SlideShare a Scribd company logo
1 of 65
www.kinhtehoc.net


                   TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
              KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




                    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




    PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
  ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG
   PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
             VĨNH LONG




  Giáo viên hướng dẫn:                      Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG                       ĐẶNG NGỌC LAN
                                            Mã số SV: 4053559
                                            Lớp: KT0520A1




                           Cần Thơ - 2009




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                                    MỤC LỤC
                                                   
                                                                                                                   Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ............ 1
    1.1 Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ............... 1
    1.2 Mục tiêu chọn đề tài ................................ ................................ .......... 2
         1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ .......... 2
         1.2.2 Mục tiệu cụ thể ................................ ................................ .......... 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ........... 2
         1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................ .............................. 2
         1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ................................ ................. 2
         1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ 2
    1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan ................................ .......................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................ ................................ ................................ ..................... 4
    2.1 Phương pháp luận ................................ ................................ .............. 4
         2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ... 4
              2.1.1.1 Khái niệm ................................ ................................ .......... 4
              2.1.1.2 Đặc điểm ................................ ................................ ........... 5
         2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
          ................................ ................................ ................................ ........... 6
              2.2.1.1 Mục đích................................ ................................ ............ 6
              2.2.1.2 Vai trò ................................ ................................ ............... 6
         2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
          ................................ ................................ ................................ ........... 7
              2.1.3.1 Các nguyên tắc của hình thức tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước ................................ ................................ ................................ ...... 7
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                                Trang vi                        SVTH: Đặng Ngọc Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long

             2.1.3.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.... 10
         2.1.4 Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với tín
dụng của Ngân hàng thương mại ................................ ................................ 10
         2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động đấu tư phát triển................ 11
             2.1.5.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 11
             2.1.5.2 Doanh số thu nợ................................ ............................... 11
             2.1.5.3 Dư nợ tín dụng................................ ................................ . 11
             2.1.5.4 Tốc độ tăng dư nợ ................................ ............................ 11
             2.1.5.5 Tổng dư nợ trên vốn huy động ................................ ......... 12
             2.1.5.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ................................ ............. 12
             2.1.5.7 Hệ số thu nợ ................................ ................................ .... 12
             2.1.5.8 Vòng quay vốn tín dụng................................ ................... 12
    2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ . 13
         2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................ ................... 13
         2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................ ................. 13
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................ 15
    3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ....................... 15
    3.2 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
    ................................ ................................ ................................ .............. 16
         3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh .... 16
         3.2.2 Vai trò và chức năng của chi nhánh ................................ ......... 17
             3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long................................ ................................ ........................ 17
             3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long................................ ................................ ........................ 17
         3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh................................ ...... 18

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                              Trang vii                         SVTH: Đặng Ngọc
Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long

    3.3 Tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2006 – 2008 ................................ .................. 21
         3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh ............................ 21
              3.3.1.1 Những thuận lợi ................................ ............................... 21
              3.3.1.2 Những hạn chế................................ ................................ . 22
         3.3.2 Kết quả đạt được................................ ................................ ...... 22
              3.3.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh ............................... 22
              3.3.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại
chi nhánh ................................ ................................ ................................ .... 22
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ ......... 25
    4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ................................ .................... 25
    4.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư................................ ................. 27
         4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực ................... 27
              4.2.1.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 27
              4.2.1.2 Tình hình thu nợ ................................ .............................. 30
              4.2.1.3 Tình hình dư nợ tín dụng ................................ ................. 32
              4.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 35
         4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế ... 37
              4.2.2.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 37
              4.2.2.2 Tình hình thu nợ ................................ ............................. 40
              4.2.2.3 Dư nợ tín dụng................................ ................................ . 41
              4.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 43
    4.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 .............................. 45
         4.4.1 Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ................................ ........................ 45

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                             Trang viii                       SVTH: Đặng Ngọc
Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long

         4.4.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ/Vốn huy động................................ ........... 46
         4.4.3 Chỉ tiêu hệ số thu nợ ................................ ................................ 46
         4.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ................................ .............. 47
         4.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ................................ .......................... 47
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
VĨNH LONG ................................ ................................ ............................ 49
    5.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn................................ .................... 49
    5.2 Đẩy mạnh công tác Marketing để thu hút khách hàng...................... 50
    5.3 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án ................................ ....... 50
    5.4 Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ................................ ..... 51
    5.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng ................ 52
    5.6 Một số giải pháp khác................................ ................................ ...... 53
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ............... 55
    6.1 Kết luận ................................ ................................ ........................... 55
    6.2 Kiến nghị ................................ ................................ ......................... 56
         6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ ................................ ......................... 56
         6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam......................... 57
         6.2.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp................................ ............... 57
Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...................... 58




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                           Trang ix                       SVTH: Đặng Ngọc Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                         DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                      
                                                                                                                           Trang
Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 10
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 23
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006 –
2008 …….. ........................................................................................................... 26
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 27
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 30
Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 33
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 35
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM
               ................................................................................................................ 38
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 40
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 41
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG QUA 3 NĂM ................................................................................... 43
Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ...................................................... 45



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                                   Trang x                           SVTH: Đặng Ngọc Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net



Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                           DANH MỤC HÌNH
                                                  
                                                                                                                  Trang
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................................ ....... 19
Hình 2:TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN
2006 – 2008................................ ................................ ................................ 27
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ................................ .......... 28
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 32
Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 34
Hình 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .............................. 37
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................... 39
Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3
NĂM           ................................ ................................ ................................ .... 41
Hình 9: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .................... 43
Hình 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDV VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ............................... 44




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                              Trang xi                         SVTH: Đặng Ngọc Lan




http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                      CHƯƠNG 1
                                     GIỚI THIỆU
                                      
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
       Trong sự nghiệp đổi mới về quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
ngày càng hợp lý. Vì chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng đầu tư
xuất khẩu của nhà nước đã và đang đi cuộc sống, phát huy tác dụng, góp phần
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua chính sách đầu
tư phát triển của nhà nước, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã hỗ trợ nguồn vốn
để doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những lợi thế
của vùng, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ sở hạ
tầng, nâng cao chất lượng hàng hoá góp phần duy trì thị trường xuất khẩu truyền
thống và tiếp cận với thị trường mới.
       Cùng với các chi nhánh ngân hàng phát triển trong hệ thống, Ngân hàng
Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (trước đây là chi nhánh Quỹ hỗ Phát
triển Vĩnh Long) đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị trí của mình đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
       Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là vựa
lúa lớn nhất trong cả nước vì vậy công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể
nhưng đến nay chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng đồng vốn đúng
mục đích góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh ngang tầm khu vực.
       Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với những thách thức
mới, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt
để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy vấn đề huy động vốn và cho vay của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng gặp không ít khó khăn; vấn
đề đặt ra làm sao thu hút được huy động vốn và cho vay hợp lý nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế phát huy được tìm năng của mình đồng thời Ngân
hàng cũng hạn chế được rủi ro.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 1                   SVTH: Đặng Ngọc Lan


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


   Việc phân tích hiệu quả tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thấy rõ thực trạng
tình hình vốn huy động và hiệu quả cho vay từ đó đề ra những giải pháp, biện
pháp phù hợp thực hiện để hoàn thành kế hoạch được giao. Đó là lý do tôi chọn
đề tài “Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát
Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long” để nghiên cứu.


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
   1.2.1 Mục tiêu chung
       Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát Triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua 03 năm 2006, 2007, 2008 và từ kết quả phân
tích đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
đầu tư tại chi nhánh.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
       Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của đề tài hướng
đến các mục tiêu sau:
       - Hệ thống hoá lý luận về tín dụng đầu tư làm cơ sở cho vấn đề nghiên
cứu.
       - Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng
trong 03 năm (từ năm 2006 đến 2008).
       - Phân tích tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tín
dụng và nợ quá hạn.
       - Đưa ra một số giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng đầu tư.


1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
   1.3.1 Không gian nghiên cứu
       Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long.
   1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
       Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày
24/04/2009. Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2006 - 2008.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 2                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


   1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
       Phân tích tín dụng đầu tư trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.


1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
       - “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon
Thương tín chi nhánh An Giang” do tác giả Trần Thành Phú viết. Luận văn đã
phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon Thương tín chi
nhánh An Giang trong thời gian qua. Từ đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng
và đưa ra một số giải pháp từng bước hoàn thiện công tác hoạt động tín dụng, từ
đó hạn chế rủi ro phát sinh.
       - “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Cai Lậy” do tác giả Nguyễn Hoàng Phúc viết. Luận văn cũng
đã phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn từ đó thấy được
những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một
số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng tốt
hơn.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 3                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                      CHƯƠNG 2
     PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
                                      
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
   2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
       2.1.1.1 Khái niệm
       Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính sách đầu
tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà nước (hiện
nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với các pháp nhân
và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu
đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.
       Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển chỉ ra đời khi việc sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sanh
hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu. Giống như các hình thức tín dụng khác,
tín dụng đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng
vốn cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát
triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
       Nếu như lúc đầu, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ có một hình
thức duy nhất là cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi và nguồn vốn chủ yếu là do
ngân sách Nhà nước cấp. Đến nay, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được
thực hiện thông qua hai chính sách lớn là chính sách tín dụng đầu tư phát triển
(bao gồm cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư)
và chính sách tín dụng xuất khẩu (bao gồm cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng
xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng). Nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước cấp phát hàng
năm còn được huy động bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, huy động
tiết kiệm trong dân cư, huy động từ các tổ chức kinh tế...




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 4                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       2.1.1.2 Đặc điểm
       Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau:
       - Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến
việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế.
       - Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn
lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
       - Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề
quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó tổ chức làm nhiệm vụ
quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước (hiện nay là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn pháp định, cấp bù lãi
suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn
đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước.
       - Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ
thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho
vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn...
       - Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển:
           + Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục
tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
           + Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực the chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần
kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả
thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... Về nguyên tắc, tín dụng đầu
tư phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của
Nhà nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư
phát triển hàng năm của Nhà nước.
           + Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để
cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho
đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước.



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 5                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       - Tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn tại và phát triển
trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế phát
triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt động trong
môi trường cạnh tranh... thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu hẹp lại và
chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác.
   2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
       2.1.2.1 Mục đích
       Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển là hỗ trợ các dự án đầu tư phát
triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương
trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
       2.1.2.2 Vai trò
       Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng cho
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển, điều
này thể hiện ở các điểm như sau:
       Thứ nhất, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ tích
cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa.
       Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư cho
những dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế
trọng điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất
vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao,... có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững.
Đối với các loại dự án này nếu sử dụng hoàn toàn vào vốn vay thương mại là rất
khó thực hiện và nhiều dự án sẽ không thực hiện được.
       Thứ hai, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước động viên
thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc
tế, giảm bớt nhập siêu như hiện nay. Bởi trong lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho
công nghệ cao với quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi dài, rủi ro lớn nếu không có


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 6                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước thì rất khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng
thương mại.
       Thứ ba, cung cấp một lượng vốn cho việc đầu tư phát triển các dự án ở
các khu vực, vùng, ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết
việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định
tình hình chung của quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển.
       Thứ tư, thông qua hệ thống tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tạo
thêm một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế đất nước. Tuy còn những định chế ràng buộc nhưng là một định chế
tài chính Nhà nước nên dễ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ này.
   2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
       2.1.3.1 Các nguyên tắc của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
           a. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng
            Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong những công cụ
điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước có thể là một bộ phận dân cư, ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc là
những dự án đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả
quốc gia. Do vậy tuỳ theo từng mặt hàng cần khuyến khích hỗ trợ mà Nhà nước
quy định đối tượng ưu tiên trong từng thời kỳ, từng năm. Điều này thể hiện một
quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước là: do nguồn lực tài chính có hạn Nhà nước
không thể hỗ trợ cho tất cả các mặt hàng, nên chỉ nhằm hỗ trợ vào các mặt hàng
mới có thị trường chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ và những mặt hàng để duy trì
các thị trường truyền thống. Mặc khác, mục đích của Nhà nước hỗ trợ nhằm giúp
cho mặt hàng đó nhanh chóng đứng vững trên thị trường, nhanh chóng đủ sức
cạnh tranh khi bước vào hội nhập và lúc đó không cần sự trợ giúp của Nhà nước.
Một điểm nữa cần nói đến đó là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực, khi đã cùng một sân chơi, các tổ chức thương mại quốc tế không cho phép
bất cứ một nước nào có hình thức bảo hộ cho các mặt hàng riêng của mình trong
thời gian quá dài.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 7                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


         b. Nguyên tắc huy động vốn
             Quy mô của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phụ thuộc rất lớn
vào quy mô vốn ngân sách Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, cũng
như quy mô huy động vốn từ nền kinh tế. Quy mô của nguồn vốn tín dụng tuỳ
thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Việc
huy động vốn phải bảo đảm hai nguyên tắc sau:
             - Huy động vốn phải bảo đảm các cân đối của nền tài chính quốc gia,
đặc biệt là cân đối giữa nguồn vốn so với nhu cầu sử dụng vốn. Việc huy động
vốn phải được đặt trong quan hệ với các kênh huy động khác; phải bảo đảm chi
tiêu an toàn nợ nước ngoài; phải cân đối với nhu cầu sử dụng vốn thực tế và chỉ
được xem xét trong mối quan hệ điều tiết tiền – hàng nhằm ổn định và phát triển
thị trường tài chính.
             - Huy động vốn phải tuân thủ theo các quy định của thị trường (cung
cầu về vốn) đảm bảo việc tập trung huy động nhanh, thời gian hợp lý và hỗ trợ
cho việc phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng.
             c. Nguyên tắc sử dụng vốn
             Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được sử dụng
đúng mục đích, đúng tiến độ đầu tư của dự án, hoặc các hợp đồng xuất khẩu
nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô và bảo đảm cho các dự án đầu tư có hiệu quả
mang lại lợi ích kinh tế của Nhà nước. Quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước phải đi đôi với việc thẩm định tính hiệu quả phương án
kinh doanh của dự án đầu tư là phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn,
đây là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đối với việc hoàn trả nợ
vay trong hoạt động tín dụng. Lãi suất linh hoạt theo khả năng sinh lời theo từng
dự án, diễn biến của thị trường nhưng luôn thấp hơn lãi suất thị trường cùng thời
kỳ. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn còn phải thông qua một cơ chế xử lý rủi ro
thích hợp.
             d. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
             Bảo đảm tiền vay là một nguyên tắc bắt buộc đối với hoạt động tín
dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 8                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là
lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, do vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước là không nhỏ. Để bảo tồn nguồn vốn tín dụng của Nhà
nước buộc các đối tượng vay vốn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Bảo đảm
tiền vay có thể gồm các hình thức chủ yếu như:
           - Một là, bảo đảm bằng hình thức cầm cố thế chấp tài sản trước khi vay
vốn. Tuy nhiên việc bảo đảm tiền vay chỉ tối thiểu bằng 30% mức vốn vay.
           - Hai là, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nghĩa là khi tài
sản được hình thành sau đầu tư thì chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng
hoặc bán cho các chủ đầu tư khác mà phải làm thủ tục thế chấp với đơn vị cho
vay vốn theo quy định của Nhà nước.
           - Ba là, bảo lãnh tín dụng bằng uy tín hoặc vật chất của người thứ ba.
Tuy nhiên tín dụng Nhà nước có tính chất hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, nên đòi
hỏi về bảo đảm tiền vay cũng có tính hỗ trợ không khắt khe như các hoạt động
tín dụng khác.
           e. Nguyên tắc hoàn trả vốn vay
           Hoàn trả nợ vay là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong hoạt
động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
nói riêng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được nằm trong
nguồn Nhà nước phải huy động từ các kênh khác nhau đề hình thành nên nguồn
vốn đó. Do vậy các đối tượng được vay vốn ưu đãi của Nhà nước phải có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này để hoàn trả cho Nhà nước. Sau một
quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh vốn được thu về hoàn trả cho
Nhà nước. Nguồn để trả cho Nhà nước gồm:
           - Đối với sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu để thực hiện các hợp
đồng ngoài vốn gốc được hoàn trả từ nguồn doanh thu bán hàng và một phần lợi
nhuận thu được để hoàn trả lãi vay.
           - Đối với dự án đầu tư: vốn gốc được dùng từ nguồn khấu hao cơ bản
trích hàng năm để hoàn trả và lãi vay được trích trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên
Nhà nước cho phép chủ đầu tư có thể dùng nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả
vốn vay.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 9                   SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


        2.1.4.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
        Căn cứ vào thời hạn cho vay, người ta có thể chia tín dụng đầu tư phát
triển ra thành:
        - Tín dụng ngắn hạn: tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1
năm, thường được sử dụng cho vay vốn bổ sung, vốn lưu động phục vụ sản
xuất kinh doanh của các đơn vị; cho vay để mua nguyên vật liệu, vật tư máy móc,
để thu mua chế biến hàng xuất khẩu.
        - Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy
thuộc vào mỗi nước. Ở Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm,
tín dụng dài hạn từ 5 năm trở lên. Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu
tư xây dựng cớ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở
rộng khôi phục, cải biến kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ.
     2.1.4. Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước với tín dụng
cuả ngân hàng thương mại
        So với các hình thức tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước cũng hoạt động với nguyên tắc vay trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước với bản chất riêng nên có những đặc điểm riêng so với tín
dụng của Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Phát triển cũng có những đặc
điểm khác so với các Ngân hàng thương mại.
        Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chỉ tiêu so sánh            Ngân hàng Phát triển               Ngân hàng thương mại
1. Mục tiêu hoạt Không vì lợi nhuận                           Vì lợi nhuận
động
2.     Luật   điều - Luật về tín dụng đầu tư phát - Luật các tổ chức tín
chỉnh                triển (Hiện nay là Nghị định dụng.
                     151/2006/NĐ-CP                    ngày
                     20/12/2006 của Chính phủ về Tín
                     dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
                     của Nhà nước).
                     - Luật các tổ chức tín dụng (tỷ lệ

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 10                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
                     không lớn).
3. Cơ quan quản Chính phủ                                     Ngân hàng Nhà nước
lý nhà nước
4. Can thiệp của - Đảm bảo khả năng thanh toán                - Giám sát thông qua luật
nhà nước                                                      tổ chức tín dụng
5. Lãi suất          Lãi suất cho vay thường cố định Lãi suất thị trường
                     và thấp hơn lãi suất thị trường.
6. Mục tiêu cho Tập trung vào các lĩnh vực theo Chủ yếu phục vụ hoạt
vay                  chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, động sản xuất kinh doanh
                     các vùng miền có điều kiện kinh
                     tế - xã hội khó khăn
7. Thời hạn cho Dài hạn                                       Chủ yếu là cho vay ngắn
vay                                                           hạn
   2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư
        2.1.4.1 Doanh số cho vay
        Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi
hay chưa thu hồi.
        2.1.4.2 Doanh số thu nợ
        Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
        2.1.4.3 Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng dư nợ
        Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho khách
hàng vay mà còn chưa thu được tại thời điểm nhất định. Tốc độ tăng dư nợ cho
vay được xác định bằng công thức:
                                        Dư nợ cho vay cuối kỳ này
      Tốc độ tăng dư nợ (%) =                                              - 1       x 100
                                       Dư nợ cho vay cuối kỳ trước
        Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô của hoạt động
tín dụng, còn tốc độ dư nợ cho vay thể hiện mức độ và khả năng mở rộng quy mô
và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay ngày càng cao và tốc độ dư
nợ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 11                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       2.1.4.4 Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %)
                                                          Tổng dư nợ
          Tổng dư nợ trên vốn huy động =                                       x 100%
                                                       Tổng vốn huy động
       Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy
động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân
hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ
tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu
này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
       2.1.4.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
                                                  Nợ quá hạn
         Nợ quá hạn trên tổng dư nợ =                                x    100%
                                                  Tổng dư nợ
       Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân
hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.
       2.1.4.6 Hệ số thu nợ (%)
                                              Doanh số thu nợ
                    Hệ số thu nợ        =                           x 100%
                                              Doanh số cho vay
       Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng
như khả năng trả nợ vay của khách hàng.
       2.1.4.7 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
                                                Doanh số thu nợ
          Vòng quay vốn tín dụng         =
                                                Dư nợ bình quân
       Trong đó dư nợ bình quân được tính như sau:
                                              Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
              Dư nợ bình quân           =
                                                              2
       Ý nghĩa: Vòng vay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh
và sử dụng có hiệu quả.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                 Trang 12                SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
   2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
   - Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm
2006, 2007, 2008.
   - Tham khảo sách báo, tạp chí Ngân hàng và các bài viết có liên quan đến đề
tài phân tích.
   - Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng về doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ tín dụng và kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm.
   2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
   - Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu.
   - Dùng phương pháp so sánh
        + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
                               y = y1 – y0
           Trong đó:
                   y0 : chỉ tiêu năm trước
                   y1 : chỉ tiêu năm nay
                   y : là phần chêch lệch tăng, giảm của các chi tiêu kinh tế
       Phương pháp này sử dụng để so sánh năm cần tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
       + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
                               y1
                   y    =           x 100 - 100%
                               y0
           Trong đó:
                   y0 : chỉ tiêu năm trước
                   y1 : chỉ tiêu năm nay
                   y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                Trang 13                 SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


        Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
        - Dùng phương pháp tỷ số: sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt
động tín dụng đầu tư.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 14                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                      CHƯƠNG 3
      GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
                   VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
                                      
3.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
       Địa giới hành chính: Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Trà Vinh và tỉnh Bến Tre.
       Vĩnh Long có 8 huyện, thị, dân số khoảng 1.057 triệu người.
       Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng song Cửu Long có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 03 đến tháng 10) và
mùa nắng (từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau), nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 270C.
       Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh Nông nghiệp,
nền sản xuất công nghiệp và dịch đang trong quá trình chuyển dịch và phát triển.
       Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng
như: sản xuất gạch ngói, gốm sứ, dệt chiếu… mà sản phẩm đã có mặt nhiều nước
trên thế giới, với lực lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề khéo léo, tiếp thu
nhanh những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống
đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
       Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã
hoạch định với phương châm là động viên mọi nguồn lực tạo tạo môi trường
thuận lợi đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
trên cơ sở phát huy và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn liền phát
triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ, tăng cường tích lũy để
đầu tư phát triển sản xuất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
       Tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chú trọng đầu tư cho
ngành then chốt, khai thác tốt lợi thế từng ngành, nghề nhằm tăng sản lượng hàng
hóa và chất lượng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
       Phát huy mạnh mẽ sức tổng hợp của các thành phần kinh tế, xây dựng cơ
sở hạ tầng xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tích cực cải thiện đời

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 15                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


sống nhân dân trên cơ sở giải quyết lao động, thu hẹp các hộ nghèo thông quan
việc đầu tư các công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng vùng
nhằm nâng cao đời sống văn hóa xã hội của người dân địa phương.


3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH VĨNH LONG
   3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
       Cùng với các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại các tỉnh,
Thành phố (trực thuộc Trung ương) trong cả nước, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức
lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển Vĩnh Long (được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 01/01/2000).
       Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vĩnh Long là tổ chức tài chính
Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiệc chính sách tín dụng đầu tư
phát triển, tín dụng đầu tư xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác do Chính phủ
giao. Trong những năm qua, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, đã góp
phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu đầu tư; tiếp tục đổi mới, lành mạnh
hoá hệ thống tài chính tiền tệ, tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
       Trong những năm qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Long với chức năng thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước, đã tập trung nguồn
vốn hỗ trợ cho các huyện thị thuộc khu vực Tỉnh Vĩnh Long, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế vùng, phát triển các ngành
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
các vùng miền khó khăn mà ngân sách Nhà nước không đủ khả năng để hỗ trợ;
các tổ chức tín dụng thương mại không cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì
vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, dộ rủi ro cao,... Tuy nhiên bên cạnh
những kết quả đạt được, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long ở khu vực Tĩnh Vĩnh Long cũng còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của các đối tượng thuộc diện


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 16                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


được vay vốn tín dụng đầu tư ở khu vực đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần
được bổ sung, hoàn thiện để nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phát huy
hơn nữa hiệu quả và hỗ trợ nhiều hơn cho vùng còn nhiều khó khăn.
       Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: The Vietnam
Development Bank (viết tắt:VDB). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:
110/QĐ-TTg ngày 19/05/2006. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là 99 năm.
   3.2.2 Vai trò của chi nhánh
       3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long
       - Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam; vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng
năm; vốn ODA được Chính phủ giao.
       - Vốn huy động: phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định
của phát luật; vay của tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
       - Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước. Vốn đóng
góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài
chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức
trong và ngoài nước.
       - Nhận vốn uỷ thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá
nhân trong và ngoài nước.
       - Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
       3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long
       - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định
của Chính phủ.



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 17                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát
triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
       - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh
tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và băo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
       - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận
uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển
Việt Nam với các tổ chức uỷ thác.
       - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
       - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam theo qui định của pháp luật.
       - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
       - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long thực hiện một số
nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
      Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long với vai trò là công
cụ tài chính của Chính phủ, là đơn vị được tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn,
bám sát những định hướng phát triển và các giải pháp lớn mà Chính phủ đã đề ra,
khai thác các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển và
thúc đẩy xuất khẩu theo đúng chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng
xuất khẩu của Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế.
   3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh
       Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm có Giám đốc, 1
Phó Giám đốc và 4 phòng. Bao gồm các phòng:
       - Phòng tín dụng
       - Phòng tổng hợp
       - Phòng tài chính - kế toán
       - Phòng hành chính - quản trị nhân sự



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 18                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


        Mỗi phòng có trưởng phòng và phó phòng có nhiệm vụ làm tham mưu
cho Ban Giám đốc trong công tác chuyên môn.
        Hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm 28
các bộ công chức, trong đó:
        - Ban Giám đốc: 02 người
        - Phòng tín dụng: 10 người
        - Phòng tổng hợp: 04 người
        - Phòng tài chính - kế toán: 06 người
        - Phòng hành chính - quản lý nhân sự: 06 người
    Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long

                                        Giám đốc



                                     Phó Giám đốc




   Phòng tín          Phòng hành chính                Phòng          Phòng tài chính
     dụng             - quản lý nhân sự              tổng hợp           - kế toán

Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
                             CHI NHÁNH VĨNH LONG
        Chức năng và nhiêm vụ của các phòng ban
         Phòng tổng hợp:
        - Nghiên cứu các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
trung ương và địa phương, các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước.
        - Thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh. Tiếp nhận, quản lý và
điều hành nguồn vốn tại chi nhánh.
        - Tổ chức thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của khách
hàng.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 19                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       - Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh theo kế hoạch.
       - Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật có liên quan đến
nghiệp vụ.
        Phòng tín dụng
       - Tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, tín dụng xuất khẩu, quản lý hỗ trợ sau đầu tư và cấp phát uỷ thác,
bảo lãnh tín dụng đầu tư, quản lý vốn ODA.
       - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng trong các công tác: vay vốn, cấp hỗ
trợ sau đầu tư, cấp phát uỷ thác và quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành.
       - Dự thảo các hợp đồng, khế ước của các dự án.
       - Kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, điều kiện pháp lý và các chứng từ thủ tục,
khối lượng thực hiện trước khi giải ngân vốn vay. Kiểm tra đánh giá và theo dõi
tài sản đảm bảo tiền vay đúng qui định, thực hiện công chứng, chứng thực v à
đăng ký giao dịch đảm bảo cho các hợp đồng. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và
trả nợ của khách hàng, thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng sử dụng vốn vay
sai mục đích, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
       - Xác định nhu cầu và kế hoạch sử dụng hạn mức cho vay dài hạn, ngắn
hạn, ODA và cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp pháp ủy thác.
        Phòng tài chính - kế toán
       - Thực hiện chế độ kế toán , thống kê tại chi nhánh; lập và gửi báo cáo kế
toán, quyết toán theo đúng hướng dẫn.
       - Mở và quản lý sử dụng các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại Kho bạc
Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Thực hiện việc mở tài
khoản cho khách hàng có giao dịch tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long.
       - Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán, chuyển tiền điện tử.
       - Kiểm tra tính chất hợp lý, hợp pháp của chứng từ, hạch toán ghi chép
chính xác, theo dõi khế ước vay, thu nợ, thu lãi, hạn mức vốn, tính và quản lý thu
các loại phí trong hoạt động nghiệp vụ: phí huy động vốn, chuyển tiền,…


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 20                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


        Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự
       - Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý biên chế, tuyển dụng
công chức, bổ nhiệm, nâng lương, chuyển ngạch, khen thưởng, kỹ luật, hưu trí,
mất sức theo đúng chế độ.
       - Lập kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý hồ sơ cán bộ theo
đúng quy định.
       - Tiếp nhận, luân chuyển, bảo quản các công văn, hồ sơ.
       - Quản lý sử dụng các loại con dấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long đúng quy định. Tổ chức kho lưu trữ công văn, tài liệu đảm bảo
an toàn.
       - Tổ chức công tác lễ tân, công tác in ấn, photocopy, phân phối các công
văn, tài liệu.
       - Tổ chức bảo vệ cơ quan an toàn tuyệt đối, phòng chống cháy, bảo vệ tài
sản, tài liệu của chi nhánh.


3.3 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG QUA 03 NĂM 2006 – 2008
   3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
       3.3.1.1 Những thuận lợi
       - Chi nhánh đã chủ động sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, đẩy
mạnh công tác kiểm tra, từ đó thực hiện tốt các nhiêm vụ, chỉ tiêu được giao đặc
biệt là hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn.
       - Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh
ngày càng có chiều sâu và kinh nghiệm hơn trong công tác tín dụng.
       - Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua
đã dần đi vào thế ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: hỗ trợ một số lĩnh vực y tế, giáo
dục và văn hóa; các chương trình, dự án trọng điểm của trung ương và địa
phương, các vùng kinh tế địa bàn khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp có điều
kiện đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm mở rộng hoạt động sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 21                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       - Tranh thủ sự lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban Nhân
dân và sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ
đúng mức dẫn đến thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ.
       3.3.1.2 Những hạn chế
       - Cơ chế huy động vốn hết sức khó khăn do hạn chế đối tượng huy động,
lãi suất thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, thị trường vốn trên địa
bàn cạnh tranh quyết liệt.
       - Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì rất lớn nhưng đối tượng cho vay bị thu
hẹp dần.
       - Ngoài ra, một số công tác nghiệp vụ chưa đạt hiệu quả cao như: thu hồi
nợ của các dự án, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.
       - Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển trong nhiều lĩnh vực gặp nhiều khó khăn do tác động thị trường giá cả biến
động mạnh, ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
   3.2.2 Kết quả đạt được
       VDB Vĩnh Long đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà
nước thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ chính trên cơ sở
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp trên giao.
       3.2.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh
           Qua bảng số liệu ta thấy đây là chỉ tiêu duy nhất Ngân hàng Phát triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Cụ thể năm 2006 tăng 102% so với kế hoạch được giao và tiếp tục tăng 113% so
với kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên tình hình huy động vốn còn gặp nhiều khó
khăn do cơ chế lãi suất huy động vốn thấp hơn các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn và chỉ huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
       3.2.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại
chi nhánh
       - Doanh số cho vay: doanh số cho vay qua các năm đều tăng cao. Năm sau
cao hơn năm trước và hoàn thành khá tốt kế hoạch được giao.Với mục tiêu tạo
điều kiện phát triển và là đồng vốn “mồi” thúc đẩy các thành phần kinh tế trên


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 22                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


địa bàn phát huy tiềm năng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao để đáp
ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế xã hội thu hút và tạo ra việc làm cho
người lao động.
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
                              GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
                                                                        ĐVT: Triệu đồng

                     Năm 2006                  Năm 2007                  Năm 2008
                            % so với                  % so với                  % so với
 Chỉ tiêu
                Số tiền     KH được        Số tiền KH được          Số tiền     KH được
                               giao                     giao                       giao
Huy động                                                                             Không
                 57.400            102     65.701           113      43.759
    vốn                                                                            giao KH
 Doanh số
                 37.075               95   92.700           101     114.990                120
  cho vay
Thu nợ gốc       53.824            96,5    93.302           118      70.616           101,8
Thu nợ lãi       12.564            129       8.513          90,9      8.420            95,7
  Nợ quá
                 15.068                    15.186                    13.427
    hạn
 Tỷ lệ nợ
  quá hạn           5,45                      5,15                       4,8
    (%)
   (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long )
                            (Chú thích: KH: Kế hoạch)

       - Công tác thu nợ gốc và lãi của ngân hàng qua 3 năm tuy gặp nhiều khó
khăn do việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi giá cả, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có
nguồn bù đắp trả nợ. Nhưng chi nhánh đã cố gắng nỗ lực tập trung cao độ và có
nhiều biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu vượt kế hoạch về nợ gốc và hoàn
thành kế hoạch thu nợ lãi ở mức khá tốt.



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                Trang 23                 SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


       - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Với đặc điểm là cho vay chính sách, vay
vốn tín dụng đầu tư do đó các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long khả năng gặp nhiều rủi ro nhiều hơn so với hoạt động
tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tình hình nợ quá hạn và % nợ quá hạn
của chi nhánh còn ở mức khá cao nhưng qua 3 năm có xu hướng giảm. Qua đó
thấy được sự nổ lực rất lớn của ngân hàng, từ giám đốc đến phòng tín dụng, tổng
hợp không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn để đáp ứng
nhu cầu công việc.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 24                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


                                      CHƯƠNG 4
         PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
         NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
                    VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
                                      
   4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
       Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn đóng một vai trò hết
sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Phát
triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng thực hiện công tác huy động vốn tại
địa phương theo chủ trương của chính phủ. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính và nguồn vốn tự huy động tại
địa phương.
       - Nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính là nguồn vốn được nhà nước
cấp ban đầu (5.000 tỷ đồng khi mới thành lập) và bổ sung hàng năm cho đến khi
đủ vốn điều lệ, các nguồn vay vốn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và
nguồn vốn Hội sở chính tự huy động. Đối với nguồn vốn tự huy động chủ yếu là
vốn vay từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quỹ tiết kiệm bưu điện là nguồn vốn
mang tính kế hoạch do Chính phủ ấn định về số vốn vay và mức lãi suất
       - Nguồn vốn tự huy động từ địa phương được huy động theo hai hình thức
là tiền gởi kỳ hạn trên 1 năm và tiền gởi kỳ hạn dưới 1 năm.
       Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh
qua 3 năm tăng giảm không đều. Do ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường (khoảng 70% lãi suất thị trường), đối tượng huy động vốn
giới hạn, không tập trung huy động trong tầng lớp dân cư, chỉ huy động vốn từ
các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2007 vốn huy động đạt 65.701 triệu
đồng tăng 14,5% so với năm 2006. Năm 2008 ngân hàng chỉ huy động được
43.759 triệu đồng, tương đương giảm 33,4% so với năm 2007.
       Số liệu tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long trong giai đoạn 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 3 như sau:



GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 25                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



           Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
                                QUA 3 NĂM 2006 – 2008
                                                                        ĐVT: Triệu đồng
                                                        2007/2006           2008/2007
   Khoản mục            2006      2007       2008
                                                      Số tiền     %      Số tiền       %
Kỳ hạn trên 1
                       41.736 48.248 28.303             6.512 15,6 (19.945) (41,3)
năm
Kỳ hạn dưới 1
                       15.664 17.453 15.456             1.789 11,4        (1.997) (11,4)
năm
Tổng cộng              57.400 65.701 43.759             8.301 14,5 (21.942) (33,4)
   (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
        - Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn huy động. Vì VDB Vĩnh Long được Chính phủ giao tập trung đầu tư vào các
lĩnh vực then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, thu hồi vốn trong thời gian dài. Năm 2007, Ngân hàng huy động
được 48.248 triệu đồng, tăng 15,6% so với năm 2006 do năm 2006 chi nhánh
chính thức được thành lập trên cơ sở Quỹ hỗ trợ phát triển nên còn gặp nhiều khó
khăn. Năm 2007, chi nhánh đã nổ lực và có những giải pháp hiệu quả nên số vốn
huy động tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng qua lại với chi
nhánh. Nhưng năm 2008, chi nhánh chỉ huy động được 28.303 triệu đồng giảm
41,3% so với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên hầu hết
các doanh nghiệp trên địa bàn đều thiếu vốn; lãi suất ngân hàng thương mại cũng
thay đổi liên tục gây khó khăn cho công tác huy động vốn và một số tổ chức,
doanh nghiệp rút vốn ra và không gửi lại.
        - Huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm: chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng nguồn vốn huy động do chi nhánh chỉ tập trung huy động các nguồn vốn có
tính chất dài hạn.
        Sơ đồ biểu diễn khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 -
2008.




GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 26                  SVTH: Đặng Ngọc Lan


http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
 Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                 60,000

                                                           48,248
                                 50,000
                                          41,736
                                 40,000




                    Triệu đồng
                                                                            28,303        Kỳ hạn trên 1 năm
                                 30,000
                                                                                          Kỳ hạn dưới 1 năm

                                 20,000                         17,453
                                               15,664                            15,456


                                 10,000


                                     0
                                           Năm 2006         Năm 2007         Năm 2008




            Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
                                             GIAI ĐOẠN 2006 – 2008


 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
       4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực
          Khác với Ngân hàng thương mại trên địa bàn, VDB Vĩnh Long cho vay
 theo Nghị định của 151/2006/NĐ-CP nên chỉ tập trung cho vay vào một số ngành
 về kết cấu cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và các dự án tại địa bàn kinh
 tế - xã hội khó khăn mà các tổ chức tín dụng ngần ngại không cho vay vì vốn đầu
 tư lớn, thời gian hoàn trả vốn dài và độ rủi ro cao.
       4.2.1.1 Doanh số cho vay
            Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
                 CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
                                                                                                   ĐVT: Triệu đồng
                                                                                 2007/2006                2008/2007
     Chỉ tiêu                     2006             2007        2008
                                                                             Số tiền       %           Số tiền        %
1. Hạ tầng KT-
                                 15.775        34.800          42.630         19.025      120,6               7.830 22,5
XH
2. Nông nghiệp                   10.200        30.500          36.000         20.300       199                5.500   18
3. Công nghiệp                     7.500       22.000          30.800         14.500       193                8.800   40
4. Địa bàn khó
                                   3.600           5.400            5.560       1.800         50               160    3,0
khăn
Tổng cộng                        37.075        92.700 114.990                 55.625       150           22.290       24
       (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                                 Trang 27                       SVTH: Đặng Ngọc Lan
 http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long



                                 45,000                                         42,630
                                 40,000
                                                            34,800                 36,000
                                 35,000
                                                               30,500                    30,800
                                 30,000
                                                                                                    Hạ tầng KT-XH




                    Triệu đồng
                                 25,000                              22,000                         Nông nghiệp
                                 20,000                                                             Công nghiệp
                                          15,775
                                 15,000                                                             Địa bàn khó khăn
                                             10,200
                                 10,000          7,500
                                                                        5,400               5,560
                                  5,000             3,600

                                     0
                                               2006              2007                2008
                                                                 Năm



       Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI
                NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
       Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm tăng khá cao.
Năm 2007 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 92.700 triệu đồng tăng 150% so với
năm 2006 là do trong năm 2006 trong điều kiện chờ Chính phủ ban hành Nghị
định mới về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do vậy Ngân hàng chỉ tập
trung cho vay các dự án chuyển tiếp và dự án mới đã được thẩm định vào cuối
năm 2005. Năm 2007, khi Nghị định mới đã được ban hành với danh mục các dự
án được phép đầu tư nên thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi
để sản xuất. Năm 2008, doanh số cho vay tăng chậm lại đạt 114.990 triệu đồng
tăng 24% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng thắt chặt chính sách
tiền tệ ưu tiên kiềm hạm lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, nên doanh số cho
vay có tăng nhưng không nhiều.
       - Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: doanh số cho vay qua 3
năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2007 doanh số cho vay theo kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đạt 34.800 triệu đồng tăng, 120,6% so với năm 2006 và doanh
thu tiếp tục tăng lên đạt 42.630 triệu đồng năm 2008, tăng 22,5% so với năm
2007. Nguyên nhân là do trong những năm qua chi nhánh đã cố gắng nổ lực hỗ
trợ các ngành nghề, các dự án trọng điểm thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội địa
phương phát triển. Trong đó, ngân hàng đã cho vay nâng cấp quốc lộ 54, chương
trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng dự án hạ tầng khu tái định cư tôn nền
vượt lũ, chương trình giao thông nông thôn, chương trình điện khí hóa nông
thôn… góp phần nâng cao số hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh. Ngoài ra, chi
nhánh còn đầu tư một số dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt nhằm nâng cao

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương                                     Trang 28                               SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


công suất sản xuất nước sạch sinh hoạt cho nông thôn, hỗ trợ các lĩnh vực y tế,
giáo dục (đầu tư xây dựng mở rộng qui mô trường Đại học Cửu Long, các cơ sở
khám và điều trị bệnh trong tỉnh)…
       - Về nông nghiệp: đây là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn
thứ hai. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 30.500 triệu đồng, tăng
199% so với năm 2006 và đạt 36.000 triệu đồng năm 2008, tăng 18% so với năm
2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Việt Nam đã chính thức gia
nhập WTO nhưng những mặt hàng nông sản, thuỷ sản trong nước chưa thể cạnh
tranh với các nước về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân,
các cơ sở sản xuất trong tỉnh vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư mở rộng, sản
xuất phát triển giống cây ăn quả sạch bệnh (bưởi 5 roi, cam sành…) , giống thuỷ
hải sản không nhiễm vi sinh (cá tra, cá basa…) và đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ
hải sản để đưa chất lượng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng
có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
       - Về công nghiệp: doanh số cho vay ở ngành công nghiệp trong những
năm qua tăng khá cao. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 22.000 triệu
đồng, tăng 193% so với năm 2005 và đạt 30.800 triệu đồng năm 2008, tăng 40%
so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi nhánh cho các cơ sở sản xuất, các doanh
nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và mở rộng cở sở sản xuất chế biến thức ăn thuỷ
hải sản phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Ngân
hàng còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại điều kiện cho các làng nghề trong
tỉnh phát triển. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư vào các dự án bào chế và sản xuất
thuốc kháng sinh.
       - Về địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: doanh số cho vay
chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007
doanh số cho vay ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 5.400 triệu
đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008 doanh số đạt 5.560 triệu
đồng, tăng 3% so với năm 2007. Do trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long chỉ có
huyện Trà Ôn là được xếp vào khu vực địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên
doanh số cho vay chủ yếu đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản tạo ra sản phẩm phục vụ
cho sản xuất và chế biến xuất khẩu.


GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 29                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long


     4.2.1.2 Tình hình thu nợ
     Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng quan tâm
rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có
vừa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 cụ thể như
sau:
           Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB
                        VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
                                                                         ĐVT: Triệu đồng
                                                       2007/2006             2008/2007
     Chỉ tiêu      2006       2007        2008
                                                     Số tiền      %       Số tiền      %
1. Hạ tầng
                  28.248      39.348      29.301      11.100      39,3 (10.047) (25,5)
KT-XH
2.        Nông
                  18.265      34.486      24.744      16.221      88,8     (9.742) (28,2)
nghiệp
3.        Công
                  13.430      24.875      21.169      11.445      85,2     (3.706) (14,9)
nghiệp
4. Địa bàn
                    6.446       6.106      3.821       (340)     (5,3)     (2.285) (37,4)
khó khăn
Tổng cộng         66.389 104.815          79.035      38.426      57,9 (25.780) (26,6)
       (Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
         Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm
tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 66.389 triệu đồng.
Nhưng đến năm 2007 doanh số này lên đến 104.815 triệu đồng tăng so với năm
2006 là 38.426 triệu đồng, tăng 57,9%. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế
ngày càng phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả,
mặc khác chi nhánh còn thu hồi nợ các công trình dự án cho vay từ các năm
trước. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 79.035 triệu đồng,
giảm 26,6% so với năm 2007. Trong năm này tình hình kinh doanh của các
doanh nghiệp trong tỉnh không gặp nhiều thuận lợi do: khủng hoảng kinh tế thế
giới, sản phẩm sản xuất ra cung nhiều hơn cầu…

GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương               Trang 30                  SVTH: Đặng Ngọc Lan
http://www.kinhtehoc.net
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)
Luan van tot nghiep ke toan (22)

More Related Content

What's hot

Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (18)

Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng t...
 
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần...
 
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhành ngân hàng công ...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAYĐề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
Đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB, HAY
 
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
Luận án: Thực trạng và giải pháp Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng...
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 
Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)Luan van tot nghiep ke toan (6)
Luan van tot nghiep ke toan (6)
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng AgribankĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng tại ngân hàng Agribank
 
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích báo cáo tài chính ngân hàng, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro tỉ giá, ĐIỂM 8, HOT
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nam Việt, ...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển...
 
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải PhòngĐề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
Đề tài: Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ở Hải Phòng
 
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAYĐề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
Đề tài: Giải pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietinbank, HAY
 

Viewers also liked (7)

Final de Año Caritas Iasi. junio '09
Final de Año Caritas Iasi. junio '09Final de Año Caritas Iasi. junio '09
Final de Año Caritas Iasi. junio '09
 
Que Belo é Blog
Que Belo é  BlogQue Belo é  Blog
Que Belo é Blog
 
Doenças sexualmente transmissíveis
Doenças sexualmente transmissíveisDoenças sexualmente transmissíveis
Doenças sexualmente transmissíveis
 
Emily wrenn about me
Emily wrenn about meEmily wrenn about me
Emily wrenn about me
 
Privacy on the Internet
Privacy on the InternetPrivacy on the Internet
Privacy on the Internet
 
18 larutan r
18 larutan r18 larutan r
18 larutan r
 
Matemática 4ª série
Matemática 4ª sérieMatemática 4ª série
Matemática 4ª série
 

Similar to Luan van tot nghiep ke toan (22)

luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luan van tot nghiep ke toan (22) (20)

Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAYKhóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
Khóa luận: Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại BIDV, HAY
 
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdfluan van tot nghiep ke toan (57).pdf
luan van tot nghiep ke toan (57).pdf
 
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAYĐề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
Đề tài huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp, HAY
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại ngân hành nông nghiệp và phát...
 
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdfluan van tot nghiep ke toan (6).pdf
luan van tot nghiep ke toan (6).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdfluan van tot nghiep ke toan (48).pdf
luan van tot nghiep ke toan (48).pdf
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAYĐề tài  chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
Đề tài chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp, HAY
 
Ngô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.docNgô Thị Thúy An.doc
Ngô Thị Thúy An.doc
 
QT070.doc
QT070.docQT070.doc
QT070.doc
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng EximbankChuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Eximbank
 
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
Luận văn: Phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc ...
 
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
Thực trạng định giá bất động sản thế chấp tại ngân hàng thương mại Cổ Phần Đạ...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tưLuận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
Luận văn: Một số giải pháp cao chất lượng cho vay dự án đầu tư
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Việt Trung, HAY ĐIỂM 8
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triể...
 
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOTLuận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Luận văn: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 

More from Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

More from Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luan van tot nghiep ke toan (22)

  • 1. www.kinhtehoc.net TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG ĐẶNG NGỌC LAN Mã số SV: 4053559 Lớp: KT0520A1 Cần Thơ - 2009 http://www.kinhtehoc.net
  • 2. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU................................ ................................ ............ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ............... 1 1.2 Mục tiêu chọn đề tài ................................ ................................ .......... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ .......... 2 1.2.2 Mục tiệu cụ thể ................................ ................................ .......... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ........... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................ .............................. 2 1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ................................ ................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ 2 1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan ................................ .......................... 3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ ................................ ................................ ..................... 4 2.1 Phương pháp luận ................................ ................................ .............. 4 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ... 4 2.1.1.1 Khái niệm ................................ ................................ .......... 4 2.1.1.2 Đặc điểm ................................ ................................ ........... 5 2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ................................ ................................ ................................ ........... 6 2.2.1.1 Mục đích................................ ................................ ............ 6 2.2.1.2 Vai trò ................................ ................................ ............... 6 2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ................................ ................................ ................................ ........... 7 2.1.3.1 Các nguyên tắc của hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ................................ ................................ ................................ ...... 7 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang vi SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 3. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2.1.3.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.... 10 2.1.4 Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với tín dụng của Ngân hàng thương mại ................................ ................................ 10 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động đấu tư phát triển................ 11 2.1.5.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 11 2.1.5.2 Doanh số thu nợ................................ ............................... 11 2.1.5.3 Dư nợ tín dụng................................ ................................ . 11 2.1.5.4 Tốc độ tăng dư nợ ................................ ............................ 11 2.1.5.5 Tổng dư nợ trên vốn huy động ................................ ......... 12 2.1.5.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ................................ ............. 12 2.1.5.7 Hệ số thu nợ ................................ ................................ .... 12 2.1.5.8 Vòng quay vốn tín dụng................................ ................... 12 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ . 13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................ ................... 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................ ................. 13 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................ 15 3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ....................... 15 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long ................................ ................................ ................................ .............. 16 3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh .... 16 3.2.2 Vai trò và chức năng của chi nhánh ................................ ......... 17 3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long................................ ................................ ........................ 17 3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long................................ ................................ ........................ 17 3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh................................ ...... 18 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang vii SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 4. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 3.3 Tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2006 – 2008 ................................ .................. 21 3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh ............................ 21 3.3.1.1 Những thuận lợi ................................ ............................... 21 3.3.1.2 Những hạn chế................................ ................................ . 22 3.3.2 Kết quả đạt được................................ ................................ ...... 22 3.3.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh ............................... 22 3.3.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh ................................ ................................ ................................ .... 22 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ ......... 25 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ................................ .................... 25 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư................................ ................. 27 4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực ................... 27 4.2.1.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 27 4.2.1.2 Tình hình thu nợ ................................ .............................. 30 4.2.1.3 Tình hình dư nợ tín dụng ................................ ................. 32 4.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 35 4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế ... 37 4.2.2.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 37 4.2.2.2 Tình hình thu nợ ................................ ............................. 40 4.2.2.3 Dư nợ tín dụng................................ ................................ . 41 4.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 43 4.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 .............................. 45 4.4.1 Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ................................ ........................ 45 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang viii SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 5. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 4.4.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ/Vốn huy động................................ ........... 46 4.4.3 Chỉ tiêu hệ số thu nợ ................................ ................................ 46 4.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ................................ .............. 47 4.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ................................ .......................... 47 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................................ ............................ 49 5.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn................................ .................... 49 5.2 Đẩy mạnh công tác Marketing để thu hút khách hàng...................... 50 5.3 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án ................................ ....... 50 5.4 Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ................................ ..... 51 5.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng ................ 52 5.6 Một số giải pháp khác................................ ................................ ...... 53 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ............... 55 6.1 Kết luận ................................ ................................ ........................... 55 6.2 Kiến nghị ................................ ................................ ......................... 56 6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ ................................ ......................... 56 6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam......................... 57 6.2.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp................................ ............... 57 Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...................... 58 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang ix SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 6. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 10 Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 23 Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 …….. ........................................................................................................... 26 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 27 Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 30 Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 33 Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 35 Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM ................................................................................................................ 38 Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 40 Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 41 Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM ................................................................................... 43 Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ...................................................... 45 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang x SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 7. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................................ ....... 19 Hình 2:TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008................................ ................................ ................................ 27 Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ................................ .......... 28 Hình 4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 32 Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 34 Hình 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .............................. 37 Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................... 39 Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM ................................ ................................ ................................ .... 41 Hình 9: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .................... 43 Hình 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDV VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ............................... 44 GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang xi SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 8. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU  1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp đổi mới về quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý. Vì chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng đầu tư xuất khẩu của nhà nước đã và đang đi cuộc sống, phát huy tác dụng, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã hỗ trợ nguồn vốn để doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những lợi thế của vùng, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng hàng hoá góp phần duy trì thị trường xuất khẩu truyền thống và tiếp cận với thị trường mới. Cùng với các chi nhánh ngân hàng phát triển trong hệ thống, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (trước đây là chi nhánh Quỹ hỗ Phát triển Vĩnh Long) đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị trí của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là vựa lúa lớn nhất trong cả nước vì vậy công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể nhưng đến nay chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh ngang tầm khu vực. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với những thách thức mới, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy vấn đề huy động vốn và cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng gặp không ít khó khăn; vấn đề đặt ra làm sao thu hút được huy động vốn và cho vay hợp lý nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy được tìm năng của mình đồng thời Ngân hàng cũng hạn chế được rủi ro. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 1 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 9. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Việc phân tích hiệu quả tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thấy rõ thực trạng tình hình vốn huy động và hiệu quả cho vay từ đó đề ra những giải pháp, biện pháp phù hợp thực hiện để hoàn thành kế hoạch được giao. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long” để nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua 03 năm 2006, 2007, 2008 và từ kết quả phân tích đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại chi nhánh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của đề tài hướng đến các mục tiêu sau: - Hệ thống hoá lý luận về tín dụng đầu tư làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu. - Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng trong 03 năm (từ năm 2006 đến 2008). - Phân tích tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tín dụng và nợ quá hạn. - Đưa ra một số giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long. 1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 24/04/2009. Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2006 - 2008. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 2 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 10. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích tín dụng đầu tư trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI - “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon Thương tín chi nhánh An Giang” do tác giả Trần Thành Phú viết. Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon Thương tín chi nhánh An Giang trong thời gian qua. Từ đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng và đưa ra một số giải pháp từng bước hoàn thiện công tác hoạt động tín dụng, từ đó hạn chế rủi ro phát sinh. - “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy” do tác giả Nguyễn Hoàng Phúc viết. Luận văn cũng đã phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn từ đó thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng tốt hơn. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 3 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 11. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2.1.1.1 Khái niệm Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với các pháp nhân và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước. Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển chỉ ra đời khi việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sanh hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu. Giống như các hình thức tín dụng khác, tín dụng đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng vốn cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nếu như lúc đầu, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ có một hình thức duy nhất là cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi và nguồn vốn chủ yếu là do ngân sách Nhà nước cấp. Đến nay, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thực hiện thông qua hai chính sách lớn là chính sách tín dụng đầu tư phát triển (bao gồm cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư) và chính sách tín dụng xuất khẩu (bao gồm cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng). Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước cấp phát hàng năm còn được huy động bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, huy động tiết kiệm trong dân cư, huy động từ các tổ chức kinh tế... GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 4 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 12. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2.1.1.2 Đặc điểm Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau: - Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế. - Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước (hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn pháp định, cấp bù lãi suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước. - Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn... - Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển: + Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của đất nước. + Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực the chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... Về nguyên tắc, tín dụng đầu tư phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của Nhà nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước. + Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 5 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 13. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế phát triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt động trong môi trường cạnh tranh... thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu hẹp lại và chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác. 2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2.1.2.1 Mục đích Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. 2.1.2.2 Vai trò Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển, điều này thể hiện ở các điểm như sau: Thứ nhất, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư cho những dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế trọng điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao,... có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững. Đối với các loại dự án này nếu sử dụng hoàn toàn vào vốn vay thương mại là rất khó thực hiện và nhiều dự án sẽ không thực hiện được. Thứ hai, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước động viên thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế, giảm bớt nhập siêu như hiện nay. Bởi trong lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho công nghệ cao với quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi dài, rủi ro lớn nếu không có GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 6 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 14. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì rất khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại. Thứ ba, cung cấp một lượng vốn cho việc đầu tư phát triển các dự án ở các khu vực, vùng, ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định tình hình chung của quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển. Thứ tư, thông qua hệ thống tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tạo thêm một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy còn những định chế ràng buộc nhưng là một định chế tài chính Nhà nước nên dễ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính tiền tệ này. 2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 2.1.3.1 Các nguyên tắc của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước a. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong những công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có thể là một bộ phận dân cư, ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc là những dự án đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả quốc gia. Do vậy tuỳ theo từng mặt hàng cần khuyến khích hỗ trợ mà Nhà nước quy định đối tượng ưu tiên trong từng thời kỳ, từng năm. Điều này thể hiện một quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước là: do nguồn lực tài chính có hạn Nhà nước không thể hỗ trợ cho tất cả các mặt hàng, nên chỉ nhằm hỗ trợ vào các mặt hàng mới có thị trường chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ và những mặt hàng để duy trì các thị trường truyền thống. Mặc khác, mục đích của Nhà nước hỗ trợ nhằm giúp cho mặt hàng đó nhanh chóng đứng vững trên thị trường, nhanh chóng đủ sức cạnh tranh khi bước vào hội nhập và lúc đó không cần sự trợ giúp của Nhà nước. Một điểm nữa cần nói đến đó là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, khi đã cùng một sân chơi, các tổ chức thương mại quốc tế không cho phép bất cứ một nước nào có hình thức bảo hộ cho các mặt hàng riêng của mình trong thời gian quá dài. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 7 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 15. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long b. Nguyên tắc huy động vốn Quy mô của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phụ thuộc rất lớn vào quy mô vốn ngân sách Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, cũng như quy mô huy động vốn từ nền kinh tế. Quy mô của nguồn vốn tín dụng tuỳ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Việc huy động vốn phải bảo đảm hai nguyên tắc sau: - Huy động vốn phải bảo đảm các cân đối của nền tài chính quốc gia, đặc biệt là cân đối giữa nguồn vốn so với nhu cầu sử dụng vốn. Việc huy động vốn phải được đặt trong quan hệ với các kênh huy động khác; phải bảo đảm chi tiêu an toàn nợ nước ngoài; phải cân đối với nhu cầu sử dụng vốn thực tế và chỉ được xem xét trong mối quan hệ điều tiết tiền – hàng nhằm ổn định và phát triển thị trường tài chính. - Huy động vốn phải tuân thủ theo các quy định của thị trường (cung cầu về vốn) đảm bảo việc tập trung huy động nhanh, thời gian hợp lý và hỗ trợ cho việc phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. c. Nguyên tắc sử dụng vốn Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ đầu tư của dự án, hoặc các hợp đồng xuất khẩu nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô và bảo đảm cho các dự án đầu tư có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế của Nhà nước. Quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đi đôi với việc thẩm định tính hiệu quả phương án kinh doanh của dự án đầu tư là phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, đây là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đối với việc hoàn trả nợ vay trong hoạt động tín dụng. Lãi suất linh hoạt theo khả năng sinh lời theo từng dự án, diễn biến của thị trường nhưng luôn thấp hơn lãi suất thị trường cùng thời kỳ. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn còn phải thông qua một cơ chế xử lý rủi ro thích hợp. d. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay Bảo đảm tiền vay là một nguyên tắc bắt buộc đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 8 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 16. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, do vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là không nhỏ. Để bảo tồn nguồn vốn tín dụng của Nhà nước buộc các đối tượng vay vốn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tiền vay có thể gồm các hình thức chủ yếu như: - Một là, bảo đảm bằng hình thức cầm cố thế chấp tài sản trước khi vay vốn. Tuy nhiên việc bảo đảm tiền vay chỉ tối thiểu bằng 30% mức vốn vay. - Hai là, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nghĩa là khi tài sản được hình thành sau đầu tư thì chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng hoặc bán cho các chủ đầu tư khác mà phải làm thủ tục thế chấp với đơn vị cho vay vốn theo quy định của Nhà nước. - Ba là, bảo lãnh tín dụng bằng uy tín hoặc vật chất của người thứ ba. Tuy nhiên tín dụng Nhà nước có tính chất hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, nên đòi hỏi về bảo đảm tiền vay cũng có tính hỗ trợ không khắt khe như các hoạt động tín dụng khác. e. Nguyên tắc hoàn trả vốn vay Hoàn trả nợ vay là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được nằm trong nguồn Nhà nước phải huy động từ các kênh khác nhau đề hình thành nên nguồn vốn đó. Do vậy các đối tượng được vay vốn ưu đãi của Nhà nước phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này để hoàn trả cho Nhà nước. Sau một quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh vốn được thu về hoàn trả cho Nhà nước. Nguồn để trả cho Nhà nước gồm: - Đối với sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu để thực hiện các hợp đồng ngoài vốn gốc được hoàn trả từ nguồn doanh thu bán hàng và một phần lợi nhuận thu được để hoàn trả lãi vay. - Đối với dự án đầu tư: vốn gốc được dùng từ nguồn khấu hao cơ bản trích hàng năm để hoàn trả và lãi vay được trích trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên Nhà nước cho phép chủ đầu tư có thể dùng nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả vốn vay. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 9 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 17. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2.1.4.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước Căn cứ vào thời hạn cho vay, người ta có thể chia tín dụng đầu tư phát triển ra thành: - Tín dụng ngắn hạn: tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng cho vay vốn bổ sung, vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị; cho vay để mua nguyên vật liệu, vật tư máy móc, để thu mua chế biến hàng xuất khẩu. - Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy thuộc vào mỗi nước. Ở Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm, tín dụng dài hạn từ 5 năm trở lên. Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu tư xây dựng cớ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở rộng khôi phục, cải biến kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ. 2.1.4. Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước với tín dụng cuả ngân hàng thương mại So với các hình thức tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng hoạt động với nguyên tắc vay trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với bản chất riêng nên có những đặc điểm riêng so với tín dụng của Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Phát triển cũng có những đặc điểm khác so với các Ngân hàng thương mại. Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Chỉ tiêu so sánh Ngân hàng Phát triển Ngân hàng thương mại 1. Mục tiêu hoạt Không vì lợi nhuận Vì lợi nhuận động 2. Luật điều - Luật về tín dụng đầu tư phát - Luật các tổ chức tín chỉnh triển (Hiện nay là Nghị định dụng. 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về Tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước). - Luật các tổ chức tín dụng (tỷ lệ GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 10 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 18. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long không lớn). 3. Cơ quan quản Chính phủ Ngân hàng Nhà nước lý nhà nước 4. Can thiệp của - Đảm bảo khả năng thanh toán - Giám sát thông qua luật nhà nước tổ chức tín dụng 5. Lãi suất Lãi suất cho vay thường cố định Lãi suất thị trường và thấp hơn lãi suất thị trường. 6. Mục tiêu cho Tập trung vào các lĩnh vực theo Chủ yếu phục vụ hoạt vay chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, động sản xuất kinh doanh các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn 7. Thời hạn cho Dài hạn Chủ yếu là cho vay ngắn vay hạn 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư 2.1.4.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chưa thu hồi. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. 2.1.4.3 Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng dư nợ Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho khách hàng vay mà còn chưa thu được tại thời điểm nhất định. Tốc độ tăng dư nợ cho vay được xác định bằng công thức: Dư nợ cho vay cuối kỳ này Tốc độ tăng dư nợ (%) = - 1 x 100 Dư nợ cho vay cuối kỳ trước Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng, còn tốc độ dư nợ cho vay thể hiện mức độ và khả năng mở rộng quy mô và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay ngày càng cao và tốc độ dư nợ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 11 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 19. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2.1.4.4 Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %) Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên vốn huy động = x 100% Tổng vốn huy động Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. 2.1.4.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) Nợ quá hạn Nợ quá hạn trên tổng dư nợ = x 100% Tổng dư nợ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. 2.1.4.6 Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. 2.1.4.7 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân được tính như sau: Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = 2 Ý nghĩa: Vòng vay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh và sử dụng có hiệu quả. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 12 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 20. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm 2006, 2007, 2008. - Tham khảo sách báo, tạp chí Ngân hàng và các bài viết có liên quan đến đề tài phân tích. - Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng và kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu. - Dùng phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế y = y1 – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm nay y : là phần chêch lệch tăng, giảm của các chi tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 y = x 100 - 100% y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm nay y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 13 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 21. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Dùng phương pháp tỷ số: sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 14 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 22. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG  3.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG Địa giới hành chính: Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Trà Vinh và tỉnh Bến Tre. Vĩnh Long có 8 huyện, thị, dân số khoảng 1.057 triệu người. Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng song Cửu Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 03 đến tháng 10) và mùa nắng (từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau), nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh Nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp và dịch đang trong quá trình chuyển dịch và phát triển. Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng như: sản xuất gạch ngói, gốm sứ, dệt chiếu… mà sản phẩm đã có mặt nhiều nước trên thế giới, với lực lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề khéo léo, tiếp thu nhanh những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã hoạch định với phương châm là động viên mọi nguồn lực tạo tạo môi trường thuận lợi đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở phát huy và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn liền phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ, tăng cường tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chú trọng đầu tư cho ngành then chốt, khai thác tốt lợi thế từng ngành, nghề nhằm tăng sản lượng hàng hóa và chất lượng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Phát huy mạnh mẽ sức tổng hợp của các thành phần kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tích cực cải thiện đời GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 15 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 23. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long sống nhân dân trên cơ sở giải quyết lao động, thu hẹp các hộ nghèo thông quan việc đầu tư các công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng vùng nhằm nâng cao đời sống văn hóa xã hội của người dân địa phương. 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG 3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Cùng với các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại các tỉnh, Thành phố (trực thuộc Trung ương) trong cả nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển Vĩnh Long (được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2000). Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vĩnh Long là tổ chức tài chính Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiệc chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng đầu tư xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác do Chính phủ giao. Trong những năm qua, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu đầu tư; tiếp tục đổi mới, lành mạnh hoá hệ thống tài chính tiền tệ, tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước. Trong những năm qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long với chức năng thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước, đã tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho các huyện thị thuộc khu vực Tỉnh Vĩnh Long, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế vùng, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các vùng miền khó khăn mà ngân sách Nhà nước không đủ khả năng để hỗ trợ; các tổ chức tín dụng thương mại không cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, dộ rủi ro cao,... Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long ở khu vực Tĩnh Vĩnh Long cũng còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của các đối tượng thuộc diện GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 16 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 24. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long được vay vốn tín dụng đầu tư ở khu vực đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần được bổ sung, hoàn thiện để nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phát huy hơn nữa hiệu quả và hỗ trợ nhiều hơn cho vùng còn nhiều khó khăn. Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: The Vietnam Development Bank (viết tắt:VDB). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 110/QĐ-TTg ngày 19/05/2006. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 99 năm. 3.2.2 Vai trò của chi nhánh 3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng năm; vốn ODA được Chính phủ giao. - Vốn huy động: phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của phát luật; vay của tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. - Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước. - Nhận vốn uỷ thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước. - Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. 3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 17 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 25. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư. - Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và băo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu. - Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các tổ chức uỷ thác. - Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo qui định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu. - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.  Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long với vai trò là công cụ tài chính của Chính phủ, là đơn vị được tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn, bám sát những định hướng phát triển và các giải pháp lớn mà Chính phủ đã đề ra, khai thác các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển và thúc đẩy xuất khẩu theo đúng chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm có Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 4 phòng. Bao gồm các phòng: - Phòng tín dụng - Phòng tổng hợp - Phòng tài chính - kế toán - Phòng hành chính - quản trị nhân sự GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 18 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 26. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Mỗi phòng có trưởng phòng và phó phòng có nhiệm vụ làm tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác chuyên môn. Hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm 28 các bộ công chức, trong đó: - Ban Giám đốc: 02 người - Phòng tín dụng: 10 người - Phòng tổng hợp: 04 người - Phòng tài chính - kế toán: 06 người - Phòng hành chính - quản lý nhân sự: 06 người Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Giám đốc Phó Giám đốc Phòng tín Phòng hành chính Phòng Phòng tài chính dụng - quản lý nhân sự tổng hợp - kế toán Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG Chức năng và nhiêm vụ của các phòng ban  Phòng tổng hợp: - Nghiên cứu các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương, các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. - Thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh. Tiếp nhận, quản lý và điều hành nguồn vốn tại chi nhánh. - Tổ chức thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của khách hàng. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 19 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 27. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh theo kế hoạch. - Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật có liên quan đến nghiệp vụ.  Phòng tín dụng - Tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng xuất khẩu, quản lý hỗ trợ sau đầu tư và cấp phát uỷ thác, bảo lãnh tín dụng đầu tư, quản lý vốn ODA. - Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng trong các công tác: vay vốn, cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát uỷ thác và quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. - Dự thảo các hợp đồng, khế ước của các dự án. - Kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, điều kiện pháp lý và các chứng từ thủ tục, khối lượng thực hiện trước khi giải ngân vốn vay. Kiểm tra đánh giá và theo dõi tài sản đảm bảo tiền vay đúng qui định, thực hiện công chứng, chứng thực v à đăng ký giao dịch đảm bảo cho các hợp đồng. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng, thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật. - Xác định nhu cầu và kế hoạch sử dụng hạn mức cho vay dài hạn, ngắn hạn, ODA và cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp pháp ủy thác.  Phòng tài chính - kế toán - Thực hiện chế độ kế toán , thống kê tại chi nhánh; lập và gửi báo cáo kế toán, quyết toán theo đúng hướng dẫn. - Mở và quản lý sử dụng các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Thực hiện việc mở tài khoản cho khách hàng có giao dịch tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long. - Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán, chuyển tiền điện tử. - Kiểm tra tính chất hợp lý, hợp pháp của chứng từ, hạch toán ghi chép chính xác, theo dõi khế ước vay, thu nợ, thu lãi, hạn mức vốn, tính và quản lý thu các loại phí trong hoạt động nghiệp vụ: phí huy động vốn, chuyển tiền,… GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 20 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 28. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long  Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự - Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý biên chế, tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, nâng lương, chuyển ngạch, khen thưởng, kỹ luật, hưu trí, mất sức theo đúng chế độ. - Lập kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định. - Tiếp nhận, luân chuyển, bảo quản các công văn, hồ sơ. - Quản lý sử dụng các loại con dấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long đúng quy định. Tổ chức kho lưu trữ công văn, tài liệu đảm bảo an toàn. - Tổ chức công tác lễ tân, công tác in ấn, photocopy, phân phối các công văn, tài liệu. - Tổ chức bảo vệ cơ quan an toàn tuyệt đối, phòng chống cháy, bảo vệ tài sản, tài liệu của chi nhánh. 3.3 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG QUA 03 NĂM 2006 – 2008 3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh 3.3.1.1 Những thuận lợi - Chi nhánh đã chủ động sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, đẩy mạnh công tác kiểm tra, từ đó thực hiện tốt các nhiêm vụ, chỉ tiêu được giao đặc biệt là hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh ngày càng có chiều sâu và kinh nghiệm hơn trong công tác tín dụng. - Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua đã dần đi vào thế ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: hỗ trợ một số lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa; các chương trình, dự án trọng điểm của trung ương và địa phương, các vùng kinh tế địa bàn khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm mở rộng hoạt động sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 21 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 29. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Tranh thủ sự lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban Nhân dân và sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ đúng mức dẫn đến thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ. 3.3.1.2 Những hạn chế - Cơ chế huy động vốn hết sức khó khăn do hạn chế đối tượng huy động, lãi suất thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, thị trường vốn trên địa bàn cạnh tranh quyết liệt. - Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì rất lớn nhưng đối tượng cho vay bị thu hẹp dần. - Ngoài ra, một số công tác nghiệp vụ chưa đạt hiệu quả cao như: thu hồi nợ của các dự án, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao. - Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển trong nhiều lĩnh vực gặp nhiều khó khăn do tác động thị trường giá cả biến động mạnh, ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản phẩm. 3.2.2 Kết quả đạt được VDB Vĩnh Long đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ chính trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp trên giao. 3.2.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh Qua bảng số liệu ta thấy đây là chỉ tiêu duy nhất Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Cụ thể năm 2006 tăng 102% so với kế hoạch được giao và tiếp tục tăng 113% so với kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên tình hình huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế lãi suất huy động vốn thấp hơn các Ngân hàng thương mại trên địa bàn và chỉ huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. 3.2.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh - Doanh số cho vay: doanh số cho vay qua các năm đều tăng cao. Năm sau cao hơn năm trước và hoàn thành khá tốt kế hoạch được giao.Với mục tiêu tạo điều kiện phát triển và là đồng vốn “mồi” thúc đẩy các thành phần kinh tế trên GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 22 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 30. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long địa bàn phát huy tiềm năng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao để đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế xã hội thu hút và tạo ra việc làm cho người lao động. Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 % so với % so với % so với Chỉ tiêu Số tiền KH được Số tiền KH được Số tiền KH được giao giao giao Huy động Không 57.400 102 65.701 113 43.759 vốn giao KH Doanh số 37.075 95 92.700 101 114.990 120 cho vay Thu nợ gốc 53.824 96,5 93.302 118 70.616 101,8 Thu nợ lãi 12.564 129 8.513 90,9 8.420 95,7 Nợ quá 15.068 15.186 13.427 hạn Tỷ lệ nợ quá hạn 5,45 5,15 4,8 (%) (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long ) (Chú thích: KH: Kế hoạch) - Công tác thu nợ gốc và lãi của ngân hàng qua 3 năm tuy gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có nguồn bù đắp trả nợ. Nhưng chi nhánh đã cố gắng nỗ lực tập trung cao độ và có nhiều biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu vượt kế hoạch về nợ gốc và hoàn thành kế hoạch thu nợ lãi ở mức khá tốt. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 23 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 31. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Với đặc điểm là cho vay chính sách, vay vốn tín dụng đầu tư do đó các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long khả năng gặp nhiều rủi ro nhiều hơn so với hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tình hình nợ quá hạn và % nợ quá hạn của chi nhánh còn ở mức khá cao nhưng qua 3 năm có xu hướng giảm. Qua đó thấy được sự nổ lực rất lớn của ngân hàng, từ giám đốc đến phòng tín dụng, tổng hợp không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công việc. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 24 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 32. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008  4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng thực hiện công tác huy động vốn tại địa phương theo chủ trương của chính phủ. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính và nguồn vốn tự huy động tại địa phương. - Nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính là nguồn vốn được nhà nước cấp ban đầu (5.000 tỷ đồng khi mới thành lập) và bổ sung hàng năm cho đến khi đủ vốn điều lệ, các nguồn vay vốn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn Hội sở chính tự huy động. Đối với nguồn vốn tự huy động chủ yếu là vốn vay từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quỹ tiết kiệm bưu điện là nguồn vốn mang tính kế hoạch do Chính phủ ấn định về số vốn vay và mức lãi suất - Nguồn vốn tự huy động từ địa phương được huy động theo hai hình thức là tiền gởi kỳ hạn trên 1 năm và tiền gởi kỳ hạn dưới 1 năm. Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Do ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường (khoảng 70% lãi suất thị trường), đối tượng huy động vốn giới hạn, không tập trung huy động trong tầng lớp dân cư, chỉ huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2007 vốn huy động đạt 65.701 triệu đồng tăng 14,5% so với năm 2006. Năm 2008 ngân hàng chỉ huy động được 43.759 triệu đồng, tương đương giảm 33,4% so với năm 2007. Số liệu tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long trong giai đoạn 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 3 như sau: GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 25 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 33. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Kỳ hạn trên 1 41.736 48.248 28.303 6.512 15,6 (19.945) (41,3) năm Kỳ hạn dưới 1 15.664 17.453 15.456 1.789 11,4 (1.997) (11,4) năm Tổng cộng 57.400 65.701 43.759 8.301 14,5 (21.942) (33,4) (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long) - Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vì VDB Vĩnh Long được Chính phủ giao tập trung đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thu hồi vốn trong thời gian dài. Năm 2007, Ngân hàng huy động được 48.248 triệu đồng, tăng 15,6% so với năm 2006 do năm 2006 chi nhánh chính thức được thành lập trên cơ sở Quỹ hỗ trợ phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, chi nhánh đã nổ lực và có những giải pháp hiệu quả nên số vốn huy động tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng qua lại với chi nhánh. Nhưng năm 2008, chi nhánh chỉ huy động được 28.303 triệu đồng giảm 41,3% so với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn đều thiếu vốn; lãi suất ngân hàng thương mại cũng thay đổi liên tục gây khó khăn cho công tác huy động vốn và một số tổ chức, doanh nghiệp rút vốn ra và không gửi lại. - Huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm: chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động do chi nhánh chỉ tập trung huy động các nguồn vốn có tính chất dài hạn. Sơ đồ biểu diễn khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 - 2008. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 26 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 34. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 60,000 48,248 50,000 41,736 40,000 Triệu đồng 28,303 Kỳ hạn trên 1 năm 30,000 Kỳ hạn dưới 1 năm 20,000 17,453 15,664 15,456 10,000 0 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ 4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực Khác với Ngân hàng thương mại trên địa bàn, VDB Vĩnh Long cho vay theo Nghị định của 151/2006/NĐ-CP nên chỉ tập trung cho vay vào một số ngành về kết cấu cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và các dự án tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn mà các tổ chức tín dụng ngần ngại không cho vay vì vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn trả vốn dài và độ rủi ro cao. 4.2.1.1 Doanh số cho vay Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng KT- 15.775 34.800 42.630 19.025 120,6 7.830 22,5 XH 2. Nông nghiệp 10.200 30.500 36.000 20.300 199 5.500 18 3. Công nghiệp 7.500 22.000 30.800 14.500 193 8.800 40 4. Địa bàn khó 3.600 5.400 5.560 1.800 50 160 3,0 khăn Tổng cộng 37.075 92.700 114.990 55.625 150 22.290 24 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long) GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 27 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 35. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 45,000 42,630 40,000 34,800 36,000 35,000 30,500 30,800 30,000 Hạ tầng KT-XH Triệu đồng 25,000 22,000 Nông nghiệp 20,000 Công nghiệp 15,775 15,000 Địa bàn khó khăn 10,200 10,000 7,500 5,400 5,560 5,000 3,600 0 2006 2007 2008 Năm Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm tăng khá cao. Năm 2007 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 92.700 triệu đồng tăng 150% so với năm 2006 là do trong năm 2006 trong điều kiện chờ Chính phủ ban hành Nghị định mới về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do vậy Ngân hàng chỉ tập trung cho vay các dự án chuyển tiếp và dự án mới đã được thẩm định vào cuối năm 2005. Năm 2007, khi Nghị định mới đã được ban hành với danh mục các dự án được phép đầu tư nên thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất. Năm 2008, doanh số cho vay tăng chậm lại đạt 114.990 triệu đồng tăng 24% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ ưu tiên kiềm hạm lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, nên doanh số cho vay có tăng nhưng không nhiều. - Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: doanh số cho vay qua 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2007 doanh số cho vay theo kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đạt 34.800 triệu đồng tăng, 120,6% so với năm 2006 và doanh thu tiếp tục tăng lên đạt 42.630 triệu đồng năm 2008, tăng 22,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm qua chi nhánh đã cố gắng nổ lực hỗ trợ các ngành nghề, các dự án trọng điểm thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Trong đó, ngân hàng đã cho vay nâng cấp quốc lộ 54, chương trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng dự án hạ tầng khu tái định cư tôn nền vượt lũ, chương trình giao thông nông thôn, chương trình điện khí hóa nông thôn… góp phần nâng cao số hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư một số dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt nhằm nâng cao GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 28 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 36. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long công suất sản xuất nước sạch sinh hoạt cho nông thôn, hỗ trợ các lĩnh vực y tế, giáo dục (đầu tư xây dựng mở rộng qui mô trường Đại học Cửu Long, các cơ sở khám và điều trị bệnh trong tỉnh)… - Về nông nghiệp: đây là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 30.500 triệu đồng, tăng 199% so với năm 2006 và đạt 36.000 triệu đồng năm 2008, tăng 18% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO nhưng những mặt hàng nông sản, thuỷ sản trong nước chưa thể cạnh tranh với các nước về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất trong tỉnh vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư mở rộng, sản xuất phát triển giống cây ăn quả sạch bệnh (bưởi 5 roi, cam sành…) , giống thuỷ hải sản không nhiễm vi sinh (cá tra, cá basa…) và đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ hải sản để đưa chất lượng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng có chỗ đứng trên thị trường thế giới. - Về công nghiệp: doanh số cho vay ở ngành công nghiệp trong những năm qua tăng khá cao. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 22.000 triệu đồng, tăng 193% so với năm 2005 và đạt 30.800 triệu đồng năm 2008, tăng 40% so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi nhánh cho các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và mở rộng cở sở sản xuất chế biến thức ăn thuỷ hải sản phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại điều kiện cho các làng nghề trong tỉnh phát triển. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư vào các dự án bào chế và sản xuất thuốc kháng sinh. - Về địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 5.400 triệu đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008 doanh số đạt 5.560 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2007. Do trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long chỉ có huyện Trà Ôn là được xếp vào khu vực địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên doanh số cho vay chủ yếu đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản tạo ra sản phẩm phục vụ cho sản xuất và chế biến xuất khẩu. GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 29 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net
  • 37. www.kinhtehoc.net Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long 4.2.1.2 Tình hình thu nợ Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng quan tâm rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có vừa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 cụ thể như sau: Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Hạ tầng 28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5) KT-XH 2. Nông 18.265 34.486 24.744 16.221 88,8 (9.742) (28,2) nghiệp 3. Công 13.430 24.875 21.169 11.445 85,2 (3.706) (14,9) nghiệp 4. Địa bàn 6.446 6.106 3.821 (340) (5,3) (2.285) (37,4) khó khăn Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6) (Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 66.389 triệu đồng. Nhưng đến năm 2007 doanh số này lên đến 104.815 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 38.426 triệu đồng, tăng 57,9%. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế ngày càng phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, mặc khác chi nhánh còn thu hồi nợ các công trình dự án cho vay từ các năm trước. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 79.035 triệu đồng, giảm 26,6% so với năm 2007. Trong năm này tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh không gặp nhiều thuận lợi do: khủng hoảng kinh tế thế giới, sản phẩm sản xuất ra cung nhiều hơn cầu… GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 30 SVTH: Đặng Ngọc Lan http://www.kinhtehoc.net