SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------------------------------
NGUYỄN XUÂN QUANG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG
Chuyên ngành:Quản lý kinh tế
Mã số: 60-34-01
LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ QQUUẢẢNN LLÝÝ KKIINNHH TTẾẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí Thiện
Thái Nguyên - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
Lêi cAm ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực. Những kết quả nghiên của luận
văn chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình khoa học nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Xuân Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần
Chí Thiện, Hiệu trưởng Trường - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái
Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sau Đại học - Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; các thầy cô giáo bộ môn đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu.
Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Học viên
Nguyễn Xuân Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng biểu viii
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Những đóng góp của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các 5
khu công nghiệp
1.1. Cơsở lý luậnvề pháttriểnbền vững khucôngnghiệp 5
1.1.1. Phân loạivà mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 5
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp 5
1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp 6
1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội 7
1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư 8
1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động 8
1.1.1.3.3. KCN góp phần nângcaonăng lực công nghệquốcgia
1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu 9
kinh tế
1.1.1.4. Mục tiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp 10
1.1.2. Phát triển hướng bền vững khu công nghiệp 11
1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 11
1.1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững khu công nghiệp 13
1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp 14
1.1.3.Các nhântố ảnh hưởngđến việc hình thànhvà PTBVKCN 19
1.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước 19
1.1.3.2.Nhóm cácnhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 24
1.1.4.1. Kinh nghiệm thế giới 24
1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 29
Chương II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu 36
công nghiệp
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 37
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37
2.2.3. Phương pháp chuyên gia 39
2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 39
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 39
2.2.5.1. Phương pháp đồ thị 39
2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT 39
2.2.5.3. Phương pháp so sánh 40
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững KCN Sông Công 40
2.3.1.chỉ tiêu về kinh tế 40
2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội 41
2.3.3.Các chỉ tiêu về môitrường 41
Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp 43
trên địa bàn thị xã Sông Công
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 43
3.1.2. Địa hình 44
3.1.3. Điều kiện về khí tượng thủy văn 45
3.1.4. Tài nguyên đất- khoáng sản 45
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
3.1.2.1. Đặc điểm tình hình xã hội 46
2.1.2.2. Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở Sông Công 48
3.2. Quá trình hìnhthành,phát triển KCNSôngCông 52
3.3. Thực trạng PTBV khu công nghiệp Sông Công 54
3.3.1. Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp theo hướng bền vững 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
3.3.1.1. Vị trí địa lý của các khu công nghiệp 54
3.3.1.2. Quy mô đất đai các khu công nghiệp 54
3.3.1.3. .3. Tính đồng bộ của quy hoạch khu công nghiệp 55
3.3.2. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp 57
3.3.2.1. .1. Tỷ lệ lấp đầytrong các khu công nghiệp 56
3.3.2.2. Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện 57
3.3.2.3.Hiệu quả hoạtđộng của cácdoanhnghiệphoạtđộng trongKCN 58
3.3.2.4. Trình độ khoa học công nghệ của các DN trong KCN 64
3.3.2.5. Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế 64
3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp Sông Công 65
theo hướng bền vững
3.3.3.1. Thực trạng tác động lan toả về kinh tế - kỹ thuật 67
3.3.3.3.Thực trạng tác động lan toả về môi trường 70
3.4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 74
3.4.1. Những hạn chế, yếu kém 74
3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 78
Chương IV: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp 82
ở Thị xã Sông Công
4.1. Cơ hội và thách thức đối với thị xã Sông Công trong việc phát 82
triển bền vững các KCN
4.1.1. Lợi thế về phát triển các KCN 82
4.1.2. Hạn chế trong phát triển các KCN 83
4.1.3. Cơ hội phát triển các KCN 83
4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển các KCN 84
4.2. Mục tiêu, phương hướng, mục tiêu điểm phát triển các khu công 84
nghiệp Sông Công
4.2.1. Phương hướng 84
4.2.2. Mục tiêu 85
4.2.3. Quan điểm phát triển các KCN 85
4.3. Giải pháp chủ yếuphát triển bền vững KCN Sông Công 86
4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù 86
hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp
4.3.2. Giải pháp phát triển bền vững nội tại KCN Sông Công 89
4.3.2.1. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng 89
trong và ngoàihàng ràocác KCN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
4.3.2.2. Huy động tốt các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ 91
thuật
4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong đầu tư xây 93
dựng kết cấu hạ tầng KCN
4.3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư 93
4.3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp 96
4.3.3. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường
4.3.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các
doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp
98
102
4.3.5. Một số kiến nghị 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC CÔNG TRÌNHCÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
109
110
220
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCN : Cụm công nghiệp
CCKT Cơ cấu kinh tế
CN Công nghiệp
DN : Doanh nghiệp
DV : Dịch vụ
GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư
KCN : Khu công nghiệp
KCNC : Khu công nghệ cao
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế
KT : Kinh tế
KT-XH : Kinh tế xã - hội
NN : Nông nghiệp
TPKT : Thành phần kinh tế
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GDP : Tổngsản phẩm trong nước
GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp
KHCN : Khoa học côngnghệ
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
PTBV : Phát triển bền vững
UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Hiện trạng lao độngthị xã SôngCông giai đoạn2005-2010 47
Bảng 3.2: Quy mô vàtăng trưởng kinh tế ThịxãSông Công 48
Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công 49
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất côngnghiệp trên địa bàn thị xã SôngCông 51
Bảng 3.5: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 12/2011 53
Bảng 3.6:Quyhoạchxâydựngpháttriểncác Khucôngnghiệp đếnnăm2020 55
Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy các KCN Sông Công tính đến tháng 12/2011 56
Bảng 3.8: Vốn đầu tư của KCN Sông Côngđến tháng 12/2011 58
Bảng 3.9: Số dự án đầu tư và GTSXCNcủa Khu côngnghiệp Sông Công 59
Bảng 3.10: Tổng sản phẩm trong KCN SôngCông 60
Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu của KCNSôngCông 60
Bảng 3.12: Thu nộp ngân sách tại KCN Sông Công 61
Bảng 3.13: Số lao độngtrong KCN Sông Công 62
Bảng 3.14: Thunhập bìnhquâncủangườilao độngtrongKCNSôngCông 62
Bảng 3.15: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 66
Bảng 3.16: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN Sông Công 68
Bảng 3.17. Chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73
Bảng 3.18:Mộtsố chỉ tiêutrongnước mặtsuốiVănDương 74
Bảng 3.19: Diện tíchlúa cả năm của xã Tân Quang và phường Cải Đan 77
Hình 1: Mô hình phát triển bền vững 42
Hình 2: Vị trí địa lý của thị xã Sông Công 43
Hình 3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thị xã Sông Công 66
Biểu đồ 3.1: Diễn biến chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73
Biểu đồ 3.2: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình
phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới
đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển
của lịch sử. Ngày 17/08/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg, phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở
Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tỉnh Thái Nguyên đã
được Bộ kế hoạch Đầu tư chọn là một trong 6 tỉnh thí điểm xây dựng chương
trình phát triển bền vững. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Định hướng phát
triển bền vững tỉnh Thái Nguyên (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Thái
Nguyên) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền
vững quốc gia trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Kế hoạch 5 năm 2005-2010 và mục tiêu phát triển Công
nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và
Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ VI, công nghiệp của thị
xã Sông Công đã có những bước phát triển mới: Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2010 tăng 28% so với năm 2005; hiện có trên 200 doanh nghiệp và chi
nhánh, trên 2.000 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, tăng hơn 2 lần so với năm
2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều lao
động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề
cho sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo.
Khu công nghiệp có vai trò, vị trí rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội của thị xã Sông Công; Bởi nó góp phần quan trọng trong việc huy
động các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị
hóa và công nghiệp hóa nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái... Việc bổ
sung số lượng khu công nghiệp và mở rộng diện tích các khu công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
hiện có là điều hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình
hình hiện tại ở thị xã Sông Công. Song bên cạnh đó, việc xây dựng mới các
khu công nghiệp lại mang đến nhiều hệ lụy đằng sau, làm ảnh hưởng đến
mục tiêu phát triển bền vững của thị xã Sông Công. Do mới xây dựng nên
cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp chưa được hoàn thiện, làm hạn chế
tiến độ đầu tư; kim ngạch xuất khẩu thấp, thị trường xuất khẩu thiếu tính
bền vững; khả năng tạo việc làm, thu hút lao động còn hạn chế; công tác
quy hoạch và quản lý quy hoạch vẫn là khâu yếu; tài nguyên nước bị ô
nhiễm; tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi; Chất thải và nước thải ở
các khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ
và đời sống của nhân dân. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững là vấn đề hết sức cần thiết đối với thị xã Sông Công,
đặc biệt là trong giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đang tích cực phấn đấu đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiến đề vững chắc để Thái Nguyên
trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Xuất phát
từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát
triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công”. Đề
tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển các khu
công nghiệp, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường... Trên cơ sở đó, đề xuất
giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã
Sông Công trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu
công nghiệp đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các khu
công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển bền
vững các khu công nghiệp.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của
một số địa phương.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp
ở thị xã Sông Công.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công
nghiệp ở thị xã Sông Công.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình phát triển bền vững của khu công nghiệp, gồm một số vấn đề
liên quan như: quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu
tư và quản lý nhà đầu tư của các khu công nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội
của các doanh nghiệp và tác động môi trường của các khu Công nghiệp trên
địa bàn thị xã Sông Công.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá, khu
công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công.
- Về thời gian: Các số liệu thốngkê được phân tích trong khoảng thời gian
từ 2006 đến 2011 và một số mục tiêu, chỉ tiêu phát triển dự báo đến năm 2020.
4. Những đóng gópchủ yếu của Luận văn
Luận văn sẽ làm rõ các nội dung sau:
- Hệ thốnghóalý luận về pháttriển bềnvữngcác khucôngnghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của thị xã
Sông Công trong những năm qua. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu,
những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại.
- Phân tích rõ các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối với
côngcuộc pháttriểnbền vững các khu côngnghiệp của thị xã Sông Công và ảnh
hưởng của các khu công nghiệp đốivới môitrường xung quanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công
nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong giai đoạn 2012-2020.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 4 chương:
Chương I:Cơ sở lýluận vàthực tiễnvềpháttriển bềnvữngkhucôngnghiệp.
ChưongII:Phươngpháp nghiên cứuphát triển bền vững khu côngnghiệp.
Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn
thị xã Sông Công.
Chương IV: Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên
địa bàn thị xã Sông Công.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. CƠ SỞ LÝLUẬNVỀ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNGKHUCÔNGNGHIỆP
1.1.1. Phânloạivà mục tiêuhình thành các khucông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester (Anh) và vùng
CN Clearng Chicago (Mỹ). Năm 1940, Ý thành lập KCN ở Napoli... Ngày
nay, ở nhiều quốc gia, các khu vực trên thế giới, KCN, KCX được phát triển
dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ở Việt Nam, năm 1991 KCN đầu tiên được thành lập (KCX Tân Thuận),
cùng với quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển cũng đã xuất hiện
nhiều khái niệm khác nhau về KCN, KCX:
- Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định
36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997, quy định như sau:
( 1 ) KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng CN và thực
hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Trong KCN có thể có DN chế xuất; (2) KCX là KCN tập trung các DN
chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các DV cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; (3)
KCNC là khu tập trung các Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các
đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu,
triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo ra các DV liên quan, có ranh giới địa
lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
Trong KCNC có thể có DN chế xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Tại Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 ghi rõ: KCN là khu chuyên
sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 Của Chính phủ quy định:
(l) KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản
xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự
và thủ tục quy định lại Nghị định này;
(2) KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện DV cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy
định tại Nghị định này;
(3) KCN, KCX được gọichung là KCN, trừ trườnghợp quy định cụ thể .
Từ các khái niệm trên và thực tế quá trình phát triển các KCN ở Việt
Nam, có thể hiểu một cách tổng quát về KCN như sau:
“ KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản
xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật –
xã hội đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của
người lao động được thành lập theo quy định của Chính phủ. Trong KCN có
thể có DN chế xuất và DN công nghệ cao.
1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp
Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể được phân loại bằng nhiều tiêu chí
khác nhau như: theo tính chất ngành nghề, theo quy mô diện tích, theo điều
kiện hình thành, theo đặc điểm quản lý hoặc theo cấp độ vệ sinh...
- Theo tính chất ngànhnghề:
Theo tiêu chí này thì KCN được chia thành 3 loại sau:
+ KCN chuyên ngành: Được hình thành từ các xí nghiệp CN cùng một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
ngành hoặc một số ít ngành CN khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại
sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như: hoá chất - hoá dầu,
điện tử - tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí.
+ KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành CN khác nhau.
KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất CN,
songtrongquyhoạchxâydựngcầnlưu ý vấn đềnhóm môi trường nhằm hạn chế
tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau, tiết kiệm đầu tư hạ tầng.
+ KCN sinh thái: Là mô hình mang tính cộng sinh CN. Các ngành CN
được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương
tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế
liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia hoặc sản phẩm
của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia...
- Theo quimô diện tích:
Phân loại theo tiêu chí này, phụ thuộc vào quan điểm của từng nước, chủ
yếu để phục vụ cho việc xếp hạng KCN. Thông thường có 4 loại là: KCN
nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn.
- Theo các điều kiện hình thành:
Theo cách phân loại này có: các KCN thành lập mới, KCN nâng cấp mở
rộng và KCN di dời tập trung.
- Theo đặcđiểm và cấp quản lý:
Theo tiêu chí này có 3 loại: (l) KCN do Chính phủ quyết định thành lập;
(2) KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập; (3) KCN do UBND
huyện, thị quyết định thành lập.
1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinhtế - xã hội
Việc hình thành các KCN là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh
tế - xã hội, nó có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc hình
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành các KCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp hiện đại.
1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư
KCN là một trong những kênh quantrọng chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Với các lợi thế củamình như: cơ sở hạ tầng hoànchỉnh, đồng bộ,
hiện đại, môi trườngđầu tư thuận lợi, chínhsáchưuđãi,… giúp cho các nước có
KCN có thể thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ
tiên tiến cũng như phong cách quản lý hiện đạicủa các nước phát triển.
Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vị trí
và ưu đãi về chínhsách, cơ chế thì KCN còn thu hút được các nhà đầu tư trong
nước. Đâylà nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trongnhân dânchưa được khai thác và
sử dụng xứng đáng. KCN sẽ tạo môi trường và cơ hội phát huy năng lực về vốn
cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu đãi đối với các nhà
đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ liên doanh, liên kết với các
doanhnghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo cơ hội để các doanhnghiệp trong nước có
điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ điều hành sử dụng các trang
thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài, bồi dưỡng nhân tài, thử
các phương án cải cách để tiến dần đến trình độ thế giới.
1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động
Ở Việt Nam, các KCN đã giải quyết, tạo ra việc làm cho lao động địa
phương, là mộttrong những giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp và nâng cao
thu nhập cho lao động ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời
tạo điều kiện cho lực lượng lao độngnước ta tham gia một cách tốt nhất vào sự
phân công lạilực lượng lao động xã hội.
KCN là trọng điểm kinh tế địa phương, đóng góp lớn vào thu ngân sách
nhà nước tại địa phương và mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo công ăn việc
làm cho người lao động. Các KCN được xây dựng sẽ kéo theo hình thành nên
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các khu dân cư, các khu đô thị mới, các dịch vụ đời sống như chợ, siêu thị,
các dịch vụ vận tải, bưu điện,… đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nên
cũng tạo ra cơ hội, việc làm cho người lao động.
KCNphát triển sẽ tạo điều kiện dẫndắttheo các ngànhcôngnghiệp phụ trợ,
các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ côngnghiệp như tài chính, ngân hàng, cung cấp
nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ cho người lao động trong khu công nghiệp…
pháttriển. Như vậy, hìnhthànhcác KCNkhôngchỉ tạo việc làm cho riêng các lao
độngtrongKCN mà còntạo ra cơ hộiviệc làm cho rất nhiều doanh nghiệp khác,
ngườilao động khác hoạt động ngoàiKCN.
1.1.1.3.3. KCN góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia
Việc phát triển các KCN là một trong những giải pháp nâng cao năng lực
công nghệ quốc gia, giúp nước ta rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các
nước phát triển và tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn khoảng cách với
các nước trên thế giới. Các KCN thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp
nước ngoài, người nước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến,
quy trìnhcôngnghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt
tiêu chuẩn quốc tế có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các KCN
thường được quyhoạchtheo mộtmô hìnhtập hợp các doanh nghiệp cùng ngành
do vậy, các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết với nhau trong việc nhập
khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng, rút
ngắn được khoảng cách về khoa học kỹ thuật vớicác nước đitrước.
1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Các KCN là đầu tàu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, là điều kiện dẫn dắt các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ như tài
chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, lao động, tư vấn, lao động… đồng thời,
KCN phát triển sẽ đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu… Do đó KCN
góp phần quan trọng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các KCN phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị
trường trong nước và thị trường quốc tế, đẩy mạnh tốc độ, kim ngạnh xuất,
nhập khẩu. Các KCN là một trong những đầu tàu xuất khẩu hàng hóa và sản
phẩm trong nước ra thị trường thế giới, làm tăng cán cân thương mại, tăng
nguồn thu ngoại tệ cho doanh ngiệp, từ đó các doanh ngiệp có vốn để tái mở
rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, làm ăn có hiệu
quả hơn… Chính vì vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao,
trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm cho cơ cấu
kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn để tiến tới đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
1.1.1.4.Mụctiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp
Sự hình thành và phát triển KCN, KCX trên thế giới gắn liền với những
mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu của nước thành lập KCN, KCX.
- Mụctiêu của nhà đầu tư vào KCN, KCX:
+ Giảm chi phí sản xuất bằng cách tận dụng nguồn lao động và nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở các nước đang phát triển để bù đắp những thiếu hụt
nguồn tài nguyên và chi phí lao động cao ở trong nước;
+ Đối với nhà đầu tư, mục tiêu cao nhất là thu được lợi nhuận tối đa chi
phí đầu tư thấp nhất. Do vậy, đầu tư vào KCN, KCX, nhà đầu tư được hưởng
những ưu đãi khuyết khích đầu tư của nước chủ nhà đối với KCN, KCX và
lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho dự án;
+ Thôngquaviệc đầu tư vào các KCNđể nâng cao sức cạnhtranhquốc tế;
+ Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến tược phát triển lâu dài;
+ Xây dựng KCN, KCX theo quy hoạch phát triển tổng thể về KT - XH
tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc là
những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư sau này.
- Mụctiêu của nước chủ nhà thànhlập KCN, KCX
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phân tích từ góc độ vĩ mô, có thể thấy mục tiêu thành lập KCN, KCX
của các nước đang phát triển về cơ bản thống nhất ở những điểm sau:
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch, và nguồn vốn
nước ngoài và nguồn vốn trong nước;
+ Mở rộng hoạt động thương mại;
+ Giải quyết mục tiêu xã hội về việc làm, về nâng cao trình độ văn hoá,
nghề nghiệp, cải thiện môi trường xã hội;
+ Tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệp quản lý
của các công ty tư bản nước ngoài;
+ Làm cầu nối hội nhập KT trong nước với KT thế giới, thúc đẩy sự phát
triển KT trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của KCN, KCX;
+ Xây dựng KCN, KCXlà độnglực chopháttriển xãhộivàbảo vệmôi trường;
1.1.2. Pháttriển hƣớng bềnvững khu công nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm pháttriển bền vững
1.1.2.1.1. Kháiniệm phát triển bền vững
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng
Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, khái niệm
phát triển bền vững chính thức được nêu ra:“Phát triển bền vững là sự phát
triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại
cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”.
Tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển
được tổ chức ở Rio deJaneiro (Brazil) đưara bản tuyên ngôn “Về Môi trường và
Phát triển” đã một lần nữa khẳng định:“Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thỏamãncácnhucầu hiệntạicủa con người, nhưngkhônggâytổn hại tới
sự thỏa mãn cácnhucầu củathếhệtương lai”. Haynóicáchkhác, đó là sự phát
triển hài hòa cảvề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngừng nâng cao chấtlượngsốngcủaconngười.
Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững được
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), đã bổ sung và đưa ra khái niệm
hoàn chỉnh về phát triển bền vững như sau:“Phát triển bền vững là quá trình
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát
triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm
đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
1.2.1.1.2.Nội dung phát triển bền vững
Một là, phát triển bền vững về kinh tế: là sự tiến bộ về mọi mặt của nền
kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về
chất của nền kinh tế gắn với quá trình tăng năng suất lao động, quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng tiến bộ.
Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là: Đạt được sự tăng trưởng kinh
tế cao, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời
sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai và
không đê lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.
Hai là, phát triển bền vững về xã hội: là quá trình phát triển đạt được kết
quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo
chất lượng chăm sóc sức khỏecho nhân dân, mọi người đều có cơ hội được học
hành và có việc làm, giảm tình trạng đóinghèo, nâng cao trình độ văn minh về
đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội, tạo được sự đồng
thuận và tính tích cực xã hộingày càng cao.
Ba là, pháttriển bềnvữngvềmôitrường:làsựpháttriển, trongđó các dạng
tài nguyên thiên nhiên phảiđược sửdụngmột cáchhợp lý, tiết kiệm. Môi trường
tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnhquan…)và môi trườngxã hội (dân số, chất
lượng dân số, sức khỏe, môitrường lao động và học tập của con người…) nhìn
chungkhông bịcác hoạtđộngcủaconngườilàm ô nhiễm, suythoái, tổn hại. Các
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nguồn phếthải côngnghiệp và sinh hoạtđược xửlý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi
trườngđảmbảo, conngườiđượcsốngtrongmôitrườngtrongsạch.
1.1.2.2. Khái niệm pháttriển bền vững Khu công nghiệp
1.1.2.2.1. Kháiniệm PTBV Khu công nghiệp
PTBV các KCN là việc bảo đảm sự TTKT ổn định, có hiệu quả ngày
càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh
quốc phòng trong khu vực có KCN cũng như toàn lãnh thổ quốc gia [Bộ kế
hoạch Đầu Tư (2007), PTBV các KCN Việt Nam].
Theo quan niệm trên, PTBV KCN ở Việt Nam phải được xem xét trên
hai góc độ:
- Duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân
KCN (nội tại KCN). Bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả KT cao trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của KCN; nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN
Việt Nam, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ KCN.
- Tác động lan toả tích cực của KCN đến việc bảo vệ và nâng cao chất
lượng môi trường; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến
các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, khu vực có KCN
cũng như của quốc gia.
Từ nội dung của khái niệm PTBV và những phân tích trên, có thể đưa ra
khái niệm về phát triển bền vững KCN như sau:
Phát triển bền vững KCN là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hài hoà giữa công tác lập quy hoạch, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng
trong và ngoài hàng rào KCN với việc đảm bảo sự tăng trưởng KT cao, ổn
định của KCN, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, xã hội, tạo
việc làm, nâng caođời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, văn minh của
nhân dân, góp phần ổn định xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, và giải
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quyết tốt các vấn đề về môi trường của KCN, địa phương có KCN cũng như
của quốcgia.
1.1.2.2.2. Nội dung PTBVKhu công nghiệp
Phát triển bền vững KCN gồm nội dung sau:
- Việc quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát
triển KT – XH của địa phương, khu vực quy hoạch KCN và định hướng,
chiến lược phát triển KT - XH, phát triển các KCN của quốc gia;
- Đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả KT cao trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN trong KCN, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của
KCN; bảo đảm môi trường trong KCN;
- Tác động lan toả tích cực đến hoạt động KT - XH của địa phương: đẩy
nhanh tốc độ TTKT; tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát
triển hạ tầng KT, kỹ thuật, xã hội; phát huy tốt và gia tăng năng lực nội sinh,
năng lực cạnh tranh; tác động tích cực và giảm những vấn đề tiêu cực về xã
hội; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao
trình độ dân trí, văn minh của người dân; giảm thiểu tác động xấu đến môi
trường trong quá trình phát triển của KCN.
1.1.2.3. Cáctiêu chí đánhgiá pháttriển bền vững Khu công nghiệp
Từ khái niệm và nội dung của phát triển bền vững KCN nêu trên có 03
nhóm tiêu chí đánhgiá phát triển bền vững KCN như sau:
* Cáctiêu chíđánhgiáquyhoạchkhucôngnghiệp
Công tác lập quy hoạch các KCN có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
KCN theo hướng bền vững. Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch
phát triển KT-XH, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu
đô thị. Quy hoạch KCN không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí đóng
của KCN mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành CN, sản phẩm sẽ sản
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao
động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực.
Nhóm tiêu chí đánh giá quy hoạch KCN theo hướng bền vững gồm:
- Vị trí địa lý của khu công nghiệp
Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp
đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp
dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị
trường tiêu thụ sản phẩm,... có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư
của các doanh nghiệp.
- Quy mô của khu công nghiệp
Một là, xác định quy mô hiệu quả của KCN trên cơ sở mục đích hình
thành KCN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện mục tiêu di dời các
cơ sở CN trong thành phố, đô thị lớn; tận dụng nguồn lao động và thế mạnh
tại chỗ của địa phương; kết hợp KT với quốc phòng.
Hai là, xác định quy mô hiệu quả của KCN dựa trên tính chất và điều
kiện hoạt động của KCN: KCN được đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn
nguyên liệu lớn, hình thành với tính chất chuyên môn hoá sản xuất ổn định
một số sản phẩm hàng hoá CN nặng; các KCN nằm ở xa đô thị nơi các điều
kiện xa cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động, các KCN hoạt
động với tính chất đa ngành; các KCN sinh thái...
- Chấtlượng quihoạch khu công nghiệp
Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của
quá trìnhqui hoạch, sửdụngvà pháttriển KCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng
bộ, khoahọc, thực tiễn và hiệu quả trongqui hoạchcác yếutố chủ đạo của KCN
như xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch vụ,... nhằm đạt
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
được các mục tiêukinh tế, bảo vệ, cảithiện môitrường và thu hút lao động.
* Các tiêu chí đánh giá pháttriển bền vững nội tại KCN
Phát triển bền vững nội tại KCN được hiểu là duy trì tính chất bền vững và
hiệu quảtronghoạtđộngcủabảnthânKCN;bảođảmcácchỉtiêuhiệu quả KT cao
tronghoạtđộngsảnxuất, kinhdoanh củaKCN, nâng cao khả năng cạnh tranh của
các KCN Việt Nam, bảo đảm chất lượng môitrườngtrongnộibộ KCN.
- Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp
Tiêu chí này được xác định bằng tỷ lệ diện tíchđất KCN đã cho các DN
sản xuất và DV thuê so với tổng diện tích đất quy hoạch cho thuê của KCN.
Kinh nghiệm quốc tế và quá trình phân tích các dự án đầu tư xây dựng, kinh
doanh kết cấu hạ tầng các KCN cho thấy, thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có thể kéo dài từ 15 - 20 năm, như vậy nếu sau
10 - 15 năm mà tỷ lệ khoảng trống trong KCN vẫn còn cao thì coi như KCN
này không có khả năng đạt hiệu quả.
- Vốn đầu tư thu hútvà vốn đầu tư thực hiện
Tiêu chí này phản ánh tổng vốn đầu tư thu hút vào KCN, qua đó tính
toán các chỉ tiêu: tỷ suất vốn đầu tư trên 01 ha đất cho thuê; tỷ lệ vốn đầu tư
thực hiện trên tổng vốn thu hút; tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư. Các chỉ tiêu
này càng cao thì KCN hoạt động càng có hiệu quả và đạt được sự PTBV.
- Hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Tiêu chí này bao gồm: tổng doanh thu, tổng GTSXCN; tổng số lao động
thu hút, thu nhập bình quân của người lao động; năng suất lao động tính theo
doanh thu; tổng vốn kinh doanh; giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu; đóng góp
vào ngân sách Nhà nước.
- Trìnhđộcôngnghệvà ứngdụngcôngnghệtrongKCN
+ Trình độ côngnghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong
nước trong KCN.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp
FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến).
+ Kỹ năng, năng lực sửdụng côngnghệcủa các doanhnghiệp trongKCN.
+ Thông tin về côngnghệ (tài liệu hướng dẫnsửdụng,các bíquyếtcông nghệ).
+ Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động côngnghệ.
+ Xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất).
+ Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
trong doanh thu theo ngành của các các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp
trong nước.
- Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi
(economies of scope) hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô
(economies of scale) trong hoạt động của KCN. Được thể hiện như sau:
+ Tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ
yếu trong KCN.
+ Tỉ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt
hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN.
+ Về mức độ liên kết kinh tế: tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với
nhau trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng
số doanh nghiệp KCN.
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư
Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của KCN đối với các nhà
đầu tư và được thể hiện cụ thể ở: mức độ bảo đảm của hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật - xã hội của KCN như: điện, nước, kho tàng, đường xá, phương
tiện vận chuyển (chủng loại, quy mô, và chất lượng của hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật - xã hội); Chủng loại, quy mô và chất lượng hoạt động của hệ
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống kết cấu hạ tầng KT phục vụ hoạt động cho các DN trong KCN như: bưu
chính, thông tin, tài chính, ngân hàng...
1.2.3.3.Cáctiêu chí đánh giá tácđộng lan toả của khu công nghiệp
- Tác động lan tỏa về mặtkinh tế-kỹ thuật
Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp
vào ngân sách địa phương;
+ Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa
phương, so với mức chung của cả nước;
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN:tỉ trọng về doanh thu,
giá trịgia tăng, vốn sản xuất,lao độngtính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế;
+ Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu
ngân sách địa phương từ KCN; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của địa phương có KCN.
- Tác động lan tỏa về mặtxã hội
+ Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương
so với tổng số lao động làm việc trong KCN.
+ Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động
địa phương.
+ Ảnh hưởng củaKCNđếnsựchuyểndịchcơ cấulao độngcủađịaphương.
+ Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối
với lao động địa phương và lao độngtừ nơi khác đến.
+ Thực hiện các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế .
+ Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng
nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm,...)
- Tác động lan tỏa về mặtbảo vệ môi trường
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên;
+ Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập
trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư.
+ Mức độ ứngdụngcôngnghệsạchvàcôngnghệítgâyô nhiễmmôitrường.
+ Có báo cáo môi trường của các doanh nghiệp trong KCN.
1.1.3.Các nhântốảnhhƣởngđếnviệchìnhthànhvà PTBVkhucôngnghiệp
1.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quảnlýNhà nước
- Công tác quyhoạch KCN:
Thực hiện tốt công tác lập qui hoạch các KCN có tác động rất lớn đến
quá trình phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của
KCN trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương:
Yếu tố quan trọng nhất trong công tác lập quy hoạch KCN là xem xét
việc lựa chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN có khả năng thu hút đầu tư cao (có
vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh
hoạt), vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa
phương, của vùng, của đất nước đảm bảo phát huy tác dụng lan toả, kích thích
sự phát triển KT - XH của địa phương, vùng, đất nước, không ảnh hưởng đến
sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực.
Việc xác định quy mô về diện tích của KCN cần phù hợp với mục tiêu
hình thành KCN, nhu cầu thực tế, năng lực tài chính, khả năng vận động thu
hút đầu tư của các cấp chính quyền và DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
Gắn kết chặt chẽ việc quy hoạch xây dựng KCN với quy hoạch xây dựng
các khu đô thị, DV đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của người lao động thông qua các DV khám chữa bệnh, đầu tư trường
học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đồng thời tạo việc làm, nâng
cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất thu hồi để xây dựng KCN.
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để thực hiện tốt công tác lập quy hoạch KCN các cơ quan quản lý Nhà
nước cần phải có định hướng đúng đắn, xác định rõ mục tiêu hình thành
KCN, có sự thống nhất quan điểm, nhận thức về KCN và việc hình thành
KCN. Nếu không sẽ dẫn đến những quan điểm, nhận thức sai lệch từ đó dẫn
đến những sai lầm trong thực hiện công tác quy hoạch KCN.
Việc sai sót trong quy hoạch KCN gây ra những tổn thất và ảnh hưởng
lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
Sai sóttrong côngtác lập quy hoạch KCNsẽ dẫn đến tìnhtrạng quy hoạch
treo, lãng phí nguồn lực đầu tư: vốn, tài nguyên đất; gây ảnh hưởng đến sự phát
triển củacác ngành khác:NN, giao thông, văn hoá, du lịch... Điều đó đồng nghĩa
vớisựkhônghiệu quảcủaKCNvà ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững KCN.
- Các chính sách pháttriển KCN:
Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư,
chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến
đầu tư, thực hiện các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình
DV phục vụ KCN (gọi chung là chính sách đối với KCN):
Việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa rất quan trọng đối
với việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển
nội tại KCN theo hướng bền vững.
Các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất
nước, của địa phương, đảm bảo các thông lệ quốc tế sẽ:
+ Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn
hợp pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo
đúng tiến độ đặt ra tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn,
đất đai trong quá trình đầu tư xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi
trường từ hoạt động của KCN;
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thu hút những dự án đầu tư có hiệu
quả KT - XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN;
+ Kích thích nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư
mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học,
công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả
hoạt động của DN và của KCN;
+ Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp
ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các DV phục vụ đầu
tư, sản xuất; giải quyết những vấn đề xã hội (nhà ở, khám chữa bệnh, trường
học, vui chơi giải trí, việc làm...) tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN, của KCN.
Như vậy, các chính sách phù hợp sẽ đẩy mạnh sự phát triển nội tại KCN
theo hướng bền vững và ngược lại sẽ không tạo nên sự phát triển bền vững
KCN. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chính sách đúng, hợp lý cần phải tổ
chức thực hiện hiệu quả và đúng đắn các chính sách trên, điều đó rất quan
trọng trong việc hình thành và phát triển bền vững KCN.
- Công tácquảnlýnhànướcđốivớiviệc triển khaiđầu tưxâydựng kết cấu
hạ tầng;triển khaithực hiện dự án và tổ chức sản xuấtkinh doanh của các DN
trong KCN:
Công tác quản lý đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong
KCN là hoạt động rất quan trọng của các cơ quan thực hiện chức năng quản
lý nhà nước đối với KCN.
Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện
đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch KCN được duyệt, đảm bảo hạ tầng kĩ
thuật KCN được xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tư,
yêu cầu của các DN đầu tư vào KCN, không gây ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất NN, giải quyết tốt các yếu tố có khả năng gây tác hại đến môi
trường, nâng cao khả năng cải thiện môi trường sinh thái. Nếu không thực
hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch KCN bị phá vỡ, chậm
triển khai đầu tư xây dựng hoặc đầu tư không đồng bộ gây lãng phí vốn, đất
đai và không giải quyết được các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường.
Quản lý chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của các DN sẽ đảm bảo
đưa dự án vào hoạtđộng theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo hiệu quả của việc sử
dụng vốn đầu tư, giám sátđược những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường trong
quá trình triển khai dựán và việc xây dựng các côngtrình xử lý các nhân tố ảnh
hưởng đến môi trường từ hoạt động của dự án; góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanhcủa các DN; giám sát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực: tài
chính, nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ,
thực hiện các biện pháp xử lý các nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đảm
bảo sửdụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, không gây ô nhiễm môi trường, đạt
sự tăng trưởng cao và bền vững của DN và của KCN.
Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh
doanh của các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, loại bỏ
những DN không thực sự đủ năng lực đầu tư, những dự án hoạt động không
hiệu quả, thay thế bằng những dự án, nhà đầu tư có hiệu quả hơn, giảm thiểu
đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực
đất, vốn, lao động và sự tăng trưởng, phát triển của KCN.
Như vậy, quản lý tốt quá trình triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, triển
khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của DN KCN sẽ nâng cao hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn lực trong đầu tư, sản xuất, giảm thiểu các tác nhân
gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác xây dựng kế hoạch và chính sáchphù hợp, nâng cao hiệu quả, đạt sự
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tăng trưởng cao và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN
KCN, quản lý tốt việc xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ
hoạt động của KCN, đảm bảo phát triển KCN theo hướng bền vững.
1.1.3.2.Nhóm các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp
- Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng:
Việc triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ nâng cao
hình ảnh của KCN trong việc thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá trình lấp
đầy KCN. Đảm bảo có sự kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài
hàng rào KCN, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các nhà đầu tư trong việc
triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu và đời sống
vật chất, tinh thần của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các DN. Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước
thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của KCN.
Việc triển khai đầu tư của các DN KCN đảm bảo đưa dự án đầu tư vào
hoạt động đúng tiến độ, tiết kiệm các nguồn lực đầu tư (vốn, đất đai): tạo
công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển các loại hình DV
phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của các DN và của KCN; xây
dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường theo đúng quy định tại các nhà máy,
đảm bảo xử lý triệt để các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không đồng bộ và chậm triển
khai dự án của các nhà đầu vào KCN sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí các
nguồn lực trong đầu tư, nảy sinh tình trạng “samạc” hoá do không có DN đầu
tư; không đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các DN KCN; tạo
nên các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến môi trường... Các vấn đề trên ảnh
hưởng lớn đến phát triền bền vững KCN.
- Nhân tốtrình độ khoa học công nghệcủa các doanh nghiệp KCN:
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trình độ khoa học, công nghệ áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DN KCN quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Việc đầu tư
công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng
như khả năng cạnh tranh của DN, đồng thời giảm thiểu được các yếu tố ảnh
hưởng đến môi trường. Đảm bảo cho DN phát triển nhanh, bền vững.
Việc áp dụng trình độ khoa học công nghệ lạc hậu trong sản xuất sẽ có
tác dụng ngược lại. Cùng với việc gây lãng phí nguồn lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, gây ảnh hưởng đến môi
trường sẽ dẫn đến nguy cơ biến KCN trở thành bãi thải công nghệ.
Các nhân tố trên đều thuộc vào các DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và
các DN đầu tư vào KCN. Việc thực hiện đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại; việc
triển khai dự án đúng tiến độ của các DN, yêu cầu các DN phải có năng lực tài
chính, khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư một cách hiệu quả. Do đó,
cần có chính sách hỗ trợ các DN trong việc huy động các nguồn vốn để thực
hiện đầu tư. Đồngthờicần có sựkiểm soátchặtchẽ củacác cơ quan quản lý nhà
nước như đã trình bày ở phần trên để hạn chế được những tác động tiêu cực.
Qua sự phân tích trên cho thấy, mỗi nhân tố đều có những ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển KCN. Do đó, tuỳ theo từng thời
kỳ và đặc điểm của từng địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu đảm
bảo phát huy tính tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, thực hiện việc
xây dựng và phát triển bền vững các KCN.
1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp
1.1.4.1. Kinhnghiệm thế giới
1.1.4.1.1. Kinh nghiệm NhậtBản
Nhật Bản là một nước rất thành công về phát triển kinh tế xã hội trong
những năm 70 của thế kỷ XX, người ta coi Nhật Bản như một câu chuyện
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thần kỳ. Với những chiến lược, những chính sách công nghiệp hóa đã đạt
được nhiều thành tựu đáng khâm phục. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng của
nền kinh tế Nhật Bản, các KCN đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo sự phát
triển cân đối giữa các vùng, miền trên cả nước.
Quá trình phát triển các KCN của Nhật Bản diễn ra sau kết thúc Chiến
tranh thế giới thứ II, đặc biệt sau khi Luật phát triển của các thành phố công
nghiệp mới được hình thành năm 1962. Thời kỳ này, nhiều cơ sở công nghiệp
quy mô lớn dưới hình thức các KCN được thành lập tại nhiều thành phố trên
cả nước. Các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa dầu … đã hình
thành dọc theo các vùng ven biển và trở thành những khu vực phát triển công
nghiệp dẫn đầu trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc phân bố các cơ sở
công nghiệp thiếu cân đối và tốc độ phát triển cao các ngành công nghiệp
nặng, hóa chất đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là
môi trường nước và không khí tại các KCN. Vì vậy, cuối những năm của thập
niên 60, đầu thập niên 70, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu tổ chức lại các KCN
có quy mô lớn tại các khu vực xa xôi như Hokaido và Nam Kyushu. Việc đặt
các KCN tại những vùng này không những ngăn chặn được ô nhiễm môi
trường mà còn tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực này. Đồng
thời Chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp như
điện tử cơ khí, lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô. Việc hình thành các KCN ở
các vùng xa xôi trong nước là một biện pháp phát triển công nghiệp khu vực
cũng như trên cả nước.
CácKCN Nhật Bản chia thành 4loại theo vịtrí vàmục đíchkhác nhau như sau:
- KCN ven biển: các KCN này có diện tích lớn hơn 1.000 ha, tập trung
sản xuất hóa chất và các ngành công nghiệp nặng
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- KCN nội địa: các KCN này được thiết lập dọc theo các xa lộ để thuận
tiện cho việc chuyên chở hàng hóa, giao thông, có diện tích trung bình khoảng
100 ha. Nó tập trung công nghiệp lắp ráp chế tạo ô tô, thiết bị điện, cơ khí…
- Khu nghiên cứu: các khu này được thiết lập trong những khu vực có
đầu mối giao thông thuận tiện, gồm các trung tâm nghiên cứu và phát triển,
diện tích trung bình khoản 300 ha.
- Thành phố công nghiệp (Technopolis): có diện tích tương đương với
các KCN nội địa, được thiết lập tại các khu vực riêng biệt và tập trung các
ngành công nghiệp công nghệ cao như chế tạo bán dẫn, công nghệ sinh học…
Tiêu chí để lựa chọn địa điểm xây dựng các KCN công nghệ cao
(Technopolis) của Nhật là: khu vực hiện tập trung không quá đông các cơ sở
công nghiệp, nằm gần các thành phố được coi là trung tâm của hoạt động
công nghiệp, nằm gần các trường đào tạo đại học và các ngành phát triển
công nghệ cao, trong hiện tại tập trung nhiều cơ sở kinh doanh thương mại và
gần các đầu mối giao thông, xa lộ.
Về chính sách hỗ trợ phát triển của Nhật: Nhật Bản rất chú trọng tới việc
phát triển cơ sở hạ tầng, nếu như năm 1955 tổng vốn đầu tư Nhà nước cho
phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp là 80 tỉ Yên, chiếm 0,9% GDP, thì tới
năm 1970, con số này là 1.870 tỉ Yên, chiếm 2,5% GDP. Chính phủ cũng áp
dụng một số biện pháp khuyên khích, hỗ trợ các xí nghiệp theo các Luật về
phát triển công nghiệp vùng và các qui định của chính quyền địa phương như:
- Hỗ trợ thuế (miễn giảm thuế) áp dụng mức khấu hao đặc biệt, hỗ trợ vốn
kinh doanh từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho
vay ưu đãicủacác tổ chứcChính phủ… Các biệnphápvềthuếđược áp dụng khác
nhau cho từng xí nghiệp trongcác KCN theo Luật về phát triểnvùng liên quan.
- Một số biện pháp được áp dụng cho các vùng chỉ định như: miễn giảm
thuế doanh nghiệp và thuế tài sản cố định trong vòng 3 năm, miễn thuế mua
bất động sản, áp dụng chế độ thuế đặc biệt về sở hữu đất đai và khấu hao đặc
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
biệt (16% các thiết bị sản xuất, 8% cho các công trình xây dựng và các cơ sở
phụ thuộc). Những thiết bị công trình nằm trong Technopolis đều hưởng mức
khấu hao đặc biệt (30% cho thiết bị và 15% cho công trình).
1.1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Ở Thái Lan có 2 loại hình KCN:
- KCN tập trung: trong đó tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp,
các xí nghiệp này sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong nước và thường là các
xí nghiệp công nghiệp nặng và không sản xuất hàng xuất khẩu.
- KCNhỗn hợp:là loạiKCN chiara làm 2 khu vực:KCN tổnghợp gồm các
xí nghiệp sảnxuấtchủ yếuhàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (vớitỉ trọng
xuất khẩu < 40% tổng sản phẩm sản xuất được); và các khu chế xuất hàng hóa
xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất phảiđạt ít nhất 40% hàng hóa xuất khẩu.
Các KCN Thái Lan được xây dựng trên cơ sở phân loại theo từng nhóm
ngành công nghiệp và căn cứ vào nguồn lực có sẵn tại địa phương cũng như
vị trí địa lý của những nơi thành lập KCN đó. Diện tích các KCN từ 70 đến
1.000 ha, phổ biến nhất từ 150 đến 250 ha, chỉ có khoảng 25% số KCN có
diện tích lớn hơn 500 ha.
Việc quản lý các KCNcó thẩm quyềnNhà nước và được giao cho một cơ
quan là Ban quản lý các KCN Thái Lan. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong các
KCNnày dựatrên cơ sở vốnđầutư Nhà nước hoặc liên doanh giữa Nhà nước với
tư nhân. Theo Luật về KCN tư nhân thì tư nhân được phép thầu đầu tư và kinh
doanh cơ sở hạ tầng nhưng việc quản lý do Nhà nước quản lý thống nhất thông
quaBan quảnlý các KCNTháiLan. Cơ quannày vừa thuộc Bộ côngnghiệp, vừa
là cơ quanquảnlý Nhà nước đượcủyquyềncấpcácloạigiấy phép cho nhà đầu tư
xây dựngcơ sở hạ tầng. Tư nhân có thể đầutư xây dựngcơ sở hạ tầng bằng cách
liên doanh vớiBan quản lý KCN TháiLan hoặc đầu tư 100% vốn.
Về chính sách ưu đãi, Thái Lan đã dành cho các nhà đầu tư vào các
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KCN các ưu đãi khá rộng rãi: đầu tư vào các KCN, khu chế xuất được miễn
trừ thuế xuất nhập khẩu hàng hóa; đặc biệt là cho phép các nhà đầu tư nước
ngoài được quyền sở hữu đất trong KCN (trong khi Malaysia bán đất có thời
hạn 99 năm, Indonesia cho thuê đất tối đa là 60 năm, Trung Quốc cho quyền
sử dụng đất tối đa là 50 năm nhưng được quyền chuyển nhượng thế chấp).
Thuế nhập khẩu được áp dụng trong các KCN Thái Lan:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị phụ tùng: các doanh
nghiệp trong KCN tổng hợp được giảm 50% thuế nhập khẩu áp dụng cho cả
vùng I và vùng II, các doanh nghiệp ở vùng III được miễn thuế nhập khẩu các
loại thiết bị trên. Việc miễn thuế này được áp dụng đối với các xí nghiệp sản
xuất trong các khu chế xuất cả 3 vùng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu: các doanh nghiệp trong các
KCN tổng hợp được miễn thuế nhập khẩu 1 năm đối với nguyên vật liệu nếu
xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm sản xuất được. Ưu đãi này cũng được áp
dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong KCN đóng ở vùng I và II, các
doanh nghiệp ở vùng III sẽ được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong
vòng 5 năm nếu xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm sản xuất và chỉ phải trả 25%
thuế khập khẩu với các nguyên liệu sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng nội địa
1.1.4.1.3.Bài học rút ra cho phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam
Qua bài học phát triển các KCN của Nhật Bản và Thái Lan, ta có thể rút ra
một số bàihọc cơ bản cho sự phát triển các KCN ở nước ta hiện nay như sau:
Thứ nhất, việc quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát
triển công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Từ đó phân công phối
hợp chặt chẽ trong việc đầu tư phát triển các KCN của các bên liên quan như:
Nhà nước, nhà đầu tư, lao động,… Các KCN cần được xây dựng đồng bộ với
các khu thương mại, đô thị, dịch vụ,… theo mô hình tổ hợp liên hoàn trong đó
phát triển KCN là trọng tâm còn các vệ tinh khác như về thương mại, dịch vụ,
khu đô thị mới,… là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bảo sựphát triển bền vững tại các KCN.
Thứ hai, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư vào các khu công nghiệp một cách
hợp lý và hiệu quả, theo hướng khuyến khích phát triển thu hút các dự án đầu
tư các ngành có hàm lượng công nghệ, khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ phát
triển cao, sức lan tỏa mạnh.
Thứ ba, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải
được sự chỉ đạo thống nhất kịp thời của các cấp chính quyền thành phố, đồng
thời phải đảm bảo thực hiện đúng các chính sách về đất đai và quyền lợi của
người dân bị thu hồi đất; cần chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và xã hội phục vụ cho việc phát triển các KCN để thu hút vốn đầu tư, chủ động
thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng với
các đơn vị chủ đầu tư nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ tư, là cần phải có những chính sách, những biện pháp khuyến khích
đầu tư phát triển các KCN như miễn giảm thuế, hoàn thiện công tác quản lý,
đơn giản thủ tục hành chính,…
Thứ năm, cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch hơn nữa, nên xây
dựng các KCN mới và di dời các KCN cũ cách xa trung tâm thành phố, tránh
tình trạng ô nhiễm môi trường. phát triển các KCN cũng phải chú ý đi đôi với
côngtác bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững các KCN, phải kiên
quyết xử lý triệt để các doanh nghiệp viphạm cam kết bảo vệ môi trường.
1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước
1.1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc
Tính đến tháng 12 năm 2011, có 20 KCN, trong đó 08 KCN đi vào hoạt
động với diện tíchkhoảng 4.500 ha được phân bổ trên các vùng trọng điểm KT
của tỉnh:các huyện phíaNam gần Hà Nội ra dọc các đườngQuốclộ 2 và đường
cao tốc NộiBài - Việt Trì -CônMinh (TrungQuốc). Tậptrungthu hút các dự án
đầu tư vào các lĩnh vực: Cơ khí, điện từ và tin học, sản xuất vật liệu xây dựng,
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dệtmay, chếbiến nôngsản thực phẩm, dược phẩmvàhoáchấttiêu dùng.
Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, chủ động
phối hợp với các tổ chức như: Jetro (Nhật Bản), Kottra (Hàn Quốc), Phòng
Kinh tế văn hoá Đài Bắc,... tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại các
nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... để vận động
các nhà đầu tư vào tỉnh. Đến nay có 152 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh (54 dự án FDI và 98 dự án DDI). Nhưng các dự án này hàng năm
đã đóng góp trên 90% GTSXCN, trên 70% tổng thu ngân sách của tỉnh và
80% giá trị xuất khẩu, đã giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động trực tiếp
làm việc trong các nhà máy và hàng vạn lao động đang thi công trên các công
trường xây dựng nhà máy.
Bài học kinh nghiệm để đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các
KCN,CCN. Đó là:
1. Công tác quy hoạch đi trước một bước là việc rất cần thiết trong định
hướng phát triển công nghiệp. Các quan điểm cần thống nhất trong công tác
quy hoạch và phát triển KCN.
2. Cần đa dạng hoá các mô hình phát triển khu, cụm công nghiệp nhằm
tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư như phát triển KCN vừa và
nhỏ gắn với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.
3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là yếu tố rất quan trọng để
thúc đẩy phát triển và thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp.
4. Sớm hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng
cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.
5. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách cụ thể đáp ứng
yêu cầu phát triển của các KCN.
1.1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Đến nay tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép bổ sung quy
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạch để đầu tư xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích gần 1.000 ha.
Các KCN của tỉnh Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu
tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Nhằm
PTBV các KCN, các KCN này đều được quy hoạch đồng bộ gắn với việc quy
hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu
DV phục vụ cho các KCN.
Các KCN Hải Dương vừa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thực
hiện vận động thu hút kêu gọi đầu tư. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng
xong hạ tầng và đã gần lấp đầy diện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách,
KCN Đại An, KCN Việt Hoà, KCN Phúc Diễn... các KCN khác cũng đã lấp
đầy hơn 50% diện tích đất cho thuê. Tổng số vốn đã đầu tư xây dựng hạ tầng
các KCN trong thời gian qua khoảng 750 tỷ đồng.
Tuy vừa đầu tư xây dựng hạ tầng vừa thu hút đầu tư, nhưng đến nay
trong các KCN của tỉnh Hải Dương đã có khoảng 40 dự án đầu tư trong và
ngoài nước được phép đầu tư, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 400 triệu
USD, vốn đầu tư đã thực hiện gần 200 triệu USD. Trong đó có nhiều dự án
đầu tư nước ngoài với công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tư lớn của Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Đã có 20 dự án chính thức đi vào hoạt động sản
xuất kinh doanh, với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng
180 triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp một
phần đáng kể cho ngân sách địa phương.
Một số kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựng và phát triển các KCN
của Hải Dương như sau:
- Việc quy hoạchpháttriển các KCN và KCX phảigắn với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hộicủađịaphương, cầntranhthủsựgiúp đỡ củaChínhphủ và các
Bộ, Ban, ngành Trungương. Đồngthời phảiđược sựđồngthuận, chỉ đạo sát sao
của lãnh đạo tỉnh và sự phốikết hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành trong tỉnh.
- Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải được sự
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi đó một
nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực
hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị
thu hồi để xây dựng các KCN.
- Cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho
phát triển các KCN để thu hút đầu tư.
- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích
hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng, tăng cường
công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước
1.1.4.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Đối với Quảng Nam, ngoài việc đầu tư các KCN của tỉnh, KKT mở Chu
Lai thì việc đầu tư các CCN với quy mô vừa và nhỏ đã được các huyện,
thành, thị tích cực triển khai có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu tạo đà tăng trưởng
CN, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng xuất
khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển CN theo quy hoạch; tránh tự phát
phân tán, tiết kiệm đất, hạn chế việc xây dựng cơ sở CN mới xen lẫn với khu
dân cư; hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng dần theo tiêu chí PTBV. Hiện
nay Quảng Nam đã quy hoạch phát triển 108 CCN với tổng diện tích 2.313ha,
đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 55 cụm với tổng diện tích 1.440ha. Tổng diện
tích đất thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng CCN là 529ha, tổng vốn đầu tư
xây dựng hạ tầng theo dự án được phê duyệt là 1.397 tỷ đồng, trong đó đã
thực hiện 513 tỷ đồng, vốn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 212 tỷ đồng. Về thu
hút đầu tư vào các CCN, đến năm 2011 có tổng 217 dự án đăng ký đầu tư với
tổng vốn đăng ký là 8.641 tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký là 52.748 người.
Những nguyên nhândẫn đến thànhcông của các KCN QuảngNam:
Một là, tạo sự nhận thức mới trong các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, các
doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
theo hướng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát triển công nghiệp của tỉnh một cách mạnh mẽ và vững chắc, trong đó lấy
khu, cụm công nghiệp làm trọng tâm để phát triển.
Hai là, coi trọng công tác quy hoạch khu kinh tế mở, các khu, cụm công
nghiệp và các dự án lớn khác của tỉnh... phù hợp với quy hoạch phát triển
KTXH của từng thời kỳ, là căn cứ thu hút các dự án sản xuất vào Quảng Nam.
Ba là, coi trọng môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tập trung
trên một số lĩnh vực sau:
- Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh: khuyến
khích về phát triển CCN, cơ chế khuyến công...
- Tập trung cảicáchhành chính, nhất là tăng cường phân cấp cho phép các
ngành, địa phương trong việc giảiquyết các thủ tục đăng ký, cấp phép đầu tư.
Tiếp tục xây dựngkết cấuhạ tầng trongvà ngoài hàng rào các Khu, CCN.
Bốn là, nhiều dự án đầu tư vào các Khu, CCN trong những năm qua đã
chính thức đi vào hoạt động với công nghệ thiết bị tiên tiến như công nghệ
của Đức, Mỹ, Hàn Quốc... tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao tạo thêm
động lực mới, sức cạnh tranh trên thị trường.
1.1.3.2.4. Bàihọc kinh nghiệm rút ra cho Sông Công
Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển bền vững KCN của các địa phương
nêu trên, có thể rút ra bàihọc kinh nghiệm nhằm PTBV các KCN như sau:
Thứnhất, về chủ trương, chính sách pháttriển KCN
- Cần có chủ trương cụ thể cho việc quy hoạch, xây dựng và phát triển
các KCN đảm bảo sự đồng thuận về quan điểm, nhận thức, sự thống nhất triển
khai thực hiện từ các cơ quan Trung ương đến các cấp, các ngành địa phương.
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các KCN phù hợp,
có sự gắn kết chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của đất nước,
của địa phương từng thời kỳ.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hoàn thiện hệ thống chính sách như: chính sách ưu đãi về KT, hành
lang pháp lý, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xúc tiến
thương mại, hỗ trợ từ ngân sách trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, huy
động vốn đầu tư đảm bảo việc triển khai xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ
thuật-xã hội trong và ngoài hàng rào KCN.
Thứhai, về công tác lập quy hoạch các KCN:
Việc lập quyhoạchKCNphảicó sựgắnkết vớiquy hoạch phát triển KT-XH
của địa phương. Quy hoạch phảimang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch
trongvà ngoàihàng rào KCN (quy hoạchcác khu dân cư, đô thị, trạm xá, trường
học, khu thương mại, vui chơigiải trí...), đảmbảo có sự liên hệ chặt chẽ giữa các
KCN trong địa phương, khu vực tạo cơ sở để có thể hình thànhCụm KCN.
Thứba, về triển khaixây dựng kết cấu hạ tầng KCN
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần được triển khai xây dựng đồng bộ
đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư
thứ cấp, vừa xử lý tốt các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời kết
hợp với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN.
Thứtư, về công tác thu hútđầu tư
- Chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và chủ
đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cầu hạ tầng KCN trong việc thực hiện công
tác xúc tiến đầu tư.
Thứtư, về quản lý Nhà nước đối với KCN
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của
các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các KCN.
- Đẩy mạnh cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính
triển khai dự án đúng tiến độ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thực hiện tốt công tác giám sát triển khai dự án, quá trình sản xuất
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh doanh đảm bảo nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn lực, chấp hành
pháp luật của nhà nước và việc giải quyết ô nhiễm môi trường tại các KCN.
Thứnăm, về các DV hỗ trợ KCN và DN KCN
Tạo điều kiện phát triển nhanh, mạnh, hoạt động có hiệu quả của các loại
hình DV phục vụ KCN và DN KCN trong việc triển khai dự án và tổ chức sản
xuất kinh doanh như: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thiện
các thủ tục hành chính, các DV cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, hoạt
động tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà ở cho công nhân, bệnh
viện, trường học, DV ăn uống... đảm bảo giải quyết việc làm cho một bộ phận
dân cư không đáp ứng nhu cầu làm việc trong KCN.
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG II
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các KCN Sông Công trong thời gian vừa qua hoạt động ra sao? Vấn đề
Quy hoạch KCN có nằm trong định hướng phát triển KT – XH? Phát triển
KCN mang lại hiểu quả như thế nào đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của Thị xã Sông Công và đối với tỉnh Thái Nguyên? Vấn đề là cần
tập trung phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi
trường cho thị xã Sông Công mà không làm ảnh hưởng đến vấn đề môi
trường? Các giải pháp để phát triển bền vững KCN Sông Công cần phải thay
đỏi ra sao để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng
như của Thị xã Sông Công?
2.2. PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
2.2.1. Phƣơng phápchọnđiểmnghiêncứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng
khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn
nghiên cứu. Thị xã Sông công hiện nay có 2 khu công nghiệp.
- Khu Công nghiệp Sông Công I: Với quy mô và diện tích là 220 ha, với
tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế,
phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu
dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Tân Quang thị xã Sông Công.
- Khu công nghiệp Sông Công II: Được phê duyệt tại Quyết định số
1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, với quy mô diện tích là 250 ha, tính chất và chức năng
Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng,
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử...
Hiện có trên 60 Doanh nghiệp đang hoạt động trong khu Công nghiệp I
của thị xã Sông Công.
2.2.2. Phƣơng phápthuthậpthông tin
2.2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu thứ cấp
- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp;
của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công
thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, các phòng
chức năng của Thị xã Sông Công.
- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu
công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong
một số năm gần đây.
-Cácvăn bản, quyđịnh liên quanKhu Côngnghiệp củaChínhphủvàcủaTỉnh.
- Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng
Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương,....
Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo):
- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên.
Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành côngnghiệp.
Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp
Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu
của đề tài. Đối tượng được điều tra là người dân xung quanh Khu Công nghiệp;
các Doanh nghiệp trong Khu Côngnghiệp; các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban
quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY

More Related Content

What's hot

Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
ngoquangbinh
 

What's hot (19)

Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
Slideshare.vn luan an_phat_trien_nong_nghiep_tinh_quang_nam_giai_doan_2011_2020
 
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở ...
 
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú VangLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế  ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tại huyện Phú Vang
 
Tím hiểu công nghệ sản xuất giấy tissue ở việt nam, hiện trạng và giải pháp 5...
Tím hiểu công nghệ sản xuất giấy tissue ở việt nam, hiện trạng và giải pháp 5...Tím hiểu công nghệ sản xuất giấy tissue ở việt nam, hiện trạng và giải pháp 5...
Tím hiểu công nghệ sản xuất giấy tissue ở việt nam, hiện trạng và giải pháp 5...
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát t...
 
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh HóaLuận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đLuận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất, 9đ
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện LựcLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây cà phê trên địa bàn xã Dun, Gia Lai, HAY
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAYChuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐB sông Cửu Long, HAY
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tai Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
Luận văn: Công tác quản lý Nhà nước về quyền sử dụng đất tại địa bàn thành ph...
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
Chính sách phát triển công nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kin...
 
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang ChảiĐánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
Đánh giá hiệu quả canh tác trên đất dốc ở huyện Mù Cang Chải
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY

Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
Nguyễn Công Huy
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similar to Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY (20)

Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái NguyênLuận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
Luận văn: Mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
 
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
Th s08 006_thực trạng à một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động...
 
Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)Luan van thac si kinh te (22)
Luan van thac si kinh te (22)
 
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
Th s01.033 thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè...
 
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAYBÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
BÀI MẪU Luận văn kỹ thuật công nghê, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp ở huyện Phổ Yê...
 
luan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdfluan van thac si kinh te (2).pdf
luan van thac si kinh te (2).pdf
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)
 
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
Th s31 041_nghiên cứu cập nhật hệ thống chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội the...
 
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Đánh Giá Hiệu Quả Canh Tác Trên Ruộng Bậc Thang Tại Huyệ...
 
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...Tailieu.vncty.com   tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
Tailieu.vncty.com tac dong cua du an duy tri va phat ben vung den sinh ke c...
 
luan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdfluan van thac si kinh te (34).pdf
luan van thac si kinh te (34).pdf
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công NghiệpLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Khu Công Nghiệp
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 
Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong hội...
Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong hội...Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong hội...
Đổi mới mô hình phát triển khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong hội...
 
luan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdfluan van thac si kinh te (29).pdf
luan van thac si kinh te (29).pdf
 
Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)Luan van thac si kinh te (29)
Luan van thac si kinh te (29)
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------- NGUYỄN XUÂN QUANG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SÔNG CÔNG Chuyên ngành:Quản lý kinh tế Mã số: 60-34-01 LLUUẬẬNN VVĂĂNN TTHHẠẠCC SSĨĨ QQUUẢẢNN LLÝÝ KKIINNHH TTẾẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Chí Thiện Thái Nguyên - 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i Lêi cAm ®oan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết quả nghiên của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Xuân Quang
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Chí Thiện, Hiệu trưởng Trường - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa sau Đại học - Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên; các thầy cô giáo bộ môn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức khoa học quý báu. Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Học viên Nguyễn Xuân Quang
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii Danh mục các bảng biểu viii Lời mở đầu 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Những đóng góp của luận văn 3 5. Kết cấu của luận văn 4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững các 5 khu công nghiệp 1.1. Cơsở lý luậnvề pháttriểnbền vững khucôngnghiệp 5 1.1.1. Phân loạivà mục tiêu hình thành các khu công nghiệp 5 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp 5 1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp 6 1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế - xã hội 7 1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư 8 1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động 8 1.1.1.3.3. KCN góp phần nângcaonăng lực công nghệquốcgia 1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu 9 kinh tế 1.1.1.4. Mục tiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp 10 1.1.2. Phát triển hướng bền vững khu công nghiệp 11 1.1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững 11 1.1.2.2. Khái niệm phát triển bền vững khu công nghiệp 13 1.1.2.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững khu công nghiệp 14 1.1.3.Các nhântố ảnh hưởngđến việc hình thànhvà PTBVKCN 19 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước 19 1.1.3.2.Nhóm cácnhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp 23
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 24 1.1.4.1. Kinh nghiệm thế giới 24 1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 29 Chương II: Phương pháp nghiên cứu phát triển bền vững khu 36 công nghiệp 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu 36 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 37 2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 37 2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 37 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 39 2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin 39 2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin 39 2.2.5.1. Phương pháp đồ thị 39 2.2.5.2. Phương pháp phân tích SWOT 39 2.2.5.3. Phương pháp so sánh 40 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu về phát triển bền vững KCN Sông Công 40 2.3.1.chỉ tiêu về kinh tế 40 2.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội 41 2.3.3.Các chỉ tiêu về môitrường 41 Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp 43 trên địa bàn thị xã Sông Công 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 43 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 43 3.1.2. Địa hình 44 3.1.3. Điều kiện về khí tượng thủy văn 45 3.1.4. Tài nguyên đất- khoáng sản 45 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46 3.1.2.1. Đặc điểm tình hình xã hội 46 2.1.2.2. Cơ cấu sản xuất và phát triển kinh tế ở Sông Công 48 3.2. Quá trình hìnhthành,phát triển KCNSôngCông 52 3.3. Thực trạng PTBV khu công nghiệp Sông Công 54 3.3.1. Thực trạng quy hoạch khu công nghiệp theo hướng bền vững 54
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.3.1.1. Vị trí địa lý của các khu công nghiệp 54 3.3.1.2. Quy mô đất đai các khu công nghiệp 54 3.3.1.3. .3. Tính đồng bộ của quy hoạch khu công nghiệp 55 3.3.2. Thực trạng phát triển bền vững nội tại các khu công nghiệp 57 3.3.2.1. .1. Tỷ lệ lấp đầytrong các khu công nghiệp 56 3.3.2.2. Vốn đầu tư thu hút và vốn đầu tư thực hiện 57 3.3.2.3.Hiệu quả hoạtđộng của cácdoanhnghiệphoạtđộng trongKCN 58 3.3.2.4. Trình độ khoa học công nghệ của các DN trong KCN 64 3.3.2.5. Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế 64 3.3.3. Thực trạng tác động lan tỏa của khu công nghiệp Sông Công 65 theo hướng bền vững 3.3.3.1. Thực trạng tác động lan toả về kinh tế - kỹ thuật 67 3.3.3.3.Thực trạng tác động lan toả về môi trường 70 3.4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân 74 3.4.1. Những hạn chế, yếu kém 74 3.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 78 Chương IV: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp 82 ở Thị xã Sông Công 4.1. Cơ hội và thách thức đối với thị xã Sông Công trong việc phát 82 triển bền vững các KCN 4.1.1. Lợi thế về phát triển các KCN 82 4.1.2. Hạn chế trong phát triển các KCN 83 4.1.3. Cơ hội phát triển các KCN 83 4.1.4. Nguy cơ, thách thức trong phát triển các KCN 84 4.2. Mục tiêu, phương hướng, mục tiêu điểm phát triển các khu công 84 nghiệp Sông Công 4.2.1. Phương hướng 84 4.2.2. Mục tiêu 85 4.2.3. Quan điểm phát triển các KCN 85 4.3. Giải pháp chủ yếuphát triển bền vững KCN Sông Công 86 4.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch khu công nghiệp phù 86 hợp với yêu cầu PTBV khu công nghiệp 4.3.2. Giải pháp phát triển bền vững nội tại KCN Sông Công 89 4.3.2.1. Đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng 89 trong và ngoàihàng ràocác KCN
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 4.3.2.2. Huy động tốt các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ 91 thuật 4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong đầu tư xây 93 dựng kết cấu hạ tầng KCN 4.3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư 93 4.3.2.5. Nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp 96 4.3.3. Tăng cường sử dụng các công cụ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 4.3.4. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm phát triển bền vững khu công nghiệp 98 102 4.3.5. Một số kiến nghị 105 KẾT LUẬN 107 DANH MỤC CÔNG TRÌNHCÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 110 220
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCN : Cụm công nghiệp CCKT Cơ cấu kinh tế CN Công nghiệp DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ GCNĐT : Giấy chứng nhận đầu tư KCN : Khu công nghiệp KCNC : Khu công nghệ cao KCX : Khu chế xuất KKT : Khu kinh tế KT : Kinh tế KT-XH : Kinh tế xã - hội NN : Nông nghiệp TPKT : Thành phần kinh tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GDP : Tổngsản phẩm trong nước GTSXCN : Giá trị sản xuất công nghiệp KHCN : Khoa học côngnghệ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài PTBV : Phát triển bền vững UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Hiện trạng lao độngthị xã SôngCông giai đoạn2005-2010 47 Bảng 3.2: Quy mô vàtăng trưởng kinh tế ThịxãSông Công 48 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công 49 Bảng 3.4: Giá trị sản xuất côngnghiệp trên địa bàn thị xã SôngCông 51 Bảng 3.5: Các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 12/2011 53 Bảng 3.6:Quyhoạchxâydựngpháttriểncác Khucôngnghiệp đếnnăm2020 55 Bảng 3.7: Tỷ lệ lấp đầy các KCN Sông Công tính đến tháng 12/2011 56 Bảng 3.8: Vốn đầu tư của KCN Sông Côngđến tháng 12/2011 58 Bảng 3.9: Số dự án đầu tư và GTSXCNcủa Khu côngnghiệp Sông Công 59 Bảng 3.10: Tổng sản phẩm trong KCN SôngCông 60 Bảng 3.11: Kim ngạch xuất khẩu của KCNSôngCông 60 Bảng 3.12: Thu nộp ngân sách tại KCN Sông Công 61 Bảng 3.13: Số lao độngtrong KCN Sông Công 62 Bảng 3.14: Thunhập bìnhquâncủangườilao độngtrongKCNSôngCông 62 Bảng 3.15: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 66 Bảng 3.16: Quy mô, cơ cấu lao động trong KCN Sông Công 68 Bảng 3.17. Chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73 Bảng 3.18:Mộtsố chỉ tiêutrongnước mặtsuốiVănDương 74 Bảng 3.19: Diện tíchlúa cả năm của xã Tân Quang và phường Cải Đan 77 Hình 1: Mô hình phát triển bền vững 42 Hình 2: Vị trí địa lý của thị xã Sông Công 43 Hình 3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở thị xã Sông Công 66 Biểu đồ 3.1: Diễn biến chất lượng môi trường không khí KCN Sông Công 73 Biểu đồ 3.2: Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt 74
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Ngày 17/08/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, phê duyệt “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ kế hoạch Đầu tư chọn là một trong 6 tỉnh thí điểm xây dựng chương trình phát triển bền vững. UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Định hướng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Thái Nguyên) nhằm cụ thể hóa việc thực hiện định hướng chiến lược phát triển bền vững quốc gia trên địa bàn tỉnh. Thực hiện Kế hoạch 5 năm 2005-2010 và mục tiêu phát triển Công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Sông Công lần thứ VI, công nghiệp của thị xã Sông Công đã có những bước phát triển mới: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng 28% so với năm 2005; hiện có trên 200 doanh nghiệp và chi nhánh, trên 2.000 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, tăng hơn 2 lần so với năm 2005; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Khu công nghiệp có vai trò, vị trí rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sông Công; Bởi nó góp phần quan trọng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái... Việc bổ sung số lượng khu công nghiệp và mở rộng diện tích các khu công nghiệp
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 hiện có là điều hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình hiện tại ở thị xã Sông Công. Song bên cạnh đó, việc xây dựng mới các khu công nghiệp lại mang đến nhiều hệ lụy đằng sau, làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của thị xã Sông Công. Do mới xây dựng nên cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp chưa được hoàn thiện, làm hạn chế tiến độ đầu tư; kim ngạch xuất khẩu thấp, thị trường xuất khẩu thiếu tính bền vững; khả năng tạo việc làm, thu hút lao động còn hạn chế; công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch vẫn là khâu yếu; tài nguyên nước bị ô nhiễm; tài nguyên khoáng sản bị khai thác bừa bãi; Chất thải và nước thải ở các khu công nghiệp chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và đời sống của nhân dân. Do đó, việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp một cách hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là vấn đề hết sức cần thiết đối với thị xã Sông Công, đặc biệt là trong giai đoạn tỉnh Thái Nguyên đang tích cực phấn đấu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiến đề vững chắc để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công”. Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tình hình phát triển các khu công nghiệp, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường... Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển bền vững các khu công nghiệp đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững các khu công nghiệp. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp của một số địa phương. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thị xã Sông Công. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp ở thị xã Sông Công. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển bền vững của khu công nghiệp, gồm một số vấn đề liên quan như: quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư và quản lý nhà đầu tư của các khu công nghiệp, hiệu quả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp và tác động môi trường của các khu Công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài tập trung chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá, khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã Sông Công. - Về thời gian: Các số liệu thốngkê được phân tích trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2011 và một số mục tiêu, chỉ tiêu phát triển dự báo đến năm 2020. 4. Những đóng gópchủ yếu của Luận văn Luận văn sẽ làm rõ các nội dung sau: - Hệ thốnghóalý luận về pháttriển bềnvữngcác khucôngnghiệp.
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Đánh giá thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp của thị xã Sông Công trong những năm qua. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại. - Phân tích rõ các cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài đối với côngcuộc pháttriểnbền vững các khu côngnghiệp của thị xã Sông Công và ảnh hưởng của các khu công nghiệp đốivới môitrường xung quanh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công trong giai đoạn 2012-2020. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 4 chương: Chương I:Cơ sở lýluận vàthực tiễnvềpháttriển bềnvữngkhucôngnghiệp. ChưongII:Phươngpháp nghiên cứuphát triển bền vững khu côngnghiệp. Chương III: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công. Chương IV: Một số giải pháp phát triển bền vững khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. CƠ SỞ LÝLUẬNVỀ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNGKHUCÔNGNGHIỆP 1.1.1. Phânloạivà mục tiêuhình thành các khucông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester (Anh) và vùng CN Clearng Chicago (Mỹ). Năm 1940, Ý thành lập KCN ở Napoli... Ngày nay, ở nhiều quốc gia, các khu vực trên thế giới, KCN, KCX được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, năm 1991 KCN đầu tiên được thành lập (KCX Tân Thuận), cùng với quá trình hơn 20 năm hình thành và phát triển cũng đã xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau về KCN, KCX: - Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của Chính phủ ngày 24/4/1997, quy định như sau: ( 1 ) KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN có thể có DN chế xuất; (2) KCX là KCN tập trung các DN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các DV cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; (3) KCNC là khu tập trung các Doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo ra các DV liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thể có DN chế xuất.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 - Tại Khoản 20 Điều 3 Luật đầu tư năm 2005 ghi rõ: KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ. - Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 Của Chính phủ quy định: (l) KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định lại Nghị định này; (2) KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện DV cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này; (3) KCN, KCX được gọichung là KCN, trừ trườnghợp quy định cụ thể . Từ các khái niệm trên và thực tế quá trình phát triển các KCN ở Việt Nam, có thể hiểu một cách tổng quát về KCN như sau: “ KCN là khu chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội đồng bộ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động được thành lập theo quy định của Chính phủ. Trong KCN có thể có DN chế xuất và DN công nghệ cao. 1.1.1.2. Phân loại các khu công nghiệp Tuỳ theo góc độ tiếp cận, KCN có thể được phân loại bằng nhiều tiêu chí khác nhau như: theo tính chất ngành nghề, theo quy mô diện tích, theo điều kiện hình thành, theo đặc điểm quản lý hoặc theo cấp độ vệ sinh... - Theo tính chất ngànhnghề: Theo tiêu chí này thì KCN được chia thành 3 loại sau: + KCN chuyên ngành: Được hình thành từ các xí nghiệp CN cùng một
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 ngành hoặc một số ít ngành CN khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như: hoá chất - hoá dầu, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí. + KCN đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành CN khác nhau. KCN đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất CN, songtrongquyhoạchxâydựngcầnlưu ý vấn đềnhóm môi trường nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau, tiết kiệm đầu tư hạ tầng. + KCN sinh thái: Là mô hình mang tính cộng sinh CN. Các ngành CN được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững. Với mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia... - Theo quimô diện tích: Phân loại theo tiêu chí này, phụ thuộc vào quan điểm của từng nước, chủ yếu để phục vụ cho việc xếp hạng KCN. Thông thường có 4 loại là: KCN nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn. - Theo các điều kiện hình thành: Theo cách phân loại này có: các KCN thành lập mới, KCN nâng cấp mở rộng và KCN di dời tập trung. - Theo đặcđiểm và cấp quản lý: Theo tiêu chí này có 3 loại: (l) KCN do Chính phủ quyết định thành lập; (2) KCN do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập; (3) KCN do UBND huyện, thị quyết định thành lập. 1.1.1.3. Vai trò của KCN đối với phát triển kinhtế - xã hội Việc hình thành các KCN là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nó có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc hình
  • 17. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thành các KCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo tiền đề đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 1.1.1.3.1. KCN góp phần quan trọng thu hút vốn đầu tư KCN là một trong những kênh quantrọng chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với các lợi thế củamình như: cơ sở hạ tầng hoànchỉnh, đồng bộ, hiện đại, môi trườngđầu tư thuận lợi, chínhsáchưuđãi,… giúp cho các nước có KCN có thể thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, tiếp cận vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến cũng như phong cách quản lý hiện đạicủa các nước phát triển. Cùng với việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với thuận lợi về vị trí và ưu đãi về chínhsách, cơ chế thì KCN còn thu hút được các nhà đầu tư trong nước. Đâylà nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trongnhân dânchưa được khai thác và sử dụng xứng đáng. KCN sẽ tạo môi trường và cơ hội phát huy năng lực về vốn cũng như sản xuất kinh doanh trong cùng một điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước sẽ liên doanh, liên kết với các doanhnghiệp nước ngoài. Từ đó, tạo cơ hội để các doanhnghiệp trong nước có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý, trình độ điều hành sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài, bồi dưỡng nhân tài, thử các phương án cải cách để tiến dần đến trình độ thế giới. 1.1.1.3.2. KCN tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Ở Việt Nam, các KCN đã giải quyết, tạo ra việc làm cho lao động địa phương, là mộttrong những giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho lao động ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng lao độngnước ta tham gia một cách tốt nhất vào sự phân công lạilực lượng lao động xã hội. KCN là trọng điểm kinh tế địa phương, đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước tại địa phương và mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Các KCN được xây dựng sẽ kéo theo hình thành nên
  • 18. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn các khu dân cư, các khu đô thị mới, các dịch vụ đời sống như chợ, siêu thị, các dịch vụ vận tải, bưu điện,… đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nên cũng tạo ra cơ hội, việc làm cho người lao động. KCNphát triển sẽ tạo điều kiện dẫndắttheo các ngànhcôngnghiệp phụ trợ, các dịch vụ cần thiết từ dịch vụ côngnghiệp như tài chính, ngân hàng, cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ cho người lao động trong khu công nghiệp… pháttriển. Như vậy, hìnhthànhcác KCNkhôngchỉ tạo việc làm cho riêng các lao độngtrongKCN mà còntạo ra cơ hộiviệc làm cho rất nhiều doanh nghiệp khác, ngườilao động khác hoạt động ngoàiKCN. 1.1.1.3.3. KCN góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia Việc phát triển các KCN là một trong những giải pháp nâng cao năng lực công nghệ quốc gia, giúp nước ta rút ngắn khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển và tận dụng lợi thế của nước đi sau để rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới. Các KCN thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, người nước ngoài sẽ đưa vào KCN những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, quy trìnhcôngnghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế có đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các KCN thường được quyhoạchtheo mộtmô hìnhtập hợp các doanh nghiệp cùng ngành do vậy, các doanh nghiệp dễ dàng hợp tác, liên kết với nhau trong việc nhập khẩu, tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tận dụng, rút ngắn được khoảng cách về khoa học kỹ thuật vớicác nước đitrước. 1.1.1.3.4. KCN góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Các KCN là đầu tàu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, là điều kiện dẫn dắt các ngành công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ như tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, lao động, tư vấn, lao động… đồng thời, KCN phát triển sẽ đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu… Do đó KCN góp phần quan trọng làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.
  • 19. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các KCN phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, đẩy mạnh tốc độ, kim ngạnh xuất, nhập khẩu. Các KCN là một trong những đầu tàu xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm trong nước ra thị trường thế giới, làm tăng cán cân thương mại, tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh ngiệp, từ đó các doanh ngiệp có vốn để tái mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, làm ăn có hiệu quả hơn… Chính vì vậy mà giá trị sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao, trở thành động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn để tiến tới đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. 1.1.1.4.Mụctiêu hình thành và phát triển các khu công nghiệp Sự hình thành và phát triển KCN, KCX trên thế giới gắn liền với những mục tiêu của nhà đầu tư và mục tiêu của nước thành lập KCN, KCX. - Mụctiêu của nhà đầu tư vào KCN, KCX: + Giảm chi phí sản xuất bằng cách tận dụng nguồn lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước đang phát triển để bù đắp những thiếu hụt nguồn tài nguyên và chi phí lao động cao ở trong nước; + Đối với nhà đầu tư, mục tiêu cao nhất là thu được lợi nhuận tối đa chi phí đầu tư thấp nhất. Do vậy, đầu tư vào KCN, KCX, nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi khuyết khích đầu tư của nước chủ nhà đối với KCN, KCX và lợi ích từ các công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn sàng thuận lợi cho dự án; + Thôngquaviệc đầu tư vào các KCNđể nâng cao sức cạnhtranhquốc tế; + Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến tược phát triển lâu dài; + Xây dựng KCN, KCX theo quy hoạch phát triển tổng thể về KT - XH tại những địa điểm thuận lợi vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm hoặc là những nơi quy hoạch phát triển thành đô thị, khu dân cư sau này. - Mụctiêu của nước chủ nhà thànhlập KCN, KCX
  • 20. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phân tích từ góc độ vĩ mô, có thể thấy mục tiêu thành lập KCN, KCX của các nước đang phát triển về cơ bản thống nhất ở những điểm sau: + Thu hút nguồn vốn đầu tư để phát triển theo quy hoạch, và nguồn vốn nước ngoài và nguồn vốn trong nước; + Mở rộng hoạt động thương mại; + Giải quyết mục tiêu xã hội về việc làm, về nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp, cải thiện môi trường xã hội; + Tiếp thu kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệp quản lý của các công ty tư bản nước ngoài; + Làm cầu nối hội nhập KT trong nước với KT thế giới, thúc đẩy sự phát triển KT trong nước, phát huy tác dụng lan toả, dẫn dắt của KCN, KCX; + Xây dựng KCN, KCXlà độnglực chopháttriển xãhộivàbảo vệmôi trường; 1.1.2. Pháttriển hƣớng bềnvững khu công nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm pháttriển bền vững 1.1.2.1.1. Kháiniệm phát triển bền vững Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, khái niệm phát triển bền vững chính thức được nêu ra:“Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Tháng 6/1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở Rio deJaneiro (Brazil) đưara bản tuyên ngôn “Về Môi trường và Phát triển” đã một lần nữa khẳng định:“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏamãncácnhucầu hiệntạicủa con người, nhưngkhônggâytổn hại tới sự thỏa mãn cácnhucầu củathếhệtương lai”. Haynóicáchkhác, đó là sự phát triển hài hòa cảvề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không
  • 21. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ngừng nâng cao chấtlượngsốngcủaconngười. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững được tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi), đã bổ sung và đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về phát triển bền vững như sau:“Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. 1.2.1.1.2.Nội dung phát triển bền vững Một là, phát triển bền vững về kinh tế: là sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, thể hiện ở quá trình tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và sự thay đổi về chất của nền kinh tế gắn với quá trình tăng năng suất lao động, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng tiến bộ. Mục tiêu của phát triển bền vững về kinh tế là: Đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai và không đê lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau. Hai là, phát triển bền vững về xã hội: là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏecho nhân dân, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đóinghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên trong xã hội, tạo được sự đồng thuận và tính tích cực xã hộingày càng cao. Ba là, pháttriển bềnvữngvềmôitrường:làsựpháttriển, trongđó các dạng tài nguyên thiên nhiên phảiđược sửdụngmột cáchhợp lý, tiết kiệm. Môi trường tự nhiên (không khí, đất, nước, cảnhquan…)và môi trườngxã hội (dân số, chất lượng dân số, sức khỏe, môitrường lao động và học tập của con người…) nhìn chungkhông bịcác hoạtđộngcủaconngườilàm ô nhiễm, suythoái, tổn hại. Các
  • 22. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nguồn phếthải côngnghiệp và sinh hoạtđược xửlý, tái chế kịp thời, vệ sinh môi trườngđảmbảo, conngườiđượcsốngtrongmôitrườngtrongsạch. 1.1.2.2. Khái niệm pháttriển bền vững Khu công nghiệp 1.1.2.2.1. Kháiniệm PTBV Khu công nghiệp PTBV các KCN là việc bảo đảm sự TTKT ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN, gắn liền với việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, cũng như những yêu cầu về ổn định xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực có KCN cũng như toàn lãnh thổ quốc gia [Bộ kế hoạch Đầu Tư (2007), PTBV các KCN Việt Nam]. Theo quan niệm trên, PTBV KCN ở Việt Nam phải được xem xét trên hai góc độ: - Duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động của bản thân KCN (nội tại KCN). Bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả KT cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN; nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN Việt Nam, bảo đảm chất lượng môi trường trong nội bộ KCN. - Tác động lan toả tích cực của KCN đến việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, khu vực có KCN cũng như của quốc gia. Từ nội dung của khái niệm PTBV và những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về phát triển bền vững KCN như sau: Phát triển bền vững KCN là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa công tác lập quy hoạch, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN với việc đảm bảo sự tăng trưởng KT cao, ổn định của KCN, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, xã hội, tạo việc làm, nâng caođời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, văn minh của nhân dân, góp phần ổn định xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, và giải
  • 23. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn quyết tốt các vấn đề về môi trường của KCN, địa phương có KCN cũng như của quốcgia. 1.1.2.2.2. Nội dung PTBVKhu công nghiệp Phát triển bền vững KCN gồm nội dung sau: - Việc quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của địa phương, khu vực quy hoạch KCN và định hướng, chiến lược phát triển KT - XH, phát triển các KCN của quốc gia; - Đảm bảo các chỉ tiêu hiệu quả KT cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, của KCN; bảo đảm môi trường trong KCN; - Tác động lan toả tích cực đến hoạt động KT - XH của địa phương: đẩy nhanh tốc độ TTKT; tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển hạ tầng KT, kỹ thuật, xã hội; phát huy tốt và gia tăng năng lực nội sinh, năng lực cạnh tranh; tác động tích cực và giảm những vấn đề tiêu cực về xã hội; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, văn minh của người dân; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình phát triển của KCN. 1.1.2.3. Cáctiêu chí đánhgiá pháttriển bền vững Khu công nghiệp Từ khái niệm và nội dung của phát triển bền vững KCN nêu trên có 03 nhóm tiêu chí đánhgiá phát triển bền vững KCN như sau: * Cáctiêu chíđánhgiáquyhoạchkhucôngnghiệp Công tác lập quy hoạch các KCN có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KCN theo hướng bền vững. Quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KCN không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí đóng của KCN mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành CN, sản phẩm sẽ sản
  • 24. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Nhóm tiêu chí đánh giá quy hoạch KCN theo hướng bền vững gồm: - Vị trí địa lý của khu công nghiệp Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm,... có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp. - Quy mô của khu công nghiệp Một là, xác định quy mô hiệu quả của KCN trên cơ sở mục đích hình thành KCN để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở CN trong thành phố, đô thị lớn; tận dụng nguồn lao động và thế mạnh tại chỗ của địa phương; kết hợp KT với quốc phòng. Hai là, xác định quy mô hiệu quả của KCN dựa trên tính chất và điều kiện hoạt động của KCN: KCN được đặt ở địa phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn, hình thành với tính chất chuyên môn hoá sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hoá CN nặng; các KCN nằm ở xa đô thị nơi các điều kiện xa cảng biển, với tính chất hoạt động là tận dụng lao động, các KCN hoạt động với tính chất đa ngành; các KCN sinh thái... - Chấtlượng quihoạch khu công nghiệp Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá trìnhqui hoạch, sửdụngvà pháttriển KCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ, khoahọc, thực tiễn và hiệu quả trongqui hoạchcác yếutố chủ đạo của KCN như xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch vụ,... nhằm đạt
  • 25. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn được các mục tiêukinh tế, bảo vệ, cảithiện môitrường và thu hút lao động. * Các tiêu chí đánh giá pháttriển bền vững nội tại KCN Phát triển bền vững nội tại KCN được hiểu là duy trì tính chất bền vững và hiệu quảtronghoạtđộngcủabảnthânKCN;bảođảmcácchỉtiêuhiệu quả KT cao tronghoạtđộngsảnxuất, kinhdoanh củaKCN, nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN Việt Nam, bảo đảm chất lượng môitrườngtrongnộibộ KCN. - Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Tiêu chí này được xác định bằng tỷ lệ diện tíchđất KCN đã cho các DN sản xuất và DV thuê so với tổng diện tích đất quy hoạch cho thuê của KCN. Kinh nghiệm quốc tế và quá trình phân tích các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN cho thấy, thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có thể kéo dài từ 15 - 20 năm, như vậy nếu sau 10 - 15 năm mà tỷ lệ khoảng trống trong KCN vẫn còn cao thì coi như KCN này không có khả năng đạt hiệu quả. - Vốn đầu tư thu hútvà vốn đầu tư thực hiện Tiêu chí này phản ánh tổng vốn đầu tư thu hút vào KCN, qua đó tính toán các chỉ tiêu: tỷ suất vốn đầu tư trên 01 ha đất cho thuê; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng vốn thu hút; tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư. Các chỉ tiêu này càng cao thì KCN hoạt động càng có hiệu quả và đạt được sự PTBV. - Hiệu quả hoạtđộng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Tiêu chí này bao gồm: tổng doanh thu, tổng GTSXCN; tổng số lao động thu hút, thu nhập bình quân của người lao động; năng suất lao động tính theo doanh thu; tổng vốn kinh doanh; giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu; đóng góp vào ngân sách Nhà nước. - Trìnhđộcôngnghệvà ứngdụngcôngnghệtrongKCN + Trình độ côngnghệ của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước trong KCN.
  • 26. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Trình độ công nghệ của từng ngành, nhóm ngành mà các doanh nghiệp FDI trong KCN tham gia hoạt động (lạc hậu, trung bình, tiên tiến). + Kỹ năng, năng lực sửdụng côngnghệcủa các doanhnghiệp trongKCN. + Thông tin về côngnghệ (tài liệu hướng dẫnsửdụng,các bíquyếtcông nghệ). + Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động côngnghệ. + Xuất xứ của công nghệ (năm và nước sản xuất). + Qui mô và tỉ lệ chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong doanh thu theo ngành của các các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước. - Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo phạm vi (economies of scope) hay chuyên môn hóa và hiệu quả kinh tế theo qui mô (economies of scale) trong hoạt động của KCN. Được thể hiện như sau: + Tổng doanh thu của KCN và doanh thu một số ngành công nghiệp chủ yếu trong KCN. + Tỉ lệ doanh thu của các ngành công nghiệp chủ yếu có liên quan, mặt hàng chuyên môn hóa trong tổng doanh thu của KCN. + Về mức độ liên kết kinh tế: tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong KCN và tỉ lệ số doanh nghiệp có liên kết với bên ngoài trong tổng số doanh nghiệp KCN. - Mức độ thỏa mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của KCN đối với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể ở: mức độ bảo đảm của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội của KCN như: điện, nước, kho tàng, đường xá, phương tiện vận chuyển (chủng loại, quy mô, và chất lượng của hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội); Chủng loại, quy mô và chất lượng hoạt động của hệ
  • 27. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thống kết cấu hạ tầng KT phục vụ hoạt động cho các DN trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng... 1.2.3.3.Cáctiêu chí đánh giá tácđộng lan toả của khu công nghiệp - Tác động lan tỏa về mặtkinh tế-kỹ thuật Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương; + Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước; + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN:tỉ trọng về doanh thu, giá trịgia tăng, vốn sản xuất,lao độngtính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế; + Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân sách địa phương từ KCN; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có KCN. - Tác động lan tỏa về mặtxã hội + Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN. + Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa phương. + Ảnh hưởng củaKCNđếnsựchuyểndịchcơ cấulao độngcủađịaphương. + Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối với lao động địa phương và lao độngtừ nơi khác đến. + Thực hiện các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế . + Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm,...) - Tác động lan tỏa về mặtbảo vệ môi trường
  • 28. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; + Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư. + Mức độ ứngdụngcôngnghệsạchvàcôngnghệítgâyô nhiễmmôitrường. + Có báo cáo môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. 1.1.3.Các nhântốảnhhƣởngđếnviệchìnhthànhvà PTBVkhucôngnghiệp 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ quan quảnlýNhà nước - Công tác quyhoạch KCN: Thực hiện tốt công tác lập qui hoạch các KCN có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của KCN, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của KCN trong quá trình phát triển KT - XH của địa phương: Yếu tố quan trọng nhất trong công tác lập quy hoạch KCN là xem xét việc lựa chọn vị trí đặt KCN sao cho KCN có khả năng thu hút đầu tư cao (có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt), vừa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của địa phương, của vùng, của đất nước đảm bảo phát huy tác dụng lan toả, kích thích sự phát triển KT - XH của địa phương, vùng, đất nước, không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành khác, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực. Việc xác định quy mô về diện tích của KCN cần phù hợp với mục tiêu hình thành KCN, nhu cầu thực tế, năng lực tài chính, khả năng vận động thu hút đầu tư của các cấp chính quyền và DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Gắn kết chặt chẽ việc quy hoạch xây dựng KCN với quy hoạch xây dựng các khu đô thị, DV đảm bảo giải quyết nhà ở, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động thông qua các DV khám chữa bệnh, đầu tư trường học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân khu vực có đất thu hồi để xây dựng KCN.
  • 29. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Để thực hiện tốt công tác lập quy hoạch KCN các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có định hướng đúng đắn, xác định rõ mục tiêu hình thành KCN, có sự thống nhất quan điểm, nhận thức về KCN và việc hình thành KCN. Nếu không sẽ dẫn đến những quan điểm, nhận thức sai lệch từ đó dẫn đến những sai lầm trong thực hiện công tác quy hoạch KCN. Việc sai sót trong quy hoạch KCN gây ra những tổn thất và ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Sai sóttrong côngtác lập quy hoạch KCNsẽ dẫn đến tìnhtrạng quy hoạch treo, lãng phí nguồn lực đầu tư: vốn, tài nguyên đất; gây ảnh hưởng đến sự phát triển củacác ngành khác:NN, giao thông, văn hoá, du lịch... Điều đó đồng nghĩa vớisựkhônghiệu quảcủaKCNvà ảnh hưởng đến việc phát triển bền vững KCN. - Các chính sách pháttriển KCN: Các chính sách phát triển KCN bao gồm: chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư, thực hiện các thủ tục hành chính; chính sách phát triển các loại hình DV phục vụ KCN (gọi chung là chính sách đối với KCN): Việc xây dựng các chính sách đối với KCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển KCN, đặc biệt là đẩy mạnh việc phát triển nội tại KCN theo hướng bền vững. Các chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của đất nước, của địa phương, đảm bảo các thông lệ quốc tế sẽ: + Tạo thuận lợi cho các DN nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp, hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại và thực hiện dự án theo đúng tiến độ đặt ra tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực: vốn, đất đai trong quá trình đầu tư xây dựng; giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của KCN;
  • 30. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nâng cao khả năng thu hút đầu tư, thu hút những dự án đầu tư có hiệu quả KT - XH cao, nhanh chóng lấp đầy KCN; + Kích thích nhà đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và của KCN; + Cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của DN; hỗ trợ cung cấp các DV phục vụ đầu tư, sản xuất; giải quyết những vấn đề xã hội (nhà ở, khám chữa bệnh, trường học, vui chơi giải trí, việc làm...) tạo nên sự yên tâm và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, của KCN. Như vậy, các chính sách phù hợp sẽ đẩy mạnh sự phát triển nội tại KCN theo hướng bền vững và ngược lại sẽ không tạo nên sự phát triển bền vững KCN. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chính sách đúng, hợp lý cần phải tổ chức thực hiện hiệu quả và đúng đắn các chính sách trên, điều đó rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bền vững KCN. - Công tácquảnlýnhànướcđốivớiviệc triển khaiđầu tưxâydựng kết cấu hạ tầng;triển khaithực hiện dự án và tổ chức sản xuấtkinh doanh của các DN trong KCN: Công tác quản lý đối với việc triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; triển khai thực hiện dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN trong KCN là hoạt động rất quan trọng của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với KCN. Quản lý tốt việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo việc thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch KCN được duyệt, đảm bảo hạ tầng kĩ thuật KCN được xây dựng đồng bộ, đúng tiến độ, trên quan điểm sử dụng
  • 31. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo nâng cao khả năng thu hút đầu tư, yêu cầu của các DN đầu tư vào KCN, không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất NN, giải quyết tốt các yếu tố có khả năng gây tác hại đến môi trường, nâng cao khả năng cải thiện môi trường sinh thái. Nếu không thực hiện tốt công tác quản lý sẽ gây ra tình trạng quy hoạch KCN bị phá vỡ, chậm triển khai đầu tư xây dựng hoặc đầu tư không đồng bộ gây lãng phí vốn, đất đai và không giải quyết được các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường. Quản lý chặt chẽ việc triển khai thực hiện dự án của các DN sẽ đảm bảo đưa dự án vào hoạtđộng theo đúng tiến độ đề ra, đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư, giám sátđược những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình triển khai dựán và việc xây dựng các côngtrình xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động của dự án; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa các DN; giám sát chặt chẽ việc sử dụng các nguồn lực: tài chính, nguyên, nhiên, vật liệu, lao động, máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ, thực hiện các biện pháp xử lý các nhân tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo sửdụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, không gây ô nhiễm môi trường, đạt sự tăng trưởng cao và bền vững của DN và của KCN. Đồng thời quá trình quản lý triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của các DN KCN sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước rà soát, loại bỏ những DN không thực sự đủ năng lực đầu tư, những dự án hoạt động không hiệu quả, thay thế bằng những dự án, nhà đầu tư có hiệu quả hơn, giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực đất, vốn, lao động và sự tăng trưởng, phát triển của KCN. Như vậy, quản lý tốt quá trình triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh của DN KCN sẽ nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực trong đầu tư, sản xuất, giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, giúp các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác xây dựng kế hoạch và chính sáchphù hợp, nâng cao hiệu quả, đạt sự
  • 32. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn tăng trưởng cao và ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN, quản lý tốt việc xử lý các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ hoạt động của KCN, đảm bảo phát triển KCN theo hướng bền vững. 1.1.3.2.Nhóm các nhân tố thuộc về các doanh nghiệp khu công nghiệp - Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Việc triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ nâng cao hình ảnh của KCN trong việc thu hút các nhà đầu tư, đẩy nhanh quá trình lấp đầy KCN. Đảm bảo có sự kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các nhà đầu tư trong việc triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu và đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN. Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của KCN. Việc triển khai đầu tư của các DN KCN đảm bảo đưa dự án đầu tư vào hoạt động đúng tiến độ, tiết kiệm các nguồn lực đầu tư (vốn, đất đai): tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển các loại hình DV phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của các DN và của KCN; xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường theo đúng quy định tại các nhà máy, đảm bảo xử lý triệt để các yếu tố có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không đồng bộ và chậm triển khai dự án của các nhà đầu vào KCN sẽ dẫn đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực trong đầu tư, nảy sinh tình trạng “samạc” hoá do không có DN đầu tư; không đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất của các DN KCN; tạo nên các yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến môi trường... Các vấn đề trên ảnh hưởng lớn đến phát triền bền vững KCN. - Nhân tốtrình độ khoa học công nghệcủa các doanh nghiệp KCN:
  • 33. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Trình độ khoa học, công nghệ áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN KCN quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Việc đầu tư công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của DN, đồng thời giảm thiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Đảm bảo cho DN phát triển nhanh, bền vững. Việc áp dụng trình độ khoa học công nghệ lạc hậu trong sản xuất sẽ có tác dụng ngược lại. Cùng với việc gây lãng phí nguồn lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém, gây ảnh hưởng đến môi trường sẽ dẫn đến nguy cơ biến KCN trở thành bãi thải công nghệ. Các nhân tố trên đều thuộc vào các DN đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các DN đầu tư vào KCN. Việc thực hiện đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại; việc triển khai dự án đúng tiến độ của các DN, yêu cầu các DN phải có năng lực tài chính, khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư một cách hiệu quả. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ các DN trong việc huy động các nguồn vốn để thực hiện đầu tư. Đồngthờicần có sựkiểm soátchặtchẽ củacác cơ quan quản lý nhà nước như đã trình bày ở phần trên để hạn chế được những tác động tiêu cực. Qua sự phân tích trên cho thấy, mỗi nhân tố đều có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển KCN. Do đó, tuỳ theo từng thời kỳ và đặc điểm của từng địa phương cần có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo phát huy tính tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, thực hiện việc xây dựng và phát triển bền vững các KCN. 1.1.4. Kinh nghiệm phát triển bền vững các khu công nghiệp 1.1.4.1. Kinhnghiệm thế giới 1.1.4.1.1. Kinh nghiệm NhậtBản Nhật Bản là một nước rất thành công về phát triển kinh tế xã hội trong những năm 70 của thế kỷ XX, người ta coi Nhật Bản như một câu chuyện
  • 34. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thần kỳ. Với những chiến lược, những chính sách công nghiệp hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng khâm phục. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản, các KCN đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trên cả nước. Quá trình phát triển các KCN của Nhật Bản diễn ra sau kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt sau khi Luật phát triển của các thành phố công nghiệp mới được hình thành năm 1962. Thời kỳ này, nhiều cơ sở công nghiệp quy mô lớn dưới hình thức các KCN được thành lập tại nhiều thành phố trên cả nước. Các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa dầu … đã hình thành dọc theo các vùng ven biển và trở thành những khu vực phát triển công nghiệp dẫn đầu trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Việc phân bố các cơ sở công nghiệp thiếu cân đối và tốc độ phát triển cao các ngành công nghiệp nặng, hóa chất đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước và không khí tại các KCN. Vì vậy, cuối những năm của thập niên 60, đầu thập niên 70, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu tổ chức lại các KCN có quy mô lớn tại các khu vực xa xôi như Hokaido và Nam Kyushu. Việc đặt các KCN tại những vùng này không những ngăn chặn được ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực này. Đồng thời Chính phủ Nhật Bản khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp như điện tử cơ khí, lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô. Việc hình thành các KCN ở các vùng xa xôi trong nước là một biện pháp phát triển công nghiệp khu vực cũng như trên cả nước. CácKCN Nhật Bản chia thành 4loại theo vịtrí vàmục đíchkhác nhau như sau: - KCN ven biển: các KCN này có diện tích lớn hơn 1.000 ha, tập trung sản xuất hóa chất và các ngành công nghiệp nặng
  • 35. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - KCN nội địa: các KCN này được thiết lập dọc theo các xa lộ để thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa, giao thông, có diện tích trung bình khoảng 100 ha. Nó tập trung công nghiệp lắp ráp chế tạo ô tô, thiết bị điện, cơ khí… - Khu nghiên cứu: các khu này được thiết lập trong những khu vực có đầu mối giao thông thuận tiện, gồm các trung tâm nghiên cứu và phát triển, diện tích trung bình khoản 300 ha. - Thành phố công nghiệp (Technopolis): có diện tích tương đương với các KCN nội địa, được thiết lập tại các khu vực riêng biệt và tập trung các ngành công nghiệp công nghệ cao như chế tạo bán dẫn, công nghệ sinh học… Tiêu chí để lựa chọn địa điểm xây dựng các KCN công nghệ cao (Technopolis) của Nhật là: khu vực hiện tập trung không quá đông các cơ sở công nghiệp, nằm gần các thành phố được coi là trung tâm của hoạt động công nghiệp, nằm gần các trường đào tạo đại học và các ngành phát triển công nghệ cao, trong hiện tại tập trung nhiều cơ sở kinh doanh thương mại và gần các đầu mối giao thông, xa lộ. Về chính sách hỗ trợ phát triển của Nhật: Nhật Bản rất chú trọng tới việc phát triển cơ sở hạ tầng, nếu như năm 1955 tổng vốn đầu tư Nhà nước cho phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp là 80 tỉ Yên, chiếm 0,9% GDP, thì tới năm 1970, con số này là 1.870 tỉ Yên, chiếm 2,5% GDP. Chính phủ cũng áp dụng một số biện pháp khuyên khích, hỗ trợ các xí nghiệp theo các Luật về phát triển công nghiệp vùng và các qui định của chính quyền địa phương như: - Hỗ trợ thuế (miễn giảm thuế) áp dụng mức khấu hao đặc biệt, hỗ trợ vốn kinh doanh từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tạo điều kiện cho vay ưu đãicủacác tổ chứcChính phủ… Các biệnphápvềthuếđược áp dụng khác nhau cho từng xí nghiệp trongcác KCN theo Luật về phát triểnvùng liên quan. - Một số biện pháp được áp dụng cho các vùng chỉ định như: miễn giảm thuế doanh nghiệp và thuế tài sản cố định trong vòng 3 năm, miễn thuế mua bất động sản, áp dụng chế độ thuế đặc biệt về sở hữu đất đai và khấu hao đặc
  • 36. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn biệt (16% các thiết bị sản xuất, 8% cho các công trình xây dựng và các cơ sở phụ thuộc). Những thiết bị công trình nằm trong Technopolis đều hưởng mức khấu hao đặc biệt (30% cho thiết bị và 15% cho công trình). 1.1.4.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Ở Thái Lan có 2 loại hình KCN: - KCN tập trung: trong đó tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, các xí nghiệp này sản xuất hàng hóa để tiêu thụ trong nước và thường là các xí nghiệp công nghiệp nặng và không sản xuất hàng xuất khẩu. - KCNhỗn hợp:là loạiKCN chiara làm 2 khu vực:KCN tổnghợp gồm các xí nghiệp sảnxuấtchủ yếuhàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (vớitỉ trọng xuất khẩu < 40% tổng sản phẩm sản xuất được); và các khu chế xuất hàng hóa xuất khẩu gồm các nhà máy sản xuất phảiđạt ít nhất 40% hàng hóa xuất khẩu. Các KCN Thái Lan được xây dựng trên cơ sở phân loại theo từng nhóm ngành công nghiệp và căn cứ vào nguồn lực có sẵn tại địa phương cũng như vị trí địa lý của những nơi thành lập KCN đó. Diện tích các KCN từ 70 đến 1.000 ha, phổ biến nhất từ 150 đến 250 ha, chỉ có khoảng 25% số KCN có diện tích lớn hơn 500 ha. Việc quản lý các KCNcó thẩm quyềnNhà nước và được giao cho một cơ quan là Ban quản lý các KCN Thái Lan. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong các KCNnày dựatrên cơ sở vốnđầutư Nhà nước hoặc liên doanh giữa Nhà nước với tư nhân. Theo Luật về KCN tư nhân thì tư nhân được phép thầu đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng nhưng việc quản lý do Nhà nước quản lý thống nhất thông quaBan quảnlý các KCNTháiLan. Cơ quannày vừa thuộc Bộ côngnghiệp, vừa là cơ quanquảnlý Nhà nước đượcủyquyềncấpcácloạigiấy phép cho nhà đầu tư xây dựngcơ sở hạ tầng. Tư nhân có thể đầutư xây dựngcơ sở hạ tầng bằng cách liên doanh vớiBan quản lý KCN TháiLan hoặc đầu tư 100% vốn. Về chính sách ưu đãi, Thái Lan đã dành cho các nhà đầu tư vào các
  • 37. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn KCN các ưu đãi khá rộng rãi: đầu tư vào các KCN, khu chế xuất được miễn trừ thuế xuất nhập khẩu hàng hóa; đặc biệt là cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu đất trong KCN (trong khi Malaysia bán đất có thời hạn 99 năm, Indonesia cho thuê đất tối đa là 60 năm, Trung Quốc cho quyền sử dụng đất tối đa là 50 năm nhưng được quyền chuyển nhượng thế chấp). Thuế nhập khẩu được áp dụng trong các KCN Thái Lan: - Đối với hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị phụ tùng: các doanh nghiệp trong KCN tổng hợp được giảm 50% thuế nhập khẩu áp dụng cho cả vùng I và vùng II, các doanh nghiệp ở vùng III được miễn thuế nhập khẩu các loại thiết bị trên. Việc miễn thuế này được áp dụng đối với các xí nghiệp sản xuất trong các khu chế xuất cả 3 vùng. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu: các doanh nghiệp trong các KCN tổng hợp được miễn thuế nhập khẩu 1 năm đối với nguyên vật liệu nếu xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm sản xuất được. Ưu đãi này cũng được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong KCN đóng ở vùng I và II, các doanh nghiệp ở vùng III sẽ được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu trong vòng 5 năm nếu xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm sản xuất và chỉ phải trả 25% thuế khập khẩu với các nguyên liệu sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng nội địa 1.1.4.1.3.Bài học rút ra cho phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam Qua bài học phát triển các KCN của Nhật Bản và Thái Lan, ta có thể rút ra một số bàihọc cơ bản cho sự phát triển các KCN ở nước ta hiện nay như sau: Thứ nhất, việc quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Từ đó phân công phối hợp chặt chẽ trong việc đầu tư phát triển các KCN của các bên liên quan như: Nhà nước, nhà đầu tư, lao động,… Các KCN cần được xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị, dịch vụ,… theo mô hình tổ hợp liên hoàn trong đó phát triển KCN là trọng tâm còn các vệ tinh khác như về thương mại, dịch vụ, khu đô thị mới,… là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm
  • 38. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn bảo sựphát triển bền vững tại các KCN. Thứ hai, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư vào các khu công nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả, theo hướng khuyến khích phát triển thu hút các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng công nghệ, khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ phát triển cao, sức lan tỏa mạnh. Thứ ba, công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải được sự chỉ đạo thống nhất kịp thời của các cấp chính quyền thành phố, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng các chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân bị thu hồi đất; cần chủ động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho việc phát triển các KCN để thu hút vốn đầu tư, chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị chủ đầu tư nhằm tăng cường xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Thứ tư, là cần phải có những chính sách, những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển các KCN như miễn giảm thuế, hoàn thiện công tác quản lý, đơn giản thủ tục hành chính,… Thứ năm, cần phải thực hiện tốt công tác quy hoạch hơn nữa, nên xây dựng các KCN mới và di dời các KCN cũ cách xa trung tâm thành phố, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường. phát triển các KCN cũng phải chú ý đi đôi với côngtác bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững các KCN, phải kiên quyết xử lý triệt để các doanh nghiệp viphạm cam kết bảo vệ môi trường. 1.1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 1.1.4.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc Tính đến tháng 12 năm 2011, có 20 KCN, trong đó 08 KCN đi vào hoạt động với diện tíchkhoảng 4.500 ha được phân bổ trên các vùng trọng điểm KT của tỉnh:các huyện phíaNam gần Hà Nội ra dọc các đườngQuốclộ 2 và đường cao tốc NộiBài - Việt Trì -CônMinh (TrungQuốc). Tậptrungthu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực: Cơ khí, điện từ và tin học, sản xuất vật liệu xây dựng,
  • 39. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn dệtmay, chếbiến nôngsản thực phẩm, dược phẩmvàhoáchấttiêu dùng. Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, chủ động phối hợp với các tổ chức như: Jetro (Nhật Bản), Kottra (Hàn Quốc), Phòng Kinh tế văn hoá Đài Bắc,... tổ chức nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư tại các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... để vận động các nhà đầu tư vào tỉnh. Đến nay có 152 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh (54 dự án FDI và 98 dự án DDI). Nhưng các dự án này hàng năm đã đóng góp trên 90% GTSXCN, trên 70% tổng thu ngân sách của tỉnh và 80% giá trị xuất khẩu, đã giải quyết việc làm cho gần 3 vạn lao động trực tiếp làm việc trong các nhà máy và hàng vạn lao động đang thi công trên các công trường xây dựng nhà máy. Bài học kinh nghiệm để đảm bảo sự phát triển bền vững đối với các KCN,CCN. Đó là: 1. Công tác quy hoạch đi trước một bước là việc rất cần thiết trong định hướng phát triển công nghiệp. Các quan điểm cần thống nhất trong công tác quy hoạch và phát triển KCN. 2. Cần đa dạng hoá các mô hình phát triển khu, cụm công nghiệp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư như phát triển KCN vừa và nhỏ gắn với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. 3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển và thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. 4. Sớm hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. 5. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách cụ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các KCN. 1.1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương Đến nay tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép bổ sung quy
  • 40. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn hoạch để đầu tư xây dựng 7 KCN tập trung với tổng diện tích gần 1.000 ha. Các KCN của tỉnh Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Nhằm PTBV các KCN, các KCN này đều được quy hoạch đồng bộ gắn với việc quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu DV phục vụ cho các KCN. Các KCN Hải Dương vừa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vừa thực hiện vận động thu hút kêu gọi đầu tư. Hiện nay, một số KCN đã xây dựng xong hạ tầng và đã gần lấp đầy diện tích đất cho thuê, như: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Việt Hoà, KCN Phúc Diễn... các KCN khác cũng đã lấp đầy hơn 50% diện tích đất cho thuê. Tổng số vốn đã đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trong thời gian qua khoảng 750 tỷ đồng. Tuy vừa đầu tư xây dựng hạ tầng vừa thu hút đầu tư, nhưng đến nay trong các KCN của tỉnh Hải Dương đã có khoảng 40 dự án đầu tư trong và ngoài nước được phép đầu tư, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 400 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện gần 200 triệu USD. Trong đó có nhiều dự án đầu tư nước ngoài với công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tư lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... Đã có 20 dự án chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với doanh thu và kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 180 triệu USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương. Một số kinh nghiệm rút ra trong việc xây dựng và phát triển các KCN của Hải Dương như sau: - Việc quy hoạchpháttriển các KCN và KCX phảigắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hộicủađịaphương, cầntranhthủsựgiúp đỡ củaChínhphủ và các Bộ, Ban, ngành Trungương. Đồngthời phảiđược sựđồngthuận, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và sự phốikết hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành trong tỉnh. - Công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các KCN cần phải được sự
  • 41. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi đó một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các KCN. - Cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển các KCN để thu hút đầu tư. - Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước 1.1.4.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam Đối với Quảng Nam, ngoài việc đầu tư các KCN của tỉnh, KKT mở Chu Lai thì việc đầu tư các CCN với quy mô vừa và nhỏ đã được các huyện, thành, thị tích cực triển khai có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu tạo đà tăng trưởng CN, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển CN theo quy hoạch; tránh tự phát phân tán, tiết kiệm đất, hạn chế việc xây dựng cơ sở CN mới xen lẫn với khu dân cư; hạn chế ô nhiễm môi trường, đáp ứng dần theo tiêu chí PTBV. Hiện nay Quảng Nam đã quy hoạch phát triển 108 CCN với tổng diện tích 2.313ha, đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 55 cụm với tổng diện tích 1.440ha. Tổng diện tích đất thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng CCN là 529ha, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo dự án được phê duyệt là 1.397 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện 513 tỷ đồng, vốn hỗ trợ từ ngân sách khoảng 212 tỷ đồng. Về thu hút đầu tư vào các CCN, đến năm 2011 có tổng 217 dự án đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 8.641 tỷ đồng, tổng số lao động đăng ký là 52.748 người. Những nguyên nhândẫn đến thànhcông của các KCN QuảngNam: Một là, tạo sự nhận thức mới trong các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh công nghiệp, dịch vụ đã tạo tiền đề thúc đẩy quá trình
  • 42. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn phát triển công nghiệp của tỉnh một cách mạnh mẽ và vững chắc, trong đó lấy khu, cụm công nghiệp làm trọng tâm để phát triển. Hai là, coi trọng công tác quy hoạch khu kinh tế mở, các khu, cụm công nghiệp và các dự án lớn khác của tỉnh... phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH của từng thời kỳ, là căn cứ thu hút các dự án sản xuất vào Quảng Nam. Ba là, coi trọng môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư tập trung trên một số lĩnh vực sau: - Xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh: khuyến khích về phát triển CCN, cơ chế khuyến công... - Tập trung cảicáchhành chính, nhất là tăng cường phân cấp cho phép các ngành, địa phương trong việc giảiquyết các thủ tục đăng ký, cấp phép đầu tư. Tiếp tục xây dựngkết cấuhạ tầng trongvà ngoài hàng rào các Khu, CCN. Bốn là, nhiều dự án đầu tư vào các Khu, CCN trong những năm qua đã chính thức đi vào hoạt động với công nghệ thiết bị tiên tiến như công nghệ của Đức, Mỹ, Hàn Quốc... tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao tạo thêm động lực mới, sức cạnh tranh trên thị trường. 1.1.3.2.4. Bàihọc kinh nghiệm rút ra cho Sông Công Từ thực tế và kinh nghiệm phát triển bền vững KCN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra bàihọc kinh nghiệm nhằm PTBV các KCN như sau: Thứnhất, về chủ trương, chính sách pháttriển KCN - Cần có chủ trương cụ thể cho việc quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN đảm bảo sự đồng thuận về quan điểm, nhận thức, sự thống nhất triển khai thực hiện từ các cơ quan Trung ương đến các cấp, các ngành địa phương. - Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển các KCN phù hợp, có sự gắn kết chặt chẽ quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương từng thời kỳ.
  • 43. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Hoàn thiện hệ thống chính sách như: chính sách ưu đãi về KT, hành lang pháp lý, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, hỗ trợ từ ngân sách trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, huy động vốn đầu tư đảm bảo việc triển khai xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật-xã hội trong và ngoài hàng rào KCN. Thứhai, về công tác lập quy hoạch các KCN: Việc lập quyhoạchKCNphảicó sựgắnkết vớiquy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Quy hoạch phảimang tính toàn diện và hợp lý giữa quy hoạch trongvà ngoàihàng rào KCN (quy hoạchcác khu dân cư, đô thị, trạm xá, trường học, khu thương mại, vui chơigiải trí...), đảmbảo có sự liên hệ chặt chẽ giữa các KCN trong địa phương, khu vực tạo cơ sở để có thể hình thànhCụm KCN. Thứba, về triển khaixây dựng kết cấu hạ tầng KCN Kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần được triển khai xây dựng đồng bộ đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp, vừa xử lý tốt các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời kết hợp với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN. Thứtư, về công tác thu hútđầu tư - Chủ động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cầu hạ tầng KCN trong việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư. Thứtư, về quản lý Nhà nước đối với KCN - Hoàn thiện và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các KCN. - Đẩy mạnh cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục hành chính triển khai dự án đúng tiến độ và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thực hiện tốt công tác giám sát triển khai dự án, quá trình sản xuất
  • 44. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn kinh doanh đảm bảo nâng cao hiệu quả việc sử dụng nguồn lực, chấp hành pháp luật của nhà nước và việc giải quyết ô nhiễm môi trường tại các KCN. Thứnăm, về các DV hỗ trợ KCN và DN KCN Tạo điều kiện phát triển nhanh, mạnh, hoạt động có hiệu quả của các loại hình DV phục vụ KCN và DN KCN trong việc triển khai dự án và tổ chức sản xuất kinh doanh như: công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục hành chính, các DV cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, hoạt động tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà ở cho công nhân, bệnh viện, trường học, DV ăn uống... đảm bảo giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư không đáp ứng nhu cầu làm việc trong KCN.
  • 45. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG II PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP 2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Các KCN Sông Công trong thời gian vừa qua hoạt động ra sao? Vấn đề Quy hoạch KCN có nằm trong định hướng phát triển KT – XH? Phát triển KCN mang lại hiểu quả như thế nào đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Sông Công và đối với tỉnh Thái Nguyên? Vấn đề là cần tập trung phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường cho thị xã Sông Công mà không làm ảnh hưởng đến vấn đề môi trường? Các giải pháp để phát triển bền vững KCN Sông Công cần phải thay đỏi ra sao để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của Thị xã Sông Công? 2.2. PHƢƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 2.2.1. Phƣơng phápchọnđiểmnghiêncứu Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Thị xã Sông công hiện nay có 2 khu công nghiệp. - Khu Công nghiệp Sông Công I: Với quy mô và diện tích là 220 ha, với tính chất và chức năng thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu dùng... Vị trí, địa điểm: tại Xã Tân Quang thị xã Sông Công. - Khu công nghiệp Sông Công II: Được phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp ở Việt nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với quy mô diện tích là 250 ha, tính chất và chức năng Thu hút các ngành công nghiệp: Sản xuất kim loại, máy Đi-ê-zen, phụ tùng,
  • 46. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử... Hiện có trên 60 Doanh nghiệp đang hoạt động trong khu Công nghiệp I của thị xã Sông Công. 2.2.2. Phƣơng phápthuthậpthông tin 2.2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu thứ cấp - Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công nghiệp; của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Công thương Thái Nguyên, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh, các phòng chức năng của Thị xã Sông Công. - Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển bền vững, phát triển bền vững khu công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên trong một số năm gần đây. -Cácvăn bản, quyđịnh liên quanKhu Côngnghiệp củaChínhphủvàcủaTỉnh. - Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào Khu Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương,.... Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo): - Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 - UBND tỉnh Thái Nguyên. Định hướng PTBV ở Việt nam và PTBV ngành côngnghiệp. Báo cáo tổng thể quy hoạch các khu công nghiệp tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên. 2.2.2.2. Phương pháp thu thập sốliệu sơ cấp Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là người dân xung quanh Khu Công nghiệp; các Doanh nghiệp trong Khu Côngnghiệp; các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban quản lý các Khu Công nghiệp của tỉnh theo phương pháp chọn mẫu ngẫu