SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
Cần Thơ – Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG THỦY SẢN

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ (AQ226)
SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS: nguyễn Thị Ngọc Anh
Sinh viên thực hiện: Đào Duy Tùng
Mã số sinh viên: B2008208
Lớp: TS2013T1
Khóa: K46
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 1 
LỜI CẢM ƠN

Báo cáo “SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ” là quá trình nổ lực
không ngừng nghỉ của tôi trong trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình
thực tập tại Công ty sản xuất giống Việt – Úc.
Những bước đầu làm quen với bài báo cáo, tôi gặp không ít khó khăn trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu và viết bài nhưng được sự giúp đỡ tận tình từ phía thầy cô cùng
các đồng nghiệp tại trại giống tôi đã dần thích ứng với việc tìm hiểu, nghiên cứu và đã
thu thập được rất nhiều thông tin giúp ích rất nhiều cho bài báo cáo. Qua trang viết này
tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong quá tình học
tập – nghiên cứu trong thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến toàn thể Tập đoàn
Việt – Úc đã không ngần ngại đồng thuận cho tôi tham gia chuyến thực tập bổ ích này.
Trong thời gian thực tập, tôi được các anh chị đối đãi như đồng nghiệp và những đãi
ngộ đặc biệt từ các ban lãnh đạo. Được sự cho phép của quý lãnh đạo Công ty, tôi có
thể sử dụng những hình ảnh và thông tin để đưa vào bài báo. Kính mong quý thầy cô
cùng toàn thể đọc giả đón nhận. Tôi rất biết ơn và sẽ đón nhận tất cả các góp ý từ phía
người đọc.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 07 năm 2023
Người thực hiện báo cáo
Đào Duy Tùng
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 2 
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 1
MỤC LỤC................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG....................................................................................6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...........................................................................7
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................9
1.1. Giới thiệu chung.............................................................................9
1.2. Các hoạt động...............................................................................10
1.3. Sơ đồ khu trại giống PL................................................................10
1.4. Nội dung thực hiên ...................................................................... 11
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................12
1. Đối tượng.........................................................................................12
1.1. Đặc điểm phân bố ....................................................................12
1.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................13
1.3. Tập tính ....................................................................................13
1.4. Đặc điểm sinh sản ....................................................................13
2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ..................................................14
2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.......................14
2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam......................15
2.3. Sản lượng khai thác tự nhiên....................................................16
2.4. Ưu, nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ..................17
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............18
1. Thời gian và địa điểm......................................................................18
1.2. Tổng quan về Tập đoàn Việt -Úc .............................................19
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 3 
1.3. Giới thiệu về tôm giống VUS LEADER 21.............................20
1.4. Vật liệu.....................................................................................21
1.4.1. Dụng cụ...........................................................................21
1.4.2. Hóa chất......................................................................... 23
2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................25
2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................25
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp ......................... 25
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp.......................... 26
2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................26
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................27
I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ... 27
1. Nguồn nước và cách xử lý nước......................................................27
1.1. Nguồn nước..............................................................................27
1.2. Quản lý môi trường nước........................................................ 26
1.3. Xử lý nước................................................................................28
2. Quy trình vệ sinh trại.......................................................................29
2.1. Sơ đồ quy trình vệ sinh trại..................................................... 29
2.2. Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius .................31
3. Chuẩn bị bể và vệ sinh trại ..............................................................31
3.1. Bể ương....................................................................................31
3.1.1. Thiết kế và kích thước ....................................................32
3.1.3. Hệ thống nước thải .........................................................33
3.2. Vệ sinh trại...............................................................................33
3.2.1. Ngâm soda (Na2CO3)..................................................... 35
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 4 
3.2.2. Xịt rửa trại bằng soda (Na2CO3).................................... 35
3.2.3. So sánh giữa vôi trong (Ca(OH)2) và soda.................... 36
3.2.4. Xịt rửa trại bằng Chlorine.............................................. 37
3.2.5. Xông formol và thuốc tím ............................................. 38
3.2.6. Chà rửa bể băng xà phòng ............................................. 38
3.2.7. Ủ formol ........................................................................ 38
4. Cấp nước và xử lý nước ..................................................................39
4.1. Cấp nước. .................................................................................39
4.2. Xử lý nước................................................................................39
5. Tắm và lắp Nauplius........................................................................40
6. Quá trình thay nước.........................................................................41
7. Kiểm soát các yếu tố môi trường.....................................................42
7.1.Yếu tố vật lý..............................................................................42
7.1.1. Nhiệt độ ......................................................................... 42
7.1.2. Độ mặn .......................................................................... 43
7.2. yếu tố hóa học ..........................................................................44
7.3. Thu hoạch.................................................................................45
7.3.1. Cách thu hoạch .............................................................. 46
7.3.2. Đóng gói ........................................................................ 46
7.3.2. Vận chuyển.................................................................... 46
8. Men vi sinh......................................................................................47
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ẤU TRÙNG..................................................48
1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm.......................................49
1.1. Giai đoạn Nauplius...................................................................49
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 5 
1.2 Giai đoạn Protozae....................................................................50
1.3. Giai đoạn Mysis: ......................................................................52
1.4. Giai đoạn postlarvae: ...............................................................53
2. THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG ........................................................54
2.1. Thức ăn.....................................................................................54
2.1.1. Tảo..................................................................................55
2.1.2. Thức ăn tổng hơp........................................................... 55
2.1.3. Artemia .......................................................................... 57
2.2.Công nghệ SEP-ART ................................................................59
3. Kỹ thuật và chế độ cho ăn ...............................................................61
3.1. kỹ thuật cho ăn .........................................................................61
3.2. Chế độ cho ăn...........................................................................62
4.Chế độ sục khí ..................................................................................63
5. Theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường.......................................64
5.1. Theo dõi diễn biến nhiệt độ......................................................64
5.2. Diễn biến pH trong bể ương.....................................................65
5.3. Diễn biến độ mặn trong bể ương..............................................65
5.4. Tỷ lệ sống ở hai đợt ương ........................................................66
6. Quan sát hoạt động của ấu trùng. ....................................................66
III. Những thuận lợi và khó khăn trong chuyến thực tập.......................... 65
1. Thuận lơi......................................................................................... 68
2. Khó khăn ........................................................................................ 68
KẾT LUẬN .........................................................................................70
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 6 
DANH MỤC BẢNG
  
Bảng 1: Các hoạt động đã tham gia.............................................................................. 10
Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ...................................................... 16
Bảng 3: Ưu, nhược điểm của tôm thẻ chân trắng......................................................... 17
Bảng 4: Các dụng cụ cần thiết...................................................................................... 21
Bảng 5: Các hóa chất cần thiết ..................................................................................... 24
Bảng 6: Chuẩn bị vệ sinh trại ....................................................................................... 34
Bảng 7: Dụng cụ cấp nước ........................................................................................... 39
Bảng 8: Chuẩn bị xử lý nước........................................................................................ 40
Bảng 9: Dụng cụ cần thiết lắp Nauplius....................................................................... 40
Bảng 10: Dụng cụ thay nước........................................................................................ 41
Bảng 11: Dụng cụ thu hoạch PL................................................................................... 45
Bảng 12: Công dụng của Vitamin C............................................................................. 56
Bảng 13: Thức ăn tổng hợp .......................................................................................... 56
Bảng 14: Thành phần thức ăn tổng hợp ....................................................................... 57
Bảng 15: Định mức thức ăn tổng hợp cho các giai đoạn ............................................. 62
Bảng 16: Khung giờ cho ăn.......................................................................................... 63
Bảng 17: Các thao tác chỉnh khí ở giai đoạn Zoea....................................................... 63
Bảng 18: Các thao tác chỉnh khí ở giai đoạn Mysis..................................................... 64
Bảng 19: Các thao tác chỉnh khí, thay nước giai đoạn PL ........................................... 64
Bảng 20: Tỷ lệ sống ở hai đợt ương ............................................................................. 66
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 7 
DANH MỤC HÌNH ẢNH
  
Hình 1: Sơ đồ khu trại giống PL ................................................................................ 10
Hình 2: Sơ đồ khối nội dung thực hiện ...................................................................... 11
Hình 3: Litopenaeus vannamei................................................................................... 12
Hình 4: Tập đoàn Việt - Úc ........................................................................................ 19
Hình 5: VUS LEADER 21 ......................................................................................... 20
Hình 6: Các dụng cụ cần thiết .................................................................................... 23
Hình 7: Các hóa chất cần thiết ................................................................................... 24
Hình 8: Hồ sẵn sàng ................................................................................................... 29
Hình 9: Sơ đồ quy trình vệ sinh trại ........................................................................... 30
Hình 10: Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius .................................... 31
Hình 11: Bể ương ....................................................................................................... 31
Hình 12: Hệ thống cấp nước ...................................................................................... 33
Hình 13: Lối thoát nước bể ương ............................................................................... 33
Hình 14: Chuẩn bị vệ sinh trại ................................................................................... 34
HInh 15: Tắm và lắp Nauplius ................................................................................... 40
Hình 16: Máy đo nhiệt độ hồng ngoại........................................................................ 43
Hình 17: Khúc xạ kế................................................................................................... 44
Hình 18: Bút đo pH .................................................................................................... 45
Hình 19: Thu hoạch PL .............................................................................................. 45
Hình 20: Đóng gói Pl.................................................................................................. 46
Hình 21: Xe vận chuyển PL ....................................................................................... 47
Hình 22: Phòng sản xuất men vi sinh......................................................................... 47
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 8 
Hình 23: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng.......................................................... 49
Hình 24: Nauplius ...................................................................................................... 50
Hình 25: Protozea 1.................................................................................................... 51
Hình 26: Protozea 2.................................................................................................... 51
Hình 27: Protozea 3.................................................................................................... 52
Hình 28: Mysis 1 ........................................................................................................ 52
Hình 29: Mysis 2 ........................................................................................................ 53
Hình 30: Mysis 3 ........................................................................................................ 53
Hình 31: Postlarvae .................................................................................................... 54
Hình 32: Phòng nuôi cấy tảo Thalassiosira................................................................ 55
Hình 33:Thức ăn tổng hợp ......................................................................................... 57
Hình 34: Artemia........................................................................................................ 58
Hình 35: Dụng cụ tách vỏ Artemia............................................................................. 59
Hình 36: Tập đoàn INVE ........................................................................................... 60
Hình 37: Công nghệ SEP-Art..................................................................................... 60
Hình 38: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ.............................................................................. 64
Hình 39: Sơ đồ diễn biến pH...................................................................................... 65
Hình 40: Sơ đồ diễn biến độ mặn............................................................................... 65
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 9 
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu chung
gành nuôi trồng thủy sản nước ta ngày càng phát triển, trở thành một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, nó không chỉ mang lại lợi
nhuận về xuất khẩu mà còn góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm
nghèo, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân các vùng miền núi và ven
biển.
Trong nghề nuôi trồng thủy sản thì con tôm vẫn là đối tượng chính mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ vượt bậc của khoa
học kỹ thuật đã đẩy nhanh công nghệ nuôi theo hướng thâm canh và công nghiệp. Tuy
nhiên bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà nó mang lại thì nuôi tôm sú ở nước ta hiện
nay đang gặp không ít khó khăn về môi trường nuôi: sự suy giảm chất lượng nước, chất
lượng con giống, vì vậy nhiều vùng nuôi thường xảy ra dịch bệnh.
Đứng trước những thách thức to lớn đó, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để
phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước những đợt dịch bệnh nghiêm trọng này? Một
giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hóa loài nuôi, đi kèm với
việc ứng dụng các cải tiến khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất nhằm
tạo ra đàn tôm giống sạch bệnh, nâng cao chất lượng di truyền.
Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chọn đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Đây là đối tượng đã được di nhập vào Việt Nam năm 2001 từ nhiều quốc gia khác nhau
(Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Tôm thẻ chân
trắng có nhiều ưu điểm như: tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn và có sức chống
chịu tốt với các yếu tố môi trường… các công trình nghiên cứu để tạo ra đàn giống chất
lượng của đối tượng này chưa nhiều vì thế để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
tại Việt Nam thì phải cần có những nghiên cứu đánh giá có tính khoa học về đối tượng
nuôi này, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng một quy trình thật hoàn chỉnh về kỹ thuật sản
xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng tôm thẻ Chân Trắng.
N
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 10 
Xuất phát từ vấn đề trên, nhằm tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất giống tôm
thẻ chân trắng, tôi được Trường Thủy Sản phân công đề tài “TÌM HIỂU QUY TRÌNH
SẢN XUẤT TÔM GIỐNG” tại Tập đoàn Việt Úc Bạc Liêu
Nội dung thực hiện gồm 3 phần:
1. Tìm hiểu các quy trình, kỹ thuật, thiết bị trong ương nuôi ấu trùng.
2. Quan sát diễn biến các yếu tố môi trường.
3. Quan sát các hoạt động của ấu trùng và diễn biến của các giai đoạn.
Mặc dù trong quá tình thực tập, chúng tôi rất cố gắng tìm hiểu và nắm bắt các kỹ
thuật quy trình ương nuôi ấu trùng, do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn.
Nên không tránh khỏi việc thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý phản hồi từ các thầy cô
và các bạn để bài báo được hoàn chỉnh hơn.
1.2 Các hoạt động
Tham gia thực tập tại khu sản xuất giống, Công ty Việt – Úc Trại tôm giống (chi
nhánh Bạc Liêu) từ ngày 8/5/2023 đến ngày 15/7/2023.
Bảng 1: Các hoạt động đã tham gia
Vệ sinh trại và lắp dây khí Quan sát các hoạt động ấu trùng và diễn
biến của các giai đoạn.
Cấp và xử lý nước Thu hoạch tôm
Thuần dưỡng và lắp Nauplius Quan sát các yếu tố môi trường
1.3 Sơ đồ khu trại giống PL
Hình 1: Sơ đồ khu trại giống PL
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 11 
1.4. Nội dung thực hiện
Hình 2: Sơ đồ khối nội dung thực hiện
Nội dung
Nguồn nước và
cách xử lý nước
Nguồn
nước
Quản
lý môi
trường
nước
Xử lý
nước
Quy trình vệ sinh
trại
Kiểm tra các yếu tố
môi trường
Yếu
tố vật
lý
Yếu tố
Hóa
học
Men vi sinh Các giai đoạn phát
triển của ấu trùng
Chế độ sục khí
Thức ăn SEP-Art Kỹ thuật và chế
độ cho ăn
TLS Quan sát hoạt
động ấu trùng
Theo dõi các diễn
biến của các yếu
tố MT
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 12 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
1. Đối tượng
Ngành chân khớp: Arthopoda
Lớp giáp xác: Cructacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài tôm thẻ chân trắng: Litopenaeus vannamei
Hình 3: Litopenaeus vannamei
1.1 Đặc điểm phân bố
Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân
bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng
biển Equađo; Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông
Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. .
Đây là loài tôm được nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70 % các loài tôm he Nam
Mỹ) ở tây bán cầu. Tôm he chân trắng thích nghi với biên độ rộng muối 0 - 40 ‰ chúng
có thể sinh trưởng được trong nước ngọt, lợ và mặn. Dãy biến nhiệt của tôm he chân
trắng cũng khá rộng và rất linh hoạt khi có những tác động cơ học.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 13 
1.2 Đặc điểm hình thái
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo
dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng.
Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai.
Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi
(gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ
đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai
đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với
vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối
của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.
1.3 Tập tính
Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu
khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước
biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32o
C, tuy nhiên chúng có thể sống
được ở nhiệt độ 12 - 28o
C.
Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi
hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú.
Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi
thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời
gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 - 120 ngày. Là đối
tượng nuôi quan trọng sau tôm sú.
1.4 Đặc điểm sinh sản
Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể
tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt
được tôm chân trắng.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 14 
Mùa vụ sinh sản: Mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác
nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng
của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ
100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm.
Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2
lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 - 4 lần đẻ
liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu trùng
Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành
Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 - 3mm.
2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic,
2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập
trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã
tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú.Cho đến năm 2003
thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế
giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến
năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn.(FAO, 2011).
Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước
nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador,
Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia,
Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn
Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica,
Bahamas(FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng
1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu
thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào
năm 2015 (GOAL, 2012).
Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm
chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 15 
rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát. Sản lượng
tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chân
trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000.
Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái
Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau
đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng
của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại
nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6
triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005
đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn).
Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50%
tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản
lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái Lan, Trung
Quốc, Inđônêxia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi
tôm.
Về giá trị, năm 1997, sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5
tỷ USD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sản
lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giá
trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg.
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam
Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm
tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công
ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010).Vào thời điểm này nước ta hạn chế
phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú.
Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các
tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh
mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt
Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 16 
Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về
việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản
lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên.
Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ
2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1). Hiện nay
diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm
khoảng 94 % diện tích của cả nước).
Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm.
Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất bình quân
(kg/ha)
2005 13.455 40.096 2.980
2006 18.441 57.185 3.100
2007 19.919 64.776 3.250
2008 15.079 47.827 3.170
2009 21.339 89.521 4.190
2010 25.397 136.719 5.380
2011 28.683 152.939 5.330
2012 41.789 186.197 4.460
TS. Châu Tài Tảo, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
Nguồn: Tổng cục thủy sản
2.3 Sản lượng khai thác tự nhiên
Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông thái Bình Dương có nghề khai thác tôm
chân trắng như Peerru, Equado, EI Sanvado, Pa-na-ma, Costa Rica. Do nguồn lợi tôm
rất ít và lại biến động nên nghề khai thác tôm không phát triển. Năm 1992-1993 có sản
lượng khai thác tự nhiên không đáng kể.
Nguồn lợi tôm tự nhiên được khai thác chủ yếu là tôm bố mẹ phục vụ cho nghề nuôi
tôm nhân tạo rất phát triển ở khu vực. Ngoài ra việc vớt tôm giống tự nhiên phục vụ nuôi
tôm nhân tạo cũng có vai trò quan trọng. Do đó các nước đã chuyển sang nuôi là chủ yếu.
Hiện nay có rất nhiều công ty trong nước được sở thủy sản cấp giấy phép cho sản
xuất giống tôm he chân trắng như: công ty Việt Úc, công ty Nam Miền Trung, công ty
C.P…
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 17 
2.4 Ưu, nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng
Bảng 3: Ưu và nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng
Đặc tính Ưu điểm Nhược điểm
Khả năng chịu đựng Tôm thẻ chân trắng
chịu độ mặn với biên
độ dao động lớn (0-40)
và dễ nuôi trong nước
ngọt hơn tôm sú
Chưa rõ
Khả năng chịu nhiệt Tôm thẻ chân trắng có
biên độ nhiệt rông,
nhiệt độ <15c tôm vẫn
sống do đó cso thể nuôi
ở mùa lạnh
Chưa rõ
Tỷ lệ tăng trưởng Tôm thẻ chân trắng lớn
nhanh hơn tôm sú, kích
cỡ thu hoạch nhro hơn.
Tỷ lệ tăng trưởng của tôm
thẻ chân trắng chậm sau khi
đạt kích cỡ 20kg, làm cho
việc sản xuất tôm cỡ lớn
chậm.
Mật độ thả giống Dễ nuôi với mật độ cao
và có thể nuôi cao hơn
và cao hơn so với tôm
sú.
Do mật độ thả cao nên đòi
hỏi trình độ quản lý phải tốt
và dễ sinh ra ô nhiễm môi
trường.
Nhu cầu Protein Nhu cầu protein của
thẻ chân trằng thấp hơn
20-30% so với tôm sú,
giảm chi phí sản xuẩ,
FCR thấp (1.0-1.2) so
với tôm sú (1.4-1.6)
Chưa rõ
Sức đề kháng Ít mắc bệnh hơn so với
tôm sú. Tỷ lệ sống của
tôm thẻ chân trắng cao
hơn so với tôm sú.
Tôm thẻ chân trắng là loài
dễ mang một số mầm bệnh
như WSSV, EMS, YHV,…
Ương nuôi hậu ấu
trùng
Tỷ lệ sống của ấu trùng
nuôi trong trại giống
cao (50-60%) hơn so
với tôm sú (20-40%).
Chưa rõ
Nguồn gốc Không có Tôm thẻ chân trắng là loài
nhập vào Châu Á và hiện
nay có thể lây nhiễm Virus
mới cho các giống tôm bản
địa.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 18 
Nhận xét chung về tình hình nuôi sản xuất giống thương phẩm tôm he chân trắng
ở Việt Nam:
Sản xuất giống nhân tạo tôm thẻ chân trắng: Hiện nay các trại sản xuất giống có
công suất lớn được Ngành cho phép sản xuất và nuôi thương phẩm chưa đạt công suất
thiết kế ban đầu, một trong số những nguyên nhân là chưa thật sự hoàn toàn chủ động
trong khâu sản xuất giống. Một số cơ sở nhỏ như các trại sản xuất tôm giống ở các tỉnh
Nam Trung Bộ chủ yếu là di nhập giống tôm từ Trung Quốc về cung cấp cho các hộ
nuôi tôm thương phẩm.
Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng: Diện tích nuôi thương phẩm tôm he chân
trắng tại các tỉnh ven biển phía Bắc và Bắc Trung bộ khoảng 1.000 ha, các tỉnh Nam
Trung bộ đat xấp xỉ 400 ha. Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh, mật độ thả 40 – 60
con/m2 , có nơi thả 80 – 100 con/m2 . Hiệu quả nuôi tôm he chân trắng đã đáp ứng được
yêu cầu của người nuôi. Qua điều tra các hộ nuôi ở Nam 22 Trung bộ cho thấy , 80% hộ
nuôi cho rằng thời gian nuôi ngắn (90 – 110 ngày), dễ nuôi, chi phí sản xuất thấp, lợi
nhuận thu được > 40 triệu đồng/ha nuôi. Một số hộ nuôi (80% hộ ở Tu Bông – Khánh
Hòa) cho rằng tôm he chân trắng là đối tượng nuôi có thể thay thế cho nghề nuôi tôm sú
đem lại hiệu quả cao hiện nay
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm
- Thời gian: Từ ngày 8 tháng 05 năm 2023 đến ngày 15 tháng 07 năm 2023.
- Địa điểm: Tại Tập đoàn Việt – Úc chi nhánh tại Bạc Liêu.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 19 
1.2 Tổng quan về Tập đoàn Việt -Úc
Hình 4: Tập đoàn Việt - Úc
Tập đoàn Việt Úc Bạc Liêu là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm. Tập đoàn này có trụ sở chính
tại thành phố Bạc Liêu, Việt Nam và đã phát triển trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản.
Tập đoàn Việt - Úc được thành lập vào năm 1996 và từ đó đã xây dựng một hệ
thống hoạt động tích cực trải dài từ nuôi trồng tôm, chế biến thủy sản đến xuất khẩu.
Tập đoàn đã xây dựng và quản lý một chuỗi giá trị thủy sản tích hợp ngang hàng từ tôm
giống, tôm thương phẩm đến các sản phẩm chế biến cao cấp.
Với sứ mệnh "Cung cấp tôm chất lượng cao và bền vững cho thị trường toàn
cầu", Tập đoàn Việt - Úc đã đạt được nhiều thành tựu và định vị mạnh mẽ trong ngành
công nghiệp thủy sản. Tập đoàn sở hữu và quản lý một loạt các trang trại tôm chất lượng
cao tại Việt Nam và Australia, với hệ thống nuôi trồng tôm hiện đại và chuỗi cung ứng
quốc tế.
Đặc biệt, Tập đoàn Việt - Úc đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc áp
dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong toàn
bộ quy trình sản xuất và chế biến. Tập đoàn cũng chú trọng đến bảo vệ môi trường và
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 20 
phát triển bền vững, sử dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi
trường và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Tập đoàn Việt - Úc đã xây dựng một mạng lưới khách hàng toàn cầu và xuất khẩu
sản phẩm tới hơn 70 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm chất lượng cao của tập đoàn đã
được công nhận và tin tưởng bởi các thị trường kh demandingy và được đánh giá cao về
chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy chuẩn quốc tế.
Với sự cam kết vững chắc với chất lượng, bền vững và phát triển, Tập đoàn Việt
- Úc tiếp tục định hướng trở thành một trong những tập đoàn thủy sản hàng đầu thế giới
và góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam.
1.3. Giới thiệu về tôm giống VUS LEADER 21
Hình 5: VUS LEADER 21
Sau nhiều năm tiến hành di truyền và chọn giống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cho phép Việt Úc đưa tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào thương mại hóa, đánh
dấu bước đột phá mới cho cả ngành tôm Việt Nam.
Tập đoàn Việt - Úc công bố nghiên cứu, chủ động sản xuất tôm bố mẹ thành
công, góp phần thay đổi thứ hạng ngành tôm Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây có thể
coi là chìa khóa giúp chủ động sản xuất nguồn tôm giống công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ
thành công, lợi nhuận cho người nuôi.
Tiến một bước xa hơn, Việt Úc tiên phong ứng dụng các nghiên cứu hiện đại, tân
tiến nhất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như:
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 21 
- Công nghệ Gen/ADN
- Công nghệ Di truyền phân tử
- Công nghệ Di truyền số lượng.
Tôm giống công nghệ cao VUS LEADER 21 là dòng tôm guống mới nổi bật với
tính trạng vượt trội:
- Tăng trưởng nhanh hơn 10% so với thế hệ trước đó.
-Đề kháng mạnh hơn, thích nghi tốt hơn.
Mục tiêu cuối cùng của chương trình chọn giống tôm bố mẹ là phân tách, lưu trữ
được những gen ưu việt. Từ đó tiếp tục phát hủy những tính trạng này cho các thế hệ
tôm bố mẹ về sau, cho ra thị trường các thế hệ tôm giống ưu việt.
VUS Leader 21 là kết quả của sự kết hợp thành công giữa Chương trình di truyền và
chọn giống tôm bố mẹ đầu tiên tại Việt Nam với các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao
xuyên suốt quy trình sản xuất tôm giống và chế độ dinh dưỡng vượt trội cho ấu trùng tôm.
1.4. Vật liệu
1.4.1. Dụng cụ
Bảng 4: Các dụng cụ cần thiết
Dụng cụ Đơn vị tính Số lượng
Pipette ống 1
Microcope máy 1
Xô nhỏ, cước chà hồ cái 20
Vợt lắp Nauplius cây 2
Khúc xạ kế cái 1
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 22 
Đèn soi tôm cây 1
Ông thổi khí ống 500
Quả sục khí Quả 500
Túi lọc túi 5
Dây khí dây 20
Thiết bị đo pH cái 1
Thiết bị đo nhiệt độ cái 1
Cây cấp nước cây 5
Thùng đựng men vi sinh thùng 1
Ly thủy tinh cái 20
Thùng 120L thùng 20
Thùng đựng formol thùng 1
Cân điện tử cái 1
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 23 
Hình 6: Các dụng cụ cần thiết
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 24 
1.4.2. Hóa chất
Bảng 5: Các hóa chất cần thiết
Hình 7: Các hóa chất
cần thiết.
Hóa chất Đơn vị tính Số lượng
Javel Chai 1
Iodine ống 20
EDTA bao 1
Axit lactic Bịch 1
Giấm (CH3COOH) Thùng 1
Chlorine Thùng 1
Formol Thùng 1
Omo Bịch 1
Vi sinh VS2 Thùng 1
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 25 
1.5. Phương pháp
1.5.1 Đối tượng.
Ngành chân khớp: Arthopoda
Lớp giáp xác: Cructacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài tôm thẻ chân trắng: Litopenaeus vannamei
1.5.2 Mật độ
Trong việc ương tôm giống thì có rất nhiều yếu tố tác động vào như: yếu tố lý,
hóa,.. ngoài ra mật độ cũng là yếu tố quyết định TLS.
Mật độ thả ương ngày 22-5-2023 số lượng là 800.000 con và cuối cùng ngày 21-
6-2023 số lượng là 600.000 con. Bài báo cáo này ngoài việc tìm hiểu quy trình sản xuất
giống tôm thẻ chân trắng mà còn so sánh giữa 2 nghiệm thức đối chứng. Mục đích chính
để xem TLS giữa hai nghiệm thức.
2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 26 
Số liệu được thu thập từ ban quản lý và các anh/chị công nhân, kỹ thuật trong trại
về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất. Thông qua các anh chị công nhân, kỹ
thuật từ đó nắm thêm các thông tin về nguồn tôm bố mẹ, nguồn Nauplius, các bệnh
thường gặp trong quá trình sản xuất, định mức thức ăn cho mỗi giai đoạn,… từ đó học
hỏi thêm kinh nghiệm trong việc ương nuôi sản xuất tôm giống.
2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp
Trong quá trình thực tập, chúng tôi trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tiến
hành đo đạc, ghi chép định kỳ các thông số kỹ thuật môi trường định kỳ vào các thời
điểm 8:00 và 14:00. Chúng tôi theo dõi sát sao các biến động môi trường trong suốt quá
trình sản xuất.
 Nhiệt độ: đo bằng máy đo nhiệt độ hồng ngoại.
 Độ mặn: được đo bằng khúc xạ kế.
 pH; được đo bằng bút đo pH của nước.
Tỷ lệ sống của Postlarvae: Theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thả Naupluus và số
lượng xuất ra từ đó tính được tỷ lệ sống.
2.2. Phương pháp xử lý số liệu
 Một số công thức tính toán
 Tỷ lệ sống của ấu trùng:
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑝𝑜𝑠𝑡 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑡ổ𝑛𝑔 20 𝑏ể
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑎𝑢𝑝𝑙𝑖𝑢𝑠 𝑙ắ𝑝 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢
× 100
 Năng suất bể ương:
𝑊 =
𝑇
𝑉
Trong đó: W: Năng suất (con/m3
)
T: Tổng số postlarvae xuất
V: Thể tích bể
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 27 
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ
1. Nguồn nước và cách xử lý nước.
1.1. Nguồn nước
Trong quy trình sản xuất tôm giống, sử dụng nguồn nước thích hợp để đảm bảo
môi trường nuôi tôm đạt chất lượng và giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một
số nguồn nước chủ yếu được sử dụng trong quy trình sản xuất tôm giống tại công ty Việt
– Úc:
Nước biển: Công ty sử dụng nước biển làm nguồn nước chính để nuôi ấu trùng,
nước biển được lấy trực tiếp từ biển bằng máy bơm với công suất 2HP và được dẫn vào
trại sản xuất bằng hệ thống đường ống.
Nguồn nước biển này dùng để cung cấp cho hồ nuôi tảo, hồ làm Artemia, hồ nuôi
ấu trùng. Trại cần thiết lặp ở vị trí gần nguồn nước biển để việc vận chuyển nước vào
trại được dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
Nước ngọt: Mặc dù trại sản xuất tôm giống sử dụng nguồn nước mặn được lấy
từ biển là chính để phục vụ cho quá trình sản xuất tôm giống, bên cạnh đó nguồn nước
ngọt cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc sinh hoạt hằng ngày, vệ sinh
trại,…
Tại đây, công ty sử dụng nguồn nước ngọt tại giếng khoan, một nguồn nước ngọt
có thể được sử dụng để pha loãng nước biển. Điều này giúp điều chỉnh độ mặn và cân
bằng các yếu tố môi trường để đảm bảo ấu trùng phát triển tốt.
1.2. Quản lý môi trường nước:
Công ty Việt - Úc cũng chú trọng đến quản lý môi trường nước trong quy trình
sản xuất tôm giống. Điều này bao gồm việc giám sát chất lượng nước, điều chỉnh nồng
độ muối, đảm bảo mức oxy hòa tan phù hợp và kiểm soát các yếu tố môi trường khác
như pH và nhiệt độ để tạo môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm
giống.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 28 
Quy trình sử dụng nguồn nước sản xuất tôm giống tại công ty Việt - Úc Bạc Liêu
có thể được tùy chỉnh và điều chỉnh dựa trên các yếu tố như địa phương, điều kiện môi
trường và yêu cầu kỹ thuật của từng trang trại. Việc tuân thủ các quy định và quy tắc
môi trường liên quan cũng là một phần quan trọng để đảm bảo bền vững và an toàn
trong sản xuất tôm giống.
Trại cần tránh xa các vũng công nghiệp.
Nước biển tại đây cần thoả mãn được các điều kiện;
 Nhiệt độ: 28-31℃
 Độ mặn: 25-30‰
 pH: 7.5-8.5
 Oxy hòa tan: >5 ppm
 TAN: <0.1 ppm
1.3. Xử lý nước
Chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nguồn nước
có thể mang rất nhiều vi sinh vật gây hại cho tôm như nấm, trùng hoa loa kèn,… Vì vậy
nước được dẫn từ biển vào phải được xử lý thật kỹ trước khi đưa vào trại sản xuất.
Nước biển sau khi được đưa từ biển vào ao đất sẽ được chuyển vào ao lắng để
lắng các chất bẩn, mùn bả hữu cơ rồi được dẫn vào bể sẵn sàng với ba độ mặn khác nhau
là 30‰, 20‰, 7‰. Được xử lý kiềm bằng cách nâng kiềm bằng NaHCO3 và hạ kiềm
bằng H2SO4 98%
khi độ mặn đạt yêu cầu thì sẽ được đưa vào nhà máy xử lý nước, tại đây nước sẽ
được lọc qua hệ thống lọc có chứa cát thủy tinh cuối cùng đưa vào trại sản xuất.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 29 
Hình 8: Hồ sẵn sàng
2. Quy trình vệ sinh trại
Tập đoàn Việt Úc coi việc vệ sinh trại là một quá trình không thể thiếu để đảm
bảo môi trường làm việc trong trại nuôi tôm luôn sạch sẽ và an toàn. Việc thực hiện quy
trình vệ sinh trại đúng cách có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc duy trì sức khỏe
và phát triển bền vững của tôm.
Quy trình vệ sinh trại bao gồm hàng loạt hoạt động như rửa sạch bể, vệ sinh hệ
thống lọc, làm sạch thiết bị và các công cụ sử dụng trong trại. Đặc biệt, việc loại bỏ tạp
chất và chất thải hữu cơ là điểm quan trọng trong quá trình vệ sinh. Ngoài ra, xử lý nước
và quản lý chất thải cũng là các yếu tố không thể bỏ qua trong quy trình này.
Đồng thời, việc duy trì vệ sinh khu vực xung quanh trại cũng được chú trọng.
Loại bỏ rác thải và kiểm soát cỏ dại giúp tránh tình trạng ô nhiễm và tạo môi trường làm
việc sạch sẽ hơn. Quản lý chất thải một cách đúng cách và tuân thủ các quy định và
hướng dẫn về môi trường cũng là một phần quan trọng trong quá trình vệ sinh trại.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 30 
Trong quá trình sản xuất tôm giống, vệ sinh trại và khử trùng là tất cả các yếu tố
quan trọng trong an toàn sinh học. Trong các trại tôm giống đặc biệt là tập đoàn việt –
úc luôn đề cao vai trò vệ sinh trại trước khi lấp Nauplius. Vệ sinh trại giúp ngăn chặn
các mầm bệnh đặc trưng như WSSV, EMS,... xâm nhập vào hệ thống trại ương hoặc làm
giảm số lượng mầm bệnh tránh khỏi sự tiếp xúc, tác nhân gây bệnh để đề phòng lây lan
qua các trại giống khác. Như vậy có thể thấy việc vệ sinh trại đóng vai trò là thành tố
cục kỳ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất tôm giống.
2.1. Sơ đồ quy trình vệ sinh trại
Hình 9: Sơ đồ quy trình vệ sinh trại
Vệ sinh trại sau
khi hết tôm
Vệ sinh trại trước
khi lắp Nauplius
Cấp và xử lý
nước trước khi
lắp Nau
Tiếp nhận, thuần,
đếm và lắp Nau
Chăm sóc giai
đoạn Zoea
Chăm sóc giai
đoạn Mysis
Chăm sóc giai
đoạn PL
Vệ sinh, sắp xếp
công cụ, dụng cụ.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 31 
2.2. Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius
.
Hình 10: Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp nauplius
3. Chuẩn bị bể và vệ sinh trại
3.1. Bể ương
Hình 11: Bể ương
Bể ương ấu trung tôm giống là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất tôm
giống. Bể nuôi ấu trùng trong kỹ thuật ương tôm tuy không cần quá quy mô nhưng lại
Xịt
Chlorine
Xông
Formalin và
thuốc tím
Xịt rửa bằng xà
phòng
Quy trình
vệ sinh trại
trước khi
lắp
Nauplius
Ủ Formalin
24-48h
24-48h
xuống nước Ngâm
soda
Xịt
soda
24h
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 32 
giữ một vai trò rất quan trọng, vì khâu này là công tác nền móng, có ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất sau cùng.
Bể ương này được thiết để nuôi và chăm sóc ấu trùng tôm cho đến khi chúng đạt
kích thước và sẵn sàng để được xuất ra theo yêu cầu của khách hàng đã đặt.
Dưới đây là các mô tả về bể ương ấu trùng tôm giống tại tập đoàn Việt – Úc:
3.1.1. Thiết kế và kích thước
Bể ương được xây trong nhà kín để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào bể ương
ảnh hưởng đến ấu trùng ở giai đoạn Nauplius và Zoea. Đồng thời nhiệt độ trong trại duy
trì ở mức nhiệt độ từ 38℃ trở lên, vào các thời điểm giữa trưa nắng nóng thì nhiệt độ có
thể lên đến 40℃.
Bể ương được thiết kế hình vuông có thể tích 7m3
chứa được 6m3
nước, trước khi
thả ấu trùng, bể cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi đợt nuôi để chủ động phòng
chống được các mầm bệnh như: WSSV, EHP,...
3.1.2. Hệ thống nước
Nguồn nước trước khi đưa vào trại PL đã được xử lý kỹ càng qua bể sẵn sàng để
đảm bảo đủ độ mặn tiêu chuẩn và đưa vào nhà máy xử lý nước cuối cùng mới
được đưa vào các trại PL để đảm bảo tránh được các mầm bệnh có trong nước.
Bể ương được cung cấp nguồn nước phù hợp để tạo môi trường nuôi tôm ấu trùng
lý tưởng. Nguồn nước đưa vào trại phải là nguồn nước sạch và không có chất ô nhiễm
là yếu tố quan trong trong việc bảo đảm sức khỏe và phát triển của ấu trùng tôm.. Hệ
thống nước mặn trong trại PL được phân ra làm 3 mức độ khác nhau: 30‰, 20‰ và
7‰.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 33 
Hình 12: Hệ thống nước mặn
3.1.3. Hệ thống nước thải
Hệ thống thải nước tại Tập đoàn Việt Úc có tầm quan trọng vô cùng quan trọng
và đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường. Cứ hai
bể ương được thiết kế một lối thoát nước được bịt bằng nút cao su và bên cạnh bể ương
đều có một hố ga thoát nước.
Hình 13: Lối thoát nước bể ương
3.2. Vệ sinh trại
Trong quá trình sản xuất tôm giống, vệ sinh trại và khử trùng là tất cả các yếu tố
quan trong trong ATSH. Trong các trại tôm giống đặc biệt là tập đoàn việt – úc luôn đề
cao vai trò vệ sinh trại trước khi lấp Nauplius. Vệ sinh trại giúp ngăn chặn các mầm
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 34 
bệnh đặc trưng như WSSV, EMS,... xâm nhập vào hệ thống trại ương hoặc làm giảm số
lượng mầm bệnh tránh khỏi sự tiếp xúc, tác nhân gây bệnh để đề phòng lây lan qua các
trại giống khác.
Như vậy có thể thấy việc vệ sinh trại đóng vai trò là thành tố cực kỳ quan trọng
và không thể thiếu trong quá trình sản xuất tôm giống.
Để vệ sinh trại, ta cần chuẩn bị:
Bảng 6: Chuẩn bị vệ sinh trại
Chlorine, giấm (CH3COOH) Thao nhỏ
Vim Thùng nhỏ
Cước chà hồ omo
Formol Thuốc tím
Hình 14: Chuẩn bị vệ sinh trại
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 35 
3.2.1. Ngâm Soda (Na2CO3)
Tạo một môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn trong trại tôm giống là một quy
trình không thể thiếu trong quy trình vệ sinh trại để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng
của tôm. Trong số các phương pháp được sử dung, ngâm bể ương bằng soda là một trong
những phương pháp đáng chú ý.
Soda, với tính chất bazo và khả năng làm sạch, là một chất hiệu quả để loại bỏ
các tạp chất và tác nhân gây bệnh trong trại ương tôm giống. Khi sử dụng soda trong
quá trình ngâm bể, giúp làm sạch và loại bỏ các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến tôm.
Một trong những lợi ích của việc ngâm bể ương bằng soda là khả năng điều chỉnh
độ kiềm trong nước. Soda tạo ra một môi trường kiềm, ngăn chặn sự phát triển của tảo
và rong rêu, từ đó duy trì môi trường nước trong trại ở trạng thái tương đối ổn định.
Để thực hiện các bước ngâm soda ta thực hiện như sau:
Ngâm mỗi hồ 450g soda/7m3
nước (20‰), hòa tan đều và ngâm 24h, xả ra bỏ và
thực hiện tiếp các bước vệ sinh tiếp theo.
3.2.2. Xịt rửa trại bằng Soda (Na2CO3)
Việc xịt rửa trại bằng soda (Na2CO3) có vai trò quan trọng trong quá trình vệ sinh
và khử trùng trại. Giúp loại bỏ mùi hôi của bể từ đợt ương trước. Soda có khả năng hấp
thụ mùi hôi và khử mùi trong trại. Soda được biết đến là một chất kiềm mạnh có thể làm
tăng và ổn định pH. Khi cho soda vào nước thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra theo phương
trình sau:
Na2CO3 + H2O  2NaOH + CO2
Trong quá trình này hydroxyl, tạo thành làm tăng nồng độ OH-
trong nước, từ đó
làm tăng pH của nước tiêu diệt nội ký sinh EHP.
Khi xịt rửa trại bằng soda, nó có thể giúp loại bỏ các chất gây mùi như ammoniac
và các hợp chất hữu cơ khác. Ngoài ra soda còn có tính khử trùng loại bỏ những vi khuẩn
và các tác nhân gây bệnh khác. Hơn nữa soda là một chất an toàn và thân thiện với môi
trường vì soda là chất không gây độc, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, nên
các công ty sản xuất giống thường sử dụng Na2CO3 để làm hóa chất vệ sinh trại.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 36 
Để rửa trại bằng soda ta thực hiện như sau:
Pha 3g Na2CO3/3m3
nước ngọt, để lắng trong. Xịt lòng hồ, ống khí. Xịt 9 lần,
mỗi lần cách 5-10 phút.
3.2.3. So sánh giữa vôi trong (Ca(OH)2) và soda
Vôi trong Ca(OH)2 cũng có tác dụng như soda(Na2CO3) nhưng việc sử dụng soda
thay vì Ca(OH)2 trong quá trình vệ sinh trại có nhiều lợi ích và ưu điểm như:
Tính chất làm sạch: Soda (hay còn gọi là bột soda) có tính kiềm, làm tăng độ
kiềm của nước và có khả năng tẩy rửa mạnh mẽ. Điều này giúp loại bỏ các tạp chất, chất
cặn bã và các mảng bám trong trại một cách hiệu quả.
Tác động nhẹ nhàng: Soda có tính axit yếu và không gây ảnh hưởng mạnh đến
môi trường nước và sức khỏe của tôm. Nó không tạo ra một môi trường quá kiềm hoặc
có thể gây kích ứng cho tôm.
Hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi: Soda cũng có khả năng khử mùi, giúp loại
bỏ mùi hôi gây ra bởi chất thải hữu cơ và tạp chất trong trại.
Tính dễ tìm và tiện lợi: Soda là một chất phổ biến và dễ tìm thấy trên thị trường.
Nó có giá thành hợp lý và dễ sử dụng trong quá trình vệ sinh trại.
An toàn cho môi trường: So với nước vôi, soda có ít tác động tiêu cực đến môi
trường nước. Nước vôi có thể làm tăng độ kiềm của nước và gây tác động đến hệ sinh
thái nước, trong khi soda có tác động nhẹ nhàng hơn.
Tác động đến môi trường: Nước vôi có thể tạo ra một môi trường kiềm cao và
gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nước. Soda có tác động nhẹ nhàng hơn và ít gây
ảnh hưởng đến môi trường nước.
Độ kiềm: Soda có tính kiềm mạnh hơn nước vôi. Việc sử dụng soda có thể làm
tăng độ kiềm của nước trong quá trình vệ sinh. Trong khi đó, nước vôi có tính kiềm cao
và có thể tạo ra một môi trường quá kiềm, gây tác động đến môi trường và sinh vật sống
trong trại.
- Diệt EHP
Khi pH tăng cao, việc diệt EHP (Early Mortality Syndrome- Hội chứng tử vong
sớm) có thể xảy ra. EHP là một loại vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng tôm, đặc biệt là
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 37 
tôm càng xanh. Vi khuẩn này có thể gây tổn thương đến ruột tôm và gây ra tỷ lệ tử vong
cao trong giai đoạn ấu trùng.
Khi môi trường nuôi trồng tôm có pH cao (kiềm hơn), nước trở nên kiềm hơn và
có thể tạo điều kiện không thuận lợi cho sự sống và phát triển của vi khuẩn EHP. Điều
này có thể giúp giảm số lượng và hoạt động của EHP trong môi trường nuôi trồng.
Nước vôi trong (Ca(OH2)) và soda (Na2CO3) là hai chất hóa học đều có khả năng
làm tăng pH diệt trừ và làm giảm số lượng của EHP, nhưng việc sử dụng soda là lựa
chọn được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ ngoài những đặc tính nổi bật nêu trên thì còn có một
đặc điểm quan trọng là soda làm tăng pH nhẹ nhàng đến môi trường nước, không gây
ảnh hưởng tiêu cực đến tôm.
3.2.4. Xịt rửa trại bằng chlorine
Bên cạnh việc sử dụng soda làm chất để khử trùng thì việc xịt rửa trại bằng
chlorine cũng có vai trò và tầm quan trọng không kém trong việc duy trì môi trường làm
việc sạch sẽ, giảm thiểu mầm bệnh và tăng hiệu suât sản xuất trong nghành nuôi tôm.
Ngoài ra việc chlorine có tác dụng diệt khuẩn và khử trùng vì Chlorine là một chất diệt
khuẩn được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày vào việc tẩy rửa, có khả nwang
tiêu diệt các vi khuẩn m giảm thiểu khả năng lây nhiễm trong trại ương và các tác nhân
gây bệnh khác.
Chlorine cũng có tác dụng kiểm soát tình trạng oxy hòa tan, loại bỏ các chất ô
nhiễm và nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách xịt trại bằng Chlorine định kỳ sau mỗi
đợt ương, có thể loại bỏ các tạp chất và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này
giúp tạo môi trường nuôi sạch sẽ và tối ưu cho tôm. Môi trường nuôi tôm tốt sẽ giúp
tăng cường tăng trưởng, cải thiện tỷ lệ sống và nâng cao hiệu suất sản xuất.
Để xịt rửa trại bằng Chlorine ta thực hiện như sau:
Pha 1kg chlorine với 1m3
/ 1m3
nước ngọt và 700ml giấm (CH3COOH). Tiến
hành xịt hồ, ống khí, khi xịt xong đóng kín tất cả cửa trại.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 38 
3.2.5. Xông formol và thuốc tím
Xông formol là quá trình sử dụng hơi formol (formaldehyde) để diệt khuẩn và
khử trùng trong trại nuôi. Formol có khả năng diệt vi khuẩn, nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc tím là một chất kháng vi khuẩn và chống nấm phổ biến được sử dụng trong
nghành thủy sản. Nó có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Sau khi xịt trại bằng Na2CO3, tiến hành xông trại bằng formol và thuốc tím.
Chuẩn bị 5 xô, 1kg thuốc tím (KmnO4) và 2,5 lít formol. Chia đều thuốc tím vào 5 xô,
mỗi xô 200g và 1 chai formol đặt ở 5 vị trí đầu trại, giữa trại và cuối trại (tại 5 hố ga
trong trại)
3.2.6. Chà rửa hồ bằng xà phòng
Sau khi xông trại từ 1-2 ngày, tiến hành vệ sinh hồ (đung 1kg bột giặt Omo + 1
lít Vim +0,5 lít nước rửa chén pha với 30 lít nước ngọt). Sau khi chà hồ xong xịt rửa
sạch bằng nước ngọt, tiến hành giặt sạch bạt đậy hồ bằng xà phòng sau đó phơi khô. Đá
sứ ngâm bằng Acid chanh (0,5kg Acid chanh cho 20 lít nước ngọt ít nhất 24 giờ) sau đó
rửa sạch bằng xà phòng và phơi khô.
3.2.7. Ủ formol
Formol là một chất kháng khuẩn và khử trùng, được sử dụng rộng rãi trong
nghành nuôi trồng thủy sản để loại bỏ vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh. Trong
quá trình xử lý bằng formol trong bể ương, chất này tác động lên nước và bề mặt bể giúp
loại bỏ một cách hiệu quả các tác nhân gây bệnh, nấm, vi khuẩn,… giúp đảm bảo môi
trường nước trong bể ương luôn trong trạng thái sạch sẽ và không gây nguy hiểm cho
ấu trùng tôm.
Sau khi chà hồ xong, ta tiến hành lắp dây khí cho tất cả các hồ rồi ủ formol với
liều dùng là 5 lít formol/trại. Sau khi ủ formol xong đóng kín tất cả cửa trại trong 1 đến
2 ngày. Tiến hành rửa xịt sạch bằng nước ngọt trước khi xuống nước lắp Nauplius.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 39 
4. Cấp nước và xử lý nước
4.1. Cấp nước.
Dụng cụ Số lượng
Túi lọc 5
Cây cấp nước có đục sẵn lỗ 5
Dây khí quấn túi lọc. 1 cuộn
Bảng 7: Dụng cụ cấp nước
Chuẩn bị 5 ống lọc bằng ống nhựa PVC đường kính 49mm được khoan nhiều lỗ
nhỏ có kích thước 10-12mm dài từ 70cm mỗi ống 1 túi siêu lọc có kích cỡ 5µm bên
ngoài và được buột chặt bằng 3 mét ống khí. Đóng chặt nút trước khi cấp nước vào bể,
sau đó mở bạt ra và đặt ống cấp nước vào. Mở van nguồn cấp nước 30 ‰ và thực hiện
quá trình cấp nước cho đến khi đạt mức 5m3
.
Tại giai đoạn Nauplius, ta cấp 5m3
nước vào bể và đến giai đoạn Mysis 1 thì bắt
đầu kích thêm 1 tất nước 30 ‰ vào bể để ấu trùng dễ lột xác đồng thời ta cần cung cáp
thêm cho ấu trùng Vitamin tổng hợp để cung cấp sức đề kháng cho ấu trùng tôm giống.
Đến giai đoạn Mysis 3 trở đi thì bắt đàu thay nước kết hợp với việc hạ độ mặn
bằng cách rút 20-50% nước trong bể và cấp nước 20 ‰ khoảng 40% sau đó cấp thêm
nước 7 ‰. Mỗi lần thay nước như vậy thì ta cần bổ sung Vitamin tổng hợp và khoáng
để tôm không bị sốc và bổ sung cho tôm những khoáng chất cần thiết
4.2 Xử lý nước
Hóa chất Hàm lượng
Iodine 7g/hồ
EDTA 30-50g/hồ
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 40 
Men vi sinh 1/hồ
Bảng 8: Chuẩn bị xử lý nước
Nguồn nước sạch là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong
việc sản xuất tôm giống, nó không chỉ tạo môi trườn sạch sẽ cho ấu trùng tôm mà còn
giúp loại bỏ một số mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh cho tôm. Sau khi thực hiện xong
các bước vệ sinh trại thì ta tiến hành xử lý nước.
Trước tiên pha nước ngọt vào xô 16L cùng với Iodine hàm lượng 7g/hồ, sau đó
khuấy đều và cho đều vào các hồ. Tiếp theo dùng EDTA với hàm lượng 30-50g/hồ và
thực hiện các bước giống với các bước Iodine. Cuối cùng dùng men vi sinh hàm lượng
1L/hồ lọc qua vợt để loại bỏ cặn và đánh đều vào các hồ, sau đó mở khí các hồ với lưu
lượng 9 lít/ phút. Sau khi xử lý xong thì đóng bạt lại.
5. Thuần dưỡng và lắp Nauplius.
Hình 15: Thuần dưỡng và lắp Naupiu
Bảng 9: Dụng cụ cần thiết để lắp Nauplius
Dụng cụ cần thiết để lắp Nauplius: Số lượng
Thùng 120L 20
Vợt lắp Nauplius 2
Thau nhỏ và lớn 2
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 41 
Khi xe tải chở Nauplius đến thì chuyển các thùng xốp trắng khỏi xe và dùng dao
để cắt lớp băng keo bên ngoài để mở nắp thùng ra, sau đó lấy các bọc chứa Nauplius
bên trong ra khỏi thùng xốp và chuyển đến thau lớn đã pha Iodine rồi đưa tiếp bọc
Nauplius sang thau nước sạch.
Tiếp theo cho bọc chứa Nauplius vào thùng 120L và đưa đến cạnh các bể để tiện
việc thả Nauplius vào bể, sau đó dùng ống iodine đổ vào một cái thao nhỏ có sục khí để
trộn đều iodine trong nước và một cái thao nhỏ chứa nước sạch.
Tiếp theo dùng vợt lắp Nau để vào thao nước sạch lớn đã được chuẩn bị sẵn rồi
dùng dao cắt đáy bọc Nauplius vào vợt, sau đó nhúng vợt đã chứa Nau vào thau nước
đã pha iodine, chuyển tiếp đến thao chứa nước sạch cuối cùng thả tất cả số lượng
Nauplius có trong vợt vào bể.
Việc thuần dưỡng Nauplius giúp loại bỏ, hạn chế rủi ro các mầm bệnh từ tôm bố
mẹ.
6. Quá trình thay nước
Dụng cụ Số lượng
ống cấp nước 2
túi lọc 2
ống rút nước. 2
Bảng 10: Dụng cụ thay nước
Đến giai đoạn Myis 3 và bắt đầu từ giai đoạn PL1 trở đi thì việc thay nước được
thực hiênn cách ngày lần. Đầu tiên dùng ống rút hai tấc nước ra khỏi bể, sau đó dùng
ống nước đục sẵn lỗ có quấn túi lọc bơm thêm nước với độ mặn 20‰ vào bể.
Tiếp theo dùng vitamin tổng hợp để tạt vào các hồ. Cuối cùng dùng thêm khoáng
để duy trì ổn định pH và điều hoà áp suất thẩm thấu của ấu trùng.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 42 
7. Kiểm soát các yếu tố môi trường
Trong quá trình thực tập cùng với sự theo dõi gắt rao, ghi chép đầy đủ các yếu tố
môi trường tại trại giống PL của tập đoàn Việt – Úc, tôi thấy rằng phía công ty chú trọng
và quan tâm đến các yếu tố lý, hóa như: nhiệt độ, độ mặn và pH của nước. Sở dĩ tập
đoàn chỉ quan tâm đến các yếu tố này bởi lẽ khi dẫn nguồn nước mặn từ biển vào đều
qua các khâu xử lý kiềm, TAN, độ mặn,... tất cả đều được xử lý tại bể sẵn sàng và sau
đó đưa qua nhà máy xử lý nước. Đường nước được luân chuyển tuần hoàn để tránh sự
thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Vì khi dòng nước không được luân chuyển tuần hoàn
thì hàm lượng oxy hòa tan sẽ giảm và khi đó sẽ ảnh hưởng đến ấu trùng tôm giống.
Với các khâu xử lý nước được thực hiện một cách nghiêm ngặt để tránh các tác
nhân, mầm bệnh từ bên ngoài,vì vậy các yếu tố môi trường được kiểm soát rất kỹ càng
và chỉ khi đạt đủ tiêu chuẩn thì mới dẫn vào các trại PL. Các yếu tố pH, nhiệt độ, độ
mặn thường rất dễ biến động và chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Chính vì
thế tập đoàn Việt – Úc chú trọng, quan tâm đến các yếu tố lý-hóa như: Nhiệt độ, độ mặn,
pH. Các yếu tố này sẽ được theo dõi trong suốt quá trình ương, cụ thể như sau:
7.1.Yếu tố vật lý.
7.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng chi phối toàn diện đời sống của ấu trùng. Nhiệt
độ quá cao hay quá thấp cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều gây ra bất lợi
cho việc tăng trưởng của ấu trùng.
Mỗi loại tôm đều có một khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau. Với tôm sú, ấu
trùng tôm phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ giao động khoảng 27℃-30℃.
Trong khi đó tôm thẻ chân trắng phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ giao động
khoảng 28℃-31℃. Dù nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhưng nên duy trì nhiệt độ
môi trường thay đổi không quá 2℃. Nhiệt độ được đo vào hai buổi sáng và chiều, buổi
sáng vào lúc 8:00 và buổi chiều vào lúc 14:00
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 43 
Để biết nhiệt độ trong môi trường, ta dùng máy đo nhiệt độ hồng ngoại để xác
định nhiệt độ môi trường nước trong bể ương.
Hinh 16: Máy đo nhiệt độ hồng ngoại
7.1.2. Độ mặn
Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm
cũng như tác động đến các yếu tố chất lượng nước trong bể ương. Độ mặn rất cần thiết
cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong suốt chu trình ương. Độ mặn cho phép dao động
từ 30‰-31‰. Nhưng tôm giống sẽ dễ dàng bị sốc khi ta thay đổi độ mặn một cách đột
ngột mà sự khác biệt hơn.
Khi độ mặn quá cao tôm sẽ khó chuyển giai đoạn, ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác,
chậm lột xác do lượng muối trong nước lớn. Một số Virus, vi khuẩn gây bệnh như
WSSV, EHP… phát triển mạnh trong môi trường có độ mặn cao.
Trường hợp độ mặn quá thấp, dưới 5‰, các ion Ca2+
, Mg2+
, Na+
, K+
... trong nước
với hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ
bị mềm vỏ sau khi lột làm tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần.Vì vậy khi độ mặn trong
nước quá cao hay quá thấp cần phải kiểm soát kịp thời tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
của tôm và chất lượng nước trong bể ương,
Để đo độ mặn trong bể ương ta sử dụng dụng cụ đo độ mặn.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 44 
Hình 17: Khúc xạ kế
7.2. yếu tố hóa học
- Độ pH của nước
pH biến thiên từ 1-14. Nếu môi trường có pH=7 thì môi trường này trung hòa.
Nếu pH>7 thì môi tường kiềm, nếu pH<7 thì môi trường có tính axit. pH thích hợp cho
quá trình phát triển bình thường của tôm luôn dao động từ 7,5-8,5
Trong môi trường nước thiên nhiên, độ pH chịu ảnh hưởng rât nhiều của CO2 do
các phiêu thực vật trong ao thực hiện quá trình quang tổng hợp thải ra. Vì vậy trong môi
trường nước, pH thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm. Chính vì thế pH của mặt
nước, ta nên đo cả buổi sáng vào lúc 8:00 và buổi chiều vào lúc 14:00
Độ pH trong ngày không nên biến động quá 0,5. Nếu pH biến động lớn có thể
làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều sẽ làm cho tôm chậm phát
triển, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt.
Để đo pH trong nước ta dùng bút đo pH để đo pH của nước trong bể ương.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 45 
Hình 18: Bút đo pH
7.3. Thu hoạch
Hình 19: Thu hoạch PL
Dụng cụ Số lượng
Thao nhỏ 2
Xô 2
Vợt thu Pl 2
Bảng 11: Các dụng cụ thu hoạch PL
Khi ấu trùng đến giai đoạn PL-10 thì bắt đầu xuất dần theo yêu cầu khách hàng.
Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tăng, giảm độ mặn phù hợp với môi trường ao
nuôi. Khi giảm độ mặn cần phải giảm từ từ để tránh gây sốc cho ấu trùng.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 46 
7.3.1. Cách thu hoạch
Dùng ống rút nước trong bể xuống còn 30-40cm, sau đó dùng vợt thu PL vớt ấu
trùng theo đường ziczac và dùng thao nhỏ múc toàn bộ ấu trùng trong vợt vào xô có sẵn
sục khí và đưa đến xe vận chuyển, các thao tác phải nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến
ấu trùng.
7.3.2. Đóng gói
Hình 20: Đóng gói PL
PL được đóng vào bao, nước dùng để đóng PL có độ mặn 25‰ có bổ sung thêm
Nau của Artemia. Số lượng Artemia được tính toán đủ để duy trì trong suốt quá trình
vận chuyển. Mỗi túi chứa khoảng 1000-1200 con/túi được bơm đầy oxy và xoắn thật
chặt.
7.3.3. Vận chuyển
Nếu vận chuyển đi xa thì nhất thiết phải sử dụng xe lạnh và hạ nhiệt độ xuống từ
22℃-24℃, tính toán lượng Artemia cần thiết và luôn duy trì nhiệt độ 22℃-24℃ trong
suốt quá trình vận chuyển. hạn chế sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 47 
Hình 21: Xe vận chuyển PL
8. Men vi sinh
Hình 22: phòng sản xuất men vi sinh
Men vi sinh đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ
chân trắng tại Tập đoàn Việt Úc. Men vi sinh có thành phần sau đây từ hai chủng vi
khuẩn thuộc nhóm Baccillus:
Magaterium………..1.2*106CFU/gm
Polymasa…………..1*108CFU/ gm
Công dụng của men vi sinh VS2:
Hỗ trợ quá trình xử lý nước: Men vi sinh có khả năng phân giải chất thải hữu cơ
và chất dinh dưỡng trong nước nuôi tôm. Chúng tạo ra các enzym và vi khuẩn có khả
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 48 
năng phân hủy các chất ô nhiễm, giúp duy trì chất lượng nước tốt và giảm nguy cơ ô
nhiễm môi trường.
Cải thiện chất lượng nước: Men vi sinh có khả năng làm giảm hàm lượng
ammonia và nitrat trong nước, hai chất gây độc hại cho tôm. Bằng cách giảm mức độ
độc hại của các chất này, men vi sinh giúp duy trì môi trường sống thuận lợi cho tôm và
giảm nguy cơ các bệnh do môi trường ô nhiễm gây ra.
Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn: Men vi sinh giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn
của tôm. Chúng phân giải các chất hữu cơ trong thức ăn thành dạng dễ hấp thụ và cung
cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm.
Kiểm soát vi khuẩn và bệnh tật: Men vi sinh có khả năng cạnh tranh với các vi
khuẩn gây bệnh trong môi trường nuôi tôm. Chúng cung cấp các vi khuẩn có lợi và làm
giảm khả năng phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, giúp duy trì sức khỏe và sự phát
triển của tôm.
Tăng cường hệ miễn dịch: Men vi sinh cung cấp các chất kích thích miễn dịch và
tăng cường hệ miễn dịch của tôm. Chúng giúp tôm phản ứng tốt hơn với các tác nhân
gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tầm quan trọng của men vi sinh trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân
trắng tại Tập đoàn Việt Úc là không thể phủ nhận. Chúng đóng vai trò quan trọng trong
duy trì môi trường sống thuận lợi cho tôm, giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện chất lượng
nước và tăng cường sức khỏe của tôm. Sử dụng men vi sinh chính xác và hiệu quả là
một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất giống tôm chân trắng thành công.
Cách sử dụng.
Dùng vợt để lọc các cặn sau đó tạt vào bể ương.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ẤU TRÙNG
ới việc điều hành, quan sát trại sản xuất tôm giống, không có gì cần thiết
bằng sự hiểu biết về chu trình sinh trưởng của loài tôm và nhất là những yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp tới các giai đoạn ấu trùng rong thời kỳ chúng còn
trong trứng.
V
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 49 
Hình 23: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng
Theo lý thuyết, họ Penaids mang buồng trứng tới thời kỳ chin sau 1-3 ngày sẽ đẻ
khoảng 600.000 -1.000.000 trứng, độ nở trung bình 70% - 90%. Sau 12 - 14 giờ thì trứng
thành Nauplius. Sau 36 tiếng tiếp theo, Nauplius lột vỏ 5-6 lần để trờ thành Zoea và
chúng cần 3-4 ngày và trải qua 3 giai đoạn thay vỏ rồi bước sang thời kỳ Mysis. Sau đó
Mysis cũng cần 3-4 ngày và lột vỏ 3 lần trước khi bước vào giai đoạn Postlarvae với tỷ
lệ sống 70%. Từ khi bước vào giai đoạn PL, ấu trùng cứ mỗi ngày thì mang một tên mới.
1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm.
Thời kỳ phát triển giai đoạn ấu trùng tôm có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính và
mỗi giai đoạn này lại được chỉa ra làm 3-6 giai đoạn phụ ngắn hơn. Chúng ta có thể phân
biệt các giai đoạn này qua các đặc điểm sau:
1.1. Giai đoạn Nauplius
Nauplius còn nắm trong thời kỳ phiêu sinh và rất thích ánh sáng. Trong thời kỳ
này, Nauplius hoàn toàn dung đồ ăn trong bọc noãn hoàng của chúng, vì vậy việc cho
ăn là không cần thiết. Nauplius có 3 cặp phụ bộ: cặp râu thứ nhất, cặp râu thứ hai và cặp
phụ bộ ở miệng. Cặp râu thứ nhất thì có 1 nhánh trong khi 2 cặp kia lại có 2 nhánh. Sự
phát triển trong giai đoạn Nauplius có thể chia làm 6 giai đoạn phụ. Sáu giai đoạn phụ
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 50 
của Nauplius có thể phân biệt nhờ vào số gai furcal xuất hiện ở đầu tận cùng phía dưới
than thể. Một đặc tính khác của Nauplius là ban đầu không cử động chừng 30 phút, sau
đó bắt đầu bơi, cứ mootj đoạn ngắn rồi nghỉ và lại tiếp tục bơi.
Hình 24: Nauplius
1.2. Giai đoạn Protozae
Nauplius trở thành Protoaoez khoảng 40 giờ sau khi nở và có chiều dài hơn
Nauplius. tại thời kỳ này Protozoea tăng trưởng rất nhanh, các phụ bộ giúp công việc ăn
đã bắt đầu hoạt động. Protozoea cũng nhạy cảm với ánh sáng như Nauplius và yếu hơn
so với Mysis.
Một đặc tính để phân biệt với Nauplius là Nauplius thì bới đứt đoạn còn Protozoea thì
bơi liên tục để lấy thức ăn. Ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài chủ yếu là tảo và các
động vật cỡ nhỏ. Protozoea được chia ra làm 3 giai đoạn phụ, mỗi giai đoạn phụ kéo dài
khoảng 24-48 giờ và thời gian chuyển giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, chất
lượng nước và tình trạng sức khỏe của ấu trùng,…
 Protozoea 1: có kích thước khoảng 0,89mm. Phần ngực có 6 dốt trong khi
phần bụng chưa phân thành đốt, Protozoea có phần đầu hình tròn, chưa
xuất hiện cuống mắt, chủy và mầm đuôi.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 51 
Hình 25: Protozea 1
 Protozoea 2: Kích thước cơ thể khoảng 0,2mm, từ giai đoạn Protozoea
tuy ấu trùng được nuôi trong cùng một bể nhưng bắt đầu có sự khác nhau
rõ rệt về chiều dài. Phần đầu xuất hiện chủy, cuống mắt kéo dài và xuất
hiện gai đuôi trên mắt.
Hình 26: Protozea 2
 Protozoea 3: Có kích thước khoảng 2,6mm. Phần đầu bao che luôn 5 đốt
ngực đầu tiên. Xuất hiện mầm chân đuôi phân nhánh kép. Đuôi đã taasch
biệt ra khỏi đốt thứ 6. Mỗi đốt bụng mang 1 gai lưng.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 52 
Hình 27: Protozea 3
1.3. Giai đoạn Mysis:
Sau khi nở được 5 ngày thì ấu trùng bắt đầu bước sang giai đoạn Mysis. Bắt đầu
từ giai đoạn này ấu trùng có hình dạng giống con tôm trưởng thành hơn so với 2 giai
đoạn trước. Quan sát ấu trùng ta thấy Mysis khỏe mạnh hơn Protozoea nhiều. Mysis
cũng được phân ra làm 3 giai đoạn phụ như Protozoea và phân biệt các giai đoạn này
nhờ vào những cặp chân ở ngực và những cặp chân ở bụng.
Một điểm khác biệt là Protozoea có khuynh hướng bơi gần mặt nước trong khi
Mysis thì bơi xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau, lưng cong và búng rất khỏe.
 Mysis 1: Dài khoảng 3.3mm, 5 cặp chân bò phát triển tại phần ngực, đuôi
thành hình và tận cùng là một khấc lõm vào ở chính giữa.
Hình 28: Mysis 1
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 53 
 Mysis 2: Dài khoảng 4.0mm, những cặp chân bò bắt đầu xuất hiện tại 5
đốt bụng đầu tiên và khấc ở đuôi bơi bớt lõm vào so với Mysis 1.
Hình 29: Mysis 2
 Mysis 3: Dài độ 4.5mm, các cặp chân bơi dài hơn nhiều và có 2 đốt.
Hình 30: Mysis 3
1.4. Giai đoạn postlarvae:
Sau khi Mysis 3 lột xác thì ấu trùng bước qua giai đoạn Postlarvae có hình dạng
giống hệ tôm đã trưởng thành. Chúng mạnh hơn các giai đoạn ấu trùng và có khả năng
tự tồn tại vững vàng được trong môi trường thiên nhiên. Những cặp chân bơi của ấu
trung bắt đầu có 3 đốt và xuất hiện nhiều nhánh gai nhỏ trên cặp chân bơi. Khi ở giai
đoạn Postlarvae -5 khi cho ăn ta thấy Postlarvae thường bám vào thành bể.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 54 
Hình 31: Postlarvae
2. THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG
2.1. Thức ăn
Thức ăn đóng vai trò quan trọng và cơ bản trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn
lựa và cung cấp đúng loại thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng
của các loài thủy sản.
Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn phải được thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp
đủ dưỡng chất và năng lượng cho tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của con
vật. Các loài thủy sản khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng và cơ cấu hệ tiêu hóa khác
nhau, vì vậy, người nuôi trồng cần tìm hiểu rõ về loài mình chọn để chọn lựa thức ăn
phù hợp nhất.
Đối với các loài ăn tạp, thức ăn bao gồm cả thực vật và động vật. Các nguồn thức
ăn tự nhiên như tảo, tôm nhỏ, cá nhỏ, và các sinh vật thủy sinh khác thường được sử
dụng. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, thức ăn
công nghiệp đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành.
Thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản có thể chứa các thành phần chính
như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, đảm bảo giúp thúc đẩy
tăng trưởng, cải thiện sức đề kháng và tăng cường màu sắc cho các loài thủy sản. Các
nhà nghiên cứu và chuyên gia ngành nuôi trồng thủy sản liên tục nghiên cứu và cải tiến
công thức thức ăn để đáp ứng mục tiêu tối ưu cho hiệu quả và bền vững.
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 55 
Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn công nghiệp cần được thực hiện đúng cách, bởi
vì việc cung cấp quá nhiều hoặc không đúng loại thức ăn có thể gây ra các vấn đề về
môi trường, sức khỏe của thủy sản và nguy cơ ô nhiễm. Do đó, việc giám sát, kiểm soát
và quản lý quá trình cung cấp thức ăn là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng tự nhiên
trong hệ sinh thái nuôi trồng và đảm bảo hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản.
2.1.1. Tảo
Giai đoạn Zoea cho ăn tảo tươi Thalassiosia pseudonana, tảo khô dùng để làm
thức ăn bổ sung. Đến giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia xen kẽ thức ăn tổng
hợp. Đối với thức ăn tổng hợp thì cần phải cà qua vợt với kích cỡ phù hợp để ấu trùng
sử dụng hiệu quả thức ăn và triệt để hơn, tránh làm ô nhiễm môi trường nước
 Ưu điểm của tảo Thalassiosia pseudonana
Tảo Thalassiosira pseudonana tác động tích cực lên hệ tiêu hóa giúp tôm tiêu
hóa tối đa các thức ăn một cách dễ dàng.
Giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch, tính chống chịu với điều
kiện bất lợi của các yếu tố môi trường và tăng tỷ lệ sống cao hơn so với việc sử dụng
thức ăn tổng hợp.
Hình 32: Phòng nuôi cấy tảo Thalassiosira
2.1.2. Thức ăn tổng hơp:
Thức ăn tổng hợp là một dạng thức ăn được sản xuất và chế biến từ các nguồn
nguyên liệu tự nhiên và không tự nhiên. Điểm đặc biệt của thức ăn tổng hợp là nó được
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 56 
thiết kế và cân chỉnh đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của một loài động vật cụ
thể, đảm bảo tăng trưởng và phát triển tối ưu.
Thức ăn tổng hợp mang hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cung cấp năng lượng cho
tôm một khoảng thời gian dài giúp tốc độ tăng trưởng cao hơn so với việc cho ăn thức
ăn tự nhiên từ đó làm tăng tỷ lệ sống.
Việt – Úc dùng công thức phối trộn các hãng thức ăn khác nhau để tăng tính hiệu
quả trong việc sử dụng thức ăn góp phần làm tăng tỷ lệ sống và tăng trọng của tôm.
Trong công việc phối trộn thức ăn có bổ sung thêm Vitamin C để cải thiện sức khỏe và
tăng cường tăng trưởng và bảo đảm chúng có đủ dưỡng chất là yếu tố quyết định thành
công của quá trình nuôi tôm giống.
Bảng 12: Công dụng của Vitamin C
Vitamin C
Công dụng
Tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ sự tăng trưởng
Giảm stress và chống oxi hóa
Bảng 13: Thức ăn tổng hợp
Khung giờ Giai đoạn Thức ăn
2:00
Mysis
Loại 2 + Vitamin C
14:00
8:00 Loại 2 + TOP 35
2:00 PL Loại 3, loại 4 + Vitamin C
8:00 Loại 3, loại 4 + TOP 35
14:00 Loại 3, loại 4 + Vitamin C
20:00 Loại 3, loại 4 + TOP 35
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 57 
 Thành phần thức ăn tổng hợp
Hình 33: Thức ăn tổng hợp
Thức ăn Thành phần Giai đoạn
L2 PRIPPARK 2 Mysis 1-3
L3 FLAKE, LANSY PL1-5
L4 RED-FLAKE PL6 – xuất
Bảng 14: Thành phần thức ăn tổng hợp
2.1.3. Artemia
Trong giai đoạn Nauplius, ấu trùng tự sử dụng thức ăn trogn noãn hoàng để sinh
sống. Zoea ăn phytoplankton, từ thời kỳ Mysis trở đi, ấu trùng có thêm thức ăn mới và
Artemia là loại thức ăn lý tưởng cho tôm trong giai đoạn này
Artemia là loại động vật nhỏ li ti ở ngoài biển, nhỏ hơn ấu trùng của tôm rất nhiều.
Ở dạng trứng, chúng có vỏ bọc màu nâu, khá dày so với cơ thể chúng. Trong vỏ này,
Artemia sống rất lâu dù phơi trên bãi cát trắng. Khi trứng Artemia được ngâm trong
nước mặn 30-33 thì vỏ được vỡ ra. Artemia sẽ trở thành Nauplius. Chúng bơi lội không
định hướng.
Nếu được thả vào bể tôm thì Artemia Nauplius sẽ trở thành loại thức ăn rất thích
hợp cho ấu trùng tôm, vì trogn giai đoạn ấy, ấu trùng chưa đủ các bộ phận để bắt mồi,
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 58 
có thể chưa nhìn thấy mồi, hơn nữa chính vì số lượng Artemai Nauplius có trogn bể
ương nhiều hơn so với ấu trùng tôm nên ấu trùng tôm có nhiều cơ hội bắt được mồi.
Artemia còn nằm trogn vỏ thì vẫn duy trì sự sống nên việc tồn trữ rất lâu mà
không hư hỏng. Tuy vậy, Artemia cũng có một điểm bất lợi về phương diện dinh dưỡng
là chúng chứa rất ít chất béo.
Hình 34: Artemia
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 59 
2.2. Công nghệ SEP-ART
Hình 35: Dụng cụ tách vỏ Artemia
Công nghệ SEP-Art (Separation-Artificial) là một phương pháp tiên tiến được sử
dụng để tách và lọc các hạt rắn từ môi trường nước, cải thiện chất lượng nước và quá
trình xử lý nước. SEP-Art được phát triển bởi công ty Việt-Úc Bạc Liêu, và nó đã được
áp dụng rộng rãi trong nghành thủy sản và nuôi trồng.
Công cụ SEP-ART dựa trên công nghệ Artemia SEP-Art đã được sản xuất từ
2008 là công nghệ áo phủ quanh trứng một lớp oxit sắt và sẽ bị từ tính nam châm hút
lại. Trứng được thu gom chỉ còn lại hỗn hợp ấu trùng khi thu hoạch
Công cụ SEP-ART của tập đoàn INVE Aquaculture được phát triển chuyên biệt
để thu hoạch Artemia nở từ dòng trứng SEP-ART. Rất linh động và hiệu quả, có thể sử
dụng với khối lượng ấp nở từ nhỏ đến tương đối lớn, cho phép tách nhanh và tách hoàn
toàn 100% ấu trùng sạch từ hỗn hợp vỏ và trứng không nở, bất kể cho mọi hiệu suất nở
hay tỉ lệ nở nào của trứng.
Công nghệ SEP-Art sử dụng một hệ thống tạc bằng cách kết hợp các bộ lọc và
công nghệ nhân tạo để loại bỏ các hạt rắn, tạp chất và các chất ô nhiễm khác từ nước.
Hệ thống Sep-Art thường bao gồm các bước sau:
Tiền xử lý: Trước khi nước vào hệ thống SEP-Art, có thể cần thực hiện các bước
tiền xử lý như lọc cơ bản để loại bỏ các hạt lớn hoặc các chất cặn bã thô.
Tách bằng cách sử dụng SEP-Art: Nước được đưa vào hệ thống SEP-Art, trong
đó sử dụng các bộ lọc và công nghệ tách nhân tạo để loại bỏ các hạt rắn và tạp chất từ
Đào Duy Tùng Thực tập thực tế
 60 
nước. Công nghệ này có thể sử dụng các cơ chế như tách chất thải, hấp phụ, trôi nổi,
lắng đọng, và tách riêng biệt các phần tử và chất lỏng trong nước.
Quá trình xử lý: Sau khi các hạt rắn và tạp chất đã được tách ra, nước được xử lý
để loại bỏ các chất ô nhiễm khác như vi khuẩn, vi rút, và chất hữu cơ có thể gây hại cho
tôm.
Tái sử dụng nước: Một lợi ích quan trọng của công nghệ SEP-Art là khả năng tái
sử dụng nước. Sau quá trình xử lý, nước đã được làm sạch có thể được sử dụng lại để
nuôi trồng tôm hoặc các mục đích khác, giúp tiết kiệm nước và tài nguyên.
Hình 36: Tập đoàn INVE
Hình 37: Công nghệ SEP-ART
 ưu điểm
 Rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm thiểu công sức
 Lọc sạch tuyệt đối Nauplius Artemia sau khi ấp
 Tối ưu ấp nở và sinh khối thu được
 Thu hoạch ấu trùng Artemia chất lượng cao và khỏe mạnh
 Không cần tẩy vỏ hoặc sử dụng hóa chất.
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx
Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx

More Related Content

What's hot

Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát nataliej4
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhậtluanvantrust
 
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvareziiBước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvareziiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...luanvantrust
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Thanh Luan
 

What's hot (20)

Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
Sử dụng vi khuẩn lactobacillus plantarum đồng lên men với nấm men bánh mì tha...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoaĐề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
Đề tài: Xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm mít sấy thăng hoa
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược tại công ty cảng Nam Hải, HAY
 
Đề tài báo cáo thực tập kênh phân phối của công ty download free
Đề tài báo cáo thực tập kênh phân phối của công ty download freeĐề tài báo cáo thực tập kênh phân phối của công ty download free
Đề tài báo cáo thực tập kênh phân phối của công ty download free
 
Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh họcĐề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
Đề tài: Thu nhận chitin, Chitosan từ vỏ tôm làm màng bao sinh học
 
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
Hệ Thống Quản Lý Môi Trường Của Tập Đoàn Tân Hiệp Phát
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đLuận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
Luận án: Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAYĐề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
Đề tài: Quy trình sản xuất nước uống lên men từ trái Sơ ri, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAYBài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
Khảo sát quá trình tạo màng phủ ăn được alginate kháng oxi hóa ứng dụng trong...
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sữa Abbott, 9 ĐIỂM!
 
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvareziiBước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii
Bước đầu nghiên cứu sản xuất carrageenan từ rong sụn kappaphycus alvarezii
 
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
Khảo sát thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn công nghiệp của công...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược xuất khẩu của công ty, HOT
Luận văn: Hoạch định chiến lược xuất khẩu của công ty, HOTLuận văn: Hoạch định chiến lược xuất khẩu của công ty, HOT
Luận văn: Hoạch định chiến lược xuất khẩu của công ty, HOT
 
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
Khao sat nhu_cau_su_dung_mi_an_lien_trong_sinh_vien_xxolxqx8v9_20130708033054...
 

Similar to Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx

Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose nataliej4
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfMan_Ebook
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...nataliej4
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019PinkHandmade
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...HanaTiti
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquenLuan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquenHao Duong Van
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAYĐề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...nataliej4
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx (20)

Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
Bước Đầu Thử Nghiệm Nuôi Cấy Dunaliella Salina Trên Giá Thể Bacterial Cellulose
 
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdfNghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
Nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất cơm thập cẩm ăn liền.pdf
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụđáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải công ty cổ phần giấy hoàng văn thụ
 
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
Luận văn: Nghiên cứu nhân giống cây Oải hương lá xẻ (Lavandula dentata L.) bằ...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màn...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì - Kẽm Chợ Điền Đến Môi Tr...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn:  Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
 
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
Nghiên Cứu Đặc Điểm Sinh Học Và Kỹ Thuật Cắt Tỉa Tạo Hình Cho Giống Lê Tai Nu...
 
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAYSử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
Sử dụng giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt, HAY
 
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAYĐề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
Đề tài: Chất lượng nước của lồng bè nuôi trồng thủy hải sản, HAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành   ...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành ...
 
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAYXây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
Xây dựng đường bao tải trọng giới hạn của nền đập xà lan, HAY
 
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquenLuan an tien si nguyen thanh anh   vien hoa- sinquen
Luan an tien si nguyen thanh anh vien hoa- sinquen
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAYĐề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAY
Đề tài: Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm, HAY
 
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đĐề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
Đề tài: Chế tạo hạt gel chitin kích thước nhỏ từ vỏ cua, HOT, 9đ
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Nhiệt Độ Chuồng Nuôi Đến Khả Năng Sản Xuất Thịt Của ...
 
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
đáNh giá công tác quản lý và xử lý chất thải lỏng trong chăn nuôi lợn tại trạ...
 

Recently uploaded

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.TunQuc54
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)LinhV602347
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhondacom
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜInguyendoan3122102508
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtauthihaiyen2000
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (16)

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
sách các Bài tập kinh tế vi mô chọn lọc.
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
Đề cương môn Xã hội Chủ nghĩa Khoa học (sơ lược)
 
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
mayphatdienhonda.com - Máy phát điện là gì ? cấu tạo và ứng dụng , phân loại ...
 
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜICHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
CHƯƠNG 5. TTHCM VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC, CON NGƯỜI
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
BÀI TẬP BỔ TRỢ 4 KỸ NĂNG TIẾNG ANH 11 CẢ NĂM - GLOBAL SUCCESS - NĂM HỌC 2023-...
 
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiếtVợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - phân tích chi tiết
 
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
15 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 SỞ GIÁO...
 

Báo cáo quy trình sản xuất giống thẻ chân trắng.docx

  • 1. Cần Thơ – Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG THỦY SẢN  BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ (AQ226) SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS: nguyễn Thị Ngọc Anh Sinh viên thực hiện: Đào Duy Tùng Mã số sinh viên: B2008208 Lớp: TS2013T1 Khóa: K46
  • 2. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  1  LỜI CẢM ƠN  Báo cáo “SẢN XUẤT GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ” là quá trình nổ lực không ngừng nghỉ của tôi trong trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty sản xuất giống Việt – Úc. Những bước đầu làm quen với bài báo cáo, tôi gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và viết bài nhưng được sự giúp đỡ tận tình từ phía thầy cô cùng các đồng nghiệp tại trại giống tôi đã dần thích ứng với việc tìm hiểu, nghiên cứu và đã thu thập được rất nhiều thông tin giúp ích rất nhiều cho bài báo cáo. Qua trang viết này tác giả chân thành gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô đã giúp đỡ tôi trong quá tình học tập – nghiên cứu trong thời gian qua. Cuối cùng tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến toàn thể Tập đoàn Việt – Úc đã không ngần ngại đồng thuận cho tôi tham gia chuyến thực tập bổ ích này. Trong thời gian thực tập, tôi được các anh chị đối đãi như đồng nghiệp và những đãi ngộ đặc biệt từ các ban lãnh đạo. Được sự cho phép của quý lãnh đạo Công ty, tôi có thể sử dụng những hình ảnh và thông tin để đưa vào bài báo. Kính mong quý thầy cô cùng toàn thể đọc giả đón nhận. Tôi rất biết ơn và sẽ đón nhận tất cả các góp ý từ phía người đọc. Cần Thơ, ngày 15 tháng 07 năm 2023 Người thực hiện báo cáo Đào Duy Tùng
  • 3. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  2  MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. 1 MỤC LỤC................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG....................................................................................6 DANH MỤC HÌNH ẢNH ...........................................................................7 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................9 1.1. Giới thiệu chung.............................................................................9 1.2. Các hoạt động...............................................................................10 1.3. Sơ đồ khu trại giống PL................................................................10 1.4. Nội dung thực hiên ...................................................................... 11 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN......................................................................12 1. Đối tượng.........................................................................................12 1.1. Đặc điểm phân bố ....................................................................12 1.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................13 1.3. Tập tính ....................................................................................13 1.4. Đặc điểm sinh sản ....................................................................13 2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ..................................................14 2.1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới.......................14 2.2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam......................15 2.3. Sản lượng khai thác tự nhiên....................................................16 2.4. Ưu, nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng ..................17 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............18 1. Thời gian và địa điểm......................................................................18 1.2. Tổng quan về Tập đoàn Việt -Úc .............................................19
  • 4. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  3  1.3. Giới thiệu về tôm giống VUS LEADER 21.............................20 1.4. Vật liệu.....................................................................................21 1.4.1. Dụng cụ...........................................................................21 1.4.2. Hóa chất......................................................................... 23 2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................25 2.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................25 2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp ......................... 25 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp.......................... 26 2.2. Phương pháp xử lý số liệu........................................................26 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.....................27 I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ... 27 1. Nguồn nước và cách xử lý nước......................................................27 1.1. Nguồn nước..............................................................................27 1.2. Quản lý môi trường nước........................................................ 26 1.3. Xử lý nước................................................................................28 2. Quy trình vệ sinh trại.......................................................................29 2.1. Sơ đồ quy trình vệ sinh trại..................................................... 29 2.2. Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius .................31 3. Chuẩn bị bể và vệ sinh trại ..............................................................31 3.1. Bể ương....................................................................................31 3.1.1. Thiết kế và kích thước ....................................................32 3.1.3. Hệ thống nước thải .........................................................33 3.2. Vệ sinh trại...............................................................................33 3.2.1. Ngâm soda (Na2CO3)..................................................... 35
  • 5. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  4  3.2.2. Xịt rửa trại bằng soda (Na2CO3).................................... 35 3.2.3. So sánh giữa vôi trong (Ca(OH)2) và soda.................... 36 3.2.4. Xịt rửa trại bằng Chlorine.............................................. 37 3.2.5. Xông formol và thuốc tím ............................................. 38 3.2.6. Chà rửa bể băng xà phòng ............................................. 38 3.2.7. Ủ formol ........................................................................ 38 4. Cấp nước và xử lý nước ..................................................................39 4.1. Cấp nước. .................................................................................39 4.2. Xử lý nước................................................................................39 5. Tắm và lắp Nauplius........................................................................40 6. Quá trình thay nước.........................................................................41 7. Kiểm soát các yếu tố môi trường.....................................................42 7.1.Yếu tố vật lý..............................................................................42 7.1.1. Nhiệt độ ......................................................................... 42 7.1.2. Độ mặn .......................................................................... 43 7.2. yếu tố hóa học ..........................................................................44 7.3. Thu hoạch.................................................................................45 7.3.1. Cách thu hoạch .............................................................. 46 7.3.2. Đóng gói ........................................................................ 46 7.3.2. Vận chuyển.................................................................... 46 8. Men vi sinh......................................................................................47 II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ẤU TRÙNG..................................................48 1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm.......................................49 1.1. Giai đoạn Nauplius...................................................................49
  • 6. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  5  1.2 Giai đoạn Protozae....................................................................50 1.3. Giai đoạn Mysis: ......................................................................52 1.4. Giai đoạn postlarvae: ...............................................................53 2. THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG ........................................................54 2.1. Thức ăn.....................................................................................54 2.1.1. Tảo..................................................................................55 2.1.2. Thức ăn tổng hơp........................................................... 55 2.1.3. Artemia .......................................................................... 57 2.2.Công nghệ SEP-ART ................................................................59 3. Kỹ thuật và chế độ cho ăn ...............................................................61 3.1. kỹ thuật cho ăn .........................................................................61 3.2. Chế độ cho ăn...........................................................................62 4.Chế độ sục khí ..................................................................................63 5. Theo dõi diễn biến các yếu tố môi trường.......................................64 5.1. Theo dõi diễn biến nhiệt độ......................................................64 5.2. Diễn biến pH trong bể ương.....................................................65 5.3. Diễn biến độ mặn trong bể ương..............................................65 5.4. Tỷ lệ sống ở hai đợt ương ........................................................66 6. Quan sát hoạt động của ấu trùng. ....................................................66 III. Những thuận lợi và khó khăn trong chuyến thực tập.......................... 65 1. Thuận lơi......................................................................................... 68 2. Khó khăn ........................................................................................ 68 KẾT LUẬN .........................................................................................70
  • 7. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  6  DANH MỤC BẢNG    Bảng 1: Các hoạt động đã tham gia.............................................................................. 10 Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ...................................................... 16 Bảng 3: Ưu, nhược điểm của tôm thẻ chân trắng......................................................... 17 Bảng 4: Các dụng cụ cần thiết...................................................................................... 21 Bảng 5: Các hóa chất cần thiết ..................................................................................... 24 Bảng 6: Chuẩn bị vệ sinh trại ....................................................................................... 34 Bảng 7: Dụng cụ cấp nước ........................................................................................... 39 Bảng 8: Chuẩn bị xử lý nước........................................................................................ 40 Bảng 9: Dụng cụ cần thiết lắp Nauplius....................................................................... 40 Bảng 10: Dụng cụ thay nước........................................................................................ 41 Bảng 11: Dụng cụ thu hoạch PL................................................................................... 45 Bảng 12: Công dụng của Vitamin C............................................................................. 56 Bảng 13: Thức ăn tổng hợp .......................................................................................... 56 Bảng 14: Thành phần thức ăn tổng hợp ....................................................................... 57 Bảng 15: Định mức thức ăn tổng hợp cho các giai đoạn ............................................. 62 Bảng 16: Khung giờ cho ăn.......................................................................................... 63 Bảng 17: Các thao tác chỉnh khí ở giai đoạn Zoea....................................................... 63 Bảng 18: Các thao tác chỉnh khí ở giai đoạn Mysis..................................................... 64 Bảng 19: Các thao tác chỉnh khí, thay nước giai đoạn PL ........................................... 64 Bảng 20: Tỷ lệ sống ở hai đợt ương ............................................................................. 66
  • 8. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  7  DANH MỤC HÌNH ẢNH    Hình 1: Sơ đồ khu trại giống PL ................................................................................ 10 Hình 2: Sơ đồ khối nội dung thực hiện ...................................................................... 11 Hình 3: Litopenaeus vannamei................................................................................... 12 Hình 4: Tập đoàn Việt - Úc ........................................................................................ 19 Hình 5: VUS LEADER 21 ......................................................................................... 20 Hình 6: Các dụng cụ cần thiết .................................................................................... 23 Hình 7: Các hóa chất cần thiết ................................................................................... 24 Hình 8: Hồ sẵn sàng ................................................................................................... 29 Hình 9: Sơ đồ quy trình vệ sinh trại ........................................................................... 30 Hình 10: Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius .................................... 31 Hình 11: Bể ương ....................................................................................................... 31 Hình 12: Hệ thống cấp nước ...................................................................................... 33 Hình 13: Lối thoát nước bể ương ............................................................................... 33 Hình 14: Chuẩn bị vệ sinh trại ................................................................................... 34 HInh 15: Tắm và lắp Nauplius ................................................................................... 40 Hình 16: Máy đo nhiệt độ hồng ngoại........................................................................ 43 Hình 17: Khúc xạ kế................................................................................................... 44 Hình 18: Bút đo pH .................................................................................................... 45 Hình 19: Thu hoạch PL .............................................................................................. 45 Hình 20: Đóng gói Pl.................................................................................................. 46 Hình 21: Xe vận chuyển PL ....................................................................................... 47 Hình 22: Phòng sản xuất men vi sinh......................................................................... 47
  • 9. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  8  Hình 23: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng.......................................................... 49 Hình 24: Nauplius ...................................................................................................... 50 Hình 25: Protozea 1.................................................................................................... 51 Hình 26: Protozea 2.................................................................................................... 51 Hình 27: Protozea 3.................................................................................................... 52 Hình 28: Mysis 1 ........................................................................................................ 52 Hình 29: Mysis 2 ........................................................................................................ 53 Hình 30: Mysis 3 ........................................................................................................ 53 Hình 31: Postlarvae .................................................................................................... 54 Hình 32: Phòng nuôi cấy tảo Thalassiosira................................................................ 55 Hình 33:Thức ăn tổng hợp ......................................................................................... 57 Hình 34: Artemia........................................................................................................ 58 Hình 35: Dụng cụ tách vỏ Artemia............................................................................. 59 Hình 36: Tập đoàn INVE ........................................................................................... 60 Hình 37: Công nghệ SEP-Art..................................................................................... 60 Hình 38: Sơ đồ diễn biến nhiệt độ.............................................................................. 64 Hình 39: Sơ đồ diễn biến pH...................................................................................... 65 Hình 40: Sơ đồ diễn biến độ mặn............................................................................... 65
  • 10. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  9  CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Giới thiệu chung gành nuôi trồng thủy sản nước ta ngày càng phát triển, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, nó không chỉ mang lại lợi nhuận về xuất khẩu mà còn góp phần đáng kể vào công tác xóa đói giảm nghèo, tăng nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân các vùng miền núi và ven biển. Trong nghề nuôi trồng thủy sản thì con tôm vẫn là đối tượng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với hiệu quả của nghề nuôi tôm sú, sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã đẩy nhanh công nghệ nuôi theo hướng thâm canh và công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những hiệu quả kinh tế mà nó mang lại thì nuôi tôm sú ở nước ta hiện nay đang gặp không ít khó khăn về môi trường nuôi: sự suy giảm chất lượng nước, chất lượng con giống, vì vậy nhiều vùng nuôi thường xảy ra dịch bệnh. Đứng trước những thách thức to lớn đó, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để phát triển bền vững nghề nuôi tôm trước những đợt dịch bệnh nghiêm trọng này? Một giải pháp được nhiều quốc gia sử dụng hiện nay là đa dạng hóa loài nuôi, đi kèm với việc ứng dụng các cải tiến khoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra đàn tôm giống sạch bệnh, nâng cao chất lượng di truyền. Tôm thẻ chân trắng được xem là giải pháp lựa chọn đa dạng hóa đối tượng nuôi. Đây là đối tượng đã được di nhập vào Việt Nam năm 2001 từ nhiều quốc gia khác nhau (Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan) cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Tôm thẻ chân trắng có nhiều ưu điểm như: tốc độ tăng trưởng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn và có sức chống chịu tốt với các yếu tố môi trường… các công trình nghiên cứu để tạo ra đàn giống chất lượng của đối tượng này chưa nhiều vì thế để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam thì phải cần có những nghiên cứu đánh giá có tính khoa học về đối tượng nuôi này, đặc biệt là nghiên cứu xây dựng một quy trình thật hoàn chỉnh về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm đối tượng tôm thẻ Chân Trắng. N
  • 11. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  10  Xuất phát từ vấn đề trên, nhằm tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, tôi được Trường Thủy Sản phân công đề tài “TÌM HIỂU QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG” tại Tập đoàn Việt Úc Bạc Liêu Nội dung thực hiện gồm 3 phần: 1. Tìm hiểu các quy trình, kỹ thuật, thiết bị trong ương nuôi ấu trùng. 2. Quan sát diễn biến các yếu tố môi trường. 3. Quan sát các hoạt động của ấu trùng và diễn biến của các giai đoạn. Mặc dù trong quá tình thực tập, chúng tôi rất cố gắng tìm hiểu và nắm bắt các kỹ thuật quy trình ương nuôi ấu trùng, do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn. Nên không tránh khỏi việc thiếu sót. Rất mong nhận được góp ý phản hồi từ các thầy cô và các bạn để bài báo được hoàn chỉnh hơn. 1.2 Các hoạt động Tham gia thực tập tại khu sản xuất giống, Công ty Việt – Úc Trại tôm giống (chi nhánh Bạc Liêu) từ ngày 8/5/2023 đến ngày 15/7/2023. Bảng 1: Các hoạt động đã tham gia Vệ sinh trại và lắp dây khí Quan sát các hoạt động ấu trùng và diễn biến của các giai đoạn. Cấp và xử lý nước Thu hoạch tôm Thuần dưỡng và lắp Nauplius Quan sát các yếu tố môi trường 1.3 Sơ đồ khu trại giống PL Hình 1: Sơ đồ khu trại giống PL
  • 12. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  11  1.4. Nội dung thực hiện Hình 2: Sơ đồ khối nội dung thực hiện Nội dung Nguồn nước và cách xử lý nước Nguồn nước Quản lý môi trường nước Xử lý nước Quy trình vệ sinh trại Kiểm tra các yếu tố môi trường Yếu tố vật lý Yếu tố Hóa học Men vi sinh Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Chế độ sục khí Thức ăn SEP-Art Kỹ thuật và chế độ cho ăn TLS Quan sát hoạt động ấu trùng Theo dõi các diễn biến của các yếu tố MT
  • 13. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  12  CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 1. Đối tượng Ngành chân khớp: Arthopoda Lớp giáp xác: Cructacea Bộ mười chân: Decapoda Họ tôm he: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài tôm thẻ chân trắng: Litopenaeus vannamei Hình 3: Litopenaeus vannamei 1.1 Đặc điểm phân bố Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei (Bone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo; Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông á và Đông Nam á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam. . Đây là loài tôm được nuôi phổ biến nhất (chiếm hơn 70 % các loài tôm he Nam Mỹ) ở tây bán cầu. Tôm he chân trắng thích nghi với biên độ rộng muối 0 - 40 ‰ chúng có thể sinh trưởng được trong nước ngọt, lợ và mặn. Dãy biến nhiệt của tôm he chân trắng cũng khá rộng và rất linh hoạt khi có những tác động cơ học.
  • 14. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  13  1.2 Đặc điểm hình thái Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 - 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 - 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson (gai đuôi) không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 - 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc (basial) và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực. 1.3 Tập tính Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 - 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 - 34‰, pH = 7,7 - 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 - 32o C, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 - 28o C. Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tới 15 g trong giai đoạn 90 - 120 ngày. Là đối tượng nuôi quan trọng sau tôm sú. 1.4 Đặc điểm sinh sản Tôm chân trắng thành thục sớm, con cái có khối lượng từ 30 - 45 g/con là có thể tham gia sinh sản. Ở khu vực tự nhiên có tôm chân trắng phân bố thì quanh năm đều bắt được tôm chân trắng.
  • 15. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  14  Mùa vụ sinh sản: Mùa sinh sản của tôm chân trắng ở vùng biển lại có sự khác nhau ví dụ: ở ven biển phía Bắc Equađo tôm đẻ tử tháng 12 đến tháng 4. Lượng trứng của mỗi vụ đẻ phụ thuộc vào cỡ tôm mẹ: Nếu tôm mẹ từ 30 - 45g thì lượng trứng từ 100.000 - 250.000 trứng, đường kính trứng 0.22mm. Sau mỗi lần đẻ hết trứng, buồng trứng tôm lại phát triển tiếp. Thời gian giữa 2 lần đẻ cách nhau 2 - 3 ngày. Con đẻ nhiều nhất tới 10 lần/năm. Thường sau 3 - 4 lần đẻ liên tục thì có lần lột vỏ. Sau khi đẻ 14 - 16 giờ trứng nở ra ấu trùng Nauplius. ấu trùng Nauplius trải qua 6 giai đoạn: Zoea qua 3 giai đoạn, Mysis qua 3 giai đoạn thành Postlarvae. Chiều dài của Postlarvae tôm P.Vannamei khoảng 0,88 - 3mm. 2. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên thế giới Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Khi đó nhiều nước Châu Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú.Cho đến năm 2003 thì các nước châu Á bắt đầu nuôi đối tượng này và sản lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 1 triệu tấn, từ đó sản lượng tôm liên tục tăng nhanh qua các năm, đến năm 2010 sản lượng tôm đạt khoảng 2,7 triệu tấn.(FAO, 2011). Đến năm 2012 sản lượng tôm đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas(FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012 (GOAL, 2012). Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh. Dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015 (GOAL, 2012). Trước năm 2000, nhiều nước Đông Nam Á đã tìm cách hạn chế phát triển tôm chân trắng do sợ lây bệnh cho tôm sú. Nhưng sau đó, lợi nhuận cao và những ưu điểm
  • 16. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  15  rõ rệt ở loài tôm này đã khiến người dân ở nhiều nước tiến hành nuôi tự phát. Sản lượng tôm các loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chân trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000. Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa. Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng. Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm 2003 đạt 600 nghìn tấn (chiếm 76% tổng sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi). Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn). Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới. Năm 2007, tôm chân trắng chiếm 75% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu và là đối tượng nuôi chính ở 03 nước châu Á (Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia). Ba nước này cũng chính là những quốc gia dẫn đầu thế giới về nuôi tôm. Về giá trị, năm 1997, sản lượng tôm nuôi đạt 700 nghìn tấn, tương đương với 3,5 tỷ USD, giá trung bình khoảng 5 USD/kg. Trong 10 năm lại đây, tốc độ tăng về sản lượng tôm thế giới khoảng 20%/năm, đã đem lại cho thế giới 3,2 triệu tấn tôm với giá trị tôm nuôi hiện nay là 11 tỷ USD, giá tôm trung bình rơi vào khoảng 3,4-3,5 USD/kg. 2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010).Vào thời điểm này nước ta hạn chế phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng vì sợ lây bệnh cho tôm sú. Đến năm 2006, ngành thủy sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm nuôi tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh, hiệu quả sản xuất thấp do dịch bệnh.
  • 17. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  16  Ngày 25/01/2008, Bộ NN&PTNT ban hành chỉ thị số 228/CT-BNN-NTTS về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh phía Nam. Từ đó diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng không ngừng được tăng lên. Hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi với hình thức thâm canh năng suất đạt từ 2.980 kg/ha vào năm 2005 và tăng lên 4.460 kg/ha vào năm 2012 (Bảng 1). Hiện nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tập trung chủ yếu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (chiếm khoảng 94 % diện tích của cả nước). Bảng 2: Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm. Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất bình quân (kg/ha) 2005 13.455 40.096 2.980 2006 18.441 57.185 3.100 2007 19.919 64.776 3.250 2008 15.079 47.827 3.170 2009 21.339 89.521 4.190 2010 25.397 136.719 5.380 2011 28.683 152.939 5.330 2012 41.789 186.197 4.460 TS. Châu Tài Tảo, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ Nguồn: Tổng cục thủy sản 2.3 Sản lượng khai thác tự nhiên Có nhiều nước Mỹ La Tinh ở bờ Đông thái Bình Dương có nghề khai thác tôm chân trắng như Peerru, Equado, EI Sanvado, Pa-na-ma, Costa Rica. Do nguồn lợi tôm rất ít và lại biến động nên nghề khai thác tôm không phát triển. Năm 1992-1993 có sản lượng khai thác tự nhiên không đáng kể. Nguồn lợi tôm tự nhiên được khai thác chủ yếu là tôm bố mẹ phục vụ cho nghề nuôi tôm nhân tạo rất phát triển ở khu vực. Ngoài ra việc vớt tôm giống tự nhiên phục vụ nuôi tôm nhân tạo cũng có vai trò quan trọng. Do đó các nước đã chuyển sang nuôi là chủ yếu. Hiện nay có rất nhiều công ty trong nước được sở thủy sản cấp giấy phép cho sản xuất giống tôm he chân trắng như: công ty Việt Úc, công ty Nam Miền Trung, công ty C.P…
  • 18. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  17  2.4 Ưu, nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng Bảng 3: Ưu và nhược điểm của việc nuôi tôm thẻ chân trắng Đặc tính Ưu điểm Nhược điểm Khả năng chịu đựng Tôm thẻ chân trắng chịu độ mặn với biên độ dao động lớn (0-40) và dễ nuôi trong nước ngọt hơn tôm sú Chưa rõ Khả năng chịu nhiệt Tôm thẻ chân trắng có biên độ nhiệt rông, nhiệt độ <15c tôm vẫn sống do đó cso thể nuôi ở mùa lạnh Chưa rõ Tỷ lệ tăng trưởng Tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú, kích cỡ thu hoạch nhro hơn. Tỷ lệ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng chậm sau khi đạt kích cỡ 20kg, làm cho việc sản xuất tôm cỡ lớn chậm. Mật độ thả giống Dễ nuôi với mật độ cao và có thể nuôi cao hơn và cao hơn so với tôm sú. Do mật độ thả cao nên đòi hỏi trình độ quản lý phải tốt và dễ sinh ra ô nhiễm môi trường. Nhu cầu Protein Nhu cầu protein của thẻ chân trằng thấp hơn 20-30% so với tôm sú, giảm chi phí sản xuẩ, FCR thấp (1.0-1.2) so với tôm sú (1.4-1.6) Chưa rõ Sức đề kháng Ít mắc bệnh hơn so với tôm sú. Tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng cao hơn so với tôm sú. Tôm thẻ chân trắng là loài dễ mang một số mầm bệnh như WSSV, EMS, YHV,… Ương nuôi hậu ấu trùng Tỷ lệ sống của ấu trùng nuôi trong trại giống cao (50-60%) hơn so với tôm sú (20-40%). Chưa rõ Nguồn gốc Không có Tôm thẻ chân trắng là loài nhập vào Châu Á và hiện nay có thể lây nhiễm Virus mới cho các giống tôm bản địa.
  • 19. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  18  Nhận xét chung về tình hình nuôi sản xuất giống thương phẩm tôm he chân trắng ở Việt Nam: Sản xuất giống nhân tạo tôm thẻ chân trắng: Hiện nay các trại sản xuất giống có công suất lớn được Ngành cho phép sản xuất và nuôi thương phẩm chưa đạt công suất thiết kế ban đầu, một trong số những nguyên nhân là chưa thật sự hoàn toàn chủ động trong khâu sản xuất giống. Một số cơ sở nhỏ như các trại sản xuất tôm giống ở các tỉnh Nam Trung Bộ chủ yếu là di nhập giống tôm từ Trung Quốc về cung cấp cho các hộ nuôi tôm thương phẩm. Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng: Diện tích nuôi thương phẩm tôm he chân trắng tại các tỉnh ven biển phía Bắc và Bắc Trung bộ khoảng 1.000 ha, các tỉnh Nam Trung bộ đat xấp xỉ 400 ha. Hình thức nuôi chủ yếu là thâm canh, mật độ thả 40 – 60 con/m2 , có nơi thả 80 – 100 con/m2 . Hiệu quả nuôi tôm he chân trắng đã đáp ứng được yêu cầu của người nuôi. Qua điều tra các hộ nuôi ở Nam 22 Trung bộ cho thấy , 80% hộ nuôi cho rằng thời gian nuôi ngắn (90 – 110 ngày), dễ nuôi, chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận thu được > 40 triệu đồng/ha nuôi. Một số hộ nuôi (80% hộ ở Tu Bông – Khánh Hòa) cho rằng tôm he chân trắng là đối tượng nuôi có thể thay thế cho nghề nuôi tôm sú đem lại hiệu quả cao hiện nay CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm - Thời gian: Từ ngày 8 tháng 05 năm 2023 đến ngày 15 tháng 07 năm 2023. - Địa điểm: Tại Tập đoàn Việt – Úc chi nhánh tại Bạc Liêu.
  • 20. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  19  1.2 Tổng quan về Tập đoàn Việt -Úc Hình 4: Tập đoàn Việt - Úc Tập đoàn Việt Úc Bạc Liêu là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là tôm. Tập đoàn này có trụ sở chính tại thành phố Bạc Liêu, Việt Nam và đã phát triển trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản. Tập đoàn Việt - Úc được thành lập vào năm 1996 và từ đó đã xây dựng một hệ thống hoạt động tích cực trải dài từ nuôi trồng tôm, chế biến thủy sản đến xuất khẩu. Tập đoàn đã xây dựng và quản lý một chuỗi giá trị thủy sản tích hợp ngang hàng từ tôm giống, tôm thương phẩm đến các sản phẩm chế biến cao cấp. Với sứ mệnh "Cung cấp tôm chất lượng cao và bền vững cho thị trường toàn cầu", Tập đoàn Việt - Úc đã đạt được nhiều thành tựu và định vị mạnh mẽ trong ngành công nghiệp thủy sản. Tập đoàn sở hữu và quản lý một loạt các trang trại tôm chất lượng cao tại Việt Nam và Australia, với hệ thống nuôi trồng tôm hiện đại và chuỗi cung ứng quốc tế. Đặc biệt, Tập đoàn Việt - Úc đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trong toàn bộ quy trình sản xuất và chế biến. Tập đoàn cũng chú trọng đến bảo vệ môi trường và
  • 21. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  20  phát triển bền vững, sử dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và duy trì sự cân bằng sinh thái. Tập đoàn Việt - Úc đã xây dựng một mạng lưới khách hàng toàn cầu và xuất khẩu sản phẩm tới hơn 70 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm chất lượng cao của tập đoàn đã được công nhận và tin tưởng bởi các thị trường kh demandingy và được đánh giá cao về chất lượng, an toàn và tuân thủ các quy chuẩn quốc tế. Với sự cam kết vững chắc với chất lượng, bền vững và phát triển, Tập đoàn Việt - Úc tiếp tục định hướng trở thành một trong những tập đoàn thủy sản hàng đầu thế giới và góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam. 1.3. Giới thiệu về tôm giống VUS LEADER 21 Hình 5: VUS LEADER 21 Sau nhiều năm tiến hành di truyền và chọn giống, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép Việt Úc đưa tôm thẻ chân trắng bố mẹ vào thương mại hóa, đánh dấu bước đột phá mới cho cả ngành tôm Việt Nam. Tập đoàn Việt - Úc công bố nghiên cứu, chủ động sản xuất tôm bố mẹ thành công, góp phần thay đổi thứ hạng ngành tôm Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây có thể coi là chìa khóa giúp chủ động sản xuất nguồn tôm giống công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ thành công, lợi nhuận cho người nuôi. Tiến một bước xa hơn, Việt Úc tiên phong ứng dụng các nghiên cứu hiện đại, tân tiến nhất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học như:
  • 22. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  21  - Công nghệ Gen/ADN - Công nghệ Di truyền phân tử - Công nghệ Di truyền số lượng. Tôm giống công nghệ cao VUS LEADER 21 là dòng tôm guống mới nổi bật với tính trạng vượt trội: - Tăng trưởng nhanh hơn 10% so với thế hệ trước đó. -Đề kháng mạnh hơn, thích nghi tốt hơn. Mục tiêu cuối cùng của chương trình chọn giống tôm bố mẹ là phân tách, lưu trữ được những gen ưu việt. Từ đó tiếp tục phát hủy những tính trạng này cho các thế hệ tôm bố mẹ về sau, cho ra thị trường các thế hệ tôm giống ưu việt. VUS Leader 21 là kết quả của sự kết hợp thành công giữa Chương trình di truyền và chọn giống tôm bố mẹ đầu tiên tại Việt Nam với các nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao xuyên suốt quy trình sản xuất tôm giống và chế độ dinh dưỡng vượt trội cho ấu trùng tôm. 1.4. Vật liệu 1.4.1. Dụng cụ Bảng 4: Các dụng cụ cần thiết Dụng cụ Đơn vị tính Số lượng Pipette ống 1 Microcope máy 1 Xô nhỏ, cước chà hồ cái 20 Vợt lắp Nauplius cây 2 Khúc xạ kế cái 1
  • 23. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  22  Đèn soi tôm cây 1 Ông thổi khí ống 500 Quả sục khí Quả 500 Túi lọc túi 5 Dây khí dây 20 Thiết bị đo pH cái 1 Thiết bị đo nhiệt độ cái 1 Cây cấp nước cây 5 Thùng đựng men vi sinh thùng 1 Ly thủy tinh cái 20 Thùng 120L thùng 20 Thùng đựng formol thùng 1 Cân điện tử cái 1
  • 24. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  23  Hình 6: Các dụng cụ cần thiết
  • 25. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  24  1.4.2. Hóa chất Bảng 5: Các hóa chất cần thiết Hình 7: Các hóa chất cần thiết. Hóa chất Đơn vị tính Số lượng Javel Chai 1 Iodine ống 20 EDTA bao 1 Axit lactic Bịch 1 Giấm (CH3COOH) Thùng 1 Chlorine Thùng 1 Formol Thùng 1 Omo Bịch 1 Vi sinh VS2 Thùng 1
  • 26. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  25  1.5. Phương pháp 1.5.1 Đối tượng. Ngành chân khớp: Arthopoda Lớp giáp xác: Cructacea Bộ mười chân: Decapoda Họ tôm he: Penaeidae Giống: Litopenaeus Loài tôm thẻ chân trắng: Litopenaeus vannamei 1.5.2 Mật độ Trong việc ương tôm giống thì có rất nhiều yếu tố tác động vào như: yếu tố lý, hóa,.. ngoài ra mật độ cũng là yếu tố quyết định TLS. Mật độ thả ương ngày 22-5-2023 số lượng là 800.000 con và cuối cùng ngày 21- 6-2023 số lượng là 600.000 con. Bài báo cáo này ngoài việc tìm hiểu quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng mà còn so sánh giữa 2 nghiệm thức đối chứng. Mục đích chính để xem TLS giữa hai nghiệm thức. 2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. 2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp
  • 27. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  26  Số liệu được thu thập từ ban quản lý và các anh/chị công nhân, kỹ thuật trong trại về cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình sản xuất. Thông qua các anh chị công nhân, kỹ thuật từ đó nắm thêm các thông tin về nguồn tôm bố mẹ, nguồn Nauplius, các bệnh thường gặp trong quá trình sản xuất, định mức thức ăn cho mỗi giai đoạn,… từ đó học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc ương nuôi sản xuất tôm giống. 2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp Trong quá trình thực tập, chúng tôi trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tiến hành đo đạc, ghi chép định kỳ các thông số kỹ thuật môi trường định kỳ vào các thời điểm 8:00 và 14:00. Chúng tôi theo dõi sát sao các biến động môi trường trong suốt quá trình sản xuất.  Nhiệt độ: đo bằng máy đo nhiệt độ hồng ngoại.  Độ mặn: được đo bằng khúc xạ kế.  pH; được đo bằng bút đo pH của nước. Tỷ lệ sống của Postlarvae: Theo dõi và ghi chép đầy đủ số lượng thả Naupluus và số lượng xuất ra từ đó tính được tỷ lệ sống. 2.2. Phương pháp xử lý số liệu  Một số công thức tính toán  Tỷ lệ sống của ấu trùng: 𝐿ượ𝑛𝑔 𝑝𝑜𝑠𝑡 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑡ổ𝑛𝑔 20 𝑏ể 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑁𝑎𝑢𝑝𝑙𝑖𝑢𝑠 𝑙ắ𝑝 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢 × 100  Năng suất bể ương: 𝑊 = 𝑇 𝑉 Trong đó: W: Năng suất (con/m3 ) T: Tổng số postlarvae xuất V: Thể tích bể
  • 28. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  27  CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔM GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ 1. Nguồn nước và cách xử lý nước. 1.1. Nguồn nước Trong quy trình sản xuất tôm giống, sử dụng nguồn nước thích hợp để đảm bảo môi trường nuôi tôm đạt chất lượng và giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguồn nước chủ yếu được sử dụng trong quy trình sản xuất tôm giống tại công ty Việt – Úc: Nước biển: Công ty sử dụng nước biển làm nguồn nước chính để nuôi ấu trùng, nước biển được lấy trực tiếp từ biển bằng máy bơm với công suất 2HP và được dẫn vào trại sản xuất bằng hệ thống đường ống. Nguồn nước biển này dùng để cung cấp cho hồ nuôi tảo, hồ làm Artemia, hồ nuôi ấu trùng. Trại cần thiết lặp ở vị trí gần nguồn nước biển để việc vận chuyển nước vào trại được dễ dàng và tiết kiệm chi phí. Nước ngọt: Mặc dù trại sản xuất tôm giống sử dụng nguồn nước mặn được lấy từ biển là chính để phục vụ cho quá trình sản xuất tôm giống, bên cạnh đó nguồn nước ngọt cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc sinh hoạt hằng ngày, vệ sinh trại,… Tại đây, công ty sử dụng nguồn nước ngọt tại giếng khoan, một nguồn nước ngọt có thể được sử dụng để pha loãng nước biển. Điều này giúp điều chỉnh độ mặn và cân bằng các yếu tố môi trường để đảm bảo ấu trùng phát triển tốt. 1.2. Quản lý môi trường nước: Công ty Việt - Úc cũng chú trọng đến quản lý môi trường nước trong quy trình sản xuất tôm giống. Điều này bao gồm việc giám sát chất lượng nước, điều chỉnh nồng độ muối, đảm bảo mức oxy hòa tan phù hợp và kiểm soát các yếu tố môi trường khác như pH và nhiệt độ để tạo môi trường lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm giống.
  • 29. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  28  Quy trình sử dụng nguồn nước sản xuất tôm giống tại công ty Việt - Úc Bạc Liêu có thể được tùy chỉnh và điều chỉnh dựa trên các yếu tố như địa phương, điều kiện môi trường và yêu cầu kỹ thuật của từng trang trại. Việc tuân thủ các quy định và quy tắc môi trường liên quan cũng là một phần quan trọng để đảm bảo bền vững và an toàn trong sản xuất tôm giống. Trại cần tránh xa các vũng công nghiệp. Nước biển tại đây cần thoả mãn được các điều kiện;  Nhiệt độ: 28-31℃  Độ mặn: 25-30‰  pH: 7.5-8.5  Oxy hòa tan: >5 ppm  TAN: <0.1 ppm 1.3. Xử lý nước Chất lượng nước đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nguồn nước có thể mang rất nhiều vi sinh vật gây hại cho tôm như nấm, trùng hoa loa kèn,… Vì vậy nước được dẫn từ biển vào phải được xử lý thật kỹ trước khi đưa vào trại sản xuất. Nước biển sau khi được đưa từ biển vào ao đất sẽ được chuyển vào ao lắng để lắng các chất bẩn, mùn bả hữu cơ rồi được dẫn vào bể sẵn sàng với ba độ mặn khác nhau là 30‰, 20‰, 7‰. Được xử lý kiềm bằng cách nâng kiềm bằng NaHCO3 và hạ kiềm bằng H2SO4 98% khi độ mặn đạt yêu cầu thì sẽ được đưa vào nhà máy xử lý nước, tại đây nước sẽ được lọc qua hệ thống lọc có chứa cát thủy tinh cuối cùng đưa vào trại sản xuất.
  • 30. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  29  Hình 8: Hồ sẵn sàng 2. Quy trình vệ sinh trại Tập đoàn Việt Úc coi việc vệ sinh trại là một quá trình không thể thiếu để đảm bảo môi trường làm việc trong trại nuôi tôm luôn sạch sẽ và an toàn. Việc thực hiện quy trình vệ sinh trại đúng cách có tầm quan trọng vô cùng lớn trong việc duy trì sức khỏe và phát triển bền vững của tôm. Quy trình vệ sinh trại bao gồm hàng loạt hoạt động như rửa sạch bể, vệ sinh hệ thống lọc, làm sạch thiết bị và các công cụ sử dụng trong trại. Đặc biệt, việc loại bỏ tạp chất và chất thải hữu cơ là điểm quan trọng trong quá trình vệ sinh. Ngoài ra, xử lý nước và quản lý chất thải cũng là các yếu tố không thể bỏ qua trong quy trình này. Đồng thời, việc duy trì vệ sinh khu vực xung quanh trại cũng được chú trọng. Loại bỏ rác thải và kiểm soát cỏ dại giúp tránh tình trạng ô nhiễm và tạo môi trường làm việc sạch sẽ hơn. Quản lý chất thải một cách đúng cách và tuân thủ các quy định và hướng dẫn về môi trường cũng là một phần quan trọng trong quá trình vệ sinh trại.
  • 31. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  30  Trong quá trình sản xuất tôm giống, vệ sinh trại và khử trùng là tất cả các yếu tố quan trọng trong an toàn sinh học. Trong các trại tôm giống đặc biệt là tập đoàn việt – úc luôn đề cao vai trò vệ sinh trại trước khi lấp Nauplius. Vệ sinh trại giúp ngăn chặn các mầm bệnh đặc trưng như WSSV, EMS,... xâm nhập vào hệ thống trại ương hoặc làm giảm số lượng mầm bệnh tránh khỏi sự tiếp xúc, tác nhân gây bệnh để đề phòng lây lan qua các trại giống khác. Như vậy có thể thấy việc vệ sinh trại đóng vai trò là thành tố cục kỳ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất tôm giống. 2.1. Sơ đồ quy trình vệ sinh trại Hình 9: Sơ đồ quy trình vệ sinh trại Vệ sinh trại sau khi hết tôm Vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius Cấp và xử lý nước trước khi lắp Nau Tiếp nhận, thuần, đếm và lắp Nau Chăm sóc giai đoạn Zoea Chăm sóc giai đoạn Mysis Chăm sóc giai đoạn PL Vệ sinh, sắp xếp công cụ, dụng cụ.
  • 32. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  31  2.2. Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius . Hình 10: Sơ đồ các bước vệ sinh trại trước khi lắp nauplius 3. Chuẩn bị bể và vệ sinh trại 3.1. Bể ương Hình 11: Bể ương Bể ương ấu trung tôm giống là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất tôm giống. Bể nuôi ấu trùng trong kỹ thuật ương tôm tuy không cần quá quy mô nhưng lại Xịt Chlorine Xông Formalin và thuốc tím Xịt rửa bằng xà phòng Quy trình vệ sinh trại trước khi lắp Nauplius Ủ Formalin 24-48h 24-48h xuống nước Ngâm soda Xịt soda 24h
  • 33. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  32  giữ một vai trò rất quan trọng, vì khâu này là công tác nền móng, có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sau cùng. Bể ương này được thiết để nuôi và chăm sóc ấu trùng tôm cho đến khi chúng đạt kích thước và sẵn sàng để được xuất ra theo yêu cầu của khách hàng đã đặt. Dưới đây là các mô tả về bể ương ấu trùng tôm giống tại tập đoàn Việt – Úc: 3.1.1. Thiết kế và kích thước Bể ương được xây trong nhà kín để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vào bể ương ảnh hưởng đến ấu trùng ở giai đoạn Nauplius và Zoea. Đồng thời nhiệt độ trong trại duy trì ở mức nhiệt độ từ 38℃ trở lên, vào các thời điểm giữa trưa nắng nóng thì nhiệt độ có thể lên đến 40℃. Bể ương được thiết kế hình vuông có thể tích 7m3 chứa được 6m3 nước, trước khi thả ấu trùng, bể cần phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi đợt nuôi để chủ động phòng chống được các mầm bệnh như: WSSV, EHP,... 3.1.2. Hệ thống nước Nguồn nước trước khi đưa vào trại PL đã được xử lý kỹ càng qua bể sẵn sàng để đảm bảo đủ độ mặn tiêu chuẩn và đưa vào nhà máy xử lý nước cuối cùng mới được đưa vào các trại PL để đảm bảo tránh được các mầm bệnh có trong nước. Bể ương được cung cấp nguồn nước phù hợp để tạo môi trường nuôi tôm ấu trùng lý tưởng. Nguồn nước đưa vào trại phải là nguồn nước sạch và không có chất ô nhiễm là yếu tố quan trong trong việc bảo đảm sức khỏe và phát triển của ấu trùng tôm.. Hệ thống nước mặn trong trại PL được phân ra làm 3 mức độ khác nhau: 30‰, 20‰ và 7‰.
  • 34. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  33  Hình 12: Hệ thống nước mặn 3.1.3. Hệ thống nước thải Hệ thống thải nước tại Tập đoàn Việt Úc có tầm quan trọng vô cùng quan trọng và đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường. Cứ hai bể ương được thiết kế một lối thoát nước được bịt bằng nút cao su và bên cạnh bể ương đều có một hố ga thoát nước. Hình 13: Lối thoát nước bể ương 3.2. Vệ sinh trại Trong quá trình sản xuất tôm giống, vệ sinh trại và khử trùng là tất cả các yếu tố quan trong trong ATSH. Trong các trại tôm giống đặc biệt là tập đoàn việt – úc luôn đề cao vai trò vệ sinh trại trước khi lấp Nauplius. Vệ sinh trại giúp ngăn chặn các mầm
  • 35. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  34  bệnh đặc trưng như WSSV, EMS,... xâm nhập vào hệ thống trại ương hoặc làm giảm số lượng mầm bệnh tránh khỏi sự tiếp xúc, tác nhân gây bệnh để đề phòng lây lan qua các trại giống khác. Như vậy có thể thấy việc vệ sinh trại đóng vai trò là thành tố cực kỳ quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất tôm giống. Để vệ sinh trại, ta cần chuẩn bị: Bảng 6: Chuẩn bị vệ sinh trại Chlorine, giấm (CH3COOH) Thao nhỏ Vim Thùng nhỏ Cước chà hồ omo Formol Thuốc tím Hình 14: Chuẩn bị vệ sinh trại
  • 36. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  35  3.2.1. Ngâm Soda (Na2CO3) Tạo một môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn trong trại tôm giống là một quy trình không thể thiếu trong quy trình vệ sinh trại để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Trong số các phương pháp được sử dung, ngâm bể ương bằng soda là một trong những phương pháp đáng chú ý. Soda, với tính chất bazo và khả năng làm sạch, là một chất hiệu quả để loại bỏ các tạp chất và tác nhân gây bệnh trong trại ương tôm giống. Khi sử dụng soda trong quá trình ngâm bể, giúp làm sạch và loại bỏ các chất ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến tôm. Một trong những lợi ích của việc ngâm bể ương bằng soda là khả năng điều chỉnh độ kiềm trong nước. Soda tạo ra một môi trường kiềm, ngăn chặn sự phát triển của tảo và rong rêu, từ đó duy trì môi trường nước trong trại ở trạng thái tương đối ổn định. Để thực hiện các bước ngâm soda ta thực hiện như sau: Ngâm mỗi hồ 450g soda/7m3 nước (20‰), hòa tan đều và ngâm 24h, xả ra bỏ và thực hiện tiếp các bước vệ sinh tiếp theo. 3.2.2. Xịt rửa trại bằng Soda (Na2CO3) Việc xịt rửa trại bằng soda (Na2CO3) có vai trò quan trọng trong quá trình vệ sinh và khử trùng trại. Giúp loại bỏ mùi hôi của bể từ đợt ương trước. Soda có khả năng hấp thụ mùi hôi và khử mùi trong trại. Soda được biết đến là một chất kiềm mạnh có thể làm tăng và ổn định pH. Khi cho soda vào nước thì phản ứng hóa học sẽ xảy ra theo phương trình sau: Na2CO3 + H2O  2NaOH + CO2 Trong quá trình này hydroxyl, tạo thành làm tăng nồng độ OH- trong nước, từ đó làm tăng pH của nước tiêu diệt nội ký sinh EHP. Khi xịt rửa trại bằng soda, nó có thể giúp loại bỏ các chất gây mùi như ammoniac và các hợp chất hữu cơ khác. Ngoài ra soda còn có tính khử trùng loại bỏ những vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Hơn nữa soda là một chất an toàn và thân thiện với môi trường vì soda là chất không gây độc, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, nên các công ty sản xuất giống thường sử dụng Na2CO3 để làm hóa chất vệ sinh trại.
  • 37. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  36  Để rửa trại bằng soda ta thực hiện như sau: Pha 3g Na2CO3/3m3 nước ngọt, để lắng trong. Xịt lòng hồ, ống khí. Xịt 9 lần, mỗi lần cách 5-10 phút. 3.2.3. So sánh giữa vôi trong (Ca(OH)2) và soda Vôi trong Ca(OH)2 cũng có tác dụng như soda(Na2CO3) nhưng việc sử dụng soda thay vì Ca(OH)2 trong quá trình vệ sinh trại có nhiều lợi ích và ưu điểm như: Tính chất làm sạch: Soda (hay còn gọi là bột soda) có tính kiềm, làm tăng độ kiềm của nước và có khả năng tẩy rửa mạnh mẽ. Điều này giúp loại bỏ các tạp chất, chất cặn bã và các mảng bám trong trại một cách hiệu quả. Tác động nhẹ nhàng: Soda có tính axit yếu và không gây ảnh hưởng mạnh đến môi trường nước và sức khỏe của tôm. Nó không tạo ra một môi trường quá kiềm hoặc có thể gây kích ứng cho tôm. Hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi: Soda cũng có khả năng khử mùi, giúp loại bỏ mùi hôi gây ra bởi chất thải hữu cơ và tạp chất trong trại. Tính dễ tìm và tiện lợi: Soda là một chất phổ biến và dễ tìm thấy trên thị trường. Nó có giá thành hợp lý và dễ sử dụng trong quá trình vệ sinh trại. An toàn cho môi trường: So với nước vôi, soda có ít tác động tiêu cực đến môi trường nước. Nước vôi có thể làm tăng độ kiềm của nước và gây tác động đến hệ sinh thái nước, trong khi soda có tác động nhẹ nhàng hơn. Tác động đến môi trường: Nước vôi có thể tạo ra một môi trường kiềm cao và gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái nước. Soda có tác động nhẹ nhàng hơn và ít gây ảnh hưởng đến môi trường nước. Độ kiềm: Soda có tính kiềm mạnh hơn nước vôi. Việc sử dụng soda có thể làm tăng độ kiềm của nước trong quá trình vệ sinh. Trong khi đó, nước vôi có tính kiềm cao và có thể tạo ra một môi trường quá kiềm, gây tác động đến môi trường và sinh vật sống trong trại. - Diệt EHP Khi pH tăng cao, việc diệt EHP (Early Mortality Syndrome- Hội chứng tử vong sớm) có thể xảy ra. EHP là một loại vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng tôm, đặc biệt là
  • 38. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  37  tôm càng xanh. Vi khuẩn này có thể gây tổn thương đến ruột tôm và gây ra tỷ lệ tử vong cao trong giai đoạn ấu trùng. Khi môi trường nuôi trồng tôm có pH cao (kiềm hơn), nước trở nên kiềm hơn và có thể tạo điều kiện không thuận lợi cho sự sống và phát triển của vi khuẩn EHP. Điều này có thể giúp giảm số lượng và hoạt động của EHP trong môi trường nuôi trồng. Nước vôi trong (Ca(OH2)) và soda (Na2CO3) là hai chất hóa học đều có khả năng làm tăng pH diệt trừ và làm giảm số lượng của EHP, nhưng việc sử dụng soda là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ ngoài những đặc tính nổi bật nêu trên thì còn có một đặc điểm quan trọng là soda làm tăng pH nhẹ nhàng đến môi trường nước, không gây ảnh hưởng tiêu cực đến tôm. 3.2.4. Xịt rửa trại bằng chlorine Bên cạnh việc sử dụng soda làm chất để khử trùng thì việc xịt rửa trại bằng chlorine cũng có vai trò và tầm quan trọng không kém trong việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, giảm thiểu mầm bệnh và tăng hiệu suât sản xuất trong nghành nuôi tôm. Ngoài ra việc chlorine có tác dụng diệt khuẩn và khử trùng vì Chlorine là một chất diệt khuẩn được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày vào việc tẩy rửa, có khả nwang tiêu diệt các vi khuẩn m giảm thiểu khả năng lây nhiễm trong trại ương và các tác nhân gây bệnh khác. Chlorine cũng có tác dụng kiểm soát tình trạng oxy hòa tan, loại bỏ các chất ô nhiễm và nâng cao hiệu suất sản xuất bằng cách xịt trại bằng Chlorine định kỳ sau mỗi đợt ương, có thể loại bỏ các tạp chất và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này giúp tạo môi trường nuôi sạch sẽ và tối ưu cho tôm. Môi trường nuôi tôm tốt sẽ giúp tăng cường tăng trưởng, cải thiện tỷ lệ sống và nâng cao hiệu suất sản xuất. Để xịt rửa trại bằng Chlorine ta thực hiện như sau: Pha 1kg chlorine với 1m3 / 1m3 nước ngọt và 700ml giấm (CH3COOH). Tiến hành xịt hồ, ống khí, khi xịt xong đóng kín tất cả cửa trại.
  • 39. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  38  3.2.5. Xông formol và thuốc tím Xông formol là quá trình sử dụng hơi formol (formaldehyde) để diệt khuẩn và khử trùng trong trại nuôi. Formol có khả năng diệt vi khuẩn, nấm và vi khuẩn gây bệnh. Thuốc tím là một chất kháng vi khuẩn và chống nấm phổ biến được sử dụng trong nghành thủy sản. Nó có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Sau khi xịt trại bằng Na2CO3, tiến hành xông trại bằng formol và thuốc tím. Chuẩn bị 5 xô, 1kg thuốc tím (KmnO4) và 2,5 lít formol. Chia đều thuốc tím vào 5 xô, mỗi xô 200g và 1 chai formol đặt ở 5 vị trí đầu trại, giữa trại và cuối trại (tại 5 hố ga trong trại) 3.2.6. Chà rửa hồ bằng xà phòng Sau khi xông trại từ 1-2 ngày, tiến hành vệ sinh hồ (đung 1kg bột giặt Omo + 1 lít Vim +0,5 lít nước rửa chén pha với 30 lít nước ngọt). Sau khi chà hồ xong xịt rửa sạch bằng nước ngọt, tiến hành giặt sạch bạt đậy hồ bằng xà phòng sau đó phơi khô. Đá sứ ngâm bằng Acid chanh (0,5kg Acid chanh cho 20 lít nước ngọt ít nhất 24 giờ) sau đó rửa sạch bằng xà phòng và phơi khô. 3.2.7. Ủ formol Formol là một chất kháng khuẩn và khử trùng, được sử dụng rộng rãi trong nghành nuôi trồng thủy sản để loại bỏ vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh. Trong quá trình xử lý bằng formol trong bể ương, chất này tác động lên nước và bề mặt bể giúp loại bỏ một cách hiệu quả các tác nhân gây bệnh, nấm, vi khuẩn,… giúp đảm bảo môi trường nước trong bể ương luôn trong trạng thái sạch sẽ và không gây nguy hiểm cho ấu trùng tôm. Sau khi chà hồ xong, ta tiến hành lắp dây khí cho tất cả các hồ rồi ủ formol với liều dùng là 5 lít formol/trại. Sau khi ủ formol xong đóng kín tất cả cửa trại trong 1 đến 2 ngày. Tiến hành rửa xịt sạch bằng nước ngọt trước khi xuống nước lắp Nauplius.
  • 40. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  39  4. Cấp nước và xử lý nước 4.1. Cấp nước. Dụng cụ Số lượng Túi lọc 5 Cây cấp nước có đục sẵn lỗ 5 Dây khí quấn túi lọc. 1 cuộn Bảng 7: Dụng cụ cấp nước Chuẩn bị 5 ống lọc bằng ống nhựa PVC đường kính 49mm được khoan nhiều lỗ nhỏ có kích thước 10-12mm dài từ 70cm mỗi ống 1 túi siêu lọc có kích cỡ 5µm bên ngoài và được buột chặt bằng 3 mét ống khí. Đóng chặt nút trước khi cấp nước vào bể, sau đó mở bạt ra và đặt ống cấp nước vào. Mở van nguồn cấp nước 30 ‰ và thực hiện quá trình cấp nước cho đến khi đạt mức 5m3 . Tại giai đoạn Nauplius, ta cấp 5m3 nước vào bể và đến giai đoạn Mysis 1 thì bắt đầu kích thêm 1 tất nước 30 ‰ vào bể để ấu trùng dễ lột xác đồng thời ta cần cung cáp thêm cho ấu trùng Vitamin tổng hợp để cung cấp sức đề kháng cho ấu trùng tôm giống. Đến giai đoạn Mysis 3 trở đi thì bắt đàu thay nước kết hợp với việc hạ độ mặn bằng cách rút 20-50% nước trong bể và cấp nước 20 ‰ khoảng 40% sau đó cấp thêm nước 7 ‰. Mỗi lần thay nước như vậy thì ta cần bổ sung Vitamin tổng hợp và khoáng để tôm không bị sốc và bổ sung cho tôm những khoáng chất cần thiết 4.2 Xử lý nước Hóa chất Hàm lượng Iodine 7g/hồ EDTA 30-50g/hồ
  • 41. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  40  Men vi sinh 1/hồ Bảng 8: Chuẩn bị xử lý nước Nguồn nước sạch là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại trong việc sản xuất tôm giống, nó không chỉ tạo môi trườn sạch sẽ cho ấu trùng tôm mà còn giúp loại bỏ một số mầm bệnh và vi khuẩn gây bệnh cho tôm. Sau khi thực hiện xong các bước vệ sinh trại thì ta tiến hành xử lý nước. Trước tiên pha nước ngọt vào xô 16L cùng với Iodine hàm lượng 7g/hồ, sau đó khuấy đều và cho đều vào các hồ. Tiếp theo dùng EDTA với hàm lượng 30-50g/hồ và thực hiện các bước giống với các bước Iodine. Cuối cùng dùng men vi sinh hàm lượng 1L/hồ lọc qua vợt để loại bỏ cặn và đánh đều vào các hồ, sau đó mở khí các hồ với lưu lượng 9 lít/ phút. Sau khi xử lý xong thì đóng bạt lại. 5. Thuần dưỡng và lắp Nauplius. Hình 15: Thuần dưỡng và lắp Naupiu Bảng 9: Dụng cụ cần thiết để lắp Nauplius Dụng cụ cần thiết để lắp Nauplius: Số lượng Thùng 120L 20 Vợt lắp Nauplius 2 Thau nhỏ và lớn 2
  • 42. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  41  Khi xe tải chở Nauplius đến thì chuyển các thùng xốp trắng khỏi xe và dùng dao để cắt lớp băng keo bên ngoài để mở nắp thùng ra, sau đó lấy các bọc chứa Nauplius bên trong ra khỏi thùng xốp và chuyển đến thau lớn đã pha Iodine rồi đưa tiếp bọc Nauplius sang thau nước sạch. Tiếp theo cho bọc chứa Nauplius vào thùng 120L và đưa đến cạnh các bể để tiện việc thả Nauplius vào bể, sau đó dùng ống iodine đổ vào một cái thao nhỏ có sục khí để trộn đều iodine trong nước và một cái thao nhỏ chứa nước sạch. Tiếp theo dùng vợt lắp Nau để vào thao nước sạch lớn đã được chuẩn bị sẵn rồi dùng dao cắt đáy bọc Nauplius vào vợt, sau đó nhúng vợt đã chứa Nau vào thau nước đã pha iodine, chuyển tiếp đến thao chứa nước sạch cuối cùng thả tất cả số lượng Nauplius có trong vợt vào bể. Việc thuần dưỡng Nauplius giúp loại bỏ, hạn chế rủi ro các mầm bệnh từ tôm bố mẹ. 6. Quá trình thay nước Dụng cụ Số lượng ống cấp nước 2 túi lọc 2 ống rút nước. 2 Bảng 10: Dụng cụ thay nước Đến giai đoạn Myis 3 và bắt đầu từ giai đoạn PL1 trở đi thì việc thay nước được thực hiênn cách ngày lần. Đầu tiên dùng ống rút hai tấc nước ra khỏi bể, sau đó dùng ống nước đục sẵn lỗ có quấn túi lọc bơm thêm nước với độ mặn 20‰ vào bể. Tiếp theo dùng vitamin tổng hợp để tạt vào các hồ. Cuối cùng dùng thêm khoáng để duy trì ổn định pH và điều hoà áp suất thẩm thấu của ấu trùng.
  • 43. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  42  7. Kiểm soát các yếu tố môi trường Trong quá trình thực tập cùng với sự theo dõi gắt rao, ghi chép đầy đủ các yếu tố môi trường tại trại giống PL của tập đoàn Việt – Úc, tôi thấy rằng phía công ty chú trọng và quan tâm đến các yếu tố lý, hóa như: nhiệt độ, độ mặn và pH của nước. Sở dĩ tập đoàn chỉ quan tâm đến các yếu tố này bởi lẽ khi dẫn nguồn nước mặn từ biển vào đều qua các khâu xử lý kiềm, TAN, độ mặn,... tất cả đều được xử lý tại bể sẵn sàng và sau đó đưa qua nhà máy xử lý nước. Đường nước được luân chuyển tuần hoàn để tránh sự thiếu hụt oxy hòa tan trong nước. Vì khi dòng nước không được luân chuyển tuần hoàn thì hàm lượng oxy hòa tan sẽ giảm và khi đó sẽ ảnh hưởng đến ấu trùng tôm giống. Với các khâu xử lý nước được thực hiện một cách nghiêm ngặt để tránh các tác nhân, mầm bệnh từ bên ngoài,vì vậy các yếu tố môi trường được kiểm soát rất kỹ càng và chỉ khi đạt đủ tiêu chuẩn thì mới dẫn vào các trại PL. Các yếu tố pH, nhiệt độ, độ mặn thường rất dễ biến động và chịu ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Chính vì thế tập đoàn Việt – Úc chú trọng, quan tâm đến các yếu tố lý-hóa như: Nhiệt độ, độ mặn, pH. Các yếu tố này sẽ được theo dõi trong suốt quá trình ương, cụ thể như sau: 7.1.Yếu tố vật lý. 7.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng chi phối toàn diện đời sống của ấu trùng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều gây ra bất lợi cho việc tăng trưởng của ấu trùng. Mỗi loại tôm đều có một khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau. Với tôm sú, ấu trùng tôm phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ giao động khoảng 27℃-30℃. Trong khi đó tôm thẻ chân trắng phát triển tốt trong môi trường có nhiệt độ giao động khoảng 28℃-31℃. Dù nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp nhưng nên duy trì nhiệt độ môi trường thay đổi không quá 2℃. Nhiệt độ được đo vào hai buổi sáng và chiều, buổi sáng vào lúc 8:00 và buổi chiều vào lúc 14:00
  • 44. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  43  Để biết nhiệt độ trong môi trường, ta dùng máy đo nhiệt độ hồng ngoại để xác định nhiệt độ môi trường nước trong bể ương. Hinh 16: Máy đo nhiệt độ hồng ngoại 7.1.2. Độ mặn Độ mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tôm cũng như tác động đến các yếu tố chất lượng nước trong bể ương. Độ mặn rất cần thiết cho ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong suốt chu trình ương. Độ mặn cho phép dao động từ 30‰-31‰. Nhưng tôm giống sẽ dễ dàng bị sốc khi ta thay đổi độ mặn một cách đột ngột mà sự khác biệt hơn. Khi độ mặn quá cao tôm sẽ khó chuyển giai đoạn, ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác, chậm lột xác do lượng muối trong nước lớn. Một số Virus, vi khuẩn gây bệnh như WSSV, EHP… phát triển mạnh trong môi trường có độ mặn cao. Trường hợp độ mặn quá thấp, dưới 5‰, các ion Ca2+ , Mg2+ , Na+ , K+ ... trong nước với hàm lượng thấp làm cho quá trình lột xác của tôm diễn ra không đồng đều, tôm dễ bị mềm vỏ sau khi lột làm tăng tỷ lệ hao hụt lên gấp nhiều lần.Vì vậy khi độ mặn trong nước quá cao hay quá thấp cần phải kiểm soát kịp thời tránh ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm và chất lượng nước trong bể ương, Để đo độ mặn trong bể ương ta sử dụng dụng cụ đo độ mặn.
  • 45. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  44  Hình 17: Khúc xạ kế 7.2. yếu tố hóa học - Độ pH của nước pH biến thiên từ 1-14. Nếu môi trường có pH=7 thì môi trường này trung hòa. Nếu pH>7 thì môi tường kiềm, nếu pH<7 thì môi trường có tính axit. pH thích hợp cho quá trình phát triển bình thường của tôm luôn dao động từ 7,5-8,5 Trong môi trường nước thiên nhiên, độ pH chịu ảnh hưởng rât nhiều của CO2 do các phiêu thực vật trong ao thực hiện quá trình quang tổng hợp thải ra. Vì vậy trong môi trường nước, pH thường tăng về ban ngày và giảm về ban đêm. Chính vì thế pH của mặt nước, ta nên đo cả buổi sáng vào lúc 8:00 và buổi chiều vào lúc 14:00 Độ pH trong ngày không nên biến động quá 0,5. Nếu pH biến động lớn có thể làm tôm bị sốc, yếu và bỏ ăn. pH cao hay thấp kéo dài đều sẽ làm cho tôm chậm phát triển, còi cọc, dễ nhiễm bệnh, hao hụt. Để đo pH trong nước ta dùng bút đo pH để đo pH của nước trong bể ương.
  • 46. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  45  Hình 18: Bút đo pH 7.3. Thu hoạch Hình 19: Thu hoạch PL Dụng cụ Số lượng Thao nhỏ 2 Xô 2 Vợt thu Pl 2 Bảng 11: Các dụng cụ thu hoạch PL Khi ấu trùng đến giai đoạn PL-10 thì bắt đầu xuất dần theo yêu cầu khách hàng. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà tăng, giảm độ mặn phù hợp với môi trường ao nuôi. Khi giảm độ mặn cần phải giảm từ từ để tránh gây sốc cho ấu trùng.
  • 47. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  46  7.3.1. Cách thu hoạch Dùng ống rút nước trong bể xuống còn 30-40cm, sau đó dùng vợt thu PL vớt ấu trùng theo đường ziczac và dùng thao nhỏ múc toàn bộ ấu trùng trong vợt vào xô có sẵn sục khí và đưa đến xe vận chuyển, các thao tác phải nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến ấu trùng. 7.3.2. Đóng gói Hình 20: Đóng gói PL PL được đóng vào bao, nước dùng để đóng PL có độ mặn 25‰ có bổ sung thêm Nau của Artemia. Số lượng Artemia được tính toán đủ để duy trì trong suốt quá trình vận chuyển. Mỗi túi chứa khoảng 1000-1200 con/túi được bơm đầy oxy và xoắn thật chặt. 7.3.3. Vận chuyển Nếu vận chuyển đi xa thì nhất thiết phải sử dụng xe lạnh và hạ nhiệt độ xuống từ 22℃-24℃, tính toán lượng Artemia cần thiết và luôn duy trì nhiệt độ 22℃-24℃ trong suốt quá trình vận chuyển. hạn chế sự hao hụt trong quá trình vận chuyển.
  • 48. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  47  Hình 21: Xe vận chuyển PL 8. Men vi sinh Hình 22: phòng sản xuất men vi sinh Men vi sinh đóng một vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Tập đoàn Việt Úc. Men vi sinh có thành phần sau đây từ hai chủng vi khuẩn thuộc nhóm Baccillus: Magaterium………..1.2*106CFU/gm Polymasa…………..1*108CFU/ gm Công dụng của men vi sinh VS2: Hỗ trợ quá trình xử lý nước: Men vi sinh có khả năng phân giải chất thải hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nước nuôi tôm. Chúng tạo ra các enzym và vi khuẩn có khả
  • 49. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  48  năng phân hủy các chất ô nhiễm, giúp duy trì chất lượng nước tốt và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Cải thiện chất lượng nước: Men vi sinh có khả năng làm giảm hàm lượng ammonia và nitrat trong nước, hai chất gây độc hại cho tôm. Bằng cách giảm mức độ độc hại của các chất này, men vi sinh giúp duy trì môi trường sống thuận lợi cho tôm và giảm nguy cơ các bệnh do môi trường ô nhiễm gây ra. Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn: Men vi sinh giúp tăng cường quá trình tiêu hóa thức ăn của tôm. Chúng phân giải các chất hữu cơ trong thức ăn thành dạng dễ hấp thụ và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của tôm. Kiểm soát vi khuẩn và bệnh tật: Men vi sinh có khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nuôi tôm. Chúng cung cấp các vi khuẩn có lợi và làm giảm khả năng phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, giúp duy trì sức khỏe và sự phát triển của tôm. Tăng cường hệ miễn dịch: Men vi sinh cung cấp các chất kích thích miễn dịch và tăng cường hệ miễn dịch của tôm. Chúng giúp tôm phản ứng tốt hơn với các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tầm quan trọng của men vi sinh trong quy trình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại Tập đoàn Việt Úc là không thể phủ nhận. Chúng đóng vai trò quan trọng trong duy trì môi trường sống thuận lợi cho tôm, giảm nguy cơ bệnh tật, cải thiện chất lượng nước và tăng cường sức khỏe của tôm. Sử dụng men vi sinh chính xác và hiệu quả là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất giống tôm chân trắng thành công. Cách sử dụng. Dùng vợt để lọc các cặn sau đó tạt vào bể ương. II. CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ẤU TRÙNG ới việc điều hành, quan sát trại sản xuất tôm giống, không có gì cần thiết bằng sự hiểu biết về chu trình sinh trưởng của loài tôm và nhất là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các giai đoạn ấu trùng rong thời kỳ chúng còn trong trứng. V
  • 50. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  49  Hình 23: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Theo lý thuyết, họ Penaids mang buồng trứng tới thời kỳ chin sau 1-3 ngày sẽ đẻ khoảng 600.000 -1.000.000 trứng, độ nở trung bình 70% - 90%. Sau 12 - 14 giờ thì trứng thành Nauplius. Sau 36 tiếng tiếp theo, Nauplius lột vỏ 5-6 lần để trờ thành Zoea và chúng cần 3-4 ngày và trải qua 3 giai đoạn thay vỏ rồi bước sang thời kỳ Mysis. Sau đó Mysis cũng cần 3-4 ngày và lột vỏ 3 lần trước khi bước vào giai đoạn Postlarvae với tỷ lệ sống 70%. Từ khi bước vào giai đoạn PL, ấu trùng cứ mỗi ngày thì mang một tên mới. 1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm. Thời kỳ phát triển giai đoạn ấu trùng tôm có thể chia ra làm 3 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn này lại được chỉa ra làm 3-6 giai đoạn phụ ngắn hơn. Chúng ta có thể phân biệt các giai đoạn này qua các đặc điểm sau: 1.1. Giai đoạn Nauplius Nauplius còn nắm trong thời kỳ phiêu sinh và rất thích ánh sáng. Trong thời kỳ này, Nauplius hoàn toàn dung đồ ăn trong bọc noãn hoàng của chúng, vì vậy việc cho ăn là không cần thiết. Nauplius có 3 cặp phụ bộ: cặp râu thứ nhất, cặp râu thứ hai và cặp phụ bộ ở miệng. Cặp râu thứ nhất thì có 1 nhánh trong khi 2 cặp kia lại có 2 nhánh. Sự phát triển trong giai đoạn Nauplius có thể chia làm 6 giai đoạn phụ. Sáu giai đoạn phụ
  • 51. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  50  của Nauplius có thể phân biệt nhờ vào số gai furcal xuất hiện ở đầu tận cùng phía dưới than thể. Một đặc tính khác của Nauplius là ban đầu không cử động chừng 30 phút, sau đó bắt đầu bơi, cứ mootj đoạn ngắn rồi nghỉ và lại tiếp tục bơi. Hình 24: Nauplius 1.2. Giai đoạn Protozae Nauplius trở thành Protoaoez khoảng 40 giờ sau khi nở và có chiều dài hơn Nauplius. tại thời kỳ này Protozoea tăng trưởng rất nhanh, các phụ bộ giúp công việc ăn đã bắt đầu hoạt động. Protozoea cũng nhạy cảm với ánh sáng như Nauplius và yếu hơn so với Mysis. Một đặc tính để phân biệt với Nauplius là Nauplius thì bới đứt đoạn còn Protozoea thì bơi liên tục để lấy thức ăn. Ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài chủ yếu là tảo và các động vật cỡ nhỏ. Protozoea được chia ra làm 3 giai đoạn phụ, mỗi giai đoạn phụ kéo dài khoảng 24-48 giờ và thời gian chuyển giai đoạn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, chất lượng nước và tình trạng sức khỏe của ấu trùng,…  Protozoea 1: có kích thước khoảng 0,89mm. Phần ngực có 6 dốt trong khi phần bụng chưa phân thành đốt, Protozoea có phần đầu hình tròn, chưa xuất hiện cuống mắt, chủy và mầm đuôi.
  • 52. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  51  Hình 25: Protozea 1  Protozoea 2: Kích thước cơ thể khoảng 0,2mm, từ giai đoạn Protozoea tuy ấu trùng được nuôi trong cùng một bể nhưng bắt đầu có sự khác nhau rõ rệt về chiều dài. Phần đầu xuất hiện chủy, cuống mắt kéo dài và xuất hiện gai đuôi trên mắt. Hình 26: Protozea 2  Protozoea 3: Có kích thước khoảng 2,6mm. Phần đầu bao che luôn 5 đốt ngực đầu tiên. Xuất hiện mầm chân đuôi phân nhánh kép. Đuôi đã taasch biệt ra khỏi đốt thứ 6. Mỗi đốt bụng mang 1 gai lưng.
  • 53. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  52  Hình 27: Protozea 3 1.3. Giai đoạn Mysis: Sau khi nở được 5 ngày thì ấu trùng bắt đầu bước sang giai đoạn Mysis. Bắt đầu từ giai đoạn này ấu trùng có hình dạng giống con tôm trưởng thành hơn so với 2 giai đoạn trước. Quan sát ấu trùng ta thấy Mysis khỏe mạnh hơn Protozoea nhiều. Mysis cũng được phân ra làm 3 giai đoạn phụ như Protozoea và phân biệt các giai đoạn này nhờ vào những cặp chân ở ngực và những cặp chân ở bụng. Một điểm khác biệt là Protozoea có khuynh hướng bơi gần mặt nước trong khi Mysis thì bơi xuống sâu, đuôi đi trước, đầu đi sau, lưng cong và búng rất khỏe.  Mysis 1: Dài khoảng 3.3mm, 5 cặp chân bò phát triển tại phần ngực, đuôi thành hình và tận cùng là một khấc lõm vào ở chính giữa. Hình 28: Mysis 1
  • 54. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  53   Mysis 2: Dài khoảng 4.0mm, những cặp chân bò bắt đầu xuất hiện tại 5 đốt bụng đầu tiên và khấc ở đuôi bơi bớt lõm vào so với Mysis 1. Hình 29: Mysis 2  Mysis 3: Dài độ 4.5mm, các cặp chân bơi dài hơn nhiều và có 2 đốt. Hình 30: Mysis 3 1.4. Giai đoạn postlarvae: Sau khi Mysis 3 lột xác thì ấu trùng bước qua giai đoạn Postlarvae có hình dạng giống hệ tôm đã trưởng thành. Chúng mạnh hơn các giai đoạn ấu trùng và có khả năng tự tồn tại vững vàng được trong môi trường thiên nhiên. Những cặp chân bơi của ấu trung bắt đầu có 3 đốt và xuất hiện nhiều nhánh gai nhỏ trên cặp chân bơi. Khi ở giai đoạn Postlarvae -5 khi cho ăn ta thấy Postlarvae thường bám vào thành bể.
  • 55. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  54  Hình 31: Postlarvae 2. THỨC ĂN CHO ẤU TRÙNG 2.1. Thức ăn Thức ăn đóng vai trò quan trọng và cơ bản trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa và cung cấp đúng loại thức ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng của các loài thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn phải được thiết kế sao cho đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển của con vật. Các loài thủy sản khác nhau có nhu cầu về dinh dưỡng và cơ cấu hệ tiêu hóa khác nhau, vì vậy, người nuôi trồng cần tìm hiểu rõ về loài mình chọn để chọn lựa thức ăn phù hợp nhất. Đối với các loài ăn tạp, thức ăn bao gồm cả thực vật và động vật. Các nguồn thức ăn tự nhiên như tảo, tôm nhỏ, cá nhỏ, và các sinh vật thủy sinh khác thường được sử dụng. Tuy nhiên, với sự gia tăng của ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản, thức ăn công nghiệp đã được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành. Thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thủy sản có thể chứa các thành phần chính như protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, đảm bảo giúp thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện sức đề kháng và tăng cường màu sắc cho các loài thủy sản. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia ngành nuôi trồng thủy sản liên tục nghiên cứu và cải tiến công thức thức ăn để đáp ứng mục tiêu tối ưu cho hiệu quả và bền vững.
  • 56. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  55  Tuy nhiên, việc sử dụng thức ăn công nghiệp cần được thực hiện đúng cách, bởi vì việc cung cấp quá nhiều hoặc không đúng loại thức ăn có thể gây ra các vấn đề về môi trường, sức khỏe của thủy sản và nguy cơ ô nhiễm. Do đó, việc giám sát, kiểm soát và quản lý quá trình cung cấp thức ăn là điều cần thiết để duy trì sự cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái nuôi trồng và đảm bảo hiệu quả kinh tế của ngành nuôi trồng thủy sản. 2.1.1. Tảo Giai đoạn Zoea cho ăn tảo tươi Thalassiosia pseudonana, tảo khô dùng để làm thức ăn bổ sung. Đến giai đoạn Mysis thì bắt đầu cho ăn Artemia xen kẽ thức ăn tổng hợp. Đối với thức ăn tổng hợp thì cần phải cà qua vợt với kích cỡ phù hợp để ấu trùng sử dụng hiệu quả thức ăn và triệt để hơn, tránh làm ô nhiễm môi trường nước  Ưu điểm của tảo Thalassiosia pseudonana Tảo Thalassiosira pseudonana tác động tích cực lên hệ tiêu hóa giúp tôm tiêu hóa tối đa các thức ăn một cách dễ dàng. Giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường hệ miễn dịch, tính chống chịu với điều kiện bất lợi của các yếu tố môi trường và tăng tỷ lệ sống cao hơn so với việc sử dụng thức ăn tổng hợp. Hình 32: Phòng nuôi cấy tảo Thalassiosira 2.1.2. Thức ăn tổng hơp: Thức ăn tổng hợp là một dạng thức ăn được sản xuất và chế biến từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên và không tự nhiên. Điểm đặc biệt của thức ăn tổng hợp là nó được
  • 57. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  56  thiết kế và cân chỉnh đặc biệt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của một loài động vật cụ thể, đảm bảo tăng trưởng và phát triển tối ưu. Thức ăn tổng hợp mang hàm lượng dinh dưỡng rất cao, cung cấp năng lượng cho tôm một khoảng thời gian dài giúp tốc độ tăng trưởng cao hơn so với việc cho ăn thức ăn tự nhiên từ đó làm tăng tỷ lệ sống. Việt – Úc dùng công thức phối trộn các hãng thức ăn khác nhau để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng thức ăn góp phần làm tăng tỷ lệ sống và tăng trọng của tôm. Trong công việc phối trộn thức ăn có bổ sung thêm Vitamin C để cải thiện sức khỏe và tăng cường tăng trưởng và bảo đảm chúng có đủ dưỡng chất là yếu tố quyết định thành công của quá trình nuôi tôm giống. Bảng 12: Công dụng của Vitamin C Vitamin C Công dụng Tăng cường hệ miễn dịch Hỗ trợ sự tăng trưởng Giảm stress và chống oxi hóa Bảng 13: Thức ăn tổng hợp Khung giờ Giai đoạn Thức ăn 2:00 Mysis Loại 2 + Vitamin C 14:00 8:00 Loại 2 + TOP 35 2:00 PL Loại 3, loại 4 + Vitamin C 8:00 Loại 3, loại 4 + TOP 35 14:00 Loại 3, loại 4 + Vitamin C 20:00 Loại 3, loại 4 + TOP 35
  • 58. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  57   Thành phần thức ăn tổng hợp Hình 33: Thức ăn tổng hợp Thức ăn Thành phần Giai đoạn L2 PRIPPARK 2 Mysis 1-3 L3 FLAKE, LANSY PL1-5 L4 RED-FLAKE PL6 – xuất Bảng 14: Thành phần thức ăn tổng hợp 2.1.3. Artemia Trong giai đoạn Nauplius, ấu trùng tự sử dụng thức ăn trogn noãn hoàng để sinh sống. Zoea ăn phytoplankton, từ thời kỳ Mysis trở đi, ấu trùng có thêm thức ăn mới và Artemia là loại thức ăn lý tưởng cho tôm trong giai đoạn này Artemia là loại động vật nhỏ li ti ở ngoài biển, nhỏ hơn ấu trùng của tôm rất nhiều. Ở dạng trứng, chúng có vỏ bọc màu nâu, khá dày so với cơ thể chúng. Trong vỏ này, Artemia sống rất lâu dù phơi trên bãi cát trắng. Khi trứng Artemia được ngâm trong nước mặn 30-33 thì vỏ được vỡ ra. Artemia sẽ trở thành Nauplius. Chúng bơi lội không định hướng. Nếu được thả vào bể tôm thì Artemia Nauplius sẽ trở thành loại thức ăn rất thích hợp cho ấu trùng tôm, vì trogn giai đoạn ấy, ấu trùng chưa đủ các bộ phận để bắt mồi,
  • 59. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  58  có thể chưa nhìn thấy mồi, hơn nữa chính vì số lượng Artemai Nauplius có trogn bể ương nhiều hơn so với ấu trùng tôm nên ấu trùng tôm có nhiều cơ hội bắt được mồi. Artemia còn nằm trogn vỏ thì vẫn duy trì sự sống nên việc tồn trữ rất lâu mà không hư hỏng. Tuy vậy, Artemia cũng có một điểm bất lợi về phương diện dinh dưỡng là chúng chứa rất ít chất béo. Hình 34: Artemia
  • 60. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  59  2.2. Công nghệ SEP-ART Hình 35: Dụng cụ tách vỏ Artemia Công nghệ SEP-Art (Separation-Artificial) là một phương pháp tiên tiến được sử dụng để tách và lọc các hạt rắn từ môi trường nước, cải thiện chất lượng nước và quá trình xử lý nước. SEP-Art được phát triển bởi công ty Việt-Úc Bạc Liêu, và nó đã được áp dụng rộng rãi trong nghành thủy sản và nuôi trồng. Công cụ SEP-ART dựa trên công nghệ Artemia SEP-Art đã được sản xuất từ 2008 là công nghệ áo phủ quanh trứng một lớp oxit sắt và sẽ bị từ tính nam châm hút lại. Trứng được thu gom chỉ còn lại hỗn hợp ấu trùng khi thu hoạch Công cụ SEP-ART của tập đoàn INVE Aquaculture được phát triển chuyên biệt để thu hoạch Artemia nở từ dòng trứng SEP-ART. Rất linh động và hiệu quả, có thể sử dụng với khối lượng ấp nở từ nhỏ đến tương đối lớn, cho phép tách nhanh và tách hoàn toàn 100% ấu trùng sạch từ hỗn hợp vỏ và trứng không nở, bất kể cho mọi hiệu suất nở hay tỉ lệ nở nào của trứng. Công nghệ SEP-Art sử dụng một hệ thống tạc bằng cách kết hợp các bộ lọc và công nghệ nhân tạo để loại bỏ các hạt rắn, tạp chất và các chất ô nhiễm khác từ nước. Hệ thống Sep-Art thường bao gồm các bước sau: Tiền xử lý: Trước khi nước vào hệ thống SEP-Art, có thể cần thực hiện các bước tiền xử lý như lọc cơ bản để loại bỏ các hạt lớn hoặc các chất cặn bã thô. Tách bằng cách sử dụng SEP-Art: Nước được đưa vào hệ thống SEP-Art, trong đó sử dụng các bộ lọc và công nghệ tách nhân tạo để loại bỏ các hạt rắn và tạp chất từ
  • 61. Đào Duy Tùng Thực tập thực tế  60  nước. Công nghệ này có thể sử dụng các cơ chế như tách chất thải, hấp phụ, trôi nổi, lắng đọng, và tách riêng biệt các phần tử và chất lỏng trong nước. Quá trình xử lý: Sau khi các hạt rắn và tạp chất đã được tách ra, nước được xử lý để loại bỏ các chất ô nhiễm khác như vi khuẩn, vi rút, và chất hữu cơ có thể gây hại cho tôm. Tái sử dụng nước: Một lợi ích quan trọng của công nghệ SEP-Art là khả năng tái sử dụng nước. Sau quá trình xử lý, nước đã được làm sạch có thể được sử dụng lại để nuôi trồng tôm hoặc các mục đích khác, giúp tiết kiệm nước và tài nguyên. Hình 36: Tập đoàn INVE Hình 37: Công nghệ SEP-ART  ưu điểm  Rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm thiểu công sức  Lọc sạch tuyệt đối Nauplius Artemia sau khi ấp  Tối ưu ấp nở và sinh khối thu được  Thu hoạch ấu trùng Artemia chất lượng cao và khỏe mạnh  Không cần tẩy vỏ hoặc sử dụng hóa chất.