SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Câu 1:
* Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,
chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
* Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, hay đó là sự phản ánh
hiện thực khách quan của bộ óc người.
. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
* Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những mặt sau:
- Vật chất là những tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát
triển của ý thức.
- Điều kiện vật chất như thế nào thì vật chất như thế đó. Khi điều kiện vật
chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo.
- Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất còn là nơi hình thành các công cụ
phương tiện "nối dài" các giác quan của con người để nhận thức thế giới
(kính hiển vi, kính viễn vọng, tàu vũ trụ...)
- Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm
nhận thức của con người, xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai.
* Ý tác động trở lại vật chất.
- Ý thức do vật chất sinh ra, song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất:
Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, giúp con người
hiểu được bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Trên cơ sở đó, hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp,
cách thức thực hiện phương hướng, mục tiêu đó.
- Nhờ có ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng thực tế phù hợp
mà thúc đẩy sự vật phát triển, đi lên.
- Ý thức, tư tưởng có vai trò quyết định sự thành bại của hoạt động thực tiễn,
cần hiểu theo các hướng sau:
   + Một là, chỉ xét sự vật, hiện tượng trong một giới hạn hết sức hạn hẹp:
một trạng thái, một tình huống, một thời điểm... nhất định mà thôi.
   + Hai là, khi khẳng định yếu tố tư tưởnglà quyết định thì nó cũng không
thể thay thế được yếu tố vật chất mà chỉ là sự phát hiện và sử dụng hiệu quả
các yếu tố vật chất mà thôi.
   + Ba là, ý thức dù có năng động đến đâu, dù có vai trò to lớn đến đâu, xét
đến cùng cũng bị yếu tố vật chất quyết định.
trọng hiện thực khách quan. Nghĩa là phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã
hội, chính trị nhất định mà đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp.
* Ý nghĩa ppl:
- Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức đòi hỏi trong hoạt động nhận thức
, thực tiễn phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật kháh quan.phải
xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,nhất định dể dề ra đường lối
chủ trương đúng đắn, phù hợp.
 - Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vật chất, đòi hỏi phải luôn luôn chú ý
phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sáng tạo của con người trong việc
nhận thức thế giới, cải tạo thế giới.
   - Phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tư tưởng, văn hoá, khoa
học kỹ thuật...
   - Tránh tuyệt đối hoá vai trò của vật chất hoặc vai trò của ý thức sẽ dẫn
đến sai lầm.
* Sự vận dụng của Đảng:
Trong quá trình xây dựng CNXH Đảng ta đã xuất phát từ điều kiện kinh tế
xã hội để đề ra đường lối. Cụ thể là thời kỳ trước năm 1986 do sai lầm trong
nhận thức không nên làm cho kinh tế xã hội rơi vào khủng hoảng.vì vậy tại
ĐH VI(t12/1986) Đảng đề ra đường lối đổi mới trọng tâm là đổi mới tư duy
kinh tế, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đất nước dần thoát khỏi khủng
hoảng, kinh tế có bước phát triển, đời sống nhân dân ổn định, xã hội ngày
càng tiến bộ…
Câu 2: Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn:
* khái niệm:
- Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm
thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế
giới khách quan.
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất- cảm tính có tính lịch sử - xã hội,
nhằm cải tạo thế giới trong hiện thực.
* Mối quan hệ biện chứng:
 - Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích, là
tiêu chuẩn của nhận thức.
+ Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt
các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính
và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy
sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được
hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và
phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn).
Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn,
các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn.
Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các
phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên.
+ Thực tiễn là động lực của nhận thức
Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi
bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận
thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị
những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự
nhận thức. Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong
phú, nhiều vẻ, con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên
bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển
của sự vật.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào
thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri
thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật
chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt
nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn.
Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt
động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Chỉ có thông
qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh
của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng
thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Chân lý là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực
tiễn khẳng định ( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống
con người)
Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân
lý tôn giáo).
- Lý luận cũng có vai trò đối với thực tiễn:
+ Lý luận hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, lý luận khoa học là kim chỉ nam cho
thực tiễn.Nó giúp cho thực tiễn hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, tránh
mò mẫm, tự phát. Lý luận khoa học giúp con người xác định đúng đắn nhu
cầu, lợi ích, mục đích và tìm kiếm phương tiện phù hợp cải tạo có hiệu quả
thế giới.
+ Lý luận do nắm bát được bản chất , quy luật của thế giới, phản ánh thế giới
một cách chủ động, sáng tạo nên nó có thể dự kiến được vận động và phát
triển của sự vật trong tương lai từ đố định hướng cho thực tiễn trong hiện tại,
vạch ra những phương hướng mới cho thực tiễn.
+ Lý luận phát huy vai trò đối với thực tiễn khi nó thâm nhập vào quần
chúng, biến thành niềm tin và phong trào thực tiễn của quần chúng.
* Ý nghĩa ppl:
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực , từ
điều kiện thực tế, có như vậy mới nhận thức đúng bản chất của sự vật , hiện
tượng.
* trong quá trình công tác của bản thân , để đưa ra một chương trình hành
động tôi luôn xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở để xác định nội
dung, phương pháp tiến hành.Ngựơc lại để các kế hoạch, chương trình thực
tế đạt hiệu quả tôi cũng luôn phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức của bản thân.
Câu 4: Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
* Khái niệm:
- LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên nghĩa là trong
quá trình thực hiện sản xuất con người chinh phục giới tự nhiên bằng các
hoạt động thực tiễn của mình.
- QHSX: là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất, được cấu
thành từ quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ
phân phối sản phẩm lao động. trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sx giữ vai
trò quyết định.
* Nội dung quy luật:
- LLSX quyết định QHSX:
+ Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy để đảm
bảo sự phù hợp.
+ KHI LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay
đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. Trong quá trình sửn xuất, sự phát triển của
LLSX là khách quan do con người luôn luôn muốn cải tiến công cụ, cải tiến
phương pháp, tích luỹ sáng kiến và kinh nghiệm... khi LLSX phát triển đến
mức độ nhất định, làm cho QHSX cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ cản trở
LLSX phát triển.
- Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi và
QHSX mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp. LLSX vận động, phát triển
đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với QHSX; mâu thuẫn này ngày
càng gay gắt đòi hỏi khách quan phải phá vỡ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới
để mở đường cho LLSX phát triển.
- QHSX tác động trở lại LLSX:
+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy
LLSX phát triển, ngược lại nếu QHSX không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự
phát triển của LLSX.
+ Sự phù hợp giữa QHSX với LLSX không phải chỉ thực hiện một lần là
xong mà phải là một quá trình. Nghĩa là một sự phù hợp cụ thể nào đó giữa
QHSX và LLSX luôn luôn bị phá vỡ để thay thế bằng một sự phù hợp khác
cao hơn.
* Liên hệ sự vận dụng quy luật này ở VN:
 Thời kỳ trước đổi mới nước ta đã có nhưng sai lầm trong nhận thức dẫn tới
sai lầm trong thực tiễn. Đó là chúng ta quá nóng vội, xoá bỏ chế độ tư hữu tư
nhân về TLSX một cách ồ ạt , xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách
lan tràn trong khi trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng
đều.
- Những sai lầm đó đã đẩy nền kinh tế nước ta vào tình trạng trì truệ, khủng
hoảng.
- Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm trong đường lối đổi mới, Đảng ta
chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước thao định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thực trạng nước ta đi lên CNXH có nhiều loại trình độ của LLSX đảm bảo
sự phù hợp với nó phải có nhiều kiểu QHSX, tức là nền kinh tế có nhiều
thành phần.
=> Đường lối đổi mới của Đảng ta đã đưa lại cho đất nước nhiều thành tựu
quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế phát triển, chính trị ổn
định.
Câu 5: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
* Khái niệm:
- Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố, trong đó có các yếu tố chính là phương
thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật
độ dân cư, trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
- Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác
nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm
trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh
từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định.
*Mối quan hệ :
- ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất
lâu,
nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập
tương đối này
biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền thống, tập
quán, thói
quen, v.v.). V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua
nhiều thế kỷ là sức
mạnh ghê gớm nhất.
Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng biểu hiện rõ trong điều kiện
của
chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội
cũ vẫn tồn
tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham nhũng, v.v..
- ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã
hội,
triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định,
tư tưởng
của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước
sự phát
triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ
đạo hoạt động
thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những
nhiệm vụ mới
do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan
điểm
lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được
tạo ra trên
cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của
chúng
- Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình
thái ý
thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực
tiếp bằng
tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.

More Related Content

What's hot

Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XIViệt Cường Nguyễn
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninLe Khac Thien Luan
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninHuynh ICT
 
chương 2.pdf
chương 2.pdfchương 2.pdf
chương 2.pdfTiBiHuy
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Tín Trần
 
Máccờ lê
Máccờ lêMáccờ lê
Máccờ lêHUFLIT
 
Thuyết trình triết học
Thuyết trình triết họcThuyết trình triết học
Thuyết trình triết họchhhuong
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngSu Chann
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin nataliej4
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchjackjohn45
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.dinhtrongtran39
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.comThùy Linh
 
phạm trù nguyên nhân kết quả
phạm trù nguyên nhân kết quảphạm trù nguyên nhân kết quả
phạm trù nguyên nhân kết quảJenny Đường
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘITín Nguyễn-Trương
 
Chuong 2 bien chung duy vat
Chuong 2  bien chung duy vat Chuong 2  bien chung duy vat
Chuong 2 bien chung duy vat Lê Hồng Quang
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 

What's hot (20)

Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XITư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
Tư duy của Đảng về Kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội XI
 
đề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê ninđề Cương triết học mác lê nin
đề Cương triết học mác lê nin
 
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác LêninĐề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
Đề cương những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
 
chương 2.pdf
chương 2.pdfchương 2.pdf
chương 2.pdf
 
Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243Thuyet trinh mac_lenin_9243
Thuyet trinh mac_lenin_9243
 
Máccờ lê
Máccờ lêMáccờ lê
Máccờ lê
 
Thuyết trình triết học
Thuyết trình triết họcThuyết trình triết học
Thuyết trình triết học
 
Chương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứngChương 2 phép duy vật biện chứng
Chương 2 phép duy vật biện chứng
 
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
Bài Giảng Triết Học Mác - Lênin
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cáchCác thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những Mặt tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường định hướng XHCN.
 
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
56 câu hỏi tự luạn và đáp án môn tư tưởng hồ chính minh - tincanban.com
 
Chuong vi
Chuong viChuong vi
Chuong vi
 
phạm trù nguyên nhân kết quả
phạm trù nguyên nhân kết quảphạm trù nguyên nhân kết quả
phạm trù nguyên nhân kết quả
 
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóaĐề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Đề tài: Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
 
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘIĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
 
Chuong 2 bien chung duy vat
Chuong 2  bien chung duy vat Chuong 2  bien chung duy vat
Chuong 2 bien chung duy vat
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 

Similar to Dap an triet

tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quanhieu anh
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptVuSong1
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...jackjohn45
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)trongduong83
 
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxthuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxGiaBo802171
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docVuJonny
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninCandy Nhok
 
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...hieu anh
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tientrungbao10
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxVThuHng12
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triếtXaNganGiang
 

Similar to Dap an triet (20)

TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
TIỂU Luận: Tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, HAY!
 
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quantiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
tiểu luận: tôn trọng khách quan phát huy tính năng động chủ quan
 
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.pptNhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
Nhom 1 - Khai luoc ve Triet hoc.ppt
 
triet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptxtriet nhom 2.pptx
triet nhom 2.pptx
 
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
Tiểu luận triết học nguyên tắc khách quan và sự vận dụng trong hoạt động nhận...
 
Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)Dap an cau hoi triet hoc (1)
Dap an cau hoi triet hoc (1)
 
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptxthuyettrinhpowerpoint-1.pptx
thuyettrinhpowerpoint-1.pptx
 
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
 
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
Lý Luận Thực Tiễn Và Sự Vận Dụng Quan Điểm Đó Vào Quá Trình Đổi Mới Ở Việt Na...
 
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.docTiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
Tiểu Luận Về Thực Tiễn Là Tiêu Chuẩn Của Chân Lý.doc
 
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.docVận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
Vận Dụng Triết Học Vào Công Cuộc Xây Dựng Và Phát Triển Kinh Tế Ở Nước Ta.doc
 
tâm lí học.docx
tâm lí học.docxtâm lí học.docx
tâm lí học.docx
 
tâm lí học.docx
tâm lí học.docxtâm lí học.docx
tâm lí học.docx
 
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.docNguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.doc
 
Tiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lêninTiểu luận mác lênin
Tiểu luận mác lênin
 
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của ...
 
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tienChu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
Chu nghia mac thong nhat ly luan va thuc tien
 
bài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docxbài tập lớn triết.docx
bài tập lớn triết.docx
 
Tiểu luận triết
Tiểu luận triếtTiểu luận triết
Tiểu luận triết
 
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docxTiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
Tiểu luận cuối kỳ Triết học Mác Leenin, 9 điểm.docx
 

Dap an triet

  • 1. Câu 1: * Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. * Ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, hay đó là sự phản ánh hiện thực khách quan của bộ óc người. . Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. * Vật chất quyết định ý thức thể hiện ở những mặt sau: - Vật chất là những tiền đề, cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. - Điều kiện vật chất như thế nào thì vật chất như thế đó. Khi điều kiện vật chất thay đổi thì ý thức cũng thay đổi theo. - Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất còn là nơi hình thành các công cụ phương tiện "nối dài" các giác quan của con người để nhận thức thế giới (kính hiển vi, kính viễn vọng, tàu vũ trụ...) - Cơ sở vật chất, điều kiện vật chất, môi trường sống còn là nơi kiểm nghiệm nhận thức của con người, xác định nhận thức đúng, bác bỏ nhận thức sai. * Ý tác động trở lại vật chất. - Ý thức do vật chất sinh ra, song ý thức có tác động to lớn đối với vật chất: Ý thức phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người, giúp con người hiểu được bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Trên cơ sở đó, hình thành phương hướng, mục tiêu và những phương pháp, cách thức thực hiện phương hướng, mục tiêu đó. - Nhờ có ý thức, con người biết lựa chọn những khả năng thực tế phù hợp mà thúc đẩy sự vật phát triển, đi lên. - Ý thức, tư tưởng có vai trò quyết định sự thành bại của hoạt động thực tiễn, cần hiểu theo các hướng sau: + Một là, chỉ xét sự vật, hiện tượng trong một giới hạn hết sức hạn hẹp: một trạng thái, một tình huống, một thời điểm... nhất định mà thôi. + Hai là, khi khẳng định yếu tố tư tưởnglà quyết định thì nó cũng không thể thay thế được yếu tố vật chất mà chỉ là sự phát hiện và sử dụng hiệu quả các yếu tố vật chất mà thôi. + Ba là, ý thức dù có năng động đến đâu, dù có vai trò to lớn đến đâu, xét đến cùng cũng bị yếu tố vật chất quyết định. trọng hiện thực khách quan. Nghĩa là phải xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị nhất định mà đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp. * Ý nghĩa ppl: - Từ nguyên lý vật chất quyết định ý thức đòi hỏi trong hoạt động nhận thức , thực tiễn phải luôn tôn trọng hiện thực khách quan, quy luật kháh quan.phải
  • 2. xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,nhất định dể dề ra đường lối chủ trương đúng đắn, phù hợp. - Từ nguyên lý ý thức tác động trở lại vật chất, đòi hỏi phải luôn luôn chú ý phát huy đầy đủ tính năng động, chủ quan, sáng tạo của con người trong việc nhận thức thế giới, cải tạo thế giới. - Phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tư tưởng, văn hoá, khoa học kỹ thuật... - Tránh tuyệt đối hoá vai trò của vật chất hoặc vai trò của ý thức sẽ dẫn đến sai lầm. * Sự vận dụng của Đảng: Trong quá trình xây dựng CNXH Đảng ta đã xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội để đề ra đường lối. Cụ thể là thời kỳ trước năm 1986 do sai lầm trong nhận thức không nên làm cho kinh tế xã hội rơi vào khủng hoảng.vì vậy tại ĐH VI(t12/1986) Đảng đề ra đường lối đổi mới trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đất nước dần thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế có bước phát triển, đời sống nhân dân ổn định, xã hội ngày càng tiến bộ… Câu 2: Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn: * khái niệm: - Lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. - Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất- cảm tính có tính lịch sử - xã hội, nhằm cải tạo thế giới trong hiện thực. * Mối quan hệ biện chứng: - Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn của nhận thức. + Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan( tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn). Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên. + Thực tiễn là động lực của nhận thức
  • 3. Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức. Thực tiễn lắp đi lắp lại nhiều lần, các tài liệu thu thập được phong phú, nhiều vẻ, con người mới phân biệt được đâu là mối quan hệ ngẫu nhiên bề ngoài, đâu là mối liên hệ bản chất, những quy luật vận động và phát triển của sự vật. + Thực tiễn là mục đích của nhận thức Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách quan, đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn, do yêu cầu của thực tiễn. Nhận thức chỉ trở về hoàn thành chức năng của mình khi nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. + Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. + Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý Chân lý là những tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan được thực tiễn khẳng định ( nội dung khách quan, có ý nghĩa giá trị đối với đời sống con người) Chân lý mang tính khách quan, nó không phụ thuộc vào số đông (ví dụ: chân lý tôn giáo). - Lý luận cũng có vai trò đối với thực tiễn: + Lý luận hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, lý luận khoa học là kim chỉ nam cho thực tiễn.Nó giúp cho thực tiễn hoạt động đúng hướng, có hiệu quả, tránh mò mẫm, tự phát. Lý luận khoa học giúp con người xác định đúng đắn nhu cầu, lợi ích, mục đích và tìm kiếm phương tiện phù hợp cải tạo có hiệu quả thế giới. + Lý luận do nắm bát được bản chất , quy luật của thế giới, phản ánh thế giới một cách chủ động, sáng tạo nên nó có thể dự kiến được vận động và phát triển của sự vật trong tương lai từ đố định hướng cho thực tiễn trong hiện tại, vạch ra những phương hướng mới cho thực tiễn. + Lý luận phát huy vai trò đối với thực tiễn khi nó thâm nhập vào quần chúng, biến thành niềm tin và phong trào thực tiễn của quần chúng. * Ý nghĩa ppl:
  • 4. - Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực , từ điều kiện thực tế, có như vậy mới nhận thức đúng bản chất của sự vật , hiện tượng. * trong quá trình công tác của bản thân , để đưa ra một chương trình hành động tôi luôn xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở để xác định nội dung, phương pháp tiến hành.Ngựơc lại để các kế hoạch, chương trình thực tế đạt hiệu quả tôi cũng luôn phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức của bản thân. Câu 4: Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. * Khái niệm: - LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên nghĩa là trong quá trình thực hiện sản xuất con người chinh phục giới tự nhiên bằng các hoạt động thực tiễn của mình. - QHSX: là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất, được cấu thành từ quan hệ sở hữu về TLSX, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm lao động. trong đó quan hệ sở hữu về tư liệu sx giữ vai trò quyết định. * Nội dung quy luật: - LLSX quyết định QHSX: + Tính chất và trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX như thế ấy để đảm bảo sự phù hợp. + KHI LLSX đã thay đổi về tính chất và trình độ thì QHSX cũng phải thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. Trong quá trình sửn xuất, sự phát triển của LLSX là khách quan do con người luôn luôn muốn cải tiến công cụ, cải tiến phương pháp, tích luỹ sáng kiến và kinh nghiệm... khi LLSX phát triển đến mức độ nhất định, làm cho QHSX cũ không còn phù hợp nữa nó sẽ cản trở LLSX phát triển. - Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi và QHSX mới phải ra đời để đảm bảo sự phù hợp. LLSX vận động, phát triển đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với QHSX; mâu thuẫn này ngày càng gay gắt đòi hỏi khách quan phải phá vỡ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới để mở đường cho LLSX phát triển. - QHSX tác động trở lại LLSX: + Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại nếu QHSX không phù hợp nó sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. + Sự phù hợp giữa QHSX với LLSX không phải chỉ thực hiện một lần là xong mà phải là một quá trình. Nghĩa là một sự phù hợp cụ thể nào đó giữa QHSX và LLSX luôn luôn bị phá vỡ để thay thế bằng một sự phù hợp khác cao hơn.
  • 5. * Liên hệ sự vận dụng quy luật này ở VN: Thời kỳ trước đổi mới nước ta đã có nhưng sai lầm trong nhận thức dẫn tới sai lầm trong thực tiễn. Đó là chúng ta quá nóng vội, xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX một cách ồ ạt , xây dựng chế độ công hữu về TLSX một cách lan tràn trong khi trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều. - Những sai lầm đó đã đẩy nền kinh tế nước ta vào tình trạng trì truệ, khủng hoảng. - Để khắc phục những thiếu sót và sai lầm trong đường lối đổi mới, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thao định hướng xã hội chủ nghĩa. - Thực trạng nước ta đi lên CNXH có nhiều loại trình độ của LLSX đảm bảo sự phù hợp với nó phải có nhiều kiểu QHSX, tức là nền kinh tế có nhiều thành phần. => Đường lối đổi mới của Đảng ta đã đưa lại cho đất nước nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế phát triển, chính trị ổn định. Câu 5: Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. * Khái niệm: - Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố, trong đó có các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư, trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất. - Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. *Mối quan hệ : - ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng. Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền thống, tập quán, thói quen, v.v.). V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức
  • 6. mạnh ghê gớm nhất. Khuynh hướng lạc hậu của ý thức xã hội cũng biểu hiện rõ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham nhũng, v.v.. - ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra. ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng - Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.