SlideShare a Scribd company logo
1 of 151
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------
Lại Thái Bình
MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62.31.02.06
Hà Nội - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-----------------
Lại Thái Bình
MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 62.31.02.06
LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi
2. PGS. TS. Tạ Minh Tuấn
Hà Nội - 2015
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu đã nêu trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Luận án là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người hướng dẫn 1
PGS. TS. Nguyễn Phú
Lợi
Người
hướng
dẫn 2
PGS. TS.
Tạ Minh
Tuấn
Tác giả
Lại Thái Bình
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi và
PGS. TS. Tạ Minh Tuấn về những lời hướng dẫn và động viên chân thành
cũng như những công sức quý báu để giúp tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của hoa ào tạo sau ại học, Học viện
Ngoại giao trong thời gian thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn
những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của các nhà khoa học, giảng
viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong quá trình trao đổi, hoàn
thiện, đánh giá Luận án trong suốt mấy năm qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về nhiều mặt của Lãnh đạo
và các đồng nghiệp tại Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao và các đơn vị khác cũng
như từ phía bạn bè và gia đình – những người đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện
và cùng chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi thực hiện Luận án.
Người hướng dẫn 1
PGS. TS. Nguyễn Phú
Lợi
Người
hướng
dẫn 2
PGS. TS.
Tạ Minh
Tuấn
Tác giả
Lại Thái Bình
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ACM
Alliance Coordination
Mechanism
Cơ chế phối hợp liên minh
ADMM +
ASEAN Defence Minister's
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN mở
rộng
AIIB
Asian Infrastructure
Investment Bank
Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng
Châu Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ông Nam Á
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia ông
Nam Á
ASEAN + 1
Association of Southeast
Asian Nations Plus One
ASEAN và một đối tác
ASEAN + 3
Association of Southeast
Asian Nations Plus Three
ASEAN và Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc.
BRICS
Brazil, Russia, India, China
and South Africa
Brazil, Nga, Ấn ộ, Trung
Quốc và Nam Phi
CARAT
Cooperation Afloat
Readiness and Training
Tập trận duy trì sẵn sàng chiến
đấu của hải quân
CPC
Country of Particular
Concern
Các nước cần đặc biệt quan
tâm (về tự do tôn giáo)
CSIS
Center for Strategic and
International Studies
Trung tâm nghiên cứu quốc tế
và chiến lược
EAC East Asian Community Cộng đồng ông Á
EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao ông Á
EEC
European Economic
Community
Khối thị trường chung Châu Âu
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment ầu tư trực tiếp nước ngoài
G7 Group of Seven
Canađa, Pháp, ức, Ý, Nhật,
Anh, Mỹ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
HADR
Humanitarian Assistance and
Disaster Relief
Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ
thảm họa
6
IMET
International Military
Education and Training
Chương trình giáo dục và huấn
luyện quân sự quốc tế
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IS Islamic State Nhà nước Hồi giáo
LCS Littoral Combat Ship Tàu chiến gần bờ
MOU
Memorandum of
Understanding
Bản ghi nhớ
NATO
North Atlantic Treaty
Organization
Khối quân sự Bắc ại Tây
Dương
PKO Peacekeeping Operations Hoạt động gìn giữ hòa bình
POW/MIA
Prisoners of War/Missing in
Action
Tù binh chiến tranh/Người mất
tích
PSI
Proliferation Security
Initiative
Sáng kiến an ninh chống phổ
biến (vũ khí hạt nhân)
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
(Hiệp định) ối tác kinh tế toàn
diện khu vực
SEACAT
Southeast Asia Cooperation
and Training
(Tập trận) Hợp tác và huấn
luyện ông Nam Á
SEATO
Southeast Asia Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước ông Nam
Á
START
Strategic Arms Reduction
Treaty
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến
lược
TMD Theater Missile Defense
(Hệ thống) Phòng thủ tên lửa
tầm trung
TPP Trans-Pacific Partnership
(Hiệp định) ối tác xuyên Thái
Bình Dương
USTR
United States Trade
Representative
ại diện Thương mại Hoa Kỳ
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
7
MỤC LỤC
MỞ ẦU..........................................................................................................................8
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN IỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI
QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG..................................................................17
1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế......................17
1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng ..............................17
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng ................27
1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng....................36
1.2. Một số vấn đề rút ra ............................................................................................43
1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng...................................43
1.2.2. Khác biệt về tư duy chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ...........................45
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG
VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 1995 – 2015......................................................50
2.1. Quan hệ quốc tế, môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh..................50
2.1.1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh .........................................................50
2.1.2. Môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh ......................................52
2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2015..........................................55
2.2.1. Khuôn khổ quan hệ được củng cố vững chắc..............................................55
2.2.2. Sự đan xen lợi ích ngày càng gia tăng .........................................................57
2.2.3. Mở rộng hợp tác từ song phương ra khu vực và quốc tế .............................59
2.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ............................60
2.3.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam.......................................60
2.3.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ..........................................68
2.3.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 -
2015........................................................................................................................85
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ
QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 2016 – 2020...........................94
3.1. An ninh quốc tế, khu vực và xu hướng hợp tác quốc phòng giữa các nước trong
tình hình mới..............................................................................................................94
3.1.1. An ninh quốc tế giai đoạn 2016 - 2020........................................................94
3.1.2. An ninh Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020.......................99
3.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến năm 2020 ....................................................110
3.2.1. Những thuận lợi chủ yếu............................................................................110
3.2.2. Một số thách thức.......................................................................................112
3.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ..........................114
3.2.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam.....................................114
3.2.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ........................................120
3.2.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 -
2020......................................................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ã CÔNG BỐ .........................145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................146
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là rất cần thiết
trong tiến trình nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối
ngoại của Việt Nam. Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là một
trong những bộ phận quan trọng của quan hệ giữa hai nước, đồng thời có
mối quan hệ biện chứng với tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam
(nhất là với các nước lớn và Châu Á – Thái Bình Dương), cũng như có ảnh
hưởng nhất định tới tình hình chính trị - xã hội trong nước. ể có thể hiểu
được mối quan hệ khá phức tạp này, cần xem xét nó từ nhiều góc độ và
trong mối quan hệ với các vấn đề khác có liên quan, trong đó có việc
nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ này trong những giai
đoạn nhất định. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục triển khai chính sách “tái
cân bằng” và Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn diện,
hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cả về lượng
và chất, có liên quan đến những vấn đề nóng như Biển ông, các nước
khu vực tăng cường hợp tác và gia tăng sức mạnh quốc phòng, ứng phó
với các thách thức an ninh phi truyền thống… Mặt khác, hai bên cũng tiếp
tục gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy mối quan hệ
này do chênh lệch về trình độ phát triển, tính chất nhạy cảm của quan hệ
quốc phòng, sự khác biệt về lợi ích của các bên… Việc nghiên cứu sâu các
nhân tố chủ yếu đã và sẽ chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ
có thể giúp tìm hiểu kỹ hơn các động lực cơ bản, lâu dài và tìm kiếm cơ
hội để thúc đẩy một cách hợp lý hơn nữa quan hệ quốc phòng giữa hai
nước, đóng góp tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền, ổn định khu vực cũng
như các lợi ích chính đáng khác của khu vực và Việt Nam.
9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang có những biến chuyển nhanh
chóng và phức tạp, tập hợp lực lượng ở ông Nam Á đang diễn ra sôi
động và Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ngày càng có
nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và
quan hệ quốc phòng song phương nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có nhiều ấn phẩm nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ và những nghiên cứu về mối quan hệ này chủ yếu tồn tại
trong các nghiên cứu tổng thể về quan hệ giữa hai nước. Nội dung cơ bản
của một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước bao gồm:
- Tác phẩm "Quan hệ quốc tế: Các phương pháp tiếp cận hiện đại”
[33] đã đề cập một cách tương đối tổng quát về phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, nguồn gốc và bản chất của quan hệ quốc tế, cơ sở lý luận
của quan hệ quốc tế, đối tượng và nội dung nghiên cứu của khoa học quan
hệ quốc tế cũng như phương pháp luận và lý luận phương Tây về quan hệ
quốc tế. Tác phẩm này có thể được sử dụng để làm cơ sở lý luận cũng như
cung cấp phương pháp luận cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế nói
chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng, bao gồm cả quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
- Tác phẩm "Lý luận quan hệ quốc tế” [38] đã đưa ra một cách tương
đối cơ bản và hệ thống các quan điểm, phương pháp luận mà học giả
Phương Tây sử dụng để xem xét, đánh giá và xử lý các vấn đề quan hệ
quốc tế. Việc sử dụng những nội dung của cuốn sách này tạo thêm nền
tảng để hiểu nguyên nhân hợp tác/đấu tranh của các quốc gia, tạo cơ sở
cho việc phân tích quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
10
- Tác phẩm "Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt
Nam” [20] cho rằng tư duy đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới cần
được đặt trên cơ sở thấu hiểu bối cảnh mới của quan hệ quốc tế và khu vực
cũng như của các đối tác, đòi hỏi mới của tiến trình xây dựng và bảo vệ
đất nước, hình thành nên các mối quan hệ quốc phòng theo các lộ trình
khác nhau để nhằm mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục
vụ tích cực cho tiến trình phát triển phù hợp với lộ trình của các hoạt động
đối ngoại của Nhà nước.
- Tác phẩm "Quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” [78] mô
tả khá chi tiết tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương nói chung
cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng giữa hai nước, tập trung nhiều vào
giai đoạn những năm 1990 cũng như đi sâu phân tích nhiều mối quan hệ
chủ yếu giữa hai nước và trong lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn này.
áng chú ý, tác giả nêu lên những nguyên tắc cơ bản mà Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ đặt ra liên quan đến việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt
Nam trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hóa quan hệ song phương.
- Tác phẩm “Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” [25] nêu lên
những thay đổi trong cục diện an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương cũng như việc điều chỉnh chính sách an ninh của Hoa Kỳ đối với
khu vực trước và sau giai đoạn 11/9/2001.
- Tác phẩm "Các đối thủ: Cuộc chiến quyền lực giữa Trung Quốc, Ấn
Độ và Nhật Bản sẽ định hình thế kỷ tiếp theo như thế nào" [67] phân tích
sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những tiến triển gần đây của Ấn ộ
và Nhật Bản và mối quan hệ giữa các quốc gia này với nhau cũng như với
cục diện Châu Á (các quốc gia khu vực đang có xu hướng tăng cường vị
thế của bản thân đi đối với việc tối đa hóa các thế mạnh dài hạn của họ, tạo
11
thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ với các cường quốc bên ngoài khu
vực, trong đó có cả quan hệ quốc phòng).
- Tác phẩm "Quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á: Cuộc chiến cho quyền
tự trị" [85] phân tích tổng quan về khu vực, các mối quan hệ cơ bản trong
và ngoài khu vực cũng như những vấn đề an ninh truyền thống và phi
truyền thống tại khu vực ông Nam Á. Trong đó, Hoa ỳ được xem là
một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc đóng góp vào sự ổn
định trong trật tự khu vực, tạo ra sự cân bằng cần thiết trong khu vực.
- Tác phẩm "Xây dựng một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á" [40]
bàn luận về khuôn khổ lý thuyết cho việc xây dựng cộng đồng an ninh khu
vực, vai trò của ASEAN và các nước ông Nam Á cũng như việc giải
quyết và giới hạn của ASEAN trong việc giải quyết một số xung đột khu
vực và liên quan đến bên ngoài, bao gồm vấn đề xung đột tại Cămpuchia,
can dự tích cực với Myanmar, tranh chấp tại Biển ông...
- Tác phẩm nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ "Quan hệ quốc phòng và
chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương" [84] đánh giá
những thách thức đối với an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và
các mối quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ với khu vực bao
gồm các đối tác truyền thống và đối tác mới.
- Tác phẩm "Quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế: Từ lý
thuyết đến thực tiễn" [37] và "Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam"
[36] nêu lên các lý thuyết bàn về hợp tác nói chung cũng như mô hình đối
tác chiến lược nói riêng; đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược giữa các
nước lớn (như quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản), giữa các nước lớn và nước
nhỏ (như quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan), và giữa các nước nhỏ (như quan hệ
Israel – Thổ Nhĩ ỳ).
12
- Tác phẩm "Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với
quốc phòng Việt Nam" [11] nêu lên những lý luận về cách mạng trong
quân sự, những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân
sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, những yêu cầu và vấn đề đang đặt ra
đối với nền quốc phòng Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu trên cho thấy các công trình nghiên cứu của
nước ngoài chủ yếu đề cập môi trường chiến lược đang thay đổi, các mục
tiêu và chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với các
khu vực và các nước; trong đó có đề cập đến Việt Nam với tư cách chủ yếu
là một mắt xích trong bức tranh tổng thể về các mối quan hệ chiến lược và
quốc phòng của Hoa Kỳ với khu vực. Các tác giả chủ yếu chỉ quan tâm
nghiên cứu quan điểm của nước lớn và ít đề cập đến những chính sách mà
Việt Nam cần theo đuổi trong mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, đặc
biệt là liên quan quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, các công trình
nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đề cập nền tảng tổng thể (tương đối cơ
bản) của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ (bối cảnh quốc tế và
khu vực, quan hệ chung giữa hai nước), một số diễn biến cụ thể trong mối
quan hệ này cũng như đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy quan hệ chung
với Hoa Kỳ. ến nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sâu các nhân tố
bên trong mối quan hệ đó cũng như tác động của nó đến tổng thể quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
Các nghiên cứu trên cũng cho thấy những tồn tại chủ yếu sau: Về mặt lý
luận, qua khảo sát các nguồn tài liệu, chưa thấy có một hệ thống lý
thuyết/lý luận toàn diện để giải thích về quan hệ hợp tác quốc phòng nói
chung cũng như về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Về
mặt nội dung cụ thể, thấy rằng (i) Chưa có sự hệ thống hoá quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ trước đến nay một cách tổng thể từ cả hai
13
phía; (ii) Chưa có tài liệu chuyên sâu đánh giá cơ sở của quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử cũng như trong thời gian tới; (iii)
Chưa có kiến nghị chính sách mang tính toàn diện liên quan việc thúc đẩy
quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. Những tồn tại này cho thấy việc
chọn đề tài nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ một cách có hệ thống dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn,
qua đó góp phần phục vụ tích cực cho thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa
hai nước và các nhu cầu nghiên cứu, giảng dậy về chủ đề này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án là dự báo được chính xác
những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ
trong giai đoạn 2016 - 2020.
Với mục tiêu như vậy, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Làm rõ
cơ sở lý luận về các nhân tố phổ biến chi phối quan hệ quốc tế về quốc
phòng để định hướng cho việc nghiên cứu các nhân tố này trong quan hệ
quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao để tìm ra
các nhân tố chi phối trong giai đoạn này; (iii) Dự báo các nhân tố chủ yếu
chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 –
2020 và đưa ra một số kiến nghị liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
ể đạt mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án đi sâu nghiên cứu các nhân
tố: (i) Sự thay đổi về môi trường chiến lược của quốc tế và khu vực; (ii) Sự
thay đổi của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ; (iii) Điều chỉnh chính sách của
14
hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và sự trùng hợp, khác biệt về chính
sách quốc phòng của hai nước.
Về phạm vi, Luận án dựa trên một số lý luận chung về hợp tác quốc
phòng và thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 cho đến 2015 (chuẩn bị kết
thúc Chính quyền Tổng thống Obama, đánh dấu giai đoạn đầu chính sách
"tái cân bằng") để nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 (khi Hoa Kỳ tiếp tục
điều chỉnh chính sách trong quan hệ với khu vực và Việt Nam đẩy mạnh
hội nhập quốc tế khi an ninh khu vực dự kiến có nhiều diễn biến phức tạp).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ảng Cộng sản Việt Nam được vận
dụng trong nghiên cứu, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, lô-
gích, phân tích – tổng hợp và đặc biệt coi trọng phương pháp chuyên gia.
Luận án dựa trên giả thuyết nghiên cứu chính cho rằng sự phát triển
của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ chịu sự chi phối ngày càng
nhiều của các lợi ích ứng phó với thách thức an ninh – quốc phòng chung
của Châu Á – Thái Bình Dương.
6. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính được dựa trên các tác phẩm tiêu biểu về quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua (tiếng Việt và tiếng Anh), các
nguồn tài liệu chính thức của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ,
trao đổi với các chuyên gia về quan hệ quốc phòng của cả 2 nước trong
giai đoạn 2010 – 2015.
15
7. Những đóng góp của Luận án
Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống
đầu tiên về những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam
– Hoa Kỳ, bổ sung và kết nối các công trình khoa học liên quan đến mối
quan hệ này tại Việt Nam và trên thế giới.
Luận án đã: (i) Xem xét những lý luận phổ biến về quan hệ quốc phòng
qua khảo sát Chủ nghĩa hiện thực, quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ
trong lĩnh vực này và cho rằng những nhân tố chính chi phối hợp tác quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có thể bao gồm sự thay đổi của môi trường
quốc tế, khu vực, quan hệ giữa hai nước và những điều chỉnh chính sách
quốc phòng của mỗi bên; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 – 2015 và thấy rằng do tình hình khu
vực, quan hệ song phương và hướng điều chỉnh chính sách quốc phòng
thận trọng của mỗi bên, mối quan hệ này có tiến triển vừa mức và tạo nền
tảng quan trọng cho giai đoạn sau, song chưa phù hợp với khuôn khổ Quan
hệ Toàn diện giữa hai nước; (iii) Dựa trên một số dự báo phổ biến trong và
ngoài nước về triển vọng quan hệ quốc tế, cho rằng 2016 – 2020 là giai
đoạn có nhiều điểm thuận để hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc
biệt là do nhu cầu của mỗi bên trong việc hợp tác ứng phó với các thách
thức an ninh chung tại khu vực; đồng thời, đưa ra một số kiến nghị để tiếp
tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Luận án có thể được sử dụng để làm luận cứ khoa học trong hoạch định
chính sách đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ quốc phòng Việt
Nam – Hoa Kỳ. ồng thời, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu và giảng dậy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về quốc phòng và
trong nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
16
8. Bố cục của Luận án
Bố cục của Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương chính (Một số quan điểm
nghiên cứu các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế về quốc phòng; Một số
nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai
đoạn 1995 – 2015; Dự báo một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc
phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020), Kết luận và kiến nghị,
Danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả và Danh
mục tài liệu tham khảo.
17
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ
CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG
Như đề cập trong phần Mở đầu, đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ
quốc tế về quốc phòng (bao gồm quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa
Kỳ); song đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đưa ra được lý thuyết
tương đối toàn diện để giải thích cho các nhân tố chi phối quan hệ hợp tác
quốc tế về quốc phòng. ể có cơ sở tìm hiểu những nhân tố chủ yếu chi
phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 - 2020, Luận
án xem xét những lý luận phổ biến liên quan quan hệ quốc tế về quốc
phòng và thực tiễn đã diễn ra trong giai đoạn 1995 – 2015 trong quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong Chương 1, tác giả xem xét 3 quan điểm chính
liên quan quan hệ quốc tế về quốc phòng là Thuyết Hiện thực, quan điểm
của Việt Nam và quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này.
1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế
1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng
Chủ nghĩa hiện thực là một lý luận có ảnh hưởng mạnh mẽ về cách hiểu
quan hệ quốc tế cũng như hành vi của các quốc gia. Xem xét những nội
dung cơ bản của Chủ nghĩa hiện thực phần nào giúp hiểu hơn về các động
lực của các quốc gia trong hợp tác quốc phòng. Những nội dung quan
trọng của Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng là:
Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng bắt nguồn và
xuyên suốt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo thuyết Hiện thực (đặc biệt là theo các nhà lý luận kinh điển của
thuyết này như Thucydides1
, Niccolo Machiavelli2
, Thomas Hobbes3
,
1
Thucydides (471 – 400 TCN), một vị tướng của Athens, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc chiến tranh Pelopones”
tường thuật về 21 trong 28 năm của cuộc chiến tranh giữa Athens và Sparta (và đồng minh của họ) trong thế
kỷ 5 TCN.
18
Hugo Grotius4
, Carl von Clausewitz5
, Edward Hallet Carr6
, Hans J.
Morgenthau7
…), các quốc gia là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ
quốc tế và việc nghiên cứu quan hệ quốc tế cần tập trung vào việc nghiên
cứu các quốc gia và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Các chủ thể phi quốc
gia như các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế không có vai trò
quan trọng như các quốc gia, mặc dù cũng có những tác động nhất định tới
quan hệ quốc tế. Trường phái này cũng nhấn mạnh vai trò của các cường
quốc, coi sức mạnh của các cường quốc tạo thành thứ bậc trong quan hệ
quốc tế. Theo đó, các cường quốc chi phối quan hệ quốc tế, tạo ra các
trung tâm quyền lực. Thí dụ: vai trò của Tây Ban Nha, Bồ ào Nha thế kỷ
thứ XV - XVI, của Hà Lan thế kỷ XVII, của Anh từ thế kỷ XVIII đến
1945, của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh [23], [33], [38].
Các quốc gia thường được coi là đơn nhất về quyền lực, tức nhà nước
có quyền đại diện quốc gia trên thế giới và không có thực thể chính trị nào
trong quốc gia có quyền hành cao hơn. Nếu trong quốc gia có sự khác biệt
giữa các nhóm người về quan điểm, sự khác biệt này sẽ phải được thu xếp
để cuối cùng quốc gia đó có một tiếng nói thống nhất trong quan hệ với
bên ngoài. ồng thời, các quốc gia hành động một cách duy lý mà không
phụ thuộc vào loại hình của nhà nước, tức là có tính toán trong khi tham
2
Niccolo Machiavelli (1469 – 1527), nhà triết học chính trị người Italia, tác phẩm tiêu biểu “Bậc quân
vương” giới thiệu cách tranh giành, duy trì và khuyếch trương quyền lực; trong đó cho rằng có thể sử dụng
mọi biện pháp cần thiết miễn là đạt được mục đích cuối cùng là an ninh quốc gia.
3
Thomas Hobbes (1588 – 1679), nhà triết học chính trị người Anh, tác phẩm tiêu biểu “ ấng quyền năng”
nói về lý luận đại cương trong chính trị, trong đó nêu lên quan niệm bi quan về bản chất con người và chứng
minh sự cần thiết phải có một quyền lực chính trị trung ương mạnh mẽ.
4
Hugo Grotius (1583 – 1645), người Hà Lan, tác phẩm tiêu biểu “Luật pháp về chiến tranh và hòa bình” gồm
3 tập bàn về chiến tranh và những vấn đề an ninh quốc gia.
5
Carl von Clausewitz (1780 – 1831), một tướng Phổ, tác phẩm tiêu biểu “Bàn về chiến tranh” tập trung bàn
về chiến tranh, các vấn đề an ninh quốc gia, cho rằng quân sự là một phương tiện của chính trị.
6
Edward Hallet Carr (1892 – 1982), một nhà sử học, ngoại giao, nhà báo, nhà lý luận của chủ nghĩa hiện
thực người Anh, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc khủng hoảng 20 năm” cố gắng phân tích nguyên nhân sâu xa và
quan trọng của chiến tranh.
7
Hans J. Morgenthau (1904 - 1980), nhà lý luận chủ nghĩa hiện thực người Mỹ gốc ức, tác phẩm tiêu biểu
“Chính trị giữa các quốc gia” được xem như một nền móng cho chủ nghĩa hiện thực thời kỳ hiện đại.
19
gia quan hệ quốc tế mà chủ yếu là áp dụng chính sách cân bằng sức
mạnh/quyền lực dựa vào thực lực của mình để thực hiện các lợi ích quốc
gia. Những giả định về tính đơn nhất và duy lý vừa nêu xuất phát từ quan
niệm cho rằng quốc gia cũng như con người, có bản chất tự nhiên là ích
kỷ, để sinh tồn nên luôn mong muốn mạnh hơn và vượt qua người khác, và
những điều này là không đổi theo thời gian. Tính chất đơn nhất và duy lý
của quốc gia khiến cho các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc đạt được
lợi ích quốc gia, dân tộc trong khi tham gia vào quan hệ quốc tế (đặc biệt
là quyền lực và an ninh quốc gia) [23], [38].
Các học giả và nhà nghiên cứu theo các trường phái lý thuyết khác
(nhất là những người theo thuyết Tự do8
) phê phán rằng các nhà Hiện thực
đã quá chú trọng đến các quốc gia mà bỏ qua vai trò ngày càng quan trọng
của các chủ thể phi quốc gia trong đời sống quan hệ quốc tế hiện đại; và
do đó đã quá chú trọng vai trò của lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế
mà coi nhẹ lợi ích của các nhóm người, các tập hợp, các diễn đàn khu vực
và quốc tế… Thêm vào đó, các nhà Hiện thực do quá quan tâm đến vai trò
của nhân tố quyền lực và an ninh quốc gia nên đã có xu hướng xem nhẹ
các quan tâm khác như kinh tế, văn hoá, ô nhiễm môi trường... vốn cũng
có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, và có mức độ giao
thoa ngày càng lớn với chính khái niệm “quyền lực” hay “an ninh quốc
gia”. Các nhà phê bình cho rằng việc quá chú trọng đến các quốc gia và
các vấn đề như “quyền lực” và “an ninh” làm các nhà Hiện thực mất đi
những công cụ mạnh trong việc lý giải đầy đủ và khoa học hơn về bản chất
của quan hệ quốc tế hiện đại. Hơn nữa, các phân tích về chủ thể của trường
phái Hiện thực dựa trên giả định về con người bị cho là không hợp lý vì
8
Các nhân vật nổi tiếng của trường phái này bao gồm nhà triết học John Locke (người Anh, thế kỷ 17), luật
sư/triết gia chính trị Baron de Montesquieu (người Pháp, thế kỷ 18), Tổng thống Thomas Jefferson (người
Mỹ, thế kỷ 18)…
20
các nhà phê bình cho rằng bản chất con người không hoàn toàn xấu và con
người có thể thay đổi tích cực theo thời gian; và điều tương tự cũng có thể
áp dụng cho các quốc gia khi nhận thức chung về cuộc sống và các chủ thể
tăng lên theo thời gian [38].
Sức mạnh của tiềm lực quốc phòng chi phối các nội dung, phương
pháp quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng
Một giả định quan trọng được các học giả của thuyết Hiện thực (nhất là
Thucydides, Hobbes, Grotius…) nhấn mạnh là việc tồn tại tình trạng “vô
chính phủ” trong chính trị quốc tế. Nói cách khác, thiếu một quyền lực
đứng trên các quốc gia để điều khiển cả hệ thống chính trị quốc tế. Tình
trạng “vô chính phủ” phát sinh do các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế,
về mặt lý thuyết, đều có chủ quyền (quyền tự quyết về đối nội và đối
ngoại) độc lập với các quốc gia khác. Nói cách khác, một số quốc gia được
xem là hùng mạnh hơn các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế song
không có quốc gia nào có quyền lực được thừa nhận một cách đương
nhiên là cao hơn quyền lực của các quốc gia khác [33], [38].
Chính vì việc không có một “Chính quyền trung ương” đứng trên các
quốc gia để phân xử các vấn đề và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, hệ
thống chính trị quốc tế có thể được xem là một hệ thống “tự cứu”, trong đó
các quốc gia phải dựa vào sức mạnh của chính mình và sự tương tác giữa
các quốc gia được cơ cấu bởi sự phân bổ quyền lực hoặc năng lực của các
quốc gia. Nói cách khác, tình trạng “vô chính phủ” đi kèm với tình trạng
thiếu tin cậy giữa các quốc gia trong một môi trường như vậy tạo điều kiện
cho các cường quốc có thể làm mọi thứ họ muốn và các quốc gia yếu hơn
phải chấp nhận điều đó. Trong một hệ thống như vậy các cường quốc là rất
21
quan trọng và về cơ bản họ có vai trò quyết định trong việc hình thành các
khuôn khổ xung đột hoặc hợp tác [23], [38].
Do hệ thống quốc tế tồn tại tình trạng “vô chính phủ” và về cơ bản
thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, tình thế nan giải về an ninh là
một tình trạng rất phổ biến trong quan hệ quốc tế9
. Theo đó, để tồn tại và
phát triển, một quốc gia bắt buộc phải tìm kiếm các phương thức tăng
cường sức mạnh (đặc biệt về quân sự), kéo theo việc các quốc gia khác
cảm thấy bị đe dọa và cũng có xu hướng tăng cường sức mạnh để đối phó,
hình thành một xu hướng chạy đua sức mạnh trong quan hệ quốc tế do
không ai có thể biết rõ ý đồ thực sự của đối phương trong việc tăng cường
sức mạnh (ngoài các nhân tố bên trong như phát triển kinh tế quốc phòng,
việc tăng sức mạnh quân sự thường là kết quả của tình trạng “vô chính
phủ” và thiếu tin cậy giữa các quốc gia). Theo đó, một quốc gia trong cuộc
đua này nếu không có thể tự mình tăng cường sức mạnh quân sự thường
có xu hướng tham gia vào một liên minh dưới dạng nào đó để tăng cường
sức mạnh tấn công/phòng thủ cho bản thân [23], [38].
Liên quan vấn đề này, quyền lực có thể được hiểu một cách tổng hợp
nhất theo nghĩa khả năng bắt người khác phải làm theo ý của mình dựa
trên 3 cơ sở (i) Khả năng về sức mạnh tuyệt đối hoặc tương đối của một
quốc gia (sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý, truyền thống...); (ii)
Ý muốn của quốc gia đó (và nhận thức của quốc gia khác về ý muốn của
quốc gia đó) về việc sử dụng khả năng sức mạnh của mình; (iii) Việc quốc
gia đó khống chế hoặc gây ảnh hưởng lên quốc gia khác. Có thể thấy rằng
trong phân tích về quyền lực, khả năng sức mạnh quốc gia có ý nghĩa quan
trọng đặc biệt vì mang tính cơ sở chủ yếu nhất, đồng thời khó có thể đạt
9
Lý luận này được gợi ý nhiều từ truyện ngụ ngôn về săn hươu của nhà triết học Thụy Sĩ ở thế kỷ 15 Jean
Jacques Rousseau cho thấy mọi người/các quốc gia thường hành động để tối đa hóa lợi ích của mình.
22
được trong một thời gian ngắn; do vậy việc đo lường khả năng sức mạnh
của các quốc gia là việc làm quan trọng trong giải thích quan hệ quốc tế
trong thuyết Hiện thực [38].
Một trong những nội dung phê phán chính của các học giả và các nhà
nghiên cứu đối với thuyết Hiện thực là cách tiếp cận thực chứng đối với
toàn bộ phân tích của Chủ nghĩa hiện thực. úng như tên gọi của trường
phái này, các nhà Hiện thực có xu hướng xử lý mọi việc theo đúng như sự
vận động thực tế của thế giới (dù phải đơn giản hoá một số nội dung bằng
cách giả định). Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa lý tưởng lại
quan tâm nhiều hơn đến việc thế giới “phải là như thế nào”, thông qua đó
có xu hướng mở rộng hơn các nội dung phân tích và ám chỉ nhu cầu lớn
hơn cho việc thúc đẩy các hợp tác đa dạng trên nhiều lĩnh vực ngoài sức
mạnh và an ninh trong quan hệ giữa các quốc gia. Nói cách khác, các chỉ
trích đối với thuyết Hiện thực tập trung nhiều vào việc cho rằng các nhà
Hiện thực thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào lý giải nguyên
nhân của chiến tranh/xung đột. Những chính trị gia, học giả, nhà nghiên
cứu ủng hộ việc xây dựng một “thế giới đại đồng”, Hội Quốc liên cũng
như hoà bình thế giới thông qua luật pháp quốc tế... là những nhà chỉ trích
mạnh mẽ đối với thuyết Hiện thực [33], [38].
Hợp tác quốc phòng trong quan hệ quốc tế liên quan nhiều đến việc
cân bằng quyền lực trong một thế giới đa cực
ể đối phó với tình trạng “vô chính phủ”, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau
và tình thế nan giải về an ninh, việc duy trì cân bằng quyền lực để ngăn
chặn sự thắng thế của một thế lực áp đảo (bá quyền) là rất cần thiết. ể
làm được điều này, các nhà lý luận của thuyết Hiện thực (Hobbes, Grotius,
Clausewitz…) đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau về việc cần xây dựng các
23
quy chuẩn, quy phạm quốc tế đã được pháp điển hoá trong luật pháp quốc
tế, hoặc cho rằng lời giải phổ biến là các quốc gia cần tập hợp lại hoặc góp
sức lại để tạo thành liên minh nhằm cân bằng với một hay một nhóm các
quốc gia đang đe dọa chi phối các quốc gia khác hoặc cả thế giới. Thế cân
bằng đa cực hoặc lưỡng cực là tình trạng được các nhà lý luận theo thuyết
Hiện thực cổ điển và mới cho rằng sẽ giúp ổn định hệ thống chính trị quốc
tế hơn trong lâu dài; mặc dù cũng cần phải lưu ý rằng việc tham gia các
liên minh có thể cải thiện năng lực của các quốc gia nhưng khó có thể tin
tưởng được vào lòng trung thành và độ tin cậy tuyệt đối của các liên minh
đó khi tình hình thay đổi [38].
Liên quan đến thế cân bằng quyền lực, các nhà lý luận theo thuyết Hiện
thực cũng rất quan tâm đến việc điều này được tự động hình thành hay do
các chính trị gia tạo ra. Quan điểm của những học giả theo thuyết duy lý
(như Henry issinger10
) cho rằng cân bằng quyền lực là do sự sáng tạo và
ý chí của các chính trị gia trong hình thành chính sách đối ngoại tạo ra với
mong muốn tác động tích cực vào hệ thống chính trị quốc tế và giúp bảo
vệ lợi ích an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các nhà lý luận của thuyết Hiện
thực theo trường phái tự nhiên (như enneth Waltz11
) cho rằng thế cân
bằng quyền lực là một thuộc tính của hệ thống các quốc gia và sẽ xuất hiện
bất kể người ta có muốn hay không vì nguyên nhân sau: Giả định các quốc
gia là chủ thể đơn nhất và duy lý sẽ dẫn đến việc các quốc gia khi tham gia
vào quan hệ quốc tế phải sử dụng mọi khả năng để thực hiện các mục tiêu
của mình, tiến hành cạnh tranh và hợp tác với nhau và tác động qua lại
10
Henry issinger, sinh năm 1923, một nhà ngoại giao và nhà khoa học chính trị người Mỹ. Ông đã từng làm
Cố vấn An ninh Quốc gia và sau đó là kiêm Ngoại trưởng Mỹ dưới thời các Tổng thống Richard Nixon và
Gerald Ford.
11
Kenneth Waltz (1924 – 2013), một nhà khoa học chính trị người Mỹ, từng giảng dậy tại các trường ại
học nổi tiếng của Mỹ như University of California, Berkeley và Columbia University, là cựu binh trong
Chiến tranh thế giới thứ 2, trong Chiến tranh Triều Tiên.
24
giữa các quốc gia sẽ tiệm cận dần tới thăng bằng hoặc cân bằng quyền lực.
Như vậy, dù muốn hay không, quan hệ quốc tế (bao gồm quan hệ quốc
phòng) liên quan rất nhiều đến cân bằng quyền lực giữa các quốc gia [38].
Tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị quốc tế cũng là điều được
các nhà Chủ nghĩa hiện thực quan tâm. Các nhà lý luận thuộc trường phái
Hiện thực mới (như enneth Waltz, J. David Singer12
, Karl Deutsch13
…)
cho rằng khi tính đa cực tăng lên, mức độ bất định trong hệ thống cũng
tăng lên (so với hai cực). Vấn đề nằm ở chỗ, chính các nhà Hiện thực mới
lại không đồng ý với nhau về việc tính đa cực tăng lên thì nguy cơ xảy ra
chiến tranh tăng hay giảm. Một số (bao gồm Waltz) cho rằng tính bất định
cao sẽ tạo ra phán đoán sai lầm và làm tăng nguy cơ chiến tranh. Số khác
(bao gồm Singer và Deutsch) lại cho rằng tính bất định cao đòi hỏi các nhà
hoạch định chính sách phải thận trọng và đi theo những chính sách đúng
đắn đã được thử nghiệm trong quá khứ, từ đó làm giảm nguy cơ chiến
tranh. Ngoài ra, còn có các lý giải khác hai lập luận vừa nêu và với chiều
hướng đang hình thành thế giới đa cực, ngày càng có nhiều nhà Hiện thực
quan tâm hơn tới việc nghiên cứu tính ổn định lâu dài của hệ thống này
[23], [38].
ánh giá chung về hệ thống quốc tế, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu
khác cũng cho rằng thế giới tồn tại tình trạng vô chính phủ, các nhà phê
phán cho rằng các nhà Hiện thực đã miêu tả hệ thống chính trị quốc tế như
tự nó có cuộc sống riêng và dường như độc lập với những mong ước và
hành động của các quốc gia; do vậy, đã làm cho các nhà hoạch định chính
sách có quá ít quyền tự chủ cũng như quá ít không gian để hành động và
12
J. David Singer (1925 – 2009), một giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, từng tham gia nghiên cứu một dự
án về chiến tranh và các nguyên nhân của nó (do ại học Michigan tiến hành từ năm 1964).
13
Karl Deutsch (1912 – 1992), một nhà khoa học chính trị và xã hội của Tiệp hắc gốc ức, chuyên gia
nghiên cứu về chiến tranh và hòa bình, chủ nghĩa dân tộc, hợp tác và truyền thông, nổi tiếng vì áp dụng các
phương pháp định lượng và phân tích hệ thống vào lĩnh vực khoa học xã hội và chính trị.
25
quá trình hoạch định chính sách dường như vượt ra khỏi ý chí của con
người. Ngoài ra, các nhà Hiện thực cũng không hoàn toàn đồng ý với nhau
về tác động của hệ thống chính trị quốc tế lên hành vi của các quốc gia.
Khái niệm cân bằng quyền lực (một khái niệm trung tâm của Chủ nghĩa
hiện thực) cũng bị phê phán nhiều, và bị cho là gây ra sự mù mờ, khó hiểu
về định nghĩa cũng như sự khó khăn cho việc áp dụng các định nghĩa này
vào phân tích [33], [38].
Dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều phê phán và chỉ trích khác nhau, đặc
biệt là của các học giả theo trường phái Tự do và Kiến tạo, thuyết Hiện
thực vẫn là một quan điểm được nhiều người quan tâm nhất. Việc tiếp cận
theo sát thực tế trong lý giải quan hệ quốc tế của thuyết Hiện thực tiếp tục
có sức thu hút cao đối với không chỉ các học giả mà còn của các chính trị
gia, các nhà hoạch định chính sách. Chủ nghĩa hiện thực cũng ngày càng
thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu bởi tính khoa học cao
của lý thuyết này (nhiều nhà Hiện thực đã đi sâu tìm hiểu nhiều nội dung
của lý thuyết này dưới dạng các giả thuyết có thể kiểm tra được nhờ các
chỉ tiêu định lượng hay không định lượng). Ngoài ra, thuyết Hiện thực
cũng có ưu điểm là phù hợp về mặt trực giác với đa số mọi người. Những
lý do trên làm một số học giả từng một thời phê phán thuyết Hiện thực
cũng phải điều chỉnh niềm tin, hoặc thậm chí còn áp dụng một cách linh
hoạt trường phái lý thuyết này [38].
Trên thực tế, việc áp dụng thuyết Hiện thực trong lý giải và phần nào
đó hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia là rất
phổ biến, nhất là ở Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh đến nay.
Một số học giả Hoa Kỳ nổi tiếng đã từng giữ những vị trí cao trong ngành
26
đối ngoại như Henry A. issinger và Zbigniew Brzezinski14
đều tự nhận là
theo trường phái Hiện thực [23]. Các nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng
ngày càng quan tâm hơn đến lý thuyết này và chia sẻ quan tâm của thuyết
Hiện thực trong bối cảnh thế giới ngày càng đa cực và các nguy cơ an ninh
quốc gia cũng ngày càng hiện hữu mạnh mẽ và với nhiều hình thức và liên
kết khác nhau. Trong giới học giả, thuyết Hiện thực được sử dụng ngày
càng nhiều và các công trình nghiên cứu về quyền lực/sức mạnh và an
ninh cũng thu hút sự quan tâm hơn của các nhà tài trợ lẫn độc giả từ nhiều
thành phần khác nhau (Chính quyền, nhà nghiên cứu, công chúng...)
Cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, các nhà Hiện thực cũng
đang tiếp tục đào sâu nghiên cứu và áp dụng thuyết này. Một mặt, các nhà
Hiện thực không ngừng xem lại các giá trị cốt lõi trong quan niệm của Chủ
nghĩa hiện thực truyền thống. Mặt khác, họ cũng tiếp thu những phê phán
của các học giả khác (đặc biệt là nhận xét về nhu cầu và khả năng thay đổi
cơ bản và cải tạo hệ thống quốc tế một cách hoà bình do xuất phát điểm
nghiên cứu dựa trên giả định của thuyết Hiện thực về hệ thống và chủ thể
chủ yếu của quan hệ quốc tế) và xem xét việc phản ánh những vận động
mới của quan hệ quốc tế hiện đại vào trường phái lý thuyết của mình.
Ngoài ra, các nhà Hiện thực tiếp tục duy trì các bất đồng nhất định về
phương pháp áp dụng trong nghiên cứu, cấp độ phân tích được lựa chọn,
quan niệm về hệ thống chính trị quốc tế, giả định về khả năng những
người ra quyết định có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế...
14
Zbigniew Brzezinski (sinh 1928) là nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Ba Lan. Ông đồng thời là nhà địa
chiến lược, là Cố vấn ANQG của Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter giai đoạn 1977 - 1981.
27
1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc
phòng
Cơ sở lý luận của Việt Nam về quan hệ quốc tế về quốc phòng bắt
nguồn từ Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
ảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa đối ngoại với quốc phòng – an
ninh. Tổng hợp những đánh giá về quan điểm của Việt Nam trong quan hệ
quốc tế về quốc phòng từ các Nghị quyết, bài phát biểu, qua trao đổi với
các chuyên gia về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam cho thấy những nội
dung cơ bản của quan điểm này bao gồm:
Nắm vững nhiệm vụ chính trị, thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa
chính trị, kinh tế đối ngoại và quốc phòng – an ninh
Hiểu một cách chung nhất, chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng –
an ninh là sự gắn kết toàn diện, chặt chẽ, tích cực, chủ động, sáng tạo giữa
chính sách đối ngoại với chính sách quốc phòng – an ninh dưới sự lãnh
đạo của ảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi nhằm thực hiện thắng lợi
mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đạt được các kết quả “dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Quan điểm lý luận Macxit mà sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp
thu và phát triển đòi hỏi chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng – an
ninh là sự gắn kết hai trong số nhiều lĩnh vực hoạt động để cùng thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trên nhiều phương diện dưới sự lãnh
đạo của ảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân
dân để cùng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả chiến lược đối ngoại và
28
chiến lược quốc phòng – an ninh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Có
thể thấy sự phối hợp hoạt động đối ngoại với quốc phòng – an ninh là mối
quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, không được tuyệt đối hoá hoặc coi
nhẹ mặt nào; và cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng lĩnh vực để
từ đó có biện pháp tổ chức thực hiện, bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu phát
triển của từng lĩnh vực vừa đáp ứng sự phát triển chung của đối ngoại và
quốc phòng – an ninh. Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và lịch sử, việc xác định các nội dung cụ thể của chính sách đối
ngoại, của chính sách quốc phòng – an ninh cũng như sự kết hợp giữa hai
loại chính sách này phụ thuộc vào sự thay đổi của hoàn cảnh, thời gian và
vấn đề cụ thể; vừa tuân thủ những quy luật chung của sự phát triển kinh tế
- xã hội, vừa mang những nét đặc thù của thời đại và các đặc tính của quốc
gia, dân tộc trong những thời điểm lịch sử nhất định [20].
Trên phương diện lịch sử, tiến trình dựng nước và giữ nước của Việt
Nam cho thấy các lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng - an ninh có mối quan
hệ rất mật thiết. Cũng như các nước khác trên thế giới, để phối hợp giải
quyết các vấn đề phát sinh trong đối ngoại, đối nội cần có sự liên kết chặt
chẽ giữa các lĩnh vực chức năng khác nhau, trong đó sự kết hợp giữa ba
ngành đối ngoại, quốc phòng, an ninh có thể nói là chặt chẽ nhất. Hơn nữa,
Việt Nam là một nước nhỏ, chịu nhiều áp lực từ các nước lớn, để xử lý tốt
các vấn đề này thì sự liên kết giữa ba ngành này lại càng phải nghiêm ngặt,
liên tục và hợp lý tối đa để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm giải quyết tốt
nhất các vấn đề hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với các nước cũng như
các âm mưu chống phá ảng, Nhà nước, dân tộc từ bên trong và bên
ngoài. Theo truyền thống, kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước đã
được đúc rút là sự kết hợp hài hoà giữa 4 yếu tố “quốc phú”, “binh
cường”, “nội yên”, “ngoại tĩnh”, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn đánh
29
thắng nhiều kẻ thù lớn. Một trong những kết luận quan trọng nhất rút ra từ
những thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng cho
thấy đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả
với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị để buộc Mỹ phải đương đầu
với một thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện Việt Nam [3, tr. 288],
minh họa cho sự kết hợp chặt chẽ của ba ngành này.
Về mặt tổ chức quyền lực, quyền lực nhà nước Việt Nam là thống nhất
dựa trên cơ sở “của dân, do dân và vì dân” song có sự phân công, phân
nhiệm cho các cơ quan khác nhau. Với xu hướng cải cách bộ máy nhà
nước hiện nay là mỗi nhiệm vụ chính trị tiếp tục được giao cho một cơ
quan nhà nước chịu trách nhiệm chính, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan nhà nước khác để đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo mà vẫn
phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn ảng, toàn dân thực hiện thắng
lợi các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, các chức năng đối
ngoại, quốc phòng, an ninh về cơ bản được phân cho 3 nhóm cơ quan quản
lý mà tiêu biểu có Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách
nhiệm giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước trên lĩnh
vực hoạt động mà các cơ quan đó chịu trách nhiệm cũng như công tác phối
hợp giữa 3 Bộ và nhiều khi là giữa 3 nhóm cơ quan đối ngoại, quốc phòng,
an ninh nói chung (với hàm ý bao gồm cả hoạt động của cơ quan của
ảng, cơ quan nhà nước, cơ quan oàn thể liên quan đến hoạt động đối
ngoại, quốc phòng và an ninh). Việc phối hợp giữa 3 nhóm cơ quan khác
nhau này vừa tuân thủ những quy luật vận động chung của cơ quan nhà
nước, vừa có những đặc thù riêng; do vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp hết
sức chặt chẽ, khoa học và hợp lý để vừa tranh thủ được những thế mạnh
của từng nhóm cơ quan vừa tránh xung đột và không hiệu quả [20].
30
Chú trọng nhân tố độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế về quốc
phòng
Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, Việt Nam đang đứng
trước nhiều cơ hội lớn để tiếp tục thúc đẩy tiến trình đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên
trong và bên ngoài. Những thành tựu to lớn trong những năm qua, đặc biệt
là trong gần 30 năm đổi mới (từ 1986) đã “làm cho thế và lực của nước ta
lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà
bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế -
xã hội với tốc độ nhanh hơn” [15, tr. 74]. Việc kết hợp giữa phát huy nội
lực, đổi mới sâu rộng trên các mặt chính trị, tổ chức quyền lực nhà nước,
phát triển các mặt kinh tế - văn hoá – xã hội đang được tiến hành với sự
phù hợp với quan hệ quốc tế hiện đại đã gắn kết được giữa sức mạnh của
dân tộc với sức mạnh của thời đại, đem lại nhiều thuận lợi cho việc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta
cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn mà các văn kiện ại hội ảng
đã chỉ rõ, bao gồm nguy cơ bị tụt hậu về phát triển so với các nước, diễn
biến hòa bình từ Hoa Kỳ và Phương Tây, tham nhũng cũng như sự suy
thoái về tư tưởng, đạo đức của một số bộ phận cán bộ, ảng viên. Bên
cạnh đó, sự phát triển của xã hội hiện đại cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế -
xã hội khác Việt Nam phải xử lý để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của
đất nước trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là khi cùng với
tiến trình này, sự gắn kết quan tâm trong và ngoài nước đối với nhiều vấn
đề kinh tế - xã hội đã trở nên phổ biến, đòi hỏi phải Việt Nam phải tiếp tục
đề cao độc lập tự chủ trong xử lý các vấn đề [13], [14], [15], [16].
31
Việc đề cao tính độc lập tự chủ trong quan hệ quốc phòng cũng phù
hợp với sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Trong bối cảnh
Chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia đều đang tích cực đẩy mạnh hợp
tác quốc tế và hợp tác quốc phòng để tăng cường thực lực và nâng cao khả
năng ứng phó với các thách thức an ninh mới và cũ, nhiều nguy cơ cũng
đang hiện hữu trong các mối quan hệ quốc phòng. Trước hết, đó là việc
cục diện quốc tế và khu vực hiện nay làm cho mọi quan hệ được mở rộng
song cũng làm bộc lộ nhiều mối nghi ngại chiến lược do tính chất đa cực
của quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng. Thứ hai, việc các thách thức an
ninh mới và cũ gia tăng cũng kéo theo tiến trình chạy đua vũ trang trong
khu vực, khiến cho mọi mối quan hệ quốc phòng của các nước đều rơi vào
sự quan tâm sát sao của các quốc gia khác và sẽ dễ bị hiểu nhầm thành
việc hình thành các liên kết chiến lược để chống lại nước thứ 3 hay đơn
giản là mang tính hiếu chiến, gây bất ổn trong khu vực. Thứ ba, những
phức tạp trong chính trị nội bộ của các nước trong khu vực (bao gồm cả
việc liên quan đến lịch sử quan hệ với nước ngoài) cũng khiến các mối
quan hệ quốc phòng giữa các nước lớn và nhỏ trong và ngoài khu vực trở
nên nhạy cảm và phức tạp. Trong bối cảnh đó, quốc tế và khu vực hiện
đang thiếu những tổ chức, diễn đàn an ninh đủ lớn và mạnh để đảm bảo an
ninh chung cũng như “niềm tin chiến lược” cho các nước. i kèm với đó
là xu hướng có phần cực đoan của chủ nghĩa dân tộc tại một số quốc gia
khu vực trên thực tế đã góp phần làm căng thẳng mối quan hệ giữa các
quốc gia trong và ngoài khu vực trong thời gian qua. Do vậy, cùng với
việc tăng cường các mối quan hệ nói chung và quan hệ quốc tế về quốc
phòng nói riêng, cần và phải hết sức thận trọng cũng như đề cao tính độc
lập tự chủ trong mọi quyết sách và bước đi trong quan hệ.
32
Trong những năm qua, việc kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại độc
lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế đã đem lại cho ta
nhiều kết quả quan trọng trong quan hệ với Hoa Kỳ, tạo cơ hội cho việc
thúc đẩy các lợi ích cụ thể của ta trong quan hệ với quốc gia này. Sau khi
Hoa Kỳ bỏ cấm vận và hai bên bình thường hoá quan hệ vào năm 1995,
quan hệ song phương đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
quan trọng. Tuy nhiên, với những khác biệt nhất định về ý thức hệ, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn do chiến tranh để lại, trong
quan hệ giữa hai nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như dân chủ, nhân
quyền, tôn giáo; Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy diễn biến hoà bình trong
quan hệ với Việt Nam; không ngừng ép Việt Nam phải thoả hiệp trong
nhiều hợp tác kinh tế cụ thể... Bên cạnh đó, do lịch sử quan hệ đặc biệt, sự
phức tạp trong nội bộ của từng nước (nhất là liên quan đến những hậu quả
chiến tranh), quan hệ quốc phòng luôn là một trong những lĩnh vực nhậy
cảm nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngoài ra, tính khả thi trong
mối quan hệ này cũng là một thực tế phải hết sức chú trọng vì sự chênh
lệch trong nhu cầu, tiềm lực, chính sách của hai quốc gia. Những diễn biến
và thực trạng trên cho thấy, trong khi Việt Nam có nhiều lợi ích hết sức
thực chất và to lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ (cả về việc đảm bảo phát
triển kinh tế, duy trì môi trường an ninh ổn định, không ngừng nâng cao vị
thế của ta trên trường quốc tế), Việt Nam cũng tiếp tục đứng trước nhiều
thách thức lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ, đòi hỏi sự thống nhất trong quan
hệ với Hoa Kỳ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành (nhất là giữa Bộ
Ngoại giao, Quốc phòng và Công an) cũng như việc xử lý linh hoạt từng
vấn đề song phương và đa phương cụ thể trong quan hệ với Hoa Kỳ và các
quốc gia khác.
33
Đánh giá đúng đắn tình hình, xác định đúng đối tượng và đối tác,
chủ động có chủ trương và giải pháp xác thực
ánh giá đúng tình hình quốc tế, khu vực, sự phát triển và vận động
của Hoa Kỳ là cơ sở quan trọng cho việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động
đối ngoại với quốc phòng – an ninh và xử lý tốt các vấn đề trong quan hệ
đối ngoại nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng.
Về tình hình quốc tế, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn
và là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc; tuy nhiên thế giới vẫn
đứng trước nhiều thách thức trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế.
Nghị quyết các kỳ ại hội ảng gần đây đã nêu rõ rằng hiện nay và trong
một vài thập kỷ tới ít có khả năng xẩy ra chiến tranh thế giới song “chiến
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những
tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên
tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [15, tr. 73].
Tình hình thế giới đã và đang đứng trước 4 vấn đề lớn: (i) Hệ thống an
ninh quốc tế có nguy cơ bị sụp đổ; (ii) Thể chế quyết sách tập thể quốc tế
đang trở nên mềm yếu và không có hiệu lực; (iii) Hệ thống pháp luật quốc
tế đang đứng trước thách thức lớn; (iv) Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá
ngày càng nổi bật; chưa kể những thách thức an ninh phi truyền thống như
thiên tai, dịch bệnh... đã và đang tiếp tục tạo ra những mối đe doạ lớn
không chỉ với các quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, kinh
tế thế giới “vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường” [15, tr. 78] mà
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008 – 2009 bắt nguồn từ việc khủng
hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình, cho thấy tính dễ
bị tổn thương của các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá tiếp tục diễn
ra mạnh mẽ. Toàn cầu hoá kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực của mình
34
như tạo ra cơ hội phát triển, cũng “hàm chứa những yếu tố bất bình đẳng,
gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc quốc gia nhất là những nước
đang phát triển” [15]. Cả 3 nhóm thách thức về chính trị, an ninh và kinh
tế đang đặt việc bảo vệ an ninh, độc lập chủ quyền quốc gia và giữ vững
quan hệ với các đối tác trước nhiều khó khăn, nhất là đối với các nước
đang phát triển.
Trong khi đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ông
Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng,
nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Trước sự biến động
của tình hình quốc tế, cục diện ông Nam Á chuyển từ đối đầu giữa hai
nhóm nước sang hợp tác giữa mười nước trong ASEAN, tạo nên tình thế
mới có lợi cho sự hợp tác, phát triển trong khu vực và toàn cầu. Song bên
cạnh đó, sự tranh giành, dàn xếp giữa các nước lớn trong khu vực ngày
càng gia tăng, tiêu biểu là việc tham gia các diễn đàn đa phương trong khu
vực cũng như cạnh tranh ảnh hưởng và dàn xếp giải quyết các vấn đề quan
trọng trong khu vực như hợp tác kinh tế đa phương, vấn đề biển ông...
Bên cạnh đó, sau sự kiện 11/9/2001, việc các nước lớn tiếp tục tăng cường
lực lượng quân sự cũng tiềm ẩn mối đe dọa trực tiếp về an ninh, chủ quyền
của các nước trong khu vực. Sự kết hợp giữa tình hình quốc tế và khu vực
như trên đã, đang và sẽ tác động rất mạnh đến quan hệ quốc tế, tạo ra việc
hình thành nhiều trung tâm quyền lực chi phối mục tiêu, lực lượng và biện
pháp trong các quan hệ quốc tế cụ thể, bao gồm Hoa Kỳ, các nước trong
nhóm G7, EU... và làm nổi lên hai xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế: (i)
Các quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự muốn thực hiện học
thuyết “Chủ quyền tương đối” làm cho các quan hệ đối ngoại ngày càng
giảm sự phụ thuộc vào quan hệ đối nội, Nhà nước và ảng cầm quyền; (ii)
Các quốc gia đang và chậm phát triển vẫn muốn tiếp tục học thuyết “Chủ
35
quyền tuyệt đối”, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong
quan hệ quốc tế. Sự mâu thuẫn giữa hai xu hướng trên buộc các quốc gia,
dân tộc phải tỉnh táo, nhạy bén trong việc lựa chọn mục tiêu, quy tụ lực
lượng và giải pháp chiến lược nhằm đạt được cả hai yếu tố an ninh và phát
triển trong tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó việc kết hợp chặt chẽ đối
ngoại với quốc phòng - an ninh là bắt buộc [27], [28], [29].
Về phía Hoa Kỳ, trong thời gian qua đã trải qua nhiều biến động về thế
và lực, phải không ngừng điều chỉnh chính sách đối ngoại với nhiều nội
dung cụ thể, trong đó có quan hệ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
nói chung và với Việt Nam nói riêng. Trong nước, chịu ảnh hưởng trực
tiếp và to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính bắt đầu từ 2008, sự
chia rẽ trong hệ thống chính trị nội bộ cũng như sự khủng hoảng niềm tin
của dân chúng, Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục trải qua những xáo động to lớn
trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Ngoài nước, chịu sự tác động của
chính sách đối ngoại đơn phương, kém hiệu quả của Chính quyền Bush
cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu sự
suy giảm hình ảnh cũng như ảnh hưởng tương đối trong quan hệ quốc tế.
Chính quyền Obama đã phải tiến hành nhiều biện pháp cụ thể một cách
mạnh mẽ để giải quyết được các quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ là đưa đất
nước ra khỏi cuộc khủng hoảng và từng bước phục hồi nền kinh tế, tiếp tục
bảo đảm an toàn cho đất nước cũng như khắc phục niềm tin cho dân
chúng, từng bước cải thiện hình ảnh và vị thế của Hoa Kỳ trên trường quốc
tế. Với Châu Á – Thái Bình Dương, Chính quyền Obama đang tích cực
triển khai chính sách mới, tích cực can dự sâu hơn trong quan hệ với khu
vực, xây dựng các quan hệ chặt chẽ và cân bằng giữa các mặt kinh tế -
chính trị - an ninh - chiến lược với tất cả các nước trong khu vực, tiếp tục
kiềm chế sức cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng. Trong đó, Việt Nam là một
36
trong những nước trong khu vực được Hoa Kỳ quan tâm thúc đẩy quan hệ
[50] do có sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, thi hành chính sách đối
ngoại độc lập, tự chủ và có vị thế mạnh trong khu vực. Việc xác định đúng
mức những cơ hội và thách thức là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp
lý quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh luận về các cơ sở lý
luận chi phối vấn đề hợp tác quốc tế về quốc phòng của Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, các tác phẩm viết về chính sách đối ngoại, thực tế triển khai chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ và nhiều chuyên gia về quốc phòng của Hoa
Kỳ về cơ bản cho thấy một số quan điểm chung của quốc gia này về quan
hệ quốc tế về quốc phòng như sau:
Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng phải do Hoa Kỳ
chủ đạo và vì lợi ích của Hoa Kỳ
Theo đó, các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thừa
nhận giả định cho rằng hệ thống quan hệ quốc tế tồn tại trong tình trạng
nửa vô chính phủ, hay là sự thiếu vắng một cơ quan quyền lực chung trong
quan hệ quốc tế (đây là giả định tương tự như giả định được các nhà lý
luận theo thuyết Hiện thực ủng hộ. Các nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do và
chủ nghĩa kiến tạo cũng đồng ý với giả định này). Nếu như các nhà lý luận
kinh điển cho rằng không có một cơ quan quyền lực nào được công nhận
trong lĩnh vực quốc tế thì các nhà lý luận của Hoa Kỳ (như Robert J.
Lieber15
) suy nghĩ trung dung hơn khi cho rằng dù về cơ bản thế giới
không tồn tại một chế định/nhân vật có quyền lực buộc các quốc gia phải
15
Robert J. Lieber (sinh năm 1941), giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, giảng viên tại ại học
Georgetown, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Ý tưởng trên được đề cập trong
sách “ hông có quyền lực chung: Thấu hiểu quan hệ quốc tế” xuất bản năm 1988.
37
tuân theo giống như một bản Hiến pháp, một cơ quan hành pháp, một tòa
án tối cao hay một Tổng thống, quan hệ quốc tế cũng vẫn bị chi phối phần
nào bởi hệ thống luật pháp quốc tế (dù còn khá lỏng lẻo và có nhiều hạn
chế) cũng như một hệ thống thể chế quốc tế như Liên hợp quốc và các cơ
quan liên quan, các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và
Quỹ Tiền tệ Quốc tế... [23], [38].
Một số nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (Kissinger,
Waltz…) cũng cho rằng quan hệ quốc tế có cấu trúc mang tính hệ thống
dựa trên sự phân bố quyền lực của các quốc gia, trong đó các cực là các
quốc gia chủ chốt có khả năng chi phối quan hệ quốc tế. Như vậy, hệ
thống đơn cực có đặc trưng là tồn tại quốc gia có tính ưu thế vượt trội, hệ
thống lưỡng cực có đặc trưng là sự răn đe, hệ thống đa cực có đặc trưng là
sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia chủ chốt của hệ thống. Trong khi
cách nhìn quan hệ quốc tế theo cấu trúc hệ thống cho phép chúng ta dễ
hình dung về nhiều vấn đề, trên thực tế cách nhìn này cũng bộc lộ nhiều
điểm bất cập như có thể dẫn đến những quan niệm cứng nhắc về các đặc
tính của hệ thống cũng như một số suy luận dường như mang tính tất yếu
khi nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ví dụ như cho đến nay, mọi người vẫn
thường tranh cãi về việc Chiến tranh lạnh kéo dài có phải do hệ quả của
thế lưỡng cực trong quá khứ, hay nó có thể rút ngắn lại do quyết định của
các bên có liên quan trong thời gian đó. Nói cách khác, việc hình dung
quan hệ quốc tế mang tính cấu trúc hệ thống không phải lúc nào cũng dễ
dàng tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đối
ngoại suy luận về quyết định lựa chọn chính sách trong đối ngoại [23].
Các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (nhất là Waltz)
cũng thường chú trọng vào vị trí của quốc gia trong hệ thống quốc tế với
suy nghĩ cho rằng vị trí đó tác động tới những gì mà đất nước đó có thể
38
làm hoặc không làm trong lĩnh vực đối ngoại. Nguyên lý chung được
nhiều chuyên gia của Hoa Kỳ thừa nhận là vị trí của một quốc gia trong
cấu trúc hệ thống về cơ bản cho ta biết được chiều hướng của chính sách
đối ngoại mà quốc gia đó theo đuổi trong quan hệ quốc tế. Theo đó, với vị
trí là cường quốc hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia có khả năng chi
phối nhiều nhất đến quan hệ quốc tế. Cách suy nghĩ này cho phép chúng ta
hình dung khá rõ ràng về các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế, bao gồm cả
lĩnh vực hợp tác về quốc phòng khi biết được các thách thức và cơ hội từ
bên ngoài cũng như vị trí của quốc gia trong cấu trúc hệ thống quan hệ
quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét các nhân tố chi phối đến hợp
tác quốc tế (chung và về quốc phòng) nếu chỉ dựa trên những nhân tố này
là tương đối khó khăn vì hệ thống cấu trúc quốc tế có vai trò ảnh hưởng
quan trọng song không mang tính quyết định. Có nhiều nhân tố khác chi
phối các quyết định về đối ngoại, nhất là đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực quốc phòng, trong đó phải kể đến việc nhân tố chính trị nội bộ có vai
trò rất lớn trong đoán định hành vi điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ.
Theo đó, trong nhiều trường hợp, do sức ép của chính trị nội bộ Hoa Kỳ,
mọi quan hệ quốc tế quan trọng nhất đối với quốc gia này (bao gồm lĩnh
vực quốc phòng) phải xuất phát và vì lợi ích của Hoa Kỳ. Không giống
nhiều nước khác trên thế giới, khi cái gọi là “lợi ích quốc gia” là một khái
niệm tương đối không rõ ràng và thay đổi nhiều theo thời gian, việc xác
định lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là khá cụ thể và thường được phân loại
theo 3 nhóm chính là quyền lực/an ninh, kinh tế và dân chủ/nhân quyền16
.
16
Theo nghiên cứu công bố năm 2000 của Hội đồng nghiên cứu lợi ích quốc gia của Mỹ, lợi ích quốc gia của
Mỹ có thể được phân ra theo các cấp độ “lợi ích sống còn” ("vital interests"), “lợi ích đặc biệt quan trọng”
("extremely important interests"), “lợi ích quan trọng” ("important interests") và “lợi ích kém quan trọng
hơn/thứ cấp” ("less important or secondary interests). Trên thực tế, cách phổ biến để xem xét lợi ích quốc gia
của Mỹ vẫn là phân theo 3 lĩnh vực như trên.
39
Trong số các lợi ích đó, quyền lực/an ninh là nhân tố được giới hoạch định
chính sách và các chính trị gia của Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt [23], [38].
Lấy sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự làm vũ khí răn đe để giải
quyết quan hệ quốc tế về quốc phòng phục vụ cho chiến lược quốc
phòng của Hoa Kỳ
Mặc dù có nhiều lý thuyết chi phối việc hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trên thực tế việc làm này chịu ảnh hưởng khá
lớn của thuyết Hiện thực. Và như vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách
đối ngoại và các chính trị gia của Hoa Kỳ tin tưởng vào một hệ thống quan
hệ quốc tế "tự cứu", trong đó Hoa ỳ cần phải chủ động, tích cực trong
việc dựa vào chính mình và mối quan hệ tích cực với các đồng minh, đối
tác để thúc đẩy hợp tác quốc tế nói chung cũng như trong quốc phòng nói
riêng. Với quan niệm "quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực.
Các chính trị gia suy nghĩ và hành động theo lợi ích, mà lợi ích đó được
xác định là quyền lực" (theo quan điểm của Hans Morgenthau), quyền lực
vừa là một cấu thành quan trọng của các lợi ích quốc gia mà Hoa Kỳ theo
đuổi, vừa được nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xem là cấu
phần quan trọng nhất trong số các mục tiêu mà Hoa Kỳ cần theo đuổi
trong quan hệ đối ngoại. Hiểu theo một cách chung nhất, quyền lực là khả
năng tạo dựng môi trường cho bản thân để phản ánh những lợi ích của
mình, quyền lực là yêu cầu then chốt đối với các mục tiêu cụ thể quan
trọng nhất của chính sách đối ngoại, quốc phòng và bảo đảm độc lập và
chủ quyền lãnh thổ của Hoa Kỳ17
. Trên thực tế, việc theo đuổi các mục
tiêu về quyền lực tạo điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ có được những lợi
ích then chốt cũng như tạo điều kiện để Hoa Kỳ đạt được những lợi ích
17
ây là quan điểm được Giáo sư Samuel Huntington (1927 – 2008, nổi tiếng với tác phẩm “Sự xung đột
giữa các nền văn minh”) đề xuất trong bài báo đăng trên tạp chí An ninh quốc tế 1993.
40
khác trong quan hệ quốc tế. iều này là do những quan điểm cho rằng nền
hòa bình thực sự hay việc tồn tại một thế giới trong đó các quốc gia không
cạnh tranh quyền lực khó có khả năng trở thành hiện thực do cho rằng hợp
tác giữa các quốc gia luôn có những hạn chế nhất định [23], [33], [38].
Tuy rằng quyền lực là điều được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch
định chính sách quan tâm theo đuổi, điều này không dễ dàng đạt được và
cho đến nay, các chuyên gia của Hoa Kỳ vẫn còn luôn tranh cãi về phương
thức đạt quyền lực một cách tối ưu trong quan hệ với các quốc gia bên
ngoài18
. Về mặt bản chất, nếu cho rằng quyền lực là khả năng chi phối
hành vi của các quốc gia khác theo hướng có lợi cho mình, điều này không
hề dễ dàng đạt được trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới
không còn chia rõ thành các cực riêng biệt, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày
càng tăng lên và Hoa ỳ đang suy giảm sức mạnh tương đối so với các
quốc gia khác trên thế giới. Về mặt phương thức, có thể đạt được quyền
lực nhờ các biện pháp cưỡng chế ngoại giao (bày tỏ phản đối, rút ại sứ,
đình chỉ quan hệ ngoại giao...), trừng phạt kinh tế và các biện pháp cứng
rắn khác về kinh tế, hành động bí mật… Tuy nhiên, biện pháp phổ biến
nhất trong việc giành quyền lực trong quan hệ quốc tế vẫn là thông qua lực
lượng quân sự; và cũng chính việc điều chỉnh lực lượng quân sự tạo nền
tảng cho hợp tác về quốc phòng của Hoa Kỳ [23]. Trong những năm qua,
việc kết hợp 2 sức mạnh chủ chốt là kinh tế và quân sự là một lựa chọn
được Hoa Kỳ ưu tiên trong quan hệ với nhiều quốc gia khác.
Chi phối các tổ chức và liên minh kinh tế và quân sự để giải quyết
các vấn đề quốc tế và khu vực trong quan hệ quốc tế về quốc phòng
18
ây cũng là một điều bình thường trong bối cảnh một xã hội đa nguyên như của Hoa ỳ và khi các lý
thuyết quan hệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm khác biệt nhau.
41
Chính sách cơ bản nhất trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ là
duy trì một lực lượng phòng vệ mạnh và có khả năng răn đe đáng tin cậy.
Trong suốt lịch sử quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, việc xây dựng một lực
lượng phòng vệ mạnh có ý nghĩa quan trọng nhằm mục tiêu răn đe xâm
lược và khi răn đe thất bại thì bảo đảm việc phòng thủ cho đất nước. Việc
phòng vệ cụ thể của Hoa Kỳ, theo thời gian, biến đổi cùng các nhân tố (i)
Sự thay đổi của các đối thủ tiềm ẩn (như Anh trong giai đoạn đầu của lịch
sử, ức trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô trong Chiến tranh
lạnh), (ii) Tiềm lực quốc gia trong việc tăng cường năng lực sức mạnh của
mình, (iii) Sự thay đổi của khoa học công nghệ và kỹ thuật liên quan đến
quân sự. Sự biến đổi của các nhân tố này kéo theo sự biến đổi về quân đội,
vũ khí, cách tiến hành răn đe... Có thể nói việc răn đe không mang lại
nhiều lợi ích thực chất, song nó cũng có những tác động nhất định tới hành
vi các nước, đồng thời mang lại nhiều động lực chính trị nội bộ thông qua
hành vi sản xuất vũ khí cũng như trang thiết bị để hiện đại hóa nền quốc
phòng Hoa Kỳ [23], [38].
Chính sách tiếp theo là thiết lập các liên minh chống lại kẻ thù chung
của Hoa Kỳ. Các liên minh này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ
mức độ cao như đồng minh theo hiệp ước cho đến quan hệ đối tác chiến
lược hay đơn giản chỉ là quan hệ đối tác. Các liên minh mang tính chặt chẽ
thường được tổ chức trong giai đoạn có chiến tranh như liên minh giữa
Hoa Kỳ với Pháp năm 1778 để chống lại kẻ thù chung là Anh trong cuộc
chiến giành độc lập của Hoa Kỳ, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Pháp trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Liên Xô trong
Chiến tranh thế giới thứ hai, liên minh giữa Hoa Kỳ với 26 quốc gia khác
trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 – 1991. Trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng tạo ra một mạng lưới liên minh toàn cầu với nòng
42
cốt là những liên minh đa phương như hối hiệp ước Bắc ại Tây Dương
(NATO), Khối hiệp ước ông Nam Á (SEATO), hối hiệp ước Rio (với
các nước Mỹ Latinh) và các liên minh song phương với Nhật Bản, Hàn
Quốc, ài Loan, Thái Lan, Philippines, Israel, Iran... Chiến lược cơ bản
liên quan các liên minh là giữ các mối liên hệ chặt chẽ về chính trị - ngoại
giao, phối hợp trong hành động, cung cấp viện trợ quân sự như vũ khí, cố
vấn, tài chính hoặc các hình thức viện trợ khác cho các quốc gia này. Khi
thế và lực của Hoa Kỳ suy giảm tương đối trong tương quan với một số
cường quốc khác và xu thế hợp tác cùng phát triển tiếp tục là chiều hướng
lớn trong quan hệ quốc tế, việc chi phối các liên minh kinh tế và quân sự
để giải quyết các thách thức về an ninh vẫn là ưu tiên quan trọng của Hoa
Kỳ và điều này chi phối rất lớn quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ [23].
Một chính sách phổ biến khác nhằm đạt mục tiêu quyền lực là tiến hành
chiến tranh, phương pháp mà theo nhà chiến lược Phổ cuối thế kỷ XIX
Karl von Clausewitz là "sự tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện
khác", "một hành động bạo lực có chủ ý nhằm buộc đối phương phải tuân
theo ý chí của chúng ta". Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc
chiến tranh lớn nhỏ nhằm các mục tiêu quyền lực, và trong số hàng trăm
cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tiến hành, trên thực tế chỉ có một số cuộc được
Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố thực sự là chiến tranh, còn lại không được Hoa
Kỳ thực sự xem là "chiến tranh" mà chỉ là sự can thiệp quân sự tại các
quốc gia khác. Có thể nói, trong chính trị Hoa Kỳ, khái niệm "can thiệp
quân sự" là rất phổ biến; đó là việc sử dụng lực lượng quân sự một cách
hạn chế, nhất là trong việc lật đổ các Chính phủ bị xem là đối nghịch với
lợi ích của Hoa Kỳ và trong việc bảo vệ hay dựng lên các nhà lãnh đạo
thân với Hoa Kỳ [23], [38]. Hoa Kỳ đã tiến hành việc này rất nhiều lần
trong quá khứ, nhất là trong Chiến tranh lạnh. Gần đây nhất, Hoa Kỳ tiếp
43
tục can thiệp vào Iraq, Afghanistan, Trung ông – Bắc Phi với các mục
tiêu tương tự. ể sẵn sàng cho việc tham gia chiến tranh, Hoa Kỳ cũng
đang tiếp tục ưu tiên hợp tác quốc tế về quốc phòng với các đồng minh và
đối tác mới trong các tính toán chính sách của mình.
1.2. Một số vấn đề rút ra
1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng
Qua việc xem xét một số quan điểm về hợp tác quốc phòng, có thể thấy
về bản chất, các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng chính là các nhân tố
thuộc về tư duy chiến lược. Có thể hiểu một cách khái quát rằng tư duy
chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về các vấn đề mang tính vĩ mô
của một quốc gia (hay một tổ chức kinh tế - xã hội lớn) nhằm đi sâu tìm
hiểu bản chất, quy luật vận động, tình hình vĩ mô và hoạch định chính sách
nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia (hoặc tổ chức kinh tế
- xã hội đó). Trong đó, chiến lược thường được hiểu là trình độ mưu lược
ở cấp vĩ mô, toàn cục, rộng lớn và lâu dài. Tư duy chiến lược hiện hữu
trong tiến trình hoạch định và triển khai chính sách của tất cả các nước lớn
nhỏ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với sự phổ biến ngày càng
sâu rộng trong các lĩnh vực mang tính phát triển; tuy nhiên, nguyên nghĩa
của nó và tính cần thiết, quan trọng của tư duy chiến lược bắt nguồn từ và
tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh như một khái niệm có
tầm quan trọng sống còn đối với tiến trình phát triển của các quốc gia.
Cho dù có nhiều khác biệt cụ thể, trong hoạch định và triển khai chính
sách quan hệ về quốc phòng của các quốc gia, tư duy chiến lược bắt đầu
bằng việc xem xét sự phát triển của môi trường an ninh quốc tế, khu vực
và quốc gia. Theo đó, tư duy chiến lược đòi hỏi phải nhận thức, phản ánh
được bản chất, xu hướng vận động, phát triển của tình hình quốc tế, khu
44
vực, quốc gia trên các lĩnh vực trong từng thời kỳ cũng như sự tác động
qua lại giữa các nhân tố này; qua đó rút ra được những cơ hội và thách
thức cho việc hoạch định chính sách quốc phòng nói chung cũng như hợp
tác quốc tế về quốc phòng nói riêng. Việc làm này về bản chất là làm rõ
điều kiện khách quan của sự phát triển mang tính vĩ mô để làm nền tảng
cho việc hoạch định và triển khai chính sách hợp tác về quốc phòng. Ví
dụ, việc tìm hiểu, phân tích và nhận thức của các quốc gia về thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh là thế giới đã chuyển từ xu hướng đối đầu là cơ bản sang
xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển.
Trên cơ sở những nhận thức về môi trường an ninh quốc tế, khu vực và
quốc gia, mỗi nước lại có những điều chỉnh tương ứng trong chính sách
quốc phòng của mỗi nước, bao gồm hợp tác quốc tế về quốc phòng.
Những điều chỉnh chính sách này thường bao gồm các nội dung chính sau:
(i) Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của quốc gia (trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại) cho phù hợp với
tình hình quốc tế, khu vực và quốc gia trong bối cảnh mới; (ii) Các chiến
lược, kế hoạch cụ thể nhằm tranh thủ cơ hội, hóa giải thách thức, nâng cao
hiệu quả điều hành vĩ mô của quốc gia, đạt các lợi ích chiến lược cụ thể.
Nói cách khác là sự hình thành các cách thức hành động từ khái quát đến
cụ thể để nhằm đạt các mục tiêu về lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn
nhất định. Với Hoa Kỳ chẳng hạn, trong giai đoạn những năm 2000 dưới
thời Tổng thống Bush đã tồn tại chiến lược "đánh đòn phủ đầu" đối với các
quốc gia "thù địch", trong khi đó dưới thời Tổng thống Obama chính sách
tăng cường hợp tác đa phương lại được chú trọng hơn; từ đó, có các tác
động tương ứng đối với việc hợp tác quốc tế về quốc phòng; (iii) Xác định
các nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật lực, tài lực...) cho việc triển khai các
chính sách phù hợp với các mục tiêu về lợi ích quốc gia đó.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ

More Related Content

What's hot

Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung Đột
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung ĐộtEbook Kỹ Năng Quản Lý Xung Đột
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung ĐộtNhân Nguyễn Sỹ
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Sùng A Tô
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanAlice Jane
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Nam Cengroup
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Tran Minh
 
19. kỹ năng thuyết phục
19. kỹ năng thuyết phục19. kỹ năng thuyết phục
19. kỹ năng thuyết phụcMai Xuan Tu
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcMrCoc
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Man_Ebook
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...giomaudich
 

What's hot (20)

Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
Đề cương ôn thi môn CHÍNH SÁCH CÔNG – KÉM ĐÁP ÁN !
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung Đột
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung ĐộtEbook Kỹ Năng Quản Lý Xung Đột
Ebook Kỹ Năng Quản Lý Xung Đột
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10Giáo trình tư tưởng hcm  bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
Giáo trình tư tưởng hcm bộ giáo dục và đào tạo, lần 10
 
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015
 
19. kỹ năng thuyết phục
19. kỹ năng thuyết phục19. kỹ năng thuyết phục
19. kỹ năng thuyết phục
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Bài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lựcBài giảng quản trị nhân lực
Bài giảng quản trị nhân lực
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
 
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH  VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ KHẢO SÁT VIỆC LÀM SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA NƯỚC T...
 
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAYBài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về phong cách lãnh đạo, HAY
 

Similar to Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ

Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...nataliej4
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ (20)

Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Sự Điều Chỉnh Chiến Lược Châu Á - Thái Bình Dương Của Mỹ...
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
 
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO  THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tếLuận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
 
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung QuốcQuan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAYLuận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì, HAY
 
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
 
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAYĐề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
Đề tài: Vai trò của Liên Hợp Quốc đối với thế giới ngày nay, HAY
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng việt nam – hoa kỳ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------- Lại Thái Bình MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ LUẬN ÁN TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 62.31.02.06 Hà Nội - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ----------------- Lại Thái Bình MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 62.31.02.06 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi 2. PGS. TS. Tạ Minh Tuấn Hà Nội - 2015
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người hướng dẫn 1 PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi Người hướng dẫn 2 PGS. TS. Tạ Minh Tuấn Tác giả Lại Thái Bình
  • 4. 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi và PGS. TS. Tạ Minh Tuấn về những lời hướng dẫn và động viên chân thành cũng như những công sức quý báu để giúp tôi hoàn thành Luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của hoa ào tạo sau ại học, Học viện Ngoại giao trong thời gian thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của các nhà khoa học, giảng viên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trong quá trình trao đổi, hoàn thiện, đánh giá Luận án trong suốt mấy năm qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về nhiều mặt của Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Vụ Châu Mỹ, Bộ Ngoại giao và các đơn vị khác cũng như từ phía bạn bè và gia đình – những người đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và cùng chia sẻ những khó khăn trong thời gian tôi thực hiện Luận án. Người hướng dẫn 1 PGS. TS. Nguyễn Phú Lợi Người hướng dẫn 2 PGS. TS. Tạ Minh Tuấn Tác giả Lại Thái Bình
  • 5. 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACM Alliance Coordination Mechanism Cơ chế phối hợp liên minh ADMM + ASEAN Defence Minister's Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng AIIB Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ông Nam Á ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia ông Nam Á ASEAN + 1 Association of Southeast Asian Nations Plus One ASEAN và một đối tác ASEAN + 3 Association of Southeast Asian Nations Plus Three ASEAN và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. BRICS Brazil, Russia, India, China and South Africa Brazil, Nga, Ấn ộ, Trung Quốc và Nam Phi CARAT Cooperation Afloat Readiness and Training Tập trận duy trì sẵn sàng chiến đấu của hải quân CPC Country of Particular Concern Các nước cần đặc biệt quan tâm (về tự do tôn giáo) CSIS Center for Strategic and International Studies Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược EAC East Asian Community Cộng đồng ông Á EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao ông Á EEC European Economic Community Khối thị trường chung Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment ầu tư trực tiếp nước ngoài G7 Group of Seven Canađa, Pháp, ức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HADR Humanitarian Assistance and Disaster Relief Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa
  • 6. 6 IMET International Military Education and Training Chương trình giáo dục và huấn luyện quân sự quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IS Islamic State Nhà nước Hồi giáo LCS Littoral Combat Ship Tàu chiến gần bờ MOU Memorandum of Understanding Bản ghi nhớ NATO North Atlantic Treaty Organization Khối quân sự Bắc ại Tây Dương PKO Peacekeeping Operations Hoạt động gìn giữ hòa bình POW/MIA Prisoners of War/Missing in Action Tù binh chiến tranh/Người mất tích PSI Proliferation Security Initiative Sáng kiến an ninh chống phổ biến (vũ khí hạt nhân) RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership (Hiệp định) ối tác kinh tế toàn diện khu vực SEACAT Southeast Asia Cooperation and Training (Tập trận) Hợp tác và huấn luyện ông Nam Á SEATO Southeast Asia Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước ông Nam Á START Strategic Arms Reduction Treaty Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược TMD Theater Missile Defense (Hệ thống) Phòng thủ tên lửa tầm trung TPP Trans-Pacific Partnership (Hiệp định) ối tác xuyên Thái Bình Dương USTR United States Trade Representative ại diện Thương mại Hoa Kỳ WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 7. 7 MỤC LỤC MỞ ẦU..........................................................................................................................8 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN IỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG..................................................................17 1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế......................17 1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng ..............................17 1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng ................27 1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng....................36 1.2. Một số vấn đề rút ra ............................................................................................43 1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng...................................43 1.2.2. Khác biệt về tư duy chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ...........................45 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 1995 – 2015......................................................50 2.1. Quan hệ quốc tế, môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh..................50 2.1.1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh .........................................................50 2.1.2. Môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh ......................................52 2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2015..........................................55 2.2.1. Khuôn khổ quan hệ được củng cố vững chắc..............................................55 2.2.2. Sự đan xen lợi ích ngày càng gia tăng .........................................................57 2.2.3. Mở rộng hợp tác từ song phương ra khu vực và quốc tế .............................59 2.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ............................60 2.3.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam.......................................60 2.3.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ..........................................68 2.3.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2015........................................................................................................................85 CHƯƠNG 3. DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 2016 – 2020...........................94 3.1. An ninh quốc tế, khu vực và xu hướng hợp tác quốc phòng giữa các nước trong tình hình mới..............................................................................................................94 3.1.1. An ninh quốc tế giai đoạn 2016 - 2020........................................................94 3.1.2. An ninh Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020.......................99 3.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến năm 2020 ....................................................110 3.2.1. Những thuận lợi chủ yếu............................................................................110 3.2.2. Một số thách thức.......................................................................................112 3.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ..........................114 3.2.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam.....................................114 3.2.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ........................................120 3.2.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 - 2020......................................................................................................................128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ã CÔNG BỐ .........................145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................146
  • 8. 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là rất cần thiết trong tiến trình nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những bộ phận quan trọng của quan hệ giữa hai nước, đồng thời có mối quan hệ biện chứng với tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam (nhất là với các nước lớn và Châu Á – Thái Bình Dương), cũng như có ảnh hưởng nhất định tới tình hình chính trị - xã hội trong nước. ể có thể hiểu được mối quan hệ khá phức tạp này, cần xem xét nó từ nhiều góc độ và trong mối quan hệ với các vấn đề khác có liên quan, trong đó có việc nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ này trong những giai đoạn nhất định. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục triển khai chính sách “tái cân bằng” và Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn diện, hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cả về lượng và chất, có liên quan đến những vấn đề nóng như Biển ông, các nước khu vực tăng cường hợp tác và gia tăng sức mạnh quốc phòng, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống… Mặt khác, hai bên cũng tiếp tục gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy mối quan hệ này do chênh lệch về trình độ phát triển, tính chất nhạy cảm của quan hệ quốc phòng, sự khác biệt về lợi ích của các bên… Việc nghiên cứu sâu các nhân tố chủ yếu đã và sẽ chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có thể giúp tìm hiểu kỹ hơn các động lực cơ bản, lâu dài và tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy một cách hợp lý hơn nữa quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đóng góp tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền, ổn định khu vực cũng như các lợi ích chính đáng khác của khu vực và Việt Nam.
  • 9. 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang có những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp, tập hợp lực lượng ở ông Nam Á đang diễn ra sôi động và Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và quan hệ quốc phòng song phương nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều ấn phẩm nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và những nghiên cứu về mối quan hệ này chủ yếu tồn tại trong các nghiên cứu tổng thể về quan hệ giữa hai nước. Nội dung cơ bản của một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước bao gồm: - Tác phẩm "Quan hệ quốc tế: Các phương pháp tiếp cận hiện đại” [33] đã đề cập một cách tương đối tổng quát về phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, nguồn gốc và bản chất của quan hệ quốc tế, cơ sở lý luận của quan hệ quốc tế, đối tượng và nội dung nghiên cứu của khoa học quan hệ quốc tế cũng như phương pháp luận và lý luận phương Tây về quan hệ quốc tế. Tác phẩm này có thể được sử dụng để làm cơ sở lý luận cũng như cung cấp phương pháp luận cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng, bao gồm cả quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. - Tác phẩm "Lý luận quan hệ quốc tế” [38] đã đưa ra một cách tương đối cơ bản và hệ thống các quan điểm, phương pháp luận mà học giả Phương Tây sử dụng để xem xét, đánh giá và xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế. Việc sử dụng những nội dung của cuốn sách này tạo thêm nền tảng để hiểu nguyên nhân hợp tác/đấu tranh của các quốc gia, tạo cơ sở cho việc phân tích quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
  • 10. 10 - Tác phẩm "Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt Nam” [20] cho rằng tư duy đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới cần được đặt trên cơ sở thấu hiểu bối cảnh mới của quan hệ quốc tế và khu vực cũng như của các đối tác, đòi hỏi mới của tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành nên các mối quan hệ quốc phòng theo các lộ trình khác nhau để nhằm mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ tích cực cho tiến trình phát triển phù hợp với lộ trình của các hoạt động đối ngoại của Nhà nước. - Tác phẩm "Quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” [78] mô tả khá chi tiết tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương nói chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng giữa hai nước, tập trung nhiều vào giai đoạn những năm 1990 cũng như đi sâu phân tích nhiều mối quan hệ chủ yếu giữa hai nước và trong lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn này. áng chú ý, tác giả nêu lên những nguyên tắc cơ bản mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt ra liên quan đến việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hóa quan hệ song phương. - Tác phẩm “Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” [25] nêu lên những thay đổi trong cục diện an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như việc điều chỉnh chính sách an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực trước và sau giai đoạn 11/9/2001. - Tác phẩm "Các đối thủ: Cuộc chiến quyền lực giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ định hình thế kỷ tiếp theo như thế nào" [67] phân tích sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những tiến triển gần đây của Ấn ộ và Nhật Bản và mối quan hệ giữa các quốc gia này với nhau cũng như với cục diện Châu Á (các quốc gia khu vực đang có xu hướng tăng cường vị thế của bản thân đi đối với việc tối đa hóa các thế mạnh dài hạn của họ, tạo
  • 11. 11 thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ với các cường quốc bên ngoài khu vực, trong đó có cả quan hệ quốc phòng). - Tác phẩm "Quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á: Cuộc chiến cho quyền tự trị" [85] phân tích tổng quan về khu vực, các mối quan hệ cơ bản trong và ngoài khu vực cũng như những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tại khu vực ông Nam Á. Trong đó, Hoa ỳ được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc đóng góp vào sự ổn định trong trật tự khu vực, tạo ra sự cân bằng cần thiết trong khu vực. - Tác phẩm "Xây dựng một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á" [40] bàn luận về khuôn khổ lý thuyết cho việc xây dựng cộng đồng an ninh khu vực, vai trò của ASEAN và các nước ông Nam Á cũng như việc giải quyết và giới hạn của ASEAN trong việc giải quyết một số xung đột khu vực và liên quan đến bên ngoài, bao gồm vấn đề xung đột tại Cămpuchia, can dự tích cực với Myanmar, tranh chấp tại Biển ông... - Tác phẩm nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ "Quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương" [84] đánh giá những thách thức đối với an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các mối quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ với khu vực bao gồm các đối tác truyền thống và đối tác mới. - Tác phẩm "Quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn" [37] và "Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam" [36] nêu lên các lý thuyết bàn về hợp tác nói chung cũng như mô hình đối tác chiến lược nói riêng; đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước lớn (như quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản), giữa các nước lớn và nước nhỏ (như quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan), và giữa các nước nhỏ (như quan hệ Israel – Thổ Nhĩ ỳ).
  • 12. 12 - Tác phẩm "Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam" [11] nêu lên những lý luận về cách mạng trong quân sự, những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, những yêu cầu và vấn đề đang đặt ra đối với nền quốc phòng Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu trên cho thấy các công trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu đề cập môi trường chiến lược đang thay đổi, các mục tiêu và chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với các khu vực và các nước; trong đó có đề cập đến Việt Nam với tư cách chủ yếu là một mắt xích trong bức tranh tổng thể về các mối quan hệ chiến lược và quốc phòng của Hoa Kỳ với khu vực. Các tác giả chủ yếu chỉ quan tâm nghiên cứu quan điểm của nước lớn và ít đề cập đến những chính sách mà Việt Nam cần theo đuổi trong mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, đặc biệt là liên quan quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đề cập nền tảng tổng thể (tương đối cơ bản) của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ (bối cảnh quốc tế và khu vực, quan hệ chung giữa hai nước), một số diễn biến cụ thể trong mối quan hệ này cũng như đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy quan hệ chung với Hoa Kỳ. ến nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sâu các nhân tố bên trong mối quan hệ đó cũng như tác động của nó đến tổng thể quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Các nghiên cứu trên cũng cho thấy những tồn tại chủ yếu sau: Về mặt lý luận, qua khảo sát các nguồn tài liệu, chưa thấy có một hệ thống lý thuyết/lý luận toàn diện để giải thích về quan hệ hợp tác quốc phòng nói chung cũng như về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Về mặt nội dung cụ thể, thấy rằng (i) Chưa có sự hệ thống hoá quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ trước đến nay một cách tổng thể từ cả hai
  • 13. 13 phía; (ii) Chưa có tài liệu chuyên sâu đánh giá cơ sở của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử cũng như trong thời gian tới; (iii) Chưa có kiến nghị chính sách mang tính toàn diện liên quan việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. Những tồn tại này cho thấy việc chọn đề tài nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ một cách có hệ thống dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần phục vụ tích cực cho thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước và các nhu cầu nghiên cứu, giảng dậy về chủ đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án là dự báo được chính xác những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2020. Với mục tiêu như vậy, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Làm rõ cơ sở lý luận về các nhân tố phổ biến chi phối quan hệ quốc tế về quốc phòng để định hướng cho việc nghiên cứu các nhân tố này trong quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao để tìm ra các nhân tố chi phối trong giai đoạn này; (iii) Dự báo các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 – 2020 và đưa ra một số kiến nghị liên quan. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ể đạt mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án đi sâu nghiên cứu các nhân tố: (i) Sự thay đổi về môi trường chiến lược của quốc tế và khu vực; (ii) Sự thay đổi của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ; (iii) Điều chỉnh chính sách của
  • 14. 14 hai nước trong lĩnh vực quốc phòng và sự trùng hợp, khác biệt về chính sách quốc phòng của hai nước. Về phạm vi, Luận án dựa trên một số lý luận chung về hợp tác quốc phòng và thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 cho đến 2015 (chuẩn bị kết thúc Chính quyền Tổng thống Obama, đánh dấu giai đoạn đầu chính sách "tái cân bằng") để nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 (khi Hoa Kỳ tiếp tục điều chỉnh chính sách trong quan hệ với khu vực và Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế khi an ninh khu vực dự kiến có nhiều diễn biến phức tạp). 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ảng Cộng sản Việt Nam được vận dụng trong nghiên cứu, Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, lô- gích, phân tích – tổng hợp và đặc biệt coi trọng phương pháp chuyên gia. Luận án dựa trên giả thuyết nghiên cứu chính cho rằng sự phát triển của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ chịu sự chi phối ngày càng nhiều của các lợi ích ứng phó với thách thức an ninh – quốc phòng chung của Châu Á – Thái Bình Dương. 6. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chính được dựa trên các tác phẩm tiêu biểu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian qua (tiếng Việt và tiếng Anh), các nguồn tài liệu chính thức của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ, trao đổi với các chuyên gia về quan hệ quốc phòng của cả 2 nước trong giai đoạn 2010 – 2015.
  • 15. 15 7. Những đóng góp của Luận án Luận án có thể được xem là công trình nghiên cứu mang tính hệ thống đầu tiên về những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ, bổ sung và kết nối các công trình khoa học liên quan đến mối quan hệ này tại Việt Nam và trên thế giới. Luận án đã: (i) Xem xét những lý luận phổ biến về quan hệ quốc phòng qua khảo sát Chủ nghĩa hiện thực, quan điểm của Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực này và cho rằng những nhân tố chính chi phối hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có thể bao gồm sự thay đổi của môi trường quốc tế, khu vực, quan hệ giữa hai nước và những điều chỉnh chính sách quốc phòng của mỗi bên; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 1995 – 2015 và thấy rằng do tình hình khu vực, quan hệ song phương và hướng điều chỉnh chính sách quốc phòng thận trọng của mỗi bên, mối quan hệ này có tiến triển vừa mức và tạo nền tảng quan trọng cho giai đoạn sau, song chưa phù hợp với khuôn khổ Quan hệ Toàn diện giữa hai nước; (iii) Dựa trên một số dự báo phổ biến trong và ngoài nước về triển vọng quan hệ quốc tế, cho rằng 2016 – 2020 là giai đoạn có nhiều điểm thuận để hai nước tăng cường hợp tác quốc phòng, đặc biệt là do nhu cầu của mỗi bên trong việc hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh chung tại khu vực; đồng thời, đưa ra một số kiến nghị để tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời gian tới. Luận án có thể được sử dụng để làm luận cứ khoa học trong hoạch định chính sách đối ngoại, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. ồng thời, Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dậy trong lĩnh vực quan hệ quốc tế về quốc phòng và trong nghiên cứu quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.
  • 16. 16 8. Bố cục của Luận án Bố cục của Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương chính (Một số quan điểm nghiên cứu các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế về quốc phòng; Một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 – 2015; Dự báo một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020), Kết luận và kiến nghị, Danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả và Danh mục tài liệu tham khảo.
  • 17. 17 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG Như đề cập trong phần Mở đầu, đã có nhiều nghiên cứu về quan hệ quốc tế về quốc phòng (bao gồm quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ); song đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào đưa ra được lý thuyết tương đối toàn diện để giải thích cho các nhân tố chi phối quan hệ hợp tác quốc tế về quốc phòng. ể có cơ sở tìm hiểu những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 - 2020, Luận án xem xét những lý luận phổ biến liên quan quan hệ quốc tế về quốc phòng và thực tiễn đã diễn ra trong giai đoạn 1995 – 2015 trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Trong Chương 1, tác giả xem xét 3 quan điểm chính liên quan quan hệ quốc tế về quốc phòng là Thuyết Hiện thực, quan điểm của Việt Nam và quan điểm của Hoa Kỳ về vấn đề này. 1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế 1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng Chủ nghĩa hiện thực là một lý luận có ảnh hưởng mạnh mẽ về cách hiểu quan hệ quốc tế cũng như hành vi của các quốc gia. Xem xét những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa hiện thực phần nào giúp hiểu hơn về các động lực của các quốc gia trong hợp tác quốc phòng. Những nội dung quan trọng của Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng là: Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng bắt nguồn và xuyên suốt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Theo thuyết Hiện thực (đặc biệt là theo các nhà lý luận kinh điển của thuyết này như Thucydides1 , Niccolo Machiavelli2 , Thomas Hobbes3 , 1 Thucydides (471 – 400 TCN), một vị tướng của Athens, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc chiến tranh Pelopones” tường thuật về 21 trong 28 năm của cuộc chiến tranh giữa Athens và Sparta (và đồng minh của họ) trong thế kỷ 5 TCN.
  • 18. 18 Hugo Grotius4 , Carl von Clausewitz5 , Edward Hallet Carr6 , Hans J. Morgenthau7 …), các quốc gia là chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế và việc nghiên cứu quan hệ quốc tế cần tập trung vào việc nghiên cứu các quốc gia và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Các chủ thể phi quốc gia như các công ty đa quốc gia và các tổ chức quốc tế không có vai trò quan trọng như các quốc gia, mặc dù cũng có những tác động nhất định tới quan hệ quốc tế. Trường phái này cũng nhấn mạnh vai trò của các cường quốc, coi sức mạnh của các cường quốc tạo thành thứ bậc trong quan hệ quốc tế. Theo đó, các cường quốc chi phối quan hệ quốc tế, tạo ra các trung tâm quyền lực. Thí dụ: vai trò của Tây Ban Nha, Bồ ào Nha thế kỷ thứ XV - XVI, của Hà Lan thế kỷ XVII, của Anh từ thế kỷ XVIII đến 1945, của Hoa Kỳ trong và sau Chiến tranh lạnh [23], [33], [38]. Các quốc gia thường được coi là đơn nhất về quyền lực, tức nhà nước có quyền đại diện quốc gia trên thế giới và không có thực thể chính trị nào trong quốc gia có quyền hành cao hơn. Nếu trong quốc gia có sự khác biệt giữa các nhóm người về quan điểm, sự khác biệt này sẽ phải được thu xếp để cuối cùng quốc gia đó có một tiếng nói thống nhất trong quan hệ với bên ngoài. ồng thời, các quốc gia hành động một cách duy lý mà không phụ thuộc vào loại hình của nhà nước, tức là có tính toán trong khi tham 2 Niccolo Machiavelli (1469 – 1527), nhà triết học chính trị người Italia, tác phẩm tiêu biểu “Bậc quân vương” giới thiệu cách tranh giành, duy trì và khuyếch trương quyền lực; trong đó cho rằng có thể sử dụng mọi biện pháp cần thiết miễn là đạt được mục đích cuối cùng là an ninh quốc gia. 3 Thomas Hobbes (1588 – 1679), nhà triết học chính trị người Anh, tác phẩm tiêu biểu “ ấng quyền năng” nói về lý luận đại cương trong chính trị, trong đó nêu lên quan niệm bi quan về bản chất con người và chứng minh sự cần thiết phải có một quyền lực chính trị trung ương mạnh mẽ. 4 Hugo Grotius (1583 – 1645), người Hà Lan, tác phẩm tiêu biểu “Luật pháp về chiến tranh và hòa bình” gồm 3 tập bàn về chiến tranh và những vấn đề an ninh quốc gia. 5 Carl von Clausewitz (1780 – 1831), một tướng Phổ, tác phẩm tiêu biểu “Bàn về chiến tranh” tập trung bàn về chiến tranh, các vấn đề an ninh quốc gia, cho rằng quân sự là một phương tiện của chính trị. 6 Edward Hallet Carr (1892 – 1982), một nhà sử học, ngoại giao, nhà báo, nhà lý luận của chủ nghĩa hiện thực người Anh, tác phẩm tiêu biểu “Cuộc khủng hoảng 20 năm” cố gắng phân tích nguyên nhân sâu xa và quan trọng của chiến tranh. 7 Hans J. Morgenthau (1904 - 1980), nhà lý luận chủ nghĩa hiện thực người Mỹ gốc ức, tác phẩm tiêu biểu “Chính trị giữa các quốc gia” được xem như một nền móng cho chủ nghĩa hiện thực thời kỳ hiện đại.
  • 19. 19 gia quan hệ quốc tế mà chủ yếu là áp dụng chính sách cân bằng sức mạnh/quyền lực dựa vào thực lực của mình để thực hiện các lợi ích quốc gia. Những giả định về tính đơn nhất và duy lý vừa nêu xuất phát từ quan niệm cho rằng quốc gia cũng như con người, có bản chất tự nhiên là ích kỷ, để sinh tồn nên luôn mong muốn mạnh hơn và vượt qua người khác, và những điều này là không đổi theo thời gian. Tính chất đơn nhất và duy lý của quốc gia khiến cho các quốc gia đặc biệt quan tâm đến việc đạt được lợi ích quốc gia, dân tộc trong khi tham gia vào quan hệ quốc tế (đặc biệt là quyền lực và an ninh quốc gia) [23], [38]. Các học giả và nhà nghiên cứu theo các trường phái lý thuyết khác (nhất là những người theo thuyết Tự do8 ) phê phán rằng các nhà Hiện thực đã quá chú trọng đến các quốc gia mà bỏ qua vai trò ngày càng quan trọng của các chủ thể phi quốc gia trong đời sống quan hệ quốc tế hiện đại; và do đó đã quá chú trọng vai trò của lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế mà coi nhẹ lợi ích của các nhóm người, các tập hợp, các diễn đàn khu vực và quốc tế… Thêm vào đó, các nhà Hiện thực do quá quan tâm đến vai trò của nhân tố quyền lực và an ninh quốc gia nên đã có xu hướng xem nhẹ các quan tâm khác như kinh tế, văn hoá, ô nhiễm môi trường... vốn cũng có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ quốc tế, và có mức độ giao thoa ngày càng lớn với chính khái niệm “quyền lực” hay “an ninh quốc gia”. Các nhà phê bình cho rằng việc quá chú trọng đến các quốc gia và các vấn đề như “quyền lực” và “an ninh” làm các nhà Hiện thực mất đi những công cụ mạnh trong việc lý giải đầy đủ và khoa học hơn về bản chất của quan hệ quốc tế hiện đại. Hơn nữa, các phân tích về chủ thể của trường phái Hiện thực dựa trên giả định về con người bị cho là không hợp lý vì 8 Các nhân vật nổi tiếng của trường phái này bao gồm nhà triết học John Locke (người Anh, thế kỷ 17), luật sư/triết gia chính trị Baron de Montesquieu (người Pháp, thế kỷ 18), Tổng thống Thomas Jefferson (người Mỹ, thế kỷ 18)…
  • 20. 20 các nhà phê bình cho rằng bản chất con người không hoàn toàn xấu và con người có thể thay đổi tích cực theo thời gian; và điều tương tự cũng có thể áp dụng cho các quốc gia khi nhận thức chung về cuộc sống và các chủ thể tăng lên theo thời gian [38]. Sức mạnh của tiềm lực quốc phòng chi phối các nội dung, phương pháp quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng Một giả định quan trọng được các học giả của thuyết Hiện thực (nhất là Thucydides, Hobbes, Grotius…) nhấn mạnh là việc tồn tại tình trạng “vô chính phủ” trong chính trị quốc tế. Nói cách khác, thiếu một quyền lực đứng trên các quốc gia để điều khiển cả hệ thống chính trị quốc tế. Tình trạng “vô chính phủ” phát sinh do các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế, về mặt lý thuyết, đều có chủ quyền (quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại) độc lập với các quốc gia khác. Nói cách khác, một số quốc gia được xem là hùng mạnh hơn các quốc gia khác trong quan hệ quốc tế song không có quốc gia nào có quyền lực được thừa nhận một cách đương nhiên là cao hơn quyền lực của các quốc gia khác [33], [38]. Chính vì việc không có một “Chính quyền trung ương” đứng trên các quốc gia để phân xử các vấn đề và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, hệ thống chính trị quốc tế có thể được xem là một hệ thống “tự cứu”, trong đó các quốc gia phải dựa vào sức mạnh của chính mình và sự tương tác giữa các quốc gia được cơ cấu bởi sự phân bổ quyền lực hoặc năng lực của các quốc gia. Nói cách khác, tình trạng “vô chính phủ” đi kèm với tình trạng thiếu tin cậy giữa các quốc gia trong một môi trường như vậy tạo điều kiện cho các cường quốc có thể làm mọi thứ họ muốn và các quốc gia yếu hơn phải chấp nhận điều đó. Trong một hệ thống như vậy các cường quốc là rất
  • 21. 21 quan trọng và về cơ bản họ có vai trò quyết định trong việc hình thành các khuôn khổ xung đột hoặc hợp tác [23], [38]. Do hệ thống quốc tế tồn tại tình trạng “vô chính phủ” và về cơ bản thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, tình thế nan giải về an ninh là một tình trạng rất phổ biến trong quan hệ quốc tế9 . Theo đó, để tồn tại và phát triển, một quốc gia bắt buộc phải tìm kiếm các phương thức tăng cường sức mạnh (đặc biệt về quân sự), kéo theo việc các quốc gia khác cảm thấy bị đe dọa và cũng có xu hướng tăng cường sức mạnh để đối phó, hình thành một xu hướng chạy đua sức mạnh trong quan hệ quốc tế do không ai có thể biết rõ ý đồ thực sự của đối phương trong việc tăng cường sức mạnh (ngoài các nhân tố bên trong như phát triển kinh tế quốc phòng, việc tăng sức mạnh quân sự thường là kết quả của tình trạng “vô chính phủ” và thiếu tin cậy giữa các quốc gia). Theo đó, một quốc gia trong cuộc đua này nếu không có thể tự mình tăng cường sức mạnh quân sự thường có xu hướng tham gia vào một liên minh dưới dạng nào đó để tăng cường sức mạnh tấn công/phòng thủ cho bản thân [23], [38]. Liên quan vấn đề này, quyền lực có thể được hiểu một cách tổng hợp nhất theo nghĩa khả năng bắt người khác phải làm theo ý của mình dựa trên 3 cơ sở (i) Khả năng về sức mạnh tuyệt đối hoặc tương đối của một quốc gia (sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý, truyền thống...); (ii) Ý muốn của quốc gia đó (và nhận thức của quốc gia khác về ý muốn của quốc gia đó) về việc sử dụng khả năng sức mạnh của mình; (iii) Việc quốc gia đó khống chế hoặc gây ảnh hưởng lên quốc gia khác. Có thể thấy rằng trong phân tích về quyền lực, khả năng sức mạnh quốc gia có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì mang tính cơ sở chủ yếu nhất, đồng thời khó có thể đạt 9 Lý luận này được gợi ý nhiều từ truyện ngụ ngôn về săn hươu của nhà triết học Thụy Sĩ ở thế kỷ 15 Jean Jacques Rousseau cho thấy mọi người/các quốc gia thường hành động để tối đa hóa lợi ích của mình.
  • 22. 22 được trong một thời gian ngắn; do vậy việc đo lường khả năng sức mạnh của các quốc gia là việc làm quan trọng trong giải thích quan hệ quốc tế trong thuyết Hiện thực [38]. Một trong những nội dung phê phán chính của các học giả và các nhà nghiên cứu đối với thuyết Hiện thực là cách tiếp cận thực chứng đối với toàn bộ phân tích của Chủ nghĩa hiện thực. úng như tên gọi của trường phái này, các nhà Hiện thực có xu hướng xử lý mọi việc theo đúng như sự vận động thực tế của thế giới (dù phải đơn giản hoá một số nội dung bằng cách giả định). Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa lý tưởng lại quan tâm nhiều hơn đến việc thế giới “phải là như thế nào”, thông qua đó có xu hướng mở rộng hơn các nội dung phân tích và ám chỉ nhu cầu lớn hơn cho việc thúc đẩy các hợp tác đa dạng trên nhiều lĩnh vực ngoài sức mạnh và an ninh trong quan hệ giữa các quốc gia. Nói cách khác, các chỉ trích đối với thuyết Hiện thực tập trung nhiều vào việc cho rằng các nhà Hiện thực thường có xu hướng tập trung quá nhiều vào lý giải nguyên nhân của chiến tranh/xung đột. Những chính trị gia, học giả, nhà nghiên cứu ủng hộ việc xây dựng một “thế giới đại đồng”, Hội Quốc liên cũng như hoà bình thế giới thông qua luật pháp quốc tế... là những nhà chỉ trích mạnh mẽ đối với thuyết Hiện thực [33], [38]. Hợp tác quốc phòng trong quan hệ quốc tế liên quan nhiều đến việc cân bằng quyền lực trong một thế giới đa cực ể đối phó với tình trạng “vô chính phủ”, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và tình thế nan giải về an ninh, việc duy trì cân bằng quyền lực để ngăn chặn sự thắng thế của một thế lực áp đảo (bá quyền) là rất cần thiết. ể làm được điều này, các nhà lý luận của thuyết Hiện thực (Hobbes, Grotius, Clausewitz…) đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau về việc cần xây dựng các
  • 23. 23 quy chuẩn, quy phạm quốc tế đã được pháp điển hoá trong luật pháp quốc tế, hoặc cho rằng lời giải phổ biến là các quốc gia cần tập hợp lại hoặc góp sức lại để tạo thành liên minh nhằm cân bằng với một hay một nhóm các quốc gia đang đe dọa chi phối các quốc gia khác hoặc cả thế giới. Thế cân bằng đa cực hoặc lưỡng cực là tình trạng được các nhà lý luận theo thuyết Hiện thực cổ điển và mới cho rằng sẽ giúp ổn định hệ thống chính trị quốc tế hơn trong lâu dài; mặc dù cũng cần phải lưu ý rằng việc tham gia các liên minh có thể cải thiện năng lực của các quốc gia nhưng khó có thể tin tưởng được vào lòng trung thành và độ tin cậy tuyệt đối của các liên minh đó khi tình hình thay đổi [38]. Liên quan đến thế cân bằng quyền lực, các nhà lý luận theo thuyết Hiện thực cũng rất quan tâm đến việc điều này được tự động hình thành hay do các chính trị gia tạo ra. Quan điểm của những học giả theo thuyết duy lý (như Henry issinger10 ) cho rằng cân bằng quyền lực là do sự sáng tạo và ý chí của các chính trị gia trong hình thành chính sách đối ngoại tạo ra với mong muốn tác động tích cực vào hệ thống chính trị quốc tế và giúp bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Tuy nhiên, các nhà lý luận của thuyết Hiện thực theo trường phái tự nhiên (như enneth Waltz11 ) cho rằng thế cân bằng quyền lực là một thuộc tính của hệ thống các quốc gia và sẽ xuất hiện bất kể người ta có muốn hay không vì nguyên nhân sau: Giả định các quốc gia là chủ thể đơn nhất và duy lý sẽ dẫn đến việc các quốc gia khi tham gia vào quan hệ quốc tế phải sử dụng mọi khả năng để thực hiện các mục tiêu của mình, tiến hành cạnh tranh và hợp tác với nhau và tác động qua lại 10 Henry issinger, sinh năm 1923, một nhà ngoại giao và nhà khoa học chính trị người Mỹ. Ông đã từng làm Cố vấn An ninh Quốc gia và sau đó là kiêm Ngoại trưởng Mỹ dưới thời các Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. 11 Kenneth Waltz (1924 – 2013), một nhà khoa học chính trị người Mỹ, từng giảng dậy tại các trường ại học nổi tiếng của Mỹ như University of California, Berkeley và Columbia University, là cựu binh trong Chiến tranh thế giới thứ 2, trong Chiến tranh Triều Tiên.
  • 24. 24 giữa các quốc gia sẽ tiệm cận dần tới thăng bằng hoặc cân bằng quyền lực. Như vậy, dù muốn hay không, quan hệ quốc tế (bao gồm quan hệ quốc phòng) liên quan rất nhiều đến cân bằng quyền lực giữa các quốc gia [38]. Tính ổn định lâu dài của hệ thống chính trị quốc tế cũng là điều được các nhà Chủ nghĩa hiện thực quan tâm. Các nhà lý luận thuộc trường phái Hiện thực mới (như enneth Waltz, J. David Singer12 , Karl Deutsch13 …) cho rằng khi tính đa cực tăng lên, mức độ bất định trong hệ thống cũng tăng lên (so với hai cực). Vấn đề nằm ở chỗ, chính các nhà Hiện thực mới lại không đồng ý với nhau về việc tính đa cực tăng lên thì nguy cơ xảy ra chiến tranh tăng hay giảm. Một số (bao gồm Waltz) cho rằng tính bất định cao sẽ tạo ra phán đoán sai lầm và làm tăng nguy cơ chiến tranh. Số khác (bao gồm Singer và Deutsch) lại cho rằng tính bất định cao đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải thận trọng và đi theo những chính sách đúng đắn đã được thử nghiệm trong quá khứ, từ đó làm giảm nguy cơ chiến tranh. Ngoài ra, còn có các lý giải khác hai lập luận vừa nêu và với chiều hướng đang hình thành thế giới đa cực, ngày càng có nhiều nhà Hiện thực quan tâm hơn tới việc nghiên cứu tính ổn định lâu dài của hệ thống này [23], [38]. ánh giá chung về hệ thống quốc tế, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu khác cũng cho rằng thế giới tồn tại tình trạng vô chính phủ, các nhà phê phán cho rằng các nhà Hiện thực đã miêu tả hệ thống chính trị quốc tế như tự nó có cuộc sống riêng và dường như độc lập với những mong ước và hành động của các quốc gia; do vậy, đã làm cho các nhà hoạch định chính sách có quá ít quyền tự chủ cũng như quá ít không gian để hành động và 12 J. David Singer (1925 – 2009), một giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, từng tham gia nghiên cứu một dự án về chiến tranh và các nguyên nhân của nó (do ại học Michigan tiến hành từ năm 1964). 13 Karl Deutsch (1912 – 1992), một nhà khoa học chính trị và xã hội của Tiệp hắc gốc ức, chuyên gia nghiên cứu về chiến tranh và hòa bình, chủ nghĩa dân tộc, hợp tác và truyền thông, nổi tiếng vì áp dụng các phương pháp định lượng và phân tích hệ thống vào lĩnh vực khoa học xã hội và chính trị.
  • 25. 25 quá trình hoạch định chính sách dường như vượt ra khỏi ý chí của con người. Ngoài ra, các nhà Hiện thực cũng không hoàn toàn đồng ý với nhau về tác động của hệ thống chính trị quốc tế lên hành vi của các quốc gia. Khái niệm cân bằng quyền lực (một khái niệm trung tâm của Chủ nghĩa hiện thực) cũng bị phê phán nhiều, và bị cho là gây ra sự mù mờ, khó hiểu về định nghĩa cũng như sự khó khăn cho việc áp dụng các định nghĩa này vào phân tích [33], [38]. Dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều phê phán và chỉ trích khác nhau, đặc biệt là của các học giả theo trường phái Tự do và Kiến tạo, thuyết Hiện thực vẫn là một quan điểm được nhiều người quan tâm nhất. Việc tiếp cận theo sát thực tế trong lý giải quan hệ quốc tế của thuyết Hiện thực tiếp tục có sức thu hút cao đối với không chỉ các học giả mà còn của các chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách. Chủ nghĩa hiện thực cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu bởi tính khoa học cao của lý thuyết này (nhiều nhà Hiện thực đã đi sâu tìm hiểu nhiều nội dung của lý thuyết này dưới dạng các giả thuyết có thể kiểm tra được nhờ các chỉ tiêu định lượng hay không định lượng). Ngoài ra, thuyết Hiện thực cũng có ưu điểm là phù hợp về mặt trực giác với đa số mọi người. Những lý do trên làm một số học giả từng một thời phê phán thuyết Hiện thực cũng phải điều chỉnh niềm tin, hoặc thậm chí còn áp dụng một cách linh hoạt trường phái lý thuyết này [38]. Trên thực tế, việc áp dụng thuyết Hiện thực trong lý giải và phần nào đó hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia là rất phổ biến, nhất là ở Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh đến nay. Một số học giả Hoa Kỳ nổi tiếng đã từng giữ những vị trí cao trong ngành
  • 26. 26 đối ngoại như Henry A. issinger và Zbigniew Brzezinski14 đều tự nhận là theo trường phái Hiện thực [23]. Các nhà lãnh đạo khác trên thế giới cũng ngày càng quan tâm hơn đến lý thuyết này và chia sẻ quan tâm của thuyết Hiện thực trong bối cảnh thế giới ngày càng đa cực và các nguy cơ an ninh quốc gia cũng ngày càng hiện hữu mạnh mẽ và với nhiều hình thức và liên kết khác nhau. Trong giới học giả, thuyết Hiện thực được sử dụng ngày càng nhiều và các công trình nghiên cứu về quyền lực/sức mạnh và an ninh cũng thu hút sự quan tâm hơn của các nhà tài trợ lẫn độc giả từ nhiều thành phần khác nhau (Chính quyền, nhà nghiên cứu, công chúng...) Cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, các nhà Hiện thực cũng đang tiếp tục đào sâu nghiên cứu và áp dụng thuyết này. Một mặt, các nhà Hiện thực không ngừng xem lại các giá trị cốt lõi trong quan niệm của Chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Mặt khác, họ cũng tiếp thu những phê phán của các học giả khác (đặc biệt là nhận xét về nhu cầu và khả năng thay đổi cơ bản và cải tạo hệ thống quốc tế một cách hoà bình do xuất phát điểm nghiên cứu dựa trên giả định của thuyết Hiện thực về hệ thống và chủ thể chủ yếu của quan hệ quốc tế) và xem xét việc phản ánh những vận động mới của quan hệ quốc tế hiện đại vào trường phái lý thuyết của mình. Ngoài ra, các nhà Hiện thực tiếp tục duy trì các bất đồng nhất định về phương pháp áp dụng trong nghiên cứu, cấp độ phân tích được lựa chọn, quan niệm về hệ thống chính trị quốc tế, giả định về khả năng những người ra quyết định có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế... 14 Zbigniew Brzezinski (sinh 1928) là nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Ba Lan. Ông đồng thời là nhà địa chiến lược, là Cố vấn ANQG của Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter giai đoạn 1977 - 1981.
  • 27. 27 1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng Cơ sở lý luận của Việt Nam về quan hệ quốc tế về quốc phòng bắt nguồn từ Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của ảng Cộng sản Việt Nam về kết hợp giữa đối ngoại với quốc phòng – an ninh. Tổng hợp những đánh giá về quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng từ các Nghị quyết, bài phát biểu, qua trao đổi với các chuyên gia về đối ngoại quốc phòng của Việt Nam cho thấy những nội dung cơ bản của quan điểm này bao gồm: Nắm vững nhiệm vụ chính trị, thường xuyên kết hợp chặt chẽ giữa chính trị, kinh tế đối ngoại và quốc phòng – an ninh Hiểu một cách chung nhất, chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng – an ninh là sự gắn kết toàn diện, chặt chẽ, tích cực, chủ động, sáng tạo giữa chính sách đối ngoại với chính sách quốc phòng – an ninh dưới sự lãnh đạo của ảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường quốc tế thuận lợi nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đạt được các kết quả “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Quan điểm lý luận Macxit mà sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển đòi hỏi chiến lược đối ngoại gắn với quốc phòng – an ninh là sự gắn kết hai trong số nhiều lĩnh vực hoạt động để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trên nhiều phương diện dưới sự lãnh đạo của ảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân để cùng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả chiến lược đối ngoại và
  • 28. 28 chiến lược quốc phòng – an ninh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Có thể thấy sự phối hợp hoạt động đối ngoại với quốc phòng – an ninh là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, không được tuyệt đối hoá hoặc coi nhẹ mặt nào; và cần phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng lĩnh vực để từ đó có biện pháp tổ chức thực hiện, bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực vừa đáp ứng sự phát triển chung của đối ngoại và quốc phòng – an ninh. Cũng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử, việc xác định các nội dung cụ thể của chính sách đối ngoại, của chính sách quốc phòng – an ninh cũng như sự kết hợp giữa hai loại chính sách này phụ thuộc vào sự thay đổi của hoàn cảnh, thời gian và vấn đề cụ thể; vừa tuân thủ những quy luật chung của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa mang những nét đặc thù của thời đại và các đặc tính của quốc gia, dân tộc trong những thời điểm lịch sử nhất định [20]. Trên phương diện lịch sử, tiến trình dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho thấy các lĩnh vực đối ngoại, quốc phòng - an ninh có mối quan hệ rất mật thiết. Cũng như các nước khác trên thế giới, để phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong đối ngoại, đối nội cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các lĩnh vực chức năng khác nhau, trong đó sự kết hợp giữa ba ngành đối ngoại, quốc phòng, an ninh có thể nói là chặt chẽ nhất. Hơn nữa, Việt Nam là một nước nhỏ, chịu nhiều áp lực từ các nước lớn, để xử lý tốt các vấn đề này thì sự liên kết giữa ba ngành này lại càng phải nghiêm ngặt, liên tục và hợp lý tối đa để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm giải quyết tốt nhất các vấn đề hợp tác và đấu tranh trong quan hệ với các nước cũng như các âm mưu chống phá ảng, Nhà nước, dân tộc từ bên trong và bên ngoài. Theo truyền thống, kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước đã được đúc rút là sự kết hợp hài hoà giữa 4 yếu tố “quốc phú”, “binh cường”, “nội yên”, “ngoại tĩnh”, tạo ra sức mạnh tổng hợp to lớn đánh
  • 29. 29 thắng nhiều kẻ thù lớn. Một trong những kết luận quan trọng nhất rút ra từ những thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng cho thấy đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị để buộc Mỹ phải đương đầu với một thế trận chiến tranh nhân dân toàn diện Việt Nam [3, tr. 288], minh họa cho sự kết hợp chặt chẽ của ba ngành này. Về mặt tổ chức quyền lực, quyền lực nhà nước Việt Nam là thống nhất dựa trên cơ sở “của dân, do dân và vì dân” song có sự phân công, phân nhiệm cho các cơ quan khác nhau. Với xu hướng cải cách bộ máy nhà nước hiện nay là mỗi nhiệm vụ chính trị tiếp tục được giao cho một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo sự thống nhất, không chồng chéo mà vẫn phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn ảng, toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, các chức năng đối ngoại, quốc phòng, an ninh về cơ bản được phân cho 3 nhóm cơ quan quản lý mà tiêu biểu có Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước trên lĩnh vực hoạt động mà các cơ quan đó chịu trách nhiệm cũng như công tác phối hợp giữa 3 Bộ và nhiều khi là giữa 3 nhóm cơ quan đối ngoại, quốc phòng, an ninh nói chung (với hàm ý bao gồm cả hoạt động của cơ quan của ảng, cơ quan nhà nước, cơ quan oàn thể liên quan đến hoạt động đối ngoại, quốc phòng và an ninh). Việc phối hợp giữa 3 nhóm cơ quan khác nhau này vừa tuân thủ những quy luật vận động chung của cơ quan nhà nước, vừa có những đặc thù riêng; do vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp hết sức chặt chẽ, khoa học và hợp lý để vừa tranh thủ được những thế mạnh của từng nhóm cơ quan vừa tránh xung đột và không hiệu quả [20].
  • 30. 30 Chú trọng nhân tố độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng Cùng với tiến trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn để tiếp tục thúc đẩy tiến trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên trong và bên ngoài. Những thành tựu to lớn trong những năm qua, đặc biệt là trong gần 30 năm đổi mới (từ 1986) đã “làm cho thế và lực của nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn” [15, tr. 74]. Việc kết hợp giữa phát huy nội lực, đổi mới sâu rộng trên các mặt chính trị, tổ chức quyền lực nhà nước, phát triển các mặt kinh tế - văn hoá – xã hội đang được tiến hành với sự phù hợp với quan hệ quốc tế hiện đại đã gắn kết được giữa sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, đem lại nhiều thuận lợi cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn mà các văn kiện ại hội ảng đã chỉ rõ, bao gồm nguy cơ bị tụt hậu về phát triển so với các nước, diễn biến hòa bình từ Hoa Kỳ và Phương Tây, tham nhũng cũng như sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức của một số bộ phận cán bộ, ảng viên. Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội hiện đại cũng đặt ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác Việt Nam phải xử lý để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của đất nước trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, nhất là khi cùng với tiến trình này, sự gắn kết quan tâm trong và ngoài nước đối với nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã trở nên phổ biến, đòi hỏi phải Việt Nam phải tiếp tục đề cao độc lập tự chủ trong xử lý các vấn đề [13], [14], [15], [16].
  • 31. 31 Việc đề cao tính độc lập tự chủ trong quan hệ quốc phòng cũng phù hợp với sự thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, các quốc gia đều đang tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hợp tác quốc phòng để tăng cường thực lực và nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức an ninh mới và cũ, nhiều nguy cơ cũng đang hiện hữu trong các mối quan hệ quốc phòng. Trước hết, đó là việc cục diện quốc tế và khu vực hiện nay làm cho mọi quan hệ được mở rộng song cũng làm bộc lộ nhiều mối nghi ngại chiến lược do tính chất đa cực của quan hệ quốc tế ngày càng gia tăng. Thứ hai, việc các thách thức an ninh mới và cũ gia tăng cũng kéo theo tiến trình chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến cho mọi mối quan hệ quốc phòng của các nước đều rơi vào sự quan tâm sát sao của các quốc gia khác và sẽ dễ bị hiểu nhầm thành việc hình thành các liên kết chiến lược để chống lại nước thứ 3 hay đơn giản là mang tính hiếu chiến, gây bất ổn trong khu vực. Thứ ba, những phức tạp trong chính trị nội bộ của các nước trong khu vực (bao gồm cả việc liên quan đến lịch sử quan hệ với nước ngoài) cũng khiến các mối quan hệ quốc phòng giữa các nước lớn và nhỏ trong và ngoài khu vực trở nên nhạy cảm và phức tạp. Trong bối cảnh đó, quốc tế và khu vực hiện đang thiếu những tổ chức, diễn đàn an ninh đủ lớn và mạnh để đảm bảo an ninh chung cũng như “niềm tin chiến lược” cho các nước. i kèm với đó là xu hướng có phần cực đoan của chủ nghĩa dân tộc tại một số quốc gia khu vực trên thực tế đã góp phần làm căng thẳng mối quan hệ giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực trong thời gian qua. Do vậy, cùng với việc tăng cường các mối quan hệ nói chung và quan hệ quốc tế về quốc phòng nói riêng, cần và phải hết sức thận trọng cũng như đề cao tính độc lập tự chủ trong mọi quyết sách và bước đi trong quan hệ.
  • 32. 32 Trong những năm qua, việc kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế đã đem lại cho ta nhiều kết quả quan trọng trong quan hệ với Hoa Kỳ, tạo cơ hội cho việc thúc đẩy các lợi ích cụ thể của ta trong quan hệ với quốc gia này. Sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận và hai bên bình thường hoá quan hệ vào năm 1995, quan hệ song phương đã có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Tuy nhiên, với những khác biệt nhất định về ý thức hệ, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, những khó khăn do chiến tranh để lại, trong quan hệ giữa hai nước vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy diễn biến hoà bình trong quan hệ với Việt Nam; không ngừng ép Việt Nam phải thoả hiệp trong nhiều hợp tác kinh tế cụ thể... Bên cạnh đó, do lịch sử quan hệ đặc biệt, sự phức tạp trong nội bộ của từng nước (nhất là liên quan đến những hậu quả chiến tranh), quan hệ quốc phòng luôn là một trong những lĩnh vực nhậy cảm nhất trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngoài ra, tính khả thi trong mối quan hệ này cũng là một thực tế phải hết sức chú trọng vì sự chênh lệch trong nhu cầu, tiềm lực, chính sách của hai quốc gia. Những diễn biến và thực trạng trên cho thấy, trong khi Việt Nam có nhiều lợi ích hết sức thực chất và to lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ (cả về việc đảm bảo phát triển kinh tế, duy trì môi trường an ninh ổn định, không ngừng nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế), Việt Nam cũng tiếp tục đứng trước nhiều thách thức lớn trong quan hệ với Hoa Kỳ, đòi hỏi sự thống nhất trong quan hệ với Hoa Kỳ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành (nhất là giữa Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Công an) cũng như việc xử lý linh hoạt từng vấn đề song phương và đa phương cụ thể trong quan hệ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
  • 33. 33 Đánh giá đúng đắn tình hình, xác định đúng đối tượng và đối tác, chủ động có chủ trương và giải pháp xác thực ánh giá đúng tình hình quốc tế, khu vực, sự phát triển và vận động của Hoa Kỳ là cơ sở quan trọng cho việc kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại với quốc phòng – an ninh và xử lý tốt các vấn đề trong quan hệ đối ngoại nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng. Về tình hình quốc tế, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn và là đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc; tuy nhiên thế giới vẫn đứng trước nhiều thách thức trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế. Nghị quyết các kỳ ại hội ảng gần đây đã nêu rõ rằng hiện nay và trong một vài thập kỷ tới ít có khả năng xẩy ra chiến tranh thế giới song “chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp” [15, tr. 73]. Tình hình thế giới đã và đang đứng trước 4 vấn đề lớn: (i) Hệ thống an ninh quốc tế có nguy cơ bị sụp đổ; (ii) Thể chế quyết sách tập thể quốc tế đang trở nên mềm yếu và không có hiệu lực; (iii) Hệ thống pháp luật quốc tế đang đứng trước thách thức lớn; (iv) Tác động tiêu cực của toàn cầu hoá ngày càng nổi bật; chưa kể những thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh... đã và đang tiếp tục tạo ra những mối đe doạ lớn không chỉ với các quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, kinh tế thế giới “vẫn tiềm ẩn những yếu tố bất trắc khó lường” [15, tr. 78] mà cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính 2008 – 2009 bắt nguồn từ việc khủng hoảng thị trường tài chính Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình, cho thấy tính dễ bị tổn thương của các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hoá tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hoá kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực của mình
  • 34. 34 như tạo ra cơ hội phát triển, cũng “hàm chứa những yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc quốc gia nhất là những nước đang phát triển” [15]. Cả 3 nhóm thách thức về chính trị, an ninh và kinh tế đang đặt việc bảo vệ an ninh, độc lập chủ quyền quốc gia và giữ vững quan hệ với các đối tác trước nhiều khó khăn, nhất là đối với các nước đang phát triển. Trong khi đó, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ông Nam Á nói riêng, xu thế hoà bình hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng, nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Trước sự biến động của tình hình quốc tế, cục diện ông Nam Á chuyển từ đối đầu giữa hai nhóm nước sang hợp tác giữa mười nước trong ASEAN, tạo nên tình thế mới có lợi cho sự hợp tác, phát triển trong khu vực và toàn cầu. Song bên cạnh đó, sự tranh giành, dàn xếp giữa các nước lớn trong khu vực ngày càng gia tăng, tiêu biểu là việc tham gia các diễn đàn đa phương trong khu vực cũng như cạnh tranh ảnh hưởng và dàn xếp giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực như hợp tác kinh tế đa phương, vấn đề biển ông... Bên cạnh đó, sau sự kiện 11/9/2001, việc các nước lớn tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự cũng tiềm ẩn mối đe dọa trực tiếp về an ninh, chủ quyền của các nước trong khu vực. Sự kết hợp giữa tình hình quốc tế và khu vực như trên đã, đang và sẽ tác động rất mạnh đến quan hệ quốc tế, tạo ra việc hình thành nhiều trung tâm quyền lực chi phối mục tiêu, lực lượng và biện pháp trong các quan hệ quốc tế cụ thể, bao gồm Hoa Kỳ, các nước trong nhóm G7, EU... và làm nổi lên hai xu hướng lớn trong quan hệ quốc tế: (i) Các quốc gia có tiềm lực mạnh về kinh tế, quân sự muốn thực hiện học thuyết “Chủ quyền tương đối” làm cho các quan hệ đối ngoại ngày càng giảm sự phụ thuộc vào quan hệ đối nội, Nhà nước và ảng cầm quyền; (ii) Các quốc gia đang và chậm phát triển vẫn muốn tiếp tục học thuyết “Chủ
  • 35. 35 quyền tuyệt đối”, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong quan hệ quốc tế. Sự mâu thuẫn giữa hai xu hướng trên buộc các quốc gia, dân tộc phải tỉnh táo, nhạy bén trong việc lựa chọn mục tiêu, quy tụ lực lượng và giải pháp chiến lược nhằm đạt được cả hai yếu tố an ninh và phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế, trong đó việc kết hợp chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng - an ninh là bắt buộc [27], [28], [29]. Về phía Hoa Kỳ, trong thời gian qua đã trải qua nhiều biến động về thế và lực, phải không ngừng điều chỉnh chính sách đối ngoại với nhiều nội dung cụ thể, trong đó có quan hệ với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và với Việt Nam nói riêng. Trong nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp và to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính bắt đầu từ 2008, sự chia rẽ trong hệ thống chính trị nội bộ cũng như sự khủng hoảng niềm tin của dân chúng, Hoa Kỳ đã và đang tiếp tục trải qua những xáo động to lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Ngoài nước, chịu sự tác động của chính sách đối ngoại đơn phương, kém hiệu quả của Chính quyền Bush cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Hoa Kỳ đã phải gánh chịu sự suy giảm hình ảnh cũng như ảnh hưởng tương đối trong quan hệ quốc tế. Chính quyền Obama đã phải tiến hành nhiều biện pháp cụ thể một cách mạnh mẽ để giải quyết được các quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ là đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng và từng bước phục hồi nền kinh tế, tiếp tục bảo đảm an toàn cho đất nước cũng như khắc phục niềm tin cho dân chúng, từng bước cải thiện hình ảnh và vị thế của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Với Châu Á – Thái Bình Dương, Chính quyền Obama đang tích cực triển khai chính sách mới, tích cực can dự sâu hơn trong quan hệ với khu vực, xây dựng các quan hệ chặt chẽ và cân bằng giữa các mặt kinh tế - chính trị - an ninh - chiến lược với tất cả các nước trong khu vực, tiếp tục kiềm chế sức cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng. Trong đó, Việt Nam là một
  • 36. 36 trong những nước trong khu vực được Hoa Kỳ quan tâm thúc đẩy quan hệ [50] do có sự ổn định về chính trị - kinh tế - xã hội, thi hành chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và có vị thế mạnh trong khu vực. Việc xác định đúng mức những cơ hội và thách thức là rất quan trọng trong việc thúc đẩy hợp lý quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ. 1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tranh luận về các cơ sở lý luận chi phối vấn đề hợp tác quốc tế về quốc phòng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tác phẩm viết về chính sách đối ngoại, thực tế triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và nhiều chuyên gia về quốc phòng của Hoa Kỳ về cơ bản cho thấy một số quan điểm chung của quốc gia này về quan hệ quốc tế về quốc phòng như sau: Quan hệ quốc tế và quan hệ quốc tế về quốc phòng phải do Hoa Kỳ chủ đạo và vì lợi ích của Hoa Kỳ Theo đó, các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ thừa nhận giả định cho rằng hệ thống quan hệ quốc tế tồn tại trong tình trạng nửa vô chính phủ, hay là sự thiếu vắng một cơ quan quyền lực chung trong quan hệ quốc tế (đây là giả định tương tự như giả định được các nhà lý luận theo thuyết Hiện thực ủng hộ. Các nhà lý luận theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo cũng đồng ý với giả định này). Nếu như các nhà lý luận kinh điển cho rằng không có một cơ quan quyền lực nào được công nhận trong lĩnh vực quốc tế thì các nhà lý luận của Hoa Kỳ (như Robert J. Lieber15 ) suy nghĩ trung dung hơn khi cho rằng dù về cơ bản thế giới không tồn tại một chế định/nhân vật có quyền lực buộc các quốc gia phải 15 Robert J. Lieber (sinh năm 1941), giáo sư khoa học chính trị người Mỹ, giảng viên tại ại học Georgetown, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Ý tưởng trên được đề cập trong sách “ hông có quyền lực chung: Thấu hiểu quan hệ quốc tế” xuất bản năm 1988.
  • 37. 37 tuân theo giống như một bản Hiến pháp, một cơ quan hành pháp, một tòa án tối cao hay một Tổng thống, quan hệ quốc tế cũng vẫn bị chi phối phần nào bởi hệ thống luật pháp quốc tế (dù còn khá lỏng lẻo và có nhiều hạn chế) cũng như một hệ thống thể chế quốc tế như Liên hợp quốc và các cơ quan liên quan, các thể chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế... [23], [38]. Một số nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (Kissinger, Waltz…) cũng cho rằng quan hệ quốc tế có cấu trúc mang tính hệ thống dựa trên sự phân bố quyền lực của các quốc gia, trong đó các cực là các quốc gia chủ chốt có khả năng chi phối quan hệ quốc tế. Như vậy, hệ thống đơn cực có đặc trưng là tồn tại quốc gia có tính ưu thế vượt trội, hệ thống lưỡng cực có đặc trưng là sự răn đe, hệ thống đa cực có đặc trưng là sự cân bằng quyền lực giữa các quốc gia chủ chốt của hệ thống. Trong khi cách nhìn quan hệ quốc tế theo cấu trúc hệ thống cho phép chúng ta dễ hình dung về nhiều vấn đề, trên thực tế cách nhìn này cũng bộc lộ nhiều điểm bất cập như có thể dẫn đến những quan niệm cứng nhắc về các đặc tính của hệ thống cũng như một số suy luận dường như mang tính tất yếu khi nghiên cứu quan hệ quốc tế. Ví dụ như cho đến nay, mọi người vẫn thường tranh cãi về việc Chiến tranh lạnh kéo dài có phải do hệ quả của thế lưỡng cực trong quá khứ, hay nó có thể rút ngắn lại do quyết định của các bên có liên quan trong thời gian đó. Nói cách khác, việc hình dung quan hệ quốc tế mang tính cấu trúc hệ thống không phải lúc nào cũng dễ dàng tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách đối ngoại suy luận về quyết định lựa chọn chính sách trong đối ngoại [23]. Các nhà lý luận và hoạch định chính sách của Hoa Kỳ (nhất là Waltz) cũng thường chú trọng vào vị trí của quốc gia trong hệ thống quốc tế với suy nghĩ cho rằng vị trí đó tác động tới những gì mà đất nước đó có thể
  • 38. 38 làm hoặc không làm trong lĩnh vực đối ngoại. Nguyên lý chung được nhiều chuyên gia của Hoa Kỳ thừa nhận là vị trí của một quốc gia trong cấu trúc hệ thống về cơ bản cho ta biết được chiều hướng của chính sách đối ngoại mà quốc gia đó theo đuổi trong quan hệ quốc tế. Theo đó, với vị trí là cường quốc hàng đầu thế giới, Hoa Kỳ là quốc gia có khả năng chi phối nhiều nhất đến quan hệ quốc tế. Cách suy nghĩ này cho phép chúng ta hình dung khá rõ ràng về các nhân tố chi phối quan hệ quốc tế, bao gồm cả lĩnh vực hợp tác về quốc phòng khi biết được các thách thức và cơ hội từ bên ngoài cũng như vị trí của quốc gia trong cấu trúc hệ thống quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế việc xem xét các nhân tố chi phối đến hợp tác quốc tế (chung và về quốc phòng) nếu chỉ dựa trên những nhân tố này là tương đối khó khăn vì hệ thống cấu trúc quốc tế có vai trò ảnh hưởng quan trọng song không mang tính quyết định. Có nhiều nhân tố khác chi phối các quyết định về đối ngoại, nhất là đối với hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, trong đó phải kể đến việc nhân tố chính trị nội bộ có vai trò rất lớn trong đoán định hành vi điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ. Theo đó, trong nhiều trường hợp, do sức ép của chính trị nội bộ Hoa Kỳ, mọi quan hệ quốc tế quan trọng nhất đối với quốc gia này (bao gồm lĩnh vực quốc phòng) phải xuất phát và vì lợi ích của Hoa Kỳ. Không giống nhiều nước khác trên thế giới, khi cái gọi là “lợi ích quốc gia” là một khái niệm tương đối không rõ ràng và thay đổi nhiều theo thời gian, việc xác định lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ là khá cụ thể và thường được phân loại theo 3 nhóm chính là quyền lực/an ninh, kinh tế và dân chủ/nhân quyền16 . 16 Theo nghiên cứu công bố năm 2000 của Hội đồng nghiên cứu lợi ích quốc gia của Mỹ, lợi ích quốc gia của Mỹ có thể được phân ra theo các cấp độ “lợi ích sống còn” ("vital interests"), “lợi ích đặc biệt quan trọng” ("extremely important interests"), “lợi ích quan trọng” ("important interests") và “lợi ích kém quan trọng hơn/thứ cấp” ("less important or secondary interests). Trên thực tế, cách phổ biến để xem xét lợi ích quốc gia của Mỹ vẫn là phân theo 3 lĩnh vực như trên.
  • 39. 39 Trong số các lợi ích đó, quyền lực/an ninh là nhân tố được giới hoạch định chính sách và các chính trị gia của Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt [23], [38]. Lấy sức mạnh kinh tế và tiềm lực quân sự làm vũ khí răn đe để giải quyết quan hệ quốc tế về quốc phòng phục vụ cho chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ Mặc dù có nhiều lý thuyết chi phối việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trên thực tế việc làm này chịu ảnh hưởng khá lớn của thuyết Hiện thực. Và như vậy, nhiều nhà hoạch định chính sách đối ngoại và các chính trị gia của Hoa Kỳ tin tưởng vào một hệ thống quan hệ quốc tế "tự cứu", trong đó Hoa ỳ cần phải chủ động, tích cực trong việc dựa vào chính mình và mối quan hệ tích cực với các đồng minh, đối tác để thúc đẩy hợp tác quốc tế nói chung cũng như trong quốc phòng nói riêng. Với quan niệm "quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực. Các chính trị gia suy nghĩ và hành động theo lợi ích, mà lợi ích đó được xác định là quyền lực" (theo quan điểm của Hans Morgenthau), quyền lực vừa là một cấu thành quan trọng của các lợi ích quốc gia mà Hoa Kỳ theo đuổi, vừa được nhiều nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ xem là cấu phần quan trọng nhất trong số các mục tiêu mà Hoa Kỳ cần theo đuổi trong quan hệ đối ngoại. Hiểu theo một cách chung nhất, quyền lực là khả năng tạo dựng môi trường cho bản thân để phản ánh những lợi ích của mình, quyền lực là yêu cầu then chốt đối với các mục tiêu cụ thể quan trọng nhất của chính sách đối ngoại, quốc phòng và bảo đảm độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Hoa Kỳ17 . Trên thực tế, việc theo đuổi các mục tiêu về quyền lực tạo điều kiện quan trọng để Hoa Kỳ có được những lợi ích then chốt cũng như tạo điều kiện để Hoa Kỳ đạt được những lợi ích 17 ây là quan điểm được Giáo sư Samuel Huntington (1927 – 2008, nổi tiếng với tác phẩm “Sự xung đột giữa các nền văn minh”) đề xuất trong bài báo đăng trên tạp chí An ninh quốc tế 1993.
  • 40. 40 khác trong quan hệ quốc tế. iều này là do những quan điểm cho rằng nền hòa bình thực sự hay việc tồn tại một thế giới trong đó các quốc gia không cạnh tranh quyền lực khó có khả năng trở thành hiện thực do cho rằng hợp tác giữa các quốc gia luôn có những hạn chế nhất định [23], [33], [38]. Tuy rằng quyền lực là điều được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách quan tâm theo đuổi, điều này không dễ dàng đạt được và cho đến nay, các chuyên gia của Hoa Kỳ vẫn còn luôn tranh cãi về phương thức đạt quyền lực một cách tối ưu trong quan hệ với các quốc gia bên ngoài18 . Về mặt bản chất, nếu cho rằng quyền lực là khả năng chi phối hành vi của các quốc gia khác theo hướng có lợi cho mình, điều này không hề dễ dàng đạt được trong quan hệ quốc tế, nhất là trong bối cảnh thế giới không còn chia rõ thành các cực riêng biệt, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng lên và Hoa ỳ đang suy giảm sức mạnh tương đối so với các quốc gia khác trên thế giới. Về mặt phương thức, có thể đạt được quyền lực nhờ các biện pháp cưỡng chế ngoại giao (bày tỏ phản đối, rút ại sứ, đình chỉ quan hệ ngoại giao...), trừng phạt kinh tế và các biện pháp cứng rắn khác về kinh tế, hành động bí mật… Tuy nhiên, biện pháp phổ biến nhất trong việc giành quyền lực trong quan hệ quốc tế vẫn là thông qua lực lượng quân sự; và cũng chính việc điều chỉnh lực lượng quân sự tạo nền tảng cho hợp tác về quốc phòng của Hoa Kỳ [23]. Trong những năm qua, việc kết hợp 2 sức mạnh chủ chốt là kinh tế và quân sự là một lựa chọn được Hoa Kỳ ưu tiên trong quan hệ với nhiều quốc gia khác. Chi phối các tổ chức và liên minh kinh tế và quân sự để giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực trong quan hệ quốc tế về quốc phòng 18 ây cũng là một điều bình thường trong bối cảnh một xã hội đa nguyên như của Hoa ỳ và khi các lý thuyết quan hệ quốc tế vẫn còn nhiều điểm khác biệt nhau.
  • 41. 41 Chính sách cơ bản nhất trong chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ là duy trì một lực lượng phòng vệ mạnh và có khả năng răn đe đáng tin cậy. Trong suốt lịch sử quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ, việc xây dựng một lực lượng phòng vệ mạnh có ý nghĩa quan trọng nhằm mục tiêu răn đe xâm lược và khi răn đe thất bại thì bảo đảm việc phòng thủ cho đất nước. Việc phòng vệ cụ thể của Hoa Kỳ, theo thời gian, biến đổi cùng các nhân tố (i) Sự thay đổi của các đối thủ tiềm ẩn (như Anh trong giai đoạn đầu của lịch sử, ức trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô trong Chiến tranh lạnh), (ii) Tiềm lực quốc gia trong việc tăng cường năng lực sức mạnh của mình, (iii) Sự thay đổi của khoa học công nghệ và kỹ thuật liên quan đến quân sự. Sự biến đổi của các nhân tố này kéo theo sự biến đổi về quân đội, vũ khí, cách tiến hành răn đe... Có thể nói việc răn đe không mang lại nhiều lợi ích thực chất, song nó cũng có những tác động nhất định tới hành vi các nước, đồng thời mang lại nhiều động lực chính trị nội bộ thông qua hành vi sản xuất vũ khí cũng như trang thiết bị để hiện đại hóa nền quốc phòng Hoa Kỳ [23], [38]. Chính sách tiếp theo là thiết lập các liên minh chống lại kẻ thù chung của Hoa Kỳ. Các liên minh này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ mức độ cao như đồng minh theo hiệp ước cho đến quan hệ đối tác chiến lược hay đơn giản chỉ là quan hệ đối tác. Các liên minh mang tính chặt chẽ thường được tổ chức trong giai đoạn có chiến tranh như liên minh giữa Hoa Kỳ với Pháp năm 1778 để chống lại kẻ thù chung là Anh trong cuộc chiến giành độc lập của Hoa Kỳ, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, liên minh Hoa Kỳ - Anh – Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, liên minh giữa Hoa Kỳ với 26 quốc gia khác trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 – 1991. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ cũng tạo ra một mạng lưới liên minh toàn cầu với nòng
  • 42. 42 cốt là những liên minh đa phương như hối hiệp ước Bắc ại Tây Dương (NATO), Khối hiệp ước ông Nam Á (SEATO), hối hiệp ước Rio (với các nước Mỹ Latinh) và các liên minh song phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, ài Loan, Thái Lan, Philippines, Israel, Iran... Chiến lược cơ bản liên quan các liên minh là giữ các mối liên hệ chặt chẽ về chính trị - ngoại giao, phối hợp trong hành động, cung cấp viện trợ quân sự như vũ khí, cố vấn, tài chính hoặc các hình thức viện trợ khác cho các quốc gia này. Khi thế và lực của Hoa Kỳ suy giảm tương đối trong tương quan với một số cường quốc khác và xu thế hợp tác cùng phát triển tiếp tục là chiều hướng lớn trong quan hệ quốc tế, việc chi phối các liên minh kinh tế và quân sự để giải quyết các thách thức về an ninh vẫn là ưu tiên quan trọng của Hoa Kỳ và điều này chi phối rất lớn quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ [23]. Một chính sách phổ biến khác nhằm đạt mục tiêu quyền lực là tiến hành chiến tranh, phương pháp mà theo nhà chiến lược Phổ cuối thế kỷ XIX Karl von Clausewitz là "sự tiếp nối của chính trị bằng những phương tiện khác", "một hành động bạo lực có chủ ý nhằm buộc đối phương phải tuân theo ý chí của chúng ta". Trên thực tế, Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ nhằm các mục tiêu quyền lực, và trong số hàng trăm cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tiến hành, trên thực tế chỉ có một số cuộc được Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố thực sự là chiến tranh, còn lại không được Hoa Kỳ thực sự xem là "chiến tranh" mà chỉ là sự can thiệp quân sự tại các quốc gia khác. Có thể nói, trong chính trị Hoa Kỳ, khái niệm "can thiệp quân sự" là rất phổ biến; đó là việc sử dụng lực lượng quân sự một cách hạn chế, nhất là trong việc lật đổ các Chính phủ bị xem là đối nghịch với lợi ích của Hoa Kỳ và trong việc bảo vệ hay dựng lên các nhà lãnh đạo thân với Hoa Kỳ [23], [38]. Hoa Kỳ đã tiến hành việc này rất nhiều lần trong quá khứ, nhất là trong Chiến tranh lạnh. Gần đây nhất, Hoa Kỳ tiếp
  • 43. 43 tục can thiệp vào Iraq, Afghanistan, Trung ông – Bắc Phi với các mục tiêu tương tự. ể sẵn sàng cho việc tham gia chiến tranh, Hoa Kỳ cũng đang tiếp tục ưu tiên hợp tác quốc tế về quốc phòng với các đồng minh và đối tác mới trong các tính toán chính sách của mình. 1.2. Một số vấn đề rút ra 1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng Qua việc xem xét một số quan điểm về hợp tác quốc phòng, có thể thấy về bản chất, các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng chính là các nhân tố thuộc về tư duy chiến lược. Có thể hiểu một cách khái quát rằng tư duy chiến lược là quá trình nhận thức lý tính về các vấn đề mang tính vĩ mô của một quốc gia (hay một tổ chức kinh tế - xã hội lớn) nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất, quy luật vận động, tình hình vĩ mô và hoạch định chính sách nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia (hoặc tổ chức kinh tế - xã hội đó). Trong đó, chiến lược thường được hiểu là trình độ mưu lược ở cấp vĩ mô, toàn cục, rộng lớn và lâu dài. Tư duy chiến lược hiện hữu trong tiến trình hoạch định và triển khai chính sách của tất cả các nước lớn nhỏ và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với sự phổ biến ngày càng sâu rộng trong các lĩnh vực mang tính phát triển; tuy nhiên, nguyên nghĩa của nó và tính cần thiết, quan trọng của tư duy chiến lược bắt nguồn từ và tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh như một khái niệm có tầm quan trọng sống còn đối với tiến trình phát triển của các quốc gia. Cho dù có nhiều khác biệt cụ thể, trong hoạch định và triển khai chính sách quan hệ về quốc phòng của các quốc gia, tư duy chiến lược bắt đầu bằng việc xem xét sự phát triển của môi trường an ninh quốc tế, khu vực và quốc gia. Theo đó, tư duy chiến lược đòi hỏi phải nhận thức, phản ánh được bản chất, xu hướng vận động, phát triển của tình hình quốc tế, khu
  • 44. 44 vực, quốc gia trên các lĩnh vực trong từng thời kỳ cũng như sự tác động qua lại giữa các nhân tố này; qua đó rút ra được những cơ hội và thách thức cho việc hoạch định chính sách quốc phòng nói chung cũng như hợp tác quốc tế về quốc phòng nói riêng. Việc làm này về bản chất là làm rõ điều kiện khách quan của sự phát triển mang tính vĩ mô để làm nền tảng cho việc hoạch định và triển khai chính sách hợp tác về quốc phòng. Ví dụ, việc tìm hiểu, phân tích và nhận thức của các quốc gia về thời kỳ sau Chiến tranh lạnh là thế giới đã chuyển từ xu hướng đối đầu là cơ bản sang xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển. Trên cơ sở những nhận thức về môi trường an ninh quốc tế, khu vực và quốc gia, mỗi nước lại có những điều chỉnh tương ứng trong chính sách quốc phòng của mỗi nước, bao gồm hợp tác quốc tế về quốc phòng. Những điều chỉnh chính sách này thường bao gồm các nội dung chính sau: (i) Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của quốc gia (trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại) cho phù hợp với tình hình quốc tế, khu vực và quốc gia trong bối cảnh mới; (ii) Các chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm tranh thủ cơ hội, hóa giải thách thức, nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô của quốc gia, đạt các lợi ích chiến lược cụ thể. Nói cách khác là sự hình thành các cách thức hành động từ khái quát đến cụ thể để nhằm đạt các mục tiêu về lợi ích quốc gia trong từng giai đoạn nhất định. Với Hoa Kỳ chẳng hạn, trong giai đoạn những năm 2000 dưới thời Tổng thống Bush đã tồn tại chiến lược "đánh đòn phủ đầu" đối với các quốc gia "thù địch", trong khi đó dưới thời Tổng thống Obama chính sách tăng cường hợp tác đa phương lại được chú trọng hơn; từ đó, có các tác động tương ứng đối với việc hợp tác quốc tế về quốc phòng; (iii) Xác định các nguồn lực cần thiết (nhân lực, vật lực, tài lực...) cho việc triển khai các chính sách phù hợp với các mục tiêu về lợi ích quốc gia đó.