SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Câu 1: Trình bày đối tượng ,ý nghĩa học tập môn :Học tập chính trị .Liên hệ
1.Khái niệm: Chính trị học là kh nghiên cứu đời sống chính trị của xh với tư
cách là một chỉnh thểnhằm làm sangs tỏ những qui luật và tính qui luật chung
nhất của chính trị; nghien cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật
chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xh được tổ
chức thành nhà nước.
Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “ tổ chức cơ quan nhà nước ”.
Chính trị là: + Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định
hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà
nước.
+Bất kỳ vấn đề xh nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp
hoặc gián tiếp điiêù gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực.
Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách:
-Là một hình thức hoạt đông xh đặc biệt.
-Là một loạt quan hệ xh đặc thù.
*Đối tượng:
-Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính qui luật, qui luât chung nhất
trong lĩnh vực chính trị của đời sống xh.
-Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng
những qui luật đó trong đời sống chính trị
-Một hình thức hoạt động xh đối trọng liên quan dẫn đến vấn đề nhà nước: chính
trị học nghiên cứu;
+Mục tiêu chính trị trước mắt và những mục tiêu triển vọng mang tính hiện thực,
cũng như con đường giải quyết những nghĩa vụ để đạt được mục tiêu đó.
+Những phương pháp, phương tiện, thủ thuật cộng hình thức tổ chức để đạt được
mục tiêu đề ra.
+Việc lựa chọn và sắp xếp cán bộ thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ đó.
-Một hệ thống những quan hệ xh đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà nước: chính
học nghiên cứu.
+Mối quan hệ giữa các giai cấp ( thực chất là quan hệ về lợi ích chính trị mà các
giai cấp theo đuổi).
+Hệ thống Đảng chính trị, mối quan hệ qua lại giữa chúng dẫn đến hình thành: lý
luận chung chính trị cộng kinh nghiệm hoạt động và biệc vận dụng những kinh
nghiệm đó vào việc xác định Đ’.
+Nhà nước và tính chất nhà nước; cơ cấu và cơ chế sử dụng quyền lực nhà nước.
+Nhà nước quan hệ dân tộc và các tầng lớp xh khác nhau ( hình thành lý luận
dân tộc và vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc ).
+Việc lựa chọn và sử dụng con người thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ
chính trị cụ thể.
+Quan hệ giữa các quốc gia ( hình thành học thuyết chính trị quốc tế ).
*Liên hệ:
1.Chức năng và nhiệm vụ chung:
-Là phục vụ cuộc sống của con người. ở VN là phục vụ cho công cuộc xây dựng
CNXH, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, các quan điểm của Đ’ chính sách
của nhà nước XHCN, và ứng dụng thực tiễn để tăng cường lãnh đạo của Đảng,
nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, góp phần phát triển và hình thành VH
chính trị, nhân cách chính trị cho mỗi cá nhân trong xh.
2.Nhiệm vụ cụ thể:
-Với tư cách là một khoa học, chính trị học góp phần phá đúng đắn những tính
qui luật và những qui luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong khuôn khổ
một nước cũng như trên qui mô quốc tế.
Trên cơ sở đó hình thành những lý luận, cơ sở khoa học về tổ chức chính trị, cải
cách mô hình, cơ chế thực thị quyền lực , lý giải mói quan hệ giữa các chủ quyền
chính trị.
-Chính trị học góp phần luận chứng và hình thành cơ sở khoa học cho các hoạt
động chính trị, cho việc hoạch định mục tiêu, chính sách đối nội và đối ngoại của
Đảng và nhà nước, công cụ cơ sở khoa học để hình thành các chính sách và
quyết định chính trị của đảng và nhà nước, cá nhân. Thẩm định các quyết định
chính trị từ phương diện khoa học. ( đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vì khi đã
có cơ sở khoa học để đánh giá các chính sách của Đảng, nhà nước là đúng đắn sẽ
hình thành lòng tin, thể hiện tự giác của nhân dân ).
-Nghiên cứu để xuất cơ chế, phương thức để thực thi các chính sách và quyết
định chính trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
-Góp phần xác định một hệ thống các quan điểm là cơ sở trong công cuộc đổi
mới.
( VN xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên chính sách khoa
học nào? quyền lực nhà nước thống nhất dựa trên chính sách khoa học nào? ).
-Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, các nhà lãnh đạo chính trị để thực thi những mục
tiêu đề ra, phấn đấu cho sự phát triển của đảng và nhà nước ta.
( Chính trị học là khoa học chân thực sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo những tư
chất: chạy bán chính trị, có sáng kiến và khả năng tìm tòi, có năng lực đàm thoại
chính trị ... để lãnh đạo những con người, tổ chức có những tâm lý, tính chất, nhu
cầu khác nhau. Ngoài ra chính trị học và các khoa học khác cũng cung cấp cho
những cán bộ chính trị những tri thức thực tiễn chính trị, khoa học và nghệ thuật
chính trị).
Câu 2:Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin.Giá trị khoa học và phương
pháp luận.
Đáp.Câu trả lời gồm 2 ý lớn
1) Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác”.
Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
a) Vật chất là gì? +) Vật chất là phạm trù triết học nên vừa có tính trừu tượng
vừa có tính cụ thể. *) Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung,
bản chất nhất của vật chất- đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái
gì không phải là vật chất. *) Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể
nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức
được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể.
+) Vật chất là thực tại khách quan có đặc tính cơ bản là tồn tại không phụ thuộc
vào các giác quan của con người. +) Vật chất có tính khách thể- con người có thể
nhận biết được vật chất bằng các giác quan.
b) Ý thức là gì? ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan
bằng các giác quan. Nhờ đó, con người trức tiếp hoặc gián tiếp nhận thức được
thực tại khách quan. Chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan
chưa được con người nhận biết biết chứ không thể không biết.
c) Nội dung thứ ba được suy ra từ hai nội dung trên để xác định mối quan hệ
biện chứng giữa thực tại khách quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất
(cái thứ nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và quy
định ý thức. Ý thức (cái thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất và
như vậy, vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên
nhân làm cho ý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với
vật chất và có tác động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm
nhập vào quần chúng và được quần chúng vận dụng.
2) Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa đối với hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
a) Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết
học. Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định vật chất
có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý
thức (khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về
vật chất). Về mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định ý
thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết
không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định
được vật chất trong lĩnh vực xã hội; đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội,
kinh tế quy định chính trị v.v và tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên,
đặc biệt là các nhà vật lý vững tâm nghiên cứu thế giới vật chất.
b) Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vậtcủa mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc
và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách
quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy
được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan
nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng
của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác
động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết.
Câu 3: Trình bày 2 nguyên lí của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa ,phương
pháp luận.
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu
thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và
chuyển hóa lẫn nhau.
- Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn
nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật,
hiện tượng trong thế giới.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của
các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ở đó các sự vật, hiện
tượng hoặc các mặt bên trong sự vật có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn
nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
b. Tính chất của mối liên hệ
Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan
cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật,
hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người.
Chẳng hạn, Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan đã cho rằng, “Ý
niệm tuyệt đối là nền tảng của mối liên hệ”, còn George Berkeley người theo lập
trường duy tâm chủ quan cho rằng, “cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa
các sự vật, hiện tượng”.Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, tính
chất của mối liên hệ phổ biến bao gồm: Tính khách quan, tính phổ biến và tính
đa dạng.
- Tính khách quan của mối liên hệ
Mối liên hệ mang tính khách quan. Bởi các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới
đa dạng, phong phú, khác nahu. Song chúng đều là những dạng vật thể của thế
giới vật chất. Và tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ.
Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật, hiện tượng, không thể tồn tại biệt lập, tách
rời nhau, mà trong sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau.
Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua
sự vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện
tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động của chúng với các sự vật, hiện
tượng khác.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác.
Không có sự vật, hiện tượng nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở mọi
lĩnh vực : Tự nhiên, xã hội, tư duy.
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, tùy theo điều
kiện nhất định. Nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của
mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất
.- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Có rất nhiều loại liên hệ khác nhau :
+ Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài.
+ Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
+ Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu.
+ Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản.
+ Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến...
Chính tính đa dạng trong quá trình vận động, tồn tại và phát triển của bản thân sự
vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong sự vật có
nhiều mối liên hệ, chứ không phải có một cặp mối liên hệ.
   Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, chuyển hóa lẫn nhau
giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai
trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, mối
liên hệ này nhìn chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động,
phát triển của sự vật. Và nếu có nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong
mới thực hiện được.
Các cặp mối liên hệ khác nhau cũng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Đương
nhiên mỗi cặp liên hệ có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, vai trò quyết định của các
mối liên hệ trong từng cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi loại liên hệ
chỉ có một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi
loại liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát
của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật.
Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có các tác động phù hợp
nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
c. Ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cuả quan điểm toàn diện.
- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả
các mặt, các mối liên hệ ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng
mặt, từng mối liên hệ ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định.
- Quan điểm toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ
thể đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất
bên trong, trực tiếp, đồng thời phải nhận thức được không gian, thời gian, điều
kiện cụ thể của sự tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt
được xu hướng biến đổi của các sự vật, hiện tượng.
- Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm phiến diện
là cách xem xét từng mặt, từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối
liên hệ nhiều vẻ, đa dạng của sự vật.
2. Nguyên lý về sự phát triển
a. Khái niệm “phát triển”
Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Như vậy, phát triển không phải là bản thân sự vận động, phát triển chỉ là khuynh
hướng tất yếu của sự vận động, phát triển nó chỉ khái quát những sự vận động đi
lên, đó là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự
vật và do đó làm nảy sinh tính quy định cao hơn về chất.
Nói cách khác, phát triển là quá trình làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế
cái cũ, cái lạc hậu.
b. Nội dung của nguyên lý phát triển
- Phép biện chứng duy vật khẳng định, đổi mới là quá trình diễn ra không ngừng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
+ Trong giới hữu sinh sự phát triển biểu hiện ở khả năng tăng cường thích nghi
của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện
chính mình, ở khả năng hoàn thiện về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống
với môi trường.
+ Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên
và xã hội theo quy luật thông qua hoạt động thực tiễn của con người...
+ Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc,
đầy đủ hơn về tự nhiên, xã hội và nhận thức chính bản thân con người.
- Phép biện chứng duy vật khẳng định, phát triển là khuynh hướng chung của các
sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tiếp mà nó quanh co, phức
tạp theo hình “xoáy ốc”, trong đó có thể có những bước thụt lùi tương đối.
- Ngược lại, quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay
giảm đi tương đối, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật. Những người
theo quan điểm siêu hình còn coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì
trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những tính chất như thế nào
thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có thay đổi
nhất định về chất thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín. Họ cũng coi sự
phát triển cũng chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có,
chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Như vậy, sự phát
triển được xem như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước thụt lùi,
quanh co, phức tạp.
- Về nguồn gốc của sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng
siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen cho rằng, sự phatys triển của
giới tự nhiên, của xã hội đều đã được thiết định trước từ sự vận động của ý niệm
tuyệt đối.
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, nguồn gốc của sự phát triển nằm
ngay trong bản thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong của sự
vật quy định. Do đó, phát triển là tự thân phát triển, là kết quả giải quyết mâu
thuẫn bên trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ,
đồng thời kế thừa nhũng giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ
và cái mới, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong
quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên một
cơ sở cao hơn.
c. Những tính chất cơ bản của sự phát triển
- Sự phát triển mang tính khách quan. Bởi vì nguốn gốc của sự phát triển nằm
ngay trong bản sự vật, do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Đó là quá trình
giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Sự phát triển như vậy
không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con
người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn luôn phát triển theo khuynh hướng
chung của thế giới vật chất.
- Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến ở đây được hiểu là nó diễn ra
trong mọi lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào
của thế giới khách quan.
- Sự phát triển còn mang tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại
có quá trình phát triển khác nhau, tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau, sự
phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu tác
động của các sự vật, hiện tượng khác, của các điều kiện có thể thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển
của sự vật, thậm chí có thể làm sự vật thụt lùi.
d. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về sự phát triển giúp chúng ta rút ra được phương pháp luận khoa
học để nhận thức và cải tạo thế giới.
- Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển
không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi nhận thức
muốn phản ánh đúng hiện thực khách quan thì cần phải có quan điểm phát triển.
- Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó
trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi,
chuyển hóa của chúng.
- Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, việc tuyệt đối hóa
tri thức là kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và xem
xét nó như là tri thức đúng cho cả quá trình phát triển của sự vật.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thực
tế, và xem đó là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó, hoạt động thực tiễn
là quá trình tìm ra mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp để giải
quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát
triển.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy
khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng : cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi ;
cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Phải có thái độ lạc quan
tin tưởng ở sự tất thắng của cái mới, cái tiến bộ.
Câu 4:Trình bày ND quy luật thống nhất các mặt đấu tranh.Ý nghĩa
phương pháp luận.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn
- Mâu thuẫn: Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, thống nhất, đấu tranh và
chuyển hóa giữa các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau.
- Quan điểm siêu hình thì ngược lại. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối
lập.Mặt đối lập là gì? Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối
lẫn nhau nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành mâu
thuẫn.
* Tính chất chung của mâu thuẫn
- Tính khách quan, phổ biến.
- Tính đa dạng, phong phú.
Phép biện chứng duy vật khẳng định, mâu thuẫn tồn tại khách quan phổ biến và
đa dạng, phong phú trong tự nhiên, xã hội và tư duy và không chịu sự chi phối
của ý thức con người.
Trong tự nhiên, đó là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm; giữa sức
hút và sức đẩy; đồng hóa và dị hóa; giống đực và giống cái; sống và chết.
Trong xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp bị bốc lột với giai cấp bốc lột; giữa thiện
và ác; giữa tiến bộ và lạc hậu; giữa hòa bình và chiến tranh.
Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm;
giữa biện chứng và siêu hình; vô thần và hữu thần; chân lý và sai lầm.
b) Quá trình vận động của mâu thuẫn
Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
- Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền
đề tồn tại cho nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định, chống đối nhau
của các mặt đối lập.
+ Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Đấu tranh của các mặt đối lập là
tuyệt
đối.
+ Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quá trình phát triển từ thấp đến
cao.
Sự giải quyết mâu thuẫn không chỉ phụ thuộc vào bản chất và trình độ chín muồi
của mâu thuẫn, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định của sự
tồn tại của nó.
- Chuyển hóa giữa các mặt đối lập không phải là sự thay đổi vị trí của các mặt
đối lập một cách giản đơn. Chuyển hóa giữa các mặt đối lập ở đây là sự chuyển
hóa về chất.
*Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến mâu thuẫn được giải quyết, khi mâu
thuẫn được giải quyết sẽ làm cho sự vật không ngừng được đổi mới. Mâu thuẫn
cơ bản của sự vật được giải quyết sẽ tạo ra bước nhảy của sự vật: sự vật cũ mất
đi, sự vật mới ra đời.
- Thông qua đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị loại
bỏ, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu.
Như vậy, mâu thuãn và việc giải quyết mâu thuẫn chính là nguồn gốc và động
lực của sự vận động và phát triển.
* Nội dung quy luật mâu thuẫn:
Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự
mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Khẳng định tính khách quan của mâu thuẫn, phép biện chứng duy vật yêu cầu
chúng ta muốn tìm hiểu mâu thuẫn thì phải tìm ngay trong bản thân sự vật, hiện
tượng đó và muốn tìm bản chất của sự vật, hiện tượng thì phải phân đôi cái thống
nhất và nhận thức từng bộ phận của nó. Muốn tìm bản chất của sự vật thì chúng
ta phải xem xét các mặt đối lập bên trong bản thân mâu thuẫn của sự vật, hiện
tượng đó.
- Sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sẽ có các mâu thuẫn
khác nhau, do vậy, cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết
từng loại mâu thuẫn.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đấu
tranh.
- Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đứng trên
lập trường của giai cấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật
biện chứng, chú ý đến mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
Câu 5:Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về thực tiễn.Vai trò thực
tiễn với nhận thức .Ý nghĩa phương pháp luận.
Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng con người tự làm ra mình và lịch sử
của mình bằng hoạt động thực tiễn (thực tiễn). Đó là cách hiểu về vai trò của
thực tiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng
là điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng.
1) Thực tiễn là gì.
a) Định nghĩa. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang
tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là
hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm
cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của
bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài
người qua các quá trình lịch sử.
b) Các hình thức của thực tiễn. Thực tiễn bao gồm những hình thức hoạt động
khác nhau của xã hội như a) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản,
quan trọng nhất của thực tiễn; là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của
con người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con
người; là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng
và xã hội loài người nói chung. b) Hoạt động cải tạo xã hội là hoạt động nhằm
cải tạo hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên hoạt động cải tạo xã
hội có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội.
c) Thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm bao gồm thực
nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội v.v được tiến
hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi
để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận
thức.
d) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v
được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội.
2) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người
nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình
thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri
thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh
hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức
và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt
động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ
những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem
lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy
luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết
khoa học.
+) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu
hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu
quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận
động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo.
Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết.
+) Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức.
Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh
nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng
lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào
thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo.
+) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Trong thực tiễn con người chứng
minh chân lý. Mọi sự biến đổi của nhận thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực
tiếp của thực tiễn. Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những
tri thức đã đạt được, đồng thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển
và hoàn thiện nhận thức
Như vậy, thực tiễn vừa là yếu tố đóng vai trò quy định đối với sự hình thành và
phát triển của nhận thức, mà còn là nơi nhận thức phải luôn hướng tới để thể
nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích
của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức.
*Ý nghĩa phương pháp luận
+ Vai trò của thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực
tiễn.
Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở
thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.
+ Không được tuyệt đối hóa một trong hai mặt lý luận và thực tiễn. Nếu xa rời
thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc,
quan liêu.
Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và
kinh nghiệm chủ nghĩa.
Câu 6:
Trình bày quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ LLSX. Sự vận dụng
quy luật này lên XHCN.
 Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX:
        LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX, có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau
hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của
LLSX. Quy luật nàu vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự
phát triển của LLSX. Đến lượt mình, QHSX tác động trở lại đối với LLSX.
Khuynh hướng chung của SX là không nhừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến
cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là CCLĐ.
        Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của CCLĐ, của ký thuật, trình độ
kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công
lao động… Trình độ của LLSX gắn với tính chất của LLSX. Tính chất của
LLSX : Khi SX còn trình độ thấp kém thì LLSX có tính chất cá nhân, khi SX đạt
tới trình độ cơ khí hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì LLSX có
tính xã hội hóa. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu
quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải thiện, hoàn thiện công cụ lao động
và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn, đồng thời kinh nghiệm
sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người
cũng tiến bộ theo.
        Như vậy, sự thay đổi của xã hội bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi
LLSX. Cùng với sự phát triển của LLSX, QHSX cũng hình thành và biến đổi
cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sự phù hợp đólà động lực làm
cho LLSX phát triển mạnh mẽ.
        QHSX phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa TLSX và
người lao động. Mở ra điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất, tinh thần
đối với người lao động. Nhưng LLSX luôn luôn phát triển còn QHSX có xu
hướng tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới, QHSX
không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó sẽ
nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX. Sự phát triển khách đó tất
yếu dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng một QHSX mới phù hợp với
tính chất và trình độ mới của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. Việc xóa
bỏ QHSX cũ, thay thế bằng QHSX mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một
PTSX lỗi thời và sự ra đời của PTSX mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng,
mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu
tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Đây là
quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại “Quy luật
QHSX phù hợp với trình độ PT của LLSX”. QHSX phù hợp với trình độ của
LLSX lại trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho LLSX phát triển.
QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của
LLSX. Song tác động kìm hãm đó cũng chỉ có tính chất tạm thời, theo tính tất
yếu khách quan, cuối cùng QH cũng se phải thay đổi cho phù hợp với tính chất
và trình độ của LLSX. Sở dĩ QHSX có tác động trở lại mạnh mẽ với LLSX là vì
nó qui định: Mục đích của SX, hệ thống quản lý của SX và quản lý xã hội,
Phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được
hưởng. Từ đó, nó sẽ tạo ra những điều kiện để kích thích việc cải tiến lao động
và kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy LLSX phát triển. Thực tiễn đã cho thấy LLSX chỉ
có thể phát triển khi có một QHSX hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. QHSX lạc
hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo cũnhg sẽ kìm hãm sự phát triển của
LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là
quy luật chung nhất của sự phát triển XH. Sự tác động cảu quy luật này đã đưa
xã hội loài ngưòi trải qua các PTSX khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ
nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua các PTSX, một số nước có thể bỏ
qua hợc một số các PTSX để tiến lên PTSX mới cao hơn.
       *Kết hợp giữa LLSX với xây dựng QHSX trong thời kỳ quá độ tiến lên
CNXH ở Việt Nam.
-      Trong khi khẳng định vai trò của LLSX, lý luận hình thái kt-xh còn chỉ ra,
sự phát triển của LLSX phải gắn liền với việc thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, Đảng ta khẳng định “Phát triển
LLSX gắn liền với QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân
phối.
-      Phù hợp với sự phát triển của LLSX ở nước ta, đảng ta chủ trương sử dụng
“nhiều hình thức sở hữa về TLSX, nhiều thành phần kinh tế”. đồng thời thực
hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
-      Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết
quả của sự phát triển LLSX đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình
phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Đến lượt nó,
kinh tế thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Xây dựng
và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu hướng
phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta,
với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-
kỹ thuật của CNXH nâng cao đời sống của nhân dân.
Câu 7 :Trình bày nguồn gốc,bản chất nhà nước. Đặc điểm nhà nước XHCN
      Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa có chọn lọc những
hạt nhân hợp lý của các nhà tư tưởng trước đó, lần đầu tiên đã giải thích đúng
đắn nguồn gốc xuất hiện nhà nước. Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử đã chứng minh nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất
biến. Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển, tiêu vong.
Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất
định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất
đi.
       1. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã
hội
       Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ cộng sản nguyên thuỷ
là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của xã hội loài người. Trong xã hội chưa
phân chia giai cấp, chưa có nhà nước. Nhưng trong xã hội này lại chứa đựng
những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu những đặc
điểm của xã hội cộng sản nguyên thuỷ làm tiền đề cần thiết cho việc lý giải
nguyên nhân xuất hiện của nhà nước và hiểu rõ bản chất của nó là hết sức cần
thiết.
       Nghiên cứu đặc điểm của xã hội cộng sản nguyên thuỷ phải xuất phát từ cơ
sở kinh tế của nó. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ được xây dựng trên nền tảng của
phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ mà đặc trưng là chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải. Trong chế độ cộng sản nguyên
thuỷ, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao
động còn thô sơ, sự hiểu biết về thế giới tự nhiên của người lao động còn lạc
hậu, vì thế con người để kiếm sống và bảo vệ mình phải dựa vào nhau cùng
chung sống, cùng lao động, cùng hưởng thành quả của lao động chung. Trong
điều kiện đó nên không ai có tài sản riêng, không có người giàu, người nghèo, xã
hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
       Từ chế độ kinh tế như vậy đã quyết định tổ chức xã hội của xã hội cộng sản
nguyên thuỷ. Hình thức tổ chức xã hội và cách thức quản lý của xã hội cộng sản
nguyên thuỷ rất đơn giản. Tế bào của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là thị tộc. Thị
tộc là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của xã hội loài người, được xuất hiện
khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Với tư cách là hình thức tổ
chức và quản lý xã hội, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy
kinh tế xã hội. Thị tộc được tổ chức trên cơ sở huyết thống, ở giai đoạn đầu do
những điều kiện về kinh tế, hôn nhân chi phối, vì thế thị tộc được tổ chức theo
chế độ mẫu hệ. Dần dần cùng với sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi của xã hội
và hôn nhân, chế độ mẫu hệ được thay thế bởi chế độ phụ hệ.
       Trong thị tộc mọi thành viên đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc
quyền, đặc lợi gì. Mặc dù trong xã hội cũng đã có sự phân chia lao động nhưng
đó là sự phân chia trên cơ sở tự nhiên, theo giới tính hoặc lứa tuổi chứ chưa
mang tính xã hội.
       Thị tộc là hình thức tự quản đầu tiên trong xã hội. Để tổ chức và điều hành
hoạt động chung của xã hội, thị tộc cũng đã có quyền lực và một hệ thống quản
lý công việc của thị tộc. Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ mới chỉ là
quyền lực xã hội do toà xã hội tổ chức ra và phục vụ cho lợi ích của cả cộng
đồng.
       Hệ thống quản lý các công việc của thị tộc bao gồm:
       Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc
gồm những thành viên lớn tuổi của thị tộc. Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các
vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh
chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh... Những quyết định của Hội đồng thị tộc là
bắt buộc đối với tất cả mọi người.
       Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân
sự để thực hiện quyền lực, quản lý các công việc chung. Những người đứng đầu
thị tộc có quyền lực rất lớn, quyền lực này được tạo trên cơ sở uy tín cá nhân, họ
có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không còn uy tín và không được tập thể
cộng đồng ủng hộ nữa. Những tù trưởng và thủ lĩnh quân sự không có bất kỳ một
đặc quyền và đặc lợi nào so với các thành viên khác trong thị tộc.
      Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực, nhưng
quyền lực này không phải là quyền lực đặc biệt do một giai cấp hay một cá nhân
tổ chức ra, mà đó là quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân
chủ thực sự, quyền lực này xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng
đồng.
      Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, do sự thay đổi của các hình thức
hôn nhân với sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc đã hình thành nên chế
độ hôn nhân ngoại tộc. Các thị tộc mà giữa chúng có quan hệ hôn nhân với nhau
đã hợp thành bào tộc. Cùng với hôn nhân, nhiều yếu tố khác tác động đã làm cho
một số bào tộc liên kết với nhau thành bộ lạc và đến giai đoạn cuối của chế độ
cộng sản nguyên thuỷ thì các liên minh bộ lạc đã hình thành. Về cơ bản, tính
chất của quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh
bộ lạc vẫn dựa trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức quyền lực trong xã hội thị
tộc, tuy nhiên, đến thời điểm này, ở mức độ nhất định, sự tập trung quyền lực đã
cao hơn.
       2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước
       Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa biết đến nhà nước, nhưng chính trong
lòng xã hội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước.
Những nguyên nhân làm chế độ xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã đồng thời
cũng là những nguyên nhân xuất hiện nhà nước. Đóng vai trò quan trọng trong
việc làm tan rã chế độ cộng sản nguyên thuỷ chuyển chế độ cộng sản nguyên
thuỷ lên một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn đó là sự phân công lao động xã
hội. Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội, đó là: 1,
chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3,
thương nghiệp xuất hiện.
       Việc con người thuần dưỡng được động vật đã làm hình thành một ngành
nghề mới, ở những nơi có điều kiện tốt cho chăn nuôi những đàn gia súc được
phát triển đông đảo. Với sự phát triển mạnh nghề chăn nuôi đã tách khỏi trồng
trọt.
       Sau lần phân công lao động đầu tiên, cả chăn nuôi và trồng trọt đều phát
triển với sự ứng dụng của chăn nuôi vào trồng trọt. Sản xuất phát triển kéo theo
nhu cầu về sức lao động, để đáp ứng nhu cầu này, thay vì việc giết tù binh trong
chiến tranh như trước kia, bây giờ tù binh đã được giữ lại để biến thành nô lệ.
       Như vậy, sau lần phân công lao động đầu tiên, xã hội đã có những xáo
trộn đáng kể, xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp chủ nô và
nô lệ. Sự xuất hiện chế độ tư hữu còn làm thay đổi đáng kể quan hệ hôn nhân:
hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế hôn nhân đối ngẫu. Chế độ phụ hệ thay
cho chế độ mẫu hệ.
       Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ bằng kim loại tạo khả năng tăng
năng suất lao động. Nghề chế tạo kim loại, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, chế biến
sản phẩm nông nghiệp.v.v... này càng phát triển. Điều này đã dẫn đến việc thủ
công nghiệp tách khỏi trồng trọt thành một nghề độc lập. Hậu quả của lần phân
công lao động thứ hai này đã làm xã hội hoá lực lượng nô lệ. Quá trình phân hoá
xã hội đẩy nhanh, sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên
sâu sắc.
       Với việc xuất hiện nhiều ngành nghề chuyên môn trong sản xuất đã làm
phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Sự phát triển nền sản xuất hàng
hoá dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp và thương nghiệp đã tách ra thành
một ngành hoạt động độc lập. Lần phân công lao động này đã làm thay đổi sâu
sắc xã hội, với sự ra đời của tầng lớp thương nhân mặc dù họ là những người
không trực tiếp tiến hành lao động sản xuất nhưng lại chi phối toàn bộ đời sống
sản xuất của xã hội, bắt những người lao động, sản xuất lệ thuộc vào mình.
       Qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm cho nền kinh tế xã hội có sự
biến chuyển sâu sắc, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, xuất hiện sản phẩm dư
thừa, vì thế kéo theo hiện tượng chiếm của cải dư thừa làm của riêng. Quá trình
phân hoá tài sản làm xuất hiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp
trong xã hội.
       Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép
kín của thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực
trước tình hình mới. Để điều hành xã hội mới cần phải có một tổ chức mới khác
về chất. Tổ chức đó phải do những điều kiện nội tại của nó quy định, nó phải là
công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và nhằm thực hiện sự
thống trị giai cấp, dập tắt các xung đột giai cấp, giữ cho các xung đột đó nằm
trong vòng trật tự, đó chính là nhà nước.
       Như vậy, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản
nguyên thuỷ. Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư
hữu về tài sản trong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất tạo ra tiền đề xã hội
cho sự ra đời của nhà nước - đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi
ích cơ bản giữa các giai cấp và các tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức
không thể điều hoà được.
       *BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
       Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự
không thể điều hoà được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ
chức quyền lực chính trị đặc biệt.
       Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai?
Do giai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai
cấp nào?
       Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với
giai cấp khác được thể hiện dưới ba hình thức: kinh tế, chính trị và tư tưởng.
Trong ba quyền lực, quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo
cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả năng bắt
những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bản thân
quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trì quan hệ bóc lột, vì thế để bảo
đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tế phải thông qua quyền
lực chính trị.
       Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai
cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp
thống trị về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Nhờ nắm trong
tay nhà nước, giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của
mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy
buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai
cấp mình đối với các giai cấp khác.
       Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần
chỉ sử dụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng. Chính
vì vậy, khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống
trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư
tưởng thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về
mặt tư tưởng.
       Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai
cấp cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
       Các nhà nước tuy khác nhau về bản chất giai cấp, điều này đã được các
nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện
tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ
để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Về bản chất giai
cấp của nhà nước, V.I Lênin đã nhận định: ”nhà nước là bộ máy để giai cấp này
áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp
tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác”.(1)
       Khi xem xét bản chất của nhà nước, nếu chỉ đề cập đến bản chất giai cấp
của nhà nước là phiến diện, bởi nhà nước còn mang trong mình một vai trò xã
hội to lớn. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, một nhà nước không thể tồn tại nếu
nó chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích các giai
cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tư cách là công cụ bảo vệ, duy trì
sự thống trị giai cấp, nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, bảo đảm
lợi ích chung của xã hội. Trên thực tế, nhà nước nào cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm cho xã
hội được trật tự ổn định và phát triển, thực hiện một số chức năng phù hợp với
yêu cầu chung của toàn xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của các giai
cấp và giai tầng khác trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay
gắt với lợi ích của giai cấp thống trị.
       Qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy rằng khi xác định bản chất
của nhà nước phải dựa trên cơ sở đánh giá cơ cấu của xã hội, quan hệ giữa các
giai cấp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội
khác nhau, nhà nước có bản chất khác nhau.
       Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng tất cả các nhà nước đều có
chung các dấu hiệu. Những dấu hiệu đó là:
       Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.
       Nếu trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc tập hợp các thành
viên của mình theo dấu hiệu huyết thống thì nhà nước lại phân chia dân cư theo
các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp
hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý
trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng riêng có của
nhà nước, nhà nước thực thi quyền lực thống trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ.
Nhà nước nào cũng có lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ đó được phân thành các đơn
vị hành chính như tỉnh, huyện, xã... Do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế độ
quốc tịch- chế định quy định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
       Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công.

(
Nhà nước là tổ chức công quyền thiết lập một quyền lực đặc biệt không
còn hoà nhập với dân cư như trong xã hội thị tộc mà “dường như” tách rời và
đứng lên trên xã hội. Quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được thực hiện
bởi bộ máy cai trị, quân đội, toà án, cảnh sát... Như vậy, để thực hiện quyền lực,
để quản lý xã hội, nhà nước có một tầng lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ
quản lý. Lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành
một bộ máy thống trị có sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống
trị, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình.
        Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
        Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia
mang nội dung chính trị - pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi
chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên
ngoài nào. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước. Chủ quyền
quốc gia có tính tối cao. Tính tối cao của chủ quyền nhà nước thể hiện ở chỗ
quyền lực của nhà nước phổ biến trên toàn bộ đất nước đối với tất cả dân cư và
các tổ chức xã hội. Dấu hiệu chủ quyền nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng
giữa các quốc gia với nhau không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ.
        Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên xã hội phải
thực hiện.
        Nhà nước là người đại diện chính thống cho mọi thành viên trong xã hội,
để thực hiện được sự quản lý đối với các thành viên, nhà nước ban hành pháp
luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Tất cả các quy định của
nhà nước đối với mọi công dân được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban
hành. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ
thuộc lẫn nhau; nhà nước không thể thực hiện được vai trò là người quản lý xã
hội nếu không có pháp luật, ngược lại pháp luật phải thông qua nhà nước để ra
đời. Trong xã hội có nhà nước chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật.
        Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế.
        Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất
nước, mọi nhà nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với
các dân cư của mình.
        Trong xã hội có nhà nước không một thiết chế chính trị nào ngoài nhà
nước có quyền quy định về thuế và thu các loại thuế.
        Từ những phân tích ở trên về nguồn gốc, bản chất và những dấu hiệu của
nhà nước, có thể đi đến một định nghĩa chung về nhà nước như sau: nhà nước là
một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước
hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong
xã hội xã hội chủ nghĩa).

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng Cộng sản thực
hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với xã hội; là tổ chức chính trị thuộc kiến trúc
thượng tầng được xây dựng lên từ cơ sở vật chất, kinh tế xã hội chủ nghĩa; là nhà
nước kiểu mới thay thế nhà nước tư sản; là hình thức chuyên chính vô sản trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1) Đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin, bất kỳ nhà nước nào cũng có các đặc trưng cơ bản là quản lý dân cư trên
một vùng lãnh thổ nhất định; có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp
mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; có hệ thống thuế để
nuôi bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc sâu sắc, nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có những đặc trưng riêng
của nó
a) Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào
đó, mà là công cụ thực hiện lợi ích cho những người lao động; nhưng vai trò lãnh
đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn
được duy trì.
b) Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với Nhà nước
tư sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của những
người lao động, tức tuyệt đại đa số nhân dân; và chuyên chính, trấn áp đối với
thiểu số những kẻ bóc lột, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động.
c) Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
d) Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là
phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ. Theo V.I.Lênin, con đường vận động
và phát triển của nó là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở
rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội.
đ) Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không
còn nguyên nghĩa”, nhà nước "nửa nhà nước”. Sau khi cơ sở kinh tế-xã hội cho
sự tồn tại của nhà nước mất đi, thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu
vong”. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 8: Trình bày vị trí nội dung và quy luật giá trị đối với nền SX hàng hóa.
    1. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng
      hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên
      cơ sở giá trị hàng hoá của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần
      thiết.
   2. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm cho mức
      hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động XH
      cần thiết. Còn trong trao đổi hay lưu thông thì phải thực hiện theo nguyên
      tắc ngang giá. Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng
      giá trị. Giá cả hàng hoá trên thị trường có thể bằng hoặc dao động lên
      xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét trên phạm vi toàn XH thì
      tổng giá cả bằng tổng giá trị.
   3. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá
có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất,
đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng
hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá
cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc
chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều
tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác
nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá
cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự
cân bằng nhất định.
   Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất,
tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm,... Bởi vì trong sản xuất hàng
hoá, để tồn tại và phát triển, mọi người sản xuất đều phải tìm cách làm cho mức
hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần
thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ
thuật, nâng cao năng suất lao động,... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm
như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên, sản xuất ngày
càng phát triển.
   Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra
thành người giàu và người nghèo. Người sản xuất nào có mức hao phí lao động
cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu được nhiều lãi và giàu
lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những
người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động
XH cần thiết sẽ thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân
làm thuê. Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.
Chúng ta cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
   3. Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị
hàng hoá trở thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị
hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy
luật giá cả sản xuất.
   Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống
trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả
độc quuyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với
giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá
cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó, quy luật giá trị biểu hiện ra thành
quy luật giá cả độc quyền.
Câu 10: Sức lao động là gì ? Trong điều kiện nào sức lao động trở thành
hàng hóa.Trình bày các thuộc tính hàng hóa sức lao động.
                                      Trả lời:
   1. Sức lao động là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong một con
        người và được người đó sử dụng vào sản xuất.
   2. Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao
        động chỉ trở thành hàng hoá sức lao động khi có hai điều kiện sau:
   Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, có khả năng
chi phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất
định.
   Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình
thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách
bán sức lao động cho người khác sử dụng.
   Cũng như mọi loại hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc
tính là giá trị sử dụng và giá trị.
   Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động XH cần thiết để
sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Do việc sản xuất và tái sản xuất sức lao
động được diễn ra thông qua quá trình tiêu dùng, sinh hoạt, giá trị sức lao động
được quy ra thành giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất
và tái sản xuất ra sức lao động, để duy trì đời sống công nhân và gia đình họ
cũng như chi phí đào tạo công nhân có một trình độ nhất định. Tuy nhiên, giá trị
hàng hoá sức lao động khác hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố
tinh thần và lịch sử của từng nước, từng thời kỳ,...
   Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của
người mua để sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Tuy
nhiên, khác với hàng hoá thông thường, trong quá trình lao động, sức lao động
tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó, phần dôi ra đó
chính là giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá
   sức lao động.
   Câu 11: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dưới
   chủ nghĩa tư bản.
                                        Trả lời:
         Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời
   gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản
   xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng thời gian
   lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao
   động vẫn như cũ.
   Ta hãy xét một ví dụ:
         Ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5
   giờ là thời gian lao đông thặng dư. Nhờ tăng năng suất lao động trong ngành sản
   xuất ra tư liệu sinh hoạt, giá cả sinh hoạt rẻ hơn dẫn đến giá trị sức lao động cũng
   bị hạ thấp. Giả sử giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ. Khi đó thời gian lao động
   tất yếu chỉ còn 4 giờ và thời gian lao động thặng dư tăng lên thành 6 giờ. Khi đó,
   tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên 150%.
         Bóc lột giá trị thặng dư tương đối có đặc điểm là tăng nhanh và vô hạn khả
   năng bóc lột giá trị thặng dư.
         +Gắn liền với sự phát triển của KHKT
         +Biến tướng của nó là giá trị thặng dư siêu nghạch.


         Như vậy, bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư
   liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ cho ngành sản xuất
   tư liệu sinh hoạt mà giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân giảm đi,
   kéo theo giá trị sức lao động của người lao động giảm đi và đem lại giá trị thặng
   dư tương đối cho nhà tư bản mà không phải tăng thời gian lao động hay cường
   độ lao động.
   Câu 12: Trình bày khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
   công nhân.
   A.Khái niệm về giai cấp công nhân .
    Nói về giai cấp công nhân Mác – Ăng Ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau
như: Giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động
của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ 19, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công
nhân hiện đại, giai cấp công đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu
thị một khái niệm giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, giai
cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
      Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau đi nữa thì theo
Mác – Ăng Ghen vẫn chỉ mang lại thuộc tính cơ bản.
- Một là về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những lao động trực
tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng
hiện đại và xã hội hóa cao. (những người không lao động trong công nghiệp không
phải là công nhân).
+Về vị trí quan hệ sản xuất.Dưới CNTB đó là những người lao động không có tư
liệu sản xuất phải lam thuê phải bán sức lao động và bị nhà tư bản bóc lột giá trị
thặng dư. Từ tiêu chí này nên gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. Dưới
CNXH địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân đã căn bản khác trước. Họ vẫn
là giai cấp công nhân nhưng không còn ở địa vị áp bức , bóc lột, không còn là vô
sản nữa. ở đây giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, làm chủ xã
hội và đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội để từng bước xây dựng thành công CNXH
và CNCS
- Tuy nhiên do sự phát triển của sản xuất và văn minh giai cấp công nhân ở các
nước tư bản có những thay đổi khác trước.
        + Điểm thứ nhất là đời sống công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có
   những thay đổi quan trọng, phần đông họ không còn là những người vô sản trần
   trụi với hai bàn tay trắng như trước. Một số công nhân đã có một số tư liệu sản
   xuất phụ có thể cùng gia đình làm thêm một số công đoạn phụ cho các xí nghiệp
   chính. Hoặc một số công nhân có cổ phần ở xí nghiệp tựa hồ như cũng là người
   chủ xí nghiệp
        Điểm thứ 2: Về cơ cấu ngành nghề của công nhân ở các nước tư bản cũng
   có những thay đổi to lớn: Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã
   xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa, với việc áp dụng phổ biến
   công nghệ thông tin vào sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công
   nghệ, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hóa” ngày càng tăng và cũng
   ngày càng tiếp tục đông đảo thêm những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng
   ngũ của mình. Điều đó chỉ làm mạnh thêm giai cấp công nhân chứ không làm
   thay đổi bản chất của giai cấp công nhân.
Như vậy, căn cứ vào hai tiêu chí nói trên, chúng ta có thể xác định những
   người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là
   công nhân, còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khác
   như ytế, giáo dục, văn hóa dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công
   nghiệp) là những người lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công
        Những quan điểm trên của Mác – Ăng Ghen đến nay vẫn giữ nguyên giá
   trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chuẩn bị nghiên cứu giai cấp công nhân
   hiện đại, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Từ đó chúng ta có thể đưa ra định
   nghĩa về giai cấp công nhân như sau:
       Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển
   của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lưu lượng sản xuất có
   tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc
   tham gia vào quá trình sản xuất, trí sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các
   quan hệ xã hội đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến.
   Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc cơ bản
   không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị tư sản bóc lột
   giá trị thặng dư. Ở các nước XHCN, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân
   dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội
   trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
       Nói ngắn gọn như giáo trình cũ: Giai cấp công nhân là giai cấp của những
   người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại mà lao động thặng
   dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội
* Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .
- Trên cơ sở địa vị kinh tế – Xã hội và những đặc trưng về xã hội –chính trị nên
   giai cấp công nhân có vai trò sứ mệnh lịch sử là tiến hành cuộc đấu tranh cách
   mạng nhằm thủ tiêu CNTB và từng bước xây dựng thành công xã hội mới – xã
   hội XHCN và tiến lên CNCS xoá bỏ mọi áp bức bóc lột , giải phóng giai cấp
   mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại và cùgn với toàn xã hội để giải phóng
   mình và giải phóng toàn xã hội đó là nội dung cơ bản, bao chùm của sứ mệnh
   lịch sử của giai cấp công nhân .
- Xoá bỏ hết thảy mọi chế độ tư hữu và xác lập chế độ công hữu về tư lịêu sản
   xuất cơ bản đó là bản chất của nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
   nhân .Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng giai
   cấp mình đồng thời phải giải phóng toàn xã hội và cùng với toàn xã hội giải
   phóng giai cấp mình , giải phóng xã hội , giải phóng toàn nhân loại .
- Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tổ chức ra
   chính đản của mình tiến hành cách mạng XHCN, thiết lập chuyên chính vô sản
và dùng chuyên chính vô sản làm công cụ để cải tạo xã hội cũ và từng bước xây
dựng thành công CNXH và tiến dần lên CNCS.
Câu 13: Trình bày khái niệm CM XHCN .Nguyên nhân ,động lực,mục tiêu
và ND của XHCN
1.Cách mạng xã hội chủ nghĩa ?
Cách mạng xã hội chủ nghĩalà cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ
nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa; trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công
nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây
dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
a) Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị, kết
thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền,
thiết lập được nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b) Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn; giai đoạn
giai cấp công nhân giành chính quyền, tổ chức thành giai cấp thống trị và giai
đoạn giai cấp công nhân sử dụng chính quyền của mình để cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
2) Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa
Cũng như mọi cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa
là kết quả tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong lòng chủ nghĩa
tư bản:
a) Dưới chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lực
lượng sản xuất đã đạt tới trình độ xã hội hoá ngày càng cao làm cho quan hệ sản
xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trở nên lạc hậu, lỗi
thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đặt ra đòi hỏi phải
tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thay
thế bằng quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.
b) Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản
chủ nghĩa được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này cũng phát triển ngày càng gay gắt và là mâu
thuẫn đối kháng không thể điều hoà, nó chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc
cách mạng xã hội – cách mạng xã hội chủ nghĩa.
c) Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó tự nó không dẫn đến cách mạng mà cách
mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra giai cấp công nhân cần phải nhận thức được
sứ mệnh lịch sử của mình, biết nắm bắt tình thế, thời cơ cách mạng để tổ chức
tiến hành cách mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra tự phát, mà là
kết quả của quá trình đấu tranh tự giác, lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản, dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản.
Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa?
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
1) Nội dung chính trị của cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm đưa giai cấp công
nhân và nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, bị áp bức, bóc lột lên địa vị làm chủ
xã hội. Muốn vậy:
a) Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách
mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà
nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b) Nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào
việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
c) Từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2) Nội dung kinh tế của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ
nghĩa về thực chất có tính kinh tế. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân
và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết
định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phát triển kinh tế.
a) Trước hết, làm thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản
xuất bằng cách xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
b) Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống
nhân dân, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động.
c) Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội
theo tiêu chí năng suất lao động, hiệu quả lao động là thước đo đánh giá sự đóng
góp của mỗi người cho xã hội.
3) Nội dung văn hoá-tư tưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng
nền văn hoá mới, hệ tư tưởng mới và con người mới xã hội chủ nghĩa
a) Giáo dục, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp
nhân dân, đối với toàn xã hội, từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh
quan mới cho người lao động.
b) Xây dựng nền văn hóa mới trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng
cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên
tiến của thời đại, giải phóng người lao động về mặt tinh thần.
c) Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh
chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng
đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Các nội dung của cách mạng có quan hệ gắn kết với nhau,
tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

More Related Content

What's hot

Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến phápTử Long
 
các phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpcác phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpKhoa Nguyễn
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môDigiword Ha Noi
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2HaPhngL
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếLyLy Tran
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2vietlod.com
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầuLyLy Tran
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệTrường An
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trịTÓc Đỏ XuÂn
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Thích Hô Hấp
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếtuongnm
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teHang Vo Thi Thuy
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Bài tập xác suất thống kê đào hoàng dũng
Bài tập xác suất thống kê   đào hoàng dũngBài tập xác suất thống kê   đào hoàng dũng
Bài tập xác suất thống kê đào hoàng dũngjackjohn45
 
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trườngChương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trườngVuKirikou
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfNamDngTun
 

What's hot (20)

Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
các phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặpcác phân phối xác xuất thường gặp
các phân phối xác xuất thường gặp
 
Tài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi môTài liệu kinh tế vi mô
Tài liệu kinh tế vi mô
 
Chương 2
Chương 2Chương 2
Chương 2
 
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế
 
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
Bộ đề trắc nghiệm Pháp luật đại cương - P2
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
tổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầutổng cung, tổng cầu
tổng cung, tổng cầu
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc trong quản trị
 
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
Tiểu luận “Kinh tế nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị t...
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Bài tập xác suất thống kê đào hoàng dũng
Bài tập xác suất thống kê   đào hoàng dũngBài tập xác suất thống kê   đào hoàng dũng
Bài tập xác suất thống kê đào hoàng dũng
 
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trườngChương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
 
Chương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdfChương-1.-Triết-học.pdf
Chương-1.-Triết-học.pdf
 

Viewers also liked

300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100ghost243
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh Thùy Linh
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyếncuonganh247
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietrobodientu
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninPhước Nguyễn
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiSùng A Tô
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiVan-Duyet Le
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1vietlod.com
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí MinhTrắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minhvietlod.com
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300ghost243
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmngochaitranbk
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 

Viewers also liked (20)

300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )1 100
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh   56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
56 câu hỏi tự luận và đáp án chi tiết Tư Tưởng Hồ Chí Minh
 
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị XuyếnBài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
Bài giảng: Quyền lực chính trị - TS Trịnh Thị Xuyến
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_trietNgan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
Ngan_hang_cau_hoi_on_thi_triet
 
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - LêninHỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
Hỏi và đáp Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
30 bài văn nghị luận xã hộitruonghocso.com
 
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Văn hóa chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giớiđề Cương lịch sử văn minh thế giới
đề Cương lịch sử văn minh thế giới
 
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lờiTổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
Tổng hợp 35 câu hỏi phần triết học kèm trả lời
 
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
Trắc nghiệm Kinh tế chính trị - Phần 1
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí MinhTrắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
300 câu hỏi trắc nghiệm lý luận chính trị ( có đáp án )201 300
 
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cmNgân hàng câu hỏi môn đường lối cm
Ngân hàng câu hỏi môn đường lối cm
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 

Similar to đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị

Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfquynhvth23503b
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfBbiyoRan
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan luanvantrust
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxThoLi16
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngjackjohn45
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...vannguyen769733
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxtiểu minh
 

Similar to đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị (20)

Chinh tri
Chinh triChinh tri
Chinh tri
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdfde-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
de-cuong-on-tap-triet-giua-ky-1.pdf
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
Triet hoc
Triet hocTriet hoc
Triet hoc
 
ott.pdf
ott.pdfott.pdf
ott.pdf
 
Triết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdfTriết Học Thi HK.pdf
Triết Học Thi HK.pdf
 
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan  Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
Tiểu luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan
 
Nganhangcauhoionthitriet
NganhangcauhoionthitrietNganhangcauhoionthitriet
Nganhangcauhoionthitriet
 
Chuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptxChuong I Triet hoc.pptx
Chuong I Triet hoc.pptx
 
Bài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cươngBài giảng tâm lý học đại cương
Bài giảng tâm lý học đại cương
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
triet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptxtriet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptx
 
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.docTiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
Tiểu Luận Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và Ý Thức Của Đảng Ta.doc
 
Dap an triet
Dap an trietDap an triet
Dap an triet
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
tailieuxanh_20120223010740_tai_lieu_huong_dan_on_tap_triet_hoc_tu_lieu_tham_k...
 
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docxĐề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
Đề cương môn chính trị đợt 2.2017docx
 

đề Cương ôn tập môn giáo dục chính trị

  • 1. Câu 1: Trình bày đối tượng ,ý nghĩa học tập môn :Học tập chính trị .Liên hệ 1.Khái niệm: Chính trị học là kh nghiên cứu đời sống chính trị của xh với tư cách là một chỉnh thểnhằm làm sangs tỏ những qui luật và tính qui luật chung nhất của chính trị; nghien cứu cơ chế tác động và những phương thức, thủ thuật chính trị để hiện thực hoá tính qui luật và những qui luật đó trong xh được tổ chức thành nhà nước. Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “ tổ chức cơ quan nhà nước ”. Chính trị là: + Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước. +Bất kỳ vấn đề xh nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp điiêù gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực. Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách: -Là một hình thức hoạt đông xh đặc biệt. -Là một loạt quan hệ xh đặc thù. *Đối tượng: -Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính qui luật, qui luât chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xh. -Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những qui luật đó trong đời sống chính trị -Một hình thức hoạt động xh đối trọng liên quan dẫn đến vấn đề nhà nước: chính trị học nghiên cứu; +Mục tiêu chính trị trước mắt và những mục tiêu triển vọng mang tính hiện thực, cũng như con đường giải quyết những nghĩa vụ để đạt được mục tiêu đó. +Những phương pháp, phương tiện, thủ thuật cộng hình thức tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra. +Việc lựa chọn và sắp xếp cán bộ thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ đó. -Một hệ thống những quan hệ xh đặc biệt liên quan đến vấn đề nhà nước: chính học nghiên cứu. +Mối quan hệ giữa các giai cấp ( thực chất là quan hệ về lợi ích chính trị mà các giai cấp theo đuổi). +Hệ thống Đảng chính trị, mối quan hệ qua lại giữa chúng dẫn đến hình thành: lý luận chung chính trị cộng kinh nghiệm hoạt động và biệc vận dụng những kinh nghiệm đó vào việc xác định Đ’. +Nhà nước và tính chất nhà nước; cơ cấu và cơ chế sử dụng quyền lực nhà nước. +Nhà nước quan hệ dân tộc và các tầng lớp xh khác nhau ( hình thành lý luận dân tộc và vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi dân tộc ). +Việc lựa chọn và sử dụng con người thích hợp để giải quyết những nghĩa vụ chính trị cụ thể.
  • 2. +Quan hệ giữa các quốc gia ( hình thành học thuyết chính trị quốc tế ). *Liên hệ: 1.Chức năng và nhiệm vụ chung: -Là phục vụ cuộc sống của con người. ở VN là phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH, góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, các quan điểm của Đ’ chính sách của nhà nước XHCN, và ứng dụng thực tiễn để tăng cường lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, góp phần phát triển và hình thành VH chính trị, nhân cách chính trị cho mỗi cá nhân trong xh. 2.Nhiệm vụ cụ thể: -Với tư cách là một khoa học, chính trị học góp phần phá đúng đắn những tính qui luật và những qui luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong khuôn khổ một nước cũng như trên qui mô quốc tế. Trên cơ sở đó hình thành những lý luận, cơ sở khoa học về tổ chức chính trị, cải cách mô hình, cơ chế thực thị quyền lực , lý giải mói quan hệ giữa các chủ quyền chính trị. -Chính trị học góp phần luận chứng và hình thành cơ sở khoa học cho các hoạt động chính trị, cho việc hoạch định mục tiêu, chính sách đối nội và đối ngoại của Đảng và nhà nước, công cụ cơ sở khoa học để hình thành các chính sách và quyết định chính trị của đảng và nhà nước, cá nhân. Thẩm định các quyết định chính trị từ phương diện khoa học. ( đây là nhiệm vụ quan trọng nhất vì khi đã có cơ sở khoa học để đánh giá các chính sách của Đảng, nhà nước là đúng đắn sẽ hình thành lòng tin, thể hiện tự giác của nhân dân ). -Nghiên cứu để xuất cơ chế, phương thức để thực thi các chính sách và quyết định chính trị nhằm đạt được mục tiêu đề ra. -Góp phần xác định một hệ thống các quan điểm là cơ sở trong công cuộc đổi mới. ( VN xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên chính sách khoa học nào? quyền lực nhà nước thống nhất dựa trên chính sách khoa học nào? ). -Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, các nhà lãnh đạo chính trị để thực thi những mục tiêu đề ra, phấn đấu cho sự phát triển của đảng và nhà nước ta. ( Chính trị học là khoa học chân thực sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo những tư chất: chạy bán chính trị, có sáng kiến và khả năng tìm tòi, có năng lực đàm thoại chính trị ... để lãnh đạo những con người, tổ chức có những tâm lý, tính chất, nhu cầu khác nhau. Ngoài ra chính trị học và các khoa học khác cũng cung cấp cho những cán bộ chính trị những tri thức thực tiễn chính trị, khoa học và nghệ thuật chính trị). Câu 2:Phân tích định nghĩa vật chất của Lê-nin.Giá trị khoa học và phương pháp luận. Đáp.Câu trả lời gồm 2 ý lớn 1) Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
  • 3. Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin a) Vật chất là gì? +) Vật chất là phạm trù triết học nên vừa có tính trừu tượng vừa có tính cụ thể. *) Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất- đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất. *) Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật, hiện tượng vật chất cụ thể. +) Vật chất là thực tại khách quan có đặc tính cơ bản là tồn tại không phụ thuộc vào các giác quan của con người. +) Vật chất có tính khách thể- con người có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan. b) Ý thức là gì? ý thức là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại thực tại khách quan bằng các giác quan. Nhờ đó, con người trức tiếp hoặc gián tiếp nhận thức được thực tại khách quan. Chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được con người nhận biết biết chứ không thể không biết. c) Nội dung thứ ba được suy ra từ hai nội dung trên để xác định mối quan hệ biện chứng giữa thực tại khách quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất (cái thứ nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức và quy định ý thức. Ý thức (cái thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất và như vậy, vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và có tác động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng và được quần chúng vận dụng. 2) Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn. a) Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học. Về mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại về vật chất). Về mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất trong lĩnh vực xã hội; đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị v.v và tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên, đặc biệt là các nhà vật lý vững tâm nghiên cứu thế giới vật chất. b) Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vậtcủa mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Theo đó, vật chất có trước ý thức, là nguồn gốc và quy định ý thức nên trong mọi hoạt động cần xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng các quy luật vốn có của sự vật, hiện tượng; đồng thời cần thấy được tính năng động, tích cực của ý thức để phát huy tính năng động chủ quan nhưng tránh chủ quan duy ý chí mà biểu hiện là tuyệt đối hoá vai trò, tác dụng của ý thức, cho rằng con người có thể làm được tất cả mà không cần đến sự tác động của các quy luật khách quan, các điều kiện vật chất cần thiết. Câu 3: Trình bày 2 nguyên lí của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa ,phương pháp luận. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, các sự vật, hiện tượng và các quá trình cấu
  • 4. thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. - Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. - Khái niệm mối liên hệ phổ biến: Là khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới mà ở đó các sự vật, hiện tượng hoặc các mặt bên trong sự vật có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng, quy định lẫn nhau, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. b. Tính chất của mối liên hệ Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Chẳng hạn, Hêghen đứng trên lập trường duy tâm khách quan đã cho rằng, “Ý niệm tuyệt đối là nền tảng của mối liên hệ”, còn George Berkeley người theo lập trường duy tâm chủ quan cho rằng, “cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng”.Trái lại, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, tính chất của mối liên hệ phổ biến bao gồm: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng. - Tính khách quan của mối liên hệ Mối liên hệ mang tính khách quan. Bởi các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới đa dạng, phong phú, khác nahu. Song chúng đều là những dạng vật thể của thế giới vật chất. Và tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ. Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật, hiện tượng, không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau, mà trong sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động của chúng với các sự vật, hiện tượng khác. - Tính phổ biến của các mối liên hệ Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nằm ngoài mối liên hệ. Mối liên hệ cũng có ở mọi lĩnh vực : Tự nhiên, xã hội, tư duy. Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, tùy theo điều kiện nhất định. Nhưng dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất .- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ Có rất nhiều loại liên hệ khác nhau : + Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. + Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. + Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu. + Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản. + Mối liên hệ cụ thể, mối liên hệ chung, mối liên hệ phổ biến... Chính tính đa dạng trong quá trình vận động, tồn tại và phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong sự vật có nhiều mối liên hệ, chứ không phải có một cặp mối liên hệ. Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định, chuyển hóa lẫn nhau
  • 5. giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ này giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật. Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, mối liên hệ này nhìn chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật. Và nếu có nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới thực hiện được. Các cặp mối liên hệ khác nhau cũng có mối liên hệ biện chứng với nhau. Đương nhiên mỗi cặp liên hệ có đặc trưng riêng. Tuy nhiên, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì mỗi loại liên hệ chỉ có một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính các sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có các tác động phù hợp nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình. c. Ý nghĩa phương pháp luận. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận cuả quan điểm toàn diện. - Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng với tất cả các mặt, các mối liên hệ ; đồng thời phải đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng mặt, từng mối liên hệ ; nắm được mối liên hệ chủ yếu có vai trò quyết định. - Quan điểm toàn diện bao hàm quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, nắm được bản chất bên trong, trực tiếp, đồng thời phải nhận thức được không gian, thời gian, điều kiện cụ thể của sự tồn tại và xuất hiện các mối liên hệ, trên cơ sở đó mới nắm bắt được xu hướng biến đổi của các sự vật, hiện tượng. - Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm phiến diện là cách xem xét từng mặt, từng mối liên hệ tách rời nhau, không thấy được mối liên hệ nhiều vẻ, đa dạng của sự vật. 2. Nguyên lý về sự phát triển a. Khái niệm “phát triển” Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, phát triển không phải là bản thân sự vận động, phát triển chỉ là khuynh hướng tất yếu của sự vận động, phát triển nó chỉ khái quát những sự vận động đi lên, đó là quá trình không ngừng gia tăng về trình độ, về kết cấu phức tạp của sự vật và do đó làm nảy sinh tính quy định cao hơn về chất. Nói cách khác, phát triển là quá trình làm xuất hiện cái mới, cái tiến bộ thay thế cái cũ, cái lạc hậu. b. Nội dung của nguyên lý phát triển - Phép biện chứng duy vật khẳng định, đổi mới là quá trình diễn ra không ngừng trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người. + Trong giới hữu sinh sự phát triển biểu hiện ở khả năng tăng cường thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường, ở khả năng sản sinh và hoàn thiện chính mình, ở khả năng hoàn thiện về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. + Trong xã hội, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức, cải biến tự nhiên và xã hội theo quy luật thông qua hoạt động thực tiễn của con người...
  • 6. + Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn về tự nhiên, xã hội và nhận thức chính bản thân con người. - Phép biện chứng duy vật khẳng định, phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật, hiện tượng nhưng không diễn ra một cách trực tiếp mà nó quanh co, phức tạp theo hình “xoáy ốc”, trong đó có thể có những bước thụt lùi tương đối. - Ngược lại, quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi tương đối, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật. Những người theo quan điểm siêu hình còn coi tất cả chất của sự vật không có sự thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những tính chất như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên hoặc nếu có thay đổi nhất định về chất thì cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín. Họ cũng coi sự phát triển cũng chỉ là sự thay đổi về mặt lượng của từng loại mà sự vật đang có, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Như vậy, sự phát triển được xem như một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước thụt lùi, quanh co, phức tạp. - Về nguồn gốc của sự phát triển, theo quan điểm duy tâm là từ những lực lượng siêu tự nhiên hay ở ý thức của con người. Hêghen cho rằng, sự phatys triển của giới tự nhiên, của xã hội đều đã được thiết định trước từ sự vận động của ý niệm tuyệt đối. - Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật, từ cấu trúc của sự vật, do mâu thuẫn bên trong của sự vật quy định. Do đó, phát triển là tự thân phát triển, là kết quả giải quyết mâu thuẫn bên trong của sự vật. Phát triển là quá trình cái mới ra đời phủ định cái cũ, đồng thời kế thừa nhũng giá trị của cái cũ, tạo ra vòng khâu liên hệ giữa cái cũ và cái mới, tạo ra khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên một cơ sở cao hơn. c. Những tính chất cơ bản của sự phát triển - Sự phát triển mang tính khách quan. Bởi vì nguốn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản sự vật, do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Sự phát triển như vậy không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con người có muốn hay không muốn, sự vật vẫn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất. - Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến ở đây được hiểu là nó diễn ra trong mọi lĩnh vực: Tự nhiên, xã hội và tư duy. Ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. - Sự phát triển còn mang tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển khác nhau, tồn tại ở không gian và thời gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong quá trình phát triển, sự vật còn chịu tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của các điều kiện có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm sự vật thụt lùi. d. Ý nghĩa phương pháp luận Nghiên cứu về sự phát triển giúp chúng ta rút ra được phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới.
  • 7. - Giới tự nhiên, xã hội và tư duy đều trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản chất khách quan của các quá trình hiện thực đòi hỏi nhận thức muốn phản ánh đúng hiện thực khách quan thì cần phải có quan điểm phát triển. - Quan điểm phát triển yêu cầu khi xem xét các sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, trong sự phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi, chuyển hóa của chúng. - Quan điểm phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ, việc tuyệt đối hóa tri thức là kết quả của sự nhận thức về sự vật trong một hoàn cảnh cụ thể và xem xét nó như là tri thức đúng cho cả quá trình phát triển của sự vật. - Quan điểm phát triển đòi hỏi phải nhận thức các sự vật, hiện tượng trong thực tế, và xem đó là quá trình biện chứng đầy mâu thuẫn. Do đó, hoạt động thực tiễn là quá trình tìm ra mâu thuẫn, phân tích mâu thuẫn và tìm ra giải pháp để giải quyết mâu thuẫn. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới góp phần tích cực vào sự phát triển. - Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải nhìn thấy khuynh hướng biến đổi trong tương lai của chúng : cái cũ, cái lạc hậu sẽ mất đi ; cái mới, cái tiến bộ sẽ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Phải có thái độ lạc quan tin tưởng ở sự tất thắng của cái mới, cái tiến bộ. Câu 4:Trình bày ND quy luật thống nhất các mặt đấu tranh.Ý nghĩa phương pháp luận. * Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập a) Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của mâu thuẫn - Mâu thuẫn: Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt của sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. - Quan điểm siêu hình thì ngược lại. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là các mặt đối lập.Mặt đối lập là gì? Mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, bài trừ, gạt bỏ, chống đối lẫn nhau nhưng tồn tại gắn bó với nhau trong một thể thống nhất hợp thành mâu thuẫn. * Tính chất chung của mâu thuẫn - Tính khách quan, phổ biến. - Tính đa dạng, phong phú. Phép biện chứng duy vật khẳng định, mâu thuẫn tồn tại khách quan phổ biến và đa dạng, phong phú trong tự nhiên, xã hội và tư duy và không chịu sự chi phối của ý thức con người. Trong tự nhiên, đó là mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm; giữa sức hút và sức đẩy; đồng hóa và dị hóa; giống đực và giống cái; sống và chết. Trong xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp bị bốc lột với giai cấp bốc lột; giữa thiện và ác; giữa tiến bộ và lạc hậu; giữa hòa bình và chiến tranh. Trong tư duy, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; giữa biện chứng và siêu hình; vô thần và hữu thần; chân lý và sai lầm. b) Quá trình vận động của mâu thuẫn Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. - Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, quy định lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập. - Đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ, phủ định, chống đối nhau của các mặt đối lập.
  • 8. + Thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. + Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có quá trình phát triển từ thấp đến cao. Sự giải quyết mâu thuẫn không chỉ phụ thuộc vào bản chất và trình độ chín muồi của mâu thuẫn, mà còn phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể nhất định của sự tồn tại của nó. - Chuyển hóa giữa các mặt đối lập không phải là sự thay đổi vị trí của các mặt đối lập một cách giản đơn. Chuyển hóa giữa các mặt đối lập ở đây là sự chuyển hóa về chất. *Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. - Đấu tranh giữa các mặt đối lập dẫn đến mâu thuẫn được giải quyết, khi mâu thuẫn được giải quyết sẽ làm cho sự vật không ngừng được đổi mới. Mâu thuẫn cơ bản của sự vật được giải quyết sẽ tạo ra bước nhảy của sự vật: sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. - Thông qua đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu, lỗi thời sẽ bị loại bỏ, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu. Như vậy, mâu thuãn và việc giải quyết mâu thuẫn chính là nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển. * Nội dung quy luật mâu thuẫn: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới. c) Ý nghĩa phương pháp luận - Khẳng định tính khách quan của mâu thuẫn, phép biện chứng duy vật yêu cầu chúng ta muốn tìm hiểu mâu thuẫn thì phải tìm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng đó và muốn tìm bản chất của sự vật, hiện tượng thì phải phân đôi cái thống nhất và nhận thức từng bộ phận của nó. Muốn tìm bản chất của sự vật thì chúng ta phải xem xét các mặt đối lập bên trong bản thân mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. - Sự khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng, các quá trình sẽ có các mâu thuẫn khác nhau, do vậy, cần phải có những phương pháp cụ thể, phù hợp để giải quyết từng loại mâu thuẫn. - Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn đó là phương pháp đấu tranh. - Cần phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn xã hội là phải đứng trên lập trường của giai cấp tiên tiến, phương pháp nhận thức là phương pháp duy vật biện chứng, chú ý đến mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Câu 5:Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê nin về thực tiễn.Vai trò thực tiễn với nhận thức .Ý nghĩa phương pháp luận. Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng con người tự làm ra mình và lịch sử của mình bằng hoạt động thực tiễn (thực tiễn). Đó là cách hiểu về vai trò của thực tiễn với tư cách là điểm xuất phát của quan niệm duy vật về lịch sử và cũng là điểm xuất phát của lý luận nhận thức duy vật biện chứng. 1) Thực tiễn là gì. a) Định nghĩa. Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang
  • 9. tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Thực tiễn là hoạt động khi con người sử dụng công cụ tác động vào đối tượng vật chất làm cho đối tượng đó thay đổi theo mục đích của mình. Là hoạt động đặc trưng của bản chất con người, thực tiễn không ngừng phát triển bởi các thế hệ của loài người qua các quá trình lịch sử. b) Các hình thức của thực tiễn. Thực tiễn bao gồm những hình thức hoạt động khác nhau của xã hội như a) Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản, quan trọng nhất của thực tiễn; là cơ sở vật chất cho các loại hoạt động khác của con người; là hoạt động đã đưa con người từ trạng thái thú vật lên trạng thái con người; là hoạt động đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người nói riêng và xã hội loài người nói chung. b) Hoạt động cải tạo xã hội là hoạt động nhằm cải tạo hiện thực xã hội, cải biến những quan hệ xã hội nên hoạt động cải tạo xã hội có tác dụng trực tiếp đối với sự phát triển xã hội. c) Thực nghiệm là hình thức đặc biệt của thực tiễn. Thực nghiệm bao gồm thực nghiệm sản xuất, thực nghiệm khoa học và thực nghiệm xã hội v.v được tiến hành trong điều kiện nhân tạo nhằm rút ngắn thời gian của các quá trình biến đổi để dựa trên cơ sở đó nhận thức thế giới, chứng minh tính chân thực của nhận thức. d) Các hoạt động thực tiễn không cơ bản như giáo dục, pháp luật, đạo đức v.v được mở rộng và có vai trò ngày càng tăng đối với sự phát triển của xã hội. 2) Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức +) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người nhận biết được cấu trúc; tính chất và các mối quan hệ giữa các đối tượng để hình thành tri thức về đối tượng. Hoạt động thực tiễn bổ sung và điều chỉnh những tri thức đã được khái quát. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu giải thích, nhận thức và cải tạo thế giới buộc con người tác động trực tiếp vào đối tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Chính sự tác động đó đã làm cho các đối tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và các quan hệ khác nhau giữa chúng đem lại cho con người những tri thức, giúp cho con người nhận thức được các quy luật vận động và phát triển của thế giới. Trên cơ sở đó hình thành các lý thuyết khoa học. +) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức không chỉ thoả mãn nhu cầu hiểu biết mà còn đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động để đưa lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Thực tiễn luôn vận động, phát triển nhờ đó, thực tiễn thúc đẩy nhận thức vận động, phát triển theo. Thực tiễn đặt ra những vấn đề mà lý luận cần giải quyết. +) Thực tiễn là động lực thúc đẩy quá trình vận động, phát triển của nhận thức. Hoạt động thực tiễn góp phần hoàn thiện các giác quan, tạo ra khả năng phản ánh nhạy bén, chính xác, nhanh hơn; tạo ra các công cụ, phương tiện để tăng năng lực phản ánh của con người đối với tự nhiên. Những tri thức được áp dụng vào thực tiễn đem lại động lực kích thích quá trình nhận thức tiếp theo. +) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Trong thực tiễn con người chứng minh chân lý. Mọi sự biến đổi của nhận thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực tiếp của thực tiễn. Thực tiễn có vai trò là tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được, đồng thời thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức Như vậy, thực tiễn vừa là yếu tố đóng vai trò quy định đối với sự hình thành và
  • 10. phát triển của nhận thức, mà còn là nơi nhận thức phải luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình. Vì thế, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, vừa là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức. *Ý nghĩa phương pháp luận + Vai trò của thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. + Không được tuyệt đối hóa một trong hai mặt lý luận và thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa. Câu 6: Trình bày quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ LLSX. Sự vận dụng quy luật này lên XHCN. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX: LLSX và QHSX là hai mặt của PTSX, có mối liên hệ biện chứng lẫn nhau hình thành nên quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. Quy luật nàu vạch rõ tính chất phụ thuộc khách quan của QHSX vào sự phát triển của LLSX. Đến lượt mình, QHSX tác động trở lại đối với LLSX. Khuynh hướng chung của SX là không nhừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là CCLĐ. Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của CCLĐ, của ký thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động… Trình độ của LLSX gắn với tính chất của LLSX. Tính chất của LLSX : Khi SX còn trình độ thấp kém thì LLSX có tính chất cá nhân, khi SX đạt tới trình độ cơ khí hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì LLSX có tính xã hội hóa. Trong quá trình sản xuất, để lao động bớt nặng nhọc và đạt hiệu quả cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải thiện, hoàn thiện công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới, tinh xảo hơn, đồng thời kinh nghiệm sản xuất, thói quen lao động, kỹ năng sản xuất, kiến thức khoa học của con người cũng tiến bộ theo. Như vậy, sự thay đổi của xã hội bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi LLSX. Cùng với sự phát triển của LLSX, QHSX cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sự phù hợp đólà động lực làm cho LLSX phát triển mạnh mẽ. QHSX phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa TLSX và người lao động. Mở ra điều kiện thích hợp cho việc kích thích vật chất, tinh thần đối với người lao động. Nhưng LLSX luôn luôn phát triển còn QHSX có xu hướng tương đối ổn định. Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới, QHSX không còn phù hợp nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của nó sẽ nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của PTSX. Sự phát triển khách đó tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng một QHSX mới phù hợp với tính chất và trình độ mới của LLSX, mở đường cho LLSX phát triển. Việc xóa bỏ QHSX cũ, thay thế bằng QHSX mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của một PTSX lỗi thời và sự ra đời của PTSX mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX mới và QHSX lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu
  • 11. tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội. Đây là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại “Quy luật QHSX phù hợp với trình độ PT của LLSX”. QHSX phù hợp với trình độ của LLSX lại trở thành động lực cơ bản thúc đẩy mở đường cho LLSX phát triển. QHSX không phù hợp với trình độ của LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Song tác động kìm hãm đó cũng chỉ có tính chất tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng QH cũng se phải thay đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX. Sở dĩ QHSX có tác động trở lại mạnh mẽ với LLSX là vì nó qui định: Mục đích của SX, hệ thống quản lý của SX và quản lý xã hội, Phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Từ đó, nó sẽ tạo ra những điều kiện để kích thích việc cải tiến lao động và kỹ thuật sản xuất, thúc đẩy LLSX phát triển. Thực tiễn đã cho thấy LLSX chỉ có thể phát triển khi có một QHSX hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. QHSX lạc hậu hoặc tiên tiến hơn một cách giả tạo cũnhg sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX là quy luật chung nhất của sự phát triển XH. Sự tác động cảu quy luật này đã đưa xã hội loài ngưòi trải qua các PTSX khác nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết phải tuần tự trải qua các PTSX, một số nước có thể bỏ qua hợc một số các PTSX để tiến lên PTSX mới cao hơn. *Kết hợp giữa LLSX với xây dựng QHSX trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam. - Trong khi khẳng định vai trò của LLSX, lý luận hình thái kt-xh còn chỉ ra, sự phát triển của LLSX phải gắn liền với việc thiết lập quan hệ sản xuất phù hợp. Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, Đảng ta khẳng định “Phát triển LLSX gắn liền với QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt sở hữu, quản lý và phân phối. - Phù hợp với sự phát triển của LLSX ở nước ta, đảng ta chủ trương sử dụng “nhiều hình thức sở hữa về TLSX, nhiều thành phần kinh tế”. đồng thời thực hiện nhất quán lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại. Nó là kết quả của sự phát triển LLSX đến một trình độ nhất định, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Đến lượt nó, kinh tế thị trường là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta, với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng ta khẳng định: “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH nâng cao đời sống của nhân dân. Câu 7 :Trình bày nguồn gốc,bản chất nhà nước. Đặc điểm nhà nước XHCN Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã kế thừa có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của các nhà tư tưởng trước đó, lần đầu tiên đã giải thích đúng đắn nguồn gốc xuất hiện nhà nước. Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã chứng minh nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến. Nhà nước là phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển, tiêu vong. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất
  • 12. định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi. 1. Chế độ cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc - bộ lạc và quyền lực xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chế độ cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên của xã hội loài người. Trong xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước. Nhưng trong xã hội này lại chứa đựng những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu những đặc điểm của xã hội cộng sản nguyên thuỷ làm tiền đề cần thiết cho việc lý giải nguyên nhân xuất hiện của nhà nước và hiểu rõ bản chất của nó là hết sức cần thiết. Nghiên cứu đặc điểm của xã hội cộng sản nguyên thuỷ phải xuất phát từ cơ sở kinh tế của nó. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ được xây dựng trên nền tảng của phương thức sản xuất cộng sản nguyên thuỷ mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và phân phối bình đẳng của cải. Trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ lao động còn thô sơ, sự hiểu biết về thế giới tự nhiên của người lao động còn lạc hậu, vì thế con người để kiếm sống và bảo vệ mình phải dựa vào nhau cùng chung sống, cùng lao động, cùng hưởng thành quả của lao động chung. Trong điều kiện đó nên không ai có tài sản riêng, không có người giàu, người nghèo, xã hội chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp. Từ chế độ kinh tế như vậy đã quyết định tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Hình thức tổ chức xã hội và cách thức quản lý của xã hội cộng sản nguyên thuỷ rất đơn giản. Tế bào của xã hội cộng sản nguyên thuỷ là thị tộc. Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của xã hội loài người, được xuất hiện khi xã hội đã phát triển tới một trình độ nhất định. Với tư cách là hình thức tổ chức và quản lý xã hội, thị tộc là một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. Thị tộc được tổ chức trên cơ sở huyết thống, ở giai đoạn đầu do những điều kiện về kinh tế, hôn nhân chi phối, vì thế thị tộc được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần cùng với sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi của xã hội và hôn nhân, chế độ mẫu hệ được thay thế bởi chế độ phụ hệ. Trong thị tộc mọi thành viên đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi gì. Mặc dù trong xã hội cũng đã có sự phân chia lao động nhưng đó là sự phân chia trên cơ sở tự nhiên, theo giới tính hoặc lứa tuổi chứ chưa mang tính xã hội. Thị tộc là hình thức tự quản đầu tiên trong xã hội. Để tổ chức và điều hành hoạt động chung của xã hội, thị tộc cũng đã có quyền lực và một hệ thống quản lý công việc của thị tộc. Quyền lực trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ mới chỉ là quyền lực xã hội do toà xã hội tổ chức ra và phục vụ cho lợi ích của cả cộng đồng. Hệ thống quản lý các công việc của thị tộc bao gồm: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc gồm những thành viên lớn tuổi của thị tộc. Hội đồng thị tộc quyết định tất cả các vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, giải quyết các tranh chấp nội bộ, tiến hành chiến tranh... Những quyết định của Hội đồng thị tộc là bắt buộc đối với tất cả mọi người. Hội đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu thị tộc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự để thực hiện quyền lực, quản lý các công việc chung. Những người đứng đầu
  • 13. thị tộc có quyền lực rất lớn, quyền lực này được tạo trên cơ sở uy tín cá nhân, họ có thể bị bãi miễn bất kỳ lúc nào nếu không còn uy tín và không được tập thể cộng đồng ủng hộ nữa. Những tù trưởng và thủ lĩnh quân sự không có bất kỳ một đặc quyền và đặc lợi nào so với các thành viên khác trong thị tộc. Như vậy, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã tồn tại quyền lực, nhưng quyền lực này không phải là quyền lực đặc biệt do một giai cấp hay một cá nhân tổ chức ra, mà đó là quyền lực xã hội được tổ chức và thực hiện trên cơ sở dân chủ thực sự, quyền lực này xuất phát từ xã hội và phục vụ lợi ích của cả cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội, do sự thay đổi của các hình thức hôn nhân với sự cấm đoán hôn nhân trong nội bộ thị tộc đã hình thành nên chế độ hôn nhân ngoại tộc. Các thị tộc mà giữa chúng có quan hệ hôn nhân với nhau đã hợp thành bào tộc. Cùng với hôn nhân, nhiều yếu tố khác tác động đã làm cho một số bào tộc liên kết với nhau thành bộ lạc và đến giai đoạn cuối của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì các liên minh bộ lạc đã hình thành. Về cơ bản, tính chất của quyền lực, cách thức tổ chức quyền lực trong bào tộc, bộ lạc, liên minh bộ lạc vẫn dựa trên cơ sở những nguyên tắc tổ chức quyền lực trong xã hội thị tộc, tuy nhiên, đến thời điểm này, ở mức độ nhất định, sự tập trung quyền lực đã cao hơn. 2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa biết đến nhà nước, nhưng chính trong lòng xã hội đó đã nảy sinh những tiền đề vật chất cho sự ra đời của nhà nước. Những nguyên nhân làm chế độ xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã đồng thời cũng là những nguyên nhân xuất hiện nhà nước. Đóng vai trò quan trọng trong việc làm tan rã chế độ cộng sản nguyên thuỷ chuyển chế độ cộng sản nguyên thuỷ lên một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn đó là sự phân công lao động xã hội. Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội, đó là: 1, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt; 2, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; 3, thương nghiệp xuất hiện. Việc con người thuần dưỡng được động vật đã làm hình thành một ngành nghề mới, ở những nơi có điều kiện tốt cho chăn nuôi những đàn gia súc được phát triển đông đảo. Với sự phát triển mạnh nghề chăn nuôi đã tách khỏi trồng trọt. Sau lần phân công lao động đầu tiên, cả chăn nuôi và trồng trọt đều phát triển với sự ứng dụng của chăn nuôi vào trồng trọt. Sản xuất phát triển kéo theo nhu cầu về sức lao động, để đáp ứng nhu cầu này, thay vì việc giết tù binh trong chiến tranh như trước kia, bây giờ tù binh đã được giữ lại để biến thành nô lệ. Như vậy, sau lần phân công lao động đầu tiên, xã hội đã có những xáo trộn đáng kể, xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành giai cấp chủ nô và nô lệ. Sự xuất hiện chế độ tư hữu còn làm thay đổi đáng kể quan hệ hôn nhân: hôn nhân một vợ một chồng đã thay thế hôn nhân đối ngẫu. Chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ. Việc tìm ra kim loại và chế tạo công cụ bằng kim loại tạo khả năng tăng năng suất lao động. Nghề chế tạo kim loại, nghề dệt, nghề làm đồ gốm, chế biến sản phẩm nông nghiệp.v.v... này càng phát triển. Điều này đã dẫn đến việc thủ công nghiệp tách khỏi trồng trọt thành một nghề độc lập. Hậu quả của lần phân công lao động thứ hai này đã làm xã hội hoá lực lượng nô lệ. Quá trình phân hoá
  • 14. xã hội đẩy nhanh, sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc. Với việc xuất hiện nhiều ngành nghề chuyên môn trong sản xuất đã làm phát sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá trong xã hội. Sự phát triển nền sản xuất hàng hoá dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp và thương nghiệp đã tách ra thành một ngành hoạt động độc lập. Lần phân công lao động này đã làm thay đổi sâu sắc xã hội, với sự ra đời của tầng lớp thương nhân mặc dù họ là những người không trực tiếp tiến hành lao động sản xuất nhưng lại chi phối toàn bộ đời sống sản xuất của xã hội, bắt những người lao động, sản xuất lệ thuộc vào mình. Qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm cho nền kinh tế xã hội có sự biến chuyển sâu sắc, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, xuất hiện sản phẩm dư thừa, vì thế kéo theo hiện tượng chiếm của cải dư thừa làm của riêng. Quá trình phân hoá tài sản làm xuất hiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp trong xã hội. Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép kín của thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực trước tình hình mới. Để điều hành xã hội mới cần phải có một tổ chức mới khác về chất. Tổ chức đó phải do những điều kiện nội tại của nó quy định, nó phải là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt các xung đột giai cấp, giữ cho các xung đột đó nằm trong vòng trật tự, đó chính là nhà nước. Như vậy, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản trong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất tạo ra tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhà nước - đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp và các tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức không thể điều hoà được. *BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và là sự biểu hiện của sự không thể điều hoà được của các mâu thuẫn giai cấp đối kháng. Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt. Để làm rõ bản chất của nhà nước cần phải xác định nhà nước đó của ai? Do giai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo? Phục vụ trước tiên cho lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới ba hình thức: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Trong ba quyền lực, quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm bảo cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả năng bắt những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế. Tuy nhiên, bản thân quyền lực kinh tế lại không có khả năng duy trì quan hệ bóc lột, vì thế để bảo đảm cho quan hệ bóc lột, giai cấp nắm quyền lực kinh tế phải thông qua quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị. Nhờ nắm trong tay nhà nước, giai cấp thống trị đã tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình, hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và như vậy buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp
  • 15. thống trị. Bằng cách đó giai cấp thống trị đã thực hiện sự chuyên chính của giai cấp mình đối với các giai cấp khác. Để thực hiện sự chuyên chính giai cấp, giai cấp thống trị không đơn thuần chỉ sử dụng bạo lực cưỡng chế mà còn thông qua sự tác động về tư tưởng. Chính vì vậy, khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về mặt tư tưởng. Như vậy, nhà nước là công cụ sắc bén thể hiện và thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệ trước tiên lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Các nhà nước tuy khác nhau về bản chất giai cấp, điều này đã được các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: nhà nước là một hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng trên một cơ sở kinh tế nhất định, đó là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Về bản chất giai cấp của nhà nước, V.I Lênin đã nhận định: ”nhà nước là bộ máy để giai cấp này áp bức giai cấp khác, một bộ máy để duy trì dưới sự thống trị của một giai cấp tất cả các giai cấp bị lệ thuộc khác”.(1) Khi xem xét bản chất của nhà nước, nếu chỉ đề cập đến bản chất giai cấp của nhà nước là phiến diện, bởi nhà nước còn mang trong mình một vai trò xã hội to lớn. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, một nhà nước không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tư cách là công cụ bảo vệ, duy trì sự thống trị giai cấp, nhà nước còn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, bảo đảm lợi ích chung của xã hội. Trên thực tế, nhà nước nào cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, bảo đảm cho xã hội được trật tự ổn định và phát triển, thực hiện một số chức năng phù hợp với yêu cầu chung của toàn xã hội và bảo đảm những lợi ích nhất định của các giai cấp và giai tầng khác trong chừng mực những lợi ích đó không mâu thuẫn gay gắt với lợi ích của giai cấp thống trị. Qua những điều đã phân tích ở trên cho thấy rằng khi xác định bản chất của nhà nước phải dựa trên cơ sở đánh giá cơ cấu của xã hội, quan hệ giữa các giai cấp trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhà nước có bản chất khác nhau. Mặc dù có sự khác nhau về bản chất nhưng tất cả các nhà nước đều có chung các dấu hiệu. Những dấu hiệu đó là: Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ. Nếu trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, tổ chức thị tộc tập hợp các thành viên của mình theo dấu hiệu huyết thống thì nhà nước lại phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính. Việc phân chia này dẫn đến việc hình thành các cơ quan quản lý trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ. Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng riêng có của nhà nước, nhà nước thực thi quyền lực thống trị trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ. Nhà nước nào cũng có lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ đó được phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã... Do có dấu hiệu lãnh thổ mà xuất hiện chế độ quốc tịch- chế định quy định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân. Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công. (
  • 16. Nhà nước là tổ chức công quyền thiết lập một quyền lực đặc biệt không còn hoà nhập với dân cư như trong xã hội thị tộc mà “dường như” tách rời và đứng lên trên xã hội. Quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp, được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, toà án, cảnh sát... Như vậy, để thực hiện quyền lực, để quản lý xã hội, nhà nước có một tầng lớp người đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy thống trị có sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình. Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị - pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn liền với nhà nước. Chủ quyền quốc gia có tính tối cao. Tính tối cao của chủ quyền nhà nước thể hiện ở chỗ quyền lực của nhà nước phổ biến trên toàn bộ đất nước đối với tất cả dân cư và các tổ chức xã hội. Dấu hiệu chủ quyền nhà nước thể hiện sự độc lập, bình đẳng giữa các quốc gia với nhau không phân biệt quốc gia lớn hay nhỏ. Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và buộc mọi thành viên xã hội phải thực hiện. Nhà nước là người đại diện chính thống cho mọi thành viên trong xã hội, để thực hiện được sự quản lý đối với các thành viên, nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Tất cả các quy định của nhà nước đối với mọi công dân được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau; nhà nước không thể thực hiện được vai trò là người quản lý xã hội nếu không có pháp luật, ngược lại pháp luật phải thông qua nhà nước để ra đời. Trong xã hội có nhà nước chỉ có nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật. Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế. Để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất nước, mọi nhà nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với các dân cư của mình. Trong xã hội có nhà nước không một thiết chế chính trị nào ngoài nhà nước có quyền quy định về thuế và thu các loại thuế. Từ những phân tích ở trên về nguồn gốc, bản chất và những dấu hiệu của nhà nước, có thể đi đến một định nghĩa chung về nhà nước như sau: nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa). Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng Cộng sản thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với xã hội; là tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng được xây dựng lên từ cơ sở vật chất, kinh tế xã hội chủ nghĩa; là nhà nước kiểu mới thay thế nhà nước tư sản; là hình thức chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1) Đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, bất kỳ nhà nước nào cũng có các đặc trưng cơ bản là quản lý dân cư trên
  • 17. một vùng lãnh thổ nhất định; có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội; có hệ thống thuế để nuôi bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa mang bản chất của giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, nên Nhà nước xã hội chủ nghĩa còn có những đặc trưng riêng của nó a) Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn áp một giai cấp nào đó, mà là công cụ thực hiện lợi ích cho những người lao động; nhưng vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước vẫn được duy trì. b) Nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc trưng về nguyên tắc khác hẳn với Nhà nước tư sản. Cũng là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của những người lao động, tức tuyệt đại đa số nhân dân; và chuyên chính, trấn áp đối với thiểu số những kẻ bóc lột, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. c) Trong khi nhấn mạnh sự cần thiết của bạo lực trấn áp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn coi mặt tổ chức xây dựng là đặc trưng cơ bản của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. d) Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương thức thể hiện và thực hiện dân chủ. Theo V.I.Lênin, con đường vận động và phát triển của nó là ngày càng hoàn thiện các hình thức đại diện nhân dân, mở rộng dân chủ, nhằm lôi cuốn ngày càng đông đảo nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. đ) Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, nhà nước "nửa nhà nước”. Sau khi cơ sở kinh tế-xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi, thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”. Đây cũng là đặc trưng nổi bật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Câu 8: Trình bày vị trí nội dung và quy luật giá trị đối với nền SX hàng hóa. 1. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị hàng hoá của nó, tức là trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết. 2. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết. Còn trong trao đổi hay lưu thông thì phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá. Trao đổi mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị. Giá cả hàng hoá trên thị trường có thể bằng hoặc dao động lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá nhưng xét trên phạm vi toàn XH thì tổng giá cả bằng tổng giá trị. 3. Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:
  • 18. Thứ nhất, nó điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. Khi một hàng hoá có giá cả cao hơn giá trị, bán có lãi, người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tư liệu sản xuất và sức lao động, đồng thời những người sản xuất các hàng hoá khác có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này. Còn nếu mặt hàng đó có giá cả thấp hơn giá trị, bị lỗ vốn thì người sản xuất phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đồng thời, nó còn thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định. Quy luật giá trị cũng kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm,... Bởi vì trong sản xuất hàng hoá, để tồn tại và phát triển, mọi người sản xuất đều phải tìm cách làm cho mức hao phí lao động cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức lao động xã hội cần thiết. Cuộc canh tranh càng khiến cho những người sản xuất tích cực cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động,... mạnh mẽ hơn. Mọi người sản xuất đều làm như vậy sẽ làm cho năng suất lao động của toàn xã hội tăng lên, sản xuất ngày càng phát triển. Tuy nhiên, quy luật giá trị cũng tự phát phân hoá người sản xuất ra thành người giàu và người nghèo. Người sản xuất nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên, mở rộng sản xuất, thậm chí trở thành ông chủ thuê nhân công. Còn những người sản xuất có mức hao phí lao động cá biệt cao hơn mức hao phí lao động XH cần thiết sẽ thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản và trở thành công nhân làm thuê. Vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực. Chúng ta cần phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. 3. Trong giai đoạn sản xuất tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh, giá trị hàng hoá trở thành giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Khi giá trị hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Còn trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, do nắm được vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chức có khả năng định ra giá cả
  • 19. độc quuyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hoá có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở của giá cả độc quyền vẫn là giá trị và tổng giá cả độc quyền vẫn bằng tổng giá trị. Khi đó, quy luật giá trị biểu hiện ra thành quy luật giá cả độc quyền. Câu 10: Sức lao động là gì ? Trong điều kiện nào sức lao động trở thành hàng hóa.Trình bày các thuộc tính hàng hóa sức lao động. Trả lời: 1. Sức lao động là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất. 2. Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá sức lao động khi có hai điều kiện sau: Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể của mình, có khả năng chi phối sức lao động ấy và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định. Thứ hai, người lao động không còn có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình thực hiện lao động và cũng không có của cải gì khác, muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng. Cũng như mọi loại hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do số lượng lao động XH cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định. Do việc sản xuất và tái sản xuất sức lao động được diễn ra thông qua quá trình tiêu dùng, sinh hoạt, giá trị sức lao động được quy ra thành giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động, để duy trì đời sống công nhân và gia đình họ cũng như chi phí đào tạo công nhân có một trình độ nhất định. Tuy nhiên, giá trị hàng hoá sức lao động khác hàng hoá thông thường ở chỗ nó bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử của từng nước, từng thời kỳ,... Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng nhằm thoả mãn nhu cầu của người mua để sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Tuy nhiên, khác với hàng hoá thông thường, trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của bản thân nó, phần dôi ra đó
  • 20. chính là giá trị thặng dư. Đây là đặc điểm riêng của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động. Câu 11: Trình bày phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối dưới chủ nghĩa tư bản. Trả lời: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ. Ta hãy xét một ví dụ: Ngày lao động là 10 giờ, trong đó 5 giờ là thời gian lao động tất yếu và 5 giờ là thời gian lao đông thặng dư. Nhờ tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt, giá cả sinh hoạt rẻ hơn dẫn đến giá trị sức lao động cũng bị hạ thấp. Giả sử giá trị sức lao động giảm đi 1 giờ. Khi đó thời gian lao động tất yếu chỉ còn 4 giờ và thời gian lao động thặng dư tăng lên thành 6 giờ. Khi đó, tỷ suất giá trị thặng dư tăng từ 100% lên 150%. Bóc lột giá trị thặng dư tương đối có đặc điểm là tăng nhanh và vô hạn khả năng bóc lột giá trị thặng dư. +Gắn liền với sự phát triển của KHKT +Biến tướng của nó là giá trị thặng dư siêu nghạch. Như vậy, bằng cách tăng năng suất lao động trong các ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ cho ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt mà giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân giảm đi, kéo theo giá trị sức lao động của người lao động giảm đi và đem lại giá trị thặng dư tương đối cho nhà tư bản mà không phải tăng thời gian lao động hay cường độ lao động. Câu 12: Trình bày khái niệm giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. A.Khái niệm về giai cấp công nhân . Nói về giai cấp công nhân Mác – Ăng Ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau như: Giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động
  • 21. của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ 19, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại. Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau đi nữa thì theo Mác – Ăng Ghen vẫn chỉ mang lại thuộc tính cơ bản. - Một là về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. (những người không lao động trong công nghiệp không phải là công nhân). +Về vị trí quan hệ sản xuất.Dưới CNTB đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất phải lam thuê phải bán sức lao động và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Từ tiêu chí này nên gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản. Dưới CNXH địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công nhân đã căn bản khác trước. Họ vẫn là giai cấp công nhân nhưng không còn ở địa vị áp bức , bóc lột, không còn là vô sản nữa. ở đây giai cấp công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, làm chủ xã hội và đóng vai trò lãnh đạo toàn xã hội để từng bước xây dựng thành công CNXH và CNCS - Tuy nhiên do sự phát triển của sản xuất và văn minh giai cấp công nhân ở các nước tư bản có những thay đổi khác trước. + Điểm thứ nhất là đời sống công nhân ở các nước tư bản phát triển đã có những thay đổi quan trọng, phần đông họ không còn là những người vô sản trần trụi với hai bàn tay trắng như trước. Một số công nhân đã có một số tư liệu sản xuất phụ có thể cùng gia đình làm thêm một số công đoạn phụ cho các xí nghiệp chính. Hoặc một số công nhân có cổ phần ở xí nghiệp tựa hồ như cũng là người chủ xí nghiệp Điểm thứ 2: Về cơ cấu ngành nghề của công nhân ở các nước tư bản cũng có những thay đổi to lớn: Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hóa, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hóa” ngày càng tăng và cũng ngày càng tiếp tục đông đảo thêm những người thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình. Điều đó chỉ làm mạnh thêm giai cấp công nhân chứ không làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân.
  • 22. Như vậy, căn cứ vào hai tiêu chí nói trên, chúng ta có thể xác định những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân, còn những người làm công ăn lương phục vụ trong các ngành khác như ytế, giáo dục, văn hóa dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp) là những người lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công Những quan điểm trên của Mác – Ăng Ghen đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chuẩn bị nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt trong thời đại ngày nay. Từ đó chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lưu lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, trí sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến. Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước XHCN, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Nói ngắn gọn như giáo trình cũ: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại mà lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển của xã hội * Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . - Trên cơ sở địa vị kinh tế – Xã hội và những đặc trưng về xã hội –chính trị nên giai cấp công nhân có vai trò sứ mệnh lịch sử là tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thủ tiêu CNTB và từng bước xây dựng thành công xã hội mới – xã hội XHCN và tiến lên CNCS xoá bỏ mọi áp bức bóc lột , giải phóng giai cấp mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại và cùgn với toàn xã hội để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội đó là nội dung cơ bản, bao chùm của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân . - Xoá bỏ hết thảy mọi chế độ tư hữu và xác lập chế độ công hữu về tư lịêu sản xuất cơ bản đó là bản chất của nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng giai cấp mình đồng thời phải giải phóng toàn xã hội và cùng với toàn xã hội giải phóng giai cấp mình , giải phóng xã hội , giải phóng toàn nhân loại . - Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tổ chức ra chính đản của mình tiến hành cách mạng XHCN, thiết lập chuyên chính vô sản
  • 23. và dùng chuyên chính vô sản làm công cụ để cải tạo xã hội cũ và từng bước xây dựng thành công CNXH và tiến dần lên CNCS. Câu 13: Trình bày khái niệm CM XHCN .Nguyên nhân ,động lực,mục tiêu và ND của XHCN 1.Cách mạng xã hội chủ nghĩa ? Cách mạng xã hội chủ nghĩalà cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa; trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. a) Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng việc giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b) Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa gồm hai giai đoạn; giai đoạn giai cấp công nhân giành chính quyền, tổ chức thành giai cấp thống trị và giai đoạn giai cấp công nhân sử dụng chính quyền của mình để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 2) Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa Cũng như mọi cuộc cách mạng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn đối kháng trong lòng chủ nghĩa tư bản: a) Dưới chủ nghĩa tư bản, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, lực lượng sản xuất đã đạt tới trình độ xã hội hoá ngày càng cao làm cho quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trở nên lạc hậu, lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Điều này đặt ra đòi hỏi phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. b) Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này cũng phát triển ngày càng gay gắt và là mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà, nó chỉ có thể được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội – cách mạng xã hội chủ nghĩa. c) Tuy nhiên, những mâu thuẫn đó tự nó không dẫn đến cách mạng mà cách mạng xã hội chủ nghĩa muốn nổ ra giai cấp công nhân cần phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, biết nắm bắt tình thế, thời cơ cách mạng để tổ chức tiến hành cách mạng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa không diễn ra tự phát, mà là kết quả của quá trình đấu tranh tự giác, lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại sự thống trị của giai cấp tư sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nội dung của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa? Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 1) Nội dung chính trị của cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, bị áp bức, bóc lột lên địa vị làm chủ xã hội. Muốn vậy: a) Giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. b) Nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào
  • 24. việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. c) Từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. 2) Nội dung kinh tế của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa về thực chất có tính kinh tế. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mới chỉ là bước đầu. Nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định cho sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa là phát triển kinh tế. a) Trước hết, làm thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất bằng cách xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. b) Phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân, khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động. c) Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội theo tiêu chí năng suất lao động, hiệu quả lao động là thước đo đánh giá sự đóng góp của mỗi người cho xã hội. 3) Nội dung văn hoá-tư tưởng của cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xây dựng nền văn hoá mới, hệ tư tưởng mới và con người mới xã hội chủ nghĩa a) Giáo dục, truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong các tầng lớp nhân dân, đối với toàn xã hội, từng bước xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan mới cho người lao động. b) Xây dựng nền văn hóa mới trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tiếp thu các giá trị văn hoá tiên tiến của thời đại, giải phóng người lao động về mặt tinh thần. c) Xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, nhân văn, nhân đạo, có hiểu biết, có khả năng giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội. Như vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nội dung của cách mạng có quan hệ gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, tạo tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.