SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP XANH NANO BẠC TRONG
GEL NHA ĐAM VÀ ỨNG DỤNG TRONG TẠO MÀNG
KHÁNG KHUẨN
Ngành: Công Nghệ Sinh Học
Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thái Ngọc Uyên
ThS. Trần Thị Ngọc Mai
Sinh viên thực hiện : Huỳnh Trần Thùy Dương
MSSV: 1311100232 Lớp: 13DSH02
TP. Hồ Chí Minh, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mà em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thái Ngọc Uyên và Ths. Trần Thị Ngọc Mai. Tất cả các số liệu, kết quả
trình bày trong đồ án tốt nghiệp hoàn toàn trung thực, khách quan và không sao chép số
liệu của bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có sai sót em xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng kỷ luật của trường.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Trần Thùy Dương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh cùng các thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học –
Thực phẩm – Môi trường của trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh và khoa Vật liệu
Polymer và Composite của trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã tận
tình chỉ dạy, giúp đỡ truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt quá trình nghiên
cứu vừa qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thái Ngọc Uyên và cô
Trần Thị Ngọc Mai– người đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ cho em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án.
Em xin cám ơn gia đình và bạn bè luôn ở bên cạnh, là nguồn cổ vũ động viên tinh
thần to lớn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện đồ án khó tránh khỏi những sai
sót, rất mong quý thầy cô và các bạn xem xét và góp ý để em có thể rút ra những kinh
nghiệm quý báu cho quá trình công tác và học tập sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Huỳnh Trần Thùy Dương
Đồ án tốt nghiệp
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vi
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1
Tình hình nghiên cứu.......................................................................................................2
Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................3
Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................3
Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4
Các kết quả đạt được .......................................................................................................4
Kết cấu của đồ án tốt nghiệp ...........................................................................................4
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................6
1.1. Tổng quan về màng bao sinh học.............................................................................6
1.1.1. Giới thiệu về màng bao sinh học.......................................................................6
1.1.2. Đặc điểm và phương pháp tạo màng.................................................................6
1.1.3. Một số ứng dụng của màng sinh học.................................................................7
1.2. Tổng quan về Chitosan.............................................................................................9
1.2.1. Định nghĩa Chitosan..........................................................................................9
1.2.2. Cấu trúc của chitosan.........................................................................................9
1.2.3. Các tính chất của chitosan ...............................................................................10
1.2.4. Một số ứng dụng của chitosan.........................................................................11
1.3. Tổng quan về hạt nano bạc.....................................................................................13
1.3.1. Giới thiệu về nguyên tử bạc ............................................................................13
1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn của bạc.........................................................................14
1.3.3. Cơ chế kháng khuẩn của bạc ...........................................................................14
1.3.4. Giới thiệu hạt nano bạc....................................................................................15
1.3.5. Các phương pháp tạo hạt nano bạc..................................................................16
1.3.6. Độc tính ...........................................................................................................19
Đồ án tốt nghiệp
ii
1.3.7. Ứng dụng của hạt nano bạc .............................................................................20
1.4. Cây nha đam ...........................................................................................................20
1.4.1. Giới thiệu cây nha đam....................................................................................20
1.4.2. Thành phần hóa học.........................................................................................21
1.4.3. Một số ứng dụng của nha đam ........................................................................25
CHƯƠNG 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................26
2.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................26
2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu................................................................................26
2.3. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................27
2.3.1. Quy trình thực hiện..........................................................................................27
2.3.2. Thuyết minh quy trình.....................................................................................29
2.4. Phương pháp phân tích AgNP được tạo thành .......................................................31
2.4.1. Phương pháp phổ hấp thu phân tử vùng sóng UV-Vis ...................................31
2.4.2. Xác định hình thái AgNP bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).........32
2.4.3. Xác định cấu trúc AgNP bằng phổ tán xạ năng lượng tia X, EDS..................32
2.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................33
2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha
đam ............................................................................................................................34
2.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam
...................................................................................................................................35
2.5.4. Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP............................................35
2.5.5. Khảo tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp
AgNP .........................................................................................................................36
2.5.6. Khảo sát tính chất của màng CS - AgNP ........................................................36
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................................................................39
3.1. Tổng hợp AgNP......................................................................................................39
3.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành AgNP39
3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt đun lên sự tổng hợp Ag NP.....40
3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP ....................41
3.1.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch
AgNO3 lên sự tổng hợp AgNP ..................................................................................43
3.2. Kết quả chụp phổ tán xạ năng lượng tia X - EDS xác định sự có mặt của Ag trong
mẫu ................................................................................................................................44
Đồ án tốt nghiệp
iii
3.3. Kết quả xác định kích thước AgNP bằng phương pháp kính hiển vi điện tử truyền
qua TEM........................................................................................................................46
3.4. Khảo sát các tính chất kháng khuẩn dung dịch AgNP ...........................................47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................55
PHỤ LỤC .........................................................................................................................59
Đồ án tốt nghiệp
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AgNP Silver nanoparticles
AgNO3 Bạc nitrate
A.vera Aloe vera
CS-AgNP Chitosan-nano bạc
CS-TPP Chitosan-tripoly phosphat
ĐC Đối chứng
H3PO4 Acid phosphoric
DNA Deoxyribonucleic acid
TEM Transmission electron microscopy
TPP Tripolyphosphat
UV-vis UV- visible
EDX Phân tích kính hiển vi điện tử
ZnONPs Zinc Oxide Nanoparticles
Đồ án tốt nghiệp
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu trúc chitin và chitosan ..................................................................................9
Hình 1.2. Công thức tổng quát của chitin và chitosan.......................................................10
Hình 1.3. Tác động của ion bạc lên vi khuẩn....................................................................14
Hình 1.4. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn................................15
Hình 1.5. Ion bạc liên kết với các base của DNA .............................................................15
Hình 1.6. Tổng hợp xanh AgNPs từ dịch chiết thực vật ...................................................18
Hình 1.7. Cây nha đam......................................................................................................21
Hình 2.1. Quy trình tạo AgNP...........................................................................................29
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm......................................................................................34
Hình 2.3. Quy trình khảo sát tính kháng khuẩn của màng Chitosan- AgNP ....................37
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát hạt tính kháng khuẩn dung dịch AgNP .....................38
Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha đam ................39
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự hình thành AgNP ....................................40
Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP....................................41
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP......................................41
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP .................................42
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự hình thành AgNP.................................43
Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3 lên sự hình thành AgNP ..........43
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch chiết nha đam – AgNO3 lên sự hình thành AgNP ....44
Hình 3.5. Ảnh EDS xác định sự có mặt của Ag................................................................45
Hình 3.6. Kết quả ảnh chụp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM ...................................46
Đồ thị 3.5. Mật độ phân bố của hạt AgNP trong dung dịch..............................................47
Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn của dung dịch AgNP với các chủng ...............................48
Hình 3.8. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 3% chitosan ............................49
Hình 3.9. Kết quả kháng khuẩn màng CS-AgNP với 5% chitosan...................................50
Hình 3.10. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 7% chitosan ..........................50
Hình 3.11. Màng bán thấm ở CS – AgNP.........................................................................51
Đồ án tốt nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích......................................................13
Bảng 1.2. Các loại amino acid trong gel nha đam.............................................................23
Bảng 1.3. Lipid và các hợp chất hữu cơ............................................................................23
Bảng 1.4. Các hợp chất có hoạt tính sinh học ...................................................................24
Bảng 2.1. Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp........................................26
Bảng 3.1. Kích thước vòng kháng khuẩn của CS-AgNP (mm)........................................ 51
Đồ án tốt nghiệp
1
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, trên thế giới đang có xu hướng quay về nghiên cứu
các hợp chất tự nhiên do nó mang tính an toàn rất cao, đặc biệt là hoạt chất được dùng
trong thực phẩm, làm thuốc và mỹ phẩm.
Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam, có tên khoa học là Aloe vera thành phần
hóa học chủ yếu là các polysaccharide như mannan, glucomannan, galactan cùng với các
loại enzyme, vitamin được xác định có hoạt tính sinh học trong việc chữa lành vết
thương, nhuận tràng, kháng khuẩn, chống ung thư (Davis RH và các cộng sự,1989;
Reynolds T và Dweck AC, 1999). Ngoài ra, nó còn được nhiều người biết đến với tác
dụng làm đẹp da thông qua một số loại kem, mặt nạ dưỡng da, sữa chua và gel nha đam
còn được sử dụng làm màng bao trong thực phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản cho
các loại trái cây, rau quả, và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn của nó rất cao đối với một
số vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella, Bacillus subtilis.
Hiện nay, hầu như nguyên liệu chính sử dụng trong bảo quản hay đóng gói thực
phẩm chủ yếu là các loại màng như polyethylene, polypropylene, tuy nhiên nhược điểm
của chúng là làm tổn thất chất dinh dưỡng của thực phẩm trong quá trình bảo quản, thời
gian phân hủy của các loại màng này lại lâu, khó xử lý nhanh và gây ô nhiễm môi
trường.Vì vậy, vấn đề mới được đặt ra là cần có một loại màng bảo quản thực phẩm mà
có thể khắc phục được các hạn chế trên nhưng bên cạnh đó thì màng cần phải kiểm soát
được sự phát triển của các loại vi khuẩn.
Nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chất lượng cao, nhu cầu bảo vệ môi trường
cùng với sự tiến bộ của các phương pháp tạo AgNP kết hợp tận dụng cùng một nguồn
nguyên liệu đầu vào là lá nha đam nên ta có thể nghĩ đến việc dùng nó để cùng một lúc
tạo màng bao và tạo AgNP kết hợp phủ lên rau quả để bảo quản và có khả năng diệt
khuẩn. Gel nha đam với khả năng kháng khuẩn cùng với việc kết hợp với bạc sẽ tạo nên
Đồ án tốt nghiệp
2
màng có tính kháng khuẩn cao nên nó sẽ là giải pháp an toàn trong quá trình bảo quản
(Phúc HTH, 2013).
Từ lâu, bạc được biết là kim loại có khả năng diệt khuẩn tốt, cùng với sự phát
triển công nghệ nano như hiện nay thì việc sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thực vật
càng trở nên phổ biến và điều đó có tiềm năng thay thế kháng sinh trong một số ứng
dụng do khả năng tương thích và tự phân hủy sinh học, độc tính thấp, hoạt tính sinh học
cao và đa dạng như kháng khuẩn, kháng nấm, tăng sinh tế bào, tăng cường miễn dịch
của cơ thể nên gel nha đam và bạc được biết đến như một thành phần có hiệu quả cao
trong việc tạo vật liệu diệt khuẩn mang lai hiệu quả cao.
Công nghệ nano là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học hiện đại, nó tạo tác
động tích cực trong tất cả lĩnh vực đời sống con người, trong số các hạt nano kim loại
quý hiếm như AgNP đang rất được quan tâm vì chúng có tính ổn định hóa học, quang
học, dẫn điện tốt và quan trọng nhất là kháng khuẩn, kháng nấm và ít độc nhất đối với
các tế bào động vật. Bên cạnh đó hạt nano còn ức chế sự tăng trưởng của 650 loại vi
khuẩn cũng như hạn chế độc tính đối với con người, ngoài làm vật liệu siêu dẫn lạnh, mỹ
phẩm, công nghiệp thực phẩm và linh kiện điện tử nó còn được thêm vào băng vết
thương, chất tẩy trùng (Ahmed S và các cộng sự, 2016).
Nhận thấy tính cấp thiết của tình hình hiện nay là cần có một loại màng bảo quản
thực phẩm mà có thể khắc phục được các hạn chế trên nhưng bên cạnh đó thì màng cần
phải kiểm soát được sự phát triển của các loại vi khuẩn nên tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng
khuẩn”
Tình hình nghiên cứu
Gel nha đam bổ sung H3PO4 (pH = 2,75) thanh trùng ở 80°C trong 10 giây, sau đó
pha loãng với nước cất theo tỷ lệ gel nha đam: nước cất 1: 3 (v/ v) nâng thời gian bảo
quản dâu tây lên 12 – 15 ngày, trong khi hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng
Đồ án tốt nghiệp
3
vitamin C và các giá trị màu biến đổi sau bảo quản thấp nhất (Valverde JM và các cộng
sự, 2005).
Tổng hợp các hạt nano bạc, 2,5 ml 30% dung dịch amoniac đã được thêm vào 5
mL dung dịch 10-2
M AgNO3, sau đó thêm 5 mL dịch chiết Alovera. Nồng độ AgNO3
được điều chỉnh đến 10-3
M bằng cách tạo thể tích cuối cùng đến 50 mL với nước. Sự
quan sát màu vàng nhạt sau 24 giờ phản ứng chỉ ra sự hình thành các hạt nano bạc, đo độ
hấp thụ UV-vis và các phép đo SEM.
Các thí nghiệm kháng khuẩn được thực hiện trên các chủng Pseudomonas
aeruginosa và Staphylococcus aureus để xác định hiệu quả kháng khuẩn của màng
chitoán có chứa nano bạc với các nồng độ 30, 50, 70 và 100 ppm. Không có tính kháng
đối với seudomonas aeruginosa khi quan sát nghiệm thức chứa nano bạc nồng độ 70ppm
sau 1 giờ. Mật độ tế bào Staphylococcus aureus giảm sau 1 giờ và giảm 4 lần sau 6 giờ
với màng chitin nano bạc nồng độ 100 ppm. Kết quả của thí nghiệm này chứng tỏ màng
chitin nano bạc có nồng độ 100 ppm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại các mầm
bệnh ở vết thương thông thường (Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014).
Dung dịch nano bạc – chitosan (chitosan thu nhận từ nấm mốc và chiếu xạ) đã ức
chế sự tăng trưởng của B. cinerea với nồng độ ức chế tối thiểu là 125 μg/ ml, ngăn ngừa
và làm biến mất 90% nấm mốc xám gây nhiễm và nâng cao chất lượng tổng thể của dâu
tây sau 7 ngày bảo quản (Moussa SH và các cộng sự, 2013).
Mục đích nghiên cứu
Kết hợp được khả năng kháng khuẩn của các hạt nano bạc được tổng hợp xanh
ứng dụng tạo màng kháng khuẩn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: kết hợp được khả năng kháng khuẩn của các hạt nano bạc
được tổng hợp xanh vào ứng dụng tạo màng kháng khuẩn.
Mục tiêu cụ thể:
Đồ án tốt nghiệp
4
+ Khảo sát thời gian đun cho dịch chiết nha đam tối ưu.
+ Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đun tối ưu tạo AgNP.
+ Khảo sát ảnh hưởng thời gian khuấy tối ưu tạo AgNP.
+ Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam với dung dịch AgNO3.
+ Xác định khả năng kháng khuẩn của AgNP đã được tối ưu hóa các điều kiện ở
trên.
Phương pháp nghiên cứu
Đồ án tốt nghiệp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đo pH của gel nha đam bằng máy đo pH.
+ Phương pháp đo UV-Vis.
+ Phương pháp khuếch tán qua giếng thạch.
+ Phương pháp đo TEM, EDS.
Các kết quả đạt được
- Lựa chọn được thời gian đun mẫu cho dịch chiết nha đam tối ưu.
- Lựa chọn đươc nhiệt độ đun, thời gian khuấy cho kết quả tối ưu nhất tạo AgNP.
- Lựa chọn được tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3 cho kết quả tối ưu tạo AgNP.
- Xác định được khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP.
Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Đồ án tốt nghiệp gồm có 3 chương:
+ Chương 1: tổng quan tài liệu - tổng quan các tài liệu tham khảo để thực hiện đồ
án tốt nghiệp.
+ Chương 2: vật liệu và phương pháp nghiên cứu – trình bày vật liệu và các
phương pháp được dùng để ngiên cứu, kiểm tra kết quả.
Đồ án tốt nghiệp
5
+ Chương 3: kết quả và bàn luận – đưa ra các kết quả đã nghiên cứu được cùng
với các biện luận, so sánh với các kết quả với nhau.
Đồ án tốt nghiệp
6
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về màng bao sinh học
1.1.1. Giới thiệu về màng bao sinh học (Pavlath và Ort, 2009).
Bất kỳ loại vật liệu nào được áp dụng lên sản phẩm để kéo dài thời gian sử dụng
mà có thể ăn cùng với sản phẩm được coi là màng bao ăn được. Màng ăn được thay thế
và hoặc tăng cường các lớp sáp tự nhiên, ngăn chặn sự mất nước, trong khi kiểm soát
trao đổi oxy, carbon dioxide, ethylene. Màng cũng có thể cung cấp bề mặt kháng khuẩn
và ngăn ngừa mất các thành phần quan trọng khác. Lợi thế khác của việc sử dụng màng
bao ăn được là giảm lượng chất thải rắn vì chúng dễ dàng phân hủy sinh học, cho nên rất
thân thiện với môi trường.
Màng bao có thể được tạo thành từ vật liệu protein, chất béo và polysaccharide,
hoạt động một mình hoặc kết hợp với nhau. Chúng hoạt động như những rào cản độ ẩm
và oxy, không chỉ làm chậm suy giảm các đặc tính trong thực phẩm mà còn tăng cường
an toàn do hoạt động của các chất kháng khuẩn tự nhiên hoặc khi có sự kết hợp của các
hợp chất kháng khuẩn tổng hợp.
1.1.2. Đặc điểm và phương pháp tạo màng (Pavlath và Ort, 2009)
- Màng cần phải có các đặc điểm sau đây:
+ Không có các thành phần độc hại, dị ứng và không tiêu hóa được.
+ Có sự bám dính vào bề mặt của thực phẩm và tạo cấu trúc ổn định.
+ Kiểm soát nước di chuyển cả trong và ngoài thực phẩm, duy trì độ ẩm mong
muốn.
+ Có tính bán thấm để duy trì cân bằng nội khí tham gia vào quá trình hô hấp hiếu
khí và kỵ khí, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
Đồ án tốt nghiệp
7
+ Ngăn chặn sự mất mát hoặc sự hấp thụ các thành phần ổn định hương thơm,
mùi vị, dinh dưỡng. Duy trì hoặc tăng cường tính thẩm mỹ và các thuộc tính (vẻ ngoài,
hương vị, màu sắc, chất dinh dưỡng...) của sản phẩm.
+ Tạo bề mặt ổn định, kháng vi sinh vật, vi khuẩn, chống lại ô nhiễm, sâu bệnh
phá hoại.
+ Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là có thể dễ dàng sản xuất và
có hiệu quả kinh tế.
- Có hai cách tạo màng:
+ Bằng cách nhúng các sản phẩm vào hoặc chảy/ quét hoặc phun lên sản phẩm
dung dịch có chứa thành phần tạo màng, đưa màng trực tiếp lên bề mặt thực phẩm. Cách
đơn giản nhất để áp dụng màng trực tiếp là từ dịch gel tùy vào mức độ tập trung của dịch
gel phủ, sản phẩm sẽ giữ lại trên bề mặt lớp vật liệu tạo màng mà khi sấy khô sẽ tạo
thành một lớp bảo vệ trên bề mặt.
+ Bằng cách tạo ra màng độc lập từ dịch thông qua ép nóng, phủ lớp màng lên bề
mặt thực phẩm, màng độc lập nên nó có thể được chuẩn bị từ dịch gel bay hơi. Đặc điểm
của màng độc lập có thể khác màng trực tiếp là có tính thấm hơi nước thấp hơn, tuy
nhiên, màng độc lập dùng nhiệt để xử lý có thể ảnh hưởng đến sản phẩm bảo quản.
1.1.3. Một số ứng dụng của màng sinh học
1.1.3.1. Ứng dụng trong bảo quản rau quả, trái cây
Trong quá trình bảo quản lạnh, quả anh đào ngọt (Prunus avium L. cv. Starking)
khi xử lý tạo màng từ gel nha đam, đã có sự trì hoãn đáng kể các thông số tốc độ hô hấp,
giảm cân và thay đổi màu sắc, tăng tốc độ mềm và chín quả, biến màu thân và vi sinh
vật và thời gian lưu trữ được kéo dài thêm trong khi không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi
nào đối với hương thơm, mùi của quả. Đây là lần đầu tiên gel nha đam được sử dụng bao
phủ lên trái cây, đó là một sự sáng tạo và thú vị khi ứng dụng vào thương mại và thay
Đồ án tốt nghiệp
8
thế cho việc sử dụng các phương pháp xử lý bằng hóa chất sau thu hoạch rau quả, trái
cây (Martínez – Romero và cộng sự, 2003).
Gel nha đam pha loãng nước cất với tỷ lệ 1 : 3 phủ lên nho giúp trì hoãn đáng kể
tổn thất chất lượng sau thu hoạch (giảm cân, thay đổi màu sắc, tốc độ làm mềm quả, sự
phân hủy quả), có thể lưu trữ được 35 ngày ở 1°C và ức chế sự tăng trưởng của vi
khuẩn, nấm mốc và nấm men (Valverde JM và các cộng sự, 2005).
Bột đông khô từ gel nha đam được hòa tan trong nước cất có bổ sung Tween – 20
là chất hoạt động bề mặt đã được sử dụng kéo dài thời gian lưu trữ ở môi trường xung
quanh (20 ± 1°C ) và bảo quản lạnh (0 ± 0,5°C và 90 ± 5 % RH) quả xuân đào (Ahmed
MJ, Singh Z và Khan AS, 2009).
1.1.3.2. Ứng dụng trong nông nghiệp kết hợp Chitosan
Trong nông nghiệp, chitosan được sử dụng chủ yếu là xử lý hạt giống tự nhiên và
chất tăng trưởng của thực vật, như một thuốc trừ sâu sinh thái thân thiện giúp tăng khả
năng bẩm sinh của cây trồng chống nhiễm trùng nấm.
Chitosan có hoạt tính kháng khuẩn cao nên trong những năm gần đây, chitin,
chitosan và các sản phẩm biến tính được quan tâm ứng dụng nhiều trong việc bảo quản
các sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch như cam, chanh, cà chua, chuối, dâu tây, vải,
táo và một vài sản phẩm khác và đã thu được kết quả khả quan. Khi sử dụng như xử lý
hạt giống hoặc lớp phủ giống trên bắp, bông, khoai tây giống, đậu tương, củ cải đường,
cà chua, lúa mì và các hạt giống khác, nó tạo nên một phản ứng miễn dịch trong sự phát
triển của rễ bằng việc phá hủy u nang tuyến trùng của giun tròn ký sinh mà không ảnh
hưởng đến cơ thể (MM Chang và Cộng sự, 1992).
1.1.3.3 Ứng dụng trong việc kháng khuẩn
Theo Robson và cộng sự ( 1982) đã khảo nghiệm tính chất kháng khuẩn của chiết
xuất nha đam ở các nồng độ ức chế và nồng độ gây chết khác nhau. Nồng độ 60 % chiết
xuất nha đam có khả năng diệt Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella
Đồ án tốt nghiệp
9
pneumoniae,Serratia marcescens, loài Citrobacter, Enterobacter cloacae, S. pyogenes,
Streptococcus agalactiae, Ở nồng độ 70 % của chiết xuất diệt S. aureus, 80 % đối với
E.coli và 90 % với Streptococcus faecalis và Bacillus subtilis thì không bị ức chế bởi
chiết xuất nha đam.
Chiết xuất nước của A.vera và các hạt nano có tác dụng kháng khuẩn khác nhau
đối với vi khuẩn Gram âm (E.coli) và vi khuẩn Gram dương (S.aureus). Các hạt nano
Ag hữu cơ xanh (3,5mg  ml) có hiệu lực trên (E.coli & S.aureus) với sự ức chế (20-30)
mm.
1.2. Tổng quan về Chitosan
1.2.1. Định nghĩa Chitosan
Chitosan là thành phần cấu trúc nên vỏ côn trùng, tôm, cua, vách tế bào nấm, có
cấu tạo tương tự như cellulose, nhưng có khác biệt là đơn vị cấu tạo nên chitosan là N-
acetyl-D-glucosamine, các đơn vị này nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glycoside (Tưởng
Ngọc Thục Uyên, 2010).
1.2.2. Cấu trúc của chitosan
Chitosan một polysacarit mạch thẳng, là dẫn xuất đề axetyl hoá của chitin, trong
đó nhóm (–NH2) thay thế nhóm (-NHCOCH3) ở vị trí C(2). Chitosan được cấu tạo từ các
mắt xích D-glucozamin liên kết với nhau bởi các liên kết β -(1-4)- glycoside, do vậy
chitosan có thể gọi là poly β -(1-4)-2-amino-2-deoxi-D-gluco hoặc là poly β -(1-4)-D-
glucozamin (Nguyễn Thị Thu Trang, 2016).
Hình 1.1. Cấu trúc chitin và chitosan (Tưởng Ngọc Thục Uyên, 2010)
Đồ án tốt nghiệp
10
Công thức tổng quát của chitin, chitosan có dạng: (C8H11NO5)n với cấu tạo như
sau:
Hình 1.2. Công thức tổng quát của chitin và chitosan (Nguyễn Thị Thu Trang, 2016)
1.2.3. Các tính chất của chitosan ( Nguyễn Thị Thu Trang, 2016)
1.2.3.1. Mức độ deacetyl hóa
Mức độ deacetyl hóa là một đặc tính quan trọng của quá trình sản xuất chitosan
bởi vì nó ảnh hưởng đến tính chất hóa lý và khả năng ứng dụng của chitosan sau này.
Mức độ deacetyl hóa của chitosan vào khoảng 56 – 99% (nhìn chung là 80%).
1.2.3.2. Trọng lượng phân tử Chitosan
Chitosan là polymer sinh học có khối lượng phân tử cao, khối lượng chitin thường
lớn hơn 1 triệu Dalton trong khi các sản phẩm chitosan thương phẩm có khối lượng
khoảng 100.000 – 1.200.000 Dalton.
1.2.3.3.Độ nhớt
Độ nhớt là một nhân tố quan trọng để xác định khối lượng phân tử của chitosan.
Chitosan phân tử lượng cao thường làm cho dung dịch có độ nhớt cao.
1.2.3.4. Tính tan
Chitin tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ, trong khi đó chitosan tan trong các
dung dịch acid pH dưới 6,0. Các acid hữu cơ như acetic, formic và lactic thường được sử
dụng để hòa tan chitosan. Thường sử dụng nhất là dung dịch chitosan 1% tại pH 4,0.
Chitosan cũng tan trong dung dịch HCl 1% nhưng không tan trong H2SO4 và H3PO4.
Đồ án tốt nghiệp
11
1.2.3.5. Khả năng kết hợp với nước và khả năng kết hợp với chất béo
Sự hấp thụ nước của chitosan lớn hơn rất nhiều so với cellulose hay chitin. Thông
thường, khả năng hấp thụ của chitosan khoảng 581 – 1150% (trung bình là 702%), khả
năng hấp thụ chất béo của chitin và chitosan trong khoảng 31% -170%, chitosan có khả
năng thấp hơn rất nhiều so với chitin.
1.2.3.6. Khả năng tạo màng
Chitosan còn có khả năng tạo màng được sử dụng nhiều trong bảo quản thực
phẩm, màng chitosan khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo
vẫn được dùng làm bao gói.
1.2.3.7. Hoạt tính sinh học của Chitosan
Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan và các dẫn xuất của nó đã nhận được sự quan
tâm đáng kể trong những năm gần đây, cơ chế kháng khuẩn của chitosan là nhờ một số
cơ chế sau: (Hang Thi Au và Cộng sự, 2012)
+ Chitosan có khả năng kết hợp với DNA nên chitosan có khả năng ức chế tổng
hợp RNA và protein.
+ Chitosan có khả năng gắn kết gây đông tụ, kết tủa tế bào vi khuẩn và dẫn đến
giết chết tế bào. Chitosan cho thấy một phổ kháng khuẩn rộng kháng lại cả nấm và vi
khuẩn Gram dương và Gram âm.
Ngoài ra, có khả năng thủy phân sinh học bằng enzyme trong cơ thể, tương hợp
sinh học với các cơ quan, mô và tế bào động thực vật, kích thích quá trình đông máu và
làm lành vết thương, tương tác chuyên biệt với các thành phần của chất nền ngoại bào và
các nhân tố tăng trưởng.
1.2.4. Một số ứng dụng của chitosan
1.2.4.1. Ứng dụng trong y sinh
Đồ án tốt nghiệp
12
Vật liệu tổ hợp chitosan-nano bạc (CS-AgNP) được nghiên cứu ứng dụng trong
việc kháng khuẩn trong dung dịch nhờ đặc tính kháng khuẩn đặc biệt của hạt nano bạc.
Khả năng kháng khuẩn của vật liệu trên đã được khảo sát với một số vi khuẩn như vi
khuẩn gram âm (E.Coli và P.aeruginosa), vi khuẩn gram dương (L.fermentum, S.aureus
và B.subtilis) và nấm (C.albians). Các kết quả khảo sát đã chứng minh khả năng ứng
dụng của vật liệu CS-AgNP trong dung dịch kháng khuẩn (Hang Thi Au và Cộng sự,
2012).
Chitosan còn có khả năng chống viêm cấp trên mô lành, băng cứu thương kiểu
mới, kỹ thuật cao, có thành phần cấu tạo bởi chất chitosan. So với các loại băng thường,
tốc độ cầm máu, tính sát khuẩn và thời gian lành mô khi sử dụng loại băng này có hiệu
quả hơn gấp nhiều lần. Chitosan ở cấu trúc nano, với tính năng quan trọng là tương thích
sinh học và có khả năng phân hủy sinh học có thể được sử dụng như một chất dẫn thuốc
tiềm năng. Để tạo cấu trúc phù hợp với mục đích dẫn thuốc cho chitosan, nhóm nghiên
cứu Trần Đại Lâm sử dụng tripolyphosphat (TPP) làm chất tạo liên kết chéo thông qua
tương tác tĩnh điện. Từ thời gian nhả thuốc khi không có CS-TPP vào khoảng 7-8 giờ
trong môi trường giả dịch ruột và khoảng 0,5 giờ trong môi trường giả dịch dạ dày đã
được kéo dài thời gian nhả thuốc lên khoảng 25-30 giờ (Trần Đại Lâm và Cộng sự,
2006).
1.2.4.2. Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
Chitosan là polyme dùng an toàn cho người, lại có hoạt tính sinh học đa dạng,
chitosan đã được đưa vào thành phần thức ăn: sữa chua, bánh kẹo, nước ngọt, chất phụ
gia bảo quản tốt cho giò và bánh cuốn ở nhiệt độ phòng. Vật liệu chitosan được sử dụng
để bảo quản đóng gói thức ăn, hoa quả tươi, thủy hải sản tươi, khô.
1.2.4.3. Trong công nghiệp
Chitosan được dùng để sản xuất vải chịu nhiệt, chống thấm, vải chitosan được
dùng cho may quần áo diệt khuẩn trong y tế, làm tăng độ bền của giấy, góp phần tăng
Đồ án tốt nghiệp
13
tính bền của hoa vải. Sử dụng trong sản xuất sơn chống mốc và chống thấm (Pradip
Kumar Dutta, 2004; Barbara Krajewska, 2004).
1.3. Tổng quan về hạt nano bạc
1.3.1. Giới thiệu về nguyên tử bạc (Nguyễn Ngọc Tú, 2009)
Cấu hình electron của bạc: 1s2
2s2
2p6
3s2
3p6
3d10
4s2
4p6
4d10
5s1
Bán kính nguyên tử Ag: 0,288 nm
Bán kính ion bạc: 0,23 nm
Bảng 1.1. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích
Kích thước của hạt nano Ag (nm) Số nguyên tử chứa trong đó
1 31
5 3900
20 250000
Bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có những đặc tính độc đáo
sau:
+ Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng ngoại đi xa,
chống tĩnh.
+ Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao, không có
phụ gia hóa chất.
+ Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau (trong các
dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân cực như benzene,
toluene).
+ Độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác
nhân oxy hóa khử thông thường.
Đồ án tốt nghiệp
14
+ Chi phí cho quá trình sản xuất thấp.
+ Ổn định ở nhiệt độ cao.
1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn của bạc (Chử Thị Thu Huyền và Cộng sự, 2014; Ngô Võ
Kế Thành và Cộng sự, 2009)
Bạc và các hợp chất của bạc thể hiện tính độc đối với vi khuẩn, virus, tảo và nấm.
Tuy nhiên, khác với các kim loại nặng khác (chì, thủy ngân…) bạc không thể hiện tính
độc với con người.
Sau khi thuốc kháng sinh được phát minh và đưa vào ứng dụng với hiệu quả cao
người ta không còn quan tâm đến tác dụng kháng khuẩn của bạc nữa. Tuy nhiên, từ
những năm gần đây, do hiện tượng các chủng vi sinh ngày càng trở nên kháng thuốc,
người ta lại quan tâm trở lại đối với việc ứng dụng khả năng diệt khuẩn và các ứng dụng
khác của bạc, đặc biệt là dưới dạng hạt có kích thước nano.
1.3.3. Cơ chế kháng khuẩn của bạc
Hình 1.3. Tác động của ion bạc lên vi khuẩn
Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion
Ag+
. Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành
tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến
làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoặt
động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Do động vật không có thành tế bào,vì vậy
chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này.
Đồ án tốt nghiệp
15
Có một cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn đáng chú ý được mô tả như
sau: Sau khi Ag+
tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh nó sẽ đi
vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử enzym
chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi
khuẩn (Nguyễn Ngọc Hùng, 2011).
Hình 1.4. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn
Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của DNA và trung hòa
điện tích của gốc phosphate do đó ngăn chặn quá trình sao chép DNA (SI Kargov và
Cộng sự, 1985).
Hình 1.5. Ion bạc liên kết với các base của DNA
1.3.4. Giới thiệu hạt nano bạc
Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm. Do có diện tích bề
mặt lớn nên hạt nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với các vật liệu khối do
khả năng giải phóng nhiều ion Ag+
hơn.
Đồ án tốt nghiệp
16
Các hạt nano bạc có hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt, hiện tượng này tạo
nên màu sắc từ vàng nhạt đến đen cho các dung dịch có chứa hạt nano bạc với các màu
sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt nano.
1.3.5. Các phương pháp tạo hạt nano bạc
1.3.5.1. Phương pháp ăn mòn laze
Phương pháp này sử dụng chùm tia laze với bước sóng ngắn bắn lên vật liệu khối
đặt trong dung dịch có chứa chất hoạt hóa bề mặt. Các hạt nano được tạo thành với kích
thước khoảng 10 nm và được bao phủ bởi chất hoạt hóa bề mặt.
1.3.5.2. Phương pháp khử hóa học
Phương pháp này sử dụng các tác nhân hóa học để khử ion kim loại thành kim
loại. Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị kết tụ thành đám, người ta sử
dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặt các hạt nano có cùng điện tích và đẩy
nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng chất hoạt hóa bề mặt. Các hạt nano tạo thành
bằng phương pháp này có kích thước từ 10 nm đến 100 nm.
1.3.5.3. Phương pháp khử vật lý
Phương khử vật lí dùng các tác nhân vật lí như điện tử, sóng điện từ năng lượng
cao như tia gamm, tia tử ngoại, tia laser khử ion kim loại thành kim loại. Dưới tác dụng
của các tác nhân vật lí, có nhiều quá trình biến đổi của dung môi và các phụ gia trong
dung môi để sinh ra các gốc hóa học có tác dụng khử ion thành kim loại.
1.3.5.4. Phương pháp khử hóa lý
Đây là phương pháp trung gian giữa hóa học và vật lí, nguyên lí là dùng phương
pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano, trong khi đó phương pháp điện phân
thông thường chỉ có thể tạo được màng mỏng kim loại. Trước khi xảy ra sự hình thành
màng, các nguyên tử kim loại sau khi được điện hóa sẽ tạo các hạt nano bàm lên điện
cực âm lúc này người ta tác dụng một xung siêu âm đồng bộ với xung điện phân thì hạt
nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và đi vào dung dịch.
Đồ án tốt nghiệp
17
1.3.5.5. Phương pháp khử sinh học
Trong phương pháp này người ta dùng vi khuẩn là tác nhân khử ion kim loại, vi
khuẩn MKY3 được cấy vào trong dung dịch có chứa ion bạc để thu được hạt nano bạc.
Phương pháp này đơn giản, thân thiện với môi trường và có thể tạo hạt với số lượng lớn.
1.3.5.6. Phương pháp tổng hợp AgNP
Việc tổng hợp AgNP rất được các nhà nghiên cứu quan tâm do phạm vi ứng dụng
rộng của nó trong đời sống, AgNP có triển vọng được xem như kháng sinh và nó có thể
được khuyến cáo thay thế các kháng sinh thông thường (I Sondi và BS Sondi, 2004).
Để bạc có bất kỳ đặc tính kháng khuẩn nào, nó phải ở dạng ion hóa, bản chất của
việc tổng hợp AgNP là sử dụng các tác nhân khử, khử ion Ag+
thành Ag0
. Cả AgNP và
ion bạc có thể thay đổi cấu trúc ba chiều của protein bằng cách can thiệp vào liên kết
disulphide và ngăn chặn các hoạt động chức năng của vi sinh vật (Shakeel Ahmed và
Cộng sự, 2016).
Hoạt động kháng nấm của AgNP chưa được hiểu rõ, tuy nhiên một vài nghiên
cứu nói rằng AgNP có thể tiêu diệt bào tử nấm bằng cách phá hủy màng tế bào, trong
khi các nghiên cứu khác chỉ ra rằng chúng có thể gây chết tế bào bằng cách tương tác
với các hợp chất phospho, lưu huỳnh và làm hư hại DNA và protein nội bào (C
Krishnaraj và Cộng sự, 2012).
Các phương pháp hóa học và vật lý như kết tủa hóa học, thủy nhiệt, lò vi sóng,
lắng đọng hơi hóa học sử dụng dung môi và hóa chất độc hại khá đắt tiền và gây ảnh
hưởng đến môi trường. Cho nên hiện nay người ta thường sử dụng các phương pháp sinh
học (sử dụng vi sinh vật (Kharwa RN và Gange AC Verma VC, 2010), enzyme, thực vật
(hay dịch chiết thực vật) để tổng hợp hay còn gọi là tổng hợp xanh.
Đồ án tốt nghiệp
18
Hình 1.6. Tổng hợp xanh AgNP từ dịch chiết thực vật (Shakeel Ahmed và Cộng
sự, 2016)
Tổng hợp AgNP có kích thước 10 – 35 nm dựa trên việc khử dung dịch bạc
nitrate bằng dịch chiết của lá Azadirachta indica cũng đã được thực hiện.
Dịch chiết Boerhaavia diffusa được sử dụng làm tác nhân khử cho sự tổng hợp
xanh của AgNP qua phân tích XRD và TEM cho thấy kích thước hạt trung bình là 25 nm,
AgNP có cấu trúc hình khối trung tâm với hình cầu. Các hạt nano này đã được kiểm tra
hoạt tính kháng khuẩn chống lại P. fluorescens, A. hydrophila và F. branchiophilum và
chứng tỏ độ nhạy cao nhất đối với F. branchiophilum.
1.3.5.7. Tổng hợp AgNP từ lá nha đam
Lá nha đam là nguồn nguyên liệu sẵn có, thực hiện đơn giản, hiệu quả, chi phí
thấp và an toàn với môi trường, vì thế nha đam được chọn để tổng hợp AgNP do sự có
mặt của các chất phytochemical tự nhiên cung cấp năng lượng tự nhiên và là tác nhân
khử. Ngoài ra lignin, hemicellulose, pectin trong lá nha đam có thể được sử dụng để khử
các ion bạc, bên cạnh đó gel màu xanh gần vỏ chứa aloin, chất này là chất ổn định chính
( L và Durairaj Sadhasivam, JR, 2014).
Đồ án tốt nghiệp
19
AgNP có ảnh hưởng đáng kể đến vi khuẩn gram âm (E. coli) và vi khuẩn gram
dương (S. aureus) ở nồng độ 3,5 mg/ ml nhưng nó lại không có tác dụng kháng nấm C.
albican, Pencillium spp và A. niger.
Gel nha đam tạo AgPN có kích thước 15 nm, ở nồng độ 250 μl cho vùng ức chế
E. coli, P. aeruginosa, B. subtilisand và S. pneumoniae cao hơn khi ủ 18 giờ, phổ hấp
thụ tia cực tím có đỉnh hấp thụ ở 410 nm. Tỷ lệ tán huyết (9,67%) tương đối thấp so với
các phương pháp khác cho nên AgNP này có độc tính thấp đối với tế bào người. Do đó
việc tổng hợp các hạt nano bạc từ cây nha đam là rất phù hợp đồng thời có sự ổn định
mà không cần thêm bất kỳ hợp chất hóa học nào ( L và Durairaj Sadhasivam, JR, 2014).
Dịch chiết nha đam được trộn với dung dịch AgNO3 tỷ lệ 1: 9 tạo AgNP hấp thụ
mạnh nhất ở bước sóng 400 nm tương ứng với cộng hưởng plasmon bề mặt, kích thước
trung bình là 70 nm. Các hạt không đồng nhất về hình dạng ví dụ như hình chữ nhật,
hình tam giác và hình cầu phân bố đồng đều. Đồng thời AgNP có hoạt tính kháng
Aspergillus sp. cao hơn Rhizopus sp ở nồng độ rất thấp và hoạt động diệt nấm phụ thuộc
vào loài nấm được thử nghiệm.Các kết quả của nghiên cứu FT-IR cho thấy sự tham gia
của các nhóm hydroxyl, carboxyl và amine chức năng có lợi trong quá trình tổng hợp
AgNP (S Medda và Cộng sự, 2015).
1.3.6. Độc tính
Bằng chứng về độc tính của AgNP vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên độc tính của
AgNP phụ thuộc vào liều lượng và kích thước hạt. Các sản phẩm được tạo từ AgNP đã
được một số cơ quan công nhận bao gồm FDA Hoa Kỳ, SIAA Nhật Bản, Viện Nghiên
cứu Công nghiệp Hoá chất ( V Veeraputhiran, 2013). Cơ quan an toàn thực phẩm Châu
Âu khuyến cáo việc di chuyển Ag vào bao bì bao gói không được vượt quá 0,05 mg/ l
trong nước và 0,05 mg/ kg trong thực phẩm ( EFSA, 2011).
Khi nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của màng pullulan ăn được kết hợp với
một trong hai hạt nano (AgNP, ZnONP) và các loại tinh dầu như dầu oregano hoặc dầu
hương thảo trong thịt gà tây deli thấy rằng AgNP và màng dầu oregano có hoạt tính
Đồ án tốt nghiệp
20
mạnh hơn ZnONP và dầu hương thảo. Các mẫu thực phẩm đóng gói với màng pullulan,
AgNP và dầu oregan giảm đáng kể số lượng vi khuẩn L. monocytogenes và S. aureus
trong 7 tuần lưu trữ ở nhiệt độ tối ưu 4 và 25°C (HH Khalaf và Cộng sự, 2013).
Một nghiên cứu cho thấy rằng sự di chuyển của AgNP từ các loại chất dẻo nano
khác nhau (LDPE và polypropylene) vào các chất mô phỏng thức ăn dù là ion hay dạng
hạt thì sự di chuyển của đó thấp hơn nhiều so với các giới hạn tối đa do Luật Liên minh
Châu Âu quy định ( MZ Elsabee và ES Abdou, 2013).
1.3.7. Ứng dụng của hạt nano bạc
- Y tế:
Khẩu trang nano bạc: Được thiết kế với 3-4 lớp gồm 2 lớp vải, một lớp vật liệu
tẩm nano bạc và than hoạt tính ở giữa, loại khẩu trang này có khả năng diệt khuẩn, diệt
virus, lọc không khí rất tốt. Lớp vải tẩm nano bạc có chức năng diệt vi khuẩn, virus, nấm
bị giữ lại trên khẩu trang đồng thời có tác dụng khử mùi.
Màng bán thấm: Đó là một tấm màng mỏng có thể cho khí và hơi nước qua nhưng
không thể cho chất lỏng đi qua, có vô số những lỗ khí nhỏ tồn tại trong tấm film. Các hạt
nano bạc gần đây đã được kết hợp với film polyolefin với đặc tính kháng khuẩn rất tốt.
- Vật dụng:
Những đồ dùng bằng nhựa có pha thêm hạt nano bạc có tác dụng khử trùng như
bình nhự, máy điều hòa, qua kiểm tra cho thấy chúng có khả năng diệt 99.9% vi khuẩn.
1.4. Cây nha đam
1.4.1. Giới thiệu cây nha đam
Theo quy tắc quốc tế về Danh mục thực vật, tên khoa học của cây nha đam là
Aloe vera (L.)Burm.f (L.E. Newton, 1979)ở Việt Nam thường được gọi là cây lô hội.
Hình ảnh tổng quan về cây nha đam được thể hiện ở hình 1.7 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
21
Hình 1.7. Cây nha đam
Nha đam là loại cây lâu năm, chịu hạn, lá có hình mũi mác, dày, mọng nước, có
gai ở hai bên mép, hoa khi nở có màu vàng, quả là nang hình tam giác có chứa nhiều hạt
lượng gel thu được, pH, hàm lượng chất khô của lá nha đam qua các mùa ( Douglas
Grindlay và Trn Reynolds, 1986; Davis RH, 1997).
Các bó mạch có cấu trúc hình ống, tiếp giáp với lớp vỏ, số lượng các bó khác
nhau, tùy thuộc vào kích thước của lá và các bó mạch thuộc hệ thống vận chuyển các
chất dinh dưỡng trong lá, chất lỏng không nhớt màu vàng chảy ra từ lá có nguồn gốc từ
các tế bào trụ bì liên kết với các bó mạch này ( Trachtenberg, 1984).
Thành và màng tế bào có thể được nhìn thấy trong lõi lá.Tuy nhiên các bào quan
vẫn còn nguyên vẹn như nhân, lục lạp và ty thể thường không thể nhìn thấy, chỉ có thể
quan sát được bào quan trong tế bào thịt lá trưởng thành hoặc lạp thể thoái hóa ( Kluge
và cộng sự, 1979).
1.4.2. Thành phần hóa học
1.4.2.1. Carbohydrate
Monosaccharide chiếm 20 – 30 % tổng chất khô từ phần thịt lá, trong bột nha
đam có chứa sáu loại đường (arabinose, galactose, glucose, mannose, rhamnose và
xylose) trong đó mannose và glucose chiếm 85 % cũng đã được xác định (Waller GR,
Mangiafico S và Ritchey CR, 1978 ).
Đồ án tốt nghiệp
22
Polysaccharide gồm:
+ Mannan là polysaccharide được nghiên cứu rộng rãi nhất từ cây nha đam vì nó
có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, mannan có hai đặc điểm chính là có liên
kết β1→ 4 và được acetyl hóa. Trong khi những mannan thực vật khác hoặc có chuỗi
bên riêng biệt hoặc không được acetyl hoá và không hòa tan
+ Acetyl mannan là polysaccharide chính trong phần thịt lá, được nghiên cứu
rộng rãi nhất và đã có sản phẩm thương mại như CarrisynTM Aetyl mannan có nhiều
tính chất trị liệu bao gồm kích thích miễn dịch, làm lành vết thương và kháng viêm (Ni
Y, Yates KM và Tizard IR, 2004).
=> Mannan không ổn định và có thể suy thoái một cách nhanh chóng khi nhiệt độ
cao, thay đổi pH, vi khuẩn hoặc các enzyme như mannanase có thể có trong phần thịt lá
hoặc trong vi khuẩn. Trong một số sản phẩm nha đam thương mại, việc chuẩn bị phần
thịt lá được xử lý với cellulase, cellulase có nguồn gốc và độ tinh khiết khác nhau có thể
nhiễm mannanase và cũng có thể là nguyên nhân làm suy thoái mannan.
Ngoài ra còn có các carbohydrate khác như cellulose, xylose, L – rhamnose,
galactose, aldopentose cũng có mặt trong cây nha đam.
1.4.2.2. Protein
Roboz và Haagen – Smit (1948) cho rằng hàm lượng protein chiếm 7 % (theo
trọng lượng khô) trong thịt lá nha đam, khi điện di trên gel polyacrylamide thì có ít nhất
23 polypeptide từ lá trưởng thành, trong đó có 13 polypeptide có trong gel nha đam.
Có khoảng 20 trong số 22 amino acid và 7 trong số 8 amino acid cần thiết cho cơ
thể có mặt trong gel nha đam . Các loại amino acid được thể hiện qua bảng 1.2 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
23
Bảng 1.2. Các loại amino acid trong gel nha đam
Các loại amino acid
Lysine
Valine
Leucine
Proline
Serine
Alanin
Tyrosine
Threonine
Glycine
Cystine
Acid aspartic
Leucine
Phenylalanine
Hydroxyproline
Acid glutamic
Isoleucine
Methionine
Histidine
Arginine
Nguồn: Waller và cộng sự (2004)
1.4.2.3. Lipid
Theo Femenia và cộng sự (1999) hàm lượng lipid trong gel nha đam đông khô là
4 %. β – sitosterol một loại sterol thực vật phổ biến đã được tìm thấy trong lá nha đam.
Lipid và các hợp chất hữu cơ được thể hiện ở bảng 1.3 dưới đây:
Bảng 1.3. Lipid và các hợp chất hữu cơ
Lipid và các hợp chất hữu cơ
Cholesterol
Triglyceride
Campesterol
Triterpenoid
Acid uric
Gibberellin
Kali sorbate
β - sitosterol
Lignin
Acid salicylic
Acidarachidonic
Acid γ -linolenic
Eicosanoid
Terpees
Auxin
Aciduric
Acid béo
Lupeol
Saponin
Nguồn: Waller và cộng sự (2004)
1.4.2.4. Thành phần có hoạt tính sinh học
Gel nha đam có chứa một lượng lớn các hơp chất có hoạt tính sinh học được thể
hiêng trong bảng 1.4 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
24
Bảng 1.4. Các hợp chất có hoạt tính sinh học
Các hợp chất có hoạt tính sinh học
Polysaccharide
Glycoprotein
Anthraquinone
Flavonoi
Saponin
Sterol
Vitamin
Phenolic
Aminoacid
Acid salicylic
Enzyme
Nguồn: Waller và cộng sự (2004)
Theo Yolanta và Rivka (1994), gel nha đam đã ngăn chặn sự nảy mầm và tăng
trưởng của sợi nấm Penicillium digitatum và Alternaria altemata, là các loại nấm gây
bệnh ở thực vật như bào tử P. digitatum, A. alternata và Botrytis cinerea giảm 15 – 20
% ở nồng độ 1 μl/ l, chống lại P. expansum chỉ khi nồng độ vượt quá 103 μl/ l. Tác dụng
ức chế của gel tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ, mà cao nhất là giảm 95 % bào tử ở
nồng độ 105 μl/l.
Robson và cộng sự (1982) đã khảo nghiệm tính chất kháng khuẩn của dịch chiết
nha đam ở các nồng độ ức chế và nồng độ gây chết khác nhau được xác định qua mười
hai loài vi sinh vật khác nhau được cấy với các nồng độ khác nhau. Nồng độ 60 % dịch
chiết nha đam có khả năng diệt Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae,
Serratia marcescens, loài Citrobacter, Enterobacter cloacae, S. pyogenes, Streptococcus
agalactiae. Ở nồng độ 70 % của dịch chiết diệt S. aureus, 80 % đối với E. coli và 90 %
với Streptococcus faecalis, Bacillus subtilis thì không bị ức chế bởi dịch chiết nha đam.
1.4.2.5. Các thành phần khác
Ngoài các thành phần hữu cơ đã được nêu trên trong cây nha đam còn có các
thành phần vô cơ, hàm lượng tro 3,3% trong vỏ nha đam và 0,2% (trọng lượng ướt) hàm
lượng tro trong thịt lá có chứa calcium oxalate.
Đồ án tốt nghiệp
25
Các loại vitamin bao gồm cả các vitamin chống oxy hóa như A, C, E, B1, B2, B6,
niacin, choline, aicd folic, β – carotene cũng có mặt trong cây nha đam.
Bouchey và Gjersted (1969) phân tích gel nha đam đông khô và thấy hàm lượng
cao của clo (12,2 %), kali (6,6 %) và canxi (4,7 %). Một phân tích gel nha đam đôngkhô
sau này cho thấy có magiê (0,7 %) và natri (0,2 %). Ngoài ra, còn có kẽm, mangan,
đồng, crôm, sắt.
1.4.3. Một số ứng dụng của nha đam
1.4.3.1. Trong mỹ phẩm
Dịch chiết từ nha đam được xem là thành phần hàng đầu trong trị liệu da và làm
mỹ phẩm vì nó có chứa các chất hữu cơ đóng góp vào các chất làm mềm, có mục đích là
giữ ẩm giúp tăng hiệu quả phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Các sản phẩm có thành
phần chứa nha đam như các loại kem dưỡng da, xà phòng, dầu gội đầu, kem chống nắng,
mặt nạ dưỡng da và chất tẩy rửa.
1.4.3.2. Trong y học
Phần nhựa vàng trong lá nha đam có chứa aloe – emodin, một loại anthraquinone
kích thích đường tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên nhiều tác dụng có lợi trong
điều trị bệnh đã được quy cho phần thịt lá, bao gồm kích thích miễn dịch ((Amar
Surjushe và Cộng sự, 2008), sát trùng, chữa lành vết thương và bỏng, giảm đau, ngứa ,
bệnh vảy nến, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
1.4.3.3. Trong thực phẩm
Nha đam cung cấp một lượng calo thấp, làm giảm cholesterol, cải thiện tình trạng
béo phì. Nha đam có trong các loại thực phẩm như các món ăn, nước giải khát, nước ngọt
có gas, trà, kem, yogurt, kẹo, mứt, hương liệu. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như chất bảo
quản hay màng bao ăn được trong một số thực phẩm vì có chứa các hợp chất kháng
khuẩn và do đó ngăn ngừa hư hỏng của các loại thực phẩm ( M Valverde và Cộng sự,
2005).
Đồ án tốt nghiệp
26
CHƯƠNG 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng thí nghiêm Khoa CNSH-TP-MT của
Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện: từ 17/4/2017 đến 27/7/2017
2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu
Lá nha đam được mua tại chợ Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Lá
dài khoảng 30 – 40 cm và không có bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt để giữ cho các
thành phần có hoạt tính sinh học còn nguyên vẹn.
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp
STT Tên thiết bị Model
1 Máy xay sinh tố Philip (HL2021)
2 Máy đo pH Aqua Pal+
3 Máy chụp TEM JEM-1400
4
5
6
Cân kỹ thuật
Máy khuấy từ
Máy đo UV vis
AR – Ohuas
Pt1000 Temperature sensor
UV- vis Jasco- V670
Đồ án tốt nghiệp
27
2.3. Quy trình nghiên cứu
2.3.1. Quy trình thực hiện
Đồ án tốt nghiệp
28
Nha đam Gọt vỏ Xay
nhuyễn
Đun
Lọc
Khuấy mạnh
AgNP
AgNO3
Bã
Dung dịch Chitosan
(3%, 5%, 7%)
Gia nhiệt 40-50C
Khuấy mạnh
Nước cất,
1% acid acetic,
Chitosan
Sấy
Cho vào đĩa petri
đường kính 9 cm
Khuấy cho dung
dịch đồng nhất
CS-AgNP
Dùng nước cất rửa
để trung hòa dung
dịch xút
Sấy
Ngâm trong dung
dịch xút 24 giờ
Màng
CS-AgNP
2g NaOH,
0,05 g Na2
CO3
Định mức đến
100 ml bằng nước
cất
Dung dịch xút
(97,6 %)
Khảo sát
tính chất
của màng
Đồ án tốt nghiệp
29
Hình 2.1. Quy trình tạo AgNP
2.3.2. Thuyết minh quy trình
+ Xử lý:
 Mục đích: loại bỏ chất nhựa vàng có chứa các anthraquinone và dẫn xuất có thể
gây nhuận tràng và hóa nâu gel nha đam ( Madis và cộng sự, 1989). Rửa với nước
sẽ loại bỏ bụi bẩn, hóa chất nguy hại và vi khuẩn trên bề mặt lá.
 Yêu cầu: cắt bỏ gốc, để nghiêng cho đến khi chất nhựa vàng ngừng tiết ra và rửa
với nước cho sạch phần bụi bẩn bám bên ngoài.
 Tiến hành: lá nha đam sau khi mua về, tiến hành cắt bỏ phần dưới gốc, để nghiêng
khoảng 15 – 30 phút. Sau đó, rửa dưới vòi nước và tiến hành rửa tiếp với nước cất.
+Gọt vỏ:
 Mục đích: thu được phần thịt lá trong suốt.
 Yêu cầu: tránh còn sót vỏ lá sẽ là ảnh hưởng xấu đến gel nha đam sau này vì vỏ có
các anthraquinone thông thường màu vàng, nhạy cảm không khí và ánh sáng, sau
khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, nó sẽ dần dần chuyển sang màu hồng nâu
theo. Vì vậy cần cẩn thận loại bỏ hết phần vỏ lá khi gọt vỏ trành làm hóa nâu gel
nha đam (He và cộng sự, 2002). Để tránh tổn thất các hợp chất có hoạt tính sinh
học, công đoạn này phải hoàn tất trong vòng 36 giờ kể từ lúc thu hoạch lá.
 Tiến hành: dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài cùng với hai đường răng cưa
hai bên mép lá.
+ Xay nghiền:
 Mục đích: đồng nhất phần thịt lá để dễ dàng cho công đoạn lọc ở bước sau.
 Yêu cầu: công đoạn này phải được hoàn tất trong 10 – 20 phút để tránh enzyme
gây hóa nâu gel nha đam.
Đồ án tốt nghiệp
30
 Tiến hành: dùng máy xay sinh tố để xay thịt lá ở nhiệt độ phòng (25°C). Thịt lá
sau khi xay nghiền tiến hành cân 40(g) sau đó bổ sung 100ml nước cất đun sôi
trong 20 phút.
+ Lọc:
 Mục đích: thu được gel nha đam tươi.
 Yêu cầu: loại bỏ hoàn toàn bã ra khỏi gel nha đam nếu không sẽ gây lắng
cặn bã sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nó. Sự xuất hiện màu vàng nhạt đến
nâu của gel sau lọc chỉ ra rằng nó đã bị ô nhiễm bởi anthranquinone từ vỏ hoặc
việc xử lý lâu làm quá trình oxy hóa phenol xảy ra.
 Tiến hành: tiến hành lọc hỗn hợp nha đam sau khi xay bằng vải lọc, bỏ phần bã.
+ Khuấy mạnh:
 Mục đích: tạo dung dịch AgNP
 Yêu cầu: dung dịch AgNP sau khi khuấy có màu vàng nhạt đến sậm, màu bền,
không có cặn, không vẫn đục.
 Tiến hành: tiến hành lấy 5ml dịch chiết cho vào cốc, sau đó bổ sung 20ml dung
dịch bạc nitrate (AgNO3) 0,001M khuấy mạnh bằng máy khuấy từ ở nhiệt độ
phòng trong thời gian 30 phút. Quan sát màu vàng nhạt xuất hiện.
+ Tạo hỗn hợp CS -AgNP
 Mục tiêu: tạo hỗn hợp CS -AgNP
Tiến hành: Các điều kiện tối ưu tạo AgNP được cố định, sau đó phối trộn với chitosan ở
các nồng độ 3%, 5%, 7% (theo tỷ lệ 10% AgNP), sau đó cho ra cốc thủy tinh khuấy cho
đến khi các thành phần hòa lẫn vào nhau gia nhiệt ở nhiệt độ 40-50°C.
+ Tạo màng Chitosan-AgNP
 Mục tiêu: tạo màng bán thấm CS-AgNP
Đồ án tốt nghiệp
31
 Tiến hành: Sau khi tạo được hỗn hợp CS - AgNP ở các nồng độ tiến hành cho
dung dịch ra đĩa petri có đường kính 9 cm để sấy ở nhiệt độ 50°C trong vòng 3 giờ để
làm bốc hơi toàn bộ nước trong hỗn hợp tạo thành màng CS-AgNP, sau đó ngâm màng
trong dung dịch xút 97,6% trong 24 giờ, rồi tiến hành rửa xút bằng nước cất để loại bỏ
xút ra khỏi màng, cuối cùng sấy màng lần 2 ở nhiệt độ 50-60°C cho đến khi khô hết
nước.
2.4. Phương pháp phân tích AgNP được tạo thành
2.4.1. Phương pháp phổ hấp thu phân tử vùng sóng UV-Vis
Đây là phương pháp phân tích sử dụng phổ hấp thu bước sóng trong phạm vi vùng
cực tím cho tới vùng ánh sáng nhìn thấy được. Khi tiến hành đo mẫu trên máy quang phổ
hấp thu sẽ cho một dạng phổ có đỉnh hấp thu xác định tương ứng với từng chất khác
nhau.
Do các thuộc tính quang học của dung dịch chứa hạt nano phụ thuộc vào hình
dạng, kích thước và nồng độ của hạt nên ta có thể sử dụng UV-vis để xác định. Dung
dịch AgNP sẽ cho đỉnh hấp thu bước sóng ánh sáng khoảng 405 – 410 nm, như vậy từ
bước sóng của đỉnh hấp thu ta có thể dự đoán được sự hình thành AgNP hay không. Vì
AgNP chỉ có một bề mặt plasmon duy nhất nên trong phổ UV-vis của chúng chỉ xuất
hiện 1 đỉnh duy nhất. Do đó người ta xử dụng tính chất này để xác định hình dạng của
AgNP.
Các bước tiến hành phép đo UV-vis:
+ Tiến hành đo mật độ quang A của dung dịch nghiên cứu với λ rtrong khoảng
bước sóng 300÷800 nm, sau đó lập đồ thị hệ toạ độ A – λ . Đồ thị này có cực đại
Amax ứng với giá trị λmax gọi là cực đại hấp thụ. Việc đo mật độ quang A ở λmax cho kết
quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác tốt nhất.
+ Chuẩn bị mẫu phân tích: Mẫu phân tích dạng lỏng là dung dịch AgNP sau đó
cho mẫu vào cuvet chọn vùng bước sóng 300÷800nm, tiến hành đo trên thiết bị đo UV-
Đồ án tốt nghiệp
32
vis Jasco- V670 tại phòng thí nghiệm Hóa lý ứng dụng của trường Đại học khoa học tự
nhiên Tp.hcm.
+ Ghi nhận kết quả và vẽ đồ thị.
2.4.2. Xác định hình thái AgNP bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM)
(transmission electron microscopy)
TEM là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng
lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với
độ phóng đại lớn, ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang hay trên film quang học hay
ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số. Nguyên tắc truyền sáng của thiết bị này tương
tự như nguyên tắc của kính hiển vi quang học truyền qua, ngoại trừ việc sử dụng bức xạ
điện tử thay cho bức xạ khả kiến.
Khả năng tạo ra những bức ảnh thật của các cấu trúc nano với độ phân giải rất cao
(tới cấp độ nguyên tử) chỉ là một khả năng phổ thông của TEM. TEM có khả năng xác
định kích thước hạt cũng như hình thái bề mặt hay sự phân bố của AgNP tạo thành nhờ
có độ phân giải tốt vào khoảng 0,1 – 1 nm.
Các mẫu đo TEM là mẫu AgNP dạng lỏng, các ảnh thật có hình dạng và kích
thước của hạt nano thu được bằng cách sử dụng máy đo TEM được thực hiện trên máy
JEM – 1400 tại trường Đại học Bách khoa TP.HCM.
2.4.3. Xác định cấu trúc AgNP bằng phổ tán xạ năng lượng tia X, EDS
Kính hiển vi điện tử quét (SEM) hoạt động trên việc quét bề mặt mẫu bằng một
chùm tia điện tử hội tụ cao trong chân không, thu thập thông tin (tín hiệu) từ mẫu phát ra,
tái tạo thành một hình ảnh lớn hơn của bề mặt mẫu và hiển thị lên màn hình.
Trong kính hiển vi điện tử quét SEM các điện tử thứ cấp được sinh ra ở lớp gần bề
mặt mẫu, và ảnh thu được từ các điện tử này phản ánh chi tiết cấu trúc địa hình mẫu, còn
là các điện tử phản xạ ngược trở lại sau khi va vào các nguyên tử trên bề mặt mẫu, số
lượng điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào thành phần (nguyên tử số, hướng tinh thể ) của
Đồ án tốt nghiệp
33
mẫu. Do đó ảnh thu được từ điện tử tán xạ ngược phản ánh sự phân bố thành phần cấu
tạo của bề mặt mẫu và đầu dò tia X cũng có thể gắn trên SEM cho phép phân tích thành
phần nguyên tố.
Ưu điểm của phương pháp EDS này:
+ Sử dụng để quan sát cấu trúc mẫu ở nhiều độ phóng đại khác nhau.
+ Xác định và định lượng nguyên tố cần quan sát.
+ Kết hợp với đầu thu phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) cho phép phân tích
thành phần nguyên tố của vùng quan sát.
Các mẫu AgNP chụp EDS được thực hiện trên thiết bị EDS horiba H-7593
england tại Khu Công nghệ cao quận 9.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Đồ án tốt nghiệp
34
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha
đam
Thông số cố định: thể tích nước cất dùng để đun mẫu, nồng độ và thể tích dung
dịch AgNO3, thời gian khuấy tạo AgNP.
Thông số khảo sát:
Nha đam
TN 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự
hình thành AgNP
TN 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự
hình thành AgNP
TN 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự
hình thành AgNP
TN 4: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết nha đam –
AgNO3 lên sự hình thành AgNP
TN 5:Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn dung dịch
AgNP.
AgNP
TN 6: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS-
AgNP
Màng
CS-AgNP
Gọt vỏ, xay nhuyễn, thu dịch chiết
Đồ án tốt nghiệp
35
Mục tiêu khảo sát: xác định thời gian đun mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông
qua việc đo UV-vis.
2.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha
đam
Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, nồng độ
và thể tích dung dịch AgNO3, thời gian khuấy tạo AgNP.
Thông số khảo sát :
Nhiệt độ đun (C)
30 80 100
Mục tiêu khảo sát: xác định nhiệt độ đun mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông qua việc
đo UV-vis.
2.5.4. Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP
Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, thời gian
đun mẫu, nhiệt độ đun, thể tích và nồng độ dung dịch AgNO3.
Thông số khảo sát :
Thời gian khuấy (phút)
30 40 50
Mục tiêu khảo sát: xác định thời gian khuấy mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông qua
việc đo UV-vis.
Thời gian đun (phút)
0 10 20 30
Đồ án tốt nghiệp
36
2.5.5. Khảo tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp
AgNP
Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, thời gian
đun mẫu, nhiệt độ đun, thể tích và nồng độ dung dịch AgNO3 và thời gian khuấy tạo
AgNP.
Thông số khảo sát: dịch chiết nha đam :
Mục tiêu khảo sát: xác định tỷ lệ dịch chiết nha đam và dung dịch AgNO3 ưu nhất
tạo AgNP thông qua việc đo UV-vis.
2.5.6. Khảo sát tính chất của màng CS - AgNP
Quy trình thực hiện khảo sát tính kháng khuẩn của màng CS – AgNP:
Tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3
1-0 (ĐC) 0-1 (ĐC) 1-1 1-2 1-4
Staphylococcus
aureus,
Escherichia coli
Khảo sát tính chất
kháng khuẩn
Tăng sinh các chủng vi
khuẩn lên môi trường
Nutrient Broth
Hút 0,1ml
vi khuẩn
Cấy trang trên môi trường
Nutrient Agar
Màng CS - AgNP
Đồ án tốt nghiệp
37
Hình 2.3. Quy trình khảo sát tính kháng khuẩn của màng Chitosan- AgNP
Khảo sát trên các chủng vi khuẩn thường gây bệnh nhiều nhất là: Staphylococcus
aureus, Escherichia coli (Nguyễn Thị Mỹ Lan và cộng sự, 2009; Rita Singh và
Durgeshwer Singh, 2014). Các hoạt tính kháng khuẩn có thể xác định bằng sự hình thành
vùng ức chế, tuy nhiên hoạt tính kháng của CS - AgNP còn phụ thuộc vào các loại vi
khuẩn, do đó chọn 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli vì bản thân
vi khuẩn Escherichia coli là vi khuẩn đường ruột Gram ( , còn Staphylococcus aureus
là vi khuẩn nhiễm khuẩn Gram (+), cả 2 vi khuẩn đều là những vi khuẩn cơ hội gây
nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, gây nhiều bệnh nguy hiểm như tiêu chảy ở Escherichia coli,
nhiễm trùng da, phỏng da, máu, và phổi ở Staphylococcus aureus. Ngoài ra, còn gây
nhiều nguy hiểm liên quan đến sức đề kháng, kháng sinh, vì vậy phương pháp kháng
khuẩn để chống lại vô cùng quan trọng, hiện nay các phương pháp tổng hợp các hạt
AgNP từ các chiết xuất thực vật được cải thiện nhiều hơn.
Tiến hành tăng sinh vi khuẩn trước 24 giờ trong ống nghiệm chứa môi trường
Nutrient Broth (NB), sau đó tiến hành trang 0,1 ml dịch nuôi cấy vi khuẩn trên môi
trường Nutient Agar (NA), dùng cây đục thạch vô trùng để tạo những giếng thạch nhỏ
đường kính 6mm.
Ủ 24 giờ ở 37C
Đục lỗ 6mm trên
thạch. Đặt miếng
màng hình tròn
đường kính 6mm vào
lỗ
Đọc kết quả
Đồ án tốt nghiệp
38
Cắt màng có đường kính 6mm đặt vào các giếng thạch, sử dụng đối chứng dương
là gạc BCT KOCARBONAG ủ 24 giờ ở 37C sau đó đọc kết quả.
2.5.7. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát hạt tính kháng khuẩn dung dịch AgNP
Tăng sinh các
chủng vi khuẩn lên
môi trường Nutrient
Broth
Hút 0,1ml
vi khuẩn
Cấy trang trên môi
trường Nutrient Agar
Staphylococcus aureus, Escherichia
coli, bacillus subtilis, Salmonella
Đục lỗ 6mm trên thạch.
Đặt miếng màng hình tròn
đường kính 6mm vào lỗ
Ủ 24 giờ ở 37C và
đọc kêt quả
Đồ án tốt nghiệp
39
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tổng hợp AgNP
3.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành AgNP
Kết quả ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha đam được
trình bày trong đồ thị 3.1 dưới đây:
Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha
đam
Theo như phân tích số liệu ở đồ thị 3.1 cho thấy có sự khác biệt về bước sóng hấp
thu cực đại giữa các khoảng thời gian đun mẫu.
Mẫu đối chứng với nghiệm thức là 0 phút cho thấy sự hấp thụ ở các bước sóng
không có đỉnh hấp thụ cực đại cho nên màu của dung dịch ở nghiệm thức này không
xuất hiện màu vàng nhạt nhưng đục như ở hình 3.1. Sự tăng dần thời gian đun của mẫu
lần lượt là 10 phút, 20 phút, 30 phút cho thấy kết quả rõ hơn, ở nghiệm thức đun 20 phút
cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại rõ ràng tại bước sóng λmax = 390 nm cho giá trị λ
.
Đồ án tốt nghiệp
40
Vì thế từ kết quả trên cho ta thấy rằng trong mẫu có xuất hiện đỉnh hấp thụ do
hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt của các hạt AgNP. Điều này chứng tỏ có sự
hình thành hạt AgNP và thời gian đun ảnh hưởng đến sự hình thành hạt. Màu của mẫu
có màu vàng, bền và không bị keo tụ trong quá trình bảo quản, tuy nhiên đỉnh hấp thụ
hình thành trong khoảng bước sóng rộng chứng tỏ hạt AgNP hình thành có kích thước
lớn.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự hình thành AgNP
3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt đun lên sự tổng hợp Ag NP
Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam
được trình bày trong đồ thị 3.2 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
41
Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP
Qua đồ thị 3.2 cho ta thấy khi ở nhiệt độ phòng độ hấp thu ở nhiệt độ phòng (mẫu
ĐC) rất thấp và không thể hiện rõ được đỉnh cực đại chứng tỏ hiệu quả của việc tổng
hợp AgNP không cao. Còn ở nhiệt độ 80C và 100C có độ hấp thu quang phổ tương
đối bằng nhau nhưng ở 80C có đỉnh hấp thu từ bước sóng 346 nm đến bước sóng 413
nm với quang phổ hấp thu cực đại là 386 nm có giá trị 0,5201cao hơn đỉnh hấp thu cực
đại khi không đun hoặc đun ở 100°C.
Theo như nghiên cứu của ( Patcharaporn Tippayawat và cộng sự, 2016 ) phát hiện
ra rằng thời gian phản ứng và nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hình thành các cấu trúc
AgNP, kết quả qua phân tích quang phổ hấp thụ UV- vis của AgNP cho thấy sự hấp thu
tối đa ở bước sóng 420 nm và được cho là xảy ra cộng hưởng Plasmon bề mặt của
AgNP, kết quả này tương đương với kết quả thí nghiệm ở đồ thị 3.2 trên. Dựa trên kết
quả trên có thể kết luận rằng khi tăng nhiệt độ đun sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tạo
AgNP, vì vậy chúng tôi chọn ở nhiệt độ đun cho mẫu thích hợp ở 80°C vì điều đó đảm
bảo cho giá trị mật độ quang khá cao (λmax = 0,5201) và dung dịch tổng hợp AgNP có
màu bền, không bị keo tụ.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP
3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP
Kết quả ảnh hưởng thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP được trình bày trong
đồ thị 3.3 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
42
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP
Theo như quan sát và phân tích đồ thị 3.3 cho ta thấy rằng khi tăng thời gian
khuấy lên thì mật độ quang tăng lên và cho kết quả cao nhất ở 30 phút khuấy trong
khoảng bước sóng từ 341 nm – 415 nm với đỉnh hấp thu cực đại tại λmax = 0,4129, còn ở
thời gian khuấy 40 phút và 50 phút xuất hiện độ hấp thu nhưng kết quả không rõ ràng.
Có thể giải thích rằng ở thời gian khuấy 30 phút là thời gian khử tối ưu để khử lượng lớn
nhất ion bạc thành AgNP, vì màu của dung dịch có màu vàng bền và không bị keo tụ. Vì
vậy theo như kết quả trên thì chúng tôi chọn ra khoảng thời gian khuấy thích hợp để tạo
ra lượng AgNP nhiều nhất là 30 phút là mẫu tối ưu.
Đồ án tốt nghiệp
43
Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự hình thành AgNP
3.1.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3
lên sự tổng hợp AgNP
Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự
tổng hợp Ag NP được trình bày trong đồ thị 3.4 và hình 3.4 dưới đây:
Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3 lên sự hình thành AgNP
Từ đồ thị 3.4 cho ta thấy tỷ lệ 1-0 và 0-1 là nghiệm thức ĐC nên không có đỉnh
hấp thu quang phổ cực đại. Khi tăng thể tích AgNO3 lên thì mật độ quang tăng dần lên
cho kết quả cao nhất ở tỷ lệ lệ dịch chiết - AgNO3 : 1- 2 cho đỉnh hấp thu nằm trong
khoảng bước sóng từ 342nm – 408nm với đỉnh hấp thu cực đại ở bước sóng 370,5 nm
cho giá trị λmax= 0.75032, điều này có thể giải thích rằng lượng AgNP được tạo ra ở tỷ lệ
này là khá tốt. Nếu tiếp tục tăng thể tích lên thì khả năng tạo giá trị mật độ quang cực đại
càng giảm, điều này có thể giải thích là do khi tăng tỷ lệ dịch chiết – AgNO3 : 1- 4, hàm
lượng ion Ag trong dung dịch tăng lên nên làm lượng chất khử có trong dịch chiết nha
đam không đủ để khử Ag±
thành Ag nên làm giảm mật độ quang.
Đồ án tốt nghiệp
44
Trong quá trình bảo quản mẫu AgNP thì không thấy xuất hiện sự keo tụ của dung
dịch, màu của dung dịch AgNP có màu vàng bền, nhưng riêng ở mẫu tỷ lệ 1-2 có màu
vàng nhạt và trong hơn hơn mẫu tỷ lệ còn lại. Như vậy, theo như kết quả trên thì chúng
tôi chọn tỷ lệ 1-2 làm mẫu tối ưu để đảm bảo giá trị mật quang ở trị λmax= 0,7503.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch chiết nha đam – AgNO3 lên sự hình thành AgNP
3.2. Kết quả chụp phổ tán xạ năng lượng tia X - EDS xác định sự có mặt của Ag
trong mẫu
Đồ án tốt nghiệp
45
Hình 3.5. Ảnh EDS xác định sự có mặt của Ag
Ghi chú:
- C K: là lượng Carbon trong hợp chất chứa trong mẫu.
- Ag L: là AgNP có mặt trong mẫu.
Qua quan sát hình 3.5 kết quả chụp EDS cho thấy trong mẫu tạo thành có AgNP,
hàm lượng Ag chiếm 21,53% về khối lượng so với lượng C có trong mẫu , chiếm 2,97%
trên tổng số nguyên tử so với nguyên tử Carbon có trong mẫu.
Như vậy theo như phân tích kết quả trên thì quá trình sử dụng tác nhân khử là
dịch chiết nha đam để tổng hợp các hạt AgNP đã xảy ra và có hạt AgNP tạo thành.
Nhưng so với kết nghiên cứu của (Shakeel Ahmed và cộng sự, 2016) thì kết quả tạo ra
Thành
phần
Phần trăm
khối lượng
(%)
Phần trăm
nguyên tố
(%)
C K 78.47 97.03
Ag L 21.53 2.97
Tổng 100.00 100.00
Đồ án tốt nghiệp
46
3,85% AgNP vì vậy lượng AgNP tạo ra ít hơn so với nghiên cứu của họ. Quy trình tiến
hành tương tự với Shakeel Ahmed và cộng sự kết quả có khác biệt là do điều kiện sinh
trưởng khác nhau của nha đam và do hóa chất sử dụng khác nhau.
3.3. Kết quả xác định kích thước AgNP bằng phương pháp kính hiển vi điện tử
Hình 3.6. Kết quả ảnh chụp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM
Từ hình 3.6 cho thấy hạt AgNP tổng hợp từ dung dịch AgNO3 với tác nhân khử là
dịch chiết nha đam có dạng hình cầu đây là các hình dạng thường gặp AgNP trong các
nghiên cứu trước đó. Theo như kết quả nghiên cứu của (S Medda và Cộng sự, 2015) thì
các hạt không đồng nhất về hình dạng ví dụ như hình chữ nhật, hình tam giác và hình cầu
phân bố đồng đều, điều này cũng tương đương với kết quả ở hình 3.6.
Đồ án tốt nghiệp
47
Đồ thị 3.5. Mật độ phân bố của hạt AgNP trong dung dịch
Qua phân tích đồ thị 3.5 và phục lục 1 ta có thể thấy hạt AgNP được tạo thành có
kích thước không đồng đều nhưng đường kính chủ yếu của hạt là 2,1 nm (chiếm 6,3%
tổng số hạt), kích thước chiếm tỉ lệ nhiều thứ hai là 2,4 nm (chiếm 5,3 tổng số hạt). Độ
dao động của đường kính hạt rất lớn từ 2,1 – 3,8 nm. Chính độ dao động lớn và kích
thước của các hạt AgNP không đồng đều đã làm cho kết quả phân tích UV-vis không
cho đỉnh cao như trong nghiên cứu của (S. Medda và Cộng sự, 2015).
Độ phân bố và kích thước hạt được xử lí trên phần miềm IMAGEJ.
3.4. Khảo sát các tính chất kháng khuẩn dung dịch AgNP
Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP
Đồ án tốt nghiệp
48
( a) Salmonella ( b) bacillus subtilis
( c) Escherichia coli (d) Staphylococcus aureus
Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn của dung dịch AgNP với các chủng
Theo như quan sát hình 3.7 ta thấy trên cả 2 đĩa sau khi nuôi cấy 24h ở 37°C của
2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli không xuất hiện vòng tròn
kháng khuẩn mà vi khuẩn mọc tràn lan trên đĩa, do đó dung dịch AgNP không có hoạt
Đồ án tốt nghiệp
49
tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi khuẩn này. Trên 2 đĩa Bacillus subtilis cho đường
kính vòng kháng 12 mm, còn ở Salmonella có đường kính vòng kháng 10 mm. Kết quả
này chứng tỏ hoạt tính kháng khuẩn của AgNP tổng hợp từ dịch chiết nha đam đối với 2
chủng Bacillus subtilis và Salmonella. Do đó dung dịch AgNP trong gel nha đam có
họat tính kháng khuẩn đối với 2 chủng Bacillus subtilis và Salmonella.
Theo như kết quả nghiên cứu của ( L và Durairaj Sadhasivam, TR, 2014) thì dịch
chiết nha đam kết hợp với AgNO3 tạo AgNP khi khảo sát kháng khuẩn có đường kính
15nm cho vùng ức chế Escherichia coli và Bacillus subtilis. Từ đó có thể kết luận rằng
dung dịch AgNP cho kết quả kháng cao hơn kết qảu nghiên cứu của ( L và Durairaj
Sadhasivam, TR, 2014), cho đường kính vòng kháng Bacillus subtilis 12 mm,
Salmonella 10 mm.
Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới
đây:
Staphylococcus aureus Escherichia coli
Hình 3.8. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 3% chitosan
Đồ án tốt nghiệp
50
Hình 3.9. Kết quả kháng khuẩn màng CS-AgNP với 5% chitosan
Hình 3.10. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 7% chitosan
Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới
bảng 3.1 dưới đây:
Đồ án tốt nghiệp
51
Bảng 3.1. Kích thước vòng kháng khuẩn của CS-AgNP (mm)
Hàm lượng Chitosan trong
màng (%)
3 (%) 5 (%) 7 (%)
Staphylococcus
aureus
Lần 1 10 mm 13 mm 16 mm
Lần 2 9 mm 12mm 14 mm
Lần 3 11 mm 12 mm 15 mm
Trung bình 10 mm 12,3 mm 15 mm
Đối chứng 18 mm 16 mm 19 mm
Escherichia
coli
Lần 1 12 mm 10 mm 12 mm
Lần 2 10 mm 12 mm 11 mm
Lần 3 9 mm 13 mm 14 mm
Trung bình 10,3 mm 11,6 mm 12,3 mm
Đối chứng 12 mm 13 mm 10 mm
Hình 3.11. Màng bán thấm ở CS – AgNP
Qua các hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11 và bảng 3.1 ta thấy hoạt tính kháng khuẩn của
màng CS -AgNP được thể hiện rất mạnh đối với hai chủng vi khuẩn Staphylococcus
aureus và Escherichia coli. Hoạt tính được thể hiện mạnh nhất ở màng CS-AgNP với 7%
Đồ án tốt nghiệp
52
chitosan với đường kính của vòng kháng khuẩn ở chủng Staphylococcus aureus là 15 mm
còn ở chủng Escherchia coli là 12,3 mm . Còn ở hai nồng độ 3% và 5% thể hiện hoạt tính
kháng khuẩn yếu hơn so với nồng độ chitosan 7%.
So với kết quả ở hình 3.7 (c) và 3.7 (d) thì ta có thể kết luận rằng dung dịch
AgNP khi không có chitosan thì không có khả năng kháng lại 2 chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus và Escherichia coli, khi AgNP được kết hợp vơi chitosan ở các
nồng độ thì cho khả năng kháng mạnh nhất ở 7% với đường kính của vòng kháng khuẩn
ở Staphylococcus aureue là 15 mm còn ở Escherichia coli là 12,3 mm. Theo như kết quả
của ( Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014), thì các thí nghiệm được thực hiện trên các
chủng Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus để xác định hiệu quả kháng
khuẩn của màng CS- AgNP với các nồng độ 30, 50, 70 và 100 ppm, thì không có tính
kháng đối với seudomonas aeruginosa, ở Staphylococcus aureus thì màng CS- AgNP
nồng độ 100 ppm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn.
Từ đó có thể lết luận rằng màng CS - AgNP có thể kháng được Staphylococcus
aureus với đường kính vòng kháng 15 mm và Escherichia coli với đường kính vòng
kháng là 12,3 mm ở nồng độ 7%.
Đồ án tốt nghiệp
53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đồ án tốt nghiệp đã thực hiện được các thí nghiệm và xác định được các yếu tố:
- Nhiệt độ đun tạo dịch chiết là 80° C.
- Thời gian đun tạo dịch chiết là 20 phút
- Thời gian khuấy tạo AgNP là 30 phút
- Tỷ lệ tạo AgNP là 1-2.
- Khi phân tích TEM cho thấy hạt AgNP có hình cầu với khoảng kích thước
chủ yếu là 2,1 nm chiếm 6,3% tổng số hạt. Nhưng dao động của kích thước hạt lớn trong
khoảng 2,1 nm –23 nm, cho nên làm ảnh hưởng đến kết quả của đo UV- Vis.
- Khi phân tích EDS thì lượng Ag chiếm 21,53% so với khối lượng C, về
nguyên tử chiếm 2,97% so với C.
- Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP cho kết quả
đường kính vòng kháng với 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis 12 mm và Salmonella 10
mm.
- Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của màng CS – AgNP cho kết quả
đường kính vòng kháng với 2 chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli ở mẫu
nồng độ chitosan 7% là cao nhất.
Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng khả năng tổng hợp AgNP từ tác nhân khử là
dịch chiết nha đam là rất tốt, hỗn hợp CS- AgNP tạo màng bao còn cung cấp một lựa
chọn tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường hơn là dùng các loại hóa chất độc hại hay
các chất bảo quản thực phẩm tổng hợp, ngoài ra còn tăng cường an toàn thực phẩm, do
nó có chứa các hợp chất kháng sinh và kháng nấm, các hợp chất này có khả năng trì hoãn
hoặc ngăn chặn hoạt động xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh thực phẩm cũng như gây
hư hỏng.
Đồ án tốt nghiệp
54
Kiến nghị
Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nên đồ án nghiên cứu vẫn chưa được hoàn chỉnh,
vì thế chúng tôi kiến nghị cần nghiên cứu mở rộng một cách toàn diện như:
+ Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch AgNO3 bằng các tác nhân khử
trong dịch chiết các bộ phận khác của cây nha đam như vỏ, hoa.
+ Nghiên cứu định lượng AgNP tạo thành.
+ Nghiên cứu độc tính của AgNP.
+ Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP trên các chủng vi khuẩn
khác.
Đồ án tốt nghiệp
55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Chử Thị Thu Huyền và Cộng sự (2014). Nano tiểu phân bạc và triển vọng ứng dụng
trong Dược học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 30(2):23-32.
Nguyễn Ngọc Tú (2009). Nghiên cứu gel nước thông minh nhạy pH lai nano bạc.
Unpublished Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy.
Nguyễn Ngọc Hùng (2011). Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc và khả năng sát khuẩn của
nó. Khoá luận tốt nghiệp đại học. Đại học quốc gia Hà Nội-trường đại học công
nghệ, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Trang (2016). Chế tạo, nghiên cứu một số tính chất của vật liệu tổ hợp
polylactic axit/chitosan và thăm dò khả năng mang thuốc quinin của vật liệu. Luận
án tiến sĩ hóa học. Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.
Ngô Võ KếThành và Cộng sự (2009). Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tấm vải
cotton ngâm trong dung dịch keo nano bạc. Tạp chí phát triển kh&cn, 12(03):69-
76.
Tưởng Ngọc Thục Uyên (2010). Nghiên cứu quy trình tạo hạt và các điều kiện tối ưu
nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của nano chitosan. Luận Văn Thạc sĩ
Sinh Học. Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuộc.
Trần Đại Lâm và Cộng sự (2006). Nghiên cứu sự phân hủy sinh học và quá trình giải
phóng thuốc invitro từ chất mang nano chitosan gắn hoạt chất artesunat. Tạp chí
phân tích Lý Hoá Sinh, 11(1):57-60.
Tài liệu nước ngoài
Ahmed MJ, Singh Z và Khan AS (2009), "Postharvest Aloe vera gel-coating modulates
fruit ripening and quality of ‘Arctic Snow’ nectarine kept in ambient and cold
storage", International Journal of Food Science and Technology. 44, tr. 1024-
1033.
Đồ án tốt nghiệp
56
C Krishnaraj và Cộng sự (2012). Optimization for rapid synthesis of silver nanoparticles
and its effect on phytopathogenic fungi. Spectrochim Acta A, 93:95-99.
Davis RH và các cộng sự (1989), "Wound healing, oral and topical activity of Aloe vera",
Journal of the American Podiatric Association. 79(11), tr. 559-562.
EFSA (2011). Guidance on the risk assessm, ent of the vapplication of nanoscience and
nanotechnology in the food and feed chain. European Food Safety Authority
Journal, 9(5):2140.
Hang Thi Au và Cộng sự (2012). Fabrication of An Antibacterial Non- Woven Mat of a
poly(lactic acid)/Chitosan Blend by Electrospinning. Macromolecular Research,
20(1):51-58.
He và cộng sự (2002).Study on nonenzymatic browning of aloe products and itsinhibition
methods. Food Sci (Chenses) 23 (10): 53 – 56.
Khalaf HH và các cộng sự (2013), "Stability of antimicrobial activity of pullulan edible
films incorporated with nanoparticles and essential oils and their impact on turkey
deli meat quality", Journal Food Dairy Sciences. 4, tr. 557-573.
Kharwa RN và Gange AC Verma VC (2010). Biosynthesis of antimicrobial silver
nanoparticles by the endophytic fungus Aspergillus clavatus. Journal of
nanomedicine, 5(1):tr. 33-40.
Kluge và cộng sự (1979).Crassulacean acid metabolism (CAM) in leaves of Aloe
arborescens Mill: comparative studies of the carbon metabolism of chlorochym and
central hydrenchym. Planta, 145, 357 – 363.
L.E. Newton (1979). In defence of the name Aloe vera. Cactus and Succulent, 41(Journal
of Great, Britain):29-30.
L và Durairaj Sadhasivam, JR (2014). Evaluation Profile of Silver Nanoparticle
Synthesized By Aloe Vera Extract. International Journal of ChemTech Research,
6(9): 4379-4385.
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn

More Related Content

What's hot

Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điềuKhảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điềuTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...nataliej4
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcNghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcwww. mientayvn.com
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụng
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụngNghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụng
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuốiNghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
Nghiên cứu quy trình sản xuất rượu chuối
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAYLuận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
Luận văn: Tổng hợp vật liệu YFeO3 bằng phương pháp sol-gel, HAY
 
Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điềuKhảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
Khảo sát điều kiện lên men nhằm nâng cao chất lượng rượu trái điều
 
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đĐề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
Đề tài: Khảo sát cấu trúc, tính chất của vật liệu NaNo Nife2o4, 9đ
 
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ h...
 
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đĐề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
Đề tài: Xác định hàm lượng sắt hoà tan trong nước, HOT, 9đ
 
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitratLuận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
Luận văn: Tổng hợp nano bạc từ dịch chiết lá chè Truồi và bạc nitrat
 
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch haccp cho quy trình sản xuất cá hồi sushi đông ...
 
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp một số nano oxit cấu trúc dạng cầu bằng phương ...
 
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh   h2o2 ...
Khảo sát trích ly lignin từ gỗ cao su (hevea brasiliensis) bằng na oh h2o2 ...
 
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAYĐề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
Đề tài: Hoạt tính kháng khuẩn từ dịch chiết của củ cải trắng, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
Khóa luận tốt nghiệp công nghệ sinh học nghiên cứu sản xuất trà túi lọc từ lá...
 
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
Đồ Án Sấy Cà Phê Nhân Bằng Thiết Bị Sấy Thùng Quay Năng Suất 2000 Kg Khô.H (K...
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tách chiết anthocyanin từ hoa bụp...
 
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạcNghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc
 
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồngKhảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
Khảo sát khả năng kháng nấm bệnh trên cây trồng của nano đồng
 
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụng
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụngNghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụng
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột gạo mầm và dự đoán hạn sử dụng
 
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
Thử nghiệm cố định saccharomyces cerevisiae và pichia anomala trên chất mang ...
 
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
Đề tài: Nghiên cứu công nghệ sấy lạnh, tính toán, thiết kế, khảo nghiệm và xá...
 

Similar to Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn

Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...
Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...
Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn (20)

Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...
Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...
Nghiên cứu ảnh hưởng nước thải từ làng nghề sản xuất tinh bột mì quận thủ đức...
 
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ   bến ...
ứNg dụng vi khuẩn nitrosomonas để đánh giá chất lượng nước kênh tàu hủ bến ...
 
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan nano bạc - tinh dầu nghệ trong bảo quản nhằ...
 
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
Tối ưu hóa các cặp mồi microsatellite trong phân tích đa dạng di truyền cá tr...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp protease của vi khuẩ...
 
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải hộ gia đình bằng công nghệ bãi lọc ngầm ...
 
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
Phân lập các chủng trichoderma spp. từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đố...
 
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
Khảo sát quy trình chế biến bột hạt mít và ứng dụng trong sản xuất bánh cooki...
 
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và kết hợp với chitosan ứ...
 
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
Khảo sát điều kiện trồng nấm hoàng kim (pleurotus citrinopileatus) trên giá t...
 
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...
Khảo sát hoạt tính sinh học của cao chiết và các cao phân đoạn từ cây lan một...
 
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của gạo mầm từ gạo lứt nương đỏ ...
 
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của cao ...
 
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kimBước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
Bước đầu xử lí vỏ bắp làm cơ chất trồng nấm hoàng kim
 
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
Nghiên cứu thành phần alkaloid, flavonoid và hoạt tính chống oxy của lá sen n...
 
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừngNghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
Nghiên cứu sản xuất mứt chôm chôm sấy dẻo bổ sung tắc, gừng
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của câ...
 
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệpSản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
Sản xuất phân bón lá từ phụ phế phẩm nông nghiệp
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chitosan lên s...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
Báo cáo tốt nghiệp Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn cho các dự á...
 
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật Nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp nâng cao h...
 
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
Luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo & PTNT Việt Nam -...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh...
 
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
pdf Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
Luận văn tốt nghiệp Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích...
 
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
Luận văn tốt nghiệp Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại tại C...
 
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
Giáo trình Nghiệp vụ bàn 4.0 (Nghề Quản trị khách sạn - Cao đẳng) - Trường Ca...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế EffortlessGiaHuy391318
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (17)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 

Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP XANH NANO BẠC TRONG GEL NHA ĐAM VÀ ỨNG DỤNG TRONG TẠO MÀNG KHÁNG KHUẨN Ngành: Công Nghệ Sinh Học Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thái Ngọc Uyên ThS. Trần Thị Ngọc Mai Sinh viên thực hiện : Huỳnh Trần Thùy Dương MSSV: 1311100232 Lớp: 13DSH02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mà em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thái Ngọc Uyên và Ths. Trần Thị Ngọc Mai. Tất cả các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án tốt nghiệp hoàn toàn trung thực, khách quan và không sao chép số liệu của bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Nếu có sai sót em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng kỷ luật của trường. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Trần Thùy Dương
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh cùng các thầy cô khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực phẩm – Môi trường của trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh và khoa Vật liệu Polymer và Composite của trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ truyền đạt cho em những kiến thức quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Thái Ngọc Uyên và cô Trần Thị Ngọc Mai– người đã tận tình hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em xin cám ơn gia đình và bạn bè luôn ở bên cạnh, là nguồn cổ vũ động viên tinh thần to lớn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình thực hiện đồ án khó tránh khỏi những sai sót, rất mong quý thầy cô và các bạn xem xét và góp ý để em có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho quá trình công tác và học tập sau này. Xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Sinh viên Huỳnh Trần Thùy Dương
  • 4. Đồ án tốt nghiệp i MỤC LỤC MỤC LỤC ...........................................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................iv DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...........................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vi MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 Tình hình nghiên cứu.......................................................................................................2 Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................3 Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................................3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4 Các kết quả đạt được .......................................................................................................4 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp ...........................................................................................4 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................6 1.1. Tổng quan về màng bao sinh học.............................................................................6 1.1.1. Giới thiệu về màng bao sinh học.......................................................................6 1.1.2. Đặc điểm và phương pháp tạo màng.................................................................6 1.1.3. Một số ứng dụng của màng sinh học.................................................................7 1.2. Tổng quan về Chitosan.............................................................................................9 1.2.1. Định nghĩa Chitosan..........................................................................................9 1.2.2. Cấu trúc của chitosan.........................................................................................9 1.2.3. Các tính chất của chitosan ...............................................................................10 1.2.4. Một số ứng dụng của chitosan.........................................................................11 1.3. Tổng quan về hạt nano bạc.....................................................................................13 1.3.1. Giới thiệu về nguyên tử bạc ............................................................................13 1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn của bạc.........................................................................14 1.3.3. Cơ chế kháng khuẩn của bạc ...........................................................................14 1.3.4. Giới thiệu hạt nano bạc....................................................................................15 1.3.5. Các phương pháp tạo hạt nano bạc..................................................................16 1.3.6. Độc tính ...........................................................................................................19
  • 5. Đồ án tốt nghiệp ii 1.3.7. Ứng dụng của hạt nano bạc .............................................................................20 1.4. Cây nha đam ...........................................................................................................20 1.4.1. Giới thiệu cây nha đam....................................................................................20 1.4.2. Thành phần hóa học.........................................................................................21 1.4.3. Một số ứng dụng của nha đam ........................................................................25 CHƯƠNG 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................26 2.1. Thời gian và địa điểm.............................................................................................26 2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu................................................................................26 2.3. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................27 2.3.1. Quy trình thực hiện..........................................................................................27 2.3.2. Thuyết minh quy trình.....................................................................................29 2.4. Phương pháp phân tích AgNP được tạo thành .......................................................31 2.4.1. Phương pháp phổ hấp thu phân tử vùng sóng UV-Vis ...................................31 2.4.2. Xác định hình thái AgNP bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).........32 2.4.3. Xác định cấu trúc AgNP bằng phổ tán xạ năng lượng tia X, EDS..................32 2.5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................33 2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam ............................................................................................................................34 2.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam ...................................................................................................................................35 2.5.4. Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP............................................35 2.5.5. Khảo tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp AgNP .........................................................................................................................36 2.5.6. Khảo sát tính chất của màng CS - AgNP ........................................................36 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................................................................39 3.1. Tổng hợp AgNP......................................................................................................39 3.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành AgNP39 3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt đun lên sự tổng hợp Ag NP.....40 3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP ....................41 3.1.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp AgNP ..................................................................................43 3.2. Kết quả chụp phổ tán xạ năng lượng tia X - EDS xác định sự có mặt của Ag trong mẫu ................................................................................................................................44
  • 6. Đồ án tốt nghiệp iii 3.3. Kết quả xác định kích thước AgNP bằng phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM........................................................................................................................46 3.4. Khảo sát các tính chất kháng khuẩn dung dịch AgNP ...........................................47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................55 PHỤ LỤC .........................................................................................................................59
  • 7. Đồ án tốt nghiệp iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AgNP Silver nanoparticles AgNO3 Bạc nitrate A.vera Aloe vera CS-AgNP Chitosan-nano bạc CS-TPP Chitosan-tripoly phosphat ĐC Đối chứng H3PO4 Acid phosphoric DNA Deoxyribonucleic acid TEM Transmission electron microscopy TPP Tripolyphosphat UV-vis UV- visible EDX Phân tích kính hiển vi điện tử ZnONPs Zinc Oxide Nanoparticles
  • 8. Đồ án tốt nghiệp v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Cấu trúc chitin và chitosan ..................................................................................9 Hình 1.2. Công thức tổng quát của chitin và chitosan.......................................................10 Hình 1.3. Tác động của ion bạc lên vi khuẩn....................................................................14 Hình 1.4. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn................................15 Hình 1.5. Ion bạc liên kết với các base của DNA .............................................................15 Hình 1.6. Tổng hợp xanh AgNPs từ dịch chiết thực vật ...................................................18 Hình 1.7. Cây nha đam......................................................................................................21 Hình 2.1. Quy trình tạo AgNP...........................................................................................29 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm......................................................................................34 Hình 2.3. Quy trình khảo sát tính kháng khuẩn của màng Chitosan- AgNP ....................37 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát hạt tính kháng khuẩn dung dịch AgNP .....................38 Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha đam ................39 Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự hình thành AgNP ....................................40 Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP....................................41 Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP......................................41 Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP .................................42 Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự hình thành AgNP.................................43 Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3 lên sự hình thành AgNP ..........43 Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch chiết nha đam – AgNO3 lên sự hình thành AgNP ....44 Hình 3.5. Ảnh EDS xác định sự có mặt của Ag................................................................45 Hình 3.6. Kết quả ảnh chụp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM ...................................46 Đồ thị 3.5. Mật độ phân bố của hạt AgNP trong dung dịch..............................................47 Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn của dung dịch AgNP với các chủng ...............................48 Hình 3.8. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 3% chitosan ............................49 Hình 3.9. Kết quả kháng khuẩn màng CS-AgNP với 5% chitosan...................................50 Hình 3.10. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 7% chitosan ..........................50 Hình 3.11. Màng bán thấm ở CS – AgNP.........................................................................51
  • 9. Đồ án tốt nghiệp vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích......................................................13 Bảng 1.2. Các loại amino acid trong gel nha đam.............................................................23 Bảng 1.3. Lipid và các hợp chất hữu cơ............................................................................23 Bảng 1.4. Các hợp chất có hoạt tính sinh học ...................................................................24 Bảng 2.1. Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp........................................26 Bảng 3.1. Kích thước vòng kháng khuẩn của CS-AgNP (mm)........................................ 51
  • 10. Đồ án tốt nghiệp 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, trên thế giới đang có xu hướng quay về nghiên cứu các hợp chất tự nhiên do nó mang tính an toàn rất cao, đặc biệt là hoạt chất được dùng trong thực phẩm, làm thuốc và mỹ phẩm. Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam, có tên khoa học là Aloe vera thành phần hóa học chủ yếu là các polysaccharide như mannan, glucomannan, galactan cùng với các loại enzyme, vitamin được xác định có hoạt tính sinh học trong việc chữa lành vết thương, nhuận tràng, kháng khuẩn, chống ung thư (Davis RH và các cộng sự,1989; Reynolds T và Dweck AC, 1999). Ngoài ra, nó còn được nhiều người biết đến với tác dụng làm đẹp da thông qua một số loại kem, mặt nạ dưỡng da, sữa chua và gel nha đam còn được sử dụng làm màng bao trong thực phẩm giúp kéo dài thời gian bảo quản cho các loại trái cây, rau quả, và đặc biệt là khả năng kháng khuẩn của nó rất cao đối với một số vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella, Bacillus subtilis. Hiện nay, hầu như nguyên liệu chính sử dụng trong bảo quản hay đóng gói thực phẩm chủ yếu là các loại màng như polyethylene, polypropylene, tuy nhiên nhược điểm của chúng là làm tổn thất chất dinh dưỡng của thực phẩm trong quá trình bảo quản, thời gian phân hủy của các loại màng này lại lâu, khó xử lý nhanh và gây ô nhiễm môi trường.Vì vậy, vấn đề mới được đặt ra là cần có một loại màng bảo quản thực phẩm mà có thể khắc phục được các hạn chế trên nhưng bên cạnh đó thì màng cần phải kiểm soát được sự phát triển của các loại vi khuẩn. Nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm chất lượng cao, nhu cầu bảo vệ môi trường cùng với sự tiến bộ của các phương pháp tạo AgNP kết hợp tận dụng cùng một nguồn nguyên liệu đầu vào là lá nha đam nên ta có thể nghĩ đến việc dùng nó để cùng một lúc tạo màng bao và tạo AgNP kết hợp phủ lên rau quả để bảo quản và có khả năng diệt khuẩn. Gel nha đam với khả năng kháng khuẩn cùng với việc kết hợp với bạc sẽ tạo nên
  • 11. Đồ án tốt nghiệp 2 màng có tính kháng khuẩn cao nên nó sẽ là giải pháp an toàn trong quá trình bảo quản (Phúc HTH, 2013). Từ lâu, bạc được biết là kim loại có khả năng diệt khuẩn tốt, cùng với sự phát triển công nghệ nano như hiện nay thì việc sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thực vật càng trở nên phổ biến và điều đó có tiềm năng thay thế kháng sinh trong một số ứng dụng do khả năng tương thích và tự phân hủy sinh học, độc tính thấp, hoạt tính sinh học cao và đa dạng như kháng khuẩn, kháng nấm, tăng sinh tế bào, tăng cường miễn dịch của cơ thể nên gel nha đam và bạc được biết đến như một thành phần có hiệu quả cao trong việc tạo vật liệu diệt khuẩn mang lai hiệu quả cao. Công nghệ nano là một lĩnh vực nghiên cứu của khoa học hiện đại, nó tạo tác động tích cực trong tất cả lĩnh vực đời sống con người, trong số các hạt nano kim loại quý hiếm như AgNP đang rất được quan tâm vì chúng có tính ổn định hóa học, quang học, dẫn điện tốt và quan trọng nhất là kháng khuẩn, kháng nấm và ít độc nhất đối với các tế bào động vật. Bên cạnh đó hạt nano còn ức chế sự tăng trưởng của 650 loại vi khuẩn cũng như hạn chế độc tính đối với con người, ngoài làm vật liệu siêu dẫn lạnh, mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm và linh kiện điện tử nó còn được thêm vào băng vết thương, chất tẩy trùng (Ahmed S và các cộng sự, 2016). Nhận thấy tính cấp thiết của tình hình hiện nay là cần có một loại màng bảo quản thực phẩm mà có thể khắc phục được các hạn chế trên nhưng bên cạnh đó thì màng cần phải kiểm soát được sự phát triển của các loại vi khuẩn nên tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổng hợp xanh nano bạc trong gel nha đam và ứng dụng trong tạo màng kháng khuẩn” Tình hình nghiên cứu Gel nha đam bổ sung H3PO4 (pH = 2,75) thanh trùng ở 80°C trong 10 giây, sau đó pha loãng với nước cất theo tỷ lệ gel nha đam: nước cất 1: 3 (v/ v) nâng thời gian bảo quản dâu tây lên 12 – 15 ngày, trong khi hao hụt trọng lượng, độ giảm hàm lượng
  • 12. Đồ án tốt nghiệp 3 vitamin C và các giá trị màu biến đổi sau bảo quản thấp nhất (Valverde JM và các cộng sự, 2005). Tổng hợp các hạt nano bạc, 2,5 ml 30% dung dịch amoniac đã được thêm vào 5 mL dung dịch 10-2 M AgNO3, sau đó thêm 5 mL dịch chiết Alovera. Nồng độ AgNO3 được điều chỉnh đến 10-3 M bằng cách tạo thể tích cuối cùng đến 50 mL với nước. Sự quan sát màu vàng nhạt sau 24 giờ phản ứng chỉ ra sự hình thành các hạt nano bạc, đo độ hấp thụ UV-vis và các phép đo SEM. Các thí nghiệm kháng khuẩn được thực hiện trên các chủng Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus để xác định hiệu quả kháng khuẩn của màng chitoán có chứa nano bạc với các nồng độ 30, 50, 70 và 100 ppm. Không có tính kháng đối với seudomonas aeruginosa khi quan sát nghiệm thức chứa nano bạc nồng độ 70ppm sau 1 giờ. Mật độ tế bào Staphylococcus aureus giảm sau 1 giờ và giảm 4 lần sau 6 giờ với màng chitin nano bạc nồng độ 100 ppm. Kết quả của thí nghiệm này chứng tỏ màng chitin nano bạc có nồng độ 100 ppm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn chống lại các mầm bệnh ở vết thương thông thường (Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014). Dung dịch nano bạc – chitosan (chitosan thu nhận từ nấm mốc và chiếu xạ) đã ức chế sự tăng trưởng của B. cinerea với nồng độ ức chế tối thiểu là 125 μg/ ml, ngăn ngừa và làm biến mất 90% nấm mốc xám gây nhiễm và nâng cao chất lượng tổng thể của dâu tây sau 7 ngày bảo quản (Moussa SH và các cộng sự, 2013). Mục đích nghiên cứu Kết hợp được khả năng kháng khuẩn của các hạt nano bạc được tổng hợp xanh ứng dụng tạo màng kháng khuẩn. Nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: kết hợp được khả năng kháng khuẩn của các hạt nano bạc được tổng hợp xanh vào ứng dụng tạo màng kháng khuẩn. Mục tiêu cụ thể:
  • 13. Đồ án tốt nghiệp 4 + Khảo sát thời gian đun cho dịch chiết nha đam tối ưu. + Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ đun tối ưu tạo AgNP. + Khảo sát ảnh hưởng thời gian khuấy tối ưu tạo AgNP. + Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam với dung dịch AgNO3. + Xác định khả năng kháng khuẩn của AgNP đã được tối ưu hóa các điều kiện ở trên. Phương pháp nghiên cứu Đồ án tốt nghiệp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp đo pH của gel nha đam bằng máy đo pH. + Phương pháp đo UV-Vis. + Phương pháp khuếch tán qua giếng thạch. + Phương pháp đo TEM, EDS. Các kết quả đạt được - Lựa chọn được thời gian đun mẫu cho dịch chiết nha đam tối ưu. - Lựa chọn đươc nhiệt độ đun, thời gian khuấy cho kết quả tối ưu nhất tạo AgNP. - Lựa chọn được tỷ lệ dịch chiết và dung dịch AgNO3 cho kết quả tối ưu tạo AgNP. - Xác định được khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp Đồ án tốt nghiệp gồm có 3 chương: + Chương 1: tổng quan tài liệu - tổng quan các tài liệu tham khảo để thực hiện đồ án tốt nghiệp. + Chương 2: vật liệu và phương pháp nghiên cứu – trình bày vật liệu và các phương pháp được dùng để ngiên cứu, kiểm tra kết quả.
  • 14. Đồ án tốt nghiệp 5 + Chương 3: kết quả và bàn luận – đưa ra các kết quả đã nghiên cứu được cùng với các biện luận, so sánh với các kết quả với nhau.
  • 15. Đồ án tốt nghiệp 6 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về màng bao sinh học 1.1.1. Giới thiệu về màng bao sinh học (Pavlath và Ort, 2009). Bất kỳ loại vật liệu nào được áp dụng lên sản phẩm để kéo dài thời gian sử dụng mà có thể ăn cùng với sản phẩm được coi là màng bao ăn được. Màng ăn được thay thế và hoặc tăng cường các lớp sáp tự nhiên, ngăn chặn sự mất nước, trong khi kiểm soát trao đổi oxy, carbon dioxide, ethylene. Màng cũng có thể cung cấp bề mặt kháng khuẩn và ngăn ngừa mất các thành phần quan trọng khác. Lợi thế khác của việc sử dụng màng bao ăn được là giảm lượng chất thải rắn vì chúng dễ dàng phân hủy sinh học, cho nên rất thân thiện với môi trường. Màng bao có thể được tạo thành từ vật liệu protein, chất béo và polysaccharide, hoạt động một mình hoặc kết hợp với nhau. Chúng hoạt động như những rào cản độ ẩm và oxy, không chỉ làm chậm suy giảm các đặc tính trong thực phẩm mà còn tăng cường an toàn do hoạt động của các chất kháng khuẩn tự nhiên hoặc khi có sự kết hợp của các hợp chất kháng khuẩn tổng hợp. 1.1.2. Đặc điểm và phương pháp tạo màng (Pavlath và Ort, 2009) - Màng cần phải có các đặc điểm sau đây: + Không có các thành phần độc hại, dị ứng và không tiêu hóa được. + Có sự bám dính vào bề mặt của thực phẩm và tạo cấu trúc ổn định. + Kiểm soát nước di chuyển cả trong và ngoài thực phẩm, duy trì độ ẩm mong muốn. + Có tính bán thấm để duy trì cân bằng nội khí tham gia vào quá trình hô hấp hiếu khí và kỵ khí, do đó làm chậm quá trình lão hóa.
  • 16. Đồ án tốt nghiệp 7 + Ngăn chặn sự mất mát hoặc sự hấp thụ các thành phần ổn định hương thơm, mùi vị, dinh dưỡng. Duy trì hoặc tăng cường tính thẩm mỹ và các thuộc tính (vẻ ngoài, hương vị, màu sắc, chất dinh dưỡng...) của sản phẩm. + Tạo bề mặt ổn định, kháng vi sinh vật, vi khuẩn, chống lại ô nhiễm, sâu bệnh phá hoại. + Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là có thể dễ dàng sản xuất và có hiệu quả kinh tế. - Có hai cách tạo màng: + Bằng cách nhúng các sản phẩm vào hoặc chảy/ quét hoặc phun lên sản phẩm dung dịch có chứa thành phần tạo màng, đưa màng trực tiếp lên bề mặt thực phẩm. Cách đơn giản nhất để áp dụng màng trực tiếp là từ dịch gel tùy vào mức độ tập trung của dịch gel phủ, sản phẩm sẽ giữ lại trên bề mặt lớp vật liệu tạo màng mà khi sấy khô sẽ tạo thành một lớp bảo vệ trên bề mặt. + Bằng cách tạo ra màng độc lập từ dịch thông qua ép nóng, phủ lớp màng lên bề mặt thực phẩm, màng độc lập nên nó có thể được chuẩn bị từ dịch gel bay hơi. Đặc điểm của màng độc lập có thể khác màng trực tiếp là có tính thấm hơi nước thấp hơn, tuy nhiên, màng độc lập dùng nhiệt để xử lý có thể ảnh hưởng đến sản phẩm bảo quản. 1.1.3. Một số ứng dụng của màng sinh học 1.1.3.1. Ứng dụng trong bảo quản rau quả, trái cây Trong quá trình bảo quản lạnh, quả anh đào ngọt (Prunus avium L. cv. Starking) khi xử lý tạo màng từ gel nha đam, đã có sự trì hoãn đáng kể các thông số tốc độ hô hấp, giảm cân và thay đổi màu sắc, tăng tốc độ mềm và chín quả, biến màu thân và vi sinh vật và thời gian lưu trữ được kéo dài thêm trong khi không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với hương thơm, mùi của quả. Đây là lần đầu tiên gel nha đam được sử dụng bao phủ lên trái cây, đó là một sự sáng tạo và thú vị khi ứng dụng vào thương mại và thay
  • 17. Đồ án tốt nghiệp 8 thế cho việc sử dụng các phương pháp xử lý bằng hóa chất sau thu hoạch rau quả, trái cây (Martínez – Romero và cộng sự, 2003). Gel nha đam pha loãng nước cất với tỷ lệ 1 : 3 phủ lên nho giúp trì hoãn đáng kể tổn thất chất lượng sau thu hoạch (giảm cân, thay đổi màu sắc, tốc độ làm mềm quả, sự phân hủy quả), có thể lưu trữ được 35 ngày ở 1°C và ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men (Valverde JM và các cộng sự, 2005). Bột đông khô từ gel nha đam được hòa tan trong nước cất có bổ sung Tween – 20 là chất hoạt động bề mặt đã được sử dụng kéo dài thời gian lưu trữ ở môi trường xung quanh (20 ± 1°C ) và bảo quản lạnh (0 ± 0,5°C và 90 ± 5 % RH) quả xuân đào (Ahmed MJ, Singh Z và Khan AS, 2009). 1.1.3.2. Ứng dụng trong nông nghiệp kết hợp Chitosan Trong nông nghiệp, chitosan được sử dụng chủ yếu là xử lý hạt giống tự nhiên và chất tăng trưởng của thực vật, như một thuốc trừ sâu sinh thái thân thiện giúp tăng khả năng bẩm sinh của cây trồng chống nhiễm trùng nấm. Chitosan có hoạt tính kháng khuẩn cao nên trong những năm gần đây, chitin, chitosan và các sản phẩm biến tính được quan tâm ứng dụng nhiều trong việc bảo quản các sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch như cam, chanh, cà chua, chuối, dâu tây, vải, táo và một vài sản phẩm khác và đã thu được kết quả khả quan. Khi sử dụng như xử lý hạt giống hoặc lớp phủ giống trên bắp, bông, khoai tây giống, đậu tương, củ cải đường, cà chua, lúa mì và các hạt giống khác, nó tạo nên một phản ứng miễn dịch trong sự phát triển của rễ bằng việc phá hủy u nang tuyến trùng của giun tròn ký sinh mà không ảnh hưởng đến cơ thể (MM Chang và Cộng sự, 1992). 1.1.3.3 Ứng dụng trong việc kháng khuẩn Theo Robson và cộng sự ( 1982) đã khảo nghiệm tính chất kháng khuẩn của chiết xuất nha đam ở các nồng độ ức chế và nồng độ gây chết khác nhau. Nồng độ 60 % chiết xuất nha đam có khả năng diệt Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella
  • 18. Đồ án tốt nghiệp 9 pneumoniae,Serratia marcescens, loài Citrobacter, Enterobacter cloacae, S. pyogenes, Streptococcus agalactiae, Ở nồng độ 70 % của chiết xuất diệt S. aureus, 80 % đối với E.coli và 90 % với Streptococcus faecalis và Bacillus subtilis thì không bị ức chế bởi chiết xuất nha đam. Chiết xuất nước của A.vera và các hạt nano có tác dụng kháng khuẩn khác nhau đối với vi khuẩn Gram âm (E.coli) và vi khuẩn Gram dương (S.aureus). Các hạt nano Ag hữu cơ xanh (3,5mg ml) có hiệu lực trên (E.coli & S.aureus) với sự ức chế (20-30) mm. 1.2. Tổng quan về Chitosan 1.2.1. Định nghĩa Chitosan Chitosan là thành phần cấu trúc nên vỏ côn trùng, tôm, cua, vách tế bào nấm, có cấu tạo tương tự như cellulose, nhưng có khác biệt là đơn vị cấu tạo nên chitosan là N- acetyl-D-glucosamine, các đơn vị này nối với nhau bằng liên kết β-1,4-glycoside (Tưởng Ngọc Thục Uyên, 2010). 1.2.2. Cấu trúc của chitosan Chitosan một polysacarit mạch thẳng, là dẫn xuất đề axetyl hoá của chitin, trong đó nhóm (–NH2) thay thế nhóm (-NHCOCH3) ở vị trí C(2). Chitosan được cấu tạo từ các mắt xích D-glucozamin liên kết với nhau bởi các liên kết β -(1-4)- glycoside, do vậy chitosan có thể gọi là poly β -(1-4)-2-amino-2-deoxi-D-gluco hoặc là poly β -(1-4)-D- glucozamin (Nguyễn Thị Thu Trang, 2016). Hình 1.1. Cấu trúc chitin và chitosan (Tưởng Ngọc Thục Uyên, 2010)
  • 19. Đồ án tốt nghiệp 10 Công thức tổng quát của chitin, chitosan có dạng: (C8H11NO5)n với cấu tạo như sau: Hình 1.2. Công thức tổng quát của chitin và chitosan (Nguyễn Thị Thu Trang, 2016) 1.2.3. Các tính chất của chitosan ( Nguyễn Thị Thu Trang, 2016) 1.2.3.1. Mức độ deacetyl hóa Mức độ deacetyl hóa là một đặc tính quan trọng của quá trình sản xuất chitosan bởi vì nó ảnh hưởng đến tính chất hóa lý và khả năng ứng dụng của chitosan sau này. Mức độ deacetyl hóa của chitosan vào khoảng 56 – 99% (nhìn chung là 80%). 1.2.3.2. Trọng lượng phân tử Chitosan Chitosan là polymer sinh học có khối lượng phân tử cao, khối lượng chitin thường lớn hơn 1 triệu Dalton trong khi các sản phẩm chitosan thương phẩm có khối lượng khoảng 100.000 – 1.200.000 Dalton. 1.2.3.3.Độ nhớt Độ nhớt là một nhân tố quan trọng để xác định khối lượng phân tử của chitosan. Chitosan phân tử lượng cao thường làm cho dung dịch có độ nhớt cao. 1.2.3.4. Tính tan Chitin tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ, trong khi đó chitosan tan trong các dung dịch acid pH dưới 6,0. Các acid hữu cơ như acetic, formic và lactic thường được sử dụng để hòa tan chitosan. Thường sử dụng nhất là dung dịch chitosan 1% tại pH 4,0. Chitosan cũng tan trong dung dịch HCl 1% nhưng không tan trong H2SO4 và H3PO4.
  • 20. Đồ án tốt nghiệp 11 1.2.3.5. Khả năng kết hợp với nước và khả năng kết hợp với chất béo Sự hấp thụ nước của chitosan lớn hơn rất nhiều so với cellulose hay chitin. Thông thường, khả năng hấp thụ của chitosan khoảng 581 – 1150% (trung bình là 702%), khả năng hấp thụ chất béo của chitin và chitosan trong khoảng 31% -170%, chitosan có khả năng thấp hơn rất nhiều so với chitin. 1.2.3.6. Khả năng tạo màng Chitosan còn có khả năng tạo màng được sử dụng nhiều trong bảo quản thực phẩm, màng chitosan khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói. 1.2.3.7. Hoạt tính sinh học của Chitosan Hoạt tính kháng khuẩn của chitosan và các dẫn xuất của nó đã nhận được sự quan tâm đáng kể trong những năm gần đây, cơ chế kháng khuẩn của chitosan là nhờ một số cơ chế sau: (Hang Thi Au và Cộng sự, 2012) + Chitosan có khả năng kết hợp với DNA nên chitosan có khả năng ức chế tổng hợp RNA và protein. + Chitosan có khả năng gắn kết gây đông tụ, kết tủa tế bào vi khuẩn và dẫn đến giết chết tế bào. Chitosan cho thấy một phổ kháng khuẩn rộng kháng lại cả nấm và vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Ngoài ra, có khả năng thủy phân sinh học bằng enzyme trong cơ thể, tương hợp sinh học với các cơ quan, mô và tế bào động thực vật, kích thích quá trình đông máu và làm lành vết thương, tương tác chuyên biệt với các thành phần của chất nền ngoại bào và các nhân tố tăng trưởng. 1.2.4. Một số ứng dụng của chitosan 1.2.4.1. Ứng dụng trong y sinh
  • 21. Đồ án tốt nghiệp 12 Vật liệu tổ hợp chitosan-nano bạc (CS-AgNP) được nghiên cứu ứng dụng trong việc kháng khuẩn trong dung dịch nhờ đặc tính kháng khuẩn đặc biệt của hạt nano bạc. Khả năng kháng khuẩn của vật liệu trên đã được khảo sát với một số vi khuẩn như vi khuẩn gram âm (E.Coli và P.aeruginosa), vi khuẩn gram dương (L.fermentum, S.aureus và B.subtilis) và nấm (C.albians). Các kết quả khảo sát đã chứng minh khả năng ứng dụng của vật liệu CS-AgNP trong dung dịch kháng khuẩn (Hang Thi Au và Cộng sự, 2012). Chitosan còn có khả năng chống viêm cấp trên mô lành, băng cứu thương kiểu mới, kỹ thuật cao, có thành phần cấu tạo bởi chất chitosan. So với các loại băng thường, tốc độ cầm máu, tính sát khuẩn và thời gian lành mô khi sử dụng loại băng này có hiệu quả hơn gấp nhiều lần. Chitosan ở cấu trúc nano, với tính năng quan trọng là tương thích sinh học và có khả năng phân hủy sinh học có thể được sử dụng như một chất dẫn thuốc tiềm năng. Để tạo cấu trúc phù hợp với mục đích dẫn thuốc cho chitosan, nhóm nghiên cứu Trần Đại Lâm sử dụng tripolyphosphat (TPP) làm chất tạo liên kết chéo thông qua tương tác tĩnh điện. Từ thời gian nhả thuốc khi không có CS-TPP vào khoảng 7-8 giờ trong môi trường giả dịch ruột và khoảng 0,5 giờ trong môi trường giả dịch dạ dày đã được kéo dài thời gian nhả thuốc lên khoảng 25-30 giờ (Trần Đại Lâm và Cộng sự, 2006). 1.2.4.2. Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm Chitosan là polyme dùng an toàn cho người, lại có hoạt tính sinh học đa dạng, chitosan đã được đưa vào thành phần thức ăn: sữa chua, bánh kẹo, nước ngọt, chất phụ gia bảo quản tốt cho giò và bánh cuốn ở nhiệt độ phòng. Vật liệu chitosan được sử dụng để bảo quản đóng gói thức ăn, hoa quả tươi, thủy hải sản tươi, khô. 1.2.4.3. Trong công nghiệp Chitosan được dùng để sản xuất vải chịu nhiệt, chống thấm, vải chitosan được dùng cho may quần áo diệt khuẩn trong y tế, làm tăng độ bền của giấy, góp phần tăng
  • 22. Đồ án tốt nghiệp 13 tính bền của hoa vải. Sử dụng trong sản xuất sơn chống mốc và chống thấm (Pradip Kumar Dutta, 2004; Barbara Krajewska, 2004). 1.3. Tổng quan về hạt nano bạc 1.3.1. Giới thiệu về nguyên tử bạc (Nguyễn Ngọc Tú, 2009) Cấu hình electron của bạc: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d10 5s1 Bán kính nguyên tử Ag: 0,288 nm Bán kính ion bạc: 0,23 nm Bảng 1.1. Số nguyên tử bạc trong một đơn vị thể tích Kích thước của hạt nano Ag (nm) Số nguyên tử chứa trong đó 1 31 5 3900 20 250000 Bạc nano là vật liệu có diện tích bề mặt riêng rất lớn, có những đặc tính độc đáo sau: + Tính khử khuẩn, chống nấm, khử mùi, có khả năng phát xạ tia hồng ngoại đi xa, chống tĩnh. + Không có hại cho sức khỏe con người với liều lượng tương đối cao, không có phụ gia hóa chất. + Có khả năng phân tán ổn định trong các loại dung môi khác nhau (trong các dung môi phân cực như nước và trong các dung môi không phân cực như benzene, toluene). + Độ bền hóa học cao, không bị biến đổi dưới tác dụng của ánh sáng và các tác nhân oxy hóa khử thông thường.
  • 23. Đồ án tốt nghiệp 14 + Chi phí cho quá trình sản xuất thấp. + Ổn định ở nhiệt độ cao. 1.3.2. Đặc tính kháng khuẩn của bạc (Chử Thị Thu Huyền và Cộng sự, 2014; Ngô Võ Kế Thành và Cộng sự, 2009) Bạc và các hợp chất của bạc thể hiện tính độc đối với vi khuẩn, virus, tảo và nấm. Tuy nhiên, khác với các kim loại nặng khác (chì, thủy ngân…) bạc không thể hiện tính độc với con người. Sau khi thuốc kháng sinh được phát minh và đưa vào ứng dụng với hiệu quả cao người ta không còn quan tâm đến tác dụng kháng khuẩn của bạc nữa. Tuy nhiên, từ những năm gần đây, do hiện tượng các chủng vi sinh ngày càng trở nên kháng thuốc, người ta lại quan tâm trở lại đối với việc ứng dụng khả năng diệt khuẩn và các ứng dụng khác của bạc, đặc biệt là dưới dạng hạt có kích thước nano. 1.3.3. Cơ chế kháng khuẩn của bạc Hình 1.3. Tác động của ion bạc lên vi khuẩn Các đặc tính kháng khuẩn của bạc bắt nguồn từ tính chất hóa học của các ion Ag+ . Ion này có khả năng liên kết mạnh với peptidoglican, thành phần cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn và ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Nếu các ion bạc được lấy ra khỏi tế bào ngay sau đó, khả năng hoặt động của vi khuẩn lại có thể được phục hồi. Do động vật không có thành tế bào,vì vậy chúng ta không bị tổn thương khi tiếp xúc với các ion này.
  • 24. Đồ án tốt nghiệp 15 Có một cơ chế tác động của các ion bạc lên vi khuẩn đáng chú ý được mô tả như sau: Sau khi Ag+ tác động lên lớp màng bảo vệ của tế bào vi khuẩn gây bệnh nó sẽ đi vào bên trong tế bào và phản ứng với nhóm sunfuahydrin – SH của phân tử enzym chuyển hóa oxy và vô hiệu hóa men này dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của tế bào vi khuẩn (Nguyễn Ngọc Hùng, 2011). Hình 1.4. Ion bạc vô hiệu hóa enzym chuyển hóa oxy của vi khuẩn Ngoài ra các ion bạc còn có khả năng liên kết với các base của DNA và trung hòa điện tích của gốc phosphate do đó ngăn chặn quá trình sao chép DNA (SI Kargov và Cộng sự, 1985). Hình 1.5. Ion bạc liên kết với các base của DNA 1.3.4. Giới thiệu hạt nano bạc Hạt nano bạc là các hạt bạc có kích thước từ 1 nm đến 100 nm. Do có diện tích bề mặt lớn nên hạt nano bạc có khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với các vật liệu khối do khả năng giải phóng nhiều ion Ag+ hơn.
  • 25. Đồ án tốt nghiệp 16 Các hạt nano bạc có hiện tượng cộng hưởng Plasmon bề mặt, hiện tượng này tạo nên màu sắc từ vàng nhạt đến đen cho các dung dịch có chứa hạt nano bạc với các màu sắc phụ thuộc vào nồng độ và kích thước hạt nano. 1.3.5. Các phương pháp tạo hạt nano bạc 1.3.5.1. Phương pháp ăn mòn laze Phương pháp này sử dụng chùm tia laze với bước sóng ngắn bắn lên vật liệu khối đặt trong dung dịch có chứa chất hoạt hóa bề mặt. Các hạt nano được tạo thành với kích thước khoảng 10 nm và được bao phủ bởi chất hoạt hóa bề mặt. 1.3.5.2. Phương pháp khử hóa học Phương pháp này sử dụng các tác nhân hóa học để khử ion kim loại thành kim loại. Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị kết tụ thành đám, người ta sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặt các hạt nano có cùng điện tích và đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc bằng chất hoạt hóa bề mặt. Các hạt nano tạo thành bằng phương pháp này có kích thước từ 10 nm đến 100 nm. 1.3.5.3. Phương pháp khử vật lý Phương khử vật lí dùng các tác nhân vật lí như điện tử, sóng điện từ năng lượng cao như tia gamm, tia tử ngoại, tia laser khử ion kim loại thành kim loại. Dưới tác dụng của các tác nhân vật lí, có nhiều quá trình biến đổi của dung môi và các phụ gia trong dung môi để sinh ra các gốc hóa học có tác dụng khử ion thành kim loại. 1.3.5.4. Phương pháp khử hóa lý Đây là phương pháp trung gian giữa hóa học và vật lí, nguyên lí là dùng phương pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano, trong khi đó phương pháp điện phân thông thường chỉ có thể tạo được màng mỏng kim loại. Trước khi xảy ra sự hình thành màng, các nguyên tử kim loại sau khi được điện hóa sẽ tạo các hạt nano bàm lên điện cực âm lúc này người ta tác dụng một xung siêu âm đồng bộ với xung điện phân thì hạt nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và đi vào dung dịch.
  • 26. Đồ án tốt nghiệp 17 1.3.5.5. Phương pháp khử sinh học Trong phương pháp này người ta dùng vi khuẩn là tác nhân khử ion kim loại, vi khuẩn MKY3 được cấy vào trong dung dịch có chứa ion bạc để thu được hạt nano bạc. Phương pháp này đơn giản, thân thiện với môi trường và có thể tạo hạt với số lượng lớn. 1.3.5.6. Phương pháp tổng hợp AgNP Việc tổng hợp AgNP rất được các nhà nghiên cứu quan tâm do phạm vi ứng dụng rộng của nó trong đời sống, AgNP có triển vọng được xem như kháng sinh và nó có thể được khuyến cáo thay thế các kháng sinh thông thường (I Sondi và BS Sondi, 2004). Để bạc có bất kỳ đặc tính kháng khuẩn nào, nó phải ở dạng ion hóa, bản chất của việc tổng hợp AgNP là sử dụng các tác nhân khử, khử ion Ag+ thành Ag0 . Cả AgNP và ion bạc có thể thay đổi cấu trúc ba chiều của protein bằng cách can thiệp vào liên kết disulphide và ngăn chặn các hoạt động chức năng của vi sinh vật (Shakeel Ahmed và Cộng sự, 2016). Hoạt động kháng nấm của AgNP chưa được hiểu rõ, tuy nhiên một vài nghiên cứu nói rằng AgNP có thể tiêu diệt bào tử nấm bằng cách phá hủy màng tế bào, trong khi các nghiên cứu khác chỉ ra rằng chúng có thể gây chết tế bào bằng cách tương tác với các hợp chất phospho, lưu huỳnh và làm hư hại DNA và protein nội bào (C Krishnaraj và Cộng sự, 2012). Các phương pháp hóa học và vật lý như kết tủa hóa học, thủy nhiệt, lò vi sóng, lắng đọng hơi hóa học sử dụng dung môi và hóa chất độc hại khá đắt tiền và gây ảnh hưởng đến môi trường. Cho nên hiện nay người ta thường sử dụng các phương pháp sinh học (sử dụng vi sinh vật (Kharwa RN và Gange AC Verma VC, 2010), enzyme, thực vật (hay dịch chiết thực vật) để tổng hợp hay còn gọi là tổng hợp xanh.
  • 27. Đồ án tốt nghiệp 18 Hình 1.6. Tổng hợp xanh AgNP từ dịch chiết thực vật (Shakeel Ahmed và Cộng sự, 2016) Tổng hợp AgNP có kích thước 10 – 35 nm dựa trên việc khử dung dịch bạc nitrate bằng dịch chiết của lá Azadirachta indica cũng đã được thực hiện. Dịch chiết Boerhaavia diffusa được sử dụng làm tác nhân khử cho sự tổng hợp xanh của AgNP qua phân tích XRD và TEM cho thấy kích thước hạt trung bình là 25 nm, AgNP có cấu trúc hình khối trung tâm với hình cầu. Các hạt nano này đã được kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn chống lại P. fluorescens, A. hydrophila và F. branchiophilum và chứng tỏ độ nhạy cao nhất đối với F. branchiophilum. 1.3.5.7. Tổng hợp AgNP từ lá nha đam Lá nha đam là nguồn nguyên liệu sẵn có, thực hiện đơn giản, hiệu quả, chi phí thấp và an toàn với môi trường, vì thế nha đam được chọn để tổng hợp AgNP do sự có mặt của các chất phytochemical tự nhiên cung cấp năng lượng tự nhiên và là tác nhân khử. Ngoài ra lignin, hemicellulose, pectin trong lá nha đam có thể được sử dụng để khử các ion bạc, bên cạnh đó gel màu xanh gần vỏ chứa aloin, chất này là chất ổn định chính ( L và Durairaj Sadhasivam, JR, 2014).
  • 28. Đồ án tốt nghiệp 19 AgNP có ảnh hưởng đáng kể đến vi khuẩn gram âm (E. coli) và vi khuẩn gram dương (S. aureus) ở nồng độ 3,5 mg/ ml nhưng nó lại không có tác dụng kháng nấm C. albican, Pencillium spp và A. niger. Gel nha đam tạo AgPN có kích thước 15 nm, ở nồng độ 250 μl cho vùng ức chế E. coli, P. aeruginosa, B. subtilisand và S. pneumoniae cao hơn khi ủ 18 giờ, phổ hấp thụ tia cực tím có đỉnh hấp thụ ở 410 nm. Tỷ lệ tán huyết (9,67%) tương đối thấp so với các phương pháp khác cho nên AgNP này có độc tính thấp đối với tế bào người. Do đó việc tổng hợp các hạt nano bạc từ cây nha đam là rất phù hợp đồng thời có sự ổn định mà không cần thêm bất kỳ hợp chất hóa học nào ( L và Durairaj Sadhasivam, JR, 2014). Dịch chiết nha đam được trộn với dung dịch AgNO3 tỷ lệ 1: 9 tạo AgNP hấp thụ mạnh nhất ở bước sóng 400 nm tương ứng với cộng hưởng plasmon bề mặt, kích thước trung bình là 70 nm. Các hạt không đồng nhất về hình dạng ví dụ như hình chữ nhật, hình tam giác và hình cầu phân bố đồng đều. Đồng thời AgNP có hoạt tính kháng Aspergillus sp. cao hơn Rhizopus sp ở nồng độ rất thấp và hoạt động diệt nấm phụ thuộc vào loài nấm được thử nghiệm.Các kết quả của nghiên cứu FT-IR cho thấy sự tham gia của các nhóm hydroxyl, carboxyl và amine chức năng có lợi trong quá trình tổng hợp AgNP (S Medda và Cộng sự, 2015). 1.3.6. Độc tính Bằng chứng về độc tính của AgNP vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên độc tính của AgNP phụ thuộc vào liều lượng và kích thước hạt. Các sản phẩm được tạo từ AgNP đã được một số cơ quan công nhận bao gồm FDA Hoa Kỳ, SIAA Nhật Bản, Viện Nghiên cứu Công nghiệp Hoá chất ( V Veeraputhiran, 2013). Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu khuyến cáo việc di chuyển Ag vào bao bì bao gói không được vượt quá 0,05 mg/ l trong nước và 0,05 mg/ kg trong thực phẩm ( EFSA, 2011). Khi nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của màng pullulan ăn được kết hợp với một trong hai hạt nano (AgNP, ZnONP) và các loại tinh dầu như dầu oregano hoặc dầu hương thảo trong thịt gà tây deli thấy rằng AgNP và màng dầu oregano có hoạt tính
  • 29. Đồ án tốt nghiệp 20 mạnh hơn ZnONP và dầu hương thảo. Các mẫu thực phẩm đóng gói với màng pullulan, AgNP và dầu oregan giảm đáng kể số lượng vi khuẩn L. monocytogenes và S. aureus trong 7 tuần lưu trữ ở nhiệt độ tối ưu 4 và 25°C (HH Khalaf và Cộng sự, 2013). Một nghiên cứu cho thấy rằng sự di chuyển của AgNP từ các loại chất dẻo nano khác nhau (LDPE và polypropylene) vào các chất mô phỏng thức ăn dù là ion hay dạng hạt thì sự di chuyển của đó thấp hơn nhiều so với các giới hạn tối đa do Luật Liên minh Châu Âu quy định ( MZ Elsabee và ES Abdou, 2013). 1.3.7. Ứng dụng của hạt nano bạc - Y tế: Khẩu trang nano bạc: Được thiết kế với 3-4 lớp gồm 2 lớp vải, một lớp vật liệu tẩm nano bạc và than hoạt tính ở giữa, loại khẩu trang này có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, lọc không khí rất tốt. Lớp vải tẩm nano bạc có chức năng diệt vi khuẩn, virus, nấm bị giữ lại trên khẩu trang đồng thời có tác dụng khử mùi. Màng bán thấm: Đó là một tấm màng mỏng có thể cho khí và hơi nước qua nhưng không thể cho chất lỏng đi qua, có vô số những lỗ khí nhỏ tồn tại trong tấm film. Các hạt nano bạc gần đây đã được kết hợp với film polyolefin với đặc tính kháng khuẩn rất tốt. - Vật dụng: Những đồ dùng bằng nhựa có pha thêm hạt nano bạc có tác dụng khử trùng như bình nhự, máy điều hòa, qua kiểm tra cho thấy chúng có khả năng diệt 99.9% vi khuẩn. 1.4. Cây nha đam 1.4.1. Giới thiệu cây nha đam Theo quy tắc quốc tế về Danh mục thực vật, tên khoa học của cây nha đam là Aloe vera (L.)Burm.f (L.E. Newton, 1979)ở Việt Nam thường được gọi là cây lô hội. Hình ảnh tổng quan về cây nha đam được thể hiện ở hình 1.7 dưới đây:
  • 30. Đồ án tốt nghiệp 21 Hình 1.7. Cây nha đam Nha đam là loại cây lâu năm, chịu hạn, lá có hình mũi mác, dày, mọng nước, có gai ở hai bên mép, hoa khi nở có màu vàng, quả là nang hình tam giác có chứa nhiều hạt lượng gel thu được, pH, hàm lượng chất khô của lá nha đam qua các mùa ( Douglas Grindlay và Trn Reynolds, 1986; Davis RH, 1997). Các bó mạch có cấu trúc hình ống, tiếp giáp với lớp vỏ, số lượng các bó khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của lá và các bó mạch thuộc hệ thống vận chuyển các chất dinh dưỡng trong lá, chất lỏng không nhớt màu vàng chảy ra từ lá có nguồn gốc từ các tế bào trụ bì liên kết với các bó mạch này ( Trachtenberg, 1984). Thành và màng tế bào có thể được nhìn thấy trong lõi lá.Tuy nhiên các bào quan vẫn còn nguyên vẹn như nhân, lục lạp và ty thể thường không thể nhìn thấy, chỉ có thể quan sát được bào quan trong tế bào thịt lá trưởng thành hoặc lạp thể thoái hóa ( Kluge và cộng sự, 1979). 1.4.2. Thành phần hóa học 1.4.2.1. Carbohydrate Monosaccharide chiếm 20 – 30 % tổng chất khô từ phần thịt lá, trong bột nha đam có chứa sáu loại đường (arabinose, galactose, glucose, mannose, rhamnose và xylose) trong đó mannose và glucose chiếm 85 % cũng đã được xác định (Waller GR, Mangiafico S và Ritchey CR, 1978 ).
  • 31. Đồ án tốt nghiệp 22 Polysaccharide gồm: + Mannan là polysaccharide được nghiên cứu rộng rãi nhất từ cây nha đam vì nó có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, mannan có hai đặc điểm chính là có liên kết β1→ 4 và được acetyl hóa. Trong khi những mannan thực vật khác hoặc có chuỗi bên riêng biệt hoặc không được acetyl hoá và không hòa tan + Acetyl mannan là polysaccharide chính trong phần thịt lá, được nghiên cứu rộng rãi nhất và đã có sản phẩm thương mại như CarrisynTM Aetyl mannan có nhiều tính chất trị liệu bao gồm kích thích miễn dịch, làm lành vết thương và kháng viêm (Ni Y, Yates KM và Tizard IR, 2004). => Mannan không ổn định và có thể suy thoái một cách nhanh chóng khi nhiệt độ cao, thay đổi pH, vi khuẩn hoặc các enzyme như mannanase có thể có trong phần thịt lá hoặc trong vi khuẩn. Trong một số sản phẩm nha đam thương mại, việc chuẩn bị phần thịt lá được xử lý với cellulase, cellulase có nguồn gốc và độ tinh khiết khác nhau có thể nhiễm mannanase và cũng có thể là nguyên nhân làm suy thoái mannan. Ngoài ra còn có các carbohydrate khác như cellulose, xylose, L – rhamnose, galactose, aldopentose cũng có mặt trong cây nha đam. 1.4.2.2. Protein Roboz và Haagen – Smit (1948) cho rằng hàm lượng protein chiếm 7 % (theo trọng lượng khô) trong thịt lá nha đam, khi điện di trên gel polyacrylamide thì có ít nhất 23 polypeptide từ lá trưởng thành, trong đó có 13 polypeptide có trong gel nha đam. Có khoảng 20 trong số 22 amino acid và 7 trong số 8 amino acid cần thiết cho cơ thể có mặt trong gel nha đam . Các loại amino acid được thể hiện qua bảng 1.2 dưới đây:
  • 32. Đồ án tốt nghiệp 23 Bảng 1.2. Các loại amino acid trong gel nha đam Các loại amino acid Lysine Valine Leucine Proline Serine Alanin Tyrosine Threonine Glycine Cystine Acid aspartic Leucine Phenylalanine Hydroxyproline Acid glutamic Isoleucine Methionine Histidine Arginine Nguồn: Waller và cộng sự (2004) 1.4.2.3. Lipid Theo Femenia và cộng sự (1999) hàm lượng lipid trong gel nha đam đông khô là 4 %. β – sitosterol một loại sterol thực vật phổ biến đã được tìm thấy trong lá nha đam. Lipid và các hợp chất hữu cơ được thể hiện ở bảng 1.3 dưới đây: Bảng 1.3. Lipid và các hợp chất hữu cơ Lipid và các hợp chất hữu cơ Cholesterol Triglyceride Campesterol Triterpenoid Acid uric Gibberellin Kali sorbate β - sitosterol Lignin Acid salicylic Acidarachidonic Acid γ -linolenic Eicosanoid Terpees Auxin Aciduric Acid béo Lupeol Saponin Nguồn: Waller và cộng sự (2004) 1.4.2.4. Thành phần có hoạt tính sinh học Gel nha đam có chứa một lượng lớn các hơp chất có hoạt tính sinh học được thể hiêng trong bảng 1.4 dưới đây:
  • 33. Đồ án tốt nghiệp 24 Bảng 1.4. Các hợp chất có hoạt tính sinh học Các hợp chất có hoạt tính sinh học Polysaccharide Glycoprotein Anthraquinone Flavonoi Saponin Sterol Vitamin Phenolic Aminoacid Acid salicylic Enzyme Nguồn: Waller và cộng sự (2004) Theo Yolanta và Rivka (1994), gel nha đam đã ngăn chặn sự nảy mầm và tăng trưởng của sợi nấm Penicillium digitatum và Alternaria altemata, là các loại nấm gây bệnh ở thực vật như bào tử P. digitatum, A. alternata và Botrytis cinerea giảm 15 – 20 % ở nồng độ 1 μl/ l, chống lại P. expansum chỉ khi nồng độ vượt quá 103 μl/ l. Tác dụng ức chế của gel tăng lên cùng với sự gia tăng nồng độ, mà cao nhất là giảm 95 % bào tử ở nồng độ 105 μl/l. Robson và cộng sự (1982) đã khảo nghiệm tính chất kháng khuẩn của dịch chiết nha đam ở các nồng độ ức chế và nồng độ gây chết khác nhau được xác định qua mười hai loài vi sinh vật khác nhau được cấy với các nồng độ khác nhau. Nồng độ 60 % dịch chiết nha đam có khả năng diệt Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, Serratia marcescens, loài Citrobacter, Enterobacter cloacae, S. pyogenes, Streptococcus agalactiae. Ở nồng độ 70 % của dịch chiết diệt S. aureus, 80 % đối với E. coli và 90 % với Streptococcus faecalis, Bacillus subtilis thì không bị ức chế bởi dịch chiết nha đam. 1.4.2.5. Các thành phần khác Ngoài các thành phần hữu cơ đã được nêu trên trong cây nha đam còn có các thành phần vô cơ, hàm lượng tro 3,3% trong vỏ nha đam và 0,2% (trọng lượng ướt) hàm lượng tro trong thịt lá có chứa calcium oxalate.
  • 34. Đồ án tốt nghiệp 25 Các loại vitamin bao gồm cả các vitamin chống oxy hóa như A, C, E, B1, B2, B6, niacin, choline, aicd folic, β – carotene cũng có mặt trong cây nha đam. Bouchey và Gjersted (1969) phân tích gel nha đam đông khô và thấy hàm lượng cao của clo (12,2 %), kali (6,6 %) và canxi (4,7 %). Một phân tích gel nha đam đôngkhô sau này cho thấy có magiê (0,7 %) và natri (0,2 %). Ngoài ra, còn có kẽm, mangan, đồng, crôm, sắt. 1.4.3. Một số ứng dụng của nha đam 1.4.3.1. Trong mỹ phẩm Dịch chiết từ nha đam được xem là thành phần hàng đầu trong trị liệu da và làm mỹ phẩm vì nó có chứa các chất hữu cơ đóng góp vào các chất làm mềm, có mục đích là giữ ẩm giúp tăng hiệu quả phục hồi các tế bào da bị tổn thương. Các sản phẩm có thành phần chứa nha đam như các loại kem dưỡng da, xà phòng, dầu gội đầu, kem chống nắng, mặt nạ dưỡng da và chất tẩy rửa. 1.4.3.2. Trong y học Phần nhựa vàng trong lá nha đam có chứa aloe – emodin, một loại anthraquinone kích thích đường tiêu hóa, có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên nhiều tác dụng có lợi trong điều trị bệnh đã được quy cho phần thịt lá, bao gồm kích thích miễn dịch ((Amar Surjushe và Cộng sự, 2008), sát trùng, chữa lành vết thương và bỏng, giảm đau, ngứa , bệnh vảy nến, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. 1.4.3.3. Trong thực phẩm Nha đam cung cấp một lượng calo thấp, làm giảm cholesterol, cải thiện tình trạng béo phì. Nha đam có trong các loại thực phẩm như các món ăn, nước giải khát, nước ngọt có gas, trà, kem, yogurt, kẹo, mứt, hương liệu. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò như chất bảo quản hay màng bao ăn được trong một số thực phẩm vì có chứa các hợp chất kháng khuẩn và do đó ngăn ngừa hư hỏng của các loại thực phẩm ( M Valverde và Cộng sự, 2005).
  • 35. Đồ án tốt nghiệp 26 CHƯƠNG 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng thí nghiêm Khoa CNSH-TP-MT của Trường Đại học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện: từ 17/4/2017 đến 27/7/2017 2.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu 2.2.1. Vật liệu Lá nha đam được mua tại chợ Củ Chi, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Lá dài khoảng 30 – 40 cm và không có bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt để giữ cho các thành phần có hoạt tính sinh học còn nguyên vẹn. 2.2.2. Thiết bị nghiên cứu Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp được thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.1. Một số thiết bị được sử dụng trong đồ án tốt nghiệp STT Tên thiết bị Model 1 Máy xay sinh tố Philip (HL2021) 2 Máy đo pH Aqua Pal+ 3 Máy chụp TEM JEM-1400 4 5 6 Cân kỹ thuật Máy khuấy từ Máy đo UV vis AR – Ohuas Pt1000 Temperature sensor UV- vis Jasco- V670
  • 36. Đồ án tốt nghiệp 27 2.3. Quy trình nghiên cứu 2.3.1. Quy trình thực hiện
  • 37. Đồ án tốt nghiệp 28 Nha đam Gọt vỏ Xay nhuyễn Đun Lọc Khuấy mạnh AgNP AgNO3 Bã Dung dịch Chitosan (3%, 5%, 7%) Gia nhiệt 40-50C Khuấy mạnh Nước cất, 1% acid acetic, Chitosan Sấy Cho vào đĩa petri đường kính 9 cm Khuấy cho dung dịch đồng nhất CS-AgNP Dùng nước cất rửa để trung hòa dung dịch xút Sấy Ngâm trong dung dịch xút 24 giờ Màng CS-AgNP 2g NaOH, 0,05 g Na2 CO3 Định mức đến 100 ml bằng nước cất Dung dịch xút (97,6 %) Khảo sát tính chất của màng
  • 38. Đồ án tốt nghiệp 29 Hình 2.1. Quy trình tạo AgNP 2.3.2. Thuyết minh quy trình + Xử lý:  Mục đích: loại bỏ chất nhựa vàng có chứa các anthraquinone và dẫn xuất có thể gây nhuận tràng và hóa nâu gel nha đam ( Madis và cộng sự, 1989). Rửa với nước sẽ loại bỏ bụi bẩn, hóa chất nguy hại và vi khuẩn trên bề mặt lá.  Yêu cầu: cắt bỏ gốc, để nghiêng cho đến khi chất nhựa vàng ngừng tiết ra và rửa với nước cho sạch phần bụi bẩn bám bên ngoài.  Tiến hành: lá nha đam sau khi mua về, tiến hành cắt bỏ phần dưới gốc, để nghiêng khoảng 15 – 30 phút. Sau đó, rửa dưới vòi nước và tiến hành rửa tiếp với nước cất. +Gọt vỏ:  Mục đích: thu được phần thịt lá trong suốt.  Yêu cầu: tránh còn sót vỏ lá sẽ là ảnh hưởng xấu đến gel nha đam sau này vì vỏ có các anthraquinone thông thường màu vàng, nhạy cảm không khí và ánh sáng, sau khi tiếp xúc với không khí và ánh sáng, nó sẽ dần dần chuyển sang màu hồng nâu theo. Vì vậy cần cẩn thận loại bỏ hết phần vỏ lá khi gọt vỏ trành làm hóa nâu gel nha đam (He và cộng sự, 2002). Để tránh tổn thất các hợp chất có hoạt tính sinh học, công đoạn này phải hoàn tất trong vòng 36 giờ kể từ lúc thu hoạch lá.  Tiến hành: dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài cùng với hai đường răng cưa hai bên mép lá. + Xay nghiền:  Mục đích: đồng nhất phần thịt lá để dễ dàng cho công đoạn lọc ở bước sau.  Yêu cầu: công đoạn này phải được hoàn tất trong 10 – 20 phút để tránh enzyme gây hóa nâu gel nha đam.
  • 39. Đồ án tốt nghiệp 30  Tiến hành: dùng máy xay sinh tố để xay thịt lá ở nhiệt độ phòng (25°C). Thịt lá sau khi xay nghiền tiến hành cân 40(g) sau đó bổ sung 100ml nước cất đun sôi trong 20 phút. + Lọc:  Mục đích: thu được gel nha đam tươi.  Yêu cầu: loại bỏ hoàn toàn bã ra khỏi gel nha đam nếu không sẽ gây lắng cặn bã sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nó. Sự xuất hiện màu vàng nhạt đến nâu của gel sau lọc chỉ ra rằng nó đã bị ô nhiễm bởi anthranquinone từ vỏ hoặc việc xử lý lâu làm quá trình oxy hóa phenol xảy ra.  Tiến hành: tiến hành lọc hỗn hợp nha đam sau khi xay bằng vải lọc, bỏ phần bã. + Khuấy mạnh:  Mục đích: tạo dung dịch AgNP  Yêu cầu: dung dịch AgNP sau khi khuấy có màu vàng nhạt đến sậm, màu bền, không có cặn, không vẫn đục.  Tiến hành: tiến hành lấy 5ml dịch chiết cho vào cốc, sau đó bổ sung 20ml dung dịch bạc nitrate (AgNO3) 0,001M khuấy mạnh bằng máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng trong thời gian 30 phút. Quan sát màu vàng nhạt xuất hiện. + Tạo hỗn hợp CS -AgNP  Mục tiêu: tạo hỗn hợp CS -AgNP Tiến hành: Các điều kiện tối ưu tạo AgNP được cố định, sau đó phối trộn với chitosan ở các nồng độ 3%, 5%, 7% (theo tỷ lệ 10% AgNP), sau đó cho ra cốc thủy tinh khuấy cho đến khi các thành phần hòa lẫn vào nhau gia nhiệt ở nhiệt độ 40-50°C. + Tạo màng Chitosan-AgNP  Mục tiêu: tạo màng bán thấm CS-AgNP
  • 40. Đồ án tốt nghiệp 31  Tiến hành: Sau khi tạo được hỗn hợp CS - AgNP ở các nồng độ tiến hành cho dung dịch ra đĩa petri có đường kính 9 cm để sấy ở nhiệt độ 50°C trong vòng 3 giờ để làm bốc hơi toàn bộ nước trong hỗn hợp tạo thành màng CS-AgNP, sau đó ngâm màng trong dung dịch xút 97,6% trong 24 giờ, rồi tiến hành rửa xút bằng nước cất để loại bỏ xút ra khỏi màng, cuối cùng sấy màng lần 2 ở nhiệt độ 50-60°C cho đến khi khô hết nước. 2.4. Phương pháp phân tích AgNP được tạo thành 2.4.1. Phương pháp phổ hấp thu phân tử vùng sóng UV-Vis Đây là phương pháp phân tích sử dụng phổ hấp thu bước sóng trong phạm vi vùng cực tím cho tới vùng ánh sáng nhìn thấy được. Khi tiến hành đo mẫu trên máy quang phổ hấp thu sẽ cho một dạng phổ có đỉnh hấp thu xác định tương ứng với từng chất khác nhau. Do các thuộc tính quang học của dung dịch chứa hạt nano phụ thuộc vào hình dạng, kích thước và nồng độ của hạt nên ta có thể sử dụng UV-vis để xác định. Dung dịch AgNP sẽ cho đỉnh hấp thu bước sóng ánh sáng khoảng 405 – 410 nm, như vậy từ bước sóng của đỉnh hấp thu ta có thể dự đoán được sự hình thành AgNP hay không. Vì AgNP chỉ có một bề mặt plasmon duy nhất nên trong phổ UV-vis của chúng chỉ xuất hiện 1 đỉnh duy nhất. Do đó người ta xử dụng tính chất này để xác định hình dạng của AgNP. Các bước tiến hành phép đo UV-vis: + Tiến hành đo mật độ quang A của dung dịch nghiên cứu với λ rtrong khoảng bước sóng 300÷800 nm, sau đó lập đồ thị hệ toạ độ A – λ . Đồ thị này có cực đại Amax ứng với giá trị λmax gọi là cực đại hấp thụ. Việc đo mật độ quang A ở λmax cho kết quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác tốt nhất. + Chuẩn bị mẫu phân tích: Mẫu phân tích dạng lỏng là dung dịch AgNP sau đó cho mẫu vào cuvet chọn vùng bước sóng 300÷800nm, tiến hành đo trên thiết bị đo UV-
  • 41. Đồ án tốt nghiệp 32 vis Jasco- V670 tại phòng thí nghiệm Hóa lý ứng dụng của trường Đại học khoa học tự nhiên Tp.hcm. + Ghi nhận kết quả và vẽ đồ thị. 2.4.2. Xác định hình thái AgNP bằng kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) (transmission electron microscopy) TEM là một thiết bị nghiên cứu vi cấu trúc vật rắn, sử dụng chùm điện tử có năng lượng cao chiếu xuyên qua mẫu vật rắn mỏng và sử dụng các thấu kính từ để tạo ảnh với độ phóng đại lớn, ảnh có thể tạo ra trên màn huỳnh quang hay trên film quang học hay ghi nhận bằng các máy chụp kỹ thuật số. Nguyên tắc truyền sáng của thiết bị này tương tự như nguyên tắc của kính hiển vi quang học truyền qua, ngoại trừ việc sử dụng bức xạ điện tử thay cho bức xạ khả kiến. Khả năng tạo ra những bức ảnh thật của các cấu trúc nano với độ phân giải rất cao (tới cấp độ nguyên tử) chỉ là một khả năng phổ thông của TEM. TEM có khả năng xác định kích thước hạt cũng như hình thái bề mặt hay sự phân bố của AgNP tạo thành nhờ có độ phân giải tốt vào khoảng 0,1 – 1 nm. Các mẫu đo TEM là mẫu AgNP dạng lỏng, các ảnh thật có hình dạng và kích thước của hạt nano thu được bằng cách sử dụng máy đo TEM được thực hiện trên máy JEM – 1400 tại trường Đại học Bách khoa TP.HCM. 2.4.3. Xác định cấu trúc AgNP bằng phổ tán xạ năng lượng tia X, EDS Kính hiển vi điện tử quét (SEM) hoạt động trên việc quét bề mặt mẫu bằng một chùm tia điện tử hội tụ cao trong chân không, thu thập thông tin (tín hiệu) từ mẫu phát ra, tái tạo thành một hình ảnh lớn hơn của bề mặt mẫu và hiển thị lên màn hình. Trong kính hiển vi điện tử quét SEM các điện tử thứ cấp được sinh ra ở lớp gần bề mặt mẫu, và ảnh thu được từ các điện tử này phản ánh chi tiết cấu trúc địa hình mẫu, còn là các điện tử phản xạ ngược trở lại sau khi va vào các nguyên tử trên bề mặt mẫu, số lượng điện tử tán xạ ngược phụ thuộc vào thành phần (nguyên tử số, hướng tinh thể ) của
  • 42. Đồ án tốt nghiệp 33 mẫu. Do đó ảnh thu được từ điện tử tán xạ ngược phản ánh sự phân bố thành phần cấu tạo của bề mặt mẫu và đầu dò tia X cũng có thể gắn trên SEM cho phép phân tích thành phần nguyên tố. Ưu điểm của phương pháp EDS này: + Sử dụng để quan sát cấu trúc mẫu ở nhiều độ phóng đại khác nhau. + Xác định và định lượng nguyên tố cần quan sát. + Kết hợp với đầu thu phổ tán xạ năng lượng tia X (EDS) cho phép phân tích thành phần nguyên tố của vùng quan sát. Các mẫu AgNP chụp EDS được thực hiện trên thiết bị EDS horiba H-7593 england tại Khu Công nghệ cao quận 9. 2.5. Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
  • 43. Đồ án tốt nghiệp 34 Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.5.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam Thông số cố định: thể tích nước cất dùng để đun mẫu, nồng độ và thể tích dung dịch AgNO3, thời gian khuấy tạo AgNP. Thông số khảo sát: Nha đam TN 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự hình thành AgNP TN 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP TN 3: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự hình thành AgNP TN 4: Khảo sát ảnh hưởng của dịch chiết nha đam – AgNO3 lên sự hình thành AgNP TN 5:Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn dung dịch AgNP. AgNP TN 6: Khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP Màng CS-AgNP Gọt vỏ, xay nhuyễn, thu dịch chiết
  • 44. Đồ án tốt nghiệp 35 Mục tiêu khảo sát: xác định thời gian đun mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông qua việc đo UV-vis. 2.5.3. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, nồng độ và thể tích dung dịch AgNO3, thời gian khuấy tạo AgNP. Thông số khảo sát : Nhiệt độ đun (C) 30 80 100 Mục tiêu khảo sát: xác định nhiệt độ đun mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông qua việc đo UV-vis. 2.5.4. Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, thời gian đun mẫu, nhiệt độ đun, thể tích và nồng độ dung dịch AgNO3. Thông số khảo sát : Thời gian khuấy (phút) 30 40 50 Mục tiêu khảo sát: xác định thời gian khuấy mẫu tối ưu nhất tạo dịch chiết thông qua việc đo UV-vis. Thời gian đun (phút) 0 10 20 30
  • 45. Đồ án tốt nghiệp 36 2.5.5. Khảo tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp AgNP Thông số cố định: khối lượng mẫu, thể tích nước cất dùng để đun mẫu, thời gian đun mẫu, nhiệt độ đun, thể tích và nồng độ dung dịch AgNO3 và thời gian khuấy tạo AgNP. Thông số khảo sát: dịch chiết nha đam : Mục tiêu khảo sát: xác định tỷ lệ dịch chiết nha đam và dung dịch AgNO3 ưu nhất tạo AgNP thông qua việc đo UV-vis. 2.5.6. Khảo sát tính chất của màng CS - AgNP Quy trình thực hiện khảo sát tính kháng khuẩn của màng CS – AgNP: Tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3 1-0 (ĐC) 0-1 (ĐC) 1-1 1-2 1-4 Staphylococcus aureus, Escherichia coli Khảo sát tính chất kháng khuẩn Tăng sinh các chủng vi khuẩn lên môi trường Nutrient Broth Hút 0,1ml vi khuẩn Cấy trang trên môi trường Nutrient Agar Màng CS - AgNP
  • 46. Đồ án tốt nghiệp 37 Hình 2.3. Quy trình khảo sát tính kháng khuẩn của màng Chitosan- AgNP Khảo sát trên các chủng vi khuẩn thường gây bệnh nhiều nhất là: Staphylococcus aureus, Escherichia coli (Nguyễn Thị Mỹ Lan và cộng sự, 2009; Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014). Các hoạt tính kháng khuẩn có thể xác định bằng sự hình thành vùng ức chế, tuy nhiên hoạt tính kháng của CS - AgNP còn phụ thuộc vào các loại vi khuẩn, do đó chọn 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli vì bản thân vi khuẩn Escherichia coli là vi khuẩn đường ruột Gram ( , còn Staphylococcus aureus là vi khuẩn nhiễm khuẩn Gram (+), cả 2 vi khuẩn đều là những vi khuẩn cơ hội gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, gây nhiều bệnh nguy hiểm như tiêu chảy ở Escherichia coli, nhiễm trùng da, phỏng da, máu, và phổi ở Staphylococcus aureus. Ngoài ra, còn gây nhiều nguy hiểm liên quan đến sức đề kháng, kháng sinh, vì vậy phương pháp kháng khuẩn để chống lại vô cùng quan trọng, hiện nay các phương pháp tổng hợp các hạt AgNP từ các chiết xuất thực vật được cải thiện nhiều hơn. Tiến hành tăng sinh vi khuẩn trước 24 giờ trong ống nghiệm chứa môi trường Nutrient Broth (NB), sau đó tiến hành trang 0,1 ml dịch nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường Nutient Agar (NA), dùng cây đục thạch vô trùng để tạo những giếng thạch nhỏ đường kính 6mm. Ủ 24 giờ ở 37C Đục lỗ 6mm trên thạch. Đặt miếng màng hình tròn đường kính 6mm vào lỗ Đọc kết quả
  • 47. Đồ án tốt nghiệp 38 Cắt màng có đường kính 6mm đặt vào các giếng thạch, sử dụng đối chứng dương là gạc BCT KOCARBONAG ủ 24 giờ ở 37C sau đó đọc kết quả. 2.5.7. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP Hình 2.4. Sơ đồ quy trình khảo sát hạt tính kháng khuẩn dung dịch AgNP Tăng sinh các chủng vi khuẩn lên môi trường Nutrient Broth Hút 0,1ml vi khuẩn Cấy trang trên môi trường Nutrient Agar Staphylococcus aureus, Escherichia coli, bacillus subtilis, Salmonella Đục lỗ 6mm trên thạch. Đặt miếng màng hình tròn đường kính 6mm vào lỗ Ủ 24 giờ ở 37C và đọc kêt quả
  • 48. Đồ án tốt nghiệp 39 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Tổng hợp AgNP 3.1.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành AgNP Kết quả ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha đam được trình bày trong đồ thị 3.1 dưới đây: Đồ thị 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự tạo thành dịch chiết nha đam Theo như phân tích số liệu ở đồ thị 3.1 cho thấy có sự khác biệt về bước sóng hấp thu cực đại giữa các khoảng thời gian đun mẫu. Mẫu đối chứng với nghiệm thức là 0 phút cho thấy sự hấp thụ ở các bước sóng không có đỉnh hấp thụ cực đại cho nên màu của dung dịch ở nghiệm thức này không xuất hiện màu vàng nhạt nhưng đục như ở hình 3.1. Sự tăng dần thời gian đun của mẫu lần lượt là 10 phút, 20 phút, 30 phút cho thấy kết quả rõ hơn, ở nghiệm thức đun 20 phút cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại rõ ràng tại bước sóng λmax = 390 nm cho giá trị λ .
  • 49. Đồ án tốt nghiệp 40 Vì thế từ kết quả trên cho ta thấy rằng trong mẫu có xuất hiện đỉnh hấp thụ do hiện tượng cộng hưởng plasmon bề mặt của các hạt AgNP. Điều này chứng tỏ có sự hình thành hạt AgNP và thời gian đun ảnh hưởng đến sự hình thành hạt. Màu của mẫu có màu vàng, bền và không bị keo tụ trong quá trình bảo quản, tuy nhiên đỉnh hấp thụ hình thành trong khoảng bước sóng rộng chứng tỏ hạt AgNP hình thành có kích thước lớn. Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian đun lên sự hình thành AgNP 3.1.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt đun lên sự tổng hợp Ag NP Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đun mẫu lên sự tạo thành dịch chiết nha đam được trình bày trong đồ thị 3.2 dưới đây:
  • 50. Đồ án tốt nghiệp 41 Đồ thị 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP Qua đồ thị 3.2 cho ta thấy khi ở nhiệt độ phòng độ hấp thu ở nhiệt độ phòng (mẫu ĐC) rất thấp và không thể hiện rõ được đỉnh cực đại chứng tỏ hiệu quả của việc tổng hợp AgNP không cao. Còn ở nhiệt độ 80C và 100C có độ hấp thu quang phổ tương đối bằng nhau nhưng ở 80C có đỉnh hấp thu từ bước sóng 346 nm đến bước sóng 413 nm với quang phổ hấp thu cực đại là 386 nm có giá trị 0,5201cao hơn đỉnh hấp thu cực đại khi không đun hoặc đun ở 100°C. Theo như nghiên cứu của ( Patcharaporn Tippayawat và cộng sự, 2016 ) phát hiện ra rằng thời gian phản ứng và nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự hình thành các cấu trúc AgNP, kết quả qua phân tích quang phổ hấp thụ UV- vis của AgNP cho thấy sự hấp thu tối đa ở bước sóng 420 nm và được cho là xảy ra cộng hưởng Plasmon bề mặt của AgNP, kết quả này tương đương với kết quả thí nghiệm ở đồ thị 3.2 trên. Dựa trên kết quả trên có thể kết luận rằng khi tăng nhiệt độ đun sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tạo AgNP, vì vậy chúng tôi chọn ở nhiệt độ đun cho mẫu thích hợp ở 80°C vì điều đó đảm bảo cho giá trị mật độ quang khá cao (λmax = 0,5201) và dung dịch tổng hợp AgNP có màu bền, không bị keo tụ. Hình 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đun lên sự hình thành AgNP 3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP Kết quả ảnh hưởng thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP được trình bày trong đồ thị 3.3 dưới đây:
  • 51. Đồ án tốt nghiệp 42 Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự tổng hợp AgNP Theo như quan sát và phân tích đồ thị 3.3 cho ta thấy rằng khi tăng thời gian khuấy lên thì mật độ quang tăng lên và cho kết quả cao nhất ở 30 phút khuấy trong khoảng bước sóng từ 341 nm – 415 nm với đỉnh hấp thu cực đại tại λmax = 0,4129, còn ở thời gian khuấy 40 phút và 50 phút xuất hiện độ hấp thu nhưng kết quả không rõ ràng. Có thể giải thích rằng ở thời gian khuấy 30 phút là thời gian khử tối ưu để khử lượng lớn nhất ion bạc thành AgNP, vì màu của dung dịch có màu vàng bền và không bị keo tụ. Vì vậy theo như kết quả trên thì chúng tôi chọn ra khoảng thời gian khuấy thích hợp để tạo ra lượng AgNP nhiều nhất là 30 phút là mẫu tối ưu.
  • 52. Đồ án tốt nghiệp 43 Hình 3.3. Ảnh hưởng của thời gian khuấy lên sự hình thành AgNP 3.1.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp AgNP Kết quả ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam kết hợp với dung dịch AgNO3 lên sự tổng hợp Ag NP được trình bày trong đồ thị 3.4 và hình 3.4 dưới đây: Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng tỷ lệ dịch chiết nha đam-AgNO3 lên sự hình thành AgNP Từ đồ thị 3.4 cho ta thấy tỷ lệ 1-0 và 0-1 là nghiệm thức ĐC nên không có đỉnh hấp thu quang phổ cực đại. Khi tăng thể tích AgNO3 lên thì mật độ quang tăng dần lên cho kết quả cao nhất ở tỷ lệ lệ dịch chiết - AgNO3 : 1- 2 cho đỉnh hấp thu nằm trong khoảng bước sóng từ 342nm – 408nm với đỉnh hấp thu cực đại ở bước sóng 370,5 nm cho giá trị λmax= 0.75032, điều này có thể giải thích rằng lượng AgNP được tạo ra ở tỷ lệ này là khá tốt. Nếu tiếp tục tăng thể tích lên thì khả năng tạo giá trị mật độ quang cực đại càng giảm, điều này có thể giải thích là do khi tăng tỷ lệ dịch chiết – AgNO3 : 1- 4, hàm lượng ion Ag trong dung dịch tăng lên nên làm lượng chất khử có trong dịch chiết nha đam không đủ để khử Ag± thành Ag nên làm giảm mật độ quang.
  • 53. Đồ án tốt nghiệp 44 Trong quá trình bảo quản mẫu AgNP thì không thấy xuất hiện sự keo tụ của dung dịch, màu của dung dịch AgNP có màu vàng bền, nhưng riêng ở mẫu tỷ lệ 1-2 có màu vàng nhạt và trong hơn hơn mẫu tỷ lệ còn lại. Như vậy, theo như kết quả trên thì chúng tôi chọn tỷ lệ 1-2 làm mẫu tối ưu để đảm bảo giá trị mật quang ở trị λmax= 0,7503. Hình 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ dịch chiết nha đam – AgNO3 lên sự hình thành AgNP 3.2. Kết quả chụp phổ tán xạ năng lượng tia X - EDS xác định sự có mặt của Ag trong mẫu
  • 54. Đồ án tốt nghiệp 45 Hình 3.5. Ảnh EDS xác định sự có mặt của Ag Ghi chú: - C K: là lượng Carbon trong hợp chất chứa trong mẫu. - Ag L: là AgNP có mặt trong mẫu. Qua quan sát hình 3.5 kết quả chụp EDS cho thấy trong mẫu tạo thành có AgNP, hàm lượng Ag chiếm 21,53% về khối lượng so với lượng C có trong mẫu , chiếm 2,97% trên tổng số nguyên tử so với nguyên tử Carbon có trong mẫu. Như vậy theo như phân tích kết quả trên thì quá trình sử dụng tác nhân khử là dịch chiết nha đam để tổng hợp các hạt AgNP đã xảy ra và có hạt AgNP tạo thành. Nhưng so với kết nghiên cứu của (Shakeel Ahmed và cộng sự, 2016) thì kết quả tạo ra Thành phần Phần trăm khối lượng (%) Phần trăm nguyên tố (%) C K 78.47 97.03 Ag L 21.53 2.97 Tổng 100.00 100.00
  • 55. Đồ án tốt nghiệp 46 3,85% AgNP vì vậy lượng AgNP tạo ra ít hơn so với nghiên cứu của họ. Quy trình tiến hành tương tự với Shakeel Ahmed và cộng sự kết quả có khác biệt là do điều kiện sinh trưởng khác nhau của nha đam và do hóa chất sử dụng khác nhau. 3.3. Kết quả xác định kích thước AgNP bằng phương pháp kính hiển vi điện tử Hình 3.6. Kết quả ảnh chụp kính hiển vi điện tử truyền qua TEM Từ hình 3.6 cho thấy hạt AgNP tổng hợp từ dung dịch AgNO3 với tác nhân khử là dịch chiết nha đam có dạng hình cầu đây là các hình dạng thường gặp AgNP trong các nghiên cứu trước đó. Theo như kết quả nghiên cứu của (S Medda và Cộng sự, 2015) thì các hạt không đồng nhất về hình dạng ví dụ như hình chữ nhật, hình tam giác và hình cầu phân bố đồng đều, điều này cũng tương đương với kết quả ở hình 3.6.
  • 56. Đồ án tốt nghiệp 47 Đồ thị 3.5. Mật độ phân bố của hạt AgNP trong dung dịch Qua phân tích đồ thị 3.5 và phục lục 1 ta có thể thấy hạt AgNP được tạo thành có kích thước không đồng đều nhưng đường kính chủ yếu của hạt là 2,1 nm (chiếm 6,3% tổng số hạt), kích thước chiếm tỉ lệ nhiều thứ hai là 2,4 nm (chiếm 5,3 tổng số hạt). Độ dao động của đường kính hạt rất lớn từ 2,1 – 3,8 nm. Chính độ dao động lớn và kích thước của các hạt AgNP không đồng đều đã làm cho kết quả phân tích UV-vis không cho đỉnh cao như trong nghiên cứu của (S. Medda và Cộng sự, 2015). Độ phân bố và kích thước hạt được xử lí trên phần miềm IMAGEJ. 3.4. Khảo sát các tính chất kháng khuẩn dung dịch AgNP Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của dung dịch AgNP
  • 57. Đồ án tốt nghiệp 48 ( a) Salmonella ( b) bacillus subtilis ( c) Escherichia coli (d) Staphylococcus aureus Hình 3.7. Kết quả kháng khuẩn của dung dịch AgNP với các chủng Theo như quan sát hình 3.7 ta thấy trên cả 2 đĩa sau khi nuôi cấy 24h ở 37°C của 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli không xuất hiện vòng tròn kháng khuẩn mà vi khuẩn mọc tràn lan trên đĩa, do đó dung dịch AgNP không có hoạt
  • 58. Đồ án tốt nghiệp 49 tính kháng khuẩn đối với 2 chủng vi khuẩn này. Trên 2 đĩa Bacillus subtilis cho đường kính vòng kháng 12 mm, còn ở Salmonella có đường kính vòng kháng 10 mm. Kết quả này chứng tỏ hoạt tính kháng khuẩn của AgNP tổng hợp từ dịch chiết nha đam đối với 2 chủng Bacillus subtilis và Salmonella. Do đó dung dịch AgNP trong gel nha đam có họat tính kháng khuẩn đối với 2 chủng Bacillus subtilis và Salmonella. Theo như kết quả nghiên cứu của ( L và Durairaj Sadhasivam, TR, 2014) thì dịch chiết nha đam kết hợp với AgNO3 tạo AgNP khi khảo sát kháng khuẩn có đường kính 15nm cho vùng ức chế Escherichia coli và Bacillus subtilis. Từ đó có thể kết luận rằng dung dịch AgNP cho kết quả kháng cao hơn kết qảu nghiên cứu của ( L và Durairaj Sadhasivam, TR, 2014), cho đường kính vòng kháng Bacillus subtilis 12 mm, Salmonella 10 mm. Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới đây: Staphylococcus aureus Escherichia coli Hình 3.8. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 3% chitosan
  • 59. Đồ án tốt nghiệp 50 Hình 3.9. Kết quả kháng khuẩn màng CS-AgNP với 5% chitosan Hình 3.10. Kết quả kháng khuẩn của màng CS-AgNP với 7% chitosan Kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn của màng CS- AgNP được trình bày dưới bảng 3.1 dưới đây:
  • 60. Đồ án tốt nghiệp 51 Bảng 3.1. Kích thước vòng kháng khuẩn của CS-AgNP (mm) Hàm lượng Chitosan trong màng (%) 3 (%) 5 (%) 7 (%) Staphylococcus aureus Lần 1 10 mm 13 mm 16 mm Lần 2 9 mm 12mm 14 mm Lần 3 11 mm 12 mm 15 mm Trung bình 10 mm 12,3 mm 15 mm Đối chứng 18 mm 16 mm 19 mm Escherichia coli Lần 1 12 mm 10 mm 12 mm Lần 2 10 mm 12 mm 11 mm Lần 3 9 mm 13 mm 14 mm Trung bình 10,3 mm 11,6 mm 12,3 mm Đối chứng 12 mm 13 mm 10 mm Hình 3.11. Màng bán thấm ở CS – AgNP Qua các hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11 và bảng 3.1 ta thấy hoạt tính kháng khuẩn của màng CS -AgNP được thể hiện rất mạnh đối với hai chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Hoạt tính được thể hiện mạnh nhất ở màng CS-AgNP với 7%
  • 61. Đồ án tốt nghiệp 52 chitosan với đường kính của vòng kháng khuẩn ở chủng Staphylococcus aureus là 15 mm còn ở chủng Escherchia coli là 12,3 mm . Còn ở hai nồng độ 3% và 5% thể hiện hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn so với nồng độ chitosan 7%. So với kết quả ở hình 3.7 (c) và 3.7 (d) thì ta có thể kết luận rằng dung dịch AgNP khi không có chitosan thì không có khả năng kháng lại 2 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli, khi AgNP được kết hợp vơi chitosan ở các nồng độ thì cho khả năng kháng mạnh nhất ở 7% với đường kính của vòng kháng khuẩn ở Staphylococcus aureue là 15 mm còn ở Escherichia coli là 12,3 mm. Theo như kết quả của ( Rita Singh và Durgeshwer Singh, 2014), thì các thí nghiệm được thực hiện trên các chủng Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus để xác định hiệu quả kháng khuẩn của màng CS- AgNP với các nồng độ 30, 50, 70 và 100 ppm, thì không có tính kháng đối với seudomonas aeruginosa, ở Staphylococcus aureus thì màng CS- AgNP nồng độ 100 ppm cho thấy hoạt tính kháng khuẩn. Từ đó có thể lết luận rằng màng CS - AgNP có thể kháng được Staphylococcus aureus với đường kính vòng kháng 15 mm và Escherichia coli với đường kính vòng kháng là 12,3 mm ở nồng độ 7%.
  • 62. Đồ án tốt nghiệp 53 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Đồ án tốt nghiệp đã thực hiện được các thí nghiệm và xác định được các yếu tố: - Nhiệt độ đun tạo dịch chiết là 80° C. - Thời gian đun tạo dịch chiết là 20 phút - Thời gian khuấy tạo AgNP là 30 phút - Tỷ lệ tạo AgNP là 1-2. - Khi phân tích TEM cho thấy hạt AgNP có hình cầu với khoảng kích thước chủ yếu là 2,1 nm chiếm 6,3% tổng số hạt. Nhưng dao động của kích thước hạt lớn trong khoảng 2,1 nm –23 nm, cho nên làm ảnh hưởng đến kết quả của đo UV- Vis. - Khi phân tích EDS thì lượng Ag chiếm 21,53% so với khối lượng C, về nguyên tử chiếm 2,97% so với C. - Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP cho kết quả đường kính vòng kháng với 2 chủng vi khuẩn Bacillus subtilis 12 mm và Salmonella 10 mm. - Khi khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của màng CS – AgNP cho kết quả đường kính vòng kháng với 2 chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli ở mẫu nồng độ chitosan 7% là cao nhất. Qua nghiên cứu có thể kết luận rằng khả năng tổng hợp AgNP từ tác nhân khử là dịch chiết nha đam là rất tốt, hỗn hợp CS- AgNP tạo màng bao còn cung cấp một lựa chọn tiêu dùng xanh, thân thiện với môi trường hơn là dùng các loại hóa chất độc hại hay các chất bảo quản thực phẩm tổng hợp, ngoài ra còn tăng cường an toàn thực phẩm, do nó có chứa các hợp chất kháng sinh và kháng nấm, các hợp chất này có khả năng trì hoãn hoặc ngăn chặn hoạt động xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh thực phẩm cũng như gây hư hỏng.
  • 63. Đồ án tốt nghiệp 54 Kiến nghị Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nên đồ án nghiên cứu vẫn chưa được hoàn chỉnh, vì thế chúng tôi kiến nghị cần nghiên cứu mở rộng một cách toàn diện như: + Nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch AgNO3 bằng các tác nhân khử trong dịch chiết các bộ phận khác của cây nha đam như vỏ, hoa. + Nghiên cứu định lượng AgNP tạo thành. + Nghiên cứu độc tính của AgNP. + Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dung dịch AgNP trên các chủng vi khuẩn khác.
  • 64. Đồ án tốt nghiệp 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Chử Thị Thu Huyền và Cộng sự (2014). Nano tiểu phân bạc và triển vọng ứng dụng trong Dược học. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 30(2):23-32. Nguyễn Ngọc Tú (2009). Nghiên cứu gel nước thông minh nhạy pH lai nano bạc. Unpublished Khóa luận tốt nghiệp đại học chính quy. Nguyễn Ngọc Hùng (2011). Nghiên cứu chế tạo hạt nano bạc và khả năng sát khuẩn của nó. Khoá luận tốt nghiệp đại học. Đại học quốc gia Hà Nội-trường đại học công nghệ, Hà Nội. Nguyễn Thị Thu Trang (2016). Chế tạo, nghiên cứu một số tính chất của vật liệu tổ hợp polylactic axit/chitosan và thăm dò khả năng mang thuốc quinin của vật liệu. Luận án tiến sĩ hóa học. Học viện Khoa học và Công nghệ, Hà Nội. Ngô Võ KếThành và Cộng sự (2009). Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của tấm vải cotton ngâm trong dung dịch keo nano bạc. Tạp chí phát triển kh&cn, 12(03):69- 76. Tưởng Ngọc Thục Uyên (2010). Nghiên cứu quy trình tạo hạt và các điều kiện tối ưu nhằm tăng cường khả năng kháng khuẩn của nano chitosan. Luận Văn Thạc sĩ Sinh Học. Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuộc. Trần Đại Lâm và Cộng sự (2006). Nghiên cứu sự phân hủy sinh học và quá trình giải phóng thuốc invitro từ chất mang nano chitosan gắn hoạt chất artesunat. Tạp chí phân tích Lý Hoá Sinh, 11(1):57-60. Tài liệu nước ngoài Ahmed MJ, Singh Z và Khan AS (2009), "Postharvest Aloe vera gel-coating modulates fruit ripening and quality of ‘Arctic Snow’ nectarine kept in ambient and cold storage", International Journal of Food Science and Technology. 44, tr. 1024- 1033.
  • 65. Đồ án tốt nghiệp 56 C Krishnaraj và Cộng sự (2012). Optimization for rapid synthesis of silver nanoparticles and its effect on phytopathogenic fungi. Spectrochim Acta A, 93:95-99. Davis RH và các cộng sự (1989), "Wound healing, oral and topical activity of Aloe vera", Journal of the American Podiatric Association. 79(11), tr. 559-562. EFSA (2011). Guidance on the risk assessm, ent of the vapplication of nanoscience and nanotechnology in the food and feed chain. European Food Safety Authority Journal, 9(5):2140. Hang Thi Au và Cộng sự (2012). Fabrication of An Antibacterial Non- Woven Mat of a poly(lactic acid)/Chitosan Blend by Electrospinning. Macromolecular Research, 20(1):51-58. He và cộng sự (2002).Study on nonenzymatic browning of aloe products and itsinhibition methods. Food Sci (Chenses) 23 (10): 53 – 56. Khalaf HH và các cộng sự (2013), "Stability of antimicrobial activity of pullulan edible films incorporated with nanoparticles and essential oils and their impact on turkey deli meat quality", Journal Food Dairy Sciences. 4, tr. 557-573. Kharwa RN và Gange AC Verma VC (2010). Biosynthesis of antimicrobial silver nanoparticles by the endophytic fungus Aspergillus clavatus. Journal of nanomedicine, 5(1):tr. 33-40. Kluge và cộng sự (1979).Crassulacean acid metabolism (CAM) in leaves of Aloe arborescens Mill: comparative studies of the carbon metabolism of chlorochym and central hydrenchym. Planta, 145, 357 – 363. L.E. Newton (1979). In defence of the name Aloe vera. Cactus and Succulent, 41(Journal of Great, Britain):29-30. L và Durairaj Sadhasivam, JR (2014). Evaluation Profile of Silver Nanoparticle Synthesized By Aloe Vera Extract. International Journal of ChemTech Research, 6(9): 4379-4385.