SlideShare a Scribd company logo
1 of 147
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRƢƠNG THỊ MỸ PHƢƠNG
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRƢỜNG CAO
ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN
CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRƢƠNG THỊ MỸ PHƢƠNG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRƢỜNG CAO ĐẲNG
Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC
CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140114
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THÚY HƢỜNG
HÀ NỘI - 2020
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục, quý
thầy cô trực tiếp giảng dạy đã tận tình và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác
giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tác giả đề tài xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến
PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, người Cô đáng kính đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp
tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm
quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân đã động viên và tạo
điều kiện trong suốt thời gian qua.
Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn, song chắc chắn còn
nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả đề tài kính mong nhận được sự chỉ dẫn của
quý thầy cô và sự góp ý của đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện, có giá
trị thực tiễn trong lĩnh vực phát triển đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019
Tác giả
Trƣơng Thị Mỹ Phƣơng
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BD: Bồi dưỡng
BS: Bác sỹ
BSCKI: Bác sỹ chuyên khoa cấp I
BSCKII: Bác sỹ chuyên khoa cấp II
CBLĐ: Cán bộ lãnh đạo
CBQL: Cán bộ quản lý
CC: Cao cấp
CĐ: Cao đẳng
CN: Cử nhân
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT: Công nghệ thông tin
ĐH: Đại học
ĐN: Đội ngũ
ĐNGV: Đội ngũ giáo viên
ĐNNG GDNN: Đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp
ĐNNG: Đội ngũ nhà giáo
ĐTB: Điểm trung bình
GDĐT: Giáo dục và Đào tạo
GDNN: Giáo dục nghề nghiệp
GV: Giảng viên
HSSV: Học sinh sinh viên
KHTC: Kế hoạch – Tài chính
KTXH: Kinh tế - xã hội
LLCT: Lý luận chính trị
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NG GDNN: Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp
NVSP: Nghiệp vụ sư phạm
SPDN: Sư phạm dạy nghề
TC: Trung cấp
TCHC: Tổ chức-Hành chính
THCN: Trung học chuyên nghiệp
ThS: Thạc sỹ
TS: Tiến sỹ
UBND: Ủy ban nhân dân
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................. i
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................ii
Danh mục các bảng, sơ đồ ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ
GIÁO THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO
DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng... 6
1.1.2. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành
Giáo dục nghề nghiệp.......................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn..............................................10
1.2.1. Độingũ nhà giáo ......................................................................10
1.2.2. Phát triển ĐNNG......................................................................11
1.2.3. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.........14
1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ng nh giáo Giáo dục nghề nghiệp.......14
1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp
.........................................................................................................14
1.3.2. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.........16
1.4. Nộidung phát triển đội ng nh giáo theo tiêu chuẩn viên
chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp................................................20
1.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn
viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp....................................21
1.4.2. Thu hút, tuyển chọn độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên
chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp............................................22
1.4.3. Đào tạo, bồidưỡng phát triển độingũ nhà giáo theo tiêu
chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................23
1.4.4. Duy trì phát triển độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên
chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp ...........................................24
iii
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ng nhà giáo trong
các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp...............................................................27
1.5.1. Yếu tố bên ngoài.......................................................................27
1.5.2. Yếu tố bên trong.......................................................................28
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................31
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN
VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP............ 32
2.1. Giới thiệu vài nét về Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa .................32
2.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................32
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ......................................................32
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường ..........................34
2.1.4. Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường.............................................37
2.2. Quá trình khảo sát ............................................................................37
2.2.1. Mục đíchkhảo sát.....................................................................37
2.2.2. Nội dung khảo sát.....................................................................38
2.2.3. Phương pháp khảo sát...............................................................38
2.2.4. Khách thể khảo sát ...................................................................39
2.3. Thực trạng đội ng..............................................................................nh
giáo của Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa...........................................40
2.3.1. Số lượng nhà giáo .....................................................................40
2.3.2. Chất lượng đội ngũ nhà giáo......................................................42
2.3.3. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo............................................................57
2.3.4. Đánh giá thực trạng độingũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa ........................................................................................60
2.4. Thực trạng phát triển đội ng nh giáo của Trƣờng Cao đẳng
Y tế Khánh Hòa.......................................................................................63
2.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG................................63
2.4.2. Tuyển dụng nhà giáo.................................................................65
2.4.3. Đào tạo, bồidưỡng độingũ nhà giáo .........................................67
2.4.4. Duy trì phát triển độingũ nhà giáo.............................................70
iv
2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ng nh giáo của
Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.........................................................77
2.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................77
2.5.2. Hạn chế....................................................................................77
2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................78
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................86
CHƢƠNG 3: IỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN
VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP............87
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ng nh giáo............87
3.1.1. Đảm bảo quy định về pháp chế..................................................87
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..............................................................87
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ................................................87
3.1.4. Đảm bảo tính tính hiệu quả .......................................................88
3.2. Các biện pháp phát triển đội ng nh giáo Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh
Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chu ên ng nh Giáo dục nghề nghiệp........88
3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức đốivới cán bộ lãnh đạo,
quản lý và nhà giáo về phát triển độingũ nhà trường theo tiêu
chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................88
3.2.2. Biện pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển đội
ngũ nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục
nghề nghiệp .......................................................................................91
3.2.3. Biện pháp đổimới công tác tuyển chọn, thu hút độingũ
nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề
nghiệp................................................................................................93
3.2.4. Biện pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề
nghiệp................................................................................................95
3.2.5. Biện pháp sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo theo tiêu
chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................97
v
3.2.6. Biện pháp hoàn thiện các chính sách, tạo động lực phát
triển độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành
Giáo dục nghề nghiệp.......................................................................100
3.2.7. Biện pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề
nghiệp..............................................................................................102
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp........................................................104
3.4. Khảo sátt nh cấpthiết v t nh khả thi của các biện pháp đề uất....105
3.4.1. Mục đíchkhảo sát...................................................................105
3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................105
3.4.3. Khách thể khảo sát .................................................................106
3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp đã đề xuất.........................................................................106
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................110
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................113
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC ẢNG SƠ Đ
Bảng 2.1. Thống kê số lượng HSSV Trường Cao đẳng Y tế Khánh
Hòa t năm học 2 16-2 17 đến
năm học 2 18-2019 36
Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể nghiên cứu KTNC về số lượng
ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 40
Bảng 2.3. Thống kê ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo
khoa, bộ môn 41
Bảng 2.3. Thống kê ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo
khoa, bộ môn....................................................................... 42
Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về chất lượng ĐNNG
của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 43
Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về đạo đức nghề
nghiệp của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 43
Bảng 2.6. Thống kê độingũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh
Hòa tham gia giảng dạy tại khoa, bộ môn theo trình độ 46
Bảng 2.7. Thống kê trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 47
Bảng 2.8. Thống kê trình độ Tin học của ĐNNG Trường Cao đẳng
Y tế Khánh Hòa 48
Bảng 2.9. Thống kê trình độ sư phạm của ĐNNG Trường Cao đẳng
Y tế Khánh Hòa 49
Bảng 2.1 . Thống kê trình độ LLCT, quản lý nhà nước của ĐNNG
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 50
Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về trình độ đào tạo,
bồi dưỡng của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 51
Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNNG Trường Cao đẳng Y
tế Khánh Hòa 53
Bảng 2.13. Thống kê sản phẩm khoa học của ĐNNG t năm học
2 15-2 16 đến nay 56
Bảng 2.14. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về cơ cấu giới tính,
độ tuổi ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 58
vii
Bảng 2.15. Thống kê độ tuổi của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa 58
Bảng 2.16. Thống kê giới tính của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa 59
Bảng 2.17. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch
phát triển độingũ NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 63
Bảng 2.18. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác tuyển
dụng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 65
Bảng 2.19. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác đào tạo,
bồi dưỡng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 67
Bảng 2.2 . Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ĐNNG của trường Cao đẳng
Y tế Khánh Hòa t năm 2 15 đến tháng 6 2 19 69
Bảng 2.21. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác bố trí, sử
dụng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 70
Bảng 2.22. Định mức giờ giảng của ĐNNG Trường Cao đăng Y tế
Khánh Hòa thực hiện t năm học 2 17-2018 72
Bảng 2.23. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác đánh giá
NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 73
Bảng 2.24. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về việc thực hiện chính
sách đãi ngộ của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 75
Bảng 2.25. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về nguyên nhân của
những kết quả đạt được trong công tác phát triển ĐNNG của
trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 79
Bảng 2.26. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về nguyên nhân của
những hạn chế trong công tác phát triển ĐNNG trường
Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 82
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của biện pháp........................106
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ....................107
Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.............33
viii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề t i
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự tác động trực tiếp,
mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ bản
mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục – đào
tạo của đất nước ta hiện nay. Việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục -
đào tạo là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao. Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố
cơ bản cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo, được xem
là phương tiện hữu hiệu nhất hình thành nên chất lượng của nguồn nhân lực.
Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định chất lượng và
hiệu quả giáo dục.
Hiện nay, việc phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và nhà giáo trong
các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và nhân
dân rất quan tâm. Trong Nghị quyết 29, Hội nghị lần thứ 8, Đại hội Đảng lần
thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn
hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp
dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực
hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước” [5].
Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu đào tạo các ngành nghề trọng điểm theo cấp độ
khu vực ASEAN, cấp độ quốc tế được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
phê duyệt càng đòi hỏi các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường công
tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ
nhà giáo là một yêu cầu khách quan để phát triển giáo dục – đào tạo.
T tháng 1 năm 2 17, các trường trung cấp, cao đẳng thuộc Bộ Giáo
1
dục và Đào tạo đã được chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quản lý. Quá trình chuyển giao quản lý này tạo ra nhiều khó khăn cho các
trường, đặc biệt trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn chức
danh nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp.
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa thuộc khối ngành Chăm sóc sức
khỏe. Khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, đội
ngũ nhà giáo của Trường cũng gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng các tiêu
chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo
tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 3 2 18 TT-BLĐTBXH,
ngày 15 6 2 18. Hai ngành đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng và Cao đẳng Dược
của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa được Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội phê duyệt là ngành, nghề trọng điểm, cấp độ ASEAN, đòi hỏi nhà trường
phải xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy và hướng
đến đào tạo các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Để giúp Nhà trường
tìm ra các biện pháp hiệu quả trong phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường
Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáo
dục nghề nghiệp” đểnghiên cứu.
2. Mục đ ch nghiên cứu
Làm rõ thực trạng đội ngũ nhà giáo và thực trạng phát triển đội ngũ nhà
giáo của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. Trên cơ sở lý luận, thực trạng tác
giả đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề
nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Đốitƣợng v kháchthể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.
2
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu
chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
4. Câu hỏi nghiên cứu
4.1. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng công tác phát triển đội ngũ nhà
giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành Giáo dục nghề nghiệp hiện nay?
4.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa như thế
nào để đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp?
5. Giả thu ết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành Giáo dục nghề nghiệp đã và đang thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa, tuy nhiên công tác này còn những hạn chế. Nếu nghiên cứu đánh
giá sát thực trạng và đề xuất những biện pháp khả thi, hiệu quả sẽ góp phần
phát triển đội ngũ nhà giáo nhà trường đạt tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành
Giáo dục nghề nghiệp.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn
viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
6.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhà giáo của
trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa hiện nay - Nguyên nhân của thực trạng.
6.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế
Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
6.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Khái quát hóa, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu và tư liệu liên
quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường cao đẳng.
3
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thống kê số lượng, chất
lượng, cơ cấu của đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa và điều
tra bằng anket để khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo của Trường
Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.
- Phương pháp trò chuyện: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua
việc nói chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nhà giáo.
- Phương pháp chuyên gia.
Hỏi ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện các phiếu hỏi dành cho:
+ Cán bộ quản lý
+ ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
+ Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, giáo án, giáo trình, thiết bị dạy học,
kế hoạch tự bồidưỡng để đánh giá việc tự bồi dưỡng của ĐNNG.
+ Nghiên cứu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; báo cáo của Trường Cao
đẳng Y tế Khánh Hòa liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo để đánh giá
thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành Giáo dục nghề nghiệp.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu
các kinh nghiệm phát triển độingũ nhà giáo của một số trường cao đẳng.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê toán học
8. Những đóng góp của đề t i
Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà
giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhà giáo của
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo của Nhà trường.
Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những biện pháp phát triển độingũ
4
nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành Giáo dục nghề nghiệp.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn
viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng.
Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo tại Trường Cao đẳng Y
tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
Chương 3:Biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y
tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Cácnghiên cứu về phát triển đội ngũ nhà giáotrường cao đẳng
Nghiên cứu về phát triển ĐNNG ở các trường, đặc biệt là ở một số
trường cao đẳng, đại học góp phần đào tạo nguồn nhân lực đã được đề cập
trong một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, luận án như:
Đề tài: “Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2 11-
2 2 ” do tác giả Phan Văn Nhân chủ nhiệm. Đề tài được nghiên cứu với mục
tiêu xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về dự báo phát triển GDNN, xác định
những xu hướng phát triển GDNN t năm 2 11-2 2 và xác định các giải pháp,
điều kiện đảm bảo thực hiện được những xu hướng phát triển GDNN t 2 11-2
2 , trong đó đề cập đến nội dung phát triển đội ngũ giảng viên [15].
Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX -05-1 “Thực trạng và giải pháp đào tạo
lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều
kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa” do tác giả Nguyễn Minh Đường làm chủ
nhiệm. Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng của công tác đào
tạo lao động kỹ thuật ở các cấp trình độ khác nhau; phân tích các mặt mạnh,
mặt yếu so với yêu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực để CNH, HĐH đất nước
trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đề xuất
một số giải pháp và chính sách trong đào tạo đối với các cấp trình độ khác
nhau, nhằm phát triển đồng bộ đội ngũ lao động kỹ thuật, trong đó có giải
pháp “Xây dựng chiến lược phát triển giáo viên và giảng viên đại học” và
“Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất” [6].
Đề tài cấp Bộ- Mã số B 2 3-52- TDD5 : “Các giải pháp tăng cường
6
mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt
Nam” do tác giả Phan Văn Kha là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận
về mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt
Nam; thực trạng mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ
THCN và đề xuất các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử
dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt Nam [11].
Một số luận cứ khoa học để xây dựng chiến lược đào tạo nghề giai đoạn
2001 - 2010 Đề tài cấp Bộ - Mã số CB-19-2 do tác giả Phan Chính
Thức là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về
chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2001- 2 1 ; đánh giá thực trạng đào tạo
nghề và đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2 1- 2010,
trong đó có giải pháp về phát triển đội ngũ GV dạy nghề [20].
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV
các trường THCN đến năm 2 1 ” do tác giả Nguyễn Đăng Trụ 2005) là
chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng đội ngũ GV
các trường THCN ở nước ta và đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chuẩn hóa
đội ngũ GV THCN đến năm 2 1 [23].
Đề tài của tác giả Trần Thị Bạch Mai “Xây dựng mô hình quản lý công
tác phát triển-bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục
đại học Việt Nam” đã kiến nghị về mô hình quản lý nhằm phát triển đội ngũ
cán bộ giảng dạy đại học [14].
Đề tài của tác giả Phạm Văn Thuần 2 9 , nghiên cứu về quản lý đội ngũ
giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự
chủ và trách nhiệm xã hội. Tác giả đề cập đến chất lượng đội ngũ giảng viên
ngoài những năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nhà giáo thì cần có năng
lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học [19].
Tác giả Đ Minh Cường 2 2 đã đề cập đến người giáo viên các cấp học,
bậc học trong tác phẩm các biện pháp thực hiện chiến lược giáo dục. Tác
7
giả đã nghiên cứu và đề xuất một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển
nguồn nhân lực giáo dục ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng đội
ngũ giáo viên của các cấp học và yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam [3].
Báo cáo “Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học, cao
đẳng t nay đến năm 2 2 ” của tác giả Nguyễn Trí 1997 tại Hội thảo xây dựng
chiến lược giáo dục đại học, viện nghiên cứu Phát triển giáo dục [22].
Theo tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng
xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục cần phải quy tụ vào ba vấn đề
chính: Số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất
lượng đội ngũ CBQL, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp phát triển đội ngũ
CBQL giáo dục: Mọi cấp quản lý giáo dục đều xây dựng được quy hoạch
CBQL giáo dục cho đơn vị và gắn liền với quy hoạch này là các công việc cần
triển khai để đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo quy hoạch; xây
dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL giáo dục các cấp; có chính sáchh trợ
tinh thần, vật chất thỏa đáng với CBQL giáo dục;tổ chức lại hệ thống trường
khoa đào tạo CBQL giáo dục [8].
Tác giả Trần Kiểm 2 4 đã nghiên cứu về “Khoa học quản lý giáo dục -
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, các nghiên cứu đã khẳng định đội ngũ
giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường và nhấn
mạnh vai trò, vị trí của người giáo viên trong phát triển nhà trường. Tác giả đã
xác định các nội dung quản lý trường học bao gồm quản lý các hoạt động dạy
học, hoạt động giáo dục, quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên. T đó
đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giáo viên [12].
Tác giả Trần Bá Hoành 2 6 đã nghiên cứu về “Vấn đề giáo viên -
Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn”. Kết quả nghiên cứu đã xác định vai
trò, vị trí của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phân tích
những đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên và yêu cầu về phẩm chất,
8
năng lực đối với giáo viên t đó, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo
viên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục [10].
Nhìn chung các đề tài, công trình nghiên cứu ở trên đã đề cập nhiều góc
độ khác nhau về nguồn nhân lực, về phát triển ĐN ở t ng loại hình và t ng
điều kiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách cụ thể, toàn diện và sâu sắc về GDNN, chưa đề cập cụ thể đến công
tác quản lý phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN
ở các trường Cao đẳng Y tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng
Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp” là
rất cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nhân lực cho nhà trường.
1.1.2. Cácnghiên cứu về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục
nghề nghiệp
Ngạch viên chức đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Quyết định số
78 2 4 QĐ BNV ngày 3 11 2 4 của Bộ Nội vụ ban hành danh mục các ngạch
công chức và các ngạch viên chức và Thông tư liên tịch số 81/2005/TLT-
BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối
với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về
phân loại công chức, viên chức gồm giáo viên cao cấp dạy nghề, giáo viên
dạy nghề.
Ngày 15/6/2018 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 3 2 18 TT-BLĐTBXH ngày quy định về tiêu chuẩn viên chức
chuyên ngành GDNN. Theo quy định của Thông tư, chức danh giảng GDNN
gồm: Giảng viên GDNN cao cấp (Hạng I), Giảng viên GDNN chính (Hạng
II), Giảng viên GDNN lý thuyết (Hạng III) và Giảng viên GDNN thực hành
(Hạng III). Chức danh giáo viên GDNN gồm: Giáo viên GDNN hạng I, Giáo
viên GDNN hạng II, Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III, Giáo viên GDNN
thực hành hạng III và Giáo viên GDNN hạng IV [2].
9
Thông tư quy định cụ thể nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ đào
tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với
t ng chức danh nghề nghiệp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn
1.2.1. Đội ngũ nhà giáo
Theo tự điển tiếng Việt 2 1 : Đội ngũ là một khối đông người cùng
chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng [26].
Đội ngũ “Là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay
không, nhưng cùng mục đích nhất định”. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sứ
mạng và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷ cương và chất lượng [24].
Theo tác giả khái niệm “Đội ngũ” tựu trung lại là một nhóm người được
tổ chức và tập hợp thành một lực lượng có chung một lý tưởng mục đích nhất
định và gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất, tinh thần để cùng thực hiện một
hay nhiều chức năng, họ có thể cùng nghề nghiệp, hoặc không cùng nghề nghiệp.
Theo Luật GDNN năm 2 14, Nhà giáo trong cơ sở hoạt động GDNN bao
gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo v a dạy lý
thuyết v a dạy thực hành. Nhà giáo trong trung tâm GDNN, trường TC được gọi
là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chức danh
của nhà giáo trong cơ sở GDNN bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên
cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp [18].
Theo tác giả, đội ngũ nhà giáo GDNN là tập hợp những người giảng
dạy trong các cơ sở GDNN được tổ chức thành một lực lượng cùng chung
một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập thể đó, tổ
chức đó. Trong trường cao đẳng, ĐNNG là đội ngũ giảng viên, trong trường
trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp ĐNNG chính là đội ngũ giáo viên.
Chức danh viên chức của nhà giáo trong cơ sở GDNN gồm:
1.2.1.1. Giảngviên giáo dụcnghềnghiệp
Giảng viên GDNN là chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên giảng
10
dạy trình độ cao đẳng trong các trường cao đẳng, gồm các chức danh: Giảng
viên GDNN cao cấp (Hạng I), Giảng viên GDNN chính (Hạng II), Giảng viên
GDNN lý thuyết (Hạng III) và Giảng viên GDNN thực hành (Hạng III) [2].
1.2.1.2. Giáoviên giáo dục nghềnghiệp
Giáo viên GDNN là chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên giảng dạy trình
độ trung cấp, sơ cấp trong các trường cao đẳng, trung cấp, gồm các chức danh: Giáo
viên GDNN hạng I, Giáo viên GDNN hạng II, Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III,
Giáo viên GDNN thực hành hạng III và Giáo viên GDNN hạng IV [2].
1.2.2. Pháttriển ĐNNG
1.2.2.1. Pháttriển
“Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi t ít đến nhiều, t hẹp đến
rộng, t thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [27]. Theo quan niệm này thì tất
cả sự vật hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự thân biến đổi hoặc do tác
động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến về cả khối lượng lẫn chất lượng.
Đó là sự phát triển.
“Phát triển là quá trình vận động t thấp đơn giản đến cao phức tạp , mà
nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất, cái mới ra đời. Phát triển là một quá
trình nội tại: Bước chuyển t thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa
đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, cái cao là cái
thấp đã phát triển” [28].
Theo quan niệm của David C.Korten: “Phát triển là một tiến trình qua
đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định
chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành
quả bền vững…nhằm hoàn thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện
vọng của họ”[4]. Theo quan niệm này thì phát triển là sự tăng trưởng, hoàn
thiện được khả năng, tạo ra sự phù hợp của bản thân bằng cách sử dụng mọi
nguồn lực có thể có được. Tiến trình đó không phải của riêng ai mà của các
thành viên xã hội.
11
T các quan niệm trên, tác giả rút ra khái niệm phát triển như sau: Phát
triển là tăng trưởng tiến lên; biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về lượng lẫn chất,
cả về thời gian và không gian của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội.
1.2.2.2. Pháttriển đội ngũ nhà giáo
Menges J.R quan niệm về phát triển ĐNGV như sau: “Phát triển
ĐNGV nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự phát triển toàn diện của người
GV trong hoạt động nghề nghiệp” [8].
Phát triển đội ĐNGV theo tác giả Piper và Glatter là một n lực mang
tính chất thường xuyên, nhằm hòa hợp các lợi ích, mong muốn và các đòi hỏi
mà ĐNGV đã cân nhắc kĩ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở
có tính đến yêu cầu nhà trường nơi họ công tác”. Theo đánh giá của Piper
1993 thì: “Phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát
triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu
trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược.” [9].
Trong tác phẩm “Quản lý nhân sự và việc xây dựng ĐNGV trong nhà
trường”, tác giả Nguyễn Quang Truyền quan niệm: Phát triển đội ngũ giáo
viên là “Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình,
đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững
mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện chất lượng mục
tiêu và kế hoạch đào tạo” [24].
“Phát triển ĐNGV không chỉ về trình độ chuyên môn, trình độ nghề
nghiệp được nâng cao, mà còn là sự thỏa mãn của cá nhân, sự trung thành, tận
tụy của người GV đối với nhà trường, cùng bầu không khí làm việc thoải mái
và lành mạnh [14].
Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “Ở cấp độ chung nhất, phát triển được
hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động,
hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như
tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng và cuối cùng tạo ra sự
biến đổi về chất” [7].
12
Chỉ thị 4 TW của Ban Bí Thư TW Đảng khóa IX ký ngày 15/06/2004
về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục, đã chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một
cách toàn diện”. Đây là nhiệm vụ v a đáp ứng yêu cầu trước mắt, v a mang
tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo
dục 2 1 -2010 và góp phần chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ
nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý,
phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1].
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới
căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế
quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là
khâu then chốt” [5].
T những kết quả nghiên cứu trên tác giả rút ra khái niệm Phát triển
ĐNNG như sau: Phát triển ĐNNG là hoạt động của chủ thể quản lý nhà
trường tác động đến đội ngũ nhà giáo để đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số
lượng theo quy định, đồng bộ về cơ cấu và về chất lượng trình độ đào tạo, bồi
dưỡng, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;... .. Trong phạm vi
trường cao đẳng, phát triển ĐNNG nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Phát triển ĐNNG phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng theo chuẩn,
đồng bộ về cơ cấu nhằm thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của nhà trường;
- Tạo được bầu không khí hào hứng, lành mạnh trong tập thể ĐNNG để
mọi người phấn khởi, gắn bó với nhà trường và đóng góp công sức một cách
tốt nhất vào sự phát triển của nhà trường;
- Có chính sáchđãi ngộ về vật chất và tinh thần đốivới ĐNNG có trình
13
độ cao, năng lực nghề nghiệp giỏi, tạo điều kiện để ĐNNG an tâm, ổn định
nghề nghiệp và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.2.3. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục nghề nghiệp
Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2 6 định nghĩa “Tiêu
chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để
phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các
đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả của các đối tượng này” [17].
Theo tác giả, tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN là những quy
định chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; về năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ để phân loại chức danh nghề nghiệp viên chức
chuyên ngành GDNN và là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý đội ngũ viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDNN công lập.
1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ng nh giáo Giáo dục nghề nghiệp
1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáoGiáodục nghề nghiệp
Điều 14, Luật giáo dục nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong
đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ng ng học tập, rèn luyện nêu
gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có
chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà
giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống nhà giáo,
tôn vinh nghề dạy học” [16].
“Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục có ý nghĩa rất cao
cả. Họ là một bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực
tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái
phát triển bền vững”. Sản phẩm của họ khác với các loại hình lao động ở ch :
Sản phẩm này tích hợp các nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “nhân cách -
sức lao động”. Thành quả lao động của họ v a tác động vào hình thái ý thức
xã hội, v a hình thành sức lao động kỹ thuật, thúc đẩy sự năng động của đời
sống thị trường, ở đây là thị trường sức lao động [9].
14
Theo tác giả Hoàng Trang 2 5 : “Không có người thầy giáo thì không
có giáo dục, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng…là những
người thầy, nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình trước hết
Người thầy phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận, vì
không phải ai cũng làm thầy được [21].
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì giáo viên chất lượng cao trong
thời đại ngày nay là địa vị của GV. Cùng với sự biến đổi nhanh chóng của xã
hội trên mọi mặt, địa vị của người GV có nhiều biến đổi. Địa vị cá nhân GV,
thể hiện ở sự tự tôn trọng; tầm nhìn; sự cam kết; niềm tin; động cơ; ham
muốn; khát vọng; mô phạm…
Địa vị nghề nghiệp GV, khẳng định trách nhiệm; sự tự chủ; bổn phận;
thể hiện ở sự thành thạo; kiến thức sư phạm; nghiên cứu; các ấn phẩm; các tổ
chức nghề nghiệp; sự tham gia quản lý.
Vị trí xã hội của GV thể hiện ở vật chất; lương; chuẩn làm việc tối
thiểu; phúc lợi và lợi ích phụ; Phi vật chất; sự kính trọng; vị trí trong cộng
đồng; quan hệ cộng tác; sự tin cậy; sự lãnh đạo.
Hiểu rõ địa vị của người GV trong xã hội hiện đại sẽ giúp đào tạo được
những GV thực sự là người thầy sáng tạo và hoạt động có hiệu quả.
+ GV sáng tạo: Đào tạo, bồi dưỡng tính sáng tạo cho GV là một trong những
nhu cầu bức thiết của hệ thống sư phạm nhằm làm cho thế hệ sau sáng tạo hơn.
+ GV làm việc có hiệu quả: Hiểu biết về nội dung môn học; tri thức sư
phạm; tri thức về sự phát triển; hiểu biết về sự khác biệt; hiểu biết về động cơ;
có tri thức về việc học tập; làm chủ được các chiến lược - phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học; hiểu biết về sự đánh giá HS; hiểu biết về chương trình
và công nghệ; am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác; khả năng phân tích và
phản ánh trong DH [13].
ĐNNG GDNN có vị trí, vai trò và thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong
các cơ sở GDNN. Là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết hoặc v a dạy lý
15
thuyết v a dạy thực hành t trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng. Giáo dục
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học
thông qua quá trình giảng dạy. Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt
nghiệp của người học. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được
bố trí, phân công giảng dạy theo quy định. Hướng dẫn người học làm chuyên
đề, khóa luận tốt nghiệp nếu có ; hướng dẫn thực tập và luyện thi cho người
học tham gia k thi tay nghề các cấp. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
thực tập tại bệnh viện; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Bồi dưỡng,
phát triển ĐNNG theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhà
trường. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình,
giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế,
cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản
lý phòng học chuyên môn. Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp
vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở GDNN. Chủ trì đề tài NCKH ứng dụng kỹ
thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ
chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các
báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về GDNN trong và ngoài nước. Tham
gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác.
1.3.2. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục nghề nghiệp
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN
quy định tại Thông tư 3 2 18 BLĐTBXH ngày 15 6 2 18 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung: Tiêu chuẩn chức danh giảng viên
GDNN và tiêu chuẩn chức danh giáo viên GDNN. Tác giả nghiên cứu sâu
tiêu chuẩn chức danh giảng viên GDNN, gồm những nội dung sau:
1.3.2.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tiêu chuẩn quy địnhchung cho các chức danhgồm:
Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc
bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ NVSP. Có
thời gian giảng dạy tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng.
16
Về trình độ tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 3 2 14 TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên.
Về kỹ năng nghề Không quy định cho ngạch giảng viên giáo dục nghề
nghiệp lý thuyết : Có chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc chứng nhận bậc thợ 5 7, 4
6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân, nghệ sỹ nhân dân, thầy thuốc nhân dân
hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề
trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương.
Về quản lý nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp giảng viên GDNN.
- Tiêu chuẩn quy địnhriêng theo các chức
danh+ Giảng viên GDNN cao cấp hạng I
Về trình độ chuyên môn: GV dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp tiến sĩ
chuyên ngành phù hợp; GV v a dạy lý thuyết, v a dạy thực hành có bằng tốt
nghiệp thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 B2 theo quy định
tại Thông tư số 1 2 14 TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2 14 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
Sau đây gọi là Thông tư số 1 2 14 TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
+ Giảng viên GDNN chính hạng II
Về trình độ chuyên môn: GV dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ
trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; GV v a dạy lý thuyết, v a dạy thực
hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên phù hợp với
ngành, nghề giảng dạy.
Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 B1 theo quy định
tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên.
+ Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III
Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư
phạm trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;
17
Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 A2 theo quy định
tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
+ Giảng viên GDNN thực hành hạng III
Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên
ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.
Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 A2 theo quy định
tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên;
1.3.2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Giảng viên GDNN cao cấp hạng I)
Có kiến thức chuyên sâu về ngành, nghề; có hiểu biết sâu rộng về thực
tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của
ngành, nghề được phân công giảng dạy;
Nắm vững kiến thức và hiểu biết sâu về NVSP, vận dụng thành thạo
các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy;
Nắm vững phương pháp, tổ chức NCKH, ứng dụng những kết quả
nghiên cứu, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;
Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 chương trình, 1 giáo trình
hoặc chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 sách chuyên ngành phù hợp
với ngành, nghề.
Đạt giải trong Hội giảng cấp quốc gia và đạt một trong những thành
tích sau: Đạt giải Hội thi thiết bị tự làm cấp quốc gia; bồi dưỡng cho 01 NG
đạt giải tại Hội giảng cấp quốc gia; bồi dưỡng 1 người học đạt giải cấp quốc
gia và 1 người học đạt giải trong cấp khu vực, quốc tế hoặc 3 người học đạt
giải cấp quốc gia trở lên trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật,
thể dục, thể thao;
Chủ trì thực hiện và được nghiệm thu đạt yêu cầu ít nhất 2 đề tài khoa
học cấp cơ sở hoặc 1 một đề tài cấp cao hơn;
18
Có ít nhất 2 bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học
hoặc được đăng tải trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế;
Điều kiện về thời gian công tác thăng hạng lên chức danh giảng viên
GDNN cao cấp hạng I : Đủ 6 năm trở lên giữ chức danh giảng viên GDNN
chính hạng II hoặc tương đương, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh
giảng viên GDNN chính hạng II tối thiểu là 2 hai năm.
- Giảng viên GDNN chính hạng II
Có kiến thức vững vàng về ngành, nghề; có hiểu biết vững vàng về
thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới
của ngành, nghề được phân công giảng dạy;
Nắm vững kiến thức về NVSP, vận dụng thành thạo các kỹ năng,
phương pháp sư phạm vào giảng dạy;
Nắm vững phương pháp, tổ chức NCKH, ứng dụng những kết quả
nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;
Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 chương trình hoặc 1 giáo trình
hoặc 1 sách chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề;
Đạt giải trong Hội giảng hoặc Hội thi thiết bị tự làm cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương trở lên hoặc bồi dưỡng được ít nhất 1 một người học
đạt giải trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
Chủ trì thực hiện và được nghiệm thu đạt yêu cầu ít nhất 1 đề tài khoa
học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn;
Điều kiện về thời gian công tác thăng hạng lên chức danh giảng viên
GDNN chính hạng II : đủ 9 năm trở lên giữ chức danh giảng viên GDNN
hạng III hoặc tương đương, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng
viên GDNN hạng III tối thiểu là 2 hai năm.
- Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III và Giảng viên GDNN thực hành
hạng III
19
Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có
kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ
của ngành, nghề;
Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo của ngành,
nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở GDNN;
Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững
kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề;
Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy
học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất
lượng đào tạo. Biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;
Đối với Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III): Có hiểu biết cơ bản, có
khả năng tham gia NCKH, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy.
Đối với Giảng viên GDNN thực hành hạng III : Nắm vững kiến thức
của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên
quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề.
1.4. Nộidung phát triển đội ng nh giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành giáo dục nghề nghiệp
Phát triển ĐNNG là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong giáo dục
nói chung và cả trong GDNN nói riêng, quá trình tác động của chủ thể quản lý
đến ĐNNG nhằm phát triển t ng cá nhân NG và cả ĐNNG đáp ứng mục tiêu
GDNN, các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng GDNN trên tất cả các mặt:
quy mô, chất lượng, hiệu quả. Việc phát triển tốt ĐNNG sẽ tạo ra môi trường
liên nhân cách để phát triển hoàn thiện mọi nhân cách, đó là nhân cách học
sinh, nhân cách NG và nhân cách cán bộ quản lý. Đây là môi trường giáo dục
mà các hoạt động trong đó đem lại cho mọi người khả năng tự giáo dục.
Phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN là
tạo ra một ĐNNG đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng Có kiến thức, năng
20
lực, phẩm chất đạo đức… , đồng bộ về cơ cấu; trên cơ sở đó, đội ngũ này thực
hiện tốt các yêu cầu giảng dạy, giáo dục nghề nghiệp.
Nhà trường căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và tình hình thực tiễn để cụ
thể hóa thành các nội dung cần thực hiện, bảo đảm tính hợp lý và tính logic.
Phát triển ĐNNG trong các trường Cao đẳng Y cũng giống như phát triển
ĐNNG trong các cơ sở GDNN. Nội dung phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn
viên chức chuyên ngành GDNN gồm các bước quy hoạch; tuyển chọn; đào
tạo, bồi dưỡng; duy trì phát triển. Các nội dung này có mối quan hệ hữu cơ,
tác động lẫn nhau và được cụ thể hóa như sau:
1.4.1. Lập quyhoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức
chuyên ngànhGiáodụcnghề nghiệp
Quy hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành
GDNN giữ vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo việc xây dựng được ĐNNG đủ
về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu với sự kết nối nhuần
nhuyễn giữa các thế hệ; đồng thời, qua đó bồi dưỡng được những NG đầu đàn
góp phần thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo và phục vụ công tác quản
lý viên chức chuyên ngành giáo dục tại cơ sở GDNN. Khi xây dựng quy
hoạch, chúng ta cần thực hiện:
1.4.1.1. Đánhgiá đội ngũ
- Về số lượng: Hằng năm nhà trường căn cứ vào dự báo quy mô tuyển
sinh và sự biến động về số lượng NG để xây dựng kế hoạch bổ sung NG cho
phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường. Số lượng NG được
tính trên cơ sở số lớp học và định mức chuẩn số học viên lớp học. Số lượng
NG có thể có sự biến động ở t ng thời điểm với nhiều lý do khác nhau như
nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác.
- Về cơ cấu ĐNNG: Nhằm đảm bảo tính kế th a và học hỏi về kinh
nghiệm giữa các thế hệ NG, cơ cấu ĐNNG là sự đảm bảo tỷ lệ NG t ng
ngành, nghề, t ng khoa hợp lý về trình độ đào tạo, độ tuổi, thâm niên công tác.
21
- Về chất lượng: Chất lượng của NG là tiêu chí chủ yếu để đánh giá
ĐNNG và là nhân tố quyết định sự phát triển của tổ chức. Chất lượng của đội
ngũ mạnh hay yếu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất
nhiều vào phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng
lực, của m i thành viên trong đội ngũ.
1.4.1.2. Xácđịnh nhu cầu NG với mục tiêu pháttriển ĐNNG
Phân tích thực trạng NG đáp ứng mục tiêu phát triển ĐNNG và phải dự
kiến về số lượng NG, bổ sung, điều chỉnh hợp lý cơ cấu ĐNNG và cần đưa ra
những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng NG.
1.4.1.3. Xác định các giải pháp, lộ trình và điều kiện để phát triển đội ngũ
nhà giáo
Công tác quy hoạch là công tác quan trọng, cần tập trung nghiên cứu,
đề xuất các giải pháp phù hợp và đảm bảo mục tiêu phát triển ĐNNG đủ về số
lượng, chất lượng và về cơ cấu. Các giải pháp thực hiện quy hoạch phải theo
các nội dung công tác cán bộ t việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,
đánh giá, đến thực hiện chính sách đãi ngộ NG.
Để thực hiện tốt quy hoạch, việc xác định rõ lộ trình thực hiện và các
điều kiện thực hiện quy hoạch gồm nhân lực, tài lực và vật lực là rất cần thiết.
Cần đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
định k sau m i giai đoạn thực hiện. Làm tốt những việc này sẽ mang lại hiệu
quả cao trong thực hiện quy hoạch phát triển ĐNNG.
1.4.2. Thu hút, tuyển chọn đội ngũ nhà giáotheo tiêu chuẩn viên chức
chuyên ngànhgiáodục nghề nghiệp
Công tác tuyển dụng NG là điều kiện tiên quyết tạo ra những tiền đề
thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ viên chức nói chung và ĐNNG nói
riêng. Trường Cao đẳng được quyền chủ động trong công tác tuyển dụng NG.
Vì vậy, cần tận dụng tốt cơ hội và điều kiện này nhằm thu được hiệu quả cao
nhất. Các trường sẽ tự chịu trách nhiệm xã hội trong tuyển dụng, tuyển chọn
22
NG; chú trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, công khai, minh bạch, có yếu tố cạnh tranh
trong tuyển dụng, tuyển chọn Ưu tiên những NG đã kinh qua thực tiễn mới có
thể tuyển dụng được những người giỏi và thu hút NG giỏi về tăng cường cho
ĐNNG của mình. Bên cạnh đó tuyển dụng giảng viên còn phải dựa trên các
căn cứ Luật giáo dục, luật viên chức, Nghị định số 29 2 12 NĐ-CP ngày 12 4
2 12 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số
15 2 12 TT-BNV ngày 25 12 2 12 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng,
ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên
chức, Nghị định 161 2 18 NĐ-CP ngày 29 11 2 18 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch
công chức, viên chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng
một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và
nội quy k thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
1.4.3. Đàotạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên
chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp
Trường Cao đẳng hiện nay phải đào tạo theo nhu cầu xã hội, nên NG
phải rất năng động, kịp thời cập nhật, nắm bắt nhanh với sự thay đổi và năng
lực nghề nghiệp đòi hỏi phải luôn được nâng cao, hoàn thiện. Vì vậy, đào tạo,
bồi dưỡng NG, nâng cao trình độ chuyên môn con đường tất yếu. Trong Nghị
quyết 29, Hội nghị lần thứ 8, Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ “Thực hiện
chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo t ng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất
cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp phải có trình độ t đại học trở lên, có năng lực sư phạm.
Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ t thạc sỹ trở lên và phải được đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Quan điểm này của Đảng ta cũng hoàn
toàn phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới là coi trọng đào tạo, bồi dưỡng
NG trong quá trình hành nghề [5].
23
Theo tác giả, các trường cao đẳng khi tổ chức thực hiện hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng phải theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN và phải
xác định chính xác nội dung, loại hình đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, thực
hiện đổi mới theo hướng: xác định đúng nhu cầu, mục đích, đối tượng để xây
dựng kế hoạch triển khai và sử dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng; đa
dạng hóa các phương thức bồi dưỡng; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong
và sau m i đợt bồi dưỡng; tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho các hoạt
động đào tạo, bồidưỡng. Toàn bộ quy trình này phải được khép kín, chặt chẽ,
đồng bộ và ràng buộc bằng các văn bản quy định của m i trường.
1.4.4. Duy trì phát triển đội ngũ nhà giáotheo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngànhGiáodụcnghề nghiệp
1.4.4.1. Bố trí, sử dụng nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành
Giáo dục nghề nghiệp
Bố trí, sử dụng ĐNNG đòi hỏi phải khoa học và là nghệ thuật trong
quan hệ đối xử, trong phân công giao việc cũng như trong thực hiện đánh giá
góp phần quy tụ được NG hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị
của nhà trường. Trong sử dụng NG, cần quan tâm bố trí sử dụng NG đúng
theo chức danh bổ nhiệm, đúng với trình độ chuyên môn và sở trường của NG
kết hợp theo dõi khai thác các năng khiếu, tiềm lực khác của NG.
Cần phải quan tâm chú ý gắn việc bố trí sử dụng NG với đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, gắn quyền lợi của NG với lợi ích chung của nhà
trường một cách hài hòa tạo bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, yên tâm
công tác và gắn bó lâu dài với nhà trường. Quan tâm tạo môi trường làm việc
tích cực cho ĐNNG t cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học đến
các yêu cầu về tinh thần như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Để thực
hiện có hiệu quả đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải là hạt nhân, tạo ra bầu
không khí đoàn kết, tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường.
24
1.4.4.2. Đánh giá NG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề
nghiệp Kiểm tra, đánh giá NG là quá trình xem xét các hoạt động, kết quả thực
hiện nhiệm vụ của t ng NG theo các tiêu chuẩn, mục tiêu mà nhà trường đang
hướng đến. Việc kiểm tra, đánh giá ĐNNG có ý nghĩa quan trọng, là thước đo
chất lượng NG, làm cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn các nội dung bố trí, sử
dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng hoặc kỷ luật,
thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên. Đánh giá NG cần thực hiện
định k theo quy định dựa trên các tiêu chuẩn đã được xây dựng, bao gồm:
Đảm bảo số giờ giảng, giờ hướng dẫn khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu
khoa học, số bài báo đăng trên tạp chí khoa học, bài tham luận hội thảo...
Việc kiểm tra, đánh giá NG có vai trò rất quan trọng, trước hết giúp cho
m i NG có thêm thông tin để tự đánh giá bản thân t đó có hướng rèn luyện,
phấn đấu đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tiêu chuẩn, nhiệm vụ NG theo quy định,
mà còn phục vụ cho nhà quản lý trong việc quản lý, phát triển đội ngũ.
1.4.4.3. Chínhsách đãingộ và môi trường pháttriển đối với đội ngũ nhà giáo
Điều 58, chương V, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2 14 quy định chính
sách đốivới nhà giáo như: Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy
định tại khoản 3 Điều 53 của luật này; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ
cấp thâm niên đối với NG, phụ cấp đặc thù cho NG v a dạy lý thuyết v a dạy
thực hành, NG là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực
hành, NG dạy thực hành các ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; Cử
học tập nâng cao trình độ, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định
của Chính phủ; Phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú khi
hội tụ đủ tiêu chuẩn; Nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sỹ,
nghệ nhân có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc nếu cơ sở
GDNN công lập có nhu cầu; Chính sách đào và bồidưỡng
chuyên môn đối với NG dạy cho người khuyết tật [15].
Nhà trường cần thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với nhà giáo như:
25
Chính sách đãi ngộ là yếu tố quan trọng trong thu hút, giữ chân NG và
là điều kiện khuyến khích động viên NG tích cực hơn trong công việc, nâng
cao hiệu quả và chất lượng công việc, các chính sách thỏa đáng sẽ thu hút
được người tài, gắn bó họ với tổ chức.
Việc chi trả thu nhập cho NG phải đảm bảo hai yếu tố: Tính hợp pháp
và đảm bảo được đời sống của họ trên thực tế. Mục đích là để ĐNNG có đủ
thời gian, yên tâm, tâm huyết với nghề, không ng ng trau dồi kiến thức để
phục vụ lâu dài cho nhà trường. Chính sách đãi ngộ phải thoả đáng, công khai
và công bằng để thu hút nguồn NG chất lượng cao và giữ chân họ ở lại với
nhà trường. Chính sách đãi ngộ cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục để
kích thích sự say mê, sáng tạo cho ĐNNG. Đãi ngộ cũng có thể là việc khen
thưởng kịp thời đối với các NG đạt thành tích trong giảng dạy, trong các cuộc
thi hoặc có sáng kiến trong công tác giảng dạy.
Tạo môi trường phát triển cho ĐNNG là một trong những nội dung góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Môi trường này gồm những
nội dung như điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần; môi trường sư phạm, …
Cần quan tâm xây dựng, đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nghiên
cứu khoa học tạo điều kiện cho NG thể hiện và phát huy năng lực của bản thân.
Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường
có tác động đến công tác phát triển ĐNNG. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm,
lý trí và hành động của ĐNNG trong nhà trường. Bầu không khí làm việc
trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường
nhất là phát triển ĐNNG. Tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự
lành mạnh, thân thiện, nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và
trò. Môi trường sư phạm phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập
học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường
giáo dục. Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữa NG với học viên cần giữ mối
quan hệ tốt đẹp “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Đồng thời hết sức tránh
26
tình trạng thầy trò có cách ứng xử thiếu tôn trọng lẫn nhau để đi đến những
hậu quả đáng tiếc xảy ra và gây tai tiếng cho ngành giáo dục.
1.5. Các ếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ng nhà giáo trong các cơ
sở Giáo dục nghề nghiệp
1.5.1. Yếu tố bên ngoài
1.5.1.1. Hội nhập ASEAN và quốc tế - Những vấn đề đặt ra cho việc phát
triển đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp
Với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC , đào tạo nghề cũng
như nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để phát
triển nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Mục
tiêu mà Cộng đồng AEC hướng tới là tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ
sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư, vốn và lao động qua đào tạo, t đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự
thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư. Trên thực tế, kỹ
năng nghề của lao động các nước trong khu vực rất cao. Vì vậy, hoạt động đào
tạo nghề cần phải dần chuyển đổi phương thức dạy theo hướng đáp ứng yêu cầu
của thị trường. Mặt khác, cần thực hiện rà soát tổng thể đội ngũ nhà giáo GDNN
để thực hiện chuẩn hóa và xây dựng lộ trình chuẩn hóa; nâng cao chất lượng nhà
giáo thông qua đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm 1 % số nhà giáo dạy các ngành,
nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN được bồi dưỡng đạt
chuẩn về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học.
1.5.1.2. Sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ trên thế
giới và trong nước
Phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ĐNNG là mối quan hệ nhân quả,
qua lại hai chiều trong vòng xoáy ốc thuận chiều, kích thích nhân tố kia phát
triển. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao
động thông qua vai trò giáo dục. Ngược lại, khi đội ngũ phát triển,
27
chất lượng đội ngũ được cải thiện và nâng cao sẽ trở thành động lực nội sinh
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã
hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, nền kinh tế của Việt
Nam chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch
định chính sách phát triển ĐNNG. Lĩnh vực GDNN cần hội nhập quốc tế, để
ĐNNG tiếp thu cái mới, trao dồi kiến thức, nâng cao năng lực trình độ,
phương thức quản lý…, thu hút giảng viên giỏi nước ngoài tham gia đào tạo.
Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi lực
lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao, điều này kéo theo ĐNNG phải
nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực. Tình hình này đã tác động đến sự phát triển ĐNNG
GDNN. Việc phát triển ĐNNG GDNN phải đảm bảo tiêu chuẩn viên chức
chuyên ngành giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục
nghề nghiệp và hội nhập quốc tế.
1.5.1.3. Chínhsách quản lý của Nhà nước và của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội
Thực tế cho thấy sự tác động của chính sách có vai trò quan trọng và
ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo đối với ĐNNG GDNN. Chính sách
không chỉ giữ vai trò định hướng mà còn tạo khuôn khổ pháp lý, tạo động lực
và điều chỉnh hành vi của NG GDNN. Vì vậy, chính sách đòi hỏi phải cụ thể,
rõ ràng, có tính khả thi, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế.
Hiện tại các chính sách cho NG GDNN vẫn còn nhiều điều cần phải
tiếp tục được hoàn thiện mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển
ĐNNG GDNN cả về số lượng và chất lượng như mục tiêu đã đề ra trong
chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2 2 .
1.5.2. Yếu tố bên trong
1.5.2.1. Uytín, thương hiệu của nhà trường
Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được NG và
28
công tác quản lý phát triển ĐNNG gặp thuận lợi. NG trách nhiệm và gắn bó
với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi
trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính
sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường, đặc biệt là ĐNNG tốt hơn, tạo động
lực khiến NG tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác quản lý phát triển ĐNNG.
1.5.2.2. Nănglực, phẩm chấtcủa đội ngũ nhà giáovà cán bộ quản lý
Trình độ nhận thức của CBQL và ĐNNG góp phần lớn trong việc phát
triển ĐNNG. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà
trường. CBQL phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và
hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức
giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút ĐNNG.
Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở đào tạo có đội ngũ CBQL chuẩn, tâm
huyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng,
tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong đó có nội
dung phát triển ĐNNG.
Hoạt động phát triển ĐNNG GDNN đòi hỏi m i NG cần nhận thức
đúng về sự cần thiết phải hoàn thiện các tiêu chuẩn viên chức GDNN về đạo
đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; về năng lực chuyên môn
nghiệp vụ,…. T nhận thức đúng đắn, m i NG tự đánh giá về mức độ đáp
ứng tiêu chuẩn để xác định những nội dung, phương pháp tự học, tự bồi
dưỡng để hoàn thiện bản thân, sự phát triển năng lực nghề nghiệp và đạt tiêu
chuẩn chuẩn viên chức GDNN.
Trong phát triển đội ngũ, việc chia sẻ của ĐNNG cốt cán với đồng
nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bản
thân cán bộ cốt cán và sự phát triển của đồng nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng
bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có
29
hiệu quả có vai trò quan trọng đốivới việc phát triển nhà trường trong đó bao
gồm công tác phát triển ĐNNG.
1.5.2.3. Cácđiều kiện đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo của các
cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Nhà trường biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các
nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế tuyển dụng sử
dụng, đào tạo và bồi dưỡng phù hợp sẽ tạo động lực cho phát triển ĐNNG nhà
trường. Các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển ĐNNG của cơ sở GDNN gồm:
Ý thức của NG và CBQL: Phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN yêu cầu
CBQL và NG cần ý thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác
phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, lấy đó là động lực thúc đẩy, phấn đấu và
đạt mục tiêu đề ra. Ý thức về t ng nội dung trong công tác phát triển ĐNNG theo
chuẩn GDNN, lựa chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện các nội dung đó.
Kinh phí là một trong những điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển
ĐNNG là kinh phí. Nếu không có kinh phí thì sẽ không thực hiện được công
tác phát triển ĐNNG.
Chất lượng ĐNNG: Trình độ của ĐNNG không đáp ứng với yêu cầu
công việc hiện tại cũng tác động đến công tác phát triển đội ngũ này. Việc xác
định được trình độ của ĐNNG để t đó lên kế hoạch phát triển đội ngũ hợp lý
với t ng đối tượng cụ thể là rất quan trọng.
Chiến lược phát triển của nhà trường tác động mạnh mẽ đến công tác
phát triển ĐNNG. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của
nhà trường, t đó đặt ra những yêu cầu cho phát triển ĐNNG trong thời gian tới
của nhà trường.
30
Tiểu kết chƣơng 1
Phát triển ĐNNG trong cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn viên chức chuyên
ngành GDNN có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nhà
trường. Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển ĐNNG
theo chuẩn GDNN sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các
chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển của đất
nước cũng như nhu cầu thực tiễn, trong tiến trình phát triển của nhà trường,
khẳng định vị thế và tạo lập uy tín của nhà trường đối với xã hội.
Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề và phân tích các khái niệm
cơ bản có liên quan như: ĐNNG, phát triển ĐNNG; các nội dung cơ bản
trong công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN và các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN.
Tìm hiểu nghiên cứu nội dung phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, vị
trí vai trò của ĐNNG trong cơ sở giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, nội dung phát triển ĐNNG theo
chuẩn GDNN ở cơ sở giáo dục. Để phát triển nhà trường đúng hướng, đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý và bản thân NG phải nắm vững các nội dung cơ bản
nhất và có biện pháp quản lý tác động và thực hiện tối ưu nhất nhằm đạt được
mục tiêu. Những cơ sở lý luận được nêu ra ở Chương 1 sẽ được soi vào thực
tiễn nhà trường trong Chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp
phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp
phần phát triển bền vững nhà trường.
31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN
VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
2.1. Giới thiệu v i nét về Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa
2.1.1. Lịchsử hình thành
Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa tiền thân là Trường Trung cấp Y tế
được thành lập t năm 1978. Đến tháng 1 năm 2 5, trường được nâng cấp thành
trường Cao đẳng. Trải qua hơn 4 năm hoạt động và gần 15 năm đào tạo
trình độ cao đẳng, Trườngđã không ng ng củng cố và phát triển lớn mạnh, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, đào tạo trên 35. cán bộ y tế, đóng góp rất lớn
cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh và khu vực lân cận, đáp ứng ngày
càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Khánh
Hòa cũng như của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Những điểm mạnh của Nhà trường là truyền thống hơn 4 năm xây dựng
và trưởng thành; có uy tín và kinh nghiệm trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là
đào tạo điều dưỡng; Đội ngũ cán bộ, nhà giáo đảm bảo tính cân đối, năng
động, tinh thần nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp,
ham học hỏi, có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường. Nhà
trường được tham gia nhiều Dự án của Chính phủ Việt Nam, giúp nhà trường
trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng
ngày càng tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH; Cơ chế quản lý năng
động và đổi mới, Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với cơ chế quản
lý lãnh đạo hiệu quả; tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng vững mạnh,
thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo và vai trò nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị.
2.1.2. Đặcđiểm vềcơ cấu tổ chức
Đảng bộ nhà trường gồm 8 chi bộ với 72 đảng viên.
32
Hội đồng trường gồm 15 thành viên.
Ban Giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.
ơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa
33
Phòng tham mưu: 8 phòng gồm Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức-Hành
chính, Phòng Thanh tra Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Phòng Kế
hoạch-Tài chính, Phòng Công tác Học sinh sinh viên, Phòng Khoa học công
nghệ và Quan hệ quốc tế, Phòng Công nghệ thông tin và Phòng Quản trị thiết bị.
Khoa, bộ môn: 6 khoa và 5 bộ môn gồm Khoa Y học Lâm sàng, Khoa
Kỹ thuật Y học, Khoa Dược, Khoa Y học cơ sở, Khoa Điều dưỡng, Khoa
Khoa học cơ bản và Bộ môn Y tế công cộng, Bộ môn Y học cổ truyền và
Phục hồi chức năng, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Tin học, Bộ môn Giáo dục
Chính trị-Thể chất-An ninh quốc phòng.
Đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường có 191 người trong đó 12 nhà
giáo trực tiếp giảng dạy.
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường
Chức năng nhiệm vụ của trƣờng
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công
lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo quy định của Luật giáo
dục nghề nghiệp, Điều lệ trường cao đẳng và các quy định về đào tạo của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường trực thuộc UBND Tỉnh Khánh
Hòa và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chịu sự quản lý trực tiếp của UBND
tỉnh Khánh Hòa có chức năng đào tạo theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng, trung
cấp, sơ cấp theo qui định; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến
thức, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế có kiến thức vững chắc, kỹ
năng tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phục vụ
nhân dân và đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Khánh Hòa và các
tỉnh trong khu vực.
Phối hợp với các cơ sở y tế, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trong hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương
34
trình, giáo trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập và
đánh giá kết quả học tập của người học.
Liên kết với các trường cao đẳng, đại học, viện, học viện, các tổ chức
kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ đội ngũ cán
bộ, giảng viên cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người học; gắn đào tạo
với việc làm và thị trường lao động. Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp .
Tổ chức NCKH để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng
các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Sử dụng nguồn
thu t hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung
nguồn tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Qu mô đ o tạo
Qua bảng 2.1 bên dưới cho thấy: Quy mô tuyển sinh của nhà trường có
xu hướng giảm dần trong 3 năm học. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng
này là do cánh cửa vào đại học của các thí sinh rộng mở do Bộ Giáo dục và
Đào tạo nới lỏng quy chế tuyển sinh; do tâm lý coi trọng bằng đại học hơn là
học nghề và học nghề là sự lựa chọn cuối cùng của thí sinh. Các văn bản
hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa cụ thể, rõ ràng, khiến
cho thí sinh cũng như các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về ngành nghề theo
học. Riêng các trường đào tạo khối ngành Chăm sóc sức
khỏe thì Thông tư liên tịch số 26 và 27 2015/TTLT-BYT-BNV,
ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định t ngày 1 1 2 21, viên chức
ngành Y, Dược phải có trình độ t Cao đẳng trở lên và t năm 2 25, chức
danh cán bộ bậc Trung cấp trong toàn bộ ngành Y, Dược sẽ bị hủy bỏ càng
làm cho các trường gặp khó khăn trong tuyển sinh bậc Trung cấp.
35
ng 2.1. Thống kê số lượng H V Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa t
n m học 2 16-2 17 đến n m học 2 18-2019
Năm học
TT Ng nh đ o tạo 2016-2017 2017-2018 2018-2019
SL TL% SL TL% SL TL%
I Cao đẳng 2.224 71,4 2.422 87,1 2015 85,8
1 Điều dưỡng 677 21,7 644 23,1 332 14,1
2 Kỹ thuật Hình ảnh Y học 80 2,5 71 2,5 98 4,1
3 Kỹ thuật Xét nghiệm 149 4,8 130 4,7 106 4,5
4 Hộ sinh 249 8,0 178 6,4 59 2,5
5 Dược 1.069 34,4 1.399 50,4 1.402 59,7
6 Phục hồi chức năng 0 0 0 0 18 0,7
7 Phục hình răng 0 0 0 0 30 1,2
II Trung cấp 809 25,9 288 10,3 297 12,6
1 Điều dưỡng 85 2,7 0 0 20 0,8
2 Dược 277 8,9 64 2,3 39 1,6
3 Y sỹ 294 9,4 142 5,1 139 5,9
4 Y sỹ y học cổ truyền 87 2,8 64 2,3 75 3,2
5 Kỹ thuật phục hình răng 35 1,1 18 0,6 0 0
6 Kỹ thuật Vật lý trị liệu-Phục
31 1 0 0 24 1,1
hồi chức năng
II Đ o tạo thƣờng u ên 81 2,6 73 2,6 37 1,6
1 Định hướng chuyên khoa
27 0,9 30 1,1 0 0
Răng - Hàm - Mặt
2 Nhân viên xoa bóp 54 1,7 43 1,5 37 1,6
Cộng I II III 3.114 100 2.783 100 2.349 100
(Nguồn:Phòng Đàotạo)
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ
cấp với quy mô trên 2.300 HSSV. Trong đó, đào tạo bậc cao đẳng gồm các
36
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Namluanvantrust
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Namluanvantrust
 
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đĐề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty sứ, 9đ
 
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
Đề tài Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty tnhh đông lâm dolac...
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt NamChất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Chất lượng bồi dưỡng đội ngũ công chức Tổng cục Đường bộ Việt Nam
 
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
Luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận mô hình thẻ điểm cân bằng ...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH  NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)  TRUNG ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK) TRUNG ...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI CƠ QUAN BẢO HIỂM THÀNH PHỐ ...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa họcĐề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho viên chức nghiên cứu khoa học
 
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải PhòngChất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
Chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức phường tại Hải Phòng
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức quận Hải An, HAY
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
Đề tài luận văn 2024 Đãi ngộ người lao động tại Công ty Cổ phần Thiết bị Việt...
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
 
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂMLuận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
Luận văn: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong hoạt động cho vay, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Tại Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ Thuật
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Tại Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ ThuậtLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Tại Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ Thuật
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Tại Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ Thuật
 
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng YênLuận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
Luận Văn Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Hưng Yên
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà NộiLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Bia Hà Nội
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

BÀI MẪU Luận văn học viện quản lý giáo dục, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƢƠNG THỊ MỸ PHƢƠNG TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRƢƠNG THỊ MỸ PHƢƠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.140114 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ THÚY HƢỜNG
  • 3. HÀ NỘI - 2020
  • 4. LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Giáo dục, quý thầy cô trực tiếp giảng dạy đã tận tình và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tác giả đề tài xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Hường, người Cô đáng kính đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân đã động viên và tạo điều kiện trong suốt thời gian qua. Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thành luận văn, song chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tác giả đề tài kính mong nhận được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và sự góp ý của đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện, có giá trị thực tiễn trong lĩnh vực phát triển đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019 Tác giả Trƣơng Thị Mỹ Phƣơng i
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BD: Bồi dưỡng BS: Bác sỹ BSCKI: Bác sỹ chuyên khoa cấp I BSCKII: Bác sỹ chuyên khoa cấp II CBLĐ: Cán bộ lãnh đạo CBQL: Cán bộ quản lý CC: Cao cấp CĐ: Cao đẳng CN: Cử nhân CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin ĐH: Đại học ĐN: Đội ngũ ĐNGV: Đội ngũ giáo viên ĐNNG GDNN: Đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp ĐNNG: Đội ngũ nhà giáo ĐTB: Điểm trung bình GDĐT: Giáo dục và Đào tạo GDNN: Giáo dục nghề nghiệp GV: Giảng viên HSSV: Học sinh sinh viên KHTC: Kế hoạch – Tài chính KTXH: Kinh tế - xã hội LLCT: Lý luận chính trị NCKH: Nghiên cứu khoa học NG GDNN: Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp NVSP: Nghiệp vụ sư phạm SPDN: Sư phạm dạy nghề TC: Trung cấp TCHC: Tổ chức-Hành chính THCN: Trung học chuyên nghiệp ThS: Thạc sỹ TS: Tiến sỹ UBND: Ủy ban nhân dân ii
  • 6. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn.................................................................................................. i Danh mục chữ viết tắt .................................................................................ii Danh mục các bảng, sơ đồ ........................................................................ vii MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................ 6 1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng... 6 1.1.2. Các nghiên cứu về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.......................................................................... 9 1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn..............................................10 1.2.1. Độingũ nhà giáo ......................................................................10 1.2.2. Phát triển ĐNNG......................................................................11 1.2.3. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.........14 1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ng nh giáo Giáo dục nghề nghiệp.......14 1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp .........................................................................................................14 1.3.2. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.........16 1.4. Nộidung phát triển đội ng nh giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp................................................20 1.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp....................................21 1.4.2. Thu hút, tuyển chọn độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp............................................22 1.4.3. Đào tạo, bồidưỡng phát triển độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................23 1.4.4. Duy trì phát triển độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp ...........................................24 iii
  • 7. 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ng nhà giáo trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp...............................................................27 1.5.1. Yếu tố bên ngoài.......................................................................27 1.5.2. Yếu tố bên trong.......................................................................28 Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................31 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP............ 32 2.1. Giới thiệu vài nét về Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa .................32 2.1.1. Lịch sử hình thành ....................................................................32 2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ......................................................32 2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường ..........................34 2.1.4. Sứ mạng, tầm nhìn của nhà trường.............................................37 2.2. Quá trình khảo sát ............................................................................37 2.2.1. Mục đíchkhảo sát.....................................................................37 2.2.2. Nội dung khảo sát.....................................................................38 2.2.3. Phương pháp khảo sát...............................................................38 2.2.4. Khách thể khảo sát ...................................................................39 2.3. Thực trạng đội ng..............................................................................nh giáo của Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa...........................................40 2.3.1. Số lượng nhà giáo .....................................................................40 2.3.2. Chất lượng đội ngũ nhà giáo......................................................42 2.3.3. Cơ cấu đội ngũ nhà giáo............................................................57 2.3.4. Đánh giá thực trạng độingũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa ........................................................................................60 2.4. Thực trạng phát triển đội ng nh giáo của Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.......................................................................................63 2.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG................................63 2.4.2. Tuyển dụng nhà giáo.................................................................65 2.4.3. Đào tạo, bồidưỡng độingũ nhà giáo .........................................67 2.4.4. Duy trì phát triển độingũ nhà giáo.............................................70 iv
  • 8. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ng nh giáo của Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.........................................................77 2.5.1. Kết quả đạt được ......................................................................77 2.5.2. Hạn chế....................................................................................77 2.5.3. Nguyên nhân ............................................................................78 Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................86 CHƢƠNG 3: IỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP............87 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ng nh giáo............87 3.1.1. Đảm bảo quy định về pháp chế..................................................87 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn..............................................................87 3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ................................................87 3.1.4. Đảm bảo tính tính hiệu quả .......................................................88 3.2. Các biện pháp phát triển đội ng nh giáo Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chu ên ng nh Giáo dục nghề nghiệp........88 3.2.1. Biện pháp nâng cao nhận thức đốivới cán bộ lãnh đạo, quản lý và nhà giáo về phát triển độingũ nhà trường theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................88 3.2.2. Biện pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp .......................................................................................91 3.2.3. Biện pháp đổimới công tác tuyển chọn, thu hút độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp................................................................................................93 3.2.4. Biện pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp................................................................................................95 3.2.5. Biện pháp sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..........................97 v
  • 9. 3.2.6. Biện pháp hoàn thiện các chính sách, tạo động lực phát triển độingũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp.......................................................................100 3.2.7. Biện pháp xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp..............................................................................................102 3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp........................................................104 3.4. Khảo sátt nh cấpthiết v t nh khả thi của các biện pháp đề uất....105 3.4.1. Mục đíchkhảo sát...................................................................105 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................105 3.4.3. Khách thể khảo sát .................................................................106 3.4.4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.........................................................................106 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................109 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................113 PHỤ LỤC vi
  • 10. DANH MỤC CÁC ẢNG SƠ Đ Bảng 2.1. Thống kê số lượng HSSV Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa t năm học 2 16-2 17 đến năm học 2 18-2019 36 Bảng 2.2. Đánh giá của khách thể nghiên cứu KTNC về số lượng ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 40 Bảng 2.3. Thống kê ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo khoa, bộ môn 41 Bảng 2.3. Thống kê ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo khoa, bộ môn....................................................................... 42 Bảng 2.4. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về chất lượng ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 43 Bảng 2.5. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 43 Bảng 2.6. Thống kê độingũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa tham gia giảng dạy tại khoa, bộ môn theo trình độ 46 Bảng 2.7. Thống kê trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 47 Bảng 2.8. Thống kê trình độ Tin học của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 48 Bảng 2.9. Thống kê trình độ sư phạm của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 49 Bảng 2.1 . Thống kê trình độ LLCT, quản lý nhà nước của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 50 Bảng 2.11. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 51 Bảng 2.12. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 53 Bảng 2.13. Thống kê sản phẩm khoa học của ĐNNG t năm học 2 15-2 16 đến nay 56 Bảng 2.14. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về cơ cấu giới tính, độ tuổi ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 58 vii
  • 11. Bảng 2.15. Thống kê độ tuổi của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 58 Bảng 2.16. Thống kê giới tính của ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 59 Bảng 2.17. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về quy hoạch, kế hoạch phát triển độingũ NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 63 Bảng 2.18. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác tuyển dụng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 65 Bảng 2.19. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dưỡng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 67 Bảng 2.2 . Kết quả đào tạo, bồi dưỡng ĐNNG của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa t năm 2 15 đến tháng 6 2 19 69 Bảng 2.21. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác bố trí, sử dụng NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 70 Bảng 2.22. Định mức giờ giảng của ĐNNG Trường Cao đăng Y tế Khánh Hòa thực hiện t năm học 2 17-2018 72 Bảng 2.23. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về công tác đánh giá NG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 73 Bảng 2.24. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về việc thực hiện chính sách đãi ngộ của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 75 Bảng 2.25. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về nguyên nhân của những kết quả đạt được trong công tác phát triển ĐNNG của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 79 Bảng 2.26. Đánh giá của khách thể nghiên cứu về nguyên nhân của những hạn chế trong công tác phát triển ĐNNG trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 82 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của biện pháp........................106 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ....................107 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.............33 viii
  • 12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề t i Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự tác động trực tiếp, mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ bản mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục – đào tạo của đất nước ta hiện nay. Việc xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo là một vấn đề có ý nghĩa lớn lao. Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố cơ bản cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo, được xem là phương tiện hữu hiệu nhất hình thành nên chất lượng của nguồn nhân lực. Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Hiện nay, việc phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung và nhà giáo trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp nói riêng đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân rất quan tâm. Trong Nghị quyết 29, Hội nghị lần thứ 8, Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước” [5]. Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu đào tạo các ngành nghề trọng điểm theo cấp độ khu vực ASEAN, cấp độ quốc tế được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt càng đòi hỏi các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ nhà giáo là một yêu cầu khách quan để phát triển giáo dục – đào tạo. T tháng 1 năm 2 17, các trường trung cấp, cao đẳng thuộc Bộ Giáo 1
  • 13. dục và Đào tạo đã được chuyển giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Quá trình chuyển giao quản lý này tạo ra nhiều khó khăn cho các trường, đặc biệt trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp. Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa thuộc khối ngành Chăm sóc sức khỏe. Khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, đội ngũ nhà giáo của Trường cũng gặp nhiều khó khăn do không đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 3 2 18 TT-BLĐTBXH, ngày 15 6 2 18. Hai ngành đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng và Cao đẳng Dược của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt là ngành, nghề trọng điểm, cấp độ ASEAN, đòi hỏi nhà trường phải xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn để giảng dạy và hướng đến đào tạo các ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Để giúp Nhà trường tìm ra các biện pháp hiệu quả trong phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tác giả chọn đề tài “Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáo dục nghề nghiệp” đểnghiên cứu. 2. Mục đ ch nghiên cứu Làm rõ thực trạng đội ngũ nhà giáo và thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. Trên cơ sở lý luận, thực trạng tác giả đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. 3. Đốitƣợng v kháchthể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. 2
  • 14. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng công tác phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp hiện nay? 4.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa như thế nào để đáp ứng tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp? 5. Giả thu ết khoa học Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp đã và đang thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, tuy nhiên công tác này còn những hạn chế. Nếu nghiên cứu đánh giá sát thực trạng và đề xuất những biện pháp khả thi, hiệu quả sẽ góp phần phát triển đội ngũ nhà giáo nhà trường đạt tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 6.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhà giáo của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa hiện nay - Nguyên nhân của thực trạng. 6.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 6.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Khái quát hóa, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu và tư liệu liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo trong các trường cao đẳng. 3
  • 15. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thống kê số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa và điều tra bằng anket để khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. - Phương pháp trò chuyện: Thu thập thông tin liên quan đến đề tài qua việc nói chuyện, trao đổi trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ nhà giáo. - Phương pháp chuyên gia. Hỏi ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện các phiếu hỏi dành cho: + Cán bộ quản lý + ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: + Nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, giáo án, giáo trình, thiết bị dạy học, kế hoạch tự bồidưỡng để đánh giá việc tự bồi dưỡng của ĐNNG. + Nghiên cứu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; báo cáo của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo để đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, tiếp thu các kinh nghiệm phát triển độingũ nhà giáo của một số trường cao đẳng. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê toán học 8. Những đóng góp của đề t i Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhà giáo của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo của Nhà trường. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những biện pháp phát triển độingũ 4
  • 16. nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1:Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp trong các trường cao đẳng. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo tại Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. Chương 3:Biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp. 5
  • 17. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Cácnghiên cứu về phát triển đội ngũ nhà giáotrường cao đẳng Nghiên cứu về phát triển ĐNNG ở các trường, đặc biệt là ở một số trường cao đẳng, đại học góp phần đào tạo nguồn nhân lực đã được đề cập trong một số đề tài, bài viết, công trình nghiên cứu, luận án như: Đề tài: “Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2 11- 2 2 ” do tác giả Phan Văn Nhân chủ nhiệm. Đề tài được nghiên cứu với mục tiêu xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về dự báo phát triển GDNN, xác định những xu hướng phát triển GDNN t năm 2 11-2 2 và xác định các giải pháp, điều kiện đảm bảo thực hiện được những xu hướng phát triển GDNN t 2 11-2 2 , trong đó đề cập đến nội dung phát triển đội ngũ giảng viên [15]. Đề tài cấp Nhà nước, mã số KX -05-1 “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa” do tác giả Nguyễn Minh Đường làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng của công tác đào tạo lao động kỹ thuật ở các cấp trình độ khác nhau; phân tích các mặt mạnh, mặt yếu so với yêu cầu đào tạo đội ngũ nhân lực để CNH, HĐH đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đề xuất một số giải pháp và chính sách trong đào tạo đối với các cấp trình độ khác nhau, nhằm phát triển đồng bộ đội ngũ lao động kỹ thuật, trong đó có giải pháp “Xây dựng chiến lược phát triển giáo viên và giảng viên đại học” và “Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất” [6]. Đề tài cấp Bộ- Mã số B 2 3-52- TDD5 : “Các giải pháp tăng cường 6
  • 18. mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt Nam” do tác giả Phan Văn Kha là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt Nam; thực trạng mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN và đề xuất các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ THCN ở Việt Nam [11]. Một số luận cứ khoa học để xây dựng chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2001 - 2010 Đề tài cấp Bộ - Mã số CB-19-2 do tác giả Phan Chính Thức là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về chiến lược đào tạo nghề giai đoạn 2001- 2 1 ; đánh giá thực trạng đào tạo nghề và đề xuất các giải pháp phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2 1- 2010, trong đó có giải pháp về phát triển đội ngũ GV dạy nghề [20]. Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV các trường THCN đến năm 2 1 ” do tác giả Nguyễn Đăng Trụ 2005) là chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng đội ngũ GV các trường THCN ở nước ta và đề xuất các giải pháp thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV THCN đến năm 2 1 [23]. Đề tài của tác giả Trần Thị Bạch Mai “Xây dựng mô hình quản lý công tác phát triển-bồi dưỡng cán bộ giảng dạy phục vụ yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” đã kiến nghị về mô hình quản lý nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy đại học [14]. Đề tài của tác giả Phạm Văn Thuần 2 9 , nghiên cứu về quản lý đội ngũ giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và trách nhiệm xã hội. Tác giả đề cập đến chất lượng đội ngũ giảng viên ngoài những năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nhà giáo thì cần có năng lực quản lý, kể cả trách nhiệm quản lý trong và ngoài lớp học [19]. Tác giả Đ Minh Cường 2 2 đã đề cập đến người giáo viên các cấp học, bậc học trong tác phẩm các biện pháp thực hiện chiến lược giáo dục. Tác 7
  • 19. giả đã nghiên cứu và đề xuất một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển nguồn nhân lực giáo dục ở nước ta trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên của các cấp học và yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam [3]. Báo cáo “Các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ giáo dục đại học, cao đẳng t nay đến năm 2 2 ” của tác giả Nguyễn Trí 1997 tại Hội thảo xây dựng chiến lược giáo dục đại học, viện nghiên cứu Phát triển giáo dục [22]. Theo tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo cho rằng xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục cần phải quy tụ vào ba vấn đề chính: Số lượng, chất lượng và cơ cấu. Trên cơ sở phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL, tác giả đã đề xuất bốn giải pháp phát triển đội ngũ CBQL giáo dục: Mọi cấp quản lý giáo dục đều xây dựng được quy hoạch CBQL giáo dục cho đơn vị và gắn liền với quy hoạch này là các công việc cần triển khai để đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo quy hoạch; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với CBQL giáo dục các cấp; có chính sáchh trợ tinh thần, vật chất thỏa đáng với CBQL giáo dục;tổ chức lại hệ thống trường khoa đào tạo CBQL giáo dục [8]. Tác giả Trần Kiểm 2 4 đã nghiên cứu về “Khoa học quản lý giáo dục - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, các nghiên cứu đã khẳng định đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường và nhấn mạnh vai trò, vị trí của người giáo viên trong phát triển nhà trường. Tác giả đã xác định các nội dung quản lý trường học bao gồm quản lý các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, quản lý xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên. T đó đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giáo viên [12]. Tác giả Trần Bá Hoành 2 6 đã nghiên cứu về “Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn”. Kết quả nghiên cứu đã xác định vai trò, vị trí của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phân tích những đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên và yêu cầu về phẩm chất, 8
  • 20. năng lực đối với giáo viên t đó, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục [10]. Nhìn chung các đề tài, công trình nghiên cứu ở trên đã đề cập nhiều góc độ khác nhau về nguồn nhân lực, về phát triển ĐN ở t ng loại hình và t ng điều kiện cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện và sâu sắc về GDNN, chưa đề cập cụ thể đến công tác quản lý phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN ở các trường Cao đẳng Y tế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp” là rất cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nhân lực cho nhà trường. 1.1.2. Cácnghiên cứu về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục nghề nghiệp Ngạch viên chức đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Quyết định số 78 2 4 QĐ BNV ngày 3 11 2 4 của Bộ Nội vụ ban hành danh mục các ngạch công chức và các ngạch viên chức và Thông tư liên tịch số 81/2005/TLT- BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với một số ngạch công chức, viên chức mới được bổ sung hoặc có thay đổi về phân loại công chức, viên chức gồm giáo viên cao cấp dạy nghề, giáo viên dạy nghề. Ngày 15/6/2018 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 3 2 18 TT-BLĐTBXH ngày quy định về tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN. Theo quy định của Thông tư, chức danh giảng GDNN gồm: Giảng viên GDNN cao cấp (Hạng I), Giảng viên GDNN chính (Hạng II), Giảng viên GDNN lý thuyết (Hạng III) và Giảng viên GDNN thực hành (Hạng III). Chức danh giáo viên GDNN gồm: Giáo viên GDNN hạng I, Giáo viên GDNN hạng II, Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III, Giáo viên GDNN thực hành hạng III và Giáo viên GDNN hạng IV [2]. 9
  • 21. Thông tư quy định cụ thể nhiệm vụ và các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với t ng chức danh nghề nghiệp. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của luận văn 1.2.1. Đội ngũ nhà giáo Theo tự điển tiếng Việt 2 1 : Đội ngũ là một khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp, được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng [26]. Đội ngũ “Là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không, nhưng cùng mục đích nhất định”. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sứ mạng và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷ cương và chất lượng [24]. Theo tác giả khái niệm “Đội ngũ” tựu trung lại là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng có chung một lý tưởng mục đích nhất định và gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất, tinh thần để cùng thực hiện một hay nhiều chức năng, họ có thể cùng nghề nghiệp, hoặc không cùng nghề nghiệp. Theo Luật GDNN năm 2 14, Nhà giáo trong cơ sở hoạt động GDNN bao gồm nhà giáo dạy lý thuyết, nhà giáo dạy thực hành hoặc nhà giáo v a dạy lý thuyết v a dạy thực hành. Nhà giáo trong trung tâm GDNN, trường TC được gọi là giáo viên; nhà giáo trong trường cao đẳng được gọi là giảng viên. Chức danh của nhà giáo trong cơ sở GDNN bao gồm giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp; giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp [18]. Theo tác giả, đội ngũ nhà giáo GDNN là tập hợp những người giảng dạy trong các cơ sở GDNN được tổ chức thành một lực lượng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập thể đó, tổ chức đó. Trong trường cao đẳng, ĐNNG là đội ngũ giảng viên, trong trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp ĐNNG chính là đội ngũ giáo viên. Chức danh viên chức của nhà giáo trong cơ sở GDNN gồm: 1.2.1.1. Giảngviên giáo dụcnghềnghiệp Giảng viên GDNN là chức danh nghề nghiệp đối với giảng viên giảng 10
  • 22. dạy trình độ cao đẳng trong các trường cao đẳng, gồm các chức danh: Giảng viên GDNN cao cấp (Hạng I), Giảng viên GDNN chính (Hạng II), Giảng viên GDNN lý thuyết (Hạng III) và Giảng viên GDNN thực hành (Hạng III) [2]. 1.2.1.2. Giáoviên giáo dục nghềnghiệp Giáo viên GDNN là chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên giảng dạy trình độ trung cấp, sơ cấp trong các trường cao đẳng, trung cấp, gồm các chức danh: Giáo viên GDNN hạng I, Giáo viên GDNN hạng II, Giáo viên GDNN lý thuyết hạng III, Giáo viên GDNN thực hành hạng III và Giáo viên GDNN hạng IV [2]. 1.2.2. Pháttriển ĐNNG 1.2.2.1. Pháttriển “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi t ít đến nhiều, t hẹp đến rộng, t thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp [27]. Theo quan niệm này thì tất cả sự vật hiện tượng, con người và xã hội hoặc tự thân biến đổi hoặc do tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến về cả khối lượng lẫn chất lượng. Đó là sự phát triển. “Phát triển là quá trình vận động t thấp đơn giản đến cao phức tạp , mà nét đặc trưng chủ yếu là cái cũ biến mất, cái mới ra đời. Phát triển là một quá trình nội tại: Bước chuyển t thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, cái cao là cái thấp đã phát triển” [28]. Theo quan niệm của David C.Korten: “Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững…nhằm hoàn thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”[4]. Theo quan niệm này thì phát triển là sự tăng trưởng, hoàn thiện được khả năng, tạo ra sự phù hợp của bản thân bằng cách sử dụng mọi nguồn lực có thể có được. Tiến trình đó không phải của riêng ai mà của các thành viên xã hội. 11
  • 23. T các quan niệm trên, tác giả rút ra khái niệm phát triển như sau: Phát triển là tăng trưởng tiến lên; biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về lượng lẫn chất, cả về thời gian và không gian của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội. 1.2.2.2. Pháttriển đội ngũ nhà giáo Menges J.R quan niệm về phát triển ĐNGV như sau: “Phát triển ĐNGV nhằm mục đích tăng cường hơn nữa sự phát triển toàn diện của người GV trong hoạt động nghề nghiệp” [8]. Phát triển đội ĐNGV theo tác giả Piper và Glatter là một n lực mang tính chất thường xuyên, nhằm hòa hợp các lợi ích, mong muốn và các đòi hỏi mà ĐNGV đã cân nhắc kĩ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình trên cơ sở có tính đến yêu cầu nhà trường nơi họ công tác”. Theo đánh giá của Piper 1993 thì: “Phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược.” [9]. Trong tác phẩm “Quản lý nhân sự và việc xây dựng ĐNGV trong nhà trường”, tác giả Nguyễn Quang Truyền quan niệm: Phát triển đội ngũ giáo viên là “Xây dựng một đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, đoàn kết nhất trí trên cơ sở đường lối giáo dục của Đảng và ngày càng vững mạnh về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức thực hiện chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo” [24]. “Phát triển ĐNGV không chỉ về trình độ chuyên môn, trình độ nghề nghiệp được nâng cao, mà còn là sự thỏa mãn của cá nhân, sự trung thành, tận tụy của người GV đối với nhà trường, cùng bầu không khí làm việc thoải mái và lành mạnh [14]. Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “Ở cấp độ chung nhất, phát triển được hiểu là sự thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là một phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng và cuối cùng tạo ra sự biến đổi về chất” [7]. 12
  • 24. Chỉ thị 4 TW của Ban Bí Thư TW Đảng khóa IX ký ngày 15/06/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đã chỉ đạo: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách toàn diện”. Đây là nhiệm vụ v a đáp ứng yêu cầu trước mắt, v a mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục 2 1 -2010 và góp phần chấn hưng đất nước. Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” [5]. T những kết quả nghiên cứu trên tác giả rút ra khái niệm Phát triển ĐNNG như sau: Phát triển ĐNNG là hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường tác động đến đội ngũ nhà giáo để đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng theo quy định, đồng bộ về cơ cấu và về chất lượng trình độ đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;... .. Trong phạm vi trường cao đẳng, phát triển ĐNNG nhằm đạt các mục tiêu sau: - Phát triển ĐNNG phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng theo chuẩn, đồng bộ về cơ cấu nhằm thực hiện tốt kế hoạch đào tạo của nhà trường; - Tạo được bầu không khí hào hứng, lành mạnh trong tập thể ĐNNG để mọi người phấn khởi, gắn bó với nhà trường và đóng góp công sức một cách tốt nhất vào sự phát triển của nhà trường; - Có chính sáchđãi ngộ về vật chất và tinh thần đốivới ĐNNG có trình 13
  • 25. độ cao, năng lực nghề nghiệp giỏi, tạo điều kiện để ĐNNG an tâm, ổn định nghề nghiệp và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.2.3. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục nghề nghiệp Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2 6 định nghĩa “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này” [17]. Theo tác giả, tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN là những quy định chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để phân loại chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN và là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức giảng dạy trong các cơ sở GDNN công lập. 1.3. Một số vấn đề lý luận về đội ng nh giáo Giáo dục nghề nghiệp 1.3.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ nhà giáoGiáodục nghề nghiệp Điều 14, Luật giáo dục nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo không ng ng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học” [16]. “Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục có ý nghĩa rất cao cả. Họ là một bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững”. Sản phẩm của họ khác với các loại hình lao động ở ch : Sản phẩm này tích hợp các nhân tố tinh thần và vật chất, đó là “nhân cách - sức lao động”. Thành quả lao động của họ v a tác động vào hình thái ý thức xã hội, v a hình thành sức lao động kỹ thuật, thúc đẩy sự năng động của đời sống thị trường, ở đây là thị trường sức lao động [9]. 14
  • 26. Theo tác giả Hoàng Trang 2 5 : “Không có người thầy giáo thì không có giáo dục, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng…là những người thầy, nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình trước hết Người thầy phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận, vì không phải ai cũng làm thầy được [21]. Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì giáo viên chất lượng cao trong thời đại ngày nay là địa vị của GV. Cùng với sự biến đổi nhanh chóng của xã hội trên mọi mặt, địa vị của người GV có nhiều biến đổi. Địa vị cá nhân GV, thể hiện ở sự tự tôn trọng; tầm nhìn; sự cam kết; niềm tin; động cơ; ham muốn; khát vọng; mô phạm… Địa vị nghề nghiệp GV, khẳng định trách nhiệm; sự tự chủ; bổn phận; thể hiện ở sự thành thạo; kiến thức sư phạm; nghiên cứu; các ấn phẩm; các tổ chức nghề nghiệp; sự tham gia quản lý. Vị trí xã hội của GV thể hiện ở vật chất; lương; chuẩn làm việc tối thiểu; phúc lợi và lợi ích phụ; Phi vật chất; sự kính trọng; vị trí trong cộng đồng; quan hệ cộng tác; sự tin cậy; sự lãnh đạo. Hiểu rõ địa vị của người GV trong xã hội hiện đại sẽ giúp đào tạo được những GV thực sự là người thầy sáng tạo và hoạt động có hiệu quả. + GV sáng tạo: Đào tạo, bồi dưỡng tính sáng tạo cho GV là một trong những nhu cầu bức thiết của hệ thống sư phạm nhằm làm cho thế hệ sau sáng tạo hơn. + GV làm việc có hiệu quả: Hiểu biết về nội dung môn học; tri thức sư phạm; tri thức về sự phát triển; hiểu biết về sự khác biệt; hiểu biết về động cơ; có tri thức về việc học tập; làm chủ được các chiến lược - phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; hiểu biết về sự đánh giá HS; hiểu biết về chương trình và công nghệ; am hiểu và đánh giá cao sự cộng tác; khả năng phân tích và phản ánh trong DH [13]. ĐNNG GDNN có vị trí, vai trò và thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong các cơ sở GDNN. Là người trực tiếp giảng dạy lý thuyết hoặc v a dạy lý 15
  • 27. thuyết v a dạy thực hành t trình độ sơ cấp đến trình độ cao đẳng. Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong công nghiệp cho người học thông qua quá trình giảng dạy. Đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học. Hoàn thiện các biểu mẫu, sổ sách quản lý lớp học được bố trí, phân công giảng dạy theo quy định. Hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp nếu có ; hướng dẫn thực tập và luyện thi cho người học tham gia k thi tay nghề các cấp. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; thực tập tại bệnh viện; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy. Bồi dưỡng, phát triển ĐNNG theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường. Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định các chương trình, giáo trình, sách tham khảo phục vụ giảng dạy. Chủ trì hoặc tham gia thiết kế, cải tiến, chế tạo phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học, xây dựng và quản lý phòng học chuyên môn. Chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở GDNN. Chủ trì đề tài NCKH ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở cấp cơ sở hoặc ngành; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về GDNN trong và ngoài nước. Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và các công tác xã hội khác. 1.3.2. Tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodục nghề nghiệp Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN quy định tại Thông tư 3 2 18 BLĐTBXH ngày 15 6 2 18 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bao gồm nội dung: Tiêu chuẩn chức danh giảng viên GDNN và tiêu chuẩn chức danh giáo viên GDNN. Tác giả nghiên cứu sâu tiêu chuẩn chức danh giảng viên GDNN, gồm những nội dung sau: 1.3.2.1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng - Tiêu chuẩn quy địnhchung cho các chức danhgồm: Về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sư phạm hoặc chứng chỉ NVSP. Có thời gian giảng dạy tham gia giảng dạy ít nhất 12 tháng. 16
  • 28. Về trình độ tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 3 2 14 TT-BTTTT hoặc tương đương trở lên. Về kỹ năng nghề Không quy định cho ngạch giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết : Có chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc chứng nhận bậc thợ 5 7, 4 6 trở lên hoặc chứng nhận nghệ nhân, nghệ sỹ nhân dân, thầy thuốc nhân dân hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ cao đẳng nghề hoặc tương đương. Về quản lý nhà nước: Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên GDNN. - Tiêu chuẩn quy địnhriêng theo các chức danh+ Giảng viên GDNN cao cấp hạng I Về trình độ chuyên môn: GV dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành phù hợp; GV v a dạy lý thuyết, v a dạy thực hành có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy. Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 B2 theo quy định tại Thông tư số 1 2 14 TT-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2 14 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam Sau đây gọi là Thông tư số 1 2 14 TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; + Giảng viên GDNN chính hạng II Về trình độ chuyên môn: GV dạy lý thuyết có bằng tốt nghiệp thạc sĩ trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; GV v a dạy lý thuyết, v a dạy thực hành có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy. Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 B1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên. + Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm trở lên phù hợp với ngành, nghề giảng dạy; 17
  • 29. Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 A2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; + Giảng viên GDNN thực hành hạng III Về trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề giảng dạy. Về trình độ ngoại ngữ: Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 A2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc tương đương trở lên; 1.3.2.2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ - Giảng viên GDNN cao cấp hạng I) Có kiến thức chuyên sâu về ngành, nghề; có hiểu biết sâu rộng về thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy; Nắm vững kiến thức và hiểu biết sâu về NVSP, vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; Nắm vững phương pháp, tổ chức NCKH, ứng dụng những kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp; Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 chương trình, 1 giáo trình hoặc chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 sách chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề. Đạt giải trong Hội giảng cấp quốc gia và đạt một trong những thành tích sau: Đạt giải Hội thi thiết bị tự làm cấp quốc gia; bồi dưỡng cho 01 NG đạt giải tại Hội giảng cấp quốc gia; bồi dưỡng 1 người học đạt giải cấp quốc gia và 1 người học đạt giải trong cấp khu vực, quốc tế hoặc 3 người học đạt giải cấp quốc gia trở lên trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; Chủ trì thực hiện và được nghiệm thu đạt yêu cầu ít nhất 2 đề tài khoa học cấp cơ sở hoặc 1 một đề tài cấp cao hơn; 18
  • 30. Có ít nhất 2 bài báo khoa học đã được công bố trên tạp chí khoa học hoặc được đăng tải trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế; Điều kiện về thời gian công tác thăng hạng lên chức danh giảng viên GDNN cao cấp hạng I : Đủ 6 năm trở lên giữ chức danh giảng viên GDNN chính hạng II hoặc tương đương, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên GDNN chính hạng II tối thiểu là 2 hai năm. - Giảng viên GDNN chính hạng II Có kiến thức vững vàng về ngành, nghề; có hiểu biết vững vàng về thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy; Nắm vững kiến thức về NVSP, vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; Nắm vững phương pháp, tổ chức NCKH, ứng dụng những kết quả nghiên cứu, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp; Chủ trì hoặc tham gia biên soạn ít nhất 1 chương trình hoặc 1 giáo trình hoặc 1 sách chuyên ngành phù hợp với ngành, nghề; Đạt giải trong Hội giảng hoặc Hội thi thiết bị tự làm cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên hoặc bồi dưỡng được ít nhất 1 một người học đạt giải trong Hội thi tay nghề, Hội thi văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; Chủ trì thực hiện và được nghiệm thu đạt yêu cầu ít nhất 1 đề tài khoa học cấp cơ sở hoặc cấp cao hơn; Điều kiện về thời gian công tác thăng hạng lên chức danh giảng viên GDNN chính hạng II : đủ 9 năm trở lên giữ chức danh giảng viên GDNN hạng III hoặc tương đương, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh giảng viên GDNN hạng III tối thiểu là 2 hai năm. - Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III và Giảng viên GDNN thực hành hạng III 19
  • 31. Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề; Nắm vững mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo của ngành, nghề được phân công giảng dạy; kế hoạch đào tạo của cơ sở GDNN; Biết tổ chức đào tạo ngành, nghề được phân công giảng dạy. Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của ngành, nghề; Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học. Biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng đào tạo. Biết chế tạo, cải tiến phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học; Đối với Giảng viên GDNN lý thuyết hạng III): Có hiểu biết cơ bản, có khả năng tham gia NCKH, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy. Đối với Giảng viên GDNN thực hành hạng III : Nắm vững kiến thức của ngành, nghề được phân công giảng dạy; có kiến thức về ngành, nghề liên quan; có hiểu biết về thực tiễn sản xuất, dịch vụ của ngành, nghề. 1.4. Nộidung phát triển đội ng nh giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp Phát triển ĐNNG là phát triển nguồn nhân lực sư phạm trong giáo dục nói chung và cả trong GDNN nói riêng, quá trình tác động của chủ thể quản lý đến ĐNNG nhằm phát triển t ng cá nhân NG và cả ĐNNG đáp ứng mục tiêu GDNN, các yêu cầu của việc nâng cao chất lượng GDNN trên tất cả các mặt: quy mô, chất lượng, hiệu quả. Việc phát triển tốt ĐNNG sẽ tạo ra môi trường liên nhân cách để phát triển hoàn thiện mọi nhân cách, đó là nhân cách học sinh, nhân cách NG và nhân cách cán bộ quản lý. Đây là môi trường giáo dục mà các hoạt động trong đó đem lại cho mọi người khả năng tự giáo dục. Phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN là tạo ra một ĐNNG đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng Có kiến thức, năng 20
  • 32. lực, phẩm chất đạo đức… , đồng bộ về cơ cấu; trên cơ sở đó, đội ngũ này thực hiện tốt các yêu cầu giảng dạy, giáo dục nghề nghiệp. Nhà trường căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu và tình hình thực tiễn để cụ thể hóa thành các nội dung cần thực hiện, bảo đảm tính hợp lý và tính logic. Phát triển ĐNNG trong các trường Cao đẳng Y cũng giống như phát triển ĐNNG trong các cơ sở GDNN. Nội dung phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN gồm các bước quy hoạch; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; duy trì phát triển. Các nội dung này có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau và được cụ thể hóa như sau: 1.4.1. Lập quyhoạch, kế hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodụcnghề nghiệp Quy hoạch phát triển ĐNNG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN giữ vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo việc xây dựng được ĐNNG đủ về số lượng, có chất lượng cao, đồng bộ về cơ cấu với sự kết nối nhuần nhuyễn giữa các thế hệ; đồng thời, qua đó bồi dưỡng được những NG đầu đàn góp phần thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo và phục vụ công tác quản lý viên chức chuyên ngành giáo dục tại cơ sở GDNN. Khi xây dựng quy hoạch, chúng ta cần thực hiện: 1.4.1.1. Đánhgiá đội ngũ - Về số lượng: Hằng năm nhà trường căn cứ vào dự báo quy mô tuyển sinh và sự biến động về số lượng NG để xây dựng kế hoạch bổ sung NG cho phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy của nhà trường. Số lượng NG được tính trên cơ sở số lớp học và định mức chuẩn số học viên lớp học. Số lượng NG có thể có sự biến động ở t ng thời điểm với nhiều lý do khác nhau như nghỉ hưu, nghỉ việc, chuyển công tác. - Về cơ cấu ĐNNG: Nhằm đảm bảo tính kế th a và học hỏi về kinh nghiệm giữa các thế hệ NG, cơ cấu ĐNNG là sự đảm bảo tỷ lệ NG t ng ngành, nghề, t ng khoa hợp lý về trình độ đào tạo, độ tuổi, thâm niên công tác. 21
  • 33. - Về chất lượng: Chất lượng của NG là tiêu chí chủ yếu để đánh giá ĐNNG và là nhân tố quyết định sự phát triển của tổ chức. Chất lượng của đội ngũ mạnh hay yếu, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực, của m i thành viên trong đội ngũ. 1.4.1.2. Xácđịnh nhu cầu NG với mục tiêu pháttriển ĐNNG Phân tích thực trạng NG đáp ứng mục tiêu phát triển ĐNNG và phải dự kiến về số lượng NG, bổ sung, điều chỉnh hợp lý cơ cấu ĐNNG và cần đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng NG. 1.4.1.3. Xác định các giải pháp, lộ trình và điều kiện để phát triển đội ngũ nhà giáo Công tác quy hoạch là công tác quan trọng, cần tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp và đảm bảo mục tiêu phát triển ĐNNG đủ về số lượng, chất lượng và về cơ cấu. Các giải pháp thực hiện quy hoạch phải theo các nội dung công tác cán bộ t việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, đến thực hiện chính sách đãi ngộ NG. Để thực hiện tốt quy hoạch, việc xác định rõ lộ trình thực hiện và các điều kiện thực hiện quy hoạch gồm nhân lực, tài lực và vật lực là rất cần thiết. Cần đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện quy hoạch định k sau m i giai đoạn thực hiện. Làm tốt những việc này sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực hiện quy hoạch phát triển ĐNNG. 1.4.2. Thu hút, tuyển chọn đội ngũ nhà giáotheo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhgiáodục nghề nghiệp Công tác tuyển dụng NG là điều kiện tiên quyết tạo ra những tiền đề thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ viên chức nói chung và ĐNNG nói riêng. Trường Cao đẳng được quyền chủ động trong công tác tuyển dụng NG. Vì vậy, cần tận dụng tốt cơ hội và điều kiện này nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Các trường sẽ tự chịu trách nhiệm xã hội trong tuyển dụng, tuyển chọn 22
  • 34. NG; chú trọng tiêu chí, tiêu chuẩn, công khai, minh bạch, có yếu tố cạnh tranh trong tuyển dụng, tuyển chọn Ưu tiên những NG đã kinh qua thực tiễn mới có thể tuyển dụng được những người giỏi và thu hút NG giỏi về tăng cường cho ĐNNG của mình. Bên cạnh đó tuyển dụng giảng viên còn phải dựa trên các căn cứ Luật giáo dục, luật viên chức, Nghị định số 29 2 12 NĐ-CP ngày 12 4 2 12 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 15 2 12 TT-BNV ngày 25 12 2 12 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, Nghị định 161 2 18 NĐ-CP ngày 29 11 2 18 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, viên chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy k thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và các văn bản quy phạm pháp luật khác. 1.4.3. Đàotạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp Trường Cao đẳng hiện nay phải đào tạo theo nhu cầu xã hội, nên NG phải rất năng động, kịp thời cập nhật, nắm bắt nhanh với sự thay đổi và năng lực nghề nghiệp đòi hỏi phải luôn được nâng cao, hoàn thiện. Vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng NG, nâng cao trình độ chuyên môn con đường tất yếu. Trong Nghị quyết 29, Hội nghị lần thứ 8, Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo t ng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ t đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ t thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”. Quan điểm này của Đảng ta cũng hoàn toàn phù hợp với xu thế tất yếu của thế giới là coi trọng đào tạo, bồi dưỡng NG trong quá trình hành nghề [5]. 23
  • 35. Theo tác giả, các trường cao đẳng khi tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN và phải xác định chính xác nội dung, loại hình đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời, thực hiện đổi mới theo hướng: xác định đúng nhu cầu, mục đích, đối tượng để xây dựng kế hoạch triển khai và sử dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng; đa dạng hóa các phương thức bồi dưỡng; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong và sau m i đợt bồi dưỡng; tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho các hoạt động đào tạo, bồidưỡng. Toàn bộ quy trình này phải được khép kín, chặt chẽ, đồng bộ và ràng buộc bằng các văn bản quy định của m i trường. 1.4.4. Duy trì phát triển đội ngũ nhà giáotheo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngànhGiáodụcnghề nghiệp 1.4.4.1. Bố trí, sử dụng nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp Bố trí, sử dụng ĐNNG đòi hỏi phải khoa học và là nghệ thuật trong quan hệ đối xử, trong phân công giao việc cũng như trong thực hiện đánh giá góp phần quy tụ được NG hướng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Trong sử dụng NG, cần quan tâm bố trí sử dụng NG đúng theo chức danh bổ nhiệm, đúng với trình độ chuyên môn và sở trường của NG kết hợp theo dõi khai thác các năng khiếu, tiềm lực khác của NG. Cần phải quan tâm chú ý gắn việc bố trí sử dụng NG với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, gắn quyền lợi của NG với lợi ích chung của nhà trường một cách hài hòa tạo bầu không khí phấn khởi, tin tưởng, yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với nhà trường. Quan tâm tạo môi trường làm việc tích cực cho ĐNNG t cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học đến các yêu cầu về tinh thần như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Để thực hiện có hiệu quả đòi hỏi lãnh đạo nhà trường phải là hạt nhân, tạo ra bầu không khí đoàn kết, tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường. 24
  • 36. 1.4.4.2. Đánh giá NG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp Kiểm tra, đánh giá NG là quá trình xem xét các hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ của t ng NG theo các tiêu chuẩn, mục tiêu mà nhà trường đang hướng đến. Việc kiểm tra, đánh giá ĐNNG có ý nghĩa quan trọng, là thước đo chất lượng NG, làm cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn các nội dung bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng hoặc kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên. Đánh giá NG cần thực hiện định k theo quy định dựa trên các tiêu chuẩn đã được xây dựng, bao gồm: Đảm bảo số giờ giảng, giờ hướng dẫn khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, số bài báo đăng trên tạp chí khoa học, bài tham luận hội thảo... Việc kiểm tra, đánh giá NG có vai trò rất quan trọng, trước hết giúp cho m i NG có thêm thông tin để tự đánh giá bản thân t đó có hướng rèn luyện, phấn đấu đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tiêu chuẩn, nhiệm vụ NG theo quy định, mà còn phục vụ cho nhà quản lý trong việc quản lý, phát triển đội ngũ. 1.4.4.3. Chínhsách đãingộ và môi trường pháttriển đối với đội ngũ nhà giáo Điều 58, chương V, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2 14 quy định chính sách đốivới nhà giáo như: Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định tại khoản 3 Điều 53 của luật này; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với NG, phụ cấp đặc thù cho NG v a dạy lý thuyết v a dạy thực hành, NG là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, NG dạy thực hành các ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; Cử học tập nâng cao trình độ, bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ; Phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú khi hội tụ đủ tiêu chuẩn; Nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sỹ, nghệ nhân có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc nếu cơ sở GDNN công lập có nhu cầu; Chính sách đào và bồidưỡng chuyên môn đối với NG dạy cho người khuyết tật [15]. Nhà trường cần thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với nhà giáo như: 25
  • 37. Chính sách đãi ngộ là yếu tố quan trọng trong thu hút, giữ chân NG và là điều kiện khuyến khích động viên NG tích cực hơn trong công việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, các chính sách thỏa đáng sẽ thu hút được người tài, gắn bó họ với tổ chức. Việc chi trả thu nhập cho NG phải đảm bảo hai yếu tố: Tính hợp pháp và đảm bảo được đời sống của họ trên thực tế. Mục đích là để ĐNNG có đủ thời gian, yên tâm, tâm huyết với nghề, không ng ng trau dồi kiến thức để phục vụ lâu dài cho nhà trường. Chính sách đãi ngộ phải thoả đáng, công khai và công bằng để thu hút nguồn NG chất lượng cao và giữ chân họ ở lại với nhà trường. Chính sách đãi ngộ cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục để kích thích sự say mê, sáng tạo cho ĐNNG. Đãi ngộ cũng có thể là việc khen thưởng kịp thời đối với các NG đạt thành tích trong giảng dạy, trong các cuộc thi hoặc có sáng kiến trong công tác giảng dạy. Tạo môi trường phát triển cho ĐNNG là một trong những nội dung góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Môi trường này gồm những nội dung như điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần; môi trường sư phạm, … Cần quan tâm xây dựng, đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho NG thể hiện và phát huy năng lực của bản thân. Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến công tác phát triển ĐNNG. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành động của ĐNNG trong nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển ĐNNG. Tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò. Môi trường sư phạm phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữa NG với học viên cần giữ mối quan hệ tốt đẹp “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Đồng thời hết sức tránh 26
  • 38. tình trạng thầy trò có cách ứng xử thiếu tôn trọng lẫn nhau để đi đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra và gây tai tiếng cho ngành giáo dục. 1.5. Các ếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ng nhà giáo trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp 1.5.1. Yếu tố bên ngoài 1.5.1.1. Hội nhập ASEAN và quốc tế - Những vấn đề đặt ra cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp Với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC , đào tạo nghề cũng như nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để phát triển nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Mục tiêu mà Cộng đồng AEC hướng tới là tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động qua đào tạo, t đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư. Trên thực tế, kỹ năng nghề của lao động các nước trong khu vực rất cao. Vì vậy, hoạt động đào tạo nghề cần phải dần chuyển đổi phương thức dạy theo hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Mặt khác, cần thực hiện rà soát tổng thể đội ngũ nhà giáo GDNN để thực hiện chuẩn hóa và xây dựng lộ trình chuẩn hóa; nâng cao chất lượng nhà giáo thông qua đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm 1 % số nhà giáo dạy các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, quốc tế và khu vực ASEAN được bồi dưỡng đạt chuẩn về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học. 1.5.1.2. Sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ trên thế giới và trong nước Phát triển kinh tế - xã hội và phát triển ĐNNG là mối quan hệ nhân quả, qua lại hai chiều trong vòng xoáy ốc thuận chiều, kích thích nhân tố kia phát triển. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động thông qua vai trò giáo dục. Ngược lại, khi đội ngũ phát triển, 27
  • 39. chất lượng đội ngũ được cải thiện và nâng cao sẽ trở thành động lực nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, nền kinh tế của Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động rất lớn của nền kinh tế thế giới và khu vực. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chính sách phát triển ĐNNG. Lĩnh vực GDNN cần hội nhập quốc tế, để ĐNNG tiếp thu cái mới, trao dồi kiến thức, nâng cao năng lực trình độ, phương thức quản lý…, thu hút giảng viên giỏi nước ngoài tham gia đào tạo. Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ tay nghề cao, điều này kéo theo ĐNNG phải nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tình hình này đã tác động đến sự phát triển ĐNNG GDNN. Việc phát triển ĐNNG GDNN phải đảm bảo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và hội nhập quốc tế. 1.5.1.3. Chínhsách quản lý của Nhà nước và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thực tế cho thấy sự tác động của chính sách có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo đối với ĐNNG GDNN. Chính sách không chỉ giữ vai trò định hướng mà còn tạo khuôn khổ pháp lý, tạo động lực và điều chỉnh hành vi của NG GDNN. Vì vậy, chính sách đòi hỏi phải cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi, phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế. Hiện tại các chính sách cho NG GDNN vẫn còn nhiều điều cần phải tiếp tục được hoàn thiện mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng và phát triển ĐNNG GDNN cả về số lượng và chất lượng như mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2 2 . 1.5.2. Yếu tố bên trong 1.5.2.1. Uytín, thương hiệu của nhà trường Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được NG và 28
  • 40. công tác quản lý phát triển ĐNNG gặp thuận lợi. NG trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường, đặc biệt là ĐNNG tốt hơn, tạo động lực khiến NG tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển ĐNNG. 1.5.2.2. Nănglực, phẩm chấtcủa đội ngũ nhà giáovà cán bộ quản lý Trình độ nhận thức của CBQL và ĐNNG góp phần lớn trong việc phát triển ĐNNG. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà trường. CBQL phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút ĐNNG. Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở đào tạo có đội ngũ CBQL chuẩn, tâm huyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong đó có nội dung phát triển ĐNNG. Hoạt động phát triển ĐNNG GDNN đòi hỏi m i NG cần nhận thức đúng về sự cần thiết phải hoàn thiện các tiêu chuẩn viên chức GDNN về đạo đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; về năng lực chuyên môn nghiệp vụ,…. T nhận thức đúng đắn, m i NG tự đánh giá về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn để xác định những nội dung, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân, sự phát triển năng lực nghề nghiệp và đạt tiêu chuẩn chuẩn viên chức GDNN. Trong phát triển đội ngũ, việc chia sẻ của ĐNNG cốt cán với đồng nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân cán bộ cốt cán và sự phát triển của đồng nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có 29
  • 41. hiệu quả có vai trò quan trọng đốivới việc phát triển nhà trường trong đó bao gồm công tác phát triển ĐNNG. 1.5.2.3. Cácđiều kiện đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp Nhà trường biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế tuyển dụng sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng phù hợp sẽ tạo động lực cho phát triển ĐNNG nhà trường. Các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển ĐNNG của cơ sở GDNN gồm: Ý thức của NG và CBQL: Phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN yêu cầu CBQL và NG cần ý thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, lấy đó là động lực thúc đẩy, phấn đấu và đạt mục tiêu đề ra. Ý thức về t ng nội dung trong công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, lựa chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện các nội dung đó. Kinh phí là một trong những điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển ĐNNG là kinh phí. Nếu không có kinh phí thì sẽ không thực hiện được công tác phát triển ĐNNG. Chất lượng ĐNNG: Trình độ của ĐNNG không đáp ứng với yêu cầu công việc hiện tại cũng tác động đến công tác phát triển đội ngũ này. Việc xác định được trình độ của ĐNNG để t đó lên kế hoạch phát triển đội ngũ hợp lý với t ng đối tượng cụ thể là rất quan trọng. Chiến lược phát triển của nhà trường tác động mạnh mẽ đến công tác phát triển ĐNNG. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của nhà trường, t đó đặt ra những yêu cầu cho phát triển ĐNNG trong thời gian tới của nhà trường. 30
  • 42. Tiểu kết chƣơng 1 Phát triển ĐNNG trong cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nhà trường. Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước cũng như nhu cầu thực tiễn, trong tiến trình phát triển của nhà trường, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín của nhà trường đối với xã hội. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề và phân tích các khái niệm cơ bản có liên quan như: ĐNNG, phát triển ĐNNG; các nội dung cơ bản trong công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN. Tìm hiểu nghiên cứu nội dung phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, vị trí vai trò của ĐNNG trong cơ sở giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, nội dung phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN ở cơ sở giáo dục. Để phát triển nhà trường đúng hướng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và bản thân NG phải nắm vững các nội dung cơ bản nhất và có biện pháp quản lý tác động và thực hiện tối ưu nhất nhằm đạt được mục tiêu. Những cơ sở lý luận được nêu ra ở Chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn nhà trường trong Chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần phát triển bền vững nhà trường. 31
  • 43. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2.1. Giới thiệu v i nét về Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 2.1.1. Lịchsử hình thành Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa tiền thân là Trường Trung cấp Y tế được thành lập t năm 1978. Đến tháng 1 năm 2 5, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng. Trải qua hơn 4 năm hoạt động và gần 15 năm đào tạo trình độ cao đẳng, Trườngđã không ng ng củng cố và phát triển lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đào tạo trên 35. cán bộ y tế, đóng góp rất lớn cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh và khu vực lân cận, đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng như của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên. Những điểm mạnh của Nhà trường là truyền thống hơn 4 năm xây dựng và trưởng thành; có uy tín và kinh nghiệm trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo điều dưỡng; Đội ngũ cán bộ, nhà giáo đảm bảo tính cân đối, năng động, tinh thần nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp, ham học hỏi, có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường. Nhà trường được tham gia nhiều Dự án của Chính phủ Việt Nam, giúp nhà trường trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH; Cơ chế quản lý năng động và đổi mới, Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với cơ chế quản lý lãnh đạo hiệu quả; tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo và vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. 2.1.2. Đặcđiểm vềcơ cấu tổ chức Đảng bộ nhà trường gồm 8 chi bộ với 72 đảng viên. 32
  • 44. Hội đồng trường gồm 15 thành viên. Ban Giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng. ơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa 33
  • 45. Phòng tham mưu: 8 phòng gồm Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức-Hành chính, Phòng Thanh tra Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Công tác Học sinh sinh viên, Phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ quốc tế, Phòng Công nghệ thông tin và Phòng Quản trị thiết bị. Khoa, bộ môn: 6 khoa và 5 bộ môn gồm Khoa Y học Lâm sàng, Khoa Kỹ thuật Y học, Khoa Dược, Khoa Y học cơ sở, Khoa Điều dưỡng, Khoa Khoa học cơ bản và Bộ môn Y tế công cộng, Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ môn Tin học, Bộ môn Giáo dục Chính trị-Thể chất-An ninh quốc phòng. Đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường có 191 người trong đó 12 nhà giáo trực tiếp giảng dạy. 2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường Chức năng nhiệm vụ của trƣờng Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường cao đẳng và các quy định về đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường trực thuộc UBND Tỉnh Khánh Hòa và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Khánh Hòa có chức năng đào tạo theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo qui định; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế có kiến thức vững chắc, kỹ năng tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân và đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực. Phối hợp với các cơ sở y tế, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương 34
  • 46. trình, giáo trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học. Liên kết với các trường cao đẳng, đại học, viện, học viện, các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người học; gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp . Tổ chức NCKH để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Sử dụng nguồn thu t hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật. Qu mô đ o tạo Qua bảng 2.1 bên dưới cho thấy: Quy mô tuyển sinh của nhà trường có xu hướng giảm dần trong 3 năm học. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do cánh cửa vào đại học của các thí sinh rộng mở do Bộ Giáo dục và Đào tạo nới lỏng quy chế tuyển sinh; do tâm lý coi trọng bằng đại học hơn là học nghề và học nghề là sự lựa chọn cuối cùng của thí sinh. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa cụ thể, rõ ràng, khiến cho thí sinh cũng như các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về ngành nghề theo học. Riêng các trường đào tạo khối ngành Chăm sóc sức khỏe thì Thông tư liên tịch số 26 và 27 2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định t ngày 1 1 2 21, viên chức ngành Y, Dược phải có trình độ t Cao đẳng trở lên và t năm 2 25, chức danh cán bộ bậc Trung cấp trong toàn bộ ngành Y, Dược sẽ bị hủy bỏ càng làm cho các trường gặp khó khăn trong tuyển sinh bậc Trung cấp. 35
  • 47. ng 2.1. Thống kê số lượng H V Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa t n m học 2 16-2 17 đến n m học 2 18-2019 Năm học TT Ng nh đ o tạo 2016-2017 2017-2018 2018-2019 SL TL% SL TL% SL TL% I Cao đẳng 2.224 71,4 2.422 87,1 2015 85,8 1 Điều dưỡng 677 21,7 644 23,1 332 14,1 2 Kỹ thuật Hình ảnh Y học 80 2,5 71 2,5 98 4,1 3 Kỹ thuật Xét nghiệm 149 4,8 130 4,7 106 4,5 4 Hộ sinh 249 8,0 178 6,4 59 2,5 5 Dược 1.069 34,4 1.399 50,4 1.402 59,7 6 Phục hồi chức năng 0 0 0 0 18 0,7 7 Phục hình răng 0 0 0 0 30 1,2 II Trung cấp 809 25,9 288 10,3 297 12,6 1 Điều dưỡng 85 2,7 0 0 20 0,8 2 Dược 277 8,9 64 2,3 39 1,6 3 Y sỹ 294 9,4 142 5,1 139 5,9 4 Y sỹ y học cổ truyền 87 2,8 64 2,3 75 3,2 5 Kỹ thuật phục hình răng 35 1,1 18 0,6 0 0 6 Kỹ thuật Vật lý trị liệu-Phục 31 1 0 0 24 1,1 hồi chức năng II Đ o tạo thƣờng u ên 81 2,6 73 2,6 37 1,6 1 Định hướng chuyên khoa 27 0,9 30 1,1 0 0 Răng - Hàm - Mặt 2 Nhân viên xoa bóp 54 1,7 43 1,5 37 1,6 Cộng I II III 3.114 100 2.783 100 2.349 100 (Nguồn:Phòng Đàotạo) Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp với quy mô trên 2.300 HSSV. Trong đó, đào tạo bậc cao đẳng gồm các 36