SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
       KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
                        ----oOo-----




               LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



        KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT,
   TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ
BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
    TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE




Giáo viên hướng dẫn:                    Sinh viên thực hiện:
 VÕ THỊ LANG                            BÙI THỊ TRỌN
                                        Mã số SV: 4031096
                                        Lớp: Kế toán 1 – K29




                       Cần Thơ - 2007


                            1
LỜI CAM ĐOAN


          Tôi cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.


                                                  Ngày 16 tháng 6 năm 2007
                                                    Sinh viên thực hiện
                                                       Bùi Thị Trọn




                                         2
LỜI CẢM TẠ


        Luận văn tốt nghiệp này là thành quả của một quá trình học tập 4 năm
mà em đã được sự hướng dẫn và dìu dắt tận tình của quý thầy cô tại trường Đại
học Cần Thơ cùng với sự chỉ dẫn và giúp đỡ về nhiều mặt của các cô chú, anh
chị tại công ty thuốc lá Bến Tre.
        Trước hết, xin cho em gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô của
trường đại học Cần Thơ mà nhất là quý thầy cô của Khoa kinh tế và quản trị kinh
doanh. Các thầy cô đã không ngại vất vả chỉ dẫn cho chúng em hết sức chân tình
bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình. Chúng em đã học được nhiều kinh
nghiệm quý báo mà quý thầy cô đã truyền đạt. Đặc biệt, bài luận văn này hoàn
thành là nhờ sự chỉ dẫn chân tình của cô Võ Thị Lang, người đã trực tiếp hướng
dẫn cho em trong suốt thời gian qua.
       Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo công ty thuốc lá Bến Tre
cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian em thực tập tại công ty, giúp em hoàn thành bài luận văn này.
       Sau cùng, em kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ luôn hạnh
phúc, dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp
giáo dục của nước nhà. Em cũng xin kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công
ty thuốc lá Bến Tre luôn tươi vui, sức khỏe, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công
tác của mình để đưa công ty ngày càng vững bước trên đường phát triển, góp
phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn.
        Xin chân thành cảm ơn!
                                                         Bùi Thị Trọn




                                        3
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
............................................................................................................................... ...
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................




                                                                4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


                                                                5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................




                                                                6
MỤC LỤC
                                                                                                            Trang

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1
    1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 1
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 1
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 1
    1.3.1. Không gian ........................................................................................... 1
    1.3.2. Thời gian............................................................................................... 2
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3
    2.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm ................................................................................. 3
    2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................ 5
    2.1.3. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành............................................. 7
    2.1.4. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp .............................................................................................. 22
    2.1.5. Các khoản thiệt hại trong sản xuất........................................................ 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 25
    2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................... 25
    2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 26
    2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 26




                                                          7
CHƯƠNG 3
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ................................................................................................ 27
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE ................ 27
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 27
    3.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình công nghệ ......................................... 27
    3.1.3. Cơ cấu tổ chức – quản lý của Công ty.................................................. 29
    3.1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh của công ty
trong 3 năm qua 2004, 2005, 2006 ................................................................... 33
    3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty ........................................... 35
    3.1.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới........................................ 36
3.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE........................................................................ 37
    3.2.1. Đặc điểm tổ chức kế toán và tính giá thành sản phẩm ........................ 37
    3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất........................................................... 38
    3.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............ 42

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ................................................................................................ 57
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM THỰC TẾ VÀ SO SÁNH CÁC QUÝ ............................ 57
    4.1.1. Sự biến động của Z đơn vị.................................................................... 57
    4.1.2. Sự biến động tổng sản lượng ................................................................ 58
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH
GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ .................................................. 60
    4.2.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp ............................................................................................................... 60
    4.2.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp.. 63
    4.2.3. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí sản xuất chung......... 63
4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH ........... 65
    4.3.1. Phân tích chung..................................................................................... 65


                                                            8
4.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hạ thấp giá
thành..................................................................................................................... 67
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................ 69
5.1. Đối với khối lượng sản phẩm sản xuất ........................................................ 69
5.2. Về cơ cấu sản phẩm ..................................................................................... 69
5.3. Về chi phí nguyên vật liệu ............................................................................ 70
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 72
6.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 72
    6.1.1. Nhận xét chung về công ty ................................................................... 72
    6.1.2. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty ................................. 72
6.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 73
    6.2.1. Về phía công ty ..................................................................................... 73
    6.1.2. Về phía nhà nước .................................................................................. 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




                                                             9
DANH MỤC BIỂU BẢNG


                                                                                               Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 34
Bảng 2 : Biến động Z đơn vị của quý IV – 2006 ................................................ 57
Bảng 3 : So sánh Z thực tế của quý IV 2006 với Z thực tế của quý IV – 2006... 58
Bảng 4 : Sản lượng sản xuất của quý IV – 2006 ................................................. 58
Bảng 5: Biến động tổng Z theo sản lượng thực tế của quý IV - 2006................. 59
Bảng 6: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của thuốc gói Bastion đỏ . 61
Bảng 7: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của thuốc gói Sam son..... 62
Bảng 8: Biến động chi phí nhân công trực tiếp của quý IV – 2006 .................... 63
Bảng 9: Phân tích biến động chi phí sản xuất chung........................................... 64
Bảng 10: Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành................... 66




                                                  10
DANH MỤC HÌNH


                                                                                                         Trang

Sơ đồ 1: Sơ đồ tập hợp......................................................................................... 10
Sơ đồ 2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp............................................. 11
Sơ đồ 3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung ................................................... 13
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất ............................................................ 14
Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm............................... 22
Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty thuốc lá Bến Tre..................................... 29
Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 31
Sơ đồ 8: Sơ đồ trình tự ghi sổ nhật ký chung ...................................................... 33
Sơ đồ 9: Quy trình sản xuất thuốc lá ................................................................... 37




                                                       11
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Zsp       :   Giá thành sản phẩm
Z BTP     :   Giá thành bán thành phẩm
TK        :   Tài khoản
NKC       :   Nhật ký chung
CPNVL     :   Chi phí nguyên vật liệu
CPNC      :   Chi phí nhân công
NCTT      :   Nhân công trực tiếp
CPSXC     :   Chi phí sản xuất chung
CPSXDD    :   Chi phí sản xuất dở dang
PXSX      :   Phân xưởng sản xuất
NVPX      :   Nhân viên phân xưởng
SXKD      :   Sản xuất kinh doanh
CC, DC    :   Công cụ, dụng cụ
LĐ – TL   :   Lao động - tiền lương
BHXH      :   Bảo hiểm xã hội
BHYT      :   Bảo hiểm y tế
KPCĐ      :   Kinh phí công đoàn
TSCĐ      :   Tài sản cố định
GTGT      :   Giá trị gia tăng
TNDN      :   Thu nhập doanh nghiệp
HĐKD      :   Hoạt động kinh doanh
HĐTC      :   Hoạt động tài chính
QLDN      :   Quản lý doanh nghiệp
BH & CCDV :   Bán hàng và cung cấp dich vụ




                                  12
TÓM TẮT


      Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất là
giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm ra
những biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm, nhưng việc hạ giá thành sản
phẩm phải đảm bảo sao cho chất lượng sản phẩm không bị giảm sút. Công ty
thuốc lá Bến Tre cũng là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, vì thế đề tài này
tập trung vào việc phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm, phân tích
các yếu tố thuận lợi và khó khăn của công ty, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đề ra những biện pháp cụ thể giúp
công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng của nó.
Thông qua việc vân dụng các phương pháp phân tích cơ bản trên cơ sở giá thành
đã tính toán, đề tài đã tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và đề
ra một số biện pháp hạ thấp giá thành đối với công ty thuốc lá Bến Tre. Song
song đó, đề tài cũng đưa ra một số nhận xét và kiến nghị có liên quan tới hoạt
động của công ty trong thời gian tới. Kết quả phân tích đã cho thấy việc thực hiện
kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty thuốc lá Bến Tre trong quý IV- 2006
chưa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do sự
tăng giá của các loại nguyên liệu tạo nên sản phẩm. Vì thế, đề tài đã nêu ra một
số biện pháp để thực hiện hạ thấp giá thành sản phẩm đối với công ty, trong đớ
biện pháp chủ yếu là khối lượng sản xuất phải thực hiện theo đúng kế hoạch chứ
không nên thay đổi trong kỳ, khối lượng này gắn liền với cơ cấu sản phẩm; tính
toán và lựa chọn một số nhà cung cấp đáng tin cậy về số lượng, chất lượng và giá
cả cũng là biện pháp rất quan trọng đối với công ty.




                                       13
CHƯƠNG 1


                                  GIỚI THIỆU
  1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
       Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang phát triển khá sôi động.
Các doanh nghiệp ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Mỗi
doanh nghiệp tự tìm nhiều cách để phấn đấu đưa doanh nghiệp mình ngày càng
phát triển và đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ
với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp
nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, sự cạnh tranh
đó lại càng quyết liệt hơn. Để các doanh nghiệp này nâng cao tính cạnh tranh,
một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường
là phải làm sao tạo ra được sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lí. Giá thành là
một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì thế, lựa chọn
một phương pháp tính giá thành hợp lý là điều rất quan trọng, cũng như việc làm
thế nào để hạ giá thành trong khi chất lượng sản phẩm không bị giảm sút là việc
cần phải được các doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu để đảm bảo sự tồn tại và
phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay.
  1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
      1.2.1. Mục tiêu tổng quát
      Nghiên cứu phương pháp tính cũng như cách hạch toán giá thành tại công
ty thuốc lá Bến Tre. Tìm ra những nguyên nhân tăng giảm chi phí của công ty.
Từ đó, đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty.
     1.2.2. Mục tiêu cụ thể
     - Tập hợp các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuốc lá
     - Nắm vững cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
     - Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục chi phí so với kế hoạch.
     - Tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
     1.3.1. Không gian
     Nghiên cứu các vấn đề tại công ty thuốc lá Bến Tre.
     1.3.2. Thời gian

                                         14
Số liệu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2006. Riêng với việc tính giá
thành sản phẩm thuốc lá thì số liệu được tính trong quí IV năm 2006.
     1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
     Nghiên cứu cách hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành của sản phẩm
thuốc lá tại công ty, mà cụ thể là hai sản phẩm thuốc gói Bastion đỏ và thuốc gói
Samson.
  1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI LIỆU
NGHIÊN CỨU
        Bài luận văn này có được nhờ một phần vào sự tham khảo các tài liệu từ
phòng kế toán của công ty thuốc lá Bến Tre. Bên cạnh đó nhờ tham khảo một số
đề tài tốt nghiệp của các anh chị đi trước đã thực tập tại công ty thuốc lá Bến Tre
và tại các công ty khác, trong đó có bài Báo cáo tốt nghiệp về đề tài “Hạch toán
chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm – tiêu thụ thành phẩm và xác định kết
quả sản xuất kinh doanh của nhà máy thuốc lá Bến Tre” của Huỳnh Thị Thúy
Hằng, sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre. Ngoài ra, còn có sự tham khảo một
số văn bản quy định việc thực hiện cũng như các chuẩn mực kế toán có liên
quan.




                                        15
CHƯƠNG 2


      PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
     Dựa vào những lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiêp. Ngoài ra, còn dựa
vào một số lý thuyết khác về phân tích kinh tế trong sản xuất kinh doanh.
    2.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm
        2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
        a. Khái niệm chi phí sản xuất
       Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp
đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm rất
nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi
phí về khấu hao tài sản cố định… Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động,
thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng,
phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất.
        b. Khái niệm giá thành sản phẩm
       Giá thành sản phẩm (Z) là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết
quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện
mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả
sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưư ý không phải ai có chi phí sản xuất
phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi
phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn
nhất định.
    Công thức chung để tính giá thành:

                                   Chi phí sản xuất
        Z đơn vị sản phẩm =
                                   Kết quả sản xuất

    Qua công thức cho thấy, để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt
doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện

                                        16
pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng xuất lao động, tăng cường
kết quả sản xuất sản phẩm.
         2.1.1.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
         Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan
trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm
và tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí và giá
thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:
        - Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát
sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh
nghiệp, gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại
sản phẩm được sản xuất.
        - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản
xuất.
        - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự
toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí
không đúng kế hoạch, sai mục đích.
        - Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí
sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.
          2.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
          Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với
nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa. Chúng là hai mặt của một quá trình sản xuất, một
bên là yếu tố chi phí đầu vào, một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra.
          Nếu xét về lượng hao phí thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có
sự khác nhau, sự khác nhau này xuất phát từ quá trình sản xuất, kết quả của quá
trình sản xuất và kỳ tính giá thành ở những quy trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành
sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành không phân biệt là chi phí đó đã chi ra
kỳ trước hay kỳ này.
          Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã
hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm


                                         17
hỏng, còn giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang
kỳ trước chuyển sang.
     2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
         2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
         Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực
hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được
giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh. Có
nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất:
        a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí)
        Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung
kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng
để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được
phân thành 5 yếu tố:
    - Chi phí nguyên vật liệu
    - Chi phí nhân công
    - Chi phí khấu hao tài sản cố định
     - Chi phí dịch vụ mua ngoài
     - Chi phí bằng tiền khác
        b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (công dụng kinh tế
và khoản mục phát sinh)
      Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản
mục nhất đinh có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá
thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành
     Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục:
     - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
     - Chi phí nhân công trực tiếp
     - Chi phí sản xuất chung
        c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi
nhuận
        Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại như sau:



                                           18
+ Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất): là những chi phí liên quan trực tiếp
đến việc sản xuất sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp thương mại thì chi phí
sản phẩm là những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa.
       Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công (đối với
những công ty xây lắp). Chi phí sản xuất gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng
hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, gắn liền với những hàng hóa
tồn kho chờ bán và chỉ khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm
mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh.
     + Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất): là những chi phí phát sinh và ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ kế toán. Nó không có liên quan
đến chi phí sản phẩm, không phải là một phần của giá trị sản phấm sản xuất hoặc
sản phẩm mua vào. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Những chi phí này được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Đối với
các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc
có ít doanh thu thì chúng được tính cho kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh.
        2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
     Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp, người ta thường sử dụng
các loại giá thành như sau:
      - Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất
của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế
hoạch được xem là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành
nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
      - Giá thành định mức: được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất,
giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời
điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để
kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác
nhau phát sinh trong quá trình sản xuất.
      - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp
và chi phí bán hàng. Vì vậy, giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành tiêu thụ.


                                           19
Công thức tính như sau:
         Z toàn bộ = Z sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

     2.1.3. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành
         2.1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá
thành và kỳ tính giá thành
        a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
        Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về
mặt phạm vi mà chi phí cần dược tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí
và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình
sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất có thể là:
      - Loại sản phẩm
      - Nhóm sản phẩm
      - Đơn đặt hàng
      - Giai đoạn sản xuất
      - Phân xưởng sản xuất;…
       b. Đối tượng tính giá thành
        Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà mà hao phí
vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm
định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh.
Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là:
      - Chi tiết sản phẩm
      - Bán thành phẩm
      - Sản phẩm hoàn thành
      - Đơn đặt hàng
      - Hạn mục công trình;…
       c. Kỳ tính giá thành
        Kỳ hạn tính giá thành được xác định dựa vào khả năng xác định chính
xác về số lượng và chất lượng của đại lượng kết quả sản xuất và việc xác định
lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Kỳ tính giá thành không thể
giống nhau cho các ngành nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo chu kỳ dài hoặc
                                      20
ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỹ từng giá thành cho
phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm, hoặc khi đã thực hiện hoàn
thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạn mục công trình,…
        2.1.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm
        Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm 3 khoản mục
sau:
         - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật
liệu trực tiếp liên quan đến từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu
         - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản
trích theo lương tính vào chi phí như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
        - Chi phí sản xuất chung: là loại chi phí có liên quan đến phân xưởng sản
xuất ngoài hai loại chi phí trên như tiền lương và các khoản trích theo lương của
nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng
phục vụ sản xuất ở phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng tại
phân xưởng, các chi phí dịch vụ thuê ngoài và một số chi phí bằng tiền khác phát
sinh tại phân xưởng.
        2.1.3.3. Kế toán tập hợp các loại chi phí sản xuất
        Việc sử dụng tài khoản để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm phụ thuộc vào việc sử dụng phương pháp hạch toán và quản lý tài sản của
doanh nghiệp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định
kỳ. Tuy nhiên, phương pháp kiểm kê định kỳ rất ít được các doanh nghiệp sử
dụng để tính giá thành sản phẩm.Vì vậy, các nội dung sau được trình bày theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
        a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
       Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
       Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp”.


                                        21
Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh như sau:
   - Khi xuất kho vật liêu để trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi:
        Nợ TK 621
                   Có TK 152
  - Khi vật liệu mua về được đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản
phẩm mà không qua kho sẽ ghi:
        Nợ TK 621
              Có TK 111, 112, 141, …
   - Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất được đưa ngay vào quá trình sản xuất
sản phẩm sẽ ghi:
        Nợ TK 621
              Có TK 154 (sản xuất phụ)
   - Vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho sẽ ghi:
        Nợ TK 152
              Có TK 621
   - Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhưng để lại ở phân
xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh:
        Nợ TK 621 (ghi đỏ)
              Có TK 152
   Qua đầu kỳ sau ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau
        Nợ TK 621 (ghi đen)
              Có TK 152
  - Cuối kỳ, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ
để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành
        Nợ TK 154
              Có TK 621




                                       22
TK 152                              TK 621                              TK 152


           Xuất kho NVL cho sản xuất            NVL thừa nhập lại kho


 TK 111, 112,…                                                             TK 154


            Mua về sử dụng ngay                Kết chuyển tính giá thành
                                                       (hoặc phân bổ)
 TK 154 (SX phụ)


            Tự sản xuất đưa vào sử dụng




SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP


          b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
          Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan
đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán,
khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định… Chi phí nhân công trực
tiếp cũng được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất hoặc đối tượng tính giá thành.
        Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân
công trực tiếp”. Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh
như sau:
       - Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ
ghi:
             Nợ TK 622
                     Có TK 334
       - Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi:
             Nợ TK 622
                     Có TK 335


                                          23
- Trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào
chi phí sẽ ghi:
             Nợ TK 622
                      Có TK 338
     - Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng tiền
(thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời) sẽ ghi:
             Nợ TK 622
                      Có TK 111, 141
     - Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất:
            Nợ TK 622
                      Có TK 334
     - Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh
trong kỳ để kết chuyển về tài khoản tính giá thành.
            Nợ TK 154
                      Có TK 622


      TK 334                            TK 622                        TK 154
            Tiền lương, tiền công của
             công nhân trực tiếp SX            Kết chuyển vào tài khoản
     TK 335                                           tính Zsp
            Trích trước lương nghỉ phép
                  của công nhân tt SX
     TK 338
           Trích BHXH, BHYT, KPCĐ


   TK 111, 141
           Các khoản chi cho NCTT
                   bằng tiền mặt


     SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP



                                        24
c. Tập hợp chi phí sản xuất chung:
        Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản
xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi riêng theo từng phân xưởng
sản xuất và cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản xuất của các
loại sản phẩm. Tùy theo loại sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng mà kế toán
tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức
phân bổ phù hợp.
        Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất
chung”, đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung cố định và chi phí
sản suất chung biến đổi để phục vụ cho việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào
giá thành sản phẩm.
      Nội đung tập hợp chi phí sản xuất chung được phản ánh như sau:
      - Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ ghi:
      + Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng:
            Nợ TK 627
                      Có TK 334
      + Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định:
           Nợ TK 627
                    Có TK 338
      + Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng:
           Nợ TK 627
                   Có TK 214
      + Chi phí về vật liệu dùng ở phân xưởng:
           Nợ TK 627
                    Có TK 152
      + Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng:
          Nợ TK 627
                   Có TK 153 (phân bổ 1 lần)
                   Có TK 142 (phân bổ nhiều lần)
      + Chi phí được thanh toán bằng tiền:
          Nợ TK 627
                   Có TK 111, 112, …


                                       25
- Cuối kỳ, khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành sẽ ghi:
          Nợ TK 154
                   Có TK 627
      Riêng phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành
sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán sẽ ghi:
          Nợ TK 632
                 Có TK 627 (chi phí sản xuất chung cố định)




      TK 334                                TK 627                     TK 154
             Tiền lương nhân viên quản
               lý phân xưởng SX                 Kết chuyển vào tài khoản
      TK 338                                          tính Zsp
            Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
              của công nhân quản lý PX
     TK 214                                                        TK 111, 152
            Trích khấu hao tại PXSX
                                                Khoản giảm chi phí SXC
     TK 111,112,..
             Chi tiền mặt dùng tại PX


     TK 152, 153
               Trị giá NVL, CCDC
                 dùng tại PX
     TK 142
               Phân bổ chi phí trả trước
              dùng cho phân xưởng


      SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG



                                           26
2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm
        a. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
        Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng
hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang
của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
        Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành
sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
       Nội dung và phương pháp phản ánh bao gồm:
      - Cuối tháng, khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất chung sẽ ghi:
        Nợ TK 154
              Có TK 621 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
              Có TK 622 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
              Có TK 627 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung
     - Khi xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành sẽ ghi:
        Nợ TK 155 “thành phẩm” – nếu nhập kho
        Nợ TK 157 “Hàng gửi đi bán” – nếu gửi đi bán
        Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” – nếu bán trực tiếp
               Có TK 154 – tổng hợp giá thành sản phẩm


                  TK 621                                        TK 154
                            Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp


                 TK 622
                           Kết chuyển chi ph nhân công trực tiếp


                  TK 627
                            Kết chuyển chi phí sản xuất chung




            SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT


                                        27
Phiếu tính giá thành sản phẩm
                          Loại sản phẩm:
                          Số lương:
                                                            Đơn vị tính:
                                                      Tổng Z sản
    Khoản      CPSXDD CPSX phát CPSXDD                              Z đơn vị
                                                      phẩm hoàn
     mục        đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ                        sản phẩm
                                                        thành
   -CPNVL
   trực tiếp
   -CPNC
   trực tiếp
   -CPSXC
      Cộng

         b. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
         Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dở dang trên
dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất. Đánh giá giá trị sản phẩm
dở dang là sử dụng các công cụ kế toán để xác định giá trị sản phẩm dở dang
cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang
là công việc cần phải được thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm. Chi
phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cẩn phẩm hoàn thành và sản phẩm
đang làm dở dang. Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến
sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính xác giá
thành sản phẩm.
          Để đánh giá sản phẩm dở dang, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong
các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào lọai hình sản xuất và đặc điểm sản
xuất sản phẩm của doanh nghiệp.
        - Theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp)
        Phương pháp này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí
nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (lớn hơn
70%).
        Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản
chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí khác được tính cho sản phẩm hoàn
thành trong kỳ. Nguyên vật liệu chính được được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu

                                       28
quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu chính tính cho sản phẩm
hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau.
          Công thức tính theo phương pháp này như sau:


                         CPSX dở                  CP NCL chính thực
                                          +
 CPSX dở                dang đầu kỳ               tế sử dụng trong kỳ
 dang cuối                                                                      Số lượng SP dở
                 =                                                         x
    kỳ                                                                           dang cuối kỳ
                     Số lượng SP hoàn                  Số lượng SP
                                              +
                      thành trong kỳ                  dở dang cuối kỳ
   Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng
giống như theo chi phí nguyên vật liệu chính, chỉ khác ở chỗ doanh nghiệp sử
dụng chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay vì chi phí nguyên vật liệu
chính.
         - Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
          Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các
khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm. Để áp dụng phương pháp này, doanh
nghiệp phải có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá
trình sản xuất sản phẩm.
          Trong chi chi phí sản xuất dở dang tính theo phương pháp này bao gồm
đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi,
sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế.
Công thức tính theo phương pháp này như sau:

                       CPSX dở        +           CPSX phát sinh
                      dang đầu kỳ                    trong kỳ                  Số lượng SP dở
 CPSX dở     =                                                         x        dang cuối kỳ
dang cuối kỳ                                                                    quy đổi thành
                     Số lượng SP   Số lượng SP dở dang
                      hoàn thành +                                             SP hoàn thành
                                     cuối kỳ quy đổi
                                      =




                       trong kỳ    thành SP hoàn thành



 Số lượng SP dở dang cuối kỳ                  Số lượng SP dở               Tỷ lệ hoàn thành
 quy đổi thành SP hoàn thành          =       dang của kỳ          x       được xác định



                                              29
- Theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch
       Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng
giá thành định mức (giá thành kế hoạch). Theo phương pháp này, phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm
dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã
thực hiện được, và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua
các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục
chi phí sản phẩm dở dang đang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và
định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Có hai
trường hợp xảy ra:
      + Nếu vật liệu phụ bỏ vào một lần vào đầu quá trình sản xuất thì công thức
áp dụng như sau:

         Chi phí NVL trực             Số lượng               Chi phí NVL trực
                                  =                  x
         tiếp dở dang cuối             SP dở                  tiếp kế hoạch

      Chi phí chế biến dở             Số lượng SP              Tỷ lệ hoàn thành
                              =                          x
         dang cuối kỳ                   dở dang                  SP dở dang
     + Nếu vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất thì công thức tính là:
  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ:

        Chi phí NVL chính              Số lượng SP              Chi phí NVL
                                  =                      x
         dở dang cuối kỳ                 dở dang               chính kế hoạch

 Chi phí NVL phụ             Số lượng            Chi phí NVL phụ Tỷ lệ hoàn thành
                      x                    x                    x
 dở dang cuối kỳ            SP dở dang               kế hoạch      SP dở dang

 Chi phí chế biến:

   Chi phí chế biến   =      Số lượng      x     Chi phí chế         Tỷ lệ hoàn thành
                                                               x
   dở dang cuối kỳ          SP dở dang           biến kế hoạch         SP dở dang


        c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
       - Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
        Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình
sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành phù hợp với nhau. Ngoài ra, phương pháp này còn áp dụng cho những


                                         30
doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít
loại sản phẩm hoặc để tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong
từng giai đoạn sản xuất nhất định.
     Công thức tính giá thành theo phương pháp này như sau:

   Tổng Z sp            CPSX           CPSX                  CPSX          Các khoản
   hàn thành       =   dở dang      + phát sinh      -      dở dang   -    làm giảm
    trong kỳ            đầu kỳ        trong kỳ              cuối kỳ         chi phí


      - Phương pháp hệ số
       Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tao
ra nhiều loại sản phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản
phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn). Đặc điểm tổ
chức kế toán của phương pháp này: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm
sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Công thức tính theo phương pháp này như sau:

                       Tổng giá thành của các loại SP chính hoàn thành trong kỳ
   Z đơn vị
               =
   SP
                                Tổng SP chính hoàn thành trong kỳ

                                            Số lượng từng
     Tổng sản phẩm                                                     Hệ số
    chuẩn hoàn thành        =     ∑        loại sản phẩm
                                             chính hoàn
                                                               x
                                                                      quy đổi
        trong kỳ
                                          thành trong kỳ

      - Phương pháp tỷ lệ
        Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất
tao ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do
vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch
(hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Đặc điểm
tổ chức kế toán của phương pháp này cũng giống như ở phương pháp hệ số: đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành
là từng loại sản phẩm.
  Công thức tính theo phương pháp này như sau:



                                           31
Tổng Z thực tế của các loại SP hoàn thành trong kỳ
      Tỷ lệ     =
                       Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP

          Tổng Z thực tế            Tổng Z kế hoạch (hoặc định
                                =                                 x      Tỷ lệ
          của từng loại SP            mức) của từng loại SP


      - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
          Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất
bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ - sản phẩm phụ không phải
là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo giá quy định. Công thức:


    Tổng Zsp          CPSX             CPSX             CPSX             Giá trị sản
   hoàn thành       = DD đầu +        phát sinh    -   DD Cuối    -      phẩm phụ
    trong kỳ           kỳ             trong kỳ           kỳ               thu hồi

     - Khi thu hồi sản phẩm phụ và nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho vật liệu
sẽ ghi:
          Nợ TK 155 hoặc
          Nợ TK 152
                    Có TK 154 – trị giá sản phẩm phụ
    - Khi thu hồi sản phẩm phụ và bán thẳng cho khách hàng sẽ ghi:
      + Trị giá sản phẩm phụ thu được:
          Nợ TK 632
                    Có TK 154
    + Số tiền bán sản phẩm phụ thu được:
           Nợ TK 111, 112, 131
                 Có TK 511 – giá bán chưa có thuế
                 Có TK 3331 – thuế GTGT
    - Phương pháp phân bước
          Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất
phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn
(bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định: mỗi bước chế biến ra một loại


                                         32
bán thành phẩm và bán thành phẩn của bước này là đối tượng chế biến của bước
sau. Có thể chia ra hai phương pháp nhỏ:
      + Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành bán thành
phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh):
        Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất
qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá
thành là sản phẩm hoàn thành.
    Công thức tính giá thành cho phương pháp này:

 Z SP          Chi phí       CP chế            Chi phí                 Chi phí
 hoàn =                  +             +                  +   … +
               NVL           biến              chế biến                chế biến
 chỉnh         trực tiếp     bước 1             bước 2                  bước n
    + Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành bán thành phẩm ở từng
giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành):
      Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất
phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và có yêu cầu tính giá thành bán thành
phẩm ở mỗi giai đoạn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản
xuất, còn đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản
phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng.
      Công thức tính Z được biểu diễn như sau:


 CP NVL trực tiếp                     Z BTP 1                       Z BTP n-1
           +                               +                            +
 CP chế biến GĐ 1               CP chế biến GĐ 2               CP chế biến GĐn


      Z BTP 1                         Z BTP 2                  Z SP hoàn chỉnh


      - Phương pháp đơn đặt hàng
     Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất đơn
chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành căn
cứ vào các đơn đặt hàng của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản
phẩm riêng biệt hoặc một số sản phảm cùng loại. Từng đơn đặt hàng là đối tượng


                                       33
hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của
từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực
hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng.
       - Phương pháp định mức
        Phương pháp này được áp dụng khi các doanh nghiệp có hệ thống định
mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng
thời có hệ thống hạch toán được thiết kế tương ứng có khả năng cung cấp và
phân tích thông tin nhanh nhạy, đảm bảo được độ tin cậy cần thiết. Đây là
phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động,
các dự toán về chi phí phụ vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những
thay đổi định mức cũng như chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định
mức.
       Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác định
như sau:


       Z thực           Z định   ±     Chênh lệch do       ±     Chênh lệch do
                    =                  thay đổi định
         tế              mức                                     thực hiện định

       Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu kỳ kế toán nên giá thành
thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức
trong kỳ kế toán.
       Đầu kỳ, căn cứ vào các định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định
giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức
tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm đã được sản xuất.
       Trong kỳ khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc có
thể tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài
khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết
này được mở riêng cho từng khoản mục tương ứng với các tài khoản 621, 622,
627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định tổng chi phí
sản xuất vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá
thành thực tế sản phẩm hoàn thành.
    Phương pháp ghi vào các tài khoản chênh lệch được thực hiện như sau:
   + Đối với những trường hợp vượt định mức thì ghi bình thường.


                                       34
+ Đối với những trường hợp tiết kiệm so với định mức thì ghi đỏ (ghi số
âm).
       2.1.4. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp


   TK 152                       TK 621               TK 154              TK 155
           Tập hợp chi phí NVL       Kết chuyển chi phí
                  trực tiếp             NVL trực tiếp
                                                              Tổng Zsp
  TK 334, 338                     TK 622                      hoàn thành


            Tập hợp chi phí         Kết chuyển chi phí
               NC trực tiếp              NC trực tiếp


 TK 214, 334, 338               TK 627


              Tập hợp chi phí         Kết chuyển chi phí
                  SXC                         SXC




               SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
                              VÀ TÍNH Z SẢN PHẨM


       2.1.5. Các khoản thiệt hại trong sản xuất
         2.1.5.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng
         Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã
sản xuất xong nhưng có những sai phẩm về mặt kỹ thuật liên quan đến chất
lượng, mẫu mã quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên
quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp
hành kỹ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên, …
         Tạo ra sản phẩm hỏng là gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu không có biện pháp kiểm tra chặt chẽ


                                         35
để sản phẩm đưa ra thị trường thì tổn thất này có thể hết sức lớn lao liên quan đến
uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến sản phẩm hỏng cần phân biệt
làm hai trường hợp: sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng
ngoài định mức (hoặc vượt định mức quy định).
        - Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm
trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc
điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản
phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá của sản phẩm hỏng
không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu tận thu … được tính vào giá thành
của sản phẩm hoàn thành.
       - Sản phẩm hỏng ngoài định mức bao gồm những sản phẩm hỏng vượt
qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra.
Đối với các sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí
liên quan đến nó không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý
tương ứng với những nguyên nhân gây ra.
       a. Đối với những sản phẩm hỏng sửa chữa được:
      Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí
sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phù
hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá
thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa
để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối
tượng liên quan.
      Nội dung và trình tự hạch toán được thực hiện như sau:
      + Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh:
         Nợ TK 621, 622
               Có TK liên quan
      + Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh
         Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
               Có TK 621
               Có TK 622
               Có TK 627 (nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung)



                                        36
+ Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh:
          Nợ TK 154 - sản phẩm đang chế tạo (tính vào giá thành sản phẩm)
          Nợ TK 1388 (bắt bồi thường)
          Nợ TK 811 (tính vào chi phí khác)
                    Có TK 154 (sản phẩm hỏng) - chi phí sửa chữa.
       b. Đối với những sản phẩm hỏng không sửa chữa được:
          Nội dung và trình tự hạch toán được thực hiện như sau:
       + Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được để ghi:
           Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng)
                    Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo – phát hiện trong quá
trình sản xuất)
                    Có TK 155 (phát hiện trong kho thành phẩm)
                    Có TK 157 (hàng gửi bán bị trả lại)
                    Có TK 632 (hàng đã bán bị trả lại)
       + Căn cứ vào trị giá phế liệu thu hồi được để ghi:
                  Nợ TK 152 (phế liệu)
                    Có TK 154 (sản phẩm hỏng)
       + Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi:
           Nợ TK 154 - sản phẩm đang chế tạo (tính vào giá thành sản phẩm)
           Nợ TK 1388      (bắt bồi thường)
           Nợ TK 811      (tính vào chi phí khác)
                  Có TK 154 (sản phẩm hỏng) - khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng
        2.1.5.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất
        Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoản
thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây
ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai,
hỏa hoạn,… Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng
phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao
động, duy trì các hoạt động quản lý,… Các khoản chi phí phát sinh trong thời
gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên



                                         37
tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ
phải xử lý ngay trong kỳ kế toán.
          a. Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do
tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc…) và doanh nghiệp có lập dự
toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích
trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
           Nợ TK 622, 627
                     Có TK 335
       Khi phát sinh chi phí thực tế sẽ ghi:
           Nợ TK 335
                      Có TK 334, 338, 152,…
       Cuối niên độ phải điều chỉnh chi phí trích trước theo sổ thực tế phát sinh.
         - Nếu số trích trước > số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ ghi:
           Nợ TK 335
                     Có TK 622, 627
         - Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch được tính vào chi
phí:
           Nợ TK 622, 627
                      Có TK 335
          b. Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến:
         - Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi:
           Nợ TK 811
                      Có TK 334, 338, 152…
         - Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại sẽ ghi:
           Nợ TK 111, 112, 1388
                      Có TK 711
  2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
        2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
          Phương pháp chọn ngẫu nhiên hai sản phẩm của công ty để tiến hành
nghiên cứu.




                                           38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
     Thu thập số liệu thực tế tại từ phòng kế toán tại Công ty thuốc lá Bến Tre từ
năm 2004 đến năm 2006.
     2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
     Số liệu được phân tích và xử lý bằng việc áp dụng các phương pháp kế toán
do doanh nghiệp cung cấp, tổng hợp các số liệu đã có lại thành một hệ thống
hoàn chỉnh. Việc phân tích số liệu thông qua phương pháp tổng hợp, so sánh số
tuyệt đối và số tương đối.




                                       39
CHƯƠNG 3


KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
  3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE
    3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
        Công ty thuốc lá Bến Tre là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập
vào tháng 3 năm 1987. Lúc đầu Công ty chỉ là một cơ sở nhỏ nằm trên đường 3
tháng 2, phường 2, thị xã Bến Tre. Đến năm 1988, cơ sở được nâng cấp thành xí
nghiệp thuốc lá thị xã dưới sự quản lý của Công an thị xã nhưng quy mô vẩn còn
nhỏ và chủ yếu là sản xuất bằng thủ công.
        Xí nghiệp thuốc lá thị xã qua nhiều năm hoạt động đã không ngừng phấn
đấu vươn lên thành một đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có sản lượng tiêu thụ
mạnh.
        Ngày 22/9/1990, Ủy Ban Nhân dân Thị xã đã ký Quyết định 426/QĐ-UB
chính thức đổi tên Xí nghiệp thuốc lá Bến Tre thành nhà máy thuốc lá Bến Tre.
Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy Ban
Nhân dân Thị xã, là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân được
phép sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng Công thương Bến Tre.
        Ngày 22/01/1993, theo Quyết định 06/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh
Bến Tre, Nhà máy thuốc lá Bến Tre được chuyển từ trực thuộc Ủy Ban Nhân dân
Thị xã sang trực thuộc Sở Công nghiệp Bến Tre và chịu sự quản lý của Ủy Ban
Nhân dân Tỉnh Bến Tre. Trụ sở Nhà máy lúc này được dời về tại số 90A3, Quốc
lộ 60, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre.
        Đầu năm 2006, Nhà máy thuốc lá Bến Tre đã đổi tên thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, vẫn là doanh nghiệp nhà nước nhưng với loại
hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
    3.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình công nghệ
         3.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
        Công ty thuốc lá Bến Tre là một doanh nghiệp nhà nước được gia nhập
vào Hiệp hội thuốc lá Việt Nam với mục đích cùng Hiệp hội thống nhất về
phương diện kỹ thuật chuyên ngành sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhu cầu nhân

                                       40
dân, đồng thời chặn đứng hoặc làm chậm lưu lượng thuốc lá nhập lậu, tránh thất
thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá,
Công ty còn kinh doanh phụ tùng, thiết bị, máy móc chuyên ngành thuốc lá, xuất
nhập khẩu và chịu sự ủy thác xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị dùng cho
ngành thuốc lá.
         3.1.2.2. Quy trình công nghệ
         Việc tổ chức sản xuất tại công ty gồm hai phân xưởng chính: phân xưởng
sợi và phân xưởng thành phẩm, mỗi phân xưởng đều có quản đốc quản lý.
         Hiện nay, Công ty đang sản xuất thuốc lá đầu lộc và không đầu lộc với
12 loại thuốc khác nhau như: Bến Tre, Bastion trắng, Bastion đỏ, Bastion xanh,
Sam son, Betofa, Du lịch, … theo quy trình công nghệ khá hiện đại được chia ra
làm hai giai đoạn chính.
    - Giai đoạn 1:
        + Nhận các loại thuốc lá dạng xuân lộc, theo công thức của phòng kỹ
thuật công nghệ, tiến hành hấp lá và sợi xuân lộc theo tiêu thức chuẩn thông số
kỹ thuật đã quy định, sau đó đưa vào phòng tẩm ủ để pha trộn tẩm ủ.
        + Sau khi sợi đã được tẩm ủ xong được chuyển qua khâu xông sợi và phun
hương liệu. Sau khi đã hoàn thành khâu chế biến sợi xong sẽ vô bao sợi chính
phẩm.
     - Giai đoạn 2: Khi sợi chính phẩm đúng theo quy định kỹ thuật sẽ được
chuyển qua khâu vấn điếu. Khâu vấn diếu xong kết hợp với đầu xuân lộc sẽ làm
tăng giá trị của điếu thuốc. Khi được vấn điếu xong chuyển qua khâu đóng bao -
gói (mỗi bao 20 điếu), vô thành cây (mỗi cây 10 gói) và thành từng thùng (mỗi
thùng 50 cây). Quy trình đóng gói được phòng kiểm dịch kiểm nghiệm chất
lượng sản phẩm.
        Sản phẩm của công ty được đưa đi tiêu thụ tại hai thị trường truyền thống
là Bến Tre và Cà Mau. Ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ ở các tỉnh miền
Trung như Nha Trang, Ninh Thuận và một số thị trường khác như: Châu Đốc,
Kiên Giang, Bạc Liêu, …




                                        41
3.1.3. Cơ cấu tổ chức – quản lý của Công ty
         3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức
          Công ty thuốc lá Bến Tre thực hiện việc tổ chức và quản lý theo mô hình
trực tuyến theo chức năng. Mọi quyền lực và mọi sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh
là do Giám Đốc quyết định. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như
sau:

                            Giám Đốc




   Phòng        Phòng      Phó         Phòng         Phòng       Phó
    Kế          Kiểm      Giám           Tổ          Công        Giám
  toán tài       toán      Đốc          chức          nghệ       Đốc
    vụ                    SXKD         LĐ-TL          KCS       HC- QT




  Phân         Phân      Phòng       Phân        Phân        Phòng      P. Kỹ
 xưởng        xưởng        Kế       xưởng       xưởng        Hành       thuật
  máy           sợi      hoạch        cây       thành        chính     cơ điện
  vấn                     KD        đầu lộc     phẩm




              DV          DV       Tiêu thụ
              Nhập      cho sản      sản
              NVL        xuất       phẩm,
                                   tiếp thị



SƠ ĐỒ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE
        3.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban
           Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc
          Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm trong công
tác quản lý và phân công trách nhiệm. Giám đốc công ty do cơ quan sáng lập bổ


                                        42
nhiệm - Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều
hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ
trước Ủy ban Nhân dân tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Giám đốc
là người chỉ đạo chung và trực tiếp các phòng ban tổ chức thực hiện mọi chủ
trương hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và tuyển chọn lao động đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh.
        Phó giám đốc (1 phó giám đốc kỹ thuật và 1 phó giám đốc kinh doanh):
là phụ tá đắc lực cho giám đốc, chỉ đạo các công tác kỹ thuật sản xuất kinh doanh
của công ty và quan hệ thực hiện các hợp đồng kinh tế; dịch thuật các văn bản
bằng tiếng anh; xây dựng văn bản hợp đồng; tổ chức các buổi lễ, hội họp; thay
giám đốc tiếp khách khi giám đốc đi vắng.
        Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác bố trí và quản lý về tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Ngoài ra còn thực hiện các biện pháp
nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua của nhà máy.
       Phòng kế hoạch – kinh doanh: lo tất cả các công việc thuộc quan hệ bên
ngoài với công ty, hợp tác sản xuất gia công mặt hàng, ung ứng vật tư cho sản
xuất, tổ chức liên doanh liên kết, nghiên cứu công nghệ mới, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt để nâng cao cạnh tranh trên
thị trường đồng thời kiểm tra theo dõi chỉ đạo thực hiện và lập kế hoạch sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.
      Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty và
giúp công ty sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất; có nhiệm vụ theo
dõi kịp thời, chính xác, trung thực, và chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật tài chính,
tình hình biến động vốn bằng tiền, thực hiện chính sách kế toán, lập các báo cáo
tài chính. Bên cạnh đó còn thu thập tài liệu thống kê để cung cấp thông tin kịp
thời chính xác cho Ban giám đốc để Ban giám đốc đề ra các quyết định phù hợp
và có hiệu quả kinh tế; thực hiện các công việc giữ vững mối quan hệ giữa công
ty với khách hàng; thực hiện việc chi trả lương nhanh chóng kịp thời cho cán bộ
công nhân viên công ty.
      Phòng kế hoạch tiêu thụ: thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị
hiếu người tiêu dùng để đẩy mạnh việc tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác nhau,
thực hiện các hợp đồng kinh tế.


                                       43
Phòng kiểm toán: có nhiện vụ thực hiện việc kiểm tra sổ sách và các loại
giấy tờ có liên quan theo quy định của nhà nước.
     Phòng công nghệ: có trách nhiệm lo các công việc liên quan đến chất lượng
sản phẩm như: kiểm tra chất lượng thuốc khi nhập vào hương liệu, nghiên cứu ra
những loại thuốc có hương vị mới, thực hiện kiểm tra quá trình chế biến thuốc,
phụ trách quy trình công nghệ của công ty.
   Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:



                             Trưởng phòng kế toán


                                 Phó phòng kế toán



            Kế             Kế            Kế            Kế          Thủ
           toán           toán          toán          toán         quỹ
           tổng          thanh         NVL -         thành
           hợp            toán           CC          phẩm



             SƠ ĐỒ 7: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
      Trưởng phòng kế toán: Là trưởng phòng kế toán tài vụ giúp giám đốc
quản lý toàn bộ vốn và tài sản của công ty; phân tích tình hình kinh doanh thực
chất lỗ hay lãi để cung ứng nguồn vốn cho kế hoạch và cung ứng vật tư cho sản
xuất; trực tiếp quản lý và điều hành công tác của phòng kế toán tài vụ; chịu trách
nhiêm về chữ ký của mình trước văn bản hợp đồng kinh tế; chấp hành nghiêm
chỉnh kỹ luật tài chính với cơ quan cấp trên, tổ chức việc ghi chép hạch toán kinh
tế đúng theo quy định; liên hệ mật thiết với phòng kế hoạch và phòng tổ chức
hành chánh để quy định mức vật tư, tính giá thành sản phẩm, thay giám đốc tiếp
ngân hàng, cơ quan tài chính, cục thuế và các đơn vị có yêu cầu về tài chính.
      Phó phòng kế toán: là trợ lý cho kế toán trưởng trong việc kiểm tra sổ sách
kế toán và trực tiếp phụ trách phần vận hành máy vi tính.
    Kế toán thanh toán: phản ánh kịp thời và chính xác phần biến động vốn
bằng tiền, thường xuyên kiểm tra đối chiếu vốn bằng tiền thực tế, lập kế hoạch


                                        44
tiền mặt hàng tháng, hàng quý, hàng năm và thực hiện đối chiếu hàng ngày với
thủ quỹ.
     Kế toán nguyên vật liệu – công cụ: tổ chức ghi chép kịp thời đầy đủ về tình
hình thu mua nguyên vật liệu trên cơ sở xác định giá thành vật liệu thu mua, phản
ánh mọi hoạt động tăng giảm vật liệu, đồng thời theo dõi kiểm tra tình hình ứ
đọng hoặc tình hình kém phẩm chất của nguyên vật liệu, giải quyết kịp thời việc
thừa thiếu nguyên vật liệu, cung cấp các thông tin cần thiết cho cấp trên.
     Kế toán tổng hợp: tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời các khoản
mục chi phí sản xuất phát sinh trong từng đối tượng hạch toán, trong từng kỳ báo
cáo; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận phân xưởng.
     Kế toán thành phẩm: tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ghi chép quá trình
nhập xuất kho và biên bản kiểm kê, thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng
thành phẩm nhập xuất kho.
     Thủ quỹ: quản lý tài chính và chịu trách nhiệm về toàn bộ quỹ tiền mặt của
công ty, đảm bảo thu chi tiền mặt đúng quy định, thường xuyên đối chiếu sổ sách
với kế toán thanh toán.
        3.1.3.3. Hình thức kế toán công ty đang áp dụng
           Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để
phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.




                                        45
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)
Lv (29)

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênHy Vọng
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...nataliej4
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (19)

Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đĐề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
 
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly tinh dầu củ gừng (zing...
 
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAYLuận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
Luận văn: Thái độ của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ, HAY
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết ethanol 70% từ một s...
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE ZALO...
 
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vịNghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
Nghiên cứu đề xuất quy trình chế biến hạt điều tẩm gia vị
 
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viênTìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
Tìm hiểu về tình trạng sống thử của sinh viên
 
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
Thiết kế hệ thống bài giảng điện tử môn hóa học lớp 11 nâng cao theo hướng tí...
 
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
Hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên ĐH Hải Dương, HAY
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
đáNh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết nước từ thực vật tại...
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
đáNh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố hồ c...
 
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
Khảo sát thành phần hóa học cao methanol trong lá cây chùm ngây moringa oleif...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại trường mầm non tư thục mây hồng
 
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnesỨc chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
Ức chế vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Propionibacterium acnes
 
Baocaothuctapv1
Baocaothuctapv1Baocaothuctapv1
Baocaothuctapv1
 
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...
Khảo sát tần số gen pit 1 (pituitary specific transcription factor 1) trên đà...
 
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
Đề tài: Áp dụng biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà ...
 

Viewers also liked

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docNguyễn Công Huy
 
Bao cao tom tat de tai tot nghiep
Bao cao tom tat de tai tot nghiepBao cao tom tat de tai tot nghiep
Bao cao tom tat de tai tot nghiepNguyễn Công Huy
 
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCNguyễn Công Huy
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docNguyễn Công Huy
 
Plastika impresionismo ander amuriza
Plastika impresionismo ander amurizaPlastika impresionismo ander amuriza
Plastika impresionismo ander amurizaJavier Yatiqtepasa
 

Viewers also liked (20)

Lv (9)
Lv (9)Lv (9)
Lv (9)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Luận Văn.doc
Luận Văn.docLuận Văn.doc
Luận Văn.doc
 
Bao cao tom tat de tai tot nghiep
Bao cao tom tat de tai tot nghiepBao cao tom tat de tai tot nghiep
Bao cao tom tat de tai tot nghiep
 
LUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.docLUAN VAN nôp.doc
LUAN VAN nôp.doc
 
noi_dung_1.doc
noi_dung_1.docnoi_dung_1.doc
noi_dung_1.doc
 
BIA KHOA LUAN.doc
BIA KHOA LUAN.docBIA KHOA LUAN.doc
BIA KHOA LUAN.doc
 
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM ...
 
DUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .docDUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .doc
 
DANH MUC BIEU ĐO.doc
DANH MUC BIEU ĐO.docDANH MUC BIEU ĐO.doc
DANH MUC BIEU ĐO.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (6).DOC
 
MUC LUC.doc
MUC LUC.docMUC LUC.doc
MUC LUC.doc
 
Luan van thac si kinh te (24)
Luan van thac si kinh te (24)Luan van thac si kinh te (24)
Luan van thac si kinh te (24)
 
Luan van thac si kinh te (17)
Luan van thac si kinh te (17)Luan van thac si kinh te (17)
Luan van thac si kinh te (17)
 
Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)
 
Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)Luan van thac si kinh te (18)
Luan van thac si kinh te (18)
 
Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)Luan van thac si kinh te (28)
Luan van thac si kinh te (28)
 
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.docKL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
KL-NGUYEN_THANH_THUY-DH5KD-HC.doc
 
Plastika impresionismo ander amuriza
Plastika impresionismo ander amurizaPlastika impresionismo ander amuriza
Plastika impresionismo ander amuriza
 
Cigars & Barmaids
Cigars & BarmaidsCigars & Barmaids
Cigars & Barmaids
 

Similar to Lv (29)

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...tcoco3199
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnKhóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Lv (29) (20)

ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN   TRONG MÔI TRƯỜNG  ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM KẾ ...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đĐề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
Đề tài: Quá trình trích ly thu nhận Flavonoid từ củ cải trắng, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Công ty thiết bị điện
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Công ty thiết bị điệnĐề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Công ty thiết bị điện
Đề tài: Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm Công ty thiết bị điện
 
Lv (26)
Lv (26)Lv (26)
Lv (26)
 
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hayBáo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
Báo cáo thực tập tại công ty bảo hiểm BIDV, hay
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ứng Dụng Kỹ Thuật Giải Trình Tự Gen Thế Hệ Mới Để Sàng Lọ...
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, HAY, 2018
Đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, HAY, 2018Đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, HAY, 2018
Đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, HAY, 2018
 
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạnKhóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
Khóa luận Giải pháp nâng cao sự hài lòng của khách du lịch về khách sạn
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Lv (18)
Lv (18)Lv (18)
Lv (18)
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của nông hộ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Điện Thoại Thông Minh Đến Qua...
 
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docxCác Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
Các Yếu Tố Tác Động Tới Động Lực Làm Việc Tại Công Ty Giày Da Huế.docx
 
Các biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty SX TM Sài Gòn 3.docx
Các biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty SX TM Sài Gòn 3.docxCác biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty SX TM Sài Gòn 3.docx
Các biện pháp nâng cao công tác tuyển dụng tại Công ty SX TM Sài Gòn 3.docx
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Lv (21)
Lv (21)  Lv (21)
Lv (21)
 

More from Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Lv (29)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ----oOo----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ LANG BÙI THỊ TRỌN Mã số SV: 4031096 Lớp: Kế toán 1 – K29 Cần Thơ - 2007 1
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 16 tháng 6 năm 2007 Sinh viên thực hiện Bùi Thị Trọn 2
  • 3. LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp này là thành quả của một quá trình học tập 4 năm mà em đã được sự hướng dẫn và dìu dắt tận tình của quý thầy cô tại trường Đại học Cần Thơ cùng với sự chỉ dẫn và giúp đỡ về nhiều mặt của các cô chú, anh chị tại công ty thuốc lá Bến Tre. Trước hết, xin cho em gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô của trường đại học Cần Thơ mà nhất là quý thầy cô của Khoa kinh tế và quản trị kinh doanh. Các thầy cô đã không ngại vất vả chỉ dẫn cho chúng em hết sức chân tình bằng cả tấm lòng nhiệt huyết của mình. Chúng em đã học được nhiều kinh nghiệm quý báo mà quý thầy cô đã truyền đạt. Đặc biệt, bài luận văn này hoàn thành là nhờ sự chỉ dẫn chân tình của cô Võ Thị Lang, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em trong suốt thời gian qua. Em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo công ty thuốc lá Bến Tre cùng các cô, chú, anh, chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty, giúp em hoàn thành bài luận văn này. Sau cùng, em kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ luôn hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và ngày càng có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Em cũng xin kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty thuốc lá Bến Tre luôn tươi vui, sức khỏe, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công tác của mình để đưa công ty ngày càng vững bước trên đường phát triển, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bùi Thị Trọn 3
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ............................................................................................................................... ... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 5
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 6
  • 7. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 1 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 1 1.3.1. Không gian ........................................................................................... 1 1.3.2. Thời gian............................................................................................... 2 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 3 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .............................................................................. 3 2.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................. 3 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................ 5 2.1.3. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành............................................. 7 2.1.4. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp .............................................................................................. 22 2.1.5. Các khoản thiệt hại trong sản xuất........................................................ 22 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 25 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................... 25 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 26 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.............................................................. 26 7
  • 8. CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................................................................ 27 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE ................ 27 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 27 3.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình công nghệ ......................................... 27 3.1.3. Cơ cấu tổ chức – quản lý của Công ty.................................................. 29 3.1.4. Khái quát kết quả sản xuất kinh của công ty trong 3 năm qua 2004, 2005, 2006 ................................................................... 33 3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty ........................................... 35 3.1.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới........................................ 36 3.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE........................................................................ 37 3.2.1. Đặc điểm tổ chức kế toán và tính giá thành sản phẩm ........................ 37 3.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất........................................................... 38 3.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............ 42 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................................................................ 57 4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THỰC TẾ VÀ SO SÁNH CÁC QUÝ ............................ 57 4.1.1. Sự biến động của Z đơn vị.................................................................... 57 4.1.2. Sự biến động tổng sản lượng ................................................................ 58 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ .................................................. 60 4.2.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................................................................................... 60 4.2.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp.. 63 4.2.3. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch chi phí sản xuất chung......... 63 4.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ THÀNH ........... 65 4.3.1. Phân tích chung..................................................................................... 65 8
  • 9. 4.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hạ thấp giá thành..................................................................................................................... 67 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................ 69 5.1. Đối với khối lượng sản phẩm sản xuất ........................................................ 69 5.2. Về cơ cấu sản phẩm ..................................................................................... 69 5.3. Về chi phí nguyên vật liệu ............................................................................ 70 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 72 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................... 72 6.1.1. Nhận xét chung về công ty ................................................................... 72 6.1.2. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty ................................. 72 6.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 73 6.2.1. Về phía công ty ..................................................................................... 73 6.1.2. Về phía nhà nước .................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 9
  • 10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................... 34 Bảng 2 : Biến động Z đơn vị của quý IV – 2006 ................................................ 57 Bảng 3 : So sánh Z thực tế của quý IV 2006 với Z thực tế của quý IV – 2006... 58 Bảng 4 : Sản lượng sản xuất của quý IV – 2006 ................................................. 58 Bảng 5: Biến động tổng Z theo sản lượng thực tế của quý IV - 2006................. 59 Bảng 6: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của thuốc gói Bastion đỏ . 61 Bảng 7: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu của thuốc gói Sam son..... 62 Bảng 8: Biến động chi phí nhân công trực tiếp của quý IV – 2006 .................... 63 Bảng 9: Phân tích biến động chi phí sản xuất chung........................................... 64 Bảng 10: Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành................... 66 10
  • 11. DANH MỤC HÌNH Trang Sơ đồ 1: Sơ đồ tập hợp......................................................................................... 10 Sơ đồ 2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp............................................. 11 Sơ đồ 3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung ................................................... 13 Sơ đồ 4: Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất ............................................................ 14 Sơ đồ 5: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm............................... 22 Sơ đồ 6: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty thuốc lá Bến Tre..................................... 29 Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ............................................................... 31 Sơ đồ 8: Sơ đồ trình tự ghi sổ nhật ký chung ...................................................... 33 Sơ đồ 9: Quy trình sản xuất thuốc lá ................................................................... 37 11
  • 12. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Zsp : Giá thành sản phẩm Z BTP : Giá thành bán thành phẩm TK : Tài khoản NKC : Nhật ký chung CPNVL : Chi phí nguyên vật liệu CPNC : Chi phí nhân công NCTT : Nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang PXSX : Phân xưởng sản xuất NVPX : Nhân viên phân xưởng SXKD : Sản xuất kinh doanh CC, DC : Công cụ, dụng cụ LĐ – TL : Lao động - tiền lương BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn TSCĐ : Tài sản cố định GTGT : Giá trị gia tăng TNDN : Thu nhập doanh nghiệp HĐKD : Hoạt động kinh doanh HĐTC : Hoạt động tài chính QLDN : Quản lý doanh nghiệp BH & CCDV : Bán hàng và cung cấp dich vụ 12
  • 13. TÓM TẮT Một trong những yếu tố để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp hữu hiệu để hạ giá thành sản phẩm, nhưng việc hạ giá thành sản phẩm phải đảm bảo sao cho chất lượng sản phẩm không bị giảm sút. Công ty thuốc lá Bến Tre cũng là một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, vì thế đề tài này tập trung vào việc phân tích tình hình thực hiện giá thành sản phẩm, phân tích các yếu tố thuận lợi và khó khăn của công ty, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đề ra những biện pháp cụ thể giúp công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng của nó. Thông qua việc vân dụng các phương pháp phân tích cơ bản trên cơ sở giá thành đã tính toán, đề tài đã tìm ra được những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và đề ra một số biện pháp hạ thấp giá thành đối với công ty thuốc lá Bến Tre. Song song đó, đề tài cũng đưa ra một số nhận xét và kiến nghị có liên quan tới hoạt động của công ty trong thời gian tới. Kết quả phân tích đã cho thấy việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm của công ty thuốc lá Bến Tre trong quý IV- 2006 chưa đạt hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là do sự tăng giá của các loại nguyên liệu tạo nên sản phẩm. Vì thế, đề tài đã nêu ra một số biện pháp để thực hiện hạ thấp giá thành sản phẩm đối với công ty, trong đớ biện pháp chủ yếu là khối lượng sản xuất phải thực hiện theo đúng kế hoạch chứ không nên thay đổi trong kỳ, khối lượng này gắn liền với cơ cấu sản phẩm; tính toán và lựa chọn một số nhà cung cấp đáng tin cậy về số lượng, chất lượng và giá cả cũng là biện pháp rất quan trọng đối với công ty. 13
  • 14. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đang phát triển khá sôi động. Các doanh nghiệp ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Mỗi doanh nghiệp tự tìm nhiều cách để phấn đấu đưa doanh nghiệp mình ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, sự cạnh tranh đó lại càng quyết liệt hơn. Để các doanh nghiệp này nâng cao tính cạnh tranh, một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường là phải làm sao tạo ra được sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp lí. Giá thành là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Vì thế, lựa chọn một phương pháp tính giá thành hợp lý là điều rất quan trọng, cũng như việc làm thế nào để hạ giá thành trong khi chất lượng sản phẩm không bị giảm sút là việc cần phải được các doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu phương pháp tính cũng như cách hạch toán giá thành tại công ty thuốc lá Bến Tre. Tìm ra những nguyên nhân tăng giảm chi phí của công ty. Từ đó, đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tập hợp các loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuốc lá - Nắm vững cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục chi phí so với kế hoạch. - Tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Nghiên cứu các vấn đề tại công ty thuốc lá Bến Tre. 1.3.2. Thời gian 14
  • 15. Số liệu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2006. Riêng với việc tính giá thành sản phẩm thuốc lá thì số liệu được tính trong quí IV năm 2006. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cách hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành của sản phẩm thuốc lá tại công ty, mà cụ thể là hai sản phẩm thuốc gói Bastion đỏ và thuốc gói Samson. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Bài luận văn này có được nhờ một phần vào sự tham khảo các tài liệu từ phòng kế toán của công ty thuốc lá Bến Tre. Bên cạnh đó nhờ tham khảo một số đề tài tốt nghiệp của các anh chị đi trước đã thực tập tại công ty thuốc lá Bến Tre và tại các công ty khác, trong đó có bài Báo cáo tốt nghiệp về đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm – tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của nhà máy thuốc lá Bến Tre” của Huỳnh Thị Thúy Hằng, sinh viên trường Cao đẳng Bến Tre. Ngoài ra, còn có sự tham khảo một số văn bản quy định việc thực hiện cũng như các chuẩn mực kế toán có liên quan. 15
  • 16. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN Dựa vào những lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiêp. Ngoài ra, còn dựa vào một số lý thuyết khác về phân tích kinh tế trong sản xuất kinh doanh. 2.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm a. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao tài sản cố định… Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. b. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm (Z) là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Giá thành sản phẩm là một đại lượng xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng: chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được. Tuy nhiên, cần lưư ý không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định. Công thức chung để tính giá thành: Chi phí sản xuất Z đơn vị sản phẩm = Kết quả sản xuất Qua công thức cho thấy, để hạ thấp được giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện 16
  • 17. pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng xuất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm. 2.1.1.2. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận. Để phục vụ tốt các công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: - Tính toán và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng như trong phạm vi toàn doanh nghiệp, gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau cũng như theo từng loại sản phẩm được sản xuất. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất. - Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích. - Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm. 2.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động sống và lao động vật hóa. Chúng là hai mặt của một quá trình sản xuất, một bên là yếu tố chi phí đầu vào, một bên là kết quả sản xuất ở đầu ra. Nếu xét về lượng hao phí thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau, sự khác nhau này xuất phát từ quá trình sản xuất, kết quả của quá trình sản xuất và kỳ tính giá thành ở những quy trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất gắn liền với những thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã hoàn thành không phân biệt là chi phí đó đã chi ra kỳ trước hay kỳ này. Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm 17
  • 18. hỏng, còn giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang. 2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất là nội dung quan trọng đầu tiên cần phải thực hiện để phục vụ cho việc tổ chức theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất để tính được giá thành sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí sản xuất phát sinh. Có nhiều cách để phân loại chi phí sản xuất: a. Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì. Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí nhân công - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí bằng tiền khác b. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí (công dụng kinh tế và khoản mục phát sinh) Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được xếp thành một số khoản mục nhất đinh có công dụng kinh tế khác nhau để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung c. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia làm hai loại như sau: 18
  • 19. + Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất): là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp thương mại thì chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa. Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công (đối với những công ty xây lắp). Chi phí sản xuất gắn liền với từng đơn vị sản phẩm, hàng hóa khi chúng được sản xuất ra hoặc được mua vào, gắn liền với những hàng hóa tồn kho chờ bán và chỉ khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh. + Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất): là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ kế toán. Nó không có liên quan đến chi phí sản phẩm, không phải là một phần của giá trị sản phấm sản xuất hoặc sản phẩm mua vào. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Những chi phí này được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài và trong kỳ không có hoặc có ít doanh thu thì chúng được tính cho kỳ sau để xác định kết quả kinh doanh. 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau: - Giá thành kế hoạch: giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được xem là mục tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - Giá thành định mức: được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, giá thành được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá thành định mức được xem là căn cứ để kiểm soát tình hình thực hiện các định mức tiêu hao các yếu tố vật chất khác nhau phát sinh trong quá trình sản xuất. - Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm giá thành sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Vì vậy, giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành tiêu thụ. 19
  • 20. Công thức tính như sau: Z toàn bộ = Z sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.1.3. Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành 2.1.3.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần dược tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tùy theo đặc điểm về tổ chức sản xuất, về quy trình sản xuất cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: - Loại sản phẩm - Nhóm sản phẩm - Đơn đặt hàng - Giai đoạn sản xuất - Phân xưởng sản xuất;… b. Đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh. Tùy theo địa điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể là: - Chi tiết sản phẩm - Bán thành phẩm - Sản phẩm hoàn thành - Đơn đặt hàng - Hạn mục công trình;… c. Kỳ tính giá thành Kỳ hạn tính giá thành được xác định dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng và chất lượng của đại lượng kết quả sản xuất và việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo chu kỳ dài hoặc 20
  • 21. ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỹ từng giá thành cho phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm, hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạn mục công trình,… 2.1.3.2. Kết cấu chi phí trong giá thành sản phẩm Trong sản xuất công nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm 3 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp liên quan đến từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương tính vào chi phí như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: là loại chi phí có liên quan đến phân xưởng sản xuất ngoài hai loại chi phí trên như tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng tại phân xưởng, các chi phí dịch vụ thuê ngoài và một số chi phí bằng tiền khác phát sinh tại phân xưởng. 2.1.3.3. Kế toán tập hợp các loại chi phí sản xuất Việc sử dụng tài khoản để theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ thuộc vào việc sử dụng phương pháp hạch toán và quản lý tài sản của doanh nghiệp: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, phương pháp kiểm kê định kỳ rất ít được các doanh nghiệp sử dụng để tính giá thành sản phẩm.Vì vậy, các nội dung sau được trình bày theo phương pháp kê khai thường xuyên. a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. 21
  • 22. Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh như sau: - Khi xuất kho vật liêu để trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 - Khi vật liệu mua về được đưa vào sử dụng ngay cho quá trình sản xuất sản phẩm mà không qua kho sẽ ghi: Nợ TK 621 Có TK 111, 112, 141, … - Vật liệu do doanh nghiệp tự sản xuất được đưa ngay vào quá trình sản xuất sản phẩm sẽ ghi: Nợ TK 621 Có TK 154 (sản xuất phụ) - Vật liệu được sử dụng để sản xuất sản phẩm còn thừa được trả lại kho sẽ ghi: Nợ TK 152 Có TK 621 - Vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm của kỳ còn thừa nhưng để lại ở phân xưởng sản xuất để tiếp tục sử dụng, kế toán dùng bút toán đỏ để điều chỉnh: Nợ TK 621 (ghi đỏ) Có TK 152 Qua đầu kỳ sau ghi đen để chuyển thành chi phí của kỳ sau Nợ TK 621 (ghi đen) Có TK 152 - Cuối kỳ, tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ để kết chuyển vào tài khoản tính giá thành Nợ TK 154 Có TK 621 22
  • 23. TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho NVL cho sản xuất NVL thừa nhập lại kho TK 111, 112,… TK 154 Mua về sử dụng ngay Kết chuyển tính giá thành (hoặc phân bổ) TK 154 (SX phụ) Tự sản xuất đưa vào sử dụng SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP b. Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo quy định… Chi phí nhân công trực tiếp cũng được tổ chức theo dõi riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Nội dung tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh như sau: - Tiền lương phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm sẽ ghi: Nợ TK 622 Có TK 334 - Trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 23
  • 24. - Trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sẽ ghi: Nợ TK 622 Có TK 338 - Các khoản chi phí nhân công trực tiếp được thanh toán trực tiếp bằng tiền (thanh toán cho lao động sử dụng tạm thời) sẽ ghi: Nợ TK 622 Có TK 111, 141 - Tiền ăn giữa ca phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 622 Có TK 334 - Cuối kỳ, kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ để kết chuyển về tài khoản tính giá thành. Nợ TK 154 Có TK 622 TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp SX Kết chuyển vào tài khoản TK 335 tính Zsp Trích trước lương nghỉ phép của công nhân tt SX TK 338 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 141 Các khoản chi cho NCTT bằng tiền mặt SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP 24
  • 25. c. Tập hợp chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung được tổ chức theo dõi riêng theo từng phân xưởng sản xuất và cuối mỗi kỳ mới phân bổ và kết chuyển vào chi phí sản xuất của các loại sản phẩm. Tùy theo loại sản phẩm được sản xuất ở phân xưởng mà kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức phân bổ phù hợp. Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”, đồng thời phải theo dõi chi tiết chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản suất chung biến đổi để phục vụ cho việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm. Nội đung tập hợp chi phí sản xuất chung được phản ánh như sau: - Khi tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ ghi: + Chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 334 + Khoản trích theo tiền lương tính vào chi phí theo quy định: Nợ TK 627 Có TK 338 + Khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 214 + Chi phí về vật liệu dùng ở phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 152 + Chi phí về dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng: Nợ TK 627 Có TK 153 (phân bổ 1 lần) Có TK 142 (phân bổ nhiều lần) + Chi phí được thanh toán bằng tiền: Nợ TK 627 Có TK 111, 112, … 25
  • 26. - Cuối kỳ, khi phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá thành sẽ ghi: Nợ TK 154 Có TK 627 Riêng phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm mà được ghi nhận vào giá vốn hàng bán sẽ ghi: Nợ TK 632 Có TK 627 (chi phí sản xuất chung cố định) TK 334 TK 627 TK 154 Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng SX Kết chuyển vào tài khoản TK 338 tính Zsp Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân quản lý PX TK 214 TK 111, 152 Trích khấu hao tại PXSX Khoản giảm chi phí SXC TK 111,112,.. Chi tiền mặt dùng tại PX TK 152, 153 Trị giá NVL, CCDC dùng tại PX TK 142 Phân bổ chi phí trả trước dùng cho phân xưởng SƠ ĐỒ 3: SƠ ĐỒ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 26
  • 27. 2.1.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm a. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Cuối tháng, trên cơ sở các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã được kết chuyển, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, đồng thời đánh giá sản phẩm dở dang của tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Nội dung và phương pháp phản ánh bao gồm: - Cuối tháng, khi kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí sản xuất chung sẽ ghi: Nợ TK 154 Có TK 621 - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627 - Kết chuyển chi phí sản xuất chung - Khi xác định được giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành sẽ ghi: Nợ TK 155 “thành phẩm” – nếu nhập kho Nợ TK 157 “Hàng gửi đi bán” – nếu gửi đi bán Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán” – nếu bán trực tiếp Có TK 154 – tổng hợp giá thành sản phẩm TK 621 TK 154 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 622 Kết chuyển chi ph nhân công trực tiếp TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung SƠ ĐỒ 4: SƠ ĐỒ TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 27
  • 28. Phiếu tính giá thành sản phẩm Loại sản phẩm: Số lương: Đơn vị tính: Tổng Z sản Khoản CPSXDD CPSX phát CPSXDD Z đơn vị phẩm hoàn mục đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ sản phẩm thành -CPNVL trực tiếp -CPNC trực tiếp -CPSXC Cộng b. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang dở dang trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất. Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang là sử dụng các công cụ kế toán để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tương ứng với số lượng sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là công việc cần phải được thực hiện trước khi xác định giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến cẩn phẩm hoàn thành và sản phẩm đang làm dở dang. Việc đánh giá một cách hợp lý chi phí sản xuất liên quan đến sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm. Để đánh giá sản phẩm dở dang, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào lọai hình sản xuất và đặc điểm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. - Theo chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Phương pháp này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (lớn hơn 70%). Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm dở dang khoản chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí khác được tính cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Nguyên vật liệu chính được được xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu 28
  • 29. quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu chính tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. Công thức tính theo phương pháp này như sau: CPSX dở CP NCL chính thực + CPSX dở dang đầu kỳ tế sử dụng trong kỳ dang cuối Số lượng SP dở = x kỳ dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn Số lượng SP + thành trong kỳ dở dang cuối kỳ Cách đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng giống như theo chi phí nguyên vật liệu chính, chỉ khác ở chỗ doanh nghiệp sử dụng chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thay vì chi phí nguyên vật liệu chính. - Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ hoàn thành thực tế và gắn liền với tất cả các khoản mục cấu thành giá thành sản phẩm. Để áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp phải có phương pháp khoa học trong việc xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và mức tiêu hao của từng khoản mục chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Trong chi chi phí sản xuất dở dang tính theo phương pháp này bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí, từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi, sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. Công thức tính theo phương pháp này như sau: CPSX dở + CPSX phát sinh dang đầu kỳ trong kỳ Số lượng SP dở CPSX dở = x dang cuối kỳ dang cuối kỳ quy đổi thành Số lượng SP Số lượng SP dở dang hoàn thành + SP hoàn thành cuối kỳ quy đổi = trong kỳ thành SP hoàn thành Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số lượng SP dở Tỷ lệ hoàn thành quy đổi thành SP hoàn thành = dang của kỳ x được xác định 29
  • 30. - Theo chi phí định mức hoặc chi phí kế hoạch Phương pháp này vận dụng phù hợp với những doanh nghiệp có xây dựng giá thành định mức (giá thành kế hoạch). Theo phương pháp này, phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang được xác định căn cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện được, và tỷ lệ hoàn thành. Nếu sản phẩm được chế tạo không phải qua các công đoạn có định mức tiêu hao được xác lập riêng biệt thì các khoản mục chi phí sản phẩm dở dang đang được xác định căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành và định mức từng khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Có hai trường hợp xảy ra: + Nếu vật liệu phụ bỏ vào một lần vào đầu quá trình sản xuất thì công thức áp dụng như sau: Chi phí NVL trực Số lượng Chi phí NVL trực = x tiếp dở dang cuối SP dở tiếp kế hoạch Chi phí chế biến dở Số lượng SP Tỷ lệ hoàn thành = x dang cuối kỳ dở dang SP dở dang + Nếu vật liệu phụ bỏ dần vào quá trình sản xuất thì công thức tính là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ: Chi phí NVL chính Số lượng SP Chi phí NVL = x dở dang cuối kỳ dở dang chính kế hoạch Chi phí NVL phụ Số lượng Chi phí NVL phụ Tỷ lệ hoàn thành x x x dở dang cuối kỳ SP dở dang kế hoạch SP dở dang Chi phí chế biến: Chi phí chế biến = Số lượng x Chi phí chế Tỷ lệ hoàn thành x dở dang cuối kỳ SP dở dang biến kế hoạch SP dở dang c. Phương pháp tính giá thành sản phẩm - Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra, phương pháp này còn áp dụng cho những 30
  • 31. doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp nhưng sản xuất khối lượng lớn và ít loại sản phẩm hoặc để tính toán giá thành của những công việc, kết quả trong từng giai đoạn sản xuất nhất định. Công thức tính giá thành theo phương pháp này như sau: Tổng Z sp CPSX CPSX CPSX Các khoản hàn thành = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ chi phí - Phương pháp hệ số Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tao ra nhiều loại sản phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn). Đặc điểm tổ chức kế toán của phương pháp này: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Công thức tính theo phương pháp này như sau: Tổng giá thành của các loại SP chính hoàn thành trong kỳ Z đơn vị = SP Tổng SP chính hoàn thành trong kỳ Số lượng từng Tổng sản phẩm Hệ số chuẩn hoàn thành = ∑ loại sản phẩm chính hoàn x quy đổi trong kỳ thành trong kỳ - Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tao ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán của phương pháp này cũng giống như ở phương pháp hệ số: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Công thức tính theo phương pháp này như sau: 31
  • 32. Tổng Z thực tế của các loại SP hoàn thành trong kỳ Tỷ lệ = Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại SP Tổng Z thực tế Tổng Z kế hoạch (hoặc định = x Tỷ lệ của từng loại SP mức) của từng loại SP - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Phương pháp này được áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ - sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo giá quy định. Công thức: Tổng Zsp CPSX CPSX CPSX Giá trị sản hoàn thành = DD đầu + phát sinh - DD Cuối - phẩm phụ trong kỳ kỳ trong kỳ kỳ thu hồi - Khi thu hồi sản phẩm phụ và nhập kho thành phẩm hoặc nhập kho vật liệu sẽ ghi: Nợ TK 155 hoặc Nợ TK 152 Có TK 154 – trị giá sản phẩm phụ - Khi thu hồi sản phẩm phụ và bán thẳng cho khách hàng sẽ ghi: + Trị giá sản phẩm phụ thu được: Nợ TK 632 Có TK 154 + Số tiền bán sản phẩm phụ thu được: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 – giá bán chưa có thuế Có TK 3331 – thuế GTGT - Phương pháp phân bước Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ chia ra nhiều giai đoạn (bước) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định: mỗi bước chế biến ra một loại 32
  • 33. bán thành phẩm và bán thành phẩn của bước này là đối tượng chế biến của bước sau. Có thể chia ra hai phương pháp nhỏ: + Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành sản phẩm hoàn chỉnh): Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Công thức tính giá thành cho phương pháp này: Z SP Chi phí CP chế Chi phí Chi phí hoàn = + + + … + NVL biến chế biến chế biến chỉnh trực tiếp bước 1 bước 2 bước n + Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành): Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến và có yêu cầu tính giá thành bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng. Công thức tính Z được biểu diễn như sau: CP NVL trực tiếp Z BTP 1 Z BTP n-1 + + + CP chế biến GĐ 1 CP chế biến GĐ 2 CP chế biến GĐn Z BTP 1 Z BTP 2 Z SP hoàn chỉnh - Phương pháp đơn đặt hàng Phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho những xí nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ, công việc sản xuất thường được tiến hành căn cứ vào các đơn đặt hàng của người mua. Đơn đặt hàng có thể chỉ là một sản phẩm riêng biệt hoặc một số sản phảm cùng loại. Từng đơn đặt hàng là đối tượng 33
  • 34. hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. - Phương pháp định mức Phương pháp này được áp dụng khi các doanh nghiệp có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng thời có hệ thống hạch toán được thiết kế tương ứng có khả năng cung cấp và phân tích thông tin nhanh nhạy, đảm bảo được độ tin cậy cần thiết. Đây là phương pháp tính giá thành dựa vào các định mức tiêu hao về vật tư, lao động, các dự toán về chi phí phụ vụ sản xuất và quản lý, khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Theo phương pháp này thì giá thành thực tế của sản phẩm được xác định như sau: Z thực Z định ± Chênh lệch do ± Chênh lệch do = thay đổi định tế mức thực hiện định Chênh lệch do thay đổi sẽ được xử lý vào đầu kỳ kế toán nên giá thành thực tế có sự khác biệt so với giá thành định mức là do việc thực hiện định mức trong kỳ kế toán. Đầu kỳ, căn cứ vào các định mức tiêu hao của từng khoản mục để xác định giá thành định mức và phản ánh vào các tài khoản có liên quan theo định mức tiêu hao đã được xác định theo lượng sản phẩm đã được sản xuất. Trong kỳ khi thực hiện có thể có những khoản mục vượt định mức hoặc có thể tiết kiệm so với định mức. Để theo dõi chênh lệch, kế toán có thể mở các tài khoản chi tiết để ghi chép số vượt định mức hoặc tiết kiệm. Các tài khoản chi tiết này được mở riêng cho từng khoản mục tương ứng với các tài khoản 621, 622, 627 và cuối kỳ cũng được kết chuyển sang tài khoản 154 để xác định tổng chi phí sản xuất vượt hoặc tiết kiệm so với định mức và phục vụ cho việc xác định giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành. Phương pháp ghi vào các tài khoản chênh lệch được thực hiện như sau: + Đối với những trường hợp vượt định mức thì ghi bình thường. 34
  • 35. + Đối với những trường hợp tiết kiệm so với định mức thì ghi đỏ (ghi số âm). 2.1.4. Quy trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp TK 152 TK 621 TK 154 TK 155 Tập hợp chi phí NVL Kết chuyển chi phí trực tiếp NVL trực tiếp Tổng Zsp TK 334, 338 TK 622 hoàn thành Tập hợp chi phí Kết chuyển chi phí NC trực tiếp NC trực tiếp TK 214, 334, 338 TK 627 Tập hợp chi phí Kết chuyển chi phí SXC SXC SƠ ĐỒ 5: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH Z SẢN PHẨM 2.1.5. Các khoản thiệt hại trong sản xuất 2.1.5.1. Thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất xong nhưng có những sai phẩm về mặt kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu mã quy cách. Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỹ luật lao động, sự tác động của điều kiện tự nhiên, … Tạo ra sản phẩm hỏng là gây ra những tổn thất nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nếu không có biện pháp kiểm tra chặt chẽ 35
  • 36. để sản phẩm đưa ra thị trường thì tổn thất này có thể hết sức lớn lao liên quan đến uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến sản phẩm hỏng cần phân biệt làm hai trường hợp: sản phẩm hỏng trong định mức cho phép và sản phẩm hỏng ngoài định mức (hoặc vượt định mức quy định). - Sản phẩm hỏng trong định mức bao gồm những sản phẩm hỏng nằm trong giới hạn cho phép xảy ra do đặc điểm và điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm của bản thân sản phẩm được sản xuất. Các khoản thiệt hại liên quan đến sản phẩm hỏng trong định mức như chi phí sửa chữa, trị giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được sau khi trừ phần phế liệu tận thu … được tính vào giá thành của sản phẩm hoàn thành. - Sản phẩm hỏng ngoài định mức bao gồm những sản phẩm hỏng vượt qua giới hạn cho phép do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra. Đối với các sản phẩm hỏng ngoài định mức thì các khoản thiệt hại về mặt chi phí liên quan đến nó không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành mà xử lý tương ứng với những nguyên nhân gây ra. a. Đối với những sản phẩm hỏng sửa chữa được: Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức mà chi phí sửa chữa được hạch toán vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với nội dung của từng khoản chi phí sửa chữa để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa để tổng hợp toàn bộ chi phí sửa chữa phát sinh, sau đó kết chuyển vào các đối tượng liên quan. Nội dung và trình tự hạch toán được thực hiện như sau: + Tập hợp chi phí sửa chữa phát sinh: Nợ TK 621, 622 Có TK liên quan + Kết chuyển để tổng hợp chi phí sửa chữa thực tế phát sinh Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng) Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 (nếu có phân bổ chi phí sản xuất chung) 36
  • 37. + Căn cứ vào kết quả xử lý để phản ánh: Nợ TK 154 - sản phẩm đang chế tạo (tính vào giá thành sản phẩm) Nợ TK 1388 (bắt bồi thường) Nợ TK 811 (tính vào chi phí khác) Có TK 154 (sản phẩm hỏng) - chi phí sửa chữa. b. Đối với những sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Nội dung và trình tự hạch toán được thực hiện như sau: + Căn cứ vào giá của sản phẩm hỏng không sửa chữa được để ghi: Nợ TK 154 (sản phẩm hỏng) Có TK 154 (sản phẩm đang chế tạo – phát hiện trong quá trình sản xuất) Có TK 155 (phát hiện trong kho thành phẩm) Có TK 157 (hàng gửi bán bị trả lại) Có TK 632 (hàng đã bán bị trả lại) + Căn cứ vào trị giá phế liệu thu hồi được để ghi: Nợ TK 152 (phế liệu) Có TK 154 (sản phẩm hỏng) + Căn cứ vào kết quả xử lý khoản thiệt hại để ghi: Nợ TK 154 - sản phẩm đang chế tạo (tính vào giá thành sản phẩm) Nợ TK 1388 (bắt bồi thường) Nợ TK 811 (tính vào chi phí khác) Có TK 154 (sản phẩm hỏng) - khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng 2.1.5.2. Thiệt hại về ngừng sản xuất Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể xảy ra những khoản thời gian phải ngừng sản xuất do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai, hỏa hoạn,… Thời gian ngừng sản xuất là thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo đảm đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý,… Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên 37
  • 38. tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán. a. Trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời (do tính thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc…) và doanh nghiệp có lập dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Khi phát sinh chi phí thực tế sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK 334, 338, 152,… Cuối niên độ phải điều chỉnh chi phí trích trước theo sổ thực tế phát sinh. - Nếu số trích trước > số thực tế thì khoản chênh lệch sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK 622, 627 - Nếu số trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch được tính vào chi phí: Nợ TK 622, 627 Có TK 335 b. Trường hợp ngừng sản xuất phát sinh bất thường ngoài dự kiến: - Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất sẽ ghi: Nợ TK 811 Có TK 334, 338, 152… - Các khoản thu được do bắt bồi thường thiệt hại sẽ ghi: Nợ TK 111, 112, 1388 Có TK 711 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Phương pháp chọn ngẫu nhiên hai sản phẩm của công ty để tiến hành nghiên cứu. 38
  • 39. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thực tế tại từ phòng kế toán tại Công ty thuốc lá Bến Tre từ năm 2004 đến năm 2006. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích và xử lý bằng việc áp dụng các phương pháp kế toán do doanh nghiệp cung cấp, tổng hợp các số liệu đã có lại thành một hệ thống hoàn chỉnh. Việc phân tích số liệu thông qua phương pháp tổng hợp, so sánh số tuyệt đối và số tương đối. 39
  • 40. CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty thuốc lá Bến Tre là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào tháng 3 năm 1987. Lúc đầu Công ty chỉ là một cơ sở nhỏ nằm trên đường 3 tháng 2, phường 2, thị xã Bến Tre. Đến năm 1988, cơ sở được nâng cấp thành xí nghiệp thuốc lá thị xã dưới sự quản lý của Công an thị xã nhưng quy mô vẩn còn nhỏ và chủ yếu là sản xuất bằng thủ công. Xí nghiệp thuốc lá thị xã qua nhiều năm hoạt động đã không ngừng phấn đấu vươn lên thành một đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có sản lượng tiêu thụ mạnh. Ngày 22/9/1990, Ủy Ban Nhân dân Thị xã đã ký Quyết định 426/QĐ-UB chính thức đổi tên Xí nghiệp thuốc lá Bến Tre thành nhà máy thuốc lá Bến Tre. Nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy Ban Nhân dân Thị xã, là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân được phép sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng Công thương Bến Tre. Ngày 22/01/1993, theo Quyết định 06/QĐ-UB của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre, Nhà máy thuốc lá Bến Tre được chuyển từ trực thuộc Ủy Ban Nhân dân Thị xã sang trực thuộc Sở Công nghiệp Bến Tre và chịu sự quản lý của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre. Trụ sở Nhà máy lúc này được dời về tại số 90A3, Quốc lộ 60, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre. Đầu năm 2006, Nhà máy thuốc lá Bến Tre đã đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, vẫn là doanh nghiệp nhà nước nhưng với loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 3.1.2. Lĩnh vực hoạt động và quy trình công nghệ 3.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động Công ty thuốc lá Bến Tre là một doanh nghiệp nhà nước được gia nhập vào Hiệp hội thuốc lá Việt Nam với mục đích cùng Hiệp hội thống nhất về phương diện kỹ thuật chuyên ngành sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhu cầu nhân 40
  • 41. dân, đồng thời chặn đứng hoặc làm chậm lưu lượng thuốc lá nhập lậu, tránh thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá, Công ty còn kinh doanh phụ tùng, thiết bị, máy móc chuyên ngành thuốc lá, xuất nhập khẩu và chịu sự ủy thác xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị dùng cho ngành thuốc lá. 3.1.2.2. Quy trình công nghệ Việc tổ chức sản xuất tại công ty gồm hai phân xưởng chính: phân xưởng sợi và phân xưởng thành phẩm, mỗi phân xưởng đều có quản đốc quản lý. Hiện nay, Công ty đang sản xuất thuốc lá đầu lộc và không đầu lộc với 12 loại thuốc khác nhau như: Bến Tre, Bastion trắng, Bastion đỏ, Bastion xanh, Sam son, Betofa, Du lịch, … theo quy trình công nghệ khá hiện đại được chia ra làm hai giai đoạn chính. - Giai đoạn 1: + Nhận các loại thuốc lá dạng xuân lộc, theo công thức của phòng kỹ thuật công nghệ, tiến hành hấp lá và sợi xuân lộc theo tiêu thức chuẩn thông số kỹ thuật đã quy định, sau đó đưa vào phòng tẩm ủ để pha trộn tẩm ủ. + Sau khi sợi đã được tẩm ủ xong được chuyển qua khâu xông sợi và phun hương liệu. Sau khi đã hoàn thành khâu chế biến sợi xong sẽ vô bao sợi chính phẩm. - Giai đoạn 2: Khi sợi chính phẩm đúng theo quy định kỹ thuật sẽ được chuyển qua khâu vấn điếu. Khâu vấn diếu xong kết hợp với đầu xuân lộc sẽ làm tăng giá trị của điếu thuốc. Khi được vấn điếu xong chuyển qua khâu đóng bao - gói (mỗi bao 20 điếu), vô thành cây (mỗi cây 10 gói) và thành từng thùng (mỗi thùng 50 cây). Quy trình đóng gói được phòng kiểm dịch kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của công ty được đưa đi tiêu thụ tại hai thị trường truyền thống là Bến Tre và Cà Mau. Ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ ở các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Ninh Thuận và một số thị trường khác như: Châu Đốc, Kiên Giang, Bạc Liêu, … 41
  • 42. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức – quản lý của Công ty 3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Công ty thuốc lá Bến Tre thực hiện việc tổ chức và quản lý theo mô hình trực tuyến theo chức năng. Mọi quyền lực và mọi sự chỉ đạo sản xuất kinh doanh là do Giám Đốc quyết định. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện như sau: Giám Đốc Phòng Phòng Phó Phòng Phòng Phó Kế Kiểm Giám Tổ Công Giám toán tài toán Đốc chức nghệ Đốc vụ SXKD LĐ-TL KCS HC- QT Phân Phân Phòng Phân Phân Phòng P. Kỹ xưởng xưởng Kế xưởng xưởng Hành thuật máy sợi hoạch cây thành chính cơ điện vấn KD đầu lộc phẩm DV DV Tiêu thụ Nhập cho sản sản NVL xuất phẩm, tiếp thị SƠ ĐỒ 6: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY THUỐC LÁ BẾN TRE 3.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng ban Ban Giám Đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và phân công trách nhiệm. Giám đốc công ty do cơ quan sáng lập bổ 42
  • 43. nhiệm - Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bến Tre. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm toàn bộ trước Ủy ban Nhân dân tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Giám đốc là người chỉ đạo chung và trực tiếp các phòng ban tổ chức thực hiện mọi chủ trương hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và tuyển chọn lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc (1 phó giám đốc kỹ thuật và 1 phó giám đốc kinh doanh): là phụ tá đắc lực cho giám đốc, chỉ đạo các công tác kỹ thuật sản xuất kinh doanh của công ty và quan hệ thực hiện các hợp đồng kinh tế; dịch thuật các văn bản bằng tiếng anh; xây dựng văn bản hợp đồng; tổ chức các buổi lễ, hội họp; thay giám đốc tiếp khách khi giám đốc đi vắng. Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác bố trí và quản lý về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Ngoài ra còn thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua của nhà máy. Phòng kế hoạch – kinh doanh: lo tất cả các công việc thuộc quan hệ bên ngoài với công ty, hợp tác sản xuất gia công mặt hàng, ung ứng vật tư cho sản xuất, tổ chức liên doanh liên kết, nghiên cứu công nghệ mới, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt để nâng cao cạnh tranh trên thị trường đồng thời kiểm tra theo dõi chỉ đạo thực hiện và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty và giúp công ty sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả cao nhất; có nhiệm vụ theo dõi kịp thời, chính xác, trung thực, và chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật tài chính, tình hình biến động vốn bằng tiền, thực hiện chính sách kế toán, lập các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó còn thu thập tài liệu thống kê để cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho Ban giám đốc để Ban giám đốc đề ra các quyết định phù hợp và có hiệu quả kinh tế; thực hiện các công việc giữ vững mối quan hệ giữa công ty với khách hàng; thực hiện việc chi trả lương nhanh chóng kịp thời cho cán bộ công nhân viên công ty. Phòng kế hoạch tiêu thụ: thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng để đẩy mạnh việc tiêu thụ dưới nhiều hình thức khác nhau, thực hiện các hợp đồng kinh tế. 43
  • 44. Phòng kiểm toán: có nhiện vụ thực hiện việc kiểm tra sổ sách và các loại giấy tờ có liên quan theo quy định của nhà nước. Phòng công nghệ: có trách nhiệm lo các công việc liên quan đến chất lượng sản phẩm như: kiểm tra chất lượng thuốc khi nhập vào hương liệu, nghiên cứu ra những loại thuốc có hương vị mới, thực hiện kiểm tra quá trình chế biến thuốc, phụ trách quy trình công nghệ của công ty. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Trưởng phòng kế toán Phó phòng kế toán Kế Kế Kế Kế Thủ toán toán toán toán quỹ tổng thanh NVL - thành hợp toán CC phẩm SƠ ĐỒ 7: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN Trưởng phòng kế toán: Là trưởng phòng kế toán tài vụ giúp giám đốc quản lý toàn bộ vốn và tài sản của công ty; phân tích tình hình kinh doanh thực chất lỗ hay lãi để cung ứng nguồn vốn cho kế hoạch và cung ứng vật tư cho sản xuất; trực tiếp quản lý và điều hành công tác của phòng kế toán tài vụ; chịu trách nhiêm về chữ ký của mình trước văn bản hợp đồng kinh tế; chấp hành nghiêm chỉnh kỹ luật tài chính với cơ quan cấp trên, tổ chức việc ghi chép hạch toán kinh tế đúng theo quy định; liên hệ mật thiết với phòng kế hoạch và phòng tổ chức hành chánh để quy định mức vật tư, tính giá thành sản phẩm, thay giám đốc tiếp ngân hàng, cơ quan tài chính, cục thuế và các đơn vị có yêu cầu về tài chính. Phó phòng kế toán: là trợ lý cho kế toán trưởng trong việc kiểm tra sổ sách kế toán và trực tiếp phụ trách phần vận hành máy vi tính. Kế toán thanh toán: phản ánh kịp thời và chính xác phần biến động vốn bằng tiền, thường xuyên kiểm tra đối chiếu vốn bằng tiền thực tế, lập kế hoạch 44
  • 45. tiền mặt hàng tháng, hàng quý, hàng năm và thực hiện đối chiếu hàng ngày với thủ quỹ. Kế toán nguyên vật liệu – công cụ: tổ chức ghi chép kịp thời đầy đủ về tình hình thu mua nguyên vật liệu trên cơ sở xác định giá thành vật liệu thu mua, phản ánh mọi hoạt động tăng giảm vật liệu, đồng thời theo dõi kiểm tra tình hình ứ đọng hoặc tình hình kém phẩm chất của nguyên vật liệu, giải quyết kịp thời việc thừa thiếu nguyên vật liệu, cung cấp các thông tin cần thiết cho cấp trên. Kế toán tổng hợp: tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong từng đối tượng hạch toán, trong từng kỳ báo cáo; kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận phân xưởng. Kế toán thành phẩm: tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ghi chép quá trình nhập xuất kho và biên bản kiểm kê, thường xuyên theo dõi kiểm tra chất lượng thành phẩm nhập xuất kho. Thủ quỹ: quản lý tài chính và chịu trách nhiệm về toàn bộ quỹ tiền mặt của công ty, đảm bảo thu chi tiền mặt đúng quy định, thường xuyên đối chiếu sổ sách với kế toán thanh toán. 3.1.3.3. Hình thức kế toán công ty đang áp dụng Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 45