SlideShare a Scribd company logo
1 of 40
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
DỰ ÁN
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Anh Mỹ
Huỳnh Văn Diệu Hằng
Lê Nguyễn Tường Vy
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, 2015
2
Lời mở đầu
Hiện nay, mặc dù cuộc sống của người dân Việt Nam đã phát triển
hơn trước, đất nước cũng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây
dựng và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, bên
cạnh sự phát triển, vẫn còn rất nhiều mãnh đời khó khăn, đặc biệt tập
trung ở các khu vực đông dân cư hay vùng có nhiều dân nhập cư như
Thành phố Hồ Chí Minh. Và chúng tôi hiểu rằng, có nhiều cách để có
thể giúp họ vượt qua được cái nghèo, cái đói, nhưng sức mạnh của giáo
dục là con đường nhanh và có hiệu quả nhất. Vì lý do đó, chúng tôi đã
chuẩn bị kế hoạch thành lập dự án TRUNG TÂM GIA SƯ DÀNH CHO
TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN được đặt tại quận Gò Vấp
thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta đều biết rằng, mỗi trẻ em đều có quyền được đến trường,
có những ước mơ, hoài bão, và được cố gắng, nỗ lực để vun vén cho ước
mơ ấy. Nhưng, vẫn còn rất nhiều trẻ em Việt Nam có ít cơ hội học tập
hoặc có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình, nghèo đó, các vấn đề sức
khỏe… Và trung tâm của chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ cho
các em trên con đường đến trường.
Chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện để giúp các
em tiếp tục theo học tại trường thông qua một hệ thống, gọi là Mạng
Lưới Cộng Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Trẻ Em. Mạng lưới này sẽ liên kết
giáo viên, đại diện địa phương và các bạn trẻ ở cấp địa phương. Qua đó,
3
các thành viên cùng đánh giá nhu cầu của từng trẻ, theo dõi sự tiến bộ
của các em cũng như cung cấp cho các em những hỗ trợ liên quan để
tiếp cận giáo dục. Sự hỗ trợ này có thể thay đổi linh động từ việc khuyến
khích và tư vấn đến các khoản tài trợ đồ dùng học tập, sách vở,…
Song song đó, chúng tôi sẽ có các giáo viên chính thức được đào tạo
và hướng dẫn để giảng dạy trực tiếp các lớp học. Trung tâm sẽ cố gắng
tạo nên một môi trường học tập tích cực, chuyên nghiệp và đem đến hiệu
quả thực sự. Và chúng tôi cũng chung tay với các bạn tình nguyện viên
để mở thêm các lớp bổ túc, vui chơi, giải trí, trao dồi và rèn luyện các kỹ
năng sống…
Thông qua dự án này chúng tôi muốn truyền tải tình cảm, sự san sẻ,
yêu thương, giảm bớt gánh nặng đến với cộng đồng, sử dụng nguồn lực
hiệu quả, hợp tác với địa phương và cộng đồng, giúp đỡ cho trẻ em khó
khăn phục có cơ hội tiếp cận với giáo dục, phát huy khả năng vốn có của
bản thân để thoát khỏi đói nghèo. Đồng thời, giúp các em khám phá và
nhận biết được các khả năng của mình, phát huy cũng như rèn luyện trao
dồi thêm các kỹ năng khác.
Các bước đầu của dự án đã được chuẩn bị và lên kế hoạch cẩn thận,
nhưng chúng tôi vẫn còn gặp phải một số vấn đề khó khăn về vấn đề tài
chính tài trợ cho dự án cũng như đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất
và các đồ dùng cần thiết cho việc học của các em…
4
Và chúng tôi thành lập nên dự án này với niềm hy vọng chấp cánh
giấc mơ được đến trường của nhiều em nhỏ, san sẻ gánh nặng với gia
đình các em cũng như giảm bớt áp lực của xã hội về tình trạng thất học,
trẻ em bỏ học, nâng cao trình độ học vấn của người Việt Nam. Chúng tôi
rất mong sẽ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ từ các cá nhân,
tổ chức để dự án của chúng tôi sẽ chính thức đi vào hoạt động và đem lại
những lợi ích thiết thật nhất.
5
TÓM TẮT DỰ ÁN
Chương 1: Giới thiệu chung về dự án Trung tâm gia sư cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn.
Chương 2: Phân tích dự án
Chương 3: Phân tích tài chính dự án
Chương 4: Đánh giá các giá trị xã hội của dự án mang lại cho cộng
đồng.
6
MỤC LỤC
Chương 1 Giới thiệu chung về dự án Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn........ 8
1.1 Thực trạng của Việt Nam:................................................................................................ 8
1.1.1 Nhu cầu xã hội hiện nay: .......................................................................................... 8
1.1.2 Nhu cầu về việc thành lập trung tâm:..................................................................... 10
1.2 Giới thiệu về trung tâm:................................................................................................. 11
1.2.1 Mục tiêu của dự án: ................................................................................................ 14
1.2.2 Mục đích của dự án: ............................................................................................... 14
1.2.3 Đối tượng hướng đến của dự án:............................................................................ 15
1.3 Những thách thức và tiềm năng:.................................................................................... 15
1.4 Quy trình thực hiện dự án:............................................................................................. 16
1.5 Đánh giá dự án: ............................................................................................................. 16
Chương 2 Phân tích dự án trung tâm gia sư dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.............. 18
2.1 Mô tả dự án:................................................................................................................... 18
2.1.1 Tên dự án:............................................................................................................... 18
Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn............................................................ 18
2.1.2 Mục tiêu hoạt động của dự án:............................................................................... 18
2.1.3 Hình thức đầu tư:.................................................................................................... 18
2.1.4 Quy mô dự án:......................................................................................................... 18
2.2 Đối tác Việt Nam:........................................................................................................... 19
2.2.1 Tên cơ quan liên lạc dự án tại Việt Nam: Trung Tâm Gia Sư................................ 19
2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước: Sở kế hoạch và đầu tư................................................ 19
2.2.3 Mong muốn với đối tác trong và ngoài nước:........................................................ 19
2.3 Địa điểm dự án:.............................................................................................................. 20
2.3.1 Mô tả địa điểm:....................................................................................................... 20
Có thể thực hiện tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ chí minh ................................................. 20
2.3.2 Lợi thế so sánh của địa điểm thực hiện: ................................................................. 20
2.3.3 Khó khăn của địa điểm dự án:................................................................................ 20
2.3.4 Chính sách đối với dự án:....................................................................................... 20
7
2.4 Phân tích thị trường:...................................................................................................... 21
2.5 Giải pháp công nghệ, thiết bị:........................................................................................ 22
2.5.1 Yêu cầu về công nghệ: ............................................................................................ 22
2.5.2 Yêu cầu máy móc thiết bị:....................................................................................... 22
2.6 Hiệu quả dự án:.............................................................................................................. 23
Chương 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN .............................................................................. 28
3.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 28
3.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án........................................................................................ 28
3.2.1 Bảng tổng mức đầu tư của dự án: được tính trong 3 tháng ĐVT: Đồng.............. 28
3.3 Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án.................................................................. 30
3.4 Báo cáo thu nhập của dự án: ......................................................................................... 32
3.5 Bảng báo cáo ngân lưu: ................................................................................................. 34
Chương 4 Đánh giá các giá trị xã hội dự án mang lại cho cộng đồng. ...................................... 37
4.1 DỰ ÁN NÀY KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO? ................................................................. 37
4.2 CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI Xã HỘI.............................................................. 39
8
Chương 1 Giớithiệu chung về dựán Trung tâmgiasư
cho trẻ emcó hoàncảnh khókhăn.
1.1 Thực trạng của Việt Nam:
Bên cạnh những thành tích rất ấn tượng về kinh tế xã hội, Việt Nam
vẫn phải đối mặt với một thực tế là khoảng cách giàu nghèo, giữa người
Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.
Hỗ trợ cần đến được với các trẻ em trai và gái hiện đang sống trong
những khu vực quanh năm đói nghèo triền miên. Tình trạng nghèo ở trẻ
em Việt Nam hiện nay trên thực tế còn nhiều hơn các số liệu thống kê về
đói nghèo từ trước tới nay. Các số liệu này không phản ánh được các
nhu cầu cơ bản của trẻ em đã được đáp ứng vì nhu cầu của trẻ em không
giống như nhu cầu của người lớn. Với sự hỗ trợ của một số tổ chức, Việt
Nam gần đây đã xây dựng một cách tiếp cận về nghèo dành riêng cho trẻ
em. Cách tiếp cận này dựa vào các nhu cầu cơ bản của trẻ như giáo dục,
y tế, nơi ở, bình đẳng về xã hội và bảo trợ xã hội. Đặc biệt, việc phát
triển một hệ thống giáo dục để giúp đỡ các em là hết sức cần thiết và cấp
bách.
1.1.1 Nhu cầu xã hội hiện nay:
Theo thống kê mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
hiện nay, số người cần trợ giúp xã hội trên cả nước khá lớn, chiếm trên
20% tổng dân số, trong đó có 8,5 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người
khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 9,6% hộ nghèo, 6,57%
9
hộ cận nghèo. Trong những năm qua, công đồng và xã hội đã nỗ lực rất
nhiều để góp phần giúp ổn định đời sống cho người dân khó khăn, giúp
phát triển kinh tế và xã hội bền vững, phát huy tối đa vai trò của mình
trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng bảo trợ các đối tượng xã hội.
Mà trong đó, việc quan tâm, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hết
sức được chú trọng.
Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là nguồn
nhân lực của tương lai. Chăm sóc trẻ em hôm nay chính là tạo nguồn
nhân lực “chất lượng cao” - Nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững ngày
mai. Vì vậy, trẻ em phải được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, đó
không phải là nhiệm vụ của riêng các cấp hay các ngành nào, mà chính
là nhiệm vụ của toàn xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ được xem là
một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và
địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn
định và lâu dài của đất nước.
Trong những năm qua, dẫu công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em đã đạt được nhiều thành quả nhưng thiên tai, tệ nạn xã hội tác
động khiến công tác này gặp nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay, cả
nước có hơn 20 triệu trẻ em có nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục,
song việc đầu tư ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu, chương
trình vì trẻ em ở các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học tập,
vui chơi của các em.
10
Vì vậy, việc tạo điều kiện giúp các em có một môi trường học tập,
phát triển và rèn luyện là hết sức cần thiết.
1.1.2 Nhu cầu về việc thành lập trung tâm:
Tuy nhiên, mạng lưới các sơ sở, trung tâm trợ giúp xã hội hiện nay
còn rất thiếu về số lượng và yếu tố chất lượng; chưa đáp ứng được yêu
cầu trợ giúp, chăm sóc cho các đối tượng. Hầu hết các cơ sở chỉ tập
trung chúc năng nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng
thời, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên làm
công tác xã hội tại các cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, phần lớn các nhân
viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác
nhau, làm việc không đúng ngành. Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp
các đối tượng của các cơ sở không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáo
ứng được nhu cầu thực hiện và hội nhập quốc tế hiện nay.
Và nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tối quyết định lên kế hoạch và
tiến hành thực hiện dự án xây dựng trung tâm gia sư dành cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn. Bắt đầu từ việc sẽ mở trung tâm và đào tạo các cán
bộ nhân viên một cách chuyên nghiệp để dạy cho các em, trong quá trình
đó ngoài việc cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần thiết, chúng tôi cũng
sẽ hướng dẫn và cung cấp các thông tin để các giáo viên có thể trở thành
những gia sư chuyên nghiệp, dạy học trong môi trường đặc biệt như các
trung tâm bảo trợ xã hội.
Để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, dự cán cần phải đề ra những
giải pháp về vốn, tài chính. Theo đó, nguồn vốn để tăng cường, đầu tư
11
cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát
triển và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác. Ngoài ra,
chúng ta cũng thực hiện xã hội hóa, huy động sự đóng góp của tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước trong việc chăm sóc và cung cấp dịch vụ
công tác xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội. Nhà nước khuyến khích
vai trò chủ động của cơ sở trong việc tạo nguồn thu như tổ chức lao
động trị liệu; tăng gia sản xuất, bảo đảm tự cung, lao động để tăng nguồn
thu nhập…
Tuy nhiên, bất cứ đề án nào muốn đi đến thành công, thì yếu tố
quan trọng nhất phải là con người. Do đó, để có thể giúp đỡ các đối
tượng yếu thế của xã hội, cần có sự đồng lòng, chung sức của các cấp,
các ngành, của mỗi cá nhân. Bằng tấm lòng nhân ái, sẻ chia, mỗi chúng
ta, từ các cấp lãnh đạo đến những người dân bình thường, hãy góp phần
làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng những hành động cụ thể, thiết thực,
mà trước tiên, là hướng đến những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã
hội, cùng sẻ chia, giúp đỡ và quan tâm đến họ nhiều hơn.
1.2 Giới thiệu về trung tâm:
Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sẽ được bắt đầu
triển khai vào tháng 10 – 2015, địa chỉ: quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là loại hình dự án “ Phát triển cộng đồng”.
Trung tâm được thành lập bởi:
1. Nguyễn Thị Anh Mỹ
12
2. Huỳnh Văn Diệu Hằng
3. Lê Nguyễn Tường Vy
Chúng tôi hiện đang là sinh viên năm 3, trường Đại học Tài chính –
Marketing. Chúng tôi làm việc cùng nhau trong dự án này với ước mơ
và hoài bão sẽ có thể giúp đỡ, san sẻ gánh nặng với xã hội thông qua
thực hiện một dự án cộng đồng. Cụ thể đó là thành lập trung tâm gia sư
giảng dạy cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực thành phố Hồ
Chí Minh.
Hiện nay, ở thành phố có rất nhiều các tổ chức, câu lạc bộ, mái
ấm… được thành lập dành cho các trẻ em nghèo, cơ nhỡ, mồ coi, khuyết
tật… Nhưng chưa thật sự có một trung tâm nào được thành lập chính
thức bao gồm quản lý các giáo viên, đào tạo giáo viên chuyên nghiệp để
giảng dạy cho các em. Đa phần, các tổ chức đều vận động nguồn nhân
lực từ các tính nguyện viên địa phương, sinh viên… Ở trung tâm của
mình, chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình đào tạo riêng biệt, phù
hợp cho việc giảng dạy của các giáo viên bởi vì đặc thù của công việc
này là các em có thể ở các độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau.
Trung tâm sẽ có 4 lớp học chính thức dạy về:
- Dạy về kiến thức cơ bản: dành cho các bạn hoàn toàn chưa biết đọc
và viết.
13
- Dạy về các kiến thức nâng cao: lớp học này sẽ rèn luyện cho các
bạn cách học cũng như cảm thụ về thơ văn Tiếng Việt, các phép
tính toán nâng cao hơn
- Dạy về Tiếng anh: giúp cho các bạn trao dồi ngoại ngữ.
- Dạy về kĩ năng sống: chia sẻ, giảng dạy về các kiến thực thực tế
trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, ở trung tâm còn có thêm các lớp học phụ vào các
khoản thời gian rãnh hoặc buổi tối:
- Lớp học vui vẻ: sẽ giúp các bạn vui chơi, giải trí, phát triển khả
năng ca hát, chơi nhạc cụ.
- Lớp học yêu thương: nơi các bạn có thể đến để chia sẻ những câu
chuyện hay học hỏi thêm các kinh nghiệm sống từ những người đi
trước. Trò chuyện để có nhiều bạn bè hơn
- Lớp học nghề: các bạn sẽ được hướng dẫn làm các món đồ thủ
công, sản phẩm thủ công bằng tay để có thể trang trải thêm cho
cuộc sống.
Đa phần các lớp học này sẽ được kết hợp cùng các bạn tình nguyện
viên để thực hiện.
Trung tâm cũng sẽ có thêm các phòng chức năng như phòng sách,
phòng tự học, phòng nhạc cụ… để hỗ trợ cho quá trình học tập của các
em.
14
1.2.1 Mục tiêu của dự án:
- Xây dựng được trung tâm gia sư hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh
khó khăn ở địa bàn thành phố
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên cho trung
tâm.
- Đưa dự án đi vào hoạt động và đạt được những thành tích to lớn
- Nâng cao và cải thiện được trình độ, kỹ năng cho các em.
1.2.2 Mục đích của dự án:
- Nâng cao tỉ lệ trẻ em đến trường.
- Cải thiện chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho các em phát
triển và có nền tảng kiến thức cơ bản để đến trường thuận lợi hơn.
- Giúp các em phát triển các khả năng, khám phá tài năng của bản
thân
- Giảm áp lực cho xã hội về vấn đề tệ nạn xã hội.
- Nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên
- Hệ thống quản lý của trung tâm có hiệu quả
- Sử dụng nguồn đầu tư đem lại những lợi ích thiết thực.
- Có thể mở các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo các giáo
viên chuyên nghiệp cho các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung
cũng như nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho trung tâm nói riêng.
15
1.2.3 Đối tượng hướng đến của dự án:
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường, lang
thang… có độ tuổi từ 5 – 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Các giáo viên, nhân viên có nhu cầu được làm việc tại các trung tâm
bảo trợ xã hội. Mong muốn sẽ có các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho
công việc giảng dạy các em có hoàn cảnh khó khăn.
1.3 Những thách thức và tiềm năng:
- Thách thức: Hiện nay, các trung tâm bảo trợ xã hội ở thành phố đã
quá tải, do phải tiếp nhận quá nhiều đối tượng… Trong khi cơ sở
vật chất thì ngày càng xuống cấp, đội ngũ nhân viên không đủ để
đáp ứng nhu cầu cũng như không đảm bảo về trình độ chuyên
môn, kỹ thuật cho công việc. Bên cạnh đó, nguồn vốn và việc sử
dụng những nguồn vốn quyên góp, ủng hộ cũng được xem là một
vấn đề. Bởi vì tính minh bạch cũng như cách thức sử dụng chúng
của một số trung tâm chưa rõ ràng, làm ảnh hưởng đến uy tính
chung của các trung tâm, cũng như cách nhìn nhận của mọi người
về việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở các trung
tâm đó.
- Tiềm năng: Ngày nay, có rất nhiều các quỹ đầu tư, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước cũng như các cá nhân sẵn sàng rót vốn
cho các dự án mang tính cộng đồng, xã hội. Việc xây dựng và tiến
hành một dự án có tính khả thi cao sẽ có nhiều cơ hội nhận được
vốn từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, người dân đã, đang và sẽ quan
16
tâm nhiều hơn đến các hoạt động cộng đồng, nhất là các bạn trẻ.
Đây sẽ là nguồn nhân lực tiềm năng, dồi dào để trung tâm được
xây dựng, tiến hành và phát triển tốt hơn. Đặc biệt, Nhà nước đã có
các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và giúp đỡ cho các hoạt động mang
tính cộng đồng cao, giúp san sẻ gánh nặng cho xã hội, và ưu tiên
cho các chương trình giáo dục giúp cải thiện chất lượng thế hệ trẻ,
mầm non tương lai của đất nước.
1.4 Quy trình thực hiện dự án:
1.5 Đánh giá dự án:
a. Đánh giá mục tiêu ban đầu có đạt được hay không:
- Trung tâm gia sư có hoàn thành theo như kế hoạch ban đầu
Lên kế hoạch, dựtoán
các khoản thuchi
Khảo sát tínhkhả thi
của dựán
Kêu gọi đầutư
Triển khai dựán
Giám sát, đánh giá
Tổng kết dựán
17
- Có xây dựng được cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chuyên
nghiệp.
- Tỷ lệ đào tạo các giáo viên, nhân viên, gia sư… chuyên nghiệp và
hiệu quả đạt được.
- Tỷ lệ các em tham gia vào trung tâm
- Đánh giá hiệu quả học tập của các em, kỹ năng và kiến thức
- Mức độ cải thiện đời sống của các em
b. Đánh giá quá trình triển khai, thực hiện dự án:
- Quá trình triển khai dự án có theo như kế hoạch, có đúng quy trình,
thủ tục, có các thay đổi gì
- Mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia dự án
- Kinh nghiệm có được qua quá trình triển khai dự án.
c. Đánh giá kết quả:
- Có hoàn thành các hạng mục đã đề ra.
- Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư.
- Tỷ lệ trẻ em, gia đình được hưởng lợi từ dự án.
- Tỷ lệ các giáo viên, nhân viên được đào tạo cũng như chất lượng,
hiệu suất đào tạo đạt được.
- So sánh, đánh giá chất lượng trước và sau khi thực hiện dự án.
18
Chương 2 Phântích dựán trungtâmgia sưdànhcho
trẻ emcó hoàn cảnhkhókhăn
2.1 Mô tả dự án:
2.1.1 Tên dự án:
Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
2.1.2 Mục tiêu hoạt động của dự án:
Nhằm đầu tư xây dựng một trung tâm gia sư tạo dựng một môi
trường học tập cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mong muốn
được đến trường. Đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
2.1.3 Hình thức đầu tư:
Đầu tư trách nhiệm xã hội
2.1.4 Quy mô dự án:
- Vốn đầu tư dự kiến:
+ Chủ đầu tư góp:
+ Tiền mặt
+ Giá trị máy móc thiết bị.
+ Giá chuyển giao công nghệ
- Khác:
Diện tích đất sử dụng:
19
+ Địa điểm: quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
- Nhu cầu xử dụng lao động: 15 người
2.2 Đối tác Việt Nam:
2.2.1 Tên cơ quan liên lạc dự án tại Việt Nam: Trung Tâm Gia Sư
+ Giám Đốc:
+ DĐ:
+ ĐT:
+ Email
2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước: Sở kế hoạch và đầu tư
+ Giám đốc:
+ DĐ:
+ ĐKKD:
+ Phòng KTĐN:
+ Fax:
+ Email:
2.2.3 Mong muốn với đối tác trong và ngoài nước:
- Mong muốn hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực quản lý, giáo dục và đào tạo nhân lực.…
20
- Có năng lực tài chính, có tâm đức trong giáo dục và đào tạo con người,
phát triển bền vững, ổn định.
2.3 Địa điểm dự án:
2.3.1 Mô tả địa điểm:
Có thể thực hiện tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ chí minh
2.3.2 Lợi thế so sánh của địa điểm thực hiện:
- Đây là quận theo thống kê có nhiều gia đình khó khăn chưa có điều
kiện cho con em đến trường. số hộ nghèo chiếm số lượng lớn.
- Về giao thông: Quận Gò Vấp nằm ở vị trí giáp với quận 12, Bình
Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, nói chung cũng tương đối thuận tiện cho vận
chuyển, cơ sở hạ tầng và môi trường tương đối tốt
2.3.3 Khó khăn của địa điểm dự án:
Là địa bàn rộng, an ninh chưa thực sự chặt chẽ do khó kiểm soát
toàn diện.
2.3.4 Chính sách đối với dự án:
Về cơ bản khi đầu tư vào lĩnh vực phúc lợi cho cộng đồng giúp cho
các nhà đầu tư quảng bá thương hiệu, nâng cao trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp với cộng đồng
Hiện nay quận Gò vấp đã và đang thúc đẩy việc nâng cao giáo
dục đến trẻ em nghèo, kêu gọi nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư đến quỹ
21
phúc lợi. Mục tiêu của Quỹ này nhằm tạo ra nhằm phát triển giáo dục,
xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Huy động vốn, kêu gọi quyên góp, tài trợ cho các chương trình nhân
đạo,
thông qua Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đồng phối hợp với Trung
tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) tổ chức Tọa đàm “Hoạt động từ
thiện – Xây dựng chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp”
Thủ tục xin cấp phép, đầu tư, xây dựng và triển khai dự án: Theo
quy trình thủ tục cấp phép đầu tư, mọi thủ tục nhà đầu tư đến phòng
Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch để thực hiện.
2.4 Phân tích thị trường:
Việc thành lập dự án xuất phát từ nhu cầu thiết thực trong việc nâng
cao kiến thức, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn kết hợp nguyện
vọng đào tạo kĩ năng sống, kiến thức, đạo đức để trẻ em có cơ hội việc
làm.
Chủ đầu tư có sự kết hợp của tổ chức chính phủ. Hay các tổ chức thiện
nguyện
+ Hình thức quảng bá chương trình nhằm thu hút các em đến đăng ký
học và học nghề
+ Khuyến khích sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện cũng như
tạo dựng những mối hợp tác, khách hàng sau khi đi vào hoạt động.
22
2.5 Giải pháp công nghệ, thiết bị:
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Ban đầu sẽ thử nghiệm mô hình: thuê mặt bằng, nhà cho thuê. Trung
tâm sẽ có từ 7-10 lao động bao gồm: giáo viên, lễ tân, quản lí, lao công,
bảo vệ…. Sau đó mở rộng cơ sở và quy mô lên từ 20-30 người. và tương
lai còn mở rộng hơn nữa.
- Tầng 1: sảnh tiếp nhận công với nơi làm việc của nhân viên
- Tầng 2 và 3: thiết kế 10 phòng học và phòng thiết bị học nghề.
Cơ sở hạ tầng lấy từ nguồn doanh nhân đứng ra thành lập công ty, tổ
chức phi chính phủ, các nhà đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ
thiện trong và ngoài nước.
2.5.1 Yêu cầu về công nghệ:
- Sử dụng đầy đủ trang thiết bị giảng dạy: máy chiếu, laptop…
- Mô hình xây dựng trung tâm phải phù hợp với mối trường và quy định
hiện hành, đảm bảo cho môi trường và sự phát triển một cách bền vững.
2.5.2 Yêu cầu máy móc thiết bị:
- Loại thiết bị:
+ Thiết bị nghiên cứu/
+ Thiết bị bảo quản
+ Trang, thiết bị làm việc, sinh hoạt.
+ Máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy
- Máy móc thiết bị sẽ được cập nhật, tân tiến
23
Nguồn nhân lực:
- Số giáo viên:4
- Số lê tân : 1
- Nhân viên kế toán:1
- Lao công : 1
- Bảo vê: 1
- Nhân viên kinh doanh, ngoại giao: 1
- Nhân viên quản lý: 1 (một quản lý trưởng)
- Nhân lực trong nước: có thể xây dựng nguồn nhân lực ngay tại địa
phương với quy mô vừa và được mở rộng.
2.6 Hiệu quả dự án:
Các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân bao gồm:
1. Hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học
2. Nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ, tệ nạn xã hội
3. Đào tạo kĩ năng, kiến thức cho các em, làm nền tảng khi các em
bước ra hội nhập với Xã hôi.
4. Hỗ trợ học sinh bán trú là con các hộ nghèo đang theo học về tiền
ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập với mức hỗ trợ cho một học sinh
là 140.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm..
5. Hỗ trợ hoạt động văn hoá - thông tin: hỗ trợ một số hoạt động sinh
hoạt cộng đồng đặc biệt khó khăn để tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
24
6. Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người
nghèo: hỗ trợ một số hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ
giúp pháp lý tại quận
Bảng 2.1 BẢNG ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Bảng 2.2 BẢNG LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
BẢNG ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ
Máy móc, thiết bị
Số
lượng Đơn giá Thành tiền
Máy tính để bàn 12 4,150,000 49800000
Bảng 10 520,000 5200000
Máy chiếu 10 9,400,000 94000000
Bộ bàn ghế 100 518,000 51800000
Bàn ghế giáo viên 10 550,000 5500000
quạt 24 320,000 7680000
Đèn 30 100,000 3000000
Tổng 216980000
25
BẢNG LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
CÔNG VIỆC THỜI GIAN
Lập dự án 3 tháng
Tìm nguồn tài trợ 1 năm
Chuẩn bị mặt bằng 2 tháng
Lắp đặt thiết bị và thiết kế
trung tâm 2 tháng
Thẩm định 1 tháng
Tuyển dụng và thuê mướn
nhân công 1 tháng
26
Bàng 2.3 BẢNG DỰ TRÙ THUÊ LAO ĐỘNG
BẢNG DỰ TRÙ THUÊ LAO ĐỘNG
Lao động
Số
lượng
Lương/
tháng Thành tiền
Giao viên 4 3,500,000 14000000
Quản lí 1 4,000,000 4000000
Lao công 1 1,500,000 1500000
Bảo vệ 1 2,000,000 2000000
Lễ tân 1 2,000,000 2000000
Kế toán 1 3,000,000 3000000
Nhân viên kinh doanh,
ngoại giao 1 3,000,000 3000000
Tổng 10 25500000
27
Bảng 2.4 BẢNG DỰ TRÙ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
BẢNG DỰ TRÙ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO
NVL Số lượng Đơn giá Thành tiền
Bộ Sách giáo
khoa 10 47,500 475000
Vở 100 2,300 230000
Bút chì 50 2,000 100000
Bút mực 20 5,500 110000
Tẩy 20 2,000 40000
Hộp phấn 10 23,000 230000
Bảng đen 20 9,000 180000
Tổng 1365000
28
Chương 3 PHÂNTÍCHTÀI CHÍNHDỰ ÁN
3.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán
- Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm và đi vào hoạt động từ năm 2016;
- Vốn tài trợ 100%
- Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt;
- Doanh thu của dự án là vốn tài trợ rót vào mỗi năm từ các nhà hảo tâm.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường
thẳng, thời gian khấu hao sẽ là 7 năm.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án trong dự án này là không áp dụng.
Hiệu suất sản xuất của dự án năm đầu hoạt động là 70%, thứ 2 là 80%, từ năm
thứ 3 sẽ là 100%.
3.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
3.2.1 Bảng tổng mức đầu tư của dự án: được tính trong 3 tháng
ĐVT: Đồng
BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
STT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ
I Đầu tư tài sản cố định 480,980,000
1 Thuê mặt bằng 120,000,000
2 Máy móc thiết bị 216,980,000
3 Chi phí ban đầu 144,000,000
4 Chi phí cố định khác
II Đầu tư tài sản lưu động 386,595,000
1 Tiền mặt 300,000,000
2 Tồn kho
3 Phải thu của khách hàng
4 Nguyên vật liệu 4,095,000
29
5 Tạm ứng người bán
6 Lương 76,500,000
7 Nhiên liệu 6,000,000
8 Vốn lưu động khác
III Vốn dự phòng 173,515,000
Bảng đầu tư được dự trù trong 3 tháng, trong đó:
 Thuê mặt bằng: trung tâm 3 lầu (8m x 18m, 500m2), mặt tiền tại
Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp. Giá 20 triệu/ tháng, đặt cọc 3
tháng
 Chi phí quản lý: 16.500.000đ/ tháng, mỗi năm tăng 10%
Khấu hao máy móc thiết bị: Áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ là 7 năm
 Chi phí ban đầu: chi phí lập dự án, khảo sát, kêu gọi đầu tư
trong 1 năm.
 Nguyên vật liệu: cho 15-20 trẻ trong khoảng thời gian đầu
 Lương: lương trong 3 tháng của toàn bộ nhân viên.
30
3.3 Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án
BẢNG CHI PHÍ
STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5
I Chi phí cố định 468,997,143 488,797,143 510,577,143 534,535,143 500,888,943
Thuê mặt bằng 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 180,000,000
Chi phí quản lý 198,000,000 217,800,000 239,580,000 263,538,000 289,891,800
Khấu hao 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143
Lãi suất
Chi phí cố định khác
II Chi phí biến đổi 226,380,000 248,856,000 273,907,200 301,856,640 333,072,768
Nguyên vật liệu 16,380,000 19,656,000 23,587,200 28,304,640 33,965,568
Lao động 192,000,000 211,200,000 232,320,000 255,552,000 281,107,200
Chi phí sán xuất chung 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000
Chi phí bán hàng
III Tổng chi phí 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
31
 Thuê mặt bằng: trung tâm 3 lầu (8m x 18m, 500m2), mặt tiền tại Nguyễn Oanh, quận Gò
Vấp. Giá 20 triệu/ tháng, đặt cọc 3 tháng nên năm thứ năm chỉ đóng 9 tháng là 180 triệu.
 Chi phí sán xuất chung: chia đều 50% với chi phí quản lý.
 NVL cả năm gấp 2 lần 3 tháng đầu, những năm sau tăng 20% vì sẽ tăng quy mô
 Lương: Lương nhân viên dự tính tăng 10% năm
32
3.4 Báo cáo thu nhập của dự án:
Như đã nói như trên, trung tâm gia sư được xây dựng mang tính nhân đạo và xã hội cao, nguồn
doanh thu của dự án sẽ bằng đúng chi phí hoạt động của trung tâm, được các nhà hảo tâm tài trợ sử
dụng vào các hoạt động trung tâm
BẢNG LÃI LỖ
STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5
1 Doanh thu 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
2 Các khoản giảm trừ doanh thu
3 Doanh thu thuần 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
Tổng chi phí: 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
4 Giá vốn hàng bán
5 Chi phí bán hàng
6 Chi phí quản lý
7
Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh 0 0 0 0 0
8 Doanh thu tài chính
9 Chi phí tài chính
33
10 Lợi nhuận tài chính 0 0 0 0 0
11 Doanh thu khác
12 Chi phí khác
13 Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0
14 Lợi nhuận trước thuế 0 0 0 0 0
15 Thuế thu nhập doanh nghiệp
16 Lợi nhuận ròng 0 0 0 0 0
34
3.5 Bảng báo cáo ngân lưu:
BẢNG NGÂN LƯU
STT CHỈ TIÊU - 1 2 3 4 5
I Dòng thu - 726,374,286 768,650,286 815,481,486 867,388,926 970,349,139
1 Doanh thu thuần 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
2 Khấu hao 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143
3 Thu hồi vốn lưu động
4 Thanh lý 43,396,000
5 Thu khác 61,994,286
II Dòng chi 336,980,000 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
1 Khi đầu tư 336,980,000
2 Chi phí cố định 468,997,143 488,797,143 510,577,143 534,535,143 500,888,943
3 Chi phí biến đổi 226,380,000 248,856,000 273,907,200 301,856,640 333,072,768
4 Các khoản phải trả
5
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
35
NPV= -154,037,365.32
IRR= -6%
6 Chi khác
III CF (336,980,000) 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 136,387,429
36
Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 5
năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và đến năm thanh lý.
Dòng tiền thu bao gồm: doanh thu hằng năm là nguồn tài trợ; giá
trị tài sản thanh lí.
Dòng tiền chi gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như thuê mặt
bằng ,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm
chi phí khấu hao); chi phí nhân công;
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các
chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = -154,037,365.32<0
Suất sinh lợi nội tại là: IRR = -6%
37
Chương 4 Đánhgiácácgiá trịxã hộidựán mang lại
cho cộngđồng.
4.1 DỰ ÁN NÀY KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO?
Đây là dự án tâm huyết của chúng tôi với mục tiêu hướng đến là
có được giá trị tình nguyện đích thực và mang đến sự thay đổi. Giá trị
tình nguyện đích thực nằm ở chỗ, chúng tôi sẽ tiến hành dự án không
theo kiểu đơn giản chạy theo những chỉ tiêu, mục đích đã đề ra ban
đầu. Chúng tôi bắt nguồn từ chính niêm đam mê của mình cũng như
các bạn tham gia dự án để hoàn thành và phát triển dự án. Chỉ có đồng
hành cùng các em mới chứng kiến được sự thay đổi. Bắt đầu là sự thay
đổi trong nhận thức, suy nghĩ của các em về cuộc sống và tiếp đến là
cách các em hành xử với xã hội. Chúng tôi muốn tạo ra những giá trị
cũng như những sự thay đổi thực sự với các em chứ không chỉ trên nền
tảng kiến thức cơ bản.
Tất cả các thành viên, nhân viên cũng như tình nguyện viên tham
gia dự án cũng cảm nhận được sự thay đổi khi các bạn hiểu được rằng
còn nhiều số phận bất hạnh hơn mình, để có thể quan tâm và chia sẻ
nhiều hơn.Các em cũng sẽ nhìn đời với con mắt tích cực hơn khi cảm
nhận được tình thương từ cộng đồng.
Đây là Dự án mang tính nhân văn khi mang lại giá trị của sự giáo dục
nhân cách, cũng chính là giá trị tình nguyện đích thực mà chúng tôi
muốn hướng tới khi tiến hành Dự án này.
Giá trị dự án mang đến cho xã hội:
38
- Cho chính các em có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia dự án:
các em sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập chuyên
nghiệp, chăm sóc cẩn thận với hy vọng sẽ đem đến những giá trị
tốt nhất cho các em. Các em sẽ có điều kiện học tập, trao dồi kiến
thức, bổ sung thêm những kĩ năng còn thiếu do điều kiện gia
đình còn khó khăn. Các em sẽ được tiếp tục trên con đường đến
trường để hoàn thành ước mơ học tập của mình.
- Cho gia đình các em: được san sẻ phần nào gánh nặng phải
chăm lo việc học cho các em. Giảm được áp lực lên gia đình. Sẽ
có thêm phần tiền tiếp kiệm để cải thiện cuộc sống. Và sau này,
khi các em lớn lên sẽ có cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm ổn
định giúp ích cho gia đình.
- Cho đội ngũ giáo viên, nhân viên: các bạn sẽ được làm việc trong
một môi trường năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo bày
bản. Được hợp tác với một đội ngũ những người luôn cố gắng
cống hiến hết sức mình mong đem lại những giá trị tốt đẹp cho
xã hội.
- Cho xã hội: xã hội sẽ giảm bớt gánh nặng về các trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn. Và tệ nạn xã hội được giảm đi, bên cạnh đó,
trung tâm sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của xã
hội, nâng cao trình độ, nhận thức của người dân. Và mọi người
trong xã hội sẽ đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn, như
đúng tinh thần dân tộc của người Việt Nam
39
4.2 CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI Xã HỘI
40

More Related Content

Similar to QUẢN TRỊ DỰ ÁN

Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngYhoccongdong.com
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLap Du An A Chau
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...sividocz
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947jackjohn45
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...luanvantrust
 
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conHợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conVietnam Montessori
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...KhoTi1
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 

Similar to QUẢN TRỊ DỰ ÁN (20)

Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồngQuyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
Quyển 3: Hợp phần Giáo dục - Hướng dẫn Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
 
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.netLập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
Lập dự án đầu tư xây dựng trường mầm non quốc tế hạnh phúc - Lapduan.net
 
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
Luận Văn Phát triển dịch vụ giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thàn...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành công tác xã hội, 9 ĐIỂM
 
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
đáNh giá mô hình can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại trung tâm nắng mai 6795947
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ ...
 
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho conHợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
Hợp lực mở trường Montessori không vụ lợi cho con
 
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng BìnhChính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
 
Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12Bản tin Hoa Sen số 12
Bản tin Hoa Sen số 12
 
Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen Bản tin Hoa Sen
Bản tin Hoa Sen
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía BắcĐề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
 
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
LUẬN VĂN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈ...
 
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách bảo trợ đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
Luận văn: Nghiên cứu mô hình Công tác xã hội đối với trẻ em mồ côi tại trung ...
 
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
Luận văn: Quản lý quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ ...
 
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCMLuận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
Luận văn: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở TPHCM
 
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
Xây dựng trường mầm non Nhân Đức tỉnh Long An - PICC - www.lapduandautu.vn 09...
 

QUẢN TRỊ DỰ ÁN

  • 1. 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC DỰ ÁN Người thực hiện: Nguyễn Thị Anh Mỹ Huỳnh Văn Diệu Hằng Lê Nguyễn Tường Vy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7, 2015
  • 2. 2 Lời mở đầu Hiện nay, mặc dù cuộc sống của người dân Việt Nam đã phát triển hơn trước, đất nước cũng đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, vẫn còn rất nhiều mãnh đời khó khăn, đặc biệt tập trung ở các khu vực đông dân cư hay vùng có nhiều dân nhập cư như Thành phố Hồ Chí Minh. Và chúng tôi hiểu rằng, có nhiều cách để có thể giúp họ vượt qua được cái nghèo, cái đói, nhưng sức mạnh của giáo dục là con đường nhanh và có hiệu quả nhất. Vì lý do đó, chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch thành lập dự án TRUNG TÂM GIA SƯ DÀNH CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN được đặt tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta đều biết rằng, mỗi trẻ em đều có quyền được đến trường, có những ước mơ, hoài bão, và được cố gắng, nỗ lực để vun vén cho ước mơ ấy. Nhưng, vẫn còn rất nhiều trẻ em Việt Nam có ít cơ hội học tập hoặc có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh gia đình, nghèo đó, các vấn đề sức khỏe… Và trung tâm của chúng tôi sẽ đồng hành, hỗ trợ và giúp đỡ cho các em trên con đường đến trường. Chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện để giúp các em tiếp tục theo học tại trường thông qua một hệ thống, gọi là Mạng Lưới Cộng Đồng Hỗ Trợ Phát Triển Trẻ Em. Mạng lưới này sẽ liên kết giáo viên, đại diện địa phương và các bạn trẻ ở cấp địa phương. Qua đó,
  • 3. 3 các thành viên cùng đánh giá nhu cầu của từng trẻ, theo dõi sự tiến bộ của các em cũng như cung cấp cho các em những hỗ trợ liên quan để tiếp cận giáo dục. Sự hỗ trợ này có thể thay đổi linh động từ việc khuyến khích và tư vấn đến các khoản tài trợ đồ dùng học tập, sách vở,… Song song đó, chúng tôi sẽ có các giáo viên chính thức được đào tạo và hướng dẫn để giảng dạy trực tiếp các lớp học. Trung tâm sẽ cố gắng tạo nên một môi trường học tập tích cực, chuyên nghiệp và đem đến hiệu quả thực sự. Và chúng tôi cũng chung tay với các bạn tình nguyện viên để mở thêm các lớp bổ túc, vui chơi, giải trí, trao dồi và rèn luyện các kỹ năng sống… Thông qua dự án này chúng tôi muốn truyền tải tình cảm, sự san sẻ, yêu thương, giảm bớt gánh nặng đến với cộng đồng, sử dụng nguồn lực hiệu quả, hợp tác với địa phương và cộng đồng, giúp đỡ cho trẻ em khó khăn phục có cơ hội tiếp cận với giáo dục, phát huy khả năng vốn có của bản thân để thoát khỏi đói nghèo. Đồng thời, giúp các em khám phá và nhận biết được các khả năng của mình, phát huy cũng như rèn luyện trao dồi thêm các kỹ năng khác. Các bước đầu của dự án đã được chuẩn bị và lên kế hoạch cẩn thận, nhưng chúng tôi vẫn còn gặp phải một số vấn đề khó khăn về vấn đề tài chính tài trợ cho dự án cũng như đầu tư cho trang thiết bị, cơ sở vật chất và các đồ dùng cần thiết cho việc học của các em…
  • 4. 4 Và chúng tôi thành lập nên dự án này với niềm hy vọng chấp cánh giấc mơ được đến trường của nhiều em nhỏ, san sẻ gánh nặng với gia đình các em cũng như giảm bớt áp lực của xã hội về tình trạng thất học, trẻ em bỏ học, nâng cao trình độ học vấn của người Việt Nam. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức để dự án của chúng tôi sẽ chính thức đi vào hoạt động và đem lại những lợi ích thiết thật nhất.
  • 5. 5 TÓM TẮT DỰ ÁN Chương 1: Giới thiệu chung về dự án Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Chương 2: Phân tích dự án Chương 3: Phân tích tài chính dự án Chương 4: Đánh giá các giá trị xã hội của dự án mang lại cho cộng đồng.
  • 6. 6 MỤC LỤC Chương 1 Giới thiệu chung về dự án Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn........ 8 1.1 Thực trạng của Việt Nam:................................................................................................ 8 1.1.1 Nhu cầu xã hội hiện nay: .......................................................................................... 8 1.1.2 Nhu cầu về việc thành lập trung tâm:..................................................................... 10 1.2 Giới thiệu về trung tâm:................................................................................................. 11 1.2.1 Mục tiêu của dự án: ................................................................................................ 14 1.2.2 Mục đích của dự án: ............................................................................................... 14 1.2.3 Đối tượng hướng đến của dự án:............................................................................ 15 1.3 Những thách thức và tiềm năng:.................................................................................... 15 1.4 Quy trình thực hiện dự án:............................................................................................. 16 1.5 Đánh giá dự án: ............................................................................................................. 16 Chương 2 Phân tích dự án trung tâm gia sư dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.............. 18 2.1 Mô tả dự án:................................................................................................................... 18 2.1.1 Tên dự án:............................................................................................................... 18 Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn............................................................ 18 2.1.2 Mục tiêu hoạt động của dự án:............................................................................... 18 2.1.3 Hình thức đầu tư:.................................................................................................... 18 2.1.4 Quy mô dự án:......................................................................................................... 18 2.2 Đối tác Việt Nam:........................................................................................................... 19 2.2.1 Tên cơ quan liên lạc dự án tại Việt Nam: Trung Tâm Gia Sư................................ 19 2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước: Sở kế hoạch và đầu tư................................................ 19 2.2.3 Mong muốn với đối tác trong và ngoài nước:........................................................ 19 2.3 Địa điểm dự án:.............................................................................................................. 20 2.3.1 Mô tả địa điểm:....................................................................................................... 20 Có thể thực hiện tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ chí minh ................................................. 20 2.3.2 Lợi thế so sánh của địa điểm thực hiện: ................................................................. 20 2.3.3 Khó khăn của địa điểm dự án:................................................................................ 20 2.3.4 Chính sách đối với dự án:....................................................................................... 20
  • 7. 7 2.4 Phân tích thị trường:...................................................................................................... 21 2.5 Giải pháp công nghệ, thiết bị:........................................................................................ 22 2.5.1 Yêu cầu về công nghệ: ............................................................................................ 22 2.5.2 Yêu cầu máy móc thiết bị:....................................................................................... 22 2.6 Hiệu quả dự án:.............................................................................................................. 23 Chương 3 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN .............................................................................. 28 3.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................................... 28 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án........................................................................................ 28 3.2.1 Bảng tổng mức đầu tư của dự án: được tính trong 3 tháng ĐVT: Đồng.............. 28 3.3 Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án.................................................................. 30 3.4 Báo cáo thu nhập của dự án: ......................................................................................... 32 3.5 Bảng báo cáo ngân lưu: ................................................................................................. 34 Chương 4 Đánh giá các giá trị xã hội dự án mang lại cho cộng đồng. ...................................... 37 4.1 DỰ ÁN NÀY KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO? ................................................................. 37 4.2 CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI Xã HỘI.............................................................. 39
  • 8. 8 Chương 1 Giớithiệu chung về dựán Trung tâmgiasư cho trẻ emcó hoàncảnh khókhăn. 1.1 Thực trạng của Việt Nam: Bên cạnh những thành tích rất ấn tượng về kinh tế xã hội, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một thực tế là khoảng cách giàu nghèo, giữa người Kinh và các dân tộc thiểu số, giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Hỗ trợ cần đến được với các trẻ em trai và gái hiện đang sống trong những khu vực quanh năm đói nghèo triền miên. Tình trạng nghèo ở trẻ em Việt Nam hiện nay trên thực tế còn nhiều hơn các số liệu thống kê về đói nghèo từ trước tới nay. Các số liệu này không phản ánh được các nhu cầu cơ bản của trẻ em đã được đáp ứng vì nhu cầu của trẻ em không giống như nhu cầu của người lớn. Với sự hỗ trợ của một số tổ chức, Việt Nam gần đây đã xây dựng một cách tiếp cận về nghèo dành riêng cho trẻ em. Cách tiếp cận này dựa vào các nhu cầu cơ bản của trẻ như giáo dục, y tế, nơi ở, bình đẳng về xã hội và bảo trợ xã hội. Đặc biệt, việc phát triển một hệ thống giáo dục để giúp đỡ các em là hết sức cần thiết và cấp bách. 1.1.1 Nhu cầu xã hội hiện nay: Theo thống kê mới đây của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện nay, số người cần trợ giúp xã hội trên cả nước khá lớn, chiếm trên 20% tổng dân số, trong đó có 8,5 triệu người cao tuổi, 6,7 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 9,6% hộ nghèo, 6,57%
  • 9. 9 hộ cận nghèo. Trong những năm qua, công đồng và xã hội đã nỗ lực rất nhiều để góp phần giúp ổn định đời sống cho người dân khó khăn, giúp phát triển kinh tế và xã hội bền vững, phát huy tối đa vai trò của mình trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng bảo trợ các đối tượng xã hội. Mà trong đó, việc quan tâm, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hết sức được chú trọng. Trẻ em không chỉ là lực lượng đông đảo của hiện tại mà là nguồn nhân lực của tương lai. Chăm sóc trẻ em hôm nay chính là tạo nguồn nhân lực “chất lượng cao” - Nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững ngày mai. Vì vậy, trẻ em phải được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất, đó không phải là nhiệm vụ của riêng các cấp hay các ngành nào, mà chính là nhiệm vụ của toàn xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nước. Trong những năm qua, dẫu công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã đạt được nhiều thành quả nhưng thiên tai, tệ nạn xã hội tác động khiến công tác này gặp nhiều khó khăn và thách thức. Hiện nay, cả nước có hơn 20 triệu trẻ em có nhu cầu được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục, song việc đầu tư ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu, chương trình vì trẻ em ở các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, vui chơi của các em.
  • 10. 10 Vì vậy, việc tạo điều kiện giúp các em có một môi trường học tập, phát triển và rèn luyện là hết sức cần thiết. 1.1.2 Nhu cầu về việc thành lập trung tâm: Tuy nhiên, mạng lưới các sơ sở, trung tâm trợ giúp xã hội hiện nay còn rất thiếu về số lượng và yếu tố chất lượng; chưa đáp ứng được yêu cầu trợ giúp, chăm sóc cho các đối tượng. Hầu hết các cơ sở chỉ tập trung chúc năng nuôi dưỡng các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt. Đồng thời, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, viên chức và nhân viên làm công tác xã hội tại các cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế, phần lớn các nhân viên này chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau, làm việc không đúng ngành. Vì vậy, năng lực chăm sóc, trợ giúp các đối tượng của các cơ sở không cao, thiếu tính bền vững, chưa đáo ứng được nhu cầu thực hiện và hội nhập quốc tế hiện nay. Và nắm bắt được nhu cầu đó, chúng tối quyết định lên kế hoạch và tiến hành thực hiện dự án xây dựng trung tâm gia sư dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bắt đầu từ việc sẽ mở trung tâm và đào tạo các cán bộ nhân viên một cách chuyên nghiệp để dạy cho các em, trong quá trình đó ngoài việc cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần thiết, chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn và cung cấp các thông tin để các giáo viên có thể trở thành những gia sư chuyên nghiệp, dạy học trong môi trường đặc biệt như các trung tâm bảo trợ xã hội. Để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra, dự cán cần phải đề ra những giải pháp về vốn, tài chính. Theo đó, nguồn vốn để tăng cường, đầu tư
  • 11. 11 cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển và thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác. Ngoài ra, chúng ta cũng thực hiện xã hội hóa, huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc chăm sóc và cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội. Nhà nước khuyến khích vai trò chủ động của cơ sở trong việc tạo nguồn thu như tổ chức lao động trị liệu; tăng gia sản xuất, bảo đảm tự cung, lao động để tăng nguồn thu nhập… Tuy nhiên, bất cứ đề án nào muốn đi đến thành công, thì yếu tố quan trọng nhất phải là con người. Do đó, để có thể giúp đỡ các đối tượng yếu thế của xã hội, cần có sự đồng lòng, chung sức của các cấp, các ngành, của mỗi cá nhân. Bằng tấm lòng nhân ái, sẻ chia, mỗi chúng ta, từ các cấp lãnh đạo đến những người dân bình thường, hãy góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn bằng những hành động cụ thể, thiết thực, mà trước tiên, là hướng đến những đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội, cùng sẻ chia, giúp đỡ và quan tâm đến họ nhiều hơn. 1.2 Giới thiệu về trung tâm: Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn sẽ được bắt đầu triển khai vào tháng 10 – 2015, địa chỉ: quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loại hình dự án “ Phát triển cộng đồng”. Trung tâm được thành lập bởi: 1. Nguyễn Thị Anh Mỹ
  • 12. 12 2. Huỳnh Văn Diệu Hằng 3. Lê Nguyễn Tường Vy Chúng tôi hiện đang là sinh viên năm 3, trường Đại học Tài chính – Marketing. Chúng tôi làm việc cùng nhau trong dự án này với ước mơ và hoài bão sẽ có thể giúp đỡ, san sẻ gánh nặng với xã hội thông qua thực hiện một dự án cộng đồng. Cụ thể đó là thành lập trung tâm gia sư giảng dạy cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở thành phố có rất nhiều các tổ chức, câu lạc bộ, mái ấm… được thành lập dành cho các trẻ em nghèo, cơ nhỡ, mồ coi, khuyết tật… Nhưng chưa thật sự có một trung tâm nào được thành lập chính thức bao gồm quản lý các giáo viên, đào tạo giáo viên chuyên nghiệp để giảng dạy cho các em. Đa phần, các tổ chức đều vận động nguồn nhân lực từ các tính nguyện viên địa phương, sinh viên… Ở trung tâm của mình, chúng tôi sẽ xây dựng một chương trình đào tạo riêng biệt, phù hợp cho việc giảng dạy của các giáo viên bởi vì đặc thù của công việc này là các em có thể ở các độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau. Trung tâm sẽ có 4 lớp học chính thức dạy về: - Dạy về kiến thức cơ bản: dành cho các bạn hoàn toàn chưa biết đọc và viết.
  • 13. 13 - Dạy về các kiến thức nâng cao: lớp học này sẽ rèn luyện cho các bạn cách học cũng như cảm thụ về thơ văn Tiếng Việt, các phép tính toán nâng cao hơn - Dạy về Tiếng anh: giúp cho các bạn trao dồi ngoại ngữ. - Dạy về kĩ năng sống: chia sẻ, giảng dạy về các kiến thực thực tế trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ở trung tâm còn có thêm các lớp học phụ vào các khoản thời gian rãnh hoặc buổi tối: - Lớp học vui vẻ: sẽ giúp các bạn vui chơi, giải trí, phát triển khả năng ca hát, chơi nhạc cụ. - Lớp học yêu thương: nơi các bạn có thể đến để chia sẻ những câu chuyện hay học hỏi thêm các kinh nghiệm sống từ những người đi trước. Trò chuyện để có nhiều bạn bè hơn - Lớp học nghề: các bạn sẽ được hướng dẫn làm các món đồ thủ công, sản phẩm thủ công bằng tay để có thể trang trải thêm cho cuộc sống. Đa phần các lớp học này sẽ được kết hợp cùng các bạn tình nguyện viên để thực hiện. Trung tâm cũng sẽ có thêm các phòng chức năng như phòng sách, phòng tự học, phòng nhạc cụ… để hỗ trợ cho quá trình học tập của các em.
  • 14. 14 1.2.1 Mục tiêu của dự án: - Xây dựng được trung tâm gia sư hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn ở địa bàn thành phố - Hoàn thiện cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên cho trung tâm. - Đưa dự án đi vào hoạt động và đạt được những thành tích to lớn - Nâng cao và cải thiện được trình độ, kỹ năng cho các em. 1.2.2 Mục đích của dự án: - Nâng cao tỉ lệ trẻ em đến trường. - Cải thiện chất lượng dạy và học, tạo điều kiện cho các em phát triển và có nền tảng kiến thức cơ bản để đến trường thuận lợi hơn. - Giúp các em phát triển các khả năng, khám phá tài năng của bản thân - Giảm áp lực cho xã hội về vấn đề tệ nạn xã hội. - Nâng cao năng lực giảng dạy của giáo viên - Hệ thống quản lý của trung tâm có hiệu quả - Sử dụng nguồn đầu tư đem lại những lợi ích thiết thực. - Có thể mở các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ và đào tạo các giáo viên chuyên nghiệp cho các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung cũng như nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho trung tâm nói riêng.
  • 15. 15 1.2.3 Đối tượng hướng đến của dự án: Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện đến trường, lang thang… có độ tuổi từ 5 – 16 tuổi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các giáo viên, nhân viên có nhu cầu được làm việc tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Mong muốn sẽ có các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc giảng dạy các em có hoàn cảnh khó khăn. 1.3 Những thách thức và tiềm năng: - Thách thức: Hiện nay, các trung tâm bảo trợ xã hội ở thành phố đã quá tải, do phải tiếp nhận quá nhiều đối tượng… Trong khi cơ sở vật chất thì ngày càng xuống cấp, đội ngũ nhân viên không đủ để đáp ứng nhu cầu cũng như không đảm bảo về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho công việc. Bên cạnh đó, nguồn vốn và việc sử dụng những nguồn vốn quyên góp, ủng hộ cũng được xem là một vấn đề. Bởi vì tính minh bạch cũng như cách thức sử dụng chúng của một số trung tâm chưa rõ ràng, làm ảnh hưởng đến uy tính chung của các trung tâm, cũng như cách nhìn nhận của mọi người về việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở các trung tâm đó. - Tiềm năng: Ngày nay, có rất nhiều các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các cá nhân sẵn sàng rót vốn cho các dự án mang tính cộng đồng, xã hội. Việc xây dựng và tiến hành một dự án có tính khả thi cao sẽ có nhiều cơ hội nhận được vốn từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, người dân đã, đang và sẽ quan
  • 16. 16 tâm nhiều hơn đến các hoạt động cộng đồng, nhất là các bạn trẻ. Đây sẽ là nguồn nhân lực tiềm năng, dồi dào để trung tâm được xây dựng, tiến hành và phát triển tốt hơn. Đặc biệt, Nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ, ưu đãi và giúp đỡ cho các hoạt động mang tính cộng đồng cao, giúp san sẻ gánh nặng cho xã hội, và ưu tiên cho các chương trình giáo dục giúp cải thiện chất lượng thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước. 1.4 Quy trình thực hiện dự án: 1.5 Đánh giá dự án: a. Đánh giá mục tiêu ban đầu có đạt được hay không: - Trung tâm gia sư có hoàn thành theo như kế hoạch ban đầu Lên kế hoạch, dựtoán các khoản thuchi Khảo sát tínhkhả thi của dựán Kêu gọi đầutư Triển khai dựán Giám sát, đánh giá Tổng kết dựán
  • 17. 17 - Có xây dựng được cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. - Tỷ lệ đào tạo các giáo viên, nhân viên, gia sư… chuyên nghiệp và hiệu quả đạt được. - Tỷ lệ các em tham gia vào trung tâm - Đánh giá hiệu quả học tập của các em, kỹ năng và kiến thức - Mức độ cải thiện đời sống của các em b. Đánh giá quá trình triển khai, thực hiện dự án: - Quá trình triển khai dự án có theo như kế hoạch, có đúng quy trình, thủ tục, có các thay đổi gì - Mối quan hệ hợp tác giữa các bên tham gia dự án - Kinh nghiệm có được qua quá trình triển khai dự án. c. Đánh giá kết quả: - Có hoàn thành các hạng mục đã đề ra. - Hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. - Tỷ lệ trẻ em, gia đình được hưởng lợi từ dự án. - Tỷ lệ các giáo viên, nhân viên được đào tạo cũng như chất lượng, hiệu suất đào tạo đạt được. - So sánh, đánh giá chất lượng trước và sau khi thực hiện dự án.
  • 18. 18 Chương 2 Phântích dựán trungtâmgia sưdànhcho trẻ emcó hoàn cảnhkhókhăn 2.1 Mô tả dự án: 2.1.1 Tên dự án: Trung tâm gia sư cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn 2.1.2 Mục tiêu hoạt động của dự án: Nhằm đầu tư xây dựng một trung tâm gia sư tạo dựng một môi trường học tập cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mong muốn được đến trường. Đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. 2.1.3 Hình thức đầu tư: Đầu tư trách nhiệm xã hội 2.1.4 Quy mô dự án: - Vốn đầu tư dự kiến: + Chủ đầu tư góp: + Tiền mặt + Giá trị máy móc thiết bị. + Giá chuyển giao công nghệ - Khác: Diện tích đất sử dụng:
  • 19. 19 + Địa điểm: quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh - Nhu cầu xử dụng lao động: 15 người 2.2 Đối tác Việt Nam: 2.2.1 Tên cơ quan liên lạc dự án tại Việt Nam: Trung Tâm Gia Sư + Giám Đốc: + DĐ: + ĐT: + Email 2.2.2 Cơ quan quản lý nhà nước: Sở kế hoạch và đầu tư + Giám đốc: + DĐ: + ĐKKD: + Phòng KTĐN: + Fax: + Email: 2.2.3 Mong muốn với đối tác trong và ngoài nước: - Mong muốn hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, giáo dục và đào tạo nhân lực.…
  • 20. 20 - Có năng lực tài chính, có tâm đức trong giáo dục và đào tạo con người, phát triển bền vững, ổn định. 2.3 Địa điểm dự án: 2.3.1 Mô tả địa điểm: Có thể thực hiện tại quận Gò Vấp, Thành phố Hồ chí minh 2.3.2 Lợi thế so sánh của địa điểm thực hiện: - Đây là quận theo thống kê có nhiều gia đình khó khăn chưa có điều kiện cho con em đến trường. số hộ nghèo chiếm số lượng lớn. - Về giao thông: Quận Gò Vấp nằm ở vị trí giáp với quận 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, nói chung cũng tương đối thuận tiện cho vận chuyển, cơ sở hạ tầng và môi trường tương đối tốt 2.3.3 Khó khăn của địa điểm dự án: Là địa bàn rộng, an ninh chưa thực sự chặt chẽ do khó kiểm soát toàn diện. 2.3.4 Chính sách đối với dự án: Về cơ bản khi đầu tư vào lĩnh vực phúc lợi cho cộng đồng giúp cho các nhà đầu tư quảng bá thương hiệu, nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng Hiện nay quận Gò vấp đã và đang thúc đẩy việc nâng cao giáo dục đến trẻ em nghèo, kêu gọi nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư đến quỹ
  • 21. 21 phúc lợi. Mục tiêu của Quỹ này nhằm tạo ra nhằm phát triển giáo dục, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Huy động vốn, kêu gọi quyên góp, tài trợ cho các chương trình nhân đạo, thông qua Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đồng phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển (Trung tâm) tổ chức Tọa đàm “Hoạt động từ thiện – Xây dựng chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp” Thủ tục xin cấp phép, đầu tư, xây dựng và triển khai dự án: Theo quy trình thủ tục cấp phép đầu tư, mọi thủ tục nhà đầu tư đến phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch để thực hiện. 2.4 Phân tích thị trường: Việc thành lập dự án xuất phát từ nhu cầu thiết thực trong việc nâng cao kiến thức, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn kết hợp nguyện vọng đào tạo kĩ năng sống, kiến thức, đạo đức để trẻ em có cơ hội việc làm. Chủ đầu tư có sự kết hợp của tổ chức chính phủ. Hay các tổ chức thiện nguyện + Hình thức quảng bá chương trình nhằm thu hút các em đến đăng ký học và học nghề + Khuyến khích sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện cũng như tạo dựng những mối hợp tác, khách hàng sau khi đi vào hoạt động.
  • 22. 22 2.5 Giải pháp công nghệ, thiết bị: Xây dựng cơ sở hạ tầng Ban đầu sẽ thử nghiệm mô hình: thuê mặt bằng, nhà cho thuê. Trung tâm sẽ có từ 7-10 lao động bao gồm: giáo viên, lễ tân, quản lí, lao công, bảo vệ…. Sau đó mở rộng cơ sở và quy mô lên từ 20-30 người. và tương lai còn mở rộng hơn nữa. - Tầng 1: sảnh tiếp nhận công với nơi làm việc của nhân viên - Tầng 2 và 3: thiết kế 10 phòng học và phòng thiết bị học nghề. Cơ sở hạ tầng lấy từ nguồn doanh nhân đứng ra thành lập công ty, tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước. 2.5.1 Yêu cầu về công nghệ: - Sử dụng đầy đủ trang thiết bị giảng dạy: máy chiếu, laptop… - Mô hình xây dựng trung tâm phải phù hợp với mối trường và quy định hiện hành, đảm bảo cho môi trường và sự phát triển một cách bền vững. 2.5.2 Yêu cầu máy móc thiết bị: - Loại thiết bị: + Thiết bị nghiên cứu/ + Thiết bị bảo quản + Trang, thiết bị làm việc, sinh hoạt. + Máy móc, thiết bị phục vụ giảng dạy - Máy móc thiết bị sẽ được cập nhật, tân tiến
  • 23. 23 Nguồn nhân lực: - Số giáo viên:4 - Số lê tân : 1 - Nhân viên kế toán:1 - Lao công : 1 - Bảo vê: 1 - Nhân viên kinh doanh, ngoại giao: 1 - Nhân viên quản lý: 1 (một quản lý trưởng) - Nhân lực trong nước: có thể xây dựng nguồn nhân lực ngay tại địa phương với quy mô vừa và được mở rộng. 2.6 Hiệu quả dự án: Các chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân bao gồm: 1. Hỗ trợ học sinh là con hộ nghèo đi học 2. Nâng cao dân trí, xóa nạn mù chữ, tệ nạn xã hội 3. Đào tạo kĩ năng, kiến thức cho các em, làm nền tảng khi các em bước ra hội nhập với Xã hôi. 4. Hỗ trợ học sinh bán trú là con các hộ nghèo đang theo học về tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập với mức hỗ trợ cho một học sinh là 140.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm.. 5. Hỗ trợ hoạt động văn hoá - thông tin: hỗ trợ một số hoạt động sinh hoạt cộng đồng đặc biệt khó khăn để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
  • 24. 24 6. Hỗ trợ về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo: hỗ trợ một số hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại quận Bảng 2.1 BẢNG ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ Bảng 2.2 BẢNG LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN BẢNG ĐẦU TƯ MÁY MÓC THIẾT BỊ Máy móc, thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền Máy tính để bàn 12 4,150,000 49800000 Bảng 10 520,000 5200000 Máy chiếu 10 9,400,000 94000000 Bộ bàn ghế 100 518,000 51800000 Bàn ghế giáo viên 10 550,000 5500000 quạt 24 320,000 7680000 Đèn 30 100,000 3000000 Tổng 216980000
  • 25. 25 BẢNG LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN CÔNG VIỆC THỜI GIAN Lập dự án 3 tháng Tìm nguồn tài trợ 1 năm Chuẩn bị mặt bằng 2 tháng Lắp đặt thiết bị và thiết kế trung tâm 2 tháng Thẩm định 1 tháng Tuyển dụng và thuê mướn nhân công 1 tháng
  • 26. 26 Bàng 2.3 BẢNG DỰ TRÙ THUÊ LAO ĐỘNG BẢNG DỰ TRÙ THUÊ LAO ĐỘNG Lao động Số lượng Lương/ tháng Thành tiền Giao viên 4 3,500,000 14000000 Quản lí 1 4,000,000 4000000 Lao công 1 1,500,000 1500000 Bảo vệ 1 2,000,000 2000000 Lễ tân 1 2,000,000 2000000 Kế toán 1 3,000,000 3000000 Nhân viên kinh doanh, ngoại giao 1 3,000,000 3000000 Tổng 10 25500000
  • 27. 27 Bảng 2.4 BẢNG DỰ TRÙ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO BẢNG DỰ TRÙ NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO NVL Số lượng Đơn giá Thành tiền Bộ Sách giáo khoa 10 47,500 475000 Vở 100 2,300 230000 Bút chì 50 2,000 100000 Bút mực 20 5,500 110000 Tẩy 20 2,000 40000 Hộp phấn 10 23,000 230000 Bảng đen 20 9,000 180000 Tổng 1365000
  • 28. 28 Chương 3 PHÂNTÍCHTÀI CHÍNHDỰ ÁN 3.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán - Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm và đi vào hoạt động từ năm 2016; - Vốn tài trợ 100% - Các hệ thống máy móc thiết bị cần đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động tốt; - Doanh thu của dự án là vốn tài trợ rót vào mỗi năm từ các nhà hảo tâm. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ là 7 năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án trong dự án này là không áp dụng. Hiệu suất sản xuất của dự án năm đầu hoạt động là 70%, thứ 2 là 80%, từ năm thứ 3 sẽ là 100%. 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 3.2.1 Bảng tổng mức đầu tư của dự án: được tính trong 3 tháng ĐVT: Đồng BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ STT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ I Đầu tư tài sản cố định 480,980,000 1 Thuê mặt bằng 120,000,000 2 Máy móc thiết bị 216,980,000 3 Chi phí ban đầu 144,000,000 4 Chi phí cố định khác II Đầu tư tài sản lưu động 386,595,000 1 Tiền mặt 300,000,000 2 Tồn kho 3 Phải thu của khách hàng 4 Nguyên vật liệu 4,095,000
  • 29. 29 5 Tạm ứng người bán 6 Lương 76,500,000 7 Nhiên liệu 6,000,000 8 Vốn lưu động khác III Vốn dự phòng 173,515,000 Bảng đầu tư được dự trù trong 3 tháng, trong đó:  Thuê mặt bằng: trung tâm 3 lầu (8m x 18m, 500m2), mặt tiền tại Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp. Giá 20 triệu/ tháng, đặt cọc 3 tháng  Chi phí quản lý: 16.500.000đ/ tháng, mỗi năm tăng 10% Khấu hao máy móc thiết bị: Áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian khấu hao sẽ là 7 năm  Chi phí ban đầu: chi phí lập dự án, khảo sát, kêu gọi đầu tư trong 1 năm.  Nguyên vật liệu: cho 15-20 trẻ trong khoảng thời gian đầu  Lương: lương trong 3 tháng của toàn bộ nhân viên.
  • 30. 30 3.3 Bảng tổng hợp chi phí hoạt động của dự án BẢNG CHI PHÍ STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 I Chi phí cố định 468,997,143 488,797,143 510,577,143 534,535,143 500,888,943 Thuê mặt bằng 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 180,000,000 Chi phí quản lý 198,000,000 217,800,000 239,580,000 263,538,000 289,891,800 Khấu hao 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 Lãi suất Chi phí cố định khác II Chi phí biến đổi 226,380,000 248,856,000 273,907,200 301,856,640 333,072,768 Nguyên vật liệu 16,380,000 19,656,000 23,587,200 28,304,640 33,965,568 Lao động 192,000,000 211,200,000 232,320,000 255,552,000 281,107,200 Chi phí sán xuất chung 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000 18,000,000 Chi phí bán hàng III Tổng chi phí 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711
  • 31. 31  Thuê mặt bằng: trung tâm 3 lầu (8m x 18m, 500m2), mặt tiền tại Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp. Giá 20 triệu/ tháng, đặt cọc 3 tháng nên năm thứ năm chỉ đóng 9 tháng là 180 triệu.  Chi phí sán xuất chung: chia đều 50% với chi phí quản lý.  NVL cả năm gấp 2 lần 3 tháng đầu, những năm sau tăng 20% vì sẽ tăng quy mô  Lương: Lương nhân viên dự tính tăng 10% năm
  • 32. 32 3.4 Báo cáo thu nhập của dự án: Như đã nói như trên, trung tâm gia sư được xây dựng mang tính nhân đạo và xã hội cao, nguồn doanh thu của dự án sẽ bằng đúng chi phí hoạt động của trung tâm, được các nhà hảo tâm tài trợ sử dụng vào các hoạt động trung tâm BẢNG LÃI LỖ STT CHỈ TIÊU 1 2 3 4 5 1 Doanh thu 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711 Tổng chi phí: 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711 4 Giá vốn hàng bán 5 Chi phí bán hàng 6 Chi phí quản lý 7 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 0 0 0 0 0 8 Doanh thu tài chính 9 Chi phí tài chính
  • 33. 33 10 Lợi nhuận tài chính 0 0 0 0 0 11 Doanh thu khác 12 Chi phí khác 13 Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 14 Lợi nhuận trước thuế 0 0 0 0 0 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 16 Lợi nhuận ròng 0 0 0 0 0
  • 34. 34 3.5 Bảng báo cáo ngân lưu: BẢNG NGÂN LƯU STT CHỈ TIÊU - 1 2 3 4 5 I Dòng thu - 726,374,286 768,650,286 815,481,486 867,388,926 970,349,139 1 Doanh thu thuần 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711 2 Khấu hao 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 3 Thu hồi vốn lưu động 4 Thanh lý 43,396,000 5 Thu khác 61,994,286 II Dòng chi 336,980,000 695,377,143 737,653,143 784,484,343 836,391,783 833,961,711 1 Khi đầu tư 336,980,000 2 Chi phí cố định 468,997,143 488,797,143 510,577,143 534,535,143 500,888,943 3 Chi phí biến đổi 226,380,000 248,856,000 273,907,200 301,856,640 333,072,768 4 Các khoản phải trả 5 Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • 35. 35 NPV= -154,037,365.32 IRR= -6% 6 Chi khác III CF (336,980,000) 30,997,143 30,997,143 30,997,143 30,997,143 136,387,429
  • 36. 36 Thời gian phân tích hiệu quả tài chính của dự án trong vòng đời 5 năm kể từ năm bắt đầu xây dựng và đến năm thanh lý. Dòng tiền thu bao gồm: doanh thu hằng năm là nguồn tài trợ; giá trị tài sản thanh lí. Dòng tiền chi gồm: các khoản chi đầu tư ban đầu như thuê mặt bằng ,mua sắm MMTB; chi phí hoạt động hằng năm (không bao gồm chi phí khấu hao); chi phí nhân công; Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là :NPV = -154,037,365.32<0 Suất sinh lợi nội tại là: IRR = -6%
  • 37. 37 Chương 4 Đánhgiácácgiá trịxã hộidựán mang lại cho cộngđồng. 4.1 DỰ ÁN NÀY KHÁC BIỆT NHƯ THẾ NÀO? Đây là dự án tâm huyết của chúng tôi với mục tiêu hướng đến là có được giá trị tình nguyện đích thực và mang đến sự thay đổi. Giá trị tình nguyện đích thực nằm ở chỗ, chúng tôi sẽ tiến hành dự án không theo kiểu đơn giản chạy theo những chỉ tiêu, mục đích đã đề ra ban đầu. Chúng tôi bắt nguồn từ chính niêm đam mê của mình cũng như các bạn tham gia dự án để hoàn thành và phát triển dự án. Chỉ có đồng hành cùng các em mới chứng kiến được sự thay đổi. Bắt đầu là sự thay đổi trong nhận thức, suy nghĩ của các em về cuộc sống và tiếp đến là cách các em hành xử với xã hội. Chúng tôi muốn tạo ra những giá trị cũng như những sự thay đổi thực sự với các em chứ không chỉ trên nền tảng kiến thức cơ bản. Tất cả các thành viên, nhân viên cũng như tình nguyện viên tham gia dự án cũng cảm nhận được sự thay đổi khi các bạn hiểu được rằng còn nhiều số phận bất hạnh hơn mình, để có thể quan tâm và chia sẻ nhiều hơn.Các em cũng sẽ nhìn đời với con mắt tích cực hơn khi cảm nhận được tình thương từ cộng đồng. Đây là Dự án mang tính nhân văn khi mang lại giá trị của sự giáo dục nhân cách, cũng chính là giá trị tình nguyện đích thực mà chúng tôi muốn hướng tới khi tiến hành Dự án này. Giá trị dự án mang đến cho xã hội:
  • 38. 38 - Cho chính các em có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia dự án: các em sẽ được trải nghiệm một môi trường học tập chuyên nghiệp, chăm sóc cẩn thận với hy vọng sẽ đem đến những giá trị tốt nhất cho các em. Các em sẽ có điều kiện học tập, trao dồi kiến thức, bổ sung thêm những kĩ năng còn thiếu do điều kiện gia đình còn khó khăn. Các em sẽ được tiếp tục trên con đường đến trường để hoàn thành ước mơ học tập của mình. - Cho gia đình các em: được san sẻ phần nào gánh nặng phải chăm lo việc học cho các em. Giảm được áp lực lên gia đình. Sẽ có thêm phần tiền tiếp kiệm để cải thiện cuộc sống. Và sau này, khi các em lớn lên sẽ có cơ hội tìm kiếm công ăn việc làm ổn định giúp ích cho gia đình. - Cho đội ngũ giáo viên, nhân viên: các bạn sẽ được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp, được đào tạo bày bản. Được hợp tác với một đội ngũ những người luôn cố gắng cống hiến hết sức mình mong đem lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. - Cho xã hội: xã hội sẽ giảm bớt gánh nặng về các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Và tệ nạn xã hội được giảm đi, bên cạnh đó, trung tâm sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của xã hội, nâng cao trình độ, nhận thức của người dân. Và mọi người trong xã hội sẽ đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau nhiều hơn, như đúng tinh thần dân tộc của người Việt Nam
  • 39. 39 4.2 CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI Xã HỘI
  • 40. 40