SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HẠNH DUNG
TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN HẠNH DUNG
TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8 22 90 20
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Hạnh Dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 13
Chương 2 NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ “头”
TRONG TIẾNG HÁN .................................................................................. 24
2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt...............................24
2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán................................29
2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán38
CHƯƠNG 3 CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG
VIỆT VÀ TỪ “头” TRONG TIẾNG HÁN................................................. 48
3.1. Ẩn dụ vật chứa của từ ''đầu'' trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán...49
3.2. Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong
tiếng Hán .................................................................................................................51
3.3. Ẩn dụ cấu trúc của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng
Hán ...........................................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 72
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT............................................................... 78
MỤC LỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ
Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” .......................................27
Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头”..........................................37
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头” .............................38
Lược đồ 3.1. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN LÀ CƠ THỂ NGƯỜI
...................................................................................................................57
Lược đồ 3.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm SỰ LÃNH ĐẠO LÀ ĐẦU NGƯỜI.61
Lược đồ 3.3. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỨ TỰ ĐẦU TIÊN LÀ ĐẦU
NGƯỜI......................................................................................................62
Bảng 3.1. Bảng đối chiếu những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu”
trong tiếng Việt và “头” tiếng Hán.......................................................65
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể
thấy được những đặc trưng tư duy và giá trị văn hóa của cả một dân tộc.
Nghiên cứu quá trình chuyển nghĩa cùng các ẩn dụ ý niệm của từ nhằm làm rõ
cách tri nhận về hiện thực khách quan, qua đó thấy được các dấu ấn và giá trị
văn hóa của một cộng đồng ngôn ngữ là hướng đi cần thiết. Hơn nữa, các
nghiên cứu đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ để chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt về mặt tư duy của hai dân tộc là một trong
những hướng nghiên cứu liên ngành đang rất được quan tâm hiện nay.
Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”, “thủ (
首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”, “trốc”. Theo khảo sát
trong Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi
nhận thấy khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn
và có nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑,
脑筋”, “sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông
dụng, phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
đối chiếu sự phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”,
cùng những cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” .
Trong hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán, không khó để
tìm ra những từ ngữ có chứa yếu tố “đầu”. Ví dụ trong tiếng Việt có “bắt
đầu”, “đứng đầu”, đầu sỏ”, “to đầu”, “đầu cua tai nheo”,...; còn trong tiếng
Hán chúng ta có 头段情缘 (mối tình đầu),机头 (đầu máy), 月头 (đầu tháng),
头大 (to đầu)... Chính bởi tính phổ biến này mà “đầu” trở thành một miền
nguồn quan trọng trong nghiên cứu về tri nhận ẩn dụ cơ thể người. Về nhóm
từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, giới nghiên cứu Việt ngữ học đã quan tâm
2
nghiên cứu, song cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về
sự phát triển nghĩa và các ẩn dụ ý niệm của đầu đặt trong sự đối chiếu với
tiếng Hán. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Từ chỉ đầu
trong tiếng Việt và tiếng Hán” với mong muốn có thể làm rõ con đường phát
triển ngữ nghĩa với những chiều kích tâm lý, văn hóa dân tộc liên quan đến sự
phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” thông qua các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong
tiếng Việt và tiếng Hán.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có để tiến hành đối chiếu với
tiếng Hán, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lý thuyết
của ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu làm rõ những sự tương đồng và khác
biệt về đặc trưng tư duy và cách thức tư duy của người Việt Nam và người
Trung Quốc trong cách thức tri nhận về từ chỉ đầu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong
tiếng Việt
Nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận: Từ vựng là một bộ phận
được coi là không ổn định nhất trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ cũng vì
thế mà không ngừng thay đổi. Do đó, những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa
cũng rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo Lê Quang Thiêm,
lịch sử ngôn ngữ học được phân thành 3 thời kỳ chính: thời kỳ tiền cấu trúc
luận, thời kỳ cấu trúc luận, thời kỳ hậu cấu trúc luận, trong đó thời kỳ hậu cấu
trúc luận gắn với khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận.
Nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, cuốn sách “Đặc
trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (Nxb.Khoa học xã hội,
2010) của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã trình bày đặc trưng văn hoá – dân tộc
của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá –
dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan của ngữ nghĩa
3
và tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên cơ
sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản. Tác giả đã
thống kê số lượng nghĩa chuyển, các phương thức chuyển nghĩa từ đó rút ra
những nhận định có ý nghĩa. Cùng hướng nghiên cứu đó là một số đề tài, luận
văn, luận án như “Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán
và tiếng Việt)” của Ngô Minh Nguyệt. Luận án tìm hiểu đặc điểm cấu trúc,
ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa dân tộc của từ ngữ ẩm thực tiếng Hán và tiếng
Việt. Đồng thời, bước đầu chỉ ra sự khác biệt trong trường nghĩa này của hai
ngôn ngữ Việt-Hán. Trịnh Thị Thu Hòa với luận án “Từ ngữ chỉ động vật và
thực vật trong tiếng Sán Dìu” đã bước đầu mô tả một cách có hệ thống về lớp
từ vựng của tiếng Sán Dìu thông qua nhóm từ ngữ chỉ động vật và thực vật.
Kết quả phân tích ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ động, thực vật giúp hình dung
phần nào bức tranh phân cắt hiện thực bằng ngôn ngữ của người Sán Dìu.
Nghiên cứu theo hướng hậu cấu trúc luận: Năm 1989, hội nghị
khoa học tổ chức tại Duisbury của Đức đã đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ
học tri nhận – tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong
nghiên cứu ngữ nghĩa. Khuynh hướng này đề cao sự tri giác, nhận thức và
năng lực của tư duy trong việc phân tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ. Nhìn từ
góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của từ được nhắc tới
chủ yếu qua các nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, thuyết nghiệm thân,
các cơ chế ánh xạ.
Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết
Ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam qua công trình “Ngôn ngữ học tri nhận
nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb.Khoa học xã hội,
2005) với những khái niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Nguyễn Thiện
Giáp đã dành một khoảng khá lớn trong cuốn “Phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu ngôn ngữ” (Nxb.Giáo dục, 2009) để đề cập tới những khái
4
niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những
luận văn, luận án nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ dưới góc độ tri
nhận. Hướng nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận gắn với các điển mẫu và phạm trù
tỏa tia của ngữ nghĩa học tri nhận, có một số công trình của Nguyễn Thị Bích
Hợp (2015), Nguyễn Thị Hương (2017), Nguyễn Thị Hiền (2018). Nguyễn Thị
Bích Hợp (2015) đã nghiên cứu khá kỹ về miền ý niệm đồ ăn dưới góc nhìn
của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xây dựng cấu trúc miền đồ ăn gồm 5
nhóm lớn với 5 điển mẫu tương ứng: thực thể - cơm; đặc điểm – mặn; đồ
dùng – bát; cảm giác – đói; hoạt động – ăn. Nguyễn Thị Hương (2017)
nghiên cứu, đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh đối
chiếu với tiếng Việt, nghiên cứu sự chuyển nghĩa, tỏa tia nghĩa của những
điển mẫu là những từ chỉ phạm trù ăn, uống, từ nghĩa gốc, nghĩa chuyển,
nghĩa phái sinh đến các ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ.
Hầu hết các luận án, luận văn hay các bài nghiên cứu đều kế thừa các
lý thuyết của ngôn ngữ tri nhận để áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó
chứng minh quá trình phát triển và chuyển nghĩa của từ sẽ là chìa khóa để con
người tư duy, tri nhận thế giới khách quan.
2.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong
tiếng Hán
Ở Trung Quốc, ngay từ giai đoạn 1977-1989, từ vựng ngữ nghĩa học
đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý là quan
điểm của Phù Phó Thanh (符准清) đưa ra trong cuốn “现代汉语词汇” (Từ
vựng Hán ngữ hiện đại) xuất bản năm 1985. Tác giả quan niệm từ là đơn vị
nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu. Từ có hai mặt là hình thức
ngữ âm và khái niệm (nội dung). Theo Phù Chuẩn Thanh, từ trong quá trình
sử dụng chịu rất nhiều những chế định, ảnh hưởng và nghĩa của từ thể hiện ra
rất nhiều điểm dị biệt. Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy vẫn có những nét
5
chung có thể xác định được, đó chính là ý nghĩa của từ. Đây là một công trình
khảo cứu chuyên sâu về từ vựng ngữ nghĩa học, có ứng dụng lý luận của nước
ngoài vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán. Có thể nói rằng “Từ vựng Hán
ngữ hiện đại” của Phù Chuẩn Thanh là một trong số ít công trình nghiên cứu
về từ vựng học có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc đương thời và cho đến
tận bây giờ.
Các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học có thể kể đến cuốn sách
“汉语语义研究” (Nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Hán) của Khâu Chấn Cường
(邱震强) xuất bản năm 2006. Thành quả nghiên cứu của cuốn sách này chính
là những kiến giải độc đáo về sự phát triển ngữ nghĩa về cả chiều rộng và
chiều sâu, tập trung phân tích ngữ tố trong tiếng Hán hiện đại, đưa ra khái
niệm trường ngữ nghĩa tổng quát, nghiên cứu ngữ nghĩa dưới trạng thái động
và trạng thái tĩnh. Cuốn sách này cũng chỉ ra một số đặc điểm và hướng
nghiên cứu mới về ngữ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên
cứu ngữ nghĩa tiếng Hán.
Bên cạnh một số công trình nghiên cứu nêu trên, còn có rất nhiều
luận văn, luận án, các bài nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ. Luận án
tiến sĩ của 魏慧萍 (Ngụy Huệ Bình) nghiên cứu về đề tài “汉语词义发展演
变研究” (Nghiên cứu diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán).
Luận án đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của từ dưới góc độ tư duy, tri nhận,
phát triển lịch sử xã hội, vận dụng phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch
đại, mở ra con đường nghiên cứu mở rộng nghĩa của từ, từ đó chỉ ra những
quy luật diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán. Bài nghiên cứu “从
认知隐喻的角度看词义延伸”(Sự mở rộng nghĩa của từ nhìn từ góc độ ẩn
dụ tri nhận)đăng trên chuyên mục diễn đàn văn hóa của tạp chí Văn hóa và
Kinh tế biên cương năm 2010 của Lưu Tái Nam (刘赛男) căn cứ vào lý
6
thuyết ngôn ngữ học tri nhận đưa ra quan điểm nghĩa của từ được sinh ra dưới
sự tác động của tư duy tri nhận của con người, chỉ ra việc mở rộng nghĩa của
từ còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như môi trường ngôn ngữ, bối cảnh
văn hóa, phong cách ngôn ngữ...
Đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể về sự phát triển nghĩa của
từ có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看‘口’的词义演变” (Diễn biến
nghĩa của từ “khẩu/miệng” từ góc độ tri nhận) của Lý Lôi (李雷) đăng trên
báo trường đại học Kỹ thuật Nghiệp vụ Diên An. Bài nghiên cứu đã tiến hành
phân tích có hệ thống diễn biến phát triển nghĩa của từ “khẩu/miệng” nhìn từ
góc độ ẩn dụ và hoán dụ của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đưa ra kết luận việc
mở rộng nghĩa của từ về bản chất là một hiện tượng ẩn dụ.
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của sự
chuyển nghĩa trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Hán nói riêng đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm và nhắc đến trong các luận án, chuyên đề,...
Trong luận án tiến sĩ của Kỳ Quảng Mưu cho rằng sự chuyển nghĩa của từ
ngữ cũng là phương thức tạo từ mới. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri
nhận, có thể thấy, các nghiên cứu đã vận dụng linh hoạt lý thuyết của ngôn
ngữ học tri nhận đem lại nhiều kết quả nghiên cứu đáng ghi nhận.
2.3. Tình hình nghiên cứu về từ chỉ đầu và sự phát triển nghĩa của từ
chỉ đầu
2.3.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước
Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ trước đến nay luôn thu hút sự
quan tâm tìm hiểu của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu biểu có thể
kể đến hai cuốn sách của Giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng người
Trung Quốc Ning Yu xuất bản năm 2009 với tựa đề “The Chinese HEART in
a cognitive perspective: Culture, body, and language” (Từ “tim” trong tiếng
Hán nhìn về văn hoá, con người và ngôn ngữ) và “From body to meaning in
7
culture: Papers on cognitive semantic studies of Chinese” (Từ các bộ phận cơ
thể người đến ý nghĩa văn hóa: Tài liệu về nhận thức ngữ nghĩa trong tiếng
Hán) nghiên cứu về sự chuyển nghĩa của một số bộ phận cơ thể người trong
tiếng Hán.
Đi sâu vào tìm hiểu một bộ phận cụ thể là “đầu” cũng có rất nhiều
nghiên cứu. Có thể kể đến nghiên cứu của Vương Côn với đề tài “汉语“头”
的隐喻认知系统考察”(Khảo sát hệ thống ẩn dụ tri nhận của từ “đầu” trong
tiếng Hán) phân tích ý nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của từ “đầu” qua việc ánh xạ
đến các miền đích khác nhau, vận dụng lý thuyết về ẩn dụ để khảo sát ngữ
nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Hán. Tiếp cận dưới góc độ đối chiếu có đề tài
“汉语“头”、“首”词群语义范畴与隐喻认知研究” (Nghiên cứu ẩn dụ tri
nhận và phạm trù ngữ nghĩa của từ “đầu”, “thủ” trong tiếng Hán) của Lưu
Y Na, phân tích phương thức tạo từ của “đầu” và “thủ”, sau đó tiến hành đối
chiếu ý nghĩa ẩn dụ với từ “head” trong tiếng Anh. Hoàng Lị Bình với đề tài
“从体验认知的角度看’头’的概念隐喻”(Ẩn dụ khái niệm của từ “đầu” nhìn
từ góc độ tri nhận nghiệm thân) đã tiến hành đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ
“đầu” trong tiếng Hán và tiếng Anh, phân tích sự mở rộng về mặt ngữ nghĩa
của từ “đầu” trong hai ngôn ngữ này. “认知,从“头”开始——浅谈隐喻、
转喻与一词多义” (Tri nhận, bắt đầu từ “đầu” – bàn về ẩn dụ, hoán dụ và
một từ đa nghĩa) của Tiết Phương đã đối chiếu nghĩa mở rộng của từ “đầu”,
khái quát tính tương đồng trong ẩn dụ khi phân tích về từ “đầu” trong tiếng
Hán và tiếng Nhật.
Các nghiên cứu đối chiếu về vấn đề này giữa tiếng Hán và tiếng Việt
còn khiêm tốn, có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看汉越人体词“头
(đầu)”的概念隐喻” (Ấn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng
Việt nhìn từ góc độ tri nhận) đăng trên báo trường Đại học Dân tộc Quảng
8
Tây của Vi Trường Phúc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu ẩn dụ của từ “đầu”
bằng việc phân tích và đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ này tới bốn miền đích là
đồ vật, thời gian, độ lớn, động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng phân
loại còn đơn giản và chưa đề cập đến nguyên nhân của sự khác nhau này.
Từ những nghiên cứu nói trên, có thể thấy, ẩn dụ của từ “đầu” trong
tiếng Hán hay trong việc đối chiếu giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ khác rất
có sức hút đối với các nhà nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu trước đó chủ
yếu là đặt từ chỉ “đầu” trong việc nghiên cứu chung với nhóm từ chỉ bộ phận
cơ thể người, xem xét nó dưới góc nhìn nội hàm văn hóa, chưa chỉ ra được sự
phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ “đầu” và đặc trưng tri nhận về từ chỉ “đầu”
trong các loại ngôn ngữ sử dụng đối chiếu.
2.3.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có một số bài viết, sách chuyên
khảo, luận văn, luận án đề cập đến sự phát triển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ
thể người khi nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa. Có thể kể đến đề tài “Tìm
hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba
bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng” của Nguyễn Trung Kiên nghiên
cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người
nói riêng dựa trên một cái nhìn tổng thể, đa chiều của lý thuyết ba bình diện
ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đề tài “Sự phát triển ngữ
nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”
của Nguyễn Thị Hiền (2018) nghiên cứu các điển mẫu, là các từ chỉ bộ phận
cơ thể người và cơ chế tỏa tia của các điển mẫu theo hướng tri nhận, phân tích
các đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trên cơ sở
mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và tri nhận, góp phần chứng minh ẩn dụ, hoán dụ
tri nhận không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, nhận
thức. Về đối chiếu, có thể kể đến một số đề tài như “Khảo sát đặc trưng từ,
9
ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng
Anh” của Phạm Thị Tuyết Thanh; “Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong
tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận”
của Liêu Thị Thanh Nhàn, “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng
Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ phận cơ
thể người)” của Trịnh Thị Thanh Huệ...
Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước tập trung tìm hiểu về một bộ
phận của cơ thể người lại chưa có nhiều. Bài nghiên cứu với tiêu đề “Thành
ngữ tiếng Việt có từ chỉ "tay", "chân" với đặc trưng văn hoá dân tộc” của tác
giả Nguyễn Thị Thu đăng trên trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam đã xem xét các thành ngữ có từ chỉ tứ chi người với
những ý nghĩa khác nhau thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc và cốt cách của
con người Việt Nam. Về đối chiếu có đề tài “Định danh chuyển nghĩa của từ
‘tay’ trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh” của Nguyễn
Văn Hải đăng trên chuyên mục Ngoại ngữ với Bản ngữ của Tạp chí Ngôn
ngữ&Đời sống số 4(234)-2015. Bài báo phân tích sự chuyển nghĩa ẩn dụ và
hoán dụ của từ “tay” trong tiếng Việt và “arm”, “hand” trong tiếng Anh.
Như vậy, có thể thấy, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người đã được nghiên
cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự phát triển
nghĩa của riêng một bộ phận (ở đây là từ chỉ đầu) lại chưa được đề cập một
cách chi tiết và hệ thống, sự chuyển nghĩa của của từ chỉ đầu cũng có được
nhắc đến trong một vài công trình nhưng nó diễn ra theo con đường nào,
nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nghĩa này là do đâu lại chưa được giải
thích cụ thể. Từ những lý do trên, luận văn đã lựa chọn triển khai nghiên cứu
về sự phát triển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt, và tiến thêm một bước
là tiến hành đối chiếu với tiếng Hán.
10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra con đường phát triển nghĩa của từ “đầu”
trong tiếng Việt và từ “头” trong tiếng Hán, trên cơ sở đó tìm ra những
nguyên nhân tương đồng và khác biệt trong tư duy tri nhận của người Việt
Nam và Trung Quốc, từ đó xác định đặc điểm tri nhận, đặc trưng văn hóa của
hai dân tộc Việt-Trung.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua việc phân tích những ý nghĩa cụ thể của từ
chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán ở những ngữ cảnh khác nhau, luận văn
sẽ cố gắng chỉ ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” qua mô hình tỏa tia, từ
đó tiến hành đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ, để tìm ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ
chỉ đầu trong hai ngôn ngữ trên. Qua khảo sát khối liệu từ vựng tiếng Việt và
tiếng Hán có chứa từ chỉ đầu, luận văn chỉ ra con đường và sự chuyển di
nghĩa phái sinh của từ “đầu” thông qua việc xây dựng các mô hình ẩn dụ ý
niệm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ chỉ
đầu (thủ) trong tiếng Việt và tiếng Hán
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển ngữ
nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán qua phương thức chuyển
nghĩa cơ bản là ẩn dụ.
- Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu: Luận văn khảo sát các từ chỉ đầu và các
nghĩa phái sinh của từ chỉ đầu trong Từ điển Tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt
của Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, 2013) và Từ điển tiếng Hán (Từ điển Hán ngữ
hiện đại của của Nxb Thương vụ, 2014); khảo sát các ngữ có chứa từ chỉ đầu
trong các cuốn thành ngữ tiếng Việt (1. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng
Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang,
11
Phan Xuân Thành; 2. Từ điển thành ngữ tiếng Việt, 1978, Nguyễn Lực-Lương
Văn Đang) và tiếng Hán (Thành ngữ đại từ điển, Nxb Thương vụ, 2013).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả và phân tích sự phát triển
ngữ nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán.
- Phương pháp phân tích nghĩa tố: Phương pháp phân tích nghĩa tố
phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố, từ đó xác định được sự biến đổi
về ý nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán.
Phương pháp này được coi là phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn.
- Phương pháp phân tích ý niệm: Phương pháp này được sử dụng để
phân tích các ý niệm và chỉ ra sự chuyển di các nét thuộc tính từ miền nguồn
sang miền đích trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm có chứa từ chỉ chỉ đầu trong
tiếng Việt và tiếng Hán.
- Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được dùng để thống kê những ý
nghĩa cùng hệ thống những ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và
tiếng Hán.
- Thủ pháp so sánh: Thủ pháp này được sử dụng để chỉ ra những điểm
khác biệt và tương đồng trong những ý nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt
và tiếng Hán, từ đó chỉ ra cơ chế chuyển di nghĩa và chiếu xạ của từ chỉ đầu
trong hai ngôn ngữ trên.
- Thao tác quy nạp, phân tích: thao tác này được dùng sau khi đã tiến
hành đối chiếu hai ngôn ngữ để tổng kết và phân tích những đặc điểm tri nhận
và đặc trưng văn hóa Việt-Trung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần
làm rõ thêm một số vấn đề lý thuyết về sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ đầu
trong tiếng Việt và tiếng Hán, củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận,
12
giúp chúng ta tìm ra những đặc điểm về tư duy tri nhận thế giới khách quan
của hai cộng đồng ngôn ngữ, qua đó đóng góp và bổ sung những kết quả
nghiên cứu ẩn dụ tri nhận về các bộ phận cơ thể người.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho
người học tiếng Việt và tiếng Hán biết cách sử dụng những từ có chứa yếu tố
“đầu” chuẩn xác hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn trong ngữ cảnh giao tiếp phù
hợp tạo hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn
có thể được ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt hoặc tiếng Hán,
rộng hơn là giới thiệu về ngôn ngữ và văn hóa Việt- Trung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và ngữ liệu khảo
sát, luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Chương 2. Nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng
Hán
Chương 3. Ẩn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong
tiếng Hán
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghĩa của từ
1.1.1 Nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một hệ thống các nét có quan hệ qua lại với nhau.
Hoàng Phê [25] đã phân tích ngữ nghĩa của từ mẹ để có được một cái nhìn cụ
thể về cấu trúc của nghĩa từ. Mẹ có thể phân tích thành ba nét nghĩa: [phụ nữ],
[đã có con], [nói trong mối quan hệ với con]. Giữa ba nét nghĩa trên có mối
quan hệ trật tự nhất định. Nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng
sau, nét nghĩa đứng sau thuyết minh, cụ thể hóa nét nghĩa đứng trước. Quan
hệ quy định lẫn nhau này của các nét là “một quan hệ tĩnh, trong nội bộ
nghĩa của từ, xét một cách cô lập” [25]. Khi từ hoạt động để tạo thành các tổ
hợp từ lớn hơn, giữa các nét nghĩa của từ cần có một loại quan hệ khác vô
cùng quan trọng: “quan hệ cấp bậc”.
Hoàng Phê đã nhấn mạnh: “Giữa hai loại quan hệ, trật tự và cấp bậc
không nhất thiết có sự tương ứng, mà trái lại thường có mâu thuẫn” [25]. Khi
từ được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, không phải lúc nào mọi nét nghĩa xét
trong quan hệ tĩnh cũng đều tham gia vào việc thực hiện chức năng thông báo.
Chẳng hạn, khi từ “mẹ” thực hiện chức năng thông báo, có thể là cả ba nét
nghĩa nhưng cũng có thể chỉ có hai, thậm chí một nét nghĩa trong cấu trúc
biểu niệm của nó được hiện thực hóa.
Nói tóm lại, nghĩa của từ được Hoàng Phê [25] kết luận như sau:
“Nghĩa của từ , nói chung:
a. Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau;
b. Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có
quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực
hiện chức năng thông báo;
14
c. Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc
lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ
tổ hợp với nhau.”
Quan niệm của Hoàng Phê cho thấy cấu trúc của nghĩa từ là một cấu
trúc động, nghĩa là khi từ hoạt động, thường chỉ có một số nét nghĩa trong
nghĩa của từ có khả năng hiện thực hóa. Và nét nào của từ được hiện thực hóa
là tùy thuộc vào ngữ cảnh, cụ thể là “tùy vào chức năng của từ trong ngữ”,
tùy vào quan hệ cú pháp của từ với các từ khác, tùy nội dung ngữ nghĩa của
những từ kết hợp với nó. Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của một từ có liên quan
chặt chẽ đến hoạt động ngữ pháp của nó. Điều này không chỉ Hoàng Phê mà
các nhà ngữ nghĩa học hiện đại đều công nhận.
Đỗ Hữu Châu khi nói về mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu niệm và ý
nghĩa ngữ pháp đã khẳng định: “Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm
chung cho nhiều từ không chỉ có tính từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp” [2,
tr.119] bởi những nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm (sự vật, hoạt
động, tính chất) chính là ý nghĩa từ loại hay ý nghĩa ngữ pháp của từ. Tác giả
cũng nhấn mạnh rằng “bản thân những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm và
quan hệ giữa chúng có tác dụng quy định cách dùng từ, qui định cách kết hợp
của nó với các từ khác trong câu” [2, tr.119]. Các từ chỉ có thể tạo thành
những tổ hợp chấp nhận được trong thực tế khi giữa chúng có sự tương hợp
về ngữ nghĩa. Nói như JU.D Aprexjan: “Hạn chế về kết hợp của những từ
khác nhau trong lời nói là sự vắng mặt trong ý nghĩa của chúng những thành
tố nghĩa chung hoặc là sự có mặt của các thành tố nghĩa không dung hòa
được nhau” [19].
Cuối cùng, chúng tôi xin nhấn mạnh quan điểm của Hoàng Phê, “nghĩa
của từ xem ra nên quan niệm là một tiềm năng. Có những nét nghĩa hầu như
luôn luôn được hiện thực hóa, bên cạnh những nét nghĩa chỉ được hiện thực
15
hóa trong những trường hợp nhất định, có khi là những trường hợp rất hãn
hữu. Định nghĩa từ điển của từ nhiều lắm cũng chỉ có thể nêu được những nét
nghĩa có khả năng hiện thực hóa trong những trường hợp điển hình” [25].
1.1.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự
chuyển biến ý nghĩa của từ. Từ (đơn hoặc phức) lúc đầu mới xuất hiện đều chỉ
có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm
những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều
thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đi. [2, tr.147].
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo
kiểu móc xích. Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến theo lối “tỏa ra”
nghĩa là các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện. Sự chuyển
nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với nghĩa trước, thậm chí
ngay cùng một từ sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở thành đồng nghĩa
với cái từ trái nghĩa trước kia của nó. Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ
với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu
hẹp lại.[2, tr.149 -150]
Chuyển nghĩa từ vựng là một trong những nội dung cơ bản của ngôn
ngữ học truyền thống. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu, sự
phát triển nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Cụ
thể:
- Phương thức ẩn dụ
“Phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của
x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Các sự vật được gọi
tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù
hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có
tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng” [2, tr.156].
16
Ví dụ: từ “đầu” có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người hay động vật,
ở vị trí đầu tiên, trước hết, có chứa được chuyển nghĩa sang để chỉ các sự vật
hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng về hình dáng và chức năng: đầu máy,
đầu làng, đầu câu chuyện, đứng hàng đầu…
- Phương thức hoán dụ
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, phương thức chuyển nghĩa “Hoán dụ là
phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với
nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không
tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách
quan hơn các ẩn dụ” [2, tr.156].
Có thể thấy rằng, vấn đề nghĩa và chuyển nghĩa là một trong những
nội dung trọng tâm của ngôn ngữ học cấu trúc. Tuy nhiên, ngôn ngữ học cấu
trúc mới chỉ xem chuyển nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi tên gọi thông
qua các phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà chưa chú trọng đến quá trình tư
duy của con người, đến đặc trưng tri nhận của con người trong việc tạo nghĩa
mới cho từ.
Ngôn ngữ học tri nhận coi trọng vai trò chủ thể của con người trong
việc kiến tạo và lưu giữ nghĩa. Nghĩa được bộc lộ trong hoạt động hành chức,
trong quá trình con người thực hiện hoạt động giao tiếp. Như vậy, nghĩa theo
ngôn ngữ học tri nhận là ở trong tư duy con người, trong hoạt động hành chức
của từ. Vì vậy, trong ngôn ngữ học tri nhận, hiện tượng chuyển nghĩa của từ
cũng thuộc tư duy, ý thức của con người. Theo Gibbs [46] khẳng định “hiện
tượng chuyển nghĩa không tồn tại với tư cách là những đơn vị nghĩa độc lập
trong hệ thống từ vựng mà về bản chất chúng là những bộ phận của hệ thống
các khái niệm đã được ẩn dụ hóa”.
Theo quan điểm này, các nghĩa chuyển có quan hệ với nhau theo
cách nhất định dựa trên cơ chế tri nhận ẩn dụ và hoán dụ. Chúng được tổ chức
17
sắp xếp theo một hệ thống giống như cách thức tổ chức nghĩa trong tư duy
con người. Sơ đồ ý niệm giúp chúng ta sắp xếp tổ chức các nghĩa trong từ
nhiều nghĩa, giúp chúng ta hiểu được các nghĩa lời nói, nghĩa từ điển của từ
được tổ chức sắp xếp theo quy tắc nhất định.
Chính quan niệm này đã định hướng việc nghiên cứu bản chất của
hiện tượng chuyển nghĩa. Theo đó, các nghĩa chuyển ẩn dụ và hoán dụ có thể
được miêu tả rõ ràng hơn thông qua lược đồ tri nhận qua mối liên hệ giữa ý
niệm nguồn và ý niệm đích.
1.2. Một số lý thuyết cơ bản về ẩn dụ ý niệm
1.2.1. Ý niệm và ý niệm hóa
Ý niệm (concept) là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn
ngữ học tri nhận (congnitive linguistics). Theo ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm
được hình thành trong ý thức con người, “là đơn vị nội dung của bộ nhớ động,
của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được
phản ánh trong tâm lý con người”. [3, tr.139]
Ý niệm là đơn vị của ý thức, có cấu trúc bao gồm 3 thành tố: cảm
xúc, trí tuệ, ý chí. Tác giả Trần Văn Cơ cho rằng : “ý niệm có cấu trúc trường
- chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình
dung trường chức năng của ý niệm như một vòng tròn to chứa vòng tròn nhỏ
ở tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái
niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng, mang tính phổ quát, toàn
nhân loại. Nằm ở ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân
tộc”. [3, tr.141]
Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người, cơ sở của ý
niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận được thông
qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua hoạt động
tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thức ngôn ngữ.
18
Vậy, ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người về thế
giới được hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong
ngôn ngữ. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa
được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau).
1.2.2. Thuyết nghiệm thân
Nghiệm thân (Embodiment) là khái niệm có vai trò quan trọng trong
ngôn ngữ học tri nhận. Thuật ngữ Embodiment được Lakoff và Johnson đề
cập trong công trình Philosophy in the flesh (Triết học trong thân xác). Theo
Lakoff và Johnson, khái niệm nghiệm thân liên quan đến quá trình con người
lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để định hình hệ
thống ý niệm và tư duy. Lakoff và Johnson cho rằng nghiệm thân gồm hai yếu
tố chính, đó là những tiếp nhận của con người với thế giới khách quan và
đồng thời là sự trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành hệ thống tư duy và
nhận thức.
Ở Việt Nam, thuyết nghiệm thân đã được tác giả Nguyễn Thiện Giáp
nhắc đến trong cuốn “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn
ngữ” với thuật ngữ hiện thân. Tác giả cho rằng “Tính hiện thân (embodyment)
là một tư tưởng trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận” và đó là tư tưởng
“nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm loài người, tính trung tâm của
thân thể con người” [4, tr.211 – 212]. Trong hai bài viết gần đây, tác giả
Nguyễn Văn Hiệp đã dùng giả thuyết nghiệm thân để nghiên cứu những con
đường phát triển ngữ nghĩa của hai từ “ra” và “vào” trong tiếng Việt [13&14]
và khẳng định trong vốn từ vựng hằng ngày của tiếng Việt, có vô số những
trường hợp chứng minh cho giả thuyết nghiệm thân như vậy.
Như vậy, có thể hiểu nghiệm thân là quá trình tương tác không
ngừng giữa tư duy, thân thể với môi trường sống bên ngoài, cùng với sự vận
19
hành của các hoạt động, từ đó tạo nên một hệ thống tri nhận với các cấu trúc ý
niệm và ngôn ngữ.
1.2.3. Định nghĩa về ẩn dụ ý niệm
Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một trong những hình thức ý
niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những
ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Trong khi
ngôn ngữ học truyền thống coi ẩn dụ là một phương tiện tu từ, là một cách nói
bóng bẩy dựa trên sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng, thì Ngôn ngữ
học tri nhận khẳng định ẩn dụ không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là
phương thức của tư duy, là công cụ để ý niệm hóa thế giới. “Theo Lakoff, ẩn
dụ ý niệm (conceptual metaphor) là các ánh xạ có tính hệ thống giữa hai
miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phóng
chiếu vào miền đích là một miền trải nghiệm khác” [dt 4, tr.240].
Lakoff & Johnson (1980) khẳng định, “Ẩn dụ ý niệm có thể mở rộng
vượt ra ngoài cách nghĩ và cách nói theo nghĩa đen thông thường để đi vào
phạm vi của những gì được gọi là lối suy nghĩ và ngôn ngữ bóng bẩy, thơ
mộng và huyền ảo” [dt 44, tr.13]. Hay “Ẩn dụ là một công cụ tri nhận, nghĩa
là nó không chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn ngữ mà
còn là một phương cách để tư duy về các sự vật; rằng hệ thống ý niệm đời
thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành
động, về bản chất là ẩn dụ”. [dt 44, tr. 3]
Như vậy, nói một cách khái quát, ẩn dụ ý niệm là một trong hai cơ
chế tri nhận quan trọng của con người, là kết quả của quá trình ánh xạ từ
phạm trù này (miền nguồn) sang phạm trù khác (miền đích).
1.2.4. Miền nguồn – miền đích
Trong cuốn Metaphor – a practical introduction [49], Kovesces đã
thực hiện một khảo sát về những miền nguồn và miền đích chủ yếu trong ẩn
20
dụ ý niệm và chỉ ra được 13 miền nguồn phổ biến (bộ phận cơ thể người, sức
khỏe, động vật, thực vật, xây dựng, công cụ/máy móc, trò chơi/thể thao,
tiền/giao dịch kinh tế, ẩm thực, nóng/lạnh, sáng/tối, lực tác động, sự di
chuyển) và 13 miền đích phổ biến (cảm xúc, tham vọng, đạo đức, tư duy, xã
hội/quốc gia, chính trị, kinh tế, mối quan hệ con người, giao tiếp, thời gian,
cuộc sống/cái chết, tôn giáo, sự kiện/hành động).
Như vậy, có thể hiểu, miền nguồn là một tập hợp các thực thể trực
quan, dễ nhận biết, mang tính cụ thể, còn miền đích lại mang tính trừu tượng,
khó nhận biết, mới mẻ.
Nếu như miền nguồn có tính cụ thể dễ nhận biết thì miền đích lại
mang tính trừu tượng, khó nhận biết và mới mẻ. Thông qua các ánh xạ giữa
miền nguồn và miền đích, chúng ta có thể nhận thức một cách dễ dàng hơn về
các khái niệm phức tạp ở miền đích. Đây chính là một căn cứ quan trọng để
luận văn có thể xây dựng được các mô hình ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong
hai ngôn ngữ Việt - Trung.
1.2.5. Ánh xạ
Ánh xạ (mapping) là sự phóng chiếu giữa những yếu tố tương ứng
của miền nguồn đến các yếu tố tương ứng của miền đích. [dt 10, tr.19]
Như vậy, có thể thấy, ánh xạ là một quá trình chuyển tập hợp những
thông tin từ các thực thể ở miền nguồn sang các thực thể ở miền đích. Các
ánh xạ có tính chất bộ phận tức là chỉ một bộ phận của ý niệm niềm nguồn
được ánh xạ lên miền đích, những phương diện còn lại bị ẩn, bị che giấu đi.
Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh, cả hai đều
phục tùng nguyên tắc bất biến. Ánh xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một hướng là sơ
đồ hình ảnh của miền nguồn được ánh xạ lên miền đích chứ không ngược lại.
Sự ánh xạ không võ đoán, cơ sở tri nhận của những ánh xạ ẩn dụ ý
niệm là kinh nghiệm hay nền tảng kinh nghiệm.
21
1.2.6. Lược đồ hình ảnh
Để hiểu rõ ánh xạ ý niệm thì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm lược
đồ hình ảnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng lược đồ hình ảnh vượt ra ngoài
phạm vi của lý thuyết ngôn ngữ, theo nghĩa là chúng có thực tạo về mặt tâm
lý mà được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm trong ngôn ngữ - tâm
lý học, tâm lý học tri nhận và tâm lý phát triển.
Theo Lakoff &Tuner [43], lược đồ hình ảnh là một cấu trúc có tính
chất lặp đi lặp lại và nó dựa trên kinh nghiệm của con người. Những miền
thiếu hình ảnh như “thời gian, sự sống, cái chết...” được gọi là miền trừu
tượng hay vô ảnh. Còn các miền tạo nên hình ảnh thì mang tính nghiệm thân.
Lược đồ hình ảnh không phải là các hình ảnh cụ thể mà là trừu tượng theo
nghĩa là các lược đồ trong nhận thức, biểu trưng cho các mô hình lược đồ xuất
phát từ các miền hữu ảnh chẳng hạn như “vật chứa, đường đi, lực đẩy, cân
bằng...”.
Có thể thấy, lược đồ hình ảnh là bằng chứng quan trọng cho luận
điểm rẳng ánh xạ ẩn dụ ý niệm là từ các miền cụ thể đến các miền trừu tượng
do được hình thành dựa trên kinh nghiệm thân thể và kinh nghiệm không gian,
nên các lược đồ hình ảnh có ý nghĩa trực tiếp với con người. Và cũng chính
vì lý do đó mà lược đồ hình ảnh được dùng làm cơ sở cho các ý niệm khác,
đem lại nguồn phong phú cho ẩn dụ ý niệm.
1.2.7. Phân loại ẩn dụ ý niệm
Lakoff và Johnson [44] chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại chính sau:
- Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors) “là tạo ra một cấu trúc ý
niệm này từ một cấu trúc ý niệm khác, dùng các từ ngữ thuộc vùng ý niệm này
để bàn về ý niệm khác” [4, tr.243]. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm TRANH LUẬN LÀ
CHIẾN TRANH), trong đó CHIẾN TRANH thuộc miền nguồn, TRANH
22
LUẬN thuộc miền đích. Ý niệm CHIẾN TRANH giúp chúng ta hiểu nghĩa
của ý niệm TRANH LUẬN. [44, tr.4]
- Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors) “cấu trúc hóa một số
miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung cho chúng, chúng liên quan
đến việc định hướng trong không gian với những đối lập kiểu như lên - xuống,
vào - ra, sâu - cạn, trung tâm - ngoại vi” [4, tr.319]. Ví dụ, ẩn dụ định hướng
VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG với các biểu thức như:
mắt sáng rực lên; đôi mi cụp xuống, lòng trĩu nặng…
- Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphors) là trường hợp mà những
khái niệm trừu tượng như hoạt động, cảm xúc, tư tưởng được thể hiện như cái
gì đó cụ thể, chẳng hạn như một đồ vật, một chất liệu, một vật chứa hay một
con người. Vật chứa thông thường được hiểu là những thực thể vật lý bị hạn
chế trong một không gian nhất định và tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề
mặt của nó. Mỗi con người là một vật chứa bị hạn chế bởi bề mặt của thân thể,
cái vật chứa này có khả năng định hướng kiểu “trong – ngoài”. Ví dụ:
KANSAS LÀ VẬT CHỨA.
Tiểu kết chương
Trong chương này, chúng tôi đã tổng kết lại những nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan đến tài. Chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã
dành nhiều sự quan tâm đối với từ chỉ đầu, và điều này đã cho thấy vai trò
quan trọng của nhóm từ này trong ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học
tri nhận nói riêng.
Tiếp đó, chương 1 của luận văn đã đưa ra những lý thuyết cơ bản có
liên quan đến đề tài, với mục đích sử dụng những lý thuyết này để tiến hành
phân tích phương thức chuyển di ý nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt của
tiếng Hán. Những vấn đề lý thuyết được nêu ra trong chương 1 gồm:
23
- Lý thuyết về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của từ, nhấn mạnh
quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu về sự chuyển
nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ, bên cạnh đó
cũng đề cập đến cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận về hiện tượng chuyển
nghĩa, đó là các nghĩa chuyển có quan hệ với nhau theo cách nhất định dựa
trên cơ chế tri nhận ẩn dụ và hoán dụ.
- Một số lý thuyết cơ bản về ẩn dụ ý niệm: ý niệm và ý niệm hóa,
thuyết nghiệm thân, khái niệm ẩn dụ ý niệm, miền tri nhận, miền nguồn, miền
đích, ánh xạ, lược đồ hình ảnh, phân loại ẩn dụ ý niệm.
24
Chương 2
NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ “头” TRONG TIẾNG HÁN
Nhìn theo góc độ khoa học, đầu (thủ) là phần trên cùng của cơ thể con
người và động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. Trong đó, não (óc)
là khối mềm màu trắng đục chứa ở trong hộp sọ, cơ sở của hoạt động thần
kinh cấp cao. Có thể nói đầu chính là cơ quan tổng chỉ huy tất cả các giác
quan và các bộ phận trên cơ thể con người và là đầu mối chỉ huy tất cả các
hoạt động hành vi cùng các chức năng sinh lý của con người và động vật, đặc
biệt là trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ vốn chỉ có ở con người cũng được quyết
định bởi đại não. Trong quá trình tri nhận về thế giới và mọi vật xung quanh,
người Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt coi trọng đầu, coi đầu là điểm khởi
đầu của tất cả vạn vật trên thế gian, là cội nguồn của mọi hoạt động. Như vậy,
có thể thấy, từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”,
“thủ (首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”. Theo khảo sát trong
Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi nhận thấy
khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn và có
nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑, 脑筋”,
“sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông dụng, phổ
biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đối chiếu sự
phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”, cùng những
cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” .
2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt
Theo Từ điển tiếng Việt [26, tr.398], từ “đầu” có 9 nghĩa, với nghĩa
gốc là chỉ sự nhận thức, phản ánh chỉ vật (referent) – đầu của người và động
vật. Cụ thể như sau:
25
(1) Bộ phận cơ thể người, phần trên cùng, phía trước, cơ quan trung
ương, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác của cơ thể con người hay phần
trước nhất của thân thể động vật.
(2) Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức (dùng
hạn chế trong một số tổ hợp). Vấn đề đau đầu. Cứng đầu.
(3) Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu
gãi tai. Chải đầu. Mái đầu xanh. Đầu bạc.
(4) Đầu là phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu
máy bay. Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu.
(5) Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian,
đối lập với cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở đầu làng. Đầu mùa thu.
Những ngày đầu tháng.
(6) Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của
một vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa.
(7) Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí,
thời điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu.
Dẫn đầu.
(8) Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn
vị diện tích. Sản lượng tính theo đầu người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Tăng
số phân bón trên mỗi đầu mẫu.
(9) Từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung (kết hợp hạn chế).
Đầu máy khâu. Đầu video. Đầu đọc. Đầu cắm.
Theo tác giả Lê Quang Thiêm [35], quá trình phát triển nghĩa của từ
“đầu” có sự mở rộng, đa dạng theo thời gian tuyến dẫn xuất. Cụ thể:
• Từ “đầu” năm 1931, trước năm 1945 có các nghĩa với quan hệ sau: 1.
Phần trên nhất trong thân thể người ta và các loài động vật – Tiếng cổ gọi là
trốc, 2. Dùng để chỉ từng đơn vị một: Mấy đầu con, mấy đầu gậy. Tôm kể đầu,
26
rau kể mớ. 3. Nghĩa rộng: Ở trên hết, trước hết, hay là cùng hết: Đầu núi, đầu
tháng, đầu làng, v.v. (Việt Nam Tự điển – Hội Khai Trí)
• Hơn 30 năm sau, nghĩa của từ “đầu” được miêu tả như sau: “ I d. 1.
Phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân thể loài vật ở
đó có hệ thần kinh trung ương; phần lớn các giác quan và nối vào thân bằng
cổ; 2. Chỗ cao nhất của phần nói trên (ngh1) ở đó có tóc; 3. Bộ phận bên
trong của phần nói trên, thường nói về mặt ý nghĩ, tư duy; 4. Đơn vị gia súc,
thường nói trong một đàn; 5. Phần trên nhất, trước nhất của một vật, một thời
gian; Phần trước nhất và phần cuối; 6. Phần tốt nhất; II. Phần trên hết. (Từ
điển Tiếng Việt – Văn Tân)”. Dù chỉ 6 nghĩa cùng với sự phân biệt hai từ loại
nhưng cũng có thể coi đây là bước phát triển, phát triển hiện thực nghĩa của từ
và sự nhận thức, phân tích của nhà từ điển – nghĩa học để có kết quả miêu tả
trên.
• Cho đến nay, theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ “đầu”
được miêu tả thành 9 nghĩa (như trình bày bên trên). Nghĩa (1) được coi là
nghĩa gốc cũng là nghĩa cơ bản. Trong nghĩa (1) này có hai nét nghĩa quan
trọng, một là vị trí “trên cùng” hay “phần trước nhất” của người và động vật,
hai là nét nghĩa “có bộ óc và nhiều giác quan khác”. Chính hai nét nghĩa quan
trọng, khái quát này sẽ là “điểm tựa” để tạo ra các nghĩa phái sinh theo tuyến
dẫn xuất khác nhau:
- Tuyến thứ nhất phái sinh theo vị trí cụ thể của người: (2) Đầu, tóc (đội
trên đầu, đầu tóc, gãi đầu gãi tai); (3) Theo vị trí cụ thể tận cùng của vật (đầu
tủ, đầu nhà, đầu làng…); (4) Theo vị trí đầu của thời gian (đầu năm, đầu
xuân…); (5)Theo vị trí thứ tự (đứng đầu, dẫn đầu).
- Tuyến thứ hai phái sinh theo chức năng, tầm quan trọng: (6) Vai trò
điều khiển (cầm đầu, đầu não); (7) Biểu trưng cho khả năng trí tuệ, ý chí
(cứng đầu, có đầu, vấn đề đau đầu,…).
27
- Tuyến thứ ba phái sinh theo đơn vị đếm: (8) Đơn vị động vật (đầu
người, đầu gia súc); (9) Đơn vị máy móc (đầu máy khâu, đầu video).
Như vậy, có thể thấy, theo thời gian trước năm 1945, sau đó từ những
năm 60 rồi đến những năm 90 của thế kỷ XX, đầu năm 2000 từ “đầu” đã có
những bước phái sinh, dẫn xuất, phát triển; từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ
thể đến trừu tượng.
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu”
Qua mô hình trên, có thể thấy, các nghĩa phái sinh của từ “đầu” là kết
quả của hai phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Cụ thể, nghĩa (6),
(7), (8) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ; (1), (2), (3), (4), (5)
chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, trong đó (1), (2) chuyển nghĩa theo nét
nghĩa chức năng, còn (3), (4), (5) chuyển nghĩa theo nét nghĩa vị trí.
Cụ thể, xét theo nét nghĩa chức năng, “đầu” với biểu tượng về trí tuệ
thường kết hợp với từ “óc” để tạo ra các cách nói: đầu óc nhanh nhạy (ca
ĐẦU
Bộphậncơthểngười
Chức năng
Điều khiển (1)
Trí tuệ, ý chí (2)
Vị trí
Đầu là phần trước
nhất (3)
Đầu là vị trí cao
nhất (4)
Thứ tự (5)
Đơn vị tính đếm
Người (6)
Động vật (7)
Máy móc (8)
28
ngợi trí tuệ minh mẫn), ba đầu sáu tay (hình dung về người có năng lực,
sức mạnh gấp mấy lần người bình thường), đau đầu nhức óc (suy nghĩ
cân nhắc cẩn thận, tỉ mỉ ), đầu óc non nớt (suy nghĩ thiếu già dặn, chưa
chín chắn, thiếu bản lĩnh)… Để ca ngợi sự minh mẫn của trí tuệ, chúng ta
có thể nói “một cái đầu sáng suốt”; để chỉ ra quan hệ giữa trí tuệ và tình
cảm, chúng ta có “cái đầu lạnh, trái tim nóng”. Đó là những cách nói khá
mới nhưng cùng trong một hướng phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu”.
Xét theo nét nghĩa vị trí, vị trí trước nhất nhìn theo chiều thẳng
ngang của đầu người đã được chuyển di sang chỉ bộ phận trước nhất của
động vật (đầu gà, đầu trâu, đầu lợn, đầu cá…). Vị trí cao nhất nhìn theo
chiều thẳng đứng của đầu người tiếp tục được mở rộng chỉ bộ phận cao
nhất trên cơ thể thực vật. Cụ thể, người Việt đã Việt đã dựa trên sự tương
đồng về vị trí với bộ phận đầu của cơ thể mình để gọi tên các bộ phận của
thực vật như: đầu lá, đầu rễ, đầu cành, đầu nhụy, đầu cây ngọn cỏ, đầu
quả… hay dựa trên sự tương đồng về hình dáng làm nảy sinh cách gọi tên như:
cỏ bạc đầu, cỏ đầu tròn…
Vị trí cao nhất của đầu tiếp tục được sử dụng để nói đến vị trí tận
cùng/trên cùng của đồ vật (đầu nhà, đầu bàn, đầu ghế, đầu giường, đầu bút,
đầu tủ…). Từ những khái niệm cụ thể, thuộc tính về vị trí của đầu được phát
triển để giải thích cho các khái niệm trừu tượng hơn. Ví dụ, xưa nay chúng ta
vẫn nói “bắt đầu công việc”, chính là một cách nói trừu tượng chứ không
phải là quá cụ thể, vì là trừu tượng nên mới vận dụng được vào bất kỳ trường
hợp cụ thể nào. Mở đầu, bắt đầu, khởi đầu, ban đầu , hồi đầu, lúc đầu, mới
đầu... cũng từ đó mà ra. Cặp đôi “đầu – đuôi” gắn liền với khái niệm “trước –
sau”: Đầu đi thì đuôi lọt. Khái niệm này thông qua tư duy của người Việt lại
được vận dụng một cách trừu tượng để nhấn mạnh nguyên nhân, khởi nguồn
của sự việc. Chúng ta vẫn thường nói: đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi xuôi
29
ngược... Ngoài ra còn có: đầu dây mối nhợ, đầu cua tai nheo, đầu sông ngọn
nguồn, đầu cua tai đỉa, đầu cua tai ếch...
2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán
Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại [66], “头” có tới 15 nghĩa như sau:
(1) Phần trên cùng của cơ thể người hoặc phần trước nhất của động vật,
nơi có miệng, mũi, mắt và các cơ quan khác.
(2) Chỉ tóc hoặc kiểu để tóc. 剃头 (cạo đầu). 梳头 (chải đầu, chải tóc).
分头(rẽ ngôi)
(3) Phần trên cùng hoặc cuối cùng của vật thể. 山头 (đầu núi). 笔头
(đầu bút)
(4) Bắt đầu và kết thúc của sự việc. 话头 (câu chuyện). 提头 (đưa ra
câu chuyện)
(5) Phần còn lại của đồ vật. 布头 (vải vụn). 蜡头(nến vụn). 铅笔头
(đầu mẩu bút chì)
(6) Thủ lĩnh, đầu sỏ, trùm . 头目 (Người lãnh đạo một nhóm, đầu sỏ,
thủ lãnh, đầu mục, kẻ đứng đầu). 特務头子 (Trùm đặc vụ).
(7) Khía cạnh, phương diện.一 心挂两头 (một tim treo hai đầu (lòng
hướng về cả hai phía)
(8) Thứ nhất. 头等 (hạng đầu). 头号 (số đầu)
(9) Dẫn đầu, thứ tự ở trước. 头马 (ngựa đầu đàn). 头羊 (dê đầu đàn).
头车 (xe dẫn đầu)
(10) Dùng trước lượng từ hoặc số từ, biểu thị thứ tự trước tiên. 头半本
(nửa quyển đầu). 头几个 (mấy cái đầu). 头三天 (3 ngày đầu)
(11) Tiếng địa phương, dùng trước “năm” hoặc “ngày”, biểu thị thời
gian phía trước. 头年 (năm ngoái hoặc một năm trước). 头天 (một ngày trước)
30
(12) Biểu thị gần, hoặc lân cận. 头五点就得动身 (gần 5 giờ phải tập
thể dục)
(13) Biểu thị số ước lượng. 三 头五百 (khoảng ba đến năm trăm) . 十
头八块钱不算多 (Chừng 8 đến 10 đồng thôi không bao nhiêu)
(14) Lượng từ dùng cho động vật hoặc những đồ vật có hình dạng tròn
giống đầu. 一头牛 (một con bò). 一头猪 (một con lợn). 两头蒜 (hai củ tỏi)
(15) 1. Đặt sau danh từ làm tiếng đệm, đọc thanh nhẹ[tou]: 木头 (gỗ)
石头 (đá) 拳头 (quả đấm) 2. Đặt sau tính từ: 甜头 (vị ngọt, lợi ích), 准头
(tiêu chuẩn) 3. Đặt sau động từ: 有听头(nghe hay hay) 没有看头 (xem chẳng
ra gì) 4. Đặt sau từ phương vị chỉ nơi chốn: 前头 (đằng trước, phía trước) 上
头 (bên trên) 外头(bên ngoài, phía ngoài).
Từ “đầu” trong tiếng Hán xuất hiện với ý nghĩa ban đầu là phần trên
cùng của cơ thể người hoặc phần trước nhất của động vật, nơi có miệng, mũi,
mắt và các cơ quan khác. Theo ý nghĩa này, chúng ta thấy rằng, khái niệm
“phần trước nhất” và “phần trên cùng” được miêu tả căn cứ theo thuộc tính vị
trí của đầu, do đó có thể mở rộng thành nghĩa (3) là phần phía trên cùng và
phần dưới cùng của vật thể. Đây là khái niệm mang tính cụ thể, nhưng khi
trừu tượng hóa khái niệm này, chúng ta có nghĩa (4) là sự bắt đầu (đầu mở) và
kết thúc (đầu kết) của sự việc. Rất dễ thấy, "đầu mở và đầu kết” có những đặc
trưng tương tự với “đầu trên và đầu dưới”. Cũng từ nghĩa (3), “đầu trên” hay
“đầu dưới” sẽ được coi là bộ phận của một vật thể hoàn chỉnh, từ đó phái sinh
ra nghĩa (5), và mở rộng thêm thành nghĩa (7). Bộ phận của một vật thể hoàn
chỉnh sau quá trình trừu tượng hóa sẽ được dùng để giải thích cho khái niệm
“khía cạnh, phương diện”, tức một phần, một mặt của một vấn đề có thể tách
riêng ra mà xem xét.
31
Như chúng ta đã biết, đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con
người, là biểu tượng của trí tuệ. Những quyết định, những tính toán đều được
“tiết” ra từ bên trong đầu. Đây chính là cơ sở để phái sinh ra nghĩa (6) là thủ
lĩnh, người lãnh đạo. Những người nắm vai trò lãnh đạo hay đứng đầu trong
một tổ chức thường đại diện cho những gì tốt nhất, tinh hoa nhất, có năng lực
nhất. Từ đây, nghĩa (8), (9) được mở rộng để biểu thị thứ tự trước nhất là
đẳng cấp, là dẫn đầu. Nghĩa (10) cũng được phái sinh theo hướng này.
Chuyển sang nghĩa (12), vì đầu là bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu
của một cơ thể sống, nên đầu rất phù hợp để trở thành một đơn vị để tính đếm
số lượng người và động vật trong một quần thể.
Quay lại với nghĩa (2), tóc mọc ở trên đầu, vậy nên đầu cũng có nghĩa
là tóc. Đây là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ của từ “đầu” trong tiếng
Hán, lấy cái toàn thể để chỉ bộ phận.
Từ “đầu” trong tiếng Hán là một từ có tần suất sử dụng khá phổ biến
từ trước đến nay, ý nghĩa và cách dùng của nó cũng vì thế mà trải qua một
quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Nghiên cứu của Lưu Văn Bình (2009)
đăng trên báo của Học viện Hình Đài [57] xem xét sự phát triển nghĩa từ của
“头” qua hai thời kỳ đó là: thời kỳ Tiên Tần đến cuối Nguyên đầu Thanh và
thời kỳ hiện đại.
a) Thời kỳ Tiên Tần
- Xuân Thu chiến quốc: từ “头” đã xuất hiện, nhưng chưa phổ biến.
Thời kỳ này “头” được sử dụng hoàn toàn với nghĩa gốc là đầu/sọ của con
người, sau đó mở rộng thành đầu/sọ của con vật.
(1) 文公之出也, 竖头须. Văn công chi xuất dã, thụ đầu tu. {46}
32
(2) 蟡者, 一头而两身, 其形若蛇. Qụy giả, nhất đầu nhi lưỡng thân, kỳ
hình nhược xà. (Loài động vật một thân hai đầu, hình dáng giống con rắn).
{72}
头 trong ví dụ (1) là đầu người, “thụ đầu tu” nghĩa là đầu phải thẳng, ý
chỉ đầu người phải thẳng. 头 trong ví dụ (2) là đầu của động vật, “nhất đầu
nhi lưỡng thân” nghĩa là một đầu mà hai thân, ý chỉ đầu của một loài động vật
như rắn nước.
- Lưỡng Hán: chủ yếu vẫn được sử dụng với nghĩa đầu/sọ, nhưng có
mở rộng thêm về ý nghĩa và cách dùng.
o “头” đã xuất hiện với cách dùng của lượng từ, dùng để tính đếm
động vật, người. Con đường phát triển này thực ra rất dễ lý giải, bởi đầu là bộ
phận quan trọng nhất, lộ ra rõ nhất, nên tất nhiên con người sẽ dùng “头” để
tính đếm số lượng động vật. Cách giải thích cho sự phát triển này cũng khá
phù hợp với cách thức tư duy của hoán dụ.
(3) 式入山牧十余岁,羊致千余头,买田宅. Thức vào núi chăn cừu
hơn mười năm, cừu có tới hàng nghìn con, mua ruộng vườn nhà cửa. {50}
(4) 外内骚动,百姓罢敝,头会箕敛,以供军费. Trong ngoài nháo
nhác, trăm họ mỏi mệt rã rời, cứ theo đầu người mà nộp thóc, vơ vét để cung
cấp quân phí. {51}
Trong ví dụ (3), 头 được dùng để tính đếm số lượng cừu (hàng nghìn
đầu cừu),头 trong ví dụ (4) được dùng để tính đếm số lượng người (nộp
thóc theo đầu người).
o Với vị trí đầu tiên, trước nhất trên cơ thể người và động vật, “头”
được mở rộng với cách dùng chỉ phần đỉnh, phần trước của vật thể/đồ vật.
(5) 至月余, 匈奴斩山头而去. Không đến một tháng, Hung Nô chém
đỉnh núi mà chạy {67}
33
山头 (sơn đầu) trong ví dụ (5) là đầu ngọn núi, chỉ phần đỉnh của ngọn
núi.
o Nhìn theo chiều thẳng đứng, “头” chỉ phần đỉnh của sự vật, nhìn
theo chiều thẳng ngang, “头” có thể mở rộng biểu thị ý nghĩa điểm đầu và
điểm cuối của sự vật.
(6) 退而西南, 三月生天枪, 长数丈, 两头兑. Lui về phía Tây Nam, thì
3 tháng sau sẽ sinh ra sao chổi Thiên Thương, dài vài trượng và có hai đầu
nhọn. {52}
头 trong ví dụ (6) đặt trong cụm “两头兑”(lưỡng đầu nhuệ) nghĩa là hai
đầu nhọn, “hai đầu” ý chỉ điểm đầu và điểm cuối của sao chổi Thiên Thương.
o Theo tập tục đội khăn ở trên đầu của người xưa, chiếc khăn tượng
trưng cho những thân phận khác nhau, vì thế từ “đầu” trong tiếng Hán có thể
biểu thị chức vị hoặc địa vị của con người trong xã hội. Từ “仓头” (thương
đầu) trong ví dụ (7) dưới đây ra đời từ việc binh sĩ trong quân đội buộc khăn
màu xanh ở trên đầu, vì thế “仓头” ý chỉ binh sĩ.
(7) 武力二十余万,苍头二千万. Vũ lực hơn 20 vạn, binh sĩ 200
vạn.{74}
Có thể thấy, từ “头” trong thời Lưỡng Hán đã có sự phát triển nghĩa
hết sức mạnh mẽ, xuất hiện thêm 4 nét nghĩa mới.
- Tùy Đường: “头” diễn biến hóa từ nghĩa thực từ sang nghĩa hư từ,
đứng sau thực từ, bản thân không có nghĩa, chỉ khi kết hợp với thực từ phía
trước tạo thành kết cấu “Từ gốc + 头”. Tuy nhiện, trong thời kỳ này tần suất
xuất hiện chưa nhiều.
(8) 含情欲说宫中事﹐鹦鹉前头不敢言. Hàm tình dục thuyết cung
trung sự, Anh vũ tiền đầu bất cảm ngôn. (Ngậm ngùi toan nói điều cung cấm,
Chợt thấy chim về bỗng lặng thinh). {68}
34
前天 (tiền đầu) trong ví dụ (8) là kết cấu 前 (tiền, phía trước) + 头 biểu
thị ý nghĩa là phía trước, “头” trong cụm từ này không có nghĩa gì. “Anh vũ
tiền đầu bất cảm ngôn” nghĩa là chim vẹt phía trước không dám nói ra.
- Ngũ Đại: Hiện tượng hậu tố hóa của từ “头” trở nên phổ biến. Trong
《敦煌变文选》(Đôn Hoàng biến văn tuyển) có rất nhiều câu sử dụng cách
dùng này của từ “头” như:
(9) 外头有一僧, 善有妙术, 口称医疗, 不感不报. Bên ngoài có một vị
tăng, giỏi phép thuật, tự xưng chữa bệnh, không cần báo đáp. {78}
(10) 难陀走到佛前头, 礼拜如来双泪流. Nan Đà đi đến trước mặt
Phật Tổ, rưng rưng hai hàng nước mắt, cúi lạy Như Lai. {78}
Dễ thấy, trong ví dụ (9) (10) là kết cấu “Phương vị từ + 头” , “头”
trong 外头 (ngoại đầu) không mang nghĩa gì, chỉ là hậu tố thêm vào phía sau
từ.
- Đời Nguyên: “头” có thêm hai nét nghĩa mới:
o Đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, là cơ quan linh hồn, có
tác dụng chi phối hành vi của con người. Do đó, “头” được dùng để chỉ
người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ huy.
(11) 官里面前, 丞相为头儿 . Quan lý diện tiền, Thừa tướng vi đầu.
(Thừa tướng là người đứng đầu trong số các quan). {75}
(12) 有一千军, 内有一头目. Nghìn quân chỉ có một tướng. {76}
“头” mang theo âm uốn lưỡi “儿” trong ví dụ (11) ý chỉ người đứng
đầu; còn trong ví dụ (12) là từ ghép đẳng lập 头目. “头” (đầu) và “目”(mục,
mắt) là hai bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể người, vậy nên khi hai chữ
này ghép lại để hình dung về một con người phi phàm, có vai trò quan trọng.
35
o Đầu ở vị trí cao nhất trên cơ thể, nên có thể biểu thị đỉnh của sự vật,
cũng có thể biểu thị khởi nguồn của sự việc. Từ “头” ở Triều Nguyên từ nét
nghĩa “phía trước” chuyển di sang nghĩa “thứ tự trước tiên”. “头” có thể
đứng trước Danh từ, Lượng từ biểu thị ý nghĩa “trước tiên”, “trước nhất”; và
cũng có thể đứng trước Số từ hoặc Đoản ngữ chỉ số lượng, biểu thị “前几个”
(mấy cái trước). Ví dụ:
(13) 头一道团撺汤, 第二道鲜鱼汤. Món ăn đầu là canh mọc, món thứ
hai là canh cá tươi. {77}
“头” trong ví dụ (13) đặt trong cụm “头一道” (đầu nhất đạo), “đạo” là
lượng từ của món ăn, “nhất” là số từ. Từ “头” đặt trước cụm số lượng từ
mang nghĩa thứ tự trước tiên.
Cho đến cuối đời Tống đầu đời Thanh, từ “头” kết thúc quá trình phát
triển nghĩa, những đời sau tiếp tục với những cách dùng này, trở thành từ
thường dùng trong tiếng Hán.
b) Thời kỳ hiện đại
Quá trình chuyển từ thực từ thành hư từ được coi là quá trình ngữ pháp
hóa của từ “头”. Hiện tượng ngữ pháp hóa điển hình là từ ngữ hoặc kết cấu
có nghĩa trong ngôn ngữ sẽ trở nên không có nghĩa mà chỉ là thành phần biểu
thị chức năng ngữ pháp, hoặc là một thành phần ngữ pháp không bị hư hóa
quá sẽ trở nên hư hóa hơn. “头” với cách dùng của hư từ bắt đầu từ thời kỳ
Tùy Đường, nhưng chưa phổ biến, mà phải đến thời kỳ Ngũ Đại mới được sử
dụng nhiều trong các văn kiện. Trong Hán ngữ hiện đại, “头” trở lại với cách
dùng của thực từ, trở thành từ gốc kết hợp với các từ khác tạo thành từ mới,
và không đọc thanh nhẹ. Ví dụ:
头发 (tóc), 光头 (trọc đầu), 头脑 (đầu não, đầu óc), 头痛 (đau đầu)
(头: đầu óc)
36
船头 (đầu thuyền), 桥头 (đầu cầu), 床头 (đầu giường) (头: phần trước
vật thể)
山头 (đầu núi), 树头 (đầu cây), 顶头 (đỉnh đầ 头: phần đỉnh của
vật thể
头子, 头儿 (đầu mục) (头: dẫn đầu)
“头” trong tiếng Hán hiện đại có cách dùng vô cùng quan trọng, đó
chính là làm hậu tố. Cách dùng này đã xuất hiện từ thời Hán cổ và được mở
rộng thêm, trở nên có quan hệ mật thiết hơn với từ gốc, có vị trí cố định, dùng
sau từ gốc làm hậu tố, không có ý nghĩa, đọc thanh nhẹ. Cụ thể:
o “头” dùng sau Danh từ: 石头 thạch đầu (đá), 木头 mộc đầu (gỗ),
骨头 cốt đầu (xương), 劲头 kình đầu(sức mạnh), 罐头 quán đầu (đồ hộp)…
o “头” dùng sau ngữ tố biểu thị động tác hành vi, tính chất trạng
thái: 念头 niệm đầu (suy nghĩ),想头 tưởng đầu (cách nghĩ),盼头 phán đầu
(hy vọng có thể thành hiện thức,甜头 điềm đầu (lợi ích), 苦头 khổ đầu
(nỗi khổ)...
o “头” dùng sau Phương vị từ: 上头 thượng đầu (trên đầu), 下头 hạ
đầu (bên dưới), 里头 lí đầu (trong đầu), 外头 ngoại đầu (bên trong)...
Hậu tố “头” không những làm tăng cường tính danh từ mà còn làm
cho kết cấu của từ trở nên vững chắc hơn, là biện pháp quan trọng làm phong
phú danh từ song âm tiết trong tiếng Hán.
Có thể thấy, ý nghĩa của “头” đã trải qua một quá trình diễn biến phát
triển lâu dài và phức tạp. Không chỉ là thực từ, sau khi ngữ pháp hóa có thể
làm hư từ, khả năng liên kết từ mạnh, tạo thành một lượng lớn từ ngữ có kết
cấu “Từ gốc + 头”. Vậy nên, dù là trong tiếng Hán cổ đại hay hiện đại, dù là
37
trong biểu thị ý nghĩa hay tạo từ, “头” luôn có một vai trò vô cùng lớn. Sự
phát triển ý nghĩa của “头” sẽ được sơ đồ hóa như sau:
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头”
Tóm lại, nghĩa gốc của từ “头” trong tiếng Hán cũng giống với tiếng
Việt, đều là sự nhận thức, phản ánh chỉ vật (referent) – đầu của người và động
vật. Sự phát triển nghĩa này được tiếp tục qua các giai đoạn bằng phương thức
ẩn dụ và hoán dụ. Nghĩa (2) và (9) chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ,
các nghĩa còn lại chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Cụ thể, từ nghĩa gốc
头
Bộphậncơthểngười
Chức năng
Điều khiển (1)
Trí tuệ, ý chí (2)
Vị trí
Phần trước nhất (3)
Vị trị cao nhất (4)
Phần trên cùng hoặc
cuối cùng (5)
Bắt đầu và kết thúc
của sự việc (11)
Phần thừa lại của đồ
vật (12)
Đầu, tóc (6)
Thứ tự (7)
Đơn vị tính đếm Động vật, người (8)
Hình dáng
Lượng từ cho vật
thể tròn (9)
Đồ vật có hình tròn
(10)
Khía cạnh,
phương diện
(13)
38
là bộ phận cơ thể người phái sinh theo nét nghĩa chức năng (1, 3), vị trí (4, 5,
6, 7, 8, 10, 14), đơn vị tính đếm (11) và hình dáng (12, 13).
Ngoài ra, trong quá trình phát triển nghĩa của từ “头” xuất hiện sự
chuyển loại, từ danh từ chuyển sang lượng từ rồi phát triển thành hậu tố. Hiện
tượng hậu tố hóa của “头” thể hiện ở chỗ: đứng sau phương vị từ hoặc danh
từ cấu thành một từ chỉ phương vị hoặc danh từ mới; đứng sau động từ cấu
thành một danh từ; đứng sau tính từ cấu thành danh từ.
2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt
và tiếng Hán
Thông qua đối chiếu hai sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng
Việt và tiếng Hán ở trên, chúng tôi tổng kết thành bảng sau:
Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头”
Đầu 头
ST
T
Ý
nghĩa
Ví dụ Ý nghĩa Ví dụ
1
Bộ phận cơ thể người, phần trên cùng, phía trước, cơ quan trung
ương, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác của cơ thể con người
hay phần trước nhất của thân thể động vật.
2
Phần có tóc
mọc ở trên
đầu người;
tóc (nói
tổng quát).
Gãi đầu gãi
tai. Chải
đầu. Mái đầu
xanh. Đầu
bạc.
Chỉ tóc hoặc
kiểu để tóc.
剃头 (cạo đầu). 梳头
(chải đầu, chải tóc). 分
头 (rẽ ngôi)
3
Đầu của
con người,
coi là biểu
tượng của
suy nghĩ,
nhận thức
(dùng hạn
Vấn đề đau
đầu. Cứng
đầu
/
/
39
chế trong
một số tổ
hợp).
4
Phần trước
nhất hoặc
phần trên
cùng của
một số vật.
Đầu máy
bay. Trên
đầu tủ. Sóng
bạc đầu.
Phần trên
cùng hoặc
cuối cùng của
vật thể.
山头 (đầu núi). 笔头
(đầu bút)
5
Phần có
điểm xuất
phát của
một khoảng
không gian
hoặc thời
gian, đối
lập với
cuối.
Đi từ đầu
tỉnh đến cuối
tỉnh. Nhà ở
đầu làng.
Đầu mùa
thu. Những
ngày đầu
tháng.
Phần trước
nhất của vật
thể địa lí
Khoảng thời
gian trước
nhất
村头(đầu làng)…
月头 (đầu tháng), 年
头 (đầu năm), 头两天
(hai ngày đầu)…
6
Thời điểm
thứ nhất,
trên hoặc
trước tất cả
những vị
trí, thời
điểm khác.
Hàng ghế
đầu. Lần
đầu. Tập
đầu của bộ
sách. Đếm
lại từ đầu.
Dẫn đầu.
- Thứ tự ở
trước.
- Thứ tự trước
nhất.
头马 (ngựa đầu đàn).
头羊 (dê đầu đàn). 头
车 (xe dẫn đầu)
头半本 (nửa quyển
đầu). 头几个 (mấy cái
đầu).
7
Phần ở tận
cùng, giống
nhau ở hai
phía đối lập
trên chiều
dài của một
vật.
Hai bên đầu
cầu. Nắm
một đầu dây.
Trở đầu đũa.
Phần cuối
cùng, giống
nhau ở hai
phía của một
vật
中间粗,两头细 (ở
giữa thô, hai đầu tinh)
40
8
Từ dùng để
chỉ từng
đơn vị để
tính đổ
đồng về
người, gia
súc, đơn vị
diện tích.
Sản lượng
tính theo đầu
người. Mỗi
lao động hai
đầu lợn.
Lượng từ
dùng cho
động vật hoặc
những đồ vật
có hình dạng
tròn giống
đầu.
一头牛 (một con bò).
一头猪 (một con lợn).
两头蒜 (hai củ tỏi)
9
Từ dùng để
chỉ từng
đơn vị máy
móc, nói
chung (kết
hợp hạn
chế).
Đầu máy
khâu. Đầu
video. Đầu
đọc. Đầu
cắm.
/ /
10
Bắt đầu của
sự việc
Kết thúc
của sự việc
Khởi đầu.
Ban đầu.
Mới đầu.
/
Bắt đầu
Kết thúc của
sự việc
开头 (bắt đầu, khởi
đầu),从头到尾 ,彻
头彻尾 (từ đầu đến
cuối)
到头 (đến cuối),尽头
(tận cùng)…
11 / /
Phần còn lại
của đồ vật.
布头 (vải vụn). 蜡头
(nến vụn). 铅笔头
(đầu mẩu bút chì)
12
/
/
Tiếng địa
phương, dùng
trước “năm”
hoặc “ngày”,
biểu thị thời
gian phía
trước.
头年 (năm ngoái hoặc
một năm trước). 头天
(một ngày trước)
41
13
/
/
Biểu thị gần,
hoặc lân cận.
头五点就得动身 (gần
5 giờ phải tập thể dục)
14 / /
Biểu thị số
ước lượng.
三 头五百 (khoảng ba
đến năm trăm) . 十头
八块钱不算多 (Chừng
8 đến 10 đồng thôi
không bao nhiêu)
15
Người
đứng đầu
cơ quan, tổ
chức
Đầu đàn,
đầu đảng,
đầu lĩnh/
đầu lãnh
Thủ lĩnh, đầu
sỏ, trùm .
头目 (Người lãnh đạo
một nhóm, đầu sỏ, thủ
lãnh, đầu mục, kẻ
đứng đầu). 特務头子
(Trùm đặc vụ).
16
/
/
Khía cạnh,
phương diện.
一 心挂两头 (một tim
treo hai đầu (lòng
hướng về cả hai phía)
17 Tốt nhất,
hay nhất
Chất lượng
sản phẩm
hàng đầu
Tốt nhất, hay
nhất
头等 (hạng đầu). 头号
(số một)
18 / /
1. Đặt sau
danh từ làm
tiếng đệm,
đọc thanh
nhẹ[tou]:
木头 (gỗ) 石头 (đá)
拳头 (quả đấm)
2. Đặt sau
tính từ:
甜 头 (vị ngọt) 准 头
(tiêu chuẩn)
3. Đặt sau
động từ
有听头(nghe hay hay)
没有看头 (xem chẳng
ra gì)
4. Đặt sau từ
phương vị chỉ
nơi chốn:
前头 (đằng trước, phía
trước) 上头 (bên trên)
外 头 (bên ngoài, phía
ngoài).
( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
42
2.3.1. Điểm tương đồng trong sự phát triển nghĩa của “đầu” và “头”
Qua đối chiếu, chúng tôi nhận thấy, “đầu” và “头” có 8 nghĩa tương
đồng hoàn toàn như sau:
- Đều có nghĩa gốc là bộ phận cơ thể của người và động vật, nơi có
miệng, mũi, mắt và các cơ quan khác.
- Đều chỉ tóc, kiểu tóc.
- Đều chỉ phần trên cùng, phần trước nhất của động vật hay đồ vật
- Đều chỉ khoảng không gian và thời gian trước nhất
- Đều chỉ những động vật hay đồ vật có vị trí, thứ tự trên hoặc trước.
- Đều chỉ phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài
của một vật.
- Đều là đơn vị tính đếm cho người, đồ vật và động vật
- Đều chỉ người đứng đầu quan, tổ chức
- Đều chỉ đẳng cấp, những gì tốt nhất, hay nhất, giỏi nhất
Nguyên nhân của sự giống nhau này rất dễ lý giải, bởi tư duy tri nhận
của con người về vị trí, chức năng của đầu về cơ bản là giống nhau. Hơn nữa,
văn hóa Việt Nam và Trung Quốc lại càng có nhiều điểm tương đồng.
Theo tác giả Vũ Thế Khôi, trong giới Hán học Trung Quốc và Việt
Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ
thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam, được các
triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng trong các văn bản chính thức. Mặc dù
vào thế kỷ thứ 13, nhà Trần sáng tạo ra chữ Nôm nhưng kết cấu chữ Nôm vô
cùng phức tạp, phạm vi sử dụng tương đối hạn chế. Tuy Triều đại nhà Hồ sử
dụng chữ Nôm trong các văn bản chính thức, nhưng vẫn phải thừa nhận vai
trò và ảnh hưởng không thể thay thế của chữ Hán trong quá trình phát triển và
truyền bá văn hóa. Đến thế kỷ thứ 16, các giáo sĩ phương Tây bắt đầu đến
Việt Nam truyền bá tôn giáo và sáng tạo ra bảng chữ cái Latin để ghi phát âm
43
của tiếng Việt. Đến thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thi hành chính sách
xóa bỏ chữ Hán để sử dụng bảng chữ cái Latin. Dù vậy, sự ảnh hưởng của
chữ Hán đến văn hóa Việt Nam cũng không vì thế mà mất đi. Cho đến ngày
nay, chữ Hán vẫn xuất hiện rất nhiều ở đền, chùa, kể cả những nơi mới xây
dựng. Bên cạnh ảnh hưởng về văn tự là ảnh hưởng về mặt tư tưởng. Tư tưởng
Nho giáo của Trung Quốc cũng có những tác động không nhỏ đến Việt Nam.
Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, lấy chữ “Nhân(仁)” làm tư tưởng
trung tâm, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Các triều đại
phong kiến ở Việt Nam khi xây dựng đất nước đã sử dụng những tư tưởng
của Nho giáo để ban hành chính sách. Cho đến xã hội hiện đại bây giờ, dấu
vết của Nho giáo vẫn còn ẩn hiện, thể hiện ở sự phức tạp trong cách xưng hô
của người Việt, vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tôn ti trật tự, đạo đức luân lý”
của đạo Nho.
Có thể thấy, nguyên nhân từ “đầu” của tiếng Việt có nhiều điểm tương
đồng với từ “头” của tiếng Hán cũng chính là do những ảnh hưởng về mặt tư
tưởng và văn tự, tạo nên những tương đồng trong sự tri nhận về thế giới xung
quanh.
2.3.2. Điểm khác biệt trong sự phát triển nghĩa của “đầu” và “头”
Như đã trình bày ở trên, từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán có khá
nhiểu điểm tương đồng, nhưng bên cạnh những điểm tương đồng đó vẫn tồn
tại những khác biệt do cách thức tư duy trong việc tổ chức ngôn ngữ và giải
thích khái niệm giữa hai cộng đồng người là khác nhau. Sự khác nhau đó biểu
hiện ở những điểm sau:
- Tiếng Việt có nghĩa đầu được coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận
thức với cách dùng “đau đầu” để chỉ những khó khăn, phiền phức, khó giải
quyết; Tiếng Hán không có cách dùng này, “đau đầu” (头疼) trong tiếng Hán
chỉ mang nghĩa đơn thuần là tình trạng sức khỏe, ý chỉ bị bệnh đau đầu.
44
- Tiếng Việt dùng “đầu” trong sự kết hợp hạn chế với bộ phận máy
móc như đầu video hay đầu máy khâu, tiếng Hán không có cách kết hợp để
chỉ bộ phận máy móc này.
- Với nghĩa chỉ sự bắt đầu và kết thúc của sự việc, tiếng Hán có cách
dùng để chỉ cả sự bắt đầu và kết thúc, còn tiếng Việt chỉ có cách dùng với ý
nghĩa bắt đầu.
- Từ “đầu” trong tiếng Hán được dùng để nói đến những phần còn thừa
lại của đồ vật sau khi đã qua sử dụng như: vải vụn (布头), nến vụn (蜡头);
Tiếng Việt không có sự kết hợp này.
- Từ “đầu” trong tiếng Hán dùng trước “năm” hoặc “ngày”, biểu thị
thời gian phía trước. Đây là cách dùng không phổ biển, và tiếng Việt cũng
không có cách dùng này.
- Với ý nghĩa biểu thị gần, hoặc lân cận, biểu thị số ước lượng là một
cách dùng đặc trưng của tiếng Hán, tiếng Việt không có cách nói này.
- Từ “đầu” trong tiếng Hán có ý nghĩa khía cạnh, phương diện. Đây là
ý nghĩa phái sinh từ nét nghĩa “một đầu nào đó của vật thể”, qua quá trình
trừu tượng hóa mở rộng thành khái niệm “khía cạnh”. Tiếng Việt không có
cách nói cũng như cách tư duy này.
- Hiện tượng hậu tố hóa của từ “đầu” trong tiếng tiếng Hán là một cách
dùng mà tiếng Việt không có.
Ngoài ra, trong quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, nhận
thức về bộ phận trước nhất của động vật của người Việt Nam và người
Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cách lựa chọn các loài
động vật khi miêu tả cùng một khái niệm lại tồn tại những điểm khác biệt.
Lấy ví dụ khi miêu tả về người khi bắt đầu làm một việc gì đó thì rất mạnh
mẽ nhưng sau đó lại không làm đến nơi đến chốn thì Việt Nam có cách nói
“đầu voi đuôi chuột” hay “đầu rồng đuôi tôm” nhưng Trung Quốc thì dùng
45
cụm “虎头蛇尾 (đầu hổ đuôi rắn)”. Biểu đạt cùng một ý nghĩa, khái niệm
nhưng người Việt dùng cặp động vật voi/chuột, rồng/tôm còn Trung Quốc
thì dùng cặp hổ/rắn. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là gì?
Theo tìm hiểu của chúng tôi, chính điều kiện tự nhiên của hai nước
đã dẫn đến sự khác biệt này. Như chúng ta đã biết, Việt Nam bị chi phối
bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cận nhiệt đới và nhiệt đới. Khí hậu nóng và
mưa nhiều làm rừng rậm phát triển, phù hợp cho voi sinh trưởng và phát
triển. Voi được người Việt Nam nuôi để phục vụ cho hoạt động sản xuất
của mình. Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước, những
cánh đồng thẳng cánh cò bay trải dài trên khắp mọi miền Tổ quốc, và chuột
đồng thì được biết đến như một loài động vật phá hoại mùa màng. Sông
ngòi nhiều khiến cho tài nguyên thủy sản phong phú, tôm cá là nguồn thực
phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Còn rồng được
nhắc tới trong câu truyện thần thoại “con Rồng cháu Tiên”. Trong tưởng
tượng của con người, rồng là loài vật vô cùng to lớn và mạnh mẽ, còn tôm
thì là những con vật bé nhỏ. Như vậy, có thể thấy, voi, rồng, chuột, tôm
đều là những động vật quen thuộc trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của
người Việt Nam, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường tự
nhiên phù hợp của Việt Nam. Từ đó, những loài động vật này đi vào tri
nhận của con người một cách hết sức tự nhiên và con người dùng nó để giải
thích cho sự vật hiện tượng mà cụ thể ở đây là cặp động vật voi/rồng được
dùng để mô tả sự mạnh mẽ, hoành tráng, còn cặp chuột/tôm thể hiện sự nhỏ
bé, phá hoại. Trong khi đó, vẫn khái niệm này, trong tri nhận của người
Trung Quốc thì họ dùng cặp động vật hổ/rắn. Diện tích đất liền rộng lớn,
khí hậu phong phú và địa hình đa dạng của Trung Quốc khiến Trung Quốc
trở thành một quốc gia có số lượng hổ nhiều và đa dạng nhất trên thế giới.
Thân hình của hổ cũng rất to lớn và dũng mãnh. Với đặc trưng này, loài hổ
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY
Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY

More Related Content

What's hot

Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...nataliej4
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonnguminhhdthvn
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Trần Đức Anh
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...anh hieu
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
 
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việtLuận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
Luận án: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng việt
 
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng : Luận á...
 
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạoLuận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
 
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú phápLuận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAYLuận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gianLuận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
Luận văn: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975Tailieu.vncty.com   the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
Tailieu.vncty.com the loai-tuy_but_trong_van_hoc_viet_nam_tu_1930_den_1975
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
 
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
Mấy Vấn Đề Thi Pháp Văn Học Trung Đại Việt Nam
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
 

Similar to Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY

Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...ChungDung4
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...jackjohn45
 
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuCún Con Sữa
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Hưng Phạm
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfCâu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfHanaTiti
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
8734 2812201116036gtnguphaptiengviet
8734 2812201116036gtnguphaptiengviet8734 2812201116036gtnguphaptiengviet
8734 2812201116036gtnguphaptiengvietPhi Phi
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 

Similar to Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY (20)

Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm tục ngữ tiếng Mường, HAY, 9đ
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
 
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việtCác từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh trong tiếng việt
 
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAYLuận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
Luận văn: Đặc điểm của ngôn ngữ văn bản luật tiếng Việt, HAY
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh, tiếng Đức và cách biểu đạt tương đương tron...
 
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuậtLuận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
Luận án: Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật
 
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieuBai giang ngon ngu hoc doi chieu
Bai giang ngon ngu hoc doi chieu
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
 
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfCâu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
8734 2812201116036gtnguphaptiengviet
8734 2812201116036gtnguphaptiengviet8734 2812201116036gtnguphaptiengviet
8734 2812201116036gtnguphaptiengviet
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 

Luận văn: Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẠNH DUNG TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẠNH DUNG TỪ CHỈ ĐẦU TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8 22 90 20 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HÀ NỘI, 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các kết quả khảo sát và miêu tả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hạnh Dung
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 13 Chương 2 NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ “头” TRONG TIẾNG HÁN .................................................................................. 24 2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt...............................24 2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán................................29 2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán38 CHƯƠNG 3 CÁC ẨN DỤ Ý NIỆM CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TỪ “头” TRONG TIẾNG HÁN................................................. 48 3.1. Ẩn dụ vật chứa của từ ''đầu'' trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán...49 3.2. Ẩn dụ định hướng của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán .................................................................................................................51 3.3. Ẩn dụ cấu trúc của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán ...........................................................................................................................56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 72 NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT............................................................... 78
  • 5. MỤC LỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, LƯỢC ĐỒ Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” .......................................27 Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头”..........................................37 Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头” .............................38 Lược đồ 3.1. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm KHÔNG GIAN LÀ CƠ THỂ NGƯỜI ...................................................................................................................57 Lược đồ 3.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm SỰ LÃNH ĐẠO LÀ ĐẦU NGƯỜI.61 Lược đồ 3.3. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm THỨ TỰ ĐẦU TIÊN LÀ ĐẦU NGƯỜI......................................................................................................62 Bảng 3.1. Bảng đối chiếu những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” tiếng Hán.......................................................65
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, thông qua ngôn ngữ, chúng ta có thể thấy được những đặc trưng tư duy và giá trị văn hóa của cả một dân tộc. Nghiên cứu quá trình chuyển nghĩa cùng các ẩn dụ ý niệm của từ nhằm làm rõ cách tri nhận về hiện thực khách quan, qua đó thấy được các dấu ấn và giá trị văn hóa của một cộng đồng ngôn ngữ là hướng đi cần thiết. Hơn nữa, các nghiên cứu đối chiếu về mặt ngữ nghĩa của hai ngôn ngữ để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về mặt tư duy của hai dân tộc là một trong những hướng nghiên cứu liên ngành đang rất được quan tâm hiện nay. Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”, “thủ ( 首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”, “trốc”. Theo khảo sát trong Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi nhận thấy khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn và có nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑, 脑筋”, “sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông dụng, phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đối chiếu sự phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”, cùng những cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” . Trong hệ thống ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng Hán, không khó để tìm ra những từ ngữ có chứa yếu tố “đầu”. Ví dụ trong tiếng Việt có “bắt đầu”, “đứng đầu”, đầu sỏ”, “to đầu”, “đầu cua tai nheo”,...; còn trong tiếng Hán chúng ta có 头段情缘 (mối tình đầu),机头 (đầu máy), 月头 (đầu tháng), 头大 (to đầu)... Chính bởi tính phổ biến này mà “đầu” trở thành một miền nguồn quan trọng trong nghiên cứu về tri nhận ẩn dụ cơ thể người. Về nhóm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người, giới nghiên cứu Việt ngữ học đã quan tâm
  • 7. 2 nghiên cứu, song cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu về sự phát triển nghĩa và các ẩn dụ ý niệm của đầu đặt trong sự đối chiếu với tiếng Hán. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán” với mong muốn có thể làm rõ con đường phát triển ngữ nghĩa với những chiều kích tâm lý, văn hóa dân tộc liên quan đến sự phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” thông qua các biểu thức ẩn dụ ý niệm trong tiếng Việt và tiếng Hán. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã có để tiến hành đối chiếu với tiếng Hán, các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, bước đầu làm rõ những sự tương đồng và khác biệt về đặc trưng tư duy và cách thức tư duy của người Việt Nam và người Trung Quốc trong cách thức tri nhận về từ chỉ đầu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong tiếng Việt Nghiên cứu theo hướng cấu trúc luận: Từ vựng là một bộ phận được coi là không ổn định nhất trong hệ thống ngôn ngữ, nghĩa của từ cũng vì thế mà không ngừng thay đổi. Do đó, những vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa cũng rất hấp dẫn các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo Lê Quang Thiêm, lịch sử ngôn ngữ học được phân thành 3 thời kỳ chính: thời kỳ tiền cấu trúc luận, thời kỳ cấu trúc luận, thời kỳ hậu cấu trúc luận, trong đó thời kỳ hậu cấu trúc luận gắn với khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận. Nghiên cứu về sự chuyển nghĩa trong tiếng Việt, cuốn sách “Đặc trưng Văn hóa - Dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” (Nxb.Khoa học xã hội, 2010) của tác giả Nguyễn Đức Tồn đã trình bày đặc trưng văn hoá – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người bao gồm các vấn đề về đặc trưng văn hoá – dân tộc của sự phạm trù hoá và định danh thế giới khách quan của ngữ nghĩa
  • 8. 3 và tư duy ngôn ngữ ở người Việt, có so sánh với những dân tộc khác, trên cơ sở khảo sát một số trường và nhóm từ vựng - ngữ nghĩa cơ bản. Tác giả đã thống kê số lượng nghĩa chuyển, các phương thức chuyển nghĩa từ đó rút ra những nhận định có ý nghĩa. Cùng hướng nghiên cứu đó là một số đề tài, luận văn, luận án như “Đặc điểm trường ngữ nghĩa ẩm thực (trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt)” của Ngô Minh Nguyệt. Luận án tìm hiểu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa dân tộc của từ ngữ ẩm thực tiếng Hán và tiếng Việt. Đồng thời, bước đầu chỉ ra sự khác biệt trong trường nghĩa này của hai ngôn ngữ Việt-Hán. Trịnh Thị Thu Hòa với luận án “Từ ngữ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu” đã bước đầu mô tả một cách có hệ thống về lớp từ vựng của tiếng Sán Dìu thông qua nhóm từ ngữ chỉ động vật và thực vật. Kết quả phân tích ngữ nghĩa các từ ngữ chỉ động, thực vật giúp hình dung phần nào bức tranh phân cắt hiện thực bằng ngôn ngữ của người Sán Dìu. Nghiên cứu theo hướng hậu cấu trúc luận: Năm 1989, hội nghị khoa học tổ chức tại Duisbury của Đức đã đánh dấu sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận – tên gọi một khuynh hướng ngữ nghĩa coi trọng sự tri nhận trong nghiên cứu ngữ nghĩa. Khuynh hướng này đề cao sự tri giác, nhận thức và năng lực của tư duy trong việc phân tích, miêu tả nghĩa của ngôn ngữ. Nhìn từ góc độ của Ngôn ngữ học tri nhận, sự phát triển nghĩa của từ được nhắc tới chủ yếu qua các nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ ý niệm, thuyết nghiệm thân, các cơ chế ánh xạ. Ở Việt Nam, Lý Toàn Thắng là người đầu tiên giới thiệu lý thuyết Ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam qua công trình “Ngôn ngữ học tri nhận nhìn từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (Nxb.Khoa học xã hội, 2005) với những khái niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Nguyễn Thiện Giáp đã dành một khoảng khá lớn trong cuốn “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ” (Nxb.Giáo dục, 2009) để đề cập tới những khái
  • 9. 4 niệm cơ bản của Ngôn ngữ học tri nhận. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những luận văn, luận án nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ dưới góc độ tri nhận. Hướng nghiên cứu các ẩn dụ tri nhận gắn với các điển mẫu và phạm trù tỏa tia của ngữ nghĩa học tri nhận, có một số công trình của Nguyễn Thị Bích Hợp (2015), Nguyễn Thị Hương (2017), Nguyễn Thị Hiền (2018). Nguyễn Thị Bích Hợp (2015) đã nghiên cứu khá kỹ về miền ý niệm đồ ăn dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận. Tác giả đã xây dựng cấu trúc miền đồ ăn gồm 5 nhóm lớn với 5 điển mẫu tương ứng: thực thể - cơm; đặc điểm – mặn; đồ dùng – bát; cảm giác – đói; hoạt động – ăn. Nguyễn Thị Hương (2017) nghiên cứu, đối chiếu ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt, nghiên cứu sự chuyển nghĩa, tỏa tia nghĩa của những điển mẫu là những từ chỉ phạm trù ăn, uống, từ nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa phái sinh đến các ẩn dụ ý niệm trong hai ngôn ngữ. Hầu hết các luận án, luận văn hay các bài nghiên cứu đều kế thừa các lý thuyết của ngôn ngữ tri nhận để áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn, từ đó chứng minh quá trình phát triển và chuyển nghĩa của từ sẽ là chìa khóa để con người tư duy, tri nhận thế giới khách quan. 2.2. Tình hình nghiên cứu về sự phát triển ngữ nghĩa của từ trong tiếng Hán Ở Trung Quốc, ngay từ giai đoạn 1977-1989, từ vựng ngữ nghĩa học đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đáng chú ý là quan điểm của Phù Phó Thanh (符准清) đưa ra trong cuốn “现代汉语词汇” (Từ vựng Hán ngữ hiện đại) xuất bản năm 1985. Tác giả quan niệm từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu. Từ có hai mặt là hình thức ngữ âm và khái niệm (nội dung). Theo Phù Chuẩn Thanh, từ trong quá trình sử dụng chịu rất nhiều những chế định, ảnh hưởng và nghĩa của từ thể hiện ra rất nhiều điểm dị biệt. Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy vẫn có những nét
  • 10. 5 chung có thể xác định được, đó chính là ý nghĩa của từ. Đây là một công trình khảo cứu chuyên sâu về từ vựng ngữ nghĩa học, có ứng dụng lý luận của nước ngoài vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán. Có thể nói rằng “Từ vựng Hán ngữ hiện đại” của Phù Chuẩn Thanh là một trong số ít công trình nghiên cứu về từ vựng học có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc đương thời và cho đến tận bây giờ. Các công trình nghiên cứu về ngữ nghĩa học có thể kể đến cuốn sách “汉语语义研究” (Nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Hán) của Khâu Chấn Cường (邱震强) xuất bản năm 2006. Thành quả nghiên cứu của cuốn sách này chính là những kiến giải độc đáo về sự phát triển ngữ nghĩa về cả chiều rộng và chiều sâu, tập trung phân tích ngữ tố trong tiếng Hán hiện đại, đưa ra khái niệm trường ngữ nghĩa tổng quát, nghiên cứu ngữ nghĩa dưới trạng thái động và trạng thái tĩnh. Cuốn sách này cũng chỉ ra một số đặc điểm và hướng nghiên cứu mới về ngữ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống lý luận nghiên cứu ngữ nghĩa tiếng Hán. Bên cạnh một số công trình nghiên cứu nêu trên, còn có rất nhiều luận văn, luận án, các bài nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ. Luận án tiến sĩ của 魏慧萍 (Ngụy Huệ Bình) nghiên cứu về đề tài “汉语词义发展演 变研究” (Nghiên cứu diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán). Luận án đã nghiên cứu sự phát triển nghĩa của từ dưới góc độ tư duy, tri nhận, phát triển lịch sử xã hội, vận dụng phương pháp nghiên cứu đồng đại và lịch đại, mở ra con đường nghiên cứu mở rộng nghĩa của từ, từ đó chỉ ra những quy luật diễn biến phát triển nghĩa của từ trong tiếng Hán. Bài nghiên cứu “从 认知隐喻的角度看词义延伸”(Sự mở rộng nghĩa của từ nhìn từ góc độ ẩn dụ tri nhận)đăng trên chuyên mục diễn đàn văn hóa của tạp chí Văn hóa và Kinh tế biên cương năm 2010 của Lưu Tái Nam (刘赛男) căn cứ vào lý
  • 11. 6 thuyết ngôn ngữ học tri nhận đưa ra quan điểm nghĩa của từ được sinh ra dưới sự tác động của tư duy tri nhận của con người, chỉ ra việc mở rộng nghĩa của từ còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như môi trường ngôn ngữ, bối cảnh văn hóa, phong cách ngôn ngữ... Đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề cụ thể về sự phát triển nghĩa của từ có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看‘口’的词义演变” (Diễn biến nghĩa của từ “khẩu/miệng” từ góc độ tri nhận) của Lý Lôi (李雷) đăng trên báo trường đại học Kỹ thuật Nghiệp vụ Diên An. Bài nghiên cứu đã tiến hành phân tích có hệ thống diễn biến phát triển nghĩa của từ “khẩu/miệng” nhìn từ góc độ ẩn dụ và hoán dụ của ngôn ngữ học tri nhận, từ đó đưa ra kết luận việc mở rộng nghĩa của từ về bản chất là một hiện tượng ẩn dụ. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của sự chuyển nghĩa trong ngôn ngữ nói chung và trong tiếng Hán nói riêng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và nhắc đến trong các luận án, chuyên đề,... Trong luận án tiến sĩ của Kỳ Quảng Mưu cho rằng sự chuyển nghĩa của từ ngữ cũng là phương thức tạo từ mới. Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận, có thể thấy, các nghiên cứu đã vận dụng linh hoạt lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận đem lại nhiều kết quả nghiên cứu đáng ghi nhận. 2.3. Tình hình nghiên cứu về từ chỉ đầu và sự phát triển nghĩa của từ chỉ đầu 2.3.1. Những nghiên cứu ở ngoài nước Nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ trước đến nay luôn thu hút sự quan tâm tìm hiểu của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Tiêu biểu có thể kể đến hai cuốn sách của Giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng người Trung Quốc Ning Yu xuất bản năm 2009 với tựa đề “The Chinese HEART in a cognitive perspective: Culture, body, and language” (Từ “tim” trong tiếng Hán nhìn về văn hoá, con người và ngôn ngữ) và “From body to meaning in
  • 12. 7 culture: Papers on cognitive semantic studies of Chinese” (Từ các bộ phận cơ thể người đến ý nghĩa văn hóa: Tài liệu về nhận thức ngữ nghĩa trong tiếng Hán) nghiên cứu về sự chuyển nghĩa của một số bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán. Đi sâu vào tìm hiểu một bộ phận cụ thể là “đầu” cũng có rất nhiều nghiên cứu. Có thể kể đến nghiên cứu của Vương Côn với đề tài “汉语“头” 的隐喻认知系统考察”(Khảo sát hệ thống ẩn dụ tri nhận của từ “đầu” trong tiếng Hán) phân tích ý nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của từ “đầu” qua việc ánh xạ đến các miền đích khác nhau, vận dụng lý thuyết về ẩn dụ để khảo sát ngữ nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Hán. Tiếp cận dưới góc độ đối chiếu có đề tài “汉语“头”、“首”词群语义范畴与隐喻认知研究” (Nghiên cứu ẩn dụ tri nhận và phạm trù ngữ nghĩa của từ “đầu”, “thủ” trong tiếng Hán) của Lưu Y Na, phân tích phương thức tạo từ của “đầu” và “thủ”, sau đó tiến hành đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ với từ “head” trong tiếng Anh. Hoàng Lị Bình với đề tài “从体验认知的角度看’头’的概念隐喻”(Ẩn dụ khái niệm của từ “đầu” nhìn từ góc độ tri nhận nghiệm thân) đã tiến hành đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng Anh, phân tích sự mở rộng về mặt ngữ nghĩa của từ “đầu” trong hai ngôn ngữ này. “认知,从“头”开始——浅谈隐喻、 转喻与一词多义” (Tri nhận, bắt đầu từ “đầu” – bàn về ẩn dụ, hoán dụ và một từ đa nghĩa) của Tiết Phương đã đối chiếu nghĩa mở rộng của từ “đầu”, khái quát tính tương đồng trong ẩn dụ khi phân tích về từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng Nhật. Các nghiên cứu đối chiếu về vấn đề này giữa tiếng Hán và tiếng Việt còn khiêm tốn, có thể kể đến nghiên cứu “从认知角度看汉越人体词“头 (đầu)”的概念隐喻” (Ấn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Hán và tiếng Việt nhìn từ góc độ tri nhận) đăng trên báo trường Đại học Dân tộc Quảng
  • 13. 8 Tây của Vi Trường Phúc. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu ẩn dụ của từ “đầu” bằng việc phân tích và đối chiếu cơ chế ánh xạ của từ này tới bốn miền đích là đồ vật, thời gian, độ lớn, động vật trong tiếng Hán và tiếng Việt, nhưng phân loại còn đơn giản và chưa đề cập đến nguyên nhân của sự khác nhau này. Từ những nghiên cứu nói trên, có thể thấy, ẩn dụ của từ “đầu” trong tiếng Hán hay trong việc đối chiếu giữa tiếng Hán với các ngôn ngữ khác rất có sức hút đối với các nhà nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu trước đó chủ yếu là đặt từ chỉ “đầu” trong việc nghiên cứu chung với nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người, xem xét nó dưới góc nhìn nội hàm văn hóa, chưa chỉ ra được sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ “đầu” và đặc trưng tri nhận về từ chỉ “đầu” trong các loại ngôn ngữ sử dụng đối chiếu. 2.3.2. Những nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, trong những năm gần đây có một số bài viết, sách chuyên khảo, luận văn, luận án đề cập đến sự phát triển nghĩa của từ chỉ bộ phận cơ thể người khi nghiên cứu về từ vựng ngữ nghĩa. Có thể kể đến đề tài “Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trên lý thuyết ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng” của Nguyễn Trung Kiên nghiên cứu về thành ngữ nói chung và thành ngữ chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người nói riêng dựa trên một cái nhìn tổng thể, đa chiều của lý thuyết ba bình diện ngôn ngữ là ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Đề tài “Sự phát triển ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận” của Nguyễn Thị Hiền (2018) nghiên cứu các điển mẫu, là các từ chỉ bộ phận cơ thể người và cơ chế tỏa tia của các điển mẫu theo hướng tri nhận, phân tích các đặc điểm chuyển nghĩa của nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người trên cơ sở mối quan hệ giữa ngữ nghĩa và tri nhận, góp phần chứng minh ẩn dụ, hoán dụ tri nhận không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tư duy, nhận thức. Về đối chiếu, có thể kể đến một số đề tài như “Khảo sát đặc trưng từ,
  • 14. 9 ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt liên hệ chuyển dịch sang tiếng Anh” của Phạm Thị Tuyết Thanh; “Từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ, ca dao tiếng Hán và tiếng Việt dưới góc nhìn ngôn ngữ học tri nhận” của Liêu Thị Thanh Nhàn, “Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận (trên tư liệu bộ phận cơ thể người)” của Trịnh Thị Thanh Huệ... Tuy nhiên, những nghiên cứu trong nước tập trung tìm hiểu về một bộ phận của cơ thể người lại chưa có nhiều. Bài nghiên cứu với tiêu đề “Thành ngữ tiếng Việt có từ chỉ "tay", "chân" với đặc trưng văn hoá dân tộc” của tác giả Nguyễn Thị Thu đăng trên trang tin điện tử Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã xem xét các thành ngữ có từ chỉ tứ chi người với những ý nghĩa khác nhau thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc và cốt cách của con người Việt Nam. Về đối chiếu có đề tài “Định danh chuyển nghĩa của từ ‘tay’ trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh” của Nguyễn Văn Hải đăng trên chuyên mục Ngoại ngữ với Bản ngữ của Tạp chí Ngôn ngữ&Đời sống số 4(234)-2015. Bài báo phân tích sự chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ của từ “tay” trong tiếng Việt và “arm”, “hand” trong tiếng Anh. Như vậy, có thể thấy, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể người đã được nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của riêng một bộ phận (ở đây là từ chỉ đầu) lại chưa được đề cập một cách chi tiết và hệ thống, sự chuyển nghĩa của của từ chỉ đầu cũng có được nhắc đến trong một vài công trình nhưng nó diễn ra theo con đường nào, nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nghĩa này là do đâu lại chưa được giải thích cụ thể. Từ những lý do trên, luận văn đã lựa chọn triển khai nghiên cứu về sự phát triển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt, và tiến thêm một bước là tiến hành đối chiếu với tiếng Hán.
  • 15. 10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Chỉ ra con đường phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt và từ “头” trong tiếng Hán, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân tương đồng và khác biệt trong tư duy tri nhận của người Việt Nam và Trung Quốc, từ đó xác định đặc điểm tri nhận, đặc trưng văn hóa của hai dân tộc Việt-Trung. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua việc phân tích những ý nghĩa cụ thể của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán ở những ngữ cảnh khác nhau, luận văn sẽ cố gắng chỉ ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu” qua mô hình tỏa tia, từ đó tiến hành đối chiếu ý nghĩa ẩn dụ, để tìm ra sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ đầu trong hai ngôn ngữ trên. Qua khảo sát khối liệu từ vựng tiếng Việt và tiếng Hán có chứa từ chỉ đầu, luận văn chỉ ra con đường và sự chuyển di nghĩa phái sinh của từ “đầu” thông qua việc xây dựng các mô hình ẩn dụ ý niệm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là từ chỉ đầu (thủ) trong tiếng Việt và tiếng Hán - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán qua phương thức chuyển nghĩa cơ bản là ẩn dụ. - Phạm vi ngữ liệu nghiên cứu: Luận văn khảo sát các từ chỉ đầu và các nghĩa phái sinh của từ chỉ đầu trong Từ điển Tiếng Việt (Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, Nxb Đà Nẵng, 2013) và Từ điển tiếng Hán (Từ điển Hán ngữ hiện đại của của Nxb Thương vụ, 2014); khảo sát các ngữ có chứa từ chỉ đầu trong các cuốn thành ngữ tiếng Việt (1. Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang,
  • 16. 11 Phan Xuân Thành; 2. Từ điển thành ngữ tiếng Việt, 1978, Nguyễn Lực-Lương Văn Đang) và tiếng Hán (Thành ngữ đại từ điển, Nxb Thương vụ, 2013). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả và phân tích sự phát triển ngữ nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán. - Phương pháp phân tích nghĩa tố: Phương pháp phân tích nghĩa tố phân xuất ý nghĩa của từ thành các nghĩa tố, từ đó xác định được sự biến đổi về ý nghĩa, cơ chế chuyển nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán. Phương pháp này được coi là phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn. - Phương pháp phân tích ý niệm: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các ý niệm và chỉ ra sự chuyển di các nét thuộc tính từ miền nguồn sang miền đích trong các biểu thức ẩn dụ ý niệm có chứa từ chỉ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán. - Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được dùng để thống kê những ý nghĩa cùng hệ thống những ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán. - Thủ pháp so sánh: Thủ pháp này được sử dụng để chỉ ra những điểm khác biệt và tương đồng trong những ý nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, từ đó chỉ ra cơ chế chuyển di nghĩa và chiếu xạ của từ chỉ đầu trong hai ngôn ngữ trên. - Thao tác quy nạp, phân tích: thao tác này được dùng sau khi đã tiến hành đối chiếu hai ngôn ngữ để tổng kết và phân tích những đặc điểm tri nhận và đặc trưng văn hóa Việt-Trung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Về ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý thuyết về sự phát triển ngữ nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán, củng cố lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận,
  • 17. 12 giúp chúng ta tìm ra những đặc điểm về tư duy tri nhận thế giới khách quan của hai cộng đồng ngôn ngữ, qua đó đóng góp và bổ sung những kết quả nghiên cứu ẩn dụ tri nhận về các bộ phận cơ thể người. - Về ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp cho người học tiếng Việt và tiếng Hán biết cách sử dụng những từ có chứa yếu tố “đầu” chuẩn xác hơn, đa dạng hơn, sâu sắc hơn trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp tạo hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được ứng dụng trong nghiên cứu, giảng dạy tiếng Việt hoặc tiếng Hán, rộng hơn là giới thiệu về ngôn ngữ và văn hóa Việt- Trung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và ngữ liệu khảo sát, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết Chương 2. Nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán Chương 3. Ẩn dụ ý niệm của từ “đầu” trong tiếng Việt và “头” trong tiếng Hán
  • 18. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghĩa của từ 1.1.1 Nghĩa của từ Nghĩa của từ là một hệ thống các nét có quan hệ qua lại với nhau. Hoàng Phê [25] đã phân tích ngữ nghĩa của từ mẹ để có được một cái nhìn cụ thể về cấu trúc của nghĩa từ. Mẹ có thể phân tích thành ba nét nghĩa: [phụ nữ], [đã có con], [nói trong mối quan hệ với con]. Giữa ba nét nghĩa trên có mối quan hệ trật tự nhất định. Nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau, nét nghĩa đứng sau thuyết minh, cụ thể hóa nét nghĩa đứng trước. Quan hệ quy định lẫn nhau này của các nét là “một quan hệ tĩnh, trong nội bộ nghĩa của từ, xét một cách cô lập” [25]. Khi từ hoạt động để tạo thành các tổ hợp từ lớn hơn, giữa các nét nghĩa của từ cần có một loại quan hệ khác vô cùng quan trọng: “quan hệ cấp bậc”. Hoàng Phê đã nhấn mạnh: “Giữa hai loại quan hệ, trật tự và cấp bậc không nhất thiết có sự tương ứng, mà trái lại thường có mâu thuẫn” [25]. Khi từ được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, không phải lúc nào mọi nét nghĩa xét trong quan hệ tĩnh cũng đều tham gia vào việc thực hiện chức năng thông báo. Chẳng hạn, khi từ “mẹ” thực hiện chức năng thông báo, có thể là cả ba nét nghĩa nhưng cũng có thể chỉ có hai, thậm chí một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của nó được hiện thực hóa. Nói tóm lại, nghĩa của từ được Hoàng Phê [25] kết luận như sau: “Nghĩa của từ , nói chung: a. Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau; b. Giá trị của các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo;
  • 19. 14 c. Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối, biểu hiện ở khả năng độc lập tổ hợp và tác động qua lại với những nét nghĩa của những từ khác khi từ tổ hợp với nhau.” Quan niệm của Hoàng Phê cho thấy cấu trúc của nghĩa từ là một cấu trúc động, nghĩa là khi từ hoạt động, thường chỉ có một số nét nghĩa trong nghĩa của từ có khả năng hiện thực hóa. Và nét nào của từ được hiện thực hóa là tùy thuộc vào ngữ cảnh, cụ thể là “tùy vào chức năng của từ trong ngữ”, tùy vào quan hệ cú pháp của từ với các từ khác, tùy nội dung ngữ nghĩa của những từ kết hợp với nó. Như vậy, cấu trúc ngữ nghĩa của một từ có liên quan chặt chẽ đến hoạt động ngữ pháp của nó. Điều này không chỉ Hoàng Phê mà các nhà ngữ nghĩa học hiện đại đều công nhận. Đỗ Hữu Châu khi nói về mối quan hệ giữa ý nghĩa biểu niệm và ý nghĩa ngữ pháp đã khẳng định: “Những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm chung cho nhiều từ không chỉ có tính từ vựng mà cũng có tính ngữ pháp” [2, tr.119] bởi những nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm (sự vật, hoạt động, tính chất) chính là ý nghĩa từ loại hay ý nghĩa ngữ pháp của từ. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng “bản thân những nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm và quan hệ giữa chúng có tác dụng quy định cách dùng từ, qui định cách kết hợp của nó với các từ khác trong câu” [2, tr.119]. Các từ chỉ có thể tạo thành những tổ hợp chấp nhận được trong thực tế khi giữa chúng có sự tương hợp về ngữ nghĩa. Nói như JU.D Aprexjan: “Hạn chế về kết hợp của những từ khác nhau trong lời nói là sự vắng mặt trong ý nghĩa của chúng những thành tố nghĩa chung hoặc là sự có mặt của các thành tố nghĩa không dung hòa được nhau” [19]. Cuối cùng, chúng tôi xin nhấn mạnh quan điểm của Hoàng Phê, “nghĩa của từ xem ra nên quan niệm là một tiềm năng. Có những nét nghĩa hầu như luôn luôn được hiện thực hóa, bên cạnh những nét nghĩa chỉ được hiện thực
  • 20. 15 hóa trong những trường hợp nhất định, có khi là những trường hợp rất hãn hữu. Định nghĩa từ điển của từ nhiều lắm cũng chỉ có thể nêu được những nét nghĩa có khả năng hiện thực hóa trong những trường hợp điển hình” [25]. 1.1.2. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ. Từ (đơn hoặc phức) lúc đầu mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian được sử dụng, nó có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đi. [2, tr.147]. Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo kiểu móc xích. Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến theo lối “tỏa ra” nghĩa là các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện. Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với nghĩa trước, thậm chí ngay cùng một từ sự chuyển nghĩa có thể khiến cho nó trở thành đồng nghĩa với cái từ trái nghĩa trước kia của nó. Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại.[2, tr.149 -150] Chuyển nghĩa từ vựng là một trong những nội dung cơ bản của ngôn ngữ học truyền thống. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu, sự phát triển nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Cụ thể: - Phương thức ẩn dụ “Phương thức ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống nhau. Các sự vật được gọi tên, tức x và y, không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tùy thuộc vào nhận thức có tính chất chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng” [2, tr.156].
  • 21. 16 Ví dụ: từ “đầu” có nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người hay động vật, ở vị trí đầu tiên, trước hết, có chứa được chuyển nghĩa sang để chỉ các sự vật hiện tượng khác dựa trên sự tương đồng về hình dáng và chức năng: đầu máy, đầu làng, đầu câu chuyện, đứng hàng đầu… - Phương thức hoán dụ Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, phương thức chuyển nghĩa “Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế. Mối liên hệ đi đôi với nhau giữa x và y là có thật, không tùy thuộc vào nhận thức của con người. Cho nên các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ” [2, tr.156]. Có thể thấy rằng, vấn đề nghĩa và chuyển nghĩa là một trong những nội dung trọng tâm của ngôn ngữ học cấu trúc. Tuy nhiên, ngôn ngữ học cấu trúc mới chỉ xem chuyển nghĩa của từ là quá trình chuyển đổi tên gọi thông qua các phương thức ẩn dụ và hoán dụ mà chưa chú trọng đến quá trình tư duy của con người, đến đặc trưng tri nhận của con người trong việc tạo nghĩa mới cho từ. Ngôn ngữ học tri nhận coi trọng vai trò chủ thể của con người trong việc kiến tạo và lưu giữ nghĩa. Nghĩa được bộc lộ trong hoạt động hành chức, trong quá trình con người thực hiện hoạt động giao tiếp. Như vậy, nghĩa theo ngôn ngữ học tri nhận là ở trong tư duy con người, trong hoạt động hành chức của từ. Vì vậy, trong ngôn ngữ học tri nhận, hiện tượng chuyển nghĩa của từ cũng thuộc tư duy, ý thức của con người. Theo Gibbs [46] khẳng định “hiện tượng chuyển nghĩa không tồn tại với tư cách là những đơn vị nghĩa độc lập trong hệ thống từ vựng mà về bản chất chúng là những bộ phận của hệ thống các khái niệm đã được ẩn dụ hóa”. Theo quan điểm này, các nghĩa chuyển có quan hệ với nhau theo cách nhất định dựa trên cơ chế tri nhận ẩn dụ và hoán dụ. Chúng được tổ chức
  • 22. 17 sắp xếp theo một hệ thống giống như cách thức tổ chức nghĩa trong tư duy con người. Sơ đồ ý niệm giúp chúng ta sắp xếp tổ chức các nghĩa trong từ nhiều nghĩa, giúp chúng ta hiểu được các nghĩa lời nói, nghĩa từ điển của từ được tổ chức sắp xếp theo quy tắc nhất định. Chính quan niệm này đã định hướng việc nghiên cứu bản chất của hiện tượng chuyển nghĩa. Theo đó, các nghĩa chuyển ẩn dụ và hoán dụ có thể được miêu tả rõ ràng hơn thông qua lược đồ tri nhận qua mối liên hệ giữa ý niệm nguồn và ý niệm đích. 1.2. Một số lý thuyết cơ bản về ẩn dụ ý niệm 1.2.1. Ý niệm và ý niệm hóa Ý niệm (concept) là một trong những khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học tri nhận (congnitive linguistics). Theo ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm được hình thành trong ý thức con người, “là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người”. [3, tr.139] Ý niệm là đơn vị của ý thức, có cấu trúc bao gồm 3 thành tố: cảm xúc, trí tuệ, ý chí. Tác giả Trần Văn Cơ cho rằng : “ý niệm có cấu trúc trường - chức năng được tổ chức theo mô hình trung tâm và ngoại vi. Có thể hình dung trường chức năng của ý niệm như một vòng tròn to chứa vòng tròn nhỏ ở tâm và những vòng tròn nhỏ khác giao nhau ở ngoại vi. Hạt nhân là khái niệm, nằm ở trung tâm của trường - chức năng, mang tính phổ quát, toàn nhân loại. Nằm ở ngoại vi là những yếu tố mang nét đặc thù văn hóa dân tộc”. [3, tr.141] Ý niệm được hình thành trong ý thức của con người, cơ sở của ý niệm là kinh nghiệm cảm tính trực tiếp mà con người thu nhận được thông qua quá trình tri giác thế giới bằng các cơ quan cảm giác, thông qua hoạt động tư duy và hoạt động giao tiếp dưới hình thức ngôn ngữ.
  • 23. 18 Vậy, ý niệm là “cái chứa đựng” sự hiểu biết của con người về thế giới được hình thành trong ý thức trong quá trình tri nhận và hiện thân trong ngôn ngữ. Trong ý niệm có cái phổ quát (khái niệm) và cái đặc thù (văn hóa được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau). 1.2.2. Thuyết nghiệm thân Nghiệm thân (Embodiment) là khái niệm có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ học tri nhận. Thuật ngữ Embodiment được Lakoff và Johnson đề cập trong công trình Philosophy in the flesh (Triết học trong thân xác). Theo Lakoff và Johnson, khái niệm nghiệm thân liên quan đến quá trình con người lấy các bộ phận của cơ thể và sự trải nghiệm của thân xác để định hình hệ thống ý niệm và tư duy. Lakoff và Johnson cho rằng nghiệm thân gồm hai yếu tố chính, đó là những tiếp nhận của con người với thế giới khách quan và đồng thời là sự trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành hệ thống tư duy và nhận thức. Ở Việt Nam, thuyết nghiệm thân đã được tác giả Nguyễn Thiện Giáp nhắc đến trong cuốn “Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ” với thuật ngữ hiện thân. Tác giả cho rằng “Tính hiện thân (embodyment) là một tư tưởng trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận” và đó là tư tưởng “nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm loài người, tính trung tâm của thân thể con người” [4, tr.211 – 212]. Trong hai bài viết gần đây, tác giả Nguyễn Văn Hiệp đã dùng giả thuyết nghiệm thân để nghiên cứu những con đường phát triển ngữ nghĩa của hai từ “ra” và “vào” trong tiếng Việt [13&14] và khẳng định trong vốn từ vựng hằng ngày của tiếng Việt, có vô số những trường hợp chứng minh cho giả thuyết nghiệm thân như vậy. Như vậy, có thể hiểu nghiệm thân là quá trình tương tác không ngừng giữa tư duy, thân thể với môi trường sống bên ngoài, cùng với sự vận
  • 24. 19 hành của các hoạt động, từ đó tạo nên một hệ thống tri nhận với các cấu trúc ý niệm và ngôn ngữ. 1.2.3. Định nghĩa về ẩn dụ ý niệm Ẩn dụ ý niệm (Conceptual metaphors) là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Trong khi ngôn ngữ học truyền thống coi ẩn dụ là một phương tiện tu từ, là một cách nói bóng bẩy dựa trên sự tương đồng giữa hai sự vật, hiện tượng, thì Ngôn ngữ học tri nhận khẳng định ẩn dụ không chỉ là phương tiện tu từ mà còn là phương thức của tư duy, là công cụ để ý niệm hóa thế giới. “Theo Lakoff, ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) là các ánh xạ có tính hệ thống giữa hai miền ý niệm: miền nguồn là một phạm trù trải nghiệm được ánh xạ hay phóng chiếu vào miền đích là một miền trải nghiệm khác” [dt 4, tr.240]. Lakoff & Johnson (1980) khẳng định, “Ẩn dụ ý niệm có thể mở rộng vượt ra ngoài cách nghĩ và cách nói theo nghĩa đen thông thường để đi vào phạm vi của những gì được gọi là lối suy nghĩ và ngôn ngữ bóng bẩy, thơ mộng và huyền ảo” [dt 44, tr.13]. Hay “Ẩn dụ là một công cụ tri nhận, nghĩa là nó không chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn ngữ mà còn là một phương cách để tư duy về các sự vật; rằng hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ”. [dt 44, tr. 3] Như vậy, nói một cách khái quát, ẩn dụ ý niệm là một trong hai cơ chế tri nhận quan trọng của con người, là kết quả của quá trình ánh xạ từ phạm trù này (miền nguồn) sang phạm trù khác (miền đích). 1.2.4. Miền nguồn – miền đích Trong cuốn Metaphor – a practical introduction [49], Kovesces đã thực hiện một khảo sát về những miền nguồn và miền đích chủ yếu trong ẩn
  • 25. 20 dụ ý niệm và chỉ ra được 13 miền nguồn phổ biến (bộ phận cơ thể người, sức khỏe, động vật, thực vật, xây dựng, công cụ/máy móc, trò chơi/thể thao, tiền/giao dịch kinh tế, ẩm thực, nóng/lạnh, sáng/tối, lực tác động, sự di chuyển) và 13 miền đích phổ biến (cảm xúc, tham vọng, đạo đức, tư duy, xã hội/quốc gia, chính trị, kinh tế, mối quan hệ con người, giao tiếp, thời gian, cuộc sống/cái chết, tôn giáo, sự kiện/hành động). Như vậy, có thể hiểu, miền nguồn là một tập hợp các thực thể trực quan, dễ nhận biết, mang tính cụ thể, còn miền đích lại mang tính trừu tượng, khó nhận biết, mới mẻ. Nếu như miền nguồn có tính cụ thể dễ nhận biết thì miền đích lại mang tính trừu tượng, khó nhận biết và mới mẻ. Thông qua các ánh xạ giữa miền nguồn và miền đích, chúng ta có thể nhận thức một cách dễ dàng hơn về các khái niệm phức tạp ở miền đích. Đây chính là một căn cứ quan trọng để luận văn có thể xây dựng được các mô hình ẩn dụ ý niệm của từ chỉ đầu trong hai ngôn ngữ Việt - Trung. 1.2.5. Ánh xạ Ánh xạ (mapping) là sự phóng chiếu giữa những yếu tố tương ứng của miền nguồn đến các yếu tố tương ứng của miền đích. [dt 10, tr.19] Như vậy, có thể thấy, ánh xạ là một quá trình chuyển tập hợp những thông tin từ các thực thể ở miền nguồn sang các thực thể ở miền đích. Các ánh xạ có tính chất bộ phận tức là chỉ một bộ phận của ý niệm niềm nguồn được ánh xạ lên miền đích, những phương diện còn lại bị ẩn, bị che giấu đi. Có hai loại ánh xạ: ánh xạ ý niệm và ánh xạ hình ảnh, cả hai đều phục tùng nguyên tắc bất biến. Ánh xạ ẩn dụ theo nguyên tắc một hướng là sơ đồ hình ảnh của miền nguồn được ánh xạ lên miền đích chứ không ngược lại. Sự ánh xạ không võ đoán, cơ sở tri nhận của những ánh xạ ẩn dụ ý niệm là kinh nghiệm hay nền tảng kinh nghiệm.
  • 26. 21 1.2.6. Lược đồ hình ảnh Để hiểu rõ ánh xạ ý niệm thì chúng ta cần tìm hiểu khái niệm lược đồ hình ảnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng lược đồ hình ảnh vượt ra ngoài phạm vi của lý thuyết ngôn ngữ, theo nghĩa là chúng có thực tạo về mặt tâm lý mà được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm trong ngôn ngữ - tâm lý học, tâm lý học tri nhận và tâm lý phát triển. Theo Lakoff &Tuner [43], lược đồ hình ảnh là một cấu trúc có tính chất lặp đi lặp lại và nó dựa trên kinh nghiệm của con người. Những miền thiếu hình ảnh như “thời gian, sự sống, cái chết...” được gọi là miền trừu tượng hay vô ảnh. Còn các miền tạo nên hình ảnh thì mang tính nghiệm thân. Lược đồ hình ảnh không phải là các hình ảnh cụ thể mà là trừu tượng theo nghĩa là các lược đồ trong nhận thức, biểu trưng cho các mô hình lược đồ xuất phát từ các miền hữu ảnh chẳng hạn như “vật chứa, đường đi, lực đẩy, cân bằng...”. Có thể thấy, lược đồ hình ảnh là bằng chứng quan trọng cho luận điểm rẳng ánh xạ ẩn dụ ý niệm là từ các miền cụ thể đến các miền trừu tượng do được hình thành dựa trên kinh nghiệm thân thể và kinh nghiệm không gian, nên các lược đồ hình ảnh có ý nghĩa trực tiếp với con người. Và cũng chính vì lý do đó mà lược đồ hình ảnh được dùng làm cơ sở cho các ý niệm khác, đem lại nguồn phong phú cho ẩn dụ ý niệm. 1.2.7. Phân loại ẩn dụ ý niệm Lakoff và Johnson [44] chia ẩn dụ ý niệm thành ba loại chính sau: - Ẩn dụ cấu trúc (Structural metaphors) “là tạo ra một cấu trúc ý niệm này từ một cấu trúc ý niệm khác, dùng các từ ngữ thuộc vùng ý niệm này để bàn về ý niệm khác” [4, tr.243]. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm TRANH LUẬN LÀ CHIẾN TRANH), trong đó CHIẾN TRANH thuộc miền nguồn, TRANH
  • 27. 22 LUẬN thuộc miền đích. Ý niệm CHIẾN TRANH giúp chúng ta hiểu nghĩa của ý niệm TRANH LUẬN. [44, tr.4] - Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors) “cấu trúc hóa một số miền và tạo nên một hệ thống ý niệm hóa chung cho chúng, chúng liên quan đến việc định hướng trong không gian với những đối lập kiểu như lên - xuống, vào - ra, sâu - cạn, trung tâm - ngoại vi” [4, tr.319]. Ví dụ, ẩn dụ định hướng VUI LÀ HƯỚNG LÊN, BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG với các biểu thức như: mắt sáng rực lên; đôi mi cụp xuống, lòng trĩu nặng… - Ẩn dụ bản thể (Ontological metaphors) là trường hợp mà những khái niệm trừu tượng như hoạt động, cảm xúc, tư tưởng được thể hiện như cái gì đó cụ thể, chẳng hạn như một đồ vật, một chất liệu, một vật chứa hay một con người. Vật chứa thông thường được hiểu là những thực thể vật lý bị hạn chế trong một không gian nhất định và tách biệt khỏi thế giới còn lại bởi bề mặt của nó. Mỗi con người là một vật chứa bị hạn chế bởi bề mặt của thân thể, cái vật chứa này có khả năng định hướng kiểu “trong – ngoài”. Ví dụ: KANSAS LÀ VẬT CHỨA. Tiểu kết chương Trong chương này, chúng tôi đã tổng kết lại những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tài. Chúng tôi nhận thấy, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều sự quan tâm đối với từ chỉ đầu, và điều này đã cho thấy vai trò quan trọng của nhóm từ này trong ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học tri nhận nói riêng. Tiếp đó, chương 1 của luận văn đã đưa ra những lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài, với mục đích sử dụng những lý thuyết này để tiến hành phân tích phương thức chuyển di ý nghĩa của từ chỉ đầu trong tiếng Việt của tiếng Hán. Những vấn đề lý thuyết được nêu ra trong chương 1 gồm:
  • 28. 23 - Lý thuyết về nghĩa của từ và sự phát triển nghĩa của từ, nhấn mạnh quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp và Đỗ Hữu Châu về sự chuyển nghĩa của từ chủ yếu dựa vào hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ, bên cạnh đó cũng đề cập đến cách nhìn của ngôn ngữ học tri nhận về hiện tượng chuyển nghĩa, đó là các nghĩa chuyển có quan hệ với nhau theo cách nhất định dựa trên cơ chế tri nhận ẩn dụ và hoán dụ. - Một số lý thuyết cơ bản về ẩn dụ ý niệm: ý niệm và ý niệm hóa, thuyết nghiệm thân, khái niệm ẩn dụ ý niệm, miền tri nhận, miền nguồn, miền đích, ánh xạ, lược đồ hình ảnh, phân loại ẩn dụ ý niệm.
  • 29. 24 Chương 2 NGHĨA CỦA TỪ “ĐẦU” TRONG TIẾNG VIỆT VÀ “头” TRONG TIẾNG HÁN Nhìn theo góc độ khoa học, đầu (thủ) là phần trên cùng của cơ thể con người và động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác. Trong đó, não (óc) là khối mềm màu trắng đục chứa ở trong hộp sọ, cơ sở của hoạt động thần kinh cấp cao. Có thể nói đầu chính là cơ quan tổng chỉ huy tất cả các giác quan và các bộ phận trên cơ thể con người và là đầu mối chỉ huy tất cả các hoạt động hành vi cùng các chức năng sinh lý của con người và động vật, đặc biệt là trí tuệ, tư duy và ngôn ngữ vốn chỉ có ở con người cũng được quyết định bởi đại não. Trong quá trình tri nhận về thế giới và mọi vật xung quanh, người Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt coi trọng đầu, coi đầu là điểm khởi đầu của tất cả vạn vật trên thế gian, là cội nguồn của mọi hoạt động. Như vậy, có thể thấy, từ chỉ đầu trong tiếng Việt và tiếng Hán gồm có: “đầu (头)”, “thủ (首)”, “óc (大脑)”, “não (脑, 脑筋)”, “sọ (头骨)”. Theo khảo sát trong Từ điển tiếng Việt [26] và Từ điển Hán ngữ hiện đại [60], chúng tôi nhận thấy khả năng kết hợp từ của “đầu/头” là mạnh nhất, “thủ/首” yếu hơn và có nhiều nét nghĩa và cách biểu đạt tương đồng, còn “óc/大脑”, “não/脑, 脑筋”, “sọ/头骨” thì rất hạn chế. Vậy nên, với tiêu chí chọn lựa từ thông dụng, phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu đối chiếu sự phát triển nghĩa, những ẩn dụ ý niệm liên quan đến từ “đầu/头”, cùng những cách biểu đạt tương đồng với từ “đầu/头” của từ “thủ/首” . 2.1. Quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt Theo Từ điển tiếng Việt [26, tr.398], từ “đầu” có 9 nghĩa, với nghĩa gốc là chỉ sự nhận thức, phản ánh chỉ vật (referent) – đầu của người và động vật. Cụ thể như sau:
  • 30. 25 (1) Bộ phận cơ thể người, phần trên cùng, phía trước, cơ quan trung ương, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác của cơ thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật. (2) Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Vấn đề đau đầu. Cứng đầu. (3) Phần có tóc mọc ở trên đầu con người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu gãi tai. Chải đầu. Mái đầu xanh. Đầu bạc. (4) Đầu là phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu máy bay. Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu. (5) Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian, đối lập với cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở đầu làng. Đầu mùa thu. Những ngày đầu tháng. (6) Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa. (7) Vị trí hoặc thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu. Dẫn đầu. (8) Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện tích. Sản lượng tính theo đầu người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Tăng số phân bón trên mỗi đầu mẫu. (9) Từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung (kết hợp hạn chế). Đầu máy khâu. Đầu video. Đầu đọc. Đầu cắm. Theo tác giả Lê Quang Thiêm [35], quá trình phát triển nghĩa của từ “đầu” có sự mở rộng, đa dạng theo thời gian tuyến dẫn xuất. Cụ thể: • Từ “đầu” năm 1931, trước năm 1945 có các nghĩa với quan hệ sau: 1. Phần trên nhất trong thân thể người ta và các loài động vật – Tiếng cổ gọi là trốc, 2. Dùng để chỉ từng đơn vị một: Mấy đầu con, mấy đầu gậy. Tôm kể đầu,
  • 31. 26 rau kể mớ. 3. Nghĩa rộng: Ở trên hết, trước hết, hay là cùng hết: Đầu núi, đầu tháng, đầu làng, v.v. (Việt Nam Tự điển – Hội Khai Trí) • Hơn 30 năm sau, nghĩa của từ “đầu” được miêu tả như sau: “ I d. 1. Phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân thể loài vật ở đó có hệ thần kinh trung ương; phần lớn các giác quan và nối vào thân bằng cổ; 2. Chỗ cao nhất của phần nói trên (ngh1) ở đó có tóc; 3. Bộ phận bên trong của phần nói trên, thường nói về mặt ý nghĩ, tư duy; 4. Đơn vị gia súc, thường nói trong một đàn; 5. Phần trên nhất, trước nhất của một vật, một thời gian; Phần trước nhất và phần cuối; 6. Phần tốt nhất; II. Phần trên hết. (Từ điển Tiếng Việt – Văn Tân)”. Dù chỉ 6 nghĩa cùng với sự phân biệt hai từ loại nhưng cũng có thể coi đây là bước phát triển, phát triển hiện thực nghĩa của từ và sự nhận thức, phân tích của nhà từ điển – nghĩa học để có kết quả miêu tả trên. • Cho đến nay, theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, từ “đầu” được miêu tả thành 9 nghĩa (như trình bày bên trên). Nghĩa (1) được coi là nghĩa gốc cũng là nghĩa cơ bản. Trong nghĩa (1) này có hai nét nghĩa quan trọng, một là vị trí “trên cùng” hay “phần trước nhất” của người và động vật, hai là nét nghĩa “có bộ óc và nhiều giác quan khác”. Chính hai nét nghĩa quan trọng, khái quát này sẽ là “điểm tựa” để tạo ra các nghĩa phái sinh theo tuyến dẫn xuất khác nhau: - Tuyến thứ nhất phái sinh theo vị trí cụ thể của người: (2) Đầu, tóc (đội trên đầu, đầu tóc, gãi đầu gãi tai); (3) Theo vị trí cụ thể tận cùng của vật (đầu tủ, đầu nhà, đầu làng…); (4) Theo vị trí đầu của thời gian (đầu năm, đầu xuân…); (5)Theo vị trí thứ tự (đứng đầu, dẫn đầu). - Tuyến thứ hai phái sinh theo chức năng, tầm quan trọng: (6) Vai trò điều khiển (cầm đầu, đầu não); (7) Biểu trưng cho khả năng trí tuệ, ý chí (cứng đầu, có đầu, vấn đề đau đầu,…).
  • 32. 27 - Tuyến thứ ba phái sinh theo đơn vị đếm: (8) Đơn vị động vật (đầu người, đầu gia súc); (9) Đơn vị máy móc (đầu máy khâu, đầu video). Như vậy, có thể thấy, theo thời gian trước năm 1945, sau đó từ những năm 60 rồi đến những năm 90 của thế kỷ XX, đầu năm 2000 từ “đầu” đã có những bước phái sinh, dẫn xuất, phát triển; từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. ( Nguồn: Khảo sát của tác giả) Hình 2.1 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” Qua mô hình trên, có thể thấy, các nghĩa phái sinh của từ “đầu” là kết quả của hai phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ. Cụ thể, nghĩa (6), (7), (8) được chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ; (1), (2), (3), (4), (5) chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, trong đó (1), (2) chuyển nghĩa theo nét nghĩa chức năng, còn (3), (4), (5) chuyển nghĩa theo nét nghĩa vị trí. Cụ thể, xét theo nét nghĩa chức năng, “đầu” với biểu tượng về trí tuệ thường kết hợp với từ “óc” để tạo ra các cách nói: đầu óc nhanh nhạy (ca ĐẦU Bộphậncơthểngười Chức năng Điều khiển (1) Trí tuệ, ý chí (2) Vị trí Đầu là phần trước nhất (3) Đầu là vị trí cao nhất (4) Thứ tự (5) Đơn vị tính đếm Người (6) Động vật (7) Máy móc (8)
  • 33. 28 ngợi trí tuệ minh mẫn), ba đầu sáu tay (hình dung về người có năng lực, sức mạnh gấp mấy lần người bình thường), đau đầu nhức óc (suy nghĩ cân nhắc cẩn thận, tỉ mỉ ), đầu óc non nớt (suy nghĩ thiếu già dặn, chưa chín chắn, thiếu bản lĩnh)… Để ca ngợi sự minh mẫn của trí tuệ, chúng ta có thể nói “một cái đầu sáng suốt”; để chỉ ra quan hệ giữa trí tuệ và tình cảm, chúng ta có “cái đầu lạnh, trái tim nóng”. Đó là những cách nói khá mới nhưng cùng trong một hướng phát triển ngữ nghĩa của từ “đầu”. Xét theo nét nghĩa vị trí, vị trí trước nhất nhìn theo chiều thẳng ngang của đầu người đã được chuyển di sang chỉ bộ phận trước nhất của động vật (đầu gà, đầu trâu, đầu lợn, đầu cá…). Vị trí cao nhất nhìn theo chiều thẳng đứng của đầu người tiếp tục được mở rộng chỉ bộ phận cao nhất trên cơ thể thực vật. Cụ thể, người Việt đã Việt đã dựa trên sự tương đồng về vị trí với bộ phận đầu của cơ thể mình để gọi tên các bộ phận của thực vật như: đầu lá, đầu rễ, đầu cành, đầu nhụy, đầu cây ngọn cỏ, đầu quả… hay dựa trên sự tương đồng về hình dáng làm nảy sinh cách gọi tên như: cỏ bạc đầu, cỏ đầu tròn… Vị trí cao nhất của đầu tiếp tục được sử dụng để nói đến vị trí tận cùng/trên cùng của đồ vật (đầu nhà, đầu bàn, đầu ghế, đầu giường, đầu bút, đầu tủ…). Từ những khái niệm cụ thể, thuộc tính về vị trí của đầu được phát triển để giải thích cho các khái niệm trừu tượng hơn. Ví dụ, xưa nay chúng ta vẫn nói “bắt đầu công việc”, chính là một cách nói trừu tượng chứ không phải là quá cụ thể, vì là trừu tượng nên mới vận dụng được vào bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Mở đầu, bắt đầu, khởi đầu, ban đầu , hồi đầu, lúc đầu, mới đầu... cũng từ đó mà ra. Cặp đôi “đầu – đuôi” gắn liền với khái niệm “trước – sau”: Đầu đi thì đuôi lọt. Khái niệm này thông qua tư duy của người Việt lại được vận dụng một cách trừu tượng để nhấn mạnh nguyên nhân, khởi nguồn của sự việc. Chúng ta vẫn thường nói: đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi xuôi
  • 34. 29 ngược... Ngoài ra còn có: đầu dây mối nhợ, đầu cua tai nheo, đầu sông ngọn nguồn, đầu cua tai đỉa, đầu cua tai ếch... 2.2. Quá trình phát triển nghĩa của từ “头” trong tiếng Hán Theo Từ điển Hán ngữ hiện đại [66], “头” có tới 15 nghĩa như sau: (1) Phần trên cùng của cơ thể người hoặc phần trước nhất của động vật, nơi có miệng, mũi, mắt và các cơ quan khác. (2) Chỉ tóc hoặc kiểu để tóc. 剃头 (cạo đầu). 梳头 (chải đầu, chải tóc). 分头(rẽ ngôi) (3) Phần trên cùng hoặc cuối cùng của vật thể. 山头 (đầu núi). 笔头 (đầu bút) (4) Bắt đầu và kết thúc của sự việc. 话头 (câu chuyện). 提头 (đưa ra câu chuyện) (5) Phần còn lại của đồ vật. 布头 (vải vụn). 蜡头(nến vụn). 铅笔头 (đầu mẩu bút chì) (6) Thủ lĩnh, đầu sỏ, trùm . 头目 (Người lãnh đạo một nhóm, đầu sỏ, thủ lãnh, đầu mục, kẻ đứng đầu). 特務头子 (Trùm đặc vụ). (7) Khía cạnh, phương diện.一 心挂两头 (một tim treo hai đầu (lòng hướng về cả hai phía) (8) Thứ nhất. 头等 (hạng đầu). 头号 (số đầu) (9) Dẫn đầu, thứ tự ở trước. 头马 (ngựa đầu đàn). 头羊 (dê đầu đàn). 头车 (xe dẫn đầu) (10) Dùng trước lượng từ hoặc số từ, biểu thị thứ tự trước tiên. 头半本 (nửa quyển đầu). 头几个 (mấy cái đầu). 头三天 (3 ngày đầu) (11) Tiếng địa phương, dùng trước “năm” hoặc “ngày”, biểu thị thời gian phía trước. 头年 (năm ngoái hoặc một năm trước). 头天 (một ngày trước)
  • 35. 30 (12) Biểu thị gần, hoặc lân cận. 头五点就得动身 (gần 5 giờ phải tập thể dục) (13) Biểu thị số ước lượng. 三 头五百 (khoảng ba đến năm trăm) . 十 头八块钱不算多 (Chừng 8 đến 10 đồng thôi không bao nhiêu) (14) Lượng từ dùng cho động vật hoặc những đồ vật có hình dạng tròn giống đầu. 一头牛 (một con bò). 一头猪 (một con lợn). 两头蒜 (hai củ tỏi) (15) 1. Đặt sau danh từ làm tiếng đệm, đọc thanh nhẹ[tou]: 木头 (gỗ) 石头 (đá) 拳头 (quả đấm) 2. Đặt sau tính từ: 甜头 (vị ngọt, lợi ích), 准头 (tiêu chuẩn) 3. Đặt sau động từ: 有听头(nghe hay hay) 没有看头 (xem chẳng ra gì) 4. Đặt sau từ phương vị chỉ nơi chốn: 前头 (đằng trước, phía trước) 上 头 (bên trên) 外头(bên ngoài, phía ngoài). Từ “đầu” trong tiếng Hán xuất hiện với ý nghĩa ban đầu là phần trên cùng của cơ thể người hoặc phần trước nhất của động vật, nơi có miệng, mũi, mắt và các cơ quan khác. Theo ý nghĩa này, chúng ta thấy rằng, khái niệm “phần trước nhất” và “phần trên cùng” được miêu tả căn cứ theo thuộc tính vị trí của đầu, do đó có thể mở rộng thành nghĩa (3) là phần phía trên cùng và phần dưới cùng của vật thể. Đây là khái niệm mang tính cụ thể, nhưng khi trừu tượng hóa khái niệm này, chúng ta có nghĩa (4) là sự bắt đầu (đầu mở) và kết thúc (đầu kết) của sự việc. Rất dễ thấy, "đầu mở và đầu kết” có những đặc trưng tương tự với “đầu trên và đầu dưới”. Cũng từ nghĩa (3), “đầu trên” hay “đầu dưới” sẽ được coi là bộ phận của một vật thể hoàn chỉnh, từ đó phái sinh ra nghĩa (5), và mở rộng thêm thành nghĩa (7). Bộ phận của một vật thể hoàn chỉnh sau quá trình trừu tượng hóa sẽ được dùng để giải thích cho khái niệm “khía cạnh, phương diện”, tức một phần, một mặt của một vấn đề có thể tách riêng ra mà xem xét.
  • 36. 31 Như chúng ta đã biết, đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người, là biểu tượng của trí tuệ. Những quyết định, những tính toán đều được “tiết” ra từ bên trong đầu. Đây chính là cơ sở để phái sinh ra nghĩa (6) là thủ lĩnh, người lãnh đạo. Những người nắm vai trò lãnh đạo hay đứng đầu trong một tổ chức thường đại diện cho những gì tốt nhất, tinh hoa nhất, có năng lực nhất. Từ đây, nghĩa (8), (9) được mở rộng để biểu thị thứ tự trước nhất là đẳng cấp, là dẫn đầu. Nghĩa (10) cũng được phái sinh theo hướng này. Chuyển sang nghĩa (12), vì đầu là bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu của một cơ thể sống, nên đầu rất phù hợp để trở thành một đơn vị để tính đếm số lượng người và động vật trong một quần thể. Quay lại với nghĩa (2), tóc mọc ở trên đầu, vậy nên đầu cũng có nghĩa là tóc. Đây là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ của từ “đầu” trong tiếng Hán, lấy cái toàn thể để chỉ bộ phận. Từ “đầu” trong tiếng Hán là một từ có tần suất sử dụng khá phổ biến từ trước đến nay, ý nghĩa và cách dùng của nó cũng vì thế mà trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Nghiên cứu của Lưu Văn Bình (2009) đăng trên báo của Học viện Hình Đài [57] xem xét sự phát triển nghĩa từ của “头” qua hai thời kỳ đó là: thời kỳ Tiên Tần đến cuối Nguyên đầu Thanh và thời kỳ hiện đại. a) Thời kỳ Tiên Tần - Xuân Thu chiến quốc: từ “头” đã xuất hiện, nhưng chưa phổ biến. Thời kỳ này “头” được sử dụng hoàn toàn với nghĩa gốc là đầu/sọ của con người, sau đó mở rộng thành đầu/sọ của con vật. (1) 文公之出也, 竖头须. Văn công chi xuất dã, thụ đầu tu. {46}
  • 37. 32 (2) 蟡者, 一头而两身, 其形若蛇. Qụy giả, nhất đầu nhi lưỡng thân, kỳ hình nhược xà. (Loài động vật một thân hai đầu, hình dáng giống con rắn). {72} 头 trong ví dụ (1) là đầu người, “thụ đầu tu” nghĩa là đầu phải thẳng, ý chỉ đầu người phải thẳng. 头 trong ví dụ (2) là đầu của động vật, “nhất đầu nhi lưỡng thân” nghĩa là một đầu mà hai thân, ý chỉ đầu của một loài động vật như rắn nước. - Lưỡng Hán: chủ yếu vẫn được sử dụng với nghĩa đầu/sọ, nhưng có mở rộng thêm về ý nghĩa và cách dùng. o “头” đã xuất hiện với cách dùng của lượng từ, dùng để tính đếm động vật, người. Con đường phát triển này thực ra rất dễ lý giải, bởi đầu là bộ phận quan trọng nhất, lộ ra rõ nhất, nên tất nhiên con người sẽ dùng “头” để tính đếm số lượng động vật. Cách giải thích cho sự phát triển này cũng khá phù hợp với cách thức tư duy của hoán dụ. (3) 式入山牧十余岁,羊致千余头,买田宅. Thức vào núi chăn cừu hơn mười năm, cừu có tới hàng nghìn con, mua ruộng vườn nhà cửa. {50} (4) 外内骚动,百姓罢敝,头会箕敛,以供军费. Trong ngoài nháo nhác, trăm họ mỏi mệt rã rời, cứ theo đầu người mà nộp thóc, vơ vét để cung cấp quân phí. {51} Trong ví dụ (3), 头 được dùng để tính đếm số lượng cừu (hàng nghìn đầu cừu),头 trong ví dụ (4) được dùng để tính đếm số lượng người (nộp thóc theo đầu người). o Với vị trí đầu tiên, trước nhất trên cơ thể người và động vật, “头” được mở rộng với cách dùng chỉ phần đỉnh, phần trước của vật thể/đồ vật. (5) 至月余, 匈奴斩山头而去. Không đến một tháng, Hung Nô chém đỉnh núi mà chạy {67}
  • 38. 33 山头 (sơn đầu) trong ví dụ (5) là đầu ngọn núi, chỉ phần đỉnh của ngọn núi. o Nhìn theo chiều thẳng đứng, “头” chỉ phần đỉnh của sự vật, nhìn theo chiều thẳng ngang, “头” có thể mở rộng biểu thị ý nghĩa điểm đầu và điểm cuối của sự vật. (6) 退而西南, 三月生天枪, 长数丈, 两头兑. Lui về phía Tây Nam, thì 3 tháng sau sẽ sinh ra sao chổi Thiên Thương, dài vài trượng và có hai đầu nhọn. {52} 头 trong ví dụ (6) đặt trong cụm “两头兑”(lưỡng đầu nhuệ) nghĩa là hai đầu nhọn, “hai đầu” ý chỉ điểm đầu và điểm cuối của sao chổi Thiên Thương. o Theo tập tục đội khăn ở trên đầu của người xưa, chiếc khăn tượng trưng cho những thân phận khác nhau, vì thế từ “đầu” trong tiếng Hán có thể biểu thị chức vị hoặc địa vị của con người trong xã hội. Từ “仓头” (thương đầu) trong ví dụ (7) dưới đây ra đời từ việc binh sĩ trong quân đội buộc khăn màu xanh ở trên đầu, vì thế “仓头” ý chỉ binh sĩ. (7) 武力二十余万,苍头二千万. Vũ lực hơn 20 vạn, binh sĩ 200 vạn.{74} Có thể thấy, từ “头” trong thời Lưỡng Hán đã có sự phát triển nghĩa hết sức mạnh mẽ, xuất hiện thêm 4 nét nghĩa mới. - Tùy Đường: “头” diễn biến hóa từ nghĩa thực từ sang nghĩa hư từ, đứng sau thực từ, bản thân không có nghĩa, chỉ khi kết hợp với thực từ phía trước tạo thành kết cấu “Từ gốc + 头”. Tuy nhiện, trong thời kỳ này tần suất xuất hiện chưa nhiều. (8) 含情欲说宫中事﹐鹦鹉前头不敢言. Hàm tình dục thuyết cung trung sự, Anh vũ tiền đầu bất cảm ngôn. (Ngậm ngùi toan nói điều cung cấm, Chợt thấy chim về bỗng lặng thinh). {68}
  • 39. 34 前天 (tiền đầu) trong ví dụ (8) là kết cấu 前 (tiền, phía trước) + 头 biểu thị ý nghĩa là phía trước, “头” trong cụm từ này không có nghĩa gì. “Anh vũ tiền đầu bất cảm ngôn” nghĩa là chim vẹt phía trước không dám nói ra. - Ngũ Đại: Hiện tượng hậu tố hóa của từ “头” trở nên phổ biến. Trong 《敦煌变文选》(Đôn Hoàng biến văn tuyển) có rất nhiều câu sử dụng cách dùng này của từ “头” như: (9) 外头有一僧, 善有妙术, 口称医疗, 不感不报. Bên ngoài có một vị tăng, giỏi phép thuật, tự xưng chữa bệnh, không cần báo đáp. {78} (10) 难陀走到佛前头, 礼拜如来双泪流. Nan Đà đi đến trước mặt Phật Tổ, rưng rưng hai hàng nước mắt, cúi lạy Như Lai. {78} Dễ thấy, trong ví dụ (9) (10) là kết cấu “Phương vị từ + 头” , “头” trong 外头 (ngoại đầu) không mang nghĩa gì, chỉ là hậu tố thêm vào phía sau từ. - Đời Nguyên: “头” có thêm hai nét nghĩa mới: o Đầu là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, là cơ quan linh hồn, có tác dụng chi phối hành vi của con người. Do đó, “头” được dùng để chỉ người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ huy. (11) 官里面前, 丞相为头儿 . Quan lý diện tiền, Thừa tướng vi đầu. (Thừa tướng là người đứng đầu trong số các quan). {75} (12) 有一千军, 内有一头目. Nghìn quân chỉ có một tướng. {76} “头” mang theo âm uốn lưỡi “儿” trong ví dụ (11) ý chỉ người đứng đầu; còn trong ví dụ (12) là từ ghép đẳng lập 头目. “头” (đầu) và “目”(mục, mắt) là hai bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể người, vậy nên khi hai chữ này ghép lại để hình dung về một con người phi phàm, có vai trò quan trọng.
  • 40. 35 o Đầu ở vị trí cao nhất trên cơ thể, nên có thể biểu thị đỉnh của sự vật, cũng có thể biểu thị khởi nguồn của sự việc. Từ “头” ở Triều Nguyên từ nét nghĩa “phía trước” chuyển di sang nghĩa “thứ tự trước tiên”. “头” có thể đứng trước Danh từ, Lượng từ biểu thị ý nghĩa “trước tiên”, “trước nhất”; và cũng có thể đứng trước Số từ hoặc Đoản ngữ chỉ số lượng, biểu thị “前几个” (mấy cái trước). Ví dụ: (13) 头一道团撺汤, 第二道鲜鱼汤. Món ăn đầu là canh mọc, món thứ hai là canh cá tươi. {77} “头” trong ví dụ (13) đặt trong cụm “头一道” (đầu nhất đạo), “đạo” là lượng từ của món ăn, “nhất” là số từ. Từ “头” đặt trước cụm số lượng từ mang nghĩa thứ tự trước tiên. Cho đến cuối đời Tống đầu đời Thanh, từ “头” kết thúc quá trình phát triển nghĩa, những đời sau tiếp tục với những cách dùng này, trở thành từ thường dùng trong tiếng Hán. b) Thời kỳ hiện đại Quá trình chuyển từ thực từ thành hư từ được coi là quá trình ngữ pháp hóa của từ “头”. Hiện tượng ngữ pháp hóa điển hình là từ ngữ hoặc kết cấu có nghĩa trong ngôn ngữ sẽ trở nên không có nghĩa mà chỉ là thành phần biểu thị chức năng ngữ pháp, hoặc là một thành phần ngữ pháp không bị hư hóa quá sẽ trở nên hư hóa hơn. “头” với cách dùng của hư từ bắt đầu từ thời kỳ Tùy Đường, nhưng chưa phổ biến, mà phải đến thời kỳ Ngũ Đại mới được sử dụng nhiều trong các văn kiện. Trong Hán ngữ hiện đại, “头” trở lại với cách dùng của thực từ, trở thành từ gốc kết hợp với các từ khác tạo thành từ mới, và không đọc thanh nhẹ. Ví dụ: 头发 (tóc), 光头 (trọc đầu), 头脑 (đầu não, đầu óc), 头痛 (đau đầu) (头: đầu óc)
  • 41. 36 船头 (đầu thuyền), 桥头 (đầu cầu), 床头 (đầu giường) (头: phần trước vật thể) 山头 (đầu núi), 树头 (đầu cây), 顶头 (đỉnh đầ 头: phần đỉnh của vật thể 头子, 头儿 (đầu mục) (头: dẫn đầu) “头” trong tiếng Hán hiện đại có cách dùng vô cùng quan trọng, đó chính là làm hậu tố. Cách dùng này đã xuất hiện từ thời Hán cổ và được mở rộng thêm, trở nên có quan hệ mật thiết hơn với từ gốc, có vị trí cố định, dùng sau từ gốc làm hậu tố, không có ý nghĩa, đọc thanh nhẹ. Cụ thể: o “头” dùng sau Danh từ: 石头 thạch đầu (đá), 木头 mộc đầu (gỗ), 骨头 cốt đầu (xương), 劲头 kình đầu(sức mạnh), 罐头 quán đầu (đồ hộp)… o “头” dùng sau ngữ tố biểu thị động tác hành vi, tính chất trạng thái: 念头 niệm đầu (suy nghĩ),想头 tưởng đầu (cách nghĩ),盼头 phán đầu (hy vọng có thể thành hiện thức,甜头 điềm đầu (lợi ích), 苦头 khổ đầu (nỗi khổ)... o “头” dùng sau Phương vị từ: 上头 thượng đầu (trên đầu), 下头 hạ đầu (bên dưới), 里头 lí đầu (trong đầu), 外头 ngoại đầu (bên trong)... Hậu tố “头” không những làm tăng cường tính danh từ mà còn làm cho kết cấu của từ trở nên vững chắc hơn, là biện pháp quan trọng làm phong phú danh từ song âm tiết trong tiếng Hán. Có thể thấy, ý nghĩa của “头” đã trải qua một quá trình diễn biến phát triển lâu dài và phức tạp. Không chỉ là thực từ, sau khi ngữ pháp hóa có thể làm hư từ, khả năng liên kết từ mạnh, tạo thành một lượng lớn từ ngữ có kết cấu “Từ gốc + 头”. Vậy nên, dù là trong tiếng Hán cổ đại hay hiện đại, dù là
  • 42. 37 trong biểu thị ý nghĩa hay tạo từ, “头” luôn có một vai trò vô cùng lớn. Sự phát triển ý nghĩa của “头” sẽ được sơ đồ hóa như sau: ( Nguồn: Khảo sát của tác giả) Hình 2.2 : Sơ đồ phát triển nghĩa của từ “头” Tóm lại, nghĩa gốc của từ “头” trong tiếng Hán cũng giống với tiếng Việt, đều là sự nhận thức, phản ánh chỉ vật (referent) – đầu của người và động vật. Sự phát triển nghĩa này được tiếp tục qua các giai đoạn bằng phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Nghĩa (2) và (9) chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, các nghĩa còn lại chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. Cụ thể, từ nghĩa gốc 头 Bộphậncơthểngười Chức năng Điều khiển (1) Trí tuệ, ý chí (2) Vị trí Phần trước nhất (3) Vị trị cao nhất (4) Phần trên cùng hoặc cuối cùng (5) Bắt đầu và kết thúc của sự việc (11) Phần thừa lại của đồ vật (12) Đầu, tóc (6) Thứ tự (7) Đơn vị tính đếm Động vật, người (8) Hình dáng Lượng từ cho vật thể tròn (9) Đồ vật có hình tròn (10) Khía cạnh, phương diện (13)
  • 43. 38 là bộ phận cơ thể người phái sinh theo nét nghĩa chức năng (1, 3), vị trí (4, 5, 6, 7, 8, 10, 14), đơn vị tính đếm (11) và hình dáng (12, 13). Ngoài ra, trong quá trình phát triển nghĩa của từ “头” xuất hiện sự chuyển loại, từ danh từ chuyển sang lượng từ rồi phát triển thành hậu tố. Hiện tượng hậu tố hóa của “头” thể hiện ở chỗ: đứng sau phương vị từ hoặc danh từ cấu thành một từ chỉ phương vị hoặc danh từ mới; đứng sau động từ cấu thành một danh từ; đứng sau tính từ cấu thành danh từ. 2.3. Đối chiếu quá trình phát triển nghĩa từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán Thông qua đối chiếu hai sơ đồ phát triển nghĩa của từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán ở trên, chúng tôi tổng kết thành bảng sau: Bảng 2.1. Bảng đối chiếu nghĩa từ “đầu” và từ “头” Đầu 头 ST T Ý nghĩa Ví dụ Ý nghĩa Ví dụ 1 Bộ phận cơ thể người, phần trên cùng, phía trước, cơ quan trung ương, nơi có bộ óc và nhiều giác quan khác của cơ thể con người hay phần trước nhất của thân thể động vật. 2 Phần có tóc mọc ở trên đầu người; tóc (nói tổng quát). Gãi đầu gãi tai. Chải đầu. Mái đầu xanh. Đầu bạc. Chỉ tóc hoặc kiểu để tóc. 剃头 (cạo đầu). 梳头 (chải đầu, chải tóc). 分 头 (rẽ ngôi) 3 Đầu của con người, coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức (dùng hạn Vấn đề đau đầu. Cứng đầu / /
  • 44. 39 chế trong một số tổ hợp). 4 Phần trước nhất hoặc phần trên cùng của một số vật. Đầu máy bay. Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu. Phần trên cùng hoặc cuối cùng của vật thể. 山头 (đầu núi). 笔头 (đầu bút) 5 Phần có điểm xuất phát của một khoảng không gian hoặc thời gian, đối lập với cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở đầu làng. Đầu mùa thu. Những ngày đầu tháng. Phần trước nhất của vật thể địa lí Khoảng thời gian trước nhất 村头(đầu làng)… 月头 (đầu tháng), 年 头 (đầu năm), 头两天 (hai ngày đầu)… 6 Thời điểm thứ nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí, thời điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu. Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu. Dẫn đầu. - Thứ tự ở trước. - Thứ tự trước nhất. 头马 (ngựa đầu đàn). 头羊 (dê đầu đàn). 头 车 (xe dẫn đầu) 头半本 (nửa quyển đầu). 头几个 (mấy cái đầu). 7 Phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây. Trở đầu đũa. Phần cuối cùng, giống nhau ở hai phía của một vật 中间粗,两头细 (ở giữa thô, hai đầu tinh)
  • 45. 40 8 Từ dùng để chỉ từng đơn vị để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn vị diện tích. Sản lượng tính theo đầu người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Lượng từ dùng cho động vật hoặc những đồ vật có hình dạng tròn giống đầu. 一头牛 (một con bò). 一头猪 (một con lợn). 两头蒜 (hai củ tỏi) 9 Từ dùng để chỉ từng đơn vị máy móc, nói chung (kết hợp hạn chế). Đầu máy khâu. Đầu video. Đầu đọc. Đầu cắm. / / 10 Bắt đầu của sự việc Kết thúc của sự việc Khởi đầu. Ban đầu. Mới đầu. / Bắt đầu Kết thúc của sự việc 开头 (bắt đầu, khởi đầu),从头到尾 ,彻 头彻尾 (từ đầu đến cuối) 到头 (đến cuối),尽头 (tận cùng)… 11 / / Phần còn lại của đồ vật. 布头 (vải vụn). 蜡头 (nến vụn). 铅笔头 (đầu mẩu bút chì) 12 / / Tiếng địa phương, dùng trước “năm” hoặc “ngày”, biểu thị thời gian phía trước. 头年 (năm ngoái hoặc một năm trước). 头天 (một ngày trước)
  • 46. 41 13 / / Biểu thị gần, hoặc lân cận. 头五点就得动身 (gần 5 giờ phải tập thể dục) 14 / / Biểu thị số ước lượng. 三 头五百 (khoảng ba đến năm trăm) . 十头 八块钱不算多 (Chừng 8 đến 10 đồng thôi không bao nhiêu) 15 Người đứng đầu cơ quan, tổ chức Đầu đàn, đầu đảng, đầu lĩnh/ đầu lãnh Thủ lĩnh, đầu sỏ, trùm . 头目 (Người lãnh đạo một nhóm, đầu sỏ, thủ lãnh, đầu mục, kẻ đứng đầu). 特務头子 (Trùm đặc vụ). 16 / / Khía cạnh, phương diện. 一 心挂两头 (một tim treo hai đầu (lòng hướng về cả hai phía) 17 Tốt nhất, hay nhất Chất lượng sản phẩm hàng đầu Tốt nhất, hay nhất 头等 (hạng đầu). 头号 (số một) 18 / / 1. Đặt sau danh từ làm tiếng đệm, đọc thanh nhẹ[tou]: 木头 (gỗ) 石头 (đá) 拳头 (quả đấm) 2. Đặt sau tính từ: 甜 头 (vị ngọt) 准 头 (tiêu chuẩn) 3. Đặt sau động từ 有听头(nghe hay hay) 没有看头 (xem chẳng ra gì) 4. Đặt sau từ phương vị chỉ nơi chốn: 前头 (đằng trước, phía trước) 上头 (bên trên) 外 头 (bên ngoài, phía ngoài). ( Nguồn: Khảo sát của tác giả)
  • 47. 42 2.3.1. Điểm tương đồng trong sự phát triển nghĩa của “đầu” và “头” Qua đối chiếu, chúng tôi nhận thấy, “đầu” và “头” có 8 nghĩa tương đồng hoàn toàn như sau: - Đều có nghĩa gốc là bộ phận cơ thể của người và động vật, nơi có miệng, mũi, mắt và các cơ quan khác. - Đều chỉ tóc, kiểu tóc. - Đều chỉ phần trên cùng, phần trước nhất của động vật hay đồ vật - Đều chỉ khoảng không gian và thời gian trước nhất - Đều chỉ những động vật hay đồ vật có vị trí, thứ tự trên hoặc trước. - Đều chỉ phần ở tận cùng, giống nhau ở hai phía đối lập trên chiều dài của một vật. - Đều là đơn vị tính đếm cho người, đồ vật và động vật - Đều chỉ người đứng đầu quan, tổ chức - Đều chỉ đẳng cấp, những gì tốt nhất, hay nhất, giỏi nhất Nguyên nhân của sự giống nhau này rất dễ lý giải, bởi tư duy tri nhận của con người về vị trí, chức năng của đầu về cơ bản là giống nhau. Hơn nữa, văn hóa Việt Nam và Trung Quốc lại càng có nhiều điểm tương đồng. Theo tác giả Vũ Thế Khôi, trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam, được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng trong các văn bản chính thức. Mặc dù vào thế kỷ thứ 13, nhà Trần sáng tạo ra chữ Nôm nhưng kết cấu chữ Nôm vô cùng phức tạp, phạm vi sử dụng tương đối hạn chế. Tuy Triều đại nhà Hồ sử dụng chữ Nôm trong các văn bản chính thức, nhưng vẫn phải thừa nhận vai trò và ảnh hưởng không thể thay thế của chữ Hán trong quá trình phát triển và truyền bá văn hóa. Đến thế kỷ thứ 16, các giáo sĩ phương Tây bắt đầu đến Việt Nam truyền bá tôn giáo và sáng tạo ra bảng chữ cái Latin để ghi phát âm
  • 48. 43 của tiếng Việt. Đến thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã thi hành chính sách xóa bỏ chữ Hán để sử dụng bảng chữ cái Latin. Dù vậy, sự ảnh hưởng của chữ Hán đến văn hóa Việt Nam cũng không vì thế mà mất đi. Cho đến ngày nay, chữ Hán vẫn xuất hiện rất nhiều ở đền, chùa, kể cả những nơi mới xây dựng. Bên cạnh ảnh hưởng về văn tự là ảnh hưởng về mặt tư tưởng. Tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc cũng có những tác động không nhỏ đến Việt Nam. Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, lấy chữ “Nhân(仁)” làm tư tưởng trung tâm, dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý. Các triều đại phong kiến ở Việt Nam khi xây dựng đất nước đã sử dụng những tư tưởng của Nho giáo để ban hành chính sách. Cho đến xã hội hiện đại bây giờ, dấu vết của Nho giáo vẫn còn ẩn hiện, thể hiện ở sự phức tạp trong cách xưng hô của người Việt, vì chịu ảnh hưởng của tư tưởng “tôn ti trật tự, đạo đức luân lý” của đạo Nho. Có thể thấy, nguyên nhân từ “đầu” của tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng với từ “头” của tiếng Hán cũng chính là do những ảnh hưởng về mặt tư tưởng và văn tự, tạo nên những tương đồng trong sự tri nhận về thế giới xung quanh. 2.3.2. Điểm khác biệt trong sự phát triển nghĩa của “đầu” và “头” Như đã trình bày ở trên, từ “đầu” trong tiếng Việt và tiếng Hán có khá nhiểu điểm tương đồng, nhưng bên cạnh những điểm tương đồng đó vẫn tồn tại những khác biệt do cách thức tư duy trong việc tổ chức ngôn ngữ và giải thích khái niệm giữa hai cộng đồng người là khác nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện ở những điểm sau: - Tiếng Việt có nghĩa đầu được coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức với cách dùng “đau đầu” để chỉ những khó khăn, phiền phức, khó giải quyết; Tiếng Hán không có cách dùng này, “đau đầu” (头疼) trong tiếng Hán chỉ mang nghĩa đơn thuần là tình trạng sức khỏe, ý chỉ bị bệnh đau đầu.
  • 49. 44 - Tiếng Việt dùng “đầu” trong sự kết hợp hạn chế với bộ phận máy móc như đầu video hay đầu máy khâu, tiếng Hán không có cách kết hợp để chỉ bộ phận máy móc này. - Với nghĩa chỉ sự bắt đầu và kết thúc của sự việc, tiếng Hán có cách dùng để chỉ cả sự bắt đầu và kết thúc, còn tiếng Việt chỉ có cách dùng với ý nghĩa bắt đầu. - Từ “đầu” trong tiếng Hán được dùng để nói đến những phần còn thừa lại của đồ vật sau khi đã qua sử dụng như: vải vụn (布头), nến vụn (蜡头); Tiếng Việt không có sự kết hợp này. - Từ “đầu” trong tiếng Hán dùng trước “năm” hoặc “ngày”, biểu thị thời gian phía trước. Đây là cách dùng không phổ biển, và tiếng Việt cũng không có cách dùng này. - Với ý nghĩa biểu thị gần, hoặc lân cận, biểu thị số ước lượng là một cách dùng đặc trưng của tiếng Hán, tiếng Việt không có cách nói này. - Từ “đầu” trong tiếng Hán có ý nghĩa khía cạnh, phương diện. Đây là ý nghĩa phái sinh từ nét nghĩa “một đầu nào đó của vật thể”, qua quá trình trừu tượng hóa mở rộng thành khái niệm “khía cạnh”. Tiếng Việt không có cách nói cũng như cách tư duy này. - Hiện tượng hậu tố hóa của từ “đầu” trong tiếng tiếng Hán là một cách dùng mà tiếng Việt không có. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy, nhận thức về bộ phận trước nhất của động vật của người Việt Nam và người Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cách lựa chọn các loài động vật khi miêu tả cùng một khái niệm lại tồn tại những điểm khác biệt. Lấy ví dụ khi miêu tả về người khi bắt đầu làm một việc gì đó thì rất mạnh mẽ nhưng sau đó lại không làm đến nơi đến chốn thì Việt Nam có cách nói “đầu voi đuôi chuột” hay “đầu rồng đuôi tôm” nhưng Trung Quốc thì dùng
  • 50. 45 cụm “虎头蛇尾 (đầu hổ đuôi rắn)”. Biểu đạt cùng một ý nghĩa, khái niệm nhưng người Việt dùng cặp động vật voi/chuột, rồng/tôm còn Trung Quốc thì dùng cặp hổ/rắn. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này là gì? Theo tìm hiểu của chúng tôi, chính điều kiện tự nhiên của hai nước đã dẫn đến sự khác biệt này. Như chúng ta đã biết, Việt Nam bị chi phối bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa cận nhiệt đới và nhiệt đới. Khí hậu nóng và mưa nhiều làm rừng rậm phát triển, phù hợp cho voi sinh trưởng và phát triển. Voi được người Việt Nam nuôi để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Việt Nam là một đất nước có nền nông nghiệp lúa nước, những cánh đồng thẳng cánh cò bay trải dài trên khắp mọi miền Tổ quốc, và chuột đồng thì được biết đến như một loài động vật phá hoại mùa màng. Sông ngòi nhiều khiến cho tài nguyên thủy sản phong phú, tôm cá là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt. Còn rồng được nhắc tới trong câu truyện thần thoại “con Rồng cháu Tiên”. Trong tưởng tượng của con người, rồng là loài vật vô cùng to lớn và mạnh mẽ, còn tôm thì là những con vật bé nhỏ. Như vậy, có thể thấy, voi, rồng, chuột, tôm đều là những động vật quen thuộc trong đời sống sản xuất, sinh hoạt của người Việt Nam, sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường tự nhiên phù hợp của Việt Nam. Từ đó, những loài động vật này đi vào tri nhận của con người một cách hết sức tự nhiên và con người dùng nó để giải thích cho sự vật hiện tượng mà cụ thể ở đây là cặp động vật voi/rồng được dùng để mô tả sự mạnh mẽ, hoành tráng, còn cặp chuột/tôm thể hiện sự nhỏ bé, phá hoại. Trong khi đó, vẫn khái niệm này, trong tri nhận của người Trung Quốc thì họ dùng cặp động vật hổ/rắn. Diện tích đất liền rộng lớn, khí hậu phong phú và địa hình đa dạng của Trung Quốc khiến Trung Quốc trở thành một quốc gia có số lượng hổ nhiều và đa dạng nhất trên thế giới. Thân hình của hổ cũng rất to lớn và dũng mãnh. Với đặc trưng này, loài hổ