SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ THỊ DIỆU HIỀN
ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA HOA KỲ
TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THẢO
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và
chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Huế, ngày 28 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
Lê Thị Diệu Hiền
iii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, tôi xin
chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thị Thảo – người đã tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô giáo trong khoa Lịch
Sử - Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trung
tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư Phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm giáo dục Kĩ năng sống Hoàn
Năng, trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, gia đình, người thân, các anh chị em
bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt khóa học.
Huế, tháng 9 năm 2018
Lê Thị Diệu Hiền
1
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1 IISS The International Institute for
Strategic Studies
Viện Nghiên cứu Chiến lược
quốc tế
2 SLD The Shangri-La Dialogue Diễn đàn Đối thoại Shangri -
La
3 ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
4 CSCAP The Council for Security
Cooperation in the Asia Pacific
Hội đồng hợp tác an ninh
châu Á - Thái Bình Dương
5 EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á
6 ADMM ASEAN Defense Ministers
Meeting Expanded
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN mở rộng
7 AMF ASEAN Sea Forum Diễn đàn Biển ASEAN
8 OPEC Organization of Petroleum
Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ
9 EDCA Enhanced defense cooperation
agreement
Hiệp định hợp tác quốc
phòng tăng cường
10 EU European Union Liên minh châu Âu
11 HADR Humanitarian assistance and
disaster relief
Hỗ trợ Nhân đạo và Cứu trợ
thảm họa
12 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
13 UNCLOS United Nations Convention on
Law of the Sea
Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển 1982
14 COC Code of Conduct in the South
China Sea
Bộ quy tắc ứng xử ở biển
Đông
15 APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
16 NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
2
Organization Tây Dương
17 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
18 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thế kỉ XX, Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(châu Á - TBD) nói chung vốn là chiến trường diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt và bị
chia rẽ sâu sắc. Hơn bao giờ hết, bước vào thế kỉ XXI, trong xu thế hòa bình hợp tác
cùng phát triển các quốc gia trong khu vực luôn khát khao một nền hòa bình thực sự để
cùng chia sẻ cơ hội phát triển thịnh vượng. Muốn vậy, các quốc gia phải tăng cường xây
dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn
cầu hóa, khu vực hóa diễn ra một cách mạnh mẽ tạo nên nhiều cơ hội hợp tác đa phương
giữa các quốc gia. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đang phát triển năng
động, nơi tập trung của ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, xu
thế hợp tác, liên kết đa lĩnh vực, đa tầng nấc đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng
thể hiện là xu thế chủ đạo, điều này là sự lạc quan và cũng là cơ hội cho tất cả các nước
trong khu vực cùng hợp tác phát triển.
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua cho thấy: bên cạnh
những cơ hội là những nguy cơ, thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh
khu vực. Các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỉ, ly khai, khủng
bố,…đang hiện hữu từng ngày từng giờ, những thách thức mang tính toàn cầu như biến
đổi khí hậu, dịch bệnh, thiếu nguồn nước, lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ
nguồn các con sông lớn…ngày càng trở nên gay gắt. Bán đảo Triều Tiên với những diễn
biến khôn lường, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải từ biển Hoa Đông
đến biển Đông đang diễn biến phức tạp, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, ảnh hưởng
đến kinh tế chính trị xã hội không chỉ trong khu vực mà còn đối với cả thế giới.
Chính vì vậy, việc cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình,
hợp tác, thịnh vượng, tiến tới thành lập các tổ chức an ninh chính trị trong khu vực nhằm
tạo ra những liên kết chính trị mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề tồn tại của khu vực là
vô cùng cấp thiết. Mỗi quốc gia phải luôn là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa
bình và an ninh chung, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau, có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp
nhiều hơn trong tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược, tuy nhiên việc đưa ra được
những sáng kiến hữu ích không phụ thuộc nước đó là nước lớn hay nước nhỏ. Những
4
nguyên tắc hợp tác, đối thoại cởi mở, bình đẳng có trong các diễn đàn an ninh ở khu vực
và Diễn đàn Đối thoại Shangri - La cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó.
Từ khi ra đời năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La (SLD), qua các kì hội
nghị đã giải được bài toán khó của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc tìm ra
một cơ chế hợp tác đa phương, có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề
xuất các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong thời gian trung hạn.
Tính đến năm 2018, sau 16 năm hình thành và phát triển Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
đã và đang chứng tỏ được vai trò là một trong những diễn đàn an ninh khu vực cao cấp
nhất, có xu hướng ngày càng mở rộng cả về nội dung lẫn phạm vi tham dự của các nước
trong và ngoài khu vực châu Á-TBD. Trong số các thành viên của SLD, Hoa Kì giữ vị trí
quan trọng, không chỉ với vai trò thành viên sáng lập mà còn góp phần then chốt kiến tạo
và dẫn dắt vai trò của SLD đối với nền chính trị an ninh khu vực và thế giới.
Do vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương, các cường
quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã có những điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường ảnh
hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ
XXI”, Hoa Kì xác định châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an
ninh quốc gia và Hoa Kì cần thiết phải hiện diện trong các tổ chức an ninh chính trị ở khu
vực này, trong đó có Diễn đàn Đối thoại Shangri – La để khẳng định vai trò của mình.
Cho đến nay, việc hệ thống hóa, phân tích tư liệu để có những hiểu biết sâu sắc về
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và sự tham gia, đóng góp của Hoa Kỳ trong quá trình
phát triển của tổ chức hợp tác đa phương này vẫn chưa được chú trọng đúng mức , chưa
mang tính hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình hình thành
và phát triển của Đối thoại Shangri-La, từ đó đi sâu phân tích vị trí và tầm quan trọng của
Diễn đàn này cũng như sự đóng góp của Hoa Kì đối với hòa bình và ổn định khu vực là
một việc làm có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về mặt khoa học, nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa, cụ thể hóa và cập nhật
các thông tin, dữ liệu về quá trình hình thành, phát triển từ năm 2002 đến năm 2015 của
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La một trong những cơ chế an ninh đa phương quan trọng
ở khu vực châu Á - TBD. Kết quả này góp phần cung cấp thêm những hiểu biết khoa học
về SLD, một nội dung nghiên cứu còn hạn chế ở trong nước.
5
Về mặt thực tiễn, thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những đánh giá,
nhận xét liên quan góp phần củng cố các luận cứ khoa học cho công tác hoạch định chính
sách an ninh quốc phòng cũng như chính sách đối ngoại của nước nhà trong bối cảnh
quan hệ quốc tế hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng như hiện nay. Bên cạnh đó,
luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tìm hiểu nghiên cứu về Diễn
đàn Đối thoại Shangri – La và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – TBD.
Từ những phân tích trên cùng với mong muốn tìm hiểu sâu kỹ về Diễn đàn Đối
thoại Shangri – La của bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn “Đối thoại Shangri – La và đóng
góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Lịch sử Thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống
kinh tế chính trị quốc tế. Đây là nơi tập trung của ba nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa
Kì, Trung Quốc, Nhật Bản) và nhiều nền kinh tế mới nổi và xu thế hợp tác, liên kết đa
lĩnh vực, đa tầng nấc đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ
đạo, tạo cơ hội cho tất cả các nước trong khu vực cùng hợp tác phát triển. Tuy vậy, bên
cạnh môi trường năng động, tạo động lực phát triển cao, châu Á – TBD đứng trước các
thách thức an ninh quan trọng. Từ đó, việc nỗ lực xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh từ
lâu là mục tiêu của các quốc gia trong khu vực. Trên thực tế, đã có một số tổ chức hợp
tác an ninh được thành lập ở châu Á – TBD có sự tham gia của các cường quốc, trong đó
có SLD. Sự ra đời của tổ chức này với quá trình hợp tác và tính hiệu quả của chúng đã
thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều giới, nhiều ngành. Đối với sự tham gia của
Hoa Kì trong hệ thống an ninh ở châu Á – TBD và trong diễn đàn SLD đã có một số
nhóm công trình nghiên cứu có liên quan chủ yếu dưới góc độ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chính sách an ninh đối ngoại của
Hoa Kì đối với khu vực châu Á – TBD. Viết về nội dung này, có các tác phẩm tiêu biểu
như: “Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị
Quế (chủ biên) (2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộ; tác phẩm Giáo trình quan hệ quốc
tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phạm Quang Minh, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội; tác phẩm “ Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của
Mỹ” (2000) của tác giả Trần Bá Khoa do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành. Trong số đó,
6
đáng lưu ý có các tác phẩm “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á –
TBD” (2003) của tập thể tác giả Học viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao do Vũ Dương
Huân chủ biên; tác phẩm “Vai trò của Mỹ ở châu Á – TBD” – quan điểm của các học gải
Mỹ và châu Á (2009), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung của những tác phẩm này
có đề cập ở mức độ nhất định những chính sách đối ngoại và chính sách an ninh của Hoa
Kì đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, những hoạt động của Hoa Kì
trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh cũng được thể hiện ít nhiều cùng với sự vận động
của quan hệ giữa Hoa Kì với các quốc gia trong khu vực châu Á – TBD.
Thứ hai, nghiên cứu về các cơ chế tổ chức hợp tác của khu vực châu Á – TBD
trong đó có SLD. Như đã biết, nỗ lực tìm một cơ chế đa phương, bình đẳng về an ninh –
quốc phòng có khả năng giải quyết những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền
thống của khu vực châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua là một bài toán khó đối với
Chính phủ các nước trong khu vực. Hiện nay, tại khu vực đang có những cơ chế như:
ARF, CSCAP, EAS, ADMM+, AMF,…Tuy nhiên, các cơ chế trên đều chưa đủ khả năng
tìm kiếm các giải pháp toàn diện và thiết thực cho an ninh tại khu vực. Diễn đàn Đối
thoại Shangri – La ra đời và được đánh giá là một trong những lời giải cho bài toán về an
ninh – quốc phòng, có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề xuất các giải
pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong tương lai. Chính vì vậy, mảng đề
tài về các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, thực trạng an ninh khu vực châu Á – TBD
đã được khảo cứu qua các tác phẩm tiêu biểu như:
“Đánh giá An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 (Asia – Pacific
Regional Security Assessment 2017)” của tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế (IISS) do các tác giả Tim Huxley (Giám đốc điều hành Văn phòng châu Á
của IISS) và William Choong (Chuyên gia về an ninh châu Á của IISS) đồng chủ biên.
Nội dung tác phẩm được thể hiện trong 192 trang, phân tích các chủ đề trọng yếu về an
ninh khu vực, có liên quan đến các cuộc đối thoại tại Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
hàng năm. Tác phẩm cũng dành một dung lượng lớn nhất định để đánh giá vai trò của
Hoa Kì và Trung Quốc trong việc giải quyết các căng thẳng an ninh tại châu Á – Thái
Bình Dương; Các phản ứng của Hoa Kì và các quốc gia đối với các căng thẳng an ninh
khu vực, đặc biệt trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh mới nổi liên quan đến
7
vũ khí hạt nhân, tên lửa và triển vọng hợp tác an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình
Dương cũng được đề cập.
Nghiên cứu riêng về SLD còn có các công trình nghiên cứu sau: “The Shangri –
La Dialogue”, xuất bản tháng 8/2014 của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).
Công trình nghiên cứu của hai tác giả Blair Vorsatz và Rudydeleon đăng trên Center for
American Progress có tiêu đề “Revisiting the Shangri La Dialogue” cũng xuất bản tháng
8/2014. Những công trình này đã giới thiệu khái lược về SLD và trình bày một cách tổng
quan nhất về quan điểm của Diễn đàn này trong việc giải quyết các vấn đề an ninh truyền
thống và phi truyền thống tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, trên các tạp chí khoa học trong nước cũng có các bài đăng liên quan đến
đề tài nghiên cứu như: “Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông”, ngày
31/5/2015 của Thông tấn xã Việt Nam đăng trên Tạp chí Cộng Sản; “Hướng tới cấu trúc
an ninh vì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của tác giả
Hương Ly đăng trên Tạp chí Cộng Sản ngày 4/6/2012; “ Hành trình Đối thoại Shangri –
La” của Đức Vũ, đăng trên báo Dân trí ngày 2/6/2012; “ Những sự kiện đáng chú ý trong
tuần (từ ngày 25/5 đến 31/5/2014) do tác giả Hà Bùi tổng hợp, đăng trên Tạp chí Cộng
sản. Những bài báo này đã trình bày một cách khái quát về một số nội dung của Diễn đàn
Đối thoại Shangri – La, các nội dung chính trong các kì hội nghị cụ thể, nhưng các nội
dung còn mang tính tổng quát, ngắn gọn.
Việt Nam cũng là thành viên của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và cũng là quốc
gia có các nỗ lực tích cực trong việc giải quyết các vấn đề an ninh tại khu vực. Hằng
năm, Việt Nam đều cử các đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn. Viết về sự tham gia của Việt
Nam tại diễn đàn này còn có tác phẩm: “Thông điệp Shangri – La”, phát hành vào tháng
8/2013 của Nhà xuất bản Thế giới. Nội dung chính của tác phẩm giới thiệu toàn văn bài
phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri – La 12 (2013); toàn
văn những câu trả lời có sức thuyết phục cao của Thủ tướng và tuyển chọn những nhận
xét, đánh giá, ý kiến của các chính khách, nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế (đã được
đăng tải trong nước và quốc tế) với hy vọng có thể đem lại cho người đọc cái nhìn toàn
cảnh về thông điệp Shangri – La của Thủ tướng và quan điểm đối ngoại của Việt Nam.
Tuy vậy, tác phẩm chỉ mang tính tổng hợp về một kỳ Đối thoại Shangri – La.
8
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây với các hình thức, nghiên cứu ở
các góc độc nội dung khác nhau ít nhiều đều có đề cập đến SLD cũng như sự tham gia
đóng góp của Hoa Kì tại diễn đàn này. Tuy vậy, cho đến nay, gần như vẫn chưa có một
công trình nào tập trung khảo cứu một cách hệ thống về SLD và sự tham gia, đóng góp
của Hoa Kì tại diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015. Do vậy, trên cơ sở tham khảo tài liệu
của những nhà nghiên cứu đi trước, kết hợp những hiểu biết của mình, tôi xin mạnh dạn
chọn hướng nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại
Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì với mong muốn khắc phục những hiểu biết còn rời
rạc, ít ỏi trong nước về chủ đề này, từ đó rút ra những nhận định và tổng hợp thành
những kết luận chung cho luận văn hoàn chỉnh mang tính khoa học và tính thực tiễn hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quá trình hình thành và phát triển của
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015 và phân tích đóng góp của Hoa
Kì đối với diễn đàn này. Qua đó, tác giả đề tài đưa ra một số nhận xét về vai trò của Diễn
đàn Đối thoại Đối thoại Shangri – La và của Hoa Kì đối với hòa bình, an ninh của khu
vực châu Á – TBD.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại
Shangri – La từ 2002 đến 2015.
Thứ hai, trình bày quá trình tham gia và phân tích đóng góp của Hoa Kì đối với
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 - 2015.
Thứ ba, rút ra nhận xét về vai trò, tác động của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
và về đóng góp của Hoa Kì cho Diễn đàn này cũng như cho an ninh khu vực châu Á –
TBD giai đoạn 2002 - 2015.
9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La, lịch sử hình
thành và hoạt động của cơ chế hợp tác an ninh đa phương này cùng với sự tham gia, đóng
góp của Hoa Kỳ trong Diễn đàn giai đoạn 2002 – 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, mốc mở đầu là năm 2002 là năm diễn ra Diễn đàn Đối thoại Shangri
– La lần đầu tiên và mốc kết thúc là năm 2015 đánh dấu chặng đường 14 năm phát triển
của Diễn đàn an ninh đa phương này.
Về không gian, địa bàn trọng tâm mà luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu là
khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặt trong không gian chung của bối cảnh quốc tế đầu
thế kỉ XXI.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Về phƣơng pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nghiên cứu
khoa học lịch sử. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình thu
thập, xử lí tài liệu và thực hiện luận văn.
5.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp cơ bản để thực
hiện. Bên cạnh đó, bằng phương pháp logic, duy vật lịch sử, xem xét vấn đề 1 cách khách
quan biện chứng là phương pháp tôi nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phân tích, so sánh đối chiếu… để xử lý các
tài liệu có liên quan đến sự tham gia và đóng góp của Hoa Kỳ trong Đối thoại Shangri –
La để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
10
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn sẽ cung cấp tương đối đầy đủ và hệ thống các tài liệu liên quan
đến lịch sử hình thành, phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và sự tham gia,
đóng góp của Hoa Kỳ trong diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luân văn sẽ góp phần cung cấp những hiểu biết
cần thiết về một trong những cơ chế an ninh đa phương ở khu vực châu Á – TBD là Diễn
đàn Đối thoại Shangri – La. Qua đó, góp phần vào việc hoạch định chính sách đối ngoại
an ninh – quốc phòng của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thứ ba, thông qua việc phân tích sự đóng góp của Hoa Kì trong Đối thoại Shangri
– La, luận văn góp phần phác họa diễn biến sinh động của quan hệ quốc tế ở khu vực
châu Á – TBD giai đoạn 2002 – 2015.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn
bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại
Shangri – La từ 2002 đến 2015
Chương 2: Đóng góp của Hoa Kì đối với Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai
đoạn 2002 – 2015
Chương 3: Một số nhận xét về Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì
cho diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015
11
CHƢƠNG 1:
KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DIỄN ĐÀN
ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2015
1.1. Khái quát về Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
1.1.1. Lịch sử hình thành Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế
chung của khu vực và thế giới. Tuy vậy, tình hình chính trị quốc tế tiếp tục diễn biến
phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc,
ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ,
khủng bố vẫn diễn ra gay gắt, các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống trong nhiều lĩnh
vực của đời sống như: tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực: tài chính - tiền tệ, điện
tử - viễn thông, sinh học – môi trường,…vẫn tiếp tục gia tăng và phát triển hết sức phức
tạp. Trong bối cảnh đó, ở châu Á – Thái Bình Dương, tình hình an ninh khu vực cũng
không kém phức tạp.
Mặc dù từ giữa thập niên 1990 đến nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự
phát triển năng động, tăng trưởng kinh tế cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế
giới, nhưng nơi đây vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng an ninh. Trong đó, xung đột lợi ích giữa
các cường quốc khu vực căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên
Biển Đông và Biển Hoa Đông,… là các nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến hòa bình và ổn
định khu vực. Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ các mâu thuẫn và xung đột
lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ hợp tác; sự cọ xát về
lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những
mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ…vẫn tồn tại, trong khi các
bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lí hiệu quả, nhất là vẫn chưa có một
thiết chế an ninh mang tính ràng buộc đủ mạnh để hóa giải các xung đột và quản trị an
ninh ở khu vực. Thực tế này là một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình
thành các cơ chế hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có Diễn đàn Đối thoại Shangri –
La (viết tắt là SLD).
Thật vậy, để ngăn chặn các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết cần có một
nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách
12
nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn hòa bình, ổn
định, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực
để giải quyết các vấn đề tranh chấp đồng thời tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, không phân biệt đối xử. Khi các nước có nhận thức
chung thì sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Để thực hiện các quốc gia cần
hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại
bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác và giải quyết xung đột, tranh
chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước
lớn càng có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng hơn trong việc tạo dựng và củng
cố lòng tin chiến lược này
Mặt khác, để giải quyết các xung đột căng thẳng vấn đề truyền thông có vai trò rất
quan trọng. Truyền thông cần tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu
thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng
không nên kích động hận thù dân tộc, làm cho tình hình căng thẳng thêm, hoặc gây áp
lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề
tranh chấp [32]
Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, phải phát huy có hiệu quả các
cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu
thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự
hiểu nhầm, hoặc gây hoài nghi cho dư luận. Thế nhưng, cho đến trước khi SLD hình
thành, tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn thiếu một tổ chức hợp tác an ninh đảm bảo sự
tham dự rộng rãi của các quốc gia trong khu vực, mang tính truyền thông và có tính định
hướng chiến lược từ sự đóng góp của giới học giả, chuyên gia về an ninh – quốc phòng.
Trong bối cảnh đó, đầu năm 1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry và Bộ
trưởng Quốc phòng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh cùng đưa ra những sáng kiến riêng
biệt, đề xuất tổ chức một cuộc họp thường niên để tập trung các đồng nhiệm tại châu Á
nhưng không được hưởng ứng [18]. Diễn đàn an ninh liên chính phủ duy nhất ở khu vực
châu Á lúc đó là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lại bị xem là không hiệu quả vì chỉ
tập trung vào việc xây dựng lòng tin và được tổ chức bởi Bộ trưởng các nước ASEAN,
nên chỉ có tính tham khảo về một cơ chế chính sách quốc phòng tiểu khu vực mà các
nước mong muốn để có thể hợp tác [29]. ARF vẫn chưa được thể chế hóa cao, chưa có cơ
13
chế hợp tác mang tính ràng buộc pháp lí vững chắc. Do vậy, tại Hội nghị Chính sách An
ninh Munic (Munic Coference on Security Policy) lần thứ 361
, John Chipman2
nhận thấy:
các quan chức châu Á chỉ đến đây để góp mặt mà không có bất cứ đề xuất hoặc chia sẻ
nào và ông nhận ra rằng “châu Á cần có một diễn đàn quốc phòng của riêng mình mà tại
đó các Bộ trưởng Quốc phòng có thể gặp gỡ và lên tiếng [3;tr37-38]. Từ ý tưởng đó,
John Chipman đã tiếp xúc để đặt vấn đề và đề xuất các ý tưởng với Tổng thống
Singapore S.R.Nathan3
vào tháng 2 năm 2001. Ý tưởng này đã được đưa tới Nội các
Singapore, được Bộ Quốc phòng ủng hộ và Tổng thống Nathan đồng ý hỗ trợ cho đến
khi IISS có thể tổ chức diễn đàn một cách độc lập.
Đến năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La được Tổng Giám đốc và Giám
đốc điều hành IISS – John Chipman thành lập ở khách sạn Shangri – La, Singapore.
Singapore trở thành nước chủ nhà và vì địa điểm tổ chức hội nghị diễn ra ở khách sạn
Shangri – La nên hội nghị còn được gọi là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La. Tham dự
diễn đàn ban đầu chủ yếu là các thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), có
khoảng 10 thứ trưởng quốc phòng tới tham dự [21]. Ban đầu, SLD được tổ chức với quy
mô nhỏ, trong không gian thân mật như một buổi ăn tối để cùng gặp gỡ và trao đổi các
vấn đề an ninh quan tâm giữa các học giả Viện IISS cùng với lãnh đạo Bộ Quốc phòng
các nước trong khu vực.
Như vậy, kể từ năm 2002, thêm một cơ chế hợp tác an ninh đa phương được thiết
lập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La do IISS –
một trong những tổ chức nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới, hằng năm đứng ra chủ
trì tổ chức với sự hỗ trợ tích cực của nước chủ nhà Singapore. Với sự hình thành của
SLD, cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương được mở rộng bên cạnh sự
hiện diện của các cơ chế đã được xây dựng từ những năm 1990 như ARF, CSCAP, EAS,
1
Hội nghị Chính sách An ninh Munich (viết tắt là MSC) diễn ra tại thành phố Munich của Đức, được thành lập năm
1963. Hội nghị Chính sách An ninh Munich thường niên là một diễn đàn với mục tiêu thúc đẩy việc giải quyết xung
đột một cách hòa bình, cùng hợp tác và đối thoại quốc tế [Thanh Hòa, Hội nghị An ninh Munich: An ninh toàn cầu
đòi hỏi nhiều nỗ lực phía trước, TCCS 19/2/2018]
2
Jonh Chiman là Tổng Giám đốc và là Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), một tổ chức
nghiên cứu về định hướng chính sách và các chiến lược an ninh quốc tế, bao gồm nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi
tiếng từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.
3
Tổng thống S.R.Nathan: là vị Tổng thống thứ sáu của Singapore, là người có thâm niên lâu nhất trên cương vị
Tổng thống tại Singapore qua hai nhiệm kì từ năm 1999 đến năm 2001. Trước khi trở thành tổng thống ông
S.R.Nathan từng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực dân sự, an ninh, tình báo và ngoại giao. Sau khi thôi
giữ chức tổng thống, ông Nathan là chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Trường Khoa học Xã
hội, Đại học Quản lí Singapore.
14
ADMM+, AMF. Đây là những khuôn khổ hợp tác quan trọng để xây dựng lòng tin, thúc
đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lí xung đột có hiệu quả
Thành viên của SLD đến từ 28 quốc gia của 4 châu lục. Trong đó, châu Á bao
gồm 18 quốc gia: 11 quốc gia ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka,
Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc; châu Âu gồm 5 quốc gia: Anh, Pháp, Đức,
Nga, Thụy Điển; châu Mĩ gồm 3 quốc gia: Hoa Kì, Canada, Chile và hai quốc gia thuộc
châu Đại Dương là: Australia, New Zealand [26]
Kể từ khi ra đời năm 2002 đến nay, SLD trở thành một hội nghị thường niên, nuôi
dưỡng ý thức cộng đồng trong các hoạch định chính sách quan trọng nhất về quốc phòng
và an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn là cơ hội cho các Bộ trưởng
Quốc phòng, các chỉ huy quân sự và các quan chức Quốc phòng cao cấp, các học giả,
chuyên gia quốc phòng từ các quốc gia thành viên tổ chức các cuộc đối thoại đa phương,
các cuộc họp song phương bên lề nhằm xây dựng niềm tin và bồi dưỡng sự hợp tác an
ninh trong thực tế đồng thời thảo luận những vấn đề thời sự quan trọng nhất liên quan tới
an ninh khu vực. Dù chủ yếu là một diễn đàn an ninh liên chính phủ, nhưng hiện diện tại
SLD còn có sự tham dự của các nhà lập pháp, các chuyên gia khoa học, nhà báo và các
đại biểu là doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, làm cho SLD trở thành một diễn đàn mở
và mang tính truyền thông để phát triển chính sách và thảo luận về quốc phòng – an ninh
ở châu Á –TBD.
15
1.1.2. Cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
1.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
Là một diễn đàn an ninh khu vực cao cấp và mở của khu vực châu Á – TBD, Diễn
đàn Đối thoại Shangri – La là một tổ chức an ninh liên chính phủ có thành phần tham dự
chính bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng, các Thứ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh
quân đội cao cấp của 28 quốc gia châu Á – TBD. Từ năm 2009 đến nay, dẫn đầu đoàn
đại biểu tham dự SLD được nâng cấp với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia thành
viên. Australia là nước đầu tiên cử Thủ tướng đến tham dự SLD. Bên cạnh đó, tham dự
SLD còn có sự hiện diện của các đại biểu phi chính phủ. Theo ghi nhận, mỗi kì hội nghị
này cũng có khoảng hơn 200 đại biểu phi chính phủ tham dự, bao gồm các chính trị gia,
học giả, doanh nhân, các tổ chức phân tích, các cơ quan truyền thông và các tổ chức phi
chính phủ khác. Điều này cho thấy Diễn đàn Đối thoại Shangri – La còn là quá trình
ngoại giao ở kênh II, cho dù hoạt động ngoại giao ở kênh I là chính yếu. Việc đưa các đại
biểu phi chính phủ tham dự hội nghị là kết quả của những nỗ lực được thực hiện để SLD
không trở thành “Diễn đàn độc quyền”, theo đánh giá của giới chuyên gia phương Tây
[19]
Ngôn ngữ được sử dụng trong các kì hội nghị là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,
tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, trong đó tiếng Anh được sử dụng chủ yếu nhất. Ngoài
ra, Ban tổ chức bố trí 1 cabin cho phiên dịch của các nước sử dụng khi đại biểu của nước
mình đọc tham luận hoặc phát biểu bằng ngôn ngữ khác ngoài 4 ngôn ngữ được kể trên.
Là một diễn đàn đối thoại đa phương cao cấp SLD có cơ cấu gồm nhiều phiên
họp, được phân cấp thành các phiên họp toàn thể và phiên họp song phương.
Phiên họp toàn thể:
Mỗi lần tổ chức, diễn đàn thường sẽ có 5 phiên họp toàn thể, được tổ chức trong 2
ngày, gồm tất cả những người tham gia diễn đàn dự. Những phiên họp toàn thể thường
do một Bộ trưởng chủ trì. Đến năm 2006, phiên họp toàn thể chỉ có sự tham gia của các
Bộ trưởng và các quan chức quốc phòng cấp cao của đoàn đại biểu.
Mỗi diễn đàn thường được mở đầu bằng một bài phát biểu quan trọng do một
nhân vật nổi tiếng của Singapore, thường là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đảm nhận. Bắt
16
đầu từ năm 2009, người đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của các
nước tham dự được mời làm diễn giả chính sẽ đọc bài phát biểu khai mạc. Theo đó, Thủ
tướng Australia Kevin Rudd là diễn giả chính năm 2009, tiếp đó là Tổng thống Hàn
Quốc Lee Myung – Bak năm 2010, Thủ tướng Malaysia Dato Sri Najib Tun Razak năm
2011, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono năm 2012, Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Tấn Dũng năm 2013, Đại tướng Trần Quang Thanh năm 2014, Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe năm 2015
Trong phiên họp toàn thể, các Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham dự sẽ trình
bày các bài phát biểu chính thức theo chủ đề của hội nghị, có thời gian dài khoảng 15
phút. Mỗi chủ đề thường có 3 hoặc 4 đại biểu được Ban tổ chức mời trình bày. Sau phần
trình bày tham luận của các Bộ trưởng là phần hỏi đáp (Đối thoại). Các đại biểu tham dự
có thể đặt câu hỏi đích danh cho một diễn giả hoặc có thể cho tất cả diễn giả. Câu hỏi
được đặt ra cho ai thì người đó sẽ trả lời hoặc diễn giả nào muốn chia sẻ nhận thức, quan
điểm của mình có thể tham gia trả lời, thời gian phát biểu của mỗi đại biểu tối đa là 15
phút.
Bên cạnh các phiên họp toàn thể, tính đa phương của diễn đàn còn được thể hiện
qua cuộc họp của các nhóm nhỏ về từng vấn đề cụ thể được các nước quan tâm. Phiên
họp này còn gọi là nhóm “Break – out” (nhóm Đột phá), được triển khai lần đầu trong
SLD năm 2003. Việc họp từng nhóm nhỏ được tổ chức đồng thời, cho phép mở được
nhiều cuộc thảo luận cởi mở giữa các đại diện các nước thành viên về các vấn đề cụ thể.
Các phiên họp này đảm bảo rằng có đủ thời gian trong Diễn đàn để các Bộ trưởng có thể
tổ chức các cuộc họp song phương. Các nhóm Đột phá sẽ không ghi chép thành các văn
bản chính thức để các quan chức tổ chức có thể thúc đẩy các mục tiêu chính sách một
cách tự do hơn. Các nhóm Đột phá thường do một nhân viên cao cấp của Viện IISS chủ
trì. Đến năm 2006, các nhóm Đột phá chỉ có sự tham gia của các Bộ trưởng và các quan
chức an ninh quốc gia cấp cao của đoàn đại biểu. Tại các phiên họp này, các học giả và
giới quan chức Chính phủ của các nước tham dự sẽ trao đổi cùng nhau về các chủ đề
được hội nghị quy định.
17
Các cuộc họp song phương:
Đối thoại Shangri – La cũng là một địa điểm hàng năm để các Bộ trưởng và các
quan chức quốc phòng hàng đầu mở rộng và ngoại giao quốc phòng ở khuôn khổ song
phương. Mỗi đoàn đại biểu có thể tổ chức từ 15 đến 20 cuộc họp song phươngvới các đối
tác đã được hoạch định. Thường mỗi cuộc họp kéo dài 30 phút mỗi lần và có thể tiến
hành trong thời gian thích hợp suốt quá trình tổ chức diễn đàn.
Ngoài ra, trong khuôn khổ SLD còn có Hội thảo xuyên diễn đàn Đối thoại Shangri
– La. Hợp tác với Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), GMF đã tổ chức một hội
thảo cấp cao hàng năm vào buổi chiều sau chương trình Đối thoại Shangri – La chính
thức tại Singapore. Sự kiện này đã tập hợp các nhà hoạch định chính sách hàng đầu và
các nhà tư tưởng chiến lược có ảnh hưởng nhất từ châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Họ tổ
chức các cuộc họp không chính thức, đối thoại với các phiên họp toàn thể và các nhóm
Đột phá chính để thảo luận về quan hệ xuyên Đại Tây Dương và châu Á – TBD.
Là diễn đàn thường xuyên và duy nhất tạo cơ hội cho các quan chức Quốc phòng
và các nhà tư tưởng chiến lược xuyên Đại Tây Dương tập trung ở châu Á để bàn thảo về
các vấn đề an ninh trọng đạo ở khu vực, Đối thoại Shangri – La cung cấp một nền tảng lý
tưởng để làm sâu sắc thêm biện pháp hiệu quả hợp tác trong giải quyết các vấn đề an
ninh ở châu Á.
Hội thảo cũng tạo cơ hội để khai thác các vấn đề phổ biến trong các mối quan tâm
chiến lược tại khu vực Châu Á –TBD và Đại Tây Dương với các vấn đề xuyên suốt quan
trọng như khủng bố, an ninh hạt nhân, chiều hướng trỗi dậy của Trung Quốc, triển vọng
hợp tác với Ấn Độ, tương lai của Afghanistan, an ninh mạng và giải quyết các tranh chấp
hàng hải. Hội thảo hàng năm có tiêu đề “Châu Á, Phương Tây và trật tự quốc tế đang
thay đổi” đã đưa ra thảo luận về những vấn đề then chốt: các khía cạnh an ninh như an
ninh hàng hải; các dự án cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông; ISIS và mối đe dọa
của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Các cuộc thảo luận cũng đưa ra những mối quan tâm
chiến lược chung của Hoa Kỳ, EU và các nước châu Á ở Trung Đông. Tham dự có cựu
Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt, cựu Tổng giám đốc CIA David Petraeus, cựu Đại sứ
Hoa Kỳ tại Afghanistan Karl Eikenberry, Phó Tham mưu trưởng Koji Yamazaki, Chủ
tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Gregory Treverton, Giám đốc Điều hành Diễn đàn
Kinh tế Thế giới Espen Barth Eide, Foundation Camille Grand, và nhiều đại diện cấp cao
18
khác từ Australia, Bangladesh, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật
Bản, Myanmar, Na Uy, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thái Lan,
Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam, Ủy ban châu Âu và NATO [27]
1.1.2.2. Về mục tiêu hoạt động của SLD
Được chính thức thành lập từ năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La được tổ
chức dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến
lược Quốc tế (IISS). Singapore mong muốn trở thành một cầu nối cho an ninh và ổn định
khu vực, qua đó gia tăng uy tín của quốc gia, trong khi IISS cũng có mục đích tương tự
trong giới nghiên cứu quốc tế. Dựa trên những thành tựu và uy tín mà Viện Nghiên cứu
này có được, Đối thoại Shangri – La là cố gắng của IISS nhằm khỏa lấp chỗ trống quan
trọng trong chuỗi các cuộc gặp thượng đỉnh liên quốc gia ở khu vực châu Á – TBD.
Thời gian đầu, SLD phỏng theo mô hình của Hội nghị Chính sách An ninh
Munich, nhưng có mục tiêu lớn hơn là thiết lập một diễn đàn “kênh 1” chính thống nơi
“mà các Bộ trưởng Quốc phòng cần đến và mang lại cho họ tất cả những điều họ cần tại
một hội nghị liên chính phủ hay liên khu vực” [21]
Mục tiêu thành lập của SLD nhằm tạo ra một kênh đối thoại mở, đa phương để các
quốc gia trong khu vực châu Á –TBD cùng chia sẻ những quan tâm về an ninh – quốc
phòng, xây dựng lòng tin chiến lược và cùng tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết một
cách hòa bình, hiệu quả các vấn đề an ninh ở khu vực, hướng đến mục tiêu đảm bảo sự
phát triển an ninh, thịnh vượng và bền vững của khu vực.
Trên cơ sở mục tiêu chung đó, SLD có nhiệm vụ chính là thiết kế các cuộc họp
song phương và đa phương để giới lãnh đạo các quốc phòng cấp cao của các nước thành
viên cùng giới chuyên gia an ninh, học giả trực tiếp trao đổi, nghiên cứu về chính sách
quốc phòng đưa ra các ý tưởng, các biện pháp để xây dựng môi trường an ninh minh
bạch và hiện đại hóa quân sự trong khu vực châu Á –TBD.
Về nguyên tắc hoạt động, Đối thoại Shangri – La đã tập trung được tất cả các đối
tác của khu vực duy trì ba nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp một cách
hòa bình. Thứ hai, cho phép các quốc gia tự quyết định về an ninh. Thứ ba, bảo vệ các
quy tắc về luật pháp quốc tế có liên quan đến hoạt động bay và hàng hải, đặc biệt trên
Biển Đông. Trong những năm qua, hoạt động của SLD ngày càng trở nên quan trọng, thu
19
hút được sự chú ý của các nước trong khu vực châu Á –TBD và trên thế giới. Diễn đàn
này đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia khác nhau tăng cường truyền thông quốc phòng và
hiểu biết lẫn nhau, điều đó sẽ làm tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh và
bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới một cách hòa bình. Với các đặc trưng đó, SLD ngày
càng chứng minh tính hiệu quả và sức lan tỏa của nó, góp phần quan trọng vào việc hình
thành cấu trúc an ninh đa tầng ở khu vực châu Á –TBD.
Về thực chất, SLD tạo cơ hội để giới lãnh đạo quốc phòng các nước trong khu vực nhóm
họp, bàn bạc các vấn đề khu vực và quốc tế cũng như gặp gỡ riêng để thúc đẩy các mối
quan hệ an ninh song phương, đa phương và là diễn đàn để tuyên truyền đường lối chính
sách quốc phòng, bày tỏ quan điểm, mối quan tâm của các nước khác trước những biến
động của tình hình khu vực và thế giới. Như vậy, SLD là diễn đàn không ràng buộc về
mặt pháp lý, tất cả những vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị là để thảo luận tìm
kiếm ý tưởng và giải pháp thực hiện nhưng không đi đến bất cứ kết luận ràng buộc nào.
Các nước tham dự diễn đàn này, theo đó không phải chịu bất cứ trách nhiệm quốc tế nào.
Tuy nhiên, kết quả của SLD tác động định hướng, điều chỉnh hành vi một cách rõ nét
Để đạt được những mục đích trên, cơ chế hoạt động của Đối thoại Shangri-La rất
đa dạng. Bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể còn có các phiên thảo luận theo nhóm
nhỏ. Các nhóm nhỏ này có thể đề xuất các mục tiêu chính sách riêng biệt. Ban tổ chức
SLD cũng thiết kế lịch trình làm việc đảm bảo thời gian để các Bộ trưởng quốc phòng có
ít nhất hai cuộc họp đa phương và khoảng hàng chục cuộc đối thoại song phương trong
thời gian diễn ra hội nghị, tạo điều kiện để xúc tiến các cuộc gặp đa phương, song
phương giữa quan chức quân sự các quốc gia thành viên.
Như vậy, với cơ cấu tổ chức và mục tiêu hoạt động trên cùng với các cơ chế an
ninh đã có ở khu vực như ARF, CSCAP, ADMM,.. SLD sẽ là một cơ chế hợp tác an ninh
đa phương, bình đẳng và mở cho các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
20
1.2. Quá trình phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015
Từ năm 2002 đến năm 2015, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La đã trải qua 14 kì hội
nghị và mỗi kì hội nghị đều có chủ đề riêng trình bày về những nội dung cụ thể.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ nhất (2002)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ nhất diễn ra từ ngày 31/5 - 02/6/2002, có
sự tham gia của 24 quốc gia, bao gồm Australia, Bru nây, Campuchia, Canađa, Trung
Quốc, ĐôngTimo, Pháp, HongKong, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ,
Mianma, NewZealand, Philippin, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh,
Hoa Kì và Việt Nam.
Nội dung chính của Hội nghị tập trung các vấn đề sau đây “Chiến lược của Hoa Kì
tại khu vực Châu Á - TBD”, “Học thuyết quân sự và chính sách an ninh Trung Quốc”,
“Vai trò của EU đối với an ninh Châu Á”, “Kiểm soát mối đe dọa khủng bố ở Đông Nam
Á”, “Những thách thức chống phổ biến vũ khí ở khu vực Châu Á –TBD” và “Triển vọng
về cơ cấu tổ chức an ninh Châu Á”.
Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ hai (2003)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ hai diễn ra từ ngày 30/5-01/6/2003 với sự
tham gia của 22 quốc gia, bao gồm Australia, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc,
ĐôngTimo, Pháp, Hongkong, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ,
Mianma, New Zealand, Philippin, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kì và Việt Nam.
Hội nghị tập trung vào các nội dung chủ yếu sau “Chiến lược của Hoa Kì và an ninh
Châu Á –TBD", “Triển vọng an ninh khu vực Châu Á –TBD" và “Thay đổi môi trường
chiến lược: Tác động đến chính sách an ninh và học thuyết quân sự”. Ngoài ra, Hội nghị
còn tổ chức thảo luận 2 nhóm chủ đề: Đối phó với chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á và
Chống phổ biến vũ khí ở Đông Bắc Á, trước khi họp phiên toàn thể để thông qua báo cáo
tóm tắt nội dung làm việc của các Nhóm.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ ba (2004)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ ba diễn ra từ ngày 04 - 06/6/2004.
21
Nội dung chính của Hội nghị tập trung giải quyết các vấn đề “Chiến lược của Hoa
Kì ở Châu Á –TBD" và “Hiện đại hóa quân sự và những thách thức trong khu vực”.
Ngoài ra, Hội nghị còn tổ chức thảo luận 3 nhóm nội dung: Phòng thủ tên lửa ở Châu Á –
TBD, Chính sách đối ngoại quốc phòng và các tổ chức an ninh hợp tác ở Châu Á - Thái
Bình Dương và Công nghệ tiên tiến và an ninh Châu Á –TBD. Cuối cùng, tổ chức phiên
họp toàn thể để thông qua báo cáo thảo luận tóm tắt của các Nhóm.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tư (2005)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tư diễn ra từ ngày 03 - 05/6/2005 với sự
tham gia của 24 quốc gia, bao gồm Australia, Bangladet, Brunây, Campuchia, Canađa,
Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New
Zealand, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, ĐôngTimo,
Anh, Hoa Kì và Việt Nam.
Nội dung chính của Hội nghị gồm 5 chủ đề “Hoa Kì và an ninh Châu Á – TBD bên
ngoài cuộc chiến chống khủng bố”; “Kinh nghiệm trong hoạt động gìn giữ hòa bình và
can thiệp nhân đạo của Châu Á”; “Đối phó với thách thức vũ khí hủy diệt (WMD) tại
Châu Á –TBD: Ngoại giao và ngăn chặn”; “Lực lượng vũ trang Châu Á – TBD và chống
khủng bố” và “Tăng cường hợp tác an ninh biển”.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ năm (2006)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ năm diễn ra từ ngày 02 - 04/6/2006 với sự
tham gia của 22 quốc gia, bao gồm Australia, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc,
Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New Zealand,
Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, ĐôngTimo, Anh, Hoa Kì và Việt
Nam.
Nội dung chính của Hội nghị tập trung giải quyết “Hoa Kì và cơ cấu an ninh đang
hình thành ở Châu Á”; “Ấn Độ: Một nhân tố toàn cầu đang lên”; “Phát triển lực lượng
đảm bảo an ninh quốc tế”; “Hoạch định những ưu tiên an ninh quốc gia” và “Xây dựng
Cộng đồng an ninh khu vực”. Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận 3 nhóm nội dung: Tăng
cường hợp tác an ninh trên biển, Những thách thức nảy sinh từ hiện đại hóa quân đội và
Chống nổi loạn trong thế kỷ XXI.
22
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ sáu (2007)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ sáu diễn ra từ ngày 01 - 03/6/2007 với sự
tham gia của 27 quốc gia, bao gồm Australia, Bangladet, Brunây, Campuchia, Canađa,
Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Lào, Malaixia, Mông Cổ,
Mianma, New Zealand, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thái
Lan, ĐôngTimo, Anh, Hoa Kì và Việt Nam.
Nội dung chính của Hội nghị bao gồm 5 vấn đề: “Hoa Kì và an ninh châu Á –
TBD”, “Ấn Độ và Trung Quốc: Xây dựng ổn định quốc tế”; “Thách thức hạt nhân”;
“Những tiến triển trong đảm bảo an ninh các vùng biển trong khu vực” và “Hợp tác an
ninh ở Châu Á: Kiểm soát liên minh và đối tác”. Ngoài ra, Hội nghị tổ chức thảo luận 3
nhóm nội dung: Can thiệp vào các quốc gia yếu kém, Thách thức mới đối với cải tổ an
ninh và Tiến triển trong chống khủng bố.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 7 (2008)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tám được tổ chức từ 30/5 - 01/6/2008 tại
khách sạn Shangri – La, Singapore với sự tham gia của 27 nước.
Hội nghị lần này được tổ chức thành 6 phiên toàn thể với 6 chủ đề tương ứng gồm:
Thách thức đối với sự ổn định ở Châu Á –TBD; Tương lai của an ninh Đông Á; Hoạch
định chính sách quốc phòng trong thời đại bất ổn; An ninh năng lượng tại Châu Á –
TBD; Khôi phục hòa bình trong các tình huống khẩn cấp phức tạp; Hình thức hợp tác an
ninh: Xây dựng lòng tin, quan hệ đối tác, liên minh (Việt Nam phát biểu trong phiên họp
toàn thể này). Ngoài ra, Hội nghị còn tổ chức thành 6 nhóm sau phiên họp thứ 3 với 6
nhóm nội dung, là: Thay đổi khí hậu và an ninh Châu Á –TBD; Liệu có cuộc chạy đua vũ
trang tại châu Á – Thái Bình Dương, Cuộc chống khủng bố ở Châu Á - TBD; Chiến lược
đối phó với thách thức chống phổ biến vũ khí; Cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành;
Tranh chấp trên biển tại Châu Á –TBD.
Diễn đàn nĐối thoại Shangri – La lần thứ 8 (2009)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 8 được tổ chức từ 29/5 – 31/5/2009 tại
khách sạn Shangri – La, Singapore với sự tham gia của 27 nước.
23
Hội nghị được tổ chức thành 6 phiên toàn thể với 6 chủ đề tương ứng gồm: Đánh
giá lại vai trò an ninh của Hoa Kì tại châu Á –TBD; Các nước lớn và an ninh Châu Á hợp
tác hay xung đột; Xây dựng một cộng đồng an ninh khu vực Châu Á –TBD; Minh bạch
quân sự và an ninh tại khu vực Châu Á –TBD; Giành thắng lợi tại các cuộc chiến chống
nổi loạn; Thúc đẩy ngoại giao quốc phòng tại khu vực Châu Á –TBD. Ngoài ra, 6 phiên
họp nhóm (sau phiên họp thứ 3) với 6 nhóm nội dung: Hiệu quả của công nghệ quân sự
mới; Hướng tới đối thoại an ninh tại khu vực Đông Bắc Á; Tăng cường hợp tác trên biển
và xây dựng lòng tin; Đóng góp vào các hoạt động Hỗ trợ hòa bình quốc tế; Hiện đại hóa
lực lượng vũ trang trong thời kỳ khó khăn; Tăng cường an ninh lương thực và năng
lượng.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 9 (2010)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 9 diễn ra từ ngày 04 đến 06 tháng 6 năm
2010 với sự tham gia của đại diện Chính phủ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội, Bộ
Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia từ 28 quốc gia cùng các học giả và đại diện các
nhà tài trợ.
Tại Đối thoại lần thứ 9 có 4 hình thức trao đổi. Nội dung chính của 6 phiên họp toàn
thể: Tăng cường các đối tác an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương; Những phạm vi mới
của an ninh; Các đồng minh và đối tác trong an ninh châu Á –TBD; Trợ giúp nhân đạo
và cứu trợ thảm họa tại châu Á –TBD; Chống bạo loạn và tăng cường quản trị; Đổi mới
cấu trúc an ninh khu vực.
Các phiên họp Nhóm tập trung vào 6 chủ đề: Phổ biến khả năng tấn công – thách
thức mới đối với cân bằng khu vực; Kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; Đánh
giá những thách thức an ninh của biến đổi khí hậu; Xây dựng đất nước trong bối cảnh
xung đột; Tương lai của công nghiệp quốc phòng; Phạm vi của xung đột: Chiến tranh vũ
trụ và chiến tranh mạng.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 10 (2011)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 10 diễn ra từ ngày 03 đến 05 tháng 6 năm
2011 với sự tham gia của các đại diện Chính phủ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội,
Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia từ 26 quốc gia, cùng các học giả và đại diện
các nhà tài trợ.
24
Hội nghị có 6 phiên toàn thể, trao đổi các chủ đề chính sau đây: Thách thức an ninh
mới trong khu vực châu Á –TBD; Học thuyết và năng lực quân sự mới ở châu Á; Sự
phân bổ quyền lực mới ở châu Á và những tác động đối với khu vực; Các lợi ích an ninh
quốc tế của Trung Quốc; Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới; Xây dựng niềm
tin chiến lược, tránh những hệ quả trong những trường hợp xấu nhất.
Bên cạnh đó, các cuộc họp nhóm tập trung thảo luận 5 chủ đề gồm: Ngân sách quốc
phòng: bao nhiêu là đủ; Thách thức Afghanistan đối với an ninh khu vực; Giải quyết các
tranh chấp lãnh thổ; Phát biểu hạt nhân ở châu Á –TBD; Lực lượng vũ trang và những
thách thức an ninh xuyên quốc gia.
Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 (2012)
Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 diễn ra từ ngày 01 đến 03 tháng 6 năm
2012. Đại biểu trong Diễn đàn lần 11 được mời từ 27 quốc gia bao gồm Thủ tướng, Bộ
trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng (Tư lệnh Quốc phòng), Tư lệnh binh chủng,
Bộ trưởng Ngoại giao và một số học giả, nhà tài trợ.
Trong lần đối thoại này, ban tổ chức cũng linh hoạt chấp nhận cấp Phó trong trường
hợp cấp Trưởng không tham dự được. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 11 có 5 phiên
họp toàn thể,tập trung thảo luận các chủ đề: Chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á –
TBD; Bảo vệ tự do hàng hải; Răn đe và sự ổn định khu vực; Các hình thức chiến tranh
mới; Những nguy cơ đang nổi lên đối với an ninh toàn cầu và khu vực châu Á – TBD.
Các phiên thảo luận nhóm tập trung vào 5 chủ đề gồm: Kiếm chế tranh chấp Biển
Đông; Các lực lượng vũ trang và các tình huống khẩn cấp trong nước; Những cơ hội và
mối đe dọa ở khu vực Đông Bắc Á; Tàu ngầm và an ninh khu vực; Những mối đe dọa an
ninh đang nổi lên ở Nam Á.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 12 (2013)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 có 31 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu Hoa
Kì do Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dẫn đầu, đoàn đại biểu Trung Quốc do Phó
Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc làm
trưởng đoàn. Một điểm mới trong đối thoại lần này là sự hiện diện đông đảo của các đoàn
đại biểu châu Âu. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Pháp, đại diện cấp cao phụ trách chính
25
sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton phát biểu tại các phiên thảo luận
chung.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La với chương trình nghị sự thảo luận các chủ đề:
Phương pháp tiếp cận của Hoa Kì đối với an ninh khu vực; Bảo vệ lợi ích quốc gia; Ngăn
ngừa xung đột, hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; Những xu hướng mới
trong khu vực châu Á –TBD; Tăng cường hợp tác quốc phòng châu Á – TBD.
Bên cạnh đó hội nghị còn tổ chức 6 phiên họp khác thảo luận các vấn đề: Tránh các
sự cố trên biển; Phòng thủ tên lửa; Công nghệ và học thuyết quân sự; Ngoại giao quốc
phòng và ảnh hưởng của tấn công mạng đối với an ninh châu Á.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 (2014)
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 (2014), khai mạc tối 30/5/2014 tại
khách sạn Shangri – La (Singapore) với sự tham dự của hơn 400 đại biểu chính thức đến
từ 30 quốc gia.
Tại đối thoại lần thứ 13 có 5 phiên họp toàn thể với các nội dung sau đây: Đóng góp
của Mỹ vào ổn định ở khu vực; Thúc đẩy hợp tác quân sự; Giải quyết các mối quan hệ
căng thẳng mang tính chất chiến lược; Triển vọng hòa bình và an ninh tại châu Á – TBD;
Đảm bảo giải quyết xung đột tại châuÁ –TBD.
Song song còn có 5 phiên họp đặc biệt với các nội dung: Thách thức của việc duy trì
và giải quyết các vùng biển khơi; Ảnh hưởng của năng lực quân sự mới tại châu Á –
TBD; Biến đổi khí hậu; Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) và an ninh tại
châu Á – Thái Bình Dương; ASEAN và trật tự an ninh khu vực đang nổi và tương lai của
CHDCND Triều Tiên liên quan với an ninh khu vực.
Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 14 (2015)
Từ ngày 29 – 31/5/2015, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 14 diễn ra tại
Singapore, trong bối cảnh khu vực chứng kiến những thách thức an ninh leo thang ngày
càng lớn: Sự gia tăng cạnh tranh và cọ xát giữa các nước lớn; tình hình Biển Đông diễn
biến phức tạp và căng thẳng do Trung Quốc gia tăng xây dựng đảo nhân tạo; sự gia tăng
về các vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán người, chủ nghĩa khủng bố, cực
đoan… Chính vì vậy, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 14 đã thu hút sự quan tâm lớn của
26
các nước trong và ngoài khu vực. Có 31 nước và tổ chức (NATO, EU) cử đoàn tham dự,
trong đó cấp Bộ trưởng có 22 người, cấp Thứ trưởng có 21 người, và cấp Tư lệnh lực
lượng Quốc phòng có 13 người
Diễn đàn lần thứ 14 có 5 phiên họp toàn thể với các nội dung chính: Hoa Kỳ và các
thách thức đối với an ninh châu Á –TBD; Hình thức hợp tác an ninh mới tại châu Á;
Ngăn chặn xung đột leo thang; Tăng cường trật tự khu vực tại châu Á – TBD: hướng tới
giải quyết xung đột tích cực; Các thách thức an ninh toàn cầu và châu Á – TBD: xây
dựng hợp tác khu vực.
Bên cạnh đó còn có 5 phiên họp nhóm với các chủ đề: Lực lượng Vũ trang và các
mối đe dọa khủng bố mới; Các thách thức an ninh năng lượng tại khu vực Ấn Độ - Thái
Bình Dương; Các thách thức đối với tình báo, trinh sát và giám sát trên biển; Những
thách thức đang nổi lên đối với an ninh các nước nhỏ tại châu Á –TBD; Tránh cạnh tranh
quân sự và chạy đua vũ trang tại châu Á.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La đã
đồng hành cùng với giải quyết những thách thức an ninh – quốc phòng của khu vực châu
Á –TBD, thời gian đã chứng minh được tính thực tiễn của SLD.
26
CHƢƠNG 2
ĐÓNG GÓP CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA
GIAI ĐOẠN 2002 - 2015
2.1. Mục tiêu của Hoa Kì ở châu Á – Thái Bình Dƣơng và quá trình tham gia của
Hoa Kì vào Đối thoại Shangri – La
2.1.1. Mục tiêu của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đầu thế
kỷ XXI
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kì nổi lên trong vai trò là siêu cường duy
nhất trên thế giới với những ưu thế vượt trội trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự và khoa
học – công nghệ. Đây là nhân tố hàng đầu chi phối quá trình hoạch định và triển khai
chính sách đối ngoại của Hoa Kì và thúc đẩy tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
do Hoa Kì lãnh đạo.
Về kinh tế, những năm 90 của thế kỉ XX là thời kì kinh tế Hoa Kì tăng trưởng liên
tục và khá ổn định, GDP (1993) chiếm 21,5 % tổng GDP của toàn thế giới. Đến năm
2000, tỉ lệ đó tăng lên 31%, bằng đóng góp kinh tế của 4 nước Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp
cộng lại. GDP (2005) của Hoa Kì tiếp tục tăng, đạt 12.490 tỉ USD, đến năm 2007 tăng lên
hơn 13000 tỉ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 25% GDP và GDP (2012) là
15.924,18 tỉ USD. Trong khi đó, GDP năm 2012 của Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai
thế giới xếp sau Hoa Kì, chỉ đạt 7.426,09 tỉ USD bằng một nửa GDP của Hoa Kì và của
Nhật Bản là 5.974,29 tỉ USD). Thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kì năm 2012 là
48.373 USD (so với cùng thời gian: GDP/người của Nhật Bản là 45.912 USD và của
Trung Quốc là 5.432 USD) [14; tr8]
Hoa Kì cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế
kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới và là nước đóng góp tài chính lớn
nhất cho Liên Hợp Quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần của Ngân hàng Thế giới (WB),
27
đóng góp lớn nhất vào ngân sách Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) với mức 18,25% [14; tr9].
Vì như vậy nên Hoa Kì có tiếng nói quan trọng và giữ vai trò chi phối trong các thiết chế
quốc tế. Thị trường chứng khoán của Hoa Kì có vai trò trung tâm trong đời sống tài
chính, tiền tệ quốc tế.
Về quân sự, Hoa Kì là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh quân sự với đội quân
thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1100 căn cứ quân sự trong nước, 27000
quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kì đi đầu
trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn. Ngân sách quốc phòng
của Hoa Kì tăng liên tục, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới. Bước vào đầu
thế kỉ XXI, chi tiêu quân sự - quốc phòng của Hoa Kì ngày càng tăng, năm 1999 Hoa Kì
chi 276,2 tỉ USD cho quốc phòng, năm 2002 con số này tăng lên 318 tỉ USD ; năm 2003
đạt 429,8 tỉ USD; năm 2004 đạt 450 tỉ USD; năm 2005 đạt 447 tỉ USD. Đến năm 2012,
chi phí quốc phòng lên đến 670,9 tỉ USD. Theo SIPRI – Viện Nghiên cứu hòa bình –
Stockhom thì chi phí này bằng 50% chi phí quân sự toàn cầu. Sức mạnh quân sự của Hoa
Kì không chỉ ở số quân và các căn cứ trên toàn cầu mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ
cao và kĩ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng vũ khí công nghệ cao được
Hoa Kì sử dụng ngày càng tăng [14; tr9-10]
Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường trong các lĩnh vực trên, song Hoa
Kì cũng luôn phải đối mặt với không ít khó khăn, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển
khai chính sách đối ngoại. Đặc biệt, bước sang thế kỉ XXI, từ sau sự kiện ngày 11/9/2001
Hoa Kì phải gánh chịu những tổn thất nặng nề và đứng trước những thách thức lớn từ các
vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Các cuộc chiến do chính quyền Hoa Kì
phát động nhân danh cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở Afghanistan, ngăn chặn phổ
biến vũ khí giết người hàng loạt ở Irag làm phân hóa sâu sắc nội bộ chính giới cường
quốc này bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy. Cũng từ
năm 2001, nền kinh tế của Hoa Kì bắt đầu có dấu hiệu suy giảm và từ năm 2008 rơi vào
tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất. Hàng loạt tập đoàn, công ty lớn bị phá sản, trị
28
trường tài chính chao đảo trước nguy cơ đổ vỡ, thu nhập của nhân dân giảm sút, tình
trạng tội phạm xã hội gia tăng…Nhưng quan trọng hơn cả là uy tín, vai trò của Hoa Kì bị
giảm sút đáng kể, nguy cơ bị thu hẹp ảnh hưởng ngày càng rõ ràng, nhất là trước sự trỗi
dậy mạnh mẽ của các cường quốc ở khu vực châu Á – TBD. Chính những thách thức đó
đã thôi thúc chính quyền Tổng thống B.Obama điều chỉnh chính sách đối ngoại, hướng
tới việc duy trì và củng cố vị thế siêu cường duy nhất của Hoa Kì trên thế giới, nhất là
tích cực xốc lại các mối quan hệ bị xao nhãng trước đây ở khu vực châu Á – TBD.
Cùng với việc phải đối phó với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường
quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Hoa Kì còn đứng
trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới, sự trỗi
dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác có ảnh
hưởng đến lợi ích nhất thiết của Hoa Kì. Dù được xem là một siêu cường của thế giới,
song uy tín và ảnh hưởng của Hoa Kì bị suy giảm đáng kể, nhất là từ nửa sau thập niên
1990 cùng với sự trôi dậy của các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản và sự khôi phục vị thế siêu cường của Nga.
Trong khi châu Âu ngày càng suy thoái và kém hấp dẫn thì châu Á – Thái Bình
Dương lại phát triển mạnh mẽ, năng động và đầy tiềm năng. Thực tế này khiến chính
quyền Hoa Kì phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhằm giữ vững địa vị và lợi ích của
họ tại châu lục này. Theo các nghiên cứu của giới học giả Hoa Kì, chính nước này là đối
tác thương mại lớn ở hàng nhất hoặc nhì của hầu hết các quốc gia châu Á ở ba tiểu khu
vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á,.. Trao đổi thương mại trong toàn bộ châu Á hiện
nay chiếm tới 55% trao đổi thương mại của khu vực với thế giới [7; tr14]
Châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng tâm chiến lược của Hoa Kì cũng như
trong chiến lược an ninh – quốc phòng bởi vì đây là khu vực có vai trò, vị trí cực kì quan
trọng, nơi có các lợi ích cũng như thách thức mà Hoa Kì không thể bỏ qua [15;63], điều
này được Errnest Bower – Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Hoa Kì can dự sâu hơn với châu Á là vì Tổng
29
thống Obama xác định “nước Mỹ muốn thoát ra khỏi tình trạng ì ạch hoặc suy thoái thì
châu Á là một phần của câu trả lời” [33], Ngoại trưởng Hillary Clinton: “ Tương lai của
Mỹ liên quan chặt chẽ với châu Á – Thái Bình Dương, còn tương lai của châu Á – Thái
Bình Dương sẽ phải dựa vào Mỹ. Về kinh tế và chiến lược, Mỹ có lợi ích quan trọng
trong việc tiếp tục lãnh đạo châu Á và Mỹ không có cách nào thoát khỏi sự gắn bó này”
[12; tr43]
Thứ nhất, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng
trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kì, Thái Bình Dương là “cửa ngõ” nối liền Hoa Kì với
thế giới. Hơn nữa, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt trên Biển Đông. Chính vì vậy, đây là khu vực
quan trọng về cả chính trị cũng như kinh tế đối với Hoa Kì.
Thứ hai, thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của châu Á – Thái Bình Dương, khu vực
này được đánh giá là nền kinh tế đầu tàu của thế giới chiếm gần một nửa kim ngạch
thương mại toàn cầu và chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kì với các nền
kinh tế năng động Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Ấn Độ,…trong những năm gần đây
sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đang thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kì. Không
những vậy, đây cũng là khu vực có nhiều tổ chức ngày càng có vai trò quan trọng trên
trường quốc tế như APEC, ASEAN, EAS,…Với sự phát triển mạnh mẽn của nhiều nền
kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng luôn đứng đầu thế giới, khu vực này được dự đoán là
trung tâm kinh tế của thế giới trong tương lai gần, vì vậy lợi ích và tương lai của Hoa Kì
gắn liền với khu vực này.
Thứ ba, châu Á – Thái Bình Dương là nơi chứa đựng nhiều thách thức đối với Hoa
Kì, trước hết là sự vươn lên, trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Trung Quốc
đưa ra “chiến lược phát triển hòa bình” nhưng những hành động gần đây của Trung Quốc
ở Biển Đông gây ra sự lo ngại cho các quốc gia có liên quan, trước những động thái ngày
càng ngang ngược của Trung Quốc, không những lợi ích các đồng minh của Hoa Kì ở
khu vực bị đe dọa mà cả lợi ích hàng hải – một nhân tố cực kì quan trọng trong các lợi
30
ích quốc gia của Hoa Kì cũng bị đe dọa nghiêm trọng, vì vậy, buộc Hoa Kì phải can dự
hơn nữa, có tiếng nói cũng như hành động mạnh hơn đối với Trung Quốc nhằm đảm bảo
lợi ích quốc gia. Thêm vào đó là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên luôn là tâm
điểm chú ý và đó là điều quan ngại của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Ngoài
điểm nóng Triều Tiên, khu vực này còn tồn tại nhiều điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ,
xung đột như vấn đề Đài Loan, tranh chấp Biển Đông, mâu thuẫn Nhật Bản – Hàn
Quốc,…Chính vì những thách thức đó mà đòi hỏi phải cần sự chung tay của tất cả các
nước trong đó có Hoa Kì.
Châu Á hòa bình và ổn định nằm trong lợi ích quốc gia của Hoa Kì về cả an ninh
truyền thống và phi truyền thống, Hoa Kì xác định châu Á – Thái Bình Dương là một
nhân tố quan trọng đối với an ninh quốc gia vì khu vực này đang tập trung sự chú ý của
nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng nên sẽ tập trung nhiều mâu thuẫn về
lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia của Hoa Kì
đặc biệt là những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này
về chính trị và kinh tế nên Hoa Kì đã thực hiện chính sách “xoay trục” sang châu Á –
Thái Bình Dương.
Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kì diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
trong đó có chính sách về an ninh – quốc phòng. Trước hết, để thực hiện vấn đề này Hoa
Kì tăng cường mối quan hệ đồng minh an ninh song phương, Hoa Kì sẽ cùng các đồng
minh Nhật Bản, Hàn Quốc,Australia, Thái Lan, Philippines duy trì sự đồng thuận về
chính trị đối với những giá trị cốt lõi, bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và có tính
thích nghi để đối phó thành công những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới,
bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin. Thứ hai, tăng cường quan hệ với các
quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Việt
Nam, Brunei, Mông Cổ, Malaysia, …trong đó quan hệ với Trung Quốc được xem là quan
trọng nhất, mối quan hệ này vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhưng mục tiêu cơ bản nhất vẫn
là bảo đảm duy trì lợi ích đối với Hoa Kì. Thứ ba, tăng cường can dự các cơ chế hợp tác
31
an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế quan trọng như
ASEAN, APEC và nhiều cơ chế mở khác. Thứ tư, tăng cường hiện diện quân sự của Hoa
Kì tại khu vực, đồng thời với việc tăng cường các mối quan hệ quân sự với đồng minh tại
Đông Bắc Á, Hoa Kì tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương
như triển khai tàu tuần tra duyên hải tại Singapore, thỏa thuận để mở rộng hiện diện quân
sự tại Australia [15; tr 57-58]
Về an ninh, Hoa Kì nhận thấy họ ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược cần đạt
được nên muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực châu Á – Thái
Bình Dương nhằm bảo vệ hệ thống lợi ích cốt lõi: Duy trì cấu trúc an ninh truyền thống
mà Hoa Kì đã thiết lập trước đây, mở rộng ảnh hưởng và tìm kiếm đối tác mới để không
ngừng gia cố hệ thống an ninh của Hoa Kì tại khu vực, mục tiêu then chốt là đảm bảo sự
hiện diện của quân đội Hoa Kì tại khu vực, chống lại sự đe dọa của bất cứ nguy cơ an
ninh nào đối với lợi ích của Hoa Kì. Trong đó, chống lại sự quyết đoán và ảnh hưởng
tăng cao của Trung Quốc là mục tiêu quan trọng nhất để duy trì ưu thế tuyệt đối của Hoa
Kì nhất là trong bối cảnh châu Á – TBD đang thiếu thể chế an ninh cứng, có tính pháp lí
cao.
Như vậy, việc Hoa Kì tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực như tại Diễn đàn
Đối thoại Shangri – La trước tiên phải xuất phát từ chính lợi ích của Hoa Kì (trong đó có
cả lợi ích về kinh tế, an ninh, quân sự và tự do hàng hải…). Hoa Kì muốn có tiếng nói
quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục
khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới. Để đạt được các mục tiêu này
Hoa Kì cần phải đóng vai trò như một đối tác tích cực, tin cậy và có trách nhiệm góp
phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung của khu vực.
2.1.2. Qúa trình tham gia của Hoa Kì vào Diễn đàn Đối thoại Shangri – La
Với việc xác định châu Á – Thái Bình Dương là khu vực địa – chiến lược có tầm
quan trọng then chốt đối với lợi ích cường quốc. Bước sang thế kỉ XXI, Hoa Kì đã tích
32
cực và chủ động tham gia vào quá trình cấu trúc an ninh ở khu vực bằng nhiều kênh bởi
vì Hoa Kì nhận thấy hợp tác an ninh là cách hợp lí duy nhất để giải quyết những vấn đề
an ninh xuyên quốc gia vì việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều
nước, bên cạnh đó nhân tố Trung Quốc đang dần nổi trội lên, thay đổi cán cân chiến lược,
lực lượng hải quân và không quân của Hoa Kì chỉ còn từ 50% đến 60% lực lượng đã từng
có tại thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, điều này làm giảm khả năng linh hoạt của Hoa
Kì trong việc duy trì sự hiện diện ngoài khơi đủ mạnh để có thể thực hiện các vai trò và
duy trì sự ổn định tại châu Á – Thái Bình Dương [7; tr208-209]
Sau sự kiện 11 – 9 – 2011, Hoa Kì đã chú trọng hơn đến các kênh hợp tác đa
phương, duy trì sự hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kì tăng cường sự tham
gia và ảnh hưởng tại các diễn đàn ở khu vực có liên quan tới Biển Đông, như ASEAN,
ARF, Diễn đàn Đông Á; Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực Đông Á; APEC, Đối thoại
Shangri-La… Việc Hoa Kì tiếp tục can dự vào khu vực châu Á –TBD với mục đích duy
trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao, nhất là
để kiềm chế các nước thách thức vai trò vượt trội của Hoa Kì trong khu vực này và trên
toàn thế giới.
Theo đánh giá của giới chuyên gia phương Tây, lợi ích an ninh quốc gia của Hoa
Kì bao gồm: Bảo vệ lãnh thổ Hoa Kì, người dân Hoa Kì, đồng minh và lợi ích của Hoa
Kì; ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ
đe dọa, cản trở cơ hội hay lợi ích của Hoa Kì; phát triển khu vực và thúc đẩy tự do
thương mại và mở cửa thị trường; đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân;
thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; đảm
bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Hoa Kì
[20]. Nhưng lợi ích luôn được duy trì cho dù chính quyền Hoa Kì có thay đổi, Hoa Kì gia
tăng ảnh hưởng vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng để thực hiện mục đích này.
Việc tích cực tham gia vào Diễn đàn Đối thoại Shangri – La do Viện Nghiên cứu
Chiến lược Quốc tế (IISS) châu Á tổ chức hàng năm tại Singapore ngay từ đầu với vai trò
33
là trong những quốc gia sáng lập, đồng thời đóng góp nhiều hoạt động cho SLD đã chứng
tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Hoa Kì đối với châu Á – TBD.
Hoa Kì được mời tham dự SLD từ Hội nghị đầu tiên năm 2002, kể từ năm 2004 –
2015 do sự thay đổi của tình hình ở Hoa Kì cũng như tình hình tại châu Á – TBD và trên
thế giới, Hoa Kì chú ý tới những cơ chế hợp tác an ninh mang tính mở cho nên tham dự
SLD có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì.
Tại kì Hội nghị đầu tiên, với tư cách là Thượng Nghị sĩ Hoa Kì – Chuck Hagel dẫn
đầu đoàn đại biểu tham dự SLD, trong suốt quá trình tham dự có phát biểu vài lần.
Năm 2004, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Donald Henry Rumsfeld dẫn đầu
đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD, đây là lần đầu tiên có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Hoa Kì kể từ khi SLD được thành lập. Năm 2005, đoàn đại biểu của Hoa Kì
cũng do Bộ trưởng Donald Henry Rumsfeld dẫn đầu, trong những kì hội nghị sau đều do
các Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự, cùng với sự hiện diện
của các đoàn đại biểu do Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như
Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Đức, Australia,…tham dự SLD, điều này là một minh
chứng rõ ràng cho vai trò, tính thiết thực, hiệu quả ngày càng gia tăng của SLD.
Tại các kì hội nghị từ 2006 – 2011, đoàn đại biểu của Hoa Kì do Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng Robert Michael Gates dẫn đầu tham dự SLD.
Đặc biệt tại hội nghị năm 2012, Hoa Kì cử một phái đoàn hùng hậu tham dự SLD
do Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta dẫn đầu, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân Martin Dempsey, Thứ trưởng Ngoại giao Dill Burns, Tư lệnh Thái Bình
Dương - đô đốc Samuel Locklear và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề
châu Á - Thái Bình Dương Mark Lippert. Ngoài ra, còn có một phái đoàn quốc hội Mỹ
có mặt tại Singapore, bao gồm thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain,
Thượng nghị sĩ Joe Lieberman và Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên Ủy ban Đối
ngoại Hạ viện [25]. Trong Đối thoại Shangri - La 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì
34
trình bày bài phát biểu với tầm nhìn mạch lạc, hệ thống các nguyên tắc chiến lược, cũng
như cam kết lâu dài, mạnh mẽ của Hoa Kì tại châu Á – Thái Bình Dương. Trong bài phát
biểu tại diễn đàn lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Leon Panetta, cũng gửi đi
những thông điệp mạnh mẽ, quan điểm thẳng thắn, với nhiều điểm mới về Biển Đông,
trong đó có cuộc xung đột tại vùng biển Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc
[36]
Trong hội nghị năm 2013 và năm 2014, đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD do Bộ
trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dẫn đầu.
Trong hội nghị năm 2015, dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD là Bộ
trưởng Quốc phòng Ashton Carter.
Tại các hội nghị của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La, Hoa Kì luôn công bố rõ
ràng chiến lược tài cân bằng lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương. Và trên thực tế
thời gian qua, song song với việc tham gia ngày càng tích cực vào các cơ chế hợp tác đa
phương của khu vực, Hoa Kì cũng đang triển khai nhiều bước đi mạnh mẽ, can dự tích
cực hơn vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện và điều chỉnh chính sách đối với
một số quốc gia. Sự điều chỉnh chiến lược đáng chú ý nhất của Hoa Kì là đầu năm 2011,
Tổng thống Mỹ B.Obama tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á –
Thái Bình Dương, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là tiếp tục giữ vai trò
lãnh đạo thế giới, không để xuất hiện bất cứ đối thủ nào có thể cạnh tranh hay thách thức
vị thế số một của Hoa Kì tại khu vực được đánh giá là phát triển nhanh và năng động nhất
thế giới này.
2.2. Đóng góp của Hoa Kì cho Đ ối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015
2.2.1. Cung cấp ý tưởng và triển khai các sáng kiến an ninh cho khu vực
Để cung cấp ý tưởng và triển khai các sáng kiến an ninh cho khu vực châu Á –
TBD thông qua đó nâng cao vai trò của Hoa Kì và duy trì ngôi vị siêu cường số một thế
35
giới điều này được thể hiện rõ, xuyên suốt kể từ khi Hoa Kì tham gia vào SLD và đặc biệt
kể từ khi Hoa Kì thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á – TBD, kết hợp với tình
hình căng thẳng ở Biển Đông leo khiến Hoa Kì luôn khẳng định quyết tâm can dự vào
khu vực bằng việc nỗ lực đưa ra các sáng kiến an ninh.
Đối thoại Shangri-La 11 diễn ra năm 2012 trong thời điểm khu vực châu Á – TBD
có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành trọng tâm phát triển về kinh tế, quân
sự và ngoại giao của thế giới. Bên cạnh đó, hội nghị cũng được đặc biệt chú ý vì những
diễn biến quân sự nổi bật ở nhiều biển đảo trong khu vực, sự cạnh tranh ảnh hưởng của
các nước, thể hiện qua sự trỗi dật mạnh mẽ của Trung Quốc, sự thay đổi chiến lược quân
sự của Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như chính sách can dự trở lại châu Á –
Thái Bình Dương của Mỹ. Trong hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì Leon
Panetta có bài phát biểu tập trung vào khu vực châu Á –TBD. Đây là lần đầu tiên chi tiết
chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á – TBD được tiết lộ. Hoa Kì sẽ tái bố trí hạm đội
hải quân với mục tiêu đến năm 2020, có 60% tàu chiến của Hoa Kì hoạt động tại châu Á
–TBD, khẳng định lại một loạt các cam kết quân sự tại châu Á –TBD gồm các hiệp ước
với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Australia và các đối tác
Ấn Độ, Singapore, Indonesia cùng nhiều nước khác4
Xuất phát từ lợi ích của một “cường quốc châu Á –TBD”, Hoa Kì cung cấp các ý
tưởng và cụ thể hóa đã triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp can dự vào khu vực
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa. Hoa Kì tiếp tục
củng cố quan hệ đồng minh, thiết lập các đối tác mới, tham gia vào các cơ chế đa phương
trong khu vực, tăng cường hiện diện tại khu vực.
Phát biểu tại Shangri-La 12 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
đưa ra thông điệp rõ ràng về quyết tâm can dự mạnh mẽ của Hoa Kì vào khu vực nhằm
4
Mỹ chi tiết chiến lược quân sự tại châu Á – TBD. Truy cập: http://toquoc.vn/ho-so-quoc-te/my-chi-tiet-chien-luoc-
quan-su-tai-chau-athai-binh-duong-108185.html
36
bảo vệ các lợi ích của Hoa Kì: “Tôi muốn đảm bảo với các bạn rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tái
cân bằng, ưu tiên cho việc bố trí lực lượng, các hoạt động và đầu tư ở châu Á – Thái Bình
Dương. Chúng tôi đang thực hiện những hành động cụ thể hỗ trợ cho cam kết này”. Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ công khai bày tỏ những “ưu tiên” trong chiến lược tái cân bằng
của Mỹ vào khu vực về cả kinh tế, quân sự. “Trong tương lai, khu vực này sẽ được chứng
kiến việc ưu tiên triển khai những trang thiết bị hiện đại nhất tại khu vực Thái Bình
Dương như máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 sẽ được bố trí đến Nhật Bản và các
tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 4 lớp Virginia tại Gu-am”5
Tại Đối thoại Shangri-La 13 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì Chuck
Hagel tuyên bố việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới cam kết của
Hoa Kì tại khu vực, có những bước đi cụ thể cho chiến lược này. Phương thức mà Hoa Kì
đang thực hiện là tăng cường năng lực cho đồng minh và đối tác. Tại Đông Nam Á, Hoa
Kì tiếp tục hỗ trợ các quốc gia xây dựng khả năng Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa
(HADR) thông qua việc “Mỹ bán trực thăng AH-64 Apache cho Indonesia, Hỗ trợ quân
đội Philippines nâng cao năng lực hải quân và không quân”. Tại Đông Bắc Á, Mỹ đang
nỗ lực xây dựng năng lực đồng minh trong sử dụng các loại máy bay tiên tiến, khả năng
phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt nhằ ngăn chặn và phòng thủ trước những hành động
quân sự của Bắc Triều Tiên. “Mỹ đã ký thỏa thuận bán máy bay không người lái Global
Hawk cho Hàn Quốc nhằm tăng cường khả năng giám sát tình báo và trinh sát của nước
này” Với Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc khẳng định Hoa Kì ủng hộ nỗ lực mới của nước này
nhằm tái định hướng phương thức tự vệ tập thể, đồng thời cho biết, Hoa Kì – Nhật Bản
đang tái cân nhắc những nguyên tắc an ninh chung. Với Ấn Độ, Hoa Kì đánh giá việc xúc
tiến sáng kiến Thương mại và Công nghệ quốc phòng với nước này là trọng tâm của hợp
tác quốc phòng Mỹ - Ấn. Bên cạnh đó, cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, Hoa Kì sẽ
tăng cường diễntập, giao lưu và thông qua 130 cuộc diễn tập, giao lưu và khoảng 700
chuyến thăm của tàu Hải quân tới quân cảng các nước [8; tr4]
5
Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là trọng tâm quân sự của Mỹ. Truy câp: http://www.baomoi.com/chau-a-thai-
binh-duong-tiep-tuc-la-trong-tam-quan-su-cua-my/c/11156186.epi
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015
Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015

More Related Content

Similar to Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcHoai Dang
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpointMolija Ji
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...sividocz
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmNgoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019TunAnh346
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Việt Cường Nguyễn
 

Similar to Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015 (20)

Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
Luận án: Quan hệ Australia - Việt Nam trong giai đoạn 1991-2013
 
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chính Sách Đối Ngoại Của Liên Minh Châu Âu Đối Với Khu V...
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt NamMối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
Mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpoint
 
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
Luận Vănđảng Lãnh Đạo Xây Dựng Và Phát Triển Quan Hệ Việt Nam - Asean Từ Năm ...
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế một số nhân tố chủ yếu chi phối ...
 
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềmNgoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
Ngoại giao văn hóa của Việt Nam nhìn từ góc độ quyền lực mềm
 
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nayChính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
Chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019Quocphong vietnam2019
Quocphong vietnam2019
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Đối Với Khu Vực Đông Nam Á Của Ấn Độ Thông Qu...
 
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOTPhương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
Phương pháp ngoại giao Hồ Chí Minh trong bảo vệ Tổ quốc, HOT
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
Luận án: Độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á (2001 - 2015)
 
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
Thành tựu thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước thời kỳ đổi mới ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ THỊ DIỆU HIỀN ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA VÀ ĐÓNG GÓP CỦA HOA KỲ TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ THẢO Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Huế, ngày 28 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Diệu Hiền
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành đề tài luận văn Thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Thị Thảo – người đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến toàn thể quý Thầy Cô giáo trong khoa Lịch Sử - Trường Đại học Sư phạm Huế, Trường Đại học Khoa học Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu. Xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Sư Phạm Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm giáo dục Kĩ năng sống Hoàn Năng, trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, gia đình, người thân, các anh chị em bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt khóa học. Huế, tháng 9 năm 2018 Lê Thị Diệu Hiền
  • 4. 1 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 IISS The International Institute for Strategic Studies Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế 2 SLD The Shangri-La Dialogue Diễn đàn Đối thoại Shangri - La 3 ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 CSCAP The Council for Security Cooperation in the Asia Pacific Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương 5 EAS East Asia Summit Hội nghị cấp cao Đông Á 6 ADMM ASEAN Defense Ministers Meeting Expanded Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng 7 AMF ASEAN Sea Forum Diễn đàn Biển ASEAN 8 OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 9 EDCA Enhanced defense cooperation agreement Hiệp định hợp tác quốc phòng tăng cường 10 EU European Union Liên minh châu Âu 11 HADR Humanitarian assistance and disaster relief Hỗ trợ Nhân đạo và Cứu trợ thảm họa 12 CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân 13 UNCLOS United Nations Convention on Law of the Sea Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 14 COC Code of Conduct in the South China Sea Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông 15 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương 16 NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
  • 5. 2 Organization Tây Dương 17 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 18 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
  • 6. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thế kỉ XX, Đông Nam Á nói riêng và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (châu Á - TBD) nói chung vốn là chiến trường diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt và bị chia rẽ sâu sắc. Hơn bao giờ hết, bước vào thế kỉ XXI, trong xu thế hòa bình hợp tác cùng phát triển các quốc gia trong khu vực luôn khát khao một nền hòa bình thực sự để cùng chia sẻ cơ hội phát triển thịnh vượng. Muốn vậy, các quốc gia phải tăng cường xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược. Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra một cách mạnh mẽ tạo nên nhiều cơ hội hợp tác đa phương giữa các quốc gia. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đang phát triển năng động, nơi tập trung của ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và nhiều nền kinh tế mới nổi, xu thế hợp tác, liên kết đa lĩnh vực, đa tầng nấc đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo, điều này là sự lạc quan và cũng là cơ hội cho tất cả các nước trong khu vực cùng hợp tác phát triển. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh khu vực trong những năm qua cho thấy: bên cạnh những cơ hội là những nguy cơ, thách thức ngày càng lớn đối với hòa bình và an ninh khu vực. Các nguy cơ xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc vị kỉ, ly khai, khủng bố,…đang hiện hữu từng ngày từng giờ, những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiếu nguồn nước, lợi ích giữa các quốc gia thượng nguồn, hạ nguồn các con sông lớn…ngày càng trở nên gay gắt. Bán đảo Triều Tiên với những diễn biến khôn lường, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải từ biển Hoa Đông đến biển Đông đang diễn biến phức tạp, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, ảnh hưởng đến kinh tế chính trị xã hội không chỉ trong khu vực mà còn đối với cả thế giới. Chính vì vậy, việc cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng, tiến tới thành lập các tổ chức an ninh chính trị trong khu vực nhằm tạo ra những liên kết chính trị mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề tồn tại của khu vực là vô cùng cấp thiết. Mỗi quốc gia phải luôn là một thành viên có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh chung, các quốc gia dù lớn hay nhỏ cần có quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, có lòng tin chiến lược vào nhau. Các nước lớn có vai trò và có thể đóng góp nhiều hơn trong tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược, tuy nhiên việc đưa ra được những sáng kiến hữu ích không phụ thuộc nước đó là nước lớn hay nước nhỏ. Những
  • 7. 4 nguyên tắc hợp tác, đối thoại cởi mở, bình đẳng có trong các diễn đàn an ninh ở khu vực và Diễn đàn Đối thoại Shangri - La cũng được hình thành và duy trì trên cơ sở tư duy đó. Từ khi ra đời năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La (SLD), qua các kì hội nghị đã giải được bài toán khó của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong việc tìm ra một cơ chế hợp tác đa phương, có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề xuất các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong thời gian trung hạn. Tính đến năm 2018, sau 16 năm hình thành và phát triển Diễn đàn Đối thoại Shangri – La đã và đang chứng tỏ được vai trò là một trong những diễn đàn an ninh khu vực cao cấp nhất, có xu hướng ngày càng mở rộng cả về nội dung lẫn phạm vi tham dự của các nước trong và ngoài khu vực châu Á-TBD. Trong số các thành viên của SLD, Hoa Kì giữ vị trí quan trọng, không chỉ với vai trò thành viên sáng lập mà còn góp phần then chốt kiến tạo và dẫn dắt vai trò của SLD đối với nền chính trị an ninh khu vực và thế giới. Do vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương, các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã có những điều chỉnh chiến lược nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này. Trong “Chiến lược quốc gia cho thế kỷ XXI”, Hoa Kì xác định châu Á - Thái Bình Dương là một địa bàn quan trọng đối với an ninh quốc gia và Hoa Kì cần thiết phải hiện diện trong các tổ chức an ninh chính trị ở khu vực này, trong đó có Diễn đàn Đối thoại Shangri – La để khẳng định vai trò của mình. Cho đến nay, việc hệ thống hóa, phân tích tư liệu để có những hiểu biết sâu sắc về Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và sự tham gia, đóng góp của Hoa Kỳ trong quá trình phát triển của tổ chức hợp tác đa phương này vẫn chưa được chú trọng đúng mức , chưa mang tính hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của Đối thoại Shangri-La, từ đó đi sâu phân tích vị trí và tầm quan trọng của Diễn đàn này cũng như sự đóng góp của Hoa Kì đối với hòa bình và ổn định khu vực là một việc làm có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về mặt khoa học, nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa, cụ thể hóa và cập nhật các thông tin, dữ liệu về quá trình hình thành, phát triển từ năm 2002 đến năm 2015 của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La một trong những cơ chế an ninh đa phương quan trọng ở khu vực châu Á - TBD. Kết quả này góp phần cung cấp thêm những hiểu biết khoa học về SLD, một nội dung nghiên cứu còn hạn chế ở trong nước.
  • 8. 5 Về mặt thực tiễn, thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra những đánh giá, nhận xét liên quan góp phần củng cố các luận cứ khoa học cho công tác hoạch định chính sách an ninh quốc phòng cũng như chính sách đối ngoại của nước nhà trong bối cảnh quan hệ quốc tế hết sức phức tạp và biến đổi không ngừng như hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm tìm hiểu nghiên cứu về Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – TBD. Từ những phân tích trên cùng với mong muốn tìm hiểu sâu kỹ về Diễn đàn Đối thoại Shangri – La của bản thân, tôi đã mạnh dạn chọn “Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì từ năm 2002 đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị quốc tế. Đây là nơi tập trung của ba nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản) và nhiều nền kinh tế mới nổi và xu thế hợp tác, liên kết đa lĩnh vực, đa tầng nấc đang diễn ra hết sức sôi động và ngày càng thể hiện là xu thế chủ đạo, tạo cơ hội cho tất cả các nước trong khu vực cùng hợp tác phát triển. Tuy vậy, bên cạnh môi trường năng động, tạo động lực phát triển cao, châu Á – TBD đứng trước các thách thức an ninh quan trọng. Từ đó, việc nỗ lực xây dựng các cơ chế hợp tác an ninh từ lâu là mục tiêu của các quốc gia trong khu vực. Trên thực tế, đã có một số tổ chức hợp tác an ninh được thành lập ở châu Á – TBD có sự tham gia của các cường quốc, trong đó có SLD. Sự ra đời của tổ chức này với quá trình hợp tác và tính hiệu quả của chúng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều giới, nhiều ngành. Đối với sự tham gia của Hoa Kì trong hệ thống an ninh ở châu Á – TBD và trong diễn đàn SLD đã có một số nhóm công trình nghiên cứu có liên quan chủ yếu dưới góc độ sau: Thứ nhất, nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chính sách an ninh đối ngoại của Hoa Kì đối với khu vực châu Á – TBD. Viết về nội dung này, có các tác phẩm tiêu biểu như: “Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Quế (chủ biên) (2015), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộ; tác phẩm Giáo trình quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Phạm Quang Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; tác phẩm “ Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ” (2000) của tác giả Trần Bá Khoa do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành. Trong số đó,
  • 9. 6 đáng lưu ý có các tác phẩm “Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á – TBD” (2003) của tập thể tác giả Học viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao do Vũ Dương Huân chủ biên; tác phẩm “Vai trò của Mỹ ở châu Á – TBD” – quan điểm của các học gải Mỹ và châu Á (2009), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nội dung của những tác phẩm này có đề cập ở mức độ nhất định những chính sách đối ngoại và chính sách an ninh của Hoa Kì đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, những hoạt động của Hoa Kì trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh cũng được thể hiện ít nhiều cùng với sự vận động của quan hệ giữa Hoa Kì với các quốc gia trong khu vực châu Á – TBD. Thứ hai, nghiên cứu về các cơ chế tổ chức hợp tác của khu vực châu Á – TBD trong đó có SLD. Như đã biết, nỗ lực tìm một cơ chế đa phương, bình đẳng về an ninh – quốc phòng có khả năng giải quyết những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống của khu vực châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua là một bài toán khó đối với Chính phủ các nước trong khu vực. Hiện nay, tại khu vực đang có những cơ chế như: ARF, CSCAP, EAS, ADMM+, AMF,…Tuy nhiên, các cơ chế trên đều chưa đủ khả năng tìm kiếm các giải pháp toàn diện và thiết thực cho an ninh tại khu vực. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La ra đời và được đánh giá là một trong những lời giải cho bài toán về an ninh – quốc phòng, có khả năng đánh giá tổng quan tình hình khu vực, đề xuất các giải pháp thiết thực cho an ninh khu vực và toàn cầu trong tương lai. Chính vì vậy, mảng đề tài về các cơ chế hợp tác an ninh đa phương, thực trạng an ninh khu vực châu Á – TBD đã được khảo cứu qua các tác phẩm tiêu biểu như: “Đánh giá An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017 (Asia – Pacific Regional Security Assessment 2017)” của tập thể tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) do các tác giả Tim Huxley (Giám đốc điều hành Văn phòng châu Á của IISS) và William Choong (Chuyên gia về an ninh châu Á của IISS) đồng chủ biên. Nội dung tác phẩm được thể hiện trong 192 trang, phân tích các chủ đề trọng yếu về an ninh khu vực, có liên quan đến các cuộc đối thoại tại Diễn đàn Đối thoại Shangri – La hàng năm. Tác phẩm cũng dành một dung lượng lớn nhất định để đánh giá vai trò của Hoa Kì và Trung Quốc trong việc giải quyết các căng thẳng an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương; Các phản ứng của Hoa Kì và các quốc gia đối với các căng thẳng an ninh khu vực, đặc biệt trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các vấn đề an ninh mới nổi liên quan đến
  • 10. 7 vũ khí hạt nhân, tên lửa và triển vọng hợp tác an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng được đề cập. Nghiên cứu riêng về SLD còn có các công trình nghiên cứu sau: “The Shangri – La Dialogue”, xuất bản tháng 8/2014 của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS). Công trình nghiên cứu của hai tác giả Blair Vorsatz và Rudydeleon đăng trên Center for American Progress có tiêu đề “Revisiting the Shangri La Dialogue” cũng xuất bản tháng 8/2014. Những công trình này đã giới thiệu khái lược về SLD và trình bày một cách tổng quan nhất về quan điểm của Diễn đàn này trong việc giải quyết các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, trên các tạp chí khoa học trong nước cũng có các bài đăng liên quan đến đề tài nghiên cứu như: “Hàng loạt sáng kiến tăng cường an ninh Biển Đông”, ngày 31/5/2015 của Thông tấn xã Việt Nam đăng trên Tạp chí Cộng Sản; “Hướng tới cấu trúc an ninh vì hòa bình và ổn định trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” của tác giả Hương Ly đăng trên Tạp chí Cộng Sản ngày 4/6/2012; “ Hành trình Đối thoại Shangri – La” của Đức Vũ, đăng trên báo Dân trí ngày 2/6/2012; “ Những sự kiện đáng chú ý trong tuần (từ ngày 25/5 đến 31/5/2014) do tác giả Hà Bùi tổng hợp, đăng trên Tạp chí Cộng sản. Những bài báo này đã trình bày một cách khái quát về một số nội dung của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La, các nội dung chính trong các kì hội nghị cụ thể, nhưng các nội dung còn mang tính tổng quát, ngắn gọn. Việt Nam cũng là thành viên của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và cũng là quốc gia có các nỗ lực tích cực trong việc giải quyết các vấn đề an ninh tại khu vực. Hằng năm, Việt Nam đều cử các đoàn đại biểu tham dự Diễn đàn. Viết về sự tham gia của Việt Nam tại diễn đàn này còn có tác phẩm: “Thông điệp Shangri – La”, phát hành vào tháng 8/2013 của Nhà xuất bản Thế giới. Nội dung chính của tác phẩm giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri – La 12 (2013); toàn văn những câu trả lời có sức thuyết phục cao của Thủ tướng và tuyển chọn những nhận xét, đánh giá, ý kiến của các chính khách, nhà nghiên cứu và dư luận quốc tế (đã được đăng tải trong nước và quốc tế) với hy vọng có thể đem lại cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về thông điệp Shangri – La của Thủ tướng và quan điểm đối ngoại của Việt Nam. Tuy vậy, tác phẩm chỉ mang tính tổng hợp về một kỳ Đối thoại Shangri – La.
  • 11. 8 Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây với các hình thức, nghiên cứu ở các góc độc nội dung khác nhau ít nhiều đều có đề cập đến SLD cũng như sự tham gia đóng góp của Hoa Kì tại diễn đàn này. Tuy vậy, cho đến nay, gần như vẫn chưa có một công trình nào tập trung khảo cứu một cách hệ thống về SLD và sự tham gia, đóng góp của Hoa Kì tại diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015. Do vậy, trên cơ sở tham khảo tài liệu của những nhà nghiên cứu đi trước, kết hợp những hiểu biết của mình, tôi xin mạnh dạn chọn hướng nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì với mong muốn khắc phục những hiểu biết còn rời rạc, ít ỏi trong nước về chủ đề này, từ đó rút ra những nhận định và tổng hợp thành những kết luận chung cho luận văn hoàn chỉnh mang tính khoa học và tính thực tiễn hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015 và phân tích đóng góp của Hoa Kì đối với diễn đàn này. Qua đó, tác giả đề tài đưa ra một số nhận xét về vai trò của Diễn đàn Đối thoại Đối thoại Shangri – La và của Hoa Kì đối với hòa bình, an ninh của khu vực châu Á – TBD. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La từ 2002 đến 2015. Thứ hai, trình bày quá trình tham gia và phân tích đóng góp của Hoa Kì đối với Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 - 2015. Thứ ba, rút ra nhận xét về vai trò, tác động của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và về đóng góp của Hoa Kì cho Diễn đàn này cũng như cho an ninh khu vực châu Á – TBD giai đoạn 2002 - 2015.
  • 12. 9 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La, lịch sử hình thành và hoạt động của cơ chế hợp tác an ninh đa phương này cùng với sự tham gia, đóng góp của Hoa Kỳ trong Diễn đàn giai đoạn 2002 – 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, mốc mở đầu là năm 2002 là năm diễn ra Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần đầu tiên và mốc kết thúc là năm 2015 đánh dấu chặng đường 14 năm phát triển của Diễn đàn an ninh đa phương này. Về không gian, địa bàn trọng tâm mà luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặt trong không gian chung của bối cảnh quốc tế đầu thế kỉ XXI. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Về phƣơng pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong nghiên cứu khoa học lịch sử. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình thu thập, xử lí tài liệu và thực hiện luận văn. 5.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp cơ bản để thực hiện. Bên cạnh đó, bằng phương pháp logic, duy vật lịch sử, xem xét vấn đề 1 cách khách quan biện chứng là phương pháp tôi nghiên cứu đề tài này. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như phân tích, so sánh đối chiếu… để xử lý các tài liệu có liên quan đến sự tham gia và đóng góp của Hoa Kỳ trong Đối thoại Shangri – La để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
  • 13. 10 6. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn sẽ cung cấp tương đối đầy đủ và hệ thống các tài liệu liên quan đến lịch sử hình thành, phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La và sự tham gia, đóng góp của Hoa Kỳ trong diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015. Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luân văn sẽ góp phần cung cấp những hiểu biết cần thiết về một trong những cơ chế an ninh đa phương ở khu vực châu Á – TBD là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La. Qua đó, góp phần vào việc hoạch định chính sách đối ngoại an ninh – quốc phòng của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế. Thứ ba, thông qua việc phân tích sự đóng góp của Hoa Kì trong Đối thoại Shangri – La, luận văn góp phần phác họa diễn biến sinh động của quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – TBD giai đoạn 2002 – 2015. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La từ 2002 đến 2015 Chương 2: Đóng góp của Hoa Kì đối với Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015 Chương 3: Một số nhận xét về Đối thoại Shangri – La và đóng góp của Hoa Kì cho diễn đàn này giai đoạn 2002 – 2015
  • 14. 11 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2015 1.1. Khái quát về Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 1.1.1. Lịch sử hình thành Diễn đàn Đối thoại Shangri – La Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1991), hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung của khu vực và thế giới. Tuy vậy, tình hình chính trị quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt, các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực: tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học – môi trường,…vẫn tiếp tục gia tăng và phát triển hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó, ở châu Á – Thái Bình Dương, tình hình an ninh khu vực cũng không kém phức tạp. Mặc dù từ giữa thập niên 1990 đến nay, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có sự phát triển năng động, tăng trưởng kinh tế cao và là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư thế giới, nhưng nơi đây vẫn tồn tại nhiều lỗ hổng an ninh. Trong đó, xung đột lợi ích giữa các cường quốc khu vực căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông,… là các nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến hòa bình và ổn định khu vực. Nguyên nhân của các vấn đề trên, xuất phát từ các mâu thuẫn và xung đột lợi ích, dẫn đến sự hoài nghi về thiện chí và lòng tin trong quan hệ hợp tác; sự cọ xát về lợi ích trong cạnh tranh chiến lược và hành động kiềm chế lẫn nhau. Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, khác biệt về văn hóa, tôn giáo, sắc tộc, ý thức hệ…vẫn tồn tại, trong khi các bên liên quan vẫn chưa có được các giải pháp xử lí hiệu quả, nhất là vẫn chưa có một thiết chế an ninh mang tính ràng buộc đủ mạnh để hóa giải các xung đột và quản trị an ninh ở khu vực. Thực tế này là một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các cơ chế hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có Diễn đàn Đối thoại Shangri – La (viết tắt là SLD). Thật vậy, để ngăn chặn các nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, trước hết cần có một nhận thức chung trong việc đề cao trách nhiệm quốc tế, mà đặc biệt là vai trò, trách
  • 15. 12 nhiệm của các cường quốc. Các nước cùng phải có trách nhiệm giữ gìn hòa bình, ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, không dùng vũ lực, hoặc đe dọa dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề tranh chấp đồng thời tăng cường các mặt hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, không phân biệt đối xử. Khi các nước có nhận thức chung thì sẽ có nền tảng vững chắc để xây dựng lòng tin. Để thực hiện các quốc gia cần hành động cụ thể, bằng những việc làm thiết thực để thúc đẩy sự minh bạch, đối thoại bình đẳng, cởi mở, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác và giải quyết xung đột, tranh chấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế. Các nước lớn càng có vai trò trách nhiệm và đóng góp quan trọng hơn trong việc tạo dựng và củng cố lòng tin chiến lược này Mặt khác, để giải quyết các xung đột căng thẳng vấn đề truyền thông có vai trò rất quan trọng. Truyền thông cần tạo ra môi trường thuận lợi để góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình, không nên dùng những lời lẽ kích động, càng không nên kích động hận thù dân tộc, làm cho tình hình căng thẳng thêm, hoặc gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét đưa ra các quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp [32] Để kiểm soát và giảm thiểu các nguy cơ xung đột, phải phát huy có hiệu quả các cơ chế hợp tác cả song phương và đa phương. Trong quá trình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng cần phải được công khai, minh bạch trước cộng đồng quốc tế, tránh sự hiểu nhầm, hoặc gây hoài nghi cho dư luận. Thế nhưng, cho đến trước khi SLD hình thành, tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn thiếu một tổ chức hợp tác an ninh đảm bảo sự tham dự rộng rãi của các quốc gia trong khu vực, mang tính truyền thông và có tính định hướng chiến lược từ sự đóng góp của giới học giả, chuyên gia về an ninh – quốc phòng. Trong bối cảnh đó, đầu năm 1996, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Perry và Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh cùng đưa ra những sáng kiến riêng biệt, đề xuất tổ chức một cuộc họp thường niên để tập trung các đồng nhiệm tại châu Á nhưng không được hưởng ứng [18]. Diễn đàn an ninh liên chính phủ duy nhất ở khu vực châu Á lúc đó là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lại bị xem là không hiệu quả vì chỉ tập trung vào việc xây dựng lòng tin và được tổ chức bởi Bộ trưởng các nước ASEAN, nên chỉ có tính tham khảo về một cơ chế chính sách quốc phòng tiểu khu vực mà các nước mong muốn để có thể hợp tác [29]. ARF vẫn chưa được thể chế hóa cao, chưa có cơ
  • 16. 13 chế hợp tác mang tính ràng buộc pháp lí vững chắc. Do vậy, tại Hội nghị Chính sách An ninh Munic (Munic Coference on Security Policy) lần thứ 361 , John Chipman2 nhận thấy: các quan chức châu Á chỉ đến đây để góp mặt mà không có bất cứ đề xuất hoặc chia sẻ nào và ông nhận ra rằng “châu Á cần có một diễn đàn quốc phòng của riêng mình mà tại đó các Bộ trưởng Quốc phòng có thể gặp gỡ và lên tiếng [3;tr37-38]. Từ ý tưởng đó, John Chipman đã tiếp xúc để đặt vấn đề và đề xuất các ý tưởng với Tổng thống Singapore S.R.Nathan3 vào tháng 2 năm 2001. Ý tưởng này đã được đưa tới Nội các Singapore, được Bộ Quốc phòng ủng hộ và Tổng thống Nathan đồng ý hỗ trợ cho đến khi IISS có thể tổ chức diễn đàn một cách độc lập. Đến năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La được Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành IISS – John Chipman thành lập ở khách sạn Shangri – La, Singapore. Singapore trở thành nước chủ nhà và vì địa điểm tổ chức hội nghị diễn ra ở khách sạn Shangri – La nên hội nghị còn được gọi là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La. Tham dự diễn đàn ban đầu chủ yếu là các thành viên của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), có khoảng 10 thứ trưởng quốc phòng tới tham dự [21]. Ban đầu, SLD được tổ chức với quy mô nhỏ, trong không gian thân mật như một buổi ăn tối để cùng gặp gỡ và trao đổi các vấn đề an ninh quan tâm giữa các học giả Viện IISS cùng với lãnh đạo Bộ Quốc phòng các nước trong khu vực. Như vậy, kể từ năm 2002, thêm một cơ chế hợp tác an ninh đa phương được thiết lập ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là Diễn đàn Đối thoại Shangri – La do IISS – một trong những tổ chức nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới, hằng năm đứng ra chủ trì tổ chức với sự hỗ trợ tích cực của nước chủ nhà Singapore. Với sự hình thành của SLD, cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương được mở rộng bên cạnh sự hiện diện của các cơ chế đã được xây dựng từ những năm 1990 như ARF, CSCAP, EAS, 1 Hội nghị Chính sách An ninh Munich (viết tắt là MSC) diễn ra tại thành phố Munich của Đức, được thành lập năm 1963. Hội nghị Chính sách An ninh Munich thường niên là một diễn đàn với mục tiêu thúc đẩy việc giải quyết xung đột một cách hòa bình, cùng hợp tác và đối thoại quốc tế [Thanh Hòa, Hội nghị An ninh Munich: An ninh toàn cầu đòi hỏi nhiều nỗ lực phía trước, TCCS 19/2/2018] 2 Jonh Chiman là Tổng Giám đốc và là Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), một tổ chức nghiên cứu về định hướng chính sách và các chiến lược an ninh quốc tế, bao gồm nhiều học giả, nhà nghiên cứu nổi tiếng từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. 3 Tổng thống S.R.Nathan: là vị Tổng thống thứ sáu của Singapore, là người có thâm niên lâu nhất trên cương vị Tổng thống tại Singapore qua hai nhiệm kì từ năm 1999 đến năm 2001. Trước khi trở thành tổng thống ông S.R.Nathan từng đảm nhận các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực dân sự, an ninh, tình báo và ngoại giao. Sau khi thôi giữ chức tổng thống, ông Nathan là chuyên gia cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Trường Khoa học Xã hội, Đại học Quản lí Singapore.
  • 17. 14 ADMM+, AMF. Đây là những khuôn khổ hợp tác quan trọng để xây dựng lòng tin, thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa và tìm kiếm các biện pháp quản lí xung đột có hiệu quả Thành viên của SLD đến từ 28 quốc gia của 4 châu lục. Trong đó, châu Á bao gồm 18 quốc gia: 11 quốc gia ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ, Pakistan, Sri Lanka, Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, Hàn Quốc; châu Âu gồm 5 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Nga, Thụy Điển; châu Mĩ gồm 3 quốc gia: Hoa Kì, Canada, Chile và hai quốc gia thuộc châu Đại Dương là: Australia, New Zealand [26] Kể từ khi ra đời năm 2002 đến nay, SLD trở thành một hội nghị thường niên, nuôi dưỡng ý thức cộng đồng trong các hoạch định chính sách quan trọng nhất về quốc phòng và an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn là cơ hội cho các Bộ trưởng Quốc phòng, các chỉ huy quân sự và các quan chức Quốc phòng cao cấp, các học giả, chuyên gia quốc phòng từ các quốc gia thành viên tổ chức các cuộc đối thoại đa phương, các cuộc họp song phương bên lề nhằm xây dựng niềm tin và bồi dưỡng sự hợp tác an ninh trong thực tế đồng thời thảo luận những vấn đề thời sự quan trọng nhất liên quan tới an ninh khu vực. Dù chủ yếu là một diễn đàn an ninh liên chính phủ, nhưng hiện diện tại SLD còn có sự tham dự của các nhà lập pháp, các chuyên gia khoa học, nhà báo và các đại biểu là doanh nhân từ khắp nơi trên thế giới, làm cho SLD trở thành một diễn đàn mở và mang tính truyền thông để phát triển chính sách và thảo luận về quốc phòng – an ninh ở châu Á –TBD.
  • 18. 15 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 1.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La Là một diễn đàn an ninh khu vực cao cấp và mở của khu vực châu Á – TBD, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La là một tổ chức an ninh liên chính phủ có thành phần tham dự chính bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng, các Thứ trưởng thường trực và các Tướng lĩnh quân đội cao cấp của 28 quốc gia châu Á – TBD. Từ năm 2009 đến nay, dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự SLD được nâng cấp với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia thành viên. Australia là nước đầu tiên cử Thủ tướng đến tham dự SLD. Bên cạnh đó, tham dự SLD còn có sự hiện diện của các đại biểu phi chính phủ. Theo ghi nhận, mỗi kì hội nghị này cũng có khoảng hơn 200 đại biểu phi chính phủ tham dự, bao gồm các chính trị gia, học giả, doanh nhân, các tổ chức phân tích, các cơ quan truyền thông và các tổ chức phi chính phủ khác. Điều này cho thấy Diễn đàn Đối thoại Shangri – La còn là quá trình ngoại giao ở kênh II, cho dù hoạt động ngoại giao ở kênh I là chính yếu. Việc đưa các đại biểu phi chính phủ tham dự hội nghị là kết quả của những nỗ lực được thực hiện để SLD không trở thành “Diễn đàn độc quyền”, theo đánh giá của giới chuyên gia phương Tây [19] Ngôn ngữ được sử dụng trong các kì hội nghị là tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, trong đó tiếng Anh được sử dụng chủ yếu nhất. Ngoài ra, Ban tổ chức bố trí 1 cabin cho phiên dịch của các nước sử dụng khi đại biểu của nước mình đọc tham luận hoặc phát biểu bằng ngôn ngữ khác ngoài 4 ngôn ngữ được kể trên. Là một diễn đàn đối thoại đa phương cao cấp SLD có cơ cấu gồm nhiều phiên họp, được phân cấp thành các phiên họp toàn thể và phiên họp song phương. Phiên họp toàn thể: Mỗi lần tổ chức, diễn đàn thường sẽ có 5 phiên họp toàn thể, được tổ chức trong 2 ngày, gồm tất cả những người tham gia diễn đàn dự. Những phiên họp toàn thể thường do một Bộ trưởng chủ trì. Đến năm 2006, phiên họp toàn thể chỉ có sự tham gia của các Bộ trưởng và các quan chức quốc phòng cấp cao của đoàn đại biểu. Mỗi diễn đàn thường được mở đầu bằng một bài phát biểu quan trọng do một nhân vật nổi tiếng của Singapore, thường là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đảm nhận. Bắt
  • 19. 16 đầu từ năm 2009, người đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của các nước tham dự được mời làm diễn giả chính sẽ đọc bài phát biểu khai mạc. Theo đó, Thủ tướng Australia Kevin Rudd là diễn giả chính năm 2009, tiếp đó là Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung – Bak năm 2010, Thủ tướng Malaysia Dato Sri Najib Tun Razak năm 2011, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono năm 2012, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng năm 2013, Đại tướng Trần Quang Thanh năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe năm 2015 Trong phiên họp toàn thể, các Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham dự sẽ trình bày các bài phát biểu chính thức theo chủ đề của hội nghị, có thời gian dài khoảng 15 phút. Mỗi chủ đề thường có 3 hoặc 4 đại biểu được Ban tổ chức mời trình bày. Sau phần trình bày tham luận của các Bộ trưởng là phần hỏi đáp (Đối thoại). Các đại biểu tham dự có thể đặt câu hỏi đích danh cho một diễn giả hoặc có thể cho tất cả diễn giả. Câu hỏi được đặt ra cho ai thì người đó sẽ trả lời hoặc diễn giả nào muốn chia sẻ nhận thức, quan điểm của mình có thể tham gia trả lời, thời gian phát biểu của mỗi đại biểu tối đa là 15 phút. Bên cạnh các phiên họp toàn thể, tính đa phương của diễn đàn còn được thể hiện qua cuộc họp của các nhóm nhỏ về từng vấn đề cụ thể được các nước quan tâm. Phiên họp này còn gọi là nhóm “Break – out” (nhóm Đột phá), được triển khai lần đầu trong SLD năm 2003. Việc họp từng nhóm nhỏ được tổ chức đồng thời, cho phép mở được nhiều cuộc thảo luận cởi mở giữa các đại diện các nước thành viên về các vấn đề cụ thể. Các phiên họp này đảm bảo rằng có đủ thời gian trong Diễn đàn để các Bộ trưởng có thể tổ chức các cuộc họp song phương. Các nhóm Đột phá sẽ không ghi chép thành các văn bản chính thức để các quan chức tổ chức có thể thúc đẩy các mục tiêu chính sách một cách tự do hơn. Các nhóm Đột phá thường do một nhân viên cao cấp của Viện IISS chủ trì. Đến năm 2006, các nhóm Đột phá chỉ có sự tham gia của các Bộ trưởng và các quan chức an ninh quốc gia cấp cao của đoàn đại biểu. Tại các phiên họp này, các học giả và giới quan chức Chính phủ của các nước tham dự sẽ trao đổi cùng nhau về các chủ đề được hội nghị quy định.
  • 20. 17 Các cuộc họp song phương: Đối thoại Shangri – La cũng là một địa điểm hàng năm để các Bộ trưởng và các quan chức quốc phòng hàng đầu mở rộng và ngoại giao quốc phòng ở khuôn khổ song phương. Mỗi đoàn đại biểu có thể tổ chức từ 15 đến 20 cuộc họp song phươngvới các đối tác đã được hoạch định. Thường mỗi cuộc họp kéo dài 30 phút mỗi lần và có thể tiến hành trong thời gian thích hợp suốt quá trình tổ chức diễn đàn. Ngoài ra, trong khuôn khổ SLD còn có Hội thảo xuyên diễn đàn Đối thoại Shangri – La. Hợp tác với Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), GMF đã tổ chức một hội thảo cấp cao hàng năm vào buổi chiều sau chương trình Đối thoại Shangri – La chính thức tại Singapore. Sự kiện này đã tập hợp các nhà hoạch định chính sách hàng đầu và các nhà tư tưởng chiến lược có ảnh hưởng nhất từ châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Họ tổ chức các cuộc họp không chính thức, đối thoại với các phiên họp toàn thể và các nhóm Đột phá chính để thảo luận về quan hệ xuyên Đại Tây Dương và châu Á – TBD. Là diễn đàn thường xuyên và duy nhất tạo cơ hội cho các quan chức Quốc phòng và các nhà tư tưởng chiến lược xuyên Đại Tây Dương tập trung ở châu Á để bàn thảo về các vấn đề an ninh trọng đạo ở khu vực, Đối thoại Shangri – La cung cấp một nền tảng lý tưởng để làm sâu sắc thêm biện pháp hiệu quả hợp tác trong giải quyết các vấn đề an ninh ở châu Á. Hội thảo cũng tạo cơ hội để khai thác các vấn đề phổ biến trong các mối quan tâm chiến lược tại khu vực Châu Á –TBD và Đại Tây Dương với các vấn đề xuyên suốt quan trọng như khủng bố, an ninh hạt nhân, chiều hướng trỗi dậy của Trung Quốc, triển vọng hợp tác với Ấn Độ, tương lai của Afghanistan, an ninh mạng và giải quyết các tranh chấp hàng hải. Hội thảo hàng năm có tiêu đề “Châu Á, Phương Tây và trật tự quốc tế đang thay đổi” đã đưa ra thảo luận về những vấn đề then chốt: các khía cạnh an ninh như an ninh hàng hải; các dự án cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông; ISIS và mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Các cuộc thảo luận cũng đưa ra những mối quan tâm chiến lược chung của Hoa Kỳ, EU và các nước châu Á ở Trung Đông. Tham dự có cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt, cựu Tổng giám đốc CIA David Petraeus, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan Karl Eikenberry, Phó Tham mưu trưởng Koji Yamazaki, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Quốc gia Gregory Treverton, Giám đốc Điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Espen Barth Eide, Foundation Camille Grand, và nhiều đại diện cấp cao
  • 21. 18 khác từ Australia, Bangladesh, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Myanmar, Na Uy, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Việt Nam, Ủy ban châu Âu và NATO [27] 1.1.2.2. Về mục tiêu hoạt động của SLD Được chính thức thành lập từ năm 2002, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La được tổ chức dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa Chính phủ Singapore và Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS). Singapore mong muốn trở thành một cầu nối cho an ninh và ổn định khu vực, qua đó gia tăng uy tín của quốc gia, trong khi IISS cũng có mục đích tương tự trong giới nghiên cứu quốc tế. Dựa trên những thành tựu và uy tín mà Viện Nghiên cứu này có được, Đối thoại Shangri – La là cố gắng của IISS nhằm khỏa lấp chỗ trống quan trọng trong chuỗi các cuộc gặp thượng đỉnh liên quốc gia ở khu vực châu Á – TBD. Thời gian đầu, SLD phỏng theo mô hình của Hội nghị Chính sách An ninh Munich, nhưng có mục tiêu lớn hơn là thiết lập một diễn đàn “kênh 1” chính thống nơi “mà các Bộ trưởng Quốc phòng cần đến và mang lại cho họ tất cả những điều họ cần tại một hội nghị liên chính phủ hay liên khu vực” [21] Mục tiêu thành lập của SLD nhằm tạo ra một kênh đối thoại mở, đa phương để các quốc gia trong khu vực châu Á –TBD cùng chia sẻ những quan tâm về an ninh – quốc phòng, xây dựng lòng tin chiến lược và cùng tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết một cách hòa bình, hiệu quả các vấn đề an ninh ở khu vực, hướng đến mục tiêu đảm bảo sự phát triển an ninh, thịnh vượng và bền vững của khu vực. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, SLD có nhiệm vụ chính là thiết kế các cuộc họp song phương và đa phương để giới lãnh đạo các quốc phòng cấp cao của các nước thành viên cùng giới chuyên gia an ninh, học giả trực tiếp trao đổi, nghiên cứu về chính sách quốc phòng đưa ra các ý tưởng, các biện pháp để xây dựng môi trường an ninh minh bạch và hiện đại hóa quân sự trong khu vực châu Á –TBD. Về nguyên tắc hoạt động, Đối thoại Shangri – La đã tập trung được tất cả các đối tác của khu vực duy trì ba nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Thứ hai, cho phép các quốc gia tự quyết định về an ninh. Thứ ba, bảo vệ các quy tắc về luật pháp quốc tế có liên quan đến hoạt động bay và hàng hải, đặc biệt trên Biển Đông. Trong những năm qua, hoạt động của SLD ngày càng trở nên quan trọng, thu
  • 22. 19 hút được sự chú ý của các nước trong khu vực châu Á –TBD và trên thế giới. Diễn đàn này đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia khác nhau tăng cường truyền thông quốc phòng và hiểu biết lẫn nhau, điều đó sẽ làm tăng khả năng đối phó với các mối đe dọa an ninh và bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới một cách hòa bình. Với các đặc trưng đó, SLD ngày càng chứng minh tính hiệu quả và sức lan tỏa của nó, góp phần quan trọng vào việc hình thành cấu trúc an ninh đa tầng ở khu vực châu Á –TBD. Về thực chất, SLD tạo cơ hội để giới lãnh đạo quốc phòng các nước trong khu vực nhóm họp, bàn bạc các vấn đề khu vực và quốc tế cũng như gặp gỡ riêng để thúc đẩy các mối quan hệ an ninh song phương, đa phương và là diễn đàn để tuyên truyền đường lối chính sách quốc phòng, bày tỏ quan điểm, mối quan tâm của các nước khác trước những biến động của tình hình khu vực và thế giới. Như vậy, SLD là diễn đàn không ràng buộc về mặt pháp lý, tất cả những vấn đề được đưa ra bàn luận tại hội nghị là để thảo luận tìm kiếm ý tưởng và giải pháp thực hiện nhưng không đi đến bất cứ kết luận ràng buộc nào. Các nước tham dự diễn đàn này, theo đó không phải chịu bất cứ trách nhiệm quốc tế nào. Tuy nhiên, kết quả của SLD tác động định hướng, điều chỉnh hành vi một cách rõ nét Để đạt được những mục đích trên, cơ chế hoạt động của Đối thoại Shangri-La rất đa dạng. Bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể còn có các phiên thảo luận theo nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ này có thể đề xuất các mục tiêu chính sách riêng biệt. Ban tổ chức SLD cũng thiết kế lịch trình làm việc đảm bảo thời gian để các Bộ trưởng quốc phòng có ít nhất hai cuộc họp đa phương và khoảng hàng chục cuộc đối thoại song phương trong thời gian diễn ra hội nghị, tạo điều kiện để xúc tiến các cuộc gặp đa phương, song phương giữa quan chức quân sự các quốc gia thành viên. Như vậy, với cơ cấu tổ chức và mục tiêu hoạt động trên cùng với các cơ chế an ninh đã có ở khu vực như ARF, CSCAP, ADMM,.. SLD sẽ là một cơ chế hợp tác an ninh đa phương, bình đẳng và mở cho các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
  • 23. 20 1.2. Quá trình phát triển của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015 Từ năm 2002 đến năm 2015, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La đã trải qua 14 kì hội nghị và mỗi kì hội nghị đều có chủ đề riêng trình bày về những nội dung cụ thể. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ nhất (2002) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ nhất diễn ra từ ngày 31/5 - 02/6/2002, có sự tham gia của 24 quốc gia, bao gồm Australia, Bru nây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc, ĐôngTimo, Pháp, HongKong, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, NewZealand, Philippin, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Anh, Hoa Kì và Việt Nam. Nội dung chính của Hội nghị tập trung các vấn đề sau đây “Chiến lược của Hoa Kì tại khu vực Châu Á - TBD”, “Học thuyết quân sự và chính sách an ninh Trung Quốc”, “Vai trò của EU đối với an ninh Châu Á”, “Kiểm soát mối đe dọa khủng bố ở Đông Nam Á”, “Những thách thức chống phổ biến vũ khí ở khu vực Châu Á –TBD” và “Triển vọng về cơ cấu tổ chức an ninh Châu Á”. Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ hai (2003) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ hai diễn ra từ ngày 30/5-01/6/2003 với sự tham gia của 22 quốc gia, bao gồm Australia, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc, ĐôngTimo, Pháp, Hongkong, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New Zealand, Philippin, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Anh, Hoa Kì và Việt Nam. Hội nghị tập trung vào các nội dung chủ yếu sau “Chiến lược của Hoa Kì và an ninh Châu Á –TBD", “Triển vọng an ninh khu vực Châu Á –TBD" và “Thay đổi môi trường chiến lược: Tác động đến chính sách an ninh và học thuyết quân sự”. Ngoài ra, Hội nghị còn tổ chức thảo luận 2 nhóm chủ đề: Đối phó với chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á và Chống phổ biến vũ khí ở Đông Bắc Á, trước khi họp phiên toàn thể để thông qua báo cáo tóm tắt nội dung làm việc của các Nhóm. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ ba (2004) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ ba diễn ra từ ngày 04 - 06/6/2004.
  • 24. 21 Nội dung chính của Hội nghị tập trung giải quyết các vấn đề “Chiến lược của Hoa Kì ở Châu Á –TBD" và “Hiện đại hóa quân sự và những thách thức trong khu vực”. Ngoài ra, Hội nghị còn tổ chức thảo luận 3 nhóm nội dung: Phòng thủ tên lửa ở Châu Á – TBD, Chính sách đối ngoại quốc phòng và các tổ chức an ninh hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương và Công nghệ tiên tiến và an ninh Châu Á –TBD. Cuối cùng, tổ chức phiên họp toàn thể để thông qua báo cáo thảo luận tóm tắt của các Nhóm. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tư (2005) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tư diễn ra từ ngày 03 - 05/6/2005 với sự tham gia của 24 quốc gia, bao gồm Australia, Bangladet, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New Zealand, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, ĐôngTimo, Anh, Hoa Kì và Việt Nam. Nội dung chính của Hội nghị gồm 5 chủ đề “Hoa Kì và an ninh Châu Á – TBD bên ngoài cuộc chiến chống khủng bố”; “Kinh nghiệm trong hoạt động gìn giữ hòa bình và can thiệp nhân đạo của Châu Á”; “Đối phó với thách thức vũ khí hủy diệt (WMD) tại Châu Á –TBD: Ngoại giao và ngăn chặn”; “Lực lượng vũ trang Châu Á – TBD và chống khủng bố” và “Tăng cường hợp tác an ninh biển”. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ năm (2006) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ năm diễn ra từ ngày 02 - 04/6/2006 với sự tham gia của 22 quốc gia, bao gồm Australia, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New Zealand, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, ĐôngTimo, Anh, Hoa Kì và Việt Nam. Nội dung chính của Hội nghị tập trung giải quyết “Hoa Kì và cơ cấu an ninh đang hình thành ở Châu Á”; “Ấn Độ: Một nhân tố toàn cầu đang lên”; “Phát triển lực lượng đảm bảo an ninh quốc tế”; “Hoạch định những ưu tiên an ninh quốc gia” và “Xây dựng Cộng đồng an ninh khu vực”. Ngoài ra, Hội nghị còn thảo luận 3 nhóm nội dung: Tăng cường hợp tác an ninh trên biển, Những thách thức nảy sinh từ hiện đại hóa quân đội và Chống nổi loạn trong thế kỷ XXI.
  • 25. 22 Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ sáu (2007) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ sáu diễn ra từ ngày 01 - 03/6/2007 với sự tham gia của 27 quốc gia, bao gồm Australia, Bangladet, Brunây, Campuchia, Canađa, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Lào, Malaixia, Mông Cổ, Mianma, New Zealand, Pakistan, Philippin, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, ĐôngTimo, Anh, Hoa Kì và Việt Nam. Nội dung chính của Hội nghị bao gồm 5 vấn đề: “Hoa Kì và an ninh châu Á – TBD”, “Ấn Độ và Trung Quốc: Xây dựng ổn định quốc tế”; “Thách thức hạt nhân”; “Những tiến triển trong đảm bảo an ninh các vùng biển trong khu vực” và “Hợp tác an ninh ở Châu Á: Kiểm soát liên minh và đối tác”. Ngoài ra, Hội nghị tổ chức thảo luận 3 nhóm nội dung: Can thiệp vào các quốc gia yếu kém, Thách thức mới đối với cải tổ an ninh và Tiến triển trong chống khủng bố. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 7 (2008) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ tám được tổ chức từ 30/5 - 01/6/2008 tại khách sạn Shangri – La, Singapore với sự tham gia của 27 nước. Hội nghị lần này được tổ chức thành 6 phiên toàn thể với 6 chủ đề tương ứng gồm: Thách thức đối với sự ổn định ở Châu Á –TBD; Tương lai của an ninh Đông Á; Hoạch định chính sách quốc phòng trong thời đại bất ổn; An ninh năng lượng tại Châu Á – TBD; Khôi phục hòa bình trong các tình huống khẩn cấp phức tạp; Hình thức hợp tác an ninh: Xây dựng lòng tin, quan hệ đối tác, liên minh (Việt Nam phát biểu trong phiên họp toàn thể này). Ngoài ra, Hội nghị còn tổ chức thành 6 nhóm sau phiên họp thứ 3 với 6 nhóm nội dung, là: Thay đổi khí hậu và an ninh Châu Á –TBD; Liệu có cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á – Thái Bình Dương, Cuộc chống khủng bố ở Châu Á - TBD; Chiến lược đối phó với thách thức chống phổ biến vũ khí; Cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành; Tranh chấp trên biển tại Châu Á –TBD. Diễn đàn nĐối thoại Shangri – La lần thứ 8 (2009) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 8 được tổ chức từ 29/5 – 31/5/2009 tại khách sạn Shangri – La, Singapore với sự tham gia của 27 nước.
  • 26. 23 Hội nghị được tổ chức thành 6 phiên toàn thể với 6 chủ đề tương ứng gồm: Đánh giá lại vai trò an ninh của Hoa Kì tại châu Á –TBD; Các nước lớn và an ninh Châu Á hợp tác hay xung đột; Xây dựng một cộng đồng an ninh khu vực Châu Á –TBD; Minh bạch quân sự và an ninh tại khu vực Châu Á –TBD; Giành thắng lợi tại các cuộc chiến chống nổi loạn; Thúc đẩy ngoại giao quốc phòng tại khu vực Châu Á –TBD. Ngoài ra, 6 phiên họp nhóm (sau phiên họp thứ 3) với 6 nhóm nội dung: Hiệu quả của công nghệ quân sự mới; Hướng tới đối thoại an ninh tại khu vực Đông Bắc Á; Tăng cường hợp tác trên biển và xây dựng lòng tin; Đóng góp vào các hoạt động Hỗ trợ hòa bình quốc tế; Hiện đại hóa lực lượng vũ trang trong thời kỳ khó khăn; Tăng cường an ninh lương thực và năng lượng. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 9 (2010) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 9 diễn ra từ ngày 04 đến 06 tháng 6 năm 2010 với sự tham gia của đại diện Chính phủ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội, Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia từ 28 quốc gia cùng các học giả và đại diện các nhà tài trợ. Tại Đối thoại lần thứ 9 có 4 hình thức trao đổi. Nội dung chính của 6 phiên họp toàn thể: Tăng cường các đối tác an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương; Những phạm vi mới của an ninh; Các đồng minh và đối tác trong an ninh châu Á –TBD; Trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa tại châu Á –TBD; Chống bạo loạn và tăng cường quản trị; Đổi mới cấu trúc an ninh khu vực. Các phiên họp Nhóm tập trung vào 6 chủ đề: Phổ biến khả năng tấn công – thách thức mới đối với cân bằng khu vực; Kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; Đánh giá những thách thức an ninh của biến đổi khí hậu; Xây dựng đất nước trong bối cảnh xung đột; Tương lai của công nghiệp quốc phòng; Phạm vi của xung đột: Chiến tranh vũ trụ và chiến tranh mạng. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 10 (2011) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 10 diễn ra từ ngày 03 đến 05 tháng 6 năm 2011 với sự tham gia của các đại diện Chính phủ, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội, Bộ Ngoại giao, Cơ quan An ninh Quốc gia từ 26 quốc gia, cùng các học giả và đại diện các nhà tài trợ.
  • 27. 24 Hội nghị có 6 phiên toàn thể, trao đổi các chủ đề chính sau đây: Thách thức an ninh mới trong khu vực châu Á –TBD; Học thuyết và năng lực quân sự mới ở châu Á; Sự phân bổ quyền lực mới ở châu Á và những tác động đối với khu vực; Các lợi ích an ninh quốc tế của Trung Quốc; Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới; Xây dựng niềm tin chiến lược, tránh những hệ quả trong những trường hợp xấu nhất. Bên cạnh đó, các cuộc họp nhóm tập trung thảo luận 5 chủ đề gồm: Ngân sách quốc phòng: bao nhiêu là đủ; Thách thức Afghanistan đối với an ninh khu vực; Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ; Phát biểu hạt nhân ở châu Á –TBD; Lực lượng vũ trang và những thách thức an ninh xuyên quốc gia. Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 (2012) Diễn đàn Đối thoại Shangri-La lần thứ 11 diễn ra từ ngày 01 đến 03 tháng 6 năm 2012. Đại biểu trong Diễn đàn lần 11 được mời từ 27 quốc gia bao gồm Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng (Tư lệnh Quốc phòng), Tư lệnh binh chủng, Bộ trưởng Ngoại giao và một số học giả, nhà tài trợ. Trong lần đối thoại này, ban tổ chức cũng linh hoạt chấp nhận cấp Phó trong trường hợp cấp Trưởng không tham dự được. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 11 có 5 phiên họp toàn thể,tập trung thảo luận các chủ đề: Chính sách tái cân bằng của Mỹ tại châu Á – TBD; Bảo vệ tự do hàng hải; Răn đe và sự ổn định khu vực; Các hình thức chiến tranh mới; Những nguy cơ đang nổi lên đối với an ninh toàn cầu và khu vực châu Á – TBD. Các phiên thảo luận nhóm tập trung vào 5 chủ đề gồm: Kiếm chế tranh chấp Biển Đông; Các lực lượng vũ trang và các tình huống khẩn cấp trong nước; Những cơ hội và mối đe dọa ở khu vực Đông Bắc Á; Tàu ngầm và an ninh khu vực; Những mối đe dọa an ninh đang nổi lên ở Nam Á. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 12 (2013) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 có 31 đoàn đại biểu. Đoàn đại biểu Hoa Kì do Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dẫn đầu, đoàn đại biểu Trung Quốc do Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc làm trưởng đoàn. Một điểm mới trong đối thoại lần này là sự hiện diện đông đảo của các đoàn đại biểu châu Âu. Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Pháp, đại diện cấp cao phụ trách chính
  • 28. 25 sách đối ngoại của Liên minh châu Âu Catherine Ashton phát biểu tại các phiên thảo luận chung. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La với chương trình nghị sự thảo luận các chủ đề: Phương pháp tiếp cận của Hoa Kì đối với an ninh khu vực; Bảo vệ lợi ích quốc gia; Ngăn ngừa xung đột, hiện đại hóa quân sự và minh bạch chiến lược; Những xu hướng mới trong khu vực châu Á –TBD; Tăng cường hợp tác quốc phòng châu Á – TBD. Bên cạnh đó hội nghị còn tổ chức 6 phiên họp khác thảo luận các vấn đề: Tránh các sự cố trên biển; Phòng thủ tên lửa; Công nghệ và học thuyết quân sự; Ngoại giao quốc phòng và ảnh hưởng của tấn công mạng đối với an ninh châu Á. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 (2014) Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 (2014), khai mạc tối 30/5/2014 tại khách sạn Shangri – La (Singapore) với sự tham dự của hơn 400 đại biểu chính thức đến từ 30 quốc gia. Tại đối thoại lần thứ 13 có 5 phiên họp toàn thể với các nội dung sau đây: Đóng góp của Mỹ vào ổn định ở khu vực; Thúc đẩy hợp tác quân sự; Giải quyết các mối quan hệ căng thẳng mang tính chất chiến lược; Triển vọng hòa bình và an ninh tại châu Á – TBD; Đảm bảo giải quyết xung đột tại châuÁ –TBD. Song song còn có 5 phiên họp đặc biệt với các nội dung: Thách thức của việc duy trì và giải quyết các vùng biển khơi; Ảnh hưởng của năng lực quân sự mới tại châu Á – TBD; Biến đổi khí hậu; Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) và an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương; ASEAN và trật tự an ninh khu vực đang nổi và tương lai của CHDCND Triều Tiên liên quan với an ninh khu vực. Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 14 (2015) Từ ngày 29 – 31/5/2015, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La lần thứ 14 diễn ra tại Singapore, trong bối cảnh khu vực chứng kiến những thách thức an ninh leo thang ngày càng lớn: Sự gia tăng cạnh tranh và cọ xát giữa các nước lớn; tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp và căng thẳng do Trung Quốc gia tăng xây dựng đảo nhân tạo; sự gia tăng về các vấn đề an ninh phi truyền thống như buôn bán người, chủ nghĩa khủng bố, cực đoan… Chính vì vậy, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La 14 đã thu hút sự quan tâm lớn của
  • 29. 26 các nước trong và ngoài khu vực. Có 31 nước và tổ chức (NATO, EU) cử đoàn tham dự, trong đó cấp Bộ trưởng có 22 người, cấp Thứ trưởng có 21 người, và cấp Tư lệnh lực lượng Quốc phòng có 13 người Diễn đàn lần thứ 14 có 5 phiên họp toàn thể với các nội dung chính: Hoa Kỳ và các thách thức đối với an ninh châu Á –TBD; Hình thức hợp tác an ninh mới tại châu Á; Ngăn chặn xung đột leo thang; Tăng cường trật tự khu vực tại châu Á – TBD: hướng tới giải quyết xung đột tích cực; Các thách thức an ninh toàn cầu và châu Á – TBD: xây dựng hợp tác khu vực. Bên cạnh đó còn có 5 phiên họp nhóm với các chủ đề: Lực lượng Vũ trang và các mối đe dọa khủng bố mới; Các thách thức an ninh năng lượng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương; Các thách thức đối với tình báo, trinh sát và giám sát trên biển; Những thách thức đang nổi lên đối với an ninh các nước nhỏ tại châu Á –TBD; Tránh cạnh tranh quân sự và chạy đua vũ trang tại châu Á. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Diễn đàn Đối thoại Shangri – La đã đồng hành cùng với giải quyết những thách thức an ninh – quốc phòng của khu vực châu Á –TBD, thời gian đã chứng minh được tính thực tiễn của SLD.
  • 30. 26 CHƢƠNG 2 ĐÓNG GÓP CỦA HOA KÌ ĐỐI VỚI DIỄN ĐÀN ĐỐI THOẠI SHANGRI – LA GIAI ĐOẠN 2002 - 2015 2.1. Mục tiêu của Hoa Kì ở châu Á – Thái Bình Dƣơng và quá trình tham gia của Hoa Kì vào Đối thoại Shangri – La 2.1.1. Mục tiêu của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương đầu thế kỷ XXI Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kì nổi lên trong vai trò là siêu cường duy nhất trên thế giới với những ưu thế vượt trội trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự và khoa học – công nghệ. Đây là nhân tố hàng đầu chi phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kì và thúc đẩy tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực do Hoa Kì lãnh đạo. Về kinh tế, những năm 90 của thế kỉ XX là thời kì kinh tế Hoa Kì tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP (1993) chiếm 21,5 % tổng GDP của toàn thế giới. Đến năm 2000, tỉ lệ đó tăng lên 31%, bằng đóng góp kinh tế của 4 nước Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp cộng lại. GDP (2005) của Hoa Kì tiếp tục tăng, đạt 12.490 tỉ USD, đến năm 2007 tăng lên hơn 13000 tỉ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 25% GDP và GDP (2012) là 15.924,18 tỉ USD. Trong khi đó, GDP năm 2012 của Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới xếp sau Hoa Kì, chỉ đạt 7.426,09 tỉ USD bằng một nửa GDP của Hoa Kì và của Nhật Bản là 5.974,29 tỉ USD). Thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kì năm 2012 là 48.373 USD (so với cùng thời gian: GDP/người của Nhật Bản là 45.912 USD và của Trung Quốc là 5.432 USD) [14; tr8] Hoa Kì cũng là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới và là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên Hợp Quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần của Ngân hàng Thế giới (WB),
  • 31. 27 đóng góp lớn nhất vào ngân sách Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) với mức 18,25% [14; tr9]. Vì như vậy nên Hoa Kì có tiếng nói quan trọng và giữ vai trò chi phối trong các thiết chế quốc tế. Thị trường chứng khoán của Hoa Kì có vai trò trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ quốc tế. Về quân sự, Hoa Kì là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh quân sự với đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1100 căn cứ quân sự trong nước, 27000 quân ở 209 căn cứ quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kì đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kì tăng liên tục, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới. Bước vào đầu thế kỉ XXI, chi tiêu quân sự - quốc phòng của Hoa Kì ngày càng tăng, năm 1999 Hoa Kì chi 276,2 tỉ USD cho quốc phòng, năm 2002 con số này tăng lên 318 tỉ USD ; năm 2003 đạt 429,8 tỉ USD; năm 2004 đạt 450 tỉ USD; năm 2005 đạt 447 tỉ USD. Đến năm 2012, chi phí quốc phòng lên đến 670,9 tỉ USD. Theo SIPRI – Viện Nghiên cứu hòa bình – Stockhom thì chi phí này bằng 50% chi phí quân sự toàn cầu. Sức mạnh quân sự của Hoa Kì không chỉ ở số quân và các căn cứ trên toàn cầu mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ cao và kĩ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng vũ khí công nghệ cao được Hoa Kì sử dụng ngày càng tăng [14; tr9-10] Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường trong các lĩnh vực trên, song Hoa Kì cũng luôn phải đối mặt với không ít khó khăn, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Đặc biệt, bước sang thế kỉ XXI, từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 Hoa Kì phải gánh chịu những tổn thất nặng nề và đứng trước những thách thức lớn từ các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống. Các cuộc chiến do chính quyền Hoa Kì phát động nhân danh cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở Afghanistan, ngăn chặn phổ biến vũ khí giết người hàng loạt ở Irag làm phân hóa sâu sắc nội bộ chính giới cường quốc này bởi sự hao tổn nguồn lực tài chính, con người và nguy cơ bị sa lầy. Cũng từ năm 2001, nền kinh tế của Hoa Kì bắt đầu có dấu hiệu suy giảm và từ năm 2008 rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất. Hàng loạt tập đoàn, công ty lớn bị phá sản, trị
  • 32. 28 trường tài chính chao đảo trước nguy cơ đổ vỡ, thu nhập của nhân dân giảm sút, tình trạng tội phạm xã hội gia tăng…Nhưng quan trọng hơn cả là uy tín, vai trò của Hoa Kì bị giảm sút đáng kể, nguy cơ bị thu hẹp ảnh hưởng ngày càng rõ ràng, nhất là trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cường quốc ở khu vực châu Á – TBD. Chính những thách thức đó đã thôi thúc chính quyền Tổng thống B.Obama điều chỉnh chính sách đối ngoại, hướng tới việc duy trì và củng cố vị thế siêu cường duy nhất của Hoa Kì trên thế giới, nhất là tích cực xốc lại các mối quan hệ bị xao nhãng trước đây ở khu vực châu Á – TBD. Cùng với việc phải đối phó với sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Hoa Kì còn đứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác có ảnh hưởng đến lợi ích nhất thiết của Hoa Kì. Dù được xem là một siêu cường của thế giới, song uy tín và ảnh hưởng của Hoa Kì bị suy giảm đáng kể, nhất là từ nửa sau thập niên 1990 cùng với sự trôi dậy của các cường quốc khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và sự khôi phục vị thế siêu cường của Nga. Trong khi châu Âu ngày càng suy thoái và kém hấp dẫn thì châu Á – Thái Bình Dương lại phát triển mạnh mẽ, năng động và đầy tiềm năng. Thực tế này khiến chính quyền Hoa Kì phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại nhằm giữ vững địa vị và lợi ích của họ tại châu lục này. Theo các nghiên cứu của giới học giả Hoa Kì, chính nước này là đối tác thương mại lớn ở hàng nhất hoặc nhì của hầu hết các quốc gia châu Á ở ba tiểu khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á,.. Trao đổi thương mại trong toàn bộ châu Á hiện nay chiếm tới 55% trao đổi thương mại của khu vực với thế giới [7; tr14] Châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng tâm chiến lược của Hoa Kì cũng như trong chiến lược an ninh – quốc phòng bởi vì đây là khu vực có vai trò, vị trí cực kì quan trọng, nơi có các lợi ích cũng như thách thức mà Hoa Kì không thể bỏ qua [15;63], điều này được Errnest Bower – Giám đốc Chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng Hoa Kì can dự sâu hơn với châu Á là vì Tổng
  • 33. 29 thống Obama xác định “nước Mỹ muốn thoát ra khỏi tình trạng ì ạch hoặc suy thoái thì châu Á là một phần của câu trả lời” [33], Ngoại trưởng Hillary Clinton: “ Tương lai của Mỹ liên quan chặt chẽ với châu Á – Thái Bình Dương, còn tương lai của châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải dựa vào Mỹ. Về kinh tế và chiến lược, Mỹ có lợi ích quan trọng trong việc tiếp tục lãnh đạo châu Á và Mỹ không có cách nào thoát khỏi sự gắn bó này” [12; tr43] Thứ nhất, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kì, Thái Bình Dương là “cửa ngõ” nối liền Hoa Kì với thế giới. Hơn nữa, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt trên Biển Đông. Chính vì vậy, đây là khu vực quan trọng về cả chính trị cũng như kinh tế đối với Hoa Kì. Thứ hai, thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của châu Á – Thái Bình Dương, khu vực này được đánh giá là nền kinh tế đầu tàu của thế giới chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu và chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kì với các nền kinh tế năng động Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Ấn Độ,…trong những năm gần đây sự “trỗi dậy” của Trung Quốc đang thách thức vị thế siêu cường của Hoa Kì. Không những vậy, đây cũng là khu vực có nhiều tổ chức ngày càng có vai trò quan trọng trên trường quốc tế như APEC, ASEAN, EAS,…Với sự phát triển mạnh mẽn của nhiều nền kinh tế cũng như tốc độ tăng trưởng luôn đứng đầu thế giới, khu vực này được dự đoán là trung tâm kinh tế của thế giới trong tương lai gần, vì vậy lợi ích và tương lai của Hoa Kì gắn liền với khu vực này. Thứ ba, châu Á – Thái Bình Dương là nơi chứa đựng nhiều thách thức đối với Hoa Kì, trước hết là sự vươn lên, trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Trung Quốc đưa ra “chiến lược phát triển hòa bình” nhưng những hành động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông gây ra sự lo ngại cho các quốc gia có liên quan, trước những động thái ngày càng ngang ngược của Trung Quốc, không những lợi ích các đồng minh của Hoa Kì ở khu vực bị đe dọa mà cả lợi ích hàng hải – một nhân tố cực kì quan trọng trong các lợi
  • 34. 30 ích quốc gia của Hoa Kì cũng bị đe dọa nghiêm trọng, vì vậy, buộc Hoa Kì phải can dự hơn nữa, có tiếng nói cũng như hành động mạnh hơn đối với Trung Quốc nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia. Thêm vào đó là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên luôn là tâm điểm chú ý và đó là điều quan ngại của các quốc gia trong khu vực và thế giới. Ngoài điểm nóng Triều Tiên, khu vực này còn tồn tại nhiều điểm nóng về tranh chấp lãnh thổ, xung đột như vấn đề Đài Loan, tranh chấp Biển Đông, mâu thuẫn Nhật Bản – Hàn Quốc,…Chính vì những thách thức đó mà đòi hỏi phải cần sự chung tay của tất cả các nước trong đó có Hoa Kì. Châu Á hòa bình và ổn định nằm trong lợi ích quốc gia của Hoa Kì về cả an ninh truyền thống và phi truyền thống, Hoa Kì xác định châu Á – Thái Bình Dương là một nhân tố quan trọng đối với an ninh quốc gia vì khu vực này đang tập trung sự chú ý của nhiều nước lớn và nhiều tổ chức quốc tế quan trọng nên sẽ tập trung nhiều mâu thuẫn về lợi ích có tính chiến lược của một số nước lớn đối trọng với lợi ích quốc gia của Hoa Kì đặc biệt là những nước đang cạnh tranh với Mỹ để giành quyền khống chế khu vực này về chính trị và kinh tế nên Hoa Kì đã thực hiện chính sách “xoay trục” sang châu Á – Thái Bình Dương. Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kì diễn ra trên tất cả các lĩnh vực trong đó có chính sách về an ninh – quốc phòng. Trước hết, để thực hiện vấn đề này Hoa Kì tăng cường mối quan hệ đồng minh an ninh song phương, Hoa Kì sẽ cùng các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc,Australia, Thái Lan, Philippines duy trì sự đồng thuận về chính trị đối với những giá trị cốt lõi, bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và có tính thích nghi để đối phó thành công những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới, bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin. Thứ hai, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, New Zealand, Việt Nam, Brunei, Mông Cổ, Malaysia, …trong đó quan hệ với Trung Quốc được xem là quan trọng nhất, mối quan hệ này vừa cạnh tranh vừa hợp tác nhưng mục tiêu cơ bản nhất vẫn là bảo đảm duy trì lợi ích đối với Hoa Kì. Thứ ba, tăng cường can dự các cơ chế hợp tác
  • 35. 31 an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có các cơ chế quan trọng như ASEAN, APEC và nhiều cơ chế mở khác. Thứ tư, tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kì tại khu vực, đồng thời với việc tăng cường các mối quan hệ quân sự với đồng minh tại Đông Bắc Á, Hoa Kì tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương như triển khai tàu tuần tra duyên hải tại Singapore, thỏa thuận để mở rộng hiện diện quân sự tại Australia [15; tr 57-58] Về an ninh, Hoa Kì nhận thấy họ ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược cần đạt được nên muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm bảo vệ hệ thống lợi ích cốt lõi: Duy trì cấu trúc an ninh truyền thống mà Hoa Kì đã thiết lập trước đây, mở rộng ảnh hưởng và tìm kiếm đối tác mới để không ngừng gia cố hệ thống an ninh của Hoa Kì tại khu vực, mục tiêu then chốt là đảm bảo sự hiện diện của quân đội Hoa Kì tại khu vực, chống lại sự đe dọa của bất cứ nguy cơ an ninh nào đối với lợi ích của Hoa Kì. Trong đó, chống lại sự quyết đoán và ảnh hưởng tăng cao của Trung Quốc là mục tiêu quan trọng nhất để duy trì ưu thế tuyệt đối của Hoa Kì nhất là trong bối cảnh châu Á – TBD đang thiếu thể chế an ninh cứng, có tính pháp lí cao. Như vậy, việc Hoa Kì tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực như tại Diễn đàn Đối thoại Shangri – La trước tiên phải xuất phát từ chính lợi ích của Hoa Kì (trong đó có cả lợi ích về kinh tế, an ninh, quân sự và tự do hàng hải…). Hoa Kì muốn có tiếng nói quyết định tại các diễn đàn, các tổ chức, các liên kết trong khu vực, trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò là trung tâm lãnh đạo thế giới. Để đạt được các mục tiêu này Hoa Kì cần phải đóng vai trò như một đối tác tích cực, tin cậy và có trách nhiệm góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng chung của khu vực. 2.1.2. Qúa trình tham gia của Hoa Kì vào Diễn đàn Đối thoại Shangri – La Với việc xác định châu Á – Thái Bình Dương là khu vực địa – chiến lược có tầm quan trọng then chốt đối với lợi ích cường quốc. Bước sang thế kỉ XXI, Hoa Kì đã tích
  • 36. 32 cực và chủ động tham gia vào quá trình cấu trúc an ninh ở khu vực bằng nhiều kênh bởi vì Hoa Kì nhận thấy hợp tác an ninh là cách hợp lí duy nhất để giải quyết những vấn đề an ninh xuyên quốc gia vì việc giải quyết những vấn đề này đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều nước, bên cạnh đó nhân tố Trung Quốc đang dần nổi trội lên, thay đổi cán cân chiến lược, lực lượng hải quân và không quân của Hoa Kì chỉ còn từ 50% đến 60% lực lượng đã từng có tại thời điểm kết thúc chiến tranh lạnh, điều này làm giảm khả năng linh hoạt của Hoa Kì trong việc duy trì sự hiện diện ngoài khơi đủ mạnh để có thể thực hiện các vai trò và duy trì sự ổn định tại châu Á – Thái Bình Dương [7; tr208-209] Sau sự kiện 11 – 9 – 2011, Hoa Kì đã chú trọng hơn đến các kênh hợp tác đa phương, duy trì sự hiện diện ở châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kì tăng cường sự tham gia và ảnh hưởng tại các diễn đàn ở khu vực có liên quan tới Biển Đông, như ASEAN, ARF, Diễn đàn Đông Á; Diễn đàn Kinh tế thế giới khu vực Đông Á; APEC, Đối thoại Shangri-La… Việc Hoa Kì tiếp tục can dự vào khu vực châu Á –TBD với mục đích duy trì lợi ích kinh tế, quyền lực chính trị, văn hóa, sức mạnh quân sự và ngoại giao, nhất là để kiềm chế các nước thách thức vai trò vượt trội của Hoa Kì trong khu vực này và trên toàn thế giới. Theo đánh giá của giới chuyên gia phương Tây, lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kì bao gồm: Bảo vệ lãnh thổ Hoa Kì, người dân Hoa Kì, đồng minh và lợi ích của Hoa Kì; ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa, cản trở cơ hội hay lợi ích của Hoa Kì; phát triển khu vực và thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường; đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân; thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; đảm bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Hoa Kì [20]. Nhưng lợi ích luôn được duy trì cho dù chính quyền Hoa Kì có thay đổi, Hoa Kì gia tăng ảnh hưởng vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng để thực hiện mục đích này. Việc tích cực tham gia vào Diễn đàn Đối thoại Shangri – La do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) châu Á tổ chức hàng năm tại Singapore ngay từ đầu với vai trò
  • 37. 33 là trong những quốc gia sáng lập, đồng thời đóng góp nhiều hoạt động cho SLD đã chứng tỏ sự trở lại mạnh mẽ của Hoa Kì đối với châu Á – TBD. Hoa Kì được mời tham dự SLD từ Hội nghị đầu tiên năm 2002, kể từ năm 2004 – 2015 do sự thay đổi của tình hình ở Hoa Kì cũng như tình hình tại châu Á – TBD và trên thế giới, Hoa Kì chú ý tới những cơ chế hợp tác an ninh mang tính mở cho nên tham dự SLD có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì. Tại kì Hội nghị đầu tiên, với tư cách là Thượng Nghị sĩ Hoa Kì – Chuck Hagel dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự SLD, trong suốt quá trình tham dự có phát biểu vài lần. Năm 2004, lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Donald Henry Rumsfeld dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD, đây là lần đầu tiên có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kì kể từ khi SLD được thành lập. Năm 2005, đoàn đại biểu của Hoa Kì cũng do Bộ trưởng Donald Henry Rumsfeld dẫn đầu, trong những kì hội nghị sau đều do các Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự, cùng với sự hiện diện của các đoàn đại biểu do Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng các nước như Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Đức, Australia,…tham dự SLD, điều này là một minh chứng rõ ràng cho vai trò, tính thiết thực, hiệu quả ngày càng gia tăng của SLD. Tại các kì hội nghị từ 2006 – 2011, đoàn đại biểu của Hoa Kì do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert Michael Gates dẫn đầu tham dự SLD. Đặc biệt tại hội nghị năm 2012, Hoa Kì cử một phái đoàn hùng hậu tham dự SLD do Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta dẫn đầu, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey, Thứ trưởng Ngoại giao Dill Burns, Tư lệnh Thái Bình Dương - đô đốc Samuel Locklear và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương Mark Lippert. Ngoài ra, còn có một phái đoàn quốc hội Mỹ có mặt tại Singapore, bao gồm thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain, Thượng nghị sĩ Joe Lieberman và Hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện [25]. Trong Đối thoại Shangri - La 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì
  • 38. 34 trình bày bài phát biểu với tầm nhìn mạch lạc, hệ thống các nguyên tắc chiến lược, cũng như cam kết lâu dài, mạnh mẽ của Hoa Kì tại châu Á – Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại diễn đàn lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Leon Panetta, cũng gửi đi những thông điệp mạnh mẽ, quan điểm thẳng thắn, với nhiều điểm mới về Biển Đông, trong đó có cuộc xung đột tại vùng biển Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc [36] Trong hội nghị năm 2013 và năm 2014, đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD do Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dẫn đầu. Trong hội nghị năm 2015, dẫn đầu đoàn đại biểu Hoa Kì tham dự SLD là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter. Tại các hội nghị của Diễn đàn Đối thoại Shangri – La, Hoa Kì luôn công bố rõ ràng chiến lược tài cân bằng lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương. Và trên thực tế thời gian qua, song song với việc tham gia ngày càng tích cực vào các cơ chế hợp tác đa phương của khu vực, Hoa Kì cũng đang triển khai nhiều bước đi mạnh mẽ, can dự tích cực hơn vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện và điều chỉnh chính sách đối với một số quốc gia. Sự điều chỉnh chiến lược đáng chú ý nhất của Hoa Kì là đầu năm 2011, Tổng thống Mỹ B.Obama tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang châu Á – Thái Bình Dương, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược xuyên suốt là tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới, không để xuất hiện bất cứ đối thủ nào có thể cạnh tranh hay thách thức vị thế số một của Hoa Kì tại khu vực được đánh giá là phát triển nhanh và năng động nhất thế giới này. 2.2. Đóng góp của Hoa Kì cho Đ ối thoại Shangri – La giai đoạn 2002 – 2015 2.2.1. Cung cấp ý tưởng và triển khai các sáng kiến an ninh cho khu vực Để cung cấp ý tưởng và triển khai các sáng kiến an ninh cho khu vực châu Á – TBD thông qua đó nâng cao vai trò của Hoa Kì và duy trì ngôi vị siêu cường số một thế
  • 39. 35 giới điều này được thể hiện rõ, xuyên suốt kể từ khi Hoa Kì tham gia vào SLD và đặc biệt kể từ khi Hoa Kì thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á – TBD, kết hợp với tình hình căng thẳng ở Biển Đông leo khiến Hoa Kì luôn khẳng định quyết tâm can dự vào khu vực bằng việc nỗ lực đưa ra các sáng kiến an ninh. Đối thoại Shangri-La 11 diễn ra năm 2012 trong thời điểm khu vực châu Á – TBD có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành trọng tâm phát triển về kinh tế, quân sự và ngoại giao của thế giới. Bên cạnh đó, hội nghị cũng được đặc biệt chú ý vì những diễn biến quân sự nổi bật ở nhiều biển đảo trong khu vực, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước, thể hiện qua sự trỗi dật mạnh mẽ của Trung Quốc, sự thay đổi chiến lược quân sự của Nhật Bản, Philippines, Hàn Quốc cũng như chính sách can dự trở lại châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Trong hội nghị này, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì Leon Panetta có bài phát biểu tập trung vào khu vực châu Á –TBD. Đây là lần đầu tiên chi tiết chiến lược quân sự của Mỹ tại châu Á – TBD được tiết lộ. Hoa Kì sẽ tái bố trí hạm đội hải quân với mục tiêu đến năm 2020, có 60% tàu chiến của Hoa Kì hoạt động tại châu Á –TBD, khẳng định lại một loạt các cam kết quân sự tại châu Á –TBD gồm các hiệp ước với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Australia và các đối tác Ấn Độ, Singapore, Indonesia cùng nhiều nước khác4 Xuất phát từ lợi ích của một “cường quốc châu Á –TBD”, Hoa Kì cung cấp các ý tưởng và cụ thể hóa đã triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp can dự vào khu vực trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa. Hoa Kì tiếp tục củng cố quan hệ đồng minh, thiết lập các đối tác mới, tham gia vào các cơ chế đa phương trong khu vực, tăng cường hiện diện tại khu vực. Phát biểu tại Shangri-La 12 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đưa ra thông điệp rõ ràng về quyết tâm can dự mạnh mẽ của Hoa Kì vào khu vực nhằm 4 Mỹ chi tiết chiến lược quân sự tại châu Á – TBD. Truy cập: http://toquoc.vn/ho-so-quoc-te/my-chi-tiet-chien-luoc- quan-su-tai-chau-athai-binh-duong-108185.html
  • 40. 36 bảo vệ các lợi ích của Hoa Kì: “Tôi muốn đảm bảo với các bạn rằng, Mỹ sẽ tiếp tục tái cân bằng, ưu tiên cho việc bố trí lực lượng, các hoạt động và đầu tư ở châu Á – Thái Bình Dương. Chúng tôi đang thực hiện những hành động cụ thể hỗ trợ cho cam kết này”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công khai bày tỏ những “ưu tiên” trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ vào khu vực về cả kinh tế, quân sự. “Trong tương lai, khu vực này sẽ được chứng kiến việc ưu tiên triển khai những trang thiết bị hiện đại nhất tại khu vực Thái Bình Dương như máy bay chiến đấu F-22 Raptor và F-35 sẽ được bố trí đến Nhật Bản và các tàu ngầm tấn công thế hệ thứ 4 lớp Virginia tại Gu-am”5 Tại Đối thoại Shangri-La 13 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì Chuck Hagel tuyên bố việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng sẽ không ảnh hưởng tới cam kết của Hoa Kì tại khu vực, có những bước đi cụ thể cho chiến lược này. Phương thức mà Hoa Kì đang thực hiện là tăng cường năng lực cho đồng minh và đối tác. Tại Đông Nam Á, Hoa Kì tiếp tục hỗ trợ các quốc gia xây dựng khả năng Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) thông qua việc “Mỹ bán trực thăng AH-64 Apache cho Indonesia, Hỗ trợ quân đội Philippines nâng cao năng lực hải quân và không quân”. Tại Đông Bắc Á, Mỹ đang nỗ lực xây dựng năng lực đồng minh trong sử dụng các loại máy bay tiên tiến, khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt nhằ ngăn chặn và phòng thủ trước những hành động quân sự của Bắc Triều Tiên. “Mỹ đã ký thỏa thuận bán máy bay không người lái Global Hawk cho Hàn Quốc nhằm tăng cường khả năng giám sát tình báo và trinh sát của nước này” Với Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc khẳng định Hoa Kì ủng hộ nỗ lực mới của nước này nhằm tái định hướng phương thức tự vệ tập thể, đồng thời cho biết, Hoa Kì – Nhật Bản đang tái cân nhắc những nguyên tắc an ninh chung. Với Ấn Độ, Hoa Kì đánh giá việc xúc tiến sáng kiến Thương mại và Công nghệ quốc phòng với nước này là trọng tâm của hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn. Bên cạnh đó, cũng nhấn mạnh trong thời gian tới, Hoa Kì sẽ tăng cường diễntập, giao lưu và thông qua 130 cuộc diễn tập, giao lưu và khoảng 700 chuyến thăm của tàu Hải quân tới quân cảng các nước [8; tr4] 5 Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là trọng tâm quân sự của Mỹ. Truy câp: http://www.baomoi.com/chau-a-thai- binh-duong-tiep-tuc-la-trong-tam-quan-su-cua-my/c/11156186.epi