SlideShare a Scribd company logo
1 of 66
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................. i
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
- CHƯƠNG I -: CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................... 4
1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp ........................ 4
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh........................................................................ 5
1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân: ........................ 5
1.1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: ................................... 6
1.1.2.3. Đối với sản phẩm ........................................................................... 7
1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng .................................................................. 7
1.2. Khái niệm và tầmquan trọngcủa năng lực tranhđốivớidoanh nghiệp....... 8
1.2.1. Khái niêm năng lực cạnh tranh ........................................................ 8
1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh................... 10
1.3. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............ 12
1.3.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần của DN ............................... 12
1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ................................................... 13
1.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất.......................................................... 16
1.3.5. Khả năng thích ứng và đổi mới của DN............................................ 18
1.3.6. Khả năng thu hút nguồn vốn............................................................ 19
1.3.7. Khả năng liên kết và hợp tác của DN...Error! Bookmark not defined.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....... 19
1.4.1.2. Nhóm nhân tố ngành..................................................................... 23
1.4.2. Các nhân tố chủ quan....................................................................... 26
-CHƯƠNG II- : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CP KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT.............. 29
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01ii
2.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................... 29
2.1.1. Sơ lược về công ty........................................................................... 29
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 30
2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển ........................................ 31
2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ....................................................................... 32
2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ............................................................ 37
2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh........................................................................ 37
2.2.2. Thị trường kinh doanh..................................................................... 38
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh........................................................................... 39
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh............................................................... 41
2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP khai thác chế biến
khoáng sản Thông Đạt.............................................................................. 43
2.4.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần............................................ 43
2.4.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ................................................... 45
2.4.3. Năng suất các yếu tố sản xuất .......................................................... 48
2.4.4. Khả năng thu hút nguồn vốn............................................................ 49
2.4.5. Khả năng liên kết và hợp tác............................................................ 49
2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CP khai thác chế biến khoáng
sản Thông Đạt.......................................................................................... 51
2.5.1. Thành tựu ....................................................................................... 51
2.5.2. Hạn chế........................................................................................... 52
2.5.3. Nguyên nhân................................................................................... 52
- CHƯƠNG III - : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG
SẢN THÔNG ĐẠT.................................................................................. 54
3.1.Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty ........................................ 54
3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty..................................... 54
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01iii
3.1.2. Phướng hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.................. 55
3.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ........................... 57
3.2.1. Cải tiến quy trình sản xuất ............................................................... 57
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối................................................. 58
3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý............................................................ 59
3.2.4. Chú trọng đầu tư quảng cáo, quảng bá thương hiệu........................... 59
3.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 60
3.2.6. Các giải pháp khác .......................................................................... 60
KẾT LUẬN.............................................................................................. 61
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Biểu liên lạc các phòng ban...........Error! Bookmark notdefined.
Bảng 1.2: Biểu nhân sự năm 2015 .................Error! Bookmark notdefined.
Bảng 2.1: Doanh thu một số doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà
Nam năm 2015 ......................................................................................... 40
Bảng 2.2:Báo cáo kếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủa công ty những năm gần đây
................................................................................................................ 41
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.011
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi mới gia nhập WTO nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và cần phải học
hỏi nhiều hơn để thích nghi và có thể phát triển trong thị trường. Để tồn tại
được trong thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực kinh
doanh, phát huy sức mạnh nội tại. Gia nhập WTO cho doanh nghiệp trong
nước nhiều cơ hội được thử sức, học hỏi được những kinh nghiệm từ các
doanh nghiệp nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng hiệu
quả những kinh nghiêm kinh doanh đó vào cuộc sống để tự rèn luyện và phát
triển mình. Trong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh.
Mỗi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận
động thích nghi với cơ chế này. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của thị
trường, cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất, thúc đẩy xã
hội phát triển.
Trước xu hướng đó, đối với nền kinh tế Việt Nam ngành khai thác chế
biến khoáng sản được coi là một trong những ngành rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là
góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong
sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không
ngừng tăng lên về mọi mặt, không ngừng tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động vấn đề mà toàn xã hội đang quan
tâm.
Công ty cố phần khai thác và chế biến khoáng sản Thông Đạt là một
trong những doanh nghiệp còn non trẻ trong ngành, đang đứng trước những
cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn
tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.012
những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh
tranh đúng đắn.
Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng
như mong muốn được đóng góp một số ý kiến để công ty cổ phần khai thác
chế biến khoáng sản Thông Đạt đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, em
đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nângcaonăng lực cạnh tranh của công ty Cổ
phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản
Thông Đạt.
3. Mục đích nghiên cứu
-Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp nói chung.
-Chỉ ra, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của công ty
cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt.
-Từ những phân tích và nhận định về các điểm nêu trên nhằm mục đích:
kiến nghị giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối
thủ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản
Thông Đạt.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, em đã sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu:
 Phương pháp luận trong nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.013
 Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần chính:
Chương 1. Cạnhtranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
CP khai thác khoáng sản Thông Đạt
Chương 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai
thác chế biến khoáng sản Thông Đạt
Chương 3. Phương hướng và giải pháp nângcaonăng lực cạnh tranh
cho công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt
Tuy nhiên, do hạn chế khách quan về thời gian cùng với sự giới hạn
về kinh nghiệm và kiến thức, em không thể bao quát hết tất cả các vấn đề liên
quan đến phạm vi đề tài, vì thế đề tài của em không thề tránh khỏi những
thiếu sót về mặt nội dung. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô,
Ban Giám đốc cùng các anh chị trong Công ty để em có thể hoàn thiện tốt
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS.
Nguyễn Xuân Điền, Ban Giám Đốc cùng các anh trong công ty đã giúp đỡ
em hoàn thành tốt luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.014
- CHƯƠNG I -
CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng
cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh.
- Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp mình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác.
- Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm
giành lấy thị trường và khách hàng về doanh nghiệp của mình.
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường
nhằm giành được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc
cùng một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh.
Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc, C.Mac đã quan niệm rằng
“ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”
Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi nhưng về bản chất nó
không hề thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa
các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi
trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh
nghiệp đó.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là
yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản
xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.015
Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá
vận động theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá
bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng
gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt
ra khỏi thị trường trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển
hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn
trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ
sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với
khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân:
Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã
hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh
nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh
phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát
triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền
kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn
về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn
định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh,
trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn
hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các
doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại
sự tăng trưởng kinh tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.016
1.1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp:
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà
các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để
chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng,
cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “
bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp
càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị
trường.
Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền
kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền
kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị
trường là kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt
Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà
nước làm chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp
cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu
doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không
thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.017
năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống
cho mình.
1.1.2.3. Đối với sản phẩm
Thành công của Dn trong cạnh tranh thể hiện một phần qua các sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra.để giành chiến thắng trong cạnh tranh,
doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành thấp
hơp, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Cạnh
tranh của các DN trong ngành là động lực để tạo nên sự hoàn thiện hơn của
sản phẩm.
1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng
Các DN cạnh tranh với nhau đều nhằm mụcđích phục vụ tốt hơn nhu cầu
của khách hàng. Khách hàng trở thành cáiđích trước lợi nhuận của các doanh
nghiệp trong hoạt động cạnh tranh của mình.
Khi mà cuộc sống của người tiêu dùng được cải thiện nhiều hơn, nhu cầu
tiêu dùng của họ cũng tăng theo không chỉ về số mà còn về chất lượng.
Cạnh tranh giúp Dn nâng cao được khả năng đápứng nhu cầu của người
tiêu dùng, nhờđó người tiêu dùng có có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua
sắm sản phẩm. Nhu cầu của họ đượcđápứng dễ dàng hơn, đầyđủ hơn. Như
vậy cạnh tranh giúp người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình một cách dễ
dàng hơn.
Bên cạnh những vai trò tích cực đó, cạnh tranh cũng mang lại nhiều vấn
đề tiêu cực trong xã hội đó là khi các chủ thể cạnh tranh không lành mạnh với
nhau. Cạnh tranh tạo nên thành công cho các DN lớn mạnh thì cũng tiêu diệt
các DN không có tiềm lựcđủ mạnh. Sự phá sản của các DN gây ra hiệuứng
dây chuyền như người lao động mất việc, thu nhập giảm sút, khoảng cachs
giàu nghèo gia tăng, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội tăng theo. Mặt khác,
cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng giữ bí mật công nghệ, cản trở công tác
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.018
chuyển giao công nghệ. Cạnh tranh không lành mạnh là động lực thúc đẩy
DN thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như trốn thuế, ăn cắp
phát minh, sáng chế của đối thủ . . .
1.2.Kháiniệmvà tầmquantrọng của năng lực tranh đối với doanh nghiệp
1.2.1. Khái niêm năng lực cạnh tranh
Trên thương trường, khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành thắng
lợi về phía mình, các chủ thể đó phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm
duy trì và phát triển vị thế của doanh nghiệp mình trên thương trường đó. Các
biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả
năng hoặc một năng lực của chủ thể thì nó được gọi là năng lực cạnh tranh
của chủ thể đó. Một tác giả sau khi đã nghiên cứu, phân tích bản chất năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trong
việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng
cao cho doanh nghiệp mình”.
Một số quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là
khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với việc thu lợi nhuận
nhất định.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh
của mình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp
được coi là có năng lực cạnh tranh nếu nó có được đánh giá là đứng vững với
các doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm thay thế hoặc bằng
cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho các sản phẩm
cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính và
chất lượng ngang bằng hay cao hơn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.019
Tất cả các nghiên cứu mặc dù xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau,
nhưng đều cho thấy năng lực cạnh tranh đều liên quan tới hai khía cạnh đó là
chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận mang lại. Vì thế, ta có thể đưa ra một khái
niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp đó, là khả năng tận
dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưa
đến cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của mình nhằm duy trì, gia
tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm và
dịch vụ của doanh nghiệp”.
Chúng ta phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ, năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong đó,
năng lực cạnh tranh hàng hóa dịch vụ có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu
tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đó cùng với các điều kiện, công cụ và biện
pháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng để ganh đua với nhau
nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và đem lại nhiều lợi ích
hơn cho chủ thể tham gia cạnh tranh.
Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, WEF cho rằng “Khả năng cạnh
tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được mức tăng trưởng
trên cơ sở các chính sách về thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh
tế khác”.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặt
chẽ, có thể đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khác
nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện năng lực sản phâm rđó
có thể thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc
tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm. Do vậy, năng lực cạnh tranh
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0110
của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh chung cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ
cung ứng trên cùng một thị trường những sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoàn
toàn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng có thể thay thế cho nhau. Trong cùng
một thời gian nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ của mình và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn so với các đối thủ
cạnh tranh khác thì doanh nghiệp đó được đánh giá là có năng lực cạnh tranh
cao hơn.
Còn năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho doanh nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia.
Trong giai đoạn hiện này, trong xu thế chúng ta dang chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế ngày một sâu rộng, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh
nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung cần quan tâm chú trọng đầu tư toàn
diện để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động giành phần thắng lợi về mình
trước những đối thủ cạnh tranh khác.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong giai đoạn hiện này, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang thúc
đẩy mạnh mẽ, sâu sắc quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, lực lượng
sản xuất lớn mạnh đang dần được quốc tế hóa. Cuộc cách mạng công nghệ
thông tin đang làm cho nền kinh tế thế giới gắn bó, ràng buộc lẫn nhau dẫn tới
không một quốc gia nào, một nền kinh tế, một dân tộc nào muốn phát triển mà
có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới, không hòa nhập vào sự vận
động chung của cả nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn
kết nền kinh tế của nước mình vào với nền kinh tế khu vực và thế giới, là sự
tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chúng ta gia nhập các tổ chức
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0111
kinh tế song phương và đa phương, là chúng ta chấp nhận và tuân thủ những
quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các
thành viên của tổ chức. Trong quá trình hội nhập, các nước tham gia đều phải
tuân thủ những quy ước chung, những luật chơi chung khá phức tạp được thể
hiện trong nhiều điều ước quốc tế.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp; sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có mối quan hệ mật
thiết, nó tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát triển và hội
nhập. Nó thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nó
giúp cho doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng.
- Khi cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển
không ngừng, đó là tiền đề tác động ngược trở lại cho doanh nghiệp nâng cao
hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Những thành tựu của sự phát triển sẽ
tạo đà giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới. Khi
doanh nghiệp có đủ khả năng nguồn lực về vốn và con người, doanh nghiệp
sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến, hiện
đại. Từ đây những sản phẩm mới có chất lượng cao được ra đời góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề có
tính chất quyết định là mỗi doanh nghiệp phải nhận thức được và luôn cố
gắng nâng cao năng lực của mình, sẵn sàng nắm lấy cơ hội để vươn lên,
chuẩn bị đủ mọi điều kiện để đủ khả năng đối mặt với những thách thức trong
quá trình hội nhập giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0112
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần của DN
Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản
phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó
sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp , nếu ta
xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố
định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng
thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống, có nghĩa là giá thành một sản
phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh
nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí
bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà
xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi
nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi,
trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu
dùng trên thị trường trong và ngoài nước.
Tiêu chí này gồm 2 thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần của DN
- Thị phần: Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp dược tính dựa trên tỷ
trọng giữa số sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiêp được cung
ứng trên thị trường trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Hoặc là tỷ
trọng được tính giữa doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ nào đó so với tổng doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó
trên toàn thị trường. Nếu nói thị phần là tỷ lệ so sánh giữa doanh thu của một
doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thì nó đánh giá và cho biết vị thế, chỗ
đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh
cao sẽ chiếm được thị phần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0113
khả năng thị phần sẽ được tăng lên. DN nào có thị phần lớn hơn thì NLCT
của DN đó cũng lớn hơn. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu
hay số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
- Tốc độ tăng thị phần của DN: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu
ra của DN theo thời gian.
1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà
kinh tế cho rằng phải xem xét khả năng cạnh tranh trên thương trường và phải
theo quan điểm phân tích cạnh tranh động. Như vậy, sẽ có một loạt các yếu tố
tác động tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thương trường
như: giá cả, chất lượng sản phẩm, mức độ chuyên môn hoá sản phẩm, năng
lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, năng lực nghiên cứu thị trường, mạng
lưới phân phối, dịch vụ sau bán, sự tin tưởng của khách hàng, sự tin cậy của
nhà cung cấp….
 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức hấp dẫn, thu
hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm có rất nhiều thuộc
tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những
yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi tổ chức.
Chất lượng góp phần làm tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp,
điều này có tác dụng rất lớn tới quyết định mua hàng của khách hàng. Chất
lượng còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường,
đây chính là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho
việc phát triển lâu của dài doanh nghiệp. Chất lượng góp phần tiết kiệm chi
phí trong sản xuất và tiêu dùng cho xã hội, bên cạnh đó nó góp phần không
nhỏ vào việc làm giảm phế thải trong sản xuất và trong tiêu dùng, từ đó sản
phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn. Nâng cao chất lượng là một giải pháp quan
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0114
trọng thúc đẩy việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi
nhuận từ đó đảm bảo kết hợp thống nhất các lợi ích trong doanh nghiệp và xã
hội tạo động lực cho việc phát triển doanh nghiệp.
 Giá cả
Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được
sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào
một thị trường mới. Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam chúng
ta ngày một nâng cao song độ nhạy của cầu khi giá cả thay đổi còn rất lớn. Do
đó công cụ này được sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm trên thị trường.
Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau:
* Bán với mức giá hạ và mức giá thấp.
* Kinh doanh với chi phí thấp.
Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh
lệch về giá giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về
giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh
nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ. Vì lẽ đó
sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu
dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh càng
cao.
Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản
phẩm của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so
với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chi phí về kinh tế thấp.
- Khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng bán lớn.
- Khả năng về tài chính tốt.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0115
Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử
dụng vũ khí này phải chọn thơì điểm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao bằng
không doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Như thế
doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về
chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng, với
những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng…
Một sản phẩm có mức giá thành thấp, nghĩa là nó có khả năng chủ động
trong cạnh tranh về giá, sản phẩm đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao, có vị thế
trên thị trường. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong
cạnh tranh của các doanh nghiệp.
 Mẫu mã sản phẩm
Cùng với chất lượng, giá bán của sản phẩm, mẫu mã cũng là một trong
các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mẫu
mã của sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ tạo lợi thế cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm có cùng
chất lượng và giá cả thì sản phẩm nào có mẫu mã đẹp, được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Để có mẫu mã đẹp, phù hợp, các
doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho công tác tìm hiểu thị hiếu khách hàng
và nghiên cứu đôỉ mới mẫu mã cho phù hợp với từng thị trường. Đây cũng
chính là một trong những điểm yếu làm cho hàng hoá của Việt Nam có sức
cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá của các nước khác.
Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường, lại được duy trì trên thị
trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán
sản phẩm đó, doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tai hại
rất lớn là, mặc dù khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ
sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra, trên thị
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0116
trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với
chúng ta, các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản
phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác.
Với cách làm này, nhu cầu của người tiêu dùng, như ta vẫn thường nói,
vẫn đàng trong trạng thái ”thèm thuồng”(do sản phẩm cũ đã thôi không được
sản xuất) thì lại được mời chào bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn, mặc
dù, theo các chuyên gia công nghệ đánh giá, về kết cấu sản phẩm không có sự
thay đổi nhiều.
Trong điều kiện hiện nay, khi mức thu nhập và mức sống trung bình của
xã hội đã được nâng cao, nhu cầu về thời trang ngày càng trở nên phổ biến và
sâu rộng.
Mặt khác nhu cầu đó lại luôn luôn biến động không ngừng theo xu thế
của thời đại, đặc biệt là xu thế của giới trẻ-một lực lượng khách hàng đầy tiềm
năng. Do đó, vấn đề nghiêm cứu, thiết kế mẫu mốt của sản phẩm cũng trở lên
hết sức cấp thiết đối với thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy, sản phẩm
của doanh nghiệp mới có vị trí trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh rất
gay gắt hiện nay.
1.3.3. Tài chính
Năng lực tài chính: năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực
tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển
hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài
sản và khả năng sinh lợi… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh
được tiến hành bình thường.
Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần xem xét kết cấu vốn
cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác
dụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có những doanh
nghiệp có quy mô vốn lớn nhưng vẫn không vững mạnh, đó là do kết cấu tài
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0117
sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp có quy mô
vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đó đã duy trì
được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động được những nguồn tài chính
thích hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của
thị trường mục tiêu. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều
kiện thuận lợi trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, do vậy sẽ giữ vững và nâng cao
được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.4. Công nghệ
Khoa học công nghệ, kỹ thuật và máy móc thiết bị và một bộ phận chủ
yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ
thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm
bảo năng lực cạnh tranh. Để đánh giá về năng lực công nghệ kỹ thuật, máy
móc thiết bị có thể dựa vào một số đặc tính như sau:
- Tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật biểu hiện ở các thông số như hãng
sản xuất, năm sản xuất, công nghệ thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị.
- Tính đồng bộ: thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa
công nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp
của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra.
- Tính hiệu quả thể hiện trình độ sử dụng máy mức thiết bị công nghệ
sẵn có để phục vụ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tính đổi mới: trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến
động, máy móc thiết bị công nghệ phải thích ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh.
Nếu máy móc thiết bị công nghệ không được sử dụng một cách linh hoạt và
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0118
chậm đầu tư đổi mới thì sẽ không đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Vậy, một doanh nghiệp với hệ thống công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết
bị tiến triển hiện đại, cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm
có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp trên thị trường.
1.3.5. Nguồn nhân lực
Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là vô cùng quan trọng đối với
hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh
doanh trước hết phải làm tốt các công tác về quản lý nguồn nhân lực. Nguồn
nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân dẫn đến
làm giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nếu làm tốt công tác
quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh
nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác được mọi
tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp đó.
Yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo và quản trị viên các cấp không chỉ cần
giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khả năng sáng tạo, tinh
thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin,
sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường. Chất lượng
nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất
kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, nếu một doanh
nghiệp có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì doanh nghiệp đó có năng lực
cạnh tranh cao trên thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0119
1.3.6. Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp
Thương hiệu (Trademark) là những dấu hiệu được các cá nhân tổ chức
sử dụng để tạo khác biệt hoá, nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hoá mà họ
cung cấp cho khách hàng, phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác.
Thương hiệu là một tài sản của công ty, thường được cấu thành từ cái
tên, cụm từ, logo, biểu tượng hay hình ảnh.
Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định
mua của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng,
cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều
thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp
là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ
giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài
nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Thương hiệu của một doanh nghiệp đánh giá uy tín của doanh nghiệp
trong mắt người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuyết phục người tiêu dùng sử
dụng sản phẩm, thuyết phục người bán hàng phân phối sản phẩm, tạo niềm tự
hào cho nhân viên công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả của quảng
cáo tiếp thị, tác động làm tăng giá cổ phiếu, dễ dàng phát triển kinh doanh,
làm tăng giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhóm nhân tố môi trường kinh tế
Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài mà doanh nghiệp
không thể kiểm soát được nó. Doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh những hoạt
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0120
động kinh doanh cùa mình để lợi dụng những thời cơ, thuận lợi mà các yếu tố
này mang lại và hạn chế bớt những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu
do tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài. Bao
gồm:
a. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể
khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,…
Điều kiện tự nhiên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của từng loại doanh nghiệp
khác nhau: tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mang tính chất quyết định
đến doanh nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết tác động trực
tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy hải sản và từ đó tác động
đến các doanh nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển hạ tầng tác động đến
việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác
động mạnh đến nhiều ngành sản xuất, từ khâu thiết kế sản phẩm đến công tác
lưu kho…
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến
hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế trong nước và
kinh tế quốc tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình và doanh
nghiệp, dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu
đầu tư. Thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, áp lực cạnh tranh
giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, thu được nhiều lợi
nhuận hơn. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái nó sẽ tác động năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp theo hướng ngược lại, làm cho thị trường bị thu hẹp
và áp lực cạnh tranh lớn hơn. Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm lợi nhuận,
thua lỗ thậm chí phá sản.
Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0121
Tỷ lệ lãi suất:
Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của công ty.
Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để
thanh toán các khoản mua bán hàng hoá của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết
định mức chi phí về vốn và do đo quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân
tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược.
Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng
tiền của các quốc gia khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp
đến tính cạnh tranh của sản phẩm do công ty sản xuất trên thị trường quốc tế.
Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp so với các đồng tiền khác, hàng hoá
sản xuất trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, trái lại hàng hoá sản xuất ở ngoài
nước sẽ tương đối đắt hơn. Một đồng tiền thấp hay đang giảm giá sẽ làm giảm
sức ép từ các công ty nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm
xuất khẩu và ngược lại.
Tỷ lệ lạm phát:
Lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế
chậm lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không
lường trước được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành
công việc hoàn toàn may rủi.
Thực trạng của lạm phát là ở chỗ nó làm cho tương lai kinh doanh trở
nên khó dự đoán được. Nếu trong một môi trường mà lạm phát mạnh sẽ
không thể nào dự đoán được giá trị thực của lợi nhuận có thể thu được từ một
dự án. Sự bất trắc này làm cho các công ty không muốn bỏ tiền vào đầu tư.
Hành động này lại hạn chế sự hoạt động của nền kinh tế và cuối cùng thì đẩy
nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Do vậy, lạm phát cao là một nguy
cơ đối với công ty.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0122
Quan hệ giao lưu quốc tế:
Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội
cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước của
một công ty. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay mang
lại nhiều cơ hội cho công ty các nước đầu tư vào. Đồng thời cũng tạo ra sự
cạnh tranh ngày càng mạnh hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
c. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước ổn định sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường.
Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị của thế giới là các quan
hệ chính trị hình thành trên toàn cầu hoặc ở khu vực như vấn đề toàn cầu hóa,
hình thành, mở rộng hoặc phá bỏ các liên minh song phương hoặc đa phương,
giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và khu vực. Các nhân tố này tác
động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp của mỗi quốc gia
nói riêng và của các doanh nghiệp nước ta nói riêng. Nhìn chung nếu những
bất đồng về chính trị giữa các quốc gia được xóa bỏ, quan hệ giữa các nước
được bình thường hóa thì thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng,
doanh nghiệp cũng có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp thu công nghệ mới;
Trong khi đó nếu một quốc gia vì xung đột chính trị mà đóng cửa, bế quan tỏa
cảng thì một mặt, một số doanh nghiệp trong nước có khả năng mở rộng thị
phần trong nước vì không gặp phải áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, nhưng mặt
khác các doanh nghiệp trong nước sẽ bị tụt hậu về năng lực sản xuất, trình độ
công nghệ, năng lực quản lý…
d. Môi trường văn hóa- xã hội
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0123
Các vấn đề về văn hóa xã hội như phong tục tập quán, lối sống, trình độ
dân trí có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu trên thị tường. Doanh
nghiệp phải nắm bắt được văn hóa xã hội địa phương mới có thể sản xuất
được sản phẩm thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng. Van hóa xã hội còn tác
động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, thái độ
cư xử, ứng xử của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, khách hàng và cả đối
với các đối thủ cạnh tranh.
e. Môi trường khoa học công nghệ
Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh
chóng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng
lực cạnh tranh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Chuyển giao công nghệ đã,
đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi doanh nghiệp Áp dụng
những kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng
chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới cải tiến mẫu mã… giúp
doanh nghiệp ngày càng thu hút được khách hàng. Nếu các doanh nghiệp Việt
Nam muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra năng lực cạnh tranh để đứng vững
ngay trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới thì không thể không chú ý
nâng cao khả nghiên năng cứu và phát triển công nghệ; không chỉ là chuyển
giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ
thuật công nghệ tiên tiến.
1.4.1.2. Nhóm nhân tố ngành
Nhân tố ngành có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất cũng
như mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Việc chúng ta xác
định ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động của doanh nghiệp cũng
là đồng thời tìm ra cơ hội cũng như thách thức của môi trường này tới doanh
nghiệp. Các yếu tố tác động mà ta có thể xác định bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0124
a. Khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu với sản phẩm của
doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có
tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lượng cầu tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành. Nếu
quy mô thị trường lón mà lại không có nhiều doanh nghiệp tham gia thị
trường thì sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp sẽ giảm; còn nếu thị trường đã
bão hòa mà số lượng doanh nghiệp gia nhập ngày càng nhiều thì cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp sẽ khiến lợi nhuận ngày càng giảm sút.
Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị hiếu và
những yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tính
nhạy cảm của khách hàng với giá cả… đều tác động đến việc thiết kế sản
phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh, ngược lại, doanh nghiệp nào không
chú ý đến nhu cầu của khách hàng chắc chắn sẽ gặp thất bại. Do nhu cầu của
khách hàng là một phạm trù không có giới hạn nên doanh nghiệp còn phải
biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thực sự.
b. Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu vào
khác nhau bao gồm người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn và
những người cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Quan hệ với nhà cung ứng
ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh
nghiệp tìm được nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào lâu dài với giá
rẻ; được các tổ chức tín dụng cho vay vốn với lã suất thấp; hoặc tìm được
nguồn cung lao động dồi dào, được đào tạo bài bản thì doanh nghiệp sẽ tiết
kiệm được chi phí đầu vào, qua đó có thể giảm giá thành, đồng thời nâng cao
chất lượng được sản phẩm chất lượng. Còn nếu các nhà cung cấp lại gây sức
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0125
ép tăng giá đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán, khiến cho tính cạnh
tranh của sản phẩm giảm sút, hoặc phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ
được khách hàng.
c. Các doanh nghiệp trong ngành
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh
nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Số lượng,
quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo M. Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ: số lượng đối thủ
cạnh tranh là nhiều hay ít? mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm?
chi phí cố định là cao hay thấp? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách có đủ
khả năng khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không?
năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ở tốc
độ nào? tính chất đa dạng sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở
mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh
doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏ ngành
d. Đối thủ tiềm ẩn
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện
hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt
động. Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt đọng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đến đau hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh
tranh của những doanh nghiệp đó (quy mô, công nghệ, đội ngũ quản lý…). Sự
xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành.
Theo M. Porter, những nhân tố sau tác động đến quá trình tham gia thị
trường của các đối thủ mới: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh
tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hóa
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0126
sản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận
đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý kinh tế mới.
e. Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố qua trọng tác động đén
quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Càng nhiều loại sản phẩm thay
thế xuất hiện bao nhiêu thì sức ép cạnh tranh tạo lên doanh nghiệp càng lớn
bấy nhiêu.
Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần
chú ý đến các vấn đề: đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, các giải pháp khác biệt hóa
san phẩm cũng như trong từng giai đoạn phải biết tìm và rút về phân đoạn thị
trường hay thị trường ngách phù hợp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là nhân tố bên trong tác động đến hoạt động kinh
doanh trong phạm vi của doanh nghiệp. Nhân tố bên trong doanh nghiệp có
mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển và đồng thời phản ánh sức mạnh
tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp. Tất cả những khía cạnh đó tạo nên một
sức mạnh tinh thần len lỏi và tác động đến từng thành viên và tập thể của
doanh nghiệp. Nếu môi trường bên trong mà thuận lợi thì công việc kinh
doanh sẽ thuận buồm xuôi gió và ngược lại, nó sẽ là yếu tố cản trở đến sự
nghiệp kinh doanh. Bao gồm:
- Giá cả
Giá cả quyết định đến khả năng sinh lời và thị phần của doanh nghiệp
khai khoáng. Cạnh tranh về giá thường được thể hiện thông qua: kinh doanh
với mức chi phí thấp, bán với mức hạ giá. Muốn kinh doanh với chi phí thấp
DN phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng
sinh lời của vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu đầu vào.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0127
Cách khác là bán với mức hạ giá, đây là phương thức cuối cùng mà doanh
nghiệp sẽ thực hiện khi cạnh tranh bởi hạ giá sẽ ảnh hưởng trực tiêp đến lợi
nhuận của doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý
Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự
thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng
ta mới tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản
lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh
doanh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Mỗi quyết định
của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay
diệt vong của doanh nghiệp.
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với
bất cứ doanh nghiệp nào. Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng,
chiến lược, chính sách, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh
nghiệp. Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường,
dự báo các xu hướng phát triển công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa
ra định hướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng
rãi. Bên cạnh đó, nhân tố này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược
kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro của ban
lãnh đạo doanh nghiệp.
- Về nguồn vốn
Trong một doanh nghiệp, nguồn lực tài chính là vấn đề không thể không
nhắc đến bởi nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nó quyết định đến chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy dộng các nguồn vốn
khác phục vụ sản xuất kinh doanh và sử dụng các nguồn vốn đó một cách có
hiệu quả. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao,
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0128
phần lợi nhuận để tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô sẽ
tăng.
Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính như:
chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉ
tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản.
- Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp
Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế khác
nhau để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm,
máy móc thiết bị công nghệ và nguồn tài chính. Đây là một trong những yếu
tố đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp
thường tham gia thực hiện với các dự án với quy mô lớn, nhưng trên thực tế
những yêu cầu đôi khi vượt quá khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong
cạnh tranh. Để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết dưới
nhiều hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và cần thiết. Qua đó doanh
nghiệp có thể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của khách hàng
hoặc của dự án có quy mô lớn và có mức độ phức tạp cao.
Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chủ động
trong sản xuất, minh bạch trong chi tiêu và góp phần phân công lao động theo
hướng chuyên môn hóa sâu, đặc biệt là khai thác được những thế mạnh, khắc
phục những điểm yếu, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, thúc đẩy ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao năng
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0129
-CHƯƠNG II-
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP KHAI
THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1. Sơ lược về công ty
Công Ty CP Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Thông Đạt thành lập theo
giấy phép kinh doanh số: 0700261938 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Nam
cấp ngày 05 tháng 09 năm 2008.
Tên công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
THÔNG ĐẠT
Tên giao dịch Quốc tế:
THONG DAT MINERAL PROCESS EXPLOITATIONJOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: THĐ COM., JSC
Trụ sở chính:
Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Điện Thoại: 0351.6276667
Văn phòng giao dịch:
Số 5, ngõ 45, phố Đại Từ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0436414767
Email: Thongdat.ct@gmail.com
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi
đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công
trình.
Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0130
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
 Mua bán vật liệu xây dựng: xi măng, đá, cát, sỏi, gạch, ngói.
 Vận chuyển khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô, tàu thuỷ.
 Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, nước.
 Đào lấp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi nền kênh mương, đê đập hồ
chứa nước.
 Sản xuất bê tông đúc sẵn: cống, cột điện, cọc bê tông.
 Sản xuất mua bán gạch bloc, gạch lát nền, gốm sứ thuỷ tinh, chế
biến bột đá, đá can xi, bột đá Dolomite, gạch trang trí, gạch nung.
 Cho Thuê nhà xưởng, kho bãi.
Công ty đã cung cấp vật liệu cho nhiều công trình:
- Cao tầng Trung Hòa - Nhân Chính;
- Khu chung cư Linh Đàm;
- Đập cửa Đạt - Thanh Hóa;
- Cầu Thanh Trì;
- Khu chung cư Mễ Đình;
- Cầu cạn Pháp Vân kéo dài
Và nhiều công trình khác
Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công đều đảm bảo
chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 05 tháng 09 năm 2008 Công Ty CP Khai Thác Chế Biến Khoáng
Sản Thông Đạt được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số
0700261938 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp.
Trụ sở công ty được đặt tại Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh
Hà Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là khai thác chế biến đá xây dựng tại
mỏ đá Hà Nam.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0131
Khi mới thành lập, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính,
nguồn nhân lực cũng như là cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Ngày 16 tháng 02 năm 2010 Công ty mở thêm văn phòng giao dịch trên
Hà Nội tại địa chỉ Số 5, ngõ 45, phố Đại Từ, Quận Hoàng Mai. Đồng thời mở
rộng lĩnh vực kinh doanh sang cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình
lớn.
Thời gian sau đó công ty phát triển nhanh hơn với những hợp đồng cung
cấp vật liệu cho các công trình lớn ở trên địa bàn Hà Nội và toàn miền Bắc.
Những sản phẩm vật liệu xây dựng và công trình thi công mang thương
hiệu THĐ của Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt đều
được đánh giá cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.
Bằng sự cố gắng, kiên trì đổi mới, tinh thần dám nghĩ dám làm, chủ động
sáng tạo, Công ty đã vươn lên và đang trở thành một Công ty vững mạnh, có
uy tín, và có giá trị sản phẩm ngày càng cao, số lượng các công trình cung cấp
vật liệu và thi công ngày càng nhiều, quy mô công trình ngày càng lớn.
Hiện nay Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt có tổng
12,5 ha diện tích Mỏ Đá tại Thung Bầu - Thị trấn Kiện Khê - Hà Nam. Với
công nghệ khai thác và dây chuyền nghiền sàng Đá đạt công suất 350 Tấn /h;
2000m3/ngày. Có ô tô vận chuyển Đá, Cát tới tận công trình. Đáp ứng mọi
yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng.
2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển
 Sứ mệnh: “Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công
đều đảm bảo chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng
đầu”.
 Tầm nhìn:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0132
Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi
đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công
trình.
Công ty đã và đang triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình trong phạm vi các Tỉnh miền Bắc. Đồng thời hướng hoạt động sản xuất
kinh doanh ra các Tỉnh miền Nam và ra thị trường Quốc tế.
 Định hướng phát triển:
- Nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo yêu cầu chất
lượng của mọi công trình.
- Mở rộng về mọi mặt các lĩnh vực kinh doanh.
- Tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực khai thác, chế biến, vận tải và xây
dựng.
- Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nhân viên
2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0133
Nguồn: Phòng tổ chức Công ty Thông Đạt
PHÂN XƯỞNG
KHAI THÁC ĐÁ
PHÒNG
KỸ THUẬT
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
CÁC TỔ
SX
CÁC TỔ
SX
CHỦ TỊCH HĐQT
KIÊM GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT KT - VT
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÂN XƯỞNG
CHẾ BIẾN ĐÁ
BỘ PHẬN
VẬN CHUYỂN
CÁC TỔ
LÁI XE
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0134
Công ty CP Thông Đạt tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến
tham mưu, đứng đầu là Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị.
giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đóc và các phòng ban chức năng
nghiệp, bên cạnh đó cũng có sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh
nghiệm trong nước và tu nghiệp ở nước ngoài.
Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty
chúng ta có thể xác định được chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và
mối quan hệ giữa các phòng ban đó cũng như các cơ sở sản xuất đảm bảo cho
việc sản xuất kinh doanh và xử lý thông tin nhanh chóng và kịp thời. Điều đó
giúp cho quản lý thu được hiệu quả cao nhất.
* Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc
Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật và chịu trách
nhiệm của Công ty trước pháp luật.
Giám đốc có nhiệm vụ và chức năng:
- Tổ chức thực hiện các quyết định trong việc điều hành Công ty
- Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty
- Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các phương án KD, đầu tư dự án của Công ty.
- Bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quan trọng
trong Công ty.
Phó giám đốc điều hành
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc do Giám đốc công ty giao.
Khi được ủy quyền Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc chỉ đạo thực hiện các
công tác của công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các
công tác được giao.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0135
Phó giám đốc kỹ thuật
- Quản lý điều hành khối Kỹ thuật
- Chịu trách nhiệm kỹ thuật sản phẩm trong sản xuất, phát triển sản
phẩm mới.
- Hoạch định, tổ chức thực hiện việc triển khai và kiểm soát bản vẽ sản
phẩm, bản vẽ chi tiết
- Chủ trì chính trong công tác bình luận mẫu mới.
Phòng tài chính kế toán
- Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho
Công ty.
- Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng
như dài hạn cho Công ty.
- Quản lý tài sản của Công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán
định kỳ với ngân hàng.
Phòng tổ chức – hành chính
 Chức năng : Tham mưu cho GĐ công ty trong lĩnh vực quản lý lao
động, tiền lương; sắp xếp, tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí công nhân viên ;
quy hoạch, đào tạo cán bộ công nhân viên. Báo cáo, thống kê nghiệp vụ, công
tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao
động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn công ty.
 Về công tác tổ chức lao động, chế độ, tiền lương:
 Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên từ cấp trưởng phòng trở
xuống, quản lý và theo dõi diễn biến nhân sự của toàn công ty.
 Xét tuyển lao động, tiếp nhận lao động, làm thủ tục ký hợp đồng lao
động ngắn hạn, dài hạn, thử việc, lao động thời vụ, đề nghị sa thải, chấm dứt
hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên không thực hiện đúng theo
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0136
hợp đồng lao động, khi công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao
động vi phạm các quy chế, quy định của công ty.
 Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của người lao động, các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo
quy định của công ty và các văn bản quy định khác của nhà nước.
 Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động, tiền lương và các hình thức
bảo hiểm với các cơ quan quản lý khác.
 Kết hợp với các phòng và Hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn
đốc cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm
việc và công tác thực hành tiết kiệm.
 Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ:
 Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng công ty (trang
thiết bị văn phòng, xe cộ, điện nước...).
 Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ công ty đi công tác.
 Tổ chức cuộc họp, hội thảo, Đại hội của công ty.
 Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo.
 Quản lý dấu theo quy định của bộ Công an và quy định sử dụng của
Giám đốc, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu các văn bản pháp quy của nhà nước,
các quyết định, công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất,
kinh doanh, tổ chức của công ty.
 Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền
địa phương, các đơn vị trong địa bàn và với cơ quan quản lý cấp trên.
 Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm la tới đời sống, văn
hoá xã hội, thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình cán bộ công nhân
viên công ty.
 Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán
số liệu, tài liệu khi chưa có ý kiến của lãnh đạo.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0137
Phòng kinh doanh
- Trực tiếp tiếp xúc tới khách hàng( đã được cty phân theo từng tỉnh),
chăm sóc , theo dõi nhu cầu cầu của khách hàng để cung cấp các sản phẩm,
thiết bị Y tế, tạo doanh thu cho Cty
- Trực tiếp tham gia các hoạt động Marketing, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm đến khách hàng trên khắp cả nước
- Tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm theo từng gói thâù
- Theo dõi , ngoại giao, quản lý hoạt động liên kết thiết bị Y tế tại các
bệnh viện đặt máy liên kết với Cty
- Làm các công việc liên quan đến kinh doanh
Phòng kỹ thuật
- Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng;
- Công tác quản lý Vật tư, thiết bị;
- Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án;
- Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ
thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình.
- Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Các phân xưởng và các tổ sản xuất
Thực hiện các nhiệm vụ chức năng được giao phó đã được phân công.
Hoàn thành một các tốt nhất các yêu cầu được đặt ra. Trực tiếp tham gia các
hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu.
2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi
đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công
trình.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0138
Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét
 Mua bán vật liệu xây dựng: xi măng, đá, cát, sỏi, gạch, ngói.
 Vận chuyển khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô, tàu thuỷ.
 Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, nước.
 Đào lấp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi nền kênh mương, đê đập hồ
chứa nước.
 Sản xuất bê tông đúc sẵn: cống, cột điện, cọc bê tông.
 Sản xuất mua bán gạch bloc, gạch lát nền, gốm sứ thuỷ tinh, chế
biến bột đá, đá can xi, bột đá Dolomite, gạch trang trí, gạch nung.
 Cho Thuê nhà xưởng, kho bãi.
Công ty đã cung cấp vật liệu cho nhiều công trình:
- Cao tầng Trung Hòa - Nhân Chính;
- Khu chung cư Linh Đàm;
- Đập cửa Đạt - Thanh Hóa;
- Cầu Thanh Trì;
- Khu chung cư Mễ Đình;
- Cầu cạn Pháp Vân kéo dài
Và nhiều công trình khác
Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công đều đảm bảo
chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng đầu.
2.2.2. Thị trường kinh doanh
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng. Ngành khai
thác chế biến khoáng sản luôn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần
phát triển kinh tế Nước nhà. Đồng thời kinh tế phát triển kéo theo sự phát
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0139
triển về kết cấu hạ tầng dẫn đến nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng ngày
càng tăng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi dành cho các doanh nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản.
Đồng thời Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng; phía Đông
giáp 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên; phía Bắc giáp Hà Nội; phía Nam giáp 2
tỉnh Nam Định, Ninh Bình; phía Tây giáp Hòa Bình. Địa hình tự nhiên của
Hà Nam có dãy núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hòa Bình phía Tây Bắc qua hai
huyện Kim Bảng và Thanh Liêm tới Ninh Bình. Những năm gần đây, cùng
với sự phát triển của cả nước, Hà Nam là một trong số những tỉnh thuộc đồng
bằng sông Hồng, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh. Đây là điều
kiện rất tốt cho các doanh nghiệp khai thác chế biến đá, xi măng phát triển.
2.2.3. Đối thủ cạnh tranh
Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện đang có tất cả 5 doanh nghiệp khai
thác đá chính khác cùng hoạt động tại các mỏ đá trên toàn tỉnh. Các doanh
nghiệp đó bao gồm:
- Công ty CP vôi Miền Bắc
- Công ty CP đầu tư và phát triển Bắc Hà
- Công ty CP đầu tư và xây dựng Nam Sơn
- Xí nghiệp đá Phủ Lý
- Công ty đá vôi Kiện Khê
Trong đó có Công ty đá vôi Kiện Khê là đối thủ trực tiếp cùng khai thác
trên các mỏ đá lộ thiên trên địa bàn thị trấn Kiện Khê với Công ty Thông Đạt.
Tuy vậy công ty Thông Đạt được thành lập khá lâu trước công ty Kiện Khê
nên có sức ép khá lớn đối với đối thủ này.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0140
Bảng 2.1:Doanh thu một số doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà
Nam năm 2015
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Công ty
Cty CP
vôi Miền
Bắc
Cty CP
đầu tư và
phát
triển Bắc
Hà
Cty CP
đầu tư và
xây dựng
Nam Sơn
Xí
nghiệp
đá Phủ
Lý
Cty đá
vôi Kiện
Khê
Cty
Thông
Đạt
Doanh
thu
25468 8495 20178 10453 13894 12748
Từ bảng trên có thể thấy tuy công ty Thông Đạt có lịch sử thành lập lâu
đời hơn các doanh nghiệp còn lại nhưng doanh thu lại kém hơn đa số các
công ty khác.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0141
2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh
Bảng2.2:Báocáokếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủacôngtynhữngnăm gần đây
(Đơn vị tính: triệu đồng)
CHỈ TIÊU
Năm
2015
Năm
2014
Năm
2013
So sánh
Năm 2014
với 2013
Năm 2015
với 2014
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
12748 12654 11875 779 6.56 94 0.74
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu
0 0 0 0 0 0 0
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
12748 12654 11875 779 6.56 94 0.74
4. Giá vốn hàng bán 11320 10945 10755 190 1.76 375 3.43
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
1428 1709 1120 589 52.59 (281) (16.44)
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
1103 964 1057 (93) (8.79) 139 14.42
7. Chi phí tài chính 800 770 706 64 9.07 30 3.90
8. Chi phí bán hàng 130 116 121 (5) (4.13) 14 12.07
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
725 703 662 41 6.19 22 3.20
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
876 1084 688 396 57.56 (208) (19.19)
11. Thu nhập khác 120 88 100 (12) (12.00) 32 36.36
12. Chi phí khác 0 65 0 65 100.00 (65) (100.00)
13. Lợi nhuận khác 120 23 100 (77) (77.00) 97 421.74
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
996 1107 788 319 40.48 (111) (10.27)
15. Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
219 243 174 69 39.66 (24) (9.88)
16. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp
777 864 614 250 40.72 (87) (10.07)
(Trích: Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Phân tích khái quát:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0142
Bảng phân tích cho thấy: Trong năm 2014, tổng lợi nhuận kế toán sau thuế
đạt 864 triệu đồng tăng 250 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng
40.72%. Năm 2015 là 777 triệu đồng giảm 87 triệu đồng so với năm 2014
(tương ứng 10.07%) cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty
có sự tăng giảm không ổn định.
Phân tích chi tiết:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2015 đạt 996 triệu đồng, giảm
111 triệu đồng (10.27%). Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty năm
2015 có sự thụt nhẹ so với năm 2014, đây được được xem là điều dễ hiểu
trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh
tranh trong lĩnh vực khai thác chế biến vật liệu.
Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt
11875 triệu đồng, năm 2014 đạt 13654 triệu đồng, tăng 779 triệu đồng tương
ứng tăng 6.56%. Doanh thu năm 2015 đạt 12748 triệu đồng tăng 94 triệu
đồng, tương ứng tăng 0.74% cho thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Tuy nhiên sự tăng trưởng này còn
khá chậm chưa cho thấy được sự phát triển như mong muốn của ban lãnh đạo.
Chi phí bán hàng của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng nhẹ trong
khi chi phí bán hàng trong năm 2014 đã giảm đi so với năm 2013. Điều này
chứng tỏ trong năm 2014 công ty đã có những bước tiến trong việc tiết kiệm
chi phí nâng cao hiệu quả bán hàng, tuy nhiên điều này lại không được duy trì
sang năm 2015 dẫn đến chi phí bán hàng tăng lên. Tiết kiệm chi phí là một
chương trình rất có ý nghĩa trong thời buổi kinh tế khó khăn và mang lại một
kết quả ấn tượng, cần nêu cao và phát huy.
Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng theo từng năm: năm
2013 là 662 triệu, năm 2014 là 703 triệu đồng, năm 2015 là 725 triệu đồng.
Nguyên nhân của việc tăng chi phí này là do công ty xem xét hệ thống máy
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0143
tính trong các phòng ban đã cũ và hoạt động không hiệu quả, công ty đã mua
một số máy vi tính. Năm 2015, công ty còn đầu tư mua thêm phần mềm máy
tính phục vụ công tác kế toán và quản lý công ty, cùng với đó là chi phí tập
huấn cho cán bộ, công nhân viên về vấn đề an toàn cho người lao động….Tuy
nhiên, một phần lý do dẫn đến tăng chi phí là do công tác quản lý chi phí quản
lý doanh nghiệp chưa tốt, công ty cần xem xét và quản lý tốt chi phí này.
Giá vốn hàng bán năm 2013 là 10755 triệu đồng, năm 2014 là 10945
triệu đồng tăng 190 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 1.76%. Năm
2015 GVHB là 11320 triệu đồng tăng 375 triệu đồng (3.43%). Nguyên nhân
GVHB tăng cao đó là do giá nguyên vật liệu, thiết bị máy móc tăng lên trong
năm 2015.
2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP khai thác chế biến
khoáng sản Thông Đạt
2.4.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần
Thị phần của công ty Thông Đạt tương đối ổn định, theo ước tính của
phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, thị phần của công ty luôn giữ ở mức
15 – 20% trong tổng thị phần khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Mặc dù số
doanh nghiệp và nhu cầu tăng lên tương đối cao nhưng công ty vẫn đảm bảo
cung ứng lượng nguyên vật liệu theo nhu cầu thị trường trong địa bàn tỉnh và
khu vực miền Bắc.
Xác định thị phần cho ta thấy được vị trí hiện tại của công ty trên thị
trường. Dưới đây là biểu đồ so sánh thị phần của công ty CP Thông Đạt và ba
đối thủ cạnh tranh dựa trên sản lượng khai thác khoáng sản tại các mỏ trên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0144
địa bàn tỉnh Hà Nam trong năm 2015
Hình 2.1: Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp khai thác trên địa bàn tỉnh Hà
Nam năm 2015
Qua biểu đồ trên có thể thấy được công ty Thông Đạt trong địa bàn tỉnh Hà
Nam chưa phải là doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn nhất nhưng cũng là một
doanh nghiệp nắm thị phần lớn thứ hai sau công ty CP vôi Miền Bắc. Theo
báo cáo hàng năm của công ty thì mức nắm giữ thị phần trên thị trường của
công ty được duy trì khá tốt ở mức 15 – 20%.
Bảng 2.3: Thị phần của công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt
các năm gần đây
Năm 2013 2014 2015
Thị phần 18% 15% 20%
(Nguồn: Công ty CP Thông Đạt)
Có thể thấy được tốc độ gia tăng thị phần của công ty không đều qua từng
năm. Năm 2014 thị phần công ty giảm hẳn từ 18% năm 2013 xuống còn 15%
cho thấy sự sụt giảm trong sản lượng khai thác cũng như doanh thu của công
Thông Đạt
20%
vôi Miền Bắc
28%
Nam Sơn
17%
Kiện Khê
15%
Các DN khác
20%
THỊ PHẦN
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản

More Related Content

What's hot

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...Viện Quản Trị Ptdn
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtViết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiGiang Coffee
 
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...NOT
 
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...Thùy Linh
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...  Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quả...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát ĐạtKhóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
Khóa Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty Phát Đạt
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà NộiNâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
Nâng cao năng lực cạnh tranh ở Tổng công ty Phát triển và Đầu tư nhà Hà Nội
 
Đề tài: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Sơn Cường
Đề tài: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Sơn CườngĐề tài: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Sơn Cường
Đề tài: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty Sơn Cường
 
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...
Thực trạng và giải pháp bán hàng cho nhóm sản phẩm ô tô du lịch huyndai của c...
 
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trương G...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trương G...Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trương G...
Đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Trương G...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
Hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, HAY
 
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...
Thực trạng hoạt động marketing công ty tnhh thương mại sản xuất thuốc thú y g...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán ACB - Gửi miễn p...
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu ThắmĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thương mại Sáu Thắm
 
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
Đề tài: Chiến lược ứng dụng marketing mix nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sả...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
 
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóaĐề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
Đề tài: Thực trạng Marketing-Mix của Công ty vận tải hàng hóa
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan PhốĐề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huyĐề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
 
Hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần dịch vụ ô tô
Hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần dịch vụ ô tôHoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần dịch vụ ô tô
Hoạt động bán hàng tại Công ty cổ phần dịch vụ ô tô
 

Similar to Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản

Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoànghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...luanvantrust
 

Similar to Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản (20)

Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đĐề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
Đề tài: Công tác marketing – mix sản phẩm thép tại Công ty, 9đ
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng HoàngĐề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Phượng Hoàng
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàngPhân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần chứng khoán phượng hoàng
 
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
 
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụChính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
Chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty dịch vụ
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
Đề tài: Ứng dụng chính sách Marketing Mix nhằm mở rộng thị trường công ty TNH...
 
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đĐề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
Đề tài: Marketing Mix mở rộng thị trường công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
Đề tài: Ứng dụng chính sách marketing mix nhằm mở rộng thị trường công ty Hà ...
 
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
Hoàn thiện chiến lược marketing mix tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đĐề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
Đề tài: Biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ô tô, 9đ
 
3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n3 vu thihien_qt1301n
3 vu thihien_qt1301n
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty ô tô Hoa Mai, HAY
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dungPhân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dungPhân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
Phân tích tài chính tại công ty tnhh ánh dung
 
MAR20.doc
MAR20.docMAR20.doc
MAR20.doc
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài hiệu quả sử dụng tài sản, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chế biến khoáng sản

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................. i MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 - CHƯƠNG I -: CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................... 4 1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp ........................ 4 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .................................................................... 4 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh........................................................................ 5 1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân: ........................ 5 1.1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: ................................... 6 1.1.2.3. Đối với sản phẩm ........................................................................... 7 1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng .................................................................. 7 1.2. Khái niệm và tầmquan trọngcủa năng lực tranhđốivớidoanh nghiệp....... 8 1.2.1. Khái niêm năng lực cạnh tranh ........................................................ 8 1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh................... 10 1.3. Các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............ 12 1.3.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần của DN ............................... 12 1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ................................................... 13 1.3.4. Năng suất các yếu tố sản xuất.......................................................... 16 1.3.5. Khả năng thích ứng và đổi mới của DN............................................ 18 1.3.6. Khả năng thu hút nguồn vốn............................................................ 19 1.3.7. Khả năng liên kết và hợp tác của DN...Error! Bookmark not defined. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp....... 19 1.4.1.2. Nhóm nhân tố ngành..................................................................... 23 1.4.2. Các nhân tố chủ quan....................................................................... 26 -CHƯƠNG II- : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT.............. 29
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01ii 2.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................... 29 2.1.1. Sơ lược về công ty........................................................................... 29 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển .................................................... 30 2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển ........................................ 31 2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ....................................................................... 32 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ............................................................ 37 2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh........................................................................ 37 2.2.2. Thị trường kinh doanh..................................................................... 38 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh........................................................................... 39 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh............................................................... 41 2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt.............................................................................. 43 2.4.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần............................................ 43 2.4.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm ................................................... 45 2.4.3. Năng suất các yếu tố sản xuất .......................................................... 48 2.4.4. Khả năng thu hút nguồn vốn............................................................ 49 2.4.5. Khả năng liên kết và hợp tác............................................................ 49 2.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt.......................................................................................... 51 2.5.1. Thành tựu ....................................................................................... 51 2.5.2. Hạn chế........................................................................................... 52 2.5.3. Nguyên nhân................................................................................... 52 - CHƯƠNG III - : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT.................................................................................. 54 3.1.Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty ........................................ 54 3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty..................................... 54
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01iii 3.1.2. Phướng hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.................. 55 3.2. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ........................... 57 3.2.1. Cải tiến quy trình sản xuất ............................................................... 57 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối................................................. 58 3.2.3. Nâng cao chất lượng quản lý............................................................ 59 3.2.4. Chú trọng đầu tư quảng cáo, quảng bá thương hiệu........................... 59 3.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh 60 3.2.6. Các giải pháp khác .......................................................................... 60 KẾT LUẬN.............................................................................................. 61
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.01iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Biểu liên lạc các phòng ban...........Error! Bookmark notdefined. Bảng 1.2: Biểu nhân sự năm 2015 .................Error! Bookmark notdefined. Bảng 2.1: Doanh thu một số doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2015 ......................................................................................... 40 Bảng 2.2:Báo cáo kếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủa công ty những năm gần đây ................................................................................................................ 41
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.011 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khi mới gia nhập WTO nước ta vẫn còn nhiều yếu kém và cần phải học hỏi nhiều hơn để thích nghi và có thể phát triển trong thị trường. Để tồn tại được trong thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần hoàn thiện năng lực kinh doanh, phát huy sức mạnh nội tại. Gia nhập WTO cho doanh nghiệp trong nước nhiều cơ hội được thử sức, học hỏi được những kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm và áp dụng hiệu quả những kinh nghiêm kinh doanh đó vào cuộc sống để tự rèn luyện và phát triển mình. Trong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Mỗi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động thích nghi với cơ chế này. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển. Trước xu hướng đó, đối với nền kinh tế Việt Nam ngành khai thác chế biến khoáng sản được coi là một trong những ngành rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của ngành là góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không ngừng tăng lên về mọi mặt, không ngừng tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Công ty cố phần khai thác và chế biến khoáng sản Thông Đạt là một trong những doanh nghiệp còn non trẻ trong ngành, đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng vững và phát triển đòi hỏi Công ty phải xác định được cho mình
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.012 những phương thức hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh tranh đúng đắn. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp một số ý kiến để công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nângcaonăng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt. 3. Mục đích nghiên cứu -Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. -Chỉ ra, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt. -Từ những phân tích và nhận định về các điểm nêu trên nhằm mục đích: kiến nghị giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài này chỉ giới hạn trong việc đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, em đã sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu:  Phương pháp luận trong nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.013  Phương pháp thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan. Phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Nội dung luận văn tốt nghiệp gồm 3 phần chính: Chương 1. Cạnhtranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP khai thác khoáng sản Thông Đạt Chương 2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt Chương 3. Phương hướng và giải pháp nângcaonăng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt Tuy nhiên, do hạn chế khách quan về thời gian cùng với sự giới hạn về kinh nghiệm và kiến thức, em không thể bao quát hết tất cả các vấn đề liên quan đến phạm vi đề tài, vì thế đề tài của em không thề tránh khỏi những thiếu sót về mặt nội dung. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, Ban Giám đốc cùng các anh chị trong Công ty để em có thể hoàn thiện tốt khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Xuân Điền, Ban Giám Đốc cùng các anh trong công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này.
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.014 - CHƯƠNG I - CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là yếu tố luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường, tuỳ từng cách hiểu và cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về cạnh tranh. - Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn doanh nghiệp khác. - Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm giành lấy thị trường và khách hàng về doanh nghiệp của mình. - Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành được những ưu thế hơn cùng một loại sản phẩm dịch vụ hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh. Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc, C.Mac đã quan niệm rằng “ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Ngày nay, dưới sự hoạt động của cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, khái niệm cạnh tranh có thay đổi đi nhưng về bản chất nó không hề thay đổi : Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức hay doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích sản xuất kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo đà cho sự phát triển của xã hội.
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.015 Như vậy, cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường trong khi một số doanh nghiệp khác tồn tại và phát triển hơn nữa. Cạnh tranh sẽ làm cho doanh nghiệp năng động hơn, nhạy bén hơn trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm giá cả và các dịch vụ sau bán hàng nhằm tăng vị thế của mình trên thương trường, tạo uy tín với khách hàng và mang lại nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 1.1.2.1. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân: Canh tranh là động lực phát triển kinh tế nâng cao năng suất lao động xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế.
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.016 1.1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn nên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao. Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường. Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường là kinh tế TBCN. Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Dù ở bất kỳ thành phần kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn tại. Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.017 năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho mình. 1.1.2.3. Đối với sản phẩm Thành công của Dn trong cạnh tranh thể hiện một phần qua các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra.để giành chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơp, mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. Cạnh tranh của các DN trong ngành là động lực để tạo nên sự hoàn thiện hơn của sản phẩm. 1.1.2.4. Đối với người tiêu dùng Các DN cạnh tranh với nhau đều nhằm mụcđích phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Khách hàng trở thành cáiđích trước lợi nhuận của các doanh nghiệp trong hoạt động cạnh tranh của mình. Khi mà cuộc sống của người tiêu dùng được cải thiện nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng theo không chỉ về số mà còn về chất lượng. Cạnh tranh giúp Dn nâng cao được khả năng đápứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhờđó người tiêu dùng có có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc mua sắm sản phẩm. Nhu cầu của họ đượcđápứng dễ dàng hơn, đầyđủ hơn. Như vậy cạnh tranh giúp người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh những vai trò tích cực đó, cạnh tranh cũng mang lại nhiều vấn đề tiêu cực trong xã hội đó là khi các chủ thể cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Cạnh tranh tạo nên thành công cho các DN lớn mạnh thì cũng tiêu diệt các DN không có tiềm lựcđủ mạnh. Sự phá sản của các DN gây ra hiệuứng dây chuyền như người lao động mất việc, thu nhập giảm sút, khoảng cachs giàu nghèo gia tăng, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội tăng theo. Mặt khác, cạnh tranh có thể dẫn đến tình trạng giữ bí mật công nghệ, cản trở công tác
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.018 chuyển giao công nghệ. Cạnh tranh không lành mạnh là động lực thúc đẩy DN thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh như trốn thuế, ăn cắp phát minh, sáng chế của đối thủ . . . 1.2.Kháiniệmvà tầmquantrọng của năng lực tranh đối với doanh nghiệp 1.2.1. Khái niêm năng lực cạnh tranh Trên thương trường, khi các chủ thể cạnh tranh với nhau để giành thắng lợi về phía mình, các chủ thể đó phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của doanh nghiệp mình trên thương trường đó. Các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng hoặc một năng lực của chủ thể thì nó được gọi là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó. Một tác giả sau khi đã nghiên cứu, phân tích bản chất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế so sánh của nó so với đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp mình”. Một số quan điểm cho rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với việc thu lợi nhuận nhất định. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình đều muốn tìm mọi phương pháp để tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh nếu nó có được đánh giá là đứng vững với các doanh nghiệp khác bằng cách đưa ra các sản phẩm thay thế hoặc bằng cách đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho các sản phẩm cùng loại hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính và chất lượng ngang bằng hay cao hơn.
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.019 Tất cả các nghiên cứu mặc dù xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng đều cho thấy năng lực cạnh tranh đều liên quan tới hai khía cạnh đó là chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận mang lại. Vì thế, ta có thể đưa ra một khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức mạnh bên trong của doanh nghiệp đó, là khả năng tận dụng những thuận lợi, hạn chế những khó khăn mà môi trường bên ngoài đưa đến cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh của mình nhằm duy trì, gia tăng lợi nhuận và chiếm lĩnh thị phần trên thị trường của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp”. Chúng ta phân biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong đó, năng lực cạnh tranh hàng hóa dịch vụ có thể hiểu khái quát là tổng thể các yếu tố gắn liền với hàng hóa, dịch vụ đó cùng với các điều kiện, công cụ và biện pháp cấu thành khả năng cạnh tranh được chủ thể dùng để ganh đua với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và đem lại nhiều lợi ích hơn cho chủ thể tham gia cạnh tranh. Đối với năng lực cạnh tranh quốc gia, WEF cho rằng “Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt được và duy trì được mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách về thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ khác nhau ở chỗ doanh nghiệp là một tổ chức chặt chẽ, có thể đồng thời sản xuất nhiều mặt hàng với năng lực cạnh tranh khác nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện năng lực sản phâm rđó có thể thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm. Do vậy, năng lực cạnh tranh
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0110 của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là một trong những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh chung cho doanh nghiệp. Trong khi đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra khi họ cung ứng trên cùng một thị trường những sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoàn toàn giống nhau hoặc khác nhau, nhưng có thể thay thế cho nhau. Trong cùng một thời gian nếu doanh nghiệp nào bán được nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình và ngày càng chiếm được thị phần nhiều hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác thì doanh nghiệp đó được đánh giá là có năng lực cạnh tranh cao hơn. Còn năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi quốc gia. Trong giai đoạn hiện này, trong xu thế chúng ta dang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung cần quan tâm chú trọng đầu tư toàn diện để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động giành phần thắng lợi về mình trước những đối thủ cạnh tranh khác. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Trong giai đoạn hiện này, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang thúc đẩy mạnh mẽ, sâu sắc quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, lực lượng sản xuất lớn mạnh đang dần được quốc tế hóa. Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đang làm cho nền kinh tế thế giới gắn bó, ràng buộc lẫn nhau dẫn tới không một quốc gia nào, một nền kinh tế, một dân tộc nào muốn phát triển mà có thể tách rời khỏi hệ thống kinh tế thế giới, không hòa nhập vào sự vận động chung của cả nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của nước mình vào với nền kinh tế khu vực và thế giới, là sự tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, chúng ta gia nhập các tổ chức
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0111 kinh tế song phương và đa phương, là chúng ta chấp nhận và tuân thủ những quy định chung được hình thành trong quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của tổ chức. Trong quá trình hội nhập, các nước tham gia đều phải tuân thủ những quy ước chung, những luật chơi chung khá phức tạp được thể hiện trong nhiều điều ước quốc tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết, nó tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. - Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp phát triển và hội nhập. Nó thúc đẩy tiến trình phát triển của doanh nghiệp bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp chủ động hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng. - Khi cạnh tranh thắng lợi, doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển không ngừng, đó là tiền đề tác động ngược trở lại cho doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình. Những thành tựu của sự phát triển sẽ tạo đà giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới. Khi doanh nghiệp có đủ khả năng nguồn lực về vốn và con người, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại. Từ đây những sản phẩm mới có chất lượng cao được ra đời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, vấn đề có tính chất quyết định là mỗi doanh nghiệp phải nhận thức được và luôn cố gắng nâng cao năng lực của mình, sẵn sàng nắm lấy cơ hội để vươn lên, chuẩn bị đủ mọi điều kiện để đủ khả năng đối mặt với những thách thức trong quá trình hội nhập giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0112 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần của DN Sản lượng là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trong trường hợp giá cả không thay đổi, nếu sản phẩm tiêu thụ tăng lên thì lợi nhuận cũng tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó sản lượng tiêu thụ còn tác động không nhỏ đến chi phí doanh nghiệp , nếu ta xét trong thời gian ngắn tức là quy mô của doanh nghiệp ổn định, chi phí cố định không thay đổi. Khi sản lượng tăng lên sẽ làm cho chi phí tăng, đồng thời chi phí cho một sản phẩm giảm xuống, có nghĩa là giá thành một sản phẩm giảm và ngược lại. Nếu ta xét trong thời gian dài, quy mô của doanh nghiệp thay đổi, chi phí cố định thay đổi, khi đó nếu tăng sản lượng thì chi phí bình quân tăng lên vì phải mua thêm máy móc thiết bị, xây dựng thêm nhà xưởng, thuê nhân công. Như vậy, khi sản lượng thay đổi không chỉ làm lợi nhuận, chi phí biến đổi mà nó còn làm cho nhiều yếu tố khác cũng biến đổi, trong đó có quy mô của doanh nghiệp và sự đáp ứng thoả mãn cho người tiêu dùng trên thị trường trong và ngoài nước. Tiêu chí này gồm 2 thành phần là thị phần và tốc độ tăng thị phần của DN - Thị phần: Thị phần là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp dược tính dựa trên tỷ trọng giữa số sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiêp được cung ứng trên thị trường trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Hoặc là tỷ trọng được tính giữa doanh thu của doanh nghiệp về một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó so với tổng doanh thu của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó trên toàn thị trường. Nếu nói thị phần là tỷ lệ so sánh giữa doanh thu của một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh thì nó đánh giá và cho biết vị thế, chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ chiếm được thị phần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0113 khả năng thị phần sẽ được tăng lên. DN nào có thị phần lớn hơn thì NLCT của DN đó cũng lớn hơn. Tiêu chí này thường được đo bằng tỷ lệ doanh thu hay số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. - Tốc độ tăng thị phần của DN: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi đầu ra của DN theo thời gian. 1.3.2. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Khi nghiên cứu và đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm, các nhà kinh tế cho rằng phải xem xét khả năng cạnh tranh trên thương trường và phải theo quan điểm phân tích cạnh tranh động. Như vậy, sẽ có một loạt các yếu tố tác động tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thương trường như: giá cả, chất lượng sản phẩm, mức độ chuyên môn hoá sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, năng lực nghiên cứu thị trường, mạng lưới phân phối, dịch vụ sau bán, sự tin tưởng của khách hàng, sự tin cậy của nhà cung cấp….  Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sức hấp dẫn, thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm có rất nhiều thuộc tính chất lượng khác nhau, các thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi tổ chức. Chất lượng góp phần làm tăng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, điều này có tác dụng rất lớn tới quyết định mua hàng của khách hàng. Chất lượng còn góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường, đây chính là cơ sở cho việc duy trì và mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho việc phát triển lâu của dài doanh nghiệp. Chất lượng góp phần tiết kiệm chi phí trong sản xuất và tiêu dùng cho xã hội, bên cạnh đó nó góp phần không nhỏ vào việc làm giảm phế thải trong sản xuất và trong tiêu dùng, từ đó sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn. Nâng cao chất lượng là một giải pháp quan
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0114 trọng thúc đẩy việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận từ đó đảm bảo kết hợp thống nhất các lợi ích trong doanh nghiệp và xã hội tạo động lực cho việc phát triển doanh nghiệp.  Giá cả Giá là một trong các công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới. Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam chúng ta ngày một nâng cao song độ nhạy của cầu khi giá cả thay đổi còn rất lớn. Do đó công cụ này được sử dụng cho hầu hết các loại sản phẩm trên thị trường. Cạnh tranh bằng giá thường được thể hiện qua các biện pháp sau: * Bán với mức giá hạ và mức giá thấp. * Kinh doanh với chi phí thấp. Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ. Vì lẽ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh càng cao. Để đạt được mức giá thấp doanh nghiệp cần xem xét khả năng hạ giá sản phẩm của đơn vị mình. Có càng nhiều khả năng hạ giá sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng hạ giá phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Chi phí về kinh tế thấp. - Khả năng bán hàng tốt, do đó khối lượng bán lớn. - Khả năng về tài chính tốt.
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0115 Giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó khi sử dụng vũ khí này phải chọn thơì điểm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao bằng không doanh nghiệp sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Như thế doanh nghiệp cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá cả và các bộ phận về chiết khấu với những phương pháp bán mà doanh nghiệp đang sử dụng, với những phương pháp thanh toán, với xu thế, trào lưu của người tiêu dùng… Một sản phẩm có mức giá thành thấp, nghĩa là nó có khả năng chủ động trong cạnh tranh về giá, sản phẩm đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao, có vị thế trên thị trường. Đó là một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh của các doanh nghiệp.  Mẫu mã sản phẩm Cùng với chất lượng, giá bán của sản phẩm, mẫu mã cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Mẫu mã của sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm có cùng chất lượng và giá cả thì sản phẩm nào có mẫu mã đẹp, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Để có mẫu mã đẹp, phù hợp, các doanh nghiệp cần đầu tư thích đáng cho công tác tìm hiểu thị hiếu khách hàng và nghiên cứu đôỉ mới mẫu mã cho phù hợp với từng thị trường. Đây cũng chính là một trong những điểm yếu làm cho hàng hoá của Việt Nam có sức cạnh tranh thấp hơn so với hàng hoá của các nước khác. Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường, lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó, doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tai hại rất lớn là, mặc dù khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong chu kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra, trên thị
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0116 trường vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta, các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Với cách làm này, nhu cầu của người tiêu dùng, như ta vẫn thường nói, vẫn đàng trong trạng thái ”thèm thuồng”(do sản phẩm cũ đã thôi không được sản xuất) thì lại được mời chào bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn, mặc dù, theo các chuyên gia công nghệ đánh giá, về kết cấu sản phẩm không có sự thay đổi nhiều. Trong điều kiện hiện nay, khi mức thu nhập và mức sống trung bình của xã hội đã được nâng cao, nhu cầu về thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sâu rộng. Mặt khác nhu cầu đó lại luôn luôn biến động không ngừng theo xu thế của thời đại, đặc biệt là xu thế của giới trẻ-một lực lượng khách hàng đầy tiềm năng. Do đó, vấn đề nghiêm cứu, thiết kế mẫu mốt của sản phẩm cũng trở lên hết sức cấp thiết đối với thị hiếu của người tiêu dùng. Có như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp mới có vị trí trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. 1.3.3. Tài chính Năng lực tài chính: năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu chuyển hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lượng tài sản và khả năng sinh lợi… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường. Để đánh giá năng lực tài chính của một doanh nghiệp cần xem xét kết cấu vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu kết cấu vốn hợp lý sẽ có tác dụng đòn bẩy góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Có những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn nhưng vẫn không vững mạnh, đó là do kết cấu tài
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0117 sản và nguồn vốn không phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đó chưa biết cách khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của mình. Ngược lại, có những doanh nghiệp có quy mô vốn không lớn nhưng vẫn được coi là mạnh vì doanh nghiệp đó đã duy trì được tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động được những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, do vậy sẽ giữ vững và nâng cao được sức cạnh tranh và củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.4. Công nghệ Khoa học công nghệ, kỹ thuật và máy móc thiết bị và một bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Để đánh giá về năng lực công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị có thể dựa vào một số đặc tính như sau: - Tính hiện đại của công nghệ kỹ thuật biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công nghệ thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị. - Tính đồng bộ: thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa công nghệ, thiết bị với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. - Tính hiệu quả thể hiện trình độ sử dụng máy mức thiết bị công nghệ sẵn có để phục vụ chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. - Tính đổi mới: trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến động, máy móc thiết bị công nghệ phải thích ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh. Nếu máy móc thiết bị công nghệ không được sử dụng một cách linh hoạt và
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0118 chậm đầu tư đổi mới thì sẽ không đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vậy, một doanh nghiệp với hệ thống công nghệ kỹ thuật, máy móc thiết bị tiến triển hiện đại, cộng với khả năng quản lý tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và đảm bảo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. 1.3.5. Nguồn nhân lực Trong sản xuất kinh doanh yếu tố con người là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp, để quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh trước hết phải làm tốt các công tác về quản lý nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực không đảm bảo về số lượng và chất lượng là nguyên nhân dẫn đến làm giảm sút năng suất và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nếu làm tốt công tác quản lý nguồn nhân lực là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp bởi quản lý nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác được mọi tiềm năng của người lao động đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo và quản trị viên các cấp không chỉ cần giỏi về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có khả năng sáng tạo, tinh thần trách nhiệm, sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong thu thập và xử lý thông tin, sáng suốt dự báo và ứng phó với các biến động của thị trường. Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, nếu một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực chất lượng cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0119 1.3.6. Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp Thương hiệu (Trademark) là những dấu hiệu được các cá nhân tổ chức sử dụng để tạo khác biệt hoá, nét riêng biệt cho sản phẩm hàng hoá mà họ cung cấp cho khách hàng, phân biệt với sản phẩm của chủ thể khác. Thương hiệu là một tài sản của công ty, thường được cấu thành từ cái tên, cụm từ, logo, biểu tượng hay hình ảnh. Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Thương hiệu của một doanh nghiệp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, thuyết phục người bán hàng phân phối sản phẩm, tạo niềm tự hào cho nhân viên công ty, tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả của quảng cáo tiếp thị, tác động làm tăng giá cổ phiếu, dễ dàng phát triển kinh doanh, làm tăng giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nhóm nhân tố môi trường kinh tế Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó. Doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh những hoạt
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0120 động kinh doanh cùa mình để lợi dụng những thời cơ, thuận lợi mà các yếu tố này mang lại và hạn chế bớt những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu do tác động của những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài. Bao gồm: a. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,… Điều kiện tự nhiên có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến doanh nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy hải sản và từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngành sản xuất, từ khâu thiết kế sản phẩm đến công tác lưu kho… b. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có vai trò hàng đầu và có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nếu nền kinh tế trong nước và kinh tế quốc tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia đình và doanh nghiệp, dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu đầu tư. Thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, áp lực cạnh tranh giảm, doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái nó sẽ tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo hướng ngược lại, làm cho thị trường bị thu hẹp và áp lực cạnh tranh lớn hơn. Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm lợi nhuận, thua lỗ thậm chí phá sản. Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm:
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0121 Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm của công ty. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng thường xuyên vay tiền để thanh toán các khoản mua bán hàng hoá của mình. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đo quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các quốc gia khác. Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do công ty sản xuất trên thị trường quốc tế. Khi giá trị của đồng tiền trong nước thấp so với các đồng tiền khác, hàng hoá sản xuất trong nước sẽ tương đối rẻ hơn, trái lại hàng hoá sản xuất ở ngoài nước sẽ tương đối đắt hơn. Một đồng tiền thấp hay đang giảm giá sẽ làm giảm sức ép từ các công ty nước ngoài và tạo ra nhiều cơ hội để tăng sản phẩm xuất khẩu và ngược lại. Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát có thể gây xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên không lường trước được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành công việc hoàn toàn may rủi. Thực trạng của lạm phát là ở chỗ nó làm cho tương lai kinh doanh trở nên khó dự đoán được. Nếu trong một môi trường mà lạm phát mạnh sẽ không thể nào dự đoán được giá trị thực của lợi nhuận có thể thu được từ một dự án. Sự bất trắc này làm cho các công ty không muốn bỏ tiền vào đầu tư. Hành động này lại hạn chế sự hoạt động của nền kinh tế và cuối cùng thì đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng. Do vậy, lạm phát cao là một nguy cơ đối với công ty.
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0122 Quan hệ giao lưu quốc tế: Những thay đổi về môi trường quốc tế có thể xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước của một công ty. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay mang lại nhiều cơ hội cho công ty các nước đầu tư vào. Đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh hơn ở cả thị trường trong nước và quốc tế. c. Môi trường chính trị Môi trường chính trị trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước ổn định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp yên tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường. Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị của thế giới là các quan hệ chính trị hình thành trên toàn cầu hoặc ở khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, hình thành, mở rộng hoặc phá bỏ các liên minh song phương hoặc đa phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản của thế giới và khu vực. Các nhân tố này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và của các doanh nghiệp nước ta nói riêng. Nhìn chung nếu những bất đồng về chính trị giữa các quốc gia được xóa bỏ, quan hệ giữa các nước được bình thường hóa thì thị trường của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, doanh nghiệp cũng có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp thu công nghệ mới; Trong khi đó nếu một quốc gia vì xung đột chính trị mà đóng cửa, bế quan tỏa cảng thì một mặt, một số doanh nghiệp trong nước có khả năng mở rộng thị phần trong nước vì không gặp phải áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, nhưng mặt khác các doanh nghiệp trong nước sẽ bị tụt hậu về năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, năng lực quản lý… d. Môi trường văn hóa- xã hội
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0123 Các vấn đề về văn hóa xã hội như phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu của nhu cầu trên thị tường. Doanh nghiệp phải nắm bắt được văn hóa xã hội địa phương mới có thể sản xuất được sản phẩm thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng. Van hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, thái độ cư xử, ứng xử của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp, khách hàng và cả đối với các đối thủ cạnh tranh. e. Môi trường khoa học công nghệ Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của mọi doanh nghiệp có liên quan. Chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của mọi doanh nghiệp Áp dụng những kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất sẽ giúp tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới cải tiến mẫu mã… giúp doanh nghiệp ngày càng thu hút được khách hàng. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn nhanh chóng vươn lên, tạo ra năng lực cạnh tranh để đứng vững ngay trên sân nhà và vươn ra thị trường thế giới thì không thể không chú ý nâng cao khả nghiên năng cứu và phát triển công nghệ; không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến. 1.4.1.2. Nhóm nhân tố ngành Nhân tố ngành có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó quyết định tính chất cũng như mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Việc chúng ta xác định ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động của doanh nghiệp cũng là đồng thời tìm ra cơ hội cũng như thách thức của môi trường này tới doanh nghiệp. Các yếu tố tác động mà ta có thể xác định bao gồm:
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0124 a. Khách hàng Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng cầu tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành. Nếu quy mô thị trường lón mà lại không có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thì sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp sẽ giảm; còn nếu thị trường đã bão hòa mà số lượng doanh nghiệp gia nhập ngày càng nhiều thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến lợi nhuận ngày càng giảm sút. Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị hiếu và những yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng với giá cả… đều tác động đến việc thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh, ngược lại, doanh nghiệp nào không chú ý đến nhu cầu của khách hàng chắc chắn sẽ gặp thất bại. Do nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không có giới hạn nên doanh nghiệp còn phải biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thực sự. b. Nhà cung cấp Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn và những người cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Quan hệ với nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào lâu dài với giá rẻ; được các tổ chức tín dụng cho vay vốn với lã suất thấp; hoặc tìm được nguồn cung lao động dồi dào, được đào tạo bài bản thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, qua đó có thể giảm giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng được sản phẩm chất lượng. Còn nếu các nhà cung cấp lại gây sức
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0125 ép tăng giá đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán, khiến cho tính cạnh tranh của sản phẩm giảm sút, hoặc phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ được khách hàng. c. Các doanh nghiệp trong ngành Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo M. Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ: số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phí cố định là cao hay thấp? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách có đủ khả năng khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không? năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ở tốc độ nào? tính chất đa dạng sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏ ngành d. Đối thủ tiềm ẩn Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động. Tác động của các doanh nghiệp này đối với hoạt đọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến đau hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranh của những doanh nghiệp đó (quy mô, công nghệ, đội ngũ quản lý…). Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh làm tăng mức độ cạnh tranh trong ngành. Theo M. Porter, những nhân tố sau tác động đến quá trình tham gia thị trường của các đối thủ mới: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hóa
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0126 sản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý kinh tế mới. e. Sản phẩm thay thế Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố qua trọng tác động đén quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu thì sức ép cạnh tranh tạo lên doanh nghiệp càng lớn bấy nhiêu. Để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm thay thế, doanh nghiệp cần chú ý đến các vấn đề: đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, các giải pháp khác biệt hóa san phẩm cũng như trong từng giai đoạn phải biết tìm và rút về phân đoạn thị trường hay thị trường ngách phù hợp. 1.4.2. Các nhân tố chủ quan Nhân tố chủ quan là nhân tố bên trong tác động đến hoạt động kinh doanh trong phạm vi của doanh nghiệp. Nhân tố bên trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển và đồng thời phản ánh sức mạnh tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp. Tất cả những khía cạnh đó tạo nên một sức mạnh tinh thần len lỏi và tác động đến từng thành viên và tập thể của doanh nghiệp. Nếu môi trường bên trong mà thuận lợi thì công việc kinh doanh sẽ thuận buồm xuôi gió và ngược lại, nó sẽ là yếu tố cản trở đến sự nghiệp kinh doanh. Bao gồm: - Giá cả Giá cả quyết định đến khả năng sinh lời và thị phần của doanh nghiệp khai khoáng. Cạnh tranh về giá thường được thể hiện thông qua: kinh doanh với mức chi phí thấp, bán với mức hạ giá. Muốn kinh doanh với chi phí thấp DN phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng sinh lời của vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu đầu vào.
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0127 Cách khác là bán với mức hạ giá, đây là phương thức cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện khi cạnh tranh bởi hạ giá sẽ ảnh hưởng trực tiêp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Nguồn nhân lực và năng lực của các nhà quản lý Lao động luôn là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố cuối cùng tạo nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, phải có nguồn nhân lực chúng ta mới tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Mỗi quyết định của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách, điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng phát triển công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, nhân tố này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro của ban lãnh đạo doanh nghiệp. - Về nguồn vốn Trong một doanh nghiệp, nguồn lực tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nó quyết định đến chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy dộng các nguồn vốn khác phục vụ sản xuất kinh doanh và sử dụng các nguồn vốn đó một cách có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao,
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0128 phần lợi nhuận để tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô sẽ tăng. Các chỉ tiêu tài chính thường được quan tâm khi phân tích tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm các chỉ tiêu về lợi nhuận, nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn và tài sản. - Khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp Liên doanh liên kết là sự kết hợp hai hay nhiều pháp nhân kinh tế khác nhau để tạo ra một pháp nhân mới có sức mạnh tổng hợp về kinh nghiệm, máy móc thiết bị công nghệ và nguồn tài chính. Đây là một trong những yếu tố đánh giá năng lực của doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp thường tham gia thực hiện với các dự án với quy mô lớn, nhưng trên thực tế những yêu cầu đôi khi vượt quá khả năng của một doanh nghiệp đơn lẻ trong cạnh tranh. Để đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vấn đề mở rộng các quan hệ liên doanh liên kết dưới nhiều hình thức thích hợp là giải pháp quan trọng và cần thiết. Qua đó doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách toàn diện những yêu cầu của khách hàng hoặc của dự án có quy mô lớn và có mức độ phức tạp cao. Liên doanh liên kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất, minh bạch trong chi tiêu và góp phần phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sâu, đặc biệt là khai thác được những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0129 -CHƯƠNG II- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT 2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1. Sơ lược về công ty Công Ty CP Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Thông Đạt thành lập theo giấy phép kinh doanh số: 0700261938 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp ngày 05 tháng 09 năm 2008. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN THÔNG ĐẠT Tên giao dịch Quốc tế: THONG DAT MINERAL PROCESS EXPLOITATIONJOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: THĐ COM., JSC Trụ sở chính: Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Điện Thoại: 0351.6276667 Văn phòng giao dịch: Số 5, ngõ 45, phố Đại Từ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Điện thoại: 0436414767 Email: Thongdat.ct@gmail.com Lĩnh vực sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công trình. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0130  Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét  Mua bán vật liệu xây dựng: xi măng, đá, cát, sỏi, gạch, ngói.  Vận chuyển khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô, tàu thuỷ.  Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, nước.  Đào lấp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi nền kênh mương, đê đập hồ chứa nước.  Sản xuất bê tông đúc sẵn: cống, cột điện, cọc bê tông.  Sản xuất mua bán gạch bloc, gạch lát nền, gốm sứ thuỷ tinh, chế biến bột đá, đá can xi, bột đá Dolomite, gạch trang trí, gạch nung.  Cho Thuê nhà xưởng, kho bãi. Công ty đã cung cấp vật liệu cho nhiều công trình: - Cao tầng Trung Hòa - Nhân Chính; - Khu chung cư Linh Đàm; - Đập cửa Đạt - Thanh Hóa; - Cầu Thanh Trì; - Khu chung cư Mễ Đình; - Cầu cạn Pháp Vân kéo dài Và nhiều công trình khác Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công đều đảm bảo chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng đầu. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 05 tháng 09 năm 2008 Công Ty CP Khai Thác Chế Biến Khoáng Sản Thông Đạt được chính thức thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0700261938 do Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp. Trụ sở công ty được đặt tại Thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là khai thác chế biến đá xây dựng tại mỏ đá Hà Nam.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0131 Khi mới thành lập, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực cũng như là cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Ngày 16 tháng 02 năm 2010 Công ty mở thêm văn phòng giao dịch trên Hà Nội tại địa chỉ Số 5, ngõ 45, phố Đại Từ, Quận Hoàng Mai. Đồng thời mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình lớn. Thời gian sau đó công ty phát triển nhanh hơn với những hợp đồng cung cấp vật liệu cho các công trình lớn ở trên địa bàn Hà Nội và toàn miền Bắc. Những sản phẩm vật liệu xây dựng và công trình thi công mang thương hiệu THĐ của Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt đều được đánh giá cao về chất lượng đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư. Bằng sự cố gắng, kiên trì đổi mới, tinh thần dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo, Công ty đã vươn lên và đang trở thành một Công ty vững mạnh, có uy tín, và có giá trị sản phẩm ngày càng cao, số lượng các công trình cung cấp vật liệu và thi công ngày càng nhiều, quy mô công trình ngày càng lớn. Hiện nay Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt có tổng 12,5 ha diện tích Mỏ Đá tại Thung Bầu - Thị trấn Kiện Khê - Hà Nam. Với công nghệ khai thác và dây chuyền nghiền sàng Đá đạt công suất 350 Tấn /h; 2000m3/ngày. Có ô tô vận chuyển Đá, Cát tới tận công trình. Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng chủng loại và chất lượng. 2.1.3. Sứ mệnh, tầm nhìn, định hướng phát triển  Sứ mệnh: “Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công đều đảm bảo chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng đầu”.  Tầm nhìn:
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0132 Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công trình. Công ty đã và đang triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong phạm vi các Tỉnh miền Bắc. Đồng thời hướng hoạt động sản xuất kinh doanh ra các Tỉnh miền Nam và ra thị trường Quốc tế.  Định hướng phát triển: - Nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đảm bảo yêu cầu chất lượng của mọi công trình. - Mở rộng về mọi mặt các lĩnh vực kinh doanh. - Tập trung đầu tư mở rộng lĩnh vực khai thác, chế biến, vận tải và xây dựng. - Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ kỹ sư, nhân viên 2.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0133 Nguồn: Phòng tổ chức Công ty Thông Đạt PHÂN XƯỞNG KHAI THÁC ĐÁ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CÁC TỔ SX CÁC TỔ SX CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT KT - VT PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÁ BỘ PHẬN VẬN CHUYỂN CÁC TỔ LÁI XE
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0134 Công ty CP Thông Đạt tổ chức quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến tham mưu, đứng đầu là Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp đến từng đơn vị. giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đóc và các phòng ban chức năng nghiệp, bên cạnh đó cũng có sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong nước và tu nghiệp ở nước ngoài. Qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta có thể xác định được chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và mối quan hệ giữa các phòng ban đó cũng như các cơ sở sản xuất đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh và xử lý thông tin nhanh chóng và kịp thời. Điều đó giúp cho quản lý thu được hiệu quả cao nhất. * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: Giám đốc Giám đốc là người đại diện của Công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm của Công ty trước pháp luật. Giám đốc có nhiệm vụ và chức năng: - Tổ chức thực hiện các quyết định trong việc điều hành Công ty - Điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty - Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của Công ty. - Tổ chức thực hiện các phương án KD, đầu tư dự án của Công ty. - Bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật các chức danh quan trọng trong Công ty. Phó giám đốc điều hành Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Giám đốc do Giám đốc công ty giao. Khi được ủy quyền Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc chỉ đạo thực hiện các công tác của công ty. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công tác được giao.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0135 Phó giám đốc kỹ thuật - Quản lý điều hành khối Kỹ thuật - Chịu trách nhiệm kỹ thuật sản phẩm trong sản xuất, phát triển sản phẩm mới. - Hoạch định, tổ chức thực hiện việc triển khai và kiểm soát bản vẽ sản phẩm, bản vẽ chi tiết - Chủ trì chính trong công tác bình luận mẫu mới. Phòng tài chính kế toán - Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho Công ty. - Cố vấn cho giám đốc công tác tài chính theo qui định của pháp luật. - Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn cho Công ty. - Quản lý tài sản của Công ty, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng. Phòng tổ chức – hành chính  Chức năng : Tham mưu cho GĐ công ty trong lĩnh vực quản lý lao động, tiền lương; sắp xếp, tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí công nhân viên ; quy hoạch, đào tạo cán bộ công nhân viên. Báo cáo, thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn công ty.  Về công tác tổ chức lao động, chế độ, tiền lương:  Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên từ cấp trưởng phòng trở xuống, quản lý và theo dõi diễn biến nhân sự của toàn công ty.  Xét tuyển lao động, tiếp nhận lao động, làm thủ tục ký hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn, thử việc, lao động thời vụ, đề nghị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ công nhân viên không thực hiện đúng theo
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0136 hợp đồng lao động, khi công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao động vi phạm các quy chế, quy định của công ty.  Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của công ty và các văn bản quy định khác của nhà nước.  Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động, tiền lương và các hình thức bảo hiểm với các cơ quan quản lý khác.  Kết hợp với các phòng và Hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm việc và công tác thực hành tiết kiệm.  Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ:  Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng công ty (trang thiết bị văn phòng, xe cộ, điện nước...).  Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ công ty đi công tác.  Tổ chức cuộc họp, hội thảo, Đại hội của công ty.  Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo.  Quản lý dấu theo quy định của bộ Công an và quy định sử dụng của Giám đốc, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu các văn bản pháp quy của nhà nước, các quyết định, công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức của công ty.  Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền địa phương, các đơn vị trong địa bàn và với cơ quan quản lý cấp trên.  Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm la tới đời sống, văn hoá xã hội, thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình cán bộ công nhân viên công ty.  Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán số liệu, tài liệu khi chưa có ý kiến của lãnh đạo.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0137 Phòng kinh doanh - Trực tiếp tiếp xúc tới khách hàng( đã được cty phân theo từng tỉnh), chăm sóc , theo dõi nhu cầu cầu của khách hàng để cung cấp các sản phẩm, thiết bị Y tế, tạo doanh thu cho Cty - Trực tiếp tham gia các hoạt động Marketing, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trên khắp cả nước - Tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm theo từng gói thâù - Theo dõi , ngoại giao, quản lý hoạt động liên kết thiết bị Y tế tại các bệnh viện đặt máy liên kết với Cty - Làm các công việc liên quan đến kinh doanh Phòng kỹ thuật - Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng; - Công tác quản lý Vật tư, thiết bị; - Công tác quản lý an toàn, lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án; - Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lượng thi công, chất lượng công trình. - Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Các phân xưởng và các tổ sản xuất Thực hiện các nhiệm vụ chức năng được giao phó đã được phân công. Hoàn thành một các tốt nhất các yêu cầu được đặt ra. Trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo yêu cầu. 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2.2.1. Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công trình.
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0138 Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:  Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét  Mua bán vật liệu xây dựng: xi măng, đá, cát, sỏi, gạch, ngói.  Vận chuyển khách, vận tải hàng hóa bằng ô tô, tàu thuỷ.  Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, nước.  Đào lấp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi nền kênh mương, đê đập hồ chứa nước.  Sản xuất bê tông đúc sẵn: cống, cột điện, cọc bê tông.  Sản xuất mua bán gạch bloc, gạch lát nền, gốm sứ thuỷ tinh, chế biến bột đá, đá can xi, bột đá Dolomite, gạch trang trí, gạch nung.  Cho Thuê nhà xưởng, kho bãi. Công ty đã cung cấp vật liệu cho nhiều công trình: - Cao tầng Trung Hòa - Nhân Chính; - Khu chung cư Linh Đàm; - Đập cửa Đạt - Thanh Hóa; - Cầu Thanh Trì; - Khu chung cư Mễ Đình; - Cầu cạn Pháp Vân kéo dài Và nhiều công trình khác Các công trình mà công ty cung cấp vật liệu và thi công đều đảm bảo chất lượng sản phẩm và thi công luôn được công ty đặt lên hàng đầu. 2.2.2. Thị trường kinh doanh Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước điều đó đòi hỏi mọi ngành nghề phát triển toàn diện, tương xứng. Ngành khai thác chế biến khoáng sản luôn là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân cũng đang được chú trọng hiện đại hoá, công nghiệp hoá, góp phần phát triển kinh tế Nước nhà. Đồng thời kinh tế phát triển kéo theo sự phát
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0139 triển về kết cấu hạ tầng dẫn đến nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi dành cho các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Đồng thời Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng; phía Đông giáp 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên; phía Bắc giáp Hà Nội; phía Nam giáp 2 tỉnh Nam Định, Ninh Bình; phía Tây giáp Hòa Bình. Địa hình tự nhiên của Hà Nam có dãy núi đá vôi kéo dài từ tỉnh Hòa Bình phía Tây Bắc qua hai huyện Kim Bảng và Thanh Liêm tới Ninh Bình. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, Hà Nam là một trong số những tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh. Đây là điều kiện rất tốt cho các doanh nghiệp khai thác chế biến đá, xi măng phát triển. 2.2.3. Đối thủ cạnh tranh Hiện trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện đang có tất cả 5 doanh nghiệp khai thác đá chính khác cùng hoạt động tại các mỏ đá trên toàn tỉnh. Các doanh nghiệp đó bao gồm: - Công ty CP vôi Miền Bắc - Công ty CP đầu tư và phát triển Bắc Hà - Công ty CP đầu tư và xây dựng Nam Sơn - Xí nghiệp đá Phủ Lý - Công ty đá vôi Kiện Khê Trong đó có Công ty đá vôi Kiện Khê là đối thủ trực tiếp cùng khai thác trên các mỏ đá lộ thiên trên địa bàn thị trấn Kiện Khê với Công ty Thông Đạt. Tuy vậy công ty Thông Đạt được thành lập khá lâu trước công ty Kiện Khê nên có sức ép khá lớn đối với đối thủ này.
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0140 Bảng 2.1:Doanh thu một số doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2015 (Đơn vị tính: triệu đồng) Công ty Cty CP vôi Miền Bắc Cty CP đầu tư và phát triển Bắc Hà Cty CP đầu tư và xây dựng Nam Sơn Xí nghiệp đá Phủ Lý Cty đá vôi Kiện Khê Cty Thông Đạt Doanh thu 25468 8495 20178 10453 13894 12748 Từ bảng trên có thể thấy tuy công ty Thông Đạt có lịch sử thành lập lâu đời hơn các doanh nghiệp còn lại nhưng doanh thu lại kém hơn đa số các công ty khác.
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0141 2.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Bảng2.2:Báocáokếtquảhoạtđộngkinhdoanhcủacôngtynhữngnăm gần đây (Đơn vị tính: triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 So sánh Năm 2014 với 2013 Năm 2015 với 2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12748 12654 11875 779 6.56 94 0.74 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12748 12654 11875 779 6.56 94 0.74 4. Giá vốn hàng bán 11320 10945 10755 190 1.76 375 3.43 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1428 1709 1120 589 52.59 (281) (16.44) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1103 964 1057 (93) (8.79) 139 14.42 7. Chi phí tài chính 800 770 706 64 9.07 30 3.90 8. Chi phí bán hàng 130 116 121 (5) (4.13) 14 12.07 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 725 703 662 41 6.19 22 3.20 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 876 1084 688 396 57.56 (208) (19.19) 11. Thu nhập khác 120 88 100 (12) (12.00) 32 36.36 12. Chi phí khác 0 65 0 65 100.00 (65) (100.00) 13. Lợi nhuận khác 120 23 100 (77) (77.00) 97 421.74 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 996 1107 788 319 40.48 (111) (10.27) 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 219 243 174 69 39.66 (24) (9.88) 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 777 864 614 250 40.72 (87) (10.07) (Trích: Báocáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty) Phân tích khái quát:
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0142 Bảng phân tích cho thấy: Trong năm 2014, tổng lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 864 triệu đồng tăng 250 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 40.72%. Năm 2015 là 777 triệu đồng giảm 87 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng 10.07%) cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty có sự tăng giảm không ổn định. Phân tích chi tiết: Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2015 đạt 996 triệu đồng, giảm 111 triệu đồng (10.27%). Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015 có sự thụt nhẹ so với năm 2014, đây được được xem là điều dễ hiểu trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác chế biến vật liệu. Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt 11875 triệu đồng, năm 2014 đạt 13654 triệu đồng, tăng 779 triệu đồng tương ứng tăng 6.56%. Doanh thu năm 2015 đạt 12748 triệu đồng tăng 94 triệu đồng, tương ứng tăng 0.74% cho thấy được sự tăng trưởng trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Tuy nhiên sự tăng trưởng này còn khá chậm chưa cho thấy được sự phát triển như mong muốn của ban lãnh đạo. Chi phí bán hàng của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng nhẹ trong khi chi phí bán hàng trong năm 2014 đã giảm đi so với năm 2013. Điều này chứng tỏ trong năm 2014 công ty đã có những bước tiến trong việc tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả bán hàng, tuy nhiên điều này lại không được duy trì sang năm 2015 dẫn đến chi phí bán hàng tăng lên. Tiết kiệm chi phí là một chương trình rất có ý nghĩa trong thời buổi kinh tế khó khăn và mang lại một kết quả ấn tượng, cần nêu cao và phát huy. Bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng theo từng năm: năm 2013 là 662 triệu, năm 2014 là 703 triệu đồng, năm 2015 là 725 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng chi phí này là do công ty xem xét hệ thống máy
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0143 tính trong các phòng ban đã cũ và hoạt động không hiệu quả, công ty đã mua một số máy vi tính. Năm 2015, công ty còn đầu tư mua thêm phần mềm máy tính phục vụ công tác kế toán và quản lý công ty, cùng với đó là chi phí tập huấn cho cán bộ, công nhân viên về vấn đề an toàn cho người lao động….Tuy nhiên, một phần lý do dẫn đến tăng chi phí là do công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp chưa tốt, công ty cần xem xét và quản lý tốt chi phí này. Giá vốn hàng bán năm 2013 là 10755 triệu đồng, năm 2014 là 10945 triệu đồng tăng 190 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng tăng 1.76%. Năm 2015 GVHB là 11320 triệu đồng tăng 375 triệu đồng (3.43%). Nguyên nhân GVHB tăng cao đó là do giá nguyên vật liệu, thiết bị máy móc tăng lên trong năm 2015. 2.4. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt 2.4.1. Thị phần và khả năng mở rộng thị phần Thị phần của công ty Thông Đạt tương đối ổn định, theo ước tính của phòng kế hoạch kinh doanh của công ty, thị phần của công ty luôn giữ ở mức 15 – 20% trong tổng thị phần khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Mặc dù số doanh nghiệp và nhu cầu tăng lên tương đối cao nhưng công ty vẫn đảm bảo cung ứng lượng nguyên vật liệu theo nhu cầu thị trường trong địa bàn tỉnh và khu vực miền Bắc. Xác định thị phần cho ta thấy được vị trí hiện tại của công ty trên thị trường. Dưới đây là biểu đồ so sánh thị phần của công ty CP Thông Đạt và ba đối thủ cạnh tranh dựa trên sản lượng khai thác khoáng sản tại các mỏ trên
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Nguyễn Hồng Hạnh Lớp: CQ49/31.0144 địa bàn tỉnh Hà Nam trong năm 2015 Hình 2.1: Biểu đồ thị phần các doanh nghiệp khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2015 Qua biểu đồ trên có thể thấy được công ty Thông Đạt trong địa bàn tỉnh Hà Nam chưa phải là doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn nhất nhưng cũng là một doanh nghiệp nắm thị phần lớn thứ hai sau công ty CP vôi Miền Bắc. Theo báo cáo hàng năm của công ty thì mức nắm giữ thị phần trên thị trường của công ty được duy trì khá tốt ở mức 15 – 20%. Bảng 2.3: Thị phần của công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt các năm gần đây Năm 2013 2014 2015 Thị phần 18% 15% 20% (Nguồn: Công ty CP Thông Đạt) Có thể thấy được tốc độ gia tăng thị phần của công ty không đều qua từng năm. Năm 2014 thị phần công ty giảm hẳn từ 18% năm 2013 xuống còn 15% cho thấy sự sụt giảm trong sản lượng khai thác cũng như doanh thu của công Thông Đạt 20% vôi Miền Bắc 28% Nam Sơn 17% Kiện Khê 15% Các DN khác 20% THỊ PHẦN