SlideShare a Scribd company logo
1 of 68
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TIÊN PHONG – CHI NHÁNH MIỀN NAM
SVTH: TRẦN HẠNH NGÔN
MSSV: 1454030075
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
GVHD: THS NGÔ THÀNH TRUNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
i
LƠ
̀ I CA
̉ M ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Mở
TP.HCM đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm ơn
giảng viên Ngô Thành Trung là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài
báo cáo thực tập này.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán
bộ công nhân viên Ngân hàng đã giúp đsỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh
chị ở phòng nhân sự đã tận tình chỉ giúp em tìm hiểu thực tế về công tác nhân sự
tại công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại công
ty em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để
làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này.
Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc Thấy dồi
dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý công ty ngày càng
phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
ii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Trần Hạnh Ngôn
MSSV : 1454030075
Khoá : K14
1. Thời gian thực tập
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
4. Kết quả thực tập theo đề tài
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Ngày ....... tháng ........ năm .........
Đơn vị kiến tập
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu
iii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên : Trần Hạnh Ngôn
MSSV: 1454030075
Thời gian thực tập:
1. Thời gian thực tập
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
2. Nhận xét chung
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
TP HCM, ngày ...tháng ...năm 2017
(ký và ghi rõ họ tên)
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
NH : Ngân hàng
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
PGD : Phòng giao dịch
CVTD : Cho vay tiêu dùng
KH : Khách hàng
CBTD : Cán bộ tín dụng
TTQT : Thanh toán quốc tế
v
MỤC LỤC
LƠ
̀ I CA
̉ M ƠN ..................................................................................................... i
NHẬN XÉT THỰC TẬP ................................................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2
1.5. Giới thiệu kết cấu đề tài................................................................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG NGÂN HÀNG.........................................................................................3
2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng. ................................................................3
2.1.1.Khái niệm tín dụng .....................................................................................3
2.1.2.Đặc điểm, bản chất tín dụng........................................................................3
2.1.3.Các hình thức tín dụng................................................................................5
2.2.Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng. ...............................................6
2.2.1.Các loại tín dụng ngân hàng........................................................................6
2.2.2.Các phương pháp xác định lãi suất cho vay.................................................8
2.3.Quy trình tín dụng..........................................................................................9
2.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng..............................................9
2.3.2. Quy trình tín dụng căn bản.......................................................................11
2.4. Bảo đảm tín dụng........................................................................................14
2.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng................................14
2.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng...............................................................14
2.5. Khái quát về thẩm định tín dụng. ................................................................15
2.5.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng. ..................................................15
2.5.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định................................................16
vi
2.5.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn..........................................16
2.5.2.2. Thẩm định khả năng tài chính. ..............................................................16
2.5.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ....................................................................17
2.5.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay........................................................17
2.5.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng.................................................18
2.5.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay...............................................19
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG – CHI
NHÁNH MIỀN NAM .......................................................................................20
3.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Miền Nam .....................20
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Tiên phong.20
3.1.2 Những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần đây.....20
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Sài Gòn.................22
3.2.1 Vài nét về Chi nhánh Miền Nam...............................................................22
3.2.2 Sơ đồ tổ chức............................................................................................22
3.2.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016.......................25
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
TPBANK - CN MIỀN NAM .............................................................................32
4.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhântrong hê ̣thống TPBANK ..32
4.2.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân...........................................................35
4.3.Nội dung thẩm định .....................................................................................36
4.3.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay......................................................36
4.3.2.Thẩm định tài sản bảo đảm .......................................................................37
4.4. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh
Miền Nam .........................................................................................................45
4.4.1 Những kết quả đạt được............................................................................45
4.4.2 Ưu điểm....................................................................................................46
4.4.3 Nhược điểm..............................................................................................46
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TP BANK- CHI NHÁNH
MIỀN NAM ......................................................................................................48
vii
5.1. Nhận xét về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh
Miền Nam .........................................................................................................48
5.1.1 Những kết quả đạt được............................................................................48
5.1.2. Ưu điểm...................................................................................................49
5.1.3. Nhược điểm.............................................................................................49
5.2 Một số giải pháp..........................................................................................49
5.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu
tư trong hoạt động ngân hàng: ...........................................................................50
5.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin: ................................................................51
5.2.3. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng:.......................................51
5.2.4. Nâng cấp công nghệ.................................................................................52
5.2.5 Công tác thẩm định tài sản bảo đảm..........................................................53
5.3. Những kiến nghị và đề xuất ........................................................................54
5.3.1. Những kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ ..........................................54
5.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác..........................54
5.3.3. Kiến nghị với khách hàng ........................................................................55
KẾT LUẬN.......................................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................58
viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Quy trình cấp tín dụng. ......................................................................10
Hình 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng.............................................................19
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức TP BANK – Miền Nam...............................................22
Hình 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần
Tiên Phong - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016. .................................26
Hình 3.3: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại
cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016. ...................29
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Quy trình cấp tín dụng................................................................ 9
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 -2016............... 25
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong– Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-
2016. ........................................................................................................ 28
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng
cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc
hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân
hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho
vay, tuy nhiên từ xưa tới nay các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản
xuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của quá trình sản
xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ
được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại
không có đủ khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng
hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.
Trong suốt thời gian thực tập tại TPBANK - CN Miền Nam dưới sự hướng
dẫn của cán bộ tín dụng phòng tín dụng cá nhân, em đã học tập, tìm hiểu và
nghiên cứu đươc nhiều thông tin thực tế hữu ích. Trong đó, em đặc biệt quan tâm
đến vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân. Theo em, bài toán
lớn đặt ra với Ngân hàng là việc tìm hiểu cách thức thẩm định các hồ sơ tín dụng
cá nhân chính xác để tránh những tổn thất đáng tiếc về phía ngân hàng cũng như
cân đối sự thích hợp tối đa giữa các nhu cầu tín dụng cá nhân. Chất lượng thầm
định là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và sử dụng triệt để tại các ngân
hàng. Nâng cao chất lượng thầm định.tín dụnglà nâng cao hiệu quả hoạt động của
chính ngân hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản thẩm định trong cho vay cá nhân tại
ngân hành thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định cho vay cá nhân của Ngân
hàng TMCP Tiên Phong-chi nhánh Miền Nam
- Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định
cho vay cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong-chi nhánh Miền Nam.
2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình thẩm định tín dụng cá
nhân tại TPBANK - CN Miền Nam
Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Số liệu khảo sát nghiên cứu qua hai năm 2016 - 2017.
- Không gian nghiên cứu:
+ Hồ sơ xin vay vốn của các cá nhân nằm trên địa bàn Tp.HCM tại
TPbank chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2016-2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê: Thống kê tất cả các số liệu tài chính, số liệu, thông tin
từ ngân hàng cung cấp
Phương pháp quan sát: quan sát, theo dõi thực tế quy trình thẩm định tín dụng
cá nhân tại TPBANK - CN Miền Nam
1.5. Giới thiệu kết cấu đề tài
Đồ án có 5 chương:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỐNG QUAN VỀ TPBANK - CN MIỀN NAM
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI
TPBANK - CN MIỀN NAM
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ
THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng.
2.1.1.Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa
trong nền kinh tế.Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum – hay được hiểu
đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm tín
dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn: trên thị
trường tài chính, theo nguồn gốc lịch sử…
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín
dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận
tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi.
2.1.2.Đặc điểm, bản chất tín dụng
Tài sản giao dịch tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng
tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký
Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, trong các tạo hình tín
dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ giữa nhà nước và
nhân dân) hoặc dưới dạng hàng hóa (trong tín dụng thương mại).Tuy nhiên với
ngân hàng, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái tiền tệ, tài sản thực
hoặc bằng chữ ký. Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín
dụng mà còn có chức năng trung gian kinh tế, nên giá trị tiền tệ thể hiện chủ yếu
dưới dạng bút tệ, không nhất thiết phải là tiền mặt. Hành vi giải ngân của ngân
hàng có thể thực hiện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng
hoặc đối tác khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân
hàng luôn dưới dạng tiền mặt.
Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một loại hình tín dụng đang có xu hướng
phổ biến trong nền kinh tế.Các hình thức như bán hàng trả góp, cho thuê tài sản
tài chính… đang được các công ty cho thuê tài chính mở rộng phát triển, ngân
hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này.
4
Tín dụng chữ ký là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng của mình. Trong điều kiện giao dịch đó ngân hàng
không chuyển giao tiền hay tài sản thực cho khách hàng nhưng cam kết bảo đảm
của ngân hàng có thể giúp khách hàng có những thuận lợi trong giao dịch với đối
tác của họ. Tín dụng chữ ký có thể được thực hiện dưới những hình thức cụ thể
như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thư tín dụng, hối phiếu
chấp nhận của ngân hàng, …
Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn
toàn
Vì tất cả các giao dịch tín dụng nói chung đều dựa trên cơ sở của lòng tin
(Credit). Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và/
hoặc thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ. Trong hai yếu tố đó thiện
chí trả nợ là một yếu tố vô hình, do vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bản chất của
quan hệ tín dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ được hoàn toàn được rủi
ro tín dụng. Hơn nữa có rất nhiều biến cố khách quan vượt ngoài tầm kiểm soát
của ngân hàng và khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, như vậy rủi ro
tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát,
giảm thiểu, hạn chế nó mà thôi.
Sự hoàn trả nợ gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín
dụng ngân hàng nói riêng
Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn
trả.Tuy nhiên trong tín dụng ngân hàng thì sự hoàn trả cực kỳ quan trọng (do bản
chất của ngân hàng là kinh doanh chênh lệch lãi suất). Để đảm bảo hoàn trả đầy
đủ cả gốc và lãi cần cân nhắc hai yếu tố cơ bản là xác định thời hạn và kỳ hạn tín
dụng phải hợp lý; Chính sách lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo một cách hài
hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và được nền kinh tế chấp nhận.
Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện
Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp
đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ… đều thể hiện trên đó nội dung cam kết
hoàn trả nợ vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là
5
những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín
dụng ngân hàng.
2.1.3.Các hình thức tín dụng
Tùy theo những tiêu thức, tín dụng được phân loại như sau:
Dựa vào mục đích của tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay phục vụ sản suất kinh doanh công thương nghiệp.
- Cho vay tiêu dùng cá nhân.
- Cho vay mua bán bất động sản.
- Cho vay sản xuất nông nghiệp.
- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu...
Dựa vào thời hạn của tín dụng:
Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến một năm. Mục đích của loại
cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên một năm. Mục đích của loại
cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ.
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho
vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng:
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay
vốn để quyết định cho vay.
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay
như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
Dựa vào phương thức cho vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay theo món vay: là hình thức cấp tín dụng của NH mà theo đó làm một bộ
hồ sơ vay một lần nhất định với mức tín dụng NH và KH thỏa thuận.
6
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cấp tín dụng của NH mà theo đó
KH chỉ việc làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ nhất định với mức tín dụng
mà KH và NH thỏa thuận.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng bằng
cách cho phép KH chi vượt một số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh
toán của KH, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của KH.
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay:
Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại:
- Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo
hạn.
- Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
- Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài
chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
2.2.Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng.
2.2.1.Các loại tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định
với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng chứa
đựng ba nội dung:
 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người
sử dụng.
 Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
 Sự chuyển nhượng này kèm thêm chi phí.
 Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng
có thể chia thành các loại sau:
 Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
 Cho vay tiêu dùng cá nhân.
 Cho vay bất động sản.
 Cho vay nông nghiệp.
 Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
7
 Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân
chia thành mấy loại sau:
 Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích
của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu
động.
 Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích
của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.
 Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của
loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.
 Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này, tín
dụng có thể được phân chia thành các loại sau:
 Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.
 Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền
vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
 Dựa vào phương thức cho vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia
thành các loại sau:
 Cho vay theo món vay.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng.
 Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có
thể được phân chia thành các loại sau:
 Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần
khi đáo hạn.
 Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.
 Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả
năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
8
2.2.2.Các phương pháp xác định lãi suất cho vay.
 Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro
mất khả năng hoàn trả nợ vay. Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa
trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể xem là lãi suất phi rủi ro.
 Lãi suất huy động vốn: Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy
động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau:
Rd = Rf + Rtd
Trong đó:
Rf: Lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc.
Rtd: Là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng.
 Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức
tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành trên cơ sở quan
hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể
xác định theo công thức:
Rcb = Rd + RTN
Trong đó:
Rcb: Lãi suất cơ bản.
Rd: Lãi suất huy động vốn.
RTN: Tỷ lệ thu nhập do đầu tư ngân hàng.
 Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản: NHTM thường
dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi
điều chỉnh rủi ro. Công thức xác định lãi suất cho vay như sau:
R = Rcb + Rth + Rct
Trong đó:
R: Lãi suất cho vay.
Rcb: Lãi suất cơ bản.
Rth: Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn.
Rct: Tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.
 Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR.
 Đối với khoản tín dụng bằng USD, NHTM có thể xác định lãi suất cho vay
dựa vào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (Singapore
9
Interbank Offer Rate). LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng
London do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của Anh xác định hàng ngày vào
lúc 11:30. Ngân hàng có thể dựa vào LIBOR bằng công thức như sau:
R = LIBOR + Rtd + Rth
2.3.Quy trình tín dụng.
2.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng.
` Bảng 2.1: Quy trình cấp tín dụng
Các giai
đoạn của
quy trình
Nguồn và nơi cung
cấp thông tin
Nhiệm vụ của ngân
hàng ở mỗi giai đoạn
Kết quả của mỗi giai
đoạn
(1) (2) (3) (4)
Lập hồ sơ
đề nghị cấp
tín dụng.
Khách hàng đi vay
cung cấp thông tin.
Tiếp xúc, phổ biến và
hướng dẫn khách hàng
lập hồ sơ vay vốn.
Hoàn thành bộ hồ sơ để
chuyển sang giai đoạn
sau.
Quyết định
tín dụng
Các tài liệu và
thông tin từ giai
đoạn trước chuyển
sang và báo cáo kết
quả thẩm định.
Các thông tin bổ
sung.
Quyết định cho vay
hoặc từ chối cho vay
dựa vào kết quả phân
tích.
Quyết định cho vay hoặc
từ chối tuỳ theo kết quả
thẩm định.
Tiến hành các thủ tục
pháp lý như ký HĐTD,
hợp đồng công chứng, và
các loại hợp đồng khác.
Giải ngân
Quyết định cho vay
và các hợp đồng
liên quan.
Các chứng từ làm
cơ sở giải ngân.
Thẩm định các chứng
từ theo các điều kiện
của HĐTD trước khi
phát tiền vay.
Chuyển tiền vào tài
khoản tiền gửi của khách
hàng hoặc chuyển trả cho
nhà cung cấp theo yêu
cầu của khách hàng
Giám sát
Các thông tin từ nội
bộ ngân hàng.
Các báo cáo tài
chính theo định kỳ
của khách hàng.
Các thông tin khác
Phân tích hoạt động tài
khoản, báo cáo tài
chính, kiểm tra mục
đích sử dụng vốn vay.
Tái xét và xếp hạng tín
dụng.
Thanh lý HĐTD
Báo cáo kết quả giám sát
và đưa ra các giải pháp
xử lý.
Lập các thủ tục để thanh
lý tín dụng.
10
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính,[4])
Hình 2.1: Quy trình cấp tín dụng.
Khách hàng:
Cung cấp các
tài liệu và
thông tin
Lập hồ sơ:
- Giấy đề nghị vay
- Hồ sơ pháp lý
- Phương án/dự án
Thu thập thông
tin qua phỏng
vấn, viếng
thăm, trao đổi
Tổ chức phân tích và
thẩm định:
- Pháp lý
- Bảo đảm nợ vay
Kết quả ghi nhận:
Biên bản, báo cáo
Tờ trình
Giấy tờ về đảm bảo nợ
Cập nhật thông
tin thị trường,
chính sách,
khung pháp lý
Quyết định tín dụng:
- Hội đồng phán quyết
- Cá nhân phán quyết
Từ
chối
Giấy
báo lý
do.
Chấp thuận
Hợp đồng tín dụng
- Đàm phán
- Ký kết hợp đồng tín
dụng
- Ký kết hợp đồng phụ
khác
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài
khoản khách hàng
- Trả cho nhà cung cấp
Tổ chức gián sát
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên tín dụng
- Thanh tra, kiểm soát
Giám sát
tín dụng
Vi phạm
hợp đồng
Thu nợ cả gốc và lãi
Đầy đủ và đúng hạn
Thanh lý HĐTD mặc nhiên
Biện pháp: Cảnh báo,
Tăng cường kiểm soát,
Ngừng giải ngân, Tái
xét tín dụng
Không đủ, không
đúng hạn
Thanh lý
HĐTD
bắt buộc
Giám sát
tín dụng
Không đủ, không
đúng hạn
Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn
- Phỏng vấn khách hàng
11
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất
quan trọng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín
dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt
quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây:
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn
của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.
 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn
về mặt hành chính.
 Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt
động tín dụng.
2.3.2. Quy trình tín dụng căn bản.
Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây
dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn bản của một quy trình
tín dụng căn bản, thể hiện ở bảng 1.1 và sơ đồ 1.1 như sau:
 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
 Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng.
- Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng.
- Thông tin về đảm bảo tín dụng.
 Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng lập và trình cho ngân hàng những
giấy tờ:
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng.
- Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư.
- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
- Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
 Phân tích tín dụng.
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách
hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả
gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể
12
dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó
và dự kiến các biện pháp phòng ngừa hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác,
phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay
vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng
làm cơ sở quyết định cho vay.
 Quyết định và ký hợp đồng tín dụng.
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với một
hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín
dụng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
 Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt.
 Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Cơ sở để ra quyết định tín dụng – Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước
hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển
sang. Kế đến, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật về tình hình
thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng , các quy định về hoạt động tín
dụng của NHNN…
Quyền phán quyết tín dụng – Tuỳ theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ
quyền phán quyết thường được trao cho một hội động tín dụng hay một cá nhân
phụ trách.
 Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải
ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong
hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân
cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện sai sót ở các khâu trước.
Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín
dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.
 Giám sát tín dụng.
Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo tiền vay
sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn
13
chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau
này. Các phương pháp giám sát tín dụng:
 Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.
 Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ.
 Giám sát khách hàng thông qua trả lãi định kỳ.
 Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi
cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.
 Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.
 Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.
 Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
 Thanh lý hợp đồng tín dụng.
Đây là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Bao gồm các công việc sau:
Thu nợ - Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều
khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ theo tính chất của khoản vay và
tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một
trong những hình thức thu nợ như sau:
- Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn.
- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ.
- Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.
Tái xét hợp đồng tín dụng – Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng
trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng
tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.
Thanh lý hợp đồng tín dụng – Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng
và khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và
khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và
lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.
14
2.4. Bảo đảm tín dụng.
2.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng.
Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín
dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý
để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để bảo đảm tiền vay thực
sự hiệu quả đòi hỏi:
 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
 Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị
và phải có thị trường tiêu thụ)
 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm
bảo đảm tiền vay.
2.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng.
Bảo đảm tín dụng nói chung có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm
đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài
sản hình thành từ vốn vay, và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.
 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp.
- Thế chấp bất động sản.
- Thế chấp quyền sử dụng đất
 Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố.
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng bạc, tàu biển, máy
bay…và các loại tài sản khác
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc tiền tệ
- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu.
- Quyền tài sản phái sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các
quyền phái sinh từ tài sản khác.
- Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
 Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong
các trường hợp sau đây.
- Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân
hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay.
15
- Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ
vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng
tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án
và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo
lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để
thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu không thực hiện hoặc không
thể hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp
bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo
đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho
bên đi vay.
2.5. Khái quát về thẩm định tín dụng.
2.5.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng.
Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm
kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà
khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.
Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự
của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng.
Thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của phương
án hoặc dự án.
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung
thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay.
Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình
tín dụng. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau:
 Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu
tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
 Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
16
 Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết
định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1)
cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt.
2.5.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định.
2.5.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn.
 Thẩm định điều kiện vay vốn.
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn
ngân hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:
 Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
 Có mục đích vay vốn hợp pháp.
 Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
 Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có
hiệu quả.
 Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát
hiện xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không.
 Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay.
Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:
 Giấy đề nghị vay vốn.
 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy
phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.
 Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư.
 Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
 Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
 Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.
Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của
những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn.
2.5.2.2. Thẩm định khả năng tài chính.
17
Khi làm thủ tục vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài
chính của các kỳ gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng
sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng.
Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng
thường thực hiện các bước:
 Nghiên cứu kỹ số liệu của báo cáo tài chính.
 Sử dụng kiến thức báo cáo tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện
những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.
 Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ
trong báo cáo tài chính.
 Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những
điểm đáng nghi ngờ phát hiện được.
 Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem xét lại tài
liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.
 Kết luận sau cùng về độ tin cậy của báo cáo tài chính.
2.5.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ.
Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu
tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
 Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một
cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua
đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh đó.
 Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư.
Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và
trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi
cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó.
2.5.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay.
Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín
dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý
để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
18
Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu
đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi
hỏi:
 Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
 Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị
và có thị trường tiêu thụ).
 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm
bảo đảm tiền vay.
2.5.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho
vay trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó,
thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi nữa,
vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Không thể đảm bảo chắc chắn việc
thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi.
Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được
thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được
phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao
gồm:
 Phân tích độ nhạy.
 Phân tích tình huống.
 Phân tích mô phỏng.
2.5.3. Quy trình thẩm định tín dụng.
Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem
xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả
năng thu hồi nợ khi cho vay. Quy trình thẩm định được thể hiện rõ tại sơ đồ 1.3
19
(Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính,[4])
Hình 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng
2.5.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay.
Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có
quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân
viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng
quyết định cho vay. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn
đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng
của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác
thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp.
Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của
quy trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần xem được xem xét và
chi tiết hoá thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập
thông tin bổ sung, thẩm định tính khả thi, ước lượng rủi ro và rút ra kết luận sau
cùng về khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay.
Xem xét hồ sơ vay của
khách hàng.
Thu thập thông tin bổ
sung cần thiết.
Thẩm đinh phương án sản
xuất kinh doanh hoặc dự
án đầu tư.
Ước lượng và kiểm soát
rủi ro tín dụng.
Kết luận về khả năng thu
hồi nợ vay.
20
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN
PHONG – CHI NHÁNH MIỀN NAM
3.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Miền
Nam
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Tiên
phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được
thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công
nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông
chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT,
Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam
(Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Năm 2016
Tổng tài sản vượt mốc 51 nghìn tỷ
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng
hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền
tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng
luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục
tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam.
Tiên Phong Bank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao
dịch và chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan. Trong năm 2008,
Tiên Phong Bank đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP.
Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, Tiên Phong Bank đã mở rộng sự hiện diện của
mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, Tiên Phong
Bank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể
phục vụ các khách hàng của Tiên Phong Bank một cách tốt nhất.
3.1.2 Những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần
đây
 Lợi nhuận lũy kế (sau khi trích đủ dự phòng rủi ro tín dụng) của TPBank
đạt gần 536 tỷ đồng, bằng 122% kế hoạch năm. Chất lượng tín dụng được kiểm
soát, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm chỉ ở mức 1,01%. Các chỉ tiêu hoạt động khác
21
của TPBank so với kế hoạch đều vượt, trong đó phải kể đến Tổng huy động đạt
gần 47 nghìn tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch. Tổng số khách hàng vượt mốc
500.000: Số lượng khách hàng tăng trưởng hơngấp 2 lần so với 2015
 Bằng khen của Ngân hàng Nhà nước: Ngày 07/12/2016, Phó Thống đốc
Nguyễn Toàn Thắng đã trao bằng khen cho đại diện Ngân hàng Tiên Phong theo
quyết định 2541/QĐ-NHNN về việc “Đã có thành tích trong việc đầu tư, ứng
dụng công nghệ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử”.
 Số 1 Mobile Banking - Á quân My Ebank Tại cuộc thi My Ebank (do báo
điện tử VnExpress tổ chức, Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink làm cố vấn chuyên
môn và Ngân hàng Nhà nước là Đơn vị bảo trợ) vượt trên 29 ngân hàng tham gia,
TPBank đã vinh dự nhận Giải Nhất Mobile Banking. Kết quả chung cuộc,
TPBank đã xuất sắc đạt vị trí số 2 với giải “Ngân hàng điện tử được yêu thích tại
Việt Nam”.
 Giải thưởng Ngân hàng Số sáng tạo Nhất Việt Nam 2016: Ngày
01/11/2016, TPBank vinh dự được Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Global
Financial Market Review (GFM) chuyên về tài chính ngân hàng công bố trao
tặng giải thưởng “Ngân hàng Số Sáng tạo Nhất Việt Nam 2016” (Most
Innovative Digital Bank Vietnam 2016) cho sản phẩm TPBank eBank – tích hợp
thành công Internet Banking và Mobile Banking thành một phiên bản đồng nhất
trên nền tảng công nghệ HTML5. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Việt Nam
được trao giải thưởng này.
 Nâng cấp thành công hệ thống Core Banking phiên bản cao nhất FCC
12.0.3: được phát triển (trên Java) hoàn toàn theo công nghệ Web, cho phép gộp
hai ứng dụng độc lập trước đây là Flex Branch và Host làm một. So với phiên
bản trước, phiên bản 12.0.3 của Oracle FLEXCUBE là một phiên bản hài hòa
hơn giữa các ngân hàng lõi, quản lý tài sản và các giải pháp ngân hàng trực
tuyến. Đây được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của TPBank
trong năm 2016.
 TPBank ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới tạo được ấn tượng tốt với
khách hàng: Thẻ Đồng thương hiệu, Ứng sổ tiết kiệm, eBank mới ứng dụng
HTML5, Thiết bị thanh toán mPOS, Ứng dụng QR code xác thực Thư bảo lãnh
22
 Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng em hiểu bạn”, TPBank mong
muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất
lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với
khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem
lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam
cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh
Sài Gòn
3.2.1 Vài nét về Chi nhánh Miền Nam
 Tên Chi nhánh: chi nhá nh Sài Gòn - Ngân hàng TMCP Tiên Phong
 Địa chỉ: Số 214 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh.
 Chi nhánh Miền Nam khai trương vào tháng 9/2010
Ban đầu chi nhánh chỉ với 27 nhân viên,sau 4 năm hoạt động chi
nhánh đã nâng số nhân viên lên 70 nhân viên.
Năm 2014 : Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh vững mạnh toàn diện 6
tháng đầu năm
Năm 2016 Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh xuất sắc toàn diện:
 Lợi nhuận đạt 30 tỷ
 Huy động vốn hơn 3.310 tỷ VND
 Phục vụ hơn 25 000 khách hàng
3.2.2 Sơ đồ tổ chức.
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức TP BANK – Miền Nam
Phó Giám Đốc
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
quản lý
tiền gửi
Phòng
Kế
toán
Tài
chính
Phòng
tổ
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng
kiểm
soát
Các
PGD
Giám Đốc
23
 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
 * Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về
hoạt động của chi nhánh trước ban giám đốc và hội đồng quản trị của ngân hàng
TPBank, chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc hoàn thành
các kế hoạch kinh doanh theo đúng chiến lược đã đề ra. Giám đốc chi nhánh do
chủ tịch HĐQT TPBank bổ nhiệm, miễn nhiệm hay bãi nhiệm.
 * Phó giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị phòng
ban làm việc theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và đại diện cho giám đốc khi
giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc chi nhánh được tổng giám đốc TPBank bổ
nhiệm theo đề nghị của giám đốc chi nhánh.
 * Phòng tổ chức hành chính:
Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực:
Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng
tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.
 * Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho
Giám đốc về việc:
 Lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn CN.
 Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh
doanh hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng
hàng ngày.
 Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng và hướng dẫn nghiệp
vụ tín dụng đối với các PGD và quản lý các hoạt động cho vay.
 Xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả
chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí...
 * Phòng kế toán tài chính:
 Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán,
tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của NHCT Việt Nam. Tổ chức hoạch
toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn
của toàn CN.
24
 Chỉ đạo công tác kế toán của các chi nhánh trực thuộc, theo dõi tiền gửi,
vay của các CN và tổ chức thanh toán điện tử trên các CN, trong hệ thống, thanh
toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn.
 Tham mưu cho Giám đốc công tác thanh toán, lập kế hoạch tài chính
tháng, quý, năm để làm cơ sở cho các bộ phận trong toàn CN thực hiện, quản lý
hưóng dẫn công tác tài chính kế toàn toàn CN.
 * Phòng quản lý tiền gửi:
 Chức năng của phòng là tham mưu cho các Giám đốc trong tổ chức thực
hiện các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất và huy động vốn cho phù
hợp với cung cầu của từng thời kỳ. Tuyên truyền quản cáo các hình thức huy
động vốn phối hợp với các phòng kiểm tra tổ chức kiểm tra công tác huy động
vốn ở các quỹ tiết kiệm trong toàn CN.
 * Phòng thanh toán quốc tế:
 Phòng thanh toán quóc tế có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo
điều hành kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán
quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối.
 * Phòng ngân quỹ:
 Chức năng của phòng này là tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành
hoạt động ngân quỹ theo quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tổ chức tôt việc thu, chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao
dịch, đảm bảo an toàn tài sản.
 * Phòng kiểm soát:
 Chức năng thông tin và tham mưu cho Giám đốc về tình hình hoạt động
cá nhân, phòng ban và hoạt động của toàn CN, kiểm soát phục vụ công tác kinh
doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích tổng hợp các số liệu trong lĩnh
vực kế toán, tín dụng, nguồn vốn đảm bảo chính xác các tài khoản giao dịch, số
liệu. Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong CN để kiểm soát tình hình hoạt
động của toàn CN.
 * Các PGD:
 Mỗi một PGD giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy
động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm
25
nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ
kế toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức
phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. CN tiến hành phân
công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định. Gồm: PGD
Nam Sài Gòn, PGD Miền Nam, PGD Nguyễn Văn Cừ.
 Các phòng ban trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hàng
ngày theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy định làm việc của TPBank
và theo sự chỉ đạo của giám đốc.
3.2.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương
mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016.
Bước sang 2014 , mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục dần,
tuy nhiên giai đoạn 2014-2016 lại là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt
Nam, đặc biệt là lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Đây là thời kì ngành Ngân hàng
có nhiều biến động, do đó điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh
(HĐKD) của TPBANK nói chung và TPBANK Chi nhánh Miền Nam nói riêng.
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 -2016
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2015/2014 2016/2015
2014 2015 2016 Giá trị
Tốc độ
tăng
trưởng(%)
Giá trị
Tốc độ
tăng
trưởng(%)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(2) (6)=(5)/(2) (7)=(4)-(3) (8)=(7)/(3)
Tổng thu 530,0 501,2 478,9 -28,7 -5,4% -22,4 -4,5%
Tổng chi 453,2 432,3 402,7 -20,9 -4,6% -29,6 -6,8%
Lợi nhuận 76,8 69,0 76,2 -7,8 -10,1% 7,2 10,4%
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016.
Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của TPBANK -
Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016, Tổng thu nhập của chi nhánh qua 3
năm đều liên tục giảm. Chính vì vậy, Tổng chi phí hoạt động của TPBANK - Chi
26
nhánh Miền Nam cũng phải cắt giảm theo để có thể duy trì lợi nhuận hoạt động
cho chi nhánh. Tuy nhiên, mức giảm của chi phí thì không tương ứng với mức
giảm của thu nhập, cụ thể:
- Năm 2015: tỷ lệ chi phí được TPBANK - Chi nhánh Miền Nam cắt giảm là
4,6% - ít hơn tỷ lệ giảm sút của tổng thu nhập (5,4%), dẫn đến, mức chênh lệch
giữa thu nhập và chi phí của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam vào năm 2015 (69
tỷ đồng) giảm 10,1% so với mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của
TPBANK - Chi nhánh Miền Nam năm 2014 (76,8 tỷ đồng).
Năm 2016: lợi nhuận của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam (76,2 tỷ đồng) tăng
10,4% so với mức lợi nhuận của chi nhánh năm 2015 (69 tỷ đồng). Nguyên nhân:
Tốc độ giảm của tổng chi phí vào năm 2016 là 6,8% - cao hơn tốc độ giảm của
tổng thu nhập (4,5%) nên dẫn đến lợi nhuận năm 2016 tăng so với lợi nhuận năm
2015
Hình 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ
phần TIÊN PHONG - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016.
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 –
2016.
530
501.2
478.9
453.2
432.3
402.7
76.8 69 76.2
0
100
200
300
400
500
600
2014 2015 2016
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
27
Nhìn vào Biểu đồ trên có thể thấy: Tổng thu nhập của TPBANK - Chi nhánh
Miền Nam từ năm 2014 đến năm 2016 liên tục giảm: năm 2014 tổng thu nhập
của chi nhánh là 530 tỷ đồng, con số này có sự giảm sút trong hai năm liên tiếp,
đạt 501,2 tỷ vào năm 2015 và tiếp tục giảm đến 478,9 tỷ đồng vào năm 2016.
Bên cạnh đó, Tổng chi phí của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam trong 3 năm
(2014-2016) cũng liên tiếp giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm của Tổng thu nhập và
Tổng chi phí khác nhau nên dẫn đến chênh lệch thu chi của chi nhánh biến động:
từ mức lợi nhuận 76,8 tỷ đồng (năm 2014) giảm xuống 69 tỷ đồng (năm 2015) và
tăng lên 76,2 tỷ đồng (năm 2016).
Ta thấy: Mức chênh lệch thu chi của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam vào
năm 2016 có sự gia tăng so với mức chênh lệch thu chi của chi nhánh vào năm
2015. Tuy nhiên, điều này không phản ánh một dấu hiệu tích cực, bởi vì, sự gia
tăng này xuất phát từ việc cắt giảm chi phí khá mạnh của chi nhánh trong điều
kiện thu nhập bị giảm sút, điều này cho thấy sự co hẹp các hoạt động của ngân
hàng chứ không phải là sự mở rộng kinh doanh làm gia tăng lợi nhuận.
Từ năm 2010 đến năm 2016, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
kinh tế tăng trưởng chậm, chứng khoán và bất động sản sụt giảm, đặc biệt là giai
đoạn 2010-2011 tình hình lạm phát tăng cao, luôn ở mức 2 con số. Chính vì vậy,
giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ cuộc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng
diễn ra khá căng thẳng, tạo ra sự bất ổn trên thị trường. Biểu hiện rõ nét nhất là
tình trạng chạy đua lãi suất của các ngân hàng: lãi suất huy động thường xuyên
được đẩy lên cao, nhiều ngân hàng phá rào, vượt trần lãi suất huy động. Trong
giai đoạn này, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đều tăng mạnh và
TPB chi nhánh Miền Nam cũng không ngoại lệ: nguồn vốn huy động tăng mạnh
từ 2.261 tỷ đồng năm 2011 lên 2.882 tỷ đồng vào năm 2014 (mức tăng là 621 tỷ
đồng - tương ứng tốc độ tăng trưởng là 27,5%).
Từ năm 2014 đến năm 2016, lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh
giảm khiến người gửi tiền không mấy mặn mà nhưng đây vẫn là kênh đầu tư
được người có tiền lựa chọn bởi độ an toàn, lãi suất vẫn còn tương đối thu hút
hơn so với những diễn biến phức tạp từ các kênh đầu tư sinh lời khác như chứng
khoán, bất động sản, vàng hay ngoại tệ..... Do đó, giai đoạn 2014-2016, tổng
28
nguồn vốn huy động của TPB chi nhánh Miền Nam vẫn tiếp tục tăng lên từ 2.882
tỷ đồng (năm 2014) đến 3.310 tỷ đồng (năm 2016). Tuy tốc độ tăng trưởng tổng
nguồn vốn huy động vào năm 2016 chỉ đạt 14,9% (tương ứng mức tăng 428 tỷ
đồng) thấp hơn nhiều so với năm 2014 (27,5%) nhưng vẫn được ngân hàng đánh
giá khả quan trong bối cảnh lãi suất liên tục bị điều chỉnh giảm.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong– Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-
2016.
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2015/2014 2016/2015
2014 2015 2016 Giá trị
Tốc độ tăng
trưởng(%)
Giá trị
Tốc độ tăng
trưởng(%)
(1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(2) (6)=(5)/(2) (7)=(4)-(3) (8)=(7)/(3)
Tổng
nguồn vốn
huy động
2.261,0 2.882,0 3.310,0 621,0 27,5% 428,0 14,9%
Dư nợ tín
dụng
1.076,5 1.212,6 1.509,7 136,2 12,6% 297,1 24,5%
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPB- Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016
Bên cạnh nguồn vốn huy động chịu ảnh hưởng của biến động lãi suất thì dư nợ
tín dụng của TPB chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016 cũng bị tác động
bởi việc điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng có sự biến động ngược
chiều với nguồn vốn huy động khi lãi suất giảm. Biểu hiện:
- Giai đoạn 2014-2015, với tình hình lãi suất huy động ở mức cao (17-18%
năm 2014 và 14% vào năm 2015), tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của
TPB chi nhánh Miền Nam năm 2014 là 27,5% trong khi tốc độ tăng trưởng của
dư nợ tín dụng chỉ đạt 12,6%.
29
- Năm 2016, với việc điều chỉnh lãi suất giảm, dư nợ tín dụng của TPB chi
nhánh Miền Nam tăng lên 1.509,7 tỷ đồng – mức tăng 297,1 tỷ đồng so với năm
2014 (1.212,6 tỷ đồng) – tương ứng tốc độ tăng trưởng 24.5%.
Hình 3.3: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng
Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-
2016.
Đvt: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Tiên Phong- Chi nhánh Miền Nam giai đoạn
2014 – 2016
Biểu đồ trên cho chúng ra thấy rõ hơn tình hình huy động vốn cũng như dư
nợ tín dụng của CN trong giai đoạn 2014-2016. Mặc dù tổng thu nhập và tổng
chi phí hoạt động Tiên Phong Bank – Chi nhánh Miền Nam liên tục giảm qua 3
năm từ 2014 đến 2016 nhưng có thể thấy công tác huy động vốn và cấp tín dụng
của Tiên Phong Bank – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016 là khá tốt, thể
hiện qua chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng liên tục tăng qua
các năm (2014-2016). Nguyên nhân xuất phát từ việc thu nhập và chi phí của các
hoạt động khác giảm mạnh, không đủ bù đắp cho sự tăng trưởng của hoạt động
huy động vốn và cấp tín dụng nên dẫn đến tổng thu và tổng chi của chi nhánh
giảm sút trong giai đoạn 2014-2016.
2261
2882
3310
1076.5
1212.6
1509.7
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2014 2015 2016
Tổng nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng
30
 Khả năng thanh toán
Mặc dù đứng trước tình hình kinh tế khó khăn trong 2 năm 2014 và 2015,
thanh khoản là nỗi lo của nhiều ngân hàng, TPB vẫn luôn đảm bảo được mức
an toàn. Tỷ lệ khả năng chi trả cao hơn nhiều so với mức 1 lần mà
NHNN cho phép. TPB là một trong các Ngân hàng có chính sách Quản trị
rủi ro thanh khoản tốt tham gia tích cực vào thị trường liên ngân hàng với vai trò
là ngân hàng cung tiền cho thị trường,làm giảm khó khăn thanh khoản cho các tổ
chức tín dụng khác. Ngân hàng TMCP Tiên Phong luôn luôn tuân thủ các quy
định của NHNN trong việc lấy nguồn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.
 Hiện đại hóa ngân hàng đổi mới công nghệ
Với mục tiêu phát triển - an toàn hoạt động ngân hàng, TiênPhong Bank đã
chú trọng việc nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống quản trị chất lượng và Hệ thống
kiểm soát nội bộ của mình, Với sự hỗ trợ của công nghệ Tiên Phong Bank đã
đưa vào sử dụng Hệ thống ISO điện tử (trang eISO.tpb.com.vn) và Hệ thống
kiểm tra giám sát thường xuyên. Với eISO.com.vn, toàn bộ văn bản quản trị
cũng như các Quy định, Quy trình, Hướng dẫn hoạt động nghiệp vụđược lưu trữ
thống nhất, phục vụ cho việc tra cứu và tìm kiếm tài liệu rất thuận tiện, tạo điều
kiện cho mọi cán bộ nhân viên nắm bắt kịp thời mọi chủ trương đường lối của
Ngân hàng. Bên cạnh đó, với Hệ thống Kiểm tra Giám sát thường xuyên, việc
giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN và Ngân hàng Tiên Phong của
các đơn vị trong toàn hệ thống TienPhongBank được tiến hành online, giúp
Ngân hàng phát hiện sớm các vi phạm và rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả và
đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tiên Phong.
Sự tín nhiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử đã được thể
hiện qua việc TPB triển khai thành công dịch vụ Mobile Banking và tiếp tục
bổ sung các tiện ích trên Internet Banking. Tiêu biểu là dịch vụ Tiết kiệm điện tử
- eSavings. Dịch vụ tiết kiệm điện tử của TPB vừa mới đạt chứng nhận
Tin&Dùng 2015 do người tiêu dùng bình chọn đồng thời lọt vào Top 20
Tin&Dùng ngành tài chính. Đây là chương trình do Tạp chí Tư vấn tiêu dùng của
Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm đánh giá các sản phẩm, dịch vụ chiếm
lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Đây là một bước đột phá về công nghệ
31
nhằm đem lại các giá trị ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Với số dư tối thiểu
chỉ 1 triệu đồng, kỳ hạn gửi tiết kiệm linh hoạt, phong phú, tất toán bất cứ lúc
nào, Tiên Phong Bank ngày càng chứng tỏ sự đi đầu trong việc áp dụng công
nghệ để cuộc sống tài chính của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn.
Với Mobile Banking, Tiên Phong Bank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng
thành công giải pháp ưu việt giúp khách hàng giao tiếp đơn giản qua hệ thống
menu dễ sử dụng mà không cần phải nhớ cú pháp. Mobile Banking của Tiên
Phong Bank có thể giúp nạp tiền 3 mạng di động như Vinaphone, MobiFone,
Viettel, đồng thời giúp thanh toán cước phí ADSL của FPT bên cạnh các dịch vụ
truyền thống khác như quản lý giao dịch, tra cứu số dư, lịch sử giao dịch, mạng
lưới, tỷ giá và chuyển khoản nội bộ. Trong năm 2015, TPB cũng đã triển khai
thành công dịch vụ quản lý dòng tiền cho các doanh nghiệp lớn. Đáng kể nhất là
TPB đang tiến hành quản lý dòng tiền tập trung cho các công ty như FPT
Information System và 12 công ty con, công ty VMS MobiFone và Tập đoàn
FPT. Mục tiêu của dịch vụ này là giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, hiệu quả
hơn đồng tiền của doanh nghiệp và giảm thiểu các rủi ro thu tiền, tăng hiệu quả
sử dụng đồng vốn
 Công tác khác
Liên tiếp tài trợ các sự kiện mang tính cộng đồng lớn Trong năm 2014, TPB
là nhà tài trợ chính cho các giải thưởng và sự kiện quan trọng đến cộng đồng xã
hội. Đầu tiên là giải thưởng Chim Én 2015, giải thưởng tôn vinh các cá nhân và
tập thể hoạt động tình nguyện xuất sắc nhất trên cả nước. Tiếp theo Tiên Phong
Bank tiếp tục là nhà tài trợ chính cho chương trình Mầm nhân ái lần 2 nhằm phát
hiện, xây dựng và phát triển các dự án hữu ích cho cộng đồng xã hội.
Tiên Phong Bank tiếp tục là nhà tài trợ cho Hiệp hội Từ thiện Đà Nẵng
trong việc xây dựng cổng thông tin điện tử giúp Hội mở rộng hoạt động. Trong
năm 2015, Quỹ HiH đã thực hiện nhiều họat động từ thiện tại nhiều nơi, tặng
sách cho thư viện và tặng học bổng cho học sinh của trường PTCS Cự Thắng,
tỉnh Phú Thọ, tặng quà cho trẻ em bệnh tật đang được nuôi tại chùa Kỳ
Quang 2 (TPHCM), tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em Sài
Gòn.
32
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ
NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM
4.1. Chính sách cho vay đối vớ i khách hàng cá nhântrong hê ̣ thống
TPBANK
Nguyên tắc vay vốn
Khách hàng vay vốn của TPBANK phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng;
2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời ha ̣n đã thoã thuâ ̣n trong
hợp đồng tín dụng.
Căn cứ xá c đi ̣nh thờ i hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ
TPBANK và khách hàng thỏa thuâ ̣n về thời ha ̣n cho vay, kỳ ha ̣n trả nợ
căn cứ vào:
1. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh.
2. Thời ha ̣n thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư.
3. Khả năng trả nợ của khách hàng.
4. Nguồn vốn cho vay của TPBANK
5. Thời ha ̣n còn la ̣i theo quyết đi ̣
nh thành lâ ̣p hoă ̣c giấy phép hoa ̣t động ta ̣i
Viê ̣t Nam (đối với tổ chứ c); thời ha ̣n được phép sinh sống, hoa ̣t động tại Viê ̣t
Nam (đối với cá nhân nước ngoài) theo quy đi ̣
nh của cơ quan có thẩm quyền
Lãi suất cho vay, phí
1. Tổng giám đốc quy đi ̣
nh mứ c lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy
đi ̣
nh của NHNN, lãi suất thi ̣trường, thể loa ̣i vay và chính sách khách hàng của
TPBANK trong từ ng thời kỳ.
2. TPBANK cho vay và khách hàng thoả thuâ ̣n về mứ c lãi suất, phí,
phương thứ c áp dụng lãi suất (cố đi ̣
nh hay điều chỉnh) theo quy đi ̣
nh của Tổng
giám đốc.
3. Mứ c lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá ha ̣n do Giám đốc Chi
nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn đi ̣
nh những tối đa bằng 150% lãi suất cho vay
áp dụng trong thời ha ̣n cho vay đã được ký kết hoă ̣c điều chỉnh trong hợp đồng
33
tín dụng. TPBANK nơi cho vay thu lãi pha ̣t quá ha ̣n trên số dư nợ gốc thực tế
quá ha ̣n.
4. Phương thứ c áp dụng lãi suất, mứ c lãi suất, lãi suất pha ̣t quá ha ̣n được
ghi vào hợp đồng tín dụng hoă ̣c phụlục hợp đồng tín dụng.
Điều kiện cho vay
TPBANK xem xét và quyết đi ̣
nh cho vay khi khách hàng có đủ các điều
kiê ̣n sau đây:
1. Có đủ năng lực pháp luâ ̣t dân sự, năng lực hành vi dân sự và chi ̣
u trách
nhiê ̣m dân sự theo quy đi ̣
nh của pháp luâ ̣t.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời ha ̣n cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, di ̣
ch vụ có khả thi và
có hiê ̣u quả; hoă ̣c có dự án đầu tư, phương án phục vụ đờ i sống khả thi và phù
hợp với quy đi ̣
nh của pháp luâ ̣t.
5. Thực hiê ̣n các quy đi ̣
nh về bảo đảm tiền vay theo quy đi ̣
nh của pháp
luâ ̣t và của TPBANK.
6. Trong trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn
cho khách hàng vay vốn thì quy đi ̣
nh ta ̣i Điều này được điều chỉnh theo chỉ đa ̣o
của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN.
Mứ c cho vay
1. TPBANK nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá
tri ̣tài sản đảm bảo (đối vớ i khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả
năng hoàn toàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của TPBANK để
quyết đi ̣
nh mứ c cho vay
2. Mứ c vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất,
kinh doanh, di ̣
ch vụ, đờ i sống.
Bộ hồ sơ cho vay
1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay (bản sao có chứ ng nhâ ̣n theo quy
đi ̣
nh)
- Xuất trình chứ ng minh nhân dân hoă ̣c hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu
với giấy đề nghi ̣vay vốn và lưu bản photo;
34
- Giấy chứ ng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ
hợp tác phải đăng ký kinh doanh);
- Biên bản thành lâ ̣p tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên (đối với hộ
gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn);
- Hợp đồng làm di ̣
ch vụ vay vốn của doanh nghiê ̣p hoă ̣c hợp đồng cung
ứ ng tiền vâ ̣t tư tiền vốn, tiêu thụsản phẩm của doanh nghiê ̣p đối với hộ gia đình,
cá nhân nhâ ̣n khoán (đối với hộgia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp).
2. Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghi ̣vay vốn hoă ̣c Giấy đề nghi ̣kiêm phương án vay vốn;
- Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, di ̣
ch vụ, đời sống và các giấy tờ
có liên quan đến dự án, phương án (quyết đi ̣
nh đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở,
báo cáo thẩm đi ̣
nh tác động môi trường…);
- Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứ ng di ̣
ch vụ, các chứ ng từ liên
quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay);
- Văn bản của cấp thẩm quyền về viê ̣c chấp thuâ ̣n cho cầm cố, thế chấp tài
sản hoă ̣c bảo lãnh để vay vốn;
- Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy đi ̣
nh (giấy chứ ng
nhâ ̣n quyền sử dụng đất, giấy chứ ng nhâ ̣n quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo
hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trườ ng hợp nhận thế chấp
bằng tài sản hình thành trong tương lai…)
- Báo cáo thẩm đi ̣
nh, tái thẩm đi ̣
nh, báo cáo đề xuất giải ngân;
- Các loa ̣i thông báo: thông báo phê duyê ̣t khoản vay, thông báo phê duyê ̣t
ha ̣n mứ c tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến ha ̣n, quá ha ̣n…;
- Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn;
- Giấy nhâ ̣n nợ;
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục bảo
đảm tiền vay;
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay;
- Biên bản xác đi ̣
nh nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bi ̣rủi ro);
- Các giấy tờ khác (nếu có);
3. Tổng Giám đốc hướng dẫn chi tiết về mẫu biểu trong bộhồ sơ cho vay.
35
Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng được thành lâ ̣p thành văn bản có các nội dung cơ bản
sau:
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng;
- Đối tượng giao kết hợp đồng;
- Phương thứ c cho vay;
- Mứ c cho vay;
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Lãi suất cho vay, lãi pha ̣t quá ha ̣n, phí;
- Thời ha ̣n rút vốn, thời ha ̣n cho vay, kỳ ha ̣n trả nợ;
- Phương thứ c trả nợ gốc, lãi, phí;
- Hình thứ c đảm bào, giá tri ̣tài sản bảo đảm;
- Điều kiê ̣n trước khi giải ngân (nếu có);
- Quyền và nghĩa vụcác bên;
- Sử dụng các sản phẩm di ̣
ch vụ của TPBANK (trong đó chuyển doanh
thu trực tiếp về tài khoản bên cho vay);
- Xử lý tranh chấp;
- Hiê ̣u lực của hợp đồng;
- Các nội dung thoả thuâ ̣n khác.
4.2.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân
1. Nhân viên A/O thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự
án đầu tư:
a. Thẩm định khách hàng.
 Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng.
 Thẩm định về tư cách, lai lịch, trình độ, uy tín người vay (chủ doanh
nghiệp). Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển, uy tín doanh
nghiệp…..
 Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính.
 Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, đánh giá hoạt động giao
dịch của khách hàng.
b. Thẩm định về phương án, dự án vay.
36
Nhân viên thẩm định tài sản thẩm định tài sản đảm bảo.
a. Nhân viên thẩm định tài sản nhận Giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ
hồ sơ tài sản đảm bảo từ Phòng A/O.
b. Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản đảm bảo
để:
 Nắm thông tin khái quát về tài sản.
 Hẹn thời gian để tiến hành thẩm định.
 Đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần).
 Đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản.
c. Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản.
d. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản đảm bảo.
e. Đánh giá hiện trạng của tài sản.
f. Đánh giá giá trị tài sản.
g. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo.
h. Lập biên bản định giá tài sản đảm bảo.
i. Nhân viên thẩm định tài sản yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung các
giấy tờ pháp lý có liên quan.
4.3.Nội dung thẩm định
4.3.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay
1. Hỏi thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà
nước) ngay sau khi nhận hồ sơ (qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo
thông tin từ các nguồn khác).
- Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình.
- Trình độ học vấn, chuyên môn.
- Trình độ hiểu biết pháp luật.
- Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên
thương trường.
- Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác.
- Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với cán bộ tín
dụng để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bao đảm điều kiện vay theo quy
định của ngân hàng nhà nước và TP Bank
37
1 Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường.
2 Đánh giá về quan hệ của khách hàng với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam
và các tổ chức tín dụng khác.
 Quan hệ tín dụng của cá nhân với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam
- Liệt kê các quan hệ tín dụng của cá nhân với TP Bank- Chi nhánh Miền
Nam
- Xác định tổng dư nợ hiện tại
- Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của doanh nghiệp với TP
Bank- Chi nhánh Miền Nam
 Quan hệ tín dụng của cá nhân với tổ chức tín dụng khác
- Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà khách hàng hiện đang ký kết hợp đồng
- Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín
dụng
- Đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán,
mức độ uy tín của khách hàng.
4.3.2.Thẩm định tài sản bảo đảm
I/ Yêu cầu
- Việc định giá phải thực hiện chính xác, kịp thời, hợp lệ, khách quan.
- Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phái đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau :
+ Quyền sở hữu tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu
hợp pháp của người đem thế chấp, cầm cố và không có tranh chấp.
+ Giá trị tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có giá trị và ngân hàng
có đủ căn cứ, có khả năng và phương tiện để xác định giá trị tài sản đó theo các
quy định của chính phủ, quy định của ngân hàng nhà nước và của TP Bank
+ Tính chuyển nhượng của tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có
khả năng chuyển nhượng được trên thị trường khi cần thiết.
- Nhân viên thẩm định TSBĐ phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các
quy định của nhà nước và TP Bank liên quan đến giá cả và cách tính giá
trị tài sản, có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả, tính
chuyển nhượng, sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến
tài sản.
38
- Trường hợp nhân viên thẩm định TSBĐ có quan hệ với chủ tài sản thế
chấp, cầm cố (họ hàng, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế) và khả năng làm ảnh
hưởng đến công việc đánh giá thì phải chủ động báo cáo với phụ trách phòng để
phân công cán bộ khác thay thế.
- Ngoài ra có thể thuê cơ quan có chức năng, cơ quan chuyên môn đánh giá
trong các trường hợp sau : Mức giá theo quy định của nhà nước chênh lệch lớn
so với mức giá thị trường ; Mức giá sổ sách kế toán theo dõi chênh lệch so với
mức giá thị trường ; Nhân viên thẩm định TSBĐ không đủ căn cứ xác định giá ;
Do khách hàng yêu cầu.
- Sau khi nhân viên thẩm định TSBĐ, lãnh đạo phòng có trách nhiệm phê
duyệt. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm cao ( mức độ cao của giá trị TSBĐ do
TG Đ quy định ), lãnh đạo phòng có trách nhiệm đánh giá thêm một lần nữa ( hai
người thẩm định đánh giá ).
II/ Quy trình thực hiện :
1/ Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản
Trên cơ sở Giấy yêu cầu đánh giá tài sản thế chấp của các bộ phận yêu cầu
và có ý kiến phân công của phụ trách phòng đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố.
Nhân viên được giao nhiệm vụ đánh giá tài sản thế chấp cầm cố liên hệ với bộ
phận đưa ra yêu cầu để tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố.
2/ Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản.
Sau khi tiếp nhận bàn giao hồ sơ, công việc từ bộ phận liên quan yêu cầu
đánh giá, nhân viên thẩm định TSBD liên hệ với chủ sở hữu cầm cố, thế chấp để:
- Nắm sơ bộ, khái quát về tài sản được đem thế chấp, cầm cố, bố trí thời
gian để tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản.
- Đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản.
- Xem xét đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản, kiểm tra sơ bộ hồ sơ về
mặt số lượng và đề nghị khách hàng cung cấp đủ ( nếu thấy hồ sơ chưa đủ theo
quy định của pháp luật và của TP Bank- Chi nhánh Miền Nam hoặc thấy cần
thiết ).
3/ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và phân loại tài sản.
3.1. Phương pháp đánh giá.
39
- Kiểm tra tài sản trên hồ sơ.
- So sánh giữa hồ sơ và các quy định của pháp luật, của TP Bank về sự hợp
pháp hợp lệ của tài sản.
3.2. Nội dung đánh giá.
- Xác định tài sản đem cầm cố thế chấp có phù hợp với chủng loại và điều
kiện nhận cầm cố, thế chấp theo quy định của TP Bank- Chi nhánh Miền Nam
hay không (các laoij tài sản và điều kiện nhận cầm cố thế chấp thực hiện theo
phụ lục kèm theo quy trình này ). Nếu thuộc đối tượng nhận cầm cố thế chấp thì
tiếp tục đánh giá, không đúng thì ngừng việc đánh giá, báo cáo laij phụ trách
phòng để thông báo cho bộ phận yêu cầu định giá.
- Chứng từ, hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố phải là bản gốc ( bản chính)
theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành loại giấy tờ, chứng từ
đó. Chứng từ phải còn nguyên bản, không bị rách nát. Ghi rõ ràng bằng mực
không phai, phải đọc được, không sửa chữa tẩy xóa. Nếu có sửa chữa, tẩy xóa thì
phải có xác nhận của cơ quan phát hành. Nội dung phải hợp lệ, rõ ràng và chỉ
được hiểu theo một cách, không được có thể hiểu theo hai hoặc nhiều cách khác
nhau.
- Kiểm tra tính thực tế, sự hợp lệ, hợp lý của trật tự phát hành các chứng từ
về ngày tháng năm phát hành, thời điểm phát hành, còn hiệu lực pháp luật và
phải có sự dẫn chiếu về tài sản trong các giấy tờ liên quan.
- Thời hạn sử dụng, sở hữu còn lại của tài sản phải lớn hơn thời gian thế
chấp, cầm cố.
- Tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có bản đăng ký
quyền sở hữu theo quy định.
- Tài sản quy định phải mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm.
- Nguồn gốc của tài sản cầm cố thế chấp phải hợp pháp.
3 Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố.
Đối với bất động sản.
- Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên ùng sở hữu tài
sản : Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (số hộ chiếu) của từng thành
viên sở hữu tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo,
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...Nam Hương
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANKĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBANK
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ...
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAYĐề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
Đề tài hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, RẤT HAY
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân  hàng AGRIBANK [Bình luận...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập Cho VAY TIÊU DÙNG tại ngân hàng AGRIBANK [Bình luận...
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đĐề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
Đề tài: Giải pháp nâng cao cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ACB, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Vietinbank, HOT
 
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAOĐề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
Đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt ...
 
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
Báo cáo thực tập tại VPBANK. Quy trình cho vay, HAY!
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Sacombank, HAY
 
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
Luận văn: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV, 9đ
 

Similar to PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamĐề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Man_Ebook
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng LôLuận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng LôViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...NOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

Similar to PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền NamĐề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
Đề tài: Quy trình thẩm định tín dụng cá nhân Tại Tpbank - CN Miền Nam
 
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
Quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kiên Long chi n...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Dịch vụ ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty tnhh phát tr...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân AnhLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Xuân Anh
 
Lv (19)
Lv (19)Lv (19)
Lv (19)
 
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
Đề tài giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp, HOT 2018
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, HOT, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, HOT, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, HOT, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh, HOT, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
 
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam ViệtĐề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
 
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng LôLuận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô
Luận Văn Tổ Chức Hoạt Động Phân Tích Tài Chính Tại Tổng Công Ty Xây Dựng Lũng Lô
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc1.luananchinhthuc
1.luananchinhthuc
 
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
Báo cáo thực tập Tuyển dụng nhân sự điểm cao hay và mới nhất - sdt/ ZALO 093 ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN PHẨM VAY TIÊU DÙNG THẾ CHẤP - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG – CHI NHÁNH MIỀN NAM SVTH: TRẦN HẠNH NGÔN MSSV: 1454030075 NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GVHD: THS NGÔ THÀNH TRUNG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  • 2. i LƠ ̀ I CA ̉ M ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại Học Mở TP.HCM đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt em rất cảm ơn giảng viên Ngô Thành Trung là người hướng dẫn góp ý để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng đã giúp đsỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng nhân sự đã tận tình chỉ giúp em tìm hiểu thực tế về công tác nhân sự tại công ty cũng như hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua thời gian học tập tại trường cùng với thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty em đã từng bước trang bị kiến thức và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để làm việc vững vàng hơn trong chuyên môn nghề nghiệp sau này. Cuối cùng, với lòng quý trọng và biết ơn sâu sắc em xin kính chúc Thấy dồi dào sức khỏe và thành đạt hơn nữa trong sự nghiệp, chúc quý công ty ngày càng phát triển lớn mạnh trong lĩnh vực kinh doanh.
  • 3. ii CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------- NHẬN XÉT THỰC TẬP Họ và tên sinh viên : Trần Hạnh Ngôn MSSV : 1454030075 Khoá : K14 1. Thời gian thực tập …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 2. Bộ phận thực tập …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 4. Kết quả thực tập theo đề tài …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 5. Nhận xét chung …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… Ngày ....... tháng ........ năm ......... Đơn vị kiến tập (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu
  • 4. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên : Trần Hạnh Ngôn MSSV: 1454030075 Thời gian thực tập: 1. Thời gian thực tập …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 2. Nhận xét chung …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… TP HCM, ngày ...tháng ...năm 2017 (ký và ghi rõ họ tên)
  • 5. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước PGD : Phòng giao dịch CVTD : Cho vay tiêu dùng KH : Khách hàng CBTD : Cán bộ tín dụng TTQT : Thanh toán quốc tế
  • 6. v MỤC LỤC LƠ ̀ I CA ̉ M ƠN ..................................................................................................... i NHẬN XÉT THỰC TẬP ................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................... iv DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2 1.5. Giới thiệu kết cấu đề tài................................................................................2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.........................................................................................3 2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng. ................................................................3 2.1.1.Khái niệm tín dụng .....................................................................................3 2.1.2.Đặc điểm, bản chất tín dụng........................................................................3 2.1.3.Các hình thức tín dụng................................................................................5 2.2.Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng. ...............................................6 2.2.1.Các loại tín dụng ngân hàng........................................................................6 2.2.2.Các phương pháp xác định lãi suất cho vay.................................................8 2.3.Quy trình tín dụng..........................................................................................9 2.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng..............................................9 2.3.2. Quy trình tín dụng căn bản.......................................................................11 2.4. Bảo đảm tín dụng........................................................................................14 2.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng................................14 2.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng...............................................................14 2.5. Khái quát về thẩm định tín dụng. ................................................................15 2.5.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng. ..................................................15 2.5.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định................................................16
  • 7. vi 2.5.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn..........................................16 2.5.2.2. Thẩm định khả năng tài chính. ..............................................................16 2.5.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ....................................................................17 2.5.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay........................................................17 2.5.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng.................................................18 2.5.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay...............................................19 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH MIỀN NAM .......................................................................................20 3.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Miền Nam .....................20 3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Tiên phong.20 3.1.2 Những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần đây.....20 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Sài Gòn.................22 3.2.1 Vài nét về Chi nhánh Miền Nam...............................................................22 3.2.2 Sơ đồ tổ chức............................................................................................22 3.2.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016.......................25 CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM .............................................................................32 4.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng cá nhântrong hê ̣thống TPBANK ..32 4.2.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân...........................................................35 4.3.Nội dung thẩm định .....................................................................................36 4.3.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay......................................................36 4.3.2.Thẩm định tài sản bảo đảm .......................................................................37 4.4. Đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh Miền Nam .........................................................................................................45 4.4.1 Những kết quả đạt được............................................................................45 4.4.2 Ưu điểm....................................................................................................46 4.4.3 Nhược điểm..............................................................................................46 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TP BANK- CHI NHÁNH MIỀN NAM ......................................................................................................48
  • 8. vii 5.1. Nhận xét về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân tại TP Bank- Chi nhánh Miền Nam .........................................................................................................48 5.1.1 Những kết quả đạt được............................................................................48 5.1.2. Ưu điểm...................................................................................................49 5.1.3. Nhược điểm.............................................................................................49 5.2 Một số giải pháp..........................................................................................49 5.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động ngân hàng: ...........................................................................50 5.2.2. Nâng cao chất lượng thông tin: ................................................................51 5.2.3. Củng cố và hoàn thiện đội ngũ cán bộ tín dụng:.......................................51 5.2.4. Nâng cấp công nghệ.................................................................................52 5.2.5 Công tác thẩm định tài sản bảo đảm..........................................................53 5.3. Những kiến nghị và đề xuất ........................................................................54 5.3.1. Những kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ ..........................................54 5.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM khác..........................54 5.3.3. Kiến nghị với khách hàng ........................................................................55 KẾT LUẬN.......................................................................................................57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................58
  • 9. viii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Quy trình cấp tín dụng. ......................................................................10 Hình 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng.............................................................19 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức TP BANK – Miền Nam...............................................22 Hình 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016. .................................26 Hình 3.3: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016. ...................29
  • 10. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Quy trình cấp tín dụng................................................................ 9 Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 -2016............... 25 Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong– Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014- 2016. ........................................................................................................ 28
  • 11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có đủ khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn. Trong suốt thời gian thực tập tại TPBANK - CN Miền Nam dưới sự hướng dẫn của cán bộ tín dụng phòng tín dụng cá nhân, em đã học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đươc nhiều thông tin thực tế hữu ích. Trong đó, em đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân. Theo em, bài toán lớn đặt ra với Ngân hàng là việc tìm hiểu cách thức thẩm định các hồ sơ tín dụng cá nhân chính xác để tránh những tổn thất đáng tiếc về phía ngân hàng cũng như cân đối sự thích hợp tối đa giữa các nhu cầu tín dụng cá nhân. Chất lượng thầm định là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu và sử dụng triệt để tại các ngân hàng. Nâng cao chất lượng thầm định.tín dụnglà nâng cao hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản thẩm định trong cho vay cá nhân tại ngân hành thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định cho vay cá nhân của Ngân hàng TMCP Tiên Phong-chi nhánh Miền Nam - Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Tiên Phong-chi nhánh Miền Nam.
  • 12. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại TPBANK - CN Miền Nam Phạm vi nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: + Số liệu khảo sát nghiên cứu qua hai năm 2016 - 2017. - Không gian nghiên cứu: + Hồ sơ xin vay vốn của các cá nhân nằm trên địa bàn Tp.HCM tại TPbank chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2016-2017 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê: Thống kê tất cả các số liệu tài chính, số liệu, thông tin từ ngân hàng cung cấp Phương pháp quan sát: quan sát, theo dõi thực tế quy trình thẩm định tín dụng cá nhân tại TPBANK - CN Miền Nam 1.5. Giới thiệu kết cấu đề tài Đồ án có 5 chương: CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỐNG QUAN VỀ TPBANK - CN MIỀN NAM CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
  • 13. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 2.1. Tổng quan về tín dụng ngân hàng. 2.1.1.Khái niệm tín dụng Tín dụng là một quan hệ ra đời gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.Tín dụng bắt nguồn từ chữ Credit – Creditum – hay được hiểu đơn giản là một “quan hệ sử dụng sự tín nhiệm”. Có thể xem xét khái niệm tín dụng dưới nhiều góc độ và trong những bối cảnh khác nhau, chẳng hạn: trên thị trường tài chính, theo nguồn gốc lịch sử… Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tín dụng khác) chuyển giao một tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 2.1.2.Đặc điểm, bản chất tín dụng Tài sản giao dịch tín dụng ngân hàng đa dạng, có thể dưới dạng tiền tệ, tài sản thực hoặc chữ ký Nếu xem xét về khía cạnh hình thái giá trị tín dụng, trong các tạo hình tín dụng khác, tài sản giao dịch thường là tiền tệ (trong quan hệ giữa nhà nước và nhân dân) hoặc dưới dạng hàng hóa (trong tín dụng thương mại).Tuy nhiên với ngân hàng, tín dụng ngân hàng có thể thông qua hình thái tiền tệ, tài sản thực hoặc bằng chữ ký. Do hệ thống ngân hàng không chỉ có chức năng trung gian tín dụng mà còn có chức năng trung gian kinh tế, nên giá trị tiền tệ thể hiện chủ yếu dưới dạng bút tệ, không nhất thiết phải là tiền mặt. Hành vi giải ngân của ngân hàng có thể thực hiện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng hoặc đối tác khác biệt với việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng luôn dưới dạng tiền mặt. Cấp tín dụng bằng tài sản thực là một loại hình tín dụng đang có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế.Các hình thức như bán hàng trả góp, cho thuê tài sản tài chính… đang được các công ty cho thuê tài chính mở rộng phát triển, ngân hàng không trực tiếp cung cấp loại hình sản phẩm này.
  • 14. 4 Tín dụng chữ ký là những cam kết thanh toán có điều kiện mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng của mình. Trong điều kiện giao dịch đó ngân hàng không chuyển giao tiền hay tài sản thực cho khách hàng nhưng cam kết bảo đảm của ngân hàng có thể giúp khách hàng có những thuận lợi trong giao dịch với đối tác của họ. Tín dụng chữ ký có thể được thực hiện dưới những hình thức cụ thể như bảo lãnh ngân hàng, tín dụng chứng từ với công cụ thư tín dụng, hối phiếu chấp nhận của ngân hàng, … Rủi ro tín dụng ngân hàng có tính tất yếu, không thể loại trừ hoàn toàn Vì tất cả các giao dịch tín dụng nói chung đều dựa trên cơ sở của lòng tin (Credit). Rủi ro tín dụng sẽ xảy ra khi một trong hai yếu tố: khả năng trả nợ và/ hoặc thiện chí trả nợ không được hình thành đầy đủ. Trong hai yếu tố đó thiện chí trả nợ là một yếu tố vô hình, do vậy rủi ro tín dụng xuất phát từ bản chất của quan hệ tín dụng, ngân hàng không thể triệt tiêu, loại bỏ được hoàn toàn được rủi ro tín dụng. Hơn nữa có rất nhiều biến cố khách quan vượt ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi, như vậy rủi ro tiềm ẩn trong quan hệ tín dụng là khá cao, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế nó mà thôi. Sự hoàn trả nợ gốc và lãi là bản chất của tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng Sự khác biệt giữa tín dụng và những giao dịch khác chính là ở sự hoàn trả.Tuy nhiên trong tín dụng ngân hàng thì sự hoàn trả cực kỳ quan trọng (do bản chất của ngân hàng là kinh doanh chênh lệch lãi suất). Để đảm bảo hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cần cân nhắc hai yếu tố cơ bản là xác định thời hạn và kỳ hạn tín dụng phải hợp lý; Chính sách lãi suất tín dụng cần phải đảm bảo một cách hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng và được nền kinh tế chấp nhận. Sự hoàn trả trong tín dụng ngân hàng là vô điều kiện Các chứng từ được hình thành trong quan hệ tín dụng ngân hàng như hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, khế ước nợ… đều thể hiện trên đó nội dung cam kết hoàn trả nợ vô điều kiện cho ngân hàng khi khoản nợ đến hạn. Đây chính là
  • 15. 5 những ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân thủ trong quá trình sử dụng tín dụng ngân hàng. 2.1.3.Các hình thức tín dụng Tùy theo những tiêu thức, tín dụng được phân loại như sau: Dựa vào mục đích của tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại: - Cho vay phục vụ sản suất kinh doanh công thương nghiệp. - Cho vay tiêu dùng cá nhân. - Cho vay mua bán bất động sản. - Cho vay sản xuất nông nghiệp. - Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu... Dựa vào thời hạn của tín dụng: Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên một năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. Dựa vào phương thức cho vay: Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại: - Cho vay theo món vay: là hình thức cấp tín dụng của NH mà theo đó làm một bộ hồ sơ vay một lần nhất định với mức tín dụng NH và KH thỏa thuận.
  • 16. 6 - Cho vay theo hạn mức tín dụng: là hình thức cấp tín dụng của NH mà theo đó KH chỉ việc làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ nhất định với mức tín dụng mà KH và NH thỏa thuận. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng bằng cách cho phép KH chi vượt một số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của KH. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay: Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng có thể phân chia thành các loại: - Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp. - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. 2.2.Những vấn đề căn bản về tín dụng ngân hàng. 2.2.1.Các loại tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng (sau đây gọi tắt là tín dụng) là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.  Sự chuyển nhượng này kèm thêm chi phí.  Dựa vào mục đích của tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng ngân hàng có thể chia thành các loại sau:  Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.  Cho vay tiêu dùng cá nhân.  Cho vay bất động sản.  Cho vay nông nghiệp.  Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • 17. 7  Dựa vào thời hạn tín dụng – Theo tiêu thức này tín dụng có thể phân chia thành mấy loại sau:  Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động.  Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định.  Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư.  Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay không có đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.  Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.  Dựa vào phương thức cho vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể chia thành các loại sau:  Cho vay theo món vay.  Cho vay theo hạn mức tín dụng.  Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay – Theo tiêu thức này, tín dụng có thể được phân chia thành các loại sau:  Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn.  Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp.  Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
  • 18. 8 2.2.2.Các phương pháp xác định lãi suất cho vay.  Lãi suất phi rủi ro: Là lãi suất áp dụng cho đối tượng vay không có rủi ro mất khả năng hoàn trả nợ vay. Chỉ có lãi suất tín phiếu Kho bạc hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tín phiếu mới có thể xem là lãi suất phi rủi ro.  Lãi suất huy động vốn: Là lãi suất ngân hàng trả cho khách hàng khi huy động tiền gửi. Lãi suất huy động vốn (Rd) có thể xác định như sau: Rd = Rf + Rtd Trong đó: Rf: Lãi suất phi rủi ro xác định thông qua đấu thầu tín phiếu Kho bạc. Rtd: Là tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng do ngân hàng ước lượng.  Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Lãi suất cơ bản có thể xác định theo công thức: Rcb = Rd + RTN Trong đó: Rcb: Lãi suất cơ bản. Rd: Lãi suất huy động vốn. RTN: Tỷ lệ thu nhập do đầu tư ngân hàng.  Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất cơ bản: NHTM thường dựa vào lãi suất cơ bản để xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng sau khi điều chỉnh rủi ro. Công thức xác định lãi suất cho vay như sau: R = Rcb + Rth + Rct Trong đó: R: Lãi suất cho vay. Rcb: Lãi suất cơ bản. Rth: Tỷ lệ điều chỉnh rủi ro thời hạn. Rct: Tỷ lệ điều chỉnh cạnh tranh.  Cách xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR hoặc SIBOR.  Đối với khoản tín dụng bằng USD, NHTM có thể xác định lãi suất cho vay dựa vào lãi suất LIBOR (London Interbank Offer Rate) hoặc SIBOR (Singapore
  • 19. 9 Interbank Offer Rate). LIBOR là lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng London do Hiệp hội các ngân hàng hàng đầu của Anh xác định hàng ngày vào lúc 11:30. Ngân hàng có thể dựa vào LIBOR bằng công thức như sau: R = LIBOR + Rtd + Rth 2.3.Quy trình tín dụng. 2.3.1. Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng. ` Bảng 2.1: Quy trình cấp tín dụng Các giai đoạn của quy trình Nguồn và nơi cung cấp thông tin Nhiệm vụ của ngân hàng ở mỗi giai đoạn Kết quả của mỗi giai đoạn (1) (2) (3) (4) Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. Khách hàng đi vay cung cấp thông tin. Tiếp xúc, phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hoàn thành bộ hồ sơ để chuyển sang giai đoạn sau. Quyết định tín dụng Các tài liệu và thông tin từ giai đoạn trước chuyển sang và báo cáo kết quả thẩm định. Các thông tin bổ sung. Quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích. Quyết định cho vay hoặc từ chối tuỳ theo kết quả thẩm định. Tiến hành các thủ tục pháp lý như ký HĐTD, hợp đồng công chứng, và các loại hợp đồng khác. Giải ngân Quyết định cho vay và các hợp đồng liên quan. Các chứng từ làm cơ sở giải ngân. Thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của HĐTD trước khi phát tiền vay. Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển trả cho nhà cung cấp theo yêu cầu của khách hàng Giám sát Các thông tin từ nội bộ ngân hàng. Các báo cáo tài chính theo định kỳ của khách hàng. Các thông tin khác Phân tích hoạt động tài khoản, báo cáo tài chính, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Tái xét và xếp hạng tín dụng. Thanh lý HĐTD Báo cáo kết quả giám sát và đưa ra các giải pháp xử lý. Lập các thủ tục để thanh lý tín dụng.
  • 20. 10 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính,[4]) Hình 2.1: Quy trình cấp tín dụng. Khách hàng: Cung cấp các tài liệu và thông tin Lập hồ sơ: - Giấy đề nghị vay - Hồ sơ pháp lý - Phương án/dự án Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi Tổ chức phân tích và thẩm định: - Pháp lý - Bảo đảm nợ vay Kết quả ghi nhận: Biên bản, báo cáo Tờ trình Giấy tờ về đảm bảo nợ Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý Quyết định tín dụng: - Hội đồng phán quyết - Cá nhân phán quyết Từ chối Giấy báo lý do. Chấp thuận Hợp đồng tín dụng - Đàm phán - Ký kết hợp đồng tín dụng - Ký kết hợp đồng phụ khác Giải ngân: - Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng - Trả cho nhà cung cấp Tổ chức gián sát - Nhân viên kế toán - Nhân viên tín dụng - Thanh tra, kiểm soát Giám sát tín dụng Vi phạm hợp đồng Thu nợ cả gốc và lãi Đầy đủ và đúng hạn Thanh lý HĐTD mặc nhiên Biện pháp: Cảnh báo, Tăng cường kiểm soát, Ngừng giải ngân, Tái xét tín dụng Không đủ, không đúng hạn Thanh lý HĐTD bắt buộc Giám sát tín dụng Không đủ, không đúng hạn Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc, hướng dẫn - Phỏng vấn khách hàng
  • 21. 11 Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau đây:  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng.  Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính.  Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. 2.3.2. Quy trình tín dụng căn bản. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Các bước căn bản của một quy trình tín dụng căn bản, thể hiện ở bảng 1.1 và sơ đồ 1.1 như sau:  Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.  Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về đảm bảo tín dụng.  Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng lập và trình cho ngân hàng những giấy tờ: - Giấy đề nghị vay vốn. - Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng. - Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. - Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất. - Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.  Phân tích tín dụng. Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể
  • 22. 12 dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.  Quyết định và ký hợp đồng tín dụng. Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:  Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt.  Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cơ sở để ra quyết định tín dụng – Cơ sở để ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang. Kế đến, dựa vào những thông tin khác hoặc thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng , các quy định về hoạt động tín dụng của NHNN… Quyền phán quyết tín dụng – Tuỳ theo quy mô vốn vay lớn hay nhỏ quyền phán quyết thường được trao cho một hội động tín dụng hay một cá nhân phụ trách.  Giải ngân Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Tuy là khâu tiếp theo sau của quyết định tín dụng, nhưng giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.  Giám sát tín dụng. Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo tiền vay sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn
  • 23. 13 chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng:  Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng.  Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ.  Giám sát khách hàng thông qua trả lãi định kỳ.  Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.  Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.  Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.  Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.  Thanh lý hợp đồng tín dụng. Đây là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Bao gồm các công việc sau: Thu nợ - Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ như sau: - Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. - Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Tái xét hợp đồng tín dụng – Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. Thanh lý hợp đồng tín dụng – Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ.
  • 24. 14 2.4. Bảo đảm tín dụng. 2.4.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng. Bảo đảm tín dụng hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để bảo đảm tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi:  Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.  Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và phải có thị trường tiêu thụ)  Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 2.4.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng. Bảo đảm tín dụng nói chung có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba.  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp. - Thế chấp bất động sản. - Thế chấp quyền sử dụng đất  Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố. - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hoá, vàng bạc, tàu biển, máy bay…và các loại tài sản khác - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc tiền tệ - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu. - Quyền tài sản phái sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền phái sinh từ tài sản khác. - Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố  Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong các trường hợp sau đây. - Trường hợp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay.
  • 25. 15 - Ngân hàng cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh. - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu không thực hiện hoặc không thể hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. - Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay. 2.5. Khái quát về thẩm định tín dụng. 2.5.1. Tầm quan trọng của thẩm định tín dụng. Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Thẩm định tín dụng cần phải xem xét đánh giá đúng thực chất của phương án hoặc dự án. Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để làm căn cứ cho quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó được thể hiện ở những điểm sau:  Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.  Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • 26. 16  Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: (1) cho một dự án tồi và (2) từ chối cho vay một dự án tốt. 2.5.2. Những nội dung chính yếu của thẩm định. 2.5.2.1. Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn.  Thẩm định điều kiện vay vốn. Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải thoả mãn các điều kiện vay vốn bao gồm:  Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.  Có mục đích vay vốn hợp pháp.  Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.  Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả.  Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam. Thẩm định điều kiện vay vốn chỉ đơn giản là xem xét kỹ lại nhằm phát hiện xem khách hàng có thoả mãn những điều kiện vay vốn hay không.  Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay. Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:  Giấy đề nghị vay vốn.  Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động.  Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư.  Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.  Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.  Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết. Thẩm định hồ sơ vay là xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của những tài liệu mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn. 2.5.2.2. Thẩm định khả năng tài chính.
  • 27. 17 Khi làm thủ tục vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính của các kỳ gần nhất. Dựa vào các báo cáo tài chính này nhân viên tín dụng sẽ tiến hành phân tích nhằm thẩm định lại khả năng tài chính của khách hàng. Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, nhân viên tín dụng thường thực hiện các bước:  Nghiên cứu kỹ số liệu của báo cáo tài chính.  Sử dụng kiến thức báo cáo tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính.  Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ trong báo cáo tài chính.  Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được.  Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem xét lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập báo cáo tài chính.  Kết luận sau cùng về độ tin cậy của báo cáo tài chính. 2.5.2.3. Thẩm định khả năng trả nợ. Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.  Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của thẩm định phương án sản xuất kinh doanh là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đó.  Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư. Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tư là đánh giá một cách chính xác và trung thực tính khả thi của dự án, qua đó kết luận được khả năng thu hồi vốn khi cho vay để thực hiện dự án đầu tư đó. 2.5.2.4. Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay. Bảo đảm tài sản hay còn được gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
  • 28. 18 Bất kỳ tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi:  Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.  Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ).  Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 2.5.2.5. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Thẩm định tín dụng là công việc được tiến hành trước khi quyết định cho vay trong khi thu hồi nợ là công việc được thực hiện sau khi cho vay. Do đó, thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi nữa, vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi sai sót. Không thể đảm bảo chắc chắn việc thu hồi nợ một cách tuyệt đối cho đến khi món nợ được thu hồi. Tuy nhiên, ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể cung cấp được thông tin giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng có thể áp dụng bao gồm:  Phân tích độ nhạy.  Phân tích tình huống.  Phân tích mô phỏng. 2.5.3. Quy trình thẩm định tín dụng. Quy trình thẩm định tín dụng là bản chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Quy trình thẩm định được thể hiện rõ tại sơ đồ 1.3
  • 29. 19 (Nguồn: Nguyễn Minh Kiều,TS (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng”, NXB Tài chính,[4]) Hình 2.2: Quy trình thẩm định tín dụng 2.5.4. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng và quyết định cho vay là hai khâu riêng biệt nhưng có quan hệ gắn bó với nhau trong quy trình tín dụng. Thẩm định tín dụng do nhân viên tín dụng thực hiện trước khi lập tờ trình lên cho lãnh đạo phụ trách tín dụng quyết định cho vay. Do vậy, công tác thẩm định tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ chính xác của quyết định cho vay. Ngược lại, tính chất quan trọng của quyết định cho vay hoặc giá trị lớn hay nhỏ của khoản vay đòi hỏi công tác thẩm định phải được tiến hành một cách kỹ càng, chi tiết và chuyên nghiệp. Tóm lại, thẩm định tín dụng là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình tín dụng. Do tính chất quan trọng của nó nên cần xem được xem xét và chi tiết hoá thành một quy trình riêng gồm các bước như xem xét hồ sơ, thu thập thông tin bổ sung, thẩm định tính khả thi, ước lượng rủi ro và rút ra kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Xem xét hồ sơ vay của khách hàng. Thu thập thông tin bổ sung cần thiết. Thẩm đinh phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng. Kết luận về khả năng thu hồi nợ vay.
  • 30. 20 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPCP TIÊN PHONG – CHI NHÁNH MIỀN NAM 3.1. Tổng quan về ngân hàng Tiên Phong – chi nhánh Miền Nam 3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân Hàng Tiên phong Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore. Năm 2016 Tổng tài sản vượt mốc 51 nghìn tỷ TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, TPBank là ngân hàng luôn tiên phong trong các xu hướng dịch vụ ngân hàng hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng số số một tại Việt Nam. Tiên Phong Bank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch và chi nhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan. Trong năm 2008, Tiên Phong Bank đã có mặt tại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong năm 2009, Tiên Phong Bank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng. Và đầu năm 2011, Tiên Phong Bank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại Đồng Nai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của Tiên Phong Bank một cách tốt nhất. 3.1.2 Những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần đây  Lợi nhuận lũy kế (sau khi trích đủ dự phòng rủi ro tín dụng) của TPBank đạt gần 536 tỷ đồng, bằng 122% kế hoạch năm. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm chỉ ở mức 1,01%. Các chỉ tiêu hoạt động khác
  • 31. 21 của TPBank so với kế hoạch đều vượt, trong đó phải kể đến Tổng huy động đạt gần 47 nghìn tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch. Tổng số khách hàng vượt mốc 500.000: Số lượng khách hàng tăng trưởng hơngấp 2 lần so với 2015  Bằng khen của Ngân hàng Nhà nước: Ngày 07/12/2016, Phó Thống đốc Nguyễn Toàn Thắng đã trao bằng khen cho đại diện Ngân hàng Tiên Phong theo quyết định 2541/QĐ-NHNN về việc “Đã có thành tích trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử”.  Số 1 Mobile Banking - Á quân My Ebank Tại cuộc thi My Ebank (do báo điện tử VnExpress tổ chức, Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink làm cố vấn chuyên môn và Ngân hàng Nhà nước là Đơn vị bảo trợ) vượt trên 29 ngân hàng tham gia, TPBank đã vinh dự nhận Giải Nhất Mobile Banking. Kết quả chung cuộc, TPBank đã xuất sắc đạt vị trí số 2 với giải “Ngân hàng điện tử được yêu thích tại Việt Nam”.  Giải thưởng Ngân hàng Số sáng tạo Nhất Việt Nam 2016: Ngày 01/11/2016, TPBank vinh dự được Tạp chí uy tín hàng đầu thế giới Global Financial Market Review (GFM) chuyên về tài chính ngân hàng công bố trao tặng giải thưởng “Ngân hàng Số Sáng tạo Nhất Việt Nam 2016” (Most Innovative Digital Bank Vietnam 2016) cho sản phẩm TPBank eBank – tích hợp thành công Internet Banking và Mobile Banking thành một phiên bản đồng nhất trên nền tảng công nghệ HTML5. Đây là lần đầu tiên một ngân hàng Việt Nam được trao giải thưởng này.  Nâng cấp thành công hệ thống Core Banking phiên bản cao nhất FCC 12.0.3: được phát triển (trên Java) hoàn toàn theo công nghệ Web, cho phép gộp hai ứng dụng độc lập trước đây là Flex Branch và Host làm một. So với phiên bản trước, phiên bản 12.0.3 của Oracle FLEXCUBE là một phiên bản hài hòa hơn giữa các ngân hàng lõi, quản lý tài sản và các giải pháp ngân hàng trực tuyến. Đây được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của TPBank trong năm 2016.  TPBank ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới tạo được ấn tượng tốt với khách hàng: Thẻ Đồng thương hiệu, Ứng sổ tiết kiệm, eBank mới ứng dụng HTML5, Thiết bị thanh toán mPOS, Ứng dụng QR code xác thực Thư bảo lãnh
  • 32. 22  Với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng em hiểu bạn”, TPBank mong muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến. 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Tiên Phong chi nhánh Sài Gòn 3.2.1 Vài nét về Chi nhánh Miền Nam  Tên Chi nhánh: chi nhá nh Sài Gòn - Ngân hàng TMCP Tiên Phong  Địa chỉ: Số 214 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.  Chi nhánh Miền Nam khai trương vào tháng 9/2010 Ban đầu chi nhánh chỉ với 27 nhân viên,sau 4 năm hoạt động chi nhánh đã nâng số nhân viên lên 70 nhân viên. Năm 2014 : Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh vững mạnh toàn diện 6 tháng đầu năm Năm 2016 Chi nhánh được vinh danh là chi nhánh xuất sắc toàn diện:  Lợi nhuận đạt 30 tỷ  Huy động vốn hơn 3.310 tỷ VND  Phục vụ hơn 25 000 khách hàng 3.2.2 Sơ đồ tổ chức. Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức TP BANK – Miền Nam Phó Giám Đốc Phòng ngân quỹ Phòng quản lý tiền gửi Phòng Kế toán Tài chính Phòng tổ hành chính Phòng kinh doanh Phòng thanh toán quốc tế Phòng kiểm soát Các PGD Giám Đốc
  • 33. 23  Chức năng nhiệm vụ các phòng ban  * Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước ban giám đốc và hội đồng quản trị của ngân hàng TPBank, chịu trách nhiệm chỉ đạo các phòng ban và đơn vị trực thuộc hoàn thành các kế hoạch kinh doanh theo đúng chiến lược đã đề ra. Giám đốc chi nhánh do chủ tịch HĐQT TPBank bổ nhiệm, miễn nhiệm hay bãi nhiệm.  * Phó giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm đôn đốc các đơn vị phòng ban làm việc theo chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và đại diện cho giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc chi nhánh được tổng giám đốc TPBank bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc chi nhánh.  * Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Giám đốc các lĩnh vực: Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.  * Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc:  Lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn CN.  Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày.  Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các PGD và quản lý các hoạt động cho vay.  Xử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh L/C trả chậm, bảo lãnh cho khách hàng dự thầu, thực hiện hợp đồng và tạm ứng chi phí...  * Phòng kế toán tài chính:  Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán theo quy định kế toán của NHCT Việt Nam. Tổ chức hoạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn của toàn CN.
  • 34. 24  Chỉ đạo công tác kế toán của các chi nhánh trực thuộc, theo dõi tiền gửi, vay của các CN và tổ chức thanh toán điện tử trên các CN, trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn.  Tham mưu cho Giám đốc công tác thanh toán, lập kế hoạch tài chính tháng, quý, năm để làm cơ sở cho các bộ phận trong toàn CN thực hiện, quản lý hưóng dẫn công tác tài chính kế toàn toàn CN.  * Phòng quản lý tiền gửi:  Chức năng của phòng là tham mưu cho các Giám đốc trong tổ chức thực hiện các hình thức huy động vốn, điều chỉnh lãi suất và huy động vốn cho phù hợp với cung cầu của từng thời kỳ. Tuyên truyền quản cáo các hình thức huy động vốn phối hợp với các phòng kiểm tra tổ chức kiểm tra công tác huy động vốn ở các quỹ tiết kiệm trong toàn CN.  * Phòng thanh toán quốc tế:  Phòng thanh toán quóc tế có chức năng tham mưu cho giám đốc chỉ đạo điều hành kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thu hút và chi trả ngoại hối.  * Phòng ngân quỹ:  Chức năng của phòng này là tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức tôt việc thu, chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và các giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản.  * Phòng kiểm soát:  Chức năng thông tin và tham mưu cho Giám đốc về tình hình hoạt động cá nhân, phòng ban và hoạt động của toàn CN, kiểm soát phục vụ công tác kinh doanh hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích tổng hợp các số liệu trong lĩnh vực kế toán, tín dụng, nguồn vốn đảm bảo chính xác các tài khoản giao dịch, số liệu. Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban trong CN để kiểm soát tình hình hoạt động của toàn CN.  * Các PGD:  Mỗi một PGD giống như một Ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm
  • 35. 25 nhận các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp. CN tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định. Gồm: PGD Nam Sài Gòn, PGD Miền Nam, PGD Nguyễn Văn Cừ.  Các phòng ban trực thuộc chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hàng ngày theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy định làm việc của TPBank và theo sự chỉ đạo của giám đốc. 3.2.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016. Bước sang 2014 , mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu hồi phục dần, tuy nhiên giai đoạn 2014-2016 lại là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Đây là thời kì ngành Ngân hàng có nhiều biến động, do đó điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh (HĐKD) của TPBANK nói chung và TPBANK Chi nhánh Miền Nam nói riêng. Bảng 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 -2016 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị Tốc độ tăng trưởng(%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng(%) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(2) (6)=(5)/(2) (7)=(4)-(3) (8)=(7)/(3) Tổng thu 530,0 501,2 478,9 -28,7 -5,4% -22,4 -4,5% Tổng chi 453,2 432,3 402,7 -20,9 -4,6% -29,6 -6,8% Lợi nhuận 76,8 69,0 76,2 -7,8 -10,1% 7,2 10,4% Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016, Tổng thu nhập của chi nhánh qua 3 năm đều liên tục giảm. Chính vì vậy, Tổng chi phí hoạt động của TPBANK - Chi
  • 36. 26 nhánh Miền Nam cũng phải cắt giảm theo để có thể duy trì lợi nhuận hoạt động cho chi nhánh. Tuy nhiên, mức giảm của chi phí thì không tương ứng với mức giảm của thu nhập, cụ thể: - Năm 2015: tỷ lệ chi phí được TPBANK - Chi nhánh Miền Nam cắt giảm là 4,6% - ít hơn tỷ lệ giảm sút của tổng thu nhập (5,4%), dẫn đến, mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam vào năm 2015 (69 tỷ đồng) giảm 10,1% so với mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam năm 2014 (76,8 tỷ đồng). Năm 2016: lợi nhuận của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam (76,2 tỷ đồng) tăng 10,4% so với mức lợi nhuận của chi nhánh năm 2015 (69 tỷ đồng). Nguyên nhân: Tốc độ giảm của tổng chi phí vào năm 2016 là 6,8% - cao hơn tốc độ giảm của tổng thu nhập (4,5%) nên dẫn đến lợi nhuận năm 2016 tăng so với lợi nhuận năm 2015 Hình 3.2: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần TIÊN PHONG - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016. Đvt: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016. 530 501.2 478.9 453.2 432.3 402.7 76.8 69 76.2 0 100 200 300 400 500 600 2014 2015 2016 Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
  • 37. 27 Nhìn vào Biểu đồ trên có thể thấy: Tổng thu nhập của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam từ năm 2014 đến năm 2016 liên tục giảm: năm 2014 tổng thu nhập của chi nhánh là 530 tỷ đồng, con số này có sự giảm sút trong hai năm liên tiếp, đạt 501,2 tỷ vào năm 2015 và tiếp tục giảm đến 478,9 tỷ đồng vào năm 2016. Bên cạnh đó, Tổng chi phí của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam trong 3 năm (2014-2016) cũng liên tiếp giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm của Tổng thu nhập và Tổng chi phí khác nhau nên dẫn đến chênh lệch thu chi của chi nhánh biến động: từ mức lợi nhuận 76,8 tỷ đồng (năm 2014) giảm xuống 69 tỷ đồng (năm 2015) và tăng lên 76,2 tỷ đồng (năm 2016). Ta thấy: Mức chênh lệch thu chi của TPBANK - Chi nhánh Miền Nam vào năm 2016 có sự gia tăng so với mức chênh lệch thu chi của chi nhánh vào năm 2015. Tuy nhiên, điều này không phản ánh một dấu hiệu tích cực, bởi vì, sự gia tăng này xuất phát từ việc cắt giảm chi phí khá mạnh của chi nhánh trong điều kiện thu nhập bị giảm sút, điều này cho thấy sự co hẹp các hoạt động của ngân hàng chứ không phải là sự mở rộng kinh doanh làm gia tăng lợi nhuận. Từ năm 2010 đến năm 2016, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chậm, chứng khoán và bất động sản sụt giảm, đặc biệt là giai đoạn 2010-2011 tình hình lạm phát tăng cao, luôn ở mức 2 con số. Chính vì vậy, giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ cuộc cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng diễn ra khá căng thẳng, tạo ra sự bất ổn trên thị trường. Biểu hiện rõ nét nhất là tình trạng chạy đua lãi suất của các ngân hàng: lãi suất huy động thường xuyên được đẩy lên cao, nhiều ngân hàng phá rào, vượt trần lãi suất huy động. Trong giai đoạn này, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng đều tăng mạnh và TPB chi nhánh Miền Nam cũng không ngoại lệ: nguồn vốn huy động tăng mạnh từ 2.261 tỷ đồng năm 2011 lên 2.882 tỷ đồng vào năm 2014 (mức tăng là 621 tỷ đồng - tương ứng tốc độ tăng trưởng là 27,5%). Từ năm 2014 đến năm 2016, lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm khiến người gửi tiền không mấy mặn mà nhưng đây vẫn là kênh đầu tư được người có tiền lựa chọn bởi độ an toàn, lãi suất vẫn còn tương đối thu hút hơn so với những diễn biến phức tạp từ các kênh đầu tư sinh lời khác như chứng khoán, bất động sản, vàng hay ngoại tệ..... Do đó, giai đoạn 2014-2016, tổng
  • 38. 28 nguồn vốn huy động của TPB chi nhánh Miền Nam vẫn tiếp tục tăng lên từ 2.882 tỷ đồng (năm 2014) đến 3.310 tỷ đồng (năm 2016). Tuy tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động vào năm 2016 chỉ đạt 14,9% (tương ứng mức tăng 428 tỷ đồng) thấp hơn nhiều so với năm 2014 (27,5%) nhưng vẫn được ngân hàng đánh giá khả quan trong bối cảnh lãi suất liên tục bị điều chỉnh giảm. Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong– Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014- 2016. Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015/2014 2016/2015 2014 2015 2016 Giá trị Tốc độ tăng trưởng(%) Giá trị Tốc độ tăng trưởng(%) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(2) (6)=(5)/(2) (7)=(4)-(3) (8)=(7)/(3) Tổng nguồn vốn huy động 2.261,0 2.882,0 3.310,0 621,0 27,5% 428,0 14,9% Dư nợ tín dụng 1.076,5 1.212,6 1.509,7 136,2 12,6% 297,1 24,5% Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của TPB- Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016 Bên cạnh nguồn vốn huy động chịu ảnh hưởng của biến động lãi suất thì dư nợ tín dụng của TPB chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016 cũng bị tác động bởi việc điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, dư nợ tín dụng có sự biến động ngược chiều với nguồn vốn huy động khi lãi suất giảm. Biểu hiện: - Giai đoạn 2014-2015, với tình hình lãi suất huy động ở mức cao (17-18% năm 2014 và 14% vào năm 2015), tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của TPB chi nhánh Miền Nam năm 2014 là 27,5% trong khi tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng chỉ đạt 12,6%.
  • 39. 29 - Năm 2016, với việc điều chỉnh lãi suất giảm, dư nợ tín dụng của TPB chi nhánh Miền Nam tăng lên 1.509,7 tỷ đồng – mức tăng 297,1 tỷ đồng so với năm 2014 (1.212,6 tỷ đồng) – tương ứng tốc độ tăng trưởng 24.5%. Hình 3.3: Tình hình huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014- 2016. Đvt: tỷ đồng Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Tiên Phong- Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014 – 2016 Biểu đồ trên cho chúng ra thấy rõ hơn tình hình huy động vốn cũng như dư nợ tín dụng của CN trong giai đoạn 2014-2016. Mặc dù tổng thu nhập và tổng chi phí hoạt động Tiên Phong Bank – Chi nhánh Miền Nam liên tục giảm qua 3 năm từ 2014 đến 2016 nhưng có thể thấy công tác huy động vốn và cấp tín dụng của Tiên Phong Bank – Chi nhánh Miền Nam giai đoạn 2014-2016 là khá tốt, thể hiện qua chỉ tiêu tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm (2014-2016). Nguyên nhân xuất phát từ việc thu nhập và chi phí của các hoạt động khác giảm mạnh, không đủ bù đắp cho sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn và cấp tín dụng nên dẫn đến tổng thu và tổng chi của chi nhánh giảm sút trong giai đoạn 2014-2016. 2261 2882 3310 1076.5 1212.6 1509.7 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2014 2015 2016 Tổng nguồn vốn huy động Dư nợ tín dụng
  • 40. 30  Khả năng thanh toán Mặc dù đứng trước tình hình kinh tế khó khăn trong 2 năm 2014 và 2015, thanh khoản là nỗi lo của nhiều ngân hàng, TPB vẫn luôn đảm bảo được mức an toàn. Tỷ lệ khả năng chi trả cao hơn nhiều so với mức 1 lần mà NHNN cho phép. TPB là một trong các Ngân hàng có chính sách Quản trị rủi ro thanh khoản tốt tham gia tích cực vào thị trường liên ngân hàng với vai trò là ngân hàng cung tiền cho thị trường,làm giảm khó khăn thanh khoản cho các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng TMCP Tiên Phong luôn luôn tuân thủ các quy định của NHNN trong việc lấy nguồn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.  Hiện đại hóa ngân hàng đổi mới công nghệ Với mục tiêu phát triển - an toàn hoạt động ngân hàng, TiênPhong Bank đã chú trọng việc nâng cấp và hoàn thiện Hệ thống quản trị chất lượng và Hệ thống kiểm soát nội bộ của mình, Với sự hỗ trợ của công nghệ Tiên Phong Bank đã đưa vào sử dụng Hệ thống ISO điện tử (trang eISO.tpb.com.vn) và Hệ thống kiểm tra giám sát thường xuyên. Với eISO.com.vn, toàn bộ văn bản quản trị cũng như các Quy định, Quy trình, Hướng dẫn hoạt động nghiệp vụđược lưu trữ thống nhất, phục vụ cho việc tra cứu và tìm kiếm tài liệu rất thuận tiện, tạo điều kiện cho mọi cán bộ nhân viên nắm bắt kịp thời mọi chủ trương đường lối của Ngân hàng. Bên cạnh đó, với Hệ thống Kiểm tra Giám sát thường xuyên, việc giám sát việc chấp hành các quy định của NHNN và Ngân hàng Tiên Phong của các đơn vị trong toàn hệ thống TienPhongBank được tiến hành online, giúp Ngân hàng phát hiện sớm các vi phạm và rủi ro tiềm ẩn, nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tiên Phong. Sự tín nhiệm của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử đã được thể hiện qua việc TPB triển khai thành công dịch vụ Mobile Banking và tiếp tục bổ sung các tiện ích trên Internet Banking. Tiêu biểu là dịch vụ Tiết kiệm điện tử - eSavings. Dịch vụ tiết kiệm điện tử của TPB vừa mới đạt chứng nhận Tin&Dùng 2015 do người tiêu dùng bình chọn đồng thời lọt vào Top 20 Tin&Dùng ngành tài chính. Đây là chương trình do Tạp chí Tư vấn tiêu dùng của Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm đánh giá các sản phẩm, dịch vụ chiếm lĩnh được niềm tin của người tiêu dùng. Đây là một bước đột phá về công nghệ
  • 41. 31 nhằm đem lại các giá trị ngày càng tốt hơn cho khách hàng. Với số dư tối thiểu chỉ 1 triệu đồng, kỳ hạn gửi tiết kiệm linh hoạt, phong phú, tất toán bất cứ lúc nào, Tiên Phong Bank ngày càng chứng tỏ sự đi đầu trong việc áp dụng công nghệ để cuộc sống tài chính của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Với Mobile Banking, Tiên Phong Bank là ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công giải pháp ưu việt giúp khách hàng giao tiếp đơn giản qua hệ thống menu dễ sử dụng mà không cần phải nhớ cú pháp. Mobile Banking của Tiên Phong Bank có thể giúp nạp tiền 3 mạng di động như Vinaphone, MobiFone, Viettel, đồng thời giúp thanh toán cước phí ADSL của FPT bên cạnh các dịch vụ truyền thống khác như quản lý giao dịch, tra cứu số dư, lịch sử giao dịch, mạng lưới, tỷ giá và chuyển khoản nội bộ. Trong năm 2015, TPB cũng đã triển khai thành công dịch vụ quản lý dòng tiền cho các doanh nghiệp lớn. Đáng kể nhất là TPB đang tiến hành quản lý dòng tiền tập trung cho các công ty như FPT Information System và 12 công ty con, công ty VMS MobiFone và Tập đoàn FPT. Mục tiêu của dịch vụ này là giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn đồng tiền của doanh nghiệp và giảm thiểu các rủi ro thu tiền, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn  Công tác khác Liên tiếp tài trợ các sự kiện mang tính cộng đồng lớn Trong năm 2014, TPB là nhà tài trợ chính cho các giải thưởng và sự kiện quan trọng đến cộng đồng xã hội. Đầu tiên là giải thưởng Chim Én 2015, giải thưởng tôn vinh các cá nhân và tập thể hoạt động tình nguyện xuất sắc nhất trên cả nước. Tiếp theo Tiên Phong Bank tiếp tục là nhà tài trợ chính cho chương trình Mầm nhân ái lần 2 nhằm phát hiện, xây dựng và phát triển các dự án hữu ích cho cộng đồng xã hội. Tiên Phong Bank tiếp tục là nhà tài trợ cho Hiệp hội Từ thiện Đà Nẵng trong việc xây dựng cổng thông tin điện tử giúp Hội mở rộng hoạt động. Trong năm 2015, Quỹ HiH đã thực hiện nhiều họat động từ thiện tại nhiều nơi, tặng sách cho thư viện và tặng học bổng cho học sinh của trường PTCS Cự Thắng, tỉnh Phú Thọ, tặng quà cho trẻ em bệnh tật đang được nuôi tại chùa Kỳ Quang 2 (TPHCM), tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em Sài Gòn.
  • 42. 32 CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK - CN MIỀN NAM 4.1. Chính sách cho vay đối vớ i khách hàng cá nhântrong hê ̣ thống TPBANK Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của TPBANK phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng; 2. Hoàn trả nợ gốc, lãi vốn vay đầy đủ, đúng thời ha ̣n đã thoã thuâ ̣n trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ xá c đi ̣nh thờ i hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ TPBANK và khách hàng thỏa thuâ ̣n về thời ha ̣n cho vay, kỳ ha ̣n trả nợ căn cứ vào: 1. Chu kỳ sản xuất, kinh doanh. 2. Thời ha ̣n thu hồi vốn của phương án, dự án đầu tư. 3. Khả năng trả nợ của khách hàng. 4. Nguồn vốn cho vay của TPBANK 5. Thời ha ̣n còn la ̣i theo quyết đi ̣ nh thành lâ ̣p hoă ̣c giấy phép hoa ̣t động ta ̣i Viê ̣t Nam (đối với tổ chứ c); thời ha ̣n được phép sinh sống, hoa ̣t động tại Viê ̣t Nam (đối với cá nhân nước ngoài) theo quy đi ̣ nh của cơ quan có thẩm quyền Lãi suất cho vay, phí 1. Tổng giám đốc quy đi ̣ nh mứ c lãi suất cho vay, phí phù hợp với quy đi ̣ nh của NHNN, lãi suất thi ̣trường, thể loa ̣i vay và chính sách khách hàng của TPBANK trong từ ng thời kỳ. 2. TPBANK cho vay và khách hàng thoả thuâ ̣n về mứ c lãi suất, phí, phương thứ c áp dụng lãi suất (cố đi ̣ nh hay điều chỉnh) theo quy đi ̣ nh của Tổng giám đốc. 3. Mứ c lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá ha ̣n do Giám đốc Chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính ấn đi ̣ nh những tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời ha ̣n cho vay đã được ký kết hoă ̣c điều chỉnh trong hợp đồng
  • 43. 33 tín dụng. TPBANK nơi cho vay thu lãi pha ̣t quá ha ̣n trên số dư nợ gốc thực tế quá ha ̣n. 4. Phương thứ c áp dụng lãi suất, mứ c lãi suất, lãi suất pha ̣t quá ha ̣n được ghi vào hợp đồng tín dụng hoă ̣c phụlục hợp đồng tín dụng. Điều kiện cho vay TPBANK xem xét và quyết đi ̣ nh cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiê ̣n sau đây: 1. Có đủ năng lực pháp luâ ̣t dân sự, năng lực hành vi dân sự và chi ̣ u trách nhiê ̣m dân sự theo quy đi ̣ nh của pháp luâ ̣t. 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời ha ̣n cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, di ̣ ch vụ có khả thi và có hiê ̣u quả; hoă ̣c có dự án đầu tư, phương án phục vụ đờ i sống khả thi và phù hợp với quy đi ̣ nh của pháp luâ ̣t. 5. Thực hiê ̣n các quy đi ̣ nh về bảo đảm tiền vay theo quy đi ̣ nh của pháp luâ ̣t và của TPBANK. 6. Trong trường hợp Chính phủ, NHNN có chủ trương tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thì quy đi ̣ nh ta ̣i Điều này được điều chỉnh theo chỉ đa ̣o của Chính phủ, hướng dẫn của NHNN. Mứ c cho vay 1. TPBANK nơi cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá tri ̣tài sản đảm bảo (đối vớ i khoản cho vay áp dụng bảo đảm bằng tài sản), khả năng hoàn toàn trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn của TPBANK để quyết đi ̣ nh mứ c cho vay 2. Mứ c vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, di ̣ ch vụ, đờ i sống. Bộ hồ sơ cho vay 1. Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay (bản sao có chứ ng nhâ ̣n theo quy đi ̣ nh) - Xuất trình chứ ng minh nhân dân hoă ̣c hộ chiếu, sổ hộ khẩu để đối chiếu với giấy đề nghi ̣vay vốn và lưu bản photo;
  • 44. 34 - Giấy chứ ng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải đăng ký kinh doanh); - Biên bản thành lâ ̣p tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên (đối với hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn); - Hợp đồng làm di ̣ ch vụ vay vốn của doanh nghiê ̣p hoă ̣c hợp đồng cung ứ ng tiền vâ ̣t tư tiền vốn, tiêu thụsản phẩm của doanh nghiê ̣p đối với hộ gia đình, cá nhân nhâ ̣n khoán (đối với hộgia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp). 2. Hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghi ̣vay vốn hoă ̣c Giấy đề nghi ̣kiêm phương án vay vốn; - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, di ̣ ch vụ, đời sống và các giấy tờ có liên quan đến dự án, phương án (quyết đi ̣ nh đầu tư, ý kiến về thiết kế cơ sở, báo cáo thẩm đi ̣ nh tác động môi trường…); - Các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứ ng di ̣ ch vụ, các chứ ng từ liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi giải ngân tiền vay); - Văn bản của cấp thẩm quyền về viê ̣c chấp thuâ ̣n cho cầm cố, thế chấp tài sản hoă ̣c bảo lãnh để vay vốn; - Các giấy tờ liên quan đến tài sản bảo đảm theo quy đi ̣ nh (giấy chứ ng nhâ ̣n quyền sử dụng đất, giấy chứ ng nhâ ̣n quyền sở hữu tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản, báo cáo tiến độ hình thành tài sản trong trườ ng hợp nhận thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai…) - Báo cáo thẩm đi ̣ nh, tái thẩm đi ̣ nh, báo cáo đề xuất giải ngân; - Các loa ̣i thông báo: thông báo phê duyê ̣t khoản vay, thông báo phê duyê ̣t ha ̣n mứ c tín dụng, thông báo từ chối cho vay, thông báo nợ đến ha ̣n, quá ha ̣n…; - Hợp đồng tín dụng/Sổ vay vốn; - Giấy nhâ ̣n nợ; - Hợp đồng bảo đảm tiền vay và các giấy tờ có liên quan đến thủ tục bảo đảm tiền vay; - Biên bản kiểm tra sau khi cho vay; - Biên bản xác đi ̣ nh nợ rủi ro bất khả kháng (trường hợp nợ bi ̣rủi ro); - Các giấy tờ khác (nếu có); 3. Tổng Giám đốc hướng dẫn chi tiết về mẫu biểu trong bộhồ sơ cho vay.
  • 45. 35 Hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng được thành lâ ̣p thành văn bản có các nội dung cơ bản sau: - Ngày, tháng, năm ký hợp đồng; - Đối tượng giao kết hợp đồng; - Phương thứ c cho vay; - Mứ c cho vay; - Mục đích sử dụng vốn vay; - Lãi suất cho vay, lãi pha ̣t quá ha ̣n, phí; - Thời ha ̣n rút vốn, thời ha ̣n cho vay, kỳ ha ̣n trả nợ; - Phương thứ c trả nợ gốc, lãi, phí; - Hình thứ c đảm bào, giá tri ̣tài sản bảo đảm; - Điều kiê ̣n trước khi giải ngân (nếu có); - Quyền và nghĩa vụcác bên; - Sử dụng các sản phẩm di ̣ ch vụ của TPBANK (trong đó chuyển doanh thu trực tiếp về tài khoản bên cho vay); - Xử lý tranh chấp; - Hiê ̣u lực của hợp đồng; - Các nội dung thoả thuâ ̣n khác. 4.2.Quy trình thẩm định cho vay cá nhân 1. Nhân viên A/O thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư: a. Thẩm định khách hàng.  Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng.  Thẩm định về tư cách, lai lịch, trình độ, uy tín người vay (chủ doanh nghiệp). Thẩm định lịch sử hình thành, phát triển, uy tín doanh nghiệp…..  Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính.  Đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng. b. Thẩm định về phương án, dự án vay.
  • 46. 36 Nhân viên thẩm định tài sản thẩm định tài sản đảm bảo. a. Nhân viên thẩm định tài sản nhận Giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ tài sản đảm bảo từ Phòng A/O. b. Nhân viên thẩm định tài sản chủ động liên hệ với chủ tài sản đảm bảo để:  Nắm thông tin khái quát về tài sản.  Hẹn thời gian để tiến hành thẩm định.  Đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần).  Đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản. c. Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản. d. Đánh giá quyền sở hữu của tài sản đảm bảo. e. Đánh giá hiện trạng của tài sản. f. Đánh giá giá trị tài sản. g. Xác định tính chuyển nhượng của tài sản đảm bảo. h. Lập biên bản định giá tài sản đảm bảo. i. Nhân viên thẩm định tài sản yêu cầu khách hàng cung cấp bổ sung các giấy tờ pháp lý có liên quan. 4.3.Nội dung thẩm định 4.3.1.Thẩm định về tư cách của cá nhân vay 1. Hỏi thông tin CIC (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước) ngay sau khi nhận hồ sơ (qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo thông tin từ các nguồn khác). - Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình. - Trình độ học vấn, chuyên môn. - Trình độ hiểu biết pháp luật. - Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên thương trường. - Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác. - Nhận thức về trách nhiệm của người vay vốn, tính hợp tác với cán bộ tín dụng để hoàn thiện các thủ tục vay vốn để bao đảm điều kiện vay theo quy định của ngân hàng nhà nước và TP Bank
  • 47. 37 1 Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thị trường. 2 Đánh giá về quan hệ của khách hàng với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam và các tổ chức tín dụng khác.  Quan hệ tín dụng của cá nhân với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam - Liệt kê các quan hệ tín dụng của cá nhân với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam - Xác định tổng dư nợ hiện tại - Đánh giá chất lượng tín dụng trong mối quan hệ của doanh nghiệp với TP Bank- Chi nhánh Miền Nam  Quan hệ tín dụng của cá nhân với tổ chức tín dụng khác - Chỉ ra tên tổ chức tín dụng mà khách hàng hiện đang ký kết hợp đồng - Thu thập số liệu về tổng dư nợ tín dụng của khách hàng với tổ chức tín dụng - Đánh giá, thẩm định chính xác về khoản vay, số nợ gốc đã thanh toán, mức độ uy tín của khách hàng. 4.3.2.Thẩm định tài sản bảo đảm I/ Yêu cầu - Việc định giá phải thực hiện chính xác, kịp thời, hợp lệ, khách quan. - Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phái đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : + Quyền sở hữu tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải thuộc sở hữu hợp pháp của người đem thế chấp, cầm cố và không có tranh chấp. + Giá trị tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có giá trị và ngân hàng có đủ căn cứ, có khả năng và phương tiện để xác định giá trị tài sản đó theo các quy định của chính phủ, quy định của ngân hàng nhà nước và của TP Bank + Tính chuyển nhượng của tài sản : Tài sản nhận thế chấp, cầm cố phải có khả năng chuyển nhượng được trên thị trường khi cần thiết. - Nhân viên thẩm định TSBĐ phải có kiến thức về nghiệp vụ, nắm vững các quy định của nhà nước và TP Bank liên quan đến giá cả và cách tính giá trị tài sản, có khả năng đánh giá tổng hợp về tài sản như : giá cả, tính chuyển nhượng, sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tài sản.
  • 48. 38 - Trường hợp nhân viên thẩm định TSBĐ có quan hệ với chủ tài sản thế chấp, cầm cố (họ hàng, bạn bè thân thiết, quan hệ kinh tế) và khả năng làm ảnh hưởng đến công việc đánh giá thì phải chủ động báo cáo với phụ trách phòng để phân công cán bộ khác thay thế. - Ngoài ra có thể thuê cơ quan có chức năng, cơ quan chuyên môn đánh giá trong các trường hợp sau : Mức giá theo quy định của nhà nước chênh lệch lớn so với mức giá thị trường ; Mức giá sổ sách kế toán theo dõi chênh lệch so với mức giá thị trường ; Nhân viên thẩm định TSBĐ không đủ căn cứ xác định giá ; Do khách hàng yêu cầu. - Sau khi nhân viên thẩm định TSBĐ, lãnh đạo phòng có trách nhiệm phê duyệt. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm cao ( mức độ cao của giá trị TSBĐ do TG Đ quy định ), lãnh đạo phòng có trách nhiệm đánh giá thêm một lần nữa ( hai người thẩm định đánh giá ). II/ Quy trình thực hiện : 1/ Nhận yêu cầu công việc và hồ sơ tài sản Trên cơ sở Giấy yêu cầu đánh giá tài sản thế chấp của các bộ phận yêu cầu và có ý kiến phân công của phụ trách phòng đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên được giao nhiệm vụ đánh giá tài sản thế chấp cầm cố liên hệ với bộ phận đưa ra yêu cầu để tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố. 2/ Tiếp xúc với khách hàng, hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu hồ sơ tài sản. Sau khi tiếp nhận bàn giao hồ sơ, công việc từ bộ phận liên quan yêu cầu đánh giá, nhân viên thẩm định TSBD liên hệ với chủ sở hữu cầm cố, thế chấp để: - Nắm sơ bộ, khái quát về tài sản được đem thế chấp, cầm cố, bố trí thời gian để tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản. - Đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản. - Xem xét đối chiếu các bản chính của hồ sơ tài sản, kiểm tra sơ bộ hồ sơ về mặt số lượng và đề nghị khách hàng cung cấp đủ ( nếu thấy hồ sơ chưa đủ theo quy định của pháp luật và của TP Bank- Chi nhánh Miền Nam hoặc thấy cần thiết ). 3/ Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và phân loại tài sản. 3.1. Phương pháp đánh giá.
  • 49. 39 - Kiểm tra tài sản trên hồ sơ. - So sánh giữa hồ sơ và các quy định của pháp luật, của TP Bank về sự hợp pháp hợp lệ của tài sản. 3.2. Nội dung đánh giá. - Xác định tài sản đem cầm cố thế chấp có phù hợp với chủng loại và điều kiện nhận cầm cố, thế chấp theo quy định của TP Bank- Chi nhánh Miền Nam hay không (các laoij tài sản và điều kiện nhận cầm cố thế chấp thực hiện theo phụ lục kèm theo quy trình này ). Nếu thuộc đối tượng nhận cầm cố thế chấp thì tiếp tục đánh giá, không đúng thì ngừng việc đánh giá, báo cáo laij phụ trách phòng để thông báo cho bộ phận yêu cầu định giá. - Chứng từ, hồ sơ của tài sản thế chấp, cầm cố phải là bản gốc ( bản chính) theo đúng quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành loại giấy tờ, chứng từ đó. Chứng từ phải còn nguyên bản, không bị rách nát. Ghi rõ ràng bằng mực không phai, phải đọc được, không sửa chữa tẩy xóa. Nếu có sửa chữa, tẩy xóa thì phải có xác nhận của cơ quan phát hành. Nội dung phải hợp lệ, rõ ràng và chỉ được hiểu theo một cách, không được có thể hiểu theo hai hoặc nhiều cách khác nhau. - Kiểm tra tính thực tế, sự hợp lệ, hợp lý của trật tự phát hành các chứng từ về ngày tháng năm phát hành, thời điểm phát hành, còn hiệu lực pháp luật và phải có sự dẫn chiếu về tài sản trong các giấy tờ liên quan. - Thời hạn sử dụng, sở hữu còn lại của tài sản phải lớn hơn thời gian thế chấp, cầm cố. - Tài sản quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải có bản đăng ký quyền sở hữu theo quy định. - Tài sản quy định phải mua bảo hiểm thì phải mua bảo hiểm. - Nguồn gốc của tài sản cầm cố thế chấp phải hợp pháp. 3 Đánh giá quyền sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với bất động sản. - Xác định người chủ sở hữu của tài sản đó. Số thành viên ùng sở hữu tài sản : Tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân (số hộ chiếu) của từng thành viên sở hữu tài sản nếu là đồng sở hữu. Tên, địa chỉ giao dịch, người lãnh đạo,