SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Hà Nội, 9/2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MẪN TUYẾT (MIN XUE)
TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH
GIAO LƢU VĂN HÓA
(KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG)
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội, 9/2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
MẪN TUYẾT (MIN XUE)
TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH
GIAO LƢU VĂN HÓA
(KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG)
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60310206
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo
đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô giáo
trong Hội đồng chấm khoá luận Thạc sỹ này của tôi—những người sẽ nhìn nhận,
đánh giá công trình nghiên cứu của tôi từ những góc độ khoa học và chắc chắn sẽ
cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Văn Căn—người đã trực tiếp hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Mẫn Tuyết
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết quả
nêu trong khoá luận là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác.
Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên cao học
Mẫn Tuyết
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4
1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài.................................................................................4
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
5. Cấu trúc của khoá luận ........................................................................................9
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘC NGƢỜI Ở VÙNG BIÊN GIỚI
TRUNG-VIỆTTHUỘC ĐỊABÀN CÁCTỈNHVÂN NAM, LÀO CAIVÀ HÀ GIANG
...................................................................................................................................10
1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam............................................................11
1.1.1 Tình hình chung Vân Nam.........................................................................11
1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam ........................................................12
1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay ........................................................................16
1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang...............................20
1.2.1 Các dân tộc ở Lào Cai................................................................................20
1.2.2 Các dân tộc ở Hà Giang.............................................................................22
1.3 Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc...........................................25
1.3.1Chiều dài biên giới......................................................................................25
1.3.2 Yếu tố lịch sử .............................................................................................27
1.3.3 Xu thế hiện nay..........................................................................................29
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC .............................................................................34
2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới ..............................................34
2.1.1 Quan hệ đồng tộc.......................................................................................35
2.1.2 Quan hệ với các dân tộc khác ....................................................................41
2.1.3 Quan hệ với những người cùng dòng họ ...................................................47
2
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ dân tộc biên giới.................................54
2.2.1 Phong tục tập quán.....................................................................................55
2.2.2 Tôn giáo tin ngưỡng...................................................................................60
2.2.3 Chính sách dân tộc thiểu số của hai nước..................................................62
2.2.4 Yếu tố kinh tế.............................................................................................65
CHƢƠNG 3: VÀI NÉT VỀ CÁC XU HƢỚNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC...70
3.1 Hợp tác khai thác tài nguyên văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới ..........70
3.1.1 Du lịch và Làng du lịch dân tộc.................................................................70
3.1.2 Ý nghĩa khai thác.......................................................................................74
3.1.3 Tính khả thi................................................................................................78
3.1.4 Quan hệ dân tộc với phát triển ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖......81
3.2 Các xu hƣớng về mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùng biên giớiTrung-
Việt ........................................................................................................................88
3.2.1 Xã hội truyền thống dần chuyển sang xã hội hiện đại...............................89
3.2.2 Sự tăng cường ý thức quốc gia và sự suy yếu của ý thức dân tộc .............93
3.2.3 Mối quan hệ và sự liên hệ của văn hóa trong nội bộ dân tộc suy yếu dần và
chuyển sang quan hệ kinh tế và quan hệ văn hóa chính trị.................................95
KẾT LUẬN ..............................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100
PHỤ LỤC...............................................................................................................105
3
BẢNG MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1: Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam(
điều tra năm 2013) .................15
Bảng 1-2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam
năm 2013.................................................................................................................. 19
Bảng 1-3: chỉ thống kê những lối mòn chủ yếu, được người dân 2 nước sử dụng
nhiều......................................................................................................................... 26
Bảng 2-1: Cửa khẩu và chợ biên giới mậu dịch của châu Văn Sơn và châu Hồng Hà
...................................................................................................................................38
Bảng 2-2: Kim ngạch mậu dịch quộc tế Trung-Việt.................................................66
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em
cùng chung sống. Một trong những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở cả hai
nước là đồng bào thường sống thành từng khu vực và có sự đan xen giữa các dân tộc
trên các vùng núi cao. Đây là lý do mà vùng biên giới Việt –Trung có rất nhiều các
dân tộc thiểu số ở cả hai nước cùng chung sống và trong các dân tộc này có nhiều dân
tộc có cùng nguồn gốc. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân
tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia mà còn có quan hệ giao
lưu với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Mặt khác, dân tộc và bản sắc văn
hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trải qua quá trình phát triển, mỗi một
dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng và quá trình giao thoa đã làm cho bản sắc
văn hóa của các dân tộc hòa nhập nhưng không hòa tan, góp phần làm cho nền văn
hóa vật chất, tinh thần của các dân tộc phong phú, đa dạng và độc đáo.
Các dân tộc xuyên biên giới thường cư trú tại vùng núi cao, có vai trò chiến lựoc
rất quan trọng của quốc gia, cho nên quan hệ dân tộc xuyên biên giới có nhiều giai đoạn
ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai nước, hoặc nhiều nước. Tuy nhiên, trải qua quá
trình lịch sử, quan hệ của các dân tộc ít người ở vùng biên giới Trung-Việt đều hòa bình
hữu nghị cho dù hai chính phủ có những giai đoạn quan hệ không bình thường và có
khi là bất đồng. Đồng bào dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt có tình cảm bà con anh
em đậm đà, nhưng do ở hai nước nên quan hệ và phương thức giao lưu tất nhiên chịu
ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của hai nước.
Trên thực tế không ai yêu biên giới bằng người biên giới. Chính vì thế, ngày
nay cả hai nước đều có chính sách chú trọng phát triển kinh tế vùng biên, tạo dựng
cuộc sống ấm no, hài hòa cho bà con dân tộc thiểu số tại khu vực này. Thông qua việc
tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu số ở vùng bên giới Trung-Việt khu vực Vân
5
Nam, Lào cai, Hà Giang từ nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa khoá luận mong
muốn tìm ra những yếu tố văn hóa tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước
trên cơ sở các hoạt động giao lưu văn hóa ở vùng biên. Khoá luận chú ý đến những
yếutố tinh thần đóng góp vào chủ trương xây dựng xã hội khá giả, hưng biên phú
dân ở Trung Quốc cũng như chương trình 135 ở Việt Nam, với mục tiêu chung là
cùng nhauphát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của các dân tộc vùng
biên giới, đồng thời giữ ổn định và phát triển quan hệ hữu nghị trong tương lai giữa
Trung Quốcvà Việt Nam.
Với tinh thần đó chúng tôi chọn Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở
vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai,
Hà Giang) làm đề tài của khoá luận .
1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Rất nhiều các dân tộc hoặc đông hoặc ít người phân bố ở khắp nơi trên thế giới,
vì thế mỗi quốc gia thường do nhiều dân tộc khác nhau tổ hợp thành.Trên thực tế, mỗi
dân tộc đều mang đặc điểm tính chất riêng của mình, do đó nhiều quốc gia đều tồn tại
vấn đề dân tộc. Mặt khác, tuy là một dân tộc có cùng nguồn gốc, nhưng sống ở biên
giới hai hoặc nhiều quốc gia, làm cho vấn đề dân tộc xuyên biên giới trở thành một
hiện tượng phổ biến. Những năm gần đây, vấn đề dân tộc xuyên biên giới đang được
nhiều quốc gia quan tâm.
Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia đa dân tộc, từ xưa đến nay hai nước
có quan hệ chặt chẽ. Trung Quốc có tỉnh Quang Tây và tỉnh Vân Nam giáp với đường
biên giới của Việt Nam, đường biên giới lục địa kài khoảng 1,400 km. Trung Quốc có
13 dân tộc, Việt Nam có 26 dân tộc sống chung ở vùng này, họ cùng nguồn gốc, tức là
dân tộc xuyên biên giới. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân
tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi quốc gia mà còn có quan hệ giao lưu
với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Các làng bản ở vùng biên hai nước
thông thường chỉ cách mấy cây số, có những làng cùng một tên, phần ở Trung Quốc là
6
bản trên, phần ở Việt Nam là bản dưới. Mỗi khi ngày lễ, đám cưới đám ma, đồng bào
hai bên đều đi thăm hoặc giúp đỡ lẫn nhau.
Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều tôn trọng phong tục tập quán và
phương thức đi lại của các dân tộc thiểu số xuyên Trung-Việt nhưng đồng thời cũng
quan tâm đến an ninh quốc gia, vấn đề phát triển của vùng biên và ý thức nhà nước
của đồng bào xuyên quốc gia. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu
số ở vùng biên giới Trung-Việt khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang từ nghiên cứu
quá trình giao lưu văn hóa khoá luận mong muốn tìm ra những yếu tố văn hóa
tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước trên cơ sở các hoạt động giao lưu
văn hóaở vùng biên.
Nhằm vào những vấn đề trên, từ cách nhìn văn hóa, khoá luận cố gắng tổng
hợpvà phân tích được nhiều tư liệu phong phú về quan hệ của dân tộc xuyên biên
giới ởtỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai của Việt Nam, đưa
ra đượcnhững nhận định về ý nghĩa hợp tác và tính khả thi của khai thác tài nguyên
du lịch ởvùng biên, trong khuôn khổ hợp tác ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖.
Khoá luận cũng hy vọng nêu ra dự đoán các xu hướng của mối quan hệ giữa các dân
tộc ở vùngbiên giới Trung-Việt như một tài liệu tham khảo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nghiên cứu ở Trung Quốc
Năm 1979, Trung Quốc triệu tập ―hội nghị quy hoạch công việc nghiên cứu dân
tộc toàn quốc‖ ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, lần đầu tiên chính thức đưa
nghiên cứu dân tộc thế giới vào quy hoạch nhà nước. Từ sau hội nghị này nghiên cứu
dân tộc xuyên quốc gia của Trung Quốc tiến vào một giai đoạn phát triển mới.
Giáo sư Phạm Hồng Quý lần đầu tiên nêu khái niệm ―Dân tộc xuyên biên giới‖
vào năm 1982. Trong ―Quan hệ xưa nay giữa dân tộc Nùng, Tày Việt Nam và dân
tộc Choang Trung Quốc‖ lần đầu tiên Giáo sư Phạm Hồng Quý trình bày rõ khái
7
niệm ―dân tộc xuyên biên giới‖. Sau đó còn có bài nghiên cứu: ―dân tộc xuyên biên
cảnh hai nước Trung-Việt‖ (tạp chí nghiên cứu lịch sử dân tộc Tây Nam)…
Trong khoá luận ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (học báo học viện dân
tộc Trung Nam, năm 1994) tác giả Hồ Khởi Vọng đã trình bày và giải thích rõ ràng
khái niệm dân tộc xuyên biên giới. Ngoài ra chúng tôi còn tiếp xúc được những tác
phẩm nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới của Vĩnh Hưng: ―Nghiên cứu dân tộc
xuyên biên giới của miền Nam Trung Quốc‖ (học báo học viện dân tộc Quảng Đông,
năm 1988); Thi Vĩnh Hoa: ―Dân tộc Hà Nhì xuyên biên giới‖ (học báo đại học sự
phạm Vân Nam, năm 1993); Hồ Khởi Vọng ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖
(học báo học viện dân tộc Trung Nam, năm 1994); Hoàng Huệ Côn ―Nghiên cứu
dân tộc xuyên biên giới‖ (Học báo đại học dân tộc Vân Nam, năm 1997); Lữu Nha
Vu và Thân Húc ―dân tộc xuyên biên giới Đông Nam Á và Tây Nam Trung
Quốc‖(NXB dân tộc Vân Nam, năm 1988); Triệu Kế Quang chủ biên ―Nghiên cứu
vấn đề dân tộc xuyên biên giới Trung Quốc‖, La Bỉnh Sâm ―Nghiên cứu vấn đề an
ninh quốc gia và dân tộc xuyên biên giới Vân Nam‖ (học báo trường cao đẳng công
an Vân Nam, năm 2002); Chu Kiến Tân, ―Nghiên cứu quan hệ dân tộc xuyên biên
giới Trung-Việt, Trung-Lào‖ (NXB Nhân Dân năm 2002); Quách Gia Kí, ―Nghiên
cứu điều tra quan hệ dân tộc thiểu số Vân Nam‖ (NXB Khoa Học Xã Hội Trung
Quốc năm 2010); Phạm Quý Hồng, ―Nguồn gốc dân tộc biên giới Trung-Viêt‖ (báo
dân tộc Trung-Quốc) v.v.
2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Tìm hiểu ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này có: ―Con đường buôn bán
biên giới với sự hình thành, phát triển các đô thị vùng biên Lào Cai-Vân Nam và sự
tác động đến không gian văn hóa, không gian dân số học tộc người‖ của TS. Trần
Hữu Sơn, ―Nghiên cứu Trung Quốc số 10‖ năm 2009; ―Tôn giáo tín ngưỡng trong
các dân tộc thiểu số dọc biên giới Viêt-Trung‖, của GS.TS. Đỗ Quang Hưng -
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN; ―Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
8
tỉnh phía Bắc) ‖ của viện Dân Tộc Học, NXB Khoa Học Xã Hội tái bản năm 2014;
―Các dân tộc ở Hà Giang‖, của Lê Duy Đại- Triệu Đức Thanh(chủ biên), NXB Thế
Giới; ―Quan hệ văn hóa Việt – Trung giai đoạn 1993-2010‖, của TS. Nguyễn Văn
Căn, tạp chí Mặt trận số 84 tháng 10 năm 2010; ―Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
vùng biên góp phần tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển‖, của TS.
Đinh Văn Ngữ v.v.
2.3 Nghiên cứu nước khác
Tại Khoa Nhân Loại học đại học Southern California trong dịp nghỉ hè vào
thập niên 90 thế kỳ 20 đã mở các lớp nghiên cứu thảo luận về dân tộc xuyên biên
giới, chuyên nghiên cứu vấn đề các dân tộc cùng nguồn cư trú xuyên biên giới
Trung Quốc và Liên Xô. Hiện nay, có những khoá luận nước ngoài nghiên
cứu hướng này như: ―Phân tích kết cấu kinh tế xã hội người Hoa ở Austraylia‖
(―Báo cáo chuyên đề viện nghiên cứu xã hội kinh tế thực dụng đại học Mellourne‖
tháng 9 năm 1988); ―Người Mai-sai của Kenya và Tan-zan-nia‖ ( tập chí ―Dân tộc
thế giới‖ của nước Ý); ―Các dân tộc Liên Xô và nước ngoài‖ (―Phân tích vấn đề
Liên Xô‖ năm 1990); v.v.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quan hệ dân tộc thiểu số ở
vùng biên giới của các dân tộc xuyên biên giới.
3.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-
Việt. Về không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Lào
Cai, tỉnh Hà Giang Việt Nam. Về thời gian từ năm 1991 khi hai nướcchính
thức bình thường hóa quan hệ đến nay
9
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu và
xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ từ đó rút ra kết luận bổ ích cho
thực tiễn và khoa học.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu các tài liệu, lý luận
khác nhau bằng cách phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về quan hệ
dân tộc ở vùng biên Trung-Việt. Tổng hợp và liên kết từng mặt, từng bộ phận thông
tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông đầy đủ và sâu sắc về quan hệ dân tộc thiểu
số vùng biên.
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học
theo từng lĩnh vực, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một
hướng; Hệ thống hóa, sắp xếp thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết
làm sự hiểu biết về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt đầy đủ hơn.
Phương pháp giả thuyết đưa ra các dự đoán xu thế quan hệ dân tộc thiểu số ở
vùng biên giới Trung-Việt.
5. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của Khoá luận được chia làm 3 chương.
Chương 1:
Khái quát về các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh
Lào Cai, Hà Giang và Vân Nam
Chương 2:
Quan hệ dân tộc và văn hóa truyền thống trong quan hệ dân tộc
Chương 3:
Vài nét về các xu hướng trong quan hệ dân tộc
10
Chƣơng 1: Khái quát về các tộc ngƣời ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa
bàn các tỉnh Vân Nam, Lào Cai và Hà Giang
Theo quan niệm của các nhà khoa học, vùng biên giới là một vùng hay một khu
vực gần với biên giới và có chịu ảnh hưởng của đường biên giới. Vùng biên có những
đặc tính tạo nên bởi những tương tác của cư dân trong ranh giới đường biên bao gồm
những giao dịch, dòng dịch chuyển và mối quan hệ với dân cư của khu vực bên kia
đường biên. Có thể thấy rằng khái niệm vùng biên được nhìn nhận như một không
gian văn hóa, xã hội và kinh tế bởi các cộng đồng cư dân sinh sống. Các cộng đồng
này có thể có cùng bản sắc văn hóa tộc người, mặc dù họ có thể bị chia cắt bởi một
đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Như vậy, vùng biên cần được xem xét như một
không gian văn hóa xã hội, các mối liên hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên
giới cùng sự tác động trong quản lý của nhà nước đối với khu vực giáp biên giới đã
tạo nên các thuộc tính biên cương của cư dân cũng như toàn khu vực và hình thành
nên khu vực biên giới.
Học giả nổi tiếng nước ngoài --Almond từng cho rằng ― Dân tộc là một thế hệ
chính trị do nhân dân cùng nguồn gốc lịch sử và có cộng đồng vận mệnh tổ chức
thành‖. Hiện nay xã hội, trong giai đoạn cộng đồng kinh tế hóa cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của internet đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đi đôi với nó là vấn đề dân
tộc, tôn giáo ngày càng phức tạp và nhạy cảm, mà mối quan hệ của các dân tộc xuyên
biên giới đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai quốc gia.
Qua công tác điều tra điền dã dân tộc học, biên giới Trung Quốc - Việt Nam dài hơn
1449 cây số, có rất nhiều tộc người nằm ở hai bên biên giới, theo thành phần dân tộc đã
xác định của Trung Quốc, có mười ba dân tộc: Choang, Thái, Bố Y, Mèo, Dao, Hán, Di,
Hà Nhì, La Hủ, Cơ Lao, Kinh, Hồi, Pu Lăng. Thành phần người Mảng còn chưa xác định.
Theo sự xác định của Việt Nam thì có hai mươi sáu dân tộc: Kinh (Việt), Tày, Nùng, Thái,
Sán Chay, Giáy, Lự, Bố Y, Mông (Mèo), Dao, Pà Thẻn, La Hủ, Pu Péo, Hà Nhì, Phù Lá,
La Chí, Lô Lô, Mảng, Cống, Si La, Khơ Mú, Cơ Lao, Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu, Chăm.
11
Trung Quốc và Việt Nam chênh lệch mười ba dân tộc. Xác định thành phần dân
tộc hai nước Trung Quốc và Việt Nam có một số dân tộc giống nhau, chẳng hạn Kinh
(Việt), Mèo (Mông), Cơ Lao, Hà Nhì. Có một số ở Trung Quốc là một nhưng ở phía
Việt Nam là hai dân tộc chẳng hạn dân tộc Thái của Trung Quốc phía Việt Nam là dân
tộc Thái và Lự; ở Trung Quốc là một dân tộc Bố Y, ở phía Việt Nam là hai dân tộc Bố
Y và Giáy; ở Trung Quốc là một dân tộc Di, ở Việt Nam là hai dân tộc Lô Lô và Phù
Lá; ở Trung Quốcc là một dân tộc Hán, phía Việt Nam là hai dân tộc Hoa (Hán) và
Ngái. Có một số ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là ba dân tộc, chẳng hạn
ở Trung Quốc là một dân tộc Dao, phía Việt Nam là ba dân tộc Dao, Pà Thẻn, Sán Dìu;
ở Trung Quốc là một dân tộc Hà Nhì, phía Việt Nam là ba dân tộc Hà Nhì, Si La,
Cống; ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là năm dân tộc, chẳng hạn dân tộc
Choang, phía Việt Nam là dân tộc Tày, Nùng, Pu Péo, La Chí, Sán Chay. ở Việt Nam
dân tộc Sán Chay gồm người Cao Lan và người Sán Chí, ở phía Trung Quốc, người
Cao Lan là một nhóm của dân tộc Choang, người Sán Chí là một nhóm của Dao; ở
Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc, nhưng ở Trung Quốc là một nhóm của dân
tộc Pu Lăng, có rất ít người dân tộc Chàm đời xưa từ Việt Nam di cư sang đảo Hải
Nam, hiện nay là một nhóm rất nhỏ của dân tộc Hồi Trung Quốc.
1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam
1.1.1 Tình hình chung Vân Nam
Vân Nam là một tỉnh miền núi biên cương nhiều dân tộc sống chung của Trung
Quốc. Tổng diện tích cả tỉnh khoảng 390 nghìn km2, chiếm 4.11% diện tích toàn
quốc. Khí hậu của tỉnh Vân Nam có 7 đới khí hậu tức là nhiệt đới Bắc, nhiệt đới Nam
Á, nhiệt đới Trung Á, ôn đới nóng, ôn đới ấm và khí hậu cao nguyên. Cả tỉnh có 26
dân tộc ít người với dân số 5 nghìn người trở lên, là một tỉnh có dân tộc ít người nhiều
nhất của Trung Quốc. Vân Nam là tỉnh ở cực Tây Nam của Trung Quốc, phía Đông là
khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu, phía Bắc là tỉnh Tứ Xuyên,
phía Tây Bắc là khu tự trị Tây Tạng. Vân Nam còn giáp với ba nước Đông Nam Á là
12
Mian-mar, Lào và Việt Nam với đường biên giới quốc gia dài 4061 km. Vùng núi
chiếm 94% tổng diện tích cả tỉnh, thung lũng sông và đồng bằng chỉ chiếm 6%.1
Trong lịch sử phát triển lâu dài, các dân tộc tỉnh Vân Nam sáng tạo một nền văn hóa
dân tộc phong phú đa dạng, hình thành bố cục quan hệ dân tộc không những hòa hợp
với quan hệ dân tộc Trung Quốc, mà còn mang đặc sắc Vân Nam.
Vân Nam nằm ở vùng biên phía Tây Nam Trung Quốc, sông liền sông, núi liền
núi với bán đảo Trung Nam. Tỉnh có nhiều dòng sông lớn bắt nguồn như sông
Ayeyarwaddy, sông Nộ, sông Hồng, sông Đà…rồi chảy qua các nước nằm ở bán đảo
Trung Nam theo hình thức từ trên xuống dưới, sau đó chia ra chảy riêng vào Ấn Độ
Dương và Thái Bình Dương. Sông Lan Thương (Mê Kông) tuy không bắt nguồn ở
Vân Nam nhưng cũng chảy qua Vân Nam trước khi chảy sang các nước khác. Chính
đặc điểm địa lý này khiến Vân Nam trở thành khâu quan trọng của sự giao lưu và liên
hệ với người dân của các nước Đông Nam Á. Cho nên, thời kỳ cổ xưa, tổ tiên của các
dân tộc Vân Nam mở nhiều thông đạo đối ngoại lấy Vân Nam làm then chốt để tiện
lợi giao lưu đối ngoại.
1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam
Trải qua mấy nghìn năm hòa hợp và di cư giữa các dân tộc bàn sứ Vân Nam với
dân tộc nơi khác, dần dần hình thành bố cục như hiện nay là 26 dân tộc anh em cùng
sống chung tại tỉnh Vân Nam. Sự phân bố dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam đều
xuất hiện trạng thái tập cư lớn hay tụ cư nhỏ.Trong đó, tộc Hán thường cư trú ở các
thành phố thị trấn của tỉnh, đồng bằng và vùng núi dốc thoai thoải. Dân tộc Di là dân
số đông nhất trong các dân tộc thiểu số của Vân Nam, cũng là một trong những dân
tộc phân bố rông rãi nhất tại Vân Nam. Đa số các huyện của tỉnh Vân Nam đều có dân
tộc Di cư trú. Tại các châu Sở Hùng, châu Hồng Hà và núi Ai Lao, vùng núi Ô Mông,
Tiểu Lạng Sơn là những nơi cư trú đông nhất.
1
郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社, 104 骥
13
Hầu hết tộc Bạch tụ cư tại các huyện xung quanh Nhĩ Hải châu Đại Lý, các nơi
như châu Nộ Giang cũng có một số.Trong khi đó dân tộc Hà Nhì lại tụ cư tại vùng núi
ở giữa sông Hồng Hà với sông Lan Thương như núi Ai Lao, tại một vùng rộng rãi
quanh núi Vô Lượng. Tộc Thái chủ yếu tụ cư tại các nơi giáp với Mian-mar như Tây
Song Bản Nạp, châu Đức Hồng, huyện Canh Mã, huyện Mạnh Liên v.v. Những huyện
thuộc thành phố Ngọc Khê và miền nam châu Hồng Hà cũng có một số tộc Thái cư
trú. Hầu hết dân tộc Choang đều tập trung tại châu Văn Sơn. Dân tộc Miêu chủ yếu
phân bố tại hai châu tự trị chân Văn Sơn và châu Hồng Hà, thành phố Chiếu Thông,
vùng núi của những huyện như Võ Định, Lộc Khuyến cũng có tộc Miêu. Dân tộc Lật
Túc chủ yếu sống ở châu Nộ Giang, châu Đich Khánh và vùng núi Lệ Giang. Sự phân
bố của tộc Hồi rộng rãi hơn trải khắp 129 huyện của tỉnh Vân Nam đều có tộc Hồi
sinh sống.Thường định cư tập trung tại thị trấn, theo trục đường giao thông hoặc các
thôn ven đường, ven thị. Dân tộc La Hù phân bố tại hai thành phố Phổ Nhĩ và Lâm
Thương nằm ở đôi bờ của sông Lan Thương, tập trung ở các thị trấn biên giới như
Lan Thương, Mạnh Liên, Song Giang v.v. Dân tộc Ngõa chủ yếu sống ở các huyện
nằm ở trung đoạn của đường biên giới phía Tây Nam Vân Nam, hai huyện Tây Mông
và Thương Nguyên là khu tụ cư chủ yếu của dân tộc Ngõa. Dân tộc Nạp Tây chủ yếu
sinh sống tại huyện Ngọc Long và khu cổ thành, cũng có một số sống ở mấy huyện
xung quanh như Ninh Lang, Shangri-la, Duy Tây v.v. Dân tộc Dao chủ yếu phân bố
tại những huyện nằm phía Đông Nam. Phía Nam Vân Nam giáp với Việt Nam cũng
một số hương có dân tộc Dao. Dân tộc Cảnh Pha chủ yếu tụ cự tại vùng núi của các
huyện thuộc châu Đức Hồng nằm ở vùng biên giữa phía Tây Vân Nam với Mian-mar,
có một bộ phận nhỏ cư trú tại vùng núi của các huyện biên giới nằm phía Tây Bắc và
Đông Bắc Vân Nam. Dân tộc Tạng chủ yếu tụ cự tại châu Đich Khánh nằm ở vùng
ranh giới phía Tây Bắc Vân Nam với Khu tự trị Tây Tạng. Cũng có một số dân tộc
Tạng sống ở các huyện xung quanh như Ngọc Long, Vĩnh Thắng và Cống Sơn v.v.
Dân tộc Bố Lãng chủ yếu sống ở các huyện như Mạnh Hải, Lan Thương, Song Giang
và Vĩnh Đức v.v. Dân tộc Bố Y chủ yếu cư trú tại các huyện như La Bình. Dân tộc Phổ
14
Mễ chủ yếu sống ở vùng núi cao quanh năm giá rét của các huyện nằm phía Tây Bắc
Vân Nam như Lan Bình, Ninh Lang. Dân tộc Nộ chủ yếu tụ cư tại các huyện như Lư
Thủy, Phúc Cống, Cống Sơn v.v. và làng Thố Nga của huyện Lan Bình, huyện Duy
Tây cũng có phần nhỏ tộc Nộ sinh sống. Dân tộc A Xương, Đức Ngang chủ yếu cư trú
tại các huyện, thị trấn của châu Đức Hồng như Long Xuyên, Lương Hà, Lộ Tây v.v.
cũng có phần nhỏ cư trú tại thành phố Bảo Sơn và Lâm Thương. Dân tộc Cơ Nặc chủ
yếu tập trung sống ở miền núi Cơ Nặc của thành phố Cảnh Hồng châu Tây Song Bản
Nạp. Dân tộc Mông Cổ chủ yếu cư trú tại huyện Mã Quan và huyện Thông Hải. Dân
tộc Thủy chủ yếu sống ở huyện Phú Nguyên và trấn Hoàng Nê Hà. Dân tộc Mãn chủ
yếu ở rải rác thành phố Côn Minh, Đại Lý, Khúc Tịnh v.v. Dân tộc Độc Long tụ cư tại
đôi bờ sông Độc Long của huyện Cống Sơn nằm ở phía Tây Bắc xa nhất Vân Nam.
Ngoài các dân tộc chủ yếu tại các vùng trên, còn có nhiều nhóm dân tộc ít người
tụ cự nhỏ và ở rải rác tại các huyện, thị trấn, châu khác của Vân Nam. Ngoài ra, Vân
Nam còn có nhiều dân tộc thiểu số khác như Cơ Lao, Thổ, Thổ Gia và Đồng v.v.
nhưng chủ thể của các dân tộc này không cư trú tại Vân Nam, và dân số của các dân
tộc này đều không tới 5000 người. Còn có những tộc người vẫn chưa được xác định ở
Trung Quốc như người Khơ-mú, người Mảng v.v.
Theo tình hình thực tế cho thấy, sự phấn bố chính của các dân tộc thiểu số Vân
Nam có hai đặc trưng rõ rệt:
+Một là lấy vùng biên cương có địa hình tương đối bằng phẳng làm khu vực
phân bố chính. Vân Nam có 8 châu tự trị thuộc vùng biên giới quốc gia, diện tích đất
đai của 8 châu chiếm 50,98% diện tích cả tỉnh. Năm 2006 dân số chiếm 39.8%, nhưng
lại tập trung 59,51% dân số của các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Trong đó dân số
của các dân tộc thiểu số sống ở 25 huyện, thị trấn trực tiếp giáp ranh với nước ngoài
chiếm là 14,32% tổng dân số cả tỉnh nhưng lại là 60,44% dân số của cả vùng biên giới
và 25,56% tổng dân số của các dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Hữa nưa, phần lớn dân tộc
thiểu số Vân Nam đều tập trung cư trú tại 25 huyện, thị trấn thuộc vùng biên giữa
Trung Quốc-Mianmar, Trung-Lào, Trung-Việt vì thế có tới 16 dân tộc là có cùng
15
nguồn gốc. Các dân tộc này có bà con anh em hai bên nên vẫn giữ mối quan hệ văn
hóa kinh tế và quan hệ thân tộc một cách mật thiết lâu dài.
+Hai là lấy vùng núi làm địa hình phân bố căn bản. Vùng miền núi của Vân Nam
có thể phân chia thành các khu vực cụ thể là: vùng gò đồi, vùng núi thấp, vùng núi cao.
Các dân tộc chủ yếu cư trú tại vùng gò đồi có đồng bằng hoặc lũng sông biên cương
cả thảy có 10 dân tộc như Hồi, Mản, Bạch, Nạp Tây, Mông Cổ, Choang, Thái, A
Xương, Bố Y, Thủy, dân số khoảng 4 triệu 500 nghìn người. Các dân tộc chủ yếu sống
ở vùng núi thấp là Hà Nhi, Dao, La Hù, Ngõa, Bố Lãng, Đức Ngang, Cờ Nặc và một
số tộc Di, dân số khoảng 6 triệu người; Vùng núi cao chủ yếu là nơi cư trú của 6 dân
tộc là Miêu, Lật Túc, Tạng, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long và một số tộc Di, dân số khoảng 4
triệu 500 nghìn người.2
1-1 Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam(điều tra năm 2013)
Đơn vị:10 nghìn;%
Dân tộc Dân số Tỷ lệ Dân tộc Dân số Tỷ lệ
Cả tỉnh 4686.80 100.00 Tạng 14.53 0.3
Hán 3121.74 66.6 Cảnh Phả 14.53 0.3
Di 512.71 10.9 Bố Lãng 11.72 0.3
Bạch 159.34 3.4 Phổ Mễ 4.22 0.1
Hà Nhì 166.37 3.6 Nộ 3.28 0.1
Choang 123.73 2.6 A Xương 3.75 0.1
Thái 124.66 2.7 Cơ Nặc 2.34 0.1
Miêu 122.79 2.6 Đức Ngang 1.87 0.0
Lật Túc 67.96 1.5 Mông Cổ 2.34 0.1
Hồi 71.24 1.5 Độc Long 0.47 0.0
La Hù 48.24 1.0 Mãn 1.41 0.0
Ngõa 40.77 0.9 Thủy 0.94 0.0
Nạp Tây 31.40 0.7 Bố Y 6.09 0.1
Dao 22.50 0.5 Khác 5.62 0.1
(số liệu nguồn gốc: niên giám thống kê tỉnh Vân Nam năm 2014)
2
郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社〃126 骥
16
1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay
* Vài nét về kinh tế vùng biên
Vân Nam là một tỉnh nằm trong chương trình ―Đại khai phát miền Tây‖ dành cho
những tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc và có tỷ lệ dân số thuộc diện
nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác. Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức
nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người.
Họ được phân bổ trong 73 huyện của tỉnh, chủ yếu sống nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của
chính quyền trung ương. Với số tiền trợ cấp 3,15 tỷ nhân dân tệ (NDT) năm 2002, dân
số nông thôn nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,05 triệu năm 2000 xuống 2,86 triệu.
Theo báo cáo phát triển kinh tế năm 2014 do cục thống kê tỉnh Vân Nam công bố
cho thấy, năm 2014, tỉnh Vân Nam kiên trì giữ ổn định để phát triển, dốc sức quy
hoạch tốt các công việc như tăng cường ổn định, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách,
tạo lợi cho dân sinh v.v. Kinh tế Trung Quốc trong một vài năm gần đây tuy vẫn phát
triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức nhưng kinh tế của tỉnh Vân Nam vẫn giữ tổng
thể bình ổn.
Theo sơ bộ thống kê, GDP của tỉnh Vân Nam năm 2014 hoàn thành 1281.459 tỷ
NDT, tăng lên 8,1% so với năm ngoái, xếp hàng thứ 23 trong toàn quốc. Trong đó, sản
nghiệp thứ nhất, đã thực hiện tăng 199.117 tỷ NDT, tăng lên 6,2%; Sản nghiệp thứ hai
đã thực hiện tăng với con số 528,182 tỷ NDT, tăng lên 9,1%, trong đó, giá trị ngành
công nghiệp tăng 389,897 tỷ NDT, tăng 7,2%, ngành kiến trúc giá trị thực hiện tăng
138,966 tỷ NDT; Sản nghiệp thứ ba giá trị thực hiện tăng 554,16 tỷ NDT, tăng lên
7,4%. GDP bình quân mỗi người đạt tới 27 nghìn 264 NDT, tăng 2181 NDT so với
năm trước, bình quân tăng lên 7,5%.
Ngành nông nghiệp cũng phát triển trong ổn định. Tổng giá trị sản xuất của
ngành nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi là 326,1 tỷ, tăng trưởng 6,1% so với năm
2013. Tuy nhiên ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng thực hiện vận hành
tổng thể bình ổn. Theo sơ bộ thống kế, công nghiệp quy mô cấp tỉnh trở lên của tỉnh
17
Vân Nam giá trị thực hiện tăng 354,541 tỷ NDT, tăng 7,3%.
*Sự phát triển kinh tế hiện nay của vùng biên Vân Nam
Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, nhất là từ cải cách mở cửa
đến nay, phát triển kinh tế của khu vực dân tộc vùng biên Vân Nam đã giành được
thành tựu to lớn, chủ yếu biểu hiện như sau:
+ Cơ sở hạ tầng có cải thiện khá lớn
Cho đến năm 2013, 25 huyện biên giới đã thực hiệntốt những tiêu chí của Chiến
lược Hưng biên phú dân với các kết quả cụ thể: cơ sở bưu điện viễn thông của các
huyện, thị xã ngày càng hoàn thiện, đa số nông thông và thị trấn đã khai thông dịch vụ
mạng In-tơ-nét, điện thoại di động …tỷ lệ phổ biến điện thoại đã nâng cao rất nhiều.
Những thành tựu này đã thay đổi nhiều tình huống vùng biên giải quyết tốt tình trạng
thông tin không thông suốt, mù thông tin, giao thông không tiện lợi…
+ Kết cấu sản nghiệp không ngừng ưu hóa, sản nghiệp trụ cột từng bước hình thành.
Vùng biên giới Vân Nam đa số nằm ở khu vực nóng, khí hậu oi bức, mưa nhiều,
thích hợp phát triển nông nghiệp, phát huy ưu thế tài nguyên, ra sức điều chỉnh kết
cấu sản nghiệp theo nguyên tắc lợi ích cao, dần dần hình thành sản nghiệp trụ cột như
đường, trà, bánh kẹo, trái cây v.v. Một số huyện, thị xã còn dần dần hình thành dịch vụ
du lịch vùng biên và du lịch xuyên quốc gia mang đặc sắc riêng, góp phần vào sự gia
tăng thu nhập của nông dân và địa phương.
+ Thiết thực thực hiện cải cách mở cửa
Tùy theo việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN và sự hợp tác
khu vực sông Mê Kông (sông Lan Thương ) qua từng giai đoạn, khu vực dân tộc ít
người vùng biên Vân Nam thực hiện vững chắc và tăng nhanh tiến trình khai phát mỏ
cửa đối ngoại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu năm đã tăng gấp nhiều lần
so với năm 1996 đạt tới 136 triệu 490 nghìn đô-la Mỹ; Đồng thời cải cách hình thức
mậu dịch biên giới cụ thể là thực thi chiến lược ―kinh doanh nội địa‖, kết hợp với mậu
dịch đối ngoại, làm cho quá trình cải cách mở cửa đối ngoại bước vào một diện mạo
mới,đó là mở rộng khai phát, ra sức tác động động thái phát triển kinh tế của khu vực
18
dân tộc thiểu số vùng biên.
+ Kinh tế tăng lên nhanh chóng bền vững, thực lực kinh tế tăng mạnh rõ rệt. Chỉ
tiêu kinh tế chính năm 2013 ở vùng kinh tế biên giới như sau:
Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013
Tổng giá trị sản
xuất
(100 triệu
NDT)
GDP
(NDT)
Đầu tƣ tài
sản cố định
trên đầu
ngƣời
(NDT/ng)
Thu nhập tài
chính
(100 triệu tệ)
Thu nhập
bình quân
trên
đầu
ngƣời
Chi trả
tài chính
(100triệu
tệ)
Kim Bình 32,31 8872 33,01 2,33 639 18,20
Hà Khẩu 30,35 28605 26,50 1,83 1732 11,40
Lục Xuân 20,69 9134 33,00 1,35 596 17,35
Ma Lập Pha 41,28 14650 25,11 3,16 1120 16,98
Mã Quan 55,48 14881 23,06 5,17 1387 19,66
Phú Ninh 59,37 14345 42,89 3,60 870 22,31
Giang Thành 22.77 18308 20,32 1082
Mạnh Liên 19.30 13969 7,69 826 10,04
Lan Thƣơng 47.85 9644 71,53 879 29,68
Tây Mông 7.87 8515 6,65 0,54 587 8,34
Cảnh Hồng 144,78 27426 144,10 11,98 2269 29,40
Mảnh Hải 70,97 21073 25,02 3,51 1042 17,52
Mãnh Lạp 64,37 22514 40,00 3,15 1101 16,62
Đằng Xung 18699 14,92 2278
Long Lăng 17567 38,52 3,47 1231
Thụy Lệ 47,12 24960 65,85 8,75 4641 16,68
Mang 72,44 18225 82,87 7,02 1767 19,75
Doanh Giang 66,21 21366 45,54 5,53 1784 18,15
Lũng Xuyên 30,68 16599 13,25 1,81 983 11,65
Lô Thủy 30,46 16351 29,38 2,00 1074 13,22
Phúc Cống 7,81 7856 9,21 0,55 555 9,66
Cống Sơn 6,22 16271 9,04 0,48 1262 8,41
Trấn Khang 18677 42,00 3,55 1978 16,80
Cảnh Mã 20719 39,60 3,65 1209 22,97
Thƣơng 15796 27,80 2,21 1203 17,10
Tổng hợp 25
huyện
1060,58 425022 1032,65 97,41 34095 439,91
Bình quân 25
huyện
17000,88 1363,8
cả tỉnh 11720,91 25083 9621,83 1611,30 3448 4096,51
Chiến cả tỉnh
(%)
9,01% 67,78% 10,73% 6,05% 39,55% 12,06%
19
Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013
Chi trả bình
quân trên đầu
ngƣời
(NDT/ng)
Số còn tài khoản
của dân cƣ nông
thôn và thì xã
cuối năm
(100 triệu NDT)
Tài khoản
dân cƣ
bình quân
trên đầu
ngƣời
(NDT/ng)
Thu nhập
nông dân
bình
quân
trên đầu
ngƣời
(NDT/ng)
Tổng kim ngạch của
sảm phẩm tiêu
dụng xã hội
(100 triệu NDT)
Kim Bình 4997 15.35 6000 3644 6.90
Hà Khẩu 10771 26.70 25200 5610 4.36
Lục Xuân 7661 11.48 5100 3581 5.98
Ma Lập Pha 6027 26.87 9500 5330 14.17
Mã Quan 5274 40.88 11000 5636 23.94
Phú Ninh 5390 32.24 7800 5582 30.82
Giang Thành 8712 11.90 9600 4777 4.76
Mạnh Liên 7268 26.71 19300 4726 6.87
Lan Thƣơng 5982 32.87 6600 3652 12.92
Tây Mông 9034 5.73 6200 3806 1.95
Cảnh Hồng 5570 144.33 27300 8907 50.74
Mảnh Hải 5203 38.87 11500 6513 14.03
Mãnh Lạp 5815 55.20 19300 5891 16.22
Đằng Xung 5910 116.15 17700 7426 30.14
Long Lăng 6550 32.94 11700 5685 10.39
Thụy Lệ 8849 125.00 66300 6622 25.39
Mang 4969 79.27 19900 5801 30.45
Doanh Giang 5854 38.76 12500 6562 22.34
Lũng Xuyên 6311 21.33 11600 4946 6.28
Lô Thủy 7100 23.73 12700 3593 10.90
Phúc Cống 9728 5.58 5600 2590 2.63
Cống Sơn 22065 3.76 9900 2635 1.98
Trấn Khang 9352 17.87 9900 5511 6.05
Cảnh Mã 7608 26.87 8900 6558 12.65
Thƣơng
Nguyên
9307 13.35 7300 5442 7.15
Tổng hợp 25
huyện
191307 973.74 358400 131026 360.01
Bình quân 25
huyện
7652.28 14336 5241.04
cả tỉnh 8767 8969.32 19200 6141 4036.01
Chiến cả tỉnh 87.29 10.86 74.67 85.34 8.91
20
(%)
1-2 (số liệu nguồn gốc: niên giám thống kê tỉnh Vân Nam năm 2014)
1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang
Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung
sống như Trung Quốc. Việt Nam có 54 dân tộc, các dân tộc ít người chủ yếu sống ở
các vùng núi và cao nguyên. Các dân tộc ít người đông nhất sống tập trung tại vùng
núi phía Bắc là dân tộc Dao, Mông, Thái, Mường, Tày v.v. những dân tộc thiểu số này
đều có những tập hợp lớn phân bố tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang. Trong đó, Lào
Cai có 27 nhóm ngành dân tộc sống cùng với nhau như Hmông, Tày, Dao, Thái, Giáy,
Nùng, Phù Lá, Hà Nhì, Lào, Kháng, La Hủ, Mường, Bố Y, Hoa, La Chí và 11 dân tộc
có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khơ Me, Lô Lô, Kà
Doong, Pa Cô, Ê Đê, Giẻ Triêng, Gia Rai, Chăm, Kà Tu..cùng với dân tộc Kinh. Hà
Giang có 22 tộc người cư trú là Hmông, Dao, Pà Thẻn, Tày, Nùng, Giáy, Bố Y, La Chí,
Cờ Lao, Phu Péo, Lô Lô, Phù Lá, Hoa v.v. cùng với dân tộc Kinh. Chính cuộc sống
chung đã là cơ sở để mỗi dân tộc mang đến cho Lào Cai và Hà Giang một nét văn hoá
độc đáo riêng và tạo ra một bức tranh văn hóa chung của cộng đồng…
1.2.1 Các dân tộc ở Lào Cai
+ Tình hình chung Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân
Nam, Trung Quốc. Lào Cai nằm ở khu vực ―đệm‖ giữa khu vực Việt Bắc và Tây Bắc
Việt Nam. Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009, dân số toàn tỉnh là
615.620 người, chiếm 5,5% dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và chiếm 0,7%
dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2005-2009 là 1,41%/năm, giảm
0,42%/năm so với giai đoạn 2000-2005 (1,83%/năm). Khu vực hành chính của tỉnh
Lào Cai chia thành: 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo
Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị trấn.
+ Dân số và sự phân bố
21
Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 96 người/km2, bằng 83% mật độ trung bình
của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và bằng 37% so với mức trung bình của cả
nước. Lào Cai hiện có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc
thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh: Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông
chiếm 22,21%, dân tộc Tày chiếm 15,84%, dân tộc Dao chiếm 14,05%, dân tộc Giáy
chiếm 4,7%, dân tộc Nùng chiếm 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người như
Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,...
Huyện Sapa nằm ở phía Tây tỉnh Lào Cai, huyện có diện tích 683,29 km², có
một thị trấn 17 xã, chủ yếu là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc, trong đó tỷ lệ dân số
của các dân tộc cụ thể là: Dao 23,04% Kinh 17,91% Tày 4,74% Dáy 1,36% Xã
Phó 1,06%; Số người của tộc Hoa và các dân tộc khác 0,23%.
Huyện Bắc Hà rộng 686,78 km², có 14 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó
đông nhất là dân tộc Hmông, Dao, Tày, Nùng; trong đó dân tộc H'Mông chiếm
khoảng trên 47% dân số trong toàn huyện. Các dân tộc khác còn lại là Kinh, Dao
tuyển (Mán đen), Tày, Nùng, Phù Lá, Hoa,...
Huyện Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai,
diện tích tự nhiên 1.061,89 km², trên 70% là đồi núi. Cư dân trên địa bàn huyện gồm
7 tộc người chung sống là Mông, Dao đỏ và Dao tuyển, Giáy, Hà Nhì, Hán, Tày và
Kinh, dân tộc thiểu số chiếm 82%..
Huyện Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, giáp với huyện Mã
Quan (Châu tự trị dân tộc Choang - Miêu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc). Huyện
này có 11 dân tộc cùng chung sống ở 97 thôn bản. Về cơ cấu dân số người
H’Mông chiếm 82,52%, người Nùng chiếm 12,25%, người La Chí chiếm 0,75%,
người Thu Lao (là một nhóm thuộc dân tộc Tày) chiếm 3,98%, người Phù Lá chiếm
0,09%, người Kinh chiếm 0,28% v.v. đông nhất là đồng bào H’Mông.
Huyện Bảo Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích 820
km2 và dân số là trên 80.000 người (2013). Cộng đồng dân cư ở đây gồm có 15 dân
tộc: Dân tộc Kinh chiếm 32,56 % - Dân tộc Tày chiếm 31,93 % - Dân tộc Dao chiếm
22
22,16 % - Dân tộc Mông chiếm 8,61 % - Dân tộc Nùng chiếm 1,96 - Dân tộc Phù Lá
1,1 % - Dân tộc Giáy chiếm 1,09 %. - Các dân tộc khác chiếm 0,69 %...
Huyện Bảo Thắng: phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc)
với 7km đường biên, có diện tích 691,55 km² và dân số 100.577 người (đông nhất
tỉnh Lào Cai). Có 13 cộng đồng dân tộc cùng cư trú xen kẽ với nhau trong đó đông
nhất là các dân tộc Kinh, Dao, Tày.
Huyện Văn Bàn Nằm là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm
12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay,
Hà Nhì, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng,
Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai
có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc H’Mông cư trú ở Việt Nam.
Huyện Mường Khương: phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mã Quan và Hà Khẩu
tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đường biên giới Việt - Trung trên địa bàn huyện dài
86,5 km, trong đó có 55 km đất liền, có 2 cửa khẩu quốc gia là Sín Tẻn và Pha Long.
Mường Khương có dân số trên 50 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Dân số
toàn huyện theo số liệu điều tra đến tháng 4 năm 2009 có 52.030người. Bao
gồm 14 dân tộc anh em và các ngành khác nhau. Dân tộc HMông đông nhất
chiếm 41,78%. Dân tộc Nùng chiếm 26,8%, Dân tộc Dao chiếm 5,75% , Dân tộc
Giáy chiếm 3,74% , dân tộc Bố Y chiếm 2,59%, dân tộc Kinh (Việt)
chiếm 11,98%. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có dân số ít như dân tộc Phù Lá,
Mường, Lô Lô chiếm 6,8% ...
1.2.2 Các dân tộc ở Hà Giang
+ Tình hình chung Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Việt Nam, có vị trí chiến
lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh
Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang có diện
23
tích tự nhiên là 7.884,37 km2. Tính đến nay Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 05
phường, 13 thị trấn và 177 xã. Thành phố Hà Giang có 5 phường và 3 xã, huyện Bắc
Mê 1 thị trấn và 12 xã, Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã, huyện Đồng Văn 2 thị
trấn và 17 xã, huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã, huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17
xã, huyện Quản Bạ 1 thị trấn và 12 xã, huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã,
huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã, huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã, huyện Yên
Minh 1 thị trấn và 17 xã
+Dân số và sự phân bố dân số
Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số tháng 4 năm 2009 là 724.537 người.
Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người; các dân tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng
dân số toàn tỉnh), Tày (23,3%), Dao (15,1%), Việt (13.3%), Nùng (9.9%)……Hà
Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã.
Huyện Bắc Mê có diện tích 844,30 km² và dân số 56.593 người (điều tra 2009).
Toàn huyện có 12 xã, 1 thị trấn. Có 13 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện,
trong đó 37,86% là dân tộc Dao, 22,34% là dân tộc Tày, 22,21% là dân tộc HMông,
còn lại là các dân tộc khác.3
Huyện Bắc Quang là huyện vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang. Bắc Quang có 2 Thị
trấn Việt Quang và Vĩnh Tuy và 21 xã. Dân số của huyện là 108.704 người, với 19
dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Dao.
Huyện Đồng Văn có diện tích 446,66 km², gồm 2 thị trấn Thị trấn Đồng
Văn (huyện lỵ) Thị trấn Phó Bảng và 17 xã. Dân số cả huyện có 62.138 người (điều
tra năm 2009), với 15 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân
tộc HMông chiếm trên 85%, tiếp đó là các dân tộc Tày , Kinh, Hoa còn lại là các dân
tộc khác…4
Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Nùng
chiếm hơn 38%, tiếp đó là dân tộc Dao 22%, H’Mông 13%, còn lại là các dân tộc khác.
3
http://hagiangsensetravel.com/bac-me-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-n.html
4
http://wikimapia.org/17640314/vi/Huyện-Đồng-Văn
24
Huyện Quản Bạ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Giang, phía Bắc và Tây giáp Vân Nam -
sống rất khó khăn.
Huyện Mèo Vạc phía Đông và phía Bắc giáp với Trung Quốc. Tính đến 31 tháng
12 năm 2013 dân số toàn huyện là 76.263 người, gồm 17 dân tộc cùng sinh sống như:
H’Mông, Lô Lô, Dao, Giáy, Tày, Kinh, Nùng, Hoa, Sán Chay, Cờ Lao, Pu Péo….,
đông nhất là dân tộc HMông chiếm 77,28 % dân số toàn huyện.5
Huyện Quản Bạ phía bắc và tây giáp Vân Nam - Trung Quốc. Dân số của toàn
huyện là 45.426 người (Niên giám thống kê năm 2010), Là nơi cư trú của 14 dân tộc,
trong đó gần 60% là dân tộc HMông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộc Tày chiếm
11%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Quản Bạ là địa phương duy nhất có dân tộc
Bố Y (hiện chỉ còn 881 người và hầu hết sống tập trung ở xã Quyết Tiến). 6
Huyện Vị Xuyên phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng
Su Phì, phía Nam giáp huyện Bắc Quang, phía Đông là thành phố Hà Giang và
huyện Na Hang (Tuyên Quang). Huyện có diện tích 1487,5 km² và dân số 82.000
người (điều tra năm 2004). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao,
Kinh, Nùng…
Huyện Xín Mần: phía Bắc giáp Trung Quốc, Xín Mần có 1 thị trấn huyện lỵ
(Cốc Pài) và 18 xã. Huyện này có diện tích 581,8 km². Dân số (đến năm 2013) là
62.457 người. Có 18 dân tộc anh em cùng chung sống (Nùng, HMông, Tày, Dao, La
Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Khmer, Giấy, Cơ
Lao, Sán Dìu, Sán Chay). Trong đó có một số dân tộc là người bản địa như Nùng,
Mông, La Chí, Phù Lá, Tày, Dao…Huyện có 4 xã biên giới giáp với huyện Mã Quan,
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Pà Vầy Sủ, Chí cà, Xín Mần, Nàn Xỉn) với chiều dài
đường biên giới 31km.7
Huyện Yên Minh nằm phía Đông Bắc tỉnh Hà Giang, phía Bắc giáp tỉnh Vân
5
http://meovac.hagiang.gov.vn/index.php?nv=gioi-thieu-chung&op=Dan-so-lao-dong/Dan-so-lao-dong-63
6
http://duan600.vn/huyen-ngheo/Huyen-Quan-Ba-Ha-Giang-28/
7
http://xinman.hagiang.gov.vn/index.php?nv=gioi-thieu-chung&op=Tu-nhien-xa-hoi/Dieu-kien-tu-nhien-va-tiem-nang-kin
h-te-10
25
Nam (Trung Quốc), có diện tích 786,15 km², dân số toàn huyện là 71.297 người
(Niên giám thống kê năm 2010). Huyện có 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân
tộc HMông chiếm 53,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 13,95% dân số,
còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dân số ít như Pu Péo, Lô Lô...8
1.3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc
1.3.1 Chiều dài biên giới
Trong sự phát triển của các địa phương nhất là ở vùng biên giới, quan hệ giao lưu
của các tộc người cũng phụ thuộc vào vị thế địa - chính trị, địa - văn hóa của mỗi vùng.
Vùng biên giới Việt – Trung có đặc điểm nổi bật là đa dạng về điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, tộc người, trong đó nhiều tộc người có đồng tộc sinh sống ở bên kia
biên giới của nước láng giềng. Biên giới là ―cửa ngõ‖ quan trọng, thường xuyên đón
nhận giao lưu văn hóa giữa các tộc người ở các quốc gia. Trong quá trình giao lưu đó,
―biên giới tộc người‖ nhiều khi không trùng với biên giới quốc gia vì thế quan hệ
đồng tộc đôi khi vượt qua biên giới quốc gia để tới nơi có người cùng họ, cùng dân tộc
đang sinh sống ở bên kia biên giới. Chính vì thế có nhiều yếu tố có thể tác động đến
quan hệ của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên.
Đường biên giới Trung-Việt tổng chiều dài 1449 km, trong đó đoạn tỉnh Vân
Nam và Lào Cai dài 203 km, Vân Nam với tỉnh Hà Giang dài 274 km. Chính do
đường biên giới dài nên có nhiều cửa khẩu và lối mòn được nhân dân sử dụng. Lào
Cai có QL 70; QL 279; QL 4D và rất nhiều những con đường hiểm trở dọc biên giới,
với các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu cấp tỉnh, và các lối mòn thông dụng. Tỉnh Vân
Nam và tỉnh Lào Cai có 1 cặp cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu- Lào Cai (đường ô-tô) Hà
Khẩu-Lào Cai (đường sắt). Hà Khẩu –Lào Cai là một trong ba cửa khẩu quốc tế có vị
trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước
Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu nằm ngay trong trung tâm Tp Lào Cai.
8
http://duan600.vn/huyen-ngheo/Huyen-Yen-Minh-Ha-Giang-29/
26
(Cửa khẩu Lào Cai- Hà Khẩu)
Ngoài ra còn có các cửa khẩu quốc gia như Tung Chung Phố -Mường Khương,
cửa khẩu quốc tế đường bộ Kim Thành thành phố Lào Cai, cửa khẩu Bản Vược (Bát
Xát) và hơn 80 đường mòn thông dụng như lối mở Bản Quẩn (Bảo Thắng)…
Tỉnh Vân Nam và tỉnh Hà Giang có 1 cửa khẩu cấp Quốc gia, 2 cửa khẩu cấp
tỉnh, 19 chợ biên giới, 108 lối mòn thông dụng. Tình hình cụ thể như sau:
1-3 (Do lối mòn thông dụng nhiều nên chỉ thống kê những lối mòn chủ yếu, được người dân 2 nước sử
dụng nhiều)9
9 骥磊〃从滇越骥段骥界走廊考察壮族与岱骥族的跨境关系〃文山骥范高等骥科学院学骥〃2007 年
Tên cửa khẩu TQ Tên cửa khẩu VN Cấp
Thiêm Bảo Thanh Thủy Cấp Quốc gia
Điền Bồng Thương Bồng Cấp Quốc gia
Đô Long Xín Mần Cấp tỉnh
Đổng Can Phổ Bổng Cấp tỉnh
Tiểu Bá Tử Mã Quang HoaTrúcBằng Phố Mã Mới Lối mòn thông dụng
Kim Xưởng Mã Quang Kê Ca Xín Mần Lối mòn thông dụng
Đường Bảo Lương Mã
Quang
Mạn Mỹ Hoàng Su Phì Lối mòn thông dụng
Mãnh Đồng Ma Lật Pha Nam Đinh Hoàng Su Phì Lối mòn thông dụng
Bá Bố Ma Lật Pha Nghĩa Thuận Quản Bạ Lối mòn thông dụng
Dương Vạn Ma Lật Pha Bạch Đức Yên Minh Lối mòn thông dụng
Mã Lâm Ma Lật Pha Cô Long Đồng Văn Lối mòn thông dụng
Hòa Bình Phú Ninh Đường Mới Mèo Vạc Lối mòn thông dụng
27
Rõ ràng mặc dù trên toàn tuyến biên giới đã có rất nhiều các cửa khẩu cấp quốc
gia và cấp tỉnh nhưng vì tuyến biên giới Việt – Trung rất dài hơn nữa bà con các dân
tộc thiểu số sống ở vùng biên có cùng nguồn gốc, có cùng tâm lý và tình cảm dân tộc
nên việc hình thành rất nhiều các lối mòn thông dụng để giúp bà con giao lưu thuận
tiện là điều tất yếu. Các cơ quan quản lý nào có thể biết và xác định được các lối mòn
trên thực địa nhưng không thể quản lý được các ―đường mòn‖ ở trong tâm của những
bà con các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt cùng uống một sông nước, cùng
kiếm củi trên một núi, cùng đi một chợ thì chỉ những đường mòn này mới làm cho
việc giao lưu được tiện lợi.
1.3.2 Yếu tố lịch sử
Thời kỳ Nhật xâm chiếm Trung quốc, nhiều người dân ở vùng biên giới Trung
Quốc chạy sang Việt Nam tị nạn. Những năm đầu thế kỷ 19, Lưu Vĩnh Phúc từng tổ
chức cho các dân tộc vùng biên giới Trung Quốc thành lập ―Quân cờ đen‖ như dân tộc
Hán, dân tộc Choang v.v., để giúp đỡ Việt Nam chống Pháp, và giành được nhiều
thắng lợi. Sau ngày ―Quân cờ đen‖ trở về Trung Quốc, trong đó có một số người ở lại
Việt Nam, ngày nay số đó đã trở thành một bộ phận của dân tộc Nùng. Năm 1886, ở
mấy tỉnh thuộc biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc như tỉnh Hải Ninh, tỉnh Lạng
Sơn, tỉnh Cao Bằng, các dân tộc biên giới tích cực tham gia chống thực dân Pháp như
Kinh, Tày, Nùng v.v., nhưng bị đàp áp mạnh mẽ, có bộ phận người Việt giáp biên giới
chạy trốn sang vùng Đông Hưng Trung Quốc. Năm 1958 đến năm 1961, Kế hoạch
― đại nhảy vọt‖ không thu được kết quả như mong đợi, làm cho Trung Quốc thiếu ăn
nghiêm trọng, đa số người dân ở vùng biên Trung-Việt chạy sang vùng biên Việt Nam
để nhờ họ hàng hoặc bạn bè với mục đích là mua lương thực giải quyết tạm thời vấn
đề thiếu ăn.10
Trong thời kỳ Việt Nam chống Pháp và chống Mỹ, một bộ phận nhân
10
范骥宏, 壮族在骥南骥最骥密的兄弟——越南的岱、骥、拉基、布骥、山骥族, 广西民族学院学骥,
2005 年第一期.
28
dân gần biên giới chạy sang các tỉnh lận cận của Trung Quốc tị nạn, chính quyền địa
phương Trung Quốc và quần chúng đều viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng
như vật chất. Như vậy có thể nhận thấy ở vùng biên nếu quan hệ hai quốc gia là bình
thường thì với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây quan hệ đồng tộc, quan hệ
đồng họ có điều kiện phát triển thuận lợi.
Những năm thập niên 70-80 thế kỳ 20, quan hệ Trung-Việt không bình thường,
thậm chí năm 1978, quan hệ Trung-Việt căng thẳng đến đóng cửa biên giới và đương
nhiên cũng đóng hết tất cả lối mòn thông dụng. Cũng trong thời gian này, quan hệ hai
Đảng, hai chính phủ cũng bị gián đoạn. Tuy vậy ở một số nơi của vùng biên, dù có
khó khăn nhưng người dân vùng biên vẫn giữ quan hệ với những người đồng họ,
đồng tộc ở bên kia biên giới.Theo tư liệu điều tra của Hàn Na11
, trong thời kỳ căng
thẳng này, người dân ở một số nơi thuộc biên giới Trung-Việt vẫn có đi lại. Nhiều dân
tộc thiểu số sử dụng lối mòn bí mật đi thăm họ hàng bạn bè. Cá biệt có những lối mòn
còn được thông báo cho nhau cho biết phải cần thẩn chỗ nào, chỗ nào có bom mìn.
Người dân biên giới cả hai nước vẫn giữ quan hệ giao dịch với nhau, một số người
dân biên giới Việt Nam cũng bất chấp nguy hiểm tìm đường mòn mới để sang vùng
biên Trung Quốc mua bán đồ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Vì thế có nơi ở vùng
biên tự nhiên hình thành các phiên chợ giao dịch dân gian như ―Phố Bí Thảo‖ 12
bởi
người dân vùng biên nhu cầu. Chính vì thế ngay cả trong năm 1979, người dân biên
giới Trung-Việt vẫn có hoạt động giao dịch. Người Trung Quốc thường lấy các sản
phẩm dệt may, vải Cotton, đèn pin, dép, dầu gió v.v. đổi những vật phẩm như trái cây,
rau xanh, cây thuốc dược liệu, các loại trứng với người Việt...
Đối với vấn đề này, có những tài liệu cho thấy, chính quyền Việt Nam cũng từng
có biện pháp để ngăn chặn. Thí dụ tháng 3 năm 1984 có qui định, khi đi vào vùng biên
giới, phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vào vùng trọng điểm biên giới thì phải
11
Biến đổi xã hội biên giới Trung-Việt và ý thức quốc gia- dựa vào phân tích về người vùng biên giao
dịch xuyên quốc gia, Hàn Na〃Nghiên cứu quốc tế
12
黄永祥〃金平-草皮街-走向大市骥〃云南民族学院学骥〃1994 年
29
được chủ tịch, bí thư địa phương xét duyệt và ký tên. Nếu vi phạm thì phải bị phạt tiền
hoặc chịu cải tạo lao động. Tuy vậy, nhưng hoạt động giao dịch tại vùng biên giới
không những không bị hạn chế mà phạm vi giao dịch lại không ngừng mở rộng. Thực
tế, chính quyền Trung-Việt từ từ ngầm thừa nhận những giao dịch này. Phải đến ngày
19 tháng 11 năm 1988, Nghị quyết số 118 mới chính thức chấp nhận việc thăm hỏi
người thân, giao dịch hàng hóa có nhu cầu. Thực tế trong giai đoạn này, quan hệ
Trung-Việt hình thành một cục diện trái ngược ―quan thù địch dân hữu hảo‖.
Rõ ràng, người dân vùng biên của các quốc gia, bất kể quan hệ hai nước ổn định
hòa bình hay không, đều giữ quan hệ và trao đổi không gián đoạn. Có khác nhau chỉ
là công khai hoặc bí mật với hình thức khác nhau, số lần đi lại nhiều hoặc là ít mà thôi.
1.3.3 Xu thế hiện nay
Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến
ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết
mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một xu thế tất yếu, khách quan, hợp quy luật của
thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài nếu không muốn bị tụt hậu.
Toàn cầu hóa, một mặt đem lại cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển
những cơ hội lớn, mặt khác nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.
+ Cơ hội
Xu thế mở cửa, giao lưu hội nhập đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với hoạt
động văn hoá xã hội của các dân tộc. Ngày nay, để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
các quốc gia cho dù là chế độ xã hội nào cũng không thể đóng cửa, bế quan toả cảng,
bởi lẽ chính mở cửa, giao lưu và hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, văn
hoá của các dân tộc. Quá trình giao lưu hội nhập có thể xảy ra theo nhiều hình thức.
Tính đến tháng 5 năm 2010, trên vùng biên giới 2 nước Trung-Việt, có cả thảy 9
cửa khẩu mậu dịch biên giới và 54 điểm họp chợ biên giới, trong đó có 25 điểm nằm
trong địa bàn Quảng Tây, 29 điểm nằm trong địa bàn Vân Nam. Thí dụ chợ mậu dịch
biên giới Địa Tây Bắc. Địa Tây Bắc là một địa danh nằm ở bản người Di thuộc xã Ma
An Để huyện tự trị dân tộc Thái- Dao- Mèo Kim Bình châu Hồng Hà. Huyện Kim
30
Bình giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Năm 1987, chợ biên giới
Địa Tây Bắc được chính quyền tỉnh Vân Nam phê chuẩn là khu chợ dùng cho dân
biên giới qua lại buôn bán. Chợ biên giới Địa Tây Bắc là nơi họp chợ của chừng 40
nghìn dân biên giới Trung Quốc và Việt Nam, kể cả hàng nghìn người dân biên giới
Việt Nam ở xã Dao Sơn và lân cận của huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và xã Dĩ Để
và vùng lân cận thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Chợ Địa Tây Bắc cứ 6 ngày họp một
phiên. Ngày chợ, lúc đông nhất có tới hơn 13 nghìn người, trong đó khoảng một nửa
là những người dân biên giới Việt Nam. Hàng hoá trên chợ chủ yếu là nông phẩm,
lâm sản và các mặt hàng thông dụng hàng ngày. Ở vùng đông đồng bào dân tộc, sản
phẩm trao đổi đa dạng không những là sự thật bắt buộc để giao lưu trao đổi mà còn là
cơ sở để bà con xây dựng một cuộc sống bình thường. Sự thích ứng giữa các nền văn
hoá của dân tộc này với dân tộc khác cũng là thuộc tính bản chất trong quan hệ trao
đổi này. Chợ biên giới đã giúp nhân dân các dân tộc mở rộng thêm phạm vi hoạt động
xã hội, tăng thêm sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy cộng đồng dân tộc khai
thác tiềm năng tốt hơn nữa, qua đó thắt chặt thêm quan hệ chung sống gắn bó giữa các
dân tộc thiểu số được hình thành tự nhiên từ xa xưa trong lịch sử.
Nền kinh tế hiện đại hóa thường tác động tích cực tới ý thức quốc gia của
người dân. Lịch sử kiến tạo đất nước của các dân tộc châu Âu là sự diễn giải tốt nhất
đối với ảnh hưởng tích cực do hiện đại hoá mang lại. Đối với các nước xã hội chủ
nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam mà nói, sau khi thi hành chính sách cải cách mở cửa
và đổi mới, ý thức quốc gia của quần chúng dân tộc thiểu số quả thật có chiều hướng
tăng lên, đó là tác động của nền kinh tế hiện đại hoá tuy không phải là hoàn toàn
nhưng rất quan trọng.
Trước hết, trong quá trình xây dựng hệ thống kinh tế thị trường mở cửa thống
nhất, sự trao đổi kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc được mở rộng không ngừng. Kinh
tế thị trường là kinh tế có mục đích tăng cường lợi nhuận làm cho xí nghiệp không
ngừng mở mang thị trường. Nhiều xí nghiệp vùng nội địa, đồng bằng, duyên hải trong
đó có cả những xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách đưa hàng vào vùng biên
31
cương phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình xây dựng nhà máy, khai thác tài
nguyên tại vùng biên cương, không chỉ là một quá trình giao lưu kinh tế với động lực
là trao đổi lợi ích vật chất mà điều quan trọng hơn là quá trình giao lưu kinh tế cũng
mang theo rất nhiều yếu tố văn hóa. Thông qua sự giao lưu văn hóa gián tiếp đó,
không những làm cho quần chúng dân tộc đa số (Hán ở Trung Quốc, Kinh ở việt Nam)
nhận thức được nền văn hóa dân tộc thiểu số phong phú đa dạng mà còn giúp cho
quần chúng dân tộc thiểu số có được nhận thức trực quan nhiều hơn đối với nền văn
hóa của các dân tộc khác kể cả dân tộc đa số, làm tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng
lẫn nhau giữa các dân tộc. Đồng thời, chính sự giao lưu trao đổi đó cũng xúc tiến
thúc đẩy các dân tộc hòa hợp hơn nữa. Mặc dù sự khác biệt văn hoá giữa các dân tộc
vẫn tồn tại, song tính chất chung (về văn hoá và chính trị) lại đang được hình thành và
phát triển. Những tính chất chung đó đang không ngừng củng cố ý thức quốc gia mà
cụ thể là cảm giác được hòa nhập của quần chúng các dân tộc thiểu số. Và họ sẽ
không thể nào có được cảm giác như vậy nếu ở vào thời kỳ trước khi cải cách mở cửa,
thời kỳ có sự cách biệt giữa các quần thể văn hoá khác nhau.
Mặt khác là, của cải quốc dân gia tăng khiến chất lượng đời sống nhân dân (kể cả
quần chúng dân tộc thiểu số) được cải thiện rõ rệt. Chính đời sống vật chất được cải
thiện đã có tác dụng làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng hơn vào chính phủ
trung ương và ý thức quốc gia cũng được nâng lên. Thí dụ như ở vùng Tây Nam
Trung Quốc tác động bởi cải cách kinh tế đối với ý thức quốc gia của đồng bào dân
tộc thiểu số càng nổi bật hơn bởi lẽ nếu so với các nước xung quanh thì Trung Quốc
có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, cuộc sống sung túc hơn, đó quả thực đã mang lại cho
các dân tộc ở đây niềm tự hào và ý thức quốc gia mãnh liệt.
Ngoài ra, thu nhập tài chính tăng đã tạo cơ sở vật chất cho việc thi hành và cải
tiến các chính sách khác với đồng bào dân tộc. Thí dụ như nền giáo dục quốc dân
cũng kịp thời cải cách đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm xoá dần khác biệt
văn hoá giữa cộng đồng dân tộc thiểu số với cộng đồng dân tộc đa số.
+ Những thách thức
32
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng là con dao hai lưỡi, đem lại cho chúng ta rất nhiều
điều hay, điều lợi nhưng cũng đem lại vô số những điều bất lợi. Đầu tiên, tình hình
không cân bằng của hiện đại hóa kinh tế gây nên khác biệt giữa các vùng miền, tất
nhiên gây ra chênh lệnh thu nhập, chênh lệnh giàu nghèo giữa dân tộc đa số với dân
tộc thiểu số. Sự chênh lệch này sẽ tồn tại tương đối lâu, nếu chính sách không có
điều chỉnh đột biến thì tình hình này không thể thay đổi được trong một thời gian
ngắn và sẽ ảnh hưởng đến ý thức quốc gia trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cụ thể như ở Trung Quốc thông qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, những yếu tố
như khu vực hoặc hoàn cảnh thành phố , nông thôn làm cho thu nhập của các dân
tộc có chênh lệch đã không thể giải thích hợp lý bằng yếu tố lịch sử, địa lý nữa. Cho
dù chính sách kinh tế và chế độ phân phối không phải là yếu tố duy nhất gây ra
chênh lệch, cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, bởi vì tình huống khách
quan mà có sự đan xen giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên Trung-Việt, giao lưu
giữa hai bên không ngừng tăng cường, quần chúng dân tộc thiểu số sẽ cảm thấy rõ rệt
hơn vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các dân tộc, tất nhiên họ sẽ nghi ngờ và suy nghĩ
về nguyên tắc và chế độ phân phối hiện nay đang thi hành, mà những nghi ngờ này sẽ
ảnh hưởng đến phán đoán của họ với trật tự nhà nước mà cụ thể nhất là các vấn đề gây
xung đột ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nếu tình hình này không có cải thiện
trong một thời gian tới, thì tình hình về ý thức của dân tộc thiểu số ở vùng biên sẽ
không lạc quan.
Ngoài ra, hiện đại hóa kinh tế không phải là một quá trình độc lập, trong quá
trình giao lưu kinh tế chắc chắn mang yếu tố chính trị và văn hóa. Trên đường biên
giới Trung-Việt, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia của các dân tộc thiểu số thường là
một trạng thái ―lung lay‖. Nếu trong quá trình ấn định chính sách đối với vùng biên
giới, chính quyền Trung Quốc và Việt Nam không cân nhắc toàn diện về nền văn hóa
của người dân biên giới không thi hành chính sách phong phú đa dạng, hữu hiệu, và
không đáp ứng được nhu cầu văn hóa và vật chất của người dân biên giới, thì ý thức
quốc gia và ý thức dân tộc rất khó có thể đạt được mục tiêu, dễ xảy ra những sự kiện
33
trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn biên giới quốc gia và thiết hại lợi ích cả xã hội.
Tiểu kết chƣơng 1
Viêt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em
cùng chung sống. Đường biên giới Trung-Việt tổng dài 1449.566 km, trong đó đường
biên giới Vân Nam và Lào Cai dài 203 km, với tỉnh Hà Giang dài 274 km. Có rất
nhiều tộc người nằm ở vùng biên Trung-Việt, Trung Quốc có 13 dân tộc, Việt Nam có
26 dân tộc.
Vân Nam là một tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc cùng sống chung của
Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng
là nơi các dân tộc thiểu số sống chung tương đối nhiều ở Việt Nam. Giữa 3 tỉnh này có
nhiều dân tộc thiểu số xuyên biên giới, họ cùng nguồn gốc nên có văn hóa, phong tục
tập quán tương đồng.
Ở vùng biên giới Trung-Việt xưa nay, bà con dân tộc hai bên đều giữ quan hệ
mật thiết với nhau. Cho dù là thiên tai hay địch họa, miễn là người dân cần giúp đỡ thì
bà con dân tộc của nước bạn đều dốc sức viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng
như vật chất. Kể cả thời kỳ quan hệ Trung-Việt căng thẳng, quan hệ đi lại dân gian
giữa vùng biên hai nước đều chưa bao giờ gián đoạn mà trên thực tế chính quyền địa
phương hai nước cũng không ngăn chặn được. Đối với quan hệ các dân tộc thiểu số,
không chỉ các cửa khẩu mà cả các lối mòn thông dụng vùng biên là cầu nối quan trọng,
tạo điều kiện để người dân ở vùng biên của hai nước gắn liền chặt chẽ với nhau.
Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay cũng chú trọng mở rộng quan hệ vùng biên,
phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập chính đáng cho người dân biên giới. Mặt khác
thông qua cải thiện mức sống của người dân ở vùng biên cũng góp phần tăng cường ý
thức quốc gia của họ. Song thực trạng phát triển không đồng đều, thiếu cân đối do
hiện đại hóa kinh tế gây ra chênh lệnh thu nhập giữa vùng biên giới với vùng khác
trong nước, dễ xảy ra tâm lí không ổn định, gây xáo trộn ở vùng biên. Trong quá
trình ấn định chính sách cho vùng biên giới, chính quyền Trung Quốc và cả Việt Nam
luôn cân nhắc toàn diện cả về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm đem lại đời sống ổn
34
định cho người dân biên giới.
CHƢƠNG 2 QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG
QUAN HỆ DÂN TỘC
2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới
Biên giới Việt – Trung được hình thành muộn và luôn biến động qua các thời kì
lịch sử khác nhau. Ngày nay, khi hai nước đã hoàn thành việc phân mốc biên giới trên
bộ thì vấn đề tranh chấp biên giới mới giảm bớt căng thẳng. Điều này giúp cho cuộc
sống của cư dân biên giới có nhiều thuận lợi. Một đặc điểm của vùng biên giới Việt –
Trung chính là sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên và văn hóa. Với nhiều dạng địa
hình, khí hậu và nguồn tài nguyên phong phú đây là khu vực đa dạng về tài nguyên
thiên nhiên. Ngoài ra, tại đây có nhiều tộc người cư trú nên có thể được coi là một khu
vực đa dạng văn hóa. Các tộc người này có nguồn gốc lịch sử và đặc điểm văn hóa
khác nhau nhưng đã cùng chia sẻ một không gian sinh tồn chung. Vì thế, ngoài những
đặc điểm văn hóa ngôn ngữ riêng, họ cũng có nhiều nét tương đồng do quá trình tiếp
xúc và cộng cư lâu dài.
Chúng ta đều biết, vùng biên giới Việt – Trung vốn là vùng chậm phát triển, có
trình độ và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thấp so với trình độ phát triển chung của
cả hai nước. Chính vì thế, vai trò của tộc người Hán và người Kinh tương đối quan
trọng đối với quá trình phát triển các quan hệ giao thương và đô thị dọc vùng biên. Cho
dù không phải là cư dân gốc của khu vực này, nhưng ảnh hưởng của họ trong các hoạt
động kinh tế phi nông nghiệp, của cư dân trong vùng lại tương đối nổi bật.
Để thấy rõ đặc điểm ―xuyên biên giới‖ giữa các dân tộc của hai nước, sau đây,
chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất mối liên hệ ấy được thể hiện như thế nào, cụ thể là chú
ý đến quan hệ đồng tộc, đồng họ, quan hệ khác dân tộc…từ đó, cho phép, chúng ta
có thể tiếp tục tìm hiểu những tương đồng cũng như khác biệt về văn hóa xã hội để
nhận biết đầy đủ hơn về bức tranh văn hóa xã hội của những dân tộc xuyên biên
giới ở hai nước.
35
2.1.1 Quan hệ đồng tộc
Quan hệ đồng tộc là một quan hệ phổ biến ở khu vực biên giới. Tìm hiểu quan hệ
đồng tộc ở vùng biên tỉnh Vân Nam Trung Quốc với Việt Nam có thể thông qua mấy
phương diện như sau:
2.1.1.1 Quan hệ hôn nhân
Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, việc thể hiện tình cảm tự
nguyện giữa hai bên, sự tự nguyện trong hôn nhân là điều kiện cơ bản để hôn nhân có
hiệu lực. Hôn nhân xuất phát từ vai trò có tính bền vững của gia đình truyền thống, là
cơ sở xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Nhưng ta dù mang đặc tính nào
thì hôn nhân vẫn chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, có khi là một thiết
chế phù hợp với thực tiễn thí dụ như phong tục. Đối với vùng biên nơi có cộng đồng
các dân tộc xuyên biên giới thì các phong tục, luật tục đôi khi còn mạnh hơn cả pháp
luật. Chính vì thế trên thực tế việc kết hôn xuyên biên giới tuy chưa phải là phổ biến
nhưng cũng không phải là những trường hợp đặc biệt.
Có một vài nguyên nhân dẫn tới thực trạng này như: kết hôn vì tâm lí dân tộc,
cùng ngôn ngữ tương đồng, cùng tập tục giống nhau, giao thông qua lại thuận tiện dù
là hai nước nhưng thực tế lại gần hơn nơi khác… đã khiến cho người dân kết hôn
xuyên biên giới tương đối nhiều. Qua điều tra, số hộ gia đình kết hôn giữa dân tộc
Choang ở huyện Biên Tam, Văn Sơn, Trung Quốc và dân tộc Tày, dân tộc Nùng (chủ
yếu là dân tộc Nùng) của Việt Nam là: huyện Mã Quan có 20 hộ, huyện Ma Lật Pha
32 hộ, huyện Phú Ninh 5 hộ. Những con số này được lấy từ văn phòng huyện Mã
Quan, huyện Ma Lật Pha, phòng tự quản huyện Phú Ninh. Các con số trên còn chưa
tính đến số hộ gia đình chưa hoặc không đăng kí kết hôn.
Có thể giới thiệu một số hộ cụ thể như:
Gia đình ông Long Phụng Vinh (dân tộc Choang, đã mất) có vợ là Vương Phát
Liên 63 tuổi người dân tộc Nùng, thôn Nam Hải, huyện Bát Xát Lào Cai Việt Nam.
36
Gia đình ở Việt Nam có 4 anh chị em. Năm 23 tuổi bà đã chạy trốn khỏi cuộc hôn
nhân của mình sang Trung Quốc và gặp ông Long Phụng Vinh. Không bao lâu hai
người đã kết hôn và sinh được 3 nam 2 nữ. Con trai là Long Lâm Khoa 37 tuổi, cũng
lấy vợ là người Việt Nam sinh được 1 nam (24 tuổi), 1 nữ (10 tuổi), đều đang đi học
Gia đình ông Hoàng Thượng Hải có vợ là Lục Kim Hoa 37 tuổi người dân tộc
Nùng thôn Nam Lặc huyện Mường Khương Việt Nam. Anh chị em trong gia đình bà
Hoa ở Việt Nam có 3 nữ, 1 nam. Đáng chú ý mẹ bà Hoa là người Trung Quốc, bố là
người Việt Nam nhưng đã sinh sống ở Trung Quốc được 14 năm. Ông Hoàng Thượng
Hải sang Việt Nam chơi, quen biết bà Lục Kim Hoa, sau khi gả cho nhà họ Hoàng bà
có tên Mịch, tức Á Mịch. (Dân tộc Choang trong đời có 4 tên gọi. Tên khi mới sinh là
tên mụ hay còn gọi là nhũ danh; sau lớn lên đi học thì được gọi là thư danh, có khi gọi
là tên học sinh, khi con trai lấy vợ , con gái gả chồng thì lại có tên riêng, ví dụ con gái
tên là Hương, thì bố mẹ được gọi là ―Bác Hương‖ ―Á hương‖). Bà Hoa sinh được 1
nam 14 tuổi, 1 nữ 10 tuổi đang học lớp 2 lớp 3 trường tiểu học.
Gia đình ông Lục Đức Tỉnh, vợ là Dư Tú Linh (46 tuổi) người dân tộc Nùng
huyện Xi Ma Cai, thuộc người dân tộc bản địa Việt Nam. Bà cùng người thân sang
Trung Quốc chơi quen được ông Lục Đức Cảnh, sau khi kết hôn tên của bà trong gia
đình là ―Tình‖ và ―Á Tình‖. Bà đã sang Trung Quốc được 17 năm, ông bà sống với
nhau và sinh được 1 nam 2 nữ, lớn nhất tên là Lục Hiền Muội đang học tiểu học, thứ
hai tên là Lục Kim Vệ (nam) đang học tiểu học, thứ 3 là Lục Kim Tiên, học tiểu học
ở Thán Đê.13
Chúng ta đều biết từ lâu ở Trung Quốc đã có chế độ mỗi gia đình chỉ được sinh 1
con. Mặt khác do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ nên tỷ lệ nam
cao hơn nữ rất nhiều. Chính vì thế theo lẽ thông thường chúng ta thường gặp tình
trạng nam Trung Quốc lấy vợ Việt Nam chứ ít khi gặp trường hợp ngược lại. Thế
13
骥磊〃从滇越骥段骥界走廊考察壮族与岱骥族的跨境关系〃文山骥范高等骥科学院学骥〃2007 年 44 骥
37
nhưng ở làng Thượng Bình Hà và làng Tân Trại dân tộc Dao thuộc hương Bình Hà
huyện Lục Xuân châu Hồng Hà lại có nhiều cặp vợ Trung chồng Việt. Đây là một vấn
đề do phong tục qui định. Theo phong tục chính thống của dân tộc Dao, người làng
chỉ có thể thông hôn với đồng tộc nhưng khác họ. Thực tế do yếu tố địa lí nên các bản
dân tộc Dao ở vùng biên của Việt Nam lại ở gần hai thôn này hơn các làng Dao Trung
Quốc khác. Vì thế hai bản dân tộc Dao Việt Nam trở thành phạm vi thông hôn của hai
làng Trung Quốc này. Yếu tố dân tộc mạnh khiến địa phương xuất hiện tình huống
thông hôn khác nơi khác đó là phụ nữ Trung Quốc gả vào làng Việt Nam (những năm
gần đây đã có mười mấy phụ nữ). Ngoài ra cũng có một nguyên nhân là nhiều thanh
niên Trung Quốc thấy con gái Việt Nam chăm chỉ, chịu khó, ngoan ngoãn, dịu dàng
nên lấy họ làm vợ, ví dụ như bà Vương Phát Liên. Người trong thôn Thán Đê đều
khen bà là người biết lễ phép, chịu khó, ít người sánh bằng‖. Người già địa phương
còn giải thích thêm: ―Tuy bên Việt Nam nghèo, chúng tôi cũng muốn gả cô gái cho,
bởi vì là người Dao phải thông hôn với người Dao, đây là tục lệ của tổ tiên mình.‖ 14
Tình trạng thông hôn xuyên biên giới cũng có ở dân tộc Hà Nhì. Cũng như người
Dao, người Hà Nhì cũng muốn thông hôn với người đồng tộc. Theo điều tra năm 2011
cho biết, bản Hà Nhì Bình Hà huyện Lục Xuân tất cả đều là thông hôn với đồng tộc và
có cả người bên kia biên giới. Nguyên nhân thì những người già địa phương cho biết,
kết hôn với dân tộc khác việc giao lưu là một vấn đề lớn. Ngoài ra người đồng tộc còn
chịu yếu tố truyền thống hạn chế nên ít khi xảy ra hiện tượng cô dâu ―chạy trốn‖.
15
Hôn nhân quan hệ cùng tộc, cùng nguồn là cầu nối quan trọng giúp người dân vùng
biên hai nước xây dựng một không gian cùng đi lại cùng tồn tại, đáng tin tưởng.
Thực tế từ Thán Đê đến Việt Nam chỉ mất hơn 1 giờ đi bộ, trong khi muốn đến
bản gần nhất của Trung Quốc là Giáp Hán thì mất hơn 5 giờ. Vì vậy, việc giao lưu
giữa các dân tộc xuyên biên giới tạo điều kiện mở rộng phạm vi thân thích, bằng hữu
14
骥袁媛〃滇越骥民跨境通婚的骥状_影响及骥策〃文山学院学骥〃2015 年〃第 40 骥
15
骥骥, 滇越骥民跨境流骥及其特征——基于―江外三猛屯方‖哈尼族的骥骥研究, 骥河学院学骥〃
2013 年 11 卷第五期
38
và như vậy sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để cấu thành các hộ gia đình. Trong môi trường
sống uống chung một dòng nước, chặt chung một ngọn núi, cùng chung một con
đường, đã hình thành một điều kiện thuận lợi cho việc người dân vùng biên giới thăm
hỏi lẫn nhau, giao lưu trao đổi, qua những ngày nghỉ, ngày lễ. Những hoạt động này
khiến cho nhân dân hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn, hiểu biết về nhau nhiều hơn,
và chính hoạt động giao lưu lại là cơ hội để hình thành hôn nhân xuyên biên giới.
2.1.1.2 Quan hệ mua bán và lao động
Ở vùng biên giới Trung-Việt đoạn Vân Nam (châu Hồng Hà và châu Văn Sơn)
có nhiều cửa khẩu, lối mòn và chợ mậu dịch dành cho người vùng biên giao lưu trao
đổi buôn bán, cụ thể như sau:
Cửa Khẩu Châu Văn Sơn
Trung Quốc Việt Nam
Thiên Bảo (cấp 1 nhà nước) Thanh Thủy
Đổng Can (cấp 2 nhà nước) Phổ Bổng
Điền Bồng (cấp 2 nhà nước) Thương Bồng
Chợ biên giới mậu dịch Châu Văn Sơn
Hòa Bình (huyện Phú Ninh); Mã Lâm, Mã Băng, Đổng Can, Phổ Lộng, Dương
Vạn, Bát Bộ, Thiên Bảo, Mãnh Động, Từ Trúc Bá,Hạ Kim Am, Trường Điền,
Đổng Độ(huyện Ma Lập Pha), phố Bảo Lương, Đô Long, Mâu Bình,Kim Am,
Tiểu Bá Tử
2-1 (Nguồn gốc tài liệu: Phạm Hồng Quý, Nghiên cứu thương mại ở vùng biên giới Trung-Viện, NXB
Dân Tộc, năm 2006; Vương Sĩ Lục, Việt Nam tương đại, NXB nhân dân Tứ Xuyên, năm 1992; Chí Mẫn,
Cửa khẩu và thông đạo đối ngoài tỉnh Vân Nam, NXB nhân dân Vân Nam, năm 1992)
Người vùng biên ngoài quan hệ hôn nhân đồng tộc còn có những giao dịch khác
Cửa Khẩu Châu Hồng Hà
Trung Quốc Việt Nam
Hà Khẩu (cấp 1 nhà nước) Lào Cai
Kim Thủy Hà (cấp 1 nhà nước) Ma Lù Thàng
Lục Xuân Bình Hà
Chợ biên giới mậu dịch Châu Hồng Hà
Bá Sái, Tân Điện, Lào Ca, Hồng Hà(huyệ Hà Khẩu), Mã An Để, thôn Thập Lý,
Tân Trại (huyện Kim Bình)
Long Phú (Giang Thành)
39
như cùng đi chợ biên giới, quan hệ trao đổi mậu dịch mà cụ thể là trao đổi hang hóa,
làm thuê và làm đổi với nhau. Vấn đề này có thể nhận thấy rất rõ ở trại Lão Lưu
dân tộc Miêu thuộc huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà. Ở Trung Quốc do sự phát triển
của miền Đông và miền Tây không cân bằng đã tác động đến sức lao động trong khu
vực. Nhiều thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của vùng biên giới Trung-Việt
nói chung và trại Lão Lưu nói riêng đều đi xa quê đến vùng miền Đông Duyên hải
làm việc để kiếm được nhiều tiền hơn, gây ra thực trạng thiếu sức lao động trong 2
mùa mỗi năm. Lúc này bên Trung Quốc chỉ có thể thuê người H’mông Việt Nam đến
làm, tiền công khoảng 35-45 Nhân đân tệ NDT mỗi ngày tùy theo tình hình cụ thể.
Với tiền công thấp như thế này chưa bao giờ có thể thuê được người Trung Quốc đi
làm và người H’Mông Việt Nam cũng rất hạn chế. Vì vậy, trong làng tộc Miêu với
làng H’mông ở vùng biên giới hai nước áp dụng phương thức ―đổi làm‖ nghĩa là lúc
bạn HMông Việt Nam bận tôi sang bên bạn làm cùng, ngược lại lúc bạn người Miêu
bận, bạn HMông Việt Nam phải sang giúp đỡ. Người H’mông Việt Nam chỉ hạn chế
làm việc ở vùng dân tộc Miêu không thể vào sâu chủ yếu là không biết tiếng, không
giao lưu được với dân tộc khác Trung Quốc.
Không chỉ người H’mông mà người Hà Nhì cũng vậy. Kinh tế phát triển, một số
người Hà Nhà ở thôn Bình Hà bắt đầu đi vào làng dân tộc Hà Nhì ở vùng biên giới
Việt Nam do sự tác động của lợi ích kinh tế. Thí dụ chính quyền hương Trác Đông
quản lý 6 làng dân tộc thì cả 6 đều có người Hà Nhì làm buôn bán ở làng Hà Nhì Việt
Nam, trong đó làng A Thông và làng Lược Lô có nhiều người nhất. Hơn nữa hiện
tượng ―lưu động sức lao động‖ cũng đưa nhiều người Hà Nhì Việt Nam lưu động vào
vùng biên Trung Quốc làm việc. Tháng 6 năm 2011 khi trồng cây, có 73 người Hà Nhì
Việt Nam xin việc vào làng Đại Mã Gốc. Tùy theo thời vụ, người Hà Nhì biên giới
Việt Nam đều tranh thủ làm việc ở các rừng cây cao su của thôn Hà Nhì Bình Hà ở
vùng biên giới Trung Quốc.16
16
骥骥, 滇越骥民跨境流骥及其特征——基于“江外三猛屯方”哈尼族的骥骥研究, 骥河学院学骥〃
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa

More Related Content

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa (20)

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk LăkĐề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
Đề tài: Giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc tỉnh Đăk Lăk
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOTĐề tài: Di sản văn hóa Thái với  du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
Đề tài: Di sản văn hóa Thái với du lịch lòng hồ sông Đà, HOT
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (...Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Người Việt Di Cư Tự Do Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào (...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
Quản lý nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Vì, th...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Bản Của Người Nùng Phàn Slình Ở Huyện Đồng Hỷ, T...
 
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà NộiĐề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
Đề tài: Quản lý văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Ba Vì, Hà Nội
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc TrăngLuận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
Luận văn: Sinh kế người Khmer tại huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng
 
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vữngNghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững
 
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam BộNghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
Nghiên cứu vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ
 
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
[123doc] - thuc-hien-chinh-sach-xoa-doi-giam-ngheo-o-tinh-cao-bang.pdf
 
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAYĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
ĐỀ TÀI : Luận án Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
Luận án: Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐB sông Hồng, HAY - Gửi miễn ...
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đSắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
Sắp xếp, bố trí dân cư vùng dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ THỰC TIỄ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Quan Hệ Giữa Các Dân Tộc Thiểu Số Ở Vùng Biên Giới Trung-Việt Qua Quá Trình Giao Lưu Văn Hóa

  • 1. Hà Nội, 9/2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MẪN TUYẾT (MIN XUE) TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH GIAO LƢU VĂN HÓA (KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG) NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC
  • 2. Hà Nội, 9/2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MẪN TUYẾT (MIN XUE) TÌM HIỂU QUAN HỆ GIỮA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆT QUA QUÁ TRÌNH GIAO LƢU VĂN HÓA (KHU VỰC VÂN NAM, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG) Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 60310206 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Căn
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô giáo đã dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các thầy cô giáo trong Hội đồng chấm khoá luận Thạc sỹ này của tôi—những người sẽ nhìn nhận, đánh giá công trình nghiên cứu của tôi từ những góc độ khoa học và chắc chắn sẽ cho tôi những nhận xét, đóng góp xác đáng nhất. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Văn Căn—người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bản khoá luận này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Mẫn Tuyết
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Kết quả nêu trong khoá luận là trung thực và không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì gian dối tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên cao học Mẫn Tuyết
  • 5. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................4 1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài.................................................................................4 2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 5. Cấu trúc của khoá luận ........................................................................................9 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỘC NGƢỜI Ở VÙNG BIÊN GIỚI TRUNG-VIỆTTHUỘC ĐỊABÀN CÁCTỈNHVÂN NAM, LÀO CAIVÀ HÀ GIANG ...................................................................................................................................10 1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam............................................................11 1.1.1 Tình hình chung Vân Nam.........................................................................11 1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam ........................................................12 1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay ........................................................................16 1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang...............................20 1.2.1 Các dân tộc ở Lào Cai................................................................................20 1.2.2 Các dân tộc ở Hà Giang.............................................................................22 1.3 Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc...........................................25 1.3.1Chiều dài biên giới......................................................................................25 1.3.2 Yếu tố lịch sử .............................................................................................27 1.3.3 Xu thế hiện nay..........................................................................................29 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC .............................................................................34 2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới ..............................................34 2.1.1 Quan hệ đồng tộc.......................................................................................35 2.1.2 Quan hệ với các dân tộc khác ....................................................................41 2.1.3 Quan hệ với những người cùng dòng họ ...................................................47
  • 6. 2 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quan hệ dân tộc biên giới.................................54 2.2.1 Phong tục tập quán.....................................................................................55 2.2.2 Tôn giáo tin ngưỡng...................................................................................60 2.2.3 Chính sách dân tộc thiểu số của hai nước..................................................62 2.2.4 Yếu tố kinh tế.............................................................................................65 CHƢƠNG 3: VÀI NÉT VỀ CÁC XU HƢỚNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC...70 3.1 Hợp tác khai thác tài nguyên văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới ..........70 3.1.1 Du lịch và Làng du lịch dân tộc.................................................................70 3.1.2 Ý nghĩa khai thác.......................................................................................74 3.1.3 Tính khả thi................................................................................................78 3.1.4 Quan hệ dân tộc với phát triển ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖......81 3.2 Các xu hƣớng về mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùng biên giớiTrung- Việt ........................................................................................................................88 3.2.1 Xã hội truyền thống dần chuyển sang xã hội hiện đại...............................89 3.2.2 Sự tăng cường ý thức quốc gia và sự suy yếu của ý thức dân tộc .............93 3.2.3 Mối quan hệ và sự liên hệ của văn hóa trong nội bộ dân tộc suy yếu dần và chuyển sang quan hệ kinh tế và quan hệ văn hóa chính trị.................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 PHỤ LỤC...............................................................................................................105
  • 7. 3 BẢNG MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam( điều tra năm 2013) .................15 Bảng 1-2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013.................................................................................................................. 19 Bảng 1-3: chỉ thống kê những lối mòn chủ yếu, được người dân 2 nước sử dụng nhiều......................................................................................................................... 26 Bảng 2-1: Cửa khẩu và chợ biên giới mậu dịch của châu Văn Sơn và châu Hồng Hà ...................................................................................................................................38 Bảng 2-2: Kim ngạch mậu dịch quộc tế Trung-Việt.................................................66
  • 8. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài 1.1 Lý do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Một trong những đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ở cả hai nước là đồng bào thường sống thành từng khu vực và có sự đan xen giữa các dân tộc trên các vùng núi cao. Đây là lý do mà vùng biên giới Việt –Trung có rất nhiều các dân tộc thiểu số ở cả hai nước cùng chung sống và trong các dân tộc này có nhiều dân tộc có cùng nguồn gốc. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi một quốc gia mà còn có quan hệ giao lưu với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Mặt khác, dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trải qua quá trình phát triển, mỗi một dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng và quá trình giao thoa đã làm cho bản sắc văn hóa của các dân tộc hòa nhập nhưng không hòa tan, góp phần làm cho nền văn hóa vật chất, tinh thần của các dân tộc phong phú, đa dạng và độc đáo. Các dân tộc xuyên biên giới thường cư trú tại vùng núi cao, có vai trò chiến lựoc rất quan trọng của quốc gia, cho nên quan hệ dân tộc xuyên biên giới có nhiều giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai nước, hoặc nhiều nước. Tuy nhiên, trải qua quá trình lịch sử, quan hệ của các dân tộc ít người ở vùng biên giới Trung-Việt đều hòa bình hữu nghị cho dù hai chính phủ có những giai đoạn quan hệ không bình thường và có khi là bất đồng. Đồng bào dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt có tình cảm bà con anh em đậm đà, nhưng do ở hai nước nên quan hệ và phương thức giao lưu tất nhiên chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa của hai nước. Trên thực tế không ai yêu biên giới bằng người biên giới. Chính vì thế, ngày nay cả hai nước đều có chính sách chú trọng phát triển kinh tế vùng biên, tạo dựng cuộc sống ấm no, hài hòa cho bà con dân tộc thiểu số tại khu vực này. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu số ở vùng bên giới Trung-Việt khu vực Vân
  • 9. 5 Nam, Lào cai, Hà Giang từ nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa khoá luận mong muốn tìm ra những yếu tố văn hóa tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước trên cơ sở các hoạt động giao lưu văn hóa ở vùng biên. Khoá luận chú ý đến những yếutố tinh thần đóng góp vào chủ trương xây dựng xã hội khá giả, hưng biên phú dân ở Trung Quốc cũng như chương trình 135 ở Việt Nam, với mục tiêu chung là cùng nhauphát triển, xóa đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của các dân tộc vùng biên giới, đồng thời giữ ổn định và phát triển quan hệ hữu nghị trong tương lai giữa Trung Quốcvà Việt Nam. Với tinh thần đó chúng tôi chọn Tìm hiểu quan hệ giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt qua quá trình giao lưu văn hóa (khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang) làm đề tài của khoá luận . 1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Rất nhiều các dân tộc hoặc đông hoặc ít người phân bố ở khắp nơi trên thế giới, vì thế mỗi quốc gia thường do nhiều dân tộc khác nhau tổ hợp thành.Trên thực tế, mỗi dân tộc đều mang đặc điểm tính chất riêng của mình, do đó nhiều quốc gia đều tồn tại vấn đề dân tộc. Mặt khác, tuy là một dân tộc có cùng nguồn gốc, nhưng sống ở biên giới hai hoặc nhiều quốc gia, làm cho vấn đề dân tộc xuyên biên giới trở thành một hiện tượng phổ biến. Những năm gần đây, vấn đề dân tộc xuyên biên giới đang được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc và Việt Nam đều là quốc gia đa dân tộc, từ xưa đến nay hai nước có quan hệ chặt chẽ. Trung Quốc có tỉnh Quang Tây và tỉnh Vân Nam giáp với đường biên giới của Việt Nam, đường biên giới lục địa kài khoảng 1,400 km. Trung Quốc có 13 dân tộc, Việt Nam có 26 dân tộc sống chung ở vùng này, họ cùng nguồn gốc, tức là dân tộc xuyên biên giới. Đồng bào các dân tộc không chỉ có quan hệ giao lưu với dân tộc mình và cả các dân tộc khác trong phạm vi quốc gia mà còn có quan hệ giao lưu với bà con cùng dân tộc ở quốc gia láng giềng. Các làng bản ở vùng biên hai nước thông thường chỉ cách mấy cây số, có những làng cùng một tên, phần ở Trung Quốc là
  • 10. 6 bản trên, phần ở Việt Nam là bản dưới. Mỗi khi ngày lễ, đám cưới đám ma, đồng bào hai bên đều đi thăm hoặc giúp đỡ lẫn nhau. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều tôn trọng phong tục tập quán và phương thức đi lại của các dân tộc thiểu số xuyên Trung-Việt nhưng đồng thời cũng quan tâm đến an ninh quốc gia, vấn đề phát triển của vùng biên và ý thức nhà nước của đồng bào xuyên quốc gia. Thông qua việc tìm hiểu quan hệ của các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt khu vực Vân Nam, Lào Cai, Hà Giang từ nghiên cứu quá trình giao lưu văn hóa khoá luận mong muốn tìm ra những yếu tố văn hóa tương đồng và dị biệt của các dân tộc ở hai nước trên cơ sở các hoạt động giao lưu văn hóaở vùng biên. Nhằm vào những vấn đề trên, từ cách nhìn văn hóa, khoá luận cố gắng tổng hợpvà phân tích được nhiều tư liệu phong phú về quan hệ của dân tộc xuyên biên giới ởtỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai của Việt Nam, đưa ra đượcnhững nhận định về ý nghĩa hợp tác và tính khả thi của khai thác tài nguyên du lịch ởvùng biên, trong khuôn khổ hợp tác ―Hai hành lang một vành đai kinh tế‖. Khoá luận cũng hy vọng nêu ra dự đoán các xu hướng của mối quan hệ giữa các dân tộc ở vùngbiên giới Trung-Việt như một tài liệu tham khảo. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Nghiên cứu ở Trung Quốc Năm 1979, Trung Quốc triệu tập ―hội nghị quy hoạch công việc nghiên cứu dân tộc toàn quốc‖ ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam, lần đầu tiên chính thức đưa nghiên cứu dân tộc thế giới vào quy hoạch nhà nước. Từ sau hội nghị này nghiên cứu dân tộc xuyên quốc gia của Trung Quốc tiến vào một giai đoạn phát triển mới. Giáo sư Phạm Hồng Quý lần đầu tiên nêu khái niệm ―Dân tộc xuyên biên giới‖ vào năm 1982. Trong ―Quan hệ xưa nay giữa dân tộc Nùng, Tày Việt Nam và dân tộc Choang Trung Quốc‖ lần đầu tiên Giáo sư Phạm Hồng Quý trình bày rõ khái
  • 11. 7 niệm ―dân tộc xuyên biên giới‖. Sau đó còn có bài nghiên cứu: ―dân tộc xuyên biên cảnh hai nước Trung-Việt‖ (tạp chí nghiên cứu lịch sử dân tộc Tây Nam)… Trong khoá luận ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (học báo học viện dân tộc Trung Nam, năm 1994) tác giả Hồ Khởi Vọng đã trình bày và giải thích rõ ràng khái niệm dân tộc xuyên biên giới. Ngoài ra chúng tôi còn tiếp xúc được những tác phẩm nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới của Vĩnh Hưng: ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới của miền Nam Trung Quốc‖ (học báo học viện dân tộc Quảng Đông, năm 1988); Thi Vĩnh Hoa: ―Dân tộc Hà Nhì xuyên biên giới‖ (học báo đại học sự phạm Vân Nam, năm 1993); Hồ Khởi Vọng ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (học báo học viện dân tộc Trung Nam, năm 1994); Hoàng Huệ Côn ―Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới‖ (Học báo đại học dân tộc Vân Nam, năm 1997); Lữu Nha Vu và Thân Húc ―dân tộc xuyên biên giới Đông Nam Á và Tây Nam Trung Quốc‖(NXB dân tộc Vân Nam, năm 1988); Triệu Kế Quang chủ biên ―Nghiên cứu vấn đề dân tộc xuyên biên giới Trung Quốc‖, La Bỉnh Sâm ―Nghiên cứu vấn đề an ninh quốc gia và dân tộc xuyên biên giới Vân Nam‖ (học báo trường cao đẳng công an Vân Nam, năm 2002); Chu Kiến Tân, ―Nghiên cứu quan hệ dân tộc xuyên biên giới Trung-Việt, Trung-Lào‖ (NXB Nhân Dân năm 2002); Quách Gia Kí, ―Nghiên cứu điều tra quan hệ dân tộc thiểu số Vân Nam‖ (NXB Khoa Học Xã Hội Trung Quốc năm 2010); Phạm Quý Hồng, ―Nguồn gốc dân tộc biên giới Trung-Viêt‖ (báo dân tộc Trung-Quốc) v.v. 2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam Tìm hiểu ở Việt Nam các nghiên cứu về vấn đề này có: ―Con đường buôn bán biên giới với sự hình thành, phát triển các đô thị vùng biên Lào Cai-Vân Nam và sự tác động đến không gian văn hóa, không gian dân số học tộc người‖ của TS. Trần Hữu Sơn, ―Nghiên cứu Trung Quốc số 10‖ năm 2009; ―Tôn giáo tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên giới Viêt-Trung‖, của GS.TS. Đỗ Quang Hưng - Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN; ―Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các
  • 12. 8 tỉnh phía Bắc) ‖ của viện Dân Tộc Học, NXB Khoa Học Xã Hội tái bản năm 2014; ―Các dân tộc ở Hà Giang‖, của Lê Duy Đại- Triệu Đức Thanh(chủ biên), NXB Thế Giới; ―Quan hệ văn hóa Việt – Trung giai đoạn 1993-2010‖, của TS. Nguyễn Văn Căn, tạp chí Mặt trận số 84 tháng 10 năm 2010; ―Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vùng biên góp phần tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển‖, của TS. Đinh Văn Ngữ v.v. 2.3 Nghiên cứu nước khác Tại Khoa Nhân Loại học đại học Southern California trong dịp nghỉ hè vào thập niên 90 thế kỳ 20 đã mở các lớp nghiên cứu thảo luận về dân tộc xuyên biên giới, chuyên nghiên cứu vấn đề các dân tộc cùng nguồn cư trú xuyên biên giới Trung Quốc và Liên Xô. Hiện nay, có những khoá luận nước ngoài nghiên cứu hướng này như: ―Phân tích kết cấu kinh tế xã hội người Hoa ở Austraylia‖ (―Báo cáo chuyên đề viện nghiên cứu xã hội kinh tế thực dụng đại học Mellourne‖ tháng 9 năm 1988); ―Người Mai-sai của Kenya và Tan-zan-nia‖ ( tập chí ―Dân tộc thế giới‖ của nước Ý); ―Các dân tộc Liên Xô và nước ngoài‖ (―Phân tích vấn đề Liên Xô‖ năm 1990); v.v. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới của các dân tộc xuyên biên giới. 3.2 Phạm vi và nội dung nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung- Việt. Về không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vân Nam Trung Quốc và tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang Việt Nam. Về thời gian từ năm 1991 khi hai nướcchính thức bình thường hóa quan hệ đến nay
  • 13. 9 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm để nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ từ đó rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về quan hệ dân tộc ở vùng biên Trung-Việt. Tổng hợp và liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông đầy đủ và sâu sắc về quan hệ dân tộc thiểu số vùng biên. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng lĩnh vực, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng; Hệ thống hóa, sắp xếp thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt đầy đủ hơn. Phương pháp giả thuyết đưa ra các dự đoán xu thế quan hệ dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Trung-Việt. 5. Cấu trúc của khoá luận Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Khoá luận được chia làm 3 chương. Chương 1: Khái quát về các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Hà Giang và Vân Nam Chương 2: Quan hệ dân tộc và văn hóa truyền thống trong quan hệ dân tộc Chương 3: Vài nét về các xu hướng trong quan hệ dân tộc
  • 14. 10 Chƣơng 1: Khái quát về các tộc ngƣời ở vùng biên giới Trung-Việt thuộc địa bàn các tỉnh Vân Nam, Lào Cai và Hà Giang Theo quan niệm của các nhà khoa học, vùng biên giới là một vùng hay một khu vực gần với biên giới và có chịu ảnh hưởng của đường biên giới. Vùng biên có những đặc tính tạo nên bởi những tương tác của cư dân trong ranh giới đường biên bao gồm những giao dịch, dòng dịch chuyển và mối quan hệ với dân cư của khu vực bên kia đường biên. Có thể thấy rằng khái niệm vùng biên được nhìn nhận như một không gian văn hóa, xã hội và kinh tế bởi các cộng đồng cư dân sinh sống. Các cộng đồng này có thể có cùng bản sắc văn hóa tộc người, mặc dù họ có thể bị chia cắt bởi một đường biên giới lãnh thổ quốc gia. Như vậy, vùng biên cần được xem xét như một không gian văn hóa xã hội, các mối liên hệ qua lại của cư dân ở trong và ngoài biên giới cùng sự tác động trong quản lý của nhà nước đối với khu vực giáp biên giới đã tạo nên các thuộc tính biên cương của cư dân cũng như toàn khu vực và hình thành nên khu vực biên giới. Học giả nổi tiếng nước ngoài --Almond từng cho rằng ― Dân tộc là một thế hệ chính trị do nhân dân cùng nguồn gốc lịch sử và có cộng đồng vận mệnh tổ chức thành‖. Hiện nay xã hội, trong giai đoạn cộng đồng kinh tế hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa. Đi đôi với nó là vấn đề dân tộc, tôn giáo ngày càng phức tạp và nhạy cảm, mà mối quan hệ của các dân tộc xuyên biên giới đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai quốc gia. Qua công tác điều tra điền dã dân tộc học, biên giới Trung Quốc - Việt Nam dài hơn 1449 cây số, có rất nhiều tộc người nằm ở hai bên biên giới, theo thành phần dân tộc đã xác định của Trung Quốc, có mười ba dân tộc: Choang, Thái, Bố Y, Mèo, Dao, Hán, Di, Hà Nhì, La Hủ, Cơ Lao, Kinh, Hồi, Pu Lăng. Thành phần người Mảng còn chưa xác định. Theo sự xác định của Việt Nam thì có hai mươi sáu dân tộc: Kinh (Việt), Tày, Nùng, Thái, Sán Chay, Giáy, Lự, Bố Y, Mông (Mèo), Dao, Pà Thẻn, La Hủ, Pu Péo, Hà Nhì, Phù Lá, La Chí, Lô Lô, Mảng, Cống, Si La, Khơ Mú, Cơ Lao, Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu, Chăm.
  • 15. 11 Trung Quốc và Việt Nam chênh lệch mười ba dân tộc. Xác định thành phần dân tộc hai nước Trung Quốc và Việt Nam có một số dân tộc giống nhau, chẳng hạn Kinh (Việt), Mèo (Mông), Cơ Lao, Hà Nhì. Có một số ở Trung Quốc là một nhưng ở phía Việt Nam là hai dân tộc chẳng hạn dân tộc Thái của Trung Quốc phía Việt Nam là dân tộc Thái và Lự; ở Trung Quốc là một dân tộc Bố Y, ở phía Việt Nam là hai dân tộc Bố Y và Giáy; ở Trung Quốc là một dân tộc Di, ở Việt Nam là hai dân tộc Lô Lô và Phù Lá; ở Trung Quốcc là một dân tộc Hán, phía Việt Nam là hai dân tộc Hoa (Hán) và Ngái. Có một số ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là ba dân tộc, chẳng hạn ở Trung Quốc là một dân tộc Dao, phía Việt Nam là ba dân tộc Dao, Pà Thẻn, Sán Dìu; ở Trung Quốc là một dân tộc Hà Nhì, phía Việt Nam là ba dân tộc Hà Nhì, Si La, Cống; ở Trung Quốc là một dân tộc, phía Việt Nam là năm dân tộc, chẳng hạn dân tộc Choang, phía Việt Nam là dân tộc Tày, Nùng, Pu Péo, La Chí, Sán Chay. ở Việt Nam dân tộc Sán Chay gồm người Cao Lan và người Sán Chí, ở phía Trung Quốc, người Cao Lan là một nhóm của dân tộc Choang, người Sán Chí là một nhóm của Dao; ở Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc, nhưng ở Trung Quốc là một nhóm của dân tộc Pu Lăng, có rất ít người dân tộc Chàm đời xưa từ Việt Nam di cư sang đảo Hải Nam, hiện nay là một nhóm rất nhỏ của dân tộc Hồi Trung Quốc. 1.1Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam 1.1.1 Tình hình chung Vân Nam Vân Nam là một tỉnh miền núi biên cương nhiều dân tộc sống chung của Trung Quốc. Tổng diện tích cả tỉnh khoảng 390 nghìn km2, chiếm 4.11% diện tích toàn quốc. Khí hậu của tỉnh Vân Nam có 7 đới khí hậu tức là nhiệt đới Bắc, nhiệt đới Nam Á, nhiệt đới Trung Á, ôn đới nóng, ôn đới ấm và khí hậu cao nguyên. Cả tỉnh có 26 dân tộc ít người với dân số 5 nghìn người trở lên, là một tỉnh có dân tộc ít người nhiều nhất của Trung Quốc. Vân Nam là tỉnh ở cực Tây Nam của Trung Quốc, phía Đông là khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Quý Châu, phía Bắc là tỉnh Tứ Xuyên, phía Tây Bắc là khu tự trị Tây Tạng. Vân Nam còn giáp với ba nước Đông Nam Á là
  • 16. 12 Mian-mar, Lào và Việt Nam với đường biên giới quốc gia dài 4061 km. Vùng núi chiếm 94% tổng diện tích cả tỉnh, thung lũng sông và đồng bằng chỉ chiếm 6%.1 Trong lịch sử phát triển lâu dài, các dân tộc tỉnh Vân Nam sáng tạo một nền văn hóa dân tộc phong phú đa dạng, hình thành bố cục quan hệ dân tộc không những hòa hợp với quan hệ dân tộc Trung Quốc, mà còn mang đặc sắc Vân Nam. Vân Nam nằm ở vùng biên phía Tây Nam Trung Quốc, sông liền sông, núi liền núi với bán đảo Trung Nam. Tỉnh có nhiều dòng sông lớn bắt nguồn như sông Ayeyarwaddy, sông Nộ, sông Hồng, sông Đà…rồi chảy qua các nước nằm ở bán đảo Trung Nam theo hình thức từ trên xuống dưới, sau đó chia ra chảy riêng vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Sông Lan Thương (Mê Kông) tuy không bắt nguồn ở Vân Nam nhưng cũng chảy qua Vân Nam trước khi chảy sang các nước khác. Chính đặc điểm địa lý này khiến Vân Nam trở thành khâu quan trọng của sự giao lưu và liên hệ với người dân của các nước Đông Nam Á. Cho nên, thời kỳ cổ xưa, tổ tiên của các dân tộc Vân Nam mở nhiều thông đạo đối ngoại lấy Vân Nam làm then chốt để tiện lợi giao lưu đối ngoại. 1.1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam Trải qua mấy nghìn năm hòa hợp và di cư giữa các dân tộc bàn sứ Vân Nam với dân tộc nơi khác, dần dần hình thành bố cục như hiện nay là 26 dân tộc anh em cùng sống chung tại tỉnh Vân Nam. Sự phân bố dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam đều xuất hiện trạng thái tập cư lớn hay tụ cư nhỏ.Trong đó, tộc Hán thường cư trú ở các thành phố thị trấn của tỉnh, đồng bằng và vùng núi dốc thoai thoải. Dân tộc Di là dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số của Vân Nam, cũng là một trong những dân tộc phân bố rông rãi nhất tại Vân Nam. Đa số các huyện của tỉnh Vân Nam đều có dân tộc Di cư trú. Tại các châu Sở Hùng, châu Hồng Hà và núi Ai Lao, vùng núi Ô Mông, Tiểu Lạng Sơn là những nơi cư trú đông nhất. 1 郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社, 104 骥
  • 17. 13 Hầu hết tộc Bạch tụ cư tại các huyện xung quanh Nhĩ Hải châu Đại Lý, các nơi như châu Nộ Giang cũng có một số.Trong khi đó dân tộc Hà Nhì lại tụ cư tại vùng núi ở giữa sông Hồng Hà với sông Lan Thương như núi Ai Lao, tại một vùng rộng rãi quanh núi Vô Lượng. Tộc Thái chủ yếu tụ cư tại các nơi giáp với Mian-mar như Tây Song Bản Nạp, châu Đức Hồng, huyện Canh Mã, huyện Mạnh Liên v.v. Những huyện thuộc thành phố Ngọc Khê và miền nam châu Hồng Hà cũng có một số tộc Thái cư trú. Hầu hết dân tộc Choang đều tập trung tại châu Văn Sơn. Dân tộc Miêu chủ yếu phân bố tại hai châu tự trị chân Văn Sơn và châu Hồng Hà, thành phố Chiếu Thông, vùng núi của những huyện như Võ Định, Lộc Khuyến cũng có tộc Miêu. Dân tộc Lật Túc chủ yếu sống ở châu Nộ Giang, châu Đich Khánh và vùng núi Lệ Giang. Sự phân bố của tộc Hồi rộng rãi hơn trải khắp 129 huyện của tỉnh Vân Nam đều có tộc Hồi sinh sống.Thường định cư tập trung tại thị trấn, theo trục đường giao thông hoặc các thôn ven đường, ven thị. Dân tộc La Hù phân bố tại hai thành phố Phổ Nhĩ và Lâm Thương nằm ở đôi bờ của sông Lan Thương, tập trung ở các thị trấn biên giới như Lan Thương, Mạnh Liên, Song Giang v.v. Dân tộc Ngõa chủ yếu sống ở các huyện nằm ở trung đoạn của đường biên giới phía Tây Nam Vân Nam, hai huyện Tây Mông và Thương Nguyên là khu tụ cư chủ yếu của dân tộc Ngõa. Dân tộc Nạp Tây chủ yếu sinh sống tại huyện Ngọc Long và khu cổ thành, cũng có một số sống ở mấy huyện xung quanh như Ninh Lang, Shangri-la, Duy Tây v.v. Dân tộc Dao chủ yếu phân bố tại những huyện nằm phía Đông Nam. Phía Nam Vân Nam giáp với Việt Nam cũng một số hương có dân tộc Dao. Dân tộc Cảnh Pha chủ yếu tụ cự tại vùng núi của các huyện thuộc châu Đức Hồng nằm ở vùng biên giữa phía Tây Vân Nam với Mian-mar, có một bộ phận nhỏ cư trú tại vùng núi của các huyện biên giới nằm phía Tây Bắc và Đông Bắc Vân Nam. Dân tộc Tạng chủ yếu tụ cự tại châu Đich Khánh nằm ở vùng ranh giới phía Tây Bắc Vân Nam với Khu tự trị Tây Tạng. Cũng có một số dân tộc Tạng sống ở các huyện xung quanh như Ngọc Long, Vĩnh Thắng và Cống Sơn v.v. Dân tộc Bố Lãng chủ yếu sống ở các huyện như Mạnh Hải, Lan Thương, Song Giang và Vĩnh Đức v.v. Dân tộc Bố Y chủ yếu cư trú tại các huyện như La Bình. Dân tộc Phổ
  • 18. 14 Mễ chủ yếu sống ở vùng núi cao quanh năm giá rét của các huyện nằm phía Tây Bắc Vân Nam như Lan Bình, Ninh Lang. Dân tộc Nộ chủ yếu tụ cư tại các huyện như Lư Thủy, Phúc Cống, Cống Sơn v.v. và làng Thố Nga của huyện Lan Bình, huyện Duy Tây cũng có phần nhỏ tộc Nộ sinh sống. Dân tộc A Xương, Đức Ngang chủ yếu cư trú tại các huyện, thị trấn của châu Đức Hồng như Long Xuyên, Lương Hà, Lộ Tây v.v. cũng có phần nhỏ cư trú tại thành phố Bảo Sơn và Lâm Thương. Dân tộc Cơ Nặc chủ yếu tập trung sống ở miền núi Cơ Nặc của thành phố Cảnh Hồng châu Tây Song Bản Nạp. Dân tộc Mông Cổ chủ yếu cư trú tại huyện Mã Quan và huyện Thông Hải. Dân tộc Thủy chủ yếu sống ở huyện Phú Nguyên và trấn Hoàng Nê Hà. Dân tộc Mãn chủ yếu ở rải rác thành phố Côn Minh, Đại Lý, Khúc Tịnh v.v. Dân tộc Độc Long tụ cư tại đôi bờ sông Độc Long của huyện Cống Sơn nằm ở phía Tây Bắc xa nhất Vân Nam. Ngoài các dân tộc chủ yếu tại các vùng trên, còn có nhiều nhóm dân tộc ít người tụ cự nhỏ và ở rải rác tại các huyện, thị trấn, châu khác của Vân Nam. Ngoài ra, Vân Nam còn có nhiều dân tộc thiểu số khác như Cơ Lao, Thổ, Thổ Gia và Đồng v.v. nhưng chủ thể của các dân tộc này không cư trú tại Vân Nam, và dân số của các dân tộc này đều không tới 5000 người. Còn có những tộc người vẫn chưa được xác định ở Trung Quốc như người Khơ-mú, người Mảng v.v. Theo tình hình thực tế cho thấy, sự phấn bố chính của các dân tộc thiểu số Vân Nam có hai đặc trưng rõ rệt: +Một là lấy vùng biên cương có địa hình tương đối bằng phẳng làm khu vực phân bố chính. Vân Nam có 8 châu tự trị thuộc vùng biên giới quốc gia, diện tích đất đai của 8 châu chiếm 50,98% diện tích cả tỉnh. Năm 2006 dân số chiếm 39.8%, nhưng lại tập trung 59,51% dân số của các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh. Trong đó dân số của các dân tộc thiểu số sống ở 25 huyện, thị trấn trực tiếp giáp ranh với nước ngoài chiếm là 14,32% tổng dân số cả tỉnh nhưng lại là 60,44% dân số của cả vùng biên giới và 25,56% tổng dân số của các dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Hữa nưa, phần lớn dân tộc thiểu số Vân Nam đều tập trung cư trú tại 25 huyện, thị trấn thuộc vùng biên giữa Trung Quốc-Mianmar, Trung-Lào, Trung-Việt vì thế có tới 16 dân tộc là có cùng
  • 19. 15 nguồn gốc. Các dân tộc này có bà con anh em hai bên nên vẫn giữ mối quan hệ văn hóa kinh tế và quan hệ thân tộc một cách mật thiết lâu dài. +Hai là lấy vùng núi làm địa hình phân bố căn bản. Vùng miền núi của Vân Nam có thể phân chia thành các khu vực cụ thể là: vùng gò đồi, vùng núi thấp, vùng núi cao. Các dân tộc chủ yếu cư trú tại vùng gò đồi có đồng bằng hoặc lũng sông biên cương cả thảy có 10 dân tộc như Hồi, Mản, Bạch, Nạp Tây, Mông Cổ, Choang, Thái, A Xương, Bố Y, Thủy, dân số khoảng 4 triệu 500 nghìn người. Các dân tộc chủ yếu sống ở vùng núi thấp là Hà Nhi, Dao, La Hù, Ngõa, Bố Lãng, Đức Ngang, Cờ Nặc và một số tộc Di, dân số khoảng 6 triệu người; Vùng núi cao chủ yếu là nơi cư trú của 6 dân tộc là Miêu, Lật Túc, Tạng, Phổ Mễ, Nộ, Độc Long và một số tộc Di, dân số khoảng 4 triệu 500 nghìn người.2 1-1 Dân số của các dân tộc tỉnh Vân Nam(điều tra năm 2013) Đơn vị:10 nghìn;% Dân tộc Dân số Tỷ lệ Dân tộc Dân số Tỷ lệ Cả tỉnh 4686.80 100.00 Tạng 14.53 0.3 Hán 3121.74 66.6 Cảnh Phả 14.53 0.3 Di 512.71 10.9 Bố Lãng 11.72 0.3 Bạch 159.34 3.4 Phổ Mễ 4.22 0.1 Hà Nhì 166.37 3.6 Nộ 3.28 0.1 Choang 123.73 2.6 A Xương 3.75 0.1 Thái 124.66 2.7 Cơ Nặc 2.34 0.1 Miêu 122.79 2.6 Đức Ngang 1.87 0.0 Lật Túc 67.96 1.5 Mông Cổ 2.34 0.1 Hồi 71.24 1.5 Độc Long 0.47 0.0 La Hù 48.24 1.0 Mãn 1.41 0.0 Ngõa 40.77 0.9 Thủy 0.94 0.0 Nạp Tây 31.40 0.7 Bố Y 6.09 0.1 Dao 22.50 0.5 Khác 5.62 0.1 (số liệu nguồn gốc: niên giám thống kê tỉnh Vân Nam năm 2014) 2 郭嘉骥, 云南民族关系骥骥研究, 中国社会科学出版社〃126 骥
  • 20. 16 1.1.3 Kinh tế Vân Nam hiện nay * Vài nét về kinh tế vùng biên Vân Nam là một tỉnh nằm trong chương trình ―Đại khai phát miền Tây‖ dành cho những tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc và có tỷ lệ dân số thuộc diện nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác. Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người. Họ được phân bổ trong 73 huyện của tỉnh, chủ yếu sống nhờ nguồn hỗ trợ tài chính của chính quyền trung ương. Với số tiền trợ cấp 3,15 tỷ nhân dân tệ (NDT) năm 2002, dân số nông thôn nghèo trong tỉnh đã giảm từ 4,05 triệu năm 2000 xuống 2,86 triệu. Theo báo cáo phát triển kinh tế năm 2014 do cục thống kê tỉnh Vân Nam công bố cho thấy, năm 2014, tỉnh Vân Nam kiên trì giữ ổn định để phát triển, dốc sức quy hoạch tốt các công việc như tăng cường ổn định, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách, tạo lợi cho dân sinh v.v. Kinh tế Trung Quốc trong một vài năm gần đây tuy vẫn phát triển nhưng cũng gặp nhiều thách thức nhưng kinh tế của tỉnh Vân Nam vẫn giữ tổng thể bình ổn. Theo sơ bộ thống kê, GDP của tỉnh Vân Nam năm 2014 hoàn thành 1281.459 tỷ NDT, tăng lên 8,1% so với năm ngoái, xếp hàng thứ 23 trong toàn quốc. Trong đó, sản nghiệp thứ nhất, đã thực hiện tăng 199.117 tỷ NDT, tăng lên 6,2%; Sản nghiệp thứ hai đã thực hiện tăng với con số 528,182 tỷ NDT, tăng lên 9,1%, trong đó, giá trị ngành công nghiệp tăng 389,897 tỷ NDT, tăng 7,2%, ngành kiến trúc giá trị thực hiện tăng 138,966 tỷ NDT; Sản nghiệp thứ ba giá trị thực hiện tăng 554,16 tỷ NDT, tăng lên 7,4%. GDP bình quân mỗi người đạt tới 27 nghìn 264 NDT, tăng 2181 NDT so với năm trước, bình quân tăng lên 7,5%. Ngành nông nghiệp cũng phát triển trong ổn định. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản và chăn nuôi là 326,1 tỷ, tăng trưởng 6,1% so với năm 2013. Tuy nhiên ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng thực hiện vận hành tổng thể bình ổn. Theo sơ bộ thống kế, công nghiệp quy mô cấp tỉnh trở lên của tỉnh
  • 21. 17 Vân Nam giá trị thực hiện tăng 354,541 tỷ NDT, tăng 7,3%. *Sự phát triển kinh tế hiện nay của vùng biên Vân Nam Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, nhất là từ cải cách mở cửa đến nay, phát triển kinh tế của khu vực dân tộc vùng biên Vân Nam đã giành được thành tựu to lớn, chủ yếu biểu hiện như sau: + Cơ sở hạ tầng có cải thiện khá lớn Cho đến năm 2013, 25 huyện biên giới đã thực hiệntốt những tiêu chí của Chiến lược Hưng biên phú dân với các kết quả cụ thể: cơ sở bưu điện viễn thông của các huyện, thị xã ngày càng hoàn thiện, đa số nông thông và thị trấn đã khai thông dịch vụ mạng In-tơ-nét, điện thoại di động …tỷ lệ phổ biến điện thoại đã nâng cao rất nhiều. Những thành tựu này đã thay đổi nhiều tình huống vùng biên giải quyết tốt tình trạng thông tin không thông suốt, mù thông tin, giao thông không tiện lợi… + Kết cấu sản nghiệp không ngừng ưu hóa, sản nghiệp trụ cột từng bước hình thành. Vùng biên giới Vân Nam đa số nằm ở khu vực nóng, khí hậu oi bức, mưa nhiều, thích hợp phát triển nông nghiệp, phát huy ưu thế tài nguyên, ra sức điều chỉnh kết cấu sản nghiệp theo nguyên tắc lợi ích cao, dần dần hình thành sản nghiệp trụ cột như đường, trà, bánh kẹo, trái cây v.v. Một số huyện, thị xã còn dần dần hình thành dịch vụ du lịch vùng biên và du lịch xuyên quốc gia mang đặc sắc riêng, góp phần vào sự gia tăng thu nhập của nông dân và địa phương. + Thiết thực thực hiện cải cách mở cửa Tùy theo việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN và sự hợp tác khu vực sông Mê Kông (sông Lan Thương ) qua từng giai đoạn, khu vực dân tộc ít người vùng biên Vân Nam thực hiện vững chắc và tăng nhanh tiến trình khai phát mỏ cửa đối ngoại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu biên mậu năm đã tăng gấp nhiều lần so với năm 1996 đạt tới 136 triệu 490 nghìn đô-la Mỹ; Đồng thời cải cách hình thức mậu dịch biên giới cụ thể là thực thi chiến lược ―kinh doanh nội địa‖, kết hợp với mậu dịch đối ngoại, làm cho quá trình cải cách mở cửa đối ngoại bước vào một diện mạo mới,đó là mở rộng khai phát, ra sức tác động động thái phát triển kinh tế của khu vực
  • 22. 18 dân tộc thiểu số vùng biên. + Kinh tế tăng lên nhanh chóng bền vững, thực lực kinh tế tăng mạnh rõ rệt. Chỉ tiêu kinh tế chính năm 2013 ở vùng kinh tế biên giới như sau: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013 Tổng giá trị sản xuất (100 triệu NDT) GDP (NDT) Đầu tƣ tài sản cố định trên đầu ngƣời (NDT/ng) Thu nhập tài chính (100 triệu tệ) Thu nhập bình quân trên đầu ngƣời Chi trả tài chính (100triệu tệ) Kim Bình 32,31 8872 33,01 2,33 639 18,20 Hà Khẩu 30,35 28605 26,50 1,83 1732 11,40 Lục Xuân 20,69 9134 33,00 1,35 596 17,35 Ma Lập Pha 41,28 14650 25,11 3,16 1120 16,98 Mã Quan 55,48 14881 23,06 5,17 1387 19,66 Phú Ninh 59,37 14345 42,89 3,60 870 22,31 Giang Thành 22.77 18308 20,32 1082 Mạnh Liên 19.30 13969 7,69 826 10,04 Lan Thƣơng 47.85 9644 71,53 879 29,68 Tây Mông 7.87 8515 6,65 0,54 587 8,34 Cảnh Hồng 144,78 27426 144,10 11,98 2269 29,40 Mảnh Hải 70,97 21073 25,02 3,51 1042 17,52 Mãnh Lạp 64,37 22514 40,00 3,15 1101 16,62 Đằng Xung 18699 14,92 2278 Long Lăng 17567 38,52 3,47 1231 Thụy Lệ 47,12 24960 65,85 8,75 4641 16,68 Mang 72,44 18225 82,87 7,02 1767 19,75 Doanh Giang 66,21 21366 45,54 5,53 1784 18,15 Lũng Xuyên 30,68 16599 13,25 1,81 983 11,65 Lô Thủy 30,46 16351 29,38 2,00 1074 13,22 Phúc Cống 7,81 7856 9,21 0,55 555 9,66 Cống Sơn 6,22 16271 9,04 0,48 1262 8,41 Trấn Khang 18677 42,00 3,55 1978 16,80 Cảnh Mã 20719 39,60 3,65 1209 22,97 Thƣơng 15796 27,80 2,21 1203 17,10 Tổng hợp 25 huyện 1060,58 425022 1032,65 97,41 34095 439,91 Bình quân 25 huyện 17000,88 1363,8 cả tỉnh 11720,91 25083 9621,83 1611,30 3448 4096,51 Chiến cả tỉnh (%) 9,01% 67,78% 10,73% 6,05% 39,55% 12,06%
  • 23. 19 Chỉ tiêu phát triển kinh tế của khu vực dân tộc ở vùng biên giới Vân Nam năm 2013 Chi trả bình quân trên đầu ngƣời (NDT/ng) Số còn tài khoản của dân cƣ nông thôn và thì xã cuối năm (100 triệu NDT) Tài khoản dân cƣ bình quân trên đầu ngƣời (NDT/ng) Thu nhập nông dân bình quân trên đầu ngƣời (NDT/ng) Tổng kim ngạch của sảm phẩm tiêu dụng xã hội (100 triệu NDT) Kim Bình 4997 15.35 6000 3644 6.90 Hà Khẩu 10771 26.70 25200 5610 4.36 Lục Xuân 7661 11.48 5100 3581 5.98 Ma Lập Pha 6027 26.87 9500 5330 14.17 Mã Quan 5274 40.88 11000 5636 23.94 Phú Ninh 5390 32.24 7800 5582 30.82 Giang Thành 8712 11.90 9600 4777 4.76 Mạnh Liên 7268 26.71 19300 4726 6.87 Lan Thƣơng 5982 32.87 6600 3652 12.92 Tây Mông 9034 5.73 6200 3806 1.95 Cảnh Hồng 5570 144.33 27300 8907 50.74 Mảnh Hải 5203 38.87 11500 6513 14.03 Mãnh Lạp 5815 55.20 19300 5891 16.22 Đằng Xung 5910 116.15 17700 7426 30.14 Long Lăng 6550 32.94 11700 5685 10.39 Thụy Lệ 8849 125.00 66300 6622 25.39 Mang 4969 79.27 19900 5801 30.45 Doanh Giang 5854 38.76 12500 6562 22.34 Lũng Xuyên 6311 21.33 11600 4946 6.28 Lô Thủy 7100 23.73 12700 3593 10.90 Phúc Cống 9728 5.58 5600 2590 2.63 Cống Sơn 22065 3.76 9900 2635 1.98 Trấn Khang 9352 17.87 9900 5511 6.05 Cảnh Mã 7608 26.87 8900 6558 12.65 Thƣơng Nguyên 9307 13.35 7300 5442 7.15 Tổng hợp 25 huyện 191307 973.74 358400 131026 360.01 Bình quân 25 huyện 7652.28 14336 5241.04 cả tỉnh 8767 8969.32 19200 6141 4036.01 Chiến cả tỉnh 87.29 10.86 74.67 85.34 8.91
  • 24. 20 (%) 1-2 (số liệu nguồn gốc: niên giám thống kê tỉnh Vân Nam năm 2014) 1.2 Các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Trung Quốc. Việt Nam có 54 dân tộc, các dân tộc ít người chủ yếu sống ở các vùng núi và cao nguyên. Các dân tộc ít người đông nhất sống tập trung tại vùng núi phía Bắc là dân tộc Dao, Mông, Thái, Mường, Tày v.v. những dân tộc thiểu số này đều có những tập hợp lớn phân bố tại tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang. Trong đó, Lào Cai có 27 nhóm ngành dân tộc sống cùng với nhau như Hmông, Tày, Dao, Thái, Giáy, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì, Lào, Kháng, La Hủ, Mường, Bố Y, Hoa, La Chí và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán Chay, Sán Dìu, Khơ Me, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô, Ê Đê, Giẻ Triêng, Gia Rai, Chăm, Kà Tu..cùng với dân tộc Kinh. Hà Giang có 22 tộc người cư trú là Hmông, Dao, Pà Thẻn, Tày, Nùng, Giáy, Bố Y, La Chí, Cờ Lao, Phu Péo, Lô Lô, Phù Lá, Hoa v.v. cùng với dân tộc Kinh. Chính cuộc sống chung đã là cơ sở để mỗi dân tộc mang đến cho Lào Cai và Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng và tạo ra một bức tranh văn hóa chung của cộng đồng… 1.2.1 Các dân tộc ở Lào Cai + Tình hình chung Lào Cai Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới có 203 km đường biên giáp với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Lào Cai nằm ở khu vực ―đệm‖ giữa khu vực Việt Bắc và Tây Bắc Việt Nam. Theo niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2009, dân số toàn tỉnh là 615.620 người, chiếm 5,5% dân số vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và chiếm 0,7% dân số cả nước. Tốc độ tăng trưởng dân số giai đoạn 2005-2009 là 1,41%/năm, giảm 0,42%/năm so với giai đoạn 2000-2005 (1,83%/năm). Khu vực hành chính của tỉnh Lào Cai chia thành: 1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 164 xã, thị trấn. + Dân số và sự phân bố
  • 25. 21 Mật độ dân số bình quân toàn tỉnh là 96 người/km2, bằng 83% mật độ trung bình của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và bằng 37% so với mức trung bình của cả nước. Lào Cai hiện có 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh: Dân tộc Kinh chiếm 35,9%, dân tộc Mông chiếm 22,21%, dân tộc Tày chiếm 15,84%, dân tộc Dao chiếm 14,05%, dân tộc Giáy chiếm 4,7%, dân tộc Nùng chiếm 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người như Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,... Huyện Sapa nằm ở phía Tây tỉnh Lào Cai, huyện có diện tích 683,29 km², có một thị trấn 17 xã, chủ yếu là nơi sinh sống của dân cư 6 dân tộc, trong đó tỷ lệ dân số của các dân tộc cụ thể là: Dao 23,04% Kinh 17,91% Tày 4,74% Dáy 1,36% Xã Phó 1,06%; Số người của tộc Hoa và các dân tộc khác 0,23%. Huyện Bắc Hà rộng 686,78 km², có 14 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó đông nhất là dân tộc Hmông, Dao, Tày, Nùng; trong đó dân tộc H'Mông chiếm khoảng trên 47% dân số trong toàn huyện. Các dân tộc khác còn lại là Kinh, Dao tuyển (Mán đen), Tày, Nùng, Phù Lá, Hoa,... Huyện Bát Xát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai, diện tích tự nhiên 1.061,89 km², trên 70% là đồi núi. Cư dân trên địa bàn huyện gồm 7 tộc người chung sống là Mông, Dao đỏ và Dao tuyển, Giáy, Hà Nhì, Hán, Tày và Kinh, dân tộc thiểu số chiếm 82%.. Huyện Si Ma Cai nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, giáp với huyện Mã Quan (Châu tự trị dân tộc Choang - Miêu Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc). Huyện này có 11 dân tộc cùng chung sống ở 97 thôn bản. Về cơ cấu dân số người H’Mông chiếm 82,52%, người Nùng chiếm 12,25%, người La Chí chiếm 0,75%, người Thu Lao (là một nhóm thuộc dân tộc Tày) chiếm 3,98%, người Phù Lá chiếm 0,09%, người Kinh chiếm 0,28% v.v. đông nhất là đồng bào H’Mông. Huyện Bảo Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lào Cai. Huyện có diện tích 820 km2 và dân số là trên 80.000 người (2013). Cộng đồng dân cư ở đây gồm có 15 dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 32,56 % - Dân tộc Tày chiếm 31,93 % - Dân tộc Dao chiếm
  • 26. 22 22,16 % - Dân tộc Mông chiếm 8,61 % - Dân tộc Nùng chiếm 1,96 - Dân tộc Phù Lá 1,1 % - Dân tộc Giáy chiếm 1,09 %. - Các dân tộc khác chiếm 0,69 %... Huyện Bảo Thắng: phía Bắc giáp với huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với 7km đường biên, có diện tích 691,55 km² và dân số 100.577 người (đông nhất tỉnh Lào Cai). Có 13 cộng đồng dân tộc cùng cư trú xen kẽ với nhau trong đó đông nhất là các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Huyện Văn Bàn Nằm là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc: Kinh, Tày, Mông, Dao, Giáy, Thái, Nùng, Mường, Hoa, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, đông nhất là dân tộc Tày (chiếm hơn 50%), các dân tộc có số lượng ít là Nùng, Mường, Hoa, Sán Chay, Hà Nhì. Đặc biệt, Văn Bàn là nơi duy nhất của tỉnh Lào Cai có dân tộc Mông Xanh - một trong 4 ngành của dân tộc H’Mông cư trú ở Việt Nam. Huyện Mường Khương: phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Mã Quan và Hà Khẩu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đường biên giới Việt - Trung trên địa bàn huyện dài 86,5 km, trong đó có 55 km đất liền, có 2 cửa khẩu quốc gia là Sín Tẻn và Pha Long. Mường Khương có dân số trên 50 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Dân số toàn huyện theo số liệu điều tra đến tháng 4 năm 2009 có 52.030người. Bao gồm 14 dân tộc anh em và các ngành khác nhau. Dân tộc HMông đông nhất chiếm 41,78%. Dân tộc Nùng chiếm 26,8%, Dân tộc Dao chiếm 5,75% , Dân tộc Giáy chiếm 3,74% , dân tộc Bố Y chiếm 2,59%, dân tộc Kinh (Việt) chiếm 11,98%. Ngoài ra còn một số dân tộc khác có dân số ít như dân tộc Phù Lá, Mường, Lô Lô chiếm 6,8% ... 1.2.2 Các dân tộc ở Hà Giang + Tình hình chung Hà Giang Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang có diện
  • 27. 23 tích tự nhiên là 7.884,37 km2. Tính đến nay Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 05 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Thành phố Hà Giang có 5 phường và 3 xã, huyện Bắc Mê 1 thị trấn và 12 xã, Huyện Bắc Quang 2 thị trấn và 21 xã, huyện Đồng Văn 2 thị trấn và 17 xã, huyện Hoàng Su Phì 1 thị trấn và 24 xã, huyện Mèo Vạc 1 thị trấn và 17 xã, huyện Quản Bạ 1 thị trấn và 12 xã, huyện Quang Bình 1 thị trấn và 14 xã, huyện Vị Xuyên 2 thị trấn và 22 xã, huyện Xín Mần 1 thị trấn và 18 xã, huyện Yên Minh 1 thị trấn và 17 xã +Dân số và sự phân bố dân số Dân số tỉnh Hà Giang theo điều tra dân số tháng 4 năm 2009 là 724.537 người. Trong đó, dân số thành thị là 84.338 người; các dân tộc: Mông (chiếm 32,0% tổng dân số toàn tỉnh), Tày (23,3%), Dao (15,1%), Việt (13.3%), Nùng (9.9%)……Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyện, 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Huyện Bắc Mê có diện tích 844,30 km² và dân số 56.593 người (điều tra 2009). Toàn huyện có 12 xã, 1 thị trấn. Có 13 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, trong đó 37,86% là dân tộc Dao, 22,34% là dân tộc Tày, 22,21% là dân tộc HMông, còn lại là các dân tộc khác.3 Huyện Bắc Quang là huyện vùng cao thuộc tỉnh Hà Giang. Bắc Quang có 2 Thị trấn Việt Quang và Vĩnh Tuy và 21 xã. Dân số của huyện là 108.704 người, với 19 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc Tày, Nùng, Dao. Huyện Đồng Văn có diện tích 446,66 km², gồm 2 thị trấn Thị trấn Đồng Văn (huyện lỵ) Thị trấn Phó Bảng và 17 xã. Dân số cả huyện có 62.138 người (điều tra năm 2009), với 15 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông nhất là dân tộc HMông chiếm trên 85%, tiếp đó là các dân tộc Tày , Kinh, Hoa còn lại là các dân tộc khác…4 Huyện Hoàng Su Phì có 12 dân tộc sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Nùng chiếm hơn 38%, tiếp đó là dân tộc Dao 22%, H’Mông 13%, còn lại là các dân tộc khác. 3 http://hagiangsensetravel.com/bac-me-danh-thuc-tiem-nang-du-lich-n.html 4 http://wikimapia.org/17640314/vi/Huyện-Đồng-Văn
  • 28. 24 Huyện Quản Bạ nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Giang, phía Bắc và Tây giáp Vân Nam - sống rất khó khăn. Huyện Mèo Vạc phía Đông và phía Bắc giáp với Trung Quốc. Tính đến 31 tháng 12 năm 2013 dân số toàn huyện là 76.263 người, gồm 17 dân tộc cùng sinh sống như: H’Mông, Lô Lô, Dao, Giáy, Tày, Kinh, Nùng, Hoa, Sán Chay, Cờ Lao, Pu Péo…., đông nhất là dân tộc HMông chiếm 77,28 % dân số toàn huyện.5 Huyện Quản Bạ phía bắc và tây giáp Vân Nam - Trung Quốc. Dân số của toàn huyện là 45.426 người (Niên giám thống kê năm 2010), Là nơi cư trú của 14 dân tộc, trong đó gần 60% là dân tộc HMông, khoảng 14% là dân tộc Dao, dân tộc Tày chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Quản Bạ là địa phương duy nhất có dân tộc Bố Y (hiện chỉ còn 881 người và hầu hết sống tập trung ở xã Quyết Tiến). 6 Huyện Vị Xuyên phía Tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía Nam giáp huyện Bắc Quang, phía Đông là thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Huyện có diện tích 1487,5 km² và dân số 82.000 người (điều tra năm 2004). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng… Huyện Xín Mần: phía Bắc giáp Trung Quốc, Xín Mần có 1 thị trấn huyện lỵ (Cốc Pài) và 18 xã. Huyện này có diện tích 581,8 km². Dân số (đến năm 2013) là 62.457 người. Có 18 dân tộc anh em cùng chung sống (Nùng, HMông, Tày, Dao, La Chí, Kinh, Phù Lá, Hoa, Pà Thẻn, Cao Lan, Mường, Ngạn, Bố Y, Khmer, Giấy, Cơ Lao, Sán Dìu, Sán Chay). Trong đó có một số dân tộc là người bản địa như Nùng, Mông, La Chí, Phù Lá, Tày, Dao…Huyện có 4 xã biên giới giáp với huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (Pà Vầy Sủ, Chí cà, Xín Mần, Nàn Xỉn) với chiều dài đường biên giới 31km.7 Huyện Yên Minh nằm phía Đông Bắc tỉnh Hà Giang, phía Bắc giáp tỉnh Vân 5 http://meovac.hagiang.gov.vn/index.php?nv=gioi-thieu-chung&op=Dan-so-lao-dong/Dan-so-lao-dong-63 6 http://duan600.vn/huyen-ngheo/Huyen-Quan-Ba-Ha-Giang-28/ 7 http://xinman.hagiang.gov.vn/index.php?nv=gioi-thieu-chung&op=Tu-nhien-xa-hoi/Dieu-kien-tu-nhien-va-tiem-nang-kin h-te-10
  • 29. 25 Nam (Trung Quốc), có diện tích 786,15 km², dân số toàn huyện là 71.297 người (Niên giám thống kê năm 2010). Huyện có 16 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc HMông chiếm 53,2%, dân tộc Dao chiếm 15%, dân tộc Tày chiếm 13,95% dân số, còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dân số ít như Pu Péo, Lô Lô...8 1.3Một số yếu tố có tác động đến quan hệ dân tộc 1.3.1 Chiều dài biên giới Trong sự phát triển của các địa phương nhất là ở vùng biên giới, quan hệ giao lưu của các tộc người cũng phụ thuộc vào vị thế địa - chính trị, địa - văn hóa của mỗi vùng. Vùng biên giới Việt – Trung có đặc điểm nổi bật là đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tộc người, trong đó nhiều tộc người có đồng tộc sinh sống ở bên kia biên giới của nước láng giềng. Biên giới là ―cửa ngõ‖ quan trọng, thường xuyên đón nhận giao lưu văn hóa giữa các tộc người ở các quốc gia. Trong quá trình giao lưu đó, ―biên giới tộc người‖ nhiều khi không trùng với biên giới quốc gia vì thế quan hệ đồng tộc đôi khi vượt qua biên giới quốc gia để tới nơi có người cùng họ, cùng dân tộc đang sinh sống ở bên kia biên giới. Chính vì thế có nhiều yếu tố có thể tác động đến quan hệ của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng biên. Đường biên giới Trung-Việt tổng chiều dài 1449 km, trong đó đoạn tỉnh Vân Nam và Lào Cai dài 203 km, Vân Nam với tỉnh Hà Giang dài 274 km. Chính do đường biên giới dài nên có nhiều cửa khẩu và lối mòn được nhân dân sử dụng. Lào Cai có QL 70; QL 279; QL 4D và rất nhiều những con đường hiểm trở dọc biên giới, với các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu cấp tỉnh, và các lối mòn thông dụng. Tỉnh Vân Nam và tỉnh Lào Cai có 1 cặp cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu- Lào Cai (đường ô-tô) Hà Khẩu-Lào Cai (đường sắt). Hà Khẩu –Lào Cai là một trong ba cửa khẩu quốc tế có vị trí quan trọng trong giao lưu kinh tế thương mại qua biên giới đất liền giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cửa khẩu nằm ngay trong trung tâm Tp Lào Cai. 8 http://duan600.vn/huyen-ngheo/Huyen-Yen-Minh-Ha-Giang-29/
  • 30. 26 (Cửa khẩu Lào Cai- Hà Khẩu) Ngoài ra còn có các cửa khẩu quốc gia như Tung Chung Phố -Mường Khương, cửa khẩu quốc tế đường bộ Kim Thành thành phố Lào Cai, cửa khẩu Bản Vược (Bát Xát) và hơn 80 đường mòn thông dụng như lối mở Bản Quẩn (Bảo Thắng)… Tỉnh Vân Nam và tỉnh Hà Giang có 1 cửa khẩu cấp Quốc gia, 2 cửa khẩu cấp tỉnh, 19 chợ biên giới, 108 lối mòn thông dụng. Tình hình cụ thể như sau: 1-3 (Do lối mòn thông dụng nhiều nên chỉ thống kê những lối mòn chủ yếu, được người dân 2 nước sử dụng nhiều)9 9 骥磊〃从滇越骥段骥界走廊考察壮族与岱骥族的跨境关系〃文山骥范高等骥科学院学骥〃2007 年 Tên cửa khẩu TQ Tên cửa khẩu VN Cấp Thiêm Bảo Thanh Thủy Cấp Quốc gia Điền Bồng Thương Bồng Cấp Quốc gia Đô Long Xín Mần Cấp tỉnh Đổng Can Phổ Bổng Cấp tỉnh Tiểu Bá Tử Mã Quang HoaTrúcBằng Phố Mã Mới Lối mòn thông dụng Kim Xưởng Mã Quang Kê Ca Xín Mần Lối mòn thông dụng Đường Bảo Lương Mã Quang Mạn Mỹ Hoàng Su Phì Lối mòn thông dụng Mãnh Đồng Ma Lật Pha Nam Đinh Hoàng Su Phì Lối mòn thông dụng Bá Bố Ma Lật Pha Nghĩa Thuận Quản Bạ Lối mòn thông dụng Dương Vạn Ma Lật Pha Bạch Đức Yên Minh Lối mòn thông dụng Mã Lâm Ma Lật Pha Cô Long Đồng Văn Lối mòn thông dụng Hòa Bình Phú Ninh Đường Mới Mèo Vạc Lối mòn thông dụng
  • 31. 27 Rõ ràng mặc dù trên toàn tuyến biên giới đã có rất nhiều các cửa khẩu cấp quốc gia và cấp tỉnh nhưng vì tuyến biên giới Việt – Trung rất dài hơn nữa bà con các dân tộc thiểu số sống ở vùng biên có cùng nguồn gốc, có cùng tâm lý và tình cảm dân tộc nên việc hình thành rất nhiều các lối mòn thông dụng để giúp bà con giao lưu thuận tiện là điều tất yếu. Các cơ quan quản lý nào có thể biết và xác định được các lối mòn trên thực địa nhưng không thể quản lý được các ―đường mòn‖ ở trong tâm của những bà con các tộc người ở vùng biên giới Trung-Việt cùng uống một sông nước, cùng kiếm củi trên một núi, cùng đi một chợ thì chỉ những đường mòn này mới làm cho việc giao lưu được tiện lợi. 1.3.2 Yếu tố lịch sử Thời kỳ Nhật xâm chiếm Trung quốc, nhiều người dân ở vùng biên giới Trung Quốc chạy sang Việt Nam tị nạn. Những năm đầu thế kỷ 19, Lưu Vĩnh Phúc từng tổ chức cho các dân tộc vùng biên giới Trung Quốc thành lập ―Quân cờ đen‖ như dân tộc Hán, dân tộc Choang v.v., để giúp đỡ Việt Nam chống Pháp, và giành được nhiều thắng lợi. Sau ngày ―Quân cờ đen‖ trở về Trung Quốc, trong đó có một số người ở lại Việt Nam, ngày nay số đó đã trở thành một bộ phận của dân tộc Nùng. Năm 1886, ở mấy tỉnh thuộc biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc như tỉnh Hải Ninh, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Cao Bằng, các dân tộc biên giới tích cực tham gia chống thực dân Pháp như Kinh, Tày, Nùng v.v., nhưng bị đàp áp mạnh mẽ, có bộ phận người Việt giáp biên giới chạy trốn sang vùng Đông Hưng Trung Quốc. Năm 1958 đến năm 1961, Kế hoạch ― đại nhảy vọt‖ không thu được kết quả như mong đợi, làm cho Trung Quốc thiếu ăn nghiêm trọng, đa số người dân ở vùng biên Trung-Việt chạy sang vùng biên Việt Nam để nhờ họ hàng hoặc bạn bè với mục đích là mua lương thực giải quyết tạm thời vấn đề thiếu ăn.10 Trong thời kỳ Việt Nam chống Pháp và chống Mỹ, một bộ phận nhân 10 范骥宏, 壮族在骥南骥最骥密的兄弟——越南的岱、骥、拉基、布骥、山骥族, 广西民族学院学骥, 2005 年第一期.
  • 32. 28 dân gần biên giới chạy sang các tỉnh lận cận của Trung Quốc tị nạn, chính quyền địa phương Trung Quốc và quần chúng đều viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng như vật chất. Như vậy có thể nhận thấy ở vùng biên nếu quan hệ hai quốc gia là bình thường thì với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại đây quan hệ đồng tộc, quan hệ đồng họ có điều kiện phát triển thuận lợi. Những năm thập niên 70-80 thế kỳ 20, quan hệ Trung-Việt không bình thường, thậm chí năm 1978, quan hệ Trung-Việt căng thẳng đến đóng cửa biên giới và đương nhiên cũng đóng hết tất cả lối mòn thông dụng. Cũng trong thời gian này, quan hệ hai Đảng, hai chính phủ cũng bị gián đoạn. Tuy vậy ở một số nơi của vùng biên, dù có khó khăn nhưng người dân vùng biên vẫn giữ quan hệ với những người đồng họ, đồng tộc ở bên kia biên giới.Theo tư liệu điều tra của Hàn Na11 , trong thời kỳ căng thẳng này, người dân ở một số nơi thuộc biên giới Trung-Việt vẫn có đi lại. Nhiều dân tộc thiểu số sử dụng lối mòn bí mật đi thăm họ hàng bạn bè. Cá biệt có những lối mòn còn được thông báo cho nhau cho biết phải cần thẩn chỗ nào, chỗ nào có bom mìn. Người dân biên giới cả hai nước vẫn giữ quan hệ giao dịch với nhau, một số người dân biên giới Việt Nam cũng bất chấp nguy hiểm tìm đường mòn mới để sang vùng biên Trung Quốc mua bán đồ cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Vì thế có nơi ở vùng biên tự nhiên hình thành các phiên chợ giao dịch dân gian như ―Phố Bí Thảo‖ 12 bởi người dân vùng biên nhu cầu. Chính vì thế ngay cả trong năm 1979, người dân biên giới Trung-Việt vẫn có hoạt động giao dịch. Người Trung Quốc thường lấy các sản phẩm dệt may, vải Cotton, đèn pin, dép, dầu gió v.v. đổi những vật phẩm như trái cây, rau xanh, cây thuốc dược liệu, các loại trứng với người Việt... Đối với vấn đề này, có những tài liệu cho thấy, chính quyền Việt Nam cũng từng có biện pháp để ngăn chặn. Thí dụ tháng 3 năm 1984 có qui định, khi đi vào vùng biên giới, phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vào vùng trọng điểm biên giới thì phải 11 Biến đổi xã hội biên giới Trung-Việt và ý thức quốc gia- dựa vào phân tích về người vùng biên giao dịch xuyên quốc gia, Hàn Na〃Nghiên cứu quốc tế 12 黄永祥〃金平-草皮街-走向大市骥〃云南民族学院学骥〃1994 年
  • 33. 29 được chủ tịch, bí thư địa phương xét duyệt và ký tên. Nếu vi phạm thì phải bị phạt tiền hoặc chịu cải tạo lao động. Tuy vậy, nhưng hoạt động giao dịch tại vùng biên giới không những không bị hạn chế mà phạm vi giao dịch lại không ngừng mở rộng. Thực tế, chính quyền Trung-Việt từ từ ngầm thừa nhận những giao dịch này. Phải đến ngày 19 tháng 11 năm 1988, Nghị quyết số 118 mới chính thức chấp nhận việc thăm hỏi người thân, giao dịch hàng hóa có nhu cầu. Thực tế trong giai đoạn này, quan hệ Trung-Việt hình thành một cục diện trái ngược ―quan thù địch dân hữu hảo‖. Rõ ràng, người dân vùng biên của các quốc gia, bất kể quan hệ hai nước ổn định hòa bình hay không, đều giữ quan hệ và trao đổi không gián đoạn. Có khác nhau chỉ là công khai hoặc bí mật với hình thức khác nhau, số lần đi lại nhiều hoặc là ít mà thôi. 1.3.3 Xu thế hiện nay Xu hướng toàn cầu hoá xuất hiện vào khoảng những năm 1870 – 1913, cho đến ngày nay nó đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một xu thế tất yếu, khách quan, hợp quy luật của thời đại mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài nếu không muốn bị tụt hậu. Toàn cầu hóa, một mặt đem lại cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển những cơ hội lớn, mặt khác nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. + Cơ hội Xu thế mở cửa, giao lưu hội nhập đã trở thành nhu cầu bức thiết đối với hoạt động văn hoá xã hội của các dân tộc. Ngày nay, để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, các quốc gia cho dù là chế độ xã hội nào cũng không thể đóng cửa, bế quan toả cảng, bởi lẽ chính mở cửa, giao lưu và hội nhập đã đem lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế, văn hoá của các dân tộc. Quá trình giao lưu hội nhập có thể xảy ra theo nhiều hình thức. Tính đến tháng 5 năm 2010, trên vùng biên giới 2 nước Trung-Việt, có cả thảy 9 cửa khẩu mậu dịch biên giới và 54 điểm họp chợ biên giới, trong đó có 25 điểm nằm trong địa bàn Quảng Tây, 29 điểm nằm trong địa bàn Vân Nam. Thí dụ chợ mậu dịch biên giới Địa Tây Bắc. Địa Tây Bắc là một địa danh nằm ở bản người Di thuộc xã Ma An Để huyện tự trị dân tộc Thái- Dao- Mèo Kim Bình châu Hồng Hà. Huyện Kim
  • 34. 30 Bình giáp với tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu của Việt Nam. Năm 1987, chợ biên giới Địa Tây Bắc được chính quyền tỉnh Vân Nam phê chuẩn là khu chợ dùng cho dân biên giới qua lại buôn bán. Chợ biên giới Địa Tây Bắc là nơi họp chợ của chừng 40 nghìn dân biên giới Trung Quốc và Việt Nam, kể cả hàng nghìn người dân biên giới Việt Nam ở xã Dao Sơn và lân cận của huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu và xã Dĩ Để và vùng lân cận thuộc huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai. Chợ Địa Tây Bắc cứ 6 ngày họp một phiên. Ngày chợ, lúc đông nhất có tới hơn 13 nghìn người, trong đó khoảng một nửa là những người dân biên giới Việt Nam. Hàng hoá trên chợ chủ yếu là nông phẩm, lâm sản và các mặt hàng thông dụng hàng ngày. Ở vùng đông đồng bào dân tộc, sản phẩm trao đổi đa dạng không những là sự thật bắt buộc để giao lưu trao đổi mà còn là cơ sở để bà con xây dựng một cuộc sống bình thường. Sự thích ứng giữa các nền văn hoá của dân tộc này với dân tộc khác cũng là thuộc tính bản chất trong quan hệ trao đổi này. Chợ biên giới đã giúp nhân dân các dân tộc mở rộng thêm phạm vi hoạt động xã hội, tăng thêm sự giao lưu và hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy cộng đồng dân tộc khai thác tiềm năng tốt hơn nữa, qua đó thắt chặt thêm quan hệ chung sống gắn bó giữa các dân tộc thiểu số được hình thành tự nhiên từ xa xưa trong lịch sử. Nền kinh tế hiện đại hóa thường tác động tích cực tới ý thức quốc gia của người dân. Lịch sử kiến tạo đất nước của các dân tộc châu Âu là sự diễn giải tốt nhất đối với ảnh hưởng tích cực do hiện đại hoá mang lại. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam mà nói, sau khi thi hành chính sách cải cách mở cửa và đổi mới, ý thức quốc gia của quần chúng dân tộc thiểu số quả thật có chiều hướng tăng lên, đó là tác động của nền kinh tế hiện đại hoá tuy không phải là hoàn toàn nhưng rất quan trọng. Trước hết, trong quá trình xây dựng hệ thống kinh tế thị trường mở cửa thống nhất, sự trao đổi kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc được mở rộng không ngừng. Kinh tế thị trường là kinh tế có mục đích tăng cường lợi nhuận làm cho xí nghiệp không ngừng mở mang thị trường. Nhiều xí nghiệp vùng nội địa, đồng bằng, duyên hải trong đó có cả những xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tìm cách đưa hàng vào vùng biên
  • 35. 31 cương phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Quá trình xây dựng nhà máy, khai thác tài nguyên tại vùng biên cương, không chỉ là một quá trình giao lưu kinh tế với động lực là trao đổi lợi ích vật chất mà điều quan trọng hơn là quá trình giao lưu kinh tế cũng mang theo rất nhiều yếu tố văn hóa. Thông qua sự giao lưu văn hóa gián tiếp đó, không những làm cho quần chúng dân tộc đa số (Hán ở Trung Quốc, Kinh ở việt Nam) nhận thức được nền văn hóa dân tộc thiểu số phong phú đa dạng mà còn giúp cho quần chúng dân tộc thiểu số có được nhận thức trực quan nhiều hơn đối với nền văn hóa của các dân tộc khác kể cả dân tộc đa số, làm tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Đồng thời, chính sự giao lưu trao đổi đó cũng xúc tiến thúc đẩy các dân tộc hòa hợp hơn nữa. Mặc dù sự khác biệt văn hoá giữa các dân tộc vẫn tồn tại, song tính chất chung (về văn hoá và chính trị) lại đang được hình thành và phát triển. Những tính chất chung đó đang không ngừng củng cố ý thức quốc gia mà cụ thể là cảm giác được hòa nhập của quần chúng các dân tộc thiểu số. Và họ sẽ không thể nào có được cảm giác như vậy nếu ở vào thời kỳ trước khi cải cách mở cửa, thời kỳ có sự cách biệt giữa các quần thể văn hoá khác nhau. Mặt khác là, của cải quốc dân gia tăng khiến chất lượng đời sống nhân dân (kể cả quần chúng dân tộc thiểu số) được cải thiện rõ rệt. Chính đời sống vật chất được cải thiện đã có tác dụng làm cho đồng bào dân tộc thiểu số tin tưởng hơn vào chính phủ trung ương và ý thức quốc gia cũng được nâng lên. Thí dụ như ở vùng Tây Nam Trung Quốc tác động bởi cải cách kinh tế đối với ý thức quốc gia của đồng bào dân tộc thiểu số càng nổi bật hơn bởi lẽ nếu so với các nước xung quanh thì Trung Quốc có cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, cuộc sống sung túc hơn, đó quả thực đã mang lại cho các dân tộc ở đây niềm tự hào và ý thức quốc gia mãnh liệt. Ngoài ra, thu nhập tài chính tăng đã tạo cơ sở vật chất cho việc thi hành và cải tiến các chính sách khác với đồng bào dân tộc. Thí dụ như nền giáo dục quốc dân cũng kịp thời cải cách đã và đang áp dụng nhiều biện pháp nhằm xoá dần khác biệt văn hoá giữa cộng đồng dân tộc thiểu số với cộng đồng dân tộc đa số. + Những thách thức
  • 36. 32 Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng là con dao hai lưỡi, đem lại cho chúng ta rất nhiều điều hay, điều lợi nhưng cũng đem lại vô số những điều bất lợi. Đầu tiên, tình hình không cân bằng của hiện đại hóa kinh tế gây nên khác biệt giữa các vùng miền, tất nhiên gây ra chênh lệnh thu nhập, chênh lệnh giàu nghèo giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Sự chênh lệch này sẽ tồn tại tương đối lâu, nếu chính sách không có điều chỉnh đột biến thì tình hình này không thể thay đổi được trong một thời gian ngắn và sẽ ảnh hưởng đến ý thức quốc gia trong lòng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể như ở Trung Quốc thông qua hơn 30 năm cải cách mở cửa, những yếu tố như khu vực hoặc hoàn cảnh thành phố , nông thôn làm cho thu nhập của các dân tộc có chênh lệch đã không thể giải thích hợp lý bằng yếu tố lịch sử, địa lý nữa. Cho dù chính sách kinh tế và chế độ phân phối không phải là yếu tố duy nhất gây ra chênh lệch, cũng là một yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra, bởi vì tình huống khách quan mà có sự đan xen giữa các dân tộc thiểu số ở vùng biên Trung-Việt, giao lưu giữa hai bên không ngừng tăng cường, quần chúng dân tộc thiểu số sẽ cảm thấy rõ rệt hơn vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các dân tộc, tất nhiên họ sẽ nghi ngờ và suy nghĩ về nguyên tắc và chế độ phân phối hiện nay đang thi hành, mà những nghi ngờ này sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của họ với trật tự nhà nước mà cụ thể nhất là các vấn đề gây xung đột ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Nếu tình hình này không có cải thiện trong một thời gian tới, thì tình hình về ý thức của dân tộc thiểu số ở vùng biên sẽ không lạc quan. Ngoài ra, hiện đại hóa kinh tế không phải là một quá trình độc lập, trong quá trình giao lưu kinh tế chắc chắn mang yếu tố chính trị và văn hóa. Trên đường biên giới Trung-Việt, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia của các dân tộc thiểu số thường là một trạng thái ―lung lay‖. Nếu trong quá trình ấn định chính sách đối với vùng biên giới, chính quyền Trung Quốc và Việt Nam không cân nhắc toàn diện về nền văn hóa của người dân biên giới không thi hành chính sách phong phú đa dạng, hữu hiệu, và không đáp ứng được nhu cầu văn hóa và vật chất của người dân biên giới, thì ý thức quốc gia và ý thức dân tộc rất khó có thể đạt được mục tiêu, dễ xảy ra những sự kiện
  • 37. 33 trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn biên giới quốc gia và thiết hại lợi ích cả xã hội. Tiểu kết chƣơng 1 Viêt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa dân tộc với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Đường biên giới Trung-Việt tổng dài 1449.566 km, trong đó đường biên giới Vân Nam và Lào Cai dài 203 km, với tỉnh Hà Giang dài 274 km. Có rất nhiều tộc người nằm ở vùng biên Trung-Việt, Trung Quốc có 13 dân tộc, Việt Nam có 26 dân tộc. Vân Nam là một tỉnh miền núi biên giới có nhiều dân tộc cùng sống chung của Trung Quốc. Tỉnh Lào Cai và tỉnh Hà Giang giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc cũng là nơi các dân tộc thiểu số sống chung tương đối nhiều ở Việt Nam. Giữa 3 tỉnh này có nhiều dân tộc thiểu số xuyên biên giới, họ cùng nguồn gốc nên có văn hóa, phong tục tập quán tương đồng. Ở vùng biên giới Trung-Việt xưa nay, bà con dân tộc hai bên đều giữ quan hệ mật thiết với nhau. Cho dù là thiên tai hay địch họa, miễn là người dân cần giúp đỡ thì bà con dân tộc của nước bạn đều dốc sức viện trợ và hỗ trợ tích cực về tinh thần cũng như vật chất. Kể cả thời kỳ quan hệ Trung-Việt căng thẳng, quan hệ đi lại dân gian giữa vùng biên hai nước đều chưa bao giờ gián đoạn mà trên thực tế chính quyền địa phương hai nước cũng không ngăn chặn được. Đối với quan hệ các dân tộc thiểu số, không chỉ các cửa khẩu mà cả các lối mòn thông dụng vùng biên là cầu nối quan trọng, tạo điều kiện để người dân ở vùng biên của hai nước gắn liền chặt chẽ với nhau. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay cũng chú trọng mở rộng quan hệ vùng biên, phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập chính đáng cho người dân biên giới. Mặt khác thông qua cải thiện mức sống của người dân ở vùng biên cũng góp phần tăng cường ý thức quốc gia của họ. Song thực trạng phát triển không đồng đều, thiếu cân đối do hiện đại hóa kinh tế gây ra chênh lệnh thu nhập giữa vùng biên giới với vùng khác trong nước, dễ xảy ra tâm lí không ổn định, gây xáo trộn ở vùng biên. Trong quá trình ấn định chính sách cho vùng biên giới, chính quyền Trung Quốc và cả Việt Nam luôn cân nhắc toàn diện cả về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm đem lại đời sống ổn
  • 38. 34 định cho người dân biên giới. CHƢƠNG 2 QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG QUAN HỆ DÂN TỘC 2.1 Mối quan hệ giữa các dân tộc vùng biên giới Biên giới Việt – Trung được hình thành muộn và luôn biến động qua các thời kì lịch sử khác nhau. Ngày nay, khi hai nước đã hoàn thành việc phân mốc biên giới trên bộ thì vấn đề tranh chấp biên giới mới giảm bớt căng thẳng. Điều này giúp cho cuộc sống của cư dân biên giới có nhiều thuận lợi. Một đặc điểm của vùng biên giới Việt – Trung chính là sự đa dạng trong điều kiện tự nhiên và văn hóa. Với nhiều dạng địa hình, khí hậu và nguồn tài nguyên phong phú đây là khu vực đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, tại đây có nhiều tộc người cư trú nên có thể được coi là một khu vực đa dạng văn hóa. Các tộc người này có nguồn gốc lịch sử và đặc điểm văn hóa khác nhau nhưng đã cùng chia sẻ một không gian sinh tồn chung. Vì thế, ngoài những đặc điểm văn hóa ngôn ngữ riêng, họ cũng có nhiều nét tương đồng do quá trình tiếp xúc và cộng cư lâu dài. Chúng ta đều biết, vùng biên giới Việt – Trung vốn là vùng chậm phát triển, có trình độ và nguồn lực phát triển kinh tế xã hội thấp so với trình độ phát triển chung của cả hai nước. Chính vì thế, vai trò của tộc người Hán và người Kinh tương đối quan trọng đối với quá trình phát triển các quan hệ giao thương và đô thị dọc vùng biên. Cho dù không phải là cư dân gốc của khu vực này, nhưng ảnh hưởng của họ trong các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, của cư dân trong vùng lại tương đối nổi bật. Để thấy rõ đặc điểm ―xuyên biên giới‖ giữa các dân tộc của hai nước, sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất mối liên hệ ấy được thể hiện như thế nào, cụ thể là chú ý đến quan hệ đồng tộc, đồng họ, quan hệ khác dân tộc…từ đó, cho phép, chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu những tương đồng cũng như khác biệt về văn hóa xã hội để nhận biết đầy đủ hơn về bức tranh văn hóa xã hội của những dân tộc xuyên biên giới ở hai nước.
  • 39. 35 2.1.1 Quan hệ đồng tộc Quan hệ đồng tộc là một quan hệ phổ biến ở khu vực biên giới. Tìm hiểu quan hệ đồng tộc ở vùng biên tỉnh Vân Nam Trung Quốc với Việt Nam có thể thông qua mấy phương diện như sau: 2.1.1.1 Quan hệ hôn nhân Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân. Do đó, việc thể hiện tình cảm tự nguyện giữa hai bên, sự tự nguyện trong hôn nhân là điều kiện cơ bản để hôn nhân có hiệu lực. Hôn nhân xuất phát từ vai trò có tính bền vững của gia đình truyền thống, là cơ sở xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc. Nhưng ta dù mang đặc tính nào thì hôn nhân vẫn chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật, có khi là một thiết chế phù hợp với thực tiễn thí dụ như phong tục. Đối với vùng biên nơi có cộng đồng các dân tộc xuyên biên giới thì các phong tục, luật tục đôi khi còn mạnh hơn cả pháp luật. Chính vì thế trên thực tế việc kết hôn xuyên biên giới tuy chưa phải là phổ biến nhưng cũng không phải là những trường hợp đặc biệt. Có một vài nguyên nhân dẫn tới thực trạng này như: kết hôn vì tâm lí dân tộc, cùng ngôn ngữ tương đồng, cùng tập tục giống nhau, giao thông qua lại thuận tiện dù là hai nước nhưng thực tế lại gần hơn nơi khác… đã khiến cho người dân kết hôn xuyên biên giới tương đối nhiều. Qua điều tra, số hộ gia đình kết hôn giữa dân tộc Choang ở huyện Biên Tam, Văn Sơn, Trung Quốc và dân tộc Tày, dân tộc Nùng (chủ yếu là dân tộc Nùng) của Việt Nam là: huyện Mã Quan có 20 hộ, huyện Ma Lật Pha 32 hộ, huyện Phú Ninh 5 hộ. Những con số này được lấy từ văn phòng huyện Mã Quan, huyện Ma Lật Pha, phòng tự quản huyện Phú Ninh. Các con số trên còn chưa tính đến số hộ gia đình chưa hoặc không đăng kí kết hôn. Có thể giới thiệu một số hộ cụ thể như: Gia đình ông Long Phụng Vinh (dân tộc Choang, đã mất) có vợ là Vương Phát Liên 63 tuổi người dân tộc Nùng, thôn Nam Hải, huyện Bát Xát Lào Cai Việt Nam.
  • 40. 36 Gia đình ở Việt Nam có 4 anh chị em. Năm 23 tuổi bà đã chạy trốn khỏi cuộc hôn nhân của mình sang Trung Quốc và gặp ông Long Phụng Vinh. Không bao lâu hai người đã kết hôn và sinh được 3 nam 2 nữ. Con trai là Long Lâm Khoa 37 tuổi, cũng lấy vợ là người Việt Nam sinh được 1 nam (24 tuổi), 1 nữ (10 tuổi), đều đang đi học Gia đình ông Hoàng Thượng Hải có vợ là Lục Kim Hoa 37 tuổi người dân tộc Nùng thôn Nam Lặc huyện Mường Khương Việt Nam. Anh chị em trong gia đình bà Hoa ở Việt Nam có 3 nữ, 1 nam. Đáng chú ý mẹ bà Hoa là người Trung Quốc, bố là người Việt Nam nhưng đã sinh sống ở Trung Quốc được 14 năm. Ông Hoàng Thượng Hải sang Việt Nam chơi, quen biết bà Lục Kim Hoa, sau khi gả cho nhà họ Hoàng bà có tên Mịch, tức Á Mịch. (Dân tộc Choang trong đời có 4 tên gọi. Tên khi mới sinh là tên mụ hay còn gọi là nhũ danh; sau lớn lên đi học thì được gọi là thư danh, có khi gọi là tên học sinh, khi con trai lấy vợ , con gái gả chồng thì lại có tên riêng, ví dụ con gái tên là Hương, thì bố mẹ được gọi là ―Bác Hương‖ ―Á hương‖). Bà Hoa sinh được 1 nam 14 tuổi, 1 nữ 10 tuổi đang học lớp 2 lớp 3 trường tiểu học. Gia đình ông Lục Đức Tỉnh, vợ là Dư Tú Linh (46 tuổi) người dân tộc Nùng huyện Xi Ma Cai, thuộc người dân tộc bản địa Việt Nam. Bà cùng người thân sang Trung Quốc chơi quen được ông Lục Đức Cảnh, sau khi kết hôn tên của bà trong gia đình là ―Tình‖ và ―Á Tình‖. Bà đã sang Trung Quốc được 17 năm, ông bà sống với nhau và sinh được 1 nam 2 nữ, lớn nhất tên là Lục Hiền Muội đang học tiểu học, thứ hai tên là Lục Kim Vệ (nam) đang học tiểu học, thứ 3 là Lục Kim Tiên, học tiểu học ở Thán Đê.13 Chúng ta đều biết từ lâu ở Trung Quốc đã có chế độ mỗi gia đình chỉ được sinh 1 con. Mặt khác do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng trọng nam khinh nữ nên tỷ lệ nam cao hơn nữ rất nhiều. Chính vì thế theo lẽ thông thường chúng ta thường gặp tình trạng nam Trung Quốc lấy vợ Việt Nam chứ ít khi gặp trường hợp ngược lại. Thế 13 骥磊〃从滇越骥段骥界走廊考察壮族与岱骥族的跨境关系〃文山骥范高等骥科学院学骥〃2007 年 44 骥
  • 41. 37 nhưng ở làng Thượng Bình Hà và làng Tân Trại dân tộc Dao thuộc hương Bình Hà huyện Lục Xuân châu Hồng Hà lại có nhiều cặp vợ Trung chồng Việt. Đây là một vấn đề do phong tục qui định. Theo phong tục chính thống của dân tộc Dao, người làng chỉ có thể thông hôn với đồng tộc nhưng khác họ. Thực tế do yếu tố địa lí nên các bản dân tộc Dao ở vùng biên của Việt Nam lại ở gần hai thôn này hơn các làng Dao Trung Quốc khác. Vì thế hai bản dân tộc Dao Việt Nam trở thành phạm vi thông hôn của hai làng Trung Quốc này. Yếu tố dân tộc mạnh khiến địa phương xuất hiện tình huống thông hôn khác nơi khác đó là phụ nữ Trung Quốc gả vào làng Việt Nam (những năm gần đây đã có mười mấy phụ nữ). Ngoài ra cũng có một nguyên nhân là nhiều thanh niên Trung Quốc thấy con gái Việt Nam chăm chỉ, chịu khó, ngoan ngoãn, dịu dàng nên lấy họ làm vợ, ví dụ như bà Vương Phát Liên. Người trong thôn Thán Đê đều khen bà là người biết lễ phép, chịu khó, ít người sánh bằng‖. Người già địa phương còn giải thích thêm: ―Tuy bên Việt Nam nghèo, chúng tôi cũng muốn gả cô gái cho, bởi vì là người Dao phải thông hôn với người Dao, đây là tục lệ của tổ tiên mình.‖ 14 Tình trạng thông hôn xuyên biên giới cũng có ở dân tộc Hà Nhì. Cũng như người Dao, người Hà Nhì cũng muốn thông hôn với người đồng tộc. Theo điều tra năm 2011 cho biết, bản Hà Nhì Bình Hà huyện Lục Xuân tất cả đều là thông hôn với đồng tộc và có cả người bên kia biên giới. Nguyên nhân thì những người già địa phương cho biết, kết hôn với dân tộc khác việc giao lưu là một vấn đề lớn. Ngoài ra người đồng tộc còn chịu yếu tố truyền thống hạn chế nên ít khi xảy ra hiện tượng cô dâu ―chạy trốn‖. 15 Hôn nhân quan hệ cùng tộc, cùng nguồn là cầu nối quan trọng giúp người dân vùng biên hai nước xây dựng một không gian cùng đi lại cùng tồn tại, đáng tin tưởng. Thực tế từ Thán Đê đến Việt Nam chỉ mất hơn 1 giờ đi bộ, trong khi muốn đến bản gần nhất của Trung Quốc là Giáp Hán thì mất hơn 5 giờ. Vì vậy, việc giao lưu giữa các dân tộc xuyên biên giới tạo điều kiện mở rộng phạm vi thân thích, bằng hữu 14 骥袁媛〃滇越骥民跨境通婚的骥状_影响及骥策〃文山学院学骥〃2015 年〃第 40 骥 15 骥骥, 滇越骥民跨境流骥及其特征——基于―江外三猛屯方‖哈尼族的骥骥研究, 骥河学院学骥〃 2013 年 11 卷第五期
  • 42. 38 và như vậy sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội để cấu thành các hộ gia đình. Trong môi trường sống uống chung một dòng nước, chặt chung một ngọn núi, cùng chung một con đường, đã hình thành một điều kiện thuận lợi cho việc người dân vùng biên giới thăm hỏi lẫn nhau, giao lưu trao đổi, qua những ngày nghỉ, ngày lễ. Những hoạt động này khiến cho nhân dân hai nước tiếp xúc với nhau nhiều hơn, hiểu biết về nhau nhiều hơn, và chính hoạt động giao lưu lại là cơ hội để hình thành hôn nhân xuyên biên giới. 2.1.1.2 Quan hệ mua bán và lao động Ở vùng biên giới Trung-Việt đoạn Vân Nam (châu Hồng Hà và châu Văn Sơn) có nhiều cửa khẩu, lối mòn và chợ mậu dịch dành cho người vùng biên giao lưu trao đổi buôn bán, cụ thể như sau: Cửa Khẩu Châu Văn Sơn Trung Quốc Việt Nam Thiên Bảo (cấp 1 nhà nước) Thanh Thủy Đổng Can (cấp 2 nhà nước) Phổ Bổng Điền Bồng (cấp 2 nhà nước) Thương Bồng Chợ biên giới mậu dịch Châu Văn Sơn Hòa Bình (huyện Phú Ninh); Mã Lâm, Mã Băng, Đổng Can, Phổ Lộng, Dương Vạn, Bát Bộ, Thiên Bảo, Mãnh Động, Từ Trúc Bá,Hạ Kim Am, Trường Điền, Đổng Độ(huyện Ma Lập Pha), phố Bảo Lương, Đô Long, Mâu Bình,Kim Am, Tiểu Bá Tử 2-1 (Nguồn gốc tài liệu: Phạm Hồng Quý, Nghiên cứu thương mại ở vùng biên giới Trung-Viện, NXB Dân Tộc, năm 2006; Vương Sĩ Lục, Việt Nam tương đại, NXB nhân dân Tứ Xuyên, năm 1992; Chí Mẫn, Cửa khẩu và thông đạo đối ngoài tỉnh Vân Nam, NXB nhân dân Vân Nam, năm 1992) Người vùng biên ngoài quan hệ hôn nhân đồng tộc còn có những giao dịch khác Cửa Khẩu Châu Hồng Hà Trung Quốc Việt Nam Hà Khẩu (cấp 1 nhà nước) Lào Cai Kim Thủy Hà (cấp 1 nhà nước) Ma Lù Thàng Lục Xuân Bình Hà Chợ biên giới mậu dịch Châu Hồng Hà Bá Sái, Tân Điện, Lào Ca, Hồng Hà(huyệ Hà Khẩu), Mã An Để, thôn Thập Lý, Tân Trại (huyện Kim Bình) Long Phú (Giang Thành)
  • 43. 39 như cùng đi chợ biên giới, quan hệ trao đổi mậu dịch mà cụ thể là trao đổi hang hóa, làm thuê và làm đổi với nhau. Vấn đề này có thể nhận thấy rất rõ ở trại Lão Lưu dân tộc Miêu thuộc huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà. Ở Trung Quốc do sự phát triển của miền Đông và miền Tây không cân bằng đã tác động đến sức lao động trong khu vực. Nhiều thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của vùng biên giới Trung-Việt nói chung và trại Lão Lưu nói riêng đều đi xa quê đến vùng miền Đông Duyên hải làm việc để kiếm được nhiều tiền hơn, gây ra thực trạng thiếu sức lao động trong 2 mùa mỗi năm. Lúc này bên Trung Quốc chỉ có thể thuê người H’mông Việt Nam đến làm, tiền công khoảng 35-45 Nhân đân tệ NDT mỗi ngày tùy theo tình hình cụ thể. Với tiền công thấp như thế này chưa bao giờ có thể thuê được người Trung Quốc đi làm và người H’Mông Việt Nam cũng rất hạn chế. Vì vậy, trong làng tộc Miêu với làng H’mông ở vùng biên giới hai nước áp dụng phương thức ―đổi làm‖ nghĩa là lúc bạn HMông Việt Nam bận tôi sang bên bạn làm cùng, ngược lại lúc bạn người Miêu bận, bạn HMông Việt Nam phải sang giúp đỡ. Người H’mông Việt Nam chỉ hạn chế làm việc ở vùng dân tộc Miêu không thể vào sâu chủ yếu là không biết tiếng, không giao lưu được với dân tộc khác Trung Quốc. Không chỉ người H’mông mà người Hà Nhì cũng vậy. Kinh tế phát triển, một số người Hà Nhà ở thôn Bình Hà bắt đầu đi vào làng dân tộc Hà Nhì ở vùng biên giới Việt Nam do sự tác động của lợi ích kinh tế. Thí dụ chính quyền hương Trác Đông quản lý 6 làng dân tộc thì cả 6 đều có người Hà Nhì làm buôn bán ở làng Hà Nhì Việt Nam, trong đó làng A Thông và làng Lược Lô có nhiều người nhất. Hơn nữa hiện tượng ―lưu động sức lao động‖ cũng đưa nhiều người Hà Nhì Việt Nam lưu động vào vùng biên Trung Quốc làm việc. Tháng 6 năm 2011 khi trồng cây, có 73 người Hà Nhì Việt Nam xin việc vào làng Đại Mã Gốc. Tùy theo thời vụ, người Hà Nhì biên giới Việt Nam đều tranh thủ làm việc ở các rừng cây cao su của thôn Hà Nhì Bình Hà ở vùng biên giới Trung Quốc.16 16 骥骥, 滇越骥民跨境流骥及其特征——基于“江外三猛屯方”哈尼族的骥骥研究, 骥河学院学骥〃