SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 1
I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một
thuộc tính vốn có, một đòi hỏi nội tại. Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn rong
việc nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn thống nhất với nhau dưới nhiều hình
thức và trình độ biểu hiện khác nhau. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh
(khái quát) những vấn đề của đời sống sinh động. Nhưng thước đo tính cao thấp
của lý luận với thực tiễn biểu hiện trước hết ở chỗ lý luận đó phải hướng hẳn về
đời sống hiện thực, để giải quyết những vấn đề do chính sự phát triển của thực
tiễn đặt ra, và như vậy, lý luận góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở
bên ngoài sự thống nhất lý luận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi
được hiện thực, nói cách khác, hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà
vì phục vụ thục tiễn, để cải tạo thực tiễn.
Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phải quán triệt được thực
tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích của lý luận, của nhận thức, là tiêu chuẩn của
chân lý (lý luận). Như trên đã nói, lý luận đích thực bao giờ cũng bắt nguồn từ
thực tiễn, do thực tiễn quy định. Thực tiễn quy định lý luận thể hiện ở nhu cầu,
nội dung, phương hướng phát triển của nhận thức, lý luận. Thực tiễn biến đổi thì
lý luận cũng biến đổi theo, nhưng lý luận cũng tác động trở lại thực tiễn bằng
cách soi đường, chỉ đạo, dẫn đắt thực tiễn.
Trên cơ sở nhận thức và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn phải chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Chúng ta coi trọng kinh
nghiệm thực tiễn và không ngừng tích luỹ vốn kinh nghiệm quý báu đó.Song chỉ
dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, coi
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 2
kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại
học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận, không quan tâm tổng kết kinh
nghiệm để đề xuất lý luận thì sẽ rơi vào lối suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng,
đại khái, phiến diện thiếu tính lô gic, tính hệ thống, do đó, trong hoạt động thực
tiễn thì mò mẫm, tuỳ tiện, thiếu tính đồng bộ về lý luận trong tất cả các lĩnh vực
do vậy đễ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghiã.
Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo
điều. Nết tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ
dừng lại ở những nguyên lý chung chung trừư tượng không chú ý đến những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì dễ mắc bệnh giáo điều.
Thực chất những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều đều là vi phạm
nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Để ngăn ngữa, khắc phục có
hiệu qủa hai căn bệnh trên phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn.
Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của qúa trình phát triển xã hội, nhất là
trong thời đại ngày nay khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải giải
quyết rất nhiều những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh của việc xây dựng,
phát triển dời sống kinh tế, văn hóa của xã hội. Hơn lúc nào hết lý luận Mac –
Lênin trong sự thống nhất cao với thực tiễn phải thể hiện vai trò hướng dẫn, chỉ
đạo trong công việc, giải quyết những vấn đề cấp bách và trọng đại do cuộc sống
hiện thực đặt ra cho chúng ta trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước hiện nay. Những thành qủa mà chúng ta có được ngày hôm nay là kết qủa
của sự năng động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta trong qúa trình vận dụng
nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn vào hoàn cảnh lịch sử Việt nam
trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 3
II. NỘI DUNG
I. Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn
và lý luận
1. Thực tiễn
Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội,
nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội.
a. Thực tiễn là một hoạt động vật chất
- Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công
cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm
cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá
trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng
vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian
nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
b. Hoạt động thực tiễn có mục đích
- Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người.
- Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên
ngoài một cách thụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới
bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình.
- Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những
vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và
sử dụng chúng.
c. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội
- Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn
khác nhau của xã hội.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 4
- Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá
nhân mà là tòan xã hội
d. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn
Dạng cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy
và cơ bản và nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người.
- Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển
các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
Dạng không cơ bản:
- là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ
bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một
số lĩnh vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo …
2. Sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
a. Các giai đoạn nhận thức
- Nhận thức cảm tính: là giai đọan đầu của quá trình nhận thức, là phản
ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác
quan của con người. Thể hiện dưới các hình thức: cảm giác, tri giác và
biểu tượng.
- Nhận thức lý tính: được hình thành từ những tài liệu do nhận thức cảm
tính đem lại. Thể hiện dưới các hình thức: khái niệm, phán đóan và
suy luận.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 5
b. Sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận:
Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học
xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: “Quan điểm về đời
sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại
cho chúng ta bài học vô giá là: “Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là
điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng”. Chính vì vậy việc tìm hiểu mối
quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực
tiễn phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý
luận. Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thực tiễn,
nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tính đến các quan
điểm khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện như sau:
Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người. Khái niệm thực tiễn đặc
trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây là điểm
khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt
ra từ trước.
Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội. Đó là những đặc điểm chung của
thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 6
Vậy thực tiễn là gì? Theo chúng tôi, có thể xác định thực tiễn là hoạt động của một
chủ thể lịch sử cụ thể, trong quá trình hoạt động ấy nó tiến hành cải tạo vật chất đối
với hiện thực một cách phù họp với các mục đích của bản thân, với mô hình lý
tưởng và với trí thức của nó về hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa và
giải đối tượng hoá trong quá trình này mà nó tự cải tạo chính bản thân mình. Định
nghĩa này có thể hơi dài, song nó cho phép thâu tóm được mọi hình thức đa dạng
của thực tiễn xã hội và phân biệt nó với các hoạt động không phải là hoạt động thực
tiễn. Điều cơ bản trong định nghĩa này là ở chỗ khẳng định rằng bằng hoạt động
của mình, chủ thể chuyển cái tinh thần, ý niệm thành cái vật chất và qua đó, thể
hiện ra là lực lượng tích cực của sự cải tạo.
Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có nhiều tác giả
đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Theo chúng tôi, hoạt động hiểu theo
nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát triển hiện thực lịch sử. Một số tác
giả đã dựa vào câu nói của C.Mác – “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất
thực tiễn” – để đồng nhất hai khái niệm “thực tiễn” và “hoạt động”. Theo chúng tôi,
không có cơ sở để đồng nhất hai khái niệm đó. Câu nói mang tính nguyên tắc đó
của C .Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người tác động
qua lại với thế giới và cải tạo thế giới đó. Mác đem quan điểm đó đối lập lại với
quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của Phoiơbắc. Không phải lý luận, mà
chính thực tiễn là cái tạo thành bản chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự
nhiên ở trong lòng xã hội. Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải
dưới dạng một thành tố không thể tách rời được của thực tiễn. Song, không nên
đồng nhất bản chất của quá trình với bản thân quá trình. Có quan điểm cho rằng,
bất kỳ hình thức hoạt động nào (lý luận chẳng hạn) cũng đều có liên quan đến thực
tiễn xã hội, phục tùng nó, phát triển trên cơ sở của nó. Quan điểm khác lại coi bản
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 7
thân hoạt động lý luận là thực tiễn. Thực tiễn bao giờ cũng là sự vật chất hóa các ý
niệm, là phương thức chuyển cái ý niệm thành cái vật chất, còn hoạt động lý luận là
quá trình ngược lại, mặc dù nó bắt nguồn từ thực tiễn.
Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù “hoạt động”, xét về ngoại điên, là rộng hơn
phạm trù “thực tiễn”. Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động
thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải được
hiểu như thế nào?
Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ lý
luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng. Còn
kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng. Thực tiễn
chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo
đối tượng trên chực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ. Do vậy theo chúng tôi,
hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn. Bản
thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng
đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành
lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại
với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vân tiếp
tục là hình chức hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện
thực.
Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không có tính chủ
quan, tính hướng đích? Theo chúng tôi, đây là vấn đề quan trọng để phân biệt hoạt
động /ý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn không thể thiếu ý thức. Song luận
điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là
thực tiễn và lý luận. Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 8
kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó đối với hoạt
động lý luận có một giá trí độc lập, còn đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở
lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai. Ý thức và sản phẩm của nó (
mục đích, mô hình, lý tưởng), trong trường hợp này, không có một giá trị độc lập,
nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. Thứ
hai, đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa
các kết quả hoạt động lý luận vào thực tiên. Chính cơ chế này đã chế định một
khuynh hướng nghiên cứu mới – nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mới
mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thực
tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích,
chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy
mà nó không thể thiếu lý luận, lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các
chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội.
Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể
tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa,
thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của
hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng
đi trước hoạt động thực tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai
khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử – cụ thể – đó là khâu
nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ).
Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, theo chúng tôi, còn được làm sáng tỏ hơn và
cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề – khách thể. Thực tiễn là khâu
trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề. Chủ thể ở đây không đơn giản là con
người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng
thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 9
đến khách thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ
đó mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình trong
khách thề, phát triển các năng lực của mình. Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể
không có một phương thức nào để chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang
việc thực hiện nó trong thế giới.
Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện
thực, thì thông qua quan hệ chủ thể – khách thể, thực tiễn thể hiện là phương thức
chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ…) thành cái vật chất (khách thể
được cải tạo phù hợp với mục đích). Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một
quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh,
tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến
mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vô thức. Còn nếu
tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất, thì chúng ta không
thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và như vậy sẽ rơi vào chủ
nghĩa duy tâm.
Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập với nhau. Tính
tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Quan hệ lý luận
của con người với thế giới không bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập với
thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và
phát triển trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan
hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và
ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách
là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 10
Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập tuyệt đối giữa
lý luận và thực tiễn. Lý luận do thực tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng
có tính độc lập tương đối, mang những đặc trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo
thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là
những mặt khác nhau của hoạt động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư
tưởng, lý luận mới có thể “cải tạo” thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức,
chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Các tư tướng,
tự chúng, không phải là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải
tạo vật chất chỉ là mô. hình lý luận. Theo chúng tôi, cần phái nhấn mạnh tính đặc
thù, tính độc lập của lý luận để không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để
phát hiện ra các quy luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa lẫn nhau giữa các
hình thái ý thức xã hội khác nhau.
Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là
có tính chất tương đối. Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn
cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý
luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi
tiên đoán tương lai, bản thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý
luận hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn
khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội.
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo chúng tôi cần được-vạch rõ cả trên các
bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết cần phải phân biệt tính chất
của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất
có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương
nhiên là hình thức vả trình độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý
luận). Nếu các đặc tính “thử nhất” và “thứ hai” áp dụng được vào quan hệ giữa vật
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 11
chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và ý
thức. Theo chúng tôi, ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể
thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể luận, lý luận và thực tiễn tạo
thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng
trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là
các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên
nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể thiếu ý thức.
Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì
thực tiễn và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý kiến khác đều có nghĩa
rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri thức về hiện
thực và bản thân hiện thực. Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối
độc lập với bản thân lý luận. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó
nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước
các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn
với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý
luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận
thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà
ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước
chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã
hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do nó
không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và
do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy,
không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn.
Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử – xã hội cụ thể.
Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được tính chất biện chứng của
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 12
quá trình đó, theo chúng tôi, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có
được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận,
cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông.
- Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể
hiện như trình độ cao của nhận thức.
- Lý luận được hình thành không phải bên ngoài thực tiễn mà trong mối
quan hệ với thực tiễn. => Thực tiễn cao hơn nhận thức.
- Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng
thực tiễn, trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận
thức, lý luận ở con người được hình thành và phát triển.
- Con người –tác động -> thế giới --thể hiện ->thuộc tính, qui luật->con
ngừơi nhận thức.
- Con người không được thế giới thỏa mãn nên cải tạo thế giới bằng hoạt
động thực tiễn. Trong quá trình thay đổi thế giới, con người cũng biến đổi
cả bản thân mình về năng lực và trí tuệ.
- Quá trình họat động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển và thành
lý luận. Lý luận cần thiết và phục vụ cho họat động thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý. Lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận.
c. Trình độ nhận thức
- Tri thức kinh nghiệm: được thu thập từ quan sát và thí nghiệm. Bao
gồm:
+ tri thức kinh nghiệm thông thường thu được từ quan sát hằng ngày
trong cuộc sống và lao động sản xuất.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 13
+ tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm
khoa học.
 Tích cực: vài trò không thể thiếu trong cuôc sống, là cơ sở để kiểm tra,
sửa đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát thành lý luận mới.
 Hạn chế: sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, rời rạc, chưa sâu sắc.
 Không nên coi thường kinh nghiệm, song cũng không nên cường điệu;
không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng cao lên trình độ lý
luận.
- Trình độ Lý luận: là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Lý luận
không tự phát mà có được trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm và từ những
lý luận co sở.
+ tri thức lý luận mang tính trừu tượng và khái quát. Nhận thức sâu sắc
về bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.
 Tích cực: Lý luận tác động lại thực tiễn và thành định hướng cho các
hành động thực tiễn.
 Hạn chế: do gián tiếp và trừu tương nên có khả năng xa rời thực tiễn
và trở thành ảo tưởng, giáo điều.
 Coi trong lý luận, không cường độ và coi thường thực tiễn, tách lý
luận khỏi thực tiễn.
a. PHẠM TRÙ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Các nhà duy vật trước Mác đã có công rất lớn trong việc phát triển thế giới quan
duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết.
Tuy nhiên lý luận của họ còn nhiều khuyết điểm, mà lớn nhất là không thấy được
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 14
hoạt động có tính lịch sử - xã hội đối với nhận thức, vì thế chủ nghĩa duy vật của họ
mang tính trực quan.
Đến thời Mác, ông đã chỉ rõ: khuyết điểm chủ yếu của các nhà duy tâm từ trước
đến nay (thời kỳ Mác) kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơbách là không thấy được vai
trò của thực tiễn.
Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác đã có đề cập đến thưc tiễn
nhưng ông không thấy đươc thực tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính, có tính
năng động của con người, từ đó ông coi thường thưc tiễn, ông không hiêủ được ý
nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức. Đối với ông hoạt động lý luận mới là quan
trọng, mới là hoạt động thực sự của con người.
Các nhà duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt độnh tinh thần chứ không hiểu
nó là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Hêghen, nhà
triết học duy tâm lớn nhất trước Mác đã cho rằng: bằng thực tiễn chủ thể tự nhân
đôi mình, đối tượng hoá bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Đối
với ông thực tiễn là một suy lý lôgic
Kế thừa và khắc phục những quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực
tiễn Mác đã đem lại một quan niệm đúng đắn khoa học về thực tiễn và vai trò của
nó đối với nhận thức và với sự phát triển của xã hội loài ngươì Mác khẳng định
con người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, mọi hoạt động của con
người đều dựa trên sự trao đổi vật chất và năng lượng vơí tự nhiên. Sự khác nhau
cơ bản giữa con người với tất cả các thực thể tự nhiên khác là ở chỗ con người có
khả năng nhận thức các quá trình tự nhiên của thế giơí khách quan và không ngừng
tác động bằng thưc tiễn vào thế giới, biến đổi và cải tạo thế giới ấy theo nhu cầu
của mình. Sự tác động vào thế giới khách quan ấy cũng đòi hỏi hoạt động tích cực
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 15
có nhận thức. Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người, các nhà duy vật
khẳng định thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý
thức là nguồn gốc duy nhất cho nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách
quan vào bộ óc của con người.
Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, là một chuyển biến lớn
trong lý luận về nhận thức nói riêng và triết học nói chung.
Phạm trù thực tiễn không chỉ là phạm trù lý luận nhận thức mà còn là phạm trù
xuyên suốt triết học Mác .
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: Thực tiễn là những hoạt động vật chất cảm
tính có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã
hội .
Thực tiễn biểu hiện dưới nhiều hình thức, hình thức đầu tiên của hoạt động thực
tiễn tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con
người, đó là hoạt động sản xuất vật chất. Thực tiễn không phải là hoạt động vật
chất của từng con người mà là hoạt động cơ bản của loài ngươì trong sự phát triển
lịch sử của mình. Vì thế hoạt động thực tiễn mang tính chất xã hội. Bằng hoạt động
thực tiễn con người làm biến đôỉ bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm biến đổi
hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Thực tiễn là sản phẩm của lịch sử thể hiện mối
quan hệ vô tận giữa con người với thế giới tự nhiên và con ngưới với con người
trong quá trình sản xuất vật chất, là khâu trung gian nối liền ý thức con người với
thế giới bên ngoài, là phương thức tồn tại cơ bản của xã hội loài người .
Trong hoạt động thực tiễn con người phải sử dụng phương tiện, công cụ vật chất,
sức mạnh vật chất để tác động vào tự nhiên vào xã hội để cải tạo biển đổi chúng
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 16
phù hợp với nhu cầu của mình. Bằng hoạt động thực tiễn con người làm biến đổi
bản thân sự vật trong hiện thực và tạo ra một hiện thực mới. Đó là văn hoá, tinh
thần và vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phảt triển con người. Đồng thời với các
quá trình đó, con người cũng phát triển và tự hoàn thiện bản thân mình - Chính sự
cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở của tính tích cực sáng tạo,
vì vậy có thể nói hoạt động thực tiễn là hoạt đông có tính sáng tạo năng động, là
quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là hoạt
động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng của con người . Thực tiễn là
phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ
yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới .
Tuy trình độ và hình thức của hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch
sử khác nhau của xã hội nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ
biến cuả loài người. Hoạt động đó là hoạt động cuả đông đảo nhân dân trong xã hội
do đó thực tiễn có tính lịch sử-xã hội. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát
triển của nó, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục thế giới tự
nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người
Hoạt động thực tiễn có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều yếu tố như nhu cầu, lợi
ích, mục đích, phương tiện, kết quả. Các yếu tố đó qui định lẫn nhau và không thể
tách rời.
Thực tiễn gồm những dạng cơ bản và những dạng không cơ bản. Những dạng cơ
bản đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội, hoạt động thực
nghiệm khoa học. Những dạng không cơ bản của thực tiễn đó là mặt thực tiễn của
các hoạt động trong một số lĩnh vưc như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục ....,chúng là
dạng thực tiễn phát sinh.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 17
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh
một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn. Quá trình nhận thức
của loài người qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận
thức lý tính hay tư duy trìu tượng là giai đoạn cao của nhận thức. Nhận thức lý tính
được hình thành từ những cái mà nhận thức cảm tính mang lại được thể hiện dưới
các hình thức suy đoán và suy luận. Sự phát triển của nhận thức tất yếu dẫn đến sự
xuất hiện của lý luận. Lý luận là sự phát triển cao của nhận thức .
Xét về bản chất lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực
tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính qui luật của thế giới khách
quan.
b. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - NGUYÊN
TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN.
Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ
nghĩa Mác -Lênin, mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học
và hoạt động thực tiễn cách mạng .
Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với
thực tiễn. Trong mối quan hệ này, thực tiễn giữ vai trò quyết định. Thực tiên là cơ
sở, mục đích, và động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức nói chung trong đó có
lý luận. Ăngghen nhận xét: Từ trước tới nay khoa học tự nhiên cũng như triết học
đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ.
Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng
chính người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một mình giới tự nhiên với tính
cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và
trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã cải biến tự nhiên.
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 18
Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn.
Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận
ở con người mới hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn , con người tác
động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ rõ những thuộc tính , những qui luật để
cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm
tính, những kinh nghiệm sau đó tiến hành so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát
hoá, trìu tượng hoá... để phát triển thành lý luận, xây dựng thành lý luận khoa học
phản ánh bản chất qui luật vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Do đó
có thể nói thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có
thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay
gián tiếp đối với ngưòi này hay đối với người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở
giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều
bắt nguồn từ thực tiễn.
Trong quá trình tồn tại, con người không được thế giới đáp ứng thoả mãn, nên con
người phải cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của mình, và chính trong qua
trình biến đổi thế giới con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình. Nhờ đó con
người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới
làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu
nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức lý luận. Nhu cầu thực tiễn đòi
hỏi phải có tri thức mới phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, thúc đẩy sự ra
đời của các ngành khoa học.
Như vậy trong quá trình hoạt động thực tiễn trí tuệ con người được phát triển nâng
cao dần cho đến lúc có lý luận khoa học. Song bản thân lý luận khoa học không có
mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời chính vì chúng cần cho hoạt động thực
tiễn. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức lý luận sau khi ra đời
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 19
phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành
động thực tiễn của quần chúng. Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng
được vận dụng vào thực tiễn , cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển chung.
Như trên đã nêu thực tiễn là toàn bộ hoạt động có tính lịch sử xã hội của con người
làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Đặc điểm cơ bản của thực tiễn là hoạt động vật
chất trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội. Lý luận khoa học là sự khái quát từ kinh
nghiệm thực tiễn từ tri thức về tự nhiên và xã hội mà con người tích luỹ được. Các
lý luận đều là một hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, qui luật trong đó qui luật
là trung tâm . Chức năng của lý luận khoa học là phản ánh đúng đắn , trung thực
các qui luật vận động và phát triển của hiện thực .
Giữa lý luận và thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất đó bắt
nguồn từ chỗ: chúng đều là hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự
nhiên và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người . Tuy nhiên sự thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất của những hoạt động có chức năng
khác nhau. Chức năng của thực tiễn là trực tiếp tác động cải tạo thế giới, còn chức
năng của lý luận là phản ánh trung thành các qui luật vận động phát triển của hiện
thực để phục vụ cho thực tiễn. Do sự khác nhau đó mà chúng thống nhất biện
chứng với nhau.
Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức lý luận đòi hỏi
chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận
thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên thực tiễn sát với thực tiễn coi trọng việc
tổng kết thực tiễn, nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ quan,
giáo điều , máy móc, quan liêu...
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 20
Tuy nhiên việc coi trọng thực tiễn không có nghĩa là coi nhẹ lý luận , hạ thấp vai
trò của lý luận. Không nên đề cao cái này hạ thấp cái kia và ngược lại. Không nên
dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận được trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên
thành lý luận . Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng
thời lại thống nhất với nhau bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và
chuyển hoá lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm và lý luậncũng không đồng nhất với
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy chúng có quan hệ với nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính. B ởi vì trong nhận thức kinh nghiệm ngoài hoạt động trực
quan cảm tính còn có sự tham gia của yếu tố lý tính. Do đó, có thể coi kinh nghiệm
và lý luận là những bậc thang của lý tính, nhưng khác nhau về đối tượng, về trình độ
tính chất phản ánh hiện thực về chức năng cũng như về trật tự lịch sử.
Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Tri
thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến
đấu tranh xã hội. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc
sống hàng ngày và có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng nhất là trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính kinh nghiệm của đông đảo quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng sẽ đem lại cho chúng ta những bài
học quan trọng. Kinh nghiệm là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ sung
lý luận đã có tổng kết khái quát thành lý luận mới . Vì vậy không nên coi thường
kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu kinh nghiệm, không nên dừng lại ở
kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ lý luận.
Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức
khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm phạm trù,
qui luật của lý luận nói chung. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở
tổng kết kinh nghiệm nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát. Nhưng
Mã tài liệu : 600281
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptBinThuPhng
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterKham Sang
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾBùi Quang Xuân
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Vcoi Vit
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...dinhtrongtran39
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicforeman
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...jackjohn45
 
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nayPhân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nayluanvantrust
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Nguyễn Bá Quý
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Nguyễn Bá Quý
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Kien Thuc
 

What's hot (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Chuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.pptChuong IV. KTCT.ppt
Chuong IV. KTCT.ppt
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-posterBảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
Bảng tiêu-chí-đánh-giá-poster
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾTS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TS. BÙI QUANG XUÂN - QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCNGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
Thưc trạng vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta thời gian qua và...
 
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
SO SÁNH NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH...
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 
Xay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logicXay dung du an voi khung logic
Xay dung du an voi khung logic
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nayPhân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay
Phân tích hiện tượng chảy máu chất xám ở Việt Nam hiện nay
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Đại học Thư...
 
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOTQuản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
Quản lý về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực y tế tại TPHCM, HOT
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
Kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực.
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (TS. Trần Quang Phú)
 

Similar to Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docVuJonny
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfMyThai8
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxKhngCTn20
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdfssuserb5d593
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfssuserb5d593
 
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptx
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptxBlack Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptx
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptxtrib2206554
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịducnam1906
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcnataliej4
 

Similar to Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức (20)

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
Tiểu Luận Triết Học Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Tiểu Luận Triết Học Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn.docTiểu Luận Triết Học Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Tiểu Luận Triết Học Nguyên Tắc Thống Nhất Giữa Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdfde-cuong-triet-hoc-1.pdf
de-cuong-triet-hoc-1.pdf
 
Dap an triet
Dap an trietDap an triet
Dap an triet
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptxbài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
bài thuyết trình về vấn đề triết học.pptx
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdflien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
lien-he-cac-van-de-trong-triet-hoc-vao-cuoc-song-thuc-tien.pdf
 
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdfvai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
vai trò củ thực tiễn đối với nhận thức.pdf
 
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptx
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptxBlack Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptx
Black Yellow Playful Illustrated Archeology Class Presentation.pptx
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trịđề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị
 
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
Trong thời kỳ đổi mới chúng ta khẳng định phải đổi mới tư duy lý luận trước k...
 
Khoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dụcKhoa học quản lí giáo dục
Khoa học quản lí giáo dục
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức

  • 1. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 1 I. LỜI NÓI ĐẦU Trong chủ nghĩa Mac-Lênin, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một thuộc tính vốn có, một đòi hỏi nội tại. Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn rong việc nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn thống nhất với nhau dưới nhiều hình thức và trình độ biểu hiện khác nhau. Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh (khái quát) những vấn đề của đời sống sinh động. Nhưng thước đo tính cao thấp của lý luận với thực tiễn biểu hiện trước hết ở chỗ lý luận đó phải hướng hẳn về đời sống hiện thực, để giải quyết những vấn đề do chính sự phát triển của thực tiễn đặt ra, và như vậy, lý luận góp phần thúc đẩy thực tiễn phát triển, bởi vì ở bên ngoài sự thống nhất lý luận và thực tiễn, tự thân lý luận không thể biến đổi được hiện thực, nói cách khác, hoạt động lý luận không có mục đích tự thân mà vì phục vụ thục tiễn, để cải tạo thực tiễn. Thực chất của sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là phải quán triệt được thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục đích của lý luận, của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý (lý luận). Như trên đã nói, lý luận đích thực bao giờ cũng bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Thực tiễn quy định lý luận thể hiện ở nhu cầu, nội dung, phương hướng phát triển của nhận thức, lý luận. Thực tiễn biến đổi thì lý luận cũng biến đổi theo, nhưng lý luận cũng tác động trở lại thực tiễn bằng cách soi đường, chỉ đạo, dẫn đắt thực tiễn. Trên cơ sở nhận thức và vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn phải chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều. Chúng ta coi trọng kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng tích luỹ vốn kinh nghiệm quý báu đó.Song chỉ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, coi
  • 2. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 2 kinh nghiệm là tất cả, tuyệt đối hóa kinh nghiệm đồng thời coi nhẹ lý luận, ngại học tập, nghiên cứu lý luận, ít am hiểu lý luận, không quan tâm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất lý luận thì sẽ rơi vào lối suy nghĩ giản đơn, tư duy áng chừng, đại khái, phiến diện thiếu tính lô gic, tính hệ thống, do đó, trong hoạt động thực tiễn thì mò mẫm, tuỳ tiện, thiếu tính đồng bộ về lý luận trong tất cả các lĩnh vực do vậy đễ rơi vào bệnh kinh nghiệm chủ nghiã. Mặt khác, thái độ thực sự coi trọng lý luận đòi hỏi phải ngăn ngừa bệnh giáo điều. Nết tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung chung trừư tượng không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận thì dễ mắc bệnh giáo điều. Thực chất những sai lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều đều là vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Để ngăn ngữa, khắc phục có hiệu qủa hai căn bệnh trên phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn. Nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của qúa trình phát triển xã hội, nhất là trong thời đại ngày nay khi thực tế cuộc sống đang đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh của việc xây dựng, phát triển dời sống kinh tế, văn hóa của xã hội. Hơn lúc nào hết lý luận Mac – Lênin trong sự thống nhất cao với thực tiễn phải thể hiện vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trong công việc, giải quyết những vấn đề cấp bách và trọng đại do cuộc sống hiện thực đặt ra cho chúng ta trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay. Những thành qủa mà chúng ta có được ngày hôm nay là kết qủa của sự năng động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta trong qúa trình vận dụng nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn vào hoàn cảnh lịch sử Việt nam trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội.
  • 3. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 3 II. NỘI DUNG I. Quan điểm mácxít về thực tiễn và mối quan hệ biện chứng giữa thực tiễn và lý luận 1. Thực tiễn Thực tiễn là hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, có tính lịch sử xã hội, nhằm cải tạo tự nhiện và xã hội. a. Thực tiễn là một hoạt động vật chất - Trong hoạt động vật chất, con người sử dụng các phương tiện, công cụ, sức mạnh vật chất của mình để tác động vào tự nhiên, xã hội nhằm cải tại, biến đổi chúng phù hợp với nhu cầu của mình. Đây là một quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể. Cho nên thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài. b. Hoạt động thực tiễn có mục đích - Hoạt động thực tiễn là bản chất của con người. - Động vật chỉ hoạt động theo bản năng để phù hợp với thế giới bên ngoài một cách thụ động. Con người chủ động thích nghi với thế giới bên ngoài bằng cách cải tạo thể giới thoả mãn theo nhu cầu của mình. - Khi hoạt động thực tiễn, để đạt hiệu quả cao, con người tạo ra những vật phẩm không có sẵn trong tự nhiên, đó chính là những công cụ, và sử dụng chúng. c. Thực tiễn có tính chất lịch sử xã hội - Trình độ và hình thức hoạt động thực tiễn thay đổi qua các giai đoạn khác nhau của xã hội.
  • 4. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 4 - Hoạt động thực tiễn không thể được tiến hành không chỉ một vài cá nhân mà là tòan xã hội d. Các dạng cơ bản và không cơ bản của thực tiễn Dạng cơ bản: - Hoạt động sản xuất vật chất – là một dạng họat động nguyên thủy và cơ bản và nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. - Hoạt động chính trị xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội. - Hoạt động thực nghiệm khoa học do nhu cầu phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Dạng không cơ bản: - là những họat động được hình thành và phát triển từ những dạng cơ bản, chúng là dạng thực tiễn phái sinh. Ví dụ: họat động trong một số lĩnh vực như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo … 2. Sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận a. Các giai đoạn nhận thức - Nhận thức cảm tính: là giai đọan đầu của quá trình nhận thức, là phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Thể hiện dưới các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. - Nhận thức lý tính: được hình thành từ những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại. Thể hiện dưới các hình thức: khái niệm, phán đóan và suy luận.
  • 5. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 5 b. Sự thống nhất giữa thực tiễn và lý luận: Vấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: “Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”. Kinh nghiệm đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã đem lại cho chúng ta bài học vô giá là: “Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của đảng”. Chính vì vậy việc tìm hiểu mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết. Để giải quyết vấn đề nêu trên, theo trước hết cần phải xác định rõ khái niệm thực tiễn phân biệt nó với khái niệm hoạt động, sau đó là với khái niệm hoạt động lý luận. Trong các tài liệu khoa học, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thực tiễn, nhưng có thể nói, chưa có một ý kiến thống nhất về vấn đề này. Tính đến các quan điểm khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện như sau: Thứ nhất, thực tiễn là hình thức hoạt động đặc thù người. Khái niệm thực tiễn đặc trưng cho hoạt động sống của xã hội loài người. Thứ hai, thực tiễn là hoạt động người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Đây là điểm khác biệt của thực tiễn so với hoạt động nhận thức. Thứ ba, thực tiễn là hoạt động được chủ thể tiến hành để đạt tới mục đích được đặt ra từ trước. Thứ tư, thực tiễn mang tính chất lịch sử xã hội. Đó là những đặc điểm chung của thực tiễn mà nhiều tác giả đã nhất trí.
  • 6. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 6 Vậy thực tiễn là gì? Theo chúng tôi, có thể xác định thực tiễn là hoạt động của một chủ thể lịch sử cụ thể, trong quá trình hoạt động ấy nó tiến hành cải tạo vật chất đối với hiện thực một cách phù họp với các mục đích của bản thân, với mô hình lý tưởng và với trí thức của nó về hiện thực và nhờ mối liên hệ giữa đối tượng hóa và giải đối tượng hoá trong quá trình này mà nó tự cải tạo chính bản thân mình. Định nghĩa này có thể hơi dài, song nó cho phép thâu tóm được mọi hình thức đa dạng của thực tiễn xã hội và phân biệt nó với các hoạt động không phải là hoạt động thực tiễn. Điều cơ bản trong định nghĩa này là ở chỗ khẳng định rằng bằng hoạt động của mình, chủ thể chuyển cái tinh thần, ý niệm thành cái vật chất và qua đó, thể hiện ra là lực lượng tích cực của sự cải tạo. Vậy thực tiễn và hoạt động khác nhau ở điểm nào? Phải lưu ý rằng có nhiều tác giả đã đồng nhất hai khái niệm này với nhau. Theo chúng tôi, hoạt động hiểu theo nghĩa chung nhất là phương thức tồn tại và phát triển hiện thực lịch sử. Một số tác giả đã dựa vào câu nói của C.Mác – “Đời sống xã hội, về thực chất, là có tính chất thực tiễn” – để đồng nhất hai khái niệm “thực tiễn” và “hoạt động”. Theo chúng tôi, không có cơ sở để đồng nhất hai khái niệm đó. Câu nói mang tính nguyên tắc đó của C .Mác cần phải được hiểu là: Thực tiễn là phương thức mà con người tác động qua lại với thế giới và cải tạo thế giới đó. Mác đem quan điểm đó đối lập lại với quan điểm của chủ nghĩa duy vật trực quan của Phoiơbắc. Không phải lý luận, mà chính thực tiễn là cái tạo thành bản chất của các mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên ở trong lòng xã hội. Bản thân quan hệ lý luận cần được tách biệt và lý giải dưới dạng một thành tố không thể tách rời được của thực tiễn. Song, không nên đồng nhất bản chất của quá trình với bản thân quá trình. Có quan điểm cho rằng, bất kỳ hình thức hoạt động nào (lý luận chẳng hạn) cũng đều có liên quan đến thực tiễn xã hội, phục tùng nó, phát triển trên cơ sở của nó. Quan điểm khác lại coi bản
  • 7. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 7 thân hoạt động lý luận là thực tiễn. Thực tiễn bao giờ cũng là sự vật chất hóa các ý niệm, là phương thức chuyển cái ý niệm thành cái vật chất, còn hoạt động lý luận là quá trình ngược lại, mặc dù nó bắt nguồn từ thực tiễn. Qua đó có thể kết luận rằng phạm trù “hoạt động”, xét về ngoại điên, là rộng hơn phạm trù “thực tiễn”. Vậy thì vấn đề quan hệ giữa hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản nhất của hoạt động xã hội phải được hiểu như thế nào? Đây là hai phương thức quan hệ khác nhau với thế giới. Kết quả của quan hệ lý luận là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô hình lý luận của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải tạo vật chất đối với đối tượng. Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm tính, có sự cải tạo đối tượng trên chực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ. Do vậy theo chúng tôi, hoạt động lý luận khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là thực tiễn. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về thế giới trong nhưng đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó, bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng hoá của khoa học, còn khoa học vân tiếp tục là hình chức hoạt động tinh thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực. Vậy phải chăng thực tiễn chỉ đơn giản là sử dụng đối tượng mà không có tính chủ quan, tính hướng đích? Theo chúng tôi, đây là vấn đề quan trọng để phân biệt hoạt động /ý luận với thực tiễn. Đúng là thực tiễn không thể thiếu ý thức. Song luận điểm đó không chứng tỏ sự đồng nhất của hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và lý luận. Thứ nhất cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có các
  • 8. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 8 kết quả đã đạt được trong quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó đối với hoạt động lý luận có một giá trí độc lập, còn đối với hoạt động thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trị như là một mô hình của tương lai. Ý thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình, lý tưởng), trong trường hợp này, không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cải biến đối tượng cảm tính của tự nhiên hay xã hội. Thứ hai, đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết quả hoạt động lý luận vào thực tiên. Chính cơ chế này đã chế định một khuynh hướng nghiên cứu mới – nghiên cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mới mẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thực tiễn cải tạo xã hội do quần chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chương trình, phải nhận thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy mà nó không thể thiếu lý luận, lý luận được tiếp biến vào các mục đích và các chương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội. Như vậy, giữa lý luận và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng lý luận nhiều đến đâu đi chăng nữa, thì thực tiễn và lý luận vẫn tồn tại với tư cách là hai lĩnh vực tương đối độc lập của hoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý tưởng (kết quả của hoạt động lý luận) cũng đi trước hoạt động thực tiên. Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử – cụ thể – đó là khâu nhận thức lý luận (sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ). Mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, theo chúng tôi, còn được làm sáng tỏ hơn và cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề – khách thể. Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề. Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy lý luận, con người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động
  • 9. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 9 đến khách thể. Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ đó mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình trong khách thề, phát triển các năng lực của mình. Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào để chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế giới. Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật chất hiện thực, thì thông qua quan hệ chủ thể – khách thể, thực tiễn thể hiện là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ…) thành cái vật chất (khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích). Trọng tâm ở đây được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái vật chất. Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành một hành vi máy móc, vô thức. Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất, thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Từ đó suy ra rằng thực tiễn và lý luận không thể là tuyệt đối đối lập với nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi điều là: Quan hệ lý luận của con người với thế giới không bao giờ có thề là quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ lý luận luôn phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực. Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý chí, thực tiễn luôn bao hàm quan hệ lý luận của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn.
  • 10. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 10 Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập tuyệt đối giữa lý luận và thực tiễn. Lý luận do thực tiên chế định và phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt động đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, lý luận mới có thể “cải tạo” thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức, chúng không có khả năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Các tư tướng, tự chúng, không phải là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo vật chất chỉ là mô. hình lý luận. Theo chúng tôi, cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc lập của lý luận để không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát hiện ra các quy luật phát triển của riêng lý luận, tính kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau. Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối của lý luận là có tính chất tương đối. Thí dụ, lý luận cách mạng hoàn toàn không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các nhu cầu của thực tiễn xã hội, lý luận cách mạng trở thành một bộ phận cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội. Khi tiên đoán tương lai, bản thân lý luận bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ và hiện tại. Lý luận hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn xã hội. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, theo chúng tôi cần được-vạch rõ cả trên các bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận. Trước hết cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn tại thiếu ý thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu ý thức, đương nhiên là hình thức vả trình độ của ý thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận). Nếu các đặc tính “thử nhất” và “thứ hai” áp dụng được vào quan hệ giữa vật
  • 11. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 11 chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn và ý thức. Theo chúng tôi, ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể luận, lý luận và thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự đối lập của chúng trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đó thực tiễn không thể thiếu ý thức. Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối đối lập , thì thực tiễn và lý luận lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực. Trong lý luận nhận thức, tri thức về đối tượng tuyệt đối độc lập với bản thân lý luận. Các nhà duy vật trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với lý luận, thì chúng ta cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý luận đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong nhận thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào lý luận nhận thức ở lĩnh vực mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của nhận thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm đạt tới mục đích xác định. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan lẫn tính khách quan của thực tiễn. Quan hệ giữa thực tiễn và lý luận là một quá trình mang tính lịch sử – xã hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được tính chất biện chứng của
  • 12. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 12 quá trình đó, theo chúng tôi, là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh lý luận suông. - Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như trình độ cao của nhận thức. - Lý luận được hình thành không phải bên ngoài thực tiễn mà trong mối quan hệ với thực tiễn. => Thực tiễn cao hơn nhận thức. - Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn, trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người được hình thành và phát triển. - Con người –tác động -> thế giới --thể hiện ->thuộc tính, qui luật->con ngừơi nhận thức. - Con người không được thế giới thỏa mãn nên cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn. Trong quá trình thay đổi thế giới, con người cũng biến đổi cả bản thân mình về năng lực và trí tuệ. - Quá trình họat động thực tiễn, trí tuệ con người được phát triển và thành lý luận. Lý luận cần thiết và phục vụ cho họat động thực tiễn. - Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý. Lấy thực tiễn để kiểm nghiệm lý luận. c. Trình độ nhận thức - Tri thức kinh nghiệm: được thu thập từ quan sát và thí nghiệm. Bao gồm: + tri thức kinh nghiệm thông thường thu được từ quan sát hằng ngày trong cuộc sống và lao động sản xuất.
  • 13. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 13 + tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.  Tích cực: vài trò không thể thiếu trong cuôc sống, là cơ sở để kiểm tra, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát thành lý luận mới.  Hạn chế: sự hiểu biết về các mặt riêng rẽ, rời rạc, chưa sâu sắc.  Không nên coi thường kinh nghiệm, song cũng không nên cường điệu; không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng cao lên trình độ lý luận. - Trình độ Lý luận: là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Lý luận không tự phát mà có được trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm và từ những lý luận co sở. + tri thức lý luận mang tính trừu tượng và khái quát. Nhận thức sâu sắc về bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.  Tích cực: Lý luận tác động lại thực tiễn và thành định hướng cho các hành động thực tiễn.  Hạn chế: do gián tiếp và trừu tương nên có khả năng xa rời thực tiễn và trở thành ảo tưởng, giáo điều.  Coi trong lý luận, không cường độ và coi thường thực tiễn, tách lý luận khỏi thực tiễn. a. PHẠM TRÙ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Các nhà duy vật trước Mác đã có công rất lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy nhiên lý luận của họ còn nhiều khuyết điểm, mà lớn nhất là không thấy được
  • 14. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 14 hoạt động có tính lịch sử - xã hội đối với nhận thức, vì thế chủ nghĩa duy vật của họ mang tính trực quan. Đến thời Mác, ông đã chỉ rõ: khuyết điểm chủ yếu của các nhà duy tâm từ trước đến nay (thời kỳ Mác) kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơbách là không thấy được vai trò của thực tiễn. Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác đã có đề cập đến thưc tiễn nhưng ông không thấy đươc thực tiễn như là hoạt động vật chất cảm tính, có tính năng động của con người, từ đó ông coi thường thưc tiễn, ông không hiêủ được ý nghĩa của thực tiễn đối với nhận thức. Đối với ông hoạt động lý luận mới là quan trọng, mới là hoạt động thực sự của con người. Các nhà duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt độnh tinh thần chứ không hiểu nó là hoạt động hiện thực, hoạt động vật chất cảm tính của con người. Hêghen, nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác đã cho rằng: bằng thực tiễn chủ thể tự nhân đôi mình, đối tượng hoá bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Đối với ông thực tiễn là một suy lý lôgic Kế thừa và khắc phục những quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn Mác đã đem lại một quan niệm đúng đắn khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức và với sự phát triển của xã hội loài ngươì Mác khẳng định con người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, mọi hoạt động của con người đều dựa trên sự trao đổi vật chất và năng lượng vơí tự nhiên. Sự khác nhau cơ bản giữa con người với tất cả các thực thể tự nhiên khác là ở chỗ con người có khả năng nhận thức các quá trình tự nhiên của thế giơí khách quan và không ngừng tác động bằng thưc tiễn vào thế giới, biến đổi và cải tạo thế giới ấy theo nhu cầu của mình. Sự tác động vào thế giới khách quan ấy cũng đòi hỏi hoạt động tích cực
  • 15. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 15 có nhận thức. Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người, các nhà duy vật khẳng định thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý thức là nguồn gốc duy nhất cho nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, là một chuyển biến lớn trong lý luận về nhận thức nói riêng và triết học nói chung. Phạm trù thực tiễn không chỉ là phạm trù lý luận nhận thức mà còn là phạm trù xuyên suốt triết học Mác . Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: Thực tiễn là những hoạt động vật chất cảm tính có mục đích, có tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội . Thực tiễn biểu hiện dưới nhiều hình thức, hình thức đầu tiên của hoạt động thực tiễn tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, đó là hoạt động sản xuất vật chất. Thực tiễn không phải là hoạt động vật chất của từng con người mà là hoạt động cơ bản của loài ngươì trong sự phát triển lịch sử của mình. Vì thế hoạt động thực tiễn mang tính chất xã hội. Bằng hoạt động thực tiễn con người làm biến đôỉ bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Thực tiễn là sản phẩm của lịch sử thể hiện mối quan hệ vô tận giữa con người với thế giới tự nhiên và con ngưới với con người trong quá trình sản xuất vật chất, là khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài, là phương thức tồn tại cơ bản của xã hội loài người . Trong hoạt động thực tiễn con người phải sử dụng phương tiện, công cụ vật chất, sức mạnh vật chất để tác động vào tự nhiên vào xã hội để cải tạo biển đổi chúng
  • 16. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 16 phù hợp với nhu cầu của mình. Bằng hoạt động thực tiễn con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực và tạo ra một hiện thực mới. Đó là văn hoá, tinh thần và vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phảt triển con người. Đồng thời với các quá trình đó, con người cũng phát triển và tự hoàn thiện bản thân mình - Chính sự cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn là cơ sở của tính tích cực sáng tạo, vì vậy có thể nói hoạt động thực tiễn là hoạt đông có tính sáng tạo năng động, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng của con người . Thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới . Tuy trình độ và hình thức của hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến cuả loài người. Hoạt động đó là hoạt động cuả đông đảo nhân dân trong xã hội do đó thực tiễn có tính lịch sử-xã hội. Thực tiễn cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, trình độ phát triển của thực tiễn nói lên trình độ chinh phục thế giới tự nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người Hoạt động thực tiễn có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục đích, phương tiện, kết quả. Các yếu tố đó qui định lẫn nhau và không thể tách rời. Thực tiễn gồm những dạng cơ bản và những dạng không cơ bản. Những dạng cơ bản đó là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học. Những dạng không cơ bản của thực tiễn đó là mặt thực tiễn của các hoạt động trong một số lĩnh vưc như đạo đức, nghệ thuật, giáo dục ....,chúng là dạng thực tiễn phát sinh.
  • 17. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 17 Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn. Quá trình nhận thức của loài người qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính hay tư duy trìu tượng là giai đoạn cao của nhận thức. Nhận thức lý tính được hình thành từ những cái mà nhận thức cảm tính mang lại được thể hiện dưới các hình thức suy đoán và suy luận. Sự phát triển của nhận thức tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của lý luận. Lý luận là sự phát triển cao của nhận thức . Xét về bản chất lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính qui luật của thế giới khách quan. b. SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN. Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin, mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng . Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Trong mối quan hệ này, thực tiễn giữ vai trò quyết định. Thực tiên là cơ sở, mục đích, và động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức nói chung trong đó có lý luận. Ăngghen nhận xét: Từ trước tới nay khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thường ảnh hưởng của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. Nhưng chính người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải một mình giới tự nhiên với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta đã cải biến tự nhiên.
  • 18. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 18 Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn , con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ rõ những thuộc tính , những qui luật để cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm sau đó tiến hành so sánh phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trìu tượng hoá... để phát triển thành lý luận, xây dựng thành lý luận khoa học phản ánh bản chất qui luật vận động của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Do đó có thể nói thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với ngưòi này hay đối với người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình tồn tại, con người không được thế giới đáp ứng thoả mãn, nên con người phải cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của mình, và chính trong qua trình biến đổi thế giới con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mình. Nhờ đó con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới làm phong phú và sâu sắc tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức lý luận. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, thúc đẩy sự ra đời của các ngành khoa học. Như vậy trong quá trình hoạt động thực tiễn trí tuệ con người được phát triển nâng cao dần cho đến lúc có lý luận khoa học. Song bản thân lý luận khoa học không có mục đích tự thân. Lý luận khoa học ra đời chính vì chúng cần cho hoạt động thực tiễn. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức lý luận sau khi ra đời
  • 19. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 19 phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn , cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển chung. Như trên đã nêu thực tiễn là toàn bộ hoạt động có tính lịch sử xã hội của con người làm biến đổi tự nhiên và xã hội. Đặc điểm cơ bản của thực tiễn là hoạt động vật chất trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội. Lý luận khoa học là sự khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn từ tri thức về tự nhiên và xã hội mà con người tích luỹ được. Các lý luận đều là một hệ thống nhất các khái niệm, phạm trù, qui luật trong đó qui luật là trung tâm . Chức năng của lý luận khoa học là phản ánh đúng đắn , trung thực các qui luật vận động và phát triển của hiện thực . Giữa lý luận và thực tiễn thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất đó bắt nguồn từ chỗ: chúng đều là hoạt động của con người, đều nhằm mục đích cải tạo tự nhiên và cải tạo xã hội để thoả mãn nhu cầu của con người . Tuy nhiên sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là sự thống nhất của những hoạt động có chức năng khác nhau. Chức năng của thực tiễn là trực tiếp tác động cải tạo thế giới, còn chức năng của lý luận là phản ánh trung thành các qui luật vận động phát triển của hiện thực để phục vụ cho thực tiễn. Do sự khác nhau đó mà chúng thống nhất biện chứng với nhau. Sự phân tích trên đây về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên thực tiễn sát với thực tiễn coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến các sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều , máy móc, quan liêu...
  • 20. TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Trần Bảo Trung 18XD30- Lớp cao học 25 20 Tuy nhiên việc coi trọng thực tiễn không có nghĩa là coi nhẹ lý luận , hạ thấp vai trò của lý luận. Không nên đề cao cái này hạ thấp cái kia và ngược lại. Không nên dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận được trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận . Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời lại thống nhất với nhau bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm và lý luậncũng không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy chúng có quan hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. B ởi vì trong nhận thức kinh nghiệm ngoài hoạt động trực quan cảm tính còn có sự tham gia của yếu tố lý tính. Do đó, có thể coi kinh nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tính, nhưng khác nhau về đối tượng, về trình độ tính chất phản ánh hiện thực về chức năng cũng như về trật tự lịch sử. Tri thức kinh nghiệm là tri thức chủ yếu thu được từ quan sát và thí nghiệm. Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn, từ lao động sản xuất đến đấu tranh xã hội. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và có vai trò quan trọng trong đấu tranh cách mạng nhất là trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính kinh nghiệm của đông đảo quần chúng nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng sẽ đem lại cho chúng ta những bài học quan trọng. Kinh nghiệm là cơ sở để chúng ta kiểm tra lý luận, sửa đổi bổ sung lý luận đã có tổng kết khái quát thành lý luận mới . Vì vậy không nên coi thường kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ lý luận. Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm. Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm phạm trù, qui luật của lý luận nói chung. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát. Nhưng
  • 21. Mã tài liệu : 600281 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562