SlideShare a Scribd company logo
1 of 87
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG PHƢƠNG LIÊN
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN
YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Công tác Xã hội
Mã số: 8 76 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TIẾN NAM
HÀ NỘI, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Tiến Nam.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
hoàn toàn trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN
Đặng Phƣơng Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO 12
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...................12
1.2. Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi thuộc hộ nghèo .......................................................................................................15
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi thuộc hộ nghèo ......................................................................................21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN
MINH, TỈNH HÀ GIANG..........................................................................................25
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................25
2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ...................................................................................30
2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo
đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. ....................................................34
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.......................................48
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC
HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG ...........59
3.1. Quan điểm, chiến lược về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay.................59
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo .............................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................67
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nội dung
1 CTXH Công tác xã hội
2 CSSK Chăm sóc sức khỏe
3 CTV CTXH Cộng tác viên Công tác xã hội
4 DVCTXH Dịch vụ Công tác xã hội
5 LĐTB-XH Lao động – Thương binh – Xã hội
6 NVCTXH Nhân viên Công tác xã hội
7 NCT Người cao tuổi
8 NCTTHN Người cao tuổi thuộc Hộ nghèo
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng quan khách thể nghiên cứu..............................................................27
Biểu đồ 2.2. Vấn đề tâm lý của người cao tuổi thuộc hộ nghèo...................................30
Biểu đồ 2.3. Thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi thuộc hộ nghèo...........31
Biểu đồ 2.4. Thực trạng sức khỏe xã hội của người cao tuổi thuộc hộ nghèo..............31
Biểu đồ 2.5. Nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo ............................................32
Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi thuộc hộ ngheo.................................................................................................35
Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN được tiếp cận.........37
Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ tuyên
truyền nâng cao nhận thức.............................................................................................39
Bảng 2.4. Các nội dung dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách người cao tuổi thuộc hộ
ngheo được tiếp cận.......................................................................................................40
Biểu đồ 2.10. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ hỗ trợ,
giải quyết chế độ chính sách..........................................................................................43
Biểu đồ 2.11. Các loại dịch vụ tư vấn, tham vấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
thuộc hộ nghèo được tiếp cận........................................................................................44
Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo đối với dịch vụ tư
vấn, tham vấn trong chăm sóc sức khỏe........................................................................46
Biểu đồ 2.13. Yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm đối tượng (NCTTHN) đến việc tiếp cận
dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe.........................................................48
Biểu đồ 2.14. Yếu tố ản h hưởng của cơ chế chính sách đến dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo .................................52
Biểu đồ 2.15. Yếu tố ảnh hưởng của ngân sách, cơ sở hạ tầng đến việc cung cấp dịch
vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...........................................54
Biểu đồ 2.16. Yếu tố ảnh hưởng của nhân viên công tác xã hội đến việc cung cấp dịch
vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo...............56
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người cao tuổi nói chung và người cao tuổi thuộc hộ nghèo nói riêng là một
trong những nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất do những thay đổi về
sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan
hệ xã hội và lối sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tốc độ già hóa dân số của Việt
Nam đang ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, hệ
thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi; chưa có hệ
thống chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; chưa có hệ thống cung ứng việc làm
cho người cao tuổi... Chính vì vậy, việc trợ giúp người cao tuổi, đặc biệt là người
cao tuổi thuộc hộ nghèo trong cuộc sống là rất cần thiết.
Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi, đời sống kinh tế -
xã hội của người dân đang từng bước phát triển. Tuy nhiên vẫn còn không ít những
khó khăn còn tồn tại ở các mặt kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao
và số lượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo cũng đang ngày càng tăng. Công tác
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói chung, trong đó có người cao tuổi thuộc hộ
nghèo đã được triển khai và đem lại hiệu quả nhất định như: Luôn chi trả đúng thời
gian và đủ số tiền trợ cấp hàng tháng, việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đúng thời gian
quy định, có các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và các
hoạt động vận động nguồn lực cộng đồng trong các hoạt động nâng cao sức khỏe và
đời sống tinh thần của người cao tuổi. Tuy nhiên, số lượng NCTTHN vẫn còn ở
mức cao. Trong cuộc sống hằng ngày, NCTTHN không chỉ gặp những khó khăn về
thể chất mà còn cả tinh thần. Chính vì vậy, không chỉ nghèo đói mà tuổi cao sức
yếu cũng khiến cuộc sống của họ càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vai trò của
CTXH trong việc CSSK không chỉ về sức khỏe thể chất và còn là sức khỏe tinh
thần, sức khỏe xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai các DVCTXH tại thành phố Hà
Giang nói chung và địa bàn huyện Yên Minh vẫn chưa đồng bộ và kịp thời tới
nhóm NCTTHN. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về CTXH đối với NCT, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu về DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Hơn nữa DVCTXH là
2
một hoạt động còn khá mới và chưa được triển khai một cách chuyên nghiệp tại địa
bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Dịch vụ công tác xã hội
trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được đề cập trên các sách, báo, luận án,
luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề sức khỏe của Người cao tuổi cũng như vấn đề
chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng, như:
2.1. Trên thế giới:
* Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi:
- Annette L. Fitzpatrick, Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và John A.Robbins
(Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học
California – Davis và Đại học Wake Forest) (1994), “Barriers to Health Care
Access Among the Elderly and Who Perceives Them.
Nghiên cứu này khái quát thực trạng người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe
như thế nào và những khó khăn ngăn cản việc người cao tuổi nhận được sự quan
tâm, chăm sóc tại nước Mỹ. Từ những kết quả được nghiên cứu này có thể áp dụng
để nghiên cứu những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam. Điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng
và những nhà hoạch định chính sách của nước ta nói chung [26].
- Masoud Pezeshkian (2002), Minister of Health and Medical Education of
Iran, Second World Assembly on Aging, Madrid. Nghiên cứu được thực hiện tại
Iran và chỉ ra rằng có hơn 4 triệu người từ 60 tuổi trở lên trong đó có 57% đang
sống trong khu vực thành thị. Phụ nữ với tỷ lệ có học vấn thấp hơn và sự phụ thuộc
về tài chính cao hơn chiếm một nửa trong tổng số người cao tuổi. Mặc dù thách
thức về già hóa đã trở nên rõ nét, Iran có những truyền thống được thiết lập trong
một thời gian dài dựa theo những lời giáo huấn của đạo Hồi. Những lời giáo huấn
3
này luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong các vấn đề của chính phủ để cung cấp các nhu
cầu về xã hội và y tế cho người cao tuổi. Do đó, việc cấp bách là phải giúp đỡ
những điều kiện về kinh tế - xã hội để cho phép mọi người ở mọi lứa tuổi có thể
cùng hòa nhập trong xã hội. Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ xã hội là nhằm cung cấp
sự tiếp cận về các dịch vụ y tế và an sinh xã hội cũng như sự ổn định về tinh thần và
tình cảm và an sinh là quan trọng, đặc biệt là phụ nữ. Hệ thống chăm sóc y tế ban
đầu bao gồm các chương trình toàn diện để kiểm soát và phòng chống bệnh tật
không lây nhiễm và các vấn đề y tế. Tuy nhiên, phát huy lối sống khỏe mạnh vẫn là
nền tảng của các chương trình. Việc xem xét lại những quy tắc liên quan đến y tế để
hoàn thiện lão khoa và biến tất cả cá dịch vụ trở nên có thể tiếp cận được trong hệ
thống y tế [29].
- Population Ageing in Pakistan and its implications, Mohammad Afzal,
(1994), “The Ageing of Asion Population United Nations”. Nghiên cứu được thực
hiện tại Pakistan trong những năm 1984 – 1985, khoảng 12% những người trong
nhóm tuổi từ 60 – 64 và 25% những người từ 65 tuổi trở lên có một số khuyết tật.
Trong số những người cao tuổi khuyết tật, những người mù, điếc, què và những tật
nguyền về cả thế xác lẫn tinh thần đều có tỷ lệ cao. Không phải tất cả các căn bệnh
tuổi già đều là giai đoạn cuối hoặc chúng đều dẫn đến khuyết tật. Do vậy, nếu có
một kế hoạch giáo dục về sức khỏe thì nhiều căn bệnh có thể được phòng và điều trị
để người bệnh có thể sống độc lập hơn và khỏe mạnh hơn [30].
* Nghiên cứu về Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi:
- Chanitta Soommaht, Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen
(2008), “Developing Model of Health Care Management for the Elderly by
Community Participaton in Isan.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng việc quản lý của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe
4
người cao tuổi là phương pháp hiệu quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng
việc chăm sóc y tế được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và
ấm áp hơn. Mô hình này gợi cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng
vào Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng [27].
- Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern (2008), “Evaluating a
community – based participatory research project for elderly mental healthcare in
rural America”. Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông thôn Mỹ. Nghiên cứu này
nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chương trình chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho người người cao tuổi ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu
hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành công của chương trình.
Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện hơn nữa các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại nông thôn. Mô hình chăm sóc
sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quan tâm nghiên
cứu để có thể góp phần xây dựng các mô hình cho người cao tuổi phù hợp với nước
ta [28].
- Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi
quốc tế (Hepl Age International) (2012), “Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và
thách thức”. Báo cáo đã đánh giá quá trình kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về
người cao tuổi thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi.
Nhiều ví dụ minh họa về những chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công các
mối quan tâm của người cao tuổi được đưa ra trong báo cáo.
Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai
nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả người cao tuổi và
giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những
phúc lợi xã hội đó. Chính vì thế, phải có một chiến lược nhằm hỗ trợ riêng cho từng
đối tượng đạt hiệu quả cao nhất [25].
Các kết quả nghiên cứu cũng như báo cáo trên thế giới hầu hết đều đã chỉ ra
được thực trạng về già hóa dân số và các vấn đề khó khăn mà người cao tuổi gặp
5
phải cũng như đã đưa ra các mô hình dịch vụ công tác xã hội thực tế để trợ giúp
NCT và những rào cản khiến NCT gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe như về cơ sở hạ tầng,
về nhân viên công tác xã hội, về chính quyền địa phương mà chỉ tập trung vào yếu
tố thân chủ là NCT.
2.2. Tại Việt Nam:
* Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi:
- Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tiến
Thắng (2010), “Đánh giá sức khỏe và sự tham gia của người cao tuổi trong phát
triển cộng đồng tại 3 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Nghiên cứu chỉ ra
rằng tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khỏe bình thường cao nhưng số người NCT mắc
một hay nhiều bệnh lý sức khỏe cũng rất cao. NCT tham gia vào các công việc gia
đình, xã hội và lao động sản xuất chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, chính quyền địa
phương vẫn thiếu công tác truyền thông và các văn bản hướng dẫn cho sự tham gia
của NCT [1].
- Lê Văn Khảm (2014), “Vấn đề về Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”,
Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra thực trạng tuổi thọ người
Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh
thành tực phát triển kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số. Thực tế cho thấy, một
bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về
cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội và đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức
khỏe [11].
- Phạm Thắng, Đỗ Khánh Hỷ, (2009), “Báo cáo tổng quan về chính sách
chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam”. Nghiên cứu
chỉ ra rằng, NCT sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiểm ẩn, bao gồm cả nghèo đói
do phải dành toàn bộ nguồn thu hạn chế của mình cho các dịch vụ chăm sóc nói
chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Đói nghèo làm tăng độ nhạy của bệnh tật và
ngược lại, bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghèo. Báo cáo cho thấy: Nhu cầu
6
về chăm sóc y tế và xã hội của NCT tại Việt Nam là rất lớn trong khi những điều
kiện tự thân của NCT Việt Nam còn có những đặc trưng rất hạn chế như: Tỷ lệ
NCT sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam – 14,2% dẫn đến
hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phái gia đình, người thân và không có trợ
giúp trong sinh hoạt hằng ngày. [21].
* Nghiên cứu về Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi:
Trong bối cảnh nước ta đang gia tăng về tốc độ già hóa dân số thì việc
nghiên cứu thực trạng việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là rất cần thiết và có
vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cũng như triển khai các chính
sách của Đảng cũng như chủ trương của Nhà nước.
- Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã phối hợp với Ủy Ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em, nghiên cứu đề tài: “Người cao tuổi và các mô hình chăm
sóc người cao tuổi ở Việt Nam” trong giai đoạn 2006 – 2007 và của Viện Nghiên
cứu Truyền thống và Phát triển giai đoạn 2008 – 2009. Nghiên cứu đã được thực
hiện tại 3 tỉnh thành là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh trên các nhóm đối
tượng: người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; người cung cấp dịch vụ
chăm sóc người cao tuổi; cán bộ địa phương và cộng đồng. Đề tài đã chỉ ra rằng:
Già hóa dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới
quan tâm. Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề
kinh tế - xã hội cần giải quyết và Việt Nam không nằm ngoài tình trạng trên. Để
chuẩn bị cho tình trạng trên, những vấn đề như nâng cao chất lượng chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi hoặc xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần
được đặc biệt quan tâm. [14]
- Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI) và Viện nghiên cứu Người
cao tuổi Việt Nam, (2014), “Điều tra cơ bản của Dự án về Dịch vụ chăm sóc người
cao tuổi dựa vào cộng đồng”. Cuộc điều tra ban đầu thu thập các thông tin định
lượng nhằm tìm hiểu thực trạng NCT, những người gặp khó khăn trong cuộc sống
hằng ngày hoặc cần giúp đỡ do mắc các bệnh mãn tính, từ đó đánh giá những thay
7
đổi mà dự án dịch vụ chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng, thực hiện dựa trên mô
hình câu lạc bộ liên thế hệ tự chăm sóc [19].
Cho tới nay, các nghiên cứu về CSSK NCT nói chung và DVCTXH trong
CSSK NCT nói riêng tại Việt Nam cũng đã đem lại những kết quả thực tế và là
nguồn tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy. Các nghiên cứu trên đều đã chỉ ra những
vấn đề về sức khỏe mà NCT hiện nay đang gặp phải, các mô hình trợ giúp và những
yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH. Tuy nhiên, thực tế là các đề tài
nghiên cứu về DVCTXH trong CSSK NCT vẫn chưa nhiều, đặc biệt là NCTTHN.
Chính vì vậy, đề tài “Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” là đề tài còn khá mới mẻ.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người
cao tuổi thuộc hộ nghèo và đánh giá thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng và
từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã
hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ Công tác xã hội trong
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc cung cấp
dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ
thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi thuộc hộ
8
nghèo từ thực tiễn Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang.
4.2. Khách thể nghiên cứu
+ 100 Người cao tuổi thuộc hộ nghèo;
+ 04 Cán bộ các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan (02 cán bộ Lao
động thương binh và xã hội xã Mậu Duệ và xã Ngam La, 02 nhân viên y tế tại trạm
y tế xã Mậu Duệ và xã Ngam La)
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ba loại hình dịch vụ công tác
xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn
huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, bao gồm: Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận
thức; Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách; Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2018 đến tháng
08/2018
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp duy vật lịch sử, khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt đối tượng, cụ
thể ở đây là các DVCTXH trong CSSK với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh,
tỉnh Hà Giang trong hoàn cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động
này được triển khai. Trong hoàn cảnh thực tế của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, tỷ lệ NCTTHN
chiếm số lượng khá cao. Công tác trợ giúp cho NCTTHN được quan tâm nhưng còn
nhiều khó khăn, hoạt động còn chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế phối hợp trong hoạt
động trợ giúp cho NCTTHN chưa được đồng bộ, rõ ràng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin,
số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài
9
liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.[5]
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các tài liệu được lựa chọn để thu thập,
phân tích thông tin là những văn bản pháp luật liên quan đến Chính sách về
NCTTHN; Chính sách trợ giúp xã hội đối với NCTTHN; Thông tin về tình hình
kinh tế-chính trị-xã hội tại địa phương; Những thông tin có liên quan đến đề tài
nghiên cứu từ các nguồn tạp chí, internet; Báo cáo tổng kết các năm của phòng Lao
động thương binh và xã hội huyện Yên Minh, Báo cáo của Hội Người cao tuổi
huyện Yên Minh.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thông qua
việc sử dụng một bảng hỏi soạn sẵn, người điều tra phát bảng hỏi, hướng dẫn cách
trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu bảng hỏi. Điều tra viên thu
lại phiếu và xử lý thông tin.[5]
Trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang hiện có 1 thị trấn và 17 xã. Tất
cả các xã và thị trấn đều có NCTTHN và tổng số NCTTHN là 1988 người. Tác giả
sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 100 mẫu tiến hành
khảo sát. Nội dung bảng hỏi liên quan đến: Đặc điểm tâm lý, sức khỏe và nhu cầu
của NCTTHN; Ba DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN; các yếu
tố ảnh hưởng đến việc cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN tại địa
bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
N= 1988 n= 100
Tỷ lệ lấy mẫu: N/n = 1988/100 = 19.88
Lấy danh sách của 1988 Người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Lựa chọn ngẫu nhiên bất kỳ một số trong 20 số đầu, cách 20 người nữa lại
chọn người tiếp theo.
Người thứ 1: đứng thứ 3.
Người thứ 2: đứng thứ 23.
Người thứ 3: đứng thứ 43. Cho đến người thứ 100.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
10
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tác động tâm lý,
xã hội một cách trực tiếp giữa người phỏng vấn và người trả lời. Phỏng vấn là
phương tiện được sử dụng phổ biến trong các điều tra, nghiên cứu khoa học nhằm
thu thập, khai thác thông tin từ đối tượng được phỏng vấn.[5]
Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với
10 người gồm: 6 NCTTHN, 2 nhân viên y tế trạm y tế xã Ngam La và xã Mậu Duệ
và 2 cán bộ Lao động thương binh và xã hội xã Ngam La và xã Mậu Duệ với mục
đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng, những thuận lợi và
khó khăn trong việc cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN cũng như
các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN tại huyện Yên Minh, tỉnh
Hà Giang.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những kết quả thu được từ những nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp
những thông tin thiết thực vè thực trạng DVCTXH với NCT nói chung và
DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN nói riêng, cũng như cung cấp thêm thông
tin cho công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách có nội dung liên quan.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua nghiên cứu này để đánh giá được thực trạng DVCTXH trong
CSSK đối với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp DVCTXH
trong CSSK đối với NCTTHN, nhằm giúp cho NCT nói chung và NCTTHN nói
riêng đảm bảo sức khỏe tốt, phát huy vai trò, năng lực của họ đối với cộng đồng.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung chính, kết luận và phụ lục.
Trong đó, phần nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo.
11
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác
xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
12
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO
1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
1.1.1. Người cao tuổi
NCT là nhóm người ở giai đoạn già hóa, gắn liền với việc suy giảm các chức
năng của cơ thể. Theo Luật NCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, “Người cao tuổi
được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [24].
1.1.2. Hộ nghèo
Hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-
BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp
cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát
hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của
Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công
nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn, cụ thể:
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên [4].
1.1.3. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Chưa có một tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về người cao tuổi thuộc hộ
13
nghèo. Tuy nhiên, dựa vào hai khái niệm người cao tuổi và khái niệm hộ nghèo, ta
có thể thấy rằng người cao tuổi thuộc hộ nghèo là những người từ đủ 60 tuổi trở lên
và hiện đang sinh sống trong hộ gia đình có các tiêu chí của hộ nghèo, cụ thể:
a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản trở lên.
1.1.4. Sức khỏe
Theo quan điểm của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) – Tuyên ngôn Alam
Ata, năm 1978 nhận định: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái toàn diện về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh tật
hay thương tật”. [12]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức
khoẻ tinh thần và sức khoẻ xã hội. Để lĩnh hội được các vấn đề cụ thể hơn, trước hết
chúng ta cần biết những khái niệm sức khoẻ trên là gì.
1.1.5. Chăm sóc sức khỏe
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chăm sóc sức khỏe.:
Theo tác giả Hoàng Đình Cầu trong cuốn: “Quản lý chăm sóc sức khỏe ban
đầu”, NXB y học Hà Nội năm 1995 thì: Chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn
các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi, giải trí...),
để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên
trong xã hội. [4]
Như vậy, phân tích khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” đã chỉ ra:
14
Thứ nhất là, chăm sóc sức khỏe thể chất
Trước tiên, một yêu cầu chung và vô cùng quan trọng đặt ra cho mỗi cá nhân
là cần phải chăm sóc sức khỏe của mình một cách tích cực chủ động, thay vì đợi bị
bệnh và đi chữa bệnh. Để có sức khỏe thể chất tốt cần phải khám sức khỏe tổng
quát; không nên hút thuốc lá; uống rượu bia có chừng mực; cần phải chú ý đến cân
nặng của cơ thể; cần chú ý đến lượng cholesteron trong máu; chú ý đến việc cung
cấp dinh dưỡng cho cơ thể; cần sắp xếp một chương trình vận động cho cơ thể; phải
luôn lượng khả năng và giới hạn sức khỏe của bản thân.
Thứ hai là, chăm sóc sức khỏe tinh thần
Để có được sức khỏe tinh thần tốt mỗi cá thể cần phải trang bị cho bản thân
những cách quản lý và đối phó với stress hiệu quả nhất; phải luôn luôn sống lạc
quan, yêu đời; hãy học cách ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng đến bản
thân (tăng cường khả năng thích ứng) biết cách điều chỉnh và ứng phó cảm xúc của
bản thân, đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực, hướng vào bản thân.
Thứ ba là, chăm sóc sức khỏe xã hội
Để có được sức khỏe xã hội tốt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá thể đó là học
cách tự đánh giá bản thân một cách lành mạnh; biết cho và nhận; tạo dựng mối quan
hệ gia đình, bên ngoài tích cực; biết đề ra những ưu tiên cho bản thân mình phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh.
Vậy ta có thể hiểu “Chăm sóc sức khỏe là chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa
bệnh tật, thương tích, các khiếm khuyết về thể chất, tinh thần, xã hội trong con người”
1.1.6. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Người cao tuổi do những thay đổi về tâm sinh lý và tuổi tác mà sức khỏe
cũng có phần ảnh hưởng. Thường NCT sẽ bị giảm chức năng của thính giác và thị
giác. NCT sẽ không còn nhìn rõ như trước và nghe cũng giảm độ nhạy như khi còn
trẻ. Điều này gây không ít những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đối
với họ.
Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi
khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là: Hướng về quá khứ; chuyển từ
15
trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” và có những biểu hiện tâm lý như:
Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn; cảm thấy bất lực và dễ tủi
thân; nói nhiều hoặc bị trầm cảm; sợ phải đối mặt với cái chết. Trong chu kỳ của
cuộc sống, người cao tuổi thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như
tuổi ấu thơ được gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng
làm việc của người cao tuổi giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh
liên hệ tới tuổi già, khiến người cao tuổi mất khả năng tự túc, thậm chí mất cả khả
năng hiểu biết. Địa vị của người cao tuổi phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính
của bản thân họ và gia đình. [18]
Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người cao tuổi thuộc nhóm
nghèo nhất trong các nhóm nghèo. Nghèo là một trong những thách thức lớn nhất
trong cuộc sống của người lớn tuổi. Tình trạng nghèo mà người cao tuổi phải đối
mặt có tác động lớn đến chế độ ăn uống, bệnh tật, nhà ở cũng như việc tiếp cận với
các dịch vụ của xã hội. Một số lượng không nhỏ người cao tuổi phải tiếp tục tham
gia lao động. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao điều kiện sống của nhiều
người cao tuổi. Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn
nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Họ cũng có những nhu
cầu về tình cảm, những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở. [18]
1.2. Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
1.2.1. Một số khái niệm
 Dịch vụ:
Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi
được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt
động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Và cũng có rất
nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu
chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con
người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình)
như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. [5]
16
 Công tác xã hội:
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế
Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và
giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và
dễ chịu.
Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa
mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành
mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội
tiên tiến. [2]
Như vậy, có thể hiểu rằng: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng
lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội thay đổi về chính sách, nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp các cá nhân,
gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.
 Dịch vụ công tác xã hội:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt
động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định
nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Ngoài ra còn có một số cách hiểu
khác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của người cung cấp dịch vụ và người tiếp
nhận dịch vụ. Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của
con người nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được
nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối
tượng yếu thế. Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và
các vấn đề của các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo
lực, tan vỡ gia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ NKT, trẻ em và người già. [5]
Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): Dịch vụ CTXH có thể được coi là một
17
loại hình DVXH được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH. Việc cung cấp các
DVCTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền
thông và các dịch vụ khác. Chính vì vậy, NVCTXH hội phải có sự nối kết chặt chẽ
với các DVXH khác trong quá trình thực hiện DVCTXH [15].
Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2016) cũng đưa ra khái niệm DVCTXH như
sau: DVCTXH là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm,
cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình
đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ.
DVCTXH cho các nhóm đối tượng yếu thế chính là việc cung cấp các hoạt
động mang tính chất phòng ngừa- khắc phục rủi ro và hoà nhập cộng đồng cho các
nhóm đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm bảo đảm các giá
trị và chuẩn mực xã hội[13].
Cụm từ "Dịch vụ công tác xã hội" được sử dụng khá phổ biến trong các tài
liệu về CTXH đã được xuất bản tại Việt Nam những năm gần đây. Song, cho đến
nay vẫn chưa có tài liệu nào chính thức đưa ra khái niệm về DVCTXH. Tuy nhiên
căn cứ vào khái niệm về CTXH, căn cứ vào khái niệm dịch vụ đã được đề cập trong
nhiều tài liệu, ta có thể đưa ra khái niệm về DVCTXH như sau:
Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động do các cơ sở có chức năng cung cấp
dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH thực hiện nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình
và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã
hội để giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản
của mỗi người đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
 Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc
hộ nghèo: Từ những khái niệm về chăm sóc sức khỏe, DVCTXH, NCTTHN nêu
trên, khái niệm về DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN được hiểu như sau:
Dịch vụ CTXH trong CSSK đối với NCTTHN là các hoạt động có chủ đích,
được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH nhằm phòng ngừa, can thiệp, phục hồi
& phát triển để hỗ trợ & giải quyết các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần xã hội
của NCTTHN và đáp ứng được nhu cầu cơ bản cho NCTTHN.
18
Như vậy, DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN là hoạt động
có chủ đích được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH. Trong quá trình cung cấp,
điều phối các DVCTXH, NVCTXH tham gia trong e kip để CSSK NCTTHN.
Chính vì vậy, để chuyên nghiệp hóa DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với
NCTTHN thì cần phải có một đội ngũ nhân viên hoặc cộng tác viên được đào tạo
bài bản về CTXH.
1.2.2. Vai trò của các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi thuộc hộ nghèo
Trong điều kiện kinh tế, xã hội đang ở nước ta ngày càng có sự biến đổi
mạnh mẽ và nhanh chóng theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều đó
đã đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với công tác an sinh xã hội nói chung và đối
với công tác chăm sóc người cao tuổi nói riêng. Tốc độ già hóa dân số ở nước ta
đang có xu hướng ngày càng nhanh hơn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại
đang có xu hướng chững lại. Hậu quả là ở nước ta sẽ có một số lượng lớn người cao
tuổi cần được chăm sóc trong ít năm tới trong khi tiềm lực về kinh tế của đất nước
còn hạn chế; hệ thống các chính sách bảo hiểm còn nhiều bất cập; mạng lưới các cơ
sở trợ giúp xã hội còn chưa nhiều. Trong bối cảnh đó vai trò của các dịch vụ CTXH
trong chăm sóc sức khỏe NCTTHN càng trở nên quan trọng và được thể hiện qua
những tác động cụ thể như sau:
Một là, giúp cho NCTTHN cơ hội giảm thiểu các nguy cơ các vấn đề sức
khỏe có thể gặp phải của người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
Hai là, nâng cao tính độc lập của NCTTHN khi họ được tiếp cận với các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe của các cơ sở cung cấp dịch vụ, từ đó làm giảm sự phụ thuộc
của người cao tuổi vào gia đình, người thân và cộng đồng;
Ba là, góp phần cải thiện các mối quan hệ của NCTTHN với người thân và
các mối quan hệ xã hội khác của người cao tuổi, giúp cho NCTTHN tránh được
cảm giác cô đơn, lạc lõng và tạo ra mối liên hệ bền chặt hơn giữa người cao tuổi với
gia đình, cộng đồng và xã hội;
Bốn là, huy động thêm các nguồn lực để phục vụ cho công tác chăm sóc sức
19
khỏe NCTTHN thông qua việc kết nối vận động nguồn lực và tư vấn, hướng dẫn
chính sách. [18]
1.2.3. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi thuộc hộ nghèo
- Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức:
+ Vai trò của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Giúp NCTTHN nắm được
thông tin về chế độ chính sách cũng như hiểu về các vấn đề sức khỏe mà người cao
tuổi hay gặp phải, cách phòng ngừa sớm các bệnh dễ gặp ở tuổi già. Giúp NCTTHN
nắm được các kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân về chế độ dinh dưỡng, hoạt
động giao lưu, sinh hoạt, tập thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Do
vậy, khi hỗ trợ cho NCTTHN cần có các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức, hiểu biết để họ có thể tự bảo vệ và chăm sóc cho sức khỏe của mình.
+ Nội dung của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Dịch vụ này cung cấp các
thông tin liên quan đến các chế độ, chính sách dành cho NCT, NCTTHN. Bên cạnh
đó, nội dung tuyên truyền cũng bao gồm cả kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe
tuổi già, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động hợp lý cho bản thân NCTTHN.
+Hình thức của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Thông qua các các
phương tiện thông tin đại chúng một cách gián tiếp như đài phát thanh (đài phát
thanh của xã, thôn), truyền thanh, truyền hình, báo chí; tuyên truyền trực tiếp bằng
cách NVCTXH đến tận nhà của NCTTHN và kết hợp với các ban ngành tổ chức
các buổi tuyên truyền tại cộng đồng dân cư. Quay phim, ghi hình phát trên sóng
phát thanh, truyền hình của huyện. Bên cạnh đó, có thể tổ chức buổi Hội thảo về
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho NCTTHN trên địa bàn.
+ Vai trò của NVCTXH: NVCTXH kết hợp với các cơ quan ban ngành như
phối hợp với nhân viên y tế, cán bộ lao động xã hội, cán bộ thôn, bản hỗ trợ
NCTTHN thông qua vai trò là người giáo dục. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của
NCTTHN về các vấn đề sức khỏe không phải là công việc một sớm một chiều. Bên
cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì yêu cầu phải nắm vững các kỹ năng
tuyên truyền, vận động của mỗi cá nhân trong nhóm hành động xã hội sẽ hỗ trợ giải
20
quyết vấn đề để NCTTHN giảm bớt những khó khăn, nguy hiểm khi tuổi già đến.
- Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách:
+ Vai trò của dịch vụ này:
Một trong những vấn đề mà NCTTHN quan tâm hiện nay bên cạnh vấn đề
kinh tế thì đó là vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, dịch vụ này sẽ giúp cho NCTTHN
có thể nắm bắt và hiểu được các chính sách hỗ trợ của nhà nước mà mình được
hưởng bao gồm: Khám sức khỏe định kỳ; Cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời;
Được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên; Được chăm lo và đảm bảo quyền
lợi về sức khỏe và cập nhật kịp thời các chế độ chính sách cũng như hỗ trợ giải
quyết chế độ chính sách như: lập hồ sơ khi NCTTHN đủ điều kiện nhận trợ cấp của
Nhà nước, được theo dõi và giám sát thường xuyên trong việc nhận và sử dụng trợ
cấp, được thông báo và vận động khám, chữa bệnh kịp thời.
+ Vai trò của NVCTXH trong dịch vụ này:
Trong dịch vụ này, NVCTXH đóng vai trò hỗ trợ cán bộ y tế trong công tác
khám chữa bệnh và theo dõi quá trình thay đổi, tiến triển sức khỏe của NCTTHN.
Hỗ trợ các cán bộ cơ quan, đoàn thể liên quan trong việc giải quyết chế độ, chính
sách cho NCTTHN như hỗ trợ tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của NCTTHN
về CSSK: NVCTXH đánh giá tình hình của NCTTHN về các vấn đề sức khỏe mà
NCTTHN đang gặp phải. Từ đó dựa vào chức năng và nhiệm vụ để hỗ trợ kịp thời
cho NCTTHN tránh gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận chính sách trong
CSSK và đảm bảo việc khám, chữa bệnh được diễn ra thường xuyên, đúng quyền
lợi của NCTTHN.
Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý:
+ Vai trò của dịch vụ: Giúp NCTTHN có thể nắm được các thông tin tư vấn
và tham vấn tâm lý cần thiết để họ có thể tợ giải quyết được vấn đề của bản thân
mình. Giúp cho họ có thể lường trước được những vấn đề mình sẽ gặp phải để có
cách phòng tránh kịp thời. Giúp cho NCTTHN có thể hiểu hpn về bản thân mình
cũng như những thay đổi trong mỗi giai đoạn của tuổi tác.
NVCTXH tư vấn, tham vấn tâm lý về vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với
21
NCTTHN để họ hiểu tình trạng của mình. Bên cạnh đó, NVCTXH cùng cán bộ y tế
tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân NCTTHN, từ đó họ lựa chọn
biện pháp và cách thức chăm sóc sức khỏe phù hợp với hoàn cảnh của mình.
+ Nội dung của dịch vụ:
Tư vấn về chăm sóc sức khỏe: NVCTXH mời các cán bộ y tế để tư vấn về
vấn đề sức khỏe mà NCTTHN có thể gặp phải. Bên cạnh đó, các cán bộ y tế cũng tư
vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình NCTTHN, từ đó họ
lựa chọn biện pháp và cách thức chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, tập luyện
phù hợp với hoàn cảnh, thể trạng của mình.
Tham vấn về tâm lý: NVCTXH thông qua quá trình tương tác với NCTTHN
thì tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn, vấn đề tâm lý mà họ đang gặp phải. Từ đó
sẽ tiến hành tham vấn về tâm lý thông qua động viên, khích lệ, chia sẻ để NCTTHN
không còn cảm thấy cô đơn, tủi thân trong cuộc sống. Ngoài ra cũng tham vấn cho
họ cách để tự cân bằng tâm lý từ đó ổn định về sức khỏe.
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc
sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
1.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân người cao tuổi thuộc hộ nghèo
NCT nói chung, NCTTHN nói riêng thì sức khỏe gặp hạn chế lớn bởi dễ mắc
các loại bệnh tuổi già. Các dấu hiệu lão hóa trên cơ thể càng ngày càng rõ ràng hơn.
Điều này gây nên những khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như đi lại trở nên
chậm chạm hơn, không còn chắc chắn và nhanh nhẹn như hồi còn trẻ, khỏe.
Đặc biệt, tâm lý cũng là vấn đề cần được quan tâm ở NCTTHN. Không còn
ở tuổi lao động mà chủ yếu là tham gia phụ thêm vào các công việc như chăn nuôi,
trồng trọt trong gia đình để phụ giúp vợ, chồng, con cái. Đôi lúc NCTTHN sẽ cảm
thấy cô đơn, buồn tủi, sống khép kín. Những người gần gũi với họ chủ yếu là vợ,
chồng, con cái và có thể có hàng xóm hoặc không vì đặc điểm phân bố rải rác nhà ở
tại các thôn, bản vùng cao khá cách xa nhau.
Thêm vào đó, NCTTHN trên địa bàn huyện nghèo và trình độ học vấn thấp
nên nhận thức về vấn đề CSSK của bản thân cũng không được cao. NCTTHN trên
22
địa bàn huyện Yên Minh chủ yếu là dân tộc thiểu số và đôi khi họ không hiểu và sử
dụng được tiếng phổ thông trong giao tiếp xã hội. Tình trạng chữa bệnh bằng các hủ
tục như tự đắp lá thuốc, cúng bái, …vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn
cũng chính là rào cản khiến cho NCTTHN không chủ động trong việc tiếp cận các
dịch vụ CTXH một cách đầy đủ và kịp thời.
1.3.2. Yếu tố thuộc về Nhân viên Công tác xã hội
NVCTXH phải được trang bị tốt về trình độ, bên cạnh kiến thức nghề
nghiệp, họ cần phải có kiến thức về chính sách xã hội; Tâm lý học; Xã hội học, các
kiến thức bổ trợ khác như kinh tế, pháp luật thì mới có thể làm tốt vai trò của mình
trong việc giúp đỡ những đối tượng của dịch vụ CTXH nói chung và NCTTHN nói
riêng. NVCTXH cũng cần có các kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thu
thập và phân tích thông tin; Kỹ năng đánh giá; Kỹ năng quan sát; Kỹ năng giao
tiếp... và có thái độ làm việc nghiêm túc, lòng đam mê, trung thực, thái độ cởi mở,
tính kiên trì.
Tuy nhiên, mạng lưới NVCTXH và CTVCTXH mới chỉ được mở rộng phạm
vi hoạt động đến địa bàn các thành phố lớn và các trung tâm thành phố của tỉnh chứ
chưa đến các huyện, xã. Chính vì vậy mà việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tại địa bàn huyện chủ yếu do cán bộ lao động xã hội cấp cơ sở và các cán bộ y
tế đảm nhận. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH cũng như hiệu
quả của việc cung cấp DVCTXH trong CSSK NCTTHN.
1.3.3. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách
Trong các chính sách của Đảng và Nhà nước thì chính sách quan tâm, chăm
lo, hỗ trợ cho NCT là một trong những chính sách quan trọng. Sự quan tâm đó của
Nhà nước đã giúp đảm bảo một phần đời sống của NCT nói chung và NCTTHN nói
riêng. Hầu hết NCTTHN được chú ý hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe như được cấp
thẻ BHYT và khám sức khỏe định kỳ. Nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập như việc
triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe chưa được đồng bộ và kịp thời đến toàn bộ
NCTTHN cũng như việc triển khai thực hiện còn chồng chéo giữa các vai trò của Bộ
Lao động thương binh và xã hội cùng Bộ y tế. Điều này khiến cho các hoạt động vẫn
23
chưa phát huy được hết vài trò và chức năng của mình.
1.3.4. Yếu tố thuộc về ngân sách và cơ sở hạ tầng
Để đảm bảo NCTTHN có thể tiếp cận được DVCTXH trong CSSK về cả
thể chất, tinh thần và xã hội thì nguồn ngân sách cần phải đảm bảo. Đó là cơ sở để
các cán bộ triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCTTHN, các hoạt
động tư vấn, tham vấn, tuyên truyền được dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời.
Những yếu tố về giao thông, đi lại, hệ thống cơ sở y tế, …ảnh hưởng không
nhỏ đến việc cung cấp các DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Giả sử như đường xá
đi lại dễ dàng, đường, điện được kết nối và ổn định từ trung tâm đến các điểm xã,
thôn bản thì việc triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về
CTXH cũng như các DVCTXH đến NCTTHN sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, hiện nay tại các vùng nông thôn, miền núi thì các cơ sở hạ tầng
như đường xá đi lại còn nhiều khó khăn, ngân sách thì eo hẹp, cơ sở vật chất trong
việc đáp ứng nhu cầu CSSK cho NCTTHN thì còn thiếu thốn và hạn chế về nhân
lực có chuyên môn cao. Những điều này cũng là cản trở không nhỏ trong việc cung
cấp các DVCTXH trong CSSK NCTTHN.
Tiểu kết chƣơng 1
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác chăm sóc và các chính sách
an sinh xã hội đối với NCT bằng những hành động cụ thể như đã ban hành nhiều
chính sách, chương trình trợ giúp NCT, nhằm tạo cơ hội cho NCT, đặc biệt là
NCT có hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống khá đầy đủ và được quan tâm
đôi chút về đời sống tinh thần. Qua nghiên cứu lý luận về CTXH với NCT chúng
ta có cái nhìn tổng quan về DVCTXH với NCT nói chung và NCTTHN nói
riêng. Từ những khái niệm về NCT, NCTTHN, DVCTXH trong CSSK với
NCTTHN,…Từ đặc điểm tâm lý, nhu cầu của NCTTHN, mục đích, vai trò, của
DVCTXH đối với NCTTHN …đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của
DVCTXH trong việc trợ giúp NCTTHN không chỉ trong cuộc sống hằng ngày
mà đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe.
24
Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về DVCTXH, nó sẽ là tiền đề để
làm sáng tỏ phần nội dung ở chương 2 khi đề cập đến DVCTXH trong chăm sóc
sức khỏe đối với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
25
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC
SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN
MINH, TỈNH HÀ GIANG
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Yên Minh là huyện vùng cao núi đá phía đông bắc tỉnh Hà Giang. Dân số
trung bình toàn huyện có khoảng 92.236 người, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số
sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, khí hậu khắc
nghiệt; Tổng số hộ nghèo có người cao tuổi là 1.954 hộ (tổng là 17.576 hộ).
- Tổng số người cao tuổi: 4.608 người. Trong đó:
+ Từ 60 – 99 tuổi là 4.602 người
+ Từ 100 tuổi trở lên là 06 người.
- Tổng số hội viên người cao tuổi 7.475 hội viên. [17]
Về nông nghiệp
Do đặc thù địa hình chủ yếu là núi cao nên người dân sống trên địa bàn
huyện Yên Minh chủ yếu canh tác nông nghiệp trên vùng đất đồi. Diện tích đất mặt
bằng để canh tác hẹp nên cũng đem lại không ít khó khăn cho người dân nơi đây khi
hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số với hoạt
động kinh tế chính là tự cung tự cấp. Các nông sản chủ yếu được trồng theo mùa và
vừa để dùng hằng ngày và dự trữ cho những mùa sau phòng khi thời tiết không
thuận lợi.
Về dịch vụ thương mại và các thành phần khác
Huyện Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá biên giới nghèo nên các
thành phần dịch vụ thương mại chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, hoạt động thương mại cũng trở nên phong phú khi có sự
trao đổi, buôn bán các sản phẩm từ vùng xuôi lên vùng cao về nên người dân được
đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện và dễ dàng hơn. Người dân có cơ hội được mở
rộng buôn bán và tiếp cận các mặt hàng đa dạng.
26
Văn hóa xã hội
Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà văn hóa cũng được đẩy mạnh đến
khắp các thôn, xóm, xã trong huyện. Các Hội Người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh,…cũng được chú ý, tổ chức các hoạt động định kỳ có ý nghĩa nhất định
đối với các hội viên.
Về y tế
Huyện Yên Minh có 100% xã có trạm y tế và 01 bệnh viện đa khoa được
trang bị các thiết bị y tế đầy đủ để khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, những
khó khăn về cơ sở vật chất và những hạn chế về nhân lực cũng đang là một trong
những vẫn đề mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm.
Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ quan trọng của
huyện, các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiếp tục được quan tâm
triển khai thực hiện.
Người cao tuổi được cấp thẻ BHYT 100% các chế độ chính sách về BHYT
được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật.
- Công tác khám chữa bệnh cho người cao tuổi đã được các cơ sở Y Tế chú
trọng, hiện nay tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện đã có khoa Lão khoa.
- Công tác lập hồ sơ quản lý bệnh mãn tính cho người cao tuổi đã được triển
khai, số người được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe 2.550 người; số người cao tuổi
được khám sức khỏe định kỳ ít nhất là một lần/ năm.
- Đội ngũ Y bác sỹ và trang thiết bị y tế từng bước được tăng cường, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
27
2.1.2. Tổng quan khách thể nghiên cứu
Bảng 2.1. Tổng quan khách thể nghiên cứu
STT Tiêu chí
Số
ngƣời
Tỷ lệ
1 Giới tính
Nam 59/100 59%
Nữ 41/100 41%
2 Trình độ học vấn
Không đi học 35/100 35%
Tiểu học 60/100 60%
Trung học cơ cở 5/100 5%
Trung học phổ thông 0/100 0%
3 Nghề nghiệp
Hỗ trợ làm việc nhà 30/100 30%
nghề nông 82/100 82%
Không làm gì 0/100 0%
Nghề khác (Trông cháu) 5/100 5%
4
Hoàn cảnh gia đình
Sống cùng chồng/vợ/con 75/100 75%
Sống cùng anh/chị/em ruột 5/100 5%
Sống một mình 20/100 20%
5
Nguồn thu nhập hàng
tháng
Lương 0/100 0%
Con cháu giúp đỡ 65/100 65%
Trợ cấp/phụ cấp 30/100 30%
Sản xuất nông nghiệp - lâm
nghiệp 5/100 5%
6 Sự tham gia hoạt động
văn hóa - thể thao
Có 80/100 80%
Không 20/100 20%
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
- Về giới tính: Qua bảng 2.1, trong 100 NCTTHN được khảo sát thì có 59 nữ
chiếm tỷ lệ 59% và 41 nam chiếm 41%.
Như vậy con số này có thể đảm bảo yếu tố khách quan cho việc nghiên cứu về
thực tế hoạt động cung cấp DVCTXH trong CSSK NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang.
- Về trình độ học vấn
Qua bảng 2.1, ta thấy được rằng phần lớn NCTTHN có trình độ học vấn thấp và
trung bình. Qua khảo sát 100 CTTHN cho thấy, có đến 60% học hết bậc tiểu học, 35%
không đi học, 5% học hết bậc trung học cơ sở, và không có ai tốt nghiệp trung học phổ
thông. Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ NCTTHN có trình độ học vấn thấp và trình độ phổ
28
thông cũng không cao. Lý giải về điều nay có thể hiểu rằng 100% NCTTHN đều là
người dân tộc thiểu số và sống tại các khu vực xóm, xã vùng sâu vùng xa nên việc tiếp
cận giáo dục không được cao. Cuộc sống khó khăn, vất vả vì đều thuộc hộ nghèo, chính
vì vậy họ quan tâm trước hết đó là đảm bảo cho cuộc sống có đầy đủ lương thực, thực
phẩm hằng ngày sau đó là nhận thức của phần đông người dân tộc thiểu số cho rằng việc
đi học không quan trọng nên có đến 35% NCTTHN không đi học. Điều này cũng chính
là một trong những lý do khiến cho nhận thức cũng như cuộc sống của họ gặp nhiều khó
khăn hơn.
- Về nghề nghiệp
Qua bảng 2.1 về nghề nghiệp của NCTTHN ta thấy, NCTTHN làm nghề nông
chiếm tỷ lệ 82%; Hỗ trợ làm việc nhà chiếm 30%; Trông cháu giúp con cái chiếm 5%.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, đa số công việc chính mà NCTTHN làm hằng ngày và có
thể làm được đó là nghề nông như công việc trồng trọt, chăn nuôi xung quanh nhà của
mình. Và đó cũng chính là công việc lao động chính của đa số người dân và đồng bào
vùng cao khi tuổi đã cao không đi lại được xa để làm thuê hay buôn bán. Bên cạnh đó thì
cũng có những NCTTHN có những vấn đề về sức khỏe không thể làm các công việc như
trông trọt và chăn nuôi được nữa thì họ lại phụ giúp người thân trong gia đình các công
việc trong nhà như trông cháu, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.
- Về hoàn cảnh gia đình.
Dựa vào số liệu thể hiện ở bảng 2.1, ta có thể thấy rằng số NCTTHN hiện đang
sống cùng chồng/vợ/con cái chiếm tỷ lệ 75%; Số NCTTHN sống một mình chiếm tỷ lệ
20% và NCTTHN sống cùng anh hoặc chị em ruột chiếm tỷ lệ 5%. Theo như trực tiếp đi
điều tra thì đa phần NCTTHN sẽ sống cùng gia đình của con trai ruột hoặc những
NCTTHN mà không còn người thân thích hoặc không lập gia đình thì sẽ sống cùng
người thân là gia đình anh hoặc chị em ruột của mình. Còn lại thì một số NCTTHN phải
sống một mình vì con cái họ phải đi làm thuê ở xa. Sự tăng lên về số người cao tuổi
nghèo đơn thân tại địa phương cũng đang là một vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền
vì họ chỉ sống một mình trong một nhà. Chính vì vậy mà đôi khi họ gặp những vấn đề về
sức khỏe sẽ rất nguy hiểm khi không được phát hiện và cứu chữa kịp thời.
29
- Về hoàn cảnh kinh tế:
Qua bảng 2.1, nguồn thu của NCTTHN hàng tháng chủ yếu do con, cháu giúp
đỡ chiếm tỷ lệ 65%; Thu nhập của NCTTHN chủ yếu dựa vào phụ cấp, trợ cấp của Nhà
nước theo chế độ chính sách được hưởng chiếm 30%; Còn lại 5% NCTTHN sống nhờ
vào sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp. Hiện tại, cuộc sống của những người dân tộc
thiểu số tại các thôn bản vùng cao của huyện Yên Minh, Hà Giang còn gặp vô vàn khó
khăn về kinh tế. Chính vì vậy mà cuộc sống của NCTTHN lại càng khó khăn hơn khi mà
họ chỉ duy trì cuộc sống bằng các hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp và trông chờ vào
khoản trợ cấp ít ỏi từ Nhà nước. Và khi được hỏi về việc thu nhập hàng tháng có đủ để
trang trải cuộc sống cũng như nhu cầu của bản thân thì NCTTHN đều trả lời là không đủ
nhưng vẫn phải cố gắng để duy trì cuộc sống.
- Về đời sống văn hóa, tinh thần của NCTTHN
Qua bảng 2.1 cũng như thực tế khảo sát tại địa bàn về thực trạng việc tham gia
các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ của NCTTHN thì có 80% NCTTHN có tham
gia và 20% NCTTHN không tham gia. Hằng năm, Hội người cao tuổi của huyện có tổ
chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho các Hội viên tham gia. Tuy nhiên, các hoạt
động mang tính tập thể như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thì lại chưa thực sự được
triển khai một cách rộng rãi cũng như triệt để trong Hội Người cao tuổi. Các hoạt động
tập thể nói chung dành cho người cao tuổi tại địa phương đã được triển khai dành cho đối
tượng NCT hàng năm. Tuy nhiên, đối tượng tham gia chủ yếu là Người cao tuổi hưu trí
và sinh sống tại thị trấn hoặc các xã lân cận thị trấn. Còn NCTTHN tại các xã vùng sâu,
vùng xa thì còn gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận các hoạt động này. Tại địa bàn các
xã thì chỉ có một hoạt động tập thể dành cho đối tượng chủ yếu là NCT trong đó có
NCTTHN tham gia hằng năm đó là Ngày hội Nghệ nhân dân gian. Ngày hội này được tổ
chức vào dịp cuối năm. Trong phạm vi của ngày hội, NCTTHN có cơ hội được tham gia
và thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc. Đây cũng là dịp để
các cụ có thể truyền lại cho các thế hệ con cháu về các nghề truyền thống của dân tộc
mình thông qua lễ cấp sắc. Có thể thấy, NCTTHN tại huyện Yên Minh không chỉ gặp
khó khăn về kinh tế mà các hoạt động mang giá trị tinh thần cũng không được đảm bảo.
30
2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của ngƣời cao tuổi thuộc hộ
nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
2.2.1 Thực trạng sức khỏe của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện
Yên Minh
Biểu đồ 2.1. Vấn đề tâm lý của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Qua Biểu đồ 2.1, ta có thể thấy NCTTHN có tâm lý lo lắng chiếm tỷ lệ 75%;
NCTTHN đã từng cảm thấy buồn bã, cô đơn chiếm tỷ lệ 27%; NCTTHN có tâm lý bi
quan, chán nản chiếm 5% và đã đừng cảm thấy mặc cảm, tự tin chiếm tỷ lệ 2%. Như
vậy, vấn đề tâm lý hay là sức khỏe tinh thần là vấn đề rất cần được quan tâm đối với
NCT nó chung và NCTTHN nói riêng. Tâm lý lo lắng, buồn bã và cô đơn của NCT là
vấn đề rất phổ biến. Sự ảnh hưởng bởi tuổi cao và hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã khiến
cho NCTTHN luôn có những vấn đề phải lo lắng. Với đặc thù vị trí địa lý và tuổi tác
cũng như hoàn cảnh kinh tế khó khắn mà có những NCTTHN cảm thấy lo lắng về tình
trạng sức khỏe không ổn định và những nguy cơ khác của tuổi già. Bên cạnh sức khỏe
tinh thần thì sức khỏe thể chất cũng là vấn đề mà NCTTHN đang phải đối mặt. Phỏng
vấn một NCTTHN tại xã Mậu Duệ, Yên Minh bà cho biết “Giờ già rồi, sức khỏe
không còn tốt như trước. Giờ muốn đi làm nương, chăn trâu cũng không đủ sức nữa.
Con cái cũng ở gần nhưng đi làm cả ngày. Cứ một mình ở nhà làm những công việc
nhẹ nhàng trong nhà vì giờ lưng và đầu gối hay đau nên không dám làm việc nặng.
Ngồi một mình nhiều khi cũng thấy buồn vì tuổi già, bệnh tật không giúp được gì cho
con cái. Cũng lo sợ bệnh nặng hơn lại không đi lại được thì khổ”.
27%
5% 2%
75%
0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
Buồn bã, cô đơn Bi quan, chán nản Mặc cảm, tự ti Lo lắng Khác
31
Biểu đồ 2.2. Thực trạng sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy NCTTHN có sức khỏe bình thường chiếm tỷ
lệ 50%; NCTTHN có sức khỏe yếu chiếm tỷ lệ 40%; NCTTHN có sức khỏe rất yếu
chiếm 5%. Những khó khăn mà NCT nói chung hiện nay đang phải đối mặt đó là
sức khỏe thể chất giảm sút khi tuổi tác tăng lên. Và đặc biệt, NCTTHN tại các vùng
nông thôn, vùng núi, vùng sâu thì sức khỏe càng trở nên phức tạp hơn. Theo kết quả
điều tra thu được thì NCTTHN gặp các bệnh chủ yếu về xương khớp (55%), đau
lưng (55%), huyết áp (37%), suy giảm trí nhớ (25%), còn lại là các bệnh có số
lượng NCTTHN mắc ít hơn nhưng cũng thuộc các bệnh khá nguy hiểm với người
cao tuổi như thị lực kém, tim mạch, hô hấp, …
Biểu đồ 2.3. Thực trạng sức khỏe xã hội của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Bên cạnh vấn đề sức khỏe thể chất thì sức khỏe xã hội cũng là một trong
những yếu tố liên quan đến sức khỏe của NCTTHN. Việc gặp gỡ và giao tiếp là
50%40%
5%
Sức khỏe bình thường Sức khỏe yếu Sức khỏe rất yếu
60%
30%
10% Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ
32
hoạt động có ý nghĩa gắn kết và nâng cao tinh thần vô cùng quan trọng của con
người. Đặc biệt, nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức
Bên cạnh sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất thì sức khỏe xã hội cũng
là một khía cạnh cần được quan tâm của NCT nói chung và NCTTHN nói riêng.
Bởi các mối quan hệ được thể hiện qua giao tiếp hằng ngày, gặp gỡ và giúp đỡ nhau
khi khó khăn giữa NCTTHN với người thân hay hàng xóm, láng giềng cũng có vai
trò rất quan trọng trong đời sống của NCTTHN. Qua biểu đồ 2.3, ta có thể thấy
NCTTHN có mối quan hệ khá tốt với người thân và hàng xóm. Điều đó thể hiện
qua việc NCTTHN thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với hàng xóm, người thân
chiếm tỷ lệ 60%; Mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 30% và không bao giờ chiếm
10%. Theo phỏng vấn sâu NCTTHN tại xã Mậu Duệ, Yên Minh ít gặp gỡ, trò
chuyện với hàng xóm thì có cụ ông cho rằng “Do các nhà cách xa nhau lại bận làm
việc cả ngày nên không có thời gian gặp gỡ hàng xóm. Ai cũng bận việc của mình
nên không hay gặp được nhau. Chân tôi lại đau nên ít khi đi lại”.
2.2.2 Nhu cầu của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh
Biểu đồ 2.4. Nhu cầu của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Cũng như tất cả mọi người, NCTTHN cũng có những nhu cầu quan trọng
của cá nhân họ. Qua biểu đồ 2.4 ta có thể thấy NCTTHN có nhu cầu chăm sóc sức
khỏe thường xuyên chiếm 85%; nhu cầu nhận trợ cấp đầy đủ và cập nhật đầy đủ,
25%
55% 55%
0%
25%
85%
30%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Sửa chữa nhà ở Nhận trợ cấp
đầy đủ
Cập nhật đầy
đủ, kịp thời
chính sách
Tập vật lý trị
liệu/PHCN
Sinh hoạt văn
hóa
Chăm sóc sức
khoẻ thường
xuyên
Phương tiện đi
lại
33
kịp thời chính sách chiếm tỷ lệ 55%; Nhu cầu về phương tiện đi lại chiếm 30%;
Nhu cầu sửa chữa nhà ở và nhu cầu sinh hoạt văn hóa chiếm tỷ lệ 25%. Có thể thấy
rằng, sức khỏe vẫn luôn là vấn đề mà NCTTHN tại địa bàn cảm thấy lo lắng và
quan tâm nhất trong số các nhu cầu khác cũng đều rất quan trọng. Phỏng vấn sâu
một cán bộ y tế xã Ngam La, Yên Minh chị cho biết“Phần lớn NCTTHN tại xã thì
có sức khỏe yếu và các cụ cũng rất muốn được khám sức khỏe thường xuyên hơn và
yêu cầu của bệnh tật cần được theo dõi liên tục nhưng vì vị trí nhà ở khá xa so với
trạm xá nên việc đi lại rất khó khăn”. Phỏng vấn sâu một NCTTHN tại xã Ngam
La, Yên Minh, một cụ bà cũng trả lời “Già rồi thì sức khỏe là quan trọng nhất. Giờ
mắt bà bị mờ rồi, nhìn gì cũng không còn rõ như trước. Mỗi lần khám sức khỏe
định kỳ cũng được các Bác sĩ khám và phát thuốc. Giờ đầu gối lại hay bị đau nhức
bên trong. Chỉ mong được Nhà nước quan tâm đến sức khỏe của những người già
có hoàn cảnh khó khăn. Cũng may, nhiều khi các y bác sĩ cũng đến tận nhà khám
cho nên cũng yên tâm hơn”
Bên cạnh đó, thì nhu cầu cũng có tỷ lệ khá cao đó là nhận trợ cấp đầy đủ
cũng như cập nhật kịp thời chính sách về trợ cấp. Chính vì những NCTTHN được
khảo sát đều không có lương và họ sống chủ yếu dựa vào trợ cấp cũng như hoạt
động nông nghiệp tự cung tự cấp. Vấn đề địa lý cũng là cản trở của NCTTHN khi
tiếp cận các chính sách vì hầu như họ đều ở những bản làng vùng sâu vùng xa và
sức khỏe không đảm bảo để họ có thể di chuyển đến các trụ sở chính quyền để cập
nhật thông tin thường xuyên. Ngoài vấn đề sức khỏe thì NCTTHN cũng có nhu cầu
được sửa chữa nhà ở vì khó khăn về kinh tế nên hầu hết NCTTHN chủ yếu sống
trong các nhà được đắp tường đất, mái ngói và đã bị xuống cấp theo thời gian.
Qua những phân tích về khách thể nghiên cứu là NCTTHN, chúng ta thấy
rằng: Về giới tính thì cụ bà có số lượng cao hơn số lượng cụ ông; Trình độ học vấn
thấp khi tỷ lệ không đi học và học ở bậc thấp chiếm đa số; Nghề nghiệp của
NCTTHN thì chủ yếu là nghề nông và hỗ trợ làm việc nhà; Thu nhập của NCTTHN
thì chủ yếu dựa vào trợ cấp và làm nông, chính vì vậy thu nhập đa phần là không đủ
để chi trả cho nhu cầu cuộc sống mà chủ yếu chỉ đủ ăn; NCTTHN tại địa bàn thì
34
không có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa tập thể; Họ thường gặp vấn
đề tâm lý là lo lắng cho sức khỏe và cuộc sống; Đa phần NCTTHN thì có sức khỏe
thể chất yếu và thường mắc các bệnh về xương khớp, đường huyết, tim mạch; Mức
độ gặp gỡ và trò chuyện với người thân hay hàng xóm của NCTTHN thì ở mức bình
thường và họ ưu tiên hơn cả là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thường xuyên bên
cạnh các nhu cầu khác cũng rất quan trọng song vẫn chưa được đáp ứng kịp thời
như phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, tham gia hoạt động văn hóa, xã hội.
2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
thuộc hộ nghèo đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
2.3.1. Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tuyên truyền nâng cao nhận thức góp phần quan trọng vào việc nâng cao
nhận thức, hình thành niềm tin và lối sống cho NCTTHN và có thể là các thành viên
trong gia đình của họ. Mục đích của tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm
sóc sức khỏe là giúp cho NCTTHN nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức
khỏe; thực hiện các biện pháp đề phòng ngừa các bệnh dễ gặp ở những người cao
tuổi và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng từ các bệnh đang có sẵn trong mỗi cá
nhân; tạo điều kiện để NCTTHN được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền,
nghĩa vụ của mình; giúp cho NCTTHN và gia đình họ hiểu biết các chính sách,
pháp luật của nhà nước, các chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
Qua kết quả khảo sát thì 100% NCTTHN đều được tiếp cận dịch vụ tuyên truyền
nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Và những người tham gia vào quá trình
tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cũng như các chính sách
chăm sóc sức khỏe cho NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại địa phương chủ
yếu là do cán bộ y tế và cán bộ phòng lao động, thương binh và xã hội và các tuyên
truyền viên từ đội ngũ cán bộ thôn, bản.
* Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Xác định được vai trò của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức là điều hết
sức quan trọng, nên trong thời gian qua các cán bộ địa phương căn cứ vào trách
nhiệm và công việc của mình mà thực hiện tuyên truyền trên nhiều nội dung khác
35
nhau về chăm sóc sức khỏe đến NCTTHN, thể hiện qua bảng khảo sát 2.10.
Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe
ngƣời cao tuổi thuộc hộ ngheo
STT Nội dung tuyên truyền Số ý kiến Tỷ lệ
1 Các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi 95/100 95%
2 Chế độ dinh dưỡng 88/100 88%
3 Cách Phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi 90/100 90%
4 Chế độ chính sách 20/100 20%
5 Bài tập thể dục 65/100 65%
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Nhìn vào bảng 2.2 về nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức qua khảo
sát 100 NCTTHN cho thấy, tuyên truyền về các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi
chiếm tỷ lệ 95%; Tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi
chiếm tỷ lệ 90%; Tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 88%; Tuyên
truyền về các bài tập thể dục nhẹ nhàng chiếm tỷ lệ 65%; Tuyên truyền về chê độ
chính sách chiếm 20%.
Theo kết quả khảo sát trên ta thấy, nội dung tuyên truyền về các bệnh
thường gặp ở người cao tuổi là được quan tâm nhiều nhất (chiếm 95%) và bên cạnh
đó là nội dung tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi cũng
chiếm tỷ lệ cao (90%). Có thể nói, sức khỏe của NCT nói chung và NCTTHN nói
riêng tại huyện Yên Minh đang được chính quyền rất quan tâm. Hiện tại, việc
CSSK cho NCTTHN tại địa phương được khám, chữa trị và theo dõi bởi các cán bộ
y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện và đặc biệt là cán bộ trạm y tế các xã. Vai trò của
Cán bộ lao động xã hội trong quá trình khám chữa bệnh cho NCTTHN là cùng với
cán bộ y tế giải quyết các trường hợp bệnh nhân gặp phải bệnh có mức độ nặng, cần
chuyển tuyến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Phỏng
vấn một cán bộ trạm y tế xã Ngam La, Yên Minh thì chị trả lời rằng “Hiện nay thì
các bệnh người già gặp phải ngày càng phức tạp hơn vì vậy đòi hỏi các cán bộ
trạm y tế xã cũng cần quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những NCTTHN gặp
khó khăn trong vấn đề đi lại vì vị trí địa lý xa để di chuyển đến trạm thì cán bộ sẽ
đến tận gia đình để khám cũng như thực hiện tư vấn cho NCTTHN làm sao để luôn
36
đảm bảo được sức khỏe tốt nhất có thể”.
Ngoài ra, nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm
(chiếm tỷ lệ 88%). Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cũng chính là một trong những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của NCTTHN. Tuy nhiên, với
các hộ nghèo thì NCT còn gặp khó khăn để có những bữa ăn đủ no chứ chưa có thể
đủ nhận thức cũng như kinh tế để cân đối về chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hay
tốt cho thể trạng của bản thân và gia đình. Chính vì vậy, mặc dù nội dung tuyên
truyền về chế độ dinh dưỡng được thực hiện khá tốt từ cán bộ trạm y tế xã và cán bộ
lao động thương binh xã hội, đội ngũ tuyên truyền viên tại thôn, bản, nhưng việc
NCTTHN triển khai thì gần như không được đồng đều. Phỏng vấn một NCTTHN
tại xã Ngam La, Yên Minh, cụ có trả lời rằng “Giờ chủ yếu ăn để no bụng thôi, già
rồi cũng không ăn được nhiều nữa. Kinh tế cũng khó khăn thì không thể ăn uống
đầy đủ chất dinh dưỡng như cán bộ nói được”. Bên cạnh đó thì nội dung tuyên
truyền về các bài tập thể dục cũng được cán bộ y tế quan tâm (chiếm 65%). Đặc biệt
là đối với những NCTTHN mắc các bệnh về xương khớp, đau lưng, thì cán bộ y tế
cũng đến tận nhà để hướng dẫn NCTTHN các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm tình
trạng bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền mới chỉ dừng
lại một chiều chứ chưa có sự giám sát hay theo dõi quá trình tập luyện cũng như
hiệu quả của việc tập luyện ra sao.
Với nội dung tuyên truyền về chế độ chính sách tới NCTTHN còn khá thấp
(chiếm 20%). Nguyên nhân là do nhận thức của NCTTHN tại địa phương còn thấp.
Bên cạnh đó, đội ngũ tuyên truyền viên bao gồm cán bộ lao động xã hội cấp xã, cán
bộ thôn, bản có trình độ chưa cao, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế và bất đồng
ngôn ngữ nên hiệu quả tuyên truyền chính sách chưa được cao. Có rất nhiều chính
sách dành cho đối tượng là NCT, tuy nhiên, NCTTHN thì hầu như chỉ quan tâm đến
chính sách về chi trả trợ cấp hàng tháng. Có thể nói đối với NCTTHN thì việc trông
chờ vào những hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước là rất lớn. Chính vì vậy mà hầu hết
NCTTHN tại địa bàn chỉ quan tâm đến số tiền được trợ cấp hàng tháng cũng như
các hoạt động trợ cấp khác. Còn những chính sách khác thì họ không quan tâm. Bên
37
cạnh đó, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền về chính sách đối với NCTTHN
vẫn chưa được triển khai rộng rãi đến từng cá nhân. Do điều kiện đi lại còn gặp
nhiều khó khăn. Hiện tại, các nội dung về chính sách được tuyên truyền chủ yếu là
đối với những đối tượng hiện đang được hưởng trợ cấp như: NCT đơn thân nghèo
từ 60 tuổi trở lên và NCT trên 80 tuổi thì mới được cán bộ lao động thương bình xã
hội cấp xã vận động để làm hồ sơ để hưởng chế độ khi đủ điều kiện. Do chưa có
mạng lưới CTV CTXH hay NVCTXH nên việc hầu hết việc triển khai các hoạt
động tuyên truyền đều do trực tiếp cán bộ y tế và nhân viên phòng lao động, thương
binh và xã hội phụ trách. Nhân viên phòng lao động thương binh xã hội sẽ cùng với
nhân viên y tế và đội ngũ tuyên truyền viên tham gia vào quá trình tuyên truyền đến
NCTTHN các kiến thức cũng như chính sách về chăm sóc sức khỏe.
*Hình thức tuyên truyền
Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN đƣợc tiếp cận
STT Hình thức tuyên truyền
Số
phiếu
Tỷ lệ
1 Qua truyền thông đại chúng 25/100 25%
2 Qua tài liệu tờ rơi, tờ gấp 10/100 10%
3 Qua Hội người cao tuổi 20/100 20%
4 Qua các buổi họp, hội nghị 20/100 10%
5 Qua cán bộ xã tuyên truyền 95/100 95%
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018)
Thông qua khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn và qua bảng 2.3 cho thấy, cán
bộ tại địa phương đã thực hiện khá tốt các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
cho NCTTHN, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe mà họ được tiếp cận. Về hình
thức tuyên truyền qua cán bộ xã chiếm 95%; Tuyên truyền qua các phương tiện
truyền thông đại chúng chiếm 25%; Hình thức tuyên truyền qua Hội người cao tuổi
chiếm 20%; Tuyên truyền qua các buổi họp, hội nghị và qua tờ rơi, tờ gấp chiếm
chiếm 10%;
Theo kết qua khảo sát cho thấy trong các hình thức tuyên truyền thì chủ yếu
38
là thông qua cán bộ xã vẫn là chủ yếu (chiếm 95%). Điều này có thể dễ hiểu đó là
đa phần NCTTHN tại địa bàn sinh sống không tập trung vào một khu vực trung tâm
xã, thị trấn mà lại sống cách xa nhau và có sự tách biệt về nhà ở giữa các hộ. Chính
vì vậy, đa phần các nội dung cần tuyên truyền và nâng cao nhận thức NCT thì cán
bộ xã bao gồm cán bộ lao động thương binh xã hội và cán bộ trạm y tế xã sẽ phải
đến trực tiếp các hộ gia đình để tuyên truyền đến NCT.
Bên cạnh đó là hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại
chúng (chiếm 25%) như qua đài phát thanh truyền hình và truyền thanh của huyện
được phát qua tivi và phát thanh tiếng dân tộc qua loa được lắp tại Ủy ban các xã.
Đây cũng là các phương tiện truyền thông khá phổ biến và hiệu quả tại các huyện
và xã vùng cao có đa số dân cư là dân tộc thiểu số và không thể hiếu tiếng phổ
thông.
Các hình thức tuyên truyền cũng đã được triển khai tại địa bàn như thông
qua chủ tịch hội người cao tuổi, qua các buổi hội họp, hội nghị và phát tờ rơi, tờ
gấp. Chủ tịch Hội người cao tuổi được bầu tại các xã thường sẽ là người dân tộc
thiểu số để có thể hiểu văn hóa và dễ dàng để trao đổi với đồng bào NCTTHN về
các nội dung cần tuyên truyền. Tuy nhiên, về nội dung tuyên truyền của Hội người
cao tuổi thì không có sự đa dạng cũng như chưa phát huy hết vai trò của mình. Bên
cạnh đó thì hình thức tuyên truyền qua tờ gấp tờ rơi thì cũng chưa thực sự hiệu quả
vì đa phần NCTTHN tại địa bàn có thị lực kém và cũng có những NCTTHN không
biết chữ nên việc nhận thông tin từ tờ gấp, tờ rơi gặp khá nhiều khó khăn và gần
như không hiệu quả. Về hình thức tuyên truyền qua hội họp, hội nghị cũng đã được
tổ chức định kỳ tại các xã. Các cán bộ xã như nhân viên y tế (chiếm 78%) và cán bộ
lao động thương binh xã hội (chiếm 70%) đến để tuyên truyền các nội dung cần
thiết. Tuy nhiên, việc vận động tham gia các buổi hội họp và hội nghị cũng gặp
nhiều khó khăn về vị trí địa lý cách xa nhau giữa các hộ gia đình cũng như nhận
thức của NCTTHN chưa cao nên việc tham gia đầy đủ các buổi hội họp là gần như
rất hiếm. Điều này cũng chính là một trong các yếu tố dẫn đến việc tuyên truyền
nâng cao nhận thức NCTTHN về các vấn đề nói chung và vấn đề chăm sóc sức
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...nataliej4
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhantuanpro102
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 

What's hot (20)

Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật.
 
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa TháiCông tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo đơn thân tại xã Nghĩa Thái
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.docBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Nghề Công Tác Xã Hội.doc
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tậtLuận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với  phụ nữ khuyết tật
Luận văn: Công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ khuyết tật
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
Vai Trò Của Nhân Viên Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Người Sau Cai Nghiện Ma Tu...
 
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có côngLuận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
Luận văn thạc sĩ: Thực thi chính sách đối với người có công
 
Luận án: Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi
Luận án: Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côiLuận án: Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi
Luận án: Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi
 
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
Luận văn: Dịch vụ công tác xã hội với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm phục hồ...
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM ...
 
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng BìnhLuận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
Luận văn:Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Quảng Bình
 
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhanbao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
bao cao thuc te cong tac xa hoi ca nhan
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAYLuận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
Luận văn: Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người cao tuổi, HAY
 

Similar to Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...hieupham236
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...huynhminhquan
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngTrường Bảo
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, 9đ - Gửi miễn p...
 
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOTSự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
Sự khác biệt trong hành vi khám chữa bệnh của người cao tuổi, HOT
 
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái BìnhQuản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại tỉnh Thái Bình
 
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long AnLuận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
Luận văn: Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tỉnh Long An
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VỀ GIÁO DỤC VÀ Y TẾ ĐỐI VỚI TRẺ EM DÂN TỘC KƠ HO...
 
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
 
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
[123doc] - quan-ly-cong-tac-xa-hoi-doi-voi-nguoi-co-cong-voi-cach-mang-tu-thu...
 
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAYCông tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
Công tác đối với trẻ em khuyết tật vận động tai Thanh Hóa, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về y tế cấp xã tại Hà Nội, HAY
 
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải ChâuĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo tại quận Hải Châu
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà NamLuận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
Luận văn: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế, tỉnh Hà Nam
 
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOTĐề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
Đề tài: Pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế tỉnh Hà Nam, HOT
 
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái BìnhLuận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
Luận văn: Công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tỉnh Thái Bình
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Phú Nin...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG PHƢƠNG LIÊN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG Ngành: Công tác Xã hội Mã số: 8 76 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TIẾN NAM HÀ NỘI, 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Tiến Nam. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. HỌC VIÊN Đặng Phƣơng Liên
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO 12 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...................12 1.2. Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo .......................................................................................................15 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo ......................................................................................21 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG..........................................................................................25 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ..................................25 2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang ...................................................................................30 2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. ....................................................34 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.......................................48 Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG ...........59 3.1. Quan điểm, chiến lược về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay.................59 3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo .............................................61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................67
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 CTXH Công tác xã hội 2 CSSK Chăm sóc sức khỏe 3 CTV CTXH Cộng tác viên Công tác xã hội 4 DVCTXH Dịch vụ Công tác xã hội 5 LĐTB-XH Lao động – Thương binh – Xã hội 6 NVCTXH Nhân viên Công tác xã hội 7 NCT Người cao tuổi 8 NCTTHN Người cao tuổi thuộc Hộ nghèo
  • 5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tổng quan khách thể nghiên cứu..............................................................27 Biểu đồ 2.2. Vấn đề tâm lý của người cao tuổi thuộc hộ nghèo...................................30 Biểu đồ 2.3. Thực trạng sức khỏe thể chất của người cao tuổi thuộc hộ nghèo...........31 Biểu đồ 2.4. Thực trạng sức khỏe xã hội của người cao tuổi thuộc hộ nghèo..............31 Biểu đồ 2.5. Nhu cầu của người cao tuổi thuộc hộ nghèo ............................................32 Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ ngheo.................................................................................................35 Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN được tiếp cận.........37 Biểu đồ 2.8. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức.............................................................................................39 Bảng 2.4. Các nội dung dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách người cao tuổi thuộc hộ ngheo được tiếp cận.......................................................................................................40 Biểu đồ 2.10. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo về dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách..........................................................................................43 Biểu đồ 2.11. Các loại dịch vụ tư vấn, tham vấn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo được tiếp cận........................................................................................44 Biểu đồ 2.12. Mức độ hài lòng của người cao tuổi thuộc hộ nghèo đối với dịch vụ tư vấn, tham vấn trong chăm sóc sức khỏe........................................................................46 Biểu đồ 2.13. Yếu tố ảnh hưởng của đặc điểm đối tượng (NCTTHN) đến việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe.........................................................48 Biểu đồ 2.14. Yếu tố ản h hưởng của cơ chế chính sách đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo .................................52 Biểu đồ 2.15. Yếu tố ảnh hưởng của ngân sách, cơ sở hạ tầng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo ...........................................54 Biểu đồ 2.16. Yếu tố ảnh hưởng của nhân viên công tác xã hội đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo...............56
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người cao tuổi nói chung và người cao tuổi thuộc hộ nghèo nói riêng là một trong những nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương nhất do những thay đổi về sức khỏe thể chất và tinh thần, sự thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang ở mức cao. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cho người cao tuổi... Chính vì vậy, việc trợ giúp người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi thuộc hộ nghèo trong cuộc sống là rất cần thiết. Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi, đời sống kinh tế - xã hội của người dân đang từng bước phát triển. Tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn còn tồn tại ở các mặt kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao và số lượng người cao tuổi thuộc hộ nghèo cũng đang ngày càng tăng. Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói chung, trong đó có người cao tuổi thuộc hộ nghèo đã được triển khai và đem lại hiệu quả nhất định như: Luôn chi trả đúng thời gian và đủ số tiền trợ cấp hàng tháng, việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế đúng thời gian quy định, có các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và các hoạt động vận động nguồn lực cộng đồng trong các hoạt động nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của người cao tuổi. Tuy nhiên, số lượng NCTTHN vẫn còn ở mức cao. Trong cuộc sống hằng ngày, NCTTHN không chỉ gặp những khó khăn về thể chất mà còn cả tinh thần. Chính vì vậy, không chỉ nghèo đói mà tuổi cao sức yếu cũng khiến cuộc sống của họ càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vai trò của CTXH trong việc CSSK không chỉ về sức khỏe thể chất và còn là sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội. Tuy nhiên, việc triển khai các DVCTXH tại thành phố Hà Giang nói chung và địa bàn huyện Yên Minh vẫn chưa đồng bộ và kịp thời tới nhóm NCTTHN. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về CTXH đối với NCT, tuy nhiên chưa có nghiên cứu về DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Hơn nữa DVCTXH là
  • 7. 2 một hoạt động còn khá mới và chưa được triển khai một cách chuyên nghiệp tại địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Chính vì những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” làm đề tài cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu được đề cập trên các sách, báo, luận án, luận văn thạc sĩ đề cập đến vấn đề sức khỏe của Người cao tuổi cũng như vấn đề chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, như: 2.1. Trên thế giới: * Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi: - Annette L. Fitzpatrick, Lawton S.Cooper, Diane G. Ives và John A.Robbins (Đại học Washington, Đại học Johns Hopkins, Đại học Pittsburgh, Đại học California – Davis và Đại học Wake Forest) (1994), “Barriers to Health Care Access Among the Elderly and Who Perceives Them. Nghiên cứu này khái quát thực trạng người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe như thế nào và những khó khăn ngăn cản việc người cao tuổi nhận được sự quan tâm, chăm sóc tại nước Mỹ. Từ những kết quả được nghiên cứu này có thể áp dụng để nghiên cứu những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam. Điều đó đặt ra sự quan tâm lớn đối với những người làm nghiên cứu nói riêng và những nhà hoạch định chính sách của nước ta nói chung [26]. - Masoud Pezeshkian (2002), Minister of Health and Medical Education of Iran, Second World Assembly on Aging, Madrid. Nghiên cứu được thực hiện tại Iran và chỉ ra rằng có hơn 4 triệu người từ 60 tuổi trở lên trong đó có 57% đang sống trong khu vực thành thị. Phụ nữ với tỷ lệ có học vấn thấp hơn và sự phụ thuộc về tài chính cao hơn chiếm một nửa trong tổng số người cao tuổi. Mặc dù thách thức về già hóa đã trở nên rõ nét, Iran có những truyền thống được thiết lập trong một thời gian dài dựa theo những lời giáo huấn của đạo Hồi. Những lời giáo huấn
  • 8. 3 này luôn đứng ở vị trí đầu tiên trong các vấn đề của chính phủ để cung cấp các nhu cầu về xã hội và y tế cho người cao tuổi. Do đó, việc cấp bách là phải giúp đỡ những điều kiện về kinh tế - xã hội để cho phép mọi người ở mọi lứa tuổi có thể cùng hòa nhập trong xã hội. Mục tiêu của kế hoạch bảo vệ xã hội là nhằm cung cấp sự tiếp cận về các dịch vụ y tế và an sinh xã hội cũng như sự ổn định về tinh thần và tình cảm và an sinh là quan trọng, đặc biệt là phụ nữ. Hệ thống chăm sóc y tế ban đầu bao gồm các chương trình toàn diện để kiểm soát và phòng chống bệnh tật không lây nhiễm và các vấn đề y tế. Tuy nhiên, phát huy lối sống khỏe mạnh vẫn là nền tảng của các chương trình. Việc xem xét lại những quy tắc liên quan đến y tế để hoàn thiện lão khoa và biến tất cả cá dịch vụ trở nên có thể tiếp cận được trong hệ thống y tế [29]. - Population Ageing in Pakistan and its implications, Mohammad Afzal, (1994), “The Ageing of Asion Population United Nations”. Nghiên cứu được thực hiện tại Pakistan trong những năm 1984 – 1985, khoảng 12% những người trong nhóm tuổi từ 60 – 64 và 25% những người từ 65 tuổi trở lên có một số khuyết tật. Trong số những người cao tuổi khuyết tật, những người mù, điếc, què và những tật nguyền về cả thế xác lẫn tinh thần đều có tỷ lệ cao. Không phải tất cả các căn bệnh tuổi già đều là giai đoạn cuối hoặc chúng đều dẫn đến khuyết tật. Do vậy, nếu có một kế hoạch giáo dục về sức khỏe thì nhiều căn bệnh có thể được phòng và điều trị để người bệnh có thể sống độc lập hơn và khỏe mạnh hơn [30]. * Nghiên cứu về Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: - Chanitta Soommaht, Songkoon Ratchasima, Buriram, Surin và Khon Kaen (2008), “Developing Model of Health Care Management for the Elderly by Community Participaton in Isan. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích sự phát triển của việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có sự tham gia của cộng đồng ở Isan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc quản lý của các tổ chức cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe
  • 9. 4 người cao tuổi là phương pháp hiệu quả. Tất cả công dân cao tuổi đều đồng ý rằng việc chăm sóc y tế được cung cấp bởi các tổ chức cộng đồng giúp họ thoải mái và ấm áp hơn. Mô hình này gợi cho chúng ta những bài học kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng [27]. - Dean Blevins, Bridget Morton và Rene McGovern (2008), “Evaluating a community – based participatory research project for elderly mental healthcare in rural America”. Đánh giá một dự án nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nông thôn Mỹ. Nghiên cứu này nhằm khám phá bản chất giữa các đối tác trong chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người người cao tuổi ở nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người hài lòng với vai trò của họ và mức độ thành công của chương trình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất những phương pháp để cải thiện hơn nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi tại nông thôn. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của Hoa Kỳ là điều chúng ta cần quan tâm nghiên cứu để có thể góp phần xây dựng các mô hình cho người cao tuổi phù hợp với nước ta [28]. - Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (Hepl Age International) (2012), “Già hóa trong thể kỷ 21: Thành tựu và thách thức”. Báo cáo đã đánh giá quá trình kể từ khi Hội nghị thế giới lần thứ 2 về người cao tuổi thực hiện kế hoạch hành động quốc tế Madrid về người cao tuổi. Nhiều ví dụ minh họa về những chương trình đổi mới đã đáp ứng thành công các mối quan tâm của người cao tuổi được đưa ra trong báo cáo. Bên cạnh đó, báo cáo này cũng đưa ra khuyến nghị về định hướng tương lai nhằm đảm bảo mọi người ở mọi lứa tuổi trong xã hội bao gồm cả người cao tuổi và giới trẻ đều có cơ hội góp phần xây dựng xã hội cũng như cùng được hưởng những phúc lợi xã hội đó. Chính vì thế, phải có một chiến lược nhằm hỗ trợ riêng cho từng đối tượng đạt hiệu quả cao nhất [25]. Các kết quả nghiên cứu cũng như báo cáo trên thế giới hầu hết đều đã chỉ ra được thực trạng về già hóa dân số và các vấn đề khó khăn mà người cao tuổi gặp
  • 10. 5 phải cũng như đã đưa ra các mô hình dịch vụ công tác xã hội thực tế để trợ giúp NCT và những rào cản khiến NCT gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe như về cơ sở hạ tầng, về nhân viên công tác xã hội, về chính quyền địa phương mà chỉ tập trung vào yếu tố thân chủ là NCT. 2.2. Tại Việt Nam: * Nghiên cứu về Sức khỏe Người cao tuổi: - Lê Vũ Anh, Đặng Huy Hoàng, Trần Vũ, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Tiến Thắng (2010), “Đánh giá sức khỏe và sự tham gia của người cao tuổi trong phát triển cộng đồng tại 3 xã của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ NCT tự đánh giá sức khỏe bình thường cao nhưng số người NCT mắc một hay nhiều bệnh lý sức khỏe cũng rất cao. NCT tham gia vào các công việc gia đình, xã hội và lao động sản xuất chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, chính quyền địa phương vẫn thiếu công tác truyền thông và các văn bản hướng dẫn cho sự tham gia của NCT [1]. - Lê Văn Khảm (2014), “Vấn đề về Người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra thực trạng tuổi thọ người Việt Nam ngày càng cao và tỷ lệ dân số già đang tăng nhanh; điều đó phản ánh thành tực phát triển kinh tế, xã hội, y tế và công tác dân số. Thực tế cho thấy, một bộ phận người cao tuổi đang đối mặt với khó khăn về thu nhập, những thay đổi về cấu trúc gia đình và các quan hệ xã hội và đặc biệt là những nguy cơ bất lợi về sức khỏe [11]. - Phạm Thắng, Đỗ Khánh Hỷ, (2009), “Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, NCT sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tiểm ẩn, bao gồm cả nghèo đói do phải dành toàn bộ nguồn thu hạn chế của mình cho các dịch vụ chăm sóc nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Đói nghèo làm tăng độ nhạy của bệnh tật và ngược lại, bệnh tật là nguyên nhân chính của đói nghèo. Báo cáo cho thấy: Nhu cầu
  • 11. 6 về chăm sóc y tế và xã hội của NCT tại Việt Nam là rất lớn trong khi những điều kiện tự thân của NCT Việt Nam còn có những đặc trưng rất hạn chế như: Tỷ lệ NCT sống độc thân tương đối cao ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam – 14,2% dẫn đến hạn chế cả về hỗ trợ kinh tế, tinh thần từ phái gia đình, người thân và không có trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày. [21]. * Nghiên cứu về Công tác xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Trong bối cảnh nước ta đang gia tăng về tốc độ già hóa dân số thì việc nghiên cứu thực trạng việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cũng như triển khai các chính sách của Đảng cũng như chủ trương của Nhà nước. - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển đã phối hợp với Ủy Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, nghiên cứu đề tài: “Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” trong giai đoạn 2006 – 2007 và của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển giai đoạn 2008 – 2009. Nghiên cứu đã được thực hiện tại 3 tỉnh thành là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh trên các nhóm đối tượng: người sử dụng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; người cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; cán bộ địa phương và cộng đồng. Đề tài đã chỉ ra rằng: Già hóa dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết và Việt Nam không nằm ngoài tình trạng trên. Để chuẩn bị cho tình trạng trên, những vấn đề như nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hoặc xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần được đặc biệt quan tâm. [14] - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HAI) và Viện nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam, (2014), “Điều tra cơ bản của Dự án về Dịch vụ chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”. Cuộc điều tra ban đầu thu thập các thông tin định lượng nhằm tìm hiểu thực trạng NCT, những người gặp khó khăn trong cuộc sống hằng ngày hoặc cần giúp đỡ do mắc các bệnh mãn tính, từ đó đánh giá những thay
  • 12. 7 đổi mà dự án dịch vụ chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng, thực hiện dựa trên mô hình câu lạc bộ liên thế hệ tự chăm sóc [19]. Cho tới nay, các nghiên cứu về CSSK NCT nói chung và DVCTXH trong CSSK NCT nói riêng tại Việt Nam cũng đã đem lại những kết quả thực tế và là nguồn tài liệu hữu ích cho việc giảng dạy. Các nghiên cứu trên đều đã chỉ ra những vấn đề về sức khỏe mà NCT hiện nay đang gặp phải, các mô hình trợ giúp và những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH. Tuy nhiên, thực tế là các đề tài nghiên cứu về DVCTXH trong CSSK NCT vẫn chưa nhiều, đặc biệt là NCTTHN. Chính vì vậy, đề tài “Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang” là đề tài còn khá mới mẻ. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo và đánh giá thực trạng cũng như các yếu tố ảnh hưởng và từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo - Khảo sát, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang - Đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc cung cấp dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi thuộc hộ
  • 13. 8 nghèo từ thực tiễn Huyện Yên Minh, Tỉnh Hà Giang. 4.2. Khách thể nghiên cứu + 100 Người cao tuổi thuộc hộ nghèo; + 04 Cán bộ các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan (02 cán bộ Lao động thương binh và xã hội xã Mậu Duệ và xã Ngam La, 02 nhân viên y tế tại trạm y tế xã Mậu Duệ và xã Ngam La) 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu ba loại hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, bao gồm: Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức; Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chính sách; Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 04/2018 đến tháng 08/2018 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Phương pháp duy vật lịch sử, khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt đối tượng, cụ thể ở đây là các DVCTXH trong CSSK với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang trong hoàn cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động này được triển khai. Trong hoàn cảnh thực tế của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, tỷ lệ NCTTHN chiếm số lượng khá cao. Công tác trợ giúp cho NCTTHN được quan tâm nhưng còn nhiều khó khăn, hoạt động còn chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế phối hợp trong hoạt động trợ giúp cho NCTTHN chưa được đồng bộ, rõ ràng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các nguồn tài
  • 14. 9 liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.[5] Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, các tài liệu được lựa chọn để thu thập, phân tích thông tin là những văn bản pháp luật liên quan đến Chính sách về NCTTHN; Chính sách trợ giúp xã hội đối với NCTTHN; Thông tin về tình hình kinh tế-chính trị-xã hội tại địa phương; Những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn tạp chí, internet; Báo cáo tổng kết các năm của phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Yên Minh, Báo cáo của Hội Người cao tuổi huyện Yên Minh. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp điều tra bảng hỏi là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng một bảng hỏi soạn sẵn, người điều tra phát bảng hỏi, hướng dẫn cách trả lời, người được hỏi sẽ tự mình ghi câu trả lời ra phiếu bảng hỏi. Điều tra viên thu lại phiếu và xử lý thông tin.[5] Trên địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang hiện có 1 thị trấn và 17 xã. Tất cả các xã và thị trấn đều có NCTTHN và tổng số NCTTHN là 1988 người. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 100 mẫu tiến hành khảo sát. Nội dung bảng hỏi liên quan đến: Đặc điểm tâm lý, sức khỏe và nhu cầu của NCTTHN; Ba DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN; các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN tại địa bàn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. N= 1988 n= 100 Tỷ lệ lấy mẫu: N/n = 1988/100 = 19.88 Lấy danh sách của 1988 Người cao tuổi thuộc hộ nghèo Lựa chọn ngẫu nhiên bất kỳ một số trong 20 số đầu, cách 20 người nữa lại chọn người tiếp theo. Người thứ 1: đứng thứ 3. Người thứ 2: đứng thứ 23. Người thứ 3: đứng thứ 43. Cho đến người thứ 100. - Phương pháp phỏng vấn sâu:
  • 15. 10 Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tác động tâm lý, xã hội một cách trực tiếp giữa người phỏng vấn và người trả lời. Phỏng vấn là phương tiện được sử dụng phổ biến trong các điều tra, nghiên cứu khoa học nhằm thu thập, khai thác thông tin từ đối tượng được phỏng vấn.[5] Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 10 người gồm: 6 NCTTHN, 2 nhân viên y tế trạm y tế xã Ngam La và xã Mậu Duệ và 2 cán bộ Lao động thương binh và xã hội xã Ngam La và xã Mậu Duệ với mục đích nhằm tìm hiểu, thu thập thông tin chuyên sâu về thực trạng, những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả thu được từ những nghiên cứu của đề tài có thể cung cấp những thông tin thiết thực vè thực trạng DVCTXH với NCT nói chung và DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN nói riêng, cũng như cung cấp thêm thông tin cho công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách có nội dung liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua nghiên cứu này để đánh giá được thực trạng DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN, nhằm giúp cho NCT nói chung và NCTTHN nói riêng đảm bảo sức khỏe tốt, phát huy vai trò, năng lực của họ đối với cộng đồng. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm các phần: Mở đầu, nội dung chính, kết luận và phụ lục. Trong đó, phần nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo.
  • 16. 11 Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
  • 17. 12 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo 1.1.1. Người cao tuổi NCT là nhóm người ở giai đoạn già hóa, gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể. Theo Luật NCT có hiệu lực từ ngày 1/7/2010, “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên” [24]. 1.1.2. Hộ nghèo Hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT- BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo trên địa bàn, cụ thể: a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên [4]. 1.1.3. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo Chưa có một tài liệu nào đưa ra khái niệm rõ ràng về người cao tuổi thuộc hộ
  • 18. 13 nghèo. Tuy nhiên, dựa vào hai khái niệm người cao tuổi và khái niệm hộ nghèo, ta có thể thấy rằng người cao tuổi thuộc hộ nghèo là những người từ đủ 60 tuổi trở lên và hiện đang sinh sống trong hộ gia đình có các tiêu chí của hộ nghèo, cụ thể: a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; - Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 1.1.4. Sức khỏe Theo quan điểm của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO) – Tuyên ngôn Alam Ata, năm 1978 nhận định: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh tật hay thương tật”. [12] Như vậy, chúng ta có thể hiểu sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ xã hội. Để lĩnh hội được các vấn đề cụ thể hơn, trước hết chúng ta cần biết những khái niệm sức khoẻ trên là gì. 1.1.5. Chăm sóc sức khỏe Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chăm sóc sức khỏe.: Theo tác giả Hoàng Đình Cầu trong cuốn: “Quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu”, NXB y học Hà Nội năm 1995 thì: Chăm sóc sức khỏe là việc làm thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt (nhu cầu đầy đủ dinh dưỡng, được vui chơi, giải trí...), để đảm bảo trạng thái thỏa mãn về thể chất, tinh thần, xã hội của mỗi thành viên trong xã hội. [4] Như vậy, phân tích khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” đã chỉ ra:
  • 19. 14 Thứ nhất là, chăm sóc sức khỏe thể chất Trước tiên, một yêu cầu chung và vô cùng quan trọng đặt ra cho mỗi cá nhân là cần phải chăm sóc sức khỏe của mình một cách tích cực chủ động, thay vì đợi bị bệnh và đi chữa bệnh. Để có sức khỏe thể chất tốt cần phải khám sức khỏe tổng quát; không nên hút thuốc lá; uống rượu bia có chừng mực; cần phải chú ý đến cân nặng của cơ thể; cần chú ý đến lượng cholesteron trong máu; chú ý đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể; cần sắp xếp một chương trình vận động cho cơ thể; phải luôn lượng khả năng và giới hạn sức khỏe của bản thân. Thứ hai là, chăm sóc sức khỏe tinh thần Để có được sức khỏe tinh thần tốt mỗi cá thể cần phải trang bị cho bản thân những cách quản lý và đối phó với stress hiệu quả nhất; phải luôn luôn sống lạc quan, yêu đời; hãy học cách ứng phó với những thay đổi có thể ảnh hưởng đến bản thân (tăng cường khả năng thích ứng) biết cách điều chỉnh và ứng phó cảm xúc của bản thân, đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực, hướng vào bản thân. Thứ ba là, chăm sóc sức khỏe xã hội Để có được sức khỏe xã hội tốt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi cá thể đó là học cách tự đánh giá bản thân một cách lành mạnh; biết cho và nhận; tạo dựng mối quan hệ gia đình, bên ngoài tích cực; biết đề ra những ưu tiên cho bản thân mình phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Vậy ta có thể hiểu “Chăm sóc sức khỏe là chuẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh tật, thương tích, các khiếm khuyết về thể chất, tinh thần, xã hội trong con người” 1.1.6. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo Người cao tuổi do những thay đổi về tâm sinh lý và tuổi tác mà sức khỏe cũng có phần ảnh hưởng. Thường NCT sẽ bị giảm chức năng của thính giác và thị giác. NCT sẽ không còn nhìn rõ như trước và nghe cũng giảm độ nhạy như khi còn trẻ. Điều này gây không ít những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đối với họ. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là: Hướng về quá khứ; chuyển từ
  • 20. 15 trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” và có những biểu hiện tâm lý như: Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn; cảm thấy bất lực và dễ tủi thân; nói nhiều hoặc bị trầm cảm; sợ phải đối mặt với cái chết. Trong chu kỳ của cuộc sống, người cao tuổi thường trở lại giai đoạn phải lệ thuộc vào gia đình như tuổi ấu thơ được gia đình nuôi dưỡng, chăm sóc. Đó là vì khi tới tuổi cao, khả năng làm việc của người cao tuổi giảm bớt do cơ thể lão hóa, lại nẩy sinh những bệnh liên hệ tới tuổi già, khiến người cao tuổi mất khả năng tự túc, thậm chí mất cả khả năng hiểu biết. Địa vị của người cao tuổi phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của bản thân họ và gia đình. [18] Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, người cao tuổi thuộc nhóm nghèo nhất trong các nhóm nghèo. Nghèo là một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống của người lớn tuổi. Tình trạng nghèo mà người cao tuổi phải đối mặt có tác động lớn đến chế độ ăn uống, bệnh tật, nhà ở cũng như việc tiếp cận với các dịch vụ của xã hội. Một số lượng không nhỏ người cao tuổi phải tiếp tục tham gia lao động. Đây là cách thức quan trọng để nâng cao điều kiện sống của nhiều người cao tuổi. Ở tuổi này, có người tỏ ra sức yếu lực tàn, song có người vẫn còn nhanh nhẹn, khoẻ mạnh về thể chất và minh mẫn về trí tuệ. Họ cũng có những nhu cầu về tình cảm, những nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở. [18] 1.2. Một số lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo 1.2.1. Một số khái niệm  Dịch vụ: Trong cuộc sống ngày nay chúng ta biết đến rất nhiều hoạt động trao đổi được gọi chung là dịch vụ và ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau. Và cũng có rất nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. [5]
  • 21. 16  Công tác xã hội: Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. [2] Như vậy, có thể hiểu rằng: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội thay đổi về chính sách, nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.  Dịch vụ công tác xã hội: Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội. Ngoài ra còn có một số cách hiểu khác về dịch vụ xã hội nhìn từ vai trò của người cung cấp dịch vụ và người tiếp nhận dịch vụ. Theo cách nhìn này, dịch vụ xã hội là các hoạt động có chủ đích của con người nhằm phòng ngừa hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế. Dịch vụ xã hội là các sáng kiến can thiệp nhằm vào các nhu cầu và các vấn đề của các nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc phòng ngừa bạo lực, tan vỡ gia đình, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ NKT, trẻ em và người già. [5] Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2013): Dịch vụ CTXH có thể được coi là một
  • 22. 17 loại hình DVXH được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH. Việc cung cấp các DVCTXH không thể tách rời với các dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ truyền thông và các dịch vụ khác. Chính vì vậy, NVCTXH hội phải có sự nối kết chặt chẽ với các DVXH khác trong quá trình thực hiện DVCTXH [15]. Tác giả Nguyễn Thị Thái Lan (2016) cũng đưa ra khái niệm DVCTXH như sau: DVCTXH là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình đảm bảo cuộc sống và môi trường phù hợp, đáp ứng lợi ích tốt nhất của thân chủ. DVCTXH cho các nhóm đối tượng yếu thế chính là việc cung cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa- khắc phục rủi ro và hoà nhập cộng đồng cho các nhóm đối tượng yếu thế dựa trên các nhu cầu cơ bản của họ nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội[13]. Cụm từ "Dịch vụ công tác xã hội" được sử dụng khá phổ biến trong các tài liệu về CTXH đã được xuất bản tại Việt Nam những năm gần đây. Song, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào chính thức đưa ra khái niệm về DVCTXH. Tuy nhiên căn cứ vào khái niệm về CTXH, căn cứ vào khái niệm dịch vụ đã được đề cập trong nhiều tài liệu, ta có thể đưa ra khái niệm về DVCTXH như sau: Dịch vụ công tác xã hội là hoạt động do các cơ sở có chức năng cung cấp dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH thực hiện nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường các chức năng xã hội để giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cơ bản của mỗi người đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội.  Dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo: Từ những khái niệm về chăm sóc sức khỏe, DVCTXH, NCTTHN nêu trên, khái niệm về DVCTXH trong CSSK đối với NCTTHN được hiểu như sau: Dịch vụ CTXH trong CSSK đối với NCTTHN là các hoạt động có chủ đích, được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH nhằm phòng ngừa, can thiệp, phục hồi & phát triển để hỗ trợ & giải quyết các vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần xã hội của NCTTHN và đáp ứng được nhu cầu cơ bản cho NCTTHN.
  • 23. 18 Như vậy, DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN là hoạt động có chủ đích được cung cấp, điều phối bởi các NVCTXH. Trong quá trình cung cấp, điều phối các DVCTXH, NVCTXH tham gia trong e kip để CSSK NCTTHN. Chính vì vậy, để chuyên nghiệp hóa DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN thì cần phải có một đội ngũ nhân viên hoặc cộng tác viên được đào tạo bài bản về CTXH. 1.2.2. Vai trò của các dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo Trong điều kiện kinh tế, xã hội đang ở nước ta ngày càng có sự biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, điều đó đã đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với công tác an sinh xã hội nói chung và đối với công tác chăm sóc người cao tuổi nói riêng. Tốc độ già hóa dân số ở nước ta đang có xu hướng ngày càng nhanh hơn trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại đang có xu hướng chững lại. Hậu quả là ở nước ta sẽ có một số lượng lớn người cao tuổi cần được chăm sóc trong ít năm tới trong khi tiềm lực về kinh tế của đất nước còn hạn chế; hệ thống các chính sách bảo hiểm còn nhiều bất cập; mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội còn chưa nhiều. Trong bối cảnh đó vai trò của các dịch vụ CTXH trong chăm sóc sức khỏe NCTTHN càng trở nên quan trọng và được thể hiện qua những tác động cụ thể như sau: Một là, giúp cho NCTTHN cơ hội giảm thiểu các nguy cơ các vấn đề sức khỏe có thể gặp phải của người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Hai là, nâng cao tính độc lập của NCTTHN khi họ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của các cơ sở cung cấp dịch vụ, từ đó làm giảm sự phụ thuộc của người cao tuổi vào gia đình, người thân và cộng đồng; Ba là, góp phần cải thiện các mối quan hệ của NCTTHN với người thân và các mối quan hệ xã hội khác của người cao tuổi, giúp cho NCTTHN tránh được cảm giác cô đơn, lạc lõng và tạo ra mối liên hệ bền chặt hơn giữa người cao tuổi với gia đình, cộng đồng và xã hội; Bốn là, huy động thêm các nguồn lực để phục vụ cho công tác chăm sóc sức
  • 24. 19 khỏe NCTTHN thông qua việc kết nối vận động nguồn lực và tư vấn, hướng dẫn chính sách. [18] 1.2.3. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thuộc hộ nghèo - Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức: + Vai trò của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Giúp NCTTHN nắm được thông tin về chế độ chính sách cũng như hiểu về các vấn đề sức khỏe mà người cao tuổi hay gặp phải, cách phòng ngừa sớm các bệnh dễ gặp ở tuổi già. Giúp NCTTHN nắm được các kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân về chế độ dinh dưỡng, hoạt động giao lưu, sinh hoạt, tập thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Do vậy, khi hỗ trợ cho NCTTHN cần có các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết để họ có thể tự bảo vệ và chăm sóc cho sức khỏe của mình. + Nội dung của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Dịch vụ này cung cấp các thông tin liên quan đến các chế độ, chính sách dành cho NCT, NCTTHN. Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền cũng bao gồm cả kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe tuổi già, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lao động hợp lý cho bản thân NCTTHN. +Hình thức của tuyên truyền, nâng cao nhận thức: Thông qua các các phương tiện thông tin đại chúng một cách gián tiếp như đài phát thanh (đài phát thanh của xã, thôn), truyền thanh, truyền hình, báo chí; tuyên truyền trực tiếp bằng cách NVCTXH đến tận nhà của NCTTHN và kết hợp với các ban ngành tổ chức các buổi tuyên truyền tại cộng đồng dân cư. Quay phim, ghi hình phát trên sóng phát thanh, truyền hình của huyện. Bên cạnh đó, có thể tổ chức buổi Hội thảo về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho NCTTHN trên địa bàn. + Vai trò của NVCTXH: NVCTXH kết hợp với các cơ quan ban ngành như phối hợp với nhân viên y tế, cán bộ lao động xã hội, cán bộ thôn, bản hỗ trợ NCTTHN thông qua vai trò là người giáo dục. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của NCTTHN về các vấn đề sức khỏe không phải là công việc một sớm một chiều. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì yêu cầu phải nắm vững các kỹ năng tuyên truyền, vận động của mỗi cá nhân trong nhóm hành động xã hội sẽ hỗ trợ giải
  • 25. 20 quyết vấn đề để NCTTHN giảm bớt những khó khăn, nguy hiểm khi tuổi già đến. - Dịch vụ hỗ trợ, giải quyết chế độ chính sách: + Vai trò của dịch vụ này: Một trong những vấn đề mà NCTTHN quan tâm hiện nay bên cạnh vấn đề kinh tế thì đó là vấn đề sức khỏe. Chính vì vậy, dịch vụ này sẽ giúp cho NCTTHN có thể nắm bắt và hiểu được các chính sách hỗ trợ của nhà nước mà mình được hưởng bao gồm: Khám sức khỏe định kỳ; Cấp thẻ bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời; Được theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên; Được chăm lo và đảm bảo quyền lợi về sức khỏe và cập nhật kịp thời các chế độ chính sách cũng như hỗ trợ giải quyết chế độ chính sách như: lập hồ sơ khi NCTTHN đủ điều kiện nhận trợ cấp của Nhà nước, được theo dõi và giám sát thường xuyên trong việc nhận và sử dụng trợ cấp, được thông báo và vận động khám, chữa bệnh kịp thời. + Vai trò của NVCTXH trong dịch vụ này: Trong dịch vụ này, NVCTXH đóng vai trò hỗ trợ cán bộ y tế trong công tác khám chữa bệnh và theo dõi quá trình thay đổi, tiến triển sức khỏe của NCTTHN. Hỗ trợ các cán bộ cơ quan, đoàn thể liên quan trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho NCTTHN như hỗ trợ tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của NCTTHN về CSSK: NVCTXH đánh giá tình hình của NCTTHN về các vấn đề sức khỏe mà NCTTHN đang gặp phải. Từ đó dựa vào chức năng và nhiệm vụ để hỗ trợ kịp thời cho NCTTHN tránh gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận chính sách trong CSSK và đảm bảo việc khám, chữa bệnh được diễn ra thường xuyên, đúng quyền lợi của NCTTHN. Dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý: + Vai trò của dịch vụ: Giúp NCTTHN có thể nắm được các thông tin tư vấn và tham vấn tâm lý cần thiết để họ có thể tợ giải quyết được vấn đề của bản thân mình. Giúp cho họ có thể lường trước được những vấn đề mình sẽ gặp phải để có cách phòng tránh kịp thời. Giúp cho NCTTHN có thể hiểu hpn về bản thân mình cũng như những thay đổi trong mỗi giai đoạn của tuổi tác. NVCTXH tư vấn, tham vấn tâm lý về vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với
  • 26. 21 NCTTHN để họ hiểu tình trạng của mình. Bên cạnh đó, NVCTXH cùng cán bộ y tế tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân NCTTHN, từ đó họ lựa chọn biện pháp và cách thức chăm sóc sức khỏe phù hợp với hoàn cảnh của mình. + Nội dung của dịch vụ: Tư vấn về chăm sóc sức khỏe: NVCTXH mời các cán bộ y tế để tư vấn về vấn đề sức khỏe mà NCTTHN có thể gặp phải. Bên cạnh đó, các cán bộ y tế cũng tư vấn về cách chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình NCTTHN, từ đó họ lựa chọn biện pháp và cách thức chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp với hoàn cảnh, thể trạng của mình. Tham vấn về tâm lý: NVCTXH thông qua quá trình tương tác với NCTTHN thì tìm hiểu những nhu cầu, mong muốn, vấn đề tâm lý mà họ đang gặp phải. Từ đó sẽ tiến hành tham vấn về tâm lý thông qua động viên, khích lệ, chia sẻ để NCTTHN không còn cảm thấy cô đơn, tủi thân trong cuộc sống. Ngoài ra cũng tham vấn cho họ cách để tự cân bằng tâm lý từ đó ổn định về sức khỏe. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo 1.3.1. Yếu tố thuộc về bản thân người cao tuổi thuộc hộ nghèo NCT nói chung, NCTTHN nói riêng thì sức khỏe gặp hạn chế lớn bởi dễ mắc các loại bệnh tuổi già. Các dấu hiệu lão hóa trên cơ thể càng ngày càng rõ ràng hơn. Điều này gây nên những khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như đi lại trở nên chậm chạm hơn, không còn chắc chắn và nhanh nhẹn như hồi còn trẻ, khỏe. Đặc biệt, tâm lý cũng là vấn đề cần được quan tâm ở NCTTHN. Không còn ở tuổi lao động mà chủ yếu là tham gia phụ thêm vào các công việc như chăn nuôi, trồng trọt trong gia đình để phụ giúp vợ, chồng, con cái. Đôi lúc NCTTHN sẽ cảm thấy cô đơn, buồn tủi, sống khép kín. Những người gần gũi với họ chủ yếu là vợ, chồng, con cái và có thể có hàng xóm hoặc không vì đặc điểm phân bố rải rác nhà ở tại các thôn, bản vùng cao khá cách xa nhau. Thêm vào đó, NCTTHN trên địa bàn huyện nghèo và trình độ học vấn thấp nên nhận thức về vấn đề CSSK của bản thân cũng không được cao. NCTTHN trên
  • 27. 22 địa bàn huyện Yên Minh chủ yếu là dân tộc thiểu số và đôi khi họ không hiểu và sử dụng được tiếng phổ thông trong giao tiếp xã hội. Tình trạng chữa bệnh bằng các hủ tục như tự đắp lá thuốc, cúng bái, …vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn cũng chính là rào cản khiến cho NCTTHN không chủ động trong việc tiếp cận các dịch vụ CTXH một cách đầy đủ và kịp thời. 1.3.2. Yếu tố thuộc về Nhân viên Công tác xã hội NVCTXH phải được trang bị tốt về trình độ, bên cạnh kiến thức nghề nghiệp, họ cần phải có kiến thức về chính sách xã hội; Tâm lý học; Xã hội học, các kiến thức bổ trợ khác như kinh tế, pháp luật thì mới có thể làm tốt vai trò của mình trong việc giúp đỡ những đối tượng của dịch vụ CTXH nói chung và NCTTHN nói riêng. NVCTXH cũng cần có các kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng thu thập và phân tích thông tin; Kỹ năng đánh giá; Kỹ năng quan sát; Kỹ năng giao tiếp... và có thái độ làm việc nghiêm túc, lòng đam mê, trung thực, thái độ cởi mở, tính kiên trì. Tuy nhiên, mạng lưới NVCTXH và CTVCTXH mới chỉ được mở rộng phạm vi hoạt động đến địa bàn các thành phố lớn và các trung tâm thành phố của tỉnh chứ chưa đến các huyện, xã. Chính vì vậy mà việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa bàn huyện chủ yếu do cán bộ lao động xã hội cấp cơ sở và các cán bộ y tế đảm nhận. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận DVCTXH cũng như hiệu quả của việc cung cấp DVCTXH trong CSSK NCTTHN. 1.3.3. Yếu tố thuộc về cơ chế chính sách Trong các chính sách của Đảng và Nhà nước thì chính sách quan tâm, chăm lo, hỗ trợ cho NCT là một trong những chính sách quan trọng. Sự quan tâm đó của Nhà nước đã giúp đảm bảo một phần đời sống của NCT nói chung và NCTTHN nói riêng. Hầu hết NCTTHN được chú ý hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe như được cấp thẻ BHYT và khám sức khỏe định kỳ. Nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập như việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe chưa được đồng bộ và kịp thời đến toàn bộ NCTTHN cũng như việc triển khai thực hiện còn chồng chéo giữa các vai trò của Bộ Lao động thương binh và xã hội cùng Bộ y tế. Điều này khiến cho các hoạt động vẫn
  • 28. 23 chưa phát huy được hết vài trò và chức năng của mình. 1.3.4. Yếu tố thuộc về ngân sách và cơ sở hạ tầng Để đảm bảo NCTTHN có thể tiếp cận được DVCTXH trong CSSK về cả thể chất, tinh thần và xã hội thì nguồn ngân sách cần phải đảm bảo. Đó là cơ sở để các cán bộ triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho NCTTHN, các hoạt động tư vấn, tham vấn, tuyên truyền được dễ dàng, nhanh chóng và kịp thời. Những yếu tố về giao thông, đi lại, hệ thống cơ sở y tế, …ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp các DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Giả sử như đường xá đi lại dễ dàng, đường, điện được kết nối và ổn định từ trung tâm đến các điểm xã, thôn bản thì việc triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về CTXH cũng như các DVCTXH đến NCTTHN sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hiện nay tại các vùng nông thôn, miền núi thì các cơ sở hạ tầng như đường xá đi lại còn nhiều khó khăn, ngân sách thì eo hẹp, cơ sở vật chất trong việc đáp ứng nhu cầu CSSK cho NCTTHN thì còn thiếu thốn và hạn chế về nhân lực có chuyên môn cao. Những điều này cũng là cản trở không nhỏ trong việc cung cấp các DVCTXH trong CSSK NCTTHN. Tiểu kết chƣơng 1 Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng công tác chăm sóc và các chính sách an sinh xã hội đối với NCT bằng những hành động cụ thể như đã ban hành nhiều chính sách, chương trình trợ giúp NCT, nhằm tạo cơ hội cho NCT, đặc biệt là NCT có hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống khá đầy đủ và được quan tâm đôi chút về đời sống tinh thần. Qua nghiên cứu lý luận về CTXH với NCT chúng ta có cái nhìn tổng quan về DVCTXH với NCT nói chung và NCTTHN nói riêng. Từ những khái niệm về NCT, NCTTHN, DVCTXH trong CSSK với NCTTHN,…Từ đặc điểm tâm lý, nhu cầu của NCTTHN, mục đích, vai trò, của DVCTXH đối với NCTTHN …đã giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của DVCTXH trong việc trợ giúp NCTTHN không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe.
  • 29. 24 Từ những vấn đề mang tính chất lý luận về DVCTXH, nó sẽ là tiền đề để làm sáng tỏ phần nội dung ở chương 2 khi đề cập đến DVCTXH trong chăm sóc sức khỏe đối với NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
  • 30. 25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI THUỘC HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG 2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 2.1.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu Yên Minh là huyện vùng cao núi đá phía đông bắc tỉnh Hà Giang. Dân số trung bình toàn huyện có khoảng 92.236 người, hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt; Tổng số hộ nghèo có người cao tuổi là 1.954 hộ (tổng là 17.576 hộ). - Tổng số người cao tuổi: 4.608 người. Trong đó: + Từ 60 – 99 tuổi là 4.602 người + Từ 100 tuổi trở lên là 06 người. - Tổng số hội viên người cao tuổi 7.475 hội viên. [17] Về nông nghiệp Do đặc thù địa hình chủ yếu là núi cao nên người dân sống trên địa bàn huyện Yên Minh chủ yếu canh tác nông nghiệp trên vùng đất đồi. Diện tích đất mặt bằng để canh tác hẹp nên cũng đem lại không ít khó khăn cho người dân nơi đây khi hoạt động trồng trọt, chăn nuôi. Người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số với hoạt động kinh tế chính là tự cung tự cấp. Các nông sản chủ yếu được trồng theo mùa và vừa để dùng hằng ngày và dự trữ cho những mùa sau phòng khi thời tiết không thuận lợi. Về dịch vụ thương mại và các thành phần khác Huyện Yên Minh là một huyện vùng cao núi đá biên giới nghèo nên các thành phần dịch vụ thương mại chiếm tỉ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động thương mại cũng trở nên phong phú khi có sự trao đổi, buôn bán các sản phẩm từ vùng xuôi lên vùng cao về nên người dân được đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện và dễ dàng hơn. Người dân có cơ hội được mở rộng buôn bán và tiếp cận các mặt hàng đa dạng.
  • 31. 26 Văn hóa xã hội Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà văn hóa cũng được đẩy mạnh đến khắp các thôn, xóm, xã trong huyện. Các Hội Người cao tuổi, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,…cũng được chú ý, tổ chức các hoạt động định kỳ có ý nghĩa nhất định đối với các hội viên. Về y tế Huyện Yên Minh có 100% xã có trạm y tế và 01 bệnh viện đa khoa được trang bị các thiết bị y tế đầy đủ để khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, những khó khăn về cơ sở vật chất và những hạn chế về nhân lực cũng đang là một trong những vẫn đề mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm. Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là nhiệm vụ quan trọng của huyện, các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện. Người cao tuổi được cấp thẻ BHYT 100% các chế độ chính sách về BHYT được thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. - Công tác khám chữa bệnh cho người cao tuổi đã được các cơ sở Y Tế chú trọng, hiện nay tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện đã có khoa Lão khoa. - Công tác lập hồ sơ quản lý bệnh mãn tính cho người cao tuổi đã được triển khai, số người được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe 2.550 người; số người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất là một lần/ năm. - Đội ngũ Y bác sỹ và trang thiết bị y tế từng bước được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
  • 32. 27 2.1.2. Tổng quan khách thể nghiên cứu Bảng 2.1. Tổng quan khách thể nghiên cứu STT Tiêu chí Số ngƣời Tỷ lệ 1 Giới tính Nam 59/100 59% Nữ 41/100 41% 2 Trình độ học vấn Không đi học 35/100 35% Tiểu học 60/100 60% Trung học cơ cở 5/100 5% Trung học phổ thông 0/100 0% 3 Nghề nghiệp Hỗ trợ làm việc nhà 30/100 30% nghề nông 82/100 82% Không làm gì 0/100 0% Nghề khác (Trông cháu) 5/100 5% 4 Hoàn cảnh gia đình Sống cùng chồng/vợ/con 75/100 75% Sống cùng anh/chị/em ruột 5/100 5% Sống một mình 20/100 20% 5 Nguồn thu nhập hàng tháng Lương 0/100 0% Con cháu giúp đỡ 65/100 65% Trợ cấp/phụ cấp 30/100 30% Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp 5/100 5% 6 Sự tham gia hoạt động văn hóa - thể thao Có 80/100 80% Không 20/100 20% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) - Về giới tính: Qua bảng 2.1, trong 100 NCTTHN được khảo sát thì có 59 nữ chiếm tỷ lệ 59% và 41 nam chiếm 41%. Như vậy con số này có thể đảm bảo yếu tố khách quan cho việc nghiên cứu về thực tế hoạt động cung cấp DVCTXH trong CSSK NCTTHN từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Về trình độ học vấn Qua bảng 2.1, ta thấy được rằng phần lớn NCTTHN có trình độ học vấn thấp và trung bình. Qua khảo sát 100 CTTHN cho thấy, có đến 60% học hết bậc tiểu học, 35% không đi học, 5% học hết bậc trung học cơ sở, và không có ai tốt nghiệp trung học phổ thông. Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ NCTTHN có trình độ học vấn thấp và trình độ phổ
  • 33. 28 thông cũng không cao. Lý giải về điều nay có thể hiểu rằng 100% NCTTHN đều là người dân tộc thiểu số và sống tại các khu vực xóm, xã vùng sâu vùng xa nên việc tiếp cận giáo dục không được cao. Cuộc sống khó khăn, vất vả vì đều thuộc hộ nghèo, chính vì vậy họ quan tâm trước hết đó là đảm bảo cho cuộc sống có đầy đủ lương thực, thực phẩm hằng ngày sau đó là nhận thức của phần đông người dân tộc thiểu số cho rằng việc đi học không quan trọng nên có đến 35% NCTTHN không đi học. Điều này cũng chính là một trong những lý do khiến cho nhận thức cũng như cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn hơn. - Về nghề nghiệp Qua bảng 2.1 về nghề nghiệp của NCTTHN ta thấy, NCTTHN làm nghề nông chiếm tỷ lệ 82%; Hỗ trợ làm việc nhà chiếm 30%; Trông cháu giúp con cái chiếm 5%. Kết quả khảo sát trên cho thấy, đa số công việc chính mà NCTTHN làm hằng ngày và có thể làm được đó là nghề nông như công việc trồng trọt, chăn nuôi xung quanh nhà của mình. Và đó cũng chính là công việc lao động chính của đa số người dân và đồng bào vùng cao khi tuổi đã cao không đi lại được xa để làm thuê hay buôn bán. Bên cạnh đó thì cũng có những NCTTHN có những vấn đề về sức khỏe không thể làm các công việc như trông trọt và chăn nuôi được nữa thì họ lại phụ giúp người thân trong gia đình các công việc trong nhà như trông cháu, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. - Về hoàn cảnh gia đình. Dựa vào số liệu thể hiện ở bảng 2.1, ta có thể thấy rằng số NCTTHN hiện đang sống cùng chồng/vợ/con cái chiếm tỷ lệ 75%; Số NCTTHN sống một mình chiếm tỷ lệ 20% và NCTTHN sống cùng anh hoặc chị em ruột chiếm tỷ lệ 5%. Theo như trực tiếp đi điều tra thì đa phần NCTTHN sẽ sống cùng gia đình của con trai ruột hoặc những NCTTHN mà không còn người thân thích hoặc không lập gia đình thì sẽ sống cùng người thân là gia đình anh hoặc chị em ruột của mình. Còn lại thì một số NCTTHN phải sống một mình vì con cái họ phải đi làm thuê ở xa. Sự tăng lên về số người cao tuổi nghèo đơn thân tại địa phương cũng đang là một vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền vì họ chỉ sống một mình trong một nhà. Chính vì vậy mà đôi khi họ gặp những vấn đề về sức khỏe sẽ rất nguy hiểm khi không được phát hiện và cứu chữa kịp thời.
  • 34. 29 - Về hoàn cảnh kinh tế: Qua bảng 2.1, nguồn thu của NCTTHN hàng tháng chủ yếu do con, cháu giúp đỡ chiếm tỷ lệ 65%; Thu nhập của NCTTHN chủ yếu dựa vào phụ cấp, trợ cấp của Nhà nước theo chế độ chính sách được hưởng chiếm 30%; Còn lại 5% NCTTHN sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp. Hiện tại, cuộc sống của những người dân tộc thiểu số tại các thôn bản vùng cao của huyện Yên Minh, Hà Giang còn gặp vô vàn khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy mà cuộc sống của NCTTHN lại càng khó khăn hơn khi mà họ chỉ duy trì cuộc sống bằng các hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp và trông chờ vào khoản trợ cấp ít ỏi từ Nhà nước. Và khi được hỏi về việc thu nhập hàng tháng có đủ để trang trải cuộc sống cũng như nhu cầu của bản thân thì NCTTHN đều trả lời là không đủ nhưng vẫn phải cố gắng để duy trì cuộc sống. - Về đời sống văn hóa, tinh thần của NCTTHN Qua bảng 2.1 cũng như thực tế khảo sát tại địa bàn về thực trạng việc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, văn nghệ của NCTTHN thì có 80% NCTTHN có tham gia và 20% NCTTHN không tham gia. Hằng năm, Hội người cao tuổi của huyện có tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho các Hội viên tham gia. Tuy nhiên, các hoạt động mang tính tập thể như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao thì lại chưa thực sự được triển khai một cách rộng rãi cũng như triệt để trong Hội Người cao tuổi. Các hoạt động tập thể nói chung dành cho người cao tuổi tại địa phương đã được triển khai dành cho đối tượng NCT hàng năm. Tuy nhiên, đối tượng tham gia chủ yếu là Người cao tuổi hưu trí và sinh sống tại thị trấn hoặc các xã lân cận thị trấn. Còn NCTTHN tại các xã vùng sâu, vùng xa thì còn gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận các hoạt động này. Tại địa bàn các xã thì chỉ có một hoạt động tập thể dành cho đối tượng chủ yếu là NCT trong đó có NCTTHN tham gia hằng năm đó là Ngày hội Nghệ nhân dân gian. Ngày hội này được tổ chức vào dịp cuối năm. Trong phạm vi của ngày hội, NCTTHN có cơ hội được tham gia và thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc. Đây cũng là dịp để các cụ có thể truyền lại cho các thế hệ con cháu về các nghề truyền thống của dân tộc mình thông qua lễ cấp sắc. Có thể thấy, NCTTHN tại huyện Yên Minh không chỉ gặp khó khăn về kinh tế mà các hoạt động mang giá trị tinh thần cũng không được đảm bảo.
  • 35. 30 2.2 Thực trạng về sức khỏe và nhu cầu của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo từ thực tiễn huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 2.2.1 Thực trạng sức khỏe của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh Biểu đồ 2.1. Vấn đề tâm lý của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Qua Biểu đồ 2.1, ta có thể thấy NCTTHN có tâm lý lo lắng chiếm tỷ lệ 75%; NCTTHN đã từng cảm thấy buồn bã, cô đơn chiếm tỷ lệ 27%; NCTTHN có tâm lý bi quan, chán nản chiếm 5% và đã đừng cảm thấy mặc cảm, tự tin chiếm tỷ lệ 2%. Như vậy, vấn đề tâm lý hay là sức khỏe tinh thần là vấn đề rất cần được quan tâm đối với NCT nó chung và NCTTHN nói riêng. Tâm lý lo lắng, buồn bã và cô đơn của NCT là vấn đề rất phổ biến. Sự ảnh hưởng bởi tuổi cao và hoàn cảnh kinh tế khó khăn đã khiến cho NCTTHN luôn có những vấn đề phải lo lắng. Với đặc thù vị trí địa lý và tuổi tác cũng như hoàn cảnh kinh tế khó khắn mà có những NCTTHN cảm thấy lo lắng về tình trạng sức khỏe không ổn định và những nguy cơ khác của tuổi già. Bên cạnh sức khỏe tinh thần thì sức khỏe thể chất cũng là vấn đề mà NCTTHN đang phải đối mặt. Phỏng vấn một NCTTHN tại xã Mậu Duệ, Yên Minh bà cho biết “Giờ già rồi, sức khỏe không còn tốt như trước. Giờ muốn đi làm nương, chăn trâu cũng không đủ sức nữa. Con cái cũng ở gần nhưng đi làm cả ngày. Cứ một mình ở nhà làm những công việc nhẹ nhàng trong nhà vì giờ lưng và đầu gối hay đau nên không dám làm việc nặng. Ngồi một mình nhiều khi cũng thấy buồn vì tuổi già, bệnh tật không giúp được gì cho con cái. Cũng lo sợ bệnh nặng hơn lại không đi lại được thì khổ”. 27% 5% 2% 75% 0% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Buồn bã, cô đơn Bi quan, chán nản Mặc cảm, tự ti Lo lắng Khác
  • 36. 31 Biểu đồ 2.2. Thực trạng sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy NCTTHN có sức khỏe bình thường chiếm tỷ lệ 50%; NCTTHN có sức khỏe yếu chiếm tỷ lệ 40%; NCTTHN có sức khỏe rất yếu chiếm 5%. Những khó khăn mà NCT nói chung hiện nay đang phải đối mặt đó là sức khỏe thể chất giảm sút khi tuổi tác tăng lên. Và đặc biệt, NCTTHN tại các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu thì sức khỏe càng trở nên phức tạp hơn. Theo kết quả điều tra thu được thì NCTTHN gặp các bệnh chủ yếu về xương khớp (55%), đau lưng (55%), huyết áp (37%), suy giảm trí nhớ (25%), còn lại là các bệnh có số lượng NCTTHN mắc ít hơn nhưng cũng thuộc các bệnh khá nguy hiểm với người cao tuổi như thị lực kém, tim mạch, hô hấp, … Biểu đồ 2.3. Thực trạng sức khỏe xã hội của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Bên cạnh vấn đề sức khỏe thể chất thì sức khỏe xã hội cũng là một trong những yếu tố liên quan đến sức khỏe của NCTTHN. Việc gặp gỡ và giao tiếp là 50%40% 5% Sức khỏe bình thường Sức khỏe yếu Sức khỏe rất yếu 60% 30% 10% Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
  • 37. 32 hoạt động có ý nghĩa gắn kết và nâng cao tinh thần vô cùng quan trọng của con người. Đặc biệt, nó cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức Bên cạnh sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất thì sức khỏe xã hội cũng là một khía cạnh cần được quan tâm của NCT nói chung và NCTTHN nói riêng. Bởi các mối quan hệ được thể hiện qua giao tiếp hằng ngày, gặp gỡ và giúp đỡ nhau khi khó khăn giữa NCTTHN với người thân hay hàng xóm, láng giềng cũng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của NCTTHN. Qua biểu đồ 2.3, ta có thể thấy NCTTHN có mối quan hệ khá tốt với người thân và hàng xóm. Điều đó thể hiện qua việc NCTTHN thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với hàng xóm, người thân chiếm tỷ lệ 60%; Mức độ thỉnh thoảng chiếm tỷ lệ 30% và không bao giờ chiếm 10%. Theo phỏng vấn sâu NCTTHN tại xã Mậu Duệ, Yên Minh ít gặp gỡ, trò chuyện với hàng xóm thì có cụ ông cho rằng “Do các nhà cách xa nhau lại bận làm việc cả ngày nên không có thời gian gặp gỡ hàng xóm. Ai cũng bận việc của mình nên không hay gặp được nhau. Chân tôi lại đau nên ít khi đi lại”. 2.2.2 Nhu cầu của Người cao tuổi thuộc hộ nghèo tại huyện Yên Minh Biểu đồ 2.4. Nhu cầu của ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Cũng như tất cả mọi người, NCTTHN cũng có những nhu cầu quan trọng của cá nhân họ. Qua biểu đồ 2.4 ta có thể thấy NCTTHN có nhu cầu chăm sóc sức khỏe thường xuyên chiếm 85%; nhu cầu nhận trợ cấp đầy đủ và cập nhật đầy đủ, 25% 55% 55% 0% 25% 85% 30% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Sửa chữa nhà ở Nhận trợ cấp đầy đủ Cập nhật đầy đủ, kịp thời chính sách Tập vật lý trị liệu/PHCN Sinh hoạt văn hóa Chăm sóc sức khoẻ thường xuyên Phương tiện đi lại
  • 38. 33 kịp thời chính sách chiếm tỷ lệ 55%; Nhu cầu về phương tiện đi lại chiếm 30%; Nhu cầu sửa chữa nhà ở và nhu cầu sinh hoạt văn hóa chiếm tỷ lệ 25%. Có thể thấy rằng, sức khỏe vẫn luôn là vấn đề mà NCTTHN tại địa bàn cảm thấy lo lắng và quan tâm nhất trong số các nhu cầu khác cũng đều rất quan trọng. Phỏng vấn sâu một cán bộ y tế xã Ngam La, Yên Minh chị cho biết“Phần lớn NCTTHN tại xã thì có sức khỏe yếu và các cụ cũng rất muốn được khám sức khỏe thường xuyên hơn và yêu cầu của bệnh tật cần được theo dõi liên tục nhưng vì vị trí nhà ở khá xa so với trạm xá nên việc đi lại rất khó khăn”. Phỏng vấn sâu một NCTTHN tại xã Ngam La, Yên Minh, một cụ bà cũng trả lời “Già rồi thì sức khỏe là quan trọng nhất. Giờ mắt bà bị mờ rồi, nhìn gì cũng không còn rõ như trước. Mỗi lần khám sức khỏe định kỳ cũng được các Bác sĩ khám và phát thuốc. Giờ đầu gối lại hay bị đau nhức bên trong. Chỉ mong được Nhà nước quan tâm đến sức khỏe của những người già có hoàn cảnh khó khăn. Cũng may, nhiều khi các y bác sĩ cũng đến tận nhà khám cho nên cũng yên tâm hơn” Bên cạnh đó, thì nhu cầu cũng có tỷ lệ khá cao đó là nhận trợ cấp đầy đủ cũng như cập nhật kịp thời chính sách về trợ cấp. Chính vì những NCTTHN được khảo sát đều không có lương và họ sống chủ yếu dựa vào trợ cấp cũng như hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp. Vấn đề địa lý cũng là cản trở của NCTTHN khi tiếp cận các chính sách vì hầu như họ đều ở những bản làng vùng sâu vùng xa và sức khỏe không đảm bảo để họ có thể di chuyển đến các trụ sở chính quyền để cập nhật thông tin thường xuyên. Ngoài vấn đề sức khỏe thì NCTTHN cũng có nhu cầu được sửa chữa nhà ở vì khó khăn về kinh tế nên hầu hết NCTTHN chủ yếu sống trong các nhà được đắp tường đất, mái ngói và đã bị xuống cấp theo thời gian. Qua những phân tích về khách thể nghiên cứu là NCTTHN, chúng ta thấy rằng: Về giới tính thì cụ bà có số lượng cao hơn số lượng cụ ông; Trình độ học vấn thấp khi tỷ lệ không đi học và học ở bậc thấp chiếm đa số; Nghề nghiệp của NCTTHN thì chủ yếu là nghề nông và hỗ trợ làm việc nhà; Thu nhập của NCTTHN thì chủ yếu dựa vào trợ cấp và làm nông, chính vì vậy thu nhập đa phần là không đủ để chi trả cho nhu cầu cuộc sống mà chủ yếu chỉ đủ ăn; NCTTHN tại địa bàn thì
  • 39. 34 không có nhiều cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa tập thể; Họ thường gặp vấn đề tâm lý là lo lắng cho sức khỏe và cuộc sống; Đa phần NCTTHN thì có sức khỏe thể chất yếu và thường mắc các bệnh về xương khớp, đường huyết, tim mạch; Mức độ gặp gỡ và trò chuyện với người thân hay hàng xóm của NCTTHN thì ở mức bình thường và họ ưu tiên hơn cả là nhu cầu về chăm sóc sức khỏe thường xuyên bên cạnh các nhu cầu khác cũng rất quan trọng song vẫn chưa được đáp ứng kịp thời như phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, tham gia hoạt động văn hóa, xã hội. 2.3. Dịch vụ Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ nghèo đang triển khai tại huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 2.3.1. Dịch vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức Tuyên truyền nâng cao nhận thức góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành niềm tin và lối sống cho NCTTHN và có thể là các thành viên trong gia đình của họ. Mục đích của tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe là giúp cho NCTTHN nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe; thực hiện các biện pháp đề phòng ngừa các bệnh dễ gặp ở những người cao tuổi và ngăn chặn các nguy cơ biến chứng từ các bệnh đang có sẵn trong mỗi cá nhân; tạo điều kiện để NCTTHN được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; giúp cho NCTTHN và gia đình họ hiểu biết các chính sách, pháp luật của nhà nước, các chế độ chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Qua kết quả khảo sát thì 100% NCTTHN đều được tiếp cận dịch vụ tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe. Và những người tham gia vào quá trình tuyên truyền nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe cũng như các chính sách chăm sóc sức khỏe cho NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại địa phương chủ yếu là do cán bộ y tế và cán bộ phòng lao động, thương binh và xã hội và các tuyên truyền viên từ đội ngũ cán bộ thôn, bản. * Nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức Xác định được vai trò của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức là điều hết sức quan trọng, nên trong thời gian qua các cán bộ địa phương căn cứ vào trách nhiệm và công việc của mình mà thực hiện tuyên truyền trên nhiều nội dung khác
  • 40. 35 nhau về chăm sóc sức khỏe đến NCTTHN, thể hiện qua bảng khảo sát 2.10. Bảng 2.2. Nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức trong chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi thuộc hộ ngheo STT Nội dung tuyên truyền Số ý kiến Tỷ lệ 1 Các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi 95/100 95% 2 Chế độ dinh dưỡng 88/100 88% 3 Cách Phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi 90/100 90% 4 Chế độ chính sách 20/100 20% 5 Bài tập thể dục 65/100 65% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Nhìn vào bảng 2.2 về nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức qua khảo sát 100 NCTTHN cho thấy, tuyên truyền về các bệnh thường gặp ở Người cao tuổi chiếm tỷ lệ 95%; Tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi chiếm tỷ lệ 90%; Tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ 88%; Tuyên truyền về các bài tập thể dục nhẹ nhàng chiếm tỷ lệ 65%; Tuyên truyền về chê độ chính sách chiếm 20%. Theo kết quả khảo sát trên ta thấy, nội dung tuyên truyền về các bệnh thường gặp ở người cao tuổi là được quan tâm nhiều nhất (chiếm 95%) và bên cạnh đó là nội dung tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh ở Người cao tuổi cũng chiếm tỷ lệ cao (90%). Có thể nói, sức khỏe của NCT nói chung và NCTTHN nói riêng tại huyện Yên Minh đang được chính quyền rất quan tâm. Hiện tại, việc CSSK cho NCTTHN tại địa phương được khám, chữa trị và theo dõi bởi các cán bộ y tế tại Bệnh viện đa khoa huyện và đặc biệt là cán bộ trạm y tế các xã. Vai trò của Cán bộ lao động xã hội trong quá trình khám chữa bệnh cho NCTTHN là cùng với cán bộ y tế giải quyết các trường hợp bệnh nhân gặp phải bệnh có mức độ nặng, cần chuyển tuyến khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Phỏng vấn một cán bộ trạm y tế xã Ngam La, Yên Minh thì chị trả lời rằng “Hiện nay thì các bệnh người già gặp phải ngày càng phức tạp hơn vì vậy đòi hỏi các cán bộ trạm y tế xã cũng cần quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những NCTTHN gặp khó khăn trong vấn đề đi lại vì vị trí địa lý xa để di chuyển đến trạm thì cán bộ sẽ đến tận gia đình để khám cũng như thực hiện tư vấn cho NCTTHN làm sao để luôn
  • 41. 36 đảm bảo được sức khỏe tốt nhất có thể”. Ngoài ra, nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng cũng được quan tâm (chiếm tỷ lệ 88%). Có thể nói, chế độ dinh dưỡng cũng chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của NCTTHN. Tuy nhiên, với các hộ nghèo thì NCT còn gặp khó khăn để có những bữa ăn đủ no chứ chưa có thể đủ nhận thức cũng như kinh tế để cân đối về chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng hay tốt cho thể trạng của bản thân và gia đình. Chính vì vậy, mặc dù nội dung tuyên truyền về chế độ dinh dưỡng được thực hiện khá tốt từ cán bộ trạm y tế xã và cán bộ lao động thương binh xã hội, đội ngũ tuyên truyền viên tại thôn, bản, nhưng việc NCTTHN triển khai thì gần như không được đồng đều. Phỏng vấn một NCTTHN tại xã Ngam La, Yên Minh, cụ có trả lời rằng “Giờ chủ yếu ăn để no bụng thôi, già rồi cũng không ăn được nhiều nữa. Kinh tế cũng khó khăn thì không thể ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như cán bộ nói được”. Bên cạnh đó thì nội dung tuyên truyền về các bài tập thể dục cũng được cán bộ y tế quan tâm (chiếm 65%). Đặc biệt là đối với những NCTTHN mắc các bệnh về xương khớp, đau lưng, thì cán bộ y tế cũng đến tận nhà để hướng dẫn NCTTHN các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền mới chỉ dừng lại một chiều chứ chưa có sự giám sát hay theo dõi quá trình tập luyện cũng như hiệu quả của việc tập luyện ra sao. Với nội dung tuyên truyền về chế độ chính sách tới NCTTHN còn khá thấp (chiếm 20%). Nguyên nhân là do nhận thức của NCTTHN tại địa phương còn thấp. Bên cạnh đó, đội ngũ tuyên truyền viên bao gồm cán bộ lao động xã hội cấp xã, cán bộ thôn, bản có trình độ chưa cao, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế và bất đồng ngôn ngữ nên hiệu quả tuyên truyền chính sách chưa được cao. Có rất nhiều chính sách dành cho đối tượng là NCT, tuy nhiên, NCTTHN thì hầu như chỉ quan tâm đến chính sách về chi trả trợ cấp hàng tháng. Có thể nói đối với NCTTHN thì việc trông chờ vào những hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước là rất lớn. Chính vì vậy mà hầu hết NCTTHN tại địa bàn chỉ quan tâm đến số tiền được trợ cấp hàng tháng cũng như các hoạt động trợ cấp khác. Còn những chính sách khác thì họ không quan tâm. Bên
  • 42. 37 cạnh đó, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền về chính sách đối với NCTTHN vẫn chưa được triển khai rộng rãi đến từng cá nhân. Do điều kiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, các nội dung về chính sách được tuyên truyền chủ yếu là đối với những đối tượng hiện đang được hưởng trợ cấp như: NCT đơn thân nghèo từ 60 tuổi trở lên và NCT trên 80 tuổi thì mới được cán bộ lao động thương bình xã hội cấp xã vận động để làm hồ sơ để hưởng chế độ khi đủ điều kiện. Do chưa có mạng lưới CTV CTXH hay NVCTXH nên việc hầu hết việc triển khai các hoạt động tuyên truyền đều do trực tiếp cán bộ y tế và nhân viên phòng lao động, thương binh và xã hội phụ trách. Nhân viên phòng lao động thương binh xã hội sẽ cùng với nhân viên y tế và đội ngũ tuyên truyền viên tham gia vào quá trình tuyên truyền đến NCTTHN các kiến thức cũng như chính sách về chăm sóc sức khỏe. *Hình thức tuyên truyền Bảng 2.3. Hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN đƣợc tiếp cận STT Hình thức tuyên truyền Số phiếu Tỷ lệ 1 Qua truyền thông đại chúng 25/100 25% 2 Qua tài liệu tờ rơi, tờ gấp 10/100 10% 3 Qua Hội người cao tuổi 20/100 20% 4 Qua các buổi họp, hội nghị 20/100 10% 5 Qua cán bộ xã tuyên truyền 95/100 95% (Nguồn: Tác giả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 5 năm 2018) Thông qua khảo sát và nghiên cứu tại địa bàn và qua bảng 2.3 cho thấy, cán bộ tại địa phương đã thực hiện khá tốt các công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NCTTHN, đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe mà họ được tiếp cận. Về hình thức tuyên truyền qua cán bộ xã chiếm 95%; Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm 25%; Hình thức tuyên truyền qua Hội người cao tuổi chiếm 20%; Tuyên truyền qua các buổi họp, hội nghị và qua tờ rơi, tờ gấp chiếm chiếm 10%; Theo kết qua khảo sát cho thấy trong các hình thức tuyên truyền thì chủ yếu
  • 43. 38 là thông qua cán bộ xã vẫn là chủ yếu (chiếm 95%). Điều này có thể dễ hiểu đó là đa phần NCTTHN tại địa bàn sinh sống không tập trung vào một khu vực trung tâm xã, thị trấn mà lại sống cách xa nhau và có sự tách biệt về nhà ở giữa các hộ. Chính vì vậy, đa phần các nội dung cần tuyên truyền và nâng cao nhận thức NCT thì cán bộ xã bao gồm cán bộ lao động thương binh xã hội và cán bộ trạm y tế xã sẽ phải đến trực tiếp các hộ gia đình để tuyên truyền đến NCT. Bên cạnh đó là hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng (chiếm 25%) như qua đài phát thanh truyền hình và truyền thanh của huyện được phát qua tivi và phát thanh tiếng dân tộc qua loa được lắp tại Ủy ban các xã. Đây cũng là các phương tiện truyền thông khá phổ biến và hiệu quả tại các huyện và xã vùng cao có đa số dân cư là dân tộc thiểu số và không thể hiếu tiếng phổ thông. Các hình thức tuyên truyền cũng đã được triển khai tại địa bàn như thông qua chủ tịch hội người cao tuổi, qua các buổi hội họp, hội nghị và phát tờ rơi, tờ gấp. Chủ tịch Hội người cao tuổi được bầu tại các xã thường sẽ là người dân tộc thiểu số để có thể hiểu văn hóa và dễ dàng để trao đổi với đồng bào NCTTHN về các nội dung cần tuyên truyền. Tuy nhiên, về nội dung tuyên truyền của Hội người cao tuổi thì không có sự đa dạng cũng như chưa phát huy hết vai trò của mình. Bên cạnh đó thì hình thức tuyên truyền qua tờ gấp tờ rơi thì cũng chưa thực sự hiệu quả vì đa phần NCTTHN tại địa bàn có thị lực kém và cũng có những NCTTHN không biết chữ nên việc nhận thông tin từ tờ gấp, tờ rơi gặp khá nhiều khó khăn và gần như không hiệu quả. Về hình thức tuyên truyền qua hội họp, hội nghị cũng đã được tổ chức định kỳ tại các xã. Các cán bộ xã như nhân viên y tế (chiếm 78%) và cán bộ lao động thương binh xã hội (chiếm 70%) đến để tuyên truyền các nội dung cần thiết. Tuy nhiên, việc vận động tham gia các buổi hội họp và hội nghị cũng gặp nhiều khó khăn về vị trí địa lý cách xa nhau giữa các hộ gia đình cũng như nhận thức của NCTTHN chưa cao nên việc tham gia đầy đủ các buổi hội họp là gần như rất hiếm. Điều này cũng chính là một trong các yếu tố dẫn đến việc tuyên truyền nâng cao nhận thức NCTTHN về các vấn đề nói chung và vấn đề chăm sóc sức