SlideShare a Scribd company logo
1 of 101
HÀ NỘI, NĂM 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
BOUNKEOMANYXAY KHAMSOUK
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BỘ NỘI VỤ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ
Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877
Luanvantrithuc.com
dichvuluanvantrithuc@gmail.com
BOUNKEOMANYXAY
KHAMSOUK
QUẢN
LÝ
NHÀ
NƯỚC
VỀ
DỊCH
VỤ
CÔNG
CỘNG
TRÊN
ĐỊA
BÀN
TỈNH
XIÊNG
KHOẢNG
NƯỚC
CỘNG
HÒA
DÂN
CHỦ
NHÂN
DÂN
LÀO
HÀ
NỘI
2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là Luận văn của riêng tôi, do tôi thực hiện. Các
số liệu, thông tin đưa ra trong luận văn chính xác và trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Người viết luận văn
BounKeomanyxay KhamSouk
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu về khoa học hành chính ở Học
viện Hành chính Quốc gia, trong chương trình học Thạc sĩ với chuyên ngành
Quản lý công. Để hoàn thành Luận văn của mình, với tình cảm chân thành,
tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. NGUYỄN HOÀNG
HIỂN, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua, cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia, Sở Nội vụ
tỉnh Xiêng Khoảng và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này./.
Người viết luận văn
BounKeomanyxay KhamSouk
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 3
3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4
4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 5
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................... 5
6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu............................................................... 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG......................................................................... 8
1.1. Tổng quan về dịch vụ công cộng........................................................... 8
1.1.1. Khái niệm dịch vụ công cộng......................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công cộng.................................................. 10
1.1.3. Phân loại dịch vụ công cộng......................................................... 13
1.1.4. Vai trò của dịch vụ công cộng...................................................... 15
1.2. Quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng....................................... 16
1.2.1. Khái niệm.................................................................................... 16
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng....... 18
1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.................. 19
1.2.4. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội....................... 21
1.2.5. Các côngcụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.............. 23
1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng .................. 25
1.2.7. Bộ máy quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng..................... 28
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở một số tỉnh,
thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.................................................................................................... 29
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Thành
phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam......................................... 29
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ đô
Viên Chăn, nước CHDCND Lào............................................................ 31
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào
về quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng...................................... 32
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................... 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH
VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO........................................... 36
2.1. Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng ............................................... 36
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng
Khoảng, nước CHDCND Lào.................................................................... 39
2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước của Xiêng Khoảng................................ 39
2 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về DVCC chung ở tỉnh Xiêng Khoảng 41
2.2.2. Khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của
Xiêng Khoảng....................................................................................... 42
2.2.3. Độingũ cán bộ quản lý ................................................................ 44
2.2.4. Các loại dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng.............................. 49
2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng.... 58
2.3.1. Những thành công và nguyên nhân............................................... 58
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................... 62
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 66
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN LÀO............................................................................................... 68
3.1 Phương hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển dịch vụ công
cộng......................................................................................................... 68
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào....... 72
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối
với các dịch vụ công cộng..................................................................... 72
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ
công cộng............................................................................................. 75
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là độingũ cán bộ, công
chức quản lý về dịch vụ công cộng........................................................ 76
3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công cộng trên các lĩnh vực ............................ 80
3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng
..................................................................................................................... 83
3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho các cơ quan có
chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ côngcộng ................................. 85
3.2.7. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng
dịch vụ công cộngtrên địa bàn tỉnh........................................................ 87
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 88
KẾT LUẬN............................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 91
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước với vai trò là chủ thể của quản lý đối với toàn bộ các mặt của
đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ. Như vậy, Nhà nước với tư cách là chủ
thể cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của quốc gia và với đời sống của người dân. Các loại hình dịch vụ
công do các cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền tiến hành thực
hiện để phục vụ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân và tổ chức. Xuất
phát từ yêu cầu và vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể
chế, các văn bản về quản lý nhà nước, về cải cách hành chính gắn với cung
cấp các dịch vụ công cho toàn xã hội. Trong các dịch vụ công đó thì dịch vụ
công cộng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là
các dịch vụ thiết yếu như văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường,… chất
lượng cung ứng dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu lực, hiệu quả của
quản lý nhà nước.
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua, dịch vụ công
cộng do nhà nước cung ứng cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên,
hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập như các loại dịch vụ chưa thực sự
phong phú, chất lượng cung ứng chưa cao, công tác quản lý nhà nước còn
mang nặng tính áp đặt đơn phương,… do đó đã gây ra những khó khăn cho
người dân và tổ chức khi tiếp cận sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, do thiếu các
chế tài, quy định trong quản lý nó cũng gây ra không ít khó khăn trong thực
thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Xuất phát từ thực tế đó, cần phải
có giải pháp phù hợp để tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ công
cộng cho xã hội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hướng tới
2
những giá trị thiết thực, đáp ứng tối đa những đòi hỏi của người dân trong
nước và hướng đến một nền hành chính phục vụ.
Tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm
qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh có nhiều biện pháp, các thức tổ chức nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như các loại hình dịch vụ công cộng cho
người dân và các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Chương trình về cải cách hành
chính nhà nước được triển khai sâu rộng, tỉnh Xiêng Khoảng cũng là một
trong số các tỉnh có những thành tựu đáng kể về nâng cao chất lượng cung
ứng, quản lý dịch vụ công cộng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức không
ngừng nâng cao về chất lượng, trình độ, đẩy mạnh hoàn thiện các thủ tục
trong xây dựng và ban hành văn bản,… Kết quả chung được đánh giá là các
cơ quan hành chính trên địa bàn đã có bước chuyển đáng kể trong điều hành
và cung ứng dịch vụ công cộng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn,
nâng cao đời sống xã hội của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được,
vẫn còn tồn tại nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với cung cấp và
sử dụng dịch vụ công cộng, nhất là thể chế quản lý chưa đầy đủ, chưa đồng
bộ; chất lượng quản lý, cung ứng dịch vụ công cộng của các đơn vị chưa đảm
bảo; thái độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu kém…,
điều này làm cho người dân chưa hài lòng, than phiền.
Như vậy, để góp phần nâng tăng cường quản lý nhà nước về cung ứng
dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh, em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý
nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, làm đề tài tốt nghiệp cho mình, nhằm xây
dựng một số giải pháp tích cực phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như
nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng
Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ công,
dịch vụ công cộng cũng như về quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ
này ở nhiều góc độ khác nhau.
- Sách “Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh” của Elie Cohen,
Claude Henry và Francois Morin, Paul Champsaur (2000), Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia đã trình bày về cơ sở và các bước phát triển về dịch vụ
công cộng ở Pháp và Liên minh châu Âu, trong đó chỉ rõ sự thay đổi của dịch
vụ công cả về phạm vi, cách thức cung cấp từ những năm sau Chiến tranh thế
giới lần thứ hai đến năm 2000.
- Sách “Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận
thức, thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà xuất
bản Văn hoá - Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò
của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ
công, thực trạng và giải pháp.
- Sách “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” của PGS.TS Lê Chi Mai
(2003), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã nghiên cứu khá toàn diện về dịch
vụ công dưới các góc độ kinh tế, quản lý. Tác giả đã có sự so sánh giữa dịch
vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ hành chính công để từ đó
đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm dịch vụ công. Tác giả cũng đánh
giá thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công vào thời điểm bấy giờ, về
những thành tựu đã đạt được.
- Sách “Dịch vụ công – Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt
Nam hiện nay” của TS. Chu Văn Thành (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Ngoài những nội dung có tính chất lý luận về dịch vụ công thì tác giả
tập trung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ và quản lý dịch vụ công dưới góc
nhìn đổi mới của cải cách hành chính. Trong cuốn sách này tác giả trình bày
4
có hệ thống về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ công, dịch vụ công cộng,
dịch vụ hành chính công, mô hình cung cấp theo phương thức Quận hội hóa,
mô hình quản lý dịch vụ khi vừa có sự tham gia của cơ quan nhà nước, sự
tham gia của cá nhân, tổ chức vào cung cấp dịch vụ.
- Sách“Nângcaochất lượng dịch vụ hành chính công ở Thành phố Hà
Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập” của GS.TS Nguyễn Đình Phan (2010), Nxb
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về dịch
vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, làm rõ về tổ chức thực hiện
các dịch vụ hành chính công trong điều kiện thực tiễn của Hà Nội, bao gồm
hoạt động của một số cơ quan hành chính cấp quận, phường trong giải quyết
yêu cầu của nhân dân trên địa bàn.
Nhìn chung các công trình nghiên đều tập trung làm rõ những nội dung,
bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công cộng và đưa ra cơ sở xác định nội
dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ. Các tác giả cũng chỉ ra các
phương hướng và giải pháp nhất nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ.
Tuy nhiên, các công trình chưa nghiên cứu cụ thể về tình hình, thực trạng
công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh nói
riêng, đặc biệt là ở một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như ở tỉnh Xiêng
Khoảng. Chính vì vậy, Luận văn hy vọng sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản
và các giải pháp thiết thực đóng góp cho công tác quản lý nhà nước đối với
dịch vụ công cộng ở tỉnh hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dịch vụ
công cộng; đánh giá sâu sắc, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước trong việc
cung ứng dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng Khoảng; trên cơ sở đó, học viên
5
nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với
dịch vụ công cộng ở Xiêng Khoảng trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về dịch vụ công cộng và vấn đề quản lý nhà
nước đối với dịch vụ công cộng; Nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà
nước đối với dịch vụ công cộng;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ở một số quốc gia để
có thể rút được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dịch
vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước
đối với dịch vụ công cộng thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng, nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời, nghiên cứu thực tế tiếp cận và sử
dụng dịch vụ công cộng của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
- Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ
công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào
Về thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước đối với dịch vụ
công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2011 đến năm 2016.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét vấn đề. Bên
6
cạnh đó, luận văn căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng nhân dân cách
mạng Lào, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và
sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
mà luận văn đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các tài liệu, số liệu
được thu thập, xử lý thông tin để từ đó tạo ra cơ sở khoa học, mang tính
thuyết phục trong quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến
của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý hành chính có kinh nghiệm
thực tiễn cao trong lĩnh vực quản lý cung ứng dịch vụ công cộng.
- Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp thống kê, khảo sát thực tế, so sánh,....
6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Luận văn đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về
hoạt động quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng nói chung và quản
lý nhà nước của UBND tỉnh đối với dịch vụ công cộng ở nước nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp một số vấn đề về thực trạng
công tác quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của
tỉnh để từng bước đổi mới cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh
Xiêng Khoảng.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
7
- Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công
cộng
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên
địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối
với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
1.1. Tổng quan về dịch vụ công cộng
1.1.1. Khái niệm dịch vụ công cộng
Dịch vụ công công trong tiếng Việt thường được gọi là dịch vụ công.
Theo từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. Như vậy: Dịch
vụ chính là sản phẩm hàng hóa giữa một bên cung ứng và một bên thụ hưởng
thông qua các hoạt động nhất định và có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
các bên.
Từ quan niệm về dịch vụ như trên, tác giả cho rằng:“Dịch vụ công
chính là dịch vụ do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm
cho các cơ sở ngoàinhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng
xã hội, phụcvụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
các tổ chức và công dân”.
Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về dịch vụ công cộng.
Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau. Ở một số quốc
gia phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, khi tiếp cận khái niệm dịch vụ công cộng
các nhà quản lý đô thị có định nghĩa về dịch vụ công cộng như sau: Dịch vụ
công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng
cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là
cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Vấn đề này kết hợp với một sự
đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi
người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù DVCC không phải do chính phủ
cung ứng hay cấp tài chính đi nữa những các lý do xã hội và chính trị mà
9
chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành kinh tế khác,…
và chúng có thể gắn liền với quyền cơ bản của con người, chẳng hạn như
quyền được cung cấp nước sạch, ánh sáng,…
Trong khi đó ở các nước đang phát triển như ở Lào và Việt Nam thì khi
nghiên cứu về DVCC, trong sách “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Chu Văn Thành chủ biên, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 2004) định nghĩa là: “Những hoạt động của các tổ
chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà
nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực
tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không
vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”, và cho rằng: Dịch vụ công
bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi xã hội), dịch vụ công ích và
dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt
động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền.
Như vậy, với cách hiểu trên thì chúng ta thấy dịch vụ công cộng
chính là một bộ phận nằm trong dịch vụ công.
Dịch vụ công cộng là loại dịch vụ phục vụ các nhu cầu, lợi ích chung,
thiết yếu của đa số hay của cả cộng đồng. Có thể hiểu cụ thể hơn về dịch vụ
công công, đó là các dịnh vụ có thu phí nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết
của công dân mang tính phi lợi nhuận do các cơ sở thực hiện theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước (thông qua hợp đồng hoặc nhiệm vụ phân giao) như: Cung
cấp nước sinh hoạt; thoát nước; vệ sinh môi trường (thu gom rác thái); cây
xanh đô thị; hệ thống chiếu sáng; giao thông vận tải công cộng; tài chính;
ngân hàng; kho bạc nhà nước; bảo hiểm (y tế, xã hội v.v..); nhà ở theo chính
sách xã hội v.v...
Ở một khía cạnh khác các DVCC lại có thể hiểu là dịch vụ xã hội và
dịch vụ kinh tế - kỹ thuật. Dịch vụ xã hội liên quan đến những nhu cầu và
10
quyền lợi cơ bản đối với sự phát triển con người về thể lực và trí lực như y tế,
giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao... ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào, cũng như ở Việt Nam, các dịch vụ này thường được gọi là hoạt động sự
nghiệp.
Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật là loại dịch vụ gắn với các nhu cầu vật chất
phục vụ lợi ích chung của xã hội, bao gồm cung ứng điện, nước, giao thông
vận tải, vệ sinh mội trường, thủy lợi, xây dựng đường sá, giao thông, cầu
cống, trường, trạm,... Ở Lào các dịch vụ này do các doanh nghiệp công ích
cung ứng và còn gọi “là dịch vụ công ích”.
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công cộng
Khi đề cấp tới đặc điểm của dịch vụ công cộng, ta nhận thấy loại hình
này có đầy đủ các đặc điểm của loại hình dịch vụ công, bên cạnh đó, nó cũng
có những điểm đặc thù, riêng biệt:
Thứ nhất, dịch vụ công cộng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu, lợi ích cơ
bản, thiết yếu của xã hội. Một cá nhân, một cộng đồng, một tổ chức có thể
hưởng lợi ích do dịch vụ công cộng đem lại, nhưng nhà nước chỉ thực hiện
cung ứng dịch vụ công cộng khi có nhu cầu của toàn xã hội. Tức là khi phát
sinh nhu cầu, nhất là nhu cầu của số đông trong xã hội, khi đó Nhà nước sẽ là
đơn vị cung ứng, đáp ứng các nhu cầu, thoả mãn yêu cầu của nhân dân và tổ
chức.
Thứ hai, dịch vụ công cộng là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước chịu
trách nhiệm tổ chức cung ứng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
các tổ chức được ủy quyền. Điều này cho thấy rằng các loại hình dịch vụ do
nhà nước cung ứng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân và tổ chức
trong xã hội. Dù muốn hay không thì nhà nước vẫn cung cấp bởi đó là chức
năng của nhà nước nhằm quản lý toàn xã hội, cung ứng những gì mà xã hội
cần.
11
Thứ ba, dịch vụ công cộng được cung ứng trước hết là vì nghĩa vụ của
Nhà nước và vì quyền lợi lợi được thụ hưởng của người dân. Bên cạnh đó,
dịch vụ công cộng cũng mang lại những giá trị lợi nhuận nhất định cho đơn vị
cung ứng và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản thì các dịch vụ này cũng
giống như dịch vụ công, là không vì mục tiêu lợi nhuận, việc cung cấp DVCC
không hoàn toàn diễn ra theo quan hệ của thị trường; mà hoạt động cung ứng
mang tính chất phục vụ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công cộng
không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng
thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ mà người sử dụng vẫn
phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, nhà nước vẫn phải có
trách nhiệm bảo đảm cung ứng các dịch vụ này không nhằm vào mục tiêu lợi
nhuận. Nghĩa là các dịch vụ công cộng được cung ứng ra là cam kết của nhà
nước đối với xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội vận hành theo khuôn khổ nhất
định.
Thứ tư, cũng giống như dịch vụ công, dịch vụ công cộng không phân
biệt đối tượng được thụ hưởng, điều đó cho thấy tính chất rộng lớn, hướng
đến toàn thể các đối tượng trong xã hội (dịch vụ công cộng mang tính xã hội).
Mọi người dân đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận và sử dụng các
dịch vụ công cộng do Nhà nước cung ứng. Nhà nước cam kết cung ứng các
loại hình dịch vụ công cộng cho xã hội dựa trên cơ sở những nhu cầu trong xã
hội, mục tiêu hướng đến là toàn thể người dân, tổ chức có nhu cầu trên
nguyên tắc công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối tượng thụ hưởng dịch
vụ.
Thứ năm, Nhà nướcquản lý và bảođảm tính công bằng, tính hiệu quả
trong cung ứng DVCC nhằm đáp ứng nhu cầu của dân. Đây cũng chính là
đặc trưng cơ bản của việc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội của Nhà
nước. Nhà nước với tư cách là đơn vị quản lý chung tất cả các lĩnh vực của
12
đời sống xã hội trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Và để quản lý có hiệu quả các
lĩnh vực đó thì nhà nước phải cam kết với xã hội rằng các dịch vụ mà mình
cung ứng đều là những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cơ bản của toàn xã
hội và tất cả đều công bằng trong việc thụ hưởng các dịch vụ đó. Nhà nước
đảm bảo sự công bằng và hiệu quả thông qua bộ máy nhà nước và hệ thống
văn bản pháp luật quy định.
Căn cứ vào khái niệm và đặc điểm trên của DVCC, có thể thấy các hoạt
động quản lý và cung ứng DVCC của các cơ quan HCNN ở Lào hiện nay bao
gồm các loại hình cơ bản như sau: hoạt động lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế,
thể dục, thể thao, nước sạch và vệ sinh môi trường, giao thông công cộng, hệ
thống chiếu sáng đô thị, phát triển nông thôn,…. Đều được chú trọng và đầu
tư phát triển.
Như vậy, qua các đặc điểm kể trên, chúng ta nhận thấy DVCC có thể
được cung cấp bởi cả các tổ chức thuộc khu vực công và khu vực tư nhân.
Tuy nhiên, dù các dịch vụ công cộng đó được cung ứng bởi chủ thể nào thì
Nhà nước vẫn phải đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng của các dịch vụ
công cộng được cung úng. Chẳng hạn, mặc dù các bậc phụ huynh cho con cái
học ở trường tư thục, nhưng khi chất lượng giảng dạy của trường không đảm
bảo, phụ huynh có quyền đòi hỏi Nhà nước phải chịu trách nhiệm vì đã cấp
phép cho trường hoạt động mà không kiểm soát được hoạt động giảng dạy
thực tế của trường học đó. Đối với các loại DVCC khác đã được chuyển giao
cho tư nhân, vấn đề trách nhiệm của Nhà nước cũng được xác định trên cơ sở
lập luận tương tự, đó chính là việc cấp phép và cho phép các đơn vị tư nhân
không đủ năng lực cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội. Chính vì vậy, vấn
đề quản lý nhà nước đối với các DVCC càng đặt ra những vấn đề cần giải
quyết.
13
1.1.3. Phân loại dịch vụ công cộng
Ở các quốc gia khác nhau có nhiều cách phân loại DVCC khác nhau.
Việc phân loại các loại hình dịch vụ này tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm
của từng loại hình dịch vụ. Ở các nước phát triển, các loại hình dịch vụ phát
triển ở mức độ chuyên nghiệp hóa cao, các lĩnh vực được cụ thể và khá chi
tiết. Trong những loài hình dịch vụ cụ thể lại có nhiều dịch vụ đi kèm để
mang lại sự hài lòng cho người sử dụng. Chẳng hạn như dịch vụ bưu chính,
viễn thông thì tách nhỏ ra thành các dịch vụ chuyển phát, dịch vụ viễn thông,
truyền thanh, truyền hình,… dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường có dịch
vụ quản lý rác thải, dịch vụ cấp, thoát nước,… dịch vụ vận tải có giao thông
công cộng, vận tải tư nhân, hệ thống chiếu sáng,… Tuy nhiên, sự phân loại
này chỉ mang tính chất tương đối. Trong những năm qua ở nước CHDCND
Lào cũng như ở Việt Nam và một số nước đang phát triển khác thì cách phân
loại này về cơ bản cũng giống như các nước trên thế giới, mặc dù vậy, nó vẫn
có những điểm khác biệt và sự phân loại này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu
của sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa chưa cao. Về cơ bản DVCC được
chia ra thành hai nhóm chính:
Thứ nhất, nhóm dịch vụ xã hội là các loại hình dịch vụ phục vụ lợi ích
công cộng tập trung ở các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao,
truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà ở xã hội,… các loại hình dịch vụ
này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Hiện
nay, các tổ chức tư nhân, các đơn vị ngoài nhà nước tham gia khá nhiều trong
các lĩnh vực kể trên, bởi chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công mà nhà nước
đưa ra trong thời gian qua. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình này góp
phần làm phong phú, đa dạng các hình thức, tổ chức cung ứng dịch vụ công.
Qua đó, có sự cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng
các loại hình dịch vụ trong thời gian qua. Đối với các loại hình này, vài trò
14
DỊCH VỤ XÃ HỘI
Trường học, bệnh viện, thể thao,
truyền thanh, truyền hình, thư viện,
viễn thông,…
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
quản lý của Nhà nước ngày càng được thể hiện ở sự uốn nắn và định hướng
các hoạt động trên bằng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể đối với từng loại
hình, giảm tải gánh nặng cho các đơn vị sự nghiệp công.
Thứ hai, nhóm dịch vụ công ích là các hoạt động phục vụ lợi ích chung,
thiết yếu của cộng đồng đa phần là về lợi ích vật chất, đa phần là có tính chất
kinh tế hàng hóa do các doanh nghiệp công ích thực hiện theo yêu cầu của
Nhà nước, không nhằm mục tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp
điện, nước, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường, vận tải công cộng, hệ thống
chiếu sáng, phòng cháy,… Các loại hình dịch vụ này là những loại hình dịch
vụ thiết yếu và cơ bản đảm bảo duy trì cuộc sống của người dân và của toàn
xã hội. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ của người
dân được đáp ứng nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cung ứng
các loại hình dịch vụ công ích này. Chính vì lẽ đó, mà Nhà nước với vai trò là
người quản lý chung toàn bộ xã hội, để thúc đẩy xã hội phát triển, đáp ứng
nhu cầu của nhân dân thì vấn đề quản lý, định hướng hoạt động này trở thành
yêu cầu cấp thiết.
Sơ đồ 1.1: Phân loại dịch vụ công cộng
(Nguồn:PGS.TSLêChi Mai“Cảicách dịch vụ công ở Việt Nam” năm 2003)
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH
Cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt, vệ
sinh môi trường, giao thông vận tải, hệ
thống chiếu sáng, phòng cháy,,..
15
1.1.4. Vai trò của dịch vụ công cộng
Đối với người dân, cảm thụ tính ưu việt của xã hội chính là thông qua
những gì họ được thụ hưởng từ dịch vụ công cộng mang lại. Nền kinh tế xã
hội của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đối với dịch vụ công cộng
ngày càng cao và đòi hỏi Nhà nước cần phải chú trọng nhiều hơn nhằm tạo ra
sự công bằng, ổn định và phát triển xã hội một cách bền vững. Xuất phát từ
nhu cầu thực tế đó, mà vai trò của dịch vụ công cộng ngày càng được thể hiện
rõ rệt hơn. Về nguyên tắc, Nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cuối
cùng đối với việc cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả
các loại dịch vụ công cho người dân và xã hội. Do đó, có thể thấy vai trò của
DVCC trên một số khía cạnh sau :
Thứ nhất, dịch vụ công cộng ra đời để đáp ứng các nhu cầu của xã hội,
của người dân. Đây là những dịch vụ công do nhà nước cung ứng hoặc ủy
quyền cho đơn vị ngoài nhà nước cung ứng và có sự quản lý chặt chẽ của nhà
nước. Với vai trò của mình đối với xã hội, Nhà nước có trách nhiệm cung ứng
đầy đủ tất cả các loại hình dịch vụ và không ngừng nâng cao chất lượng dịch
vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Chính vì vậy, có thể thấy rằng DVCC có
vai trò to lớn tỏng việc đảm bảo cho các hoạt động của người dân trên tất cả
các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, vệ sinh môi
trường, nước sạch,…
Thứ hai, các loại hình DVCC phát triển sẽ mang lại sự thuận tiện,
nhanh chóng và bảo đảm cho người dân, tổ chức trong việc thụ hưởng dịch
vụ. Chúng ta đang sống trong xã hội có sự phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ của khoa hoc, công nghệ. Sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trở nên
đơn giản và dễ dàng hơn nhờ công nghệ thông tin, hệ thống giao thông vận tải
đường bộ, đường thủy, đường hàng không,… tất cả những ưu thế đó đã tạo
nên một thế giới phẳng, thế giới đa sắc mầu và phát triển. Các loại hình dịch
16
vụ công cộng phát triển mạnh mẽ, không chỉ Nhà nước cung ứng, mà một số
tổ chức tư nhân được Nhà nước ủy quyền cung ứng cũng đang hoạt động và
mang lại kết quả khả quan.
Thứ ba, dịch vụ công cộng mang tính linh hoạt, nhanh nhạy do đó nó
thuận lợi trong việc đổi phương thức và cách tiếp cận sử dụng được dễ dàng,
phù hợp với sự thay đổi của xã hội ở những giai đoạn khác nhau. Các loại
hình dịch vụ phong phú và đa dạng, cho nên khi tiếp cận và sử dụng thì đặc
tính này đóng vai trò quan trọng đối với người sử dụng DVCC.
Thứ tư, vai trò của DVCC còn được thể hiện ở tính cộng đồng của nó.
Điều đó cho thấy khi sử dụng các loại hình dịch vụ công cộng thì các cá nhân,
công dân, tổ chức có sự gắn kết lại, tạo thành mối liên hệ trong tiếp cận và thụ
hưởng dịch vụ. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, … điều này được thể hiện rõ
nét, vì dụ: Các dịch vụ y tế là hướng tới toàn thể người dân, nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng và toàn xã hội.
Thứ năm, DVCC có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân. Đây là những dịch vụ hướng tới số đông, toàn thể mọi người trong xã
hội, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết, thiết yếu của người dân như sủ dụng
nước sạch, vệ sinh môi trường, hệ thống đèn điện chiếu sáng, giáo dục, y
tế,… chính vì vậy mà DVCC có vai trò rất lớn đối với xã hội.
1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
1.2.1. Khái niệm
DVCC là dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng về chất
lượng, số lượng và loại hình. Việc làm rõ những nội dung cụ thể của trách
nhiệm quản lý Nhà nước đối với DVCC là rất cần thiết, giúp cho việc cung
ứng DVCC có hiệu quả, đặc biệt là khi Nhà nước đang trong quá trình chuyển
đổi về chức năng, nhiệm vụ và huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã
17
hội đối với những công việc của Nhà nước nói chung và việc cung ứng
DVCC nói riêng.
Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính
cho rằng dịch vụ công cộng là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong
việc thực thi chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa
công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn
mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp
hàng hóa, dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng
đồng.
Theo cách tiếp cận này có thể hiểu quản lý nhà nước về dịch vụ công
cộng là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước đến các
chủ thể cung cấp và đối tượng thụ hưởng dịch vụ công trong xã hội.
Trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có
chức năng sử dụng quyền lực và các công cụ vĩ mô để quản lý. Đối tượng
quản lý là các tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công
cộng, bao gồm cơ quan nhà nước và các tổ chức được nhà nước ủy quyền hay
tham gia cung cấp dịch vụ theo chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công cộng,
cùng với các đối tượng thụ hưởng gồm các tổ chức và công dân trong xã hội.
Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò, chức năng của nhà nước và đặc điểm
của dịch vụ công cộng, trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu về khoa học tổ
chức và quản lý, tác giả cho rằng: Quản lý nhà nước đổi vói dịch vụ công
cộng là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của bộ máy nhà nước lên
đối tượng bị quản lý (các cơ quan chức năng quản lý cung cấp DVCC được
uỷ quyền và công dân sử dụng DVCC) trong việc đảm bảo các dịch vụ công
cộng cho mọi người dân một cách công bằng, ổn định, hiệu qủa và phi lợi
nhuận.
18
1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Sự cần thiết phải có sự quản lý nhà nước đối với DVCC trước hết do
DVCC có vai trò quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nhà
nước, của toàn xã hội, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển đất
nước. QLNN đối với DVCC có hiệu quả sẽ tạo ra được niềm tin, sẽ gắn kết
mọi người dân với nhà nước và xã hội. Từ thực tiễn phát triển DVCC, nhiều
nước Phương Tây đã nêu lý luận rằng: Sự tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến việc
đô thị hóa, sự cải thiện về công nghệ và cơ sở hạ tầng; sẽ dẫn đến sự gia tăng
số cá nhân có đủ thời gian, kiến thức, thông tin và tiền bạc để tham gia các
hoạt động chính trị, thúc đẩy dân chủ hóa đòi hỏi phải có nền dân chủ cách
mạng tự do.
Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là nhà nước pháp quyền, của
dân, cho dân và vì dân thì việc quản lý nhà nước đối với DVCC sẽ tạo ra niềm
tin, vừa gắn kết giữa công dân với nhà nước và chế độ là hết sức cần thiết.
QLNN đối với DVCC có hiệu quả sẽ đã tạo thêm nhiều việc làm, phát
triển mạng lưới y tế, giáo dục, giao thông vận tải, vệ sinh môi trường,… làm
cho người dân có thêm động lực, tích cực góp phần bảo vệ, xây dựng đất
nước, ổn định xã hội, nâng cao mức sống và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Sự phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng (giao thông, điện lưới, giáo dục, y tế,
phát thanh truyền hình, bưu chính, viễn thông…) đã giúp đưa các vùng lạc
hậu, xa xôi, hẻo lánh của đất nước hội nhập với tiến trình phát triển chung,
củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng. QLNN đối với DVCC có hiệu quả
còn tạo ra nguồn lực to lớn cho xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao. Đây chính là tài nguyên vô giá cho sự phát triển trong tương lai. Như
vậy, quản lý nhà nước đối với DVCC có hiệu quả sẽ góp phần điều chỉnh sự
phát triển chênh lệch trong nước, tạo thế phát triển bền vũng.
19
Quản lý nhà nước đối với DVCC có hiệu quả sẽ tạo ra môi trường
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tạo lập môi
trường đầu tư an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước hoạt động. Trong thời gian qua, các đơn vị này tham gia cung
ứng nhiều loại hình dịch vụ công cộng, góp phần tạo lên sực cạnh tranh mạnh
mẽ đối với khu vực công, từ đó đã tạo ra lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế,
khơi dậy mọi nguồn lực trong phát triển. Tuy nhiên, chính sự đa dang và
phong phú về chủ thể cung ứng và các hình thức DVCC được cung ứng, Nhà
nước cần phải đảm bảo vai trò quản lý của mình một cáchtốt nhất, có như vậy
mới đảm bảo cho hoạt động cung ứng DVCC được hiệu quả và theo đúng
hướng.
QLNN đối với DVCC tốt chính là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của
công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính mang tính phục vụ.
CCHC ở Lào đang được tiến hành mạnh mẽ, hướng tới các lĩnh vực và trên
diện rộng, trong đó các lĩnh vực cung ứng các hoạt động, các dịch vụ công
cộng góp phần thiết yếu và thể hiện rõ sự chuyển biến của cải cách hành
chính trong thời gian qua. Chính vì lẽ đó mà tăng cường QLNN đối với
DVCC là một yêu cầu bức thiết của CCHC trong giai đoạn mới
1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với DVCC mang nhiều nét tương
đồng với mục tiêu của QLNN đối với toàn xã hội. Mục tiêu chung của QLNN
đối với DVCC chính là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước trong việc
thực hiện trách nhiệm cung ứng DVCC cho xã hội một cách hiệu quả nhất
trong khả năng cho phép thông qua việc tạo ra các DVCC có chất lượng, đủ
về lượng, cơ cấu, chủng loại theo đúng yêu cầu của xã hội và với giá cả hợp
lý nhất; các DVCC được cung ứng một cách tốt nhất theo đúng các nguyên
tắc và thể chế đã định; thu được sự cảm nhận hài lòng của người dân trong
20
việc sử dụng DVCC; góp phần tích cực nhất vào việc đạt được mục tiêu quản
lý chung của Nhà nước. Các mục tiêu cơ bản trong quản lý DVCC của nhà
nước phải hướng đến ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, tạo được lòng tin nhân dân đối với nhà nước nói riêng, với
chế độ xã hội nói chung. Đây được xem là mục tiêu mang tính định tính, khá
trừu tượng, thế nhưng đây lại chính là mục tiêu mang tính bền vững, tạo dựng
lòng tin trong nhân dân và toàn xã hội.
Thứ hai, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân
dân (dân trí, sức khỏe, việc làm, tổ chức đời sống, …). Các DVCC mà nhà
nước hướng tới đều là vì người dân, các biện pháp tổ chức triển khai, quản lý,
cung ứng đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Thứ ba, góp phần thúc đẩy sức sản xuất phát triển, xây dựng đất nước
giàu có, văn minh (tạo môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh,…). Khi
các DVCC được triển khai mạnh và sâu rộng, các chủ thể cung ứng tăng lên,
các loại hình DVCC phong phú, người dân có nhiều sự lựa chọn, sức cạnh
tranh của loại hàng hóa này tăng cao,… đây chính là động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển.
Thứ tư, tạo mọi cơ hội cho công dân phát triển (học hành, việc làm, sản
xuất kinh doanh, giao lưu quốc tế, phát triển tư duy sáng tạo,…). Bên cạnh
việc thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển thì công dân
thụ hưởng cũng có nhiều điều kiện phát triển hơn, bởi chất lượng dịch vụ tốt,
đa dang và phong phú thì cơ hội học hành, giao lưu, sử dụng dịch vụ sẽ tốt
hơn.
Thứ năm, thu hút mọi nguồn lực, mọi mối quan hệ tích cực từ bên
ngoài, từng bước nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh đó
thì các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài cũng có điều kiện phát triển,
21
mang lại vẻ tươi mới và sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập của
đất nước.
1.2.4. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội
Xã hội có phát triển ở mức độ nào, dù ở chế độ xã hội nào thì Nhà nước
cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cung ứng DVCC cho người dân và toàn xã
hội. Trên thế giới hiện nay, xu hướng phổ biến là nhà nước chỉ trực tiếp cung
ứng những DVCC mà các tổ chức xã hội không thể làm, hoặc không muốn
làm. Trong điều kiện ở nước CHDCND Lào hiện nay, Nhà nước đang đẩy
mạnh xã hội hóa việc cung ứng các DVCC như dịch vụ trường học, bệnh
viện, văn hóa, xã hội;.... đồng thời, phân cấp mạnh cho các cấp chính quyền
địa phương trực tiếp quản lý và cung ứng các loại DVCC liên quan trực tiếp
đến đời sống của người dân.
Về nguyên tắc, Nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng
đối với việc cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả các
loại dịch vụ công cộng cho người dân và xã hội. Vì vậy, Nhà nước là người
quản lý, định hướng, giám sát và kiểm tra đối với tất cả các chủ thể cung ứng
dịch vụ công cộng hiện nay. Về cơ bản, các nguyên tắc trong cung ứng
DVCC cũng giống như các nguyên tắc trong cung ứng DVC, vì DVCC chính
là một bộ phận nằm trong DVC, các nguyên trong cung ứng DVCC là :
Nguyên tắc công bằng: Đòi hỏi DVCC phải đảm bảo cung ứng cho xã
hội các hàng hoá công cộng với ý nghĩa và đặc trưng vốn có của các hàng hoá
công cộng. Đó chính là sự thụ hưởng của mọi đối tượng đều như nhau, các
đơn vị cung ứng chất lượng phải theo những chuẩn mực nhất định và đảm bảo
hướng đến mọi đối tượng đáp ứng mọi nhu cầu trong thụ hưởng và dựa trên
cơ sở công bằng.
Nguyên tắc công khai, minh bạch: Đây là yêu cầu chính đáng của
người dân và xã hội, đòi hỏi Nhà nước và các tổ chức cung ứng DVCC cho
22
biết có việc tổ chức thực hiện cung cấp DVCC như thế thế nào? Quy trình
cung ứng DVCC ra sao? Các khó khăn cung ứng? cách tiếp cận và sử dụng
dịch vụ?,…. Tất cả đều phải được công khai, minh bạch, trên nguyên tắc tổ
chức của Nhà nước để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và cân nhắc trong việc
sử dụng.
Nguyên tắc dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của các đơn vị cung ứng DVCC. Cả Nhà nước và các đơn vị ngoài nhà
nước khi tiến hành cung ứng dịch vụ đều phải lấy dân làm đối tượng và là
mục tiêu hướng đến, tất cả là để phục vụ nhân dân. Sự hài lòng của người dân
là thước đo cho sự phát triển của dịch vụ. Ở đây người dân là chủ và người
dân chính là khách hàng cần được cung ứng. Đó cũng là nguyên tắc đảm bảo
cho sự phát triển thực sự, hướng nền hành chính nước nhà theo hướng phục
vụ, chuyển sang nền hành chính phục vụ, đó là định hướng mà các nước phát
triển luôn hướng tới.
Nguyên tắc pháp chế: Đòi hỏi tổ chức và hoạt động cung ứng các
DVCC cho xã hội phải dựa trên cơ sở hiến pháp và các quy định của pháp
luật, các cam kết mà Nhà nước đã hứa thực hiện trước dân chúng và các cam
kết mà Nhà nước tham gia ký kết với quốc tế trong việc cung ứng DVCC trên
toàn quốc.
Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Đòi hỏi DVCC cung ứng cho xã hội
phải là nhwungx dịch vụ có chất lượng tốt, hiệu quả cao và là những dịch vụ
tiết kiệm nhất. Điều đó đòi hỏi các đơn vị cung ứng luôn tìm tòi, sáng tạo và
luôn thay đổi để có được những dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất. Hiệu
quả tiết kiệm phải đạt được sự thống nhất của 3 yêu cầu: Kinh tế có nghĩa là
cung cấp DVCC chất lượng tốt bằng chi phí hợp lý nhất; Hiệu quả, có nghĩa
là làm được nhiều việc trong phạm vi cho phép, mang lại nhiều lợi ích cho xã
hội một cách công bằng và đúng đắn; Chất lượng, có nghĩa là thuận tiện cho
23
dân, công khai và làm cho người dân luôn luôn hài lòng về các sản phẩm và
dịch vụ mình sử dụng.
1.2.5. Các công cụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Công cụ quản lý của nhà nước đối với dịch vụ công cộng chính là các
phương tiện hữu hình hoặc vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên các
đối tượng trong hoạt động quản lý cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội.
Thứ nhất, đó là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát
triển về DVCC để thực hiện các cam kết của Nhà nước với xã hội. Có thể nói
chiến lược phát triển của Nhà nước đóng vai trò quyết định đối với sự phát
triển của các loại hình DVCC. Khi DVCC được định hướng, được quy hoạch
phát triển thì đây sẽ là những dịch vụ hữu hiệu, trực tiếp đáp ứng yêu cầu của
Nhà nước để quản lý xã hội. Các kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn luôn là các giai đoạn phát triển cụ thể, mang tính đình lượng,
định tính trong phát triển DVCC ở Lào.
Thứ hai, đó chính là những cam kết của Nhà nước đối với toàn xã hội.
Mỗi một Nhà nước khác nhau, chế độ khác nhau sẽ có những biện pháp, công
cụ quản lý nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, nhà nước nào cũng phải đảm bảo
và cam kết với người dân và xã hội rằng Nhà nước sẽ đảm bảo trên thực tế
cung ứng đầy đủ các loại hình dịch vụ cho xã hội, trong đó có các dịch vụ
công cộng để ổn định và đảm bảo sự phát triển của Nhà nước, của xã hội.
Thứ ba, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật để điều chỉnh các vấn đề
có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng DVCC trong xã hội. Đây
chính là các ràng buộc mang tính bắt buộc chung mà nhà nước đặt ra, bảo vệ,
thực hiện nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra trên thực tế theo
định hướng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng công cụ là các chính sách cụ
thể để quản lý, thức đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của loại hình dịch vụ nào
đó đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với xã hội.
24
Thứ tư, là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
trong toàn hệ thống để bảo đảm cung ứng các DVCC. Hiện nay, tổ chức bộ
máy nhà nước ở nước CHDCND Lào đang thực hiện chức năng quản lý hiệu
quả và phát triển theo hướng tinh gọn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của Nhà
nước, trong đó có chức năng quản lý nhà nước về DVCC. Bên cạnh đó, đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước không ngừng được nâng cao về
trình độ và chất lượng. Đây chính là công cụ quan trọng và mang tính quyết
định trong mọi công việc của Nhà nước, có cả công tác QLNN về DVCC, bởi
xét đến cùng thì con người vẫn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi.
Thứ năm, là phương thức thu hútcác nguồn lực của nhân dân trong xã
hội và của các quốc gia khác trong khả năng có thể. Đây được xem là công
cụ mang tính sáng tạo và là bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về
DVCC, để có được những nguồn lực tốt nhất thúc đẩy phát triển các loại hình
dịch vụ.
Thứ sáu, đó là tài sản của Nhà nước nắm trong tay (bao gồm: ngân
sách nhà nước, tài nguyên quốc gia, công khố, kết cấu hạ tầng xã hội, các tổ
chức trực tiếp cung ứng DVCC của nhà nước v.v..). Đây được xem là đòn
bẩy, nền tảng để tạo điều kiện cho DVCC phát triển.
Thứ bảy, nhà nước phải sử dụng tới hệ thống thông tin trong quản lý
DVCC một cách thông suốt, minh bạch, hai chiêu, thuận tiện cho việc quản lý
nhạy bén của nhà nước, loại bỏ được các ách tắc không đáng có và tiếp thu
kịp thời nhũng ý kiến phản hồi của nhân dân, của các đối tượng quản lý và cả
của những người, những tổ chức sử dụng dịch vụ.
Như vậy, việc sử các công cụ quản lý nhà nước như trên theo hướng
nào và cách nào nó còn phụ thuộc vào nhà quản lý, đặc biệt là nhà lý cấp cao.
Tuy nhiên, trên góc độ quản lý nhà nước, chúng ta có thể sử dụng công cụ
nào, mức độ ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song phổ biến hiện nay ở
25
các nhà nước, các chính quyền đều sử dụng đồng bộ các công cụ nói trên
thành tổng thể các công cụ để điều chỉnh các loại hình DVCC.
1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
DVCC là dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm về chất lượng cung
ứng. Việc làm rõ những nội dung cụ thể của trách nhiệm quản lý của Nhà
nước đối với DVCC là rất cần thiết, giúp cho việc cung cấp DVCC có hiệu
quả, đặc biệt là khi Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi về chức năng,
nhiệm vụ và huy động sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội đối với các
công việc của Nhà nước nói chung và việc cung ứng DVCC nói riêng.
- Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng
ngành,lĩnh vực cụ thể nhưgiáo dục, y tế, văn hóa..., làm cơ sở để định hướng
hoạt động của các chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng các DVCC
trong từng lĩnh vực đó. Công tác hoạt định chiến lược đòi hỏi các cấp các
ngành cần có những chủ trương, đề xuất hợp lý để có được định hướng phát
triển tốt nhất. Ngoài ra, nguồn nhân lực chính thực hiện công tác này phải là
đội ngũ cán bộ có trình độ cao, am hiểu về lĩnh vực chuyên sâu. Có như vậy
mới có thể hoạch định được những kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền
vững. Qua đó góp phần thiết thực trong quản lý nhà nước đối với DVCC.
- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trong việc cung ứng các
loại DVCC: Hiện nay, có nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng
DVCC: Nhà nước, thị trường, các tổ chức xã hội và cá nhân. Việc cung ứng
DVCC của các chủ thể này nhằm những mục đích khác nhau. Chính vì vậy,
Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách đối với việc
cung ứng DVCC, làm căn cứ để quản lý thống nhất; đồng thời, là cơ sở để các
tổ chức xã hội và công dân có thể lựa chọn và tham gia vào việc cung ửng các
DVCC có hiệu quả.
26
Với quyền lực của mình, Nhà nước đề ra các thể chế quy định cụ thể
những vấn đề mà mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo (nghĩa vụ, trách nhiệm
quyền lợi...) khi tham gia cung ứng và sử dụng các DVCC - trên cơ sở bảo
đảm tính cạnh tranh và hiệu quả về kinh tế và tính công bằng về xã hội
- Thống nhất chỉ đạo cung cấp DVCC trong toàn xã hội, theo từng
ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Mọi đối tượng xã hội đều có quyền
thụ hưởng DVCC một cách bình đẳng, không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh,
thành phần chính trị - xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh phát triển của đất nước
không đồng đều, các khu vực có sự phát triển khác nhau, đời sống kinh tế,
văn hóa khác nhau, nên mức độ nhu cầu đối với các dịch vụ không giống
nhau. Do đó, để có sự bình đẳng trên thực tế, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tập
trung thống nhất để việc cung cấp DVCC thực sự đến với người hưởng thụ
một cách có hiệu quả. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của
Chính phủ, các ngành và các địa phương lại phải có những điều chỉnh trong
việc cung ứng các DVCC về cả số lượng, loại hình và giá cả cho phù hợp với
đặc thù của ngành hoặc của địa phương mình.
- Nhà nước điều tiết cung cấp các dịch vụ công cộng
Nhà nước dùng quyền lực điều tiết việc cung ứng DVCC nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Việc thụ hưởng các dịch vụ
công cộng của Nhà nước luôn diễn ra theo hai chiều, giữa một bên cung ứng
và một bên thụ hưởng. Đo đó, Nhà nước cần điều tiết làm sao cho quá trình
đó được diễn ra hài hòa, hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân và tổ chức, cũng như nghĩa vụ của công dân và tổ chức đối với Nhà nước.
Theo đó thì việc không ngừng cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công
cộng; cung cấp thông tin, dự báo và kinh nghiệm trong nước và thế giới có
liên quan đến cung ứng dịch vụ công cộng là đòi hỏi không thể thiếu trong
hoạt động cung ứng dịch vụ của Nhà nước.
27
Để các hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng của nhà nước có hiệu
quả, nhà nước phải không ngừng có những điều chỉnh, cải cách hoạt động
cung cấp dịch vụ công cộng ở tầm vĩ mô; xác định rõ các loại dịch vụ công
cộng nào thực sự là dịch vụ nhà nước phải cung cấp cho xã hội, mức độ can
thiệp của nhà nước trực tiếp hay gián tiếp qua việc cấp tài chính hay chỉ đề ra
các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả và mở rộng sự tham gia của các chủ thể
khác trong xã hội trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, lập kế hoạch phát
triển từng lĩnh vực trong cung ứng dịch vụ công cộng. Dịch vụ công cộng là
dịch vụ do Nhà nước chủ đạo và chịu trách nhiệm cung ứng, do vậy cần làm
rõ trách nhiệm cụ thể của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công cộng,
nhất là trong giai đoạn Nhà nước đang chuyển đổi theo hướng phục vụ, cần
huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công cộng hiện
nay.
- Tổ chức thực hiện xã hội hoá các dịch vụ công cộng
Chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công cộng hiện nay đang là một chủ
trương đúng đắn của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước. Sự phát
triển không ngừng của các loại hình dịch vụ trong xã hội đã và đang đặt ra
những yêu cầu mới đối với công tác quản lý của Nhà nước. Hòa chung với xu
hướng của thế giới, ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm
qua đã có nhiều thay đổi trong vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công cộng, nhà
nước khuyến khích và động viên, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tư
nhân, các tổ chức ngoài Nhà nước có năng lực và đáp ứng yêu cầu trong việc
cung ứng các dịch vụ công cộng cho xã hội, Nhà nước chỉ quản lý về chất
lượng và đặt ra các tiêu chuẩn đạt chuẩn để quản lý các đối tượng này Chính
vì vậy, trong những năm qua các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao
thông vân tải, vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị,… đã có những thay đổi
28
đáng kể. Đó chính là sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân, các trường
học tư thục, các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, các tổ chức giáo dục
quốc tế, các công ty tư nhân đảm trách vệ sinh môi trường ngày càng nhiều,…
từ đó mà chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng ngày càng tốt.
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đểviệc cung ứng DVCC đáp ứng
yêu cầu của xã hội. Việc khu vực tư và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng
DVCC là một xu thế khách quan, làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn,
giá cả rẻ hơn và chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi
Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ hơn rất nhiều so với trước kia, khi Nhà
nước là chủ thể duy nhất cung ứng DVCC cho xã hội, bởi mục tiêu mà các
chủ thể ngoài Nhà nước hướng tới không chỉ là phục vụ, mà còn là lợi nhuận.
1.2.7. Bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Đề cập tới bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) đối với DVCC cũng
chính là bộ máy QLNN đối với dịch vụ công (DVC), bởi lẽ DVCC chính là
một phần, một bộ phận nằm trong DVC. Theo đó thì các cơ quan QLNN đối
với DVC cũng chính là các cơ quan QLNN đối với DVCC. Ở nhiều quốc gia,
trong đó có CHDCND Lào hiện nay, chức năng này được giao cho các cơ
quan hành pháp, hay đúng hơn là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung
ương đến địa phương. Theo phân cấp quản lý đối với hoạt động cung ứng
DVCC trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Công tác QLNN đối với các DVCC được phân cấp quản lý giữa trung
ương và chính quyền địa phương. Các cơ quan Trung ương chính là Chính
phủ và các Bộ, ngành thực hiện quản lý các DVCC được phân cấp. Tuy nhiên,
trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đề cập đến phân cấp quản lý nhà nước
đối với các DVCC ở cấp tỉnh, đó là các cơ quan trong bộ máy QLNN cấp tỉnh
gồm UBND và các Sở, trong bộ máy QLNN cấp huyện gồm UBND và các
phòng.
29
Theo cách hiểu được nhiều người thừa nhận thì: Phân cấp là một
phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ
chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia,
phân công một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
theo nguyên tắc trao cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định các vấn
đề có liên quan và tăng cường sự giám sát hoạt động của các cơ quan đó
thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo. Đồng thời, phân cấp là quá trình cải
cách hành chỉnh nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm và chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ
trung ương đến tận cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành
chính nhà nước và cơ chế chuyển giao nhiệm vụ cho các tổ chức bên ngoài
nhà nước.
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở
một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở
Thành phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những thành phố
có tốc độ phát triển kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong
những thành phố phát triển bậc nhất ở Việt Nam, nơi đây trước kia được
mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông” và hiện nay thành phố cũng là đơn vị đi
đầu trong công tác QLNN về DVCC ở Việt Nam.
Trong công tác QLNN về cung ứng DVC nói chung và DVCC nói
riêng thì thành phố là đơn vị đi đầu với những cải cách mang tính đột phá cao.
Là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng cổng thông tin “một cửa điện tử” từ
15/12/2008 tại địa chỉ www.hochiminhcity.gov.vn. Thông qua hệ thống này,
người dân và doanh nghiệp biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn
30
thành phố, của từng quận/huyện, từng sở, ngành. “Một cửa điện tử” cung cấp
thông tin một cách tự động và trực tuyến từ hệ thống CNTT tại các đơn vị.
Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện
thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua “một
cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo
giám sát các DVCC. Các loại hình dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế, hệ
thống giao thông vận tải,... đều được đăng tải và công khai về quy trình và
lịch trình, các mẫu hồ sơ, đấu thầu trong giải quyết các công việc đều được
minh bạch và công khai. Điều này giúp choi người dân và doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nó cũng góp phần xã hội hóa các dịch vụ
công cộng nhanh và sâu rộng hơn.
Đến nay đã có 24 quận/huyện và 7 sở, ngành tham gia hệ thống “một
cửa điện tử”. Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống
một cửa điện tử, người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các
quận/huyện, sở, ngành qua hệ thống mã vạch với màn hình cảm ứng. Như
vậy, người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc 24/7 và không phụ
thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ, công chức nhà nước.
Không những thế thành phố Hồ Chí Minh còn là đơn vị đi đầu trong
cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại
diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có
trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã làm
giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân, giảm được áp lực lên cơ quan
cấp phép, đồng thời cũng được giảm áp lực lên giao thông.
Hiện nay, các quận, huyện cấp 52 loại giấy phép thì đã có 50 loại thuộc
6 lĩnh vực được ứng dụng CNTT. Từ lúc nhận hồ sơ, chuyển qua xử lý và cấp
giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính.
31
Tất cả những sự thay đổi đó hướng đến một nền hành chính phát triển,
mang dáng vóc của một nền hành chính phục vụ nhân dân, lấy công dân và tổ
chức làm trọng tâm, lấy chất lượng cung ứng dịch vụ làm thước đo cho hiệu
quả công việc của các cơ quan công quyền.
1.3.2. Kinhnghiệm quảnlýnhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ
đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào
Hiện nay, thủ đô Viên Chăn với các ngành thế mạnh là du lịch, thương
mại, công nghiệp. Những ngành nghề đặc biệt phát triển là công nghệ thực
phẩm, dệt lụa, đóng đồ gỗ, làm thủ công mỹ nghệ,... Nhờ có đường lối đổi
mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý mà đã tạo ra luồng sinh khí mới cho
kinh tế phát triển, trong đó có các loại hình dịch vụ công với các hàng hóa
dịch vụ công cộng phát triển. Cũng từ đó thủ đô Viên Chăn có một hệ thống
cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển ( đường xá, cầu cống, sân bay, nhà
ga,...) và hệ thống thông tin liên lạc, các dịch vụ viễn thông không ngừng lớn
mạnh và phát triển. Vì vậy, đây sẽ là động lực rất quan trọng để phát triển các
ngành dịch vụ, trong đó có các dịch vụ hàng hóa công cộng thúc đẩy phát
triển kinh tế ở thủ đô Viên Chăn.
Trong QLNN đối với dịch vụ công nói chung, đối với các dịch vụ công
cộng nói riêng, thủ đô Viên Chăn giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thực hiện, các đơn vị cung ứng dịch vụ phải tuân thủ các quy định của
pháp luật, của cơ quan quản lý cấp trên và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực
của từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Đối với QLNN về văn hóa, giáo dục thì việc thành lập hay đóng cửa
một trường học do cơ quan quản lý và trách nhiệm thuộc về người đứng đầu
quyết định. Trách nhiệm cung cấp giáo dục bậc tiểu học và trung học thuộc về
Chính phủ trung ương. Ngoại trừ chuyển giao việc xây dựng và bảo dưỡng
trường học cho các cơ quan ở thủ đô Viên Chăn.
32
Đối với QLNN về y tế chính quyền ở thủ đô Viên Chăn chịu trách
nhiệm về những chức năng y tế đơn giản và thiết thực đối với địa phương (ví
dụ: dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và ban đầu được giao cho cấp Phường,
Bản); còn cấp cao hơn chịu trách nhiệm đối với những chức năng hoặc những
vấn đề y tế có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều cấp thẩm quyền (ví dụ:
các bệnh viện cấp ba và bệnh viện chuyên khoa chủ yếu thuộc trách nhiệm
của Sở Y tế, Bộ Y tế, chính quyền trung ương). Đối với những nhu cầu thiết
thân của người dân như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia
đình, Chính phủ trung ương tiếp tục trực tiếp cung ứng với sự tham gia của
chính quyền địa phương các cấp.
Đối với chức năng QLNN về lĩnh vực thông tin liên lạc, giao thông vận
tải,… giao cho các Sở ban ngành chuyên môn phụ trách theo đúng chức năng
và nhiệm vụ quyền hạn được giao, trên cơ sở báo cáo chính quyền thủ đô
Viên Chăn mà trực tiếp là UBND thành phố để có sự chỉ đạo trực tiếp và sâu
sát nhất.
1.3.3. Bài học kinhnghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND
Lào về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc học tập kinh nghiệm từ
các thành phố lớn, có nhiều thành tựu trong công tác QLNN đối với DVCC là
điều cần thiết, không chỉ ở trong nước mà còn ở các thành phố ở nước ngoài
có nhiều điểm tương đồng như Việt Nam. Thủ đô Viên chăn của nước Lào và
thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam là hai thành phố có bước phát triển
mạnh mẽ về các loại hình DVCC, điều đó cho thấy công tác QLNN đối với
DVCC ở hai thành phố này thực hiện tốt và rất đáng học tập, noi theo. Những
bài học đúc kết từ quá trình cải cách, đổi mới trong quản lý và cung ứng dịch
vụ công cộng sẽ mở ra hướng đi tiếp theo cho công tác quản lý Nhà nước đối
33
với DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm rút
ra từ thực tiễn học tập công tác QLNN về DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng:
Một là, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực,
trình độ, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai
đoạn mới, có tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đây là
nhân tố quan trọng nhất, hàng đầu hiện nay, bởi vì xét cho cùng thì đây chính
là lực lượng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động cung ứng
DVCC. Đồng thời, đội ngũ này cũng chính là những người quản lý các
DVCC theo định hướng.
Hai là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và
hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ lên quan đến QLNN về DVCC ( ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách chế độ thể lệ...) đảm bảo sự
ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho
toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển
mạng lưới cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội, đồng thời tổ chức chỉ đạo
thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ công...
Ba là, cần phân định rõ những dịch vụ công cộng do các cơ quan, tổ
chức nhà nước trực tiếp cung ứng và DVCC do các đơn vị, tổ chức tư nhân,
từ đó cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng cho
việc cung ứng các DVCC cơ bản, thiết yếu nhất... còn dịch vụ nào có thể
chuyển giao thì sẽ chuyển giao cho đơn vị tư nhân thực hiện để giảm tải cho
ngân sách nhà nước.
Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quytrình và phát triển cơ
sở hạ tầng, CNTT đồng bộ trong việc cung ứng các DVCC; hiện đại hoá công
sở nhằm nâng hiệu quả làm việc của CBCC và chất lượng cung ứng DVCC.
Hiện nay, mạng internet phát triển, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển
không ngừng như hiện nay là xu thế hội nhập quốc tế thì việc tăng cường đầu
34
tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần
được coi như một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng
DVCC.
Năm là, cải cách chất lượng cung ứng DVCC làm thay đổi nhận thức về
vai trò và chức năng của nhà nước từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. Mục
tiêu của cải cách là lấy yêu cầu của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp
làm cơ sở cho những quyết sách của nhà nước với phương châm phục vụ là
tiêu chí hàng đầu trong cải cách nền HCNN theo hướng phát triển.
Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công cộng. Xã hội hóa
dịch vụ công cộng đem lại những lợi ích không hề nhỏ. Việc thay đổi nhận
thức về vai trò của Nhà nước đối với các DVCC - lĩnh vực mà trước đây chỉ
có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ
chức ngoài nhà nước. Có thể kể đến các DVCC như: dịch vụ sự nghiệp công,
cung ứng dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,… đã từng bước được
thừa nhận hiệu quả. Điều đó đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ
trương xã hội hóa mạnh mẽ dịch vụ công trên phạm vi rộng khắp.
Bảy là, tăng cường giám sát thường xuyên và nghiêm khắc quy trình xử
lý công việc và tinh thần, thái độ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ,
nêu cao trách nhiệm giải trình và sử dụng các chế tài pháp luật để xử lý vi
phạm nhằm tạo ra một nền công vụ minh bạch.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, trong chương 1 tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những
khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công cộng; bản chất và đặc
trưng cũng như nét đặc thù trong công tác QLNN đối với loại hình dịch vụ
này; lý do vì sao phải tăng cường QLNN đối với DVCC và sự bức thiết phải
quản lý loại hình đặc thù này. Trên cơ sở đó thấy rõ vài trò của nó đối với sự
phát triển chung của ngành, lĩnh vực cũng như của địa phương, của mỗi quốc
35
gia nếu như muốn có được sự phát triển bền vững. Qua đó, có được cái nhìn
khái quát nhất về vấn đề QLNN đối với DVCC ở các nước láng giềng cũng
như ở thủ đô Viên Chăn. Rút ra được những bài học cơ bản và sát thực tế nhất
đối với công tác QLNN đối với DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng. Đây
sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác QLNN
về DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng ở chương 2.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG
CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng
Xiêng Khoảng (phiên âm tiếng Anh là Xieng Khuang) là một trong 18
tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời đây là một trong 8
tỉnh miền Bắc của Lào. Cách thủ đô Viên Chăn 300km. Tỉnh Xiêng Khoảng
có diện tích 16,850 km2, độ cao bình quân là 1200m. Về vị trí địa lý, tỉnh
Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông có
chiều dài khoảng 160km, giáp với tỉnh Viên Chăn của Lào về phía Tây Nam.
Phía Nam giáp với tỉnh Bo Ly Khăm Xay và tỉnh Xay Xôm Bun với chiều dài
220km. Phía bắc với tỉnh Hủa Phăn có chiều dài 160km. Tỉnh Xiêng Khoảng
có những đỉnh núi cao nhất nước Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690
m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông
Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng
Khoảng. Phần lớn là núi cao chiếm 90%, cao bằng chiếm 8%, đồng bằng
chiếm 2% diện tích.
Xiêng Khoảng có di tích cánh đồng Chum nổi tiếng, trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, đây là tỉnh bị ném bom nặng nề nhất. Hiện nay, Cánh
đồng Chum Xiêng Khoảng đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch của địa
phương, hàng năm có hàng ngàn lượt khách ghé thăm, trong tương lại, đây sẽ
là thế mạnh phát triển của tỉnh nếu như được đầu tư, khai thác hiệu quả, dự
báo sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần giải quyết
việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ công cộng.
37
Thời tiết Xiêng Khoảng có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Với
đặc điểm thời tiết này, đây sẽ là những tác động không nhỏ đến sản xuất nông
nghiệp của tỉnh, nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nếu
biết tận dụng đặc tính này của thời tiết, kết hợp với cơ cấu câu trồng hợp lý
đây sẽ là thế mạnh đáng kể trong việc trồng và phát triển các loại cây, con
theo hướng đặc sản phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao.
Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 tỉnh lỵ trong đó có: Phonsavan (còn
có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het,
Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay.
Trong đó có 55 cụm Bản, 481 bản làng.
Tính đến 31/12/2015, Xiêng Khoảng có 481 bản, 41.443 hộ gia đình,
với 250.144 người, trong đó dân số nam khoảng 131.439 người, chiếm 52,54
%, dân số nữ khoảng 118.705 người, chiếm 47,46 %. Tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của tỉnh nhìn chung tương đối ổn định.
Toàn tỉnh có 3 dân tộc chính là Lào Lùm, Lào Sung và Lào Thâng,
trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với khoảng 70% dân số toàn tỉnh, Lào
Thâng chiếm 25% dân số toàn tỉnh và Lào Thâng chiếm thiểu số với khoảng
5% dân số toàn tỉnh. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm
phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức
nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng
thích trồng trọt và chăn nuôi.
Về lao động, tổng lao động của tỉnh Xiêng Khoảng là 78.621 người,
chiếm khoảng 31,43% dân cư của tỉnh, trong đó lao động nam là 66.953
người, chiếm 85,16%; lao động nữ là 11.668 người, chiếm 14,84%.
Những năm gần đây, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thu hút
38
các dự án vào đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tăng cường công
nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đưa giống cây trồng, vật nuôi
mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp. Tăng hiệu quả kinh
tế trên diện tích đất, tăng tỷ trọng chăn nuôi và kinh tế trang trại để phát triển
một cách bền vững.
Kinh tế chủ yếu của Xiêng Khoảng là trồng lúa và nuôi bò. Thu nhập
cả tỉnh đạt 2,201,16 tỷ kíp/1năm, bình quân GDP đạt 1.328 đô la Mỹ/1
người/1 năm. Sản xuất thóc đạt 517,029,46 tấn/năm; sản xuất ngô đạt
454,097,93 tấn/năm; chăn nuôi trâu bò đạt 188,024 con, tăng lên 13%/năm.
Tuy nhiên, nhìn chung Xiêng Khoảng vẫn là tỉnh nghèo, hộ gia đình
nghèo chiếm 2,2%. Nộp ngân sách nhà nước hàng năm đạt 433,28 tỷ kip/năm,
trong khi tiêu ngân sách nhà nước là 1,841,54 tỷ kip/năm, nhà nước bù
khoảng 1,219,40 tỷ kip/năm.
Tỉnh cũng quan tâm đến công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao
trình độ phục vụ của cac bác sĩ, y tá, phát triển mạng lưới y tế tới nông thôn.
Hiện nay cả tỉnh có 12 bệnh viện, có 45 trạm y tế; hoạt động tiêm thuốc
phòng bệnh cho trẻ em đạt 35,2%; thực hiện kế hoạch hóa gia đình được
24,5%. Tuy nhiên, nhiều bản vẫn chưa có trạm xá, ở xa bệnh viện, đi lại khó
khăn, thiếu thuốc men nghiêm trọng.
Hoạt động văn hóa còn hạn chế, chương trình phát thanh và truyền
hình còn nhỏ lẻ, nghèo nàn, chưa thu hút được người dân. Điều này gây khó
khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhân dân.
Như vậy, ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay đã có gần như đầy đủ các loại
hình dịch vụ công cộng. Chính quyền tỉnh luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện
thúc đẩy, hỗ trợ cho các dịch vụ công cộng phát triển. Về nguyên tắc tổ chức
quản lý nhà nước thì chính quyền phải đảm bảo rằng sẽ cung ứng toàn bộ các
39
loại hình dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân và tổ chức. Theo
đó, hiện nay ở tỉnh Xiêng Khoảng có các loại hình dịch vụ công cộng như:
Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, bảo hiểm xã hội, xây dựng đô thị, cung ứng
nước sạch, vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, các laoij hình dịch vụ về
kinh tế,….
2.2. Quản lý dịch vụ công cộng của chính quyền tỉnh Xiêng
Khoảng, nước CHDCND Lào
UBND tỉnh là cấp quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, thực
hiện chức năng QLNN trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Việc tiến hành quản lý
chung, toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi, quy
mô địa phương, được cụ thể bởi địa giới quản lý hành chính nhất định. Ở
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chính quyền địa phương được chia làm
3 cấp để quản lý xã hội là: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
UBND quận, huyện và cấp Bản. Theo đó, thì UBND tỉnh là cấp quản lý cao
nhất, là cấp quản lý trực tiếp đối với các quan hệ xã hội, các dịch vụ công
cộng ở địa phương cũng được cung ứng đầy đủ nhất. Hiện nay, ở Ủy ban
Nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng, phương thức tổ chức quản lý nhà nước đối với
gần như toàn bộ các dịch vụ công cộng trên địa bàn.
2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước của Xiêng Khoảng
Về cơ bản tổ chức chính quyền, bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh ở
nước CHDCND Lào cũng giống như ở Việt Nam, chỉ có một vài điểm khác
biệt là người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là tỉnh trưởng. Theo
pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ở nước CHDCND Lào, Bí thư
tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh, gọi là tỉnh trưởng. Đây là sự nhất thể hóa
thể hiện sự tập trung về quyền lực và sự thống nhất tuyệt đối giữa Đảng và
Chính quyền. Về tổ chức bộ máy giúp việc ở Lào chia ra làm các Khối cơ
40
bản, riêng khối Sở ở Lào khác với Việt Nam là chỉ có 18 sở, là các đơn vị
giúp việc cho UBND tỉnh. Dưới cấp tỉnh là cấp huyện, có các Phòng ban chức
năng và cấp thấp nhất là cấp Bản, là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở chính
quyền địa phương của Lào.
Về tổ chức bộ máy giúp việc ở tỉnh:
Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn
phòng ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, chia thành các khối cơ bản sau:
Khối tổng hợp: Văn phòng ủy ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Nội vụ.
Khối nội chính: Sở Tư pháp, Ban Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan sau
đây chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban nhân dân:
Công An tỉnh, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Chỉ huy quân
sự tỉnh.
Khối lưu thông phân phối: Sở Thương mại, Sở Tài chính (trong đó có
Cục thuế, Kho bạc Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành
chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban nhân dân.
Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông Lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và môi
trường.
Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông vận
tải (hoặc Giao thông Công chính), Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Khoa học và
công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng), Sở khai thác
Mỏ
Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Sở Y tế, Sở Lao động, Xã hội và Phúc lợi, Ủy ban Dân số, Gia đình
và Trẻ em.
Như vậy, qua sự mô tả trên chúng ta có thể hình dung được về tổ chức
bộ máy QLNN ở tỉnh Xiêng Khoảng cũng khá giống với bộ máy tổ chức
41
Các cơ quan
chuyên môn
thuộc UBND
tỉnh gồm 18 Sở,
ngành giúp
UBND tỉnh
QLNN về
ngành, lĩnh vực
Các cơ
quan
ngang Sở
(Cục thuế,
Cục thống
kê,..)
UBND TỈNH
CHỦ TỊCH UBND
TỈNH
Các cơ quan
thuộc
UBND tỉnh
(các Ban
Quản lý,…
UBND các
huyện, thị xã,
thành phố (07
huyện và 1
tỉnh lỵ)
chính quyền địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý nhà
nước đối với các DVCC hiện nay, chính quyền địa phương ở tỉnh Xiêng
Khoảng nói riêng, chính quyền địa phương các tỉnh ở nước CHDCND Lào
nói chung có thể hình dung qua sơ đồ sau:
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về DVCC chung ở tỉnh Xiêng
Khoảng
(Nguồn:Tổ chức chính quyền địa phương ởnước CHDCND Lào)
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy QLNN về DVCC đối với một số dịch vụ
tuyến tỉnh
GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM
ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC
SỞ SỞ Y SỞ TÀI SỞ SỞ........
GIÁO TẾ CHÍNH NỘI ..
DỤC VỤ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giangluanvantrust
 
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng (20)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núiLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền huyện miền núi - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAYLuận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
Luận văn: Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HAY
 
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn thạc sĩ:Giải quyết khiếu nại ở tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
Pháp Luật Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Tại Uỷ Ban Nhân Dân Huyện Dương Minh...
 
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hộiLuận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
 
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hộiLuận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
Luận văn: Chất lượng công chức ngành lao động phúc lợi xã hội
 
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAYLuận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
Luận văn: Thực hiện văn hoá công sở tại uỷ ban nhân dân Huyện Ứng Hoà, HAY
 
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trườngLuận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
Luận văn: Cải cách thủ tục hành chính về Tài nguyên môi trường
 
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà NộiĐề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
Đề tài: Cải cách hành chính về Tài nguyên môi trường tại Hà Nội
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAYLuận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
Luận văn: Hiệu quả thanh tra hành chính tỉnh Quảng Bình, HAY
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên GiangChất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
Chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang
 
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Hoạt động của văn phòng tỉnh Bolykhamxay, Lào, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAYLuận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
Luận văn: Pháp luật về quản lý công chức cấp xã tại Huế, HAY
 
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia LaiĐề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
Đề tài: Sử dụng công chức trong cơ quan chuyên môn tỉnh Gia Lai
 
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trườngLuận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
Luận văn: Thực hiện văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
 
Luận văn: Văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên Môi trường của Lào
Luận văn: Văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên Môi trường của LàoLuận văn: Văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên Môi trường của Lào
Luận văn: Văn hóa công sở tại Bộ Tài nguyên Môi trường của Lào
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Công Cộng

  • 1. HÀ NỘI, NĂM 2017 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO BOUNKEOMANYXAY KHAMSOUK HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BỘ NỘI VỤ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Dịch Vụ Làm Luận Văn Thạc Sĩ Tải Tài Liệu qua Zalo 0936885877 Luanvantrithuc.com dichvuluanvantrithuc@gmail.com BOUNKEOMANYXAY KHAMSOUK QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HÀ NỘI 2017
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là Luận văn của riêng tôi, do tôi thực hiện. Các số liệu, thông tin đưa ra trong luận văn chính xác và trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Người viết luận văn BounKeomanyxay KhamSouk
  • 3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu về khoa học hành chính ở Học viện Hành chính Quốc gia, trong chương trình học Thạc sĩ với chuyên ngành Quản lý công. Để hoàn thành Luận văn của mình, với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. NGUYỄN HOÀNG HIỂN, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian qua, cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ của Học viện Hành chính Quốc gia, Sở Nội vụ tỉnh Xiêng Khoảng và đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn này./. Người viết luận văn BounKeomanyxay KhamSouk
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 3 3. Mục đíchvà nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 4 4. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 5 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................... 5 6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu............................................................... 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG......................................................................... 8 1.1. Tổng quan về dịch vụ công cộng........................................................... 8 1.1.1. Khái niệm dịch vụ công cộng......................................................... 8 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công cộng.................................................. 10 1.1.3. Phân loại dịch vụ công cộng......................................................... 13 1.1.4. Vai trò của dịch vụ công cộng...................................................... 15 1.2. Quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng....................................... 16 1.2.1. Khái niệm.................................................................................... 16 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng....... 18 1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.................. 19 1.2.4. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội....................... 21 1.2.5. Các côngcụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.............. 23 1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng .................. 25 1.2.7. Bộ máy quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng..................... 28 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.................................................................................................... 29
  • 5. 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam......................................... 29 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào............................................................ 31 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào về quản lý nhà nước đốivới dịch vụ công cộng...................................... 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................... 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO........................................... 36 2.1. Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng ............................................... 36 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào.................................................................... 39 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước của Xiêng Khoảng................................ 39 2 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về DVCC chung ở tỉnh Xiêng Khoảng 41 2.2.2. Khía cạnh pháp lý của quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng....................................................................................... 42 2.2.3. Độingũ cán bộ quản lý ................................................................ 44 2.2.4. Các loại dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng.............................. 49 2.3. Đánh giá quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng của Xiêng Khoảng.... 58 2.3.1. Những thành công và nguyên nhân............................................... 58 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................... 62 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................... 66 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO............................................................................................... 68
  • 6. 3.1 Phương hướng của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển dịch vụ công cộng......................................................................................................... 68 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào....... 72 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng..................................................................... 72 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý dịch vụ công cộng............................................................................................. 75 3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là độingũ cán bộ, công chức quản lý về dịch vụ công cộng........................................................ 76 3.2.4. Xã hội hóa dịch vụ công cộng trên các lĩnh vực ............................ 80 3.2.5. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công cộng ..................................................................................................................... 83 3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và tài chính cho các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ côngcộng ................................. 85 3.2.7. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ công cộngtrên địa bàn tỉnh........................................................ 87 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................... 88 KẾT LUẬN............................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 91
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước với vai trò là chủ thể của quản lý đối với toàn bộ các mặt của đời sống xã hội trên phạm vi lãnh thổ. Như vậy, Nhà nước với tư cách là chủ thể cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia và với đời sống của người dân. Các loại hình dịch vụ công do các cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền tiến hành thực hiện để phục vụ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân và tổ chức. Xuất phát từ yêu cầu và vai trò của Nhà nước, Nhà nước đã ban hành hệ thống thể chế, các văn bản về quản lý nhà nước, về cải cách hành chính gắn với cung cấp các dịch vụ công cho toàn xã hội. Trong các dịch vụ công đó thì dịch vụ công cộng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu như văn hóa, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường,… chất lượng cung ứng dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua, dịch vụ công cộng do nhà nước cung ứng cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này còn tồn tại nhiều bất cập như các loại dịch vụ chưa thực sự phong phú, chất lượng cung ứng chưa cao, công tác quản lý nhà nước còn mang nặng tính áp đặt đơn phương,… do đó đã gây ra những khó khăn cho người dân và tổ chức khi tiếp cận sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, do thiếu các chế tài, quy định trong quản lý nó cũng gây ra không ít khó khăn trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Xuất phát từ thực tế đó, cần phải có giải pháp phù hợp để tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng cho xã hội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường hướng tới
  • 8. 2 những giá trị thiết thực, đáp ứng tối đa những đòi hỏi của người dân trong nước và hướng đến một nền hành chính phục vụ. Tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh có nhiều biện pháp, các thức tổ chức nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như các loại hình dịch vụ công cộng cho người dân và các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Chương trình về cải cách hành chính nhà nước được triển khai sâu rộng, tỉnh Xiêng Khoảng cũng là một trong số các tỉnh có những thành tựu đáng kể về nâng cao chất lượng cung ứng, quản lý dịch vụ công cộng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng nâng cao về chất lượng, trình độ, đẩy mạnh hoàn thiện các thủ tục trong xây dựng và ban hành văn bản,… Kết quả chung được đánh giá là các cơ quan hành chính trên địa bàn đã có bước chuyển đáng kể trong điều hành và cung ứng dịch vụ công cộng, góp phần ổn định kinh tế, xã hội trên địa bàn, nâng cao đời sống xã hội của người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại nhất định trong công tác quản lý nhà nước đối với cung cấp và sử dụng dịch vụ công cộng, nhất là thể chế quản lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; chất lượng quản lý, cung ứng dịch vụ công cộng của các đơn vị chưa đảm bảo; thái độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu kém…, điều này làm cho người dân chưa hài lòng, than phiền. Như vậy, để góp phần nâng tăng cường quản lý nhà nước về cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh, em quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, làm đề tài tốt nghiệp cho mình, nhằm xây dựng một số giải pháp tích cực phục vụ công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.
  • 9. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động cung ứng dịch vụ công, dịch vụ công cộng cũng như về quản lý nhà nước đối với loại hình dịch vụ này ở nhiều góc độ khác nhau. - Sách “Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh” của Elie Cohen, Claude Henry và Francois Morin, Paul Champsaur (2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã trình bày về cơ sở và các bước phát triển về dịch vụ công cộng ở Pháp và Liên minh châu Âu, trong đó chỉ rõ sự thay đổi của dịch vụ công cả về phạm vi, cách thức cung cấp từ những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến năm 2000. - Sách “Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp” của TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2002), Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin đã tập hợp các bài viết của nhiều tác giả về vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, các mô hình cung ứng dịch vụ công, thực trạng và giải pháp. - Sách “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” của PGS.TS Lê Chi Mai (2003), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã nghiên cứu khá toàn diện về dịch vụ công dưới các góc độ kinh tế, quản lý. Tác giả đã có sự so sánh giữa dịch vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ hành chính công để từ đó đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm dịch vụ công. Tác giả cũng đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công vào thời điểm bấy giờ, về những thành tựu đã đạt được. - Sách “Dịch vụ công – Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay” của TS. Chu Văn Thành (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ngoài những nội dung có tính chất lý luận về dịch vụ công thì tác giả tập trung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ và quản lý dịch vụ công dưới góc nhìn đổi mới của cải cách hành chính. Trong cuốn sách này tác giả trình bày
  • 10. 4 có hệ thống về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ công, dịch vụ công cộng, dịch vụ hành chính công, mô hình cung cấp theo phương thức Quận hội hóa, mô hình quản lý dịch vụ khi vừa có sự tham gia của cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức vào cung cấp dịch vụ. - Sách“Nângcaochất lượng dịch vụ hành chính công ở Thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu hội nhập” của GS.TS Nguyễn Đình Phan (2010), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về dịch vụ công, dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính, làm rõ về tổ chức thực hiện các dịch vụ hành chính công trong điều kiện thực tiễn của Hà Nội, bao gồm hoạt động của một số cơ quan hành chính cấp quận, phường trong giải quyết yêu cầu của nhân dân trên địa bàn. Nhìn chung các công trình nghiên đều tập trung làm rõ những nội dung, bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công cộng và đưa ra cơ sở xác định nội dung, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ. Các tác giả cũng chỉ ra các phương hướng và giải pháp nhất nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, các công trình chưa nghiên cứu cụ thể về tình hình, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh nói riêng, đặc biệt là ở một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển như ở tỉnh Xiêng Khoảng. Chính vì vậy, Luận văn hy vọng sẽ làm rõ những khái niệm cơ bản và các giải pháp thiết thực đóng góp cho công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở tỉnh hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng; đánh giá sâu sắc, toàn diện thực trạng quản lý nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công cộng ở tỉnh Xiêng Khoảng; trên cơ sở đó, học viên
  • 11. 5 nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Xiêng Khoảng trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về dịch vụ công cộng và vấn đề quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng; Nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng; - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dịch vụ công ở một số quốc gia để có thể rút được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời, nghiên cứu thực tế tiếp cận và sử dụng dịch vụ công cộng của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Về thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng từ năm 2011 đến năm 2016. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Dựa trên cơ sở thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để xem xét vấn đề. Bên
  • 12. 6 cạnh đó, luận văn căn cứ vào đường lối chủ trương của Đảng nhân dân cách mạng Lào, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Xiêng Khoảng để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn đề ra. - Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các tài liệu, số liệu được thu thập, xử lý thông tin để từ đó tạo ra cơ sở khoa học, mang tính thuyết phục trong quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu, các nhà quản lý hành chính có kinh nghiệm thực tiễn cao trong lĩnh vực quản lý cung ứng dịch vụ công cộng. - Ngoài ra, luận văn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, so sánh,.... 6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu - Về mặt lý luận: Luận văn đóng góp hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng nói chung và quản lý nhà nước của UBND tỉnh đối với dịch vụ công cộng ở nước nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp một số vấn đề về thực trạng công tác quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng cho cán bộ, công chức của tỉnh để từng bước đổi mới cách thức điều hành, quản lý và cung ứng dịch vụ nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công cộng của tỉnh Xiêng Khoảng. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
  • 13. 7 - Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
  • 14. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG 1.1. Tổng quan về dịch vụ công cộng 1.1.1. Khái niệm dịch vụ công cộng Dịch vụ công công trong tiếng Việt thường được gọi là dịch vụ công. Theo từ điển Tiếng Việt, dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. Như vậy: Dịch vụ chính là sản phẩm hàng hóa giữa một bên cung ứng và một bên thụ hưởng thông qua các hoạt động nhất định và có sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bên. Từ quan niệm về dịch vụ như trên, tác giả cho rằng:“Dịch vụ công chính là dịch vụ do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoàinhà nước thực hiện nhằm đảm bảo trật tự và công bằng xã hội, phụcvụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân”. Có nhiều cách tiếp cận và cách hiểu khác nhau về dịch vụ công cộng. Mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau. Ở một số quốc gia phát triển, tốc độ đô thị hóa cao, khi tiếp cận khái niệm dịch vụ công cộng các nhà quản lý đô thị có định nghĩa về dịch vụ công cộng như sau: Dịch vụ công cộng là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư nhân cung ứng. Vấn đề này kết hợp với một sự đồng thuận xã hội rằng một số dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao nhiêu. Cho dù DVCC không phải do chính phủ cung ứng hay cấp tài chính đi nữa những các lý do xã hội và chính trị mà
  • 15. 9 chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành kinh tế khác,… và chúng có thể gắn liền với quyền cơ bản của con người, chẳng hạn như quyền được cung cấp nước sạch, ánh sáng,… Trong khi đó ở các nước đang phát triển như ở Lào và Việt Nam thì khi nghiên cứu về DVCC, trong sách “Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Chu Văn Thành chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004) định nghĩa là: “Những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu của cộng đồng, công dân; theo nguyên tắc không vụ lợi; đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”, và cho rằng: Dịch vụ công bao gồm dịch vụ sự nghiệp công (hoặc phúc lợi xã hội), dịch vụ công ích và dịch vụ hành chính công, đồng thời nhấn mạnh là không được lẫn lộn với hoạt động công vụ (civil services) là hoạt động hàng ngày của bộ máy công quyền. Như vậy, với cách hiểu trên thì chúng ta thấy dịch vụ công cộng chính là một bộ phận nằm trong dịch vụ công. Dịch vụ công cộng là loại dịch vụ phục vụ các nhu cầu, lợi ích chung, thiết yếu của đa số hay của cả cộng đồng. Có thể hiểu cụ thể hơn về dịch vụ công công, đó là các dịnh vụ có thu phí nhằm đáp ứng các nhu cầu bức thiết của công dân mang tính phi lợi nhuận do các cơ sở thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước (thông qua hợp đồng hoặc nhiệm vụ phân giao) như: Cung cấp nước sinh hoạt; thoát nước; vệ sinh môi trường (thu gom rác thái); cây xanh đô thị; hệ thống chiếu sáng; giao thông vận tải công cộng; tài chính; ngân hàng; kho bạc nhà nước; bảo hiểm (y tế, xã hội v.v..); nhà ở theo chính sách xã hội v.v... Ở một khía cạnh khác các DVCC lại có thể hiểu là dịch vụ xã hội và dịch vụ kinh tế - kỹ thuật. Dịch vụ xã hội liên quan đến những nhu cầu và
  • 16. 10 quyền lợi cơ bản đối với sự phát triển con người về thể lực và trí lực như y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, thể thao... ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, cũng như ở Việt Nam, các dịch vụ này thường được gọi là hoạt động sự nghiệp. Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật là loại dịch vụ gắn với các nhu cầu vật chất phục vụ lợi ích chung của xã hội, bao gồm cung ứng điện, nước, giao thông vận tải, vệ sinh mội trường, thủy lợi, xây dựng đường sá, giao thông, cầu cống, trường, trạm,... Ở Lào các dịch vụ này do các doanh nghiệp công ích cung ứng và còn gọi “là dịch vụ công ích”. 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ công cộng Khi đề cấp tới đặc điểm của dịch vụ công cộng, ta nhận thấy loại hình này có đầy đủ các đặc điểm của loại hình dịch vụ công, bên cạnh đó, nó cũng có những điểm đặc thù, riêng biệt: Thứ nhất, dịch vụ công cộng phục vụ trực tiếp cho nhu cầu, lợi ích cơ bản, thiết yếu của xã hội. Một cá nhân, một cộng đồng, một tổ chức có thể hưởng lợi ích do dịch vụ công cộng đem lại, nhưng nhà nước chỉ thực hiện cung ứng dịch vụ công cộng khi có nhu cầu của toàn xã hội. Tức là khi phát sinh nhu cầu, nhất là nhu cầu của số đông trong xã hội, khi đó Nhà nước sẽ là đơn vị cung ứng, đáp ứng các nhu cầu, thoả mãn yêu cầu của nhân dân và tổ chức. Thứ hai, dịch vụ công cộng là hàng hóa, dịch vụ do nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức cung ứng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức được ủy quyền. Điều này cho thấy rằng các loại hình dịch vụ do nhà nước cung ứng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân và tổ chức trong xã hội. Dù muốn hay không thì nhà nước vẫn cung cấp bởi đó là chức năng của nhà nước nhằm quản lý toàn xã hội, cung ứng những gì mà xã hội cần.
  • 17. 11 Thứ ba, dịch vụ công cộng được cung ứng trước hết là vì nghĩa vụ của Nhà nước và vì quyền lợi lợi được thụ hưởng của người dân. Bên cạnh đó, dịch vụ công cộng cũng mang lại những giá trị lợi nhuận nhất định cho đơn vị cung ứng và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, về cơ bản thì các dịch vụ này cũng giống như dịch vụ công, là không vì mục tiêu lợi nhuận, việc cung cấp DVCC không hoàn toàn diễn ra theo quan hệ của thị trường; mà hoạt động cung ứng mang tính chất phục vụ. Thông thường, người sử dụng dịch vụ công cộng không trực tiếp trả tiền, hay nói đúng hơn là đã trả tiền dưới hình thức đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Cũng có những dịch vụ mà người sử dụng vẫn phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí. Tuy nhiên, nhà nước vẫn phải có trách nhiệm bảo đảm cung ứng các dịch vụ này không nhằm vào mục tiêu lợi nhuận. Nghĩa là các dịch vụ công cộng được cung ứng ra là cam kết của nhà nước đối với xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội vận hành theo khuôn khổ nhất định. Thứ tư, cũng giống như dịch vụ công, dịch vụ công cộng không phân biệt đối tượng được thụ hưởng, điều đó cho thấy tính chất rộng lớn, hướng đến toàn thể các đối tượng trong xã hội (dịch vụ công cộng mang tính xã hội). Mọi người dân đều có quyền bình đẳng trong việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ công cộng do Nhà nước cung ứng. Nhà nước cam kết cung ứng các loại hình dịch vụ công cộng cho xã hội dựa trên cơ sở những nhu cầu trong xã hội, mục tiêu hướng đến là toàn thể người dân, tổ chức có nhu cầu trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, không phân biệt đối tượng thụ hưởng dịch vụ. Thứ năm, Nhà nướcquản lý và bảođảm tính công bằng, tính hiệu quả trong cung ứng DVCC nhằm đáp ứng nhu cầu của dân. Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của việc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội của Nhà nước. Nhà nước với tư cách là đơn vị quản lý chung tất cả các lĩnh vực của
  • 18. 12 đời sống xã hội trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Và để quản lý có hiệu quả các lĩnh vực đó thì nhà nước phải cam kết với xã hội rằng các dịch vụ mà mình cung ứng đều là những dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cơ bản của toàn xã hội và tất cả đều công bằng trong việc thụ hưởng các dịch vụ đó. Nhà nước đảm bảo sự công bằng và hiệu quả thông qua bộ máy nhà nước và hệ thống văn bản pháp luật quy định. Căn cứ vào khái niệm và đặc điểm trên của DVCC, có thể thấy các hoạt động quản lý và cung ứng DVCC của các cơ quan HCNN ở Lào hiện nay bao gồm các loại hình cơ bản như sau: hoạt động lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, nước sạch và vệ sinh môi trường, giao thông công cộng, hệ thống chiếu sáng đô thị, phát triển nông thôn,…. Đều được chú trọng và đầu tư phát triển. Như vậy, qua các đặc điểm kể trên, chúng ta nhận thấy DVCC có thể được cung cấp bởi cả các tổ chức thuộc khu vực công và khu vực tư nhân. Tuy nhiên, dù các dịch vụ công cộng đó được cung ứng bởi chủ thể nào thì Nhà nước vẫn phải đứng ra chịu trách nhiệm về chất lượng của các dịch vụ công cộng được cung úng. Chẳng hạn, mặc dù các bậc phụ huynh cho con cái học ở trường tư thục, nhưng khi chất lượng giảng dạy của trường không đảm bảo, phụ huynh có quyền đòi hỏi Nhà nước phải chịu trách nhiệm vì đã cấp phép cho trường hoạt động mà không kiểm soát được hoạt động giảng dạy thực tế của trường học đó. Đối với các loại DVCC khác đã được chuyển giao cho tư nhân, vấn đề trách nhiệm của Nhà nước cũng được xác định trên cơ sở lập luận tương tự, đó chính là việc cấp phép và cho phép các đơn vị tư nhân không đủ năng lực cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội. Chính vì vậy, vấn đề quản lý nhà nước đối với các DVCC càng đặt ra những vấn đề cần giải quyết.
  • 19. 13 1.1.3. Phân loại dịch vụ công cộng Ở các quốc gia khác nhau có nhiều cách phân loại DVCC khác nhau. Việc phân loại các loại hình dịch vụ này tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng loại hình dịch vụ. Ở các nước phát triển, các loại hình dịch vụ phát triển ở mức độ chuyên nghiệp hóa cao, các lĩnh vực được cụ thể và khá chi tiết. Trong những loài hình dịch vụ cụ thể lại có nhiều dịch vụ đi kèm để mang lại sự hài lòng cho người sử dụng. Chẳng hạn như dịch vụ bưu chính, viễn thông thì tách nhỏ ra thành các dịch vụ chuyển phát, dịch vụ viễn thông, truyền thanh, truyền hình,… dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường có dịch vụ quản lý rác thải, dịch vụ cấp, thoát nước,… dịch vụ vận tải có giao thông công cộng, vận tải tư nhân, hệ thống chiếu sáng,… Tuy nhiên, sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối. Trong những năm qua ở nước CHDCND Lào cũng như ở Việt Nam và một số nước đang phát triển khác thì cách phân loại này về cơ bản cũng giống như các nước trên thế giới, mặc dù vậy, nó vẫn có những điểm khác biệt và sự phân loại này vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của sự chuyên nghiệp, chuyên môn hóa chưa cao. Về cơ bản DVCC được chia ra thành hai nhóm chính: Thứ nhất, nhóm dịch vụ xã hội là các loại hình dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng tập trung ở các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, y tế, thể thao, truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà ở xã hội,… các loại hình dịch vụ này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Hiện nay, các tổ chức tư nhân, các đơn vị ngoài nhà nước tham gia khá nhiều trong các lĩnh vực kể trên, bởi chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công mà nhà nước đưa ra trong thời gian qua. Sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình này góp phần làm phong phú, đa dạng các hình thức, tổ chức cung ứng dịch vụ công. Qua đó, có sự cạnh tranh mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng các loại hình dịch vụ trong thời gian qua. Đối với các loại hình này, vài trò
  • 20. 14 DỊCH VỤ XÃ HỘI Trường học, bệnh viện, thể thao, truyền thanh, truyền hình, thư viện, viễn thông,… DỊCH VỤ CÔNG CỘNG quản lý của Nhà nước ngày càng được thể hiện ở sự uốn nắn và định hướng các hoạt động trên bằng các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể đối với từng loại hình, giảm tải gánh nặng cho các đơn vị sự nghiệp công. Thứ hai, nhóm dịch vụ công ích là các hoạt động phục vụ lợi ích chung, thiết yếu của cộng đồng đa phần là về lợi ích vật chất, đa phần là có tính chất kinh tế hàng hóa do các doanh nghiệp công ích thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, không nhằm mục tiêu lợi nhuận để phục vụ nhân dân như cung cấp điện, nước, kết cấu hạ tầng, vệ sinh môi trường, vận tải công cộng, hệ thống chiếu sáng, phòng cháy,… Các loại hình dịch vụ này là những loại hình dịch vụ thiết yếu và cơ bản đảm bảo duy trì cuộc sống của người dân và của toàn xã hội. Chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhu cầu hưởng thụ của người dân được đáp ứng nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cung ứng các loại hình dịch vụ công ích này. Chính vì lẽ đó, mà Nhà nước với vai trò là người quản lý chung toàn bộ xã hội, để thúc đẩy xã hội phát triển, đáp ứng nhu cầu của nhân dân thì vấn đề quản lý, định hướng hoạt động này trở thành yêu cầu cấp thiết. Sơ đồ 1.1: Phân loại dịch vụ công cộng (Nguồn:PGS.TSLêChi Mai“Cảicách dịch vụ công ở Việt Nam” năm 2003) DỊCH VỤ CÔNG ÍCH Cung cấp điện, nước sạch sinh hoạt, vệ sinh môi trường, giao thông vận tải, hệ thống chiếu sáng, phòng cháy,,..
  • 21. 15 1.1.4. Vai trò của dịch vụ công cộng Đối với người dân, cảm thụ tính ưu việt của xã hội chính là thông qua những gì họ được thụ hưởng từ dịch vụ công cộng mang lại. Nền kinh tế xã hội của một quốc gia càng phát triển thì nhu cầu đối với dịch vụ công cộng ngày càng cao và đòi hỏi Nhà nước cần phải chú trọng nhiều hơn nhằm tạo ra sự công bằng, ổn định và phát triển xã hội một cách bền vững. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, mà vai trò của dịch vụ công cộng ngày càng được thể hiện rõ rệt hơn. Về nguyên tắc, Nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với việc cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả các loại dịch vụ công cho người dân và xã hội. Do đó, có thể thấy vai trò của DVCC trên một số khía cạnh sau : Thứ nhất, dịch vụ công cộng ra đời để đáp ứng các nhu cầu của xã hội, của người dân. Đây là những dịch vụ công do nhà nước cung ứng hoặc ủy quyền cho đơn vị ngoài nhà nước cung ứng và có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Với vai trò của mình đối với xã hội, Nhà nước có trách nhiệm cung ứng đầy đủ tất cả các loại hình dịch vụ và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội. Chính vì vậy, có thể thấy rằng DVCC có vai trò to lớn tỏng việc đảm bảo cho các hoạt động của người dân trên tất cả các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, vệ sinh môi trường, nước sạch,… Thứ hai, các loại hình DVCC phát triển sẽ mang lại sự thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm cho người dân, tổ chức trong việc thụ hưởng dịch vụ. Chúng ta đang sống trong xã hội có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa hoc, công nghệ. Sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhờ công nghệ thông tin, hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không,… tất cả những ưu thế đó đã tạo nên một thế giới phẳng, thế giới đa sắc mầu và phát triển. Các loại hình dịch
  • 22. 16 vụ công cộng phát triển mạnh mẽ, không chỉ Nhà nước cung ứng, mà một số tổ chức tư nhân được Nhà nước ủy quyền cung ứng cũng đang hoạt động và mang lại kết quả khả quan. Thứ ba, dịch vụ công cộng mang tính linh hoạt, nhanh nhạy do đó nó thuận lợi trong việc đổi phương thức và cách tiếp cận sử dụng được dễ dàng, phù hợp với sự thay đổi của xã hội ở những giai đoạn khác nhau. Các loại hình dịch vụ phong phú và đa dạng, cho nên khi tiếp cận và sử dụng thì đặc tính này đóng vai trò quan trọng đối với người sử dụng DVCC. Thứ tư, vai trò của DVCC còn được thể hiện ở tính cộng đồng của nó. Điều đó cho thấy khi sử dụng các loại hình dịch vụ công cộng thì các cá nhân, công dân, tổ chức có sự gắn kết lại, tạo thành mối liên hệ trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, … điều này được thể hiện rõ nét, vì dụ: Các dịch vụ y tế là hướng tới toàn thể người dân, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng và toàn xã hội. Thứ năm, DVCC có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đây là những dịch vụ hướng tới số đông, toàn thể mọi người trong xã hội, đáp ứng những nhu cầu cấp thiết, thiết yếu của người dân như sủ dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, hệ thống đèn điện chiếu sáng, giáo dục, y tế,… chính vì vậy mà DVCC có vai trò rất lớn đối với xã hội. 1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng 1.2.1. Khái niệm DVCC là dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng về chất lượng, số lượng và loại hình. Việc làm rõ những nội dung cụ thể của trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với DVCC là rất cần thiết, giúp cho việc cung ứng DVCC có hiệu quả, đặc biệt là khi Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi về chức năng, nhiệm vụ và huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã
  • 23. 17 hội đối với những công việc của Nhà nước nói chung và việc cung ứng DVCC nói riêng. Từ giác độ chủ thể quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu hành chính cho rằng dịch vụ công cộng là những hoạt động của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước và đảm bảo cung ứng các hàng hóa công cộng phục vụ nhu cầu chung, thiết yếu của xã hội. Cách hiểu này nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà nước đối với những hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội và cộng đồng. Theo cách tiếp cận này có thể hiểu quản lý nhà nước về dịch vụ công cộng là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước đến các chủ thể cung cấp và đối tượng thụ hưởng dịch vụ công trong xã hội. Trong đó chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có chức năng sử dụng quyền lực và các công cụ vĩ mô để quản lý. Đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cộng, bao gồm cơ quan nhà nước và các tổ chức được nhà nước ủy quyền hay tham gia cung cấp dịch vụ theo chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công cộng, cùng với các đối tượng thụ hưởng gồm các tổ chức và công dân trong xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò, chức năng của nhà nước và đặc điểm của dịch vụ công cộng, trên cơ sở kết quả của việc nghiên cứu về khoa học tổ chức và quản lý, tác giả cho rằng: Quản lý nhà nước đổi vói dịch vụ công cộng là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý (các cơ quan chức năng quản lý cung cấp DVCC được uỷ quyền và công dân sử dụng DVCC) trong việc đảm bảo các dịch vụ công cộng cho mọi người dân một cách công bằng, ổn định, hiệu qủa và phi lợi nhuận.
  • 24. 18 1.2.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng Sự cần thiết phải có sự quản lý nhà nước đối với DVCC trước hết do DVCC có vai trò quan trọng, liên quan đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước, của toàn xã hội, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. QLNN đối với DVCC có hiệu quả sẽ tạo ra được niềm tin, sẽ gắn kết mọi người dân với nhà nước và xã hội. Từ thực tiễn phát triển DVCC, nhiều nước Phương Tây đã nêu lý luận rằng: Sự tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến việc đô thị hóa, sự cải thiện về công nghệ và cơ sở hạ tầng; sẽ dẫn đến sự gia tăng số cá nhân có đủ thời gian, kiến thức, thông tin và tiền bạc để tham gia các hoạt động chính trị, thúc đẩy dân chủ hóa đòi hỏi phải có nền dân chủ cách mạng tự do. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là nhà nước pháp quyền, của dân, cho dân và vì dân thì việc quản lý nhà nước đối với DVCC sẽ tạo ra niềm tin, vừa gắn kết giữa công dân với nhà nước và chế độ là hết sức cần thiết. QLNN đối với DVCC có hiệu quả sẽ đã tạo thêm nhiều việc làm, phát triển mạng lưới y tế, giáo dục, giao thông vận tải, vệ sinh môi trường,… làm cho người dân có thêm động lực, tích cực góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước, ổn định xã hội, nâng cao mức sống và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sự phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng (giao thông, điện lưới, giáo dục, y tế, phát thanh truyền hình, bưu chính, viễn thông…) đã giúp đưa các vùng lạc hậu, xa xôi, hẻo lánh của đất nước hội nhập với tiến trình phát triển chung, củng cố, tăng cường an ninh, quốc phòng. QLNN đối với DVCC có hiệu quả còn tạo ra nguồn lực to lớn cho xã hội, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây chính là tài nguyên vô giá cho sự phát triển trong tương lai. Như vậy, quản lý nhà nước đối với DVCC có hiệu quả sẽ góp phần điều chỉnh sự phát triển chênh lệch trong nước, tạo thế phát triển bền vũng.
  • 25. 19 Quản lý nhà nước đối với DVCC có hiệu quả sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tạo lập môi trường đầu tư an toàn, hiệu quả cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước hoạt động. Trong thời gian qua, các đơn vị này tham gia cung ứng nhiều loại hình dịch vụ công cộng, góp phần tạo lên sực cạnh tranh mạnh mẽ đối với khu vực công, từ đó đã tạo ra lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế, khơi dậy mọi nguồn lực trong phát triển. Tuy nhiên, chính sự đa dang và phong phú về chủ thể cung ứng và các hình thức DVCC được cung ứng, Nhà nước cần phải đảm bảo vai trò quản lý của mình một cáchtốt nhất, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động cung ứng DVCC được hiệu quả và theo đúng hướng. QLNN đối với DVCC tốt chính là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính mang tính phục vụ. CCHC ở Lào đang được tiến hành mạnh mẽ, hướng tới các lĩnh vực và trên diện rộng, trong đó các lĩnh vực cung ứng các hoạt động, các dịch vụ công cộng góp phần thiết yếu và thể hiện rõ sự chuyển biến của cải cách hành chính trong thời gian qua. Chính vì lẽ đó mà tăng cường QLNN đối với DVCC là một yêu cầu bức thiết của CCHC trong giai đoạn mới 1.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với DVCC mang nhiều nét tương đồng với mục tiêu của QLNN đối với toàn xã hội. Mục tiêu chung của QLNN đối với DVCC chính là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm cung ứng DVCC cho xã hội một cách hiệu quả nhất trong khả năng cho phép thông qua việc tạo ra các DVCC có chất lượng, đủ về lượng, cơ cấu, chủng loại theo đúng yêu cầu của xã hội và với giá cả hợp lý nhất; các DVCC được cung ứng một cách tốt nhất theo đúng các nguyên tắc và thể chế đã định; thu được sự cảm nhận hài lòng của người dân trong
  • 26. 20 việc sử dụng DVCC; góp phần tích cực nhất vào việc đạt được mục tiêu quản lý chung của Nhà nước. Các mục tiêu cơ bản trong quản lý DVCC của nhà nước phải hướng đến ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, tạo được lòng tin nhân dân đối với nhà nước nói riêng, với chế độ xã hội nói chung. Đây được xem là mục tiêu mang tính định tính, khá trừu tượng, thế nhưng đây lại chính là mục tiêu mang tính bền vững, tạo dựng lòng tin trong nhân dân và toàn xã hội. Thứ hai, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân (dân trí, sức khỏe, việc làm, tổ chức đời sống, …). Các DVCC mà nhà nước hướng tới đều là vì người dân, các biện pháp tổ chức triển khai, quản lý, cung ứng đều vì mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Thứ ba, góp phần thúc đẩy sức sản xuất phát triển, xây dựng đất nước giàu có, văn minh (tạo môi trường kinh doanh sản xuất lành mạnh,…). Khi các DVCC được triển khai mạnh và sâu rộng, các chủ thể cung ứng tăng lên, các loại hình DVCC phong phú, người dân có nhiều sự lựa chọn, sức cạnh tranh của loại hàng hóa này tăng cao,… đây chính là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển. Thứ tư, tạo mọi cơ hội cho công dân phát triển (học hành, việc làm, sản xuất kinh doanh, giao lưu quốc tế, phát triển tư duy sáng tạo,…). Bên cạnh việc thúc đẩy các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng phát triển thì công dân thụ hưởng cũng có nhiều điều kiện phát triển hơn, bởi chất lượng dịch vụ tốt, đa dang và phong phú thì cơ hội học hành, giao lưu, sử dụng dịch vụ sẽ tốt hơn. Thứ năm, thu hút mọi nguồn lực, mọi mối quan hệ tích cực từ bên ngoài, từng bước nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài cũng có điều kiện phát triển,
  • 27. 21 mang lại vẻ tươi mới và sự phát triển mạnh mẽ trong quá trình hội nhập của đất nước. 1.2.4. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội Xã hội có phát triển ở mức độ nào, dù ở chế độ xã hội nào thì Nhà nước cũng phải có trách nhiệm bảo đảm cung ứng DVCC cho người dân và toàn xã hội. Trên thế giới hiện nay, xu hướng phổ biến là nhà nước chỉ trực tiếp cung ứng những DVCC mà các tổ chức xã hội không thể làm, hoặc không muốn làm. Trong điều kiện ở nước CHDCND Lào hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh xã hội hóa việc cung ứng các DVCC như dịch vụ trường học, bệnh viện, văn hóa, xã hội;.... đồng thời, phân cấp mạnh cho các cấp chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và cung ứng các loại DVCC liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân. Về nguyên tắc, Nhà nước phải chịu trách nhiệm cao nhất và cuối cùng đối với việc cung ứng kịp thời, đầy đủ, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả các loại dịch vụ công cộng cho người dân và xã hội. Vì vậy, Nhà nước là người quản lý, định hướng, giám sát và kiểm tra đối với tất cả các chủ thể cung ứng dịch vụ công cộng hiện nay. Về cơ bản, các nguyên tắc trong cung ứng DVCC cũng giống như các nguyên tắc trong cung ứng DVC, vì DVCC chính là một bộ phận nằm trong DVC, các nguyên trong cung ứng DVCC là : Nguyên tắc công bằng: Đòi hỏi DVCC phải đảm bảo cung ứng cho xã hội các hàng hoá công cộng với ý nghĩa và đặc trưng vốn có của các hàng hoá công cộng. Đó chính là sự thụ hưởng của mọi đối tượng đều như nhau, các đơn vị cung ứng chất lượng phải theo những chuẩn mực nhất định và đảm bảo hướng đến mọi đối tượng đáp ứng mọi nhu cầu trong thụ hưởng và dựa trên cơ sở công bằng. Nguyên tắc công khai, minh bạch: Đây là yêu cầu chính đáng của người dân và xã hội, đòi hỏi Nhà nước và các tổ chức cung ứng DVCC cho
  • 28. 22 biết có việc tổ chức thực hiện cung cấp DVCC như thế thế nào? Quy trình cung ứng DVCC ra sao? Các khó khăn cung ứng? cách tiếp cận và sử dụng dịch vụ?,…. Tất cả đều phải được công khai, minh bạch, trên nguyên tắc tổ chức của Nhà nước để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và cân nhắc trong việc sử dụng. Nguyên tắc dân chủ: Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị cung ứng DVCC. Cả Nhà nước và các đơn vị ngoài nhà nước khi tiến hành cung ứng dịch vụ đều phải lấy dân làm đối tượng và là mục tiêu hướng đến, tất cả là để phục vụ nhân dân. Sự hài lòng của người dân là thước đo cho sự phát triển của dịch vụ. Ở đây người dân là chủ và người dân chính là khách hàng cần được cung ứng. Đó cũng là nguyên tắc đảm bảo cho sự phát triển thực sự, hướng nền hành chính nước nhà theo hướng phục vụ, chuyển sang nền hành chính phục vụ, đó là định hướng mà các nước phát triển luôn hướng tới. Nguyên tắc pháp chế: Đòi hỏi tổ chức và hoạt động cung ứng các DVCC cho xã hội phải dựa trên cơ sở hiến pháp và các quy định của pháp luật, các cam kết mà Nhà nước đã hứa thực hiện trước dân chúng và các cam kết mà Nhà nước tham gia ký kết với quốc tế trong việc cung ứng DVCC trên toàn quốc. Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Đòi hỏi DVCC cung ứng cho xã hội phải là nhwungx dịch vụ có chất lượng tốt, hiệu quả cao và là những dịch vụ tiết kiệm nhất. Điều đó đòi hỏi các đơn vị cung ứng luôn tìm tòi, sáng tạo và luôn thay đổi để có được những dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất. Hiệu quả tiết kiệm phải đạt được sự thống nhất của 3 yêu cầu: Kinh tế có nghĩa là cung cấp DVCC chất lượng tốt bằng chi phí hợp lý nhất; Hiệu quả, có nghĩa là làm được nhiều việc trong phạm vi cho phép, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội một cách công bằng và đúng đắn; Chất lượng, có nghĩa là thuận tiện cho
  • 29. 23 dân, công khai và làm cho người dân luôn luôn hài lòng về các sản phẩm và dịch vụ mình sử dụng. 1.2.5. Các công cụ quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng Công cụ quản lý của nhà nước đối với dịch vụ công cộng chính là các phương tiện hữu hình hoặc vô hình mà nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng trong hoạt động quản lý cung ứng dịch vụ công cộng cho xã hội. Thứ nhất, đó là chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển về DVCC để thực hiện các cam kết của Nhà nước với xã hội. Có thể nói chiến lược phát triển của Nhà nước đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của các loại hình DVCC. Khi DVCC được định hướng, được quy hoạch phát triển thì đây sẽ là những dịch vụ hữu hiệu, trực tiếp đáp ứng yêu cầu của Nhà nước để quản lý xã hội. Các kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn luôn là các giai đoạn phát triển cụ thể, mang tính đình lượng, định tính trong phát triển DVCC ở Lào. Thứ hai, đó chính là những cam kết của Nhà nước đối với toàn xã hội. Mỗi một Nhà nước khác nhau, chế độ khác nhau sẽ có những biện pháp, công cụ quản lý nhà nước khác nhau. Tuy nhiên, nhà nước nào cũng phải đảm bảo và cam kết với người dân và xã hội rằng Nhà nước sẽ đảm bảo trên thực tế cung ứng đầy đủ các loại hình dịch vụ cho xã hội, trong đó có các dịch vụ công cộng để ổn định và đảm bảo sự phát triển của Nhà nước, của xã hội. Thứ ba, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật để điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt động cung ứng và sử dụng DVCC trong xã hội. Đây chính là các ràng buộc mang tính bắt buộc chung mà nhà nước đặt ra, bảo vệ, thực hiện nhằm đảm bảo cho các hoạt động được diễn ra trên thực tế theo định hướng. Bên cạnh đó, Nhà nước còn sử dụng công cụ là các chính sách cụ thể để quản lý, thức đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của loại hình dịch vụ nào đó đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối với xã hội.
  • 30. 24 Thứ tư, là bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong toàn hệ thống để bảo đảm cung ứng các DVCC. Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước ở nước CHDCND Lào đang thực hiện chức năng quản lý hiệu quả và phát triển theo hướng tinh gọn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của Nhà nước, trong đó có chức năng quản lý nhà nước về DVCC. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước không ngừng được nâng cao về trình độ và chất lượng. Đây chính là công cụ quan trọng và mang tính quyết định trong mọi công việc của Nhà nước, có cả công tác QLNN về DVCC, bởi xét đến cùng thì con người vẫn là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Thứ năm, là phương thức thu hútcác nguồn lực của nhân dân trong xã hội và của các quốc gia khác trong khả năng có thể. Đây được xem là công cụ mang tính sáng tạo và là bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước về DVCC, để có được những nguồn lực tốt nhất thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ. Thứ sáu, đó là tài sản của Nhà nước nắm trong tay (bao gồm: ngân sách nhà nước, tài nguyên quốc gia, công khố, kết cấu hạ tầng xã hội, các tổ chức trực tiếp cung ứng DVCC của nhà nước v.v..). Đây được xem là đòn bẩy, nền tảng để tạo điều kiện cho DVCC phát triển. Thứ bảy, nhà nước phải sử dụng tới hệ thống thông tin trong quản lý DVCC một cách thông suốt, minh bạch, hai chiêu, thuận tiện cho việc quản lý nhạy bén của nhà nước, loại bỏ được các ách tắc không đáng có và tiếp thu kịp thời nhũng ý kiến phản hồi của nhân dân, của các đối tượng quản lý và cả của những người, những tổ chức sử dụng dịch vụ. Như vậy, việc sử các công cụ quản lý nhà nước như trên theo hướng nào và cách nào nó còn phụ thuộc vào nhà quản lý, đặc biệt là nhà lý cấp cao. Tuy nhiên, trên góc độ quản lý nhà nước, chúng ta có thể sử dụng công cụ nào, mức độ ra sao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song phổ biến hiện nay ở
  • 31. 25 các nhà nước, các chính quyền đều sử dụng đồng bộ các công cụ nói trên thành tổng thể các công cụ để điều chỉnh các loại hình DVCC. 1.2.6. Nội dung quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng DVCC là dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm về chất lượng cung ứng. Việc làm rõ những nội dung cụ thể của trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với DVCC là rất cần thiết, giúp cho việc cung cấp DVCC có hiệu quả, đặc biệt là khi Nhà nước đang trong quá trình chuyển đổi về chức năng, nhiệm vụ và huy động sự tham gia của nhiều chủ thể trong xã hội đối với các công việc của Nhà nước nói chung và việc cung ứng DVCC nói riêng. - Hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành,lĩnh vực cụ thể nhưgiáo dục, y tế, văn hóa..., làm cơ sở để định hướng hoạt động của các chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng các DVCC trong từng lĩnh vực đó. Công tác hoạt định chiến lược đòi hỏi các cấp các ngành cần có những chủ trương, đề xuất hợp lý để có được định hướng phát triển tốt nhất. Ngoài ra, nguồn nhân lực chính thực hiện công tác này phải là đội ngũ cán bộ có trình độ cao, am hiểu về lĩnh vực chuyên sâu. Có như vậy mới có thể hoạch định được những kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững. Qua đó góp phần thiết thực trong quản lý nhà nước đối với DVCC. - Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách trong việc cung ứng các loại DVCC: Hiện nay, có nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia cung ứng DVCC: Nhà nước, thị trường, các tổ chức xã hội và cá nhân. Việc cung ứng DVCC của các chủ thể này nhằm những mục đích khác nhau. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải xây dựng một hệ thống thể chế, chính sách đối với việc cung ứng DVCC, làm căn cứ để quản lý thống nhất; đồng thời, là cơ sở để các tổ chức xã hội và công dân có thể lựa chọn và tham gia vào việc cung ửng các DVCC có hiệu quả.
  • 32. 26 Với quyền lực của mình, Nhà nước đề ra các thể chế quy định cụ thể những vấn đề mà mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo (nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi...) khi tham gia cung ứng và sử dụng các DVCC - trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả về kinh tế và tính công bằng về xã hội - Thống nhất chỉ đạo cung cấp DVCC trong toàn xã hội, theo từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương. Mọi đối tượng xã hội đều có quyền thụ hưởng DVCC một cách bình đẳng, không phân biệt điều kiện, hoàn cảnh, thành phần chính trị - xã hội. Tuy nhiên, do hoàn cảnh phát triển của đất nước không đồng đều, các khu vực có sự phát triển khác nhau, đời sống kinh tế, văn hóa khác nhau, nên mức độ nhu cầu đối với các dịch vụ không giống nhau. Do đó, để có sự bình đẳng trên thực tế, Nhà nước cần có sự chỉ đạo tập trung thống nhất để việc cung cấp DVCC thực sự đến với người hưởng thụ một cách có hiệu quả. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chính phủ, các ngành và các địa phương lại phải có những điều chỉnh trong việc cung ứng các DVCC về cả số lượng, loại hình và giá cả cho phù hợp với đặc thù của ngành hoặc của địa phương mình. - Nhà nước điều tiết cung cấp các dịch vụ công cộng Nhà nước dùng quyền lực điều tiết việc cung ứng DVCC nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Việc thụ hưởng các dịch vụ công cộng của Nhà nước luôn diễn ra theo hai chiều, giữa một bên cung ứng và một bên thụ hưởng. Đo đó, Nhà nước cần điều tiết làm sao cho quá trình đó được diễn ra hài hòa, hợp lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, cũng như nghĩa vụ của công dân và tổ chức đối với Nhà nước. Theo đó thì việc không ngừng cải tiến chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng; cung cấp thông tin, dự báo và kinh nghiệm trong nước và thế giới có liên quan đến cung ứng dịch vụ công cộng là đòi hỏi không thể thiếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ của Nhà nước.
  • 33. 27 Để các hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng của nhà nước có hiệu quả, nhà nước phải không ngừng có những điều chỉnh, cải cách hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng ở tầm vĩ mô; xác định rõ các loại dịch vụ công cộng nào thực sự là dịch vụ nhà nước phải cung cấp cho xã hội, mức độ can thiệp của nhà nước trực tiếp hay gián tiếp qua việc cấp tài chính hay chỉ đề ra các tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả và mở rộng sự tham gia của các chủ thể khác trong xã hội trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin, lập kế hoạch phát triển từng lĩnh vực trong cung ứng dịch vụ công cộng. Dịch vụ công cộng là dịch vụ do Nhà nước chủ đạo và chịu trách nhiệm cung ứng, do vậy cần làm rõ trách nhiệm cụ thể của nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công cộng, nhất là trong giai đoạn Nhà nước đang chuyển đổi theo hướng phục vụ, cần huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung ứng dịch vụ công cộng hiện nay. - Tổ chức thực hiện xã hội hoá các dịch vụ công cộng Chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công cộng hiện nay đang là một chủ trương đúng đắn của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước. Sự phát triển không ngừng của các loại hình dịch vụ trong xã hội đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác quản lý của Nhà nước. Hòa chung với xu hướng của thế giới, ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua đã có nhiều thay đổi trong vấn đề xã hội hóa các dịch vụ công cộng, nhà nước khuyến khích và động viên, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức ngoài Nhà nước có năng lực và đáp ứng yêu cầu trong việc cung ứng các dịch vụ công cộng cho xã hội, Nhà nước chỉ quản lý về chất lượng và đặt ra các tiêu chuẩn đạt chuẩn để quản lý các đối tượng này Chính vì vậy, trong những năm qua các ngành, lĩnh vực như y tế, giáo dục, giao thông vân tải, vệ sinh môi trường nông thôn, đô thị,… đã có những thay đổi
  • 34. 28 đáng kể. Đó chính là sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân, các trường học tư thục, các bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, các tổ chức giáo dục quốc tế, các công ty tư nhân đảm trách vệ sinh môi trường ngày càng nhiều,… từ đó mà chất lượng cung ứng dịch vụ công cộng ngày càng tốt. - Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đểviệc cung ứng DVCC đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc khu vực tư và các tổ chức xã hội tham gia cung ứng DVCC là một xu thế khách quan, làm cho các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn, giá cả rẻ hơn và chất lượng được nâng cao. Tuy nhiên, điều này lại đòi hỏi Nhà nước phải kiểm soát chặt chẽ hơn rất nhiều so với trước kia, khi Nhà nước là chủ thể duy nhất cung ứng DVCC cho xã hội, bởi mục tiêu mà các chủ thể ngoài Nhà nước hướng tới không chỉ là phục vụ, mà còn là lợi nhuận. 1.2.7. Bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng Đề cập tới bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) đối với DVCC cũng chính là bộ máy QLNN đối với dịch vụ công (DVC), bởi lẽ DVCC chính là một phần, một bộ phận nằm trong DVC. Theo đó thì các cơ quan QLNN đối với DVC cũng chính là các cơ quan QLNN đối với DVCC. Ở nhiều quốc gia, trong đó có CHDCND Lào hiện nay, chức năng này được giao cho các cơ quan hành pháp, hay đúng hơn là các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Theo phân cấp quản lý đối với hoạt động cung ứng DVCC trên phạm vi toàn lãnh thổ. Công tác QLNN đối với các DVCC được phân cấp quản lý giữa trung ương và chính quyền địa phương. Các cơ quan Trung ương chính là Chính phủ và các Bộ, ngành thực hiện quản lý các DVCC được phân cấp. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này tác giả chỉ đề cập đến phân cấp quản lý nhà nước đối với các DVCC ở cấp tỉnh, đó là các cơ quan trong bộ máy QLNN cấp tỉnh gồm UBND và các Sở, trong bộ máy QLNN cấp huyện gồm UBND và các phòng.
  • 35. 29 Theo cách hiểu được nhiều người thừa nhận thì: Phân cấp là một phương pháp quản lý trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức trong hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được phân chia, phân công một cách cụ thể thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo nguyên tắc trao cho cơ quan cấp dưới nhiều quyền ra quyết định các vấn đề có liên quan và tăng cường sự giám sát hoạt động của các cơ quan đó thông qua hệ thống trách nhiệm báo cáo. Đồng thời, phân cấp là quá trình cải cách hành chỉnh nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ trung ương đến tận cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước và cơ chế chuyển giao nhiệm vụ cho các tổ chức bên ngoài nhà nước. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở một số tỉnh, thành phố và bài học cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước CHXHCN Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong những thành phố phát triển bậc nhất ở Việt Nam, nơi đây trước kia được mệnh danh là “Hòn ngọc viễn đông” và hiện nay thành phố cũng là đơn vị đi đầu trong công tác QLNN về DVCC ở Việt Nam. Trong công tác QLNN về cung ứng DVC nói chung và DVCC nói riêng thì thành phố là đơn vị đi đầu với những cải cách mang tính đột phá cao. Là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam xây dựng cổng thông tin “một cửa điện tử” từ 15/12/2008 tại địa chỉ www.hochiminhcity.gov.vn. Thông qua hệ thống này, người dân và doanh nghiệp biết được tình trạng giải quyết hồ sơ của toàn
  • 36. 30 thành phố, của từng quận/huyện, từng sở, ngành. “Một cửa điện tử” cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến từ hệ thống CNTT tại các đơn vị. Người dân có thể dùng phương tiện liên lạc thông dụng nhất hiện nay là điện thoại để được trả lời tự động về tình trạng hồ sơ bằng thoại, tin nhắn qua “một cửa điện tử”. “Một cửa điện tử” là công cụ hữu hiệu để người dân và lãnh đạo giám sát các DVCC. Các loại hình dịch vụ như văn hóa, giáo dục, y tế, hệ thống giao thông vận tải,... đều được đăng tải và công khai về quy trình và lịch trình, các mẫu hồ sơ, đấu thầu trong giải quyết các công việc đều được minh bạch và công khai. Điều này giúp choi người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ, nó cũng góp phần xã hội hóa các dịch vụ công cộng nhanh và sâu rộng hơn. Đến nay đã có 24 quận/huyện và 7 sở, ngành tham gia hệ thống “một cửa điện tử”. Ngoài việc truy cập website và sử dụng điện thoại qua hệ thống một cửa điện tử, người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận/huyện, sở, ngành qua hệ thống mã vạch với màn hình cảm ứng. Như vậy, người dân được cung cấp thông tin ở mọi nơi, mọi lúc 24/7 và không phụ thuộc vào tinh thần làm việc hay thái độ của cán bộ, công chức nhà nước. Không những thế thành phố Hồ Chí Minh còn là đơn vị đi đầu trong cấp phép trực tuyến. Cấp giấy phép qua mạng đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư và giấy phép thành lập văn phòng đại diện. Hàng năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và có trên 50% doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Hình thức phục vụ này đã làm giảm thời gian chờ đợi, đi lại của người dân, giảm được áp lực lên cơ quan cấp phép, đồng thời cũng được giảm áp lực lên giao thông. Hiện nay, các quận, huyện cấp 52 loại giấy phép thì đã có 50 loại thuộc 6 lĩnh vực được ứng dụng CNTT. Từ lúc nhận hồ sơ, chuyển qua xử lý và cấp giấy phép đều được thực hiện trên mạng máy tính.
  • 37. 31 Tất cả những sự thay đổi đó hướng đến một nền hành chính phát triển, mang dáng vóc của một nền hành chính phục vụ nhân dân, lấy công dân và tổ chức làm trọng tâm, lấy chất lượng cung ứng dịch vụ làm thước đo cho hiệu quả công việc của các cơ quan công quyền. 1.3.2. Kinhnghiệm quảnlýnhà nước đối với dịch vụ công cộng ở thủ đô Viên Chăn, nước CHDCND Lào Hiện nay, thủ đô Viên Chăn với các ngành thế mạnh là du lịch, thương mại, công nghiệp. Những ngành nghề đặc biệt phát triển là công nghệ thực phẩm, dệt lụa, đóng đồ gỗ, làm thủ công mỹ nghệ,... Nhờ có đường lối đổi mới nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý mà đã tạo ra luồng sinh khí mới cho kinh tế phát triển, trong đó có các loại hình dịch vụ công với các hàng hóa dịch vụ công cộng phát triển. Cũng từ đó thủ đô Viên Chăn có một hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển ( đường xá, cầu cống, sân bay, nhà ga,...) và hệ thống thông tin liên lạc, các dịch vụ viễn thông không ngừng lớn mạnh và phát triển. Vì vậy, đây sẽ là động lực rất quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có các dịch vụ hàng hóa công cộng thúc đẩy phát triển kinh tế ở thủ đô Viên Chăn. Trong QLNN đối với dịch vụ công nói chung, đối với các dịch vụ công cộng nói riêng, thủ đô Viên Chăn giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thực hiện, các đơn vị cung ứng dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật, của cơ quan quản lý cấp trên và tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực của từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Đối với QLNN về văn hóa, giáo dục thì việc thành lập hay đóng cửa một trường học do cơ quan quản lý và trách nhiệm thuộc về người đứng đầu quyết định. Trách nhiệm cung cấp giáo dục bậc tiểu học và trung học thuộc về Chính phủ trung ương. Ngoại trừ chuyển giao việc xây dựng và bảo dưỡng trường học cho các cơ quan ở thủ đô Viên Chăn.
  • 38. 32 Đối với QLNN về y tế chính quyền ở thủ đô Viên Chăn chịu trách nhiệm về những chức năng y tế đơn giản và thiết thực đối với địa phương (ví dụ: dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản và ban đầu được giao cho cấp Phường, Bản); còn cấp cao hơn chịu trách nhiệm đối với những chức năng hoặc những vấn đề y tế có quy mô lớn hoặc có liên quan đến nhiều cấp thẩm quyền (ví dụ: các bệnh viện cấp ba và bệnh viện chuyên khoa chủ yếu thuộc trách nhiệm của Sở Y tế, Bộ Y tế, chính quyền trung ương). Đối với những nhu cầu thiết thân của người dân như chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, Chính phủ trung ương tiếp tục trực tiếp cung ứng với sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp. Đối với chức năng QLNN về lĩnh vực thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… giao cho các Sở ban ngành chuyên môn phụ trách theo đúng chức năng và nhiệm vụ quyền hạn được giao, trên cơ sở báo cáo chính quyền thủ đô Viên Chăn mà trực tiếp là UBND thành phố để có sự chỉ đạo trực tiếp và sâu sát nhất. 1.3.3. Bài học kinhnghiệm cho tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc học tập kinh nghiệm từ các thành phố lớn, có nhiều thành tựu trong công tác QLNN đối với DVCC là điều cần thiết, không chỉ ở trong nước mà còn ở các thành phố ở nước ngoài có nhiều điểm tương đồng như Việt Nam. Thủ đô Viên chăn của nước Lào và thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam là hai thành phố có bước phát triển mạnh mẽ về các loại hình DVCC, điều đó cho thấy công tác QLNN đối với DVCC ở hai thành phố này thực hiện tốt và rất đáng học tập, noi theo. Những bài học đúc kết từ quá trình cải cách, đổi mới trong quản lý và cung ứng dịch vụ công cộng sẽ mở ra hướng đi tiếp theo cho công tác quản lý Nhà nước đối
  • 39. 33 với DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn học tập công tác QLNN về DVCC ở tỉnh Xiêng Khoảng: Một là, xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức nhà nước đủ năng lực, trình độ, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn mới, có tinh thần thái độ, có trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đây là nhân tố quan trọng nhất, hàng đầu hiện nay, bởi vì xét cho cùng thì đây chính là lực lượng nhất quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động cung ứng DVCC. Đồng thời, đội ngũ này cũng chính là những người quản lý các DVCC theo định hướng. Hai là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ lên quan đến QLNN về DVCC ( ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách chế độ thể lệ...) đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ công... Ba là, cần phân định rõ những dịch vụ công cộng do các cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp cung ứng và DVCC do các đơn vị, tổ chức tư nhân, từ đó cơ cấu lại chi tiêu ngân sách theo hướng tập trung đầu tư thích đáng cho việc cung ứng các DVCC cơ bản, thiết yếu nhất... còn dịch vụ nào có thể chuyển giao thì sẽ chuyển giao cho đơn vị tư nhân thực hiện để giảm tải cho ngân sách nhà nước. Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quytrình và phát triển cơ sở hạ tầng, CNTT đồng bộ trong việc cung ứng các DVCC; hiện đại hoá công sở nhằm nâng hiệu quả làm việc của CBCC và chất lượng cung ứng DVCC. Hiện nay, mạng internet phát triển, cùng với việc khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng như hiện nay là xu thế hội nhập quốc tế thì việc tăng cường đầu
  • 40. 34 tư xây dựng, phát triển cơ sở kỹ thuật hạ tầng phục vụ nền hành chính cần được coi như một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng DVCC. Năm là, cải cách chất lượng cung ứng DVCC làm thay đổi nhận thức về vai trò và chức năng của nhà nước từ quản lý sang hỗ trợ và phục vụ. Mục tiêu của cải cách là lấy yêu cầu của người dân, cộng đồng và doanh nghiệp làm cơ sở cho những quyết sách của nhà nước với phương châm phục vụ là tiêu chí hàng đầu trong cải cách nền HCNN theo hướng phát triển. Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công cộng. Xã hội hóa dịch vụ công cộng đem lại những lợi ích không hề nhỏ. Việc thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với các DVCC - lĩnh vực mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ chức ngoài nhà nước. Có thể kể đến các DVCC như: dịch vụ sự nghiệp công, cung ứng dịch vụ về văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao,… đã từng bước được thừa nhận hiệu quả. Điều đó đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa mạnh mẽ dịch vụ công trên phạm vi rộng khắp. Bảy là, tăng cường giám sát thường xuyên và nghiêm khắc quy trình xử lý công việc và tinh thần, thái độ của CBCC trong quá trình thực thi công vụ, nêu cao trách nhiệm giải trình và sử dụng các chế tài pháp luật để xử lý vi phạm nhằm tạo ra một nền công vụ minh bạch. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Như vậy, trong chương 1 tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công cộng; bản chất và đặc trưng cũng như nét đặc thù trong công tác QLNN đối với loại hình dịch vụ này; lý do vì sao phải tăng cường QLNN đối với DVCC và sự bức thiết phải quản lý loại hình đặc thù này. Trên cơ sở đó thấy rõ vài trò của nó đối với sự phát triển chung của ngành, lĩnh vực cũng như của địa phương, của mỗi quốc
  • 41. 35 gia nếu như muốn có được sự phát triển bền vững. Qua đó, có được cái nhìn khái quát nhất về vấn đề QLNN đối với DVCC ở các nước láng giềng cũng như ở thủ đô Viên Chăn. Rút ra được những bài học cơ bản và sát thực tế nhất đối với công tác QLNN đối với DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để tác giả đi vào phân tích thực trạng công tác QLNN về DVCC trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng ở chương 2.
  • 42. 36 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XIÊNG KHOẢNG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1. Khái quát chung về tỉnh Xiêng Khoảng Xiêng Khoảng (phiên âm tiếng Anh là Xieng Khuang) là một trong 18 tỉnh của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời đây là một trong 8 tỉnh miền Bắc của Lào. Cách thủ đô Viên Chăn 300km. Tỉnh Xiêng Khoảng có diện tích 16,850 km2, độ cao bình quân là 1200m. Về vị trí địa lý, tỉnh Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông có chiều dài khoảng 160km, giáp với tỉnh Viên Chăn của Lào về phía Tây Nam. Phía Nam giáp với tỉnh Bo Ly Khăm Xay và tỉnh Xay Xôm Bun với chiều dài 220km. Phía bắc với tỉnh Hủa Phăn có chiều dài 160km. Tỉnh Xiêng Khoảng có những đỉnh núi cao nhất nước Lào, như Phu bia (2.820 m), Phu xao (2.690 m), Phu xamxum (2.620 m), Phu sane (2.218 m), Phu leb (1.761 m). Các sông Nậm Ngừm của Lào, sông Lam của Việt Nam bắt nguồn từ miền Bắc Xiêng Khoảng. Phần lớn là núi cao chiếm 90%, cao bằng chiếm 8%, đồng bằng chiếm 2% diện tích. Xiêng Khoảng có di tích cánh đồng Chum nổi tiếng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đây là tỉnh bị ném bom nặng nề nhất. Hiện nay, Cánh đồng Chum Xiêng Khoảng đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch của địa phương, hàng năm có hàng ngàn lượt khách ghé thăm, trong tương lại, đây sẽ là thế mạnh phát triển của tỉnh nếu như được đầu tư, khai thác hiệu quả, dự báo sẽ mang lại nguồn thu cho ngân sách địa phương, góp phần giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ công cộng.
  • 43. 37 Thời tiết Xiêng Khoảng có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Với đặc điểm thời tiết này, đây sẽ là những tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh, nền kinh tế của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Nếu biết tận dụng đặc tính này của thời tiết, kết hợp với cơ cấu câu trồng hợp lý đây sẽ là thế mạnh đáng kể trong việc trồng và phát triển các loại cây, con theo hướng đặc sản phát triển nông sản hàng hóa chất lượng cao. Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 tỉnh lỵ trong đó có: Phonsavan (còn có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het, Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay. Trong đó có 55 cụm Bản, 481 bản làng. Tính đến 31/12/2015, Xiêng Khoảng có 481 bản, 41.443 hộ gia đình, với 250.144 người, trong đó dân số nam khoảng 131.439 người, chiếm 52,54 %, dân số nữ khoảng 118.705 người, chiếm 47,46 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh nhìn chung tương đối ổn định. Toàn tỉnh có 3 dân tộc chính là Lào Lùm, Lào Sung và Lào Thâng, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với khoảng 70% dân số toàn tỉnh, Lào Thâng chiếm 25% dân số toàn tỉnh và Lào Thâng chiếm thiểu số với khoảng 5% dân số toàn tỉnh. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi. Về lao động, tổng lao động của tỉnh Xiêng Khoảng là 78.621 người, chiếm khoảng 31,43% dân cư của tỉnh, trong đó lao động nam là 66.953 người, chiếm 85,16%; lao động nữ là 11.668 người, chiếm 14,84%. Những năm gần đây, tỉnh tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thu hút
  • 44. 38 các dự án vào đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tăng cường công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đưa giống cây trồng, vật nuôi mới năng suất chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp. Tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích đất, tăng tỷ trọng chăn nuôi và kinh tế trang trại để phát triển một cách bền vững. Kinh tế chủ yếu của Xiêng Khoảng là trồng lúa và nuôi bò. Thu nhập cả tỉnh đạt 2,201,16 tỷ kíp/1năm, bình quân GDP đạt 1.328 đô la Mỹ/1 người/1 năm. Sản xuất thóc đạt 517,029,46 tấn/năm; sản xuất ngô đạt 454,097,93 tấn/năm; chăn nuôi trâu bò đạt 188,024 con, tăng lên 13%/năm. Tuy nhiên, nhìn chung Xiêng Khoảng vẫn là tỉnh nghèo, hộ gia đình nghèo chiếm 2,2%. Nộp ngân sách nhà nước hàng năm đạt 433,28 tỷ kip/năm, trong khi tiêu ngân sách nhà nước là 1,841,54 tỷ kip/năm, nhà nước bù khoảng 1,219,40 tỷ kip/năm. Tỉnh cũng quan tâm đến công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao trình độ phục vụ của cac bác sĩ, y tá, phát triển mạng lưới y tế tới nông thôn. Hiện nay cả tỉnh có 12 bệnh viện, có 45 trạm y tế; hoạt động tiêm thuốc phòng bệnh cho trẻ em đạt 35,2%; thực hiện kế hoạch hóa gia đình được 24,5%. Tuy nhiên, nhiều bản vẫn chưa có trạm xá, ở xa bệnh viện, đi lại khó khăn, thiếu thuốc men nghiêm trọng. Hoạt động văn hóa còn hạn chế, chương trình phát thanh và truyền hình còn nhỏ lẻ, nghèo nàn, chưa thu hút được người dân. Điều này gây khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong nhân dân. Như vậy, ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay đã có gần như đầy đủ các loại hình dịch vụ công cộng. Chính quyền tỉnh luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ cho các dịch vụ công cộng phát triển. Về nguyên tắc tổ chức quản lý nhà nước thì chính quyền phải đảm bảo rằng sẽ cung ứng toàn bộ các
  • 45. 39 loại hình dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu của người dân và tổ chức. Theo đó, hiện nay ở tỉnh Xiêng Khoảng có các loại hình dịch vụ công cộng như: Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục, bảo hiểm xã hội, xây dựng đô thị, cung ứng nước sạch, vệ sinh môi trường đô thị, nông thôn, các laoij hình dịch vụ về kinh tế,…. 2.2. Quản lý dịch vụ công cộng của chính quyền tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào UBND tỉnh là cấp quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn lãnh thổ nhất định. Việc tiến hành quản lý chung, toàn bộ các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi, quy mô địa phương, được cụ thể bởi địa giới quản lý hành chính nhất định. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, chính quyền địa phương được chia làm 3 cấp để quản lý xã hội là: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, huyện và cấp Bản. Theo đó, thì UBND tỉnh là cấp quản lý cao nhất, là cấp quản lý trực tiếp đối với các quan hệ xã hội, các dịch vụ công cộng ở địa phương cũng được cung ứng đầy đủ nhất. Hiện nay, ở Ủy ban Nhân dân tỉnh Xiêng Khoảng, phương thức tổ chức quản lý nhà nước đối với gần như toàn bộ các dịch vụ công cộng trên địa bàn. 2.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước của Xiêng Khoảng Về cơ bản tổ chức chính quyền, bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh ở nước CHDCND Lào cũng giống như ở Việt Nam, chỉ có một vài điểm khác biệt là người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là tỉnh trưởng. Theo pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương ở nước CHDCND Lào, Bí thư tỉnh ủy kiêm Chủ tịch UBND tỉnh, gọi là tỉnh trưởng. Đây là sự nhất thể hóa thể hiện sự tập trung về quyền lực và sự thống nhất tuyệt đối giữa Đảng và Chính quyền. Về tổ chức bộ máy giúp việc ở Lào chia ra làm các Khối cơ
  • 46. 40 bản, riêng khối Sở ở Lào khác với Việt Nam là chỉ có 18 sở, là các đơn vị giúp việc cho UBND tỉnh. Dưới cấp tỉnh là cấp huyện, có các Phòng ban chức năng và cấp thấp nhất là cấp Bản, là đơn vị hành chính nhỏ nhất ở chính quyền địa phương của Lào. Về tổ chức bộ máy giúp việc ở tỉnh: Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn phòng ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, chia thành các khối cơ bản sau: Khối tổng hợp: Văn phòng ủy ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ. Khối nội chính: Sở Tư pháp, Ban Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan sau đây chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban nhân dân: Công An tỉnh, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Khối lưu thông phân phối: Sở Thương mại, Sở Tài chính (trong đó có Cục thuế, Kho bạc Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban nhân dân. Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông Lâm nghiệp, Sở Tài nguyên và môi trường. Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông vận tải (hoặc Giao thông Công chính), Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Khoa học và công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng), Sở khai thác Mỏ Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Lao động, Xã hội và Phúc lợi, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Như vậy, qua sự mô tả trên chúng ta có thể hình dung được về tổ chức bộ máy QLNN ở tỉnh Xiêng Khoảng cũng khá giống với bộ máy tổ chức
  • 47. 41 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh gồm 18 Sở, ngành giúp UBND tỉnh QLNN về ngành, lĩnh vực Các cơ quan ngang Sở (Cục thuế, Cục thống kê,..) UBND TỈNH CHỦ TỊCH UBND TỈNH Các cơ quan thuộc UBND tỉnh (các Ban Quản lý,… UBND các huyện, thị xã, thành phố (07 huyện và 1 tỉnh lỵ) chính quyền địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý nhà nước đối với các DVCC hiện nay, chính quyền địa phương ở tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng, chính quyền địa phương các tỉnh ở nước CHDCND Lào nói chung có thể hình dung qua sơ đồ sau: 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về DVCC chung ở tỉnh Xiêng Khoảng (Nguồn:Tổ chức chính quyền địa phương ởnước CHDCND Lào) Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy QLNN về DVCC đối với một số dịch vụ tuyến tỉnh GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM GIÁM ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC ĐỐC SỞ SỞ Y SỞ TÀI SỞ SỞ........ GIÁO TẾ CHÍNH NỘI .. DỤC VỤ