SlideShare a Scribd company logo
1 of 51
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THẾ HOÀI
Sinh viên thực hiện : LÂM THỊ MỸ NHIÊN
Chuyên nghành : Luật học
MSSV 1754070074
Lớp : DH17LA01
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THẾ HOÀI
Sinh viên thực hiện : LÂM THỊ MỸ NHIÊN
Chuyên nghành : Luật học
MSSV 1754070074
Lớp : DH17LA01
Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía Quý Thầy Cô Trường Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
các Thầy Cô của khoa Luật Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc
biệt là thầy TS. Vũ Thế Hoài, người đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn
thành tốt Chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Tòa án nhân dân huyện
Thạnh Trị đã tạo điều kiện để em quan sát, tiếp xúc vớithực tiễn, truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình em thực tập tại Tòa án.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồngthời do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy Cô để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………….……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………….……………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………….……………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….……………………
…………………………………………………………………….………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….……
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Thành phốHồChí Minh, ngày…..tháng… ..năm 2022
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. VŨ THẾ HOÀI
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Bộ Luật Dân sự 2015: BLDS 2015;
2. Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: LTTDS 2015;
3. Luật Hôn nhân và gia đình2014: Luật HN&GĐ 2014;
4. Nghị định: NĐ;
5. Luật Thi hành án Dân sự 2014: Luật THADS 2014;
6. Cơ quan thi hành án: CQTHA;
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii
PHẦN 1: ĐỀ TÀI....................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................2
3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................3
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài...........................................................................3
5.1. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................................3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................3
6. Kết cấu bài viết báo cáo: ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY
HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.........................5
1.1. Một số vấn đề lýluận về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản.................................................................................5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................12
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................................13
1.2. Khái quát về chế độ tài sản trong hôn nhân và tình hình giải quyết tranh chấp
tài sản sau hôn nhân.............................................................................................................16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản khi lyhôn.........19
1.3.1. Hoàn cảnh gia đình.............................................................................................19
v
1.3.2. Phong tục tập quán..............................................................................................20
Kết luận chương 1................................................................................................................20
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN ................................................................22
2.1. Thực tiễngiải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi
ly hôn.......................................................................................................................................22
2.1.1. Tình hình xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình, những thành tựu đạt
được. 22
2.1.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp
về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án............................................30
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót.................................................................31
Kết luận chương 2................................................................................................................32
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN........................33
3.1. Quan điểm cá nhân.......................................................................................................33
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị từ thực tiễn về giải quyết tranh chấp về tài sản khi
ly hôn.......................................................................................................................................34
KẾT LUẬN ............................................................................................................................37
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................39
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................41
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tài sản được chia như sau..................................................................................9
Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu Tòa án huyện Thạnh trị...........................................22
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
1
PHẦN 1: ĐỀ TÀI
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp hóa-hiện
đại hóa hiện nay, việc phát triển các yếu tố đi cùng như văn hóa, xã hội, nghệ
thuật... là không thể không kể đến. Chúng ta đều đã biết, yếu tố xã hội mang một
tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia, xã hội
ổn định thì kinh tế mới có thể giàu mạnh. Trong đó, thành tố gia đình-một thành
tố quan trọng cấu thành nên xã hội chiếm một vai trò quan trọng nhất định.
Xây dựng một gia đình phải dựa trên nền tảng hôn nhân bền vững, nên
ngoài việc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài
sản của vợ chồng là một trong những điều kiện để duy trì cuộc sống gia đình.
Việc tạo lập tài sản của vợ và chồng này ngoài nguyên nhân giúp mối quan
hệ vợ chồng văn minh, bình đẳng hơn còn có nguyên nhân là đảm bảo quyền lợi
của mỗi bên khi có tranh chấp không mong muốn xảy ra.
Gia đình đổ vỡ là điều không ai mong muốn bởi nó sẽ gây tổn thương cho
chính người vợ, người chồng và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, đây
là hướng giải quyết tốt nhất mà các cặp vợ chồng phảichọn trong trường hợp hạnh
phúc gia đình không đạt được.
Việc gia đình đổ vỡ thì sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả về mặt pháp lý, kéo
theo đó là những phát sinh tranh chấp giữa vợ và chồng có liên quan đến tài sản.
Vì lẽ đó, các nhà làm luật cũng rất chú trọng quy định về tài sản của vợ chồng
trong quá trình xây dựng pháp luật HN&GĐ. Các quy định này xoay quanh quyền
sở hữu của vợ, chồng đốivới tài sản chung, tàisản riêng, quy định các nguyên tắc
cơ bản khi giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
2
Từ những cơ sở đó, Luật HN&GĐ được ban hành và sửa đổi không ngừng
qua từng thời kì phát triển của xã hội, đảm bảo mang đến sự điều chỉnh kịp thời
các mối quan hệ xã hội, bao gồm quan hệ tài sản của vợ chồng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của chủ đề là nghiên cứu pháp luật về tài sản khi ly hôn, qua đó
nghiên cứu thực trạng về việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản
của vợ chồng khi ly hôn và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản
khi ly hôn.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xác định nghiên cứu trong phạm vi các quy phạm pháp luật về giải
quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn trong Luật HN&GĐ 2014 và BLDS 2015.
Cùng với những tìm hiểu về lý luận, đề tài sẽ nêu thêm tính áp dụng vào thực tiễn
của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn trong xã hội Việt Nam
hiện nay.
Phạm vi không gian: chủ yếu tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị.
Phạm vi thời gian: ở bài báo cáo này, các dữ kiện và thông tin chọn lọc là
các thông tin mới nhất hoặc tối đa là 4 năm gần nhất từ năm 2018 đến nay để đảm
bảo đạt được mức nghiên cứu gần nhất với thực tế đời sống hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, làm rõ những
quy định chung của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
3
Nhiệm vụ nghiên cứu là tìm ra những gốc nhìn khác, từ các quy định của
pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Qua đó, phát hiện những hạn
chế, bất cập, những vướng mắt hiện có trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực
tiễn. Đồng thời đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật về tranh chấp
tài sản ly hôn nói riêng và pháp luật về HN&GĐ nói chung.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các quy phạm pháp luật có sẵn
trong Luật HN&GĐ 2014, với cơ sở là quan điểm và ý chí của Nhà nước đối với
lĩnh vực giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Ngoài ra, bài viết còn vận dụng
kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như tổng hợp, phân tích, so sánh và
thống kê để làm rõ mục đích nghiên cứu.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:
5.1. Ý nghĩa lí luận
Đề tài đưa ra những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những khó khăn trong
quá trình thực hiện, chỉ ra những nguyên nhân của khó khăn đó, cũng như đánh
giá mặt tích cực và hạn chế của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản
khi ly hôn theo luật HN&GĐ thông qua những ví dụ về thực tiễn.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào việc hoàn thiện pháp
luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về tài sản theo Luật HN&GĐ năm 2014.
6. Kết cấu bài viết báo cáo:
Ngoài phần phần Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục Tài liệu tham khảo, bài
Báo cáo tốt nghiệp được bố cục thành 03 chương:
Chương 1. Khái quát về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn theo quy
định của Luật HN&GĐ.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
4
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về
tài sản khi ly hôn.
Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải
quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI
SẢN KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH
1.1. Mộtsố vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sảnkhi ly hôn.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản
Tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 “tài sản là vật, tiền, giấy tờ
có giá và quyền tài sản”1. Khái niệm về tài sản theo phương pháp liệt kê, vật theo
Điều 105 có thể là sổ hồng/sổ đỏ, tài khoản ngân hàng/thẻ ATM, tài sản trên
games/ tiền ảo, thông tin, các bộ phận cơ thể người...
Trong cuộc sốnghôn nhân, vợ chồngđược coi là nền tảng của xã hội và có
vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong mỗi gia
đình bên cạnh việc sống tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau thì các thành viên
không thể không quan tâm đến điều kiện vật chất vì đó chính là cơ sở kinh tế giúp
cho vợ chồng xây dựng cuộc sốnghạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất
lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Chuyện vợ, chồng chung sống
hợp rồi tan không còn là vấn đề quá xa lạ như vụ ly hôn xảy ra kéo theo đó là các
tranh chấp không đáng có mà phần lớn là tranh chấp về tài sản. Luật HN&GĐ
năm 2014 quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Điều 33 Luật
HN&GĐ quy định: Tài sản chung bao gồm2:
Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh mà có. Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ, chồng và nó được
sử dụng để duy trì phát triển tàisản chung, chăm lo đờisống chung trong gia đình.
Khối tài sản chung này của vợ, chồng có thể được tạo ra từ ba nguồn: do người
vợ tạo ra, do người chồng tạo ra và do cả hai vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn
nhân.
1
Điều 105 BLDS 2015
2
Điều 33 Luật HN&GĐ năm2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
6
Thứ hai, là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 10
NĐ 126/2014/NĐ-CP) trong đó thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của
vợ, chồng là tài sản tự nhiên mà vợ chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được
từ việc khai thác tài sản riêng của mình3. Nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản
riêng của vợ, chồng mà tài sản riêng này có được sau khi đã chia tài sản chung
trong thời kì hôn nhân thì đây là tài sản riêng của vợ, chồng có tài sản trừ khi họ
có thỏa thuận khác.
Thứ ba, là các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kì
hôn nhân4, các khoản này sẽ bao gồm:
- Khoản tiền thưởng mà vợ, chồng nhận được.
- Số tiền mà vợ, chồng trúng xổ số.
- Các khoản tiền trợ cấp mà vợ, chồng nhận được nhưng sẽ trừ các khoản
trợ cấp được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách
mạng khoản này được xác định là tài sản riêng.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật
bị chôn giấu, bị chìm đấm, vật bịđánh rơi, bịbỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc,
vật nuôi dưới nước.
- Các khoản thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, tài sản mà vợ, chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. Đây là
những tài sản mà vợ, chồng được chủ sở hữu thể hiện ý chí chuyển giao quyền sở
hữu cho cả hai vợ chồng thông qua việc tặng cho hoặc để thừa kế.
Ví dụ: Bố mẹ viết di chúc để lại thừa kế ngôinhà cho cả haivợ chồng. Việc
tặng cho để thừa kế này phải được tặng cho chung để thừa kế chung. Theo đó
người tặng cho, người để thừa kế không đề cập đến quyền sở hữu riêng của từng
người, còn nếu người tặng cho, người để lại thừa kế thể hiện rõ phần quyền sở
3
Điều 10 Nghị định 126/NĐ-CP
4
Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
7
hữu của vợ, chồng thì tài sản tặng cho để thừa kế này không phải là tài sản chung
của hai vợ chồng. Ví dụ: Nếu một người trước khi chết lập di chúc để lại tài sản
thừa kế cho hai vợ chồng, nếu di chúc không đề cập quyền sở hữu của mỗi bên
vợ, chồng thì đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nhưng nếu mà di chúc thể
hiện rõ phần quyền sở hữu của vợ, chồng chẳng hạn như là chồng được 70%, vợ
được 30% giá trị tài sản để thừa kế thì khi đó phần tài sản mà vợ, chồng được
hưởng là tài sản riêng của mỗi người.
Thứ năm, tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung, loại tài sản này
được xác định dựa trên ý chí chủ quan của vợ, chồng theo đó thì nó có thể là tài
sản riêng của một bên vợ hoặc chồng hoặc đây là tài sản có sự mập mờ giữa tài
sản chung và tài sản riêng nhưng được hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
của vợ, chồng.
Ví dụ: Trước khi kết hôn, người chồng có tàisản riêng là một chiếc xe máy,
sau khi kết hôn thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận đây là tài sản chung của cả hai
vợ, chồng. Tuy nhiên, lưu ý là việc thỏa thuận này phải được thể hiện bằng những
hình thức theo đúng quy định của pháp luật như là bằng văn bản, văn bản có công
chứng, chứng thực đăng kí, vvv...
Thứ sáu, tài sản mà vợ, chồng không có chứng cứ để chứng minh là tài sản
riêng khi có tranh chấp, thì tài sản đó cũng được xác định là tài sản chung của vợ,
chồng. Với nguyên tắc suy đoán chung là nếu không phải là tài sản riêng của vợ,
chồng thì đó là tài sản chung của vợ, chồng. Đây là một quy định có ý nghĩa rất
lớn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Bởi lẽ một khi
vợ, chồng có tranh chấp với nhau về tài sản bên nào muốn xác định tài sản đó là
của riêng của mình thì tự chính bản thân họ phải có chứng cứ để chứng minh tài
sản đó thuộc về họ, nếu người đưa ra yêu cầu không có chứng cứ chứng minh là
tài sản riêng thì đó là tài sản chung của vợ, chồng.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
8
Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 của Luật HN&GĐ
năm 2014 bao gồm5:
Thứ nhất, tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. Đây là những
tài sản đã được hình thành trước khi xác lập mối quan hệ hôn nhân.
Ví dụ: Trước khi kết hôn thì người chồng đã dùng tiền của mình để mua
chiếc xe máy, do đó chiếc xe máy này được xác định là tài sản riêng của người
chồng.
Thứ hai, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn
nhân. Ví dụ: Như trong thời kì hôn nhân, bố mẹ chồng tặng cho người chồng căn
nhà. Do đó, căn nhà này không phải là tài sản chung của hai vợ chồng.
Thứ ba, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân (Điều
38, 39, 40 Luật HN&GĐ năm 2014)6. Đây là những tài sản mà vợ, chồng được
thỏa thuận phân chia trong thời kì hôn nhân theo đó thì các bên sẽ xác lập quyền
sở hữu riêng của mình đối với những tài sản đó.
Thứ tư, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng7. Đây là những tài
sản được sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn mặc, ở, học tập,
khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt khác không thể thiếu trong cuộc sống
của mỗi người, mỗi gia đình.
Thứ năm, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài
sản riêng của vợ, chồng.
Ví dụ: Người vợ bán căn nhà là tài sản riêng rồi dùng số tiền này để mua
một căn nhà khác thì căn nhà được mua sẽ được xác định là tàisản riêng của người
vợ.
Thứ sáu, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồngcó được
sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
5
Điều 43 Luật HN&GĐ năm2014
6
Điều 38.39,40 Luật HN&GĐ năm2014.
7
Khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ năm2014.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
9
Ví dụ: Trong thời kì hôn nhân hai vợ chồng thỏa thuận phân chia căn nhà
sẽ thuộc về vợ, do đó thì khoản tiền người vợ có được từ việc cho thuê căn nhà
này sẽ được xác định là tài sản riêng của người vợ.
Thứ bảy, các tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật
Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP bao gồm như8:
- Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
sở hữu trí tuệ.
- Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định
của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp
luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
- Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.
Bảng 1.1. Tài sản được chia như sau
Tàisản chung Tàisản riêng
Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014
quy định: Tài sản chung bao gồm:
- Tài sản do vợ chồng tạo ra.
- Thu nhập do lao động.
- Hoạt độngsảnxuất, kinh doanh, hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
- Thu nhập hợp pháp khác trong thời
kì hôn nhân.
Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 quy
định: Tài sản riêng bao gồm;
- Tài sản mà mỗi bên có trước khi kết
hôn.
- Tài sản được thừa kế riêng.
- Tài sản được tặng cho riêng.
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của
vợ, chồng.
8
Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
10
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có
được sau kết hôn.
- Tài sản mà vợ, chồng được tặng cho
chung, thừa kế chung.
- Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là
tài sản chung.
- Tài sản mà vợ, chồng không có
chứng cứ để chứng minh là tài sản
riêng khi có tranh chấp, thì tài sản đó
cũng được xác định là tài sản chung
của vợ, chồng.
Ví dụ:
Chị A và Anh B đăng kí kết hôn vào
tháng 12 năm 2019. Trước khi Anh B
kết hôn thì Anh B có tàisản đó là một
căn nhà và một chiếc xe máy. Còn
Chị A thì trước khi kết hôn Chị A có
một căn nhà và hai chiếc xe máy. Sau
khi AB kết hôn thì A và B có thỏa
thuận với nhau về tài sản là 3 chiếc xe
máy và một căn nhà để sáp nhập hợp
nhất tài sản của AB lại với nhau. Nên
đây được gọi là tài sản chung.
Trong thời kì hôn nhân thì AB có
quyết định là mua một số đồ vật như
một chiếc ô tô, máy giặt, tủ đồ và
- Tàisảnđược hìnhthành từtài sảnriêng
của vợ, chồng.
- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản
riêng của vợ, chồng.
- Các tài sản riêng khác của vợ, chồng.
Ví dụ:
Anh A và chị B kết hôn năm 2019, trước
khi kết hôn anh A có một chiếc xe máy,
số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng là
150.000.000 đồng, chị B trước khi kết
hôn có gửi tiết kiệm được 100.000.000
đồng, một chiếc xe máy cha mẹ mua cho
và 5 chỉ vàng 24K. Sau khi kết hôn gia
đình anh A cho 2 vợ chồng một căn nhà
làm quà cưới, 5 chỉ vàng 24K và số tiền
mặt là 100.000.000 đồng, gia đình nhà
gái cho 1 thửa đất và 7 chỉ vàng 24K và
số tiền mặt 50.000.000 đồng. Sau khicó
mâu thuẫn xảy ra thì 2 bên yêu cầu Tòa
án giải quyết việc phân chia tài sản cho
2 bên. Theo Luật HN&GĐ năm 2014 thì
tài sản được phân chia như sau:
- Tài sản riêng gồm có:
Một chiếc xe máy của anh A
Số tiền gửi tiết kiệm của anh A
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
11
vàng 24k thì đây cũng là tàisản chung
của AB trong thời kì hôn nhân mà hai
vợ chồng tạo ra.
Saukhi AB mua được mộtsố đồ dùng
trong gia đình thì AB tiếp tục kinh
doanh để tạo thêm thu nhập đó là AB
thỏa thuận với nhau là sẽ cho thuê lại
nhà cũ của A với mức giá là 10 triệu
trên tháng, như vậy tiền mỗi tháng mà
vợ chồng AB thu được từ việc cho
thuê lại căn nhà cũ của A đó cũng là
tài sản chung do AB tạo ra trong thời
kì hôn nhân. Đây là ví dụ cụ thể để
xác định được rõ hơn phần tài sản
chung
Một ví dụ khác nữa là:A và B kết hôn
với nhau cũng đã được 10 năm, trước
khi kết hôn thì A và B không có tài
sản được tặng cho riêng hay là thừa
kế riêng trước khi kết hôn cả. Trong
thời kì hôn nhân thì A và B có tạo
dựng được một khối tài sản đó là một
căn nhà và một chiếc ô tô tải để kinh
doanh mua bán rau củ quả. Sau đó từ
việc kinh doanh thì AB lại có thêm lợi
nhuận và mua được một miếng đất.
Nhưng về sau thì hôn nhân giữa A và
Số tiền gửi tiết kiệm của chị B
Một chiếc xe máy của chị B
- Tài sản chung gồm:
Một căn nhà
Số vàng 5 chỉ vàng 24K
Số tiền mặt 100.000.000 đồng
Một thửa đất
Số vàng 7 chỉ vàng 24K
Số tiền mặt là 50.000.000 đồng
Nhưng trong thực tế, việc xác định tài
sản chung, tài sản riêng của vợ (chồng)
rất khó khăn, do trong thời kỳ hôn nhân
đã dùng tới những tài sản trên và khó
thống kê đã dùng cho việc gì. Vì vậy
trong thực tế Tòaán chỉ có thể phân chia
tài sản tranh chấp một cách tương đối,
không thống nhất, phụ thuộc vào kinh
nghiệm và việc phân định của Thẩm
phán.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
12
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Ly hôn là việc chấm đứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án9. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án quyết
định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn là
do mâu thuẫn gia đình, giữa hai bên vợ chồng không hòa hợp hoặc duy trì được
cái hạnh phúc gia đình, không tìm ra tiếng nói chung, không thể chung sống với
nhau như trước. Việc ly hôn là tình trạng tồi tệ nhất của gia đình bởi cái mái ấm
hạnh phúc gia đình không còn tồn tại, đờisống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được và hai vợ chồng mới quyết định đến cái phương án
cuối cùng đó là ly hôn. Mặc dù ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng nó cần
thiết khi mà hạnh phúc gia đình không còn. Ly hôn sẽ kéo theo vấn đề về tranh
chấp tài sản. Tranh chấp về tài sản khi ly hôn nó có thể diễn ra hai trường hợp:
Thứ nhất là khi vợ chồng nộp đơn ly hôn sẽ đưa ra vấn đề chia tài sản. Thứ hai là
khi ly hôn xong thì sau đó mới yêu cầu giải quyết về tài sản, hai vợ chồng vẫn có
thể tự thỏa thuận với nhau theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng.
9
Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm2014
B không được hòa thuận nữa, bắt đầu
nảy sinh mâu thuẫn và rạng nức tình
cảm vợ chồng, nên A và B quyết định
đi đến ly hôn, thì khi ly hôn tài sản
trên là một căn nhà, một chiếc ô tô tải
và một miếng đất đều đem ra chia
công bằng vì đây là tài sản chung do
hai vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn
nhân.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
13
Nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề
tranh chấp về tài sản đó.
Các tranh chấp về tài sản khi ly hôn thường là tranh chấp về những tài sản
chung của vợ chồng tạo ra trong hôn nhân như nhà cửa, tài sản được tặng cho,
giấy chứng nhận hoặc là tài sản riêng, đất đai, mà trong quá trình chung sống với
nhau hai vợ chồng đã tạo ra. Theo Điều 38 Luật này10: “Trong thời kì hôn nhân,
vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ
trường hợp quy định tại Điều 42 Luật này (chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân bị vô hiệu); khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau nếu không
thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”11. Giải quyết tranh chấp
về tài sản khi ly hôn phải do cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án. Nếu
một trong hai bên có yêu cầu về ly hôn và chia tài sản thì khi nộp đơn khởi kiện
ly hôn Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc, trong trường hợp hòa giải không thành
thì quy trình giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện.
Bước 2: Thông báo nộp án phí.
Bước 3: Tòaán sẽ thụ lý nếu đủ các điều kiện và tiến hành theo đúng trình
tự thủ tục trong BLTTDS 2015;
+ Mở phiên tòa
+ Lấy lời khai
+ Thu thập chứng cứ
+ Hòa giải
+ Định giá tài sản
1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn
Thứ nhất, Tôntrọng quyền định đoạt của vợ chồng
10
Điều 38 Luật HN&GĐ năm2014
11
Điều 42 Luật HN&GĐ năm2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
14
Quyền tự định đoạt của vợ, chồng là quyền cơ bản của công dân. Theo
Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 quy định khi vợ chồng muốn ly hôn thì họ đều có
quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận với nhau12. Ngoài ra, theo Điều 5
BLTTDS 2015 có quy định về quyền định đoạtcủa đương sự, đương sự có quyền
quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân
sự13. Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt,
thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không
vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Quyền tự định đoạt là
nguyên tắc xuyên suốt được thể hiện trong BLTTDS 2015
Thứ hai, bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Trên cơ sở nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các
quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tàisản nóiriêng, trong trường hợp không
có thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được
chia theo nguyên tắc chia đôi. Tuy nhiên, để bảo đảm được tính công bằng thì
Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra các yếu tố cần phải xem xét
đến như là hoàn cảnh gia đình của hai vợ chồng, công sức đóng góp của hai vợ
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung14,... Khi chia tài
sản chung của vợ chồng, dựa vào những yếu tố này Tòa án sẽ xác định tỉ lệ mà vợ
chồng được chia một cách hợp tình hợp lý nhất.
Thứ ba, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ; Khi
12
Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015
13
Điều 5 BLTTDS 2015
14
Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
16
Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
15
giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình15.
Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ
và con cái. Hơn nữa, trên thực tế sau khi ly hôn người vợ được coi là phái yếu và
con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức
lại và duy trì cuộc sống bình thường. Họ cần được bảo vệ và quan tâm. Do đó,
cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động, hạn
chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu.
Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng,
trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định
cho người vợ hoặc chồngtrực tiếp nuôi conchưa thành niên, con bị hạn chế hoặc
mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với
phần tài sảnđược chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu
cầu.
Thứ tư, chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản
chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật nếu không được chia bằng hiện vật
thì chia bằng giá trị bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn
phầm mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch16.
Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng
phức tạp, nguyên tắc này sẽ giúp Tòa án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm
mục đích: chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện
tốt nguyên tắc này Tòa án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật
15
Khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi
hành một số quy định của Luật HN&GĐ
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
16
tương ứng, chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho
một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia
được nhận17.
1.2. Khái quát về chế độ tài sảntrong hôn nhân và tình hình giải quyết
tranh chấp tài sản sau hôn nhân.
Theo nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng được quy định ở
Điều 29,30,31,32 của Luật HN&GĐ năm 201418 thế các nguyên tắc này mình sẽ
nhóm nó lại thành 3 nhóm nguyên tắc chung đó là: Đảm bảo quyền bình đẳng của
vợ chồng; đảm bảo lợi ích chung của gia đình; đảm bảo quyền lợi ích của người
thứ ban gay tình. Có nghĩa là khi vợ chồng áp dụng bất kì các chế độ tài sản nào
cũng phải đáp ứng đầy đủ ba cái nguyên tắc này và nếu như xâm phạm một trong
ba nguyên tắc này thì sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định
tại các Điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Luật này19.
Căn cứ theo Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc áp dụng
chế độ tài sản vợ chồng. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo
luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận20.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải
quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu
của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng. Khi ly hôn Tòaán sẽ căn cứ vào 02 nguyên
tắc sau để chia:
Nguyên tắc thứ nhất đó là nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng:
Trước khi nộp đơn đưa ra Tòa ly hôn, chúng ta được quyền thỏa thuận, sau khi
17
http://luatducan.vn
18
Điều 29,30,31,32 Luật HN&GĐ năm2014
19
Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Luật HN&GĐ năm2014
20
Điều 28 Luật HN&GĐ năm2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
17
nộp đơn ra Tòa thì chúng ta vẫn tiếp tục được quyền thỏa thuận. Tại phiên Tòa,
chúng ta vẫn tiếp tục được quyền thỏa thuận, tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm
chúng ta vẫn tiếp tục có quyền thỏa thuận. Đó là nguyên tắc tôn trọng sự thỏa
thuận của vợ chồng đó là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc tối thượng
nhất. Thì nếu tại Tòa chồng nhường vợ, vợ nhường chồng mà không nhằm trốn
tránh nghĩa vụ thì Tòa sẽ ghi nhận hết.
Nguyên tắc thứ hai đó là nguyên tắc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ
áp dụng quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 để xem xét chia21:
Yếu tố thứ nhất, xem xét hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng:Cáihoàn
cảnh này, mình được hiểu đó là tình trạng năng lực về pháp luật, năng lực về hành
vi, sức khỏe, tài sản, khả năng tạo ra thu nhập sau khivợ chồng ly hôn thì tất nhiên
bên nào gặp khó khăn hơn thì khả năng cao Tòa án sẽ chia cho phần những hơn
hoặc chia cho được nhận hiện vật nào đó để mà có thể tạo ra thu nhập ổn định
cuộc sống sau khi ly hôn.
Yếu tố tiếp theo mà Tòa án xem xét đó là côngsức đóng góp của vợ, chồng
vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng
trong gia đình được coinhư lao động có thu nhập. Thì yếu tố này mình có thể hiểu
đơn gian hơn đó là vợ ở nhà nội trợ, chồng đilàm thì đương nhiên chồng là người
có công sức đóng góp nhiều hơn trong việc tạo lập ra khối tài sản chung. Tuy
nhiên, vợ ở nhà nộitrợ không có nghĩa là vợ không có côngsức đónggóp gì, công
việc nội trợ chăm sóc con đó vẫn là bổn phận trách nhiệm của vợ, chồng, người
vợ hi sinh ở nhà làm thì đương nhiên nó vẫn được tính là công sức đónggóp. Tòa
án đánh giá vào yếu tố này như thế nào thì chúng ta có thể xem lại cái vụ ly hôn
đình đám của cà phê Trung Nguyên, thì tại cấp sơ thẩm ông Vũ được chia 7 bà
Thảo được chia 3. nguyên nhân tại sao mà Tòa án cấp sơ thẩm họ xác định như
vậy vì họ đánh giá cái công sức tạo ra công ty Trung Nguyên là phần lớn nhờ ông
21
Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
18
Vũ, nhưng mà không phải là vì như vậy mà bà Thảo không được chia cái gì. Đó
bà Thảo vẫn được chia 3 phần.
Yếu tố tiếp theo là bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất,
kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
Thì bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên như thế nào? Tôi lấy ví dụ: Giả sử vợ
chồng có một căn nhà và một nền đất trống thì đương nhiên Tòa án sẽ xem xét
đến việc chia tức là người nhận căn nhà, người nhận nền đất trống, nhưng làm sao
để mà chia nhà cho ai? Chia đất trống cho ai? Tòa án sẽ xét đến căn nhà. Ví dụ
hiện đang là nơi vợ buôn bán shop quần áo và vợ không có ngành nghề hay thu
nhập nào khác ngoài việc buôn bán quần áo, còn anh chồng đi làm thuê cho công
ty là cán bộ công chức chẳng hạn, thì đương nhiên để đảm bảo cuộc sống sau khi
ly hôn của người vợ thì nếu như vợ có nguyện vọng được nhận căn nhà thì Tòa
án xem xét chia căn nhà này cho bà vợ để bà vợ tiếp tục bảo đảm được cái công
việc của mình đó là buôn bán quần áo.
Yếu tố cuối cùng đó là lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của
vợ chồng: thì lỗi này là lỗi gì? Đó là các lỗi về vi phạm nghĩa vụ nhân thân, tài
sản vợ, chồng dẫn đến ly hôn. Như vợ, chồng phảicó nghĩa vụ thương yêu, chung
thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hôn nhân, lưu ý lỗi
ở đây có thể là lỗi không chăm lo làm ăn, rồi ăn chơi dẫn đến tan nát tài sản, cờ
bạc, rượu chè, ngoại tình, hành vi bạo lực gia đình. Ví dụ: vợ có đam mê cờ bạc,
lô đề dẫn đến tài sản gia đình tan nát, chồng ly hôn thì lỗi là về người vợ, chồng
có khả năng được chia những phần hơn và ngược lại nếu chồng ngoại tình thì khi
xem xét chia tài sản, khả năng Tòa sẽ nhận định tài sản vợ, chồng cho vợ phần
hơn đó cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của các
bên thì chúng ta phải có chứng cứ, chứng cứ ở đây có thể là chứng cứ bằng văn
bản, chứng cứ là file ghi âm, ghi hình hoặc các loại chứng cứ khác được thu thập
đúng trình tực, thủ tục luật định.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
19
hôn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảiquyết tranh chấp tài sản khi ly
1.3.1. Hoàn cảnh gia đình.
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được
chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ,
chồng được chia:
Theo Điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BTP “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng
lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu
nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia
đình mà vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của
Luật HN&GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tàisản nhiều
hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loạitàisản để bảo đảm duy trì, ổn định
cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của
vợ, chồng22.
Hoàn cảnh gia đình là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc giảiquyết
tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Khi ly hôn Tòa án sẽ xem xét vấn đề hoàn cảnh
của hai bên vợ hoặc chồng, bên nào có hoàn cảnh khó khăn hơn như nuôi mẹ cha
già hoặc người tàn tật thì sẽ được xem xét như một tình tiết ưu tiên hơn so vớibên
kia có hoàn cảnh khá hơn. Đây là một điểm thể hiện tình nghĩa giữa người với
nhau hay còn gọi là thể hiện tính nhân đạo của con người, để duy trì, ổn định cuộc
sống sau này khi ly hôn.
22
Điểma Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
20
1.3.2. Phong tục tập quán
Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc, một dân
tộc, một địa phương hay một tầng lớp trong xã hội phong tục tập quán được hình
thành từ các hoạt động, tập quán do con người đặt ra trong quá trình hình thành
lịch sử lâu dài để ổn định nề nếp và phục vụ trong cộng đồng được thừa nhận và
tự giác thực hiện. Phong tục, tập quán không chỉ ảnh hưởng đến các giá trị gia
đình mà còn ảnh hưởng bởi các xu hướng văn hóa mới. Đối với những vùng có
phong tục, tập quán truyền thống mang tính tiêu cực thì nó ảnh hưởng rất lớn đến
vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Mặc dù các quốc gia đều có luật
quy định về hôn nhân nhưng nó không áp dụng đốivớiphong tục, tập quán truyền
thống. Bởi lẽ đây là đều thiệt thòi đối với phụ nữ ở những thời kì trước. Việt nam
là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 dân tộc với nhiều phong tục, tập quán đa
dạng, tốt đẹp và một vấn đề tồn tạikhông thể phủ nhận chính là nhận thức về pháp
luật tranh chấp tài sản của người Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là đối với những
nơi như vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó
khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...ở những nơi còn đang lưu giữ các phong
tục tập quán cổ hủ, lạc hậu thì việc áp dụng pháp luật còn ảnh hưởng rất nhiều bởi
những phong tục tập quán, bởi vì truyền thống của họ xem trọng vai trò của đàn
ông hơn nên thường gây ra sự thiếu công bằng cho phụ nữ và ngườidân chưa thực
sự quan tâm đến việc chia tài sản và và tranh chấp về tài sản khi ly hôn nên những
phong tục và sự thiếu hiểu biết này làm ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp
về tài sản của vợ và chồng.
Kết luận chương 1
Nhìn chung pháp luật HN&GĐ nói riêng cũng như pháp luật Việt nam nói
chung, đã xây dựng những quy định về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tương đối
hoàn thiện. Dẫn chứng cụ thể là luật HN&GĐ qua các năm đều có sự tiến bộ rõ
rệt trong việc quy định từng chế định tài sản của vợ và chồng. Quy trình giải quyết
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
21
tranh chấp cũng được quy định cụ thể trong BLTTDS 2015. Trong thời buổi kinh
tế xã hội phát triển những mối quan hệ xã hội ngày càng được điều chỉnh chặt chẽ
bởi những quy định của pháp luật bao gồm quan hệ của vợ và chồng. Đây không
phải là vấn đề thực dụng mà là một vấn đề cần thiết để bảo vệ lợi ích của mỗi
người. Việc điều chỉnh tốt những mối quan hệ giữa vợ và chồng trong mỗi gia
đình thì sẽ giúp cho nhà nước quản lý xã hội một cách hiểu quả và tiến bộ hơn.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN
2.1. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ
và chồng khi ly hôn.
2.1.1. Tình hình xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình, những thành
tựu đạt được.
Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn tạiTòa án nhân dân huyện Thạnh
Trị, Sóc Trăng. Thạnh Trị là huyện nông nghiệp thuộc vùng nông thôn của tỉnh
Sóc Trăng. Nền kinh tế ở đây sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa
màu, chăn nuôi và thủy sản nước ngọt. Diện tích: 28.090 ha bao gồm 2 thị trấn và
15 xã với dân số: 86.262 người. Với diện tích và người dân sinh sống tương đối
nhiều giúp huyện ngày càng một đi lên, cùng với sự phát triển kinh tế thì tình hình
ly hôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng khá cao. Tòa án nhân dân huyện Thạnh
Trị thụ lý, giải quyết hàng trăm vụ việc dân sự, vấn đề phức tạp nhất là ly hôn với
nội dung tranh chấp về tài sản. Qua thực tiễn xét xử ở huyện Thạnh Trị cho thấy,
số liệu giải quyết vụ án dân sự (bao gồm án dân sự, hôn nhân và gia đình, thương
mại, lao động). Vụ việc tổng số từng loại án thụ lý giải quyết án dân sự qua các
năm như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu Tòa án huyện Thạnh trị
Đơn vị tính: Vụ/việc
Năm Thụ lý (vụ) Giải quyết (vụ) Tồn Tỉ lệ %
2018 223 205 18 92%
2019 233 217 16 93,13%
2020 219 213 6 97,26%
2021 209 189 20 90,43%
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
23
Nguồn:Tòa án nhân dân huyện ThạnhTrị
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị về vấn đề thụ
lý và giải quyết các vụ việc về tài sản trong 04 năm gần đây (từ năm 2018 đến
năm 2021) thì số lượng vụ án tranh chấp về tài sản chiếm tỉ lệ khá cao và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Đối với vụ việc dân sự tổng thụ lý 622 vụ, giảiquyết
được 557, đình chỉ 162 vụ, hòa giải thành 131 và xét xử 264 vụ. Còn về hôn nhân
thì tổng thụ lý là 793 vụ, giải quyết được 773 vụ, đình chỉ 166 vụ, hòa giải thành
492 và xét xử 115 vụ. Năm 2018, tổng số vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được Tòa án nhân dân huyện
Thạnh Trị thụ lý 223 vụ việc, giải quyết được 205, tồn 18, trong đó chia tài sản
khi ly hôn thụ lý 3 vụ, chiếm 92% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2019,
tổng số vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động) được thụ lý là 233, giải quyết được 217, tồn 16, trong đó tranh
chấp về tài sản khi ly hôn thụ lý 9 vụ, giải quyết được 8 vụ, tồn 1, chiếm 93,13%
tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2020, tổng số vụ việc dân sự(bao gồm dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được Tòa án thụ lý
219, giải quyết đuộc 213, tồn 6, trong đó chia tàisản khi ly hôn thụ lý 4 vụ, chiếm
tỉ lệ 97,26% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2021, tổng số vụ việc dân sự
(bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được
thụ lý 209 vụ việc, giải quyết được 189, tồn 20, trong đó chia tài sản khi ly hôn
thụ lý 3 vụ, chiếm 90,43% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý.
Với số lượng các vụ ly hôn tranh chấp về tài sản tăng dần không có dấu
hiệu ngưng như trên, có thể nói việc giải quyết một cách ổn thỏa và dứt điểm từng
vụ việc trong một năm đã trở thành thách thức đốivớiTòa án, càng không nóiđến
số vụ án tồn đọng lại của toàn huyện và trên cả nước từ năm này qua năm khác.
Song song với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng chính là chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhận
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
24
thức của mỗi người về quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình bắt đầu có sự
thay đổi rõ rệt, hoặc nói dễ hiểu là người dân đã biết “đòi hỏi” quyền lợi chính
đáng của mình và sự côngbằng về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Ngoài sự cạnh
tranh trong các lĩnh vực của nền kinh tế thì việc tranh chấp về sở hữu tàisản chiếm
tỉ lệ cao và luôn có dấu hiệu tăng không giảm, trong đó có cả tranh chấp về tàisản
khi ly hôn và tranh chấp về tài sản sau ly hôn.
Hiện nay thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng sau
khi ly hôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng tương đối đơn giản, chỉ có một số
vụ phức tạp đáng chú ý, cụ thể là vụ việc sau:
Theo bản án số 19/2019/HNGĐ-ST được xét xử tạiTòa án nhân dân huyện
Thạnh Trị như sau: Bà Y và ông T là hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp
luật, nhưng trong thời gian chung sống có xảy ra mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Hai
bên không có con chung, về tài sản chung hai bên thỏa thuận mỗi bên một thửa
đất và bà Y trả số tiền chênh lệch là 50.000.000 đồng cho ông T. Đối với tài sản
tranh chấp là nữ trang và tiền mặt hơn 380.000.000 đồng, ông T cho rằng đó là tài
sản chung của vợ chồng nhưng bà Y không đồng ý, đó là tàisản trước khikết hôn
của bà. Qua kết quả xác minh biết được số nữ trang và tiền mặt là tài sản trước
khi bà và ông T kết hôn, ông T không xuất trình được chứng cứ nào khác nên
không có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu chia số tài sản trên. Về nợ
Ngân hàng hai bên có trách nhiệm liên đới trả tiền vay, vì khi giao kết hợp đồng
ông T và bà Y là vợ chồng cùng sinh sống, còn về nợ thẻ visa không có căn cứ
chứng minh bà Y cùng sử dụng nên ông T có nghĩa vụ trả khoản vay visa.
Như vậy bên cạnh việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khily hôn
mà hai bên còn phải chịu trách nhiệm liên đới trả các khoản nợ mà hai bên cùng
giao kết và cùng sử dụng. Việc xác minh tài sản riêng của vợ chồng rất cần thiết
ngoài giúp Hội đồng xét xử xử lý tài sản hợp lý còn tránh việc phân chia không
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
25
công bằng gây thiệt hại lớn cho một phía, tạo lòng tin của người dân đối với việc
thực thi pháp luật.
Theo bản án số 18/2019/HNGĐ-ST được xét xử tạiTòa án nhân dân huyện
Thạnh Trị như sau: Bà Thủy và ông Kệ sống chung như vợ chồng trước khi Luật
HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực nên đây là hôn nhân hợp pháp theo quy định tại
Nghị định 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2010 của Quốc hội về thi hành Luật
HN&GĐ. Hiện mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng không chung sống được với nhau
nên hai bên đồng ý ly hôn. Có hai con chung những đã trưởng thành và lập gia
đình nên không đặt ra xem xét. Về tài sản bà Thủy yêu cầu chia đối thửa đất số
507, thửa đất số 99, 1 xe gắn máy, 17 chỉ vàng 24k, còn đối với thửa đất số 594
bà Thủy đồng ý giao cho ông Kệ toàn quyền xử lý và yêu cầu được nhận số tiền
30.000.000 đồng do bà Chiều trả, theo bà Thủy thì tàisản nêu trên là tàisản chung
của vợ chồng. Ông Kệ không đồng ý với bà Thủy, cho rằng 2 thửa đất nêu trên là
của cha mẹ ông cho riêng ông nên ông không đồng ý chia, về số vàng ông chỉ giữ
10 chỉ không đồng ý chia vì đã tiêu sàihết, về xe máy ông không đồng ý chia. Sau
khi xác minh và phân tích Hội đồng xét xử biết được thì thửa đất số 99 và thửa
đất số 507 được cha mẹ ông Kệ cho khi ông Kệ cưới vợ và đã canh tác liên tục từ
khi cưới cho đến nay nên được xác định là tàisản chung của vợ chồng và bao gồm
1 xe máy và 17 chỉ vàng 24k. Từ những xác minh trên tài sản chung được chia
như sau: Chia cho bà Thủy 1/2 giá trị xe là 4.000.000 đồng, chia đôi 17 chỉ vàng
mà ông Kệ đã giữ 10 chỉ nên ông Kệ có nghĩa vụ chia cho bà Thủy 1,5 chỉ vàng
tương đương với 6.262.500 đồng; Giao cho ông Kệ thửa đất 507 và một phần thửa
đất số 99 (gần 4000m2), giao cho bà Thủy phần còn lại của thửa đất 99 (hơn
7000m2); Giao cho ông kệ thửa đất số 594 và ông có trách nhiệm trả nợ cho Ngân
hàng là 30.000.000 đồng, bà Thủy được nhận số tiền 30.000.000 đồng do bà Chiều
trả.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
26
Như vậy tương tự như bản án trên thì trường hợp vợ chồng sau khi kết hôn
được cha mẹ chia cho tài sản thì thường bị coi là tài sản riêng của một bên, hoặc
người vợ, chồng ở nhà chăm sóc gia đình con cái thường bị coi là không tạo ra
thu nhập nên khi có mâu thuẫn xảy ra thì việc phân chia tỷ lệ tài sản phù hợp là
rất khó. Do đó nhà làm luật cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về
việc tranh chấp tài sản sau ly hôn, để các cơ quan có thẩm quyền thống nhất trong
việc thực thi pháp luật, giúp người dân được công bằng hơn trong việc phân chia
tài sản.
Theo bán án số 05/2021/HNGĐ-ST được xét xử ngày 26/01/2021 như sau:
Bà Oanh và ông Ngọc kết hôn và chung sống với nhau được 2 người con là Yến
Nhi sinh năm 1998 (đã trưởng thành) và Quế Anh sinh năm 2005 hiện đang sống
cùng bà Oanh do 2 người ly thân từ năm 2019 tới nay, hiện tình cảm không hàn
gắn được nên 2 bên quyết định ly hôn. Về con chung thì bà Oanh yêu cầu cấp
dưỡng đến khi Quế Anh đủ 18 tuổi. Về tài sản chung không có nên không đặt ra
xem xét. Về khoản nợ Ngân hàng mục đích vay để xây dựng công trình nước sạch
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình nên bà Oanh và ông Ngọc đều có trách
nhiệm trả nợ cho Ngân hàng, mỗi người là 6.000.000 đồng. Về khoản nợ ông Sáu,
cả 2 bên đều thừa nhận có mượn ông Sáu 15.000.000 đồng nên mỗingườicó trách
nhiệm trả cho ông Sáu 7.500.000 đồng. Về khoản nợ ông Dũng 5.000.000 đồng
bà Oanh thừa nhận và đồngý trả, ông Ngọc không đồng ý vì cho rằng đã trả nhưng
ông không chứng minh được nên mỗi người có trách nhiệm trả ông Dũng
2.500.000 đồng. Về khoản nợ của bà Thơ ông Vũ như sau: Bà oanh thừa nhận có
nợ bà Thơ 86.000.000 đồng và 11 chỉ vàng 999, ông Ngọc không thừa nhận vì
cho rằng ông đã trả bà Thơ 50.000.000 đồng nhưng ông không chứng minh được,
ông chỉ thừa nhận nợ 20.000.000 đồng và đồng ý chia đôisố nợ. Xét thấy bà Oanh
thừa nhận nợ bà Thơ 86.000.000 đồng nên bà Oanh trả số tiền chênh lệch là
16.000.000, vì vậy bà Oanh có trách nhiệm trả cho bà Thơ số tiền 51.000.000
đồng và 5,5 chỉ vàng 999, ông Ngọc có trách nhiệm trả số tiền 35.000.000 đồng
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
27
và 5,5 chỉ vàng 9999 cho vợ chồng bà Thơ ông Vũ. Đối với hợp đồng cầm cố
quyền sử dụng đất giữa ông Khánh bà Mai và bà Oanh ông Ngọc xác định là quy
phạm pháp luật nên bị vô hiệu toàn bộ nên hai bên có trách nhiệm hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận. Ông Khánh bà Mai yêu cầu trả thêm sô tiền 16.000.000
đồng là không có căn cứ nên buộc ông Khánh bà Mai giao trả diện tích đất cầm
cố và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Oanh, bà Oanh ông Ngọc có
trách nhiệm trả bà Mai số tiền 120.000.000 đồng, mỗi người 60.000.000 đồng.
Theo như bản án số 05/2021/HNGĐ-ST khi hai vợ chồng ly hôn việc xác
định con cái sẽ ở chung với ai, ai sẽ là người chăm lo, chu cấp cho con cái, con
chưa thành niên và đã thành niên phải chu cấp cho con đến khi nó trưởng thành.
Không chỉ vậy việc ly hôn của cha mẹ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và
phần nào còn ảnh hưởng đến con cái sau này, chưa kể ly hôn còn có trách nhiệm
phải trả những khoản nợ liên đới chung mà trong quá trình chung sống hai vợ
chồng đã cầm cố, vay mượn người ta, nên khi hai vợ chồng ly hôn thì cũng phải
xem xét về khoản nợ ấy. Xét thấy, các khoản nợ chung hay các khoản vay cầm cố
mà hai vợ chồng đã nợ thì qua việc xác minh của Tòa án là hợp lý, nhằm ngăn
chặn để tránh khỏi những sai sót không đáng có trong việc xét xử. Với việc con
chưa thành niên phụ nữ mà nuôi con thì khi chia tài sản sẽ được chia tài sản du di
nhiều hơn, nó thể hiện tính nhân văn, mặc dù nó thiếu công bằng, bởi theo luật là
chia đôi.
Sau khi có bản án thì sẽ đến giai đoạn thi hành án. “Thi hành án dân sự là
việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức, đưa ra thi hành án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi chính đáng của người được thi
hành án. Nó được xem là khâu cuối cùng, đánh dấu kết thúc một vụ việc, vụ án
dân sự đã trải qua quá trình tố tụng dân sự kể từ khi Tòa án thụ lý đến khi đưa vụ
án ra giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được đưa ra
thi hành án. Ở giai đoạn này tưởng chừng như quyền lợi của người được thi hành
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
28
án sẽ được đảm bảo bằng việc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án là
xong vụ việc. Tuy nhiên ở giai đoạn này người được thi hành án lại tiếp tục gặp
rắc rối đó là người phải thi hành án có phát sinh tranh chấp trong việc xác định,
phân chia tài sản chung nên việc thi hành án phải bị gián đoạn để chờ thực hiện
phân chia tài sản chung làm cho việc thi hành án bị kéo dài, quyền lợi của người
được thi hành án bị ảnh hưởng”23.
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hằng ngày nếu có phát sinh những
mâu thuẫn, tranh chấp mà các bên không tự thỏa thuận, hòa giải được thì khởi
kiện ra Tòa đó là giải pháp cuối cùng để phân định ai đúng ai sai. Tuy nhiên, thì
khi người thắng kiện cầm được trong tay cái bản án quyết định của Tòa án có
thẩm quyền thì điều này không đồng nghĩa với việc quyết định bản án đó sẽ tự
động được thi hành. Chính vì vậy, do quyết định của pháp luật dành toàn quyền
tự quyết định cái việc yêu cầu thi hành án hay là không thi hành án đối với cái bản
án quyết định đó của Tòa án dành cho người thi hành án. Hiện nay, xuất phát từ
việc thiếu am hiểu liên quan đến Luật THADS vì vậy không ít người rơi vào tình
cảnh lúng túng, họ không biết phải làm như thế nào, điđến đâu để gửi yêu cầu thi
hành những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Khi mà bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật để thi hành thì
CQTHA sẽ chia ra làm hai loại trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: Là thi hành án theo yêu cầu, trường hợp này những
người có liên quan được hưởng lợi trong bản án thì phải đến CQTHA để làm đơn
yêu cầu. Song, Thủ trưởng CQTHA sẽ ra quyết định để thi hành án.
Trường hợp thứ hai: là thi hành án chủ động, đối với những khoản tiền, án
phí, lệ phí, thu lợi bất chính, phạt tiền, trả lại tiền, tài sản cho đương sự, thu hồi
Quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện xung công quỹ Nhà nước. Quy định
23
https://thads.moj.gov.vn/gialai/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemi
d=31
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
29
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định của Tòa án phá sản thì Thủ
trưởng CQTHA sẽ chủ động phân công Chấp hành viên để thi hành.
Theo Khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2014 quy định; “Trường hợp chưa
xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải
thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông
báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với
tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc
theo yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự.
Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không
có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tạiĐiều 6 của Luật này hoặc thỏa
thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông
báo cho người được thi”24.
Tuy nhiên, không phải quá trình thihành án nào cũng diễn ra một cách suôn
sẻ, nhất là đối với án dân sự, việc thi hành án hay không xuất phát từ tính tự chủ
của đương sự. Sau khi Tòa án có quyết định chia tàisản rồisẽ chuyển qua thihành
án. Mà vấn đề thi hành án cũng đang rất là nhứt nhối. Kết thúc một phiên tòa, bên
thắng bên thua là điều tất yếu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một phiên tòa về
tranh chấp tài sản mà bên thua không chịu giao tài sản? Nó sẽ để lại những hệ lụy
và phiền phức đối với người được thi hành án. Ngoài ra, trước tình hình giảm biên
chế trong các cơ quan công quyền theo chỉ đạo của Nhà nước hiện nay, cán bộ
công viên chức không nhiều mà số lượng án cần thihành ngày một tăng cũng dẫn
đến tình trạng quá tải ở các CQTHA cũng là một trong những nguyên nhân khiến
việc giải quyết tranh chấp về tài sản hôn nhân gặp nhiều rắc rối. Mong rằng, với
sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự vận hành của các cơ quan công quyền sẽ
24
Khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2014
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
30
ngày càng trơn tru hơn để những điều bất cập như trên dần được khắc phục, quyền
lợi của người dân được đảm bảo toàn diện hơn.
2.1.2. Những hạn chế, thiếu sóttrong việc áp dụng pháp luật giải quyết
tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án.
Nhìn chung quy định của pháp luật về việc xác định tài sản chung, tài sản
riêng của vợ chồng không bị áp dụng rập khuôn mà tính đến nhiều yếu tố khác
như công sức đónggóp, lỗi dẫn đến việc ly hôn..., đểđảm bảo sự cân bằng lợiích
và không làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các bên. Tuy nhiên trong thực
tiễn áp dụng pháp luật vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định ở Điều 59 Luật HN&GĐ năm 201425 và Khoản 4
Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP26: “Công
sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động
của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người
vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao
động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có
công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”. Việc xác định thu nhập
của vợ hoặc chồng khi ở nhà chăm con, gia đình mà không đi làm được tính là
lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm, bên
có công sức đóng góp nhiều hơn thì được nhiều hơn nhưng không quy định cụ
thể tỷ lệ bao nhiêu, rất khó trong việc phân chia tỷ lệ tài sản rõ ràng, dẫn đến áp
dụng không thống nhất.
Thứ hai, Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định tài sản chung của vợ
chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yêu tố khác đó là hoàn cảnh gia
25
Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
26
Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
31
đình vợ hoặc chồng khó khăn hơn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn, lỗi của
mỗi bên trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn sẽ bị
chia tới tỷ lệ ít hơn. Nhưng luật không hướng dẫn cụ thể tỷ lệ phân chia tài sản,
dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, thường tùy theo quan điểm xét xử của
mỗi Thẩm phán.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót.
Nguyên nhân thứ nhất đó là do những cái quy định pháp luật trước không
có cập nhật kịp thời và đầy đủ, không được cải tiến còn nhiều thiếu sót chưa tiến
bộ. Xem việc nội trợ, chăm sóc concái là không có thu nhập và không được xem
là công sức đóng góp để khi ly hôn thì không được xem xét để chia tài sản. Nên
đây là bất cập, còn hạn chế, luật có quy định nhưng không hướng dẫn cụ thể rõ
ràng nên đây được xem là lổ hỏng lớn đối với quy định của pháp luật trước kia.
Nguyên nhân thứ hai đó là liên quan đến địa phương, đối với những địa
phương có ít người dân sinh sống hoặc là địa phương nơi vùng nông thôn, họ chỉ
làm nông, lao động chân tay là chính, nên khi kết hôn thì họ chỉ biết đến việc kết
hôn và các giấy tờ đăng kí kết hôn, không nhận thức được tầm quan trọng của
việc sau kết hôn và ly hôn chia tài sản, nói chung họ không nghĩ nhiều về việc sau
khi kết hôn là như thế nào. Không biết về tầm quan trọng của tài sản khi ly hôn vì
sự hiểu biết còn hạn chế nên không đặt nặng vấn đề tài sản. Tuy nhiên, đối với
Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều thay đổi đáng kể so với các luật trước. Nó đã
quy định rõ ràng và đầy đủ hơn, hướng dẫn cụ thể từng chi tiết để giúp người dân
đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khitranh chấp về tàisản ly hôn. Bởiđây
là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 cần được phát huy về mọi mặt, giúp
cho pháp luật Việt nam ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn.
Do đó, việc nhìn nhận những bất cập trong các quy định về tài sản khi ly
hôn và ra sức hơn trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý, làm tiền đề cho
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
32
công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường, phát triển đất nước cùng với xu hướng
toàn cầu là vấn đề cần cân nhắc hiện tại.
Kết luận chương 2
Nhìn chung, tình hình giải quyết các tranh chấp về tài sản trên toàn quốc
nói chung và tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, nơi người viết đã thực tập nói
riêng chiếm tỷ lệ tương đối cao và có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Liên hệ với
tình hình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay, có thể lý giải nguyên nhân
những tranh chấp tăng cao trên. Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu sở hữu tài
sản của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan đến tài
sản trong đó có tranh chấp tài sản khi ly hôn cũng trở nên phổ biến hơn. Giá trị
kinh tế tăng cao, những mâu thuẫn trong gia đình hay trong gia tộc lớn trong vấn
đề chia tài sản là điều không thể tránh khỏi, thậm chí là chiếm cao hơn, vì khối tài
sản càng lớn thì tranh chấp càng dễ xảy ra. Công tác giải quyết các tranh chấp về
tài sản nói chung và tài sản khi ly hôn nói riêng tuy đã đạt được những kết quả
nhất định nhưng không tránh khỏi nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế cần phải
khắc phục.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY
HÔN
3.1. Quan điểm cá nhân.
Hiện nay tỉ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng rất cao, đặc biệt trong tình hình
dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn như
mất việc làm, không có thu nhập ổn định dẫn đến xảy ra tình trạng mâu thuẫn gia
đình, tình cảm vợ chồng đixuống, mục đích hôn nhân không đạt được hạnh phúc,
thường xuyên gây gỗ, nên họ quyết định đến ly hôn.
Muốn hoàn thiện pháp luật hiểu quả về việc giải quyết tranh chấp tài sản
khi ly hôn trước tiên pháp luật đó nó phải được áp dụng và phải đảm bảo có tính
khả thi, phù hợp với thực tiễn và các điều luật đã nêu phải quy dịnh rõ ràng, cụ
thể, không chồng chéo, mâu thuẫn vớinhau. Qua thực tiễn cho thấy việc giảiquyết
tranh chấp về tài sản khi ly hôn vẫn còn nhiều bất cập như đã nêu trên khi thực
hiện hoạt động tố tụng trong các vụ án ly hôn để phân chia tài sản thì Tòa án phải
xem xét, thu thập chứng cứ tài liệu một cách đầy đủ, toàn diện.
Trong bất kì một xã hội có giai cấp nào, vấn đề tài sản cũng giữ vai trò rất
quan trọng trong hệ thống pháp luật. Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 đích
thực mang lại rất nhiều cải tiến cho các chế định pháp luật về tài sản khi ly hôn
nhằm đảm bảo quyền lợi của các cá nhân, tổ chức được xem trọng và toàn diện
hơn, đồng thời cũng phản ảnh một cách chân thật nhất bản chất của xã hội Việt
Nam hiện nay.
Trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, người viết
được học tập và theo dõiquá trình giải quyết của các vụ việc dân sự, trong đó có
các tranh chấp về tài sản. Nhận thấy, quá trình giải quyết tranh chấp dân sự nói
chung và giải quyết tranh chấp về tài sản nói riêng trên cơ sở vẫn nhất quán với
tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2014 và BLDS 2015. Từ lý thuyết đi đến thực
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
34
tiễn khi giải quyết bất kì một tranh chấp nào vướng phải khó khăn là điều tất
yếu. Xuất phát từ sự thiếu hụt trong việc ban hành văn bản hướng dẫn đến cơ
quan có thẩm quyền áp dụng chưa thống nhất, ngoài ra còndo hiểu biết thiếu
thốn của người dân về việc tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp
luật HN&GĐ.
3.2. Một số giải pháp, kiến nghị từ thực tiễn về giải quyết tranh chấp
về tài sản khi ly hôn.
Tòa án cần lưu ý về mức đóng góp thực tế của vợ chồng vì không phải
trường hợp nào có thu nhập cao là đương nhiên đóng góp vào khối tài sản chung
của gia đình nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Ly hôn tranh chấp về tài sản
không chỉ ảnh hưởng đến vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến các con cái, gia đình
và xã hội.
Việc hoàn thiện các quy định về pháp luật dân sự nóichung và các quy định
về tài sản trong pháp luật HN&GĐ nói riêng luôn luôn là vấn đề ưu tiên, trong đó
có các quy định về tàisản theo pháp luật. Đây không chỉ là vấn đề đảm bảo quyền
lợi cho cá nhân, mà còn là vấn đề xây dựng một tường thành pháp lý đủ vững chắc
cho việc giải quyết các tranh chấp về tài sản của Tòa án một cách thuận lợi, nhanh
chóng và công bằng hơn. Để đảm bảo được các nhu cầu trên, quan hệ hôn nhân
về pháp luật cần điều chỉnh thêm một số điều như sau:
Thứ nhất: phải đảm bảo bắt kịp nhịp phát triển của nền kinh tế thị trường
hiện nay ở nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới để đảm bảo các quy
định tài sản đưa ra là phù hợp và thực sự phát huy được mặt tích cực của nó. Đời
sống xã hội luôn luôn thay đổi nhanh chóng hầu như hằng ngày, hằng giờ, nhưng
quy định pháp luật thì không thể thay đổi theo tốc độ như thế. Do đó, ngoài việc
điều chỉnh các quy định về tài sản theo pháp luật đikịp theo bước phát triển chung
của thế giới, các nhà làm luật còn gánh thêm trọng trách là phải nghiên cứu và dự
đoán chính xác nhất có thể sự thay đổi của xã hội cho những năm về sau, để luật
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
35
ban hành ra có thể áp dụng phù hợp với từng giai đoạn mà không bị lạc hậu, sai
lệch. Do đó việc này đòi hỏi trình độ cao của các nhà làm luật để theo kịp bước
phát triển của thế giới tránh lạc hậu.
Thứ hai: pháp luật về HN&GĐ cần bổ sung các văn bản , các quy định cụ
thể các hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng đồng bộ, thống nhất
với nhau, giúp cho việc xét xử thuận tiện, công bằng hơn trong việc tranh chấp về
tài sản khi ly hôn,...
Trong thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp tài sản sau khi ly hôn gặp một số
khó khăn liên quan tới việc có íthoặc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các điều
luật, như nguyên tắc phân chia tài sản thì trường hợp vợ, chồng sau khily hôn mà
lỗi dẫn tới ly hôn là do một bên thì bên còn lại được chia phần tài sản nhiều hơn
những thực tế không quy định cụ thể là bao nhiêu, gây khó khăn trong việc xét xử
của Tòa án, việc áp dụng không đồng bộ, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm
xét xử của thẩm phán.
Thứ ba: cần thường xuyên tiến hành tuyên truyền, giáo dục người dân, giúp
người dân tiếp cận pháp luật dễ hơn để không bịthiệt thòivì không hiểu pháp luật,
phổ biến pháp luật dưới mọi hình thức. Kết hợp các phương tiện thông tin đại
chúng như báo điện tử, báo viết, đài truyền hình địa phương…, để tuyên truyền
nội dung pháp luật đến các đối tượng liên quan. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa
các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp luật cho người dân bằng nhiều phương thức
khác nhau: trực tiếp tại cơ quan Tòa án, qua đường dây nóng, email, xây dựng tủ
sách pháp luật cho người dân, cho thôn bản..., qua đó cơ quan Tòa án có thể tiến
hành hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật đến các chủ thể của Luật
HN&GĐ.
Việc tuyên truyền pháp luật đến người dân rất quan trọng, bởi trong thực tế
rất nhiều trường hợp do không hiểu pháp luật mà người phụ nữ luôn nhẫn nhịn
chịu đựng những trận đánh người chồng bạo lực, con cái sống trong cảnh không
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
36
có cảm giác an toàn, thiếu sự dạy dỗ của gia đình dễ dẫn con cáiđiđến con đường
sai trái, hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Việc tuyên truyền pháp luật giúp mọi người
sống tuân theo pháp luật, biết được những quyền lợi ích và trách nhiệm của bản
thân đối với gia đình và xã hội.
Thứ tư: xây dựng cơ chế thực hiện ban hành những văn bản pháp luật hướng
dẫn trong việc hoàn thiện pháp luật, có chính sách áp dụng công nghệ thông tin
vào để giải quyết tranh chấp, giúp người dân tiếp thu kiến thức pháp luật qua các
thiết bị công nghệ như điện thoại di động, để người dân hiểu biết hơn về pháp
luật.
Trong quá trình phát triển xã hội công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, kể
cả trong việc tuyên truyền pháp luật cho người dân, nâng cao kiến thức về pháp
luật cho người dân bằng công nghệ thông tin, cụ thể là điện thoại đi động, tivi....
Hiện nay người dân rất quan tâm đến những cái mới qua điện thoại di động, việc
tuyên truyền pháp luật thông qua các mạng xã hội có thể có hiệu quả cao hơn.
Vì vậy trong thời gian tới các nhà luật nên rà soát, bổ sung những quy định
mới, giúp cơ quan có thẩm quyền thực thipháp luật thống nhất, ngườidân hiểu rõ
hơn về pháp luật về HN&GĐ.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
37
KẾT LUẬN
Đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm
2014” đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:
Khát quát được khái niệm thế nào là ly hôn, thế nào là tranh chấp tài sản
sau ly hôn, phân tích được cái bất cập trong việc tranh chấp tài sản ly hôn, phân
tích được những khó khăn khiáp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, phân
tích được những vấn đề chưa thống nhất rõ ràng trong pháp luật HN&GĐ.
Xuất phát từ các quy định về tài sản sau khi ly hôn theo pháp luật HN&GĐ
hiện hành, người viết đã liên hệ thực tiễn về vấn đề giải quyết tranh chấp khi ly
hôn tại Tòa án và những nghiên cứu khác về thực tiễn để chỉ ra những vướng mắc,
bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật về tài sản vào trong thực tiễn
đời sống. Đồng thời người viết cũng nếu quan điểm cá nhân cũng như một số kiến
nghị góp phần sửa đổi, khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện cho việc áp dụng
pháp luật vào thực tế, bên cạnh đó đưa ra những giải pháp để Tòa án giải quyết
tranh chấp nhanh chống, thuận tiện hơn, đảm bảo được quyền và lợiích hợp pháp
của hai bên khi ly hôn một cách hợp lý nhất.
Qua phân tích và nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly
hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014” người viết đưa ra một số kết luận chung sau
đây:
Một là, ly hôn là vấn đề xã hội đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ
hóa, năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung tỉ lệ người trẻ kết hôn ở nước ta nói
chung và ở địa phương em sống khá cao. Việc kết hôn ở độ tuổi bản thân chưa
thực sự trưởng thành, sự nghiệp sống chưa đủ để ổn định rất dễ dẫn đến những
mâu thuẫn và ly hôn. Xét về tích cực thì ly hôn có thể giúp vợ, chồng thoát khỏi
những áp lực, tránh được tình trạng xung đột hay những bạo lực gia đình. Tuy
nhiên việc ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con cái, trẻ em rất dễ bịtổn thương.
Và theo thống kê thì các vụ ly hôn thuộc về gia đình trẻ chiếm tới 70% tổng số,
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
38
hơn một nữa là ly hôn chỉ sau 1-5 năm kết hôn, theo đó có thể thấy vấn đề ly hôn
ngày càng trẻ hóa cần phải có các giải pháp để giảm bớt tình trạng trên.
Hai là, theo vấn đề ly hôn thì việc tranh chấp về con cái, tài sản khi ly hôn
tất yếu xảy ra, trong đó chủ yếu tranh chấp về tài sản. Theo nguyên tắc tôn trọng
sự thỏa thuận của vợ, chồng thì khily hôn haibên sẽ tự thỏa thuận về tàisản chung
nhưng trường hợp không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết. Tòa án giải
quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của pháp luật, vì vậy pháp luật phải
hoàn thiện, thống nhất các quy định được hướng dẫn rõ ràng thì mới đảm bảo
được tính công bằng, hợp lý trong xét xử. Tòa án nhân dân có vị trí, vai trò rất
quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân
và lợi ích của Nhà nước. Tạo được niềm tin của người dân vào pháp luật, nâng
cao tinh thần tìm hiểu pháp luật của người dân tránh được phần nào xung đột xảy
ra.
Tin rằng với sự phát triển của xã hội, tâm huyết của các nhà làm luật sẽ
mang đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nơi mà mỗi tế bào gia đình
trong xã hội đó đều được đảm bảo quyền, lợi ích tối đa nhất có thể
Như vậy với những phân tích cá nhân và những kiến thức thu thập được từ
nhiều nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trước đó, người viết hi vọng có thể mang
đến cho người đọc một cái nhìn từ một góc độ khác của pháp luật hôn nhân Việt
Nam nói chung và chế định tài sản theo pháp luật nói riêng, thấy được sự thay đổi
của ngành luật theo thời gian và hiệu quả của nó trong việc nâng cao cuộc sống,
đề cao và bảo vệ tuyệt đốiquyền và lợi ích hợp pháp của mỗicông dân Việt Nam.
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
39
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG
1. Nghị quyết XI, XII;
II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2. Hiến pháp 2013;
3. Bộ luật Dân sự 2015;
4. Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
5. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ;
III. SÁCH CHUYÊN KHẢO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC, BÀI
ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC
6. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
7. Hoàng Thị Việt Anh (2011), Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa giải trong
quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, Hà Nội;
IV. BẢN ÁN
8. Bản án số 19/2019/HNGĐ-ST về: “V/v tranh chấp ly hôn, chia tài sản
chung” của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị.
9. Bán án số 05/2021/HNGĐ-ST về: “V/v ly hôn, tranh chấp về nuôi con,
chia tài sản khi ly hôn, nghĩa vụ chung về tài sản” của Tòaán nhân dân huyện
Thạnh Trị.
Bản án số 18/2019/HNGĐ-ST về: “V/v tranh chấp ly hôn và chia tài sản chung”
của Tòaán nhân dân huyện Thạnh Trị.
V. TRANG WED
10. http://luatducan.vn
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
40
11. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-giai-quyet-tranh-
chap-tai-san-trong-cac-vu-an-ly-hon
12. https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/xa-hoi/cac-yeu-to-anh-huong-
den-gia-tri-gia-dinh-135640
Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài
41
1976
PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
1. Tên cơ quan thực tập
Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị
2. Địa chỉ
Ấp 3, Trần Văn Bảy, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
3. Sơ nét về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của đơn vị.
Tòaán Nhân dân huyện Thạnh Trị được thành lập và đivào hoạt độngnăm
4. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị
Thực hiện chức năng, nhiêm vụ xét xử, giải quyết các loại án thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án
nhân dân. Luật Tố tụng dân sự, dân sự và Hành chính. Để công tác lãnh đạo, chỉ
đạo các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kết quả, bảo đảm chất lượng và tiến độ Tòa
án nhân dân huyện xây dựng Chương trình công tác số 01/Ctr-TA, ngày
31/01/2021 về thực hiện tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết. Xét
xử các loại vụ án năm 2021, cũng như kế hoạch thực hiện 14 giải pháp của Tòa
án nhân dân tối cao và 03 giải pháp của Tòa án nhân dân tỉnh đã được triển khai
đến tất cả cán bộ, công chức quán triệt và tổ chức thực hiện.
5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị
Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị chịu sự quản lý trực tiếp của Tòa án nhân
dân tỉnh Sóc Trăngvà hiện có 10 biên chế Cánbộ, côngchức. Trong đó, thực hiện
1 gồm các chức danh: 05 Thẩm phán (01 Chánh án, 01 Phó Chánh án), 03 Thư
ký, 01 thẩm tra viên và 01 Kế toán. Biên chế người lao động 03 biên chế gồm: 01
bảo vệ, 01 tạp vụ và 01 lái xe.
6. Nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập
Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

More Related Content

Similar to Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.ssuser499fca
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG OnTimeVitThu
 

Similar to Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (20)

Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát TriểnLuận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại HọcLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Tài Sản Công trường Đại Học
 
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dânĐề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
Đề tài: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân
 
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
Luận văn: Vai trò của Viện kiểm sát trong bảo vệ quyền công dân - Gửi miễn ph...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở, tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tỉnh Quảng Ngãi
 
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAYĐề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Đề tài: Pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH du lịch Duyê...
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHA, MẸ VỚI CON SAU LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao độngKhóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Khóa luận Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân về hợp đồng mua b...
 
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủLuận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Luận văn:Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủĐề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
Đề tài: Công khai, minh bạch trong pháp lệnh thực hiện dân chủ
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562 (20)

Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
Luận Văn Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Bền Vững Cho Tỉnh Bình Thuận.
 
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
Luận Văn Quản Lý Nhân Lực Hành Chính Xã Phường Tại Thành Phố Thái ...
 
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
Tổng Kết 200+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Học – Điểm Cao Nhất!.
 
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...Tổng Hợp 320+  Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
Tổng Hợp 320+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Đô Thị Và Công Trình – Xuấ...
 
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương MạiLuận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
Luận Văn Pháp Luật Hạn Chế Cạnh Tranh Trong Hoạt Động Nhượng Quyền Thương Mại
 
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
Luận Văn Phân Tích Hoạt Động Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Miễn Thuế.
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Đông Á Bank.
 
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
Luận Văn Tác Động Của Quản Trị Vốn Lưu Động Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doa...
 
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công TyLuận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
Luận Văn Phân Tích Thực Trạng Nhập Khẩu Hàng Hoá Tại Công Ty
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Sáng Tạo Của Học Sinh Ở Các Trường Tru...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn HóaLuận Văn Thạc Sĩ  Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa
 
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
Luận Văn Quản Lý Di Tích Lịch Sử Khu Lăng Mộ Và Đền Thờ Các Vị Vua Triều Lý.
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Tra Thu...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
Luận Văn Nghiên Cứu Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Giảm Nghèo Bền Vững.
 
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
Luận Văn Tác Động Của Chính Sách Vốn Lưu Động Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Dạy Học Sli, Lượn Trong Giờ Ngoại Khóa Cho Sinh Viên
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Của Ủy Ban Nhân Dân Về Di Sản Văn Hóa Vật Thể.
 
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
Luận Văn Quyền Tự Do Tôn Giáo Của Cá Nhân Tại Việt Nam.
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Của Trung Tâm Văn Hóa - Thể Thao.
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THẾ HOÀI Sinh viên thực hiện : LÂM THỊ MỸ NHIÊN Chuyên nghành : Luật học MSSV 1754070074 Lớp : DH17LA01 Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 Giảng viên hướng dẫn : TS. VŨ THẾ HOÀI Sinh viên thực hiện : LÂM THỊ MỸ NHIÊN Chuyên nghành : Luật học MSSV 1754070074 Lớp : DH17LA01 Thành phố Hồ Chí Minh, 2021
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ phía Quý Thầy Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các Thầy Cô của khoa Luật Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy TS. Vũ Thế Hoài, người đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt Chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp. Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị đã tạo điều kiện để em quan sát, tiếp xúc vớithực tiễn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình em thực tập tại Tòa án. Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồngthời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy Cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 4. ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………….…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………….…………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………….…………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………….…………………… …………………………………………………………………….……………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………….…… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………. Thành phốHồChí Minh, ngày…..tháng… ..năm 2022 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. VŨ THẾ HOÀI
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Bộ Luật Dân sự 2015: BLDS 2015; 2. Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: LTTDS 2015; 3. Luật Hôn nhân và gia đình2014: Luật HN&GĐ 2014; 4. Nghị định: NĐ; 5. Luật Thi hành án Dân sự 2014: Luật THADS 2014; 6. Cơ quan thi hành án: CQTHA;
  • 6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................iii PHẦN 1: ĐỀ TÀI....................................................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................2 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................2 2.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2 3. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................2 3.1. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................3 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài...........................................................................3 5.1. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................................3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................3 6. Kết cấu bài viết báo cáo: ..................................................................................................3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.........................5 1.1. Một số vấn đề lýluận về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................5 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản.................................................................................5 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................12 1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.......................................13 1.2. Khái quát về chế độ tài sản trong hôn nhân và tình hình giải quyết tranh chấp tài sản sau hôn nhân.............................................................................................................16 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp tài sản khi lyhôn.........19 1.3.1. Hoàn cảnh gia đình.............................................................................................19
  • 7. v 1.3.2. Phong tục tập quán..............................................................................................20 Kết luận chương 1................................................................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN ................................................................22 2.1. Thực tiễngiải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn.......................................................................................................................................22 2.1.1. Tình hình xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình, những thành tựu đạt được. 22 2.1.2. Những hạn chế, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án............................................30 2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót.................................................................31 Kết luận chương 2................................................................................................................32 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN........................33 3.1. Quan điểm cá nhân.......................................................................................................33 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị từ thực tiễn về giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn.......................................................................................................................................34 KẾT LUẬN ............................................................................................................................37 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................39 PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................41
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tài sản được chia như sau..................................................................................9 Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu Tòa án huyện Thạnh trị...........................................22
  • 9. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 1 PHẦN 1: ĐỀ TÀI LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay, việc phát triển các yếu tố đi cùng như văn hóa, xã hội, nghệ thuật... là không thể không kể đến. Chúng ta đều đã biết, yếu tố xã hội mang một tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế và sự phát triển của một quốc gia, xã hội ổn định thì kinh tế mới có thể giàu mạnh. Trong đó, thành tố gia đình-một thành tố quan trọng cấu thành nên xã hội chiếm một vai trò quan trọng nhất định. Xây dựng một gia đình phải dựa trên nền tảng hôn nhân bền vững, nên ngoài việc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản của vợ chồng là một trong những điều kiện để duy trì cuộc sống gia đình. Việc tạo lập tài sản của vợ và chồng này ngoài nguyên nhân giúp mối quan hệ vợ chồng văn minh, bình đẳng hơn còn có nguyên nhân là đảm bảo quyền lợi của mỗi bên khi có tranh chấp không mong muốn xảy ra. Gia đình đổ vỡ là điều không ai mong muốn bởi nó sẽ gây tổn thương cho chính người vợ, người chồng và những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, đây là hướng giải quyết tốt nhất mà các cặp vợ chồng phảichọn trong trường hợp hạnh phúc gia đình không đạt được. Việc gia đình đổ vỡ thì sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả về mặt pháp lý, kéo theo đó là những phát sinh tranh chấp giữa vợ và chồng có liên quan đến tài sản. Vì lẽ đó, các nhà làm luật cũng rất chú trọng quy định về tài sản của vợ chồng trong quá trình xây dựng pháp luật HN&GĐ. Các quy định này xoay quanh quyền sở hữu của vợ, chồng đốivới tài sản chung, tàisản riêng, quy định các nguyên tắc cơ bản khi giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng.
  • 10. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 2 Từ những cơ sở đó, Luật HN&GĐ được ban hành và sửa đổi không ngừng qua từng thời kì phát triển của xã hội, đảm bảo mang đến sự điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ xã hội, bao gồm quan hệ tài sản của vợ chồng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của chủ đề là nghiên cứu pháp luật về tài sản khi ly hôn, qua đó nghiên cứu thực trạng về việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn và thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xác định nghiên cứu trong phạm vi các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn trong Luật HN&GĐ 2014 và BLDS 2015. Cùng với những tìm hiểu về lý luận, đề tài sẽ nêu thêm tính áp dụng vào thực tiễn của pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Phạm vi không gian: chủ yếu tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị. Phạm vi thời gian: ở bài báo cáo này, các dữ kiện và thông tin chọn lọc là các thông tin mới nhất hoặc tối đa là 4 năm gần nhất từ năm 2018 đến nay để đảm bảo đạt được mức nghiên cứu gần nhất với thực tế đời sống hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu: 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn, làm rõ những quy định chung của pháp luật. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 11. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 3 Nhiệm vụ nghiên cứu là tìm ra những gốc nhìn khác, từ các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Qua đó, phát hiện những hạn chế, bất cập, những vướng mắt hiện có trong quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Đồng thời đưa ra những đóng góp nhằm hoàn thiện pháp luật về tranh chấp tài sản ly hôn nói riêng và pháp luật về HN&GĐ nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên các quy phạm pháp luật có sẵn trong Luật HN&GĐ 2014, với cơ sở là quan điểm và ý chí của Nhà nước đối với lĩnh vực giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn. Ngoài ra, bài viết còn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như tổng hợp, phân tích, so sánh và thống kê để làm rõ mục đích nghiên cứu. 5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài: 5.1. Ý nghĩa lí luận Đề tài đưa ra những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những khó khăn trong quá trình thực hiện, chỉ ra những nguyên nhân của khó khăn đó, cũng như đánh giá mặt tích cực và hạn chế của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn theo luật HN&GĐ thông qua những ví dụ về thực tiễn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần vào việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về tài sản theo Luật HN&GĐ năm 2014. 6. Kết cấu bài viết báo cáo: Ngoài phần phần Lời mở đầu, Mục lục, Danh mục Tài liệu tham khảo, bài Báo cáo tốt nghiệp được bố cục thành 03 chương: Chương 1. Khái quát về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn theo quy định của Luật HN&GĐ.
  • 12. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 4 Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.
  • 13. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 5 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1.1. Mộtsố vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tài sảnkhi ly hôn. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm tài sản Tài sản theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015 “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”1. Khái niệm về tài sản theo phương pháp liệt kê, vật theo Điều 105 có thể là sổ hồng/sổ đỏ, tài khoản ngân hàng/thẻ ATM, tài sản trên games/ tiền ảo, thông tin, các bộ phận cơ thể người... Trong cuộc sốnghôn nhân, vợ chồngđược coi là nền tảng của xã hội và có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong mỗi gia đình bên cạnh việc sống tình cảm yêu thương gắn bó lẫn nhau thì các thành viên không thể không quan tâm đến điều kiện vật chất vì đó chính là cơ sở kinh tế giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sốnghạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần cho các thành viên trong gia đình. Chuyện vợ, chồng chung sống hợp rồi tan không còn là vấn đề quá xa lạ như vụ ly hôn xảy ra kéo theo đó là các tranh chấp không đáng có mà phần lớn là tranh chấp về tài sản. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Điều 33 Luật HN&GĐ quy định: Tài sản chung bao gồm2: Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh mà có. Đây là nhóm tài sản chủ yếu của vợ, chồng và nó được sử dụng để duy trì phát triển tàisản chung, chăm lo đờisống chung trong gia đình. Khối tài sản chung này của vợ, chồng có thể được tạo ra từ ba nguồn: do người vợ tạo ra, do người chồng tạo ra và do cả hai vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân. 1 Điều 105 BLDS 2015 2 Điều 33 Luật HN&GĐ năm2014
  • 14. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 6 Thứ hai, là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng (Điều 10 NĐ 126/2014/NĐ-CP) trong đó thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản tự nhiên mà vợ chồng có được từ tài sản riêng của mình. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình3. Nếu hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng mà tài sản riêng này có được sau khi đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân thì đây là tài sản riêng của vợ, chồng có tài sản trừ khi họ có thỏa thuận khác. Thứ ba, là các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân4, các khoản này sẽ bao gồm: - Khoản tiền thưởng mà vợ, chồng nhận được. - Số tiền mà vợ, chồng trúng xổ số. - Các khoản tiền trợ cấp mà vợ, chồng nhận được nhưng sẽ trừ các khoản trợ cấp được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng khoản này được xác định là tài sản riêng. - Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đấm, vật bịđánh rơi, bịbỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. - Các khoản thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Thứ tư, tài sản mà vợ, chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. Đây là những tài sản mà vợ, chồng được chủ sở hữu thể hiện ý chí chuyển giao quyền sở hữu cho cả hai vợ chồng thông qua việc tặng cho hoặc để thừa kế. Ví dụ: Bố mẹ viết di chúc để lại thừa kế ngôinhà cho cả haivợ chồng. Việc tặng cho để thừa kế này phải được tặng cho chung để thừa kế chung. Theo đó người tặng cho, người để thừa kế không đề cập đến quyền sở hữu riêng của từng người, còn nếu người tặng cho, người để lại thừa kế thể hiện rõ phần quyền sở 3 Điều 10 Nghị định 126/NĐ-CP 4 Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP
  • 15. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 7 hữu của vợ, chồng thì tài sản tặng cho để thừa kế này không phải là tài sản chung của hai vợ chồng. Ví dụ: Nếu một người trước khi chết lập di chúc để lại tài sản thừa kế cho hai vợ chồng, nếu di chúc không đề cập quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng thì đây là tài sản chung của hai vợ chồng, nhưng nếu mà di chúc thể hiện rõ phần quyền sở hữu của vợ, chồng chẳng hạn như là chồng được 70%, vợ được 30% giá trị tài sản để thừa kế thì khi đó phần tài sản mà vợ, chồng được hưởng là tài sản riêng của mỗi người. Thứ năm, tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung, loại tài sản này được xác định dựa trên ý chí chủ quan của vợ, chồng theo đó thì nó có thể là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng hoặc đây là tài sản có sự mập mờ giữa tài sản chung và tài sản riêng nhưng được hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung của vợ, chồng. Ví dụ: Trước khi kết hôn, người chồng có tàisản riêng là một chiếc xe máy, sau khi kết hôn thì hai vợ chồng có thể thỏa thuận đây là tài sản chung của cả hai vợ, chồng. Tuy nhiên, lưu ý là việc thỏa thuận này phải được thể hiện bằng những hình thức theo đúng quy định của pháp luật như là bằng văn bản, văn bản có công chứng, chứng thực đăng kí, vvv... Thứ sáu, tài sản mà vợ, chồng không có chứng cứ để chứng minh là tài sản riêng khi có tranh chấp, thì tài sản đó cũng được xác định là tài sản chung của vợ, chồng. Với nguyên tắc suy đoán chung là nếu không phải là tài sản riêng của vợ, chồng thì đó là tài sản chung của vợ, chồng. Đây là một quy định có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng. Bởi lẽ một khi vợ, chồng có tranh chấp với nhau về tài sản bên nào muốn xác định tài sản đó là của riêng của mình thì tự chính bản thân họ phải có chứng cứ để chứng minh tài sản đó thuộc về họ, nếu người đưa ra yêu cầu không có chứng cứ chứng minh là tài sản riêng thì đó là tài sản chung của vợ, chồng.
  • 16. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 8 Tài sản riêng của vợ, chồng được quy định tại Điều 43 của Luật HN&GĐ năm 2014 bao gồm5: Thứ nhất, tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn. Đây là những tài sản đã được hình thành trước khi xác lập mối quan hệ hôn nhân. Ví dụ: Trước khi kết hôn thì người chồng đã dùng tiền của mình để mua chiếc xe máy, do đó chiếc xe máy này được xác định là tài sản riêng của người chồng. Thứ hai, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân. Ví dụ: Như trong thời kì hôn nhân, bố mẹ chồng tặng cho người chồng căn nhà. Do đó, căn nhà này không phải là tài sản chung của hai vợ chồng. Thứ ba, tài sản được chia riêng cho vợ, chồng trong thời kì hôn nhân (Điều 38, 39, 40 Luật HN&GĐ năm 2014)6. Đây là những tài sản mà vợ, chồng được thỏa thuận phân chia trong thời kì hôn nhân theo đó thì các bên sẽ xác lập quyền sở hữu riêng của mình đối với những tài sản đó. Thứ tư, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng7. Đây là những tài sản được sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt khác không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình. Thứ năm, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Ví dụ: Người vợ bán căn nhà là tài sản riêng rồi dùng số tiền này để mua một căn nhà khác thì căn nhà được mua sẽ được xác định là tàisản riêng của người vợ. Thứ sáu, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồngcó được sau khi chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. 5 Điều 43 Luật HN&GĐ năm2014 6 Điều 38.39,40 Luật HN&GĐ năm2014. 7 Khoản 20 Điều 3 Luật HN&GĐ năm2014.
  • 17. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 9 Ví dụ: Trong thời kì hôn nhân hai vợ chồng thỏa thuận phân chia căn nhà sẽ thuộc về vợ, do đó thì khoản tiền người vợ có được từ việc cho thuê căn nhà này sẽ được xác định là tài sản riêng của người vợ. Thứ bảy, các tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP bao gồm như8: - Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. - Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. - Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng. - Quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Bảng 1.1. Tài sản được chia như sau Tàisản chung Tàisản riêng Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Tài sản chung bao gồm: - Tài sản do vợ chồng tạo ra. - Thu nhập do lao động. - Hoạt độngsảnxuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. - Thu nhập hợp pháp khác trong thời kì hôn nhân. Điều 43 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Tài sản riêng bao gồm; - Tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn. - Tài sản được thừa kế riêng. - Tài sản được tặng cho riêng. - Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng. 8 Điều 9 Nghị định 126/NĐ-CP.
  • 18. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 10 - Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau kết hôn. - Tài sản mà vợ, chồng được tặng cho chung, thừa kế chung. - Tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản chung. - Tài sản mà vợ, chồng không có chứng cứ để chứng minh là tài sản riêng khi có tranh chấp, thì tài sản đó cũng được xác định là tài sản chung của vợ, chồng. Ví dụ: Chị A và Anh B đăng kí kết hôn vào tháng 12 năm 2019. Trước khi Anh B kết hôn thì Anh B có tàisản đó là một căn nhà và một chiếc xe máy. Còn Chị A thì trước khi kết hôn Chị A có một căn nhà và hai chiếc xe máy. Sau khi AB kết hôn thì A và B có thỏa thuận với nhau về tài sản là 3 chiếc xe máy và một căn nhà để sáp nhập hợp nhất tài sản của AB lại với nhau. Nên đây được gọi là tài sản chung. Trong thời kì hôn nhân thì AB có quyết định là mua một số đồ vật như một chiếc ô tô, máy giặt, tủ đồ và - Tàisảnđược hìnhthành từtài sảnriêng của vợ, chồng. - Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ các tài sản riêng của vợ, chồng. - Các tài sản riêng khác của vợ, chồng. Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn năm 2019, trước khi kết hôn anh A có một chiếc xe máy, số tiền tiết kiệm gửi ngân hàng là 150.000.000 đồng, chị B trước khi kết hôn có gửi tiết kiệm được 100.000.000 đồng, một chiếc xe máy cha mẹ mua cho và 5 chỉ vàng 24K. Sau khi kết hôn gia đình anh A cho 2 vợ chồng một căn nhà làm quà cưới, 5 chỉ vàng 24K và số tiền mặt là 100.000.000 đồng, gia đình nhà gái cho 1 thửa đất và 7 chỉ vàng 24K và số tiền mặt 50.000.000 đồng. Sau khicó mâu thuẫn xảy ra thì 2 bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản cho 2 bên. Theo Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản được phân chia như sau: - Tài sản riêng gồm có: Một chiếc xe máy của anh A Số tiền gửi tiết kiệm của anh A
  • 19. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 11 vàng 24k thì đây cũng là tàisản chung của AB trong thời kì hôn nhân mà hai vợ chồng tạo ra. Saukhi AB mua được mộtsố đồ dùng trong gia đình thì AB tiếp tục kinh doanh để tạo thêm thu nhập đó là AB thỏa thuận với nhau là sẽ cho thuê lại nhà cũ của A với mức giá là 10 triệu trên tháng, như vậy tiền mỗi tháng mà vợ chồng AB thu được từ việc cho thuê lại căn nhà cũ của A đó cũng là tài sản chung do AB tạo ra trong thời kì hôn nhân. Đây là ví dụ cụ thể để xác định được rõ hơn phần tài sản chung Một ví dụ khác nữa là:A và B kết hôn với nhau cũng đã được 10 năm, trước khi kết hôn thì A và B không có tài sản được tặng cho riêng hay là thừa kế riêng trước khi kết hôn cả. Trong thời kì hôn nhân thì A và B có tạo dựng được một khối tài sản đó là một căn nhà và một chiếc ô tô tải để kinh doanh mua bán rau củ quả. Sau đó từ việc kinh doanh thì AB lại có thêm lợi nhuận và mua được một miếng đất. Nhưng về sau thì hôn nhân giữa A và Số tiền gửi tiết kiệm của chị B Một chiếc xe máy của chị B - Tài sản chung gồm: Một căn nhà Số vàng 5 chỉ vàng 24K Số tiền mặt 100.000.000 đồng Một thửa đất Số vàng 7 chỉ vàng 24K Số tiền mặt là 50.000.000 đồng Nhưng trong thực tế, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ (chồng) rất khó khăn, do trong thời kỳ hôn nhân đã dùng tới những tài sản trên và khó thống kê đã dùng cho việc gì. Vì vậy trong thực tế Tòaán chỉ có thể phân chia tài sản tranh chấp một cách tương đối, không thống nhất, phụ thuộc vào kinh nghiệm và việc phân định của Thẩm phán.
  • 20. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 12 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn Ly hôn là việc chấm đứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án9. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ ngày bản án quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn là do mâu thuẫn gia đình, giữa hai bên vợ chồng không hòa hợp hoặc duy trì được cái hạnh phúc gia đình, không tìm ra tiếng nói chung, không thể chung sống với nhau như trước. Việc ly hôn là tình trạng tồi tệ nhất của gia đình bởi cái mái ấm hạnh phúc gia đình không còn tồn tại, đờisống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và hai vợ chồng mới quyết định đến cái phương án cuối cùng đó là ly hôn. Mặc dù ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng nó cần thiết khi mà hạnh phúc gia đình không còn. Ly hôn sẽ kéo theo vấn đề về tranh chấp tài sản. Tranh chấp về tài sản khi ly hôn nó có thể diễn ra hai trường hợp: Thứ nhất là khi vợ chồng nộp đơn ly hôn sẽ đưa ra vấn đề chia tài sản. Thứ hai là khi ly hôn xong thì sau đó mới yêu cầu giải quyết về tài sản, hai vợ chồng vẫn có thể tự thỏa thuận với nhau theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng. 9 Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm2014 B không được hòa thuận nữa, bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn và rạng nức tình cảm vợ chồng, nên A và B quyết định đi đến ly hôn, thì khi ly hôn tài sản trên là một căn nhà, một chiếc ô tô tải và một miếng đất đều đem ra chia công bằng vì đây là tài sản chung do hai vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
  • 21. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 13 Nếu hai vợ chồng không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề tranh chấp về tài sản đó. Các tranh chấp về tài sản khi ly hôn thường là tranh chấp về những tài sản chung của vợ chồng tạo ra trong hôn nhân như nhà cửa, tài sản được tặng cho, giấy chứng nhận hoặc là tài sản riêng, đất đai, mà trong quá trình chung sống với nhau hai vợ chồng đã tạo ra. Theo Điều 38 Luật này10: “Trong thời kì hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 Luật này (chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân bị vô hiệu); khi ly hôn vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”11. Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn phải do cơ quan có thẩm quyền giải quyết đó là Tòa án. Nếu một trong hai bên có yêu cầu về ly hôn và chia tài sản thì khi nộp đơn khởi kiện ly hôn Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ việc, trong trường hợp hòa giải không thành thì quy trình giải quyết vụ việc dân sự được thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Bước 2: Thông báo nộp án phí. Bước 3: Tòaán sẽ thụ lý nếu đủ các điều kiện và tiến hành theo đúng trình tự thủ tục trong BLTTDS 2015; + Mở phiên tòa + Lấy lời khai + Thu thập chứng cứ + Hòa giải + Định giá tài sản 1.1.3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn Thứ nhất, Tôntrọng quyền định đoạt của vợ chồng 10 Điều 38 Luật HN&GĐ năm2014 11 Điều 42 Luật HN&GĐ năm2014
  • 22. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 14 Quyền tự định đoạt của vợ, chồng là quyền cơ bản của công dân. Theo Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 quy định khi vợ chồng muốn ly hôn thì họ đều có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận với nhau12. Ngoài ra, theo Điều 5 BLTTDS 2015 có quy định về quyền định đoạtcủa đương sự, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự13. Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Quyền tự định đoạt là nguyên tắc xuyên suốt được thể hiện trong BLTTDS 2015 Thứ hai, bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng Trên cơ sở nguyên tắc vợ, chồng có quyền bình đẳng trong việc hưởng các quyền dân sự nói chung và quyền sở hữu tàisản nóiriêng, trong trường hợp không có thỏa thuận phân chia tài sản khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi. Tuy nhiên, để bảo đảm được tính công bằng thì Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đưa ra các yếu tố cần phải xem xét đến như là hoàn cảnh gia đình của hai vợ chồng, công sức đóng góp của hai vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung14,... Khi chia tài sản chung của vợ chồng, dựa vào những yếu tố này Tòa án sẽ xác định tỉ lệ mà vợ chồng được chia một cách hợp tình hợp lý nhất. Thứ ba, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và con chưa thành niên Căn cứ theo Khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ; Khi 12 Khoản 2 Điều 3 BLDS 2015 13 Điều 5 BLTTDS 2015 14 Khoản 2 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
  • 23. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 16 Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014 15 giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình15. Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn thói tệ coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa, trên thực tế sau khi ly hôn người vợ được coi là phái yếu và con cái thường gặp nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần trong việc tổ chức lại và duy trì cuộc sống bình thường. Họ cần được bảo vệ và quan tâm. Do đó, cần phải tạo điều kiện cho họ ổn định cuộc sống, yên tâm công tác, lao động, hạn chế thấp nhất những khó khăn họ phải chịu. Ví dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chồng, trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết định cho người vợ hoặc chồngtrực tiếp nuôi conchưa thành niên, con bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sảnđược chia cho người chồng hoặc vợ nếu người vợ hoặc chồng có yêu cầu. Thứ tư, chia tài sản bằng hiện vật hoặc giá trị Theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật nếu không được chia bằng hiện vật thì chia bằng giá trị bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phầm mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch16. Thực tiễn cho thấy phân chia tài sản cho vợ chồng khi ly hôn bao giờ cũng phức tạp, nguyên tắc này sẽ giúp Tòa án chủ động hơn trong khi phân chia nhằm mục đích: chia tài sản không làm mất giá trị sử dụng của tài sản đó. Để thực hiện tốt nguyên tắc này Tòa án phải chú trọng trong việc ưu tiên chia bằng hiện vật 15 Khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ
  • 24. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 16 tương ứng, chỉ khi nào không thể chia bằng hiện vật thì mới tiến hành chia cho một bên nhận hiện vật và bên này có nghĩa vụ trích chia tương ứng giá trị bên kia được nhận17. 1.2. Khái quát về chế độ tài sảntrong hôn nhân và tình hình giải quyết tranh chấp tài sản sau hôn nhân. Theo nguyên tắc chung trong chế độ tài sản của vợ chồng được quy định ở Điều 29,30,31,32 của Luật HN&GĐ năm 201418 thế các nguyên tắc này mình sẽ nhóm nó lại thành 3 nhóm nguyên tắc chung đó là: Đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng; đảm bảo lợi ích chung của gia đình; đảm bảo quyền lợi ích của người thứ ban gay tình. Có nghĩa là khi vợ chồng áp dụng bất kì các chế độ tài sản nào cũng phải đáp ứng đầy đủ ba cái nguyên tắc này và nếu như xâm phạm một trong ba nguyên tắc này thì sẽ không được pháp luật thừa nhận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các Điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Luật này19. Căn cứ theo Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc áp dụng chế độ tài sản vợ chồng. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận20. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng. Khi ly hôn Tòaán sẽ căn cứ vào 02 nguyên tắc sau để chia: Nguyên tắc thứ nhất đó là nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng: Trước khi nộp đơn đưa ra Tòa ly hôn, chúng ta được quyền thỏa thuận, sau khi 17 http://luatducan.vn 18 Điều 29,30,31,32 Luật HN&GĐ năm2014 19 Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 Luật HN&GĐ năm2014 20 Điều 28 Luật HN&GĐ năm2014
  • 25. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 17 nộp đơn ra Tòa thì chúng ta vẫn tiếp tục được quyền thỏa thuận. Tại phiên Tòa, chúng ta vẫn tiếp tục được quyền thỏa thuận, tại phiên Tòa sơ thẩm, phúc thẩm chúng ta vẫn tiếp tục có quyền thỏa thuận. Đó là nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng đó là nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc tối thượng nhất. Thì nếu tại Tòa chồng nhường vợ, vợ nhường chồng mà không nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì Tòa sẽ ghi nhận hết. Nguyên tắc thứ hai đó là nguyên tắc không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 để xem xét chia21: Yếu tố thứ nhất, xem xét hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng:Cáihoàn cảnh này, mình được hiểu đó là tình trạng năng lực về pháp luật, năng lực về hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng tạo ra thu nhập sau khivợ chồng ly hôn thì tất nhiên bên nào gặp khó khăn hơn thì khả năng cao Tòa án sẽ chia cho phần những hơn hoặc chia cho được nhận hiện vật nào đó để mà có thể tạo ra thu nhập ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Yếu tố tiếp theo mà Tòa án xem xét đó là côngsức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coinhư lao động có thu nhập. Thì yếu tố này mình có thể hiểu đơn gian hơn đó là vợ ở nhà nội trợ, chồng đilàm thì đương nhiên chồng là người có công sức đóng góp nhiều hơn trong việc tạo lập ra khối tài sản chung. Tuy nhiên, vợ ở nhà nộitrợ không có nghĩa là vợ không có côngsức đónggóp gì, công việc nội trợ chăm sóc con đó vẫn là bổn phận trách nhiệm của vợ, chồng, người vợ hi sinh ở nhà làm thì đương nhiên nó vẫn được tính là công sức đónggóp. Tòa án đánh giá vào yếu tố này như thế nào thì chúng ta có thể xem lại cái vụ ly hôn đình đám của cà phê Trung Nguyên, thì tại cấp sơ thẩm ông Vũ được chia 7 bà Thảo được chia 3. nguyên nhân tại sao mà Tòa án cấp sơ thẩm họ xác định như vậy vì họ đánh giá cái công sức tạo ra công ty Trung Nguyên là phần lớn nhờ ông 21 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014
  • 26. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 18 Vũ, nhưng mà không phải là vì như vậy mà bà Thảo không được chia cái gì. Đó bà Thảo vẫn được chia 3 phần. Yếu tố tiếp theo là bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập. Thì bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên như thế nào? Tôi lấy ví dụ: Giả sử vợ chồng có một căn nhà và một nền đất trống thì đương nhiên Tòa án sẽ xem xét đến việc chia tức là người nhận căn nhà, người nhận nền đất trống, nhưng làm sao để mà chia nhà cho ai? Chia đất trống cho ai? Tòa án sẽ xét đến căn nhà. Ví dụ hiện đang là nơi vợ buôn bán shop quần áo và vợ không có ngành nghề hay thu nhập nào khác ngoài việc buôn bán quần áo, còn anh chồng đi làm thuê cho công ty là cán bộ công chức chẳng hạn, thì đương nhiên để đảm bảo cuộc sống sau khi ly hôn của người vợ thì nếu như vợ có nguyện vọng được nhận căn nhà thì Tòa án xem xét chia căn nhà này cho bà vợ để bà vợ tiếp tục bảo đảm được cái công việc của mình đó là buôn bán quần áo. Yếu tố cuối cùng đó là lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: thì lỗi này là lỗi gì? Đó là các lỗi về vi phạm nghĩa vụ nhân thân, tài sản vợ, chồng dẫn đến ly hôn. Như vợ, chồng phảicó nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hôn nhân, lưu ý lỗi ở đây có thể là lỗi không chăm lo làm ăn, rồi ăn chơi dẫn đến tan nát tài sản, cờ bạc, rượu chè, ngoại tình, hành vi bạo lực gia đình. Ví dụ: vợ có đam mê cờ bạc, lô đề dẫn đến tài sản gia đình tan nát, chồng ly hôn thì lỗi là về người vợ, chồng có khả năng được chia những phần hơn và ngược lại nếu chồng ngoại tình thì khi xem xét chia tài sản, khả năng Tòa sẽ nhận định tài sản vợ, chồng cho vợ phần hơn đó cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của các bên thì chúng ta phải có chứng cứ, chứng cứ ở đây có thể là chứng cứ bằng văn bản, chứng cứ là file ghi âm, ghi hình hoặc các loại chứng cứ khác được thu thập đúng trình tực, thủ tục luật định.
  • 27. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 19 hôn 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảiquyết tranh chấp tài sản khi ly 1.3.1. Hoàn cảnh gia đình. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia: Theo Điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật HN&GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tàisản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loạitàisản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng22. Hoàn cảnh gia đình là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc giảiquyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Khi ly hôn Tòa án sẽ xem xét vấn đề hoàn cảnh của hai bên vợ hoặc chồng, bên nào có hoàn cảnh khó khăn hơn như nuôi mẹ cha già hoặc người tàn tật thì sẽ được xem xét như một tình tiết ưu tiên hơn so vớibên kia có hoàn cảnh khá hơn. Đây là một điểm thể hiện tình nghĩa giữa người với nhau hay còn gọi là thể hiện tính nhân đạo của con người, để duy trì, ổn định cuộc sống sau này khi ly hôn. 22 Điểma Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
  • 28. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 20 1.3.2. Phong tục tập quán Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc, một dân tộc, một địa phương hay một tầng lớp trong xã hội phong tục tập quán được hình thành từ các hoạt động, tập quán do con người đặt ra trong quá trình hình thành lịch sử lâu dài để ổn định nề nếp và phục vụ trong cộng đồng được thừa nhận và tự giác thực hiện. Phong tục, tập quán không chỉ ảnh hưởng đến các giá trị gia đình mà còn ảnh hưởng bởi các xu hướng văn hóa mới. Đối với những vùng có phong tục, tập quán truyền thống mang tính tiêu cực thì nó ảnh hưởng rất lớn đến vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Mặc dù các quốc gia đều có luật quy định về hôn nhân nhưng nó không áp dụng đốivớiphong tục, tập quán truyền thống. Bởi lẽ đây là đều thiệt thòi đối với phụ nữ ở những thời kì trước. Việt nam là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 54 dân tộc với nhiều phong tục, tập quán đa dạng, tốt đẹp và một vấn đề tồn tạikhông thể phủ nhận chính là nhận thức về pháp luật tranh chấp tài sản của người Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt là đối với những nơi như vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...ở những nơi còn đang lưu giữ các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu thì việc áp dụng pháp luật còn ảnh hưởng rất nhiều bởi những phong tục tập quán, bởi vì truyền thống của họ xem trọng vai trò của đàn ông hơn nên thường gây ra sự thiếu công bằng cho phụ nữ và ngườidân chưa thực sự quan tâm đến việc chia tài sản và và tranh chấp về tài sản khi ly hôn nên những phong tục và sự thiếu hiểu biết này làm ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ và chồng. Kết luận chương 1 Nhìn chung pháp luật HN&GĐ nói riêng cũng như pháp luật Việt nam nói chung, đã xây dựng những quy định về tài sản của vợ, chồng khi ly hôn tương đối hoàn thiện. Dẫn chứng cụ thể là luật HN&GĐ qua các năm đều có sự tiến bộ rõ rệt trong việc quy định từng chế định tài sản của vợ và chồng. Quy trình giải quyết
  • 29. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 21 tranh chấp cũng được quy định cụ thể trong BLTTDS 2015. Trong thời buổi kinh tế xã hội phát triển những mối quan hệ xã hội ngày càng được điều chỉnh chặt chẽ bởi những quy định của pháp luật bao gồm quan hệ của vợ và chồng. Đây không phải là vấn đề thực dụng mà là một vấn đề cần thiết để bảo vệ lợi ích của mỗi người. Việc điều chỉnh tốt những mối quan hệ giữa vợ và chồng trong mỗi gia đình thì sẽ giúp cho nhà nước quản lý xã hội một cách hiểu quả và tiến bộ hơn.
  • 30. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 22 CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TÀI SẢN KHI LY HÔN 2.1. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn. 2.1.1. Tình hình xét xử các vụ án Hôn nhân và gia đình, những thành tựu đạt được. Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn tạiTòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng. Thạnh Trị là huyện nông nghiệp thuộc vùng nông thôn của tỉnh Sóc Trăng. Nền kinh tế ở đây sản xuất nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng lúa màu, chăn nuôi và thủy sản nước ngọt. Diện tích: 28.090 ha bao gồm 2 thị trấn và 15 xã với dân số: 86.262 người. Với diện tích và người dân sinh sống tương đối nhiều giúp huyện ngày càng một đi lên, cùng với sự phát triển kinh tế thì tình hình ly hôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng khá cao. Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị thụ lý, giải quyết hàng trăm vụ việc dân sự, vấn đề phức tạp nhất là ly hôn với nội dung tranh chấp về tài sản. Qua thực tiễn xét xử ở huyện Thạnh Trị cho thấy, số liệu giải quyết vụ án dân sự (bao gồm án dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động). Vụ việc tổng số từng loại án thụ lý giải quyết án dân sự qua các năm như sau: Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu Tòa án huyện Thạnh trị Đơn vị tính: Vụ/việc Năm Thụ lý (vụ) Giải quyết (vụ) Tồn Tỉ lệ % 2018 223 205 18 92% 2019 233 217 16 93,13% 2020 219 213 6 97,26% 2021 209 189 20 90,43%
  • 31. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 23 Nguồn:Tòa án nhân dân huyện ThạnhTrị Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị về vấn đề thụ lý và giải quyết các vụ việc về tài sản trong 04 năm gần đây (từ năm 2018 đến năm 2021) thì số lượng vụ án tranh chấp về tài sản chiếm tỉ lệ khá cao và có xu hướng tăng dần qua các năm. Đối với vụ việc dân sự tổng thụ lý 622 vụ, giảiquyết được 557, đình chỉ 162 vụ, hòa giải thành 131 và xét xử 264 vụ. Còn về hôn nhân thì tổng thụ lý là 793 vụ, giải quyết được 773 vụ, đình chỉ 166 vụ, hòa giải thành 492 và xét xử 115 vụ. Năm 2018, tổng số vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị thụ lý 223 vụ việc, giải quyết được 205, tồn 18, trong đó chia tài sản khi ly hôn thụ lý 3 vụ, chiếm 92% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2019, tổng số vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được thụ lý là 233, giải quyết được 217, tồn 16, trong đó tranh chấp về tài sản khi ly hôn thụ lý 9 vụ, giải quyết được 8 vụ, tồn 1, chiếm 93,13% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2020, tổng số vụ việc dân sự(bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được Tòa án thụ lý 219, giải quyết đuộc 213, tồn 6, trong đó chia tàisản khi ly hôn thụ lý 4 vụ, chiếm tỉ lệ 97,26% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Năm 2021, tổng số vụ việc dân sự (bao gồm dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động) được thụ lý 209 vụ việc, giải quyết được 189, tồn 20, trong đó chia tài sản khi ly hôn thụ lý 3 vụ, chiếm 90,43% tổng số vụ việc dân sự đã thụ lý. Với số lượng các vụ ly hôn tranh chấp về tài sản tăng dần không có dấu hiệu ngưng như trên, có thể nói việc giải quyết một cách ổn thỏa và dứt điểm từng vụ việc trong một năm đã trở thành thách thức đốivớiTòa án, càng không nóiđến số vụ án tồn đọng lại của toàn huyện và trên cả nước từ năm này qua năm khác. Song song với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chính là chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhận
  • 32. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 24 thức của mỗi người về quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, hoặc nói dễ hiểu là người dân đã biết “đòi hỏi” quyền lợi chính đáng của mình và sự côngbằng về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Ngoài sự cạnh tranh trong các lĩnh vực của nền kinh tế thì việc tranh chấp về sở hữu tàisản chiếm tỉ lệ cao và luôn có dấu hiệu tăng không giảm, trong đó có cả tranh chấp về tàisản khi ly hôn và tranh chấp về tài sản sau ly hôn. Hiện nay thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ, chồng sau khi ly hôn ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng tương đối đơn giản, chỉ có một số vụ phức tạp đáng chú ý, cụ thể là vụ việc sau: Theo bản án số 19/2019/HNGĐ-ST được xét xử tạiTòa án nhân dân huyện Thạnh Trị như sau: Bà Y và ông T là hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật, nhưng trong thời gian chung sống có xảy ra mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Hai bên không có con chung, về tài sản chung hai bên thỏa thuận mỗi bên một thửa đất và bà Y trả số tiền chênh lệch là 50.000.000 đồng cho ông T. Đối với tài sản tranh chấp là nữ trang và tiền mặt hơn 380.000.000 đồng, ông T cho rằng đó là tài sản chung của vợ chồng nhưng bà Y không đồng ý, đó là tàisản trước khikết hôn của bà. Qua kết quả xác minh biết được số nữ trang và tiền mặt là tài sản trước khi bà và ông T kết hôn, ông T không xuất trình được chứng cứ nào khác nên không có căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu chia số tài sản trên. Về nợ Ngân hàng hai bên có trách nhiệm liên đới trả tiền vay, vì khi giao kết hợp đồng ông T và bà Y là vợ chồng cùng sinh sống, còn về nợ thẻ visa không có căn cứ chứng minh bà Y cùng sử dụng nên ông T có nghĩa vụ trả khoản vay visa. Như vậy bên cạnh việc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khily hôn mà hai bên còn phải chịu trách nhiệm liên đới trả các khoản nợ mà hai bên cùng giao kết và cùng sử dụng. Việc xác minh tài sản riêng của vợ chồng rất cần thiết ngoài giúp Hội đồng xét xử xử lý tài sản hợp lý còn tránh việc phân chia không
  • 33. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 25 công bằng gây thiệt hại lớn cho một phía, tạo lòng tin của người dân đối với việc thực thi pháp luật. Theo bản án số 18/2019/HNGĐ-ST được xét xử tạiTòa án nhân dân huyện Thạnh Trị như sau: Bà Thủy và ông Kệ sống chung như vợ chồng trước khi Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực nên đây là hôn nhân hợp pháp theo quy định tại Nghị định 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2010 của Quốc hội về thi hành Luật HN&GĐ. Hiện mâu thuẫn vợ chồng trầm trọng không chung sống được với nhau nên hai bên đồng ý ly hôn. Có hai con chung những đã trưởng thành và lập gia đình nên không đặt ra xem xét. Về tài sản bà Thủy yêu cầu chia đối thửa đất số 507, thửa đất số 99, 1 xe gắn máy, 17 chỉ vàng 24k, còn đối với thửa đất số 594 bà Thủy đồng ý giao cho ông Kệ toàn quyền xử lý và yêu cầu được nhận số tiền 30.000.000 đồng do bà Chiều trả, theo bà Thủy thì tàisản nêu trên là tàisản chung của vợ chồng. Ông Kệ không đồng ý với bà Thủy, cho rằng 2 thửa đất nêu trên là của cha mẹ ông cho riêng ông nên ông không đồng ý chia, về số vàng ông chỉ giữ 10 chỉ không đồng ý chia vì đã tiêu sàihết, về xe máy ông không đồng ý chia. Sau khi xác minh và phân tích Hội đồng xét xử biết được thì thửa đất số 99 và thửa đất số 507 được cha mẹ ông Kệ cho khi ông Kệ cưới vợ và đã canh tác liên tục từ khi cưới cho đến nay nên được xác định là tàisản chung của vợ chồng và bao gồm 1 xe máy và 17 chỉ vàng 24k. Từ những xác minh trên tài sản chung được chia như sau: Chia cho bà Thủy 1/2 giá trị xe là 4.000.000 đồng, chia đôi 17 chỉ vàng mà ông Kệ đã giữ 10 chỉ nên ông Kệ có nghĩa vụ chia cho bà Thủy 1,5 chỉ vàng tương đương với 6.262.500 đồng; Giao cho ông Kệ thửa đất 507 và một phần thửa đất số 99 (gần 4000m2), giao cho bà Thủy phần còn lại của thửa đất 99 (hơn 7000m2); Giao cho ông kệ thửa đất số 594 và ông có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng là 30.000.000 đồng, bà Thủy được nhận số tiền 30.000.000 đồng do bà Chiều trả.
  • 34. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 26 Như vậy tương tự như bản án trên thì trường hợp vợ chồng sau khi kết hôn được cha mẹ chia cho tài sản thì thường bị coi là tài sản riêng của một bên, hoặc người vợ, chồng ở nhà chăm sóc gia đình con cái thường bị coi là không tạo ra thu nhập nên khi có mâu thuẫn xảy ra thì việc phân chia tỷ lệ tài sản phù hợp là rất khó. Do đó nhà làm luật cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về việc tranh chấp tài sản sau ly hôn, để các cơ quan có thẩm quyền thống nhất trong việc thực thi pháp luật, giúp người dân được công bằng hơn trong việc phân chia tài sản. Theo bán án số 05/2021/HNGĐ-ST được xét xử ngày 26/01/2021 như sau: Bà Oanh và ông Ngọc kết hôn và chung sống với nhau được 2 người con là Yến Nhi sinh năm 1998 (đã trưởng thành) và Quế Anh sinh năm 2005 hiện đang sống cùng bà Oanh do 2 người ly thân từ năm 2019 tới nay, hiện tình cảm không hàn gắn được nên 2 bên quyết định ly hôn. Về con chung thì bà Oanh yêu cầu cấp dưỡng đến khi Quế Anh đủ 18 tuổi. Về tài sản chung không có nên không đặt ra xem xét. Về khoản nợ Ngân hàng mục đích vay để xây dựng công trình nước sạch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình nên bà Oanh và ông Ngọc đều có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng, mỗi người là 6.000.000 đồng. Về khoản nợ ông Sáu, cả 2 bên đều thừa nhận có mượn ông Sáu 15.000.000 đồng nên mỗingườicó trách nhiệm trả cho ông Sáu 7.500.000 đồng. Về khoản nợ ông Dũng 5.000.000 đồng bà Oanh thừa nhận và đồngý trả, ông Ngọc không đồng ý vì cho rằng đã trả nhưng ông không chứng minh được nên mỗi người có trách nhiệm trả ông Dũng 2.500.000 đồng. Về khoản nợ của bà Thơ ông Vũ như sau: Bà oanh thừa nhận có nợ bà Thơ 86.000.000 đồng và 11 chỉ vàng 999, ông Ngọc không thừa nhận vì cho rằng ông đã trả bà Thơ 50.000.000 đồng nhưng ông không chứng minh được, ông chỉ thừa nhận nợ 20.000.000 đồng và đồng ý chia đôisố nợ. Xét thấy bà Oanh thừa nhận nợ bà Thơ 86.000.000 đồng nên bà Oanh trả số tiền chênh lệch là 16.000.000, vì vậy bà Oanh có trách nhiệm trả cho bà Thơ số tiền 51.000.000 đồng và 5,5 chỉ vàng 999, ông Ngọc có trách nhiệm trả số tiền 35.000.000 đồng
  • 35. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 27 và 5,5 chỉ vàng 9999 cho vợ chồng bà Thơ ông Vũ. Đối với hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất giữa ông Khánh bà Mai và bà Oanh ông Ngọc xác định là quy phạm pháp luật nên bị vô hiệu toàn bộ nên hai bên có trách nhiệm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Ông Khánh bà Mai yêu cầu trả thêm sô tiền 16.000.000 đồng là không có căn cứ nên buộc ông Khánh bà Mai giao trả diện tích đất cầm cố và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Oanh, bà Oanh ông Ngọc có trách nhiệm trả bà Mai số tiền 120.000.000 đồng, mỗi người 60.000.000 đồng. Theo như bản án số 05/2021/HNGĐ-ST khi hai vợ chồng ly hôn việc xác định con cái sẽ ở chung với ai, ai sẽ là người chăm lo, chu cấp cho con cái, con chưa thành niên và đã thành niên phải chu cấp cho con đến khi nó trưởng thành. Không chỉ vậy việc ly hôn của cha mẹ làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và phần nào còn ảnh hưởng đến con cái sau này, chưa kể ly hôn còn có trách nhiệm phải trả những khoản nợ liên đới chung mà trong quá trình chung sống hai vợ chồng đã cầm cố, vay mượn người ta, nên khi hai vợ chồng ly hôn thì cũng phải xem xét về khoản nợ ấy. Xét thấy, các khoản nợ chung hay các khoản vay cầm cố mà hai vợ chồng đã nợ thì qua việc xác minh của Tòa án là hợp lý, nhằm ngăn chặn để tránh khỏi những sai sót không đáng có trong việc xét xử. Với việc con chưa thành niên phụ nữ mà nuôi con thì khi chia tài sản sẽ được chia tài sản du di nhiều hơn, nó thể hiện tính nhân văn, mặc dù nó thiếu công bằng, bởi theo luật là chia đôi. Sau khi có bản án thì sẽ đến giai đoạn thi hành án. “Thi hành án dân sự là việc cơ quan có thẩm quyền tổ chức, đưa ra thi hành án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi chính đáng của người được thi hành án. Nó được xem là khâu cuối cùng, đánh dấu kết thúc một vụ việc, vụ án dân sự đã trải qua quá trình tố tụng dân sự kể từ khi Tòa án thụ lý đến khi đưa vụ án ra giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành án. Ở giai đoạn này tưởng chừng như quyền lợi của người được thi hành
  • 36. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 28 án sẽ được đảm bảo bằng việc cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án là xong vụ việc. Tuy nhiên ở giai đoạn này người được thi hành án lại tiếp tục gặp rắc rối đó là người phải thi hành án có phát sinh tranh chấp trong việc xác định, phân chia tài sản chung nên việc thi hành án phải bị gián đoạn để chờ thực hiện phân chia tài sản chung làm cho việc thi hành án bị kéo dài, quyền lợi của người được thi hành án bị ảnh hưởng”23. Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống hằng ngày nếu có phát sinh những mâu thuẫn, tranh chấp mà các bên không tự thỏa thuận, hòa giải được thì khởi kiện ra Tòa đó là giải pháp cuối cùng để phân định ai đúng ai sai. Tuy nhiên, thì khi người thắng kiện cầm được trong tay cái bản án quyết định của Tòa án có thẩm quyền thì điều này không đồng nghĩa với việc quyết định bản án đó sẽ tự động được thi hành. Chính vì vậy, do quyết định của pháp luật dành toàn quyền tự quyết định cái việc yêu cầu thi hành án hay là không thi hành án đối với cái bản án quyết định đó của Tòa án dành cho người thi hành án. Hiện nay, xuất phát từ việc thiếu am hiểu liên quan đến Luật THADS vì vậy không ít người rơi vào tình cảnh lúng túng, họ không biết phải làm như thế nào, điđến đâu để gửi yêu cầu thi hành những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Khi mà bản án quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật để thi hành thì CQTHA sẽ chia ra làm hai loại trường hợp: Trường hợp thứ nhất: Là thi hành án theo yêu cầu, trường hợp này những người có liên quan được hưởng lợi trong bản án thì phải đến CQTHA để làm đơn yêu cầu. Song, Thủ trưởng CQTHA sẽ ra quyết định để thi hành án. Trường hợp thứ hai: là thi hành án chủ động, đối với những khoản tiền, án phí, lệ phí, thu lợi bất chính, phạt tiền, trả lại tiền, tài sản cho đương sự, thu hồi Quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện xung công quỹ Nhà nước. Quy định 23 https://thads.moj.gov.vn/gialai/noidung/tintuc/lists/nghiencuutraodoi/view_detail.aspx?itemi d=31
  • 37. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 29 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định của Tòa án phá sản thì Thủ trưởng CQTHA sẽ chủ động phân công Chấp hành viên để thi hành. Theo Khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2014 quy định; “Trường hợp chưa xác định được phần quyền sở hữu tài sản, phần quyền sử dụng đất của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để thi hành án thì Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án và những người có quyền sở hữu chung đối với tài sản, quyền sử dụng đất biết để họ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc theo yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo mà các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận vi phạm quy định tạiĐiều 6 của Luật này hoặc thỏa thuận không được và không yêu cầu Tòa án giải quyết thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi”24. Tuy nhiên, không phải quá trình thihành án nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ, nhất là đối với án dân sự, việc thi hành án hay không xuất phát từ tính tự chủ của đương sự. Sau khi Tòa án có quyết định chia tàisản rồisẽ chuyển qua thihành án. Mà vấn đề thi hành án cũng đang rất là nhứt nhối. Kết thúc một phiên tòa, bên thắng bên thua là điều tất yếu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra trong một phiên tòa về tranh chấp tài sản mà bên thua không chịu giao tài sản? Nó sẽ để lại những hệ lụy và phiền phức đối với người được thi hành án. Ngoài ra, trước tình hình giảm biên chế trong các cơ quan công quyền theo chỉ đạo của Nhà nước hiện nay, cán bộ công viên chức không nhiều mà số lượng án cần thihành ngày một tăng cũng dẫn đến tình trạng quá tải ở các CQTHA cũng là một trong những nguyên nhân khiến việc giải quyết tranh chấp về tài sản hôn nhân gặp nhiều rắc rối. Mong rằng, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự vận hành của các cơ quan công quyền sẽ 24 Khoản 1 Điều 74 Luật THADS 2014
  • 38. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 30 ngày càng trơn tru hơn để những điều bất cập như trên dần được khắc phục, quyền lợi của người dân được đảm bảo toàn diện hơn. 2.1.2. Những hạn chế, thiếu sóttrong việc áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án. Nhìn chung quy định của pháp luật về việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng không bị áp dụng rập khuôn mà tính đến nhiều yếu tố khác như công sức đónggóp, lỗi dẫn đến việc ly hôn..., đểđảm bảo sự cân bằng lợiích và không làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các bên. Tuy nhiên trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập cụ thể: Thứ nhất, theo quy định ở Điều 59 Luật HN&GĐ năm 201425 và Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP26: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”. Việc xác định thu nhập của vợ hoặc chồng khi ở nhà chăm con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm, bên có công sức đóng góp nhiều hơn thì được nhiều hơn nhưng không quy định cụ thể tỷ lệ bao nhiêu, rất khó trong việc phân chia tỷ lệ tài sản rõ ràng, dẫn đến áp dụng không thống nhất. Thứ hai, Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yêu tố khác đó là hoàn cảnh gia 25 Điều 59 Luật HN&GĐ năm2014 26 Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
  • 39. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 31 đình vợ hoặc chồng khó khăn hơn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn, lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn sẽ bị chia tới tỷ lệ ít hơn. Nhưng luật không hướng dẫn cụ thể tỷ lệ phân chia tài sản, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất, thường tùy theo quan điểm xét xử của mỗi Thẩm phán. 2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, thiếu sót. Nguyên nhân thứ nhất đó là do những cái quy định pháp luật trước không có cập nhật kịp thời và đầy đủ, không được cải tiến còn nhiều thiếu sót chưa tiến bộ. Xem việc nội trợ, chăm sóc concái là không có thu nhập và không được xem là công sức đóng góp để khi ly hôn thì không được xem xét để chia tài sản. Nên đây là bất cập, còn hạn chế, luật có quy định nhưng không hướng dẫn cụ thể rõ ràng nên đây được xem là lổ hỏng lớn đối với quy định của pháp luật trước kia. Nguyên nhân thứ hai đó là liên quan đến địa phương, đối với những địa phương có ít người dân sinh sống hoặc là địa phương nơi vùng nông thôn, họ chỉ làm nông, lao động chân tay là chính, nên khi kết hôn thì họ chỉ biết đến việc kết hôn và các giấy tờ đăng kí kết hôn, không nhận thức được tầm quan trọng của việc sau kết hôn và ly hôn chia tài sản, nói chung họ không nghĩ nhiều về việc sau khi kết hôn là như thế nào. Không biết về tầm quan trọng của tài sản khi ly hôn vì sự hiểu biết còn hạn chế nên không đặt nặng vấn đề tài sản. Tuy nhiên, đối với Luật HN&GĐ năm 2014 có nhiều thay đổi đáng kể so với các luật trước. Nó đã quy định rõ ràng và đầy đủ hơn, hướng dẫn cụ thể từng chi tiết để giúp người dân đảm bảo được quyền và lợi ích của mình khitranh chấp về tàisản ly hôn. Bởiđây là điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2014 cần được phát huy về mọi mặt, giúp cho pháp luật Việt nam ngày càng tiến bộ và hoàn thiện hơn. Do đó, việc nhìn nhận những bất cập trong các quy định về tài sản khi ly hôn và ra sức hơn trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý, làm tiền đề cho
  • 40. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 32 công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường, phát triển đất nước cùng với xu hướng toàn cầu là vấn đề cần cân nhắc hiện tại. Kết luận chương 2 Nhìn chung, tình hình giải quyết các tranh chấp về tài sản trên toàn quốc nói chung và tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, nơi người viết đã thực tập nói riêng chiếm tỷ lệ tương đối cao và có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Liên hệ với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay, có thể lý giải nguyên nhân những tranh chấp tăng cao trên. Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu sở hữu tài sản của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan đến tài sản trong đó có tranh chấp tài sản khi ly hôn cũng trở nên phổ biến hơn. Giá trị kinh tế tăng cao, những mâu thuẫn trong gia đình hay trong gia tộc lớn trong vấn đề chia tài sản là điều không thể tránh khỏi, thậm chí là chiếm cao hơn, vì khối tài sản càng lớn thì tranh chấp càng dễ xảy ra. Công tác giải quyết các tranh chấp về tài sản nói chung và tài sản khi ly hôn nói riêng tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng không tránh khỏi nhiều khó khăn, còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
  • 41. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 33 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN KHI LY HÔN 3.1. Quan điểm cá nhân. Hiện nay tỉ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng rất cao, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn như mất việc làm, không có thu nhập ổn định dẫn đến xảy ra tình trạng mâu thuẫn gia đình, tình cảm vợ chồng đixuống, mục đích hôn nhân không đạt được hạnh phúc, thường xuyên gây gỗ, nên họ quyết định đến ly hôn. Muốn hoàn thiện pháp luật hiểu quả về việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn trước tiên pháp luật đó nó phải được áp dụng và phải đảm bảo có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và các điều luật đã nêu phải quy dịnh rõ ràng, cụ thể, không chồng chéo, mâu thuẫn vớinhau. Qua thực tiễn cho thấy việc giảiquyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn vẫn còn nhiều bất cập như đã nêu trên khi thực hiện hoạt động tố tụng trong các vụ án ly hôn để phân chia tài sản thì Tòa án phải xem xét, thu thập chứng cứ tài liệu một cách đầy đủ, toàn diện. Trong bất kì một xã hội có giai cấp nào, vấn đề tài sản cũng giữ vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật. Có thể nói, Luật HN&GĐ năm 2014 đích thực mang lại rất nhiều cải tiến cho các chế định pháp luật về tài sản khi ly hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của các cá nhân, tổ chức được xem trọng và toàn diện hơn, đồng thời cũng phản ảnh một cách chân thật nhất bản chất của xã hội Việt Nam hiện nay. Trong quá trình thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị, người viết được học tập và theo dõiquá trình giải quyết của các vụ việc dân sự, trong đó có các tranh chấp về tài sản. Nhận thấy, quá trình giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và giải quyết tranh chấp về tài sản nói riêng trên cơ sở vẫn nhất quán với tinh thần của Luật HN&GĐ năm 2014 và BLDS 2015. Từ lý thuyết đi đến thực
  • 42. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 34 tiễn khi giải quyết bất kì một tranh chấp nào vướng phải khó khăn là điều tất yếu. Xuất phát từ sự thiếu hụt trong việc ban hành văn bản hướng dẫn đến cơ quan có thẩm quyền áp dụng chưa thống nhất, ngoài ra còndo hiểu biết thiếu thốn của người dân về việc tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng trong pháp luật HN&GĐ. 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị từ thực tiễn về giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Tòa án cần lưu ý về mức đóng góp thực tế của vợ chồng vì không phải trường hợp nào có thu nhập cao là đương nhiên đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình nhiều hơn người có thu nhập thấp hơn. Ly hôn tranh chấp về tài sản không chỉ ảnh hưởng đến vợ, chồng mà còn ảnh hưởng đến các con cái, gia đình và xã hội. Việc hoàn thiện các quy định về pháp luật dân sự nóichung và các quy định về tài sản trong pháp luật HN&GĐ nói riêng luôn luôn là vấn đề ưu tiên, trong đó có các quy định về tàisản theo pháp luật. Đây không chỉ là vấn đề đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, mà còn là vấn đề xây dựng một tường thành pháp lý đủ vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp về tài sản của Tòa án một cách thuận lợi, nhanh chóng và công bằng hơn. Để đảm bảo được các nhu cầu trên, quan hệ hôn nhân về pháp luật cần điều chỉnh thêm một số điều như sau: Thứ nhất: phải đảm bảo bắt kịp nhịp phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới để đảm bảo các quy định tài sản đưa ra là phù hợp và thực sự phát huy được mặt tích cực của nó. Đời sống xã hội luôn luôn thay đổi nhanh chóng hầu như hằng ngày, hằng giờ, nhưng quy định pháp luật thì không thể thay đổi theo tốc độ như thế. Do đó, ngoài việc điều chỉnh các quy định về tài sản theo pháp luật đikịp theo bước phát triển chung của thế giới, các nhà làm luật còn gánh thêm trọng trách là phải nghiên cứu và dự đoán chính xác nhất có thể sự thay đổi của xã hội cho những năm về sau, để luật
  • 43. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 35 ban hành ra có thể áp dụng phù hợp với từng giai đoạn mà không bị lạc hậu, sai lệch. Do đó việc này đòi hỏi trình độ cao của các nhà làm luật để theo kịp bước phát triển của thế giới tránh lạc hậu. Thứ hai: pháp luật về HN&GĐ cần bổ sung các văn bản , các quy định cụ thể các hướng dẫn các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng đồng bộ, thống nhất với nhau, giúp cho việc xét xử thuận tiện, công bằng hơn trong việc tranh chấp về tài sản khi ly hôn,... Trong thực tiễn xét xử các vụ tranh chấp tài sản sau khi ly hôn gặp một số khó khăn liên quan tới việc có íthoặc chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể các điều luật, như nguyên tắc phân chia tài sản thì trường hợp vợ, chồng sau khily hôn mà lỗi dẫn tới ly hôn là do một bên thì bên còn lại được chia phần tài sản nhiều hơn những thực tế không quy định cụ thể là bao nhiêu, gây khó khăn trong việc xét xử của Tòa án, việc áp dụng không đồng bộ, phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm xét xử của thẩm phán. Thứ ba: cần thường xuyên tiến hành tuyên truyền, giáo dục người dân, giúp người dân tiếp cận pháp luật dễ hơn để không bịthiệt thòivì không hiểu pháp luật, phổ biến pháp luật dưới mọi hình thức. Kết hợp các phương tiện thông tin đại chúng như báo điện tử, báo viết, đài truyền hình địa phương…, để tuyên truyền nội dung pháp luật đến các đối tượng liên quan. Ngoài ra, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tư vấn và hỗ trợ pháp luật cho người dân bằng nhiều phương thức khác nhau: trực tiếp tại cơ quan Tòa án, qua đường dây nóng, email, xây dựng tủ sách pháp luật cho người dân, cho thôn bản..., qua đó cơ quan Tòa án có thể tiến hành hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật đến các chủ thể của Luật HN&GĐ. Việc tuyên truyền pháp luật đến người dân rất quan trọng, bởi trong thực tế rất nhiều trường hợp do không hiểu pháp luật mà người phụ nữ luôn nhẫn nhịn chịu đựng những trận đánh người chồng bạo lực, con cái sống trong cảnh không
  • 44. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 36 có cảm giác an toàn, thiếu sự dạy dỗ của gia đình dễ dẫn con cáiđiđến con đường sai trái, hệ lụy rất lớn đối với xã hội. Việc tuyên truyền pháp luật giúp mọi người sống tuân theo pháp luật, biết được những quyền lợi ích và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Thứ tư: xây dựng cơ chế thực hiện ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn trong việc hoàn thiện pháp luật, có chính sách áp dụng công nghệ thông tin vào để giải quyết tranh chấp, giúp người dân tiếp thu kiến thức pháp luật qua các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, để người dân hiểu biết hơn về pháp luật. Trong quá trình phát triển xã hội công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, kể cả trong việc tuyên truyền pháp luật cho người dân, nâng cao kiến thức về pháp luật cho người dân bằng công nghệ thông tin, cụ thể là điện thoại đi động, tivi.... Hiện nay người dân rất quan tâm đến những cái mới qua điện thoại di động, việc tuyên truyền pháp luật thông qua các mạng xã hội có thể có hiệu quả cao hơn. Vì vậy trong thời gian tới các nhà luật nên rà soát, bổ sung những quy định mới, giúp cơ quan có thẩm quyền thực thipháp luật thống nhất, ngườidân hiểu rõ hơn về pháp luật về HN&GĐ.
  • 45. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 37 KẾT LUẬN Đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014” đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau: Khát quát được khái niệm thế nào là ly hôn, thế nào là tranh chấp tài sản sau ly hôn, phân tích được cái bất cập trong việc tranh chấp tài sản ly hôn, phân tích được những khó khăn khiáp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, phân tích được những vấn đề chưa thống nhất rõ ràng trong pháp luật HN&GĐ. Xuất phát từ các quy định về tài sản sau khi ly hôn theo pháp luật HN&GĐ hiện hành, người viết đã liên hệ thực tiễn về vấn đề giải quyết tranh chấp khi ly hôn tại Tòa án và những nghiên cứu khác về thực tiễn để chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật về tài sản vào trong thực tiễn đời sống. Đồng thời người viết cũng nếu quan điểm cá nhân cũng như một số kiến nghị góp phần sửa đổi, khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật vào thực tế, bên cạnh đó đưa ra những giải pháp để Tòa án giải quyết tranh chấp nhanh chống, thuận tiện hơn, đảm bảo được quyền và lợiích hợp pháp của hai bên khi ly hôn một cách hợp lý nhất. Qua phân tích và nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014” người viết đưa ra một số kết luận chung sau đây: Một là, ly hôn là vấn đề xã hội đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, năm sau cao hơn năm trước. Nhìn chung tỉ lệ người trẻ kết hôn ở nước ta nói chung và ở địa phương em sống khá cao. Việc kết hôn ở độ tuổi bản thân chưa thực sự trưởng thành, sự nghiệp sống chưa đủ để ổn định rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn và ly hôn. Xét về tích cực thì ly hôn có thể giúp vợ, chồng thoát khỏi những áp lực, tránh được tình trạng xung đột hay những bạo lực gia đình. Tuy nhiên việc ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con cái, trẻ em rất dễ bịtổn thương. Và theo thống kê thì các vụ ly hôn thuộc về gia đình trẻ chiếm tới 70% tổng số,
  • 46. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 38 hơn một nữa là ly hôn chỉ sau 1-5 năm kết hôn, theo đó có thể thấy vấn đề ly hôn ngày càng trẻ hóa cần phải có các giải pháp để giảm bớt tình trạng trên. Hai là, theo vấn đề ly hôn thì việc tranh chấp về con cái, tài sản khi ly hôn tất yếu xảy ra, trong đó chủ yếu tranh chấp về tài sản. Theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ, chồng thì khily hôn haibên sẽ tự thỏa thuận về tàisản chung nhưng trường hợp không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết. Tòa án giải quyết các tranh chấp dựa trên các quy định của pháp luật, vì vậy pháp luật phải hoàn thiện, thống nhất các quy định được hướng dẫn rõ ràng thì mới đảm bảo được tính công bằng, hợp lý trong xét xử. Tòa án nhân dân có vị trí, vai trò rất quan trọng, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và lợi ích của Nhà nước. Tạo được niềm tin của người dân vào pháp luật, nâng cao tinh thần tìm hiểu pháp luật của người dân tránh được phần nào xung đột xảy ra. Tin rằng với sự phát triển của xã hội, tâm huyết của các nhà làm luật sẽ mang đến một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, nơi mà mỗi tế bào gia đình trong xã hội đó đều được đảm bảo quyền, lợi ích tối đa nhất có thể Như vậy với những phân tích cá nhân và những kiến thức thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trước đó, người viết hi vọng có thể mang đến cho người đọc một cái nhìn từ một góc độ khác của pháp luật hôn nhân Việt Nam nói chung và chế định tài sản theo pháp luật nói riêng, thấy được sự thay đổi của ngành luật theo thời gian và hiệu quả của nó trong việc nâng cao cuộc sống, đề cao và bảo vệ tuyệt đốiquyền và lợi ích hợp pháp của mỗicông dân Việt Nam.
  • 47. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 39 DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO I. VĂN BẢN CỦA ĐẢNG 1. Nghị quyết XI, XII; II. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 2. Hiến pháp 2013; 3. Bộ luật Dân sự 2015; 4. Bộ luật tố tụng dân sự 2015; 5. Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ; III. SÁCH CHUYÊN KHẢO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC, BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC 6. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 7. Hoàng Thị Việt Anh (2011), Bàn về việc áp dụng thủ tục hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn, Hà Nội; IV. BẢN ÁN 8. Bản án số 19/2019/HNGĐ-ST về: “V/v tranh chấp ly hôn, chia tài sản chung” của Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị. 9. Bán án số 05/2021/HNGĐ-ST về: “V/v ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, nghĩa vụ chung về tài sản” của Tòaán nhân dân huyện Thạnh Trị. Bản án số 18/2019/HNGĐ-ST về: “V/v tranh chấp ly hôn và chia tài sản chung” của Tòaán nhân dân huyện Thạnh Trị. V. TRANG WED 10. http://luatducan.vn
  • 48. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 40 11. https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-giai-quyet-tranh- chap-tai-san-trong-cac-vu-an-ly-hon 12. https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/xa-hoi/cac-yeu-to-anh-huong- den-gia-tri-gia-dinh-135640
  • 49. Báo cáo thực tập GVHD: TS Vũ Thế Hoài 41 1976 PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP 1. Tên cơ quan thực tập Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị 2. Địa chỉ Ấp 3, Trần Văn Bảy, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng 3. Sơ nét về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của đơn vị. Tòaán Nhân dân huyện Thạnh Trị được thành lập và đivào hoạt độngnăm 4. Lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị Thực hiện chức năng, nhiêm vụ xét xử, giải quyết các loại án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Luật Tố tụng dân sự, dân sự và Hành chính. Để công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện kết quả, bảo đảm chất lượng và tiến độ Tòa án nhân dân huyện xây dựng Chương trình công tác số 01/Ctr-TA, ngày 31/01/2021 về thực hiện tiến độ và nâng cao chất lượng công tác giải quyết. Xét xử các loại vụ án năm 2021, cũng như kế hoạch thực hiện 14 giải pháp của Tòa án nhân dân tối cao và 03 giải pháp của Tòa án nhân dân tỉnh đã được triển khai đến tất cả cán bộ, công chức quán triệt và tổ chức thực hiện. 5. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị Tòa án nhân dân huyện Thạnh Trị chịu sự quản lý trực tiếp của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăngvà hiện có 10 biên chế Cánbộ, côngchức. Trong đó, thực hiện 1 gồm các chức danh: 05 Thẩm phán (01 Chánh án, 01 Phó Chánh án), 03 Thư ký, 01 thẩm tra viên và 01 Kế toán. Biên chế người lao động 03 biên chế gồm: 01 bảo vệ, 01 tạp vụ và 01 lái xe. 6. Nhận xét sơ bộ của sinh viên về đơn vị thực tập