SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
Download to read offline
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH PHAN QUỲNH
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số:9.38.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CỬU VIỆT
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong luận án đảm bảo độ chính xác, trung
thực và tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu
của mình.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
ĐINH PHAN QUỲNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8
1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu 23
1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 27
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
31
2.1
Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
31
2.2
Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
36
2.3
Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ
55
2.4
Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
61
2.5
Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
66
Chương 3
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
77
3.1
Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ
77
3.2
Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
97
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
116
4.1
Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
116
4.2
Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
124
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT : An toàn giao thông
ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ
BCA : Bộ Công an
CAND : Công an nhân dân
C08 : Cục Cảnh sát giao thông
CSGT : Cảnh sát giao thông
GTĐB : Giao thông đường bộ
GTVT : Giao thông vận tải
GPLX : Giấy phép lái xe
GTTT : Giao thông trật tự
NCS : Nghiên cứu sinh
PC08 : Phòng Cảnh sát giao thông
VPHC : Vi phạm hành chính
VPPL : Vi phạm pháp luật
TNGT : Tai nạn giao thông
TNHC : Trách nhiệm hành chính
TNPL : Trách nhiệm pháp lý
TTATGT : Trật tự an toàn giao thông
TTKS : Tuần tra kiểm soát
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Hệ thống đường bộ Việt Nam
Bảng 3.2: Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Việt Nam
Bảng 3.3: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường
bộ
Bảng 3.4: Phân tích các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
Bảng 3.5: Phươngtiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Bảng 3.6: Kết quả áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực giao
thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông đường bộ (GTĐB) ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề nhận được
sự quan tâm và quan ngại sâu sắc của toàn xã hội, theo số liệu của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) hiện nay tỷ lệ tử vong tính trên 100.000 dân do tai nạn giao thông
(TNGT) gây ra tại Việt Nam là cao hơn mức trung bình của thế giới (24,5/17)
[145]. Tuy nhiên đây mới là số tử vong theo thống kê trên hiện trường do lực
lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện. Bên cạnh đó bình quân mỗi năm
Việt Nam mất 3 tỷ USD (tương đương 2,5% GDP) để khắc phục các hậu quả do
TNGT đườngbộ gây ra [129], trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
đang ở mức khoảng 6%. Phân tích nguyên nhân dẫn đến TNGT ở nước ta phần
lớn là xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về GTĐB của người điều
khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông gây ra. Có thể nhận thấy
tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta là một trong rất nhiều nguyên
nhân cản trở sự phát triển của đất nước. Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày
24/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, khẳng định việc thực hiện chiến lược ATGTĐB nhằm thiết lập và duy trì
trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) nhằm bảo đảm an toàn cho
người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống GTVT hoạt động
thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an
ninh, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy bảo đảm trật tự an toàn giao thông
(TTATGT) và hạn chế TNGT là góp phần vào sự phát triển của đất nước và là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của
các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông.
Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ,
các Bộ, ngành và của toàn xã hội, vấn đề trật tự, ATGTĐB ở nước ta đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình VPPL trong lĩnh vực GTĐB được
2
kéo giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại to lớn cho xã
hội. Chỉ tính trong năm 2016 (năm có số vụ VPHC về GTĐB ít nhất kể từ 2007),
riêng lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.972.192
trường hợp vi phạm trật tự ATGTĐB; phạt 2.582,73 tỷ đồng; tạm giữ 34.659 xe ô
tô và 560.418 xe mô tô. Cũng trong năm 2016 tình hình ùn tắc giao thông vẫn diễn
ra ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội), với 41 vụ ùn tắc kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như sức
khỏe của cộng đồng. Cũng trong năm 2016, tình hình TNGT đường bộ vẫn còn ở
mức cao, đáng báo động với 21.589 vụ, làm chết 8.685 người và bị thương 19.280
người [13].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT đường bộ, tuy nhiên theo
đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình
TNGT đường bộ chính là việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về trật
tự, ATGTĐB của các chủ thể khi tham gia giao thông [14]. Chính vì vậy bên cạnh
việc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu các hành vi VPPL về
trật tự, ATGTĐB, cũng như tăng cường năng lực vận tải công cộng, cải thiện hạ
tầng GTĐB..., thì các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (VPHC)
trong lĩnh vực GTĐB như: Giáo dục, tuyên truyền về ATGTĐB; hoàn thiện tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn giao thông (ATGT) từ trung ương đến
địa phương; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tự ATGTĐB; nâng
cao năng lực cưỡng chế của lực lượng CSGT, Thanh tra ngành GTVT, và các lực
lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công
tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa lực lượng
chức năng được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm.
Vì vậy tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất cập của hoạt động này là
một vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, với mục tiêu kéo giảm tình hình
VPHC về trật tự, ATGTĐB là một yêu cầu cấp thiết.
3
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận án
tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Mã số
9.38.01.02
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phântích,luận giảinhữngvấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử lý
VPHC tronglĩnh vực GTĐB. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạnghoạt
động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những yếu tố tác động tới hoạt
động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nângcao hiệu
quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Luận án tiến hành phân tích, đánh tình hình nghiên cứu có liên
quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB qua các công trình nghiên cứu, bài
báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chỉ ra những vấn đề đã
được làm rõ; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ.
Thứ hai: Trên cơ sở phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như
vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án sẽ tiến hành bổ sung và
hoàn thiện cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Thứ ba: Luận án tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB trong thời gian 10 năm (2007 – 2016), chỉ rõ những ưu điểm, kết
quả đa ̣t được cũng như những tồn ta ̣i, ha ̣n chế và nguyên nhân củ a tồn ta ̣i, ha ̣n chế
trong hoạt động này.
Thứ tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua; những dự báo về tình hình VPHC
4
trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận án đưa ra các
kiến nghị cũng như đề xuất giải pháp, các nhóm giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức
năng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề có liên
quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB trongphạm vi cả nước.
Về thời gian, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong
10 năm (từ năm 2007 đến hết năm 2016).
Xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB đượcthực hiện đốivớicác VPHC tronglĩnh
vực GTĐB như: Vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng
GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về
người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB.... Tuy nhiên vì những khó khăn
trong công tác thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động xử lý các vi phạm về
kết cấu GTĐB (thực tế các vi phạm này mới bắt đầu được quan tâm xử lý từ đầu
2017), vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về những vấn đề có liên
quan đến xử lý VPHC đối với những vi phạm về quy tắc GTĐB; vi phạm quy định
về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương
tiện tham gia GTĐB..., mà không nghiên cứu những VPHC về kết cấu GTĐB.
Mặc dù thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thuộc về nhiều chủ
thể khác nhau như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an nhân
dân; lực lượng Thanh tra ngành GTVT; nhưng trên thực tế hoạt động này chủ yếu
được tiến hành bởi lực lượng đó là CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
5
Vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá họat động xử lý của lực lượng
CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan
đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Chương 1: Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án dùng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phươngpháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để khái quát
các vấn đề liên quan đến luận án đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước
nghiên cứu và công bố trong các công trình khoa học của mình. Từ đó chỉ ra những
nội dung mà luận án sẽ kế thừa, phát triển cũng các vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục
nghiên cứu, làm rõ.
Chương 2: Là chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về VPHC và xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng chủ yếu phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp để từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan đến VPHC,
xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực GTĐB nói riêng.
Chương 3: Là nội dung trình bày thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB, vì vậy luận án tách ra làm hai phần đó là thực trạng pháp luật về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB của các lực lượng chức năng; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên
nhân. Trong chương này, luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương
pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để làm rõ các quy định pháp luật về xử lý
VPHC trong GTĐB hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB.
6
Chương 4: Là chương trình bày về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu
quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành -
liên ngành để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB với mục đích xây dựng một xã hội giao thông
an toàn, văn minh và thân thiện.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan, phân tích các quan điểm
đã và đang tồn tại về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, trên cơ sở đó luận án xây
dựng khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, dồng thời đã chỉ ra các đặc
điểm, vai trò cũng như nguyên tắc của xử lý VPHC trong GTĐB.
Thứ hai, trên cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật
hành chính đối với những vấn đề đã được đặt ra trong phần câu hỏi nghiên cứu và
giả thuyết nghiên cứu của luận án, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng tới
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện về thực trạng pháp luật xử
lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong
lĩnh vực này, luận án đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng
như những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ra những
kết luận khoa học về vấn đề này.
Thứ tư, trên cơ sở đánh giá nhưngtồn tại, hạn chế của pháp luật về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; những khó khăn, hạn chế của hoạt động
xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền trên thực tế;
trên cơ sở những dự báo về diễn biến tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong
thờigian tới tại Việt Nam; Luận án đề xuất các giải pháp hướngtớisự hoàn thiện các
quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
7
6.1. Ý nghĩa lý luận
Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử lý
VPHC tronglĩnh vực GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn nhữngvấn đề lý luận
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũngnhư góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học
tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết luận trong luận án cũng như những đề xuất, kiến nghị và giải pháp
mà luận án trình bày là kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB, cũng như thông qua đánh giá, phân tích từ thực tiễn áp dụng
pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. Bởi
vậy, nhữngđề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp được luận án trình bày có thể giúp
cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để từ đó vận dụng vào hoạt động xử lý
các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, góp phần tạo lập một
xã hội giao thông an toàn, văn minh và thân thiện.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương1. Tổngquan tình hình nghiên cứu
Chương2. Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông
đườngbộ
Chương 3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đườngbộ ở Việt Nam hiện nay
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, về khái niệm xử lý VPHC
Là một nội dung quan trọng trong nội dung giảng dạy môn Luật Hành chính
tại các cơ sở đào tạo luật, chính vì vậy trong các giáo trình giảng dạy môn Luật
Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam như Đại học Luật Hà Nội;
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội;
Đại học Cảnh sát Nhân dân..., đều dành một nội dung để trình bày, luận giải về
vấn đề này.
Tuy nhiên, khi trình bày, luận giải về khái niệm xử lý VPHC, do cách tiếp
cận không hoàn toàn giống nhau, vì vậy sự luận giải về khái niệm cũng có những
điểm không đồng nhất. Ví dụ, trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của
Trường Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân chủ yếu phân tích theo
hướng giải thích khái niệm đã được luật định. Cụ thể, trong giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam của TrườngĐại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2017 đã dành một
nội dung lớn tại chương XI trình bày về VPHC; Trong nội dung trình bày về khái
niệm VPHC, giáo trình đã điểm lại các văn bản pháp luật có những quy định đề
cập đến khái niệm VPHC (Từ Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 đến Luật xử lý
VPHC năm 2012); giáo trình đã nêu lại các định nghĩa về VPHC được thể hiện
trong các văn bản pháp luật này và giáo trình kết luận: Tuy có sự khác nhau về
cách diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những
dấu hiệu bản chất của loại vi phạm này [60, tr 337]. Và sau đó đưa ra khái niệm
VPHC như được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC năm 2012.
Trong khi đó giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng
Thái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học quốc gia
Hà Nội, 2017; Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu
Việt, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2013..., khi trình bày về khái
9
niệm VPHC lại không thuần túy đi theo cách trình bày và diễn giải lại theo các
quy định của pháp luật có liên quan đến khái niệm này. Ví dụ, tại giáo trình Luật
Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi luận giải về khái niệm
VPHC, tác giả cũng đã hệ thống lại các quy định được ghi nhận trong các văn bản
pháp luật có liên quan đến khái niệm VPHC (từ Pháp lệnh xử phạt VPHC 1989
đến Luật xử lý VPHC năm 2012) và kết luận: Các khái niệm được thể hiện trong
các văn bản pháp luật này đã thể hiện được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của VPHC
như: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, được pháp luật quy định là
VPHC và phải chịu trách nhiệm hành chính (TNHC). Tuy nhiên, theo tác giả, mặc
dù khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật đã thể hiện được
một số dấu hiệu pháp lý cơ bản như đã nêu, nhưng để đảm bảo tính chính xác,
khoa học của khái niệm, thì cần chính xác thêm ở một số khía cạnh như: Cần phải
xác định chính xác khách thể của hành vi vi phạm; cần loại bỏ cụm từ mà không
phải là tội phạm ra khỏi khái niệm bởi theo tác giả quy định như vậy dễ làm cho
chủ thể có thẩm quyền xử lý lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi VPPL
nào là VPHC hay tội phạm [107, tr 496].
Thứ hai, về nguyên tắc xử lý VPHC
Nếu như trong hai nội dung đầu tiên của xử lý VPHC là khái niệm và các đặc
điểm của xử lý VPHC, về cơ bản các tác giả có quan điểm tương đối thống nhất,
thì trong nội dung trình bày về nguyên tắc xử lý VPHC quan điểm của các tác giả
được thể hiện trong phần này lại có nhiều điểm chưa tương đồng. Trong giáo trình
của trường Đại học Luật Hà Nội khi trình bày về các nguyên tắc xử lý VPHC thì
chỉ nhắc lại nội dung của khoản 1,2 điều 3, Luật xử lý VPHC 2012 và không có
bất kỳ bình luận hay kiến giải gì [60, tr.350,351], trong khi đó tại giáo trình Luật
hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi trình bày về các nguyên
tắc của hoạt động xử lý VPHC, trên cơ sở không tán thành với việc đưa nội dung
về các biện pháp xử lý hành chính vào trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và khái
niệm “xử lý VPHC” của Luật, nên theo tác giả, “nguyên tắc xử lý VPHC” được
10
hiểu bao gồm những nguyên tắc chung của TNHC (bao gồm nguyên tắc của
pháp luật về TNHC và nguyên tắc củahoạt độngxử lý VPHC) và những nguyên
tắc riêng của hoạt động xử lý VPHC. Trongnội dung này, tác giả cũng nêu quan
điểm của cá nhân mình về sự thiếu chính xác của các nguyên tắc của hoạt động xử
lý VPHC hiện nay được quy định trong Luật xử lý VPHC [107, tr.515].
Thứ ba, về các hình thức xử phạt VPHC
Đối với nội dung này về cơ bản các quan điểm khoa học là tương đối giống
nhau, điều này được thể hiện qua phần nội dung luận giải về hình thức xử phạt
VPHC, các giáo trình chỉ lưu ý cần có sự phân biệt chính xác giữa hình thức phạt
chính và hình thức phạt bổ sung. Bên cạnh hình thức xử phạt được trình bày, các
giáo trình còn dành một dung lượng lớn để trình bày về các biện pháp khắc phục
hậu quả do VPHC gây ra cũng như những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc
xử phạt VPHC....
Cuốn sách “Một số vấn đề về phạt hành chính” của hai tác giả Phạm Dũng
và Hoàng Sao, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1986. Trong công trình này, các tác
giả đã đưa ra những nhận thức ban đầu về cơ sở lý luận của phạt hành chính và
chỉ rõ các loạt phạt hành chính hiện đang áp dụng ở thời điểm đó như: Cảnh cáo;
phạt tiền; tước quyền được sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện VPHC; phạt lao động công ích; biện
pháp phạt lao động cải tạo; giam hành chính… Qua việc phân tích các biện pháp
xử phạt, các tác giả đã chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để giúp người
đọc có thể phân biệt được các hình thức xử phạt hiện hành, mục đích, nội dung
cũng như hậu quả pháp lý của từng hình thức xử phạt để từ đó tránh những sự
nhầm lẫn trong quá trình áp dụng hình thức xử phạt. Các tác giả đã chỉ rõ trong
giai đoạn này, vẫn có sự nhầm lẫn cho rằng cảnh cáo miệng cũng là hình thức xử
phạt, vì cảnh cáo miệng “không có tính chất đánh giá nhà nước đối với vi phạm
và không tạo ra một hậu quả pháp lý nào cả” [50, tr 25]. Bên cạnh việc nêu thẩm
quyền ban hành các văn bản quy định TNHC theo quy định của pháp luật, các tác
11
giả đã phân tích và nêu ra những chồng chéo, bất cập trong việc quy định thẩm
quyền ban hành các quy định về xử phạt; việc quy định Hội đồng nhân dân được
phép ban hành các quy định về phạt hành chính, nhưng lại không có hướng dẫn
cụ thể cho hoạt động này dẫn đến tình trạng ban hành tràn lan, đặc biệt ở cấp cơ
sở (xã, phường), điều này dễ làm ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của
nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, các tác giả đã đưa ra kiến nghị cần phải quy
định rõ nội dung ban hành quy định về phạt hành chính của Hội đồng nhân dân
theo các tiêu chí như: Các quy định đó chưa được quy định trong các văn bản của
cơ quan trung ương; các điều kiện cụ thể của địa phương phải được thể hiện để
ban hành các quy định đó; hay nói một cách khác giao cho địa phương quyền ban
hành văn bản về TNHC là cần thiết, tuy nhiên sự cần thiết đó phải được xem xét
một cách toàn diện trên cơ sở yếu tố đặc thù của chính địa phương đó chứ không
quy định một cách chung chung như hiện nay. Kết luận này cho đến nay vẫn là
một lưu ý quan trọng cho các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các quy định
về hình thức, mức, cũng như thẩm quyền xử phạt đối với từng vi phạm cụ thể.
Chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do Th.S Đặng
Thanh Sơn và các chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ pháp luật Hình sự - Hành
chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008, lại tiếp cận vấn đề VPHC và xử lý VPHC ở góc
độ ý nghĩa của xử lý VPHC và chỉ ra những đặc điểm cơ bản để phân biệt một
hành vi bị coi là VPHC với một VPPL khác (đặc biệt là tội phạm) dưới góc độ luật
thực định mà không đi sâu vào phân tích những vấn đề có tính lý luận đối với vấn
đề này, bởi theo các tác giả nội dung này không có ý nghĩa nhiều trong công tác
áp dụng pháp luật.[83]
Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và
thực tiễn” của Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội.
Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn
trong xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, tác giả luận án đã nêu ra
12
khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các chủ thể có
thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý hành
chính theo một trình tự, hình thức do pháp luật xử lý hành chính quy định đối với
cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC” [31, tr.37]. Trên cơ sở khái niệm này, tác giả
luận án đã phân tích các đặc điểm cũng như vai trò của xử lý VPHC đối với việc
duy trì các hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung, trong lĩnh vực
hải quan nói riêng.
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh
sát giao thông” của TrươngDiệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát
Nhân dân. Đối với nội dung về xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB,
luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của
xử lý VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên cơ sở pháp luật thực
định và từ đó tác giả luận án đã xây dựng khái niệm về xử phạt VPHC trong lĩnh
vực GTĐB của lực lượng CSGT như sau:
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là công tác của nghiệp vụ lực lượng
CSGT, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và quy trình công tác
của ngành Công an áp dụng đối với những cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm
Luật GTĐB mà không phải là tội phạm,theo quy địnhcủa pháp luật phải bị xử
phạt hành chính, góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội.[69,tr.29]
Là luận án tiến sĩ chuyên ngành An ninh và trật tự xã hội, vì vậy trong chương
thứ ba của luận án, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính nghiệp vụ nhằm
nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT
đường bộ.
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở
Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành
chính Quốc gia. Là luận án tiến sĩ Quản lý công về nội dung quản lý nhà nước
trong lĩnh vực trật tự, ATGTĐB, vì vậy tác giả luận án cũng đã dành tương đối
13
nhiều dung lượng để trình bày về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong
lĩnh vực GTĐB; cụ thể trong nội dung quản lý nhà nước về GTĐB được trình bày
tại mục 2.2 của luận án từ trang 49 đến trang 60, tác giả khẳng định xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà
nước về GTĐB. Theo đó:
Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ chủ yếu là
áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về
TTATGT đường bộ để xử phạt VPHC đối với cá nhân và tổ chức có hành vi
cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về TTATGT đường bộ, các điều kiện đảm
bảo ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người
tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về
TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt VPHC [51, tr 59].
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Hoàn thiện thể chế xử lý hành chính vi phạm
trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam” của Nguyễn Xuân Lâm, thực
hiện năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã tập trung trình bày
và làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng có liên quan đến thể chế xử lý VPHC
trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam như: Hệ thống hóa và làm rõ thêm
các vấn đề lý luận về VPHC trên biển, xử lý VPHC trên biển cũng như thể chế xử
lý VPHC trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; làm rõ khái niệm, yêu
cầu, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cũng như các yếu tố tác động đến
hoàn thiện thể chế xử lý VPHC trên biển của cảnh sát biển Việt Nam; Nghiên cứu
thực trạng thể chế xử lý VPHC trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam, để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nay trên thực tế.
[67]
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu về
xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay – Một số vấn đề lí luận,
14
thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa
luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” của Ngô Thị Hồng Loan,
Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...
Các công trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào một số vấn đề như lý luận
cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như phân tích những
vấn đề có tính khái quát, điển hình về thực trạng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB ở Việt Nam. Từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với mục đích
hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này (Luận văn của Vũ Thị Thanh Nhàn). Các kết
luận được đề cập trong các công trình nêu trên sẽ tiếp tục được NCS kế thừa trong
xây dựng các khái niệm có liên quan trong luận án của mình.
Ngoài giáo trình, sách, chuyên đề, luận văn, luận án như vừa trình bày ở trên
vấn đề xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn được đề cập đến
qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hay tại kỷ yếu của
các kỳ hội thảo. Cụ thể như sau:
Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh
Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm
2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011 đã tập trung
phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật hiện hành sử dụng
phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các chức danh có thẩm quyền
xử phạt VPHC, vì vậy sẽ luôn dẫn đến tình trạng “thiếu”, “thừa” người có thẩm
quyền xử phạt VPHC. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả kiến nghị
trong Luật xử lý VPHC, ngoài việc quy định có tính liệt kê những người có thẩm
quyền xử phạt như trong Pháp lệnh xử lý VPHC, cần phải có quy định: “Những
người khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính
15
phủ” và quy định về vấn đề kế thừa thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả việc
Pháp lệnh xử lý VPHC quy định một số người không giữ chức danh lãnh đạo,
quản lý trong cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong khi thi
hành công vụ là không cần thiết. Đồng thời, quy định những người là cấp trưởng
trong một số cơ quan nhà nước có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó thực
hiện thẩm quyền xử phạt VPHC là không hợp lý bởi theo tác giả thì ủy quyền xử
phạt VPHC có nguy cơ làm kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt VPHC; hay
như trong một số trường hợp cá biệt, ở một số cơ quan, tổ chức chưa có cấp trưởng
(chỉ là phó phụ trách), thì vấn đề xử phạt sẽ không có cơ sở để thực hiện. Việc chỉ
giao thẩm quyền xử phạt cho cấp trưởng, sau đó cấp trưởng ủy quyền lại cho cấp
phó cũng dễ dẫn đến tính thiếu khách quan trong việc ra các quyết định xử phạt
của người được ủy quyền. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm
vụ quản lý và ra quyết định xử phạt VPHC của những người được ủy quyền, việc
ủy quyền cũng có khả năng làm gia tăng số vụ việc khiếu kiện về quyết định xử
phạt VPHC. Từ những phân tích như vừa trình bày, tác giả kiến nghị trong Luật
xử lý VPHC nên quy định những người là cấp phó trong một số cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xử phạt đối với những VPHC thuộc phạm vi quản lý mà họ được
phân công.
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm
hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán Thụy Sĩ,
Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân quyền Đan
Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011, thì cho rằng: Nguyên
tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt
như hiện nay đã làm vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức
không có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi
khung tiền phạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình
trạng việc xử phạt chủ yếu bị đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm
16
được xử lý, trong khi đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến
mức phải có sự quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền
cần có sự điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động
xử phạt bị đẩy lên cơ quan cấp trên.
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của
lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại
Học Viện Cảnh sát nhân dân. Trong phần trình bày về thực trạng cũng như giải
pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tác giả đã phân tích
hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT trong thời
gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả luận án đã chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động xử phạt.
Từ những phân tích đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp để khắc phục những tồn
tại trong công tác xử phạt của lực lượng CSGT như: Hoàn thiện các quy định của
pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tăng cường biên chế, trang bị cho
lực lượng CSGT...[69, tr.136 – 158].
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại
Học viện Hành chính Quốc gia. Là một luận án chuyên ngành Quản lý công, những
vấn đề mà luận án nghiên cứu có liên quan trực diện về trật tự, ATGTĐB, vì vậy
trong chương thứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả
của quản lý nhà nước về GTĐB, tác giả đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7),
trình bày về nhóm giải pháp “Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường
bộ” và “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”. Theo tác giả muốn nâng cao hiệu
quả của quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB, thì việc tăng cường công tác thanh,
17
kiểm tra, cũng như vấn đề tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt
là cần phải có những thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cần
phải có sự thay đổi mạnh mẽ..., Các giải pháp này là một kênh tham khảo quan
trọng cho NCS khi xây dựng các giải pháp cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh
vực GTĐB theo nội dung của luận án.[51, tr.130 – 150]
Bên cạnh đó trong một số luận văn thạc sĩ luật học như - Luận văn thạc sĩ
luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ hiện nay – Một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của
Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc
sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại
học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...; các tác giả
chủ yếu trình bày về thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại một địa
phương cụ thể (Luận văn của Nguyễn Văn Minh), từ đó chỉ ra một số tồn tại, bất
cập trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực này của các lực lượng chức năng
và từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Bài viết “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm
bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới” của PGS,TS. Trần Minh Thư
– Viện trưởng Viện khoa học và chiến lược Bộ Công an, đăng trên tạp chí Cảnh
sát Nhân dân, số tháng 2/2014. Nội dung bài viết khẳng định trong công tác của
mình, lực lượng CSGT còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót; một bộ phận cán bộ,
chiến sĩ CSGT có biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, có tiêu cực
trong công tác xử lý các hành vi VPPL về GTĐB..., vì vậy theo tác giả bài viết, để
vấn đề trật tự, ATGTĐB được bảo đảm thì cần phải có những giải pháp cụ thể đối
với lực lượng CSGT để lực lượng này có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được
giao. [88]
18
Bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sá t giao thông
đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toà n giao thông” của TS Phạm Trung Hòa,
Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND, đăng trên tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số
2/2014, tập trung vào trình bày vai trò của văn hóa ứng xử của chiến sĩ CSGT đối
với công tác xử phạt. Theo quan điểm của tác giả, nếu trong quá trình xử lý hành
vi vi phạm, mà chiến sĩ CSGT hành xử một cách có “văn hóa”, thì hiệu quả của
xử lý sẽ được nâng lên rõ rệt. Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp để xây dựng,
rèn luyện cũng như trang bị những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa cần thiết
đối với CSGT. Theo tác giả ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết, thì các trường
Công an nhân dân cần phải chủ động lồng ghép chương trình rèn luyện kỹ năng;
xây dựng nếp sống, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa trong quan hệ giao
tiếp (đặc biệt đối với các học viên chuyên ngành CSGT) để thuận lợi cho quá trình
công tác sau này [53].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của V.T.Batychko (В.Т.Батычко), nhà
xuất bản ТТИ ЮФУ, năm 2008 (Bản tiếng Nga). Đây là một tài liệu phục vụ cho
sinh viên và nghiên cứu sinh ngành luật trong quá trình học tập. Cuốn sách được
chia thành 9 phần lớn, trong đó phần thứ tám trình bày về TNHC.
Trongnội dung này tác giả đã trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến TNHC,
từ vấn đề khái niệm, các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành của VPHC cho đến những
nội dung liên quan đến chủ thể của VPHC, nguyên tắc xử phạt VPHC…; trong đó
có một số nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với luận án trong việc phân tích
những vấn đề mang tính khái niệm có liên quan đến hoạt động xử lý VPHC, cũng
như trong việc nêu các quan điểm về hoàn thiện lý luận về xử lý VPHC và VPHC
trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta. Ví dụ như trong các nguyên tắc trong xử phạt
VPHC, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “thận trọng”, coi đây
như là một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xử phạt VPHC của các chủ thể
có thẩm quyền. Hay khi phân tích về yếu tố chủ thể trong VPHC, ngoài các chủ
19
thể thông thường, tác giả nhấn mạnh vấn đề “chủ thể đặc biệt” thực hiện hành vi
VPHC, việc phân loại các chủ thể này theo tác giả là cần thiết, nó sẽ hạn chế được
việc áp dụng TNHC một cách máy móc…. Bên cạnh đó trong nội dung này, tác
giả cũng đã phân tích cơ sở của các hình thức xử phạt VPHC theo quy định của
pháp luật hiện hành (Bộ luật hành chính của Cộng hòa liên bang Nga 2001). [115]
Sách chuyên khảo: “Hoạt động cưỡng chế GTĐB” của tác giả Sai Tô-
Kenchini và các cộng sự, thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, năm 2008.
Nội dung cuốn sách đề cập phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động cưỡng
chế giao thông của lực lượng CSGT Nhật Bản. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, mục
đích của hoạt động cưỡng chế giao thông, tác giả đưa ra một số lưu ý đối với lực
lượng CSGT trong quan hệ giao tiếp đối với những đối tượng bị cưỡng chế giao
thông; tác giả đã liệt kê một số hành vi cần phải tránh của lực lượng này khi thực
hiện hoạt động cưỡng chế các vi phạm trật tự, ATGTĐB.[90]
Sách: Vi Phạm Hành chính của tác giả Kikot (В.Я.Кикоть) xuất bản năm 2012
bởi Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir (Институт экономики и права Ивана
Кушнира). Cuốn sách được chia thành 9 phần với 22 chương, trong đó dành một
phần (phần 5) với 2 chương (chương 13 và 14), trình bày về VPHC và TNHC, về
cơ bản các quan điểm của tác giả về VPHC và TNHC là khá tương đồng với các
quan niệm đang thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Khi phân tích về VPHC, tác
giả đã chỉ ra 5 dấu hiệu của VPHC cụ thể như: VPHC phải là một hành vi VPPL,
hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thể bằng hành động
(khai báo sai), hoặc không hành động (không khai báo), chứ nó không thể là suy
nghĩ, nhận thức…[117]. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn
tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng các khái niệm có liên quan đến
VPHC, cũng như xử lý VPHC trong GTĐB của luận án.
Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions
Regimes in International Law” (Luật hành chính toàn cầu và tính hợp pháp của
20
cơ chế xử phạt trong Luật quốc tế) của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của
Đại học luật Yale (Yale Law School, J.D. expected 2012).
Bài viết đề cập đến một vấn đề là cần phải có một hệ thống quy định về xử
phạt VPHC mang tính chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới, bởi xuất
phát từ thực tiễn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thế giới (Word bank
“WB”) tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì vấn nạn tham nhũng là một
vấn đề cần được xử lý triệt để. Cá nhân, tổ chức khi có hành vi tham nhũng đối
với dòng vốn này có thể phải chịu sự trừng phạt theo pháp luật của quốc gia sở tại
và cũng phải bị xử phạt từ phía WB, và đây chính là khó khăn mà WB đang phải
đối mặt. Chính vì vậy WB đã khuyến cáo các quốc gia khi xây dựng các chế tài
xử phạt cần tiếp cận với các quy tắc của luật hành chính toàn cầu (Global
Administrative Law “GAL”), để phát huy tốt nhất tính hiệu quả, giảm thiểu sự
xung đột trong áp dụng các biện pháp trừng phạt của WB và pháp luật của quốc
gia sở tại.[111]
Đây là một gợi mở rất quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng,
hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB
nói riêng; đặc biệt bắt đầu từ ngày 20/08/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên của Công ước Quốc tế về GTĐB (Convention on Road Traffic) và
Công ước về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (Convention on Road Signs and
Signals). Trên tinh thần thực hiện các quy định của Công ước, bắt đầu từ tháng
8/2015, Việt Nam đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving
Permit – “IDP”) có giá trị tại 85 quốc gia là thành viên của công ước Vienna
(1968), vì vậy cũng sẽ có nhiều giấy phép lái xe quốc tế cấp tại nước ngoài được
phép sử dụng tại Việt Nam, cho nên xây dựng một hệ thống pháp luật về GTĐB
cũng như xử lý những VPPL (đặc biệt là VPHC) trong lĩnh vực này cần phải tuân
thủ những nguyên tắc chung của GAL là vô cùng quan trọng, nó không những góp
phần nâng cao tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật tại Việt Nam, mà còn giúp
chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.
21
Bài viết “Traffic laws in Nigeria: Fact or myth?” (Luật giao thông tại
Nigeria: Thực tế hay cổ tích) của Sokomba Alolade đăng trên Tạp chí Luật sư
Châu phi (The Magazine for the African lawyer)
Bài viết giới thiệu khái quát về tình hình pháp luật và việc thực thi pháp luật
về giao thông tại Nigeria, một quốc gia có số lượng người chết vì TNGT cao trên
thế giới. Thông qua bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản
dẫn đến tình trạng mất trật tự an toàn GTĐB ở Nigeria đó chính là sự thiếu đồng
bộ của hệ thống pháp luật; ý thức pháp luật của người tham gia giao thông còn
kém; hệ thống hạ tầng dành cho GTĐB còn chưa hợp lý.... Theo tác giả, muốn
giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông tại đây cần phải làm tốt một số công việc
như: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (đặc biệt chú trọng tới các loại đường
chuyên dụng); Xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất trên phạm vi
toàn quốc về các quy tắc ATGT (Nigeria là quốc gia liên bang); Xây dựng, tổ chức
một hệ thống cơ quan có thẩm quyền liên bang chuyên về bảo đảm xử lý các VPPL
về giao thông trên phạm vi liên bang, và cần phải có các quy định thực sự cụ thể
về trách nhiệm của cơ quan này. Một trong những giải pháp được tác giả nhấn
mạnh và coi là nút thắt cần phải gỡ trong hoạt động bản đảm trật tự, ATGTĐB đó
là cần phải có sự lồng ghép phù hợp các kiến thức về ATGTĐB vào trong chương
trình giáo dục quốc dân, để hình thành ý thức trong chấp hành pháp luật về GTĐB
[112].
Báo cáo tham luận: “Cách thức thay đổi hành vi không tuân thủ Luật giao
thông của người tham gia giao thông” của tác giả Sonija, NCS của Viện nghiên
cứu ATGT Thụy Điển (Swedish Road and Transport Research Institute) trình bày
tại Hội nghị về ATGT các châu lục được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 –
17/5/2013. Tham luận chỉ rõ: Phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm
GTĐB là hết sức cần thiết để thiết lập ngay trật tự, kỷ cương trong hoạt động vận
tải đường bộ nhằm đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, về chiến lược lâu dài cần phải bắt
tay vào nghiên cứu, tổ chức chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm
22
“thay đổi hành vi trong ATGTĐB”. Nội hàm của vấn đề này bao gồm kế hoạch
tổng thể với những bước đi khoa học, hợp lý thì mới có thể tạo ra chuyển biến tích
cực trong xã hội. Xác định vấn đề thông qua việc phân tích thực trạng, các học
thuyết thay đổi hành vi, lý thuyết ngăn chặn và thực thi cưỡng chế, nghệ thuật
thuyết phục (chúng ta hy vọng thay đổi điều gì?)... đến giáo dục truyền thông
(maketing, tổ chức và đánh giá theo nhóm thảo luận chuyên đề, hoạch định chiến
dịch..), xây dựng chiến dịch (xét chọn đối tượng, chiến lược thông điệp, quan hệ
công chúng, kết nối các phương tiện thông tin đại chúng, đánh giá hiệu quả truyền
thông..). Đây là kinh nghiệm cho các chủ thể có thẩm quyền tiếp thu, tham khảo
và vận dụng vào hoạt động xử lý cũng như tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo chuyển
biến trong chấp hành các quy định của pháp luật về GTĐB.
Bên cạnh đó, còn có một số Hội thảo như: Hội thảo ASEAN về An toàn
giao thông lần thứ nhất (từ ngày 26 đến ngày 28/03/2001) tại Thái Lan; Hội
nghị quốc tế về an toàn đường bộ tổ chức tháng 9/2003 tại Nhật Bản; Hội nghị
quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam, hội nghị An toàn giao thông ASEAN
- Nhật Bản tháng 12/2013 tại TháiLan... đã côngbố nhiều công trình nghiên cứu về
ATGT và xử phạt vi phạm về GTĐB.
Phần lớn các công trình công bố tại các Hội thảo ATGT đã được tổ chức
đều khẳng định ATGT là vấn đề toàn cầu và khu vực, các Chính phủ cần có
chính sách quốc gia về đảm bảo TTATGT. Các báo cáo đều khẳng định tới hơn
80% các vụ TNGT đều có nguyên nhân từ người điều khiển phương tiện giao
thông gây ra. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề TNGT phải tập trung chủ yếu vào
việc tuyên truyền giáo dục; đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển
phương tiện giao thông, phòng ngừa và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm trật tự,
ATGTĐB của các đối tượng tham gia giao thông.
Các báo cáo tham luận tại các Hội nghị khẳng định ở một số nước do trình
độ pháp luật thấp nên tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB chủ yếu xuất phát
23
từ việc làm chưa tốt khâu phòng ngừa, hoạt động xử lý các hành vi này chưa
nghiêm.
Trong một số báo cáo được trình bày tại các hội thảo về TTATGT (báo
cáo của Sonija, NCS của Viện nghiên cứu ATGT Thụy Điển) đã đề cập tới một
vấn đề đang diễn ra tại các quốc gia thuộc liên minh EU, đó là tình trạng lái xe vi
phạm pháp luật về GTĐB, thậm chí gây TNGT đã bỏ trốn, việc truy tìm người vi
phạm là rất khó khăn, vì vậy các nước EU đã cải tiến biển kiểm soát xe ô tô: đầu
tiên là cờ EU, sau đó đến tên nước, tiếp đến tên các thành phố nơi lái xe cư trú.
Đồng thời giữa các nước EU đã thiết lập mạng thông tin quản lý phương tiện
GTĐB và lái xe của các quốc gia thành viên. Việc này sẽ thuận lợi cho công
tác quản lý trật tự, ATGTĐB nói chung, xử lý VPHC nói riêng.
1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa
Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Mặc dù các công trình nghiên cứu có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở nước ngoài mà NCS tiếp cận được không nhiều, tuy nhiên những kết quả
nghiên cứu của các công trình này đều có giá trị đối với các nội dung nghiên cứu của
Luận án, đặc biệt các gợi mở về việc xây dựng một chế độ công vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức làm nhiệm vụ xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Phương pháp tổ
chức và cách thức thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia về trật tự,
ATGTĐB tại một số quốc gia trên thế giới rất có ý nghĩa đối với luận án trong việc
tiếp tục nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử
lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam theo hướngtiếp cận, học tập kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới trong hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của đất nước trong tình hình mới, thì những kinh
nghiệm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB tại một số quốc gia trên thế giới thực sự vô cùng quan trọng đối với hoạt động
24
hoàn thiện cũng như tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, ATGTĐB ở
Việt Nam.
Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề trật tự, ATGTĐB ở Việt Nam nói trong vài chục năm trở lại đây luôn là
một vấn đề thực sự “nóng”, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng, trong
đó có các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, do đó số lượng công
trình nghiên cứu về trật tự an toàn GTĐB, cũng như hoạt động xử lý VPHC trong
lĩnh vực này đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu với phạm vi, mức độ
khác nhau. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình nghiên cứu về vấn đề này, NCS
nhận thấy các công trình đã được tiếp cận trên ít, nhiều đều có ý nghĩa đối với luận
án, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phương diện lý luận: Các kết quả nghiên cứu của các công trình
có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã xây dựng được một hệ thống
lý luận tương đối hoàn chỉnh về VPHC và xử phạt VPHC. Tuy nhiên có thể nhận
thấy, nhiều công trình nghiên cứu đang đồng nhất khái niệm xử lý VPHC với xử phạt
VPHC, điều này xét về phương diện khoa học là chưa chính xác, bởi xử phạt chỉ là
một bộ phận của xử lý. Vì vậy ở phương diện này, luận án sẽ tiếp thu những nghiên
cứu về xử phạt VPHC cũng như những đặc điểm của hoạt động này, để từ đó xây
dựng hệ thống các khái niệm về VPHC cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Sự hoàn thiện về các quy định, các chính
sách về trật tự, ATGTĐB, vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những
tín hiệu lạc quan về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB thời gian qua có đóng góp
quan trọng của nhiều nhà khoa học. Những luận giải của các nhà khoa học về nguyên
nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự, ATGTĐB cũng như tình trạng VPPL
trong lĩnh vực GTĐB đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này đã
giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn chính xác
hơn về toàn cảnh GTĐB ở nước ta, từ đó có những sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp
về phương diện chính sách, pháp luật.
25
Thứ ba, về phương diện đề xuất, kiến nghị: Trong các công trình nghiên cứu
của mình, các nhà khoa học trên cơ sở thực hiện các nghiên cứu, phân tích về mặt lý
luận – pháp lý về trật tự, ATGTĐB cũng như hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB đều đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề này. Các giải pháp được đưa ra trên
cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cũng như phân tích thực trạng của tình hình, chỉ
ra các nguyên nhân của thực trạng đó đều có giá trị trong thực tiễn.
Trong rất nhiều các giải pháp đã được đưa ra, có những giải pháp đã được tiếp
thu và cụ thể thành các quy phạm pháp luật, có những giải pháp vẫn chưa được áp
dụng. Đối với luận án, các giải pháp đã được đưa ra trong các công trình nghiên cứu
trước đó đều là những gợi mở quan trọng cho NCS trong việc đưa ra các giải pháp
của luận án.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án phải giải quyết
Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu, nhận thấy đây là những
công trình khoa học được thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm của các nhà khoa
học về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; tuy nhiên các
công trình chỉ tập trung giải quyết một khía cạnh của VPHC hoặc của xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB, chưa có công trình nào tập trung giải quyết một cách hệ thống
về các vấn đề nêu trên. Vì vậy NCS xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam.
Để thực hiện được nội dung này, NCS sẽ phân tích các quan điểm khoa học của
các nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm VPHC cũng như các đặc điểm
của VPHC nói chung; VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng. Nghiên
cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại
Việt Nam từ trước đến nay, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn từ năm 2008
(thời điểm ban hành Luật GTĐB), tới thời điểm hiện nay để làm cơ sở cho những
luận giải của mình về cơ sở của xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh
26
vực GTĐB nói riêng. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khoa học, cũng như các
quy định của pháp luật về VPHC và xử lý VPHC, luận án sẽ đưa ra những nhận thức
cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Từ đó luận án sẽ xây dựng
các khái niệm về VPHC, VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như xử lý VPHC trong
lĩnh vực này.
Hai là, nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC đối với những VPPL về trật tự,
ATGTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế.
Để thực hiện được nội dung này, NCS trình bày, phân tích các quy định của
pháp luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; chỉ ra những hạn chế, bất
cập trong các quy định của pháp luật hiện hành
Để nghiên cứu về thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của
các lực lượng chức năng, NCS thực hiện công tác thống kê, tổng hợp và phân tích
các số liệu báo cáo từ các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban ATGT quốc gia và
Ban ATGT các địa phương; Bộ Công an; Bộ giao thông vận tải..., trên cơ sở đó luận
án chỉ ra thực trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB và hoạt động xử lý của các chủ thể
có thẩm quyền đối với vi phạm này.
Phân tích cơ cấu VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; phân tích
hoạt động xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn
chặn, biện pháp bảo đảm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được các lực lượng chức
năng áp dụng trong thời gian qua, từ đó chỉ ra vai trò của việc áp dụng các biện pháp
này trong xử lý các VPHC trong GTĐB.
Trên cơ sở phân tích, luận giải hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở
Việt Nam hiện nay, NCS sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về hoạt động, chỉ
ra những kết quả đã đạt được; những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xử lý các VPHC
trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyên nhân, điều
kiện dẫn đến tình trạng này ở Việt Nam trong thời gian qua;
27
Ba là, trình bày phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý
VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam.
Để đưa ra được phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam, luận án tiến hành dự báo tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB
ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, NCS trình bày các
phươnghướngcũngnhư nhữnggiải pháp cụ thể như:Hoàn thiện các quy định của pháp
luật có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB để nâng cao hiệu quả của hoạt
động này trên thực tế; các giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý
VPHC tronglĩnh vực GTĐB của các lực lượngchức năngnhư nângcao nănglực cưỡng
chế, năng lực chứngminh cho các chủ thể có thẩm quyền; tổ chức một cách hợp lý lực
lượng làm công tác xử lý; nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống; xây
dựng văn hóa giao tiếp…
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay như sau.
(1) Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm
quyền ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không
cao. Vậy nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó là gì?
Giả thuyết nghiên cứu
Hệ thống lý luận về xử lý VPHC nói chung, xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB nói riêng hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất. Chính vì vậy cần xây
dựng được khái niệm xử lý VPHC cũng như khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB một cách chính xác và khoa học;
Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền
còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao. Nguyên nhân của những
khó khăn, vướng mắc xuất phát từ những quy định của pháp luật về vấn đề này
vẫn chưa thực sự chính xác và phù hợp; nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xử
28
lý cũng như cách thức tổ chức hoạt động xử lý cũng chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu
quả.
Dự định kết quả nghiên cứu
Xây dựng được khái niệm xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
Chỉ ra được đặc điểm, vai trò của hoạt động này trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
Thông qua phân tích thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án
chỉ ra những vấn đề chưa phù hợp của các quy định pháp luật về xử lý VPHC
trong lĩnh vực GTĐB cũng như những tồn tại, yếu kém trong hoạt động xử lý của
các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có những giải pháp
phù hợp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế.
(2) Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực
GTĐB ở Việt Nam, cần phải thực hiện những vấn đề gì?
Giả thuyết nghiên cứu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt
Nam, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện như hoàn thiện hệ
thống các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như
sắp xếp, tổ chức lại tổ chức cũng như hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền
trong hoạt động xử lý.
Dự định kết quả nghiên cứu đạt được
Trên cơ sở các dự báo về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam
trong thời gian tới, luận án sẽ đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp để nâng cao
hiệu quả của hoạt động này trên thực tế.
29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành
chính nói chung, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
nói riêng của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, Nghiên cứu sinh
nhận thấy các công trình này đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính
và xử lý vi phạm hành chính với nhiều mục tiêu khác nhau; kết quả nghiên cứu
của các công trình này là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành
chính nói chung; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
nói riêng trong điều kiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng trong mọi
hoạt động của khu vực và thế giới (trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn
30
giao thông đường bộ); đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam chính thức phê chuẩn hai
Công ước quốc về an toàn giao thông và cộng đồng ASEAN được thành lập vào
cuối năm 2015 thì đòi hỏi sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia (trong đó
có các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ) là một nhu cầu tất yếu
trong quá trình này.
Qua kết quả nghiên cứu của chương thứ nhất, Luận án đã chỉ ra những vấn
đề cần phải nghiên cứu, làm rõ dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn của xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm các nội dung chủ
yếu sau:
Nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm pháp
luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt
động xử lý VPHC của các lực lượng chức năng).
Phân tích phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm
hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
2.1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Là một dạng cụ thể của VPPL, xảy ra nhiều trong đời sống xã hội và nhận
được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách cũng như
các nhà nghiên cứu; điều này được thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu
31
của các nhà khoa học, thể hiện ở các sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn; luận
án cũng như các bài viết có liên quan.
Khái niệm VPHC cũng đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở
Việt Nam từ rất sớm; văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện khái niệm này là Pháp
lệnh xử phạt VPHC năm 1989, theo đó VPHC được hiểu là: "hành vi do cá nhân,
tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước
mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
hành chính" [65]; hiện nay khái niệm này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 2,
Luật xử lý VPHC 2012, cụ thể như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
hành chính" [80]
Bên cạnh một số bài viết, giáo trình khi trình bày và phân tích khái niệm
VPHC đồng tình với khái niệm đã được “luật định” như giáo trình Luật Hành
chính Việt Nam của TrườngĐại học Luật Hà Nội; TrườngĐại học Cảnh sát nhân
dân..., thì cũng có những ý kiến không hoàn toàn đồng tình với khái niệm đã được
thể hiện trong các văn bản pháp luật. Ví dụ: Trong giáo trình Luật Hành chính
Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia – Sự thật xuất bản năm 2013; trong phần trình bày về khái niệm VPHC, tác
giả quan niệm như sau:
VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có
lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính
hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự
quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự
do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của
pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. [107, tr 504]
Để có được khái niệm trên, tác giả đã chỉ ra những điểm chưa phù hợp của
khái niệm được đề cập tại các văn bản pháp luật, tác giả phân tích: Việc Luật xử
32
lý VPHC sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước”
chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi. Hơn thế, theo tác giả dùng cụm từ “quản
lý nhà nước” ở đây cũng thực sự chưa phù hợp, bởi “vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước” có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào, do đó theo tác
giả ở nội dung này chỉ cần dùng cụm từ “trái pháp luật” là đủ. Bên cạnh đó cũng
theo tác giả, trong khái niệm về VPHC được thể hiện tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử
lý VPHC dùng cụm từ “mà không phải là tội phạm” để mô tả về hành vi VPHC
cũng chưa thực sự chính xác, bởi nếu sử dụng cụm từ này dễ làm cho các chủ thể
có thẩm quyền xử lý VPHC lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi nào là
VPHC hay tội phạm mà xem nhẹ đi việc tuân thủ các căn cứ của pháp luật. Tiếp
tục phân tích khái niệm VPHC đã được thể hiện trong Luật xử lý VPHC năm 2012,
tác giả nhấn mạnh: Việc quy định các hành vi VPHC thì phải bị xử phạt VPHC
cũng không chính xác về mặt khoa học, bởi thực tế khi một chủ thể có hành vi
VPPL thì không những họ phải chịu những hình thức “xử phạt” mang tính trừng
phạt của nhà nước mà họ còn phải thực hiện các biện pháp “khắc phục hậu quả”,
tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại trật tự ban đầu đã bị thay đổi vi phạm
của họ gây ra (biện pháp khôi phục). [107, tr 496,497]
Trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và
TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 2017; trong phần trình bày về khái niệm VPHC (phần do TS Bùi
Tiến Đạt viết), tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải xây dựng được khái
niệm VPHC một cách chính xác và khoa học. Tác giả đã hệ thống lại những vấn
đề có liên quan đến khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật
của nhà nước ta (từ Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành theo Nghị định số 143/CP
ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính phủ cho đến Luật xử lý VPHC hiện hành);
Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: “có thể thấy định nghĩa về VPHC trong các Pháp
lệnh về xử phạt/xử lý VPHC 1989,1995,2002 và Luật xử lý VPHC 2012 khác nhau
về ngôn ngữ thể hiện nhưng giống nhau về bản chất” [85, tr 462, 463], sau đó tác
33
giả dẫn lại khái niệm VPHC đã được trình bày tại giáo trình Luật Hành chính Việt
Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm
2008.
Trong một số giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo
khác như Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân..., đã nêu được sự cần
thiết phải đưa ra được một khái niệm chính thức về VPHC, bởi nó chính là cơ sở,
căn cứ để đưa ra các quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả
đối với các VPHC [60, tr 336]. Trên cơ sở các khái niệm VPHC đã được thể hiện
tại các văn bản pháp luật từ trước tới nay, các giáo trình này đều đồng tình với
khái niệm đã được “luật định” mà không có luận giải gì thêm.
Từ việc phân tích các khái niệm về VPHC được luận giải, thể hiện trong các
tài liệu nêu trên, NCS nhận thấy xây dựng khái niệm về xử lý VPHC là cần thiết;
việc có các lập luận, quan điểm chưa hoàn toàn đồng nhất về khái niệm VPHC thể
hiện tại các bài viết, giáo trình..., xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như
đối với đối tượng đào tạo của Trường Đại học Cảnh sát là những người sau này
chủ yếu sẽ làm việc tại các cơ quan thuộc khối hành pháp, vì vậy yêu cầu cao nhất
đối với nhóm đối tượng này là nắm và hiểu ở mức tốt nhất các quy định của pháp
luật về vấn đề đó, để trong quá trình áp dụng pháp luật không bị lúng túng.
Trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trong
một số công trình khoa học, NCS hoàn toàn đồng tình với khái niệm về VPHC
được trình bày tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu
Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013. Như vậy:
VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có
lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính
hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự
quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự
do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của
pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [107, tr 504].
34
2.1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Theo từ điển tiếng việt do Nhà xuất bản Bách khoa ấn hành năm 2014, thì
giao thông là việc “đi lại từ chỗ này qua chỗ kia bằng phương tiện chuyên chở"
[96, tr 308]; còn đường bộ được hiểu là "đường đi trên đất liền” [96, tr 278]. Và
tại Khoản 1, Điều 3, Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm “đường, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Trên cơ sở cách hiểu về các thuật
ngữ “giao thông”; “đường bộ” như trên, có thể thấy GTĐB là việc đi lại từ chỗ
này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
Trong khi đó trật tự, ATGTĐB là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành
và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTĐB, nhằm đảm bảo
cho hoạt động GTĐB thông suốt. Đảm bảo trật tự, ATGTĐB góp phần vào sự phát
triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất
nước.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì TTATGT được hiểu
là:
Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người
tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao
thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất TNGT, gây
thiệt hại về người và tài sản. TTATGT là một mặt của trật tự, an toàn xã hội.
[98, tr 1182]
Trên tinh thần đó có thể hiểu trật tự, ATGTĐB là một trạng thái xã hội được
hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTĐB mà
các chủ thể khi tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành nhằm đảm bảo hoạt
động GTĐB được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn.
35
Như vậy: VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá
nhân có năng lực TNHC hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, ATGTĐB mà
theo quy định của pháp luật phải chịu TNHC.
2.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi do cá nhân có năng
lực TNHC và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự,
ATGTĐB được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật GTĐB;
Nghị định 46/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 46/2016)..., gồm các hành
vi vi phạm các quy tắc về GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB...
Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực GTĐB luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các
VPHC còn lại. Ví dụ như trong năm 2016, tổng số vụ việc VPHC bị phát hiện của
cả nước là 9.845.031 vụ, thì chỉ riêng số vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB bị
lực lượng CSGT xử lý đã là 3.972.192 vụ (chiếm 40,03%); so với các VPHC trong
các lĩnh vực tương tự như đường thủy, đường sắt, thì VPHC trong lĩnh vực GTĐB
cũng là loại vi phạm xảy ra nhiều nhất (trong năm 2015 số vụ việc VPHC trong
lĩnh vực GTĐB bị lực lượng CSGT phát hiện và xử lý là 4.195.528 trường hợp thì
đường thủy nội địa chỉ là 210.932 và đường sắt là 5.244 trường hợp) [13].
Thứ ba, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra mọi lúc, mọi nơi; chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi thành phần khác nhau trong
xã hội. Đây là một đặc điểm cần phải lưu ý đối với các lực lượng chức năng để từ
đó có những biện pháp phù hợp và cần thiết trong hoạt động này.
Thứ tư, hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng rất đa dạng; các hành vi
vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy phạm pháp luật cụ
thể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền phải rất lưu ý, bởi hoạt
động xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có hành vi vi phạm đã được
mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
2.2. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ
36
2.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ
2.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính
Khái niệm xử lý VPHC
Trong tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của tác giả tác giả V.T.Batychko,
nhà xuất bản ТТИ ЮФУ ấn hành năm 2008 thì quan niệm xử lý VPHC là việc
“áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với những hành vi vi phạm
những quy định của pháp luật hành chính” [115, tr 52]. Cũng với quan điểm gần
giống như của tác giả V.T.Batychko, trong chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử
lý vi phạm hành chính” do ThS. Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật
Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp và nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ
Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp biên soạn quan niệm bản chất của xử
lý hành chính là áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy
định [83, tr 7]; trên tinh thần đó tác giả đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau:
“Xử lý vi phạm hành chính là việc áp dụng các biện pháp chế tài mang tính cưỡng
chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính”.[83,
tr 8]
Trong một số giáo trình giảng dạy môn Luật Hành chính Việt Nam của các
cơ sở đào tạo như: Đại học Luật Hà Nôi; Đại học Cảnh sát nhân dân thì khái niệm
xử lý vi phạm hành chính không được đề cập tới mà chỉ trình bày về khái niệm xử
phạt. Ví dụ như tại giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì xử phạt VPHC
được hiểu là:
Hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của
pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính
và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết,
theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
[60, tr.349].
37
Như vậy theo khái niệm trên có thể thấy xử phạt VPHC không chỉ thuần túy
là việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với chủ thể có hành vi VPHC, mà còn
có thể bị áp dụng các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, tuy nhiên trong
giáo trình lại không phân tích cụ thể biện pháp “cưỡng chế hành chính khác” ở
đây bao gồm những biện pháp nào. Bởi trong xử lý VPHC, các chủ thể có thẩm
quyền có thể áp dụng rất nhiều biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế; các
biện pháp này thậm chí có thể áp dụng các biện pháp này ngay cả khi VPHC chưa
diễn ra (các biện pháp ngăn chặn). Chính bởi không có một sự giải thích cụ thể về
các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, nên khái niệm phần nào gây lúng
túng trong quá trình tiếp cận.
Cũng là luận giải về xử lý VPHC nhưng trong một số giáo trình khác (như
giáo trình của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt; Giáo trình của GS.TS Phạm Hồng Thái
– TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên...), thì cách tiếp cận khái niệm xử lý
VPHC lại được tiến hành trên cơ sở phân tích các đặc điểm, bản chất của hoạt
động xử lý, chứ không chỉ thuần túy là diễn giải theo quy định của pháp luật. Cụ
thể như trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái
và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, trong phần trình bày về “cưỡng chế
hành chính”, các tác giả không xây dựng một khái niệm về xử lý VPHC, mà chỉ
đưa ra khái niệm về xử phạt hành chính. Theo đó khi một chủ thể có hành vi VPHC
thì phải chịu TNHC, và TNHC chính là “hậu quả của VPHC, thể hiện ở việc cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính
đối với chủ thể VPHC theo thủ tục do Luật Hành chính quy định” [85, tr 473]; các
tác giả đồng tình với quan điểm về TNHC của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt đó là:
TNHC không chỉ thuần túy là các biện pháp xử phạt hành chính mà nó còn bao
gồm cả các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị VPHC xâm hại. Giáo
trình đã đưa ra khái niệm về xử phạt VPHC như sau
Xử phạt VPHC là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp
dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt
38
VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC
và đảm bảo việc xử phạt VPHC) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện
hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước. [85,
tr 474,475]
Cũng tiếp cận khái niệm xử lý VPHC theo hướng rộng, trong giáo trình Luật
Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên; tác giả quan niệm
VPHC thì phải chịu TNHC. Mặc dù không đưa ra một khái niệm chính thức nào
về xử lý VPHC, tuy nhiên căn cứ vào các luận giải của tác giả được thể hiện trong
phần trình bày về VPHC và TNHC (từ trang 494 đến trang 547), có thể hiểu xử lý
VPHC chính là việc chủ thể có thẩm quyền ấn định TNHC đối với cá nhân, tổ
chức khi có hành vi VPHC.
Trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý,
xử phạt VPHC như vừa trình bày, cũng như những phân tích của cá nhân, NCS
đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau:
Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện
pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà
nước.
Đặc điểm xử lý VPHC
Thứ nhất, xử lý VPHC là hoạt của các chủ thể có thẩm quyền nhằm áp dụng
các biện pháp xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp
ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt, thi hành các quyết định xử lý VPHC
đối với các chủ thể có hành vi VPHC theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, quyền xử lý VPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật;
Thứ ba, xử lý VPHC được tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy
định cụ thể trong Luật xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành;
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019

More Related Content

What's hot

Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

What's hot (20)

Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướcLuận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Luận văn: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộLuận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Luận văn: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Vấn đề để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình, HOT
Luận văn: Vấn đề để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình, HOTLuận văn: Vấn đề để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình, HOT
Luận văn: Vấn đề để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội buôn lậu trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAYLuận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
Luận văn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, HAY
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sựĐề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
Đề tài: Biện pháp điều tra khám xét theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây DựngBáo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
Báo Cáo Thực Tập Công Tác Pháp Chế Trong Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Phòng vệ chính đáng theo pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAYLuận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về đấu thầu xây dựng, HAY
 

Similar to XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019

Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...luanvantrust
 

Similar to XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019 (20)

Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộLuận Án  Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Luận Án Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
Xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thị xã Đông Triều, 9đ - Gửi miễn ...
 
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
Xử phạt hành chính trong giao thông đường bộ thị xã Đông Triều - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngLuận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Luận văn: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
 
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà MauTội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ tại Cà Mau
 
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường BộĐề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
Đề Tài Xử Phạt Hành Chính Lĩnh Vực Giao Thông Đường Bộ
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAYQuản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
 
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
 
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộĐiều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
Điều kiện của tội vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn qu...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sựCác tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
Các tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật hình sự
 
Luận án: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HAYLuận án: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HAY
Luận án: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam, HOT
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.docXử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Thương Mại.doc
 
Kiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộKiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
Kiểm sát điều tra vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOTLuận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
Luận văn: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế tại TPHCM
 

More from hanhha12

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...hanhha12
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...hanhha12
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...hanhha12
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...hanhha12
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...hanhha12
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...hanhha12
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019hanhha12
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...hanhha12
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...hanhha12
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019hanhha12
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...hanhha12
 

More from hanhha12 (20)

Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 322010QĐ-TTg về Pháttriển nghề Công Tá...
 
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH D TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CHỒI CỎ HẠI MÍA VÀ KẾT QUẢ PHÒNG CH P...
 
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
Báo cáo rà soát thể chế chuỗi giá trị lúa gạo_10490912092019
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
BÁO CÁO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌ...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ)_1...
 
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
BÁO CÁO QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN SỐ 5 (NHÓM CẢNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ) B...
 
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
BÁO CÁO QUỐC GIA Về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ v...
 
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
BÁO CÁO PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CÔNG NGHỆ Chuyên đề CÔNG NGHỆ IN 3D – HƯỚNG ỨNG DỤ...
 
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
Báo cáo phát triển bền vững 2014 Vì Một Thế Giới Tốt Đẹp Hơn_10484412092019
 
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
BÁO CÁO Nghiên cứu về khả năng tham gia Sáng kiến Đối tác Chính phủ mở (OGP) ...
 
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
Báo cáo nghiên cứu trị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam_1...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2030_1048221209...
 
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tín...
 
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
BÁO CÁO NGÀNH PHÂN BÓN VÔ CƠ_10481212092019
 
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
BÁO CÁO NGÀNH KHÍ -TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG TIẾN ĐẾN CẠNH TRANH LÀNH MẠNH_1048101...
 
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
BÁO CÁO NGÀNH ĐƯỜNG _10480712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
BÁO CÁO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN_10480312092019
 
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
BÁO CÁO NGÀNH CẢNG BIỂN_10475912092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
BÁO CÁO NGÀNH BIA_10475712092019
 
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
BÁO CÁO NGÀNH BIA - CÂU CHUYỆN THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC VÀ DIỆN MẠO MỚI CHO NGÀNH B...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_10350112052019

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH PHAN QUỲNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số:9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN CỬU VIỆT HÀ NỘI – 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong luận án đảm bảo độ chính xác, trung thực và tin cậy. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐINH PHAN QUỲNH
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………….. 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8 1.2 Đánh giá về tình hình nghiên cứu 23 1.3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 31 2.1 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 31 2.2 Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 36 2.3 Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 55 2.4 Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 61 2.5 Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 66 Chương 3 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 77 3.1 Thực trạng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 77 3.2 Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay 97 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 116 4.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam 116 4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 124 KẾT LUẬN 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông ATGTĐB : An toàn giao thông đường bộ BCA : Bộ Công an CAND : Công an nhân dân C08 : Cục Cảnh sát giao thông CSGT : Cảnh sát giao thông GTĐB : Giao thông đường bộ GTVT : Giao thông vận tải GPLX : Giấy phép lái xe GTTT : Giao thông trật tự NCS : Nghiên cứu sinh PC08 : Phòng Cảnh sát giao thông VPHC : Vi phạm hành chính VPPL : Vi phạm pháp luật TNGT : Tai nạn giao thông TNHC : Trách nhiệm hành chính TNPL : Trách nhiệm pháp lý TTATGT : Trật tự an toàn giao thông TTKS : Tuần tra kiểm soát
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Hệ thống đường bộ Việt Nam Bảng 3.2: Đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Việt Nam Bảng 3.3: Kết quả xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ Bảng 3.4: Phân tích các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Bảng 3.5: Phươngtiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Bảng 3.6: Kết quả áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông đường bộ (GTĐB) ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề nhận được sự quan tâm và quan ngại sâu sắc của toàn xã hội, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay tỷ lệ tử vong tính trên 100.000 dân do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra tại Việt Nam là cao hơn mức trung bình của thế giới (24,5/17) [145]. Tuy nhiên đây mới là số tử vong theo thống kê trên hiện trường do lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện. Bên cạnh đó bình quân mỗi năm Việt Nam mất 3 tỷ USD (tương đương 2,5% GDP) để khắc phục các hậu quả do TNGT đườngbộ gây ra [129], trong khi đó tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức khoảng 6%. Phân tích nguyên nhân dẫn đến TNGT ở nước ta phần lớn là xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) về GTĐB của người điều khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông gây ra. Có thể nhận thấy tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta là một trong rất nhiều nguyên nhân cản trở sự phát triển của đất nước. Xuất phát từ thực tiễn đó, ngày 24/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, khẳng định việc thực hiện chiến lược ATGTĐB nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống GTVT hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) và hạn chế TNGT là góp phần vào sự phát triển của đất nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông. Có thể nhận thấy trong thời gian gần đây, cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và của toàn xã hội, vấn đề trật tự, ATGTĐB ở nước ta đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực; tình hình VPPL trong lĩnh vực GTĐB được
  • 7. 2 kéo giảm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao và gây ra những thiệt hại to lớn cho xã hội. Chỉ tính trong năm 2016 (năm có số vụ VPHC về GTĐB ít nhất kể từ 2007), riêng lực lượng CSGT đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.972.192 trường hợp vi phạm trật tự ATGTĐB; phạt 2.582,73 tỷ đồng; tạm giữ 34.659 xe ô tô và 560.418 xe mô tô. Cũng trong năm 2016 tình hình ùn tắc giao thông vẫn diễn ra ở mức độ nghiêm trọng (đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội), với 41 vụ ùn tắc kéo dài gây thiệt hại về kinh tế cũng như sức khỏe của cộng đồng. Cũng trong năm 2016, tình hình TNGT đường bộ vẫn còn ở mức cao, đáng báo động với 21.589 vụ, làm chết 8.685 người và bị thương 19.280 người [13]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGT đường bộ, tuy nhiên theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình TNGT đường bộ chính là việc không tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, ATGTĐB của các chủ thể khi tham gia giao thông [14]. Chính vì vậy bên cạnh việc phải thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm giảm thiểu các hành vi VPPL về trật tự, ATGTĐB, cũng như tăng cường năng lực vận tải công cộng, cải thiện hạ tầng GTĐB..., thì các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực GTĐB như: Giáo dục, tuyên truyền về ATGTĐB; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn giao thông (ATGT) từ trung ương đến địa phương; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về bảo đảm trật tự ATGTĐB; nâng cao năng lực cưỡng chế của lực lượng CSGT, Thanh tra ngành GTVT, và các lực lượng thực thi công vụ khác; hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa lực lượng chức năng được xác định là những nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, bất cập của hoạt động này là một vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, với mục tiêu kéo giảm tình hình VPHC về trật tự, ATGTĐB là một yêu cầu cấp thiết.
  • 8. 3 Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Mã số 9.38.01.02 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phântích,luận giảinhữngvấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý về xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB. Bên cạnh đó luận án tiến hành đánh giá thực trạnghoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những yếu tố tác động tới hoạt động này, để từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu như vừa trình bày, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Luận án tiến hành phân tích, đánh tình hình nghiên cứu có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB qua các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ; những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Thứ hai: Trên cơ sở phân tích các khái niệm, đặc điểm, nội dung cũng như vai trò của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án sẽ tiến hành bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Thứ ba: Luận án tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong thời gian 10 năm (2007 – 2016), chỉ rõ những ưu điểm, kết quả đa ̣t được cũng như những tồn ta ̣i, ha ̣n chế và nguyên nhân củ a tồn ta ̣i, ha ̣n chế trong hoạt động này. Thứ tư: Trên cơ sở phân tích thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian qua; những dự báo về tình hình VPHC
  • 9. 4 trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian sắp tới, luận án đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất giải pháp, các nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trongphạm vi cả nước. Về thời gian, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong 10 năm (từ năm 2007 đến hết năm 2016). Xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB đượcthực hiện đốivớicác VPHC tronglĩnh vực GTĐB như: Vi phạm quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB.... Tuy nhiên vì những khó khăn trong công tác thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động xử lý các vi phạm về kết cấu GTĐB (thực tế các vi phạm này mới bắt đầu được quan tâm xử lý từ đầu 2017), vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về những vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC đối với những vi phạm về quy tắc GTĐB; vi phạm quy định về phương tiện tham gia GTĐB; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB..., mà không nghiên cứu những VPHC về kết cấu GTĐB. Mặc dù thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB thuộc về nhiều chủ thể khác nhau như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng Công an nhân dân; lực lượng Thanh tra ngành GTVT; nhưng trên thực tế hoạt động này chủ yếu được tiến hành bởi lực lượng đó là CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT.
  • 10. 5 Vì vậy luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá họat động xử lý của lực lượng CSGT đường bộ và Thanh tra ngành GTVT. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lê Nin khi nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Chương 1: Trong chương tổng quan tình hình nghiên cứu, luận án dùng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phươngpháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp để khái quát các vấn đề liên quan đến luận án đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu và công bố trong các công trình khoa học của mình. Từ đó chỉ ra những nội dung mà luận án sẽ kế thừa, phát triển cũng các vấn đề mà luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Chương 2: Là chương nghiên cứu những vấn đề lý luận về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp để từ đó làm rõ các khái niệm có liên quan đến VPHC, xử lý VPHC nói chung và trong lĩnh vực GTĐB nói riêng. Chương 3: Là nội dung trình bày thực trạng về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án tách ra làm hai phần đó là thực trạng pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB và thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân. Trong chương này, luận án sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để làm rõ các quy định pháp luật về xử lý VPHC trong GTĐB hiện nay cũng như thực tiễn hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
  • 11. 6 Chương 4: Là chương trình bày về phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì vậy luận án sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp tiếp cận đa ngành - liên ngành để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB với mục đích xây dựng một xã hội giao thông an toàn, văn minh và thân thiện. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án tiến hành nghiên cứu tổng quan, phân tích các quan điểm đã và đang tồn tại về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, trên cơ sở đó luận án xây dựng khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, dồng thời đã chỉ ra các đặc điểm, vai trò cũng như nguyên tắc của xử lý VPHC trong GTĐB. Thứ hai, trên cơ sở tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ khoa học Luật hành chính đối với những vấn đề đã được đặt ra trong phần câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của luận án, luận án xác định những yếu tố ảnh hưởng tới xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, trên cơ sở phân tích một cách toàn diện về thực trạng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực này, luận án đưa ra những đánh giá về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại để từ đó rút ra những kết luận khoa học về vấn đề này. Thứ tư, trên cơ sở đánh giá nhưngtồn tại, hạn chế của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; những khó khăn, hạn chế của hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền trên thực tế; trên cơ sở những dự báo về diễn biến tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB trong thờigian tới tại Việt Nam; Luận án đề xuất các giải pháp hướngtớisự hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
  • 12. 7 6.1. Ý nghĩa lý luận Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB, luận án góp phần làm sâu sắc hơn nhữngvấn đề lý luận xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũngnhư góp phần hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, học tập tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật, Cảnh sát. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết luận trong luận án cũng như những đề xuất, kiến nghị và giải pháp mà luận án trình bày là kết quả của hoạt động nghiên cứu lý luận về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như thông qua đánh giá, phân tích từ thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng. Bởi vậy, nhữngđề xuất, kiến nghị cũng như giải pháp được luận án trình bày có thể giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để từ đó vận dụng vào hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, góp phần tạo lập một xã hội giao thông an toàn, văn minh và thân thiện. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tàiliệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương1. Tổngquan tình hình nghiên cứu Chương2. Cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đườngbộ Chương 3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đườngbộ ở Việt Nam hiện nay Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
  • 13. 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, về khái niệm xử lý VPHC Là một nội dung quan trọng trong nội dung giảng dạy môn Luật Hành chính tại các cơ sở đào tạo luật, chính vì vậy trong các giáo trình giảng dạy môn Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam như Đại học Luật Hà Nội; Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Luật thuộc Đại học quốc gia Hà Nội; Đại học Cảnh sát Nhân dân..., đều dành một nội dung để trình bày, luận giải về vấn đề này. Tuy nhiên, khi trình bày, luận giải về khái niệm xử lý VPHC, do cách tiếp cận không hoàn toàn giống nhau, vì vậy sự luận giải về khái niệm cũng có những điểm không đồng nhất. Ví dụ, trong giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân chủ yếu phân tích theo hướng giải thích khái niệm đã được luật định. Cụ thể, trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của TrườngĐại học Luật Hà Nội xuất bản năm 2017 đã dành một nội dung lớn tại chương XI trình bày về VPHC; Trong nội dung trình bày về khái niệm VPHC, giáo trình đã điểm lại các văn bản pháp luật có những quy định đề cập đến khái niệm VPHC (Từ Nghị định 143/CP ngày 27/5/1977 đến Luật xử lý VPHC năm 2012); giáo trình đã nêu lại các định nghĩa về VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật này và giáo trình kết luận: Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất với nhau về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm này [60, tr 337]. Và sau đó đưa ra khái niệm VPHC như được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC năm 2012. Trong khi đó giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2017; Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2013..., khi trình bày về khái
  • 14. 9 niệm VPHC lại không thuần túy đi theo cách trình bày và diễn giải lại theo các quy định của pháp luật có liên quan đến khái niệm này. Ví dụ, tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi luận giải về khái niệm VPHC, tác giả cũng đã hệ thống lại các quy định được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có liên quan đến khái niệm VPHC (từ Pháp lệnh xử phạt VPHC 1989 đến Luật xử lý VPHC năm 2012) và kết luận: Các khái niệm được thể hiện trong các văn bản pháp luật này đã thể hiện được các dấu hiệu pháp lý cơ bản của VPHC như: Hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, có lỗi, được pháp luật quy định là VPHC và phải chịu trách nhiệm hành chính (TNHC). Tuy nhiên, theo tác giả, mặc dù khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật đã thể hiện được một số dấu hiệu pháp lý cơ bản như đã nêu, nhưng để đảm bảo tính chính xác, khoa học của khái niệm, thì cần chính xác thêm ở một số khía cạnh như: Cần phải xác định chính xác khách thể của hành vi vi phạm; cần loại bỏ cụm từ mà không phải là tội phạm ra khỏi khái niệm bởi theo tác giả quy định như vậy dễ làm cho chủ thể có thẩm quyền xử lý lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi VPPL nào là VPHC hay tội phạm [107, tr 496]. Thứ hai, về nguyên tắc xử lý VPHC Nếu như trong hai nội dung đầu tiên của xử lý VPHC là khái niệm và các đặc điểm của xử lý VPHC, về cơ bản các tác giả có quan điểm tương đối thống nhất, thì trong nội dung trình bày về nguyên tắc xử lý VPHC quan điểm của các tác giả được thể hiện trong phần này lại có nhiều điểm chưa tương đồng. Trong giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội khi trình bày về các nguyên tắc xử lý VPHC thì chỉ nhắc lại nội dung của khoản 1,2 điều 3, Luật xử lý VPHC 2012 và không có bất kỳ bình luận hay kiến giải gì [60, tr.350,351], trong khi đó tại giáo trình Luật hành chính Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, khi trình bày về các nguyên tắc của hoạt động xử lý VPHC, trên cơ sở không tán thành với việc đưa nội dung về các biện pháp xử lý hành chính vào trong Luật xử lý VPHC năm 2012 và khái niệm “xử lý VPHC” của Luật, nên theo tác giả, “nguyên tắc xử lý VPHC” được
  • 15. 10 hiểu bao gồm những nguyên tắc chung của TNHC (bao gồm nguyên tắc của pháp luật về TNHC và nguyên tắc củahoạt độngxử lý VPHC) và những nguyên tắc riêng của hoạt động xử lý VPHC. Trongnội dung này, tác giả cũng nêu quan điểm của cá nhân mình về sự thiếu chính xác của các nguyên tắc của hoạt động xử lý VPHC hiện nay được quy định trong Luật xử lý VPHC [107, tr.515]. Thứ ba, về các hình thức xử phạt VPHC Đối với nội dung này về cơ bản các quan điểm khoa học là tương đối giống nhau, điều này được thể hiện qua phần nội dung luận giải về hình thức xử phạt VPHC, các giáo trình chỉ lưu ý cần có sự phân biệt chính xác giữa hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Bên cạnh hình thức xử phạt được trình bày, các giáo trình còn dành một dung lượng lớn để trình bày về các biện pháp khắc phục hậu quả do VPHC gây ra cũng như những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt VPHC.... Cuốn sách “Một số vấn đề về phạt hành chính” của hai tác giả Phạm Dũng và Hoàng Sao, nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội, 1986. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra những nhận thức ban đầu về cơ sở lý luận của phạt hành chính và chỉ rõ các loạt phạt hành chính hiện đang áp dụng ở thời điểm đó như: Cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền được sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện VPHC; phạt lao động công ích; biện pháp phạt lao động cải tạo; giam hành chính… Qua việc phân tích các biện pháp xử phạt, các tác giả đã chỉ ra những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để giúp người đọc có thể phân biệt được các hình thức xử phạt hiện hành, mục đích, nội dung cũng như hậu quả pháp lý của từng hình thức xử phạt để từ đó tránh những sự nhầm lẫn trong quá trình áp dụng hình thức xử phạt. Các tác giả đã chỉ rõ trong giai đoạn này, vẫn có sự nhầm lẫn cho rằng cảnh cáo miệng cũng là hình thức xử phạt, vì cảnh cáo miệng “không có tính chất đánh giá nhà nước đối với vi phạm và không tạo ra một hậu quả pháp lý nào cả” [50, tr 25]. Bên cạnh việc nêu thẩm quyền ban hành các văn bản quy định TNHC theo quy định của pháp luật, các tác
  • 16. 11 giả đã phân tích và nêu ra những chồng chéo, bất cập trong việc quy định thẩm quyền ban hành các quy định về xử phạt; việc quy định Hội đồng nhân dân được phép ban hành các quy định về phạt hành chính, nhưng lại không có hướng dẫn cụ thể cho hoạt động này dẫn đến tình trạng ban hành tràn lan, đặc biệt ở cấp cơ sở (xã, phường), điều này dễ làm ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, các tác giả đã đưa ra kiến nghị cần phải quy định rõ nội dung ban hành quy định về phạt hành chính của Hội đồng nhân dân theo các tiêu chí như: Các quy định đó chưa được quy định trong các văn bản của cơ quan trung ương; các điều kiện cụ thể của địa phương phải được thể hiện để ban hành các quy định đó; hay nói một cách khác giao cho địa phương quyền ban hành văn bản về TNHC là cần thiết, tuy nhiên sự cần thiết đó phải được xem xét một cách toàn diện trên cơ sở yếu tố đặc thù của chính địa phương đó chứ không quy định một cách chung chung như hiện nay. Kết luận này cho đến nay vẫn là một lưu ý quan trọng cho các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành các quy định về hình thức, mức, cũng như thẩm quyền xử phạt đối với từng vi phạm cụ thể. Chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do Th.S Đặng Thanh Sơn và các chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008, lại tiếp cận vấn đề VPHC và xử lý VPHC ở góc độ ý nghĩa của xử lý VPHC và chỉ ra những đặc điểm cơ bản để phân biệt một hành vi bị coi là VPHC với một VPPL khác (đặc biệt là tội phạm) dưới góc độ luật thực định mà không đi sâu vào phân tích những vấn đề có tính lý luận đối với vấn đề này, bởi theo các tác giả nội dung này không có ý nghĩa nhiều trong công tác áp dụng pháp luật.[83] Luận án tiến sĩ Luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Kim Long Biên thực hiện năm 2015, tại Học Viện Khoa học xã hội. Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xử lý VPHC trong lĩnh vực hải quan ở Việt Nam, tác giả luận án đã nêu ra
  • 17. 12 khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý VPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC và các biện pháp xử lý hành chính theo một trình tự, hình thức do pháp luật xử lý hành chính quy định đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC” [31, tr.37]. Trên cơ sở khái niệm này, tác giả luận án đã phân tích các đặc điểm cũng như vai trò của xử lý VPHC đối với việc duy trì các hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung, trong lĩnh vực hải quan nói riêng. Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của TrươngDiệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát Nhân dân. Đối với nội dung về xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án đã tập trung nghiên cứu và làm rõ khái niệm cũng như các đặc điểm của xử lý VPHC nói chung, VPHC trong lĩnh vực GTĐB trên cơ sở pháp luật thực định và từ đó tác giả luận án đã xây dựng khái niệm về xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT như sau: Xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB là công tác của nghiệp vụ lực lượng CSGT, được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật và quy trình công tác của ngành Công an áp dụng đối với những cá nhân,tổ chức có hành vi vi phạm Luật GTĐB mà không phải là tội phạm,theo quy địnhcủa pháp luật phải bị xử phạt hành chính, góp phần đảm bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội.[69,tr.29] Là luận án tiến sĩ chuyên ngành An ninh và trật tự xã hội, vì vậy trong chương thứ ba của luận án, tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT đường bộ. Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn GTĐB ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Là luận án tiến sĩ Quản lý công về nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự, ATGTĐB, vì vậy tác giả luận án cũng đã dành tương đối
  • 18. 13 nhiều dung lượng để trình bày về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; cụ thể trong nội dung quản lý nhà nước về GTĐB được trình bày tại mục 2.2 của luận án từ trang 49 đến trang 60, tác giả khẳng định xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về GTĐB. Theo đó: Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về TTATGT đường bộ chủ yếu là áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về TTATGT đường bộ để xử phạt VPHC đối với cá nhân và tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về TTATGT đường bộ, các điều kiện đảm bảo ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC [51, tr 59]. Luận án tiến sĩ Quản lý công “Hoàn thiện thể chế xử lý hành chính vi phạm trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam” của Nguyễn Xuân Lâm, thực hiện năm 2017 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án đã tập trung trình bày và làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng có liên quan đến thể chế xử lý VPHC trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam như: Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận về VPHC trên biển, xử lý VPHC trên biển cũng như thể chế xử lý VPHC trên biển của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; làm rõ khái niệm, yêu cầu, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện cũng như các yếu tố tác động đến hoàn thiện thể chế xử lý VPHC trên biển của cảnh sát biển Việt Nam; Nghiên cứu thực trạng thể chế xử lý VPHC trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nay trên thực tế. [67] Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB như: Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB hiện nay – Một số vấn đề lí luận,
  • 19. 14 thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014... Các công trình nghiên cứu nêu trên tập trung vào một số vấn đề như lý luận cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, cũng như phân tích những vấn đề có tính khái quát, điển hình về thực trạng pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. Từ đó tác giả đã đưa ra một số kiến nghị với mục đích hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này (Luận văn của Vũ Thị Thanh Nhàn). Các kết luận được đề cập trong các công trình nêu trên sẽ tiếp tục được NCS kế thừa trong xây dựng các khái niệm có liên quan trong luận án của mình. Ngoài giáo trình, sách, chuyên đề, luận văn, luận án như vừa trình bày ở trên vấn đề xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB còn được đề cập đến qua các bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hay tại kỷ yếu của các kỳ hội thảo. Cụ thể như sau: Bài viết “Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của Th.S Nguyễn Mạnh Hùng tại Toạ đàm khoa học về Luật xử lý VPHC do Bộ Tư pháp tổ chức năm 2011 và bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính” đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp năm 2011 đã tập trung phân tích về thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả, pháp luật hiện hành sử dụng phương pháp liệt kê khá cứng nhắc khi quy định về các chức danh có thẩm quyền xử phạt VPHC, vì vậy sẽ luôn dẫn đến tình trạng “thiếu”, “thừa” người có thẩm quyền xử phạt VPHC. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả kiến nghị trong Luật xử lý VPHC, ngoài việc quy định có tính liệt kê những người có thẩm quyền xử phạt như trong Pháp lệnh xử lý VPHC, cần phải có quy định: “Những người khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính
  • 20. 15 phủ” và quy định về vấn đề kế thừa thẩm quyền xử phạt VPHC. Theo tác giả việc Pháp lệnh xử lý VPHC quy định một số người không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước chỉ có thẩm quyền xử phạt VPHC trong khi thi hành công vụ là không cần thiết. Đồng thời, quy định những người là cấp trưởng trong một số cơ quan nhà nước có thể ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt VPHC là không hợp lý bởi theo tác giả thì ủy quyền xử phạt VPHC có nguy cơ làm kéo dài thời gian ra quyết định xử phạt VPHC; hay như trong một số trường hợp cá biệt, ở một số cơ quan, tổ chức chưa có cấp trưởng (chỉ là phó phụ trách), thì vấn đề xử phạt sẽ không có cơ sở để thực hiện. Việc chỉ giao thẩm quyền xử phạt cho cấp trưởng, sau đó cấp trưởng ủy quyền lại cho cấp phó cũng dễ dẫn đến tính thiếu khách quan trong việc ra các quyết định xử phạt của người được ủy quyền. Điều này gây nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý và ra quyết định xử phạt VPHC của những người được ủy quyền, việc ủy quyền cũng có khả năng làm gia tăng số vụ việc khiếu kiện về quyết định xử phạt VPHC. Từ những phân tích như vừa trình bày, tác giả kiến nghị trong Luật xử lý VPHC nên quy định những người là cấp phó trong một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt đối với những VPHC thuộc phạm vi quản lý mà họ được phân công. Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính” của TS. Trần Thị Hiền, tại Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu lập pháp, Đại sứ quán Thụy Sĩ, Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Viện Nhân quyền Đan Mạch phối hợp tổ chức tại Tam Đảo từ ngày 26 - 27/9/2011, thì cho rằng: Nguyên tắc thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt như hiện nay đã làm vô hiệu hóa thẩm quyền xử phạt của các chức danh công chức không có vị trí lãnh đạo; đồng thời, thẩm quyền xử phạt hành chính bị hạn chế bởi khung tiền phạt giữa mức tối thiểu và mức tối đa giãn cách quá xa, dẫn đến tình trạng việc xử phạt chủ yếu bị đẩy lên cơ quan cấp trên, dẫn đến nhiều vụ việc chậm
  • 21. 16 được xử lý, trong khi đó với tính chất của hành vi vi phạm thực sự chưa cần đến mức phải có sự quyết định của cấp cao hơn. Chính vì vậy theo TS Trần Thị Hiền cần có sự điều chỉnh phù hợp về thẩm quyền xử lý để hạn chế (tránh) hoạt động xử phạt bị đẩy lên cơ quan cấp trên. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Luận án tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát nhân dân. Trong phần trình bày về thực trạng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tác giả đã phân tích hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB của lực lượng CSGT trong thời gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt động xử phạt. Từ những phân tích đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp để khắc phục những tồn tại trong công tác xử phạt của lực lượng CSGT như: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, tăng cường biên chế, trang bị cho lực lượng CSGT...[69, tr.136 – 158]. Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Là một luận án chuyên ngành Quản lý công, những vấn đề mà luận án nghiên cứu có liên quan trực diện về trật tự, ATGTĐB, vì vậy trong chương thứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về GTĐB, tác giả đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7), trình bày về nhóm giải pháp “Tổ chức thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ” và “Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ”. Theo tác giả muốn nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về trật tự, ATGTĐB, thì việc tăng cường công tác thanh,
  • 22. 17 kiểm tra, cũng như vấn đề tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt là cần phải có những thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ..., Các giải pháp này là một kênh tham khảo quan trọng cho NCS khi xây dựng các giải pháp cho hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB theo nội dung của luận án.[51, tr.130 – 150] Bên cạnh đó trong một số luận văn thạc sĩ luật học như - Luận văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ hiện nay – Một số vấn đề lí luận, thực tiễn và phương hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...; các tác giả chủ yếu trình bày về thực trạng xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại một địa phương cụ thể (Luận văn của Nguyễn Văn Minh), từ đó chỉ ra một số tồn tại, bất cập trong công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực này của các lực lượng chức năng và từ đó đề xuất các giải pháp tháo gỡ. Bài viết “Nâng cao vai trò của lực lượng Cảnh sát giao thông nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới” của PGS,TS. Trần Minh Thư – Viện trưởng Viện khoa học và chiến lược Bộ Công an, đăng trên tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số tháng 2/2014. Nội dung bài viết khẳng định trong công tác của mình, lực lượng CSGT còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót; một bộ phận cán bộ, chiến sĩ CSGT có biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, có tiêu cực trong công tác xử lý các hành vi VPPL về GTĐB..., vì vậy theo tác giả bài viết, để vấn đề trật tự, ATGTĐB được bảo đảm thì cần phải có những giải pháp cụ thể đối với lực lượng CSGT để lực lượng này có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. [88]
  • 23. 18 Bài viết “Nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp của Cảnh sá t giao thông đáp ứng yêu cầu đảm bảo trật tự an toà n giao thông” của TS Phạm Trung Hòa, Chuyên viên cao cấp, Học viện CSND, đăng trên tạp chí Cảnh sát Nhân dân, số 2/2014, tập trung vào trình bày vai trò của văn hóa ứng xử của chiến sĩ CSGT đối với công tác xử phạt. Theo quan điểm của tác giả, nếu trong quá trình xử lý hành vi vi phạm, mà chiến sĩ CSGT hành xử một cách có “văn hóa”, thì hiệu quả của xử lý sẽ được nâng lên rõ rệt. Từ đó tác giả đã đề ra một số giải pháp để xây dựng, rèn luyện cũng như trang bị những kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa cần thiết đối với CSGT. Theo tác giả ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết, thì các trường Công an nhân dân cần phải chủ động lồng ghép chương trình rèn luyện kỹ năng; xây dựng nếp sống, phong cách làm việc, ứng xử có văn hóa trong quan hệ giao tiếp (đặc biệt đối với các học viên chuyên ngành CSGT) để thuận lợi cho quá trình công tác sau này [53]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của V.T.Batychko (В.Т.Батычко), nhà xuất bản ТТИ ЮФУ, năm 2008 (Bản tiếng Nga). Đây là một tài liệu phục vụ cho sinh viên và nghiên cứu sinh ngành luật trong quá trình học tập. Cuốn sách được chia thành 9 phần lớn, trong đó phần thứ tám trình bày về TNHC. Trongnội dung này tác giả đã trình bày rất nhiều vấn đề liên quan đến TNHC, từ vấn đề khái niệm, các dấu hiệu, các yếu tố cấu thành của VPHC cho đến những nội dung liên quan đến chủ thể của VPHC, nguyên tắc xử phạt VPHC…; trong đó có một số nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với luận án trong việc phân tích những vấn đề mang tính khái niệm có liên quan đến hoạt động xử lý VPHC, cũng như trong việc nêu các quan điểm về hoàn thiện lý luận về xử lý VPHC và VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta. Ví dụ như trong các nguyên tắc trong xử phạt VPHC, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc “thận trọng”, coi đây như là một nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xử phạt VPHC của các chủ thể có thẩm quyền. Hay khi phân tích về yếu tố chủ thể trong VPHC, ngoài các chủ
  • 24. 19 thể thông thường, tác giả nhấn mạnh vấn đề “chủ thể đặc biệt” thực hiện hành vi VPHC, việc phân loại các chủ thể này theo tác giả là cần thiết, nó sẽ hạn chế được việc áp dụng TNHC một cách máy móc…. Bên cạnh đó trong nội dung này, tác giả cũng đã phân tích cơ sở của các hình thức xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật hành chính của Cộng hòa liên bang Nga 2001). [115] Sách chuyên khảo: “Hoạt động cưỡng chế GTĐB” của tác giả Sai Tô- Kenchini và các cộng sự, thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản, năm 2008. Nội dung cuốn sách đề cập phân tích những nội dung cơ bản của hoạt động cưỡng chế giao thông của lực lượng CSGT Nhật Bản. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, mục đích của hoạt động cưỡng chế giao thông, tác giả đưa ra một số lưu ý đối với lực lượng CSGT trong quan hệ giao tiếp đối với những đối tượng bị cưỡng chế giao thông; tác giả đã liệt kê một số hành vi cần phải tránh của lực lượng này khi thực hiện hoạt động cưỡng chế các vi phạm trật tự, ATGTĐB.[90] Sách: Vi Phạm Hành chính của tác giả Kikot (В.Я.Кикоть) xuất bản năm 2012 bởi Viện Kinh tế và Luật Ivan Kushnir (Институт экономики и права Ивана Кушнира). Cuốn sách được chia thành 9 phần với 22 chương, trong đó dành một phần (phần 5) với 2 chương (chương 13 và 14), trình bày về VPHC và TNHC, về cơ bản các quan điểm của tác giả về VPHC và TNHC là khá tương đồng với các quan niệm đang thịnh hành tại Việt Nam hiện nay. Khi phân tích về VPHC, tác giả đã chỉ ra 5 dấu hiệu của VPHC cụ thể như: VPHC phải là một hành vi VPPL, hành vi đó được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thể bằng hành động (khai báo sai), hoặc không hành động (không khai báo), chứ nó không thể là suy nghĩ, nhận thức…[117]. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu này sẽ là nguồn tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng các khái niệm có liên quan đến VPHC, cũng như xử lý VPHC trong GTĐB của luận án. Bài viết “Global Administrative Law and the Legitimacy of Sanctions Regimes in International Law” (Luật hành chính toàn cầu và tính hợp pháp của
  • 25. 20 cơ chế xử phạt trong Luật quốc tế) của Elizabeth Nowlan đăng trên tạp chí của Đại học luật Yale (Yale Law School, J.D. expected 2012). Bài viết đề cập đến một vấn đề là cần phải có một hệ thống quy định về xử phạt VPHC mang tính chuẩn mực chung cho các quốc gia trên thế giới, bởi xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thế giới (Word bank “WB”) tại các quốc gia khác nhau trên thế giới, thì vấn nạn tham nhũng là một vấn đề cần được xử lý triệt để. Cá nhân, tổ chức khi có hành vi tham nhũng đối với dòng vốn này có thể phải chịu sự trừng phạt theo pháp luật của quốc gia sở tại và cũng phải bị xử phạt từ phía WB, và đây chính là khó khăn mà WB đang phải đối mặt. Chính vì vậy WB đã khuyến cáo các quốc gia khi xây dựng các chế tài xử phạt cần tiếp cận với các quy tắc của luật hành chính toàn cầu (Global Administrative Law “GAL”), để phát huy tốt nhất tính hiệu quả, giảm thiểu sự xung đột trong áp dụng các biện pháp trừng phạt của WB và pháp luật của quốc gia sở tại.[111] Đây là một gợi mở rất quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung, pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng; đặc biệt bắt đầu từ ngày 20/08/2014, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước Quốc tế về GTĐB (Convention on Road Traffic) và Công ước về Biển báo và Tín hiệu Đường bộ (Convention on Road Signs and Signals). Trên tinh thần thực hiện các quy định của Công ước, bắt đầu từ tháng 8/2015, Việt Nam đã chính thức cấp giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit – “IDP”) có giá trị tại 85 quốc gia là thành viên của công ước Vienna (1968), vì vậy cũng sẽ có nhiều giấy phép lái xe quốc tế cấp tại nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam, cho nên xây dựng một hệ thống pháp luật về GTĐB cũng như xử lý những VPPL (đặc biệt là VPHC) trong lĩnh vực này cần phải tuân thủ những nguyên tắc chung của GAL là vô cùng quan trọng, nó không những góp phần nâng cao tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật tại Việt Nam, mà còn giúp chúng ta có nhiều thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.
  • 26. 21 Bài viết “Traffic laws in Nigeria: Fact or myth?” (Luật giao thông tại Nigeria: Thực tế hay cổ tích) của Sokomba Alolade đăng trên Tạp chí Luật sư Châu phi (The Magazine for the African lawyer) Bài viết giới thiệu khái quát về tình hình pháp luật và việc thực thi pháp luật về giao thông tại Nigeria, một quốc gia có số lượng người chết vì TNGT cao trên thế giới. Thông qua bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mất trật tự an toàn GTĐB ở Nigeria đó chính là sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật; ý thức pháp luật của người tham gia giao thông còn kém; hệ thống hạ tầng dành cho GTĐB còn chưa hợp lý.... Theo tác giả, muốn giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông tại đây cần phải làm tốt một số công việc như: Hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (đặc biệt chú trọng tới các loại đường chuyên dụng); Xây dựng hệ thống pháp luật đảm bảo tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc về các quy tắc ATGT (Nigeria là quốc gia liên bang); Xây dựng, tổ chức một hệ thống cơ quan có thẩm quyền liên bang chuyên về bảo đảm xử lý các VPPL về giao thông trên phạm vi liên bang, và cần phải có các quy định thực sự cụ thể về trách nhiệm của cơ quan này. Một trong những giải pháp được tác giả nhấn mạnh và coi là nút thắt cần phải gỡ trong hoạt động bản đảm trật tự, ATGTĐB đó là cần phải có sự lồng ghép phù hợp các kiến thức về ATGTĐB vào trong chương trình giáo dục quốc dân, để hình thành ý thức trong chấp hành pháp luật về GTĐB [112]. Báo cáo tham luận: “Cách thức thay đổi hành vi không tuân thủ Luật giao thông của người tham gia giao thông” của tác giả Sonija, NCS của Viện nghiên cứu ATGT Thụy Điển (Swedish Road and Transport Research Institute) trình bày tại Hội nghị về ATGT các châu lục được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 15 – 17/5/2013. Tham luận chỉ rõ: Phát hiện và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm GTĐB là hết sức cần thiết để thiết lập ngay trật tự, kỷ cương trong hoạt động vận tải đường bộ nhằm đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, về chiến lược lâu dài cần phải bắt tay vào nghiên cứu, tổ chức chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong xã hội nhằm
  • 27. 22 “thay đổi hành vi trong ATGTĐB”. Nội hàm của vấn đề này bao gồm kế hoạch tổng thể với những bước đi khoa học, hợp lý thì mới có thể tạo ra chuyển biến tích cực trong xã hội. Xác định vấn đề thông qua việc phân tích thực trạng, các học thuyết thay đổi hành vi, lý thuyết ngăn chặn và thực thi cưỡng chế, nghệ thuật thuyết phục (chúng ta hy vọng thay đổi điều gì?)... đến giáo dục truyền thông (maketing, tổ chức và đánh giá theo nhóm thảo luận chuyên đề, hoạch định chiến dịch..), xây dựng chiến dịch (xét chọn đối tượng, chiến lược thông điệp, quan hệ công chúng, kết nối các phương tiện thông tin đại chúng, đánh giá hiệu quả truyền thông..). Đây là kinh nghiệm cho các chủ thể có thẩm quyền tiếp thu, tham khảo và vận dụng vào hoạt động xử lý cũng như tuyên truyền, giáo dục nhằm tạo chuyển biến trong chấp hành các quy định của pháp luật về GTĐB. Bên cạnh đó, còn có một số Hội thảo như: Hội thảo ASEAN về An toàn giao thông lần thứ nhất (từ ngày 26 đến ngày 28/03/2001) tại Thái Lan; Hội nghị quốc tế về an toàn đường bộ tổ chức tháng 9/2003 tại Nhật Bản; Hội nghị quốc tế về An toàn giao thông tại Việt Nam, hội nghị An toàn giao thông ASEAN - Nhật Bản tháng 12/2013 tại TháiLan... đã côngbố nhiều công trình nghiên cứu về ATGT và xử phạt vi phạm về GTĐB. Phần lớn các công trình công bố tại các Hội thảo ATGT đã được tổ chức đều khẳng định ATGT là vấn đề toàn cầu và khu vực, các Chính phủ cần có chính sách quốc gia về đảm bảo TTATGT. Các báo cáo đều khẳng định tới hơn 80% các vụ TNGT đều có nguyên nhân từ người điều khiển phương tiện giao thông gây ra. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề TNGT phải tập trung chủ yếu vào việc tuyên truyền giáo dục; đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông, phòng ngừa và xử phạt nghiêm hành vi vi phạm trật tự, ATGTĐB của các đối tượng tham gia giao thông. Các báo cáo tham luận tại các Hội nghị khẳng định ở một số nước do trình độ pháp luật thấp nên tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB chủ yếu xuất phát
  • 28. 23 từ việc làm chưa tốt khâu phòng ngừa, hoạt động xử lý các hành vi này chưa nghiêm. Trong một số báo cáo được trình bày tại các hội thảo về TTATGT (báo cáo của Sonija, NCS của Viện nghiên cứu ATGT Thụy Điển) đã đề cập tới một vấn đề đang diễn ra tại các quốc gia thuộc liên minh EU, đó là tình trạng lái xe vi phạm pháp luật về GTĐB, thậm chí gây TNGT đã bỏ trốn, việc truy tìm người vi phạm là rất khó khăn, vì vậy các nước EU đã cải tiến biển kiểm soát xe ô tô: đầu tiên là cờ EU, sau đó đến tên nước, tiếp đến tên các thành phố nơi lái xe cư trú. Đồng thời giữa các nước EU đã thiết lập mạng thông tin quản lý phương tiện GTĐB và lái xe của các quốc gia thành viên. Việc này sẽ thuận lợi cho công tác quản lý trật tự, ATGTĐB nói chung, xử lý VPHC nói riêng. 1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Mặc dù các công trình nghiên cứu có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở nước ngoài mà NCS tiếp cận được không nhiều, tuy nhiên những kết quả nghiên cứu của các công trình này đều có giá trị đối với các nội dung nghiên cứu của Luận án, đặc biệt các gợi mở về việc xây dựng một chế độ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Phương pháp tổ chức và cách thức thực hiện các chương trình, chiến lược quốc gia về trật tự, ATGTĐB tại một số quốc gia trên thế giới rất có ý nghĩa đối với luận án trong việc tiếp tục nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam theo hướngtiếp cận, học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của đất nước trong tình hình mới, thì những kinh nghiệm trong hoạt động tuần tra, kiểm soát cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại một số quốc gia trên thế giới thực sự vô cùng quan trọng đối với hoạt động
  • 29. 24 hoàn thiện cũng như tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, ATGTĐB ở Việt Nam. Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước Vấn đề trật tự, ATGTĐB ở Việt Nam nói trong vài chục năm trở lại đây luôn là một vấn đề thực sự “nóng”, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cả cộng đồng, trong đó có các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách, do đó số lượng công trình nghiên cứu về trật tự an toàn GTĐB, cũng như hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực này đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu với phạm vi, mức độ khác nhau. Qua tìm hiểu, nghiên cứu các công trình nghiên cứu về vấn đề này, NCS nhận thấy các công trình đã được tiếp cận trên ít, nhiều đều có ý nghĩa đối với luận án, cụ thể như sau: Thứ nhất, về phương diện lý luận: Các kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB đã xây dựng được một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về VPHC và xử phạt VPHC. Tuy nhiên có thể nhận thấy, nhiều công trình nghiên cứu đang đồng nhất khái niệm xử lý VPHC với xử phạt VPHC, điều này xét về phương diện khoa học là chưa chính xác, bởi xử phạt chỉ là một bộ phận của xử lý. Vì vậy ở phương diện này, luận án sẽ tiếp thu những nghiên cứu về xử phạt VPHC cũng như những đặc điểm của hoạt động này, để từ đó xây dựng hệ thống các khái niệm về VPHC cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Sự hoàn thiện về các quy định, các chính sách về trật tự, ATGTĐB, vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những tín hiệu lạc quan về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB thời gian qua có đóng góp quan trọng của nhiều nhà khoa học. Những luận giải của các nhà khoa học về nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về trật tự, ATGTĐB cũng như tình trạng VPPL trong lĩnh vực GTĐB đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này đã giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách có một cái nhìn chính xác hơn về toàn cảnh GTĐB ở nước ta, từ đó có những sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp về phương diện chính sách, pháp luật.
  • 30. 25 Thứ ba, về phương diện đề xuất, kiến nghị: Trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà khoa học trên cơ sở thực hiện các nghiên cứu, phân tích về mặt lý luận – pháp lý về trật tự, ATGTĐB cũng như hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB đều đã đưa ra các giải pháp cho vấn đề này. Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận cũng như phân tích thực trạng của tình hình, chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó đều có giá trị trong thực tiễn. Trong rất nhiều các giải pháp đã được đưa ra, có những giải pháp đã được tiếp thu và cụ thể thành các quy phạm pháp luật, có những giải pháp vẫn chưa được áp dụng. Đối với luận án, các giải pháp đã được đưa ra trong các công trình nghiên cứu trước đó đều là những gợi mở quan trọng cho NCS trong việc đưa ra các giải pháp của luận án. 1.2.2. Những vấn đề đặt ra mà luận án phải giải quyết Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu, nhận thấy đây là những công trình khoa học được thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm của các nhà khoa học về các vấn đề có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; tuy nhiên các công trình chỉ tập trung giải quyết một khía cạnh của VPHC hoặc của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, chưa có công trình nào tập trung giải quyết một cách hệ thống về các vấn đề nêu trên. Vì vậy NCS xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây: Một là, nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. Để thực hiện được nội dung này, NCS sẽ phân tích các quan điểm khoa học của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm VPHC cũng như các đặc điểm của VPHC nói chung; VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng. Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB tại Việt Nam từ trước đến nay, trong đó đặc biệt chú trọng vào giai đoạn từ năm 2008 (thời điểm ban hành Luật GTĐB), tới thời điểm hiện nay để làm cơ sở cho những luận giải của mình về cơ sở của xử lý VPHC nói chung và xử lý VPHC trong lĩnh
  • 31. 26 vực GTĐB nói riêng. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khoa học, cũng như các quy định của pháp luật về VPHC và xử lý VPHC, luận án sẽ đưa ra những nhận thức cơ bản về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Từ đó luận án sẽ xây dựng các khái niệm về VPHC, VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như xử lý VPHC trong lĩnh vực này. Hai là, nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC đối với những VPPL về trật tự, ATGTĐB, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế cũng như những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. Để thực hiện được nội dung này, NCS trình bày, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB; chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành Để nghiên cứu về thực trạng hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng, NCS thực hiện công tác thống kê, tổng hợp và phân tích các số liệu báo cáo từ các cơ quan có thẩm quyền như Ủy ban ATGT quốc gia và Ban ATGT các địa phương; Bộ Công an; Bộ giao thông vận tải..., trên cơ sở đó luận án chỉ ra thực trạng VPHC trong lĩnh vực GTĐB và hoạt động xử lý của các chủ thể có thẩm quyền đối với vi phạm này. Phân tích cơ cấu VPHC trong lĩnh vực GTĐB hiện nay ở Việt Nam; phân tích hoạt động xử phạt, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB được các lực lượng chức năng áp dụng trong thời gian qua, từ đó chỉ ra vai trò của việc áp dụng các biện pháp này trong xử lý các VPHC trong GTĐB. Trên cơ sở phân tích, luận giải hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay, NCS sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về hoạt động, chỉ ra những kết quả đã đạt được; những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xử lý các VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng này ở Việt Nam trong thời gian qua;
  • 32. 27 Ba là, trình bày phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam. Để đưa ra được phương hướng nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, luận án tiến hành dự báo tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới. Để nâng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, NCS trình bày các phươnghướngcũngnhư nhữnggiải pháp cụ thể như:Hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB để nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế; các giải pháp liên quan đến nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC tronglĩnh vực GTĐB của các lực lượngchức năngnhư nângcao nănglực cưỡng chế, năng lực chứngminh cho các chủ thể có thẩm quyền; tổ chức một cách hợp lý lực lượng làm công tác xử lý; nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống; xây dựng văn hóa giao tiếp… 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu có liên quan đến xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam hiện nay như sau. (1) Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao. Vậy nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đó là gì? Giả thuyết nghiên cứu Hệ thống lý luận về xử lý VPHC nói chung, xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng hiện vẫn còn những điểm chưa thống nhất. Chính vì vậy cần xây dựng được khái niệm xử lý VPHC cũng như khái niệm xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB một cách chính xác và khoa học; Hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB của các chủ thể có thẩm quyền còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; hiệu quả không cao. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc xuất phát từ những quy định của pháp luật về vấn đề này vẫn chưa thực sự chính xác và phù hợp; nguồn nhân lực thực hiện hoạt động xử
  • 33. 28 lý cũng như cách thức tổ chức hoạt động xử lý cũng chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu quả. Dự định kết quả nghiên cứu Xây dựng được khái niệm xử lý VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB. Chỉ ra được đặc điểm, vai trò của hoạt động này trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Thông qua phân tích thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB, luận án chỉ ra những vấn đề chưa phù hợp của các quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như những tồn tại, yếu kém trong hoạt động xử lý của các lực lượng chức năng; tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có những giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế. (2) Để nâng cao được hiệu quả của hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, cần phải thực hiện những vấn đề gì? Giả thuyết nghiên cứu Để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện như hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng như sắp xếp, tổ chức lại tổ chức cũng như hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền trong hoạt động xử lý. Dự định kết quả nghiên cứu đạt được Trên cơ sở các dự báo về tình hình VPHC trong lĩnh vực GTĐB ở Việt Nam trong thời gian tới, luận án sẽ đưa ra các giải pháp, nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này trên thực tế.
  • 34. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính nói chung, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, Nghiên cứu sinh nhận thấy các công trình này đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính với nhiều mục tiêu khác nhau; kết quả nghiên cứu của các công trình này là một kênh tham khảo quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính nói chung; xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ nói riêng trong điều kiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng trong mọi hoạt động của khu vực và thế giới (trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn
  • 35. 30 giao thông đường bộ); đặc biệt hơn nữa khi Việt Nam chính thức phê chuẩn hai Công ước quốc về an toàn giao thông và cộng đồng ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015 thì đòi hỏi sự thay đổi của hệ thống pháp luật quốc gia (trong đó có các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ) là một nhu cầu tất yếu trong quá trình này. Qua kết quả nghiên cứu của chương thứ nhất, Luận án đã chỉ ra những vấn đề cần phải nghiên cứu, làm rõ dưới góc độ lý luận cũng như thực tiễn của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ gồm các nội dung chủ yếu sau: Nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với những vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt động xử lý VPHC của các lực lượng chức năng). Phân tích phương hướng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 2.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Là một dạng cụ thể của VPPL, xảy ra nhiều trong đời sống xã hội và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu; điều này được thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu
  • 36. 31 của các nhà khoa học, thể hiện ở các sách chuyên khảo; giáo trình; luận văn; luận án cũng như các bài viết có liên quan. Khái niệm VPHC cũng đã được đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam từ rất sớm; văn bản pháp luật đầu tiên thể hiện khái niệm này là Pháp lệnh xử phạt VPHC năm 1989, theo đó VPHC được hiểu là: "hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính" [65]; hiện nay khái niệm này được thể hiện rõ tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC 2012, cụ thể như sau: "Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính" [80] Bên cạnh một số bài viết, giáo trình khi trình bày và phân tích khái niệm VPHC đồng tình với khái niệm đã được “luật định” như giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của TrườngĐại học Luật Hà Nội; TrườngĐại học Cảnh sát nhân dân..., thì cũng có những ý kiến không hoàn toàn đồng tình với khái niệm đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật. Ví dụ: Trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2013; trong phần trình bày về khái niệm VPHC, tác giả quan niệm như sau: VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính. [107, tr 504] Để có được khái niệm trên, tác giả đã chỉ ra những điểm chưa phù hợp của khái niệm được đề cập tại các văn bản pháp luật, tác giả phân tích: Việc Luật xử
  • 37. 32 lý VPHC sử dụng cụm từ “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” chỉ nói lên được tính trái luật của hành vi. Hơn thế, theo tác giả dùng cụm từ “quản lý nhà nước” ở đây cũng thực sự chưa phù hợp, bởi “vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước” có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào, do đó theo tác giả ở nội dung này chỉ cần dùng cụm từ “trái pháp luật” là đủ. Bên cạnh đó cũng theo tác giả, trong khái niệm về VPHC được thể hiện tại Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý VPHC dùng cụm từ “mà không phải là tội phạm” để mô tả về hành vi VPHC cũng chưa thực sự chính xác, bởi nếu sử dụng cụm từ này dễ làm cho các chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC lầm tưởng mình có quyền đánh giá hành vi nào là VPHC hay tội phạm mà xem nhẹ đi việc tuân thủ các căn cứ của pháp luật. Tiếp tục phân tích khái niệm VPHC đã được thể hiện trong Luật xử lý VPHC năm 2012, tác giả nhấn mạnh: Việc quy định các hành vi VPHC thì phải bị xử phạt VPHC cũng không chính xác về mặt khoa học, bởi thực tế khi một chủ thể có hành vi VPPL thì không những họ phải chịu những hình thức “xử phạt” mang tính trừng phạt của nhà nước mà họ còn phải thực hiện các biện pháp “khắc phục hậu quả”, tức buộc chủ thể vi phạm phải khôi phục lại trật tự ban đầu đã bị thay đổi vi phạm của họ gây ra (biện pháp khôi phục). [107, tr 496,497] Trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2017; trong phần trình bày về khái niệm VPHC (phần do TS Bùi Tiến Đạt viết), tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của việc phải xây dựng được khái niệm VPHC một cách chính xác và khoa học. Tác giả đã hệ thống lại những vấn đề có liên quan đến khái niệm VPHC được thể hiện trong các văn bản pháp luật của nhà nước ta (từ Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành theo Nghị định số 143/CP ngày 27/05/1977 của Hội đồng Chính phủ cho đến Luật xử lý VPHC hiện hành); Trên cơ sở đó, tác giả kết luận: “có thể thấy định nghĩa về VPHC trong các Pháp lệnh về xử phạt/xử lý VPHC 1989,1995,2002 và Luật xử lý VPHC 2012 khác nhau về ngôn ngữ thể hiện nhưng giống nhau về bản chất” [85, tr 462, 463], sau đó tác
  • 38. 33 giả dẫn lại khái niệm VPHC đã được trình bày tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2008. Trong một số giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo khác như Đại học Luật Hà Nội; Đại học Cảnh sát nhân dân..., đã nêu được sự cần thiết phải đưa ra được một khái niệm chính thức về VPHC, bởi nó chính là cơ sở, căn cứ để đưa ra các quy định, xử lý cũng như đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các VPHC [60, tr 336]. Trên cơ sở các khái niệm VPHC đã được thể hiện tại các văn bản pháp luật từ trước tới nay, các giáo trình này đều đồng tình với khái niệm đã được “luật định” mà không có luận giải gì thêm. Từ việc phân tích các khái niệm về VPHC được luận giải, thể hiện trong các tài liệu nêu trên, NCS nhận thấy xây dựng khái niệm về xử lý VPHC là cần thiết; việc có các lập luận, quan điểm chưa hoàn toàn đồng nhất về khái niệm VPHC thể hiện tại các bài viết, giáo trình..., xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như đối với đối tượng đào tạo của Trường Đại học Cảnh sát là những người sau này chủ yếu sẽ làm việc tại các cơ quan thuộc khối hành pháp, vì vậy yêu cầu cao nhất đối với nhóm đối tượng này là nắm và hiểu ở mức tốt nhất các quy định của pháp luật về vấn đề đó, để trong quá trình áp dụng pháp luật không bị lúng túng. Trên cơ sở phân tích, luận giải những khái niệm VPHC được thể hiện trong một số công trình khoa học, NCS hoàn toàn đồng tình với khái niệm về VPHC được trình bày tại giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2013. Như vậy: VPHC là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý nhà nước và xã hội, trật tự quản lý, sở hữu của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, xâm phạm các quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính [107, tr 504].
  • 39. 34 2.1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo từ điển tiếng việt do Nhà xuất bản Bách khoa ấn hành năm 2014, thì giao thông là việc “đi lại từ chỗ này qua chỗ kia bằng phương tiện chuyên chở" [96, tr 308]; còn đường bộ được hiểu là "đường đi trên đất liền” [96, tr 278]. Và tại Khoản 1, Điều 3, Luật giao thông đường bộ thì đường bộ gồm “đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Trên cơ sở cách hiểu về các thuật ngữ “giao thông”; “đường bộ” như trên, có thể thấy GTĐB là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Trong khi đó trật tự, ATGTĐB là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTĐB, nhằm đảm bảo cho hoạt động GTĐB thông suốt. Đảm bảo trật tự, ATGTĐB góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì TTATGT được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản. TTATGT là một mặt của trật tự, an toàn xã hội. [98, tr 1182] Trên tinh thần đó có thể hiểu trật tự, ATGTĐB là một trạng thái xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực GTĐB mà các chủ thể khi tham gia giao thông phải tuyệt đối chấp hành nhằm đảm bảo hoạt động GTĐB được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn.
  • 40. 35 Như vậy: VPHC trong lĩnh vực GTĐB là hành vi trái pháp luật, có lỗi do cá nhân có năng lực TNHC hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự, ATGTĐB mà theo quy định của pháp luật phải chịu TNHC. 2.1.2. Đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực GTĐB là những hành vi do cá nhân có năng lực TNHC và tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của pháp luật về trật tự, ATGTĐB được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật GTĐB; Nghị định 46/2016/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 46/2016)..., gồm các hành vi vi phạm các quy tắc về GTĐB; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng GTĐB... Thứ hai, VPHC trong lĩnh vực GTĐB luôn chiếm một tỷ lệ cao so với các VPHC còn lại. Ví dụ như trong năm 2016, tổng số vụ việc VPHC bị phát hiện của cả nước là 9.845.031 vụ, thì chỉ riêng số vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB bị lực lượng CSGT xử lý đã là 3.972.192 vụ (chiếm 40,03%); so với các VPHC trong các lĩnh vực tương tự như đường thủy, đường sắt, thì VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng là loại vi phạm xảy ra nhiều nhất (trong năm 2015 số vụ việc VPHC trong lĩnh vực GTĐB bị lực lượng CSGT phát hiện và xử lý là 4.195.528 trường hợp thì đường thủy nội địa chỉ là 210.932 và đường sắt là 5.244 trường hợp) [13]. Thứ ba, VPHC trong lĩnh vực GTĐB diễn ra mọi lúc, mọi nơi; chủ thể thực hiện hành vi vi phạm cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi thành phần khác nhau trong xã hội. Đây là một đặc điểm cần phải lưu ý đối với các lực lượng chức năng để từ đó có những biện pháp phù hợp và cần thiết trong hoạt động này. Thứ tư, hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB cũng rất đa dạng; các hành vi vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy phạm pháp luật cụ thể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền phải rất lưu ý, bởi hoạt động xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có hành vi vi phạm đã được mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể. 2.2. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
  • 41. 36 2.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 2.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính Khái niệm xử lý VPHC Trong tóm tắt bài giảng Luật Hành chính của tác giả tác giả V.T.Batychko, nhà xuất bản ТТИ ЮФУ ấn hành năm 2008 thì quan niệm xử lý VPHC là việc “áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với những hành vi vi phạm những quy định của pháp luật hành chính” [115, tr 52]. Cũng với quan điểm gần giống như của tác giả V.T.Batychko, trong chuyên đề “Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính” do ThS. Đặng Thanh Sơn - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp và nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp biên soạn quan niệm bản chất của xử lý hành chính là áp dụng một số biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định [83, tr 7]; trên tinh thần đó tác giả đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau: “Xử lý vi phạm hành chính là việc áp dụng các biện pháp chế tài mang tính cưỡng chế hành chính của Nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm hành chính”.[83, tr 8] Trong một số giáo trình giảng dạy môn Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo như: Đại học Luật Hà Nôi; Đại học Cảnh sát nhân dân thì khái niệm xử lý vi phạm hành chính không được đề cập tới mà chỉ trình bày về khái niệm xử phạt. Ví dụ như tại giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì xử phạt VPHC được hiểu là: Hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính [60, tr.349].
  • 42. 37 Như vậy theo khái niệm trên có thể thấy xử phạt VPHC không chỉ thuần túy là việc áp dụng các hình thức xử phạt đối với chủ thể có hành vi VPHC, mà còn có thể bị áp dụng các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, tuy nhiên trong giáo trình lại không phân tích cụ thể biện pháp “cưỡng chế hành chính khác” ở đây bao gồm những biện pháp nào. Bởi trong xử lý VPHC, các chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng rất nhiều biện pháp hành chính mang tính cưỡng chế; các biện pháp này thậm chí có thể áp dụng các biện pháp này ngay cả khi VPHC chưa diễn ra (các biện pháp ngăn chặn). Chính bởi không có một sự giải thích cụ thể về các biện pháp “cưỡng chế hành chính khác”, nên khái niệm phần nào gây lúng túng trong quá trình tiếp cận. Cũng là luận giải về xử lý VPHC nhưng trong một số giáo trình khác (như giáo trình của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt; Giáo trình của GS.TS Phạm Hồng Thái – TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên...), thì cách tiếp cận khái niệm xử lý VPHC lại được tiến hành trên cơ sở phân tích các đặc điểm, bản chất của hoạt động xử lý, chứ không chỉ thuần túy là diễn giải theo quy định của pháp luật. Cụ thể như trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do GS.TS Phạm Hồng Thái và TS Nguyễn Thị Minh Hà đồng chủ biên, trong phần trình bày về “cưỡng chế hành chính”, các tác giả không xây dựng một khái niệm về xử lý VPHC, mà chỉ đưa ra khái niệm về xử phạt hành chính. Theo đó khi một chủ thể có hành vi VPHC thì phải chịu TNHC, và TNHC chính là “hậu quả của VPHC, thể hiện ở việc cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những chế tài pháp luật hành chính đối với chủ thể VPHC theo thủ tục do Luật Hành chính quy định” [85, tr 473]; các tác giả đồng tình với quan điểm về TNHC của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt đó là: TNHC không chỉ thuần túy là các biện pháp xử phạt hành chính mà nó còn bao gồm cả các biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị VPHC xâm hại. Giáo trình đã đưa ra khái niệm về xử phạt VPHC như sau Xử phạt VPHC là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính (gồm các hình thức xử phạt
  • 43. 38 VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt VPHC) đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước. [85, tr 474,475] Cũng tiếp cận khái niệm xử lý VPHC theo hướng rộng, trong giáo trình Luật Hành chính Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Cửu Việt chủ biên; tác giả quan niệm VPHC thì phải chịu TNHC. Mặc dù không đưa ra một khái niệm chính thức nào về xử lý VPHC, tuy nhiên căn cứ vào các luận giải của tác giả được thể hiện trong phần trình bày về VPHC và TNHC (từ trang 494 đến trang 547), có thể hiểu xử lý VPHC chính là việc chủ thể có thẩm quyền ấn định TNHC đối với cá nhân, tổ chức khi có hành vi VPHC. Trên cơ sở tiếp thu các luận giải của các nhà khoa học về khái niệm xử lý, xử phạt VPHC như vừa trình bày, cũng như những phân tích của cá nhân, NCS đưa ra khái niệm xử lý VPHC như sau: Xử lý VPHC là hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt VPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử lý VPHC đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC nhằm đảm bảo trật tự và kỷ luật trong quản lý nhà nước. Đặc điểm xử lý VPHC Thứ nhất, xử lý VPHC là hoạt của các chủ thể có thẩm quyền nhằm áp dụng các biện pháp xử phạt VPHC; các biện pháp khắc phục hậu quả; các biện pháp ngăn chặn VPHC và đảm bảo việc xử phạt, thi hành các quyết định xử lý VPHC đối với các chủ thể có hành vi VPHC theo quy định của pháp luật; Thứ hai, quyền xử lý VPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Thứ ba, xử lý VPHC được tiến hành theo những trình tự, thủ tục được quy định cụ thể trong Luật xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành;