SlideShare a Scribd company logo
1 of 91
Hà Nội – 2022
ĐAI HOC QUỐ C GIAHÀ NÔI
TRƢỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG
CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM
BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY
Nhận Viết Thuê Luận Văn
 Điểm Cao – Chất Lượng
 Uy Tín – Đúng Hẹn
 Zalo : 0932.091.562
“Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
LUÂN VĂN THAC SI
Hà Nội - 2022
ĐAI HOC QUỐ C GIAHÀ NÔI
TRƢỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em
Mồ Côi Sống Trong Trung TâmBảo Trợ Xã Hội Tỉnh
Vĩnh Phúc Hiện Nay
“Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc”
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
LUÂN VĂN THAC SI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh
1
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................7
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................... 16
4. Đốitƣợng và kháchthể nghiên cứu ............................................................... 17
5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 17
6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 17
7. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 18
8. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 18
9. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 19
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 23
1.1.1. Một số kháiniệm công cụ trong nghiên cứu................................................. 23
1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu................................................. 31
1.1.3.Đặcđiểm tâmlýtrẻmồcôi............................................................................34
1.1.4. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay ................................ 37
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 38
1.2.1. Vàinét về địa bàn nghiên cứu..................................................................... 38
1.2.2. Vàinét về Trung tâm bảotrợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc..................................... 40
1.2.3. Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúchiện nay................................46
Chương ii:
trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnhvĩnh phöc và khả năng
hoà nhập cộng đồng.
2.1. Thực trạng hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côihiện đang sống trong Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay...................................................47
2.1.1. Hòa nhập của trẻmồ côi trong hoạtđộng học tập......................................... 48
2
2.1.2. Hòa nhập của trẻmồ côi trong hoạtđộng vuichơigiải trí .............................50
2.1.3. Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động giao tiếp xã hội....................... 53
2.2. Những nguyên nhân cơ bản gâynên tình trạng khó khăn trong quá trình
hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống trong Trung tâm
2.2.1. Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ........................................................ 55
2.2.1.1. Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình ........................................55
2.2.1.2. Những hạn chếvề trình độ học vấn và nghềnghiệp của bản thân ............56
2.2.1.3. Ngạitiếp xúc với mọi ngườixung quanh ................................................57
2.2.2. Nguyên nhân từ phía Trung tâm ............................................................ 58
2.2.2.1. Việc tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội cho trẻ còn hạn chế ............58
2.2.2.2. Công tác hướng nghiệp và dạy nghềcho trẻ chưa được quan tâm ..........59
2.2.2.3. Cán bộ chăm sóc trẻ không có nhiều kiến thức về công tác xã hội...............60
2.3. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng
đồng cho trẻ mồ côisống trong Trung tâm.....................................................60
2.3.1. Vaitrò ngườigiáo dục............................................................................. 62
2.3.2. Vaitrò ngườitổ chức, quản lý...................................................................63
2.3.3. Vaitrò ngườikết nối................................................................................ 65
2.3.4. Vaitrò ngườibiện hộ...............................................................................67
2.4. Các giải pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.......................................68
2.4.1. Nguyên tắc can thiệp giúp đỡ trẻ em mồ côi trong việc nâng cao kỹ năng hòa
nhập cộng đồng............................................................................................... 68
2.4.2. Các giải pháp chính nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ
mồcôi sống tại Trung tâm bảotrợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.................... 69
2.4.2.1. Cần thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, đạođức cho trẻ...............70
2.4.2.2. Thường xuyên giáo dục kỹ năng tựbảo vệ cho trẻ ..................................70
2.4.2.3. Nâng cao hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề cho
trẻ. 74
3
2.4.2.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng giao tiếp cho
trẻ 76
2.4.2.5. Làm cho cộng đồng xoá bỏ định kiến, tạo điều kiện cho trẻ em mô côi mở
rộng quan hệ, xoá bỏ mặc cảm tự ti.................................................................. 77
2.4.2.6. Tăng cường mối quan hệTrung tâm – Gia đình – các tổ chức xã hội.....78
2.4.2.7. Xâydựng đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm công tác trẻ em.......79
KẾT LUẬN
1. Kết luận..........................................................................................................82
2. Mộtsố hƣớng nghiên cứu tiếp theo.............................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................86
4
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
CTXH- Công tác xã hội.
NVCTXH- Nhân viên công tác xã hội
HN- Hà Nộ
HCM- Hồ Chí Minh.
CNH-HĐH : Công nhiệp hoá- hiện đại hoá.
TTBTXH: Trung tâm bảo trợ xã hội
5
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” không chỉ là lời của những bài hát nổi
tiếng mà còn là một thực tế tất yếu. Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm hy vọng của
người cha người mẹ và là tương lai của dân tộc. Một dân tộc để vững bước đi lên ở cả
hiện tại cũng như tương lai thì thế hệ trẻ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng bởi những
mầm non đó đang hàng ngày tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha anh đi trước
đồng thời cũng không ngừng học tập sáng tạo tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt để trở
thành những con người vừa có đức vừa có tài nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh
như mong muốn của Bác Hồ kính yêu hàng mong ước cũng như mong muốn của
hàng triệu người khác. Trẻ em sinh ra trong thế giới này đều có quyền mà Công ước
Quốc tế đã ghi nhận và cũng được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Thực hiên
các quyền của trẻ cũng chính là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng nhà nước của mỗi gia
đình và của toàn xã hội.
Trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành
tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: sự phân hoá
giàu nghèo, vấn đề việc làm các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng làm
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nhất là đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó đối tượng đầu tiên chịu tác động là trẻ em mồ côi.
Trẻ mồ côi là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới, là
nhóm trẻ đặc thù của công tác xã hội, là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt
thòi; trẻ mồ côi ít có cơ hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như hoà nhập
với cộng đồng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều
chủ trương, chính sách dành cho trẻ em mồ côi. Đặc biệt, nhiều mô hình chăm sóc,
giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành để giúp các em có một gia đình thay thế như: Các
trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương… Việc chuẩn bị cho trẻ mồ côi
bước vào cuộc sống, thực chất là quá trình giáo dục đào tạo để hình thành kỹ năng
6
sống và phát triển nhân cách toàn diện. Có rất nhiều vấn đề cần giáo dục để giúp trẻ
mồ côi sau này trưởng thành, tự lập một cách tự tin, trong đó giáo dục kỹ năng hòa
nhập cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa là điều hết sức quan trọng, vì trước khi trẻ
được đưa đến cơ sở trung tâm bảo trợ xã hội thì thường một thời gian dài trước đó trẻ
thiếu sự quan tâm dạy bảo của người thân nên đã hình thành ở trẻ một số đặc điểm
tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào
bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…, trẻ hay nói tục, đánh nhau,
và đó cũng là điểm yếu trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức. Nhiều
trường hợp các em có biểu hiện phớt lờ với đời sống, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời
mình và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy, cần giáo dục kỹ năng hòa nhập cho các em,
giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản
thân mình.
Trung tâm Bảo Trợ xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp
thuộc Sở lao động thương binh Tỉnh, có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối
tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức
giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng
nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm
và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị
với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Hiện nay, trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm là 38 trẻ. Ở đây, trẻ
mồ côi được chăm sóc được học tập, vui chơi giải trí. [24]
Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi ở
Trung tâm vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Qua thực tế tiếp xúc trực
tiếp thấy rằng, trẻ mồ côi sống tại đây vẫn còn một số biểu hiện như mặc cảm, nhút
nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác. Vấn đề dặt ra cho
Trung tâm lúc này là cần phải làm tốt công tác giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng
cho trẻ mồ côi nhằm giúp cho các em có được cuộc sống tốt hơn sau khi ra khỏi
7
Trung tâm hòa nhập với cộng đồng. Với lý do như vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong
Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”.
Đề tài này mang đến cái nhìn chính xác hơn về khả năng hòa nhập cộng đồng
của trẻ mồ côi ở TTBTXH tỉnh VP. Đồng thời cũng qua luận văn này này chúng tôi
mạnh dạn đưa ra góc nhìn mới về trẻ em mồ côi dưới con mắt của nhân viên công tác
xã hội, cũng như vận dụng những kỹ năng, phương pháp của CTXH khi làm việc với
đối tượng này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan tâm
lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và
chiến lược phát triển con người. Mối quan tâm này được thể hiện Việt Nam là nước
đầu tiên ở Châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ
em vào ngày 20/02/1990, Nhà nước đã công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đã thông qua và đưa Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 1991 - 2000 và
Chương trình hành động vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 –
2002; Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật
nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựa
vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010”. [40]
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân. Trẻ em không phân biệt gái, trai,
con trong giá thú con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung con riêng, không
phân biệt tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi
dưỡng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định
của pháp luật.
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày
12/08/1991 có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
8
gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia
đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó. [24]
Đối với trẻ em mồ côi Luật pháp nước ta nhấn mạnh:
+ Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được
đăng ký khai sinh.
+ Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương của gia đình, được
chăm sóc và bảo vệ.
Về đề tài về trẻ em luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, ở lĩnh vực nào
cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng. Trong phạm vi các công trình nghiên cứu, bài
viết có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu,
bài viết tiêu biểu:
“Khảosát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ em mồ
côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh là hai
công trình cấp thành phố đề cập đến trẻ em mồ côi và những mô hình tương ứng
chăm sóc đối tượng này một cách phù hợp. Công trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng
quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành
phố.
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những
cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ
Nhật Thắng đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận
trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận
dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng
tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ
thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc
biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung
đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào
cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ ra những bất
9
cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng
đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập
đó.
“Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình
với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay”
của tác giả Mai Thị Kim Thanh đăng trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học
Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001. Tác giả đã nhận định mức độ tâm sự của những
người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể hiện như sau: tâm sự giữa bố, mẹ
với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu chiếm 24,8%, mẹ với con chiếm 24,7%, ít tâm
sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không
tâm sự chiếm 4,5%. Tỷ lệ tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng
ảnh hưởng đến sức khỏe con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. [5, 51]
“Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm
2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em
dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không
phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ
em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu
và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của
bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập
có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà,
chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình
trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện
pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ
ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt
động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật.
“Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) được Tổng cục
Thống kê thực hiện năm 2010–2011. Theo cách tiếp cận khái niệm trẻ em mồ côi của
MICS thì trẻ mồ côi được định nghĩa là trẻ em dưới 18 tuổi có cha, mẹ hoặc cả cha và
10
mẹ đã tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì. Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có
83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có
5,2% không sống với cả cha và mẹ. Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ
vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8%
trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ
đã tử vong. Có 5,3% không sống với cha đẻ. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở vùng Đồng
bằng sông Cửu Long (8,8%), so với vùng Tây Nguyên (chỉ 2,3%). Khoảng 3,9% trẻ
em có cha đã tử vong hoặc mẹ đã tử vong, hoặc cả cha và mẹ đều đã tử vong. Tỷ lệ
này là 6,3% trong nhóm các hộ gia đình nghèo nhất và giảm xuống còn 3,5% trong
nhóm hộ gia đình giàu nhất [31, 187].
Kết quả điều tra trên là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch
định chính sách, nhà nghiên cứu song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em
mồ côi của MICS ở trên là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS.
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích
Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt
như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm
hại, bị bỏ rơi... Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của
các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã
hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp
phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em.
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả
Nguyễn Hải Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình
thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và
chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp
thân thiện với trẻ em”.Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều
tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là
trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại.
11
“Một số kinh nghiệm quốctế và những vấn đề đặt ra đối với việc pháttriển các
dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,
Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ
quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham
vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản
lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể
bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng
ghép với sự tham gia của cộngđồng.
Dưới góc độ tâm lý, tác giả Văn Thị Kim Cúc qua công trình “Tổn thương tâm
lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố mẹ” đã tập trung nghiên cứu các tổn thương
tâm lý của trẻ thơ trong các gia đình do bố mẹ ly hôn. Các tổn thương này, theo tác
giả, là “các vết bầm của tâm hồn” và dù chỉ là những vết bầm, vết xước nhưng cùng
với những hoàn cảnh, những ký ức trẻ có trước và sau ly hôn sẽ có những tác động
tiêu cực suốt theo chiều dài cuộc đời của đứa trẻ. Các tác động tiêu cực này thể hiện
trong nhận thức, hành vi, năng lực ứng xử, xu hướng hành động, mối quan hệ của trẻ
với người khác và với xã hội. Các tác động này không hiện nguyên hình dưới dạng
hậu quả “hai năm rõ mười” của ly hôn, mà ngụy trang dưới các mặc cảm, các hình
thức tự vệ gây ra nhiều hạn chế trong cuộc đời và sự nghiệp của trẻ.
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc pháttriển các
dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,
Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ
quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham
vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản
lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể
bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng
ghép với sự tham gia của cộngđồng.
12
Công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở
lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Hải
Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong pháp luật
dân sự, để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong
thực tiễn.
“Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là bài viết
của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Tác giả đã nêu bật các
loại trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt ở Việt Nam. Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm
sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, TS
Thanh đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi
về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn.
Ở góc tiếp cận khác về trẻ em, tác giả Nguyễn Xuân Lập, Phó cục trưởng Cục
Bảo trợ xã hội qua bài viết “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt” đã tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và những chính sách
của Nhà nước vận dụng trong những năm qua. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy thực hiện mục tiêu vì trẻ em, đảm bảo các
quyền cơ bản cho trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và luật pháp Việt
Nam, tác giả đã đưa ra bảy giải pháp về cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Bảy giải pháp mà tác giả đưa ra đã bao trùm hầu hết những vấn đề tồn tại cơ bản
trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.
“Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết của tác
giả Trần Thị Minh Đức giới thiệu mô hình lớp học linh hoạt phù hợp với các em có
hoàn cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hóa hay học nghề dẫn tới chậm
phát triển về trí tuệ và có nguy cơ cao lây nhiễm các tệ nạn xã hội. Các em trong lớp
13
học linh hoạt thuộc những gia đình nghèo hoặc có bố mẹ nghiện hút, buôn bán ma
tuý, đánh bạc, bị tù v.v... hoặc các em là trẻ mồ côi được ở trong các Mái ấm, Nhà
tình thương của cộng động. Tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu là quan
sát, quan sát có sự tham gia, phỏng vấn trẻ, giáo viên, tư vấn viên và cha mẹ trẻ đề
giới thiệu một hình thức giáo dục không chính quy, không mang tính hàn lâm sư
phạm cho đối tượng học. Vấn đề tác giả đặt ra là triển vọng của các lớp học linh hoạt
ở Hà Nội sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để duy trì để trả lương cho giáo
viên, miễn phí sách vở, khám chữa bệnh, thậm chí cả bữa ăn cho các em. Đây là một
trong những khó khăn lớn khi triển khai mô hình lớp học linh hoạt trên diện rộng ở
Hà Nội.
“Xâydựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ
trẻ em, đặcbiệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ Pháp
chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sách với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu
hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các
chuẩn mực quốc tế. Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt
được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận
con nuôi trong nước và nước ngoài. Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần
phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ
thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô
hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em
được nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây
là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo vệ trẻ em
mồ côi.
Ở khía cạnh khác về nuôi con nuôi, “Nuôi con nuôi thực tế – Thực trạng và giải
pháp” là bài viết của tác giả Nguyễn Phương Lan bàn đến hình thức nuôi con nuôi
mà ở đó thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục
14
đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được
thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề
nuôi con nuôi thực tế còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện
bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của
người dân, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước.
Cùng cách tiếp cận nhận – nuôi con nuôi,“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận
nuôi và việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg”, một nghiên cứu được phối hợp
thực hiện giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với UNICEF năm 2011. Nghiên
cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em mồ côi, trẻ em cần được chăm sóc thay
thế cũng như thực trạng việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ
giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ
rơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng
tăng lên do những biến đổi kinh tế - xã hội. Hầu hết các cán bộ ở cả trung ương và
địa phương, cũng như cán bộ nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội và những gia đình,
cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ ít biết đến Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ, đặc
biệt là ở cấp huyện và cấp xã có những trẻ em và gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng
của Quyết định 38. Nghiên cứu nhận thấy mô hình chăm sóc nhận nuôi là mô hình
phù hợp để thí điểm ở các khu vực thành phố/đô thị, nơi được biết có số lượng trẻ em
bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều kiện tài chính cũng như kỹ năng chăm
sóc trẻ. [40]
Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể nhận
thấy, các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung như quyền
trẻ em, môi trường bảo vệ trẻ, sự hiểu biết về quyền trẻ em, mô hình chăm sóc, bảo
vệ trẻ em (chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, nuôi con nuôi, lớp học linh hoạt…).
Tiếp cận dưới góc độ quyền trẻ em, pháp luật dân sự được nhiều tác giả đề cập tới
nhằm làm nổi bật vị trí, vai trò của trẻ em trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
15
Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra, khảo
sát, nghiên cứu có sự tham gia.
Quá tình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tác giả
nhận thấy trẻ em mồ côi là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên
cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy vậy, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội với việc nâng cao kỹ năng hòa nhập
cộng đồng cho trẻ mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội thì hầu như chưa có công trình
nghiên cứu chính thức nào đề cập tới. Đây là một trong những lý do chính để chúng
tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu và những trang bị kiến thức về công tác
xã hội, chúng tôi chọn đề tài“ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em
mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các khái niệm, lý
thuyết liên quan đến trẻ em mồ côi. Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ hệ thống lý
thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu…Đây cũng chính là
nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành CTXH vốn còn rất mới mẻ ở
nước ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực, giúp cho trẻ mồ côi ở Trung
tâm nâng cao kỹ năng hòa nhập, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển
lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình trước khi bước ra môi trường xã hội ở bên
ngoài.
- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò
của cán bộ, nhân viên trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ mồ côi tham gia vào quá trình
học tập, rèn luyện nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng trong bối cảnh xã
hội có nhiều biến động như hiên nay.
16
- Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề
ra các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi
sống ở trong các trung tâm bảo trợ nói riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là một
hình thức quảng bá, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành công tác xã hội
đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
”Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côiở Trung tâm bảo trợ
xã hội ”.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Những trẻ em mồ côi sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
- Lãnh đạo, nhân viên trung tâm và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trẻ mồ
côi.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi khảo sát: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi Thờigian:Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010
đến nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của
Việt Nam thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35].Tuy nhiên, trong
khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc nâng cao
kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em môi côi trong độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi. Bởi vì
theo tác giả, ở tuổi này trẻ mồ côi thường hình thành một số đặc điểm tâm lý mang
tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và
người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…., trẻ hay nói tục, đánh nhau, thiếu ý
thức làm chủ cuộc đời mình và dể bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy, đây là lứa tuổi cần
được trang bị kỹ năng sống giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành
mạnh, có niềm tin vào bản thân mình.
6. Câu hỏi nghiên cứu
17
- Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm có đáp ứng được nhu cầu tham
gia hòa nhập cộng đồng của trẻ em mồ côihay không?
- Khả năng hòa nhập trong cộng đồng của trẻ em đã và đang sống trong Trung
tâm ra sao? Đâu là nhân tố chính khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng?
- Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho
trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm?
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
7.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và phân tích những yếu tố tác động đến
khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm, từ đó đưa ra
những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ
côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, đề tài giúp cho nhân
viên Trung tâm hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc nâng cao khả năng hòa nhập
cộng đồng cho trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng ở Trung tâm.
7.2. Nhiệm vụ
- Thao tác hóa một số khái niệm và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của các
em, đồng thời chỉ ra những vai trò cơ bản của nhân viên Trung tâm trong việc nâng
cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các em.
- Xây dựng kế hoạch và đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả
năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh
Phúc.
8. Giả thiết nghiên cứu
- Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm đã có rất nhiều hoạt động thiết
thực nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ
18
côi.
- Trong quá trình sinh hoạt và học tập, trẻ mồ côi gặp rất nhiều khó khăn khi
giao tiếp với mọi người. Sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình là nhân tố chính
khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng.
- Xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình, tạo điều kiện cho trẻ mồ côi
được mở rộng mối quan hệ với bên ngoài. Đồng thời nâng cao hoạt động giáo dục lao
động và hướng nghiệp là giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng
đồng cho trẻ mồ côi đang sống tại Trung tâm.
9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Đề tài vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu. Theo chủ nghĩa duy vật
lịch sử tất cả mọi hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, phát
triển, sự phát triển của nó trong các thời kỳ khác nhau, dưới các hình thức kinh tế - xã
hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là
đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống
xã hội. Dựa trên quan điểm đó có thể thấy nghiên cứu về trẻ em mồ côi cần phải đặt
nó trong điều kịên cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của TTBTXHTVP
cũng như trong điều kịên chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề về
trẻ em mồ côi sẽ có những biến đổi khác với các hình thức khác nhau sao cho phù
hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp vơi các nhu cầu cũng như những
khó khăn của trẻ em mồ côi tại Trung tâm.
Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có các yếu tố khác nhau tác
động đến khả năng hoà nhập của các em. Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với các sự
kiện xã hội khác. Không được tách riêng việc thực hiện quyền trẻ em ra khỏi sự vận
hành của đời sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế,
19
chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt với các vấn đề xã hội khác như: Lạm dụng trẻ
em, xâm hại trẻ em, ngược đãi trẻ em…
Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin tức là trong bối cảnh thực tế
tại TTBTXH phải xem xét việc thực hiện công tác hoà nhập cho trẻ em mồ côi trong
tình hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự biến đổi của nền kinh tế - văn
hoá - xã hội đã có những tác động như thế nào trong quá trình hoà nhập của trẻ em
mồ côi.
9.2. Phương pháp nghiên cứu
9.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảnghỏi
- Đốitượng: Trẻ em có hoàncảnh mồ côikhông nơi nương tựa, bị bỏ rơicó độ tuổi
từ 8 đến16 tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP.
- Dung lượng mẫu: Tất cả trẻ em hiện đang sống tại Trung tâm có độ tuổi từ 8
đến 16 tuổi (28 em) [24]
- Cơ cấu mẫu:
+ Giới tính
Giới tính Số lƣợng
Nam 17
Nữ 11
+ Cấp học:
Cấp học Số lƣợng
Tiểu học 7
THCS 11
THPT 10
- Nội dung bảng hỏi dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như: Thực trạng
hòa nhập; những khó khăn, trở ngại trong quá trình hòa nhập cộng đồng; cần làm gì
để các em ở đây được hòa nhập tốt hơn với môi trường xã hội ở ngoài Trung tâm...
20
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
- Đối tượng: Cán bộ quản lý, nhân viên chăm sóc và trẻ em sống tại Trung tâm
bảo trợ.
- Dung lượng mẫu: 15 mẫu
- Cơ cấu mẫu: Cán bộ quản lý (02), nhân viên chăm sóc (03), đối tượng (05).
Giáo viên (02). Học sinh học cùng lớp (03)
- Nội dung phỏng vấn sâu dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như: Thực
trạng hòa nhập; những khó khăn, trở ngại trong quá trình hòa nhập cộng đồng; cần
làm gì để các em ở đây được hòa nhập tốt hơn với môi trường xã hội ở ngoài Trung
tâm...
+ Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau:
- Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010,
báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em không nơinương tựa, trẻ em bịbỏ
rơi: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay thế…, báo cáo hoạt động
chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Vĩnh Phúc, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ em của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP.
- Các kế hoạch: Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 29/3/2011 triển khai thực
hiện Nghị quyết 34/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chương trình hành động vì
trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em năm 2011; Kế hoạch số
4806/KH-UBND ngày 15/11/2011 về thực hiện xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn
phù hợp với trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015. Tổ chức rà soát, đánh giá
kết quả thực hiện theo tiêu chuẩn mới ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-
TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường phù
hợp với trẻ em.
- Văn bản pháp lý: Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1990, Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, Luật Nuôi con nuôi năm
21
2010, Luật Phòng chống mua bán người, Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định
13/2010/NĐ-CP bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ/CP
- Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn 2005-2010, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-
2010, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, mô hình
chăm sóc, bảo vệ trẻ em mồ côi của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả
trong cả nước.
+ Phương pháp quan sát
- Quan sát thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa trẻ với trẻ,
giữa trẻ với cán bộ, nhân viên và với khách đến Trung tâm để biết được mức độ hòa
nhập của các em đến đâu.
- Quan sát cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ, học tập, làm việc để biết
được cách thức tổ chức, bố trí, sắp xếp của Trung tâm và các em
- Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên đối với các em trong các hoạt
động hằng ngày.
9.2.2. Phương pháp thực hành
Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi thực hành phương pháp công tác xã hội
nhóm để tổ chức các hoạt động ngoại khóa như chơi trò chơi, thảo luận nhóm
nhằm mục đích quan sát và đánh giá mức độ hòa nhập của các em, những trở ngại
mà các em gặp phải khi tham gia.
22
PHẦN II – NỘI DUNG
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cở sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu.
1.1.1.1. Khái niệm trẻ em
Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Ở Australia và Anh, trẻ em được quy định là dưới 18. Tại Singapore, trẻ em là người
dưới 14 tuổi. Trong khi đó ở Hồng Kông, trẻ em là nhóm người dưới 16 tuổi. Sở dĩ
có sự khác nhau này là do có sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã
hội. Một lập luận khác để giải thích về sự khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế
của mỗi quốc gia, bởi vì việc quy định về độ tuổi trẻ em bao giờ gắn liền với trách
nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyền
con người nói chung ở mỗi quốc gia.
Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố
năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi,
trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”
[27].
Tại Việt Nam, theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35].
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 11,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên
cứu là những em mồ côi từ 8 đến 16 tuổi tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một vấn đề xã hội, xuất hiện và tồn tại trong
những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Hoàn cảnh đặc biệt ở đây được hiểu theo
nghĩa là nhóm trẻ em này gặp những trở ngại khó vượt qua để thực hiện những quyền
cơ bản như quyền được sống cùng cha mẹ, gia đình; quyền được bảo vệ; quyền được
23
học tập, chăm sóc về thể chất, sức khoẻ; quyền được vui chơi giải trí… nếu không có
sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và người thân.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
sửa đổi năm 2004: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh
không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền
cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng” [35]. Cũng trong Luật này, Điều 40 quy
định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ
em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ
em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất
độc hại;trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình
dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” [35].
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 40 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004.
1.1.1.3. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi
Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi
nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có
bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc
hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến
lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình
sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [27].
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 thì trẻ em mồ
côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh
như sau [35]:
Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn
người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị) để
nương tựa.
24
Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định
của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật
nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi
dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi là những
em từ 0 đến 16 tuổi và có hoàn cảnh: Mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ;
và/hoặc không đủ nguồn lực nuôi dưỡng (cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà
nội, ngoại; anh, chị, em ruột không đủ năng lực dân sự, năng lực kinh tế để nuôi
dưỡng); và/hoặc không xác định được những người thân thích (gồm có cha, mẹ đẻ;
cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột) đang sống tại TTBTXH
tỉnh Vĩnh Phúc.
1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu [19, tr 19- 23]
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) được xem như một trong
những người tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn. Năm 1943, ông đã
phát triển một trong các học thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng
rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về thang bậc nhu
cầu của con người. Trong lý thuyết này. ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo
một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện
thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong bài luận văn này tác giả đã vận dụng 5 nấc thang nhu cầu cơ bản của con
người theo giai đoạn đầu của lý thuyết Maslow.
+ Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu
sinh lý (physiological need), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,...
đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cho rằng,
những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản
này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
25
người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng sớm nhận ra
điều này khi cho rằng "có thực mới vực được đạo", cần phải được ăn uống, đáp ứng
nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm
chứng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy các nhu
cầu khác chỉ còn là thứ yếu
+ Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã được
đáp ứng các nhu cầu cơ bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được
kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiển trong cả thể chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm,
các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú
dữ...Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha
mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này được thể hiện qua các mong muốn về sự
ổn định trong cuộc sống, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở...
+ Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong
muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình
thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm
người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic,
tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm...
+ Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng,
vì nó thể hiện hai cấp độ:
Một là: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả
của bản thân.
Hai là: Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có
lòng tự trọng, sự tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ học tập tích cực
hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
+ Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
26
Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được
là chính mình, được làm những cái mà mình " sinh ra để làm". Nói một cách đơn
giản, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự
khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội.
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu
nhu cầu của các em tại Trung tâm BTXH theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem
xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở
mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự
các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.
Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, tác giả còn tìm hiểu xem Trung tâm đã
đáp ứng những nhu cầu nào để công tác nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ
mồ côi tại Trung tâm ngày một tốt hơn.
1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống và sinh thái [19, tr19- 23]
Theo Barker “ hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác
lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học,
sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này”.
Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và
tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng
thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố: hành
vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống.
Lý thuyết sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các
thành tố cùng tồn tại trong một môi trường sống. Những mối liên hệ này có tính hai
chiều và phụ thuộc vào nhau.
Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống
môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của
một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.
Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ
thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống
27
rộng lớn hơn. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố
càng đa dạng. Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự thay
đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến các
thành tố khác và ngược lại. Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và
thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất.
Cả lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái đã hỗ trợ cho nghề Công tác xã hội
như cung cấp cho người thực hành một khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn
thay đổi, không ổn định của con người trong môi trường của họ. Hai công trình lý
thuyết này tạo thuận lợi cho quá tình liên kết những lý thuyết đã có từ trước như lý
thuyết tâm lý-động học và lý thuyết hành vi lại với nhau, giúp cho những người thực
hành hình dung quá trình của con người như một tổng thể. Sau khi sự liên kết đã thiết
lập những người thực hành nghề nghiệp lựa chọn ra những khái niệm mà họ tán
thành và sử dụng trong công việc theo một phong cách có tổ chức và kỷ luật.
Với trẻ em, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các
chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên trẻ em. Lý thuyết hệ thống
sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em và hệ thống sinh thái –
môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh
sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh
hưởng ngược lại môi trường xung quanh.
Trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tác giả nhận thấy TTBTXH tỉnh Vĩnh
Phúc là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: nhân sự (cán bộ lãnh đạo,
nhân viên chăm sóc, trẻ em), đối tác, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính… Mặt
khác, Trung tâm cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn là
Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
Dưới cách nhìn nhận TTBTXH là một hệ thống và cũng là một tiểu hệ thống,
khi tiến hành những can thiệp cụ thể tại Trung tâm tác giả không thực hiện những
hoạt động riêng lẻ, rời rạc đối với từng bộ phận mà thực hiện đồng bộ các bộ phận
trong Trung tâm. Chẳng hạn, việc tiến hành thu thập thông tin, chúng tôi đã thực hiện
28
các nhóm đối tượng khác nhau: nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, nhóm cán
bộ làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em tại Trung tâm, nhóm gia đình của các
trẻ... Do vậy, kết quả thu thập thông tin phản ánh thông tin khách quan về thực trạng
hòa nhập cộng đồng của các em tại tại Trung tâm.
Bên cạnh đó, tìm hiểu thực trạng hòa nhập cộng đồng của trẻ em trên cơ sở lý
thuyết hệ thống sinh thái, tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa trẻ với các cá
nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái, ở đó, các mối quan hệ
có sự tác động qua lại với nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải
nghiên cứu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc
giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ
hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương
thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và
phát triển cộng đồng.
1.1.2.3. Lý thuyết vai trò [19, tr19- 23]
Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay
vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một
vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng
riêng của họ.
Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà
trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra
sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hộiđược gọilà những
chuẩn mực và giá trị xã hội đó.
Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm
nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài
hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi
quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai
trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay
không.
29
Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ
nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai
trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai”
ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch
bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những
chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai.
Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy mỗi một bộ phận
tại Trung tâm bao gồm: cán bộ quản lý trung tâm, cán bộ làm công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, bản thân trẻ... có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua
những công việc, nhiệm vụ cụ thể.
Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt động
của Trung tâm qua công việc như lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực
hiện, giám sát, đánh giá... các cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và các em
đang sinh sống tại Trung tâm. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn thực hiện báo cáo tình
hình hoạt động của Trung tâm với Sở lao động thương binh và xã hội Tỉnh Vĩnh
Phúc.
Đối với cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ, các vai trò của một nhân viên
như vai trò là người “mẹ”, người chị quán xuyến, hướng dẫn, đốc thúc các em thực
hiện chế độ, nội quy của Trung tâm; là người “thầy” dạy dỗ, giáo dục tư tưởng đạo
đức cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có
niềm tin vào bản thân mình; là người “bạn” luôn quan tâm, chia sẻ, động viên các
em. Bên cạnh đó còn có vai trò của một nhân viên Công tác xã hội khi thực hiện các
công việc hỗ trợ xác định nhân thân, kết nối tạo việc làm, giám hộ/biện hộ, cho các
em khi cần thiết. Đối với các em, các em lớn có vai trò hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
học hành các em nhỏ hoặc những em mới đến. Các em nhỏ có vai trò bảo ban khi các
bạn vi phạm nội quy.
1.1.2.4. Lý thuyết cấu trúc – chức năng [19, tr19- 23]
30
Về mặt thuật ngữ, lý thuyết cấu trúc – chức năng còn có các tên gọikhác là thuyết
chức năng – cấu trúc, thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học
như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Parsons, Robert
Merton ... Các tác giả của thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt
chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng
nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc
tương đối ổn định, bền vững.
Theo quan điểm của Talcolt Parsons, người khởi xướng thuyết cấu trúc - chức
năng, mỗi hệ thống đều có 4 chức năng được thể hiện theo sơ đồ: Phù hợp (adapation),
đạt mục đích (goal attainment), hoà nhập (integration), bảo toàn cấu trúc (latency/
pattern maintenance). Điều đó có nghĩa, mỗihành động của bất kỳ của một nhóm, một
thể chế hay một xã hội nào cũng đều có những nét chung đó là:hoạt độngtrong một hệ
thống với những điều kiện cho phép.
Ông còn khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng, trong
đó cấu trúc giữ vai trò quyết định. Sự thay đổi về mặt chức năng sẽ làm hoàn thiện
cấu trúc của nó.
Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với
nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội, nhà xã hội học Robert
Merton chỉ ra những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn
tại, thích ứng của cấu trúc. Ông khái quát đó là hiện tượng loạn chức năng hay phản
chức năng. Để nhận diện được hiện tượng này cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện
tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại đến lợi ích của ai?
Tuy nhiên, trong một cấu trúc mà các bộ phận có mối quan hệ tương tác với nhau
thì nhiều khi hệ quả của một hiện tượng có thể mang lại lợi ích cho nhóm người này
nhưng lại có hại cho nhóm người khác, tức là phản chức năng. Do đó, nhận định là
chức năng hay phản chức năng phụ thuộc vào mục đích,vị trí trong mối quan hệ mà
hiện tượng đó diễn ra.
31
Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu, chúng tôi xem xét
Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu là một cấu trúc tổng thể, thống nhất
trong đó mỗi bộ phận có các chức năng cụ thể. Các chứa năng của các thành phần đó
không tách rời nhau mà có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Do đó, mỗi một chức năng
không được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác trong một bộ phận đồng
thời cũng tác động tới các bộ phận khác.
Trong cấu trúc tổng thể là Trung tâm, mỗi bộ phận thực hiện các chức năng
qua các mối quan hệ: Giám đốc – nhân viên, giám đốc – trẻ em, nhân viên – trẻ em.
Nếu mỗi bộ phận thực hiện đúng chức năng thì cấu trúc tổng thể hài hòa, phát triển
ngược lại nếu không thực hiện đúng chức năng (phản chức năng) thì cấu trúc có nguy
cơ lỏng lẻo, bị phá vỡ.
Mặt khác, xem xét một cấu trúc rộng lớn hơn đó là hệ thống bảo vệ trẻ em thì
Trung tâm nằm trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, cộng
đồng nơi cư trú, chính sách, chế độ ưu đãi... Trong mối quan hệ này, các chức năng
của gia đình và Trung tâm có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện cả
thể chất và tinh thần của trẻ em. Giảm thiểu hay mất mát chức năng gia đình khiến
cho các em mất đi môi trường xã hội hóa đặc biệt quan trọng.
Một trong những giải pháp hữu ích là mang lại cho các em các chức năng gia
đình thay thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chăm sóc, nuôi dưỡng dưới
hình thức “gia đình” đang ngày càng phổ biến tại các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho
trẻ em. Cán bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ được gọi là “bà, mẹ”, người lớn tuổi hơn là các
“anh, chị” còn người ít tuổi hơn gọi là “em”. Các xưng hô, ứng xử tại trung tâm cũng
được thực hiện nề nếp giống như một gia đình thực thụ.
Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết vai trò, lý
thuyết nhu cầu là nền tảng lý luận cho phép nhóm nghiên cứu phân tích, lý giải mối
quan hệ giữa tương hỗ các thành phần, bộ phận của Trung tâm; chức năng của mỗi
thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài hòa của cấu trúc
tổng thể; và mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ thể khi tham gia vào
32
các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống khác xung quanh. Ngoài ra,
việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của trẻ cũng như của cán bộ, nhân viên
trong Trung tâm cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết
các em đã và đang chịu thiệt thòi hơn về cuộc sống, tình yêu thương so với những trẻ
em bình thường khác.
1.1.3. Đặc điểm tâm lí trẻ em mồ côi
1.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em mồ côi
Những trẻ em khi sinh ra và lớn lên không có được sự quan tâm, chăm sóc của
cha mẹ có nghĩa là chúng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Những khó khăn này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh
thần của trẻ, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu
thốn tinh yêu thương chăm sóc của cha mẹ.
Những khó khăn đời sống vật chất như thiếu thực phẩm, không có nhà ở không
đủ phương tiện sinh hoạt hằng ngày, không được hưởng điều kiện chăm sóc vệ sinh…
Khó khăn về đời sống vật chất không chỉ ḱì m hãm sự phát triển thể chất của các em
cọ̀ n làm cho các em mất đi nhiều quyền cơ bản như học tập, vui chơi giải trí hay tham
gia hoạt động xã hội. Thay vào đó, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình
hay để tự nuôi sống bản thân. Chính những khó khăn này đã làm cho các em có cảm
giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ
kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu. Tuy nhiên có những em nhận thức được
hoàn cảnh của mình nên khi có được sự hỗ trợ thích hợp bên ngoài các em rất trân
trọng sự giúp đỡ đó và tỏ ra rất có ý chí vượt khó để phấn đấu lao động và học tập.
Thiếu vắng đi tình thương yêu của cha mẹ, gia đình, đặc biệt là ở những năm
đầu trong quá trnh sống của trẻ có nghĩa làtrẻ sẽ mất đi một môi trường xã hội hóa cơ
bản nhất, đầu tiên nhất của con người. Quá trình xã hội hóa là một quá trình liên tục,
nó bắt đầu ngay từ khi còn là hài nhi trong bụng mẹ. Những năm đầu, cha mẹ là người
xây những viên gạch nền tảng của quá trình này. Ví dụ như trẻ học cách thể hiện tình
cảm của mình đúng lúc, học cách giao tiếp trong xã hội, học các lễ nghi phong tục,
33
tập quán. Nếu không có cha mẹ, nghĩa là trẻ mất đi cơ hội học hỏi những vấn đề này
và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạo lập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ.
Chính vì vậy đòi hỏi những người thân như họ hàng, cộng đồng và xã hội hãy quan
tâm, dìu dắt các em ngay khi mà các em bị chia lìa khỏi cha mẹ. Trẻ em cũng như tất
cả mọi người chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ, an ủi mỗi khi gặp khó khăn và đối với
trẻ mồ côithì điều đó càng quan trọng. Do thiếu vắng cha mẹ nên đờisống tình cảm của
các em thường bị xáo trộn: những mất mát mà các em phải chịu, những khó khăn đời
thường mà các em phải trải nghiệm nếu không có một ai nâng đỡ, điều này dễ dẫn đến
sự nghi hoặc, sự bất cần của các em vào cuộc sống. Điều này cũng giải thích cho hiện
tượng phạm pháp ở trẻ không có cha mẹ. Nếu người chăm sóc cho trẻ thấy được sự
quan tâm, tin yêu của ḿ nh đối với trẻ, trẻ sẽ có một tình cảm rất sâu nặng, biết ơn với
người đó, lấy đó làm niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó khăn các
em sẵn sàng tìm đến chia sẽ và xin lời khuyên nhủ.
1.1.3.2. Tâm lí trẻ em mồ côi
Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ
về tâm lí trẻ em mồ côi, thông thường người ta dựa trên tâm lí trẻ em và những nét
biểu hiện thực tế của trẻ em mồ côi để phác họa một số nét tâm lí cơ bản của trẻ em
mồ côi.
Điều đầu tiên trong tâm lí trẻ mồ côi là cảm giác cô đơn, trống trải. Trẻ tự ti, dễ
tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận…. Trẻ lo lắng sợ hãi, xa lánh không
muốn quan hệ với bạn bè… Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao có
tiền kiếm bữa cơm để tồn tạiqua ngày. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm.
Các em hoài nghi mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét mà không rõ lí do
những đứa trẻ hơn nó về gia thế hay có đầy đủ cha mẹ. Trẻ mồ côi sẽ hằn thù sâu đậm
đàn ông hay đàn bà nếu trẻ sống với cha dượng, mẹ kế hay người chăm sóc đối xử tệ
bạc và ngược đãi trẻ hoặc nhẫn tâm bỏ rơitrẻ.
Tuy nhiên, các em biết chia sẽ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ
như mình. Trẻ luôn khao khát tình thương, luôn mơ ước có một gia đình có cha mẹ.
34
Trẻ thèm được cha mẹ chở đi học, đi chơi và được yêu thương như bao trẻ em có cha
mẹ. Đối với các em ước mơ về một gia đình tuy nhỏ bé nhưng lại rất xa vời.
1.1.4. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay
Trẻ em ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển và bảo vệ đất nước. Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn
gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Để thực hiện mục tiêu đó,
Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa thành những quy định, điều khoản, chế tài trong các
bộ luật, luật. Mặt khác, nhiều đề án, chính sách, chương trình hành động được ban
hành có tính thực tiễn cao góp phần không nhỏ hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng.
Đảng và Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống
pháp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã
hội phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Ngày 12/08/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
chính thức thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (có hiệu lực từ ngày
16/08/1991. Ngày 15/06/2004, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 nhằm từng bước điều chỉnh luật cho phù hợp
hơn trong thực tiễn.
Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhiều chương trình, đề án,
chính sách, kế hoạch hành dộng được ban hành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ
trong đó có nhóm trẻ em mồ côi. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai
đoạn 2001-2010 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 23/2001/QĐ-TTg
ngày26 tháng 02 năm 2001), bên cạnh các mục tiêu đối với trẻ em nói chung thì các
mục tiêu đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi cũng được quy định
cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc bằng mọi hình
thức từ 70% lên 80% vào năm 2005 và 100% vào năm 2010; 70% trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn được hỗ trợ, chăm sóc vào năm 2010.
35
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011) đã triển khai Dự án
xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào
cộng đồng. Đối với trẻ em mồ côi, mục tiêu của dự án: 90% trẻ em mồ côi được
chăm sóc.
Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Chính phủ ban hành Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân
của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
thảm họa giai đoạn 2013-2020 (Quyết định Số: 647/QĐ-TTg). Đề án nhằm huy động
sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống. Mục tiêu cụ thể của Đề án
là phấn đấu đến năm 2020 có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận
sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp; tiếp tục thí điểm mô hình
gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã
hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Từ góc độ pháp lý, thông qua các chương trình, đề án, kế hoạch hành động đã
thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em mồ côi. Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng minh chứng với cộng đồng quốc tế về công tác chăm sóc,
nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nói chung và công tác nâng cao kỹ năng hòa
nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống trong TTBTXH nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng quy
hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ
đô. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.231,77 km2, gồm 9 đơn vị
hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện, dân số 1,020 triệu người.
36
Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý của nhiều nút giao thông quan trọng là đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ toả đi khắp đất nước; thuận lợi trên trục
phát triển kinh tế của Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát
triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm liền kề với thủ
đô Hà Nội, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng
nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng,
Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và đường vành đai
IV thành phố Hà Nội...có hệ thống đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2 chạy dọc
tỉnh. Vĩnh Phúc có 4 sông chính là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà
Lồ.
Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi hết sức
thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch - dịch
vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có
diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc
xây dựng và phát triển công nghiệp.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia: Có khu
nghỉ mát Tam Đảo, với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nằm trong khu
rừng nguyên sinh khoảng 1.500ha. Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như Đại
Lải, Làng Hà, Đầm Vạc... Nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia như:
Tây Thiên, Tháp Bình Sơn… được du khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Vĩnh
Phúc có 03 sân Golf đã đi vào hoạt động: sân golf Tam Đảo, sân golf Nam Đầm Vạc,
sân golf Đại Lải.
Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng
lớn về ngân sách nhà nước, cho nên các chính sách về an sinh xã hội tiếp tục được
duy trì và đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn. Chất lượng
giáo dục tiếp tục được giữ ở mức cao, Vĩnh Phúc là địa phương đứng đầu cả nước về
điểm bình quân các bài thi đại học năm 2013. Công tác phân luồng tiếp tục được triển
khai tích cực, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT là 70%. Công tác chăm
37
sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, không có dịch bệnh lớn xảy ra; tỷ lệ trẻ
em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 11,9% (kế hoạch là 12%). Giải quyết việc
làm được quan tâm và kết quả đạt được là đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế
vẫn còn gặp khó khăn, đã giải quyết việc làm được cho 20.507 lao động đạt 97,6% kế
hoạch, tăng 5,2% so với năm 2012, xuất khẩu lao động được 491 lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5,0% (đaṭ kế hoac ̣h ). Tỷ lệ dân
số tham gia BHYT trên địa bàn đạt 67%, tăng 6% so năm 2012.Tỉnh đã tổ chức thành
công Tuần Văn hoá - Du lịch năm 2013. Phong trào “Toàndân xây dưng đời sống
văn hóaở khu dâncư” gắn với việc thưc ̣
của Tỉnh ủy đã đi vào nề nếp. [1, tr 3-4]
hiên Chỉ thị s ố 11-CT/TU ngày 18/10/2012
1.2.2. Vài nét về tình hình công tác BVCSTE tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian
qua [1]
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác chăm sóc,
bảo vệ và giáo dục trẻ em. Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo và thực hiện nhiều mô hình hướng tới trẻ em
và vì trẻ em: phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em; “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em đồng thời phát động Tháng hành động vì trẻ
em...
Không những thế, tỉnh đã chỉ đạo việc tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực
hiện việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 115
xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.
Tính riêng 9 tháng 2013, toàn tỉnh đã tổ chức khám sức khoẻ cho 4.547 trẻ em
dưới 5 tuổi; cấp thực phẩm phục hồi dinh dưỡng cho 1.429 trẻ em bị suy dinh dưỡng;
cấp sữa tươi dinh dưỡng cho 1.170 trẻ em; hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập cho 126
trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ lao động nặng nhọc; cấp 350 xuất quà nhân
dịp Tết Trung thu năm 2013 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
38
tỉnh. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế
thiếu nhi 1/6... các địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ; tặng
quà, cấp học bổng nhằm động viên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc
sống.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, trong thời gian tới
tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục công tác
chăm sóc, bảo vệ trẻ em; làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn; tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích
cho trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm
sóc trẻ em ở các cơ sở; tiếp tục triển khai hoạt động các mô hình “Ngôi nhà an toàn
cho trẻ em”, “Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng”; nhân rộng mô hình xã,
phường phù hợp với trẻ em, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho trẻ.
1.2.3. Vài nét về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động
thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục
hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn
đối tượng tăng gia sản xuát, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng
tái hoà nhập xã hội.
Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang
nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Lịch sử hình thành
Trung tâm Bảo Trợ Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đóng trên địa bàn thôn Lai Sơn -
Phường Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên và chính thức được thành lập ngày
24/01/1997 theo quyết định số 96-QĐ- UBND của UBND tỉnh Vĩnh phúc. Cơ quan
39
chủ quản trực tiếp là Sở lao động thương binh và xã hội Vĩnh Phúc. Là nơi tiếp nhận
những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên phạm vi địa bàn của tỉnh. Các
đối tượng trong Trung tâm luôn có sự thay đổi theo từng năm. Đến nay Trung tâm
Bảo trợ đã thành lập được 16 năm có cơ cấu tổ chức ổn định, đầy đủ các phòng ban
và các khu nhà dành riêng cho đối tượng.
Mục đích thành lập
Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động
thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục
hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn
đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng
tái hoà nhập xã hội.
Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang
nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tại thời điểm hiện tại tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng là 146 người
trong đó người già cô đơn không nơi nương tựa là 44 người, người tàn tật là 29
người, trẻ em mồ côi, trẻ em sơ sinh ngoài giá thú là 72 người, trẻ em nhiễm HIV là
01 cháu.
Như vậy mục đích chủ yếu khi thành lập trung tâm là tiếp nhận các đối tượng
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hướng
nghiệp dạy nghề…giúp đỡ đối tượng tái hoà nhập xã hội, phát huy mô hình tự quản,
tinh thần tương thân tương ái làm cho đối tượng ngày càng gắn bó với trung tâm hơn.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
Chức năng
Nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ mồ côi, người
tàn tật, người thiểu năng trí tuệ, người nhiễm HIV, người già không nơi nương tựa.
Tham vấn, tư vấn cho các đối tượng trong Trung tâm. Tổ chức cho đối tượng tăng gia
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay
Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay

More Related Content

What's hot

Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhTrường Bảo
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emTrường Bảo
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtphongnq
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốTrường Bảo
 
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca NhanXhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhanmai vân
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtTrường Bảo
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAYLuận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi, HAY
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí...
 
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ emCông tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
Công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lộtCông tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
Công tác xã hội với trẻ em là nạn nhân của xâm hại bóc lột
 
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu sốCông tác xã hội với các dân tộc thiểu số
Công tác xã hội với các dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca NhanXhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
Xhh Cong Tac Xa Hoi Ca Nhan
 
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAYLuận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
Luận văn: Công tác đối với bệnh nhân bị bạo lực học đường, HAY
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tậtCông tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội với người khuyết tật
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAYLuận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
Luận văn: Giải pháp tạo việc làm cho thanh niên nông thôn, HAY
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái BìnhVai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Bình
 
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam ĐịnhChính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
Chính sách tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Nam Định
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 

Similar to Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay

QUẢN TRỊ DỰ ÁN
QUẢN TRỊ DỰ ÁNQUẢN TRỊ DỰ ÁN
QUẢN TRỊ DỰ ÁNHNgcM20
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmVăn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmPhanYen90
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...NuioKila
 
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdf
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdfQui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdf
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdfGThanhHuyn
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...HanaTiti
 

Similar to Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay (20)

Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
Luận văn: Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Tr...
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
QUẢN TRỊ DỰ ÁN
QUẢN TRỊ DỰ ÁNQUẢN TRỊ DỰ ÁN
QUẢN TRỊ DỰ ÁN
 
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóaHoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
Hoạt động công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động tại thanh hóa
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Cá Nhân Đối Với Trẻ Em Khuyết Tật Vận Động Tại Thàn...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho trẻ em trong các gia đình nông dân
 
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.docTiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
Tiểu luận về hoạt động trợ giúp trẻ em khuyết tật.doc
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOTLuận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho thanh niên tỉnh Bình Dương, HOT
 
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên
 
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
Đề tài: Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Bình Hải, hu...
 
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận độngLuận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
Luận văn: Dịch vu công tác xã hội đối với trẻ khuyết tật vận động
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớmVăn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
Văn hóa tổ chức công ty TNHH giáo dục từ sớm
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...
NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRẺ EM LÀNG SOS – THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI – ...
 
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân BìnhLuận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
Luận văn: Giáo dục đạo đức cho học sinh THPT quận Tân Bình
 
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdf
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdfQui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdf
Qui trình tiến hành giáo dục hòa nhập.pdf
 
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ TRẺ TỰ KỶ THÍCH NGHI VỚI QUÁ TRÌNH ...
 
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên HoàGiáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
Giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên tại các xứ đạo Biên Hoà
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 

Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay

  • 1. Hà Nội – 2022 ĐAI HOC QUỐ C GIAHÀ NÔI TRƢỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- NÂNG CAO KỸ NĂNG HÕA NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM MỒ CÔI SỐNG TRONG TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÖC HIỆN NAY Nhận Viết Thuê Luận Văn  Điểm Cao – Chất Lượng  Uy Tín – Đúng Hẹn  Zalo : 0932.091.562 “Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” LUÂN VĂN THAC SI
  • 2. Hà Nội - 2022 ĐAI HOC QUỐ C GIAHÀ NÔI TRƢỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- Nâng Cao Kỹ Năng Hõa Nhập Cộng Đồng Cho Trẻ Em Mồ Côi Sống Trong Trung TâmBảo Trợ Xã Hội Tỉnh Vĩnh Phúc Hiện Nay “Nghiên cứu trƣờng hợp tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc” Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUÂN VĂN THAC SI Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh
  • 3. 1 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................4 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..........................................................................7 3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................... 16 4. Đốitƣợng và kháchthể nghiên cứu ............................................................... 17 5. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 17 6. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 17 7. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 18 8. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................... 18 9. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 19 PHẦN II. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................ 23 1.1.1. Một số kháiniệm công cụ trong nghiên cứu................................................. 23 1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu................................................. 31 1.1.3.Đặcđiểm tâmlýtrẻmồcôi............................................................................34 1.1.4. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay ................................ 37 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 38 1.2.1. Vàinét về địa bàn nghiên cứu..................................................................... 38 1.2.2. Vàinét về Trung tâm bảotrợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc..................................... 40 1.2.3. Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúchiện nay................................46 Chương ii: trẻ em mồ côi sống trong trung tâm bảo trợ xã hội tỉnhvĩnh phöc và khả năng hoà nhập cộng đồng. 2.1. Thực trạng hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côihiện đang sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay...................................................47 2.1.1. Hòa nhập của trẻmồ côi trong hoạtđộng học tập......................................... 48
  • 4. 2 2.1.2. Hòa nhập của trẻmồ côi trong hoạtđộng vuichơigiải trí .............................50 2.1.3. Hòa nhập của trẻ mồ côi trong hoạt động giao tiếp xã hội....................... 53 2.2. Những nguyên nhân cơ bản gâynên tình trạng khó khăn trong quá trình hoà nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống trong Trung tâm 2.2.1. Nguyên nhân từ chính bản thân trẻ........................................................ 55 2.2.1.1. Tâm lý mặc cảm, tự ti về bản thân và gia đình ........................................55 2.2.1.2. Những hạn chếvề trình độ học vấn và nghềnghiệp của bản thân ............56 2.2.1.3. Ngạitiếp xúc với mọi ngườixung quanh ................................................57 2.2.2. Nguyên nhân từ phía Trung tâm ............................................................ 58 2.2.2.1. Việc tổ chức các hoạt động giao tiếp xã hội cho trẻ còn hạn chế ............58 2.2.2.2. Công tác hướng nghiệp và dạy nghềcho trẻ chưa được quan tâm ..........59 2.2.2.3. Cán bộ chăm sóc trẻ không có nhiều kiến thức về công tác xã hội...............60 2.3. Vai trò của nhân viên xã hội trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côisống trong Trung tâm.....................................................60 2.3.1. Vaitrò ngườigiáo dục............................................................................. 62 2.3.2. Vaitrò ngườitổ chức, quản lý...................................................................63 2.3.3. Vaitrò ngườikết nối................................................................................ 65 2.3.4. Vaitrò ngườibiện hộ...............................................................................67 2.4. Các giải pháp nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.......................................68 2.4.1. Nguyên tắc can thiệp giúp đỡ trẻ em mồ côi trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng............................................................................................... 68 2.4.2. Các giải pháp chính nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồcôi sống tại Trung tâm bảotrợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.................... 69 2.4.2.1. Cần thường xuyên tổ chức giáo dục tư tưởng, đạođức cho trẻ...............70 2.4.2.2. Thường xuyên giáo dục kỹ năng tựbảo vệ cho trẻ ..................................70 2.4.2.3. Nâng cao hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ. 74
  • 5. 3 2.4.2.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 76 2.4.2.5. Làm cho cộng đồng xoá bỏ định kiến, tạo điều kiện cho trẻ em mô côi mở rộng quan hệ, xoá bỏ mặc cảm tự ti.................................................................. 77 2.4.2.6. Tăng cường mối quan hệTrung tâm – Gia đình – các tổ chức xã hội.....78 2.4.2.7. Xâydựng đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm công tác trẻ em.......79 KẾT LUẬN 1. Kết luận..........................................................................................................82 2. Mộtsố hƣớng nghiên cứu tiếp theo.............................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................86
  • 6. 4 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN CTXH- Công tác xã hội. NVCTXH- Nhân viên công tác xã hội HN- Hà Nộ HCM- Hồ Chí Minh. CNH-HĐH : Công nhiệp hoá- hiện đại hoá. TTBTXH: Trung tâm bảo trợ xã hội
  • 7. 5 PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” không chỉ là lời của những bài hát nổi tiếng mà còn là một thực tế tất yếu. Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm hy vọng của người cha người mẹ và là tương lai của dân tộc. Một dân tộc để vững bước đi lên ở cả hiện tại cũng như tương lai thì thế hệ trẻ giữ một vai trò cực kỳ quan trọng bởi những mầm non đó đang hàng ngày tiếp bước truyền thống tốt đẹp của cha anh đi trước đồng thời cũng không ngừng học tập sáng tạo tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt để trở thành những con người vừa có đức vừa có tài nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh như mong muốn của Bác Hồ kính yêu hàng mong ước cũng như mong muốn của hàng triệu người khác. Trẻ em sinh ra trong thế giới này đều có quyền mà Công ước Quốc tế đã ghi nhận và cũng được pháp luật của mỗi quốc gia quy định. Thực hiên các quyền của trẻ cũng chính là trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng nhà nước của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Trong công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề xã hội như: sự phân hoá giàu nghèo, vấn đề việc làm các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân nhất là đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó đối tượng đầu tiên chịu tác động là trẻ em mồ côi. Trẻ mồ côi là một hiện tượng xã hội, tồn tại ở tất cả quốc gia trên thế giới, là nhóm trẻ đặc thù của công tác xã hội, là nhóm trẻ dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi; trẻ mồ côi ít có cơ hội để phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như hoà nhập với cộng đồng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều chủ trương, chính sách dành cho trẻ em mồ côi. Đặc biệt, nhiều mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành để giúp các em có một gia đình thay thế như: Các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thương… Việc chuẩn bị cho trẻ mồ côi bước vào cuộc sống, thực chất là quá trình giáo dục đào tạo để hình thành kỹ năng
  • 8. 6 sống và phát triển nhân cách toàn diện. Có rất nhiều vấn đề cần giáo dục để giúp trẻ mồ côi sau này trưởng thành, tự lập một cách tự tin, trong đó giáo dục kỹ năng hòa nhập cho trẻ mồ côi không nơi nương tựa là điều hết sức quan trọng, vì trước khi trẻ được đưa đến cơ sở trung tâm bảo trợ xã hội thì thường một thời gian dài trước đó trẻ thiếu sự quan tâm dạy bảo của người thân nên đã hình thành ở trẻ một số đặc điểm tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…, trẻ hay nói tục, đánh nhau, và đó cũng là điểm yếu trong việc hình thành những phẩm chất đạo đức. Nhiều trường hợp các em có biểu hiện phớt lờ với đời sống, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời mình và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy, cần giáo dục kỹ năng hòa nhập cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình. Trung tâm Bảo Trợ xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh Tỉnh, có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng, tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm là 38 trẻ. Ở đây, trẻ mồ côi được chăm sóc được học tập, vui chơi giải trí. [24] Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi ở Trung tâm vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Qua thực tế tiếp xúc trực tiếp thấy rằng, trẻ mồ côi sống tại đây vẫn còn một số biểu hiện như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác. Vấn đề dặt ra cho Trung tâm lúc này là cần phải làm tốt công tác giáo dục kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi nhằm giúp cho các em có được cuộc sống tốt hơn sau khi ra khỏi
  • 9. 7 Trung tâm hòa nhập với cộng đồng. Với lý do như vậy mà tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”. Đề tài này mang đến cái nhìn chính xác hơn về khả năng hòa nhập cộng đồng của trẻ mồ côi ở TTBTXH tỉnh VP. Đồng thời cũng qua luận văn này này chúng tôi mạnh dạn đưa ra góc nhìn mới về trẻ em mồ côi dưới con mắt của nhân viên công tác xã hội, cũng như vận dụng những kỹ năng, phương pháp của CTXH khi làm việc với đối tượng này. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng là mối quan tâm lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và chiến lược phát triển con người. Mối quan tâm này được thể hiện Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990, Nhà nước đã công bố luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã thông qua và đưa Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 1991 - 2000 và Chương trình hành động vì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giai đoạn 1999 – 2002; Quyết định số 65/ 2005/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt để án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010”. [40] Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và công dân. Trẻ em không phân biệt gái, trai, con trong giá thú con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con chung con riêng, không phân biệt tôn giáo, thành phần địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 12/08/1991 có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
  • 10. 8 gồm 26 điều quy định cụ thể quyền, bổn phận của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội phải đảm bảo thực hiện các quyền đó. [24] Đối với trẻ em mồ côi Luật pháp nước ta nhấn mạnh: + Tránh mọi hình thức phân biệt đối xử với trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được đăng ký khai sinh. + Giúp đỡ để các em có điều kiện sống trong tình thương của gia đình, được chăm sóc và bảo vệ. Về đề tài về trẻ em luôn là đề tài được rất nhiều người quan tâm, ở lĩnh vực nào cũng có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng. Trong phạm vi các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, bài viết tiêu biểu: “Khảosát trẻ em mồ côi trên địa bàn Hà Nội” và “Mô hình chăm sóc trẻ em mồ côi ở Hà Nội” của nguyên Giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội Nguyễn Thị Thanh là hai công trình cấp thành phố đề cập đến trẻ em mồ côi và những mô hình tương ứng chăm sóc đối tượng này một cách phù hợp. Công trình đã góp phần nêu cái nhìn tổng quan tình hình trẻ em mồ côi và công tác chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn Thành phố. “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng – Những cơ sở xã hội và thách thức” là bài viết đồng tác giả Nguyễn Hồng Thái và Phạm Đỗ Nhật Thắng đã tìm hiểu sự chuyển đổi cách tiếp cận trẻ em truyền thống sang tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em hiện nay. Theo đó, cách tiếp cận truyền thống là tiếp cận dưới góc độ trẻ em là đối tượng cần được hỗ trợ và bảo vệ từ trên xuống mang nặng tính từ thiện, bao cấp, còn tiếp cận trên cơ sở quyền trẻ em nhìn nhận trẻ em là chủ thể của quyền, có quyền được chăm sóc, bảo vệ. Trước bối cảnh số lượng trẻ em đặc biệt cần được bảo vệ ngày càng gia tăng trong khi các hình thức chăm sóc tập trung đã và đang vượt quá nhu cầu đầu vào thì hình thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng ngày càng trở lên phù hợp hơn. Tác giả đã rất cố gắng khi chỉ ra những bất
  • 11. 9 cập, trở ngại trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng song vẫn chưa chú trọng đến các giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập đó. “Tìm hiểu ảnh hưởng của quan hệ ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với trẻ tới sức khỏe của trẻ em trong các gia đình Việt Nam hiện nay” của tác giả Mai Thị Kim Thanh đăng trên Kỉ yếu Hội nghị Khoa học nữ Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ 6 năm 2001. Tác giả đã nhận định mức độ tâm sự của những người thân trong gia đình đối với trẻ em được thể hiện như sau: tâm sự giữa bố, mẹ với con chiếm 46,2%, ông bà với cháu chiếm 24,8%, mẹ với con chiếm 24,7%, ít tâm sự chiếm 8,0%, anh chị em với nhau chiếm 5,8%, bố với con chiếm 4,6% và không tâm sự chiếm 4,5%. Tỷ lệ tâm sự giữa bố, mẹ, ông, bà với con cái càng thấp thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe con cái, đặc biệt là sức khỏe tinh thần. [5, 51] “Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm 2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật. “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010–2011. Theo cách tiếp cận khái niệm trẻ em mồ côi của MICS thì trẻ mồ côi được định nghĩa là trẻ em dưới 18 tuổi có cha, mẹ hoặc cả cha và
  • 12. 10 mẹ đã tử vong vì bất kỳ nguyên nhân gì. Kết quả điều tra cho thấy, Việt Nam có 83,7% trẻ em trong độ tuổi từ 0–17 tuổi đang sống với cả cha và mẹ, trong khi có 5,2% không sống với cả cha và mẹ. Khoảng 5,7% trẻ em chỉ sống với mẹ dù cha đẻ vẫn còn sống và 2,4% trẻ em chỉ sống với mẹ khi cha đẻ đã tử vong. Khoảng 1,8% trẻ em chỉ sống với cha dù mẹ đẻ vẫn còn sống và 0,7% chỉ sống với cha khi mẹ đẻ đã tử vong. Có 5,3% không sống với cha đẻ. Tỷ lệ này đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (8,8%), so với vùng Tây Nguyên (chỉ 2,3%). Khoảng 3,9% trẻ em có cha đã tử vong hoặc mẹ đã tử vong, hoặc cả cha và mẹ đều đã tử vong. Tỷ lệ này là 6,3% trong nhóm các hộ gia đình nghèo nhất và giảm xuống còn 3,5% trong nhóm hộ gia đình giàu nhất [31, 187]. Kết quả điều tra trên là cơ sở tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu song cần lưu ý rằng các số liệu về thực trạng trẻ em mồ côi của MICS ở trên là theo cách tiếp cận trẻ em mồ côi của MICS. Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam” của tác giả Đặng Bích Thủy đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi... Qua nghiên cứu, tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em. Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả Nguyễn Hải Hữu cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em”.Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại.
  • 13. 11 “Một số kinh nghiệm quốctế và những vấn đề đặt ra đối với việc pháttriển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự tham gia của cộngđồng. Dưới góc độ tâm lý, tác giả Văn Thị Kim Cúc qua công trình “Tổn thương tâm lý của trẻ 10-15 tuổi do ly hôn của bố mẹ” đã tập trung nghiên cứu các tổn thương tâm lý của trẻ thơ trong các gia đình do bố mẹ ly hôn. Các tổn thương này, theo tác giả, là “các vết bầm của tâm hồn” và dù chỉ là những vết bầm, vết xước nhưng cùng với những hoàn cảnh, những ký ức trẻ có trước và sau ly hôn sẽ có những tác động tiêu cực suốt theo chiều dài cuộc đời của đứa trẻ. Các tác động tiêu cực này thể hiện trong nhận thức, hành vi, năng lực ứng xử, xu hướng hành động, mối quan hệ của trẻ với người khác và với xã hội. Các tác động này không hiện nguyên hình dưới dạng hậu quả “hai năm rõ mười” của ly hôn, mà ngụy trang dưới các mặc cảm, các hình thức tự vệ gây ra nhiều hạn chế trong cuộc đời và sự nghiệp của trẻ. “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc pháttriển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau. Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự tham gia của cộngđồng.
  • 14. 12 Công trình “Chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: cơ sở lý luận và thực tiễn pháp lý về dân sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Dương Hải Yến đã tìm hiểu và phân tích các quy định hiện hành về chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên cơ sở nghiên cứu bản chất của quyền trẻ em trong pháp luật dân sự, để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong thực tiễn. “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” là bài viết của tác giả Trần Thị Thanh Thanh, nguyên Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam. Tác giả đã nêu bật các loại trẻ em thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. Dưới góc nhìn về vai trò và hiệu quả hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của các hội, hiệp hội và cơ sở ngoài công lập, TS Thanh đã đưa ra các khuyến nghị với cơ quan có thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức này hoạt động có hiệu quả hơn. Ở góc tiếp cận khác về trẻ em, tác giả Nguyễn Xuân Lập, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội qua bài viết “Một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” đã tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và những chính sách của Nhà nước vận dụng trong những năm qua. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thúc đẩy thực hiện mục tiêu vì trẻ em, đảm bảo các quyền cơ bản cho trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em và luật pháp Việt Nam, tác giả đã đưa ra bảy giải pháp về cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Bảy giải pháp mà tác giả đưa ra đã bao trùm hầu hết những vấn đề tồn tại cơ bản trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam. “Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với các lớp học linh hoạt” là bài viết của tác giả Trần Thị Minh Đức giới thiệu mô hình lớp học linh hoạt phù hợp với các em có hoàn cảnh đặc biệt không thể đến trường học văn hóa hay học nghề dẫn tới chậm phát triển về trí tuệ và có nguy cơ cao lây nhiễm các tệ nạn xã hội. Các em trong lớp
  • 15. 13 học linh hoạt thuộc những gia đình nghèo hoặc có bố mẹ nghiện hút, buôn bán ma tuý, đánh bạc, bị tù v.v... hoặc các em là trẻ mồ côi được ở trong các Mái ấm, Nhà tình thương của cộng động. Tác giả đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu là quan sát, quan sát có sự tham gia, phỏng vấn trẻ, giáo viên, tư vấn viên và cha mẹ trẻ đề giới thiệu một hình thức giáo dục không chính quy, không mang tính hàn lâm sư phạm cho đối tượng học. Vấn đề tác giả đặt ra là triển vọng của các lớp học linh hoạt ở Hà Nội sẽ ra sao nếu các nguồn tài trợ không còn để duy trì để trả lương cho giáo viên, miễn phí sách vở, khám chữa bệnh, thậm chí cả bữa ăn cho các em. Đây là một trong những khó khăn lớn khi triển khai mô hình lớp học linh hoạt trên diện rộng ở Hà Nội. “Xâydựng môi trường bảo vệ trẻ em: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặcbiệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” là đánh giá của Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Đánh giá tập trung đến pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, so sách với các chuẩn mực quốc tế, tìm ra những thiếu hụt và hạn chế của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo từng bước hài hoà với pháp luật và các chuẩn mực quốc tế. Về bảo vệ trẻ em mồ côi, đánh giá đã chỉ ra Việt Nam là nước đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề nhận con nuôi trong nước và nước ngoài. Mặt khác, đánh giá cũng chỉ ra nhiều vấn đề cần phải khắc phục như: chưa có khung pháp lý về công tác đánh giá một cách có hệ thống và chuyên nghiệp đối với trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi để quyết định mô hình chăm sóc nào sẽ phù hợp với lợi ích tốt nhất cho các em, đảm bảo rằng trẻ em được nhận nuôi trong một gia đình thay thế phù hợp nhất với lợi ích của các em. Đây là một trong những phát hiện quan trọng và hết sức có ý nghĩa đối với bảo vệ trẻ em mồ côi. Ở khía cạnh khác về nuôi con nuôi, “Nuôi con nuôi thực tế – Thực trạng và giải pháp” là bài viết của tác giả Nguyễn Phương Lan bàn đến hình thức nuôi con nuôi mà ở đó thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục
  • 16. 14 đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về mặt xã hội, giải quyết tốt vấn đề nuôi con nuôi thực tế còn góp phần củng cố những quan hệ xã hội tốt đẹp, thể hiện bản chất của nhà nước trong việc quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người dân, qua đó củng cố lòng tin của nhân dân vào pháp luật của nhà nước. Cùng cách tiếp cận nhận – nuôi con nuôi,“Đánh giá tình hình chăm sóc nhận nuôi và việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg”, một nghiên cứu được phối hợp thực hiện giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với UNICEF năm 2011. Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng trẻ em mồ côi, trẻ em cần được chăm sóc thay thế cũng như thực trạng việc thực hiện quyết định 38/2004/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi có xu hướng tăng lên do những biến đổi kinh tế - xã hội. Hầu hết các cán bộ ở cả trung ương và địa phương, cũng như cán bộ nhân viên các cơ sở bảo trợ xã hội và những gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ ít biết đến Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã có những trẻ em và gia đình thuộc đối tượng thụ hưởng của Quyết định 38. Nghiên cứu nhận thấy mô hình chăm sóc nhận nuôi là mô hình phù hợp để thí điểm ở các khu vực thành phố/đô thị, nơi được biết có số lượng trẻ em bị bỏ rơi cao hơn và có nhiều gia đình có điều kiện tài chính cũng như kỹ năng chăm sóc trẻ. [40] Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể nhận thấy, các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung như quyền trẻ em, môi trường bảo vệ trẻ, sự hiểu biết về quyền trẻ em, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em (chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, nuôi con nuôi, lớp học linh hoạt…). Tiếp cận dưới góc độ quyền trẻ em, pháp luật dân sự được nhiều tác giả đề cập tới nhằm làm nổi bật vị trí, vai trò của trẻ em trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.
  • 17. 15 Các phương pháp chủ yếu được vận dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu có sự tham gia. Quá tình tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tác giả nhận thấy trẻ em mồ côi là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy vậy, tiếp cận từ góc nhìn công tác xã hội với việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập tới. Đây là một trong những lý do chính để chúng tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu và những trang bị kiến thức về công tác xã hội, chúng tôi chọn đề tài“ Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”. 3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa lý luận - Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các khái niệm, lý thuyết liên quan đến trẻ em mồ côi. Kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu…Đây cũng chính là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành CTXH vốn còn rất mới mẻ ở nước ta. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa thiết thực, giúp cho trẻ mồ côi ở Trung tâm nâng cao kỹ năng hòa nhập, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình trước khi bước ra môi trường xã hội ở bên ngoài. - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức cũng như phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ mồ côi tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động như hiên nay.
  • 18. 16 - Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ em mồ côi sống ở trong các trung tâm bảo trợ nói riêng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là một hình thức quảng bá, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành công tác xã hội đối với tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu ”Nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côiở Trung tâm bảo trợ xã hội ”. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Những trẻ em mồ côi sống ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc - Lãnh đạo, nhân viên trung tâm và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trẻ mồ côi. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi khảo sát: Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. - Phạm vi Thờigian:Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: Theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35].Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em môi côi trong độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi. Bởi vì theo tác giả, ở tuổi này trẻ mồ côi thường hình thành một số đặc điểm tâm lý mang tính tiêu cực như mặc cảm, nhút nhát, giao tiếp kém, thiếu niềm tin vào bản thân và người khác, không nhanh nhạy, quyết đoán…., trẻ hay nói tục, đánh nhau, thiếu ý thức làm chủ cuộc đời mình và dể bị bạn bè xấu lôi kéo. Vì vậy, đây là lứa tuổi cần được trang bị kỹ năng sống giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình. 6. Câu hỏi nghiên cứu
  • 19. 17 - Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm có đáp ứng được nhu cầu tham gia hòa nhập cộng đồng của trẻ em mồ côihay không? - Khả năng hòa nhập trong cộng đồng của trẻ em đã và đang sống trong Trung tâm ra sao? Đâu là nhân tố chính khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng? - Cần làm gì và làm như thế nào để nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi đang sống tại Trung tâm? 7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu vào tìm hiểu thực trạng và phân tích những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi sống tại Trung tâm, từ đó đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, đề tài giúp cho nhân viên Trung tâm hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng ở Trung tâm. 7.2. Nhiệm vụ - Thao tác hóa một số khái niệm và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng khả năng hoà nhập cộng đồng của trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. - Phân tích những yếu tố tác động đến khả năng hoà nhập cộng đồng của các em, đồng thời chỉ ra những vai trò cơ bản của nhân viên Trung tâm trong việc nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các em. - Xây dựng kế hoạch và đưa ra những biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Giả thiết nghiên cứu - Điều kiện và môi trường sống tại Trung tâm đã có rất nhiều hoạt động thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ em mồ
  • 20. 18 côi. - Trong quá trình sinh hoạt và học tập, trẻ mồ côi gặp rất nhiều khó khăn khi giao tiếp với mọi người. Sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình là nhân tố chính khiến trẻ gặp khó khăn khi hòa nhập cộng đồng. - Xóa bỏ sự mặc cảm, tự ti về bản thân, gia đình, tạo điều kiện cho trẻ mồ côi được mở rộng mối quan hệ với bên ngoài. Đồng thời nâng cao hoạt động giáo dục lao động và hướng nghiệp là giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi đang sống tại Trung tâm. 9. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phương pháp luận Đề tài vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin làm phương pháp luận nghiên cứu. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả mọi hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, phát triển, sự phát triển của nó trong các thời kỳ khác nhau, dưới các hình thức kinh tế - xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau. Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội. Dựa trên quan điểm đó có thể thấy nghiên cứu về trẻ em mồ côi cần phải đặt nó trong điều kịên cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của TTBTXHTVP cũng như trong điều kịên chung của cả nước. Trong mỗi điều kiện này thì vấn đề về trẻ em mồ côi sẽ có những biến đổi khác với các hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phù hợp vơi các nhu cầu cũng như những khó khăn của trẻ em mồ côi tại Trung tâm. Trong từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của xã hội sẽ có các yếu tố khác nhau tác động đến khả năng hoà nhập của các em. Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự kiện xã hội này trong mối liên hệ với các sự kiện xã hội khác. Không được tách riêng việc thực hiện quyền trẻ em ra khỏi sự vận hành của đời sống xã hội, mà phải đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với kinh tế,
  • 21. 19 chính trị, văn hoá, xã hội và đặc biệt với các vấn đề xã hội khác như: Lạm dụng trẻ em, xâm hại trẻ em, ngược đãi trẻ em… Tiếp cận theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin tức là trong bối cảnh thực tế tại TTBTXH phải xem xét việc thực hiện công tác hoà nhập cho trẻ em mồ côi trong tình hình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự biến đổi của nền kinh tế - văn hoá - xã hội đã có những tác động như thế nào trong quá trình hoà nhập của trẻ em mồ côi. 9.2. Phương pháp nghiên cứu 9.2.1. Phương pháp thu thập thông tin + Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảnghỏi - Đốitượng: Trẻ em có hoàncảnh mồ côikhông nơi nương tựa, bị bỏ rơicó độ tuổi từ 8 đến16 tuổi tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP. - Dung lượng mẫu: Tất cả trẻ em hiện đang sống tại Trung tâm có độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi (28 em) [24] - Cơ cấu mẫu: + Giới tính Giới tính Số lƣợng Nam 17 Nữ 11 + Cấp học: Cấp học Số lƣợng Tiểu học 7 THCS 11 THPT 10 - Nội dung bảng hỏi dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như: Thực trạng hòa nhập; những khó khăn, trở ngại trong quá trình hòa nhập cộng đồng; cần làm gì để các em ở đây được hòa nhập tốt hơn với môi trường xã hội ở ngoài Trung tâm...
  • 22. 20 + Phương pháp phỏng vấn sâu - Đối tượng: Cán bộ quản lý, nhân viên chăm sóc và trẻ em sống tại Trung tâm bảo trợ. - Dung lượng mẫu: 15 mẫu - Cơ cấu mẫu: Cán bộ quản lý (02), nhân viên chăm sóc (03), đối tượng (05). Giáo viên (02). Học sinh học cùng lớp (03) - Nội dung phỏng vấn sâu dựa trên mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như: Thực trạng hòa nhập; những khó khăn, trở ngại trong quá trình hòa nhập cộng đồng; cần làm gì để các em ở đây được hòa nhập tốt hơn với môi trường xã hội ở ngoài Trung tâm... + Phương pháp phân tích tài liệu Nghiên cứu sử dụng tư liệu từ các công trình sau: - Các báo cáo: Báo cáo tóm tắt phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam 2010, báo cáo hoạt động của một số mô hình bảo vệ trẻ em không nơinương tựa, trẻ em bịbỏ rơi: trung tâm, làng trẻ, mái ấm tình thương, gia đình thay thế…, báo cáo hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở Vĩnh Phúc, báo cáo tình hình hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh VP. - Các kế hoạch: Kế hoạch số 912/KH-UBND ngày 29/3/2011 triển khai thực hiện Nghị quyết 34/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Chương trình hành động vì trẻ em Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu chương trình hành động vì trẻ em năm 2011; Kế hoạch số 4806/KH-UBND ngày 15/11/2011 về thực hiện xây dựng xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2015. Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện theo tiêu chuẩn mới ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ- TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. - Văn bản pháp lý: Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em năm 1990, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004, Luật Nuôi con nuôi năm
  • 23. 21 2010, Luật Phòng chống mua bán người, Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP bổ sung Nghị định 67/2007/NĐ/CP - Chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 2005-2010, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001- 2010, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 - Các công trình nghiên cứu, sách, báo, đánh giá, bài viết về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, mô hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em mồ côi của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả trong cả nước. + Phương pháp quan sát - Quan sát thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cán bộ, nhân viên và với khách đến Trung tâm để biết được mức độ hòa nhập của các em đến đâu. - Quan sát cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ, học tập, làm việc để biết được cách thức tổ chức, bố trí, sắp xếp của Trung tâm và các em - Quan sát thái độ, hành vi của cán bộ, nhân viên đối với các em trong các hoạt động hằng ngày. 9.2.2. Phương pháp thực hành Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi thực hành phương pháp công tác xã hội nhóm để tổ chức các hoạt động ngoại khóa như chơi trò chơi, thảo luận nhóm nhằm mục đích quan sát và đánh giá mức độ hòa nhập của các em, những trở ngại mà các em gặp phải khi tham gia.
  • 24. 22 PHẦN II – NỘI DUNG CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm công cụ trong nghiên cứu. 1.1.1.1. Khái niệm trẻ em Hiện nay, khái niệm “Trẻ em” không đồng nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Australia và Anh, trẻ em được quy định là dưới 18. Tại Singapore, trẻ em là người dưới 14 tuổi. Trong khi đó ở Hồng Kông, trẻ em là nhóm người dưới 16 tuổi. Sở dĩ có sự khác nhau này là do có sự khác biệt về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội. Một lập luận khác để giải thích về sự khác biệt đó là khả năng của nền kinh tế của mỗi quốc gia, bởi vì việc quy định về độ tuổi trẻ em bao giờ gắn liền với trách nhiệm đảm bảo các quyền của trẻ em, ngoài ra còn đảm bảo quyền công dân, quyền con người nói chung ở mỗi quốc gia. Theo Điều 1, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này, trẻ em có nghĩa là dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [27]. Tại Việt Nam, theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [35]. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em theo Điều 11, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trên cơ sở đó, nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu là những em mồ côi từ 8 đến 16 tuổi tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc. 1.1.1.2. Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là một vấn đề xã hội, xuất hiện và tồn tại trong những bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể. Hoàn cảnh đặc biệt ở đây được hiểu theo nghĩa là nhóm trẻ em này gặp những trở ngại khó vượt qua để thực hiện những quyền cơ bản như quyền được sống cùng cha mẹ, gia đình; quyền được bảo vệ; quyền được
  • 25. 23 học tập, chăm sóc về thể chất, sức khoẻ; quyền được vui chơi giải trí… nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình và người thân. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hiểu là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng” [35]. Cũng trong Luật này, Điều 40 quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại;trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật” [35]. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng khái niệm Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 và Điều 40 trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004. 1.1.1.3. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi Theo Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này là không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng bố mẹ: “Trẻ em tạm thời hoặc hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [27]. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 thì trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau [35]: Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích ruột thịt (ông, bà nội, ngoại; bố, mẹ nuôi hợp pháp; anh, chị) để nương tựa.
  • 26. 24 Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xác định, trẻ em mồ côi là những em từ 0 đến 16 tuổi và có hoàn cảnh: Mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ; và/hoặc không đủ nguồn lực nuôi dưỡng (cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột không đủ năng lực dân sự, năng lực kinh tế để nuôi dưỡng); và/hoặc không xác định được những người thân thích (gồm có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi hợp pháp; ông, bà nội, ngoại; anh, chị, em ruột) đang sống tại TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc. 1.1.2. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu [19, tr 19- 23] Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái tâm lý học nhân văn. Năm 1943, ông đã phát triển một trong các học thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là lý thuyết về thang bậc nhu cầu của con người. Trong lý thuyết này. ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Trong bài luận văn này tác giả đã vận dụng 5 nấc thang nhu cầu cơ bản của con người theo giai đoạn đầu của lý thuyết Maslow. + Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được gọi là nhu cầu của cơ thể hoặc nhu cầu sinh lý (physiological need), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,... đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một
  • 27. 25 người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông bà ta cũng sớm nhận ra điều này khi cho rằng "có thực mới vực được đạo", cần phải được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, lúc ấy các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu + Nhu cầu về an toàn, an ninh (safety, security needs): Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiển trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm, các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ...Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về. Nhu cầu này được thể hiện qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để ở... + Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm... + Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng, vì nó thể hiện hai cấp độ: Một là: Nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân. Hai là: Nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tin tưởng vào khả năng của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến một đứa trẻ học tập tích cực hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn. + Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)
  • 28. 26 Maslow mô tả nhu cầu này như sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình " sinh ra để làm". Nói một cách đơn giản, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội. Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôi tìm hiểu nhu cầu của các em tại Trung tâm BTXH theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow. Mặt khác, trên cơ sở lý thuyết nhu cầu, tác giả còn tìm hiểu xem Trung tâm đã đáp ứng những nhu cầu nào để công tác nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi tại Trung tâm ngày một tốt hơn. 1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống và sinh thái [19, tr19- 23] Theo Barker “ hệ thống là một sự kết hợp các yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhận biết. Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kết hợp những yếu tố này”. Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một quy luật nhất định tạo thành một chỉnh thể, có khả năng thực hiện những chức năng cụ thể. Mỗi hệ thống bất kỳ nào đều có các thành tố: hành vi, cấu trúc, văn hóa và diễn biến của hệ thống. Lý thuyết sinh thái được hiểu là những liên hệ, tác động, ảnh hưởng giữa các thành tố cùng tồn tại trong một môi trường sống. Những mối liên hệ này có tính hai chiều và phụ thuộc vào nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, chúng ta phải tìm hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống sinh thái cho rằng, một hệ thống, vừa bao gồm các tiểu hệ thống nhỏ trong nó đồng thời nó cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống
  • 29. 27 rộng lớn hơn. Hệ thống càng phức tạp thì tổng hợp các tiểu hệ thống và các thành tố càng đa dạng. Giữa các thành tố có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Sự thay đổi, biến động của mỗi thành tố trong một hệ thống đều ảnh hưởng, tác động đến các thành tố khác và ngược lại. Bởi những liên hệ đó mà tập hợp các tiểu hệ thống và thành tố tạo thành một sự toàn vẹn, thống nhất. Cả lý thuyết hệ thống và lý thuyết sinh thái đã hỗ trợ cho nghề Công tác xã hội như cung cấp cho người thực hành một khuôn khổ để phân tích sự tương tác luôn thay đổi, không ổn định của con người trong môi trường của họ. Hai công trình lý thuyết này tạo thuận lợi cho quá tình liên kết những lý thuyết đã có từ trước như lý thuyết tâm lý-động học và lý thuyết hành vi lại với nhau, giúp cho những người thực hành hình dung quá trình của con người như một tổng thể. Sau khi sự liên kết đã thiết lập những người thực hành nghề nghiệp lựa chọn ra những khái niệm mà họ tán thành và sử dụng trong công việc theo một phong cách có tổ chức và kỷ luật. Với trẻ em, lý thuyết hệ thống sinh thái chỉ ra sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, các cộng đồng, nhóm, gia đình ảnh hưởng lên trẻ em. Lý thuyết hệ thống sinh thái cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa trẻ em và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội. Mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh. Trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tác giả nhận thấy TTBTXH tỉnh Vĩnh Phúc là một hệ thống trong đó bao gồm các tiểu hệ thống: nhân sự (cán bộ lãnh đạo, nhân viên chăm sóc, trẻ em), đối tác, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính… Mặt khác, Trung tâm cũng là một tiểu hệ thống nằm trong một hệ thống rộng lớn hơn là Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Dưới cách nhìn nhận TTBTXH là một hệ thống và cũng là một tiểu hệ thống, khi tiến hành những can thiệp cụ thể tại Trung tâm tác giả không thực hiện những hoạt động riêng lẻ, rời rạc đối với từng bộ phận mà thực hiện đồng bộ các bộ phận trong Trung tâm. Chẳng hạn, việc tiến hành thu thập thông tin, chúng tôi đã thực hiện
  • 30. 28 các nhóm đối tượng khác nhau: nhóm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, nhóm cán bộ làm công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em tại Trung tâm, nhóm gia đình của các trẻ... Do vậy, kết quả thu thập thông tin phản ánh thông tin khách quan về thực trạng hòa nhập cộng đồng của các em tại tại Trung tâm. Bên cạnh đó, tìm hiểu thực trạng hòa nhập cộng đồng của trẻ em trên cơ sở lý thuyết hệ thống sinh thái, tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa trẻ với các cá nhân, tổ chức, nhóm cộng đồng trong một hệ thống sinh thái, ở đó, các mối quan hệ có sự tác động qua lại với nhau. Để hiểu một yếu tố nào đó trong môi trường, ta phải nghiên cứu cả hệ thống môi trường xung quanh họ, vì vậy bất cứ việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó. Lý thuyết hệ thống sinh thái có ảnh hưởng rất nhiều đến các phương thức thực hiện trong công tác xã hội như tư vấn, xử lý ca, tư vấn nhóm, tổ chức và phát triển cộng đồng. 1.1.2.3. Lý thuyết vai trò [19, tr19- 23] Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối tác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ. Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hội quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó phải được thực hiện ra sao. Những hành vi được thực hiện đúng với mong muốn của xã hộiđược gọilà những chuẩn mực và giá trị xã hội đó. Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thường đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không được tổ chức và vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng, chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không.
  • 31. 29 Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặt các khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó. Khuynh hướng thứ hai giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bản gợi ý, một thứ kịch bản mở. Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linh hoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằng mình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai. Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, tác giả nhận thấy mỗi một bộ phận tại Trung tâm bao gồm: cán bộ quản lý trung tâm, cán bộ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bản thân trẻ... có những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò thể hiện qua những công việc, nhiệm vụ cụ thể. Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạt động của Trung tâm qua công việc như lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá... các cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em và các em đang sinh sống tại Trung tâm. Ngoài ra, cán bộ quản lý còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động của Trung tâm với Sở lao động thương binh và xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc. Đối với cán bộ làm công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ, các vai trò của một nhân viên như vai trò là người “mẹ”, người chị quán xuyến, hướng dẫn, đốc thúc các em thực hiện chế độ, nội quy của Trung tâm; là người “thầy” dạy dỗ, giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em, giúp các em có tư tưởng ổn định, tâm lý phát triển lành mạnh, có niềm tin vào bản thân mình; là người “bạn” luôn quan tâm, chia sẻ, động viên các em. Bên cạnh đó còn có vai trò của một nhân viên Công tác xã hội khi thực hiện các công việc hỗ trợ xác định nhân thân, kết nối tạo việc làm, giám hộ/biện hộ, cho các em khi cần thiết. Đối với các em, các em lớn có vai trò hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ học hành các em nhỏ hoặc những em mới đến. Các em nhỏ có vai trò bảo ban khi các bạn vi phạm nội quy. 1.1.2.4. Lý thuyết cấu trúc – chức năng [19, tr19- 23]
  • 32. 30 Về mặt thuật ngữ, lý thuyết cấu trúc – chức năng còn có các tên gọikhác là thuyết chức năng – cấu trúc, thuyết chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học như Auguste Comte, Herbert Spencer, Emile Durkheim, Talcott Parsons, Robert Merton ... Các tác giả của thuyết cấu trúc - chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương đối ổn định, bền vững. Theo quan điểm của Talcolt Parsons, người khởi xướng thuyết cấu trúc - chức năng, mỗi hệ thống đều có 4 chức năng được thể hiện theo sơ đồ: Phù hợp (adapation), đạt mục đích (goal attainment), hoà nhập (integration), bảo toàn cấu trúc (latency/ pattern maintenance). Điều đó có nghĩa, mỗihành động của bất kỳ của một nhóm, một thể chế hay một xã hội nào cũng đều có những nét chung đó là:hoạt độngtrong một hệ thống với những điều kiện cho phép. Ông còn khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa cấu trúc và chức năng, trong đó cấu trúc giữ vai trò quyết định. Sự thay đổi về mặt chức năng sẽ làm hoàn thiện cấu trúc của nó. Khác với Parsons luôn coi mọi hệ quả của một thiết chế xã hội là chức năng với nghĩa là những tác dụng tốt, có lợi cho toàn bộ cấu trúc xã hội, nhà xã hội học Robert Merton chỉ ra những hệ quả làm cản trở, thậm chí gây rối loạn, làm giảm khả năng tồn tại, thích ứng của cấu trúc. Ông khái quát đó là hiện tượng loạn chức năng hay phản chức năng. Để nhận diện được hiện tượng này cần trả lời câu hỏi: hệ quả của một hiện tượng xã hội đem lại lợi ích hay gây tổn hại đến lợi ích của ai? Tuy nhiên, trong một cấu trúc mà các bộ phận có mối quan hệ tương tác với nhau thì nhiều khi hệ quả của một hiện tượng có thể mang lại lợi ích cho nhóm người này nhưng lại có hại cho nhóm người khác, tức là phản chức năng. Do đó, nhận định là chức năng hay phản chức năng phụ thuộc vào mục đích,vị trí trong mối quan hệ mà hiện tượng đó diễn ra.
  • 33. 31 Vận dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng trong nghiên cứu, chúng tôi xem xét Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em mồ côi Hà Cầu là một cấu trúc tổng thể, thống nhất trong đó mỗi bộ phận có các chức năng cụ thể. Các chứa năng của các thành phần đó không tách rời nhau mà có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Do đó, mỗi một chức năng không được thực hiện sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác trong một bộ phận đồng thời cũng tác động tới các bộ phận khác. Trong cấu trúc tổng thể là Trung tâm, mỗi bộ phận thực hiện các chức năng qua các mối quan hệ: Giám đốc – nhân viên, giám đốc – trẻ em, nhân viên – trẻ em. Nếu mỗi bộ phận thực hiện đúng chức năng thì cấu trúc tổng thể hài hòa, phát triển ngược lại nếu không thực hiện đúng chức năng (phản chức năng) thì cấu trúc có nguy cơ lỏng lẻo, bị phá vỡ. Mặt khác, xem xét một cấu trúc rộng lớn hơn đó là hệ thống bảo vệ trẻ em thì Trung tâm nằm trong mối quan hệ với gia đình, nhà trường, tổ chức xã hội, cộng đồng nơi cư trú, chính sách, chế độ ưu đãi... Trong mối quan hệ này, các chức năng của gia đình và Trung tâm có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần của trẻ em. Giảm thiểu hay mất mát chức năng gia đình khiến cho các em mất đi môi trường xã hội hóa đặc biệt quan trọng. Một trong những giải pháp hữu ích là mang lại cho các em các chức năng gia đình thay thế. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chăm sóc, nuôi dưỡng dưới hình thức “gia đình” đang ngày càng phổ biến tại các cơ sở bảo trợ xã hội dành cho trẻ em. Cán bộ chăm sóc, bảo vệ trẻ được gọi là “bà, mẹ”, người lớn tuổi hơn là các “anh, chị” còn người ít tuổi hơn gọi là “em”. Các xưng hô, ứng xử tại trung tâm cũng được thực hiện nề nếp giống như một gia đình thực thụ. Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết cấu trúc – chức năng, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu là nền tảng lý luận cho phép nhóm nghiên cứu phân tích, lý giải mối quan hệ giữa tương hỗ các thành phần, bộ phận của Trung tâm; chức năng của mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hài hòa của cấu trúc tổng thể; và mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ thể khi tham gia vào
  • 34. 32 các mối quan hệ trong cùng hệ thống hoặc với hệ thống khác xung quanh. Ngoài ra, việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của trẻ cũng như của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm cũng là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết các em đã và đang chịu thiệt thòi hơn về cuộc sống, tình yêu thương so với những trẻ em bình thường khác. 1.1.3. Đặc điểm tâm lí trẻ em mồ côi 1.1.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em mồ côi Những trẻ em khi sinh ra và lớn lên không có được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ có nghĩa là chúng sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những khó khăn này gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ, trong đó khó khăn lớn nhất là thiếu thốn về đời sống vật chất và thiếu thốn tinh yêu thương chăm sóc của cha mẹ. Những khó khăn đời sống vật chất như thiếu thực phẩm, không có nhà ở không đủ phương tiện sinh hoạt hằng ngày, không được hưởng điều kiện chăm sóc vệ sinh… Khó khăn về đời sống vật chất không chỉ ḱì m hãm sự phát triển thể chất của các em cọ̀ n làm cho các em mất đi nhiều quyền cơ bản như học tập, vui chơi giải trí hay tham gia hoạt động xã hội. Thay vào đó, các em phải tham gia lao động phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Chính những khó khăn này đã làm cho các em có cảm giác thua thiệt, từ đó có thái độ tiêu cực, tự ti, mặc cảm dẫn đến mất đi các động cơ kích thích học tập, rèn luyện và phấn đấu. Tuy nhiên có những em nhận thức được hoàn cảnh của mình nên khi có được sự hỗ trợ thích hợp bên ngoài các em rất trân trọng sự giúp đỡ đó và tỏ ra rất có ý chí vượt khó để phấn đấu lao động và học tập. Thiếu vắng đi tình thương yêu của cha mẹ, gia đình, đặc biệt là ở những năm đầu trong quá trnh sống của trẻ có nghĩa làtrẻ sẽ mất đi một môi trường xã hội hóa cơ bản nhất, đầu tiên nhất của con người. Quá trình xã hội hóa là một quá trình liên tục, nó bắt đầu ngay từ khi còn là hài nhi trong bụng mẹ. Những năm đầu, cha mẹ là người xây những viên gạch nền tảng của quá trình này. Ví dụ như trẻ học cách thể hiện tình cảm của mình đúng lúc, học cách giao tiếp trong xã hội, học các lễ nghi phong tục,
  • 35. 33 tập quán. Nếu không có cha mẹ, nghĩa là trẻ mất đi cơ hội học hỏi những vấn đề này và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc tạo lập các mối quan hệ xã hội sau này của trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi những người thân như họ hàng, cộng đồng và xã hội hãy quan tâm, dìu dắt các em ngay khi mà các em bị chia lìa khỏi cha mẹ. Trẻ em cũng như tất cả mọi người chúng ta luôn cần tới sự nâng đỡ, an ủi mỗi khi gặp khó khăn và đối với trẻ mồ côithì điều đó càng quan trọng. Do thiếu vắng cha mẹ nên đờisống tình cảm của các em thường bị xáo trộn: những mất mát mà các em phải chịu, những khó khăn đời thường mà các em phải trải nghiệm nếu không có một ai nâng đỡ, điều này dễ dẫn đến sự nghi hoặc, sự bất cần của các em vào cuộc sống. Điều này cũng giải thích cho hiện tượng phạm pháp ở trẻ không có cha mẹ. Nếu người chăm sóc cho trẻ thấy được sự quan tâm, tin yêu của ḿ nh đối với trẻ, trẻ sẽ có một tình cảm rất sâu nặng, biết ơn với người đó, lấy đó làm niềm tin, nghị lực cho cuộc sống và mỗi khi gặp khó khăn các em sẵn sàng tìm đến chia sẽ và xin lời khuyên nhủ. 1.1.3.2. Tâm lí trẻ em mồ côi Cho đến nay vẫn chưa có một kết quả nghiên cứu hay tài liệu cụ thể nào nói rõ về tâm lí trẻ em mồ côi, thông thường người ta dựa trên tâm lí trẻ em và những nét biểu hiện thực tế của trẻ em mồ côi để phác họa một số nét tâm lí cơ bản của trẻ em mồ côi. Điều đầu tiên trong tâm lí trẻ mồ côi là cảm giác cô đơn, trống trải. Trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số phận…. Trẻ lo lắng sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với bạn bè… Một số trẻ trở nên liều lĩnh, gan lỳ, mánh khóe cốt sao có tiền kiếm bữa cơm để tồn tạiqua ngày. Một số trẻ lại có khả năng tự lập từ rất sớm. Các em hoài nghi mọi người, hoài nghi cuộc sống, thù ghét mà không rõ lí do những đứa trẻ hơn nó về gia thế hay có đầy đủ cha mẹ. Trẻ mồ côi sẽ hằn thù sâu đậm đàn ông hay đàn bà nếu trẻ sống với cha dượng, mẹ kế hay người chăm sóc đối xử tệ bạc và ngược đãi trẻ hoặc nhẫn tâm bỏ rơitrẻ. Tuy nhiên, các em biết chia sẽ, đồng cảm và giúp đỡ các bạn có cùng cảnh ngộ như mình. Trẻ luôn khao khát tình thương, luôn mơ ước có một gia đình có cha mẹ.
  • 36. 34 Trẻ thèm được cha mẹ chở đi học, đi chơi và được yêu thương như bao trẻ em có cha mẹ. Đối với các em ước mơ về một gia đình tuy nhỏ bé nhưng lại rất xa vời. 1.1.4. Cơ sở pháp lý của Việt Nam về trẻ em mồ côi hiện nay Trẻ em ở Việt Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã luật hóa thành những quy định, điều khoản, chế tài trong các bộ luật, luật. Mặt khác, nhiều đề án, chính sách, chương trình hành động được ban hành có tính thực tiễn cao góp phần không nhỏ hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung, trẻ em mồ côi nói riêng. Đảng và Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, kịp thời điều chỉnh mọi quan hệ xã hội phát sinh, trong đó có pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 12/08/1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (có hiệu lực từ ngày 16/08/1991. Ngày 15/06/2004, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi năm 2004 nhằm từng bước điều chỉnh luật cho phù hợp hơn trong thực tiễn. Hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, nhiều chương trình, đề án, chính sách, kế hoạch hành dộng được ban hành nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ trong đó có nhóm trẻ em mồ côi. Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2010 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 23/2001/QĐ-TTg ngày26 tháng 02 năm 2001), bên cạnh các mục tiêu đối với trẻ em nói chung thì các mục tiêu đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi cũng được quy định cụ thể: Tăng tỷ lệ trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được chăm sóc bằng mọi hình thức từ 70% lên 80% vào năm 2005 và 100% vào năm 2010; 70% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, chăm sóc vào năm 2010.
  • 37. 35 Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011) đã triển khai Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng. Đối với trẻ em mồ côi, mục tiêu của dự án: 90% trẻ em mồ côi được chăm sóc. Ngày 26 tháng 4 năm 2013, Chính phủ ban hành Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa giai đoạn 2013-2020 (Quyết định Số: 647/QĐ-TTg). Đề án nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng, trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống. Mục tiêu cụ thể của Đề án là phấn đấu đến năm 2020 có 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp; tiếp tục thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở bảo trợ xã hội và nhà xã hội để đủ điều kiện chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ góc độ pháp lý, thông qua các chương trình, đề án, kế hoạch hành động đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em mồ côi. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng minh chứng với cộng đồng quốc tế về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em ở Việt Nam nói chung và công tác nâng cao kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi sống trong TTBTXH nói riêng. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong 3 vùng quy hoạch: Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc là 1.231,77 km2, gồm 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện, dân số 1,020 triệu người.
  • 38. 36 Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý của nhiều nút giao thông quan trọng là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ toả đi khắp đất nước; thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Vĩnh Phúc nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và đường vành đai IV thành phố Hà Nội...có hệ thống đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Vĩnh Phúc có 4 sông chính là sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Vĩnh Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Vĩnh Phúc nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia: Có khu nghỉ mát Tam Đảo, với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, nằm trong khu rừng nguyên sinh khoảng 1.500ha. Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như Đại Lải, Làng Hà, Đầm Vạc... Nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia như: Tây Thiên, Tháp Bình Sơn… được du khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Vĩnh Phúc có 03 sân Golf đã đi vào hoạt động: sân golf Tam Đảo, sân golf Nam Đầm Vạc, sân golf Đại Lải. Do những điều kiện thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, cũng như khả năng lớn về ngân sách nhà nước, cho nên các chính sách về an sinh xã hội tiếp tục được duy trì và đảm bảo, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ ở mức cao, Vĩnh Phúc là địa phương đứng đầu cả nước về điểm bình quân các bài thi đại học năm 2013. Công tác phân luồng tiếp tục được triển khai tích cực, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT là 70%. Công tác chăm
  • 39. 37 sóc sức khỏe cho nhân dân được chú trọng, không có dịch bệnh lớn xảy ra; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 11,9% (kế hoạch là 12%). Giải quyết việc làm được quan tâm và kết quả đạt được là đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn gặp khó khăn, đã giải quyết việc làm được cho 20.507 lao động đạt 97,6% kế hoạch, tăng 5,2% so với năm 2012, xuất khẩu lao động được 491 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 5,0% (đaṭ kế hoac ̣h ). Tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên địa bàn đạt 67%, tăng 6% so năm 2012.Tỉnh đã tổ chức thành công Tuần Văn hoá - Du lịch năm 2013. Phong trào “Toàndân xây dưng đời sống văn hóaở khu dâncư” gắn với việc thưc ̣ của Tỉnh ủy đã đi vào nề nếp. [1, tr 3-4] hiên Chỉ thị s ố 11-CT/TU ngày 18/10/2012 1.2.2. Vài nét về tình hình công tác BVCSTE tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua [1] Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc luôn chú trọng đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo và thực hiện nhiều mô hình hướng tới trẻ em và vì trẻ em: phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; “Ngôi nhà an toàn” cho trẻ em đồng thời phát động Tháng hành động vì trẻ em... Không những thế, tỉnh đã chỉ đạo việc tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện việc xây dựng “Xã, phường phù hợp với trẻ em”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 115 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Tính riêng 9 tháng 2013, toàn tỉnh đã tổ chức khám sức khoẻ cho 4.547 trẻ em dưới 5 tuổi; cấp thực phẩm phục hồi dinh dưỡng cho 1.429 trẻ em bị suy dinh dưỡng; cấp sữa tươi dinh dưỡng cho 1.170 trẻ em; hỗ trợ sách, vở, đồ dùng học tập cho 126 trẻ em có nguy cơ lang thang, nguy cơ lao động nặng nhọc; cấp 350 xuất quà nhân dịp Tết Trung thu năm 2013 cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
  • 40. 38 tỉnh. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6... các địa phương đều tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ; tặng quà, cấp học bổng nhằm động viên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong cuộc sống. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, trong thời gian tới tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; làm tốt công tác nhân đạo, từ thiện đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cơ sở; tiếp tục triển khai hoạt động các mô hình “Ngôi nhà an toàn cho trẻ em”, “Hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng”; nhân rộng mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh cho trẻ. 1.2.3. Vài nét về Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuát, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Lịch sử hình thành Trung tâm Bảo Trợ Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đóng trên địa bàn thôn Lai Sơn - Phường Đồng Tâm – Thành phố Vĩnh Yên và chính thức được thành lập ngày 24/01/1997 theo quyết định số 96-QĐ- UBND của UBND tỉnh Vĩnh phúc. Cơ quan
  • 41. 39 chủ quản trực tiếp là Sở lao động thương binh và xã hội Vĩnh Phúc. Là nơi tiếp nhận những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên phạm vi địa bàn của tỉnh. Các đối tượng trong Trung tâm luôn có sự thay đổi theo từng năm. Đến nay Trung tâm Bảo trợ đã thành lập được 16 năm có cơ cấu tổ chức ổn định, đầy đủ các phòng ban và các khu nhà dành riêng cho đối tượng. Mục đích thành lập Trung tâm Bảo Trợ xã hội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Sở lao động thương binh tỉnh Vĩnh Phúc có mục đích thành lập là tiếp nhận các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giáo dục phục hồi chức năng theo chính sách quy định hiện hành, tổ chức hướng nghiệp, hướng dẫn đối tượng tăng gia sản xuất, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm và giúp đối tượng tái hoà nhập xã hội. Trung tâm Bảo trợ xã hội được phép đề nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xin giao nhận trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ngoài giá thú đang nuôi trong hoặc nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tại thời điểm hiện tại tổng số đối tượng đang được nuôi dưỡng là 146 người trong đó người già cô đơn không nơi nương tựa là 44 người, người tàn tật là 29 người, trẻ em mồ côi, trẻ em sơ sinh ngoài giá thú là 72 người, trẻ em nhiễm HIV là 01 cháu. Như vậy mục đích chủ yếu khi thành lập trung tâm là tiếp nhận các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục hướng nghiệp dạy nghề…giúp đỡ đối tượng tái hoà nhập xã hội, phát huy mô hình tự quản, tinh thần tương thân tương ái làm cho đối tượng ngày càng gắn bó với trung tâm hơn. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Chức năng Nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Trẻ mồ côi, người tàn tật, người thiểu năng trí tuệ, người nhiễm HIV, người già không nơi nương tựa. Tham vấn, tư vấn cho các đối tượng trong Trung tâm. Tổ chức cho đối tượng tăng gia