SlideShare a Scribd company logo
1 of 170
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN TRẦN HÀ MY
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN
MÃ TÀI LIỆU: 80447
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
56/QĐ-ĐHNT ngày 15/1/2015
NGUYỄN THỊ KIM ANH
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
NGUYỄN TRẦN HÀ MY
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu
của tôi tại Ninh Thuận. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đảm bảo độ
tin cậy.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp với các công trình khoa học
đã công bố.
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Trần Hà My
iii
LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực
hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và
sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản xuất và
kinh doanh sản phẩm Nho tại tỉnh Ninh Thuận.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Kim Anh là người trực tiếp hướng dẫn - đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học
Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại
trường và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nông dân trồng nho, những thương lái, cơ sở
chế biến, những người bán sỉ và lẻ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là
ông Nguyễn Văn Mọi chủ cơ sở Ba Mọi đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin
trong quá trình tôi thu thập số liệu và hình ảnh để hoàn thành đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Trần Hà My
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...............................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................ x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................9
1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh..............................................................................9
1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh..............................................................................9
1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter................................10
1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter...................................12
1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị ....................................................................................16
1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị.....................................................................................16
1.2.2. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị ..................................................................18
1.2.3. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị ..................................................................19
1.2.4. Phân tích chuỗi giá trị ......................................................................................20
1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị.......................................................21
1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................................22
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................22
1.3.2. Nghiên cứu trong nước.....................................................................................24
Kết luận chương 1......................................................................................................27
v
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................28
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Thuận..................................................................28
2.2. Tổng quan về cây nho tại tỉnh Ninh Thuận..........................................................29
2.2.1. Cây giống và đặc điểm của nho Ninh Thuận....................................................29
2.2.2. Chất lượng nho Ninh Thuận.............................................................................31
2.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận........................32
2.3.1. Tình hình sản xuất nho tại tỉnh Ninh Thuận......................................................32
2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng nho. ..................................35
2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận....................................37
2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nho qua ý kiến của các
tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận..............................................................37
2.3.5. Hình thức kinh doanh nho khép kín của doanh nghiệp tư nhân sản xuất dịch
vụ và thương mại Ba
Mọi. ..............................................................................................42
2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................43
2.4.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp .....................................................................43
2.4.2. Thông tin dữ liệu..............................................................................................44
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu...............................................................45
Kết luận chương 2......................................................................................................45
CHƯƠNG 3: KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁTRỊ NHO NINH THUẬN..... 46
3.1. Phân tích cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận. ........................................46
3.1.1. Những tác nhân và cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận .......................46
3.1.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận.....................49
3.2. Tổ chức và vận hành thị trường...........................................................................68
3.2.1. Hoạt động mua bán. .........................................................................................68
3.2.2. Phương thức giao dịch và thanh toán................................................................69
3.2.3. Qui trình hình thành giá. ..................................................................................70
vi
3.2.4. Tiếp cận thông tin thị trường............................................................................71
3.2.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành.....................................................................72
3.3. Kết quả thực hiện thị trường................................................................................73
3.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong chuỗi. ....73
3.3.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần.............................................80
3.4. Thảo luận kết quả................................................................................................86
Kết luận chương 3......................................................................................................89
CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN....................................................90
4.1. Vai trò của các tổ chức trong việc phát triển nho Ninh Thuận.............................90
4.2. Khuyến nghị .......................................................................................................90
4.2.1. Khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .............90
4.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.........................................93
4.3. Kết luận..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................97
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AU/NEPAD
FAO
GTZ
GSO
HTX
NH01-48
Sở NN&PTNT
SCP
TP. HCM
UNIDO
WHO
: Africa and Uganda/ The new partnership for
Africa’s Development
: Food and Agriculture Organization
: Deutsche Gesellschaft für Technische
Zusammenarbeit GmbH
: Tổng cục thống kê Việt Nam
: Hợp tác xã
: Giống nho ăn tươi
: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
: Structure – Conduct – Performance
: Thành phố Hồ Chí Minh
: United Nations Industrial Development
Organization
: World Health Organization
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thuận lợi của nông dân trồng nho..............................................................37
Bảng 2.2. Thuận lợi của người bán sỉ.........................................................................38
Bảng 2.3. Thuận lợi của người bán lẻ.........................................................................39
Bảng 2.4. Khó khăn của người nông dân....................................................................40
Bảng 2.5. Khó khăn của Thương lái...........................................................................40
Bảng 2.6. Khó khăn của người bán sỉ.........................................................................41
Bảng 2.7. Khó khăn của người bán lẻ ........................................................................41
Bảng 2.8. Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận
biên trong chuỗi giá trị...............................................................................................45
Bảng 3.1. Đặc điểm nông dân trồng nho ....................................................................50
Bảng 3.2. Các công đoạn trong quá trình trồng nho....................................................53
Bảng 3.3. Đặc điểm thương lái...................................................................................54
Bảng 3.4. Phân loại nho thu mua................................................................................56
Bảng 3.5. Tỷ lệ hao hụt của thương lái.......................................................................57
Bảng 3.6. Các công đoạn trong quá trình thu mua nho của thương lái........................58
Bảng 3.7. Đặc điểm người bán sỉ ...............................................................................59
Bảng 3.8. Đặc điểm người bán lẻ...............................................................................62
Bảng 3.9. Tỷ lệ hao hụt của người bán lẻ ...................................................................64
Bảng 3.10. Đặc điểm người tiêu dùng........................................................................67
Bảng 3.11. Mức độ tiếp cận thông tin thị trường. .......................................................72
Bảng 3.12. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 1..........74
Bảng 3.13. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 2..........77
Bảng 3.14. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 3..........79
Bảng 3.15. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 1 .....................................81
Bảng 3.16. Giá bán các sản phẩm từ nho của cơ sở chế biến......................................82
Bảng 3.17. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 2 .....................................83
Bảng 3.18. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 3 .....................................84
ix
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh.............................................................10
Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia ...........................................................13
Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ......................................................................................17
Hình 2.1. Các giống nho chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận..................................................30
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận năm 2014 .....................34
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sản lượng nho tại tỉnh Ninh Thuận.............................................35
Hình 3.1. Chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.....................................................................48
Hình 3.2. Mối quan hệ của nông dân với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho
Ninh Thuận................................................................................................................50
Hình 3.3. Quy trình bán theo phân loại ......................................................................51
Hình 3.4. Mối quan hệ của Thương lái và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho
Ninh Thuận................................................................................................................54
Hình 3.5. Quy trình thu mua nho của thương lái ........................................................54
Biểu đồ 3.6. Chất lượng nho do thương lái quan tâm .................................................57
Hình 3.7. Mối quan hệ của người bán sỉ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị
nho Ninh
Thuận................................................................................................................59
Hình 3.8. Quy trình thu mua nho của người bán sỉ.....................................................60
Biểu đồ 3.9. Chất lượng sản phẩm nho do người bán sỉ quan tâm ..............................60
Hình 3.10. Mối quan hệ của người bán lẻ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị
nho Ninh
Thuận................................................................................................................61
Hình 3.11. Quy trình thu mua nho của người bán
lẻ...................................................62 Biểu đồ 3.12. Chất lượng nho do người bán lẻ
quan tâm............................................63 Hình 3.13. Mối quan hệ của cơ sở chế biến
nho và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
....................................................................................................64 Hình 3.14. Quy
trình chế biến nho .............................................................................65 Hình 3.15.
Mối quan hệ của người tiêu dùng và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận.........................................................................................................67 Biểu đồ
3.16. Chất lượng nho do người tiêu dùng quan tâm.......................................68
Hình 4.1. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận............................92
x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Đặt vấn đề
Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất
thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ
yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc
thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này.
Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các
yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước
nói chung có thể phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề xuất phương
pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho cho nghiên cứu này.
Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận.
Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi
giá trị nho tại Ninh Thuận.
Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị.
Đề xuất giải pháp phát triển bền vữngcho chuỗi giátrị mặt hàng nho tại Ninh Thuận.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu:
Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu
trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách
thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối
giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO
(2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
nho tại Ninh Thuận.
Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E.
Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành.
 Phương pháp thu thập số liệu:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ
trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi.
xi
Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đếntháng 4/2015 và từ tháng 9/2015
đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh
Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước).
Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống
kê tỉnh Ninh Thuận
4. Kết quả nghiêncứu.
Kết quả phân tích cấu trúc thị trường cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm nho tại
Ninh Thuận có 3 kênh chính tiêu thụ nho tươi và 1 kênh đặc thù (kênh chế biến nho).
Cụ thể:Kênh 1: Nông dân trồng nho => Thương lái => Người bán sỉ trong tỉnh =>
Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng.Kênh 2: Nông dân trồng nho => Thương
lái => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán sỉ ngoài tỉnh => Người bán lẻ ngoài tỉnh
=> Người tiêu dùng. Kênh 3: Nông dân trồng nho => Người bán sỉ trong tỉnh =>
Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng. Kênh chế biến nho: Nông dân trồng nho
=> Cơ sở chế biến => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng.
Để phát triển bền vững chuỗi giá trị nho ở Ninh Thuận, tác giả đã đề xuất nhóm
khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và nhóm khuyến
nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước.
Từ khóa: chuỗi giá trị, nho Ninh Thuận.
xii
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất
thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng
chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất
đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này.
Đặc điểm của cây nho cần có mùa khô đủ dài để tích lũy chất đường, tạo quả.
Bên cạnh đó, lượng mưa thấp cũng cần thiết để quả nho không bị nứt, bệnh, rụng quả
và đồng thời cũng cần độ ẩm không khí thấp để trái ngọt, vị ngon,… Ninh Thuận là
vùng đất khô nhất của Việt Nam, có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để phát triển. Vì
vậy, cây nho đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông
nghiệp của tỉnh.
Mặc dù có điều kiện trồng thuận lợi nhưng cây nho tại Ninh Thuận vẫn “ba
chìm bảy nổi” trong hơn một thập kỷ qua. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, năm 2014 toàn tỉnh hiện có 727 ha diện tích nho,
năng suất đạt gần 25 tấn/ha, sản lượng 16.965 tấn. So với thời điểm năm 1998 (diện
tích cây nho phát triển mạnh, đạt cao nhất là 2.400ha) thì đến nay diện tích, năng suất
và chất lượng cây nho đã có sự sụt giảm khá mạnh. Trong khi đó, người trồng nho vẫn
phải đầu tư rất lớn, làm cho hiệu quả trồng nho không cao và cây nho không cạnh
tranh được so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc được mùa mất giá, bị
thương lái ép giá mua với giá rẻ, tình hình dịch bệnh trên cây nho luôn là những nổi lo
lắng đối với nông dân trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận. Thêm vào đó, do chưa được quan
tâm đầu tư khoa học kỹ thuật nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với
khả năng của nó. Những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống
trồng và kỹ thuật canh tác cũng đang là những vấn đề khiến sự phát triển của chuỗi giá
trị nho tại Ninh Thuận chưa bền vững.
Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu
cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn nhằm cung cấp cho nhu cầu trong nước
cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất
lượng cao, tập trung, đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và người sản
xuất,… Bên cạnh đó, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận
1
chưa đạt được hiệu quả cao, người nông dân trồng nho vẫn là đối tượng chịu thiệt hại
nặng nề nhất khi tình hình sản xuất và tiêu thụ nho gặp khó khăn. Do đó, cần phải có
những nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại. Một số nghiên cứu
trước đây về chuỗi giá trị nho thường tiếp cận theo hướng “kết nối chuỗi giá trị -
Valuelinks” tập trung chủ yếu vào phân tích kinh tế trong chuỗi giá trị mà chưa xem
xét đến các yếu tố vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các
chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất,...
Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các
yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước
nói chung có thể phát triển bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: luận văn tập trung phân tích chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận về
cấu trúc thị trường, cách thức tổ chức vận hành và kết quả thực hiện thị trường.
Mục tiêu cụ thể: luận văn có các mục tiêu cụ thể sau:
- Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận.
- Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi
giá trị nho tại Ninh Thuận.
- Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị.
- Đề xuất giải pháp phát triểnbền vững cho chuỗi giátrị mặt hàngnho tại Ninh Thuận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị nho từ nông dân
trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng
và cơ sở chế biến nho. Đồng thời, tác giả không có điều kiện khảo sát các tác nhân
người bán sỉ ngoài tỉnh và người bán lẻ ngoài tỉnh nên không đưa 2 tác nhân này vào
đối tượng để nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho được thực hiện
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Số liệu phục vụ cho việc phân tích được thu thập trong
thời gian từ năm 2013 đến năm 2014.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu
trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách
thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối
giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO
(2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
nho tại Ninh Thuận.
- Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E.
Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành.
Cụ thể nghiên cứu được tiến hành như sau:
4.1.1. Phương pháp luận.
Theo Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị
bao gồm những nội dung sau:
Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu: Tùy vào lĩnh
vực, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn tác nhân khởi đầu khác nhau cho
nghiên cứu chuỗi giá trị (xem Kaplinsky và Morris (2001) để thấy ví dụ minh họa). Mục
tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin.
Lập sơ đồ chuỗi giá trị: tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá
trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt động chính và quan trọng trong
chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác nhân thực
hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển
sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; (iv)
xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định sự
thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác
nhân cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí) và (vi)
xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi.
Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành
công then chốt cho sản phẩm trên thị trường: tức là xác định đặc điểm đa dạng hóa
sản phẩm cho từng nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng trong những thị trường trọng
điểm khác nhau, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị
trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm).
3
Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và
vai trò của người mua và người bán trên thị trường.
Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: tức là đánh giá khả
năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng,
năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo giá trị.
Quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi
phối thị trường ở các tác nhân và xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong
việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững.
Nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến
hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii)
thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng
hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi
(tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới).
Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia
nhập ngành...
Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương
pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích
chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục
tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp
cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Jacinto và Pomeroy (2011) cho
rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở
phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu. Cách tiếp cận phân tích dựa trên
mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt hàng
nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và
hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình (Jacinto và
Pomeroy, 2011). Vì vậy, đề tài này cũng sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu
thực nghiệm.
Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích
chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó là:
(i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh
tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi
tác nhân; xác định doanh thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của
mỗi tác nhân.
4
(ii) Xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị.
(iii) Tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị
(iv) Xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, Jacinto và Pomeroy (2011) đề xuất rằng phân tích chuỗi giá trị cần
có một mô hình phân tích kết hợp với lý thuyết Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thấy
rõ bản chất nguồn gốc của sự vận hành liên kết và cạnh tranh trong chuỗi.
Ngoài các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị nêu trên, việc sử dụng mô hình
SCP trong phân tích chuỗi giá trị là một hướng tiếp cận được nhiều nghiên cứu sử
dụng. Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị
trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) trong một chuỗi
giá trị sản phẩm. Điểm then chốt của mô hình SCP là cho thấy có sự tương tác nhân
quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị.
Cấu trúc thị
trường (S)
Vận hành thị
trường (C)
Kết quả thực hiện
thị trường (P)
Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP
Nguồn: Bain (1951)
Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác
động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn. Kết quả thị
trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông
qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất. Sự
vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến
số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các
kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản
gia nhập và xuất ngành. Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp
chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm. Các
nhân tố trong của mô hình SCP được thể hiện trong bảng sau:
5
Các nhân tố của mô hình SCP
Nhân tố cấu trúc (S) Nhân tố vận hành (C) Nhân tố kết quả (P)
- Những trung gian trong
hệ thống kênh marketing.
- Những cản trở gia nhập
và ra khỏi ngành.
- Sự tham gia của người
mua và người bán.
- Phân loại chất lượng.
- Phân tích thông tin thị
trường.
- Cấu trúc kênh thị trường.
- Cơ sở hình thành giá.
- Nguyên tắc điều phối thị
trường.
- Hoạt động mua vào
- Hoạt động bán ra
- Vận chuyển
- Dự trữ
- Thương lượng
- Tiến hành
- Thông tin
- Tài chính/ rủi ro
- Chiến lược thương mại
chung để tăng hiệu quả
marketing
- Sự thích hợp của sản phẩm liên
quan đến thị hiếu của khách hàng
- Hiệu quả của dịch vụ cung ứng:
+ Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến
chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí
marketing
+ Phân tích thị trường; thương
lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và
kí hợp đồng)
+ Phân tích khác biệt về giá và
giao động về giá theo thời vụ
+ Tham gia thị trường
- Phântích sự năng động của thị trường
Nguồn: Bain (1951)
4.1.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.
Dựa trên cơ sở phương pháp luận đã được trình bày và giới hạn về thời gian,
nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nội dung:
(i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị nho.
(ii) Xác định các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và mối
quan hệ của từng tác nhân với các tác nhân còn lại trong chuỗi giá trị.
(iii) Thực hiện phân tích chuỗi giá trị dựa trên mô hình SCP phân tích nhân tố
cấu trúc, nhân tố vận hành và nhân tố kết quả trong chuỗi giá trị. Do giới hạn về thời
gian, tài chính nên đề tài chỉ đề cập đến các nhân tố chính trong mô hình SCP được
trình bày trong bảng sau:
Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận
Cấu trúc thị trường Tổ chức và vận hành thị trường Kết quả thực hiện thị trường
- Những tác nhân và
số lượng các tác nhân
trong chuỗi.
- Cấu trúc thị trường
và tỷ lệ sản lượng luân
chuyển trong kênh.
- Đặc điểm của các tác
nhân.
- Hoạt động mua vào
- Hoạt động bán ra
- Thương lượng, phương thức giao
dịch và thanh toán
- Qui trình hình thành giá
- Tiếp cận thông tin thị trường
- Tình hình cạnh tranh trong ngành
- Gía bán
- Chi phí trung gian
- Chi phí tăng thêm
- Giá trị gia tăng và giá trị gia
tăng thuần
- Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng
chi phí
- Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi
phí tăng thêm
- Cách thức phân phối lợi nhuận
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
6
Việc phân tích kết quả thực hiện thị trường được tác giả thực hiện qua các bước
cụ thể như sau:
Phân tíchkênh thị trường chuỗi
Kênh thị trường chuỗi là cách phân phối sản phẩm ra thị trường, mỗi cách phân
phối sẽ qua một hay nhiều tác nhân được gọi là một kênh thị trường một cấp hay nhiều
cấp. Phân tích kênh thị trường phải xác định kênh nào là quan trọng nhất và có tiềm
năng phát triển trong tương lai.
Phân tíchkinh tế của chuỗi
Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm việc tính chi phí đầu vào (hay chi phí trung
gian), chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận).
Chi phí trung gian: Theo UNIDO (2009), chi phí trung gian là những chi phí
đầu vào của các tác nhân là giá bán ra của các tác nhân đứng trước. Chẳng hạn như chi
phí đầu vào của thương lái là giá bán của nông dân. Tuy nhiên, trong các chuỗi sản
phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất ban đầu thường là nông dân hoặc trang trại, hợp tác
xã, tổ hợp tác sản xuất,... Vì vậy cần phân biệt chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm
(chi phí gia tăng). Theo cách tiếp cận phương pháp chuỗi giá trị của GTZ thì chi
phí đầu vào của nông dân bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra
sản phẩm đó. Chẳng hạn như chi phí đầu vào của nông dân trồng lúa bao gồm chi
phí giống và chi phí vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu,…)
Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân
ngoài chi phí đầu vào như chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lưu thông cho việc mua đầu
vào và bán đầu ra, chi phí điện, nước; chi phí lao động (lao động nhà và lao động
thuê),...
Tổng chi phí: Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với
chi phí tăng thêm.
Giá trị gia tăng: Đây là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là giá
trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa được sáng tạo và thực hiện trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là giá trị
mà mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị tạo ra. Giá trị gia tăng của mỗi tác nhân bằng giá
bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị trọng lượng (trên 1kg hay trên 1 tấn,.).
Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận): Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia
tăng thuần là giá trị mà mỗi tác nhân trong chuỗi thu được sau khi đã loại bỏ tất cả các
7
chi phí liên quan trong quá trình sản xuất. Theo đó, giá trị gia tăng thuần bằng giá bán
trừ đi tổng chi phí tính trên 1 đơn vị trọng lượng.
(iv) Đánh giá sự công bằng trong phân phối lợi nhuận và xác định các rủi ro có
thể xảy ra.
(v) Đánh giá các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Vấn đề tiếp
cận vốn của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cũng được xem xét đến.
(vi) Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân
trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ
trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi.
Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đếntháng 4/2015 và từ tháng 9/2015
đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh
Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước).
Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống
kê tỉnh Ninh Thuận.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận
Chương 4: Thảo luận kết quả và khuyến nghị.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh
Porter (1980) cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần trên thị trường và bản
chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp
đang có. Nhưng để giành thắng lợi trên thị trường các chủ thể kinh doanh cần có lợi
thế cạnh tranh (Porter, 1985). Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh là khả năng
cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia
tăng cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp
có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh.
Ở phạm vi không gian rộng hơn, trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của
Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, là những lợi thế của
ngành, của quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên
thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhưng ngược lại, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ
thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế và sức cạnh tranh của một
ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Porter
(1985) cũng cho rằng lợi thế cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp không chỉ nằm
ở mỗi hoạt động, mà còn ở mối liên kết giữa các hoạt động với nhau. Vì vậy, xây
dựng lợi thế cạnh tranh cần dựa trên sự liên kết hợp tác dọc giữa các tác nhân trong
chuỗi tạo giá trị cho khách hàng.
Porter (1990) khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh
doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao
động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lý luận của Porter
(1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên
góc độ các doanh nghiệp trong ngành tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà
nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh
quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Do đó, lợi thế cạnh
tranh một ngành hàng trên thị trường quốc tế không chỉ cần có sự liên kết hợp tác
giữa các
9
tác nhân trong chuỗi giá trị, mà còn cần sự hợp tác hỗ trợ của các bên có liên quan
cũng như từ Chính phủ.
1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter
Porter (1980) đã đề xuất mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phân tích cạnh
tranh của một ngành. Mô hình này được phát triển dựa trên mô hình cạnh tranh trong
kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO – Industrial Organization). Tuy nhiên, đơn vị phân
tích trong lý thuyết IO là ngành. Porter (1980) đã phát triển tiếp theo mô hình IO bằng
cách chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành trong mô hình năm lực
lượng cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Vì vậy, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của
ngành cũng như của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình năm lực
lượng cạnh tranh được sử dụng để phân tích tình hình cạnh tranh mặt hàng nho tại thị
trường Ninh Thuận, qua đó thấy được những áp lực cạnh tranh của mỗi tác nhân trong
chuỗi giá trị.
Theo Porter (1980), một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng
cạnh tranh cơ bản, đó là (i) khách hàng, (ii) nhà cung cấp, (iii) các đối thủ cạnh tranh
hiện tại, (iv) các đối thủ tiềm ẩn và (v) các sản phẩm/dịch vụ thay thế (Hình 1.1).
CÁC ĐỐI THỦ
TIỀM ẨN
Nguy cơ đe dọa từ
những đối thủ mới
NHÀ
CUNGỨNG
Quyền lực
đàm phán
của nhà
cung cấp
NHỮNGĐỐI THỦ CẠNH
TRANH TRONGNGÀNH
Cuộc cạnh tranh giữa các đối
thủ hiện tại
Quyền lực
đàm phán KHÁCH
của người
HÀNG
mua
Nguy cơ đe dọa từ
sản phẩm/dịch vụ
thay thế
SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
THAY THẾ
Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh
Nguồn: Porter (1980)
10
Khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi tác nhân trong
chuỗi giá trị. Khách hàng có thể bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối
(bán buôn, bán lẻ), các nậu vựa, các cơ sở chế biến nho, các đơn vị nhập khẩu.
Khách hàng thường tạo ra áp lực về giá cả hoặc những yêu cầu về chất lượng
sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có thể điều khiển áp lực cạnh tranh trong
ngành thông qua quyết định mua hàng của họ. Sức ép mặc cả của khách hàng đối với
mỗi tác nhân trong ngành tùy thuộc vào (i) số lượng khách hàng, (ii) khối lượng sản
phẩm mà khách hàng mua, (iii) mức độ khác biệt hóa về sản phẩm, (iv) khả năng
hội nhập của khách hàng và (v) khả năng nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, tình
hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường...
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho
mỗi tác nhân trong chuỗi. Việc các nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu
vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho ngành, hay doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh
doanh và nâng cao hiệu quả.
Quyền lực của nhà cung cấp phụ thuộc vào: (i) mức độ tập trung của nhà cung
cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp
quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói
chung và mỗi tác nhân nói riêng; (ii) số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, (iii) mức
độ khác biệt về sản phẩm cung ứng, (iv) sự sẵn có của sản phẩm thay thế, (v) chi
phí chuyển đổi nhà cung cấp và (vi) khả năng hội nhập của nhà cung cấp.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại là cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh
trong ngành. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong một ngành nói chung
thường phụ thuộc vào các yếu tố: (i) số lượng và quy mô của các đối thủ hoạt động
trong ngành; (ii) tốc độ tăng trưởng ngành; (iii) chi phí cố định và chi phí lưu kho; (iv)
chi phí chuyển đổi; (v) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (vi) các rào cản gia nhập và
rút lui khỏi ngành.
11
Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường
và tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có
quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung.
Khi chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít
cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền. Trái lại, khi không có đối thủ
nào có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh
tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị
phần của mình. Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến
cạnh tranh về giá cả.
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiểm ẩn là những cá nhân hoặc tổ chức chưa tham gia vào ngành nhưng
có khả năng cạnh tranh trong tương lai nếu họ quyết định gia nhập ngành và sẽ tác
động đến mức độ cạnh tranh trong ngành.
Đối thủ tiềm ẩn tạo ra áp lực cạnh tranh cho ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau: (i) sức hấp dẫn của ngành, (ii) nguồn lực và
năng lực của họ và (iii) các rào cản gia nhập ngành như: lợi thế theo quy mô, sự khác
biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh
phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của khách
hàng. Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong việc sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản
phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm
thay thế. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm thực phẩm mới với
giá cả hợp lý và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng thì các sản phẩm thay thế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành.
1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter
Porter (1990) cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào
năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty
tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực
và thách thức mà môi trường quốc gia đó tạo ra. Các công ty trong một ngành tạo
lập
12
được lợi thế cạnh tranh nhờ vào môi trường trong quốc gia đó tạo ra được áp lực cạnh
tranh giữa những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa
năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu và đòi hỏi cao.
Chính phủ
Điều kiện các
nhân tố sản xuất
Chiến lược, cấu trúc và
cạnh tranh
Điều kiện cầu
nội địa
Các ngành hỗ trợ và
liên quan
Cơ hội
Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia
Nguồn: Porter (1990)
Lý thuyết “lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Porter (1990) giải thích tại sao một
số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng cạnh tranh cao hơn
các công ty của quốc gia khác khi tham gia kinh doanh quốc tế. Hay tại sao một ngành
của quốc gia này có lợi thế cạnh tranh hơn quốc gia khác trên thị trường quốc tế.
Porter (1990) cho rằng mỗi quốc gia tạo lập được lợi thế cạnh tranh cho ngành
bằng cách thiết lập được bốn thuộc tính quan trọng để tạo ra hình thoi bền vững của
lợi thế cạnh tranh quốc gia hay xây dựng được “sân chơi” gắn kết cho các doanh
nghiệp trong một “cụm” ngành hoạt động. Bốn thuộc tính này gồm điều kiện các
nhân tố sản xuất, điều kiện cầu nội địa, các ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lược
công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành (Hình 1.2).
Điều kiện các nhân tố sản xuất
Porter (1990) cho rằng các nhân tố sản xuất không bao giờ giống nhau giữa các
quốc gia nên sự sẵn có của các nhân tố sản xuất đầu vào đóng vai trò quan trọng
trong lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Porter (1990) phân các nhân tố đầu vào
thành hai nhóm: các nhân tố sản xuất cơ bản và các nhân tố sản xuất tiên tiến. Các
nhân tố sản xuất cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động,
vốn và các điều kiện về khí hậu, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng. Một số quốc gia xuất
khẩu sẽ sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào cơ bản mà họ có sẵn và tạo lập được lợi
thế cạnh tranh ban
13
đầu. Các nhân tố sản xuất tiên tiến là những yếu tố do mỗi quốc gia tạo ra trong quá
trình phát triển kinh tế như nguồn lao động có kỹ năng cao hoặc các yếu tố
chuyên môn hóa. Các nhân tố tiên tiến có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền
vững hơn so với các yếu tố cơ bản (Porter, 1990).
Điều kiện về nhu cầu nội địa
Porter (1990) cho rằng tình trạng hoàn hảo của khách hàng và các kênh phân
phối nội địa có một tác động tích cực đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho một ngành
công nghiệp tại một quốc gia. Khi nhu cầu của khách hàng càng phức tạp, càng đặc
thù và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm hoặc dịch vụ thì càng thúc đẩy các công ty phải
gia tăng cải tiến và đổi mới. Nếu khách hàng càng có những phản ảnh về sản
phẩm, hệ thống phân phối... thì các công ty trong ngành càng có điều kiện nhận
dạng những điểm yếu của mình để khắc phục, đồng thời hiểu biết yêu cầu của
khách hàng nhiều hơn và có thể xác định được nhu cầu mới trong tương lai tại thị
trường nội địa cũng như nước ngoài. Bởi vì áp lực yêu cầu khắt khe của nhu cầu
nội địa, thông qua cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành có khả năng xây dựng
được năng lực cạnh tranh của mình trước khi tham gia kinh doanh quốc tế.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan
Năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước được gia tăng nhờ vào tình
trạng hoàn hảo của các nhà cung cấp nội địa (Porter, 1990). Một công ty có quan hệ
cùng phối hợp hoạt động với những nhà cung cấp hàng đầu tại địa phương thì càng có
điều kiện và cơ hội thực hiện các cải tiến của mình. Bên cạnh những nhà cung cấp
(hay các ngành công nghiệp hỗ trợ), sự phát triển của các ngành có liên quan cũng tạo
động lực cho việc thực hiện các cải tiến liên tục nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của
công ty (Porter, 1990). Tuy nhiên, Porter (1990) nhấn mạnh đến khả năng đổi mới và
nâng cấp năng lực của các ngành hỗ trợ và có liên quan tại địa phương để có khả năng
cạnh tranh quốc tế và sự liên kết chặt chẽ, gần gủi giữa chúng với các công ty là cơ sở
quan trọng để xây dựng một ngành có lợi thế cạnh tranh.
Chiến lược công ty, cấu trúc ngành và cạnh tranh trong ngành
Porter (1990) cho rằng lợi thế cạnh tranh quốc gia còn phụ thuộc vào chiến lược
của các công ty, cấu trúc và bản chất cạnh tranh của ngành. Chiến lược và
phương thức quản lý công ty cũng như cấu trúc của ngành tạo ra những lợi thế và bất
lợi khác
14
nhau trong cạnh tranh ở những ngành giữa các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, lợi thế
cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ sự phù hợp của các thuộc tính này với điều kiện của
mỗi quốc gia và nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh trong mỗi ngành.
Tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành tại thị trường nội địa cũng là một
động lực thúc đẩy các công ty cải tiến và đổi mới không ngừng. Nếu các công ty phải
đối phó với áp lực cạnh tranh dài hạn và khốc liệt trong ngành thì đòi hỏi họ phải thực
hiện mọi nổ lực tốt nhất để thực hiện các cải tiến. Điều này sẽ tạo dựng hàng rào bảo
vệ trước sự xâm nhập của các công ty nước ngoài, đồng thời tạo lập được lợi thế cạnh
tranh trên thương trường quốc tế.
Chính phủ và các cơ hội
Chính phủ thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn khía cạnh trong
mô hình 1.2 sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương
trường quốc tế. Chính sách của Chính phủ có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh của
quốc gia thông qua việc đầu tư nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất có chất lượng ngày
càng cao hơn, tác động đến việc tạo ra cấu trúc ngành gắn kết hiệu quả, tác động đến
nhu cầu của người mua, đưa ra những chính sách khuyến khích cạnh tranh hay trong
việc định hướng phát triển những ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cho ngành
có lợi thế cạnh tranh.
Các cơ hội cũng có khả năng làm thay đổi các điều kiện của mô hình 1.2.
Những thay đổi có lợi về chi phí đầu vào, tỷ giá hối đoái, quyết định chính trị của
các chính phủ nước ngoài hay sự tăng mạnh của cầu trên thế giới có thể tạo ra
những lợi thế trong cạnh tranh và có tác dụng thúc đẩy những giai đoạn mới mạnh
mẽ. Các cơ hội rất quan trọng vì chúng có khả năng tạo ra sự thay đổi bất ngờ
cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh một doanh nghiệp hoặc một ngành.
Tóm lại: Mô hình kim cương của Porter (1990) đã lý giải những lực lượng thúc
đẩy sự đổi mới và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường. Bốn
nhóm nhân tố quan trọng trong mô hình được phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh
quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành. Sự “cộng hưởng” của chúng cùng với
những tác động của Chính phủ và khả năng khai thác cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp
15
trong ngành hoạt động hiệu quả hơn và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị
1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị
Theo Kaplinsky và Morris (2001), chuỗi giá trị nói đến cả loạt các hoạt động
cần thiết để chế biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã
sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo
nghĩa hẹp hoặc rộng:
- Về nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau
trong một công ty để sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có
thể gồm: giai đoạn lên ý tưởng và khái niệm, giai đoạn mua các nguyên liệu đầu vào,
giai đoạn vận hành sản xuất, giai đoạn tiếp thị và phân phối, giai đoạn hậu mãi và
chăm sóc khách hàng. Tất cả các hoạt động này kết hợp thành một “chuỗi” nối người
sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm
cuối cùng.
- Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều người
tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân và
những người cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được
bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng được bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và
chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp
ráp, chế biến...
Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc
dịch vụ.
Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công
nghệ của doanh nghiệp. Đây là những bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá
trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí
cho việc thực hiện các hoạt động giá trị.
16
Các hoạt động giá trị có thể chia ra làm hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt
động hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc
tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau
bán hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động sơ cấp bao gồm các hoạt động thu
mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Logistic
đầu vào
Vận hành
Logistic
đầu ra
Marketing
và bán
hàng
Dịch vụ
Lợi
nhuận
Hình 1.3: Sơ đồ chuỗi giá trị
Nguồn: Porter (1985)
Các hoạt động sơ cấp được chia thành nhiều hoạt động riêng rẽ, tùy thuộc vào
từng ngành và từng chiến lược riêng của doanh nghiệp.
 Logistics đầu vào: các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối
các đầu vào của sản phẩm, chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu, lưu kho và quản lý
tồn kho, lập lịch trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả cho nhà cung cấp.
 Vận hành: các hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình
thái sản phẩm sau cùng, ví dụ như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị,
kiểm tra, in ấn và các hoạt động tiện ích khác.
 Logistics đầu ra: các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối
thực tế các sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như tồn kho thành phẩm, quản lý các
vật liệu, vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và xây dựng lịch
làm việc.
 Marketing và bán hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp phương
tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm. Ví dụ như quảng
cáo, khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối, quan hệ giữa các kênh
phân phối và làm giá.
 Dịch vụ: các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng
cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, chẳng hạn lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện,
cung cấp phụ tùng, và điều chỉnh sản phẩm.
17
Các hoạt động tạo giá trị mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh trong mọi ngành,
mọi doanh nghiệp có thể được phân chia thành các hoạt động khác nhau mang tính đặc
thù của ngành, của doanh nghiệp.
 Thu mua: là công tác thu gom đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của
doanh nghiệp, bao gồm: nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng, và những sản phẩm
để tiêu thụ khác cũng như các tài sản: máy móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng
và nhà xưởng.
 Phát triển công nghệ: mỗi hoạt động giá trị đều là hiện thân của công nghệ,
đó là bí quyết, quy trình, hoặc công nghệ hiện thân trong các thiết bị của quy trình.
Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên diện rộng thành
những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình.
 Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển
dụng, thuê lao động, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân
sự. Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả các hoạt động sơ cấp, hoạt động hỗ trợ và toàn
bộ chuỗi giá trị.
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng
quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, công tác với các cơ quan nhà nước và
quản trị chất lượng. Không giống như các hoạt động hỗ trợ khác, cơ sở hạ tầng thường
hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho những hoạt động riêng lẻ nào.
1.2.2. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị
Theo Porter (1985) mặc dù chuỗi giá trị bao gồm nhiều hoạt động giá trị bên
trong, là những mảng bộ phận sẵn có cấu thành nên lợi thế cạnh tranh nhưng chuỗi giá
trị không chỉ là một tập hợp những hoạt động độc lập mà là một hệ thống của các hoạt
động đó. Mối liên kết ở đây chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt
động giá trị và chi phí hoặc việc thực hiện một hoạt động khác. Chẳng hạn như việc
thu mua thép tấm chất lượng cao được cắt sẵn sẽ làm đơn giản hóa khâu sản xuất và
giảm thiểu tỷ lệ thép vụn ở hoạt động vận hành.
Những liên kết này có thể đưa đến lợi thế cạnh tranh theo hai cách: tối ưu hóa
hoặc sự điều phối. Những liên kế này thường phản ánh việc phải lựa chọn hoạt động
này và từ bỏ hoạt động khác để có kết quả tổng thể sau cùng là tương đồng. Chẳng hạn
như một kiểu thiết kế sản phẩm ít tốn kém hơn, một quy cách vật liệu hiếm thấy hơn,
một quy trình kiểm hàng tốt hơn sẽ làm giảm chi phí dịch vụ. Một doanh nghiệp nên
tối ưu hóa những mối liên kết này vì chúng thể hiện chiến lược của doanh nghiệp để
đạt được lợi thế cạnh tranh.
18
Những liên kết là rất phong phú đa dạng, vài hình thức vẫn thường thấy trong
nhiều doanh nghiệp. Những liên kết rõ ràng nhất là những liên kết giữa hoạt động hỗ
trợ và hoạt động sơ cấp, thể hiện qua những đường nét đứt trong sơ đồ chuỗi giá trị
hình 1.3. Chẳng hạn như hoạt động thu mua thường ảnh hưởng đến chất lượng của đầu
vào và từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kiểm tra sản phẩm và chất lượng
của sản phẩm đó. Hay kiểm tra các hạng mục đầu vào sẽ có thể làm giảm chi phí đảm
bảo chất lượng ở khâu sau đó trong quy trình sản xuất, trong khi khâu bảo trì được làm
tốt hơn sẽ làm giảm thời gian ngưng hoạt động của máy móc thiết bị. Một hệ
thống quản lý đơn đặt hàng có tính tương tác sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các
nhân viên bán hàng, giúp họ triển khai các đơn hàng nhanh hơn và không phải theo
dõi quá trình với những rắc rối phát sinh. Sau cùng, phân phối sản phẩm cho
người mua thường xuyên sẽ giảm tồn kho và các khoản phải thu.
1.2.3. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị
Những mối liên kết không chỉ tồn tại bên trong chuỗi giá trị mà còn tồn tại giữa
các chuỗi giá trị với nhau. Đó là mối liên kết giữa chuỗi giá trị của nhà cung cấp, chuỗi
giá trị của nhà sản xuất và chuỗi giá trị của kênh phân phối. Những liên kết này gọi là
liên kết dọc. Đó là phương thức mà nhà cung cấp, nhà sản xuất và kênh phân phối
tương tác với nhau xét về mặt chi phí hoặc hiệu quả.
Các nhà cung cấp sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ để cho nhà sản xuất sử
dụng trong chuỗi giá trị của mình. Chẳng hạn, các hoạt động thu mua và logistics đầu
vào của doanh nghiệp sản xuất sẽ tương tác với logistics đầu ra của nhà cung cấp.
Các kênh phân phối cũng có chuỗi giá trị mà sản phẩn của nhà sản xuất phải đi
qua đó. Kênh phân phối làm tăng thêm giá bán của doanh nghiệp, chiếm một tỷ
trọng không nhỏ trong giá bán khi đến tay người mua. Kênh phân phối thực hiện
các hoạt động như bán hàng, quảng cáo và trưng bày những nội dung thay thế hoặc bổ
sung cho các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài mối liên kết dọc giữa chuỗi giá trị của nhà cung cấp, chuỗi giá trị của nhà
sản xuất và chuỗi giá trị của kênh phân phối, người mua cũng có chuỗi giá trị. Sản
phẩm của doanh nghiệp sản xuất là đầu vào được thu mua trong chuỗi giá trị của người
mua. Chuỗi giá trị của người mua dễ nhận biết nếu người mua là doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu người mua là cá nhân hay hộ gia đình thì ít trực quan hơn và khó
nhận biết
19
hơn. Dù vậy, người mua là cá nhân hay hộ gia đình có nhiều hoạt động khác nhau và
những sản phẩm họ mua được sử dụng cho các hoạt động đó. Chẳng hạn xe hơi được
họ sử dụng để đi làm, đi chơi,…
1.2.4. Phân tích chuỗi giá trị
Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Porter (1985) giúp nhận dạng những điểm
yếu trong mỗi hoạt động cần cải tiến cũng như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Porter (1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt
động có khả năng tạo ra giá trị và sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận
hành một cách hiệu quả sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh.
Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) bị giới hạn bởi những hoạt
động tạo giá trị trong phạm vi một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Với
xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá
trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp
cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1999) và
Gereffi và Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân
tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu.
Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các
hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối
cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và
phân phối (Kaplinsky và Morris, 2001). Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp
những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ
các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo
ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân phối sản phẩm. Trong chuỗi giá trị toàn
cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty, nhiều ngành giữa các quốc gia với
nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị khác nhau trước khi chuyển giao sản
phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng. Nghiên cứu này sẽ sử dụng định
nghĩa theo cách tiếp cận toàn cầu cho việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nho Ninh
Thuận.
Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong
chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi (Kaplinsky và
Morris, 2001; Jacinto và Pomeroy, 2011). Mỗi thành viên trong bất kỳ chuỗi giá trị
nào đều là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, các
20
thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được mục
đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc
lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng
góp vào sự thỏa mãn của khách hàng.
1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị
Một trong những vai trò lớn nhất của việc xây dựng chuỗi giá trị là nâng cao
khả năng cạnh tranh và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Kaplinsky và Morris,
2001). Với xu hướng toàn cầu hóa trong cung ứng, sản xuất và phân phối cùng
với phân công lao động mạnh mẽ, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu gắn kết giữa các
tác nhân là mô hình cạnh tranh nổi bật của nhiều ngành công nghiệp và là chiến lược
cạnh tranh sáng tạo của các doanh nghiệp.
Phân tích chuỗi giá trị xác định được những tác nhân kinh tế tham gia vào sản
xuất, phân phối, marketing và bán hàng cho một sản phẩm cụ thể. Việc hình thành sơ
đồ chuỗi giá trị cho phép dễ dàng đánh giá đặc điểm hoạt động của các tác nhân, qui
mô và dòng chảy của sản phẩm, cấu trúc chi phí và lợi nhuận, nhận diện xu hướng
biến đổi của từng công đoạn, xác định những điểm yếu và khiếm khuyết trong chuỗi.
Phân tích chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân phối
lợi ích của các tác nhân kinh tế trong chuỗi. Điều này có thể nhận dạng được những tác
nhân nào cần sự thay đổi hay hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực và tạo sự cân
bằng hợp lý lợi ích giữa các tác nhân. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các nước
đang phát triển nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng (Jacinto và
Pomeroy, 2011).
Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để xem xét khả năng nâng cấp chuỗi, bao
gồm việc nâng cấp sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự đa dạng hóa mẫu mã,
chủng loại, nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh lâu dài cho chuỗi. Khả năng cải tiến
chuỗi giá trị dựa vào nhiều yếu tố như sự phân phối lợi ích trong chuỗi, phương cách
giao dịch và trao đổi thông tin, rào cản gia nhập ngành, cơ chế quản lý của Nhà
nước, những rào cản và tiêu chuẩn trong thương mại, các yếu tố liên quan đến văn
hóa và tập quán kinh doanh...
Phân tích chuỗi giá trị cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc thiết lập cấu
trúc mối quan hệ giữa các bên có liên quan, cơ chế phối hợp và vận hành trong
chuỗi giá trị. Điều này là quan trọng cho việc hình thành chính sách quản lý để nâng
cao vị
21
thế cạnh tranh của chuỗi, khắc phục các điểm yếu và tạo nhiều giá trị gia tăng cho
ngành (Kaplinsky và Morris, 2001).
Với vai trò ưu việt trong cạnh tranh trên toàn cầu từ việc phân tích chuỗi giá trị,
nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các quốc gia cho nhiều ngành như: ngành
công nghiệp xe hơi (Humphrey và Memedovic, 2003), ngành sản xuất xe đạp
(Galvin và Morkel, 2001), ngành công nghệ điện tử (Sturgeon, 2002), ngành trang sức
(Gereffi và Memodovic, 2003). Nhóm nghiên cứu VCDWG (Value Chain
Dynamics Working Group) ở Trường Đại học Cambridge đã thực hiện nhiều nghiên
cứu cho một số ngành ở Mỹ như: ngành công nghiệp truyền thông, ngành dịch vụ
điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số.
1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liênquan đến đề tài
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài
Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO, 2009)
đã có báo cáo tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về lý thuyết phân tích chuỗi giá trị
nhằm thực hiện nghiên cứu ứng dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (UNIDO, 2009).
Tuy nhiên, lý thuyết chuỗi giá trị của UNIDO (2009) được tổng hợp chủ yếu dựa trên
các nghiên cứu trước đó của Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1999), Gereffi và
Korzeniewicz (1994). UNIDO đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi
giá trị một số sản phẩm nông nghiệp như các sản phẩm ngũ cốc, các sản phẩm dầu
từ thực vật, cà phê, ca cao, đường, sữa, thịt động vật, trái cây, trà, rau, mật ong... ở một
số quốc gia như Ethiopia, Nicaragua, Ecuador, Ai Cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt
Nam, một số nước ở Châu Âu... (UNIDO, 2009). Phương pháp tiếp cận cho các
nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các nội dung phân tích chuỗi giá trị được trình
bày trong phần 1.2.4 của đề tài này. Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trường các
chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, có sự
khác nhau về phân phối lợi ích, đặc biệt là các chuỗi giá trị chịu tác động khác
nhau lớn bởi cơ chế và chính sách từ các Chính phủ. UNIDO (2009) đã báo cáo
rằng 98% sản phẩm nông nghiệp từ các nước phát triển được chế biến công nghiệp
và thu được 185 USD giá trị gia tăng trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp chế biến, trong
khi đó tỷ lệ này tại các nước đang phát triển là 38% tương ứng với giá trị gia tăng là
40 USD trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp. Thêm vào đó, giá trị tổn thất sau thu hoạch
ở những nước đang phát triển khoảng 40%, trong khi đó ở các nước công nghiệp
phát triển là rất nhỏ. UNIDO
22
(2009) kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nước đang phát triển tạo
ra giá trị thấp và nhìn chung đang ở vị thế cạnh tranh bất lợi so với các nước phát triển.
Nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản, có một số công trình nghiên cứu
của FAO đã được thực hiện. Ngoài những kết quả nghiên cứu của FAO (2006) và De
Sival (2011) đã trình bày ở trên, trong khuôn khổ những dự án của FAO, Bjorndal và
Gordon (2010) đã tiến hành xây dựng mô hình lý thuyết về biến động giá cả và lợi
ích biên giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu đã trình
bày khung mô hình sự thay đổi giá cả từ tác nhân này sang các nhân khác tùy thuộc
vào độ co dãn của cầu giữa các quốc gia và đặc điểm cạnh tranh ở mỗi thị trường
(cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền). Tuy nhiên hai tác
giả này kết luận rằng cần có những nghiên cứu thực nghiệm nhiều hơn để kiểm định
cho các mô hình lý thuyết này (Bjorndal và Gordon, 2010). FAO (2011b) đã trình
bày nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm những mặt hàng thủy sản khai thác nội địa
của Campuchia. FAO (2011b) lần lượt phân tích các tác nhân trong chuỗi về
đặc điểm sản xuất, phương thức giao dịch trao đổi mua bán, từ đó xây dựng một
chuỗi giá trị tổng quát cho chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác Campuchia.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định được sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân
trong chuỗi vì thiếu dữ liệu điều tra thực tế.
Trong khuôn khổ dự án AU/NEPAD ở Châu Phi, Hempel (2010) đã có báo cáo
phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác ở một số quốc Châu Phi, bao gồm
Tanzania, Maroc, Namibia, Uganda, Kenya, Negieria, Ghana. Dựa vào phương pháp
phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), Hempel (2010) đã vận dụng
mô hình phân tích chuỗi giá trị của FAO (2006) như hình 1.3 để xây dựng sơ đồ chuỗi
giá trị cho những sản phẩm được lựa chọn ở các quốc gia này và phân tích mối quan
hệ tương tác giữa các tác nhân trong sự vận hành chuỗi giá trị. Nghiên cứu cũng chỉ ra
những tác động của các chính sách vĩ mô đến sự vận hành các chuỗi giá trị và những
thách thức từ rào cản thương mại đối với việc tạo lập vị thế cạnh tranh bền vững trên
thị trường quốc tế.
Trung tâm nghiên cứu CGGC (Center on Globalization, Governance and
Competitiveness) của Trường Đại học Duck (Mỹ) là một trong những nơi thực hiện
khá nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở
các quốc gia Châu Mỹ, ví dụ Lowe và Gereffi (2008, 2009) phân tích chuỗi giá trị sản
23
phẩm thịt heo và bò, Fernandez-Stark và ctv (2011) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm
rau và trái cây. Năm 2010, Dubay và ctv (2010) đã phân tích chuỗi giá trị sản phẩm
tôm biển khai thác của Mexico xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trong nghiên cứu này,
các tác giả đã xác định cấu trúc kênh thị trường từ khâu đầu tiên (người đánh bắt) đến
người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả sự phân phối tỷ lệ sản lượng mua bán qua các
tác nhân đến người tiêu dùng Mexico và Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng
90% tôm khai thác của Mexico được xuất khẩu đến thị trường Mỹ. Phương thức tổ
chức và vận hành chuỗi cũng được chú trọng phân tích và đánh giá, và cuối cùng xác
định sự phân phối thu nhập và chi phí giữa các tác nhân trong chuỗi (Dubay và ctv,
2010). Mặc dù nghiên cứu của Dubay và cộng sự (2010) không đề cập đến mô hình lý
thuyết SCP, nhưng qua kết quả nghiên cứu trình bày ta thấy rằng nghiên cứu này đã
tiến hành xác định cấu trúc thị trường của chuỗi giá trị, đánh giá sự vận hành và tổ
chức hoạt động mua bán trên thị trường và tính toán lợi ích giữa các tác nhân trong
chuỗi.
1.3.2. Nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt
Nam. Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối
với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về
chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc. Vì vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm
được công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu
tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá
trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc
Lắc” (GTZ, 2006a), “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b),
“Phân tích chuỗi giá trị cá tra và ba sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (GTZ, 2009) và
một số nghiên cứu khác của GTZ có thể tìm thấy tại trang web Chương trình phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Đức (http://sme-gtz.org.vn). Phương pháp
nghiên cứu phần lớn dựa vào phương pháp tiếp cận của GTZ. Nền tảng phương
pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001).
Hầu hết các nghiên cứu đã cung cấp những kết quả và khuyến nghị có giá trị cho
các bên có liên quan trong chuỗi giá trị. Ví dụ kết quả phân tích chuỗi giá trị rau cải
ngọt Hưng Yên kết luận rằng phần lớn rau cải ngọt ở Hưng Yên được nông dân bán
trực tiếp cho người bán sỉ tại Hưng Yên, những người bán sỉ này lại bán trực tiếp
tại các chợ đầu mối ở Hà Nội cho người bán lẻ và cho những người bán sỉ đến từ
các tỉnh khác (GTZ, 2006b). Việc sản xuất còn
24
phân tán và còn thiếu sự gắn kết giữa người sản xuất với thị trường. Giá bán rau cải
ngọt không ổn định, khi điều kiện sản xuất thuận lợi thì giá bán thấp. Rau cải ngọt
Hưng Yên chưa tạo được thương hiệu đối với người bán lẻ và người tiêu dùng Hà Nội
mặc dù chiếm thị phần lớn tại thị trường này. Nghiên cứu cũng cho thấy tổng thu
nhập/năm từ việc sản xuất rau là tương đối cao. Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi
gặp rủi ro cao do chưa nắm được thông tin thị trường và phải chịu cạnh tranh gay
gắt (GTZ, 2006b). Nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành dâu tằm tơ tại Quảng Bình
cho thấy nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế cao nhưng chưa được đáp ứng
(Thanh, 2006a). Khối lượng kén tằm sản xuất ra chỉ đáp ứng 30% cho công nghiệp
ươm tơ trong nước và áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm cho
xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương và các tổ chức hoạt động trên địa bàn nên ngành này có tiềm năng phát triển.
Trong chuỗi giá trị sản phẩm tơ tằm, những người tham gia vào nghề trồng dâu nuôi
tằm có thu nhập ổn định, ngày càng tăng và đóng góp giá trị tăng thêm nhiều nhất
trong chuỗi (Thanh, 2006a).
GTZ (2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông
nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân,
đặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng
thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản. Sự hỗ trợ và tích cực
tham gia của các ban ngành địa phương đóng vai quan trọng làm nên thành công và sự
bền vững của phát triển chuỗi giá trị. Chính phủ Việt Nam quan tâm và đóng vai trò
quan trọng trong phát triển nông nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ can thiệp tạo lập
chuỗi giá trị bền vững.
Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) cũng có nhiều nghiên
cứu phân tích chuỗi giá trị ở các tỉnh thành tập trung vào các sản phẩm nông sản như
rau củ quả và trái cây. Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản
phẩm và phân tích các đặc điểm hoạt động sản xuất và mua bán của các tác nhân, sau
đó tính toán lợi ích và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác
nhân trong chuỗi. Axis Research (2005) báo cáo phân tích chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận cho thấy kênh phân phối trong chuỗi giá trị này chủ yếu được cung ứng theo
con đường truyền thống đó là: Nông dân → Thương lái → Người bán sỉ → Người
bán lẻ → Người tiêu dùng. Báo cáo kết luận người nông dân khá thụ động trong khâu
thu hoạch và tiêu thụ.
25
Hầu như nông dân bán sản phẩm cho thương lái, một số lượng rất ít hộ tự thu hoạch và
bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tỉnh đa số là các thương lái
nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các thành
phố khác trên cơ sở quen biết và hợp đồng miệng. Chỉ có một vài thương lái lớn
mua để xuât khẩu hoặc bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Nông dân
trồng nho thu lợi nhuận khá cao nhưng không ổn định và gặp nhiều rủi ro lớn về
thời tiết, sâu bệnh và không nắm được thông tin thị trường. Người bán sỉ có quyền
lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này (Axis Research, 2005).
Axis Research (2006) đã phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Vĩnh
Long nhằm xác định cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích đặc điểm và mối quan hệ
của các tác nhân trong chuỗi để từ đó có sự thay đổi và hướng hỗ trợ phù hợp giúp
phát triển chuỗi một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương lái là khách
hàng quan trọng của nông dân trồng bưởi. Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh
Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm
bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng như nho và người nông dân trồng bưởi có thể
neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản dễ dàng. Đặc biệt, lượng cung bưởi
nhỏ hơn nhu cầu nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng. Đối với
những người bán sỉ, họ có thu nhập ổn định và không gặp nhiều rủi ro. Các doanh
nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng bưởi
Việt Nam không cao.
Thuận và Hải (2008) đã vận dụng mô hình SCP kết hợp với cách tiếp cận
kênh marketing để nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm heo ở Đồng
bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tập trung vào cấu trúc thị trường nội địa, mối
quan hệ giữa các tác nhân trung gian trên thị trường và đánh giá về tính hiệu quả của
thị trường dịch vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng người nuôi và thương lái chiếm
tỷ trọng lớn trong việc tạo giá trị và đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, người nuôi
phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Ngược lại, lò mổ và người bán lẻ chỉ đóng góp
một phần nhỏ trong việc tạo ra giá trị, họ thường cạnh tranh nhau về giá nên khả
năng đạt lợi nhuận thấp. Trong chuỗi giá trị này, thương lái là tác nhân thu được lợi
nhuận cao nhất, kế đến là người nuôi, bán lẻ và lò mổ. Sử dụng phương pháp tương tự
như Thuận và Hải (2008), Nam và ctv (2008) đã phân tích cấu trúc của kênh phân
phối sản phẩm cam và sự hợp tác giữa các tác nhân trong kênh, đồng thời đánh giá
kết quả thực hiện thị trường của
26
các kênh phân phối sản phẩm cam, qua đó đề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các
chương trình hỗ trợ cho việc tăng tính hiệu quả của cả dây chuyền cung ứng cam ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nam và ctv(2008) kết luận lợi nhuận biên của người
bán sỉ địa phương và tại chợ đầu mối là thấp nhất, nhưng tác nhân này buôn bán với số
lượng lớn và thời gian quay vòng vốn nhanh nên tổng lợi nhuận thu được lớn nhất
trong kênh. Người bán lẻ tuy có lợi nhuận biên cao nhất trong nhóm nhưng vì
lượng cam bán ra mỗi ngày rất thấp nên tổng lợi nhuận thấp hơn người bán sỉ. Qua
nghiên cứu cũng thấy trong dây chuyền cung cấp cam đang tồn tại nhiều trung gian
phân phối với sự bất cân xứng về lợi nhuận và chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các
thành viên trong chuỗi giá trị.
Kết luận chương 1.
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
như: lý thuyết lợi thế cạnh tranh đã trình bày về khái niệm, mô hình năm lực lượng
cạnh tranh của Michael E. Porter, mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael
Porter; lý thuyết chuỗi giá trị được tác giả trình bày về khái niệm, các mối liên kết bên
trong chuỗi giá trị, khái niệm phân tích chuỗi giá trị, tầm quan trọng của phân tích
chuỗi giá trị. Trong phân tích chuỗi giá trị nho tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả thực hiện
dựa vào mô hình SCP. Bên cạnh đó, trong chương 1, tác giả cũng đã lược khảo các
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chuỗi giá trị. Trong chương 2, tác giả
sẽ trình bày phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu.
27
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận
Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận

More Related Content

Similar to Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận

Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ AnLuận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
Luận văn: Nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động Vinaphone tại Nghệ An
 
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
Luận văn thạc sĩ vật lí khảo sát phông nền và tối ưu hóa hiệu suất cho hệ phổ...
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Côn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH-HN tỉnh Quảng...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTHLuận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
Luận văn: Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm KTTH
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
 
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viênLuận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
Luận văn: Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên
 
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
Luận văn: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ...
 
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
Hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may Vinatex Đà Nẵng sang thị trườ...
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
Luận văn: Nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận, HAY!
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trườ...
 
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộcQuản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trường Phổ thông Dân tộc
 
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-LYếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
Yếu tố tác động đến các hộ nuôi tôm khi mua sản phẩm Combax-L
 
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdfĐánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
Đánh giá chất lượng dịch vụ lữ hành nội địa tại công ty connect travel Hue.pdf
 
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả huy động vốn, ĐIỂM 8
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái NguyênPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ t...
 

More from luanvantrust

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 

Nghiên cứu chuỗi giá trị nho Ninh Thuận

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TRẦN HÀ MY NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN MÃ TÀI LIỆU: 80447 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016
  • 2. 56/QĐ-ĐHNT ngày 15/1/2015 NGUYỄN THỊ KIM ANH BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN TRẦN HÀ MY NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NHO NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu của tôi tại Ninh Thuận. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và đảm bảo độ tin cậy. Kết quả nghiên cứu của luận văn là không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016 Tác giả Nguyễn Trần Hà My iii
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm Nho tại tỉnh Ninh Thuận. Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh là người trực tiếp hướng dẫn - đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các nông dân trồng nho, những thương lái, cơ sở chế biến, những người bán sỉ và lẻ ở các chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, đặc biệt là ông Nguyễn Văn Mọi chủ cơ sở Ba Mọi đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu và hình ảnh để hoàn thành đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 30 tháng 01 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Trần Hà My iv
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................iv MỤC LỤC................................................................................................................... v DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT...............................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ................................................................................ x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN..........................................................................................xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...............................................................................9 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh..............................................................................9 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh..............................................................................9 1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter................................10 1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter...................................12 1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị ....................................................................................16 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị.....................................................................................16 1.2.2. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị ..................................................................18 1.2.3. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị ..................................................................19 1.2.4. Phân tích chuỗi giá trị ......................................................................................20 1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị.......................................................21 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài.....................................................22 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................22 1.3.2. Nghiên cứu trong nước.....................................................................................24 Kết luận chương 1......................................................................................................27 v
  • 6. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................28 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Ninh Thuận..................................................................28 2.2. Tổng quan về cây nho tại tỉnh Ninh Thuận..........................................................29 2.2.1. Cây giống và đặc điểm của nho Ninh Thuận....................................................29 2.2.2. Chất lượng nho Ninh Thuận.............................................................................31 2.3. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận........................32 2.3.1. Tình hình sản xuất nho tại tỉnh Ninh Thuận......................................................32 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trồng nho. ..................................35 2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ nho tại tỉnh Ninh Thuận....................................37 2.3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nho qua ý kiến của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận..............................................................37 2.3.5. Hình thức kinh doanh nho khép kín của doanh nghiệp tư nhân sản xuất dịch vụ và thương mại Ba Mọi. ..............................................................................................42 2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................43 2.4.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp .....................................................................43 2.4.2. Thông tin dữ liệu..............................................................................................44 2.5. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu...............................................................45 Kết luận chương 2......................................................................................................45 CHƯƠNG 3: KẾTQUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁTRỊ NHO NINH THUẬN..... 46 3.1. Phân tích cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận. ........................................46 3.1.1. Những tác nhân và cấu trúc thị trường nho tại tỉnh Ninh Thuận .......................46 3.1.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận.....................49 3.2. Tổ chức và vận hành thị trường...........................................................................68 3.2.1. Hoạt động mua bán. .........................................................................................68 3.2.2. Phương thức giao dịch và thanh toán................................................................69 3.2.3. Qui trình hình thành giá. ..................................................................................70
  • 7. vi
  • 8. 3.2.4. Tiếp cận thông tin thị trường............................................................................71 3.2.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành.....................................................................72 3.3. Kết quả thực hiện thị trường................................................................................73 3.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong chuỗi. ....73 3.3.2. Phân tích giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần.............................................80 3.4. Thảo luận kết quả................................................................................................86 Kết luận chương 3......................................................................................................89 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN....................................................90 4.1. Vai trò của các tổ chức trong việc phát triển nho Ninh Thuận.............................90 4.2. Khuyến nghị .......................................................................................................90 4.2.1. Khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận .............90 4.2.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.........................................93 4.3. Kết luận..............................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................97 PHỤ LỤC vii
  • 9. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AU/NEPAD FAO GTZ GSO HTX NH01-48 Sở NN&PTNT SCP TP. HCM UNIDO WHO : Africa and Uganda/ The new partnership for Africa’s Development : Food and Agriculture Organization : Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit GmbH : Tổng cục thống kê Việt Nam : Hợp tác xã : Giống nho ăn tươi : Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Structure – Conduct – Performance : Thành phố Hồ Chí Minh : United Nations Industrial Development Organization : World Health Organization viii
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thuận lợi của nông dân trồng nho..............................................................37 Bảng 2.2. Thuận lợi của người bán sỉ.........................................................................38 Bảng 2.3. Thuận lợi của người bán lẻ.........................................................................39 Bảng 2.4. Khó khăn của người nông dân....................................................................40 Bảng 2.5. Khó khăn của Thương lái...........................................................................40 Bảng 2.6. Khó khăn của người bán sỉ.........................................................................41 Bảng 2.7. Khó khăn của người bán lẻ ........................................................................41 Bảng 2.8. Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị...............................................................................................45 Bảng 3.1. Đặc điểm nông dân trồng nho ....................................................................50 Bảng 3.2. Các công đoạn trong quá trình trồng nho....................................................53 Bảng 3.3. Đặc điểm thương lái...................................................................................54 Bảng 3.4. Phân loại nho thu mua................................................................................56 Bảng 3.5. Tỷ lệ hao hụt của thương lái.......................................................................57 Bảng 3.6. Các công đoạn trong quá trình thu mua nho của thương lái........................58 Bảng 3.7. Đặc điểm người bán sỉ ...............................................................................59 Bảng 3.8. Đặc điểm người bán lẻ...............................................................................62 Bảng 3.9. Tỷ lệ hao hụt của người bán lẻ ...................................................................64 Bảng 3.10. Đặc điểm người tiêu dùng........................................................................67 Bảng 3.11. Mức độ tiếp cận thông tin thị trường. .......................................................72 Bảng 3.12. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 1..........74 Bảng 3.13. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 2..........77 Bảng 3.14. Chi phí và lợi nhuận biên bình quân của các tác nhân trong kênh 3..........79 Bảng 3.15. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 1 .....................................81 Bảng 3.16. Giá bán các sản phẩm từ nho của cơ sở chế biến......................................82 Bảng 3.17. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 2 .....................................83 Bảng 3.18. Giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh 3 .....................................84 ix
  • 11. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh.............................................................10 Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia ...........................................................13 Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị ......................................................................................17 Hình 2.1. Các giống nho chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận..................................................30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận năm 2014 .....................34 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu sản lượng nho tại tỉnh Ninh Thuận.............................................35 Hình 3.1. Chuỗi giá trị nho Ninh Thuận.....................................................................48 Hình 3.2. Mối quan hệ của nông dân với các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................50 Hình 3.3. Quy trình bán theo phân loại ......................................................................51 Hình 3.4. Mối quan hệ của Thương lái và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................54 Hình 3.5. Quy trình thu mua nho của thương lái ........................................................54 Biểu đồ 3.6. Chất lượng nho do thương lái quan tâm .................................................57 Hình 3.7. Mối quan hệ của người bán sỉ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................59 Hình 3.8. Quy trình thu mua nho của người bán sỉ.....................................................60 Biểu đồ 3.9. Chất lượng sản phẩm nho do người bán sỉ quan tâm ..............................60 Hình 3.10. Mối quan hệ của người bán lẻ và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận................................................................................................................61 Hình 3.11. Quy trình thu mua nho của người bán lẻ...................................................62 Biểu đồ 3.12. Chất lượng nho do người bán lẻ quan tâm............................................63 Hình 3.13. Mối quan hệ của cơ sở chế biến nho và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận ....................................................................................................64 Hình 3.14. Quy trình chế biến nho .............................................................................65 Hình 3.15. Mối quan hệ của người tiêu dùng và các tác nhân khác trong chuỗi giá trị nho Ninh
  • 12. Thuận.........................................................................................................67 Biểu đồ 3.16. Chất lượng nho do người tiêu dùng quan tâm.......................................68 Hình 4.1. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận............................92 x
  • 13. TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này. Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước nói chung có thể phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề xuất phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho cho nghiên cứu này. Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Đề xuất giải pháp phát triển bền vữngcho chuỗi giátrị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành.  Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi.
  • 14. xi
  • 15. Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đếntháng 4/2015 và từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước). Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận 4. Kết quả nghiêncứu. Kết quả phân tích cấu trúc thị trường cho thấy chuỗi giá trị sản phẩm nho tại Ninh Thuận có 3 kênh chính tiêu thụ nho tươi và 1 kênh đặc thù (kênh chế biến nho). Cụ thể:Kênh 1: Nông dân trồng nho => Thương lái => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng.Kênh 2: Nông dân trồng nho => Thương lái => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán sỉ ngoài tỉnh => Người bán lẻ ngoài tỉnh => Người tiêu dùng. Kênh 3: Nông dân trồng nho => Người bán sỉ trong tỉnh => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng. Kênh chế biến nho: Nông dân trồng nho => Cơ sở chế biến => Người bán lẻ trong tỉnh => Người tiêu dùng. Để phát triển bền vững chuỗi giá trị nho ở Ninh Thuận, tác giả đã đề xuất nhóm khuyến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và nhóm khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Từ khóa: chuỗi giá trị, nho Ninh Thuận. xii
  • 16. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ nhiều thập kỷ qua, cây nho đã gắn bó với cuộc sống của người dân vùng đất thừa nắng và gió như Ninh Thuận. Cây nho du nhập vào Việt Nam và được trồng chủ yếu tại Ninh Thuận, đây là vùng có đặc điểm khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng rất đặc thù, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài cây này. Đặc điểm của cây nho cần có mùa khô đủ dài để tích lũy chất đường, tạo quả. Bên cạnh đó, lượng mưa thấp cũng cần thiết để quả nho không bị nứt, bệnh, rụng quả và đồng thời cũng cần độ ẩm không khí thấp để trái ngọt, vị ngon,… Ninh Thuận là vùng đất khô nhất của Việt Nam, có đầy đủ những yếu tố thuận lợi để phát triển. Vì vậy, cây nho đã trở thành cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Mặc dù có điều kiện trồng thuận lợi nhưng cây nho tại Ninh Thuận vẫn “ba chìm bảy nổi” trong hơn một thập kỷ qua. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận, năm 2014 toàn tỉnh hiện có 727 ha diện tích nho, năng suất đạt gần 25 tấn/ha, sản lượng 16.965 tấn. So với thời điểm năm 1998 (diện tích cây nho phát triển mạnh, đạt cao nhất là 2.400ha) thì đến nay diện tích, năng suất và chất lượng cây nho đã có sự sụt giảm khá mạnh. Trong khi đó, người trồng nho vẫn phải đầu tư rất lớn, làm cho hiệu quả trồng nho không cao và cây nho không cạnh tranh được so với một số cây trồng khác. Bên cạnh đó, việc được mùa mất giá, bị thương lái ép giá mua với giá rẻ, tình hình dịch bệnh trên cây nho luôn là những nổi lo lắng đối với nông dân trồng nho tại tỉnh Ninh Thuận. Thêm vào đó, do chưa được quan tâm đầu tư khoa học kỹ thuật nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó. Những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác cũng đang là những vấn đề khiến sự phát triển của chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận chưa bền vững. Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn nhằm cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung, đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và người sản xuất,… Bên cạnh đó, việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận 1
  • 17. chưa đạt được hiệu quả cao, người nông dân trồng nho vẫn là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất khi tình hình sản xuất và tiêu thụ nho gặp khó khăn. Do đó, cần phải có những nghiên cứu để giải quyết những vấn đề khó khăn hiện tại. Một số nghiên cứu trước đây về chuỗi giá trị nho thường tiếp cận theo hướng “kết nối chuỗi giá trị - Valuelinks” tập trung chủ yếu vào phân tích kinh tế trong chuỗi giá trị mà chưa xem xét đến các yếu tố vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất,... Với mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tiễn đồng thời xem xét tất cả các yếu tố trong chuỗi giá trị, tác giả sẽ tiến hành phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và đề xuất những giải pháp để nghề trồng nho tại Ninh Thuận nói riêng và trên cả nước nói chung có thể phát triển bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: luận văn tập trung phân tích chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận về cấu trúc thị trường, cách thức tổ chức vận hành và kết quả thực hiện thị trường. Mục tiêu cụ thể: luận văn có các mục tiêu cụ thể sau: - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng nho tại Ninh Thuận. - Đánh giá đặc điểm, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Phân tích, đánh giá hiệu quả việc phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. - Đề xuất giải pháp phát triểnbền vững cho chuỗi giátrị mặt hàngnho tại Ninh Thuận. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị nho từ nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho. Đồng thời, tác giả không có điều kiện khảo sát các tác nhân người bán sỉ ngoài tỉnh và người bán lẻ ngoài tỉnh nên không đưa 2 tác nhân này vào đối tượng để nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nho được thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Số liệu phục vụ cho việc phân tích được thu thập trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2014. 2
  • 18. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu: - Tiếp cận mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận nhằm phân tích đặc điểm, cấu trúc, cách thức tổ chức, vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị được đề xuất bởi UNIDO (2009) để phân tích thực trạng phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành. Cụ thể nghiên cứu được tiến hành như sau: 4.1.1. Phương pháp luận. Theo Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp luận để phân tích chuỗi giá trị bao gồm những nội dung sau: Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu: Tùy vào lĩnh vực, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn tác nhân khởi đầu khác nhau cho nghiên cứu chuỗi giá trị (xem Kaplinsky và Morris (2001) để thấy ví dụ minh họa). Mục tiêu của bước này là xác định hướng luân chuyển của dòng sản phẩm và thông tin. Lập sơ đồ chuỗi giá trị: tiến trình thực hiện bao gồm (i) xác định và vẽ quá trình cốt lõi trong chuỗi giá trị (gồm những hoạt động chính và quan trọng trong chuỗi); (ii) xác định những tác nhân trong mỗi quá trình (tức là những tác nhân thực hiện những chức năng trong mỗi quá trình của chuỗi giá trị); (iii) vẽ dòng luân chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; (iv) xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; (v) xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình (tức là xác định mức giá trị gia tăng tạo ra từ mỗi tác nhân cho người tiêu dùng cuối cùng trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí) và (vi) xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi. Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường: tức là xác định đặc điểm đa dạng hóa sản phẩm cho từng nhóm khách hàng mục tiêu đa dạng trong những thị trường trọng điểm khác nhau, và xác định những yếu tố then chốt tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường (sự khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ kèm theo hay là giá cả sản phẩm). 3
  • 19. Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường. Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo giá trị. Quản trị chuỗi giá trị: bắt đầu bằng việc đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân và xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Nâng cấp chuỗi giá trị: bao gồm (i) cải tiến trong quá trình (khả năng cải tiến hoặc thay đổi liên kết hiệu quả giữa các tác nhân), (ii) cải tiến trong sản phẩm, (iii) thay đổi vị trí đảm nhiệm chức năng (tức là điều chỉnh việc đảm nhận các chức năng hoạt động giữa các tác nhân để chuỗi vận hành hiệu quả hơn) và (iv) nâng cấp chuỗi (tức là đa dạng hóa chuỗi giá trị bằng cách tạo thêm các chuỗi giá trị mới). Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành... Tuy nhiên, Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận chuỗi và vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng phân tích chuỗi giá trị dựa trên mặt hàng thường được lựa chọn để thực hiện ở phạm vi thị trường địa phương, quốc gia và toàn cầu. Cách tiếp cận phân tích dựa trên mặt hàng có thể cung cấp sự hiểu biết đầy đủ hơn về cấu trúc ngành của mặt hàng nghiên cứu, các chiến lược kinh doanh của những tác nhân khác nhau trong chuỗi và hiểu rõ hơn bản chất bên trong của sự liên kết kinh tế giữa các quá trình (Jacinto và Pomeroy, 2011). Vì vậy, đề tài này cũng sử dụng cách tiếp cận này trong nghiên cứu thực nghiệm. Jacinto và Pomeroy (2011) cho rằng có bốn khía cạnh quan trọng trong phân tích chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản mà các nhà nghiên cứu nên tập trung vào, đó là: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị bao gồm: mối liên kết giữa các tác nhân kinh tế trong chuỗi và dòng luân chuyển sản phẩm; đánh giá đặc điểm mỗi tác nhân; xác định doanh thu, cấu trúc chi phí, lợi nhuận và rủi ro của mỗi tác nhân. 4
  • 20. (ii) Xác định, so sánh và đánh giá sự phân phối lợi ích và rủi ro giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. (iii) Tìm kiếm giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị (iv) Xây dựng cơ chế hợp tác và quản trị chuỗi giá trị. Tuy nhiên, Jacinto và Pomeroy (2011) đề xuất rằng phân tích chuỗi giá trị cần có một mô hình phân tích kết hợp với lý thuyết Kaplinsky và Morris (2001) nhằm thấy rõ bản chất nguồn gốc của sự vận hành liên kết và cạnh tranh trong chuỗi. Ngoài các cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị nêu trên, việc sử dụng mô hình SCP trong phân tích chuỗi giá trị là một hướng tiếp cận được nhiều nghiên cứu sử dụng. Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) trong một chuỗi giá trị sản phẩm. Điểm then chốt của mô hình SCP là cho thấy có sự tương tác nhân quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị. Cấu trúc thị trường (S) Vận hành thị trường (C) Kết quả thực hiện thị trường (P) Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP Nguồn: Bain (1951) Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn. Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, chủng loại sản phẩm, đầu tư phương tiện sản xuất. Sự vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường bao gồm ảnh hưởng đến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các kênh marketing, mức độ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập và xuất ngành. Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm. Các nhân tố trong của mô hình SCP được thể hiện trong bảng sau: 5
  • 21. Các nhân tố của mô hình SCP Nhân tố cấu trúc (S) Nhân tố vận hành (C) Nhân tố kết quả (P) - Những trung gian trong hệ thống kênh marketing. - Những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành. - Sự tham gia của người mua và người bán. - Phân loại chất lượng. - Phân tích thông tin thị trường. - Cấu trúc kênh thị trường. - Cơ sở hình thành giá. - Nguyên tắc điều phối thị trường. - Hoạt động mua vào - Hoạt động bán ra - Vận chuyển - Dự trữ - Thương lượng - Tiến hành - Thông tin - Tài chính/ rủi ro - Chiến lược thương mại chung để tăng hiệu quả marketing - Sự thích hợp của sản phẩm liên quan đến thị hiếu của khách hàng - Hiệu quả của dịch vụ cung ứng: + Tỉ lệ lợi nhuận liên quan đến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing + Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp đồng) + Phân tích khác biệt về giá và giao động về giá theo thời vụ + Tham gia thị trường - Phântích sự năng động của thị trường Nguồn: Bain (1951) 4.1.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận. Dựa trên cơ sở phương pháp luận đã được trình bày và giới hạn về thời gian, nguồn lực tài chính, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các nội dung: (i) Thiết lập sơ đồ chuỗi giá trị nho. (ii) Xác định các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nho Ninh Thuận và mối quan hệ của từng tác nhân với các tác nhân còn lại trong chuỗi giá trị. (iii) Thực hiện phân tích chuỗi giá trị dựa trên mô hình SCP phân tích nhân tố cấu trúc, nhân tố vận hành và nhân tố kết quả trong chuỗi giá trị. Do giới hạn về thời gian, tài chính nên đề tài chỉ đề cập đến các nhân tố chính trong mô hình SCP được trình bày trong bảng sau: Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận Cấu trúc thị trường Tổ chức và vận hành thị trường Kết quả thực hiện thị trường - Những tác nhân và số lượng các tác nhân trong chuỗi. - Cấu trúc thị trường và tỷ lệ sản lượng luân chuyển trong kênh. - Đặc điểm của các tác nhân. - Hoạt động mua vào - Hoạt động bán ra - Thương lượng, phương thức giao dịch và thanh toán - Qui trình hình thành giá - Tiếp cận thông tin thị trường - Tình hình cạnh tranh trong ngành - Gía bán - Chi phí trung gian - Chi phí tăng thêm - Giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần - Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí - Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm - Cách thức phân phối lợi nhuận Nguồn: Nghiên cứu của tác giả 6
  • 22. Việc phân tích kết quả thực hiện thị trường được tác giả thực hiện qua các bước cụ thể như sau: Phân tíchkênh thị trường chuỗi Kênh thị trường chuỗi là cách phân phối sản phẩm ra thị trường, mỗi cách phân phối sẽ qua một hay nhiều tác nhân được gọi là một kênh thị trường một cấp hay nhiều cấp. Phân tích kênh thị trường phải xác định kênh nào là quan trọng nhất và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Phân tíchkinh tế của chuỗi Phân tích kinh tế chuỗi bao gồm việc tính chi phí đầu vào (hay chi phí trung gian), chi phí tăng thêm, giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận). Chi phí trung gian: Theo UNIDO (2009), chi phí trung gian là những chi phí đầu vào của các tác nhân là giá bán ra của các tác nhân đứng trước. Chẳng hạn như chi phí đầu vào của thương lái là giá bán của nông dân. Tuy nhiên, trong các chuỗi sản phẩm nông nghiệp, nhà sản xuất ban đầu thường là nông dân hoặc trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất,... Vì vậy cần phân biệt chi phí đầu vào và chi phí tăng thêm (chi phí gia tăng). Theo cách tiếp cận phương pháp chuỗi giá trị của GTZ thì chi phí đầu vào của nông dân bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó. Chẳng hạn như chi phí đầu vào của nông dân trồng lúa bao gồm chi phí giống và chi phí vật tư (phân bón, thuốc trừ sâu,…) Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân ngoài chi phí đầu vào như chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lưu thông cho việc mua đầu vào và bán đầu ra, chi phí điện, nước; chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê),... Tổng chi phí: Tổng chi phí của mỗi tác nhân sẽ bằng chi phí đầu vào cộng với chi phí tăng thêm. Giá trị gia tăng: Đây là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, là giá trị tăng thêm của sản phẩm hàng hóa được sáng tạo và thực hiện trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là giá trị mà mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị tạo ra. Giá trị gia tăng của mỗi tác nhân bằng giá bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị trọng lượng (trên 1kg hay trên 1 tấn,.). Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận): Trong nghiên cứu về chuỗi giá trị, giá trị gia tăng thuần là giá trị mà mỗi tác nhân trong chuỗi thu được sau khi đã loại bỏ tất cả các 7
  • 23. chi phí liên quan trong quá trình sản xuất. Theo đó, giá trị gia tăng thuần bằng giá bán trừ đi tổng chi phí tính trên 1 đơn vị trọng lượng. (iv) Đánh giá sự công bằng trong phân phối lợi nhuận và xác định các rủi ro có thể xảy ra. (v) Đánh giá các chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương. Vấn đề tiếp cận vốn của các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị cũng được xem xét đến. (vi) Đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị nho tại Ninh Thuận. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm nông dân trồng nho, thương lái, người bán sỉ trong tỉnh, người bán lẻ trong tỉnh, người tiêu dùng và cơ sở chế biến nho bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. Số liệu sơ cấp được thu thập: từ tháng 1/2015 đếntháng 4/2015 và từ tháng 9/2015 đến tháng 11/2015. Được khảo sát ở 2 xã thuộc 2 huyện chủ yếu có trồng nho của Ninh Thuận là: xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải), xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước). Dữ liệu thứ cấp về diện tích, sản lượng trồng nho được tác giả lấy từ Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận. 5. Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị Nho Ninh Thuận Chương 4: Thảo luận kết quả và khuyến nghị. 8
  • 24. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Porter (1980) cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần trên thị trường và bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp đang có. Nhưng để giành thắng lợi trên thị trường các chủ thể kinh doanh cần có lợi thế cạnh tranh (Porter, 1985). Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Ở phạm vi không gian rộng hơn, trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, là những lợi thế của ngành, của quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhưng ngược lại, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế và sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Porter (1985) cũng cho rằng lợi thế cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp không chỉ nằm ở mỗi hoạt động, mà còn ở mối liên kết giữa các hoạt động với nhau. Vì vậy, xây dựng lợi thế cạnh tranh cần dựa trên sự liên kết hợp tác dọc giữa các tác nhân trong chuỗi tạo giá trị cho khách hàng. Porter (1990) khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lý luận của Porter (1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp trong ngành tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Do đó, lợi thế cạnh tranh một ngành hàng trên thị trường quốc tế không chỉ cần có sự liên kết hợp tác giữa các
  • 25. 9
  • 26. tác nhân trong chuỗi giá trị, mà còn cần sự hợp tác hỗ trợ của các bên có liên quan cũng như từ Chính phủ. 1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter Porter (1980) đã đề xuất mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phân tích cạnh tranh của một ngành. Mô hình này được phát triển dựa trên mô hình cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO – Industrial Organization). Tuy nhiên, đơn vị phân tích trong lý thuyết IO là ngành. Porter (1980) đã phát triển tiếp theo mô hình IO bằng cách chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành cũng như của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình năm lực lượng cạnh tranh được sử dụng để phân tích tình hình cạnh tranh mặt hàng nho tại thị trường Ninh Thuận, qua đó thấy được những áp lực cạnh tranh của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị. Theo Porter (1980), một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cạnh tranh cơ bản, đó là (i) khách hàng, (ii) nhà cung cấp, (iii) các đối thủ cạnh tranh hiện tại, (iv) các đối thủ tiềm ẩn và (v) các sản phẩm/dịch vụ thay thế (Hình 1.1). CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN Nguy cơ đe dọa từ những đối thủ mới NHÀ CUNGỨNG Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp NHỮNGĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONGNGÀNH Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Quyền lực đàm phán KHÁCH của người HÀNG mua Nguy cơ đe dọa từ sản phẩm/dịch vụ thay thế SẢN PHẨM/DỊCH VỤ THAY THẾ Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh Nguồn: Porter (1980) 10
  • 27. Khách hàng Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị. Khách hàng có thể bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ), các nậu vựa, các cơ sở chế biến nho, các đơn vị nhập khẩu. Khách hàng thường tạo ra áp lực về giá cả hoặc những yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có thể điều khiển áp lực cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của họ. Sức ép mặc cả của khách hàng đối với mỗi tác nhân trong ngành tùy thuộc vào (i) số lượng khách hàng, (ii) khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua, (iii) mức độ khác biệt hóa về sản phẩm, (iv) khả năng hội nhập của khách hàng và (v) khả năng nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường... Nhà cung cấp Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho mỗi tác nhân trong chuỗi. Việc các nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành, hay doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả. Quyền lực của nhà cung cấp phụ thuộc vào: (i) mức độ tập trung của nhà cung cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói chung và mỗi tác nhân nói riêng; (ii) số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, (iii) mức độ khác biệt về sản phẩm cung ứng, (iv) sự sẵn có của sản phẩm thay thế, (v) chi phí chuyển đổi nhà cung cấp và (vi) khả năng hội nhập của nhà cung cấp. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại là cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong một ngành nói chung thường phụ thuộc vào các yếu tố: (i) số lượng và quy mô của các đối thủ hoạt động trong ngành; (ii) tốc độ tăng trưởng ngành; (iii) chi phí cố định và chi phí lưu kho; (iv) chi phí chuyển đổi; (v) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (vi) các rào cản gia nhập và rút lui khỏi ngành. 11
  • 28. Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường và tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung. Khi chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền. Trái lại, khi không có đối thủ nào có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị phần của mình. Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến cạnh tranh về giá cả. Đối thủ tiềm ẩn Đối thủ tiểm ẩn là những cá nhân hoặc tổ chức chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai nếu họ quyết định gia nhập ngành và sẽ tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ tiềm ẩn tạo ra áp lực cạnh tranh cho ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau: (i) sức hấp dẫn của ngành, (ii) nguồn lực và năng lực của họ và (iii) các rào cản gia nhập ngành như: lợi thế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của khách hàng. Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong việc sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm thực phẩm mới với giá cả hợp lý và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì các sản phẩm thay thế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành. 1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter Porter (1990) cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức mà môi trường quốc gia đó tạo ra. Các công ty trong một ngành tạo lập
  • 29. 12
  • 30. được lợi thế cạnh tranh nhờ vào môi trường trong quốc gia đó tạo ra được áp lực cạnh tranh giữa những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu và đòi hỏi cao. Chính phủ Điều kiện các nhân tố sản xuất Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh Điều kiện cầu nội địa Các ngành hỗ trợ và liên quan Cơ hội Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia Nguồn: Porter (1990) Lý thuyết “lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Porter (1990) giải thích tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng cạnh tranh cao hơn các công ty của quốc gia khác khi tham gia kinh doanh quốc tế. Hay tại sao một ngành của quốc gia này có lợi thế cạnh tranh hơn quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Porter (1990) cho rằng mỗi quốc gia tạo lập được lợi thế cạnh tranh cho ngành bằng cách thiết lập được bốn thuộc tính quan trọng để tạo ra hình thoi bền vững của lợi thế cạnh tranh quốc gia hay xây dựng được “sân chơi” gắn kết cho các doanh nghiệp trong một “cụm” ngành hoạt động. Bốn thuộc tính này gồm điều kiện các nhân tố sản xuất, điều kiện cầu nội địa, các ngành hỗ trợ và liên quan, chiến lược công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành (Hình 1.2). Điều kiện các nhân tố sản xuất Porter (1990) cho rằng các nhân tố sản xuất không bao giờ giống nhau giữa các quốc gia nên sự sẵn có của các nhân tố sản xuất đầu vào đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Porter (1990) phân các nhân tố đầu vào thành hai nhóm: các nhân tố sản xuất cơ bản và các nhân tố sản xuất tiên tiến. Các nhân tố sản xuất cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn và các điều kiện về khí hậu, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng. Một số quốc gia xuất khẩu sẽ sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào cơ bản mà họ có sẵn và tạo lập được lợi thế cạnh tranh ban
  • 31. 13
  • 32. đầu. Các nhân tố sản xuất tiên tiến là những yếu tố do mỗi quốc gia tạo ra trong quá trình phát triển kinh tế như nguồn lao động có kỹ năng cao hoặc các yếu tố chuyên môn hóa. Các nhân tố tiên tiến có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hơn so với các yếu tố cơ bản (Porter, 1990). Điều kiện về nhu cầu nội địa Porter (1990) cho rằng tình trạng hoàn hảo của khách hàng và các kênh phân phối nội địa có một tác động tích cực đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho một ngành công nghiệp tại một quốc gia. Khi nhu cầu của khách hàng càng phức tạp, càng đặc thù và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm hoặc dịch vụ thì càng thúc đẩy các công ty phải gia tăng cải tiến và đổi mới. Nếu khách hàng càng có những phản ảnh về sản phẩm, hệ thống phân phối... thì các công ty trong ngành càng có điều kiện nhận dạng những điểm yếu của mình để khắc phục, đồng thời hiểu biết yêu cầu của khách hàng nhiều hơn và có thể xác định được nhu cầu mới trong tương lai tại thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Bởi vì áp lực yêu cầu khắt khe của nhu cầu nội địa, thông qua cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành có khả năng xây dựng được năng lực cạnh tranh của mình trước khi tham gia kinh doanh quốc tế. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan Năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước được gia tăng nhờ vào tình trạng hoàn hảo của các nhà cung cấp nội địa (Porter, 1990). Một công ty có quan hệ cùng phối hợp hoạt động với những nhà cung cấp hàng đầu tại địa phương thì càng có điều kiện và cơ hội thực hiện các cải tiến của mình. Bên cạnh những nhà cung cấp (hay các ngành công nghiệp hỗ trợ), sự phát triển của các ngành có liên quan cũng tạo động lực cho việc thực hiện các cải tiến liên tục nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty (Porter, 1990). Tuy nhiên, Porter (1990) nhấn mạnh đến khả năng đổi mới và nâng cấp năng lực của các ngành hỗ trợ và có liên quan tại địa phương để có khả năng cạnh tranh quốc tế và sự liên kết chặt chẽ, gần gủi giữa chúng với các công ty là cơ sở quan trọng để xây dựng một ngành có lợi thế cạnh tranh. Chiến lược công ty, cấu trúc ngành và cạnh tranh trong ngành Porter (1990) cho rằng lợi thế cạnh tranh quốc gia còn phụ thuộc vào chiến lược của các công ty, cấu trúc và bản chất cạnh tranh của ngành. Chiến lược và phương thức quản lý công ty cũng như cấu trúc của ngành tạo ra những lợi thế và bất lợi khác
  • 33. 14
  • 34. nhau trong cạnh tranh ở những ngành giữa các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ sự phù hợp của các thuộc tính này với điều kiện của mỗi quốc gia và nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh trong mỗi ngành. Tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành tại thị trường nội địa cũng là một động lực thúc đẩy các công ty cải tiến và đổi mới không ngừng. Nếu các công ty phải đối phó với áp lực cạnh tranh dài hạn và khốc liệt trong ngành thì đòi hỏi họ phải thực hiện mọi nổ lực tốt nhất để thực hiện các cải tiến. Điều này sẽ tạo dựng hàng rào bảo vệ trước sự xâm nhập của các công ty nước ngoài, đồng thời tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chính phủ và các cơ hội Chính phủ thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bốn khía cạnh trong mô hình 1.2 sao cho chúng cùng phát triển tương xứng, đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chính sách của Chính phủ có thể tăng cường lợi thế cạnh tranh của quốc gia thông qua việc đầu tư nhằm tạo ra các yếu tố sản xuất có chất lượng ngày càng cao hơn, tác động đến việc tạo ra cấu trúc ngành gắn kết hiệu quả, tác động đến nhu cầu của người mua, đưa ra những chính sách khuyến khích cạnh tranh hay trong việc định hướng phát triển những ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ cho ngành có lợi thế cạnh tranh. Các cơ hội cũng có khả năng làm thay đổi các điều kiện của mô hình 1.2. Những thay đổi có lợi về chi phí đầu vào, tỷ giá hối đoái, quyết định chính trị của các chính phủ nước ngoài hay sự tăng mạnh của cầu trên thế giới có thể tạo ra những lợi thế trong cạnh tranh và có tác dụng thúc đẩy những giai đoạn mới mạnh mẽ. Các cơ hội rất quan trọng vì chúng có khả năng tạo ra sự thay đổi bất ngờ cho phép dịch chuyển vị thế cạnh tranh một doanh nghiệp hoặc một ngành. Tóm lại: Mô hình kim cương của Porter (1990) đã lý giải những lực lượng thúc đẩy sự đổi mới và qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trường. Bốn nhóm nhân tố quan trọng trong mô hình được phát triển trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác động quan trọng đến việc hình thành và duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong ngành. Sự “cộng hưởng” của chúng cùng với những tác động của Chính phủ và khả năng khai thác cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp 15
  • 35. trong ngành hoạt động hiệu quả hơn và giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị Theo Kaplinsky và Morris (2001), chuỗi giá trị nói đến cả loạt các hoạt động cần thiết để chế biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng: - Về nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động khác nhau trong một công ty để sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm: giai đoạn lên ý tưởng và khái niệm, giai đoạn mua các nguyên liệu đầu vào, giai đoạn vận hành sản xuất, giai đoạn tiếp thị và phân phối, giai đoạn hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Tất cả các hoạt động này kết hợp thành một “chuỗi” nối người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng. - Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân và những người cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị rộng được bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến... Theo Porter (1985), chuỗi giá trị là chuỗi tất cả các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng trong doanh nghiệp mà chúng tạo ra giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ của doanh nghiệp. Đây là những bộ phận cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. 16
  • 36. Các hoạt động giá trị có thể chia ra làm hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động sơ cấp bao gồm các hoạt động thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Quản trị nguồn nhân lực Phát triển công nghệ Thu mua Logistic đầu vào Vận hành Logistic đầu ra Marketing và bán hàng Dịch vụ Lợi nhuận Hình 1.3: Sơ đồ chuỗi giá trị Nguồn: Porter (1985) Các hoạt động sơ cấp được chia thành nhiều hoạt động riêng rẽ, tùy thuộc vào từng ngành và từng chiến lược riêng của doanh nghiệp.  Logistics đầu vào: các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm, chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu, lưu kho và quản lý tồn kho, lập lịch trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả cho nhà cung cấp.  Vận hành: các hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng, ví dụ như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và các hoạt động tiện ích khác.  Logistics đầu ra: các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như tồn kho thành phẩm, quản lý các vật liệu, vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng và xây dựng lịch làm việc.  Marketing và bán hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm. Ví dụ như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối, quan hệ giữa các kênh phân phối và làm giá.  Dịch vụ: các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, chẳng hạn lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, cung cấp phụ tùng, và điều chỉnh sản phẩm. 17
  • 37. Các hoạt động tạo giá trị mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh trong mọi ngành, mọi doanh nghiệp có thể được phân chia thành các hoạt động khác nhau mang tính đặc thù của ngành, của doanh nghiệp.  Thu mua: là công tác thu gom đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, bao gồm: nguyên vật liệu thô, các nguồn cung ứng, và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng như các tài sản: máy móc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phòng và nhà xưởng.  Phát triển công nghệ: mỗi hoạt động giá trị đều là hiện thân của công nghệ, đó là bí quyết, quy trình, hoặc công nghệ hiện thân trong các thiết bị của quy trình. Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên diện rộng thành những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình.  Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả các hoạt động sơ cấp, hoạt động hỗ trợ và toàn bộ chuỗi giá trị.  Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, công tác với các cơ quan nhà nước và quản trị chất lượng. Không giống như các hoạt động hỗ trợ khác, cơ sở hạ tầng thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho những hoạt động riêng lẻ nào. 1.2.2. Mối liên kết bên trong chuỗi giá trị Theo Porter (1985) mặc dù chuỗi giá trị bao gồm nhiều hoạt động giá trị bên trong, là những mảng bộ phận sẵn có cấu thành nên lợi thế cạnh tranh nhưng chuỗi giá trị không chỉ là một tập hợp những hoạt động độc lập mà là một hệ thống của các hoạt động đó. Mối liên kết ở đây chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt động giá trị và chi phí hoặc việc thực hiện một hoạt động khác. Chẳng hạn như việc thu mua thép tấm chất lượng cao được cắt sẵn sẽ làm đơn giản hóa khâu sản xuất và giảm thiểu tỷ lệ thép vụn ở hoạt động vận hành. Những liên kết này có thể đưa đến lợi thế cạnh tranh theo hai cách: tối ưu hóa hoặc sự điều phối. Những liên kế này thường phản ánh việc phải lựa chọn hoạt động này và từ bỏ hoạt động khác để có kết quả tổng thể sau cùng là tương đồng. Chẳng hạn như một kiểu thiết kế sản phẩm ít tốn kém hơn, một quy cách vật liệu hiếm thấy hơn, một quy trình kiểm hàng tốt hơn sẽ làm giảm chi phí dịch vụ. Một doanh nghiệp nên tối ưu hóa những mối liên kết này vì chúng thể hiện chiến lược của doanh nghiệp để đạt được lợi thế cạnh tranh.
  • 38. 18
  • 39. Những liên kết là rất phong phú đa dạng, vài hình thức vẫn thường thấy trong nhiều doanh nghiệp. Những liên kết rõ ràng nhất là những liên kết giữa hoạt động hỗ trợ và hoạt động sơ cấp, thể hiện qua những đường nét đứt trong sơ đồ chuỗi giá trị hình 1.3. Chẳng hạn như hoạt động thu mua thường ảnh hưởng đến chất lượng của đầu vào và từ đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí kiểm tra sản phẩm và chất lượng của sản phẩm đó. Hay kiểm tra các hạng mục đầu vào sẽ có thể làm giảm chi phí đảm bảo chất lượng ở khâu sau đó trong quy trình sản xuất, trong khi khâu bảo trì được làm tốt hơn sẽ làm giảm thời gian ngưng hoạt động của máy móc thiết bị. Một hệ thống quản lý đơn đặt hàng có tính tương tác sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho các nhân viên bán hàng, giúp họ triển khai các đơn hàng nhanh hơn và không phải theo dõi quá trình với những rắc rối phát sinh. Sau cùng, phân phối sản phẩm cho người mua thường xuyên sẽ giảm tồn kho và các khoản phải thu. 1.2.3. Mối liên kết dọc trong chuỗi giá trị Những mối liên kết không chỉ tồn tại bên trong chuỗi giá trị mà còn tồn tại giữa các chuỗi giá trị với nhau. Đó là mối liên kết giữa chuỗi giá trị của nhà cung cấp, chuỗi giá trị của nhà sản xuất và chuỗi giá trị của kênh phân phối. Những liên kết này gọi là liên kết dọc. Đó là phương thức mà nhà cung cấp, nhà sản xuất và kênh phân phối tương tác với nhau xét về mặt chi phí hoặc hiệu quả. Các nhà cung cấp sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ để cho nhà sản xuất sử dụng trong chuỗi giá trị của mình. Chẳng hạn, các hoạt động thu mua và logistics đầu vào của doanh nghiệp sản xuất sẽ tương tác với logistics đầu ra của nhà cung cấp. Các kênh phân phối cũng có chuỗi giá trị mà sản phẩn của nhà sản xuất phải đi qua đó. Kênh phân phối làm tăng thêm giá bán của doanh nghiệp, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá bán khi đến tay người mua. Kênh phân phối thực hiện các hoạt động như bán hàng, quảng cáo và trưng bày những nội dung thay thế hoặc bổ sung cho các hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Ngoài mối liên kết dọc giữa chuỗi giá trị của nhà cung cấp, chuỗi giá trị của nhà sản xuất và chuỗi giá trị của kênh phân phối, người mua cũng có chuỗi giá trị. Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất là đầu vào được thu mua trong chuỗi giá trị của người mua. Chuỗi giá trị của người mua dễ nhận biết nếu người mua là doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu người mua là cá nhân hay hộ gia đình thì ít trực quan hơn và khó nhận biết
  • 40. 19
  • 41. hơn. Dù vậy, người mua là cá nhân hay hộ gia đình có nhiều hoạt động khác nhau và những sản phẩm họ mua được sử dụng cho các hoạt động đó. Chẳng hạn xe hơi được họ sử dụng để đi làm, đi chơi,… 1.2.4. Phân tích chuỗi giá trị Phân tích mô hình chuỗi giá trị của Porter (1985) giúp nhận dạng những điểm yếu trong mỗi hoạt động cần cải tiến cũng như phát hiện các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Porter (1985) lập luận rằng nếu bản thân mỗi hoạt động có khả năng tạo ra giá trị và sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động được vận hành một cách hiệu quả sẽ tạo nên một nguồn lực mạnh của lợi thế cạnh tranh. Mô hình phân tích chuỗi giá trị của Porter (1985) bị giới hạn bởi những hoạt động tạo giá trị trong phạm vi một doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Với xu hướng tự do hóa thương mại và kinh doanh, cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị được mở rộng ở phạm vi ngành, địa phương và quốc gia, đặc biệt là cách tiếp cận chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1999) và Gereffi và Korzeniewicz (1994) là những người tiên phong ứng dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Với cách tiếp cận toàn cầu, chuỗi giá trị được định nghĩa là tập hợp tất cả các hoạt động để tạo ra giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua những giai đoạn khác nhau của hoạt động sản xuất, làm tăng giá trị và phân phối (Kaplinsky và Morris, 2001). Vì vậy, có thể nói rằng chuỗi giá trị là tập hợp những hoạt động phức tạp tạo giá trị của toàn bộ các tác nhân trong chuỗi, xuất phát từ các tác nhân đầu tiên sản xuất nguyên liệu đầu vào, rồi qua các tác nhân sản xuất tạo ra sản phẩm và cuối cùng là những nhà phân phối sản phẩm. Trong chuỗi giá trị toàn cầu có thể có sự tham gia của nhiều công ty, nhiều ngành giữa các quốc gia với nhau để thực hiện những công đoạn tạo giá trị khác nhau trước khi chuyển giao sản phẩm hoàn chỉnh đến người tiêu dùng cuối cùng. Nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa theo cách tiếp cận toàn cầu cho việc phân tích chuỗi giá trị sản phẩm nho Ninh Thuận. Một chuỗi giá trị hình thành và tồn tại khi tất cả các bên có liên quan trong chuỗi vận hành theo mục tiêu tối đa hóa giá trị sinh ra trong chuỗi (Kaplinsky và Morris, 2001; Jacinto và Pomeroy, 2011). Mỗi thành viên trong bất kỳ chuỗi giá trị nào đều là người mua hàng của người trước và là nhà cung cấp cho người sau, các
  • 42. 20
  • 43. thành viên trong chuỗi có chung một mục đích và cùng nhau làm việc để đạt được mục đích đó. Mỗi thành viên của chuỗi có thể độc lập với nhau, nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành viên góp thêm giá trị tại mắt xích cuối của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự thỏa mãn của khách hàng. 1.2.5. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị Một trong những vai trò lớn nhất của việc xây dựng chuỗi giá trị là nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Kaplinsky và Morris, 2001). Với xu hướng toàn cầu hóa trong cung ứng, sản xuất và phân phối cùng với phân công lao động mạnh mẽ, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu gắn kết giữa các tác nhân là mô hình cạnh tranh nổi bật của nhiều ngành công nghiệp và là chiến lược cạnh tranh sáng tạo của các doanh nghiệp. Phân tích chuỗi giá trị xác định được những tác nhân kinh tế tham gia vào sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng cho một sản phẩm cụ thể. Việc hình thành sơ đồ chuỗi giá trị cho phép dễ dàng đánh giá đặc điểm hoạt động của các tác nhân, qui mô và dòng chảy của sản phẩm, cấu trúc chi phí và lợi nhuận, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn, xác định những điểm yếu và khiếm khuyết trong chuỗi. Phân tích chuỗi giá trị đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sự phân phối lợi ích của các tác nhân kinh tế trong chuỗi. Điều này có thể nhận dạng được những tác nhân nào cần sự thay đổi hay hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực và tạo sự cân bằng hợp lý lợi ích giữa các tác nhân. Điều này là đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng (Jacinto và Pomeroy, 2011). Phân tích chuỗi giá trị được sử dụng để xem xét khả năng nâng cấp chuỗi, bao gồm việc nâng cấp sản phẩm liên quan đến chất lượng, sự đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại, nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh lâu dài cho chuỗi. Khả năng cải tiến chuỗi giá trị dựa vào nhiều yếu tố như sự phân phối lợi ích trong chuỗi, phương cách giao dịch và trao đổi thông tin, rào cản gia nhập ngành, cơ chế quản lý của Nhà nước, những rào cản và tiêu chuẩn trong thương mại, các yếu tố liên quan đến văn hóa và tập quán kinh doanh... Phân tích chuỗi giá trị cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của việc thiết lập cấu
  • 44. trúc mối quan hệ giữa các bên có liên quan, cơ chế phối hợp và vận hành trong chuỗi giá trị. Điều này là quan trọng cho việc hình thành chính sách quản lý để nâng cao vị 21
  • 45. thế cạnh tranh của chuỗi, khắc phục các điểm yếu và tạo nhiều giá trị gia tăng cho ngành (Kaplinsky và Morris, 2001). Với vai trò ưu việt trong cạnh tranh trên toàn cầu từ việc phân tích chuỗi giá trị, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở các quốc gia cho nhiều ngành như: ngành công nghiệp xe hơi (Humphrey và Memedovic, 2003), ngành sản xuất xe đạp (Galvin và Morkel, 2001), ngành công nghệ điện tử (Sturgeon, 2002), ngành trang sức (Gereffi và Memodovic, 2003). Nhóm nghiên cứu VCDWG (Value Chain Dynamics Working Group) ở Trường Đại học Cambridge đã thực hiện nhiều nghiên cứu cho một số ngành ở Mỹ như: ngành công nghiệp truyền thông, ngành dịch vụ điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số. 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liênquan đến đề tài 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài Năm 2009, Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO, 2009) đã có báo cáo tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu về lý thuyết phân tích chuỗi giá trị nhằm thực hiện nghiên cứu ứng dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (UNIDO, 2009). Tuy nhiên, lý thuyết chuỗi giá trị của UNIDO (2009) được tổng hợp chủ yếu dựa trên các nghiên cứu trước đó của Kaplinsky và Morris (2001), Gereffi (1999), Gereffi và Korzeniewicz (1994). UNIDO đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng về phân tích chuỗi giá trị một số sản phẩm nông nghiệp như các sản phẩm ngũ cốc, các sản phẩm dầu từ thực vật, cà phê, ca cao, đường, sữa, thịt động vật, trái cây, trà, rau, mật ong... ở một số quốc gia như Ethiopia, Nicaragua, Ecuador, Ai Cập, Sri Lanka, Indonesia, Việt Nam, một số nước ở Châu Âu... (UNIDO, 2009). Phương pháp tiếp cận cho các nghiên cứu này chủ yếu dựa trên các nội dung phân tích chuỗi giá trị được trình bày trong phần 1.2.4 của đề tài này. Các nghiên cứu cho thấy cấu trúc thị trường các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là đa dạng và khác biệt giữa các quốc gia, có sự khác nhau về phân phối lợi ích, đặc biệt là các chuỗi giá trị chịu tác động khác nhau lớn bởi cơ chế và chính sách từ các Chính phủ. UNIDO (2009) đã báo cáo rằng 98% sản phẩm nông nghiệp từ các nước phát triển được chế biến công nghiệp và thu được 185 USD giá trị gia tăng trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp chế biến, trong khi đó tỷ lệ này tại các nước đang phát triển là 38% tương ứng với giá trị gia tăng là 40 USD trên 1 tấn sản phẩm nông nghiệp. Thêm vào đó, giá trị tổn thất sau thu hoạch ở những nước đang phát triển khoảng 40%, trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển là rất nhỏ. UNIDO
  • 46. 22
  • 47. (2009) kết luận rằng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp ở các nước đang phát triển tạo ra giá trị thấp và nhìn chung đang ở vị thế cạnh tranh bất lợi so với các nước phát triển. Nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản, có một số công trình nghiên cứu của FAO đã được thực hiện. Ngoài những kết quả nghiên cứu của FAO (2006) và De Sival (2011) đã trình bày ở trên, trong khuôn khổ những dự án của FAO, Bjorndal và Gordon (2010) đã tiến hành xây dựng mô hình lý thuyết về biến động giá cả và lợi ích biên giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu đã trình bày khung mô hình sự thay đổi giá cả từ tác nhân này sang các nhân khác tùy thuộc vào độ co dãn của cầu giữa các quốc gia và đặc điểm cạnh tranh ở mỗi thị trường (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền). Tuy nhiên hai tác giả này kết luận rằng cần có những nghiên cứu thực nghiệm nhiều hơn để kiểm định cho các mô hình lý thuyết này (Bjorndal và Gordon, 2010). FAO (2011b) đã trình bày nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm những mặt hàng thủy sản khai thác nội địa của Campuchia. FAO (2011b) lần lượt phân tích các tác nhân trong chuỗi về đặc điểm sản xuất, phương thức giao dịch trao đổi mua bán, từ đó xây dựng một chuỗi giá trị tổng quát cho chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác Campuchia. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định được sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi vì thiếu dữ liệu điều tra thực tế. Trong khuôn khổ dự án AU/NEPAD ở Châu Phi, Hempel (2010) đã có báo cáo phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác ở một số quốc Châu Phi, bao gồm Tanzania, Maroc, Namibia, Uganda, Kenya, Negieria, Ghana. Dựa vào phương pháp phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), Hempel (2010) đã vận dụng mô hình phân tích chuỗi giá trị của FAO (2006) như hình 1.3 để xây dựng sơ đồ chuỗi giá trị cho những sản phẩm được lựa chọn ở các quốc gia này và phân tích mối quan hệ tương tác giữa các tác nhân trong sự vận hành chuỗi giá trị. Nghiên cứu cũng chỉ ra những tác động của các chính sách vĩ mô đến sự vận hành các chuỗi giá trị và những thách thức từ rào cản thương mại đối với việc tạo lập vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường quốc tế. Trung tâm nghiên cứu CGGC (Center on Globalization, Governance and Competitiveness) của Trường Đại học Duck (Mỹ) là một trong những nơi thực hiện khá nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở các quốc gia Châu Mỹ, ví dụ Lowe và Gereffi (2008, 2009) phân tích chuỗi giá trị sản 23
  • 48. phẩm thịt heo và bò, Fernandez-Stark và ctv (2011) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau và trái cây. Năm 2010, Dubay và ctv (2010) đã phân tích chuỗi giá trị sản phẩm tôm biển khai thác của Mexico xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã xác định cấu trúc kênh thị trường từ khâu đầu tiên (người đánh bắt) đến người tiêu dùng cuối cùng bao gồm cả sự phân phối tỷ lệ sản lượng mua bán qua các tác nhân đến người tiêu dùng Mexico và Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 90% tôm khai thác của Mexico được xuất khẩu đến thị trường Mỹ. Phương thức tổ chức và vận hành chuỗi cũng được chú trọng phân tích và đánh giá, và cuối cùng xác định sự phân phối thu nhập và chi phí giữa các tác nhân trong chuỗi (Dubay và ctv, 2010). Mặc dù nghiên cứu của Dubay và cộng sự (2010) không đề cập đến mô hình lý thuyết SCP, nhưng qua kết quả nghiên cứu trình bày ta thấy rằng nghiên cứu này đã tiến hành xác định cấu trúc thị trường của chuỗi giá trị, đánh giá sự vận hành và tổ chức hoạt động mua bán trên thị trường và tính toán lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. 1.3.2. Nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam. Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc. Vì vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm được công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc” (GTZ, 2006a), “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị cá tra và ba sa ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (GTZ, 2009) và một số nghiên cứu khác của GTZ có thể tìm thấy tại trang web Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Đức (http://sme-gtz.org.vn). Phương pháp nghiên cứu phần lớn dựa vào phương pháp tiếp cận của GTZ. Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001). Hầu hết các nghiên cứu đã cung cấp những kết quả và khuyến nghị có giá trị cho các bên có liên quan trong chuỗi giá trị. Ví dụ kết quả phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên kết luận rằng phần lớn rau cải ngọt ở Hưng Yên được nông dân bán trực tiếp cho người bán sỉ tại Hưng Yên, những người bán sỉ này lại bán trực tiếp
  • 49. tại các chợ đầu mối ở Hà Nội cho người bán lẻ và cho những người bán sỉ đến từ các tỉnh khác (GTZ, 2006b). Việc sản xuất còn 24
  • 50. phân tán và còn thiếu sự gắn kết giữa người sản xuất với thị trường. Giá bán rau cải ngọt không ổn định, khi điều kiện sản xuất thuận lợi thì giá bán thấp. Rau cải ngọt Hưng Yên chưa tạo được thương hiệu đối với người bán lẻ và người tiêu dùng Hà Nội mặc dù chiếm thị phần lớn tại thị trường này. Nghiên cứu cũng cho thấy tổng thu nhập/năm từ việc sản xuất rau là tương đối cao. Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi gặp rủi ro cao do chưa nắm được thông tin thị trường và phải chịu cạnh tranh gay gắt (GTZ, 2006b). Nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành dâu tằm tơ tại Quảng Bình cho thấy nhu cầu thị trường nội địa và quốc tế cao nhưng chưa được đáp ứng (Thanh, 2006a). Khối lượng kén tằm sản xuất ra chỉ đáp ứng 30% cho công nghiệp ươm tơ trong nước và áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức hoạt động trên địa bàn nên ngành này có tiềm năng phát triển. Trong chuỗi giá trị sản phẩm tơ tằm, những người tham gia vào nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập ổn định, ngày càng tăng và đóng góp giá trị tăng thêm nhiều nhất trong chuỗi (Thanh, 2006a). GTZ (2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, đặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng thiết lập kênh phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản. Sự hỗ trợ và tích cực tham gia của các ban ngành địa phương đóng vai quan trọng làm nên thành công và sự bền vững của phát triển chuỗi giá trị. Chính phủ Việt Nam quan tâm và đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ can thiệp tạo lập chuỗi giá trị bền vững. Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) cũng có nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ở các tỉnh thành tập trung vào các sản phẩm nông sản như rau củ quả và trái cây. Các phân tích tiến hành xác định cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích các đặc điểm hoạt động sản xuất và mua bán của các tác nhân, sau đó tính toán lợi ích và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Axis Research (2005) báo cáo phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận cho thấy kênh phân phối trong chuỗi giá trị này chủ yếu được cung ứng theo con đường truyền thống đó là: Nông dân → Thương lái → Người bán sỉ → Người bán lẻ → Người tiêu dùng. Báo cáo kết luận người nông dân khá thụ động trong khâu thu hoạch và tiêu thụ.
  • 51. 25
  • 52. Hầu như nông dân bán sản phẩm cho thương lái, một số lượng rất ít hộ tự thu hoạch và bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tỉnh đa số là các thương lái nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các thành phố khác trên cơ sở quen biết và hợp đồng miệng. Chỉ có một vài thương lái lớn mua để xuât khẩu hoặc bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Nông dân trồng nho thu lợi nhuận khá cao nhưng không ổn định và gặp nhiều rủi ro lớn về thời tiết, sâu bệnh và không nắm được thông tin thị trường. Người bán sỉ có quyền lực định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này (Axis Research, 2005). Axis Research (2006) đã phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long nhằm xác định cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích đặc điểm và mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi để từ đó có sự thay đổi và hướng hỗ trợ phù hợp giúp phát triển chuỗi một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương lái là khách hàng quan trọng của nông dân trồng bưởi. Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng như nho và người nông dân trồng bưởi có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản dễ dàng. Đặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ hơn nhu cầu nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng. Đối với những người bán sỉ, họ có thu nhập ổn định và không gặp nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng bưởi Việt Nam không cao. Thuận và Hải (2008) đã vận dụng mô hình SCP kết hợp với cách tiếp cận kênh marketing để nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm heo ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tập trung vào cấu trúc thị trường nội địa, mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian trên thị trường và đánh giá về tính hiệu quả của thị trường dịch vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng người nuôi và thương lái chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo giá trị và đạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, người nuôi phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất. Ngược lại, lò mổ và người bán lẻ chỉ đóng góp một phần nhỏ trong việc tạo ra giá trị, họ thường cạnh tranh nhau về giá nên khả năng đạt lợi nhuận thấp. Trong chuỗi giá trị này, thương lái là tác nhân thu được lợi nhuận cao nhất, kế đến là người nuôi, bán lẻ và lò mổ. Sử dụng phương pháp tương tự như Thuận và Hải (2008), Nam và ctv (2008) đã phân tích cấu trúc của kênh phân phối sản phẩm cam và sự hợp tác giữa các tác nhân trong kênh, đồng thời đánh giá kết quả thực hiện thị trường của
  • 53. 26
  • 54. các kênh phân phối sản phẩm cam, qua đó đề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các chương trình hỗ trợ cho việc tăng tính hiệu quả của cả dây chuyền cung ứng cam ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nam và ctv(2008) kết luận lợi nhuận biên của người bán sỉ địa phương và tại chợ đầu mối là thấp nhất, nhưng tác nhân này buôn bán với số lượng lớn và thời gian quay vòng vốn nhanh nên tổng lợi nhuận thu được lớn nhất trong kênh. Người bán lẻ tuy có lợi nhuận biên cao nhất trong nhóm nhưng vì lượng cam bán ra mỗi ngày rất thấp nên tổng lợi nhuận thấp hơn người bán sỉ. Qua nghiên cứu cũng thấy trong dây chuyền cung cấp cam đang tồn tại nhiều trung gian phân phối với sự bất cân xứng về lợi nhuận và chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi giá trị. Kết luận chương 1. Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết của nghiên cứu như: lý thuyết lợi thế cạnh tranh đã trình bày về khái niệm, mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter, mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter; lý thuyết chuỗi giá trị được tác giả trình bày về khái niệm, các mối liên kết bên trong chuỗi giá trị, khái niệm phân tích chuỗi giá trị, tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị. Trong phân tích chuỗi giá trị nho tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả thực hiện dựa vào mô hình SCP. Bên cạnh đó, trong chương 1, tác giả cũng đã lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chuỗi giá trị. Trong chương 2, tác giả sẽ trình bày phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. 27