SlideShare a Scribd company logo
1 of 20
Download to read offline
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Báo cáo di truyền học
Di truyền học Virus
Nhóm
2/28/2016
Sinh viên thực hiện
Nguyên Yễn Nhi 61503184
Trương Anh Trung 61503161
Trần Kim Ngân 61503047
Page 1
I. VIRUS
1. Khái niệm – Nguồn gốc
Virus (phiên âm là vi-rút), còn gọi là siêu vi, siêu
vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền
nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào
sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm
nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật,
thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ.
Virus rất đa dạng về kích thước và hình dạng, mà gọi chung là những hình thái của
virus. Nhìn chung, virus có kích cỡ nhỏ hơn vi khuẩn. Hầu hết các virus được nghiên
cứu có đường kính trong khoảng từ 20 đến 300 nanomet. Một số filovirus có tổng
chiều dài lên tới 1400 nm; dù đường kính của chúng chỉ vào khoảng 80 nm.
Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng
nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học. Khoa học nghiên cứu virus được biết với
tên virus học (virology)
2. Đặc điểm lưu ý
- Không có cấu tạo tế bào
- Ký sinh nội bào bắt buộc
- Chỉ mang một loại acid nucleic (DNA hoặc RNA)
- Không có hệ thống sinh tổng hợp protein, không có khả năng trao đổi
chất do không có hệ thống biến dưỡng riêng
- Không tạo màng lipid riêng. Một số virus biến đổi màng của tế bào chủ
tạo thành màng bao của chính nó.
- Không chịu tác động bởi các thuốc kháng sinh ở mức độ tế bào
- Phương thức vận chuyển duy nhất là khuyếch tán
- Không tăng trưởng về khối lượng và kích thước
- Virus được hình thành trọn vẹn được gọi là virion, bộ gen của nó được
gói trong vỏ protein và bên ngoài có thể có màng bao (envelop).
Page 2
3. Cấu tạo
Nhìn chung các loại virus bao gồm
các phần cấu tạo sau:
- Lớp vỏ protein
- Bên trong là nucleic acid (DNA
hoặc RNA).
- Một số loại virus có màng bao
(envelop)
Nguồn ảnh: www.topinearth.com
a) Lớp vỏ protein
Một phần tử (hạt) virus hoàn chỉnh - được gọi virion - bao gồm axít nucleic được bao
bọc bởi một lớp vỏ protein bảo vệ gọi là capsid. Các virion là các hạt virus hoàn chỉnh
và có khả năng nhiễm vào tế bào chủ.
Năm 1962, Caspar và cộng sự đưa các khái niệm về lớp vỏ protein virus và nhìn
chung được chấp nhận:
CAPSID là lớp vỏ protein của virus bao bọc nucleic acid và được cấu thành từ các
đơn vị cấu trúc (structure units).Các đơn vị cấu trúc là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của lớp
vỏ với chức năng kiến tạo tương đồng. Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu
tố ngoại cảnh
CAPSOMER là các đơn vị hình thái quan sát được trên bề mặt của các hạt virus tương
ứng với tập hợp các đơn vị cấu trúc.
Các CAPSID và nucleic acid được "gói" bên trong gọi là các
NUCLEOCAPSID.NUCLEOCAPSID có thể được "khoác" một lớp vỏ bọc (envelop)
mang các vật liệu có nguồn gốc từ tế bào chủ cũng như từ bản thân virus.
Các tiểu đơn vị protein do virus mã hóa sẽ tự lắp ráp để tạo nên vỏ capsid, nhìn chung
sẽ đòi hỏi sự có mặt của bộ gen virus. Những virus phức tạp còn mã hóa những
protein trợ giúp cho quá trình xây dựng capsid của chúng. Những protein mà kết hợp
với axít nucleic được biết với tên nucleoprotein, và sự kết hợp của những protein ở
capsid với axít nucleic của virus được gọi là một nucleocapsid. Vỏ capsid và toàn bộ
cấu trúc virus có thể được thăm dò vật lý (cơ học) thông qua kính hiển vi lực nguyên
tử.
Page 3
Nhìn chung, có bốn hình thái virus chính:
Xoắn ốc
Những virus này được tạo thành từ một loại capsomer
duy nhất xếp chồng lên quanh một trục trung tâm để tạo
nên cấu trúc xoắn ốc, có thể có một khoang trung tâm
hoặc là một ống rỗng. Sự sắp xếp này dẫn đến việc tạo
ra những virion dạng hình que hay sợi, chúng có thể
ngắn và rất cứng, hoặc dài và rất linh hoạt.
Vật liệu di truyền nhìn chung là ARN sợi đơn (ssRNA),
nhưng đôi khi là ADN sợi đơn (ssDNA), và được gắn
chặt với chuỗi xoắn protein bằng những tương tác giữa
axít nucleic mang điện tích âm và phần điện tích dương
trên protein.
Ảnh: Tobacco mosaic virus concerncrisis.blogspot.com
Nói chung, độ dài của vỏ capsid xoắn ốc có liên quan tới độ dài của axít
nucleic bên trong nó và đường kính thì phụ thuộc vào kích thước và cách sắp
xếp các capsomer.
Loại virus khảm thuốc lá - mà đã được nghiên cứu kĩ lưỡng - là một ví dụ của
virus dạng xoắn ốc.69
Khối hai mươi mặt đều
Hình ảnh kính hiển vi điện tử của adenovirus hình khối hai mươi mặt
đều-
By GrahamColm at en.wikipedia, CC BY-SA 3.0,
https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=5839864
Hầu hết virus động vật đều có dạng khối hai mươi mặt đều hoặc gần hình cầu với hai
mươi mặt đều đối xứng. Một khối hai mươi mặt đều bình thường là cách tối ưu để tạo
nên một vỏ khép kín từ những tiểu đơn vị giống y như nhau.
Số lượng các capsomer tối thiểu cần đến là 12, trong đó mỗi capsomer tạo thành từ
năm tiểu đơn vị y hệt nhau. Nhiều virus, ví dụ rotavirus, có nhiều hơn 12 capsomer và
xuất hiện dưới dạng hình cầu nhưng vẫn giữ tính đối xứng. Capsomer tại mỗi đỉnh
được bao quanh bởi 5 capsomer khác gọi là penton. Capsomer trên những mặt hình
tam giác thì được bao quanh bởi 6 và gọi là hexon.
Hexon về bản chất thường phẳng và
penton, cấu trúc tạo nên 12 đỉnh, lại thường cong.
Cùng một protein cũng có thể là tiểu đơn vị của cả penton và hexon, hoặc chúng có
thể được cấu tạo bởi những protein khác nhau.
Kéo dài
Page 4
Có cấu trúc một khối hai mươi mặt đều được kéo dài gấp năm lần theo chiều
dài của trục; đây cũng cách sắp xếp phổ biến ở đầu của mỗi bacteriophage. Nó
tạo thành một hình trụ với nắp đậy ở hai đầu
Hình ảnh M13 bacteriophage www.wwnorton.com
Phức tạp
Những virus này có một capsid mà không hoàn toàn xoắn hay hoàn toàn khối hai
mươi mặt đều, và có thể mang những cấu trúc thêm vào như đuôi protein hoặc một
vách ngăn ngoài phức hợp. Một số bacteriophages, như Enterobacteria phage T4,
có cấu trúc phức tạp bao gồm một đầu hình khối hai mươi mặt đều gắn với một
đuôi xoắn; đuôi này có thể có một đĩa nền lục giác đều với các sợi đuôi protein nhô
ra. Cấu trúc đuôi này đóng vai trò một ống tiêm phân tử, giúp gắn vào vi khuẩn vật
chủ rồi sau đó bơm bộ gen của virus vào bên trong tế bào.
Hình ảnh Enterobacteria phage T4 viralzone.expasy.org
Page 5
b) Màng bao
Nhiều virus còn có lớp vỏ glycoprotein bao bọc bên ngoài Capsid. Lớp vỏ bọc này
được tạo thành từ hai lớp lipid xen kẽ với các phân tử protein (lipoprotein bilayer).
Các phân tử lipid được lấy từ màng của tế bào chủ trong khi những phân tử protein do
virus tổng hợp. Chính vì vậy, có thể gọi đây là lớp màng "lai tạo".
Hình ảnh Viral_capsid www.studyblue.com
Lipid gồm phospholipid và glycolipid, hầu hết bắt nguồn từ màng sinh chất (trừ virus
pox từ màng Golgi) với chức năng chính là ổn định cấu trúc của virus.
Protein vỏ ngoài thường là glycoprotein cũng có nguồn gốc từ màng sinh chất, tuy
nhiên trên mặt vỏ ngoài cũng có các glycoprotein do virus mã hóa được gắn trước vào
các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất của tế bào, rồi về sau trở thành cấu trúc bề
mặt của virus. Ví dụ các gai gp 120 của HIV hay hemaglutinin của virus cúm, chúng
tương tác với receptor của tế bào để mở đầu sự xâm nhập của virus vào tế bào.
Các protein do virus tổng hợp để tạo thành lớp màng này gồm hai loại chính:
(1) Matrix protein liên kết với phần capsid bên trong;
(2) Glycoprotein nằm xuyên qua màng, gồm hai loại:
+ Glycoprotein ngoài (external glycoprotein) có phần lớn nằm bên ngoài màng tạo
thành các "gai" (spike) quan sát được trên bề mặt virus bằng kính hiển vi điện tử. Phần
nằm bên trong tạo thành chiếc "đuôi" ngắn. Loại protein này là thành phần kháng
nguyên chính của lớp vỏ virus.
+ Protein tạo các kênh vận chuyển (transport channel) mang nhiều cấu trúc kỵ nước và
nằm xuyên qua màng tạo các kênh (ví dụ các kênh ion: ion-channels) giúp cho virus
có khả năng thay đổi tính thấm của màng.
Dưới tác động của một số yếu tố như dung môi hoà tan lipid, enzym, vỏ ngoài có thể
bị biến tính và khi đó virus không còn khả năng gây nhiễm nữa.
Page 6
4. Bộ gen – Genome
Virus có các gen ADN hay ARN được gọi tương ứng là một virus ADN hoặc virus
ARN. Phần lớn virus có bộ gen là ARN. Virus thực vật có xu hướng có bộ gen ARN
sợi đơn và bacteriophage (Virus nhiễm vi khuẩn) thường có bộ gen ADN sợi đôi.[78]
.Bộ máy di truyền có thể là :
DNA mạch kép (double-stand DNA: dsDNA)
DNA mạch đơn (single-stand DNA: ssDNA)
RNA mạch kép (dsRNA)
RNA mạch đơn (ssRNA)
DNA hoặc RNA virus có dạng thẳng hay dạng vòng.
Virus có thể có từ vài gene đến vài trăm gene
Genom của virus được xác định dựa theo các thông số sau:
- Thành phần acid nucleic (ADN hay ARN).
- Kích thước genom, chuỗi đơn hay kép.
- Cấu trúc đầu chuỗi
- Trình tự nucleotid
- Khả năng mã hoá
- Các yếu tố điều hoà, promoter, enhancer và terminater
Bộ gen virus có dạng mạch vòng, như ở polyomavirus, hay mạch thẳng, như ở
adenovirus. Loại axít nucleic không liên quan tới hình dạng của bộ gen.
.Hình ảnh: Murine polyomavirus-www.virology.wisc.edu
Ở các virus ARN hay một số virus ADN, bộ gen thường được phân làm các phần
riêng biệt, gọi là bị phân đoạn. Với virus ARN, mỗi phân đoạn thường mã hóa cho chỉ
một protein và chúng thường được tìm thấy với nhau trong một capsid.
Tuy nhiên, tất cả phân đoạn không bắt buộc phải ở trong cùng một virion của virus để
có thể xâm nhiễm, như được minh chứng ở virus khảm brôm và vài loại virus thực vật
khác.
Page 7
Bộ gen virus, bất kể là loại axít nucleic nào, gần như luôn luôn có dạng sợi đơn hay
sợi đôi.
Bộ gen sợi đơn chứa một axít nucleic không bắt cặp, giống như một nửa của
một cái thang bị cắt làm đôi ở giữa.
Bộ gen sợi đôi có chứa hai axít nucleic bắt cặp bổ sung cho nhau, giống như
toàn bộ cái thang. Những phần tử của một số họ virus, chẳng hạn những loại
thuộc họ Hepadnaviridae, có một bộ gen mà một phần sợi đơn và một phần sợi
đôi.
Nguồn ảnh: schaechter.asmblog.org
Page 8
Với hầu hết virus có bộ gen ARN và một số với bộ gen ADN sợi đơn, những sợi đơn
lẻ được cho là có tính dương (+) hoặc tính âm (-), tùy thuộc vào liệu chúng có bổ sung
với ARN thông tin (mRNA) của virus hay không.
ARN dương tính tức là có cùng tính với mRNA và do vậy có ít nhất một phần
của nó có thể dịch mã trực tiếp bởi tế bào vật chủ.
ARN âm tính thì bổ sung với mRNA và do vậy phải được chuyển thành ARN
dương tính bởi một enzym ARN polymerase phụ thuộc ARN trước khi dịch
mã.
Tuy nhiên, một vài loại virus ssDNA và ssRNA có bộ gen lưỡng tính trong đó
sự phiên mã và dịch mã có thể xảy ở cả hai loại sợi trong một trung gian sao
chép dạng sợi đôi.
Ví dụ như geminivirus, những virus thực vật có bộ gen ssDNA, và arenavirus, những
virus động vật có bộ gen ssRNA.
Page 9
Kích thước bộ gen khác biệt rất lớn giữa các loài:
Bộ gen virus nhỏ nhất – circovirus ssDNA, thuộc họ – chỉ mã hóa cho hai loại
protein và có kích cỡ bộ gen vào khoảng 2 nghìn cặp bazơ
Bộ gen lớn nhất – của mimivirus – có kích thước bộ gen lên tới hơn 1,2 triệu
cặp bazơ và mã hóa cho hơn 1000 protein.
Virus HSV- nguồn ảnh: www.popista.com nguồn ảnh:lookfordiagnosis.com
 Genom ADN kép (ví dụ ở virus pox, herpes và adeno) thường có kích thước
lớn nhất.
 Genom ADN kép khép vòng (siêu xoắn hoặc không siêu xoắn) thường thấy ở
phage
 Genom ADN kép ở virus vaccinia có hai đầu khép kín
o ADN đơn dạng thẳng có kích thước rất nhỏ. Ví dụ virus parvo
o Các ADN dạng thẳng thường có trình tự lặp lại ở đầu.
 Tất cả genom ARN kép đều phân đoạn (chứa một số đoạn không giống nhau,
mang thông tin di truyền tách biệt).
 Genom ARN đơn được phân thành ARN dương (genom +) và ARN âm
(genom -) dựa vào trình tự nucleotid của mARN.
o Phần lớn genom ARN đơn đều không phân đoạn trừ virus orthomyxo
(virus cúm).
 Virus retro có genom là hai phân tử ARN đơn giống nhau, nối với nhau ở đầu 5
nhờ cầu nối hydro.
 Virus đốm câyAlfalfa (AMV) có genom gồm 4 đoạn ARN đơn, dương, dạng
thẳng, được gói vào 4 vỏ capsid khác nhau nên còn gọi là virus dị capsid
(hetero-capsidic) để phân biệt với virus mà tất cả các đoạn đều được gói trong
một hạt-virus đồng capsid (isocapsidic).
Page
10
II. Chu trình tan – chu trình tiềm tan
Quá trình nhân lên của virus trong tế
bào bao gồm 7 bước:
1. Hấp phụ (adsorption)
2. Xâm nhập và cởi vỏ
(penetration và uncoating)
3. Phiên mã (transcription) tạo
mRNA của virus
4. Dịch mã (translation) mRNA
để tạo protein virus
5. Sao chép (replication) genome
6. Tự lắp ráp (maturation)
protein với genome để tạo virion
7. Giải phóng (release) ra khỏi tế
bào
Tiềm tan hay sinh tan là 1 pha trong chu kì sinh sản của virus. Pha này bổ sung với
pha tan xảy ra sau giai đoạn xâm nhiễm cua virus động vật. _ Virus tiêm hệ gen vào tế
bào vật chủ. _ Bộ gen của virus gắn xen vào NST của vật chủ. _ Khi bộ gen tế bào vật
chủ nhân đôi trong nguyên phân thì sẽ đồng thời nhận cả bộ gen của virus và truyền
virus qua các thế hệ tiếp theo. _ Khi được kích hoạt bộ gen của virus sẽ tách ra AND
vật chủ và chuyển sang pha tan. Nghĩa là bộ gen của virus sẽ được khuếch đại và
phiên mã tạo ra hạt virus. Virus sẽ đóng gói và phá vỡ màng tế bào vật chủ để giải
phóng.
Page
11
1. Chu trình tan
Chu trình nhân lên, kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào gọi là chu trình tan.
Virus chỉ nhân lên theo chu trình tan gọi là virus độc.
2. Chu trình tiềm tan
Chu trình tiềm tan (lysogenic cycle): Chu trình lây nhiễm không tạo ra virus mới hay
không giết chết tế bào, mà gắn xen genome của mình vào nhiễm sắc thể của tế bào,
được gọi là chu trình tiềm tan. DNA của virus ở trạng thái tiềm tan gọi là provirus
(nếu ở phage thì gọi là prophage), còn bản thân virus có khả năng tiến hành cả 2 quá
trình tan và tiềm tan được gọi là virus ôn hoà. Dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh
(bức xạ, hoá chất) genome virus thoát khỏi nhiễm sắc thể để tiến hành chu trình tan.
Điểm phân biệt:
* tên gọi loại virus gây ra:
Chu trình sinh tan: Virus độc
Chu trình tiềm tan: virus ôn hòa
* Cơ chế:
Chu trình sinh tan:
- Vật chất di truyền của virut tồn tại và nhân lên độc lập với tế bào chủ
- Nhân lên nhiều thế hệ virut mới trong tế bào chủ
Chu trình tiềm tan:
- Vật chất di truyền của virut tích hợp và cùng nhân lên với tế bào chủ
Không nhân lên thế hệ virut mới trong tế bào chủ
* Kết quả:
Chu trình sinh tan: Làm tan tế bào chủ
Chu trình tiềm tan: Không làm tan tế bào chủ
* Mối quan hệ:
Chu trình sinh tan: Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan
Chu trình tiềm tan: Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.[1]
Page
12
III. Virus động vật – Virus thực vật
1. Virus có genom ADN kép
a) Virus động vật
Papovaviridae
Genom: Khép vòng,
Cấu tạo: Capsid dạng khối, không có vỏ ngoài,.
Hấp phụ và xâm nhập: Nhập bào, cởi áo trong nhân
Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ để tạo ARN, sau đó cắt nối để
tạo các mARN khác nhau.
Sao chép genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ. Sao chép theo cơ chế thetaf.
Lắp ráp trong nhân. Giải phóng nhờ tan bào.
Gây bệnh: HPV (mụn cóc, ung thư cổ tử cung), SV40.
Papovaviridae(HPV),UzmaJaveed,<http://www.austincc.edu/microbio/2704t/hpv>
. Adenoviridae
Genom: Dạng thẳng hai đầu lặp lại trái chiều.Đầu 5 có gắn protein.
Cấu tạo: Hình khối các sợi glycoprotein đỉnh, không có vỏ ngoài,
Hấp phụ và xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân.
Biểu hiện genom:Dùng ARN polymeraza của vật chủ, lắp ráp, cắt nối biệt hoá để tạo
ra các bản phiên mã (mARN) khác nhau.
Gây bệnh: Virus adeno gây viêm họng, phổi, kết mạc, bàng quang xuất huyết
H ình Adenoviridae,<http://home.debitel.net/user/pbuttgereit/adenoschema.htm>
Page
13
. Herpesviridae
Genom: Dạng thẳng
Cấu tạo: Nuclecapsid dạng khối,có vỏ ngoài.
Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp vỏ ngoài với màng sinh chất. Cởi vỏ trong nhân.d.
Biểu hiện ARN polymeraza của vật chủ được điều hoà bởi các yếu tố của virus.
Gây bệnh: Thuỷ đậu, zona, cự bào, EBV, roseola
<http://www.fotosearch.com/UNM123/u10903640/>
. Poxviridae
Genom:Dạng thẳng với hai đầu lặp lại trái chiều
Cấu tạo: Capsid phức tạp (nhiều lớp và thường có vỏ ngoài), dạng hình thoi hoặc hình
viên gạch, Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp trực tiếp giữa vỏ ngoài với màng sinh
chất
Biểu hiện genom: Sử dụng ARN polymeraza của virus.
Gây bệnh: Đậu mùa, đậu bò.
<http://cronodon.com/BioTech/Poxvirus.html>
Page
14
. Hepadnaviridae
Genom: Khép vòng nhưng không khép kín gồm hai sợi: sợi âm (L) ,sợi âm, ngắn (S).
Cấu tạo: Dạng khối, có vỏ ngoài
Hấp phụ và xâm nhập: Virus gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào gan
Biểu hiện genom: Sau khi genom chuyển thành phân tử AND kép, khép vòng, siêu
xoắn ARN polymeraza của vật chủ tiến hành phiên mã tạo 4 loại mARN, trùng nhau ở
đầu 3 ,dùnglàm khuôn để tổng hợp genom (sợi L), gọi là tiền genom
Gây bệnh: Virus HBV gây viêm gan B ở người, DHBV gây viêm ở gan vịt
< http://web.stanford.edu/group/virus/hepadna/2004tansilvis/>
< http://viralzone.expasy.org/all_by_species/9.html>
Page
15
b) Virus thực vật
Caulimovirus
Genom: Khép vòng nhưng không sợi nào khép kín,
Cấu tạo: Capsid dạng khối, đường kính 50nm.
Gắn và xâm nhập: Nhờ vectơr và rệp
Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ tạo ra 2mARN, trùng nhau ở đầu 3.
Sợi dài nhất dài hơn genom.
Gây bệnh khảm hoa lơ, bệnh khảm ở các cây họ cải.
< http://viralzone.expasy.org/all_by_species/119.html>
< http://www.independentsciencenews.org/health/regulators-discover-a-hidden-viral-
gene-in-commercial-gmo-crops/>
Page
16
2. Virus có genom ADN đơn
Virus động vật
. Parvoviridae
Genom: Khép vòng
Cấu tạo: Capsid hình khối, đường kính 40-55nm
Xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân
Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ, phiên mã nhờ cắt nối (splicing)
biệt hóa
Có hai chi: Một chi là virus tự chủ (có thể tự nhân lên trong tế bào chủ, một chi là
virus khuyết tật. (Muốn nhân lên cần hỗ trợ của virus khác). Ví dụ virus khuyết tật
phụ thuộc virus adeno gọi là virus kèm adeno.
<http://www.virology.wisc.edu/virusworld/jysart/cpv_asv2001.jpg>
Virus thực vật
. Geminivirus
Genom: Khép vòng.
Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện gắn với nhau thành đôi.
Xâm nhập: Nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lád.
Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ. Phiên mã từ genom và từ sợi bổ
sung của genome.
Lan truyền nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lá.
Đại diện: Virus gây bệnh sọc lá ngô, khảm vàng đậu.
< http://viralzone.expasy.org/all_by_species/109.html>
Page
17
3. V irus có genome RND đơn
Viroids
Bộ gen RNA mạch đơn, trần.
Không được bao bọc vỏ protein.
Không gắn vào bộ gen của tế bào chủ.
Sao chép không trung gian DNA.
Plant và viroids nhiễm lây lan virus qua phấn hoa và hạt viroids = mẩu ngắn của RNA
với lớp vỏ protein
• Được biết đến gây ra một số bệnh hại cây trồng
• Tác nhân gây bệnh của cây
Nguồn ảnh < http://www.slideshare.net/beltonrachel/virus-structure-multiplication>
IV. Ứng dụng
Virus trong các nghiên cứu sinh học
Virus đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền học và sự hiểu biết của các
gen và sao chép DNA, phiên mã, hình thành RNA, dịch thuật, hình thành protein và
điều cơ bản của miễn dịch học.
Virus trong y học
được nghiên cứu rộng rãi trong quản lý bệnh di truyền và kỹ thuật di truyền cũng như
các bệnh ung thư.
Virus trong điều trị vi khuẩn
Virus được nghiên cứu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
Virus trong công nghệ nano
Virus có thể được sử dụng như là chất mang cho các chuỗi biến đổi gen của hệ gen để
các tế bào chủ.
Page
18
Virus trong vũ khí và chiến tranh sinh học
Virus có thể trở nên nhỏ bé nhưng có khả năng gây tử vong và tàn phá các quần thể
lớn trong dịch và đại dịch. Điều này đã dẫn đến sự lo ngại rằng virus có thể được sử
dụng cho chiến tranh sinh học.
Virus trong nông nghiệp
phương pháp sửa đổi và kỹ thuật di truyền có thể được sử dụng để làm cho hệ gen
biến đổi có thể được đưa vào thực vật và động vậtPhương pháp này có thể dẫn đến
động vật biến đổi gen năng suất cao hơn và thực vật.
Virus trong phòng, chống ung thư
Các yếu tố quan trọng của liệu pháp gen là việc giới thiệu chức năng gen vào các tế
bào của một bệnh nhân của con người. gen mới này cho thấy chức năng mong muốn
và sửa chữa các gen khiếm khuyết hoặc không hoạt động trong vòng các tế bào.
Virus và vắc-xin
Virus đã được sử dụng từ thời Edward Jenner vắc xin. Jenner sử dụng virus đậu bò để
cấy con người chống lại bệnh đậu mùa.
Vắc-xin chống bệnh bại liệt, sởi, thủy đậu vv sử dụng virus sống và suy yếu gây ra các
hạt bệnh hoặc virus chết. Những điều này, khi đưa vào một người khỏe mạnh, giúp hệ
thống miễn dịch để nhận biết và gắn kết một khả năng miễn dịch chống lại virus. Cơ
thể nhớ lại những sinh vật và tấn công nó trong trường hợp của một nhiễm trùng sau
này do đó ngăn ngừa bệnh.
Vắc xin phòng chống ung thư
Vắc xin viêm gan B và những người cho u nhú ở người bảo vệ chống lại ung thư gan
và cổ tử cung. Cả hai sử dụng lựa chọn các protein của virus (vaccine tiểu đơn vị).
Liệu pháp enzym tiền chất Virus-đạo (VDEPT)
Đây là một liệu pháp khi các tế bào mục tiêu được đưa vào với một enzyme có thể
kích hoạt một hoạt động một tiền hoặc hình thức hoạt động của một loại thuốc gây
độc tế bào mà được quản lý một cách hệ thống. Do đó, các hoạt động, hình thức độc tế
bào của loại thuốc này chỉ được sản xuất ở đâu các enzyme có liên quan đang hiện
diện và hoạt động.
Virus và thiên địch
Virus cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh gây hại.
Page
19
I. Tài liệu tham khảo
Collier, Leslie; Balows, Albert; Sussman, Max (1998) Topley and Wilson's
Microbiology and Microbial Infections ninth edition, Volume 1, Virology, volume
editors: Mahy, Brian and Collier, Leslie. Arnold.
Eugene V Koonin, Tatiana G Senkevich, Valerian V Dolja. The ancient Virus World
and evolution of cells <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1594570/>,
27/2/2016
J Biol Chem. 2009 May 8. Structural and Functional Studies of Archaeal
Viruses.<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2675988/>, 27/2/2016
Tủ sách khoa học. Cấu tạo của virus
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%E1%BA%A5u_t%E1%BA%A1o_c%E1%
BB%A7a_virus , 27/2/2016
Tủ sách khoa học. Virus là gì?
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Virus_l%C3%A0_g%C3%AC, xem 26/2/2016
Diễn đàn sinh viên y dược. Hình thái và cấu trúc của virus
<http://sinhvienykhoa.net/forum_posts.asp?TID=2243>, xem 26/2/2016
Dr Ananya Mandal, MD. Sử dụng Virus
<https://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&rurl=translate.g
oogle.com&sl=en&tl=vi&u=http://www.news-medical.net/health/Virus-
Uses.aspx&usg=ALkJrhjfwtgE30B-pU9lV4qsdUZ1KOsajg> , xem 27/2/2016
Zuni Thuyen Phan, http://zuni.vn/hoi-dap-chi-tiet/25509/0/0 , 26/02/2014
123doc. Chu trình tiềm tan hay sinh tan của virut
.http://123doc.org/document/22829-chu-trinh-tiem-tan-hay-sinh-tan-cua-
virut.html, 26/2/2016
Voer, http://voer.edu.vn/m/moi-quan-he-giua-virus-va-te-bao-nhung-khai-
niem-co-ban/f7941684, 26/2/2016

More Related Content

What's hot

Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐĐiều Dưỡng
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan daLe Tran Anh
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án nataliej4
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan daLe Tran Anh
 
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuVuKirikou
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhTBFTTH
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y họcHuy Hoang
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánnataliej4
 
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdf
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdfTrắc nghiệm mô phôi HVQY.pdf
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdfTrnTr54
 
19 enterovirus rotavirus - da
19 enterovirus   rotavirus - da19 enterovirus   rotavirus - da
19 enterovirus rotavirus - daLe Tran Anh
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓASoM
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh daLe Tran Anh
 
Vaccine, huyết thanh
Vaccine, huyết thanhVaccine, huyết thanh
Vaccine, huyết thanhLam Nguyen
 
03 di truyen vi khuan da
03 di truyen vi khuan   da03 di truyen vi khuan   da
03 di truyen vi khuan daLe Tran Anh
 
Bài giảng Sán Lá Phổi
Bài giảng Sán Lá Phổi Bài giảng Sán Lá Phổi
Bài giảng Sán Lá Phổi visinhyhoc
 
13 vi khuan ta da
13 vi khuan ta   da13 vi khuan ta   da
13 vi khuan ta daLe Tran Anh
 

What's hot (20)

Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐTài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
Tài liệu vi sinh ký sinh - CĐHĐ
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
 
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
Trắc Nghiệm Vi Sinh Có Đáp Án
 
02b sinh ly cua vi khuan da
02b sinh ly cua vi khuan   da02b sinh ly cua vi khuan   da
02b sinh ly cua vi khuan da
 
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 CâuĐề Cương Vi Sinh 100 Câu
Đề Cương Vi Sinh 100 Câu
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa VinhPhản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
Phản ứng kháng nguyên kháng thể Vi Sinh VMU ĐH Y Khoa Vinh
 
Daicuong vi sinh1
Daicuong vi sinh1Daicuong vi sinh1
Daicuong vi sinh1
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
 
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdf
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdfTrắc nghiệm mô phôi HVQY.pdf
Trắc nghiệm mô phôi HVQY.pdf
 
19 enterovirus rotavirus - da
19 enterovirus   rotavirus - da19 enterovirus   rotavirus - da
19 enterovirus rotavirus - da
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
 
Bệnh học gan
Bệnh học ganBệnh học gan
Bệnh học gan
 
Vaccine, huyết thanh
Vaccine, huyết thanhVaccine, huyết thanh
Vaccine, huyết thanh
 
03 di truyen vi khuan da
03 di truyen vi khuan   da03 di truyen vi khuan   da
03 di truyen vi khuan da
 
Rna qua trinh phien ma
Rna qua trinh phien maRna qua trinh phien ma
Rna qua trinh phien ma
 
Bài giảng Sán Lá Phổi
Bài giảng Sán Lá Phổi Bài giảng Sán Lá Phổi
Bài giảng Sán Lá Phổi
 
13 vi khuan ta da
13 vi khuan ta   da13 vi khuan ta   da
13 vi khuan ta da
 

Similar to Seminar di truyền học virus word

VIRUS-GÂY-BỆNH.pdf
VIRUS-GÂY-BỆNH.pdfVIRUS-GÂY-BỆNH.pdf
VIRUS-GÂY-BỆNH.pdfngThinPhc
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menvisinh11012
 
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppttailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.pptBcMtTo
 
Gt vi sinh46
Gt vi sinh46Gt vi sinh46
Gt vi sinh46Cat Love
 
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdf
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdfGiáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdf
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdfMan_Ebook
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxthytrangbi4
 
Các kỹ thuật dt phân tử
Các kỹ thuật dt phân tửCác kỹ thuật dt phân tử
Các kỹ thuật dt phân tửbittercoffee
 
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfGiáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfMan_Ebook
 
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐCCÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐCDr Hoc
 
Intro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvIntro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvDuy Vọng
 
Intro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvIntro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvPhi Phi
 
Gt vi sinh44
Gt vi sinh44Gt vi sinh44
Gt vi sinh44Cat Love
 
Gt vi sinh48
Gt vi sinh48Gt vi sinh48
Gt vi sinh48Cat Love
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfMan_Ebook
 
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCHÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCdinhson169
 
Gt vi sinh50
Gt vi sinh50Gt vi sinh50
Gt vi sinh50Cat Love
 
Bài giảng sinh học phân tử
Bài giảng sinh học phân tửBài giảng sinh học phân tử
Bài giảng sinh học phân tửwww. mientayvn.com
 

Similar to Seminar di truyền học virus word (20)

VIRUS-GÂY-BỆNH.pdf
VIRUS-GÂY-BỆNH.pdfVIRUS-GÂY-BỆNH.pdf
VIRUS-GÂY-BỆNH.pdf
 
Tài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm menTài liệu Nấm men
Tài liệu Nấm men
 
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppttailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
tailieuxanh_acid_nucleic_2991.ppt
 
Gt vi sinh46
Gt vi sinh46Gt vi sinh46
Gt vi sinh46
 
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdf
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdfGiáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdf
Giáo trình công nghệ DNA tái tổ hợp.pdf
 
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptxM1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
M1.15 CƠ SỞ TẾ BÀO CỦA DI TRUYỀN- YS.pptx
 
Các kỹ thuật dt phân tử
Các kỹ thuật dt phân tửCác kỹ thuật dt phân tử
Các kỹ thuật dt phân tử
 
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdfGiáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
Giáo trình di truyền động vật - Trần Huê Viên.pdf
 
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐCCÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG & THUỐC
 
Chuong 2.1
Chuong 2.1Chuong 2.1
Chuong 2.1
 
Intro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvIntro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsv
 
Intro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsvIntro bioinformaticsv
Intro bioinformaticsv
 
Gt vi sinh44
Gt vi sinh44Gt vi sinh44
Gt vi sinh44
 
Vaccine
VaccineVaccine
Vaccine
 
Nhiem sac the
Nhiem sac theNhiem sac the
Nhiem sac the
 
Gt vi sinh48
Gt vi sinh48Gt vi sinh48
Gt vi sinh48
 
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdfGiáo trình sinh học phân tử.pdf
Giáo trình sinh học phân tử.pdf
 
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCHÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
 
Gt vi sinh50
Gt vi sinh50Gt vi sinh50
Gt vi sinh50
 
Bài giảng sinh học phân tử
Bài giảng sinh học phân tửBài giảng sinh học phân tử
Bài giảng sinh học phân tử
 

More from Nyn Nynn

Biosafety in-microorganism (bacteria)
Biosafety in-microorganism (bacteria)Biosafety in-microorganism (bacteria)
Biosafety in-microorganism (bacteria)Nyn Nynn
 
Cystic fibrosis
Cystic fibrosisCystic fibrosis
Cystic fibrosisNyn Nynn
 
Cystic fbrosis
Cystic fbrosisCystic fbrosis
Cystic fbrosisNyn Nynn
 
Listeria monocytogene
Listeria monocytogeneListeria monocytogene
Listeria monocytogeneNyn Nynn
 
CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ Nyn Nynn
 
QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG Nyn Nynn
 
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯT-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯNyn Nynn
 

More from Nyn Nynn (8)

T-vec
T-vec T-vec
T-vec
 
Biosafety in-microorganism (bacteria)
Biosafety in-microorganism (bacteria)Biosafety in-microorganism (bacteria)
Biosafety in-microorganism (bacteria)
 
Cystic fibrosis
Cystic fibrosisCystic fibrosis
Cystic fibrosis
 
Cystic fbrosis
Cystic fbrosisCystic fbrosis
Cystic fbrosis
 
Listeria monocytogene
Listeria monocytogeneListeria monocytogene
Listeria monocytogene
 
CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ
 
QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG QUỐC PHÒNG
QUỐC PHÒNG
 
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯT-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
T-VEC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Seminar di truyền học virus word

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Báo cáo di truyền học Di truyền học Virus Nhóm 2/28/2016 Sinh viên thực hiện Nguyên Yễn Nhi 61503184 Trương Anh Trung 61503161 Trần Kim Ngân 61503047
  • 2. Page 1 I. VIRUS 1. Khái niệm – Nguồn gốc Virus (phiên âm là vi-rút), còn gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, là một tác nhân truyền nhiễm chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Virus có thể xâm nhiễm vào tất cả các dạng sinh vật, từ động vật, thực vật cho tới vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Virus rất đa dạng về kích thước và hình dạng, mà gọi chung là những hình thái của virus. Nhìn chung, virus có kích cỡ nhỏ hơn vi khuẩn. Hầu hết các virus được nghiên cứu có đường kính trong khoảng từ 20 đến 300 nanomet. Một số filovirus có tổng chiều dài lên tới 1400 nm; dù đường kính của chúng chỉ vào khoảng 80 nm. Virus được tìm thấy ở hầu hết mọi hệ sinh thái trên Trái Đất và là dạng có số lượng nhiều nhất trong tất cả các thực thể sinh học. Khoa học nghiên cứu virus được biết với tên virus học (virology) 2. Đặc điểm lưu ý - Không có cấu tạo tế bào - Ký sinh nội bào bắt buộc - Chỉ mang một loại acid nucleic (DNA hoặc RNA) - Không có hệ thống sinh tổng hợp protein, không có khả năng trao đổi chất do không có hệ thống biến dưỡng riêng - Không tạo màng lipid riêng. Một số virus biến đổi màng của tế bào chủ tạo thành màng bao của chính nó. - Không chịu tác động bởi các thuốc kháng sinh ở mức độ tế bào - Phương thức vận chuyển duy nhất là khuyếch tán - Không tăng trưởng về khối lượng và kích thước - Virus được hình thành trọn vẹn được gọi là virion, bộ gen của nó được gói trong vỏ protein và bên ngoài có thể có màng bao (envelop).
  • 3. Page 2 3. Cấu tạo Nhìn chung các loại virus bao gồm các phần cấu tạo sau: - Lớp vỏ protein - Bên trong là nucleic acid (DNA hoặc RNA). - Một số loại virus có màng bao (envelop) Nguồn ảnh: www.topinearth.com a) Lớp vỏ protein Một phần tử (hạt) virus hoàn chỉnh - được gọi virion - bao gồm axít nucleic được bao bọc bởi một lớp vỏ protein bảo vệ gọi là capsid. Các virion là các hạt virus hoàn chỉnh và có khả năng nhiễm vào tế bào chủ. Năm 1962, Caspar và cộng sự đưa các khái niệm về lớp vỏ protein virus và nhìn chung được chấp nhận: CAPSID là lớp vỏ protein của virus bao bọc nucleic acid và được cấu thành từ các đơn vị cấu trúc (structure units).Các đơn vị cấu trúc là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của lớp vỏ với chức năng kiến tạo tương đồng. Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu tố ngoại cảnh CAPSOMER là các đơn vị hình thái quan sát được trên bề mặt của các hạt virus tương ứng với tập hợp các đơn vị cấu trúc. Các CAPSID và nucleic acid được "gói" bên trong gọi là các NUCLEOCAPSID.NUCLEOCAPSID có thể được "khoác" một lớp vỏ bọc (envelop) mang các vật liệu có nguồn gốc từ tế bào chủ cũng như từ bản thân virus. Các tiểu đơn vị protein do virus mã hóa sẽ tự lắp ráp để tạo nên vỏ capsid, nhìn chung sẽ đòi hỏi sự có mặt của bộ gen virus. Những virus phức tạp còn mã hóa những protein trợ giúp cho quá trình xây dựng capsid của chúng. Những protein mà kết hợp với axít nucleic được biết với tên nucleoprotein, và sự kết hợp của những protein ở capsid với axít nucleic của virus được gọi là một nucleocapsid. Vỏ capsid và toàn bộ cấu trúc virus có thể được thăm dò vật lý (cơ học) thông qua kính hiển vi lực nguyên tử.
  • 4. Page 3 Nhìn chung, có bốn hình thái virus chính: Xoắn ốc Những virus này được tạo thành từ một loại capsomer duy nhất xếp chồng lên quanh một trục trung tâm để tạo nên cấu trúc xoắn ốc, có thể có một khoang trung tâm hoặc là một ống rỗng. Sự sắp xếp này dẫn đến việc tạo ra những virion dạng hình que hay sợi, chúng có thể ngắn và rất cứng, hoặc dài và rất linh hoạt. Vật liệu di truyền nhìn chung là ARN sợi đơn (ssRNA), nhưng đôi khi là ADN sợi đơn (ssDNA), và được gắn chặt với chuỗi xoắn protein bằng những tương tác giữa axít nucleic mang điện tích âm và phần điện tích dương trên protein. Ảnh: Tobacco mosaic virus concerncrisis.blogspot.com Nói chung, độ dài của vỏ capsid xoắn ốc có liên quan tới độ dài của axít nucleic bên trong nó và đường kính thì phụ thuộc vào kích thước và cách sắp xếp các capsomer. Loại virus khảm thuốc lá - mà đã được nghiên cứu kĩ lưỡng - là một ví dụ của virus dạng xoắn ốc.69 Khối hai mươi mặt đều Hình ảnh kính hiển vi điện tử của adenovirus hình khối hai mươi mặt đều- By GrahamColm at en.wikipedia, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=5839864 Hầu hết virus động vật đều có dạng khối hai mươi mặt đều hoặc gần hình cầu với hai mươi mặt đều đối xứng. Một khối hai mươi mặt đều bình thường là cách tối ưu để tạo nên một vỏ khép kín từ những tiểu đơn vị giống y như nhau. Số lượng các capsomer tối thiểu cần đến là 12, trong đó mỗi capsomer tạo thành từ năm tiểu đơn vị y hệt nhau. Nhiều virus, ví dụ rotavirus, có nhiều hơn 12 capsomer và xuất hiện dưới dạng hình cầu nhưng vẫn giữ tính đối xứng. Capsomer tại mỗi đỉnh được bao quanh bởi 5 capsomer khác gọi là penton. Capsomer trên những mặt hình tam giác thì được bao quanh bởi 6 và gọi là hexon. Hexon về bản chất thường phẳng và penton, cấu trúc tạo nên 12 đỉnh, lại thường cong. Cùng một protein cũng có thể là tiểu đơn vị của cả penton và hexon, hoặc chúng có thể được cấu tạo bởi những protein khác nhau. Kéo dài
  • 5. Page 4 Có cấu trúc một khối hai mươi mặt đều được kéo dài gấp năm lần theo chiều dài của trục; đây cũng cách sắp xếp phổ biến ở đầu của mỗi bacteriophage. Nó tạo thành một hình trụ với nắp đậy ở hai đầu Hình ảnh M13 bacteriophage www.wwnorton.com Phức tạp Những virus này có một capsid mà không hoàn toàn xoắn hay hoàn toàn khối hai mươi mặt đều, và có thể mang những cấu trúc thêm vào như đuôi protein hoặc một vách ngăn ngoài phức hợp. Một số bacteriophages, như Enterobacteria phage T4, có cấu trúc phức tạp bao gồm một đầu hình khối hai mươi mặt đều gắn với một đuôi xoắn; đuôi này có thể có một đĩa nền lục giác đều với các sợi đuôi protein nhô ra. Cấu trúc đuôi này đóng vai trò một ống tiêm phân tử, giúp gắn vào vi khuẩn vật chủ rồi sau đó bơm bộ gen của virus vào bên trong tế bào. Hình ảnh Enterobacteria phage T4 viralzone.expasy.org
  • 6. Page 5 b) Màng bao Nhiều virus còn có lớp vỏ glycoprotein bao bọc bên ngoài Capsid. Lớp vỏ bọc này được tạo thành từ hai lớp lipid xen kẽ với các phân tử protein (lipoprotein bilayer). Các phân tử lipid được lấy từ màng của tế bào chủ trong khi những phân tử protein do virus tổng hợp. Chính vì vậy, có thể gọi đây là lớp màng "lai tạo". Hình ảnh Viral_capsid www.studyblue.com Lipid gồm phospholipid và glycolipid, hầu hết bắt nguồn từ màng sinh chất (trừ virus pox từ màng Golgi) với chức năng chính là ổn định cấu trúc của virus. Protein vỏ ngoài thường là glycoprotein cũng có nguồn gốc từ màng sinh chất, tuy nhiên trên mặt vỏ ngoài cũng có các glycoprotein do virus mã hóa được gắn trước vào các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất của tế bào, rồi về sau trở thành cấu trúc bề mặt của virus. Ví dụ các gai gp 120 của HIV hay hemaglutinin của virus cúm, chúng tương tác với receptor của tế bào để mở đầu sự xâm nhập của virus vào tế bào. Các protein do virus tổng hợp để tạo thành lớp màng này gồm hai loại chính: (1) Matrix protein liên kết với phần capsid bên trong; (2) Glycoprotein nằm xuyên qua màng, gồm hai loại: + Glycoprotein ngoài (external glycoprotein) có phần lớn nằm bên ngoài màng tạo thành các "gai" (spike) quan sát được trên bề mặt virus bằng kính hiển vi điện tử. Phần nằm bên trong tạo thành chiếc "đuôi" ngắn. Loại protein này là thành phần kháng nguyên chính của lớp vỏ virus. + Protein tạo các kênh vận chuyển (transport channel) mang nhiều cấu trúc kỵ nước và nằm xuyên qua màng tạo các kênh (ví dụ các kênh ion: ion-channels) giúp cho virus có khả năng thay đổi tính thấm của màng. Dưới tác động của một số yếu tố như dung môi hoà tan lipid, enzym, vỏ ngoài có thể bị biến tính và khi đó virus không còn khả năng gây nhiễm nữa.
  • 7. Page 6 4. Bộ gen – Genome Virus có các gen ADN hay ARN được gọi tương ứng là một virus ADN hoặc virus ARN. Phần lớn virus có bộ gen là ARN. Virus thực vật có xu hướng có bộ gen ARN sợi đơn và bacteriophage (Virus nhiễm vi khuẩn) thường có bộ gen ADN sợi đôi.[78] .Bộ máy di truyền có thể là : DNA mạch kép (double-stand DNA: dsDNA) DNA mạch đơn (single-stand DNA: ssDNA) RNA mạch kép (dsRNA) RNA mạch đơn (ssRNA) DNA hoặc RNA virus có dạng thẳng hay dạng vòng. Virus có thể có từ vài gene đến vài trăm gene Genom của virus được xác định dựa theo các thông số sau: - Thành phần acid nucleic (ADN hay ARN). - Kích thước genom, chuỗi đơn hay kép. - Cấu trúc đầu chuỗi - Trình tự nucleotid - Khả năng mã hoá - Các yếu tố điều hoà, promoter, enhancer và terminater Bộ gen virus có dạng mạch vòng, như ở polyomavirus, hay mạch thẳng, như ở adenovirus. Loại axít nucleic không liên quan tới hình dạng của bộ gen. .Hình ảnh: Murine polyomavirus-www.virology.wisc.edu Ở các virus ARN hay một số virus ADN, bộ gen thường được phân làm các phần riêng biệt, gọi là bị phân đoạn. Với virus ARN, mỗi phân đoạn thường mã hóa cho chỉ một protein và chúng thường được tìm thấy với nhau trong một capsid. Tuy nhiên, tất cả phân đoạn không bắt buộc phải ở trong cùng một virion của virus để có thể xâm nhiễm, như được minh chứng ở virus khảm brôm và vài loại virus thực vật khác.
  • 8. Page 7 Bộ gen virus, bất kể là loại axít nucleic nào, gần như luôn luôn có dạng sợi đơn hay sợi đôi. Bộ gen sợi đơn chứa một axít nucleic không bắt cặp, giống như một nửa của một cái thang bị cắt làm đôi ở giữa. Bộ gen sợi đôi có chứa hai axít nucleic bắt cặp bổ sung cho nhau, giống như toàn bộ cái thang. Những phần tử của một số họ virus, chẳng hạn những loại thuộc họ Hepadnaviridae, có một bộ gen mà một phần sợi đơn và một phần sợi đôi. Nguồn ảnh: schaechter.asmblog.org
  • 9. Page 8 Với hầu hết virus có bộ gen ARN và một số với bộ gen ADN sợi đơn, những sợi đơn lẻ được cho là có tính dương (+) hoặc tính âm (-), tùy thuộc vào liệu chúng có bổ sung với ARN thông tin (mRNA) của virus hay không. ARN dương tính tức là có cùng tính với mRNA và do vậy có ít nhất một phần của nó có thể dịch mã trực tiếp bởi tế bào vật chủ. ARN âm tính thì bổ sung với mRNA và do vậy phải được chuyển thành ARN dương tính bởi một enzym ARN polymerase phụ thuộc ARN trước khi dịch mã. Tuy nhiên, một vài loại virus ssDNA và ssRNA có bộ gen lưỡng tính trong đó sự phiên mã và dịch mã có thể xảy ở cả hai loại sợi trong một trung gian sao chép dạng sợi đôi. Ví dụ như geminivirus, những virus thực vật có bộ gen ssDNA, và arenavirus, những virus động vật có bộ gen ssRNA.
  • 10. Page 9 Kích thước bộ gen khác biệt rất lớn giữa các loài: Bộ gen virus nhỏ nhất – circovirus ssDNA, thuộc họ – chỉ mã hóa cho hai loại protein và có kích cỡ bộ gen vào khoảng 2 nghìn cặp bazơ Bộ gen lớn nhất – của mimivirus – có kích thước bộ gen lên tới hơn 1,2 triệu cặp bazơ và mã hóa cho hơn 1000 protein. Virus HSV- nguồn ảnh: www.popista.com nguồn ảnh:lookfordiagnosis.com  Genom ADN kép (ví dụ ở virus pox, herpes và adeno) thường có kích thước lớn nhất.  Genom ADN kép khép vòng (siêu xoắn hoặc không siêu xoắn) thường thấy ở phage  Genom ADN kép ở virus vaccinia có hai đầu khép kín o ADN đơn dạng thẳng có kích thước rất nhỏ. Ví dụ virus parvo o Các ADN dạng thẳng thường có trình tự lặp lại ở đầu.  Tất cả genom ARN kép đều phân đoạn (chứa một số đoạn không giống nhau, mang thông tin di truyền tách biệt).  Genom ARN đơn được phân thành ARN dương (genom +) và ARN âm (genom -) dựa vào trình tự nucleotid của mARN. o Phần lớn genom ARN đơn đều không phân đoạn trừ virus orthomyxo (virus cúm).  Virus retro có genom là hai phân tử ARN đơn giống nhau, nối với nhau ở đầu 5 nhờ cầu nối hydro.  Virus đốm câyAlfalfa (AMV) có genom gồm 4 đoạn ARN đơn, dương, dạng thẳng, được gói vào 4 vỏ capsid khác nhau nên còn gọi là virus dị capsid (hetero-capsidic) để phân biệt với virus mà tất cả các đoạn đều được gói trong một hạt-virus đồng capsid (isocapsidic).
  • 11. Page 10 II. Chu trình tan – chu trình tiềm tan Quá trình nhân lên của virus trong tế bào bao gồm 7 bước: 1. Hấp phụ (adsorption) 2. Xâm nhập và cởi vỏ (penetration và uncoating) 3. Phiên mã (transcription) tạo mRNA của virus 4. Dịch mã (translation) mRNA để tạo protein virus 5. Sao chép (replication) genome 6. Tự lắp ráp (maturation) protein với genome để tạo virion 7. Giải phóng (release) ra khỏi tế bào Tiềm tan hay sinh tan là 1 pha trong chu kì sinh sản của virus. Pha này bổ sung với pha tan xảy ra sau giai đoạn xâm nhiễm cua virus động vật. _ Virus tiêm hệ gen vào tế bào vật chủ. _ Bộ gen của virus gắn xen vào NST của vật chủ. _ Khi bộ gen tế bào vật chủ nhân đôi trong nguyên phân thì sẽ đồng thời nhận cả bộ gen của virus và truyền virus qua các thế hệ tiếp theo. _ Khi được kích hoạt bộ gen của virus sẽ tách ra AND vật chủ và chuyển sang pha tan. Nghĩa là bộ gen của virus sẽ được khuếch đại và phiên mã tạo ra hạt virus. Virus sẽ đóng gói và phá vỡ màng tế bào vật chủ để giải phóng.
  • 12. Page 11 1. Chu trình tan Chu trình nhân lên, kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào gọi là chu trình tan. Virus chỉ nhân lên theo chu trình tan gọi là virus độc. 2. Chu trình tiềm tan Chu trình tiềm tan (lysogenic cycle): Chu trình lây nhiễm không tạo ra virus mới hay không giết chết tế bào, mà gắn xen genome của mình vào nhiễm sắc thể của tế bào, được gọi là chu trình tiềm tan. DNA của virus ở trạng thái tiềm tan gọi là provirus (nếu ở phage thì gọi là prophage), còn bản thân virus có khả năng tiến hành cả 2 quá trình tan và tiềm tan được gọi là virus ôn hoà. Dưới tác động của yếu tố ngoại cảnh (bức xạ, hoá chất) genome virus thoát khỏi nhiễm sắc thể để tiến hành chu trình tan. Điểm phân biệt: * tên gọi loại virus gây ra: Chu trình sinh tan: Virus độc Chu trình tiềm tan: virus ôn hòa * Cơ chế: Chu trình sinh tan: - Vật chất di truyền của virut tồn tại và nhân lên độc lập với tế bào chủ - Nhân lên nhiều thế hệ virut mới trong tế bào chủ Chu trình tiềm tan: - Vật chất di truyền của virut tích hợp và cùng nhân lên với tế bào chủ Không nhân lên thế hệ virut mới trong tế bào chủ * Kết quả: Chu trình sinh tan: Làm tan tế bào chủ Chu trình tiềm tan: Không làm tan tế bào chủ * Mối quan hệ: Chu trình sinh tan: Không thể chuyển thành chu trình tiềm tan Chu trình tiềm tan: Có thể chuyển thành chu trình sinh tan.[1]
  • 13. Page 12 III. Virus động vật – Virus thực vật 1. Virus có genom ADN kép a) Virus động vật Papovaviridae Genom: Khép vòng, Cấu tạo: Capsid dạng khối, không có vỏ ngoài,. Hấp phụ và xâm nhập: Nhập bào, cởi áo trong nhân Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ để tạo ARN, sau đó cắt nối để tạo các mARN khác nhau. Sao chép genom: Dùng ARN polymeraza của vật chủ. Sao chép theo cơ chế thetaf. Lắp ráp trong nhân. Giải phóng nhờ tan bào. Gây bệnh: HPV (mụn cóc, ung thư cổ tử cung), SV40. Papovaviridae(HPV),UzmaJaveed,<http://www.austincc.edu/microbio/2704t/hpv> . Adenoviridae Genom: Dạng thẳng hai đầu lặp lại trái chiều.Đầu 5 có gắn protein. Cấu tạo: Hình khối các sợi glycoprotein đỉnh, không có vỏ ngoài, Hấp phụ và xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân. Biểu hiện genom:Dùng ARN polymeraza của vật chủ, lắp ráp, cắt nối biệt hoá để tạo ra các bản phiên mã (mARN) khác nhau. Gây bệnh: Virus adeno gây viêm họng, phổi, kết mạc, bàng quang xuất huyết H ình Adenoviridae,<http://home.debitel.net/user/pbuttgereit/adenoschema.htm>
  • 14. Page 13 . Herpesviridae Genom: Dạng thẳng Cấu tạo: Nuclecapsid dạng khối,có vỏ ngoài. Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp vỏ ngoài với màng sinh chất. Cởi vỏ trong nhân.d. Biểu hiện ARN polymeraza của vật chủ được điều hoà bởi các yếu tố của virus. Gây bệnh: Thuỷ đậu, zona, cự bào, EBV, roseola <http://www.fotosearch.com/UNM123/u10903640/> . Poxviridae Genom:Dạng thẳng với hai đầu lặp lại trái chiều Cấu tạo: Capsid phức tạp (nhiều lớp và thường có vỏ ngoài), dạng hình thoi hoặc hình viên gạch, Hấp phụ và xâm nhập: Dung hợp trực tiếp giữa vỏ ngoài với màng sinh chất Biểu hiện genom: Sử dụng ARN polymeraza của virus. Gây bệnh: Đậu mùa, đậu bò. <http://cronodon.com/BioTech/Poxvirus.html>
  • 15. Page 14 . Hepadnaviridae Genom: Khép vòng nhưng không khép kín gồm hai sợi: sợi âm (L) ,sợi âm, ngắn (S). Cấu tạo: Dạng khối, có vỏ ngoài Hấp phụ và xâm nhập: Virus gắn vào thụ thể trên bề mặt tế bào gan Biểu hiện genom: Sau khi genom chuyển thành phân tử AND kép, khép vòng, siêu xoắn ARN polymeraza của vật chủ tiến hành phiên mã tạo 4 loại mARN, trùng nhau ở đầu 3 ,dùnglàm khuôn để tổng hợp genom (sợi L), gọi là tiền genom Gây bệnh: Virus HBV gây viêm gan B ở người, DHBV gây viêm ở gan vịt < http://web.stanford.edu/group/virus/hepadna/2004tansilvis/> < http://viralzone.expasy.org/all_by_species/9.html>
  • 16. Page 15 b) Virus thực vật Caulimovirus Genom: Khép vòng nhưng không sợi nào khép kín, Cấu tạo: Capsid dạng khối, đường kính 50nm. Gắn và xâm nhập: Nhờ vectơr và rệp Biểu hiện genom: ARN polymeraza của vật chủ tạo ra 2mARN, trùng nhau ở đầu 3. Sợi dài nhất dài hơn genom. Gây bệnh khảm hoa lơ, bệnh khảm ở các cây họ cải. < http://viralzone.expasy.org/all_by_species/119.html> < http://www.independentsciencenews.org/health/regulators-discover-a-hidden-viral- gene-in-commercial-gmo-crops/>
  • 17. Page 16 2. Virus có genom ADN đơn Virus động vật . Parvoviridae Genom: Khép vòng Cấu tạo: Capsid hình khối, đường kính 40-55nm Xâm nhập: Theo cơ chế nhập bào, cởi vỏ trong nhân Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ, phiên mã nhờ cắt nối (splicing) biệt hóa Có hai chi: Một chi là virus tự chủ (có thể tự nhân lên trong tế bào chủ, một chi là virus khuyết tật. (Muốn nhân lên cần hỗ trợ của virus khác). Ví dụ virus khuyết tật phụ thuộc virus adeno gọi là virus kèm adeno. <http://www.virology.wisc.edu/virusworld/jysart/cpv_asv2001.jpg> Virus thực vật . Geminivirus Genom: Khép vòng. Cấu tạo: Capsid dạng khối đa diện gắn với nhau thành đôi. Xâm nhập: Nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lád. Biểu hiện genom: Dùng ARN polymeraza của ký chủ. Phiên mã từ genom và từ sợi bổ sung của genome. Lan truyền nhờ côn trùng bộ cánh trắng và bộ ăn lá. Đại diện: Virus gây bệnh sọc lá ngô, khảm vàng đậu. < http://viralzone.expasy.org/all_by_species/109.html>
  • 18. Page 17 3. V irus có genome RND đơn Viroids Bộ gen RNA mạch đơn, trần. Không được bao bọc vỏ protein. Không gắn vào bộ gen của tế bào chủ. Sao chép không trung gian DNA. Plant và viroids nhiễm lây lan virus qua phấn hoa và hạt viroids = mẩu ngắn của RNA với lớp vỏ protein • Được biết đến gây ra một số bệnh hại cây trồng • Tác nhân gây bệnh của cây Nguồn ảnh < http://www.slideshare.net/beltonrachel/virus-structure-multiplication> IV. Ứng dụng Virus trong các nghiên cứu sinh học Virus đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền học và sự hiểu biết của các gen và sao chép DNA, phiên mã, hình thành RNA, dịch thuật, hình thành protein và điều cơ bản của miễn dịch học. Virus trong y học được nghiên cứu rộng rãi trong quản lý bệnh di truyền và kỹ thuật di truyền cũng như các bệnh ung thư. Virus trong điều trị vi khuẩn Virus được nghiên cứu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh Virus trong công nghệ nano Virus có thể được sử dụng như là chất mang cho các chuỗi biến đổi gen của hệ gen để các tế bào chủ.
  • 19. Page 18 Virus trong vũ khí và chiến tranh sinh học Virus có thể trở nên nhỏ bé nhưng có khả năng gây tử vong và tàn phá các quần thể lớn trong dịch và đại dịch. Điều này đã dẫn đến sự lo ngại rằng virus có thể được sử dụng cho chiến tranh sinh học. Virus trong nông nghiệp phương pháp sửa đổi và kỹ thuật di truyền có thể được sử dụng để làm cho hệ gen biến đổi có thể được đưa vào thực vật và động vậtPhương pháp này có thể dẫn đến động vật biến đổi gen năng suất cao hơn và thực vật. Virus trong phòng, chống ung thư Các yếu tố quan trọng của liệu pháp gen là việc giới thiệu chức năng gen vào các tế bào của một bệnh nhân của con người. gen mới này cho thấy chức năng mong muốn và sửa chữa các gen khiếm khuyết hoặc không hoạt động trong vòng các tế bào. Virus và vắc-xin Virus đã được sử dụng từ thời Edward Jenner vắc xin. Jenner sử dụng virus đậu bò để cấy con người chống lại bệnh đậu mùa. Vắc-xin chống bệnh bại liệt, sởi, thủy đậu vv sử dụng virus sống và suy yếu gây ra các hạt bệnh hoặc virus chết. Những điều này, khi đưa vào một người khỏe mạnh, giúp hệ thống miễn dịch để nhận biết và gắn kết một khả năng miễn dịch chống lại virus. Cơ thể nhớ lại những sinh vật và tấn công nó trong trường hợp của một nhiễm trùng sau này do đó ngăn ngừa bệnh. Vắc xin phòng chống ung thư Vắc xin viêm gan B và những người cho u nhú ở người bảo vệ chống lại ung thư gan và cổ tử cung. Cả hai sử dụng lựa chọn các protein của virus (vaccine tiểu đơn vị). Liệu pháp enzym tiền chất Virus-đạo (VDEPT) Đây là một liệu pháp khi các tế bào mục tiêu được đưa vào với một enzyme có thể kích hoạt một hoạt động một tiền hoặc hình thức hoạt động của một loại thuốc gây độc tế bào mà được quản lý một cách hệ thống. Do đó, các hoạt động, hình thức độc tế bào của loại thuốc này chỉ được sản xuất ở đâu các enzyme có liên quan đang hiện diện và hoạt động. Virus và thiên địch Virus cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh gây hại.
  • 20. Page 19 I. Tài liệu tham khảo Collier, Leslie; Balows, Albert; Sussman, Max (1998) Topley and Wilson's Microbiology and Microbial Infections ninth edition, Volume 1, Virology, volume editors: Mahy, Brian and Collier, Leslie. Arnold. Eugene V Koonin, Tatiana G Senkevich, Valerian V Dolja. The ancient Virus World and evolution of cells <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1594570/>, 27/2/2016 J Biol Chem. 2009 May 8. Structural and Functional Studies of Archaeal Viruses.<https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2675988/>, 27/2/2016 Tủ sách khoa học. Cấu tạo của virus http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/C%E1%BA%A5u_t%E1%BA%A1o_c%E1% BB%A7a_virus , 27/2/2016 Tủ sách khoa học. Virus là gì? http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Virus_l%C3%A0_g%C3%AC, xem 26/2/2016 Diễn đàn sinh viên y dược. Hình thái và cấu trúc của virus <http://sinhvienykhoa.net/forum_posts.asp?TID=2243>, xem 26/2/2016 Dr Ananya Mandal, MD. Sử dụng Virus <https://translate.googleusercontent.com/translate_c?depth=1&hl=vi&rurl=translate.g oogle.com&sl=en&tl=vi&u=http://www.news-medical.net/health/Virus- Uses.aspx&usg=ALkJrhjfwtgE30B-pU9lV4qsdUZ1KOsajg> , xem 27/2/2016 Zuni Thuyen Phan, http://zuni.vn/hoi-dap-chi-tiet/25509/0/0 , 26/02/2014 123doc. Chu trình tiềm tan hay sinh tan của virut .http://123doc.org/document/22829-chu-trinh-tiem-tan-hay-sinh-tan-cua- virut.html, 26/2/2016 Voer, http://voer.edu.vn/m/moi-quan-he-giua-virus-va-te-bao-nhung-khai- niem-co-ban/f7941684, 26/2/2016