SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---o0o---
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
HÀ NỘI - 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---o0o---
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC
CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÚY ANH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung luận
văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của Luận văn. Các số
liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép
công bố.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Trà
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Anh, người đã tận tình chỉ
bảo, định hướng, hướng dẫn tôi trong thời gian qua, nhờ vậy tôi mới có thể hoàn
thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngoại
thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt hai năm học
cao học tại trường để tôi hoàn thành bài luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho tôi học và
hoàn thành chương trình cao học.
Nguyễn Thị Thanh Trà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn ...........................................................................................8
7. Bố cục của luận văn ...............................................................................................9
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................................10
1.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức......................................................10
1.1.1. Cổ tức......................................................................................................10
1.1.2. Chính sách cổ tức....................................................................................18
1.2. Các lý thuyết về chi trả cổ tức...........................................................................23
1.2.1. Lý thuyết chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
(Dividend Irrelevance Hypothesis) .....................................................................23
1.2.2. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird in the hand Hypothesis) .....24
1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức (The
Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis).......................................................25
1.2.4. Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend)............26
1.2.5. Lý thuyết vòng đời doanh nghiệp..............................................................26
1.2.6. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis).................................................28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp...............29
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp......................................................29
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ......................................................31
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM.......................................37
2.1. Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam và Khung pháp lý liên quan đến
Chính sách cổ tức của công ty niêm yết ................................................................37
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam.......37
2.1.2. Khung pháp lý liên quan đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết.............39
2.2. Tổng quan về các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam...................................................................................................................41
2.2.1. Đặc điểm của ngành Y tế .........................................................................41
2.2.2. Khái quát về các công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam ...................................................................................................................42
2.3. Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty ngành y tế niêm yết trên TTCK
Việt Nam...................................................................................................................49
2.3.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức......................................................................................49
2.3.2. Hình thức chi trả cổ tức...............................................................................53
2.4. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công
ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015.......................................................54
2.4.1. Các hạn chế pháp lý nhằm hạn chế suy yếu vốn....................................54
2.4.2. Ảnh hưởng của thuế ...............................................................................54
2.4.3. Lạm phát.................................................................................................54
2.4.4. Lãi suất ngân hàng..................................................................................55
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .................................................................................57
3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................57
3.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu................................................57
3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................57
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................58
3.1.4. Đo lường các biến nghiên cứu.................................................................58
3.1.5. Mô hình nghiên cứu.................................................................................60
3.2. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................61
3.2.1. Thống kê mô tả biến................................................................................61
3.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến..................................................62
3.2.3. Thực hiện lựa chọn mô hình hồi quy và kiểm định các khuyết tật của
mô hình ..............................................................................................................63
3.2.4. Kết quả hồi quy .......................................................................................66
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHẤP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC
TRONG CÁC CÔNG TY NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN TTCK
VIỆT NAM ..............................................................................................................71
4.1. Triển vọng phát triển của các công ty Y tế Việt Nam đến năm 2020..........71
4.1.1. Mục tiêu phát triển ngành Y tế Việt Nam đến năm 2020........................71
4.1.2. Thuận lợi và Thách thức đối với các công ty Y tế Việt Nam ..................72
4.2. Giải pháp đối với các công ty ngành Y tế nhằm hoàn thiện Chính sách
cổ tức ........................................................................................................................74
4.2.1. Duy trì chính sách cổ tức tiền mặt ổn định..............................................74
4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền hoạt động kinh doanh...................75
4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.................................80
4.2.4. Đánh giá và lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu....................................81
4.2.5. Xây dựng lộ trình thay đổi Chính sách cổ tức giữ lại lợi nhuận..............82
KẾT LUẬN..............................................................................................................84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMV CTCP Dược - Thiết bị Y tế Việt Mỹ
CTCP Công ty cổ phần
DBT CTCP Dược phẩm Bến Tre
DCL CTCP Dược phẩm Cửu Long
DHG CTCP Dược Hậu Giang
DHT CTCP Dược phẩm Hà Tây
DMC CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco
DN Doanh nghiệp
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
DNM CTCP Y tế Danameco
EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
FEM Fixed Effect Model (Mô hình hiệu ứng cố định)
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
IMP CTCP Dược phẩm Imexpharm
LDP CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar
JVC CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật
M&A Mua bán & Sáp nhập
M&M Miller & Modigiliani
MNCs Công ty Đa quốc gia
NĐT Nhà đầu tư
OPC CTCP Dược phẩm OPC
PMC CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
PPP CTCP Dược phẩm Phong Phú - PP.Pharco
REM Random Effect Model (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên)
SGDCK Sở giao dịch Chứng khoán
SPM CTCP S.P.M
TTCK Thị trường chứng khoán
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TRA CTCP Traphaco
R&D Nghiên cứu và Phát triển
VMD CTCP Y Dược phẩm Vimedimex
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Quy trình trả cổ tức...............................................................................................18
Bảng 2.1. Thống kê sơ lược các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015.....43
Bảng 2.2. Tổng tài sản của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 – 2015......45
Bảng 2.3. Doanh thu của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015..........46
Bảng 2.4. Khái quát tình hình tăng trưởng của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn
2015 - 2016............................................................................................................48
Bảng 2.5. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá của của các công ty ngành Y tế niêm yết trên
TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.............................................................49
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đo lường việc chi trả cổ tức của của các công ty ngành Y tế niêm
yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015...............................................50
Bảng 2.7. Phân nhóm các công ty theo tỷ lệ chi trả cổ tức..................................................52
Bảng 2.8. Phân nhóm các công ty theo hình thức chi trả cổ tức.........................................53
Bảng 3.1. Đo lường các biến nghiên cứu..............................................................................59
Bảng 3.2. Tóm tắt thống kê mô tả các biến của mô hình ....................................................61
Bảng 3.3. Ma trận tương quan giữa các biến của mô hình..................................................63
Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mô hình FEM sử dụng Hiệu chỉnh sai số chuẩn Robust .......66
Biểu đồ 2.1. Quy mô TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016 ..........................................38
Biểu đồ 2.2. Quy mô tài khoản nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000 - 2016.................39
Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam 2001 - 2015 ....................................55
Hình 1.1. Chu kì vòng đời Doanh nghiệp.............................................................................26
Hình 3.1. Kết quả kiểm định Đa cộng tuyến mô hình gồm 10 biến giải thích..................64
Hình 3.2. Kết quả kiểm định Hausman mô hình gồm 9 biến giải thích.............................65
Hình 3.3. Kết quả kiểm định Phương sai sai số mô hình gồm 9 biến giải thích...............65
Hình 3.4. Kết quả kiểm định Tự tương quan mô hình gồm 9 biến giải thích ...................66
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các
công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác
giả đã tiến hành phân tích các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong công ty
ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức trong giai đoạn 2006 - 2015. Tác giả đã sử dụng
phương pháp định tính để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài công ty
đến quyết định Chính sách cổ tức; đồng thời xây dựng các giả thuyết và mô hình
hồi quy để phân tích định lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong công ty.
Đầu tiên tác giả sử dụng cả hai mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Model
(FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effect Model (REM). Sau đó, để
xác định xem mô hình nào là phù hợp hơn, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định
Hausman (Hausman test). Kết quả của kiểm định Hausman cho thấy mô hình hiệu
ứng cố định là phù hợp hơn mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.
Mô hình FEM được thực hiện ban đầu là mô hình hồi quy gồm 10 biến: Khả
năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Quy mô, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và
cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản
hữu hình. Tuy nhiên, biến Quy mô gây nên hiện tượng Đa cộng tuyến nên tác giả
buộc phải loại ra khỏi mô hình ban đầu. Sau đó, tác giả đã bổ sung thêm mô hình
tồn tại biến Quy mô (nhưng bỏ bớt 2 biến là Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình) để xem
xét mô hình nào tốt hơn. Mô hình được chọn phân tích là mô hình FEM sử dụng
hiệu chỉnh sai số chuẩn Robust gồm 9 biến giải thích: Khả năng sinh lời, Đòn bẩy
tài chính, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ
tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình.
Mô hình hồi quy đã chứng minh được Tỷ lệ chi trả cổ tức bị ảnh hưởng bởi Tỷ
lệ chi trả cổ tức năm trước và Dòng tiền. Cả 2 biến này đều có tác động cùng chiều
lên Tỷ lệ chi trả cổ tức. Mô hình giải thích được 21,7% sự phụ thuộc của Tỷ lệ chi
trả cổ tức bởi các biến độc lập. Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong công ty
ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức, luận văn đã đề xuất 5 giải pháp đối với các công
ty ngành Y tế nhằm hoàn thiện Chính sách cổ tức.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngoài quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chi trả cổ tức là một
trong ba quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích nhất quán là
tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và lợi ích cổ đông. Chính sách cổ tức là sự liên
quan mật thiết giữa các nhà quản trị tài chính trong công ty cổ phần và các nhà đầu
tư bên ngoài. Nó được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối
và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và phát triển của
doanh nghiệp vừa đáp ứng được đòi hỏi của các cổ đông để có thể thu hút vốn của
các nhà đầu tư.
Chính sách cổ tức là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu tài chính từ
khi công ty cổ phần ra đời. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết một số vấn
đề liên quan đến cổ tức, xây dựng lý thuyết và mô hình để giải thích hành vi cổ
tức của các công ty. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vấn đề các
yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển do đó không thể áp dụng hoàn
toàn các mô hình đã được xây dựng trước đó cho một nước đang phát triển và có thị
trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam.
Các công ty cổ phần ở các ngành khác nhau có chính sách chi trả cổ tức khác
nhau. Một trong những ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và tiềm năng tăng trưởng
lớn là ngành Y tế, bởi đây là ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với con người.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững là một trong những động lực
chính giúp cổ phiếu ngành Y tế đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, ổn định. Trong
giai đoạn vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành này luôn thuộc top đạt mức tăng tốt nhất.
Cổ phiếu ngành Y tế có mức tăng trưởng ấn tượng hơn so với VN-Index cũng như
những ngành nghề khác.
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và xây dựng một
chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty cổ phần không thể bỏ qua, đây
là quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, cổ phiếu ngành Y tế
2
có mức tăng trưởng khá ổn định, đây là yếu tố giúp các nghiên cứu định lượng đạt
được độ chính xác cao hơn. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán
(TTCK) Việt Nam nhằm làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm liên
quan đến vấn đề này. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng
được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của các công ty công ty ngành Y tế
niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015.
2. Tình hình nghiên cứu
Miller và Modigliani (1961) đã đưa ra Lý thuyết đầu tiên về chính sách cổ
tức, với nội dung là chính sách cổ tức không liên quan đến giá trị doanh nghiệp
trong điều kiện thị trường là hoàn hảo. Từ đó, đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu của các nhà kinh tế nhằm xác định và kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của các công ty cổ phần. Một vài công trình tiêu biểu có thể kể
đến như công trình nghiên cứu “Factors Influencing Corporate Dividend Decision:
Evidence from Jordanian Panel Data” của Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008)
phân tích dựa trên số liệu của bảng cân đối 15 năm với 1.137 quan sát giai đoạn từ
năm 1989 đến năm 2003 của các công ty niêm yết tại Jordan, sử dụng mô hình
Logit với Biến giả làm Biến phụ thuộc (bằng 1 nếu trả cổ tức năm t, bằng 0 nếu
khác) bao gồm 9 biến độc lập: Chi phí đại diện (được đo bởi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu
bởi nhà quản lý, giám đốc và các cán bộ điều hành khác và Tỷ lệ cổ đông trên số cổ
phiếu lưu hành), Quy mô (được đo bởi logarit tự nhiện của Giá trị thị trường doanh
nghiệp), Khả năng sinh lời (được đo bởi Tỷ lệ Thu nhâp mỗi cổ phiếu và Lợi nhuận
sau thuế mỗi cổ phiếu), Đòn bẩy tài chính (được đo bởi Tổng nợ trên Vốn chủ sở
hữu), Tăng trưởng và cơ hội đầu tư (được đo bởi Tỷ lệ giá trên thu nhập P/E, Tuổi
công ty và Bình phương của Tuổi công ty), Biến kiểm soát (Biến giả, bằng 1 nếu
công ty thuộc lĩnh vực tài chính, bằng 0 nếu khác), đã cho kết quả là Chính sách cổ
tức phụ thuộc vào Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính và Quy mô công ty. Một
3
công ty có khả năng sinh lời cao hơn, đòn bẩy tài chính thấp hơn, Quy mô lớn hơn,
có xu hướng chi trả cổ tức cao hơn. Mô hình này bác bỏ giả thuyết Chi phí đại diện
và Cơ hội đầu tư (đo bởi P/E) tác động đến Chính sách cổ tức của các công ty.
Nghiên cứu này đã chứng minh rằng rất nhiều tài liệu lý thuyết hiện hành về chính
sách cổ tức có thể được áp dụng cho một thị trường vốn mới nổi như Jordan và các
yếu tố tác động đều là các yếu tố bên trong công ty.
Nghiên cứu “Dynamics and determinants of dividend policy in Pakistan
(evidence from Karachi stock exchange non-financial listed firms” (2008) của
Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin Javid với mô hình FEM, REM, OLS và GMM sử
dụng Biến phụ thuộc là Tỷ suất cổ tức (đo bởi Cổ tức mỗi cổ phiếu trên Giá mỗi cổ
phiếu) và 11 biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh lời (Đo bởi Thu nhập sau thuế
trên mỗi cổ phiếu), Dấu hiệu (Đo bởi biến Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách Vốn
chủ sở hữu và biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu), Biến sở hữu (Số cố đông nắm
giữ trên 5% cổ phiếu), Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ trên Vốn chủ sở hữu), Tăng
trưởng doanh số bán hàng, Quy mô (đo bởi 2 biến là Giá trị Vốn hóa thị trường và
Quy mô tổng tài sản), Thanh khoản (được đo bởi Giá trị cổ phiếu được giao dịch
hàng năm trên Thị trưởng chứng khoán), Cơ hội đầu tư (Đo bởi Lợi nhuận giữ lại
trên tổng tài sản), Tỷ suất chi trả cổ tức năm trước, Tỷ suất sinh lời trên tài sản.
Nghiên cứu này cho kết quả là Khả năng sinh lời, Giá trị vốn hóa thị trường, Sở
hữu, tăng trưởng doanh thu và Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước có mối quan hệ cùng
chiều với tỷ suất cổ tức còn các biến Quy mô tổng tái sản, Đòn bẩy tài chính, Dấu
hiệu (Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách Vốn chủ sở hữu), Cơ hội đầu tư có quan
hệ ngược chiều, còn Thanh khoản không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này cho
thấy các công ty phi tài chính ở thị trường mới nổi như Pakistan có xu hướng chi trả
cổ tức dựa vào cổ tức năm trước và việc bảo vệ cổ đông thiểu số có ảnh hưởng đáng
kể đến chính sách cổ tức, tập trung quyền sở hữu dường như là công cụ quan trọng
để giải quyết xung đột giữa các cơ quan kiểm soát và các cổ đông thiểu số.
Nghiên cứu “Determinants of Dividend Payouts in Financial Sector of
Pakistan”(2013) của Dr.Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza
Mubeen Munir, Amber Iqbal sử dụng mô hình Logit với Biến phụ thuộc là Biến giả
4
(bằng 1 đại diện cho các công ty chi trả cổ tức bằng tiền và giá trị 0 đại diện cho các
công ty không chi trả cổ tức bằng tiền) và 5 biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh
lời (Đo bởi Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), Quy mô (Đo bởi Logarit tự nhiên của
Tổng tài sản), Thanh khoản (đo bởi Tỷ lệ Tài sản lưu động trên Nợ ngắn hạn), Tỷ lệ
tài sản hữu hình, Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu (EPS), Dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh; đã cho kết quả chính sách cổ tức chỉ phụ thuộc vào Dòng tiền và
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nghiên cứu này chỉ giới hạn cho các công ty
trong lĩnh vực tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi của Pakistan
và kết quả có thể khác nhau với các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, hàm ý là
dòng tiền và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là nhân tố quyết định đối với chính sách cổ
tức của các công ty trong lĩnh vực tài chính tại một thị trường mới nổi như Pakistan.
Matthias Nnadi, Nyema Wogboroma, Bariyima Kabel với nghiên cứu
“Determinants of Dividend Policy: Evidence from Listed Firms in the African
Stock Exchanges”(2011) sử dụng Biến phụ thuộc là Tỷ suất cổ tức và các biến giải
thích bao gồm: Cổ phiếu phổ thông (đo bởi Logarit tự nhiên của số cổ phiếu phổ
thông), Chi phí đại diện (Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu bởi Ban quản lý), Sở hữu (biến giả,
bằng 1 nếu cá nhân là cổ đông kiểm soát, bằng 0 nếu khác), Sở hữu chính phủ (Biến
giả, bằng 1 nếu chính phủ hoặc cơ quan của nó là cổ đông chi phối, bằng 0 nếu
khác), Sở hữu của tổ chức (Biến giả, bằng 1 nếu một tổ chức chi phối, bằng 0 nếu
khác), Giá trị cổ phiếu được giao dịch cuối năm, Tỷ lệ Giá trị thị trường trên Giá trị
sổ sách mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Logarit tự nhiên Giá trị thị trường, Hệ số nợ
trên vốn chủ sở hữu, Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu, Thuế (Bằng 1 trong những
năm 1998-2009), Biến giả ngành (bằng 1 nếu công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp
dịch vụ, bằng 0 nếu khác), đã chứng minh Chính sách cổ tức (đo bởi Tỷ suất cổ tức)
là hàm của Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban quản lý, Giá trị vốn hóa thị trường, Thu
nhập trên mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Đòn bẩy tài chính và Sở hữu nhà nước.
Nghiên cứu cho thấy rằng có rất nhiều lý thuyết hiện hành về chính sách cổ tức có
thể được áp dụng cho các thị trường vốn mới nổi như châu Phi và nghiên cứu này
cho thấy sự tương đồng trong các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức ở châu
Phi với các nền kinh tế phát triển khác.
5
Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như
công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen Kim Thu, Le Vinh Trieu, Duong
Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon:“Determinants of Dividend Payments of Non-
financial Listed Companies in Ho Chi Minh Stock Exchange” (2013) sử dụng mô
hình cố định gồm biến phụ thuộc được đo bởi Cổ tức mỗi cổ phiếu trên Thu nhập
mỗi cổ phiếu và các biến độc lập gồm: Chi phí đại diện (được đo bởi tỷ lệ sở hữu
của Ban lãnh đạo), Dòng tiền tự do trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản hữu hình, Quy mô
(được đo bởi logarit tự nhiên của Tổng doanh thu), Rủi ro (được đo bằng hệ số
beta), Tăng trưởng doanh thu bán hàng, Khả năng sinh lời (được đo bởi Thu nhập
ròng trên tổng tài sản), Đòn bẩy tài chính (được đo bởi Tổng nợ trên Vốn chủ sở
hữu), Biến giả ngành (bằng 1 nếu thuộc lĩnh vực công nghiệp, bằng 0 nếu khác), đã
chứng minh được chính sách cổ tức chịu tác động ngược chiều của Tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản và tác động cùng chiều của Đòn bẩy tài chính công ty. Trong thời
gian nghiên cứu (2007 - 2012), nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng do cả
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các vấn đề kinh tế trong nước vì vậy các công
ty có xu hướng thận trọng hơn trong việc chi trả cổ tức. Khi nền kinh tế trở nên khó
khăn, các công ty có xu hướng giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Điều này được phản ánh
trong các mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tỷ lệ chi trả cổ tức. Mặt khác, mối
quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và lệ chi trả cổ tức phản ánh thực tế rằng
các công ty có xu hướng vay mượn tiền để trả cổ tức cho các lý do khác nhau, bao
gồm cả việc giữ uy tín của công ty, hoặc bù đắp mất mát của các nhà quản lý trong
đầu tư chứng khoán của họ.
Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh” năm 2015 của tác giả Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến đã
sử dụng mô hình hiệu ứng cố định với biến phụ thuộc là Tỷ lệ chi trả cổ tức trên
mệnh giá và các biến độc lập là: Thu nhập trên mỗi cổ phần, Tốc độ tăng doanh
thu, Tỷ số nợ (được đo bởi Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu), Khả năng thanh toán
(được đo bởi Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn), Quy mô công ty (được đo bởi
Logarit tự nhiên của tổng tài sản), Thời gian niêm yết, Tỷ lệ sở hữu của nhà nước,
6
Khả năng kiểm soát (biến giả, bằng 1 nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc là 1, bằng 0 nếu khác), Cổ tức bằng tiền (Biến giả, bằng 1 nếu chi trả cổ tức
bằng tiền, bằng 0 nếu khác), Cổ tức bằng tiền và bằng cổ phiếu (Biến giả, bằng 1
nếu cổ tức chi trả vừa bằng tiền vừa bằng cổ phiếu, bằng 0 nếu khác), đã cho thấy
Thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng kiểm soát (quản trị công ty) và hình thức chi
trả cổ tức là các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến chính sách cổ tức của các công
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức đã được tiến
hành ở các nền kinh tế khác nhau, các quốc gia khác nhau. Qua các nghiên cứu trên
thế giới đã được tiến hành, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức bao gồm 3
nhóm nhân tố: Các nhân tố về đặc điểm và tình hình tài chính công ty (Quy mô, đòn
bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…), các nhân tố về quản trị
công ty (chi phí đại diện, mức độ tập trung sở hữu của nhà đầu tư…), các nhân tố
bên ngoài công ty (thuê, lạm phát…). Tuy nhiên, tại Việt Nam - một nền kinh tế
đang phát triển vẫn có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, đặc biệt đối với
các ngành nghề riêng biệt và trong thời gian gần đây. Kết quả của các nghiên cứu
trên thế giới có thể được sử dụng làm tài liệu để tham khảo cho các nghiên cứu được
tiến hành tại Việt Nam, song phải thận trọng và tùy vào thực tiễn để áp dụng cho phù
hợp. Nghiên cứu “Phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành dược phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Ths.Đào Thị Thương (năm
2013) đã phân tích sự ảnh hưởng của Chính sách cổ tức đến đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, nghiên cứu này không hướng đến mục
tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Trên cơ sở đó, tác giả
đã mở rộng phạm vi nghiên cứu (16 công ty niêm yết bao gồm cả công ty ngành sản
xuất dược phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị y tế trong giai đoạn 2006 -
2015). Hiện tại, cổ tức năm 2016 vẫn chưa được chi trả hết nên có thể coi đây là
một trong những nghiên cứu cập nhật mới nhất về chính sách cổ tức ngành Y tế trên
TTCK Việt Nam, và tác giả mong muốn sẽ đóng góp những kiến thức chưa được
nghiên cứu để làm phong phú thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần.
7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu, thiết kế, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức trong các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm
phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố lên chính sách cổ tức, từ đó làm
cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng Chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty
trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về cổ tức, chính sách cổ tức và các nhân tố ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách chi trả cổ tức của các công ty
ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006 -
2015.
- Phân tích, đo lường tác động của các nhân tố đến chính sách cổ tức trong các
công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức cho các công ty ngành Y tế
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết
trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
Phạm vi nhân tố nghiên cứu: Các nhân tố bên trong công ty (Khả năng sinh
lời, Đòn bẩy tài chính, Quy mô, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội
đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu
hình).
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng chủ yếu
là phương pháp phân tích định lượng nhằm phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố vi mô đến Chính sách cổ tức của công ty ngành Y tế niêm yết trên
Thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính để phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến chính sách cổ tức
của các công ty ngành Y tế niêm yết, phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm phân
tích và tổng hợp lý thuyết về cổ tức, chính sách cổ tức và phương pháp nghiên cứu
thực tiễn nhằm quan sát, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích định lượng được tiến hành với Phân tích thống kê mô tả
và Phân tích tương quan để xem xét đặc điểm về giá trị trung bình, giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất của các biến cũng như mối quan hệ tương quan giữa các biến
trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để
ước lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô đến Chính sách cổ tức của các công
ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
Đề tài có những điểm mới sau:
- Tổng kết lại tình hình chi trả cổ tức tại các công ty ngành Y tế niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015 và phân tích định
tính các yếu tố vĩ mô tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế
niêm yết như: lạm phát, thuế, lãi suất…
- Thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty
ngành Y tế niêm yết, bao gồm các nhân tố bên trong công ty là: Khả năng sinh lời, Đòn
bẩy tài chính, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ
tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình. Hồi quy mô hình các
nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức (được đo lường bởi Tỷ lệ chi trả cổ tức trên
mệnh giá) để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố lên chính sách cổ tức.
- Từ kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cổ tức
của các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
9
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Tóm tắt kết quả nghiên cứu Luận văn, Mở đầu, Kết luận, Mục lục,
Danh mục chữ viết tắt và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính cua Luận
văn được thể hiện trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về Chính sách cổ tức của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng Chính sách cổ tức của các của các công ty ngành Y
tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố vi
mô ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty Y tế niêm yết.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức trong các công ty
ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH
CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức
1.1.1. Cổ tức
1.1.1.1. Khái niệm
“Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một
công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.” (Khoản 3
Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014).
Định nghĩa khác về cổ tức được phát biểu như sau: “Cổ tức (dividend) là một
phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty cổ phần được dùng để chi trả
cho các cổ đông (chủ sở hữu của công ty cổ phần) theo tỷ lệ vốn sở hữu của các
cổ đông đó” (Nguyễn Thu Thủy, 2011).
1.1.1.2. Điều kiện chi trả cổ tức
Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng
cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng
đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công
ty. Theo Điều 132, Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 quy định Công ty cổ phần chỉ
được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau:
-Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
-Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp
luật và Điều lệ công ty.
-Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
1.1.1.3. Phương thức chi trả cổ tức
Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu của công ty hoặc bằng
11
tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Trong đó, hai phương thức chi trả bằng
tiền mặt và bằng cổ phiếu là phổ biến nhất.
a, Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt
Cổ tức tiền mặt là hình thức trả cổ tức mà công ty tiến hành lấy tiền từ lợi
nhuận sau thuế chia cho cổ đông dưới dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản (Nguyễn
Thu Thủy, 2011).
 Ưu điểm
Tính thanh khoản rất cao, các cổ đông thường muốn nhận một lượng tiền mặt
ở hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập không chắc chắn ở tương lai. Khi
giá cổ phiếu thấp, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ hỗ trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu,
giúp công ty giữ chân được cổ đông, nhất là cổ đông lớn.
Công ty chứng minh mình có một nền tài chính vững mạnh, dòng tiền rõ ràng.
Nhà đầu tư thường xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty theo
thời gian, cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không để đánh giá độ
hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt còn giúp tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu khi
số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên và cơ hội tăng giá cho chính bản thân cổ
phiếu cũng xảy ra.
Thủ tục chi trả nhanh chóng và đơn giản.
 Nhược điểm
Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản của công ty,
phần tiền này công ty phải trả cho cổ đông thay vì phục vụ hoạt động của công ty, dòng
tiền đi ra càng nhiều càng đe dọa đến khả năng thanh toán của công ty. Có khả năng
công ty phải gia tăng thêm nợ, làm tăng chi phí và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ
trọng tiền vay ở mức lớn.
Nhà đầu tư chịu thuế hai lần. Lần thứ nhất là khi công ty có lợi nhuận sau thuế
(thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) và thuế suất đánh vào cổ tức cho thu nhập cá
nhân nhà đầu tư.
12
b, Phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ
đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được
khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.
 Ưu điểm
Không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và nhu cầu đầu tư của
công ty.
Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Khi
chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với
hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn. (Theo Thông tư
113/2013/TT-BTC).
Giúp nhà đầu tư ngắn hạn có thể hưởng lợi từ phần chênh lệch khi giá cổ phiếu
tăng.
 Nhược điểm
Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm pha loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu cổ
phiếu thay đổi, tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Ngoài ra, việc tăng
cổ phiếu làm phát sinh chi phí phát hành cổ phiếu mới, làm giảm thu nhập trên mỗi
cổ phiếu. Ngoài ra, phương thức chi trả này khó có thể duy trì một cách liên tục.
c, Phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác
Công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản, trái
phiếu, hay cổ phiếu của công ty khác do công ty sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy
ra trong thực tiễn. Hình thức này được sử dụng khi công ty không thể trả cổ tức cho
cổ đông bằng các phương thức khác. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng tài sản làm
giảm các khoản đầu tư của công ty, hàng hóa, bất động sản từ đó tài sản giảm dẫn
đến giảm uy tín kéo theo giá cổ phiếu của công ty sụt giảm.
Việc trả cổ tức bằng tài sản khác tại Việt Nam hiện nay gặp phải một số vướng
mắc nhất định. Thứ nhất, các văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó
khăn cho công ty và các cơ quan quản lý trong các thủ tục làm hồ sơ xin phép chi
13
trả cổ tức bằng tài sản. Thứ hai, các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong công tác
định giá tài sản đó, cũng như định giá khoản cổ tức đó để điều chỉnh giá tham chiếu
của cổ phiếu. Thứ ba, công ty gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình triển
khai, như thế nào để chia tròn tỷ lệ cổ tức là tài sản cho tất cả các cổ đông.
d, Mua lại cổ phần
Trả cổ tức bằng việc mua lại cổ phần là việc công ty mua lại toàn bộ hoặc một
phần số cổ phiếu do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông (cổ
phần mua lại được gọi là Cổ phiếu quỹ). Có thể thấy, việc công ty mua lại cổ phiếu
của mình cũng giống như một hình thức chi trả cổ tức của công ty, bởi vì cổ đông
của công ty cũng nhận được một khoản lợi từ việc bán lại cổ phần của mình. Vì vậy,
hành động này được xem như là một cơ chế phân phối tiền cho các cổ đông mà một
công ty có thể lựa chọn thay cho việc trả cổ tức bằng tiền.
 Ưu điểm
Thể hiện tín hiệu tích cực rằng công ty sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn trong tương
lai.
Những công ty có lượng tiền mặt dư thừa nhưng không chắc chắn về khả năng
tiếp tục tạo ra dòng tiền thặng dư này trong tương lai, sẽ chọn cách mua lại cổ phần
thay vì chia cổ tức bằng tiền mặt.
Đây cũng là cách hỗ trợ tăng giá cổ phiếu công ty trong ngắn hạn. Việc mua lại
cổ phiếu ở giá cao hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ công ty muốn ám chỉ cho thị
trường là giá cổ phiếu đang bị giao dịch thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi. Số
lượng cổ phiếu mua lại làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường, làm thu nhập
trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng lên. Nếu chỉ số giá trên thu nhập (P/E) trước khi công ty
mua lại cổ phiếu không đổi, do EPS tăng do đó thị giá cổ phiếu cũng tăng theo.
 Nhược điểm
Nhược điểm đầu tiên là nhà đầu tư phải chịu thuế đầu tư vốn (capital gain) khi
bán lại cổ phiếu cho công ty.
Nhược điểm thứ hai: Giá cổ phiếu chỉ tăng trong ngắn hạn. Nếu công ty không
14
chứng minh năng lực tài chính vững vàng, dòng tiền kinh doanh không tiếp tục sinh
ra thì thị trường sẽ hành động ngay lập tức để phản ánh đúng giá trị cổ phiếu được
giao dịch.
Giảm lượng tiền mặt, giảm khả năng thanh toán.
1.1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường việc chi trả cổ tức
a, Cổ tức mỗi cổ phần thường (Dividend per Share - DPS)
Cổ tức mỗi cổ phần thường là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi
cổ phần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức mỗi cổ phần thường
được tính như sau:
Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) =
Tổng cổ tức chi trả
Tổng số cổ phần
Vì cổ tức mỗi cổ phần thường là thu nhập thực tế mà nhà đầu tư nhận được
ngay trong hiện tại nên nhà đầu tư rất quan tâm đến chi tiêu này. Một sự tăng
lên trong cổ tức mỗi cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý của các
nhà đầu tư và ngược lại nếu cổ tức mỗi cổ phần bị sụt giảm.
Nhưng đây không phải là chỉ tiêu đo lường triệt để của chính sách cổ tức. Vì
dựa vào chỉ tiêu này, nhà đầu tư chỉ biết họ nhận được bao nhiêu tiền từ cổ tức,
chứ họ không biết công ty đã trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế để
chia cổ tức cho các cổ đông và bao nhiêu để giữ lại cho đầu tư.
b, Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DPS/EPS)
Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần là tỷ số phản ánh mức cổ tức
mà các cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Lợi
nhuận của công ty.
Tỷ lệ chi trả cổ tức
trên thu nhập mỗi cổ phần
=
Cổ tức mỗi cổ phần (DPS)
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần cho biết công ty dành ra bao
nhiêu phần trăm từ thu nhập mỗi cổ phần thường để tái đầu tư. Tỷ lệ này càng cao
15
phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho
các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ giữ lại để tái đầu tư. Những nhà đầu tư
nào muốn tìm kiếm thu nhập cho những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại sẽ thích
các cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Ngược lại, những nhà đầu tư chưa có nhu
cầu nhận thu nhập từ cổ tức ngay trong hiện tại và mong chờ một sự gia tăng giá trị
cổ phiếu thường trong tương lai thì họ lại thích các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức
thấp và giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư.
c, Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield)
Tỷ suất cổ tức phản ánh tỷ lệ giữa cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, hay
tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải bỏ ra để mua cổ
phiếu đó.
Tỷ suất cổ tức =
Cổ tức mỗi cổ phần
Giá thị trường mỗi cổ phiếu
Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield) là một công cụ hữu
hiệu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào. Chỉ số này
phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà
nhà đầu tư mua vào.
Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà
đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán
lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không
quan tâm nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩa gì thực sự quan trọng
với họ so với các chỉ số P/E, EPS, ...Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân
tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công
ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp
P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu để có lãi vốn.
Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì tất nhiên
họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Khi đó Yield là mục tiêu
chính để họ quan tâm. Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không cần sử dụng
16
lợi nhuận thặng dư. Điều này có thể có nhiều lý do: công ty sử dụng vốn vay, công
ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi
nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm
nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hi vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình
trong tương lai.
Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với
lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng
khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn, do đó trong
Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không
chia cổ tức nhiều.
d, Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá
Cổ tức trên mệnh giá thể hiện dòng tiền cố định so với số tiền bỏ ra.
Tỷ lệ chi trả cổ tức
tính trên mệnh giá
=
Cổ tức mỗi cổ phần
Mệnh giá cổ phần
Nó rất quan trọng đối với nhà đầu tư quan tâm tới thu nhập từ cổ phiếu. Nó
cho phép họ so sánh lượng tiền họ thu được khi họ đầu tư một số tiền cố định vào
các cổ phiếu khác nhau hoặc so sánh với hình thức đầu tư khác.
Như vậy, để đảm bảo sự ổn định và rõ ràng, định hướng cụ thể thì các công ty
thường công bố so với mệnh giá, một số ưu điểm của cách này như sau và thế giới
phần lớn theo thông lệ này:
- Duy trì ổn định chính sách cổ tức, duy trì khả năng chi trả cổ tức. Nhà đầu tư
yêu thích sự ổn định từ thu nhập từ cổ tức, các nhà đầu tư muốn có một tỷ lệ cổ tức
cố định để so sánh và dễ dàng tiếp cận, và do đó, theo mệnh giá sẽ có được sự cố
định này.
- Cổ tức và cổ tức dự kiến, không một doanh nghiệp nào có khả năng dự đoán
được giá cổ phiếu, do đó, cổ tức chi trả dự kiến có thể sẽ rất khác nhau giữa dự kiến
đầu năm và thực tế chi trả.
17
1.1.1.5. Quá trình chi trả cổ tức
Hầu hết các công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay
nửa năm để đánh giá kết quả kinh doanh đạt được của công ty và quyết định mức
chi trả cho kỳ tới.
Việc chi trả cổ tức sẽ được áp dụng theo thể thức thông báo và chi trả theo
trình tự sau: ngày công bố, ngày không có cổ tức, ngày ghi sổ và ngảy chi trả.
Ngày công bố là ngày mà công ty thông báo sẽ chi trả cổ tức vào một thời
điểm nào đó trong tương lai. Trong ngày này công ty cũng sẽ thông báo luôn ngày
ghi sổ (Ngày chốt danh sách hay ngày đăng ký cuối cùng).
Đây là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức và là ngày quan trọng bởi vì
thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay
giảm, hay vẫn được duy trì, qua đó đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các
công ty phát ra. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà
phản ứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ.
Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): là ngày cuối
cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được
hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được
hưởng cổ tức.
Ngày không có cổ tức là ngày mà những nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ
phần từ các nhà đầu tư hiện tại sẽ không được hưởng khoản cổ tức đã công bố trước
đây sẽ được chi trả vào thời gian tới. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày này
hoặc sau ngày đó thì sẽ không được hưởng cổ tức của lần chia đó.
Ngày ghi sổ là ngày mà công ty sẽ lập danh sách cổ đông sẽ được nhận cổ tức
đã công bố. (Ngày chốt danh sách hay còn gọi ngày đăng kí cuối cùng). Đây là ngày
tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực
hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong
danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền
nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
18
- Ngày chi trả là ngày mà cổ tức dưới dạng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu
sẽ được chuyển đến từng cổ đông. Thông thường thì việc thanh toán thực tế này
diễn ra một vài tuần sau ngày khóa sổ.
Ngày công bố Ngày hường quyền Ngày không Ngày chốt danh sách Ngày thanh toán
cuối cùng hưởng quyền
2-3 tuần 1 ngày 2 ngày 2-3 tuần
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Sơ đồ 1.1. Quy trình trả cổ tức
1.1.2. Chính sách cổ tức
1.1.2.1. Khái niệm
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái
đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông.
Công ty có thể lựa chọn một trong hai phương án: giữ lại toàn bộ lợi nhuận để
tái đầu tư vào các hoạt động trong tương lai với hi vọng có thể tạo ra được nhiều lợi
nhuận hơn và giá cổ phiếu trong tương lai sẽ được thị trường đánh giá cao hơn.
Hoặc là công ty sẽ phân phối một tỷ lệ lợi nhuận nhất định cho các cổ đông dưới
dạng cổ tức.
Trong trường hợp lựa chọn thứ nhất, công ty phải luôn giữ tốc độ tăng trưởng
tốt để chứng minh rằng việc tái đầu tư vào công ty sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lợi cho
nhà đầu tư lớn hơn là việc trả cổ tức. Vì một khi công ty tăng trưởng chậm nghĩa là
các cơ hội đầu tư trong tương lai không có nhiều triển vọng, giá cổ phiếu sẽ không thể
tăng nhiều và lúc này công ty nên chi trả cổ tức cho các cổ đông. Tốc độ tăng trưởng
của một công ty sẽ giảm xuống, chững lại sau khi công ty đã đạt tới mức vốn hóa thị
trường lớn. Xét một công ty bình thường, khi nó đạt tới một quy mô nhất định mà tại
đó công ty không còn có tiềm năng tăng trưởng nhanh và mạnh ở mức 30% đến 40%
nữa thì việc có bao nhiêu tiền để tái đầu tư trở nên không còn quan trọng.
Một động cơ khác để công ty chi trả cổ tức: Một chính sách cổ tức ổn định
được xem như là một dấu hiệu cho thấy công ty vẫn đang tiếp tục thành công. Đây
19
là điều tuyệt vời nhất mà cổ tức đã mang lại cho công ty.
1.1.2.2. Phân loại Chính sách cổ tức
a, Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Theo chính sách thặng dư cổ tức (residual dividend policy) - còn gọi là chính
sách lợi nhuận giữ lại thụ động - công ty cổ phần chỉ thực hiện trả cổ tức sau khi đã
ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu cho công ty
(Nguyễn Minh Kiều, 2009).
Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động được sử dụng khi mà công ty có các cơ
hội đầu tư hấp dẫn và có mức sinh lợi cao hơn mức sinh lời của các cổ đông đòi hỏi.
Nếu công ty có thể đầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ
suất mong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì công ty không nên chi trả cổ tức bởi vì
việc chi trả cổ tức dẫn đến công ty phải hi sinh các cơ hội đầu tư hoặc phải huy
động thêm vốn từ bên ngoài và sẽ có chi phí cao hơn so với chi phí của nguồn lợi
nhuận giữ lại.
Như vậy, theo chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động thì cổ tức từ năm này qua
năm khác sẽ khác nhau và lợi nhuận của từng năm sẽ phụ thuộc vào các cơ hội đầu
tư trong những năm tới.
 Ưu điểm:
- Chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, nắm bắt kịp thời
các cơ hội tăng trưởng.
- Giảm bớt nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài với chi phí sử dụng vốn cao mà
lại phức tạp và tốn kém chi phí huy động vốn không cần thiết.
- Tăng độ vững chắc về tài chính của công ty. Với việc gia tăng giữ lại lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, từ đó làm tăng
mức độ vững chắc về tài chính cho công ty.
- Giúp cổ đông có thể tránh thuế hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân. Việc giữ lại
phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ làm giảm thu nhập từ cổ tức của các cổ
đông, điều này vừa giúp cổ động có thể tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức
20
cao hoặc hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân sang các kỳ sau.
 Nhược điểm:
Việc áp dụng chính sách giữ lại lợi nhuận một cách cứng nhắc sẽ làm cho mức
cổ tức không ổn định. Năm này, công ty có thể sẽ không trả cổ tức vì công ty cần
tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư tốt, song năm khác công ty có thể trả cổ tức rất
cao do không có nhiều cơ hội đầu tư. Sự không ổn định về thu nhập từ cổ tức sẽ ảnh
hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, và gây ảnh hưởng xấu tới giá cổ phiếu của
công ty trên thị trường. Mặt khác, khi áp dụng chính sách cứng nhắc này có thể dẫn
tới giảm thiểu hệ số nợ trên vốn cổ phần của công ty, điều này có thể phá vỡ cấu
trúc vốn tối ưu của công ty.
b, Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định
Theo chính sách cổ tức tiền mặt ổn định (stable dollar dividend policy), công
ty sẽ chi trả một khoản cổ tức bằng tiền tương đối ổn định qua các năm, mặc dù
lợi nhuận hàng năm có thể biến động. Tính ổn định được đặc trưng bởi sự miễn
cưỡng trong việc giảm tiền mặt chi trả cổ tức trong những giai đoạn kinh tế
khó khăn. Với những công ty theo đuổi chính sách này cũng rất ít khi tăng mức
cổ tức, trừ khi công ty đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận là bền vững (Trần Ngọc
Thơ, 2005).
Hầu hết các công ty và các cổ đông thường thích chính sách cổ tức tương đối ổn
định. Các cổ đông cảm thấy khi cổ tức thay đổi có hàm chứa thông tin, một mức cắt
giảm cổ tức có thể là một tín hiệu lợi nhuận dài hạn của công ty giảm và ngược lại. Các
giám đốc tài chính cho rằng một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổn định thường có xu
hướng làm giảm sự bất trắc của nhà đầu tư về các dòng cổ tức trong tương lai nên nhà
đầu tư sẽ sẵn lòng trả một mức giá cao hơn nên sẽ làm chi phí sử dụng vốn cổ phần của
công ty thấp hơn.
 Ưu điểm:
Do nội dung hàm chứa thông tin mà chính sách cổ tức tiền mặt ổn định tạo ra sự
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và tạo ra một hình ảnh về sự ổn định kinh doanh của
công ty. Từ đó, tác động làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
21
Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu
của mình. Do vậy, nếu công ty thực hiện trả cổ tức ổn định sẽ dẫn đến ổn định thành
phần cổ đông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành hoạt động
kinh doanh của công ty.
 Nhược điểm:
Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đáp ứng
các nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, bổ sung tăng vốn kinh doanh. Điều này có thể
dẫn tới việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, nếu một công ty đi vay nhiều
để bù trừ cho chính sách cổ tức tiền mặt thường xuyên sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro
tài chính.
c, Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi
Doanh nghiệp có thể chọn tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu (constant payout ratio
policy) tức là doanh nghiệp sẽ xác định một tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi trên lợi
nhuận, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ mục tiêu (Nguyễn Thị Cành, 2009).
Chính sách trả cổ tức ổn định theo tỷ lệ là chính sách trả cổ tức theo một tỷ lệ
tối thiểu nào đó và duy trì tỷ lệ này ổn định trong suốt thời kỳ dài. Nếu lợi nhuận của
doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng giao động
theo.
Về cơ bản, tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi của các doanh nghiệp thường xoay
quanh các tỷ lệ chi trả mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp có thu nhập tương đối ổn
định sẽ thích một chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi, trong đó nếu doanh
nghiệp đang ở giai đoạn sung mãn thì tỷ lệ chi trả không đổi sẽ ở mức cao, còn nếu
các doanh nghiệp này đang ở giai đoạn tăng trưởng thì tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi
sẽ ở mức thấp hơn.
 Ưu điểm:
-Đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định. Các doanh
nghiệp thuộc loại này thường là các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành không mang tính chu kỳ hoặc ngành đã bão hòa. Khi đó chính
sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ mang đến một mức cổ tức chi trả cho các cổ
22
đông cũng như lợi nhuận giữ lại ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Từ đó, làm cho các
doanh nghiệp này thực hiện công tác quản lý tài chính đơn giản hơn.
-Các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định thường dễ dàng quyết định cũng như
thực hiện chính sách cổ tức của mình trong mỗi năm. Các doanh nghiệp này dễ dàng
chủ động giữ lại một mức lợi nhuận không đổi mỗi năm dựa trên nhu cầu đầu tư đã
cố đinh trước. Từ đó, các doanh nghiệp cũng dễ dàng duy trì cấu trúc vốn mục tiêu đã
định của mình.
 Nhược điểm
-Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi một
cách cứng nhắc sẽ dẫn đến sự biến động thất thường của cổ tức vì lợi nhuận thường
thay đổi từ năm này sang năm khác. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của nhà
đầu tư, và làm ảnh hưởng không tốt đến giá cổ phiếu trên thị trường.
-Doanh nghiệp không chủ động trong việc giữ lại lợi nhuận cho các cơ hội đầu
tư trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng khi thu nhập tăng, và lợi nhuận giữ lại sẽ
giảm khi thu nhập sụt giảm.
d, Các chính sách chi trả cổ tức khác
- Chính sách trả cổ tức ổn định theo kết quả kinh doanh có tính chu kì là chính
sách trả cổ tức tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. Năm nào lợi nhuận làm ra nhiều thì
trả cổ tức nhiều và ngược lại.
- Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm cuối
năm có thể được coi là sự kết hợp của hai chính sách cổ tức tiền mặt ổn định và chính
sách lợi nhuận giữ lại thụ động. Đây là chính sách cổ tức mà một doanh nghiệp sẽ đặt
ra mức trả cổ tức định kỳ rất thấp để có thể duy trì ở các thời điểm khác nhau và sau
đó sẽ chi trả cổ tức “bổ sung” hay “phụ trội” khi kinh doanh đi lên.
 Ưu điểm
-Chính sách phân phối này đặc biệt thích hợp cho một doanh nghiệp có thành
tích lợi nhuận dao động mạnh qua các năm, và nhu cầu tiền mặt biến động từ năm
này sang năm khác, hay cả hai. Chính sách cổ tức này cho ban điều hành một khả
năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được các nhà đầu tư
23
muốn nhận một mức chi trả cổ tức bảo đảm.
-Nhà đầu tư không cho rằng phần tăng thêm của cổ tức thưởng cuối năm có tác
động phát tín hiệu là thu nhập trong tương lai của công ty sẽ mãi ở mức cao. Và họ
cũng không coi việc không có khoản cổ tức tăng thêm là tín hiệu xấu.
 Nhược điểm
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định mức cổ tức nhỏ hàng
quý là bao nhiêu để nó không ở mức quá cao làm ảnh hưởng đến cổ tức thưởng cuối
năm hay ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại cần thiết, không quá nhỏ không thể đáp ứng
nhu cầu là thu nhập chắc chắn thường xuyên của cổ đông. Ngoài ra, việc công bố chi
trả nhiều lần trong một năm làm cho doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí như chi phí
công bố, chi phí thực hiện chi trả cổ tức…
1.2. Các lý thuyết về chi trả cổ tức
1.2.1. Lý thuyết chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
(Dividend Irrelevance Hypothesis)
Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, Miller và Modigiliani (M&M, 1961)
chứng minh rằng chính sách cổ tức không tác động đến giá trị cổ phiếu hay giá trị
doanh nghiệp mà do quyết định đầu tư ấn định vì nó quyết định dòng thu nhập trong
tương lai của doanh nghiệp và do vậy, quyết định giá trị của doanh nghiệp. Còn chính
sách phân chia dòng thu nhập đó thành cổ tức và thu nhập giữ lại như thế nào là không
quan trọng. Trong giả thiết này, không có sự khác biệt về sở thích giữa cổ tức và lãi
vốn (đối với các nhà đầu tư có lý trí và kỳ vọng hợp lý - hàm ý các nhà đầu tư thích tối
đa hóa giá trị tài sản của mình và không phân biệt giá trị đó đến từ cổ tức hay lãi vốn).
Những lập luận này chỉ phù hợp khi dựa trên các điều kiện của một thị trường vốn hiệu
quả và hoàn hảo với những giả định như sau:
Thứ nhất, không có thuế. Theo giả định này thì nhà đầu tư không bận tâm về việc
họ sẽ nhận thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn.
Thứ hai, không có chi phí giao dịch. Giả định này ngụ ý rằng các nhà đầu tư sẽ
đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có
thể bán lại (không có phí tổn) bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi
24
vốn thành thu nhập thường xuyên.
Thứ ba, không có chi phí phát hành: Nếu các doanh nghiệp không phải trả chi
phí phát hành cho việc phát hành chứng khoán mới, họ có thể thụ đươc vốn cổ phần
cần thiết với cùng chi phí, không kể họ giữ lại lợi nhuận hay chi trả cổ tức.
Thứ tư, chính sách đầu tư và tài trợ ổn định: Doanh nghiệp đã thiết lập kế
hoạch đầu tư và cơ cấu vốn là xác định. Nếu tuân thủ kế hoạch đầu tư và tài trợ của
mình, thì số tiền thặng dư được dùng để chi trả cổ tức (tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và lợi
nhuận dùng để chi trả cổ tức đã được xác định và không thay đổi trong tương lai).
Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách cổ tức có thể mất đi một số cổ đông bán cổ
phiếu đang sở hữu tuy nhiên, các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ
cho rằng cổ phần của doanh nghiệp bị bán dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần, Các
giao dịch này diễn ra ngay tức khắc và không có tổn phí giao dịch dẫn đến kết quả là
giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi.
1.2.2. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird in the hand Hypothesis)
Myron J. Gordon (1961), Lintner (1962) lập luận rằng giá trị cổ phiếu thật sự
chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Chính
sách chi trả cổ tức cao sẽ làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nên họ đề xuất các
doanh nghiệp chi trả cổ tức cao. Khẳng định đó chủ yếu dựa trên những lập luận về
không thích rủi ro, còn được gọi là Lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay (Bird in
the hand - Tên đặt của M&M cho lý thuyết này). Gordon đã đưa ra những bằng
chứng thực nghiệm khẳng định rằng các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một
mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai, vì cổ tức là thu nhập
thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn nhận được trong tương lai thì ít chắc
chắn hơn. Hơn nữa, Gordon cho rằng, giá trị chiết khấu cổ tức trong tương lai gần là
cao hơn so với giá trị hiện tại của cổ tức ở xa. Ông cho rằng cổ tức được nhận được
trong tương lai có nhiều sự không chắc chắn so với cổ tức trong tương lai gần, khi
đó các cổ đông sẽ thích các cổ phiếu được chi trả cổ tức cao hơn so với các cổ phiếu
được chi trả cổ tức thấp hơn.
Lý thuyết này trái ngược đối với lý thuyết M&M (cho rằng các nhà đầu tư
không quan tâm đến việc liệu lợi nhuận từ việc nắm giữ cổ phiếu phát sinh từ cổ tức
25
hay lợi nhuận từ vốn). Theo lý thuyết này, cho rằng các nhà đầu tư thích sự chắc
chắn hơn về việc trả cổ tức đối với khả năng tăng vốn đáng kể trong tương lai; các
cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cao sẽ được các nhà đầu tư tìm kiếm và do đó sẽ dẫn đến
giá thị trường cao hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, quan điểm của M&M là hợp lý nếu
có các giả định hạn chế của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo.
1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức (The
Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis)
Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố
năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được
ủy quyền.
Trên thực tế, cổ đông của các công ty cổ phần thường rất phân tán và do đó
quyền điều hành thực chất lại nằm trong tay các giám đốc điều hành (director). Các
giám đốc điều hành là những người được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành
công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền
quản lý doanh nghiệp làm nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích của người uỷ quyền (công
ty, cổ đông) và người được uỷ quyền (giám đốc). Người uỷ quyền, chính là các cổ
đông, phải tìm cách nào đó để đảm bảo người được uỷ quyền (các nhà quản lý)
hành động vì quyền lợi của người uỷ quyền. Muốn đạt được điều này các cổ đông
phải bỏ ra các "chi phí uỷ quyền" để giám sát hoạt động của các nhà quản lý và tạo
ra những cơ chế khuyến khích các nhà quản lý theo đuổi việc tối đa hoá lợi ích cho
các cổ đông chứ không phải chỉ vì lợi ích cá nhân.
Các công ty có dòng tiền cao trả cổ tức cao hơn để giảm bớt sự xung đột giữa
các cơ quan quản lý và các cổ đông của họ. Nếu không, các nhà quản lý có thể theo
đuổi mục đích cá nhân của họ và tối đa hóa tài sản cá nhân của họ thay vì tối đa hóa
giá trị tài sản của các cổ đông.
Ngoài ra, việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) làm giảm số lượng lợi nhuận giữ
lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hòi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài
trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong
các thị trường vốn làm công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan quản
lý thị trường và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng
26
giám sát thành quả của ban điều hành. Như vậy, việc chi trả cổ tức sẽ làm giảm chi
phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành, từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp.
1.2.4. Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend)
Nhà đầu tư có nhiều lý do khác nhau để thích cổ tức như: đặc điểm tổ chức
khác nhau, khác biệt về thuế hay sở thích cá nhân.
Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend) được xây
dựng trên một ý tưởng không mới: Chính sách cổ tức đáp ứng nhu cầu của nhà đầu
tư có thể làm tăng giá trị công ty. Theo lập luận này, các công ty đáp ứng những đòi
hỏi (mặc dù bất hợp lý) của nhà đầu tư để nâng cao giá cổ phiếu. Vì thế, có thể nói
đây là hướng giải thích dựa trên tâm lý hành vi của nhà đầu tư. Barker & Wurgler
(2004) cho rằng các giám đốc sẽ thỏa mãn nhu cầu cổ tức của nhà đầu tư bằng cách
chia cổ tức khi nhà đầu tư sẵn lòng chi trả một mức giá cao hơn cho các cổ phiếu
chi trả cổ tức. Nói cách khác các công ty không chi trả bắt đầu chi trả cổ tức khi
nhận thấy cổ phiếu của các công ty đang chi trả hiện được giao dịch ở mức giá cao
so với các công ty không chi trả, nhằm nổ lực làm tăng giá trị thị trường của mình.
1.2.5. Lý thuyết vòng đời doanh nghiệp
Lease et al (2000), Fama and French (2001) cho rằng doanh nghiệp (DN) nào
cũng trải qua chu kì kinh doanh 5 giai đoạn. Các giai đoạn bao gồm: khởi nghiệp,
xây dựng, tăng trưởng, trưởng thành, sau trưởng thành.
Nguồn: http://actioncoach.asia
Hình 1.1. Chu kì vòng đời Doanh nghiệp
27
 Giai đoạn Khởi nghiệp
Là giai đoạn ban đầu, khi chủ doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng một mô
hình kinh doanh và bắt đầu bước vào các giai đoạn đầu tiên của chu kỳ vòng đời
doanh nghiệp.
 Giai đoạn Xây dựng
Trong giai đoạn đầu của vòng đời doanh nghiệp, công việc kinh doanh bấp
bênh, doanh thu thấp và rất ít lợi nhuận. Người chủ phải đầu tư cả thời gian và tiền
bạc, sẵn sàng ứng phó với mọi biến động có thể xảy ra. Công việc kinh doanh có thể
rất kém nhưng đầy triển vọng. Những yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều
có những tác động rất rõ rệt lên sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
 Giai đoạn Tăng trưởng
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ liên tục gia tăng số lượng khách hàng
thường xuyên. Doanh số bán hàng tăng trưởng đều và dòng tiền luôn tích cực.
Trong 3 giai đoạn đầu, hầu như các DN không thực hiện trả cổ tức hoặc trả
cổ tức rất thấp. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn DN rất cần nhiều vốn để phát
triển kinh doanh và đầu tư vào các dự án sinh lời. Do vậy, trong giai đoạn này, DN
sẽ hạn chế việc chi trả cổ tức, vì mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, ở
giai đoạn tăng trưởng, có một số DN vẫn thực hiện chi trả cổ tức ở mức khá cao,
nhằm phát tín hiệu đến các nhà đầu tư rằng DN đang kinh doanh hiệu quả, và điều
này sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu và khuyến khích đầu tư.
 Giai đoạn Trưởng thành
Giai đoạn trưởng thành bắt đầu khi doanh thu đạt đến mức khổng lồ. Doanh
nghiệp đang nắm bắt một lượng khách hàng cực tốt và dòng tiền ổn định thường
xuyên. Giai đoạn này các DN thường chi trả cổ tức ở mức cao.
 Giai đoạn Sau trưởng thành
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp, bao gồm 3 khả năng có
thể xảy ra:
28
Làm mới lại: Những lĩnh vực tăng trưởng mới làm tăng doanh thu và lợi
nhuận.
Thông thường nếu doanh nghiệp có chiến thuật marketing thông minh, sẽ gây
một cú sốc mới và tạo thêm chu trình tăng trưởng mới, mở rộng quy mô của sản
phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Trạng thái ổn định: Duy trì trì trạng thái trưởng thành liên tục.
Để duy trình một trạng thái ổn định, cần phải tập trung vào chăm sóc khách
hàng hiện tại, cần phải thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường. Sau quá
trình nghiên cứu và phát triển, trạng thái ổn định sẽ dừng lại và DN cần phải định
hướng làm mới lại bởi vì không thể duy trình trạng thái ổn định mãi mãi.
Suy thoái: Lợi nhuận bắt đầu giảm do quản lý kém, thường báo hiệu bằng dấu
hiệu của doanh thu giảm, chi tiêu tăng. Giai đoạn này DN thường không chi trả cổ
tức.
1.2.6. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis)
Andrew Michael Spence (1974) đã phát triển từ mô hình ban đầu của George
A.Akerlof (1970) và đã tạo nên nền tảng của tất cả các mô hình về tín hiệu. Lý
thuyết này phát biểu rằng, tất cả các thông báo của công ty về việc chi trả cổ
tức nhiều hơn được xem như là một tín hiệu cho thấy công ty đang sở hữu nhiều dự
án triển vọng trong tương lai, nói cách khác là công ty đang rất ăn nên làm ra. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng thị trường phản ứng tích cực đối với các thông tin
chi trả cổ tức nhiều hơn. Phần lớn các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy tác động tín
hiệu của cổ tức luôn xảy ra trong cả trường hợp công ty thông báo chi trả cổ tức
nhiều hơn hay ít hơn.
Mặc dù vậy, vẫn có những luồng ý kiến khác về tác động tín hiệu của cổ tức
đáng được quan tâm. Một luồng ý kiến khác cho rằng, khi công ty quyết định chi trả
cổ tức với mức cao hơn, đồng nghĩa là các cơ hội đầu tư trong tương lai không còn
nhiều nữa, công ty không cần thiết phải giữ lại lợi nhuận quá nhiều để tái đầu tư. Vì
khi công ty cần huy động vốn cho các dự án, lợi nhuận giữ lại là sự ưu tiên số một.
Do vậy nhà quản trị khi đưa ra bất cứ một quyết định nào về cổ tức cũng luôn luôn
29
phải quan tâm đến tác động tín hiệu của nó. Bởi lẽ không có điều gì ảnh hưởng đến
giá cổ phiếu nhanh hơn là các thông báo về chi trả cổ tức.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
1.3.1.1. Những ràng buộc và hạn chế về mặt pháp lý
 Hạn chế suy yếu vốn
Để hạn chế suy yếu vốn thì pháp luật sẽ không cho phép doanh nghiệp dùng
vốn cổ phần (gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức.
 Hạn chế lợi nhuận ròng
Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua.
Đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi nhuận trước để chi trả cổ tức tiền mặt.
Ngăn cản chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế
an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp.
 Hạn chế mất khả năng thanh toán
Công ty không được chi trả cổ tức khi đang mất khả năng thanh toán hoặc
việc chi trả cổ tức làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Quy định này nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh
nghiệp. Chi trả cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài
sản của doanh nghiệp và vì vậy bị ngăn cấm.
Tác động nhiều đến chính sách cổ tức hơn các hạn chế pháp lý và nằm trong
giao kèo các trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài
sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi.
1.3.1.2. Các ảnh hưởng của thuế
Nếu như có sự khác biệt giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu
nhập cổ tức hoặc có sự khác biệt trong mức thuế suất đánh trên cổ tức trong các
thời kỳ, chính sách cổ tức phù hợp có thể giúp cho các cổ đông tránh được thuế
thu nhập cá nhân hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân. Khi thuế thu nhập cá nhân đánh
trên thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn thì các
30
công ty có khuynh hướng giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một
phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn nghĩa là làm tăng tỷ
suất sinh lợi sau thuế của cổ đông. Tùy theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay
không giữa thuế đánh trên thu nhập cổ tức và thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn.
1.3.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô
 Lãi suất
Khi lãi suất Ngân hàng tăng cao, lượng tiền nhà đầu tư vào kênh cổ phiếu sẽ
không còn nhiều, làm giảm nguồn vốn đầu tư và công ty khó huy động vốn.
Lãi suất cho vay cũng tăng theo, làm chi phí sử dụng vốn tăng, đặc biệt đối với
những công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với mức vay nợ lớn. Điều này sẽ làm khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các công ty giảm.
Các công ty sẽ có xu hướng giữ lại để tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức,
 Lạm phát
Lạm phát tăng làm cho nhu cầu vốn cùng với số dư tiền mặt của công ty tăng,
công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận nhiều hơn.
 Chu kỳ kinh tế
Khi thị trường phát triển thì đây là thời điểm phát hành cổ phiếu rất thuận lợi,
hay nói cách khác là khả năng tiếp cận thị trường vốn của công ty tăng lên. Thường
công ty sẽ chi trả bằng tiền mặt cao. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng lúc này
công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư vì lúc này các cơ hội đầu tư nhiều hơn.
Ngược lại, khi thị trường đi xuống, xu hướng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy
nhiên, có quan điểm cho rằng khi kinh tế suy thoái, có ít cơ hội đầu tư mang lại mức
sinh lời cao cho cổ đông, khi đó các công ty thường giữ lại ít lợi nhuận và thường
chi trả cổ tức.
 Ưu tiên cổ đông (hiệu ứng khách hàng).
Tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam hiện nay vẫn ưu tiên lựa chọn các công ty có
tỷ lệ trả cổ tức cao. Và dĩ nhiên, cổ đông sẽ bỏ phiếu biểu quyết chi trả cổ tức.
31
Các cổ đông không thích rủi ro, hoặc những lo ngại về lạm phát có thể thích
một mức cổ tức nào đó hơn là lãi vốn trong tương lai. Cổ tức là thu nhập thường
xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn.
1.3.1.4. Chi phí phát hành chứng khoán trên thị trường vốn
Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự
bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức
bảo lãnh phát hành, nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành
vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh
phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo
lãnh phát hành thành viên.
Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định
trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào
tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái
phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí
bảo lãnh phát hành cao và ngược lại).
Nếu mức chi phí này cao, có thể khiến số vốn thu được không đủ đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó có thể công ty sẽ có xu hướng giữ lại
nhiều lợi nhuận hơn là chi trả cổ tức.
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.3.2.1. Nhóm nhân tố về Đặc điểm và tình hình tài chính công ty
a, Khả năng sinh lời
Quyết định chi trả cổ tức chỉ được thực hiện khi Công ty có lợi nhuận. Vì vậy,
lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định chi
trả cổ tức của công ty. Hơn nữa, từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu ghi
nhận một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và cổ tức.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và
chi trả cổ tức; nó chỉ ra rằng các công ty có tỷ suất sinh lời cao hơn trả cổ tức cao
hơn trong khi công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn chi trả cổ tức thấp hơn hoặc đôi
32
khi miễn cưỡng để trả cổ tức. Trong nghiên cứu kinh điển của mình, Lintner (1956)
nhận thấy rằng thu nhập ròng của một công ty là nhân tố quyết định chi trả cổ tức.
Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả
cổ tức như Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin
Javid (2008), Matthias Nnadi, Nyema Wogboroma và Bariyima Kabel (2013)…Một
số ít nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều (Nguyen Kim Thu, Le Vinh
Trieu, Duong Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon, 2013) và không có ý nghĩa
thống kê (Anupam Mehta, 2012; Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi,
Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal, 2013).
b, Đòn bẩy tài chính
Cấu trúc tài chính của một công ty bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu; tài chính
dài hạn thường đề cập đến cơ cấu vốn của công ty, và mức độ mà một công ty dựa
vào nợ vay được gọi là đòn bẩy tài chính. Tuy có lợi thế về thuế, việc sử dụng đòn
bẩy kéo theo rủi ro; với độ cao của đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến chi trả cổ tức
thấp bởi vì các doanh nghiệp cần phải duy trì dòng tiền nội bộ để trả nghĩa vụ của
mình thay vì phân phối tiền mặt cho cổ đông. Các nghiên cứu lập luận rằng, các
doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao có xu hướng có tỷ lệ chi tiêu thấp để giảm
chi phí giao dịch liên quan đến tài chính bên ngoài. Do đó, một mối quan hệ ngược
chiều giữa đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức được đề xuất. Nhiều nghiên cứu cũng
cho kết quả tương tự: Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed, Attiya Yasmin Javid
(2008), Jensen (1986). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chứng minh không tồn tại
mối quan hệ như: Neutrally, Al-Najjar và Hussainey (2009), Xi Wang, David
Manry, Scott Wandler (2011).
c, Quy mô doanh nghiệp
Các công ty lớn có xu hướng cạnh tranh hơn, tiếp cận dễ dàng với các nguồn
vốn, xếp hạng tín dụng tốt hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn. So với các doanh
nghiệp nhỏ thì các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường vốn
bên ngoài và có lợi thế hơn trong việc vay nợ bởi tính minh bạch về thông tin cao
hơn và tạo được sự yên tâm hơn cho các chủ nợ. Hơn nữa, các công ty lớn có xu
hướng đa dạng hóa đầu tư và lưu chuyển tiền thuần của họ thường xuyên hơn, ít
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN  THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

More Related Content

Similar to CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (20)

Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tếLuận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
Luận văn: Hoàn thiện chính sách thuế đối với bệnh viện quốc tế
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...
Hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam trong điều kiện Hiệp định Đối t...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN  NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI...
 
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAMNGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
 
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAYPhân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
Phân tích báo cáo tài chính của công ty dịch vụ Vinacomin, HAY
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI  CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
QUẢN LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHHCOMBAN...
 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Đ...
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPCÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC:  THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
Luận án: Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên thị tr...
 
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụclamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docxlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Longlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softechlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
100 đề tài luận văn thạc sĩ kế toán quản trị
 
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dụcHướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
Hướng dẫn viết và trình bày luận án theo quy định bộ giáo dục
 
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
99 đề tài luận văn thạc sĩ phát triển thị trường hay
 
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàngGợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
Gợi ý 180 đề tài luận văn thạc sĩ cho vay ngành ngân hàng
 
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranhGợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
Gợi ý 350 đề tài nâng cao năng lực cạnh tranh
 
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
13 đề tài khóa luận đánh giá hoạt động marketing và nhân sự.docx
 
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
8 đề tài khóa luận công tác kế toán thuế GTGT
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại công ty TNHH Một thành viên 189-Bộ Q...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...Luận văn 2024  Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doa...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng LongLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty Cổ phần vận tải Thăng Long
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần SoftechĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Công ty cổ phần Softech
 
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà NộiĐề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
Đề tài Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Bệnh viện tâm thần Hà Nội
 
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
Đề tài luận văn 2024 Luận văn Tạo động lực lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho nhân lực của Công ty Cổ phần H...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho điều dưỡng viên tại Bệnh viện ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động cho cán bộ công nhân viên tại Công...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất tại C...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Cổ ...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng NGUYỄN THỊ THANH TRÀ HÀ NỘI - 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---o0o--- LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 NGUYỄN THỊ THANH TRÀ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÚY ANH HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của Luận văn. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Trà
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thúy Anh, người đã tận tình chỉ bảo, định hướng, hướng dẫn tôi trong thời gian qua, nhờ vậy tôi mới có thể hoàn thành bài luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngoại thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt hai năm học cao học tại trường để tôi hoàn thành bài luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho tôi học và hoàn thành chương trình cao học. Nguyễn Thị Thanh Trà
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu..............................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................8 6. Đóng góp của luận văn ...........................................................................................8 7. Bố cục của luận văn ...............................................................................................9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................................10 1.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức......................................................10 1.1.1. Cổ tức......................................................................................................10 1.1.2. Chính sách cổ tức....................................................................................18 1.2. Các lý thuyết về chi trả cổ tức...........................................................................23 1.2.1. Lý thuyết chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (Dividend Irrelevance Hypothesis) .....................................................................23 1.2.2. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird in the hand Hypothesis) .....24 1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức (The Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis).......................................................25 1.2.4. Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend)............26 1.2.5. Lý thuyết vòng đời doanh nghiệp..............................................................26 1.2.6. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis).................................................28 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp...............29 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp......................................................29 1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ......................................................31
  • 6. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM.......................................37 2.1. Giới thiệu chung về TTCK Việt Nam và Khung pháp lý liên quan đến Chính sách cổ tức của công ty niêm yết ................................................................37 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam.......37 2.1.2. Khung pháp lý liên quan đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết.............39 2.2. Tổng quan về các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam...................................................................................................................41 2.2.1. Đặc điểm của ngành Y tế .........................................................................41 2.2.2. Khái quát về các công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................................................................................................42 2.3. Thực trạng chi trả cổ tức của các công ty ngành y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam...................................................................................................................49 2.3.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức......................................................................................49 2.3.2. Hình thức chi trả cổ tức...............................................................................53 2.4. Phân tích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015.......................................................54 2.4.1. Các hạn chế pháp lý nhằm hạn chế suy yếu vốn....................................54 2.4.2. Ảnh hưởng của thuế ...............................................................................54 2.4.3. Lạm phát.................................................................................................54 2.4.4. Lãi suất ngân hàng..................................................................................55 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VI MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .................................................................................57 3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................57 3.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu................................................57 3.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................57 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................58 3.1.4. Đo lường các biến nghiên cứu.................................................................58 3.1.5. Mô hình nghiên cứu.................................................................................60
  • 7. 3.2. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................61 3.2.1. Thống kê mô tả biến................................................................................61 3.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến..................................................62 3.2.3. Thực hiện lựa chọn mô hình hồi quy và kiểm định các khuyết tật của mô hình ..............................................................................................................63 3.2.4. Kết quả hồi quy .......................................................................................66 CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHẤP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRONG CÁC CÔNG TY NGÀNH Y TẾ NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ..............................................................................................................71 4.1. Triển vọng phát triển của các công ty Y tế Việt Nam đến năm 2020..........71 4.1.1. Mục tiêu phát triển ngành Y tế Việt Nam đến năm 2020........................71 4.1.2. Thuận lợi và Thách thức đối với các công ty Y tế Việt Nam ..................72 4.2. Giải pháp đối với các công ty ngành Y tế nhằm hoàn thiện Chính sách cổ tức ........................................................................................................................74 4.2.1. Duy trì chính sách cổ tức tiền mặt ổn định..............................................74 4.2.2. Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền hoạt động kinh doanh...................75 4.2.3. Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.................................80 4.2.4. Đánh giá và lựa chọn cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu....................................81 4.2.5. Xây dựng lộ trình thay đổi Chính sách cổ tức giữ lại lợi nhuận..............82 KẾT LUẬN..............................................................................................................84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................85 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AMV CTCP Dược - Thiết bị Y tế Việt Mỹ CTCP Công ty cổ phần DBT CTCP Dược phẩm Bến Tre DCL CTCP Dược phẩm Cửu Long DHG CTCP Dược Hậu Giang DHT CTCP Dược phẩm Hà Tây DMC CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco DN Doanh nghiệp ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNM CTCP Y tế Danameco EPS Thu nhập trên mỗi cổ phiếu FEM Fixed Effect Model (Mô hình hiệu ứng cố định) HĐQT Hội đồng quản trị HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh IMP CTCP Dược phẩm Imexpharm LDP CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar JVC CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật M&A Mua bán & Sáp nhập M&M Miller & Modigiliani MNCs Công ty Đa quốc gia NĐT Nhà đầu tư OPC CTCP Dược phẩm OPC PMC CTCP Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
  • 9. PPP CTCP Dược phẩm Phong Phú - PP.Pharco REM Random Effect Model (Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên) SGDCK Sở giao dịch Chứng khoán SPM CTCP S.P.M TTCK Thị trường chứng khoán TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TRA CTCP Traphaco R&D Nghiên cứu và Phát triển VMD CTCP Y Dược phẩm Vimedimex
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Quy trình trả cổ tức...............................................................................................18 Bảng 2.1. Thống kê sơ lược các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015.....43 Bảng 2.2. Tổng tài sản của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 – 2015......45 Bảng 2.3. Doanh thu của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2006 - 2015..........46 Bảng 2.4. Khái quát tình hình tăng trưởng của các công ty ngành Y tế niêm yết giai đoạn 2015 - 2016............................................................................................................48 Bảng 2.5. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá của của các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.............................................................49 Bảng 2.6. Các chỉ tiêu đo lường việc chi trả cổ tức của của các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015...............................................50 Bảng 2.7. Phân nhóm các công ty theo tỷ lệ chi trả cổ tức..................................................52 Bảng 2.8. Phân nhóm các công ty theo hình thức chi trả cổ tức.........................................53 Bảng 3.1. Đo lường các biến nghiên cứu..............................................................................59 Bảng 3.2. Tóm tắt thống kê mô tả các biến của mô hình ....................................................61 Bảng 3.3. Ma trận tương quan giữa các biến của mô hình..................................................63 Bảng 3.4. Kết quả hồi quy mô hình FEM sử dụng Hiệu chỉnh sai số chuẩn Robust .......66 Biểu đồ 2.1. Quy mô TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2016 ..........................................38 Biểu đồ 2.2. Quy mô tài khoản nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2000 - 2016.................39 Biểu đồ 2.3. Tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam 2001 - 2015 ....................................55 Hình 1.1. Chu kì vòng đời Doanh nghiệp.............................................................................26 Hình 3.1. Kết quả kiểm định Đa cộng tuyến mô hình gồm 10 biến giải thích..................64 Hình 3.2. Kết quả kiểm định Hausman mô hình gồm 9 biến giải thích.............................65 Hình 3.3. Kết quả kiểm định Phương sai sai số mô hình gồm 9 biến giải thích...............65 Hình 3.4. Kết quả kiểm định Tự tương quan mô hình gồm 9 biến giải thích ...................66
  • 11. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”, tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức trong giai đoạn 2006 - 2015. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài công ty đến quyết định Chính sách cổ tức; đồng thời xây dựng các giả thuyết và mô hình hồi quy để phân tích định lượng sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong công ty. Đầu tiên tác giả sử dụng cả hai mô hình hiệu ứng cố định Fixed Effect Model (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Random Effect Model (REM). Sau đó, để xác định xem mô hình nào là phù hợp hơn, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman (Hausman test). Kết quả của kiểm định Hausman cho thấy mô hình hiệu ứng cố định là phù hợp hơn mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên. Mô hình FEM được thực hiện ban đầu là mô hình hồi quy gồm 10 biến: Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Quy mô, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình. Tuy nhiên, biến Quy mô gây nên hiện tượng Đa cộng tuyến nên tác giả buộc phải loại ra khỏi mô hình ban đầu. Sau đó, tác giả đã bổ sung thêm mô hình tồn tại biến Quy mô (nhưng bỏ bớt 2 biến là Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình) để xem xét mô hình nào tốt hơn. Mô hình được chọn phân tích là mô hình FEM sử dụng hiệu chỉnh sai số chuẩn Robust gồm 9 biến giải thích: Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình. Mô hình hồi quy đã chứng minh được Tỷ lệ chi trả cổ tức bị ảnh hưởng bởi Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước và Dòng tiền. Cả 2 biến này đều có tác động cùng chiều lên Tỷ lệ chi trả cổ tức. Mô hình giải thích được 21,7% sự phụ thuộc của Tỷ lệ chi trả cổ tức bởi các biến độc lập. Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên trong công ty ảnh hưởng đến Chính sách cổ tức, luận văn đã đề xuất 5 giải pháp đối với các công ty ngành Y tế nhằm hoàn thiện Chính sách cổ tức.
  • 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngoài quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, quyết định chi trả cổ tức là một trong ba quyết định cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhằm mục đích nhất quán là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp và lợi ích cổ đông. Chính sách cổ tức là sự liên quan mật thiết giữa các nhà quản trị tài chính trong công ty cổ phần và các nhà đầu tư bên ngoài. Nó được sử dụng như một công cụ điều tiết giữa lợi nhuận phân phối và lợi nhuận giữ lại sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư và phát triển của doanh nghiệp vừa đáp ứng được đòi hỏi của các cổ đông để có thể thu hút vốn của các nhà đầu tư. Chính sách cổ tức là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu tài chính từ khi công ty cổ phần ra đời. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng để giải quyết một số vấn đề liên quan đến cổ tức, xây dựng lý thuyết và mô hình để giải thích hành vi cổ tức của các công ty. Mặc dù có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các thị trường phát triển do đó không thể áp dụng hoàn toàn các mô hình đã được xây dựng trước đó cho một nước đang phát triển và có thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam. Các công ty cổ phần ở các ngành khác nhau có chính sách chi trả cổ tức khác nhau. Một trong những ngành có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và tiềm năng tăng trưởng lớn là ngành Y tế, bởi đây là ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với con người. Hoạt động kinh doanh cốt lõi phát triển bền vững là một trong những động lực chính giúp cổ phiếu ngành Y tế đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, ổn định. Trong giai đoạn vừa qua, nhóm cổ phiếu ngành này luôn thuộc top đạt mức tăng tốt nhất. Cổ phiếu ngành Y tế có mức tăng trưởng ấn tượng hơn so với VN-Index cũng như những ngành nghề khác. Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và xây dựng một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty cổ phần không thể bỏ qua, đây là quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, cổ phiếu ngành Y tế
  • 13. 2 có mức tăng trưởng khá ổn định, đây là yếu tố giúp các nghiên cứu định lượng đạt được độ chính xác cao hơn. Vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Mục tiêu của nghiên cứu này là đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhằm làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm liên quan đến vấn đề này. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của các công ty công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015. 2. Tình hình nghiên cứu Miller và Modigliani (1961) đã đưa ra Lý thuyết đầu tiên về chính sách cổ tức, với nội dung là chính sách cổ tức không liên quan đến giá trị doanh nghiệp trong điều kiện thị trường là hoàn hảo. Từ đó, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế nhằm xác định và kiểm chứng các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty cổ phần. Một vài công trình tiêu biểu có thể kể đến như công trình nghiên cứu “Factors Influencing Corporate Dividend Decision: Evidence from Jordanian Panel Data” của Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008) phân tích dựa trên số liệu của bảng cân đối 15 năm với 1.137 quan sát giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2003 của các công ty niêm yết tại Jordan, sử dụng mô hình Logit với Biến giả làm Biến phụ thuộc (bằng 1 nếu trả cổ tức năm t, bằng 0 nếu khác) bao gồm 9 biến độc lập: Chi phí đại diện (được đo bởi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu bởi nhà quản lý, giám đốc và các cán bộ điều hành khác và Tỷ lệ cổ đông trên số cổ phiếu lưu hành), Quy mô (được đo bởi logarit tự nhiện của Giá trị thị trường doanh nghiệp), Khả năng sinh lời (được đo bởi Tỷ lệ Thu nhâp mỗi cổ phiếu và Lợi nhuận sau thuế mỗi cổ phiếu), Đòn bẩy tài chính (được đo bởi Tổng nợ trên Vốn chủ sở hữu), Tăng trưởng và cơ hội đầu tư (được đo bởi Tỷ lệ giá trên thu nhập P/E, Tuổi công ty và Bình phương của Tuổi công ty), Biến kiểm soát (Biến giả, bằng 1 nếu công ty thuộc lĩnh vực tài chính, bằng 0 nếu khác), đã cho kết quả là Chính sách cổ tức phụ thuộc vào Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính và Quy mô công ty. Một
  • 14. 3 công ty có khả năng sinh lời cao hơn, đòn bẩy tài chính thấp hơn, Quy mô lớn hơn, có xu hướng chi trả cổ tức cao hơn. Mô hình này bác bỏ giả thuyết Chi phí đại diện và Cơ hội đầu tư (đo bởi P/E) tác động đến Chính sách cổ tức của các công ty. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng rất nhiều tài liệu lý thuyết hiện hành về chính sách cổ tức có thể được áp dụng cho một thị trường vốn mới nổi như Jordan và các yếu tố tác động đều là các yếu tố bên trong công ty. Nghiên cứu “Dynamics and determinants of dividend policy in Pakistan (evidence from Karachi stock exchange non-financial listed firms” (2008) của Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin Javid với mô hình FEM, REM, OLS và GMM sử dụng Biến phụ thuộc là Tỷ suất cổ tức (đo bởi Cổ tức mỗi cổ phiếu trên Giá mỗi cổ phiếu) và 11 biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh lời (Đo bởi Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu), Dấu hiệu (Đo bởi biến Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách Vốn chủ sở hữu và biến Tốc độ tăng trưởng doanh thu), Biến sở hữu (Số cố đông nắm giữ trên 5% cổ phiếu), Đòn bẩy tài chính (Tổng nợ trên Vốn chủ sở hữu), Tăng trưởng doanh số bán hàng, Quy mô (đo bởi 2 biến là Giá trị Vốn hóa thị trường và Quy mô tổng tài sản), Thanh khoản (được đo bởi Giá trị cổ phiếu được giao dịch hàng năm trên Thị trưởng chứng khoán), Cơ hội đầu tư (Đo bởi Lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản), Tỷ suất chi trả cổ tức năm trước, Tỷ suất sinh lời trên tài sản. Nghiên cứu này cho kết quả là Khả năng sinh lời, Giá trị vốn hóa thị trường, Sở hữu, tăng trưởng doanh thu và Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất cổ tức còn các biến Quy mô tổng tái sản, Đòn bẩy tài chính, Dấu hiệu (Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách Vốn chủ sở hữu), Cơ hội đầu tư có quan hệ ngược chiều, còn Thanh khoản không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu này cho thấy các công ty phi tài chính ở thị trường mới nổi như Pakistan có xu hướng chi trả cổ tức dựa vào cổ tức năm trước và việc bảo vệ cổ đông thiểu số có ảnh hưởng đáng kể đến chính sách cổ tức, tập trung quyền sở hữu dường như là công cụ quan trọng để giải quyết xung đột giữa các cơ quan kiểm soát và các cổ đông thiểu số. Nghiên cứu “Determinants of Dividend Payouts in Financial Sector of Pakistan”(2013) của Dr.Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal sử dụng mô hình Logit với Biến phụ thuộc là Biến giả
  • 15. 4 (bằng 1 đại diện cho các công ty chi trả cổ tức bằng tiền và giá trị 0 đại diện cho các công ty không chi trả cổ tức bằng tiền) và 5 biến độc lập bao gồm: Khả năng sinh lời (Đo bởi Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản), Quy mô (Đo bởi Logarit tự nhiên của Tổng tài sản), Thanh khoản (đo bởi Tỷ lệ Tài sản lưu động trên Nợ ngắn hạn), Tỷ lệ tài sản hữu hình, Thu nhập sau thuế trên mỗi cổ phiếu (EPS), Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh; đã cho kết quả chính sách cổ tức chỉ phụ thuộc vào Dòng tiền và Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Nghiên cứu này chỉ giới hạn cho các công ty trong lĩnh vực tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi của Pakistan và kết quả có thể khác nhau với các nghiên cứu trong các lĩnh vực khác, hàm ý là dòng tiền và thu nhập trên mỗi cổ phiếu là nhân tố quyết định đối với chính sách cổ tức của các công ty trong lĩnh vực tài chính tại một thị trường mới nổi như Pakistan. Matthias Nnadi, Nyema Wogboroma, Bariyima Kabel với nghiên cứu “Determinants of Dividend Policy: Evidence from Listed Firms in the African Stock Exchanges”(2011) sử dụng Biến phụ thuộc là Tỷ suất cổ tức và các biến giải thích bao gồm: Cổ phiếu phổ thông (đo bởi Logarit tự nhiên của số cổ phiếu phổ thông), Chi phí đại diện (Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu bởi Ban quản lý), Sở hữu (biến giả, bằng 1 nếu cá nhân là cổ đông kiểm soát, bằng 0 nếu khác), Sở hữu chính phủ (Biến giả, bằng 1 nếu chính phủ hoặc cơ quan của nó là cổ đông chi phối, bằng 0 nếu khác), Sở hữu của tổ chức (Biến giả, bằng 1 nếu một tổ chức chi phối, bằng 0 nếu khác), Giá trị cổ phiếu được giao dịch cuối năm, Tỷ lệ Giá trị thị trường trên Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Logarit tự nhiên Giá trị thị trường, Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu, Thuế (Bằng 1 trong những năm 1998-2009), Biến giả ngành (bằng 1 nếu công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, bằng 0 nếu khác), đã chứng minh Chính sách cổ tức (đo bởi Tỷ suất cổ tức) là hàm của Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của Ban quản lý, Giá trị vốn hóa thị trường, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tuổi công ty, Đòn bẩy tài chính và Sở hữu nhà nước. Nghiên cứu cho thấy rằng có rất nhiều lý thuyết hiện hành về chính sách cổ tức có thể được áp dụng cho các thị trường vốn mới nổi như châu Phi và nghiên cứu này cho thấy sự tương đồng trong các yếu tố quyết định đến chính sách cổ tức ở châu Phi với các nền kinh tế phát triển khác.
  • 16. 5 Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyen Kim Thu, Le Vinh Trieu, Duong Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon:“Determinants of Dividend Payments of Non- financial Listed Companies in Ho Chi Minh Stock Exchange” (2013) sử dụng mô hình cố định gồm biến phụ thuộc được đo bởi Cổ tức mỗi cổ phiếu trên Thu nhập mỗi cổ phiếu và các biến độc lập gồm: Chi phí đại diện (được đo bởi tỷ lệ sở hữu của Ban lãnh đạo), Dòng tiền tự do trên tổng tài sản, Tỷ lệ tài sản hữu hình, Quy mô (được đo bởi logarit tự nhiên của Tổng doanh thu), Rủi ro (được đo bằng hệ số beta), Tăng trưởng doanh thu bán hàng, Khả năng sinh lời (được đo bởi Thu nhập ròng trên tổng tài sản), Đòn bẩy tài chính (được đo bởi Tổng nợ trên Vốn chủ sở hữu), Biến giả ngành (bằng 1 nếu thuộc lĩnh vực công nghiệp, bằng 0 nếu khác), đã chứng minh được chính sách cổ tức chịu tác động ngược chiều của Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tác động cùng chiều của Đòn bẩy tài chính công ty. Trong thời gian nghiên cứu (2007 - 2012), nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng do cả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và các vấn đề kinh tế trong nước vì vậy các công ty có xu hướng thận trọng hơn trong việc chi trả cổ tức. Khi nền kinh tế trở nên khó khăn, các công ty có xu hướng giữ lại lợi nhuận tái đầu tư. Điều này được phản ánh trong các mối quan hệ ngược chiều giữa ROA và tỷ lệ chi trả cổ tức. Mặt khác, mối quan hệ cùng chiều giữa đòn bẩy tài chính và lệ chi trả cổ tức phản ánh thực tế rằng các công ty có xu hướng vay mượn tiền để trả cổ tức cho các lý do khác nhau, bao gồm cả việc giữ uy tín của công ty, hoặc bù đắp mất mát của các nhà quản lý trong đầu tư chứng khoán của họ. Ngoài ra, còn có công trình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” năm 2015 của tác giả Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến đã sử dụng mô hình hiệu ứng cố định với biến phụ thuộc là Tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá và các biến độc lập là: Thu nhập trên mỗi cổ phần, Tốc độ tăng doanh thu, Tỷ số nợ (được đo bởi Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu), Khả năng thanh toán (được đo bởi Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn), Quy mô công ty (được đo bởi Logarit tự nhiên của tổng tài sản), Thời gian niêm yết, Tỷ lệ sở hữu của nhà nước,
  • 17. 6 Khả năng kiểm soát (biến giả, bằng 1 nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là 1, bằng 0 nếu khác), Cổ tức bằng tiền (Biến giả, bằng 1 nếu chi trả cổ tức bằng tiền, bằng 0 nếu khác), Cổ tức bằng tiền và bằng cổ phiếu (Biến giả, bằng 1 nếu cổ tức chi trả vừa bằng tiền vừa bằng cổ phiếu, bằng 0 nếu khác), đã cho thấy Thu nhập trên mỗi cổ phần, khả năng kiểm soát (quản trị công ty) và hình thức chi trả cổ tức là các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức đã được tiến hành ở các nền kinh tế khác nhau, các quốc gia khác nhau. Qua các nghiên cứu trên thế giới đã được tiến hành, các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức bao gồm 3 nhóm nhân tố: Các nhân tố về đặc điểm và tình hình tài chính công ty (Quy mô, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán…), các nhân tố về quản trị công ty (chi phí đại diện, mức độ tập trung sở hữu của nhà đầu tư…), các nhân tố bên ngoài công ty (thuê, lạm phát…). Tuy nhiên, tại Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển vẫn có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, đặc biệt đối với các ngành nghề riêng biệt và trong thời gian gần đây. Kết quả của các nghiên cứu trên thế giới có thể được sử dụng làm tài liệu để tham khảo cho các nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam, song phải thận trọng và tùy vào thực tiễn để áp dụng cho phù hợp. Nghiên cứu “Phân tích chính sách cổ tức của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Ths.Đào Thị Thương (năm 2013) đã phân tích sự ảnh hưởng của Chính sách cổ tức đến đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, nghiên cứu này không hướng đến mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Trên cơ sở đó, tác giả đã mở rộng phạm vi nghiên cứu (16 công ty niêm yết bao gồm cả công ty ngành sản xuất dược phẩm và kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị y tế trong giai đoạn 2006 - 2015). Hiện tại, cổ tức năm 2016 vẫn chưa được chi trả hết nên có thể coi đây là một trong những nghiên cứu cập nhật mới nhất về chính sách cổ tức ngành Y tế trên TTCK Việt Nam, và tác giả mong muốn sẽ đóng góp những kiến thức chưa được nghiên cứu để làm phong phú thêm bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần.
  • 18. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, thiết kế, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức trong các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm phân tích, đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố lên chính sách cổ tức, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp xây dựng Chính sách cổ tức phù hợp cho các công ty trong ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về cổ tức, chính sách cổ tức và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần. - Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách chi trả cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015. - Phân tích, đo lường tác động của các nhân tố đến chính sách cổ tức trong các công ty ngành Y tế niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức cho các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015. Phạm vi nhân tố nghiên cứu: Các nhân tố bên trong công ty (Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Quy mô, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình).
  • 19. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích định lượng nhằm phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vi mô đến Chính sách cổ tức của công ty ngành Y tế niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết, phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm phân tích và tổng hợp lý thuyết về cổ tức, chính sách cổ tức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm quan sát, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp phân tích định lượng được tiến hành với Phân tích thống kê mô tả và Phân tích tương quan để xem xét đặc điểm về giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các biến cũng như mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để ước lượng sự ảnh hưởng của các nhân tố vi mô đến Chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 6. Đóng góp của luận văn Đề tài có những điểm mới sau: - Tổng kết lại tình hình chi trả cổ tức tại các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015 và phân tích định tính các yếu tố vĩ mô tác động đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết như: lạm phát, thuế, lãi suất… - Thiết lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết, bao gồm các nhân tố bên trong công ty là: Khả năng sinh lời, Đòn bẩy tài chính, Thanh khoản, Dòng tiền, Tăng trưởng và cơ hội đầu tư, Tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, Sở hữu Nhà nước, Rủi ro, Tỷ lệ tài sản hữu hình. Hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức (được đo lường bởi Tỷ lệ chi trả cổ tức trên mệnh giá) để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố lên chính sách cổ tức. - Từ kết quả phân tích, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 20. 9 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Tóm tắt kết quả nghiên cứu Luận văn, Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục chữ viết tắt và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung chính cua Luận văn được thể hiện trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về Chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng Chính sách cổ tức của các của các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty Y tế niêm yết. Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức trong các công ty ngành Y tế niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 21. 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức 1.1.1. Cổ tức 1.1.1.1. Khái niệm “Cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông của một công ty cổ phần. Cổ tức có thể được trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu.” (Khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014). Định nghĩa khác về cổ tức được phát biểu như sau: “Cổ tức (dividend) là một phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty cổ phần được dùng để chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu của công ty cổ phần) theo tỷ lệ vốn sở hữu của các cổ đông đó” (Nguyễn Thu Thủy, 2011). 1.1.1.2. Điều kiện chi trả cổ tức Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Theo Điều 132, Luật doanh nghiệp Việt Nam 2014 quy định Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau: -Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. -Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. -Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. 1.1.1.3. Phương thức chi trả cổ tức Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phiếu của công ty hoặc bằng
  • 22. 11 tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Trong đó, hai phương thức chi trả bằng tiền mặt và bằng cổ phiếu là phổ biến nhất. a, Phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt Cổ tức tiền mặt là hình thức trả cổ tức mà công ty tiến hành lấy tiền từ lợi nhuận sau thuế chia cho cổ đông dưới dạng tiền mặt hoặc chuyển khoản (Nguyễn Thu Thủy, 2011).  Ưu điểm Tính thanh khoản rất cao, các cổ đông thường muốn nhận một lượng tiền mặt ở hiện tại hơn là kỳ vọng vào một lượng thu nhập không chắc chắn ở tương lai. Khi giá cổ phiếu thấp, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ hỗ trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu, giúp công ty giữ chân được cổ đông, nhất là cổ đông lớn. Công ty chứng minh mình có một nền tài chính vững mạnh, dòng tiền rõ ràng. Nhà đầu tư thường xem xét đến chính sách chi trả cổ tức tiền mặt của công ty theo thời gian, cổ tức có ổn định và tăng trưởng qua các năm hay không để đánh giá độ hấp dẫn của cổ phiếu khi đầu tư. Việc trả cổ tức bằng tiền mặt còn giúp tăng thanh khoản giao dịch cổ phiếu khi số lượng cổ phiếu phát hành thêm tăng lên và cơ hội tăng giá cho chính bản thân cổ phiếu cũng xảy ra. Thủ tục chi trả nhanh chóng và đơn giản.  Nhược điểm Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản của công ty, phần tiền này công ty phải trả cho cổ đông thay vì phục vụ hoạt động của công ty, dòng tiền đi ra càng nhiều càng đe dọa đến khả năng thanh toán của công ty. Có khả năng công ty phải gia tăng thêm nợ, làm tăng chi phí và rủi ro trong các dự án đầu tư khi tỷ trọng tiền vay ở mức lớn. Nhà đầu tư chịu thuế hai lần. Lần thứ nhất là khi công ty có lợi nhuận sau thuế (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) và thuế suất đánh vào cổ tức cho thu nhập cá nhân nhà đầu tư.
  • 23. 12 b, Phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.  Ưu điểm Không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và nhu cầu đầu tư của công ty. Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này, cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn. (Theo Thông tư 113/2013/TT-BTC). Giúp nhà đầu tư ngắn hạn có thể hưởng lợi từ phần chênh lệch khi giá cổ phiếu tăng.  Nhược điểm Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm pha loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu cổ phiếu thay đổi, tạo áp lực cho việc chi trả cổ tức trong tương lai. Ngoài ra, việc tăng cổ phiếu làm phát sinh chi phí phát hành cổ phiếu mới, làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Ngoài ra, phương thức chi trả này khó có thể duy trì một cách liên tục. c, Phương thức chi trả cổ tức bằng tài sản khác Công ty trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản, trái phiếu, hay cổ phiếu của công ty khác do công ty sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn. Hình thức này được sử dụng khi công ty không thể trả cổ tức cho cổ đông bằng các phương thức khác. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng tài sản làm giảm các khoản đầu tư của công ty, hàng hóa, bất động sản từ đó tài sản giảm dẫn đến giảm uy tín kéo theo giá cổ phiếu của công ty sụt giảm. Việc trả cổ tức bằng tài sản khác tại Việt Nam hiện nay gặp phải một số vướng mắc nhất định. Thứ nhất, các văn bản pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho công ty và các cơ quan quản lý trong các thủ tục làm hồ sơ xin phép chi
  • 24. 13 trả cổ tức bằng tài sản. Thứ hai, các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong công tác định giá tài sản đó, cũng như định giá khoản cổ tức đó để điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu. Thứ ba, công ty gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình triển khai, như thế nào để chia tròn tỷ lệ cổ tức là tài sản cho tất cả các cổ đông. d, Mua lại cổ phần Trả cổ tức bằng việc mua lại cổ phần là việc công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông (cổ phần mua lại được gọi là Cổ phiếu quỹ). Có thể thấy, việc công ty mua lại cổ phiếu của mình cũng giống như một hình thức chi trả cổ tức của công ty, bởi vì cổ đông của công ty cũng nhận được một khoản lợi từ việc bán lại cổ phần của mình. Vì vậy, hành động này được xem như là một cơ chế phân phối tiền cho các cổ đông mà một công ty có thể lựa chọn thay cho việc trả cổ tức bằng tiền.  Ưu điểm Thể hiện tín hiệu tích cực rằng công ty sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Những công ty có lượng tiền mặt dư thừa nhưng không chắc chắn về khả năng tiếp tục tạo ra dòng tiền thặng dư này trong tương lai, sẽ chọn cách mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức bằng tiền mặt. Đây cũng là cách hỗ trợ tăng giá cổ phiếu công ty trong ngắn hạn. Việc mua lại cổ phiếu ở giá cao hơn thị giá như một tín hiệu phát ra từ công ty muốn ám chỉ cho thị trường là giá cổ phiếu đang bị giao dịch thấp hơn giá trị thực mà công ty mong đợi. Số lượng cổ phiếu mua lại làm giảm số cổ phiếu lưu hành trên thị trường, làm thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng lên. Nếu chỉ số giá trên thu nhập (P/E) trước khi công ty mua lại cổ phiếu không đổi, do EPS tăng do đó thị giá cổ phiếu cũng tăng theo.  Nhược điểm Nhược điểm đầu tiên là nhà đầu tư phải chịu thuế đầu tư vốn (capital gain) khi bán lại cổ phiếu cho công ty. Nhược điểm thứ hai: Giá cổ phiếu chỉ tăng trong ngắn hạn. Nếu công ty không
  • 25. 14 chứng minh năng lực tài chính vững vàng, dòng tiền kinh doanh không tiếp tục sinh ra thì thị trường sẽ hành động ngay lập tức để phản ánh đúng giá trị cổ phiếu được giao dịch. Giảm lượng tiền mặt, giảm khả năng thanh toán. 1.1.1.4. Các chỉ tiêu đo lường việc chi trả cổ tức a, Cổ tức mỗi cổ phần thường (Dividend per Share - DPS) Cổ tức mỗi cổ phần thường là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập thực tế mà mỗi cổ phần được hưởng từ kết quả hoạt động kinh doanh. Cổ tức mỗi cổ phần thường được tính như sau: Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) = Tổng cổ tức chi trả Tổng số cổ phần Vì cổ tức mỗi cổ phần thường là thu nhập thực tế mà nhà đầu tư nhận được ngay trong hiện tại nên nhà đầu tư rất quan tâm đến chi tiêu này. Một sự tăng lên trong cổ tức mỗi cổ phần thường mang lại hiệu ứng tốt trong tâm lý của các nhà đầu tư và ngược lại nếu cổ tức mỗi cổ phần bị sụt giảm. Nhưng đây không phải là chỉ tiêu đo lường triệt để của chính sách cổ tức. Vì dựa vào chỉ tiêu này, nhà đầu tư chỉ biết họ nhận được bao nhiêu tiền từ cổ tức, chứ họ không biết công ty đã trích bao nhiêu phần trăm từ lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức cho các cổ đông và bao nhiêu để giữ lại cho đầu tư. b, Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần (DPS/EPS) Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần là tỷ số phản ánh mức cổ tức mà các cổ đông của công ty cổ phần được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong Lợi nhuận của công ty. Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần = Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu nhập mỗi cổ phần cho biết công ty dành ra bao nhiêu phần trăm từ thu nhập mỗi cổ phần thường để tái đầu tư. Tỷ lệ này càng cao
  • 26. 15 phản ánh công ty đã sử dụng đại bộ phận lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức cho các cổ đông, đồng thời chỉ có một phần nhỏ giữ lại để tái đầu tư. Những nhà đầu tư nào muốn tìm kiếm thu nhập cho những nhu cầu tiêu dùng trong hiện tại sẽ thích các cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Ngược lại, những nhà đầu tư chưa có nhu cầu nhận thu nhập từ cổ tức ngay trong hiện tại và mong chờ một sự gia tăng giá trị cổ phiếu thường trong tương lai thì họ lại thích các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp và giữ lại lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư. c, Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) Tỷ suất cổ tức phản ánh tỷ lệ giữa cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu, hay tỷ lệ cổ tức mà nhà đầu tư nhận được so với số tiền mà họ phải bỏ ra để mua cổ phiếu đó. Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần Giá thị trường mỗi cổ phiếu Chỉ số Tỷ lệ cổ tức trên thị giá cổ phần (Dividend Yield) là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào. Chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào. Phân tích mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty và giá nhà đầu tư mua cổ phiếu, chúng ta thấy có hai trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán xong rồi chờ chứng khoán lên giá để hưởng chênh lệch gọi là lãi vốn (capital gain) thì nhà đầu tư sẽ không quan tâm nhiều đến Yield. Lúc này Yield không có ý nghĩa gì thực sự quan trọng với họ so với các chỉ số P/E, EPS, ...Trong trường hợp này, các nhà đầu tư đã phân tích mối quan hệ giữa Yield và EPS. Nếu Yield thấp, EPS cao thì họ hy vọng công ty sử dụng phần lợi nhuận để tái đầu tư tăng lợi nhuận cho các năm tiếp theo giúp P/E giảm. Lúc này họ dễ dàng bán lại cổ phiếu để có lãi vốn. Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư mua chứng khoán để đầu tư lâu dài thì tất nhiên họ sẽ quan tâm tới việc thu lợi nhuận hàng năm, hàng quý. Khi đó Yield là mục tiêu chính để họ quan tâm. Khi công ty chia cổ tức cao có nghĩa là không cần sử dụng
  • 27. 16 lợi nhuận thặng dư. Điều này có thể có nhiều lý do: công ty sử dụng vốn vay, công ty chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất hoặc thị phần công ty đã bão hoà. Khi đó lợi nhuận không được dự đoán tăng nhiều trong năm tới đồng nghĩa P/E không giảm nhiều dẫn đến việc các nhà đầu tư không hi vọng sẽ tăng giá cổ phiếu của mình trong tương lai. Thông thường lợi nhuận thu được từ cổ tức công ty trả thấp hơn nhiều so với lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phiếu. Do vậy đối với các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường thì điều quan tâm duy nhất của họ chỉ là lãi vốn, do đó trong Đại hội cổ đông hàng năm để quyết định chia cổ tức thì họ thường bỏ phiếu không chia cổ tức nhiều. d, Tỷ lệ cổ tức trên mệnh giá Cổ tức trên mệnh giá thể hiện dòng tiền cố định so với số tiền bỏ ra. Tỷ lệ chi trả cổ tức tính trên mệnh giá = Cổ tức mỗi cổ phần Mệnh giá cổ phần Nó rất quan trọng đối với nhà đầu tư quan tâm tới thu nhập từ cổ phiếu. Nó cho phép họ so sánh lượng tiền họ thu được khi họ đầu tư một số tiền cố định vào các cổ phiếu khác nhau hoặc so sánh với hình thức đầu tư khác. Như vậy, để đảm bảo sự ổn định và rõ ràng, định hướng cụ thể thì các công ty thường công bố so với mệnh giá, một số ưu điểm của cách này như sau và thế giới phần lớn theo thông lệ này: - Duy trì ổn định chính sách cổ tức, duy trì khả năng chi trả cổ tức. Nhà đầu tư yêu thích sự ổn định từ thu nhập từ cổ tức, các nhà đầu tư muốn có một tỷ lệ cổ tức cố định để so sánh và dễ dàng tiếp cận, và do đó, theo mệnh giá sẽ có được sự cố định này. - Cổ tức và cổ tức dự kiến, không một doanh nghiệp nào có khả năng dự đoán được giá cổ phiếu, do đó, cổ tức chi trả dự kiến có thể sẽ rất khác nhau giữa dự kiến đầu năm và thực tế chi trả.
  • 28. 17 1.1.1.5. Quá trình chi trả cổ tức Hầu hết các công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập các cuộc họp hàng quý hay nửa năm để đánh giá kết quả kinh doanh đạt được của công ty và quyết định mức chi trả cho kỳ tới. Việc chi trả cổ tức sẽ được áp dụng theo thể thức thông báo và chi trả theo trình tự sau: ngày công bố, ngày không có cổ tức, ngày ghi sổ và ngảy chi trả. Ngày công bố là ngày mà công ty thông báo sẽ chi trả cổ tức vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trong ngày này công ty cũng sẽ thông báo luôn ngày ghi sổ (Ngày chốt danh sách hay ngày đăng ký cuối cùng). Đây là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức và là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, nhà đầu tư sẽ đánh giá được mức cổ tức là tăng hay giảm, hay vẫn được duy trì, qua đó đánh giá được những tín hiệu thông tin mà các công ty phát ra. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà phản ứng trên thị trường thường sẽ xuất hiện rất rõ. Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền (ex-dividend date): là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày mà nhà đầu tư nên mua cổ phiếu để được hưởng cổ tức. Do đó, nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sau ngày này thì sẽ không được hưởng cổ tức. Ngày không có cổ tức là ngày mà những nhà đầu tư nhận chuyển nhượng cổ phần từ các nhà đầu tư hiện tại sẽ không được hưởng khoản cổ tức đã công bố trước đây sẽ được chi trả vào thời gian tới. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu vào ngày này hoặc sau ngày đó thì sẽ không được hưởng cổ tức của lần chia đó. Ngày ghi sổ là ngày mà công ty sẽ lập danh sách cổ đông sẽ được nhận cổ tức đã công bố. (Ngày chốt danh sách hay còn gọi ngày đăng kí cuối cùng). Đây là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm.
  • 29. 18 - Ngày chi trả là ngày mà cổ tức dưới dạng tiền mặt hoặc cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được chuyển đến từng cổ đông. Thông thường thì việc thanh toán thực tế này diễn ra một vài tuần sau ngày khóa sổ. Ngày công bố Ngày hường quyền Ngày không Ngày chốt danh sách Ngày thanh toán cuối cùng hưởng quyền 2-3 tuần 1 ngày 2 ngày 2-3 tuần Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Sơ đồ 1.1. Quy trình trả cổ tức 1.1.2. Chính sách cổ tức 1.1.2.1. Khái niệm Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông. Công ty có thể lựa chọn một trong hai phương án: giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư vào các hoạt động trong tương lai với hi vọng có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn và giá cổ phiếu trong tương lai sẽ được thị trường đánh giá cao hơn. Hoặc là công ty sẽ phân phối một tỷ lệ lợi nhuận nhất định cho các cổ đông dưới dạng cổ tức. Trong trường hợp lựa chọn thứ nhất, công ty phải luôn giữ tốc độ tăng trưởng tốt để chứng minh rằng việc tái đầu tư vào công ty sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lợi cho nhà đầu tư lớn hơn là việc trả cổ tức. Vì một khi công ty tăng trưởng chậm nghĩa là các cơ hội đầu tư trong tương lai không có nhiều triển vọng, giá cổ phiếu sẽ không thể tăng nhiều và lúc này công ty nên chi trả cổ tức cho các cổ đông. Tốc độ tăng trưởng của một công ty sẽ giảm xuống, chững lại sau khi công ty đã đạt tới mức vốn hóa thị trường lớn. Xét một công ty bình thường, khi nó đạt tới một quy mô nhất định mà tại đó công ty không còn có tiềm năng tăng trưởng nhanh và mạnh ở mức 30% đến 40% nữa thì việc có bao nhiêu tiền để tái đầu tư trở nên không còn quan trọng. Một động cơ khác để công ty chi trả cổ tức: Một chính sách cổ tức ổn định được xem như là một dấu hiệu cho thấy công ty vẫn đang tiếp tục thành công. Đây
  • 30. 19 là điều tuyệt vời nhất mà cổ tức đã mang lại cho công ty. 1.1.2.2. Phân loại Chính sách cổ tức a, Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động Theo chính sách thặng dư cổ tức (residual dividend policy) - còn gọi là chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động - công ty cổ phần chỉ thực hiện trả cổ tức sau khi đã ưu tiên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu cho công ty (Nguyễn Minh Kiều, 2009). Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động được sử dụng khi mà công ty có các cơ hội đầu tư hấp dẫn và có mức sinh lợi cao hơn mức sinh lời của các cổ đông đòi hỏi. Nếu công ty có thể đầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất mong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì công ty không nên chi trả cổ tức bởi vì việc chi trả cổ tức dẫn đến công ty phải hi sinh các cơ hội đầu tư hoặc phải huy động thêm vốn từ bên ngoài và sẽ có chi phí cao hơn so với chi phí của nguồn lợi nhuận giữ lại. Như vậy, theo chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động thì cổ tức từ năm này qua năm khác sẽ khác nhau và lợi nhuận của từng năm sẽ phụ thuộc vào các cơ hội đầu tư trong những năm tới.  Ưu điểm: - Chủ động trong việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, nắm bắt kịp thời các cơ hội tăng trưởng. - Giảm bớt nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài với chi phí sử dụng vốn cao mà lại phức tạp và tốn kém chi phí huy động vốn không cần thiết. - Tăng độ vững chắc về tài chính của công ty. Với việc gia tăng giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ làm tăng quy mô vốn chủ sở hữu, từ đó làm tăng mức độ vững chắc về tài chính cho công ty. - Giúp cổ đông có thể tránh thuế hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân. Việc giữ lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư sẽ làm giảm thu nhập từ cổ tức của các cổ đông, điều này vừa giúp cổ động có thể tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức
  • 31. 20 cao hoặc hoãn nộp thuế thu nhập cá nhân sang các kỳ sau.  Nhược điểm: Việc áp dụng chính sách giữ lại lợi nhuận một cách cứng nhắc sẽ làm cho mức cổ tức không ổn định. Năm này, công ty có thể sẽ không trả cổ tức vì công ty cần tiền để tài trợ cho các cơ hội đầu tư tốt, song năm khác công ty có thể trả cổ tức rất cao do không có nhiều cơ hội đầu tư. Sự không ổn định về thu nhập từ cổ tức sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, và gây ảnh hưởng xấu tới giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Mặt khác, khi áp dụng chính sách cứng nhắc này có thể dẫn tới giảm thiểu hệ số nợ trên vốn cổ phần của công ty, điều này có thể phá vỡ cấu trúc vốn tối ưu của công ty. b, Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định Theo chính sách cổ tức tiền mặt ổn định (stable dollar dividend policy), công ty sẽ chi trả một khoản cổ tức bằng tiền tương đối ổn định qua các năm, mặc dù lợi nhuận hàng năm có thể biến động. Tính ổn định được đặc trưng bởi sự miễn cưỡng trong việc giảm tiền mặt chi trả cổ tức trong những giai đoạn kinh tế khó khăn. Với những công ty theo đuổi chính sách này cũng rất ít khi tăng mức cổ tức, trừ khi công ty đạt được sự tăng trưởng lợi nhuận là bền vững (Trần Ngọc Thơ, 2005). Hầu hết các công ty và các cổ đông thường thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Các cổ đông cảm thấy khi cổ tức thay đổi có hàm chứa thông tin, một mức cắt giảm cổ tức có thể là một tín hiệu lợi nhuận dài hạn của công ty giảm và ngược lại. Các giám đốc tài chính cho rằng một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổn định thường có xu hướng làm giảm sự bất trắc của nhà đầu tư về các dòng cổ tức trong tương lai nên nhà đầu tư sẽ sẵn lòng trả một mức giá cao hơn nên sẽ làm chi phí sử dụng vốn cổ phần của công ty thấp hơn.  Ưu điểm: Do nội dung hàm chứa thông tin mà chính sách cổ tức tiền mặt ổn định tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, và tạo ra một hình ảnh về sự ổn định kinh doanh của công ty. Từ đó, tác động làm tăng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường.
  • 32. 21 Nhiều cổ đông cần và lệ thuộc vào một dòng cổ tức không đổi cho các nhu cầu của mình. Do vậy, nếu công ty thực hiện trả cổ tức ổn định sẽ dẫn đến ổn định thành phần cổ đông, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.  Nhược điểm: Công ty không chủ động trong việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đáp ứng các nhu cầu đầu tư cho tăng trưởng, bổ sung tăng vốn kinh doanh. Điều này có thể dẫn tới việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, nếu một công ty đi vay nhiều để bù trừ cho chính sách cổ tức tiền mặt thường xuyên sẽ làm gia tăng mức độ rủi ro tài chính. c, Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi Doanh nghiệp có thể chọn tỷ lệ trả cổ tức mục tiêu (constant payout ratio policy) tức là doanh nghiệp sẽ xác định một tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi trên lợi nhuận, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ mục tiêu (Nguyễn Thị Cành, 2009). Chính sách trả cổ tức ổn định theo tỷ lệ là chính sách trả cổ tức theo một tỷ lệ tối thiểu nào đó và duy trì tỷ lệ này ổn định trong suốt thời kỳ dài. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi nhiều từ năm này sang năm khác thì cổ tức cũng giao động theo. Về cơ bản, tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi của các doanh nghiệp thường xoay quanh các tỷ lệ chi trả mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp có thu nhập tương đối ổn định sẽ thích một chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi, trong đó nếu doanh nghiệp đang ở giai đoạn sung mãn thì tỷ lệ chi trả không đổi sẽ ở mức cao, còn nếu các doanh nghiệp này đang ở giai đoạn tăng trưởng thì tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi sẽ ở mức thấp hơn.  Ưu điểm: -Đặc biệt thích hợp cho các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định. Các doanh nghiệp thuộc loại này thường là các doanh nghiệp công ích, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành không mang tính chu kỳ hoặc ngành đã bão hòa. Khi đó chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi sẽ mang đến một mức cổ tức chi trả cho các cổ
  • 33. 22 đông cũng như lợi nhuận giữ lại ổn định từ kỳ này sang kỳ khác. Từ đó, làm cho các doanh nghiệp này thực hiện công tác quản lý tài chính đơn giản hơn. -Các doanh nghiệp có lợi nhuận ổn định thường dễ dàng quyết định cũng như thực hiện chính sách cổ tức của mình trong mỗi năm. Các doanh nghiệp này dễ dàng chủ động giữ lại một mức lợi nhuận không đổi mỗi năm dựa trên nhu cầu đầu tư đã cố đinh trước. Từ đó, các doanh nghiệp cũng dễ dàng duy trì cấu trúc vốn mục tiêu đã định của mình.  Nhược điểm -Nếu doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đổi một cách cứng nhắc sẽ dẫn đến sự biến động thất thường của cổ tức vì lợi nhuận thường thay đổi từ năm này sang năm khác. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của nhà đầu tư, và làm ảnh hưởng không tốt đến giá cổ phiếu trên thị trường. -Doanh nghiệp không chủ động trong việc giữ lại lợi nhuận cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng khi thu nhập tăng, và lợi nhuận giữ lại sẽ giảm khi thu nhập sụt giảm. d, Các chính sách chi trả cổ tức khác - Chính sách trả cổ tức ổn định theo kết quả kinh doanh có tính chu kì là chính sách trả cổ tức tùy thuộc vào kết quả kinh doanh. Năm nào lợi nhuận làm ra nhiều thì trả cổ tức nhiều và ngược lại. - Chính sách chi trả cổ tức nhỏ hàng quý cộng với cổ tức thưởng thêm cuối năm có thể được coi là sự kết hợp của hai chính sách cổ tức tiền mặt ổn định và chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động. Đây là chính sách cổ tức mà một doanh nghiệp sẽ đặt ra mức trả cổ tức định kỳ rất thấp để có thể duy trì ở các thời điểm khác nhau và sau đó sẽ chi trả cổ tức “bổ sung” hay “phụ trội” khi kinh doanh đi lên.  Ưu điểm -Chính sách phân phối này đặc biệt thích hợp cho một doanh nghiệp có thành tích lợi nhuận dao động mạnh qua các năm, và nhu cầu tiền mặt biến động từ năm này sang năm khác, hay cả hai. Chính sách cổ tức này cho ban điều hành một khả năng linh hoạt để giữ lại lợi nhuận khi cần mà vẫn thỏa mãn được các nhà đầu tư
  • 34. 23 muốn nhận một mức chi trả cổ tức bảo đảm. -Nhà đầu tư không cho rằng phần tăng thêm của cổ tức thưởng cuối năm có tác động phát tín hiệu là thu nhập trong tương lai của công ty sẽ mãi ở mức cao. Và họ cũng không coi việc không có khoản cổ tức tăng thêm là tín hiệu xấu.  Nhược điểm Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định mức cổ tức nhỏ hàng quý là bao nhiêu để nó không ở mức quá cao làm ảnh hưởng đến cổ tức thưởng cuối năm hay ảnh hưởng đến lợi nhuận giữ lại cần thiết, không quá nhỏ không thể đáp ứng nhu cầu là thu nhập chắc chắn thường xuyên của cổ đông. Ngoài ra, việc công bố chi trả nhiều lần trong một năm làm cho doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí như chi phí công bố, chi phí thực hiện chi trả cổ tức… 1.2. Các lý thuyết về chi trả cổ tức 1.2.1. Lý thuyết chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp (Dividend Irrelevance Hypothesis) Trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, Miller và Modigiliani (M&M, 1961) chứng minh rằng chính sách cổ tức không tác động đến giá trị cổ phiếu hay giá trị doanh nghiệp mà do quyết định đầu tư ấn định vì nó quyết định dòng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp và do vậy, quyết định giá trị của doanh nghiệp. Còn chính sách phân chia dòng thu nhập đó thành cổ tức và thu nhập giữ lại như thế nào là không quan trọng. Trong giả thiết này, không có sự khác biệt về sở thích giữa cổ tức và lãi vốn (đối với các nhà đầu tư có lý trí và kỳ vọng hợp lý - hàm ý các nhà đầu tư thích tối đa hóa giá trị tài sản của mình và không phân biệt giá trị đó đến từ cổ tức hay lãi vốn). Những lập luận này chỉ phù hợp khi dựa trên các điều kiện của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo với những giả định như sau: Thứ nhất, không có thuế. Theo giả định này thì nhà đầu tư không bận tâm về việc họ sẽ nhận thu nhập cổ tức hay thu nhập lãi vốn. Thứ hai, không có chi phí giao dịch. Giả định này ngụ ý rằng các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp chi trả ít hoặc không chi trả cổ tức có thể bán lại (không có phí tổn) bất cứ số cổ phần nào mà họ muốn bán để chuyển đổi lãi
  • 35. 24 vốn thành thu nhập thường xuyên. Thứ ba, không có chi phí phát hành: Nếu các doanh nghiệp không phải trả chi phí phát hành cho việc phát hành chứng khoán mới, họ có thể thụ đươc vốn cổ phần cần thiết với cùng chi phí, không kể họ giữ lại lợi nhuận hay chi trả cổ tức. Thứ tư, chính sách đầu tư và tài trợ ổn định: Doanh nghiệp đã thiết lập kế hoạch đầu tư và cơ cấu vốn là xác định. Nếu tuân thủ kế hoạch đầu tư và tài trợ của mình, thì số tiền thặng dư được dùng để chi trả cổ tức (tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức đã được xác định và không thay đổi trong tương lai). Khi doanh nghiệp thay đổi chính sách cổ tức có thể mất đi một số cổ đông bán cổ phiếu đang sở hữu tuy nhiên, các nhà đầu tư khác thích chính sách cổ tức mới sẽ cho rằng cổ phần của doanh nghiệp bị bán dưới giá và sẽ mua thêm cổ phần, Các giao dịch này diễn ra ngay tức khắc và không có tổn phí giao dịch dẫn đến kết quả là giá trị của cổ phần giữ nguyên không đổi. 1.2.2. Lý thuyết chính sách cổ tức tiền mặt cao (Bird in the hand Hypothesis) Myron J. Gordon (1961), Lintner (1962) lập luận rằng giá trị cổ phiếu thật sự chịu ảnh hưởng của sự phân chia lợi nhuận cho cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Chính sách chi trả cổ tức cao sẽ làm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, nên họ đề xuất các doanh nghiệp chi trả cổ tức cao. Khẳng định đó chủ yếu dựa trên những lập luận về không thích rủi ro, còn được gọi là Lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay (Bird in the hand - Tên đặt của M&M cho lý thuyết này). Gordon đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm khẳng định rằng các cổ đông không thích rủi ro có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai, vì cổ tức là thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn nhận được trong tương lai thì ít chắc chắn hơn. Hơn nữa, Gordon cho rằng, giá trị chiết khấu cổ tức trong tương lai gần là cao hơn so với giá trị hiện tại của cổ tức ở xa. Ông cho rằng cổ tức được nhận được trong tương lai có nhiều sự không chắc chắn so với cổ tức trong tương lai gần, khi đó các cổ đông sẽ thích các cổ phiếu được chi trả cổ tức cao hơn so với các cổ phiếu được chi trả cổ tức thấp hơn. Lý thuyết này trái ngược đối với lý thuyết M&M (cho rằng các nhà đầu tư không quan tâm đến việc liệu lợi nhuận từ việc nắm giữ cổ phiếu phát sinh từ cổ tức
  • 36. 25 hay lợi nhuận từ vốn). Theo lý thuyết này, cho rằng các nhà đầu tư thích sự chắc chắn hơn về việc trả cổ tức đối với khả năng tăng vốn đáng kể trong tương lai; các cổ phiếu có tỷ lệ trả cổ tức cao sẽ được các nhà đầu tư tìm kiếm và do đó sẽ dẫn đến giá thị trường cao hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, quan điểm của M&M là hợp lý nếu có các giả định hạn chế của một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo. 1.2.3. Lý thuyết Chi phí đại diện và dòng tiền tự do của chính sách cổ tức (The Agency Cost & Free Cash Flow Hypothesis) Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Trên thực tế, cổ đông của các công ty cổ phần thường rất phân tán và do đó quyền điều hành thực chất lại nằm trong tay các giám đốc điều hành (director). Các giám đốc điều hành là những người được các cổ đông uỷ quyền đứng ra điều hành công ty, đem lại lợi ích cho cả hai phía. Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp làm nảy sinh mâu thuẫn về lợi ích của người uỷ quyền (công ty, cổ đông) và người được uỷ quyền (giám đốc). Người uỷ quyền, chính là các cổ đông, phải tìm cách nào đó để đảm bảo người được uỷ quyền (các nhà quản lý) hành động vì quyền lợi của người uỷ quyền. Muốn đạt được điều này các cổ đông phải bỏ ra các "chi phí uỷ quyền" để giám sát hoạt động của các nhà quản lý và tạo ra những cơ chế khuyến khích các nhà quản lý theo đuổi việc tối đa hoá lợi ích cho các cổ đông chứ không phải chỉ vì lợi ích cá nhân. Các công ty có dòng tiền cao trả cổ tức cao hơn để giảm bớt sự xung đột giữa các cơ quan quản lý và các cổ đông của họ. Nếu không, các nhà quản lý có thể theo đuổi mục đích cá nhân của họ và tối đa hóa tài sản cá nhân của họ thay vì tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông. Ngoài ra, việc chi trả cổ tức (dòng tiền chi ra) làm giảm số lượng lợi nhuận giữ lại có sẵn để tái đầu tư và đòi hòi sử dụng nhiều vốn cổ phần từ bên ngoài hơn để tài trợ tăng trưởng. Việc huy động vốn từ bên ngoài (như bán cổ phần thường) trong các thị trường vốn làm công ty phải chịu sự giám sát kỹ lưỡng của các cơ quan quản lý thị trường và các nhà đầu tư tương lai, việc này được coi như một chức năng
  • 37. 26 giám sát thành quả của ban điều hành. Như vậy, việc chi trả cổ tức sẽ làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban điều hành, từ đó làm tăng giá trị doanh nghiệp. 1.2.4. Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend) Nhà đầu tư có nhiều lý do khác nhau để thích cổ tức như: đặc điểm tổ chức khác nhau, khác biệt về thuế hay sở thích cá nhân. Lý thuyết “đáp ứng nhu cầu cổ tức” (Catering theory of dividend) được xây dựng trên một ý tưởng không mới: Chính sách cổ tức đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư có thể làm tăng giá trị công ty. Theo lập luận này, các công ty đáp ứng những đòi hỏi (mặc dù bất hợp lý) của nhà đầu tư để nâng cao giá cổ phiếu. Vì thế, có thể nói đây là hướng giải thích dựa trên tâm lý hành vi của nhà đầu tư. Barker & Wurgler (2004) cho rằng các giám đốc sẽ thỏa mãn nhu cầu cổ tức của nhà đầu tư bằng cách chia cổ tức khi nhà đầu tư sẵn lòng chi trả một mức giá cao hơn cho các cổ phiếu chi trả cổ tức. Nói cách khác các công ty không chi trả bắt đầu chi trả cổ tức khi nhận thấy cổ phiếu của các công ty đang chi trả hiện được giao dịch ở mức giá cao so với các công ty không chi trả, nhằm nổ lực làm tăng giá trị thị trường của mình. 1.2.5. Lý thuyết vòng đời doanh nghiệp Lease et al (2000), Fama and French (2001) cho rằng doanh nghiệp (DN) nào cũng trải qua chu kì kinh doanh 5 giai đoạn. Các giai đoạn bao gồm: khởi nghiệp, xây dựng, tăng trưởng, trưởng thành, sau trưởng thành. Nguồn: http://actioncoach.asia Hình 1.1. Chu kì vòng đời Doanh nghiệp
  • 38. 27  Giai đoạn Khởi nghiệp Là giai đoạn ban đầu, khi chủ doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng một mô hình kinh doanh và bắt đầu bước vào các giai đoạn đầu tiên của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp.  Giai đoạn Xây dựng Trong giai đoạn đầu của vòng đời doanh nghiệp, công việc kinh doanh bấp bênh, doanh thu thấp và rất ít lợi nhuận. Người chủ phải đầu tư cả thời gian và tiền bạc, sẵn sàng ứng phó với mọi biến động có thể xảy ra. Công việc kinh doanh có thể rất kém nhưng đầy triển vọng. Những yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong đều có những tác động rất rõ rệt lên sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.  Giai đoạn Tăng trưởng Trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ liên tục gia tăng số lượng khách hàng thường xuyên. Doanh số bán hàng tăng trưởng đều và dòng tiền luôn tích cực. Trong 3 giai đoạn đầu, hầu như các DN không thực hiện trả cổ tức hoặc trả cổ tức rất thấp. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn DN rất cần nhiều vốn để phát triển kinh doanh và đầu tư vào các dự án sinh lời. Do vậy, trong giai đoạn này, DN sẽ hạn chế việc chi trả cổ tức, vì mục tiêu tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, ở giai đoạn tăng trưởng, có một số DN vẫn thực hiện chi trả cổ tức ở mức khá cao, nhằm phát tín hiệu đến các nhà đầu tư rằng DN đang kinh doanh hiệu quả, và điều này sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu và khuyến khích đầu tư.  Giai đoạn Trưởng thành Giai đoạn trưởng thành bắt đầu khi doanh thu đạt đến mức khổng lồ. Doanh nghiệp đang nắm bắt một lượng khách hàng cực tốt và dòng tiền ổn định thường xuyên. Giai đoạn này các DN thường chi trả cổ tức ở mức cao.  Giai đoạn Sau trưởng thành Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp, bao gồm 3 khả năng có thể xảy ra:
  • 39. 28 Làm mới lại: Những lĩnh vực tăng trưởng mới làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Thông thường nếu doanh nghiệp có chiến thuật marketing thông minh, sẽ gây một cú sốc mới và tạo thêm chu trình tăng trưởng mới, mở rộng quy mô của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Trạng thái ổn định: Duy trì trì trạng thái trưởng thành liên tục. Để duy trình một trạng thái ổn định, cần phải tập trung vào chăm sóc khách hàng hiện tại, cần phải thực hiện một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường. Sau quá trình nghiên cứu và phát triển, trạng thái ổn định sẽ dừng lại và DN cần phải định hướng làm mới lại bởi vì không thể duy trình trạng thái ổn định mãi mãi. Suy thoái: Lợi nhuận bắt đầu giảm do quản lý kém, thường báo hiệu bằng dấu hiệu của doanh thu giảm, chi tiêu tăng. Giai đoạn này DN thường không chi trả cổ tức. 1.2.6. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Hypothesis) Andrew Michael Spence (1974) đã phát triển từ mô hình ban đầu của George A.Akerlof (1970) và đã tạo nên nền tảng của tất cả các mô hình về tín hiệu. Lý thuyết này phát biểu rằng, tất cả các thông báo của công ty về việc chi trả cổ tức nhiều hơn được xem như là một tín hiệu cho thấy công ty đang sở hữu nhiều dự án triển vọng trong tương lai, nói cách khác là công ty đang rất ăn nên làm ra. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thị trường phản ứng tích cực đối với các thông tin chi trả cổ tức nhiều hơn. Phần lớn các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy tác động tín hiệu của cổ tức luôn xảy ra trong cả trường hợp công ty thông báo chi trả cổ tức nhiều hơn hay ít hơn. Mặc dù vậy, vẫn có những luồng ý kiến khác về tác động tín hiệu của cổ tức đáng được quan tâm. Một luồng ý kiến khác cho rằng, khi công ty quyết định chi trả cổ tức với mức cao hơn, đồng nghĩa là các cơ hội đầu tư trong tương lai không còn nhiều nữa, công ty không cần thiết phải giữ lại lợi nhuận quá nhiều để tái đầu tư. Vì khi công ty cần huy động vốn cho các dự án, lợi nhuận giữ lại là sự ưu tiên số một. Do vậy nhà quản trị khi đưa ra bất cứ một quyết định nào về cổ tức cũng luôn luôn
  • 40. 29 phải quan tâm đến tác động tín hiệu của nó. Bởi lẽ không có điều gì ảnh hưởng đến giá cổ phiếu nhanh hơn là các thông báo về chi trả cổ tức. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.3.1.1. Những ràng buộc và hạn chế về mặt pháp lý  Hạn chế suy yếu vốn Để hạn chế suy yếu vốn thì pháp luật sẽ không cho phép doanh nghiệp dùng vốn cổ phần (gồm mệnh giá cổ phần thường và thặng dư vốn) để chi trả cổ tức.  Hạn chế lợi nhuận ròng Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và trong thời gian qua. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có lợi nhuận trước để chi trả cổ tức tiền mặt. Ngăn cản chủ sở hữu thường rút đầu tư ban đầu của họ và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ của doanh nghiệp.  Hạn chế mất khả năng thanh toán Công ty không được chi trả cổ tức khi đang mất khả năng thanh toán hoặc việc chi trả cổ tức làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Quy định này nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp. Chi trả cổ tức sẽ cản trở các trái quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp và vì vậy bị ngăn cấm. Tác động nhiều đến chính sách cổ tức hơn các hạn chế pháp lý và nằm trong giao kèo các trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi. 1.3.1.2. Các ảnh hưởng của thuế Nếu như có sự khác biệt giữa thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn và thu nhập cổ tức hoặc có sự khác biệt trong mức thuế suất đánh trên cổ tức trong các thời kỳ, chính sách cổ tức phù hợp có thể giúp cho các cổ đông tránh được thuế thu nhập cá nhân hoặc hoãn thuế thu nhập cá nhân. Khi thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập cổ tức cao hơn thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn dài hạn thì các
  • 41. 30 công ty có khuynh hướng giữ mức cổ tức thấp để các cổ đông có thể nhận được một phần lớn hơn tỷ suất sinh lợi trước thuế dưới hình thức lãi vốn nghĩa là làm tăng tỷ suất sinh lợi sau thuế của cổ đông. Tùy theo mỗi quốc gia mà có sự khác biệt hay không giữa thuế đánh trên thu nhập cổ tức và thuế suất đánh trên thu nhập lãi vốn. 1.3.1.3. Ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô  Lãi suất Khi lãi suất Ngân hàng tăng cao, lượng tiền nhà đầu tư vào kênh cổ phiếu sẽ không còn nhiều, làm giảm nguồn vốn đầu tư và công ty khó huy động vốn. Lãi suất cho vay cũng tăng theo, làm chi phí sử dụng vốn tăng, đặc biệt đối với những công ty sử dụng đòn bẩy tài chính với mức vay nợ lớn. Điều này sẽ làm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các công ty giảm. Các công ty sẽ có xu hướng giữ lại để tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức,  Lạm phát Lạm phát tăng làm cho nhu cầu vốn cùng với số dư tiền mặt của công ty tăng, công ty có nhu cầu giữ lại lợi nhuận nhiều hơn.  Chu kỳ kinh tế Khi thị trường phát triển thì đây là thời điểm phát hành cổ phiếu rất thuận lợi, hay nói cách khác là khả năng tiếp cận thị trường vốn của công ty tăng lên. Thường công ty sẽ chi trả bằng tiền mặt cao. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng lúc này công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư vì lúc này các cơ hội đầu tư nhiều hơn. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, xu hướng giữ lại lợi nhuận nhiều hơn. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng khi kinh tế suy thoái, có ít cơ hội đầu tư mang lại mức sinh lời cao cho cổ đông, khi đó các công ty thường giữ lại ít lợi nhuận và thường chi trả cổ tức.  Ưu tiên cổ đông (hiệu ứng khách hàng). Tâm lý của nhà đầu tư Việt Nam hiện nay vẫn ưu tiên lựa chọn các công ty có tỷ lệ trả cổ tức cao. Và dĩ nhiên, cổ đông sẽ bỏ phiếu biểu quyết chi trả cổ tức.
  • 42. 31 Các cổ đông không thích rủi ro, hoặc những lo ngại về lạm phát có thể thích một mức cổ tức nào đó hơn là lãi vốn trong tương lai. Cổ tức là thu nhập thường xuyên, chắc chắn, trong khi lãi vốn trong tương lai ít chắc chắn hơn. 1.3.1.4. Chi phí phát hành chứng khoán trên thị trường vốn Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành, nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại). Nếu mức chi phí này cao, có thể khiến số vốn thu được không đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp, khi đó có thể công ty sẽ có xu hướng giữ lại nhiều lợi nhuận hơn là chi trả cổ tức. 1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.3.2.1. Nhóm nhân tố về Đặc điểm và tình hình tài chính công ty a, Khả năng sinh lời Quyết định chi trả cổ tức chỉ được thực hiện khi Công ty có lợi nhuận. Vì vậy, lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của công ty. Hơn nữa, từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu ghi nhận một mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và cổ tức. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức; nó chỉ ra rằng các công ty có tỷ suất sinh lời cao hơn trả cổ tức cao hơn trong khi công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn chi trả cổ tức thấp hơn hoặc đôi
  • 43. 32 khi miễn cưỡng để trả cổ tức. Trong nghiên cứu kinh điển của mình, Lintner (1956) nhận thấy rằng thu nhập ròng của một công ty là nhân tố quyết định chi trả cổ tức. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa lợi nhuận và chi trả cổ tức như Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed và Attiya Yasmin Javid (2008), Matthias Nnadi, Nyema Wogboroma và Bariyima Kabel (2013)…Một số ít nghiên cứu chứng minh mối quan hệ ngược chiều (Nguyen Kim Thu, Le Vinh Trieu, Duong Thuy Tram Anh, Hoang Thanh Nhon, 2013) và không có ý nghĩa thống kê (Anupam Mehta, 2012; Rashid Saeed, Ayesha Riaz, Rab Nawaz Lodhi, Hafiza Mubeen Munir, Amber Iqbal, 2013). b, Đòn bẩy tài chính Cấu trúc tài chính của một công ty bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu; tài chính dài hạn thường đề cập đến cơ cấu vốn của công ty, và mức độ mà một công ty dựa vào nợ vay được gọi là đòn bẩy tài chính. Tuy có lợi thế về thuế, việc sử dụng đòn bẩy kéo theo rủi ro; với độ cao của đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến chi trả cổ tức thấp bởi vì các doanh nghiệp cần phải duy trì dòng tiền nội bộ để trả nghĩa vụ của mình thay vì phân phối tiền mặt cho cổ đông. Các nghiên cứu lập luận rằng, các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao có xu hướng có tỷ lệ chi tiêu thấp để giảm chi phí giao dịch liên quan đến tài chính bên ngoài. Do đó, một mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và chi trả cổ tức được đề xuất. Nhiều nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự: Al-Malkawi (2008), Hafeez Ahmed, Attiya Yasmin Javid (2008), Jensen (1986). Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu chứng minh không tồn tại mối quan hệ như: Neutrally, Al-Najjar và Hussainey (2009), Xi Wang, David Manry, Scott Wandler (2011). c, Quy mô doanh nghiệp Các công ty lớn có xu hướng cạnh tranh hơn, tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn, xếp hạng tín dụng tốt hơn, doanh thu và lợi nhuận cao hơn. So với các doanh nghiệp nhỏ thì các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới thị trường vốn bên ngoài và có lợi thế hơn trong việc vay nợ bởi tính minh bạch về thông tin cao hơn và tạo được sự yên tâm hơn cho các chủ nợ. Hơn nữa, các công ty lớn có xu hướng đa dạng hóa đầu tư và lưu chuyển tiền thuần của họ thường xuyên hơn, ít