SlideShare a Scribd company logo
1 of 84
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
PHẠM VĂN HẢI
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN
CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA
Mã số: 60340102
Họ và tên học viên: Phạm Văn Hải
Người hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thị Thu Giang
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích
dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao
nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập
trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân,
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Đào Thị Thu
Giang và các thầy cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại thương,
tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân cùng nhiều
ý kiến đóng góp của các PGS, TS và nhiều nhà khoa học kinh tế khác.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đào Thị Thu Giang đã
nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại trường Đại học Ngoại
thương, các bạn bè đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường
cũng như quá trình hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức, các đồng nghiệp tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Tác giả
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ.................................. viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.........5
1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử........................................5
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan......................................................................5
1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử.........................................................6
1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:.......................................7
1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử ...................................................8
1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế...............................................................8
1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước..............................................9
1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp..................................................................10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
...............................................................................................................................11
1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên
thế giới ..................................................................................................................12
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ..................................................................12
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản....................................................................15
1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam........................................................18
1.5.1. Bài học thành công.................................................................................18
1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân............................................18
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN .....................................................21
2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân..........................21
iv
2.1.1. Sơ lược cảng Cái Lân và Chi cục hải quan cảng Cái Lân ...................21
2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân .................21
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng
Cái Lân .................................................................................................................24
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam .24
2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam...............28
2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân ..............................................................................29
2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân ..........................................30
2.2.5. Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải
quan cảng Cái Lân ...........................................................................................43
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng................................................................................46
2.4. Đánh giá kết quả thực hiện..........................................................................48
2.4.1. Những ưu điểm trong vận hành ............................................................48
2.4.2. Những khuyết điểm trong vận hành và nguyên nhân ..........................49
CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN 55
3.1. Căn cứ của các giải pháp .............................................................................55
3.1.1. Xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam ....................55
3.1.2. Căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử
của Hàn Quốc, Nhật Bản và kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại
Chi cục hải quan cảng Cái Lân .......................................................................55
3.2. Các giải pháp.................................................................................................56
3.2.1. Hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT ..56
3.2.2. Hoàn thiện mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức.........59
3.2.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực................................................61
3.2.4. Áp dụng các công cụ quản lý hải quan hiệu quả..................................63
KẾT LUẬN..............................................................................................................68
v
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASYCUDA Hệ thống tự động hóa số liệu hải quan
BTC Bộ Tài Chính
CBCC Cán Bộ Công Chức
CBL Chống Buôn Lậu
CNTT Công Nghệ Thông Tin
CO Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin)
CSDL Cơ sở dữ liệu
DN Doanh nghiệp
GLTM Gian Lận Thương Mại
GS Giám Sát
HQ Hải quan
HQĐT Hải quan điện tử
HTTT Hệ thống thông tin
HTKB Hệ thống khai báo
HTXLDL Hệ thống xử lý dữ liệu
KS Kiểm soát
TK Tờ khai
LAN Mạng nội bộ
NK Nhập khẩu
NKD Nhập kinh doanh
QLRR Quản lý rủi ro
SXXK Sản xuất xuất khẩu
TCHQ Tổng cục hải quan
TK Tờ khai
TM Thương mại
TP Thành phố
TQĐT Thông quan điện tử
TTDL Trung tâm dữ liệu
vii
WB Ngân hàng thế giới (World Bank)
WCO Tổ chức hải quan thế giới ( World Customs Organization)
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
XKD Xuất kinh doanh
XK Xuất khẩu
NK Nhập khẩu
XLDL TQĐT Xử lý dữ liệu thông quan điện tử
XNK Xuất nhập khẩu
XNC Xuất nhập cảnh
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan..........7
Bảng 2.1: Tổng số DN tham gia xuất nhập khẩu qua các năm.................................44
BIỂU
Biểu đồ 2.1: Số lượng tờ khai làm thủ tục XNK tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
qua các năm 2013 – 2017..........................................................................................43
Biểu đồ 2.2: Số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT và chữ ký số qua các...............44
Biểu đồ 2.3: Số lượng kim ngạch XNK của các DN làm thủ tục tại Chi cục hải quan
cảng Cái Lân từ năm 2013 – 2017 ............................................................................45
Biểu đồ 2.4: Tổng thu thuế cho Nhà nước qua các năm 2013 – 2017......................45
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan Cảng Cái Lân..............23
HÌNH
Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam ........................................27
Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ............................................31
Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa.....................32
Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu......................33
Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử.............................................................34
Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp.........................................34
Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu..........................................35
Hình 2.8: DN nhập thông tin chung..........................................................................35
Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng................................................................36
Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel.......................................................36
Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel ..........................................................37
Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS .........38
Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng) ..............................................39
Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ).................................................39
Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh) ..............................................40
ix
Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử .........................................41
Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử.........................................41
Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử .........................................42
x
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Để thực hiện đề tài: “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân - thực trạng và giải pháp”, học viên đã
tổng quan lại tình hình nghiên cứu về đề tài, qua đó nhận thức được sự cần thiết của
việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại toàn Tổng cục hải quan nói chung và Chi
cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp:
tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, duy vật biện chứng để phục vụ phân tích
thực trạng đề tài, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu về quy trình
thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái Lân, đưa ra các
giải pháp thực hiện hoàn thiện hoạt động này của Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, học viên đã phân tích về khái niệm
hải quan điện tử; quy trình cũng như vai trò của việc áp dụng thủ tục hải quan điện
tử đối với Tổng cục hải quan; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế
giới, từ đó rút ra các bài học tạo nên sự thành công và những thất bại cho Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khái niệm thủ tục hải quan
điện tử và quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đánh giá thực trạng thực hiện
thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Từ đó học viên đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu tại chi cục, trong đó cụ thể là các giải pháp sau: hoàn thiện các hệ thống
quản lý (chương trình phần mềm), phát triển cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng mô
hình thủ tục HQĐT và mô hình tổ chức, bộ máy phù hợp; xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực; xây dựng công cụ quản lý HQ hiệu quả bao gồm hệ thống thông tin
nghiệp vụ HQ, QLRR và KTSTQ…
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do
trình độ năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những
khiếm khuyết. Học viên rất mong nhận được những lời góp ý từ các thầy giáo, cô
giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu
của luận văn này.
1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc gia nhập sâu, rộng
vào tổ chức WTO, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các
nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN, WTO v.v… Những
công việc mà ngành HQ phải thực hiện là đơn giản hóa thủ tục HQ theo công ước
Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT,
thực hiện Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước HS),
thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp
định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và
công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho
mọi đối tượng. Việc thực hiện thủ tục hải quan chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực
của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức
này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế.
Xu thế phát triển của hải quan quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt
động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là con
đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của HQ quốc tế trong xu hướng
toàn cầu hóa.
Thực hiện thủ tục HQ điện tử là một bước đột phá quan trọng của ngành hải
quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện,
thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu
điểm so với thủ tục hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết
kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao
hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá
cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của
Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai - tỉnh Quảng
Ninh. Theo quy hoạch định hướng phát triển hệ thống cảng biển của Chính phủ và
với mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và
2
dịch vụ hiện đại, Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống cảng biển.
Trong đó, trọng tâm hoàn thiện 9 bến làm hàng container tại khu vực Cái Lân. Bên
cạnh những ưu điểm chung, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải
quan cảng Cái Lân cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện và
phát triển thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, học viên đã
chọn đề tài “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi
cục hải quan cảng Cái Lân – thực trạng và giải pháp” để làm luận văn cao học.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, Tổng cục hải quan đã có sự phát triển vượt bậc khi
đưa mô hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào áp dụng. Trước đây, đã có một
số tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá về thương mại điện tử và một số
lĩnh vực hoạt động hải quan như:
- Đoàn Thị Hồng Vân, Công trình NCKH cấp Bộ (2001): Một số giải pháp
đẩy mạnh quá trình hội nhập của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước.
- Trần Đình Thọ, Luận văn thạc sỹ (2001): Những biện pháp cải cách và hiện
đại hóa công tác quản lý hành chính Hải quan Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006.
- Lê Hương Thủy, Luận văn Thạc sỹ (2001): Hoàn thiện kiểm soát nội bộ
ngành Hải quan.
- Nguyễn Hồng Sơn, Luận văn Thạc sỹ (2002): Một số giải pháp ứng dụng
tin học vào quản lý hành chính ngành Hải quan giai đoạn 2002-2005.
- Bùi Lê Hùng, luận văn thạc sỹ (2001): Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải
quan tại chi cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh để góp phần thực hiện Hiệp định
thương mại Việt Mỹ.
- Nguyễn Thanh Long, luận văn thạc sỹ (2006): Thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan thành phố Hồ
Chí Minh: thực trạng và giải pháp.
- Nguyễn Bằng Thắng, Luận án tiến sĩ (2014): ): Hoàn thiện thủ tục hải quan
điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm
2020.
3
- Trần Thị Hương Giang, luận văn thạc sỹ (2015): Thực trạng và giải pháp
phát triển hải quan điện tử tại Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung cung cấp được những vấn
đề cơ bản về lý luận chung nhưng việc vận dụng vào thực tế và các giải pháp đưa ra
mới chỉ mang tính thời điểm. Thực tế nền kinh tế luôn vận động không ngừng, các
quy định và chính sách mới được ban hành do đó các giải pháp có thể đúng tại thời
điểm này nhưng tại thời điểm khác sẽ không có giá trị.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa có công trình nào nghiên cứu cụ
thể, toàn diện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Quảng Ninh nói chung và
Chi cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành hải quan
đang tiến hành cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng hệ thống
VNACCS/VCIS. Do vậy việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa thiết thực và không bị
trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan điện tử, khẳng định
sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ
tục hải quan điện tử, kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số
nước.
- Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải
quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm
của quy trình thủ tục và những nhân tố tác động.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quy trình thủ tục hải
quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân, nói riêng và phát triển mô hình
thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thủ tục Hải quan điện tử.
- Thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Tiếp cận dưới góc độ Chi cục Hải quan.
4
- Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nước trên thế giới
đặc biệt là những quốc gia trong vùng Đông Nam Á do có những nét tương đồng về
vị trí địa lý cũng như nền kinh tế.
- Thực tế thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái
Lân từ năm 2013 đến 2017.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi giải quyết vấn đề cụ thể, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
đặc thù của chuyên ngành quản lý kinh tế là tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống
hóa, duy vật biện chứng để phục vụ cho nghiên cứu… để phân tích tình hình gắn
với điều kiện cụ thể từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể. Một mặt
dùng phương pháp phân tích tình huống đảm bảo 2 tiêu chí: 1) Mang lại hiệu quả
cho công tác hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu; 2) Vụ việc có tính
chất phức tạp của Doanh nghiệp.
1.6. Bố cục luận văn
Ngoài tóm tắt chương, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về thủ tục hải quan điện tử.
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan
cảng Cái Lân.
Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện
tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử
1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan
Để hiểu rõ khái niệm về thủ tục hải quan điện tử, trước hết cần phải hiểu khái
niệm về thủ tục hải quan.
Công ước Kyoto định nghĩa như sau: “Thủ tục hải quan là tất cả những công
việc mà những người liên quan và cơ quan hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật hải quan”. (Công ước Kyoto, 1973, p. 10)
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan được Luật Hải quan năm 2014, tại khoản 23,
Điều 4 quy định: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và
công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa,
phương tiện vận tải”. (Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, n.d., p. 27)
Định nghĩa này được cụ thể hóa tại Điều 21, tóm tắt như sau: Khi làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, người khai hải quan phải: Khai, nộp/xuất trình
tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bằng giấy hoặc ở dạng chứng
từ điện tử, xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra, nộp thuế theo quy định của
pháp luật; công chức hải quan phải: Đăng ký hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ hải
quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, thu thuế theo quy định của pháp luật, quyết định
việc thông quan.
Hiểu đơn giản thì thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa,
phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào trong quốc gia hoặc xuất
khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia đó.
Thực tế cho thấy, thủ tục hải quan là một thủ tục bắt buộc ở tất cả hơn 200
vùng lãnh thổ, quốc gia trên toàn thế giới, trong đó bao gồm Việt Nam. Mục đích
của việc làm thủ tục hải quan được thể hiện trên 2 phương diện chính:
- Phương diện kinh tế: Mục đích quan trọng nhất của thủ tục hải quan là
giúp Nhà nước tính và thu thuế. Hoàng hóa, phương tiện xuất – nhập khẩu khi đưa
đi hoặc nhập vào Việt Nam đều phải tính thuế. Đây là biện pháp đảm bảo cân đối và
ổn định thị trường.
6
- Phương diện an ninh: Thủ tục hải quan chính là một thao tác an ninh để
quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra – vào mỗi lãnh thổ mà không thuộc danh
mục cấm của lãnh thổ đó.
1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử
Trên thực tế, không có khái niệm, định nghĩa thống nhất về thủ tục hải quan
điện tử. Hải quan các nước trên thế giới, tùy theo quan điểm, đặc điểm, mức độ phát
triển của quốc gia để tiến hành triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo mô
hình riêng của mình. Điều này được thể hiện thông qua cách sử dụng từ ngữ về thủ
tục hải quan điện tử- phụ thuộc vào phạm vi, chức năng, mức độ: Hải quan Thái
Lan sử dụng ECustoms (electronic customs - là hệ thống hoàn chỉnh nhằm tạo thuận
lợi cho quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Thái Lan); Hải quan Nhật Bản dùng
NACCS (Hệ thống thông quan).
Khái niệm “thủ tục hải quan điện tử” được quy định tại điều 3, Nghị định số
08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 như sau: “Thủ tục hải quan điện tử là
thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi
các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có
liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”. (Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của CP, n.d.)
Do đó, theo nghĩa hẹp: Thủ tục HQĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin
để thông quan tự động. Tuy có khác nhau về phạm vi, mức độ ứng dụng công nghệ
thông tin, thủ tục HQĐT có một số đặc điểm chung như sau: Ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin, phù hợp với trình độ phát triển công nghệ thông tin của quốc
gia; trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu điện tử giữa các bên liên quan thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử như: Các bộ quản lý chuyên ngành, các ngành (Ngân
hàng, Bảo hiểm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thuộc Chính phủ... ),
các hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu…; cung cấp các dịch vụ điện tử cho
người khai hải quan như: Dịch vụ khai báo điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử,
thông quan điện tử…
Theo nghĩa rộng: Thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan theo đó cơ quan hải quan
áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và trang
7
thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ về thông quan hải quan cho người khai hải
quan, phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và các bên có liên quan khác.
Có thể hiểu nôm na, khái niệm thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan, trong đó
việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan cùng với việc tiếp nhận và đăng
ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử của hải quan. Nói cụ thể hơn, thủ tục hải quan điện tử là công việc
người khai và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu,
phương tiện vận tải; trong đó người khai hải quan phải khai báo, gửi hồ sơ của mình
và tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan qua hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử của hải quan.
Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan
Tiêu chí so sánh Thủ tục hải quan truyền thống Thủ tục hải quan điện tử
1. Quy trình Phức tạp Đơn giản
2. Công nghệ Thủ công, cơ giới Công nghệ thông tin
3. Kỹ thuật Văn bản giấy Kỹ thuật số
4. Công cụ Công cụ văn phòng truyền thống Hệ thống máy tính
5. Phương thức giao tiếp Trực tiếp Người – Người Hệ thống Internet
6. Nhân sự Đa năng Chuyên môn hóa cao
7. Bộ máy Cồng kềnh Tinh giảm
8. Cơ chế vận hành Xin – cho Chuẩn mực, thông lệ
9. Chính sách Thay đổi khó lường Dễ định lượng
10. Khả năng hội nhập Khó khăn Thuận lợi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu:
8
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan
hải quan.
Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để
cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện
tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển
sang bước 3.
Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ
quan hải quan kiểm tra.
Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.
1.1.3.2. Đối với cơ quan hải quan
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động
tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai
hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp
người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi
cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn
xử lý.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan.
Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ.
1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử
1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế
Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam cần phải
thực hiện các yêu cầu cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia ký kết như
ASEAN, APEC … Nhiệm vụ của ngành hải quan là phải đơn giản hóa thủ tục hải
9
quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định giá trị hải quan theo
hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng
hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ,
thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện
nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc thực hiện HQĐT chứng tỏ được
thiện chí và nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục
tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế.
Thủ tục HQĐT từ phạm vi quốc gia đã mở ra phạm vi toàn cầu trong một thời
gian ngắn đã làm giảm thiểu sự phức tạp và xung đột về thủ tục hải quan giữa các
nước, tạo ra hàng loạt thuận lợi và thống nhất trong hợp tác và giao thương quốc tế,
tránh tổn thất và rủi ro xuất phát từ lỗi thủ tục gây ra. Khi không có thủ tục HQĐT
thì từng quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển thương mại, đầu tư, du lịch
quốc tế. Mặt khác, những lợi ích và thuận lợi trong hợp tác quốc tế về các lĩnh vực
đó cũng rất khó thâm nhập vào từng quốc gia.
Vai trò gắn kết nhanh, hiệu lực cao, hiệu quả tốt của thủ tục hải quan điện tử
trong hợp tác và phát triển giao thương tại mỗi quốc gia đều được thể hiện rõ ràng
trên thực tiễn trong nhiều thập kỷ qua. Minh chứng cho vai trò của thủ tục hải quan
điện tử là hàng loạt quốc gia đã đưa tốc độ phát triển thương mại quốc tế lên cao
hơn tốc độ tăng trưởng GDP của mình.
1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước
Mỗi quốc gia đều phải quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mình,
một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý này, đó là
thủ tục hành chính. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu
hàng hóa, xuất - nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nhà nước đặt ra bộ thủ
tục hành chính để người dân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện.
Các quy định thủ tục hành chính không theo kịp sự phát triển của đời sống
kinh tế xã hội, nên Nhà nước luôn phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
hướng gọn nhẹ, minh bạch, hợp hiến. Nhưng với phương thức quản lý thủ công thì
khó thực hiện được, chỉ khi ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt được mục tiêu
cải cách hiện đại hóa.
10
Trong lĩnh vực hải quan, khi áp dụng TTHQĐT đã cho thấy tiềm năng to lớn
cần khai thác để thực hiện cải cách hành chính vốn rất ì ạch tại lĩnh vực này.
- TTHQĐT cho phép đơn giản hóa và giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính
của ngành hải quan. Đây là một trong những mục tiêu rất khó thực hiện khi Nhà
nước còn thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức truyền thống.
- TTHQĐT cho phép thực hiện triệt để hơn nguyên tắc quản lý tập trung
thống nhất của ngành hải quan.
- TTHQĐT tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý Nhà nước khác phải
đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa - ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành
chính để đảm bảo phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả quản lý.
- TTHQĐT với ưu thế như công khai, rõ ràng, minh bạch nên cho phép tăng
cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, trong đó
dễ thấy nhất là: giao thương quốc tế của quốc gia được tăng trưởng và phát triển bền
vững hơn; ngân sách Nhà nước giảm thất thoát vì sự minh bạch từ những nguồn thu
hải quan; an ninh quốc gia, an ninh thương mại, trật tự an toàn xã hội trong hội nhập
quốc tế về thương mại, đầu tư, du lịch được cải thiện rõ rệt.
1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp
Trong lĩnh vực giao thương quốc tế, các doanh nghiệp ngoài việc theo đuổi
mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa, còn kỳ vọng đạt nhiều mục tiêu phát sinh
khác như: giảm chi phí, giảm rủi ro, tăng thuận lợi hội nhập, tăng năng lực cạnh
tranh.
Trước khi TTHQĐT ra đời, việc đạt lợi nhuận tối đa không phải là trường hợp
hiếm hoi của doanh nghiệp trong giao thương toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được điều
đó, các doanh nghiệp đã phải giảm thiểu các mục tiêu phát sinh, trong đó phải chấp
nhận: tăng chi phí, rủi ro cao, khó khăn trong hội nhập, suy giảm năng lực cạnh
tranh.Với việc xuất hiện TTHQĐT và Nhà nước đưa vào vận hành, doanh nghiệp
ngày càng nhận ra phương thức thực hiện thủ tục hải quan này có vai trò quan trọng
đối với Nhà nước và cả đối với doanh nghiệp.
- TTHQĐT cho phép doanh nghiệp giảm thiểu nhiều loại chi phí về hải quan,
trong đó nổi bật là: giảm chi phí làm tờ khai hải quan; giảm thời gian kiểm tra hải
quan (nhất là đối với luồng vàng và luồng đỏ); giảm thời gian kiểm tra sau thông
11
quan; giảm thời gian xử lý các lỗi kỹ thuật nghiệp vụ; giảm chi phí đưa và nhận hối
lộ giữa doanh nghiệp với công chức hải quan. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do
cắt giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao sức cạnh tranh.
- TTHQĐT giúp doanh nghiệp tránh hoặc giảm thiểu được nhiều rủi ro trong
giao thương quốc tế, trong đó dễ thấy nhất là: giảm thiểu xung đột thủ tục giữa các
quốc gia do áp dụng chung các chuẩn mực quốc tế; giảm thiểu tác động phá hoại
của buôn lậu và gian lận thương mại do được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời
theo những chuẩn mực chung và thống nhất trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn
cầu.
- TTHQĐT tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, trong đó
có những thuận lợi mà trước đây không có như: xóa bỏ các rào cản quốc gia khi
được thực hiện “một cửa quốc gia”, “một cửa khu vực”.
Khái quát lại, có thể khẳng định rằng TTHQĐT ngày càng khẳng định vai trò
rất quan trọng, thậm chí góp phần tạo ra kết quả và thành công lớn đối với mỗi quốc
gia trong hợp tác và mở rộng giao lưu buôn bán quốc tế. Những ưu thế của
TTHQĐT được thể hiện đơn giản, công khai, minh bạch và góp phần giảm chi phí
cho cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
- Hệ thống chính sách pháp luật
Các văn bản hướng dẫn, công văn hướng dẫn rất quan trọng trong việc thực
hiện quy trình; Việc ban hành các văn bản của các ban ngành khác có ảnh hưởng rất
lớn trong việc thi hành đúng các quy định của pháp luật.
- Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện
Các hệ thống phần mềm tích hợp rất quan trọng trong việc giúp cho một công
chức hải quan không phải sử dụng nhiều chương trình cùng một lúc trong quá trình
làm thủ tục hải quan. Chương trình tự động hóa thủ tục HQĐT giúp Doanh nghiệp
và đơn vị hải quan thực hiện các thao tác tra cứu được nhanh hơn.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống backup chuyên dụng để phục vụ việc sao lưu dữ liệu trong khi nhu
cầu sao lưu dữ liệu là rất quan trọng và cần thiết. Việc thực hiện quản lý rủi ro đòi
hỏi phải có hệ thống thông tin, nắm tình hình đối với các lô hàng và doanh nghiệp
12
hoạt động XNK phải được cập nhật thường xuyên giữa các đơn vị với nhau nắm bắt
thông tin kịp thời còn thiếu.
- Nguồn nhân lực
Trình độ năng lực của cán bộ công chức không đồng đều, năng lực còn nhiều
hạn chế sẽ tạo phản ứng khiến công việc không nhanh nhậy, gây sai sót trong việc
thực hiện công việc, động cơ công tác chưa đúng, có tư tưởng chọn việc.
1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên thế
giới
Việt Nam là quốc gia đi sau nên được thừa hưởng được khá nhiều kinh
nghiệm thành công và cả không thành công trong thực hiện TTHQĐT của nhiều
nước đi trước. Trong các nước đi trước, kinh nghiệm của Hải quan Pháp, Hải quan
Đức, Hải quan Mỹ, Hải quan Úc, Hải quan Nhật Bản là khá bài bản và hiện đại.
Tuy nhiên, gần gũi và thiết thực với Việt Nam hơn là kinh nghiệm của các
nước châu Á gồm: Hàn Quốc và Nhật Bản, là những nước có trình độ tiên tiến và sự
gần gũi về mặt địa lý, văn hóa quản lý, giao thương thương mại thường xuyên với
Việt Nam.
1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Hàn Quốc thực hiện TTHQĐT từ năm 1974 đến nay với 5 giai đoạn quan
trọng: xây dựng điện tử hóa số liệu thống kê (năm 1974); xây dựng hệ thống điện tử
quản lý hàng hóa qua đường hàng không (năm 1980); xây dựng hệ thống hàng hóa
điện tử (năm 1998); xây dựng hệ thống quản lý trí tuệ (năm 1999); xây dựng hệ
thống ứng dụng internet (năm 2003). Qua gần 4 thập kỷ xây dựng và thực hiện hải
quan điện tử Hàn Quốc đã có 5 đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, tạo lập và đưa vào sử dụng hệ thống tự động hóa hải quan theo
mô hình tập trung.
Xây dựng một trung tâm duy nhất để xử lý dữ liệu tại hải quan trung ương, kết
nối với các địa điểm làm thủ tục hải quan. Các địa điểm này chạy chương trình đặt
tại trung ương để thực hiện TTHQĐT. Kết nối các đơn vị truyền nhận chứng từ điện
tử (gọi là VAN) để trao đổi chứng từ điện tử với các bên liên quan như các bên vận
tải, giao nhận, ngân hàng, chủ hàng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cảnh
13
sát, hải quan toàn quốc. Thông qua VAN, người khai hải quan thực hiện việc khai
điện tử tới hệ thống hải quan.
Việc xây dựng tổ chức VAN làm trung gian trong trao đổi chứng từ điện tử
mang lại cho hải quan Hàn quốc nhiều lợi ích: (1) hệ thống hải quan an toàn, an
ninh vì chỉ phải quản lý một đầu mối duy nhất. (2) dữ liệu chuyển đến hệ thống hải
quan được chuẩn hóa; (3) toàn bộ việc xây dựng hạ tầng kết nối với doanh nghiệp
để thực hiện TTHQĐT: đường truyền, máy móc, phần mềm, vận hành, bảo trì đều
do doanh nghiệp này đảm nhiệm; (4) là đầu mối kết nối với hải quan quốc tế để trao
đổi thông tin (thông qua các VAN của nước đó); (5) giúp hải quan thu thập, chuẩn
hóa, tổng hợp và gửi thông tin về manifest, vận tải đơn của các cơ quan vận tải, cơ
quan giao nhận để phục vụ cho TTHQĐT.
Các doanh nghiệp phải trả phí cho VAN khi thực hiện TTHQĐT tại tổ chức
duy nhất này. Hàng năm, các cơ quan hải quan, VAN, doanh nghiệp thống nhất
cùng nhau về mức trả phí cho VAN.
- Thứ hai, tổ chức hải quan theo mô hình hai cấp.
 Cấp trung ương gồm 6 đơn vị: quản lý và kế hoạch, thanh tra và kiểm
toán nội bộ, tạo thuận lợi thông quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, quan hệ
quốc tế và tình báo. Ngoài các đơn vị trên còn có bộ phận văn phòng và người phát
ngôn ra công cộng.
 Cấp thực thi gồm: 6 đơn vị làm thủ tục hải quan chính (main customs
house), 24 đơn vị làm thủ tục hải quan (customs house) và 13 dây chuyền làm thủ
tục hải quan (customs branch), trong đó:
Main customs house trực tiếp làm thủ tục hải quan tại những nơi có lưu lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung lớn. Customs house trực tiếp làm thủ tục hải
quan tại những nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không lớn. Đơn vị này về
mặt chuyên môn, báo cáo trực tiếp với hải quan trung ương, về mặt nhân sự chịu sự
quản lý của main customs house; customs branch đặt trực thuộc customs house để
làm các thủ tục hải quan.
- Thứ ba, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.
 Áp dụng điện tử hóa trên 40 loại giấy tờ quản lý chuyên ngành.
14
 Thực hiện “quản lý và giám sát trước” hàng hóa trước khi doanh nghiệp
khai báo. Phương thức này cho phép ngăn chặn sớm hàng hóa gây nguy hiểm, cấm
nhập khẩu như: ma tuý, chất nổ, vũ khí, chất độc hại, hàng cấm... Thủ tục này do bộ
phận giám sát tại các đơn vị làm thủ tục hải quan thực hiện. Bộ phận này gồm 3
nhóm: nhóm kiểm tra thông tin manifest trên máy tính; nhóm kiểm tra hàng hóa sử
dụng máy soi X-RAY; nhóm kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thủ công.
 Thực hiện “thủ tục hải quan phi giấy tờ” đối với hàng nhập khẩu, đây là
phương thức bán tự động, gồm 3 nhóm: nhóm kiểm tra hồ sơ trên máy, nhóm kiểm
tra hàng hóa, nhóm làm nhiệm vụ khác.
Doanh nghiệp thông qua VAN để khai điện tử đến hệ thống tự động của hải
quan. Đối với những lô hàng cần giấy phép của cơ quan chuyên ngành, hệ thống tự
động sẽ yêu cầu các cơ quan đó cấp phép điện tử (một số cơ quan chưa nối mạng
được thì làm bằng thủ công).
Hệ thống dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro sẽ tự động phân 3 loại: kiểm tra trên
máy (luồng xanh), kiểm tra hồ sơ giấy (luồng vàng) và loại kiểm tra thực tế hàng
hóa (luồng đỏ) theo tỷ lệ do người ấn định để máy lựa chọn. Hàng hóa phải kiểm tra
thực tế được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, kết quả kiểm tra được nhập vào hệ
thống. Chỉ những lô hàng cần kiểm tra tại luồng vàng và đỏ thì hải quan mới lưu hồ
sơ giấy.
Sau khi kiểm tra, hệ thống yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền thuế thông qua hệ
thống e-banking. Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra hàng hóa đảm bảo
thì lãnh đạo bộ phận này quyết định thông quan và cấp cho người khai hải quan
“quyết định thông quan bằng giấy” để làm chứng từ đi đường.
 Thực hiện thủ tục hải quan tự động hóa đối với hàng xuất khẩu do bộ
phận tạo thuận lợi thông quan chịu trách nhiệm, gồm các đối tượng:
Người khai thông qua VAN để thực hiện khai điện tử đến hệ thống tự động
của hải quan. Đối với những lô hàng cần giấy phép của cơ quan chuyên ngành, hệ
thống tự động yêu cầu các cơ quan đó cấp phép điện tử (một số cơ quan chưa nối
mạng được thì làm bằng thủ công). Hệ thống dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro sẽ tự
15
động phân 2 loại: thông quan ngay (luồng xanh) và kiểm tra hồ sơ giấy (luồng
vàng). Trên thực tế, luồng xanh chiếm 95% tổng lượng số hồ sơ xuất nhập khẩu.
Đối với hồ sơ kiểm tra giấy (luồng vàng), hải quan yêu cầu doanh nghiệp xuất
trình chứng từ có liên quan để kiểm tra; nếu có nghi ngờ, hải quan thực hiện việc
kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Trên thực tế, luồng đỏ chỉ chiếm khoảng 1%
tổng lượng số hồ sơ xuất nhập khẩu. Nếu việc kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra hàng
hóa không có vấn đề gì, hải quan sẽ cấp “quyết định thông quan bằng giấy” để làm
chứng từ đi đường xuất khẩu.
- Thứ tư, mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.
Kỹ thuật quản lý rủi ro ngoài việc được sử dụng vào các TTHQĐT trên đây,
Hàn Quốc còn lần lượt áp dụng vào tất cả các nghiệp vụ hải quan với những tiêu chí
khác nhau, trong đó:
 Kiểm tra sau thông quan đối với những lô hàng nhập khẩu và liên quan
đến áp mã và giá.
 Giám sát hàng hóa để lựa chọn lô hàng cần kiểm tra trước khi doanh
nghiệp khai báo.
 Kiểm tra hành lý khách du lịch.
 Kiểm soát hải quan khi có nghi ngờ vi phạm hành chính.
 Điều tra hải quan khi có nghi ngờ vi phạm hình sự
1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản cho thấy quốc gia này đã rất thành công trong việc xây dựng Hệ
thống thông quan hàng hóa điện tử tự động (NACCS).
Trước yêu cầu cần tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng kiểm soát
xuất nhập khẩu, năm 1978 NACCS đã ra đời và nhanh chóng được đưa vào sử dụng
tại Nhật Bản. Hệ thống này được phát triển như là một hệ thống máy tính, giúp xử
lý khai báo nhập khẩu và thủ tục liên quan. Đến năm 1985, NACCS được mở rộng
ứng dụng cho cả khai báo xuất khẩu. Sau một số lần nâng cấp, hiện nay NACCS đã
bao quát nhiều thủ tục xuất nhập khẩu cũng như xử lý thông tin trao đổi giữa khu
vực tư nhân cho cả đường không và đường biển. NACCS trở thành một trong những
hạ tầng xã hội quan trọng nhất, xử lý đến gần 100% số lượng khai báo xuất nhập
khẩu.
16
- Thứ nhất, NACCS là một tổ hợp bao gồm:
 Hệ thống thông quan tự động;
 Hệ thống thông tin tình báo hải quan (CIS);
 Các chương trình hỗ trợ (như kế toán thuế, quản lý doanh nghiệp...).
Các hợp phần trên tạo thành một hệ thống chương trình phần mềm hoàn chỉnh
giúp Hải quan Nhật Bản tự động hóa hoạt động thông quan, tự động xử lý các dữ
liệu từ nguồn thông tin tình báo để phân loại đối tượng quản lý, tự động hoá việc xử
lý thông tin từ các bộ, ngành để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia (NSW).
- Thứ hai, NACCS có 3 đặc điểm nổi bật là:
 Là một hệ thống thông quan tự động, có các tiêu chí đánh giá rủi ro cho
phép tự động phân loại tờ khai thành các luồng xanh/vàng/đỏ. Bên cạnh đó, hệ thống
cũng xây dựng các tiêu chí về kiểm tra tờ khai và tự động tính toán số tiền thuế phải
nộp dựa trên khai báo của doanh nghiệp. Ở Nhật Bản, có khoảng 2/3 số tờ khai được
phân vào luồng xanh, cho nên cán bộ hải quan có thể tập trung nhiều hơn vào các tờ
khai có nghi vấn. Thêm vào đó, các thông tin được cung cấp bởi hệ thống thông tin
tình báo hải quan được sử dụng một cách rất hiệu quả trong công tác kiểm tra.
 Đây còn là một hệ thống sử dụng chung cho cả khối doanh nghiệp và
khối nhà nước. NACCS ngày càng mở rộng phạm vi và cho phép nhiều người sử
dụng tham gia vào hệ thống, bao gồm: các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, đại
lý làm thủ tục hải quan, ngân hàng, chủ kho, điều vận hàng không, doanh nghiệp
cung ứng suất ăn trên máy bay, doanh nghiệp đóng hàng, đại lý vận chuyển hàng
đường không, hãng hàng không, môi giới vận tải đường biển, hãng vận tải đường
biển; các cơ quan cảng vụ, cơ quan quản lý chuyên ngành và các Bộ, Ngành liên
quan.
 NACCS không chỉ xử lý các thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính
liên quan mà còn xử lý các thông tin về quản lý hàng hóa được trao đổi trong khối
doanh nghiệp. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, công ty tàu
biển sẽ gửi các thông tin manifest đến NACCS. Đại lý tàu biển hoặc khai thuê tàu
biển cũng có thể gửi thông tin manifest đến NACCS thay cho công ty tàu biển.
17
NACCS sẽ lưu trữ các thông tin hành hóa này vào cơ sở dữ liệu để khai thác theo
nhiều cách:
+ Thông tin hàng hóa được cung cấp cho cơ quan hải quan như là một báo cáo
hàng hóa. Dựa trên những thông tin này, hải quan kiểm soát quá trình di chuyển của
hàng hóa và có thể tiến hành kiểm tra thực tế.
+ Thông tin hàng hóa được cung cấp cho đơn vị quản lý bến bãi container. Thông
thường thì công ty quản lý bến bãi container có một hệ thống máy tính riêng để quản lý
hàng hóa và họ được yêu cầu cập nhật các dữ liệu hàng hóa một cách thủ công. Để quá
trình trao đổi thông tin điện tử giữa NACCS và bên quản lý bến bãi container được dễ
dàng hơn, NACCS cung cấp thông tin hàng hóa theo một định dạng thống nhất. Tiếp
theo, bên quản lý bến bãi container lấy thông tin hàng hóa đó để sử dụng cho hệ thống
máy tính riêng của họ một cách dễ dàng. Bên quản lý bến bãi container được yêu cầu
thông báo cho NACCS khi container vận chuyển ra khỏi bãi.
Do vậy, các bên liên quan khác đều có thể biết được quá trình di chuyển của
từng container cụ thể. Kết quả là, thông tin hàng hóa được rất nhiều đơn vị sử dụng
và các bên liên quan sẽ liên tục cập nhật các thông tin bổ sung và truyền cho các
đơn vị khác. Tất cả các bên hoàn tất vai trò của mình và góp phần ít nhiều vào hệ
thống và các bên khác sẽ được tiếp nhận thêm thông tin hữu ích. Đây chính là khái
niệm về NACCS như là một hệ thống dịch vụ công.
- Thứ ba, NACCS đem lại nhiều lợi ích, nổi bật là:
 Bảo đảm xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả các thủ tục hành
chính liên quan và đơn giản hóa công việc của người sử dụng. NACCS bảo đảm xử
lý nhanh chóng, khoảng 01 giây/giao dịch, cho phép hoạt động 24 giờ/365 ngày (đạt
tới mức độ 99,99%). Điều này giúp giảm áp lực cho tất cả người sử dụng, nâng cao
hiệu quả hoạt động.
 Cung cấp môi trường xử lý phi giấy tờ, các quyết định của cơ quan hải
quan được chuyển đến các bên liên quan dưới định dạng điện tử. Cùng với đó,
NACCS có hệ thống phân tích rủi ro phức hợp. Khi một tờ khai được xác định có
mức độ rủi ro thấp, hệ thống sẽ ra quyết định ngay. Nhờ đó, công chức Hải quan có
điều kiện tập trung nhiều hơn vào các tờ khai có độ rủi ro cao.
18
1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam
1.5.1. Bài học thành công
- Bài học thứ nhất, khi thực hiện TTHQĐT cần phải có kế hoạch tổng thể và
kế hoạch đó phải được dựa trên kết quả đánh giá trình độ phát triển công nghệ thông
tin, trình độ quản lý của Nhà nước và mức độ sẵn sàng thực hiện của doanh nghiệp.
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các trụ cột hải quan - doanh nghiệp, hải quan -
hải quan trong triển khai thực hiện TTHQĐT sẽ là nền tảng vững chắc cho một kế
hoạch thành công.
- Bài học thứ hai, tăng tiến độ đồng bộ hóa giữa hải quan điện tử với Chính
Phủ điện tử để thực hiện các kết nối tự động giữa hải quan với các tổ chức liên quan
trong các bộ, ngành, địa phương. Kinh nghiệm này của các nước trên đã cho thấy
mặc dù hải quan có thể đi trước một bước về thực hiện “điện tử hoá” trong hoạt
động quản lý Nhà nước của mình, nhưng không thể đi trước thêm bước nữa nếu các
ngành khác trong quản lý Nhà nước vẫn thực hiện các thủ tục hành chính theo
phương thức thủ công, truyền thống.
- Bài học thứ ba, cân nhắc áp dụng khi xây dựng, phát triển hệ thống thông
quan điện tử tự động phải áp dụng các nội dung chuẩn mực hải quan hiện đại và
luôn có sự cập nhật sau theo lộ trình vào các hệ thống thông quan điện tử để kịp thời
nâng cấp đáp ứng yêu cầu thực tiễn trở thành hệ thống xử lý điện tử thông minh linh
hoạt không bị lạc hậu phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam trong
bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.
- Bài học thứ tư, tập trung xây dựng, thu thập nguồn thông tin tình báo hải
quan và mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tự động cho từng nghiệp vụ hải
quan của cả ba khâu trước - trong - sau thông quan hàng hóa.
1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân
- Bài học thứ nhất, tiếp nhận xử lý thông tin khai báo thủ tục hải quan điện tử
phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống VAN.
Việc phụ thuộc hoàn toàn trong tiếp nhận thông tin khai báo từ doanh nghiệp
đến cơ quan hải quan bằng một hệ thống VAN duy nhất của tổ chức cung cấp dịch
vụ ngoài dẫn đến tình trạng có giai đoạn độc quyền và thu phí dịch vụ cao (trung
bình 2USD/1 tờ khai), dẫn tới doanh nghiệp từ bỏ khai báo TTHQĐT chuyển một
19
phần sang khai báo thủ công dẫn đến khó khăn trong quản lý cho cả hải quan và
doanh nghiệp.
 Từ bài học này, để quá trình triển khai TTHQĐT Việt Nam theo hướng áp
dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại tránh thất bại, cần thực hiện:
 Quá trình xây dựng chính sách, cơ sở pháp lý: Hải quan Việt Nam phải
xác lập và công bố hệ thống tiêu chuẩn dữ liệu trong kết nối, tiếp nhận TTHQĐT
trên cơ sở bộ chuẩn dữ liệu mở của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã ban hành,
làm căn cứ cho các doanh nghiệp và cơ quan liên quan tiến hành xây dựng hệ thống
phần mềm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện TTHQĐT. Đồng thời chính
sách này phải cho phép doanh nghiệp và các cơ quan liên quan được quyền lựa chọn
nhiều phương án kết nối với cơ quan hải quan để thực hiện TTHQĐT.
 Hải quan Việt Nam khi xây dựng hệ thống công nghệ thông tin triển khai
TTHQĐT: cần phải tiến hành cấu trúc, mở rộng hệ thống theo hướng mở, để tạo
điều kiện kỹ thuật cho phép doanh nghiệp được quyền chủ động lựa chọn công nghệ
khai báo qua nhiều hình thức mạng Internet, VAN, vệ tinh... Nhằm đảm bảo lợi ích
cho doanh nghiệp cũng như mức độ tương thích công nghệ về kỹ thuật khai báo
TTHQĐT; điều này sẽ tạo tiền đề để nâng cao trình độ TTHQĐT theo chuẩn mực
hải quan hiện đại; để tiến tới mục tiêu cho phép doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải
quan xuất - nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải ở “mọi lúc - mọi nơi - mọi
phương tiện”.
- Bài học thứ hai, áp dụng nguyên mẫu nội dung các chuẩn mực không phù
hợp với thực tiễn hệ thống cơ sở pháp lý và thông lệ ngoại thương của quốc gia.
Hệ thống chuẩn mực hải quan được các tổ chức WCO, WTO, UN xây dựng dựa
trên đặc điểm chung nhất giữa các quốc gia trong tập quán, thông lệ thương mại
chung. Trong giai đoạn đầu Hàn Quốc và Nhật Bản áp dụng theo nguyên mẫu trong
khi điều kiện về pháp lý và công nghệ thông tin và tập quán văn hóa quản lý chưa
theo kịp đã dẫn đến thất bại trong chuyển đổi thủ tục hải quan thủ công sang điện tử.
 Kinh nghiệm từ bài học này Hải quan Việt Nam trong quá trình triển khai
TTHQĐT, cần phải triển khai:
20
 Khi nội luật hóa, xây dựng cơ sở pháp lý TTHQĐT Hải quan Việt Nam
phải tiến hành: đánh giá đầy đủ toàn diện thực trạng hệ thống pháp lý hiện hành của
Việt Nam, đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp và các điều kiện về khả năng thực
thi các chuẩn mực trong điều kiện của quốc gia.
Xác định rõ phạm vi nội dung, lộ trình cho từng giai đoạn với bước đi phù hợp
trong ứng dụng nội luật hóa từng chuẩn mực hải quan hiện đại vào hệ thống văn bản
pháp lý quy định TTHQĐT của Việt Nam; bao gồm các luật chuyên ngành (hải
quan, thuế xuất nhập khẩu, thương mại, công nghệ thông tin...) để đảm bảo sự phù
hợp, khả thi, hợp hiến, hợp lý của các quy định pháp lý.
Rà soát, đánh giá mức độ tương thích và khả năng sẵn sàng của các điều kiện
cần thiết về: con người, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ của quốc gia khi tiến hành
áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn. Từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp, bước đi
phù hợp khả thi hướng tới chuẩn mực hải quan hiện đại.
 Quá trình áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại vào thực hiện thủ tục
HQĐT: cho phép cơ quan hải quan dựa vào tình hình thực tiễn, trình độ của doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, năng lực đáp ứng của cán bộ hải quan để triển khai phạm vi
áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại trong từng giai đoạn cụ thể.
Thực hiện thủ tục HQĐT theo hệ thống các chuẩn mực hải quan hiện đại là
hướng đi cho tất cả các nước trong đó có Việt Nam, tuy nhiên quá trình ứng dụng
này cần phải xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp với khả năng đáp ứng của quốc gia
trong từng giai đoạn để đảm bảo mục tiêu thành công hướng tới công tác quản lý
hải quan hiện đại đến năm 2020.
21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN
2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân
2.1.1. Sơ lược cảng Cái Lân và Chi cục hải quan cảng Cái Lân
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, độ sâu
luồng chạy (13m) và khu neo đậu tàu đảm bảo, năng lực bốc xếp hàng hóa ổn
định…Cảng Cái Lân - Quảng Ninh được đưa vào sử dụng tháng 04/2004 cùng hệ
thống trang thiết bị hiện đại, đủ khả năng tiếp nhận tàu có sức chở trên 5.000 TEU.
Cảng Cái Lân nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh. Với hệ thống máy móc, thiết bị được đầu tư đầy đủ, hiện đại, đảm bảo có thể
phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ cao nhất có khả năng xếp/dỡ lên đến
145 TEU/giờ, 32.000 tấn hàng rời/ngày. Cảng Cái Lân được kì vọng là cửa ngõ
chính cho tam giác kinh tế phía Bắc. Hiện nay, có 2 đơn vị khai thác tại cảng Cái
Lân là Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh và Công ty TNHH Cảng Container Quốc
tế Cái Lân gọi tắt là CICT.
Theo số liệu của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, sau một năm hoạt động tuyến
vận tải Container quốc tế ACS Cái Lân, kể từ chuyến tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên
đến nay, theo đó hàng tuần, cảng CICT đã tiếp nhận được 51 chuyến tàu container
với sức chở 5.000 Teus ra, vào an toàn. Tổng số lượng container qua cảng đạt
72.422 Teus (Trong đó : 53.202 Teus nhập khẩu, 19.220 Teus xuất khẩu).
Hiện nay tại cảng đã có các đơn vị kinh doanh dịch vụ logistics, địa lý khai
báo làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, các doanh nghiệp tham gia dịch vụ vận
tải, xếp dỡ hàng hóa, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung đủ điều
kiện để tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển các loại hàng hóa. Với hệ thống
giao thông hiện đại, các đường cao tốc được hoàn thành, cảng Cái Lân sẽ tạo thuận
lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn Quảng Ninh và khu vực kinh
tế phía Bắc.
2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân
2.1.2.1. Giới thiệu Chi cục hải quan cảng Cái Lân
Chi cục hải quan cảng Cái Lân trực thuộc Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh có
tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, được thành
22
lập theo quyết định 1795/QĐ-BTC ngày 26/04/2005 của Bộ Tài Chính. Ngày
16/06/2006 Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh ban hành Quyết định số
303/QĐ-HQQN về việc triển khai hoạt động của Chi cục hải quan cảng Cái Lân có
hiệu lực từ ngày 26/06/2006, trong đó quy định địa bàn hoạt động thuộc khu vực
cảng biển quốc tế Cái Lân và Khu công nghiệp Cái Lân. Chi cục hải quan cảng Cái
Lân có trụ sở tại Phường Cái Lân, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Số điện thoại: 033 384 9632
Số fax: 033 384 9632
Số tài khoản kho bạc chuyên thu: 7111
Mã quan hệ ngân sách: 2995062 KBNN Hạ Long
Chi cục hải quan cảng Cái Lân quản lý địa bàn rộng, không tập trung, địa bàn
quản lý hiện nay gồm: Khu vực cảng Cái Lân, Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công
nghiệp Việt Hưng, Khu chế xuất Đông Mai và nhiều địa điểm kiểm tra hải quan tại
chân công trình, dự án tại huyện Đông Triều, Tp Uông Bí, huyện Hoành Bồ, thị trấn
Quảng Yên; 03 Kho ngoại quan; 01 Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); 02 Cửa hàng
miễn thuế. Trong năm 2014 đã có trên 200 doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất
nhập khẩu qua cảng cùng với đa dạng loại hình xuất nhập khẩu, như: nhập - xuất gia
công, nhập - xuất sản xuất xuất khẩu, nhập - xuất khu chế xuất, nhập đầu tư, xuất -
nhập khẩu kinh doanh…
Trong điều kiện nguồn nhân lực và cở sở vật chất còn hạn chế, địa bàn quản lý
rộng nhưng với lòng quyết tâm cao và đoàn kết của toàn thể cán bộ công chức trong
đơn vị nên trong thời gian qua Chi cục luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị
mà cấp trên giao. Đơn vị đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như
bằng khen của Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Hải quan do những thành
tích xuất sắc trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy Chi cục hải quan cảng Cái Lân
Tổ chức bộ máy tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân tuân theo nguyên tắc tổ
chức và hoạt động được quy định tại điều 14 Hệ thống tổ chức Hải Quan Luật hải
quan năm 2014 theo nguyên tắc tập trung, thống nhất.
Tại thời điểm tháng 5/2018, Chi Cục Hải quan cảng Cái Lân có 3 đội bao
gồm: Đội tổng hợp, đội thủ tục hàng hóa XNK, đội Kiểm tra, giám sát và kiểm soát
23
Hải quan với tổng biên chế: 57 CBCC, LĐ; trong đó 52 CBCC, 05 lao động HĐ 68;
Ban lãnh đạo gồm có: 01 Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng, 03 Đội trưởng, Tổ
trưởng, 05 Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng, 42 công chức thừa hành và lao động hợp
đồng 68.
Lãnh đạo của chi cục bao gồm:
+ 01 chi cục trưởng: Ông Ngô Tùng Dương – phụ trách quản lý chung mọi
hoạt động của chi cục;
+ 02 phó chi cục trưởng: Ông Vu Quý Hưng và bà Đào Kim Oanh – giúp chi
cục trưởng quản lý những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan cảng Cái Lân
Nguồn: Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh
Năm 2015 là năm đầu tiên Chi cục hải quan cảng Cái Lân thu ngân sách Nhà
nước (NSNN) đạt cao nhất kể từ khi thành lập năm 2006. Chi cục đã thu được gần
5.500 tỷ đồng, đạt 132% theo kế hoạch đề ra và tăng 60% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong quá trình hoạt động của mình, Chi cục đã lập kế hoạch cụ thể trong công tác
thu NSNN, đôn đốc đòi nợ thuế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng
dụng các phần mềm nghiệp vụ trong tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, loại hình
Chi cục trưởng
Đội kiểm
tra, giám
sat, và kiểm
soát hải
quan
Đội thủ tục
hàng
hóa xuất
nhập khẩu
Đội tổng
hợp
Phó chi cục trưởng 1 Phó chi cục trưởng 2
CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN
24
xuất nhập khẩu, triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho
người khai hải quan, người nộp thuế. Đặc biệt, quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn
cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan qua cảng.
Với tiêu chí coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác, với mục tiêu đảm bảo thời
gian thông quan nhanh nhất, kinh tế nhất, trong thời gian qua Chi cục hải quan cảng
Cái Lân đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tinh thần phục vụ và chất
lượng dịch vụ làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Năm 2017, Chi cục
hải quan cảng Cái Lân nằm trong top đầu bảng xếp hạng CDCI cấp cơ sở về cải
cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp.
2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng
Cái Lân
2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới,
chính sách kinh tế của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng
nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam
đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt hoạt động xuất khẩu ngày càng khởi sắc và đóng
góp lớn cho sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế. Một đòi hỏi cấp bách của
ngành hải quan là phải bắt kịp trình độ hải quan tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động ngoại thương. Hải quan Việt Nam
đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông
quan hàng hóa XNK của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hải quan cần thực hiện tốt
những cam kết quốc tế về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hải quan phải bảo
đảm phù hợp với chuẩn quốc tế (đơn giản, minh bạch, thuận lợi, thông thoáng, hài
hòa thủ tục hải quan, thông quan nhanh, giảm bớt chi phí, phiền hà, phí lưu kho, lưu
bãi, chi phí sản xuất, giảm tối đa cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên hải quan
với doanh nghiệp) để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất,
đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, ngành Hải quan cũng cần hiện đại hóa cũng để
nâng cao năng lực quản lý, để ngăn ngừa, phòng chống buôn lậu, gian lận thương
mại trong điều kiện hội nhập. Thủ tục hải quan điện tử là một đòi hỏi bức thiết trong
bối cảnh đó. Để hình thành thủ tục HQĐT áp dụng như hiện nay, ngành hải quan đã
25
có quá trình triển khai ứng dụng CNTT từ đầu những thập niên 90. Có 5 sự kiện ghi
nhận về quá trình hình thành và phát triển thủ tục HQĐT tại Việt Nam. Đó là:
2.2.1.1. Dự án tự động hóa thủ tục hải quan ASYCUDA
Dự án này được triển khai từ năm 1992 đến năm 1995 tại Sân bay Tân Sơn
Nhất, cảng Hải Phòng và các cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua sự tài
trợ của Chính phủ Pháp và UNDP nhằm áp dụng CNTT vào hoạt động quản lý của
hải quan Việt Nam. Qua dự án, HQ Việt Nam đã được trang bị một hệ thống thông
tin nghiệp vụ hải quan ASYCUDA hoàn chỉnh do UNCTAD phát triển cùng với hệ
thống thiết bị phần cứng gồm các máy tính cá nhân hiệu Zenith và các máy chủ
Server của hãng Bull.
Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm hệ thống đã không mang lại được những
mục tiêu đặt ra vì những nguyên nhân sau:
Không có sự hỗ trợ tại chỗ của các đơn vị tiếp nhận hệ thống, hầu hết các đơn
vị trong ngành HQ đều không muốn triển khai áp dụng hệ thống này tại đơn vị mình
quản lý vì ảnh hưởng đến lợi ích và trình độ CBCC chưa đáp ứng với công việc
quản lý, điều hành, sử dụng hệ thống.
Hệ thống chỉ thực hiện riêng lẻ, tại những khu vực triển khai áp dụng, không
có sự kết nối với trung tâm vì cơ sở hạ tầng truyền tải thông tin mạng chưa phát
triển.
Chương trình sử dụng hệ điều hành Unix, tính tương thích giữa phần cứng –
phần mềm ứng dụng kém. Hệ thống buộc phải có Server Unix và đòi hỏi các kỹ
năng đặc thù cho việc bảo dưỡng. Giao diện đơn điệu không hấp dẫn, khó khăn khi
sử dụng.
Khi chính sách HQ thay đổi thì hệ thống cũng gặp khó khăn trong việc thay
đổi theo.
Tuy nhiên, qua dự án này, hải quan Việt Nam đã được trang bị thêm kiến thức,
kinh nghiệm quý giá trong việc xây dựng các hệ thống, đồng thời cũng xây dựng
được một nguồn lực CNTT cho ngành sau này.
2.2.1.2. Hệ thống khai hải quan điện tử thông qua website
Nhằm mục tiêu hỗ trợ các DN trong việc khai báo thủ tục HQ, ngành HQ đã
xây dựng đề án và triển khai trang web HQ, cho phép các DN có thể khai báo HQ
26
trước, dưới dạng điện tử sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan HQ để kiểm tra, đối
chiếu. Đó chính là bước khởi đầu, tạo cơ sở cho tin học hóa quy trình nghiệp vụ
HQ. hệ thống này đã được triển khai thí điểm từ ngày 19/12/2002 tại cục HQ tỉnh
Đồng Nai (Chi cục HQ Biên Hòa), Cục HQ Hà Nội (chi cục HQ Bắc Hà Nội), Cục
HQ thành phố Hồ Chí Minh (chi cục HQ quản lý hàng đầu tư, Chi cục HQ quản lý
hàng gia công, chi cục HQ Cảng Sài Gòn KVI). Tuy nhiên sau khi triển khai thực
hiện một thời gian, hệ thống này đã bị các DN từ chối bởi các lý do:
Tốn kém thêm chi phí cho việc khai báo (Trang bị nhân sự thực hiện, đường
truyền, máy móc thiết bị, thuê DN khai thuê khai báo giùm).
Tốn kém thêm thời gian khai báo (phải khai báo hai lần: trên máy, trên giấy).
Thường xuyên gặp rắc rối, phiền phức khi thực hiện thủ tục (chờ đợi khi làm
thủ tục vì công chức HQ chỉ ưu tiên giải quyết hồ sơ giấy; nghẽn mạch, rớt
mạng…).
2.2.1.3. Quy trình thông quan tự động đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển
phát nhanh tại FedEx bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Quy trình này được triển khai thực hiện từ ngày 10/5/2004. Khi thực hiện quy
trình này, thời gian làm thủ tục HQ của công chức cho 300 gói bưu phẩm, bưu kiện
được rút ngắn từ 150 phút xuống còn 60 phút. Hàng ngày có tầm 70% lượng hàng
hóa nhập khẩu được thông quan, tương ứng với các nước trong khu vực. Việc này
đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ không chỉ cho cơ quan HQ mà cho cả các DN, là
cơ sở cho việc triển khai mô hình TQĐT hiện nay.
2.1.1.4. Đề án khai báo tập trung của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh
Dựa trên chương trình hành động và kế hoạch thực hiện cải cách, phát triển,
hiện đại hóa Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 206 ban hành
theo công văn số 4175/HQTP-NV ngày 26 tháng 10 năm 2004 nhằm triển khai thực
hiện Quyết đinh số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng BTC, TTDL &
CNTT, Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án khai báo tập trung để
làm thủ tục hải quan cho các DN tại địa bàn thành phố. Mục tiêu đề án này hướng
đến xây dựng mô hình khai báo tập trung thông qua đại lý khai báo HQ, ứng dụng
công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu thập dữ liệu tập trung, xử lý dữ
liệu tự động. Việc áp dụng mô hình khai báo tập trung vào quy trình thủ tục HQ
27
hiện hành nhằm làm giảm áp lực công việc tại khâu đăng ký, giảm thời gian thông
quan hàng hóa cho DN: làm nền tảng cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải
cách bộ máy tổ chức, quy trình thủ tục hải quan.
Vì được xây dựng trên điều kiện và khả năng quản lý ở quy mô cấp Cục HQ
nên đề án này chỉ tập trung giải quyết công việc ở một khâu thủ tục, đó là khâu đăng
ký TK, còn các khâu khác như kiểm hóa, tính thuế, giám sát chưa đề cập tới. Tuy
nhiên, về mặt ý tưởng, đây là đề tài đóng góp có giá trị lớn nhất trong việc hình
thành mô hình thủ tục HQĐT tại Việt Nam hiện tại và tương lai vì nó được xây
dựng dựa trên mô hình thủ tục của HQ các nước, có đề cập đến hai thành phần quan
trọng trong mô hình này là cơ quan truyền nhận dữ liệu và đại lý hải quan.
Dựa trên ý tưởng của đề án này, cộng với việc nghiên cứu thêm mô hình
TQĐT của một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN, Hàn Quốc,
Tổng cục hải quan đã đưa ra mô hình thủ tục HQĐT để thực hiện thí điểm. Việc
triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1
thực hiện tại Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh và cục HQ Hải Phòng từ tháng
10/2005 đến tháng 11/2009. Giai đoạn hai từ năm 2009 đến hết năm 2012, triển
khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam
28
Nguồn: Cục CNTT và thống kê – Tổng cục Hải quan
2.1.1.5. Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử
Ngày 02/01/2013, tại Hải Phòng, Tổng cục hải quan triển khai chính thức thủ
tục hải quan điện tử. Việc triển khai này giúp các tổ chức thực hiện các công việc
liên quan đến hải quan tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí… các khâu
nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp cơ quan
hải quan tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo
tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Ước tính, khi sử dụng thủ tục hải quan
điện tử, mỗi năm, cá nhân, tổ chức sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Đối với
các cơ quan, tổ chức và xã hội, việc thực hiện thủ tục này tạo động lực cho các cơ
quan, bộ ngành đẩy nhanh tốc độ cải thiện hiệ đại hóa, điện tử hóa thủ tục hành
chính trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao; giúp hình thành môi trường
thương mại điện tử.
Hiện nay, có 35 cục hải quan thuộc các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc
Tổng cục hải quan đã áp dụng chương trình thủ tục hải quan điện tử này.
2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam
- Luật HQ năm 2001 (Điều 8 và khoản 3 Điều 20) và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật HQ ngày 14/6/2005 (điểm 4, điểm 9 và điểm 13 Điều 1, sửa
đổi Điều 16, Điều 22).
- Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thí điểm thủ tục HQĐT.
- Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ trưởng BTC về
quy trình thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Công văn số 339/TCHQ-HĐH ngày 19/8/2005 của TCHQ về hướng dẫn
quy trình thủ tục HQĐT.
- Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính Phủ về thương
mại điện tử.
29
- Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều
của Luật Hải quan về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại. Theo đó, từ ngày 01/01/2013, thủ tục HQĐT chính thức triển khai trên toàn
quốc.
- Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy trình
thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
- Ngày 02/01/2013, Tổng cục HQ triển khai chính thức thủ tục HQĐT tại
Cục Hải quan Hải Phòng. Lộ trình triển khai bao gồm:
 Từ 2/1/2013 thực hiện tại Cục Hải quan Hải Phòng.
 Từ 8/1 -31/1/2013 tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thí
điểm thủ tục hải quan điện tử.
 Từ 8/1/2013: tại 13 cục hải quan tỉnh, thành phố chưa triển khai thí điểm
sẽ chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai khi sẵn sàng.
Các nội dung triển khai chính thức thủ tục HQĐT kế thừa toàn bộ nội dung
trong giai đoạn thí điểm như: Đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Loại hình xuất - nhập khẩu thực hiện gồm 3 loại hình
chính là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất
hàng xuất khẩu và 6 loại hình khác.
2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục
hải quan cảng Cái Lân
Ngày 19/06/2009, Cục HQ tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 44/QĐ-HQQN
thành lập tổ đầu mối triển khai thủ tục hải quan điện tử. Tiếp theo đó ngày
28/12/2009, Cục HQ Quảng Ninh ra quyết định số 841/QĐ-HQQN triển khai thí
điểm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục HQ cảng Cái Lân và cửa khẩu cảng Hòn
Gai từ ngày 01/01/2010. Trước đó, Chi cục HQ cảng Cái Lân đã cử các cán bộ tập
huấn nghiệp vụ tại Cục HQ Quảng Ninh để thực hiện các thủ tục HQĐT. Bên cạnh
đó việc tiếp thu ý kiến doanh nghiệp trong quá trình thí điểm đã đem lại nhiều kinh
nghiệm thực hiện thủ tục HQĐT.
30
Từ ngày 14/04/2014 Chi cục Hải quan cảng Cái Lân triển khai chính thức Hệ
thống Vinaccs theo Quyết định số 865/QĐ-TCHQ ngày 25/03/2014 của Tổng cục
Hải quan về việc ban hành kế hoạch triển khai Hệ thống Vnaccs/Vcis thuộc dự án
triển khai thực hiện Hải quan điện tử và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hải
quan.
Tính đến quý II/2010, 100% tờ khai thực hiện thủ tục Hải quan tại cảng Cái
Lân được thực hiện khai Hải quan điện tử. Đến ngày 06/4/2015, chi cục đã làm thủ
tục 2.455 bộ tờ khai, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 569.513.231 USD. Trong
đó 2.392 bộ tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu 560.970.532 USD thực hiện
Vnaccs/Vcis đạt 97,4% và đạt 98,5% về kim ngạch.
Các chỉ tiêu do Cục Hải quan Quảng Ninh giao về công tác cải cách thủ tục
hành chính, hiện đại hóa hải quan được Chi cục tổ chức triển khai hoàn thành và
hoàn thành vượt mức, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu,
thu hút doanh nghiệp, tăng thu ngân sách.
Để đạt được những kết quả đó, cùng với chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Hải quan
tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các Phòng ban chức năng và nỗ lực của tập thể Chi
cục. Chi cục đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức vận động doanh nghiệp tham
gia thực hiện Thủ tục Hải quan điện tử; Tổ chức đến trực tiếp trụ sở của doanh
nghiệp (có doanh nghiệp ở xa như tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội) hỗ trợ cài đặt,
hướng dẫn sử dụng Hệ thống phần mềm khai báo điện tử. Tuyên truyền phổ biến
các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến quy trình thủ tục HQĐT và hệ
thống VNACCS/VCIS tại các hội nghị đối thoại doanh nghiệp, các lớp tập huấn,
đào tạo cho doanh nghiệp hàng năm; trực tiếp giải đáp bằng văn bản, qua điện thoại
những khó khăn vướng mắc liên quan đến TTHQ của doanh nghiệp; Niêm yết công
khai các văn bản pháp quy, quy trình thủ tục hải quan, phát tờ rơi hướng dẫn nghiệp
vụ Hải quan tại nơi làm thủ tục.
2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân
31
Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Nguồn: Cục CNTT và thống kê – TCHQ
32
Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa
Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
33
Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu
Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá
(nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan
hải quan qua mạng internet.
34
Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, người
dung nhập đầy đủ, chính xác các thông tin, sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất.
Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp
Nguồn: http://www.thaison.vn
35
Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu
Nguồn: http://www.thaison.vn
Hình 2.8: DN nhập thông tin chung
Nguồn: http://www.thaison.vn
36
Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng
Nguồn: http://www.thaison.vn
Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel
Nguồn: http://www.thaison.vn
Để nhập dữ liệu hàng tờ khai từ file excel, cần chuẩn bị dữ liệu từ file excel
với các cột dữ liệu tương ứng cới các cột dữ liệu trên dòng hàng như hình 2.10. Sau
khi đã chuẩn bị file dữ liệu dòng hàng trên file excel, người dùng nhấn phím F6 để
37
tải dữ liệu từ file excel vào danh sách hàng trên tờ khai. Màn hình tải dữ liệu từ
excel hiện ra như sau:
Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel
Nguồn: http://www.thaison.vn
Bước 2: Cơ quan HQ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ
thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và
cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan.
Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai
hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh
nghiệp để hướng dẫn xử lý.
38
Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 3: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ
khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để
cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện
tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển
sang bước 3.
+ Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan
hải quan kiểm tra.
39
Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng)
Nguồn: Tác giả cung cấp
Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ)
Nguồn: Tác giả cung cấp
40
Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh)
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 4: Cơ quan HQ kiểm tra hồ sơ hải quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng
từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Nội dung kiểm tra như sau: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ
hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý
kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu
có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi
ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng,
cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống
e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại
mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
41
Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
42
Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử
Nguồn: Tác giả cung cấp
Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ
sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra
thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A.
Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai
hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có
liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
Bước 6: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí.
Bước 7: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ quản lý,
hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải
phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép
chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan
hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan.
Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm
nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công
chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ
hồ sơ theo quy định.
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN  CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

More Related Content

Similar to THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docxViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...https://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...sividocz
 
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...hieu anh
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...luanvantrust
 

Similar to THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (20)

Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ...
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩuĐề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
Đề tài: Hải quan điện tử trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi  Tuân Thủ Thuế.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế.docx
 
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...
Đề tài luận văn 2024 Quản trị rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Côn...
 
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
Thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghi...
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
 
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...
Luận Văn Giám Sát Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Tại Chi Cục Hải Quan Cử...
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
Luận án: Hoàn thiện quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩ...
 
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...
một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH...
 
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, HOT
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, HOTThủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, HOT
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, HOT
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PH...
 
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
 
Đề tài hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, HOT 2018
Đề tài hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, HOT 2018Đề tài hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, HOT 2018
Đề tài hoàn thiện quy trình thủ tục hải quan, HOT 2018
 
Đề tài quy trình hải quan điện tử về nhập hàng xuất khẩu
Đề tài quy trình hải quan điện tử về nhập hàng xuất khẩuĐề tài quy trình hải quan điện tử về nhập hàng xuất khẩu
Đề tài quy trình hải quan điện tử về nhập hàng xuất khẩu
 
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm LongLuận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
Luận Văn Kế Toán Trách Nhiệm Tại Công Ty Cổ Phần Bitexco Năm Long
 
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung ƯơngLuận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
Luận Văn Tổ Chức Kế Toán Tại Bệnh Viện Lão Khoa Trung Ương
 
Đề tài: Quản lý về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất, HAY
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICTTạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICTlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh BìnhQuản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bìnhlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần t...
 
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
Quản lý hoạt động Marketing tại Công ty Dịch vụ MobiFone khu vực 1
 
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤPQUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM CAO CẤP
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - ...
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT KHUNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICTTạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
Tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ và Tư vấn ICT
 
HRM indicidual assignment_Luận Văn Group
HRM indicidual assignment_Luận Văn GroupHRM indicidual assignment_Luận Văn Group
HRM indicidual assignment_Luận Văn Group
 
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty TNHH vận chuyển Gia ...
 
final Data analysis and Reporting - 1000 words
final Data analysis and Reporting - 1000 wordsfinal Data analysis and Reporting - 1000 words
final Data analysis and Reporting - 1000 words
 
edited - Overview & Introduction - 19-10.docx
edited - Overview & Introduction - 19-10.docxedited - Overview & Introduction - 19-10.docx
edited - Overview & Introduction - 19-10.docx
 
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh BìnhQuản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
Quản lý phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tỉnh Ninh Bình
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯ...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với  Dịch vụ vận chuyển ...
Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng đối với Dịch vụ vận chuyển ...
 
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG  VÀ TÂM CỦA M...
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TOÁN HỌC:MÔĐUN CHÉO TÁC ĐỘNG VÀ TÂM CỦA M...
 

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA PHẠM VĂN HẢI
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Quản trị kinh doanh Chương trình: Điều hành cao cấp- EMBA Mã số: 60340102 Họ và tên học viên: Phạm Văn Hải Người hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thị Thu Giang
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hà Nội - 2018
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian khảo sát, nghiên cứu thực tế tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân, Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS. TS. Đào Thị Thu Giang và các thầy cô giáo Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngoại thương, tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân cùng nhiều ý kiến đóng góp của các PGS, TS và nhiều nhà khoa học kinh tế khác. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đào Thị Thu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các giảng viên tại trường Đại học Ngoại thương, các bạn bè đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường cũng như quá trình hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn tập thể ban lãnh đạo và cán bộ công chức, các đồng nghiệp tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 9 năm 2018 Tác giả
  • 6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ vi DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ.................................. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN............................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ.........5 1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử........................................5 1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan......................................................................5 1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử.........................................................6 1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử:.......................................7 1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử ...................................................8 1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế...............................................................8 1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước..............................................9 1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp..................................................................10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ...............................................................................................................................11 1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên thế giới ..................................................................................................................12 1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ..................................................................12 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản....................................................................15 1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam........................................................18 1.5.1. Bài học thành công.................................................................................18 1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân............................................18 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN .....................................................21 2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân..........................21
  • 7. iv 2.1.1. Sơ lược cảng Cái Lân và Chi cục hải quan cảng Cái Lân ...................21 2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân .................21 2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân .................................................................................................................24 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam .24 2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam...............28 2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân ..............................................................................29 2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân ..........................................30 2.2.5. Kết quả thực hiện quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân ...........................................................................................43 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng................................................................................46 2.4. Đánh giá kết quả thực hiện..........................................................................48 2.4.1. Những ưu điểm trong vận hành ............................................................48 2.4.2. Những khuyết điểm trong vận hành và nguyên nhân ..........................49 CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN 55 3.1. Căn cứ của các giải pháp .............................................................................55 3.1.1. Xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam ....................55 3.1.2. Căn cứ vào bài học kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Hàn Quốc, Nhật Bản và kết quả thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân .......................................................................55 3.2. Các giải pháp.................................................................................................56 3.2.1. Hoàn thiện các hệ thống quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng CNTT ..56 3.2.2. Hoàn thiện mô hình thủ tục HQĐT và mô hình bộ máy tổ chức.........59 3.2.3. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực................................................61 3.2.4. Áp dụng các công cụ quản lý hải quan hiệu quả..................................63 KẾT LUẬN..............................................................................................................68
  • 8. v DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
  • 9. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASYCUDA Hệ thống tự động hóa số liệu hải quan BTC Bộ Tài Chính CBCC Cán Bộ Công Chức CBL Chống Buôn Lậu CNTT Công Nghệ Thông Tin CO Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) CSDL Cơ sở dữ liệu DN Doanh nghiệp GLTM Gian Lận Thương Mại GS Giám Sát HQ Hải quan HQĐT Hải quan điện tử HTTT Hệ thống thông tin HTKB Hệ thống khai báo HTXLDL Hệ thống xử lý dữ liệu KS Kiểm soát TK Tờ khai LAN Mạng nội bộ NK Nhập khẩu NKD Nhập kinh doanh QLRR Quản lý rủi ro SXXK Sản xuất xuất khẩu TCHQ Tổng cục hải quan TK Tờ khai TM Thương mại TP Thành phố TQĐT Thông quan điện tử TTDL Trung tâm dữ liệu
  • 10. vii WB Ngân hàng thế giới (World Bank) WCO Tổ chức hải quan thế giới ( World Customs Organization) WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) XKD Xuất kinh doanh XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu XLDL TQĐT Xử lý dữ liệu thông quan điện tử XNK Xuất nhập khẩu XNC Xuất nhập cảnh
  • 11. viii DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU - SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ BẢNG Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan..........7 Bảng 2.1: Tổng số DN tham gia xuất nhập khẩu qua các năm.................................44 BIỂU Biểu đồ 2.1: Số lượng tờ khai làm thủ tục XNK tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân qua các năm 2013 – 2017..........................................................................................43 Biểu đồ 2.2: Số lượng DN tham gia thủ tục HQĐT và chữ ký số qua các...............44 Biểu đồ 2.3: Số lượng kim ngạch XNK của các DN làm thủ tục tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân từ năm 2013 – 2017 ............................................................................45 Biểu đồ 2.4: Tổng thu thuế cho Nhà nước qua các năm 2013 – 2017......................45 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan Cảng Cái Lân..............23 HÌNH Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam ........................................27 Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ............................................31 Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa.....................32 Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu......................33 Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử.............................................................34 Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp.........................................34 Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu..........................................35 Hình 2.8: DN nhập thông tin chung..........................................................................35 Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng................................................................36 Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel.......................................................36 Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel ..........................................................37 Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS .........38 Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng) ..............................................39 Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ).................................................39 Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh) ..............................................40
  • 12. ix Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử .........................................41 Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử.........................................41 Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử .........................................42
  • 13. x TÓM TẮT LUẬN VĂN Để thực hiện đề tài: “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân - thực trạng và giải pháp”, học viên đã tổng quan lại tình hình nghiên cứu về đề tài, qua đó nhận thức được sự cần thiết của việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại toàn Tổng cục hải quan nói chung và Chi cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, duy vật biện chứng để phục vụ phân tích thực trạng đề tài, tổng hợp số liệu để phân tích các nội dung nghiên cứu về quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái Lân, đưa ra các giải pháp thực hiện hoàn thiện hoạt động này của Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Trong phạm vi của một luận văn thạc sỹ, học viên đã phân tích về khái niệm hải quan điện tử; quy trình cũng như vai trò của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử đối với Tổng cục hải quan; nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các bài học tạo nên sự thành công và những thất bại cho Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về khái niệm thủ tục hải quan điện tử và quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử, đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục HQĐT tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Từ đó học viên đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục, trong đó cụ thể là các giải pháp sau: hoàn thiện các hệ thống quản lý (chương trình phần mềm), phát triển cơ sở hạ tầng CNTT; xây dựng mô hình thủ tục HQĐT và mô hình tổ chức, bộ máy phù hợp; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng công cụ quản lý HQ hiệu quả bao gồm hệ thống thông tin nghiệp vụ HQ, QLRR và KTSTQ… Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu, nhưng do trình độ năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những khiếm khuyết. Học viên rất mong nhận được những lời góp ý từ các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp cũng như những người quan tâm đến đề tài nghiên cứu của luận văn này.
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc biệt là việc gia nhập sâu, rộng vào tổ chức WTO, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu, các cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như APEC, ASEAN, WTO v.v… Những công việc mà ngành HQ phải thực hiện là đơn giản hóa thủ tục HQ theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện Công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc thực hiện thủ tục hải quan chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Xu thế phát triển của hải quan quốc tế ngày nay là ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải quan điện tử là con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của HQ quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Thực hiện thủ tục HQ điện tử là một bước đột phá quan trọng của ngành hải quan trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan thủ công, như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng uy tín thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan trọng, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai - tỉnh Quảng Ninh. Theo quy hoạch định hướng phát triển hệ thống cảng biển của Chính phủ và với mục tiêu đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và
  • 15. 2 dịch vụ hiện đại, Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển hoàn thiện hệ thống cảng biển. Trong đó, trọng tâm hoàn thiện 9 bến làm hàng container tại khu vực Cái Lân. Bên cạnh những ưu điểm chung, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân cũng còn có những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện tử trong thời gian tới. Chính vì vậy, học viên đã chọn đề tài “Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân – thực trạng và giải pháp” để làm luận văn cao học. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, Tổng cục hải quan đã có sự phát triển vượt bậc khi đưa mô hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử vào áp dụng. Trước đây, đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu, phân tích đánh giá về thương mại điện tử và một số lĩnh vực hoạt động hải quan như: - Đoàn Thị Hồng Vân, Công trình NCKH cấp Bộ (2001): Một số giải pháp đẩy mạnh quá trình hội nhập của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước. - Trần Đình Thọ, Luận văn thạc sỹ (2001): Những biện pháp cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý hành chính Hải quan Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006. - Lê Hương Thủy, Luận văn Thạc sỹ (2001): Hoàn thiện kiểm soát nội bộ ngành Hải quan. - Nguyễn Hồng Sơn, Luận văn Thạc sỹ (2002): Một số giải pháp ứng dụng tin học vào quản lý hành chính ngành Hải quan giai đoạn 2002-2005. - Bùi Lê Hùng, luận văn thạc sỹ (2001): Giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan tại chi cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh để góp phần thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ. - Nguyễn Thanh Long, luận văn thạc sỹ (2006): Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chi cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp. - Nguyễn Bằng Thắng, Luận án tiến sĩ (2014): ): Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020.
  • 16. 3 - Trần Thị Hương Giang, luận văn thạc sỹ (2015): Thực trạng và giải pháp phát triển hải quan điện tử tại Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nêu trên nhìn chung cung cấp được những vấn đề cơ bản về lý luận chung nhưng việc vận dụng vào thực tế và các giải pháp đưa ra mới chỉ mang tính thời điểm. Thực tế nền kinh tế luôn vận động không ngừng, các quy định và chính sách mới được ban hành do đó các giải pháp có thể đúng tại thời điểm này nhưng tại thời điểm khác sẽ không có giá trị. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Quảng Ninh nói chung và Chi cục hải quan cảng Cái Lân nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành hải quan đang tiến hành cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, ứng dụng hệ thống VNACCS/VCIS. Do vậy việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa thiết thực và không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây. 1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan điện tử, khẳng định sự cần thiết phải áp dụng thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan điện tử, kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước. - Phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Chỉ rõ những ưu điểm, nhược điểm của quy trình thủ tục và những nhân tố tác động. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quy trình thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân, nói riêng và phát triển mô hình thông quan điện tử tại Việt Nam, nói chung. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Thủ tục Hải quan điện tử. - Thủ tục Hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Tiếp cận dưới góc độ Chi cục Hải quan.
  • 17. 4 - Kinh nghiệm thực hiện thông quan điện tử của một số nước trên thế giới đặc biệt là những quốc gia trong vùng Đông Nam Á do có những nét tương đồng về vị trí địa lý cũng như nền kinh tế. - Thực tế thực hiện thủ tục hải quan điện tử của Chi cục hải quan cảng Cái Lân từ năm 2013 đến 2017. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trong khi giải quyết vấn đề cụ thể, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của chuyên ngành quản lý kinh tế là tổng hợp phân tích, so sánh, hệ thống hóa, duy vật biện chứng để phục vụ cho nghiên cứu… để phân tích tình hình gắn với điều kiện cụ thể từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá, kết luận cụ thể. Một mặt dùng phương pháp phân tích tình huống đảm bảo 2 tiêu chí: 1) Mang lại hiệu quả cho công tác hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu; 2) Vụ việc có tính chất phức tạp của Doanh nghiệp. 1.6. Bố cục luận văn Ngoài tóm tắt chương, mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về thủ tục hải quan điện tử. Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân. Chương 3: Những giải pháp để hoàn thiện và phát triển thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân.
  • 18. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm và quy trình thủ tục hải quan điện tử 1.1.1. Khái niệm thủ tục hải quan Để hiểu rõ khái niệm về thủ tục hải quan điện tử, trước hết cần phải hiểu khái niệm về thủ tục hải quan. Công ước Kyoto định nghĩa như sau: “Thủ tục hải quan là tất cả những công việc mà những người liên quan và cơ quan hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan”. (Công ước Kyoto, 1973, p. 10) Ở Việt Nam, thủ tục hải quan được Luật Hải quan năm 2014, tại khoản 23, Điều 4 quy định: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”. (Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014, n.d., p. 27) Định nghĩa này được cụ thể hóa tại Điều 21, tóm tắt như sau: Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, người khai hải quan phải: Khai, nộp/xuất trình tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan bằng giấy hoặc ở dạng chứng từ điện tử, xuất trình hàng hóa để hải quan kiểm tra, nộp thuế theo quy định của pháp luật; công chức hải quan phải: Đăng ký hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, thu thuế theo quy định của pháp luật, quyết định việc thông quan. Hiểu đơn giản thì thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào trong quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia đó. Thực tế cho thấy, thủ tục hải quan là một thủ tục bắt buộc ở tất cả hơn 200 vùng lãnh thổ, quốc gia trên toàn thế giới, trong đó bao gồm Việt Nam. Mục đích của việc làm thủ tục hải quan được thể hiện trên 2 phương diện chính: - Phương diện kinh tế: Mục đích quan trọng nhất của thủ tục hải quan là giúp Nhà nước tính và thu thuế. Hoàng hóa, phương tiện xuất – nhập khẩu khi đưa đi hoặc nhập vào Việt Nam đều phải tính thuế. Đây là biện pháp đảm bảo cân đối và ổn định thị trường.
  • 19. 6 - Phương diện an ninh: Thủ tục hải quan chính là một thao tác an ninh để quản lý hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ra – vào mỗi lãnh thổ mà không thuộc danh mục cấm của lãnh thổ đó. 1.1.2. Khái niệm thủ tục hải quan điện tử Trên thực tế, không có khái niệm, định nghĩa thống nhất về thủ tục hải quan điện tử. Hải quan các nước trên thế giới, tùy theo quan điểm, đặc điểm, mức độ phát triển của quốc gia để tiến hành triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo mô hình riêng của mình. Điều này được thể hiện thông qua cách sử dụng từ ngữ về thủ tục hải quan điện tử- phụ thuộc vào phạm vi, chức năng, mức độ: Hải quan Thái Lan sử dụng ECustoms (electronic customs - là hệ thống hoàn chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho quá trình nhập khẩu hàng hóa vào Thái Lan); Hải quan Nhật Bản dùng NACCS (Hệ thống thông quan). Khái niệm “thủ tục hải quan điện tử” được quy định tại điều 3, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 như sau: “Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”. (Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của CP, n.d.) Do đó, theo nghĩa hẹp: Thủ tục HQĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin để thông quan tự động. Tuy có khác nhau về phạm vi, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, thủ tục HQĐT có một số đặc điểm chung như sau: Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, phù hợp với trình độ phát triển công nghệ thông tin của quốc gia; trao đổi, chia sẻ thông tin dữ liệu điện tử giữa các bên liên quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử như: Các bộ quản lý chuyên ngành, các ngành (Ngân hàng, Bảo hiểm, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thuộc Chính phủ... ), các hãng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu…; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người khai hải quan như: Dịch vụ khai báo điện tử, dịch vụ thanh toán điện tử, thông quan điện tử… Theo nghĩa rộng: Thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan theo đó cơ quan hải quan áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin và trang
  • 20. 7 thiết bị hiện đại để cung cấp các dịch vụ về thông quan hải quan cho người khai hải quan, phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh và các bên có liên quan khác. Có thể hiểu nôm na, khái niệm thủ tục HQĐT là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo và gửi hồ sơ của người khai hải quan cùng với việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Nói cụ thể hơn, thủ tục hải quan điện tử là công việc người khai và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải; trong đó người khai hải quan phải khai báo, gửi hồ sơ của mình và tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Bảng 1.1. Bảng tổng hợp so sánh hai phương thức thực hiện thủ tục hải quan Tiêu chí so sánh Thủ tục hải quan truyền thống Thủ tục hải quan điện tử 1. Quy trình Phức tạp Đơn giản 2. Công nghệ Thủ công, cơ giới Công nghệ thông tin 3. Kỹ thuật Văn bản giấy Kỹ thuật số 4. Công cụ Công cụ văn phòng truyền thống Hệ thống máy tính 5. Phương thức giao tiếp Trực tiếp Người – Người Hệ thống Internet 6. Nhân sự Đa năng Chuyên môn hóa cao 7. Bộ máy Cồng kềnh Tinh giảm 8. Cơ chế vận hành Xin – cho Chuẩn mực, thông lệ 9. Chính sách Thay đổi khó lường Dễ định lượng 10. Khả năng hội nhập Khó khăn Thuận lợi Nguồn: Tác giả tổng hợp 1.1.3. Quy trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử: 1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp có hàng hóa xuất – nhập khẩu:
  • 21. 8 Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan. Bước 2: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau: + Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4. + Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3. Bước 3: - Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra. Bước 4: Doanh nghiệp in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng. 1.1.3.2. Đối với cơ quan hải quan Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý. Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí. Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. 1.2. Vai trò của việc áp dụng hải quan điện tử 1.2.1. Vai trò đối với hội nhập quốc tế Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam cần phải thực hiện các yêu cầu cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia ký kết như ASEAN, APEC … Nhiệm vụ của ngành hải quan là phải đơn giản hóa thủ tục hải
  • 22. 9 quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định giá trị hải quan theo hiệp định trị giá GATT, thực hiện công ước hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa (công ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc thực hiện HQĐT chứng tỏ được thiện chí và nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế. Thủ tục HQĐT từ phạm vi quốc gia đã mở ra phạm vi toàn cầu trong một thời gian ngắn đã làm giảm thiểu sự phức tạp và xung đột về thủ tục hải quan giữa các nước, tạo ra hàng loạt thuận lợi và thống nhất trong hợp tác và giao thương quốc tế, tránh tổn thất và rủi ro xuất phát từ lỗi thủ tục gây ra. Khi không có thủ tục HQĐT thì từng quốc gia sẽ gặp nhiều khó khăn trong phát triển thương mại, đầu tư, du lịch quốc tế. Mặt khác, những lợi ích và thuận lợi trong hợp tác quốc tế về các lĩnh vực đó cũng rất khó thâm nhập vào từng quốc gia. Vai trò gắn kết nhanh, hiệu lực cao, hiệu quả tốt của thủ tục hải quan điện tử trong hợp tác và phát triển giao thương tại mỗi quốc gia đều được thể hiện rõ ràng trên thực tiễn trong nhiều thập kỷ qua. Minh chứng cho vai trò của thủ tục hải quan điện tử là hàng loạt quốc gia đã đưa tốc độ phát triển thương mại quốc tế lên cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của mình. 1.2.2. Vai trò đối với công tác quản lý Nhà nước Mỗi quốc gia đều phải quản lý mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mình, một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý này, đó là thủ tục hành chính. Trong quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, xuất - nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải, nhà nước đặt ra bộ thủ tục hành chính để người dân và doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Các quy định thủ tục hành chính không theo kịp sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nên Nhà nước luôn phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, minh bạch, hợp hiến. Nhưng với phương thức quản lý thủ công thì khó thực hiện được, chỉ khi ứng dụng công nghệ thông tin mới đạt được mục tiêu cải cách hiện đại hóa.
  • 23. 10 Trong lĩnh vực hải quan, khi áp dụng TTHQĐT đã cho thấy tiềm năng to lớn cần khai thác để thực hiện cải cách hành chính vốn rất ì ạch tại lĩnh vực này. - TTHQĐT cho phép đơn giản hóa và giảm thiểu số lượng thủ tục hành chính của ngành hải quan. Đây là một trong những mục tiêu rất khó thực hiện khi Nhà nước còn thực hiện thủ tục hải quan theo phương thức truyền thống. - TTHQĐT cho phép thực hiện triệt để hơn nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất của ngành hải quan. - TTHQĐT tác động và thúc đẩy các cơ quan quản lý Nhà nước khác phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa - ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính để đảm bảo phục vụ người dân và nâng cao hiệu quả quản lý. - TTHQĐT với ưu thế như công khai, rõ ràng, minh bạch nên cho phép tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan, trong đó dễ thấy nhất là: giao thương quốc tế của quốc gia được tăng trưởng và phát triển bền vững hơn; ngân sách Nhà nước giảm thất thoát vì sự minh bạch từ những nguồn thu hải quan; an ninh quốc gia, an ninh thương mại, trật tự an toàn xã hội trong hội nhập quốc tế về thương mại, đầu tư, du lịch được cải thiện rõ rệt. 1.2.3. Vai trò đối với doanh nghiệp Trong lĩnh vực giao thương quốc tế, các doanh nghiệp ngoài việc theo đuổi mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận tối đa, còn kỳ vọng đạt nhiều mục tiêu phát sinh khác như: giảm chi phí, giảm rủi ro, tăng thuận lợi hội nhập, tăng năng lực cạnh tranh. Trước khi TTHQĐT ra đời, việc đạt lợi nhuận tối đa không phải là trường hợp hiếm hoi của doanh nghiệp trong giao thương toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các doanh nghiệp đã phải giảm thiểu các mục tiêu phát sinh, trong đó phải chấp nhận: tăng chi phí, rủi ro cao, khó khăn trong hội nhập, suy giảm năng lực cạnh tranh.Với việc xuất hiện TTHQĐT và Nhà nước đưa vào vận hành, doanh nghiệp ngày càng nhận ra phương thức thực hiện thủ tục hải quan này có vai trò quan trọng đối với Nhà nước và cả đối với doanh nghiệp. - TTHQĐT cho phép doanh nghiệp giảm thiểu nhiều loại chi phí về hải quan, trong đó nổi bật là: giảm chi phí làm tờ khai hải quan; giảm thời gian kiểm tra hải quan (nhất là đối với luồng vàng và luồng đỏ); giảm thời gian kiểm tra sau thông
  • 24. 11 quan; giảm thời gian xử lý các lỗi kỹ thuật nghiệp vụ; giảm chi phí đưa và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp với công chức hải quan. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do cắt giảm chi phí lưu kho bãi, nâng cao sức cạnh tranh. - TTHQĐT giúp doanh nghiệp tránh hoặc giảm thiểu được nhiều rủi ro trong giao thương quốc tế, trong đó dễ thấy nhất là: giảm thiểu xung đột thủ tục giữa các quốc gia do áp dụng chung các chuẩn mực quốc tế; giảm thiểu tác động phá hoại của buôn lậu và gian lận thương mại do được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời theo những chuẩn mực chung và thống nhất trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. - TTHQĐT tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hội nhập quốc tế, trong đó có những thuận lợi mà trước đây không có như: xóa bỏ các rào cản quốc gia khi được thực hiện “một cửa quốc gia”, “một cửa khu vực”. Khái quát lại, có thể khẳng định rằng TTHQĐT ngày càng khẳng định vai trò rất quan trọng, thậm chí góp phần tạo ra kết quả và thành công lớn đối với mỗi quốc gia trong hợp tác và mở rộng giao lưu buôn bán quốc tế. Những ưu thế của TTHQĐT được thể hiện đơn giản, công khai, minh bạch và góp phần giảm chi phí cho cả cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử - Hệ thống chính sách pháp luật Các văn bản hướng dẫn, công văn hướng dẫn rất quan trọng trong việc thực hiện quy trình; Việc ban hành các văn bản của các ban ngành khác có ảnh hưởng rất lớn trong việc thi hành đúng các quy định của pháp luật. - Các chương trình phần mềm chưa hoàn thiện Các hệ thống phần mềm tích hợp rất quan trọng trong việc giúp cho một công chức hải quan không phải sử dụng nhiều chương trình cùng một lúc trong quá trình làm thủ tục hải quan. Chương trình tự động hóa thủ tục HQĐT giúp Doanh nghiệp và đơn vị hải quan thực hiện các thao tác tra cứu được nhanh hơn. - Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống backup chuyên dụng để phục vụ việc sao lưu dữ liệu trong khi nhu cầu sao lưu dữ liệu là rất quan trọng và cần thiết. Việc thực hiện quản lý rủi ro đòi hỏi phải có hệ thống thông tin, nắm tình hình đối với các lô hàng và doanh nghiệp
  • 25. 12 hoạt động XNK phải được cập nhật thường xuyên giữa các đơn vị với nhau nắm bắt thông tin kịp thời còn thiếu. - Nguồn nhân lực Trình độ năng lực của cán bộ công chức không đồng đều, năng lực còn nhiều hạn chế sẽ tạo phản ứng khiến công việc không nhanh nhậy, gây sai sót trong việc thực hiện công việc, động cơ công tác chưa đúng, có tư tưởng chọn việc. 1.4. Kinh nghiệm thực hiện thủ tục hải quan điện tử của một số nước trên thế giới Việt Nam là quốc gia đi sau nên được thừa hưởng được khá nhiều kinh nghiệm thành công và cả không thành công trong thực hiện TTHQĐT của nhiều nước đi trước. Trong các nước đi trước, kinh nghiệm của Hải quan Pháp, Hải quan Đức, Hải quan Mỹ, Hải quan Úc, Hải quan Nhật Bản là khá bài bản và hiện đại. Tuy nhiên, gần gũi và thiết thực với Việt Nam hơn là kinh nghiệm của các nước châu Á gồm: Hàn Quốc và Nhật Bản, là những nước có trình độ tiên tiến và sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa quản lý, giao thương thương mại thường xuyên với Việt Nam. 1.4.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc thực hiện TTHQĐT từ năm 1974 đến nay với 5 giai đoạn quan trọng: xây dựng điện tử hóa số liệu thống kê (năm 1974); xây dựng hệ thống điện tử quản lý hàng hóa qua đường hàng không (năm 1980); xây dựng hệ thống hàng hóa điện tử (năm 1998); xây dựng hệ thống quản lý trí tuệ (năm 1999); xây dựng hệ thống ứng dụng internet (năm 2003). Qua gần 4 thập kỷ xây dựng và thực hiện hải quan điện tử Hàn Quốc đã có 5 đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, tạo lập và đưa vào sử dụng hệ thống tự động hóa hải quan theo mô hình tập trung. Xây dựng một trung tâm duy nhất để xử lý dữ liệu tại hải quan trung ương, kết nối với các địa điểm làm thủ tục hải quan. Các địa điểm này chạy chương trình đặt tại trung ương để thực hiện TTHQĐT. Kết nối các đơn vị truyền nhận chứng từ điện tử (gọi là VAN) để trao đổi chứng từ điện tử với các bên liên quan như các bên vận tải, giao nhận, ngân hàng, chủ hàng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cảnh
  • 26. 13 sát, hải quan toàn quốc. Thông qua VAN, người khai hải quan thực hiện việc khai điện tử tới hệ thống hải quan. Việc xây dựng tổ chức VAN làm trung gian trong trao đổi chứng từ điện tử mang lại cho hải quan Hàn quốc nhiều lợi ích: (1) hệ thống hải quan an toàn, an ninh vì chỉ phải quản lý một đầu mối duy nhất. (2) dữ liệu chuyển đến hệ thống hải quan được chuẩn hóa; (3) toàn bộ việc xây dựng hạ tầng kết nối với doanh nghiệp để thực hiện TTHQĐT: đường truyền, máy móc, phần mềm, vận hành, bảo trì đều do doanh nghiệp này đảm nhiệm; (4) là đầu mối kết nối với hải quan quốc tế để trao đổi thông tin (thông qua các VAN của nước đó); (5) giúp hải quan thu thập, chuẩn hóa, tổng hợp và gửi thông tin về manifest, vận tải đơn của các cơ quan vận tải, cơ quan giao nhận để phục vụ cho TTHQĐT. Các doanh nghiệp phải trả phí cho VAN khi thực hiện TTHQĐT tại tổ chức duy nhất này. Hàng năm, các cơ quan hải quan, VAN, doanh nghiệp thống nhất cùng nhau về mức trả phí cho VAN. - Thứ hai, tổ chức hải quan theo mô hình hai cấp.  Cấp trung ương gồm 6 đơn vị: quản lý và kế hoạch, thanh tra và kiểm toán nội bộ, tạo thuận lợi thông quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, quan hệ quốc tế và tình báo. Ngoài các đơn vị trên còn có bộ phận văn phòng và người phát ngôn ra công cộng.  Cấp thực thi gồm: 6 đơn vị làm thủ tục hải quan chính (main customs house), 24 đơn vị làm thủ tục hải quan (customs house) và 13 dây chuyền làm thủ tục hải quan (customs branch), trong đó: Main customs house trực tiếp làm thủ tục hải quan tại những nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung lớn. Customs house trực tiếp làm thủ tục hải quan tại những nơi có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu không lớn. Đơn vị này về mặt chuyên môn, báo cáo trực tiếp với hải quan trung ương, về mặt nhân sự chịu sự quản lý của main customs house; customs branch đặt trực thuộc customs house để làm các thủ tục hải quan. - Thứ ba, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan điện tử.  Áp dụng điện tử hóa trên 40 loại giấy tờ quản lý chuyên ngành.
  • 27. 14  Thực hiện “quản lý và giám sát trước” hàng hóa trước khi doanh nghiệp khai báo. Phương thức này cho phép ngăn chặn sớm hàng hóa gây nguy hiểm, cấm nhập khẩu như: ma tuý, chất nổ, vũ khí, chất độc hại, hàng cấm... Thủ tục này do bộ phận giám sát tại các đơn vị làm thủ tục hải quan thực hiện. Bộ phận này gồm 3 nhóm: nhóm kiểm tra thông tin manifest trên máy tính; nhóm kiểm tra hàng hóa sử dụng máy soi X-RAY; nhóm kiểm tra thực tế hàng hóa bằng thủ công.  Thực hiện “thủ tục hải quan phi giấy tờ” đối với hàng nhập khẩu, đây là phương thức bán tự động, gồm 3 nhóm: nhóm kiểm tra hồ sơ trên máy, nhóm kiểm tra hàng hóa, nhóm làm nhiệm vụ khác. Doanh nghiệp thông qua VAN để khai điện tử đến hệ thống tự động của hải quan. Đối với những lô hàng cần giấy phép của cơ quan chuyên ngành, hệ thống tự động sẽ yêu cầu các cơ quan đó cấp phép điện tử (một số cơ quan chưa nối mạng được thì làm bằng thủ công). Hệ thống dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro sẽ tự động phân 3 loại: kiểm tra trên máy (luồng xanh), kiểm tra hồ sơ giấy (luồng vàng) và loại kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) theo tỷ lệ do người ấn định để máy lựa chọn. Hàng hóa phải kiểm tra thực tế được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công, kết quả kiểm tra được nhập vào hệ thống. Chỉ những lô hàng cần kiểm tra tại luồng vàng và đỏ thì hải quan mới lưu hồ sơ giấy. Sau khi kiểm tra, hệ thống yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền thuế thông qua hệ thống e-banking. Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ giấy hoặc kiểm tra hàng hóa đảm bảo thì lãnh đạo bộ phận này quyết định thông quan và cấp cho người khai hải quan “quyết định thông quan bằng giấy” để làm chứng từ đi đường.  Thực hiện thủ tục hải quan tự động hóa đối với hàng xuất khẩu do bộ phận tạo thuận lợi thông quan chịu trách nhiệm, gồm các đối tượng: Người khai thông qua VAN để thực hiện khai điện tử đến hệ thống tự động của hải quan. Đối với những lô hàng cần giấy phép của cơ quan chuyên ngành, hệ thống tự động yêu cầu các cơ quan đó cấp phép điện tử (một số cơ quan chưa nối mạng được thì làm bằng thủ công). Hệ thống dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro sẽ tự
  • 28. 15 động phân 2 loại: thông quan ngay (luồng xanh) và kiểm tra hồ sơ giấy (luồng vàng). Trên thực tế, luồng xanh chiếm 95% tổng lượng số hồ sơ xuất nhập khẩu. Đối với hồ sơ kiểm tra giấy (luồng vàng), hải quan yêu cầu doanh nghiệp xuất trình chứng từ có liên quan để kiểm tra; nếu có nghi ngờ, hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ). Trên thực tế, luồng đỏ chỉ chiếm khoảng 1% tổng lượng số hồ sơ xuất nhập khẩu. Nếu việc kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra hàng hóa không có vấn đề gì, hải quan sẽ cấp “quyết định thông quan bằng giấy” để làm chứng từ đi đường xuất khẩu. - Thứ tư, mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Kỹ thuật quản lý rủi ro ngoài việc được sử dụng vào các TTHQĐT trên đây, Hàn Quốc còn lần lượt áp dụng vào tất cả các nghiệp vụ hải quan với những tiêu chí khác nhau, trong đó:  Kiểm tra sau thông quan đối với những lô hàng nhập khẩu và liên quan đến áp mã và giá.  Giám sát hàng hóa để lựa chọn lô hàng cần kiểm tra trước khi doanh nghiệp khai báo.  Kiểm tra hành lý khách du lịch.  Kiểm soát hải quan khi có nghi ngờ vi phạm hành chính.  Điều tra hải quan khi có nghi ngờ vi phạm hình sự 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản Nhật Bản cho thấy quốc gia này đã rất thành công trong việc xây dựng Hệ thống thông quan hàng hóa điện tử tự động (NACCS). Trước yêu cầu cần tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng kiểm soát xuất nhập khẩu, năm 1978 NACCS đã ra đời và nhanh chóng được đưa vào sử dụng tại Nhật Bản. Hệ thống này được phát triển như là một hệ thống máy tính, giúp xử lý khai báo nhập khẩu và thủ tục liên quan. Đến năm 1985, NACCS được mở rộng ứng dụng cho cả khai báo xuất khẩu. Sau một số lần nâng cấp, hiện nay NACCS đã bao quát nhiều thủ tục xuất nhập khẩu cũng như xử lý thông tin trao đổi giữa khu vực tư nhân cho cả đường không và đường biển. NACCS trở thành một trong những hạ tầng xã hội quan trọng nhất, xử lý đến gần 100% số lượng khai báo xuất nhập khẩu.
  • 29. 16 - Thứ nhất, NACCS là một tổ hợp bao gồm:  Hệ thống thông quan tự động;  Hệ thống thông tin tình báo hải quan (CIS);  Các chương trình hỗ trợ (như kế toán thuế, quản lý doanh nghiệp...). Các hợp phần trên tạo thành một hệ thống chương trình phần mềm hoàn chỉnh giúp Hải quan Nhật Bản tự động hóa hoạt động thông quan, tự động xử lý các dữ liệu từ nguồn thông tin tình báo để phân loại đối tượng quản lý, tự động hoá việc xử lý thông tin từ các bộ, ngành để thực hiện cơ chế một cửa quốc gia (NSW). - Thứ hai, NACCS có 3 đặc điểm nổi bật là:  Là một hệ thống thông quan tự động, có các tiêu chí đánh giá rủi ro cho phép tự động phân loại tờ khai thành các luồng xanh/vàng/đỏ. Bên cạnh đó, hệ thống cũng xây dựng các tiêu chí về kiểm tra tờ khai và tự động tính toán số tiền thuế phải nộp dựa trên khai báo của doanh nghiệp. Ở Nhật Bản, có khoảng 2/3 số tờ khai được phân vào luồng xanh, cho nên cán bộ hải quan có thể tập trung nhiều hơn vào các tờ khai có nghi vấn. Thêm vào đó, các thông tin được cung cấp bởi hệ thống thông tin tình báo hải quan được sử dụng một cách rất hiệu quả trong công tác kiểm tra.  Đây còn là một hệ thống sử dụng chung cho cả khối doanh nghiệp và khối nhà nước. NACCS ngày càng mở rộng phạm vi và cho phép nhiều người sử dụng tham gia vào hệ thống, bao gồm: các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan, ngân hàng, chủ kho, điều vận hàng không, doanh nghiệp cung ứng suất ăn trên máy bay, doanh nghiệp đóng hàng, đại lý vận chuyển hàng đường không, hãng hàng không, môi giới vận tải đường biển, hãng vận tải đường biển; các cơ quan cảng vụ, cơ quan quản lý chuyên ngành và các Bộ, Ngành liên quan.  NACCS không chỉ xử lý các thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính liên quan mà còn xử lý các thông tin về quản lý hàng hóa được trao đổi trong khối doanh nghiệp. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển, công ty tàu biển sẽ gửi các thông tin manifest đến NACCS. Đại lý tàu biển hoặc khai thuê tàu biển cũng có thể gửi thông tin manifest đến NACCS thay cho công ty tàu biển.
  • 30. 17 NACCS sẽ lưu trữ các thông tin hành hóa này vào cơ sở dữ liệu để khai thác theo nhiều cách: + Thông tin hàng hóa được cung cấp cho cơ quan hải quan như là một báo cáo hàng hóa. Dựa trên những thông tin này, hải quan kiểm soát quá trình di chuyển của hàng hóa và có thể tiến hành kiểm tra thực tế. + Thông tin hàng hóa được cung cấp cho đơn vị quản lý bến bãi container. Thông thường thì công ty quản lý bến bãi container có một hệ thống máy tính riêng để quản lý hàng hóa và họ được yêu cầu cập nhật các dữ liệu hàng hóa một cách thủ công. Để quá trình trao đổi thông tin điện tử giữa NACCS và bên quản lý bến bãi container được dễ dàng hơn, NACCS cung cấp thông tin hàng hóa theo một định dạng thống nhất. Tiếp theo, bên quản lý bến bãi container lấy thông tin hàng hóa đó để sử dụng cho hệ thống máy tính riêng của họ một cách dễ dàng. Bên quản lý bến bãi container được yêu cầu thông báo cho NACCS khi container vận chuyển ra khỏi bãi. Do vậy, các bên liên quan khác đều có thể biết được quá trình di chuyển của từng container cụ thể. Kết quả là, thông tin hàng hóa được rất nhiều đơn vị sử dụng và các bên liên quan sẽ liên tục cập nhật các thông tin bổ sung và truyền cho các đơn vị khác. Tất cả các bên hoàn tất vai trò của mình và góp phần ít nhiều vào hệ thống và các bên khác sẽ được tiếp nhận thêm thông tin hữu ích. Đây chính là khái niệm về NACCS như là một hệ thống dịch vụ công. - Thứ ba, NACCS đem lại nhiều lợi ích, nổi bật là:  Bảo đảm xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả các thủ tục hành chính liên quan và đơn giản hóa công việc của người sử dụng. NACCS bảo đảm xử lý nhanh chóng, khoảng 01 giây/giao dịch, cho phép hoạt động 24 giờ/365 ngày (đạt tới mức độ 99,99%). Điều này giúp giảm áp lực cho tất cả người sử dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động.  Cung cấp môi trường xử lý phi giấy tờ, các quyết định của cơ quan hải quan được chuyển đến các bên liên quan dưới định dạng điện tử. Cùng với đó, NACCS có hệ thống phân tích rủi ro phức hợp. Khi một tờ khai được xác định có mức độ rủi ro thấp, hệ thống sẽ ra quyết định ngay. Nhờ đó, công chức Hải quan có điều kiện tập trung nhiều hơn vào các tờ khai có độ rủi ro cao.
  • 31. 18 1.5. Bài học rút ra cho hải quan Việt Nam 1.5.1. Bài học thành công - Bài học thứ nhất, khi thực hiện TTHQĐT cần phải có kế hoạch tổng thể và kế hoạch đó phải được dựa trên kết quả đánh giá trình độ phát triển công nghệ thông tin, trình độ quản lý của Nhà nước và mức độ sẵn sàng thực hiện của doanh nghiệp. Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các trụ cột hải quan - doanh nghiệp, hải quan - hải quan trong triển khai thực hiện TTHQĐT sẽ là nền tảng vững chắc cho một kế hoạch thành công. - Bài học thứ hai, tăng tiến độ đồng bộ hóa giữa hải quan điện tử với Chính Phủ điện tử để thực hiện các kết nối tự động giữa hải quan với các tổ chức liên quan trong các bộ, ngành, địa phương. Kinh nghiệm này của các nước trên đã cho thấy mặc dù hải quan có thể đi trước một bước về thực hiện “điện tử hoá” trong hoạt động quản lý Nhà nước của mình, nhưng không thể đi trước thêm bước nữa nếu các ngành khác trong quản lý Nhà nước vẫn thực hiện các thủ tục hành chính theo phương thức thủ công, truyền thống. - Bài học thứ ba, cân nhắc áp dụng khi xây dựng, phát triển hệ thống thông quan điện tử tự động phải áp dụng các nội dung chuẩn mực hải quan hiện đại và luôn có sự cập nhật sau theo lộ trình vào các hệ thống thông quan điện tử để kịp thời nâng cấp đáp ứng yêu cầu thực tiễn trở thành hệ thống xử lý điện tử thông minh linh hoạt không bị lạc hậu phù hợp nhất với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay. - Bài học thứ tư, tập trung xây dựng, thu thập nguồn thông tin tình báo hải quan và mở rộng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tự động cho từng nghiệp vụ hải quan của cả ba khâu trước - trong - sau thông quan hàng hóa. 1.5.2. Bài học chưa thành công và nguyên nhân - Bài học thứ nhất, tiếp nhận xử lý thông tin khai báo thủ tục hải quan điện tử phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống VAN. Việc phụ thuộc hoàn toàn trong tiếp nhận thông tin khai báo từ doanh nghiệp đến cơ quan hải quan bằng một hệ thống VAN duy nhất của tổ chức cung cấp dịch vụ ngoài dẫn đến tình trạng có giai đoạn độc quyền và thu phí dịch vụ cao (trung bình 2USD/1 tờ khai), dẫn tới doanh nghiệp từ bỏ khai báo TTHQĐT chuyển một
  • 32. 19 phần sang khai báo thủ công dẫn đến khó khăn trong quản lý cho cả hải quan và doanh nghiệp.  Từ bài học này, để quá trình triển khai TTHQĐT Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại tránh thất bại, cần thực hiện:  Quá trình xây dựng chính sách, cơ sở pháp lý: Hải quan Việt Nam phải xác lập và công bố hệ thống tiêu chuẩn dữ liệu trong kết nối, tiếp nhận TTHQĐT trên cơ sở bộ chuẩn dữ liệu mở của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã ban hành, làm căn cứ cho các doanh nghiệp và cơ quan liên quan tiến hành xây dựng hệ thống phần mềm quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, thực hiện TTHQĐT. Đồng thời chính sách này phải cho phép doanh nghiệp và các cơ quan liên quan được quyền lựa chọn nhiều phương án kết nối với cơ quan hải quan để thực hiện TTHQĐT.  Hải quan Việt Nam khi xây dựng hệ thống công nghệ thông tin triển khai TTHQĐT: cần phải tiến hành cấu trúc, mở rộng hệ thống theo hướng mở, để tạo điều kiện kỹ thuật cho phép doanh nghiệp được quyền chủ động lựa chọn công nghệ khai báo qua nhiều hình thức mạng Internet, VAN, vệ tinh... Nhằm đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp cũng như mức độ tương thích công nghệ về kỹ thuật khai báo TTHQĐT; điều này sẽ tạo tiền đề để nâng cao trình độ TTHQĐT theo chuẩn mực hải quan hiện đại; để tiến tới mục tiêu cho phép doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan xuất - nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải ở “mọi lúc - mọi nơi - mọi phương tiện”. - Bài học thứ hai, áp dụng nguyên mẫu nội dung các chuẩn mực không phù hợp với thực tiễn hệ thống cơ sở pháp lý và thông lệ ngoại thương của quốc gia. Hệ thống chuẩn mực hải quan được các tổ chức WCO, WTO, UN xây dựng dựa trên đặc điểm chung nhất giữa các quốc gia trong tập quán, thông lệ thương mại chung. Trong giai đoạn đầu Hàn Quốc và Nhật Bản áp dụng theo nguyên mẫu trong khi điều kiện về pháp lý và công nghệ thông tin và tập quán văn hóa quản lý chưa theo kịp đã dẫn đến thất bại trong chuyển đổi thủ tục hải quan thủ công sang điện tử.  Kinh nghiệm từ bài học này Hải quan Việt Nam trong quá trình triển khai TTHQĐT, cần phải triển khai:
  • 33. 20  Khi nội luật hóa, xây dựng cơ sở pháp lý TTHQĐT Hải quan Việt Nam phải tiến hành: đánh giá đầy đủ toàn diện thực trạng hệ thống pháp lý hiện hành của Việt Nam, đánh giá các yếu tố tác động trực tiếp và các điều kiện về khả năng thực thi các chuẩn mực trong điều kiện của quốc gia. Xác định rõ phạm vi nội dung, lộ trình cho từng giai đoạn với bước đi phù hợp trong ứng dụng nội luật hóa từng chuẩn mực hải quan hiện đại vào hệ thống văn bản pháp lý quy định TTHQĐT của Việt Nam; bao gồm các luật chuyên ngành (hải quan, thuế xuất nhập khẩu, thương mại, công nghệ thông tin...) để đảm bảo sự phù hợp, khả thi, hợp hiến, hợp lý của các quy định pháp lý. Rà soát, đánh giá mức độ tương thích và khả năng sẵn sàng của các điều kiện cần thiết về: con người, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ của quốc gia khi tiến hành áp dụng chuẩn mực vào thực tiễn. Từ đó làm căn cứ đưa ra các giải pháp, bước đi phù hợp khả thi hướng tới chuẩn mực hải quan hiện đại.  Quá trình áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại vào thực hiện thủ tục HQĐT: cho phép cơ quan hải quan dựa vào tình hình thực tiễn, trình độ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, năng lực đáp ứng của cán bộ hải quan để triển khai phạm vi áp dụng chuẩn mực hải quan hiện đại trong từng giai đoạn cụ thể. Thực hiện thủ tục HQĐT theo hệ thống các chuẩn mực hải quan hiện đại là hướng đi cho tất cả các nước trong đó có Việt Nam, tuy nhiên quá trình ứng dụng này cần phải xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp với khả năng đáp ứng của quốc gia trong từng giai đoạn để đảm bảo mục tiêu thành công hướng tới công tác quản lý hải quan hiện đại đến năm 2020.
  • 34. 21 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN 2.1. Giới thiệu tổng quan về Chi cục hải quan cảng Cái Lân 2.1.1. Sơ lược cảng Cái Lân và Chi cục hải quan cảng Cái Lân Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc, độ sâu luồng chạy (13m) và khu neo đậu tàu đảm bảo, năng lực bốc xếp hàng hóa ổn định…Cảng Cái Lân - Quảng Ninh được đưa vào sử dụng tháng 04/2004 cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đủ khả năng tiếp nhận tàu có sức chở trên 5.000 TEU. Cảng Cái Lân nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với hệ thống máy móc, thiết bị được đầu tư đầy đủ, hiện đại, đảm bảo có thể phục vụ khách hàng với chất lượng dịch vụ cao nhất có khả năng xếp/dỡ lên đến 145 TEU/giờ, 32.000 tấn hàng rời/ngày. Cảng Cái Lân được kì vọng là cửa ngõ chính cho tam giác kinh tế phía Bắc. Hiện nay, có 2 đơn vị khai thác tại cảng Cái Lân là Công ty Cổ phần Cảng Quảng Ninh và Công ty TNHH Cảng Container Quốc tế Cái Lân gọi tắt là CICT. Theo số liệu của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh, sau một năm hoạt động tuyến vận tải Container quốc tế ACS Cái Lân, kể từ chuyến tiếp nhận chuyến tàu đầu tiên đến nay, theo đó hàng tuần, cảng CICT đã tiếp nhận được 51 chuyến tàu container với sức chở 5.000 Teus ra, vào an toàn. Tổng số lượng container qua cảng đạt 72.422 Teus (Trong đó : 53.202 Teus nhập khẩu, 19.220 Teus xuất khẩu). Hiện nay tại cảng đã có các đơn vị kinh doanh dịch vụ logistics, địa lý khai báo làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, các doanh nghiệp tham gia dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hóa, địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung đủ điều kiện để tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển các loại hàng hóa. Với hệ thống giao thông hiện đại, các đường cao tốc được hoàn thành, cảng Cái Lân sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn Quảng Ninh và khu vực kinh tế phía Bắc. 2.1.2. Giới thiệu bộ máy tổ chức Chi cục hải quan cảng Cái Lân 2.1.2.1. Giới thiệu Chi cục hải quan cảng Cái Lân Chi cục hải quan cảng Cái Lân trực thuộc Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, được thành
  • 35. 22 lập theo quyết định 1795/QĐ-BTC ngày 26/04/2005 của Bộ Tài Chính. Ngày 16/06/2006 Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh ban hành Quyết định số 303/QĐ-HQQN về việc triển khai hoạt động của Chi cục hải quan cảng Cái Lân có hiệu lực từ ngày 26/06/2006, trong đó quy định địa bàn hoạt động thuộc khu vực cảng biển quốc tế Cái Lân và Khu công nghiệp Cái Lân. Chi cục hải quan cảng Cái Lân có trụ sở tại Phường Cái Lân, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Số điện thoại: 033 384 9632 Số fax: 033 384 9632 Số tài khoản kho bạc chuyên thu: 7111 Mã quan hệ ngân sách: 2995062 KBNN Hạ Long Chi cục hải quan cảng Cái Lân quản lý địa bàn rộng, không tập trung, địa bàn quản lý hiện nay gồm: Khu vực cảng Cái Lân, Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Việt Hưng, Khu chế xuất Đông Mai và nhiều địa điểm kiểm tra hải quan tại chân công trình, dự án tại huyện Đông Triều, Tp Uông Bí, huyện Hoành Bồ, thị trấn Quảng Yên; 03 Kho ngoại quan; 01 Địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS); 02 Cửa hàng miễn thuế. Trong năm 2014 đã có trên 200 doanh nghiệp thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu qua cảng cùng với đa dạng loại hình xuất nhập khẩu, như: nhập - xuất gia công, nhập - xuất sản xuất xuất khẩu, nhập - xuất khu chế xuất, nhập đầu tư, xuất - nhập khẩu kinh doanh… Trong điều kiện nguồn nhân lực và cở sở vật chất còn hạn chế, địa bàn quản lý rộng nhưng với lòng quyết tâm cao và đoàn kết của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị nên trong thời gian qua Chi cục luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao. Đơn vị đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý như bằng khen của Cục Hải Quan tỉnh Quảng Ninh, Tổng cục Hải quan do những thành tích xuất sắc trong hoạt động quản lý Nhà nước về hải quan. 2.1.2.2. Tổ chức bộ máy Chi cục hải quan cảng Cái Lân Tổ chức bộ máy tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân tuân theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động được quy định tại điều 14 Hệ thống tổ chức Hải Quan Luật hải quan năm 2014 theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Tại thời điểm tháng 5/2018, Chi Cục Hải quan cảng Cái Lân có 3 đội bao gồm: Đội tổng hợp, đội thủ tục hàng hóa XNK, đội Kiểm tra, giám sát và kiểm soát
  • 36. 23 Hải quan với tổng biên chế: 57 CBCC, LĐ; trong đó 52 CBCC, 05 lao động HĐ 68; Ban lãnh đạo gồm có: 01 Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng, 03 Đội trưởng, Tổ trưởng, 05 Phó Đội trưởng, Phó Tổ trưởng, 42 công chức thừa hành và lao động hợp đồng 68. Lãnh đạo của chi cục bao gồm: + 01 chi cục trưởng: Ông Ngô Tùng Dương – phụ trách quản lý chung mọi hoạt động của chi cục; + 02 phó chi cục trưởng: Ông Vu Quý Hưng và bà Đào Kim Oanh – giúp chi cục trưởng quản lý những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi cục. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chi cục hải quan cảng Cái Lân Nguồn: Cục hải quan tỉnh Quảng Ninh Năm 2015 là năm đầu tiên Chi cục hải quan cảng Cái Lân thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt cao nhất kể từ khi thành lập năm 2006. Chi cục đã thu được gần 5.500 tỷ đồng, đạt 132% theo kế hoạch đề ra và tăng 60% so với cùng kỳ năm 2014. Trong quá trình hoạt động của mình, Chi cục đã lập kế hoạch cụ thể trong công tác thu NSNN, đôn đốc đòi nợ thuế. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ trong tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, loại hình Chi cục trưởng Đội kiểm tra, giám sat, và kiểm soát hải quan Đội thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu Đội tổng hợp Phó chi cục trưởng 1 Phó chi cục trưởng 2 CHI CỤC HẢI QUAN CẢNG CÁI LÂN
  • 37. 24 xuất nhập khẩu, triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ cung cấp thông tin cho người khai hải quan, người nộp thuế. Đặc biệt, quan tâm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan qua cảng. Với tiêu chí coi doanh nghiệp là đối tác hợp tác, với mục tiêu đảm bảo thời gian thông quan nhanh nhất, kinh tế nhất, trong thời gian qua Chi cục hải quan cảng Cái Lân đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao về tinh thần phục vụ và chất lượng dịch vụ làm thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Năm 2017, Chi cục hải quan cảng Cái Lân nằm trong top đầu bảng xếp hạng CDCI cấp cơ sở về cải cách hành chính và đồng hành cùng doanh nghiệp. 2.2. Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân 2.2.1. Sơ lược quá trình hình thành thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam Việt Nam hiện đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, chính sách kinh tế của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam đang gia tăng rất nhanh, đặc biệt hoạt động xuất khẩu ngày càng khởi sắc và đóng góp lớn cho sự tăng trưởng đầy ấn tượng của nền kinh tế. Một đòi hỏi cấp bách của ngành hải quan là phải bắt kịp trình độ hải quan tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động ngoại thương. Hải quan Việt Nam đứng trước yêu cầu phải ngày càng hiện đại hoá thủ tục để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa XNK của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hải quan cần thực hiện tốt những cam kết quốc tế về cải cách hành chính, nhất là thủ tục hải quan phải bảo đảm phù hợp với chuẩn quốc tế (đơn giản, minh bạch, thuận lợi, thông thoáng, hài hòa thủ tục hải quan, thông quan nhanh, giảm bớt chi phí, phiền hà, phí lưu kho, lưu bãi, chi phí sản xuất, giảm tối đa cơ hội tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên hải quan với doanh nghiệp) để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, ngành Hải quan cũng cần hiện đại hóa cũng để nâng cao năng lực quản lý, để ngăn ngừa, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong điều kiện hội nhập. Thủ tục hải quan điện tử là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh đó. Để hình thành thủ tục HQĐT áp dụng như hiện nay, ngành hải quan đã
  • 38. 25 có quá trình triển khai ứng dụng CNTT từ đầu những thập niên 90. Có 5 sự kiện ghi nhận về quá trình hình thành và phát triển thủ tục HQĐT tại Việt Nam. Đó là: 2.2.1.1. Dự án tự động hóa thủ tục hải quan ASYCUDA Dự án này được triển khai từ năm 1992 đến năm 1995 tại Sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Hải Phòng và các cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua sự tài trợ của Chính phủ Pháp và UNDP nhằm áp dụng CNTT vào hoạt động quản lý của hải quan Việt Nam. Qua dự án, HQ Việt Nam đã được trang bị một hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ASYCUDA hoàn chỉnh do UNCTAD phát triển cùng với hệ thống thiết bị phần cứng gồm các máy tính cá nhân hiệu Zenith và các máy chủ Server của hãng Bull. Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm hệ thống đã không mang lại được những mục tiêu đặt ra vì những nguyên nhân sau: Không có sự hỗ trợ tại chỗ của các đơn vị tiếp nhận hệ thống, hầu hết các đơn vị trong ngành HQ đều không muốn triển khai áp dụng hệ thống này tại đơn vị mình quản lý vì ảnh hưởng đến lợi ích và trình độ CBCC chưa đáp ứng với công việc quản lý, điều hành, sử dụng hệ thống. Hệ thống chỉ thực hiện riêng lẻ, tại những khu vực triển khai áp dụng, không có sự kết nối với trung tâm vì cơ sở hạ tầng truyền tải thông tin mạng chưa phát triển. Chương trình sử dụng hệ điều hành Unix, tính tương thích giữa phần cứng – phần mềm ứng dụng kém. Hệ thống buộc phải có Server Unix và đòi hỏi các kỹ năng đặc thù cho việc bảo dưỡng. Giao diện đơn điệu không hấp dẫn, khó khăn khi sử dụng. Khi chính sách HQ thay đổi thì hệ thống cũng gặp khó khăn trong việc thay đổi theo. Tuy nhiên, qua dự án này, hải quan Việt Nam đã được trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm quý giá trong việc xây dựng các hệ thống, đồng thời cũng xây dựng được một nguồn lực CNTT cho ngành sau này. 2.2.1.2. Hệ thống khai hải quan điện tử thông qua website Nhằm mục tiêu hỗ trợ các DN trong việc khai báo thủ tục HQ, ngành HQ đã xây dựng đề án và triển khai trang web HQ, cho phép các DN có thể khai báo HQ
  • 39. 26 trước, dưới dạng điện tử sau đó chuyển hồ sơ đến cơ quan HQ để kiểm tra, đối chiếu. Đó chính là bước khởi đầu, tạo cơ sở cho tin học hóa quy trình nghiệp vụ HQ. hệ thống này đã được triển khai thí điểm từ ngày 19/12/2002 tại cục HQ tỉnh Đồng Nai (Chi cục HQ Biên Hòa), Cục HQ Hà Nội (chi cục HQ Bắc Hà Nội), Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh (chi cục HQ quản lý hàng đầu tư, Chi cục HQ quản lý hàng gia công, chi cục HQ Cảng Sài Gòn KVI). Tuy nhiên sau khi triển khai thực hiện một thời gian, hệ thống này đã bị các DN từ chối bởi các lý do: Tốn kém thêm chi phí cho việc khai báo (Trang bị nhân sự thực hiện, đường truyền, máy móc thiết bị, thuê DN khai thuê khai báo giùm). Tốn kém thêm thời gian khai báo (phải khai báo hai lần: trên máy, trên giấy). Thường xuyên gặp rắc rối, phiền phức khi thực hiện thủ tục (chờ đợi khi làm thủ tục vì công chức HQ chỉ ưu tiên giải quyết hồ sơ giấy; nghẽn mạch, rớt mạng…). 2.2.1.3. Quy trình thông quan tự động đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển phát nhanh tại FedEx bưu điện thành phố Hồ Chí Minh Quy trình này được triển khai thực hiện từ ngày 10/5/2004. Khi thực hiện quy trình này, thời gian làm thủ tục HQ của công chức cho 300 gói bưu phẩm, bưu kiện được rút ngắn từ 150 phút xuống còn 60 phút. Hàng ngày có tầm 70% lượng hàng hóa nhập khẩu được thông quan, tương ứng với các nước trong khu vực. Việc này đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ không chỉ cho cơ quan HQ mà cho cả các DN, là cơ sở cho việc triển khai mô hình TQĐT hiện nay. 2.1.1.4. Đề án khai báo tập trung của Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh Dựa trên chương trình hành động và kế hoạch thực hiện cải cách, phát triển, hiện đại hóa Cục hải quan thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 – 206 ban hành theo công văn số 4175/HQTP-NV ngày 26 tháng 10 năm 2004 nhằm triển khai thực hiện Quyết đinh số 810/QĐ-BTC ngày 16/3/2004 của Bộ trưởng BTC, TTDL & CNTT, Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng đề án khai báo tập trung để làm thủ tục hải quan cho các DN tại địa bàn thành phố. Mục tiêu đề án này hướng đến xây dựng mô hình khai báo tập trung thông qua đại lý khai báo HQ, ứng dụng công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại để thu thập dữ liệu tập trung, xử lý dữ liệu tự động. Việc áp dụng mô hình khai báo tập trung vào quy trình thủ tục HQ
  • 40. 27 hiện hành nhằm làm giảm áp lực công việc tại khâu đăng ký, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN: làm nền tảng cho việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách bộ máy tổ chức, quy trình thủ tục hải quan. Vì được xây dựng trên điều kiện và khả năng quản lý ở quy mô cấp Cục HQ nên đề án này chỉ tập trung giải quyết công việc ở một khâu thủ tục, đó là khâu đăng ký TK, còn các khâu khác như kiểm hóa, tính thuế, giám sát chưa đề cập tới. Tuy nhiên, về mặt ý tưởng, đây là đề tài đóng góp có giá trị lớn nhất trong việc hình thành mô hình thủ tục HQĐT tại Việt Nam hiện tại và tương lai vì nó được xây dựng dựa trên mô hình thủ tục của HQ các nước, có đề cập đến hai thành phần quan trọng trong mô hình này là cơ quan truyền nhận dữ liệu và đại lý hải quan. Dựa trên ý tưởng của đề án này, cộng với việc nghiên cứu thêm mô hình TQĐT của một số nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN, Hàn Quốc, Tổng cục hải quan đã đưa ra mô hình thủ tục HQĐT để thực hiện thí điểm. Việc triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện tại Cục HQ thành phố Hồ Chí Minh và cục HQ Hải Phòng từ tháng 10/2005 đến tháng 11/2009. Giai đoạn hai từ năm 2009 đến hết năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hình 2.1: Mô hình thủ tục hải quan điện tử tại Việt Nam
  • 41. 28 Nguồn: Cục CNTT và thống kê – Tổng cục Hải quan 2.1.1.5. Chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử Ngày 02/01/2013, tại Hải Phòng, Tổng cục hải quan triển khai chính thức thủ tục hải quan điện tử. Việc triển khai này giúp các tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến hải quan tiết kiệm thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí… các khâu nhận, kiểm tra, đăng ký phân luồng tờ khai hải quan điện tử được tự động hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. Việc tự động hóa các khâu này giúp cơ quan hải quan tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu các tiêu cực xảy ra, đồng thời đảm bảo tính minh bạch của các thủ tục hành chính. Ước tính, khi sử dụng thủ tục hải quan điện tử, mỗi năm, cá nhân, tổ chức sẽ tiết kiệm được khoảng 20% chi phí. Đối với các cơ quan, tổ chức và xã hội, việc thực hiện thủ tục này tạo động lực cho các cơ quan, bộ ngành đẩy nhanh tốc độ cải thiện hiệ đại hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý được Chính phủ giao; giúp hình thành môi trường thương mại điện tử. Hiện nay, có 35 cục hải quan thuộc các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức hành chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc Tổng cục hải quan đã áp dụng chương trình thủ tục hải quan điện tử này. 2.2.2. Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thủ tục HQĐT tại Việt Nam - Luật HQ năm 2001 (Điều 8 và khoản 3 Điều 20) và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật HQ ngày 14/6/2005 (điểm 4, điểm 9 và điểm 13 Điều 1, sửa đổi Điều 16, Điều 22). - Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thủ tục HQĐT. - Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ trưởng BTC về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Công văn số 339/TCHQ-HĐH ngày 19/8/2005 của TCHQ về hướng dẫn quy trình thủ tục HQĐT. - Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005. - Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính Phủ về thương mại điện tử.
  • 42. 29 - Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Theo đó, từ ngày 01/01/2013, thủ tục HQĐT chính thức triển khai trên toàn quốc. - Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục HQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. - Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. - Ngày 02/01/2013, Tổng cục HQ triển khai chính thức thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Hải Phòng. Lộ trình triển khai bao gồm:  Từ 2/1/2013 thực hiện tại Cục Hải quan Hải Phòng.  Từ 8/1 -31/1/2013 tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử.  Từ 8/1/2013: tại 13 cục hải quan tỉnh, thành phố chưa triển khai thí điểm sẽ chủ động chuẩn bị các điều kiện để triển khai khi sẵn sàng. Các nội dung triển khai chính thức thủ tục HQĐT kế thừa toàn bộ nội dung trong giai đoạn thí điểm như: Đối tượng áp dụng là tất cả các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; Loại hình xuất - nhập khẩu thực hiện gồm 3 loại hình chính là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu và 6 loại hình khác. 2.2.3. Quá trình chuẩn bị cho việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân Ngày 19/06/2009, Cục HQ tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 44/QĐ-HQQN thành lập tổ đầu mối triển khai thủ tục hải quan điện tử. Tiếp theo đó ngày 28/12/2009, Cục HQ Quảng Ninh ra quyết định số 841/QĐ-HQQN triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục HQ cảng Cái Lân và cửa khẩu cảng Hòn Gai từ ngày 01/01/2010. Trước đó, Chi cục HQ cảng Cái Lân đã cử các cán bộ tập huấn nghiệp vụ tại Cục HQ Quảng Ninh để thực hiện các thủ tục HQĐT. Bên cạnh đó việc tiếp thu ý kiến doanh nghiệp trong quá trình thí điểm đã đem lại nhiều kinh nghiệm thực hiện thủ tục HQĐT.
  • 43. 30 Từ ngày 14/04/2014 Chi cục Hải quan cảng Cái Lân triển khai chính thức Hệ thống Vinaccs theo Quyết định số 865/QĐ-TCHQ ngày 25/03/2014 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành kế hoạch triển khai Hệ thống Vnaccs/Vcis thuộc dự án triển khai thực hiện Hải quan điện tử và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hải quan. Tính đến quý II/2010, 100% tờ khai thực hiện thủ tục Hải quan tại cảng Cái Lân được thực hiện khai Hải quan điện tử. Đến ngày 06/4/2015, chi cục đã làm thủ tục 2.455 bộ tờ khai, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 569.513.231 USD. Trong đó 2.392 bộ tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu 560.970.532 USD thực hiện Vnaccs/Vcis đạt 97,4% và đạt 98,5% về kim ngạch. Các chỉ tiêu do Cục Hải quan Quảng Ninh giao về công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan được Chi cục tổ chức triển khai hoàn thành và hoàn thành vượt mức, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút doanh nghiệp, tăng thu ngân sách. Để đạt được những kết quả đó, cùng với chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các Phòng ban chức năng và nỗ lực của tập thể Chi cục. Chi cục đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức vận động doanh nghiệp tham gia thực hiện Thủ tục Hải quan điện tử; Tổ chức đến trực tiếp trụ sở của doanh nghiệp (có doanh nghiệp ở xa như tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội) hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn sử dụng Hệ thống phần mềm khai báo điện tử. Tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến quy trình thủ tục HQĐT và hệ thống VNACCS/VCIS tại các hội nghị đối thoại doanh nghiệp, các lớp tập huấn, đào tạo cho doanh nghiệp hàng năm; trực tiếp giải đáp bằng văn bản, qua điện thoại những khó khăn vướng mắc liên quan đến TTHQ của doanh nghiệp; Niêm yết công khai các văn bản pháp quy, quy trình thủ tục hải quan, phát tờ rơi hướng dẫn nghiệp vụ Hải quan tại nơi làm thủ tục. 2.2.4. Quy trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng tại Chi cục hải quan cảng Cái Lân
  • 44. 31 Hình 2.2: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử Nguồn: Cục CNTT và thống kê – TCHQ
  • 45. 32 Hình 2.3: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với nhập khẩu hàng hóa Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân
  • 46. 33 Hình 2.4: Quy trình thực hiện TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu Nguồn: Chi cục Hải quan cảng Cái Lân Bước 1: Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan qua mạng internet.
  • 47. 34 Hình 2.5: DN thực hiện khai tờ khai điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Lần đầu chạy chương trình sẽ yêu cầu đăng ký thông tin doanh nghiệp, người dung nhập đầy đủ, chính xác các thông tin, sau đó nhấn nút “Đồng ý” để hoàn tất. Hình 2.6: DN thực hiện đăng ký thông tin doanh nghiệp Nguồn: http://www.thaison.vn
  • 48. 35 Hình 2.7: DN thực hiện đăng ký mới tờ khai nhập khẩu Nguồn: http://www.thaison.vn Hình 2.8: DN nhập thông tin chung Nguồn: http://www.thaison.vn
  • 49. 36 Hình 2.9: DN nhập danh sách khách hàng Nguồn: http://www.thaison.vn Hình 2.10: Dữ liệu danh sách hàng từ file excel Nguồn: http://www.thaison.vn Để nhập dữ liệu hàng tờ khai từ file excel, cần chuẩn bị dữ liệu từ file excel với các cột dữ liệu tương ứng cới các cột dữ liệu trên dòng hàng như hình 2.10. Sau khi đã chuẩn bị file dữ liệu dòng hàng trên file excel, người dùng nhấn phím F6 để
  • 50. 37 tải dữ liệu từ file excel vào danh sách hàng trên tờ khai. Màn hình tải dữ liệu từ excel hiện ra như sau: Hình 2.11: Nhập danh sách hàng từ file excel Nguồn: http://www.thaison.vn Bước 2: Cơ quan HQ tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai: Hệ thống tự động tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn (nếu có) cho người khai hải quan và cấp số tờ khai hải quan sau khi nhận thông tin khai trước của người khai hải quan. Trường hợp người khai hải quan thông báo không thực hiện đăng ký được tờ khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai căn cứ vướng mắc của doanh nghiệp để hướng dẫn xử lý.
  • 51. 38 Hình 2.12: Cơ quan hải quan ghi nhận thời điểm kiểm tra tờ khai VNACCS Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 3: Doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau: + Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4. + Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3. + Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ giấy tờ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
  • 52. 39 Hình 2.13: Kết quả phân luồng của DN (luồng vàng) Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.14: Kết quả phân luồng của DN (luồng đỏ) Nguồn: Tác giả cung cấp
  • 53. 40 Hình 2.15: Kết quả phân luồng của DN (luồng xanh) Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 4: Cơ quan HQ kiểm tra hồ sơ hải quan. Kiểm tra hồ sơ hải quan là việc thực hiện kiểm tra chi tiết, toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Nội dung kiểm tra như sau: Ngay sau khi nhận đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống; căn cứ ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng, các chỉ dẫn nghiệp vụ của Hệ thống VCIS (nếu có) thông qua Màn hình kiểm tra thông tin tờ khai - Kiểm tra hồ sơ, các chỉ dẫn rủi ro và kết quả kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ tại khu vực kho, bãi, cảng, cửa khẩu qua máy soi, thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống e-Customs (nếu có), công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra theo quy định tại mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
  • 54. 41 Hình 2.16 (a): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Hình 2.16 (b): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp
  • 55. 42 Hình 2.16 (c): Kiểm tra chứng từ hồ sơ hải quan điện tử Nguồn: Tác giả cung cấp Bước 5: Kiểm tra thực tế hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan xem xét đề xuất của công chức kiểm tra hồ sơ để quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa thông qua Màn hình NA02A. Căn cứ chỉ dẫn rủi ro, quá trình chấp hành pháp luật hải quan của người khai hải quan, kết quả soi chiếu trước trong quá trình xếp dỡ tại cảng và các thông tin có liên quan (nếu có) để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. Bước 6: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí. Bước 7: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ. Công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ theo dõi, quản lý và hoàn chỉnh hồ sơ đã được “Thông qua”, “Giải phóng hàng”, “Đưa hàng về bảo quản” mà còn nợ các chứng từ bản gốc được phép chậm nộp (bao gồm cả kết quả kiểm tra chuyên ngành) thuộc bộ hồ sơ hải quan hoặc còn vướng mắc chưa hoàn tất thủ tục hải quan. Chi cục trưởng phân công công chức tiếp nhận các chứng từ bản gốc chậm nộp, xử lý các vướng mắc của lô hàng. Sau khi hoàn thành thì chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, đưa vào lưu trữ nếu đã đầy đủ hồ sơ theo quy định.