SlideShare a Scribd company logo
1 of 59
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
NUÔI TẰM LỚN
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ : TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trình độ: Sơ cấp nghề
2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 05
3
LỜI GIỚI THIỆU
Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề
trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều
vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao
hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm
cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao,
cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể
thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ
nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên
trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều
về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên
nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ
ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao
động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt
có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình
đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu
nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kénĐể hoàn thiện bộ
giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức
Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động -
Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng
góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi
tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ
Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các
cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham
gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ
giáo trình này.
4
Giáo trình “Nuôi tằm lớn” giới thiệu khái quát về kỹ thuật cho tằm lớn ăn;
kỹ thuật thay phân bằng tay, kỹ thuật thay phân bằng lƣới, kỹ thuật san tằm, điều
chỉnh điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho tằm sinh trƣởng phát dục; kỹ thuật xử
lý tằm thức ngủ ở giai đoạn tuổi 4.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ
thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh
tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN 8
1. Xác định số lƣợng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm 8
1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lƣợng tằm và sức ăn của tằm 9
1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm 9
1.1.2. Căn cứ vào số lƣợng tằm 10
1.2. Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu 10
1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm 11
1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn 11
2. Cho tằm lớn ăn 12
2.1. Đảo dâu trƣớc khi cho ăn 12
2.2. Kiểm tra nong tằm 13
2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu 15
2.4. Phƣơng pháp cho tằm lớn ăn 16
2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá 16
2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành 19
3. Bảo quản lá dâu 21
BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM 23
1. Mục đích của việc thay phân 23
2. Xác định thời điểm thay phân 24
3. Số lần thay phân tằm 26
3.1. Mật độ nuôi tằm 26
3.2. Điều kiện môi trƣờng 26
3.3. Phƣơng pháp nuôi tằm 26
3.4. Tuổi tằm 26
4. Phƣơng pháp thay phân tằm 27
4.1. Thay phân bằng lƣới 27
6
4.2. Thay phân bằng tay 29
5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm 30
6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 32
6.1. Nhiệt độ 32
6.2. Ẩm độ 32
6.3. Phƣơng pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 33
7. Điều chỉnh gió và ánh sáng 34
BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 35
1. Tằm ƣớm ngủ 36
1.1. Xử lý tằm ƣớm ngủ 36
1.2. Điều chỉnh nhiệt độ 37
1.3. Điều chỉnh ẩm độ 38
1.4. Điều chỉnh ánh sáng 39
2.Tằm đang ngủ 39
2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 40
2.2. Điều chỉnh ẩm độ 41
2.3. Điều chỉnh ánh sáng 41
3. Tằm dậy 41
3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 42
3.2. Điều chỉnh ẩm độ 42
3.3. Điều chỉnh ánh sáng 42
3.4. Xử lý mình tằm 42
3.5. Cho tằm ăn 43
4. Xử lý tằm thức ngủ không đều 43
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45
7
MÔ ĐUN: NUÔI TẰM LỚN
Mã mô đun: MĐ 05
Giời thiệu mô đun
Mô đun Nuôi tằm lớn là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề
trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng dâu, nuôi
tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san
tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức ngủ. Đồng thời mô đun cũng trình
bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi
kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn
bị đƣợc thức ăn, vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dƣỡng, chăm
sóc tằm lớn; thực hiện đƣợc các công việc cho tằm lớn ăn, thay phân san tằm và
xử lý tằm ở giai đoạn đặc biệt.
8
BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN
Mã bài: MĐ05–1
Tằm lớn là giai đoạn tằm bắt đầu ngủ dậy tuổi 4 cho đến khi tằm đẫy sức
ở tuổi 5, bắt đầu nhả tơ kết kén. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tằm ăn rỗi.
Khả năng sinh trƣởng của tằm ở giai đoạn ăn rỗi rất mạnh. Tằm cần ăn
lƣợng dâu lớn, chiến trên 75% lƣợng dâu ăn cả lứa.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm lớn, cần chú ý các
biện pháp kỹ thuật, điều kiện môi trƣờng phù hợp, chất lƣợng lá dâu đảm bảo,
tằm ăn no, giúp tằm sinh trƣởng, phát dục tốt, lứa tằm đồng đều, chín tập trung.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc kỹ thuật nuôi dƣỡng chăm sóc tằm lớn;
 Dự trù đƣợc lƣợng lá dâu cho tằm ăn từng ngày và từng tuổi;
 Thực hiện cho tằm ăn đúng kỹ thuật;
 Kiểm tra nhà tằm, nong tằm và dâu trƣớc và sau mỗi bữa ăn;
 Có ý thức bảo vệ môi trƣờng, cần cù chịu khó trong học tập.
A. Nội dung
1. Xác định số lƣợng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm
Số lƣợng dâu ăn của tằm ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng, phát dục của
tằm. Tằm đƣợc ăn dâu đầy đủ về chất và lƣợng sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng
cao, phát dục đồng đều.
 Nếu cho tằm ăn dâu với số lƣợng ít, chất lƣợng không bảo đảm, ảnh
hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm, tằm thức ngủ không đồng đều, dễ
bị nhiễm bệnh.
 Nếu cho tằm ăn với số lƣợng nhiều, chất lƣợng lá dâu kém tằm ăn không
hết, dẫn đến lá dâu trong nong dƣ nhiều, gây lãng phí dâu. Mặt khác, làm cho
nong tằm bị ô nhiễm, tằm dễ bị bệnh.
Do đó, ta cần xác định lƣợng dâu cho tằm ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe
tằm và công việc nuôi tằm có hiệu quả kinh tế.
Số lƣợng lá dâu cho tằm ăn trong một ngày đêm phụ thuộc vào:
 Yếu tố môi trƣờng.
 Tuổi tằm.
 Giai đoạn tằm
 Chất lƣợng lá dâu.
9
1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lƣợng tằm và sức ăn của tằm
1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm
Để xác định số lƣợng dâu cho tằm ăn một ngày đêm, cần căn cứ vào sức ăn
dâu của tằm ở mỗi tuổi và các giai đoạn trong một tuổi.
 Tằm tuổi 4 ăn hết 15 – 20% tổng số dâu tằm ăn cho cả lứa.
 Tằm tuổi 5 cần 55 – 60% tổng số dâu cho tằm ăn cả lứa. Đây là giai đoạn
tằm ăn dâu mạnh nhất, vì tằm cần tập trung chất dinh dƣỡng để bƣớc sang giai
đoạn nhả tơ kết kén hóa nhộng.
Ví dụ: Để nuôi 1 hộp trứng có 20 gam thì lƣợng dâu cho tằm ăn ở mỗi tuổi
và mỗi giống khác nhau:
Đối với tằm độc hệ:
 Tằm tuổi 4 cần 80 – 90 kg dâu cho cả tuổi.
 Tằm tuổi 5 cần 450 – 475 kg dâu cho cả tuổi.
 Tổng lƣợng dâu cần thiết cho tằm độc hệ ăn từ tuổi 4 đến tuổi 5 là 520 –
565 kg dâu.
Đối với tằm đa hệ và đa hệ lai:
 Tằm tuổi 4 cần ăn từ 35 – 50 kg dâu.
 Tằm tuổi 5 cần 300 – 325 kg dâu.
 Tổng lƣợng dâu cho tằm ở giai đoạn tằm lớn 335 – 375 kg dâu.
Trong cùng một tuổi, mức độ ăn dâu của tằm cũng khác nhau. Các giai
đoạn ăn dâu của tằm:
Giai đoạn tằm mới dậy:
 Giai đoạn này tằm ăn lá dâu phải non hơn tuổi, tằm ăn còn yếu, lƣợng
dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên thƣờng bằng lƣợng dâu của một bữa của tuổi 3.
 Do lƣợng dâu ăn không nhiều nên cần tăng bữa ăn trong ngày.
Giai đoạn ăn mạnh:
 Bƣớc sang ngày thứ 2 trở đi, tằm bắt đầu ăn mạnh dần. Do đó, cần điều
chỉnh lƣợng dâu tăng lên, tạo điều kiện môi trƣờng phù hợp.
 Tăng lƣợng dâu ăn trong bữa và rút số bữa cho ăn phù hợp, kiểm tra sức
ăn của tằm để quyết định số lần cho ăn hợp lý, tránh lãng phí dâu.
 Giai đoạn tằm ăn mạnh cần chú ý cho tằm ăn đầy đủ bằng cách tăng
lƣợng dâu cho tằm ăn ở mỗi bữa.
 Khi thấy trong nong còn một ít lá dâu, tiến hành cho tằm ăn bữa tiếp
theo, không để tình trạng lá dâu hết kiệt mới cho tằm ăn.
10
Giai đoạn tằm ăn yếu:
 Khi tằm chuẩn bị đẫy sức ở các tuổi, sức ăn của tằm giảm dần. Lúc này,
ngƣời nuôi tằm phải giảm lƣợng dâu ăn trong lứa, lá dâu non hơn, tăng bữa ăn
cho tằm.
 Trƣớc khi ngủ, sức ăn dâu của tằm kém, lƣợng dâu cung cấp cho giai
đoạn này cần giảm xuống để tạo độ thông thoáng cho nong tằm và tránh lãng phí
dâu.
Bữa ăn thêm:
 Đây là bữa ăn bổ sung khi trong nong đã có trên 70% con tằm đã ngủ.
 Cho ăn bổ sung nhằm tạo điều kiện cho tằm ngủ đều, không bỏ đói
những con tằm ngủ muộn.
 Đối với bữa ăn thêm, cần cho tằm ăn một lƣợng dâu ít và rải lá dâu
mỏng. Tốt nhất nên câu tằm nuôi riêng để có điều kiện chăm sóc tốt hơn, dễ
dàng điều chỉnh khả năng phát dục của tằm đều hơn.
Thời điểm cắt dâu:
 Đây là thời điểm rất quan trọng, nó liên quan đến sức sinh trƣởng của
tuổi sau và ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng kén.
 Khi tằm ngủ trên 95% cắt dâu là hợp lý.
1.1.2. Căn cứ vào số lƣợng tằm
Số lƣợng lá dâu còn phụ thuộc vào số lƣợng tằm. Nếu nuôi tằm với số
lƣợng nhiều, cần phải dự trữ nhiều dâu để đảm bảo không thiếu dâu cho tằm ăn.
Nếu tằm ăn thiếu dâu sẽ ảnh hƣởng đến sức sống của tằm.
Căn cứ vào số lƣợng nong nuôi tằm, mật độ tằm trên nong, căn cứ vào sức
ăn của tằm mà quyết định lƣợng dâu ăn.
Nếu nuôi tằm với mật độ dày, sức ăn mạnh ta cần tăng số lƣợng lá dâu
nhiều hơn khi nuôi tằm với mật độ thấp, sức ăn dâu yếu.
1.2. Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu
Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu để quyết định lƣợng dâu cho tằm ăn phù hợp,
tránh hiện tƣợng lãng phí dâu.
Nếu cho tằm ăn lá dâu đảm bảo chất dinh dƣỡng, lá có nhiều protein, ít
nƣớc, hàm lƣợng chất xơ cao, lá dày, thì giảm số lƣợng lá dâu cho tằm ăn.
Nếu lá dâu cho tằm ăn không đạt tiêu chuẩn, lá dâu già quá hoặc non quá,
lá mỏng, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, phải tăng số bữa cho ăn.
Tuyệt đối không đƣợc tăng lƣợng dâu trong một bữa và cần tăng số lần
thay phân.
11
Lƣợng lá dâu cho tằm ăn cần đảm bảo tằm ăn no dâu, không bị đói. Tằm bị
đói sẽ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm.
1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm
Mùa vụ nuôi tằm liên quan đến mùa vụ sinh trƣởng cây dâu, chất lƣợng, độ
tƣơi héo của lá dâu. Do đó, mùa vụ nuôi tằm cũng liên quan đến số lƣợng lá dâu
cho tằm ăn, số bữa ăn trong một ngày đêm.
 Vào mùa hè, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, cần cho tằm ăn
nhiều bữa nhƣng giảm lƣợng dâu cho ăn một bữa hoặc tăng lƣợng dâu so với
yêu cầu lƣợng dâu của từng tuổi. Vào mùa hè nên cho tằm ăn dâu cành để lá dâu
tƣơi lâu, đảm bảo luôn có dâu cho tằm ăn và thông thoáng trong nong tằm.
 Vào mùa thu, mùa xuân, thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao,
lá dâu tƣơi lâu. Do đó, nên giảm bữa ăn, tăng lƣợng dâu ăn trong bữa.
1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn
Tằm lớn ăn lá đã thuần thục. Tuyệt đối không cho tằm ăn lá dâu quá già, lá
dâu vàng, bị bệnh và bị ƣớt.
Mặc dù tằm tuổi lớn yêu cầu chất lƣợng lá dâu không quá khắt khe nhƣ
tằm con, nhƣng nếu cho tằm ăn lá dâu quá ít chất dinh dƣỡng, lá quá già sẽ ảnh
hƣởng không tốt đến sự sinh trƣởng của tằm, tằm dễ bị bệnh, ảnh hƣởng đến
chất lƣợng và sản lƣợng kén.
Chất lƣợng lá dâu ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của tằm:
 Tằm ăn lá dâu có chất lƣợng tốt:
+ Tằm sinh trƣởng, phát dục tốt.
+ Tăng sức đề kháng cho tằm.
+ Tuyến tơ đƣợc tạo thành nhanh chóng, đáp ứng cho quá trình nhả tơ kết
kén ở giai đoạn sau, giúp tăng năng suất và chất lƣợng tơ kén.
+ Rút ngắn đƣợc thời gian phát dục của một lứa tằm từ 1 – 2 ngày.
 Tằm ăn lá dâu kém chất lƣợng, lá có hàm lƣợng nƣớc cao, ít chất xơ, bột
đƣờng, lá dâu héo, lá vàng lá bị bệnh.
+ Tằm sinh trƣởng, phát dục không đều, khó nuôi.
+ Việc hình thành tuyến tơ gặp khó khăn hơn.
+ Tằm lớn ăn phải lá dâu non, tằm dễ bị bệnh, sức khỏe tằm giảm.
+ Thời gian phát dục của mỗi lứa tằm sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày.
Chất lƣợng lá dâu ảnh hƣởng nhiều đến số lƣợng dâu cho tằm ăn trong một
ngày đêm.
12
H05-1: Lá dâu bị bệnh rỉ sắt
Lá dâu héo, lƣợng nƣớc và chất dinh dƣỡng giảm. Tằm ăn lá dâu nhƣ vậy
thƣờng yếu, dễ mẫn cảm với bệnh và các điều kiện khí hậu bất lợi, làm giảm
chất lƣợng kén.
Lá dâu bị ƣớt: Cho tằm ăn lá dâu bị ƣớt sẽ tăng ẩm độ của nong tằm, làm
cho tằm dễ phát sinh bệnh tật. Đồng thời, khi ăn phải lá dâu bị ƣớt tằm hay mắc
các bệnh đƣờng ruột, bệnh bủng mủ và bệnh vôi. Vì thế, trong quá trình nuôi
tằm, tuyệt đối không cho tằm ăn phải lá dâu bị ƣớt sƣơng, ƣớt nƣớc mƣa. Cần
làm khô lá dâu trƣớc khi cho tằm ăn.
Lá dâu quá già không đảm bảo đƣợc chất dinh dƣỡng cho tằm ăn, tằm ăn
không đủ no để sinh trƣởng, phát dục.
2. Cho tằm lớn ăn
Cho tằm lớn ăn cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tằm ăn
dâu đầy đủ, tằm không bị đói.
2.1. Đảo dâu trƣớc khi cho ăn
Trƣớc khi cho tằm ăn cần tiến hành đảo dâu để đảm bảo lá dâu ở mọi vị trí
đồng đều về chất lƣợng.
Trong quá trình bảo quản lá dâu bị hấp hơi nóng. Vì vậy, trƣớc khi cho tằm
ăn, ta đảo dâu để tránh nóng và hấp hơi, đảm bảo lá dâu không bị giảm chất
lƣợng do nhiệt độ cao, cần chọn lá dâu trƣớc khi cho tằm ăn.
13
H05-2: Đảo dâu
Trong quá trình đảo dâu, cần loại bỏ ngọn non, lá vàng, héo, úa, sâu bệnh.
Vì đây là những lá dâu không đảm bảo chất dinh dƣỡng cho tằm lớn ăn.
 Lá dâu ở những ngọn non có hàm lƣợng nƣớc cao, không phù hợp với
nhu cầu dinh dƣỡng của tằm. Tằm ăn lá dâu quá non dễ bị bệnh đƣờng ruột,
bệnh tằm bủng, bệnh tằm vôi...
 Lá dâu vàng, héo, úa có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, tằm ăn không
đƣợc cung cấp đủ chất dinh dƣỡng. Tằm ăn những lá dâu này dễ bị bệnh, sức
khỏe kém, sức đề kháng giảm sút.
 Lá dâu có mầm mống gây bệnh. Do đó, khi tằm ăn phải những lá dâu
này dễ gây bệnh cho tằm. Ví dụ: tằm ăn lá dâu có chứa đa giác thể, tằm sẽ bị
bệnh bủng...
Đảo dâu, quạt dâu còn có tác dụng làm khô lá dâu, đảm bảo tằm không ăn
lá dâu bị ƣớt.
2.2. Kiểm tra nong tằm
Kiểm tra nong tằm trƣớc khi cho tằm ăn là khâu kỹ thuật quan trọng, nhằm
quyết định lƣợng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.
Khi kiểm tra nong tằm, ta chú ý đến lƣợng dâu cho tằm ăn bữa trƣớc:
 Nếu lƣợng dâu bữa trƣớc còn nhiều trên nong, thì giảm số lƣợng lá dâu
cho tằm ăn bữa sau để tránh lãng phí.
 Nếu lƣợng dâu bữa trƣớc còn ít hoặc đã hết dâu thì ta cho tằm ăn số
lƣợng dâu nhiều vào bữa sau để đảm bảo tằm không bị đói.
Kiểm tra nong tằm ta cần để ý đến mật độ nuôi tằm:
14
 Mật độ nong tằm nuôi dày: cần tiến hành san tằm với mật độ hợp lý để
tằm đƣợc ăn dâu đầy đủ. Không nên để nong tằm quá dày, tằm bò lên nhau, hạn
chế quá trình ăn dâu của tằm, lƣợng dâu không đủ cho tằm ăn, tằm bị đói, ảnh
hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát dục của tằm.
 Mật độ nong tằm thƣa: nên dồn tằm lại với mật độ vừa phải. Nong tằm
thƣa sẽ gây lãng phí dâu khi cho tằm ăn. Đồng thời, gây lãng phí công lao động,
dụng cụ nuôi tằm...
Quan sát nong tằm để điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm phù hợp:
Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao:
 Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm cao một phần là do thời tiết, một phần là do
lƣợng phân trong nong tằm quá nhiều. Phân tằm lên men, ẩm độ và nhiệt độ
nong tằm tăng, tăng khả năng gây bệnh cho tằm. Vì vậy, cần tiến hành các biện
pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm nhiệt độ và ẩm độ nong tằm, tạo môi trƣờng
thuận lợi cho tằm ăn dâu tốt nhất.
 Giảm nhiệt độ trong nong tằm bằng cách mở cửa, tạo độ thông thoáng
trong nhà tằm, hoặc dùng quạt để không khí trong nhà tằm đƣợc lƣu thông.
 Rắc vôi bột lên nong tằm để giảm ẩm độ trong nong.
 Không nên để ẩm độ nong tằm quá cao, vì ẩm độ cao là môi trƣờng
thuận lợi cho nấm bệnh và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.
 Nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dƣỡng do quá
trình chuyển hóa các chất trong lá dâu. Do đó, cần tăng lƣợng dâu cho tằm ăn để
tằm ăn no, không bị đói, không thiếu chất dinh dƣỡng, đảm bảo tằm có sức khỏe
tốt.
Nong tằm có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:
 Ở điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, tằm dễ bị bệnh, sức đề kháng kém,
sức ăn dâu của tằm giảm. Do đó, cần điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với
sinh lý của từng tuổi tằm để tằm ăn hết lƣợng dâu mỗi bữa, từ đó tằm sinh
trƣởng và phát dục tốt hơn.
 Tăng nhiệt độ nong tằm bằng cách đốt than, thắp đèn, đóng cửa, hạn chế
gió lùa vào nhà tằm.
 Giảm ẩm độ nong tằm bằng biện pháp rắc vôi bột hút ẩm trong nhà tằm
hoặc clorua vôi lên nong tằm.
 Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu lâu héo. Vì vậy, ta có
thể giảm số lƣợng dâu cho tằm ăn mỗi bữa.
Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:
 Cần giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ nong tằm để tằm sống trong điều kiện
khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sống.
15
 Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, lƣợng chất dinh
dƣỡng trong lá dâu giảm. Ta cần tăng số bữa ăn cho tằm để tằm không bị đói.
2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu
San tằm là biện pháp kỹ thuật điều chỉnh mật độ tằm trong nong tằm, mở
rộng diện tích chỗ nằm của tằm. San tằm thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi cho
tằm ăn.
San tằm nhằm tạo điều kiện cho tằm ăn dâu đầy đủ, đảm bảo tằm không bị
thiếu dâu và hạn chế tằm vận động.
Nếu không san tằm, mật độ tằm trong nong tăng, ảnh hƣởng đến sự sinh
trƣởng, phát dục của tằm. Đồng thời, các quá trình sinh lý của tằm diễn ra không
thuận lợi, tằm ăn dâu không đủ. Từ đó, ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm,
nong tằm không đồng đều.
Trong quá trình san tằm, cần kết hợp loại bỏ tằm yếu, tằm bệnh, để tạo độ
đồng đều trong nong tằm và tránh lây lan bệnh từ tằm bệnh sang tằm khỏe.
 Đối với tằm yếu, tiến hành nuôi ở nong khác, cho tằm ăn lá dâu non hơn,
ngon hơn, nhiều chất dinh dƣỡng hơn, để tằm sinh trƣởng, phát dục kịp với
những con tằm khỏe.
 Đối với tằm bệnh, tằm chết, cần loại ra khỏi nong tằm để tránh lây lan
bệnh. Khi nhặt tằm bệnh, chú ý không để tằm bệnh và tằm chết chung với tằm
khỏe.
H05-3: Nuôi tằm với mật độ dày
 Nếu lƣợng tằm bệnh chết và tằm yếu nhiều, sau khi nhặt tằm xong, tiến
hành sát trùng mình tằm bằng clorua vôi để phòng trừ bệnh cho tằm. Tằm chết,
16
tằm bệnh phải đem đi tiêu hủy ngay, không để trong nhà tằm, nhằm tránh lây lan
bệnh lên tằm.
2.4. Phƣơng pháp cho tằm lớn ăn
Kỹ thuật cho tằm tuổi lớn ăn quan trọng, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng,
phát dục của tằm ở giai đoạn tằm lớn. Từ đó, ảnh hƣởng đến quá trình nhả tơ,
kết kén của tằm.
Để đảm bảo tơ kén có năng suất cao, phẩm chất tốt, cần cho tằm ăn đúng
kỹ thuật, đảm bảo tằm ăn lá dâu đạt tiêu chuẩn và tằm không bị đói.
2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá
Đối với tằm lớn, lá dâu phù hợp với đặc điểm sinh lý của tằm là những lá
thuần thục, lá có hàm protein cao, hàm lƣợng nƣớc ít.
Khi thu hoạch lá dâu cho tằm ăn, hái lá thứ 7 trở xuống gốc, loại bỏ lá già,
lá vàng, lá bị sâu bệnh.
H05-4: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm lớn ăn
Ƣu và nhƣợc điểm cho tằm ăn dâu lá:
Ƣu điểm:
 Lựa chọn đƣợc lá dâu phù hợp với tuổi tằm.
 Không thu hoạch lá non, lá bị bệnh, lá kém chất lƣợng. Đảm bảo tằm ăn
lá dâu ngon và đủ chất xơ, protein.
 Nuôi tằm bằng dâu lá tạo điều kiện thu hoạch đƣợc nhiều lứa dâu trong
năm.
Nhƣợc điểm:
17
 Lá dâu nhanh héo, tốn công lao động, gây lãng phí dâu. Từ đó, làm giảm
hiệu quả kinh tế.
 Không tạo đƣợc độ thông thoáng trên nong tằm, ẩm độ nong tằm tăng,
tằm dễ phát sinh bệnh tật.
 Đồng thời, khi thu hoạch dâu lá dễ gây xƣớc vỏ cây, làm tổn thƣơng chồi
nách, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cây dâu.
Số bữa cho tằm ăn khi cho tằm ăn dâu lá là 5 – 6 bữa/ngày.
Cho tằm ăn bằng phƣơng pháp này, lá dâu nhanh héo, nhanh mất nƣớc và
chất dinh dƣỡng. Để đảm bảo tằm ăn no và đủ chất dinh dƣỡng cần phải tăng
bữa ăn cho tằm.
H05-5: Phƣơng pháp cho tằm ăn dâu lá
Kỹ thuật cho tằm ăn dâu lá:
 Đảo dâu: Trƣớc khi cho tằm ăn đảo đều lá dâu nhằm đảm bảo chất lƣợng
lá dâu đồng đều ở mọi vị trí và làm bốc thoát nhiệt, ẩm độ, các chất khí do quá
trình hô hấp của lá dâu thải ra.
 Cho tằm ăn: Rải dâu đều trong nong tằm. Động tác rải dâu phải từ từ,
nhẹ nhàng, tránh làm tổn thƣơng tằm.
 Kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi dâu còn quá ít.
18
H05-6: San đều dâu trong nong tằm
 Nong tằm sau khi rắc dâu xong bằng phẳng, lá dâu che kín tằm là đạt yêu
cầu.
 Cần đảm bảo nguyên tắc chỉnh tằm trƣớc khi cho tằm ăn, điều chỉnh mật
độ tằm, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh và điều chỉnh lá dâu trong nong tằm cho đều
sau khi cho ăn.
 Ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ, tằm vừa thức dậy cho ăn lá dâu non hơn, rải
dâu thƣa hơn so với yêu cầu tuổi đó.
 Giai đoạn tằm mới ngủ dậy, trƣớc khi cho ăn bữa đầu tiên cần xử lý
clorua vôi lên mình tằm để sát trùng mình tằm.
 Tằm mới dậy phải cho tăn dâu ít, giữa tuổi dâu nhiều, cuối tuổi cho ăn ít
dần.
 Cho tằm ăn đến đâu đƣợc đến đó, cho ăn nong nào đƣợc nong đó.
 Sau khi cho tằm ăn phải vệ sinh sạch sẽ nhà tằm.
Trong trƣờng hợp tằm bị bệnh với số lƣợng nhiều, ta cần bổ sung thêm
chất dinh dƣỡng trong lá dâu nhằm tăng sức đề kháng cho tằm.
Trƣớc khi cho tằm ăn, bổ sung chất dinh dƣỡng bằng cách phun thêm
peniciline với nồng độ 0,1 – 0,2% lên lá dâu cho tằm ăn để phòng bệnh khi cần
thiết.
19
H05-7: Tằm ăn dâu lá
2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành
Sau một thời gian thu hái lá, cây dâu quá cao, ngƣời ta áp dụng các kỹ
thuật đốn phớt hoặc đốn lửng, gum thân hạ thấp độ cao của cây dâu. Khi đó từ
thân chính của cây dâu các mầm bất định phát triển mạnh tạo ra rất nhiều cành
nhỏ, thông thƣờng khi thu hoạch dâu sẽ hái cả cành để nuôi tằm.
H05-8: Cành dâu cho tằm ăn
Cho tằm ăn dâu cành có ƣu nhƣợc điểm nhƣ sau:
Ƣu điểm:
 Tạo đƣợc độ thông thoáng trên nong tằm.
20
 Có thể nuôi tằm với mật độ dày hơn so với phƣơng pháp cho tằm ăn dâu
lá.
 Giảm số lần thay phân, giảm công lao động.
 Giảm số bữa cho tằm ăn vì lá dâu tƣơi lâu.
 Tiết kiệm đƣợc lƣợng dâu cho tằm ăn.
H05-9: Tằm tuổi 4 ăn dâu cành
Nhƣợc điểm:
 Tằm ăn lá non, dễ bị bệnh.
 Số lứa thu hoạch dâu giảm. Một năm chỉ thu hoạch đƣợc 4 – 5 lứa dâu.
Từ đó, ảnh hƣởng đến số lứa nuôi tằm trong năm.
Kỹ thuật cho tằm ăn dâu cành:
 Trƣớc khi cho tằm ăn dâu cành có thể cho tằm ăn cả cành hoặc chặt ngắn
nếu cành quá dài.
 Đảo đều dâu cho tằm ăn.
 Rải cành dâu lên nong tằm nhẹ nhàng, tránh gây sát thƣơng mình tằm.
 Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, quan sát và cho ăn bổ sung tránh tằm bị
đói.
 Kiểm tra kiến, chuột, ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm trƣớc khi rời khỏi nhà
tằm.
21
H05-10: Tằm tuổi 5 ăn dâu cành
3. Bảo quản lá dâu
Tằm lớn ăn lƣợng dâu khoảng trên 75% tổng lƣợng dâu cho cả lứa nuôi.
Do đó, trong quá trình nuôi tằm lớn cần phải dự trữ lá dâu để đủ lƣợng dâu cho
tằm ăn. Để đảm bảo chất lƣợng lá dâu không bị giảm, ta cần tiến hành các biện
pháp bảo quản lá dâu.
Bên cạnh đó, lá dâu sau khi hái mất nƣớc rất nhanh, nhanh bị héo, làm chất
lƣợng lá bị giảm sút rõ rệt. Lá dâu mất nhiều nƣớc không thích hợp cho tằm ăn.
Tằm ăn lá dâu bị héo, lá dâu thiếu chất dinh dƣỡng sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe
tằm, tằm dễ bị bệnh, mẫn cảm với các điều kiện khí hậu bất lợi. Vì vậy, sau khi
thu hoạch dâu ta phải có biện pháp bảo quản phù hợp để lá dâu tƣơi lâu, đáp ứng
đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng cho tằm.
Thời gian bảo quản lá dâu khoảng 1 ngày, không nên kéo dài thời gian bảo
quản vì phẩm chất lá thay đổi, protein bị phân hủy thành các axit amin,
Cacbohydrat biến thành đƣờng đơn, lá bị héo do bốc hơi nƣớc. Lá nghèo chất
dinh dƣỡng, mất phẩm chất.
Quá trình bảo quản lá dâu chịu ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng, đặc biệt
là nhiệt độ không khí. Do đó, khi bảo quản nên để lá dâu trong điều kiện ẩm và
mát.
Điều kiện lý tƣởng nhất để bảo quản lá dâu là nhiệt độ không khí dƣới
200
C và ẩm độ 90%.
Nguyên tắc của quá trình bảo quản lá dâu là giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ
phòng bảo quản dâu.
Đối với dâu lá:
 Cần rũ tơi lá dâu.
22
 Đánh luống cao 10 – 15 cm, rộng 1m, cách nhau 20 – 30 cm.
 Chiều dài luống dâu tùy thuộc vào lƣợng dâu và nơi bảo quản.
 Phun 1 lớp nƣớc sạch lên mặt hoặc đậy bằng lá chuối, có thể phủ bằng
vải thấm nƣớc.
 Cứ 2 – 4 giờ xới ra, đảo lại và đánh luống trở lại để tránh nóng hấp hơi
và dập nát lá dâu.
 Có thể đánh luống dâu thành hình vành khăn.
Đối với dâu cành:
 Bó dâu cành thành từng bó.
 Dựng bó dâu, xếp thành luống rộng 1 – 1,2 m.
 Phun 1 lớp nƣớc sạch lên phần ngọn dâu cho tƣơi.
Chú ý: Khi thu hái dâu cành nếu cành có đọt và lá non, khi bảo quản phải
xếp dâu dựng đứng ngọn lên trên để ngọn dâu mất nƣớc, héo lại sau đó cho tằm
lớn ăn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành cho tằm ăn dâu lá.
Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm ăn dâu cành.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật cho tằm ăn.
 Bảo quản dâu lá và dâu cành.
23
BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM
Mã bài: MĐ05–2
Đối với tằm ăn rỗi, lƣợng chất thải sau các bữa ăn của tằm rất lớn, làm cho
nong tằm luôn tăng nhiệt độ do quá trình phân giãi các chất thải, làm cho tiểu
khí hậu trong nong tằm không phù hợp với sinh trƣởng phát dục của chúng. Đây
cũng là môi trƣờng thuận lợi của các nấm bệnh và các vi sinh vật gây hại cho
tằm. Vì vậy, cần phải tiến hành thay phân, san tằm.
Thay phân là biện pháp kỹ thuật tách tằm ra khỏi chất thải của tằm sau tiêu
hóa và lƣợng dâu ăn thừa.
San tằm là biện pháp kỹ thuật nhằm tạo mật độ tằm trên nong phù hợp với
điều kiện sinh trƣởng và phát dục của tằm qua các tuổi.
Thay phân kết hợp san tằm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, tránh sát
thƣơng mình tằm, đảm bảo mật độ tằm thích hợp, tạo môi trƣờng tốt nhất cho
tằm sinh trƣởng phát dục.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc mục đích, ý nghĩa của việc thay phân, san tằm;
 Thực hiện đƣợc các kỹ năng thay phân, san tằm;
 Xác định đƣợc mật độ tằm trên nong;
 Chọn thời điểm thay phân, phƣơng pháp thay phân thích hợp;
 Tránh bỏ sót tằm và gây vết thƣơng mình tằm.
A. Nội dung
1. Mục đích của việc thay phân
Công việc thay phân là loại bỏ lá dâu tằm ăn thừa, chất thải của tằm sau
các bữa ăn, loại bỏ các tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết ra khỏi nong tằm, tạo môi
trƣờng sống thuận lợi cho tằm sinh trƣởng và phát dục tốt.
Thay phân tằm nhằm mục đích:
 Tạo môi trƣờng thông thoáng, sạch sẽ, phù hợp với sinh lý tằm.
 Đối với tằm lớn, sau khi ăn dâu 4 – 5 giờ, tằm thải phân, lƣợng phân tằm
thải ra ngày càng nhiều. Nếu để phân trong nong lâu, phân sẽ lên men, đây là
môi trƣờng thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho tằm. Nhiệt độ và
ẩm độ nong tằm tăng cao, ảnh hƣởng tới sức sống của tằm, tằm phát dục không
đồng đều, sức đề kháng của tằm giảm. Vì vậy, cần tiến hành thay phân để giảm
ẩm độ và nhiệt độ nong tằm.
24
 Loại thải lá dâu ăn thừa của tằm ra khỏi nong hoặc chuyển tằm ra khỏi
nong cũ qua nong mới, tạo môi trƣờng sống tốt hơn và có điều kiện xử lý vệ
sinh nong tằm để dùng cho lần sau.
 Thay phân kết hợp loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết.
+ Tằm kẹ là những con tằm còi cọc, phát dục bất bình thƣờng, Đây là
những con tằm yếu, nếu để tằm kẹ trong nong sẽ khó chăm sóc.
+ Tằm bệnh để trong nong sẽ lây lan bệnh sang tằm khỏe. Tằm chết
thƣờng do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là do bệnh. Vì vậy, trong quá trình
thay phân ta phải loại bỏ tằm bệnh, tằm chết để tránh lây lan bệnh trong nong
tằm.
Tóm lại, việc thay phân sẽ tạo điều kiện vệ sinh cần thiết cho tằm sinh
trƣởng phát dục, tằm có sức khỏe tốt, tăng khả năng đề kháng của tằm với điều
kiện bất lợi của môi trƣờng.
H05-11: Nong tằm trƣớc khi thay phân
2. Xác định thời điểm thay phân
Thời điểm thay phân tằm phụ thuộc vào số lƣợng phân, lƣợng lá dâu còn
dƣ trong nong tằm, giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của tằm và điều kiện khí
hậu của nhà tằm.
Trƣớc khi thay phân tằm, cần tiến hành kiểm tra nong tằm để quyết định
thời điểm thay phân.
25
H05-12: Mật độ nuôi thích hợp
Căn cứ vào điều kiện thời tiết để xác định thời điểm thay phân cho tằm
thích hợp:
 Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thích hợp.
 Không thay phân vào lúc trời oi bức, ẩm độ, nhiệt độ cao ảnh hƣởng đến
sức sống của tằm.
 Kiểm tra số lƣợng phân, số lƣợng lá dâu thừa trong nong tằm để quyết
định có thay phân hay không.
 Nếu số lƣợng phân và số lá dâu thừa còn ít thì không cần thay phân, cho
tằm ăn thêm 1, 2 bữa dâu rồi mới tiến hành thay phân.
 Thay phân tằm khi số lƣợng lá dâu héo quá nhiều trong nong. Vì lá dâu
bị héo để trong nong sẽ ảnh hƣởng tới nhiệt độ và ẩm độ nong tằm.
 Cần tiến hành thay phân tằm khi số lƣợng lá dâu thừa và phân tằm chiếm
diện tích lớn trong nong tằm.
Căn cứ vào giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của tằm để xác định thời
điểm thay phân:
 Thay phân khi tằm vào giai đoạn ƣớm ngủ để tạo điều kiện môi trƣờng
sạch sẽ, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác thay da.
 Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu đƣợc 1 – 2 bữa để loại bỏ
da tằm, phân tằm và lá dâu thừa.
26
 Không thay phân khi tằm đang ngủ, sẽ làm tằm thức, ảnh hƣởng đến quá
trình lột xác của tằm.
 Tằm mới ngủ dậy không nên thay phân tằm, vì lúc này cơ thể tằm còn
yếu, da tằm phát triển chƣa hoàn chỉnh, khi thay phân sẽ gây sát thƣơng trên da
tằm, tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua da, tằm dễ bị phát sinh
bệnh.
3. Số lần thay phân tằm
Số lần thay phân tằm phục thuộc vào số lƣợng tằm, mật độ tằm và phƣơng
pháp nuôi tằm.
3.1. Mật độ nuôi tằm
Mật độ nuôi tằm quyết định số lần thay phân:
 Nuôi tằm với mật độ thƣa, lƣợng phân trong nong tằm ít, ta không cần
phải thay phân thƣờng xuyên.
 Ngƣợc lại, nếu mật độ nuôi tằm dày, tằm thải phân nhiều, phải tăng số
lần thay phân để tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự sinh trƣởng phát dục của tằm.
3.2. Điều kiện môi trƣờng
Điều kiện môi trƣờng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định số lần thay phân:
 Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp: không cần thay phân nhiều
lần, vì phân tằm nhanh khô, quá trình lên men diễn ra chậm.
 Nhà tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, phải tăng số lần thay phân nhằm
hạn chế ẩm độ trong nong tằm tăng cao, ảnh hƣởng đến quá trình phát dục của
tằm.
3.3. Phƣơng pháp nuôi tằm
Phƣơng pháp nuôi tằm ảnh hƣởng đến số lần thay phân cho tằm:
 Nuôi tằm bằng phƣơng pháp cho tằm ăn dâu lá sẽ nhanh có dâu thừa, lá
dâu héo trong nong tằm. Vì vậy, nếu nuôi tằm bằng phƣơng pháp này ta cần phải
thay phân thƣờng xuyên hơn để loại bỏ lá dâu thừa, dâu héo.
 Nuôi tằm bằng phƣơng pháp cho tằm ăn dâu cành có ƣu điểm là lá dâu
tƣơi lâu, đồng thời tạo đƣợc không gian 3 chiều cho tằm nằm. Vì vậy, lƣợng lá
dâu héo giảm xuống, mật độ tằm dày lên không đáng kể. Từ đó, sẽ hạn chế đƣợc
số lần thay phân cho tằm.
3.4. Tuổi tằm
Số lần thay phân cho tằm phụ thuộc vào tuổi tằm:
Tằm tuổi 4:
27
 Nếu nuôi bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 lần.
 Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 2 lần trong cả tuổi.
Tằm tuổi 5:
 Nếu nuôi tằm bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 – 2 lần.
 Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 3 lần trong cả tuổi.
4. Phƣơng pháp thay phân tằm
Tùy theo điều kiện nuôi tằm, phƣơng pháp nuôi tằm mà ta quyết định
phƣơng pháp thay phân.
Có 2 phƣơng pháp thay phân phổ biến cho tằm lớn:
 Thay phân bằng lƣới
 Thay phân bằng tay
4.1. Thay phân bằng lƣới
Thay phân bằng lƣới là phƣơng pháp đƣợc áp dụng phổ biến nhất.
Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thay phân bằng lƣới:
 Ƣu điểm:
+ Kỹ thuật thay phân đơn giản, dễ thực hiện.
+ Giảm đƣợc công lao động.
+ Loại bỏ đƣợc một phần tằm yếu, tằm bệnh, tằm chết.
+ Không gây sát thƣơng mình tằm.
 Nhƣợc điểm:
+ Dễ bị sót tằm nếu nhƣ không kiểm tra lại nong tằm sau khi thay phân
xong.
+ Phải đầu tƣ lƣới thay phân.
Phƣơng pháp:
 Lƣới thay phân thích hợp cho tằm tuổi lớn có kích thƣớc mắt lƣới là 2
cm x 2 cm.
 Đặt lƣới thay phân lên nong tằm chuẩn bị thay phân.
28
H05-13: Đặt lƣới thay phân
 Cho tằm ăn bằng cách rải lá dâu lên lƣới.
 Tằm bò lên mặt lƣới ăn dâu.
H05-14: Rải lá dâu lên lƣới thay phân tằm
 Sau khi tằm lên ăn dâu 100% (khoảng thời gian 2 – 3 giờ sau khi đặt
lƣới), nhấc lƣới có tằm và lá dâu sang nong mới.
29
H05-15: Nhắc lƣới có tằm và dâu sang nong mới
 San đều tằm trong nong với mật độ thích hợp.
 Cho tằm ăn.
 Rắc vôi bột lên mình tằm để sát trùng khi cần thiết.
 Đặt nong tằm lên đũi.
 Dọn vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.
 Xử lý phân tằm sau khi thay phân ở một khu vực quy định.
4.2. Thay phân bằng tay
Thay phân bằng tay là biện pháp dùng tay trực tiếp thay phân cho tằm. Đây
là một phƣơng pháp mà ngƣời dân thƣờng dùng và mang tính phổ biến.
Ƣu điểm:
 Dễ thực hiện.
 Vốn đầu tƣ ít.
 San tằm với mật độ thích hợp.
Nhƣợc điểm:
 Tốn công lao động.
 Không loại bỏ hoàn toàn tằm bệnh và tằm kẹ.
 Dễ gây sát thƣơng da tằm.
 Bỏ sót tằm.
30
 Làm lây lan bệnh tằm.
Phƣơng pháp thay phân bằng tay:
 Trƣớc khi thay phân nhặt hết tằm kẹ, tằm bệnh.
H05-16: Nhặt tằm kẹ, tằm yếu
 Rây một lớp clorua vôi lên mình tằm.
H05-17: Rắc vôi bột lên nong tằm
 Dùng tay nhặt tằm sang nong mói.
 San đều tằm với mật độ thích hợp.
31
 Sau khi thay phân, cho tằm ăn dâu.
 Rắc vôi bột vệ sinh sát trùng mình tằm sau khi thay phân cho tằm xong.
 Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.
 Đổ phân nơi quy định.
H05-18: Thay phân bằng tay
5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm
Sau khi thay phân tằm, tiến hành dọn vệ sinh nhà tằm, nhằm tạo môi
trƣờng sạch sẽ cho tằm, giúp tằm sinh trƣởng phát dục tốt.
Sau khi thay phân tằm xong, đƣa phân ra khỏi nhà tằm, không để phân
trong nhà tằm lâu.
Thời gian để phân tằm càng lâu, phân chất thành đống, nhanh lên men.
Quá trình lên men của phân sẽ làm tăng ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm gây ảnh
hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm.
Đồng thời, trong phân tằm có nhiều vi sinh vật gây bệnh, phân để trong
nhà tằm càng lâu, càng có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tằm, tằm dễ bị lây lan
bệnh.
Nếu tỷ lệ tằm bệnh nhiều thì sau khi thay phân cho tằm cần rắc vôi bột
hoặc xịt Bi 58 lên mình tằm và nhà tằm để sát trùng nhà tằm.
Kiểm tra các thiết bị chống kiến, chuột, nhặng nhằm hạn chế tằm chết do bị
kiến, chuột và nhặng gây hại.
32
H05-19: Phân tằm trong nong sau khi thay phân
6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm
6.1. Nhiệt độ
Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ trong nhà
tằm.
Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến sự sinh
trƣởng, phát triển của tằm.
 Nhiệt độ nhà tằm cao: Giảm khả năng đề kháng của tằm, tằm dễ bị
nhiễm bệnh.
 Nhiệt độ nhà tằm thấp: Tằm bị lạnh, ăn yếu, ảnh hƣởng đến sức sống của
tằm, thời gian nuôi tằm sẽ kéo dài, gây lãng phí lá dâu, công lao động, vật tƣ…
 Nhiệt độ thích hợp cho tằm tuổi 4 là 24 – 250
C, tuổi 5 là 23 – 240
C.
6.2. Ẩm độ
Ẩm độ trong nhà tằm ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu. Ẩm
độ còn ảnh hƣởng đến mọi hoạt động sinh lý của tằm nhƣ tiêu hóa, trao đổi chất,
tuần hoàn…
Ẩm độ cao quá hay thấp quá đều có tác động không tốt đến hoạt động sinh
lý của tằm.
Ẩm độ thấp:
 Lá dâu nhanh héo, gây lãng phí lá dâu.
33
 Tằm khó lột xác hoặc lột xác nửa chừng.
 Ảnh hƣởng đến khả năng ăn dâu của tằm.
 Tằm sinh trƣởng chậm.
Ẩm độ cao:
 Vi sinh vật phát triển, tằm dễ bị bệnh.
 Ảnh hƣởng đến sản lƣợng tơ kén.
Vì vậy, để giảm công lao động và chi phí sản xuất ta cần nuôi tằm trong
môi trƣờng có ẩm độ thích hợp. Ẩm độ phù hợp với sinh lý và sự sinh trƣởng
của tằm lớn là 70 – 80%.
6.3. Phƣơng pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm
Để tằm sinh trƣởng phát dục tốt, tạo điều kiện môi trƣờng lý tƣởng cho các
hoạt động sống của tằm diễn ra thuận lợi, ta cần phải điều chỉnh nhiệt độ và ẩm
độ phù hợp với nhu cầu của tằm.
Nhiệt độ cao, ẩm độ cao:
 Thay đổi không khí nhà tằm, mở cửa cho thông thoáng.
 Dùng vôi bột hoặc than trấu hút ẩm.
 Giảm số lƣợng dâu cho tằm ăn, tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày
đêm.
 Chọn giống tằm có khả năng chống bệnh tốt, có sức chịu đựng với nhiệt
độ cao và ẩm độ cao để nuôi.
 Số lần thay phân phù hợp.
 Chú ý phòng bệnh cho tằm.
Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:
 Vảy nƣớc hay lau ƣớt nền nhà để tăng ẩm độ và hạ nhiệt độ.
 Cho tằm ăn dâu cành để lá dâu tƣơi lâu.
 Tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm.
Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:
 Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng cách đốt than, lò sƣởi.
 Dùng vôi bột để hút ẩm.
 Thƣờng xuyên thay phân tằm.
Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp:
 Nuôi tằm lớn bằng dâu cành vì lá dâu tƣơi lâu, đảm bảo tằm ăn đủ dâu.
34
 Tăng nhiệt độ và ẩm độ bằng cách đốt lò than và đặt nồi nƣớc nóng trong
nhà tằm.
 Không tăng ẩm độ nhà tằm bằng cách vảy nƣớc lên nền nhà và tƣờng, vì
làm nhƣ vậy nhiệt độ trong nhà tằm bị giảm.
7. Điều chỉnh gió và ánh sáng
Không khí trong nhà tằm ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của tằm.
Khí CO2 và các loại khí độc khác trong nhà tằm có tác động không tốt đến sự
sinh trƣởng phát dục của tằm.
Tằm lớn hô hấp mạnh, lƣợng khí CO2 và hơi nƣớc thải ra nhiều, tằm lớn ăn
nhiều nên lƣợng phân thải ra nhiều hơn so với tằm con, phân tằm lên men làm
tăng nhiệt độ nhà tằm. Vì vậy, đối với tằm lớn cần chú ý lƣu thông không khí
trong nhà tằm, nhà tằm phải luôn thoáng mát.
Nhà tằm không thông thoáng, lƣợng khí độc trong nhà tằm nhiều, tằm dễ bị
bệnh.
Ánh sáng ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm. Tằm có khuynh hƣớng bò
về phía có ánh sáng mờ, tằm không thích hợp với ánh sánh trực xạ. Điều chỉnh
ánh sáng phù hợp trong nhà tằm tạo cho tằm phát dục tốt.
Ngoài ra, nếu ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà tằm sẽ làm lá dâu nhanh
héo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng lá dâu cho tằm ăn.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành thay phân bằng lƣới.
Bài thực hành 2: Thực hành thay phân bằng tay.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật thay phân bằng tay và bằng lƣới.
 Kỹ thuật san tằm.
 Điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ.
35
BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4
Mã bài: MĐ05–3
Chế độ chăm sóc tằm giai đoạn thức ngủ ảnh hƣởng đến sự phát triển đồng
đều của tằm. Trong các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm, biện pháp kỹ thuật xử
lý tằm giai đoạn ngủ và dậy rất có ý nghĩa.
Tằm ngủ và dậy trong điều kiện môi trƣờng và chế độ chăm sóc thích hợp,
tạo điều kiện cho lứa tằm phát dục đồng đều.
Tằm tuổi 4 thời gian ngủ kéo dài gấp đôi các tuổi khác, lần ngủ này đƣợc
gọi là lần ngủ đặc biệt. Ở lần ngủ này có rất nhiều những hoạt động sinh lý tằm
diễn ra khác thƣờng để chuẩn bị chuyển giai đoạn sang ăn dâu từ 6 – 7 ngày là
hóa nhộng.
Do đó, để tằm có sức sống tốt, khả năng đề kháng bệnh và các điều kiện
ngoại cảnh bất lợi, ta cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng kỹ thuật.
Chăm sóc tằm ngủ bao gồm các khâu kỹ thuật chăm sóc tằm ở giai đoạn
ƣớm ngủ, tằm ngủ và tằm ngủ dậy.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ở các giai đoạn đặc biệt;
 Mô tả đƣợc biểu hiện tằm báo ngủ, tằm ngủ và tằm thức ở tuổi 4;
 Biết cách điều chỉnh nhiệt ẩm độ và ánh sáng trong quá trình tằm ngủ.
Xử lý mình tằm sau khi thức và chọn lá dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên;
 Xử lý tằm thức ngủ không đều;
A. Nội dung
Tằm ngủ 4 là lần ngủ cuối cùng của giai đoạn tằm, để chuyển qua tuổi ăn
rỗi là tuổi cuối cùng.
Khi tằm ngủ 3 dậy 4 tằm ăn dâu trong vòng 4 – 7 ngày, cơ thể lớn lên đến
một giai đoạn nhất định, sức ăn của tằm bắt đầu giảm, mình tằm có sự biến đổi
về màu sắc da, da căng bóng, cơ thể co ngắn lại, giai đoạn này gọi là tằm ƣớm
ngủ hay báo ngủ.
Đến khi tằm ngừng ăn và đi vào trạng thái ngủ, lúc này tằm trong nong
nằm im đầu và ngực có xu hƣớng ngẩng cao. Hiện tƣợng này gọi là tằm ngủ.
Sau một thời gian 24 – 36 giờ tùy giống, thời tiết nhiệt độ, độ ẩm, tằm lột
xác xong và bắt đầu vận động đi kiếm ăn.
36
1. Tằm ƣớm ngủ
Quá trình tằm ƣớm ngủ diễn ra ngắn nhƣng rất quan trọng. Vì đây là giai
đoạn chuẩn bị cho quá trình lột xác diễn ra thuận lợi.
H05-20: Tằm tuổi 4 ngủ
1.1. Xử lý tằm ƣớm ngủ
Khi trong nong tằm có một số con báo ngủ, tiến hành đặt lƣới chuẩn bị
thay phân cho tằm.
 Thay phân có tác dụng loại bỏ những con tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu,
giúp tằm trong nong phát dục đồng đều.
 Ngoài ra, thay phân còn có tác dụng loại bỏ lá dâu thừa, phân tằm và các
vi sinh vật gây bệnh cho tằm, giúp nong tằm khô ráo, nhiệt độ và ẩm độ nong
tằm phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm.
Trƣớc khi tằm ngủ, cần thay phân kịp thời, đúng lúc, không nên thay phân
quá sớm hay quá trễ. Vì quá trình thay phân cho tằm cũng ảnh hƣởng đến sự lột
xác của tằm.
 Nếu đặt lƣới thay phân sớm quá, tằm chƣa ngủ tằm ngủ đói, tằm ngủ
không đều.
 Nếu đặt lƣới thay phân muộn, số lƣợng tằm trong nong ngủ dƣới dâu ảnh
hƣởng đến sức sống của tằm.
 Thời điểm thay phân tốt nhất là khi thay phân xong, cho tằm ăn dâu 1 – 2
bữa, tằm ngủ là vừa.
37
Sau khi thay phân, tiến hành san tằm, nhằm tạo mật độ thích hợp cho quá
trình lột xác của tằm. San tằm còn có tác dụng tạo môi trƣờng khô ráo, thoáng
mát cho tằm lột xác thuận lợi.
Chọn lá dâu non, đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng, rải dâu thƣa hơn cho
tằm ƣớm ngủ ăn.
Khi tằm ngủ đƣợc 95%, ngƣng cho tằm ăn dâu. Vì khi vào giai đoạn ngủ,
tằm không ăn dâu. Lƣợng dâu thừa trong nong để lâu sẽ làm thay đổi ẩm độ,
nhiệt độ nong tằm, ảnh hƣởng đến quá trình lột xác của tằm.
Không để tằm ngủ chìm dƣới dâu, ảnh hƣởng đến nhiệt độ cơ thể tằm, từ
đó ảnh hƣởng đến sự lột xác của tằm.
1.2. Điều chỉnh nhiệt độ
Nhiệt độ có vai trò quan trọng đến sự sinh trƣởng phát dục của tằm trong
tất cả các giai đoạn của tằm. Nhiệt độ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sinh
lý của tằm.
Nhiệt độ thích hợp cho tằm phát dục là 20 – 300
C. Trong phạm vi nhiệt độ
này, khi nhiệt độ càng tăng thì quá trình sinh trƣởng phát dục của tằm càng tăng.
Khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào giống
tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi dƣỡng.
 Các giống tằm đa hệ thích hợp với nhiệt độ cao hơn các giống lƣỡng hệ
và độc hệ.
 Giống tằm lai thích hợp với nhiệt độ cao hơn giống nguyên 1 – 20
C.
 Tằm ở tuổi nhỏ thích hợp với nhiệt độ cao hơn tằm lớn.
Ở giai đoạn ƣớm ngủ, nhiệt độ cũng ảnh hƣởng không nhỏ sức khỏe tằm.
Để tằm có sức khỏe tốt bƣớc vào giai đoạn lột xác, ta cần điều chỉnh nhiệt độ
phù hợp với yêu cầu sinh lý tằm.
Giai đoạn tằm ƣớm ngủ cần tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20
C để kích thích
tằm ngủ đều.
Không để nhiệt độ quá cao, hay quá thấp, ảnh hƣởng đến thời gian lột xác
của tằm, từ đó ảnh hƣởng đến thời gian nuôi tằm.
 Nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn ƣớm ngủ của tằm tuổi 4 là 25 –
270
C.
 Nếu nhiệt độ nhà tằm quá cao, cần giảm nhiệt độ nhà tằm bằng cách mở
cửa ra vào, cửa sổ để thông gió.
 Nhiệt độ nhà tằm thấp, cần điều chỉnh tăng lên. Tăng nhiệt độ nhà tằm
bằng lò sƣởi hoặc đốt than, nhằm tạo nhiệt độ phù hợp cho tằm có sức khỏe tốt
nhất để bƣớc sang giai đoạn lột xác.
38
1.3. Điều chỉnh ẩm độ
Ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tằm. Ẩm độ quyết định
đến sự sinh trƣởng phát dục của tằm và sự thành công của lứa nuôi.
Ẩm độ có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sinh trƣởng phát
dục của tằm.
 Tác động trực tiếp: Ẩm độ ảnh hƣởng tới mọi hoạt động sinh lý của tằm
nhƣ: hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, trao đổi chất, quá trình phát dục, quá trình
nhả tơ kết kén.
 Tác động gián tiếp: Ẩm độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá
dâu trên nong, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dâu cho tằm ăn, tằm ăn dâu héo, kém
chất dinh dƣỡng sẽ sinh trƣởng chậm lại, tằm phát dục không đồng đều.
Nhu cầu sinh lý về ẩm độ của tằm tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và
điều kiện nuôi tằm.
 Giống tằm đa hệ thích hợp với ẩm độ cao hơn giống tằm lƣỡng hệ và độc
hệ.
 Giống tằm Việt Nam yêu cầu ẩm độ cao hơn giống tằm Trung Quốc và
Nhật Bản.
 Tằm ở tuổi nhỏ yêu cầu ẩm độ cao hơn tằm tuổi lớn.
Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến quá trình sinh
trƣởng phát dục của tằm.
 Ẩm độ quá thấp: Lá dâu nhanh héo, ảnh hƣởng đến khả năng ăn dâu của
tằm, tằm ăn dâu kém chất lƣợng, sinh trƣởng chậm, còi cọc, đồng thời gây lãng
phí lá dâu.
 Ẩm độ quá cao cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm. Ẩm độ cao là môi
trƣờng thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát dục, tằm dễ bị nhiễm bệnh, ảnh
hƣởng đến chất lƣợng và năng suất tơ kén. Vì vậy, để đảm bảo tằm có sức khỏe
tốt, sinh trƣởng phát dục đều, ta cần chỉnh ẩm độ phù hợp với từng giai đoạn của
tằm.
 Ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ, để tằm có sức khỏe, sức đề kháng tốt, cần
điều chỉnh ẩm độ phù hợp. Giai đoạn này tằm yêu cầu ẩm độ thấp hơn 2 – 5% so
với ẩm độ yêu cầu của tuổi tằm.
Giảm ẩm độ giai đoạn này để lá dâu nhanh héo, nong tằm đƣợc khô ráo.
Đây là môi trƣờng thuận lợi cho tằm có sức khỏe tốt bƣớc sang giai đoạn ngủ.
Mỗi tuổi tằm yêu cầu ẩm độ khác nhau, đối với tằm tuổi 4: ẩm độ thích
hợp cho tằm chuẩn bị ngủ là 70%.
Nếu ẩm độ nhà tằm quá cao, cần rắc vôi bột lên nong để giảm ẩm độ nong
tằm xuống.
39
Nếu ẩm độ thấp, tiến hành vảy nƣớc lên nền nhà, tƣờng, để tăng ẩm độ nhà
tằm.
1.4. Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm
độ.
Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh
hƣởng đến quá trình phát dục của tằm.
Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thƣờng có khuynh hƣớng bò về phía có ánh
sáng mờ. Tằm không thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện
ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn, tằm sinh trƣởng và lột xác không đồng đều.
Ở giai đoạn ƣớm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột
xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là
đủ.
Nếu ta nuôi tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh đƣợc ánh sáng nhà tằm,
thì nên nuôi tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong
tối.
Khi tằm vào giai đoạn ƣớm ngủ, lƣu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp
vào tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói cháng đối với tằm. Vì những ánh
sáng này có cƣờng độ rất mạnh, lƣợng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh
hƣởng da tằm, tằm bị tổn thƣơng, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập
vào tằm, từ đó tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng tơ
kén.
2.Tằm đang ngủ
Tằm đang ngủ là tằm đang thực hiện quá trình lột xác.
Thời gian ngủ của tằm phụ thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện
nhiệt độ, ẩm độ khi tằm ngủ.
Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lƣỡng hệ, tằm độc hệ có
thời gian ngủ của các tuổi dài hơn tằm lƣỡng hệ.
Dấu hiệu tằm ngủ:
 Tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.
 Tằm không vận động.
 Thân tằm chuyển sang màu vàng bóng.
 Đầu ngẩng cao.
40
H05-21: Tằm bắt đầu lột xác
Giai đoạn tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái phù hợp với quá trình lột xác
của tằm, giúp tằm lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt. Vì vậy, phải điều chỉnh
nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và không khí thích hợp với yêu cầu của tằm ở giai
đoạn đang ngủ.
2.1. Điều chỉnh nhiệt độ
Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ
của môi trƣờng.
Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm
sẽ lột xác đồng đều, tằm có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất
tơ kén.
Việc điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình ngủ của tằm là quan trọng nhất vì
đây là những giai đoạn đặc biệt của tằm.
Khi tằm vào giai đoạn ngủ, điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bình thƣờng 1 –
20
C. Nhiệt cao quá hay thấy quá đều ảnh hƣởng đến thời gian lột xác của tằm.
 Trong điều kiện nhiệt độ cao: Sự hình thành tuyến lột xác rút ngắn, các
chất bôi trơn trong tuyến ít, nhanh khô không thuận lợi cho tằm lột xác. Do thời
gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội
vàng và không hoàn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây
gọi là hiện tƣợng tằm lột xác không hoàn toàn.
 Ngƣợc lại, trong điều kiện nhiệt độ môi trƣờng thấp, thời gian lột xác
của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói,
không đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hƣởng đến sức đề kháng
của tằm. Thời gian lột xác kéo dài sẽ làm trọng lƣợng tằm giảm sút. Đồng thời,
tằm phát dục không đều.
41
Đối với tằm tuổi 4: Điều chỉnh nhiệt độ từ 22 – 230
C là phù hợp nhất cho
tằm lột xác.
2.2. Điều chỉnh ẩm độ
Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hƣởng rất lớn đến sự lột xác, hình
thành các bộ phận trong cơ thể tằm.
Tằm lột xác trong điều kiện môi trƣờng có ẩm độ thấp, thời gian ngủ của
tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng
của tằm kém, tằm dễ bị bệnh.
Khi ẩm độ môi trƣờng quá thấp, da tằm khô, tằm khó lột xác, tằm lột xác
một nửa hoặc không lột xác. Tằm không lột xác còn gọi là hiện tƣợng tằm trốn
ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh.
Tằm lột xác trong điều kiện môi trƣờng có ẩm độ cao, thời gian ngủ của
tằm bị rút ngắn lại. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chƣa lột xác
xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chƣa hoàn thiện, ảnh
hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh.
Giai đoạn tằm ngủ cần tăng ẩm độ nhà tằm để tằm lột xác đƣợc dễ dàng,
tăng ẩm độ từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm.
Ẩm độ thích hợp cho tằm tuổi 4: 80%
2.3. Điều chỉnh ánh sáng
Trong giai đoạn tằm đang ngủ, cần đảm bảo yên tĩnh. Không va chạm
mạnh vào nong tằm. Vì nếu va chạm mạnh, tằm thức dậy, ảnh hƣởng đến quá
trình lột xác của tằm. Tằm lột xác không hoàn toàn, tằm yếu, dễ bị bệnh.
Không khí nhà tằm thoáng, không có khí độc. Không khí trong nhà tằm
lƣu thông nhẹ nhàng.
Trong giai đoạn tằm đang ngủ, để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột
xác thuận lợi, ta lƣu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm. Vì trong
quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm sút, da tằm mới đang hình thành
nên rất mỏng. Nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thƣơng da,
tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh
do vi sinh vật và côn trùng gây nên.
Tằm lột xác đồng đều khi đƣợc 16 giờ ngoài sáng, thời gian còn lại ở trong
tối.
3. Tằm dậy
Tằm dậy là giai đoan tằm đã hoàn thành xong quá trình lột xác, tằm mới
dậy sẽ bỏ lớp da cũ. Lúc này đầu lớn hơn và to hơn đầu của tằm tuổi trƣớc.
42
Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc, mình tằm kém bóng do
da của tằm mới dậy không căng. Sau 2 – 3 giờ đầu tằm chuyển dần màu nâu
nhạt, lớp da mới đã khô.
Tằm mới ngủ dậy, cơ thể rất yếu, sức đề kháng kém, cần đảm bảo nhiệt độ,
ẩm độ và thức ăn cho tằm phù hợp để cải thiện sức khỏe tằm.
3.1. Điều chỉnh nhiệt độ
Tằm mới ngủ dậy có nhu cầu nhiệt độ cao hơn các giai đoạn bình thƣờng.
Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện cho
da tằm nhanh khô, ta nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20
C so với
yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm.
Tằm mới ngủ dậy mà sinh trƣởng trong môi trƣờng có nhiệt độ quá cao hay
quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến sự sinh trƣởng phát triển ở tuổi 5. Từ đó,
ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng và năng suất tơ kén.
3.2. Điều chỉnh ẩm độ
Ẩm độ có ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm sau khi tằm dậy.
 Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu. Tằm mới ngủ dậy, da mới
đƣợc hình thành còn mỏng và dễ xây xát nên trong điều kiện ẩm độ cao, tằm dễ
bị nhiễm bệnh do nấm xâm nhiễm.
 Ẩm độ thấp: lá dâu nhanh héo, giảm chất lƣợng lá dâu, tằm ăn thiếu chất
dinh dƣỡng.
Ngay sau khi tằm dậy, điều chỉnh ẩm độ thấp hơn 2 – 5%. Khi tằm lột xác
xong, nong tằm càng khô càng tốt.
Đối với tằm tuổi 4: Khi tằm mới ngủ dậy, điều chỉnh ẩm độ nhà tằm đến
mức 70%.
3.3. Điều chỉnh ánh sáng
Ánh sáng ít ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm. Sau khi tằm mới ngủ dậy, không
để ánh sáng trực tiếp chiếu vào cơ thể tằm, ảnh hƣởng da tằm, làm tăng nhiệt độ
cơ thể tằm, tằm dễ bị bệnh.
Điều chỉnh ánh sáng mờ, đồng đều trong nhà tằm.
3.4. Xử lý mình tằm
Tằm mới lột xác xong, cơ thể còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh. Do
đo, cần xử lý mình tằm để phòng bệnh cho tằm.
Sử dụng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm. Trộn clorua vôi và vôi
bột với tỷ lệ 1/17 – 1/21. Hoặc có thể sử dụng vôi bột nguyên chất rắc lên mình
tằm.
Trƣớc khi cho tằm ăn, có thể sát trùng mình tằm bằng Papzol B hay Potal
B 30 phút sau cho tằm ăn dâu.
43
3.5. Cho tằm ăn
Tằm dậy sau 2 tiếng bắt đầu tìm dâu ăn. Số lƣợng tằm dậy khoảng 90%,
đầu tằm chuyển sang màu nâu, cho tằm ăn dâu là vừa.
Cho tằm ăn dâu muộn quá hay sớm quá đều ảnh hƣởng đến sự phát dục của
tằm.
 Cho tằm ăn dâu sớm quá: cơ thể tằm yếu, miệng tằm còn non, ảnh hƣởng
đến khả năng ăn dâu của tằm. Đồng thời, nếu cho tằm ăn dâu sớm, số tằm chƣa
lột xác còn nhiều, ảnh hƣởng đến sự phát dục về sau của tằm.
 Cho tằm ăn dâu muộn quá: tằm đói, sức khỏe tằm giảm xuống, sức đề
kháng kém, tằm dễ bị bệnh.
Tằm mới ngủ dậy còn rất yếu. Do đó, khi cho tằm ăn cần rải lá dâu thƣa
hơn nhằm tạo độ thông thoáng nong tằm, tạo môi trƣờng thuận lợi cho tằm hô
hấp.
Lựa chọn lá dâu non hơn, mềm hơn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng cho
tằm để tằm có sức khỏe tốt nhất, đề kháng với bệnh tốt. Sau 2 bữa cho tằm ăn thì
thay phân.
4. Xử lý tằm thức ngủ không đều
Tằm ngủ không đều là hiện tƣợng trong nong tằm đã có một số con tằm lột
xác đƣợc một nửa hay gần xong mà vẫn còn tằm chƣa có dấu hiệu lột xác với số
lƣợng lớn.
Tằm thức không đều là hiện tƣợng trong nong tằm đã có một số tằm lột xác
xong, đã bắt đầu bò đi tìm dâu mà vẫn còn một số tằm chƣa lột xác xong.
Hiện tƣợng tằm thức ngủ không đều xảy ra là do nhiệt độ và ẩm độ nhà
tằm không thích hợp với nhu cầu sinh lý tằm. Tằm thức ngủ không đều còn do lá
dâu tằm ăn không đều về chất lƣợng.
Xử lý tằm ngủ không đều:
 Đặt lƣới lên nong tằm.
 Rắc một lớp dâu mỏng lên. Những con tằm chƣa ngủ sẽ bò lên ăn dâu.
 Nhấc lƣới có tằm và dâu sang nong khác.
 Cho những con tằm này ăn dâu ngon hơn, đầy đủ chất dinh dƣỡng hơn
để tằm phát dục kịp với những tằm đã ngủ trƣớc.
Xử lý tằm dậy muộn:
 Đặt lƣới lên nong tằm.
 Rắc một lớp dâu mỏng. Những con tằm đã dậy sẽ bò lên lƣới ăn dâu.
44
 Sau khi tằm dậy bò lên ăn dâu, nhấc lƣới có tằm và dâu sang nong tằm
mới.
 San đều tằm, cho tằm ăn dâu.
 Số tằm chƣa dậy còn lại cần để nơi có nhiệt độ thấp hơn và ẩm độ cao
hơn, để tằm lột xác.
 Loại bỏ tằm lột xác không hoàn toàn hoặc không lột xác nhằm tạo độ
đồng đều trên nong tằm.
Phƣơng pháp hạn chế tằm ngủ, dậy không đều:
 Cho tằm ăn lá dâu đồng đều về chất lƣợng. Nếu lá dâu không đều, nhiều
loại dâu, tằm ăn sẽ phát dục không đều, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của tằm,
tằm lớn không đều. Từ đó, tằm ngủ và dậy không đều.
 Mật độ tằm trong nong và mật độ tằm giữa các nong trong nhà tằm phải
đồng đều.
 Lƣợng dâu cho tằm ăn phải đồng đều, không nên cho tằm ăn chỗ dày chỗ
mỏng, nong nhiều dâu, nong ít dâu.
 Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà thích hợp với yêu cầu từng tuổi tằm. Nhiệt
độ trong nhà tằm phải đồng đều. Nếu nhiệt độ nhà tằm không đều, chỗ nhiệt độ
cao tằm phát đục nhanh, chỗ nhiệt độ thấp tằm phát dục chậm. Dẫn đến tình
trạng tằm ngủ và dậy không đều giữa các nong tằm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ.
Bài thực hành 2: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.
Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ.
 Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.
 Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức.
45
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
 Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm
trong danh mục các mô đun , Đây là mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng
dâu - Nuôi tằm;
 Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là một nhiệm vụ quan trọng của nghề
Trồng dâu nuôi tằm, nó quyết định đến năng suất chất lƣợng kén tằm;
 Nội dung của mô đun bao gồm những kiến thức, kỹ năng của các công
việc: Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ kỹ thuật nuôi tằm, cho tằm lớn ăn, thay phân, san tằm,
chăm sóc tằm giai đoạn đặc biệt và phòng trừ bệnh tằm;
 Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn đƣợc bố trí ở sau mô đun : Kỹ thuật trồng
dâu, kỹ thuật nuôi tằm con và bố trí đồng thời với các mô đun: Phòng trừ sâu
bệnh hại trên cây dâu, phòng trừ bệnh hại tằm.
II. Mục tiêu
 Mô tả đƣợc các công việc cần làm trong quy trình kỹ thuật nuôi lớn tằm
qua các tuổi tằm;
 Tính toán, chuẩn bị đƣợc thức ăn, vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử
dụng cho nuôi dƣỡng, chăm sóc tằm lớn;
 Thực hiện đƣợc các công việc chăm sóc tằm lớn gồm chuẩn bị l á dâu,
cho ăn, thay phân, san tằm, xử lý tằm các giai đoạn đặc biệt;
 Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng
trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc tằm dâu.
III. Nội dung mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian ( giờ )
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ05-1 Cho tằm lớn ăn
Tích
hợp
Nhà nuôi
tằm
30 8 21 1
MĐ05-2
Thay phân, san
tằm
Tích
hợp
Nhà nuôi
tằm
30 8 22
MĐ05-3
Xử lý tằm thức
ngủ ở tuổi 4
Tích
hợp
Nhà nuôi
tằm
20 4 15 1
Kiểm tra hết mô đun 4 4
Cộng 84 20 58 6
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
46
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành
4.1. Bài 1: Cho tằm lớn ăn
Bài thực hành 1
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Đảo lá
dâu
- Dùng tay đảo đều dâu lá.
- Loại bỏ dâu héo, dâu
vàng, dâu non, bị bệnh.
- Nếu lá dâu bị ƣớt phải
hong khô.
- Đảo đều dâu. Dâu lá
2 Kiểm tra
nong tằm
- Quan sát sức ăn dâu của
tằm, mật độ tằm.
- Nhặt bỏ tằm yếu, tằm
bệnh.
- Quyết định lƣợng dâu.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
- Xác định đúng
lƣợng dâu.
3 Cho tằm
ăn
- Dùng tay rải đều dâu
trên nong.
- Quan sát và rắc bổ sung
- Cho tằm ăn lần lƣợt từng
nong một.
- Rải dâu nhẹ
nhàng, lá dâu
che kín tằm.
4 Vệ sinh
nhà tằm
sau khi
cho tằm
ăn
- Quét dọn nhà tằm.
- Kiểm tra nong tằm có
tiếp xúc với tƣờng để tách
ra.
- Vệ sinh đế kê chân đũi
sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch
sẽ, gọn gàng.
- Chân đế luôn
có nƣớc và sạch
sẽ.
- Chổi.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
47
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Cho tằm ăn không đều.
 Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.
 Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.
 Cho tằm ăn dâu kém chất lƣợng.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Đảo đều
cành dâu
- Nếu cành dâu quá dài
cần chặt ngắn trƣớc khi
cho tằm ăn.
- Dùng tay đảo đều các
cành dâu.
- Loại bỏ dâu héo, dâu
vàng, dâu non, bị bệnh.
- Nếu lá dâu bị ƣớt phải
hong khô.
- Đảo đều dâu. Dâu cành.
2 Kiểm tra
nong tằm
- Quan sát sức ăn dâu của
tằm, mật độ tằm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
- Xác định đúng
48
- Nhặt bỏ tằm yếu, tằm
bệnh.
- Quyết định lƣợng dâu.
lƣợng dâu.
3 Cho tằm
ăn
- Dùng tay rải đều dâu
trên nong.
- Quan sát và rắc bổ sung
- Cho tằm ăn lần lƣợt từng
nong một.
- Sau khi cho tằm ăn 15 –
20 phút quan sát và cho
ăn bổ sung.
- Rải dâu nhẹ
nhàng, lá dâu
che kín tằm.
4 Vệ sinh
nhà tằm
sau khi
cho tằm
ăn
- Quét dọn nhà tằm.
- Kiểm tra nong tằm có
tiếp xúc với tƣờng để tách
ra.
- Vệ sinh đế kê chân đũi
sạch sẽ.
- Vệ sinh sạch
sẽ, gọn gàng.
- Chân đế luôn
có nƣớc và sạch
sẽ.
- Chổi.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Cho tằm ăn không đều.
 Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.
 Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.
 Cho tằm ăn dâu kém chất lƣợng.
4.2. Bài 2: Thay phân, san tằm
Bài thực hành 1
49
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Chuẩn bị
dụng cụ
- Chuẩn bị: Dụng cụ
đựng phân, nong mới,
lƣới thay phân, vôi bột,
chổi.
- Chuẩn bị đầy
đủ dụng cụ theo
yêu cầu và dụng
cụ đã đƣợc sát
trùng.
- Dụng cụ
đựng phân,
nong, lƣới
thay phân,
vôi bột
2 Xác định
thời điểm
thay phân
- Quan sát nong tằm,
nếu xác lá dâu và phân
tằm dày thì tiến hành
thay phân.
- Thay phân khi tằm
ƣớm ngủ.
- Thay phân lúc trời
mát.
- Xác định đúng
thời điểm thay
phân.
3 Thay
phân
- Quan sát nong tằm,
nhặt bỏ tằm bệnh, tằm
yếu.
- Nếu ẩm độ nong tằm
cao, rây đều vôi bột
trên mình tằm.
- Sau 10 – 15 phút, đặt
lƣới thay phân lên nong
tằm.
- Rải đều lá dâu trên
lƣới.
- Khoảng 30 phút sau,
nhấc lƣới có tằm và lá
dâu sang nong mới.
- San đều tằm.
- Cho tằm ăn bổ sung.
- Không làm sót
tằm.
- Loại bỏ tằm
bệnh, tằm kẹ.
- Không làm sát
thƣơng mình
tằm.
Lƣới thay
phân, nong
tằm mới,
dâu lá, dâu
cành, vôi
bột
50
4 Vệ sinh
phòng
tằm
- Thu gom phân tằm.
- Vận chuyển phân tằm
và tằm bệnh, tằm kẹ ra
xa phòng tằm.
- Xếp gọn dụng cụ thay
phân.
- Quét dọn sạch sẽ nhà
tằm.
- Vệ sinh sạch sẽ
nhà tằm.
- Chổi, dụng
cụ đựng
phân.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Làm sót tằm trên nong cũ.
 Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.
 San tằm không đều.
 Rải dâu không đều.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Chuẩn bị
dụng cụ
- Chuẩn bị: Dụng cụ
đựng phân, nong mới,
- Chuẩn bị đầy đủ
dụng cụ theo yêu
- Dụng cụ
đựng phân,
51
vôi bột, chổi. cầu và đã đƣợc
sát trùng.
nong mới,
vôi bột,
chổi.
2 Xác định
thời điểm
thay phân
- Quan sát nong tằm,
nếu xác lá dâu và phân
tằm dày thì tiến hành
thay phân.
- Thay phân khi tằm
ƣớm ngủ.
- Thay phân lúc trời
mát.
- Xác định đúng
thời điểm thay
phân
3 Thay
phân
- Quan sát nong tằm,
nhặt bỏ tằm bệnh, tằm
yếu.
- Dùng tay bốc nhẹ
tằm sang nong mới.
- San đều tằm với mật
độ thích hợp.
- Nếu ẩm độ cao rắc
một lớp vôi bột lên
mình tằm.
- Sau 10 – 15 phút, rắc
một lớp dâu đều từ
ngoài vào trong.
- Thay phân lần lƣợt
từng nong.
- Không làm sót
tằm.
- Loại bỏ tằm
bệnh, tằm kẹ.
- Không làm sát
thƣơng mình tằm.
Nong tằm
mới, dâu
lá, dâu
cành, vôi
bột.
4 Vệ sinh
phòng
tằm
- Thu gom phân tằm.
- Vận chuyển phân tằm
và tằm bệnh, tằm kẹ ra
xa phòng tằm.
- Xếp gọn dụng cụ thay
phân.
- Quét dọn sạch sẽ nhà
tằm.
- Vệ sinh sạch sẽ
nhà tằm.
- Chổi,
dụng cụ
đựng phân.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
52
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Làm sót tằm trên nong cũ.
 Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.
 San tằm không đều.
 Rải dâu không đều.
4.3. Bài 3: Xử lý tằm thức ở tuổi 4
Bài thực hành 1
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
thời điểm
tằm ƣớm
ngủ
- Quan sát biểu hiện
của tằm:
Sức ăn tằm giảm.
Da tằm chuyển từ
màu xanh sang màu
trắng.
Da căng bóng.
Thân trở nên mập
mạp, co ngắn lại.
Đầu, miệng tằm
nhỏ so với cơ thể và có
màu đen.
Hoạt động chậm
- Cẩn thận, tỉ mỉ.
53
chạp.
2 Cho tằm
ăn dâu
- Thái lá dâu nhỏ hơn
so với yêu cầu tuổi tằm.
- Rải dâu từ ngoài vào
trong mô tằm, rải dâu
thƣa.
- Cho tằm ăn dâu ít dần.
- Cho tằm ăn
đúng kỹ thuật
- Dao, thớt,
lá dâu.
3 Thay
phân tằm
- Khi tằm bắt đầu có
dấu hiệu ƣớm ngủ, tiến
hành thay phân tằm.
- Thay phân đúng
thời điểm và đúng
kỹ thuật.
4 Điều
chỉnh
nhiệt độ,
ẩm độ
- Tăng nhiệt độ nhà tằm
lên 1 – 20
C.
- Giảm ẩm độ nhà tằm
2 – 5%.
- Điều chỉnh nhiệt
độ và ẩm độ kịp
thời.
- Ẩm nhiệt
kế, lò than.
5 Điều
chỉnh ánh
sáng
- Điều chỉnh ánh sáng
nhà tằm mờ đều.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Xác định không đúng thời điểm tằm ƣớm ngủ.
 Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.
 Thay phân tằm không đúng kỹ thuật.
 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
54
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
thời điểm
ngƣng
dâu
- Quan sát biểu hiện
tằm:
Tằm ngừng vận
động, ngừng ăn dâu.
Đầu và ngực tằm
cất cao.
Miệng tằm nhô ra
phía trƣớc.
Toàn thân tằm co
ngắn lại.
Da chuyển màu.
- Cẩn thận, tỉ mỉ
2 Xác định
thời điểm
tằm ngủ
- Quan sát biểu hiện
tằm:
Xung quanh cơ thể
tằm có một lớp tơ
màng.
Tằm nằm im,
không hoạt động.
- Không đụng
mạnh tay vào
nong tằm.
3 Điều
chỉnh
nhiệt độ,
ẩm độ
- Điều chỉnh nhiệt độ
thấp hơn 1 – 20
C, ẩm
độ cao hơn 2 – 5% so
với nhu cầu của tuổi.
- Điều chỉnh nhiệt
độ, ẩm độ phù
hợp.
4 Điều
chỉnh ánh
sáng
- Điều chỉnh ánh sáng
mờ đều.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
55
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Xác định không đúng thời điểm ngƣng dâu.
 Xác định không đúng thời điểm tằm ngủ.
 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời.
Bài thực hành 3
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ
thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
thời điểm
tằm thức
dậy
- Quan sát biểu hiện
tằm:
Đầu và thân trắng
mốc.
Da nhăn nheo,
không căng bóng và rất
mỏng, trên da có một
lớp muối mỏng.
Tằm hoạt động
nhanh nhẹn.
- Cẩn thận, tỉ
mỉ.
2 Xử lý
mình tằm
- Quan sát nong tằm:
nếu toàn bộ tằm trên
nong đã dậy thì tiến
hành xử lý mình tằm.
- Dùng clorua vôi trộn
với vôi bột tỉ lệ 1/17.
- Rây đều lên trên mình
tằm.
- Trộn đúng tỷ
lệ, rây đều.
- Clorua vôi,
vôi bột, rây.
56
3 Cho tằm
ăn
- Sau khi xử lý mình
tằm, tiến hành cho tằm
ăn.
- Thái dâu nhỏ hơn so
với yêu cầu tuổi tằm.
- Rắc đều dâu từ ngoài
vào trong mô hoặc
nong tằm.
- Quét dọn nhà tằm.
- Cho ăn đúng
thời điểm.
- Rắc đều dâu.
- Vệ sinh sạch
sẽ.
- Dâu, lông
gà, chổi.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm.
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các dụng cụ nuôi tằm.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Xác định không đúng thời điểm tằm thức.
 Cho tằm ăn không kịp thời.
 Xử lý mình tằm không đúng kỹ thuật.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Đảo dâu đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đảo
dâu.
Cho tằm ăn đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng cho
tằm ăn.
5.2. Bài 2
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
57
Thay phân đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thay
phân tằm.
San tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng san
tằm sau khi thay phân.
5.3. Bài 3
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Xác định đúng thời điểm tằm ƣớm
ngủ, tằm ngủ, tằm thức.
Đối chiếu với bảng hỏi
Chăm sóc tằm ƣớm ngủ, tằm ngủ,
tằm thức đúng kỹ thuật.
Quan sát, thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng
chăm sóc tằm ƣớm ngủ, tằm ngủ, tằm
thức.
VI. Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
[2]. Quản Đức Tiến, Giáo trình Sinh lý giải phẫu tằm..
[3]. Chuyên san Dâu tằm , Nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp.
[4]. Nguyễn Huy Trí, Giáo trình Kỹ thuật nuôi tằm, Trƣờng Đại học Nông
nghiệp I.
[5]. Trung tâm Thực Nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Sổ tay kỹ thuật
trồng dâu nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp.
[6]. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Việt Nam 1989, Kỹ thuật nuôi tằm.
58
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM
NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)
STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ
1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Chủ nhiệm
2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc
Cán Bộ - bộ NN & PTNT
Phó chủ nhiệm
3 Nguyễn văn Tân Trƣởng phòng trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Thƣ ký
4 Phan Quốc Hoàn Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Ủy viên
5 Nguyễn Viết Thông
P. Trƣởng khoa – trƣờng Cao
đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo
Lộc
Ủy viên
6 Phạm S
Giám đốc Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lâm
Đồng
Ủy viên
7 Nguyễn Thị Thoa
Phó trƣởng phòng Trung tâm
Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc
Gia
Ủy viên
59
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH,
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)
STT HỌ VÀ TÊN
CHỨC
VỤ
NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ
1 Nghiêm Xuân Hội
Chủ
tịch
Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm
Bích Sơn-Việt
Yên- Bắc Giang
2
Hoàng Ngọc
Thịnh
Thƣ ký Bộ Nông nghiệp và PTNT
Số 2 - Ngọc Hà
- Hà Nội
3 Ngô Hoàng Duyệt
Ủy
viên
Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp
Nam Bộ
Tân Mỹ Chánh
Mỹ Tho
Tiền Giang
4 Phạm Thị Hậu
Ủy
viên
Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm
Bích Sơn-Việt Yên
- Bắc Giang
5 Vũ Thị Thủy
Ủy
viên
Trung tâm Khuyến nông QG
Thụy Khuê
Ba Đình - Hà Nội

More Related Content

What's hot

BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùng
BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùngBVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùng
BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùngSinhKy-HaNam
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừngHương Vũ
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019TiLiu5
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnChính Hoàng Vũ
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámTrang Trại Nấm CNV
 
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ý
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ýFile báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ý
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ýHo Van Tan
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Thành Nguyễn
 
O nhiem moi truong dat
O nhiem moi truong datO nhiem moi truong dat
O nhiem moi truong dathoanganhovo
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTkudos21
 

What's hot (20)

BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùng
BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùngBVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùng
BVTV - Đặc điểm sinh vật học của côn trùng
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con lôi khoai (gymnocla...
 
ĐỒ ÁN - Lập dự toán xây dựng công trình.doc
ĐỒ ÁN - Lập dự toán xây dựng công trình.docĐỒ ÁN - Lập dự toán xây dựng công trình.doc
ĐỒ ÁN - Lập dự toán xây dựng công trình.doc
 
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAYSự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấmSổ tay kỹ thuật trồng nấm
Sổ tay kỹ thuật trồng nấm
 
dự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồngdự án ươm giống cây trồng
dự án ươm giống cây trồng
 
Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừngTài nguyên rừng
Tài nguyên rừng
 
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019
BÀI GIẢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM_10434312092019
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
Đề tài: Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng RAU SẠCH đến 2025!
 
Hien tuong suy giam tang ozon
Hien tuong suy giam tang ozonHien tuong suy giam tang ozon
Hien tuong suy giam tang ozon
 
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiềnKỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
Kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền
 
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xámtài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ý
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ýFile báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ý
File báo cáo - Phân tích 03 dự án tùy ý
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa
 
O nhiem moi truong dat
O nhiem moi truong datO nhiem moi truong dat
O nhiem moi truong dat
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤTÔ NHIỄM  MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
 

Similar to GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN

Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...Man_Ebook
 
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Man_Ebook
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfPadiseranch
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều nataliej4
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfMan_Ebook
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM nataliej4
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Man_Ebook
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...Thanh Hoa
 
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdf
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdfChia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdf
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdfĐá Gà Bình Luận
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019PinkHandmade
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltNhung Au
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA nataliej4
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA nataliej4
 
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt nataliej4
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxLThPhng24
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfMan_Ebook
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 

Similar to GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN (20)

Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
Giáo trình kỹ thuật nuôi ong mật - Ngô Nhật Thắng;Nguyễn Duy Hoan;Phùng Đức H...
 
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
 
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdfNOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
NOIDUNGGIAOTRINHCHANNUOILONINCAN29-6.pdf
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
Giáo Trình Mô Đun Thu Hoạch Và Bảo Quản Điều
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦNDINH DƯỠNG TRẺ EM
 
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh s...
 
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
ảNh hưởng của loại bao và ẩm độ hạt đến khả năng nảy mầm của hạt lúa (oryza s...
 
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdf
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdfChia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdf
Chia sẻ những kinh nghiệm và cách nuôi gà con nhanh lớn.pdf
 
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
Khảo sát các bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh _08312312092019
 
Bai giang ipm_clt
Bai giang ipm_cltBai giang ipm_clt
Bai giang ipm_clt
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Cẩm nang ỨNG DỤNG TMR CHO CHĂN NUÔI BÒ SỮA
 
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt
 
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptxNHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
NHÓM 12 STH LƯƠNG THỰC.pptx
 
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdfGiáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
Giáo trình cây chè - Đỗ Ngọc Oanh;Hoàng Văn Chung;Lê Tất Khương.pdf
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ : TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấp nghề
  • 2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 05
  • 3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kénĐể hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  • 4. 4 Giáo trình “Nuôi tằm lớn” giới thiệu khái quát về kỹ thuật cho tằm lớn ăn; kỹ thuật thay phân bằng tay, kỹ thuật thay phân bằng lƣới, kỹ thuật san tằm, điều chỉnh điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho tằm sinh trƣởng phát dục; kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ở giai đoạn tuổi 4. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
  • 5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN 8 1. Xác định số lƣợng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm 8 1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lƣợng tằm và sức ăn của tằm 9 1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm 9 1.1.2. Căn cứ vào số lƣợng tằm 10 1.2. Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu 10 1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm 11 1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn 11 2. Cho tằm lớn ăn 12 2.1. Đảo dâu trƣớc khi cho ăn 12 2.2. Kiểm tra nong tằm 13 2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu 15 2.4. Phƣơng pháp cho tằm lớn ăn 16 2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá 16 2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành 19 3. Bảo quản lá dâu 21 BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM 23 1. Mục đích của việc thay phân 23 2. Xác định thời điểm thay phân 24 3. Số lần thay phân tằm 26 3.1. Mật độ nuôi tằm 26 3.2. Điều kiện môi trƣờng 26 3.3. Phƣơng pháp nuôi tằm 26 3.4. Tuổi tằm 26 4. Phƣơng pháp thay phân tằm 27 4.1. Thay phân bằng lƣới 27
  • 6. 6 4.2. Thay phân bằng tay 29 5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm 30 6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 32 6.1. Nhiệt độ 32 6.2. Ẩm độ 32 6.3. Phƣơng pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 33 7. Điều chỉnh gió và ánh sáng 34 BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 35 1. Tằm ƣớm ngủ 36 1.1. Xử lý tằm ƣớm ngủ 36 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ 37 1.3. Điều chỉnh ẩm độ 38 1.4. Điều chỉnh ánh sáng 39 2.Tằm đang ngủ 39 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 40 2.2. Điều chỉnh ẩm độ 41 2.3. Điều chỉnh ánh sáng 41 3. Tằm dậy 41 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 42 3.2. Điều chỉnh ẩm độ 42 3.3. Điều chỉnh ánh sáng 42 3.4. Xử lý mình tằm 42 3.5. Cho tằm ăn 43 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều 43 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 45
  • 7. 7 MÔ ĐUN: NUÔI TẰM LỚN Mã mô đun: MĐ 05 Giời thiệu mô đun Mô đun Nuôi tằm lớn là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun đào tạo bắt buộc của nghề kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày kỹ thuật cho tằm con ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằm lớn ở giai đoạn thức ngủ. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị đƣợc thức ăn, vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dƣỡng, chăm sóc tằm lớn; thực hiện đƣợc các công việc cho tằm lớn ăn, thay phân san tằm và xử lý tằm ở giai đoạn đặc biệt.
  • 8. 8 BÀI 1: CHO TẰM LỚN ĂN Mã bài: MĐ05–1 Tằm lớn là giai đoạn tằm bắt đầu ngủ dậy tuổi 4 cho đến khi tằm đẫy sức ở tuổi 5, bắt đầu nhả tơ kết kén. Giai đoạn này gọi là giai đoạn tằm ăn rỗi. Khả năng sinh trƣởng của tằm ở giai đoạn ăn rỗi rất mạnh. Tằm cần ăn lƣợng dâu lớn, chiến trên 75% lƣợng dâu ăn cả lứa. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm lớn, cần chú ý các biện pháp kỹ thuật, điều kiện môi trƣờng phù hợp, chất lƣợng lá dâu đảm bảo, tằm ăn no, giúp tằm sinh trƣởng, phát dục tốt, lứa tằm đồng đều, chín tập trung. Mục tiêu  Trình bày đƣợc kỹ thuật nuôi dƣỡng chăm sóc tằm lớn;  Dự trù đƣợc lƣợng lá dâu cho tằm ăn từng ngày và từng tuổi;  Thực hiện cho tằm ăn đúng kỹ thuật;  Kiểm tra nhà tằm, nong tằm và dâu trƣớc và sau mỗi bữa ăn;  Có ý thức bảo vệ môi trƣờng, cần cù chịu khó trong học tập. A. Nội dung 1. Xác định số lƣợng dâu ăn của tằm trong một ngày đêm Số lƣợng dâu ăn của tằm ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. Tằm đƣợc ăn dâu đầy đủ về chất và lƣợng sẽ có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, phát dục đồng đều.  Nếu cho tằm ăn dâu với số lƣợng ít, chất lƣợng không bảo đảm, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm, tằm thức ngủ không đồng đều, dễ bị nhiễm bệnh.  Nếu cho tằm ăn với số lƣợng nhiều, chất lƣợng lá dâu kém tằm ăn không hết, dẫn đến lá dâu trong nong dƣ nhiều, gây lãng phí dâu. Mặt khác, làm cho nong tằm bị ô nhiễm, tằm dễ bị bệnh. Do đó, ta cần xác định lƣợng dâu cho tằm ăn vừa đủ để đảm bảo sức khỏe tằm và công việc nuôi tằm có hiệu quả kinh tế. Số lƣợng lá dâu cho tằm ăn trong một ngày đêm phụ thuộc vào:  Yếu tố môi trƣờng.  Tuổi tằm.  Giai đoạn tằm  Chất lƣợng lá dâu.
  • 9. 9 1.1. Căn cứ vào tuổi tằm, số lƣợng tằm và sức ăn của tằm 1.1.1. Căn cứ vào tuổi tằm Để xác định số lƣợng dâu cho tằm ăn một ngày đêm, cần căn cứ vào sức ăn dâu của tằm ở mỗi tuổi và các giai đoạn trong một tuổi.  Tằm tuổi 4 ăn hết 15 – 20% tổng số dâu tằm ăn cho cả lứa.  Tằm tuổi 5 cần 55 – 60% tổng số dâu cho tằm ăn cả lứa. Đây là giai đoạn tằm ăn dâu mạnh nhất, vì tằm cần tập trung chất dinh dƣỡng để bƣớc sang giai đoạn nhả tơ kết kén hóa nhộng. Ví dụ: Để nuôi 1 hộp trứng có 20 gam thì lƣợng dâu cho tằm ăn ở mỗi tuổi và mỗi giống khác nhau: Đối với tằm độc hệ:  Tằm tuổi 4 cần 80 – 90 kg dâu cho cả tuổi.  Tằm tuổi 5 cần 450 – 475 kg dâu cho cả tuổi.  Tổng lƣợng dâu cần thiết cho tằm độc hệ ăn từ tuổi 4 đến tuổi 5 là 520 – 565 kg dâu. Đối với tằm đa hệ và đa hệ lai:  Tằm tuổi 4 cần ăn từ 35 – 50 kg dâu.  Tằm tuổi 5 cần 300 – 325 kg dâu.  Tổng lƣợng dâu cho tằm ở giai đoạn tằm lớn 335 – 375 kg dâu. Trong cùng một tuổi, mức độ ăn dâu của tằm cũng khác nhau. Các giai đoạn ăn dâu của tằm: Giai đoạn tằm mới dậy:  Giai đoạn này tằm ăn lá dâu phải non hơn tuổi, tằm ăn còn yếu, lƣợng dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên thƣờng bằng lƣợng dâu của một bữa của tuổi 3.  Do lƣợng dâu ăn không nhiều nên cần tăng bữa ăn trong ngày. Giai đoạn ăn mạnh:  Bƣớc sang ngày thứ 2 trở đi, tằm bắt đầu ăn mạnh dần. Do đó, cần điều chỉnh lƣợng dâu tăng lên, tạo điều kiện môi trƣờng phù hợp.  Tăng lƣợng dâu ăn trong bữa và rút số bữa cho ăn phù hợp, kiểm tra sức ăn của tằm để quyết định số lần cho ăn hợp lý, tránh lãng phí dâu.  Giai đoạn tằm ăn mạnh cần chú ý cho tằm ăn đầy đủ bằng cách tăng lƣợng dâu cho tằm ăn ở mỗi bữa.  Khi thấy trong nong còn một ít lá dâu, tiến hành cho tằm ăn bữa tiếp theo, không để tình trạng lá dâu hết kiệt mới cho tằm ăn.
  • 10. 10 Giai đoạn tằm ăn yếu:  Khi tằm chuẩn bị đẫy sức ở các tuổi, sức ăn của tằm giảm dần. Lúc này, ngƣời nuôi tằm phải giảm lƣợng dâu ăn trong lứa, lá dâu non hơn, tăng bữa ăn cho tằm.  Trƣớc khi ngủ, sức ăn dâu của tằm kém, lƣợng dâu cung cấp cho giai đoạn này cần giảm xuống để tạo độ thông thoáng cho nong tằm và tránh lãng phí dâu. Bữa ăn thêm:  Đây là bữa ăn bổ sung khi trong nong đã có trên 70% con tằm đã ngủ.  Cho ăn bổ sung nhằm tạo điều kiện cho tằm ngủ đều, không bỏ đói những con tằm ngủ muộn.  Đối với bữa ăn thêm, cần cho tằm ăn một lƣợng dâu ít và rải lá dâu mỏng. Tốt nhất nên câu tằm nuôi riêng để có điều kiện chăm sóc tốt hơn, dễ dàng điều chỉnh khả năng phát dục của tằm đều hơn. Thời điểm cắt dâu:  Đây là thời điểm rất quan trọng, nó liên quan đến sức sinh trƣởng của tuổi sau và ảnh hƣởng đến năng suất chất lƣợng kén.  Khi tằm ngủ trên 95% cắt dâu là hợp lý. 1.1.2. Căn cứ vào số lƣợng tằm Số lƣợng lá dâu còn phụ thuộc vào số lƣợng tằm. Nếu nuôi tằm với số lƣợng nhiều, cần phải dự trữ nhiều dâu để đảm bảo không thiếu dâu cho tằm ăn. Nếu tằm ăn thiếu dâu sẽ ảnh hƣởng đến sức sống của tằm. Căn cứ vào số lƣợng nong nuôi tằm, mật độ tằm trên nong, căn cứ vào sức ăn của tằm mà quyết định lƣợng dâu ăn. Nếu nuôi tằm với mật độ dày, sức ăn mạnh ta cần tăng số lƣợng lá dâu nhiều hơn khi nuôi tằm với mật độ thấp, sức ăn dâu yếu. 1.2. Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu Căn cứ vào chất lƣợng lá dâu để quyết định lƣợng dâu cho tằm ăn phù hợp, tránh hiện tƣợng lãng phí dâu. Nếu cho tằm ăn lá dâu đảm bảo chất dinh dƣỡng, lá có nhiều protein, ít nƣớc, hàm lƣợng chất xơ cao, lá dày, thì giảm số lƣợng lá dâu cho tằm ăn. Nếu lá dâu cho tằm ăn không đạt tiêu chuẩn, lá dâu già quá hoặc non quá, lá mỏng, hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, phải tăng số bữa cho ăn. Tuyệt đối không đƣợc tăng lƣợng dâu trong một bữa và cần tăng số lần thay phân.
  • 11. 11 Lƣợng lá dâu cho tằm ăn cần đảm bảo tằm ăn no dâu, không bị đói. Tằm bị đói sẽ ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. 1.3. Căn cứ vào vụ nuôi tằm Mùa vụ nuôi tằm liên quan đến mùa vụ sinh trƣởng cây dâu, chất lƣợng, độ tƣơi héo của lá dâu. Do đó, mùa vụ nuôi tằm cũng liên quan đến số lƣợng lá dâu cho tằm ăn, số bữa ăn trong một ngày đêm.  Vào mùa hè, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, cần cho tằm ăn nhiều bữa nhƣng giảm lƣợng dâu cho ăn một bữa hoặc tăng lƣợng dâu so với yêu cầu lƣợng dâu của từng tuổi. Vào mùa hè nên cho tằm ăn dâu cành để lá dâu tƣơi lâu, đảm bảo luôn có dâu cho tằm ăn và thông thoáng trong nong tằm.  Vào mùa thu, mùa xuân, thời tiết mát mẻ hơn, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu tƣơi lâu. Do đó, nên giảm bữa ăn, tăng lƣợng dâu ăn trong bữa. 1.4. Chọn lá dâu cho tằm lớn ăn Tằm lớn ăn lá đã thuần thục. Tuyệt đối không cho tằm ăn lá dâu quá già, lá dâu vàng, bị bệnh và bị ƣớt. Mặc dù tằm tuổi lớn yêu cầu chất lƣợng lá dâu không quá khắt khe nhƣ tằm con, nhƣng nếu cho tằm ăn lá dâu quá ít chất dinh dƣỡng, lá quá già sẽ ảnh hƣởng không tốt đến sự sinh trƣởng của tằm, tằm dễ bị bệnh, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và sản lƣợng kén. Chất lƣợng lá dâu ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của tằm:  Tằm ăn lá dâu có chất lƣợng tốt: + Tằm sinh trƣởng, phát dục tốt. + Tăng sức đề kháng cho tằm. + Tuyến tơ đƣợc tạo thành nhanh chóng, đáp ứng cho quá trình nhả tơ kết kén ở giai đoạn sau, giúp tăng năng suất và chất lƣợng tơ kén. + Rút ngắn đƣợc thời gian phát dục của một lứa tằm từ 1 – 2 ngày.  Tằm ăn lá dâu kém chất lƣợng, lá có hàm lƣợng nƣớc cao, ít chất xơ, bột đƣờng, lá dâu héo, lá vàng lá bị bệnh. + Tằm sinh trƣởng, phát dục không đều, khó nuôi. + Việc hình thành tuyến tơ gặp khó khăn hơn. + Tằm lớn ăn phải lá dâu non, tằm dễ bị bệnh, sức khỏe tằm giảm. + Thời gian phát dục của mỗi lứa tằm sẽ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Chất lƣợng lá dâu ảnh hƣởng nhiều đến số lƣợng dâu cho tằm ăn trong một ngày đêm.
  • 12. 12 H05-1: Lá dâu bị bệnh rỉ sắt Lá dâu héo, lƣợng nƣớc và chất dinh dƣỡng giảm. Tằm ăn lá dâu nhƣ vậy thƣờng yếu, dễ mẫn cảm với bệnh và các điều kiện khí hậu bất lợi, làm giảm chất lƣợng kén. Lá dâu bị ƣớt: Cho tằm ăn lá dâu bị ƣớt sẽ tăng ẩm độ của nong tằm, làm cho tằm dễ phát sinh bệnh tật. Đồng thời, khi ăn phải lá dâu bị ƣớt tằm hay mắc các bệnh đƣờng ruột, bệnh bủng mủ và bệnh vôi. Vì thế, trong quá trình nuôi tằm, tuyệt đối không cho tằm ăn phải lá dâu bị ƣớt sƣơng, ƣớt nƣớc mƣa. Cần làm khô lá dâu trƣớc khi cho tằm ăn. Lá dâu quá già không đảm bảo đƣợc chất dinh dƣỡng cho tằm ăn, tằm ăn không đủ no để sinh trƣởng, phát dục. 2. Cho tằm lớn ăn Cho tằm lớn ăn cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo tằm ăn dâu đầy đủ, tằm không bị đói. 2.1. Đảo dâu trƣớc khi cho ăn Trƣớc khi cho tằm ăn cần tiến hành đảo dâu để đảm bảo lá dâu ở mọi vị trí đồng đều về chất lƣợng. Trong quá trình bảo quản lá dâu bị hấp hơi nóng. Vì vậy, trƣớc khi cho tằm ăn, ta đảo dâu để tránh nóng và hấp hơi, đảm bảo lá dâu không bị giảm chất lƣợng do nhiệt độ cao, cần chọn lá dâu trƣớc khi cho tằm ăn.
  • 13. 13 H05-2: Đảo dâu Trong quá trình đảo dâu, cần loại bỏ ngọn non, lá vàng, héo, úa, sâu bệnh. Vì đây là những lá dâu không đảm bảo chất dinh dƣỡng cho tằm lớn ăn.  Lá dâu ở những ngọn non có hàm lƣợng nƣớc cao, không phù hợp với nhu cầu dinh dƣỡng của tằm. Tằm ăn lá dâu quá non dễ bị bệnh đƣờng ruột, bệnh tằm bủng, bệnh tằm vôi...  Lá dâu vàng, héo, úa có hàm lƣợng chất dinh dƣỡng thấp, tằm ăn không đƣợc cung cấp đủ chất dinh dƣỡng. Tằm ăn những lá dâu này dễ bị bệnh, sức khỏe kém, sức đề kháng giảm sút.  Lá dâu có mầm mống gây bệnh. Do đó, khi tằm ăn phải những lá dâu này dễ gây bệnh cho tằm. Ví dụ: tằm ăn lá dâu có chứa đa giác thể, tằm sẽ bị bệnh bủng... Đảo dâu, quạt dâu còn có tác dụng làm khô lá dâu, đảm bảo tằm không ăn lá dâu bị ƣớt. 2.2. Kiểm tra nong tằm Kiểm tra nong tằm trƣớc khi cho tằm ăn là khâu kỹ thuật quan trọng, nhằm quyết định lƣợng dâu cho tằm ăn mỗi bữa. Khi kiểm tra nong tằm, ta chú ý đến lƣợng dâu cho tằm ăn bữa trƣớc:  Nếu lƣợng dâu bữa trƣớc còn nhiều trên nong, thì giảm số lƣợng lá dâu cho tằm ăn bữa sau để tránh lãng phí.  Nếu lƣợng dâu bữa trƣớc còn ít hoặc đã hết dâu thì ta cho tằm ăn số lƣợng dâu nhiều vào bữa sau để đảm bảo tằm không bị đói. Kiểm tra nong tằm ta cần để ý đến mật độ nuôi tằm:
  • 14. 14  Mật độ nong tằm nuôi dày: cần tiến hành san tằm với mật độ hợp lý để tằm đƣợc ăn dâu đầy đủ. Không nên để nong tằm quá dày, tằm bò lên nhau, hạn chế quá trình ăn dâu của tằm, lƣợng dâu không đủ cho tằm ăn, tằm bị đói, ảnh hƣởng đến quá trình sinh trƣởng, phát dục của tằm.  Mật độ nong tằm thƣa: nên dồn tằm lại với mật độ vừa phải. Nong tằm thƣa sẽ gây lãng phí dâu khi cho tằm ăn. Đồng thời, gây lãng phí công lao động, dụng cụ nuôi tằm... Quan sát nong tằm để điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm phù hợp: Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao:  Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm cao một phần là do thời tiết, một phần là do lƣợng phân trong nong tằm quá nhiều. Phân tằm lên men, ẩm độ và nhiệt độ nong tằm tăng, tăng khả năng gây bệnh cho tằm. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm nhiệt độ và ẩm độ nong tằm, tạo môi trƣờng thuận lợi cho tằm ăn dâu tốt nhất.  Giảm nhiệt độ trong nong tằm bằng cách mở cửa, tạo độ thông thoáng trong nhà tằm, hoặc dùng quạt để không khí trong nhà tằm đƣợc lƣu thông.  Rắc vôi bột lên nong tằm để giảm ẩm độ trong nong.  Không nên để ẩm độ nong tằm quá cao, vì ẩm độ cao là môi trƣờng thuận lợi cho nấm bệnh và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm.  Nhiệt độ cao, ẩm độ cao, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dƣỡng do quá trình chuyển hóa các chất trong lá dâu. Do đó, cần tăng lƣợng dâu cho tằm ăn để tằm ăn no, không bị đói, không thiếu chất dinh dƣỡng, đảm bảo tằm có sức khỏe tốt. Nong tằm có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:  Ở điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, tằm dễ bị bệnh, sức đề kháng kém, sức ăn dâu của tằm giảm. Do đó, cần điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với sinh lý của từng tuổi tằm để tằm ăn hết lƣợng dâu mỗi bữa, từ đó tằm sinh trƣởng và phát dục tốt hơn.  Tăng nhiệt độ nong tằm bằng cách đốt than, thắp đèn, đóng cửa, hạn chế gió lùa vào nhà tằm.  Giảm ẩm độ nong tằm bằng biện pháp rắc vôi bột hút ẩm trong nhà tằm hoặc clorua vôi lên nong tằm.  Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, lá dâu lâu héo. Vì vậy, ta có thể giảm số lƣợng dâu cho tằm ăn mỗi bữa. Nong tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:  Cần giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ nong tằm để tằm sống trong điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động sống.
  • 15. 15  Điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, lá dâu nhanh héo, lƣợng chất dinh dƣỡng trong lá dâu giảm. Ta cần tăng số bữa ăn cho tằm để tằm không bị đói. 2.3. San tằm, loại bỏ tằm yếu San tằm là biện pháp kỹ thuật điều chỉnh mật độ tằm trong nong tằm, mở rộng diện tích chỗ nằm của tằm. San tằm thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc khi cho tằm ăn. San tằm nhằm tạo điều kiện cho tằm ăn dâu đầy đủ, đảm bảo tằm không bị thiếu dâu và hạn chế tằm vận động. Nếu không san tằm, mật độ tằm trong nong tăng, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. Đồng thời, các quá trình sinh lý của tằm diễn ra không thuận lợi, tằm ăn dâu không đủ. Từ đó, ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm, nong tằm không đồng đều. Trong quá trình san tằm, cần kết hợp loại bỏ tằm yếu, tằm bệnh, để tạo độ đồng đều trong nong tằm và tránh lây lan bệnh từ tằm bệnh sang tằm khỏe.  Đối với tằm yếu, tiến hành nuôi ở nong khác, cho tằm ăn lá dâu non hơn, ngon hơn, nhiều chất dinh dƣỡng hơn, để tằm sinh trƣởng, phát dục kịp với những con tằm khỏe.  Đối với tằm bệnh, tằm chết, cần loại ra khỏi nong tằm để tránh lây lan bệnh. Khi nhặt tằm bệnh, chú ý không để tằm bệnh và tằm chết chung với tằm khỏe. H05-3: Nuôi tằm với mật độ dày  Nếu lƣợng tằm bệnh chết và tằm yếu nhiều, sau khi nhặt tằm xong, tiến hành sát trùng mình tằm bằng clorua vôi để phòng trừ bệnh cho tằm. Tằm chết,
  • 16. 16 tằm bệnh phải đem đi tiêu hủy ngay, không để trong nhà tằm, nhằm tránh lây lan bệnh lên tằm. 2.4. Phƣơng pháp cho tằm lớn ăn Kỹ thuật cho tằm tuổi lớn ăn quan trọng, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm ở giai đoạn tằm lớn. Từ đó, ảnh hƣởng đến quá trình nhả tơ, kết kén của tằm. Để đảm bảo tơ kén có năng suất cao, phẩm chất tốt, cần cho tằm ăn đúng kỹ thuật, đảm bảo tằm ăn lá dâu đạt tiêu chuẩn và tằm không bị đói. 2.4.1. Cho tằm ăn dâu lá Đối với tằm lớn, lá dâu phù hợp với đặc điểm sinh lý của tằm là những lá thuần thục, lá có hàm protein cao, hàm lƣợng nƣớc ít. Khi thu hoạch lá dâu cho tằm ăn, hái lá thứ 7 trở xuống gốc, loại bỏ lá già, lá vàng, lá bị sâu bệnh. H05-4: Lá dâu đạt tiêu chuẩn cho tằm lớn ăn Ƣu và nhƣợc điểm cho tằm ăn dâu lá: Ƣu điểm:  Lựa chọn đƣợc lá dâu phù hợp với tuổi tằm.  Không thu hoạch lá non, lá bị bệnh, lá kém chất lƣợng. Đảm bảo tằm ăn lá dâu ngon và đủ chất xơ, protein.  Nuôi tằm bằng dâu lá tạo điều kiện thu hoạch đƣợc nhiều lứa dâu trong năm. Nhƣợc điểm:
  • 17. 17  Lá dâu nhanh héo, tốn công lao động, gây lãng phí dâu. Từ đó, làm giảm hiệu quả kinh tế.  Không tạo đƣợc độ thông thoáng trên nong tằm, ẩm độ nong tằm tăng, tằm dễ phát sinh bệnh tật.  Đồng thời, khi thu hoạch dâu lá dễ gây xƣớc vỏ cây, làm tổn thƣơng chồi nách, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của cây dâu. Số bữa cho tằm ăn khi cho tằm ăn dâu lá là 5 – 6 bữa/ngày. Cho tằm ăn bằng phƣơng pháp này, lá dâu nhanh héo, nhanh mất nƣớc và chất dinh dƣỡng. Để đảm bảo tằm ăn no và đủ chất dinh dƣỡng cần phải tăng bữa ăn cho tằm. H05-5: Phƣơng pháp cho tằm ăn dâu lá Kỹ thuật cho tằm ăn dâu lá:  Đảo dâu: Trƣớc khi cho tằm ăn đảo đều lá dâu nhằm đảm bảo chất lƣợng lá dâu đồng đều ở mọi vị trí và làm bốc thoát nhiệt, ẩm độ, các chất khí do quá trình hô hấp của lá dâu thải ra.  Cho tằm ăn: Rải dâu đều trong nong tằm. Động tác rải dâu phải từ từ, nhẹ nhàng, tránh làm tổn thƣơng tằm.  Kiểm tra lại và rắc bổ sung những nơi dâu còn quá ít.
  • 18. 18 H05-6: San đều dâu trong nong tằm  Nong tằm sau khi rắc dâu xong bằng phẳng, lá dâu che kín tằm là đạt yêu cầu.  Cần đảm bảo nguyên tắc chỉnh tằm trƣớc khi cho tằm ăn, điều chỉnh mật độ tằm, loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh và điều chỉnh lá dâu trong nong tằm cho đều sau khi cho ăn.  Ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ, tằm vừa thức dậy cho ăn lá dâu non hơn, rải dâu thƣa hơn so với yêu cầu tuổi đó.  Giai đoạn tằm mới ngủ dậy, trƣớc khi cho ăn bữa đầu tiên cần xử lý clorua vôi lên mình tằm để sát trùng mình tằm.  Tằm mới dậy phải cho tăn dâu ít, giữa tuổi dâu nhiều, cuối tuổi cho ăn ít dần.  Cho tằm ăn đến đâu đƣợc đến đó, cho ăn nong nào đƣợc nong đó.  Sau khi cho tằm ăn phải vệ sinh sạch sẽ nhà tằm. Trong trƣờng hợp tằm bị bệnh với số lƣợng nhiều, ta cần bổ sung thêm chất dinh dƣỡng trong lá dâu nhằm tăng sức đề kháng cho tằm. Trƣớc khi cho tằm ăn, bổ sung chất dinh dƣỡng bằng cách phun thêm peniciline với nồng độ 0,1 – 0,2% lên lá dâu cho tằm ăn để phòng bệnh khi cần thiết.
  • 19. 19 H05-7: Tằm ăn dâu lá 2.4.2. Cho tằm ăn dâu cành Sau một thời gian thu hái lá, cây dâu quá cao, ngƣời ta áp dụng các kỹ thuật đốn phớt hoặc đốn lửng, gum thân hạ thấp độ cao của cây dâu. Khi đó từ thân chính của cây dâu các mầm bất định phát triển mạnh tạo ra rất nhiều cành nhỏ, thông thƣờng khi thu hoạch dâu sẽ hái cả cành để nuôi tằm. H05-8: Cành dâu cho tằm ăn Cho tằm ăn dâu cành có ƣu nhƣợc điểm nhƣ sau: Ƣu điểm:  Tạo đƣợc độ thông thoáng trên nong tằm.
  • 20. 20  Có thể nuôi tằm với mật độ dày hơn so với phƣơng pháp cho tằm ăn dâu lá.  Giảm số lần thay phân, giảm công lao động.  Giảm số bữa cho tằm ăn vì lá dâu tƣơi lâu.  Tiết kiệm đƣợc lƣợng dâu cho tằm ăn. H05-9: Tằm tuổi 4 ăn dâu cành Nhƣợc điểm:  Tằm ăn lá non, dễ bị bệnh.  Số lứa thu hoạch dâu giảm. Một năm chỉ thu hoạch đƣợc 4 – 5 lứa dâu. Từ đó, ảnh hƣởng đến số lứa nuôi tằm trong năm. Kỹ thuật cho tằm ăn dâu cành:  Trƣớc khi cho tằm ăn dâu cành có thể cho tằm ăn cả cành hoặc chặt ngắn nếu cành quá dài.  Đảo đều dâu cho tằm ăn.  Rải cành dâu lên nong tằm nhẹ nhàng, tránh gây sát thƣơng mình tằm.  Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút, quan sát và cho ăn bổ sung tránh tằm bị đói.  Kiểm tra kiến, chuột, ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm trƣớc khi rời khỏi nhà tằm.
  • 21. 21 H05-10: Tằm tuổi 5 ăn dâu cành 3. Bảo quản lá dâu Tằm lớn ăn lƣợng dâu khoảng trên 75% tổng lƣợng dâu cho cả lứa nuôi. Do đó, trong quá trình nuôi tằm lớn cần phải dự trữ lá dâu để đủ lƣợng dâu cho tằm ăn. Để đảm bảo chất lƣợng lá dâu không bị giảm, ta cần tiến hành các biện pháp bảo quản lá dâu. Bên cạnh đó, lá dâu sau khi hái mất nƣớc rất nhanh, nhanh bị héo, làm chất lƣợng lá bị giảm sút rõ rệt. Lá dâu mất nhiều nƣớc không thích hợp cho tằm ăn. Tằm ăn lá dâu bị héo, lá dâu thiếu chất dinh dƣỡng sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh, mẫn cảm với các điều kiện khí hậu bất lợi. Vì vậy, sau khi thu hoạch dâu ta phải có biện pháp bảo quản phù hợp để lá dâu tƣơi lâu, đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng cho tằm. Thời gian bảo quản lá dâu khoảng 1 ngày, không nên kéo dài thời gian bảo quản vì phẩm chất lá thay đổi, protein bị phân hủy thành các axit amin, Cacbohydrat biến thành đƣờng đơn, lá bị héo do bốc hơi nƣớc. Lá nghèo chất dinh dƣỡng, mất phẩm chất. Quá trình bảo quản lá dâu chịu ảnh hƣởng của yếu tố môi trƣờng, đặc biệt là nhiệt độ không khí. Do đó, khi bảo quản nên để lá dâu trong điều kiện ẩm và mát. Điều kiện lý tƣởng nhất để bảo quản lá dâu là nhiệt độ không khí dƣới 200 C và ẩm độ 90%. Nguyên tắc của quá trình bảo quản lá dâu là giảm nhiệt độ và tăng ẩm độ phòng bảo quản dâu. Đối với dâu lá:  Cần rũ tơi lá dâu.
  • 22. 22  Đánh luống cao 10 – 15 cm, rộng 1m, cách nhau 20 – 30 cm.  Chiều dài luống dâu tùy thuộc vào lƣợng dâu và nơi bảo quản.  Phun 1 lớp nƣớc sạch lên mặt hoặc đậy bằng lá chuối, có thể phủ bằng vải thấm nƣớc.  Cứ 2 – 4 giờ xới ra, đảo lại và đánh luống trở lại để tránh nóng hấp hơi và dập nát lá dâu.  Có thể đánh luống dâu thành hình vành khăn. Đối với dâu cành:  Bó dâu cành thành từng bó.  Dựng bó dâu, xếp thành luống rộng 1 – 1,2 m.  Phun 1 lớp nƣớc sạch lên phần ngọn dâu cho tƣơi. Chú ý: Khi thu hái dâu cành nếu cành có đọt và lá non, khi bảo quản phải xếp dâu dựng đứng ngọn lên trên để ngọn dâu mất nƣớc, héo lại sau đó cho tằm lớn ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành cho tằm ăn dâu lá. Bài thực hành 2: Thực hành cho tằm ăn dâu cành. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:  Kỹ thuật cho tằm ăn.  Bảo quản dâu lá và dâu cành.
  • 23. 23 BÀI 2: THAY PHÂN, SAN TẰM Mã bài: MĐ05–2 Đối với tằm ăn rỗi, lƣợng chất thải sau các bữa ăn của tằm rất lớn, làm cho nong tằm luôn tăng nhiệt độ do quá trình phân giãi các chất thải, làm cho tiểu khí hậu trong nong tằm không phù hợp với sinh trƣởng phát dục của chúng. Đây cũng là môi trƣờng thuận lợi của các nấm bệnh và các vi sinh vật gây hại cho tằm. Vì vậy, cần phải tiến hành thay phân, san tằm. Thay phân là biện pháp kỹ thuật tách tằm ra khỏi chất thải của tằm sau tiêu hóa và lƣợng dâu ăn thừa. San tằm là biện pháp kỹ thuật nhằm tạo mật độ tằm trên nong phù hợp với điều kiện sinh trƣởng và phát dục của tằm qua các tuổi. Thay phân kết hợp san tằm phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ, tránh sát thƣơng mình tằm, đảm bảo mật độ tằm thích hợp, tạo môi trƣờng tốt nhất cho tằm sinh trƣởng phát dục. Mục tiêu  Trình bày đƣợc mục đích, ý nghĩa của việc thay phân, san tằm;  Thực hiện đƣợc các kỹ năng thay phân, san tằm;  Xác định đƣợc mật độ tằm trên nong;  Chọn thời điểm thay phân, phƣơng pháp thay phân thích hợp;  Tránh bỏ sót tằm và gây vết thƣơng mình tằm. A. Nội dung 1. Mục đích của việc thay phân Công việc thay phân là loại bỏ lá dâu tằm ăn thừa, chất thải của tằm sau các bữa ăn, loại bỏ các tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết ra khỏi nong tằm, tạo môi trƣờng sống thuận lợi cho tằm sinh trƣởng và phát dục tốt. Thay phân tằm nhằm mục đích:  Tạo môi trƣờng thông thoáng, sạch sẽ, phù hợp với sinh lý tằm.  Đối với tằm lớn, sau khi ăn dâu 4 – 5 giờ, tằm thải phân, lƣợng phân tằm thải ra ngày càng nhiều. Nếu để phân trong nong lâu, phân sẽ lên men, đây là môi trƣờng thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây bệnh cho tằm. Nhiệt độ và ẩm độ nong tằm tăng cao, ảnh hƣởng tới sức sống của tằm, tằm phát dục không đồng đều, sức đề kháng của tằm giảm. Vì vậy, cần tiến hành thay phân để giảm ẩm độ và nhiệt độ nong tằm.
  • 24. 24  Loại thải lá dâu ăn thừa của tằm ra khỏi nong hoặc chuyển tằm ra khỏi nong cũ qua nong mới, tạo môi trƣờng sống tốt hơn và có điều kiện xử lý vệ sinh nong tằm để dùng cho lần sau.  Thay phân kết hợp loại bỏ tằm kẹ, tằm bệnh, tằm chết. + Tằm kẹ là những con tằm còi cọc, phát dục bất bình thƣờng, Đây là những con tằm yếu, nếu để tằm kẹ trong nong sẽ khó chăm sóc. + Tằm bệnh để trong nong sẽ lây lan bệnh sang tằm khỏe. Tằm chết thƣờng do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là do bệnh. Vì vậy, trong quá trình thay phân ta phải loại bỏ tằm bệnh, tằm chết để tránh lây lan bệnh trong nong tằm. Tóm lại, việc thay phân sẽ tạo điều kiện vệ sinh cần thiết cho tằm sinh trƣởng phát dục, tằm có sức khỏe tốt, tăng khả năng đề kháng của tằm với điều kiện bất lợi của môi trƣờng. H05-11: Nong tằm trƣớc khi thay phân 2. Xác định thời điểm thay phân Thời điểm thay phân tằm phụ thuộc vào số lƣợng phân, lƣợng lá dâu còn dƣ trong nong tằm, giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của tằm và điều kiện khí hậu của nhà tằm. Trƣớc khi thay phân tằm, cần tiến hành kiểm tra nong tằm để quyết định thời điểm thay phân.
  • 25. 25 H05-12: Mật độ nuôi thích hợp Căn cứ vào điều kiện thời tiết để xác định thời điểm thay phân cho tằm thích hợp:  Nên thay phân tằm vào lúc trời mát, nhiệt độ thích hợp.  Không thay phân vào lúc trời oi bức, ẩm độ, nhiệt độ cao ảnh hƣởng đến sức sống của tằm.  Kiểm tra số lƣợng phân, số lƣợng lá dâu thừa trong nong tằm để quyết định có thay phân hay không.  Nếu số lƣợng phân và số lá dâu thừa còn ít thì không cần thay phân, cho tằm ăn thêm 1, 2 bữa dâu rồi mới tiến hành thay phân.  Thay phân tằm khi số lƣợng lá dâu héo quá nhiều trong nong. Vì lá dâu bị héo để trong nong sẽ ảnh hƣởng tới nhiệt độ và ẩm độ nong tằm.  Cần tiến hành thay phân tằm khi số lƣợng lá dâu thừa và phân tằm chiếm diện tích lớn trong nong tằm. Căn cứ vào giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của tằm để xác định thời điểm thay phân:  Thay phân khi tằm vào giai đoạn ƣớm ngủ để tạo điều kiện môi trƣờng sạch sẽ, ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho tằm lột xác thay da.  Tiến hành thay phân khi tằm ngủ dậy ăn dâu đƣợc 1 – 2 bữa để loại bỏ da tằm, phân tằm và lá dâu thừa.
  • 26. 26  Không thay phân khi tằm đang ngủ, sẽ làm tằm thức, ảnh hƣởng đến quá trình lột xác của tằm.  Tằm mới ngủ dậy không nên thay phân tằm, vì lúc này cơ thể tằm còn yếu, da tằm phát triển chƣa hoàn chỉnh, khi thay phân sẽ gây sát thƣơng trên da tằm, tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh xâm nhập qua da, tằm dễ bị phát sinh bệnh. 3. Số lần thay phân tằm Số lần thay phân tằm phục thuộc vào số lƣợng tằm, mật độ tằm và phƣơng pháp nuôi tằm. 3.1. Mật độ nuôi tằm Mật độ nuôi tằm quyết định số lần thay phân:  Nuôi tằm với mật độ thƣa, lƣợng phân trong nong tằm ít, ta không cần phải thay phân thƣờng xuyên.  Ngƣợc lại, nếu mật độ nuôi tằm dày, tằm thải phân nhiều, phải tăng số lần thay phân để tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự sinh trƣởng phát dục của tằm. 3.2. Điều kiện môi trƣờng Điều kiện môi trƣờng cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định số lần thay phân:  Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp: không cần thay phân nhiều lần, vì phân tằm nhanh khô, quá trình lên men diễn ra chậm.  Nhà tằm có nhiệt độ cao, ẩm độ cao, phải tăng số lần thay phân nhằm hạn chế ẩm độ trong nong tằm tăng cao, ảnh hƣởng đến quá trình phát dục của tằm. 3.3. Phƣơng pháp nuôi tằm Phƣơng pháp nuôi tằm ảnh hƣởng đến số lần thay phân cho tằm:  Nuôi tằm bằng phƣơng pháp cho tằm ăn dâu lá sẽ nhanh có dâu thừa, lá dâu héo trong nong tằm. Vì vậy, nếu nuôi tằm bằng phƣơng pháp này ta cần phải thay phân thƣờng xuyên hơn để loại bỏ lá dâu thừa, dâu héo.  Nuôi tằm bằng phƣơng pháp cho tằm ăn dâu cành có ƣu điểm là lá dâu tƣơi lâu, đồng thời tạo đƣợc không gian 3 chiều cho tằm nằm. Vì vậy, lƣợng lá dâu héo giảm xuống, mật độ tằm dày lên không đáng kể. Từ đó, sẽ hạn chế đƣợc số lần thay phân cho tằm. 3.4. Tuổi tằm Số lần thay phân cho tằm phụ thuộc vào tuổi tằm: Tằm tuổi 4:
  • 27. 27  Nếu nuôi bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 lần.  Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 2 lần trong cả tuổi. Tằm tuổi 5:  Nếu nuôi tằm bằng dâu lá: Mỗi ngày thay phân 1 – 2 lần.  Nếu nuôi tằm bằng dâu cành: Thay phân 3 lần trong cả tuổi. 4. Phƣơng pháp thay phân tằm Tùy theo điều kiện nuôi tằm, phƣơng pháp nuôi tằm mà ta quyết định phƣơng pháp thay phân. Có 2 phƣơng pháp thay phân phổ biến cho tằm lớn:  Thay phân bằng lƣới  Thay phân bằng tay 4.1. Thay phân bằng lƣới Thay phân bằng lƣới là phƣơng pháp đƣợc áp dụng phổ biến nhất. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thay phân bằng lƣới:  Ƣu điểm: + Kỹ thuật thay phân đơn giản, dễ thực hiện. + Giảm đƣợc công lao động. + Loại bỏ đƣợc một phần tằm yếu, tằm bệnh, tằm chết. + Không gây sát thƣơng mình tằm.  Nhƣợc điểm: + Dễ bị sót tằm nếu nhƣ không kiểm tra lại nong tằm sau khi thay phân xong. + Phải đầu tƣ lƣới thay phân. Phƣơng pháp:  Lƣới thay phân thích hợp cho tằm tuổi lớn có kích thƣớc mắt lƣới là 2 cm x 2 cm.  Đặt lƣới thay phân lên nong tằm chuẩn bị thay phân.
  • 28. 28 H05-13: Đặt lƣới thay phân  Cho tằm ăn bằng cách rải lá dâu lên lƣới.  Tằm bò lên mặt lƣới ăn dâu. H05-14: Rải lá dâu lên lƣới thay phân tằm  Sau khi tằm lên ăn dâu 100% (khoảng thời gian 2 – 3 giờ sau khi đặt lƣới), nhấc lƣới có tằm và lá dâu sang nong mới.
  • 29. 29 H05-15: Nhắc lƣới có tằm và dâu sang nong mới  San đều tằm trong nong với mật độ thích hợp.  Cho tằm ăn.  Rắc vôi bột lên mình tằm để sát trùng khi cần thiết.  Đặt nong tằm lên đũi.  Dọn vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.  Xử lý phân tằm sau khi thay phân ở một khu vực quy định. 4.2. Thay phân bằng tay Thay phân bằng tay là biện pháp dùng tay trực tiếp thay phân cho tằm. Đây là một phƣơng pháp mà ngƣời dân thƣờng dùng và mang tính phổ biến. Ƣu điểm:  Dễ thực hiện.  Vốn đầu tƣ ít.  San tằm với mật độ thích hợp. Nhƣợc điểm:  Tốn công lao động.  Không loại bỏ hoàn toàn tằm bệnh và tằm kẹ.  Dễ gây sát thƣơng da tằm.  Bỏ sót tằm.
  • 30. 30  Làm lây lan bệnh tằm. Phƣơng pháp thay phân bằng tay:  Trƣớc khi thay phân nhặt hết tằm kẹ, tằm bệnh. H05-16: Nhặt tằm kẹ, tằm yếu  Rây một lớp clorua vôi lên mình tằm. H05-17: Rắc vôi bột lên nong tằm  Dùng tay nhặt tằm sang nong mói.  San đều tằm với mật độ thích hợp.
  • 31. 31  Sau khi thay phân, cho tằm ăn dâu.  Rắc vôi bột vệ sinh sát trùng mình tằm sau khi thay phân cho tằm xong.  Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm sau khi thay phân.  Đổ phân nơi quy định. H05-18: Thay phân bằng tay 5. Thu dọn vệ sinh nhà tằm Sau khi thay phân tằm, tiến hành dọn vệ sinh nhà tằm, nhằm tạo môi trƣờng sạch sẽ cho tằm, giúp tằm sinh trƣởng phát dục tốt. Sau khi thay phân tằm xong, đƣa phân ra khỏi nhà tằm, không để phân trong nhà tằm lâu. Thời gian để phân tằm càng lâu, phân chất thành đống, nhanh lên men. Quá trình lên men của phân sẽ làm tăng ẩm độ và nhiệt độ nhà tằm gây ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. Đồng thời, trong phân tằm có nhiều vi sinh vật gây bệnh, phân để trong nhà tằm càng lâu, càng có nhiều vi sinh vật gây bệnh cho tằm, tằm dễ bị lây lan bệnh. Nếu tỷ lệ tằm bệnh nhiều thì sau khi thay phân cho tằm cần rắc vôi bột hoặc xịt Bi 58 lên mình tằm và nhà tằm để sát trùng nhà tằm. Kiểm tra các thiết bị chống kiến, chuột, nhặng nhằm hạn chế tằm chết do bị kiến, chuột và nhặng gây hại.
  • 32. 32 H05-19: Phân tằm trong nong sau khi thay phân 6. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 6.1. Nhiệt độ Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ trong nhà tằm. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến sự sinh trƣởng, phát triển của tằm.  Nhiệt độ nhà tằm cao: Giảm khả năng đề kháng của tằm, tằm dễ bị nhiễm bệnh.  Nhiệt độ nhà tằm thấp: Tằm bị lạnh, ăn yếu, ảnh hƣởng đến sức sống của tằm, thời gian nuôi tằm sẽ kéo dài, gây lãng phí lá dâu, công lao động, vật tƣ…  Nhiệt độ thích hợp cho tằm tuổi 4 là 24 – 250 C, tuổi 5 là 23 – 240 C. 6.2. Ẩm độ Ẩm độ trong nhà tằm ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu. Ẩm độ còn ảnh hƣởng đến mọi hoạt động sinh lý của tằm nhƣ tiêu hóa, trao đổi chất, tuần hoàn… Ẩm độ cao quá hay thấp quá đều có tác động không tốt đến hoạt động sinh lý của tằm. Ẩm độ thấp:  Lá dâu nhanh héo, gây lãng phí lá dâu.
  • 33. 33  Tằm khó lột xác hoặc lột xác nửa chừng.  Ảnh hƣởng đến khả năng ăn dâu của tằm.  Tằm sinh trƣởng chậm. Ẩm độ cao:  Vi sinh vật phát triển, tằm dễ bị bệnh.  Ảnh hƣởng đến sản lƣợng tơ kén. Vì vậy, để giảm công lao động và chi phí sản xuất ta cần nuôi tằm trong môi trƣờng có ẩm độ thích hợp. Ẩm độ phù hợp với sinh lý và sự sinh trƣởng của tằm lớn là 70 – 80%. 6.3. Phƣơng pháp điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm Để tằm sinh trƣởng phát dục tốt, tạo điều kiện môi trƣờng lý tƣởng cho các hoạt động sống của tằm diễn ra thuận lợi, ta cần phải điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ phù hợp với nhu cầu của tằm. Nhiệt độ cao, ẩm độ cao:  Thay đổi không khí nhà tằm, mở cửa cho thông thoáng.  Dùng vôi bột hoặc than trấu hút ẩm.  Giảm số lƣợng dâu cho tằm ăn, tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm.  Chọn giống tằm có khả năng chống bệnh tốt, có sức chịu đựng với nhiệt độ cao và ẩm độ cao để nuôi.  Số lần thay phân phù hợp.  Chú ý phòng bệnh cho tằm. Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp:  Vảy nƣớc hay lau ƣớt nền nhà để tăng ẩm độ và hạ nhiệt độ.  Cho tằm ăn dâu cành để lá dâu tƣơi lâu.  Tăng số bữa cho tằm ăn trong một ngày đêm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao:  Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng cách đốt than, lò sƣởi.  Dùng vôi bột để hút ẩm.  Thƣờng xuyên thay phân tằm. Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp:  Nuôi tằm lớn bằng dâu cành vì lá dâu tƣơi lâu, đảm bảo tằm ăn đủ dâu.
  • 34. 34  Tăng nhiệt độ và ẩm độ bằng cách đốt lò than và đặt nồi nƣớc nóng trong nhà tằm.  Không tăng ẩm độ nhà tằm bằng cách vảy nƣớc lên nền nhà và tƣờng, vì làm nhƣ vậy nhiệt độ trong nhà tằm bị giảm. 7. Điều chỉnh gió và ánh sáng Không khí trong nhà tằm ảnh hƣởng trực tiếp đến sự sinh trƣởng của tằm. Khí CO2 và các loại khí độc khác trong nhà tằm có tác động không tốt đến sự sinh trƣởng phát dục của tằm. Tằm lớn hô hấp mạnh, lƣợng khí CO2 và hơi nƣớc thải ra nhiều, tằm lớn ăn nhiều nên lƣợng phân thải ra nhiều hơn so với tằm con, phân tằm lên men làm tăng nhiệt độ nhà tằm. Vì vậy, đối với tằm lớn cần chú ý lƣu thông không khí trong nhà tằm, nhà tằm phải luôn thoáng mát. Nhà tằm không thông thoáng, lƣợng khí độc trong nhà tằm nhiều, tằm dễ bị bệnh. Ánh sáng ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm. Tằm có khuynh hƣớng bò về phía có ánh sáng mờ, tằm không thích hợp với ánh sánh trực xạ. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp trong nhà tằm tạo cho tằm phát dục tốt. Ngoài ra, nếu ánh sáng chiếu trực tiếp vào nhà tằm sẽ làm lá dâu nhanh héo, ảnh hƣởng đến chất lƣợng lá dâu cho tằm ăn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành thay phân bằng lƣới. Bài thực hành 2: Thực hành thay phân bằng tay. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:  Kỹ thuật thay phân bằng tay và bằng lƣới.  Kỹ thuật san tằm.  Điều chỉnh ẩm độ, nhiệt độ.
  • 35. 35 BÀI 3: XỬ LÝ TẰM THỨC Ở TUỔI 4 Mã bài: MĐ05–3 Chế độ chăm sóc tằm giai đoạn thức ngủ ảnh hƣởng đến sự phát triển đồng đều của tằm. Trong các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tằm, biện pháp kỹ thuật xử lý tằm giai đoạn ngủ và dậy rất có ý nghĩa. Tằm ngủ và dậy trong điều kiện môi trƣờng và chế độ chăm sóc thích hợp, tạo điều kiện cho lứa tằm phát dục đồng đều. Tằm tuổi 4 thời gian ngủ kéo dài gấp đôi các tuổi khác, lần ngủ này đƣợc gọi là lần ngủ đặc biệt. Ở lần ngủ này có rất nhiều những hoạt động sinh lý tằm diễn ra khác thƣờng để chuẩn bị chuyển giai đoạn sang ăn dâu từ 6 – 7 ngày là hóa nhộng. Do đó, để tằm có sức sống tốt, khả năng đề kháng bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất lợi, ta cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt, đúng kỹ thuật. Chăm sóc tằm ngủ bao gồm các khâu kỹ thuật chăm sóc tằm ở giai đoạn ƣớm ngủ, tằm ngủ và tằm ngủ dậy. Mục tiêu  Trình bày đƣợc kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ở các giai đoạn đặc biệt;  Mô tả đƣợc biểu hiện tằm báo ngủ, tằm ngủ và tằm thức ở tuổi 4;  Biết cách điều chỉnh nhiệt ẩm độ và ánh sáng trong quá trình tằm ngủ. Xử lý mình tằm sau khi thức và chọn lá dâu cho tằm ăn bữa đầu tiên;  Xử lý tằm thức ngủ không đều; A. Nội dung Tằm ngủ 4 là lần ngủ cuối cùng của giai đoạn tằm, để chuyển qua tuổi ăn rỗi là tuổi cuối cùng. Khi tằm ngủ 3 dậy 4 tằm ăn dâu trong vòng 4 – 7 ngày, cơ thể lớn lên đến một giai đoạn nhất định, sức ăn của tằm bắt đầu giảm, mình tằm có sự biến đổi về màu sắc da, da căng bóng, cơ thể co ngắn lại, giai đoạn này gọi là tằm ƣớm ngủ hay báo ngủ. Đến khi tằm ngừng ăn và đi vào trạng thái ngủ, lúc này tằm trong nong nằm im đầu và ngực có xu hƣớng ngẩng cao. Hiện tƣợng này gọi là tằm ngủ. Sau một thời gian 24 – 36 giờ tùy giống, thời tiết nhiệt độ, độ ẩm, tằm lột xác xong và bắt đầu vận động đi kiếm ăn.
  • 36. 36 1. Tằm ƣớm ngủ Quá trình tằm ƣớm ngủ diễn ra ngắn nhƣng rất quan trọng. Vì đây là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình lột xác diễn ra thuận lợi. H05-20: Tằm tuổi 4 ngủ 1.1. Xử lý tằm ƣớm ngủ Khi trong nong tằm có một số con báo ngủ, tiến hành đặt lƣới chuẩn bị thay phân cho tằm.  Thay phân có tác dụng loại bỏ những con tằm kẹ, tằm bệnh, tằm yếu, giúp tằm trong nong phát dục đồng đều.  Ngoài ra, thay phân còn có tác dụng loại bỏ lá dâu thừa, phân tằm và các vi sinh vật gây bệnh cho tằm, giúp nong tằm khô ráo, nhiệt độ và ẩm độ nong tằm phù hợp với nhu cầu sinh lý của tằm. Trƣớc khi tằm ngủ, cần thay phân kịp thời, đúng lúc, không nên thay phân quá sớm hay quá trễ. Vì quá trình thay phân cho tằm cũng ảnh hƣởng đến sự lột xác của tằm.  Nếu đặt lƣới thay phân sớm quá, tằm chƣa ngủ tằm ngủ đói, tằm ngủ không đều.  Nếu đặt lƣới thay phân muộn, số lƣợng tằm trong nong ngủ dƣới dâu ảnh hƣởng đến sức sống của tằm.  Thời điểm thay phân tốt nhất là khi thay phân xong, cho tằm ăn dâu 1 – 2 bữa, tằm ngủ là vừa.
  • 37. 37 Sau khi thay phân, tiến hành san tằm, nhằm tạo mật độ thích hợp cho quá trình lột xác của tằm. San tằm còn có tác dụng tạo môi trƣờng khô ráo, thoáng mát cho tằm lột xác thuận lợi. Chọn lá dâu non, đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng, rải dâu thƣa hơn cho tằm ƣớm ngủ ăn. Khi tằm ngủ đƣợc 95%, ngƣng cho tằm ăn dâu. Vì khi vào giai đoạn ngủ, tằm không ăn dâu. Lƣợng dâu thừa trong nong để lâu sẽ làm thay đổi ẩm độ, nhiệt độ nong tằm, ảnh hƣởng đến quá trình lột xác của tằm. Không để tằm ngủ chìm dƣới dâu, ảnh hƣởng đến nhiệt độ cơ thể tằm, từ đó ảnh hƣởng đến sự lột xác của tằm. 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ Nhiệt độ có vai trò quan trọng đến sự sinh trƣởng phát dục của tằm trong tất cả các giai đoạn của tằm. Nhiệt độ tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sinh lý của tằm. Nhiệt độ thích hợp cho tằm phát dục là 20 – 300 C. Trong phạm vi nhiệt độ này, khi nhiệt độ càng tăng thì quá trình sinh trƣởng phát dục của tằm càng tăng. Khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ thay đổi tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi dƣỡng.  Các giống tằm đa hệ thích hợp với nhiệt độ cao hơn các giống lƣỡng hệ và độc hệ.  Giống tằm lai thích hợp với nhiệt độ cao hơn giống nguyên 1 – 20 C.  Tằm ở tuổi nhỏ thích hợp với nhiệt độ cao hơn tằm lớn. Ở giai đoạn ƣớm ngủ, nhiệt độ cũng ảnh hƣởng không nhỏ sức khỏe tằm. Để tằm có sức khỏe tốt bƣớc vào giai đoạn lột xác, ta cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với yêu cầu sinh lý tằm. Giai đoạn tằm ƣớm ngủ cần tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20 C để kích thích tằm ngủ đều. Không để nhiệt độ quá cao, hay quá thấp, ảnh hƣởng đến thời gian lột xác của tằm, từ đó ảnh hƣởng đến thời gian nuôi tằm.  Nhiệt độ thích hợp nhất trong giai đoạn ƣớm ngủ của tằm tuổi 4 là 25 – 270 C.  Nếu nhiệt độ nhà tằm quá cao, cần giảm nhiệt độ nhà tằm bằng cách mở cửa ra vào, cửa sổ để thông gió.  Nhiệt độ nhà tằm thấp, cần điều chỉnh tăng lên. Tăng nhiệt độ nhà tằm bằng lò sƣởi hoặc đốt than, nhằm tạo nhiệt độ phù hợp cho tằm có sức khỏe tốt nhất để bƣớc sang giai đoạn lột xác.
  • 38. 38 1.3. Điều chỉnh ẩm độ Ẩm độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình nuôi tằm. Ẩm độ quyết định đến sự sinh trƣởng phát dục của tằm và sự thành công của lứa nuôi. Ẩm độ có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sinh trƣởng phát dục của tằm.  Tác động trực tiếp: Ẩm độ ảnh hƣởng tới mọi hoạt động sinh lý của tằm nhƣ: hoạt động tiêu hóa, tuần hoàn, trao đổi chất, quá trình phát dục, quá trình nhả tơ kết kén.  Tác động gián tiếp: Ẩm độ có ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ héo của lá dâu trên nong, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dâu cho tằm ăn, tằm ăn dâu héo, kém chất dinh dƣỡng sẽ sinh trƣởng chậm lại, tằm phát dục không đồng đều. Nhu cầu sinh lý về ẩm độ của tằm tùy thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nuôi tằm.  Giống tằm đa hệ thích hợp với ẩm độ cao hơn giống tằm lƣỡng hệ và độc hệ.  Giống tằm Việt Nam yêu cầu ẩm độ cao hơn giống tằm Trung Quốc và Nhật Bản.  Tằm ở tuổi nhỏ yêu cầu ẩm độ cao hơn tằm tuổi lớn. Ẩm độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến quá trình sinh trƣởng phát dục của tằm.  Ẩm độ quá thấp: Lá dâu nhanh héo, ảnh hƣởng đến khả năng ăn dâu của tằm, tằm ăn dâu kém chất lƣợng, sinh trƣởng chậm, còi cọc, đồng thời gây lãng phí lá dâu.  Ẩm độ quá cao cũng ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm. Ẩm độ cao là môi trƣờng thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát dục, tằm dễ bị nhiễm bệnh, ảnh hƣởng đến chất lƣợng và năng suất tơ kén. Vì vậy, để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sinh trƣởng phát dục đều, ta cần chỉnh ẩm độ phù hợp với từng giai đoạn của tằm.  Ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ, để tằm có sức khỏe, sức đề kháng tốt, cần điều chỉnh ẩm độ phù hợp. Giai đoạn này tằm yêu cầu ẩm độ thấp hơn 2 – 5% so với ẩm độ yêu cầu của tuổi tằm. Giảm ẩm độ giai đoạn này để lá dâu nhanh héo, nong tằm đƣợc khô ráo. Đây là môi trƣờng thuận lợi cho tằm có sức khỏe tốt bƣớc sang giai đoạn ngủ. Mỗi tuổi tằm yêu cầu ẩm độ khác nhau, đối với tằm tuổi 4: ẩm độ thích hợp cho tằm chuẩn bị ngủ là 70%. Nếu ẩm độ nhà tằm quá cao, cần rắc vôi bột lên nong để giảm ẩm độ nong tằm xuống.
  • 39. 39 Nếu ẩm độ thấp, tiến hành vảy nƣớc lên nền nhà, tƣờng, để tăng ẩm độ nhà tằm. 1.4. Điều chỉnh ánh sáng Ánh sáng ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm ít hơn so với nhiệt độ và ẩm độ. Tuy nhiên, nếu nuôi tằm trong điều kiện không đảm bảo ánh sáng sẽ ảnh hƣởng đến quá trình phát dục của tằm. Tằm nhạy cảm với ánh sáng và thƣờng có khuynh hƣớng bò về phía có ánh sáng mờ. Tằm không thích ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn. Trong điều kiện ánh sáng mạnh hay tối hoàn toàn, tằm sinh trƣởng và lột xác không đồng đều. Ở giai đoạn ƣớm ngủ, tằm cần ánh sáng mờ đều. Để đảm bảo quá trình lột xác của tằm diễn ra thuận lợi và đồng đều thì cần ánh sáng tán xạ ban ngày là đủ. Nếu ta nuôi tằm trong điều kiện có thể điều chỉnh đƣợc ánh sáng nhà tằm, thì nên nuôi tằm trong điều kiện 16 giờ chiếu sáng và thời gian còn lại ở trong tối. Khi tằm vào giai đoạn ƣớm ngủ, lƣu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào tằm, tránh sánh sáng mạnh, ánh sáng chói cháng đối với tằm. Vì những ánh sáng này có cƣờng độ rất mạnh, lƣợng tia cực tím cao tiếp xúc với tằm sẽ ảnh hƣởng da tằm, tằm bị tổn thƣơng, vi sinh vật gây bệnh và côn trùng xâm nhập vào tằm, từ đó tằm dễ phát sinh bệnh, ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng tơ kén. 2.Tằm đang ngủ Tằm đang ngủ là tằm đang thực hiện quá trình lột xác. Thời gian ngủ của tằm phụ thuộc vào giống tằm, tuổi tằm và điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khi tằm ngủ. Thời gian ngủ của tằm đa hệ ngắn hơn so với tằm lƣỡng hệ, tằm độc hệ có thời gian ngủ của các tuổi dài hơn tằm lƣỡng hệ. Dấu hiệu tằm ngủ:  Tằm ngừng ăn dâu hoàn toàn.  Tằm không vận động.  Thân tằm chuyển sang màu vàng bóng.  Đầu ngẩng cao.
  • 40. 40 H05-21: Tằm bắt đầu lột xác Giai đoạn tằm ngủ cần tạo điều kiện sinh thái phù hợp với quá trình lột xác của tằm, giúp tằm lột xác đồng đều, có sức khỏe tốt. Vì vậy, phải điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và không khí thích hợp với yêu cầu của tằm ở giai đoạn đang ngủ. 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ Sức khỏe tằm và thời gian lột xác của tằm phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ của môi trƣờng. Nếu tằm thực hiện quá trình lột xác trong điều kiện nhiệt độ thích hợp, tằm sẽ lột xác đồng đều, tằm có sức khỏe tốt, từ đó nâng cao năng suất và phẩm chất tơ kén. Việc điều chỉnh nhiệt độ trong quá trình ngủ của tằm là quan trọng nhất vì đây là những giai đoạn đặc biệt của tằm. Khi tằm vào giai đoạn ngủ, điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn bình thƣờng 1 – 20 C. Nhiệt cao quá hay thấy quá đều ảnh hƣởng đến thời gian lột xác của tằm.  Trong điều kiện nhiệt độ cao: Sự hình thành tuyến lột xác rút ngắn, các chất bôi trơn trong tuyến ít, nhanh khô không thuận lợi cho tằm lột xác. Do thời gian lột xác bị rút ngắn nên quá trình hình thành các bộ phận mới của tằm vội vàng và không hoàn thiện, sức khỏe tằm giảm sút, tằm dễ phát sinh bệnh. Đây gọi là hiện tƣợng tằm lột xác không hoàn toàn.  Ngƣợc lại, trong điều kiện nhiệt độ môi trƣờng thấp, thời gian lột xác của tằm kéo dài. Quá trình lột xác kéo dài làm sức khỏe tằm giảm, tằm đói, không đảm bảo đủ sức để tiếp tục quá trình lột xác, ảnh hƣởng đến sức đề kháng của tằm. Thời gian lột xác kéo dài sẽ làm trọng lƣợng tằm giảm sút. Đồng thời, tằm phát dục không đều.
  • 41. 41 Đối với tằm tuổi 4: Điều chỉnh nhiệt độ từ 22 – 230 C là phù hợp nhất cho tằm lột xác. 2.2. Điều chỉnh ẩm độ Trong quá trình tằm ngủ, ẩm độ ảnh hƣởng rất lớn đến sự lột xác, hình thành các bộ phận trong cơ thể tằm. Tằm lột xác trong điều kiện môi trƣờng có ẩm độ thấp, thời gian ngủ của tằm kéo dài. Từ đó, ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm đói và yếu, sức đề kháng của tằm kém, tằm dễ bị bệnh. Khi ẩm độ môi trƣờng quá thấp, da tằm khô, tằm khó lột xác, tằm lột xác một nửa hoặc không lột xác. Tằm không lột xác còn gọi là hiện tƣợng tằm trốn ngủ. Do sức khỏe và sức đề kháng của tằm kém nên tằm dễ bị nhiễm bệnh. Tằm lột xác trong điều kiện môi trƣờng có ẩm độ cao, thời gian ngủ của tằm bị rút ngắn lại. Do thời gian lột xác của tằm bị rút ngắn, tằm chƣa lột xác xong, quá trình hình thành các bộ phận mới vội vàng và chƣa hoàn thiện, ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm, tằm dễ bị bệnh. Giai đoạn tằm ngủ cần tăng ẩm độ nhà tằm để tằm lột xác đƣợc dễ dàng, tăng ẩm độ từ 2 – 5% so với yêu cầu ẩm độ của từng tuổi tằm. Ẩm độ thích hợp cho tằm tuổi 4: 80% 2.3. Điều chỉnh ánh sáng Trong giai đoạn tằm đang ngủ, cần đảm bảo yên tĩnh. Không va chạm mạnh vào nong tằm. Vì nếu va chạm mạnh, tằm thức dậy, ảnh hƣởng đến quá trình lột xác của tằm. Tằm lột xác không hoàn toàn, tằm yếu, dễ bị bệnh. Không khí nhà tằm thoáng, không có khí độc. Không khí trong nhà tằm lƣu thông nhẹ nhàng. Trong giai đoạn tằm đang ngủ, để đảm bảo tằm ngủ đồng đều, quá trình lột xác thuận lợi, ta lƣu ý không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào mình tằm. Vì trong quá trình lột xác của tằm, sức khỏe tằm giảm sút, da tằm mới đang hình thành nên rất mỏng. Nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào da tằm sẽ làm tổn thƣơng da, tằm dễ bị các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, tằm dễ bị bệnh do vi sinh vật và côn trùng gây nên. Tằm lột xác đồng đều khi đƣợc 16 giờ ngoài sáng, thời gian còn lại ở trong tối. 3. Tằm dậy Tằm dậy là giai đoan tằm đã hoàn thành xong quá trình lột xác, tằm mới dậy sẽ bỏ lớp da cũ. Lúc này đầu lớn hơn và to hơn đầu của tằm tuổi trƣớc.
  • 42. 42 Sau khi lột xác xong, đầu và thân tằm trắng mốc, mình tằm kém bóng do da của tằm mới dậy không căng. Sau 2 – 3 giờ đầu tằm chuyển dần màu nâu nhạt, lớp da mới đã khô. Tằm mới ngủ dậy, cơ thể rất yếu, sức đề kháng kém, cần đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ và thức ăn cho tằm phù hợp để cải thiện sức khỏe tằm. 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ Tằm mới ngủ dậy có nhu cầu nhiệt độ cao hơn các giai đoạn bình thƣờng. Để đảm bảo tằm có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao, đồng thời tạo điều kiện cho da tằm nhanh khô, ta nên điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm tăng lên 1 – 20 C so với yêu cầu nhiệt độ của từng tuổi tằm. Tằm mới ngủ dậy mà sinh trƣởng trong môi trƣờng có nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng không tốt đến sự sinh trƣởng phát triển ở tuổi 5. Từ đó, ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng và năng suất tơ kén. 3.2. Điều chỉnh ẩm độ Ẩm độ có ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm sau khi tằm dậy.  Ẩm độ cao: da tằm lâu khô, cơ thể tằm yếu. Tằm mới ngủ dậy, da mới đƣợc hình thành còn mỏng và dễ xây xát nên trong điều kiện ẩm độ cao, tằm dễ bị nhiễm bệnh do nấm xâm nhiễm.  Ẩm độ thấp: lá dâu nhanh héo, giảm chất lƣợng lá dâu, tằm ăn thiếu chất dinh dƣỡng. Ngay sau khi tằm dậy, điều chỉnh ẩm độ thấp hơn 2 – 5%. Khi tằm lột xác xong, nong tằm càng khô càng tốt. Đối với tằm tuổi 4: Khi tằm mới ngủ dậy, điều chỉnh ẩm độ nhà tằm đến mức 70%. 3.3. Điều chỉnh ánh sáng Ánh sáng ít ảnh hƣởng đến sức khỏe tằm. Sau khi tằm mới ngủ dậy, không để ánh sáng trực tiếp chiếu vào cơ thể tằm, ảnh hƣởng da tằm, làm tăng nhiệt độ cơ thể tằm, tằm dễ bị bệnh. Điều chỉnh ánh sáng mờ, đồng đều trong nhà tằm. 3.4. Xử lý mình tằm Tằm mới lột xác xong, cơ thể còn yếu, sức đề kháng kém, dễ bị bệnh. Do đo, cần xử lý mình tằm để phòng bệnh cho tằm. Sử dụng clorua vôi hoặc vôi bột rắc lên mình tằm. Trộn clorua vôi và vôi bột với tỷ lệ 1/17 – 1/21. Hoặc có thể sử dụng vôi bột nguyên chất rắc lên mình tằm. Trƣớc khi cho tằm ăn, có thể sát trùng mình tằm bằng Papzol B hay Potal B 30 phút sau cho tằm ăn dâu.
  • 43. 43 3.5. Cho tằm ăn Tằm dậy sau 2 tiếng bắt đầu tìm dâu ăn. Số lƣợng tằm dậy khoảng 90%, đầu tằm chuyển sang màu nâu, cho tằm ăn dâu là vừa. Cho tằm ăn dâu muộn quá hay sớm quá đều ảnh hƣởng đến sự phát dục của tằm.  Cho tằm ăn dâu sớm quá: cơ thể tằm yếu, miệng tằm còn non, ảnh hƣởng đến khả năng ăn dâu của tằm. Đồng thời, nếu cho tằm ăn dâu sớm, số tằm chƣa lột xác còn nhiều, ảnh hƣởng đến sự phát dục về sau của tằm.  Cho tằm ăn dâu muộn quá: tằm đói, sức khỏe tằm giảm xuống, sức đề kháng kém, tằm dễ bị bệnh. Tằm mới ngủ dậy còn rất yếu. Do đó, khi cho tằm ăn cần rải lá dâu thƣa hơn nhằm tạo độ thông thoáng nong tằm, tạo môi trƣờng thuận lợi cho tằm hô hấp. Lựa chọn lá dâu non hơn, mềm hơn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dƣỡng cho tằm để tằm có sức khỏe tốt nhất, đề kháng với bệnh tốt. Sau 2 bữa cho tằm ăn thì thay phân. 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều Tằm ngủ không đều là hiện tƣợng trong nong tằm đã có một số con tằm lột xác đƣợc một nửa hay gần xong mà vẫn còn tằm chƣa có dấu hiệu lột xác với số lƣợng lớn. Tằm thức không đều là hiện tƣợng trong nong tằm đã có một số tằm lột xác xong, đã bắt đầu bò đi tìm dâu mà vẫn còn một số tằm chƣa lột xác xong. Hiện tƣợng tằm thức ngủ không đều xảy ra là do nhiệt độ và ẩm độ nhà tằm không thích hợp với nhu cầu sinh lý tằm. Tằm thức ngủ không đều còn do lá dâu tằm ăn không đều về chất lƣợng. Xử lý tằm ngủ không đều:  Đặt lƣới lên nong tằm.  Rắc một lớp dâu mỏng lên. Những con tằm chƣa ngủ sẽ bò lên ăn dâu.  Nhấc lƣới có tằm và dâu sang nong khác.  Cho những con tằm này ăn dâu ngon hơn, đầy đủ chất dinh dƣỡng hơn để tằm phát dục kịp với những tằm đã ngủ trƣớc. Xử lý tằm dậy muộn:  Đặt lƣới lên nong tằm.  Rắc một lớp dâu mỏng. Những con tằm đã dậy sẽ bò lên lƣới ăn dâu.
  • 44. 44  Sau khi tằm dậy bò lên ăn dâu, nhấc lƣới có tằm và dâu sang nong tằm mới.  San đều tằm, cho tằm ăn dâu.  Số tằm chƣa dậy còn lại cần để nơi có nhiệt độ thấp hơn và ẩm độ cao hơn, để tằm lột xác.  Loại bỏ tằm lột xác không hoàn toàn hoặc không lột xác nhằm tạo độ đồng đều trên nong tằm. Phƣơng pháp hạn chế tằm ngủ, dậy không đều:  Cho tằm ăn lá dâu đồng đều về chất lƣợng. Nếu lá dâu không đều, nhiều loại dâu, tằm ăn sẽ phát dục không đều, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng của tằm, tằm lớn không đều. Từ đó, tằm ngủ và dậy không đều.  Mật độ tằm trong nong và mật độ tằm giữa các nong trong nhà tằm phải đồng đều.  Lƣợng dâu cho tằm ăn phải đồng đều, không nên cho tằm ăn chỗ dày chỗ mỏng, nong nhiều dâu, nong ít dâu.  Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà thích hợp với yêu cầu từng tuổi tằm. Nhiệt độ trong nhà tằm phải đồng đều. Nếu nhiệt độ nhà tằm không đều, chỗ nhiệt độ cao tằm phát đục nhanh, chỗ nhiệt độ thấp tằm phát dục chậm. Dẫn đến tình trạng tằm ngủ và dậy không đều giữa các nong tằm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ. Bài thực hành 2: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ. Bài thực hành 3: Thực hành chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:  Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ƣớm ngủ.  Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm ngủ.  Chăm sóc tằm ở giai đoạn tằm thức.
  • 45. 45 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun  Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là khối kiến thức chuyên môn nghề, nằm trong danh mục các mô đun , Đây là mô đun đào tạo bắt buộc của nghề Trồng dâu - Nuôi tằm;  Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn là một nhiệm vụ quan trọng của nghề Trồng dâu nuôi tằm, nó quyết định đến năng suất chất lƣợng kén tằm;  Nội dung của mô đun bao gồm những kiến thức, kỹ năng của các công việc: Chuẩn bị dụng cụ vật tƣ kỹ thuật nuôi tằm, cho tằm lớn ăn, thay phân, san tằm, chăm sóc tằm giai đoạn đặc biệt và phòng trừ bệnh tằm;  Mô đun Kỹ thuật nuôi tằm lớn đƣợc bố trí ở sau mô đun : Kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật nuôi tằm con và bố trí đồng thời với các mô đun: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu, phòng trừ bệnh hại tằm. II. Mục tiêu  Mô tả đƣợc các công việc cần làm trong quy trình kỹ thuật nuôi lớn tằm qua các tuổi tằm;  Tính toán, chuẩn bị đƣợc thức ăn, vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho nuôi dƣỡng, chăm sóc tằm lớn;  Thực hiện đƣợc các công việc chăm sóc tằm lớn gồm chuẩn bị l á dâu, cho ăn, thay phân, san tằm, xử lý tằm các giai đoạn đặc biệt;  Rèn luyện đƣợc tính cẩn thận, tỉ mỉ, an toàn lao động, vệ sinh môi trƣờng trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc tằm dâu. III. Nội dung mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian ( giờ ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ05-1 Cho tằm lớn ăn Tích hợp Nhà nuôi tằm 30 8 21 1 MĐ05-2 Thay phân, san tằm Tích hợp Nhà nuôi tằm 30 8 22 MĐ05-3 Xử lý tằm thức ngủ ở tuổi 4 Tích hợp Nhà nuôi tằm 20 4 15 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 58 6 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.
  • 46. 46 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thực hành 4.1. Bài 1: Cho tằm lớn ăn Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Đảo lá dâu - Dùng tay đảo đều dâu lá. - Loại bỏ dâu héo, dâu vàng, dâu non, bị bệnh. - Nếu lá dâu bị ƣớt phải hong khô. - Đảo đều dâu. Dâu lá 2 Kiểm tra nong tằm - Quan sát sức ăn dâu của tằm, mật độ tằm. - Nhặt bỏ tằm yếu, tằm bệnh. - Quyết định lƣợng dâu. - Cẩn thận, tỉ mỉ. - Xác định đúng lƣợng dâu. 3 Cho tằm ăn - Dùng tay rải đều dâu trên nong. - Quan sát và rắc bổ sung - Cho tằm ăn lần lƣợt từng nong một. - Rải dâu nhẹ nhàng, lá dâu che kín tằm. 4 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn - Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tƣờng để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ. - Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. - Chân đế luôn có nƣớc và sạch sẽ. - Chổi. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
  • 47. 47 Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Cho tằm ăn không đều.  Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.  Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.  Cho tằm ăn dâu kém chất lƣợng. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Đảo đều cành dâu - Nếu cành dâu quá dài cần chặt ngắn trƣớc khi cho tằm ăn. - Dùng tay đảo đều các cành dâu. - Loại bỏ dâu héo, dâu vàng, dâu non, bị bệnh. - Nếu lá dâu bị ƣớt phải hong khô. - Đảo đều dâu. Dâu cành. 2 Kiểm tra nong tằm - Quan sát sức ăn dâu của tằm, mật độ tằm. - Cẩn thận, tỉ mỉ. - Xác định đúng
  • 48. 48 - Nhặt bỏ tằm yếu, tằm bệnh. - Quyết định lƣợng dâu. lƣợng dâu. 3 Cho tằm ăn - Dùng tay rải đều dâu trên nong. - Quan sát và rắc bổ sung - Cho tằm ăn lần lƣợt từng nong một. - Sau khi cho tằm ăn 15 – 20 phút quan sát và cho ăn bổ sung. - Rải dâu nhẹ nhàng, lá dâu che kín tằm. 4 Vệ sinh nhà tằm sau khi cho tằm ăn - Quét dọn nhà tằm. - Kiểm tra nong tằm có tiếp xúc với tƣờng để tách ra. - Vệ sinh đế kê chân đũi sạch sẽ. - Vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng. - Chân đế luôn có nƣớc và sạch sẽ. - Chổi. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Cho tằm ăn không đều.  Cho tằm ăn quá nhiều hoặc quá ít.  Loại bỏ không hết tằm yếu, tằm bệnh.  Cho tằm ăn dâu kém chất lƣợng. 4.2. Bài 2: Thay phân, san tằm Bài thực hành 1
  • 49. 49 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới, lƣới thay phân, vôi bột, chổi. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu và dụng cụ đã đƣợc sát trùng. - Dụng cụ đựng phân, nong, lƣới thay phân, vôi bột 2 Xác định thời điểm thay phân - Quan sát nong tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ƣớm ngủ. - Thay phân lúc trời mát. - Xác định đúng thời điểm thay phân. 3 Thay phân - Quan sát nong tằm, nhặt bỏ tằm bệnh, tằm yếu. - Nếu ẩm độ nong tằm cao, rây đều vôi bột trên mình tằm. - Sau 10 – 15 phút, đặt lƣới thay phân lên nong tằm. - Rải đều lá dâu trên lƣới. - Khoảng 30 phút sau, nhấc lƣới có tằm và lá dâu sang nong mới. - San đều tằm. - Cho tằm ăn bổ sung. - Không làm sót tằm. - Loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ. - Không làm sát thƣơng mình tằm. Lƣới thay phân, nong tằm mới, dâu lá, dâu cành, vôi bột
  • 50. 50 4 Vệ sinh phòng tằm - Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm. - Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm. - Chổi, dụng cụ đựng phân. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Làm sót tằm trên nong cũ.  Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.  San tằm không đều.  Rải dâu không đều. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chuẩn bị dụng cụ - Chuẩn bị: Dụng cụ đựng phân, nong mới, - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu - Dụng cụ đựng phân,
  • 51. 51 vôi bột, chổi. cầu và đã đƣợc sát trùng. nong mới, vôi bột, chổi. 2 Xác định thời điểm thay phân - Quan sát nong tằm, nếu xác lá dâu và phân tằm dày thì tiến hành thay phân. - Thay phân khi tằm ƣớm ngủ. - Thay phân lúc trời mát. - Xác định đúng thời điểm thay phân 3 Thay phân - Quan sát nong tằm, nhặt bỏ tằm bệnh, tằm yếu. - Dùng tay bốc nhẹ tằm sang nong mới. - San đều tằm với mật độ thích hợp. - Nếu ẩm độ cao rắc một lớp vôi bột lên mình tằm. - Sau 10 – 15 phút, rắc một lớp dâu đều từ ngoài vào trong. - Thay phân lần lƣợt từng nong. - Không làm sót tằm. - Loại bỏ tằm bệnh, tằm kẹ. - Không làm sát thƣơng mình tằm. Nong tằm mới, dâu lá, dâu cành, vôi bột. 4 Vệ sinh phòng tằm - Thu gom phân tằm. - Vận chuyển phân tằm và tằm bệnh, tằm kẹ ra xa phòng tằm. - Xếp gọn dụng cụ thay phân. - Quét dọn sạch sẽ nhà tằm. - Vệ sinh sạch sẽ nhà tằm. - Chổi, dụng cụ đựng phân. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện,
  • 52. 52 Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Làm sót tằm trên nong cũ.  Không loại bỏ hết tằm bệnh, tằm kẹ.  San tằm không đều.  Rải dâu không đều. 4.3. Bài 3: Xử lý tằm thức ở tuổi 4 Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Xác định thời điểm tằm ƣớm ngủ - Quan sát biểu hiện của tằm: Sức ăn tằm giảm. Da tằm chuyển từ màu xanh sang màu trắng. Da căng bóng. Thân trở nên mập mạp, co ngắn lại. Đầu, miệng tằm nhỏ so với cơ thể và có màu đen. Hoạt động chậm - Cẩn thận, tỉ mỉ.
  • 53. 53 chạp. 2 Cho tằm ăn dâu - Thái lá dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm. - Rải dâu từ ngoài vào trong mô tằm, rải dâu thƣa. - Cho tằm ăn dâu ít dần. - Cho tằm ăn đúng kỹ thuật - Dao, thớt, lá dâu. 3 Thay phân tằm - Khi tằm bắt đầu có dấu hiệu ƣớm ngủ, tiến hành thay phân tằm. - Thay phân đúng thời điểm và đúng kỹ thuật. 4 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ - Tăng nhiệt độ nhà tằm lên 1 – 20 C. - Giảm ẩm độ nhà tằm 2 – 5%. - Điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ kịp thời. - Ẩm nhiệt kế, lò than. 5 Điều chỉnh ánh sáng - Điều chỉnh ánh sáng nhà tằm mờ đều. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Xác định không đúng thời điểm tằm ƣớm ngủ.  Cho tằm ăn không đúng kỹ thuật.  Thay phân tằm không đúng kỹ thuật.  Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
  • 54. 54 Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Xác định thời điểm ngƣng dâu - Quan sát biểu hiện tằm: Tằm ngừng vận động, ngừng ăn dâu. Đầu và ngực tằm cất cao. Miệng tằm nhô ra phía trƣớc. Toàn thân tằm co ngắn lại. Da chuyển màu. - Cẩn thận, tỉ mỉ 2 Xác định thời điểm tằm ngủ - Quan sát biểu hiện tằm: Xung quanh cơ thể tằm có một lớp tơ màng. Tằm nằm im, không hoạt động. - Không đụng mạnh tay vào nong tằm. 3 Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ - Điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 1 – 20 C, ẩm độ cao hơn 2 – 5% so với nhu cầu của tuổi. - Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phù hợp. 4 Điều chỉnh ánh sáng - Điều chỉnh ánh sáng mờ đều. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm,
  • 55. 55 Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Xác định không đúng thời điểm ngƣng dâu.  Xác định không đúng thời điểm tằm ngủ.  Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng không kịp thời. Bài thực hành 3 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Xác định thời điểm tằm thức dậy - Quan sát biểu hiện tằm: Đầu và thân trắng mốc. Da nhăn nheo, không căng bóng và rất mỏng, trên da có một lớp muối mỏng. Tằm hoạt động nhanh nhẹn. - Cẩn thận, tỉ mỉ. 2 Xử lý mình tằm - Quan sát nong tằm: nếu toàn bộ tằm trên nong đã dậy thì tiến hành xử lý mình tằm. - Dùng clorua vôi trộn với vôi bột tỉ lệ 1/17. - Rây đều lên trên mình tằm. - Trộn đúng tỷ lệ, rây đều. - Clorua vôi, vôi bột, rây.
  • 56. 56 3 Cho tằm ăn - Sau khi xử lý mình tằm, tiến hành cho tằm ăn. - Thái dâu nhỏ hơn so với yêu cầu tuổi tằm. - Rắc đều dâu từ ngoài vào trong mô hoặc nong tằm. - Quét dọn nhà tằm. - Cho ăn đúng thời điểm. - Rắc đều dâu. - Vệ sinh sạch sẽ. - Dâu, lông gà, chổi. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trong nhà tằm. Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các dụng cụ nuôi tằm. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Xác định không đúng thời điểm tằm thức.  Cho tằm ăn không kịp thời.  Xử lý mình tằm không đúng kỹ thuật. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đảo dâu đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đảo dâu. Cho tằm ăn đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng cho tằm ăn. 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  • 57. 57 Thay phân đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng thay phân tằm. San tằm đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng san tằm sau khi thay phân. 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng thời điểm tằm ƣớm ngủ, tằm ngủ, tằm thức. Đối chiếu với bảng hỏi Chăm sóc tằm ƣớm ngủ, tằm ngủ, tằm thức đúng kỹ thuật. Quan sát, thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc tằm ƣớm ngủ, tằm ngủ, tằm thức. VI. Tài liệu tham khảo [1]. Đỗ Thị Châm, 1995. Kỹ thuật nuôi tằm dâu. NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2]. Quản Đức Tiến, Giáo trình Sinh lý giải phẫu tằm.. [3]. Chuyên san Dâu tằm , Nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [4]. Nguyễn Huy Trí, Giáo trình Kỹ thuật nuôi tằm, Trƣờng Đại học Nông nghiệp I. [5]. Trung tâm Thực Nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng, Sổ tay kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm, Nhà xuất bản nông nghiệp. [6]. Liên hiệp các xí nghiệp Dâu Tằm Việt Nam 1989, Kỹ thuật nuôi tằm.
  • 58. 58 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010) STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ 1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Chủ nhiệm 2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT Phó chủ nhiệm 3 Nguyễn văn Tân Trƣởng phòng trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Thƣ ký 4 Phan Quốc Hoàn Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Ủy viên 5 Nguyễn Viết Thông P. Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Ủy viên 6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng Ủy viên 7 Nguyễn Thị Thoa Phó trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc Gia Ủy viên
  • 59. 59 DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ 1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên- Bắc Giang 2 Hoàng Ngọc Thịnh Thƣ ký Bộ Nông nghiệp và PTNT Số 2 - Ngọc Hà - Hà Nội 3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang 4 Phạm Thị Hậu Ủy viên Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên - Bắc Giang 5 Vũ Thị Thủy Ủy viên Trung tâm Khuyến nông QG Thụy Khuê Ba Đình - Hà Nội