SlideShare a Scribd company logo
1 of 158
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
----------------------------
NGUYỄN THỊ MAI HOA
H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP
TRONG TIẾNG ANH V TIẾNG VI T
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG HỌC
HUẾ - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------
NGUYỄN THỊ MAI HOA
H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP TRONG
TIẾNG ANH V TIẾNG VI T
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 62.22.02.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng
2. PGS.TS Trương Viên
HUẾ - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
T C ệ
ƣ ƣ
T C U
Nguy n Th Mai Hoa
ii
MỤC LỤC
T
i
M c l c ii
Danh m c các kí hiệu, các ch vi t tắt vii
Danh m c các bảng, biểu viii
U 1
CHƢƠ 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ S THU T 8
1.1. Tổng quan tình hình nghiên c u 8
1 1 1 ƣớc 8
1 1 2 T ƣớc 10
1.2. Lý thuy t hội thoại 14
1.2.1. Nh ng y u t trong c u trúc hội thoại 14
1.2.3. S kiện l i nói (Speech event) 17
1.3. Lý thuy t hành vi ngôn ng 18
1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ng 19
1.3.2. Phân loại hành vi ở l i 21
1.3.3. ều kiện sử d ng các hành vi ở l i 23
1.3.4. P ƣơ c th c hiện hành vi ở l i 25
1.3.5. H v v v 27
1.4. H v é v ồ 29
1.4.1. K ệ v ầ 30
1.4.2. K ệ v é 30
1.4.3. K ệ ồ 32
1.4 4 ề ệ ử d v é 34
1.4 5 q ệ v ầ v v é 36
1.5 ắ về ị v ể d ệ ộ ạ 38
1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 40
iii
1.7. v q ệ v vă ó 40
1.8. T ể 41
CHƢƠ 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ P TRO
T A H
43
2.1. K q ả ạ ú é v ồ
A q vă ƣơ v ỏ d ễ DCT
43
2.1.1. K q ả ạ ú é q vă
ƣơ và DCT
43
2.1.2. K q ả ạ ú ồ q vă
ƣơ và DCT
45
2.2. C ƣơ c biểu hiện tr c ti p hành vi xin phép và hồi
ng Anh
47
2.2.1. H v é - Hồ í 47
2.2.2. H v é - Hồ í 47
2.3. C ƣơ ể ệ v é v ồ
A
49
2.3.1. H v é - Hồ í 50
2.3.2. Hành vi xin phép gián ti p - Hồ í c tr c ti p 50
2.3.3. H v é - Hồ í 53
2.3.4. H v é - Hồ 55
2.4. C é d q v é v ồ
A
57
2.4.1. H v é v ồ é q ệ , ẹ -
( ƣ )
62
2.4.2. H v é v ồ é q ệ ạ è 62
2.4.3. H v é v ồ é q ệ ầ - trò
( ƣ ƣ )
63
2.4.4. H v é v ồ é q ệ 64
iv
ƣở - v ( ƣ ở)
2.5 T ể 67
CHƢƠ 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ P TRO
T V ỆT
69
3.1.1 K q ả ạ ú é v ồ
V ệ q vă ƣơ và p ỏ d ễ DCT
69
3.1.1. K q ả ạ ú é q vă
ƣơ và DCT
69
3 1 2 K q ả ạ v ồ
V ệ q vă ƣơ và DCT
70
3.2. C ƣơ ể ệ v é v ồ
V ệ
72
3 2 1 K ệ về v é v ồ 72
3 2 2 ặ ể về ƣơ ể ệ hành vi xin phép và
ồ
73
3.2.3. H v é - Hồ í 73
3.2.4. H v é - Hồ í 78
3.2.5 H v é - Hồ 80
3.2.6. H v é - Hồ 84
3.3. Các p ƣơ ể ệ hành v é v ồ
V ệ
86
3.3.1. H v é - Hồ í 86
3.3.2. H v é - Hồ í 87
3.3.3. H v é - Hồ í 88
3.3.4. H v é - Hồ í 88
3.4. C é d q v é v ồ
V ệ
90
3.4.1. H v é v ồ é q ệ , ẹ - 90
v
( ƣ )
3.4.2. Hành vi é v ồ é q ệ ạ è 91
3.4.3. H v é v ồ é q ệ ầ - trò
( ƣ ƣ )
92
3.4.4. H v é v ồ é q ệ
ƣở - v ( ƣ ở)
93
3.5. T ể 94
CHƢƠ 4: SỰ TƢƠ Ồ VA KH C B ỆT CỦA
HÀNH VI X PHÉP VÀ HỒ P TRO T A H VÀ
T V ỆT
97
4.1 ể ƣơ ồ 97
4.1 1 S ặ ộ d v é v ồ
A v V ệ
97
4.1 2 S ặ ĩ v é v ồ
A v V ệ
100
4.1 3 S ặ d v é v ồ
A v V ệ
102
4.2 ể ệ 103
4.2.1. S ặ ĩ v é v ồ
A v V ệ
103
4.2.2. S ặ d v é v ồ
A v V ệ
106
4.2.2.1. S ỉ ệ ử d ( ) ộ ừ ể ệ
v é v ồ A v V ệ e
ó ã ộ ừ DCT.
106
4.2.2.2 S ỉ ệ ử d ƣơ ệ
v é v ồ v A v
V ệ vớ q ệ ã ộ
111
vi
4.3 H v é v ồ vớ é ị A
v V ệ
116
4 3 1 H v é v ồ vớ é ị A 115
4 3 2 H v é v ồ vớ é ị V ệ 118
4 4 T ể 125
K T U 128
DA H ỤC C C CÔ TRÌ H CỦA T C CÓ Ê
QUA U
134
TÀ ỆU THA KH O 135
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B
PHỤ LỤC C
PHỤ LỤC D
vii
DANH MỤC CÁC K HI U CH VIẾT T T
Các chữ viết tắt trong tiếng Anh
1. NP1: Noun Phrase 1: c m danh từ th nh t
2. NP2: Noun Phrase 2: c m danh từ th hai
3. VP: Verb Phrase: c ộng từ
4 S: ƣ i nói
5 H: ƣ i nghe
6 S 1: ƣ ó v ộ ạ
7 S 2: ƣ ó v ộ ạ
8. DCT: Discourse Completation Task (Phi u câu hỏi diễn ngôn)
9 FTA : F e T e e A (H v e d a thể diện)
Các chữ viết tắt trong tiếng Việt
10. HVNN: hành vi ngôn ng
11. CN: ch ng
12. BT V: ể v i
13. PNNV: phát ngôn ng vi
14 T V: ộ ừ v
15 HT: ộ ạ
16. TP: thành phần
17. SL: S ƣ ng
viii
DANH MỤC CÁC NG I U
S TÊ B , B U TRANG
2.1a Bả ú é A q
vă ƣơ và DCT
43
2.1a Tỉ ệ ú é A q vă
ƣơ và DCT
44
2.1b Bả ú ồ A q
vă ƣơ và DCT
45
2.1b Tỉ ệ ú ồ A q vă
ƣơ và DCT
46
2.3 C ƣơ ể ệ v é v ồ
A q vă ƣơ v DCT
61
2.4 Q ệ ã ộ vớ ƣơ ể ệ
A q vă ƣơ
65
3.1a Bả ú é V ệ q
vă ƣơ v DCT
69
3.1a Tỉ ệ ú é V ệ q vă
ƣơ v DCT
70
3.1b Bả ú ồ V ệ q
vă ƣơ v DCT
71
3.1b Tỉ ệ ú ồ V ệ q vă
ƣơ v DCT
72
3.3 C ƣơ ể ệ v é v ồ 89
ix
V ệ q vă ƣơ v DCT
3.4 Q ệ ã ộ vớ ƣơ ể ệ
V ệ q vă ƣơ
94
4.1 ộ d v ƣơ ệ ừ v dù ể é v
ồ A v V ệ
98
4.2 S ỉ ệ ử d ( ) ộ ừ ể ệ
v é v ồ A v V ệ
e ó ã ộ ừ DCT
111
4.2 S ỉ ệ ƣơ ể ệ v é
v ồ A v V ệ
115
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt
Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng
ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp
phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn
hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt
động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể
hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành
vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta,
bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói
trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là
biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với
hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực
hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành
vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép.
Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói
phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi
xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục
đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp
tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó.
Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng
trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người
nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai
phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc
mệnh lệnh, nghi vấn Can I…? Could I…? May I…? Would you mind…? Do you
mind…? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và
xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình
thái có thể trong tiếng Việt.
2
Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song
hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và
Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng
loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường
hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong
hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công
trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc
nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể
hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc
trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và
hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao
tiếp của các nhóm xã hội… là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét
tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và
cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên,
cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và
hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích góp phần minh chứ ng cho lí
thuyết của Ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ , góp phần làm phong phú thêm lí
thuyết về mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa ; làm rõ bản chất của hành vi
xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học.
Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.
3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và
ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3
3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp
trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn
ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các
phương pháp sau:
4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu
thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ
đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng.
4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp
thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các
nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội
thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện
thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí
giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả
đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương
đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh
và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Sử dụng ba phương pháp nghiên cứ u nói trên, luâ ̣n án đồng thời tiến hành một
số thủ pháp nghiên cứ u sau:
- Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu
thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng
và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau.
- Phân tích và hệ thống hóa: được sử dụng trong phân tích ngữ liê ̣u , số liê ̣u để
khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hành vi xin phép và
hồi đáp.
Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối
chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án.
4
5. Phạm vi nghiên cứu
Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu
chính về hành vi lời nói sau:
1. Thông qua văn chương và báo chí.
2. Thông qua khối liệu (corpus)
3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT)
Luâ ̣n án xác đ ịnh sử dụng ngữ liê ̣u thu thâ ̣p đư ợc từ các nguồn sau là đối
tượng nghiên cứu chính:
- Các tác phẩm văn học, truyện ngắn Viê ̣t Nam thời kỳ trung đại và cận đại.
- Các tác phẩm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt.
- Một số bộphim truyền hình Việt Nam, phim Mỹ.
- Hội thoa ̣i trong giao tiếp hàng ngày dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT.
Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva
Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng
nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn
DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm
những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án
có tính xác thực và có độ tin cậy cao.
Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ
là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và
hồi đáp bằng tiếng Việt.
Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi
trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi
trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi
trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái,
mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện
được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện
hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm
thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các
5
nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng
tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực
tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu
được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam.
Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận
án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm
tiêu chuẩn trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với
mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được
từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản ánh được những đặc điểm
giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong
giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt.
6. Bố cục của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4
chương.
Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của
luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận
án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần
khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của
luận án trong tương lai.
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan
đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyết hành vi
ngôn ngữ, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyết hội thoa ̣i và l ý thuyết về
mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa.
Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích
khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực
tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên
bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như
lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác
6
của các vai giao tiếp trong hội thoại.
Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát
các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và
gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình
diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch
sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của
các vai giao tiếp trong hội thoại.
Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những
nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên
bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu
câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin
phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích
nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị
thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và
hồi đáp của người Mỹ và người Việt.
Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã
nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại
trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất
những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi
ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học
1. Luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của hành vi xin
phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và
ngữ nghĩa-ngữ dụng.
2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn
toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối
7
tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các
nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki &
Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam,
luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng
mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về
các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi
xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong
việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và
tiếng Việt một cách có hiệu quả.
1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai
thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau
cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và
tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp.
2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và
xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó
góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ.
3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong
việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả,
ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng
dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước
ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội.
8
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Ngoài nƣớc
Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn
từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt
đầu bước vào
thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới
mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan
tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người
đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình
nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng,
các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm
(còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng
cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật
(constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu
ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều
gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu:
(1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43]
(2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58]
chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang
thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này
được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như
mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi...
Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn
ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của
ngôn ngữ.
Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân
loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L
9
Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do
đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước
hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động
từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành
động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm
trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí,
trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là:
1. Đích tại lời (illocutionary point);
2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit);
3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện;
4. Nội dung mệnh đề;
Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các
hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Tái hiê ̣n (Representatives), Điều khiển
(Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín
(Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một
nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép.
Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh
khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những vấn đề chính và
cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại.
Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono &
Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp
trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao
hơn”. Các chức năng đó là:
1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động.
2. Yêu cầu ai làm gì.
3. Khuyên ai làm gì.
4. Hướng dẫn ai làm gì.
Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức
năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi
10
xin phép được theo sau bởi chức năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn
của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[80,133].
Hisae Niki của trường Đại học Meikai, Chiba và Hiroko Tajika của trường Đại
học Tsudo, Tokyo Nhật Bản (1994) trong “Asking for permission vs making
requests: strategies chosen by Japanese speakers of English” đã phân tích hành
vi xin phép và hành vi yêu cầu dựa trên hai động từ cụ thể “borrow” và “lend”
theo các tiêu chí như khoảng cách xã hội, địa vị xã hội giữa người nói và người
nghe. Kết quả thu được từ việc khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) với cấu
trúc Can I borow…? và Could I borrow…? khi thực hiện các hành vi xin phép và
Can you lend...? và Could you lend...? khi thực hiện hành vi yêu cầu cho thấy
người bản ngữ thích sử dụng các cấu trúc xin phép trong khi người Nhật có xu
hướng sử dụng hành vi yêu cầu trong mọi tình huống. “Nghiên cứu này chỉ mới
chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp là các thành viên trong gia đình, do đó, hạn chế
của đề tài này là chưa khảo sát được các hành vi xin phép trong nhiều mối quan
hệ xã hội ở những môi trường giao tiếp khác nhau để có những kết luận mang
tính chính xác, khách quan và thực tế hơn về cách sử dụng hành vi xin phép và
yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật”. (Tajika & Niki, 1991; Niki, 1993)
Tóm lại, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đã quan tâm đến
việc nghiên cứu đề tài hành vi xin phép theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên, đề tài về hành vi xin phép và hồi đáp chưa được nhà nghiên cứu nào
đề cập và nghiên cứu chúng như là một cặp hành vi ngôn ngữ và có sự so sánh
đối chiếu với ngôn ngữ khác.
1.1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ đã và đang nhận được sự quan tâm của rất
nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Trong số đó phải kể đến
một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi như Cao Xuân
Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh
dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1993)
trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), Ngữ dụng học
11
Tập 2, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động
từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi
ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998) với công trình “Ngữ dụng học” đã nêu
những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ.
Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những
vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp
(2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa
mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu
tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục
đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, phân
loại hành vi ngôn ngữ , và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh
dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái
tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn.
Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lý thuyết về
hành vi ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu đặc điểm,
bản chất và cách vận hành của các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt.
Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội
thoại cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều các công trình
nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời
nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001); Lữ Thị Trà
Giang (2008) với đề tài luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn
hành tiếng Việt” đã bàn về các loại động từ ngôn hành và cách sử dụng của
chúng trong tiếng Việt. Luận án tiến sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Thu Nga
nghiên cứu về “Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt”. Nhìn chung, các nghiên
cứu của các tác giả này là những nghiên cứu để tiến tới xây dựng khái niệm về
một hành vi ngôn ngữ cụ thể, các cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của biểu thức
ngữ vi tường minh của hành vi ngôn ngữ đó, xác định cấu trúc đặc thù của từng
sự kiện lời nói với các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, bước đầu tìm
hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự thể hiện hành vi ngôn ngữ được
12
nghiên cứu. Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thể hiện hành vi ngôn ngữ
giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác có rất nhiều công trình tiêu biểu như: “Một
số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời
khen” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Văn Quang 1998); “Phương thức
biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt” (Luận
án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Chi Mai 2004); Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi
thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng
Anh), (Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí
Minh); Siriwong Hongsawan (2010) "Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong
tiếng Thái và tiếng Việt", Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học (đã được công bố thành
sách), Trường Đa ̣i học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Hà Nội. Trong các công
trình này, các tác giả chủ yếu miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và
cách thức biểu thị hành vi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ khác , bước
đầu lí giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hóa . Luận án Tiến sĩ của Đào Nguyên
Phúc (2007) “Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt” đã đi sâu tìm
hiểu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt nhất là đặc trưng ngôn ngữ của
“Sự kiện lời nói xin phép” qua cách miêu tả và phân loại các dạng thức khác
nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phép và các yếu tố văn hóa ảnh hưởng
đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Mục đích của công trình nghiên
cứu là tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt trên bình
diện dụng học, làm sáng tỏ được đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói
chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói
riêng, đồng thời tìm hiểu các chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng hành
vi ngôn ngữ xin phép. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở đối tượng nghiên
cứu là tiếng Việt, mà không có được sự so sánh với một ngôn ngữ nào khác và
nghiên cứu của tác giả cũng không đề cập đến hành vi hồi đáp, là một phần
không thể thiếu được khi nghiên cứu về hành vi xin phép để công trình nghiên
cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn. Lê Thị Thu Lê (2010) trong luận văn
thạc sĩ “Asking and giving permission in Vietnamese and English, a contrastive
13
analysis” đã đề cập đến một số động từ tình thái trong tiếng Anh dùng để thực
hiện hành vi xin phép như can, could, may. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới liệt kê
được các cấu trúc ngữ nghĩa thường hay dùng khi thực hiện các hành vi xin phép
trong tiếng Anh như Can I…?, Could I…?, May I…? và các cấu trúc tương
đương trong tiếng Việt như có thể…được không? Tác giả chưa đi sâu tìm hiểu
các cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Việt, việc
nghiên cứu về hành vi xin phép trong tiếng Việt của tác giả chỉ mới dừng lại ở
cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, song mới chỉ là những phác thảo mang
tính sơ lược, chung chung, chưa đưa ra được những cấu trúc xin phép trên bình
diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, chưa có sự tổng hợp, phân tích mang tính định tính,
định lượng. Bên cạnh đó, hành vi hồi đáp không được tác giả đề cập đến trong
công trình nghiên cứu, do đó hành vi hồi đáp chưa được tác giả phân tích, đối
chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp
có ảnh hưởng đến lịch sự và các yếu tố văn hóa có thể kể đến là: Lê Thị Kim
Đính (2006) với luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt”
đã nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ lịch sự trong lời
nói như vai giao tiếp, các phương châm lịch sự, thể diện với lịch sự, các chiến
lược lịch sự và mối tương quan giữa lịch sự và văn hóa. Nguyễn Thị Thành
(1995) với luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn "Nghi thức lời nói tiếng Việt
hiện đại qua các phát ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi"; Nguyễn Thị Lương (2006)
đã có những nghiên cứu lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua đề
tài “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; Vũ Thị Thanh Hương
(1999) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt qua phương pháp
phỏng vấn và điều tra ngôn ngữ với đề tài "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu
khiến tiếng Việt".
Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ với sự đóng góp của nhiều nhà ngôn ngữ học
giống như một bức tranh toàn cảnh đã khá phong phú, đa dạng song vẫn cần
những nghiên cứu mang tính ứ ng dụng . Bởi số lượng hành vi ngôn ngữ của con
14
người nói chung là cực kì phong phú, và trong mỗi ngôn ngữ cụ thể, sự biểu hiện
lại càng đa dạng, tinh tế mang đặc trưng văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng ngôn
ngữ.
Như vậy, các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu về
hành vi xin phép theo những hướng nghiên cứu khác nhau và ở mỗi nghiên cứu
đều tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết. Luận án kế thừa những kết quả
nghiên cứu đạt được của Soehartono & Sianne, Hisae Niki, Hiroko Tajika, Đào
Nguyên Phúc và Lê Thị Thu Lê, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các
phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt, so sánh những điểm tương đồng và dị biệt mang tính
chuyên sâu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt để có
được cái nhìn toàn cảnh về loại hành vi ngôn ngữ này xét trên bình diện dụng
học và văn hóa.
1.2. Lý thuyết hội thoại
Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp trong
tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, việc nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp
phải đặt trong các cấu trúc hội thoại; tức là phải có các nhân vật tham gia trong
một cuộc thoại, người nói (Sp1) thực hiện hành vi xin phép và người nghe (Sp2)
hồi đáp lại hành vi xin phép của Sp1. Hội thoại là hoạt động cơ bản thường
xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều
vấn đề, ở đây luận án chỉ trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại có liên
quan đến việc triển khai đề tài.
1.2.1. Những yếu tố trong cấu trú c hội thoại
1. Cuộc thoại
Cuộc thoa ̣i là một lần trao đổi , nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã
hô ̣i nào đó. Trong cuộc thoa ̣i, các nhân vật tham gia đều luân phiên trao đổi lượt
lời với nhau. Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interaction) là đơn vị hội
thoại bao trùm lớn nhất. Để xác định cuộc thoại, phải có một số nhân tố như:
nhân vật, sự thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra hội thoại, sự thống nhất
15
về chủ đề. Tiêu chí để xác định ranh giới cuộc thoại thông thường trên bề mặt
hình thức, có phần mở thoại, thân thoại, kết thoại.
2. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một đoạn của cặp thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết
với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn
thoại khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích).
Như vậy, “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao - đáp liên
kết chặt chẽ về ý nghĩa và mục đích sử dụng” [28, 229]
Trong tham thoại, nhiều khi việc phân định ranh giới giữa đoạn thoại và cuộc
thoại không rõ ràng, khó phân biệt, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán.
Một cuộc thoại có cấu trúc tổng quát là: đoạn mở thoại, tham thoại, kết thoại.
Đoạn thân thoại liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp là cặp trao - đáp có
chứa phát ngôn xin phép và hồi đáp.
3. Cặp thoại
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo
nên và có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong lí thuyết hội thoại.
Nguyễn Đức Dân (2000) cho rằng “Các cặp thoại không phải được nói ra một
cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt
chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, việc gì dẫn tới việc gì, ai nói và
sẽ nói khi nào… Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng
cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác
sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, người ta chờ đợi một hành vi
ngôn ngữ đáp ứng. Sau một nội dung mệnh đề người ta chờ đợi một nội dung
mệnh đề. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau. Như chúng ta sẽ
thấy quan hệ này phản ánh sự tác động của hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ
ở lượt lời thứ nhất lên lượt lời thứ hai.” [7, 96].
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có rất nhiều cặp tương thích như chào/
chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, hỏi/ trả lời, xin phép/ cho phép hoặc
không cho phép.
16
4. Tham thoại
Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2010), “Tham thoại là phần đóng góp của
từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định và một lượt lời có thể gồm
nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại” [4, 316].
Như vậy, lượt lời và tham thoại là hai khái niệm khác biệt. Việc nhận diện
lượt lời nhiều khi mang tính trực giác còn sự nhận diện tham thoại thì phải căn
cứ vào yếu tố nội dung. Lượt lời và tham tho ại là hai khái niệm đươc các nhà
nghiên cứu quan niệm khác nhau. Nguyễn Đức Dân (1998) không phân biệt lượt
lời và tham thoại. Ông cho rằng “Đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời” và
“Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời
thứ hai” [7, 320].
Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" [13, 66] cho rằng
“tham thoại” là khái niệm chỉ người nói và người nghe - những người tham gia
vào cuộc hội thoại.
5. Lượt lời
Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản, phổ biến và không thể thiếu được của
ngôn ngữ. Thuật ngữ hội thoại (conversation) xuất phát từ một từ tiếng Pháp cổ
có cùng cách phát âm, cùng nghĩa “manner of conducting of oneself in the
word” Khi chúng ta thực hiện một hội thoại với người khác, chúng ta đang lắng
nghe và trao đổi thông tin theo lượt lời (turn to talk).
Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" khẳng định "Lượt lời
một hình thức hoạt động xã hội bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước đối
với việc giành lời, giữ lời và nhường lời mà mọi thành viên trong xã hội đều
biết.” [13, 66]
Đỗ Hữu Châu (2010) trong "Đại cương Ngôn ngữ học tập II" quan niệm về
lượt lời như sau: "Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể
từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của
mình là một lượt lời (turn at talk).” [4, 311]
Như vậy, lượt lời thể hiện sự tương tác qua lại trong hội thoại. Trong cuộc
17
thoại người nói sẽ luân phiên nhau. Vai nói thường xuyên thay đổi và lượt lời
thứ nhất có định hướng cho lượt lời thứ hai. Hai lượt lời có quan hệ chặt chẽ, liên
kết mật thiết tạo thành cặp thoại. Lượt lời chứa các hành vi, trong đó có hành vi
xin phép và hồi đáp.
1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event)
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói. Trong luận án này, chúng tôi
quan niệm rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó có những người
tham gia (người giao tiếp) dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm
đạt được mục đích nào đó. Một sự kiện lời nói được tạo ra bởi một cặp thoại
trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời dẫn nhập quyết định đích
của hành động lời nói chứa nó. Tên gọi của hành động ở lời dẫn nhập của cặp
thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện lời nói đó.
Như vậy, sự kiện lời nói là một cấu trúc bộ phận của cuộc thoại, đặc trưng bởi
hành vi chủ hướng của tham thoại, chủ hướng trong cặp thoại và chủ hướng của
sự kiện lời nói đó.
Từ cơ sở lập luận đó, có thể thấy rằng sự kiện lời nói xin phép được tạo ra bởi
một cặp thoại trung tâm, có đích ở lời là xin phép.
Có thể minh họa các yếu tố trong cấu trúc hội thoại qua một cuộc thoại sau
đây:
(3) Sam: (1) Anna? Have you got a minute? Can I have a word?
(Sam:Anna? Cậu rãnh không? Mình có thể nói chuyện với cậu không?)
Anna: (2) Yes, what is it?
(Anna: Có chuyện gì vậy?)
Sam: (3) You know my father is having a problem with his leg and he can't walk.
Well, he needs to go into hospital next week, and I was wondering if I could have
a day off.
Sam: Cậu biết không bố mình đang có vấn đề với đôi chân của ông ấy và ông ấy
không thể đi được. Vâng, ông ấy cần đi bệnh viện vào tuần tới, và mình tự hỏi
liệu mình có thể nghỉ làm một ngày không.)
18
Anna: (4) Well, it's not convenient time at the moment. We're very busy.
(Anna: Vâng, thật là không phù hợp vảo thời điểm này. Chúng ta đang rất bận.)
Sam: (5) I know we are busy, but he won't be able to get to the hospital if I don't
take him.
(Sam: Mình biết chúng ta rất bận, nhưng ông ấy không thể tự đến bệnh viện nếu
mình không dẫn ông ấy đi.)
Anna: (6) Well, if that's case then you must take him, of course.
(Anna: Vâng, dĩ nhiên là trong trường hợp này cậu có thể đưa ông ấy đi.)
Sam: (7) That's very kind. Thank you very much. I'm very grateful. [99, 27]
(Sam: Cậu thật là tốt bụng. Cám ơn cậu rất nhiều. Mình rất biết ơn cậu.)
Cuộc thoại trên gồm có 7 lượt lời và 6 cặp thoại. Cặp thoại thứ nhất gồm tham
thoại dẫn nhập (1) có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (2) có hành vi
chủ hướng là trả lời. Tham thoại hồi đáp (2) lại trở thành tham thoại dẫn nhập
trong cặp thoại thứ hai có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (3) có
hành vi chủ hướng là trả lời “You know my father is having a problem with his
leg and he can't walk” và xin phép “I was wondering if I could have a day off”.
Tham thoại hồi đáp (3) đồng thời cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại
thứ ba mà tham thoại hồi đáp (4) có hành vi chủ hướng là giải thích. Tham thoại
hồi đáp (4) cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại bốn mà tham thoại hồi
đáp (5) có hành vi chủ hướng là giải thích, đưa ra lý do “he won't be able to get
to the hospital if I don't take him”. Tham thoại hồi đáp (5) cũng đồng thời là
tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại năm mà tham thoại hồi đáp (6) có hành vi
chủ hướng là đồng ý. Tham thoại hồi đáp (6) cũng là tham thoại dẫn nhập trong
cặp thoại (6) có tham thoại hồi đáp (7) có hành vi chủ hướng là cám ơn. Các lượt
lời (2), (4), (6), (7) là các hồi đáp tích cực, lượt lời (4) là hồi đáp tiêu cực.
1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ
1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Với công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ra đời vào năm
1962, J. Austin đã người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Ông cho
19
rằng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ thì việc nói ra điều gì đó phải đi với
việc làm một điều gì đó, tức phải tác động một điều gì đó vào thực tế.
Các nhà Ngôn ngữ học trên thế giới cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về
hành vi ngôn ngữ. Theo quan điểm của Vanderveken (1990) trong “Meaning and
Speech Acts”, hành vi ngôn ngữ là “By uttering sentences in the contexts of use
of natural languages, speakers attempt to perform illocutionary acts such as
statements, questions, declarations, requests, promises, apologies, orders, offers
and refusals.” [16, 7] tạm dịch là " bằng cách phát ngôn các câu trong các ngôn
ngữ tự nhiên, người nói cố gắng để thực hiện các hành vi ở lời như câu tường
thuật, câu hỏi, câu tuyên bố, câu yêu cầu, câu mệnh lệnh, hứa, xin lỗi, cho tặng
và từ chối."
Theo "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học" của Nguyễn Như Ý (1998), thuật ngữ
hành vi ngôn ngữ được hiểu là “Một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện
trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ
điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói, người
nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó.
Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói (viết) ra
một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định” [50,
176].
Tóm lại, hành vi ngôn ngữ là các phát ngôn được thực hiện để phục vụ cho
các chức năng giao tiếp. Chúng ta thực hiện một hành vi ngôn ngữ khi chúng ta
muốn đưa ra một lời xin lỗi, một lời chào, một lời mời, một lời xin phép, hay
một lời phàn nàn…Hành vi ngôn ngữ có thể chỉ được thể hiện bằng một từ như
“Sorry!” để chỉ hành vi xin lỗi, có thể là một phát ngôn như “We‟re having some
people over Saturday evening and wanted to know if you‟d like to join us.” thể
hiện hành vi mời, hay “Could I use your cell phone?” để thể hiện hành vi xin
phép.
Hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội, nó có thể có khả năng làm thay
đổi trạng thái, tâm lý, hành động và suy nghĩ của người nghe, thậm chí của
20
cả người nói.
Theo Austin, nói năng là hành động của con người, khi chúng ta nói năng tức
là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện
là ngôn ngữ. Theo ông, có ba loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn là:
Hành vi tạo lời (Locutionary act), hành vi mượn lời (Perlocutionary act), hành vi
ở lời (Illocutionary act).
1. Hành vi tạo lời (locutionary act): “Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu....để tạo thành một phát ngôn
về hình thức và nội dung.”[4, 87]. Để thực hiện hành vi tạo lời, người phát ngôn
phải nắm chắc hình thức và ý nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú
pháp.
2. Hành vi mượn lời (perlocutionary act) “là những hành vi mượn phương tiện
ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả
ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói .” [4,
88]. Hiệu quả này rất đa dạng, phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của người
tham gia giao tiếp như: quê quán, nguồn gốc, nghề nghiệp, tâm lý, xã hội...
(4) Xin phép bác cho cháu qua sông với ạ, cháu lo lắng cho bệnh tình của nhà
cháu quá.
Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã. [41, 112]
Hành vi hồi đáp “Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã ” thuộc về
hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các
hiệu quả mượn lời của các phát ngôn. Trong ví dụ này, hành vi hồi đáp của
người nghe đã thể hiện chức năng hành động của giao tiếp, ở đây là một sự hồi
đáp tích cực gián tiếp, cho phép người nói được thực hiện hành vi xin phép
là “qua sông ”.
3. Hành vi ở lời (illocutionary act) “ là hành vi được thực hiện ngay trong lời
nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn. Hiệu quả của chúng là những
hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ
tương ứng với chúng ở người nhận.” [4, 89]. Chúng thường có những động từ
21
ngữ vi tương ứng để gọi tên (hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng
định,...).
(5) Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con được hầu canh đánh tổ tôm.
Quan lớn cười cười, ừ, thì đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ
được.[117, 310]
Trong hội thoại trên, khi tiếp nhận hành vi xin phép “ xin phép quan lớn cho
con được hầu canh đánh tổ tôm” của anh lính (người nói) thì quan lớn (người
nghe) đã có hồi đáp tích cực “ừ,...”. Sự hồi đáp tích cực cùng với một lời giải
thích “đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ được” và nụ cười
thân thiện của quan lớn càng làm cho khoảng cách xã hội giữa người nói và
người nghe được thu hẹp lại, đồng thời tôn vinh thể diện của SP1 cũng như là
giữ được thể diện cho SP2 trong tình huống này “đánh tổ tôm”
Trong ba loa ̣i hành vi này thì hành vi ở lời là đối tượng của Ngữ dụng học . Và
khái niệm hành vi ngôn ngữ hiểu theo nghĩa he ̣p chính là hành vi ở lời. Các hành
vi xin phép và hồi đáp mà luận án nghiên cứu chính là các hành vi ở lời. Đây
chính là loại hành vi ngôn ngữ liên quan đến việc triển khai đề tài nghiên cứu.
1.3.2. Phân loại hành vi ở lời
1.3.2.1. Sự phân loại của Austin
Theo J.L Austin, có 5 phạm trù hành vi ở lời:
1. Phán xử (Verditives): là hành động đưa ra những lời phán xét về một sự
kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc những lí lẻ vững
chắc như xét xử, tính toán, miêu tả, phân loại...
2. Hành xử (exercitives): là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hoặc
chống lại một chuỗi hành động nào đó như ra lệnh, chỉ huy, cầu khiến, bổ nhiệm,
đặt tên....
3. Cam kết (commissives)): là những hành vi ràng buộc người nói vào một
chuỗi hành động nào đó như hứa, giao ước, đảm bảo, thề nguyền...
4. Trình bày ( expositives): là những hành vi dùng để trình bày các quan
niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ
22
chối, trả lời, phản bác....
5. Khu xử (behabitives): là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người
khác đối với các sự kiện có liên quan, hoặc biểu hiện thái độ đối với hành vi hay
số phận của người khác như xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán,
chia buồn, thách thức, nghi ngờ...
Với cách phân loại này, bản thân Austin cũng nhận thấy còn những điều
không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được rõ
ràng các khái niệm, các phạm trù. Có những ý kiến phê bình sự phân loại này,
đặc biệt là ý kiến của Searle (1969).
1.3.2.2. Sự phân loại của J. Searle
Khác với cách phân loại của Austin dựa trên những tiêu chí không rõ ràng và
chồng chéo nhau nên đã có những hành vi về bản chất cùng loại nhưng được xếp
vào các lớp khác nhau. Hay có những yếu tố không tương hợp lại được xếp trong
một lớp, Searle đã phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ
dựa vào các động từ gọi tên chúng. Theo hướng đó, Searle chỉ ra 11 tiêu chí phân
loại hành động ngôn ngữ nhưng tác giả chỉ dùng 4 trong 11 tiêu chí để phân lập
5 loại hành vi ở lời. Năm loại hành vi ở lời được Searle phân loại là:
1.Biểu hiện (representatives) (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm, thông tin
miêu tả, xác tín). Lớp này gồm các hành vi như: kể, tự sự, miêu tả, mách, tường
thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo…
2. Điều khiển (directives) (còn gọi là chi phối). Các hành vi thuộc lớp này là:
ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ
thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra…
3. Kết ước (commissives) (còn gọi là Cam kết). Các hành vi thuộc lớp này là:
hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề…
4. Biểu cảm (expressives). Các hành vi thuộc lớp này là: cảm thán, than thở,
thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen chê…
5. Tuyên bố (declarations). Các hành vi thuộc lớp này là: tuyên bố, tuyên án,
buộc tội, kết tội, từ chức, khai trừ…
23
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay những tư tưởng và đóng góp to lớn của
của hai nhà ngôn ngữ học Austin và Searle đã tạo tiền đề vững chắc, là kim chỉ
nam cho các nghiên cứu về lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Trong luâ ̣n án, chúng tôi
sẽ chủ yếu sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại của Searle để nhận diện và phân
loại hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Viê ̣t.
1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời
Hành vi ở lời cũng như bất kỳ các hành vi nào khác muốn thực hiện được cần
có sự thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Hơn nữa, hành vi ở lời còn là một hành vi xã hội, nên những điều kiện để thực
hiện còn chặt chẽ và đa dạng hơn. Mỗi hành vi ở lời như chào, xin lỗi, từ chối, sai
khiến, cầu xin, hứa, dặn dò… đều có những điều kiện riêng. Điều kiện sử dụng
các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có
thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó.
Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may
mắn” (fecility condition) nếu chúng được bảo đảm thì hành vi mới thành công,
đạt hiệu quả. Trái lại, nếu những điều kiện đó không được bảo đảm thì hành vi
mà chủ thể thực hiện sẽ thất bại. Searle sau này gọi chúng là các điều kiện thỏa
mãn. Mỗi hành vi ở lời có một hê ̣những điều kiê ̣n thỏa mãn. Mỗi điều kiê ̣n là một
điều kiê ̣n cần, còn toàn bộ cả hệ là điều kiện đủ đối với một hành vi ở lời.
Tuy điều kiện sử dụng của mỗi hành vi ở lời khác nhau nhưng vẫn có thể tìm
ra những cái chung trong những điều kiện riêng. Searle cho rằng có bốn loại
điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau đây.
1. Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng
lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe.
2. Điều kiện tâm lí: Chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát
ngôn. Điều kiện tâm lí còn có nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi
hiệu quả ở lời của hành vi ở lời mà mình thực hiện..
3. Điều kiện căn bản: Là điều kiện phát ra phát ngôn để xác định rõ kiểu trách
nhiệm mà người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành vi ngôn ngữ được thực
24
hiện.
4. Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là điều kiện chỉ ra bản chất của hành vi.
Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Nội
dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của
người nghe, trong hành vi xin phép và hồi đáp, nội dung mệnh đề là hành vi xin
phép của người nói và sự hồi đáp của người nghe..
Như vậy, mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều khiển gọi là các
quy tắc để cho việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ có hiệu quả. Việc xác định
các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời của đề tài nghiên cứu sẽ tuân theo những
điều kiện sử dụng hành vi ở lời của Seale.
Phân tích một vài ví dụ về hành vi xin phép để thấy rõ các điều kiện thực hiện
một hành vi ngôn ngữ theo các điều kiện của Seale.
(6) Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con. [114, 105]
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “vào thăm chồng‟ của
SP1.
- Điều kiện chuẩn bị: Sp1 (con) cho rằng SP2 (cụ) sẽ có thể có khả năng cho SP1
thực hiện hành động A (vào thăm chồng).
- Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là
“vào thăm chồng”.
- Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm
chồng con” để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A.
(7) SP1: Would you mind if I smoke here?
(SP1: Tôi hút thuốc ở đây có phiền bạn không?)
SP2: Never mind. [105, 85]
(SP2: Không sao.)
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “smoke here” của SP1.
- Điều kiện chuẩn bị: SP1 cho rằng SP2 có khả năng cho SP1 thực hiện A.
- Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là
“smoke here”.
25
- Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Would you mind if I smoke
here?”để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A.
1.3.4. Phương thức thực hiện hành vi ở lời
1.3.4.1. Phát ngôn ngữ vi:
Theo Đỗ Hữu Châu (2010) “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của
một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân
thực”. [4, 91]
Phát ngôn ngữ vi (viết tắt: PNNV) là sự hiện thực hóa một biểu thức ngữ vi
trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong thực tế chúng ta có thể gặp hai loại phát ngôn
ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi tối giản là phát ngôn ngữ vi chỉ có biểu thức ngữ vi,
chẳng hạn như:
(8) Xin phép cụ con bảo nhỏ nhà con cái này. [114,108]
Phát ngôn này được gọi là phát ngôn ngữ vi tối giản vì trong trường hợp này
chỉ có biểu thức ngữ vi “cho con bảo nhỏ nhà con cái này”. Hay có những phát
ngôn ngữ vi mở rộng, ngoài biểu thức ngữ vi còn chứa những thành phần phụ
khác.
(9) Còn tôi thì tôi xin phép ngài phải đi, mai ta lại gặp nhau nữa. [126, 246]
Phát ngôn ngữ vi này gồm biểu thức ngữ vi cốt lõi “tôi xin phép ngài phải đi”
của hành vi xin phép và cụm từ “ mai ta lại gặp nhau nữa” là thành phần mở
rộng do hành vi xin phép tạo nên. Đồng thời thành phần mở rộng còn có tác
dụng đưa ra một lời giải thích, một lý do, một lời hứa của người nói để tạo ra
một niềm tin của người nghe vào người nói để khẳng định thêm hành vi xin phép
của người nói là chính đáng.
1.3.4.2. Biểu thức ngữ vi:
Trong Giáo trình "Đại cương ngôn ngữ học" tập II, Đỗ Hữu Châu (2010) đã
định nghĩa biểu thức ngữ vi như sau: "Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói
năng đặc trưng cho một hành vi ở lời.”[4, 92] và “Phát ngôn ngữ vi có một kết
cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu đó được gọi là biểu thức
ngữ vi.” [4, 91]
26
Một biểu thức ngữ vi được đánh dấu bởi các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ các dấu
hiệu này mà có các biểu thức ngữ vi khác nhau. Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn
này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force devices, viết tắt
là IFIDs). Nhờ các dấu hiệu này mà người nghe có thể nhận ra hành vi ở lời nào
đang được người nói thực hiện để hồi đáp lại bằng một hành vi thích hợp. Chẳng
hạn, biểu thức ngữ vi của hành vi ở lời xin phép thường có các phương tiện chỉ
dẫn hiệu lực ở lời với các cụm từ như May I…?, Could I…?, Can I…?, Would
you mind…?, permit, allow, let trong tiếng Anh và các động từ ngữ vi xin phép,
xin… được phép, xin....cho phép, cho hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể
trong tiếng Việt.
1.3.4.3. Động từ ngữ vi:
Trong tất cả các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những
động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức
năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi (performative
verbs - động từ ngôn hành.) “Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm
chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là
người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [4, 97] như xin
phép, cho phép, thề, cảm ơn, khuyên, trả lời…. Chẳng hạn như trong phát ngôn:
“Tôi hứa là từ nay không gặp cô ấy nữa.” người nói đã thực hiện hành vi hứa
bằng cách phát âm động từ ngữ vi hứa và ngay lập tức hành vi hứa của người nói
đã phát huy ngay hiệu lực ở lời của mình, hay trong phát ngôn “Would you mind
if I sit here?”, thì người nói đã thực hiện hành vi xin phép bằng cách phát âm các
từ Would you mind, hiệu lực ở lời của hành vi xin phép đã được động từ xin phép
biểu thị.
Nói như vậy có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được sử
dụng trong chức năng ngữ vi. Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng
trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó thỏa mãn hai
điều kiện sau:
1. Chủ thể nói phải ở ngôi thứ nhất (người nói SP1) là I, We trong tiếng Anh và
27
tôi, chúng tôi trong tiếng Việt. Xét hai phát ngôn sau:
(10) ) Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36]
(11) Người lính xin phép thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát .
Trong phát ngôn (10), động từ “ xin…cho” được dùng trong hiệu lực ngữ vi
để biểu thị một hành vi xin phép, vì chủ ngữ của phát ngôn này ở ngôi thứ nhất,
còn trong phát ngôn (11), do chủ ngữ là “Người lính” (ngôi thứ ba) nên động từ
“xin phép” được dùng theo lối miêu tả thông thường (kể lại một hành vi xin
phép của người khác).
2. ĐTNV được dùng ở thì hiện tại (hiện tại khi phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ),
chẳng hạn trong tiếng Việt những từ, sẽ, đang, mới, đã, rồi, chưa, chuẩn bị, vẫn
... đi kèm động từ thì phát ngôn đó không được xem là phát ngôn ngữ vi vì động
từ đó không được dùng với hiệu lực ngữ vi.
Hai điều kiện trên đây là hai điều kiện cần và đủ để cho một động từ ngữ vi
được dùng đúng với chức năng ngữ vi. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì
động từ xuất hiện trong phát ngôn sẽ không thể được gọi là động từ có chức năng
ngữ vi.
1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts) và hành vi ngôn ngữ
gián tiếp (indirec speech acts)
Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức
diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn
ngữ gián tiếp.
Hành vi ngôn ngữ trực tiếp “là hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời và
điều kiện sử dụng”; hay “là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn
trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra” [47, 110]. Nói cách khác, Yule(1996)
cho rằng khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng
thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp.
Như vậy, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa chung về hành vi ngôn ngữ
trực tiếp; hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng công khai, không chứa đựng
ẩn ý về một điều gì đó.
28
(12) Ông cho phép tôi gọi ông là anh nhé. [125, 318]
Phát ngôn này có hành vi ở lời là xin phép và hiệu lực ở lời của hành vi này là
người nói muốn người nghe cho phép mình được thực hiện hành vi “gọi ông là
anh” sau khi phát ngôn được đưa ra. Hành vi ngôn ngữ này được xem là hành vi
ngôn ngữ trực tiếp.
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là “hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề
mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác”
trong khi hành vi ngôn ngữ trực tiếp được thực hiện đúng với đích ở lời và điều
kiện sử dụng, hay “là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn
trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.” [4, 146].
Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do Searle (1969) đặt ra. Theo ông thì “Một
hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác được gọi là
hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [4, 151]. Yule (1996) cho rằng “chừng nào còn có
mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói
gián tiếp” [47, 14]. Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián
tiếp thì người nghe phải dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ
chung cho cả hai người để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy.
Tóm lại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện
một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của
một hành vi ngôn ngữ khác.
(13) A: Bác cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ. [41, 190]
B: Trời đang nắng sao lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà kẻo ốm ra bây giờ.
Trong ví dụ này, Sp1 muốn xin phép Sp2 được vào sân nhặt bóng, tức là Sp1
đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ xin phép trực tiếp đối với Sp2, tuy nhiên sự
hồi đáp của Sp2 trong tình huống này lại được thể hiện bằng một hành vi ngôn
ngữ gián tiếp, trong đó Sp2 không thể hiện sự đồng ý hay không mà chỉ đưa ra
lời khuyên, hiệu lực ở lời là “nhanh rồi về kẻo ốm ra bây giờ.” Trong tình huống
và cách hồi đáp như vậy, Sp1 đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà Sp2
29
muốn diễn đạt trong tình huống này là Sp2 đồng ý cho phép Sp1 thực hiện hành
động của mình là "vào sân nhặt quả bóng".
(14) A: Hey, can I borrow your bike to go home?
(A:Bạn có thể cho mình mượn xe về nhà được không?)
B: Yeah, but be back to me before 1 p.m.
(B: Vâng, nhưng bạn phải trả lại cho mình trước 1 giờ chiều.) [DCT]
Ở ví dụ (14), học sinh A muốn thực hiện hành vi mượn nhưng hành vi mượn
này lại có cấu trúc của một hành vi xin phép với cụm từ "Can I" ở đầu phát
ngôn, có nội dung mệnh đề là mượn xe đạp của học sinh B để về nhà, sử dụng
phương thức gián tiếp "Can I borrow your bike to go home?", học sinh B đã hồi
đáp bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp biểu lộ sự đồng ý "Yeah". Tuy nhiên,
học sinh B khi đồng ý với hành vi mượn xe đạp của học sinh A cũng đã đưa ra
một điều kiện để ràng buộc học sinh A "but be back to me before 1 p.m". Trong
tình huống và cách hồi đáp như vậy, học sinh A đương nhiên sẽ hiểu ra đích
ngôn trung mà học sinh B muốn diễn đạt trong tình huống này là sự đồng ý, sự
cho phép học sinh A thực hiện hành vi“mượn xe đạp để về nhà”.
Cho nên, có thể nói rằng việc sử dụng hành vi ngôn ngữ theo cách nói gián
tiếp có thể giúp con người đạt được nhiều hiệu quả và mục đích giao tiếp khác
nhau trong các hội thoại hay các tương tác xã hội.
1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp
Nhóm Điều khiển, theo Searle, gồm các loại lời nói như: hỏi (ask), ra lệnh
(order), đòi hỏi (demand), thỉnh cầu (request), cầu xin (beg), van xin (plead), nài
nỉ (entreat), cầu nguyện (pray), mời (invite), cho phép (permit) và khuyên
(advise).
Trong các loại hành vi trên không có loại hành vi xin phép cụ thể. Và trong
tiếng Anh cũng không có động từ gọi tên cụ thể đối với loại hành vi này mà phải
sử dụng ngữ đoạn asking for permission. Từ đó, xin phép (asking for permission)
là loại hành vi thuộc các hành vi thỉnh cầu, cầu xin (beg)…
Do đó, trước khi tìm hiểu khái niệm hành vi xin phép, chúng ta cần tìm hiểu
30
khái niệm hành vi yêu cầu.
1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu (request)
Hành vi yêu cầu là một hành vi thuộc nhóm điều khiển, mục đích của hành vi
này là người nói yêu cầu người nghe làm một việc gì đó, thường là để đạt được
mục đích của người nói.
Hành vi yêu cầu thường có nguy cơ đe dọa thể diện của người nói trong
trường hợp người nghe không đồng ý, hoặc từ chối lời yêu cầu, đề nghị của
người nói (âm tính tiêu cực).
Theo J.Searle, hành vi yêu cầu nằm trong nhóm điều khiển (directives), hành
vi này được thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
- Giữa người nói và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định.
- Được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định.
- Vị thế giao tiếp của người nói thường không được tính đến trong hành vi yêu
cầu.
- Khi đưa ra hành vi yêu cầu, người nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành
động được nói đến trong hành vi yêu cầu.
(15) Tôi yêu cầu giám đốc phải giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em. [9,
68]
Hành vi yêu cầu trong ví dụ này đã thỏa mãn những điều kiện vừa nêu trên,
quan hệ giữa người nói và người nghe là quan hệ giám đốc - nhân viên. Tiền giả
định của vấn đề này là giám đốc đã làm một việc gì đó không thỏa đáng làm cho
mọi người phải thắc mắc. Vì thế, theo người nói, giám đốc (người nghe) phải có
trách nhiệm giải thích trước toàn thể anh em của công ty.
1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép
Theo từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (2000), động từ “xin
phép” được định nghĩa như sau; hành động xin phép của ai đó để được làm một
việc gì, đặc biệt với những người có quyền lực xã hội.
Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi
xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi xin phép được theo sau bởi chức
31
năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết
phục người có quyền lực cao hơn.”[73,133].
Theo Austin (1962) và Searle (1977), hành vi xin phép thuộc loại hành vi
thỉnh cầu trong nhóm Điều khiển (Directives). Austin cho rằng nằm trong nhóm
Điều khiển là những hành vi mà người nói mong muốn được thực hiện một hành
động trong tương lai. Theo định nghĩa và lý thuyết của Austin, hành vi xin phép
là một hoạt động trong đó người phát ngôn các hành vi xin phép (SP1) và người
tiếp nhận các hành vi xin phép, hồi đáp là người nghe (SP2) có sự tác động lẫn
nhau nhờ yếu tố ngôn ngữ theo những cách thức nhất định để đưa hành vi xin
phép đạt đến hiệu quả cao nhất.
Như vậy, điểm thống nhất giữa Austin và Searle trong quan niệm về nhóm
hành vi Điều khiển (trong đó có hành vi xin phép) là người nói muốn người nghe
cho phép họ thực hiện một hành vi trong tương lai.
Hành vi xin phép có cấu trúc được mô tả như sau:
- Vị từ trung tâm xin/xin phép có ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nói (S),
nhân tố thứ hai là người nghe (H), nhân tố thứ ba là người nghe cho phép người
nói thực hiện hành động X. Từ đó, nhân tố thứ ba của xin/ xin phép /để lại có cấu
trúc nghĩa của một ngữ đoạn với vị từ trung tâm là cho phép/cho /để với ba nhân
tố: nhân tố thứ nhất là người nghe (H), nhân tố thứ hai là người nói (S) và nhân
tố thứ ba là S thực hiện X.
- Đến lượt mình nhân tố thứ ba của vị từ cho phép /cho/ để có cấu trúc xoay
quanh vị từ biểu đạt hành động mà người nói muốn xin phép làm.
Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa về hành vi
xin phép như sau: Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ mà trong những
ngữ cảnh nhất định, người nói đưa ra một phát ngôn nhằm thương lượng, ngỏ ý
để người nghe đồng ý, cho phép người nói được thực hiện một hành động nào đó
trong tương lai.
1.4.3. Khái niệm hồi đáp
Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các
32
hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp.Tham thoại hồi đáp là lượt lời phản hồi
của người nghe SP2 sau khi tiếp nhận lượt lời dẫn nhập từ SP1 và tham thoại hồi
đáp (lượt lời phản hồi) này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở
lời.
“Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại
chức năng ở lời dẫn nhập” [4, 330]. Chức năng hồi đáp này thuộc các tham
thoại hồi đáp nói chung (bao gồm cả việc trả lời và chỉ rõ mức độ thỏa mãn mà
tham thoại ở lời dẫn nhập đưa ra).
Theo tiêu chí này, có thể chia hồi đáp thành hai nhóm:
- Hồi đáp tích cực (khẳng định): là hồi đáp thỏa mãn được đích của tham thoại
dẫn nhập, thỏa mãn và đáp ứng được những nhu cầu của người nói trong tham
thoại dẫn nhập. Có thể xem tham thoại xin phép dẫn nhập cùng tham thoại hồi
đáp tích cực này tạo thành một cặp thoại được ưa thích .
(16) Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa, sáng mai con về sớm.
Thôi được, con cất đồ vào đi.[41, 78]
Cặp thoại trong ví dụ (16) là cặp thoại cầu khiến của nhân vật A có đích ngôn
trung là "Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa" và để khẳng định thêm về
hành vi xin phép của mình, nhân vật A còn đưa ra một điều kiện như là để đảm
bảo cho hành vi xin phép đó "sáng mai con về sớm". Phát ngôn hồi đáp của
nhân vật B là một hồi đáp tích cực trực tiếp, thỏa mãn được đích của hành vi xin
phép của nhân vật A "Thôi được, con cất đồ vào đi."
- Hồi đáp tiêu cực (phủ định): là hồi đáp đi ngược với đích của tham thoai dẫn
nhập, không thỏa mãn và không đáp ứng được những yêu cầu của người nói
trong tham thoại dẫn nhập. Nó cùng với tham thoại xin phép dẫn nhập tạo thành
một cặp thoại không được ưa thích.
(17) Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát.
Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được.[131,158]
Trong cuộc hội thoại này, người nghe đã hồi đáp hành vi xin phép của người
nói “xin cụ cho cháu ngồi đây một lát” bằng cách đưa ra một lý do là “tôi chỉ là
33
người làm” để từ chối lời xin phép của người nói. Như vậy, hồi đáp của người
nghe đã không đáp ứng được yêu cầu của người nói, hồi đáp này được xem là
hồi đáp tiêu cực.
Nguyễn Đức Dân (2008) trong "Ngữ Dụng học" cũng đã đề cập đến hai khái
niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng thuật ngữ “lượt lời
ưa dùng” thay vì dùng cụm từ “hồi đáp tích cực” và “lượt lời ít dùng” thay cho
“hồi đáp tiêu cực”.
Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" lại sử dụng khái niệm
“câu đáp được ưu tiên” và “câu đáp được đánh dấu” để chỉ các khái niệm hồi
đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Ông cho rằng “câu đáp được ưu tiên hay vế
được ưu tiên là vế có sự tương thích rõ nhất, nổi nhất với vế thứ nhất như hỏi -
trả lời, yêu cầu - chấp nhận, khen - tiếp nhận lời khen, xin phép - cho phép.”
[13, 81]
- Xin phép - cho phép:
(18) A: Could I please speak to you? It‟s important.
B: Never mind. [99, 36]
“Câu đáp được đánh dấu hay vế được đánh dấu là vế không có sự tương thích
nổi bật với vế thứ nhất như mời - từ chối, phê bình - phủ nhận, xin phép - không
cho phép (từ chối).” [13, 81]
- Mời - Từ chối:
(19) A: What about going to the cinema?
B: I‟m afaid, I can‟t. [98, 17]
Như vậy, từ những phân tích của các nhà nghiên cứu nói trên về hồi đáp,
chúng tôi có thể rút ra những đặc điểm chung của hành vi xin phép và hồi đáp
như sau: Hành vi xin phép và hồi đáp được gọi là “cặp thoại” trong cấu trúc cơ
bản của hội thoại.
1.4.4. Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép
Căn cứ vào cách phân loại các hành vi ở lời, luận án đã xác định đi theo
hướng phân loại của Seale và qua thực tế nghiên cứu, khảo sát, phân loại, luận án
34
đã cơ bản đưa ra được các tiêu chí về các điều kiện thỏa mãn đối với việc sử
dụng hành vi xin phép và hồi đáp theo chức năng điều khiển (Directives) dựa
trên cách phân loại của Seale như sau:
1.4.4.1. Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition)
Đối với hành vi xin phép, điều kiện chuẩn bị là khả năng, những biểu hiện của
người nghe để có thể đồng ý, cho phép người nói (người xin phép) thực hiện
hành động X mà người nói đã nêu ra trong hành vi xin phép của mình.
Đây là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. Khi
thực hiện một hành vi xin phép, người nói thường cho rằng điều mà mình sắp nói
ra, hành vi xin phép mà mình sắp thực hiện sẽ được người nghe thực sự quan
tâm và người nói thường mong muốn một sự hồi đáp tích cực từ người nghe
(người cho phép). Nếu những mong muốn, những sự suy đoán của người nói phù
hợp với những điều kiện thích hợp, trong những tình huống làm thỏa mãn ý định
của người nghe thì hành vi xin phép mà người nói thực hiện đã thỏa mãn những
điều kiện cần cho hành vi đó và đồng thời cũng là những điều kiện tiền giả định
quan hệ giữa người nói và người nghe (xin phép ai? xin phép trong thời gian
nào? tại sao lại phải xin phép?) Quan hệ giữa người nói và người nghe (xét trong
quan hệ thân - sơ, và quan hệ xã hội) sẽ chi phối nội dung cho phép của người
nghe cũng như cách thức người nói thực hiện hành vi xin phép.
1.4.4.2. Điều kiện chân thành (Điều kiện tâm lí) (Sincerity condition)
Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người thực
hiện hành vi xin phép.
Hành vi xin phép đích thực được thực hiện thể hiện mong muốn của người nói
muốn người nghe cho phép người nói thực hiện điều được nêu ra trong hành vi
xin phép. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, đôi khi trong một vài trường hợp hy
hữu người nghe bắt buộc phải cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của
người nói vì nhiều mục đích khác nhau, hoặc để giữ thể diện cho cả người nói và
người nghe, hoặc người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của
mình chỉ vì lịch sự trong các cuộc hội thoại.
35
1.4.4.3. Điều kiện căn bản
Điều kiện căn bản tương ứng với tiêu chí đích ở lời (theo Searle). Đây có thể
được coi là điều kiện thiết yếu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công.
1.4.4.4. Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition)
Điều kiện nội dung mệnh đề nêu rõ bản chất của hành vi ngôn ngữ. Đối với
hành vi xin phép và hồi đáp (nhóm điều khiển) thì nội dung mệnh đề chính là
hành vi tương lai của người nói, mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất cho
người nói, hành vi tương lai của người nói trong nội dung mệnh đề xin phép đôi
khi lại có thể mang lại những thiệt hại hoặc sự lo lắng, sợ hãi cho người nghe.
(20) Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ.
[125, 126]
(21) A: Would you mind if I smoke here?
B: Never mind. [105, 85]
Trong ví dụ (20) hành vi xin phép của người nói “cho chúng tôi vào thẳng ông
chủ” là hành vi rất cần sự cho phép, sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực của người
nghe, trong trường hợp này là của người bảo vệ để thỏa mãn, để đáp ứng nhu cầu
của người nói. Hiệu lực ngữ vi của hành vi xin phép trong phát ngôn này là rất
lớn. Trong ví dụ (21), mục đích của người nói khi thực hiện phát ngôn “May I
smoke here?” là xin phép người nghe được hút thuốc. Phát ngôn này mang nhiều
ý nghĩa khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh, từng tình huống giao tiếp khác nhau,
chẳng hạn nếu là ở công sở thì phát ngôn này là một hành vi xin phép đích thực,
nếu ở nơi công cộng như rạp chiếu bóng hay ở công viên thì phát ngôn này chỉ là
một phát ngôn để giữ thể diện và lịch sự cho người nói, đồng thời cũng tôn vinh
thể diện và phép lịch sự đối với người nghe.
(22) Người lính: Ai cho phép tụi bây xúm xít nói chuyện với hắn?
Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?
Ông cụ: Dạ, tụi tui có biết chi mô. [126, 203]
(23) SP1: Am I allowed getting in the ship?
SP2: Yes, you are allowed. [145]
36
Trong ví dụ (23), hành vi hồi đáp của SP2 “Yes, you are allowed” thuộc loại
hành vi hồi đáp tích cực và là hành vi hồi đáp được người nghe mong đợi.
Ngược lại, trong ví dụ (22), hành vi của người nói tuy không hiển ngôn tuy nhiên
với câu nói “Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?” làm cho người
nghe dường như cảm thấy được hậu quả của nó khiến cho họ cảm thấy sợ hãi, do
đó hồi đáp trong ví dụ này là hồi đáp tiêu cực, phủ nhận lại tất cả những gì mà
người nói đã thực hiện “Dạ, tụi tui có biết chi mô”.
1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép:
Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trên, hành vi xin phép và hành vi
yêu cầu đều thuộc nhóm hành vi Điều khiển (Directives), ở hai loại hành vi này
đều có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định:
1. Hành vi xin phép hướng đến mục đích là người nói mong muốn, yêu cầu
người nghe đồng ý, cho phép người nói thực hiện một hành động nào đó trong
tương lai.
2. Hành vi yêu cầu hướng đến mục đích là người nói yêu cầu, đề nghị người
nghe thực hiện một hành động nào đó trong tương lai.
3. Khi thực hiện hành vi xin phép, thể diện của người nghe được tôn vinh,
người nói thường rất lịch sự, tôn trọng người nghe để nhằm đạt được mục đích
của mình là được người nghe đồng ý, cho phép thực hiện một hành vi nào đó
trong tương lai.
Khi thực hiện hành vi yêu cầu, thể diện của người nói thường bị đe dọa, trong
một vài trường hợp còn có nguy cơ làm mất thể diện của cả người nói và người
nghe nếu người nghe không thực hiện hành vi yêu cầu của người nói.
5. Vị thế giao tiếp của người nghe trong hành vi xin phép thường cao hơn người
nói trong khi vị thế giao tiếp của người nói trong hành vi yêu cầu thường cao
hơn người nghe.
Như vậy, khi thực hiện hành vi xin phép, giữa người nói và người nghe phải
có mối quan hệ tương hợp, vì hành vi xin phép có đặc điểm là luôn làm thiệt cho
người nghe, nên nếu không có mối quan hệ tương hợp thì hành vi này sẽ không
37
được người nghe chấp thuận. Dưới đây là những điều kiện hợp chuẩn để thực
hiện hành vi xin phép.
1. Vị thế giao tiếp của người nói thường thấp hơn vị thế giao tiếp của người
nghe.
2. Người nghe phải là người có đủ quyền hạn, thẩm quyền để cho phép người
nói thực hiện hành vi được nói đến trong mệnh đề có chứa hành vi xin phép.
Như vậy, hành vi xin phép có đặc điểm ngữ dụng liên quan đến quyền lực (người
nghe có quyền đồng ý hay từ chối lời xin phép hay đề nghị của người nói).
3. Hành vi xin phép thường làm thiệt cho người nghe và mang lợi ích đến cho
người nói, cho nên người nói phải có thái độ chân thành khi thực hiện các hành
vi xin phép.
4. Người nói luôn lựa chọn phương án thực hiện hành vi xin phép một cách lịch
sự để giảm mức đe dọa thể diện của người nghe và đồng thời đề cao sự tôn trọng
đối với người nghe, nhằm đạt được mục đích giao tiếp của người nói. Do đó, lịch
sự và thể diện cũng là một nét ngữ dụng cơ bản mà hành vi xin phép luôn hướng
tới.
5. Hành vi xin phép hướng quyền lợi về người nói, nên phải tính đến trường
hợp người nghe chấp thuận hay không chấp thuận hành vi xin phép của người
nói trước khi thực hiện nó.
(24) Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ.
Ừ. [146]
Hành vi xin phép của người con thỏa mãn các điều kiện vừa nêu trên. Trong
tình huống này vì vị thế giao tiếp của người con là thấp hơn vị thế giao tiếp của
bố mẹ và vì vậy nên người con (Sp1) đã sử dụng nhiều yếu tố để làm giảm tối
thiểu mức đe dọa thể diện của bố mẹ (Sp2) bằng cách đưa ra lý do“đã 2 giờ sáng
rồi” và cách sử dụng tiểu từ tình thái “ạ” cuối phát ngôn để thuyết phục bố mẹ
cho phép mình thực hiện hành vi xin phép “xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm
một lát ạ”, và đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía bố mẹ của mình (người
nghe).
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty  Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...nataliej4
 
đốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhđốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhTrangTrangvuc
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Verbal communication Cross Cultural Communication
Verbal communication Cross Cultural  CommunicationVerbal communication Cross Cultural  Communication
Verbal communication Cross Cultural CommunicationSofiyana Danistha
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...NuioKila
 
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...jackjohn45
 
Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2Hien Ngo
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...jackjohn45
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty  Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
Khảo sát lỗi ngữ pháp trong sử dụng tiếng việt của sinh viên trung quốc tại m...
 
đốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhđốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anh
 
Giáo trình Văn Hóa Mỹ
Giáo trình Văn Hóa MỹGiáo trình Văn Hóa Mỹ
Giáo trình Văn Hóa Mỹ
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Verbal communication Cross Cultural Communication
Verbal communication Cross Cultural  CommunicationVerbal communication Cross Cultural  Communication
Verbal communication Cross Cultural Communication
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...
An investigation into the use of body language cues in presentations by Engli...
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...
A study on english vietnamese translation of compound nouns in information te...
 
Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2Đề và đáp án Linguistic 2
Đề và đáp án Linguistic 2
 
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
Khóa luận tốt nghiệp Các phạm vi sử dụng của uyển ngữ trong tiếng Hán và tiến...
 
17.4.2015 vstep report
17.4.2015 vstep report17.4.2015 vstep report
17.4.2015 vstep report
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
354+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc – Cực Đa Dạng & Ph...
 
Đề tài: Using greeting gestures in America and Vietnam, HAY, 9đ
Đề tài: Using greeting gestures in America and Vietnam, HAY, 9đĐề tài: Using greeting gestures in America and Vietnam, HAY, 9đ
Đề tài: Using greeting gestures in America and Vietnam, HAY, 9đ
 
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比)   Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
汉语谐音现象及其文化内涵的研究(与越南语对比) Nghiên cứu hiện tượng hài âm tiếng hán và nội hàm v...
 

Similar to Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt

Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi
Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi
Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi nataliej4
 
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...NuioKila
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...nataliej4
 
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...UynBch1
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...HanaTiti
 
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfCâu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfHanaTiti
 
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng ViệtNgữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng ViệtDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfMan_Ebook
 
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanhThương lượng và đàm phán trong kinh doanh
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanhĐào tạo theo yêu cầu
 

Similar to Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt (20)

Khung mô tả chi tiết năng lực sử dụng tiếng anh cho sinh viên
Khung mô tả chi tiết năng lực sử dụng tiếng anh cho sinh viênKhung mô tả chi tiết năng lực sử dụng tiếng anh cho sinh viên
Khung mô tả chi tiết năng lực sử dụng tiếng anh cho sinh viên
 
Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi
Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi
Giao Tiếp Trong Tổ Chức – Quản Trị Hành Vi
 
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...
Phân tích đối chiếu chuyển dịch câu hỏi chính danh Anh - Việt về mặt cấu trúc...
 
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
Luận văn thạc sĩ Đặc điểm du nhập của từ vay mượn gốc ấn âu trong tiếng Việt ...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành ngôn ngữ Nhật, HAY
 
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAYLuận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
Luận án: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, HAY
 
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng...
 
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CÁC TỔ HỢP CÚ TRONG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ (4 - ...
 
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdfCâu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
Câu cảm thán trong tiếng Việt.pdf
 
Doc hieu 1_engl1302
Doc hieu 1_engl1302Doc hieu 1_engl1302
Doc hieu 1_engl1302
 
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng ViệtNgữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Ngữ phá ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
 
Bài mẫu tiểu luận môn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Bài mẫu tiểu luận môn về kỹ năng giao tiếp của sinh viênBài mẫu tiểu luận môn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Bài mẫu tiểu luận môn về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
 
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng ViệtLuận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
Luận án: Từ ngữ tiếng Anh trên các phương tiện truyền thông tiếng Việt
 
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng ViệtLuận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
Luận án: Sự tình phát ngôn trong tiếng Anh, đối chiếu với tiếng Việt
 
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về dược phẩm, HAY
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về dược phẩm, HAYPháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về dược phẩm, HAY
Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về dược phẩm, HAY
 
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người ViệtTừ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
Từ ngữ xưng hô trong Phật giáo trong hệ thống của người Việt
 
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanhThương lượng và đàm phán trong kinh doanh
Thương lượng và đàm phán trong kinh doanh
 
Xh318
Xh318Xh318
Xh318
 
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đLuận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ---------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH V TIẾNG VI T LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG HỌC HUẾ - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ------------------------------- NGUYỄN THỊ MAI HOA H NH VI XIN PHÉP V HỒI ĐÁP TRONG TIẾNG ANH V TIẾNG VI T LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NG HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Hoàng Tất Thắng 2. PGS.TS Trương Viên HUẾ - 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN T C ệ ƣ ƣ T C U Nguy n Th Mai Hoa
  • 4. ii MỤC LỤC T i M c l c ii Danh m c các kí hiệu, các ch vi t tắt vii Danh m c các bảng, biểu viii U 1 CHƢƠ 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ S THU T 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên c u 8 1 1 1 ƣớc 8 1 1 2 T ƣớc 10 1.2. Lý thuy t hội thoại 14 1.2.1. Nh ng y u t trong c u trúc hội thoại 14 1.2.3. S kiện l i nói (Speech event) 17 1.3. Lý thuy t hành vi ngôn ng 18 1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ng 19 1.3.2. Phân loại hành vi ở l i 21 1.3.3. ều kiện sử d ng các hành vi ở l i 23 1.3.4. P ƣơ c th c hiện hành vi ở l i 25 1.3.5. H v v v 27 1.4. H v é v ồ 29 1.4.1. K ệ v ầ 30 1.4.2. K ệ v é 30 1.4.3. K ệ ồ 32 1.4 4 ề ệ ử d v é 34 1.4 5 q ệ v ầ v v é 36 1.5 ắ về ị v ể d ệ ộ ạ 38 1.6. Quan hệ liên cá nhân trong hội thoại 40
  • 5. iii 1.7. v q ệ v vă ó 40 1.8. T ể 41 CHƢƠ 2: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ P TRO T A H 43 2.1. K q ả ạ ú é v ồ A q vă ƣơ v ỏ d ễ DCT 43 2.1.1. K q ả ạ ú é q vă ƣơ và DCT 43 2.1.2. K q ả ạ ú ồ q vă ƣơ và DCT 45 2.2. C ƣơ c biểu hiện tr c ti p hành vi xin phép và hồi ng Anh 47 2.2.1. H v é - Hồ í 47 2.2.2. H v é - Hồ í 47 2.3. C ƣơ ể ệ v é v ồ A 49 2.3.1. H v é - Hồ í 50 2.3.2. Hành vi xin phép gián ti p - Hồ í c tr c ti p 50 2.3.3. H v é - Hồ í 53 2.3.4. H v é - Hồ 55 2.4. C é d q v é v ồ A 57 2.4.1. H v é v ồ é q ệ , ẹ - ( ƣ ) 62 2.4.2. H v é v ồ é q ệ ạ è 62 2.4.3. H v é v ồ é q ệ ầ - trò ( ƣ ƣ ) 63 2.4.4. H v é v ồ é q ệ 64
  • 6. iv ƣở - v ( ƣ ở) 2.5 T ể 67 CHƢƠ 3: HÀNH VI XIN PHÉP VÀ HỒ P TRO T V ỆT 69 3.1.1 K q ả ạ ú é v ồ V ệ q vă ƣơ và p ỏ d ễ DCT 69 3.1.1. K q ả ạ ú é q vă ƣơ và DCT 69 3 1 2 K q ả ạ v ồ V ệ q vă ƣơ và DCT 70 3.2. C ƣơ ể ệ v é v ồ V ệ 72 3 2 1 K ệ về v é v ồ 72 3 2 2 ặ ể về ƣơ ể ệ hành vi xin phép và ồ 73 3.2.3. H v é - Hồ í 73 3.2.4. H v é - Hồ í 78 3.2.5 H v é - Hồ 80 3.2.6. H v é - Hồ 84 3.3. Các p ƣơ ể ệ hành v é v ồ V ệ 86 3.3.1. H v é - Hồ í 86 3.3.2. H v é - Hồ í 87 3.3.3. H v é - Hồ í 88 3.3.4. H v é - Hồ í 88 3.4. C é d q v é v ồ V ệ 90 3.4.1. H v é v ồ é q ệ , ẹ - 90
  • 7. v ( ƣ ) 3.4.2. Hành vi é v ồ é q ệ ạ è 91 3.4.3. H v é v ồ é q ệ ầ - trò ( ƣ ƣ ) 92 3.4.4. H v é v ồ é q ệ ƣở - v ( ƣ ở) 93 3.5. T ể 94 CHƢƠ 4: SỰ TƢƠ Ồ VA KH C B ỆT CỦA HÀNH VI X PHÉP VÀ HỒ P TRO T A H VÀ T V ỆT 97 4.1 ể ƣơ ồ 97 4.1 1 S ặ ộ d v é v ồ A v V ệ 97 4.1 2 S ặ ĩ v é v ồ A v V ệ 100 4.1 3 S ặ d v é v ồ A v V ệ 102 4.2 ể ệ 103 4.2.1. S ặ ĩ v é v ồ A v V ệ 103 4.2.2. S ặ d v é v ồ A v V ệ 106 4.2.2.1. S ỉ ệ ử d ( ) ộ ừ ể ệ v é v ồ A v V ệ e ó ã ộ ừ DCT. 106 4.2.2.2 S ỉ ệ ử d ƣơ ệ v é v ồ v A v V ệ vớ q ệ ã ộ 111
  • 8. vi 4.3 H v é v ồ vớ é ị A v V ệ 116 4 3 1 H v é v ồ vớ é ị A 115 4 3 2 H v é v ồ vớ é ị V ệ 118 4 4 T ể 125 K T U 128 DA H ỤC C C CÔ TRÌ H CỦA T C CÓ Ê QUA U 134 TÀ ỆU THA KH O 135 PHỤ LỤC A PHỤ LỤC B PHỤ LỤC C PHỤ LỤC D
  • 9. vii DANH MỤC CÁC K HI U CH VIẾT T T Các chữ viết tắt trong tiếng Anh 1. NP1: Noun Phrase 1: c m danh từ th nh t 2. NP2: Noun Phrase 2: c m danh từ th hai 3. VP: Verb Phrase: c ộng từ 4 S: ƣ i nói 5 H: ƣ i nghe 6 S 1: ƣ ó v ộ ạ 7 S 2: ƣ ó v ộ ạ 8. DCT: Discourse Completation Task (Phi u câu hỏi diễn ngôn) 9 FTA : F e T e e A (H v e d a thể diện) Các chữ viết tắt trong tiếng Việt 10. HVNN: hành vi ngôn ng 11. CN: ch ng 12. BT V: ể v i 13. PNNV: phát ngôn ng vi 14 T V: ộ ừ v 15 HT: ộ ạ 16. TP: thành phần 17. SL: S ƣ ng
  • 10. viii DANH MỤC CÁC NG I U S TÊ B , B U TRANG 2.1a Bả ú é A q vă ƣơ và DCT 43 2.1a Tỉ ệ ú é A q vă ƣơ và DCT 44 2.1b Bả ú ồ A q vă ƣơ và DCT 45 2.1b Tỉ ệ ú ồ A q vă ƣơ và DCT 46 2.3 C ƣơ ể ệ v é v ồ A q vă ƣơ v DCT 61 2.4 Q ệ ã ộ vớ ƣơ ể ệ A q vă ƣơ 65 3.1a Bả ú é V ệ q vă ƣơ v DCT 69 3.1a Tỉ ệ ú é V ệ q vă ƣơ v DCT 70 3.1b Bả ú ồ V ệ q vă ƣơ v DCT 71 3.1b Tỉ ệ ú ồ V ệ q vă ƣơ v DCT 72 3.3 C ƣơ ể ệ v é v ồ 89
  • 11. ix V ệ q vă ƣơ v DCT 3.4 Q ệ ã ộ vớ ƣơ ể ệ V ệ q vă ƣơ 94 4.1 ộ d v ƣơ ệ ừ v dù ể é v ồ A v V ệ 98 4.2 S ỉ ệ ử d ( ) ộ ừ ể ệ v é v ồ A v V ệ e ó ã ộ ừ DCT 111 4.2 S ỉ ệ ƣơ ể ệ v é v ồ A v V ệ 115
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại với xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp là vô cùng quan trọng. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp đối với mỗi dân tộc lại có sự khác biệt. Điều đó đã góp phần tạo nên những nét đặc trưng trong văn hóa ứng xử cũng như bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong giao tiếp, con người thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy được thể hiện hết sức đa dạng nhưng đều được gọi chung là các hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của chúng ta, bất cứ hành vi ngôn ngữ nào cũng được thực hiện với mục đích của người nói trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn, với một lời hứa, mục đích của người nói là biết cách tạo ra một sự bắt buộc để thực hiện hành vi đó như là một lời hứa. Với hành vi xin phép, khi thực hiện hành vi này người nói mong muốn được thực hiện với sự hồi đáp tích cực của người nghe hoặc người nghe sẽ thực hiện hành vi cho phép sau khi người nói thực hiện hành vi xin phép. Hành vi xin phép và hành vi hồi đáp là một trong những cặp hành vi lời nói phổ biến trong tiếng Việt cũng như ở trên thế giới. Theo Searle (1976), hành vi xin phép và hồi đáp nằm trong lớp hành vi lời nói khuyến lệnh (directive), mục đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn xin phép là nhận được sự hồi đáp tích cực (hay cho phép) của người nghe đối với các phát ngôn xin phép đó. Chúng ta có thể gặp rất nhiều các phát ngôn xin phép và hồi đáp được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Tùy vào mục đích, dụng ý và địa vị xã hội của người nói và người nghe mà các phát ngôn xin phép và hồi đáp được thể hiện theo hai phương thức trực tiếp và gián tiếp với nhiều dạng thức khác nhau như là cấu trúc mệnh lệnh, nghi vấn Can I…? Could I…? May I…? Would you mind…? Do you mind…? sử dụng các động từ ngữ vi như permit, allow, let trong tiếng Anh và xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho, để, hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể trong tiếng Việt.
  • 13. 2 Hai loại hành vi này luôn đi cùng với nhau, cùng tồn tại và xuất hiện song hành trong các hội thoại hay phát ngôn lời nói. Tuy nhiên, theo Brown và Levison (1987) khi bàn về lý thuyết lịch sự (politeness theory), hai ông cho rằng loại hành vi lời nói này có thể đe dọa thể diện của người nói trong những trường hợp người nghe đưa ra các hồi đáp tiêu cực, vì việc chuyển di ngữ dụng trong hành vi xin phép và hồi đáp sẽ dẫn đến nhiều cuộc hội thoại không thành công trong giao tiếp ngôn ngữ giữa những người ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Việc nghiên cứu bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp, cấu trúc và phương tiện thể hiện, các tác nhân quyết định hiệu quả của hành vi xin phép và hồi đáp, nét đặc trưng văn hóa của người Mỹ và người Việt Nam biểu lộ qua hành vi xin phép và hồi đáp, những nét riêng của việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội… là một vấn đề cần thiết có thể cho thấy những nét tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ, về tính lịch sự, về cách ứng xử văn hóa và cách thức tư duy thể hiện trong hành động ngôn từ của cả hai dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách hệ thống và toàn diện. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án của chúng tôi hướng đến mục đích góp phần minh chứ ng cho lí thuyết của Ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ , góp phần làm phong phú thêm lí thuyết về mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa ; làm rõ bản chất của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt từ góc nhìn Ngữ dụng học. Luận án đặt cho mình mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 3.1. Khảo sát hành vi xin phép và hồi đáp trên cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt. 3.2. Tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt trong cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của những phát ngôn dùng để thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt.
  • 14. 3 3.3. Phân tích ảnh hưởng của phép lịch sự đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ gốc và tiếng Việt làm ngôn ngữ đích, chủ yếu được nghiên cứu theo các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp qui nạp: Phương pháp này được thực hiện thông quá việc thu thập tư liệu về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó đi đến khái quát hóa các chiến lược với những biểu hiện cụ thể của chúng. 4.2. Phương pháp phân tích, miêu tả: Hành vi xin phép và hồi đáp là một cặp thoại nên thường hay xuất hiện trong các tình huống giao tiếp cụ thể với các nhân tố được sử dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội thoại, nội dung hội thoại...). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện thực ngoài hội thoại (yếu tố xã hội, văn hoá...) khi phân tích chức năng hay lí giải sự hành chức của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu song song: Chúng tôi dựa trên các kết quả đã phân tích và miêu tả để đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt đối với hành vi xin phép và hồi đáp trong cả hai ngôn ngữ Anh và Việt trên bình diện cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Sử dụng ba phương pháp nghiên cứ u nói trên, luâ ̣n án đồng thời tiến hành một số thủ pháp nghiên cứ u sau: - Thống kê phân loại: Tất cả các phát ngôn xin phép và hồi đáp sau khi thu thập đều được tác giả phân loại và xử lý bằng phương pháp thủ công, định dạng và phân loại theo các nhóm, các phương thức biểu hiện khác nhau. - Phân tích và hệ thống hóa: được sử dụng trong phân tích ngữ liê ̣u , số liê ̣u để khái quát những đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của hành vi xin phép và hồi đáp. Tóm lại, phương pháp qui nạp, miêu tả, thống kê phân loại và so sánh đối chiếu là các phương pháp chủ đạo xuyên suốt đề tài luận án.
  • 15. 4 5. Phạm vi nghiên cứu Theo Eva Ogiermann (2009) hiện nay trên thế giới có 3 hướng nghiên cứu chính về hành vi lời nói sau: 1. Thông qua văn chương và báo chí. 2. Thông qua khối liệu (corpus) 3. Thông qua phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) Luâ ̣n án xác đ ịnh sử dụng ngữ liê ̣u thu thâ ̣p đư ợc từ các nguồn sau là đối tượng nghiên cứu chính: - Các tác phẩm văn học, truyện ngắn Viê ̣t Nam thời kỳ trung đại và cận đại. - Các tác phẩm, truyện ngắn tiếng Anh, song ngữ Anh - Việt. - Một số bộphim truyền hình Việt Nam, phim Mỹ. - Hội thoa ̣i trong giao tiếp hàng ngày dựa trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT. Như vậy, luận án đã xác định sử dụng hướng nghiên cứu 1 theo Eva Ogiermann là hướng nghiên cứu chính. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng hướng nghiên cứu 3, sử dụng các tình huống hội thoại trên phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT, các kết quả thu được từ việc xử lý phiếu điều tra sẽ làm sáng tỏ thêm những kết luận trong quá trình phân tích và nghiên cứu ngữ liệu, làm cho luận án có tính xác thực và có độ tin cậy cao. Tóm lại, theo hai hướng nghiên cứu 1 và 3, phạm vi nghiên cứu của luận án sẽ là 970 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Anh và 1000 hành vi xin phép và hồi đáp bằng tiếng Việt. Phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT được thiết kế với 9 tình huống trong 3 môi trường xã hội và 4 quan hệ xã hội khác nhau để đảm bảo tính khách quan: môi trường công sở giữa thủ trưởng - nhân viên, quan hệ bạn bè/ đồng nghiệp, môi trường trường học giữa thầy - trò, giữa bạn bè và gia đình giữa bố, mẹ - con cái, mỗi tình huống sẽ có 2 hồi đáp tích cực và tiêu cực. Mỗi tình huống phải thể hiện được tình trạng xã hội, khoảng cách xã hội giữa các nghiệm thể khi thực hiện hành vi xin phép và hồi đáp. Phiếu câu hỏi sẽ được phát trực tiếp cho 40 nghiệm thể Việt là các sinh viên tiếng Anh của trường Đại học Quảng Bình, với các
  • 16. 5 nghiệm thể là sinh viên của trường Đại học Southern Mississippi ở Mỹ, chúng tôi phải nhờ trực tiếp một bạn sinh viên Việt Nam đang học tại trường này trực tiếp phát phiếu điều tra cho các bạn sinh viên Mỹ, sau đó chụp ảnh các bản thu được sau khi khảo sát và gửi email về Việt Nam. Việc sử dụng các tình huống lựa chọn ngẫu nhiên trong nghiên cứu của luận án có thể không phản ánh hết đặc điểm xã hội, các quan hệ xã hội của các nhóm tiêu chuẩn trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, với mục tiêu xem xét việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt của các nhóm xã hội hiện nay, những thông tin, số liệu thu thập được từ phiếu câu hỏi diễn ngôn DCT cũng phần nào phản ánh được những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp của các nhóm xã hội hiện nay trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Bố cục của luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục gồm 4 chương. Phần Mở đầu là một phần giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ nội dung của luận án, có tính định hướng, quy định và chỉ ra những công việc cụ thể mà luận án phải giải quyết, những mục đích đạt được sau kết quả nghiên cứu, góp phần khẳng định thêm những giá trị về mặt lý thuyết và những ứng dụng thực tiễn của luận án trong tương lai. Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết, khái quát các vấn đề có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, lý thuyết hành vi ngôn ngữ, hành vi xin phép, hành vi hồi đáp, lý thuyết hội thoa ̣i và l ý thuyết về mối quan hê ̣giữa ngôn ngữ và văn hóa. Chương 2: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh, miêu tả, phân tích khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Anh trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác
  • 17. 6 của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 3: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Việt, miêu tả và khái quát các đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng, các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp của hành vi xin phép và cách thức hồi đáp trong tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng, những yếu tố chi phối các hành vi xin phép và hồi đáp như lịch sự, thể diện, mối quan hệ liên cá nhân, vị thế xã hội, nghề nghiêp, tuổi tác của các vai giao tiếp trong hội thoại. Chương 4: Sự tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này trình bày những điểm tương đồng và những nét khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bề mặt cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng. Thông qua ngữ liệu văn chương và phiếu câu hỏi diễn ngôn, rút ra những kết luận về một số khuôn mẫu của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Chương này cũng phân tích nguyên lí lịch sự, cách ứng xử văn hóa, phong tục tập quán, sự phân tầng về vị thế, tuổi tác, nghề nghiệp trong xã hội được thể hiện trong hành vi xin phép và hồi đáp của người Mỹ và người Việt. Phần Kết luận rút ra những vấn đề mang tính khái quát về các kết quả đã nghiên cứu của luận án về các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, đề xuất những ứng dụng khả thi từ những kết quả mà luận án đem lại trong phạm vi lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học, đồng thời cũng đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo mang tính chuyên sâu về các loại hành vi ngôn ngữ trong sự so sánh, đối chiếu ở hai ngôn ngữ. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa khoa học 1. Luận án góp phần làm rõ những tương đồng và khác biệt của hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt ở cả hai mặt hình thức tổ chức và ngữ nghĩa-ngữ dụng. 2. Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu theo một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ, hiện đại khi so sánh những điểm tương đồng và khác biệt của đối
  • 18. 7 tượng này trong tiếng Anh và tiếng Việt xét về mặt ngữ dụng học. Kế thừa các nghiên cứu của các tác giả đi trước như Soehartono & Sianne, Hisae Niki & Hiroko Tajika của Nhật Bản, Lê Thị Thu Lê, Đào Nguyên Phúc của Việt Nam, luận án là sự tiếp nối các nghiên cứu trước đây về hành vi xin phép theo hướng mở rộng của các tác giả này, góp thêm một góc sáng cho bức tranh toàn cảnh về các đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ dụng của các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của luận án có những giá trị thực tiễn nhất định trong việc lý giải các cách sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hiệu quả. 1. Việc so sánh đối chiếu một hành vi ngôn ngữ (hành vi xin phép) trong hai thứ tiếng Anh và Việt có nguồn gốc ngôn ngữ và loại hình ngôn ngữ khác nhau cung cấp những chứng cứ và góp phần đưa ra những giả định về tính phổ quát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp. 2. Việc nghiên cứu hành vi xin phép và hồi đáp gắn với các yếu tố văn hóa và xã hội có thể được mở rộng để nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác qua đó góp phần nghiên cứu văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. 3. Những kết quả đạt được của luận án cho phép đưa ra những chỉ dẫn trong việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp trong giao tiếp một cách có hiệu quả, ngoài ra các kết quả đó sẽ là những tham khảo có ích được sử dụng trong giảng dạy ngoại ngữ; tiếng Anh cho người Việt Nam và tiếng Việt cho người nước ngoài, đặc biệt là trong các giao tiếp ngôn ngữ xã hội.
  • 19. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Ngoài nƣớc Vào đầu những năm 1960, cùng với sự xuất hiện của lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory) do J.L. Austin và J.Searle khởi xướng, ngữ dụng học bắt đầu bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ, giải đáp và khám phá rất nhiều những địa hạt mới mẻ của ngôn ngữ học. Từ đây, ngôn ngữ học đã được mở rộng phạm vi quan tâm, bao quát đến từng lời nói cụ thể, từng giao tiếp cụ thể của con người. Người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ là Austin (1962) với công trình nghiên cứu "How to do things with words". Trong thời gian đó, Austin cho rằng, các nhà lôgic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm (còn gọi là khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả...) và xem chúng là đối tượng cơ bản để nghiên cứu. Austin đề nghị chia câu thành hai loại: câu tường thuật (constative) và câu ngôn hành. Câu tường thuật là câu nêu nhận định, còn câu ngôn hành là phát ngôn mà khi nói ra chúng, người nói đồng thời làm một điều gì đó hơn là nêu nhận định về một điều gì đó. Chẳng hạn với các câu: (1) Con xin phép thầy mẹ cho con ra ga ngay. [119, 43] (2) Con thề với bố là ông ấy không hề lấy một xu nào của công ty. [39, 58] chúng ta thấy người nói chẳng đưa ra một nhận định nào cả mà đơn giản là đang thực hiện các hành vi “xin phép”và “thề”. J.L. Austin cho rằng những câu này được người nói phát ngôn ra với mục đích thực hiện một hành vi nào đó như mời, hứa, khuyên, ra lệnh, xin phép, xin lỗi... Như vậy, nhờ phân biệt được phát ngôn tường thuật, miêu tả và phát ngôn ngôn hành, nhà triết học người Anh này đã phát hiện ra bản chất hành vi của ngôn ngữ. Cũng như J.L Austin và các tác giả khác, J.R Searle (1969) đã tiến hành phân loại các động từ ngôn hành và chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.L
  • 20. 9 Austin (1962) vì ông cho rằng J.L Austin không định ra các tiêu chí phân loại, do đó kết quả phân loại có khi giẫm đạp lên nhau. J.R Searle (1969) cho rằng “trước hết là phải phân loại các hành động ngôn từ chứ không phải phân loại các động từ gọi tên chúng và nếu xác lập được một hệ tiêu chí thích hợp với các hành động ngôn từ thì có thể lý giải được tình trạng giẫm đạp lên nhau của các phạm trù theo cách phân chia của J.L Austin” [79,123]. Searle đã đưa ra 12 tiêu chí, trong đó 4 tiêu chí quan trọng nhất là: 1. Đích tại lời (illocutionary point); 2. Hướng khớp ghép lời – hiện thực (direction of fit); 3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện; 4. Nội dung mệnh đề; Căn cứ vào 4 tiêu chí này và một số các tiêu chí khác, Searle đã phân loại các hành vi ở lời thành 5 lớp lớn: Tái hiê ̣n (Representatives), Điều khiển (Directives), Kết ước (Commissives), Biểu lộ (Expressives), Xác tín (Assertives). Trong đó, hành vi xin phép được xếp vào nhóm điều khiển, một nhóm bao gồm các hành vi như ra lệnh, yêu cầu, hỏi, xin phép, cho phép. Nói chung các nhà nghiên cứu ngoài nước đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của hành vi ngôn ngữ với tư cách là một trong những vấn đề chính và cốt lõi của Ngữ dụng học hiện đại. Đề cập đến số lượng các loại chức năng ngôn ngữ thường gặp, Soehartono & Sianne [80, 35] cho rằng:“Có bốn loại chức năng ngôn ngữ chưa bao giờ gặp trong các phát ngôn xin phép trong trường hợp giáo viên có địa vị xã hội cao hơn”. Các chức năng đó là: 1. Đề nghị một chuỗi các hoạt động. 2. Yêu cầu ai làm gì. 3. Khuyên ai làm gì. 4. Hướng dẫn ai làm gì. Bằng cách phân tích các dữ liệu, Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi
  • 21. 10 xin phép được theo sau bởi chức năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[80,133]. Hisae Niki của trường Đại học Meikai, Chiba và Hiroko Tajika của trường Đại học Tsudo, Tokyo Nhật Bản (1994) trong “Asking for permission vs making requests: strategies chosen by Japanese speakers of English” đã phân tích hành vi xin phép và hành vi yêu cầu dựa trên hai động từ cụ thể “borrow” và “lend” theo các tiêu chí như khoảng cách xã hội, địa vị xã hội giữa người nói và người nghe. Kết quả thu được từ việc khảo sát phiếu câu hỏi diễn ngôn (DCT) với cấu trúc Can I borow…? và Could I borrow…? khi thực hiện các hành vi xin phép và Can you lend...? và Could you lend...? khi thực hiện hành vi yêu cầu cho thấy người bản ngữ thích sử dụng các cấu trúc xin phép trong khi người Nhật có xu hướng sử dụng hành vi yêu cầu trong mọi tình huống. “Nghiên cứu này chỉ mới chỉ dừng lại ở quan hệ giao tiếp là các thành viên trong gia đình, do đó, hạn chế của đề tài này là chưa khảo sát được các hành vi xin phép trong nhiều mối quan hệ xã hội ở những môi trường giao tiếp khác nhau để có những kết luận mang tính chính xác, khách quan và thực tế hơn về cách sử dụng hành vi xin phép và yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Nhật”. (Tajika & Niki, 1991; Niki, 1993) Tóm lại, một số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới đã quan tâm đến việc nghiên cứu đề tài hành vi xin phép theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đề tài về hành vi xin phép và hồi đáp chưa được nhà nghiên cứu nào đề cập và nghiên cứu chúng như là một cặp hành vi ngôn ngữ và có sự so sánh đối chiếu với ngôn ngữ khác. 1.1.2. Trong nƣớc Ở Việt Nam, hành vi ngôn ngữ đã và đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Việt ngữ. Trong số đó phải kể đến một số công trình nghiên cứu của những nhà khoa học có tên tuổi như Cao Xuân Hạo (1991) với công trình “Tiếng Việt Sơ thảo ngữ pháp chức năng” đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (1993) trong “Đại cương ngôn ngữ học” (viết chung với Bùi Minh Toán), Ngữ dụng học
  • 22. 11 Tập 2, đã đưa ra khái niệm hành vi ngôn ngữ, phân biệt biểu thức ngữ vi và động từ ngữ vi, và nêu một số dấu hiệu ngữ dụng đánh dấu lực tại lời của các hành vi ngôn ngữ. Nguyễn Đức Dân (1998) với công trình “Ngữ dụng học” đã nêu những cơ sở lí thuyết căn bản về ngữ dụng học trong đó có hành vi ngôn ngữ. Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong cuốn “Dụng học Việt ngữ” đã trình bày những vấn đề Ngữ dụng học ứng dụng vào nghiên cứu tiếng Việt. Nguyễn Văn Hiệp (2008) trong cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp” khi trình bày về nghĩa mục đích phát ngôn (một trong bốn cơ sở ngữ nghĩa của việc phân tích và miêu tả cú pháp câu tiếng Việt: nghĩa miêu tả, nghĩa tình thái, nghĩa chủ đề, nghĩa mục đích phát ngôn) đã nêu khái quát lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin, phân loại hành vi ngôn ngữ , và đặc biệt tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa đánh dấu mục đích phát ngôn và đánh dấu kiểu câu, vai trò của các tiểu từ tình thái tiếng Việt trong việc hình thành hiệu lực ở lời của phát ngôn. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã vận dụng lý thuyết về hành vi ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học thế giới để nghiên cứu đặc điểm, bản chất và cách vận hành của các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt. Nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ như một sự kiện lời nói trong tương tác hội thoại cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và có rất nhiều các công trình nghiên cứu. Trong số đó phải kể đến “Cặp thoại thỉnh cầu (xin) trong sự kiện lời nói thỉnh cầu” (Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Vân Anh 2001); Lữ Thị Trà Giang (2008) với đề tài luận văn Thạc sĩ “Ngữ nghĩa - ngữ dụng của vị từ ngôn hành tiếng Việt” đã bàn về các loại động từ ngôn hành và cách sử dụng của chúng trong tiếng Việt. Luận án tiến sĩ năm 2013 của Nguyễn Thị Thu Nga nghiên cứu về “Hành vi ngôn ngữ Thề trong tiếng Việt”. Nhìn chung, các nghiên cứu của các tác giả này là những nghiên cứu để tiến tới xây dựng khái niệm về một hành vi ngôn ngữ cụ thể, các cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa của biểu thức ngữ vi tường minh của hành vi ngôn ngữ đó, xác định cấu trúc đặc thù của từng sự kiện lời nói với các tham thoại dẫn nhập, tham thoại hồi đáp, bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự thể hiện hành vi ngôn ngữ được
  • 23. 12 nghiên cứu. Nghiên cứu so sánh đối chiếu phương tiện thể hiện hành vi ngôn ngữ giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác có rất nhiều công trình tiêu biểu như: “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mĩ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Nguyễn Văn Quang 1998); “Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh, liên hệ tiếng Việt” (Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Trần Chi Mai 2004); Nguyễn Văn Lập (2005), “Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ” (so sánh với tiếng Anh), (Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. Hồ Chí Minh); Siriwong Hongsawan (2010) "Nghiên cứu đối chiếu hành vi bác bỏ trong tiếng Thái và tiếng Việt", Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học (đã được công bố thành sách), Trường Đa ̣i học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Hà Nội. Trong các công trình này, các tác giả chủ yếu miêu tả và phân tích sự khác biệt về phương tiện và cách thức biểu thị hành vi ngôn ngữ giữa tiếng Việt và một ngôn ngữ khác , bước đầu lí giải sự khác biệt đó từ góc độ văn hóa . Luận án Tiến sĩ của Đào Nguyên Phúc (2007) “Lịch sự trong đoạn thoại xin phép của tiếng Việt” đã đi sâu tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt nhất là đặc trưng ngôn ngữ của “Sự kiện lời nói xin phép” qua cách miêu tả và phân loại các dạng thức khác nhau của việc sử dụng sự kiện lời nói xin phép và các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt. Mục đích của công trình nghiên cứu là tìm hiểu bản chất của sự kiện lời nói xin phép trong tiếng Việt trên bình diện dụng học, làm sáng tỏ được đặc điểm cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói chung và đặc điểm của các thành tố trong cấu trúc của đoạn thoại xin phép nói riêng, đồng thời tìm hiểu các chiến lược lịch sự trong giao tiếp khi sử dụng hành vi ngôn ngữ xin phép. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới dừng lại ở đối tượng nghiên cứu là tiếng Việt, mà không có được sự so sánh với một ngôn ngữ nào khác và nghiên cứu của tác giả cũng không đề cập đến hành vi hồi đáp, là một phần không thể thiếu được khi nghiên cứu về hành vi xin phép để công trình nghiên cứu trở nên có chiều sâu và có giá trị hơn. Lê Thị Thu Lê (2010) trong luận văn thạc sĩ “Asking and giving permission in Vietnamese and English, a contrastive
  • 24. 13 analysis” đã đề cập đến một số động từ tình thái trong tiếng Anh dùng để thực hiện hành vi xin phép như can, could, may. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới liệt kê được các cấu trúc ngữ nghĩa thường hay dùng khi thực hiện các hành vi xin phép trong tiếng Anh như Can I…?, Could I…?, May I…? và các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt như có thể…được không? Tác giả chưa đi sâu tìm hiểu các cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ dụng của hành vi xin phép trong tiếng Việt, việc nghiên cứu về hành vi xin phép trong tiếng Việt của tác giả chỉ mới dừng lại ở cách sử dụng động từ ngữ vi “xin phép”, song mới chỉ là những phác thảo mang tính sơ lược, chung chung, chưa đưa ra được những cấu trúc xin phép trên bình diện ngữ nghĩa, ngữ dụng, chưa có sự tổng hợp, phân tích mang tính định tính, định lượng. Bên cạnh đó, hành vi hồi đáp không được tác giả đề cập đến trong công trình nghiên cứu, do đó hành vi hồi đáp chưa được tác giả phân tích, đối chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện ngữ nghĩa và ngữ dụng. Các tác giả khác nghiên cứu chuyên sâu về hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp có ảnh hưởng đến lịch sự và các yếu tố văn hóa có thể kể đến là: Lê Thị Kim Đính (2006) với luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt” đã nêu ra được các yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ lịch sự trong lời nói như vai giao tiếp, các phương châm lịch sự, thể diện với lịch sự, các chiến lược lịch sự và mối tương quan giữa lịch sự và văn hóa. Nguyễn Thị Thành (1995) với luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn "Nghi thức lời nói tiếng Việt hiện đại qua các phát ngôn: Chào, Cám ơn, Xin lỗi"; Nguyễn Thị Lương (2006) đã có những nghiên cứu lý thú liên quan đến nền văn hóa của người Việt qua đề tài “Lời chào gián tiếp của người Việt với phép lịch sự”; Vũ Thị Thanh Hương (1999) đã nghiên cứu phép lịch sự hiện đại của người Việt qua phương pháp phỏng vấn và điều tra ngôn ngữ với đề tài "Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt". Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ với sự đóng góp của nhiều nhà ngôn ngữ học giống như một bức tranh toàn cảnh đã khá phong phú, đa dạng song vẫn cần những nghiên cứu mang tính ứ ng dụng . Bởi số lượng hành vi ngôn ngữ của con
  • 25. 14 người nói chung là cực kì phong phú, và trong mỗi ngôn ngữ cụ thể, sự biểu hiện lại càng đa dạng, tinh tế mang đặc trưng văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng ngôn ngữ. Như vậy, các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước cũng đã nghiên cứu về hành vi xin phép theo những hướng nghiên cứu khác nhau và ở mỗi nghiên cứu đều tồn tại những vấn đề chưa được giải quyết. Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu đạt được của Soehartono & Sianne, Hisae Niki, Hiroko Tajika, Đào Nguyên Phúc và Lê Thị Thu Lê, thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các phương thức biểu hiện trực tiếp và gián tiếp hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt, so sánh những điểm tương đồng và dị biệt mang tính chuyên sâu về hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt để có được cái nhìn toàn cảnh về loại hành vi ngôn ngữ này xét trên bình diện dụng học và văn hóa. 1.2. Lý thuyết hội thoại Nhiệm vụ của luận án là nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, việc nghiên cứu các hành vi xin phép và hồi đáp phải đặt trong các cấu trúc hội thoại; tức là phải có các nhân vật tham gia trong một cuộc thoại, người nói (Sp1) thực hiện hành vi xin phép và người nghe (Sp2) hồi đáp lại hành vi xin phép của Sp1. Hội thoại là hoạt động cơ bản thường xuyên, phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ. Lý thuyết hội thoại bao gồm nhiều vấn đề, ở đây luận án chỉ trình bày một số vấn đề về lý thuyết hội thoại có liên quan đến việc triển khai đề tài. 1.2.1. Những yếu tố trong cấu trú c hội thoại 1. Cuộc thoại Cuộc thoa ̣i là một lần trao đổi , nói chuyện giữa cá nhân trong hoàn cảnh xã hô ̣i nào đó. Trong cuộc thoa ̣i, các nhân vật tham gia đều luân phiên trao đổi lượt lời với nhau. Cuộc thoại hay còn gọi là cuộc tương tác (interaction) là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Để xác định cuộc thoại, phải có một số nhân tố như: nhân vật, sự thống nhất về thời gian và địa điểm diễn ra hội thoại, sự thống nhất
  • 26. 15 về chủ đề. Tiêu chí để xác định ranh giới cuộc thoại thông thường trên bề mặt hình thức, có phần mở thoại, thân thoại, kết thoại. 2. Đoạn thoại Đoạn thoại là một đoạn của cặp thoại do một hoặc một số cặp thoại liên kết với nhau về đề tài và về đích có tính hoàn chỉnh bộ phận để có thể cùng các đoạn thoại khác làm cho cuộc thoại thành công (đạt được đích). Như vậy, “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao - đáp liên kết chặt chẽ về ý nghĩa và mục đích sử dụng” [28, 229] Trong tham thoại, nhiều khi việc phân định ranh giới giữa đoạn thoại và cuộc thoại không rõ ràng, khó phân biệt, đôi khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán. Một cuộc thoại có cấu trúc tổng quát là: đoạn mở thoại, tham thoại, kết thoại. Đoạn thân thoại liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp là cặp trao - đáp có chứa phát ngôn xin phép và hồi đáp. 3. Cặp thoại Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên và có liên quan đến hành vi xin phép và hồi đáp trong lí thuyết hội thoại. Nguyễn Đức Dân (2000) cho rằng “Các cặp thoại không phải được nói ra một cách ngẫu nhiên, tùy tiện. Chúng được tổ chức, thực hiện theo một quy cách chặt chẽ, tuân theo những quy tắc chi phối hội thoại, việc gì dẫn tới việc gì, ai nói và sẽ nói khi nào… Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai. Khi nói một điều, người ta dự đoán, chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra. Sau khi thực hiện một hành vi ngôn ngữ, người ta chờ đợi một hành vi ngôn ngữ đáp ứng. Sau một nội dung mệnh đề người ta chờ đợi một nội dung mệnh đề. Nghĩa là hai lượt lời có quan hệ mật thiết với nhau. Như chúng ta sẽ thấy quan hệ này phản ánh sự tác động của hiệu lực tại lời của hành vi ngôn ngữ ở lượt lời thứ nhất lên lượt lời thứ hai.” [7, 96]. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta có rất nhiều cặp tương thích như chào/ chào, cầu khiến/ nhận lời hoặc từ chối, hỏi/ trả lời, xin phép/ cho phép hoặc không cho phép.
  • 27. 16 4. Tham thoại Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu (2010), “Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định và một lượt lời có thể gồm nhiều tham thoại mà cũng có thể nhỏ hơn tham thoại” [4, 316]. Như vậy, lượt lời và tham thoại là hai khái niệm khác biệt. Việc nhận diện lượt lời nhiều khi mang tính trực giác còn sự nhận diện tham thoại thì phải căn cứ vào yếu tố nội dung. Lượt lời và tham tho ại là hai khái niệm đươc các nhà nghiên cứu quan niệm khác nhau. Nguyễn Đức Dân (1998) không phân biệt lượt lời và tham thoại. Ông cho rằng “Đơn vị cơ bản của hội thoại là lượt lời” và “Trong một cặp thoại, lượt lời thứ nhất có chức năng định hướng cho lượt lời thứ hai” [7, 320]. Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" [13, 66] cho rằng “tham thoại” là khái niệm chỉ người nói và người nghe - những người tham gia vào cuộc hội thoại. 5. Lượt lời Giao tiếp hội thoại là hoạt động cơ bản, phổ biến và không thể thiếu được của ngôn ngữ. Thuật ngữ hội thoại (conversation) xuất phát từ một từ tiếng Pháp cổ có cùng cách phát âm, cùng nghĩa “manner of conducting of oneself in the word” Khi chúng ta thực hiện một hội thoại với người khác, chúng ta đang lắng nghe và trao đổi thông tin theo lượt lời (turn to talk). Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" khẳng định "Lượt lời một hình thức hoạt động xã hội bị chi phối bởi một hệ thống những quy ước đối với việc giành lời, giữ lời và nhường lời mà mọi thành viên trong xã hội đều biết.” [13, 66] Đỗ Hữu Châu (2010) trong "Đại cương Ngôn ngữ học tập II" quan niệm về lượt lời như sau: "Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at talk).” [4, 311] Như vậy, lượt lời thể hiện sự tương tác qua lại trong hội thoại. Trong cuộc
  • 28. 17 thoại người nói sẽ luân phiên nhau. Vai nói thường xuyên thay đổi và lượt lời thứ nhất có định hướng cho lượt lời thứ hai. Hai lượt lời có quan hệ chặt chẽ, liên kết mật thiết tạo thành cặp thoại. Lượt lời chứa các hành vi, trong đó có hành vi xin phép và hồi đáp. 1.2.3. Sự kiện lời nói (Speech event) Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự kiện lời nói. Trong luận án này, chúng tôi quan niệm rằng một sự kiện lời nói là một hoạt động, trong đó có những người tham gia (người giao tiếp) dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm đạt được mục đích nào đó. Một sự kiện lời nói được tạo ra bởi một cặp thoại trung tâm, trong cặp thoại đó đích của hành động ở lời dẫn nhập quyết định đích của hành động lời nói chứa nó. Tên gọi của hành động ở lời dẫn nhập của cặp thoại trung tâm cũng là tên gọi của sự kiện lời nói đó. Như vậy, sự kiện lời nói là một cấu trúc bộ phận của cuộc thoại, đặc trưng bởi hành vi chủ hướng của tham thoại, chủ hướng trong cặp thoại và chủ hướng của sự kiện lời nói đó. Từ cơ sở lập luận đó, có thể thấy rằng sự kiện lời nói xin phép được tạo ra bởi một cặp thoại trung tâm, có đích ở lời là xin phép. Có thể minh họa các yếu tố trong cấu trúc hội thoại qua một cuộc thoại sau đây: (3) Sam: (1) Anna? Have you got a minute? Can I have a word? (Sam:Anna? Cậu rãnh không? Mình có thể nói chuyện với cậu không?) Anna: (2) Yes, what is it? (Anna: Có chuyện gì vậy?) Sam: (3) You know my father is having a problem with his leg and he can't walk. Well, he needs to go into hospital next week, and I was wondering if I could have a day off. Sam: Cậu biết không bố mình đang có vấn đề với đôi chân của ông ấy và ông ấy không thể đi được. Vâng, ông ấy cần đi bệnh viện vào tuần tới, và mình tự hỏi liệu mình có thể nghỉ làm một ngày không.)
  • 29. 18 Anna: (4) Well, it's not convenient time at the moment. We're very busy. (Anna: Vâng, thật là không phù hợp vảo thời điểm này. Chúng ta đang rất bận.) Sam: (5) I know we are busy, but he won't be able to get to the hospital if I don't take him. (Sam: Mình biết chúng ta rất bận, nhưng ông ấy không thể tự đến bệnh viện nếu mình không dẫn ông ấy đi.) Anna: (6) Well, if that's case then you must take him, of course. (Anna: Vâng, dĩ nhiên là trong trường hợp này cậu có thể đưa ông ấy đi.) Sam: (7) That's very kind. Thank you very much. I'm very grateful. [99, 27] (Sam: Cậu thật là tốt bụng. Cám ơn cậu rất nhiều. Mình rất biết ơn cậu.) Cuộc thoại trên gồm có 7 lượt lời và 6 cặp thoại. Cặp thoại thứ nhất gồm tham thoại dẫn nhập (1) có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (2) có hành vi chủ hướng là trả lời. Tham thoại hồi đáp (2) lại trở thành tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại thứ hai có hành vi chủ hướng là hỏi, tham thoại hồi đáp (3) có hành vi chủ hướng là trả lời “You know my father is having a problem with his leg and he can't walk” và xin phép “I was wondering if I could have a day off”. Tham thoại hồi đáp (3) đồng thời cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại thứ ba mà tham thoại hồi đáp (4) có hành vi chủ hướng là giải thích. Tham thoại hồi đáp (4) cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại bốn mà tham thoại hồi đáp (5) có hành vi chủ hướng là giải thích, đưa ra lý do “he won't be able to get to the hospital if I don't take him”. Tham thoại hồi đáp (5) cũng đồng thời là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại năm mà tham thoại hồi đáp (6) có hành vi chủ hướng là đồng ý. Tham thoại hồi đáp (6) cũng là tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại (6) có tham thoại hồi đáp (7) có hành vi chủ hướng là cám ơn. Các lượt lời (2), (4), (6), (7) là các hồi đáp tích cực, lượt lời (4) là hồi đáp tiêu cực. 1.3. Lý thuyết hành vi ngôn ngữ 1.3.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ Với công trình nghiên cứu “How to do thing with words” ra đời vào năm 1962, J. Austin đã người đầu tiên đưa ra lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Ông cho
  • 30. 19 rằng để thực hiện một hành vi ngôn ngữ thì việc nói ra điều gì đó phải đi với việc làm một điều gì đó, tức phải tác động một điều gì đó vào thực tế. Các nhà Ngôn ngữ học trên thế giới cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hành vi ngôn ngữ. Theo quan điểm của Vanderveken (1990) trong “Meaning and Speech Acts”, hành vi ngôn ngữ là “By uttering sentences in the contexts of use of natural languages, speakers attempt to perform illocutionary acts such as statements, questions, declarations, requests, promises, apologies, orders, offers and refusals.” [16, 7] tạm dịch là " bằng cách phát ngôn các câu trong các ngôn ngữ tự nhiên, người nói cố gắng để thực hiện các hành vi ở lời như câu tường thuật, câu hỏi, câu tuyên bố, câu yêu cầu, câu mệnh lệnh, hứa, xin lỗi, cho tặng và từ chối." Theo "Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học" của Nguyễn Như Ý (1998), thuật ngữ hành vi ngôn ngữ được hiểu là “Một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện trong những điều kiện nhất định được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói, người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó. Hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói (viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định” [50, 176]. Tóm lại, hành vi ngôn ngữ là các phát ngôn được thực hiện để phục vụ cho các chức năng giao tiếp. Chúng ta thực hiện một hành vi ngôn ngữ khi chúng ta muốn đưa ra một lời xin lỗi, một lời chào, một lời mời, một lời xin phép, hay một lời phàn nàn…Hành vi ngôn ngữ có thể chỉ được thể hiện bằng một từ như “Sorry!” để chỉ hành vi xin lỗi, có thể là một phát ngôn như “We‟re having some people over Saturday evening and wanted to know if you‟d like to join us.” thể hiện hành vi mời, hay “Could I use your cell phone?” để thể hiện hành vi xin phép. Hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong xã hội, nó có thể có khả năng làm thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động và suy nghĩ của người nghe, thậm chí của
  • 31. 20 cả người nói. Theo Austin, nói năng là hành động của con người, khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động; chúng ta thực hiện một hành vi đặc biệt mà phương tiện là ngôn ngữ. Theo ông, có ba loại hành vi ngôn ngữ trong một phát ngôn là: Hành vi tạo lời (Locutionary act), hành vi mượn lời (Perlocutionary act), hành vi ở lời (Illocutionary act). 1. Hành vi tạo lời (locutionary act): “Là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu....để tạo thành một phát ngôn về hình thức và nội dung.”[4, 87]. Để thực hiện hành vi tạo lời, người phát ngôn phải nắm chắc hình thức và ý nghĩa của các yếu tố từ vựng và các quy tắc cú pháp. 2. Hành vi mượn lời (perlocutionary act) “là những hành vi mượn phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói .” [4, 88]. Hiệu quả này rất đa dạng, phụ thuộc vào các đặc điểm cá nhân của người tham gia giao tiếp như: quê quán, nguồn gốc, nghề nghiệp, tâm lý, xã hội... (4) Xin phép bác cho cháu qua sông với ạ, cháu lo lắng cho bệnh tình của nhà cháu quá. Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã. [41, 112] Hành vi hồi đáp “Chị đợi một lát nữa, tôi sắp xếp lại hành lý đã ” thuộc về hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện nhờ các hiệu quả mượn lời của các phát ngôn. Trong ví dụ này, hành vi hồi đáp của người nghe đã thể hiện chức năng hành động của giao tiếp, ở đây là một sự hồi đáp tích cực gián tiếp, cho phép người nói được thực hiện hành vi xin phép là “qua sông ”. 3. Hành vi ở lời (illocutionary act) “ là hành vi được thực hiện ngay trong lời nói và bằng việc sử dụng ngôn ngữ, phát ngôn. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận.” [4, 89]. Chúng thường có những động từ
  • 32. 21 ngữ vi tương ứng để gọi tên (hỏi, mời, chào, chúc, khuyên, ra lệnh, khẳng định,...). (5) Bẩm quan lớn, xin phép quan lớn cho con được hầu canh đánh tổ tôm. Quan lớn cười cười, ừ, thì đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ được.[117, 310] Trong hội thoại trên, khi tiếp nhận hành vi xin phép “ xin phép quan lớn cho con được hầu canh đánh tổ tôm” của anh lính (người nói) thì quan lớn (người nghe) đã có hồi đáp tích cực “ừ,...”. Sự hồi đáp tích cực cùng với một lời giải thích “đánh một lát cho đỡ buồn, chứ bây giờ thì ai mà ngủ được” và nụ cười thân thiện của quan lớn càng làm cho khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe được thu hẹp lại, đồng thời tôn vinh thể diện của SP1 cũng như là giữ được thể diện cho SP2 trong tình huống này “đánh tổ tôm” Trong ba loa ̣i hành vi này thì hành vi ở lời là đối tượng của Ngữ dụng học . Và khái niệm hành vi ngôn ngữ hiểu theo nghĩa he ̣p chính là hành vi ở lời. Các hành vi xin phép và hồi đáp mà luận án nghiên cứu chính là các hành vi ở lời. Đây chính là loại hành vi ngôn ngữ liên quan đến việc triển khai đề tài nghiên cứu. 1.3.2. Phân loại hành vi ở lời 1.3.2.1. Sự phân loại của Austin Theo J.L Austin, có 5 phạm trù hành vi ở lời: 1. Phán xử (Verditives): là hành động đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc những lí lẻ vững chắc như xét xử, tính toán, miêu tả, phân loại... 2. Hành xử (exercitives): là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hoặc chống lại một chuỗi hành động nào đó như ra lệnh, chỉ huy, cầu khiến, bổ nhiệm, đặt tên.... 3. Cam kết (commissives)): là những hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi hành động nào đó như hứa, giao ước, đảm bảo, thề nguyền... 4. Trình bày ( expositives): là những hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ
  • 33. 22 chối, trả lời, phản bác.... 5. Khu xử (behabitives): là những hành vi phản ứng với cách xử sự của người khác đối với các sự kiện có liên quan, hoặc biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác như xin lỗi, cám ơn, khen ngợi, chào mừng, phê phán, chia buồn, thách thức, nghi ngờ... Với cách phân loại này, bản thân Austin cũng nhận thấy còn những điều không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ không xác định được rõ ràng các khái niệm, các phạm trù. Có những ý kiến phê bình sự phân loại này, đặc biệt là ý kiến của Searle (1969). 1.3.2.2. Sự phân loại của J. Searle Khác với cách phân loại của Austin dựa trên những tiêu chí không rõ ràng và chồng chéo nhau nên đã có những hành vi về bản chất cùng loại nhưng được xếp vào các lớp khác nhau. Hay có những yếu tố không tương hợp lại được xếp trong một lớp, Searle đã phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa vào các động từ gọi tên chúng. Theo hướng đó, Searle chỉ ra 11 tiêu chí phân loại hành động ngôn ngữ nhưng tác giả chỉ dùng 4 trong 11 tiêu chí để phân lập 5 loại hành vi ở lời. Năm loại hành vi ở lời được Searle phân loại là: 1.Biểu hiện (representatives) (còn gọi là trình bày, khảo nghiệm, thông tin miêu tả, xác tín). Lớp này gồm các hành vi như: kể, tự sự, miêu tả, mách, tường thuật, báo cáo, thuyết minh, lập biên bản, tường trình, tố cáo, khai, khai báo… 2. Điều khiển (directives) (còn gọi là chi phối). Các hành vi thuộc lớp này là: ra lệnh, sai, sai khiến, bảo, yêu cầu, đề nghị, xin phép, cho phép, chỉ, khuyên, chỉ thị, kiến nghị, khuyến nghị, chỉ định, hỏi, tra… 3. Kết ước (commissives) (còn gọi là Cam kết). Các hành vi thuộc lớp này là: hứa, cam đoan, cam kết, hẹn, giao ước, bảo đảm, thỏa thuận, thề… 4. Biểu cảm (expressives). Các hành vi thuộc lớp này là: cảm thán, than thở, thán phục, trầm trồ, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, lấy làm tiếc, khen chê… 5. Tuyên bố (declarations). Các hành vi thuộc lớp này là: tuyên bố, tuyên án, buộc tội, kết tội, từ chức, khai trừ…
  • 34. 23 Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay những tư tưởng và đóng góp to lớn của của hai nhà ngôn ngữ học Austin và Searle đã tạo tiền đề vững chắc, là kim chỉ nam cho các nghiên cứu về lý thuyết hành vi ngôn ngữ. Trong luâ ̣n án, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại của Searle để nhận diện và phân loại hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Viê ̣t. 1.3.3. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời Hành vi ở lời cũng như bất kỳ các hành vi nào khác muốn thực hiện được cần có sự thỏa mãn những điều kiện nhất định. Hơn nữa, hành vi ở lời còn là một hành vi xã hội, nên những điều kiện để thực hiện còn chặt chẽ và đa dạng hơn. Mỗi hành vi ở lời như chào, xin lỗi, từ chối, sai khiến, cầu xin, hứa, dặn dò… đều có những điều kiện riêng. Điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện mà một hành vi ở lời phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó. Austin xem các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may mắn” (fecility condition) nếu chúng được bảo đảm thì hành vi mới thành công, đạt hiệu quả. Trái lại, nếu những điều kiện đó không được bảo đảm thì hành vi mà chủ thể thực hiện sẽ thất bại. Searle sau này gọi chúng là các điều kiện thỏa mãn. Mỗi hành vi ở lời có một hê ̣những điều kiê ̣n thỏa mãn. Mỗi điều kiê ̣n là một điều kiê ̣n cần, còn toàn bộ cả hệ là điều kiện đủ đối với một hành vi ở lời. Tuy điều kiện sử dụng của mỗi hành vi ở lời khác nhau nhưng vẫn có thể tìm ra những cái chung trong những điều kiện riêng. Searle cho rằng có bốn loại điều kiện sử dụng hành vi ở lời sau đây. 1. Điều kiện chuẩn bị: Bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về năng lực, lợi ích, ý định của người nghe và về các quan hệ giữa người nói, người nghe. 2. Điều kiện tâm lí: Chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát ngôn. Điều kiện tâm lí còn có nghĩa là người nói thực sự, chân thành mong đợi hiệu quả ở lời của hành vi ở lời mà mình thực hiện.. 3. Điều kiện căn bản: Là điều kiện phát ra phát ngôn để xác định rõ kiểu trách nhiệm mà người nói và người nghe bị ràng buộc khi hành vi ngôn ngữ được thực
  • 35. 24 hiện. 4. Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là điều kiện chỉ ra bản chất của hành vi. Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề. Nội dung mệnh đề có thể là một hành động của người nói hay một hành động của người nghe, trong hành vi xin phép và hồi đáp, nội dung mệnh đề là hành vi xin phép của người nói và sự hồi đáp của người nghe.. Như vậy, mỗi hành vi ở lời đòi hỏi phải có một hệ những điều khiển gọi là các quy tắc để cho việc thực hiện các hành vi ngôn ngữ có hiệu quả. Việc xác định các điều kiện sử dụng các hành vi ở lời của đề tài nghiên cứu sẽ tuân theo những điều kiện sử dụng hành vi ở lời của Seale. Phân tích một vài ví dụ về hành vi xin phép để thấy rõ các điều kiện thực hiện một hành vi ngôn ngữ theo các điều kiện của Seale. (6) Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con. [114, 105] - Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “vào thăm chồng‟ của SP1. - Điều kiện chuẩn bị: Sp1 (con) cho rằng SP2 (cụ) sẽ có thể có khả năng cho SP1 thực hiện hành động A (vào thăm chồng). - Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là “vào thăm chồng”. - Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Lạy cụ, cụ cho phép con vào thăm chồng con” để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A. (7) SP1: Would you mind if I smoke here? (SP1: Tôi hút thuốc ở đây có phiền bạn không?) SP2: Never mind. [105, 85] (SP2: Không sao.) - Điều kiện nội dung mệnh đề: Hành động A tương lai “smoke here” của SP1. - Điều kiện chuẩn bị: SP1 cho rằng SP2 có khả năng cho SP1 thực hiện A. - Điều kiện tâm lí: SP1 mong muốn SP2 cho phép SP1 thực hiện hành động A là “smoke here”.
  • 36. 25 - Điều kiện căn bản: SP1 phát ra phát ngôn “Would you mind if I smoke here?”để dẫn SP2 đến việc cho phép SP1 thực hiện hành động A. 1.3.4. Phương thức thực hiện hành vi ở lời 1.3.4.1. Phát ngôn ngữ vi: Theo Đỗ Hữu Châu (2010) “Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực”. [4, 91] Phát ngôn ngữ vi (viết tắt: PNNV) là sự hiện thực hóa một biểu thức ngữ vi trong một ngữ cảnh cụ thể. Trong thực tế chúng ta có thể gặp hai loại phát ngôn ngữ vi. Phát ngôn ngữ vi tối giản là phát ngôn ngữ vi chỉ có biểu thức ngữ vi, chẳng hạn như: (8) Xin phép cụ con bảo nhỏ nhà con cái này. [114,108] Phát ngôn này được gọi là phát ngôn ngữ vi tối giản vì trong trường hợp này chỉ có biểu thức ngữ vi “cho con bảo nhỏ nhà con cái này”. Hay có những phát ngôn ngữ vi mở rộng, ngoài biểu thức ngữ vi còn chứa những thành phần phụ khác. (9) Còn tôi thì tôi xin phép ngài phải đi, mai ta lại gặp nhau nữa. [126, 246] Phát ngôn ngữ vi này gồm biểu thức ngữ vi cốt lõi “tôi xin phép ngài phải đi” của hành vi xin phép và cụm từ “ mai ta lại gặp nhau nữa” là thành phần mở rộng do hành vi xin phép tạo nên. Đồng thời thành phần mở rộng còn có tác dụng đưa ra một lời giải thích, một lý do, một lời hứa của người nói để tạo ra một niềm tin của người nghe vào người nói để khẳng định thêm hành vi xin phép của người nói là chính đáng. 1.3.4.2. Biểu thức ngữ vi: Trong Giáo trình "Đại cương ngôn ngữ học" tập II, Đỗ Hữu Châu (2010) đã định nghĩa biểu thức ngữ vi như sau: "Biểu thức ngữ vi là những thể thức nói năng đặc trưng cho một hành vi ở lời.”[4, 92] và “Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu đó được gọi là biểu thức ngữ vi.” [4, 91]
  • 37. 26 Một biểu thức ngữ vi được đánh dấu bởi các dấu hiệu chỉ dẫn, nhờ các dấu hiệu này mà có các biểu thức ngữ vi khác nhau. Searle gọi các dấu hiệu chỉ dẫn này là các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force devices, viết tắt là IFIDs). Nhờ các dấu hiệu này mà người nghe có thể nhận ra hành vi ở lời nào đang được người nói thực hiện để hồi đáp lại bằng một hành vi thích hợp. Chẳng hạn, biểu thức ngữ vi của hành vi ở lời xin phép thường có các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời với các cụm từ như May I…?, Could I…?, Can I…?, Would you mind…?, permit, allow, let trong tiếng Anh và các động từ ngữ vi xin phép, xin… được phép, xin....cho phép, cho hoặc sử dụng trợ động từ tình thái có thể trong tiếng Việt. 1.3.4.3. Động từ ngữ vi: Trong tất cả các động từ nói năng có những động từ đặc biệt, đó là những động từ có thể được thực hiện trong chức năng ngữ vi, tức thực hiện trong chức năng ở lời. Những động từ này được gọi tên là động từ ngữ vi (performative verbs - động từ ngôn hành.) “Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời do chúng biểu thị” [4, 97] như xin phép, cho phép, thề, cảm ơn, khuyên, trả lời…. Chẳng hạn như trong phát ngôn: “Tôi hứa là từ nay không gặp cô ấy nữa.” người nói đã thực hiện hành vi hứa bằng cách phát âm động từ ngữ vi hứa và ngay lập tức hành vi hứa của người nói đã phát huy ngay hiệu lực ở lời của mình, hay trong phát ngôn “Would you mind if I sit here?”, thì người nói đã thực hiện hành vi xin phép bằng cách phát âm các từ Would you mind, hiệu lực ở lời của hành vi xin phép đã được động từ xin phép biểu thị. Nói như vậy có nghĩa là không phải bao giờ một động từ ngữ vi cũng được sử dụng trong chức năng ngữ vi. Austin cho rằng động từ ngữ vi chỉ được dùng trong chức năng ngữ vi (có hiệu lực ngữ vi) khi trong phát ngôn nó thỏa mãn hai điều kiện sau: 1. Chủ thể nói phải ở ngôi thứ nhất (người nói SP1) là I, We trong tiếng Anh và
  • 38. 27 tôi, chúng tôi trong tiếng Việt. Xét hai phát ngôn sau: (10) ) Báo cáo thủ trưởng, xin thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát. [20, 36] (11) Người lính xin phép thủ trưởng cho anh em nghỉ một lát . Trong phát ngôn (10), động từ “ xin…cho” được dùng trong hiệu lực ngữ vi để biểu thị một hành vi xin phép, vì chủ ngữ của phát ngôn này ở ngôi thứ nhất, còn trong phát ngôn (11), do chủ ngữ là “Người lính” (ngôi thứ ba) nên động từ “xin phép” được dùng theo lối miêu tả thông thường (kể lại một hành vi xin phép của người khác). 2. ĐTNV được dùng ở thì hiện tại (hiện tại khi phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ), chẳng hạn trong tiếng Việt những từ, sẽ, đang, mới, đã, rồi, chưa, chuẩn bị, vẫn ... đi kèm động từ thì phát ngôn đó không được xem là phát ngôn ngữ vi vì động từ đó không được dùng với hiệu lực ngữ vi. Hai điều kiện trên đây là hai điều kiện cần và đủ để cho một động từ ngữ vi được dùng đúng với chức năng ngữ vi. Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì động từ xuất hiện trong phát ngôn sẽ không thể được gọi là động từ có chức năng ngữ vi. 1.3.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp (direct speech acts) và hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirec speech acts) Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp “là hành vi được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng”; hay “là hành vi có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra” [47, 110]. Nói cách khác, Yule(1996) cho rằng khi nào có một quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng thì chúng ta có một hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Như vậy, chúng tôi có thể đi đến một định nghĩa chung về hành vi ngôn ngữ trực tiếp; hành vi ngôn ngữ trực tiếp là sự nói thẳng công khai, không chứa đựng ẩn ý về một điều gì đó.
  • 39. 28 (12) Ông cho phép tôi gọi ông là anh nhé. [125, 318] Phát ngôn này có hành vi ở lời là xin phép và hiệu lực ở lời của hành vi này là người nói muốn người nghe cho phép mình được thực hiện hành vi “gọi ông là anh” sau khi phát ngôn được đưa ra. Hành vi ngôn ngữ này được xem là hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là “hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi ở lời này nhưng lại nhằm hiệu quả của một hành vi ở lời khác” trong khi hành vi ngôn ngữ trực tiếp được thực hiện đúng với đích ở lời và điều kiện sử dụng, hay “là hành vi không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực của nó gây ra.” [4, 146]. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp là do Searle (1969) đặt ra. Theo ông thì “Một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác được gọi là hành vi ngôn ngữ gián tiếp” [4, 151]. Yule (1996) cho rằng “chừng nào còn có mối liên hệ gián tiếp giữa cấu trúc và một chức năng thì ta có một hành động nói gián tiếp” [47, 14]. Vì vậy, khi người nói sử dụng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì người nghe phải dựa vào những hiểu biết về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người để suy ra hiệu lực ở lời của hành vi ngôn ngữ ấy. Tóm lại, hành vi ngôn ngữ gián tiếp là hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm cho người nghe suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. (13) A: Bác cho phép cháu vào trong sân nhặt quả bóng ạ. [41, 190] B: Trời đang nắng sao lại đá bóng vậy. Nhanh rồi về nhà kẻo ốm ra bây giờ. Trong ví dụ này, Sp1 muốn xin phép Sp2 được vào sân nhặt bóng, tức là Sp1 đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ xin phép trực tiếp đối với Sp2, tuy nhiên sự hồi đáp của Sp2 trong tình huống này lại được thể hiện bằng một hành vi ngôn ngữ gián tiếp, trong đó Sp2 không thể hiện sự đồng ý hay không mà chỉ đưa ra lời khuyên, hiệu lực ở lời là “nhanh rồi về kẻo ốm ra bây giờ.” Trong tình huống và cách hồi đáp như vậy, Sp1 đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà Sp2
  • 40. 29 muốn diễn đạt trong tình huống này là Sp2 đồng ý cho phép Sp1 thực hiện hành động của mình là "vào sân nhặt quả bóng". (14) A: Hey, can I borrow your bike to go home? (A:Bạn có thể cho mình mượn xe về nhà được không?) B: Yeah, but be back to me before 1 p.m. (B: Vâng, nhưng bạn phải trả lại cho mình trước 1 giờ chiều.) [DCT] Ở ví dụ (14), học sinh A muốn thực hiện hành vi mượn nhưng hành vi mượn này lại có cấu trúc của một hành vi xin phép với cụm từ "Can I" ở đầu phát ngôn, có nội dung mệnh đề là mượn xe đạp của học sinh B để về nhà, sử dụng phương thức gián tiếp "Can I borrow your bike to go home?", học sinh B đã hồi đáp bằng một hành vi ngôn ngữ trực tiếp biểu lộ sự đồng ý "Yeah". Tuy nhiên, học sinh B khi đồng ý với hành vi mượn xe đạp của học sinh A cũng đã đưa ra một điều kiện để ràng buộc học sinh A "but be back to me before 1 p.m". Trong tình huống và cách hồi đáp như vậy, học sinh A đương nhiên sẽ hiểu ra đích ngôn trung mà học sinh B muốn diễn đạt trong tình huống này là sự đồng ý, sự cho phép học sinh A thực hiện hành vi“mượn xe đạp để về nhà”. Cho nên, có thể nói rằng việc sử dụng hành vi ngôn ngữ theo cách nói gián tiếp có thể giúp con người đạt được nhiều hiệu quả và mục đích giao tiếp khác nhau trong các hội thoại hay các tương tác xã hội. 1.4. Hành vi xin phép và hồi đáp Nhóm Điều khiển, theo Searle, gồm các loại lời nói như: hỏi (ask), ra lệnh (order), đòi hỏi (demand), thỉnh cầu (request), cầu xin (beg), van xin (plead), nài nỉ (entreat), cầu nguyện (pray), mời (invite), cho phép (permit) và khuyên (advise). Trong các loại hành vi trên không có loại hành vi xin phép cụ thể. Và trong tiếng Anh cũng không có động từ gọi tên cụ thể đối với loại hành vi này mà phải sử dụng ngữ đoạn asking for permission. Từ đó, xin phép (asking for permission) là loại hành vi thuộc các hành vi thỉnh cầu, cầu xin (beg)… Do đó, trước khi tìm hiểu khái niệm hành vi xin phép, chúng ta cần tìm hiểu
  • 41. 30 khái niệm hành vi yêu cầu. 1.4.1. Khái niệm hành vi yêu cầu (request) Hành vi yêu cầu là một hành vi thuộc nhóm điều khiển, mục đích của hành vi này là người nói yêu cầu người nghe làm một việc gì đó, thường là để đạt được mục đích của người nói. Hành vi yêu cầu thường có nguy cơ đe dọa thể diện của người nói trong trường hợp người nghe không đồng ý, hoặc từ chối lời yêu cầu, đề nghị của người nói (âm tính tiêu cực). Theo J.Searle, hành vi yêu cầu nằm trong nhóm điều khiển (directives), hành vi này được thực hiện nếu thỏa mãn những điều kiện sau: - Giữa người nói và người nghe có mối quan hệ xã hội nhất định. - Được thực hiện trong một không gian và thời gian nhất định. - Vị thế giao tiếp của người nói thường không được tính đến trong hành vi yêu cầu. - Khi đưa ra hành vi yêu cầu, người nghe phải có trách nhiệm thực hiện hành động được nói đến trong hành vi yêu cầu. (15) Tôi yêu cầu giám đốc phải giải thích vấn đề này rõ ràng trước anh em. [9, 68] Hành vi yêu cầu trong ví dụ này đã thỏa mãn những điều kiện vừa nêu trên, quan hệ giữa người nói và người nghe là quan hệ giám đốc - nhân viên. Tiền giả định của vấn đề này là giám đốc đã làm một việc gì đó không thỏa đáng làm cho mọi người phải thắc mắc. Vì thế, theo người nói, giám đốc (người nghe) phải có trách nhiệm giải thích trước toàn thể anh em của công ty. 1.4.2. Khái niệm hành vi xin phép Theo từ điển Oxford Advanced Learner‟s Dictionary (2000), động từ “xin phép” được định nghĩa như sau; hành động xin phép của ai đó để được làm một việc gì, đặc biệt với những người có quyền lực xã hội. Soehartono & Sianne (2003) đã tìm ra chức năng chiếm ưu thế trong hành vi xin phép và kết luận: “Chức năng của hành vi xin phép được theo sau bởi chức
  • 42. 31 năng xin lỗi để thể hiện vị thế xã hội thấp hơn của người xin phép nhằm thuyết phục người có quyền lực cao hơn.”[73,133]. Theo Austin (1962) và Searle (1977), hành vi xin phép thuộc loại hành vi thỉnh cầu trong nhóm Điều khiển (Directives). Austin cho rằng nằm trong nhóm Điều khiển là những hành vi mà người nói mong muốn được thực hiện một hành động trong tương lai. Theo định nghĩa và lý thuyết của Austin, hành vi xin phép là một hoạt động trong đó người phát ngôn các hành vi xin phép (SP1) và người tiếp nhận các hành vi xin phép, hồi đáp là người nghe (SP2) có sự tác động lẫn nhau nhờ yếu tố ngôn ngữ theo những cách thức nhất định để đưa hành vi xin phép đạt đến hiệu quả cao nhất. Như vậy, điểm thống nhất giữa Austin và Searle trong quan niệm về nhóm hành vi Điều khiển (trong đó có hành vi xin phép) là người nói muốn người nghe cho phép họ thực hiện một hành vi trong tương lai. Hành vi xin phép có cấu trúc được mô tả như sau: - Vị từ trung tâm xin/xin phép có ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nói (S), nhân tố thứ hai là người nghe (H), nhân tố thứ ba là người nghe cho phép người nói thực hiện hành động X. Từ đó, nhân tố thứ ba của xin/ xin phép /để lại có cấu trúc nghĩa của một ngữ đoạn với vị từ trung tâm là cho phép/cho /để với ba nhân tố: nhân tố thứ nhất là người nghe (H), nhân tố thứ hai là người nói (S) và nhân tố thứ ba là S thực hiện X. - Đến lượt mình nhân tố thứ ba của vị từ cho phép /cho/ để có cấu trúc xoay quanh vị từ biểu đạt hành động mà người nói muốn xin phép làm. Từ những phân tích trên, chúng tôi có thể đưa ra một định nghĩa về hành vi xin phép như sau: Hành vi xin phép là một hành vi ngôn ngữ mà trong những ngữ cảnh nhất định, người nói đưa ra một phát ngôn nhằm thương lượng, ngỏ ý để người nghe đồng ý, cho phép người nói được thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 1.4.3. Khái niệm hồi đáp Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các
  • 43. 32 hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp.Tham thoại hồi đáp là lượt lời phản hồi của người nghe SP2 sau khi tiếp nhận lượt lời dẫn nhập từ SP1 và tham thoại hồi đáp (lượt lời phản hồi) này có một chức năng trong giao tiếp đó là chức năng ở lời. “Chức năng ở lời hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở lời dẫn nhập” [4, 330]. Chức năng hồi đáp này thuộc các tham thoại hồi đáp nói chung (bao gồm cả việc trả lời và chỉ rõ mức độ thỏa mãn mà tham thoại ở lời dẫn nhập đưa ra). Theo tiêu chí này, có thể chia hồi đáp thành hai nhóm: - Hồi đáp tích cực (khẳng định): là hồi đáp thỏa mãn được đích của tham thoại dẫn nhập, thỏa mãn và đáp ứng được những nhu cầu của người nói trong tham thoại dẫn nhập. Có thể xem tham thoại xin phép dẫn nhập cùng tham thoại hồi đáp tích cực này tạo thành một cặp thoại được ưa thích . (16) Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa, sáng mai con về sớm. Thôi được, con cất đồ vào đi.[41, 78] Cặp thoại trong ví dụ (16) là cặp thoại cầu khiến của nhân vật A có đích ngôn trung là "Bà cho phép con ở lại với bé Mai tối nữa" và để khẳng định thêm về hành vi xin phép của mình, nhân vật A còn đưa ra một điều kiện như là để đảm bảo cho hành vi xin phép đó "sáng mai con về sớm". Phát ngôn hồi đáp của nhân vật B là một hồi đáp tích cực trực tiếp, thỏa mãn được đích của hành vi xin phép của nhân vật A "Thôi được, con cất đồ vào đi." - Hồi đáp tiêu cực (phủ định): là hồi đáp đi ngược với đích của tham thoai dẫn nhập, không thỏa mãn và không đáp ứng được những yêu cầu của người nói trong tham thoại dẫn nhập. Nó cùng với tham thoại xin phép dẫn nhập tạo thành một cặp thoại không được ưa thích. (17) Cháu không dám xin ngủ, chỉ xin cụ cho cháu ngồi đây một lát. Không, tôi chỉ là người làm, phải hỏi bà chủ trong nhà mới được.[131,158] Trong cuộc hội thoại này, người nghe đã hồi đáp hành vi xin phép của người nói “xin cụ cho cháu ngồi đây một lát” bằng cách đưa ra một lý do là “tôi chỉ là
  • 44. 33 người làm” để từ chối lời xin phép của người nói. Như vậy, hồi đáp của người nghe đã không đáp ứng được yêu cầu của người nói, hồi đáp này được xem là hồi đáp tiêu cực. Nguyễn Đức Dân (2008) trong "Ngữ Dụng học" cũng đã đề cập đến hai khái niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực với cách sử dụng thuật ngữ “lượt lời ưa dùng” thay vì dùng cụm từ “hồi đáp tích cực” và “lượt lời ít dùng” thay cho “hồi đáp tiêu cực”. Nguyễn Thiện Giáp (2001) trong "Dụng học Việt ngữ" lại sử dụng khái niệm “câu đáp được ưu tiên” và “câu đáp được đánh dấu” để chỉ các khái niệm hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Ông cho rằng “câu đáp được ưu tiên hay vế được ưu tiên là vế có sự tương thích rõ nhất, nổi nhất với vế thứ nhất như hỏi - trả lời, yêu cầu - chấp nhận, khen - tiếp nhận lời khen, xin phép - cho phép.” [13, 81] - Xin phép - cho phép: (18) A: Could I please speak to you? It‟s important. B: Never mind. [99, 36] “Câu đáp được đánh dấu hay vế được đánh dấu là vế không có sự tương thích nổi bật với vế thứ nhất như mời - từ chối, phê bình - phủ nhận, xin phép - không cho phép (từ chối).” [13, 81] - Mời - Từ chối: (19) A: What about going to the cinema? B: I‟m afaid, I can‟t. [98, 17] Như vậy, từ những phân tích của các nhà nghiên cứu nói trên về hồi đáp, chúng tôi có thể rút ra những đặc điểm chung của hành vi xin phép và hồi đáp như sau: Hành vi xin phép và hồi đáp được gọi là “cặp thoại” trong cấu trúc cơ bản của hội thoại. 1.4.4. Điều kiện sử dụng của hành vi xin phép Căn cứ vào cách phân loại các hành vi ở lời, luận án đã xác định đi theo hướng phân loại của Seale và qua thực tế nghiên cứu, khảo sát, phân loại, luận án
  • 45. 34 đã cơ bản đưa ra được các tiêu chí về các điều kiện thỏa mãn đối với việc sử dụng hành vi xin phép và hồi đáp theo chức năng điều khiển (Directives) dựa trên cách phân loại của Seale như sau: 1.4.4.1. Điều kiện chuẩn bị (Preparatory condition) Đối với hành vi xin phép, điều kiện chuẩn bị là khả năng, những biểu hiện của người nghe để có thể đồng ý, cho phép người nói (người xin phép) thực hiện hành động X mà người nói đã nêu ra trong hành vi xin phép của mình. Đây là điều kiện ban đầu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. Khi thực hiện một hành vi xin phép, người nói thường cho rằng điều mà mình sắp nói ra, hành vi xin phép mà mình sắp thực hiện sẽ được người nghe thực sự quan tâm và người nói thường mong muốn một sự hồi đáp tích cực từ người nghe (người cho phép). Nếu những mong muốn, những sự suy đoán của người nói phù hợp với những điều kiện thích hợp, trong những tình huống làm thỏa mãn ý định của người nghe thì hành vi xin phép mà người nói thực hiện đã thỏa mãn những điều kiện cần cho hành vi đó và đồng thời cũng là những điều kiện tiền giả định quan hệ giữa người nói và người nghe (xin phép ai? xin phép trong thời gian nào? tại sao lại phải xin phép?) Quan hệ giữa người nói và người nghe (xét trong quan hệ thân - sơ, và quan hệ xã hội) sẽ chi phối nội dung cho phép của người nghe cũng như cách thức người nói thực hiện hành vi xin phép. 1.4.4.2. Điều kiện chân thành (Điều kiện tâm lí) (Sincerity condition) Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người thực hiện hành vi xin phép. Hành vi xin phép đích thực được thực hiện thể hiện mong muốn của người nói muốn người nghe cho phép người nói thực hiện điều được nêu ra trong hành vi xin phép. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp, đôi khi trong một vài trường hợp hy hữu người nghe bắt buộc phải cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của người nói vì nhiều mục đích khác nhau, hoặc để giữ thể diện cho cả người nói và người nghe, hoặc người nghe cho phép người nói thực hiện hành vi xin phép của mình chỉ vì lịch sự trong các cuộc hội thoại.
  • 46. 35 1.4.4.3. Điều kiện căn bản Điều kiện căn bản tương ứng với tiêu chí đích ở lời (theo Searle). Đây có thể được coi là điều kiện thiết yếu để một hành vi ở lời được thực hiện thành công. 1.4.4.4. Điều kiện nội dung mệnh đề (Propositional content condition) Điều kiện nội dung mệnh đề nêu rõ bản chất của hành vi ngôn ngữ. Đối với hành vi xin phép và hồi đáp (nhóm điều khiển) thì nội dung mệnh đề chính là hành vi tương lai của người nói, mang lại những lợi ích tinh thần và vật chất cho người nói, hành vi tương lai của người nói trong nội dung mệnh đề xin phép đôi khi lại có thể mang lại những thiệt hại hoặc sự lo lắng, sợ hãi cho người nghe. (20) Thưa ông, xin lỗi ông, ông làm ơn cho chúng tôi vào thẳng ông chủ. [125, 126] (21) A: Would you mind if I smoke here? B: Never mind. [105, 85] Trong ví dụ (20) hành vi xin phép của người nói “cho chúng tôi vào thẳng ông chủ” là hành vi rất cần sự cho phép, sự đồng ý, sự hồi đáp tích cực của người nghe, trong trường hợp này là của người bảo vệ để thỏa mãn, để đáp ứng nhu cầu của người nói. Hiệu lực ngữ vi của hành vi xin phép trong phát ngôn này là rất lớn. Trong ví dụ (21), mục đích của người nói khi thực hiện phát ngôn “May I smoke here?” là xin phép người nghe được hút thuốc. Phát ngôn này mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh, từng tình huống giao tiếp khác nhau, chẳng hạn nếu là ở công sở thì phát ngôn này là một hành vi xin phép đích thực, nếu ở nơi công cộng như rạp chiếu bóng hay ở công viên thì phát ngôn này chỉ là một phát ngôn để giữ thể diện và lịch sự cho người nói, đồng thời cũng tôn vinh thể diện và phép lịch sự đối với người nghe. (22) Người lính: Ai cho phép tụi bây xúm xít nói chuyện với hắn? Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à? Ông cụ: Dạ, tụi tui có biết chi mô. [126, 203] (23) SP1: Am I allowed getting in the ship? SP2: Yes, you are allowed. [145]
  • 47. 36 Trong ví dụ (23), hành vi hồi đáp của SP2 “Yes, you are allowed” thuộc loại hành vi hồi đáp tích cực và là hành vi hồi đáp được người nghe mong đợi. Ngược lại, trong ví dụ (22), hành vi của người nói tuy không hiển ngôn tuy nhiên với câu nói “Bây không thấy hắn là loại Việt Minh nguy hiểm à?” làm cho người nghe dường như cảm thấy được hậu quả của nó khiến cho họ cảm thấy sợ hãi, do đó hồi đáp trong ví dụ này là hồi đáp tiêu cực, phủ nhận lại tất cả những gì mà người nói đã thực hiện “Dạ, tụi tui có biết chi mô”. 1.4.5. Mối quan hệ giữa hành vi yêu cầu và hành vi xin phép: Như chúng tôi đã trình bày ở những phần trên, hành vi xin phép và hành vi yêu cầu đều thuộc nhóm hành vi Điều khiển (Directives), ở hai loại hành vi này đều có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định: 1. Hành vi xin phép hướng đến mục đích là người nói mong muốn, yêu cầu người nghe đồng ý, cho phép người nói thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 2. Hành vi yêu cầu hướng đến mục đích là người nói yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện một hành động nào đó trong tương lai. 3. Khi thực hiện hành vi xin phép, thể diện của người nghe được tôn vinh, người nói thường rất lịch sự, tôn trọng người nghe để nhằm đạt được mục đích của mình là được người nghe đồng ý, cho phép thực hiện một hành vi nào đó trong tương lai. Khi thực hiện hành vi yêu cầu, thể diện của người nói thường bị đe dọa, trong một vài trường hợp còn có nguy cơ làm mất thể diện của cả người nói và người nghe nếu người nghe không thực hiện hành vi yêu cầu của người nói. 5. Vị thế giao tiếp của người nghe trong hành vi xin phép thường cao hơn người nói trong khi vị thế giao tiếp của người nói trong hành vi yêu cầu thường cao hơn người nghe. Như vậy, khi thực hiện hành vi xin phép, giữa người nói và người nghe phải có mối quan hệ tương hợp, vì hành vi xin phép có đặc điểm là luôn làm thiệt cho người nghe, nên nếu không có mối quan hệ tương hợp thì hành vi này sẽ không
  • 48. 37 được người nghe chấp thuận. Dưới đây là những điều kiện hợp chuẩn để thực hiện hành vi xin phép. 1. Vị thế giao tiếp của người nói thường thấp hơn vị thế giao tiếp của người nghe. 2. Người nghe phải là người có đủ quyền hạn, thẩm quyền để cho phép người nói thực hiện hành vi được nói đến trong mệnh đề có chứa hành vi xin phép. Như vậy, hành vi xin phép có đặc điểm ngữ dụng liên quan đến quyền lực (người nghe có quyền đồng ý hay từ chối lời xin phép hay đề nghị của người nói). 3. Hành vi xin phép thường làm thiệt cho người nghe và mang lợi ích đến cho người nói, cho nên người nói phải có thái độ chân thành khi thực hiện các hành vi xin phép. 4. Người nói luôn lựa chọn phương án thực hiện hành vi xin phép một cách lịch sự để giảm mức đe dọa thể diện của người nghe và đồng thời đề cao sự tôn trọng đối với người nghe, nhằm đạt được mục đích giao tiếp của người nói. Do đó, lịch sự và thể diện cũng là một nét ngữ dụng cơ bản mà hành vi xin phép luôn hướng tới. 5. Hành vi xin phép hướng quyền lợi về người nói, nên phải tính đến trường hợp người nghe chấp thuận hay không chấp thuận hành vi xin phép của người nói trước khi thực hiện nó. (24) Đã 2 giờ sáng rồi, xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ. Ừ. [146] Hành vi xin phép của người con thỏa mãn các điều kiện vừa nêu trên. Trong tình huống này vì vị thế giao tiếp của người con là thấp hơn vị thế giao tiếp của bố mẹ và vì vậy nên người con (Sp1) đã sử dụng nhiều yếu tố để làm giảm tối thiểu mức đe dọa thể diện của bố mẹ (Sp2) bằng cách đưa ra lý do“đã 2 giờ sáng rồi” và cách sử dụng tiểu từ tình thái “ạ” cuối phát ngôn để thuyết phục bố mẹ cho phép mình thực hiện hành vi xin phép “xin phép bố mẹ con tranh thủ đi nằm một lát ạ”, và đã nhận được sự hồi đáp tích cực từ phía bố mẹ của mình (người nghe).