 30,92% trong giai đoạn 2000-2018. Đến năm 2018, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đạt 434.200 tỷ đồng, chiếm 23,29% trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Bảng 1.3. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài/vốn đầu tư toàn xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2000-2018 Năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) Vốn đầu tư FDI (tỷ đồng) Tỷ trọng vốn FDI/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 2000 151.183 27.172 17,97 2001 170.496 30.011 17,60 2002 200.145 34.795 17,38
  • 28. 27 Năm Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ đồng) Vốn đầu tư FDI (tỷ đồng) Tỷ trọng vốn FDI/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 2003 239.246 38.300 16,01 2004 290.927 41.342 14,21 2005 343.135 51.102 14,89 2006 404.712 65.604 16,21 2007 532.093 129.399 24,32 2008 616.735 190.670 30,92 2009 708.826 181.183 25,56 2010 830.278 214.506 25,84 2011 924.495 226.891 24,54 2012 1.010.114 218.573 21,64 2013 1.094.542 240.112 21,94 2014 1.220.704 265.400 21,74 2015 1.366.478 318.100 23,28 2016 1.487.638 351.103 23,60 2017 1.670.196 396.200 23,72 2018 1.856.606 434.200 23,39 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam góp phần tạo nên giá trị xuất khẩu lớn, chiếm trên dưới 50% giá trị xuất khẩu cả nước, đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Năm 2010, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 34,13 tỷ USD, chiếm 34,13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đạt 152,55 tỷ USD, tăng 2,62 lần so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 70,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
  • 29. 28 Bảng 1.4. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2010-2017 (tỷ USD) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng kim ngạch XK cả nước 72,24 96,91 114,53 132,03 150,22 162,02 176,58 215,16 Kim ngạch XK của các DN FDI 34,13 47,87 64,04 80,92 93,96 110,56 123,87 152,55 Tỷ trọng (%) 47,25 49,40 55,92 61,29 62,55 68,24 70,15 70,9 Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu. 1.2.2. Tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở 1.2.2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển so với thương mại nội địa Thương mại quốc tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến mức sống hàng ngày của người dân. Ngày ngày chúng ta đều thấy các gian hàng ngoại xuất hiện nhiều trên thị trường nội địa như quần áo, giày dép, xe hơi, trà, cà phê, trái cây,… Như vậy những người tiêu dùng hưởng các sản phẩm dịch vụ từ các nước và đó chính là kết quả của một quá trình thương mại quốc tế và tài chính quốc tế đầy khó khăn và phức tạp. 1.2.2.2. Xu hướng toàn cầu hóa các thị trường tài chính Bên cạnh sự gia tăng của thương mại quốc tế so với nội địa, thì tầm quan trọng của đầu tư trên thị trường tiền tệ, trái phiếu và cổ phiếu nước ngoài cũng được gia tăng so với đầu tư trong nước. Tại nhiều thời điểm, số dư và số lượng nhà đầu tư nước ngoài đã vượt trội so với đầu tư trong nước (Việt Nam - 2007; Mỹ - 1990, 1992). Điều này cho thấy những nhà đầu tư nước ngoài trở thành một bộ phận quan trọng quyết định đến sự thành công của việc phát hành trái phiếu chính phủ, điều này cho thấy tài chính quốc tế ngày càng mang tính toàn cầu.
  • 30. 29 Tài chính quốc tế phát triển là cơ sở để hoạt động thương mại quốc tế phát triển, hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng cả về giá trị, số lượng, chủng loại, được minh chứng bằng các số liệu sau đây. 1.3. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ 1.3.1. Lợi ích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính 1.3.1.1. Những lợi ích Lợi ích rõ nhất và cơ bản nhất mà đầu tư tài chính quốc tế đem lại là sự cải thiện phân phối nguồn vốn và tăng khả năng đa dạng hóa các danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận. Sự cải thiện phân phối nguồn vốn được thể hiện ở chỗ thông qua đầu tư quốc tế mà nguồn vốn được di chuyển từ nơi có ít cơ hội đầu tư và tỷ suất lợi nhuận thấp sang những nơi có nhiều cơ hội đầu tư hơn và tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ cao hơn. Ví dụ điển hình là sự di chuyển vốn từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, nơi mà thị trường rộng lớn hơn và cơ hội đầu tư nhiều hơn, do bản thân các nước đang phát triển không có đủ khả năng để đầu tư tại thị trường của mình do năng lực về nguồn vốn là rất hạn chế. Thông qua đầu tư quốc tế, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn thị trường để quyết định đầu tư, do đó cùng lúc họ có thể đầu tư trên nhiều thị trường, từ đó cũng sẽ giảm được rủi ro đầu tư, và tổng thể sẽ thu được lợi nhuận tốt hơn. Ngoài ra, thông qua đầu tư quốc tế, tiêu dùng của một quốc gia sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn thông qua việc đi vay và cho vay, do đó, sẽ kích thích tiêu dùng, góp phần làm tăng tổng cầu, thúc đẩy nền kinh tế đi lên. 1.3.1.2. Những rủi ro Bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cũng gặp phải rủi ro, như rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính,… Trong hoạt động đầu tư quốc tế, ngoài các rủi ro trên thì có hai loại rủi ro phát sinh nữa, đó là rủi ro tỷ giá và rủi ro quốc gia. Rủi ro về tỷ giá là do sự biến động ngày càng gia tăng của tỷ giá
  • 31. 30 ngoại tệ khiến cho giá trị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ quy đổi nội tệ thay đổi. Sự thay đổi đó có thể thấy được thông qua ví dụ đơn giản sau. Một doanh nghiệp Việt Nam mua 2.000 cổ phiếu Mỹ với tỷ giá 1 USD = 20.000 VND. Khi tỷ giá USD/VND thay đổi, tăng lên 1 USD = 22.000 VND, thì khi đó giá trị tài sản có của doanh nghiệp chỉ còn là 1.777 cổ phiếu. Như vậy, việc nắm giữ những chứng từ có giá ghi bằng ngoại tệ đều là đối tượng chịu rủi ro tỷ giá khi quy đổi thành nội tệ. Rủi ro tỷ giá từ quá trình toàn cầu hóa đầu tư tăng lên còn do các thị trường tài chính giữa các quốc gia phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau, điều này đặc biệt có thể thấy rõ qua thị trường chứng khoán. Khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan năm 1997 đã kéo theo sự tụt dốc của một loạt thị trường trong khối các nước Đông Nam Á như Indonesia, Singapore, Malaysia,… và các nước châu Á khác. Ngoài ra, việc nắm giữ tài sản của nước ngoài luôn phải đối mặt với việc không thể thu hồi do những rủi ro quốc gia. Những rủi ro này bao gồm nguy cơ chiến tranh, cách mạng, quốc hữu hóa, và những rủi ro liên quan tới những thay đổi đột ngột của Chính phủ đối với những quy định liên quan tới việc chuyển thu nhập ra nước ngoài. 1.3.2. Các lý do phải nghiên cứu vấn đề tài chính quốc tế Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia phát sinh nhu cầu trao đổi và mua bán đồng tiền của nước bạn hàng để thanh toán, từ đó hình thành nên thị trường mua bán ngoại tệ. Xu hướng mở rộng sản xuất ra khỏi biên giới quốc gia nhằm chuyên môn hóa và giảm chi phí sản xuất, theo đó thị trường vốn quốc tế ra đời và phát triển. Đó là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của thị trường tài chính. Ngược lại, thị trường tài chính phát triển đã góp phần giảm thiểu những rủi ro về tỷ giá, rủi ro quốc gia trong thương mại quốc tế. Do vậy, việc nghiên cứu thị trường tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với một nền kinh tế mở cửa và hội nhập với hai lý do chính sau: + Tài chính quốc tế giúp các nhà quản trị nhận biết được sự ảnh hưởng của những biến động, các sự kiện quốc tế đến công ty như thế nào. Ví dụ như khi FED cắt giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng như thế nào lên tỷ giá
  • 32. 31 hối đoái, và như vậy sẽ có những tác động như thế nào tới hoạt động xuất nhập khẩu, hay tới hoạt động đầu tư tại nước ngoài của công ty. + Dựa trên những biến động của các sự kiện quốc tế, nhà quản trị có thể từ đó đánh giá, phân tích và dự báo xu hướng để có thể đề ra chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình, nhằm giảm thiểu những rủi ro khi tham gia thị trường thương mại và tài chính toàn cầu. Bởi vì các thị trường hàng hóa, tài chính, tiền tệ và ngoại hối là liên thông với nhau, do đó mà bất kỳ sự kiện nào xảy ra, đặc biệt là những sự kiện liên quan tới những thị trường chủ chốt như Mỹ, EU, Nhật, đều có hiệu ứng ngay lập tức trên phạm vi toàn cầu. Do đó, tài chính quốc tế là một lĩnh vực không thể tách rời trong sự phát triển kinh tế toàn cầu. 1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC GIA 1.4.1. Quản trị công ty đa quốc gia (MNC) 1.4.1.1. Khái niệm công ty đa quốc gia (MNC) Công ty đa quốc gia là một hình thức tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông. 1.4.1.2. Quản trị công ty đa quốc gia Quản trị công ty đa quốc gia thực chất là quản trị những xung đột giữa các quyết định của nhà quản lý với mong muốn lợi ích tiềm năng của cổ đông, hạn chế chi phí đại diện đảm bảo các nhà quản lý phải tối đa hóa tài sản cổ đông, bằng cách: (i) kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu của công ty mẹ, (ii) thay đổi ban điều hành thích hợp khi phát hiện dấu hiệu bất cập. 1.4.1.3. Cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia Thứ nhất, công ty MNC quản lý kiểu tập trung, giảm quyền lực các nhà quản lý công ty con, hạn chế nếu công ty mẹ ra các quyết định yếu kém do không hiểu đặc điểm tài chính công ty con.
  • 33. 32 Tại công ty con A Quản trị tiền mặt Quản trị khoản phải thu, tồn kho Tài trợ Chi phí vốn Tại công ty con B Quản trị tiền mặt Quản trị khoản phải thu, tồn kho Tài trợ Chi phí vốn Tại công ty mẹ Các nhà quản lý tài chính Thứ hai, quản lý phi tập trung nhằm hạn chế chi phí đại diện cao do trao quyền kiểm soát lớn cho công ty con nhưng lợi ích là công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu công ty con nhận thức được. Tại công ty con A Các nhà quản lý tài chính Quản trị tiền mặt Quản trị khoản phải thu, tồn kho Tài trợ Chi phí vốn Tại công ty con B Các nhà quản lý tài chính Quản trị tiền mặt Quản trị khoản phải thu, tồn kho Tài trợ Chi phí vốn 1.4.2. Các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNC 1.4.2.1. Thương mại quốc tế Hạn chế thấp nhất rủi ro đầu tư vốn do sử dụng thương mại quốc tế để thâm nhập thị trường qua xuất khẩu, giành được các nhà cung cấp với chi phí rẻ qua nhập khẩu. Khi cần có thể chấm dứt kinh doanh với chi phí thấp nhất.
  • 34. 33 1.4.2.2. Cấp bằng sáng chế Khai thác nhu cầu phát triển bằng cách trao đổi cung cấp công nghệ để nhận mức phí hoặc những lợi ích khác mà không mất chi phí vận chuyển do xuất khẩu, vốn đầu nhưng sẽ khó kiểm soát được chất lượng. 1.4.2.3. Nhượng quyền kinh doanh Khai thác sự nới lỏng rào cản, đổi cung cấp bán hàng, chiến lược dịch vụ (chuyển nhượng quyền kinh doanh) để nhận lấy các khoản phí định kỳ mà không cần vốn đầu tư. 1.4.2.4. Liên doanh Khai thác các lợi thế so sánh tương ứng trong việc cung cấp công nghệ vào một dự án nhất định, hệ thống phân phối, chuỗi dây chuyền giá trị tăng thêm. Dòng tiền vào từ cung cấp dịch vụ cho các công ty, cơ quan chính phủ nước ngoài. Dòng tiền ra do nhận dịch vụ cho các công ty, cơ quan chính phủ nước ngoài. 1.4.2.5. Thâu tóm các hoạt động hữu hiệu Xâm nhập thị trường, nhanh chóng nắm quyền kiểm soát cơ sở kinh doanh nước ngoài và thị phần của họ nhưng dễ bị rủi ro do phải đầu tư vốn lớn và khó thu hồi vốn khi thanh lý. Xu thế hiện nay là khai thác các khoản thu tiền ngắn hạn trong các hoạt động nước ngoài. 1.4.2.6. Thiết lập các công ty con mới tại nước ngoài Để sản xuất và bán sản phẩm của công ty, mặc dù rủi ro đầu tư vốn lớn và phải xây dựng cơ sở cũng như thiết lập nền tảng khách hàng nhưng đỡ hơn hoạt động thâu tóm. Dòng tiền vào từ chuyển thu nhập các công ty con nước ngoài. Dòng tiền ra do tài trợ cho hoạt động của các công ty con nước ngoài.
  • 35. 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Tổng quan vấn đề lý luận về tài chính quốc tế, cụ thể trình bày khái niệm và lịch sử hình thành của tài chính quốc tế; nội dung hoạt động của TCQT, bao gồm nội dung hoạt động theo hình thức vận động của các luồng tiền vốn quốc tế và nội dung hoạt động theo chủ thể tham gia hoạt động tài chính quốc tế; mở cửa kinh tế và vấn đề TCQT bao gồm: sự phát triển của thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở. Trong đó, sự phát triển của thương mại quốc tế bao gồm: (i) xu hướng tăng trưởng thương mại quốc tế, (ii) những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế, (iii) chỉ số đo lường độ mở nền kinh tế. Vai trò quan trọng của TCQT trong nền kinh tế mở bao gồm những lợi ích và rủi ro của việc toàn cầu hóa thị trường tài chính và các lý do phải nghiên cứu vấn đề TCQT. Vấn đề chung về quản trị công ty đa quốc gia, bao gồm: quản trị công ty đa quốc gia, cấu trúc quản trị công ty đa quốc gia và các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Nêu khái niệm tài chính quốc tế? Câu 2: Tài chính quốc tế hình thành trên cơ sở nào? Câu 3: Hoạt động của TCQT bao gồm những nội dung nào? Câu 4: Nêu nội dung phát triển của thương mại quốc tế? Câu 5: Những lợi ích và rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế là gì? Câu 6: Nêu chỉ số đo lường độ mở của nền kinh tế? Câu 7: Nội dung phát triển của tài chính quốc tế trong nền kinh tế mở? Câu 8: Nêu vai trò quan trọng của TCQT trong nền kinh tế mở? Câu 9: Tại sao phải nghiên cứu tài chính quốc tế? Phân tích lợi ích và rủi ro khi đầu tư quốc tế? Câu 10: Nêu khái niệm công ty đa quốc gia? Câu 11: Nêu cấu trúc của công ty đa quốc gia? Câu 12: Nêu các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia?
  • 36. 35 Chương 2: CÔNG CỤ TÀI CHÍNH Mục tiêu của chương: Hiểu được một số vấn đề chung về thị trường ngoại hối như khái niệm, đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối, các thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối; Hiểu được một số vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái như định ng- hĩa, phân loại, các phương pháp yết giá, tỷ giá hối đoái, kinh doanh chênh lệch tỷ giá, tỷ giá chéo; Hiểu và tính toán được kinh doanh tỷ giá trên thị trường tiền tệ; các phái sinh tiền tệ như thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường hoán đổi; Đánh giá, phân tích được lợi thế và rủi ro của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường ngoại hối, đồng thời có thể ra quyết định tài chính trên thị trường ngoại hối. Nội dung nghiên cứu: Gồm 4 phần: Thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên thị trường tiền tệ. Các phái sinh tiền tệ. 2.1. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 2.1.1. Khái niệm ngoại hối Đối với một quốc gia, ngoại hối (phương tiện thanh toán quốc tế) bao gồm: - Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và được gọi tắt là ngoại tệ. - Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ như: séc, thẻ thanh toán, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.
  • 37. 36 - Vàng tiêu chuẩn quốc tế: được sử dụng với vai trò là tiền (phương tiện thanh toán) trong thanh toán quốc tế. Là loại vàng khối, vàng thỏi có chất lượng từ 99,5% và khối lượng từ một ki-lô-gam trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được Hiệp hội Vàng, Sở Giao dịch Quốc tế công nhận. Ở Việt Nam, khái niệm ngoại hối theo Pháp lệnh số 28/2005/ PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 4, khoản 1: “Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn nhau”. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối nhưng thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để giao dịch trên thị trường ngoại hối thì đầu tiên phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có giá để có giấy tờ ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ bao gồm: - Mua bán các đồng tiền khác nhau (luôn có ngoại tệ tham gia). - Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế. Ngoại hối Nghĩa rộng Nghĩa thực tế Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Vàng tiêu chuẩn quốc tế Nội tệ do ng ời không c trú nắm giữ Ngoại tệ
  • 38. 37 2.1.2. Khái niệm thị trường ngoại hối Chúng ta biết rằng một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa thương mại nội địa với thương mại quốc tế là: thương mại nội địa chỉ liên quan đến đồng nội tệ, trong khi đó thương mại quốc tế thường liên quan đến việc chuyển đổi các đồng tiền khác nhau của các quốc gia. Cũng như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market) được viết tắt là FOREX hay FX. Là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính lớn nhất thế giới và có tính thanh khoản cao, với doanh số giao dịch mỗi ngày khoảng 5,8 nghìn tỷ USD (năm 2014). FOREX là thị trường liên ngân hàng nhằm trao đổi một ngoại tệ sang các ngoại tệ khác, được hình thành vào năm 1973 với việc bãi bỏ các thỏa thuận Bretton Woods và chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá nổi. FOREX là một phạm vi hoạt động, trong đó tiền tệ của mỗi quốc gia được trao đổi với nhau và là nơi để thực hiện việc kinh doanh quốc tế. Việc trao đổi tỷ giá của một loại tiền tệ này ứng với loại tiền tệ khác được xác định bởi các nhân tố thị trường - cung và cầu. Hiện nay FOREX bao gồm khoảng 4.500 tổ chức giao dịch tiền tệ, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung tâm của Chính phủ và các công ty đa quốc gia. Trong thực tế, hoạt động mua bán tiền tệ thường xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm 85% tổng doanh số giao dịch). Vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank.
  • 39. 38 FOREX Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Bất kỳ âu diễn ra hoạt ộng mua bán ngoại tệ Thị tr ờng ngoại tệ Interbank Vai trò của hệ thống ngân hàng trên FOREX hiện nay: Thị trường ngoại hối rất rộng lớn và có rất nhiều người tham gia. Phần lớn các giao dịch được thực hiện giữa khoảng 300 ngân hàng quốc tế lớn phục vụ chủ yếu cho các công ty lớn, Chính phủ và cho chính tài khoản của họ. Trong thị trường ngoại hối, ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng: (1) làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng, (2) đầu cơ bằng cách mua bán tiền tệ. 2.1.3. Các chức năng của thị trƣờng ngoại hối FOREX=100% VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG = 99% Non Interbank = 15% Interbank = 85% Bank - KH = 14% KH - KH = 1% CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX
  • 40. 39 2.1.3. Các chức năng của thị trường ngoại hối 2.1.3. Các chức năng của thị trƣờng ngoại hối VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG = 99% CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX 1. Phục vụ th ơng mại quốc tế 2. Phục vụ luân chuy n vốn quốc tế 3 Là nơi hình thành tỷ giá 4. Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá 5. Nơi KD và ph ng ngừa rủi ro tỷ giá Spot Forward Swap Future Option Chức năng của thị trường ngoại hối là kết quả của sự phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài ra còn có một số chức năng sau: Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như giao lưu giữa các quốc gia. Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như quyền chọn, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai. Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường. Thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp tỷ giá điều chỉnh theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
  • 41. 40 2.1.4. Các thành viên tham gia thị trường Thị trường ngoại hối có các thành viên tham gia hoạt động gồm: (a) Nhóm khách hàng mua bán lẻ: Các công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những người có nhu cầu mua bán ngoại tệ nhằm mục đích chuyển đổi tiền tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Như vậy, họ mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động cá nhân chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối là kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Thông thường nhóm khách hàng mua bán lẻ không giao dịch trực tiếp với nhau mà thường thông qua các ngân hàng thương mại. Theo lý thuyết thì việc mua bán trực tiếp giữa những nhà mua bán lẻ không qua ngân hàng sẽ có lợi hơn vì làm giảm chi phí chênh lệch tỷ giá so với mua bán thông qua ngân hàng và phần chênh lệch tỷ giá sẽ được chia đôi. Nhưng thực tế thì không khả thi do việc mua bán ngoại tệ trực tiếp giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu có những hạn chế sau: - Không khớp nhau về mặt thời gian. - Không khớp nhau về mặt không gian. - Không khớp nhau về mặt tiền tệ. - Không khớp nhau về mặt số lượng. - Rủi ro trong thanh toán. - Rủi ro tín dụng. - Các ngân hàng thương mại luôn cạnh tranh với nhau trong việc mua bán ngoại tệ nên chênh lệch tỷ giá mua bán là rất nhỏ. Do đó, nếu không mua bán chuyên nghiệp (mua bán không thông qua ngân hàng) thì dễ phát sinh lỗ. (b) Các ngân hàng thương mại: Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích: - Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách mua hộ và
  • 42. 41 bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Vì mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối tài sản. Thông qua dịch vụ mua bán hộ, ngân hàng thu một khoản phí phổ biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán. Với vai trò này, ngân hàng thương mại giúp cho việc giao dịch giữa các nhóm khách hàng được dễ dàng. - Thứ hai, ngân hàng thương mại mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng. (c) Những nhà môi giới ngoại hối: Nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và chào bán cho khách hàng một cách nhanh chóng. Hình thức giao dịch này, các ngân hàng, hoặc các nhà kinh doanh, nhà đầu tư phải trả cho nhà môi giới một khoản phí làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại. (d) Các ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối nhằm: - Can thiệp lên tỷ giá: bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà ngân hàng trung ương cho là có lợi. Đối với chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương bắt buộc can thiệp lên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. - Mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Do tỷ giá của các dự trữ thường xuyên biến động nên các ngân hàng trung ương phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ và tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối của mình. - Ngân hàng trung ương còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho Chính phủ. Căn cứ vào hình thái tổ chức tham gia thị trường ngoại hối, mối quan
  • 43. 42 hệ giữa các thành viên tham gia thị trường ngoại hối được thể hiện qua sơ đồ sau: KH mua bán lẻ NHTW NHTM NHTM KH mua bán lẻ MÔI GIỚI ặt lệnh ặt lệnh ặt lệnh ặt lệnh ặt lệnh giá tay trong ặt lệnh giá tay trong ấu giá Mở hai chiều 2.1.5. Các thị trường bộ phận Tùy vào từng tính chất nghiệp vụ mà người ta phân chia các thị trường bộ phận của thị trường ngoại hối như sau: - Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ, ta có: Thị trường giao ngay. Thị trường kỳ hạn. Thị trường hoán đổi. Thị trường tương lai. Thị trường quyền chọn. - Căn cứ vào tính chất kinh doanh, ta có: Thị trường bán buôn. Thị trường bán lẻ. - Căn cứ vào địa điểm giao dịch, ta có: Thị trường giao dịch tập trung trên Sở Giao dịch. Thị trường giao dịch phi tập trung.
  • 44. 43 - Căn cứ vào tính chất pháp lý, ta có: Thị trường chính thức (thị trường hợp pháp). Thị trường phi chính thức. - Căn cứ vào quy mô thị trường, ta có: Thị trường ngoại hối quốc tế. Thị trường ngoại hối nội địa. - Căn cứ vào phương thức giao dịch, ta có: Thị trường giao dịch trực tiếp. Thị trường giao dịch gián tiếp qua môi giới. 2.2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.2.1. Định nghĩa Trong thanh toán, thương mại, đầu tư giữa các quốc gia đòi hỏi phải có sự thống nhất về tỷ lệ nhất định giữa các đồng tiền của các nước với nhau. Khi trao đổi, giao dịch, mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia, hai đồng tiền được mua bán với nhau theo tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Ví dụ: 1 USD = 21.840 VND. Giá của USD được biểu thị qua VND và 1 USD có giá là 21.840 VND (tham khảo tại biểu niêm yết tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào ngày 02 tháng 6 năm 2015). Như vậy, tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác. Trong tỷ giá có hai đồng tiền: đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá: là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. Đồng tiền định giá: là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ở ví dụ trên, USD là đồng tiền yết giá, VND là đồng tiền định giá. 2.2.2. Phân loại Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, ta có:
  • 45. 44 Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán ra: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá. Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá được hình thành theo quan hệ trực tiếp trên thị trường ngoại hối và luôn có sẵn, được thỏa thuận ngày hôm nay và việc thanh toán xảy ra sau hai ngày làm việc tiếp theo. Tỷ giá kỳ hạn: không được hình thành theo quan hệ cung cầu trực tiếp trên thị trường ngoại hối mà được hình thành từ các thông số có sẵn như mức lãi suất của hai đồng tiền, phí thực hiện hợp đồng. Đây là loại tỷ giá có thời hạn, được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc sử dụng thanh toán xảy ra sau đó từ ba ngày làm việc trở lên. Tỷ giá bằng tiền mặt: tỷ giá này áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn tỷ giá mua chuyển khoản và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá bán chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản: áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng. Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày. Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch trong ngày. Thông thường ngân hàng không công bố tỷ giá của tất cả các hợp đồng đã được ký kết trong ngày mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa hôm nay không nhất thiết phải là tỷ giá mở cửa hôm sau. Tỷ giá danh nghĩa: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Tỷ giá thực tế: bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài. Do đó nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
  • 46. 45 2.2.3. Các phương pháp yết tỷ giá 2.2.3.1. Yết tỷ giá trực tiếp (yết giá ngoại tệ trực tiếp): Tỷ giá hối đoái thực tế = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa * Giá trong nước)/Giá nước ngoài Xét từ góc độ của một quốc gia thì thông thường chỉ có nội tệ mới đóng vai trò là tiền tệ còn các đồng tiền khác là ngoại tệ, đóng vai trò là hàng hóa (hàng hóa đặc biệt). Vì ngoại tệ đóng vai trò là hàng hóa trong mối quan hệ với nội tệ là tiền tệ, do đó yết giá ngoại tệ (yết tỷ giá) không khác gì yết giá hàng hóa thông thường. Vì vậy, xét ở góc độ quốc gia, ta cũng có hai phương pháp yết tỷ giá: Nếu lấy Việt Nam làm ví dụ thì VND đóng vai trò là tiền còn các ngoại tệ còn lại đóng vai trò là hàng hóa. Do đó yết tỷ giá trực tiếp hàng hóa thông thường và yết giá trực tiếp ngoại tệ là như nhau. Ví dụ: 1 kg gạo = 12.000 VND và 1 USD = 21.840 VND Ở ví dụ trên, giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền (VND). Như vậy phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp yết giá ngoại tệ xét từ góc độ của quốc gia, trong đó: Ngoại tệ, với vai trò là hàng hóa, là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1. Nội tệ, với vai trò là tiền tệ, là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. 2.2.3.2. Yết tỷ giá gián tiếp Giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ một cách gián tiếp bằng tiền (VND). Ví dụ: 1 VND = 0,000083 kg; 1VND = 0,0000457875 USD Để biết được giá USD trực tiếp, chúng ta phải làm phép tính: Như vậy, xét từ góc độ quốc gia thì phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp: Nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị.
  • 47. 46 Ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp. Trong đó có các trường hợp ngoại lệ sau: đồng tiền của Mỹ, Anh, Úc, Newzealand và đồng tiền chung châu Âu EUR tùy theo từng thị trường và từng quốc gia mà các đồng tiền này được sử dụng cả hai phương pháp yết tỷ giá là trực tiếp và gián tiếp. 2.2.4. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và chênh lệch tỷ giá 2.2.4.1. Tỷ giá mua, tỷ giá bán Tỷ giá mua vào: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá. Với cách yết tỷ giá hai chiều thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau gọi là tỷ giá bán. Ví dụ, một ngân hàng yết tỷ giá E(USD/VND) = (21.410- 21.840) Tỷ giá đứng trước 21.410 gọi là tỷ giá mua, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá là USD với tỷ giá 1USD = 21.410VND. Tỷ giá đứng sau 21.840 gọi là tỷ giá bán, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá là USD và bán tại tỷ giá 1USD = 21.840VND. Ngân hàng hỏi giá sẽ tiến hành các giao dịch ngược với ngân hàng yết giá. Nếu ngân hàng mua USD thì ngân hàng hỏi giá bán USD và ngược lại. Như vậy, khi nói đến tỷ giá mua, tỷ giá bán đó là tỷ giá mua, tỷ giá bán đồng tiền yết giá của ngân hàng yết giá. 2.2.4.2. Chênh lệch tỷ giá Nhằm tạo thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng thường yết tỷ giá mua vào thấp hơn tỷ giá bán ra. Đây là chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán. Ví dụ: E (USD/VND) = 21.610/21.840
  • 48. 47 Chênh lệch tỷ giá được tính theo hai cách: - Tính theo số tuyệt đối (điểm tỷ giá): Spread = 21.840 – 21.610 = 230VND tức 230 điểm ⇒ Nếu ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 1USD thì sẽ lời 230 điểm hay 230VND. - Tính theo số tương đối (tỷ lệ %): Spread = Tỷ giá bán - Tỷ giá mua Tỷ giá mua Spread phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Số lượng ngoại tệ giao dịch: số lượng ngoại tệ giao dịch càng lớn thì spread càng nhỏ. - Quy mô cũng như uy tín của trung tâm tài chính: chẳng hạn như tại New York hay London thì spread sẽ nhỏ hơn. - Tính chất ổn định hoặc không ổn định của các đồng tiền tham gia giao dịch. Thông thường các đồng tiền có giá trị ổn định thì được giao dịch với spread nhỏ hơn so với đồng tiền không ổn định. - Tỷ trọng của đồng tiền trong giao dịch: những đồng tiền được giao dịch nhiều như EURO, GBP,… thì spread của chúng nhỏ hơn. Phương tiện giao dịch là tiền mặt, hối phiếu, séc, kỳ phiếu, thẻ tín dụng hay chuyển khoản. Nếu ngân hàng đồng thời mua và bán với số lượng như nhau thì ngân hàng sẽ thu một khoản lợi nhuận mà không phải bỏ chi phí. Nếu ngân hàng mở rộng spread thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn trong mỗi giao dịch. Tuy nhiên, việc mở rộng spread phải căn cứ theo quy định và phải hấp dẫn khách hàng. Do đó, để cạnh tranh các ngân hàng thường thu hẹp spread nhằm tăng doanh số giao dịch.
  • 49. 48 2.2.5. Tỷ giá nhà môi giới Nhà môi giới là trung gian để người mua và người bán gặp nhau và thỏa thuận mức giá mà cả hai cùng chấp nhận. Nhà môi giới cung cấp nhiều tỷ giá của các ngân hàng trong khoảng thời gian nhanh nhất trên cơ sở giới thiệu giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất nhằm có lợi cho khách hàng. Một số nguyên tắc khi giao dịch qua nhà môi giới như sau: Tỷ giá của nhà môi giới khi mua vào là cao nhất trong các tỷ giá đặt mua và bán ra là thấp nhất trong các tỷ giá đặt bán. Khi có một tỷ giá đặt mua bằng một tỷ giá đặt bán thì nhà môi giới sẽ khớp lệnh và thu phí. Tất cả các tỷ giá đặt mua luôn thấp hơn hoặc bằng tỷ giá đặt bán. Một khách hàng có thể chỉ đặt lệnh mua, chỉ đặt lệnh bán hoặc đồng thời cả hai. Ví dụ: Tỷ giá đặt mua và đặt bán USD/JPY của các ngân hàng như sau: Bảng 2.1. Tỷ giá đặt mua và đặt bán USD/JPY Ngân hàng đặt mua Tỷ giá đặt mua (Bid) Tỷ giá đặt bán (offer) Ngân hàng đặt bán A 128,60 129,03 I B 128,63 129,02 J C 128,64 129,01 K D 128,65 128,69 L E 128,66 128,68 M F 128,67 (khớp lệnh) 128,67 (khớp lệnh) N Tỷ giá nhà môi giới 128,66 128,68 Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
  • 50. 49 2.3. KINH DOANH TỶ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá - Dịch vụ mua bán hộ cho khách hàng: Mua hộ: Khi khách hàng có nhu cầu về một đồng tiền (ví dụ khách hàng cần USD để nhập khẩu, đi du lịch, du học, v.v.), họ đã nhờ ngân hàng dùng tiền của mình để mua đồng tiền đó theo tỷ giá thị trường. Ngược lại, bán hộ là việc ngân hàng bán hộ khách hàng một đồng tiền nhất định để lấy một đồng tiền khác (ví dụ nhà xuất khẩu Việt Nam có nhu cầu bán USD thu được từ xuất khẩu hàng hóa). Hoạt động mua bán hộ là cùng một thời điểm sẽ thực hiện lệnh mua và lệnh bán ngoại tệ của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò trung gian hay cung cấp dịch vụ mua bán hộ thì ngân hàng không cần bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá. Thu nhập của ngân hàng chính là chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra. Ví dụ: Ngân hàng thương mại A đồng thời mua hộ và bán hộ 1.000USD theo tỷ giá E(21.610; 21.840), ta có: Giao dịch USD VND Mua USD +1 triệu -21.610 triệu Bán USD -1 triệu +21.840 triệu Thu nhập 0 +230 triệu - Hoạt động đầu cơ tỷ giá: Đây là hành vi mua bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau nhằm thu chênh lệch tỷ giá tức là hành vi mua vào (giao ngay hoặc kỳ hạn) mà chưa bán ra (giao ngay hoặc kỳ hạn) hoặc bán ra mà chưa mua vào. Vì mua và bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau nên hành vi đầu cơ phải chịu rủi ro tỷ giá và phải bỏ vốn kinh doanh. Khi nhà kinh doanh đầu cơ tỷ giá kỳ vọng rằng giá ngoại tệ sẽ tăng