SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT
Fdi Và Ô Nhiễm Môi Trường: Vai Trò
Của Chính Sách Công Ở Các Quốc
Gia Đang Phát Triển
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT
FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI
PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: đề tài “FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách
công ở các quốc gia đang phát triển” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài
và 2) PGS.TS Trần Tiến Khai.
“Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa có ai
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả được
công bố trong các công trình khoa học của chính Tác giả.
Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều
được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham
khảo.”
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Huỳnh Văn Mười Một
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu để thực hiện các chuyên đề và luận án tại
Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Quý Thầy, Cô của Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là
các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính Công đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến: PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài và PGS.TS
Trần Tiến Khai, người đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi từ quá trình thực hiện các
chuyên đề đến việc hoàn thành luận án nghiên cứu sinh.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trường Đại
học Trà Vinh, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện luận án,
Xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công
trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình. Chúc quý đồng nghiệp luôn mạnh
khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc và cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
Huỳnh Văn Mười Một
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ......................................................................ix
TÓM TẮT............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu......................................................................................3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................8
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................9
1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9
1.4.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................9
1.4.2 Mô hình thực nghiệm......................................................................................10
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................10
1.4.4 Phương pháp ước lượng...................................................................................11
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu...............................................................................11
1.6. Kết cấu luận án........................................................................................................12
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................................................................................14
Giới thiệu.........................................................................................................................14
2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường...................................17
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường............................17
2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets
Curve - EKC)...............................................................................................................17
2.1.1.2.Mô hình STIRPAT..........................................................................................20
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động FDI đến ô nhiễm môi trường........................23
2.1.2.1. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”.................................................................24
2.1.2.2. Giả thuyết về ‘‘thiên đường ô nhiễm’’ .....................................................25
2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI và
ô nhiễm môi trường........................................................................................................27
2.2.1.Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường 27
2.2.1.1 Thể chế và ô nhiễm môi trường ...................................................................27
2.2.1.2 Thể chế, FDI và ô nhiễm môi trường..........................................................31
2.2.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường ..........................................................................................................................32
2.2.2.1 Chính sách công và ô nhiễm môi trường....................................................32
2.2.2.2 Chính sách công, FDI và ô nhiễm môi trường ..........................................37
2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm.................................................................................39
2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về sự đánh đổi giữa thu nhập và môi trường
(giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets -EKC).........................................39
2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI lên chất lượng môi
trường 40
2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của thể chế đối trong mối quan hệ
giữa FDI và chất lượng môi trường..........................................................................44
2.3.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thể chế đến chất lượng
môi trường...................................................................................................................44
2.3.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của thể chế trong mối quan hệ
giữa FDI và chất lượng môi trường ........................................................................47
2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của chính sách công đối trong mối
quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường...........................................................50
2.3.5. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................52
Kết luận chương 2..........................................................................................................55
CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU....................................................................................................................................57
Giới thiệu.........................................................................................................................57
3.1 Mô hình thực nghiệm ..............................................................................................58
3.2 Phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước (S-GMM)66
3.3. Mô tả dữ liệu và lựa chọn các biến.......................................................................68
3.3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................68
3.3.2 Mô tả dữ liệu .....................................................................................................68
Kết luận chương 3..........................................................................................................79
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................80
Giới thiệu.........................................................................................................................80
4.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường..............81
4.1.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường......81
4.1.2. Kiểm định giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets-EKC................83
4.2. Kiểm định tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang
phát triển .........................................................................................................................85
4.3. Kiểm định vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển.......................................................................88
4.3.1. Vai trò của thể chế đối với môi trường.........................................................88
4.3.2.Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường90
4.4. Kiểm định vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô
nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển ...................................................92
4.4.1. Vai trò của chính sách công đối với môi trường........................................92
4.4.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường ..........................................................................................................................94
Kết luận Chương 4.........................................................................................................97
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................99
5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu .......................................................99
5.1.1 Kết luận..............................................................................................................99
5.1.2 Các đóng góp về lý thuyết ............................................................................102
5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................................102
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai...........................................106
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các khái niệm, tính cấp thiết và cách thức đo lường về ÔNMT
Phụ lục 2: Các khái niệm, tính cấp thiết và cách thức phân loại về dòng vốn FDI
Phụ lục 3: Phân loại dòng vốn FDI
Phụ lục 4: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI
Phụ lục 5: Danh sách 86 quốc gia đang phát triển phân tích
Phụ lục 6: Danh sách 2 nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp và thu nhập
trung bình cao
Phụ lục 7: Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT
Phụ lục 8: Kết quả kiểm định tác động của FDI đến ÔNMT tại các quốc gia đang
phát triển
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và
ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển
Phụ lục 10: Kết quả kiểm định vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa
FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
CO2 Carbon dioxide
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMM General Method of Moments
GEI General Environmental Institutions Thể chế môi trường chung
IPCC Intergovernmental Panel on
Climate Change
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu
MENA Middle East and North Africa Trung Đông và Bắc Phi
MIP Minority Investor Protection Thể chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số
NIE New Institutional Economics Kinh tế học thể chế mới
ÔNMT Environmental Pollution Ô nhiễm môi trường
PPP Public-Private Partnerships Hợp tác công tư
WB World Bank Ngân hàng Thế giới
WDI World Development Indicators Chỉ báo phát triển thế giới
WGI Worldwide Governance Indicators Chỉ báo quản trị toàn cầu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả lược khảo tác động FDI lên môi trường...........................................42
Bảng 2.2 Kết quả lược khảo tác động của thể chế lên môi trường..............................45
Bảng 2.3 Kết quả lược khảo mối quan hệ giữa thể chế, FDI và môi trường..............49
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án.................................53
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án...............................100
Bảng 3. 1 Thống kê mô tả các biến.................................................................................76
Bảng 3. 2 Thống kê mô tả các biến thể chế (quản trị công).........................................77
Bảng 3. 3 Các biến và đo lường.......................................................................................77
Bảng 4.1 Tác động của các nhân tố đến lượng khí thải CO2 tại các nước đang phát
triển......................................................................................................................................81
Bảng 4.2 Tác động của thu nhập đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát
triển (kiểm định giả thuyết EKC).....................................................................................84
Bảng 4.3 Kết quả ước lượng ngưỡng tác động của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại
các quốc gia đang phát triển.............................................................................................85
Bảng 4.4 Tác động của FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển
. ..................................................................................................................................86
Bảng 4.5 Tác động của các khía cạnh thể chế đến lượng khí thải CO2 tại các quốc
gia đang phát triển. ............................................................................................................88
Bảng 4.6 Vai trò của thể chế, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát
triển......................................................................................................................................90
Bảng 4.7 Vai trò của chính sách công đối với lượng khí thải CO2 tại các quốc gia
đang phát triển....................................................................................................................93
Bảng 4.8 Vai trò của chính sách công, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia
đang phát triển....................................................................................................................94
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1 Các bước của quy trình nghiên cứu .................................................................9
Đồ thị 3. 1. Phát thải CO2 tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014 .........69
Đồ thị 3.2. FDI tại các nước đang phát triển (chia theo nhóm thu nhập) giai đoạn
2002-2014..........................................................................................................................71
Đồ thị 3. 3. Thể chế (6 chỉ tiêu) các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2002-2014 72
Đồ thị 3. 4. Thể chế trung binh theo từng nhóm nước giai đoạn 2002-2014 ............73
Đồ thị 3. 5. Số thu thuế tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014..............74
Đồ thị 3. 6. Mức chi tiêu công tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014 75
TÓM TẮT
FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN
Động cơ nghiên cứu của luận án xuất phát từ tình hình thực tiễn và khoảng
trống nghiên cứu. Số liệu thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đang phát triển theo đuổi
chính sách thu hút FDI vì mục tiêu tăng trưởng mà bỏ qua các hiểm họa về môi
trường. Ở một phương diện khác, khái lược các nghiên cứu trước chỉ ra, chính sách
công cũng đóng vai trò có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm
môi trường. Theo đó, mục tiêu của luận án nhằm đánh giá thực nghiệm vai trò của
thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu hàm ý, FDI có tác động
dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó,
thể chế và chính sách công đều đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI
và mức độ ô nhiễm môi trường trường hợp nghiên cứu này. Từ kết quả này, tác giả
rút ra hàm ý chính sách là các quốc gia đang phát triển cần xem xét cẩn trọng trong
việc tiếp nhận dòng vốn FDI và quản lý doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn nhằm hạn
chế tối đa tác động tiêu cực của nhân tố này đến môi trường.
Từ khóa: FDI, ô nhiễm môi trường, chính sách công
ABSTRACT
FDI AND ENVIRONMENTAL POLLUTION: THE ROLE OF PUBLIC
POLICY IN DEVELOPING COUNTRIES
The research motivation of the thesis comes from practical context and
research gap. Actual firgue shows that many developing countries pursue FDI
attraction policies for the economic growth, while ignoring environmental hazards.
Meanwhile, the research survey shows that both institutions and public policy play
important roles in the relationship between FDI and environmental pollution.
Accordingly, the objective of the thesis is to empirically evaluate the role of
institutions and public policies in the relationship between FDI and the level of
environmental pollution in developing countries. Research results show that FDI
has a positive impact on the level of environmental pollution in developing
countries. In particular, institutions and public policies both play important roles in
the relationship between FDI and the level of environmental pollution in this case.
From this result, the author draws on the policy implication that governments need
to consider carefully in receiving FDI inflows and managing FDI enterprises more
effectively in order to minimize negative impacts. of this factor to the environment.
Keywords: FDI, pollution, public policy
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ngày một trở thành mối quan ngại lớn tại
nhiều quốc gia và là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các
biến số tác động đến mức độ ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận.
Theo đó, lý do luận án tập trung vào đề tài nghiên cứu này xuất phát từ cả hai góc
độ: (1) bối cảnh thực tiễn và (2) bối cảnh lý thuyết, từ đó, nhận thấy khoảng trống
nghiên cứu.
Bối cảnh thực tiễn chỉ ra, vấn đề ÔNMT hiện hay là rất đáng báo động (Abid
& cộng sự, 2016; DEFRA, 2010; Hill, 2010; Victor, 2017). Chất lượng môi trường
ngày càng xấu đi do lượng khí thải của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày
càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe
con người mà còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, đe dọa
nghiêm trọng đến sự sinh tồn của con người (Hill, 2010). Do biến đổi khí hậu,
những thảm họa thiên nhiên như các siêu bão, hạn hán hay cháy rừng xảy ra liên tục
với mức độ ngày càng mạnh mẽ hơn, tổn thất ngày càng nhiều hơn và trên phạm vi
rộng hơn (DEFRA, 2010).
Tuy nhiên, các giải pháp nhằm cải thiện ÔNMT hiện nay chưa đạt được hiệu
quả như mong đợi và cần được nghiên cứu (Hill, 2010; Kuiper & Van den Brink,
2012; Welford, 2016). Để đối phó với vấn đề này, nhiều hội nghị về biến đổi khí
hậu của Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức, qua đó, thúc đẩy chính phủ các nước
cùng chung tay giải quyết các vấn đề về ÔNMT. Nhiều thỏa thuận đã được ký kết
như: Nghị định thư Kyoto 1997 về cắt giảm khí thải; Thỏa thuận Paris 2016 về
chống biến đổi khí hậu…Tuy nhiên, các nỗ lực này là chưa đủ để cải thiện tình hình
môi trường hiện nay (Kuiper & Van den Brink, 2012).
Đáng chú ý, mặc dù vấn đề môi trường hiện nay là rất báo động, thực tế cho
thấy nhiều quốc gia đang phát triển lại chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà bỏ
qua sự nguy hại đến môi trường (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012;
Solarin & cộng sự, 2017; Ulanowicz, 2012; Welford, 1995, 2016; C. Zhang &
Zhou, 2016). Nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư, các quốc gia này áp dụng các
chính sách và thực thi các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường thiên
nhiên còn thiếu chặt chẽ và nhiều hạn chế (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự,
2012; Solarin & cộng sự, 2017). Điều này dẫn đến các vấn đề môi trường ngày càng
trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học
của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, trong số 10
quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng trái đất ấm lên thì đã có 9 quốc
gia là các quốc gia kém và đang phát triển nằm ven biển ở các châu lục như
Philippines, Nigeria, Việt Nam, Haiti, Bangladesh, Papua New Guinea, Malawi,
Fiji, Sudan. Cụ thể, đô thị lớn nhất Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh có nồng
độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông (chủ yếu là khí
CO2) theo thống kê gấp 1,44 lần so với mức khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới. Nếu
vấn đề này không được giải quyết, điều tồi tệ hơn cả có thể xảy ra là một số quốc
gia có thể bị xóa sổ bởi mực nước biển dâng cao. Vì vậy, việc khám phá về các biến
tác động đến môi trường, từ đó, tìm ra các cách giải quyết hiệu quả là rất cần thiết
và cấp bách (Welford, 2016).
Trong khi đó, về bối cảnh lý thuyết, vai trò cũng như chiều hướng tác động
của các nhân tố đối với mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ (Hill,
2010; Victor, 2017). Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trước đã chỉ ra
vai trò của các nhân tố khác nhau (tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, FDI, thể chế,…)
đến mức độ ÔNMT (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Hill, 2010;
Ibrahim & Law, 2016; Victor, 2017; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang &
cộng sự, 2013). Tuy nhiên, chiều hướng, mức độ tác động cũng như kênh truyền
dẫn của các nhân tố này vẫn chưa sáng tỏ và đạt được sự thống nhất, cả về lý thuyết
lẫn minh chứng bằng thực nghiệm.
Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tương ứng với bối cảnh thực tế, vấn đề còn
nhiều tranh luận trong chủ đề này là liệu có sự đánh đổi giữa mục tiêu bảo vệ môi
trường và tăng trưởng kinh tế hay không. Mặc dù nhiều nghiên cứu ủng hộ giả
thuyết về đường cong Kuznets (Environmental Kuznets curve - EKC), giả thuyết
mô tả mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (Dinda,
2004; Grossman & Krueger, 1995; Roca & cộng sự, 2001; Ulanowicz, 2012;
Welford, 2016), vấn đề này vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Theo Dinda
(2004) luận giải, giả thuyết EKC mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT là
một đường cong phi tuyến có dạng hình chữ U ngược (inverted-U-shaped
relationship). Hình dạng của đường cong phi tuyến này được giải thích một cách
khái quát như sau: khi nền kinh tế còn ở mức độ thấp, tăng trưởng kinh tế tạo ra tác
động tiêu cực, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn do các hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một giá trị ngưỡng, tăng
trưởng sẽ tạo ra ngoại tác tích cực, giúp giảm đi ÔNMT bởi công nghệ tiên tiến
ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về
giả thuyết EKC vẫn chưa rõ ràng và chưa thật sự thuyết phục. Với trường hợp các
quốc gia phát triển, theo Ekins (1997) và Roca & cộng sự (2001), mặc dù có những
bằng chứng nhất định về mức độ ÔNMT giảm ở các quốc gia này song chưa có
bằng chứng thực nghiệm nào đáp ứng giả thuyết EKC một cách rõ ràng. Ở các quốc
gia đang phát triển, các nghiên cứu thực nghiệm lại tìm thấy các kết quả không
đồng nhất với luận giải của giả thuyết EKC (Lan & cộng sự, 2012; Roca & cộng sự,
2001; C. Zhang & Zhou, 2016). Một số quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vượt
bậc, song các vấn đề môi trường lại ngày càng trầm trọng hơn (Cole & cộng sự,
2006; Lan & cộng sự, 2012; D. T. Wang & Chen, 2014; C. Zhang & Zhou, 2016).
Tương tự, mô hình STIRPAT luận giải ba yếu tố chính tác động đến mức độ ÔNMT
là dân số, sự sung túc và công nghệ. Dựa trên nền tảng này, các nghiên cứu thực
nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT, song bằng chứng kiểm
định vẫn còn nhiều khoảng trống (McGee & cộng sự, 2015; M. Wang & cộng sự,
2011; York & cộng sự, 2003).
Tương tự, với yếu tố vốn đầu tư trực tiếp (ĐTTT) nước ngoài (FDI), trong
khi phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng
kinh tế, tác động của FDI đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự đồng
nhất (Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995).
Theo Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ
giúp cải thiện các vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland &
Harrison, 2003; Zarsky, 1999). Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm
“(pollution haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút
nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước
phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự,
1995; Wheeler, 2001).
Lược khảo nghiên cứu chỉ ra, sự chưa thống nhất về tác động của FDI đến
mức độ ÔNMT hay mối quan hệ giữa hai mục tiêu tăng trưởng và môi trường phụ
thuộc rất nhiều vai trò chính phủ ở mỗi quốc gia (Cole & cộng sự, 2006; Damania
& cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden &
Song, 1994; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Một số
nghiên cứu chỉ ra, mức độ ÔNMT sẽ ngày càng trầm trọng hơn trừ khi các chính
sách bảo vệ môi trường được tuân thủ nghiêm ngặt (Cole & cộng sự, 2006; Selden
& Song, 1994). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích
ở góc độ quản trị công và bằng chứng thực nghiệm cũng chưa rõ ràng và thống nhất
(Abid & cộng sự, 2016; Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; D.
T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Damania & cộng sự (2003)
chỉ ra tham nhũng làm suy yếu nghiêm trọng việc thực thi các chính sách môi
trường. Các công chức, vì trục lợi cá nhân, thường “bỏ qua” các quy định về giảm
thiểu ÔNMT. Phân tích chi tiết hơn các yếu tố thể chế, Abid & cộng sự (2016) chỉ
ra tác động không đồng nhất của các biến số thể chế đối với mức độ ÔNMT. Cụ thể,
mức độ ổn định chính trị, hiệu quả chính phủ, mức độ dân chủ và kiểm soát tham
nhũng có tác động làm giảm lượng ÔNMT. Ngược lại, chất lượng các quy định và
mức độ tuân thủ luật pháp có tác động làm tăng lượng khí thải CO2.
Trong khi đó, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của chính phủ ở khía cạnh
chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn còn khiêm tốn và tập
trung ở trường hợp các nền kinh tế phát triển (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez &
cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Như Lopez & cộng sự (2008) nhận định,
các nghiên cứu thường tập trung luận giải về vai trò của chính sách công đối với
mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vai trò của chính sách công đến mức độ
ô nhiễm môi trường là khát ít nhưng đang dần được chú ý.
Theo đó, bên cạnh khía cạnh thể chế, nội dung luận án tập trung phân tích
vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công (chính sách tài khóa) trong mối
quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Một cách khái quát, khung phân tích của luận án được
mô tả bằng sơ đồ dưới đây:
Hình 1.1 Khung phân tích mối liên hệ giữa chính sách công, FDI và ô nhiễm
môi trường
Nguồn: tác giả tổng hợp từ lược khảo tài liệu
Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu vai trò của chính
phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nền
kinh tế đang phát triển hiện nay là rất cần thiết và cấp bách cả về bối cảnh thực tiễn
lẫn khoảng trống nghiên cứu. Theo đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “
FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang
phát triển”. Nghiên cứu này được thực hiện với kỳ vọng nêu bật được vai trò của
chính phủ ở cả góc độ chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường; đây cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm lấp đầy các khe hở nghiên
cứu đã tìm được.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá được vai trò của của chính phủ (thể chế và chính sách công)
trong mối quan hệ FDI – Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển trong giai
đoạn 2002 – 2014, đề tài sẽ thực hiện bốn mục tiêu phân tích cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển.
(2) Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường
tại các quốc gia đang phát triển.
(3) Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính phủ ở góc độ thể chế trong mối
quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường.
(4) Đánh giá thực nghiệm vai trò của của chính phủ ở góc độ chính sách
công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường.
Để đạt bốn mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời bốn câu hỏi
nghiên cứu:
(1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc
gia đang phát triển?
(2) Tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang
phát triển là như thế nào?
(3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường
tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào?
(4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào ?
Trong đó, câu hỏi (1) trả lời cho mục tiêu thứ nhất của luận án; mục tiêu thứ
hai được trả lời bằng câu hỏi (2), và các câu hỏi (3), (4) lần lược trả lời cho mục tiêu
thứ ba và thứ tư của luận án.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ giữa FDI và mức độ
ÔNMT (phát thải CO2) tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002 2014. Tuy
nhiên, để làm rõ hơn mối quan hệ này, luận án chú trọng phân tích vai trò của của
chính phủ ở góc độ thể chế và chính sách công (thuế và chi tiêu công) trong mối
quan hệ thuế giữa FDI và mức độ ÔNMT (phát thải CO2).
Ngoài ra, bên cạnh các biến nghiên cứu chính, tác giả cũng sử dụng các biến
kiểm soát khác trong mô hình thực nghiệm. Các biến kiểm soát này được thiết lập
dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu trước, cụ thể là: thu nhập bình quân trên đầu
người, độ mở cửa giao thương, đầu tư trong nước, mức sử dụng năng lượng…
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của FDI lên
phát thải CO2 và có xem xét vai trò của thể chế và chính sách công ở các nước đang
phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các bước nghiên cứu được thực
hiện như sau :
Sơ đồ 1.1 Các bước của quy trình nghiên cứu
(1) Xem xét tài liệu và xác định vấn đề nghiên cứu: Xem xét các tài liệu học
thuật để tìm khoảng trống nghiên cứu, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu.
(2) Thiết kế mô hình và phương pháp: Trên cơ sở khung lý thuyết và các tài
liệu học thuật đã nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương pháp thực nghiệm. Đề
xuất các biến, thu thập dữ liệu được thực hiện trong bước này.
(3) Kiểm định mô hình thực nghiệm: phân tích và xử lý dữ liệu bằng Stata,
nhận xét, đánh giá các kết quả .
(4) Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách : Nhận xét và thảo luận kết quả;
đề xuất chính sách.
1.4.2 Mô hình thực nghiệm
Cụ thể, để hoàn thành được bốn mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả
phải tiến hành phân tích và thực hiện ước lượng bốn mô hình thực nghiệm dưới đây:
(1) Ước lượng thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm
môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
(2) Ước lượng thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển.
(3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI
và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
(4) Ước lượng thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ
giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu ở dạng thứ cấp được tổng hợp từ
nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank. Cụ thể, tác giả thu thập các biến
chủ yếu từ bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators- WDI ).
Các chỉ số về thể chế được thu thập từ bộ chỉ số quản trị công toàn cầu (Worldwide
Governance Indicators-WGI)1. Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ liệu 86 quốc gia đang
phát triển trên thế giới, từ năm 2002 đến năm 2014.
1.4.4 Phương pháp ước lượng
Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề về kinh tế lượng như tương
quan chuỗi, phương sai không cố định và nhất là hiện tượng nội sinh, phương pháp
kiểm định chính mà đề tài sử dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước
(Arellano & Bond, 1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman
(2006).
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song các nhân tố tác động đến ÔNMT còn
nhiều khoảng cần được làm rõ, cụ thể là: bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết
EKC vẫn chưa rõ ràng và chủ yếu được thực hiện với trường hợp các quốc gia phát
triển; các nghiên cứu thường đánh giá tác động của các yếu tố một cách riêng phần
như tác động FDI lên ÔNMT hoặc kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng thể chế
và ÔNMT. Qua đó, vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công trong mối liên
hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn chưa nhiều nghiên cứu quan tâm phân tích.
Theo đó, đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng tương đối khác biệt so
với các nghiên cứu trước đó, cụ thể: thứ nhất, nghiên cứu kiểm định tác động của
các nhân tố, đặc biệt là tác động của FDI, đến mức độ ô nhiễm tại các quốc gia đang
phát triển. Trong đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp cho việc xử
lý hiện tượng nội sinh và tương quan chuỗi (GMM hệ thống hai bước) và dữ liệu
cập nhật mới giai đọan từ 2002-2014. Thứ hai, người viết đánh giá vai trò của chính
phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở cả hai khía cạnh: thể chế và chính
sách công.
1
Nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank: https://data.worldbank.org/
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả ước lượng của đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp thiết thực về các chính
sách, thể chế và thuế mà chính phủ ở các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn
thiện và bổ sung các chính sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng
góp tích cực cho các hoạt động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với
môi trường ở các nước đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh
nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho các quốc gia đang phát triển
trong việc phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường.
1.6. Kết cấu luận án
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, nội dung luận án được trình bày thành
5 chương, cụ thể các chương được thiết kế như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, như: lý do lựa chọn
đề tài, xác định các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu; quy trình và phương pháp
nghiên cứu, đồng thời, cũng nói lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và lược khảo các nghiên cứu
trước
Chương này xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, tác giả trình bày tập trung
vào: Một số khái niệm cơ bản; các lý thuyết về FDI và ÔNMT cũng như khung cơ
sở về vai trò chính phủ ở cả hai góc độ thể chế cũng như chính sách công trong mối
liên hệ giữa thể FDI và môi trường. Sau đó, tác giả hệ thống lại các nghiên cứu
thực nghiệm có liên quan; đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu.
Chương 3: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ xây dựng các mô hình thực nghiệm và đề xuất phương pháp
kiểm định, bao gồm: mô hình kiểm định tác động của các nhân tố đến ÔNMT, tác
động FDI đến ÔNMT; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT và
vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Tại chương này,
tác giả cũng trình bày việc đo lường biến và nguồn khai thác dữ liệu và các thống kê
dữ liệu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Từ mô hình thực nghiệm và dữ liệu thu thập của các quốc gia đang phát triển
trong giai đoạn 2002 - 2014, các kỹ thuật phân tích được thực hiện. Kết quả được
phân tích, đánh giá và thảo luận dựa trên cở sở lý thuyết được trình bày ở chương 2
cũng như đối chiếu với thực tiễn và các nghiên cứu học thuật trước có liên quan.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương này đưa ra một số các hàm ý thiết thực về các chính sách mà chính
phủ ở các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn thiện và bổ sung các chính
sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp tích cực cho các hoạt
động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với môi trường ở các nước
đang phát triển.
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO
CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Giới thiệu
Chương hai của luận án trình bày khung lý luận chính về các nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ ÔNMT, trong đó, người viết tập trung vào nhân tố dòng vốn trực
tiếp nước ngoài FDI. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, luận án nhấn
mạnh vai trò của chính phủ ở cả hai góc độ, thể chế và chính sáchcông. Qua đó, nội
dung của chương cũng là điểm tựa cho các ước lượng thực nghiệm và khuyến nghị
chính sách được thực hiện ở các chương sau.
Đầu tiên, lược khảo nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến mức độ
ÔNMT được giải thích dựa trên nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau, trong đó, nổi bật
là giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC và mô hình STIRPAT.
Giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC luận giải về mối quan hệ giữa mục
tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trưởng. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác
động tích cực của yếu tố FDI đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tác động của yếu tố
này đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự nhất trí. Theo đó, câu hỏi liệu
có sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường là vấn đề được
nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trước ủng hộ giả thuyết về
đường cong Kuznets –EKC, song thực trạng và các bằng chứng kiểm định thực
nghiệm về giả thuyết này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận (Cole & cộng
sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng sự, 2017).
Trong khi đó, mô hình STIRPAT lý giải hệ sinh thái chịu tác động của các
nhân tố chính dân số, công nghệ và sự sung túc (Dietz & Rosa, 1994; Dietz & Rosa,
1997; York & cộng sự, 2003). Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát
triển thông qua việc tinh chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình.
Thứ hai, tác động của FDI đến ÔNMT được lý giải theo nhiều cách khác biệt
(Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Lược
khảo cho thấy, mặc dù mối quan hệ giữa ĐTTT nước ngoài và môi trường đã được
nghiên cứu trong những năm gần đây, song mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng và
còn nhiều điểm cần được giải quyết (Antweiler & cộng sự, 2001; Bakhsh & cộng
sự, 2017; Cole & Elliott, 2003; Cole & cộng sự, 2006; Frankel & Rose, 2005; Hill,
2010). Trong một số trường hợp, FDI có thể tạo ra tác động tích cực đến môi
trường, tuy nhiên, FDI cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường trong
một số trường hợp khác (Baek & Koo, 2008; D. T. Wang & Chen, 2014; Xing &
Kolstad, 2002). Theo D. T. Wang & cộng sự (2013), tác động của FDI đến chất
lượng môi trường vẫn còn nhiều tranh luận với hai giả thuyết trái chiều. Giả thuyết
“cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các
vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003;
Zarsky, 1999). Các tập đoàn nước ngoài thực thi quản lý tốt hơn và sử dụng các
công nghệ tiên tiến làm cho giảm thiểu ÔNMT ở các nước được đầu tư (Zarsky,
1999). Điều này ngụ ý rằng xu hướng thiệt hại về môi trường do ĐTTT nước ngoài
không được xác nhận. Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution
haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng
vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển
bởi quá trình công nghiệp hóa. Để thu hút đầu tư nước ngoài, các chính phủ các
nước đang phát triển có xu hướng làm suy thoái môi trường thông qua các quy định
lỏng lẻo hoặc thực thi kém. Với những điều kiện này, các công ty di chuyển hoạt
động đến các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp hơn,
dẫn đến ô nhiễm và suy thoái quá mức trong tiêu chuẩn môi trường của các nước
được vốn ĐTTT (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001).
Thứ ba, lược khảo các công trình khoa học trước chỉ ra, chính phủ nước nhận
vốn ĐTTT đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, tuy
nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thường chú trọng phân tích vai trò chính
phủ ở góc độ thể chế (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani &
Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang &
Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Tiếp cận ở góc độ thể chế, trường phái
kinh tế thể chế mới chú trọng phân tích vai trò quan trọng của thể chế, xem thể chế
như là “nhân tố sâu”, đối với các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, tăng trưởng hay
cải thiện ÔNMT. Xem xét trong lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề môi trường địa
phương và quốc tế, các học giả thường thực hiện các nghiên cứu theo cách tiếp cận
mới gọi là kinh tế sinh thái thể chế với các nghiên cứu điển hình của Bromley
(1992), Schlager & Ostrom (1992), Dietz & cộng sự (2003), Ostrom (2005),
Paavola & Adger (2005) và Paavola (2007). Trọng tâm của cách tiếp cận kinh tế
sinh thái thể chế này là xem xét vấn đề môi trường gắn liền với các khuôn khổ quản
trị quốc gia. Cách tiếp cận này hướng đến việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng cho
các giải pháp hiệu quả giúp cải thiện vấn đề môi trường như đạt được hành động tập
thể tự nguyện và sử dụng tài nguyên môi trường bền vững (Paavola, 2007).
Các nghiên cứu vai trò của chính phủ đối với môi trường ở góc độ chính sách
công còn khá khiêm tốn và mối quan hệ này còn chưa rõ ràng và nhiều tranh luận
(Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Như
Halkos & Paizanos (2016) luận giải, mặc dù việc nâng cao chất lượng môi trường
không phải là mục tiêu chính của các chính sách tài khóa, tuy nhiên, các chính sách
này lại tác động có ý nghĩa đến hiệu quả của các quy định môi trường và mức độ ô
nhiễm. Tuy nhiên, kênh truyền dẫn tác động của các chính sách tài khóa đến mục
tiêu bảo vệ môi trường chưa rõ ràng và còn nhiều điểm cần được làm rõ (Halkos &
Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011).
Theo đó, để trình bày chi tiết các nội dung trên, cấu trúc chương hai bao gồm
ba phần nội dung chính như sau: phần 1 trình bày về lý thuyết các nhân tố tác động
đến mức độ ÔNMT, trong đó, luận án chú trọng luận giải tác động của FDI. Phần 2
trình bày cơ sở lý thuyết phân tích vai trò của thể chế và chính sách công trong mối
quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT và phần 3 là khái lược các nghiên cứu thực
nghiệm có liên quan.
2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường
Các nghiên cứu khám khá các nhân tố tác động đến ÔNMT thường dựa trên
các nền tảng lý thuyết khác nhau, trong đó phổ biến là lý thuyết về đương cong
Kuznet và mô hình STIRPAT.
2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets
Curve - EKC)
Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế hay thu nhập là một
trong những nhân tố tác động có ý nghĩa đến mức độ ÔNMT. Trong đó, nhiều
nghiên cứu trước ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets (Environment Kuznets
Curve - EKC). Vào những năm 1950, Simon Kuznets giới thiệu giả thuyết về đường
cong Kuznets, tuy nhiên, mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT chưa được luận
giải một cách rõ ràng. Từ cơ sở này, các nghiên cứu của Grossman & Krueger
(1991, 1995), ngân hàng Thế giới WorldBank (1992), Panayotou (1993) cùng các
nghiên cứu khác đã phát triển giả thuyết này, luận giải mối quan hệ giữa hai mục
tiêu phát triển này có dạng đường cong phi tuyến chữ U ngược (inverted U shape).
Một cách khái quát, theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC),
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường được luận giải
theo quy luật đường cong phi tuyến dạng U ngược như sau: ÔNMT sẽ tăng cùng
chiều với tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn đầu của phát triển. Tuy nhiên, khi
nền kinh tế đạt đến mức ngưỡng chuyển đổi (turning point), mức độ ÔNMT bắt đầu
giảm dần khi nền kinh tế càng phát triển. Theo giả thuyết EKC, trong giai đoạn đầu
của tăng trưởng kinh tế, do các hoạt động kinh tế còn hạn chế, nguồn tài nguyên
thiên nhiên vẫn còn dồi dào và chất thải phát sinh còn ít. Theo thời gian, quá trình
phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa đã dẫn ra sự cạn kiệt đáng kể tài
nguyên thiên nhiên và chất thải ngày càng tích tụ. Trong giai đoạn này, tồn tại một
mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập hoặc tăng trưởng kinh tế (bình quân đầu
người) và suy thoái môi trường (bình quân đầu người). Tuy nhiên, nền kinh tế phát
triển đến một trình độ tiên tiến nhất định, sự tăng trưởng kinh tế, dịch vụ, công nghệ
cải tiến thân thiện với môi trường hơn, hạn chế sử dụng cơ sở vật chất của nền kinh
tế hơn sẽ làm giảm suy thoái môi trường (Beckerman, 1992; Kaika & Zervas, 2013;
Panayotou, 1993). Như Beckerman (1992) nhận định, mặc dù tăng trưởng kinh tế
thường dẫn đến suy thoái môi trường trong giai đoạn đầu của quá trình, cuối cùng,
cách tốt nhất và có lẽ là cách duy nhất để đạt được một môi trường tốt ở hầu hết các
quốc gia khi trở nên giàu có. Tương tự, theo Kaika & Zervas (2013) luận giải về giả
thuyết EKC, quá trình tăng trưởng kinh tế đến một giai đoạn sẽ hạn chế sự suy thoái
môi trường được tạo ra trong giai đoạn đầu phát triển.
Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn vấp phải một số ý kiến phản biện và quan
ngại. Theo giả thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là điều không thể tránh
khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Thực sự sẽ là rất đáng quan ngại nếu
các chính phủ cho rằng ÔNMT không là vấn đề nghiêm trọng (bởi cho rằng các tổn
hại môi trường sẽ tự động phục hồi khi nền kinh tế phát triển). Sự phục hồi của môi
trường có xảy ra hay không, điểm ngưỡng chuyển đổi ở đâu còn phụ thuộc nhiều
yếu tố và còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn, tranh luận về giả thuyết đường cong
EKC, nghiên cứu của Arrow & cộng sự (1996) với lý thuyết tới hạn xem xét khả
năng vi phạm ngưỡng môi trường trước khi nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi
EKC. Nghiên cứu luận giải rằng nếu các chính phủ chỉ tập trung vào tăng trưởng
kinh tế để cải thiện môi trường, điều này có thể gây phản tác dụng. Việc sử dụng
quá mức giới hạn các tài nguyên không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm
giảm khả năng và năng suất của các tài nguyên tái tạo trong tương lai: “Tăng trưởng
kinh tế không phải là thuốc chữa bách bệnh cho chất lượng môi trường; thực sự nó
không phải là vấn đề chính” (Halkos & Paizanos, 2016). Nghiên cứu của D. I. Stern
(2004) xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ÔNMT trong bối cảnh cạnh
tranh giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển tìm cách giảm mức độ ÔNMT ở
nước họ bằng cách “thuê” các quốc gia kém phát triển thực hiện thay các hoạt động
sản xuất gây nhiều ô nhiễm.
Bên cạnh đó, vấn đề tranh luận nhiều nhất là việc xác định điểm ngưỡng của
đường cong môi trường Kunets. Một số nghiên cứu cho rằng mức thu nhập bình
quân ngưỡng tùy thuộc vào chất gây ô nhiễm được lựa chọn phân tích, song nhiều
trường hợp nghiên cứu chỉ ra mức ngưỡng thu nhập bình quân đầu người ở khoảng
8.000 USD/năm (Grossman & Kruger, 1995). Điều này hàm ý rằng, trong giai đoạn
đầu của phát triển kinh tế, khi các nền kinh tế còn kém (mức thu nhập bình quân
đầu người dưới 8.000 USD/năm) tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì mức độ ÔNMT
càng tăng, phản ánh mối quan hệ đồng biến như phần đồ thị thứ nhất phía trái tới
của đường cong Kuznets mô tả, dẫn đến xu hướng “the race to the bottom”. Vào
thời kỳ đầu của quá trình phát triển, do các nước kém phát triển thường chú trọng
nhiều vào mục tiêu phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng đầu ra. Người dân cũng
quan tâm đến công việc và thu nhập hơn là các yếu tố môi trường như không khí
sạch hay nguồn nước trong lành. Vì vậy, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng.
Hơn nữa, mức độ phát triển kinh tế nhanh cũng đồng nghĩa với việc sử dụng các
nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, phát thải các chất ô nhiễm nhiều hơn. Qua
đó, môi trường càng bị suy thoái trầm trọng. Sau khi các nước vượt qua mức thu
nhập bình quân 8.000 USD/năm thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh, mức độ ÔNMT
càng giảm, phản ánh sự nghịch biến như phần đồ thị còn lại phía bên phải đường
Kuznets tính từ đỉnh. Điều này được luận giải là khi các nền kinh tế phát triển đến
một mức độ sẽ thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường để cải thiện ô nhiễm cũng như
người tiêu dùng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm tiêu dùng (phải sử
dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường). Qua đó, điều này buộc các nhà sản
xuất phải cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện hơn với môi trường.
Bên cạnh đó, khi đời sống cao hơn, không chỉ người dân có ý thức hơn về các giá trị
môi trường, chính phủ cũng nên nghiêm khắc hơn với các tiêu chuẩn về môi trường
( thông qua các quy định pháp luật, chính sách về môi trường chặt chẽ hơn ), tạo ra
xu hướng “the race to the top”.
Tóm lại, dù đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết đường cong môi
trường Kunets song vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt là ở các nền kinh tế
đang phát triển. Vì vậy, trong mô hình thực nghiệm, ngưới viết hướng đến khám
phá tác động của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại trường hợp các nước đang phát
triển. Ngoài ra, như C. Zhang & Zhou (2016) nhận xét, lý do chính khiến các
nghiên cứu kết luận khác nhau về các biến tác động đến ÔNMT là trình độ phát
triển kinh tế khác nhau ở từng trường hợp nghiên cứu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn tác
động này, nghiên cứu thực hiện kiểm định giả thuyết EKC tại các quốc gia đang
phát triển.
2.1.1.2.Mô hình STIRPAT
Theo Kaika & Zervas (2013) nhận định, lý thuyết EKC là nền tảng lý thuyết
cho rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ
ÔNMT. Tuy nhiên, mặc dù đã có những nghiên cứu mở rộng lý thuyết EKC song
phần chính của lý thuyết này chủ yếu vẫn là mối quan hệ giữa thu nhập (tăng trưởng
kinh tế) và mức độ ÔNMT. Theo đó, bên cạnh lý thuyết EKC, mô hình STIRPAT
cũng là nền tảng lý thuyết quan trọng của các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề
này.
Mô hình STIRPAT được phát triển từ mô hình IPAT - Impact, Population,
Affluence, Technology. Theo P. C. Stern & cộng sự (1992), Harrison & Pearce
(2000) và York & cộng sự (2003), mô hình IPAT là một nền tảng lý thuyết được
công nhận rộng rãi để phân tích tác động của các hoạt động của con người đến môi
trường. Vào đầu những năm 1970, mô hình IPAT xuất hiện từ cuộc tranh luận giữa
các học giả về những động lực chính tác động đến môi trường. Nền tảng này tiếp
tục được sử dụng rộng rãi như một khuôn khổ để phân tích các động lực của cải
thiện môi trường.
Một cách khái quát, mô hình IPAT luận giải rằng các tác động đến môi
trường là sản phẩm nhân của ba động lực chính: dân số, mức thu nhập (tiêu dùng
hoặc thu nhập bình quân đầu người) và công nghệ (tác động trên một đơn vị tiêu
dùng hoặc sản xuất). Hay nói cách khác, như York & cộng sự (2003) luận giải,
IPAT có nghĩa là I=PAT. Trong đó, I là những tác động đến môi trường
(environental Impacts), P là dân số (Population), A là sự sung túc (Affluence) và T
là công nghệ (Technology). Sự sung túc thường được phản ánh thông quan tổng sản
phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP per capita).
Dựa trên mô hình IPAT, Waggoner & Ausubel (2002) mở rộng mô hình
đánh giá những hành động tiềm năng và đòn bẩy chính sách đến việc cải thiện môi
trường. Theo đó, Mô hình ImPACT ra đời, bằng cách phân chia T thành mức tiêu
thụ trên một đơn vị GDP (C) và tác động trên mỗi đơn vị tiêu dùng (T), nghĩa là
I=PACT. Hay nói cách khác, phân tích mức độ phát thải carbon dioxide (CO2) dựa
trên mô hình IPAT truyền thống hàm ý rằng tổng phát thải (I) là sản phẩm của dân
số (P), GDP bình quân đầu người (A) và lượng phát thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP
(T) . Ngược lại, mô hình ImPACT dự đoán tổng lượng khí thải CO2 là là một hàm
số của dân số (P), GDP bình quân đầu người (A), mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi
đơn vị GDP (C) và lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị tiêu thụ năng lượng (T).
Điểm mạnh chính của IPAT và ImPACT là dựa trên nền tảng các nguyên tắc
sinh thái, có thông số rõ ràng và tiện ích của chúng trong việc minh họa cách thức
các nhân tố tác động đến môi trường (Sự thay đổi của các nhân tố sẽ tác động như
thế nào). Tuy nhiên, theo York & cộng sự (2003), hạn chế lớn của hai mô hình
IPAT và ImPACT là do các mô hình này đều ở dạng các phương trình kế toán, theo
đó, các mô hình này không cho phép kiểm định giả thuyết. Nó thể hiện một sự liên
kết theo tỷ lệ toán học giữa các nhân tố. Chẳng hạn, các mô hình thể hiện rằng nếu
tăng dân số gấp đôi sẽ dẫn đến tăng gấp đôi tác động đến môi trường khi tất cả
những yếu tố khác không đổi. Sự phát triển của lý thuyết xã hội học đòi hỏi các giả
thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố và tác động của con người có thể kiểm chứng
được với bằng chứng thực nghiệm, thay vì chỉ đơn giản được giả định trong cấu
trúc của mô hình. Chẳng hạn, giả thuyết đường cong Kuznets môi trường luận giải
rằng sự sung túc có thể tạo ra tác động phi tuyến đến ÔNMT. Đến một mức độ phát
triển nhất định, gia tăng sự sung túc thực sự có thể dẫn đến giảm tác động tiêu cực
(Grossman và Krueger, 1995).
Theo đó, các mô hình IPAT và ImPACT rất khó khăn trong việc thể hiện các
hiệu ứng không theo tỷ lệ và không tuyến tính. Để khắc phục hạn chế này, dựa trên
hai mô hình trên, Dietz & Rosa (1994) phát triển mô hình ngẫu nhiên là STIRPAT -
Stochastic Impacts by Regression on Population, Affluence and Technology, biến
phụ thuộc được giải thích bằng hồi quy các yếu tố dân số, sự sung túc và công nghệ.
Theo đó, mô hình STIRPAT thuận lợi hơn hai mô hình trước trong việc phân tích
tác động của các nhân tố đến việc cải thiện môi trường trong các trường hợp khác
nhau.(Dietz & Rosa, 1997)
Không giống như IPAT và ImPACT, mô hình STIRPAT không phải là một
phương trình kế toán. Mô hình này là một mô hình ngẫu nhiên, vì vậy, có thể được
sử dụng để kiểm định thực nghiệm các giả thuyết. Chẳng hạn, với giả thuyết Đường
cong sinh thái Kuznets (EKC), mô hình STIRPAT cho phép kiểm định giả thuyết
này với biến đo lường sự sung túc ở dạng bình phương.
Thêm vào đó, Dietz & Rosa (1994), Dietz & Rosa (1997) và York & cộng sự
(2003) biến đổi mô hình STIRPAT ở dạng hàm số logarit. Điều này cho phép các
kết quả của mô hình STIRPAT được thể hiện dưới dạng các hệ số co giãn của
những tác động của các nhân tố dân số, công nghệ và sự sung túc đến hệ sinh thái
(Ecological elasticity - EE). Hay nói cách khác, các hệ số này xác định mức độ
tăng/ giảm tỷ lệ phần trăm trong các biến độc lập trên biến phụ thuộc. Ví dụ: giá trị
1 cho nhân tố dân số hoặc sự sung túc trong phương trình STIRPAT sẽ hàm ý rằng
một trong hai biến có mối quan hệ co giãn là 1 đơn vị với tác động đến môi trường,
có nghĩa là sự gia tăng 1% dân số hoặc sự sung túc có tác động tỷ lệ đến môi trường
(McGee & cộng sự, 2015).
Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát triển thông qua việc tinh
chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình. Chẳng hạn, Jorgenson &
Clark (2013) khám phá thành phần dân số thông qua tác động của biến số quy mô
dân số của từng vùng đến lượng khí thải carbon dioxide (CO2). Tương tự, trong mô
hình STIRPAT ước tính tác động của quy mô dân số đến ô nhiễm không khí, York
& Rosa (2012) sử dụng hai biến số tổng số hộ gia đình và quy mô hộ gia đình trung
bình. Kết quả cho thấy, so với quy mô hộ gia đình trung bình, nghiên cứu cho thấy
rằng số hộ gia đình có ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ lệ ô nhiễm không khí vì mỗi hộ gia
đình mới tạo ra tác động đến môi trường tương đối cao hơn. Quan tâm đến thành
phần sự sung túc, Jorgenson & Clark (2012) xem xét tác động của tổng sản phẩm
quốc nội GDP đến lượng phát thải CO2 để quan sát mức độ phát triển kinh tế của
các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến lượng khí thải CO2. Kết quả cho thấy rằng,
cùng với tăng trưởng kinh tế, lượng khí thải carbon nói chung đang tăng theo thời
gian, tuy nhiên, nó có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Cuối cùng, quan tâm đến thành phần công nghệ, Shi (2003) sử dụng hai biến số
biểu thị công nghệ là tỷ lệ sản lượng sản xuất trên GDP và tỷ lệ sản lượng dịch vụ
trên GDP. Tương tự, M. Wang & cộng sự (2011) và P. Wang & cộng sự (2013) đo
lường thành phần công nghệ thông qua mức độ tiêu thụ năng lượng trên GDP.
Trong khi đó, Jia & cộng sự (2009) và Roberts (2011) xem xét tác động của đô thị
hóa (được đo bằng tỷ lệ phần trăm dân số trên một đơn vị diện tích đô thị và vị trí
đô thị trong khu vực đô thị) đến mức độ ÔNMT như một hoạt động đại diện cho cả
công nghệ và hiện đại hóa.
Theo đó, dựa trên trên nền tảng của mô hình STIRPAT và giả thuyết EKC
cũng như lược khảo các công trình thực nghiệm trước, người viết hướng đến kiểm
định mô hình thực nghiệm các biến tác động đến mức độ ÔNMT bao gồm : thu
nhập, mức độ tiêu thụ năng lượng, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa (Canh & cộng
sự, 2019; Lin & cộng sự, 2017; Liu & cộng sự, 2017; McGee & cộng sự, 2015).
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động FDI đến ô nhiễm môi trường
Bên cạnh các nhân tố kể trên, tác giả tập trung phân tích tác động của dòng
vốn ĐTTT (FDI) đến mức độ ÔNMT. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, FDI cũng là
nhân tố quan trọng, có thể có tác động có ý nghĩa đến mức độ ÔNMT. Lược khảo
các nghiên cứu và tình hình thực tế chỉ ra, thu hút dòng vốn FDI đang là xu hướng
chung của các quốc gia đang phát triển nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng
(Asghari, 2013; Carcovic & Levine, 2002; Dauda, 2007). Tuy nhiên, nhiều nghiên
cứu chỉ ra, dòng vốn FDI có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường.
Nghiên cứu của Sbia & cộng sự (2014) cho thấy, dòng vốn FDI có thể tạo ra những
ngoại tác, có thể tích cực hoặc tiêu cực, đến mức ÔNMT của nước chủ nhà. Tương
tự, Sung & cộng sự (2018) nhận định, mặc dù FDI được xem là một trong những
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó có thể tạo ra những ngoại tác tiêu cực đến
môi trường của nước nhận ĐTTT. Vì vậy, sẽ là rất đáng báo động nếu các quốc gia
đang phát triển đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bỏ
qua các tác động tiêu cực của nó đến môi trường.
Tuy nhiên, tác động của dòng vốn ĐTTT nước ngoài FDI đến ÔNMT cũng
tồn tại nhiều tranh luận với hai giả thuyết trái chiều: giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”
và giả thuyết “thiên đường ô nhiễm”. Một mặt, theo giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”,
khi áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn FDI
sẽ có xu hướng sử dụng và chuyển giao các hoạt động sản xuất với công nghệ xanh,
thân thiện hơn với môi trường ở nước sở tại (Birdsall & Wheeler, 1993; Hübler,
2009; Mielnik & Goldemberg, 2002; Zarsky, 1999). Từ đó, hiệu ứng lan truyền sẽ
xuất hiện, dòng vốn ĐTTT của các công ty đa quốc gia không chỉ đóng góp đáng kể
vào sản lượng công nghiệp của nước chủ nhà mà còn giúp cải thiện mức độ ÔNMT
(Zarsky, 1999). Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” luận giải, các quốc
gia đang phát triển, với những quy định về môi trường yếu kém trở thành nơi thu
hút vốn ĐTTT nước ngoài với các hoạt động sản xuất kinh doanh gây hại đến môi
trường (Jensen, 2002).
2.1.2.1. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”
Một số công trình đồng thuận với giả thuyết cải thiện môi trường cho rằng
ĐTTT nước ngoài FDI có thể có tác động tích cực đến các nỗ lực phát triển kinh tế
cũng như cải thiện ÔNMT của nước chủ nhà (Birdsall & Wheeler, 1993; Hübler,
2009; Mielnik & Goldemberg, 2002; Wallace, 1996; Zarsky, 1999).
Theo giả thuyết này, dòng vốn FDI đóng vai trò tích cực đối với mục tiêu
kinh tế của nước chủ nhà (Asghari, 2013; Zarsky, 1999). ĐTTT nước ngoài giúp
nước chủ nhà phát triển các công nghệ, kỹ năng quản lý thông qua các chương trình
đào tạo và chuyển giao công nghệ tại nước sở tại. Dòng vốn FDI cũng khuyến khích
các doanh nghiệp địa phương tăng đầu tư vào các dự án phát triển và cung cấp cơ
hội việc làm cho cả lao động lành nghề và không có kỹ năng ở nước sở tại.
Tương tự, giả thuyết này luận giải ảnh hưởng tích cực của FDI đến mức độ
cải thiện môi trường của nước sở tại. Theo Asghari (2013), các giải thích về lý do
tại sao vốn đầu tư nước ngoài có thể tạo ra tác động tích cực đến mục tiêu cải thiện
môi trường có thể tựu chung thành hai lý do chính như sau: Thứ nhất, các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài đến từ những quốc gia phát triển thường có trình độ công
nghệ tốt hơn. Ví dụ, các công ty đa quốc gia đến từ OECD thường sử dụng KHCN
thân thiện với môi trường và sở hữu hệ thống quản lý ÔNMT hiện đại hơn nhiều so
với các công ty nội địa ở các quốc gia đang phát triển (Zarsky, 1999). Áp lực các
công ty này phải tiếp tục sử dụng các công nghệ tiên tiến tại các chi nhánh của họ ở
các nước đang phát triển như trụ sở chính, do các công ty đa quốc gia này thường có
thị trường xuất khẩu lớn ở các nước OECD, nơi họ phải đáp ứng các yêu cầu cao
của người tiêu dùng và quy định của chính phủ về môi trường. Như Wallace (1996)
và Zarsky (1999) nhận định, các công nghệ như vậy cũng có thể được chuyển giao
gián tiếp cho các doanh nghiệp trong nước thông qua các hoạt động liên kết và cạnh
tranh. Thứ hai, các công ty có vốn ĐTTT nước ngoài sử dụng công nghệ sạch hơn
các công ty trong nước vì những lý do nội bộ như trình độ quản lý chuyên nghiệp và
nghiêm ngặt của công ty nước ngoài. Như Mielnik & Goldemberg (2002) lập luận,
thông qua ĐTTT, các nhà đầu tư nước ngoài mang theo công nghệ tiên tiến và quy
trình sản xuất hiện đại của họ đến các quốc gia đang phát triển. Các cải tiến này
giúp sản lượng trong nước tăng lên với mức tiêu thụ năng lượng ít hơn. Vì vậy, mức
độ ÔNMT được cải thiện. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Hübler (2009) chỉ ra,
ĐTTT nước ngoài có thể được coi là động lực để thúc đẩy phát triển các công nghệ
tiết kiệm năng lượng, qua đó, làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ.
2.1.2.2. Giả thuyết về ‘‘thiên đường ô nhiễm’’
Gắn liền với bối cảnh thực tiễn tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng các
vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng tại các quốc gia đang phát triển, các học
giả dần quan tâm nhiều hơn tác động của dòng vốn FDI đến mức độ ÔNMT tại các
quốc gia đang phát triển trong hơn một thập kỷ gần đây. Theo đó, ngược lại với giả
thuyết cải thiện ô nhiễm , nhiều nghiên cứu lại ủng hộ một giả thuyết khác là “thiên
đường ô nhiễm – Pollution Haven Hypothesis” (Cave & Blomquist, 2008; Cole,
2004; He, 2006).
Giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” có những lý giải cơ bản sau: Các đất nước
phát triển thường đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm ngặt. Điều này sẽ làm
tăng các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường như : tăng chi phí sản xuất; tăng
chi phí quản lý do phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào hay đặt ra các tiêu
chuẩn phát thải nghiêm ngặt; chi phí thay đổi các công nghệ riêng biệt để xử lý chất
thải. Để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia trong các ngành sản xuất ô
nhiễm nặng sẽ dịch chuyển các hoạt động hoặc một phần hoạt động sang các chi
nhánh ở các quốc gia đang phát triển có quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn.
Ở chiều ngược lại, chính sách môi trường ở các quốc gia đang phát triển càng lỏng
lẻo càng tạo ra sức hút đối với dòng vốn FDI từ các ngành sản xuất hàng hoá "bẩn".
Hệ quả là các quốc gia đang phát triển có thể tham gia vào một "cuộc chạy đua đến
đáy" và mức độ ÔNMT tăng lên quá mức (D. Williamson & cộng sự, 2006). Một
cách lý giải khác, theo Eskeland & Harrison (2003), sử dụng lý thuyết về lợi thế so
sánh (comparative advantage theory) có thể luận giải giả thuyết “thiên đường ô
nhiễm” một cách phù hợp nhất. Ở các quốc gia phát triển, các chi phí liên quan đến
ÔNMT thường rất cao, do đó, một số ngành công nghiệp dần mất đi lợi thế so sánh
ở tại các quốc gia này. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp vẫn có thể tạo ra lợi thế so
sánh nếu nó được dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển liên quan đến
ÔNMT thấp hơn. Theo đó, sự khác biệt về tiêu chuẩn, quy định và chi phí liên quan
đến bảo vệ môi trường tạo ra quá trình tái cấu trúc sản xuất giữa các quốc gia, đặc
biệt là các ngành công nghiệp tạo ra ÔNMT nặng. Các ngành công nghiệp ÔNMT
sẽ được dịch chuyển từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển
thông qua dòng vốn ĐTTT ra nước ngoài và hệ quả là sẽ phải đối mặt với ÔNMT
ngày càng trầm trọng tại các quốc gia đang phát triển.
Sự dịch chuyển này không chỉ dẫn đến sự tái cấu trúc sản xuất mà còn thay
đổi ở cả mô hình thương mại giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển, do đã dịch
chuyển các ngành sản xuất “bẩn”, sẽ xuất khẩu những sản phẩm “sạch”, thân thiện
hơn với môi trường. Trong khi đó, do tiếp nhận dòng vốn FDI từ các ngành sản xuất
“bẩn”, các quốc gia đang phát triển sẽ xuất khẩu những sản phẩm “bẩn”, gây suy
thoái môi trường.
Tóm lại, tác động của FDI đến mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều điểm chưa rõ
với hai giả thuyết trái chiều. Mặc dù vậy, so sánh tình hình thực tiễn tại các quốc gia
đang phát triển, luận án kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa dòng vốn FDI và mức
độ ÔNMT như giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” luận giải:
Giả thuyết 1: FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường
tại các quốc gia đang phát triển.
2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI
và ô nhiễm môi trường
Những phân tích ở phần trên cho thấy, tác động của FDI đến vấn đề cải thiện
môi trường vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận (Asghari, 2013; Sbia & cộng
sự, 2014; Sung & cộng sự, 2018). Mối quan hệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong mối quan
hệ giữa hai yếu tố này. Theo dòng nghiên cứu này, luận án tập trung lược khảo các
lý thuyết liên quan đến vai trò chính phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở
cả hai góc độ: thể chế và chính sách công.
2.2.1. Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường
2.2.1.1 Thể chế và ô nhiễm môi trường
“Tiếp cận ở góc độ thể chế, trường phái kinh tế học thể chế mới chú trọng
xem xét vai trò quan”trọng của thể chế, xem thể chế như là “nhân tố sâu” đối với
các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, tăng trưởng hay cải thiện ÔNMT. Từ những
năm thập niên 70, lý thuyết “kinh tế học thể chế mới” phát triển với một “bản sắc
riêng biệt và mạnh mẽ (Ménard & Shirley, 2005; North, 1990). So sánh với kinh tế
học tân cổ điển, các nhà kinh tế học thể chế mới cho rằng, dựa vào các thuật toán và
các giả định, các mô hình phát triển từ mô hình tân cổ điển đã lý giải mối quan hệ”
giữa các yếu tố như tăng trưởng, vốn trong nước hay đầu tư nước ngoài. “Tuy
nhiên, kinh tế học tân cổ điển giải thích quá trình thay đổi kinh tế với rất ít quan tâm
về quá trình thay đổi chính trị hoặc xã hội. Theo đó, lý thuyết kinh tế học thể chế
nghiên cứu về động cơ thúc đẩy, định hướng của con người như niềm tin, chuẩn
mực và những quy tắc mà họ tạo ra trong quá trình theo đuổi các mục tiêu. (Ménard
& Shirley, 2005).”
Thể chế là nền tảng cho các nền kinh tế dựa trên thị trường. Theo North
(1990), thể chế được định nghĩa là những ràng buộc do con người tạo ra, được cấu
trúc và có sự tương tác từ nhiều khía cạnh, cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Do đó,
thể chế liên quan đến “các quy tắc của trò chơi trong xã hội”, bao gồm các ràng
buộc không chính thức (ví dụ, các quy tắc về hành vi, quy ước, truyền thống và các
quy tắc ứng xử), các quy tắc chính thức (ví dụ, hiến pháp, luật và quy tắc), và các
đặc điểm của việc thực thi chúng. Hơn nữa, tiêu chí hình thức đề cập đến thành
phần quy tắc của các thể chế.
Quan tâm đến mối quan hệ giữa thể chế và môi trường, lý thuyết kinh tế học
thể chế mới nhận định thể chế đóng vai trò quan trọng đối với môi trường
(Fernández Fernández & cộng sự, 2018; Ménard, 2011; Paavola, 2007). Trọng tâm
của của cách tiếp cận này là xem xét vấn đề môi trường gắn liền với các khuôn khổ
quản trị quốc gia, hướng đến việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng cho các giải
pháp hiệu quả giúp cải thiện vấn đề môi trường như đạt được hành động tập thể tự
nguyện và sử dụng tài nguyên môi trường bền vững (Paavola, 2007). Theo
Fernández Fernández & cộng sự (2018), lý thuyết kinh tế học thể chế mới có thể
cung cấp một số công cụ mạnh mẽ và kiến thức hữu ích để phân tích các vấn đề môi
trường và đánh giá các câu trả lời có thể.
Theo Ménard (2011), có nhiều cách khác nhau để cung cấp hàng hóa và dịch
vụ, tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều có mặt hạn chế. Những hạn chế này tạo ra áp
lực phải liên tục đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, giao dịch không chỉ là việc chuyển
giao quyền sở hữu. Xác định, phân bổ và chuyển giao các quyền, cụ thể với trường
hợp này là quyền gây ÔNMT, đều liên quan đến chi phí giao dịch. Các chi phí này
thay đổi tùy theo phương thức tổ chức được thiết lập và tính thỏa đáng của nó đối
với các giao dịch. O. Williamson (1985) đã xác định ba thuộc tính chính các chi phí
này là: các khoản đầu tư dành riêng cho giao dịch đó; sự không chắc chắn xung
quanh giao dịch và tần số của nó.
Để đảm bảo quyền khai thác các tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên
khan hiếm, các giải pháp tổ chức khác nhau được thiết lập mặc dù chỉ một số ít là
khả thi vì các đặc điểm của giao dịch hoặc do các quy tắc của tổ chức (Fernández
Fernández & cộng sự, 2018; Ménard, 2011). Trong một thời gian dài, nhiều nghiên
cứu tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp nhằm sắp xếp các giao dịch trong một
thực thể tích hợp như thiết lập quyền quyết định trong một hệ thống phân cấp hoặc
sử dụng các thị trường phi tập trung để thực hiện nhiệm vụ này. Để minh họa, sự
phát thải CO2 có thể được quản lý thông qua cách tiếp cận “chỉ huy và kiểm soát”
của các cơ quan công quyền. Cơ quan công quyền xác định và tự thực thi các tiêu
chuẩn đối với việc phát thải khí CO2; hoặc các cơ quan này có thể chuyển giao cho
thị trường nhiệm vụ phân bổ và điều chỉnh các quyền gây ô nhiễm mà họ đã xác
định trước. Như vậy, cách thức thể chế được thiết lập sẽ tác động đến mức độ
ÔNMT.
Theo Ménard (2011), bốn thành phần thể chế có ý nghĩa đặc biệt khi nói đến
việc thiết lập, phân bổ và giám sát các quyền là: luật pháp, chính trị, hành chính và
ý thức hệ. Trong đó, vai trò chính của các chế độ pháp lý là việc định hình các
tương tác giữa các bên tham gia giao dịch. Luật pháp đóng một vai trò quan trọng
trong việc xác định hoặc xác nhận các quyền và các điều kiện chuyển nhượng của
các quyền này, chẳng hạn như quyền phát thải CO2 và cách thức các quyền này có
thể được giao dịch. Việc hình thành một cơ quan tư pháp độc lập là trọng tâm trong
việc đưa ra các cam kết đáng tin cậy cũng như đảm bảo tính tuân thủ buộc các bên
tham gia thực hiện đúng thỏa thuận. Sự thiếu hụt hoặc hạn chế của các tổ chức như
vậy ở cấp độ quốc tế giải thích một phần những khó khăn của việc xây dựng và thực
thi hiệu quả các quy tắc môi trường về các vấn đề ngoài tầm một khu vực pháp lý cụ
thể. Tuy nhiên, các cơ chế truyền dẫn từ luật pháp đến hành vi kinh tế vẫn còn
tương đối mù mờ.
Những hạn chế như vậy cũng mở đường cho sự can thiệp chính trị. Nhiều
nghiên cứu đã ghi nhận hành vi cơ hội của các chính phủ trong việc ban hành và
thực thi quy định, bao gồm cả các quy định về môi trường. Tuy nhiên, tác động của
các yếu tố chính trị đến các hoạt động cải thiện môi trường cũng còn nhiều tranh
luận. Ví dụ, các đặc điểm của hệ thống liên bang Úc, với các quyền quan trọng
được trao cho các chính quyền địa phương, khiến cho các cuộc đàm phán về lưu
vực sông Murray Darling đặc biệt phức tạp, với chi phí giao dịch chính trị cao.
Trong khi đó, việc làm sạch sông Hoàng Hà ở Trung Quốc được hưởng lợi từ năng
lực quyết định của một chính quyền trung ương hùng mạnh, mặc dù điều đó cũng
có thể cản trở sự thỏa thuận trong thời gian dài.
Một thành phần thể chế thường bị bỏ qua, hoặc nhận thức tiêu cực, liên quan
đến hiệu quả chính phủ. Trong phạm vi một quốc gia, các quan chức đóng một vai
trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện các quy tắc. Trên phạm vi quốc tế,
các chính trị gia có năng lực và các chuyên gia quốc tế là rất cần thiết để giải quyết
các tranh chấp về việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên một cách hòa
bình.
Cuối cùng, ý thức hệ, được hiểu rộng rãi là phong tục và niềm tin định hình
phần lớn các chiến lược của các tác nhân đối với một giao dịch, cũng là một thành
phần quan trọng. Trong nhiều cải cách hệ thống nước, niềm tin rằng nước là một
món quà của Mẹ thiên nhiên (hoặc Thiên Chúa) tạo ra những trở ngại mạnh mẽ,
ngay cả khi mục đích của nó không phải là để tạo ra lợi nhuận.
Tóm lại, các lập luận trên đều hàm ý tác động của các biến thể chế đến vấn
đề ÔNMT. Tuy nhiên, tác động của thể chế đến mức độ nhiễm môi trường có thể
tích cực hoặc tiêu cực đến ÔNMT. Việc cải thiện chất lượng của thể chế có ngoại
tác tích cực mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế. Theo đó, quá trình này có thể hạn
chế hoặc gia tăng lượng khí thải CO2 tùy vào mức độ phát triển kinh tế theo giả
thuyết EKC luận giải (Canh & cộng sự, 2018; Perera & Lee, 2013). Theo đó, tác giả
ước lượng tác động của thể chế đến ÔNMT với kì vọng thể chế tốt sẽ làm giảm mức
độ ÔNMT tại các nước đang phát triển:
Giả thuyết 2: Thể chế có tác động âm đến mức độ ÔNMT tại các quốc
gia đang phát triển.
2.2.1.2 Thể chế, FDI và ô nhiễm môi trường
Một trong những nguyên nhân của sự tranh luận về tác động môi trường của
FDI xuất phát từ việc thiếu một lý thuyết nền tảng, khiến cho việc suy luận trở nên
khó khăn. Các nghiên cứu thể chế gần đây chỉ ra sự phù hợp của luận giải dựa trên
thể chế trong việc giải thích tác động của FDI đến mức độ ÔNMT ở các nền quốc
gia mới nổi (Dunning & Lundan, 2008; Peng & cộng sự, 2008). Do đó, các câu hỏi
về việc liệu FDI có tạo ra ngoại ứng môi trường tiêu cực hay không và chúng khác
nhau như thế nào giữa các môi trường đô thị có thể được giải thích theo mức độ
chất lượng của thể chế.
Lược khảo nghiên cứu cho thấy, thể chế đóng một vai trò ý nghĩa trong nền
kinh tế thị trường: Chất lượng thể chế tốt hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của cơ
chế thị trường, các công ty và cá nhân có thể tham gia vào các giao dịch thị trường
mà không phải chịu các chi phí hoặc rủi ro không đáng có (North, 1990; Meyer &
cộng sự, 2009). Qua đó, sự phát triển của chất lượng thể chế ở nước chủ nhà sẽ giúp
giảm bớt các tác động tiêu cực của FDI đến môi trường. Khi chất lượng thể chế tốt,
hệ thống quản lý bảo vệ môi trường minh bạch, nhất quán và nghiêm ngặt. Chi phí
cao của hành vi vi phạm ngăn cản các công ty thực hiện những hành động gây hại
môi trường. Do đó, khi đối mặt với các tiêu chuẩn môi trường cao, các công ty đa
quốc gia phải áp dụng các chính sách môi trường nghiêm ngặt, đầu tư vào công
nghệ thân thiện với môi trường hơn và hành động có trách nhiệm hơn trong việc tạo
ra, quản lý và xử lý chất thải (King & Bleach, 2001; Christmann, 2004). Hơn nữa,
trong một đất nước có chất lượng thể chế tốt, các công ty trong nước được hưởng ít
sự bảo vệ của chính phủ hơn, khiến họ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt từ các nhà đầu tư nước ngoài ngay tại nước sở tại. Do đó, điều này thúc đẩy
họ phải tìm cách nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ. Trong những trường
hợp này, quá trình cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước kém hiệu quả
phải thay đổi. Hơn nữa, chất lượng thể chế cao cũng hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền
kinh tế, dần tạo ra một tỷ trọng cao hơn đối các ngành dịch vụ ở nước sở tại. Theo
đó, cùng với vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng đầu tư nhiều hơn
vào các dịch vụ sạch và ít đầu tư vào các ngành sản xuất tiêu thụ năng lượng (D. T.
Wang & Chen, 2014). Theo lập luận này, khi chất lượng của thể chế được nâng cao,
dòng vốn trực tiếp nước ngoài FDI có thể tạo ra tác động tích cực đối với các vấn đề
môi trường tại nước sở tại.
Ngược lại, nếu thị trường gặp trục trặc, sự yếu kém của các thể chế hỗ trợ thị
trường sẽ bóp méo sự cạnh tranh công bằng của các nhà đầu tư nước ngoài và các
doanh nghiệp trong nước. Một số công ty có thể tận dụng các ưu thế của họ (ưu thế
do các hạn chế của thể chế) để tồn tại với công nghệ lạc hậu và sản xuất chất thải
cao. Cạnh tranh thị trường không hiệu quả như vậy có thể làm trầm trọng thêm tác
động môi trường tiêu cực của FDI. Hơn nữa, hệ thống quản lý yếu kém và không
nhất quán liên quan đến việc bảo vệ môi trường cũng có thể tạo ra những kẻ hỡ để
các công ty, bao gồm cả các công ty trong nước và các công ty đa quốc gia, thực
hiện các hành vi gây hại cho môi trường. Từ cơ sở phân tích trên, luận án đưa ra giả
thuyết:
Giả thuyết 3: Thể chế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ
ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển.
2.2.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường
2.2.2.1 Chính sách công và ô nhiễm môi trường
Như Lopez & cộng sự (2008) nhận định, các nghiên cứu lý thuyết thường tập
trung luận giải về vai trò của chính sách công đối với mục tiêu phát triển kinh tế
như tăng trưởng kinh tế hay giảm nghèo. Trong khi đó, vai trò của chính sách công
đến mức độ ô nhiễm môi trường là khá ít nhưng đang dần được chú ý. Theo Q.
Zhang & cộng sự (2017), chính sách công bao gồm chính sách tài khóa, chính sách
tiền tệ và chính sách tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án tập trung
xem xét tác động của chính sách tài khóa đối với ÔNMT cũng như vai trò của các
yếu tố tài khóa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT. Theo Halkos &
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển
Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển

More Related Content

Similar to Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển (20)

Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên sự sinh trưởng cây lan...
 
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
Khóa Luận Quản Lý Giáo Dục về Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Quyết Định ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm ToánCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Trình Bày Lại Báo Cáo Tài Chính Sau Kiểm Toán
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Y dược, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng BìnhLuận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
Luận văn: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, Quảng Bình
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực huyện Lệ Thủy, tỉ...
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
 
Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt NamĐề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Đề Cương Môn Học Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
Phân tích hiệu quả của một số mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu ...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dânLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa và vai trò đối với đời sống người dân
 
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc LộcLuận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
Luận Văn Đào Tạo Lao Động Quản Lý Tại Công Phúc Lộc
 
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
Luận Văn Nhiệm Vụ của Nhân Viên Công Tác Xã Hội tại TRung Tâm Phục Hồi Chức N...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
Luận Văn Các Nhân Tố Bên Trong Đơn Vị Ảnh Hưởng Đến Minh Bạch Thông Tin Kế To...
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Luận Văn Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển

  • 1. HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT Fdi Và Ô Nhiễm Môi Trường: Vai Trò Của Chính Sách Công Ở Các Quốc Gia Đang Phát Triển Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI PGS.TS. TRẦN TIẾN KHAI Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đề tài “FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài và 2) PGS.TS Trần Tiến Khai. “Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác, ngoại trừ một số kết quả được công bố trong các công trình khoa học của chính Tác giả. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được Tác giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong Danh mục các tài liệu tham khảo.” TÁC GIẢ LUẬN ÁN Huỳnh Văn Mười Một
  • 4. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập, nghiên cứu để thực hiện các chuyên đề và luận án tại Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Quý Thầy, Cô của Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính Công đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến: PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài và PGS.TS Trần Tiến Khai, người đã luôn quan tâm, hướng dẫn tôi từ quá trình thực hiện các chuyên đề đến việc hoàn thành luận án nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Trà Vinh, đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận án, Xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy cao quý của mình. Chúc quý đồng nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn. Huỳnh Văn Mười Một
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................ii MỤC LỤC ..........................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ......................................................................ix TÓM TẮT............................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu......................................................................................3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.........................................................8 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................9 1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................9 1.4.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................9 1.4.2 Mô hình thực nghiệm......................................................................................10 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu..........................................................................................10 1.4.4 Phương pháp ước lượng...................................................................................11 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu...............................................................................11 1.6. Kết cấu luận án........................................................................................................12 CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.................................................................................................14 Giới thiệu.........................................................................................................................14 2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường...................................17 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường............................17 2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets Curve - EKC)...............................................................................................................17 2.1.1.2.Mô hình STIRPAT..........................................................................................20 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động FDI đến ô nhiễm môi trường........................23
  • 6. 2.1.2.1. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”.................................................................24 2.1.2.2. Giả thuyết về ‘‘thiên đường ô nhiễm’’ .....................................................25 2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường........................................................................................................27 2.2.1.Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường 27 2.2.1.1 Thể chế và ô nhiễm môi trường ...................................................................27 2.2.1.2 Thể chế, FDI và ô nhiễm môi trường..........................................................31 2.2.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường ..........................................................................................................................32 2.2.2.1 Chính sách công và ô nhiễm môi trường....................................................32 2.2.2.2 Chính sách công, FDI và ô nhiễm môi trường ..........................................37 2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm.................................................................................39 2.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về sự đánh đổi giữa thu nhập và môi trường (giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets -EKC).........................................39 2.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của FDI lên chất lượng môi trường 40 2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của thể chế đối trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường..........................................................................44 2.3.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thể chế đến chất lượng môi trường...................................................................................................................44 2.3.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường ........................................................................47 2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của chính sách công đối trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường...........................................................50 2.3.5. Khoảng trống nghiên cứu ...............................................................................52 Kết luận chương 2..........................................................................................................55 CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................57 Giới thiệu.........................................................................................................................57 3.1 Mô hình thực nghiệm ..............................................................................................58 3.2 Phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond hệ thống hai bước (S-GMM)66 3.3. Mô tả dữ liệu và lựa chọn các biến.......................................................................68
  • 7. 3.3.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ...............................................................................68 3.3.2 Mô tả dữ liệu .....................................................................................................68 Kết luận chương 3..........................................................................................................79 CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................80 Giới thiệu.........................................................................................................................80 4.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường..............81 4.1.1. Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường......81 4.1.2. Kiểm định giả thuyết về đường cong môi trường Kuznets-EKC................83 4.2. Kiểm định tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển .........................................................................................................................85 4.3. Kiểm định vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.......................................................................88 4.3.1. Vai trò của thể chế đối với môi trường.........................................................88 4.3.2.Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường90 4.4. Kiểm định vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển ...................................................92 4.4.1. Vai trò của chính sách công đối với môi trường........................................92 4.4.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường ..........................................................................................................................94 Kết luận Chương 4.........................................................................................................97 CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH........................................99 5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài nghiên cứu .......................................................99 5.1.1 Kết luận..............................................................................................................99 5.1.2 Các đóng góp về lý thuyết ............................................................................102 5.2 Hàm ý chính sách..................................................................................................102 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai...........................................106 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các khái niệm, tính cấp thiết và cách thức đo lường về ÔNMT
  • 8. Phụ lục 2: Các khái niệm, tính cấp thiết và cách thức phân loại về dòng vốn FDI Phụ lục 3: Phân loại dòng vốn FDI Phụ lục 4: Thực trạng thu hút dòng vốn FDI Phụ lục 5: Danh sách 86 quốc gia đang phát triển phân tích Phụ lục 6: Danh sách 2 nhóm quốc gia thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao Phụ lục 7: Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT Phụ lục 8: Kết quả kiểm định tác động của FDI đến ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển Phụ lục 9: Kết quả kiểm định vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển Phụ lục 10: Kết quả kiểm định vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển
  • 9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt CO2 Carbon dioxide FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMM General Method of Moments GEI General Environmental Institutions Thể chế môi trường chung IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu MENA Middle East and North Africa Trung Đông và Bắc Phi MIP Minority Investor Protection Thể chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số NIE New Institutional Economics Kinh tế học thể chế mới ÔNMT Environmental Pollution Ô nhiễm môi trường PPP Public-Private Partnerships Hợp tác công tư WB World Bank Ngân hàng Thế giới WDI World Development Indicators Chỉ báo phát triển thế giới WGI Worldwide Governance Indicators Chỉ báo quản trị toàn cầu
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả lược khảo tác động FDI lên môi trường...........................................42 Bảng 2.2 Kết quả lược khảo tác động của thể chế lên môi trường..............................45 Bảng 2.3 Kết quả lược khảo mối quan hệ giữa thể chế, FDI và môi trường..............49 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án.................................53 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án...............................100 Bảng 3. 1 Thống kê mô tả các biến.................................................................................76 Bảng 3. 2 Thống kê mô tả các biến thể chế (quản trị công).........................................77 Bảng 3. 3 Các biến và đo lường.......................................................................................77 Bảng 4.1 Tác động của các nhân tố đến lượng khí thải CO2 tại các nước đang phát triển......................................................................................................................................81 Bảng 4.2 Tác động của thu nhập đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển (kiểm định giả thuyết EKC).....................................................................................84 Bảng 4.3 Kết quả ước lượng ngưỡng tác động của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển.............................................................................................85 Bảng 4.4 Tác động của FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển . ..................................................................................................................................86 Bảng 4.5 Tác động của các khía cạnh thể chế đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển. ............................................................................................................88 Bảng 4.6 Vai trò của thể chế, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển......................................................................................................................................90 Bảng 4.7 Vai trò của chính sách công đối với lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển....................................................................................................................93 Bảng 4.8 Vai trò của chính sách công, FDI đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia đang phát triển....................................................................................................................94
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1 Các bước của quy trình nghiên cứu .................................................................9 Đồ thị 3. 1. Phát thải CO2 tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014 .........69 Đồ thị 3.2. FDI tại các nước đang phát triển (chia theo nhóm thu nhập) giai đoạn 2002-2014..........................................................................................................................71 Đồ thị 3. 3. Thể chế (6 chỉ tiêu) các quốc gia đang phát triển giai đoạn 2002-2014 72 Đồ thị 3. 4. Thể chế trung binh theo từng nhóm nước giai đoạn 2002-2014 ............73 Đồ thị 3. 5. Số thu thuế tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014..............74 Đồ thị 3. 6. Mức chi tiêu công tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002-2014 75
  • 12. TÓM TẮT FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Động cơ nghiên cứu của luận án xuất phát từ tình hình thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu. Số liệu thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đang phát triển theo đuổi chính sách thu hút FDI vì mục tiêu tăng trưởng mà bỏ qua các hiểm họa về môi trường. Ở một phương diện khác, khái lược các nghiên cứu trước chỉ ra, chính sách công cũng đóng vai trò có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường. Theo đó, mục tiêu của luận án nhằm đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu hàm ý, FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thể chế và chính sách công đều đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường trường hợp nghiên cứu này. Từ kết quả này, tác giả rút ra hàm ý chính sách là các quốc gia đang phát triển cần xem xét cẩn trọng trong việc tiếp nhận dòng vốn FDI và quản lý doanh nghiệp FDI hiệu quả hơn nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của nhân tố này đến môi trường. Từ khóa: FDI, ô nhiễm môi trường, chính sách công
  • 13. ABSTRACT FDI AND ENVIRONMENTAL POLLUTION: THE ROLE OF PUBLIC POLICY IN DEVELOPING COUNTRIES The research motivation of the thesis comes from practical context and research gap. Actual firgue shows that many developing countries pursue FDI attraction policies for the economic growth, while ignoring environmental hazards. Meanwhile, the research survey shows that both institutions and public policy play important roles in the relationship between FDI and environmental pollution. Accordingly, the objective of the thesis is to empirically evaluate the role of institutions and public policies in the relationship between FDI and the level of environmental pollution in developing countries. Research results show that FDI has a positive impact on the level of environmental pollution in developing countries. In particular, institutions and public policies both play important roles in the relationship between FDI and the level of environmental pollution in this case. From this result, the author draws on the policy implication that governments need to consider carefully in receiving FDI inflows and managing FDI enterprises more effectively in order to minimize negative impacts. of this factor to the environment. Keywords: FDI, pollution, public policy
  • 14. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ngày một trở thành mối quan ngại lớn tại nhiều quốc gia và là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các biến số tác động đến mức độ ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Theo đó, lý do luận án tập trung vào đề tài nghiên cứu này xuất phát từ cả hai góc độ: (1) bối cảnh thực tiễn và (2) bối cảnh lý thuyết, từ đó, nhận thấy khoảng trống nghiên cứu. Bối cảnh thực tiễn chỉ ra, vấn đề ÔNMT hiện hay là rất đáng báo động (Abid & cộng sự, 2016; DEFRA, 2010; Hill, 2010; Victor, 2017). Chất lượng môi trường ngày càng xấu đi do lượng khí thải của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày càng gia tăng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người mà còn là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh tồn của con người (Hill, 2010). Do biến đổi khí hậu, những thảm họa thiên nhiên như các siêu bão, hạn hán hay cháy rừng xảy ra liên tục với mức độ ngày càng mạnh mẽ hơn, tổn thất ngày càng nhiều hơn và trên phạm vi rộng hơn (DEFRA, 2010). Tuy nhiên, các giải pháp nhằm cải thiện ÔNMT hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong đợi và cần được nghiên cứu (Hill, 2010; Kuiper & Van den Brink, 2012; Welford, 2016). Để đối phó với vấn đề này, nhiều hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã được tổ chức, qua đó, thúc đẩy chính phủ các nước cùng chung tay giải quyết các vấn đề về ÔNMT. Nhiều thỏa thuận đã được ký kết như: Nghị định thư Kyoto 1997 về cắt giảm khí thải; Thỏa thuận Paris 2016 về chống biến đổi khí hậu…Tuy nhiên, các nỗ lực này là chưa đủ để cải thiện tình hình môi trường hiện nay (Kuiper & Van den Brink, 2012).
  • 15. Đáng chú ý, mặc dù vấn đề môi trường hiện nay là rất báo động, thực tế cho thấy nhiều quốc gia đang phát triển lại chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua sự nguy hại đến môi trường (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng sự, 2017; Ulanowicz, 2012; Welford, 1995, 2016; C. Zhang & Zhou, 2016). Nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư, các quốc gia này áp dụng các chính sách và thực thi các quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiên còn thiếu chặt chẽ và nhiều hạn chế (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng sự, 2017). Điều này dẫn đến các vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường Đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giởi ở Davos, trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng trái đất ấm lên thì đã có 9 quốc gia là các quốc gia kém và đang phát triển nằm ven biển ở các châu lục như Philippines, Nigeria, Việt Nam, Haiti, Bangladesh, Papua New Guinea, Malawi, Fiji, Sudan. Cụ thể, đô thị lớn nhất Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông (chủ yếu là khí CO2) theo thống kê gấp 1,44 lần so với mức khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới. Nếu vấn đề này không được giải quyết, điều tồi tệ hơn cả có thể xảy ra là một số quốc gia có thể bị xóa sổ bởi mực nước biển dâng cao. Vì vậy, việc khám phá về các biến tác động đến môi trường, từ đó, tìm ra các cách giải quyết hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách (Welford, 2016). Trong khi đó, về bối cảnh lý thuyết, vai trò cũng như chiều hướng tác động của các nhân tố đối với mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ (Hill, 2010; Victor, 2017). Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trước đã chỉ ra vai trò của các nhân tố khác nhau (tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, FDI, thể chế,…) đến mức độ ÔNMT (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Hill, 2010; Ibrahim & Law, 2016; Victor, 2017; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, chiều hướng, mức độ tác động cũng như kênh truyền dẫn của các nhân tố này vẫn chưa sáng tỏ và đạt được sự thống nhất, cả về lý thuyết lẫn minh chứng bằng thực nghiệm.
  • 16. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tương ứng với bối cảnh thực tế, vấn đề còn nhiều tranh luận trong chủ đề này là liệu có sự đánh đổi giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế hay không. Mặc dù nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets (Environmental Kuznets curve - EKC), giả thuyết mô tả mối quan hệ phi tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (Dinda, 2004; Grossman & Krueger, 1995; Roca & cộng sự, 2001; Ulanowicz, 2012; Welford, 2016), vấn đề này vẫn còn nhiều vấn đề cần được làm rõ. Theo Dinda (2004) luận giải, giả thuyết EKC mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT là một đường cong phi tuyến có dạng hình chữ U ngược (inverted-U-shaped relationship). Hình dạng của đường cong phi tuyến này được giải thích một cách khái quát như sau: khi nền kinh tế còn ở mức độ thấp, tăng trưởng kinh tế tạo ra tác động tiêu cực, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn do các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một giá trị ngưỡng, tăng trưởng sẽ tạo ra ngoại tác tích cực, giúp giảm đi ÔNMT bởi công nghệ tiên tiến ngày càng thân thiện hơn với môi trường. Dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết EKC vẫn chưa rõ ràng và chưa thật sự thuyết phục. Với trường hợp các quốc gia phát triển, theo Ekins (1997) và Roca & cộng sự (2001), mặc dù có những bằng chứng nhất định về mức độ ÔNMT giảm ở các quốc gia này song chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đáp ứng giả thuyết EKC một cách rõ ràng. Ở các quốc gia đang phát triển, các nghiên cứu thực nghiệm lại tìm thấy các kết quả không đồng nhất với luận giải của giả thuyết EKC (Lan & cộng sự, 2012; Roca & cộng sự, 2001; C. Zhang & Zhou, 2016). Một số quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, song các vấn đề môi trường lại ngày càng trầm trọng hơn (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; D. T. Wang & Chen, 2014; C. Zhang & Zhou, 2016). Tương tự, mô hình STIRPAT luận giải ba yếu tố chính tác động đến mức độ ÔNMT là dân số, sự sung túc và công nghệ. Dựa trên nền tảng này, các nghiên cứu thực nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT, song bằng chứng kiểm định vẫn còn nhiều khoảng trống (McGee & cộng sự, 2015; M. Wang & cộng sự, 2011; York & cộng sự, 2003).
  • 17. Tương tự, với yếu tố vốn đầu tư trực tiếp (ĐTTT) nước ngoài (FDI), trong khi phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, tác động của FDI đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự đồng nhất (Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Theo Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003; Zarsky, 1999). Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001). Lược khảo nghiên cứu chỉ ra, sự chưa thống nhất về tác động của FDI đến mức độ ÔNMT hay mối quan hệ giữa hai mục tiêu tăng trưởng và môi trường phụ thuộc rất nhiều vai trò chính phủ ở mỗi quốc gia (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Một số nghiên cứu chỉ ra, mức độ ÔNMT sẽ ngày càng trầm trọng hơn trừ khi các chính sách bảo vệ môi trường được tuân thủ nghiêm ngặt (Cole & cộng sự, 2006; Selden & Song, 1994). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích ở góc độ quản trị công và bằng chứng thực nghiệm cũng chưa rõ ràng và thống nhất (Abid & cộng sự, 2016; Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Damania & cộng sự (2003) chỉ ra tham nhũng làm suy yếu nghiêm trọng việc thực thi các chính sách môi trường. Các công chức, vì trục lợi cá nhân, thường “bỏ qua” các quy định về giảm thiểu ÔNMT. Phân tích chi tiết hơn các yếu tố thể chế, Abid & cộng sự (2016) chỉ ra tác động không đồng nhất của các biến số thể chế đối với mức độ ÔNMT. Cụ thể, mức độ ổn định chính trị, hiệu quả chính phủ, mức độ dân chủ và kiểm soát tham nhũng có tác động làm giảm lượng ÔNMT. Ngược lại, chất lượng các quy định và mức độ tuân thủ luật pháp có tác động làm tăng lượng khí thải CO2.
  • 18. Trong khi đó, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của chính phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn còn khiêm tốn và tập trung ở trường hợp các nền kinh tế phát triển (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Như Lopez & cộng sự (2008) nhận định, các nghiên cứu thường tập trung luận giải về vai trò của chính sách công đối với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, vai trò của chính sách công đến mức độ ô nhiễm môi trường là khát ít nhưng đang dần được chú ý. Theo đó, bên cạnh khía cạnh thể chế, nội dung luận án tập trung phân tích vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công (chính sách tài khóa) trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Một cách khái quát, khung phân tích của luận án được mô tả bằng sơ đồ dưới đây: Hình 1.1 Khung phân tích mối liên hệ giữa chính sách công, FDI và ô nhiễm môi trường Nguồn: tác giả tổng hợp từ lược khảo tài liệu Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu vai trò của chính phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nền kinh tế đang phát triển hiện nay là rất cần thiết và cấp bách cả về bối cảnh thực tiễn lẫn khoảng trống nghiên cứu. Theo đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “ FDI và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển”. Nghiên cứu này được thực hiện với kỳ vọng nêu bật được vai trò của
  • 19. chính phủ ở cả góc độ chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường; đây cũng là mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm lấp đầy các khe hở nghiên cứu đã tìm được. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Để đánh giá được vai trò của của chính phủ (thể chế và chính sách công) trong mối quan hệ FDI – Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014, đề tài sẽ thực hiện bốn mục tiêu phân tích cụ thể như sau: (1) Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (2) Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (3) Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính phủ ở góc độ thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường. (4) Đánh giá thực nghiệm vai trò của của chính phủ ở góc độ chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường. Để đạt bốn mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời bốn câu hỏi nghiên cứu: (1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển? (2) Tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào ? Trong đó, câu hỏi (1) trả lời cho mục tiêu thứ nhất của luận án; mục tiêu thứ hai được trả lời bằng câu hỏi (2), và các câu hỏi (3), (4) lần lược trả lời cho mục tiêu thứ ba và thứ tư của luận án.
  • 20. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT (phát thải CO2) tại các nước đang phát triển giai đoạn 2002 2014. Tuy nhiên, để làm rõ hơn mối quan hệ này, luận án chú trọng phân tích vai trò của của chính phủ ở góc độ thể chế và chính sách công (thuế và chi tiêu công) trong mối quan hệ thuế giữa FDI và mức độ ÔNMT (phát thải CO2). Ngoài ra, bên cạnh các biến nghiên cứu chính, tác giả cũng sử dụng các biến kiểm soát khác trong mô hình thực nghiệm. Các biến kiểm soát này được thiết lập dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu trước, cụ thể là: thu nhập bình quân trên đầu người, độ mở cửa giao thương, đầu tư trong nước, mức sử dụng năng lượng… Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của FDI lên phát thải CO2 và có xem xét vai trò của thể chế và chính sách công ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 – 2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Quy trình nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các bước nghiên cứu được thực hiện như sau : Sơ đồ 1.1 Các bước của quy trình nghiên cứu
  • 21. (1) Xem xét tài liệu và xác định vấn đề nghiên cứu: Xem xét các tài liệu học thuật để tìm khoảng trống nghiên cứu, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu. (2) Thiết kế mô hình và phương pháp: Trên cơ sở khung lý thuyết và các tài liệu học thuật đã nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương pháp thực nghiệm. Đề xuất các biến, thu thập dữ liệu được thực hiện trong bước này. (3) Kiểm định mô hình thực nghiệm: phân tích và xử lý dữ liệu bằng Stata, nhận xét, đánh giá các kết quả . (4) Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách : Nhận xét và thảo luận kết quả; đề xuất chính sách. 1.4.2 Mô hình thực nghiệm Cụ thể, để hoàn thành được bốn mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả phải tiến hành phân tích và thực hiện ước lượng bốn mô hình thực nghiệm dưới đây: (1) Ước lượng thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (2) Ước lượng thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (4) Ước lượng thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. 1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu ở dạng thứ cấp được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank. Cụ thể, tác giả thu thập các biến chủ yếu từ bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators- WDI ). Các chỉ số về thể chế được thu thập từ bộ chỉ số quản trị công toàn cầu (Worldwide
  • 22. Governance Indicators-WGI)1. Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ liệu 86 quốc gia đang phát triển trên thế giới, từ năm 2002 đến năm 2014. 1.4.4 Phương pháp ước lượng Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề về kinh tế lượng như tương quan chuỗi, phương sai không cố định và nhất là hiện tượng nội sinh, phương pháp kiểm định chính mà đề tài sử dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước (Arellano & Bond, 1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman (2006). 1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song các nhân tố tác động đến ÔNMT còn nhiều khoảng cần được làm rõ, cụ thể là: bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết EKC vẫn chưa rõ ràng và chủ yếu được thực hiện với trường hợp các quốc gia phát triển; các nghiên cứu thường đánh giá tác động của các yếu tố một cách riêng phần như tác động FDI lên ÔNMT hoặc kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và ÔNMT. Qua đó, vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn chưa nhiều nghiên cứu quan tâm phân tích. Theo đó, đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng tương đối khác biệt so với các nghiên cứu trước đó, cụ thể: thứ nhất, nghiên cứu kiểm định tác động của các nhân tố, đặc biệt là tác động của FDI, đến mức độ ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển. Trong đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp cho việc xử lý hiện tượng nội sinh và tương quan chuỗi (GMM hệ thống hai bước) và dữ liệu cập nhật mới giai đọan từ 2002-2014. Thứ hai, người viết đánh giá vai trò của chính phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở cả hai khía cạnh: thể chế và chính sách công. 1 Nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank: https://data.worldbank.org/
  • 23. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả ước lượng của đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp thiết thực về các chính sách, thể chế và thuế mà chính phủ ở các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn thiện và bổ sung các chính sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp tích cực cho các hoạt động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với môi trường ở các nước đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến nghị chính sách cho các quốc gia đang phát triển trong việc phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường. 1.6. Kết cấu luận án Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, nội dung luận án được trình bày thành 5 chương, cụ thể các chương được thiết kế như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, như: lý do lựa chọn đề tài, xác định các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu; quy trình và phương pháp nghiên cứu, đồng thời, cũng nói lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và lược khảo các nghiên cứu trước Chương này xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, tác giả trình bày tập trung vào: Một số khái niệm cơ bản; các lý thuyết về FDI và ÔNMT cũng như khung cơ sở về vai trò chính phủ ở cả hai góc độ thể chế cũng như chính sách công trong mối liên hệ giữa thể FDI và môi trường. Sau đó, tác giả hệ thống lại các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan; đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu. Chương 3: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương này sẽ xây dựng các mô hình thực nghiệm và đề xuất phương pháp kiểm định, bao gồm: mô hình kiểm định tác động của các nhân tố đến ÔNMT, tác động FDI đến ÔNMT; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT và vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Tại chương này,
  • 24. tác giả cũng trình bày việc đo lường biến và nguồn khai thác dữ liệu và các thống kê dữ liệu. Chương 4: Kết quả và thảo luận Từ mô hình thực nghiệm và dữ liệu thu thập của các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2014, các kỹ thuật phân tích được thực hiện. Kết quả được phân tích, đánh giá và thảo luận dựa trên cở sở lý thuyết được trình bày ở chương 2 cũng như đối chiếu với thực tiễn và các nghiên cứu học thuật trước có liên quan. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này đưa ra một số các hàm ý thiết thực về các chính sách mà chính phủ ở các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn thiện và bổ sung các chính sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp tích cực cho các hoạt động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với môi trường ở các nước đang phát triển.
  • 25. CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Giới thiệu Chương hai của luận án trình bày khung lý luận chính về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ÔNMT, trong đó, người viết tập trung vào nhân tố dòng vốn trực tiếp nước ngoài FDI. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, luận án nhấn mạnh vai trò của chính phủ ở cả hai góc độ, thể chế và chính sáchcông. Qua đó, nội dung của chương cũng là điểm tựa cho các ước lượng thực nghiệm và khuyến nghị chính sách được thực hiện ở các chương sau. Đầu tiên, lược khảo nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT được giải thích dựa trên nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau, trong đó, nổi bật là giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC và mô hình STIRPAT. Giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC luận giải về mối quan hệ giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trưởng. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố FDI đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tác động của yếu tố này đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự nhất trí. Theo đó, câu hỏi liệu có sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trước ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC, song thực trạng và các bằng chứng kiểm định thực nghiệm về giả thuyết này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng sự, 2017). Trong khi đó, mô hình STIRPAT lý giải hệ sinh thái chịu tác động của các nhân tố chính dân số, công nghệ và sự sung túc (Dietz & Rosa, 1994; Dietz & Rosa, 1997; York & cộng sự, 2003). Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát triển thông qua việc tinh chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình.
  • 26. Thứ hai, tác động của FDI đến ÔNMT được lý giải theo nhiều cách khác biệt (Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Lược khảo cho thấy, mặc dù mối quan hệ giữa ĐTTT nước ngoài và môi trường đã được nghiên cứu trong những năm gần đây, song mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều điểm cần được giải quyết (Antweiler & cộng sự, 2001; Bakhsh & cộng sự, 2017; Cole & Elliott, 2003; Cole & cộng sự, 2006; Frankel & Rose, 2005; Hill, 2010). Trong một số trường hợp, FDI có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, tuy nhiên, FDI cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường trong một số trường hợp khác (Baek & Koo, 2008; D. T. Wang & Chen, 2014; Xing & Kolstad, 2002). Theo D. T. Wang & cộng sự (2013), tác động của FDI đến chất lượng môi trường vẫn còn nhiều tranh luận với hai giả thuyết trái chiều. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003; Zarsky, 1999). Các tập đoàn nước ngoài thực thi quản lý tốt hơn và sử dụng các công nghệ tiên tiến làm cho giảm thiểu ÔNMT ở các nước được đầu tư (Zarsky, 1999). Điều này ngụ ý rằng xu hướng thiệt hại về môi trường do ĐTTT nước ngoài không được xác nhận. Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa. Để thu hút đầu tư nước ngoài, các chính phủ các nước đang phát triển có xu hướng làm suy thoái môi trường thông qua các quy định lỏng lẻo hoặc thực thi kém. Với những điều kiện này, các công ty di chuyển hoạt động đến các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp hơn, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái quá mức trong tiêu chuẩn môi trường của các nước được vốn ĐTTT (Aliyu & cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001). Thứ ba, lược khảo các công trình khoa học trước chỉ ra, chính phủ nước nhận vốn ĐTTT đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu thường chú trọng phân tích vai trò chính phủ ở góc độ thể chế (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani &
  • 27. Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Tiếp cận ở góc độ thể chế, trường phái kinh tế thể chế mới chú trọng phân tích vai trò quan trọng của thể chế, xem thể chế như là “nhân tố sâu”, đối với các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, tăng trưởng hay cải thiện ÔNMT. Xem xét trong lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề môi trường địa phương và quốc tế, các học giả thường thực hiện các nghiên cứu theo cách tiếp cận mới gọi là kinh tế sinh thái thể chế với các nghiên cứu điển hình của Bromley (1992), Schlager & Ostrom (1992), Dietz & cộng sự (2003), Ostrom (2005), Paavola & Adger (2005) và Paavola (2007). Trọng tâm của cách tiếp cận kinh tế sinh thái thể chế này là xem xét vấn đề môi trường gắn liền với các khuôn khổ quản trị quốc gia. Cách tiếp cận này hướng đến việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng cho các giải pháp hiệu quả giúp cải thiện vấn đề môi trường như đạt được hành động tập thể tự nguyện và sử dụng tài nguyên môi trường bền vững (Paavola, 2007). Các nghiên cứu vai trò của chính phủ đối với môi trường ở góc độ chính sách công còn khá khiêm tốn và mối quan hệ này còn chưa rõ ràng và nhiều tranh luận (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Như Halkos & Paizanos (2016) luận giải, mặc dù việc nâng cao chất lượng môi trường không phải là mục tiêu chính của các chính sách tài khóa, tuy nhiên, các chính sách này lại tác động có ý nghĩa đến hiệu quả của các quy định môi trường và mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, kênh truyền dẫn tác động của các chính sách tài khóa đến mục tiêu bảo vệ môi trường chưa rõ ràng và còn nhiều điểm cần được làm rõ (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011). Theo đó, để trình bày chi tiết các nội dung trên, cấu trúc chương hai bao gồm ba phần nội dung chính như sau: phần 1 trình bày về lý thuyết các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT, trong đó, luận án chú trọng luận giải tác động của FDI. Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết phân tích vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT và phần 3 là khái lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
  • 28. 2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường Các nghiên cứu khám khá các nhân tố tác động đến ÔNMT thường dựa trên các nền tảng lý thuyết khác nhau, trong đó phổ biến là lý thuyết về đương cong Kuznet và mô hình STIRPAT. 2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets Curve - EKC) Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế hay thu nhập là một trong những nhân tố tác động có ý nghĩa đến mức độ ÔNMT. Trong đó, nhiều nghiên cứu trước ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets (Environment Kuznets Curve - EKC). Vào những năm 1950, Simon Kuznets giới thiệu giả thuyết về đường cong Kuznets, tuy nhiên, mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT chưa được luận giải một cách rõ ràng. Từ cơ sở này, các nghiên cứu của Grossman & Krueger (1991, 1995), ngân hàng Thế giới WorldBank (1992), Panayotou (1993) cùng các nghiên cứu khác đã phát triển giả thuyết này, luận giải mối quan hệ giữa hai mục tiêu phát triển này có dạng đường cong phi tuyến chữ U ngược (inverted U shape). Một cách khái quát, theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC), mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường được luận giải theo quy luật đường cong phi tuyến dạng U ngược như sau: ÔNMT sẽ tăng cùng chiều với tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn đầu của phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt đến mức ngưỡng chuyển đổi (turning point), mức độ ÔNMT bắt đầu giảm dần khi nền kinh tế càng phát triển. Theo giả thuyết EKC, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, do các hoạt động kinh tế còn hạn chế, nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn dồi dào và chất thải phát sinh còn ít. Theo thời gian, quá trình phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa đã dẫn ra sự cạn kiệt đáng kể tài nguyên thiên nhiên và chất thải ngày càng tích tụ. Trong giai đoạn này, tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập hoặc tăng trưởng kinh tế (bình quân đầu người) và suy thoái môi trường (bình quân đầu người). Tuy nhiên, nền kinh tế phát triển đến một trình độ tiên tiến nhất định, sự tăng trưởng kinh tế, dịch vụ, công nghệ
  • 29. cải tiến thân thiện với môi trường hơn, hạn chế sử dụng cơ sở vật chất của nền kinh tế hơn sẽ làm giảm suy thoái môi trường (Beckerman, 1992; Kaika & Zervas, 2013; Panayotou, 1993). Như Beckerman (1992) nhận định, mặc dù tăng trưởng kinh tế thường dẫn đến suy thoái môi trường trong giai đoạn đầu của quá trình, cuối cùng, cách tốt nhất và có lẽ là cách duy nhất để đạt được một môi trường tốt ở hầu hết các quốc gia khi trở nên giàu có. Tương tự, theo Kaika & Zervas (2013) luận giải về giả thuyết EKC, quá trình tăng trưởng kinh tế đến một giai đoạn sẽ hạn chế sự suy thoái môi trường được tạo ra trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn vấp phải một số ý kiến phản biện và quan ngại. Theo giả thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Thực sự sẽ là rất đáng quan ngại nếu các chính phủ cho rằng ÔNMT không là vấn đề nghiêm trọng (bởi cho rằng các tổn hại môi trường sẽ tự động phục hồi khi nền kinh tế phát triển). Sự phục hồi của môi trường có xảy ra hay không, điểm ngưỡng chuyển đổi ở đâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố và còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn, tranh luận về giả thuyết đường cong EKC, nghiên cứu của Arrow & cộng sự (1996) với lý thuyết tới hạn xem xét khả năng vi phạm ngưỡng môi trường trước khi nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi EKC. Nghiên cứu luận giải rằng nếu các chính phủ chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế để cải thiện môi trường, điều này có thể gây phản tác dụng. Việc sử dụng quá mức giới hạn các tài nguyên không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm giảm khả năng và năng suất của các tài nguyên tái tạo trong tương lai: “Tăng trưởng kinh tế không phải là thuốc chữa bách bệnh cho chất lượng môi trường; thực sự nó không phải là vấn đề chính” (Halkos & Paizanos, 2016). Nghiên cứu của D. I. Stern (2004) xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ÔNMT trong bối cảnh cạnh tranh giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển tìm cách giảm mức độ ÔNMT ở nước họ bằng cách “thuê” các quốc gia kém phát triển thực hiện thay các hoạt động sản xuất gây nhiều ô nhiễm. Bên cạnh đó, vấn đề tranh luận nhiều nhất là việc xác định điểm ngưỡng của đường cong môi trường Kunets. Một số nghiên cứu cho rằng mức thu nhập bình
  • 30. quân ngưỡng tùy thuộc vào chất gây ô nhiễm được lựa chọn phân tích, song nhiều trường hợp nghiên cứu chỉ ra mức ngưỡng thu nhập bình quân đầu người ở khoảng 8.000 USD/năm (Grossman & Kruger, 1995). Điều này hàm ý rằng, trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, khi các nền kinh tế còn kém (mức thu nhập bình quân đầu người dưới 8.000 USD/năm) tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì mức độ ÔNMT càng tăng, phản ánh mối quan hệ đồng biến như phần đồ thị thứ nhất phía trái tới của đường cong Kuznets mô tả, dẫn đến xu hướng “the race to the bottom”. Vào thời kỳ đầu của quá trình phát triển, do các nước kém phát triển thường chú trọng nhiều vào mục tiêu phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng đầu ra. Người dân cũng quan tâm đến công việc và thu nhập hơn là các yếu tố môi trường như không khí sạch hay nguồn nước trong lành. Vì vậy, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh chóng. Hơn nữa, mức độ phát triển kinh tế nhanh cũng đồng nghĩa với việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, phát thải các chất ô nhiễm nhiều hơn. Qua đó, môi trường càng bị suy thoái trầm trọng. Sau khi các nước vượt qua mức thu nhập bình quân 8.000 USD/năm thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh, mức độ ÔNMT càng giảm, phản ánh sự nghịch biến như phần đồ thị còn lại phía bên phải đường Kuznets tính từ đỉnh. Điều này được luận giải là khi các nền kinh tế phát triển đến một mức độ sẽ thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường để cải thiện ô nhiễm cũng như người tiêu dùng đặt ra yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm tiêu dùng (phải sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường). Qua đó, điều này buộc các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó, khi đời sống cao hơn, không chỉ người dân có ý thức hơn về các giá trị môi trường, chính phủ cũng nên nghiêm khắc hơn với các tiêu chuẩn về môi trường ( thông qua các quy định pháp luật, chính sách về môi trường chặt chẽ hơn ), tạo ra xu hướng “the race to the top”. Tóm lại, dù đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết đường cong môi trường Kunets song vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy, trong mô hình thực nghiệm, ngưới viết hướng đến khám phá tác động của thu nhập đến mức độ ÔNMT tại trường hợp các nước đang phát
  • 31. triển. Ngoài ra, như C. Zhang & Zhou (2016) nhận xét, lý do chính khiến các nghiên cứu kết luận khác nhau về các biến tác động đến ÔNMT là trình độ phát triển kinh tế khác nhau ở từng trường hợp nghiên cứu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn tác động này, nghiên cứu thực hiện kiểm định giả thuyết EKC tại các quốc gia đang phát triển. 2.1.1.2.Mô hình STIRPAT Theo Kaika & Zervas (2013) nhận định, lý thuyết EKC là nền tảng lý thuyết cho rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT. Tuy nhiên, mặc dù đã có những nghiên cứu mở rộng lý thuyết EKC song phần chính của lý thuyết này chủ yếu vẫn là mối quan hệ giữa thu nhập (tăng trưởng kinh tế) và mức độ ÔNMT. Theo đó, bên cạnh lý thuyết EKC, mô hình STIRPAT cũng là nền tảng lý thuyết quan trọng của các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này. Mô hình STIRPAT được phát triển từ mô hình IPAT - Impact, Population, Affluence, Technology. Theo P. C. Stern & cộng sự (1992), Harrison & Pearce (2000) và York & cộng sự (2003), mô hình IPAT là một nền tảng lý thuyết được công nhận rộng rãi để phân tích tác động của các hoạt động của con người đến môi trường. Vào đầu những năm 1970, mô hình IPAT xuất hiện từ cuộc tranh luận giữa các học giả về những động lực chính tác động đến môi trường. Nền tảng này tiếp tục được sử dụng rộng rãi như một khuôn khổ để phân tích các động lực của cải thiện môi trường. Một cách khái quát, mô hình IPAT luận giải rằng các tác động đến môi trường là sản phẩm nhân của ba động lực chính: dân số, mức thu nhập (tiêu dùng hoặc thu nhập bình quân đầu người) và công nghệ (tác động trên một đơn vị tiêu dùng hoặc sản xuất). Hay nói cách khác, như York & cộng sự (2003) luận giải, IPAT có nghĩa là I=PAT. Trong đó, I là những tác động đến môi trường (environental Impacts), P là dân số (Population), A là sự sung túc (Affluence) và T là công nghệ (Technology). Sự sung túc thường được phản ánh thông quan tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP per capita).
  • 32. Dựa trên mô hình IPAT, Waggoner & Ausubel (2002) mở rộng mô hình đánh giá những hành động tiềm năng và đòn bẩy chính sách đến việc cải thiện môi trường. Theo đó, Mô hình ImPACT ra đời, bằng cách phân chia T thành mức tiêu thụ trên một đơn vị GDP (C) và tác động trên mỗi đơn vị tiêu dùng (T), nghĩa là I=PACT. Hay nói cách khác, phân tích mức độ phát thải carbon dioxide (CO2) dựa trên mô hình IPAT truyền thống hàm ý rằng tổng phát thải (I) là sản phẩm của dân số (P), GDP bình quân đầu người (A) và lượng phát thải CO2 trên mỗi đơn vị GDP (T) . Ngược lại, mô hình ImPACT dự đoán tổng lượng khí thải CO2 là là một hàm số của dân số (P), GDP bình quân đầu người (A), mức tiêu thụ năng lượng trên mỗi đơn vị GDP (C) và lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị tiêu thụ năng lượng (T). Điểm mạnh chính của IPAT và ImPACT là dựa trên nền tảng các nguyên tắc sinh thái, có thông số rõ ràng và tiện ích của chúng trong việc minh họa cách thức các nhân tố tác động đến môi trường (Sự thay đổi của các nhân tố sẽ tác động như thế nào). Tuy nhiên, theo York & cộng sự (2003), hạn chế lớn của hai mô hình IPAT và ImPACT là do các mô hình này đều ở dạng các phương trình kế toán, theo đó, các mô hình này không cho phép kiểm định giả thuyết. Nó thể hiện một sự liên kết theo tỷ lệ toán học giữa các nhân tố. Chẳng hạn, các mô hình thể hiện rằng nếu tăng dân số gấp đôi sẽ dẫn đến tăng gấp đôi tác động đến môi trường khi tất cả những yếu tố khác không đổi. Sự phát triển của lý thuyết xã hội học đòi hỏi các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố và tác động của con người có thể kiểm chứng được với bằng chứng thực nghiệm, thay vì chỉ đơn giản được giả định trong cấu trúc của mô hình. Chẳng hạn, giả thuyết đường cong Kuznets môi trường luận giải rằng sự sung túc có thể tạo ra tác động phi tuyến đến ÔNMT. Đến một mức độ phát triển nhất định, gia tăng sự sung túc thực sự có thể dẫn đến giảm tác động tiêu cực (Grossman và Krueger, 1995). Theo đó, các mô hình IPAT và ImPACT rất khó khăn trong việc thể hiện các hiệu ứng không theo tỷ lệ và không tuyến tính. Để khắc phục hạn chế này, dựa trên hai mô hình trên, Dietz & Rosa (1994) phát triển mô hình ngẫu nhiên là STIRPAT - Stochastic Impacts by Regression on Population, Affluence and Technology, biến
  • 33. phụ thuộc được giải thích bằng hồi quy các yếu tố dân số, sự sung túc và công nghệ. Theo đó, mô hình STIRPAT thuận lợi hơn hai mô hình trước trong việc phân tích tác động của các nhân tố đến việc cải thiện môi trường trong các trường hợp khác nhau.(Dietz & Rosa, 1997) Không giống như IPAT và ImPACT, mô hình STIRPAT không phải là một phương trình kế toán. Mô hình này là một mô hình ngẫu nhiên, vì vậy, có thể được sử dụng để kiểm định thực nghiệm các giả thuyết. Chẳng hạn, với giả thuyết Đường cong sinh thái Kuznets (EKC), mô hình STIRPAT cho phép kiểm định giả thuyết này với biến đo lường sự sung túc ở dạng bình phương. Thêm vào đó, Dietz & Rosa (1994), Dietz & Rosa (1997) và York & cộng sự (2003) biến đổi mô hình STIRPAT ở dạng hàm số logarit. Điều này cho phép các kết quả của mô hình STIRPAT được thể hiện dưới dạng các hệ số co giãn của những tác động của các nhân tố dân số, công nghệ và sự sung túc đến hệ sinh thái (Ecological elasticity - EE). Hay nói cách khác, các hệ số này xác định mức độ tăng/ giảm tỷ lệ phần trăm trong các biến độc lập trên biến phụ thuộc. Ví dụ: giá trị 1 cho nhân tố dân số hoặc sự sung túc trong phương trình STIRPAT sẽ hàm ý rằng một trong hai biến có mối quan hệ co giãn là 1 đơn vị với tác động đến môi trường, có nghĩa là sự gia tăng 1% dân số hoặc sự sung túc có tác động tỷ lệ đến môi trường (McGee & cộng sự, 2015). Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát triển thông qua việc tinh chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình. Chẳng hạn, Jorgenson & Clark (2013) khám phá thành phần dân số thông qua tác động của biến số quy mô dân số của từng vùng đến lượng khí thải carbon dioxide (CO2). Tương tự, trong mô hình STIRPAT ước tính tác động của quy mô dân số đến ô nhiễm không khí, York & Rosa (2012) sử dụng hai biến số tổng số hộ gia đình và quy mô hộ gia đình trung bình. Kết quả cho thấy, so với quy mô hộ gia đình trung bình, nghiên cứu cho thấy rằng số hộ gia đình có ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ lệ ô nhiễm không khí vì mỗi hộ gia đình mới tạo ra tác động đến môi trường tương đối cao hơn. Quan tâm đến thành phần sự sung túc, Jorgenson & Clark (2012) xem xét tác động của tổng sản phẩm
  • 34. quốc nội GDP đến lượng phát thải CO2 để quan sát mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia ảnh hưởng như thế nào đến lượng khí thải CO2. Kết quả cho thấy rằng, cùng với tăng trưởng kinh tế, lượng khí thải carbon nói chung đang tăng theo thời gian, tuy nhiên, nó có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Cuối cùng, quan tâm đến thành phần công nghệ, Shi (2003) sử dụng hai biến số biểu thị công nghệ là tỷ lệ sản lượng sản xuất trên GDP và tỷ lệ sản lượng dịch vụ trên GDP. Tương tự, M. Wang & cộng sự (2011) và P. Wang & cộng sự (2013) đo lường thành phần công nghệ thông qua mức độ tiêu thụ năng lượng trên GDP. Trong khi đó, Jia & cộng sự (2009) và Roberts (2011) xem xét tác động của đô thị hóa (được đo bằng tỷ lệ phần trăm dân số trên một đơn vị diện tích đô thị và vị trí đô thị trong khu vực đô thị) đến mức độ ÔNMT như một hoạt động đại diện cho cả công nghệ và hiện đại hóa. Theo đó, dựa trên trên nền tảng của mô hình STIRPAT và giả thuyết EKC cũng như lược khảo các công trình thực nghiệm trước, người viết hướng đến kiểm định mô hình thực nghiệm các biến tác động đến mức độ ÔNMT bao gồm : thu nhập, mức độ tiêu thụ năng lượng, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa (Canh & cộng sự, 2019; Lin & cộng sự, 2017; Liu & cộng sự, 2017; McGee & cộng sự, 2015). 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về tác động FDI đến ô nhiễm môi trường Bên cạnh các nhân tố kể trên, tác giả tập trung phân tích tác động của dòng vốn ĐTTT (FDI) đến mức độ ÔNMT. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, FDI cũng là nhân tố quan trọng, có thể có tác động có ý nghĩa đến mức độ ÔNMT. Lược khảo các nghiên cứu và tình hình thực tế chỉ ra, thu hút dòng vốn FDI đang là xu hướng chung của các quốc gia đang phát triển nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng (Asghari, 2013; Carcovic & Levine, 2002; Dauda, 2007). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra, dòng vốn FDI có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Nghiên cứu của Sbia & cộng sự (2014) cho thấy, dòng vốn FDI có thể tạo ra những ngoại tác, có thể tích cực hoặc tiêu cực, đến mức ÔNMT của nước chủ nhà. Tương tự, Sung & cộng sự (2018) nhận định, mặc dù FDI được xem là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó có thể tạo ra những ngoại tác tiêu cực đến
  • 35. môi trường của nước nhận ĐTTT. Vì vậy, sẽ là rất đáng báo động nếu các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh thu hút dòng vốn FDI vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bỏ qua các tác động tiêu cực của nó đến môi trường. Tuy nhiên, tác động của dòng vốn ĐTTT nước ngoài FDI đến ÔNMT cũng tồn tại nhiều tranh luận với hai giả thuyết trái chiều: giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” và giả thuyết “thiên đường ô nhiễm”. Một mặt, theo giả thuyết “cải thiện ô nhiễm”, khi áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn FDI sẽ có xu hướng sử dụng và chuyển giao các hoạt động sản xuất với công nghệ xanh, thân thiện hơn với môi trường ở nước sở tại (Birdsall & Wheeler, 1993; Hübler, 2009; Mielnik & Goldemberg, 2002; Zarsky, 1999). Từ đó, hiệu ứng lan truyền sẽ xuất hiện, dòng vốn ĐTTT của các công ty đa quốc gia không chỉ đóng góp đáng kể vào sản lượng công nghiệp của nước chủ nhà mà còn giúp cải thiện mức độ ÔNMT (Zarsky, 1999). Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” luận giải, các quốc gia đang phát triển, với những quy định về môi trường yếu kém trở thành nơi thu hút vốn ĐTTT nước ngoài với các hoạt động sản xuất kinh doanh gây hại đến môi trường (Jensen, 2002). 2.1.2.1. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” Một số công trình đồng thuận với giả thuyết cải thiện môi trường cho rằng ĐTTT nước ngoài FDI có thể có tác động tích cực đến các nỗ lực phát triển kinh tế cũng như cải thiện ÔNMT của nước chủ nhà (Birdsall & Wheeler, 1993; Hübler, 2009; Mielnik & Goldemberg, 2002; Wallace, 1996; Zarsky, 1999). Theo giả thuyết này, dòng vốn FDI đóng vai trò tích cực đối với mục tiêu kinh tế của nước chủ nhà (Asghari, 2013; Zarsky, 1999). ĐTTT nước ngoài giúp nước chủ nhà phát triển các công nghệ, kỹ năng quản lý thông qua các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ tại nước sở tại. Dòng vốn FDI cũng khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tăng đầu tư vào các dự án phát triển và cung cấp cơ hội việc làm cho cả lao động lành nghề và không có kỹ năng ở nước sở tại.
  • 36. Tương tự, giả thuyết này luận giải ảnh hưởng tích cực của FDI đến mức độ cải thiện môi trường của nước sở tại. Theo Asghari (2013), các giải thích về lý do tại sao vốn đầu tư nước ngoài có thể tạo ra tác động tích cực đến mục tiêu cải thiện môi trường có thể tựu chung thành hai lý do chính như sau: Thứ nhất, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đến từ những quốc gia phát triển thường có trình độ công nghệ tốt hơn. Ví dụ, các công ty đa quốc gia đến từ OECD thường sử dụng KHCN thân thiện với môi trường và sở hữu hệ thống quản lý ÔNMT hiện đại hơn nhiều so với các công ty nội địa ở các quốc gia đang phát triển (Zarsky, 1999). Áp lực các công ty này phải tiếp tục sử dụng các công nghệ tiên tiến tại các chi nhánh của họ ở các nước đang phát triển như trụ sở chính, do các công ty đa quốc gia này thường có thị trường xuất khẩu lớn ở các nước OECD, nơi họ phải đáp ứng các yêu cầu cao của người tiêu dùng và quy định của chính phủ về môi trường. Như Wallace (1996) và Zarsky (1999) nhận định, các công nghệ như vậy cũng có thể được chuyển giao gián tiếp cho các doanh nghiệp trong nước thông qua các hoạt động liên kết và cạnh tranh. Thứ hai, các công ty có vốn ĐTTT nước ngoài sử dụng công nghệ sạch hơn các công ty trong nước vì những lý do nội bộ như trình độ quản lý chuyên nghiệp và nghiêm ngặt của công ty nước ngoài. Như Mielnik & Goldemberg (2002) lập luận, thông qua ĐTTT, các nhà đầu tư nước ngoài mang theo công nghệ tiên tiến và quy trình sản xuất hiện đại của họ đến các quốc gia đang phát triển. Các cải tiến này giúp sản lượng trong nước tăng lên với mức tiêu thụ năng lượng ít hơn. Vì vậy, mức độ ÔNMT được cải thiện. Tương tự, kết quả nghiên cứu của Hübler (2009) chỉ ra, ĐTTT nước ngoài có thể được coi là động lực để thúc đẩy phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng, qua đó, làm giảm lượng năng lượng tiêu thụ. 2.1.2.2. Giả thuyết về ‘‘thiên đường ô nhiễm’’ Gắn liền với bối cảnh thực tiễn tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng các vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng tại các quốc gia đang phát triển, các học giả dần quan tâm nhiều hơn tác động của dòng vốn FDI đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển trong hơn một thập kỷ gần đây. Theo đó, ngược lại với giả thuyết cải thiện ô nhiễm , nhiều nghiên cứu lại ủng hộ một giả thuyết khác là “thiên
  • 37. đường ô nhiễm – Pollution Haven Hypothesis” (Cave & Blomquist, 2008; Cole, 2004; He, 2006). Giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” có những lý giải cơ bản sau: Các đất nước phát triển thường đặt ra các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm ngặt. Điều này sẽ làm tăng các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường như : tăng chi phí sản xuất; tăng chi phí quản lý do phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào hay đặt ra các tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt; chi phí thay đổi các công nghệ riêng biệt để xử lý chất thải. Để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia trong các ngành sản xuất ô nhiễm nặng sẽ dịch chuyển các hoạt động hoặc một phần hoạt động sang các chi nhánh ở các quốc gia đang phát triển có quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn. Ở chiều ngược lại, chính sách môi trường ở các quốc gia đang phát triển càng lỏng lẻo càng tạo ra sức hút đối với dòng vốn FDI từ các ngành sản xuất hàng hoá "bẩn". Hệ quả là các quốc gia đang phát triển có thể tham gia vào một "cuộc chạy đua đến đáy" và mức độ ÔNMT tăng lên quá mức (D. Williamson & cộng sự, 2006). Một cách lý giải khác, theo Eskeland & Harrison (2003), sử dụng lý thuyết về lợi thế so sánh (comparative advantage theory) có thể luận giải giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” một cách phù hợp nhất. Ở các quốc gia phát triển, các chi phí liên quan đến ÔNMT thường rất cao, do đó, một số ngành công nghiệp dần mất đi lợi thế so sánh ở tại các quốc gia này. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp vẫn có thể tạo ra lợi thế so sánh nếu nó được dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển liên quan đến ÔNMT thấp hơn. Theo đó, sự khác biệt về tiêu chuẩn, quy định và chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường tạo ra quá trình tái cấu trúc sản xuất giữa các quốc gia, đặc biệt là các ngành công nghiệp tạo ra ÔNMT nặng. Các ngành công nghiệp ÔNMT sẽ được dịch chuyển từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển thông qua dòng vốn ĐTTT ra nước ngoài và hệ quả là sẽ phải đối mặt với ÔNMT ngày càng trầm trọng tại các quốc gia đang phát triển. Sự dịch chuyển này không chỉ dẫn đến sự tái cấu trúc sản xuất mà còn thay đổi ở cả mô hình thương mại giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển, do đã dịch chuyển các ngành sản xuất “bẩn”, sẽ xuất khẩu những sản phẩm “sạch”, thân thiện
  • 38. hơn với môi trường. Trong khi đó, do tiếp nhận dòng vốn FDI từ các ngành sản xuất “bẩn”, các quốc gia đang phát triển sẽ xuất khẩu những sản phẩm “bẩn”, gây suy thoái môi trường. Tóm lại, tác động của FDI đến mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều điểm chưa rõ với hai giả thuyết trái chiều. Mặc dù vậy, so sánh tình hình thực tiễn tại các quốc gia đang phát triển, luận án kỳ vọng mối quan hệ đồng biến giữa dòng vốn FDI và mức độ ÔNMT như giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” luận giải: Giả thuyết 1: FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. 2.2. Cơ sở lý thuyết về vai trò của của chính phủ đối với mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường Những phân tích ở phần trên cho thấy, tác động của FDI đến vấn đề cải thiện môi trường vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận (Asghari, 2013; Sbia & cộng sự, 2014; Sung & cộng sự, 2018). Mối quan hệ này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Theo dòng nghiên cứu này, luận án tập trung lược khảo các lý thuyết liên quan đến vai trò chính phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT ở cả hai góc độ: thể chế và chính sách công. 2.2.1. Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường 2.2.1.1 Thể chế và ô nhiễm môi trường “Tiếp cận ở góc độ thể chế, trường phái kinh tế học thể chế mới chú trọng xem xét vai trò quan”trọng của thể chế, xem thể chế như là “nhân tố sâu” đối với các mục tiêu xã hội như giảm nghèo, tăng trưởng hay cải thiện ÔNMT. Từ những năm thập niên 70, lý thuyết “kinh tế học thể chế mới” phát triển với một “bản sắc riêng biệt và mạnh mẽ (Ménard & Shirley, 2005; North, 1990). So sánh với kinh tế học tân cổ điển, các nhà kinh tế học thể chế mới cho rằng, dựa vào các thuật toán và các giả định, các mô hình phát triển từ mô hình tân cổ điển đã lý giải mối quan hệ” giữa các yếu tố như tăng trưởng, vốn trong nước hay đầu tư nước ngoài. “Tuy
  • 39. nhiên, kinh tế học tân cổ điển giải thích quá trình thay đổi kinh tế với rất ít quan tâm về quá trình thay đổi chính trị hoặc xã hội. Theo đó, lý thuyết kinh tế học thể chế nghiên cứu về động cơ thúc đẩy, định hướng của con người như niềm tin, chuẩn mực và những quy tắc mà họ tạo ra trong quá trình theo đuổi các mục tiêu. (Ménard & Shirley, 2005).” Thể chế là nền tảng cho các nền kinh tế dựa trên thị trường. Theo North (1990), thể chế được định nghĩa là những ràng buộc do con người tạo ra, được cấu trúc và có sự tương tác từ nhiều khía cạnh, cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Do đó, thể chế liên quan đến “các quy tắc của trò chơi trong xã hội”, bao gồm các ràng buộc không chính thức (ví dụ, các quy tắc về hành vi, quy ước, truyền thống và các quy tắc ứng xử), các quy tắc chính thức (ví dụ, hiến pháp, luật và quy tắc), và các đặc điểm của việc thực thi chúng. Hơn nữa, tiêu chí hình thức đề cập đến thành phần quy tắc của các thể chế. Quan tâm đến mối quan hệ giữa thể chế và môi trường, lý thuyết kinh tế học thể chế mới nhận định thể chế đóng vai trò quan trọng đối với môi trường (Fernández Fernández & cộng sự, 2018; Ménard, 2011; Paavola, 2007). Trọng tâm của của cách tiếp cận này là xem xét vấn đề môi trường gắn liền với các khuôn khổ quản trị quốc gia, hướng đến việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng cho các giải pháp hiệu quả giúp cải thiện vấn đề môi trường như đạt được hành động tập thể tự nguyện và sử dụng tài nguyên môi trường bền vững (Paavola, 2007). Theo Fernández Fernández & cộng sự (2018), lý thuyết kinh tế học thể chế mới có thể cung cấp một số công cụ mạnh mẽ và kiến thức hữu ích để phân tích các vấn đề môi trường và đánh giá các câu trả lời có thể. Theo Ménard (2011), có nhiều cách khác nhau để cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên, tất cả các giải pháp đều có mặt hạn chế. Những hạn chế này tạo ra áp lực phải liên tục đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, giao dịch không chỉ là việc chuyển giao quyền sở hữu. Xác định, phân bổ và chuyển giao các quyền, cụ thể với trường hợp này là quyền gây ÔNMT, đều liên quan đến chi phí giao dịch. Các chi phí này thay đổi tùy theo phương thức tổ chức được thiết lập và tính thỏa đáng của nó đối
  • 40. với các giao dịch. O. Williamson (1985) đã xác định ba thuộc tính chính các chi phí này là: các khoản đầu tư dành riêng cho giao dịch đó; sự không chắc chắn xung quanh giao dịch và tần số của nó. Để đảm bảo quyền khai thác các tài nguyên, đặc biệt là các nguồn tài nguyên khan hiếm, các giải pháp tổ chức khác nhau được thiết lập mặc dù chỉ một số ít là khả thi vì các đặc điểm của giao dịch hoặc do các quy tắc của tổ chức (Fernández Fernández & cộng sự, 2018; Ménard, 2011). Trong một thời gian dài, nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp nhằm sắp xếp các giao dịch trong một thực thể tích hợp như thiết lập quyền quyết định trong một hệ thống phân cấp hoặc sử dụng các thị trường phi tập trung để thực hiện nhiệm vụ này. Để minh họa, sự phát thải CO2 có thể được quản lý thông qua cách tiếp cận “chỉ huy và kiểm soát” của các cơ quan công quyền. Cơ quan công quyền xác định và tự thực thi các tiêu chuẩn đối với việc phát thải khí CO2; hoặc các cơ quan này có thể chuyển giao cho thị trường nhiệm vụ phân bổ và điều chỉnh các quyền gây ô nhiễm mà họ đã xác định trước. Như vậy, cách thức thể chế được thiết lập sẽ tác động đến mức độ ÔNMT. Theo Ménard (2011), bốn thành phần thể chế có ý nghĩa đặc biệt khi nói đến việc thiết lập, phân bổ và giám sát các quyền là: luật pháp, chính trị, hành chính và ý thức hệ. Trong đó, vai trò chính của các chế độ pháp lý là việc định hình các tương tác giữa các bên tham gia giao dịch. Luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hoặc xác nhận các quyền và các điều kiện chuyển nhượng của các quyền này, chẳng hạn như quyền phát thải CO2 và cách thức các quyền này có thể được giao dịch. Việc hình thành một cơ quan tư pháp độc lập là trọng tâm trong việc đưa ra các cam kết đáng tin cậy cũng như đảm bảo tính tuân thủ buộc các bên tham gia thực hiện đúng thỏa thuận. Sự thiếu hụt hoặc hạn chế của các tổ chức như vậy ở cấp độ quốc tế giải thích một phần những khó khăn của việc xây dựng và thực thi hiệu quả các quy tắc môi trường về các vấn đề ngoài tầm một khu vực pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, các cơ chế truyền dẫn từ luật pháp đến hành vi kinh tế vẫn còn tương đối mù mờ.
  • 41. Những hạn chế như vậy cũng mở đường cho sự can thiệp chính trị. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận hành vi cơ hội của các chính phủ trong việc ban hành và thực thi quy định, bao gồm cả các quy định về môi trường. Tuy nhiên, tác động của các yếu tố chính trị đến các hoạt động cải thiện môi trường cũng còn nhiều tranh luận. Ví dụ, các đặc điểm của hệ thống liên bang Úc, với các quyền quan trọng được trao cho các chính quyền địa phương, khiến cho các cuộc đàm phán về lưu vực sông Murray Darling đặc biệt phức tạp, với chi phí giao dịch chính trị cao. Trong khi đó, việc làm sạch sông Hoàng Hà ở Trung Quốc được hưởng lợi từ năng lực quyết định của một chính quyền trung ương hùng mạnh, mặc dù điều đó cũng có thể cản trở sự thỏa thuận trong thời gian dài. Một thành phần thể chế thường bị bỏ qua, hoặc nhận thức tiêu cực, liên quan đến hiệu quả chính phủ. Trong phạm vi một quốc gia, các quan chức đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế và thực hiện các quy tắc. Trên phạm vi quốc tế, các chính trị gia có năng lực và các chuyên gia quốc tế là rất cần thiết để giải quyết các tranh chấp về việc sử dụng và khai thác các nguồn tài nguyên một cách hòa bình. Cuối cùng, ý thức hệ, được hiểu rộng rãi là phong tục và niềm tin định hình phần lớn các chiến lược của các tác nhân đối với một giao dịch, cũng là một thành phần quan trọng. Trong nhiều cải cách hệ thống nước, niềm tin rằng nước là một món quà của Mẹ thiên nhiên (hoặc Thiên Chúa) tạo ra những trở ngại mạnh mẽ, ngay cả khi mục đích của nó không phải là để tạo ra lợi nhuận. Tóm lại, các lập luận trên đều hàm ý tác động của các biến thể chế đến vấn đề ÔNMT. Tuy nhiên, tác động của thể chế đến mức độ nhiễm môi trường có thể tích cực hoặc tiêu cực đến ÔNMT. Việc cải thiện chất lượng của thể chế có ngoại tác tích cực mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế. Theo đó, quá trình này có thể hạn chế hoặc gia tăng lượng khí thải CO2 tùy vào mức độ phát triển kinh tế theo giả thuyết EKC luận giải (Canh & cộng sự, 2018; Perera & Lee, 2013). Theo đó, tác giả ước lượng tác động của thể chế đến ÔNMT với kì vọng thể chế tốt sẽ làm giảm mức độ ÔNMT tại các nước đang phát triển:
  • 42. Giả thuyết 2: Thể chế có tác động âm đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. 2.2.1.2 Thể chế, FDI và ô nhiễm môi trường Một trong những nguyên nhân của sự tranh luận về tác động môi trường của FDI xuất phát từ việc thiếu một lý thuyết nền tảng, khiến cho việc suy luận trở nên khó khăn. Các nghiên cứu thể chế gần đây chỉ ra sự phù hợp của luận giải dựa trên thể chế trong việc giải thích tác động của FDI đến mức độ ÔNMT ở các nền quốc gia mới nổi (Dunning & Lundan, 2008; Peng & cộng sự, 2008). Do đó, các câu hỏi về việc liệu FDI có tạo ra ngoại ứng môi trường tiêu cực hay không và chúng khác nhau như thế nào giữa các môi trường đô thị có thể được giải thích theo mức độ chất lượng của thể chế. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, thể chế đóng một vai trò ý nghĩa trong nền kinh tế thị trường: Chất lượng thể chế tốt hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động của cơ chế thị trường, các công ty và cá nhân có thể tham gia vào các giao dịch thị trường mà không phải chịu các chi phí hoặc rủi ro không đáng có (North, 1990; Meyer & cộng sự, 2009). Qua đó, sự phát triển của chất lượng thể chế ở nước chủ nhà sẽ giúp giảm bớt các tác động tiêu cực của FDI đến môi trường. Khi chất lượng thể chế tốt, hệ thống quản lý bảo vệ môi trường minh bạch, nhất quán và nghiêm ngặt. Chi phí cao của hành vi vi phạm ngăn cản các công ty thực hiện những hành động gây hại môi trường. Do đó, khi đối mặt với các tiêu chuẩn môi trường cao, các công ty đa quốc gia phải áp dụng các chính sách môi trường nghiêm ngặt, đầu tư vào công nghệ thân thiện với môi trường hơn và hành động có trách nhiệm hơn trong việc tạo ra, quản lý và xử lý chất thải (King & Bleach, 2001; Christmann, 2004). Hơn nữa, trong một đất nước có chất lượng thể chế tốt, các công ty trong nước được hưởng ít sự bảo vệ của chính phủ hơn, khiến họ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà đầu tư nước ngoài ngay tại nước sở tại. Do đó, điều này thúc đẩy họ phải tìm cách nâng cao năng suất và đổi mới công nghệ. Trong những trường hợp này, quá trình cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước kém hiệu quả phải thay đổi. Hơn nữa, chất lượng thể chế cao cũng hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền
  • 43. kinh tế, dần tạo ra một tỷ trọng cao hơn đối các ngành dịch vụ ở nước sở tại. Theo đó, cùng với vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ sạch và ít đầu tư vào các ngành sản xuất tiêu thụ năng lượng (D. T. Wang & Chen, 2014). Theo lập luận này, khi chất lượng của thể chế được nâng cao, dòng vốn trực tiếp nước ngoài FDI có thể tạo ra tác động tích cực đối với các vấn đề môi trường tại nước sở tại. Ngược lại, nếu thị trường gặp trục trặc, sự yếu kém của các thể chế hỗ trợ thị trường sẽ bóp méo sự cạnh tranh công bằng của các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Một số công ty có thể tận dụng các ưu thế của họ (ưu thế do các hạn chế của thể chế) để tồn tại với công nghệ lạc hậu và sản xuất chất thải cao. Cạnh tranh thị trường không hiệu quả như vậy có thể làm trầm trọng thêm tác động môi trường tiêu cực của FDI. Hơn nữa, hệ thống quản lý yếu kém và không nhất quán liên quan đến việc bảo vệ môi trường cũng có thể tạo ra những kẻ hỡ để các công ty, bao gồm cả các công ty trong nước và các công ty đa quốc gia, thực hiện các hành vi gây hại cho môi trường. Từ cơ sở phân tích trên, luận án đưa ra giả thuyết: Giả thuyết 3: Thể chế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. 2.2.2. Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường 2.2.2.1 Chính sách công và ô nhiễm môi trường Như Lopez & cộng sự (2008) nhận định, các nghiên cứu lý thuyết thường tập trung luận giải về vai trò của chính sách công đối với mục tiêu phát triển kinh tế như tăng trưởng kinh tế hay giảm nghèo. Trong khi đó, vai trò của chính sách công đến mức độ ô nhiễm môi trường là khá ít nhưng đang dần được chú ý. Theo Q. Zhang & cộng sự (2017), chính sách công bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách tài chính. Trong phạm vi nghiên cứu này, luận án tập trung xem xét tác động của chính sách tài khóa đối với ÔNMT cũng như vai trò của các yếu tố tài khóa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ÔNMT. Theo Halkos &