SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY
NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
Ộ GI O ỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY
NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
- PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và
giải pháp kiểm soát” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực, do tôi tự tổng hợp, phân tích, đánh gía.
Các tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn đã được trích dẫn theo đúng
quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn
Đặng Ngọc Chiêu Ly
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu để vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế tôi
xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn GS TS Trương Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên , giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Kính
mong quý thầy cô giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG.................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. viii
TÓM TẮT ................................................................................................................. ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ..........................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn.........................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM
SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC .................................................................5
2.1. Khái niệm.............................................................................................................5
2.2. Phân loại...............................................................................................................5
2.2.1. Phân loại theo định lượng.................................................................................5
2.2.2. Phân loại theo định tính....................................................................................6
2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát ............................................................................6
2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI...................................................................................6
2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP ......................................................................................8
iv
2.4. Tác động của lạm phát .........................................................................................8
2.4.1. Tác động tích cực ..............................................................................................8
2.4.2. Tác động tiêu cực ..............................................................................................8
2.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ......................................................................10
2.5.1. Lạm phát do cầu kéo .......................................................................................10
2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy..................................................................................11
2.5.3. Lạm phát do cơ cấu.........................................................................................12
2.5.4. Lạm phát do xuất khẩu....................................................................................12
2.5.5. Lạm phát do nhập khẩu...................................................................................12
2.5.6. Lạm phát tiền tệ...............................................................................................13
2.6. Tóm tắt lý thuyết liên quan ...............................................................................13
2.7. Các nghiên cứu trước đây về lạm phát...............................................................14
2.8. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước.....................................................25
2.8.1. Trung Quốc .....................................................................................................25
2.8.2. Thái Lan ..........................................................................................................27
2.8.3. Philippines.......................................................................................................28
2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................................29
Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................31
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.............................33
3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam .......................................................................33
3.1.1. Giai đoạn 2010- 2011 .....................................................................................33
3.1.2. Giai đoạn 2012-2015 ......................................................................................35
3.1.3. Giai đoạn 2016- 2018 .....................................................................................37
3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam....................................................................38
v
3.2.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................38
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................40
3.3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế.....................................................45
3.3.1. Lạm phát tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống dân cư và tỷ lệ
thất nghiệp.................................................................................................................45
3.3.2. Lạm phát tác động tới tỷ giá hối đoái, vốn đầu tư nước ngoài.......................47
3.3.3. Lạm phát tác động tới tín dụng, lãi suất .........................................................48
3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ..................................................50
3.4.1. Chính sách tiền tệ............................................................................................50
3.4.2. Chính sách tài khóa.........................................................................................52
3.4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác ..............................................................................53
3.4.4. Những điểm hạn chế........................................................................................55
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................57
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI H ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT.....................59
Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................59
4.1. Quan điểm về kiểm soát lạm phát ......................................................................59
4.2. Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát.............................................................60
4.2.1. Chính sách tiền tệ............................................................................................60
4.2.2. Chính sách tài khóa.........................................................................................60
4.2.3. Các chính sách khác........................................................................................61
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................63
KẾT LUẬN ..............................................................................................................64
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................66
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
ADB
CSTT
FED
HH và DV
NDT
NHNN
NHTM
PBoC
VND
Ngân hàng phát triển châu Á
Chính sách tiền tệ
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Hàng hóa và dịch vụ
Nhân dân tệ
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng nhân dân Trung Quốc
Việt Nam đồng
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng hàng hóa dịch vụ và lạm phát giai đoạn 2012-
2018...........................................................................................................................36
Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014….............36
Bảng 3.3: CPI tháng 12 so với tháng trước giai đoạn 2016-2018............................ 37
Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017........................38
Bảng 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018........................41
Bảng 3.6: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010-2011….............................................. 43
Bảng 3.7: Lương cơ bản giai đoạn 2010-2018..........................................................43
Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp và mức sống dân cư ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018..
……………………………………………………………………………………...46
Bảng 3.9: Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018 ..................47
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm có thu nhập cao
nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất theo vùng.........................................................49
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Lạm phát của Trung Quốc, Thái Lan, Philippines giai đoạn 2010-
2017...........................................................................................................................25
Biểu đồ 3.1: Lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2010-
2018...........................................................................................................................33
Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011… .............................. 34
Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012-
2015….......................................................................................................................35
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018............................. 42
Biểu đồ 3.5: Giá điện trong giai đoạn 2015-2018…................................................ 44
Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế và lạm phát cơ
bản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018… .................................................................. 46
Biểu đồ 3.7: Lạm phát và lãi suất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ........... 48
ix
TÓM TẮT
Tiêu đề: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát
Tóm tắt:
Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển một nền
kinh tế bền vững. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở
Việt Nam và đề xuất những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Qua
việc vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh…khi phân tích thực trạng lạm
phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 có thể kết luận rằng lạm phát ở Việt Nam
không ổn định trong thời gian qua. Lạm phát ở Việt Nam mỗi giai đoạn đều có
nguyên nhân riêng. Trong đó nguyên nhân chủ quan gồm có biến động của giá cả
trên thị trường thế giới, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, quan hệ cung cầu hàng
hóa theo mùa trong. Cơ cấu kinh tế và chính sách quản lý vĩ mô và vốn đầu tư toàn
xã hội cũng như tâm lý của người dân, mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương
cũng là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát cần xem xét.
Lạm phát tác động tới nền kinh tế rất lớn. Vì vậy cần có những chính sách phù hợp
để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống, an sinh xã hội, phát triển đất nước.
Từ khóa: lạm phát, giải pháp kiểm soát, Việt Nam.
x
ABSTRACT
Tilte: Causes of inflation in Vietnam and control solutions.
Abstract:
Inflation is a matter of particular concern if you want to develop a sustainable
economy. The main objectve of the project is to study the cause of inflation in
Vietnam and prpose solutions to control infalation in the coming time. Through the
application of analysis, description, comparison…when analyzing the situation of
inflation in Vietnam in the period of 2010-2018, it can be concluded that inflation in
Vietnam is not stable during the time. Inflation in Vietnam each stage has its own
causes. Among them, subjective causes include fluctuations in prices in the world
market, impacts of natural disasters, epidemics, and seasonal supply and demand of
goods. The economic structure and macro management policies and investment
capital of the society as well as people ‘s psychology, the level of independence of
Central Bank is also causes affecting the rate of inflation to consider. Inflation
affects the economy very large. Therefore, it is necessary to have appropriate
policies to stabilize the macro economy, stabilize the life, social security and
develop the country.
Keywords: inflation, control solutions, Vietnam.
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Kinh tế của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 ở mức cao so với nhiều năm
gần đây, tuy nhiên do thiếu động lực hỗ trợ nên có dấu hiệu sụt giảm – nhận định
của ông Nguyễn Đức Anh, trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xá hội quốc gia.
Chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện theo mục tiêu đề ra, chủ yếu tăng
trưởng dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo ở khu vực đầu tư nước ngoài và
các hoạt động trong phân khúc của thị trường có giá trị thấp. Môi trường kinh
doanh chưa được cải thiện. Nghĩa vụ trả nợ và khoản nợ nước ngoài đang tiến tới
mức an toàn. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đang nằm trong tầm kiểm soát
nhưng cũng đang chịu áp lực rất lớn vì vậy cần kiềm chế gia tăng lạm phát do yếu
tố cầu bằng chính sách tiền tệ thận trọng . ( Thu Hoài, 2018).
Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển kinh tế
một cách bền vững. Bởi vì lạm phát ảnh hưởng tới nền kinh tế theo hai mặt. Nếu
tốc độ tăng của lạm phát phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ kích thích nền
kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây biến động
nghiêm trọng cho nền kinh tế như cơ cấu sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập
bất bình đẳng…
Đối với một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam thì không thể tránh khỏi
tác động của các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, đồng Việt Nam cũng đã
yếu đi kể từ tháng 7/2018 do áp lực từ việc Fed tăng lãi suất. Đồng thời, trong giai
đoạn chiến tranh thương mại Mỹ- Trung ngày càng gay gắt, Trung Quốc phá giá
NDT sẽ tạo sức ép lên VND. Theo ADB, NDT tiếp tục mất giá so với đồng đôla
thì có thể gây thêm áp lực lên tiền đồng, làm tăng lạm phát ( Nam Anh, 2018).
Trong tất cả các giai đoạn 5 năm từ 1991 đến năm 2012, Việt Nam đã vượt tất
cả các nước trong khu vực về chỉ tiêu lạm phát. Đó là nghiên cứu của tiến sỹ Đào
Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và các động sự của Học viện Chính sách và Phát
trriển. Từ năm 1996-2012, trong 27 năm đó thì nước ta có 13 năm và 4 giai đoạn
lạm phát ở mức trên hai chữ số. Đặc biệt từ năm 1986 -1992 mức lạm phát là
2
225%/ năm, năm 2007-2008 là 16,3%/năm còn năm 2010-2011 là 15%/ năm. (Tư
Hoàng, 2013)
Hà Minh Sơn và Phạm Thị Liên Ngọc ( 2016) cho biết trong giai đoạn 2011 -
2015, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối
hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. CSTT được điều động
chủ động và linh hoạt bởi các công cụ của NHNN cùng với việc phối hợp với
chính sách tài khóa đã giúp phần quan trọng để kiểm soát lạm phát, từ mức 23% ở
tháng 8 năm 2011 xuống 6,81% năm 2012, năm 2013 là 6,04% và năm 2014 là
0,6%.
Năm 2016 được xem là năm kiểm soát lạm phát đạt thành công khi giá của
một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại. Theo Phúc Nguyên ( 2017), CPI bình quân
năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016.
Như vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4%
đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước
quản lý đặt ra trong năm 2017.
Lạm phát không phải là vấn đề mới mẻ đối với nền kinh tế nhưng để ổn định
lạm phát, kiểm soát và duy trì lạm phát với tỷ lệ phù hợp là nhiệm vụ trọng tâm,
hàng đầu của CSTT. Lạm phát ở Việt Nam biến động bất thường ở mỗi giai đoạn,
vì vậy, để có cái nhìn rõ hơn về lạm phát củaViệt Nam, xem xét vồi đưa ra những
biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát cho thời gian tới tôi chọn nghiên cứu đề tài “
Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát”.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018.
Lạm phát là một vấn đề trọng tâm tuy không mới nhưng luôn được quan tâm bởi
đây là một trong các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Từ việc
nghiên cứu tình hình lạm phát để tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam
rồi có những biện pháp giúp kiềm chế tốt lạm phát để kinh tế ngày càng phát triển
bền vững.
3
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và đưa ra những biện pháp để kiềm
chế lạm phát trong giai đoạn tiếp theo.
+ Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
- Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
- Những giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Hiện nay, thực trang lạm phát ở Việt Nam như thế nào ?
- Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở Việt Nam?
- Những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới?
1.4. hương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Thông tin dữ liệu cần thu thập: tốc độ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc
độ tăng trưởng kinh tế…
Nguồn thông tin thu thập: số liệu thứ cấp về tốc độ lạm phát, chỉ số giá tiêu
dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2018.
Kỹ thuật thu thập: thu thập dữ liệu được công bố trên nguồn internet và số liệu
tự tính toán từ các dữ liệu thu thập được.
Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh… để tìm ra
những nguyên nhân và các giáp pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: lạm phát ở Việt Nam
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010-2018
1.5. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học, nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và ngoài
nước trước đây về vấn đề lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, tác động của lạm
phát tới nền kinh tế và các giải pháp để kiểm soát lạm phát.
4
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-
2018, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và tìm hiểu thêm về chính sách chống
lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới, chính sách sử dụng để kiểm soát lạm phát
ở Việt Nam rồi từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong thời
gian tới.
1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về lạm phát và kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các
nước
Chương 3: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM
SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC
2.1. Khái niệm
Lạm phát là việc mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian và sự
mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Mức giá chung tăng lên sẽ làm cho sức mua
của đồng tiền bị giảm đi, có nghĩa là cùng một số tiền số lượng hàng hóa, dịch vụ
mua được sẽ ít hơn trước đó. Lạm phát cũng là sự mất giá đồng tiền của một quốc
gia này so với quốc gia khác.1
2.2. Phân loại
2.2.1. Phân loại theo định lượng
Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới
10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối.
Lúc này nền kinh tế hoạt động bình thường ,đời sống ổn định: Giá cả tăng
chậm ,lãi suất tiền gửi không cao ,không có tình trạng mua bán và tích trữ hàng
hoá với số lượng lớn …
Lạm phát vừa phải tạo giúp cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập an
tâm, những tác động của của loại lạm phát này không đáng kể, là mức mà nền kinh
tế chấp nhận được.
Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): mức giá cả lúc này tăng nhanh với mức hai
chữ số một năm. Với mức hai chữ số thấp là 11% hay 12% thì ảnh hưởng của nó
tới nền kinh tế không đáng kể,trong mức chấp thuận được.Nhưng khi tỷ lệ lạm
phát tăng lên cao hơn thì sẽ làm cho mức giá cả chung tăng lên nhanh chóng, ảnh
hưởng lớn đến nền kinh tế.
Người dân có động cơ tích trữ vàng bạc, hàng hóa, bất động sản và với mức
lãi suất như bình thường, ngân hàng khó có thể huy động vốn từ họ. Lạm phát phi
mã có tác động tiêu cực đến sản xuất và thu nhập cũng như sự ổn định của kinh tế.
Siêu lạm phát: Là loại lạm phát trên ba con số.Việc tăng lên nhanh chóng và
không ổn định của giá cả làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông tiền tệ, tiền tệ nhanh
1
Luật Dương Gia, 2015. Khái quát chung về lạm phát
6
chóng bị mất giá. Thu nhập của người lao động cũng bị giảm mạnh, thông tin trên
thị trường mất độ tin cậy, các yếu tố khác cũng bị biến dạng làm mất phương
hướng, rối loạn hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nhanh chóng bị suy sụp.
2.2.2. Phân loại theo định tính
Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng
Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát mà mức giá chung và thu nhập thực tế
của người lao động có mức tăng tương ứng với nhau, vì vậy không ảnh hướng đến
đời sống hàng ngày của người lao động và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế.
Lạm phát không cân bằng: Mức giá chung tăng nhanh hơn so với thu nhập của
người lao động. Đây là loại lạm phát thường hay xảy ra.
Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường
Lạm phát dự đoán trước được là loại lạm phát có thể dự đoán trước được tỷ lệ
lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. Tỷ lệ lạm phát đều đặn, ổn định và kéo dài
hàng năm. Do tâm lý của người dân đã quen với tình trạng này nên đã có sự chuẩn
bị vì vậy không ảnh hướng lớn đến đời sống và kinh tế.
Lạm phát bất thường là loại lạm phát đột nhiên xuất hiện làm ảnh hưởng đến
đời sống và tâm lý của người dân. Vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đối với lòng tin của
người dân vào chính quyền và kinh tế khó phát triền.
2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát
Để đo lường lạm phát có thể sử dụng các chỉ số: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ
số giá sản xuất PPI, chỉ số giảm phát GDP. Chỉ số được sử dụng nhiều nhất là CPI
dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số giá tiêu
dùng tăng có nghĩa là phải sử dụng nhiều tiền hơn để duy trì mức sống như cũ.
2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Cách tính CPI dựa trên một giỏ hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu cho các hàng hóa,
dịch vụ trong nền kinh tế để phản ánh sự thay đổi của giá cả tiêu dùng theo thời
gian.
CPI được tính theo các bước như sau:
7
Bước 1: Lựa chọn ra một giỏ hàng hóa, dịch vụ từ các hàng hóa,dịch vụ trong
nền kinh tế rồi dựa theo mức độ quan trọng của HH và DV đó trong ngân sách tiêu
dùng để đặt quyền số cho chúng. Ví dụ, chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Hoa Kỳ được
tính bằng 364 HH và DV riêng biệt từ 21.000 cơ sở ở 91 vùng trong cả nước. 2
Số lượng HH và DV cùng với quyền số của chúng không phải là bất biến mà
được điều chỉnh khi cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi.
Ở nước ta, CPI từ năm 1998 đến tháng 10 năm 2009 được tính bằng 10 nhóm
HH và DV sau đây:
Nhóm 1: Lương thực và thực phẩm
Nhóm 2: Đồ uống và thuốc lá
Nhóm 3: May mặc, giày dép, mũ nón
Nhóm 4: Nhà ở và vật liệu xây dựng
Nhóm 5: Thiết bị và đồ dùng gia đình
Nhóm 6: Dược phẩm, y tế
Nhóm 7: Phương tiện đi lại, bưu điện
Nhóm 8: Giáo dục
Nhóm 9: Văn hóa, thể thao, giải trí
Nhóm 10: Hàng hóa và dịch vụ khác
Có sự thay đổi số lượng mặt hàng từ 396 ở năm 2000 và tăng thêm 94 mặt
hàng thành 490 ở năm 2005.
Từ tháng 10 năm 2009 số nhóm HH và DV tăng lên thêm 1 thành 11 nhóm; số
lượng mặt hàng tăng lên 572, thêm 82 mặt hàng. Quyền số của các nhóm HH và
DV thay đổi trên kết quả của Tổng cục Thống kê. Ví dụ, nhóm lương thực và thục
phẩm giảm từ 60,86 % vào tháng 5 năm 1997 xuống 47,9 % năm 1999 và còn
42,70 % năm 2005, giảm khoảng 12,98%.
Bước 2: Chọn thời điểm gốc ( CPI = 100%) rồi dựa vào đó để tính cho từng
thời điểm.
2
Paul. A Samuelson và William D. Nordhans. Kinh tế học, Tập II, Trang 392.
8
Chỉ số giá tiêu dùng được xác định bằng cách tính tỷ trọng chi tiêu của từng
loại hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Giỏ hàng hóa được chọn là hàng
hóa, dịch vụ quan trọng mang tính chất điển hình.
CPIt =
Chi phí để mua hàng hóa thời kỳ t
x 100
Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong 5 đến 7 năm tùy từng nước.
2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP
Chỉ số này là tỷ lệ của GDP danh nghĩa và GDP của năm được chọn làm gốc,
từ đó xác định GDP theo giá so sánh hay GDP thực. Chi phí tiêu dùng cá nhân
được sử dụng trong tính toán của phép khử lạm phát. Tại Mỹ, Fed thường sử dụng
chỉ số PCE chi tiêu tiêu dùng cá nhân như là thước đo chính của lạm phát.
Chỉ số giảm phát GDP =
GDP danh nghĩa
x 100
GDP thực tế
2.4. Tác động của lạm phát
2.4.1. Tác động tích cực
Lạm phát không phải lúc nào cũng gây nên tác hại đối với nền kinh tế. Lạm
phát ở mức độ vừa phải sẽ mang lại những tác động tích cực:
+ Kinh tế phát triển ổn định, kích thích tiêu dùng làm sản lượng gia tăng, tỷ lệ
thất nghiệp giảm, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn.
+ Các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc đi vay làm
cho sản lượng tăng lên.
+ Nhà nước có khả năng kích thích đầu tư vào các lĩnh vực yếu kém thông qua
các công cụ, giúp phân bổ lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội.
2.4.2. Tác động tiêu cực
+ Tốc độ tăng trưởng và sản lượng nền kinh tế
Khi lạm phát cao dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm suy giảm tốc độ tăng
trưởng và sản lượng của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng, các yếu tố đầu vào sản
xuất và giá đầu ra của các sản phẩm biến động thường xuyên làm cho hoạt động
9
kinh doanh không ổn định khiến cho đầu tư doanh nghiệp sụt giảm. Đầu tư giảm
ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu ứng dây chuyền sẽ
làm cho tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế giảm.
+ Lãi suất
Khi lạm phát cao sẽ không có lợi với mọi lĩnh vực của kinh tế, chính trị- xã
hội. Tác động đầu tiên là tác động đến lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát cao, NHTW
thực thi CSTT thắt chặt dẫn đến lãi suất cơ bản tăng lên. Vì vậy tác động không tốt
tới nền kinh tế, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Chi phí của của doanh nghiệp cũng
tăng lên từ việc lãi suất tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị
giảm sút, giảm sản lượng và thu nhập của nền kinh tế.
+ Thu nhập thực tế
Khi lạm phát tăng lên nếu thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì thu nhập
thực tế của người lao động bị giảm đi, đời sống của người lao động sẽ khó khăn
hơn. Đồng thời, làm giảm lợi tức và tăng thêm chi phí cho người gửi tiết kiệm.
+ Phân phối thu nhập không bình đẳng
Giá trị đồng tiền bị mất giá khi lạm phát tăng cao, đồng thời lúc này sẽ xuất
hiện hiện tượng đầu cơ do những người có tiền đi thu gom hàng hóa, tài sản làm
ảnh hưởng đến cân đối cung – cầu trên thị trường, làm mức giá hàng hóa ngày
càng tăng cao. Vì vậy những người dân nghèo lại càng khó khăn hơn còn những
kẻ đầu cơ lại càng lúc càng giàu có tạo ra chênh lệch lớn về thu nhập, mức sống xã
hội. Ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát với nước đang phát triển như Việt Nam là
thiệt hại nhiều nhất cho những người nghèo.
+ Nợ quốc gia và khủng hoảng kinh tế- xã hội
Lạm phát tăng cao làm cho giá trị đồng nội tệ bị mất giá so với đồng nước
ngoài. Vì vậy, nợ nước ngoài lúc này sẽ càng khó khăn hơn đối với chính phủ.
Gánh nặng nợ quốc gia càng tăng thêm làm ảnh hưởng lớn đến cán cân đối nội và
đối ngoại làm mất ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Khi lạm phát cao, người dân sẽ mất niềm tin, dân chúng ồ ạt rút tiền làm cho
hệ thống ngân hàng có thể bị lung lay, nhiều ngân hàng có khả năng bị phá sản.
10
Các lực lượng đầu cơ sẽ tìm cách trục lợi, dân chúng hoang mang làm cho thị
trường hỗn loạn. Điều này có thể dẫn đến mất ổn định không chỉ kinh tế mà cả
chính trị - xã hội.
2.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát
2.5.1. Lạm phát do cầu kéo
Theo kinh tế học Keynes, khi tổng cầu cao hơn tổng cung sẽ gây ra lạm phát.
Điều này được giải thích thông qua sơ đồ AD- AS. Đường AD dịch chuyển sang
phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng
vì vậy gây nên lạm phát.
(Nguồn: quantri.vn)
Tổng cầu AD = C + I + G + X – IM tăng có thể do các yếu tố của tổng cầu
tăng:
* Tăng tiêu dùng hộ gia đình ( C)
Thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng có thể do Chính sách của Chính phủ
như giảm tiền thuế, tăng các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ tới hộ gia
đình và các khoản thu nhập khác mà họ nhận được dùng chi cho tiêu dùng. Thu
nhập tăng dẫn đến tiêu dùng tăng.
* Đầu tư tư nhân tăng ( I) bao gồm: Đầu tư cố định vào sản xuất kinh doanh,
đầu tư vào nhà ở và đầu tư hàng tồn kho. Đầu tư tư nhân tăng có thể do các loại
đầu tư trên tăng.
11
* Chi tiêu của Chính phủ tăng ( G) bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi
thường xuyên và chi chuyển nhượng. Chi tiêu Chính phủ tăng làm tăng tổng cầu
và gây ra lạm phát.
* Xuất khẩu ròng thay đổi ( X- IM )
Nhập khẩu tỷ lệ thuận với sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, với giá
tương đối giữa các hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu, tỷ lệ nghịch với
tỷ giá ngoại tệ.
Ngược lại, xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi thu nhập và sản lượng của nền
kinh tế mà tỷ lệ thuận với tỷ giá ngoại tệ, sản lượng và thu nhập của nước bạn và
giá tương đối giữa hàng hóa trong nước của mặt hàng xuất khẩu với hàng hóa đó
trên thị trường thế giới.
Từ trên ta thấy xuất khẩu ròng bị ảnh hưởng tổng hợp bởi các yếu tố chi phối
việc xuất- nhập khẩu. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu tức là xuất khẩu
ròng dương và tăng sẽ làm cho tổng cầu tăng.
2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy
Những điều chỉnh không có lợi cho sản xuất như giá nhiên liệu, giá than, giá
điện tăng mạnh làm cho các yếu tố đầu vào sản xuất gia tăng làm cho chí phí sản
xuất gia tăng. Các doanh nghiệp buộc phải tăng giá làm cho cung tiền thực tế và
tổng cầu giảm.
Ngoài ra, thiện tai, dịch bệnh cũng có thể làm tổng cung trong ngắn hạn giảm,
đẩy giá lên cao.
(Nguồn: quantri.vn)
12
2.5.3. Lạm phát do cơ cấu
Cơ cấu kinh tế là sự phân bổ nguồn lực để phát triển kinh tế.Tổng cung của
nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế vì vậy có thể ảnh hưởng đến cân đối
cung- cầu ở thị trường. Sự thay đổi này làm cho mức giá chung thay đổi và ảnh
hưởng đến lạm phát.
Lạm phát do cơ cấu là do cân đối trong quan hệ cung- cầu bị mất đi trong
trung và dài hạn; mất cân đối trong cán cân thu- chi ngân sách và cán cân thương
mại.
Khi nền kinh tế bị rơi vào suy thoái hay khủng hoảng, nếu tốc độ tăng của
tổng cung quá chậm so với của tổng cầu, gây mất cân đối mạnh trong cung – cầu ở
trung và dài hạn sẽ làm cho lạm phát bị đẩy lên cao. Nguyên nhân chủ yếu là do
năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng chậm so với mức tăng của đầu tư. Tổng
cung trong trung- dài hạn tăng chậm do hiệu quả đầu tư thấp, trình độ khoa học và
công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng thấp và chậm cải thiện. Đặc
biệt là sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển làm cho năng
lực sản xuất của nền kinh tế yếu kém.
Bội chi ngân sách cao làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng đầu tư
xã hội. Mức chi ngân sách cao do hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước thấp, làm
ảnh hưởng cân đối tổng cung- tổng cầu trong trung và dài hạn.
Khi thâm hụt ngân sách kèm với thâm hụt trong cán cân thương mại lớn làm
mất giá đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ và làm gia tăng lạm phát.
2.5.4. Lạm phát do xuất khẩu
Tổng cầu của hàng hóa cao hơn tổng cung khi xuất khẩu tăng. Trong lúc đó
hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu dẫn đến lượng hàng ở trong nước giảm xuống
làm cho tổng cung chênh lệch thấp hơn tổng cầu , lạm phát xuất hiện.
2.5.5. Lạm phát do nhập khẩu
Khi các hàng hóa nhập khẩu bị tăng giá thì giá bán hàng hóa đó trong nước
cũng tăng lên. Điều này làm cho mức giá cả chung tăng lên dẫn đến lạm phát.
13
2.5.6. Lạm phát tiền tệ
Khi lượng cung tiền trong lưu thông tăng lên làm cho lượng tiền trong nền
kinh tế quá nhiều thì tiêu dùng theo đó tăng lên làm giá cả trong thị trường tăng
lên vì vậy lạm phát gia tăng.
Cung tiền tăng khi NHTW thực thi CSTT mở rộng. Khi in tiền để hỗ trợ thâm
hụt ngân sách làm cung tiền tăng liên tục.
Việc giữ tỷ giá luôn cố định cũng có thể làm tăng cung tiền. Khi tỷ giá ngoại
tệ giảm, NHTW bơm nội tệ nhằm mua ngoại tệ để nâng giá ngoại tệ làm mức tiền
của nền kinh tế tăng.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại làm cho khả năng tạo tiền
tăng và làm cung tiền tăng.
Lạm phát chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách tiền tệ. Do đó, năng lực của
các nhà hoạch định chính sách cũng có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát. Các
quyết định sai lầm hay tình trạng chậm trễ trong quá trình ra quyết định, không
nhanh nhạy với những biến đổi cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Độ trễ
trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dẫn đến việc thực thi các chính
sách, kiểm soát lạm phát và quản lý kinh tế vĩ mô, ổn định tăng trưởng kém hiệu
quả.
2.6. Tóm tắt lý thuyết liên quan
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát. Nhìn chung mỗi quan điểm
đều đi từ hiện tượng , bản chất thực sự của lạm phát, từ sự đơn giản đến phức tạp.
Miltơn Priedman đại diện cho trường phái lạm phát “ lưu thông tiền tệ”. Theo
họ lạm phát là tiền trong lưu thông được đưa vào nhiều hơn làm giá cả hàng hóa
tăng lên.
Lạm phát là “ cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất
trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng”. J. Keynes là đại diện cho
trường phải lạm phát “ cầu kéo” hay “ cầu dư thừa tổng quát.
14
Trường phái lạm phát giá cả: lạm phát là sự tăng giá. Tuy nhiên khi lạm phát
xảy ra, có nhiều cái khác tăng không phải chỉ do tăng giá. Tăng giá là bản chất chứ
không phải hiện tượng của lạm phát.
Cac-Mac cho rằng “ lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông
những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả ( mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại
sản phẩm xã hội giữa những giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản. Lạm
phát theo quan điểm này được nhìn nhận dưới góc độ của giai cấp tư sản, vì vậy
lạm phát có thể hiểu là do chủ nghĩa tư bản tạo ra, để bóc lột giai cấp vô sản lần
nữa.
Theo Samuelson lại cho rằng lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá
cả chung. Theo ông “ lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng
lên. Giá bánh mì, dầu, xăng, xe ô tô tăng…”
2.7. Các nghiên cứu trước đây về lạm phát
2.7.1. Các nghiên cứu trong nước
15
STT Tác giả
Năm
xuất
bản
Chủ đề
Nhân tố tác
động
Kết quả
1 Ngô Trí Trung 2015 Kiểm soát lạm
phát ở mức hợp
lý và ổn định là
điều kiện tốt
cho sự phát
triển
Lạm phát cao và nhiều, lạm phát gây nhiều bất lợi và tác hại nghiêm
trọng cho nền kinh tế. Lạm phát thấp, quy mô nhỏ có thể đem lại những
lợi ích, tuy nhiên, lạm phát quá thấp bên cạnh những lợi ích, song cũng
kèm theo đó là những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bài viết giới
thiệu lạm phát ở mức hợp lý là điều kiện tốt cho sự phát triển và những
dự báo lạm phát trong năm 2015.
2 Lê Duy Hiếu 2013 Lạm phát ở
Việt Nam hiện
nay: nguyên
nhân và giải
pháp
Cơ cấu kinh tế,
cơ chế quản lý
Lạm phát hiện nay ở nước ta là do cơ cấu kinh tế bất hợp lý và cơ chế
quản lý bất cập. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm đình trệ luân
chuyển tiền tệ, làm ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh
nghiệp. Sự ách tắc “lưu chuyển máu” của cơ thể kinh tế này sẽ đẩy nền
kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Lạm phát do những nguyên nhân
khác nhau, trong khi cách chữa trị xưa nay của chúng ta chỉ có một là
thắt chặt tiền tệ. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn
chính sách: tăng mạnh cung tiền, giảm mạnh lãi suất và tỷ giá để giải
16
cứu nền kinh tế. Điều đó có thể giúp kiềm chế được lạm phát. Để đạt
được mục tiêu này, vấn đề cốt lõi là hoàn thiện chế độ trách nhiệm cá
nhân. Đây là khâu đột phá của cấu trúc lại cơ cấu và thể chế kinh tế, do
vậy có thể loại bỏ các nguyên nhân lạm phát chủ yếu.
3 Nguyễn Hải
Anh
2011 Đâu là nguyên
nhân thực sự
của lạm phát ở
Việt Nam
Lượng tiền (
M), lãi suất (
R), đầu tư xây
dựng cơ bản
của chính phủ (
Ig), tỷ giá (Er)
Lạm phát là vấn đề đau đầu không chỉ với các nhà làm chính sách mà
đối với cả những người dân , đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của
vấn đề này. Trong nghiên cứu của mình, để nghiên cứu các nhân tố tác
động đến lạm phát tại Việt Nam tác giả sử dụng mô hình định lượng , từ
đó nêu các kiến nghị về chính sách nhằm kiềm chế lạm phát. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các nhân tố lượng tiền ( M), lãi suất ( R), đầu tư
xây dựng cơ bản của chính phủ ( Ig), tỷ giá (Er) tác động có đến lạm
phát, nhân tố chi tiêu thường xuyên của chính phủ ( G) có tác động
ngược chiều đến lạm phát còn nhân tố xuất khẩu (EX) không có tác
động đáng kể đến chỉ số CPI của nước ta trong giai đoạn được tìm hiểu.
4 Phạm Lê
Thông và
Phan Lê
Trung
2014 Các nhân tố vĩ
mô ảnh hưởng
đến lạm phát
tại Việt Nam
CPI, GDP, tín
dụng, tỷ giá, lãi
suất, giá gạo và
giá dầu
Với một nước đang phát triển và nền kinh tế nhỏ, mở cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế khá cao thì lạm phát khá phức tạp và dễ bị ảnh
hưởng bởi những yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Nghiên cứu của các
tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát giai đoạn 1992-
17
2012, và đề xuất những kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát trong thời
gian tới. Kết quả của nghiên cứu với mô hình vec-tơ điều chỉnh sai số
VECM ( Vector Error Correction Model) với các biến: CPI, GDP, tín
dụng, tỷ giá, lãi suất, giá gạo và giá dầu quốc tế cho thấy đối với nước ta
lạm phát chịu ảnh hưởng bởi lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái. Đối
với hiệu quả kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn, CSTT không phải công
cụ đạt kết quả nhanh.
5 Huỳnh Thế
Nguyễn và Vũ
Thị Tươi
2016 Tác động của
các yếu tố vĩ
mô đến lạm
phát tại Việt
Nam
kỳ vọng lạm
phát, tiền tệ,
khoảng chênh
sản lượng, tỷ
giá hối đoái
Kết quả nghiên cứu các yếu tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam trong
giai đoạn 1995 - 2012 cho thấy yếu tố kỳ vọng lạm phát, tiền tệ, khoảng
chênh sản lượng, tỷ giá hối đoái là những nguyên nhân chính gây lạm
phát trong thời gian qua. Do đó để kiểm soát lạm phát hiệu quả, Chính
phủ cần triển khai các chính sách vĩ mô một cách hiệu quả và có chất
lượng.
18
2.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài
STT Tác giả Năm
xuất
bản
Chủ đề Nhân tố
tác động
Kết quả
1 Nguyen et al 2012 Các yếu tố
quyết định lạm
phát ở Việt
Nam, 2001-
2009.
tỷ giá hối
đoái , giá
dầu, giá
gạo
Sử dụng một mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản của lạm phát để điều tra
theo kinh nghiệm các yếu tố gây ra lạm phát (CPI) của nước ta trong
những năm 2001-2009. Việt Nam được chọn là trọng tâm cho nghiên
cứu này vì có lịch sử lạm phát cao gần đây kể từ khi kết thúc Chiến
tranh Việt Nam năm 1975 và Điều chỉnh cải cách giá cả năm 1985.
Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến việc xem xét vai trò của tỷ giá hối
đoái trong việc giải thích lạm phát và hiệu quả của các yếu tố bên cung
như giá dầu thô và gạo. Sử dụng một chuỗi các chuỗi thời gian kỹ thuật
ước tính, chúng tôi thấy rằng lạm phát là dai dẳng và cung tiền, giá dầu
và giá gạo có tác động mạnh nhất đến tỷ lệ lạm phát.
19
2 Sims 2004 Giới hạn cho
mục tiêu lạm
phát
Nhắm mục tiêu lạm phát ở hầu hết các quốc gia là một sự cải thiện về
chế độ chính sách tiền tệ. Nhưng sự cải thiện đến từ việc nó là một bước
tiến tới mục tiêu và mô hình minh bạch. Nếu chúng ta tách các khía
cạnh minh bạch của mục tiêu lạm phát từ khía cạnh danh nghĩa của nó,
có thể đưa ra một khuyến nghị chính sách áp dụng rộng rãi hơn. Các
ngân hàng trung ương ở khắp mọi nơi thực hiện dự báo lạm phát, đưa ra
các hành động chính sách có thể ổn định lạm phát, và hoặc thực hiện
những hành động đó hoặc giải thích tại sao nó không thể và ai có thể.
NHTW có thể một mình kiểm soát con đường lạm phát? Những chiến
lược tiền tệ nào đã được đề xuất? Tính độc lập của NHTW đối với cơ
quan tài chính phải đạt mức độ nào?
3 Hau Le Long
et al
2013 Vàng như một
hàng rào chống
lạm phát:
Trường hợp
Việt Nam.
Vàng Đặc tính phòng ngừa lạm phát của vàng tại Việt Nam, đạt được những
kỷ lục đáng chú ý trong những năm 1980-1990. Vàng cung cấp một
hàng rào hoàn chỉnh chống lại lạm phát. Ngoài ra lợi nhuận của nó liên
quan tích cực đến lạm phát, mặc dù bằng chứng thống kê không hỗ trợ
mạnh mẽ cho điều này. Tuy nhiên, nói chung không thể từ chối rằng
vàng cung cấp một hàng rào chống lạm phát hoàn toàn. Hơn nữa, những
phát hiện này ủng hộ giá thuyết của Fisher rằng lợi nhuận vàng danh
20
nghĩa di chuyển theo sự tương ứng một đối một với lạm phát dự kiến.
Nghiên cứu có ích cho cả nhà đầu tư và chính phủ.
4 Su Dinh
Thanh
2015 Ngưỡng ảnh
hưởng của lạm
phát đến tăng
trưởng ở các
nước ASEAN-5:
cách tiếp cận hồi
quy chuyển đổi
suôn sẻ.
Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra giả thuyết tác động giữa lạm
phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế là phi tuyến tính. Nghiên cứu dữ liệu
khung này liên quan đến các nước ASEAN-5 trong giai đoạn 1980-
2011. Với việc sử dụng mô hình hồi quy chuyển đổi trơn tru của bảng
điều khiển (PSTR) được sử dụng để ước tính ngưỡng lạm phát và ảnh
hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Độ bền cũng được kiểm tra
bằng cách sử dụng thông số kỹ thuật GMM-IV. Kết quả chỉ ra rằng có
một quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và tăng trưởng
đối với tỉ lệ lạm phát trên ngưỡng 7,84%, trên đó lạm phát bắt đầu cản
trở tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN-5. Kết quả cho thấy các
ngân hàng trung ương ở các nước ASEAN-5 có thể cải thiện tăng trưởng
kinh tế bằng cách giảm lạm phát khi nó ở trên hoặc gần ngưỡng ước
tính. Do đó, mức lạm phát có thể được coi là chỉ số nhắm mục tiêu lạm
phát để thực hiện chính sách tiền tệ.
21
5 Juthathip Jon
gwanich và
Donghyun Pa
rk
2009 Lạm phát ở các
nước châu Á
đang phát triển
Lạm phát là một thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất đối với châu Á trong
những năm 2007-2009, lạm phát do khủng hoảng toàn cầu từ cuối năm
2008 đã có dấu hiệu giảm. Nghiên cứu xem xét tầm quan trọng tương
đối của các nguồn lạm phát khác nhau ở châu Á đang phát triển. Cụ thể,
kiểm tra quan điểm sự gia tăng lạm phát của khu vực trong năm 2007,
2008 chủ yếu là kết quả của các biến giá bên ngoài như cú sốc dầu và
thực phẩm. Kết quả phân tích là, trái với quan điểm sai lầm phổ biến,
lạm phát châu Á chủ yếu là do tổng cầu quá mức và kỳ vọng lạm phát,
thay vì cú sốc giá bên ngoài. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ sẽ
vẫn là một công cụ mạnh mẽ trong việc chống lạm phát ở châu Á.
6 ChengsiZha
ng
2011 Lạm phát dai
dẳng, kỳ vọng
lạm phát và
chính sách tiền
tệ ở Trung Quốc
Tác giả xây dựng một loạt lạm phát, giảm phát GDP hàng quý cho
Trung Quốc từ năm 1979 đến 2009 và kiểm tra sự phá vỡ cấu trúc với
một điểm thay đổi chưa biết trong quá trình lạm phát. Kết quả phân tích
chỉ ra một sự thay đổi đáng kể về cấu trúc trong tình trạng lạm phát kéo
dài. Sử dụng một phương pháp mô phỏng, tác giả chỉ ra rằng thay đổi cơ
cấu chủ yếu được quy cho việc thực thi CSTT tốt hơn và kết quả là kỳ
vọng lạm phát được neo tốt hơn. Phát hiện này ngụ ý rằng sự ngừng
hoạt động của lạm phát Trung Quốc trong thập kỷ qua cũng có thể được
22
theo sau bởi sự trở lại thời kỳ lạm phát cao trong trường hợp không có
nỗ lực kiên quyết của các cơ quan tiền tệ trong việc quản lý kỳ vọng lạm
phát. Do đó, việc sử dụng chính sách tiền tệ được ưu tiên để đáp ứng kỳ
vọng lạm phát và để giữ tỷ lệ lạm phát ỏ mức phù hợp được đảm bảo tại
Trung Quốc.
7 Jiadan Jiang
và David
Kim
2013 Tỷ giá chuyển
qua lạm phát ở
Trung Quốc
Tỷ giá hối
đoái
Khi kinh tế của Trung Quốc trở nên mở hơn và chính quyền đã loại bỏ
đồng tiền đô la của Mỹ vào tháng 7 năm 2005, các biến động tỷ giá bắt
đầu ảnh hưởng đến lạm phát giá cả ở Trung Quốc một cách đáng kể. Bài
viết này ước tính mô hình vectơ tự phát (SVAR) cấu trúc để nghiên cứu
ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với giá cả và ảnh hưởng của CSTT
trong nước với Trung Quốc. Nhóm tác giả thấy rằng (i) thông qua tỷ giá
hối đoái( ERPT) cho chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá bán lẻ ( RPI)
thường không đầy đủ; (ii) ERPT cho PPI cao hơn so với RPI; (iii) ERPT
đến PPI và RPI tương đối nhanh. Bằng chứng SVAR cho thấy sự ổn
định tỷ giá có vai trò độc đáo và trọng yếu đối với sự ổn định giá cả ở
Trung Quốc.
8 Joseph Lim 2008 Ngân hàng
Trung ương ở
sự thay đổi của CSTT Philippines từ mục tiêu tiền tệ trong những năm
1980 và 1990 sang mục tiêu lạm phát năm 2002 đã mang đến một chính
23
Philippines: từ
mục tiêu lạm
phát đến phát
triển tài chính
sách tiền tệ hiệu quả, nhạy cảm hơn với các mục tiêu đầu ra. Kết quả
này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát thấp ở Philippines theo xu hướng giảm
của lạm phát thế giới trong những năm gần đây. Liệu chính sách này sẽ
tiếp tục đối mặt với một thử nghiệm quan trọng nếu áp lực lạm phát sẽ
quay trở lại. Vấn đề là cả chế độ tiền tệ và lạm phát mục tiêu đều dựa
trên giải thích nhu cầu về lạm phát, đổ lỗi cho lạm phát trong việc khai
thác quá mức tiền và tín dụng. Bằng chứng Philippines cho thấy trải
nghiệm lạm phát chủ yếu là hiện tượng đầy cung và dẫn đầu về chi phí.
Các tài liệu giấy, ngay cả với một CSTT lỏng lẻo, nền kinh tế vẫn chưa
thể tăng cường cho vay đối với khu vực tư nhân trong bối cảnh khó khăn
tài chính; điều này góp phần làm giảm đầu tư và tạo việc làm. CSTT
không độc lập với các lĩnh vực vĩ mô khác cũng như các lĩnh vực thực tế
và ngoài của nền kinh tế. Vì vậy, bài viết này đề xuất các CSTT thay thế
cho lạm phát mục tiêu có dự kiến đến vai trò lớn hơn và phức tạp hơn
của CSTT đối với nền kinh tế đòi hỏi một chương trình thúc đẩy phát
triển hơn.
9 Chayawadee
Chai-anant et
2008 Vai trò của tỷ
giá hối đoái
Tỷ giá hối
đoái
Phân tích xem xét vai trò của tỷ giá hối đoái trong CSTT theo chế độ
nhắm mục tiêu lạm phát, chủ yếu nghiên cứu ở Thái Lan. Tý giá như
24
al trong chính sách
tiền tệ theo mục
tiêu lạm phát:
Một nghiên cứu
điển hình cho
Thái Lan.
một kênh của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, vai trò của nó như
một công cụ hỗ trợ giảm áp lực của lạm phát. Bài viết chủ yếu dùng mô
hình cấu trúc nhỏ nhằm nắm bắt mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các
yếu tố kinh tế vĩ mô khác, kết hợp các kỹ thuật thống kê và kinh tế
lượng khác. Kết quả cho thấy, bên cạnh các vai trò thông thường của nó
trong lạm phát mục tiêu, tỷ giá hối đoái có vai trò bổ sung để giảm áp
lực lạm phát chỉ trong những trường hợp cụ thể. Phát hiện cho thấy tác
động trong việc quản lý tỷ giá đối với việc giảm lạm phát là nhanh
chóng và ngắn hạn, ảnh hưởng đến sản lượng cũng ít hơn nhưng lâu dài
hơn so với việc sử dụng chính sách lãi suất. Vì vậy, việc sử dụng tỷ giá
hối đoái trong việc kiềm chế lạm phát chỉ phù hợp trong trường hợp sốc
lạm phát tạm thời. Tuy nhiên, cũng có những điểm yếu nhất định. Kết
quả của việc quản lý tỷ giá thông qua can thiệp ngoại hối, tức là mức độ
kiểm soát là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Việc can thiệp kéo dài
cũng có thể bóp méo phân bổ nguồn lực và trì hoãn điều chỉnh cơ cấu
của nền kinh tế thực.
25
2.8. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước
Trong lúc bối cảnh chung là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho
nền kinh tế của hầu hết tất cả các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Lạm phát
tăng cao, tốc độ tăng trưởng và hồi phục kinh tế chậm. Tuy nhiên khi so sánh với
các nước trong khu vực Đông Nam Á, việc kiểm soát lạm phát của Trung Quốc,
Thái Lan, Philippines đều ở mức một con số. Vậy bài học nào cho Việt Nam từ
chính sách kiểm soát lạm phát của các nước này?
( Nguồn: Worldbank)
Biểu đồ 2.1: Lạm phát ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippines giai đoạn 2010 -2017
2.8.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một nước xếp thứ hai thế giới về quy mô kinh tế từ năm 2010
chỉ sau Mỹ. Chính phủ nước này thường sử dụng lạm phát như một giải pháp để
thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng trong điều kiện khủng hoảng
khu vực và thế giới.
Những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc:
- Lạm phát do mất cân đối cung- cầu và tăng giá lương thực, thực phẩm, đặc
biệt là nông sản gắn với thiên tai và hiện tượng đầu cơ trong lưu thông. Nhóm mặt
hàng lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 2/3 trong rổ hàng hóa tính CPI của
26
Trung Quốc. Do tính chất tự cung, tự cấp nên thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp cũng như giá lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng đáng kể đến CPI
của nước này. Nhu cầu tiêu dùng lớn do các hộ gia đình Trung Quốc đã trở nên giảu
hơn trong khi nguồn cung hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả.
- Lạm phát do chính sách tài chính- tiền tệ nới lỏng quá mức. Trung Quốc phát
hành tiền tệ quá nhiểu, tăng trưởng tín dụng quá nhanh khi chính phủ khuyến khích
mở rộng cho vay không có tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong thời kỳ khủng
hoảng toàn cầu. Lượng tiền cung ứng quá mức và xu thế lạm phát toàn cầu đã tạo
nền tảng cho giá tăng và hoạt động đầu cơ.
- Lạm phát do tăng giá tài sản, tiền lương: thị trường chứng khoán và giá bất
động sản ở Trung Quốc những năm gần đây chỉ tăng chứ không giảm làm tăng áp
lực lạm phát. Sự leo thang của giá các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng
dầu … đã trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc
- Lạm phát do một số nguyên nhân khách quan khác như chính sách tiền tệ nới
lỏng tiền tệ của một số nước đã gây ra sự bất ổn lớn trong tỷ giá và giá cả những
hàng hòa chủ yếu. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến nền kinh tế Trung Quốc.
Để chống lạm phát, Chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên sử dụng CSTT thắt chặt,
các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đang được chuyển dần từ trực tiếp sang
gián tiếp.
- Công cụ dự trữ bắt buộc: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bốn lần hạ mức
tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ mức 20% giảm còn 17,5% trong năm 2015. Sang năm 2016,
tỷ lệ này lại được hạ một lần nữa xuống mức 17%. Việc nới lỏng tiền tệ cho thấy
PBoC đang mở rộng tiền tệ để ngăn sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc.
- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO): PBoC phát hành tín phiếu trên thị
trường trái phiếu liên ngân hàng. Mục đích của việc sử dụng tín phiếu ngân hàng
trung ương là để hút về phương tiện thanh toán khi NHTW muốn tăng dự trữ ngoại
hối bằng cách mua ngoại hối trên thị trường.
27
- Công cụ tái chiết khấu: Đối tượng là thương phiếu, hối phiếu được các ngân
hàng chấp nhận trên thị trường.
- Công cụ tái cấp vốn: các khoản vay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực
hiện lãi suất thả nổi, lãi suất trần là lãi suất vay PBoC kỳ hạn 20 ngày, lãi suất thấp
nhất là lãi suất tiền gửi dự trữ vượt mức, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất repo 7
ngày trên OMO dao động trong khoảng của lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất.
- Công cụ lãi suất: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc từng bước để lãi suất được
tự do hóa. Đầu tiên là tự do hoàn toàn lãi suất cho vay. Tháng 10/2015, PBoC tiếp
tục bỏ lãi suất huy động trần.
- Công cụ tỷ giá: Đồng nhân dân tệ liên tiếp hạ giá từ tháng 8/2015. Đồng nhân
dân tệ bị giảm mạnh nhất từ trước đến nay nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, giữ
vững vai trò trọng tâm trên thị trường kinh tế thế giới.
2.8.2. Thái Lan
NHTW Thái Lan lấy mục tiêu lạm phát khi thực hiện CSTT. Nhiệm vụ chủ yếu
là giữ giá cả ổn định, kiểm soát lạm phát chứ không phải tăng trưởng kinh tế.
Lựa chọn chính sách lạm phát mục tiêu của NHTWW Thái Lan xuất phát từ các
lý do chính sau: (i) Sự ổn định giá cả là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự ổn
định kinh tế vĩ mô, đồng thời, khuyến khích tăng trưởng dài hạn; (ii) Ðảm bảo sự
nhất quán với cơ chế tỷ giá linh hoạt; (iii) IT khuyến khích một quy trình hoạt động
minh bạch, có hệ thống của NHTW, đồng thời, nâng cao uy tín và độ tin cậy cho
chính sách; (iv) Khắc phục những nhược điểm của các hệ thống đã áp dụng trước
đó.
- Công cụ chính sách: Công cụ sử dụng là lãi suất( lãi suất mua lại song
phương một ngày). Đây là tín hiệu cho chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch, đồng
thời là khuôn khổ để cơ chế truyền dẫn hiệu quả. Cùng ngày quyết định lãi suất
chính sách, BOT sẽ đưa lãi suất chính sách về mức mong muốn bằng cách sử dụng
nghiệp vụ thị trường mở, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ.
- Cơ chế truyền dẫn CSTT: Tổng cầu trong và ngoài nước sẽ thay đổi ảnh
hưởng đến giá cả trong nước và tác động đến lạm phát bằng cách thay đổi của lãi
28
suất chính sách hoặc lượng cung tiền vì sẽ ảnh hưởng đến: Lãi suất thị trường, tín
dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng. Ước tính, ở Thái Lan, chính sách
tiền tệ muốn phát huy hết tác dụng lên nền kinh tế cần phải mất 4-8 quý. Vì vậy cần
có khả năng dự đoán, đi trước đón đầu về thị trường tài chính, tiền tệ trong tương
lai.
2.8.3. Philippines
Philippines đang có mức tăng trưởng hàng đầu ở khu vực châu Á. Nước này có
động lực kinh tế tăng trưởng bởi nội lực hơn là xuất khẩu. Philippines có cách thức
xoay chuyển tình hình khi có khủng hoảng ở hầu hết các nước, là một kinh nghiệm
quý giá cho nước ta.
Bài học rất quan trọng là chính quyền Philippines đã tạo ra được niềm tin trong
nhân dân. Người dân thấy rõ chính quyền muốn chống tham nhũng và quyết giữ ổn
định nền kinh tế với lạm phát thấp. Có thể thấy Philippines đã không kích cầu, hoặc
bằng mọi cách kích tỷ lệ đầu tư. Cho đến nay cũng không đặt nặng vấn đề lôi kéo
đầu tư nước ngoài và nhiều ngành nghề vẫn không mở cửa cho đầu tư nước ngoài,
như giáo dục hay dịch vụ.
Trong khi lạm phát ở Việt Nam năm 2011 ở ngưỡng hai con số thì ở Philippines
lạm phát là 4,6%. Khi so sánh về tỷ lệ đầu tư ở thời điểm này, Việt Nam ở mức 30-
40% thì Philippines chỉ 15-19%. Chi tiêu Chính phủ so với Việt Nam cũng chỉ bằng
½, Philippines 18% còn Việt Nam 30%. Tình hình kinh tế của Philippines khởi sắc
mà không cần đầu tư ồ ạt và tăng chi tiêu chính phủ, mà bắt nguồn từ niềm tin của
người dân vào các chính sách của nhà nước, nhất là chống tham nhũng. Nước này
đang quản lý khá tốt việc thu hút tiền tiết kiệm ngoại hối từ lực lượng xuất khẩu lao
động từ người dân vào việc đầu tư phát triển sản xuất thay cho trước đây lực lượng
này gửi về cho gia đình tiêu xài. Đây là những bước tiến đáng kể giúp Philippines
dần hồi phục và chuyển mình sau những sai lầm trong chính sách tiền tệ và tham
nhũng trầm trọng khiến tình hình kinh tế nước này suy sụp trở thành một trong
những nước nghèo nhất Đông Nam Á.
29
Ổn định kinh tế vĩ mô, có chính sách tiền tệ phù hợp và tăng chi tiêu công là
một trong những yếu tố quan trọng giúp Philippines đạt được thành tựu như trên.
Ngoài ra ổn định tình hình chính trị, trị tận gốc tham nhũng, đấu tranh chống lại nạn
đói nghèo và bất bình đẳng của chính quyền đã giúp khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế Philippines tăng lên đáng kể.
2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ các chính sách nhằm ổn định vĩ mô kinh tế, có thể thấy CSTT là công cụ hỗ
trợ phù hợp, hiệu quả đối với việc kiềm chế lạm phát. Việt Nam có thể rút ra một số
bài học kinh nghiệm trong việc điều hành và thực thi CSTT như sau:
Thứ nhất, ổn định giá trị đồng nội tệ bằng cách ổn định tỷ lệ lạm phát. Nhắm tới
lạm phát mục tiêu nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
Thứ hai, ổn định giá cả HH và DV trên thị trường. Ngoài những yếu tố chủ
quan ảnh hưởng đến giá như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả HH trên thế giới thì
yếu tố khách quan về công tác điều hành, quản lý giá cũng như yếu tố tâm lý của
người dân cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả.
Thứ ba, nâng cao mức độ độc lập của NHNN, làm rõ vai trò, giải pháp của
CSTT và CSTK đến nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Ưu tiên kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các điều kiệm để
tăng trưởng hợp lý kinh tế và các mục tiêu khác.
Thứ tư, các công cụ của CSTT cần được phối hợp đồng bộ, linh hoạt, cụ thể,
trong đó chú trọng công cụ lãi suất góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động
của các ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách của nhà nước và cơ chế
chuyển đổi của thị trường. Phát huy tối đa cơ chế thị trường bằng cách đa dạng hoạt
động của ngành nghề, doanh nghiệp, tránh hiện tượng độc quyền kinh tế.
Thứ năm, theo dõi, dự báo sát với diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
Tăng cường các phương pháp phân tích, thống kê để có kế hoạch ứng phó kịp thời.
Ngoài những giải pháp điều hành cơ bản, cần tăng cường các giải pháp tình thế để
giải quyết các tình thế bất thường ngắn hạn.
30
Thứ sáu, ổn định chính trị, phòng chống tham nhũng, có các biện pháp cụ thể để
xóa đói, giảm nghèo, và bất bình đẳng của chính quyền.
Thứ bảy, ưu tiên phát triển kinh tế từ nội lực của đất nước. Gia tăng phát triển
các ngành nghề trọng điểm còn chưa có kỹ năng, tay nghề. Vận hành các thị trường
lao động, dịch vụ, công nghệ, thị trường vốn hiệu quả.
Thứ tám, tạo niềm tin trong người dân để có sự đồng thuận trong thực hiện các
chính sách, chủ trương, hoàn thiện định hướng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kiểm tra,
giám sát thị trường thường xuyên để phòng tránh các hành vi gian lận trong thương
mại, hiện tượng đầu cơ, kinh doanh trái phép, buôn lậu. Quy định, kiểm tra chặt chẽ
về việc niêm yết giá, thực hiện quy định giá của nhà nước và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, không rõ nguồn xuất xứ.
31
Tóm tắt chương 2
Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung của sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ
theo định lượng, có thể chia lạm phát thành lạm phát vừa phải, lạm phát cao và siêu
lạm phát. Căn cứ theo định tính, lạm phát được chia thành hai loại: lạm phát cân
bằng và lạm phát không cân bằng, lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất
thường. Có rất nhiều cách để đo lường lạm phát, tuy nhiên cách phổ biến nhất là sử
dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Để tính toán chỉ số này, các nhà kinh tế dựa trên tỷ
trọng chi tiêu của từng loại hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Giỏ hàng
hóa được chọn là hàng hóa, dịch vụ quan trọng mang tính chất điển hình. Ở Việt
Nam, hiện nay có 11 nhóm hàng hóa được chọn để tính toán.
Lạm phát vừa phải tác động tích cực đến nền kinh tế vì lạm phát giúp thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế kích thích tiêu dùng làm tăng sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp giảm,
tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Lạm phát cao hay lạm phát thấp ( giảm phát) làm
ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế, gia tăng tỷ lệ
thất nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập thực tế, tạo ra sự phân phối bất bình
đẳng về của cải và làm gia tăng nợ quốc gia và khủng hoảng kinh tế xã hội.
Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân: do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu,
cầu thay đổi, xuất- nhập khẩu và tiền tệ. Lạm phát dù xảy ra do nguyên nhân nào
cũng có cách khắc phục. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phối hợp hiệu quả, linh
hoạt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Trong chương này cũng trình bày ngắn gọn những quan điểm của các nhà khoa
học chính về lạm phát. Mỗi trường phái thể hiện quan điểm lạm phát của mình ở
một góc độ khác nhau nhưng đều nói lên đúng bản chất của lạm phát. Những nghiên
cứu trước đây về lạm phát cũng được nêu nhằm làm rõ khái niệm lạm phát là gì?
Giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ thế nào? Ảnh hưởng của lạm
phát tới nền kinh tế. Các mô hình khác nhau được sử dụng để tìm hiểu rõ các biến
số có ảnh hưởng đến lạm phát như lượng tiền (M), lãi suất (R), đầu tư xây dựng cơ
bản của chính phủ (Ig), tỷ giá ( Er), chi tiêu thường xuyên của chính phủ (G),
vàng… Ngoài ra, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, cơ chế quản lý bất cập cũng là những
32
nguyên nhân gây nên lạm phát. Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các
tác giả đã chỉ ra những giải pháp như thắt chặt tiền tệ, tăng cung tiền làm giảm lãi
suất, tỷ giá…
Chính sách kiểm soát của các nước trong khu vực Đông Nam Á: Trung Quốc,
Thái Lan và Philippines đã giúp rút ra được một số kinh nghiệm trong việc thực thi
các chính sách và kiềm chế lạm phát.
Việc nhắm tới lạm phát mục tiêu là một trong những chính sách cần được
nghiên cứu rõ trước khi áp dụng. Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Trung
ương cần có những chiến lược tiền tệ gì? Mức độ độc lập của Ngân hàng Trung
ương với cơ quan tài chính như thế nào?
33
20
18
Đơn vị tính : %
16
14
12
10
8
Lạm phát
Tốc độ tăng GDP
6
4
2
0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018 có nhiều sự biến động, tỷ lệ lạm
phát tăng giảm bất thường và liên tục. Vì vậy tốc độ tăng trưởng GDP cũng không
đồng đều. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong giai đoạn này của Việt Nam cao hơn so
với nhiều nước trên thế giới, bình quân 6,1% nhưng không bằng tỷ lệ 6,8% của giai
đoạn 1986-2006.
( Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê )
Biểu đồ 3.1: Lạm phát và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy nhận định về mối quan hệ giữa lạm phát và
tốc độ tăng trưởng kinh tế là đúng. Ở giai đoạn 2010-2012, Việt Nam gặp khó khăn
khi tốc độ lạm phát tăng cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng sụt giảm.
Đây là giai đoạn khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giai đoạn
2013-2015 sau đó, Việt Nam kiểm soát tỷ lệ lạm phát khá tốt, giúp tăng tăng trưởng
kinh tế ở những năm này khá ổn định. Năm sau luôn đạt tốc độ cao hơn năm trước.
3.1.1. Giai đoạn 2010- 2011
Năm 2010, lạm phát cả nước vượt gần 4% so với mục tiêu Quốc hội đã đưra từ
đầu năm 8%. Bình quân cả năm lạm phát ở mức 11,75%. Xét về tốc độ tăng CPI
34
năm 2010 thì chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức gần 20%, hàng ăn
tăng 16,18%, vật liệu xây dựng tăng 15, 74%, giao thông, HH và DV khác, thực
phẩm tăng hơn 10%.3
Năm 2011, lạm phát tiếp tục tăng và đạt mức 18,58% so với năm 2010. Từ
tháng 1 đến tháng 4, lạm phát không ngừng gia tăng và bất ổn về tỷ giá ở thời điểm
này cũng là một vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế. Tỷ giá giao dịch USD/VND ở
thị trường tự do luôn cao hơn tỷ giá niêm yết khoảng 8%. Ngày 11/2/2011, NHNN
buộc phải nâng tỷ giá ở mức 18,932 VND/USD thành 20,963 VND/USD.4
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011
Sau khi tập trung thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, lạm phát
năm 2011 đã được kìm hãm. Thành công này bắt đầu từ việc triển khai thực hiện
Nghị quyết số 11/ NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 cùng với sử dụng đồng thời
các công cụ lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, các nghiệp vụ trên thị trường mở, tăng
dự trữ bắt buộc ngoại tệ nhằm thắt chặt tiền tệ, ổn định thị trường ngoại tệ.
3
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010.
4
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011.
C I các tháng trong năm 2011
104
103.5
103
102.5
102
101.5
101
100.5
100
99.5
99
98.5
ThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángTháng
Đơn vị tính: %
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
35
3.1.2. Giai đoạn 2012-2015
Từ các vấn đề yếu kém được bộc lộ sau giai đoạn 2010-2011: lạm phát cao, tỷ
giá và thị trường vàng bất ổn, cơ cấu kinh tế mất cân đối đã giúp Chính phủ đưa ra
các đề án tái cấu trúc nền kinh tế.
Năm 2012, lạm phát có nhiều biến động bất thường. Hàng ăn, dịch vụ ăn lần
đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước. Dược phẩm và dịch vụ y tế tăng
45,23%, giáo dục tăng 16,97% do sự điều chỉnh giá từ Nhà nước. Việc điều chỉnh
giá xăng từ 21.000 lên 23,650 đồng / lít đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thông
tăng. Tuy nhiên áp lực này lên giá giao thông cuối năm đã được giảm nhẹ do đến
tháng 10, tháng 11 giá dầu và năng lượng giảm nhẹ. Tính đến tháng 12 năm 2012,
nhà ở và vật liệu xây dựng đã đóng góp 13,4% mức CPI chung của cả nước do sự
tăng giá mạnh vào các tháng cuối năm.5
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012-2015
Tương tự năm 2012, nhân tố chi phí đẩy tiếp tục tác động đến tỷ lệ lạm phát
năm 2013. Việc quán triệt Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP giúp
cho chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,04%, đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm
trở lại.
5
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012
103%
102%
102%
101%
101%
100%
100%
99%
99%
98%
2012
2013
2014
2015
36
Thuốc và dịch vụ y tế tiếp tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào các tháng 1,4,5,8.
Từ tháng 9 tăng chậm hơn từ 0,04% đến 0,1%. Đợt điều chỉnh tăng mạnh giá xăng
ngày 17/7/2013 đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thông tăng mạnh trong hai tháng
7 và 8: 1,34% và 1,11%. Tuy nhiên từ tháng 9 trở đi đến cuối năm, giá xăng quay
đầu giảm giá làm giảm áp lực lên tỷ lệ lạm phát các tháng cuối năm. Giáo dục , nhà
ở và vật liệu xây dựng đóng góp lần lượt 0,67% và 0,55% vào CPI chung.6
Năm 2014, lạm phát cả nước chỉ tăng 1,84%. Đây là mức thấp nhất trong 10
năm qua.Chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 có 3 tháng 3,11,12 giảm còn các tháng còn
lại tăng nhưng tỷ lệ thấp. Một số luồng ý kiến chỉ ra CPI năm 2014 thấp do nền kinh
tế có sức cầu yếu. Nhưng khi so sánh số liệu tốc độ tăng về lượng bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ xã hội khi loại trừ yếu tố giá và lạm phát thì thấy CPI năm 2014 thấp
không phải do nhu cầu tiêu dùng.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng bán HHDV và lạm phát giai đoạn 2012-2014
Năm 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng HH và DV 4,7 % 6,2 % 5,6 % 6,5 %
Lạm phát 18,13 % 6,81 % 6,04 % 1,84 %
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Năm 2015, tỷ lệ lạm phát tăng 0,63% so với năm 2014. Bình quân tốc độ tăng
mỗi tháng là 0,05%. Trong số 11 nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa dùng để tính
CPI, có 7 nhóm hàng hóa tăng nhưng mức tăng không đáng kể, 4 nhóm hàng hóa
còn lại có tỷ lệ giảm. 7
Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014
Nhóm hàng hóa Chênh lệch Tỷ lệ
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Tăng 0,16%
Đồ uống và thuốc lá Tăng 0,16%
May mặc, mũ nón, giầy dép Tăng 0,32%
Nhà ở, vật liệu xây dựng Tăng 0,5%
6
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2013.
7
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015.
37
Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 0,14%
Giáo dục Tăng 0,04%
Hàng hóa và dịch vụ khác Tăng 0,15%
Bưu chính viễn thông Giảm 0,03%
Giao thông Giảm 1,57%
Văn hóa, giải trí và du lịch Giảm 0,05%
Thiết bị và đồ dùng gia đình Giảm 0,1%
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt thành công kèm với đó là tín
hiệu tích cực cho nền kinh tế, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Từ mức lạm
phát cao trong những năm 2010- 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, Việt Nam đã kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này.
3.1.3. Giai đoạn 2016- 2018
Bắt đầu từ 2016, lạm phát tăng trở lại so với giai đoạn trước đó tuy nhiên trong
điều kiện giá các mặt hàng thiết yếu tăng trở lại thì việc giữ tỷ lệ lạm phát ở mức
này được xem là khá thành công.
Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai
đoạn 2016-2020 trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.
Bình quân CPI năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016. Năm 2018 CPI tăng
3,54% so với năm 2017. Nhìn chung cả ba năm, lạm phát đều ở mức dưới mục tiêu
Quốc hội đề ra. Việc kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong giai đoạn này được
xem là khá thành công.
Bảng 3.3: CPI tháng 12 so với tháng trước giai đoạn 2016-2018
Nhóm hàng hóa, dịch vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 5,3% Tăng 2,55% Tăng 5,76%
May mặc, mũ nón, giày dép Tăng 0,25% Tăng 0,43% Tăng 0,43%
Thuốc lá, đồ uống Tăng 0,21% Tăng 0,17% Tăng 0,22%
Nhà ở và vật liệu xây dựng Tăng 0,19% Tăng 0,22% Giảm 0,89%
38
Thiết bị và đồ dùng gia đình Tăng 0,08% Tăng 0,12% Tăng 0,16%
Giải trí và du lịch Giảm 0,02% Tăng 0,03% Tăng 0,02%
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Giảm 0,03% Giảm 0,23% Tăng 0,04%
Giao thông Giảm 0,89% Tăng 0,84% Giảm 4,88%
Giáo dục Không đổi Không đổi Không đổi
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam
Nhìn chung, lạm phát ở Việt Nam nói riêng hay trên thế giới nói chung đều xuất
phát từ các nguyên nhân: lạm phát do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, cầu thay
đổi, do xuất hoặc nhập khẩu hay lạm phát do tiền tệ. Ở mỗi giai đoạn có thể do một
hay nhiều yếu tố gây nên lạm phát. Dựa vào nguồn gốc của các yếu tố, nguyên nhân
gây nên lạm phát ở Việt Nam được thành 2 loại:
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, độ mở của nền kinh tế ngày càng
rộng, nền kinh tế của Việt Nam chịu khá nhiều tác động từ thị trường thế giới. Kinh
tếViệt Nam phát triển mạnh trong những năm 2002- 2007, đặc biệt từ khi gia nhập
Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã giúp tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
7,8%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của
Việt Nam chậm lại và ngày càng đi xuống.
Thứ nhất, nguyên nhân từ sự biến động giá cả trên thị trường thế giới.
Trong giai đoạn 2010-2013, 2016-2018 giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên
liệu trên thị trường thế giới tăng cao làm cho giá cả trong nước cũng tăng lên.
Việc giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2010- 2011 cũng gây nên tâm lý lan
tỏa sang giá các HH và DV khác trên thị trường.
Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ số giá vàng 119,16 136,72 139,00 107,83 88,74 88,51 95,27 105,95 103,71
( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
39
Giai đoạn 2012-2015, lạm phát được kiểm soát tương đối ổn định. Các yếu tố
bên ngoài của thị trường thế giới gây ảnh hưởng nhiều đến giá các mặt hàng trong
nước.
Năm 2012, sự giảm mạnh về chỉ số giá lương thực, thực phẩm bắt nguồn từ giá
lương thực thế giới giảm mạnh và sức mua của nền kinh tế cùng với việc nhập lậu
ngày càng nhiều làm cho mức giá chung của nền kinh tế cũng sụt giảm. Nhóm
lương thực, thực phẩm giảm giá kéo dài trong vòng sáu tháng liên tục với mức giảm
từ -0,14% đến -0,83%.8
Năm 2014, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 2,61% do
nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào.
Năm 2015 sản lượng lương thực trên thế giới tăng vọt cùng với việc cạnh tranh
xuất khẩu gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ đã khiến Việt Nam gặp nhiều khó
khăn. Giá lương thực tại thời tháng 11 năm 2015 luôn thấp hơn các nước khác, giá
trị xuất khẩu của gạo giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. 9
Cũng trong năm này, giá gas, giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh. Giá
dầu giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, giá gas bình quân giảm 18,6% so với
năm trước dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng giao thông, nhà ở và vật
liệu xây dựng giảm 11,92% và 1,62 % so với năm trước. Đến năm 2016, giá xăng
dầu và gas trên thế giới tăng trở lại, tăng 15,49% và 15,91% so với năm 2015 dẫn
đến mức giá cả chung tăng 0,64%.10
Những yếu tố sản xuất đầu vào của sản xuất Việt Nam phải nhập khẩu nếu có
biến động tăng giá cũng dẫn đến giá bán của mặt hàng đó tăng và chỉ số giá tiêu
dùng nhập khẩu tăng. Như năm 2017, giá thép đầu vào tăng cao dẫn đến giá bán
tăng từ 5-10%, CPI nhập khẩu tăng 2,57% so với năm 2016 và chỉ số giá sản xuất
công nghiệp tăng 2,82%.11
8
, 9
, 10
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, 2015, 2016.
11
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2017.
40
Thứ hai, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Cũng trong giai đoạn 2010-2011 có 30 / 63 tỉnh thành trên cả nước bị ảnh
hưởng bới dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng làm giảm nguồn cung thực phẩm trên thị
trường và chi phí chăn nuôi tăng cao. Cùng với đó thời tiết diễn biến trong năm
khắc nghiệt làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh
hưởng đến lượng cung trên thị trường làm mặt bằng giá tăng cao. Cân đối nguồn
cung trong nước bị mất do hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia lân cận ( Lào,
Campuchia, Trung Quốc) bị chênh lệch giá khi nhà nước thực hiện chính sách bình
ổn giá. Cung cầu mất cân đối ảnh hưởng đến giá cả chung của các hàng hóa trên thị
trường, mặt bằng giá ngày càng tăng nhanh khiến lạm phát tăng cao.
Năm 2016, số lượng cơn bão là 16 cơn cộng với đó là 4 đợt áp thấp nhiệt đới,
đạt mức kỷ lục từ trước đến nay dẫn đến chỉ số giá của nhóm lương thực và thực
phẩm tăng cao.
Thứ ba, quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm.
Hầu hết khi nhìn vào biểu đồ lạm phát, các tháng đầu năm và các tháng cuối
năm nhằm vào dịp Tết nguyên đán thì chỉ số tiêu dùng luôn cao hơn các tháng khác
trong năm. Do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tại thời điểm này tăng đột biến khiến giá
hàng hóa tăng dẫn đến tăng mức giá chung của nền kinh tế.
Năm 2018, giá gạo vào dịp Tết nguyên đán tăng cao, mặt hàng lương thực, thực
phẩm tăng 3,71% trong đó giá thịt lợn tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước dẫn
đến CPI tăng 0,44%. Cũng vào dịp này, tổng công ty đường sắt Việt Nam điều
chình tăng mức giá vé dịp Tết và hè, các đơn vị vận tải cũng tăng giá chiều đông
khách đã làm cho giá dịch vụ giao thông tăng 2,54%.12
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ chính sách xã hội, khả năng điều hành
nền kinh tế, tâm lý của người dân khi có lạm phát.
Thứ nhất, đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả.
12
Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.
41
Chính phủ hoạt động kém hiệu quả về chi tiêu và đầu tư thông qua doanh
nghiệp nhà nước đã làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách của nước ta triền miên.
Vì vậy Chính phủ phải ráo riết thực hiện tài cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước giai
đoạn 2011-2015. Trường hợp tiêu biểu cho vốn cấp nhà nước dẫn đến các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, không có trách nhiệm có thể kể đến như
Vinalines- Tổng công ty hàng hải Việt Nam, SBIC Công ty Công nghiệp tàu thủy
Việt Nam…Việc sử dụng tiền một cách lãng phí trong khu vực kinh tế nhà nước đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước và tốc độ phát triển kinh tế của
nước ta.
Bảng 3.5: Cơ cấu Vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Khu vực nhà nước 38,1% 38,9% 37,8% 40,4% 39,9% 38% 37,6% 35,7% 40,4%
Khu vực ngoài nhà
nước
36,1% 35,2% 38,9% 37,6% 38,4% 38,7% 39% 40,5% 37,6%
Khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài
25,8% 25,9% 23,3% 22% 21,7% 23,3% 23,4% 23,8% 22,0%
( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê)
Qua bảng cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018,
ta có thể thấy vốn đầu tư vào khu vực nhà nước khá cao trong toàn bộ giai đoạn.
Chưa có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào khu vực
nhà nước có thực sự hiệu quả hay chưa cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu
kỹ hơn nhằm sử dụng khoản vốn của hoạt động đầu tư hiệu quả, thúc đẩy phát
triển kinh tế..
42
( Nguồn:Số liệu Tổng cục Thống kê)
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam trước đây luôn chú trọng về nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, cơ cấu này đang dần được chuyển dịch theo hướng giảm nông, lâm nghiệp-
thủy sản và tăng cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Nhìn vào biểu đồ
trên có thể nhận xét rằng có sự chuyển dịch qua từng năm, tuy nhiên tốc đọ chưa
cao.
Thứ hai, mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nước.
Tính độc lập của NHNN cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc kiểm soát
lạm phát. Khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế đi
kèm với kiềm chế lạm phát nhưng lúc thiếu vốn NHNN lại đưa thêm tiền vào lưu
thông khi lạm phát đang cao bằng cách mua trái phiếu đã bán từ hệ thống NHTM do
Chính phủ đánh tiếng thiếu vốn để phát triển kinh tế. Vì vậy chưa thực sự thể hiện
được tính độc lập của NHNN. Lượng cung tiền tăng lên khi lạm phát đang tăng
khiến cho việc kiểm soát lạm phát càng trở nên khó khăn.
Thứ ba, Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế
Trong những năm 2010- 2011, đồng tiền Việt Nam bị phá giá liên tục, giá điện,
giá xăng dầu đồng loạt tăng đột ngột đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế.
50.00
45.00
40.00
35.00
30.00
25.00
20.00
15.00
10.00
5.00
0.00
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Nông, lâm nghiệp - thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
43
Lạm phát leo thang do chi phí đẩy. Ở nước ta, có một thời gian dài chính sách tỷ giá
áp dụng là tỷ giá cố định. Khi giá giao dịch trên thị trường tư do cao hơn đã gây áp
lực buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá đã làm ảnh
hưởng đến mức giá chung của nền kinh tế. Tỷ lệ Việt Nam đồng bị phá giá từ
3,36%, 2,09% và 9,3% sau mỗi lần điều chỉnh.
Bảng 3.6: Tỷ giá USD/ VND giai đoạn 2010- 2011
Thời gian Tỷ lệ trước khi nâng Tỷ giá sau khi nâng
11/2/2010 17,941 18,544
18/8/2010 18,544 18,932
11/2/2011 18,932 20,693
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Năm 2013, tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP giảm dần từ 36,4% ở năm 2011 thành
30% ở năm 2013, doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, chính sách tiền tệ
kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã giúp chính phủ ổn định được lạm
phát.
Bảng 3.7: Lương cơ bản qua các giai đoạn 2010-2018
1/5/2010 1/5/2011 1/5/2012 1/7/2013 1/5/2016 1/7/2017 1/7/2018
Lương cơ bản 730,000 830,000 1,050,000 1,150,000 1,210,000 1,300,000 1,390,000
( Nguồn: Tổng hợp Luật Việt Nam)
Khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ bản, các doanh nghiệp cũng phải tăng
chi phí đầu vào sản xuất, dẫn đến giá cả trên thị trường cũng tăng theo. Giá cả các
hàng hóa tăng dẫn đến mức giá cả chung tăng cao dẫn đến lạm phát.
Năm 2014, công tác quản lý giá được thực hiện hợp lý khi điều chỉnh giá không
phải các tháng cao điểm dẫn đến mức giá dịch vụ giáo dục, y tế thấp hơn so với
năm 2013.
Xăng dầu và điện là hai ngành được Nhà nước trợ cấp giá lâu nay. Việc giá
được định hướng theo cơ chế thị trường là điều hợp lý tuy nhiên cần xem xét tình
hình kinh tế để có quyết định hợp lý. Trong điều kiện lạm phát cao, nền kinh tế
đang gặp nhiều khó khăn, nếu tăng đồng loạt và đột ngột cả giá xăng dầu và điện sẽ
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát
Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát

More Related Content

What's hot

Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPPhanQuocTri
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...Jenny Hương
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾQuy Moke
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)Henry Thang
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênNgọc Hưng
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfMan_Ebook
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramTram Tran
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hốiBichtram Nguyen
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Trang Toét
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaHan Nguyen
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáGoodbyemyBaBy
 

What's hot (20)

Cán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoPCán Cân Thanh Toán BoP
Cán Cân Thanh Toán BoP
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Thư giá
Thư giáThư giá
Thư giá
 
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VietcombankĐề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
Đề tài: Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
 
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH...
 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾCÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
 
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
LT21FT001- NHÓM 7B - RẢO CẢN KỸ THUẬT (TBT)
 
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lạiLuận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
Luận văn: Di cư lao động nông thôn - đô thị từ góc độ người ở lại
 
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiênTiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
Tiểu luận kinh tế phát triển - Tài nguyên thiên nhiên
 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdfGiáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại.pdf
 
Bai4 thi truonghoandoi
Bai4 thi truonghoandoiBai4 thi truonghoandoi
Bai4 thi truonghoandoi
 
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
Lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát trong điều hành nền kinh tế qu...
 
Bai hoan chinh
Bai hoan chinhBai hoan chinh
Bai hoan chinh
 
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy TramKhung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
Khung hoang tai chinh 2008 - Tran Thi Thuy Tram
 
Slide kinh doanh ngoại hối
Slide  kinh doanh ngoại hốiSlide  kinh doanh ngoại hối
Slide kinh doanh ngoại hối
 
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
Tóm tắt các điều kiện niêm yết trên hnx và hose trong nđ59
 
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank
 
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian quaMối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
Mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế việt nam trong thời gian qua
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giáPhân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
Phân tích tác động của các yếu tố đến tỷ giá
 

Similar to Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Man_Ebook
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...hieu anh
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát (20)

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG N...
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt NamLuận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Chính sách An Sinh Xã Hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
Luận án: Phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt N...
 
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
Luận án: Nghiên cứu năng lực cung ứng dịch vụ bán lẻ hàng may mặc của doanh n...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược PhẩmCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
 
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam trong quá ...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch MiceLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Các Nguồn Lực Phát Triển Du Lịch Mice
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ...
 
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ... Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khối ngành kinh tế các trường cao đẳng ...
 
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
Phản Ứng Của Nhà Đầu Tư Với Thông Báo Đăng Ký Giao Dịch Cổ Phiếu Của Người Nộ...
 
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt NamNghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở  Việt Nam
Nghiên cứu nợ công và an toàn nợ công ở Việt Nam
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanhĐề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
Đề tài: Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
 
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
CHÍNH SÁCH THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận Văn Nguyên Nhân Lạm Phát Ở Việt Nam Và Giải Pháp Kiểm Soát

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  • 2. Ộ GI O ỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ T HỒ CHÍ MINH ĐẶNG NGỌC CHIÊU LY NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: - PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, do tôi tự tổng hợp, phân tích, đánh gía. Các tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn đã được trích dẫn theo đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan của mình. Tác giả luận văn Đặng Ngọc Chiêu Ly
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu để vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế tôi xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS TS Trương Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã chia sẻ, động viên , giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong quý thầy cô giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG.................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. viii TÓM TẮT ................................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ...............................................................1 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ..........................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .........................................3 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn.........................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC .................................................................5 2.1. Khái niệm.............................................................................................................5 2.2. Phân loại...............................................................................................................5 2.2.1. Phân loại theo định lượng.................................................................................5 2.2.2. Phân loại theo định tính....................................................................................6 2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát ............................................................................6 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI...................................................................................6 2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP ......................................................................................8
  • 6. iv 2.4. Tác động của lạm phát .........................................................................................8 2.4.1. Tác động tích cực ..............................................................................................8 2.4.2. Tác động tiêu cực ..............................................................................................8 2.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ......................................................................10 2.5.1. Lạm phát do cầu kéo .......................................................................................10 2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy..................................................................................11 2.5.3. Lạm phát do cơ cấu.........................................................................................12 2.5.4. Lạm phát do xuất khẩu....................................................................................12 2.5.5. Lạm phát do nhập khẩu...................................................................................12 2.5.6. Lạm phát tiền tệ...............................................................................................13 2.6. Tóm tắt lý thuyết liên quan ...............................................................................13 2.7. Các nghiên cứu trước đây về lạm phát...............................................................14 2.8. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước.....................................................25 2.8.1. Trung Quốc .....................................................................................................25 2.8.2. Thái Lan ..........................................................................................................27 2.8.3. Philippines.......................................................................................................28 2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................................29 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................................31 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.............................33 3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam .......................................................................33 3.1.1. Giai đoạn 2010- 2011 .....................................................................................33 3.1.2. Giai đoạn 2012-2015 ......................................................................................35 3.1.3. Giai đoạn 2016- 2018 .....................................................................................37 3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam....................................................................38
  • 7. v 3.2.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................38 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan....................................................................................40 3.3. Ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế.....................................................45 3.3.1. Lạm phát tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức sống dân cư và tỷ lệ thất nghiệp.................................................................................................................45 3.3.2. Lạm phát tác động tới tỷ giá hối đoái, vốn đầu tư nước ngoài.......................47 3.3.3. Lạm phát tác động tới tín dụng, lãi suất .........................................................48 3.4. Đánh giá việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam ..................................................50 3.4.1. Chính sách tiền tệ............................................................................................50 3.4.2. Chính sách tài khóa.........................................................................................52 3.4.3. Các biện pháp hỗ trợ khác ..............................................................................53 3.4.4. Những điểm hạn chế........................................................................................55 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................57 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI H ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT.....................59 Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................59 4.1. Quan điểm về kiểm soát lạm phát ......................................................................59 4.2. Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát.............................................................60 4.2.1. Chính sách tiền tệ............................................................................................60 4.2.2. Chính sách tài khóa.........................................................................................60 4.2.3. Các chính sách khác........................................................................................61 Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................63 KẾT LUẬN ..............................................................................................................64 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................66
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ ADB CSTT FED HH và DV NDT NHNN NHTM PBoC VND Ngân hàng phát triển châu Á Chính sách tiền tệ Cục dự trữ liên bang Mỹ Hàng hóa và dịch vụ Nhân dân tệ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng nhân dân Trung Quốc Việt Nam đồng
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng hàng hóa dịch vụ và lạm phát giai đoạn 2012- 2018...........................................................................................................................36 Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014….............36 Bảng 3.3: CPI tháng 12 so với tháng trước giai đoạn 2016-2018............................ 37 Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017........................38 Bảng 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018........................41 Bảng 3.6: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2010-2011….............................................. 43 Bảng 3.7: Lương cơ bản giai đoạn 2010-2018..........................................................43 Bảng 3.8: Tỷ lệ thất nghiệp và mức sống dân cư ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018.. ……………………………………………………………………………………...46 Bảng 3.9: Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018 ..................47 Bảng 3.10: Thu nhập bình quân đầu người một tháng giữa nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất theo vùng.........................................................49
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Lạm phát của Trung Quốc, Thái Lan, Philippines giai đoạn 2010- 2017...........................................................................................................................25 Biểu đồ 3.1: Lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018...........................................................................................................................33 Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011… .............................. 34 Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012- 2015….......................................................................................................................35 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018............................. 42 Biểu đồ 3.5: Giá điện trong giai đoạn 2015-2018…................................................ 44 Biểu đồ 3.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo khu vực kinh tế và lạm phát cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018… .................................................................. 46 Biểu đồ 3.7: Lạm phát và lãi suất cơ bản ở Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ........... 48
  • 11. ix TÓM TẮT Tiêu đề: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát Tóm tắt: Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển một nền kinh tế bền vững. Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và đề xuất những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Qua việc vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh…khi phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 có thể kết luận rằng lạm phát ở Việt Nam không ổn định trong thời gian qua. Lạm phát ở Việt Nam mỗi giai đoạn đều có nguyên nhân riêng. Trong đó nguyên nhân chủ quan gồm có biến động của giá cả trên thị trường thế giới, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong. Cơ cấu kinh tế và chính sách quản lý vĩ mô và vốn đầu tư toàn xã hội cũng như tâm lý của người dân, mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương cũng là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát cần xem xét. Lạm phát tác động tới nền kinh tế rất lớn. Vì vậy cần có những chính sách phù hợp để ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định đời sống, an sinh xã hội, phát triển đất nước. Từ khóa: lạm phát, giải pháp kiểm soát, Việt Nam.
  • 12. x ABSTRACT Tilte: Causes of inflation in Vietnam and control solutions. Abstract: Inflation is a matter of particular concern if you want to develop a sustainable economy. The main objectve of the project is to study the cause of inflation in Vietnam and prpose solutions to control infalation in the coming time. Through the application of analysis, description, comparison…when analyzing the situation of inflation in Vietnam in the period of 2010-2018, it can be concluded that inflation in Vietnam is not stable during the time. Inflation in Vietnam each stage has its own causes. Among them, subjective causes include fluctuations in prices in the world market, impacts of natural disasters, epidemics, and seasonal supply and demand of goods. The economic structure and macro management policies and investment capital of the society as well as people ‘s psychology, the level of independence of Central Bank is also causes affecting the rate of inflation to consider. Inflation affects the economy very large. Therefore, it is necessary to have appropriate policies to stabilize the macro economy, stabilize the life, social security and develop the country. Keywords: inflation, control solutions, Vietnam.
  • 13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Kinh tế của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 ở mức cao so với nhiều năm gần đây, tuy nhiên do thiếu động lực hỗ trợ nên có dấu hiệu sụt giảm – nhận định của ông Nguyễn Đức Anh, trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xá hội quốc gia. Chất lượng tăng trưởng vẫn chưa được cải thiện theo mục tiêu đề ra, chủ yếu tăng trưởng dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo ở khu vực đầu tư nước ngoài và các hoạt động trong phân khúc của thị trường có giá trị thấp. Môi trường kinh doanh chưa được cải thiện. Nghĩa vụ trả nợ và khoản nợ nước ngoài đang tiến tới mức an toàn. Tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái đang nằm trong tầm kiểm soát nhưng cũng đang chịu áp lực rất lớn vì vậy cần kiềm chế gia tăng lạm phát do yếu tố cầu bằng chính sách tiền tệ thận trọng . ( Thu Hoài, 2018). Lạm phát là vấn đề luôn được quan tâm đặc biệt nếu muốn phát triển kinh tế một cách bền vững. Bởi vì lạm phát ảnh hưởng tới nền kinh tế theo hai mặt. Nếu tốc độ tăng của lạm phát phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ kích thích nền kinh tế phát triển. Ngược lại, nếu tốc độ lạm phát tăng cao sẽ gây biến động nghiêm trọng cho nền kinh tế như cơ cấu sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập bất bình đẳng… Đối với một nước có nền kinh tế mở như Việt Nam thì không thể tránh khỏi tác động của các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, đồng Việt Nam cũng đã yếu đi kể từ tháng 7/2018 do áp lực từ việc Fed tăng lãi suất. Đồng thời, trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ- Trung ngày càng gay gắt, Trung Quốc phá giá NDT sẽ tạo sức ép lên VND. Theo ADB, NDT tiếp tục mất giá so với đồng đôla thì có thể gây thêm áp lực lên tiền đồng, làm tăng lạm phát ( Nam Anh, 2018). Trong tất cả các giai đoạn 5 năm từ 1991 đến năm 2012, Việt Nam đã vượt tất cả các nước trong khu vực về chỉ tiêu lạm phát. Đó là nghiên cứu của tiến sỹ Đào Văn Hùng, Nguyễn Thạc Hoát và các động sự của Học viện Chính sách và Phát trriển. Từ năm 1996-2012, trong 27 năm đó thì nước ta có 13 năm và 4 giai đoạn lạm phát ở mức trên hai chữ số. Đặc biệt từ năm 1986 -1992 mức lạm phát là
  • 14. 2 225%/ năm, năm 2007-2008 là 16,3%/năm còn năm 2010-2011 là 15%/ năm. (Tư Hoàng, 2013) Hà Minh Sơn và Phạm Thị Liên Ngọc ( 2016) cho biết trong giai đoạn 2011 - 2015, Việt Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát nhờ vào việc phối hợp tốt chính sách tiền tệ linh hoạt và chính sách tài khóa. CSTT được điều động chủ động và linh hoạt bởi các công cụ của NHNN cùng với việc phối hợp với chính sách tài khóa đã giúp phần quan trọng để kiểm soát lạm phát, từ mức 23% ở tháng 8 năm 2011 xuống 6,81% năm 2012, năm 2013 là 6,04% và năm 2014 là 0,6%. Năm 2016 được xem là năm kiểm soát lạm phát đạt thành công khi giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại. Theo Phúc Nguyên ( 2017), CPI bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016 và tăng 2,6% so với tháng 12 năm 2016. Như vậy mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ mức CPI bình quân năm 2017 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2017. Lạm phát không phải là vấn đề mới mẻ đối với nền kinh tế nhưng để ổn định lạm phát, kiểm soát và duy trì lạm phát với tỷ lệ phù hợp là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của CSTT. Lạm phát ở Việt Nam biến động bất thường ở mỗi giai đoạn, vì vậy, để có cái nhìn rõ hơn về lạm phát củaViệt Nam, xem xét vồi đưa ra những biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát cho thời gian tới tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và giải pháp kiểm soát”. 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu là nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018. Lạm phát là một vấn đề trọng tâm tuy không mới nhưng luôn được quan tâm bởi đây là một trong các chỉ tiêu đo lường sự tăng trưởng của một nền kinh tế. Từ việc nghiên cứu tình hình lạm phát để tìm ra nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam rồi có những biện pháp giúp kiềm chế tốt lạm phát để kinh tế ngày càng phát triển bền vững.
  • 15. 3 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu + Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và đưa ra những biện pháp để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. + Mục tiêu cụ thể - Thực trạng lạm phát ở Việt Nam - Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam - Những giải pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian tới 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: - Hiện nay, thực trang lạm phát ở Việt Nam như thế nào ? - Những nguyên nhân nào gây ra lạm phát ở Việt Nam? - Những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới? 1.4. hương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Thông tin dữ liệu cần thu thập: tốc độ lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng CPI, tốc độ tăng trưởng kinh tế… Nguồn thông tin thu thập: số liệu thứ cấp về tốc độ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2010-2018. Kỹ thuật thu thập: thu thập dữ liệu được công bố trên nguồn internet và số liệu tự tính toán từ các dữ liệu thu thập được. Bài nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích, mô tả, so sánh… để tìm ra những nguyên nhân và các giáp pháp nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: lạm phát ở Việt Nam Phạm vi thời gian: giai đoạn 2010-2018 1.5. Ý nghĩa của đề tài Về mặt khoa học, nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và ngoài nước trước đây về vấn đề lạm phát, nguyên nhân của lạm phát, tác động của lạm phát tới nền kinh tế và các giải pháp để kiểm soát lạm phát.
  • 16. 4 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu tình hình lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam và tìm hiểu thêm về chính sách chống lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới, chính sách sử dụng để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam rồi từ đó đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. 1.6. Kết cấu dự kiến của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận về lạm phát và kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước Chương 3: Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
  • 17. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT VÀ KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở MỘT SỐ NƯỚC 2.1. Khái niệm Lạm phát là việc mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Mức giá chung tăng lên sẽ làm cho sức mua của đồng tiền bị giảm đi, có nghĩa là cùng một số tiền số lượng hàng hóa, dịch vụ mua được sẽ ít hơn trước đó. Lạm phát cũng là sự mất giá đồng tiền của một quốc gia này so với quốc gia khác.1 2.2. Phân loại 2.2.1. Phân loại theo định lượng Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Lúc này nền kinh tế hoạt động bình thường ,đời sống ổn định: Giá cả tăng chậm ,lãi suất tiền gửi không cao ,không có tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn … Lạm phát vừa phải tạo giúp cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập an tâm, những tác động của của loại lạm phát này không đáng kể, là mức mà nền kinh tế chấp nhận được. Lạm phát cao ( lạm phát phi mã): mức giá cả lúc này tăng nhanh với mức hai chữ số một năm. Với mức hai chữ số thấp là 11% hay 12% thì ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế không đáng kể,trong mức chấp thuận được.Nhưng khi tỷ lệ lạm phát tăng lên cao hơn thì sẽ làm cho mức giá cả chung tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Người dân có động cơ tích trữ vàng bạc, hàng hóa, bất động sản và với mức lãi suất như bình thường, ngân hàng khó có thể huy động vốn từ họ. Lạm phát phi mã có tác động tiêu cực đến sản xuất và thu nhập cũng như sự ổn định của kinh tế. Siêu lạm phát: Là loại lạm phát trên ba con số.Việc tăng lên nhanh chóng và không ổn định của giá cả làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông tiền tệ, tiền tệ nhanh 1 Luật Dương Gia, 2015. Khái quát chung về lạm phát
  • 18. 6 chóng bị mất giá. Thu nhập của người lao động cũng bị giảm mạnh, thông tin trên thị trường mất độ tin cậy, các yếu tố khác cũng bị biến dạng làm mất phương hướng, rối loạn hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nhanh chóng bị suy sụp. 2.2.2. Phân loại theo định tính Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng Lạm phát cân bằng: Là loại lạm phát mà mức giá chung và thu nhập thực tế của người lao động có mức tăng tương ứng với nhau, vì vậy không ảnh hướng đến đời sống hàng ngày của người lao động và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nền kinh tế. Lạm phát không cân bằng: Mức giá chung tăng nhanh hơn so với thu nhập của người lao động. Đây là loại lạm phát thường hay xảy ra. Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường Lạm phát dự đoán trước được là loại lạm phát có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn tiếp theo. Tỷ lệ lạm phát đều đặn, ổn định và kéo dài hàng năm. Do tâm lý của người dân đã quen với tình trạng này nên đã có sự chuẩn bị vì vậy không ảnh hướng lớn đến đời sống và kinh tế. Lạm phát bất thường là loại lạm phát đột nhiên xuất hiện làm ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của người dân. Vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn đối với lòng tin của người dân vào chính quyền và kinh tế khó phát triền. 2.3. Các chỉ tiêu đo lường lạm phát Để đo lường lạm phát có thể sử dụng các chỉ số: chỉ số giá tiêu dùng CPI, chỉ số giá sản xuất PPI, chỉ số giảm phát GDP. Chỉ số được sử dụng nhiều nhất là CPI dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng tăng có nghĩa là phải sử dụng nhiều tiền hơn để duy trì mức sống như cũ. 2.3.1. Chỉ số giá tiêu dùng CPI Cách tính CPI dựa trên một giỏ hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu cho các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế để phản ánh sự thay đổi của giá cả tiêu dùng theo thời gian. CPI được tính theo các bước như sau:
  • 19. 7 Bước 1: Lựa chọn ra một giỏ hàng hóa, dịch vụ từ các hàng hóa,dịch vụ trong nền kinh tế rồi dựa theo mức độ quan trọng của HH và DV đó trong ngân sách tiêu dùng để đặt quyền số cho chúng. Ví dụ, chỉ số giá tiêu dùng CPI ở Hoa Kỳ được tính bằng 364 HH và DV riêng biệt từ 21.000 cơ sở ở 91 vùng trong cả nước. 2 Số lượng HH và DV cùng với quyền số của chúng không phải là bất biến mà được điều chỉnh khi cơ cấu tiêu dùng có sự thay đổi. Ở nước ta, CPI từ năm 1998 đến tháng 10 năm 2009 được tính bằng 10 nhóm HH và DV sau đây: Nhóm 1: Lương thực và thực phẩm Nhóm 2: Đồ uống và thuốc lá Nhóm 3: May mặc, giày dép, mũ nón Nhóm 4: Nhà ở và vật liệu xây dựng Nhóm 5: Thiết bị và đồ dùng gia đình Nhóm 6: Dược phẩm, y tế Nhóm 7: Phương tiện đi lại, bưu điện Nhóm 8: Giáo dục Nhóm 9: Văn hóa, thể thao, giải trí Nhóm 10: Hàng hóa và dịch vụ khác Có sự thay đổi số lượng mặt hàng từ 396 ở năm 2000 và tăng thêm 94 mặt hàng thành 490 ở năm 2005. Từ tháng 10 năm 2009 số nhóm HH và DV tăng lên thêm 1 thành 11 nhóm; số lượng mặt hàng tăng lên 572, thêm 82 mặt hàng. Quyền số của các nhóm HH và DV thay đổi trên kết quả của Tổng cục Thống kê. Ví dụ, nhóm lương thực và thục phẩm giảm từ 60,86 % vào tháng 5 năm 1997 xuống 47,9 % năm 1999 và còn 42,70 % năm 2005, giảm khoảng 12,98%. Bước 2: Chọn thời điểm gốc ( CPI = 100%) rồi dựa vào đó để tính cho từng thời điểm. 2 Paul. A Samuelson và William D. Nordhans. Kinh tế học, Tập II, Trang 392.
  • 20. 8 Chỉ số giá tiêu dùng được xác định bằng cách tính tỷ trọng chi tiêu của từng loại hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Giỏ hàng hóa được chọn là hàng hóa, dịch vụ quan trọng mang tính chất điển hình. CPIt = Chi phí để mua hàng hóa thời kỳ t x 100 Chi phí để mua hàng hóa kỳ cơ sở Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong 5 đến 7 năm tùy từng nước. 2.3.2. Chỉ số giảm phát GDP Chỉ số này là tỷ lệ của GDP danh nghĩa và GDP của năm được chọn làm gốc, từ đó xác định GDP theo giá so sánh hay GDP thực. Chi phí tiêu dùng cá nhân được sử dụng trong tính toán của phép khử lạm phát. Tại Mỹ, Fed thường sử dụng chỉ số PCE chi tiêu tiêu dùng cá nhân như là thước đo chính của lạm phát. Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa x 100 GDP thực tế 2.4. Tác động của lạm phát 2.4.1. Tác động tích cực Lạm phát không phải lúc nào cũng gây nên tác hại đối với nền kinh tế. Lạm phát ở mức độ vừa phải sẽ mang lại những tác động tích cực: + Kinh tế phát triển ổn định, kích thích tiêu dùng làm sản lượng gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. + Các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua việc đi vay làm cho sản lượng tăng lên. + Nhà nước có khả năng kích thích đầu tư vào các lĩnh vực yếu kém thông qua các công cụ, giúp phân bổ lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội. 2.4.2. Tác động tiêu cực + Tốc độ tăng trưởng và sản lượng nền kinh tế Khi lạm phát cao dẫn đến mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm suy giảm tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng, các yếu tố đầu vào sản xuất và giá đầu ra của các sản phẩm biến động thường xuyên làm cho hoạt động
  • 21. 9 kinh doanh không ổn định khiến cho đầu tư doanh nghiệp sụt giảm. Đầu tư giảm ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu ứng dây chuyền sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế giảm. + Lãi suất Khi lạm phát cao sẽ không có lợi với mọi lĩnh vực của kinh tế, chính trị- xã hội. Tác động đầu tiên là tác động đến lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát cao, NHTW thực thi CSTT thắt chặt dẫn đến lãi suất cơ bản tăng lên. Vì vậy tác động không tốt tới nền kinh tế, làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Chi phí của của doanh nghiệp cũng tăng lên từ việc lãi suất tăng, dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, giảm sản lượng và thu nhập của nền kinh tế. + Thu nhập thực tế Khi lạm phát tăng lên nếu thu nhập danh nghĩa không thay đổi thì thu nhập thực tế của người lao động bị giảm đi, đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn. Đồng thời, làm giảm lợi tức và tăng thêm chi phí cho người gửi tiết kiệm. + Phân phối thu nhập không bình đẳng Giá trị đồng tiền bị mất giá khi lạm phát tăng cao, đồng thời lúc này sẽ xuất hiện hiện tượng đầu cơ do những người có tiền đi thu gom hàng hóa, tài sản làm ảnh hưởng đến cân đối cung – cầu trên thị trường, làm mức giá hàng hóa ngày càng tăng cao. Vì vậy những người dân nghèo lại càng khó khăn hơn còn những kẻ đầu cơ lại càng lúc càng giàu có tạo ra chênh lệch lớn về thu nhập, mức sống xã hội. Ảnh hưởng lớn nhất của lạm phát với nước đang phát triển như Việt Nam là thiệt hại nhiều nhất cho những người nghèo. + Nợ quốc gia và khủng hoảng kinh tế- xã hội Lạm phát tăng cao làm cho giá trị đồng nội tệ bị mất giá so với đồng nước ngoài. Vì vậy, nợ nước ngoài lúc này sẽ càng khó khăn hơn đối với chính phủ. Gánh nặng nợ quốc gia càng tăng thêm làm ảnh hưởng lớn đến cán cân đối nội và đối ngoại làm mất ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Khi lạm phát cao, người dân sẽ mất niềm tin, dân chúng ồ ạt rút tiền làm cho hệ thống ngân hàng có thể bị lung lay, nhiều ngân hàng có khả năng bị phá sản.
  • 22. 10 Các lực lượng đầu cơ sẽ tìm cách trục lợi, dân chúng hoang mang làm cho thị trường hỗn loạn. Điều này có thể dẫn đến mất ổn định không chỉ kinh tế mà cả chính trị - xã hội. 2.5. Các nguyên nhân gây ra lạm phát 2.5.1. Lạm phát do cầu kéo Theo kinh tế học Keynes, khi tổng cầu cao hơn tổng cung sẽ gây ra lạm phát. Điều này được giải thích thông qua sơ đồ AD- AS. Đường AD dịch chuyển sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng vì vậy gây nên lạm phát. (Nguồn: quantri.vn) Tổng cầu AD = C + I + G + X – IM tăng có thể do các yếu tố của tổng cầu tăng: * Tăng tiêu dùng hộ gia đình ( C) Thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng có thể do Chính sách của Chính phủ như giảm tiền thuế, tăng các khoản chi chuyển nhượng của Chính phủ tới hộ gia đình và các khoản thu nhập khác mà họ nhận được dùng chi cho tiêu dùng. Thu nhập tăng dẫn đến tiêu dùng tăng. * Đầu tư tư nhân tăng ( I) bao gồm: Đầu tư cố định vào sản xuất kinh doanh, đầu tư vào nhà ở và đầu tư hàng tồn kho. Đầu tư tư nhân tăng có thể do các loại đầu tư trên tăng.
  • 23. 11 * Chi tiêu của Chính phủ tăng ( G) bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi chuyển nhượng. Chi tiêu Chính phủ tăng làm tăng tổng cầu và gây ra lạm phát. * Xuất khẩu ròng thay đổi ( X- IM ) Nhập khẩu tỷ lệ thuận với sản lượng và thu nhập của nền kinh tế, với giá tương đối giữa các hàng hóa trong nước và hàng hóa nhập khẩu, tỷ lệ nghịch với tỷ giá ngoại tệ. Ngược lại, xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi thu nhập và sản lượng của nền kinh tế mà tỷ lệ thuận với tỷ giá ngoại tệ, sản lượng và thu nhập của nước bạn và giá tương đối giữa hàng hóa trong nước của mặt hàng xuất khẩu với hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Từ trên ta thấy xuất khẩu ròng bị ảnh hưởng tổng hợp bởi các yếu tố chi phối việc xuất- nhập khẩu. Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu tức là xuất khẩu ròng dương và tăng sẽ làm cho tổng cầu tăng. 2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy Những điều chỉnh không có lợi cho sản xuất như giá nhiên liệu, giá than, giá điện tăng mạnh làm cho các yếu tố đầu vào sản xuất gia tăng làm cho chí phí sản xuất gia tăng. Các doanh nghiệp buộc phải tăng giá làm cho cung tiền thực tế và tổng cầu giảm. Ngoài ra, thiện tai, dịch bệnh cũng có thể làm tổng cung trong ngắn hạn giảm, đẩy giá lên cao. (Nguồn: quantri.vn)
  • 24. 12 2.5.3. Lạm phát do cơ cấu Cơ cấu kinh tế là sự phân bổ nguồn lực để phát triển kinh tế.Tổng cung của nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cơ cấu kinh tế vì vậy có thể ảnh hưởng đến cân đối cung- cầu ở thị trường. Sự thay đổi này làm cho mức giá chung thay đổi và ảnh hưởng đến lạm phát. Lạm phát do cơ cấu là do cân đối trong quan hệ cung- cầu bị mất đi trong trung và dài hạn; mất cân đối trong cán cân thu- chi ngân sách và cán cân thương mại. Khi nền kinh tế bị rơi vào suy thoái hay khủng hoảng, nếu tốc độ tăng của tổng cung quá chậm so với của tổng cầu, gây mất cân đối mạnh trong cung – cầu ở trung và dài hạn sẽ làm cho lạm phát bị đẩy lên cao. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng chậm so với mức tăng của đầu tư. Tổng cung trong trung- dài hạn tăng chậm do hiệu quả đầu tư thấp, trình độ khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng thấp và chậm cải thiện. Đặc biệt là sự bất hợp lý trong cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển làm cho năng lực sản xuất của nền kinh tế yếu kém. Bội chi ngân sách cao làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán, tổng đầu tư xã hội. Mức chi ngân sách cao do hiệu quả đầu tư ngân sách nhà nước thấp, làm ảnh hưởng cân đối tổng cung- tổng cầu trong trung và dài hạn. Khi thâm hụt ngân sách kèm với thâm hụt trong cán cân thương mại lớn làm mất giá đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ và làm gia tăng lạm phát. 2.5.4. Lạm phát do xuất khẩu Tổng cầu của hàng hóa cao hơn tổng cung khi xuất khẩu tăng. Trong lúc đó hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu dẫn đến lượng hàng ở trong nước giảm xuống làm cho tổng cung chênh lệch thấp hơn tổng cầu , lạm phát xuất hiện. 2.5.5. Lạm phát do nhập khẩu Khi các hàng hóa nhập khẩu bị tăng giá thì giá bán hàng hóa đó trong nước cũng tăng lên. Điều này làm cho mức giá cả chung tăng lên dẫn đến lạm phát.
  • 25. 13 2.5.6. Lạm phát tiền tệ Khi lượng cung tiền trong lưu thông tăng lên làm cho lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều thì tiêu dùng theo đó tăng lên làm giá cả trong thị trường tăng lên vì vậy lạm phát gia tăng. Cung tiền tăng khi NHTW thực thi CSTT mở rộng. Khi in tiền để hỗ trợ thâm hụt ngân sách làm cung tiền tăng liên tục. Việc giữ tỷ giá luôn cố định cũng có thể làm tăng cung tiền. Khi tỷ giá ngoại tệ giảm, NHTW bơm nội tệ nhằm mua ngoại tệ để nâng giá ngoại tệ làm mức tiền của nền kinh tế tăng. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại làm cho khả năng tạo tiền tăng và làm cung tiền tăng. Lạm phát chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chính sách tiền tệ. Do đó, năng lực của các nhà hoạch định chính sách cũng có thể là nguyên nhân gây ra lạm phát. Các quyết định sai lầm hay tình trạng chậm trễ trong quá trình ra quyết định, không nhanh nhạy với những biến đổi cũng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Độ trễ trong chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa dẫn đến việc thực thi các chính sách, kiểm soát lạm phát và quản lý kinh tế vĩ mô, ổn định tăng trưởng kém hiệu quả. 2.6. Tóm tắt lý thuyết liên quan Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lạm phát. Nhìn chung mỗi quan điểm đều đi từ hiện tượng , bản chất thực sự của lạm phát, từ sự đơn giản đến phức tạp. Miltơn Priedman đại diện cho trường phái lạm phát “ lưu thông tiền tệ”. Theo họ lạm phát là tiền trong lưu thông được đưa vào nhiều hơn làm giá cả hàng hóa tăng lên. Lạm phát là “ cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng”. J. Keynes là đại diện cho trường phải lạm phát “ cầu kéo” hay “ cầu dư thừa tổng quát.
  • 26. 14 Trường phái lạm phát giá cả: lạm phát là sự tăng giá. Tuy nhiên khi lạm phát xảy ra, có nhiều cái khác tăng không phải chỉ do tăng giá. Tăng giá là bản chất chứ không phải hiện tượng của lạm phát. Cac-Mac cho rằng “ lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả ( mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm xã hội giữa những giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản. Lạm phát theo quan điểm này được nhìn nhận dưới góc độ của giai cấp tư sản, vì vậy lạm phát có thể hiểu là do chủ nghĩa tư bản tạo ra, để bóc lột giai cấp vô sản lần nữa. Theo Samuelson lại cho rằng lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá cả chung. Theo ông “ lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng lên. Giá bánh mì, dầu, xăng, xe ô tô tăng…” 2.7. Các nghiên cứu trước đây về lạm phát 2.7.1. Các nghiên cứu trong nước
  • 27. 15 STT Tác giả Năm xuất bản Chủ đề Nhân tố tác động Kết quả 1 Ngô Trí Trung 2015 Kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý và ổn định là điều kiện tốt cho sự phát triển Lạm phát cao và nhiều, lạm phát gây nhiều bất lợi và tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế. Lạm phát thấp, quy mô nhỏ có thể đem lại những lợi ích, tuy nhiên, lạm phát quá thấp bên cạnh những lợi ích, song cũng kèm theo đó là những tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bài viết giới thiệu lạm phát ở mức hợp lý là điều kiện tốt cho sự phát triển và những dự báo lạm phát trong năm 2015. 2 Lê Duy Hiếu 2013 Lạm phát ở Việt Nam hiện nay: nguyên nhân và giải pháp Cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý Lạm phát hiện nay ở nước ta là do cơ cấu kinh tế bất hợp lý và cơ chế quản lý bất cập. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm đình trệ luân chuyển tiền tệ, làm ách tắc quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Sự ách tắc “lưu chuyển máu” của cơ thể kinh tế này sẽ đẩy nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Lạm phát do những nguyên nhân khác nhau, trong khi cách chữa trị xưa nay của chúng ta chỉ có một là thắt chặt tiền tệ. Trong điều kiện hiện nay, chúng ta có thể lựa chọn chính sách: tăng mạnh cung tiền, giảm mạnh lãi suất và tỷ giá để giải
  • 28. 16 cứu nền kinh tế. Điều đó có thể giúp kiềm chế được lạm phát. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề cốt lõi là hoàn thiện chế độ trách nhiệm cá nhân. Đây là khâu đột phá của cấu trúc lại cơ cấu và thể chế kinh tế, do vậy có thể loại bỏ các nguyên nhân lạm phát chủ yếu. 3 Nguyễn Hải Anh 2011 Đâu là nguyên nhân thực sự của lạm phát ở Việt Nam Lượng tiền ( M), lãi suất ( R), đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ ( Ig), tỷ giá (Er) Lạm phát là vấn đề đau đầu không chỉ với các nhà làm chính sách mà đối với cả những người dân , đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của vấn đề này. Trong nghiên cứu của mình, để nghiên cứu các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam tác giả sử dụng mô hình định lượng , từ đó nêu các kiến nghị về chính sách nhằm kiềm chế lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố lượng tiền ( M), lãi suất ( R), đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ ( Ig), tỷ giá (Er) tác động có đến lạm phát, nhân tố chi tiêu thường xuyên của chính phủ ( G) có tác động ngược chiều đến lạm phát còn nhân tố xuất khẩu (EX) không có tác động đáng kể đến chỉ số CPI của nước ta trong giai đoạn được tìm hiểu. 4 Phạm Lê Thông và Phan Lê Trung 2014 Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam CPI, GDP, tín dụng, tỷ giá, lãi suất, giá gạo và giá dầu Với một nước đang phát triển và nền kinh tế nhỏ, mở cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao thì lạm phát khá phức tạp và dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố từ bên trong lẫn bên ngoài. Nghiên cứu của các tác giả đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát giai đoạn 1992-
  • 29. 17 2012, và đề xuất những kiến nghị nhằm kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Kết quả của nghiên cứu với mô hình vec-tơ điều chỉnh sai số VECM ( Vector Error Correction Model) với các biến: CPI, GDP, tín dụng, tỷ giá, lãi suất, giá gạo và giá dầu quốc tế cho thấy đối với nước ta lạm phát chịu ảnh hưởng bởi lạm phát kỳ vọng và tỷ giá hối đoái. Đối với hiệu quả kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn, CSTT không phải công cụ đạt kết quả nhanh. 5 Huỳnh Thế Nguyễn và Vũ Thị Tươi 2016 Tác động của các yếu tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam kỳ vọng lạm phát, tiền tệ, khoảng chênh sản lượng, tỷ giá hối đoái Kết quả nghiên cứu các yếu tố vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2012 cho thấy yếu tố kỳ vọng lạm phát, tiền tệ, khoảng chênh sản lượng, tỷ giá hối đoái là những nguyên nhân chính gây lạm phát trong thời gian qua. Do đó để kiểm soát lạm phát hiệu quả, Chính phủ cần triển khai các chính sách vĩ mô một cách hiệu quả và có chất lượng.
  • 30. 18 2.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài STT Tác giả Năm xuất bản Chủ đề Nhân tố tác động Kết quả 1 Nguyen et al 2012 Các yếu tố quyết định lạm phát ở Việt Nam, 2001- 2009. tỷ giá hối đoái , giá dầu, giá gạo Sử dụng một mô hình kinh tế vĩ mô đơn giản của lạm phát để điều tra theo kinh nghiệm các yếu tố gây ra lạm phát (CPI) của nước ta trong những năm 2001-2009. Việt Nam được chọn là trọng tâm cho nghiên cứu này vì có lịch sử lạm phát cao gần đây kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 và Điều chỉnh cải cách giá cả năm 1985. Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến việc xem xét vai trò của tỷ giá hối đoái trong việc giải thích lạm phát và hiệu quả của các yếu tố bên cung như giá dầu thô và gạo. Sử dụng một chuỗi các chuỗi thời gian kỹ thuật ước tính, chúng tôi thấy rằng lạm phát là dai dẳng và cung tiền, giá dầu và giá gạo có tác động mạnh nhất đến tỷ lệ lạm phát.
  • 31. 19 2 Sims 2004 Giới hạn cho mục tiêu lạm phát Nhắm mục tiêu lạm phát ở hầu hết các quốc gia là một sự cải thiện về chế độ chính sách tiền tệ. Nhưng sự cải thiện đến từ việc nó là một bước tiến tới mục tiêu và mô hình minh bạch. Nếu chúng ta tách các khía cạnh minh bạch của mục tiêu lạm phát từ khía cạnh danh nghĩa của nó, có thể đưa ra một khuyến nghị chính sách áp dụng rộng rãi hơn. Các ngân hàng trung ương ở khắp mọi nơi thực hiện dự báo lạm phát, đưa ra các hành động chính sách có thể ổn định lạm phát, và hoặc thực hiện những hành động đó hoặc giải thích tại sao nó không thể và ai có thể. NHTW có thể một mình kiểm soát con đường lạm phát? Những chiến lược tiền tệ nào đã được đề xuất? Tính độc lập của NHTW đối với cơ quan tài chính phải đạt mức độ nào? 3 Hau Le Long et al 2013 Vàng như một hàng rào chống lạm phát: Trường hợp Việt Nam. Vàng Đặc tính phòng ngừa lạm phát của vàng tại Việt Nam, đạt được những kỷ lục đáng chú ý trong những năm 1980-1990. Vàng cung cấp một hàng rào hoàn chỉnh chống lại lạm phát. Ngoài ra lợi nhuận của nó liên quan tích cực đến lạm phát, mặc dù bằng chứng thống kê không hỗ trợ mạnh mẽ cho điều này. Tuy nhiên, nói chung không thể từ chối rằng vàng cung cấp một hàng rào chống lạm phát hoàn toàn. Hơn nữa, những phát hiện này ủng hộ giá thuyết của Fisher rằng lợi nhuận vàng danh
  • 32. 20 nghĩa di chuyển theo sự tương ứng một đối một với lạm phát dự kiến. Nghiên cứu có ích cho cả nhà đầu tư và chính phủ. 4 Su Dinh Thanh 2015 Ngưỡng ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng ở các nước ASEAN-5: cách tiếp cận hồi quy chuyển đổi suôn sẻ. Nghiên cứu được thực hiện để kiểm tra giả thuyết tác động giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế là phi tuyến tính. Nghiên cứu dữ liệu khung này liên quan đến các nước ASEAN-5 trong giai đoạn 1980- 2011. Với việc sử dụng mô hình hồi quy chuyển đổi trơn tru của bảng điều khiển (PSTR) được sử dụng để ước tính ngưỡng lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Độ bền cũng được kiểm tra bằng cách sử dụng thông số kỹ thuật GMM-IV. Kết quả chỉ ra rằng có một quan hệ tiêu cực có ý nghĩa thống kê giữa lạm phát và tăng trưởng đối với tỉ lệ lạm phát trên ngưỡng 7,84%, trên đó lạm phát bắt đầu cản trở tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN-5. Kết quả cho thấy các ngân hàng trung ương ở các nước ASEAN-5 có thể cải thiện tăng trưởng kinh tế bằng cách giảm lạm phát khi nó ở trên hoặc gần ngưỡng ước tính. Do đó, mức lạm phát có thể được coi là chỉ số nhắm mục tiêu lạm phát để thực hiện chính sách tiền tệ.
  • 33. 21 5 Juthathip Jon gwanich và Donghyun Pa rk 2009 Lạm phát ở các nước châu Á đang phát triển Lạm phát là một thách thức kinh tế vĩ mô lớn nhất đối với châu Á trong những năm 2007-2009, lạm phát do khủng hoảng toàn cầu từ cuối năm 2008 đã có dấu hiệu giảm. Nghiên cứu xem xét tầm quan trọng tương đối của các nguồn lạm phát khác nhau ở châu Á đang phát triển. Cụ thể, kiểm tra quan điểm sự gia tăng lạm phát của khu vực trong năm 2007, 2008 chủ yếu là kết quả của các biến giá bên ngoài như cú sốc dầu và thực phẩm. Kết quả phân tích là, trái với quan điểm sai lầm phổ biến, lạm phát châu Á chủ yếu là do tổng cầu quá mức và kỳ vọng lạm phát, thay vì cú sốc giá bên ngoài. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ sẽ vẫn là một công cụ mạnh mẽ trong việc chống lạm phát ở châu Á. 6 ChengsiZha ng 2011 Lạm phát dai dẳng, kỳ vọng lạm phát và chính sách tiền tệ ở Trung Quốc Tác giả xây dựng một loạt lạm phát, giảm phát GDP hàng quý cho Trung Quốc từ năm 1979 đến 2009 và kiểm tra sự phá vỡ cấu trúc với một điểm thay đổi chưa biết trong quá trình lạm phát. Kết quả phân tích chỉ ra một sự thay đổi đáng kể về cấu trúc trong tình trạng lạm phát kéo dài. Sử dụng một phương pháp mô phỏng, tác giả chỉ ra rằng thay đổi cơ cấu chủ yếu được quy cho việc thực thi CSTT tốt hơn và kết quả là kỳ vọng lạm phát được neo tốt hơn. Phát hiện này ngụ ý rằng sự ngừng hoạt động của lạm phát Trung Quốc trong thập kỷ qua cũng có thể được
  • 34. 22 theo sau bởi sự trở lại thời kỳ lạm phát cao trong trường hợp không có nỗ lực kiên quyết của các cơ quan tiền tệ trong việc quản lý kỳ vọng lạm phát. Do đó, việc sử dụng chính sách tiền tệ được ưu tiên để đáp ứng kỳ vọng lạm phát và để giữ tỷ lệ lạm phát ỏ mức phù hợp được đảm bảo tại Trung Quốc. 7 Jiadan Jiang và David Kim 2013 Tỷ giá chuyển qua lạm phát ở Trung Quốc Tỷ giá hối đoái Khi kinh tế của Trung Quốc trở nên mở hơn và chính quyền đã loại bỏ đồng tiền đô la của Mỹ vào tháng 7 năm 2005, các biến động tỷ giá bắt đầu ảnh hưởng đến lạm phát giá cả ở Trung Quốc một cách đáng kể. Bài viết này ước tính mô hình vectơ tự phát (SVAR) cấu trúc để nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá đối với giá cả và ảnh hưởng của CSTT trong nước với Trung Quốc. Nhóm tác giả thấy rằng (i) thông qua tỷ giá hối đoái( ERPT) cho chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giá bán lẻ ( RPI) thường không đầy đủ; (ii) ERPT cho PPI cao hơn so với RPI; (iii) ERPT đến PPI và RPI tương đối nhanh. Bằng chứng SVAR cho thấy sự ổn định tỷ giá có vai trò độc đáo và trọng yếu đối với sự ổn định giá cả ở Trung Quốc. 8 Joseph Lim 2008 Ngân hàng Trung ương ở sự thay đổi của CSTT Philippines từ mục tiêu tiền tệ trong những năm 1980 và 1990 sang mục tiêu lạm phát năm 2002 đã mang đến một chính
  • 35. 23 Philippines: từ mục tiêu lạm phát đến phát triển tài chính sách tiền tệ hiệu quả, nhạy cảm hơn với các mục tiêu đầu ra. Kết quả này chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát thấp ở Philippines theo xu hướng giảm của lạm phát thế giới trong những năm gần đây. Liệu chính sách này sẽ tiếp tục đối mặt với một thử nghiệm quan trọng nếu áp lực lạm phát sẽ quay trở lại. Vấn đề là cả chế độ tiền tệ và lạm phát mục tiêu đều dựa trên giải thích nhu cầu về lạm phát, đổ lỗi cho lạm phát trong việc khai thác quá mức tiền và tín dụng. Bằng chứng Philippines cho thấy trải nghiệm lạm phát chủ yếu là hiện tượng đầy cung và dẫn đầu về chi phí. Các tài liệu giấy, ngay cả với một CSTT lỏng lẻo, nền kinh tế vẫn chưa thể tăng cường cho vay đối với khu vực tư nhân trong bối cảnh khó khăn tài chính; điều này góp phần làm giảm đầu tư và tạo việc làm. CSTT không độc lập với các lĩnh vực vĩ mô khác cũng như các lĩnh vực thực tế và ngoài của nền kinh tế. Vì vậy, bài viết này đề xuất các CSTT thay thế cho lạm phát mục tiêu có dự kiến đến vai trò lớn hơn và phức tạp hơn của CSTT đối với nền kinh tế đòi hỏi một chương trình thúc đẩy phát triển hơn. 9 Chayawadee Chai-anant et 2008 Vai trò của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái Phân tích xem xét vai trò của tỷ giá hối đoái trong CSTT theo chế độ nhắm mục tiêu lạm phát, chủ yếu nghiên cứu ở Thái Lan. Tý giá như
  • 36. 24 al trong chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát: Một nghiên cứu điển hình cho Thái Lan. một kênh của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ, vai trò của nó như một công cụ hỗ trợ giảm áp lực của lạm phát. Bài viết chủ yếu dùng mô hình cấu trúc nhỏ nhằm nắm bắt mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác, kết hợp các kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng khác. Kết quả cho thấy, bên cạnh các vai trò thông thường của nó trong lạm phát mục tiêu, tỷ giá hối đoái có vai trò bổ sung để giảm áp lực lạm phát chỉ trong những trường hợp cụ thể. Phát hiện cho thấy tác động trong việc quản lý tỷ giá đối với việc giảm lạm phát là nhanh chóng và ngắn hạn, ảnh hưởng đến sản lượng cũng ít hơn nhưng lâu dài hơn so với việc sử dụng chính sách lãi suất. Vì vậy, việc sử dụng tỷ giá hối đoái trong việc kiềm chế lạm phát chỉ phù hợp trong trường hợp sốc lạm phát tạm thời. Tuy nhiên, cũng có những điểm yếu nhất định. Kết quả của việc quản lý tỷ giá thông qua can thiệp ngoại hối, tức là mức độ kiểm soát là vấn đề quan trọng cần quan tâm. Việc can thiệp kéo dài cũng có thể bóp méo phân bổ nguồn lực và trì hoãn điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế thực.
  • 37. 25 2.8. Kinh nghiệm kiểm soát lạm phát ở các nước Trong lúc bối cảnh chung là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho nền kinh tế của hầu hết tất cả các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng và hồi phục kinh tế chậm. Tuy nhiên khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, việc kiểm soát lạm phát của Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đều ở mức một con số. Vậy bài học nào cho Việt Nam từ chính sách kiểm soát lạm phát của các nước này? ( Nguồn: Worldbank) Biểu đồ 2.1: Lạm phát ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippines giai đoạn 2010 -2017 2.8.1. Trung Quốc Trung Quốc là một nước xếp thứ hai thế giới về quy mô kinh tế từ năm 2010 chỉ sau Mỹ. Chính phủ nước này thường sử dụng lạm phát như một giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng trong điều kiện khủng hoảng khu vực và thế giới. Những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc: - Lạm phát do mất cân đối cung- cầu và tăng giá lương thực, thực phẩm, đặc biệt là nông sản gắn với thiên tai và hiện tượng đầu cơ trong lưu thông. Nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 2/3 trong rổ hàng hóa tính CPI của
  • 38. 26 Trung Quốc. Do tính chất tự cung, tự cấp nên thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cũng như giá lương thực, thực phẩm và ảnh hưởng đáng kể đến CPI của nước này. Nhu cầu tiêu dùng lớn do các hộ gia đình Trung Quốc đã trở nên giảu hơn trong khi nguồn cung hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cả. - Lạm phát do chính sách tài chính- tiền tệ nới lỏng quá mức. Trung Quốc phát hành tiền tệ quá nhiểu, tăng trưởng tín dụng quá nhanh khi chính phủ khuyến khích mở rộng cho vay không có tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. Lượng tiền cung ứng quá mức và xu thế lạm phát toàn cầu đã tạo nền tảng cho giá tăng và hoạt động đầu cơ. - Lạm phát do tăng giá tài sản, tiền lương: thị trường chứng khoán và giá bất động sản ở Trung Quốc những năm gần đây chỉ tăng chứ không giảm làm tăng áp lực lạm phát. Sự leo thang của giá các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu … đã trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát ở Trung Quốc - Lạm phát do một số nguyên nhân khách quan khác như chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ của một số nước đã gây ra sự bất ổn lớn trong tỷ giá và giá cả những hàng hòa chủ yếu. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Trung Quốc. Để chống lạm phát, Chính phủ Trung Quốc đã ưu tiên sử dụng CSTT thắt chặt, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ đang được chuyển dần từ trực tiếp sang gián tiếp. - Công cụ dự trữ bắt buộc: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bốn lần hạ mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ mức 20% giảm còn 17,5% trong năm 2015. Sang năm 2016, tỷ lệ này lại được hạ một lần nữa xuống mức 17%. Việc nới lỏng tiền tệ cho thấy PBoC đang mở rộng tiền tệ để ngăn sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc. - Công cụ nghiệp vụ thị trường mở (OMO): PBoC phát hành tín phiếu trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Mục đích của việc sử dụng tín phiếu ngân hàng trung ương là để hút về phương tiện thanh toán khi NHTW muốn tăng dự trữ ngoại hối bằng cách mua ngoại hối trên thị trường.
  • 39. 27 - Công cụ tái chiết khấu: Đối tượng là thương phiếu, hối phiếu được các ngân hàng chấp nhận trên thị trường. - Công cụ tái cấp vốn: các khoản vay Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thực hiện lãi suất thả nổi, lãi suất trần là lãi suất vay PBoC kỳ hạn 20 ngày, lãi suất thấp nhất là lãi suất tiền gửi dự trữ vượt mức, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất repo 7 ngày trên OMO dao động trong khoảng của lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất. - Công cụ lãi suất: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc từng bước để lãi suất được tự do hóa. Đầu tiên là tự do hoàn toàn lãi suất cho vay. Tháng 10/2015, PBoC tiếp tục bỏ lãi suất huy động trần. - Công cụ tỷ giá: Đồng nhân dân tệ liên tiếp hạ giá từ tháng 8/2015. Đồng nhân dân tệ bị giảm mạnh nhất từ trước đến nay nhằm mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, giữ vững vai trò trọng tâm trên thị trường kinh tế thế giới. 2.8.2. Thái Lan NHTW Thái Lan lấy mục tiêu lạm phát khi thực hiện CSTT. Nhiệm vụ chủ yếu là giữ giá cả ổn định, kiểm soát lạm phát chứ không phải tăng trưởng kinh tế. Lựa chọn chính sách lạm phát mục tiêu của NHTWW Thái Lan xuất phát từ các lý do chính sau: (i) Sự ổn định giá cả là điều kiện tiên quyết quan trọng cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, khuyến khích tăng trưởng dài hạn; (ii) Ðảm bảo sự nhất quán với cơ chế tỷ giá linh hoạt; (iii) IT khuyến khích một quy trình hoạt động minh bạch, có hệ thống của NHTW, đồng thời, nâng cao uy tín và độ tin cậy cho chính sách; (iv) Khắc phục những nhược điểm của các hệ thống đã áp dụng trước đó. - Công cụ chính sách: Công cụ sử dụng là lãi suất( lãi suất mua lại song phương một ngày). Đây là tín hiệu cho chính sách tiền tệ rõ ràng, minh bạch, đồng thời là khuôn khổ để cơ chế truyền dẫn hiệu quả. Cùng ngày quyết định lãi suất chính sách, BOT sẽ đưa lãi suất chính sách về mức mong muốn bằng cách sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ. - Cơ chế truyền dẫn CSTT: Tổng cầu trong và ngoài nước sẽ thay đổi ảnh hưởng đến giá cả trong nước và tác động đến lạm phát bằng cách thay đổi của lãi
  • 40. 28 suất chính sách hoặc lượng cung tiền vì sẽ ảnh hưởng đến: Lãi suất thị trường, tín dụng ngân hàng, giá tài sản, tỷ giá và kỳ vọng. Ước tính, ở Thái Lan, chính sách tiền tệ muốn phát huy hết tác dụng lên nền kinh tế cần phải mất 4-8 quý. Vì vậy cần có khả năng dự đoán, đi trước đón đầu về thị trường tài chính, tiền tệ trong tương lai. 2.8.3. Philippines Philippines đang có mức tăng trưởng hàng đầu ở khu vực châu Á. Nước này có động lực kinh tế tăng trưởng bởi nội lực hơn là xuất khẩu. Philippines có cách thức xoay chuyển tình hình khi có khủng hoảng ở hầu hết các nước, là một kinh nghiệm quý giá cho nước ta. Bài học rất quan trọng là chính quyền Philippines đã tạo ra được niềm tin trong nhân dân. Người dân thấy rõ chính quyền muốn chống tham nhũng và quyết giữ ổn định nền kinh tế với lạm phát thấp. Có thể thấy Philippines đã không kích cầu, hoặc bằng mọi cách kích tỷ lệ đầu tư. Cho đến nay cũng không đặt nặng vấn đề lôi kéo đầu tư nước ngoài và nhiều ngành nghề vẫn không mở cửa cho đầu tư nước ngoài, như giáo dục hay dịch vụ. Trong khi lạm phát ở Việt Nam năm 2011 ở ngưỡng hai con số thì ở Philippines lạm phát là 4,6%. Khi so sánh về tỷ lệ đầu tư ở thời điểm này, Việt Nam ở mức 30- 40% thì Philippines chỉ 15-19%. Chi tiêu Chính phủ so với Việt Nam cũng chỉ bằng ½, Philippines 18% còn Việt Nam 30%. Tình hình kinh tế của Philippines khởi sắc mà không cần đầu tư ồ ạt và tăng chi tiêu chính phủ, mà bắt nguồn từ niềm tin của người dân vào các chính sách của nhà nước, nhất là chống tham nhũng. Nước này đang quản lý khá tốt việc thu hút tiền tiết kiệm ngoại hối từ lực lượng xuất khẩu lao động từ người dân vào việc đầu tư phát triển sản xuất thay cho trước đây lực lượng này gửi về cho gia đình tiêu xài. Đây là những bước tiến đáng kể giúp Philippines dần hồi phục và chuyển mình sau những sai lầm trong chính sách tiền tệ và tham nhũng trầm trọng khiến tình hình kinh tế nước này suy sụp trở thành một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á.
  • 41. 29 Ổn định kinh tế vĩ mô, có chính sách tiền tệ phù hợp và tăng chi tiêu công là một trong những yếu tố quan trọng giúp Philippines đạt được thành tựu như trên. Ngoài ra ổn định tình hình chính trị, trị tận gốc tham nhũng, đấu tranh chống lại nạn đói nghèo và bất bình đẳng của chính quyền đã giúp khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Philippines tăng lên đáng kể. 2.9. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ các chính sách nhằm ổn định vĩ mô kinh tế, có thể thấy CSTT là công cụ hỗ trợ phù hợp, hiệu quả đối với việc kiềm chế lạm phát. Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc điều hành và thực thi CSTT như sau: Thứ nhất, ổn định giá trị đồng nội tệ bằng cách ổn định tỷ lệ lạm phát. Nhắm tới lạm phát mục tiêu nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Thứ hai, ổn định giá cả HH và DV trên thị trường. Ngoài những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến giá như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả HH trên thế giới thì yếu tố khách quan về công tác điều hành, quản lý giá cũng như yếu tố tâm lý của người dân cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mặt bằng giá cả. Thứ ba, nâng cao mức độ độc lập của NHNN, làm rõ vai trò, giải pháp của CSTT và CSTK đến nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Ưu tiên kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo các điều kiệm để tăng trưởng hợp lý kinh tế và các mục tiêu khác. Thứ tư, các công cụ của CSTT cần được phối hợp đồng bộ, linh hoạt, cụ thể, trong đó chú trọng công cụ lãi suất góp phần ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng. Kết hợp chặt chẽ giữa các chính sách của nhà nước và cơ chế chuyển đổi của thị trường. Phát huy tối đa cơ chế thị trường bằng cách đa dạng hoạt động của ngành nghề, doanh nghiệp, tránh hiện tượng độc quyền kinh tế. Thứ năm, theo dõi, dự báo sát với diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước. Tăng cường các phương pháp phân tích, thống kê để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Ngoài những giải pháp điều hành cơ bản, cần tăng cường các giải pháp tình thế để giải quyết các tình thế bất thường ngắn hạn.
  • 42. 30 Thứ sáu, ổn định chính trị, phòng chống tham nhũng, có các biện pháp cụ thể để xóa đói, giảm nghèo, và bất bình đẳng của chính quyền. Thứ bảy, ưu tiên phát triển kinh tế từ nội lực của đất nước. Gia tăng phát triển các ngành nghề trọng điểm còn chưa có kỹ năng, tay nghề. Vận hành các thị trường lao động, dịch vụ, công nghệ, thị trường vốn hiệu quả. Thứ tám, tạo niềm tin trong người dân để có sự đồng thuận trong thực hiện các chính sách, chủ trương, hoàn thiện định hướng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kiểm tra, giám sát thị trường thường xuyên để phòng tránh các hành vi gian lận trong thương mại, hiện tượng đầu cơ, kinh doanh trái phép, buôn lậu. Quy định, kiểm tra chặt chẽ về việc niêm yết giá, thực hiện quy định giá của nhà nước và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, hàng cấm, không rõ nguồn xuất xứ.
  • 43. 31 Tóm tắt chương 2 Lạm phát là sự tăng lên trong mức giá chung của sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ theo định lượng, có thể chia lạm phát thành lạm phát vừa phải, lạm phát cao và siêu lạm phát. Căn cứ theo định tính, lạm phát được chia thành hai loại: lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng, lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường. Có rất nhiều cách để đo lường lạm phát, tuy nhiên cách phổ biến nhất là sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Để tính toán chỉ số này, các nhà kinh tế dựa trên tỷ trọng chi tiêu của từng loại hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Giỏ hàng hóa được chọn là hàng hóa, dịch vụ quan trọng mang tính chất điển hình. Ở Việt Nam, hiện nay có 11 nhóm hàng hóa được chọn để tính toán. Lạm phát vừa phải tác động tích cực đến nền kinh tế vì lạm phát giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kích thích tiêu dùng làm tăng sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn. Lạm phát cao hay lạm phát thấp ( giảm phát) làm ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng trưởng và sản lượng của nền kinh tế, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng tới thu nhập thực tế, tạo ra sự phân phối bất bình đẳng về của cải và làm gia tăng nợ quốc gia và khủng hoảng kinh tế xã hội. Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân: do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, cầu thay đổi, xuất- nhập khẩu và tiền tệ. Lạm phát dù xảy ra do nguyên nhân nào cũng có cách khắc phục. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phối hợp hiệu quả, linh hoạt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Trong chương này cũng trình bày ngắn gọn những quan điểm của các nhà khoa học chính về lạm phát. Mỗi trường phái thể hiện quan điểm lạm phát của mình ở một góc độ khác nhau nhưng đều nói lên đúng bản chất của lạm phát. Những nghiên cứu trước đây về lạm phát cũng được nêu nhằm làm rõ khái niệm lạm phát là gì? Giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ thế nào? Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế. Các mô hình khác nhau được sử dụng để tìm hiểu rõ các biến số có ảnh hưởng đến lạm phát như lượng tiền (M), lãi suất (R), đầu tư xây dựng cơ bản của chính phủ (Ig), tỷ giá ( Er), chi tiêu thường xuyên của chính phủ (G), vàng… Ngoài ra, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, cơ chế quản lý bất cập cũng là những
  • 44. 32 nguyên nhân gây nên lạm phát. Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các tác giả đã chỉ ra những giải pháp như thắt chặt tiền tệ, tăng cung tiền làm giảm lãi suất, tỷ giá… Chính sách kiểm soát của các nước trong khu vực Đông Nam Á: Trung Quốc, Thái Lan và Philippines đã giúp rút ra được một số kinh nghiệm trong việc thực thi các chính sách và kiềm chế lạm phát. Việc nhắm tới lạm phát mục tiêu là một trong những chính sách cần được nghiên cứu rõ trước khi áp dụng. Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Trung ương cần có những chiến lược tiền tệ gì? Mức độ độc lập của Ngân hàng Trung ương với cơ quan tài chính như thế nào?
  • 45. 33 20 18 Đơn vị tính : % 16 14 12 10 8 Lạm phát Tốc độ tăng GDP 6 4 2 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 3.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2010-2018 có nhiều sự biến động, tỷ lệ lạm phát tăng giảm bất thường và liên tục. Vì vậy tốc độ tăng trưởng GDP cũng không đồng đều. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trong giai đoạn này của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trên thế giới, bình quân 6,1% nhưng không bằng tỷ lệ 6,8% của giai đoạn 1986-2006. ( Nguồn: Số liệu Tổng cục thống kê ) Biểu đồ 3.1: Lạm phát và tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018 Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy nhận định về mối quan hệ giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế là đúng. Ở giai đoạn 2010-2012, Việt Nam gặp khó khăn khi tốc độ lạm phát tăng cao dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng sụt giảm. Đây là giai đoạn khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2015 sau đó, Việt Nam kiểm soát tỷ lệ lạm phát khá tốt, giúp tăng tăng trưởng kinh tế ở những năm này khá ổn định. Năm sau luôn đạt tốc độ cao hơn năm trước. 3.1.1. Giai đoạn 2010- 2011 Năm 2010, lạm phát cả nước vượt gần 4% so với mục tiêu Quốc hội đã đưra từ đầu năm 8%. Bình quân cả năm lạm phát ở mức 11,75%. Xét về tốc độ tăng CPI
  • 46. 34 năm 2010 thì chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao nhất với mức gần 20%, hàng ăn tăng 16,18%, vật liệu xây dựng tăng 15, 74%, giao thông, HH và DV khác, thực phẩm tăng hơn 10%.3 Năm 2011, lạm phát tiếp tục tăng và đạt mức 18,58% so với năm 2010. Từ tháng 1 đến tháng 4, lạm phát không ngừng gia tăng và bất ổn về tỷ giá ở thời điểm này cũng là một vấn đề cấp thiết đối với nền kinh tế. Tỷ giá giao dịch USD/VND ở thị trường tự do luôn cao hơn tỷ giá niêm yết khoảng 8%. Ngày 11/2/2011, NHNN buộc phải nâng tỷ giá ở mức 18,932 VND/USD thành 20,963 VND/USD.4 ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) Biểu đồ 3.2: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm 2011 Sau khi tập trung thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, lạm phát năm 2011 đã được kìm hãm. Thành công này bắt đầu từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/ NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 cùng với sử dụng đồng thời các công cụ lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, các nghiệp vụ trên thị trường mở, tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ nhằm thắt chặt tiền tệ, ổn định thị trường ngoại tệ. 3 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010. 4 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011. C I các tháng trong năm 2011 104 103.5 103 102.5 102 101.5 101 100.5 100 99.5 99 98.5 ThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángTháng Đơn vị tính: % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
  • 47. 35 3.1.2. Giai đoạn 2012-2015 Từ các vấn đề yếu kém được bộc lộ sau giai đoạn 2010-2011: lạm phát cao, tỷ giá và thị trường vàng bất ổn, cơ cấu kinh tế mất cân đối đã giúp Chính phủ đưa ra các đề án tái cấu trúc nền kinh tế. Năm 2012, lạm phát có nhiều biến động bất thường. Hàng ăn, dịch vụ ăn lần đầu tiên chỉ tăng 1% so với tháng 12 năm trước. Dược phẩm và dịch vụ y tế tăng 45,23%, giáo dục tăng 16,97% do sự điều chỉnh giá từ Nhà nước. Việc điều chỉnh giá xăng từ 21.000 lên 23,650 đồng / lít đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thông tăng. Tuy nhiên áp lực này lên giá giao thông cuối năm đã được giảm nhẹ do đến tháng 10, tháng 11 giá dầu và năng lượng giảm nhẹ. Tính đến tháng 12 năm 2012, nhà ở và vật liệu xây dựng đã đóng góp 13,4% mức CPI chung của cả nước do sự tăng giá mạnh vào các tháng cuối năm.5 ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) Biểu đồ 3.3: Chỉ số giá tiêu dùng các tháng trong năm giai đoạn 2012-2015 Tương tự năm 2012, nhân tố chi phí đẩy tiếp tục tác động đến tỷ lệ lạm phát năm 2013. Việc quán triệt Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP giúp cho chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,04%, đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại. 5 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 103% 102% 102% 101% 101% 100% 100% 99% 99% 98% 2012 2013 2014 2015
  • 48. 36 Thuốc và dịch vụ y tế tiếp tục tăng, đặc biệt tăng mạnh vào các tháng 1,4,5,8. Từ tháng 9 tăng chậm hơn từ 0,04% đến 0,1%. Đợt điều chỉnh tăng mạnh giá xăng ngày 17/7/2013 đã làm chỉ số giá nhóm hàng giao thông tăng mạnh trong hai tháng 7 và 8: 1,34% và 1,11%. Tuy nhiên từ tháng 9 trở đi đến cuối năm, giá xăng quay đầu giảm giá làm giảm áp lực lên tỷ lệ lạm phát các tháng cuối năm. Giáo dục , nhà ở và vật liệu xây dựng đóng góp lần lượt 0,67% và 0,55% vào CPI chung.6 Năm 2014, lạm phát cả nước chỉ tăng 1,84%. Đây là mức thấp nhất trong 10 năm qua.Chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 có 3 tháng 3,11,12 giảm còn các tháng còn lại tăng nhưng tỷ lệ thấp. Một số luồng ý kiến chỉ ra CPI năm 2014 thấp do nền kinh tế có sức cầu yếu. Nhưng khi so sánh số liệu tốc độ tăng về lượng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội khi loại trừ yếu tố giá và lạm phát thì thấy CPI năm 2014 thấp không phải do nhu cầu tiêu dùng. Bảng 3.1: Tốc độ tăng lượng bán HHDV và lạm phát giai đoạn 2012-2014 Năm 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng HH và DV 4,7 % 6,2 % 5,6 % 6,5 % Lạm phát 18,13 % 6,81 % 6,04 % 1,84 % ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) Năm 2015, tỷ lệ lạm phát tăng 0,63% so với năm 2014. Bình quân tốc độ tăng mỗi tháng là 0,05%. Trong số 11 nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa dùng để tính CPI, có 7 nhóm hàng hóa tăng nhưng mức tăng không đáng kể, 4 nhóm hàng hóa còn lại có tỷ lệ giảm. 7 Bảng 3.2: CPI các nhóm hàng hóa, dịch vụ năm 2015 so với năm 2014 Nhóm hàng hóa Chênh lệch Tỷ lệ Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Tăng 0,16% Đồ uống và thuốc lá Tăng 0,16% May mặc, mũ nón, giầy dép Tăng 0,32% Nhà ở, vật liệu xây dựng Tăng 0,5% 6 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2013. 7 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015.
  • 49. 37 Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 0,14% Giáo dục Tăng 0,04% Hàng hóa và dịch vụ khác Tăng 0,15% Bưu chính viễn thông Giảm 0,03% Giao thông Giảm 1,57% Văn hóa, giải trí và du lịch Giảm 0,05% Thiết bị và đồ dùng gia đình Giảm 0,1% ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) Mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt thành công kèm với đó là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh. Từ mức lạm phát cao trong những năm 2010- 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam đã kiểm soát tốt tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này. 3.1.3. Giai đoạn 2016- 2018 Bắt đầu từ 2016, lạm phát tăng trở lại so với giai đoạn trước đó tuy nhiên trong điều kiện giá các mặt hàng thiết yếu tăng trở lại thì việc giữ tỷ lệ lạm phát ở mức này được xem là khá thành công. Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2016-2020 trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Bình quân CPI năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016. Năm 2018 CPI tăng 3,54% so với năm 2017. Nhìn chung cả ba năm, lạm phát đều ở mức dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. Việc kiểm soát lạm phát của Chính phủ trong giai đoạn này được xem là khá thành công. Bảng 3.3: CPI tháng 12 so với tháng trước giai đoạn 2016-2018 Nhóm hàng hóa, dịch vụ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thuốc và dịch vụ y tế Tăng 5,3% Tăng 2,55% Tăng 5,76% May mặc, mũ nón, giày dép Tăng 0,25% Tăng 0,43% Tăng 0,43% Thuốc lá, đồ uống Tăng 0,21% Tăng 0,17% Tăng 0,22% Nhà ở và vật liệu xây dựng Tăng 0,19% Tăng 0,22% Giảm 0,89%
  • 50. 38 Thiết bị và đồ dùng gia đình Tăng 0,08% Tăng 0,12% Tăng 0,16% Giải trí và du lịch Giảm 0,02% Tăng 0,03% Tăng 0,02% Hàng ăn và dịch vụ ăn uống Giảm 0,03% Giảm 0,23% Tăng 0,04% Giao thông Giảm 0,89% Tăng 0,84% Giảm 4,88% Giáo dục Không đổi Không đổi Không đổi ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) 3.2. Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Nhìn chung, lạm phát ở Việt Nam nói riêng hay trên thế giới nói chung đều xuất phát từ các nguyên nhân: lạm phát do cầu kéo, do chi phí đẩy, do cơ cấu, cầu thay đổi, do xuất hoặc nhập khẩu hay lạm phát do tiền tệ. Ở mỗi giai đoạn có thể do một hay nhiều yếu tố gây nên lạm phát. Dựa vào nguồn gốc của các yếu tố, nguyên nhân gây nên lạm phát ở Việt Nam được thành 2 loại: 3.2.1. Nguyên nhân khách quan Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, độ mở của nền kinh tế ngày càng rộng, nền kinh tế của Việt Nam chịu khá nhiều tác động từ thị trường thế giới. Kinh tếViệt Nam phát triển mạnh trong những năm 2002- 2007, đặc biệt từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) đã giúp tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm lại và ngày càng đi xuống. Thứ nhất, nguyên nhân từ sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Trong giai đoạn 2010-2013, 2016-2018 giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng cao làm cho giá cả trong nước cũng tăng lên. Việc giá vàng tăng đột biến trong giai đoạn 2010- 2011 cũng gây nên tâm lý lan tỏa sang giá các HH và DV khác trên thị trường. Bảng 3.4: Bảng so sánh chỉ số giá vàng bình quân năm 2009-2017 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ số giá vàng 119,16 136,72 139,00 107,83 88,74 88,51 95,27 105,95 103,71 ( Nguồn: Tổng cục Thống kê)
  • 51. 39 Giai đoạn 2012-2015, lạm phát được kiểm soát tương đối ổn định. Các yếu tố bên ngoài của thị trường thế giới gây ảnh hưởng nhiều đến giá các mặt hàng trong nước. Năm 2012, sự giảm mạnh về chỉ số giá lương thực, thực phẩm bắt nguồn từ giá lương thực thế giới giảm mạnh và sức mua của nền kinh tế cùng với việc nhập lậu ngày càng nhiều làm cho mức giá chung của nền kinh tế cũng sụt giảm. Nhóm lương thực, thực phẩm giảm giá kéo dài trong vòng sáu tháng liên tục với mức giảm từ -0,14% đến -0,83%.8 Năm 2014, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chỉ tăng 2,61% do nguồn cung lương thực thực phẩm dồi dào. Năm 2015 sản lượng lương thực trên thế giới tăng vọt cùng với việc cạnh tranh xuất khẩu gạo của các nước như Thái Lan, Ấn Độ đã khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Giá lương thực tại thời tháng 11 năm 2015 luôn thấp hơn các nước khác, giá trị xuất khẩu của gạo giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. 9 Cũng trong năm này, giá gas, giá dầu trên thị trường thế giới giảm mạnh. Giá dầu giảm khoảng 45,6% so với năm 2014, giá gas bình quân giảm 18,6% so với năm trước dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng của các nhóm hàng giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 11,92% và 1,62 % so với năm trước. Đến năm 2016, giá xăng dầu và gas trên thế giới tăng trở lại, tăng 15,49% và 15,91% so với năm 2015 dẫn đến mức giá cả chung tăng 0,64%.10 Những yếu tố sản xuất đầu vào của sản xuất Việt Nam phải nhập khẩu nếu có biến động tăng giá cũng dẫn đến giá bán của mặt hàng đó tăng và chỉ số giá tiêu dùng nhập khẩu tăng. Như năm 2017, giá thép đầu vào tăng cao dẫn đến giá bán tăng từ 5-10%, CPI nhập khẩu tăng 2,57% so với năm 2016 và chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 2,82%.11 8 , 9 , 10 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, 2015, 2016. 11 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội năm 2017.
  • 52. 40 Thứ hai, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Cũng trong giai đoạn 2010-2011 có 30 / 63 tỉnh thành trên cả nước bị ảnh hưởng bới dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng làm giảm nguồn cung thực phẩm trên thị trường và chi phí chăn nuôi tăng cao. Cùng với đó thời tiết diễn biến trong năm khắc nghiệt làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến lượng cung trên thị trường làm mặt bằng giá tăng cao. Cân đối nguồn cung trong nước bị mất do hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia lân cận ( Lào, Campuchia, Trung Quốc) bị chênh lệch giá khi nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá. Cung cầu mất cân đối ảnh hưởng đến giá cả chung của các hàng hóa trên thị trường, mặt bằng giá ngày càng tăng nhanh khiến lạm phát tăng cao. Năm 2016, số lượng cơn bão là 16 cơn cộng với đó là 4 đợt áp thấp nhiệt đới, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay dẫn đến chỉ số giá của nhóm lương thực và thực phẩm tăng cao. Thứ ba, quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm. Hầu hết khi nhìn vào biểu đồ lạm phát, các tháng đầu năm và các tháng cuối năm nhằm vào dịp Tết nguyên đán thì chỉ số tiêu dùng luôn cao hơn các tháng khác trong năm. Do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm tại thời điểm này tăng đột biến khiến giá hàng hóa tăng dẫn đến tăng mức giá chung của nền kinh tế. Năm 2018, giá gạo vào dịp Tết nguyên đán tăng cao, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 3,71% trong đó giá thịt lợn tăng 10,37% so với cùng kỳ năm trước dẫn đến CPI tăng 0,44%. Cũng vào dịp này, tổng công ty đường sắt Việt Nam điều chình tăng mức giá vé dịp Tết và hè, các đơn vị vận tải cũng tăng giá chiều đông khách đã làm cho giá dịch vụ giao thông tăng 2,54%.12 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan chủ yếu đến từ chính sách xã hội, khả năng điều hành nền kinh tế, tâm lý của người dân khi có lạm phát. Thứ nhất, đầu tư phát triển và cơ cấu kinh tế bất hợp lý, kém hiệu quả. 12 Tổng cục Thống kê, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.
  • 53. 41 Chính phủ hoạt động kém hiệu quả về chi tiêu và đầu tư thông qua doanh nghiệp nhà nước đã làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách của nước ta triền miên. Vì vậy Chính phủ phải ráo riết thực hiện tài cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Trường hợp tiêu biểu cho vốn cấp nhà nước dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu hiệu quả, không có trách nhiệm có thể kể đến như Vinalines- Tổng công ty hàng hải Việt Nam, SBIC Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam…Việc sử dụng tiền một cách lãng phí trong khu vực kinh tế nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách nhà nước và tốc độ phát triển kinh tế của nước ta. Bảng 3.5: Cơ cấu Vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam 2010-2018 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Khu vực nhà nước 38,1% 38,9% 37,8% 40,4% 39,9% 38% 37,6% 35,7% 40,4% Khu vực ngoài nhà nước 36,1% 35,2% 38,9% 37,6% 38,4% 38,7% 39% 40,5% 37,6% Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 25,8% 25,9% 23,3% 22% 21,7% 23,3% 23,4% 23,8% 22,0% ( Nguồn: Số liệu Tổng cục Thống kê) Qua bảng cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010- 2018, ta có thể thấy vốn đầu tư vào khu vực nhà nước khá cao trong toàn bộ giai đoạn. Chưa có sự thay đổi nhiều về tỷ trọng. Tuy nhiên, việc đầu tư vốn vào khu vực nhà nước có thực sự hiệu quả hay chưa cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu kỹ hơn nhằm sử dụng khoản vốn của hoạt động đầu tư hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế..
  • 54. 42 ( Nguồn:Số liệu Tổng cục Thống kê) Biểu đồ 3.4: Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam 2012-2018 Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Việt Nam trước đây luôn chú trọng về nông, lâm nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu này đang dần được chuyển dịch theo hướng giảm nông, lâm nghiệp- thủy sản và tăng cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận xét rằng có sự chuyển dịch qua từng năm, tuy nhiên tốc đọ chưa cao. Thứ hai, mức độ độc lập của Ngân hàng Nhà nước. Tính độc lập của NHNN cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc kiểm soát lạm phát. Khi thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế đi kèm với kiềm chế lạm phát nhưng lúc thiếu vốn NHNN lại đưa thêm tiền vào lưu thông khi lạm phát đang cao bằng cách mua trái phiếu đã bán từ hệ thống NHTM do Chính phủ đánh tiếng thiếu vốn để phát triển kinh tế. Vì vậy chưa thực sự thể hiện được tính độc lập của NHNN. Lượng cung tiền tăng lên khi lạm phát đang tăng khiến cho việc kiểm soát lạm phát càng trở nên khó khăn. Thứ ba, Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế Trong những năm 2010- 2011, đồng tiền Việt Nam bị phá giá liên tục, giá điện, giá xăng dầu đồng loạt tăng đột ngột đã gây ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế. 50.00 45.00 40.00 35.00 30.00 25.00 20.00 15.00 10.00 5.00 0.00 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nông, lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
  • 55. 43 Lạm phát leo thang do chi phí đẩy. Ở nước ta, có một thời gian dài chính sách tỷ giá áp dụng là tỷ giá cố định. Khi giá giao dịch trên thị trường tư do cao hơn đã gây áp lực buộc NHNN phải điều chỉnh tỷ giá đột ngột. Việc điều chỉnh tỷ giá đã làm ảnh hưởng đến mức giá chung của nền kinh tế. Tỷ lệ Việt Nam đồng bị phá giá từ 3,36%, 2,09% và 9,3% sau mỗi lần điều chỉnh. Bảng 3.6: Tỷ giá USD/ VND giai đoạn 2010- 2011 Thời gian Tỷ lệ trước khi nâng Tỷ giá sau khi nâng 11/2/2010 17,941 18,544 18/8/2010 18,544 18,932 11/2/2011 18,932 20,693 ( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Năm 2013, tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP giảm dần từ 36,4% ở năm 2011 thành 30% ở năm 2013, doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ tăng chậm, chính sách tiền tệ kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát đã giúp chính phủ ổn định được lạm phát. Bảng 3.7: Lương cơ bản qua các giai đoạn 2010-2018 1/5/2010 1/5/2011 1/5/2012 1/7/2013 1/5/2016 1/7/2017 1/7/2018 Lương cơ bản 730,000 830,000 1,050,000 1,150,000 1,210,000 1,300,000 1,390,000 ( Nguồn: Tổng hợp Luật Việt Nam) Khi Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ bản, các doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí đầu vào sản xuất, dẫn đến giá cả trên thị trường cũng tăng theo. Giá cả các hàng hóa tăng dẫn đến mức giá cả chung tăng cao dẫn đến lạm phát. Năm 2014, công tác quản lý giá được thực hiện hợp lý khi điều chỉnh giá không phải các tháng cao điểm dẫn đến mức giá dịch vụ giáo dục, y tế thấp hơn so với năm 2013. Xăng dầu và điện là hai ngành được Nhà nước trợ cấp giá lâu nay. Việc giá được định hướng theo cơ chế thị trường là điều hợp lý tuy nhiên cần xem xét tình hình kinh tế để có quyết định hợp lý. Trong điều kiện lạm phát cao, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nếu tăng đồng loạt và đột ngột cả giá xăng dầu và điện sẽ