SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN KHẮC TRỌNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN KHẮC TRỌNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số : 834.04.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LƯU VĂN QUẢNG
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
PGS.TS Lưu Văn Quảng - Phó Viện trưởng Viện Chính trị học đã hướng dẫn chi
tiết, tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã truyền đạt các kiến thức cần thiết
làm nền tảng cho luận văn, Phòng Đào tạo, bộ phận sau Đại, học viện khoa học xã
hội đã tạo điều kiện thủ tục thuận lợi để tôi được thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban cấp xã, huyện
Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, các đồng nghiệp, các bạn bè đã nhiệt tình cộng tác,
cung cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình đã luôn theo dõi và động viên, ủng hộ cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu, tạo động lực giúp tôi thực hiện tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong
luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và không
được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Khắc Trọng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CỦA VIỆT NAM..................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................7
1.2. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ..............................................................11
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở nước
ta................................................................................................................................22
CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TẠI
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................................................................................25
2.1. Khái quát chung về huyện Phú Ninh .................................................................25
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú Ninh, tỉnh
Quảng Nam ...............................................................................................................32
2.3. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển cán bộ tại huyện
Phú Ninh....................................................................................................................54
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ NINH ...............................................................................................58
3.1. Về quan điểm .....................................................................................................58
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển
cán bộ của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ nay đến năm
2020, định hướng đến năm 2025...............................................................................58
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị...................................................................................66
KẾT LUẬN..............................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
1. CB Cán bộ
2. CSPTCB Chính sách phát triển cán bộ
3. CTCB Công tác cán bộ
4. CLĐNCB Chất lượng đội ngũ cán bộ
5. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6. HĐND Hội đồng nhân dân
7. MTTQ Mặt trận tổ quốc
8. UBND Ủy ban nhân dân
9. HU Huyện ủy
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2016-2021 của huyện
Phú Ninh....................................................................................................................37
Bảng 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh.49
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta Cán bộ là nhân tố quan
trọng trong sự thành bại; công tác cán bộ là yếu tố chủ chốt của công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt
Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến việc xây dựng, thực hiện và phát triển chính sách
cán bộ. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V, khóa IX, Đảng ta đã
xác định: “Phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân
dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc,
tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ
hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ
chính sách đối với cán bộ cơ sở” [7, tr.167].
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách
mạng, Người luôn đặt cán bộ trong sự tổng hòa các mối quan hệ. Người coi "cán bộ
là cái gốc của mọi công việc" [17, tr.269]. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, ta thấy được tầm quan trọng của Cán bộ thiết yếu như cây là phải có gốc,
không có gốc thì cây sẽ héo, sông thì phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn.
Vì vậy không có cán bộ thì thực thi công việc khó có thể hoàn thành.
Cán bộ còn được hiểu "là cái dây chuyền của bộ máy" [17, tr.269]. Như một
bộ máy có liên quan đến nhiều bộ phận, khi có một bộ phận nào không hoạt động
thì bộ máy đó cũng tê liệt. Từ đó ta có thể thấy nếu cán bộ không tốt thì chính sách
không thể thực hiện được, mặt khác những hoạch định, xây dựng chính sách mới sẽ
sai lầm hoặc không phù hợp.
Gần đây, ngày 19/5/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ
các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; trong nghị quyết có nêu: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan
2
trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên,
thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu
tư cho phát triển lâu dài, bền vững.
Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển CB đã được nâng lên từng
bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi về
chính sách cán bộ trong thời kỳ mới. Trong điều kiện kinh tế thị trường với những
tác động mặt trái và những hệ lụy xã hội phức tạp của nó, trong nội tình của Đảng
đã xuất hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng, đặt sinh mệnh của Đảng và sự tồn
vong của chế độ trước những thách thức hiểm nghèo. Đáng lo ngại là cán bộ suy
thoái làm hỏng chính sách, làm tổn hại tới uy tín, thanh danh của Đảng. Nghiêm
trọng về hậu quả do sự suy thoái sinh ra nó làm suy giảm, thậm chí đánh mất niềm
tin của nhân dân với Đảng.
Chất lượng cán bộ gắn liền với sức mạnh tổ chức, quyết định sự trong sạch
vững mạnh của Đảng. Để tạo ra những đảm bảo cốt yếu đó, phải ra sức khắc phục
những hạn chế, bất cập, yếu kém của chính sách phát triển cán bộ. Phải kịp thời đổi
mới chính sách cán bộ, phải tạo ra động lực, đột phá từ chính sách để vượt qua
những điểm nghẽn của chính sách này.
Trong những năm qua việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển cán bộ
trên địa bàn huyện Phú Ninh có nhiều chuyển biến, từng bước đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới; huyện đã có nhiều cách làm mới, giải pháp phù hợp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, công tác thực hiện chính sách phát
triển cán bộ của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo Báo cáo tổng kết thực
hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của huyện đã chỉ rõ: Một số cán bộ năng
lực thực tiễn, hiệu quả công việc có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng dự báo,
chủ động xử lý công việc chưa hiệu quả; vẫn còn một số cán bộ thiếu tinh thần trách
nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao..., chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn
huyện còn nhiều lúng túng, bị động. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất
3
lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính
trị của địa phương.
Để việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện tạo ra sự
chuyển biến tích cực, hạn chế những yếu kém, khắc phục những bất cập, cần có
những giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ trong
việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách
phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là vấn đề luôn được nghiên cứu và đề
cập đến nhiều trong thời gian qua. Đồng thời, vấn đề này cũng được đề cập khá
nhiều trong các tài liệu, văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của
Đảng và Nhà nước ta. Các công trình nghiên cứu phong phú của nhiều nhà khoa
học, nhiều tác giả, được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu như:
* Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách:
TS. Nguyễn Minh Phương và TS. Thang Văn Phúc (2005), Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Là một công trình nghiên cứu quy mô và đóng phần quan trọng trong việc góp
phần làm rõ các cơ sở khoa học để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tiềm lực ở
Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, do đó vấn đề thực
hiện chính sách cán bộ chưa làm rõ trong nghiên cứu này.Qua đây, tác giả xin kế
thừa một phần cơ sở lý luận để phục vụ cho luận văn.
Trong Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2012, tác giả Tô Huy Rứa, có đăng Quyết
tâm đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng
yêu cầu. Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý; đồng thời, nhấn mạnh các vấn đề về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Kết luận số 24-KL/TW của Bộ
4
Chính trị (khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), yêu cầu cần thiết phải
bổ sung, sửa đổi và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến
khích, đổi mới trong công tác đánh giá, quy hoạch, tạo nguồn, luân chuyển, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2015, Trần Lưu Hải (Phó trưởng Ban Tổ chức
Trung ương Đảng) có bài Một chặng đường đôi mới trong công tác tổ chức, cán bộ.
Tác giả phân tích, đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thực hiện
các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ; qua đó, chỉ ra nhũng bất
cập, hạn chế; đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và một số giải pháp để
thực hiện công tác cán bộ trong thời gian đến.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2014 có đăng bài của Tác giả Trần Văn
Minh, Đổi mới công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới.
Tác giả đã phân tích các nội dung của chính sách cán bộ như công tác quy hoạch,
công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác luân chuyển, điều động, bố trí, quản lý, sử
dụng và thực hiện chính sách phát triển CB, qua đó đưa ra một số giải pháp cần đổi
mới về việc thực hiện chính sách phát triển CB trong tình hình mới.
Tạp chí Cộng sản, tháng 4-2015, có đăng bài của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh,
về Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế. Bài
nghiên cứu đã đánh giá thực trạng của đội ngũ CB hiện nay, qua đó đã đề ra một số
giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách cán bộ với nhiều góc
độ tiếp cận khác nhau. Nhưng các đề tài nghiên cứu về chính sách phát triển cán bộ
của các công trình nghiên cứu nêu trên đã không còn phù hợp trong thực tiễn, do
chính sách, pháp luật và các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ đã có sự
thay đổi lớn trong những năm qua; mặc khác, nghiên cứu về cán bộ trên địa bàn
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam có những khác biệt lớn. Dù vậy những công trình
nghiên cứu nêu trên vẫn là nguồn tài liệu quý báu, có giá trị tham khảo nên tác giả
xin được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này.
5
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển cán bộ, đề tài tiến hành
phân tích hiện trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú
Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát
triển cán bộ của huyện nói riêng, và tỉnh Quảng Nam nói chung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài xác định nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ.
- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn
huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
- Chỉ ra những hạn chế bất cập về việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ
trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam
- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ
và nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú Ninh nói
riêng, ở tỉnh Quảng Nam nói chung trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình thực hiện các chính sách phát triển cán bộ nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: phạm vi về thời gian nghiên cứu từ 2010 đến nay
- Về không gian: huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
- Về khách thể: Các chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh
tỉnh Quảng Nam.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật Mác-xít,
luận văn sử dụng một số phương pháp sau:
6
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả thu thập, phân tích, tổng
hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các báo cáo của cơ
quan hữu quan; các bài báo, bài viết và công trình nghiên cứu khoa học. Bài nghiên
cứu đã sử dụng các số liệu từ các công trình nghiên cứu, các số liệu của các phòng
chức năng tại Huyện Phú Ninh.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp
phỏng vấn, thống kê và so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tư liệu tham khảo góp phần xây
dựng, nâng cao chất lượng các chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh trong
giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Cơ sở lý luận của luận văn cũng có thể
được sử dụng cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách cán bộ cấp
huyện ở nước ta hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở những giải pháp mang tính khả thi, đề tài có thể vận dụng vào
giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các khâu trong
công tác thực hiện chính sách cán bộ, từ đó, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính
sách phát triển cán bộ của huyện Phú Ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai
đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm nội dung 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ
ở Việt Nam
Chương2: Thực hiện chính sách phát triển cán bộ tại huyện Phú Ninh – tỉnh
Quảng Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính
sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CỦA VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niêm chính sách công
Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những góc độ khoa học khác
nhau theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái
niệm này, cụ thể như:
Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không
làm. Cách tiếp cận này thì các hoạt động mà chính quyền không làm hoặc làm sẽ có
sự tác động, làm ảnh hưởng lâu dài đến nhân dân thì mới là chính sách công. Như
vậy có thể nói không phải tất cả những công việc mà chính quyền làm hoặc không
làm đều là chính sách công.
Chính sách công là chính sách do nhà nước đưa ra nhằm xác định nhà nước
sẽ làm những việc gì, tại sao nhà nước phải làm, mục tiêu của việc làm đó là gì. Xu
hướng chung là nhà nước ít làm những việc mà xã hội dân sự có thể làm, trong khi
công dân với tư cách là người nộp thuế lại muốn nhà nước làm những điều họ mong
muốn.
Trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (số tháng 1 năm 2012) do tác giả Đặng Ngọc
Lợi viết cho rằng: chính sách công là chính sách của nhà nước, của Chính phủ là
một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước.
Tác giả Lê Chi Mai: chính sách công có những đặc trưng cơ bản như: chủ thể
ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định
mà còn là những hành vi, hành động thực tiễn trong thực hiện chính sách; chính
sách công tập trung xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh, đang đặt ra trong đời
sống kinh tế - xã hội theo mục đích xác định; chính sách công bao gồm nhiều quyết
định chính sách có mối quan hệ, liên quan lẫn nhau.
Trong bài viết của mình tác giả Lê Chi Mai còn đưa ra khái niệm “chính sách
8
tư” là chính sách do các cơ quan, tổ chức ban hành nhằm giải quyết những vấn đề
thuộc về nội bộ của cơ quan, tổ chức, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi
của cơ quan, tổ chức. Như vậy, các quan niệm trên đã nêu ta thấy có những điểm
tương đồng trong các quan niệm về chính sách công như: tính hành động thực tiễn,
tính cộng đồng, tính nhà nước (xem quá trình triển khai, thực hiện là một phần của
chính sách công).
Như vậy, các quan niệm về chính sách công giữa các nhà nghiên cứu có
những điểm nhấn khác nhau. Như vậy trong luận văn này, chính sách công theo tác
giả được hiểu là: kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập
hợp các quyết định có mối liên quan với nhau, bao gồm trong đó có định hướng
mục tiêu và cách thức xử lý, giải quyết những vấn đề công trong xã hội.
Khái niệm này ta thấy đặc trưng của chính sách công là do nhà nước xây
dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định,
bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành vi của các tổ chức, cá
nhân phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề
nỗi cộm, phát sinh trong xã hội. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trước tiên chính
sách đặt ra phải tồn tại trong thực tế xã hội, có nghĩa là chính sách phải thể hiện
được vai trò định hướng thực hiện, hành động theo các mục tiêu nhất định đã đề ra.
Như vậy, để một chính sách công tồn tại phải là tổng thể những mối quan hệ có sự
tác động mang tính tích cực của hệ thống thể chế do nhà nước ban hành và tinh thần
tự chủ, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện của các chủ thể tham gia xử lý, giải quyết
vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Đồng thời
được bảo đảm của nhà nước thể hiện bằng các nguồn lực con người, môi trường văn
hóa, chính trị, tài chính và pháp lý.
1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển cán bộ
* Cán bộ
Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong các văn kiện thì: Cán bộ bao
gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức của hệ thống
chính trị, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công
9
lập; những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
và những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức thuộc phạm
vi công tác tổ chức và cán bộ của Đảng.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ gồm bốn loại chính:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội.
- Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang.
- Cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia trong các cơ quan tham mưu, các
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế nhà nước.
Theo Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ bao gồm những người do bầu cử, đề
bạt, bổ nhiệm để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Đặc điểm của cán bộ là những người được bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt để giữ
một chức vụ nhất định trong cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể
chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị nước ta. Đó là những người làm công tác
lãnh đạo, quản lý của một tổ chức trong hệ thống chính trị, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Cán bộ
là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [20,
tr.84]. Theo quy định trên, tiêu chí để xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí
quy định chung của cán bộ, công chức được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ
quan trong hệ thống chính trị thông qua con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
10
* Chính sách phát triển cán bộ
Chính sách phát triển cán bộ là tất cả hệ thống các chủ trương, quan điểm
của Đảng, Nhà nước đối với CB; là công cụ, các giải pháp để xây dựng đội ngũ CB
chất lượng, đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng.
Chính sách phát triển cán bộ gồm: chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách
đảm bảo lợi ích, chính sách bồi dưỡng, đào tạo và động viên tinh thần cán bộ. Chính
sách phát triển cán bộ được xem là một trong những chính sách quan trọng của
Đảng, Nhà nước, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sự nghiệp cách mạng ở
nước ta hiện nay.
Chính sách là do con người tạo ra, nhưng nó lại tác động mạnh mẽ đến đời
sống, hoạt động của con người. Chính sách có thể là động lực thúc đẩy tính tích
cực, mở đường cho khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của con người, nhưng
cũng nó cũng có thể làm kiềm hãm những hoạt động, làm mờ đi tài năng, sáng tạo
của họ. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng chất lượng CB luôn gắn liền với hệ
thống chính sách CB, nó còn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo
đảm làm cho mọi người có cuộc sống phát triển hài hòa, bình đẳng.
1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển cán bộ
Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là một khâu cấu thành chính sách
toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các
đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực hiện phát triển chính
sách là trung tâm kết nối giữa các khâu trong thực hiện chính sách thành một hệ
thống. Vì vậy nếu chúng ta ban hành được chính sách có chất lượng, đúng là rất
quan trọng, nhưng việc triển khai thực hiện chính sách đảm bảo đúng và có hiệu quả
còn quan trọng hơn.
Khi đã ban hành chính sách đúng mà không thực hiện hay thực hiện mà
không đúng với mục đích, ý nghĩa của chính đó thì sẽ không có ý nghĩa, trở thành
khẩu hiệu suông, không những vậy mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể ban
hành, hoạch định chính sách và sẽ dẫn đến sự thiếu niềm tin, tin tưởng và sự phản
ứng của nhân dân, gây dư luận không tốt đối với nhà nước. Không những vậy nó
11
còn ảnh hưởng không tốt về mặt chính trị, xã hội, tạo sự bất ổn trong công tác quản
lý, lãnh đạo, điều hành của nhà nước.
Qua quá trình triển khai, thực hiện chính sách mới biết được chính sách đó
có hiệu quả, đi vào thực tế hay không. Đồng thời qua thực tiển thực hiện chính sách
sẽ góp phần bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn
xã hội, đáp ứng sát đúng với yêu cầu của cuộc sống hơn. Bên cạnh đó, việc đánh
giá, phân tích một chính sách (mức độ xấu, tốt) chỉ có số liệu, có sức thuyết phục,
cơ sở đầy đủ sau khi được thực hiện. Thực tiễn là kết quả, chân lý thực hiện chính
sách phát triển là cơ sở đánh giá, là thước đo một cách chính xác, chất lượng, khách
quan và hiệu quả của việc thực hiện một chính sách. Việc chuyển tải chính sách vào
thực tiễn cuộc sống xã hội là một quá trình gian nan, phức tạp đầy biến động, nó
chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau giúp các nhà hoạch định và tổ chức
thực hiện chính sách rút ra kinh nghiệm để đưa ra được các nhiệm vụ, giải pháp hữu
hiệu trong thực thi chính sách phát triển.
1.2. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ
1.2.1. Về mục tiêu và chủ thể của chính sách phát triển CB:
Mục tiêu chung của chính phát triển CB là để đáp ứng yêu cầu xây dựng,
phát triển đội ngũ cán bộ có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm, kỷ
cương, kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, từng bước hiện đại hóa, làm nòng cốt trong
việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Để đạt được mục tiêu nêu trên, chính sách phát triển cán bộ cần hướng tới
đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
- Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ CB có chuyên môn, am
hiểu thực tiễn, các nhiệm vụ chủ yếu của công tác phát triển CB trong cơ quan, đơn
vị; tích cực hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách để bao quát công
tác phát triển cán bộ trên các ngành, lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội.
- Xây dựng, phát triển lực lượng cán bộ chuyên trách có sức chiến đấu cao,
có chuyên môn cao, am hiểu chuyên sâu công tác mình đảm nhận, có bản lĩnh, trách
nhiệm nghề nghiệp, kỹ năng trong công tác; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo
12
đức, lối sống lành mạnh, liêm, chính là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công tác
phát triển cán bộ.
- Tăng cường, thúc đẩy sự gắn bó của đội ngũ cán bộ đối với công tác phát
triển cán bộ, có tâm huyết, không ngại khó, kiên quyết, kiên trì thực hiện các nhiệm
vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển cán bộ mà Đảng, Nhà nước đề ra.
1.2.2. Chủ thể của chính sách phát triển cán bộ:
Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là một bộ phận cấu thành chu trình
chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể ban hành chính sách
thành hiện thực tới các đối tượng điều chỉnh, quản lý nhằm đạt được mục tiêu mà
chính sách đã đề ra. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển cán bộ cụ thể
như sau:
- Đối với Trung ương: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các
Bộ, ngành Trung ương.
- Đối với cấp tỉnh: HĐND, UBND cấp tỉnh, Sở Nội vụ cấp tỉnh là cơ quan
tham mưu trực tiếp; Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy là cơ quan
tham mưu trực tiếp.
- Cấp huyện: HĐND, UBND cấp huyện, phòng Nội vụ cấp huyện là cơ quan
tham mưu trực tiếp; Huyện, quận, thị, thành ủy; Ban tổ chức huyện, quận, thị, thành
ủy là cơ quan tham mưu trực tiếp.
- Cấp xã: Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã.
1.2.3. Nội dung của chính sách phát triển cán bộ:
Chính sách phát triển cán bộ hiện nay được các cấp, các ngành đặc biệt quan
tâm thực hiện. Chính sách phát triển cán bộ là một bộ phận trong hệ thống chính
sách của Đảng và Nhà nước ta; đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, mục tiêu và
giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Chính sách phát triển CB bao gồm những nội dung sau:
- Một là, Quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có tài, có đức,
có năng lực, có triển vọng về khả năng quản lý, lãnh đạo đưa vào quy hoạch để có
13
kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo, tạo nguồn cho các chức danh quản lý, lãnh
đạo, đáp ứng nhiệm vụ chính trị lâu dài của địa phương. Với vai trò quan trọng như
vậy, công tác quy hoạch cán bộ luôn được coi là việc làm thường xuyên hằng năm,
là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ.
Quy hoạch cán bộ xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ
cán bộ tại địa phương; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm
sự liên thông quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị, phải đảm bảo quy hoạch
mở và động. Quy hoạch cán bộ phải thực hiện đảm bảo đúng trình tự quy trình, đảm
bảo về cơ cấu, số lượng và điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định… Cần đưa vào quy
hoạch những cán bộ có triển vọng, có chiều hướng phát triển tốt, cán bộ trẻ tuổi, để
đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý.
Yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ phải lấy việc phục vụ nhân dân, phục
vụ nhiệm vụ chính trị là chính để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo, có
quan điểm chính trị rõ ràng, trong sáng. Khi thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ
phải đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất quản lý, đảm bảo vai trò tập trung của
cấp ủy đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị,
đảm bảo tính tập trung dân chủ, khách quan và công khai, dân chủ, đặc biệt là người
đứng đầu trong cơ quan, tổ chức.
- Hai là, công tác Bầu cử
Việc bầu cử cán bộ phải được thực hiện dân chủ, công khai, theo quy định
của điều lệ, pháp luật nhà nước, quy chế hoạt động của tổ chức có liên quan và các
hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền. Việc bầu cử được thực hiện theo
nguyên tắc bỏ phiếu kín, phải bình đẳng, phổ thông và trực tiếp; phải thực hiện đúng
nguyên tắc, quy trình, tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch; lựa chọn và giới
thiệu những người ứng cử bầu vào các chức danh phải đảm bảo về trình độ chuyên
môn, năng lực nổi trội, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có chiều hướng phát
triển tốt, lâu dài để bầu vào các chức danh lãnh đạo của các cơ quan trong hệ thống
chính trị của huyện và xã, thị trấn.
- Ba là, tuyển dụng cán bộ
14
Chính sách tuyển dụng nhằm tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ một cách
hợp lý và khoa học, phát huy sở trường, năng lực công tác gắn với trình độ chuyên
môn được đào tạo và vị trí việc làm đã được phê duyện. Công tác tuyển dụng công
chức phải được thực hiện đảm bảo đúng thẩm quyền, đảm bảo quy định trình tự, thủ
tục quy định; tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển
hoặc xét tuyển; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh
bạch và đảm bảo tính cạnh tranh nhằm tuyển dụng những người có trình độ chuyên
môn cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và năng lực công tác đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc tuyển dụng cán bộ công chức phải căn
cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức theo vị trí
việc làm được phê duyệt.
Chính sách tuyển dụng được xây dựng chặt chẽ, phù hợp và thực hiện tốt sẽ
tuyển chọn, thu hút được những người thực sự có trình độ, năng lực chuyên môn cao,
góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của địa phương.
- Bốn là, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ
Công tác luân chuyển, điều động CB được thực hiện theo quy trình, quy định
của cơ quan Nhà nước cấp thẩm quyền; phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ; đảm
bảo tính đồng bộ, liên thông, thường xuyên; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đánh giá, bố trí và sử dụng CB.
Công tác điều động là một nhiệm vụ của công tác nhân sự để chỉ việc tổ
chức, cơ quan có thẩm quyền, điều chuyển CB từ một cơ quan, tổ chức này sang
một cơ quan, tổ chức khác nhằm giải quyết nhiệm vụ, công vụ hoặc nhằm mục đích
đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch. Cán bộ điều
động phải là cán bộ có triển vọng, chiều hướng phát triển tốt và nằm trong quy
hoạch; có đạo đức lối sống và năng lực công tác tốt; có phẩm chất chính trị vững
vàng, chú ý lựa chọn, bồi dưỡng, phát triển những CB trẻ, có năng lực nổi trội thật
sự.
Công tác luân chuyển cán bộ được xem là một khâu của công tác cán bộ, là
15
việc cơ quan có thẩm quyền luân chuyển cán bộ theo quy hoạch, luân chuyển từ đơn
vị, cơ quan, tổ chức này đến đơn vị, cơ quan, tổ chức khác để mục đích rèn luyện
thử thách, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kinh
nghiệm, kiến thức thực tế và phát triển toàn diện hơn trong quản lý, điều hành. Luân
chuyển cán bộ phải xây dựng kế hoạch, có lộ trình từng bước triển khai thực hiện cụ
thể; có chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo điều kiện, môi trường làm việc cho
cán bộ phát huy hết khả năng, năng lực, chuyên môn, sở trường, rèn luyện, tích lũy
kinh nghiệm thực tế.
Bố trí, sử dụng CB gồm các hoạt động định hướng cho những người mới được
tuyển dụng, bố trí lại, luân chuyển, đề bạt đối với các vị trí, chức danh trong bộ máy
chính quyền cấp cơ sở. Việc sử dụng, bố trí CB phải chú trọng đến sử dụng đúng
người, đúng sở trường công tác, đúng chuyên môn được đào tạo và phù hợp vị trí
việc làm được phê duyệt; phát huy được tinh thần trách nhiệm, năng lực, sáng tạo của
CB. Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng CB phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch
và khách quan.
- Năm là, chính sách thu hút
Chính sách thu hút là đề ra những cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận
lợi về vật chất, tinh thần, có chế độ đãi ngộ để thu hút những tri thức trẻ có tài năng,
có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống vào làm việc
trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Chính sách thu hút phải thực hiện đảm bảo
sự đồng bộ giữa các khâu, bồi dưỡng, đào tạo, tuyển chọn, quy hoạch, sử dụng và
đãi ngộ; được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan và đảm bảo tính cạnh
tranh; đồng thời ưu tiên bố trí biên chế chưa sử dụng để thu hút sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có trình độ chuyên môn, năng lực cao vào làm
việc nhưng phải phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm.
- Sáu là, đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ được xác định thường xuyên hằng
năm, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận
chính trị, nâng cao về nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, ứng xử, giao tiếp; nâng cao tinh
16
thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ đối với CB trong thực thi
công vụ. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện theo
quy chế, quy định, phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả; phải
được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện; thể hiện rõ
mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời công tác đào tạo phải gắn với công
tác sử dụng, quản lý CB phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và nhu cầu xây
dựng, phát triển nguồn nhân lực của từng cơ quan, đơn vị; gắn với vị trí việc làm và
trình độ chuyên môn của người được đào tạo.
Yêu cầu để thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo CB là đảm bảo cho mỗi
CB đều bình đẳng, có cơ hội tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao
nghiệp vụ, chuyên môn, năng lực công tác, trang bị kiến thức giữa lý luận và thực
tiễn công việc..., Nội dung, chương trình hình thức đào tạo phải phù hợp, thiết thực
với yêu cầu công việc của CB.
- Bảy là, đánh giá cán bộ
Do vậy, trong quá trình đánh giá,
Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm
khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ; có vai
trò rất quan trọng, đánh giá đúng thực chất là điều kiện tiên quyết trong quá trình
quản lý, sử dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB. Làm cơ sở, tiền đề cho việc
quy hoạch dự nguồn, đề bạt, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật…Đây cũng là cơ sở để xác định được nội dung, chương trình,
nhu cầu đào tạo, chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CB của
từng cơ quan, tổ chức.
Đánh giá CB phải đảm bảo phải đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần tập thể,
không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức, kịp thời phát hiện và giới thiệu người có
đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đưa vào nguồn quy hoạch CB lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt,
cần ưu tiên phát hiện những cán bộ, công chức trẻ, nữ, được đào tạo cơ bản, chính quy,
có năng lực phát triển. Đánh giá phải căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn đối tượng
cần đánh giá; đảm bảo đầy đủ nội dung và phương pháp đánh giá; đồng thời căn cứ
17
vào tinh thần trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; khi đánh giá
phải đảm bảo đầu đủ nội dung và phương pháp đánh giá, đánh giá phải toàn diện,
đánh giá đúng ưu, khuyết điểm, xác định được tồn tại và hạn chế về các nội dung:
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; tinh
thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và phối hợp trong thực hiện các nhiệm
vụ được giao.
- Tám là, Khen thưởng, kỷ luật cán bộ
Khen thưởng, kỷ luật là một trong những hình thức nhằm động viên, khuyến
khích CB trong thực thi công việc, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, sử
dụng cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần thực hiện đảm
bảo, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Kỷ luật nhằm để uốn nắn, răn đe, xử lý đối với
CB không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm chế độ công vụ, vi phạm pháp
luật.
Khen thưởng, kỷ luật phải thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, khách quan
thực hiện đúng quy chế, quy định. Đồng thời, khen thưởng, kỷ luật là cơ sở cho việc
đề bạt, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, dự nguồn, đào tạo bồi
dưỡng, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với CB.
- Chín là, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ
Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ là một chính sách đặc biệt quan trọng
của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập
chính bảo đảm đời sống của bản thân và gia đình CB; trả lương và có chế độ đãi
ngộ đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực cho CB nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả làm việc góp phần quan trọng cho CB hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
1.2.4. Các bước triển khai thực hiên chính sách phát triển cán bộ
Chính sách phát triển CB là một trong những hệ thống chính sách của Nhà
nước được ban hành nhằm phát huy tối đa tài năng, trí tuệ nhằm nâng cao chất
18
lượng đội ngũ CB đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính
quyền cơ sở.
Để tổ chức và thực hiện chính sách phát triển cán bộ đạt hiệu quả cao cần
phải tuân thủ các bước sau:
(1)Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Để đưa chính sách phát triển CB vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện chính sách. Được xem là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổ chức
và thực thi chính sách phát triển CB. Kết quả của việc thực hiện chính sách phát
triển CB phụ thuộc vào mức độ chính xác, chất lượng và hiệu quả, tính khả thi trong
thực tế của kế hoạch thực hiện chính sách. Chú trọng đầu tư trí tuệ, thời gian, công
sức, nhân lực để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách phát triển CB
có chất lượng và hiệu quả, kế hoạch này cần được xây dựng trước khi triển khai
thực hiện. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức và triển khai
thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch để
triển khai, thực hiện chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách gồm các
nội dung sau:
- Kế hoạch tổ chức điều hành thực hiện chính sách;
- Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện chính sách;
- Kế hoạch về bảo đảm các nguồn lực để thực hiện chính sách.
- Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhỡ thực hiện chính sách...
Ngoài ra, trong kế hoạch cần phải dự kiến các quy chế, nội quy về tổ chức
điều hành, về nhiệm vụ và trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan nhà nước và cán
bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện, đồng thời có các hình thức thi đua khen
thưởng, hình thức kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức thực
thi chính sách; kế hoạch này do lãnh đạo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết
định thông qua và theo đó có giá trị pháp lý buộc các chủ thể có trách nhiệm tham
gia chính sách phải thực hiện.
(2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách
19
Sau khi chính sách phát triển CB được thông qua, các cơ quan trong hệ
thống chính trị tiến hành triển khai và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng
thời bằng nhiều hình thức phải tổ chức tuyên truyền ngay để các đối tượng chính
sách và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý
nghĩa của chính sách đó; về tính đúng đắn của chính sách trong hoàn cảnh, điều
kiện nhất định và tính khả thi của nó. Xem đây là việc làm đầu tiên và rất quan
trọng để chính sách được thực thi hiệu quả, có ý nghĩa to lớn đối với các đối
tượng, cơ quan nhà nước thực thi chính sách. Tuy nhiên trong thực tế thời gian
qua vẫn còn một số cơ quan, địa phương do trình độ chuyên môn, năng lực hạn
chế trong tuyên truyền, phổ biến cho nên làm cho chính sách bị biến dạng, không
đúng với ý tưởng, mục tiêu của chính sách đưa ra, làm các đối tượng thụ hưởng
chính sách và người dân mất lòng tin và đạt hiệu quả thấp. Do đó phải đặc biệt
chú ý lựa chọn các hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền phù hợp với
chính sách và đối tượng thụ hưởng, hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương,
bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Có thể xây dựng và ban hành các văn bản hướng
dẫn cụ thể hóa để việc thực hiện chính sách được dễ thực hiện hơn; tổ chức phổ
biến, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền
hình, truyền thanh, báo chí tổ chức hội nghị, hội thảo… để chính sách đi vào
cuộc sống.
(3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Để thực hiện chính sách phát triển CB có hiệu quả, đi vào cuộc sống cần phải
phân công, phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa
phương trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời chú ý đến các yếu tố tham gia
thực hiện và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện chính sách.
- Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành các chính sách phát triển CB
thông qua Quyết định, Nghị định,...
- Bộ Nội vụ: ban hành hướng dẫn để thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về chính sách phát triển CB; đồng thời tổ
chức kiểm tra, thanh tra đối với UBND các cấp trong việc thực hiện chính sách phát
20
triển CB.
* Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ cấp tỉnh
- HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, chương
trình, các kế hoạch, các hướng dẫn… nhằm để cụ thể hóa triển khai thực hiện các
chính sách phát triển CB.
- Sở Nội vụ cấp tỉnh trực tiếp tham mưu cho UBND cùng cấp trong thực thi
chính sách phát triển CB, cụ thể: Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng CB, chỉ
đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội
ngũ CB; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện thực hiện; Hướng
dẫn việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Quyết định các biện pháp thực hiện chính
sách phát triển CB; Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối
với CB; Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng CB; định kỳ
hằng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, đào tạo, bồi dưỡng CB;
Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với CB; quy định về phân cấp quản lý
đối với CB; thống kê, tổng hợp báo cáo số lượng, chất lượng CB trên địa bàn cấp
tỉnh; Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính
sách theo quy định và theo Nghị quyết của HĐND cùng cấp đề ra.
* Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng Nội vụ cấp huyện
- HĐND, UBND cấp huyện ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, chương
trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ để triển khai thực hiện các chính sách
phát triển CB.
- Phòng Nội vụ cấp huyện là cơ quan thường trực tham mưu UBND cấp
huyện triển khai thực hiện chính sách phát triển CB trên địa bàn huyện; đồng thời
chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan để tham mưu UBND cùng
cấp xây dựng kế hoạch, phương án để cụ thể hóa các nội dung thực hiện có hiệu quả
chính sách phát triển cán bộ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
tham mưu UBND cấp huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác Bầu cử;
tuyển dụng công chức, quy hoạch cán bộ; luân chuyển, điều động, sử dụng, bố trí
CB; tham mưu xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút CB; đánh giá cán
21
bộ, công chức; khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương… Tổng
hợp các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị liên quan báo cáo UBND cùng cấp để sửa
đổi, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch, phương án thực thi chính sách cho phù hợp với
điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phòng Tài chính, kế hoạch huyện
kiểm tra, giám sát, thẩm định, hướng dẫn và báo cáo kết quả thực hiện chính sách
đối với CB.
(4) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển CB là một nhiệm
vụ, nội dung quan trọng trong thực hiện chính sách nhằm kịp thời phát hiện những sai
sót để khắc phục, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt nhằm thúc đẩy quá
trình thực hiện chính sách một cách kịp thời, đảm bảo thời gian quy định; bổ sung,
hoàn thiện, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách, để thực hiện chính sách
một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
Thường xuyên giám sát, đôn đốc, kiểm tra về tiến độ, phương thức tổ chức
thực thi chính sách; quy chế, nội quy về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực
thi chính sách. Giám sát, kiểm tra về nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm của CB
và các cơ quan liên quan trong tham gia, tổ chức điều hành thực thi chính sách phát
triển CB; Kết quả công tác giám sát, kiểm tra để làm cơ sở cho việc thi đua, khen
thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính sách phát triển CB, đồng thời
bổ sung, hoàn thiện chính sách một cách toàn diện...
(5) Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách
Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về
chỉ đạo, thực hiện và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách;
Việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách nhằm để kiểm tra, thẩm định lại các nội
dung: việc thực hiện đã phù hợp hay chưa với các chính sách đề ra; mục tiêu của
chính sách đề ra có đạt được hay không; chính sách đó có tác động như thế nào đến
đội ngũ CB của cơ quan, đơn vị hay không; chế độ tiền lương của CB có đảm bảo
ổn định cuộc sống, yên tâm công tác không; chế độ trọng dụng, hỗ trợ, đãi ngộ nhân
22
tài có thỏa đáng không; …
Đánh giá chính sách giúp các cơ quan, đơn vị tìm ra được những điểm không
hợp lý, những điểm bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để tìm cách khắc
phục; qua đó, nhìn nhận lại năng lực thực thi chính sách của mình và năng lực thể
chế để có giải pháp triển khai thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả.
(6) Điều chỉnh chính sách
Điều chỉnh chính sách phát triển CB là việc làm thường xuyên của các chủ
thể xây dựng, ban hành chính sách và tổ chức triển khai, thực hiện chính sách để
mục đích làm cho chính sách ngày càng phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tế.
Chủ thể nào ban hành chính sách thì chủ thể đó có thẩm quyền bổ sung, điều
chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn; tuy nhiên có thể điều chỉnh cách thức tổ
chức thực hiện, cơ chế, chính sách để thực hiện nhưng không được làm thay đổi ý
nghĩa, mục tiêu chính sách đã đề ra, nếu thay đổi mục tiêu chính sách thì xem như
chính sách đó ban hành không phù hợp, thất bại.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ
ở nước ta
- Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách:
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ thực hiện chín sách của các cơ quan nhà nước
đã có nhiều nỗ lực trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thích
ứng nhanh với thực tế, có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã
hội phát triển. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu của thời kỳ mới, cả trong quản lý nhà nước, lĩnh vực xây dựng đảng và hội nhập
quốc tế. Từ việc nhận thức đến công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện và xử
lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng, bị động. Trong cơ cấu đội ngũ
CB bộ còn bất cập, chưa hợp lý, thiếu cân đối, thiếu đồng bộ; cán bộ có trình độ
cao, cán bộ trưởng các đầu ngành có khả năng xử lý, dự báo tốt những vấn đề phức
tạp, nhất là ở lĩnh vực quản lý tài chính - tiền tệ, văn hóa - tư tưởng, tôn giáo, đầu tư
công... còn hạn chế.
Những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ các cơ quan ảnh hưởng rất lớn tới
23
chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Do đó, có
nhiều chủ trương, chính sách sau khi ban hành chưa được thực hiện trong thực tế,
không được quần chúng nhân dân ủng hộ hoặc tính khả thi, hiệu quả không cao
- Thứ hai, các điều kiện bảo đảm việc thực hiện chính sách phát triển cán
bộ:
Đa số các cơ quan nhà nước có cơ sở vật chất khang trang, được trang bị các
điều kiện thiết yếu. Chế độ, chính sách phát triển và đãi ngộ đối với cán bộ được
quan tâm, điều này đã tạo điều kiện cho cán bộ các cơ quan yên tâm công tác. Tuy
nhiên chính sách thu hút những cán bộ thực sự giỏi về công tác tại các cơ quan đảng
còn khó khăn bởi cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập.
- Thứ ba, về tính tích cực của chủ thể thực hiện chính sách phát triển cán bộ:
Chủ thể thực hiện chính sách phát triển cán bộ vừa có những điểm chung của
cán bộ vừa có những nhu cầu, khả năng đặc thù của cá nhân, nghề nghiệp. Do đó,
cần xuất phát từ nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp để tạo động lực, động cơ cho chủ thể
tích cực hoạt động thực hiện chính sách trong cơ quan, đơn vị, biến sức mạnh của
các chủ thể thành sức mạnh hợp lực của các cơ quan, đơn vị đó và qua đó tạo nội
lực mới cho công tác thực hiện chính sách phát triển cán bộ.
- Thứ tư, các nhân tố của môi trường xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách phát triển cán bộ:
Các yếu tố kinh tế thị trường, truyền thống, tư tưởng, tính cục bộ cũng ảnh
hưởng lớn tới thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Việc thực hiện chính sách phát
triển cán bộ đôi lúc còn chịu sự chi phối bởi lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Vì
vậy, có những chủ trương, chính sách phát triển CB sau khi được ban hành gây mất
lòng tin, hoan man, bất bình trong đội ngũ CB và cả nhân dân, làm giảm niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, nhà nước vào ý nghĩa, mục tiêu tốt đẹp của chính sách
đưa ra.
- Thứ năm, ảnh hưởng của môi trường văn hóa
Trong bối cảnh hội nhập bùng nổ thông tin, sự giao thoa ngày càng sâu rộng,
mạnh mẽ của các trào lưu văn hóa ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách
24
phát triển cán bộ. Vì vậy, chúng ta tăng cường hội nhập, phát triển và giao lưu văn
hóa trên cộng đồng thế giới để tiếp thu được nhiều thành tựu văn hóa, văn minh của
nhân loại trên cộng đồng quốc tế để vận dụng làm phong phú nền văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở đó, phải thực hiện chính sách phát triển cán bộ của các cơ quan ngày
càng phù hợp, có chất lượng hơn.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1, Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Các khái niệm liên quan đến thực
hiện chính sách cán bộ. Mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện chính sách phát
triển cán bộ; Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cán bộ. Từ đó có thể
thấy rằng việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu xây
dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, uy tín, trách nhiệm, kỷ cương, liêm
chính, từng bước hiện đại, làm nòng cốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ, giải
pháp và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với từng thời kỳ cách
mạng.
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ
phân tích trong Chương 1 là cơ sở quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng
về thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở chương 2, từ đó đưa ra giải pháp nâng
cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
25
CHƯƠNG 2
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TẠI
HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM – THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Khái quát chung về huyện Phú Ninh
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Ninh là một huyện đồng bằng, nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam. Địa
giới hành chính huyện Phú Ninh: Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Núi
Thành; Phía tây giáp huyện Tiên Phước; Phía nam giáp huyện Bắc Trà My; Phía
bắc giáp huyện Thăng Bình.
Huyện Phú Ninh được thành lập vào năm 2005 theo Nghị định số
01/2005/NĐ-CP, ngày 05/01/2005 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới
hành chính của thị xã Tam Kỳ, có 11 xã, thị trấn (trong đó có 10 xã và 01 thị trấn),
với tổng diện tích tự nhiên 251,52 km2
.
Phú Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông
Trường Sơn chia làm hai mùa rõ rệt. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 83 –
86%.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - lao động - văn hóa - xã hội
Phú Ninh là một trong những huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất
nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 59,29% diện tích tự nhiên; trong đó đất sản
xuất nông nghiệp chiếm 58,7% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm
38%, còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác. Công nghiệp, dịch
vụ và giao lưu hàng hóa trên đà phát triển.
Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở
các địa bàn. Tốc độ tăng GDP bình quân (2005-2010) là 15,3%. Thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt 11,38 triệu đồng/người/năm, bằng
103,60% so với thu nhập bình quân đầu người nông thôn của tỉnh (10,98 triệu
đồng/người/năm). Hiện nay (tính đến thời điểm năm 2017) thu nhập bình quân đầu
26
người lên đến 26,1 triệu đồng/ người/năm.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp xây dựng - thương mại dịch vụ :
22% - 44,5% - 33,5% ; Giá trị công nghiệp- xây dựng: 1.888 tỷ đồng, tăng 24,6% so
với 2014; Giá trị nông nghiệp : 932 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 2014. Trong đó, công
nghiệp – tỷ trong công nghiệp thuần 1.297 tỷ đồng, tăng hơn 20,5% so với 2014.
- Giá trị thương mại – dịch vụ : 1.416 tỷ đồng, tăng 23,1% so với 2014
- Xây dựng nông thôn mới: có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (trong đó có
01 xã Tam Phước được Trung ương chọn làm điểm).
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm
trên 50,2%.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% (KH 3,7%); Hộ cận nghèo giảm còn 5,28%
(KH 5,28%);
- Giảm tỷ suất sinh thô 0,75%o (KH giảm 0,37%).Tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 5 tuổi: nhẹ cân: 8,45% (KH 8,46%), thấp còi: 13,3% (KH 13,45%).
- Về văn hóa: có trên 90% hộ gia đình, thôn, khối phố, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp đạt tiêu chí văn hóa; có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa NTM,
văn minh đô thị.
- Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn do huyện quản lý thu 35,49 tỷ đồng.
Trong đó thu phát sinh kinh tế (trừ khai thác quỹ đất) do huyện quản lý thu 18,19 tỷ
đồng, bằng 105% kế hoạch (KH 17,3 tỷ đồng).
Phú Ninh có nhiều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, có tiềm năng về khoáng
sản, có nguồn nước mặt quanh năm dồi dào,có mỏ đá granite, quặng sắt-chì, rừng
và hệ thực vật phong phú là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai
thác.
Hồ Phú Ninh là công trình đại thủy nông, với diện tích mặt nước 3.433 ha;
kênh chính Bắc của công trình ngang qua trên địa bàn huyện với chiều dài 17,4 km,
cung cấp nước tưới cho trên 4.500 ha canh tác, có nhiều danh lam thắng cảnh có thể
khai thác và phát triển du lịch, có 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp.
Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao,
27
bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa
dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành. Vì vậy, Phú Ninh còn
được coi là một Vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa Miền Trung. Đến với đảo Rùa, đảo Su,
hố Khế, hố Ba Trăng... rồi bến Đợi Chờ,... với hàng trăm loài thực vật và dược liệu
quý cùng hệ thống động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ
mặt chó, gấu, sơn dương.
Đặc biệt, Hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70
độ C với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng
khoái tinh thần và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị
trường, đây là tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm
khoáng, tắm bùn, chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh.
Cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các di tích lịch sử, văn hóa như
Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,...tạo cho Phú Ninh có một lợi thế so
sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch. Từ tiềm năng trên, UBND tỉnh Quảng
Nam đã có quyết định số 3598/QĐ-UBND ngày 14/11/2007 về việc phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh, quy hoạch này do
Tập đoàn ASCONIS- PHÁP làm tư vấn và vùng NORS PAS DE CALAIS- PHÁP
tài tợ.
Với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư vào du lịch hồ Phú Ninh và
các điểm du lịch khác, đây chính là những cơ hội tiềm năng để huyện Phú Ninh đẩy
mạnh tốc độ phát triển kinh tế - dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch.
Tổng diện tích đất rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất
rừng tự nhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng
trồng phòng hộ 1.240ha. Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ
trên địa bàn huyện là 500ha. Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn
huyện đạt 21,5%.
Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh
hiện nay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách
của tỉnh.
28
Tính đến ngày 31/12/2017 tổng dân số toàn huyện là 80.448 người, tổng số
hộ gia đình khoảng 20.740 hộ. Mật độ dân số 306 người/km2. Nguồn lực lao động
của huyện ngày càng có chất lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Phú Ninh vẫn còn những
khó khăn nhất định. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đồi núi trọc, lượng mưa không
nhiều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Nguồn tài nguyên phong phú những vẫn ở
dạng tiềm năng. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện hại hóa. Tốc ñộ tăng
trưởng khá nhưng qui mô kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng còn thấp, cơ cấu
kinh tế chưa hợp lý.
2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Phú Ninh
Toàn huyện Phú Ninh có 62 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy, trong
đó có 11 Đảng ủy xã, thị trấn, 05 Đảng ủy cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang
và 46 chi bộ, với 2.959 đảng viên (trong đó, có 2839 đảng viên chính thức và 120
đảng viên dự bị).
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức huyện là 182 người (gồm: cán bộ,
công chức thuộc biên chế cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
44 người; cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế cơ quan quản lý nhà nước,
đơn vị sự nghiệp huyện 138 người); trong đó: Nữ 72 đồng chí; cán bộ lãnh đạo,
29
quản lý cấp huyện là 75 đồng chí, trong đó: Nữ: 16 đồng chí.
Tổng số cán bộ, công chức xã, thị trấn là 198 người; trong đó có 150 cán bộ
là cấp ủy viên xã, thị trấn, trong đó: Nữ 35 đồng chí; có 08 đồng chí giữ chức vụ
cán bộ chủ chốt xã, thị trấn: 02 đồng chí giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND
xã, thị trấn (Tam Phước, Phú Thịnh), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy,
Chủ tịch UBND xã (Tam Đàn), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ
tịch HĐND xã (Tam Lộc), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã (Tam
Thái), 03 đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã (Tam Vinh, Tam Lãnh, Tam
Dân).
Ngay khi thành lập, Phú Ninh đã chú trọng công tác xây dựng và thực hiện
chính sách phát triển cán bộ. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở cơ bản
đảm bảo về trình độ và năng lực, chất lượng được nâng lên, qua đó đáp ứng được nhu
cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đa số cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững
vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có trình độ, năng lực, phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có tinh thần trách nhiệm cao đối với chức trách, nhiệm
vụ được giao.
Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hình thành trên nền tảng
của nông nghiệp nông thôn, trưởng thành qua tích lũy kinh nghiệm, tính chuyên
nghiệp chuyên môn còn hạn chế, việc vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn còn bị động, lúng túng.
Việc bố trí cán bộ một số lĩnh vực chưa thật sự gắn yêu cầu đối với chuyên
ngành đào tạo.
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đạt chuẩn theo quy định, nhưng năng lực
thực tiễn, hiệu quả công việc có mặt còn chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng dự báo,
chủ động xử lý, nhất là giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị
động, lúng túng.
Hiện nay, nguồn thu của huyện còn khó khăn, nên việc hỗ trợ thêm ngoài
kinh phí hỗ trợ của Tỉnh cho cán bộ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, luân
chuyển... chưa nhiều; mức phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định đối với việc thực hiện
30
chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khối phố
như hiện nay có những khó khăn nhất định.
Mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách (bằng 1 lần mức
lương cơ bản) là quá thấp, hiện nay ở nhiều địa phương người hoạt động không
chuyên trách xin nghỉ việc ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, việc đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử lần đầu đối với
nhân sự sinh sau năm 1975 phải có trình độ chuyên môn đại học chính quy đối với
tất cả các chức danh ở cấp xã theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy có nhiều
khó khăn nhất định, nhất là đối với ngành công an, quân sự.
Trong chính sách thực hiện phát triển cán bộ, những năm qua Phú Ninh cũng
luôn quan tâm đến củng cố, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy ở các cấp, các
ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ
quan, đơn vị. Trong thời gian qua Huyện ủy đã từng bước cụ thể hóa các nghị
quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách Nhà nước, từ đó đề ra các chủ trương
để tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ cũng như quản
lý đội ngũ cán bộ. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc luôn tuân thủ đúng nguyên tắc
tập trung dân chủ, công khai minh bạch trong công tác cán bộ, Đảng thống nhất
quản lý đội ngũ cán bộ và lãnh đạo công tác cán bộ, đồng thời đề cao vai trò, trách
nhiệm của các cá nhân, tổ chức, người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị.
Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác phát triển chính sách cán bộ nhằm nâng
cao nhận thức về tư tưởng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và
đảng viên.
Trong gần 03 năm, từ 2015 đến nay đã có hơn 896 lượt quần chúng được bồi
dưỡng lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng; hơn 421 lượt
đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định của Trung ương; hơn
580 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
về lý luận chính trị và nghiệp vụ kiểm tra, giám sát; có hơn 656 lượt cán bộ, đảng
viên, lực lượng nòng cốt được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận và
hơn 900 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú được bồi dưỡng, tập huấn công
31
tác mặt trận tổ quốc Việt Nam...Nhìn chung, các lớp phối hợp Mặt trận tổ quốc, các
ban, ngành, các đoàn thể được triển khai thực thường xuyên đảm bảo theo kế hoạch
và có hiệu quả; triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp với gần 2400
lượt học viên tham dự; 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, cán bộ lãnh đạo
cấp trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn, MTTQ và các đoàn thể có trình độ đại
học và 16/172 đồng chí có trình độ sau đại học đạt trên 9%; 100% cán bộ chủ chốt
cấp phòng của huyện có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; trong đó có
78/172 đồng chí cao cấp, cử nhân chính trị đạt 45,3%. Đối với cán bộ cơ sở, đến
nay có 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trên 10% có trình độ cao cấp
chính trị.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được Ban Thường
vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, chính quyền, các phòng, ban, ngành đoàn thể
thực hiện hằng năm theo văn bản hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo quy trình; công
tác tăng cường và luân chuyển cán bộ cũng được Huyện ủy quan tâm chỉ đạo, từ
đầu nhiệm kỳ đến nay có 15 đồng chí được tăng cường, luân chuyển về các xã, thị
trấn.
Thời gian tới, Huyện ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền từ huyện đến
cơ sở; các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành
Đảng bộ Huyện khóa XX về thực hiện chính sách phát triển cán bộ, nhất là làm tốt
công tác xây dựng đề án công tác vị trí việc làm.
Theo đó, toàn huyện cần có những giải pháp đột phá về chính sách thực
hiện phát triển cán bộ cán bộ. Trong đó, tập trung vào các khâu đào tạo, bồi dưỡng,
bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả công vụ của
cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ,
công chức, viên chức, nhất là những cán bộ trẻ có năng lực trong công việc phát huy
trí tuệ, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ.
Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ diện quy
hoạch các chức danh lãnh đạo, cũng như bồi dưỡng công tác chuyên môn, nghiệp
vụ đang là một trong những giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, nhằm đào tạo
32
đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị trong thực hiện
nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú
Ninh, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách
Để chính sách phát triển cán bộ mang lại hiệu quả thiết thực, thời gian qua
Phú Ninh đã tổ chức thực hiện như sau:
(1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách
Đội ngũ cán, công chức có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở
cơ sở - là hình ảnh thu nhỏ của Đảng và chính quyền trong mắt nhân dân, cán bộ
huyện, xã là người người tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện mọi chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân.
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên là
nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, cơ quan,
đơn vị. Từ thực tiễn đó, Huyện Phú Ninh đã chú trọng thực hiện chính sách phát
triển cán bộ từng giai đoạn, có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn.
Để chuẩn bị nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, ngoài việc
xây dựng quy hoạch cán bộ, huyện đã chủ động xây dựng các quy chế, quy định, cơ
chế nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại các cơ quan của
huyện, như: Đề án số 07-ĐA/HU, ngày 24/9/2015 về đào tạo cán bộ nguồn huyện
Phú Ninh giai đoạn 2015-2020 đối với 5 lớp cán bộ nguồn khối Đảng, đoàn thể và 5
lớp cán bộ nguồn xã, thị trấn. Tổng số cán bộ trẻ được tạo nguồn và đào tạo theo vị
trí công việc đảm nhận trong tương lai được đảm bảo. Nghị quyết số 14/2013/NQ-
HĐND, ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân huyện Phú Ninh về chính sách phát
triển cán bộ và trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển huyện; Quyết định số
91/2009/QĐ-UBND, ngày 27/7/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh về việc
ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất
lượng cao của huyện.
33
Huyện đã tổ chức thực hiện chính sách thu hút và sử dụng đối với sinh viên
tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu xuất sắc các ngành, lĩnh vực phù hợp với công việc
của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện; sinh viên tốt nghiệp đại học
công lập hệ chính quy đạt loại giỏi thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng thành phố
đang cần, phù hợp với công việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của
huyện, người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ các ngành, chuyên ngành quan trọng huyện
đang cần, phù hợp với công việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của
huyện.
Huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2398/QĐ-
UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Đề án Tuyển
chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam giai đoạn 2011 - 2016 (gọi tắt là Đề án 500).
Ưu tiên tuyển dụng vào cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đối với các đối
tượng: sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào
tạo trong nước và nước ngoài; ngành đào tạo phù hợp với với vị trí cần tuyển; sinh
viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học nước ngoài hoặc các trường đại học
công lập, hệ chính quy trong nước, ngành đào tạo thuộc các ngành, lĩnh vực quan
trọng huyện đang cần; người có bằng thạc sỹ tuổi đời dưới 30, tiến sĩ tuổi đời dưới
35 có chuyên ngành đào tạo thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng huyện đang cần,
được cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tiếp nhận. Phần lớn trong số
này đã được huyện điều động, tăng cường đào tạo thực tiễn tại địa bàn các xã, thị
trấn là nguồn cán bộ bổ sung quan trong cho hoạt động của hệ thống chính trị tại
của huyện.
(2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển CB là nhiệm vụ quan trọng,
trọng tâm liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Do đó, trong
những năm qua, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên
truyền về chính sách phát triển CB cơ sở đạt kết quả tốt; tổ chức phổ biến, tuyên
truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thiết thực. Nội dung tuyên
34
truyền chính sách tập trung chủ yếu vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về cán bộ, về quy trình, nội dung thực hiện chính sách phát
triển cán bộ và một số nội dung liên quan đến CB...
(3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Huyện ủy đã ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể đối
với các Huyện ủy viện; phân công nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và thực hiện chính sách phát triển CB
nói riêng; trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Bí thư Huyện ủy chỉ đạo chung việc thực hiện
chính sách phát triển CB; Trưởng Ban tổ chức huyện ủy tham mưu trực tiếp về công
tác cán bộ; Bí thư các Đảng ủy xã chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo triển
khai thực hiện chính sách phát triển CB cơ sở.
(4) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách
Huyện Phú Ninh đã chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ
quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển CB, quản lý,
điều hành các nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền nói chung và thực hiện chính
sách phát triển CB nói riêng. Hàng năm, huyện thành lập đoàn giám sát, kiểm tra
đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nhằm để đôn đốc, nhắc nhỡ trong
việc thực hiện chính sách, qua đó, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá, thi đua
khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách cán bộ.
Qua kiểm tra, giám sát nhằm đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển
khai thực hiện đảm bảo, hiệu quả chính sách phát triển CB; khắc phục những tồn
tại, hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ; đồng thời đề xuất, kiến nghị cấp
thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp với tình hình thực tế góp phần
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
(5) Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách
Công tác tổng kết đánh giá nhằm đánh giá kết quả đạt được, những vấn đề
phát sinh, qua đó xác định được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở
35
đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát
triển CB để đề xuất những giải pháp sát đúng, cụ thể hơn; đồng thời có kiến nghị
với cơ quan có liên quan điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, đơn vị. Đồng thời, qua tổng kết đánh giá nhằm tuyên
dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích cao, bên cạnh đó kiểm điển,
phê bình các cá nhân, tập thể chậm trong việc thực hiện chính sách phát triển CB.
(6). Điều chỉnh, bổ sung chính sách
Khi các cơ chế, chính sách của cấp trên sửa đổi, bổ sung; qua các đợt giám
sát, kiểm tra, sơ kết (đối với những chính sách huyện ban hành) huyện đã điều
chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị. Huyện đã ban hành
Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam về nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và
định hướng đến năm 2025; về cơ bản vẫn giữ các chính sách phát triển đối với CB
trước đây (Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 07/12/2011 của Huyện ủy
Phú Ninh), nhưng có một số điều chỉnh sau:
- Công tác đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu đối với nhân sự sinh
sau năm 1975:
+ Đối với các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường
vụ Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn phải có trình độ chuyên môn Đại
học Chính quy hoặc Thạc sĩ, trình độ lý luận chính trị đảm bảo theo đúng quy định.
+ Đối với các chức còn lại thì đảm bảo có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận
chính trị và Đại học chuyên môn trở lên.
2.2.2. Kết quả thực hiện các nội dung của chính sách phát triển cán bộ
của huyện Phú Ninh từ năm 2010 đến nay
* Kết quả thực hiện chính sách quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, kiện
toàn, củng cố đội ngũ cán bộ huyện
Công tác phát triển cán bộ trong những năm qua đã được huyện Phú Ninh
chú trọng; đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng trực thuộc tổ chức triển khai thực
36
hiện đạt kết quả, nhất là công tác tạo nguồn, quy hoạch cấp uỷ cơ sở, cán bộ lãnh
đạo chủ chốt, kịp thời bổ sung quy hoạch khi có biến động. Cấp ủy viên từ huyện
đến cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng, tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ có
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng, đại học được nâng lên; chất lượng cán
bộ, công chức xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định, tính đến thời điểm hiện tại 100%
đạt chuẩn.
37
Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2016-2021 của huyện Phú Ninh
- Thống kê kết quả rà soát cán bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 –2021
Tiêu chí
Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021
Uỷ viên
BCH
Uỷ
viên
BTV
Bí thư
Phó bí
thư
Chủ
tịch
HĐND
Chủ tịch
UBND
Phó Chủ
tịch
HĐND
Phó
Chủ tịch
UBND
Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
Phó Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
I. Tổng số cán bộ
đưa vào quy hoạch
52 17 5 6 4 5 5 6 83 111
- Nữ 11 5 0 0 0 0 3 2 21 49
- Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Tôn giáo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
* Phân tích tổng số
theo:
1. Tuổi đời
- Từ 18 tuổi đến dưới
30 tuổi
1 0 0 0 0 0 0 0 1 8
- Từ 30 tuổi đến dưới 8 0 0 0 0 0 0 0 9 37
38
Tiêu chí
Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021
Uỷ viên
BCH
Uỷ
viên
BTV
Bí thư
Phó bí
thư
Chủ
tịch
HĐND
Chủ tịch
UBND
Phó Chủ
tịch
HĐND
Phó
Chủ tịch
UBND
Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
Phó Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
35 tuổi
- Từ 35 tuổi đến dưới
40 tuổi
19 8 0 1 0 1 1 4 39 44
- Từ 40 tuổi đến dưới
45 tuổi
11 5 2 3 1 3 1 1 17 11
- Từ 45 tuổi đến dưới
50 tuổi
9 4 1 1 1 1 1 1 11 6
- Từ 50 tuổi trở lên 4 0 2 1 2 0 2 0 6 5
- Tuổi bình quân 39.92 40.82 47.00 43.67 48.25 42.00 46.00 39.50 39.73 36.11
2. Học vấn tốt
nghiệp THPT
52 17 5 6 4 5 5 6 83 111
3. Trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
- Công nhân kỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 1
39
Tiêu chí
Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021
Uỷ viên
BCH
Uỷ
viên
BTV
Bí thư
Phó bí
thư
Chủ
tịch
HĐND
Chủ tịch
UBND
Phó Chủ
tịch
HĐND
Phó
Chủ tịch
UBND
Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
Phó Trưởng
phòng, ban,
ngành,
MTTQ, các
đoàn thể CT-
XH và tương
đương
thuật, nhân viên
- Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1
- Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
- Đại học 40 12 4 5 4 3 5 2 67 101
- Thạc sĩ (tương
đương)
12 5 1 1 0 2 0 4 15 8
- Tiến sĩ (tương
đương)
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
4. Trình độ lý luận
chính trị
- Sơ cấp 5 0 0 0 0 0 0 0 9 27
- Trung cấp 10 0 0 0 0 0 0 0 8 65
- Cao cấp 31 15 2 3 2 3 5 6 61 11
- Cử nhân 6 2 3 3 2 2 0 0 5 8
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam

More Related Content

What's hot

Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện naynataliej4
 
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...jackjohn45
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...nataliej4
 

What's hot (19)

Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đChính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
Chính sách bình đẳng giới trong công tác cán bộ tại Đắk Lắk, 9đ
 
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nayXây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
Xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp ĐứcLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức huyện Hiệp Đức
 
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nayThực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước ta hiện nay
 
Chính sách tinh giản biên chế trong Ngành Giáo dục huyện Nông Sơn
Chính sách tinh giản biên chế trong Ngành Giáo dục huyện Nông SơnChính sách tinh giản biên chế trong Ngành Giáo dục huyện Nông Sơn
Chính sách tinh giản biên chế trong Ngành Giáo dục huyện Nông Sơn
 
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam GiangLuận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
Luận văn: Phát triển cán bộ, công chức của UBND huyện Nam Giang
 
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
Chuyên đề những nội dung cơ bản của nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ ...
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, HOT
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện BànLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAYLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cơ sở tại tp Tam Kỳ, HAY
 
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay  xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
 
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà NẵngLuận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
Luận văn: Đào tạo cán bộ công chức hành chính cấp xã TP Đà Nẵng
 
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOTLuận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
Luận văn: Bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, HOT
 
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng công chức cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang, 9đ
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ cấp xã huyện Thăng Bình
 
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộLuận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
Luận văn: Sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác tổ chức cán bộ
 
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam GiangĐào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nam Giang
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
Thực Trạng Và Giải Pháp Công Tác Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ, Công Chức Tại Sở N...
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam

Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...sividocz
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...jackjohn45
 
Luân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemLuân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemCucsngthngngy
 
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...jackjohn45
 

Similar to Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam (20)

Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAYChính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã huyện Tây Trà, HAY
 
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quanNăng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
Năng lực quản lý của trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan
 
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình DươngNâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
Nâng cao năng lực quản lý cơ quan chuyên môn tỉnh Bình Dương
 
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng SơnLuận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
Luận văn: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Lạng Sơn
 
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đChính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức huyện Hòa Vang, 9đ
 
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện BànLuận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
Luận văn: Chính sách đào tạo công chức cấp xã tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOTLuận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
Luận văn: Đào tạo bồi dưỡng công chức cấp xã TP Rạch Giá, HOT
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOTLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở TPHCM, HOT
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HOTLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HOT
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã tỉnh Đắk Lắk, HOT
 
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xãLuận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
Luận văn: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cấp xã
 
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAYLuận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
Luận văn: Đánh giá cán bộ, công chức cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây NinhLuận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
Luận văn: Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở tỉnh Tây Ninh
 
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAYChính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tỉnh Lạng Sơn, HAY
 
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAYĐề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
Đề tài: Đánh giá kết quả làm việc, đào tạo cán bộ ở Trà Vinh, HAY
 
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng SơnChính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
Chính sách tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy tỉnh Lạng Sơn
 
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế SơnNâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
Nâng cao nguồn nhân lực của khối Đảng Đoàn thể huyện Quế Sơn
 
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
Luận Văn Công Tác Quy Hoạch Cán Bộ Diện Ban Thường Vụ Đảng Ủy Đại Học Quốc Gi...
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THÔNG QUA VIỆC THI ...
 
Luân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiemLuân văn bệnh kinh nghiem
Luân văn bệnh kinh nghiem
 
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
đáNh giá cán bộ, công chức cấp huyện từ thực tiễn quận liên chiểu, tp đà nẵng...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh, Quảng Nam

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHẮC TRỌNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN KHẮC TRỌNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 834.04.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƯU VĂN QUẢNG HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Lưu Văn Quảng - Phó Viện trưởng Viện Chính trị học đã hướng dẫn chi tiết, tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên đã truyền đạt các kiến thức cần thiết làm nền tảng cho luận văn, Phòng Đào tạo, bộ phận sau Đại, học viện khoa học xã hội đã tạo điều kiện thủ tục thuận lợi để tôi được thực hiện luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban cấp xã, huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, các đồng nghiệp, các bạn bè đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp những tư liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn gia đình đã luôn theo dõi và động viên, ủng hộ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tạo động lực giúp tôi thực hiện tốt luận văn thạc sĩ của mình. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất kì luận văn nào và không được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tác giả luận văn Nguyễn Khắc Trọng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CỦA VIỆT NAM..................................7 1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................7 1.2. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ..............................................................11 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở nước ta................................................................................................................................22 CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TẠI HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................................................................................................25 2.1. Khái quát chung về huyện Phú Ninh .................................................................25 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam ...............................................................................................................32 2.3. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách phát triển cán bộ tại huyện Phú Ninh....................................................................................................................54 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ NINH ...............................................................................................58 3.1. Về quan điểm .....................................................................................................58 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ của huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025...............................................................................58 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị...................................................................................66 KẾT LUẬN..............................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. CB Cán bộ 2. CSPTCB Chính sách phát triển cán bộ 3. CTCB Công tác cán bộ 4. CLĐNCB Chất lượng đội ngũ cán bộ 5. CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 6. HĐND Hội đồng nhân dân 7. MTTQ Mặt trận tổ quốc 8. UBND Ủy ban nhân dân 9. HU Huyện ủy
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2016-2021 của huyện Phú Ninh....................................................................................................................37 Bảng 2.2. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh.49
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta Cán bộ là nhân tố quan trọng trong sự thành bại; công tác cán bộ là yếu tố chủ chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Vì vậy, trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến việc xây dựng, thực hiện và phát triển chính sách cán bộ. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V, khóa IX, Đảng ta đã xác định: “Phát triển đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở” [7, tr.167]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Người luôn đặt cán bộ trong sự tổng hòa các mối quan hệ. Người coi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [17, tr.269]. Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy được tầm quan trọng của Cán bộ thiết yếu như cây là phải có gốc, không có gốc thì cây sẽ héo, sông thì phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn. Vì vậy không có cán bộ thì thực thi công việc khó có thể hoàn thành. Cán bộ còn được hiểu "là cái dây chuyền của bộ máy" [17, tr.269]. Như một bộ máy có liên quan đến nhiều bộ phận, khi có một bộ phận nào không hoạt động thì bộ máy đó cũng tê liệt. Từ đó ta có thể thấy nếu cán bộ không tốt thì chính sách không thể thực hiện được, mặt khác những hoạch định, xây dựng chính sách mới sẽ sai lầm hoặc không phù hợp. Gần đây, ngày 19/5/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; trong nghị quyết có nêu: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan
  • 9. 2 trọng hàng đầu, là công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển lâu dài, bền vững. Qua thực tiễn việc thực hiện chính sách phát triển CB đã được nâng lên từng bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi về chính sách cán bộ trong thời kỳ mới. Trong điều kiện kinh tế thị trường với những tác động mặt trái và những hệ lụy xã hội phức tạp của nó, trong nội tình của Đảng đã xuất hiện tình trạng suy thoái nghiêm trọng, đặt sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ trước những thách thức hiểm nghèo. Đáng lo ngại là cán bộ suy thoái làm hỏng chính sách, làm tổn hại tới uy tín, thanh danh của Đảng. Nghiêm trọng về hậu quả do sự suy thoái sinh ra nó làm suy giảm, thậm chí đánh mất niềm tin của nhân dân với Đảng. Chất lượng cán bộ gắn liền với sức mạnh tổ chức, quyết định sự trong sạch vững mạnh của Đảng. Để tạo ra những đảm bảo cốt yếu đó, phải ra sức khắc phục những hạn chế, bất cập, yếu kém của chính sách phát triển cán bộ. Phải kịp thời đổi mới chính sách cán bộ, phải tạo ra động lực, đột phá từ chính sách để vượt qua những điểm nghẽn của chính sách này. Trong những năm qua việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh có nhiều chuyển biến, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; huyện đã có nhiều cách làm mới, giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, công tác thực hiện chính sách phát triển cán bộ của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Theo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của huyện đã chỉ rõ: Một số cán bộ năng lực thực tiễn, hiệu quả công việc có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng dự báo, chủ động xử lý công việc chưa hiệu quả; vẫn còn một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao..., chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện còn nhiều lúng túng, bị động. Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất
  • 10. 3 lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Để việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện tạo ra sự chuyển biến tích cực, hạn chế những yếu kém, khắc phục những bất cập, cần có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là vấn đề luôn được nghiên cứu và đề cập đến nhiều trong thời gian qua. Đồng thời, vấn đề này cũng được đề cập khá nhiều trong các tài liệu, văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quyết định của Đảng và Nhà nước ta. Các công trình nghiên cứu phong phú của nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả, được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tiêu biểu như: * Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách: TS. Nguyễn Minh Phương và TS. Thang Văn Phúc (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Là một công trình nghiên cứu quy mô và đóng phần quan trọng trong việc góp phần làm rõ các cơ sở khoa học để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tiềm lực ở Việt Nam hiện nay. Công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, do đó vấn đề thực hiện chính sách cán bộ chưa làm rõ trong nghiên cứu này.Qua đây, tác giả xin kế thừa một phần cơ sở lý luận để phục vụ cho luận văn. Trong Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9-2012, tác giả Tô Huy Rứa, có đăng Quyết tâm đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu. Tác giả đã đánh giá thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng thời, nhấn mạnh các vấn đề về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Kết luận số 24-KL/TW của Bộ
  • 11. 4 Chính trị (khóa XI) và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), yêu cầu cần thiết phải bổ sung, sửa đổi và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích, đổi mới trong công tác đánh giá, quy hoạch, tạo nguồn, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành. Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10-2015, Trần Lưu Hải (Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng) có bài Một chặng đường đôi mới trong công tác tổ chức, cán bộ. Tác giả phân tích, đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ; qua đó, chỉ ra nhũng bất cập, hạn chế; đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm và một số giải pháp để thực hiện công tác cán bộ trong thời gian đến. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2014 có đăng bài của Tác giả Trần Văn Minh, Đổi mới công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới. Tác giả đã phân tích các nội dung của chính sách cán bộ như công tác quy hoạch, công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác luân chuyển, điều động, bố trí, quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách phát triển CB, qua đó đưa ra một số giải pháp cần đổi mới về việc thực hiện chính sách phát triển CB trong tình hình mới. Tạp chí Cộng sản, tháng 4-2015, có đăng bài của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh, về Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ hội nhập quốc tế. Bài nghiên cứu đã đánh giá thực trạng của đội ngũ CB hiện nay, qua đó đã đề ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách cán bộ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhưng các đề tài nghiên cứu về chính sách phát triển cán bộ của các công trình nghiên cứu nêu trên đã không còn phù hợp trong thực tiễn, do chính sách, pháp luật và các yếu tố tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ đã có sự thay đổi lớn trong những năm qua; mặc khác, nghiên cứu về cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam có những khác biệt lớn. Dù vậy những công trình nghiên cứu nêu trên vẫn là nguồn tài liệu quý báu, có giá trị tham khảo nên tác giả xin được kế thừa và tiếp thu có chọn lọc trong nghiên cứu này.
  • 12. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển cán bộ, đề tài tiến hành phân tích hiện trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ của huyện nói riêng, và tỉnh Quảng Nam nói chung trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu trên, đề tài xác định nhiệm vụ cụ thể sau: - Làm rõ cơ sở lý luận về việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam - Chỉ ra những hạn chế bất cập về việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam - Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển cán bộ và nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú Ninh nói riêng, ở tỉnh Quảng Nam nói chung trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi của nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình thực hiện các chính sách phát triển cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam là đối tượng nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: phạm vi về thời gian nghiên cứu từ 2010 đến nay - Về không gian: huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. - Về khách thể: Các chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Trên cơ sở thế giới quan khoa học và phương pháp luận duy vật Mác-xít, luận văn sử dụng một số phương pháp sau:
  • 13. 6 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: tác giả thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các báo cáo của cơ quan hữu quan; các bài báo, bài viết và công trình nghiên cứu khoa học. Bài nghiên cứu đã sử dụng các số liệu từ các công trình nghiên cứu, các số liệu của các phòng chức năng tại Huyện Phú Ninh. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phỏng vấn, thống kê và so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tư liệu tham khảo góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng các chính sách phát triển cán bộ huyện Phú Ninh trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. Cơ sở lý luận của luận văn cũng có thể được sử dụng cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chính sách cán bộ cấp huyện ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở những giải pháp mang tính khả thi, đề tài có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn ở địa phương, góp phần thực hiện tốt các khâu trong công tác thực hiện chính sách cán bộ, từ đó, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ của huyện Phú Ninh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm nội dung 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở Việt Nam Chương2: Thực hiện chính sách phát triển cán bộ tại huyện Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
  • 14. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CỦA VIỆT NAM 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niêm chính sách công Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những góc độ khoa học khác nhau theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái niệm này, cụ thể như: Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không làm. Cách tiếp cận này thì các hoạt động mà chính quyền không làm hoặc làm sẽ có sự tác động, làm ảnh hưởng lâu dài đến nhân dân thì mới là chính sách công. Như vậy có thể nói không phải tất cả những công việc mà chính quyền làm hoặc không làm đều là chính sách công. Chính sách công là chính sách do nhà nước đưa ra nhằm xác định nhà nước sẽ làm những việc gì, tại sao nhà nước phải làm, mục tiêu của việc làm đó là gì. Xu hướng chung là nhà nước ít làm những việc mà xã hội dân sự có thể làm, trong khi công dân với tư cách là người nộp thuế lại muốn nhà nước làm những điều họ mong muốn. Trên Tạp chí Kinh tế và dự báo (số tháng 1 năm 2012) do tác giả Đặng Ngọc Lợi viết cho rằng: chính sách công là chính sách của nhà nước, của Chính phủ là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước. Tác giả Lê Chi Mai: chính sách công có những đặc trưng cơ bản như: chủ thể ban hành chính sách công là nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định mà còn là những hành vi, hành động thực tiễn trong thực hiện chính sách; chính sách công tập trung xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh, đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục đích xác định; chính sách công bao gồm nhiều quyết định chính sách có mối quan hệ, liên quan lẫn nhau. Trong bài viết của mình tác giả Lê Chi Mai còn đưa ra khái niệm “chính sách
  • 15. 8 tư” là chính sách do các cơ quan, tổ chức ban hành nhằm giải quyết những vấn đề thuộc về nội bộ của cơ quan, tổ chức, không có hiệu lực thi hành bên ngoài phạm vi của cơ quan, tổ chức. Như vậy, các quan niệm trên đã nêu ta thấy có những điểm tương đồng trong các quan niệm về chính sách công như: tính hành động thực tiễn, tính cộng đồng, tính nhà nước (xem quá trình triển khai, thực hiện là một phần của chính sách công). Như vậy, các quan niệm về chính sách công giữa các nhà nghiên cứu có những điểm nhấn khác nhau. Như vậy trong luận văn này, chính sách công theo tác giả được hiểu là: kết quả ý chí chính trị của nhà nước được thể hiện bằng một tập hợp các quyết định có mối liên quan với nhau, bao gồm trong đó có định hướng mục tiêu và cách thức xử lý, giải quyết những vấn đề công trong xã hội. Khái niệm này ta thấy đặc trưng của chính sách công là do nhà nước xây dựng để tác động trực tiếp lên các đối tượng quản lý một cách tương đối ổn định, bản chất của chính sách công là công cụ định hướng cho hành vi của các tổ chức, cá nhân phù hợp với thái độ chính trị của nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề nỗi cộm, phát sinh trong xã hội. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trước tiên chính sách đặt ra phải tồn tại trong thực tế xã hội, có nghĩa là chính sách phải thể hiện được vai trò định hướng thực hiện, hành động theo các mục tiêu nhất định đã đề ra. Như vậy, để một chính sách công tồn tại phải là tổng thể những mối quan hệ có sự tác động mang tính tích cực của hệ thống thể chế do nhà nước ban hành và tinh thần tự chủ, sáng tạo, nghiêm túc thực hiện của các chủ thể tham gia xử lý, giải quyết vấn đề chính sách trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định. Đồng thời được bảo đảm của nhà nước thể hiện bằng các nguồn lực con người, môi trường văn hóa, chính trị, tài chính và pháp lý. 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển cán bộ * Cán bộ Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong các văn kiện thì: Cán bộ bao gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công
  • 16. 9 lập; những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức thuộc phạm vi công tác tổ chức và cán bộ của Đảng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ gồm bốn loại chính: - Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. - Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang. - Cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia trong các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập. - Cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước. Theo Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ bao gồm những người do bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đặc điểm của cán bộ là những người được bầu cử, bổ nhiệm, đề bạt để giữ một chức vụ nhất định trong cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị nước ta. Đó là những người làm công tác lãnh đạo, quản lý của một tổ chức trong hệ thống chính trị, hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [20, tr.84]. Theo quy định trên, tiêu chí để xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ. Những người đủ các tiêu chí quy định chung của cán bộ, công chức được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan trong hệ thống chính trị thông qua con đường bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ thì được xác định là cán bộ.
  • 17. 10 * Chính sách phát triển cán bộ Chính sách phát triển cán bộ là tất cả hệ thống các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước đối với CB; là công cụ, các giải pháp để xây dựng đội ngũ CB chất lượng, đồng bộ, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi thời kỳ cách mạng. Chính sách phát triển cán bộ gồm: chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách đảm bảo lợi ích, chính sách bồi dưỡng, đào tạo và động viên tinh thần cán bộ. Chính sách phát triển cán bộ được xem là một trong những chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, nó có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay. Chính sách là do con người tạo ra, nhưng nó lại tác động mạnh mẽ đến đời sống, hoạt động của con người. Chính sách có thể là động lực thúc đẩy tính tích cực, mở đường cho khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của con người, nhưng cũng nó cũng có thể làm kiềm hãm những hoạt động, làm mờ đi tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng chất lượng CB luôn gắn liền với hệ thống chính sách CB, nó còn góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội, bảo đảm làm cho mọi người có cuộc sống phát triển hài hòa, bình đẳng. 1.1.3. Khái niệm thực hiện chính sách phát triển cán bộ Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là một khâu cấu thành chính sách toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực hiện phát triển chính sách là trung tâm kết nối giữa các khâu trong thực hiện chính sách thành một hệ thống. Vì vậy nếu chúng ta ban hành được chính sách có chất lượng, đúng là rất quan trọng, nhưng việc triển khai thực hiện chính sách đảm bảo đúng và có hiệu quả còn quan trọng hơn. Khi đã ban hành chính sách đúng mà không thực hiện hay thực hiện mà không đúng với mục đích, ý nghĩa của chính đó thì sẽ không có ý nghĩa, trở thành khẩu hiệu suông, không những vậy mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể ban hành, hoạch định chính sách và sẽ dẫn đến sự thiếu niềm tin, tin tưởng và sự phản ứng của nhân dân, gây dư luận không tốt đối với nhà nước. Không những vậy nó
  • 18. 11 còn ảnh hưởng không tốt về mặt chính trị, xã hội, tạo sự bất ổn trong công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành của nhà nước. Qua quá trình triển khai, thực hiện chính sách mới biết được chính sách đó có hiệu quả, đi vào thực tế hay không. Đồng thời qua thực tiển thực hiện chính sách sẽ góp phần bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn xã hội, đáp ứng sát đúng với yêu cầu của cuộc sống hơn. Bên cạnh đó, việc đánh giá, phân tích một chính sách (mức độ xấu, tốt) chỉ có số liệu, có sức thuyết phục, cơ sở đầy đủ sau khi được thực hiện. Thực tiễn là kết quả, chân lý thực hiện chính sách phát triển là cơ sở đánh giá, là thước đo một cách chính xác, chất lượng, khách quan và hiệu quả của việc thực hiện một chính sách. Việc chuyển tải chính sách vào thực tiễn cuộc sống xã hội là một quá trình gian nan, phức tạp đầy biến động, nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau giúp các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách rút ra kinh nghiệm để đưa ra được các nhiệm vụ, giải pháp hữu hiệu trong thực thi chính sách phát triển. 1.2. Thực hiện chính sách phát triển cán bộ 1.2.1. Về mục tiêu và chủ thể của chính sách phát triển CB: Mục tiêu chung của chính phát triển CB là để đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có uy tín, có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, cần kiệm, liêm chính, từng bước hiện đại hóa, làm nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để đạt được mục tiêu nêu trên, chính sách phát triển cán bộ cần hướng tới đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: - Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ CB có chuyên môn, am hiểu thực tiễn, các nhiệm vụ chủ yếu của công tác phát triển CB trong cơ quan, đơn vị; tích cực hỗ trợ cho hoạt động của đội ngũ cán bộ chuyên trách để bao quát công tác phát triển cán bộ trên các ngành, lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. - Xây dựng, phát triển lực lượng cán bộ chuyên trách có sức chiến đấu cao, có chuyên môn cao, am hiểu chuyên sâu công tác mình đảm nhận, có bản lĩnh, trách nhiệm nghề nghiệp, kỹ năng trong công tác; có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo
  • 19. 12 đức, lối sống lành mạnh, liêm, chính là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công tác phát triển cán bộ. - Tăng cường, thúc đẩy sự gắn bó của đội ngũ cán bộ đối với công tác phát triển cán bộ, có tâm huyết, không ngại khó, kiên quyết, kiên trì thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp phát triển cán bộ mà Đảng, Nhà nước đề ra. 1.2.2. Chủ thể của chính sách phát triển cán bộ: Thực hiện chính sách phát triển cán bộ là một bộ phận cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể ban hành chính sách thành hiện thực tới các đối tượng điều chỉnh, quản lý nhằm đạt được mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Chủ thể tham gia thực hiện chính sách phát triển cán bộ cụ thể như sau: - Đối với Trung ương: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành Trung ương. - Đối với cấp tỉnh: HĐND, UBND cấp tỉnh, Sở Nội vụ cấp tỉnh là cơ quan tham mưu trực tiếp; Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy là cơ quan tham mưu trực tiếp. - Cấp huyện: HĐND, UBND cấp huyện, phòng Nội vụ cấp huyện là cơ quan tham mưu trực tiếp; Huyện, quận, thị, thành ủy; Ban tổ chức huyện, quận, thị, thành ủy là cơ quan tham mưu trực tiếp. - Cấp xã: Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã. 1.2.3. Nội dung của chính sách phát triển cán bộ: Chính sách phát triển cán bộ hiện nay được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm thực hiện. Chính sách phát triển cán bộ là một bộ phận trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta; đó là hệ thống các quan điểm, tư tưởng, mục tiêu và giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ CB đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Chính sách phát triển CB bao gồm những nội dung sau: - Một là, Quy hoạch cán bộ Quy hoạch cán bộ là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có tài, có đức, có năng lực, có triển vọng về khả năng quản lý, lãnh đạo đưa vào quy hoạch để có
  • 20. 13 kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng, đào tạo, tạo nguồn cho các chức danh quản lý, lãnh đạo, đáp ứng nhiệm vụ chính trị lâu dài của địa phương. Với vai trò quan trọng như vậy, công tác quy hoạch cán bộ luôn được coi là việc làm thường xuyên hằng năm, là khâu quan trọng, then chốt nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ. Quy hoạch cán bộ xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị và thực tế đội ngũ cán bộ tại địa phương; phải gắn với các khâu khác trong công tác cán bộ, bảo đảm sự liên thông quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính trị, phải đảm bảo quy hoạch mở và động. Quy hoạch cán bộ phải thực hiện đảm bảo đúng trình tự quy trình, đảm bảo về cơ cấu, số lượng và điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định… Cần đưa vào quy hoạch những cán bộ có triển vọng, có chiều hướng phát triển tốt, cán bộ trẻ tuổi, để đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý. Yêu cầu của công tác quy hoạch cán bộ phải lấy việc phục vụ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị là chính để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo, có quan điểm chính trị rõ ràng, trong sáng. Khi thực hiện quy trình quy hoạch cán bộ phải đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất quản lý, đảm bảo vai trò tập trung của cấp ủy đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đảm bảo tính tập trung dân chủ, khách quan và công khai, dân chủ, đặc biệt là người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức. - Hai là, công tác Bầu cử Việc bầu cử cán bộ phải được thực hiện dân chủ, công khai, theo quy định của điều lệ, pháp luật nhà nước, quy chế hoạt động của tổ chức có liên quan và các hướng dẫn, quy định của cơ quan có thẩm quyền. Việc bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, phải bình đẳng, phổ thông và trực tiếp; phải thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình, tập trung dân chủ, khách quan, minh bạch; lựa chọn và giới thiệu những người ứng cử bầu vào các chức danh phải đảm bảo về trình độ chuyên môn, năng lực nổi trội, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có chiều hướng phát triển tốt, lâu dài để bầu vào các chức danh lãnh đạo của các cơ quan trong hệ thống chính trị của huyện và xã, thị trấn. - Ba là, tuyển dụng cán bộ
  • 21. 14 Chính sách tuyển dụng nhằm tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý và khoa học, phát huy sở trường, năng lực công tác gắn với trình độ chuyên môn được đào tạo và vị trí việc làm đã được phê duyện. Công tác tuyển dụng công chức phải được thực hiện đảm bảo đúng thẩm quyền, đảm bảo quy định trình tự, thủ tục quy định; tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và đảm bảo tính cạnh tranh nhằm tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc tuyển dụng cán bộ công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt. Chính sách tuyển dụng được xây dựng chặt chẽ, phù hợp và thực hiện tốt sẽ tuyển chọn, thu hút được những người thực sự có trình độ, năng lực chuyên môn cao, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Bốn là, luân chuyển, điều động, bố trí, sử dụng cán bộ Công tác luân chuyển, điều động CB được thực hiện theo quy trình, quy định của cơ quan Nhà nước cấp thẩm quyền; phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ; đảm bảo tính đồng bộ, liên thông, thường xuyên; phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, đánh giá, bố trí và sử dụng CB. Công tác điều động là một nhiệm vụ của công tác nhân sự để chỉ việc tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, điều chuyển CB từ một cơ quan, tổ chức này sang một cơ quan, tổ chức khác nhằm giải quyết nhiệm vụ, công vụ hoặc nhằm mục đích đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch. Cán bộ điều động phải là cán bộ có triển vọng, chiều hướng phát triển tốt và nằm trong quy hoạch; có đạo đức lối sống và năng lực công tác tốt; có phẩm chất chính trị vững vàng, chú ý lựa chọn, bồi dưỡng, phát triển những CB trẻ, có năng lực nổi trội thật sự. Công tác luân chuyển cán bộ được xem là một khâu của công tác cán bộ, là
  • 22. 15 việc cơ quan có thẩm quyền luân chuyển cán bộ theo quy hoạch, luân chuyển từ đơn vị, cơ quan, tổ chức này đến đơn vị, cơ quan, tổ chức khác để mục đích rèn luyện thử thách, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong thực tiễn, giúp cho cán bộ có thêm kinh nghiệm, kiến thức thực tế và phát triển toàn diện hơn trong quản lý, điều hành. Luân chuyển cán bộ phải xây dựng kế hoạch, có lộ trình từng bước triển khai thực hiện cụ thể; có chính sách đồng bộ, thống nhất để tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cán bộ phát huy hết khả năng, năng lực, chuyên môn, sở trường, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tế. Bố trí, sử dụng CB gồm các hoạt động định hướng cho những người mới được tuyển dụng, bố trí lại, luân chuyển, đề bạt đối với các vị trí, chức danh trong bộ máy chính quyền cấp cơ sở. Việc sử dụng, bố trí CB phải chú trọng đến sử dụng đúng người, đúng sở trường công tác, đúng chuyên môn được đào tạo và phù hợp vị trí việc làm được phê duyệt; phát huy được tinh thần trách nhiệm, năng lực, sáng tạo của CB. Việc lựa chọn, bố trí, sử dụng CB phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và khách quan. - Năm là, chính sách thu hút Chính sách thu hút là đề ra những cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần, có chế độ đãi ngộ để thu hút những tri thức trẻ có tài năng, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống vào làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị. Chính sách thu hút phải thực hiện đảm bảo sự đồng bộ giữa các khâu, bồi dưỡng, đào tạo, tuyển chọn, quy hoạch, sử dụng và đãi ngộ; được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan và đảm bảo tính cạnh tranh; đồng thời ưu tiên bố trí biên chế chưa sử dụng để thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có trình độ chuyên môn, năng lực cao vào làm việc nhưng phải phù hợp với ngành nghề đào tạo và vị trí việc làm. - Sáu là, đào tạo, bồi dưỡng Công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ được xác định thường xuyên hằng năm, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, nâng cao về nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, ứng xử, giao tiếp; nâng cao tinh
  • 23. 16 thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ đối với CB trong thực thi công vụ. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện theo quy chế, quy định, phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả; phải được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện; thể hiện rõ mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời công tác đào tạo phải gắn với công tác sử dụng, quản lý CB phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của từng cơ quan, đơn vị; gắn với vị trí việc làm và trình độ chuyên môn của người được đào tạo. Yêu cầu để thực hiện chính sách bồi dưỡng, đào tạo CB là đảm bảo cho mỗi CB đều bình đẳng, có cơ hội tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, năng lực công tác, trang bị kiến thức giữa lý luận và thực tiễn công việc..., Nội dung, chương trình hình thức đào tạo phải phù hợp, thiết thực với yêu cầu công việc của CB. - Bảy là, đánh giá cán bộ Do vậy, trong quá trình đánh giá, Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác của công tác cán bộ; có vai trò rất quan trọng, đánh giá đúng thực chất là điều kiện tiên quyết trong quá trình quản lý, sử dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB. Làm cơ sở, tiền đề cho việc quy hoạch dự nguồn, đề bạt, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…Đây cũng là cơ sở để xác định được nội dung, chương trình, nhu cầu đào tạo, chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ CB của từng cơ quan, tổ chức. Đánh giá CB phải đảm bảo phải đảm bảo dân chủ, phát huy tinh thần tập thể, không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức, kịp thời phát hiện và giới thiệu người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đưa vào nguồn quy hoạch CB lãnh đạo, quản lý. Đặc biệt, cần ưu tiên phát hiện những cán bộ, công chức trẻ, nữ, được đào tạo cơ bản, chính quy, có năng lực phát triển. Đánh giá phải căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chuẩn đối tượng cần đánh giá; đảm bảo đầy đủ nội dung và phương pháp đánh giá; đồng thời căn cứ
  • 24. 17 vào tinh thần trách nhiệm và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; khi đánh giá phải đảm bảo đầu đủ nội dung và phương pháp đánh giá, đánh giá phải toàn diện, đánh giá đúng ưu, khuyết điểm, xác định được tồn tại và hạn chế về các nội dung: thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân và phối hợp trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Tám là, Khen thưởng, kỷ luật cán bộ Khen thưởng, kỷ luật là một trong những hình thức nhằm động viên, khuyến khích CB trong thực thi công việc, tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương góp phần thực hiện đảm bảo, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Kỷ luật nhằm để uốn nắn, răn đe, xử lý đối với CB không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vi phạm chế độ công vụ, vi phạm pháp luật. Khen thưởng, kỷ luật phải thực hiện chặt chẽ, công khai, dân chủ, khách quan thực hiện đúng quy chế, quy định. Đồng thời, khen thưởng, kỷ luật là cơ sở cho việc đề bạt, bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển, quy hoạch, dự nguồn, đào tạo bồi dưỡng, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với CB. - Chín là, chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ Chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế – xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống của bản thân và gia đình CB; trả lương và có chế độ đãi ngộ đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực cho CB nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc góp phần quan trọng cho CB hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 1.2.4. Các bước triển khai thực hiên chính sách phát triển cán bộ Chính sách phát triển CB là một trong những hệ thống chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm phát huy tối đa tài năng, trí tuệ nhằm nâng cao chất
  • 25. 18 lượng đội ngũ CB đảm bảo về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Để tổ chức và thực hiện chính sách phát triển cán bộ đạt hiệu quả cao cần phải tuân thủ các bước sau: (1)Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Để đưa chính sách phát triển CB vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách. Được xem là nhiệm vụ rất quan trọng trong tổ chức và thực thi chính sách phát triển CB. Kết quả của việc thực hiện chính sách phát triển CB phụ thuộc vào mức độ chính xác, chất lượng và hiệu quả, tính khả thi trong thực tế của kế hoạch thực hiện chính sách. Chú trọng đầu tư trí tuệ, thời gian, công sức, nhân lực để xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chính sách phát triển CB có chất lượng và hiệu quả, kế hoạch này cần được xây dựng trước khi triển khai thực hiện. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức và triển khai thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch để triển khai, thực hiện chính sách, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách gồm các nội dung sau: - Kế hoạch tổ chức điều hành thực hiện chính sách; - Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện chính sách; - Kế hoạch về bảo đảm các nguồn lực để thực hiện chính sách. - Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhỡ thực hiện chính sách... Ngoài ra, trong kế hoạch cần phải dự kiến các quy chế, nội quy về tổ chức điều hành, về nhiệm vụ và trách nhiệm quyền hạn của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện, đồng thời có các hình thức thi đua khen thưởng, hình thức kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong quá trình tổ chức thực thi chính sách; kế hoạch này do lãnh đạo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thông qua và theo đó có giá trị pháp lý buộc các chủ thể có trách nhiệm tham gia chính sách phải thực hiện. (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách
  • 26. 19 Sau khi chính sách phát triển CB được thông qua, các cơ quan trong hệ thống chính trị tiến hành triển khai và thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đồng thời bằng nhiều hình thức phải tổ chức tuyên truyền ngay để các đối tượng chính sách và các chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của chính sách đó; về tính đúng đắn của chính sách trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định và tính khả thi của nó. Xem đây là việc làm đầu tiên và rất quan trọng để chính sách được thực thi hiệu quả, có ý nghĩa to lớn đối với các đối tượng, cơ quan nhà nước thực thi chính sách. Tuy nhiên trong thực tế thời gian qua vẫn còn một số cơ quan, địa phương do trình độ chuyên môn, năng lực hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến cho nên làm cho chính sách bị biến dạng, không đúng với ý tưởng, mục tiêu của chính sách đưa ra, làm các đối tượng thụ hưởng chính sách và người dân mất lòng tin và đạt hiệu quả thấp. Do đó phải đặc biệt chú ý lựa chọn các hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền phù hợp với chính sách và đối tượng thụ hưởng, hoàn cảnh, điều kiện của từng địa phương, bảo đảm thiết thực và hiệu quả. Có thể xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa để việc thực hiện chính sách được dễ thực hiện hơn; tổ chức phổ biến, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyền thanh, báo chí tổ chức hội nghị, hội thảo… để chính sách đi vào cuộc sống. (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Để thực hiện chính sách phát triển CB có hiệu quả, đi vào cuộc sống cần phải phân công, phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời chú ý đến các yếu tố tham gia thực hiện và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện chính sách. - Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ ban hành các chính sách phát triển CB thông qua Quyết định, Nghị định,... - Bộ Nội vụ: ban hành hướng dẫn để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ về chính sách phát triển CB; đồng thời tổ chức kiểm tra, thanh tra đối với UBND các cấp trong việc thực hiện chính sách phát
  • 27. 20 triển CB. * Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Nội vụ cấp tỉnh - HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, chương trình, các kế hoạch, các hướng dẫn… nhằm để cụ thể hóa triển khai thực hiện các chính sách phát triển CB. - Sở Nội vụ cấp tỉnh trực tiếp tham mưu cho UBND cùng cấp trong thực thi chính sách phát triển CB, cụ thể: Ban hành Quy chế tổ chức tuyển dụng CB, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc tuyển dụng, lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ CB; chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát UBND cấp huyện thực hiện; Hướng dẫn việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Quyết định các biện pháp thực hiện chính sách phát triển CB; Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách đối với CB; Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa để nâng cao chất lượng CB; định kỳ hằng năm, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình, đào tạo, bồi dưỡng CB; Chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với CB; quy định về phân cấp quản lý đối với CB; thống kê, tổng hợp báo cáo số lượng, chất lượng CB trên địa bàn cấp tỉnh; Kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chế độ, chính sách theo quy định và theo Nghị quyết của HĐND cùng cấp đề ra. * Đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, phòng Nội vụ cấp huyện - HĐND, UBND cấp huyện ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ để triển khai thực hiện các chính sách phát triển CB. - Phòng Nội vụ cấp huyện là cơ quan thường trực tham mưu UBND cấp huyện triển khai thực hiện chính sách phát triển CB trên địa bàn huyện; đồng thời chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan có liên quan để tham mưu UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch, phương án để cụ thể hóa các nội dung thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển cán bộ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND cấp huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác Bầu cử; tuyển dụng công chức, quy hoạch cán bộ; luân chuyển, điều động, sử dụng, bố trí CB; tham mưu xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút CB; đánh giá cán
  • 28. 21 bộ, công chức; khen thưởng, kỷ luật, chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương… Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị liên quan báo cáo UBND cùng cấp để sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch, phương án thực thi chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan, đơn vị. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, phòng Tài chính, kế hoạch huyện kiểm tra, giám sát, thẩm định, hướng dẫn và báo cáo kết quả thực hiện chính sách đối với CB. (4) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Công tác đôn đốc, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển CB là một nhiệm vụ, nội dung quan trọng trong thực hiện chính sách nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để khắc phục, đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện chính sách một cách kịp thời, đảm bảo thời gian quy định; bổ sung, hoàn thiện, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách, để thực hiện chính sách một cách toàn diện và hiệu quả hơn. Thường xuyên giám sát, đôn đốc, kiểm tra về tiến độ, phương thức tổ chức thực thi chính sách; quy chế, nội quy về tổ chức, điều hành hệ thống tham gia thực thi chính sách. Giám sát, kiểm tra về nhiệm vụ và quyền hạn và trách nhiệm của CB và các cơ quan liên quan trong tham gia, tổ chức điều hành thực thi chính sách phát triển CB; Kết quả công tác giám sát, kiểm tra để làm cơ sở cho việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong thực thi chính sách phát triển CB, đồng thời bổ sung, hoàn thiện chính sách một cách toàn diện... (5) Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo, thực hiện và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách; Việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách nhằm để kiểm tra, thẩm định lại các nội dung: việc thực hiện đã phù hợp hay chưa với các chính sách đề ra; mục tiêu của chính sách đề ra có đạt được hay không; chính sách đó có tác động như thế nào đến đội ngũ CB của cơ quan, đơn vị hay không; chế độ tiền lương của CB có đảm bảo ổn định cuộc sống, yên tâm công tác không; chế độ trọng dụng, hỗ trợ, đãi ngộ nhân
  • 29. 22 tài có thỏa đáng không; … Đánh giá chính sách giúp các cơ quan, đơn vị tìm ra được những điểm không hợp lý, những điểm bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để tìm cách khắc phục; qua đó, nhìn nhận lại năng lực thực thi chính sách của mình và năng lực thể chế để có giải pháp triển khai thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả. (6) Điều chỉnh chính sách Điều chỉnh chính sách phát triển CB là việc làm thường xuyên của các chủ thể xây dựng, ban hành chính sách và tổ chức triển khai, thực hiện chính sách để mục đích làm cho chính sách ngày càng phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tế. Chủ thể nào ban hành chính sách thì chủ thể đó có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh chính sách cho phù hợp với thực tiễn; tuy nhiên có thể điều chỉnh cách thức tổ chức thực hiện, cơ chế, chính sách để thực hiện nhưng không được làm thay đổi ý nghĩa, mục tiêu chính sách đã đề ra, nếu thay đổi mục tiêu chính sách thì xem như chính sách đó ban hành không phù hợp, thất bại. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở nước ta - Thứ nhất, về đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách: Nhìn chung, đội ngũ cán bộ thực hiện chín sách của các cơ quan nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thích ứng nhanh với thực tế, có những đóng góp quan trọng, từng bước đưa kinh tế - xã hội phát triển. Bên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, cả trong quản lý nhà nước, lĩnh vực xây dựng đảng và hội nhập quốc tế. Từ việc nhận thức đến công tác lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng, bị động. Trong cơ cấu đội ngũ CB bộ còn bất cập, chưa hợp lý, thiếu cân đối, thiếu đồng bộ; cán bộ có trình độ cao, cán bộ trưởng các đầu ngành có khả năng xử lý, dự báo tốt những vấn đề phức tạp, nhất là ở lĩnh vực quản lý tài chính - tiền tệ, văn hóa - tư tưởng, tôn giáo, đầu tư công... còn hạn chế. Những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ các cơ quan ảnh hưởng rất lớn tới
  • 30. 23 chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Do đó, có nhiều chủ trương, chính sách sau khi ban hành chưa được thực hiện trong thực tế, không được quần chúng nhân dân ủng hộ hoặc tính khả thi, hiệu quả không cao - Thứ hai, các điều kiện bảo đảm việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ: Đa số các cơ quan nhà nước có cơ sở vật chất khang trang, được trang bị các điều kiện thiết yếu. Chế độ, chính sách phát triển và đãi ngộ đối với cán bộ được quan tâm, điều này đã tạo điều kiện cho cán bộ các cơ quan yên tâm công tác. Tuy nhiên chính sách thu hút những cán bộ thực sự giỏi về công tác tại các cơ quan đảng còn khó khăn bởi cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập. - Thứ ba, về tính tích cực của chủ thể thực hiện chính sách phát triển cán bộ: Chủ thể thực hiện chính sách phát triển cán bộ vừa có những điểm chung của cán bộ vừa có những nhu cầu, khả năng đặc thù của cá nhân, nghề nghiệp. Do đó, cần xuất phát từ nhu cầu cá nhân, nghề nghiệp để tạo động lực, động cơ cho chủ thể tích cực hoạt động thực hiện chính sách trong cơ quan, đơn vị, biến sức mạnh của các chủ thể thành sức mạnh hợp lực của các cơ quan, đơn vị đó và qua đó tạo nội lực mới cho công tác thực hiện chính sách phát triển cán bộ. - Thứ tư, các nhân tố của môi trường xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ: Các yếu tố kinh tế thị trường, truyền thống, tư tưởng, tính cục bộ cũng ảnh hưởng lớn tới thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ đôi lúc còn chịu sự chi phối bởi lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm. Vì vậy, có những chủ trương, chính sách phát triển CB sau khi được ban hành gây mất lòng tin, hoan man, bất bình trong đội ngũ CB và cả nhân dân, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước vào ý nghĩa, mục tiêu tốt đẹp của chính sách đưa ra. - Thứ năm, ảnh hưởng của môi trường văn hóa Trong bối cảnh hội nhập bùng nổ thông tin, sự giao thoa ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của các trào lưu văn hóa ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách
  • 31. 24 phát triển cán bộ. Vì vậy, chúng ta tăng cường hội nhập, phát triển và giao lưu văn hóa trên cộng đồng thế giới để tiếp thu được nhiều thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại trên cộng đồng quốc tế để vận dụng làm phong phú nền văn hóa dân tộc. Trên cơ sở đó, phải thực hiện chính sách phát triển cán bộ của các cơ quan ngày càng phù hợp, có chất lượng hơn. Tiểu kết Chương 1 Trong chương 1, Luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Các khái niệm liên quan đến thực hiện chính sách cán bộ. Mục tiêu, nội dung và các bước thực hiện chính sách phát triển cán bộ; Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cán bộ. Từ đó có thể thấy rằng việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, uy tín, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, từng bước hiện đại, làm nòng cốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, phù hợp với từng thời kỳ cách mạng. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển cán bộ phân tích trong Chương 1 là cơ sở quan trọng để xem xét, đối chiếu với thực trạng về thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở chương 2, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở Việt Nam hiện nay.
  • 32. 25 CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ TẠI HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Khái quát chung về huyện Phú Ninh 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Phú Ninh là một huyện đồng bằng, nằm ở phía đông tỉnh Quảng Nam. Địa giới hành chính huyện Phú Ninh: Phía đông giáp thành phố Tam Kỳ và huyện Núi Thành; Phía tây giáp huyện Tiên Phước; Phía nam giáp huyện Bắc Trà My; Phía bắc giáp huyện Thăng Bình. Huyện Phú Ninh được thành lập vào năm 2005 theo Nghị định số 01/2005/NĐ-CP, ngày 05/01/2005 của Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Tam Kỳ, có 11 xã, thị trấn (trong đó có 10 xã và 01 thị trấn), với tổng diện tích tự nhiên 251,52 km2 . Phú Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn chia làm hai mùa rõ rệt. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 83 – 86%. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - lao động - văn hóa - xã hội Phú Ninh là một trong những huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 59,29% diện tích tự nhiên; trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 58,7% diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm 38%, còn lại là đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác. Công nghiệp, dịch vụ và giao lưu hàng hóa trên đà phát triển. Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn. Tốc độ tăng GDP bình quân (2005-2010) là 15,3%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010 đạt 11,38 triệu đồng/người/năm, bằng 103,60% so với thu nhập bình quân đầu người nông thôn của tỉnh (10,98 triệu đồng/người/năm). Hiện nay (tính đến thời điểm năm 2017) thu nhập bình quân đầu
  • 33. 26 người lên đến 26,1 triệu đồng/ người/năm. - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp xây dựng - thương mại dịch vụ : 22% - 44,5% - 33,5% ; Giá trị công nghiệp- xây dựng: 1.888 tỷ đồng, tăng 24,6% so với 2014; Giá trị nông nghiệp : 932 tỷ đồng, tăng 5,5% so với 2014. Trong đó, công nghiệp – tỷ trong công nghiệp thuần 1.297 tỷ đồng, tăng hơn 20,5% so với 2014. - Giá trị thương mại – dịch vụ : 1.416 tỷ đồng, tăng 23,1% so với 2014 - Xây dựng nông thôn mới: có 10 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (trong đó có 01 xã Tam Phước được Trung ương chọn làm điểm). - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55,2%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 50,2%. - Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,7% (KH 3,7%); Hộ cận nghèo giảm còn 5,28% (KH 5,28%); - Giảm tỷ suất sinh thô 0,75%o (KH giảm 0,37%).Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi: nhẹ cân: 8,45% (KH 8,46%), thấp còi: 13,3% (KH 13,45%). - Về văn hóa: có trên 90% hộ gia đình, thôn, khối phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chí văn hóa; có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa NTM, văn minh đô thị. - Thu phát sinh kinh tế trên địa bàn do huyện quản lý thu 35,49 tỷ đồng. Trong đó thu phát sinh kinh tế (trừ khai thác quỹ đất) do huyện quản lý thu 18,19 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch (KH 17,3 tỷ đồng). Phú Ninh có nhiều kiện tự nhiên phong phú đa dạng, có tiềm năng về khoáng sản, có nguồn nước mặt quanh năm dồi dào,có mỏ đá granite, quặng sắt-chì, rừng và hệ thực vật phong phú là nguyên liệu phục vụ cho các ngành công nghiệp khai thác. Hồ Phú Ninh là công trình đại thủy nông, với diện tích mặt nước 3.433 ha; kênh chính Bắc của công trình ngang qua trên địa bàn huyện với chiều dài 17,4 km, cung cấp nước tưới cho trên 4.500 ha canh tác, có nhiều danh lam thắng cảnh có thể khai thác và phát triển du lịch, có 30 đảo nhỏ và bán đảo xinh đẹp. Bao quanh lòng hồ là những núi non, hồ, suối thơ mộng, những rừng phi lao,
  • 34. 27 bạch đàn, thông caribe tươi tốt. Nơi đây có hệ thống thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, có cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, không khí trong lành. Vì vậy, Phú Ninh còn được coi là một Vịnh Hạ Long thu nhỏ giữa Miền Trung. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng... rồi bến Đợi Chờ,... với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quý cùng hệ thống động vật phong phú với nhiều loại thú quý hiếm như: sói đỏ, khỉ mặt chó, gấu, sơn dương. Đặc biệt, Hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng nóng tự nhiên, nóng trên 70 độ C với nhiều nguyên tố vi lượng có tác dụng chữa bệnh, kích thích tiêu hóa, sảng khoái tinh thần và không thua bất kỳ loại nước khoáng nào đang có mặt trên thị trường, đây là tiềm năng rất lớn để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch như: tắm khoáng, tắm bùn, chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại khu du lịch Hồ Phú Ninh. Cùng với các danh thắng: Thác Trắng và các di tích lịch sử, văn hóa như Đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh,...tạo cho Phú Ninh có một lợi thế so sánh và tiềm năng rất lớn để phát du lịch. Từ tiềm năng trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định số 3598/QĐ-UBND ngày 14/11/2007 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng hồ Phú Ninh, quy hoạch này do Tập đoàn ASCONIS- PHÁP làm tư vấn và vùng NORS PAS DE CALAIS- PHÁP tài tợ. Với chính sách cởi mở và khuyến khích đầu tư vào du lịch hồ Phú Ninh và các điểm du lịch khác, đây chính là những cơ hội tiềm năng để huyện Phú Ninh đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch. Tổng diện tích đất rừng tập trung trên địa bàn huyện là 4.903ha, trong đó đất rừng tự nhiên sản xuất 1.408ha, đất có rừng trồng sản xuất 2.255ha và đất có rừng trồng phòng hộ 1.240ha. Ngoài ra ước tính diện tích có rừng phân tán của các hộ trên địa bàn huyện là 500ha. Theo đó độ che phủ hiện nay của rừng trên địa bàn huyện đạt 21,5%. Mỏ vàng Bồng Miêu là một trong những mỏ có giá trị khai thác lớn của tỉnh hiện nay đang được đầu tư khai thác, đóng góp không nhỏ cho nguồn thu ngân sách của tỉnh.
  • 35. 28 Tính đến ngày 31/12/2017 tổng dân số toàn huyện là 80.448 người, tổng số hộ gia đình khoảng 20.740 hộ. Mật độ dân số 306 người/km2. Nguồn lực lao động của huyện ngày càng có chất lượng. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Phú Ninh vẫn còn những khó khăn nhất định. Địa hình phức tạp, độ dốc lớn, đồi núi trọc, lượng mưa không nhiều ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây khó khăn cho ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kết cấu hạ tầng. Nguồn tài nguyên phong phú những vẫn ở dạng tiềm năng. Nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện hại hóa. Tốc ñộ tăng trưởng khá nhưng qui mô kinh tế nhỏ, chất lượng tăng trưởng còn thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. 2.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở huyện Phú Ninh Toàn huyện Phú Ninh có 62 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện ủy, trong đó có 11 Đảng ủy xã, thị trấn, 05 Đảng ủy cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và 46 chi bộ, với 2.959 đảng viên (trong đó, có 2839 đảng viên chính thức và 120 đảng viên dự bị). Số lượng cán bộ, công chức, viên chức huyện là 182 người (gồm: cán bộ, công chức thuộc biên chế cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị 44 người; cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp huyện 138 người); trong đó: Nữ 72 đồng chí; cán bộ lãnh đạo,
  • 36. 29 quản lý cấp huyện là 75 đồng chí, trong đó: Nữ: 16 đồng chí. Tổng số cán bộ, công chức xã, thị trấn là 198 người; trong đó có 150 cán bộ là cấp ủy viên xã, thị trấn, trong đó: Nữ 35 đồng chí; có 08 đồng chí giữ chức vụ cán bộ chủ chốt xã, thị trấn: 02 đồng chí giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, thị trấn (Tam Phước, Phú Thịnh), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã (Tam Đàn), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã (Tam Lộc), 01 đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND xã (Tam Thái), 03 đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND xã (Tam Vinh, Tam Lãnh, Tam Dân). Ngay khi thành lập, Phú Ninh đã chú trọng công tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển cán bộ. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở cơ bản đảm bảo về trình độ và năng lực, chất lượng được nâng lên, qua đó đáp ứng được nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Đa số cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; có tinh thần trách nhiệm cao đối với chức trách, nhiệm vụ được giao. Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được hình thành trên nền tảng của nông nghiệp nông thôn, trưởng thành qua tích lũy kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp chuyên môn còn hạn chế, việc vận dụng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn còn bị động, lúng túng. Việc bố trí cán bộ một số lĩnh vực chưa thật sự gắn yêu cầu đối với chuyên ngành đào tạo. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đạt chuẩn theo quy định, nhưng năng lực thực tiễn, hiệu quả công việc có mặt còn chưa đáp ứng yêu cầu; khả năng dự báo, chủ động xử lý, nhất là giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng. Hiện nay, nguồn thu của huyện còn khó khăn, nên việc hỗ trợ thêm ngoài kinh phí hỗ trợ của Tỉnh cho cán bộ khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển... chưa nhiều; mức phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định đối với việc thực hiện
  • 37. 30 chủ trương nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, khối phố như hiện nay có những khó khăn nhất định. Mức hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách (bằng 1 lần mức lương cơ bản) là quá thấp, hiện nay ở nhiều địa phương người hoạt động không chuyên trách xin nghỉ việc ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, việc đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử lần đầu đối với nhân sự sinh sau năm 1975 phải có trình độ chuyên môn đại học chính quy đối với tất cả các chức danh ở cấp xã theo tinh thần Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy có nhiều khó khăn nhất định, nhất là đối với ngành công an, quân sự. Trong chính sách thực hiện phát triển cán bộ, những năm qua Phú Ninh cũng luôn quan tâm đến củng cố, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trong thời gian qua Huyện ủy đã từng bước cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách Nhà nước, từ đó đề ra các chủ trương để tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ cũng như quản lý đội ngũ cán bộ. Các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc luôn tuân thủ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch trong công tác cán bộ, Đảng thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ và lãnh đạo công tác cán bộ, đồng thời đề cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị. Trong đó, đặc biệt coi trọng công tác phát triển chính sách cán bộ nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ và đảng viên. Trong gần 03 năm, từ 2015 đến nay đã có hơn 896 lượt quần chúng được bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng; hơn 421 lượt đảng viên mới được bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định của Trung ương; hơn 580 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị và nghiệp vụ kiểm tra, giám sát; có hơn 656 lượt cán bộ, đảng viên, lực lượng nòng cốt được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận và hơn 900 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú được bồi dưỡng, tập huấn công
  • 38. 31 tác mặt trận tổ quốc Việt Nam...Nhìn chung, các lớp phối hợp Mặt trận tổ quốc, các ban, ngành, các đoàn thể được triển khai thực thường xuyên đảm bảo theo kế hoạch và có hiệu quả; triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp với gần 2400 lượt học viên tham dự; 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt của huyện, cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn, MTTQ và các đoàn thể có trình độ đại học và 16/172 đồng chí có trình độ sau đại học đạt trên 9%; 100% cán bộ chủ chốt cấp phòng của huyện có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; trong đó có 78/172 đồng chí cao cấp, cử nhân chính trị đạt 45,3%. Đối với cán bộ cơ sở, đến nay có 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trên 10% có trình độ cao cấp chính trị. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý được Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, chính quyền, các phòng, ban, ngành đoàn thể thực hiện hằng năm theo văn bản hướng dẫn của cấp trên, đảm bảo quy trình; công tác tăng cường và luân chuyển cán bộ cũng được Huyện ủy quan tâm chỉ đạo, từ đầu nhiệm kỳ đến nay có 15 đồng chí được tăng cường, luân chuyển về các xã, thị trấn. Thời gian tới, Huyện ủy sẽ tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt Nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện khóa XX về thực hiện chính sách phát triển cán bộ, nhất là làm tốt công tác xây dựng đề án công tác vị trí việc làm. Theo đó, toàn huyện cần có những giải pháp đột phá về chính sách thực hiện phát triển cán bộ cán bộ. Trong đó, tập trung vào các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm, nâng cao hiệu quả công vụ của cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những cán bộ trẻ có năng lực trong công việc phát huy trí tuệ, năng lực trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, cần thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, cũng như bồi dưỡng công tác chuyên môn, nghiệp vụ đang là một trong những giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược, nhằm đào tạo
  • 39. 32 đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị trong thực hiện nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam 2.2.1. Tổ chức thực hiện chính sách Để chính sách phát triển cán bộ mang lại hiệu quả thiết thực, thời gian qua Phú Ninh đã tổ chức thực hiện như sau: (1) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Đội ngũ cán, công chức có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở - là hình ảnh thu nhỏ của Đảng và chính quyền trong mắt nhân dân, cán bộ huyện, xã là người người tuyên truyền, triển khai và tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên là nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ thực tiễn đó, Huyện Phú Ninh đã chú trọng thực hiện chính sách phát triển cán bộ từng giai đoạn, có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn. Để chuẩn bị nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, ngoài việc xây dựng quy hoạch cán bộ, huyện đã chủ động xây dựng các quy chế, quy định, cơ chế nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về công tác tại các cơ quan của huyện, như: Đề án số 07-ĐA/HU, ngày 24/9/2015 về đào tạo cán bộ nguồn huyện Phú Ninh giai đoạn 2015-2020 đối với 5 lớp cán bộ nguồn khối Đảng, đoàn thể và 5 lớp cán bộ nguồn xã, thị trấn. Tổng số cán bộ trẻ được tạo nguồn và đào tạo theo vị trí công việc đảm nhận trong tương lai được đảm bảo. Nghị quyết số 14/2013/NQ- HĐND, ngày 17/7/2015 của Hội đồng nhân dân huyện Phú Ninh về chính sách phát triển cán bộ và trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển huyện; Quyết định số 91/2009/QĐ-UBND, ngày 27/7/2010 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Ninh về việc ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của huyện.
  • 40. 33 Huyện đã tổ chức thực hiện chính sách thu hút và sử dụng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu xuất sắc các ngành, lĩnh vực phù hợp với công việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện; sinh viên tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy đạt loại giỏi thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng thành phố đang cần, phù hợp với công việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện, người có bằng thạc sỹ, tiến sỹ các ngành, chuyên ngành quan trọng huyện đang cần, phù hợp với công việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện. Huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2398/QĐ- UBND ngày 28/7/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Đề án Tuyển chọn, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011 - 2016 (gọi tắt là Đề án 500). Ưu tiên tuyển dụng vào cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đối với các đối tượng: sinh viên tốt nghiệp đại học đạt danh hiệu thủ khoa xuất sắc các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài; ngành đào tạo phù hợp với với vị trí cần tuyển; sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tại các trường đại học nước ngoài hoặc các trường đại học công lập, hệ chính quy trong nước, ngành đào tạo thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng huyện đang cần; người có bằng thạc sỹ tuổi đời dưới 30, tiến sĩ tuổi đời dưới 35 có chuyên ngành đào tạo thuộc các ngành, lĩnh vực quan trọng huyện đang cần, được cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nhu cầu tiếp nhận. Phần lớn trong số này đã được huyện điều động, tăng cường đào tạo thực tiễn tại địa bàn các xã, thị trấn là nguồn cán bộ bổ sung quan trong cho hoạt động của hệ thống chính trị tại của huyện. (2) Phổ biến, tuyên truyền chính sách Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển CB là nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện. Do đó, trong những năm qua, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách phát triển CB cơ sở đạt kết quả tốt; tổ chức phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thiết thực. Nội dung tuyên
  • 41. 34 truyền chính sách tập trung chủ yếu vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cán bộ, về quy trình, nội dung thực hiện chính sách phát triển cán bộ và một số nội dung liên quan đến CB... (3) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách Huyện ủy đã ban hành Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các Huyện ủy viện; phân công nhiệm vụ đối với các phòng, ban, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và thực hiện chính sách phát triển CB nói riêng; trên cơ sở đó phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Bí thư Huyện ủy chỉ đạo chung việc thực hiện chính sách phát triển CB; Trưởng Ban tổ chức huyện ủy tham mưu trực tiếp về công tác cán bộ; Bí thư các Đảng ủy xã chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách phát triển CB cơ sở. (4) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách Huyện Phú Ninh đã chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện chính sách phát triển CB, quản lý, điều hành các nhiệm vụ được giao thuộc thẩm quyền nói chung và thực hiện chính sách phát triển CB nói riêng. Hàng năm, huyện thành lập đoàn giám sát, kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện nhằm để đôn đốc, nhắc nhỡ trong việc thực hiện chính sách, qua đó, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá, thi đua khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách cán bộ. Qua kiểm tra, giám sát nhằm đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện đảm bảo, hiệu quả chính sách phát triển CB; khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ; đồng thời đề xuất, kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp với tình hình thực tế góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CB ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong tình hình mới. (5) Tổng kết đánh giá việc thực hiện chính sách Công tác tổng kết đánh giá nhằm đánh giá kết quả đạt được, những vấn đề phát sinh, qua đó xác định được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở
  • 42. 35 đó rút ra bài học kinh nghiệm trong tổ chức triển khai thực hiện chính sách phát triển CB để đề xuất những giải pháp sát đúng, cụ thể hơn; đồng thời có kiến nghị với cơ quan có liên quan điều chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị. Đồng thời, qua tổng kết đánh giá nhằm tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích cao, bên cạnh đó kiểm điển, phê bình các cá nhân, tập thể chậm trong việc thực hiện chính sách phát triển CB. (6). Điều chỉnh, bổ sung chính sách Khi các cơ chế, chính sách của cấp trên sửa đổi, bổ sung; qua các đợt giám sát, kiểm tra, sơ kết (đối với những chính sách huyện ban hành) huyện đã điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị. Huyện đã ban hành Chương trình hành động về thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Nam về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; về cơ bản vẫn giữ các chính sách phát triển đối với CB trước đây (Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 07/12/2011 của Huyện ủy Phú Ninh), nhưng có một số điều chỉnh sau: - Công tác đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử lần đầu đối với nhân sự sinh sau năm 1975: + Đối với các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, thị trấn phải có trình độ chuyên môn Đại học Chính quy hoặc Thạc sĩ, trình độ lý luận chính trị đảm bảo theo đúng quy định. + Đối với các chức còn lại thì đảm bảo có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị và Đại học chuyên môn trở lên. 2.2.2. Kết quả thực hiện các nội dung của chính sách phát triển cán bộ của huyện Phú Ninh từ năm 2010 đến nay * Kết quả thực hiện chính sách quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ huyện Công tác phát triển cán bộ trong những năm qua đã được huyện Phú Ninh chú trọng; đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng trực thuộc tổ chức triển khai thực
  • 43. 36 hiện đạt kết quả, nhất là công tác tạo nguồn, quy hoạch cấp uỷ cơ sở, cán bộ lãnh đạo chủ chốt, kịp thời bổ sung quy hoạch khi có biến động. Cấp ủy viên từ huyện đến cơ sở đảm bảo về số lượng, chất lượng, tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng, đại học được nâng lên; chất lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn đạt chuẩn theo quy định, tính đến thời điểm hiện tại 100% đạt chuẩn.
  • 44. 37 Bảng 2.1. Kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020, 2016-2021 của huyện Phú Ninh - Thống kê kết quả rà soát cán bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 –2021 Tiêu chí Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021 Uỷ viên BCH Uỷ viên BTV Bí thư Phó bí thư Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch UBND Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương Phó Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương I. Tổng số cán bộ đưa vào quy hoạch 52 17 5 6 4 5 5 6 83 111 - Nữ 11 5 0 0 0 0 3 2 21 49 - Dân tộc thiểu số 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Tôn giáo 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 * Phân tích tổng số theo: 1. Tuổi đời - Từ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi 1 0 0 0 0 0 0 0 1 8 - Từ 30 tuổi đến dưới 8 0 0 0 0 0 0 0 9 37
  • 45. 38 Tiêu chí Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021 Uỷ viên BCH Uỷ viên BTV Bí thư Phó bí thư Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch UBND Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương Phó Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương 35 tuổi - Từ 35 tuổi đến dưới 40 tuổi 19 8 0 1 0 1 1 4 39 44 - Từ 40 tuổi đến dưới 45 tuổi 11 5 2 3 1 3 1 1 17 11 - Từ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi 9 4 1 1 1 1 1 1 11 6 - Từ 50 tuổi trở lên 4 0 2 1 2 0 2 0 6 5 - Tuổi bình quân 39.92 40.82 47.00 43.67 48.25 42.00 46.00 39.50 39.73 36.11 2. Học vấn tốt nghiệp THPT 52 17 5 6 4 5 5 6 83 111 3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ - Công nhân kỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 1
  • 46. 39 Tiêu chí Kết quả rà soát, bổ sung QHCB nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2016 - 2021 Uỷ viên BCH Uỷ viên BTV Bí thư Phó bí thư Chủ tịch HĐND Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch HĐND Phó Chủ tịch UBND Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương Phó Trưởng phòng, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể CT- XH và tương đương thuật, nhân viên - Trung cấp 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 - Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 - Đại học 40 12 4 5 4 3 5 2 67 101 - Thạc sĩ (tương đương) 12 5 1 1 0 2 0 4 15 8 - Tiến sĩ (tương đương) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 4. Trình độ lý luận chính trị - Sơ cấp 5 0 0 0 0 0 0 0 9 27 - Trung cấp 10 0 0 0 0 0 0 0 8 65 - Cao cấp 31 15 2 3 2 3 5 6 61 11 - Cử nhân 6 2 3 3 2 2 0 0 5 8