SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Download to read offline
NHAØ XUAÁT BAÛN
ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
LÊ THỊ MAI HƯƠNG
ĐÀNG QUANG VẮNG
TRẦN VĂN HÙNG
BÙI TIẾN THỊNH
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN
60
(Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế)
AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM
(Giai đoạn 2000 - 2018)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************
TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG, TS. ĐÀNG QUANG VẮNG,
TS. TRẦN VĂN HÙNG, ThS. BÙI TIẾN THỊNH
AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM
(Giai đoạn 2000 - 2018)
(Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế)
hát hành nội tộc
các Họ Lê Công, Lê Quý
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
An ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối
với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá kinh
tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. Đảm bảo an ninh
tài chính là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính được tiến hành
một cách ổn định, an toàn, vững mạnh. Đối với Việt Nam, một nước đang
chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, thì việc đảm bảo
an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là một trong những điều kiện
tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định (Vũ Đình Anh,
2017). Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và sôi
động, song cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh
tài chính doanh nghiệp và quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng thì những bất ổn của thị trường tài chính thế giới đều
ảnh hưởng trực tiếp việc điều hành tỷ giá, lãi suất, nợ quốc gia, đến dòng
vốn vào/ra cũng như các những rủi ro của các định chế tài chính Việt Nam
trên thị trường tài chính [Nguyễn Thị Mùi, 2015]. Nhiều quốc gia trên thế
giới đã chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống an ninh tài chính. Trong
đó, một số yêu cầu đã được đặt ra gồm: (i) Thể chế tài chính lành mạnh
có cơ chế phối hợp liên ngành, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
trao đổi thông tin; (ii) Trao quyền can thiệp sớm vào các ngân hàng có vấn
đề để ngăn chặn đổ vỡ; (iii) Trao thêm quyền hạn để xử lý, giải quyết dứt
điểm các vấn đề có liên quan; (iv) Thiết kế kế hoạch đảm bảo tiền gửi tốt
- nơi trú ẩn cuối cùng; (v) Có các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Với
sự khác nhau về thể chế và đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia dẫn đến việc
điều hành chính sách tài chính cũng khác nhau. Sau hơn 30 năm cải cách
nền kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hình thành khá đầy
đủ các cấu phần cần thiết, trong đó có các định chế tài chính, công cụ tài
chính và mô hình giám sát. Đây là kết quả đáng ghi nhận của thị trường tài
chính nói riêng và phát triển nền kinh tế thị trường nói chung. Tuy nhiên,
hệ thống tài chính hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như
(i) Thị trường tài chính chưa thiết lập được cơ chế vận hành đầy đủ và hiệu
4
quả; (ii) Giám sát hệ thống tài chính ở Việt Nam còn nhiều hạn chế tồn tại;
(iii) Khả năng ứng phó với các cú sốc của thị trường và điều tiết nguồn
vốn từ bên ngoài vào nền kinh tế còn thấp; (iv) những rủi ro đến ổn định
hệ thống tài chính còn tiềm ẩn. Những vấn đề này đe dọa đến tình hình an
ninh tài chính của quốc gia và mặc dù Việt Nam đã và đang thực hiện chủ
trương hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần nghị quyết số 40/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập
quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 một cách nhất quán. Quá
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến đến tình
hình an ninh tài chính và tăng trưởng kinh tế trên cả yếu tố tích cực lẫn tiêu
cực và điều đó làm cho công tác đảm bảo an ninh tài chính càng trở nên
khó khăn hơn. Thông qua việc giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện này mà cụ thể phân tích tình hình an
ninh tài chính vĩ mô dựa trên các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho giai đoạn
2000 - 2018. Điều này giúp cho cơ quan liên quan có cái nhìn đúng về tình
hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có biện pháp
ứng phó góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia nói chung và phát
triển kinh tế nói riêng. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc
nội dung An ninh tài chính Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 và rất mong
nhận được những đóng góp ý kiến của Quý độc giả. Mọi trao đổi vui lòng
liên hệ: huongltm@hcmute.edu.vn; vangdq@hcmute.edu.vn.
Chủ biên
TS. Lê Thị Mai Hương
TS. Đàng Quang Vắng
5
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 3
MỤC LỤC................................................................................................. 5
Chương 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU.................................................................. 7
1.1. 	MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN......................................... 7
	 1.1.1. Khái niệm an ninh tài chính..................................................... 7
	 1.1.2. Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính.
...................................... 8
1.2. 	VAI TRÒ CỦAAN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
	 TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI................................................................ 8
1.3. 	THÁCH THỨC CỦAAN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU
	 VỰC VÀ THẾ GIỚI TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
	 NGHỆ 4.0......................................................................................... 10
1.4. 	ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ YÊU
	 CẦU AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
	 ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
	 VIỆT NAM...................................................................................... 11
	 1.4.1. Đặc trưng của nền tài chính Việt Nam................................... 11
	 1.4.2. Yêu cầu an ninh tài chính đối với nền kinh tế định hướng
	 thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........................................... 14
1.5. 	CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN................. 20
	 1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước.................................................... 20
	 1.5.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................... 23
1.6. 	CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI
	 CHÍNH VĨ MÔ CỦA MỘT QUỐC GIA......................................... 24
Chương 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH
TÀI CHÍNH............................................................................................ 26
2.1. 	KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA
	 MỘT QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI............................................... 26
2.2. 	BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI
	 CHÍNH CHO VIỆT NAM.............................................................. 39
6
Chương 3: MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM.
.................................................. 41
3.1.	 MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN TRÊN
THẾ GIỚI.
........................................................................................ 41
	 3.1.1. Mô hình giám sát thể chế....................................................... 41
	 3.1.2. Mô hình giám sát chức năng.................................................. 43
	 3.1.3. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh................................................. 46
	 3.1.4. Mô hình giám sát hợp nhất..................................................... 48
3.2. 	MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM....................... 51
Chương 4: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000 - 2018....................................................................... 54
4.1.	 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH VĨ MÔ Ở
	 VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU.................................................. 54
	 4.1.1. Sức mạnh và hoạt động kinh tế.............................................. 54
	 4.1.2. Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách......................... 67
	 4.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng đến bên ngoài.......... 75
	 4.1.4. Hoạt động phát triển tài chính................................................ 80
4.2. 	MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM QUA
	 CÁC THỜI KỲ................................................................................ 84
4.3. 	NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM
	 TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH....................... 91
	 4.3.1. Thuận lợi................................................................................ 91
	 4.3.2. Khó khăn................................................................................ 92
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN NINH TÀI
CHÍNH Ở VIỆT NAM.
.......................................................................... 95
5.1. 	QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
	 NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG AN
	 NINH TÀI CHÍNH.
.......................................................................... 95
5.2. 	ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT
	 ĐỘNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM......... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 106
7
Chương 1:
KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm an ninh tài chính
Theo Koval (2013), an ninh tài chính là một thành phần của an ninh
kinh tế và bao hàm các mối quan hệ tài chính của các thực thể kinh tế (hộ
gia đình, công ty, Nhà nước, vùng, khu vực) và phản ánh sự vắng mặt của
các mối đe dọa thực sự (khả năng chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn) trong
quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm trong nước ở các mức
độ khác nhau: vi mô, trung gian và vĩ mô.
Pochenchuk (2014) cho rằng về bản chất, an ninh tài chính không chỉ
bao gồm ổn định tài chính bởi vì khái niệm này chưa bao hàm tình trạng tài
chính công của chính phủ. Tác giả kết luận khi xem xét an ninh tài chính
của một quốc gia cần phải xét đến ổn định tài chính, ổn định tiền tệ và tính
bền vững của nền tài chính công.
Còn theo Trần Thọ Đạt (2015), an ninh tài chính trong bài viết được
hiểu là trạng thái ổn định tài chính và khả năng nhận diện/kiểm soát hữu
hiệu các cú sốc. Đây là trạng thái mà hệ thống tài chính có thể thực hiện
được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bền vững.
Trong trường hợp có những cú sốc thì hệ thống tài chính vẫn có khả năng
hấp thụ, phản ứng, và phục hồi để vẫn có thể thực hiện chức năng của mình
mà không bị gián đoạn.
Vũ Đình Anh (2017) cho an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản
để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn và vững mạnh.
Như vậy an ninh tài chính được hiểu là tình trạng nền kinh tế nói
chung ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
8
1.1.2. Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính
Theo Lê Thị Thùy Vân (2017), đảm bảo an ninh tài chính của thị
trường tài chính được hiểu là việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh
tài chính trong quá trình vận hành của thị trường và hoạt động của các
định chế tài chính, trên cơ sở đó, giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị
trường và hệ thống tài chính.
Vũ Đình Anh (2017) cho rằng đảm bảo an ninh tài chính đối với hoạt
động của các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng nói riêng
là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của chúng luôn luôn ổn
định, an toàn, vững mạnh và không lâm vào khủng hoảng.
Như vậy, đảm bảo an ninh tài chính là việc sử dụng các biện pháp
giúp cho hệ thống tài chính luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không
rơi vào khủng hoảng.
1.2. VAI TRÒ CỦA AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Hệ thống tài chính được ổn định, an toàn và vững mạnh sẽ có
những đóng góp cụ thể cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung
như sau:
An ninh tài chính có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả:
đây là mục tiêu chính của ngân hàng trung ương. Ổn định giá cả giúp cho
Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có
hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp
cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi
nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản
xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội.
An ninh tài chính có vai trò quan trọng trong việc ổn định tài chính:
Ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và
người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các
chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực
để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú
sốc và rủi ro hệ thống. Một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt
9
động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ
các cú sốc, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó
tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng
hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các
thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống
tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống.
Ngoài ra, ổn định tài chính đóng vai trò quan trọng bởi nó phản ánh một
hệ thống tài chính lành mạnh, từ đó tạo niềm tin vào hệ thống tài chính và
giúp ngăn ngừa các hiện tượng hỗn loạn của thị trường (tình trạng mất khả
năng thanh toán, phá sản hay vỡ nợ của các ngân hàng và các định chế tài
chính khác), qua đó giảm thiểu những tác động tiêu cực đến an toàn vĩ mô
của nền kinh tế.
An ninh tài chính góp phần lành mạnh hóa các định chế tài chính:điều
này được thể hiện thông qua hoạt động lành mạnh của 3 thị trường ngân
hàng, chứng khoán, bảo hiểm đều có mức tăng trưởng khá và lành mạnh
hơn. Lành mạnh các thị trường tài chính góp phần (1) Giảm thiểu chi phí
các giao dịch thông qua các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng
của hệ thống tài chính, đã giúp những người tiết kiệm và những người đầu
tư giảm các chi phí giao dịch như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao
dịch, chi phí do quy mô, chi phí hiểu biết; (2) Giảm thiểu rủi ro cho nhà
đầu tư, điều này được thể hiện rõ qua các loại hình định chế tài chính rất đa
dạng. Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính cung ứng cũng rất
phong phú và đa dạng. Chính điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà
đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, các định chế tài chính
còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính
chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính; (3) Tạo lập cơ chế thanh
toán: Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trò cung cấp những phương
thức và phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại.
Sự phát triển của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không
dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh
chóng và hiệu quả hơn
An ninh tài chính góp phần đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị
trường tài chính: Thị trường tài chính lành mạnh sẽ góp phần quan trọng
10
đối với tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ thông qua việc luân chuyển vốn
thông suốt của khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực phân bổ vốn
hiệu quả vào các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, hỗ trợ khu vực tư nhân - động lực chính
của tăng trưởng.
Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững: khi hệ thống tài chính
ổn định, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị
trường bảo hiểm sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết
kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh là
nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, góp phần
thực hiện tốt các chiến lược, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng
suất, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế, sẽ góp phần hỗ trợ phát triển
kinh tế bền vững .
1.3. THÁCH THỨC CỦA AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU
VỰC VÀ THẾ GIỚI TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
4.0
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dự kiến sẽ đem lại nhiều lợi ích làm
thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại toàn cầu thông qua việc sử
dụng công nghệ để dần thay thế con người. Đây là công nghệ ngày càng
tiên tiến, hiện đại sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản
trị của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Đối với ngành ngân hàng
cũng không loại trừ, sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo điều
kiện cho ngành phát triển mạnh trong tương lai thông qua sử dụng công
nghệ tài chính (Fintech) thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài
chính ngày một đa dạng, hiện đại và linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển
ngày càng đa dạng và hiện đại của các doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Từ đó, góp phần tăng cường hội nhập tài chính giữa các quốc gia trong khu
vực và thế giới, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế vĩ mô của các
quốc gia. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều
cơ hội và lợi ích đối với sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia, khu
vực và thế giới, song hệ thống tài chính của khu vực và thế giới sẽ phải
đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, cụ thể là tính ổn định hay an ninh
11
của toàn hệ thống tài chính. An ninh của hệ thống tài chính toàn thế giới
đang đứng trước nhiều thách thức trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà
cụ thể là cuộc cách mạng công nghệ tài chính đã và đang diễn ra như hiện
nay. Thách thức của an ninh tài chính ngày càng to lớn đối với khu vực và
toàn cầu. Bởi lẽ (i) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì
những bất ổn của thị trường tài chính thế giới như khủng hoảng tài chính,
bất ổn giá cả, bất ổn tỷ giá đều ảnh hưởng đến việc điều hành của hệ thống
tài chính toàn cầu như việc điều hành tỷ giá, lãi suất, nợ quốc gia, quản
lý dòng vốn vào, dòng vốn ra, quản lý nợ… đều gây tác động tiêu cực và
tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với tình hình an ninh tài chính; (ii) Khi công nghệ
tài chính phát triển mạnh thì an ninh dữ liệu là vấn đề được quan tâm nhất
hiện nay. Điều này được thể hiện thông qua việc các công ty Fintech và
các tổ chức tài chính chia sẻ dữ liệu và thông tin, điều này sẽ tạo rủi ro về
tính bảo mật về quyền riêng tư và sở hữu dữ liệu của khách hàng. Bên cạnh
đó, cơ sở hạ tầng của các quốc gia và khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự phát triển nhanh của công nghệ tài chính, nhất là công nghệ bảo mật
thông tin và dữ liệu; (iii) Khi cách mạng công nghệ phát triển, công nghệ
tài chính phát triển sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm mới, giải pháp tài chính
công nghệ mới. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa
các công ty Fintech và các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính; (iv)
Các quốc gia và khu vực chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ và toàn diện
để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của các sản phẩm,
dịch vụ và công nghệ tài chính. Việc giám sát hệ thống tài chính chưa được
chuẩn bị một cách kịp thời, đầy đủ trong bối cảnh công nghệ tài chính phát
triển mạnh.
1.4. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU
AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG
THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.4.1. Đặc trưng của nền tài chính Việt Nam
Trước năm 1986 hệ thống tài chính Việt Nam mà đặc trưng chủ yếu
là hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức
năng của NHTW và NHTM. Hệ thống NHNN Việt Nam thực hiện nhiệm
vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, hoạt động như một công cụ ngân
12
sách, chưa thực việc hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc của thị
trường. Kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế vào năm 1986 từ
cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống tài
chính Việt Nam cũng được đặt ra yêu cầu cải cách và có sự đổi mới tương
thích cùng với quá trình cải cách của nền kinh tế. Cụ thể là hệ thống tài
chính Việt Nam thực hiện việc tái cơ cấu mà trọng tâm là hệ thống ngân
hàng. Ngân hàng hai cấp đã được hình thành và có sự tách bạch rõ chức
năng của NHTW và NHTM. Kể từ đây, các tổ chức tín dụng có điều kiện
và phát triển nhanh về số lượng. Theo số liệu công bố của ngân hàng nhà
nước tính đến 30/6/2019 cả nước có 49 ngân hàng, 26 tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô, 1183 quỹ tín dụng nhân dân, 49 chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 50 văn phòng đại diện các
tổ chức tín dụng nước ngoài. Trong đó, các điểm giao dịch ngân hàng vẫn
được mở rộng trong những năm vừa qua nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch
của khách hàng. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chi phối 90,7% thị phần
tín dụng của toàn hệ thống và tài sản có chiếm 88,92% toàn hệ thống. Với
nhiều loại hình tổ chức tín dụng với nhiều quy mô đã đáp ứng nhu cầu
đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu, nhiều
ngành nghề và nhiều đối tượng phục vụ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá
trình phát triển của hệ thống ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và
kém hiệu quả, mức độ an toàn thấp. Điều này có thể kể đến như việc mở
rộng phạm vi hoạt động vượt quá khả năng tài chính và khả năng quản lý
của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nhanh, thiếu sự an toàn và bền vững,
cơ cấu nguồn vốn không ổn định.
Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam còn được
đặc trưng bởi sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường bảo
hiểm. Đối với thị trường chứng khoán nếu không tính đến giai đoạn chuẩn
bị thì sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu
kể từ khi chính thức khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh vào năm 2000, góp phần vào sự phát triển chung của hệ
thống tài chính Việt Nam trong việc huy động vốn trung và dài hạn phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội và là kênh đầu tư tài chính cho các nhà đầu
tư. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện việc điều hành chính sách tài chính
13
quốc gia thông qua thị trường chứng khoán mà cụ thể thực hiện việc cân
đối ngân sách nhà nước bằng cách phát hành các loại hình trái phiếu chính
phủ. Nhìn chung, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới
sự quản lý và điều phối trực tiếp của Nhà nước thông qua việc hình thành
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trực tiếp quản lý và điều hành thị trường
chứng khoán Việt Nam, trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu của
Nhà nước. Điều này phản ánh nét đặc trưng và phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của Việt Nam.
Đối với thị trường bảo hiểm: trước năm 1986, thị trường bảo hiểm
Việt Nam chỉ có duy nhất doanh nghiệp bảo hiểm Bảo Việt thuộc sở hữu
Nhà nước. Đến năm 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 100/NĐ-CP
ngày 18/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm. Việc
ra đời của nghị định này đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và
phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam theo hướng đa dạng với nhiều
chủ thể tham gia và phạm vi hoạt động được mở rộng, thực hiện cho tất
cả 7 nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, 11 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và
nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Đến hết năm 2018, tổng số sản phẩm bảo
hiểm trên thị trường lên tới gần 1.300 sản phẩm; trong đó có trên 850 sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đáp ứng
nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, góp phần cho chính
sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thị trường bảo
hiểm Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế và cần được khắc phục để
đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Những hạn
chế có thể kể đến là (i) Quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn
nhỏ so với thị trường bảo hiểm các nước và chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có. Cụ thể doanh thu phí bảo hiểm trên GDP của thị trường bảo
hiểm Việt Nam năm 2018 đạt 2,9% trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm
trung bình của khu vực ASEAN là 3,55%, của châu Á là 5,37% và của thể
giới là 6,3%; (ii) Sự cạnh tranh kém lành mạnh của các doanh nghiệp bảo
hiểm trong nước. Trong thời gian vừa qua, số lượng và các loại hình doanh
nghiệp bảo hiểm gia tăng khá nhanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu
lành mạnh, làm gia tăng nguy cơ đối với thị trường bảo hiểm và toàn hệ
thống tài chính nói chung; (iii) Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
14
chưa được hoàn thiện đầy đủ. Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành
năm 2000 chưa đáp ứng đầy đủ những thay đổi của thị trường bảo hiểm
hiện nay, một số quy định về kinh doanh bảo hiểm chưa đồng bộ; (iv) Cơ
chế quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm chưa theo kịp và chưa đáp ứng
được xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm hiện nay.
Nhìn chung, hệ thống tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua đã
có sự phát triển nhanh và có nhiều kết quả đáng ghi nhận trên cả ba lĩnh
vực chính: thị trường tiền tệ cụ thể là sự phát triển của hệ thống ngân, thị
trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Nhà nước thể hiện vai trò
quản lý chủ đạo, là cơ quan chủ quản của hệ thống tài chính nước ta. Tuy
nhiên, trong quá trình phát triển đó hệ thống tài chính nước ta vẫn còn
nhiều hạn chế, đó là sự bất hợp lý về cấu trúc và quy mô thể hiện thông qua
việc hình thành quá nhiều các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán,
các công ty bảo hiểm có quy mô nhỏ, doanh thu thấp, việc phân bổ các
định chế tài chính không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị
dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn thu hút và phân bổ giữa các khu vực,
các địa phương. Ngoài ra cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính
Việt Nam còn hạn hẹp, chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và phát triển
của hệ thống tài chính; Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng
bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống tài chính phát triển.
1.4.2. Yêu cầu an ninh tài chính đối với nền kinh tế định hướng
thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
An ninh tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam được thể hiện trên ba
lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế: thị trường chứng khoán, thị trường bảo
hiểm và thị trường tiền tệ.
Đối với thị trường chứng khoán
Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến hết năm 2018,
thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hoạt động bao gồm 697 doanh
nghiệp niêm yết; 374 công ty giao dịch trên UPCoM, giá trị vốn hóa đạt
3,87 triệu tỷ đồng, tương đương 42,3% GDP của năm. Riêng thị trường
trái phiếu Việt Nam, dư nợ trái phiếu đạt 24% GDP. Thị trường chứng
khoán Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền
15
kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Nam Á và ngày càng khẳng định là kênh
huy động vốn quan trọng của Chính phủ. Các tổ chức tham gia thị trường
tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là các công ty chứng khoán, chất lượng,
tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động từng bước được cải thiện. Tuy
nhiên, khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của
thị trường, một số cơ chế chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao
dịch, cung cầu về hàng hóa luôn mất cân đối, ảnh hưởng đến tính thanh
khoản của chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc cao, hoạt động
theo nguyên tắc thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến
giao dịch, phát hành chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế
đấu thầu... lại chưa tuân theo nguyên tắc thị trường. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK, mà còn tạo ra một số rủi ro
tiềm ẩn đáng lo ngại. Ngoài ra, sự phát triển của loại hình trái phiếu doanh
nghiệp chưa lớn mạnh, chưa cung ứng đủ nguồn vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế. Do đó, nguồn vốn này chủ yếu vẫn còn do các NHTM cung
ứng (chiếm 86%).Trong khi đó, trên 80% vốn huy động của các NHTM
là không kỳ hạn và ngắn hạn. Các NHTM sử dụng sử dụng 60% vốn ngắn
hạn để cho vay trung, dài hạn (đến hết ngày 31/12/2016, sau đó điều chỉnh
giảm theo lộ trình) và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với
nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%,
của NHTM nhà nước từ 15% lên 25%. Hoạt động này không chỉ gây rủi ro
lớn cho nền kinh tế và cho hệ thống tài chính nói chung mà còn rủi ro cho
cả TTCK và các NHTM. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan quản
lý trong việc quản lý, định hướng, giám sát thị trường chứng khoán chưa
hiệu quả.Thị trường tài chính bị phân khúc, thiếu sự minh bạch trong quản
trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở
tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được truyền thông một
cách chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm
lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn...
Đối với thị trường bảo hiểm
Mức độ thâm nhập của bảo hiểm hiện nay ở nước ta mới chỉ đạt
2,44% so với GDP, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN
(3,55%), châu Á (5,37%) và mức trung bình thế giới (6,3%). Đặc biệt,
16
một số lĩnh vực như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm
xuất nhập khẩu, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe... tiềm năng của thị
trường vẫn chưa được khai thác hết [Phùng Ngọc Khánh, 2018]. Mặc dù
đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô của thị trường bảo hiểm vẫn còn
nhỏ. Nguyên nhân có thể kể đến đó là hệ thống pháp luật kinh doanh bảo
hiểm vẫn còn chưa phù hợp với pháp luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật
Các tổ chức tín dụng…; Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Phòng cháy,
chữa cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận thông tin nhằm kiểm
soát tình trạng trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, một số chính sách về quản lý
tài chính, thuế, đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp mua
bảo hiểm nhóm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí cho người lao động;
chưa có ưu đãi doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng kinh doanh tại các vùng
sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh - xã hội; Thị
trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu
hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chia sẻ thông tin phòng chống trục lợi bảo
hiểm, làm giảm năng lực cạnh tranh và gây rủi ro cho thị trường.
Đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng
Thị trường tiền tệ - ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về
quy mô, ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc điều
hòa vốn của hệ thống ngân hàng; thị trường tín dụng - ngân hàng có sự
tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, với tỷ lệ dư nợ tín dụng ngân hàng/GDP
tăng vượt mức trên 110% GDP vào năm 2016 và tiếp tục là thị trường chủ
đạo trong một hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng như Việt Nam. Dư
nợ tín dụng ngân hàng khu vực tư nhân tăng trên 7 lần trong giai đoạn
2007-2016 và là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Điểm nổi bật
của hệ thống TCTD Việt Nam là 4 NHTM lớn (VCB, BIDV, Vietinbank,
Agribank) chiếm trên 50% tổng dư nợ tín dụng, khoảng 45% tổng tài sản
và nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống TCTD Việt Nam. Mặc dù
vậy, nếu so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường tiền tệ - ngân
hàng của Việt Nam còn nhỏ. Tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP của Việt thấp
hơn Malaysia và Singapore ở mức 20 - 30 điểm phần trăm, cách biệt so
với mức chỉ 36,5% của Indonesia. Về chỉ tiêu số lượng máy ATM/100.000
người lớn cho thấy, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ - ngân hàng ở Việt
17
Nam tương đối thấp (24 máy ATM/100.000 người lớn) so với các nước
trong khu vực (59 ở Singapore; 52 ở Malaysia và 50 ở Indonesia). Cụ thể
được trình bày ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.1: Quy mô thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam so với các
nước trong khu vực
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu WB)
	 Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước
trong khu vực. Cách tính nợ xấu của Việt Nam chưa theo đúng chuẩn
mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với thị trường tiền
tệ - ngân hàng. Với cách tính thông thường luôn cho thấy số nợ báo
cáo của các NHTM thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này
đặt ra thách thức trong việc hoàn thiện cách tính nợ xấu của Việt Nam
theo đúng chuẩn mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với
an toàn tín dụng.
Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Việt Nam so với các nước (%)
Năm
Việt
Nam
Singapore Malaysia
Thái
Lan
Philippin Indonesia
Trung
Quốc
Nhật
Bản
2010 2,1 1,4 3,4 3,9 3,4 2,5 1,1 2,5
2011 2,8 1,1 2,7 2,9 2,6 2,1 1,0 2,4
18
Năm
Việt
Nam
Singapore Malaysia
Thái
Lan
Philippin Indonesia
Trung
Quốc
Nhật
Bản
2012 3,4 1,0 2,0 2,4 2,2 1,8 1,0 2,4
2013 3,1 0,9 1,8 2,3 2,4 1,7 1,0 2,3
2014 2,9 0,8 1,6 2,3 2,0 2,1 1,1 1,9
2015 2,52 0,9 1,6 2,7 1,9 2,4 1,7 1,6
2016 2,58 1,1 1,7 2,9 2,0 3,0 1,7 1,5
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu FSIs, tháng 9/2016) trích theo Lê Thị Thùy Vân
Ngoài ra, thị trường tiền tệ ngân hàng còn nhiều bất ổn phải kể đến
như hoạt động giám sát hiện nay vẫn chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ,
nội dung giám sát chưa toàn diện, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ
cho giám sát dựa trên rủi ro. Các tổ chức tín dụng và toàn hệ thống chưa
chú trọng vận dụng các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm
định rủi ro nên hiệu quả của công tác đánh giá và cảnh báo rủi chưa cao,
chưa phát hiện kịp thời các rủi ro trọng yếu và chưa thực sự đóng góp tích
cực trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động của hệ thống.
Từ tình hình thực trạng an ninh tài chính trên ba lĩnh vực thị trường
chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính nêu trên cho thấy
tình hình an ninh tài chính nói chung ở Việt Nam vẫn chưa được đảm
bảo. Đối với thị trường chứng khoán, nhiều hoạt động chưa tuân thủ theo
nguyên tắc của thị trường nên dẫn đến hoạt động của thị trường này còn
tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đối với thị trường bảo hiểm vẫn còn tồn tại rủi
ro do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đơn vị tham gia thị trường.
Riêng thị trường tiền tệ - ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong
các hoạt động tín dụng, mà cụ thể là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, hoạt động
giám sát tài chính tiền tệ chưa hiệu quả nên chưa đóng góp nhiều cho công
tác đảm bảo an ninh, an toàn tài chính của toàn hệ thống.
Nhìn chung, Việt Nam đã hoạch định chiến lược tài chính đến năm
2020 với các chỉ tiêu đảm bảo an ninh, an toàn tài chính đến năm 2020 và
19
sau 2020 đã được nêu cụ thể trong Chiến lược và một số chỉ tiêu đã được
lược trích qua bảng 1. Tuy nhiên, thực tế qua giai đoạn 2011-2015 cho thấy
các chỉ tiêu về phát triển, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính ở Việt Nam
vẫn chưa đạt được như kế hoạch đã nêu. Cụ thể thu ngân sách từ phí, lệ phí
đạt 21%; Tỷ lệ thu nội địa đạt 68% và tỷ lệ bội chi ngân sách đạt 5% GDP,
cao hơn mức kế hoạch đã đề ra là dưới 4,5% GDP.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phát triển, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính
của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
TT Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 Sau 2020
1 Thu ngân sách từ phí, lệ phí 22-23%GDP 21-22% GDP
2
Tỷ lệ thu nội địa (không kể
dầu thô) trong tổng thu ngân
sách
>70% (2015) >80% (2020)
3 Tỷ lệ bội chi ngân sách
Dưới 4,5%
GDP (2015,
tính cả TPCP)
Khoảng 4%
GDP
Bình quân giai
đoạn khoảng 3%
GDP
4 Dư nợ công < 65% (2015)
< 65%
(2020)
< 60% (2030)
5 Dư nợ chính phủ < 55% (2015)
< 55%
(2020)
< 50% (2030)
6 Dư nợ nước ngoài quốc gia < 55% (2015)
< 50%
(2020)
< 45% (2030)
(Nguồn: Chiến lược tài chính đến năm 2020, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược nợ công, nợ nước ngoài
đến năm 2020, tầm nhìn 2030)
Như vậy, tình hình an ninh tài chính ở nước ta vẫn chưa được đảm
bảo, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung. Nguyên
nhân có thể kể đến như sau:
Trong thời gian qua sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới cũng
như tác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị trường tài chính
tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh và gây tiềm ẩn, rủi ro rất lớn
20
trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế
trong nước cũng còn khó khăn và chất lượng kinh tế cũng tăng trưởng chưa
cao, nợ công tăng nhanh.
Thị trường vốn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền
kinh tế nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh tài trợ chủ yếu cho đầu tư
và phát triển. Chính vì vậy, rủi ro chính của hệ thống tài chính chính là
rủi ro của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của
chúng ta trong nhiều năm vẫn phụ thuộc vào đầu tư theo chiều rộng và
sử dụng vốn vay nên nợ xấu của nền kinh tế chủ yếu là nợ xấu của hệ
thống ngân hàng.
Năng lực quản trị rủi ro của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt, tính tuân thủ các quy chế
chưa cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ cận tín dụng ngân
hàng chưa được quan tâm, cho nên dẫn đến những rủi ro trong việc cho
vay. Công tác thanh tra giám sát của NHNN còn hạn chế và chưa hoàn
toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính trong tình
hình mới.
Từ việc phân tích thực trạng an ninh tài chính nêu trên, cho thấy việc
đảm bảo an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực sự cấp
thiết, góp phần giúp hệ thống tài chính phát triển vững mạnh và an toàn.
1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước
IMF (1998) đưa ra chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vĩ mô của một
quốc gia theo 2 khía cạnh, 4 yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể 2 khía cạnh
là “sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách; và đánh giá khu vực tài
chính”; 4 yếu tố chính là sức mạnh và hoạt động kinh tế, năng lực hành
chính và hiệu quả chính sách, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng
của bên ngoài, hoạt động và phát triển tài chính. 19 chỉ tiêu bao gồm: GDP
thực/đầu người, quy mô kinh tế và mức độ phát triển (GDP thực và tốc độ
tăng trưởng kinh tế, triển vọng tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng của
GDP bình quân đầu người, ổn định kinh tế (biến động của GDP bình quân
21
đầu người và tỷ lệ thất nghiệp), hiệu quả của chính sách tài khóa (tỷ lệ thay
đổi nợ chính phủ/GDP), mức nợ chính phủ (gánh nặng nợ của chính phủ/
GDP), chi phí tài chính (chi phí nợ của chính phủ), khả năng chi trả nợ
(nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu), rủi ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP),
sự phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP), thu và chi tài
khóa (thâm hụt ngân sách/GDP), lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ (CPI).
Grib (2015) nêu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính ở Krasnoyarsk
Territory (Krai) bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu với 12 tiêu chí đo lường cụ thể
và đơn vị đo lường cũng như ngưỡng giá trị của từng tiêu chí. Cụ thể (i)
nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định ngân sách và an ninh thuế khu vực
bao gồm các chỉ tiêu như: tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công, tỷ lệ
tăng trưởng, tổng số tiền thuế, tỷ lệ tiền được hỗ trợ từ tiền thuế quốc gia;
(ii) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định an ninh tài chính của khu vực bao
gồm: tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn, tỷ số đổi mới của tài sản cố định, tỷ
lệ tăng trưởng thu nhập với tốc độ tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng, Tỷ lệ
giá trị thị trường của tài sản so với thu nhập trung bình hàng năm của gia
đình v.v.. Từ các chỉ tiêu này, tác giả làm cơ sở cho đánh giá thực trạng an
ninh tài chính ở Krai.
Chen.X (2015) đánh giá an ninh tài chính ở Trung Quốc dựa vào
phân tích và điều tra sức mạnh và hoạt động kinh tế trong và ngoài nước,
cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài, năng lực hành chính
của chính phủ, chính sách tài khóa, chính sách tài chính, hoạt động tài
chính và mức độ phát triển, khả năng kiểm soát tài chính.
IMF (2017) nêu Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness
Indicators: FSIs) để đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia. Bộ
chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: (i) 25 chỉ số phản ánh tình
hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ
số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ
chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực
tổ chức phi tài chính; (iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia
đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ
số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.
22
Bảng 1.3: Các nghiên cứu về an ninh tài chính trên thế giới
Tác giả Biến kết
quả
Biến giải thích Phương pháp Địa bàn
Grib
(2015)
An ninh tài
chính vĩ mô
- Các yếu tố quyết định ngân sách và
an ninh thuế.
- Các yếu tố quyết định an ninh tài
chính
Thống kê mô tả Krai
IMF
(1998)
An ninh tài
chính vĩ mô
Sức mạnh kinh tế và môi trường
chính sách.
Đánh giá khu vực tài chính
Thống kê mô tả,
đánh giá dựa trên
các chỉ tiêu
Quốc gia
Chen, X
(2015)
An ninh tài
chính quốc
gia
Sức mạnh và hoạt động kinh tế trong
và ngoài nước, cán cân thanh toán
quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài,
năng lực hành chính của chính phủ,
chính sách tài khóa, chính sách tài
chính, hoạt động tài chính và mức
độ phát triển, khả năng kiểm soát tài
chính
Thống kê mô tả,
đánh giá an ninh
tài chính dựa trên
các chỉ tiêu
Trung
Quốc
IMF
(2017)
Thị trường
tài chính
lành mạnh
(i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài
chính của khu vực tổ chức nhận
tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ
số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản
ánh tình hình tài chính của khu vực
tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số
phản ánh tình hình tài chính của khu
vực tổ chức phi tài chính; (iv) 2 chỉ
số phản ánh tài chính của khu vực hộ
gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình
hình thanh khoản của thị trường; (vi)
4 chỉ số phản ánh tình hình của thị
trường bất động sản
Thống kê mô tả
dựa trên bộ chỉ
số lành mạnh tài
chính
Quốc gia
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
23
1.5.2. Các nghiên cứu trong nước
Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014) phân tích tác động của quốc tế
hóa đồng nhân dân tệ và khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với an ninh
tài chính Việt Nam; Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu
đến tăng trưởng GDP, tác động đến lạm phát, nợ xấu. Qua đó nghiên cứu
nêu các giải pháp ứng phó với quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và
các giải pháp phát triển thị trường tài chính lành mạnh.
Trần Thọ Đạt (2015) đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam
giai đoạn 2006-2014 trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô,
nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu
Tăng trưởng kinh tế, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, thâm hụt
ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, nợ công, lạm phát. Trên góc độ vi mô,
nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu
An toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ tiêu về sinh lời.
	 Lê Thị Thùy Vân (2017) nêu việc đảm bảo an toàn tài chính trên
thị trường tài chính được thực hiện thông qua các tiêu chí giám sát an toàn
tài chính trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị
trường bảo hiểm, từ đó nghiên cứu nêu những thách thức trong việc đảm
bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính và giải pháp đảm bảo an ninh
thị trường tài chính.
	 Nguyễn Thị Ngọc Loan (2019) nêu các rủi ro tài chính doanh
nghiệp phải đối mặt bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cổ phiếu… Đồng
thời nêu các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp và nêu
kinh nghiệm chống khủng hoảng tài chính doanh nghiệp với các giải pháp
vĩ mô và giải pháp vi mô.
24
Bảng 1.4: Các nghiên cứu về an ninh tài chính ở Việt Nam
Tác giả
Biến
kết quả
Biến giải thích
Phương
pháp
Địa
bàn
Võ Trí
Thành, Lê
Xuân Sang
(2014)
An ninh tài
chính
Tăng trưởng GDP, lạm phát, nợ
xấu
Thống kê
mô tả
Việt
Nam
Trần Thọ
Đạt (2015)
An ninh tài
chính
Chỉ tiêu vĩ mô:
Tăng trưởng kinh tế, thâm hụt cán
cân vãng lai, dự trữ ngoại hối,
thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ
nước ngoài, nợ công, lạm phát.
Chỉ tiêu vi mô và vi mô cộng gộp:
An toàn vốn, chất lượng tài sản,
chỉ tiêu về sinh lời
Thống kê
mô tả
Việt
Nam
Lê Thị Thùy
Vân (2017)
Đảm bảo
an ninh tài
chính
Các tiêu chí giám sát an toàn tài
chính trên thị trường tiền tệ - ngân
hàng, thị trường chứng khoán và
thị trường bảo hiểm.
Thống kê
mô tả
Việt
Nam
Nguyễn Thị
Ngọc Loan
(2019)
Nhận diện rủi
ro tài chính
và ổn định an
ninh tài chính
doanh nghiệp
Các rủi ro tài chính doanh nghiệp,
nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài
chính doanh nghiệp
Phân tích,
đánh giá
Doanh
nghiệp
Việt
Nam
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH
VĨ MÔ CỦA MỘT QUỐC GIA
Từ các nghiên cứu của IMF (1998), Grib (2015), Chen (2015), Trần
Thọ Đạt (2016), Lê Thị Thùy Vân (2017)… Các chỉ số được sử dụng để
đánh giá an ninh tài chính ở cấp độ vĩ mô được chia thành 2 khía cạnh, 4
yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể:
Hai khía cạnh chính bao gồm: (1) sức mạnh hoạt động của nền kinh
tế và môi trường chính sách và (2) đánh giá khu vực tài chính.
(1)	 Sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách: đánh giá sức mạnh
và hoạt động kinh tế quốc gia, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng
25
bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, các chính sách tài chính và
chính sách tiền tệ.
(2)	 Đánh giá khu vực tài chính: đánh giá về hoạt động tài chính, mức
độ phát triển tài chính, quyền kiểm soát tài chính và sự ổn định về tài chính.
Bốn yếu tố chính bao gồm:
(1)	 Sức mạnh và hoạt động kinh tế bao gồm: mức độ giàu có của
người dân (GDP thực trên đầu người), quy mô kinh tế và mức độ phát triển
(GDP thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế), triển vọng tăng trưởng kinh tế
(tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người), ổn định kinh tế (biến
động của GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp).
(2)	 Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách bao gồm: hiệu lực
của chính sách tài khóa (tỷ lệ thay đổi nợ của chính phủ /GDP), mức nợ
chính phủ (gánh nặng nợ của chính phủ/GDP), chi phí tài chính (chi phí nợ
của chính phủ), khả năng chi trả nợ (nghĩa vụ nợ/kim ngạch xuất khẩu), rủi
ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP), sự phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước
ngoài/GDP), thu và chi tài khóa (thâm hụt ngân sách/GDP), lạm phát và
ổn định giá trị tiền tệ (CPI).
(3)	 Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của bên ngoài bao
gồm: mức độ định hướng xuất khẩu (mức độ phụ thuộc vào ngoại thương,
cán cân thương mại/GDP), mức độ cân bằng của thanh toán quốc tế (cán
cân vãng lai/GDP), tài khoản vốn (dòng vốn vào hoặc ra/GDP), tính thanh
khoản và hợp lý của quy mô dự trữ ngoại hối (tổng dự trữ ngoại hối).
(4)	 Hoạt động phát triển tài chính bao gồm: mức độ phát triển tài
chính (tăng trưởng tín dụng hoặc mức độ phát triển thị trường chứng
khoán), giá tài sản tài chính (lãi suất thực), biến động tỷ giá hối đoái.
Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô của
một quốc gia của IMF, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước và
dựa trên cơ sở có thể tiếp cận được số liệu ở Việt Nam về các chỉ tiêu an
ninh tài chính, nghiên cứu này đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô ở
Việt Nam dựa trên bốn yếu tố chính đã được phân loại nêu trên; đồng thời,
dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng để đưa ra nhận định về mức
độ an ninh tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018.
26
Chương 2:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO
AN NINH TÀI CHÍNH
2.1. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA MỘT
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Argentina, Trung
Quốc đã xây dựng một hệ thống tài chính toàn diện, trong đó họ chú trọng
đến việc thực hiện kiểm soát các thị trường tài chính quốc tế và quốc gia.
Các quốc gia này có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, có hệ thống tài chính
hoàn chỉnh, có thể thích ứng với các cú sốc tài chính từ bên ngoài và ngăn
chặn được các vấn đề đe dọa an ninh tài chính quốc gia. Nhờ đó, những
quốc gia này có sự đảm bảo hợp lý về sự ổn định của hệ thống tài chính và
vấn đề đảm bảo an ninh tài chính luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trên cơ sở
đó, nội dung này nhằm khái quát kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính
của các nước phát triển và các nước đang phát triển trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, mở cửa thị trường tài chính, tự do hóa dòng vốn thông qua
cơ chế giám sát chặt chẽ, các quy định ràng buộc đối với nguồn vốn đầu tư
từ nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước… mà Fujing (2007) gọi
chung là chính sách “bảo hộ tài chính”
(1) Kinh nghiệm của Mỹ
Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ năm 2007-2008 là do mức
thâm hụt thương mại nặng nề và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ở Mỹ
khá lớn; sự phát triển nhanh chóng của các công cụ tài chính mới một cách
tràn lan như chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp bất động sản tạo
điều kiện phát triển các khoản vay nợ dưới chuẩn đã tạo ra rủi ro và bất ổn
cho hệ thống tài chính. Từ đó, để xử lý khủng hoảng Hoa Kỳ đã đưa ra một
số biện pháp cụ thể sau:
Thực hiện giám sát tập trung dòng vốn:
Mỹ thực hiện cách tiếp cận hai chiều để mở tài khoản vốn theo nhu
cầu về an ninh kinh tế của họ. Hàng loạt các chính sách sử dụng uy thế của
27
đồng đô la để đảm bảo dòng vốn tự do và tập trung giám sát đầu tư nước
ngoài và hạn chế tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. Nghiêm cấm và hạn
chế nghiêm khắc hoạt động sáp nhập và mua lại gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến an ninh tài chính Mỹ. Việc giám sát các tài khoản vốn của Mỹ
tập trung vào việc bảo vệ vốn cổ phần của người Mỹ khỏi sự kiểm soát
của nước ngoài. Về đầu tư danh mục, Mỹ không hạn chế người không
cư trú muốn mua trái phiếu hoặc chứng khoán nợ nhưng hạn chế mua
cổ phần trong ngành năng lượng hạt nhân, hàng hải, truyền thông và
hàng không. Ngoài ra, Mỹ còn hạn chế các ngân hàng nước ngoài sáp
nhập để bán hoặc phát hành cổ phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ
hoặc chứng khoán trên nguồn vốn chung. Việc đầu tư trực tiếp mà có
khả năng đe dọa kiểm soát cổ phần của nước ngoài và đe dọa an ninh
quốc gia sẽ bị đình chỉ hoặc bị cấm.
Yêu cầu sự tham gia của công dân địa phương vào quá trình ra quyết
định của các tổ chức tài chính nước ngoài
Quyền công dân Mỹ là một yêu cầu tiêu chuẩn đối với Hội đồng
quản trị các ngân hàng và các công ty bảo hiểm cả trong và ngoài nước kể
từ thế kỷ thứ XIX. Các thành viên của các ngân hàng nước ngoài hoặc các
công ty bảo hiểm cũng có thể được thống trị bởi các công dân Mỹ. Điều
này cũng là một yêu cầu chung ở cấp tiểu bang cũng như cấp liên bang.
Thành phần tổ chức quan trọng nhất của các doanh nghiệp Mỹ thực sự là
sức mạnh vượt trội của các ngân hàng Mỹ. Đạo luật Ngân hàng quốc gia
năm 1863 quy định hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của các ngân
hàng nước ngoài mà xin cấp phép ngân hàng quốc gia Mỹ phải là công dân
Mỹ. Các quy định sẽ được nới lỏng hơn nếu ngân hàng là một chi nhánh
hoặc công ty con của nước ngoài, tuy nhiên yêu cầu phần lớn các giám đốc
trong hội đồng quản trị là công dân Mỹ.
Mỗi tiểu bang sẽ đưa ra các quy định riêng đối với các tổ chức tài
chính lưu ký ở cấp tiểu bang như ở 24 tiểu bang các ngân hàng tập trung
ở New York và các nơi khác yêu cầu một phần trăm cụ thể công dân Mỹ
tham gia vào hội đồng quản trị của họ. Trong lĩnh vực bảo hiểm 19 tiểu
bang cũng yêu cầu các công dân Mỹ chiếm đa số trong hội đồng quản trị
của các công ty bảo hiểm nước ngoài một cách hợp pháp; Có một số yêu
28
cầu tất cả các thành viên hội đồng quản trị phải là người Mỹ. Một số tiểu
bang yêu cầu đối với các hội trợ cấp ái hữu hay hội trợ cấp huynh đệ phải
bao gồm một tỷ lệ nhất định cư dân của tiểu bang, ngoài một số lượng cụ
thể người Mỹ.
Các hạn chế về đối xử quốc gia
Chính phủ Mỹ đã khai thác những khác biệt pháp lý ở cấp liên bang,
tiểu bang và địa phương trong quá trình hội nhập tài chính. Sử dụng các
biện pháp khác nhau để hạn chế về việc nhập cảnh của các ngân hàng và
các công ty bảo hiểm nước ngoài cho mục đích kinh doanh.
Đối với ngành ngân hàng: các ngân hàng Mỹ có các hoạt động xuyên
quốc gia nhưng họ đặt ra nhiều hạn chế đối với các hoạt động xuyên quốc
gia của các ngân hàng nước ngoài ở Mỹ như luật California quy định rằng
một ngân hàng cấp tiểu bang hoặc văn phòng ngân hàng nước ngoài được
ủy quyền của tiểu bang không thể có hình thức của một chi nhánh hoặc
hiệp hội tiết kiệm và tín dụng sau khi được thành lập hoặc được mua. Bang
Connecticut cấm các ngân hàng, công ty cổ phần và hợp tác xã tín dụng
nước ngoài nhập cảnh. Bang Georgia cấm các đại lý được ủy nhiệm nhập
cảnh. Bang Alabama và 27 tiểu bang cấm các doanh nghiệp nước ngoài
nhập cảnh hoặc mở rộng vào California bằng cách thành lập hoặc mua các
công ty con của ngân hàng thương mại quốc doanh. Montana và Texas cấm
việc mở rộng chéo của các ngân hàng nước ngoài bằng cách sáp nhập và
thành lập các chi nhánh ngân hàng ngoài tiểu bang, đồng thời ngăn cấm
việc hai ngân hàng tiểu bang rời rạc nhập thành một cấu trúc chi nhánh.
Ngoài ra, đạo luật giám sát tăng cường ngân hàng nước ngoài quy định tất
cả các ngân hàng được phép nhập cảnh vào Mỹ sau năm 1991 đều phải
đối mặt với bốn hạn chế nghiêm ngặt của ngành: (1) Các ngân hàng nước
ngoài trong biên giới Mỹ bị cấm không được nhận tiết kiệm của công dân
Mỹ trong khi các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài không được
chấp nhận số dư dưới 100.000$; (2) Các ngân hàng nước ngoài bị cấm
tham gia vào hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (và chỉ sau khi một
chi nhánh nước ngoài bắt đầu hoạt động bảo hiểm tiền gửi, họ có thể chấp
nhận số dư dưới 1.000.000$; (3) Các ngân hàng nước ngoài không nhận
được sự trợ giúp trong việc mở rộng mạng sci kinh doanh bán lẻ; (4) Các
29
ngân hàng nước ngoài không nhận được hỗ trợ mua lại, sáp nhập, mua cổ
phần tại các ngân hàng Mỹ.
Đối với ngành chứng khoán: Mỹ áp dụng chiến thuật bảo vệ đảo
ngược trong ngành chứng khoán có thể chuyển nhượng với ưu thế vượt
trội giúp ngăn cản sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, cho phép
các ngân hàng đầu tư quốc gia duy trì sự thống trị. Các quy tắc và thông
lệ hạn chế cạnh tranh có lợi có ngành chứng khoán có thể được chuyển
nhượng và kiểm soát bởi người Mỹ.
Đối với ngành bảo hiểm: nhiều bang của Mỹ quy định các công ty
bảo hiểm nước ngoài không hoạt động ở một tiểu bang khác trước tiên
phải được sự đồng ý từ một nơi nào đó, nên trừ khi một công ty bảo hiểm
nước ngoài đã có được sự chấp nhận của tiểu bang khác thì mới được thành
lập. Nhiều tiểu bang không cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài gia
nhập thông qua các quy định bắt buộc như yêu cầu tất cả các nhà quản lý
là người Mỹ và một số tiểu bang yêu cầu các công ty trước tiên phải có sự
chấp thuận từ các tiểu bang khác và có rất nhiều cách khác nhau để hạn
chế các công ty bảo hiểm nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Ngoài ra, luật
liên bang cũng quy định các chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài không
được phép cung cấp dịch vụ hợp đồng cho chính phủ Mỹ. Một số tiểu bang
đã thực hiện nhiều hạn chế hơn đối với các hoạt động tiềm năng của các
công ty bảo hiểm nước ngoài.
Ngoài các biện pháp nêu trên, Chính phủ Mỹ cũng hạn chế các hoạt
động của tổ chức tài chính nước ngoài thông qua các loại thuế, các mô hình
sở hữu và hạn chế phạm vi công việc của họ.
Khuyến khích hình thành các tập đoàn tài chính độc quyền nhóm
và cho phép các thị trường trong nước có sự thống trị của các tổ chức tài
chính lớn trong nước
Mỹ khuyến khích thành lập các tập đoàn tài chính độc quyền nhóm
và cho phép các thị trường trong nước có sự thống trị của các tổ chức tài
chính lớn trong nước. Điều này được thể hiện thông qua mười ngân hàng
đầu tư lớn nhất của Mỹ kiểm soát 90% ngành chứng khoán. Mặc dù về mặt
pháp lý Mỹ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài thành lập chi
30
nhánh thông qua thỏa thuận và quan hệ đối tác nhưng trên thực tế ngoài
một số công ty châu Âu và Nhật có thể có được một thị phần nhỏ ở Mỹ,
các ngân hàng đầu tư khác không thể gia nhập vào Mỹ. Sự bảo hộ của của
chính phủ Mỹ cho phép các công ty của Mỹ khai thác những điều cơ bản
nhất của thị trường độc quyền.
Đối với dịch vụ quỹ và dịch vụ ngân hàng đầu tư là hai trụ cột của
ngành chứng khoán được Chính phủ Mỹ thông qua các biện pháp phù hợp
để bảo vệ chúng. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị
trường vốn của Mỹ phải tham gia vào việc phân phối và quản lý các quỹ
nhưng Mỹ có những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc gia nhập thị trường
này bất kể quỹ này có mục tiêu đầu tư trong nước hay nước ngoài. Các hạn
chế về tổ chức các quỹ tương hỗ theo mô hình mở còn nghiêm ngặt hơn.
Những hạn chế này giúp loại trừ có hiệu quả các công ty nước ngoài gia
nhập vào các kênh quỹ của Mỹ.
Nhìn chung Mỹ thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu bảo hộ tài
chính ở Mỹ, bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo an ninh
tài chính Mỹ trên cơ sở đảm bảo rằng các tổ chức tài chính nước ngoài
cũng như của Mỹ dưới sự kiểm soát của người Mỹ nên chủ quyền tài chính
Mỹ vẫn được đảm bảo. Mỹ đảm bảo rằng người Mỹ giám sát hoạt động
hàng ngày của các tổ chức ngân hàng nước ngoài, điều này tránh được các
chính sách có hại cho Mỹ cũng như hỗ trợ các cơ quan giám sát thực hiện
giám sát tập trung và thu thập các thông tin có liên quan. Hơn nữa là sự
kiểm soát của công dân Mỹ đối với hội đồng quản trị của các ngân hàng
nước ngoài gần như loại trừ hoàn toàn các ngân hàng nước ngoài khỏi hệ
thống ngân hàng quốc gia Mỹ, điều này có nghĩa là các ngân hàng nước
ngoài chỉ đơn giản là không có lựa chọn để đăng kí như ngân hàng quốc
gia Mỹ. Mặc dù cơ chế bảo hộ của Mỹ khá hiệu quả song vẫn còn tiềm ẩn
các nguy cơ trong quá trình hội nhập tài chính mà cụ thể là bắt nguồn từ
việc theo dõi tối thiểu dòng vốn.
(2) Kinh nghiệm của châu Âu
Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ năm 2009 với nguyên
nhân chủ quan là nhiều thành viên EU kiểm soát nợ công không chặt chẽ,
không tuân thủ an toàn nợ công; Sử dụng nợ công kém hiệu quả dẫn đến
31
mất khả năng trả nợ; Công tác kiểm soát, giám sát thị trường tài chính yếu
kém; Định chế của EU hạn chế khả năng phòng ngừa rủi ro nợ công; mức
độ tự chủ của các thành viên EU còn hạn chế; và nguyên nhân khách quan
là do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn
cầu. Từ đó các thành viên EU được sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
đã thực hiện một số biện pháp góp phần hạn chế cuộc khủng hoảng, ổn
định tình hình tài chính thông qua các biện pháp thắt chặt chi ngân sách,
thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), các biện pháp cắt giảm
mức thâm hụt ngân sách hiện có được thực hiện theo lộ trình rõ ràng và
được công bố chi tiết. Kết quả đã giảm được thâm hụt ngân sách xuống
còn 3% GDP và nợ công dưới mức 60% GDP. Trong quá trình thiết lập
thị trường chung và hội nhập chính trị của Liên minh châu âu, một cơ chế
chung để đưa ra các quyết định đã được thiết lập trong khuôn khổ chính
sách thương mại, cạnh tranh. Cơ chế bảo hộ tài chính của châu Âu khác
với Mỹ thể hiện ở thị phần đối với các định chế tài chính nước ngoài nhìn
chung thấp và mức độ mở cửa của họ thực sự thấp.
Duy trì hệ thống tài chính công cộng toàn diện
Các cơ quan tài chính công ở các nước phát triển ở châu Âu đều có
thị phần đáng kể, các tổ chức này có các đặc điểm sau: (1) Tất cả đều được
bảo vệ bởi luật công và được thành lập theo mục đích phục vụ lợi ích công
cộng; (2) Ngoài một số ít, phần lớn các ngân hàng ở cấp quận hoặc tiểu
bang hoặc thấp hơn được chính phủ, các tổ chức xã hội và thương mại điều
hành và hưởng các chính sách ưu đãi từ cả chính quyền liên bang và địa
phương; (3) Môi trường kinh doanh và mục tiêu dịch vụ thường được quy
định trong các văn bản pháp luật chính thức mà trong đó các cơ quan khác
không can thiệp; (4) Có một số lượng lớn và rất nhiều loại hình tổ chức.
Có ba loại hình tổ chức tài chính công ở các nước phát triển của
châu Âu: Các tổ chức tài chính nhà nước, ngân hàng nhà nước và ngân
hàng sở hữu tại địa phương và các ngân hàng hợp tác. Các tổ chức
này giữ vị trí quan trọng trong từng thị trường tài chính của các quốc
gia này. Sự vượt trội hơn của các định chế tài chính công là trở ngại
lớn đối với sự xâm nhập của các định chế tài chính nước ngoài. Các
tổ chức tài chính công tồn tại trong lĩnh vực mà độc quyền của chính
32
phủ không cho phép sự gia nhập của vốn nước ngoài và dòng vốn nước
ngoài không muốn hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm
thấp và trung bình như xây dựng, nhà ở công cộng dài hạn, đầu tư công.
Theo quan điểm của nước chủ nhà, hệ thống tài chính công lớn bao
gồm các khoản vốn nước ngoài nên không cho phép nó tham gia vào
thị trường dài hạn. Ngoài ra, các đối xử có lợi mà các tổ chức tài chính
công thường được hưởng bao gồm các trợ giúp trong việc giải quyết
cạnh tranh vốn đầu tư nước ngoài.
Phát triển độc quyền nhóm về tài chính
Các quốc gia châu Âu cho phép các nhóm tổ chức tài chính độc
quyền ở thị trường nội địa. Mặc dù các định chế tài chính nước ngoài có
sức mạnh đáng kể nhưng việc xâm nhập vào thị trường nội địa của các
công ty có ưu thế này gặp không ít khó khăn. Bất kể các ngân hàng
được hình thành tự nhiên hay nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của chính
phủ thì các khối tài chính này thường nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ
của chính phủ. Việc nới lỏng các kiểm soát tài chính và tự do hóa tài
chính kể từ những năm 1980 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của họ. Các nước phát triển áp dụng rất nhiều phương tiện
nhằm mở rộng sức mạnh của các tổ chức tài chính của họ, bao gồm các
hoạt động: bãi bỏ các hạn mức tín dụng, tự do hóa lãi suất, nới lỏng các
ràng buộc về việc mở cửa của các tổ chức tài chính trong nước, nới lỏng
giám sát trên phạm vi của các tổ chức tài chính và cho phép các tổ chức
tài chính đưa ra các ý tưởng mới. Các nước phát triển cũng thành lập các
công ty mẹ để đảm bảo các công ty tài chính lớn được hưởng quyền tự do
lựa chọn các mô hình kinh doanh phù hợp, qua đó việc đẩy việc tập trung
hóa và trao quyền cho họ.
Ngân hàng đa năng kiểm soát ngành chứng khoán và bảo hiểm
Phần lớn ở các nước châu Âu thực hiện việc ngân hàng quản lý hỗn
hợp và ngân hàng đa năng. Theo hệ thống này, các ngân hàng có thể tham
gia vào các dịch vụ tiền gửi và cho vay, chứng khoán chuyển nhượng và
dịch vụ bảo hiểm cũng như giữ cổ phần công nghiệp và thương mại.Trên
thực tế các ngân hàng đa năng là một trở ngại đáng kể đối với các tổ chức
nước ngoài xâm nhập vào và tạo sự đảm bảo đáng tin cậy về sự ổn định tài
33
chính ở các quốc gia này. Lý do là (1) tài sản ngân hàng, vốn công nghiệp,
thương mại và quan hệ cá nhân có liên quan mật thiết. Nói cách khác, thị
trường trong một hệ thống ngân hàng đa năng làm cản trở sự xâm nhập của
các tổ chức tài chính nước ngoài thậm chí còn được bảo vệ tốt hơn; (2) Các
ngân hàng đa năng hiếm khi bị phá sản, các tổ chức nước ngoài sẽ gặp khó
khăn khi mua chúng; (3) các ngân hàng đa năng có thể cung cấp cho khách
hàng các dịch vụ tài chính toàn diện, rất khó để các ngân hàng nước ngoài
có được sự liên kết tương tự. Sự nắm bắt toàn diện của các ngân hàng đa
năng về tài chính của khách hàng cũng cho phép nó thiết kế và cung cấp
các lựa chọn tài chính tối ưu và khuyến nghị đầu tư, cũng như tư vấn tài
chính cá nhân và các dịch vụ khác.
Các giới hạn về sáp nhập và kiên định nhằm mục đích lấn át của nước
ngoài dựa theo nguyên tắc “Yêu cầu đối ứng” đối với mở cửa tài chính
Liên minh châu Âu có những quy định trong các hiệp định ngân
hàng, bảo hiểm và đầu tư, yêu cầu các công ty nhận được đối xử quốc gia
có thể so sánh được. Nếu một quốc gia thứ ba không chấp nhận các tổ chức
tài chính có thể so sánh được đối xử quốc gia của Liên minh châu Âu, châu
Âu có thể từ chối nhập cảnh các tổ chức của nước đó. Chẳng hạn, các định
chế tài chính của EU muốn thiết lập các dịch vụ tài chính ở Pháp thì nước
đó phải cho phép các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính của Pháp được đối
xử bình đẳng. Ý cũng có quy luật tương tự từ chối nhập cảnh đối với các tổ
chức của một nước khác nếu doanh nghiệp Ý bị phân biệt đối xử. Nguyên
tắc “yêu cầu đối ứng” ngăn cản các định chế tài chính nước ngoài áp đảo
thị trường của một quốc gia, trong khi từ các khía cạnh thương mại và kinh
tế, nó đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước
xâm nhập vào các thị trường khác.
Nhìn chung có sự khác biệt về các loại cơ chế bảo hộ được sử dụng ở
châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nhưng chức năng chủ yếu của họ là bảo vệ chủ
quyền tài chính và duy trì ổn định tài chính, kinh tế bằng cách kiểm soát hệ
thống tài chính. Để duy trì an ninh tài chính, các nước phát triển bắt nguồn
từ các hệ thống quản lý hiệu quả và có thẩm quyền, các quốc gia này cung
cấp hệ thống pháp luật toàn diện và việc thực thi có hiệu quả, cung cấp sự
ổn định về tài chính, thông qua đó đảm bảo có hệ thống và hạn chế sự tham
34
gia của nước ngoài vào hệ thống tài chính nội địa. Các tổ chức tài chính,
kể cả tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài không có khả năng gây
nguy hiểm cho an ninh tài chính trong nước.
(3) Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc thực hiện các chính sách bảo hộ tài chính chủ yếu là tập
hợp chính sách kiểm soát vốn, bảo hộ trong nước cũng như các quy định
giám sát chặt chẽ, bao gồm:
Chính sách kiểm soát vốn
Trong nhiều năm vừa qua Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm
soát vốn nhằm theo đuổi mục tiêu lạm phát thông qua việc kiểm soát chặt
chẽ các khoản vay nợ nước ngoài và có nhiều quy định quản lý thận trọng
dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để ngăn chặn hoạt động chuyển vốn
hưởng chênh lệch lãi suất và chống các cú sốc chu chuyển vốn. Trên thực
tế, Trung Quốc đã phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài với dòng
vốn đầu tư trực tiếp FDI, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ dòng vốn
ngắn hạn trong nhiều thập niên qua thông qua việc kiểm soát dòng vốn
vào và dòng vốn ra nhằm kiểm soát vốn giới hạn sự thâm nhập của vốn
tài chính nước ngoài. Mặc dù việc gia nhập WTO của Trung Quốc đòi hỏi
phải mang lại nhiều cơ hội hơn cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập
vào Trung Quốc nhưng hạn chế thành phần nước ngoài tham gia ngành
dịch vụ của Trung Quốc vẫn còn lớn. Một định chế nước ngoài chỉ có thể
sở hữu nhiều nhất 20% vốn của một ngân hàng Trung Quốc và tổng sở
hữu nước ngoài trong một ngân hàng Trung Quốc không được vượt quá
25%. Giới chức trách Trung Quốc cũng giới hạn sự tham gia của các nhà
đầu tư nước ngoài vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tại thị trường cổ
phiếu - thị trường trao đổi quan trọng bậc nhất, các nhà đầu tư nước ngoài
mới được tham gia từ năm 2002 thông qua chương trình nhà đầu tư tổ chức
nước ngoài đủ điều kiện, đến năm 2007 hạn mức cho chương trình này
chỉ gần 10 tỷ USD, tương đương 3% so với vốn hóa của toàn thị trường
cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nới lỏng vốn một cách từ
tự thận trọng nhưng vẫn đảm bảo sự bảo hộ ở mức độ nhất định cho thị
trường trong nước.
35
Ưu đãi quốc doanh và lợi ích nhóm
Trung Quốc thực hiện việc kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
nhằm ngăn cản một lượng tiền tiết kiệm lớn trong một bộ phận dân chúng
muốn tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, các ngân
hàng nước ngoài có thị phần quá nhỏ nên người dân tin rằng giải pháp an
toàn là gửi tiết kiệm vào các ngân hàng nội địa. Kết quả là các ngân hàng
quốc doanh huy động được lượng lớn tiền gửi giá rẻ và dồi dào, từ đó cung
cấp cho các công ty nhà nước những khoản vay giá rẻ. Tài khoản vốn rẻ
hơn này có thể gây nguy hại đến các ngân hàng quốc doanh và cũng đe dọa
đến các khoản vay giá rẻ được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư
của các công ty nhà nước.
Chính quyền Trung Quốc không muốn từ bỏ sự kiểm soát các doanh
nghiệp nhà nước nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền
kinh tế. Điều này nhằm kiểm soát khả năng khủng hoảng và bất ổn do tác
động của dòng vốn ngắn hạn. Việc tăng cường kiểm soát vốn còn là nhân
tố cốt yếu để duy trì mô hình tích lũy khác biệt của Trung Quốc.
Chính sách tỷ giá
Từ 7/2005 Trung Quốc thực hiện cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh,
nhờ vậy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh. Trong quản lý tỷ giá,
đồng nhân dân tệ của Trung Quốc luôn bị giữ ở mức thấp hơn giá trị thực
so với đồng đô la Mỹ. Việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc trong thời
gian dài giúp cho cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư lớn và
đóng góp vào lượng dự trữ ngoại hối to lớn của nước này. Hiện nay Trung
Quốc sử dụng tỷ giá ấn định hàng ngày để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của
thị trường tài chính. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá ấn định hàng ngày giúp
Trung Quốc có thể đối phó với tình trạng đầu cơ và tăng cường kiểm soát
đối với ngành ngân hàng.
Đảm bảo an ninh tài chính vi mô
Trong những năm gần đây đối với lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc
thực hiện siết chặt hệ thống “ngân hàng ngầm” nhằm thiết lập lại an ninh
trong lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng ngầm gồm những hoạt động
cho vay tư nhân giữa cá nhân, tiệm cầm đồ và hoạt động cho vay nặng lãi
ở các thị trường mới nổi hay những giao dịch phát sinh, các quỹ tiền tệ,
36
cho vay chứng khoán, thỏa thuận mua lại giữa các định chế tài chính…
Nhận thấy những rủi ro từ những hình thức tín dụng này khá lớn nên
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các chính sách để kiểm soát và xử
lý mạnh mẽ để có thể kiểm soát các hoạt động gây rủi ro nêu trên gây
ảnh hưởng trên thị trường tài chính. Vì vậy, kiểm soát hoạt động ngân
hàng ngầm góp phần làm lành mạnh thị trường tài chính và đảm bảo an
ninh tài chính quốc gia.
Đối với thị trường bảo hiểm: chính phủ Trung Quốc đã đề ra một
số biện pháp nhằm hạn chế sự lấn át của nước ngoài và nới lỏng dần các
quy định một cách thận trọng để thị trường dần thích ứng với sự thay đổi.
Trong những năm đầu gia nhập WTO, Trung Quốc cho phép doanh nghiệp
bảo hiểm nước ngoài được thành lập chi nhánh hoặc công ty liên doanh
nhưng giới hạn địa bàn và giới hạn tỷ lệ vốn góp không quá 50%. Về mô
hình giám sát thị trường bảo hiểm, Trung Quốc đang thực hiện mô hình
quản lý, giám sát Solvency II trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước
châu Âu, mục tiêu nhằm hướng đến một mô hình quản lý chung, đồng bộ
cho các nước trong khối liên minh. Tuy nhiên, do đặc thù của mô hình này
chỉ phù hợp với các nước phát triển nên Trung Quốc có sự điều chỉnh và
hoàn thiện mô hình để đảm bảo đặc thù của thị trường bảo hiểm Trung
Quốc. Để đảm bảo an ninh trên thị trường bảo hiểm, Trung Quốc đưa ra
các nguyên tắc yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ như sau:
(1) doanh nghiệp thực hiện hình thức kênh phân phối nào thì phải tuân thủ
quy định về điều kiện đối với đại lý; (2) việc đầu tư vốn của doanh nghiệp
bảo hiểm phải tuân thủ quy định của cơ quan quản lý và theo những hạn
mức nhất định, mỗi loại hình đầu tư, cơ quan quản lý bảo hiểm quy định
cụ thể đối với mỗi loại hình đầu tư, các hành vi vi phạm sẽ bị phạt theo các
khung hình phạt với mức cao nhất là đình chỉ hoạt động đầu tư; (3) Trung
Quốc đưa ra những quy định cụ thể đối với chuyên gia tính toán của doanh
nghiệp bảo hiểm.
Với những quy định chặt chẽ nêu trên nhằm hạn chế mức đầu tư của
nước ngoài ở một tỷ lệ nhất định và nới lỏng hạn chế theo lộ trình giúp
Trung Quốc duy trì sự ổn định và phát triển thịnh vượng của thị trường
bảo hiểm, góp phần lành mạnh thị trường tài chính và đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia.
37
(4) Kinh nghiệm của Ấn Độ
Ấn Độ thực hiện các giải pháp sau nhằm ổn định thị trường tài chính
quốc gia:
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài
Ấn Độ quy định tỷ lệ nhất định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào nước này và chủ yếu cho phép đầu tư vào ngành công nghiệp, riêng
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài không được phép vào Ấn Độ, trừ một số
trường hợp ngoại lệ nhỏ.
Vay thương mại nước ngoài
Chính phủ Ấn Độ quy định rõ việc vay nước ngoài của các công ty
Ấn Độ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính thực
hiện việc kiểm soát cẩn thận đối với từng trường hợp cụ thể về số tiền vay,
thời gian đáo hạn và thời gian sử dụng vốn và chỉ ưu tiên đối với các dự án
trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Các NHTM và thị trường tài chính
Các ngân hàng không được chấp nhận tiền gửi hoặc mở rộng các
khoản vay bằng ngoại tệ và có kiểm soát chặt chẽ về tài sản nợ nước và nợ
nước ngoài, không khuyến khích quốc tế tiền tệ, chính phủ không cho phép
mua bán đồng Rupee trên thị trường quốc tế. Chính phủ quy định những
hạn chế về cho vay bằng đồng nội tệ đối với người không cư trú nên cơ
hội bán khống trực tiếp đồng rupee rất hạn chế. Thị trường hoán đổi và thị
trường kỳ hạn cũng được kiểm soát chặt chẽ vì các thị trường này có thể
được sử dụng để đầu cơ chống lại đồng rupee. Chính sách tổng thể là hạn
chế giao dịch kỳ hạn trên ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn cho các giao
dịch tài khoản vãng lai. Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng, chính phủ
đã xóa bỏ ưu đãi về lãi suất khi thu hút các khoản tiền gửi ngân hàng của
những người không phải là người cư trú ở Ấn Độ.
Dòng vốn ra
Chính phủ Ấn Độ khuyến khích chuyển vốn về nước đối với người
không cư trú và người nước ngoài không thường trú ở Ấn Độ đã đầu tư
vào nước này theo các chương trình được công nhận. Tuy nhiên, chính phủ
nghiêm cấm đối với các dòng vốn ra của người dân, chỉ trừ một số trường
hợp ngoại lệ.
38
Như vậy, Ấn Độ được lợi ích từ việc tránh thực hiện tự do hóa tài
khoản vốn một cách vội vàng, nhờ cách tiếp cận thận trọng này đã giúp Ấn
Độ điều chỉnh việc kiểm soát vốn để đạt được một cấu trúc nợ nước ngoài
ít thay đổi hơn, đồng thời cho phép các nhà hoạch định chính sách thực
hiện hành động trong cân bằng các mục tiêu tỷ giá và lãi suất, việc kiểm
soát vốn của Ấn Độ cho phép những nhà hoạch định chính sách tránh được
sự đầu cơ bất ngờ.
(5) Kinh nghiệm của Argentina
Argentina rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng vào năm 2001
chủ yếu do sự tự do hóa kinh tế và mở của tài chính không giới hạn. Cụ thể:
Argentina cho phép thực hiện tư nhân hóa toàn diện, cho phép vốn
nước ngoài kiểm soát hệ thống tài chính Argentina. Khi các doanh nghiệp
nhà nước bị thất bại và cần nguồn nguồn vốn để tư nhân hóa thì bị hạn
chế nên chính phủ thiếu nguồn vốn tư nhân cần thiết để mua các doanh
nghiệp nhà nước được tư nhân hóa và để giải quyết vấn đề này họ phải đi
vay nước ngoài.
Chính phủ mở cửa cho các thị trường ngân hàng và chứng khoán
nước ngoài đầu tư vào mà không áp dụng bất kỳ biện pháp kiểm soát
nào, dòng vốn chảy vào và chảy ra nhanh chóng gây bất ổn cho hệ thống
tài chính thông qua việc thao túng các thị trường tài chính, chứng khoán
và ngoại hối. Các ngân hàng trong nước bị thao túng, các công ty chứng
khoán trong nước bị thao túng giá thị trường nên gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các cổ đông địa phương.
Việc thúc đẩy tư nhân hóa các ngân hàng lớn của nhà nước và chấp
nhận đầu tư nước ngoài nhằm mua các ngân hàng nhà nước và tư nhân đã
đe dọa tình hình an ninh tài chính của Argentina. Sau mở cửa, vốn nước
ngoài đã nhanh chóng lấn át ngành ngân hàng, chính phủ đã không quan
tâm đến xu hướng này mà tiếp tục thúc đầy việc mở cửa hơn nữa bằng cách
người dân và doanh nghiệp chuyển tiền gửi cho các ngân hàng đa quốc gia
phương Tây.
Trong giai đoạn đầu của quá trình tư nhân hóa, Argentina thu hút đầu
tư nước ngoài thông qua việc bán các doanh nghiệp nhà nước, điều này đã
kích thích nền kinh tế phát triển. Song đến cuối những năm 1990, nguồn
39
vốn nhà nước bán được giảm và dòng vốn nước ngoài chảy vào chậm lại,
nền kinh tế rơi vào suy thoái, Argentina rơi vào tình trạng khó khăn trong
việc bù đắp thâm hụt thương mại thông qua thặng dư tài khoản vốn và thu
nhập từ thuế giảm đã cản trở việc chính phủ trả nợ nước ngoài. Sự bất ổn
trên thị trường ngoại hối gia tăng làm gia tăng trình trạng thất nghiệp và
suy thoái kinh tế.
Như vậy, các quốc gia đã sử dụng các biện pháp chủ yếu nhằm
đảm bảo bảo tình hình an ninh tài chính quốc gia bao gồm (1) kiểm soát
chế độ tiền tệ quốc tế, duy trì quyền làm chủ tài chính và hạn chế dòng
vốn mà tập trung trên dòng vốn tạo ra nợ; (2) Yêu cầu sự tham gia của
người dân địa phương vào các thủ tục ra quyết định của các tổ chức tài
chính nước ngoài; (3) Hạn chế việc mở rộng phạm vi hoạt động của các
tổ chức tài chính nước ngoài, thiết lập các hạn chế về địa lý cũng như
tỷ lệ cổ phần đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài;
(4) Nghiêm cấm việc sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư nước ngoài đối
với các tổ chức tài chính quan trọng trong nước; (5) Khuyến khích hình
thành các tập đoàn tài chính lớn và cho phép độc quyền trong nước đối với
các tổ chức tài chính lớn trong nước; (6) duy trì hệ thống pháp luật công
quyền; (7) Thúc đẩy sự kết hợp chéo giữa các ngân hàng, chứng khoán và
bảo hiểm, cho phép ngân hàng kiểm soát thị trường chứng khoán và bảo
hiểm trong nước, thúc đẩy sự thống nhất của các ngân hàng trong nước và
các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại; (8) Nhấn mạnh trên nguyên
tắc yêu cầu đối ứng.
2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH
CHO VIỆT NAM
Từ kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính ở một số quốc gia, một
số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau: mỗi quốc gia
có trình độ phát triển, quy mô kinh tế, hệ thống tài chính và quá trình tự
do hóa tài chính khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo
an ninh tài chính của quốc gia cần phải xem xét sự phù hợp với từng điều
kiện cụ thể của quốc gia đó.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song nền kinh tế
Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng vẫn đang
còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, Việt Nam còn có thể gặp rủi ro trên các
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf
An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf

More Related Content

What's hot

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấm
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấmThuyết minh dự án trang trại nuôi nấm
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấmLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdf
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdfHỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdf
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdfssuserdc787c
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023Vietnam Cotton & Spinning Association
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISNgô Doãn Tình
 
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docx
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docxĐồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docx
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docxTnThaSc
 

What's hot (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường ChinhLuận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
Luận văn: Quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến đường Trường Chinh
 
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAYĐề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
Đề tài lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, RẤT HAY
 
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
Nghiên cứu chế tạo vật liệu hấp phụ từ phế phẩm lõi ngô xử lý nước phục vụ si...
 
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấm
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấmThuyết minh dự án trang trại nuôi nấm
Thuyết minh dự án trang trại nuôi nấm
 
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdf
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdfHỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdf
HỒ SƠ GỌI VỐN BẾN HỒ.pdf
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đLuận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Kim tuyến, 9đ
 
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
BÁO CÁO THỐNG KÊ TÌNH HÌNH NGÀNH BÔNG SỢI - Số tháng 4/2023
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂYDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TRÁI CÂY
 
Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356Dự án trang trại nấm 0918755356
Dự án trang trại nấm 0918755356
 
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vangLap du an chan nuoi phat trien bo vang
Lap du an chan nuoi phat trien bo vang
 
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
Xây dựng quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm haccp theo tcvn 5603-2008 (cac-...
 
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc teDu an dau tu benh vien da khoa quoc te
Du an dau tu benh vien da khoa quoc te
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docx
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docxĐồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docx
Đồ-án-Lựa-chọn-vật-liệu cuối.docx
 

Similar to An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf

Ung dụng mô hình
Ung dụng mô hìnhUng dụng mô hình
Ung dụng mô hìnhLance Rau
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...vietlod.com
 
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Namcác giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Namtailieumau
 
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382nataliej4
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuphan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuNguyen Duy
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...nataliej4
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfNuioKila
 

Similar to An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf (20)

Ung dụng mô hình
Ung dụng mô hìnhUng dụng mô hình
Ung dụng mô hình
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
 
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Namcác giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TechcombankLuận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
Luận văn: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng Techcombank
 
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu 4148382
 
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt NamLuận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Chính Sách Tiền Tệ Áp Dụng Thực Tiễn Tại Việt Nam
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Trên Thế Giới Và Một Số Bài Họ...
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Thu Nhập Ngoài Lãi Đến Lợi Nhuận Ngân Hàng
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
 
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tuphan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
phan-tich-dac-diem-he-thong-ke-toan-cua-trung-quoc-va-qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu
 
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOTĐề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
Đề tài: Điều kiện áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ, HOT
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ p...
 
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mạiGiải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
Giải quyết tranh chấp trong Hiệp định biện pháp đầu tư thương mại
 
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdfTác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
Tác động của đầu tư tư nhân đến tăng trưởng kinh tế.pdf
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

An ninh tài chính Việt Nam - Giai đoạn 2000-2018, Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế - Lê Thị Mai Hương, Đàng Quang Vắng, Trần Văn Hùng, Bùi Tiến Thịnh.pdf

  • 1. NHAØ XUAÁT BAÛN ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH LÊ THỊ MAI HƯƠNG ĐÀNG QUANG VẮNG TRẦN VĂN HÙNG BÙI TIẾN THỊNH BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ PHAÙT TRIEÅN 60 (Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế) AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Giai đoạn 2000 - 2018)
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******************* TS. LÊ THỊ MAI HƯƠNG, TS. ĐÀNG QUANG VẮNG, TS. TRẦN VĂN HÙNG, ThS. BÙI TIẾN THỊNH AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Giai đoạn 2000 - 2018) (Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên khối ngành Kinh tế) hát hành nội tộc các Họ Lê Công, Lê Quý NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
  • 3. 2
  • 4. 3 LỜI MỞ ĐẦU An ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. Đảm bảo an ninh tài chính là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống tài chính được tiến hành một cách ổn định, an toàn, vững mạnh. Đối với Việt Nam, một nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định (Vũ Đình Anh, 2017). Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và sôi động, song cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp và quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì những bất ổn của thị trường tài chính thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp việc điều hành tỷ giá, lãi suất, nợ quốc gia, đến dòng vốn vào/ra cũng như các những rủi ro của các định chế tài chính Việt Nam trên thị trường tài chính [Nguyễn Thị Mùi, 2015]. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chú trọng hơn đến việc thiết kế hệ thống an ninh tài chính. Trong đó, một số yêu cầu đã được đặt ra gồm: (i) Thể chế tài chính lành mạnh có cơ chế phối hợp liên ngành, tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho việc trao đổi thông tin; (ii) Trao quyền can thiệp sớm vào các ngân hàng có vấn đề để ngăn chặn đổ vỡ; (iii) Trao thêm quyền hạn để xử lý, giải quyết dứt điểm các vấn đề có liên quan; (iv) Thiết kế kế hoạch đảm bảo tiền gửi tốt - nơi trú ẩn cuối cùng; (v) Có các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Với sự khác nhau về thể chế và đặc điểm kinh tế của mỗi quốc gia dẫn đến việc điều hành chính sách tài chính cũng khác nhau. Sau hơn 30 năm cải cách nền kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đã hình thành khá đầy đủ các cấu phần cần thiết, trong đó có các định chế tài chính, công cụ tài chính và mô hình giám sát. Đây là kết quả đáng ghi nhận của thị trường tài chính nói riêng và phát triển nền kinh tế thị trường nói chung. Tuy nhiên, hệ thống tài chính hiện nay ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế như (i) Thị trường tài chính chưa thiết lập được cơ chế vận hành đầy đủ và hiệu
  • 5. 4 quả; (ii) Giám sát hệ thống tài chính ở Việt Nam còn nhiều hạn chế tồn tại; (iii) Khả năng ứng phó với các cú sốc của thị trường và điều tiết nguồn vốn từ bên ngoài vào nền kinh tế còn thấp; (iv) những rủi ro đến ổn định hệ thống tài chính còn tiềm ẩn. Những vấn đề này đe dọa đến tình hình an ninh tài chính của quốc gia và mặc dù Việt Nam đã và đang thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần nghị quyết số 40/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 một cách nhất quán. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam có ảnh hưởng nhất định đến đến tình hình an ninh tài chính và tăng trưởng kinh tế trên cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực và điều đó làm cho công tác đảm bảo an ninh tài chính càng trở nên khó khăn hơn. Thông qua việc giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện này mà cụ thể phân tích tình hình an ninh tài chính vĩ mô dựa trên các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho giai đoạn 2000 - 2018. Điều này giúp cho cơ quan liên quan có cái nhìn đúng về tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và có biện pháp ứng phó góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung An ninh tài chính Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 và rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của Quý độc giả. Mọi trao đổi vui lòng liên hệ: huongltm@hcmute.edu.vn; vangdq@hcmute.edu.vn. Chủ biên TS. Lê Thị Mai Hương TS. Đàng Quang Vắng
  • 6. 5 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 3 MỤC LỤC................................................................................................. 5 Chương 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU.................................................................. 7 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN......................................... 7 1.1.1. Khái niệm an ninh tài chính..................................................... 7 1.1.2. Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính. ...................................... 8 1.2. VAI TRÒ CỦAAN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI................................................................ 8 1.3. THÁCH THỨC CỦAAN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0......................................................................................... 10 1.4. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM...................................................................................... 11 1.4.1. Đặc trưng của nền tài chính Việt Nam................................... 11 1.4.2. Yêu cầu an ninh tài chính đối với nền kinh tế định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........................................... 14 1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN................. 20 1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước.................................................... 20 1.5.2. Các nghiên cứu trong nước.................................................... 23 1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH VĨ MÔ CỦA MỘT QUỐC GIA......................................... 24 Chương 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH............................................................................................ 26 2.1. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA MỘT QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI............................................... 26 2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM.............................................................. 39
  • 7. 6 Chương 3: MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM. .................................................. 41 3.1. MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI. ........................................................................................ 41 3.1.1. Mô hình giám sát thể chế....................................................... 41 3.1.2. Mô hình giám sát chức năng.................................................. 43 3.1.3. Mô hình giám sát lưỡng đỉnh................................................. 46 3.1.4. Mô hình giám sát hợp nhất..................................................... 48 3.2. MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM....................... 51 Chương 4: THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2018....................................................................... 54 4.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH VĨ MÔ Ở VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU.................................................. 54 4.1.1. Sức mạnh và hoạt động kinh tế.............................................. 54 4.1.2. Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách......................... 67 4.1.3. Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng đến bên ngoài.......... 75 4.1.4. Hoạt động phát triển tài chính................................................ 80 4.2. MÔ HÌNH GIÁM SÁT TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ................................................................................ 84 4.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH....................... 91 4.3.1. Thuận lợi................................................................................ 91 4.3.2. Khó khăn................................................................................ 92 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM. .......................................................................... 95 5.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG AN NINH TÀI CHÍNH. .......................................................................... 95 5.2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM......... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................... 106
  • 8. 7 Chương 1: KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ AN NINH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm an ninh tài chính Theo Koval (2013), an ninh tài chính là một thành phần của an ninh kinh tế và bao hàm các mối quan hệ tài chính của các thực thể kinh tế (hộ gia đình, công ty, Nhà nước, vùng, khu vực) và phản ánh sự vắng mặt của các mối đe dọa thực sự (khả năng chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn) trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm trong nước ở các mức độ khác nhau: vi mô, trung gian và vĩ mô. Pochenchuk (2014) cho rằng về bản chất, an ninh tài chính không chỉ bao gồm ổn định tài chính bởi vì khái niệm này chưa bao hàm tình trạng tài chính công của chính phủ. Tác giả kết luận khi xem xét an ninh tài chính của một quốc gia cần phải xét đến ổn định tài chính, ổn định tiền tệ và tính bền vững của nền tài chính công. Còn theo Trần Thọ Đạt (2015), an ninh tài chính trong bài viết được hiểu là trạng thái ổn định tài chính và khả năng nhận diện/kiểm soát hữu hiệu các cú sốc. Đây là trạng thái mà hệ thống tài chính có thể thực hiện được các chức năng của mình một cách có hiệu quả, an toàn và bền vững. Trong trường hợp có những cú sốc thì hệ thống tài chính vẫn có khả năng hấp thụ, phản ứng, và phục hồi để vẫn có thể thực hiện chức năng của mình mà không bị gián đoạn. Vũ Đình Anh (2017) cho an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn và vững mạnh. Như vậy an ninh tài chính được hiểu là tình trạng nền kinh tế nói chung ổn định, an toàn, vững mạnh và không bị khủng hoảng.
  • 9. 8 1.1.2. Khái niệm đảm bảo an ninh tài chính Theo Lê Thị Thùy Vân (2017), đảm bảo an ninh tài chính của thị trường tài chính được hiểu là việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình vận hành của thị trường và hoạt động của các định chế tài chính, trên cơ sở đó, giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị trường và hệ thống tài chính. Vũ Đình Anh (2017) cho rằng đảm bảo an ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của chúng luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không lâm vào khủng hoảng. Như vậy, đảm bảo an ninh tài chính là việc sử dụng các biện pháp giúp cho hệ thống tài chính luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không rơi vào khủng hoảng. 1.2. VAI TRÒ CỦA AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Hệ thống tài chính được ổn định, an toàn và vững mạnh sẽ có những đóng góp cụ thể cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung như sau: An ninh tài chính có vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả: đây là mục tiêu chính của ngân hàng trung ương. Ổn định giá cả giúp cho Nhà nước hoạch định được phương hướng phát triển kinh tế một cách có hiệu quả hơn vì loại trừ được sự biến động của giá cả. Ổn định giá cả giúp cho môi trường đầu tư ổn định góp phần thu hút vốn đầu tư, khai thác mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như các cá nhân sản xuất đem lại nguồn lợi cho mình cũng như xã hội. An ninh tài chính có vai trò quan trọng trong việc ổn định tài chính: Ổn định tài chính tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt
  • 10. 9 động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống. Ngoài ra, ổn định tài chính đóng vai trò quan trọng bởi nó phản ánh một hệ thống tài chính lành mạnh, từ đó tạo niềm tin vào hệ thống tài chính và giúp ngăn ngừa các hiện tượng hỗn loạn của thị trường (tình trạng mất khả năng thanh toán, phá sản hay vỡ nợ của các ngân hàng và các định chế tài chính khác), qua đó giảm thiểu những tác động tiêu cực đến an toàn vĩ mô của nền kinh tế. An ninh tài chính góp phần lành mạnh hóa các định chế tài chính:điều này được thể hiện thông qua hoạt động lành mạnh của 3 thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đều có mức tăng trưởng khá và lành mạnh hơn. Lành mạnh các thị trường tài chính góp phần (1) Giảm thiểu chi phí các giao dịch thông qua các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính, đã giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch như: chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do quy mô, chi phí hiểu biết; (2) Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, điều này được thể hiện rõ qua các loại hình định chế tài chính rất đa dạng. Các sản phẩm dịch vụ mà các định chế tài chính cung ứng cũng rất phong phú và đa dạng. Chính điều đó giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính; (3) Tạo lập cơ chế thanh toán: Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trò cung cấp những phương thức và phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại. Sự phát triển của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn An ninh tài chính góp phần đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường tài chính: Thị trường tài chính lành mạnh sẽ góp phần quan trọng
  • 11. 10 đối với tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ thông qua việc luân chuyển vốn thông suốt của khu vực tài chính sang khu vực kinh tế thực phân bổ vốn hiệu quả vào các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, hỗ trợ khu vực tư nhân - động lực chính của tăng trưởng. Góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững: khi hệ thống tài chính ổn định, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn và thị trường bảo hiểm sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc huy động tiết kiệm và phân bổ các nguồn vốn. Hệ thống tài chính phát triển lành mạnh là nhân tố thiết yếu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, góp phần thực hiện tốt các chiến lược, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, tăng năng suất, hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế, sẽ góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững . 1.3. THÁCH THỨC CỦA AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 dự kiến sẽ đem lại nhiều lợi ích làm thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của nhân loại toàn cầu thông qua việc sử dụng công nghệ để dần thay thế con người. Đây là công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại sẽ chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Đối với ngành ngân hàng cũng không loại trừ, sự phát triển của cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo điều kiện cho ngành phát triển mạnh trong tương lai thông qua sử dụng công nghệ tài chính (Fintech) thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính ngày một đa dạng, hiện đại và linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng đa dạng và hiện đại của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Từ đó, góp phần tăng cường hội nhập tài chính giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế vĩ mô của các quốc gia. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích đối với sự phát triển của hệ thống tài chính quốc gia, khu vực và thế giới, song hệ thống tài chính của khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, cụ thể là tính ổn định hay an ninh
  • 12. 11 của toàn hệ thống tài chính. An ninh của hệ thống tài chính toàn thế giới đang đứng trước nhiều thách thức trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà cụ thể là cuộc cách mạng công nghệ tài chính đã và đang diễn ra như hiện nay. Thách thức của an ninh tài chính ngày càng to lớn đối với khu vực và toàn cầu. Bởi lẽ (i) Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì những bất ổn của thị trường tài chính thế giới như khủng hoảng tài chính, bất ổn giá cả, bất ổn tỷ giá đều ảnh hưởng đến việc điều hành của hệ thống tài chính toàn cầu như việc điều hành tỷ giá, lãi suất, nợ quốc gia, quản lý dòng vốn vào, dòng vốn ra, quản lý nợ… đều gây tác động tiêu cực và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với tình hình an ninh tài chính; (ii) Khi công nghệ tài chính phát triển mạnh thì an ninh dữ liệu là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Điều này được thể hiện thông qua việc các công ty Fintech và các tổ chức tài chính chia sẻ dữ liệu và thông tin, điều này sẽ tạo rủi ro về tính bảo mật về quyền riêng tư và sở hữu dữ liệu của khách hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các quốc gia và khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển nhanh của công nghệ tài chính, nhất là công nghệ bảo mật thông tin và dữ liệu; (iii) Khi cách mạng công nghệ phát triển, công nghệ tài chính phát triển sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm mới, giải pháp tài chính công nghệ mới. Điều này sẽ tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các công ty Fintech và các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính; (iv) Các quốc gia và khu vực chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ và toàn diện để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng nhanh của các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ tài chính. Việc giám sát hệ thống tài chính chưa được chuẩn bị một cách kịp thời, đầy đủ trong bối cảnh công nghệ tài chính phát triển mạnh. 1.4. ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN TÀI CHÍNH VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU AN NINH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.4.1. Đặc trưng của nền tài chính Việt Nam Trước năm 1986 hệ thống tài chính Việt Nam mà đặc trưng chủ yếu là hệ thống ngân hàng. Hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng của NHTW và NHTM. Hệ thống NHNN Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, hoạt động như một công cụ ngân
  • 13. 12 sách, chưa thực việc hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc của thị trường. Kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới nền kinh tế vào năm 1986 từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống tài chính Việt Nam cũng được đặt ra yêu cầu cải cách và có sự đổi mới tương thích cùng với quá trình cải cách của nền kinh tế. Cụ thể là hệ thống tài chính Việt Nam thực hiện việc tái cơ cấu mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng. Ngân hàng hai cấp đã được hình thành và có sự tách bạch rõ chức năng của NHTW và NHTM. Kể từ đây, các tổ chức tín dụng có điều kiện và phát triển nhanh về số lượng. Theo số liệu công bố của ngân hàng nhà nước tính đến 30/6/2019 cả nước có 49 ngân hàng, 26 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 4 tổ chức tài chính vi mô, 1183 quỹ tín dụng nhân dân, 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và 50 văn phòng đại diện các tổ chức tín dụng nước ngoài. Trong đó, các điểm giao dịch ngân hàng vẫn được mở rộng trong những năm vừa qua nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch của khách hàng. Các tổ chức tín dụng Việt Nam chi phối 90,7% thị phần tín dụng của toàn hệ thống và tài sản có chiếm 88,92% toàn hệ thống. Với nhiều loại hình tổ chức tín dụng với nhiều quy mô đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu, nhiều ngành nghề và nhiều đối tượng phục vụ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và kém hiệu quả, mức độ an toàn thấp. Điều này có thể kể đến như việc mở rộng phạm vi hoạt động vượt quá khả năng tài chính và khả năng quản lý của các ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nhanh, thiếu sự an toàn và bền vững, cơ cấu nguồn vốn không ổn định. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam còn được đặc trưng bởi sự phát triển của thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Đối với thị trường chứng khoán nếu không tính đến giai đoạn chuẩn bị thì sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu kể từ khi chính thức khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2000, góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống tài chính Việt Nam trong việc huy động vốn trung và dài hạn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và là kênh đầu tư tài chính cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Chính phủ còn thực hiện việc điều hành chính sách tài chính
  • 14. 13 quốc gia thông qua thị trường chứng khoán mà cụ thể thực hiện việc cân đối ngân sách nhà nước bằng cách phát hành các loại hình trái phiếu chính phủ. Nhìn chung, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới sự quản lý và điều phối trực tiếp của Nhà nước thông qua việc hình thành Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trực tiếp quản lý và điều hành thị trường chứng khoán Việt Nam, trung tâm giao dịch chứng khoán thuộc sở hữu của Nhà nước. Điều này phản ánh nét đặc trưng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đối với thị trường bảo hiểm: trước năm 1986, thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có duy nhất doanh nghiệp bảo hiểm Bảo Việt thuộc sở hữu Nhà nước. Đến năm 1993 Chính phủ ban hành nghị định số 100/NĐ-CP ngày 18/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm. Việc ra đời của nghị định này đã tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và phát triển thị trường bảo hiểm ở Việt Nam theo hướng đa dạng với nhiều chủ thể tham gia và phạm vi hoạt động được mở rộng, thực hiện cho tất cả 7 nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, 11 nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Đến hết năm 2018, tổng số sản phẩm bảo hiểm trên thị trường lên tới gần 1.300 sản phẩm; trong đó có trên 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân, góp phần cho chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế và cần được khắc phục để đáp ứng yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế. Những hạn chế có thể kể đến là (i) Quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhỏ so với thị trường bảo hiểm các nước và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Cụ thể doanh thu phí bảo hiểm trên GDP của thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2018 đạt 2,9% trong khi đó doanh thu phí bảo hiểm trung bình của khu vực ASEAN là 3,55%, của châu Á là 5,37% và của thể giới là 6,3%; (ii) Sự cạnh tranh kém lành mạnh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Trong thời gian vừa qua, số lượng và các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm gia tăng khá nhanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, làm gia tăng nguy cơ đối với thị trường bảo hiểm và toàn hệ thống tài chính nói chung; (iii) Hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
  • 15. 14 chưa được hoàn thiện đầy đủ. Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành năm 2000 chưa đáp ứng đầy đủ những thay đổi của thị trường bảo hiểm hiện nay, một số quy định về kinh doanh bảo hiểm chưa đồng bộ; (iv) Cơ chế quản lý và giám sát hoạt động bảo hiểm chưa theo kịp và chưa đáp ứng được xu hướng phát triển của thị trường bảo hiểm hiện nay. Nhìn chung, hệ thống tài chính Việt Nam trong thời gian vừa qua đã có sự phát triển nhanh và có nhiều kết quả đáng ghi nhận trên cả ba lĩnh vực chính: thị trường tiền tệ cụ thể là sự phát triển của hệ thống ngân, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Nhà nước thể hiện vai trò quản lý chủ đạo, là cơ quan chủ quản của hệ thống tài chính nước ta. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó hệ thống tài chính nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, đó là sự bất hợp lý về cấu trúc và quy mô thể hiện thông qua việc hình thành quá nhiều các tổ chức tín dụng, các công ty chứng khoán, các công ty bảo hiểm có quy mô nhỏ, doanh thu thấp, việc phân bổ các định chế tài chính không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn thu hút và phân bổ giữa các khu vực, các địa phương. Ngoài ra cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính Việt Nam còn hạn hẹp, chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính; Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống tài chính phát triển. 1.4.2. Yêu cầu an ninh tài chính đối với nền kinh tế định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam An ninh tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam được thể hiện trên ba lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế: thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và thị trường tiền tệ. Đối với thị trường chứng khoán Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đến hết năm 2018, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hoạt động bao gồm 697 doanh nghiệp niêm yết; 374 công ty giao dịch trên UPCoM, giá trị vốn hóa đạt 3,87 triệu tỷ đồng, tương đương 42,3% GDP của năm. Riêng thị trường trái phiếu Việt Nam, dư nợ trái phiếu đạt 24% GDP. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng dẫn đầu các nền
  • 16. 15 kinh tế mới nổi tại khu vực Đông Nam Á và ngày càng khẳng định là kênh huy động vốn quan trọng của Chính phủ. Các tổ chức tham gia thị trường tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là các công ty chứng khoán, chất lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, khung pháp lý cho TTCK vẫn chưa bao quát mọi hoạt động của thị trường, một số cơ chế chính sách chưa theo kịp diễn biến của các giao dịch, cung cầu về hàng hóa luôn mất cân đối, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chứng khoán. Mặt khác, TTCK là thị trường bậc cao, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nhưng không ít các hoạt động có liên quan đến giao dịch, phát hành chứng khoán, lãi suất, cơ chế xác định giá, cơ chế đấu thầu... lại chưa tuân theo nguyên tắc thị trường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK, mà còn tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn đáng lo ngại. Ngoài ra, sự phát triển của loại hình trái phiếu doanh nghiệp chưa lớn mạnh, chưa cung ứng đủ nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Do đó, nguồn vốn này chủ yếu vẫn còn do các NHTM cung ứng (chiếm 86%).Trong khi đó, trên 80% vốn huy động của các NHTM là không kỳ hạn và ngắn hạn. Các NHTM sử dụng sử dụng 60% vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn (đến hết ngày 31/12/2016, sau đó điều chỉnh giảm theo lộ trình) và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ 15% lên 35%, của NHTM nhà nước từ 15% lên 25%. Hoạt động này không chỉ gây rủi ro lớn cho nền kinh tế và cho hệ thống tài chính nói chung mà còn rủi ro cho cả TTCK và các NHTM. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong việc quản lý, định hướng, giám sát thị trường chứng khoán chưa hiệu quả.Thị trường tài chính bị phân khúc, thiếu sự minh bạch trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được truyền thông một cách chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin đồn... Đối với thị trường bảo hiểm Mức độ thâm nhập của bảo hiểm hiện nay ở nước ta mới chỉ đạt 2,44% so với GDP, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,55%), châu Á (5,37%) và mức trung bình thế giới (6,3%). Đặc biệt,
  • 17. 16 một số lĩnh vực như bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm tài sản công, bảo hiểm xuất nhập khẩu, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe... tiềm năng của thị trường vẫn chưa được khai thác hết [Phùng Ngọc Khánh, 2018]. Mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng quy mô của thị trường bảo hiểm vẫn còn nhỏ. Nguyên nhân có thể kể đến đó là hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn chưa phù hợp với pháp luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng…; Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Phòng cháy, chữa cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp cận thông tin nhằm kiểm soát tình trạng trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra, một số chính sách về quản lý tài chính, thuế, đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp mua bảo hiểm nhóm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí cho người lao động; chưa có ưu đãi doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào các sản phẩm bảo hiểm an sinh - xã hội; Thị trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chia sẻ thông tin phòng chống trục lợi bảo hiểm, làm giảm năng lực cạnh tranh và gây rủi ro cho thị trường. Đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng Thị trường tiền tệ - ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh về quy mô, ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc điều hòa vốn của hệ thống ngân hàng; thị trường tín dụng - ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô, với tỷ lệ dư nợ tín dụng ngân hàng/GDP tăng vượt mức trên 110% GDP vào năm 2016 và tiếp tục là thị trường chủ đạo trong một hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng như Việt Nam. Dư nợ tín dụng ngân hàng khu vực tư nhân tăng trên 7 lần trong giai đoạn 2007-2016 và là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Điểm nổi bật của hệ thống TCTD Việt Nam là 4 NHTM lớn (VCB, BIDV, Vietinbank, Agribank) chiếm trên 50% tổng dư nợ tín dụng, khoảng 45% tổng tài sản và nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống TCTD Việt Nam. Mặc dù vậy, nếu so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường tiền tệ - ngân hàng của Việt Nam còn nhỏ. Tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP của Việt thấp hơn Malaysia và Singapore ở mức 20 - 30 điểm phần trăm, cách biệt so với mức chỉ 36,5% của Indonesia. Về chỉ tiêu số lượng máy ATM/100.000 người lớn cho thấy, khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ - ngân hàng ở Việt
  • 18. 17 Nam tương đối thấp (24 máy ATM/100.000 người lớn) so với các nước trong khu vực (59 ở Singapore; 52 ở Malaysia và 50 ở Indonesia). Cụ thể được trình bày ở biểu đồ sau: Biểu đồ 1.1: Quy mô thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu vực (Nguồn: Cơ sở dữ liệu WB) Tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước trong khu vực. Cách tính nợ xấu của Việt Nam chưa theo đúng chuẩn mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với thị trường tiền tệ - ngân hàng. Với cách tính thông thường luôn cho thấy số nợ báo cáo của các NHTM thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế. Điều này đặt ra thách thức trong việc hoàn thiện cách tính nợ xấu của Việt Nam theo đúng chuẩn mực quốc tế để nhận diện đúng mức độ rủi ro đối với an toàn tín dụng. Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Việt Nam so với các nước (%) Năm Việt Nam Singapore Malaysia Thái Lan Philippin Indonesia Trung Quốc Nhật Bản 2010 2,1 1,4 3,4 3,9 3,4 2,5 1,1 2,5 2011 2,8 1,1 2,7 2,9 2,6 2,1 1,0 2,4
  • 19. 18 Năm Việt Nam Singapore Malaysia Thái Lan Philippin Indonesia Trung Quốc Nhật Bản 2012 3,4 1,0 2,0 2,4 2,2 1,8 1,0 2,4 2013 3,1 0,9 1,8 2,3 2,4 1,7 1,0 2,3 2014 2,9 0,8 1,6 2,3 2,0 2,1 1,1 1,9 2015 2,52 0,9 1,6 2,7 1,9 2,4 1,7 1,6 2016 2,58 1,1 1,7 2,9 2,0 3,0 1,7 1,5 (Nguồn: Cơ sở dữ liệu FSIs, tháng 9/2016) trích theo Lê Thị Thùy Vân Ngoài ra, thị trường tiền tệ ngân hàng còn nhiều bất ổn phải kể đến như hoạt động giám sát hiện nay vẫn chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, nội dung giám sát chưa toàn diện, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro. Các tổ chức tín dụng và toàn hệ thống chưa chú trọng vận dụng các mô hình phân tích định lượng, cảnh báo, kiểm định rủi ro nên hiệu quả của công tác đánh giá và cảnh báo rủi chưa cao, chưa phát hiện kịp thời các rủi ro trọng yếu và chưa thực sự đóng góp tích cực trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động của hệ thống. Từ tình hình thực trạng an ninh tài chính trên ba lĩnh vực thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính nêu trên cho thấy tình hình an ninh tài chính nói chung ở Việt Nam vẫn chưa được đảm bảo. Đối với thị trường chứng khoán, nhiều hoạt động chưa tuân thủ theo nguyên tắc của thị trường nên dẫn đến hoạt động của thị trường này còn tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn. Đối với thị trường bảo hiểm vẫn còn tồn tại rủi ro do sự cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đơn vị tham gia thị trường. Riêng thị trường tiền tệ - ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong các hoạt động tín dụng, mà cụ thể là tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao, hoạt động giám sát tài chính tiền tệ chưa hiệu quả nên chưa đóng góp nhiều cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn tài chính của toàn hệ thống. Nhìn chung, Việt Nam đã hoạch định chiến lược tài chính đến năm 2020 với các chỉ tiêu đảm bảo an ninh, an toàn tài chính đến năm 2020 và
  • 20. 19 sau 2020 đã được nêu cụ thể trong Chiến lược và một số chỉ tiêu đã được lược trích qua bảng 1. Tuy nhiên, thực tế qua giai đoạn 2011-2015 cho thấy các chỉ tiêu về phát triển, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính ở Việt Nam vẫn chưa đạt được như kế hoạch đã nêu. Cụ thể thu ngân sách từ phí, lệ phí đạt 21%; Tỷ lệ thu nội địa đạt 68% và tỷ lệ bội chi ngân sách đạt 5% GDP, cao hơn mức kế hoạch đã đề ra là dưới 4,5% GDP. Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phát triển, đảm bảo an ninh, an toàn tài chính của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 TT Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020 Sau 2020 1 Thu ngân sách từ phí, lệ phí 22-23%GDP 21-22% GDP 2 Tỷ lệ thu nội địa (không kể dầu thô) trong tổng thu ngân sách >70% (2015) >80% (2020) 3 Tỷ lệ bội chi ngân sách Dưới 4,5% GDP (2015, tính cả TPCP) Khoảng 4% GDP Bình quân giai đoạn khoảng 3% GDP 4 Dư nợ công < 65% (2015) < 65% (2020) < 60% (2030) 5 Dư nợ chính phủ < 55% (2015) < 55% (2020) < 50% (2030) 6 Dư nợ nước ngoài quốc gia < 55% (2015) < 50% (2020) < 45% (2030) (Nguồn: Chiến lược tài chính đến năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược nợ công, nợ nước ngoài đến năm 2020, tầm nhìn 2030) Như vậy, tình hình an ninh tài chính ở nước ta vẫn chưa được đảm bảo, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hệ thống tài chính nói chung. Nguyên nhân có thể kể đến như sau: Trong thời gian qua sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới cũng như tác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh và gây tiềm ẩn, rủi ro rất lớn
  • 21. 20 trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Trong khi đó, kinh tế trong nước cũng còn khó khăn và chất lượng kinh tế cũng tăng trưởng chưa cao, nợ công tăng nhanh. Thị trường vốn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh tài trợ chủ yếu cho đầu tư và phát triển. Chính vì vậy, rủi ro chính của hệ thống tài chính chính là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, mô hình tăng trưởng của chúng ta trong nhiều năm vẫn phụ thuộc vào đầu tư theo chiều rộng và sử dụng vốn vay nên nợ xấu của nền kinh tế chủ yếu là nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Năng lực quản trị rủi ro của một số tổ chức tín dụng còn hạn chế. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt, tính tuân thủ các quy chế chưa cao, các chuẩn mực đạo đức đối với cán bộ cận tín dụng ngân hàng chưa được quan tâm, cho nên dẫn đến những rủi ro trong việc cho vay. Công tác thanh tra giám sát của NHNN còn hạn chế và chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính trong tình hình mới. Từ việc phân tích thực trạng an ninh tài chính nêu trên, cho thấy việc đảm bảo an ninh tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thực sự cấp thiết, góp phần giúp hệ thống tài chính phát triển vững mạnh và an toàn. 1.5. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.5.1. Các nghiên cứu ngoài nước IMF (1998) đưa ra chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính vĩ mô của một quốc gia theo 2 khía cạnh, 4 yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể 2 khía cạnh là “sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách; và đánh giá khu vực tài chính”; 4 yếu tố chính là sức mạnh và hoạt động kinh tế, năng lực hành chính và hiệu quả chính sách, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của bên ngoài, hoạt động và phát triển tài chính. 19 chỉ tiêu bao gồm: GDP thực/đầu người, quy mô kinh tế và mức độ phát triển (GDP thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế, triển vọng tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng của GDP bình quân đầu người, ổn định kinh tế (biến động của GDP bình quân
  • 22. 21 đầu người và tỷ lệ thất nghiệp), hiệu quả của chính sách tài khóa (tỷ lệ thay đổi nợ chính phủ/GDP), mức nợ chính phủ (gánh nặng nợ của chính phủ/ GDP), chi phí tài chính (chi phí nợ của chính phủ), khả năng chi trả nợ (nghĩa vụ nợ trên kim ngạch xuất khẩu), rủi ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP), sự phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP), thu và chi tài khóa (thâm hụt ngân sách/GDP), lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ (CPI). Grib (2015) nêu các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính ở Krasnoyarsk Territory (Krai) bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu với 12 tiêu chí đo lường cụ thể và đơn vị đo lường cũng như ngưỡng giá trị của từng tiêu chí. Cụ thể (i) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định ngân sách và an ninh thuế khu vực bao gồm các chỉ tiêu như: tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tỷ lệ nợ công, tỷ lệ tăng trưởng, tổng số tiền thuế, tỷ lệ tiền được hỗ trợ từ tiền thuế quốc gia; (ii) nhóm chỉ tiêu các yếu tố quyết định an ninh tài chính của khu vực bao gồm: tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng vốn, tỷ số đổi mới của tài sản cố định, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập với tốc độ tăng trưởng của chi tiêu tiêu dùng, Tỷ lệ giá trị thị trường của tài sản so với thu nhập trung bình hàng năm của gia đình v.v.. Từ các chỉ tiêu này, tác giả làm cơ sở cho đánh giá thực trạng an ninh tài chính ở Krai. Chen.X (2015) đánh giá an ninh tài chính ở Trung Quốc dựa vào phân tích và điều tra sức mạnh và hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, chính sách tài khóa, chính sách tài chính, hoạt động tài chính và mức độ phát triển, khả năng kiểm soát tài chính. IMF (2017) nêu Bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators: FSIs) để đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: (i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính; (iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản.
  • 23. 22 Bảng 1.3: Các nghiên cứu về an ninh tài chính trên thế giới Tác giả Biến kết quả Biến giải thích Phương pháp Địa bàn Grib (2015) An ninh tài chính vĩ mô - Các yếu tố quyết định ngân sách và an ninh thuế. - Các yếu tố quyết định an ninh tài chính Thống kê mô tả Krai IMF (1998) An ninh tài chính vĩ mô Sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách. Đánh giá khu vực tài chính Thống kê mô tả, đánh giá dựa trên các chỉ tiêu Quốc gia Chen, X (2015) An ninh tài chính quốc gia Sức mạnh và hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, chính sách tài khóa, chính sách tài chính, hoạt động tài chính và mức độ phát triển, khả năng kiểm soát tài chính Thống kê mô tả, đánh giá an ninh tài chính dựa trên các chỉ tiêu Trung Quốc IMF (2017) Thị trường tài chính lành mạnh (i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính; (iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản Thống kê mô tả dựa trên bộ chỉ số lành mạnh tài chính Quốc gia Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
  • 24. 23 1.5.2. Các nghiên cứu trong nước Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014) phân tích tác động của quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với an ninh tài chính Việt Nam; Phân tích tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến tăng trưởng GDP, tác động đến lạm phát, nợ xấu. Qua đó nghiên cứu nêu các giải pháp ứng phó với quá trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và các giải pháp phát triển thị trường tài chính lành mạnh. Trần Thọ Đạt (2015) đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2006-2014 trên cả góc độ vĩ mô và vi mô. Trên góc độ vĩ mô, nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu Tăng trưởng kinh tế, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, nợ công, lạm phát. Trên góc độ vi mô, nghiên cứu đánh giá tình hình an ninh tài chính ở Việt Nam qua các chỉ tiêu An toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ tiêu về sinh lời. Lê Thị Thùy Vân (2017) nêu việc đảm bảo an toàn tài chính trên thị trường tài chính được thực hiện thông qua các tiêu chí giám sát an toàn tài chính trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, từ đó nghiên cứu nêu những thách thức trong việc đảm bảo an ninh tài chính trên thị trường tài chính và giải pháp đảm bảo an ninh thị trường tài chính. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2019) nêu các rủi ro tài chính doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro nợ xấu, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá cổ phiếu… Đồng thời nêu các nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp và nêu kinh nghiệm chống khủng hoảng tài chính doanh nghiệp với các giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô.
  • 25. 24 Bảng 1.4: Các nghiên cứu về an ninh tài chính ở Việt Nam Tác giả Biến kết quả Biến giải thích Phương pháp Địa bàn Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (2014) An ninh tài chính Tăng trưởng GDP, lạm phát, nợ xấu Thống kê mô tả Việt Nam Trần Thọ Đạt (2015) An ninh tài chính Chỉ tiêu vĩ mô: Tăng trưởng kinh tế, thâm hụt cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ nước ngoài, nợ công, lạm phát. Chỉ tiêu vi mô và vi mô cộng gộp: An toàn vốn, chất lượng tài sản, chỉ tiêu về sinh lời Thống kê mô tả Việt Nam Lê Thị Thùy Vân (2017) Đảm bảo an ninh tài chính Các tiêu chí giám sát an toàn tài chính trên thị trường tiền tệ - ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Thống kê mô tả Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Loan (2019) Nhận diện rủi ro tài chính và ổn định an ninh tài chính doanh nghiệp Các rủi ro tài chính doanh nghiệp, nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính doanh nghiệp Phân tích, đánh giá Doanh nghiệp Việt Nam Nguồn: Tổng hợp của các tác giả 1.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH VĨ MÔ CỦA MỘT QUỐC GIA Từ các nghiên cứu của IMF (1998), Grib (2015), Chen (2015), Trần Thọ Đạt (2016), Lê Thị Thùy Vân (2017)… Các chỉ số được sử dụng để đánh giá an ninh tài chính ở cấp độ vĩ mô được chia thành 2 khía cạnh, 4 yếu tố chính và 19 chỉ số. Cụ thể: Hai khía cạnh chính bao gồm: (1) sức mạnh hoạt động của nền kinh tế và môi trường chính sách và (2) đánh giá khu vực tài chính. (1) Sức mạnh kinh tế và môi trường chính sách: đánh giá sức mạnh và hoạt động kinh tế quốc gia, cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng
  • 26. 25 bên ngoài, năng lực hành chính của chính phủ, các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. (2) Đánh giá khu vực tài chính: đánh giá về hoạt động tài chính, mức độ phát triển tài chính, quyền kiểm soát tài chính và sự ổn định về tài chính. Bốn yếu tố chính bao gồm: (1) Sức mạnh và hoạt động kinh tế bao gồm: mức độ giàu có của người dân (GDP thực trên đầu người), quy mô kinh tế và mức độ phát triển (GDP thực và tốc độ tăng trưởng kinh tế), triển vọng tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người), ổn định kinh tế (biến động của GDP bình quân đầu người và tỷ lệ thất nghiệp). (2) Năng lực hành chính và hiệu quả chính sách bao gồm: hiệu lực của chính sách tài khóa (tỷ lệ thay đổi nợ của chính phủ /GDP), mức nợ chính phủ (gánh nặng nợ của chính phủ/GDP), chi phí tài chính (chi phí nợ của chính phủ), khả năng chi trả nợ (nghĩa vụ nợ/kim ngạch xuất khẩu), rủi ro vỡ nợ (tỷ lệ nợ công/GDP), sự phụ thuộc vào nước ngoài (tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP), thu và chi tài khóa (thâm hụt ngân sách/GDP), lạm phát và ổn định giá trị tiền tệ (CPI). (3) Cán cân thanh toán quốc tế và ảnh hưởng của bên ngoài bao gồm: mức độ định hướng xuất khẩu (mức độ phụ thuộc vào ngoại thương, cán cân thương mại/GDP), mức độ cân bằng của thanh toán quốc tế (cán cân vãng lai/GDP), tài khoản vốn (dòng vốn vào hoặc ra/GDP), tính thanh khoản và hợp lý của quy mô dự trữ ngoại hối (tổng dự trữ ngoại hối). (4) Hoạt động phát triển tài chính bao gồm: mức độ phát triển tài chính (tăng trưởng tín dụng hoặc mức độ phát triển thị trường chứng khoán), giá tài sản tài chính (lãi suất thực), biến động tỷ giá hối đoái. Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô của một quốc gia của IMF, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước và dựa trên cơ sở có thể tiếp cận được số liệu ở Việt Nam về các chỉ tiêu an ninh tài chính, nghiên cứu này đánh giá tình hình an ninh tài chính vĩ mô ở Việt Nam dựa trên bốn yếu tố chính đã được phân loại nêu trên; đồng thời, dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng để đưa ra nhận định về mức độ an ninh tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018.
  • 27. 26 Chương 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH 2.1. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CỦA MỘT QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI Các quốc gia phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản, Argentina, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống tài chính toàn diện, trong đó họ chú trọng đến việc thực hiện kiểm soát các thị trường tài chính quốc tế và quốc gia. Các quốc gia này có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, có hệ thống tài chính hoàn chỉnh, có thể thích ứng với các cú sốc tài chính từ bên ngoài và ngăn chặn được các vấn đề đe dọa an ninh tài chính quốc gia. Nhờ đó, những quốc gia này có sự đảm bảo hợp lý về sự ổn định của hệ thống tài chính và vấn đề đảm bảo an ninh tài chính luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trên cơ sở đó, nội dung này nhằm khái quát kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính của các nước phát triển và các nước đang phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế, mở cửa thị trường tài chính, tự do hóa dòng vốn thông qua cơ chế giám sát chặt chẽ, các quy định ràng buộc đối với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước… mà Fujing (2007) gọi chung là chính sách “bảo hộ tài chính” (1) Kinh nghiệm của Mỹ Cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hoa Kỳ năm 2007-2008 là do mức thâm hụt thương mại nặng nề và mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư ở Mỹ khá lớn; sự phát triển nhanh chóng của các công cụ tài chính mới một cách tràn lan như chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp bất động sản tạo điều kiện phát triển các khoản vay nợ dưới chuẩn đã tạo ra rủi ro và bất ổn cho hệ thống tài chính. Từ đó, để xử lý khủng hoảng Hoa Kỳ đã đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: Thực hiện giám sát tập trung dòng vốn: Mỹ thực hiện cách tiếp cận hai chiều để mở tài khoản vốn theo nhu cầu về an ninh kinh tế của họ. Hàng loạt các chính sách sử dụng uy thế của
  • 28. 27 đồng đô la để đảm bảo dòng vốn tự do và tập trung giám sát đầu tư nước ngoài và hạn chế tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài. Nghiêm cấm và hạn chế nghiêm khắc hoạt động sáp nhập và mua lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh tài chính Mỹ. Việc giám sát các tài khoản vốn của Mỹ tập trung vào việc bảo vệ vốn cổ phần của người Mỹ khỏi sự kiểm soát của nước ngoài. Về đầu tư danh mục, Mỹ không hạn chế người không cư trú muốn mua trái phiếu hoặc chứng khoán nợ nhưng hạn chế mua cổ phần trong ngành năng lượng hạt nhân, hàng hải, truyền thông và hàng không. Ngoài ra, Mỹ còn hạn chế các ngân hàng nước ngoài sáp nhập để bán hoặc phát hành cổ phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ hoặc chứng khoán trên nguồn vốn chung. Việc đầu tư trực tiếp mà có khả năng đe dọa kiểm soát cổ phần của nước ngoài và đe dọa an ninh quốc gia sẽ bị đình chỉ hoặc bị cấm. Yêu cầu sự tham gia của công dân địa phương vào quá trình ra quyết định của các tổ chức tài chính nước ngoài Quyền công dân Mỹ là một yêu cầu tiêu chuẩn đối với Hội đồng quản trị các ngân hàng và các công ty bảo hiểm cả trong và ngoài nước kể từ thế kỷ thứ XIX. Các thành viên của các ngân hàng nước ngoài hoặc các công ty bảo hiểm cũng có thể được thống trị bởi các công dân Mỹ. Điều này cũng là một yêu cầu chung ở cấp tiểu bang cũng như cấp liên bang. Thành phần tổ chức quan trọng nhất của các doanh nghiệp Mỹ thực sự là sức mạnh vượt trội của các ngân hàng Mỹ. Đạo luật Ngân hàng quốc gia năm 1863 quy định hội đồng quản trị và giám đốc điều hành của các ngân hàng nước ngoài mà xin cấp phép ngân hàng quốc gia Mỹ phải là công dân Mỹ. Các quy định sẽ được nới lỏng hơn nếu ngân hàng là một chi nhánh hoặc công ty con của nước ngoài, tuy nhiên yêu cầu phần lớn các giám đốc trong hội đồng quản trị là công dân Mỹ. Mỗi tiểu bang sẽ đưa ra các quy định riêng đối với các tổ chức tài chính lưu ký ở cấp tiểu bang như ở 24 tiểu bang các ngân hàng tập trung ở New York và các nơi khác yêu cầu một phần trăm cụ thể công dân Mỹ tham gia vào hội đồng quản trị của họ. Trong lĩnh vực bảo hiểm 19 tiểu bang cũng yêu cầu các công dân Mỹ chiếm đa số trong hội đồng quản trị của các công ty bảo hiểm nước ngoài một cách hợp pháp; Có một số yêu
  • 29. 28 cầu tất cả các thành viên hội đồng quản trị phải là người Mỹ. Một số tiểu bang yêu cầu đối với các hội trợ cấp ái hữu hay hội trợ cấp huynh đệ phải bao gồm một tỷ lệ nhất định cư dân của tiểu bang, ngoài một số lượng cụ thể người Mỹ. Các hạn chế về đối xử quốc gia Chính phủ Mỹ đã khai thác những khác biệt pháp lý ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương trong quá trình hội nhập tài chính. Sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế về việc nhập cảnh của các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nước ngoài cho mục đích kinh doanh. Đối với ngành ngân hàng: các ngân hàng Mỹ có các hoạt động xuyên quốc gia nhưng họ đặt ra nhiều hạn chế đối với các hoạt động xuyên quốc gia của các ngân hàng nước ngoài ở Mỹ như luật California quy định rằng một ngân hàng cấp tiểu bang hoặc văn phòng ngân hàng nước ngoài được ủy quyền của tiểu bang không thể có hình thức của một chi nhánh hoặc hiệp hội tiết kiệm và tín dụng sau khi được thành lập hoặc được mua. Bang Connecticut cấm các ngân hàng, công ty cổ phần và hợp tác xã tín dụng nước ngoài nhập cảnh. Bang Georgia cấm các đại lý được ủy nhiệm nhập cảnh. Bang Alabama và 27 tiểu bang cấm các doanh nghiệp nước ngoài nhập cảnh hoặc mở rộng vào California bằng cách thành lập hoặc mua các công ty con của ngân hàng thương mại quốc doanh. Montana và Texas cấm việc mở rộng chéo của các ngân hàng nước ngoài bằng cách sáp nhập và thành lập các chi nhánh ngân hàng ngoài tiểu bang, đồng thời ngăn cấm việc hai ngân hàng tiểu bang rời rạc nhập thành một cấu trúc chi nhánh. Ngoài ra, đạo luật giám sát tăng cường ngân hàng nước ngoài quy định tất cả các ngân hàng được phép nhập cảnh vào Mỹ sau năm 1991 đều phải đối mặt với bốn hạn chế nghiêm ngặt của ngành: (1) Các ngân hàng nước ngoài trong biên giới Mỹ bị cấm không được nhận tiết kiệm của công dân Mỹ trong khi các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài không được chấp nhận số dư dưới 100.000$; (2) Các ngân hàng nước ngoài bị cấm tham gia vào hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (và chỉ sau khi một chi nhánh nước ngoài bắt đầu hoạt động bảo hiểm tiền gửi, họ có thể chấp nhận số dư dưới 1.000.000$; (3) Các ngân hàng nước ngoài không nhận được sự trợ giúp trong việc mở rộng mạng sci kinh doanh bán lẻ; (4) Các
  • 30. 29 ngân hàng nước ngoài không nhận được hỗ trợ mua lại, sáp nhập, mua cổ phần tại các ngân hàng Mỹ. Đối với ngành chứng khoán: Mỹ áp dụng chiến thuật bảo vệ đảo ngược trong ngành chứng khoán có thể chuyển nhượng với ưu thế vượt trội giúp ngăn cản sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, cho phép các ngân hàng đầu tư quốc gia duy trì sự thống trị. Các quy tắc và thông lệ hạn chế cạnh tranh có lợi có ngành chứng khoán có thể được chuyển nhượng và kiểm soát bởi người Mỹ. Đối với ngành bảo hiểm: nhiều bang của Mỹ quy định các công ty bảo hiểm nước ngoài không hoạt động ở một tiểu bang khác trước tiên phải được sự đồng ý từ một nơi nào đó, nên trừ khi một công ty bảo hiểm nước ngoài đã có được sự chấp nhận của tiểu bang khác thì mới được thành lập. Nhiều tiểu bang không cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài gia nhập thông qua các quy định bắt buộc như yêu cầu tất cả các nhà quản lý là người Mỹ và một số tiểu bang yêu cầu các công ty trước tiên phải có sự chấp thuận từ các tiểu bang khác và có rất nhiều cách khác nhau để hạn chế các công ty bảo hiểm nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Ngoài ra, luật liên bang cũng quy định các chi nhánh công ty bảo hiểm nước ngoài không được phép cung cấp dịch vụ hợp đồng cho chính phủ Mỹ. Một số tiểu bang đã thực hiện nhiều hạn chế hơn đối với các hoạt động tiềm năng của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Ngoài các biện pháp nêu trên, Chính phủ Mỹ cũng hạn chế các hoạt động của tổ chức tài chính nước ngoài thông qua các loại thuế, các mô hình sở hữu và hạn chế phạm vi công việc của họ. Khuyến khích hình thành các tập đoàn tài chính độc quyền nhóm và cho phép các thị trường trong nước có sự thống trị của các tổ chức tài chính lớn trong nước Mỹ khuyến khích thành lập các tập đoàn tài chính độc quyền nhóm và cho phép các thị trường trong nước có sự thống trị của các tổ chức tài chính lớn trong nước. Điều này được thể hiện thông qua mười ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ kiểm soát 90% ngành chứng khoán. Mặc dù về mặt pháp lý Mỹ cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài thành lập chi
  • 31. 30 nhánh thông qua thỏa thuận và quan hệ đối tác nhưng trên thực tế ngoài một số công ty châu Âu và Nhật có thể có được một thị phần nhỏ ở Mỹ, các ngân hàng đầu tư khác không thể gia nhập vào Mỹ. Sự bảo hộ của của chính phủ Mỹ cho phép các công ty của Mỹ khai thác những điều cơ bản nhất của thị trường độc quyền. Đối với dịch vụ quỹ và dịch vụ ngân hàng đầu tư là hai trụ cột của ngành chứng khoán được Chính phủ Mỹ thông qua các biện pháp phù hợp để bảo vệ chúng. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia vào thị trường vốn của Mỹ phải tham gia vào việc phân phối và quản lý các quỹ nhưng Mỹ có những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc gia nhập thị trường này bất kể quỹ này có mục tiêu đầu tư trong nước hay nước ngoài. Các hạn chế về tổ chức các quỹ tương hỗ theo mô hình mở còn nghiêm ngặt hơn. Những hạn chế này giúp loại trừ có hiệu quả các công ty nước ngoài gia nhập vào các kênh quỹ của Mỹ. Nhìn chung Mỹ thực hiện các biện pháp nhằm mục tiêu bảo hộ tài chính ở Mỹ, bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo an ninh tài chính Mỹ trên cơ sở đảm bảo rằng các tổ chức tài chính nước ngoài cũng như của Mỹ dưới sự kiểm soát của người Mỹ nên chủ quyền tài chính Mỹ vẫn được đảm bảo. Mỹ đảm bảo rằng người Mỹ giám sát hoạt động hàng ngày của các tổ chức ngân hàng nước ngoài, điều này tránh được các chính sách có hại cho Mỹ cũng như hỗ trợ các cơ quan giám sát thực hiện giám sát tập trung và thu thập các thông tin có liên quan. Hơn nữa là sự kiểm soát của công dân Mỹ đối với hội đồng quản trị của các ngân hàng nước ngoài gần như loại trừ hoàn toàn các ngân hàng nước ngoài khỏi hệ thống ngân hàng quốc gia Mỹ, điều này có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài chỉ đơn giản là không có lựa chọn để đăng kí như ngân hàng quốc gia Mỹ. Mặc dù cơ chế bảo hộ của Mỹ khá hiệu quả song vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ trong quá trình hội nhập tài chính mà cụ thể là bắt nguồn từ việc theo dõi tối thiểu dòng vốn. (2) Kinh nghiệm của châu Âu Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ năm 2009 với nguyên nhân chủ quan là nhiều thành viên EU kiểm soát nợ công không chặt chẽ, không tuân thủ an toàn nợ công; Sử dụng nợ công kém hiệu quả dẫn đến
  • 32. 31 mất khả năng trả nợ; Công tác kiểm soát, giám sát thị trường tài chính yếu kém; Định chế của EU hạn chế khả năng phòng ngừa rủi ro nợ công; mức độ tự chủ của các thành viên EU còn hạn chế; và nguyên nhân khách quan là do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ đó các thành viên EU được sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã thực hiện một số biện pháp góp phần hạn chế cuộc khủng hoảng, ổn định tình hình tài chính thông qua các biện pháp thắt chặt chi ngân sách, thành lập Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), các biện pháp cắt giảm mức thâm hụt ngân sách hiện có được thực hiện theo lộ trình rõ ràng và được công bố chi tiết. Kết quả đã giảm được thâm hụt ngân sách xuống còn 3% GDP và nợ công dưới mức 60% GDP. Trong quá trình thiết lập thị trường chung và hội nhập chính trị của Liên minh châu âu, một cơ chế chung để đưa ra các quyết định đã được thiết lập trong khuôn khổ chính sách thương mại, cạnh tranh. Cơ chế bảo hộ tài chính của châu Âu khác với Mỹ thể hiện ở thị phần đối với các định chế tài chính nước ngoài nhìn chung thấp và mức độ mở cửa của họ thực sự thấp. Duy trì hệ thống tài chính công cộng toàn diện Các cơ quan tài chính công ở các nước phát triển ở châu Âu đều có thị phần đáng kể, các tổ chức này có các đặc điểm sau: (1) Tất cả đều được bảo vệ bởi luật công và được thành lập theo mục đích phục vụ lợi ích công cộng; (2) Ngoài một số ít, phần lớn các ngân hàng ở cấp quận hoặc tiểu bang hoặc thấp hơn được chính phủ, các tổ chức xã hội và thương mại điều hành và hưởng các chính sách ưu đãi từ cả chính quyền liên bang và địa phương; (3) Môi trường kinh doanh và mục tiêu dịch vụ thường được quy định trong các văn bản pháp luật chính thức mà trong đó các cơ quan khác không can thiệp; (4) Có một số lượng lớn và rất nhiều loại hình tổ chức. Có ba loại hình tổ chức tài chính công ở các nước phát triển của châu Âu: Các tổ chức tài chính nhà nước, ngân hàng nhà nước và ngân hàng sở hữu tại địa phương và các ngân hàng hợp tác. Các tổ chức này giữ vị trí quan trọng trong từng thị trường tài chính của các quốc gia này. Sự vượt trội hơn của các định chế tài chính công là trở ngại lớn đối với sự xâm nhập của các định chế tài chính nước ngoài. Các tổ chức tài chính công tồn tại trong lĩnh vực mà độc quyền của chính
  • 33. 32 phủ không cho phép sự gia nhập của vốn nước ngoài và dòng vốn nước ngoài không muốn hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc nhóm thấp và trung bình như xây dựng, nhà ở công cộng dài hạn, đầu tư công. Theo quan điểm của nước chủ nhà, hệ thống tài chính công lớn bao gồm các khoản vốn nước ngoài nên không cho phép nó tham gia vào thị trường dài hạn. Ngoài ra, các đối xử có lợi mà các tổ chức tài chính công thường được hưởng bao gồm các trợ giúp trong việc giải quyết cạnh tranh vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển độc quyền nhóm về tài chính Các quốc gia châu Âu cho phép các nhóm tổ chức tài chính độc quyền ở thị trường nội địa. Mặc dù các định chế tài chính nước ngoài có sức mạnh đáng kể nhưng việc xâm nhập vào thị trường nội địa của các công ty có ưu thế này gặp không ít khó khăn. Bất kể các ngân hàng được hình thành tự nhiên hay nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của chính phủ thì các khối tài chính này thường nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ. Việc nới lỏng các kiểm soát tài chính và tự do hóa tài chính kể từ những năm 1980 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của họ. Các nước phát triển áp dụng rất nhiều phương tiện nhằm mở rộng sức mạnh của các tổ chức tài chính của họ, bao gồm các hoạt động: bãi bỏ các hạn mức tín dụng, tự do hóa lãi suất, nới lỏng các ràng buộc về việc mở cửa của các tổ chức tài chính trong nước, nới lỏng giám sát trên phạm vi của các tổ chức tài chính và cho phép các tổ chức tài chính đưa ra các ý tưởng mới. Các nước phát triển cũng thành lập các công ty mẹ để đảm bảo các công ty tài chính lớn được hưởng quyền tự do lựa chọn các mô hình kinh doanh phù hợp, qua đó việc đẩy việc tập trung hóa và trao quyền cho họ. Ngân hàng đa năng kiểm soát ngành chứng khoán và bảo hiểm Phần lớn ở các nước châu Âu thực hiện việc ngân hàng quản lý hỗn hợp và ngân hàng đa năng. Theo hệ thống này, các ngân hàng có thể tham gia vào các dịch vụ tiền gửi và cho vay, chứng khoán chuyển nhượng và dịch vụ bảo hiểm cũng như giữ cổ phần công nghiệp và thương mại.Trên thực tế các ngân hàng đa năng là một trở ngại đáng kể đối với các tổ chức nước ngoài xâm nhập vào và tạo sự đảm bảo đáng tin cậy về sự ổn định tài
  • 34. 33 chính ở các quốc gia này. Lý do là (1) tài sản ngân hàng, vốn công nghiệp, thương mại và quan hệ cá nhân có liên quan mật thiết. Nói cách khác, thị trường trong một hệ thống ngân hàng đa năng làm cản trở sự xâm nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài thậm chí còn được bảo vệ tốt hơn; (2) Các ngân hàng đa năng hiếm khi bị phá sản, các tổ chức nước ngoài sẽ gặp khó khăn khi mua chúng; (3) các ngân hàng đa năng có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính toàn diện, rất khó để các ngân hàng nước ngoài có được sự liên kết tương tự. Sự nắm bắt toàn diện của các ngân hàng đa năng về tài chính của khách hàng cũng cho phép nó thiết kế và cung cấp các lựa chọn tài chính tối ưu và khuyến nghị đầu tư, cũng như tư vấn tài chính cá nhân và các dịch vụ khác. Các giới hạn về sáp nhập và kiên định nhằm mục đích lấn át của nước ngoài dựa theo nguyên tắc “Yêu cầu đối ứng” đối với mở cửa tài chính Liên minh châu Âu có những quy định trong các hiệp định ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, yêu cầu các công ty nhận được đối xử quốc gia có thể so sánh được. Nếu một quốc gia thứ ba không chấp nhận các tổ chức tài chính có thể so sánh được đối xử quốc gia của Liên minh châu Âu, châu Âu có thể từ chối nhập cảnh các tổ chức của nước đó. Chẳng hạn, các định chế tài chính của EU muốn thiết lập các dịch vụ tài chính ở Pháp thì nước đó phải cho phép các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính của Pháp được đối xử bình đẳng. Ý cũng có quy luật tương tự từ chối nhập cảnh đối với các tổ chức của một nước khác nếu doanh nghiệp Ý bị phân biệt đối xử. Nguyên tắc “yêu cầu đối ứng” ngăn cản các định chế tài chính nước ngoài áp đảo thị trường của một quốc gia, trong khi từ các khía cạnh thương mại và kinh tế, nó đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập vào các thị trường khác. Nhìn chung có sự khác biệt về các loại cơ chế bảo hộ được sử dụng ở châu Âu, Mỹ và Nhật Bản nhưng chức năng chủ yếu của họ là bảo vệ chủ quyền tài chính và duy trì ổn định tài chính, kinh tế bằng cách kiểm soát hệ thống tài chính. Để duy trì an ninh tài chính, các nước phát triển bắt nguồn từ các hệ thống quản lý hiệu quả và có thẩm quyền, các quốc gia này cung cấp hệ thống pháp luật toàn diện và việc thực thi có hiệu quả, cung cấp sự ổn định về tài chính, thông qua đó đảm bảo có hệ thống và hạn chế sự tham
  • 35. 34 gia của nước ngoài vào hệ thống tài chính nội địa. Các tổ chức tài chính, kể cả tổ chức tài chính có vốn đầu tư nước ngoài không có khả năng gây nguy hiểm cho an ninh tài chính trong nước. (3) Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc thực hiện các chính sách bảo hộ tài chính chủ yếu là tập hợp chính sách kiểm soát vốn, bảo hộ trong nước cũng như các quy định giám sát chặt chẽ, bao gồm: Chính sách kiểm soát vốn Trong nhiều năm vừa qua Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm soát vốn nhằm theo đuổi mục tiêu lạm phát thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài và có nhiều quy định quản lý thận trọng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài để ngăn chặn hoạt động chuyển vốn hưởng chênh lệch lãi suất và chống các cú sốc chu chuyển vốn. Trên thực tế, Trung Quốc đã phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài với dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ dòng vốn ngắn hạn trong nhiều thập niên qua thông qua việc kiểm soát dòng vốn vào và dòng vốn ra nhằm kiểm soát vốn giới hạn sự thâm nhập của vốn tài chính nước ngoài. Mặc dù việc gia nhập WTO của Trung Quốc đòi hỏi phải mang lại nhiều cơ hội hơn cho các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào Trung Quốc nhưng hạn chế thành phần nước ngoài tham gia ngành dịch vụ của Trung Quốc vẫn còn lớn. Một định chế nước ngoài chỉ có thể sở hữu nhiều nhất 20% vốn của một ngân hàng Trung Quốc và tổng sở hữu nước ngoài trong một ngân hàng Trung Quốc không được vượt quá 25%. Giới chức trách Trung Quốc cũng giới hạn sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tại thị trường cổ phiếu - thị trường trao đổi quan trọng bậc nhất, các nhà đầu tư nước ngoài mới được tham gia từ năm 2002 thông qua chương trình nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện, đến năm 2007 hạn mức cho chương trình này chỉ gần 10 tỷ USD, tương đương 3% so với vốn hóa của toàn thị trường cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện nới lỏng vốn một cách từ tự thận trọng nhưng vẫn đảm bảo sự bảo hộ ở mức độ nhất định cho thị trường trong nước.
  • 36. 35 Ưu đãi quốc doanh và lợi ích nhóm Trung Quốc thực hiện việc kiểm soát dòng vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm ngăn cản một lượng tiền tiết kiệm lớn trong một bộ phận dân chúng muốn tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài có thị phần quá nhỏ nên người dân tin rằng giải pháp an toàn là gửi tiết kiệm vào các ngân hàng nội địa. Kết quả là các ngân hàng quốc doanh huy động được lượng lớn tiền gửi giá rẻ và dồi dào, từ đó cung cấp cho các công ty nhà nước những khoản vay giá rẻ. Tài khoản vốn rẻ hơn này có thể gây nguy hại đến các ngân hàng quốc doanh và cũng đe dọa đến các khoản vay giá rẻ được sử dụng để tài trợ cho những khoản đầu tư của các công ty nhà nước. Chính quyền Trung Quốc không muốn từ bỏ sự kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước nhằm duy trì sự ảnh hưởng của Nhà nước đối với nền kinh tế. Điều này nhằm kiểm soát khả năng khủng hoảng và bất ổn do tác động của dòng vốn ngắn hạn. Việc tăng cường kiểm soát vốn còn là nhân tố cốt yếu để duy trì mô hình tích lũy khác biệt của Trung Quốc. Chính sách tỷ giá Từ 7/2005 Trung Quốc thực hiện cơ chế neo tỷ giá có điều chỉnh, nhờ vậy dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng mạnh. Trong quản lý tỷ giá, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc luôn bị giữ ở mức thấp hơn giá trị thực so với đồng đô la Mỹ. Việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc trong thời gian dài giúp cho cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư lớn và đóng góp vào lượng dự trữ ngoại hối to lớn của nước này. Hiện nay Trung Quốc sử dụng tỷ giá ấn định hàng ngày để ngăn chặn nguy cơ sụp đổ của thị trường tài chính. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá ấn định hàng ngày giúp Trung Quốc có thể đối phó với tình trạng đầu cơ và tăng cường kiểm soát đối với ngành ngân hàng. Đảm bảo an ninh tài chính vi mô Trong những năm gần đây đối với lĩnh vực ngân hàng Trung Quốc thực hiện siết chặt hệ thống “ngân hàng ngầm” nhằm thiết lập lại an ninh trong lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng ngầm gồm những hoạt động cho vay tư nhân giữa cá nhân, tiệm cầm đồ và hoạt động cho vay nặng lãi ở các thị trường mới nổi hay những giao dịch phát sinh, các quỹ tiền tệ,
  • 37. 36 cho vay chứng khoán, thỏa thuận mua lại giữa các định chế tài chính… Nhận thấy những rủi ro từ những hình thức tín dụng này khá lớn nên Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các chính sách để kiểm soát và xử lý mạnh mẽ để có thể kiểm soát các hoạt động gây rủi ro nêu trên gây ảnh hưởng trên thị trường tài chính. Vì vậy, kiểm soát hoạt động ngân hàng ngầm góp phần làm lành mạnh thị trường tài chính và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Đối với thị trường bảo hiểm: chính phủ Trung Quốc đã đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế sự lấn át của nước ngoài và nới lỏng dần các quy định một cách thận trọng để thị trường dần thích ứng với sự thay đổi. Trong những năm đầu gia nhập WTO, Trung Quốc cho phép doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được thành lập chi nhánh hoặc công ty liên doanh nhưng giới hạn địa bàn và giới hạn tỷ lệ vốn góp không quá 50%. Về mô hình giám sát thị trường bảo hiểm, Trung Quốc đang thực hiện mô hình quản lý, giám sát Solvency II trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước châu Âu, mục tiêu nhằm hướng đến một mô hình quản lý chung, đồng bộ cho các nước trong khối liên minh. Tuy nhiên, do đặc thù của mô hình này chỉ phù hợp với các nước phát triển nên Trung Quốc có sự điều chỉnh và hoàn thiện mô hình để đảm bảo đặc thù của thị trường bảo hiểm Trung Quốc. Để đảm bảo an ninh trên thị trường bảo hiểm, Trung Quốc đưa ra các nguyên tắc yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ như sau: (1) doanh nghiệp thực hiện hình thức kênh phân phối nào thì phải tuân thủ quy định về điều kiện đối với đại lý; (2) việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ quy định của cơ quan quản lý và theo những hạn mức nhất định, mỗi loại hình đầu tư, cơ quan quản lý bảo hiểm quy định cụ thể đối với mỗi loại hình đầu tư, các hành vi vi phạm sẽ bị phạt theo các khung hình phạt với mức cao nhất là đình chỉ hoạt động đầu tư; (3) Trung Quốc đưa ra những quy định cụ thể đối với chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Với những quy định chặt chẽ nêu trên nhằm hạn chế mức đầu tư của nước ngoài ở một tỷ lệ nhất định và nới lỏng hạn chế theo lộ trình giúp Trung Quốc duy trì sự ổn định và phát triển thịnh vượng của thị trường bảo hiểm, góp phần lành mạnh thị trường tài chính và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
  • 38. 37 (4) Kinh nghiệm của Ấn Độ Ấn Độ thực hiện các giải pháp sau nhằm ổn định thị trường tài chính quốc gia: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài Ấn Độ quy định tỷ lệ nhất định vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này và chủ yếu cho phép đầu tư vào ngành công nghiệp, riêng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài không được phép vào Ấn Độ, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhỏ. Vay thương mại nước ngoài Chính phủ Ấn Độ quy định rõ việc vay nước ngoài của các công ty Ấn Độ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính thực hiện việc kiểm soát cẩn thận đối với từng trường hợp cụ thể về số tiền vay, thời gian đáo hạn và thời gian sử dụng vốn và chỉ ưu tiên đối với các dự án trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Các NHTM và thị trường tài chính Các ngân hàng không được chấp nhận tiền gửi hoặc mở rộng các khoản vay bằng ngoại tệ và có kiểm soát chặt chẽ về tài sản nợ nước và nợ nước ngoài, không khuyến khích quốc tế tiền tệ, chính phủ không cho phép mua bán đồng Rupee trên thị trường quốc tế. Chính phủ quy định những hạn chế về cho vay bằng đồng nội tệ đối với người không cư trú nên cơ hội bán khống trực tiếp đồng rupee rất hạn chế. Thị trường hoán đổi và thị trường kỳ hạn cũng được kiểm soát chặt chẽ vì các thị trường này có thể được sử dụng để đầu cơ chống lại đồng rupee. Chính sách tổng thể là hạn chế giao dịch kỳ hạn trên ngoại hối nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài khoản vãng lai. Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng, chính phủ đã xóa bỏ ưu đãi về lãi suất khi thu hút các khoản tiền gửi ngân hàng của những người không phải là người cư trú ở Ấn Độ. Dòng vốn ra Chính phủ Ấn Độ khuyến khích chuyển vốn về nước đối với người không cư trú và người nước ngoài không thường trú ở Ấn Độ đã đầu tư vào nước này theo các chương trình được công nhận. Tuy nhiên, chính phủ nghiêm cấm đối với các dòng vốn ra của người dân, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ.
  • 39. 38 Như vậy, Ấn Độ được lợi ích từ việc tránh thực hiện tự do hóa tài khoản vốn một cách vội vàng, nhờ cách tiếp cận thận trọng này đã giúp Ấn Độ điều chỉnh việc kiểm soát vốn để đạt được một cấu trúc nợ nước ngoài ít thay đổi hơn, đồng thời cho phép các nhà hoạch định chính sách thực hiện hành động trong cân bằng các mục tiêu tỷ giá và lãi suất, việc kiểm soát vốn của Ấn Độ cho phép những nhà hoạch định chính sách tránh được sự đầu cơ bất ngờ. (5) Kinh nghiệm của Argentina Argentina rơi vào khủng hoảng tài chính nghiêm trọng vào năm 2001 chủ yếu do sự tự do hóa kinh tế và mở của tài chính không giới hạn. Cụ thể: Argentina cho phép thực hiện tư nhân hóa toàn diện, cho phép vốn nước ngoài kiểm soát hệ thống tài chính Argentina. Khi các doanh nghiệp nhà nước bị thất bại và cần nguồn nguồn vốn để tư nhân hóa thì bị hạn chế nên chính phủ thiếu nguồn vốn tư nhân cần thiết để mua các doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa và để giải quyết vấn đề này họ phải đi vay nước ngoài. Chính phủ mở cửa cho các thị trường ngân hàng và chứng khoán nước ngoài đầu tư vào mà không áp dụng bất kỳ biện pháp kiểm soát nào, dòng vốn chảy vào và chảy ra nhanh chóng gây bất ổn cho hệ thống tài chính thông qua việc thao túng các thị trường tài chính, chứng khoán và ngoại hối. Các ngân hàng trong nước bị thao túng, các công ty chứng khoán trong nước bị thao túng giá thị trường nên gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cổ đông địa phương. Việc thúc đẩy tư nhân hóa các ngân hàng lớn của nhà nước và chấp nhận đầu tư nước ngoài nhằm mua các ngân hàng nhà nước và tư nhân đã đe dọa tình hình an ninh tài chính của Argentina. Sau mở cửa, vốn nước ngoài đã nhanh chóng lấn át ngành ngân hàng, chính phủ đã không quan tâm đến xu hướng này mà tiếp tục thúc đầy việc mở cửa hơn nữa bằng cách người dân và doanh nghiệp chuyển tiền gửi cho các ngân hàng đa quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn đầu của quá trình tư nhân hóa, Argentina thu hút đầu tư nước ngoài thông qua việc bán các doanh nghiệp nhà nước, điều này đã kích thích nền kinh tế phát triển. Song đến cuối những năm 1990, nguồn
  • 40. 39 vốn nhà nước bán được giảm và dòng vốn nước ngoài chảy vào chậm lại, nền kinh tế rơi vào suy thoái, Argentina rơi vào tình trạng khó khăn trong việc bù đắp thâm hụt thương mại thông qua thặng dư tài khoản vốn và thu nhập từ thuế giảm đã cản trở việc chính phủ trả nợ nước ngoài. Sự bất ổn trên thị trường ngoại hối gia tăng làm gia tăng trình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Như vậy, các quốc gia đã sử dụng các biện pháp chủ yếu nhằm đảm bảo bảo tình hình an ninh tài chính quốc gia bao gồm (1) kiểm soát chế độ tiền tệ quốc tế, duy trì quyền làm chủ tài chính và hạn chế dòng vốn mà tập trung trên dòng vốn tạo ra nợ; (2) Yêu cầu sự tham gia của người dân địa phương vào các thủ tục ra quyết định của các tổ chức tài chính nước ngoài; (3) Hạn chế việc mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài, thiết lập các hạn chế về địa lý cũng như tỷ lệ cổ phần đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nước ngoài; (4) Nghiêm cấm việc sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các tổ chức tài chính quan trọng trong nước; (5) Khuyến khích hình thành các tập đoàn tài chính lớn và cho phép độc quyền trong nước đối với các tổ chức tài chính lớn trong nước; (6) duy trì hệ thống pháp luật công quyền; (7) Thúc đẩy sự kết hợp chéo giữa các ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, cho phép ngân hàng kiểm soát thị trường chứng khoán và bảo hiểm trong nước, thúc đẩy sự thống nhất của các ngân hàng trong nước và các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại; (8) Nhấn mạnh trên nguyên tắc yêu cầu đối ứng. 2.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM Từ kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính ở một số quốc gia, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam như sau: mỗi quốc gia có trình độ phát triển, quy mô kinh tế, hệ thống tài chính và quá trình tự do hóa tài chính khác nhau nên khi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính của quốc gia cần phải xem xét sự phù hợp với từng điều kiện cụ thể của quốc gia đó. Mặc dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, Việt Nam còn có thể gặp rủi ro trên các