SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
TRỒNG DÂU
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ : TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM
Trình độ: Sơ cấp nghề
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 01
LỜI GIỚI THIỆU
Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời.
Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành
nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả
kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng
dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không
cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu
có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là
con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng
thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng
không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại
cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so
với các ngành nghề khác.
Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ
ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc
lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề
đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo
trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề
trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển:
1) Giáo trình mô đun Trồng dâu
2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu
3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu
4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con
5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn
6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm
7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn,
hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục
dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng
nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các
Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo
Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời
cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy
nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học,
các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý
báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Giáo trình “Trồng dâu” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng dâu,
kỹ thuật thiết kế vƣờn trồng dâu, kỹ thuật làm đất; đặc điểm của cây giống và
hom dâu đem trồng, kỹ thuật trồng dâu bằng hom, kỹ thuật trồng dâu bằng
cây con; kỹ thuật trồng dặm; kỹ thuật trồng xen.
Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót,
chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
THAM GIA BIÊN SOẠN
1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và
Kinh tế Bảo Lộc;
2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 3
MỤC LỤC 5
Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 8
1. Chọn đất 8
2. Dọn đất 8
2.1. Mục đích 8
2.2. Yêu cầu kỹ thuật 8
3. Thiết kế vƣờn dâu 9
3.1. Ý nghĩa 9
3.2. Yêu cầu 9
3.2.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu 10
4. Làm đất 11
4.1. Mục đích 11
4.2. Yêu cầu kỹ thuật 11
5. Phân lô, phân hàng 11
5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng 11
5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o
12
6. Khoảng cách trồng dâu 12
7. Rạch hàng - Đào hố 12
Bài 2: TRỒNG DÂU 14
1.1. Tiêu chuẩn hom giống 14
1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống 15
1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống 15
1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom 15
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống 15
1.3.1. Ẩm độ 16
1.3.2. Nhiệt độ 16
1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng 16
2. Kỹ thuật trồng dâu 16
2.1. Thời vụ trồng dâu 16
2.2. Kỹ thuật trồng dâu 17
2.2.1. Trồng dâu bằng hom 17
2.2.2. Trồng dâu cây 17
Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN 19
1. Trồng dặm 19
1.2. Trồng dặm 19
1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống 19
1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm 20
1.2.3. Chăm sóc cây dặm 20
2.Trồng xen 20
2.1. Mục đích 20
2.2. Nguyên tắc 20
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 22
MÔ ĐUN: TRỒNG DÂU
Mã mô đun: MĐ 01
Giới thiệu mô đun
Mô đun Trồng dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề
trong danh mục các của nghề Trồng dâu - nuôi tằm. Nội dung mô đun trình
bày các kỹ thuật chuẩn bị đất, kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật trồng dặm và trồng
xen. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho
từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này,
học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về các bƣớc trong kế hoạch làm đất,
trồng dâu và chăm sóc dâu sau trồng; thực hiện thành thạo công việc làm đất,
trồng dâu và chăm sóc sau trồng.
Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG
Mã bài: MĐ01-1
Mục đích của việc trồng dâu là để mở rộng diện tích hoặc cải tạo những
ruộng dâu đã già cỗi, nhằm nâng cao sản lƣợng của lá dâu, phục vụ tốt cho
nuôi tằm.
Đặc điểm sinh vật học của cây dâu khác với một số loại cây trồng khác,
do đó việc chuẩn bị đất trồng cho cây dâu là hết sức quan trọng.
Chuẩn bị đất trồng chính là khâu chọn đất, kỹ thuật làm đất, thiết kế
vƣờn dâu, thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý, đem lại hiệu quả cao trong
sản xuất.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc nội dung công việc chuẩn bị đất trồng dâu;
 Lựa chọn và thiết kế đƣợc đất trồng dâu;
 Áp dụng đƣợc nội dung đã học vào thực tế trên đồng ruộng.
A. Nội dung
1. Chọn đất
Yêu cầu về đất đối với cây dâu không nghiêm ngặt nhƣ một số cây trồng
khác, nhƣng đất có nhiều chất hữu cơ, độ pH trung tính, tầng đất đất canh tác
sâu sẽ giúp cho dâu sinh trƣởng tốt.
Trong thực tiễn sản xuất cây dâu có thể trồng và phát triển ở các vùng
cao nguyên, vùng bãi cát ven sông, ven biển. Các vùng này cần có kế hoạch
cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tăng độ phì cho đất.
2. Dọn đất
2.1. Mục đích
Dọn đất nhằm mục đích:
 Dọn sạch các tàn dƣ cây dại.
 Tiêu diệt các mầm bệnh, các loại sâu gây hại sống trong đất.
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
Một số yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành dọn đất:
 Thu gom hết các loại cây trồng trƣớc và cỏ dại ra khỏi khu vực trồng
dâu.
 Vệ sinh sạch sẽ ruộng trƣớc khi trồng dâu.
 Xử lý đất trƣớc khi trồng dâu.
3. Thiết kế vƣờn dâu
Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau 15 – 20 năm mới phải trồng lại.
Do vậy, phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu
hoạch nhƣ: phân lô, hệ thống mƣơng tƣới, tiêu, đƣờng nội đồng...
Trƣớc khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra một số yếu tố về đất, nguồn
nƣớc tƣới, tiêu để xác định các loại vật tƣ, chi phí cần đầu tƣ.
3.1. Ý nghĩa
Xác định địa điểm của vùng cần thiết kế là công việc cụ thể. Có thiết kế
hợp lý sẽ tận dụng đƣợc đất đai tới mức cao nhất.
Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây
dâu, sẽ phát huy đƣợc năng suất và phẩm chất của cây dâu.
Ngoài ra thiết kế đúng còn cải tạo đƣợc đất đai, chống rửa trôi, xói mòn
đất.
3.2. Yêu cầu
Chọn đất:
 Cây dâu có thể trồng đƣợc trên nhiều các loại đất khác nhau trừ đất
ngập úng lâu ngày, đất quá chua mặn, đất quá cạn kiệt dinh dƣỡng.
 Tuy nhiên nếu chúng ta chọn và cải tạo đƣợc những chân đất đảm bảo
thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng của cây dâu thì năng suất và phẩm chất sẽ
phù hợp sinh lý tằm dâu, cho năng suất, phẩm chất tơ kén tốt.
 Việc chọn đất trồng dâu cần tuân thủ các quy định sau:
+ Đất trồng dâu phải có tầng đất dày trên 1m tùy phƣơng thức trồng.
+ Độ sâu của mực nƣớc ngầm trên 1m, dễ thoát nƣớc, thuận lợi cho việc
tƣới tiêu.
+ Cây dâu ƣa thích những loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đủ ẩm và thoáng
khí.
+ Cây dâu không thích những loại đất bị phèn mặn, đất kiềm hoặc kiềm
nhẹ. Để cây dâu có thể sinh trƣởng và phát triển tốt trên những loại đất này
chúng ta cần có hƣớng cải tạo đất trƣớc khi có kế hoạch trồng dâu. Cải tạo
vƣờn dâu bằng cách bón thêm phân chuồng, vôi, lân.
+ Ruộng dâu nên trồng gần nhà nuôi tằm để đỡ tốn công vận chuyển, lá
dâu có thể cho tằm ăn ngay. Từ đó, tằm sẽ sinh trƣởng tốt hơn. Khi lá dâu hái
rời khỏi thân cây, lá vẫn còn trao đổi chất rất mạnh, khả năng mất nƣớc và
dinh dƣỡng lớn. Do đó, lá dâu rất mau héo và dễ bị “luộc” trong khi vận
chuyển và bảo quản. Đặc biệt vào những ngay trời nắng nóng, nhiệt độ cao,
ẩm độ không khí thấp, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dƣỡng. Vì vậy, nếu ta
trồng dâu quá xa nhà nuôi tằm sẽ làm giảm chất lƣợng lá dâu, tăng chi phí
thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế đối với ngƣời nuôi tằm.
+ Các yếu tố khác thuộc môi trƣờng xung quanh: Cây dâu là loại cây
trồng luôn chịu ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh nhƣ: các loại cây có
thải khí độc nhƣ cây thuốc lá, cây ngô trong quá trình tung phấn rơi bám trên
lá dâu, các nhà máy, nhà xƣởng, lò gạch. Những ảnh hƣởng của môi trƣờng
xung quanh lên lá dâu có tác động gián tiếp đến sự sinh trƣởng, phát dục của
tằm. Vì thế vƣờn trồng dâu phải cách xa các khu vực có thể gây độc cho tằm
ít nhất 100m.
Bảng 1. Khoảng cách quy định giữa các nhà máy và đồng dâu
Loại hình nhà máy Cự ly quy định
- Sản xuất nhôm
- Sản xuất lân
- Phân khoáng
- Xí nghiệp gạch, ngói
- Xí nghiệp thuốc lá
- Khu vực trồng thuốc lá
- 10.000 m
- 600 – 700 m
- 600 – 1.400 m
- 600 – 800 m
- 100 m
- 100 m
+ Có thể trồng trên đất hơi dốc nhƣng các biện pháp quy hoạch và thiết
kế phải đảm bảo yêu cầu và khâu giữ ẩm, thoát nƣớc cho đất cần phải quan
tâm đúng mức.
+ Cần phải cải tạo đất trƣớc khi trồng, bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ
tăng cƣờng bón phân chuồng, phân rác, phân xanh, lân, vôi. Đất khô hạn dâu
sinh trƣởng kém.
+ Ở những vùng bị ngập nƣớc cần chú ý xây dựng hệ thống thoát nƣớc.
Vì cây đâu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị thối rễ và chết.
+ Gần đây nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng rộng rãi cho
các loại cây trồng trong nông nghiệp, hầu hết các loại thuốc này có hại cho
tằm. Vì thế, cần chú ý cẩn thận khi trồng dâu gần các ruộng lân cận dùng
thuốc trừ sâu bệnh.
3.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu
Sau khi chọn đất chuyển sang giai đoạn thiết kế vƣờn trồng dâu. Nếu có
kế hoạch nuôi tằm con tập trung, trong tổng diện tích nuôi tằm ta cần quy
hoạch thiết kế khoảng 10 – 15% diện tích trồng dâu để nuôi tằm con.
Thiết kế đƣờng đi và hệ thống thủy lợi. Mạng lƣới đƣờng đi cần phải
thuận lợi, tiết kiệm đất đai.
Đƣờng trục chính: rộng khoảng 3– 4 m.
Đƣờng trục phụ cần căn cứ vào địa hình, phù hợp với công việc mà xác
định số lƣợng đƣờng, vị trí và bề rộng đƣờng phụ thích hợp.
H01-1: Thiết kế vƣờn dâu
Hệ thống thủy lợi: Thiết kế hệ thống mƣơng tiêu khi ngập úng và tƣới nƣớc
khi gặp khô hạn để đảm bảo đƣợc các yêu cầu thuận lợi cho việc tƣới và tiêu nƣớc
khi cần thiết, tiết kiệm đất.
Ở những vùng trồng dâu có điều kiện tài chính nên thiết kế hệ thống
tƣới phun, tƣới rãnh, tƣới ngầm.
4. Làm đất
4.1. Mục đích
Mục đích của việc làm đất:
 Tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, bằng phẳng.
 Loại bỏ sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.
4.2. Yêu cầu kỹ thuật
Làm đất cần đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
 Đất đƣợc cày bừa đảm bảo độ sâu tối thiểu 20 – 25 cm.
 Làm đất trƣớc khi trồng khoảng 1 tháng.
 Cày bừa kết hợp san phẳng ruộng và loại sạch cỏ.
5. Phân lô, phân hàng
Phân lô, phân hàng đƣợc tiến hành sau khi đã làm đất xong.
5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng
Diện tích lô phụ thuộc quy mô nuôi tằm và tình hình đất thực tế của từng
địa phƣơng. Nếu quy mô sản xuất lớn, diện tích mỗi lô không quá 2 ha. Chú ý
diện tích đất trồng dâu nuôi tằm con phải gần khu vực nuôi tằm.
Phân hàng dâu: Trồng dâu theo hƣớng Đông - Tây, hoặc theo hƣớng Bắc
- Nam. Tuy nhiên, nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên việc xác định
hƣớng trồng dâu không quá khắt khe.
5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o
Sau khi khai hoang hoặc phục hóa vùng trồng dâu, cần phải quy hoạch
và thiết kế hàng trồng dâu theo đƣờng đồng mức.
6. Khoảng cách trồng dâu
Khoảng cách trồng tùy thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất,
giống, phƣơng thức thâm canh, khả năng đầu tƣ.
Ở các vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết tốt, việc trồng dâu có mật độ
dày là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lá dâu.
Để quyết định mật độ tối ƣu cho một giống dâu, cần nghiên cứu trƣớc
kiểu tạo hình và phƣơng pháp thu hoạch.
Nếu dâu đƣợc trồng độc canh hay xen canh với cây khác thì khoảng cách
cây tùy thuộc vào đặc tính của giống nhƣ: khả năng phân cành, số cành các
cấp, phƣơng pháp và kiểu tạo hình, mức độ thâm canh và độ ẩm đất.
Thông thƣờng, những giống dâu mọc nhiều cành phải trồng thƣa, những
giống dâu cành ít phát triển cần trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị
diện tích.
Bảng 2. Khoảng cách trồng hàng (dâu rạch)
Kiểu tạo hình
Khoảng cách
hàng với hàng
Khoảng cách
cây với cây
Mật độ (cây/ha)
- Trồng dâu hàng
đơn (dâu rạch kép
đơn) đốn hàng năm
- Trồng dâu hàng
kép(dâu rạch kép)
đốn hàng năm
1,2 - 1,5 m
Hàng kép cách
hàng kép 1,5 - 2,0
m
0,2 - 0,3 m
0,2 - 0,3 m
44444 – 83332
33333 – 66666
Trong sản xuất nên trồng khoảng cách theo dạng dâu bụi thấp.
Nếu canh tác theo cơ giới hóa thì hàng dâu trồng phụ thuộc vào bề rộng
làm việc của máy nông cụ.
7. Rạch hàng - Đào hố
Sau khi thiết kế lô thửa và hàng trồng, tiến hành đào hố hoặc rạch hàng.
Nếu trồng dâu cây tạo hình bụi, hố trồng cần đào có độ sâu 0,4 – 0,6 m,
hoặc 0,6 – 0,8 m.
Nếu trồng dâu rạch, yêu cầu rạch hàng phải thẳng, độ sâu 0,2 – 0,3 m,
chiều rộng 0,3 m – 0,4 m.
Tiến hành đào hố, rạch hàng, bón phân lót trƣớc khi trồng 1 tháng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành đào hố để trồng dâu.
Bài thực hành 2: Thực hành bón lót.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:
 Kỹ thuật làm đất.
 Kỹ thuật phân lô, phân hàng.
 Kỹ thuật rạch hàng, đào hố.
Bài 2: TRỒNG DÂU
Mã bài: MĐ01-2
Sau khi chuẩn bị đất, việc chuẩn bị cây giống, kỹ thuật chặt hom dâu,
trồng đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng đến sinh trƣởng, phát triển của cây
dâu.
Vì vậy, trong quá trình trồng dâu, cần thực hiện đúng kỹ thuật để cây dâu
sinh trƣởng, phát triển tốt, cho năng suất lá cao, phẩm chất lá tốt.
Mục tiêu
 Trình bày đƣợc các khâu trong kỹ thuật trồng.
 Chọn đƣợc cây dâu giống và hom dâu đạt tiêu chuẩn.
 Thực hiện đƣợc các bƣớc trồng dâu.
 Rèn luyện đƣợc tính làm việc khoa học và chính xác.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị giống dâu
Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và
phẩm chất lá dâu. Vì vậy, việc chuẩn bị và chọn giống đúng tiêu chuẩn là cần
thiết.
1.1. Tiêu chuẩn hom giống
Ruộng dâu lấy hom giống phải đảm bảo thuần chủng, năng suất cao, ổn
dịnh qua các năm, giống phải có phẩm chất tốt phù hợp với sự sinh trƣởng
của tằm.
Một ruộng dâu có thể lấy hom giống khi đã thu hoạch sản phẩm từ hai
năm trở lên và không hái lá vụ thu, đƣợc chăm bón đầy đủ.
Nếu ruộng dâu đã đốn hàng năm thì chọn ruộng dâu lấy hom giống sau
đốn phải trên 8 tháng.
Hom dâu giống không có sâu bệnh.
Hom giống chọn từ cây tốt, bỏ phần ngọn và phần gốc.
Trên mỗi hom giống bảo đảm phải có tối thiểu ba mầm, mặt vát vết chặt
hai đầu (phần ngọn và phần gốc) 450
. Vết chặt cách mầm trên và mầm dƣới
0,5 – 1 cm.
Nếu trồng rạch ở những vùng đất cơ giới nhẹ, vùng đất cát pha thì đƣờng
kính hom giống phải đạt từ 0,5 – 1 cm, độ dài hom chặt 20 – 25 cm.
Nếu trồng ở những vùng đất cát mực nƣớc ngầm sâu ta có thể chặt hom
dài hơn từ 30 cm – 60 cm.
1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống
1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống
Chọn những cây đủ tiêu chuẩn về chiều dài, sạch bệnh, chƣa nảy mầm,
màu sắc thân cây phải đảm bảo độ thuần, không dập nát.
Bó thành từng bó có đƣờng kính khoảng 25 cm, xếp theo thứ tự gốc dƣới
ngọn trên. Bảo quản nơi thoáng mát, khuất gió và tránh ánh sáng trực xạ làm
khô hom dâu.
Thời gian bảo quản khoảng 3 – 5 ngày để cho chất dinh dƣỡng thoát bớt
lƣợng nƣớc tự do, để nhựa trong cây dâu đặc lại mới tiến hành chặt hom.
1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom
Dụng cụ chặt hom giống bao gồm thớt gỗ kê chặt, dao chặt phải đƣợc
mài sắc, dây bó hom, bao bì che dậy và đựng hom giống, các chất xử lý hom
giống.
Phƣơng pháp chặt hom:
 Độ dài hom chặt:
+ Độ dài hom chặt phụ thuộc vào khoảng cách mầm trên cành dâu và
phƣơng thức trồng dâu.
+ Nếu trồng cắm đứng thích hợp là 20 – 25 cm.
+ Trồng theo kiểu đặt nằm độ dài hom là 30 – 40 cm.
 Vị trí vết chặt hom:
+ Vị trí vết chặt hom ảnh hƣởng đến sự ra rễ của hom, trong cùng một
hom vị trí gần mầm lƣợng dinh dƣỡng nhiều và cũng là vùng sinh rễ thứ cấp
và sơ cấp hoạt động mạnh.
+ Chặt hom cách mầm từ 0,5 – 1,0 cm.
 Sau khi chặt hom, chọn lại hom làm giống và bó thành từng bó có
đƣờng kính 15 – 20 cm.
 Đào hố bảo quản hom giống có độ sâu khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng
hố tùy theo lƣợng hom cần bảo quản.
 Hom dâu chặt xong không nên trồng ngay vì nhựa dâu chƣa khô.
 Bảo quản hom dâu nơi râm mát, trên có phủ bì thấm nƣớc ẩm hoặc
cây cỏ, rác và thƣờng xuyên tƣới nƣớc giữ ẩm.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống
Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hƣởng lớn đến sự ra rễ của hom và tỷ lệ sống
của cây dâu.
1.3.1. Ẩm độ
Đất quá ẩm hoặc quá khô đều bất lợi cho sự nảy mầm và ra rễ của hom
dâu.
 Đất quá ẩm làm cho vết chặt lâu hình thành mô sẹo, dễ gây thối, ra rễ
chậm, quá trình nảy mầm nhanh, gây nên tình trạng mất cân đối giữa tiêu hao
dinh dƣỡng ở hom và khả năng cung cấp dinh dƣỡng ở bộ rễ. Từ đó, dẫn đến
tình trạng hom có nảy mầm nhƣng vẫn bị chết.
 Nếu khi trồng mới dâu gặp hạn, hom dâu bị chết không thể nảy mầm
đƣợc.
Ẩm độ đối với đất trồng dâu từ 75 - 85% rất thích hợp cho sự nảy mầm
và ra rễ.
1.3.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ đất, hom dâu ra rễ nhanh,
nảy mầm chậm, phù hợp cho sự sinh trƣởng của cây dâu.
 Ngƣợc lại, nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ đất, hom nảy mầm
trƣớc, ra rễ sau, gây nên mất cân đối, hom dâu dễ bị chết, trƣờng hợp này
thƣờng xảy ra đối với dâu trồng mới vụ hè.
Các giống dâu có khả năng tái sinh mạnh, sự ảnh hƣởng của nhiệt độ
không lớn.
Đối với các giống dâu khả năng tái sinh yếu thì nhiệt độ ảnh hƣởng rất
rõ. Do đó, trồng dâu trái vụ cần lƣu ý đến tỷ lệ sống của từng giống.
1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng
Cây con giống đem trồng cần đạt các yêu tiêu chuẩn sau:
 Cây con đã đƣợc gieo trong vƣờn ƣơm khoảng 4 – 6 tháng.
 Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm.
 Đƣờng kính gốc  0,3 cm.
 Thân có lõi hóa gỗ.
 Không bị sâu bệnh.
 Trƣớc khi nhổ cây phải tƣới đẫm nƣớc. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trƣớc,
tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau.
2. Kỹ thuật trồng dâu
2.1. Thời vụ trồng dâu
Thời vụ trồng dâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, phƣơng thức trồng
và điều kiện khí hậu từng vùng.
Nếu trồng dâu bằng hom thì thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời kỳ nghỉ
của cây dâu và mùa mƣa mà quyết định thời điểm trồng dâu.
Ở nƣớc ta có thể chia ra hai vụ chủ yếu tùy theo vùng:
 Đồng bằng Bắc bộ đến duyên hải miền Trung thƣờng trồng vào tháng
11 – 12, lúc này cây dâu đang bƣớc vào giai đoạn nghỉ đông.
 Vùng cao nguyên, miền núi Tây nguyên nói chung và Bảo lộc nói
riêng thƣờng trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11.
2.2. Kỹ thuật trồng dâu
2.2.1. Trồng dâu bằng hom
Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách hàng cách hàng 1,2
– 1,5 m, cây cách cây 0,2 – 0,3 cm.
Bón phân lót 15 – 20 tấn/ha phân hữu cơ kết hợp với vôi và lân, bón đều
xuống rãnh lấp đất đầy rãnh.
Đảo đều phân và đất.
 Trồng dâu rạch: có 3 phƣơng pháp cắm.
+ Phƣơng pháp đặt nằm: Phƣơng pháp này thƣờng chặt hom dài hơn các
phƣơng pháp khác. Đặt hom dâu nằm liên tiếp gối nhau, lấp một lớp đất dày 1
- 2cm, tƣới phun nhẹ lên hàng dâu mới trồng.
+ Phƣơng pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Phƣơng pháp này nên
trồng ở các vùng đất cao nguyên nhƣ Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở những chân đất
có mực nƣớc ngầm sâu, sau khi cắm hom xong vun hàng dâu một lớp đất vừa
phải, sau đó tƣới nhẹ.
+ Phƣơng pháp cắm xiên 450
: Đây là phƣơng pháp trung gian giữa hai
phƣơng pháp trên, bổ sung cho những khuyết điểm của hai phƣơng trên.
 Trồng dâu bằng hố:
+ Chuẩn bị hố trồng dâu.
+ Bón lót phân, lấp đất phủ phân.
+ Cắm hom thẳng đứng hoặc xiên 450
.
+ Hom cắm tập trung giữa hố để sau này dâu mọc tập trung, hàng dâu
thẳng.
2.2.2. Trồng dâu cây
Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con:
 Chọn cây đủ tiêu chuẩn.
 Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách từ 0,8 – 1,2 m.
 Bón lót từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ/ha, kết hợp với 300 – 350 kg lân
Supe và vôi (nếu đất chua).
 Rải đều phân xuống rãnh, đảo phân và lấp đất.
 Rải đều cây trên hàng.
 Tiến hành trồng theo khoảng cách 0,2 – 0,3 m.
Trồng dâu bằng cây con cần chú ý:
 Chọn những cây dâu đủ tiêu chuẩn đem trồng.
 Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm.
 Đặt cây dâu vào hố, lấp đất, dậm chặt quanh gốc.
 Mới trồng dâu gặp hạn phải tƣới, nếu mƣa lớn phải thoát nƣớc kịp
thời.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành trồng dâu bằng cây con.
Bài thực hành 2: Thực hành trồng dâu bằng hom.
C. Ghi nhớ
Cần lƣu ý các trọng tâm sau:
 Các tiêu chuẩn chọn cây dâu giống.
 Các tiêu chuẩn chọn hom dâu giống.
 Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con.
 Kỹ thuật trồng dâu bằng hom.
Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN
Mã bài: MĐ01-3
Đặc tính sinh học của hom dâu là có khả năng nảy mầm, ra rễ rất cao.
Nhƣng trong thời gian hom dâu cắm xuống đất cho đến khi mọc mầm chịu
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ đất đai, khí hậu, thời tiết... , làm
cho vƣờn dâu bị giảm mật độ.
Trồng dặm nhằm tạo đƣợc mật độ thích hợp cho ruộng dâu, đây là một
trong các yếu tố đảm bảo năng suất thu hoạch.
Mặt khác trong ruộng dâu vào những năm đầu khi mới trồng, cây dâu
chƣa phát triển, tán còn nhỏ, diện tích phân bố của bộ rễ hẹp. Với phƣơng
châm “lấy ngắn nuôi dài”, tận dụng hết không gian trên ruộng dâu, hạn chế cỏ
dại, góp phần cải tạo đất, tiến hành trồng xen trong ruộng dâu là việc làm cần
đƣợc quan tâm áp dụng.
Để trồng xen có hiệu quả, cần phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật trong
chọn cây trồng xen, kỹ thuật trồng xen…
Mục tiêu
 Xác định đƣợc thời gian trồng dặm, trồng xen.
 Nêu đƣợc các bƣớc trồng dặm, trồng xen.
 Tiến hành trồng dặm, trồng xen đúng kỹ thuật.
A. Nội dung
1. Trồng dặm
1.1. Sự cần thiết của việc trồng dặm
Trong quá trình trồng mới, mật độ ruộng dâu không đảm bảo. Một số cây
dâu hoặc hom dâu bị chết. Vì vậy, cần phải tiến hành trồng dặm.
Trồng dặm sau khi trồng mới nhằm đảm bảo mật độ vƣờn dâu, tạo tiền
đề để đạt năng suất về sau.
1.2. Trồng dặm
Sau khi trồng dâu đƣợc một tháng trở lên, cần kiểm tra ruộng dâu để xác
định khả năng nảy mầm của hom dâu và khả năng sinh trƣởng của cây dâu.
Từ đó, có thể xác định đƣợc lƣợng hom khuyết, lƣợng cây chết, cây yếu,
cây bị sâu bệnh trong vƣờn và lên kế hoạch cho việc trồng dặm.
1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống
Chuẩn bị hom hoặc cây trồng dặm là một công việc quan trọng, có ảnh
hƣởng đến năng suất lá dâu sau này.
Hom, cây trồng dặm phải chọn từ cây khỏe, không sâu bệnh, bảo đảm
tiêu chuẩn để sau khi trồng dặm cây phát triển tốt, đồng đều, đuổi kịp cây
trồng trƣớc.
1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm
Kỹ thuật trồng dặm đƣợc thực hiện giống nhƣ trồng mới.
Sau khi đào hố hoặc rạch hàng, tiến hành trồng dâu cây hoặc cắm hom,
tƣới nƣớc giữ ẩm.
1.2.3. Chăm sóc cây dặm
Việc chăm sóc cây trồng dặm cần ƣu tiên hơn để cho cây trồng dặm phát
triển tốt hơn mới đuổi kịp cây trồng trƣớc.
Thƣờng xuyên theo dõi sự sinh trƣởng, phát triển cây trồng dặm để có kế
hoạch chăm sóc tốt.
Bón bổ sung phân để cây trồng dặm sinh trƣởng, phát triển tốt.
2.Trồng xen
2.1. Mục đích
Trong ruộng dâu nhất là hai năm đầu sau khi mới trồng, cây dâu chƣa
phát triển đây đủ, tán còn nhỏ nên khoảng không gian giữa hàng với hàng còn
đƣợc chiếu sáng đầy đủ, diện tích phân bố của bộ rễ còn hẹp. Do đó, cần lợi
dụng ƣu thế này trồng cây xen để hạn chế cỏ dại, cải tạo tính chất của đất,
chống xói mòn.
Đặc biệt trồng xen để lấy ngắn nuôi dài góp phần tăng thu nhập cho
ngƣời lao động.
2.2. Nguyên tắc
Trồng xen có tác dụng:
 Giữ ẩm cho dâu, chống xói mòn.
 Hạn chế cỏ dại.
 Cung cấp thêm hữu cơ và dinh dƣỡng cho dâu.
 Lấy ngắn nuôi dài.
Nên chọn cây trồng xen:
 Cây họ đậu, hoặc cây phân xanh.
 Khỏe, ít sâu bệnh, có khối lƣợng chất xanh lớn.
 Không tranh dành nƣớc và dinh dƣỡng, ánh sáng với dâu.
 Không đƣợc leo quấn dâu và chiều cao phải thấp hơn dâu, tránh che
sáng dâu.
 Nên trồng cây trồng xen cách gốc dâu 25 – 30cm.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Bài thực hành 1: Thực hành trồng dặm bằng hom dâu.
Bài thực hành 2: Thực hành trồng dặm bằng cây con.
C. Ghi nhớ
Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau:
 Chọn cây trồng dặm đạt tiêu chuẩn.
 Kỹ thuật trồng dặm.
 Kỹ thuật trồng xen.
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN
I. Vị trí, tính chất của mô đun
 Mô đun kỹ thuật trồng dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên
môn nghề trong danh mục các mô đun, của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi
tằm.
 Mô đun bao gồm các nội dung: Chuẩn bị đất, làm đất và trồng dâu
mới, chăm sóc dâu sau trồng.
II. Mục tiêu
 Trình bày đƣợc nội dung công việc chuẩn bị đất trồng dâu, trồng dâu, chăm
sóc dâu sau trồng.
 Mô tả đƣợc các bƣớc trong lập kế hoạch làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau
trồng.
 Tính toán, chuẩn bị đƣợc lƣợng vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử
dụng cho các công việc làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau khi trồng.
 Thực hiện thành thạo công việc làm đất, trồng dâu, chăm sóc sau trồng.
 Tuân thủ tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động.
III. Nội dung mô đun
Mã bài Tên bài
Loại
bài
dạy
Địa
điểm
Thời gian ( giờ )
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MĐ01-1 Chuẩn bị đất trồng
Tích
hợp
Đồng
ruộng
16 4 11 1
MĐ01-2 Trồng dâu
Tích
hợp
Đồng
ruộng
16 4 11 1
MĐ01-3
Trồng dặm –
Trồng xen
Tích
hợp
Đồng
ruộng
8 2 6
Kiểm tra hết mô đun 2 2
Cộng 42 10 28 4
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành
4.1. Bài 1: Chuẩn bị đất trồng
Bài thực hành 1
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
khoảng
cách, mật
độ:
- Dùng thƣớc xác
định góc vuông đầu
bờ.
- Căng dây, tạo
hàng.
- Đánh dấu mốc
hàng.
- Đúng khoảng
cách, đúng độ
sâu, đúng mật độ,
Cuốc,
thƣớc, cọc,
dây, giấy
bút, máy
tính tay.
2 Đào hố - Đào hố thẳng theo
hàng đã đánh dấu
theo đúng độ sâu 0,3
– 0,4 cm, rộng 0,3
cm.
- Hàng cách hàng 0,8
– 1,2 m.
- Hố cách hố 0,2 –
0,3 cm.
- Đào thẳng hàng.
- Đào hố đúng độ
sâu và khoảng
cách.
Cuốc.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá sản phẩm
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Đào hàng không thẳng.
 Khoảng cách giữa các hố không đúng.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Xác định
loại phân
- Loại phân bón lót:
Phân hữu cơ, Urê,vôi,
lân, Kali.
Xác định đúng
loại phân.
Phân hữu cơ,
Lân Supe,
vôi, Urê, KCl
2 Xác định
liều
lƣợng
phân
- Dâu trồng bằng hom:
1 ha dâu cần bón:
+ 10 - 15 tấn phân
hữu cơ.
+ 1 tấn vôi.
+ 1 tấn lân.
- Dâu trồng bằng cây
con: 1 ha dâu bón:
+ 15 – 20 tấn phân
hữu cơ.
+ 80 kg N, tƣơng
đƣơng 174 kg Urê.
+ 100 kg P2O5, tƣơng
đƣơng 620 – 660 kg
Supe lân.
+ 50 kg K2O, tƣơng
đƣơng 100 kg KCl.
Tùy diện tích thực tế
để tính lƣợng phân cụ
thể theo đúng quy trình
trên.
- Đúng lƣợng
phân theo diện
tích cụ thể.
3 Rải phân - Rải phân theo từng
hàng, rải đến đâu đƣợc
đến đó.
- Rải đều phân. Phƣơng tiện
vận chuyển,
4 Trộn
phân
- Dùng cuốc, xẻng
trộng phân với lớp đất
- Trộn đều phân
và đất.
cuốc, xẻng,
cào.
mặt.
5 Lấp đất - Dùng cuốc cào đất
lấp kín phân
- Lấp kín phân.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện
Phiếu thực hành
Phiếu đánh giá sản phẩm
Giấy bút ghi chép
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Chọn không đúng loại phân bón lót.
 Rải phân không đều.
 Lấp phân không kín.
 Đảo phân không đều.
 Khi vận chuyển làm rơi vãi phân nhiều.
 Xử lý hố quá sớm hoặc quá muộn.
 Tính không đúng lƣợng phân bón.
4.2. Bài 2: Trồng dâu
Bài thực hành 1
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Chọn và
chuẩn bị cây
giống đem
- Cây con đƣợc trồng
khoảng 4 – 6 tháng sau
khi gieo ở vƣờn ƣơm.
- Chọn cây
giống đúng tiêu
chuẩn.
- Cây dâu.
- Dao,
thớt, dây,
trồng - Chiều cao cây đạt 30
– 35 cm.
- Đƣờng kính gốc lớn
hơn 0,3 cm.
- Thân có lõi đã hóa
gỗ.
- Không bị sâu bệnh.
- Cắt bớt rễ, chặt bó
phần trên của cây dâu
cách cổ rễ 10 – 15cm.
thƣớc,
phƣơng
tiện vận
chuyển,
2 Trồng cây
con
- Rải cây theo hàng.
- Đặt cây dâu vào hố.
- Lấp đất, dậm chặt
quanh gốc.
- Cây cách cây 0,2 -
0,3 m.
- Hàng cách hàng: 0,8
– 1,2 m.
- Trồng cây
thẳng hàng,
đúng mật độ.
- Cuốc,
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Chọn cây con không đúng tiêu chuẩn.
 Trồng quá sâu hoặc quá cạn.
 Nén đất không chặt.
 Trồng cây con không thẳng hàng.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh..
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Chọn
hom dâu
- Chọn hom giống trên
ruộng dâu đã trồng trên 2
năm.
- Thân, cành dâu hơn 8
tháng tuổi.
- Trên ruộng dâu tốt.
- Thân dâu mang đặc
trƣng của giống.
- Không sâu bệnh.
- Chọn hom tốt có
đƣờng kính trên 0,7 cm.
- Loại bỏ phần ngọn
non, phần gốc già, chỉ
lấy đoạn giữa.
- Chặt hom vết chặt
nghiêng 450
, không dập
nát.
- Chỉ lấy đoạn thân cành
mang những mắt chƣa
nảy mầm.
- Loại bỏ hom dâu già.
- Chọn hom dâu
đúng tiêu chuẩn.
Hom dâu.
2 Chặt
hom dâu
- Chặt vát hom 45 – 600
.
- Chặt hom cách mầm
0,5 – 1 cm.
- Mỗi hom có từ 4 – 5
mầm.
Hom dâu không
bị dập nát.
- Dao, thớt,
dây, thƣớc,
phƣơng
tiện vận
chuyển.
3 Cắm
hom
- Rải hom theo hàng.
- Cắm hom theo 3
phƣơng pháp:
Cắm hom thẳng
hàng, đúng kỹ
thuật.
- Cuốc,
+ Phƣơng pháp đặt
nằm: Đặt hom nằm gối
nhau. Sau đó lấp đất dày
1 – 2 cm.
+ Phƣơng pháp cắm
đứng vuông góc với mặt
đất: Cắm hom thẳng
đứng trong đất, chỉ chừa
1 – 2 cm hom dâu trên
mặt đất. Hom cách hom
0,2 – 0,3 m. Hàng cách
hàng: 0,8 – 1,2 m.
+ Phƣơng pháp cắm
xiên: Cắm hom nghiêng
45 – 600
, cắm sâu 2/3
hom dâu.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Chặt hom dâu không đúng kỹ thuật, hom bị dập.
 Cắm hom không thẳng hàng.
 Vận chuyển hom giống không kịp thời,
 Trồng quá sâu hoặc quá cạn.
 Nén đất không chặt.
4.3. Bài 3: Trồng dặm – Trồng xen
Bài thực hành 1
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Kiểm tra
mật độ
ruộng
dâu
- Kiểm tra, loại bỏ những
cây con bị chết, không
phát triển trên đồng
ruộng.
Loại bỏ hết
những cây con
chết trên đồng
ruộng
2 Chọn
hom dâu
- Lấy hom trên ruộng
dâu đã trồng trên 2 năm.
- Thân, cành dâu hơn 8
tháng tuổi.
- Trên ruộng dâu tốt.
- Thân dâu mang đặc
trƣng của giống dâu
chọn.
- Không sâu bệnh.
- Chọn hom tốt có
đƣờng kính trên 0,7cm.
- Loại bỏ phần ngọn
non, phần gốc già, chỉ
lấy đoạn giữa.
- Chặt hom vết chặt
nghiêng 450
, không dập
nát.
- Chỉ lấy đoạn thân cành
mang những mắt chƣa
nảy mầm.
Chọn hom dâu
đúng kỹ thuật
3 Chặt
hom dâu
- Chặt vát hom 45 – 600
.
- Chặt hom cách mầm
0,5 – 1 cm.
- Mỗi hom có từ 4 – 5
mầm.
Hom dâu không
bị dập nát
Dao, thớt
4 Trồng
dặm
- Cắm hom dâu vào đất
nghiêng 450
.
Trồng hom dâu
thẳng hàng,
Cuốc, dây
- Cắm hom sâu 2/3 hom. đúng độ sâu.
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Chọn hom dâu không đúng tiêu chuẩn.
 Trồng dặm không đúng khoảng cách.
 Hom cắm không thẳng hàng.
 Hom bị dập nát.
Bài thực hành 2
a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở.
Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà
giáo viên hƣớng dẫn.
b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Thứ
tự
Nội dung
các bƣớc
Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ,
trang bị
1 Kiểm tra
mật độ
ruộng dâu
- Kiểm tra, loại bỏ
những cây dâu bị chết,
không phát triển trên
đồng ruộng.
Loại bỏ hết
những cây dâu bị
chết trên đồng
ruộng
2 Chọn cây
con
- Chọn cây giống:
+ Thân cây đã có lõi
hóa gỗ.
+ Cây con đƣợc
trồng khoảng 4 – 6
tháng sau khi gieo ở
Chọn cây giống
đúng kỹ thuật
vƣờn ƣơm.
+ Chiều cao cây dâu
30 – 35 cm.
+ Đƣờng kính gốc
lớn hơn 0,3 cm.
+ Không bị sâu
bệnh.
+ Cắt bớt rễ, chặt bỏ
phần trên của cây dâu
cách cổ rễ 10 – 15 cm.
3 Trồng
dặm
- Đặt cây dâu vào hố.
- Lấp đất, dậm chặt
quanh gốc.
Trồng cây con
thẳng hàng, đúng
độ sâu.
Cuốc, dây
c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng
Qui trình thực hiện,
Phiếu thực hành,
Phiếu đánh giá sản phẩm,
Giấy bút ghi chép,
Các loại dụng cụ làm đất.
d. RÚT KINH NGHIỆM
Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời.
e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP
 Chọn cây con không đúng tiêu chuẩn.
 Trồng dặm không đảm bảo mật độ.
 Trồng dặm không đúng khoảng cách.
 Trồng cây không thẳng hàng.
 Trồng cây không đúng độ sâu.
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.1. Bài 1
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Xác định đúng mật độ, khoảng cách. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xác
định mật độ, khoảng cách trồng dâu.
Đào hố thẳng hàng, đúng kích thƣớc. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đào
hố trồng dâu.
Bón phân đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bón
lót trƣớc khi trồng dâu.
5.2. Bài 2
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Chọn cây con đúng tiêu chuẩn. Đối chiếu với bảng hỏi.
Trồng cây con đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng
trồng dâu bằng cây con.
Chọn hom dâu đúng kỹ thuật. Đối chiếu với bảng hỏi.
Chặt hom dâu đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chặt
hom dâu.
Trồng hom dâu đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng
trồng dâu bằng hom.
5.3. Bài 3
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
Trồng dặm bằng cây con đảm bảo
mật độ, khoảng cách.
Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng
trồng dâu bằng cây con.
Trồng dặm bằng hom dâu đảm bảo
mật độ, khoảng cách.
Quan sát thao tác của học viên, đối
chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng
trồng dâu bằng hom.
VI. Tài liệu tham khảo
[1] Bùi Khắc Vƣ, 1982. Trồng dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
[2] Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995. Giáo trình cây dâu. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
[3] Phạm Văn Vƣợng, Hồ Thị Tuyết Mai, 2003. Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
[4] Chuyên san Dâu tằm tơ, 1999. Quyển 1 trồng dâu. Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM
NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ
(Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010)
STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ
1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Chủ nhiệm
2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc
Cán Bộ - bộ NN & PTNT
Phó chủ nhiệm
3 Nguyễn văn Tân Trƣởng phòng trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Thƣ ký
4 Phan Quốc Hoàn Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng
Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc
Ủy viên
5 Nguyễn Viết Thông
P. Trƣởng khoa – trƣờng Cao
đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo
Lộc
Ủy viên
6 Phạm S
Giám đốc Sở Khoa học, Công
nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lâm
Đồng
Ủy viên
7 Nguyễn Thị Thoa
Phó trƣởng phòng Trung tâm
Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc
Gia
Ủy viên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH,
GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010)
STT HỌ VÀ TÊN
CHỨC
VỤ
NƠI CÔNG
TÁC
ĐỊA CHỈ MAIL
1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch
Trƣờng Cao
đẳng Nông Lâm
Bích Sơn-Việt
Yên - Bắc Giang
hoi_cdnl
@yahoo.com.
vn
2 Hoàng Ngọc Thịnh Thƣ ký
Bộ Nông nghiệp
và PTNT
Số 2 - Ngọc Hà
- Hà Nội
hoangngocthi
nh@yahoo.co
m
3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên
Trƣờng Cao
đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ
Tân Mỹ Chánh
Mỹ Tho
Tiền Giang
ngohoangduy
et@yahoo.co
m
4 Phạm Thị Hậu Ủy viên
Trƣờng Cao
đẳng Nông Lâm
Bích Sơn - Việt
Yên - Bắc Giang
haihau1961@
gmail.com
5 Vũ Thị Thủy Ủy viên
Trung tâm
Khuyến nông
QG
Thụy Khuê
Ba Đình - Hà Nội

More Related Content

What's hot

đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trìnhNắng Sân Trường
 
Importance of the rice sector in ethiopia
Importance of the rice sector in ethiopia Importance of the rice sector in ethiopia
Importance of the rice sector in ethiopia futureagricultures
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa FOODCROPS
 
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanhHuyen Tran
 
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping lokeshPatel74
 
Introduction to seed and seed technology
Introduction to seed and seed technologyIntroduction to seed and seed technology
Introduction to seed and seed technologyNSStudents
 
Integrated weed management in crops.
Integrated weed management in crops.Integrated weed management in crops.
Integrated weed management in crops.science book
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namnataliej4
 
Crops for Protected Cultivation
Crops for Protected CultivationCrops for Protected Cultivation
Crops for Protected CultivationAmit Pundir
 
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRA
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRAHYBRID SEED PRODUCTION OF OKRA
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRANugurusaichandan
 
Vegetable seed prodn fr doc glo
Vegetable seed prodn fr doc gloVegetable seed prodn fr doc glo
Vegetable seed prodn fr doc gloLisa Mae General
 
Seed plot technique in Potato
Seed plot technique  in PotatoSeed plot technique  in Potato
Seed plot technique in PotatoVIVEK YADAV
 

What's hot (20)

đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trìnhđề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì   tài liệu, ebook, giáo trình
đề Tài nguyên liệu cho sản xuất khoai mì tài liệu, ebook, giáo trình
 
Importance of the rice sector in ethiopia
Importance of the rice sector in ethiopia Importance of the rice sector in ethiopia
Importance of the rice sector in ethiopia
 
Seed Technology
 Seed Technology  Seed Technology
Seed Technology
 
PPT.Geoinformatics.pdf
PPT.Geoinformatics.pdfPPT.Geoinformatics.pdf
PPT.Geoinformatics.pdf
 
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
Bài tiểu luận tình hình phát triển và phân bố ngành nông lâm ngư nghiệp ở việ...
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanhBc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san   yen thanh
Bc thuc tap tot nghiep, nha may che bien bot tinh san yen thanh
 
Cultivation of mango
Cultivation of mangoCultivation of mango
Cultivation of mango
 
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_32881 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
1 the loai_ppthe_hien_bai_hat_3288
 
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping
Production technology for ornamental crops, MAP and landscaping
 
Propagation of fruit plants.ppt
Propagation of fruit plants.pptPropagation of fruit plants.ppt
Propagation of fruit plants.ppt
 
VietGAP
VietGAPVietGAP
VietGAP
 
Introduction to seed and seed technology
Introduction to seed and seed technologyIntroduction to seed and seed technology
Introduction to seed and seed technology
 
Integrated weed management in crops.
Integrated weed management in crops.Integrated weed management in crops.
Integrated weed management in crops.
 
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt namTìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
Tìm hiểu các phương pháp bảo quản khoai tây ở việt nam
 
Crops for Protected Cultivation
Crops for Protected CultivationCrops for Protected Cultivation
Crops for Protected Cultivation
 
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRA
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRAHYBRID SEED PRODUCTION OF OKRA
HYBRID SEED PRODUCTION OF OKRA
 
Vegetable seed prodn fr doc glo
Vegetable seed prodn fr doc gloVegetable seed prodn fr doc glo
Vegetable seed prodn fr doc glo
 
Seed plot technique in Potato
Seed plot technique  in PotatoSeed plot technique  in Potato
Seed plot technique in Potato
 
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía namTiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
Tiểu luận phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam
 

Similar to GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU

Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfQuy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfssuser0a6cb7
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfVHongVKhnh
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoMưa Gọi
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfMan_Ebook
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNThái Nguyễn Văn
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIThái Nguyễn Văn
 
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kg
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 KgThiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kg
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kgnataliej4
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfNuioKila
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfMan_Ebook
 
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRIKỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRIKhắc Học
 
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phêKỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phêChính Hoàng Vũ
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH nataliej4
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfMan_Ebook
 

Similar to GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU (20)

Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdfQuy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
Quy trình kỹ thuật trồng chuối.pdf
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdfCN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
CN-TRONG-DUA-LUOI.pdf
 
Kỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nhoKỹ thuật cây nho
Kỹ thuật cây nho
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚNGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẰM LỚN
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdfThiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
Thiết kế và chế tạo máy bóc tách hạt điều.pdf
 
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
 
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kg
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 KgThiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kg
Thiết Kế Hệ Thống Sấy Thóc Sử Dụng Tháp Sấy Với Năng Suất 1500 Kg
 
Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6Giao an cong nghe 6
Giao an cong nghe 6
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
 
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdfGiáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
Giáo trình cây ăn quả - Nguyễn Thế Huấn;Trần Như Ý.pdf
 
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Cây Cao Su Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRIKỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI
Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến SRI
 
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phêKỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê
Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch cà phê
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DA XANH
 
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdfGiáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
Giáo trình cây ăn quả (Giáo trình sau Đại học) - Đào Thanh Vân;Ngô Xuân Bình.pdf
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁ T TRIỂ N NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG DÂU MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ : TRỒNG DÂU – NUÔI TẰM Trình độ: Sơ cấp nghề
  • 2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 01
  • 3. LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôi tằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nƣớc ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ƣơm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôi tằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tƣơng từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôi tằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tƣ không cao, cây dâu sinh trƣởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhƣng thƣờng xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồng dâu thấp, đồng thời nuôi tằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôi tằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôi tằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi ngƣời dân từ ngƣời trẻ đến già đều có thể thực hiện đƣợc. Đồng thời, có thể thu hút đƣợc lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôi tằm có thể đƣợc coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáo trình đƣợc biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, hƣớng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận đƣợc các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trƣờng, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trƣờng Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trƣờng, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
  • 4. Giáo trình “Trồng dâu” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng dâu, kỹ thuật thiết kế vƣờn trồng dâu, kỹ thuật làm đất; đặc điểm của cây giống và hom dâu đem trồng, kỹ thuật trồng dâu bằng hom, kỹ thuật trồng dâu bằng cây con; kỹ thuật trồng dặm; kỹ thuật trồng xen. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trƣờng Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
  • 5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG 8 1. Chọn đất 8 2. Dọn đất 8 2.1. Mục đích 8 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 8 3. Thiết kế vƣờn dâu 9 3.1. Ý nghĩa 9 3.2. Yêu cầu 9 3.2.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu 10 4. Làm đất 11 4.1. Mục đích 11 4.2. Yêu cầu kỹ thuật 11 5. Phân lô, phân hàng 11 5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng 11 5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o 12 6. Khoảng cách trồng dâu 12 7. Rạch hàng - Đào hố 12 Bài 2: TRỒNG DÂU 14 1.1. Tiêu chuẩn hom giống 14 1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống 15 1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống 15 1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom 15 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống 15 1.3.1. Ẩm độ 16 1.3.2. Nhiệt độ 16 1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng 16 2. Kỹ thuật trồng dâu 16
  • 6. 2.1. Thời vụ trồng dâu 16 2.2. Kỹ thuật trồng dâu 17 2.2.1. Trồng dâu bằng hom 17 2.2.2. Trồng dâu cây 17 Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN 19 1. Trồng dặm 19 1.2. Trồng dặm 19 1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống 19 1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm 20 1.2.3. Chăm sóc cây dặm 20 2.Trồng xen 20 2.1. Mục đích 20 2.2. Nguyên tắc 20 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 22
  • 7. MÔ ĐUN: TRỒNG DÂU Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các của nghề Trồng dâu - nuôi tằm. Nội dung mô đun trình bày các kỹ thuật chuẩn bị đất, kỹ thuật trồng dâu, kỹ thuật trồng dặm và trồng xen. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có đƣợc những kiến thức cơ bản về các bƣớc trong kế hoạch làm đất, trồng dâu và chăm sóc dâu sau trồng; thực hiện thành thạo công việc làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau trồng.
  • 8. Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG Mã bài: MĐ01-1 Mục đích của việc trồng dâu là để mở rộng diện tích hoặc cải tạo những ruộng dâu đã già cỗi, nhằm nâng cao sản lƣợng của lá dâu, phục vụ tốt cho nuôi tằm. Đặc điểm sinh vật học của cây dâu khác với một số loại cây trồng khác, do đó việc chuẩn bị đất trồng cho cây dâu là hết sức quan trọng. Chuẩn bị đất trồng chính là khâu chọn đất, kỹ thuật làm đất, thiết kế vƣờn dâu, thuận tiện cho việc chăm sóc quản lý, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Mục tiêu  Trình bày đƣợc nội dung công việc chuẩn bị đất trồng dâu;  Lựa chọn và thiết kế đƣợc đất trồng dâu;  Áp dụng đƣợc nội dung đã học vào thực tế trên đồng ruộng. A. Nội dung 1. Chọn đất Yêu cầu về đất đối với cây dâu không nghiêm ngặt nhƣ một số cây trồng khác, nhƣng đất có nhiều chất hữu cơ, độ pH trung tính, tầng đất đất canh tác sâu sẽ giúp cho dâu sinh trƣởng tốt. Trong thực tiễn sản xuất cây dâu có thể trồng và phát triển ở các vùng cao nguyên, vùng bãi cát ven sông, ven biển. Các vùng này cần có kế hoạch cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tăng độ phì cho đất. 2. Dọn đất 2.1. Mục đích Dọn đất nhằm mục đích:  Dọn sạch các tàn dƣ cây dại.  Tiêu diệt các mầm bệnh, các loại sâu gây hại sống trong đất. 2.2. Yêu cầu kỹ thuật Một số yêu cầu kỹ thuật khi tiến hành dọn đất:  Thu gom hết các loại cây trồng trƣớc và cỏ dại ra khỏi khu vực trồng dâu.  Vệ sinh sạch sẽ ruộng trƣớc khi trồng dâu.  Xử lý đất trƣớc khi trồng dâu.
  • 9. 3. Thiết kế vƣờn dâu Dâu là cây lâu năm, một lần trồng sau 15 – 20 năm mới phải trồng lại. Do vậy, phải tính toán thiết kế ruộng dâu để thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch nhƣ: phân lô, hệ thống mƣơng tƣới, tiêu, đƣờng nội đồng... Trƣớc khi trồng dâu, phải tiến hành điều tra một số yếu tố về đất, nguồn nƣớc tƣới, tiêu để xác định các loại vật tƣ, chi phí cần đầu tƣ. 3.1. Ý nghĩa Xác định địa điểm của vùng cần thiết kế là công việc cụ thể. Có thiết kế hợp lý sẽ tận dụng đƣợc đất đai tới mức cao nhất. Tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây dâu, sẽ phát huy đƣợc năng suất và phẩm chất của cây dâu. Ngoài ra thiết kế đúng còn cải tạo đƣợc đất đai, chống rửa trôi, xói mòn đất. 3.2. Yêu cầu Chọn đất:  Cây dâu có thể trồng đƣợc trên nhiều các loại đất khác nhau trừ đất ngập úng lâu ngày, đất quá chua mặn, đất quá cạn kiệt dinh dƣỡng.  Tuy nhiên nếu chúng ta chọn và cải tạo đƣợc những chân đất đảm bảo thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng của cây dâu thì năng suất và phẩm chất sẽ phù hợp sinh lý tằm dâu, cho năng suất, phẩm chất tơ kén tốt.  Việc chọn đất trồng dâu cần tuân thủ các quy định sau: + Đất trồng dâu phải có tầng đất dày trên 1m tùy phƣơng thức trồng. + Độ sâu của mực nƣớc ngầm trên 1m, dễ thoát nƣớc, thuận lợi cho việc tƣới tiêu. + Cây dâu ƣa thích những loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, đủ ẩm và thoáng khí. + Cây dâu không thích những loại đất bị phèn mặn, đất kiềm hoặc kiềm nhẹ. Để cây dâu có thể sinh trƣởng và phát triển tốt trên những loại đất này chúng ta cần có hƣớng cải tạo đất trƣớc khi có kế hoạch trồng dâu. Cải tạo vƣờn dâu bằng cách bón thêm phân chuồng, vôi, lân. + Ruộng dâu nên trồng gần nhà nuôi tằm để đỡ tốn công vận chuyển, lá dâu có thể cho tằm ăn ngay. Từ đó, tằm sẽ sinh trƣởng tốt hơn. Khi lá dâu hái rời khỏi thân cây, lá vẫn còn trao đổi chất rất mạnh, khả năng mất nƣớc và dinh dƣỡng lớn. Do đó, lá dâu rất mau héo và dễ bị “luộc” trong khi vận chuyển và bảo quản. Đặc biệt vào những ngay trời nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, lá dâu nhanh bị mất chất dinh dƣỡng. Vì vậy, nếu ta trồng dâu quá xa nhà nuôi tằm sẽ làm giảm chất lƣợng lá dâu, tăng chi phí thức ăn, giảm hiệu quả kinh tế đối với ngƣời nuôi tằm.
  • 10. + Các yếu tố khác thuộc môi trƣờng xung quanh: Cây dâu là loại cây trồng luôn chịu ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh nhƣ: các loại cây có thải khí độc nhƣ cây thuốc lá, cây ngô trong quá trình tung phấn rơi bám trên lá dâu, các nhà máy, nhà xƣởng, lò gạch. Những ảnh hƣởng của môi trƣờng xung quanh lên lá dâu có tác động gián tiếp đến sự sinh trƣởng, phát dục của tằm. Vì thế vƣờn trồng dâu phải cách xa các khu vực có thể gây độc cho tằm ít nhất 100m. Bảng 1. Khoảng cách quy định giữa các nhà máy và đồng dâu Loại hình nhà máy Cự ly quy định - Sản xuất nhôm - Sản xuất lân - Phân khoáng - Xí nghiệp gạch, ngói - Xí nghiệp thuốc lá - Khu vực trồng thuốc lá - 10.000 m - 600 – 700 m - 600 – 1.400 m - 600 – 800 m - 100 m - 100 m + Có thể trồng trên đất hơi dốc nhƣng các biện pháp quy hoạch và thiết kế phải đảm bảo yêu cầu và khâu giữ ẩm, thoát nƣớc cho đất cần phải quan tâm đúng mức. + Cần phải cải tạo đất trƣớc khi trồng, bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ tăng cƣờng bón phân chuồng, phân rác, phân xanh, lân, vôi. Đất khô hạn dâu sinh trƣởng kém. + Ở những vùng bị ngập nƣớc cần chú ý xây dựng hệ thống thoát nƣớc. Vì cây đâu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị thối rễ và chết. + Gần đây nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng rộng rãi cho các loại cây trồng trong nông nghiệp, hầu hết các loại thuốc này có hại cho tằm. Vì thế, cần chú ý cẩn thận khi trồng dâu gần các ruộng lân cận dùng thuốc trừ sâu bệnh. 3.3. Thiết kế vƣờn trồng dâu Sau khi chọn đất chuyển sang giai đoạn thiết kế vƣờn trồng dâu. Nếu có kế hoạch nuôi tằm con tập trung, trong tổng diện tích nuôi tằm ta cần quy hoạch thiết kế khoảng 10 – 15% diện tích trồng dâu để nuôi tằm con. Thiết kế đƣờng đi và hệ thống thủy lợi. Mạng lƣới đƣờng đi cần phải thuận lợi, tiết kiệm đất đai. Đƣờng trục chính: rộng khoảng 3– 4 m. Đƣờng trục phụ cần căn cứ vào địa hình, phù hợp với công việc mà xác định số lƣợng đƣờng, vị trí và bề rộng đƣờng phụ thích hợp.
  • 11. H01-1: Thiết kế vƣờn dâu Hệ thống thủy lợi: Thiết kế hệ thống mƣơng tiêu khi ngập úng và tƣới nƣớc khi gặp khô hạn để đảm bảo đƣợc các yêu cầu thuận lợi cho việc tƣới và tiêu nƣớc khi cần thiết, tiết kiệm đất. Ở những vùng trồng dâu có điều kiện tài chính nên thiết kế hệ thống tƣới phun, tƣới rãnh, tƣới ngầm. 4. Làm đất 4.1. Mục đích Mục đích của việc làm đất:  Tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, bằng phẳng.  Loại bỏ sạch cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. 4.2. Yêu cầu kỹ thuật Làm đất cần đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:  Đất đƣợc cày bừa đảm bảo độ sâu tối thiểu 20 – 25 cm.  Làm đất trƣớc khi trồng khoảng 1 tháng.  Cày bừa kết hợp san phẳng ruộng và loại sạch cỏ. 5. Phân lô, phân hàng Phân lô, phân hàng đƣợc tiến hành sau khi đã làm đất xong. 5.1. Đối với vùng đất bằng phẳng Diện tích lô phụ thuộc quy mô nuôi tằm và tình hình đất thực tế của từng địa phƣơng. Nếu quy mô sản xuất lớn, diện tích mỗi lô không quá 2 ha. Chú ý diện tích đất trồng dâu nuôi tằm con phải gần khu vực nuôi tằm.
  • 12. Phân hàng dâu: Trồng dâu theo hƣớng Đông - Tây, hoặc theo hƣớng Bắc - Nam. Tuy nhiên, nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nên việc xác định hƣớng trồng dâu không quá khắt khe. 5.2. Đối với vùng đồi có độ dốc dƣới 10o Sau khi khai hoang hoặc phục hóa vùng trồng dâu, cần phải quy hoạch và thiết kế hàng trồng dâu theo đƣờng đồng mức. 6. Khoảng cách trồng dâu Khoảng cách trồng tùy thuộc vào các điều kiện khí hậu, thời tiết, đất, giống, phƣơng thức thâm canh, khả năng đầu tƣ. Ở các vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết tốt, việc trồng dâu có mật độ dày là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất lá dâu. Để quyết định mật độ tối ƣu cho một giống dâu, cần nghiên cứu trƣớc kiểu tạo hình và phƣơng pháp thu hoạch. Nếu dâu đƣợc trồng độc canh hay xen canh với cây khác thì khoảng cách cây tùy thuộc vào đặc tính của giống nhƣ: khả năng phân cành, số cành các cấp, phƣơng pháp và kiểu tạo hình, mức độ thâm canh và độ ẩm đất. Thông thƣờng, những giống dâu mọc nhiều cành phải trồng thƣa, những giống dâu cành ít phát triển cần trồng dày để tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Bảng 2. Khoảng cách trồng hàng (dâu rạch) Kiểu tạo hình Khoảng cách hàng với hàng Khoảng cách cây với cây Mật độ (cây/ha) - Trồng dâu hàng đơn (dâu rạch kép đơn) đốn hàng năm - Trồng dâu hàng kép(dâu rạch kép) đốn hàng năm 1,2 - 1,5 m Hàng kép cách hàng kép 1,5 - 2,0 m 0,2 - 0,3 m 0,2 - 0,3 m 44444 – 83332 33333 – 66666 Trong sản xuất nên trồng khoảng cách theo dạng dâu bụi thấp. Nếu canh tác theo cơ giới hóa thì hàng dâu trồng phụ thuộc vào bề rộng làm việc của máy nông cụ. 7. Rạch hàng - Đào hố Sau khi thiết kế lô thửa và hàng trồng, tiến hành đào hố hoặc rạch hàng. Nếu trồng dâu cây tạo hình bụi, hố trồng cần đào có độ sâu 0,4 – 0,6 m, hoặc 0,6 – 0,8 m.
  • 13. Nếu trồng dâu rạch, yêu cầu rạch hàng phải thẳng, độ sâu 0,2 – 0,3 m, chiều rộng 0,3 m – 0,4 m. Tiến hành đào hố, rạch hàng, bón phân lót trƣớc khi trồng 1 tháng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành đào hố để trồng dâu. Bài thực hành 2: Thực hành bón lót. C. Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau:  Kỹ thuật làm đất.  Kỹ thuật phân lô, phân hàng.  Kỹ thuật rạch hàng, đào hố.
  • 14. Bài 2: TRỒNG DÂU Mã bài: MĐ01-2 Sau khi chuẩn bị đất, việc chuẩn bị cây giống, kỹ thuật chặt hom dâu, trồng đúng kỹ thuật có vai trò quan trọng đến sinh trƣởng, phát triển của cây dâu. Vì vậy, trong quá trình trồng dâu, cần thực hiện đúng kỹ thuật để cây dâu sinh trƣởng, phát triển tốt, cho năng suất lá cao, phẩm chất lá tốt. Mục tiêu  Trình bày đƣợc các khâu trong kỹ thuật trồng.  Chọn đƣợc cây dâu giống và hom dâu đạt tiêu chuẩn.  Thực hiện đƣợc các bƣớc trồng dâu.  Rèn luyện đƣợc tính làm việc khoa học và chính xác. A. Nội dung 1. Chuẩn bị giống dâu Giống là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất và phẩm chất lá dâu. Vì vậy, việc chuẩn bị và chọn giống đúng tiêu chuẩn là cần thiết. 1.1. Tiêu chuẩn hom giống Ruộng dâu lấy hom giống phải đảm bảo thuần chủng, năng suất cao, ổn dịnh qua các năm, giống phải có phẩm chất tốt phù hợp với sự sinh trƣởng của tằm. Một ruộng dâu có thể lấy hom giống khi đã thu hoạch sản phẩm từ hai năm trở lên và không hái lá vụ thu, đƣợc chăm bón đầy đủ. Nếu ruộng dâu đã đốn hàng năm thì chọn ruộng dâu lấy hom giống sau đốn phải trên 8 tháng. Hom dâu giống không có sâu bệnh. Hom giống chọn từ cây tốt, bỏ phần ngọn và phần gốc. Trên mỗi hom giống bảo đảm phải có tối thiểu ba mầm, mặt vát vết chặt hai đầu (phần ngọn và phần gốc) 450 . Vết chặt cách mầm trên và mầm dƣới 0,5 – 1 cm. Nếu trồng rạch ở những vùng đất cơ giới nhẹ, vùng đất cát pha thì đƣờng kính hom giống phải đạt từ 0,5 – 1 cm, độ dài hom chặt 20 – 25 cm. Nếu trồng ở những vùng đất cát mực nƣớc ngầm sâu ta có thể chặt hom dài hơn từ 30 cm – 60 cm.
  • 15. 1.2. Chuẩn bị cây lấy hom giống 1.2.1. Chọn và bảo quản cây lấy hom giống Chọn những cây đủ tiêu chuẩn về chiều dài, sạch bệnh, chƣa nảy mầm, màu sắc thân cây phải đảm bảo độ thuần, không dập nát. Bó thành từng bó có đƣờng kính khoảng 25 cm, xếp theo thứ tự gốc dƣới ngọn trên. Bảo quản nơi thoáng mát, khuất gió và tránh ánh sáng trực xạ làm khô hom dâu. Thời gian bảo quản khoảng 3 – 5 ngày để cho chất dinh dƣỡng thoát bớt lƣợng nƣớc tự do, để nhựa trong cây dâu đặc lại mới tiến hành chặt hom. 1.2.2. Phƣơng pháp chặt hom Dụng cụ chặt hom giống bao gồm thớt gỗ kê chặt, dao chặt phải đƣợc mài sắc, dây bó hom, bao bì che dậy và đựng hom giống, các chất xử lý hom giống. Phƣơng pháp chặt hom:  Độ dài hom chặt: + Độ dài hom chặt phụ thuộc vào khoảng cách mầm trên cành dâu và phƣơng thức trồng dâu. + Nếu trồng cắm đứng thích hợp là 20 – 25 cm. + Trồng theo kiểu đặt nằm độ dài hom là 30 – 40 cm.  Vị trí vết chặt hom: + Vị trí vết chặt hom ảnh hƣởng đến sự ra rễ của hom, trong cùng một hom vị trí gần mầm lƣợng dinh dƣỡng nhiều và cũng là vùng sinh rễ thứ cấp và sơ cấp hoạt động mạnh. + Chặt hom cách mầm từ 0,5 – 1,0 cm.  Sau khi chặt hom, chọn lại hom làm giống và bó thành từng bó có đƣờng kính 15 – 20 cm.  Đào hố bảo quản hom giống có độ sâu khoảng 20 – 30 cm, chiều rộng hố tùy theo lƣợng hom cần bảo quản.  Hom dâu chặt xong không nên trồng ngay vì nhựa dâu chƣa khô.  Bảo quản hom dâu nơi râm mát, trên có phủ bì thấm nƣớc ẩm hoặc cây cỏ, rác và thƣờng xuyên tƣới nƣớc giữ ẩm. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình nảy mầm của hom giống Nhiệt độ và ẩm độ có ảnh hƣởng lớn đến sự ra rễ của hom và tỷ lệ sống của cây dâu.
  • 16. 1.3.1. Ẩm độ Đất quá ẩm hoặc quá khô đều bất lợi cho sự nảy mầm và ra rễ của hom dâu.  Đất quá ẩm làm cho vết chặt lâu hình thành mô sẹo, dễ gây thối, ra rễ chậm, quá trình nảy mầm nhanh, gây nên tình trạng mất cân đối giữa tiêu hao dinh dƣỡng ở hom và khả năng cung cấp dinh dƣỡng ở bộ rễ. Từ đó, dẫn đến tình trạng hom có nảy mầm nhƣng vẫn bị chết.  Nếu khi trồng mới dâu gặp hạn, hom dâu bị chết không thể nảy mầm đƣợc. Ẩm độ đối với đất trồng dâu từ 75 - 85% rất thích hợp cho sự nảy mầm và ra rễ. 1.3.2. Nhiệt độ Nhiệt độ không khí và nhiệt độ đất có mối quan hệ mật thiết với nhau.  Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ đất, hom dâu ra rễ nhanh, nảy mầm chậm, phù hợp cho sự sinh trƣởng của cây dâu.  Ngƣợc lại, nhiệt độ không khí lớn hơn nhiệt độ đất, hom nảy mầm trƣớc, ra rễ sau, gây nên mất cân đối, hom dâu dễ bị chết, trƣờng hợp này thƣờng xảy ra đối với dâu trồng mới vụ hè. Các giống dâu có khả năng tái sinh mạnh, sự ảnh hƣởng của nhiệt độ không lớn. Đối với các giống dâu khả năng tái sinh yếu thì nhiệt độ ảnh hƣởng rất rõ. Do đó, trồng dâu trái vụ cần lƣu ý đến tỷ lệ sống của từng giống. 1.4. Tiêu chuẩn cây con đem trồng Cây con giống đem trồng cần đạt các yêu tiêu chuẩn sau:  Cây con đã đƣợc gieo trong vƣờn ƣơm khoảng 4 – 6 tháng.  Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm.  Đƣờng kính gốc  0,3 cm.  Thân có lõi hóa gỗ.  Không bị sâu bệnh.  Trƣớc khi nhổ cây phải tƣới đẫm nƣớc. Cây đủ tiêu chuẩn nhổ trƣớc, tiếp tục chăm sóc các cây còn lại để nhổ sau. 2. Kỹ thuật trồng dâu 2.1. Thời vụ trồng dâu Thời vụ trồng dâu phụ thuộc vào đặc tính của giống, phƣơng thức trồng và điều kiện khí hậu từng vùng.
  • 17. Nếu trồng dâu bằng hom thì thời vụ trồng chủ yếu dựa vào thời kỳ nghỉ của cây dâu và mùa mƣa mà quyết định thời điểm trồng dâu. Ở nƣớc ta có thể chia ra hai vụ chủ yếu tùy theo vùng:  Đồng bằng Bắc bộ đến duyên hải miền Trung thƣờng trồng vào tháng 11 – 12, lúc này cây dâu đang bƣớc vào giai đoạn nghỉ đông.  Vùng cao nguyên, miền núi Tây nguyên nói chung và Bảo lộc nói riêng thƣờng trồng vào tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11. 2.2. Kỹ thuật trồng dâu 2.2.1. Trồng dâu bằng hom Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách hàng cách hàng 1,2 – 1,5 m, cây cách cây 0,2 – 0,3 cm. Bón phân lót 15 – 20 tấn/ha phân hữu cơ kết hợp với vôi và lân, bón đều xuống rãnh lấp đất đầy rãnh. Đảo đều phân và đất.  Trồng dâu rạch: có 3 phƣơng pháp cắm. + Phƣơng pháp đặt nằm: Phƣơng pháp này thƣờng chặt hom dài hơn các phƣơng pháp khác. Đặt hom dâu nằm liên tiếp gối nhau, lấp một lớp đất dày 1 - 2cm, tƣới phun nhẹ lên hàng dâu mới trồng. + Phƣơng pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Phƣơng pháp này nên trồng ở các vùng đất cao nguyên nhƣ Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ở những chân đất có mực nƣớc ngầm sâu, sau khi cắm hom xong vun hàng dâu một lớp đất vừa phải, sau đó tƣới nhẹ. + Phƣơng pháp cắm xiên 450 : Đây là phƣơng pháp trung gian giữa hai phƣơng pháp trên, bổ sung cho những khuyết điểm của hai phƣơng trên.  Trồng dâu bằng hố: + Chuẩn bị hố trồng dâu. + Bón lót phân, lấp đất phủ phân. + Cắm hom thẳng đứng hoặc xiên 450 . + Hom cắm tập trung giữa hố để sau này dâu mọc tập trung, hàng dâu thẳng. 2.2.2. Trồng dâu cây Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con:  Chọn cây đủ tiêu chuẩn.  Sau khi chuẩn bị đất, hàng đƣợc rạch theo quy cách từ 0,8 – 1,2 m.  Bón lót từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ/ha, kết hợp với 300 – 350 kg lân
  • 18. Supe và vôi (nếu đất chua).  Rải đều phân xuống rãnh, đảo phân và lấp đất.  Rải đều cây trên hàng.  Tiến hành trồng theo khoảng cách 0,2 – 0,3 m. Trồng dâu bằng cây con cần chú ý:  Chọn những cây dâu đủ tiêu chuẩn đem trồng.  Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm.  Đặt cây dâu vào hố, lấp đất, dậm chặt quanh gốc.  Mới trồng dâu gặp hạn phải tƣới, nếu mƣa lớn phải thoát nƣớc kịp thời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành trồng dâu bằng cây con. Bài thực hành 2: Thực hành trồng dâu bằng hom. C. Ghi nhớ Cần lƣu ý các trọng tâm sau:  Các tiêu chuẩn chọn cây dâu giống.  Các tiêu chuẩn chọn hom dâu giống.  Kỹ thuật trồng dâu bằng cây con.  Kỹ thuật trồng dâu bằng hom.
  • 19. Bài 3: TRỒNG DẶM - TRỒNG XEN Mã bài: MĐ01-3 Đặc tính sinh học của hom dâu là có khả năng nảy mầm, ra rễ rất cao. Nhƣng trong thời gian hom dâu cắm xuống đất cho đến khi mọc mầm chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ đất đai, khí hậu, thời tiết... , làm cho vƣờn dâu bị giảm mật độ. Trồng dặm nhằm tạo đƣợc mật độ thích hợp cho ruộng dâu, đây là một trong các yếu tố đảm bảo năng suất thu hoạch. Mặt khác trong ruộng dâu vào những năm đầu khi mới trồng, cây dâu chƣa phát triển, tán còn nhỏ, diện tích phân bố của bộ rễ hẹp. Với phƣơng châm “lấy ngắn nuôi dài”, tận dụng hết không gian trên ruộng dâu, hạn chế cỏ dại, góp phần cải tạo đất, tiến hành trồng xen trong ruộng dâu là việc làm cần đƣợc quan tâm áp dụng. Để trồng xen có hiệu quả, cần phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật trong chọn cây trồng xen, kỹ thuật trồng xen… Mục tiêu  Xác định đƣợc thời gian trồng dặm, trồng xen.  Nêu đƣợc các bƣớc trồng dặm, trồng xen.  Tiến hành trồng dặm, trồng xen đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Trồng dặm 1.1. Sự cần thiết của việc trồng dặm Trong quá trình trồng mới, mật độ ruộng dâu không đảm bảo. Một số cây dâu hoặc hom dâu bị chết. Vì vậy, cần phải tiến hành trồng dặm. Trồng dặm sau khi trồng mới nhằm đảm bảo mật độ vƣờn dâu, tạo tiền đề để đạt năng suất về sau. 1.2. Trồng dặm Sau khi trồng dâu đƣợc một tháng trở lên, cần kiểm tra ruộng dâu để xác định khả năng nảy mầm của hom dâu và khả năng sinh trƣởng của cây dâu. Từ đó, có thể xác định đƣợc lƣợng hom khuyết, lƣợng cây chết, cây yếu, cây bị sâu bệnh trong vƣờn và lên kế hoạch cho việc trồng dặm. 1.2.1. Chuẩn bị cây hoặc hom giống Chuẩn bị hom hoặc cây trồng dặm là một công việc quan trọng, có ảnh hƣởng đến năng suất lá dâu sau này. Hom, cây trồng dặm phải chọn từ cây khỏe, không sâu bệnh, bảo đảm
  • 20. tiêu chuẩn để sau khi trồng dặm cây phát triển tốt, đồng đều, đuổi kịp cây trồng trƣớc. 1.2.2. Kỹ thuật trồng dặm Kỹ thuật trồng dặm đƣợc thực hiện giống nhƣ trồng mới. Sau khi đào hố hoặc rạch hàng, tiến hành trồng dâu cây hoặc cắm hom, tƣới nƣớc giữ ẩm. 1.2.3. Chăm sóc cây dặm Việc chăm sóc cây trồng dặm cần ƣu tiên hơn để cho cây trồng dặm phát triển tốt hơn mới đuổi kịp cây trồng trƣớc. Thƣờng xuyên theo dõi sự sinh trƣởng, phát triển cây trồng dặm để có kế hoạch chăm sóc tốt. Bón bổ sung phân để cây trồng dặm sinh trƣởng, phát triển tốt. 2.Trồng xen 2.1. Mục đích Trong ruộng dâu nhất là hai năm đầu sau khi mới trồng, cây dâu chƣa phát triển đây đủ, tán còn nhỏ nên khoảng không gian giữa hàng với hàng còn đƣợc chiếu sáng đầy đủ, diện tích phân bố của bộ rễ còn hẹp. Do đó, cần lợi dụng ƣu thế này trồng cây xen để hạn chế cỏ dại, cải tạo tính chất của đất, chống xói mòn. Đặc biệt trồng xen để lấy ngắn nuôi dài góp phần tăng thu nhập cho ngƣời lao động. 2.2. Nguyên tắc Trồng xen có tác dụng:  Giữ ẩm cho dâu, chống xói mòn.  Hạn chế cỏ dại.  Cung cấp thêm hữu cơ và dinh dƣỡng cho dâu.  Lấy ngắn nuôi dài. Nên chọn cây trồng xen:  Cây họ đậu, hoặc cây phân xanh.  Khỏe, ít sâu bệnh, có khối lƣợng chất xanh lớn.  Không tranh dành nƣớc và dinh dƣỡng, ánh sáng với dâu.  Không đƣợc leo quấn dâu và chiều cao phải thấp hơn dâu, tránh che sáng dâu.  Nên trồng cây trồng xen cách gốc dâu 25 – 30cm.
  • 21. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành 1: Thực hành trồng dặm bằng hom dâu. Bài thực hành 2: Thực hành trồng dặm bằng cây con. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau:  Chọn cây trồng dặm đạt tiêu chuẩn.  Kỹ thuật trồng dặm.  Kỹ thuật trồng xen.
  • 22. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun  Mô đun kỹ thuật trồng dâu là mô đun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các mô đun, của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm.  Mô đun bao gồm các nội dung: Chuẩn bị đất, làm đất và trồng dâu mới, chăm sóc dâu sau trồng. II. Mục tiêu  Trình bày đƣợc nội dung công việc chuẩn bị đất trồng dâu, trồng dâu, chăm sóc dâu sau trồng.  Mô tả đƣợc các bƣớc trong lập kế hoạch làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau trồng.  Tính toán, chuẩn bị đƣợc lƣợng vật tƣ trang thiết bị, dụng cụ cần sử dụng cho các công việc làm đất, trồng dâu và chăm sóc sau khi trồng.  Thực hiện thành thạo công việc làm đất, trồng dâu, chăm sóc sau trồng.  Tuân thủ tiêu chuẩn trong quy trình và các quy định an toàn lao động. III. Nội dung mô đun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian ( giờ ) Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-1 Chuẩn bị đất trồng Tích hợp Đồng ruộng 16 4 11 1 MĐ01-2 Trồng dâu Tích hợp Đồng ruộng 16 4 11 1 MĐ01-3 Trồng dặm – Trồng xen Tích hợp Đồng ruộng 8 2 6 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 42 10 28 4 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Chuẩn bị đất trồng Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
  • 23. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Xác định khoảng cách, mật độ: - Dùng thƣớc xác định góc vuông đầu bờ. - Căng dây, tạo hàng. - Đánh dấu mốc hàng. - Đúng khoảng cách, đúng độ sâu, đúng mật độ, Cuốc, thƣớc, cọc, dây, giấy bút, máy tính tay. 2 Đào hố - Đào hố thẳng theo hàng đã đánh dấu theo đúng độ sâu 0,3 – 0,4 cm, rộng 0,3 cm. - Hàng cách hàng 0,8 – 1,2 m. - Hố cách hố 0,2 – 0,3 cm. - Đào thẳng hàng. - Đào hố đúng độ sâu và khoảng cách. Cuốc. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Đào hàng không thẳng.  Khoảng cách giữa các hố không đúng. Bài thực hành 2
  • 24. a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Xác định loại phân - Loại phân bón lót: Phân hữu cơ, Urê,vôi, lân, Kali. Xác định đúng loại phân. Phân hữu cơ, Lân Supe, vôi, Urê, KCl 2 Xác định liều lƣợng phân - Dâu trồng bằng hom: 1 ha dâu cần bón: + 10 - 15 tấn phân hữu cơ. + 1 tấn vôi. + 1 tấn lân. - Dâu trồng bằng cây con: 1 ha dâu bón: + 15 – 20 tấn phân hữu cơ. + 80 kg N, tƣơng đƣơng 174 kg Urê. + 100 kg P2O5, tƣơng đƣơng 620 – 660 kg Supe lân. + 50 kg K2O, tƣơng đƣơng 100 kg KCl. Tùy diện tích thực tế để tính lƣợng phân cụ thể theo đúng quy trình trên. - Đúng lƣợng phân theo diện tích cụ thể. 3 Rải phân - Rải phân theo từng hàng, rải đến đâu đƣợc đến đó. - Rải đều phân. Phƣơng tiện vận chuyển, 4 Trộn phân - Dùng cuốc, xẻng trộng phân với lớp đất - Trộn đều phân và đất. cuốc, xẻng, cào.
  • 25. mặt. 5 Lấp đất - Dùng cuốc cào đất lấp kín phân - Lấp kín phân. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện Phiếu thực hành Phiếu đánh giá sản phẩm Giấy bút ghi chép Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Chọn không đúng loại phân bón lót.  Rải phân không đều.  Lấp phân không kín.  Đảo phân không đều.  Khi vận chuyển làm rơi vãi phân nhiều.  Xử lý hố quá sớm hoặc quá muộn.  Tính không đúng lƣợng phân bón. 4.2. Bài 2: Trồng dâu Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chọn và chuẩn bị cây giống đem - Cây con đƣợc trồng khoảng 4 – 6 tháng sau khi gieo ở vƣờn ƣơm. - Chọn cây giống đúng tiêu chuẩn. - Cây dâu. - Dao, thớt, dây,
  • 26. trồng - Chiều cao cây đạt 30 – 35 cm. - Đƣờng kính gốc lớn hơn 0,3 cm. - Thân có lõi đã hóa gỗ. - Không bị sâu bệnh. - Cắt bớt rễ, chặt bó phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15cm. thƣớc, phƣơng tiện vận chuyển, 2 Trồng cây con - Rải cây theo hàng. - Đặt cây dâu vào hố. - Lấp đất, dậm chặt quanh gốc. - Cây cách cây 0,2 - 0,3 m. - Hàng cách hàng: 0,8 – 1,2 m. - Trồng cây thẳng hàng, đúng mật độ. - Cuốc, c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Chọn cây con không đúng tiêu chuẩn.  Trồng quá sâu hoặc quá cạn.  Nén đất không chặt.  Trồng cây con không thẳng hàng. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  • 27. Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Chọn hom dâu - Chọn hom giống trên ruộng dâu đã trồng trên 2 năm. - Thân, cành dâu hơn 8 tháng tuổi. - Trên ruộng dâu tốt. - Thân dâu mang đặc trƣng của giống. - Không sâu bệnh. - Chọn hom tốt có đƣờng kính trên 0,7 cm. - Loại bỏ phần ngọn non, phần gốc già, chỉ lấy đoạn giữa. - Chặt hom vết chặt nghiêng 450 , không dập nát. - Chỉ lấy đoạn thân cành mang những mắt chƣa nảy mầm. - Loại bỏ hom dâu già. - Chọn hom dâu đúng tiêu chuẩn. Hom dâu. 2 Chặt hom dâu - Chặt vát hom 45 – 600 . - Chặt hom cách mầm 0,5 – 1 cm. - Mỗi hom có từ 4 – 5 mầm. Hom dâu không bị dập nát. - Dao, thớt, dây, thƣớc, phƣơng tiện vận chuyển. 3 Cắm hom - Rải hom theo hàng. - Cắm hom theo 3 phƣơng pháp: Cắm hom thẳng hàng, đúng kỹ thuật. - Cuốc,
  • 28. + Phƣơng pháp đặt nằm: Đặt hom nằm gối nhau. Sau đó lấp đất dày 1 – 2 cm. + Phƣơng pháp cắm đứng vuông góc với mặt đất: Cắm hom thẳng đứng trong đất, chỉ chừa 1 – 2 cm hom dâu trên mặt đất. Hom cách hom 0,2 – 0,3 m. Hàng cách hàng: 0,8 – 1,2 m. + Phƣơng pháp cắm xiên: Cắm hom nghiêng 45 – 600 , cắm sâu 2/3 hom dâu. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Chặt hom dâu không đúng kỹ thuật, hom bị dập.  Cắm hom không thẳng hàng.  Vận chuyển hom giống không kịp thời,  Trồng quá sâu hoặc quá cạn.  Nén đất không chặt. 4.3. Bài 3: Trồng dặm – Trồng xen Bài thực hành 1 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh.
  • 29. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Kiểm tra mật độ ruộng dâu - Kiểm tra, loại bỏ những cây con bị chết, không phát triển trên đồng ruộng. Loại bỏ hết những cây con chết trên đồng ruộng 2 Chọn hom dâu - Lấy hom trên ruộng dâu đã trồng trên 2 năm. - Thân, cành dâu hơn 8 tháng tuổi. - Trên ruộng dâu tốt. - Thân dâu mang đặc trƣng của giống dâu chọn. - Không sâu bệnh. - Chọn hom tốt có đƣờng kính trên 0,7cm. - Loại bỏ phần ngọn non, phần gốc già, chỉ lấy đoạn giữa. - Chặt hom vết chặt nghiêng 450 , không dập nát. - Chỉ lấy đoạn thân cành mang những mắt chƣa nảy mầm. Chọn hom dâu đúng kỹ thuật 3 Chặt hom dâu - Chặt vát hom 45 – 600 . - Chặt hom cách mầm 0,5 – 1 cm. - Mỗi hom có từ 4 – 5 mầm. Hom dâu không bị dập nát Dao, thớt 4 Trồng dặm - Cắm hom dâu vào đất nghiêng 450 . Trồng hom dâu thẳng hàng, Cuốc, dây
  • 30. - Cắm hom sâu 2/3 hom. đúng độ sâu. c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Chọn hom dâu không đúng tiêu chuẩn.  Trồng dặm không đúng khoảng cách.  Hom cắm không thẳng hàng.  Hom bị dập nát. Bài thực hành 2 a. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chia nhóm: Mỗi nhóm từ 5-10 học sinh. Công việc của giáo viên: Hƣớng dẫn, làm mẫu, kiểm tra nhắc nhở. Công việc học sinh: Chú ý lắng nghe, ghi chép thực hiện các thao tác mà giáo viên hƣớng dẫn. b. QUY TRÌNH THỰC HIỆN Thứ tự Nội dung các bƣớc Chỉ dẫn công việc Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang bị 1 Kiểm tra mật độ ruộng dâu - Kiểm tra, loại bỏ những cây dâu bị chết, không phát triển trên đồng ruộng. Loại bỏ hết những cây dâu bị chết trên đồng ruộng 2 Chọn cây con - Chọn cây giống: + Thân cây đã có lõi hóa gỗ. + Cây con đƣợc trồng khoảng 4 – 6 tháng sau khi gieo ở Chọn cây giống đúng kỹ thuật
  • 31. vƣờn ƣơm. + Chiều cao cây dâu 30 – 35 cm. + Đƣờng kính gốc lớn hơn 0,3 cm. + Không bị sâu bệnh. + Cắt bớt rễ, chặt bỏ phần trên của cây dâu cách cổ rễ 10 – 15 cm. 3 Trồng dặm - Đặt cây dâu vào hố. - Lấp đất, dậm chặt quanh gốc. Trồng cây con thẳng hàng, đúng độ sâu. Cuốc, dây c. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN Địa điểm: Thực hiện trên đồng ruộng Qui trình thực hiện, Phiếu thực hành, Phiếu đánh giá sản phẩm, Giấy bút ghi chép, Các loại dụng cụ làm đất. d. RÚT KINH NGHIỆM Kiểm tra, nhắc nhở thƣờng xuyên, uốn nắn kịp thời. e. NHỮNG LỖI THƢỜNG GẶP  Chọn cây con không đúng tiêu chuẩn.  Trồng dặm không đảm bảo mật độ.  Trồng dặm không đúng khoảng cách.  Trồng cây không thẳng hàng.  Trồng cây không đúng độ sâu. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng mật độ, khoảng cách. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng xác định mật độ, khoảng cách trồng dâu.
  • 32. Đào hố thẳng hàng, đúng kích thƣớc. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng đào hố trồng dâu. Bón phân đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng bón lót trƣớc khi trồng dâu. 5.2. Bài 2 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn cây con đúng tiêu chuẩn. Đối chiếu với bảng hỏi. Trồng cây con đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trồng dâu bằng cây con. Chọn hom dâu đúng kỹ thuật. Đối chiếu với bảng hỏi. Chặt hom dâu đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng chặt hom dâu. Trồng hom dâu đúng kỹ thuật. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trồng dâu bằng hom. 5.3. Bài 3 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Trồng dặm bằng cây con đảm bảo mật độ, khoảng cách. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trồng dâu bằng cây con. Trồng dặm bằng hom dâu đảm bảo mật độ, khoảng cách. Quan sát thao tác của học viên, đối chiếu với phiếu đánh giá kỹ năng trồng dâu bằng hom. VI. Tài liệu tham khảo [1] Bùi Khắc Vƣ, 1982. Trồng dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. [2] Đỗ Thị Châm, Hà Văn Phúc, 1995. Giáo trình cây dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [3] Phạm Văn Vƣợng, Hồ Thị Tuyết Mai, 2003. Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội [4] Chuyên san Dâu tằm tơ, 1999. Quyển 1 trồng dâu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
  • 33. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM NGHỀ KỸ THUẬT DÂU TẰM TƠ (Theo Quyết định số 2744/QĐ-BNN – TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010) STT HỌ VÀ TÊN NƠI CÔNG TÁC CHỨC VỤ 1 Nguyễn Đức Thiết Phó hiệu trƣởng trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Chủ nhiệm 2 Phùng Hữu Cần Chuyên viên chính Vụ tổ Chúc Cán Bộ - bộ NN & PTNT Phó chủ nhiệm 3 Nguyễn văn Tân Trƣởng phòng trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Thƣ ký 4 Phan Quốc Hoàn Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Ủy viên 5 Nguyễn Viết Thông P. Trƣởng khoa – trƣờng Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc Ủy viên 6 Phạm S Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng Ủy viên 7 Nguyễn Thị Thoa Phó trƣởng phòng Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngƣ Quốc Gia Ủy viên
  • 34. DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ . NGHỀ KỸ THUẬT TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số 3495 /BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010) STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC ĐỊA CHỈ MAIL 1 Nghiêm Xuân Hội Chủ tịch Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn-Việt Yên - Bắc Giang hoi_cdnl @yahoo.com. vn 2 Hoàng Ngọc Thịnh Thƣ ký Bộ Nông nghiệp và PTNT Số 2 - Ngọc Hà - Hà Nội hoangngocthi nh@yahoo.co m 3 Ngô Hoàng Duyệt Ủy viên Trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ Tân Mỹ Chánh Mỹ Tho Tiền Giang ngohoangduy et@yahoo.co m 4 Phạm Thị Hậu Ủy viên Trƣờng Cao đẳng Nông Lâm Bích Sơn - Việt Yên - Bắc Giang haihau1961@ gmail.com 5 Vũ Thị Thủy Ủy viên Trung tâm Khuyến nông QG Thụy Khuê Ba Đình - Hà Nội