SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
---- ☼ ----
TRẦN QUANG NGÔN
HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
---- ☼ ----
TRẦN QUANG NGÔN
HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG HIỆN NAY
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ts. trÇn m¹nh hïng
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN
PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG
ĐỒNG SÓC TRĂNG 13
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 13
1.2 Vị trí, vai trò, đặc điểm lao động của cán bộ quản lý
giáo dục 21
1.3 Quá trình hình thành, nội dung hoàn thiện phẩm
chất, năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục 24
Chương 2 THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ
QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG 35
2.1 Khái quát trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 35
2.2 Nội dung khảo sát phẩm chất, năng lực cán bộ quản
lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 38
2.3 Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế về phẩm chất, năng lực
cán bộ quản lý ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 49
Chương 3 YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẨM
CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
SÓC TRĂNG HIỆN NAY 60
3.1 Cơ cở yêu cầu thực hiện hệ thống giải pháp hoàn
thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở
trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay 60
3.2 Hệ thống giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực
cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng cộng
đồng Sóc Trăng hiện nay 63
3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải
pháp 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý giáo dục là một điều kiện để đảm bảo hoạt động giáo dục
đào tạo có kết quả đạt đến các mục đích đã hoạch định. Khi thừa nhận vai
trò của công tác quản lý giáo dục (QLGD), cũng có ý nghĩa thừa nhận sự
tồn tại và vai trò của các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục. Trong đó cần
nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ QLGD với tư cách chủ thể quản lý.
Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư
Trung ương Đảng đã ra: “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị đã đề ra “Mục tiêu là xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo
thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả để nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của
sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước”.
Thông báo số 242-TB/TW - Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng
phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó xác định: “Xây dựng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu
cầu về chất lượng”.
Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển của công nghệ thông tin và
kinh tế tri thức, nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến. Sự hợp tác
đa dạng, đa phương trong nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi các nước phải
cải cách GD theo hướng hiện đại. Đại hội XI của Đảng xác định "phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và
3
hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.”[13, tr.93]
Những nghiên cứu về phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường chưa
nhiều và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tham gia
quản lý trường học trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
Nhiều công trình đã tiếp cận xây dựng đội ngũ CBQL ở các khía cạnh
khác nhau, đề cập và luận giải, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn
và đề xuất một số giải pháp đội ngũ cán bộ giáo dục. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện
phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục dưới góc độ chuyên ngành
quản lý giáo dục với đối tượng cụ thể là đội ngũ cán bộ QLGD ở trường
CĐCĐ Sóc Trăng.
Thực tiễn đặt ra đội ngũ CBQL nhà trường cần phải đổi mới mạnh
mẽ nội dung, hình thức, phương pháp QL cho phù hợp với chức trách,
nhiệm vụ, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo,
xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm
vụ quản lý giáo dục và đào tạo, thì cán bộ QL nhà trường cần phải được
huẩn hóa, hoàn thiện về phẩm chất và năng lực. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi chọn đề tài:“Hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản
lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề QLGD có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây
dựng, duy trì và phát triển một tổ chức GD & ĐT. Giáo dục thực hiện mục
tiêu truyền thụ-lĩnh hội kinh nghiệm sống từ thế hệ trước cho thế hệ sau.
Để đạt được mục tiêu đó, QLGD được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo hoạt
động giáo dục-đào tạo của tổ chức giáo dục. Do đó, cũng có thể nói, trong
4
tiến trình phát triển của xã hội loài người, của GD, vấn đề QLGD cũng
được quan tâm từ rất sớm. Lịch sử các quan điểm, học thuyết về GD đã
chứng minh điều đó.
Đến thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt những công trình nghiên cứu
QLGD được đút kết từ những kinh nghiệm thực tiễn được thể hiện qua các tư
tưởng triết học khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử thế giới và trong nước.
2.1. Những nghiên cứu trên thế giới liên quan phẩm chất, năng
lực cán bộ quản lý giáo dục
Thời Trung hoa cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử với triết lý
đạo nhân chi phối QL, đến thời chiến quốc có Hàn Phi Tử chủ xướng tư
tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người.
Một trong những nỗ lực to lớn trong lĩnh vực GD&ĐT và phát triển
QL là ngay từ đầu những năm 1980, Boyatzis (1982) đã công bố một công
trình nghiên cứu rất công phu về mô hình của nhà QL.
Morley & Vilkinas đã tổng kết được 16 đặc tính xác định chất lượng
cho những nhà lãnh đạo trong khu vực công ở Úc: Tầm nhìn và sứ mạng;
thực hiện; chiến lược; quản lý con người; quan hệ công chúng, cộng đồng;
sự phức tạp; quan hệ với các quá trình chính trị; tính trách nhiệm; thành
tựu; năng lực trí tuệ, tư duy; các đặc tính cá nhân, đặc biệt là tự quản; chính
sách; các kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; thay đổi; truyền đạt;
QL nguồn lực.[52, tr.95]
Tony Bush (giáo sư về giáo dục lãnh đạo, một tác giả đã có nhiều tài
liệu về quản lý giáo dục được xuất bản từ năm 1986 đến nay) và nhiều tác
giả khác ở Châu Phi như Glover B (2002), Anderson (2003)… đã có nhiều
nghiên cứu về lý thuyết, chính sách và thực hành về QLGD. Trong hàng
chục năm nghiên cứu, các ông đã đưa ra nhiều lý thuyết và mô hình lãnh
đạo, QLGD trong các loại trường học Châu Phi. Các mô hình phương Tây
5
và châu Phi cho thấy rằng khái niệm QLGD trường học rất phức tạp và đa
dạng. Nghiên cứu của họ đã mở ra bức tranh về sự phức tạp và đa dạng đó.
Đồng thời cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của QLGD trường học.
Chất lượng QLGD làm thay đổi đáng kể nhà trường và người học.
Luận điểm của V.I Lenin về vai trò, tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ QL, giảng viên trong sự nghiệp GD xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa.
2.2. Những nghiên cứu phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo
dục ở Việt Nam
Đề tài luận văn sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan của
những công trình trên để luận giải một cách có hệ thống những vấn đề cơ
bản về lý luận và thực tiễn việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người
cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước,
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Trung ương, Bộ GD&ĐT, chuẩn hiệu
trưởng về phẩm chất, năng lực của người CBQL giáo dục.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực của người cán bộ
quản lý: cần, kiệm, liêm, chính… về giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của đất nước.
Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về phẩm chất, năng lực của người CBQL trong nhà
trường; về xây dựng đội ngũ giảng viên.
Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết
định tương lai của mỗi người và của cả xã hội, thực trạng nhức nhối của
nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của
Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục, trong cải cách vấn đề
6
nguồn nhân lực về QLGD rất quan trọng nhất là cán bộ QLGD. Vì từ việc
thực hiện chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo
dục đến việc thực hiện các mục tiêu GD, nâng cao chất lượng GD... luôn
gắn liền với công tác QLGD từ bình diện quốc gia đến các cấp QLGD ở địa
phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Vì vậy, nghiên cứu công tác QLGD
ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa rất to lớn để phát
triển giáo dục bền vững.
Võ Mạnh Sơn (Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa) cho rằng thời kỳ
nào cũng vậy, người lãnh đạo, quản lý đều là người có phẩm chất và năng
lực. Chính phẩm chất và năng lực quyết định đến sự thành công hay thất
bại trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đất nước, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên,
phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, quản lý không sẵn có khi con
người mới sinh ra, mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện dựa vào
một số yếu tố cơ bản.[38, tr.94]
Bài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục trong giai đoạn hiện nay” PGS.TS Trần Viết Lưu cho rằng: “vấn đề
nhà giáo và cán bộ quản lý luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh
đạo, các cấp quản lý ngành giáo dục. Để phát triển đội ngũ này, cần phải có
các hệ giải pháp đồng bộ: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, cơ chế
chính sách. Trong các giải pháp trên thì giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng có
tính căn bản, lâu dài, giải pháp về cơ chế chính sáchcótínhcấpthiết”.[28;tr.98]
Phẩm chất, năng lực CBQL giáo dục rất khó đánh giá, kiểm nghiệm
chính xác, vì đó là nhân cách cũng khó bồi dưỡng, nâng cao để hoàn thiện,
có rất ít
“
Đề án, đào tạo cán bộ sau đại học giai đoạn 2006 – 2015, tỉnh Sóc
Trăng do UBND tỉnh Sóc Trăng xây dựng có đề cập đội ngũ CBQL giáo
7
dục như sau: “Phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất,
trình độ, năng lực để thực hiện tốt công vụ”.[47, tr.95]
Trong Quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Sóc Trăng đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2015, do sở giáo dục và đào tạo Sóc
Trăng xây dựng có viết “tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục chung của khu vực, của địa
phương và cả nước. Chủ động bảo đảm nhu cầu giáo viên và cán bộ quản
lý cho mỗi cơ sở giáo dục trong tỉnh”.[40, tr.94]
Ở góc độ lý luận khoa học giáo dục, các nhà khoa học Việt Nam đã
tiếp cận QL trường học, QL nhân lực chủ yếu dựa trên nền tảng của lý luận
giáo dục học. Hầu hết các giáo trình giáo dục học của các tác giả Việt Nam
điều có đề cập đến chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng CB
quản lý trường học thông qua việc phân tích các thành tố của lực lượng
giáo dục như công trình “Phương pháp luận khoa học giáo dục” của tác giả
Phạm Minh Hạc; quyển “Quá trình sư phạm – Bản chất, cấu trúc và tính
quy luật” của Hà Thế Ngữ; quyển tài liệu “Giáo dục học đại cương” của
Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê; quyển “Kiểm định chất lượng giáo
dục học đại học” của tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên) v.v…
Gần đây nhất là việc toàn bộ đảng viên tự phê bình và phê bình theo
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng đẩy lùi sự suy thoái
về đạo đức kéo theo giảm sức chiến đấu năng lực về mọi mặt. Thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay”. Hướng dẫn số 06-HD/BTCĐUK, ngày 17/4/2012 của Ban
Tổ chức Đảng ủy Khối. Công văn số 119/CV/ĐUK ngày 22/10/2012 của
Đảng ủy Khối. Hướng dẫn Số 07-HD/BTC của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc
8
Trăng. Đối chiếu 03 nội dung được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI, tự bản thân mỗi đảng viên tự kiểm điểm đánh giá trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ có những ưu điểm và khuyết điểm điều được đưa ra
trước tập thể mỗi người phải xem xét và góp một ý để xây dựng khuyết
điểm và lưu hồ sơ để thời gian tới đối chiếu với kiểm điểm xem xét cá nhân
có thay đổi chưa. Đa phần khuyết đểm của đảng viên là: còn nể nang, ngại
va chạm, chưa mạnh dạn, thẳng thắn đóng góp ý kiến phê bình đồng nghiệp
đồng chí, đồng nghiệp trong đơn vị; chưa để xuất, tham mưu đối với các bộ
phận khác, quy hoạch chung của nhà trường; chưa linh hoạt, mềm dẻo
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác chưa cao; làm việc
còn thiếu khoa học, nhiều lúc còn chậm trễ.
Các công trình trên đã tiếp cận xây dựng đội ngũ CB ở các khía cạnh
khác nhau, đề cập và luận giải, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và
đề xuất một số giải pháp đội ngũ cán bộ giáo dục. Tuy nhiên chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện phẩm
chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục dưới góc độ chuyên ngành quản lý
giáo dục với đối tượng cụ thể là đội ngũ cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ
Sóc Trăng. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “hoàn thiện phẩm chất, năng lực
cán bộ quản lý giáo dục” sẽ không trùng với các công trình, đề tài đã được
nghiệm thu, công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho các giải pháp hoàn
thiện phẩm chất, năng lực cho cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ sóc Trăng
nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường
hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
Hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học về hoàn thiện phẩm chất, năng
lực cán bộ quản lý giáo dục.
Khảo sát thực trạng phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD ở
trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Sóc Trăng hiện nay.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán
bộ QLGD trong trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường Cao
đẳng Cộng đồng Sóc Trăng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý
giáo dục ở trường CĐCĐ Sóc Trăng.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu điều tra, khảo sát năm học 2012-2013
Đối tượng tham gia khảo sát: cán bộ QLGD từ trưởng phó bộ môn
trở lên và cán bộ giảng viên không tham gia QL trường CĐCĐ Sóc Trăng,
và xin ý kiến chuyên gia (chỉ hỏi để củng cố) là Hiệu trưởng ngoài trường
CĐCĐ Sóc Trăng.
5. Giả thuyết khoa học
Đề tài hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường
CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều vấn đề cần
giải quyết và cách làm khác nhau. Nếu thực hiện có hiệu quả, có kế hoạch
họat động hoàn thiện phẩm chất, năng lực QLGD như: Nâng cao nhận thức
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBQL. Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng đánh giá năng lực QL của CBQL. Tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở trường
Cao đẳng cộng đồng Sóc trăng học tập và nghiên cứu khoa học. Kết hợp
10
các tổ chức, các lực lượng trong hoàn thiện phẩm chất, năng lực quản lý giáo
dục. Phát huy vai trò tự học tập, rèn luyện trau dồi phẩm chất, năng lực của đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường cần bảo đảm đời sống vật chất và
tinh thần cho cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc
Trăng, thì phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐCĐ
Sóc Trăng có thể được nâng lên.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Dựa trên những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục và đào
tạo, về hoàn thiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD, giảng
viên trong trường. Đồng thời vận dụng các quan điểm cấu trúc – hệ thống,
logic, lịch sử và quan điểm thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực
tiễn sau.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài
liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành và các tài liệu kinh điển; các văn
kiện, nghị quyết, chỉ thị, quy chế của Đảng các cấp; các văn bản pháp luật,
chính sách của Đảng, Nhà nước để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
Phương pháp điều tra xã hội học, trưng cầu ý kiến, bằng phiếu hỏi
đối với 135 giảng viên trong đó có 80 giảng viên từ cấp phó bộ môn
trực tiếp tham gia công tác quản lý, giảng dạy và đào tạo tại nhà trường.
Phương pháp chuyên gia, trao đổi, tọa đàm với cán bộ (CB) chủ chốt
trong trường như ban giám hiệu, giám đốc các Trung tâm, một số giảng
11
viên các khoa và CB QL về thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ
QLGD hiện nay, tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học nhà sư phạm
ngoài trường.
Trong khi phân tích và xử lý số liệu tác giả sử dụng phương pháp
thống kê toán học, phương pháp Định lượng, và phương pháp Định tính. Số
liệu được xử lý qua phần mềm SPSS for Windows.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng của việc
hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường Cao đẳng Cộng
đồng Sóc Trăng. Đồng thời, đề xuất giải pháp cơ bản có tính khả thi về
phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng
và có thể mở rộng sang các trường CĐCĐ khác.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Ba chương (9 tiết), Phần mở đầu, kết luận,
khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
12
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT,
NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
Có người cho rằng không cần phải quan tâm đến những yếu tố cao
siêu để trở thành một nhà QL giỏi mà chỉ cần tạo một phong cách làm việc
phù hợp với cá tính và điểm mạnh, đức tính trung thực, suy nghĩ chính
chắn trong mọi hành động sẽ vượt qua được những thách thức và yêu cầu
cần có của một người QL.
QL trong kinh doanh hay QL trong các tổ chức nhân sự nói chung là
QL là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên.
1.1.1. Phẩm chất
và giá trị xã hội của người quản lý hình thành nhân cách của người
quản lý: có tâm huyết với nhiệm vụ quản lý; có lối sống văn hóa, tự tin,
luôn hành động đúng và sáng tạo theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã
hội; có ý chí dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng duy
trì công việc trong những điều kiện thay đổi; chịu được áp lực công việc.
- Phẩm chất của cán bộ quản lý giáo dục.
Phẩm chất chính trị, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi
ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng Sản Việt
Nam; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà
trường; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ công dân; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham
nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
13
Lối sống, tác phong, có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với
bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; sống nhân ái, độ lượng,
bao dung; có tác phong làm việc khoa học, sư phạm.
Giao tiếp, ứng xử: thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công
bằng ; gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ,
giáo viên, nhân viên; hợp tác và tôn trọng phụ huynh; hợp tác với chính
quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong chăm sócvàgiáodụcsinhviên.
Học tập, bồi dưỡng: học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao
phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm,
năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ,
giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. [2; tr.92]
1.1.2. Năng lực
-Năng lực theo từ điển giáo dục học là khả năng cho phép một người
đạt thành công trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp, năng lực
được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ.
Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện ở mức độ thông thạo, tức là có
thể thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào
đó, năng lực gắn liền với những phẩm chất và trí nhớ, tính nhạy cảm, trí
tuệ, tính cách của cá nhân. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu
cá nhân và là kết quả phát triển xã hội của con người (đời sống xã hội và sự
giáo dục rèn luyện hoạt động của cá nhân). Năng lực của một người hoàn
thành được những nhiệm vụ phức tạp, việc hoàn thành này đòi hỏi phải thi
hành một số lượng lớn thao tác đối với những nhiệm vụ mà người ta
thường gặp trong khi thực hành một nghề.
Trong từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm
14
lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động
nào đó với chất lượng cao.
lựclãnhđạoQL.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạt trình độ chuẩn đào tạo
của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo dục; có năng lực
chuyên môn để chỉ đạo các hoạt động giáo dục; có năng lực tư vấn, hướng
dẫn và giúp đỡ cán bộ, giảng viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục; có
kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến
giáo dục; có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục
trong nhà trường; có năng lực tổ chức các hoạt động dạy và học của trường;
có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về
nghiệp vụ sư phạm của giáo dục nhà trường.
Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục, nắm vững
chương trình giáo dục cao đẳng, đại học; có khả năng triển khai thực hiện
chương trình giáo dục cao đẳng, đại học phù hợp với đối tượng và điều
kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; có năng lực hướng dẫn và
giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo
dục cao đẳng, đại học.
Hiểu biết nghiệp vụ quản lý, hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán
bộ quản lý giáo dục theo quy định; vận dụng được các kiến thức cơ bản về
lý luận và nghiệp vụ QL trong lãnh đạo, QL nhà trường.
15
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà
trường. Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây
dựng quy hoạch và kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch
phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch năm học.
Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường,
thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo
quy định; QL hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất
lượng giáo dục; sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen
thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên,
nhân viên theo quy định; tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây
dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm
chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được xã hội và địa phương
tín nhiệm.
Quản lý hành chính và hệ thống thông tin, xây dựng và tổ chức thực
Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm tra,
đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường
theo quy định; chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp QL theo quy định;
thực hiện kiểm định chất lượng dạy học và giáo dục theo quy định.
Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, xây dựng quy
chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; tổ chức thực hiện quy chế dân
chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
Phối hợp giữa nhà trường và địa phương, tham mưu với cấp ủy,
chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn; tổ chức huy
động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và
các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các
16
mục tiêu giáo dục; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên
tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. [2, tr.92]
1.1.3. Hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục
UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng là hoàn thiện, có ý nghĩa nâng cao
trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có
nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản
thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Như vậy hoàn thiện là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ
cán bộ QLGD (cả phẩm chất, năng lực, sức khỏe) với nhiều hình thức, mức
độ khác nhau. Bồi dưỡng hoàn thiện không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như
đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn là quá trình tác động thường
xuyên của các tổ chức, cán bộ giảng viên và lãnh đạo nhà trường đến tập
thể đội ngũ cán bộ QLGD, tạo cơ hội cho họ được bổ sung kiến thức, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, năng lực quản lý đơn vị,
đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường.
Hoàn thiện phẩm chất của cán bộ QLGD cần có ý chí mạnh mẽ bắt
nguồn trước hết từ thái độ chính trị tích cực, tư tưởng tiến công, tính độc
lập, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thử
thách. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì
không phải người lãnh đạo”. Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất
bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các
nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn”.Vì vậy cán bộ QLGD
nhà trường cần phải được hoàn thiện về phẩm chất ý chítrongthựctếcôngtác.
Từ những quan niệm trên chúng tôi cho rằng:
17
QLGD
giao.
Từ quan niệm đó có thể chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau đây;
Thứ hai: Người cán bộ QLGD nhà trường có trí tuệ phát triển tốt
thường tích cực tìm tòi để phát hiện các vấn đề, có ý kiến độc lập, nhiều
sáng kiến, không lệ thuộc thụ động vào những khuôn mẫu, do đó họ có khả
năng thích ứng nhanh hoàn thiện cùng với sự phát triển của tình hình nhiệm
vụ. Trình độ phát triển trí tuệ của cán bộ QLGD nhà trường phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó việc rèn luyện các phẩm chất tư duy, nâng cao năng
lực sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất.
Thứ ba: Cán bộ QLGD nhà trường phải nắm chắc và không ngừng
hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ. Năng
lực quản lý tổ chức của cán bộ QLGD nhà trường thể hiện ở chỗ, khéo léo
vận dụng tư tưởng “vì công việc mà xếp người”; thực hiện tốt sự phân định
trách nhiệm của các cá nhân, các tổ chức; duy trì nguyên tắc, nề nếp, chế
độ hoạt động của từng tổ chức; kịp thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức khi có
biến động về nhân sự hoặc sự thay đổi về nhiệm vụ…Tất cả những công
việc đó phải được tiến hành trên cơ sở óc tổ chức và tài xử lý các mối quan
hệ có lý, có tình của người cán bộ QLGD nhà trường .
1.2. Vị trí, vai trò, đặc điểm lao động của cán bộ quản lý giáo dục
- Vị trí, vai trò cán bộ QLGD là các cá nhân thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ QL nhất định trong bộ máy QL của hệ thống giáo dục nhà
trường. Đó là những cán bộ QL nhà trường giữ cương vị chủ thể QL trong bộ
máy quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường gọi chung là cán bộ QLGD.
18
Ở Việt Nam tính đến năm học 2005 – 2006 có khoảng trên 10 vạn
cán bộ QLGD, trong đó có khoảng 8 vạn cán bộ QL nhà trường, số còn lại
là cán bộ quản lý làm việc ở Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Cán bộ QLGD chiếm
10% tổng số lực lượng giáo viên và cán bộ QLGD.
Cán bộ quản lý có vai trò là người đứng đầu (cấp phó của người
đứng đầu) nhà trường, hoặc bộ phận chức năng trong cơ cấu bộ máy quản
lý giáo dục nhà trường (phòng, bộ môn, khoa, đơn vị quản lý học sinh, sinh
viên), chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng QLGD (kế hoạch, tổ chức,
điều hành, kiểm tra) thuộc phạm vi QL được phân công.
Căn cứ vào mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường có thể xác
định trách nhiệm của cán bộ QL nhà trường như sau:
Tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo trong nhà trường tuân
theo sự lãnh đạo của Đảng và sự QL của Nhà nước.
Đề ra được sứ mệnh, mục tiêu xây dựng và pháttriểncủanhàtrường.
Xây dựng kế họach chiến lược chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường..
Xây dựng kế hoạch khóa học, năm học.
Tổ chức các hoạt động chính trị – xã hội của nhà trường.
Chỉ đạo, điều hành đổi mới nội dung dạy học.
Chỉ đạo, điều hành đổi mới phương pháp dạy học.
Tuyển chọn, bố trí, sử dụng giáo viên (giảng viên).
Tổ chức bồi dưỡng giáo viên (giảng viên).
Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết sángkiến,kinhnghiệmsưphạm.
Tổ chức việc tuyển sinh.
Xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh, sinh viên.
Hỗ trợ tài năng trẻ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
Theo dõi có hệ thống các thế hệ học sinh của nhà trường..
Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh và địa phương.
19
Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường.
Xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường.
Quản lý công tác tài chính.
Duy trì công tác thi đua, khen thưởng và giữvữngkỷcương,kỷluật.
Xây dựng các tập thể sư phạm, các cơ quanchứcnăngcủanhàtrường.
Như vậy có thể nói rằng trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục nhà
trường rất nặng nề, đòi hỏi họ phải được đào tạo, tuyển chọn kỹ lưỡng và
không ngừng học tập, rèn luyện để phát triển phẩm chất, năng lực của
người lãnh đạo, quản lý.
Công tác QLGD đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về khoa học và
thực tiễn, bởi đặc thù về tính học thuật và nghệ thuật sư phạm và QLGD.
Sự phát triển giáo dục không ngừng kéo theo nhiều thay đổi phức tạp cho
môi trường và đối tượng QL, đòi hỏi người QL không chỉ bằng kinh
nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ
sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm một cách
khả thi.
- Đặc điểm lao động cán bộ quản lý giáo dục
Cán bộ QLGD là những cán bộ được đào tạo cơ bản, được tuyển
chọn, có trình độ, kinh nghiệm nhất định về công tác quản lý giáo dục.
Tính chất công việc khá phức tạp, mang tính nhân cách, xử lý nhiều
vụ việc đột xuất.
Không đồng đều về độ tuổi, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.
Nhân cách con người thống nhất với hoạt động và quan hệ xã hội của
họ. Vì vậy, hiểu rõ hoạt động và quan hệ xã hội của người cán bộ quản lý
thì mới có thể xác định được nhân cách của họ cần và có thể hình thành và
phát triển như thế nào, người cán bộ quản lý cần có những phẩm chất và
năng lực gì để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách nhiệm vụ.
20
Nghiên cứu về hoạt động chuyên môn và quan hệ công việc của
người cán bộ QL đòi hỏi phải đi sâu vào lao động QLGD nhà trường mà
cán bộ QL trong nhà trường đảm nhiệm.
Lao động QLGD nhà trường là hoạt động chuyên môn của người
QLGD nhằm xây dựng, triển khai kế hoạch; thiết lập cơ cấu tổ chức; điều
hành, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các thành viên thuộc quyền;
kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các mặt công tác theo phạm vi trách
nhiệm được giao, đảm bảo thực hiện được mục tiêuGD&ĐTcủanhàtrường.
Trong hoạt động QL luôn đặt ra yêu cầu phải chủ động phối hợp với
các bộ phận khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.
1.3. Quá trình hình thành, nội dung hoàn thiện phẩm chất và
năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục
- Quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người cán bộ
QLGD
Nhân cách con người hình thành và phát triển trong hoạt động, vì
vậy để hoàn thiện nhân cách của cán bộ QL nhà trường trước hết là phát
huy tính tích cực của họ trong hoạt động thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và tổ chức QL nhà trường. Để làm được điều đó, cán bộ QL nhà
trường phải quán triệt sâu sắc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
hình thành được động cơ, mục đích hoạt động đúng đắn.
Phát huy tính tích cực của cán bộ QL nhà trường trong hoạt động
thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ.
Hoạt động thực tiễn chỉ có thể tác động hiệu quả đến sự phát triển
nhân cách của cán bộ QL nhà trường khi việc tổng kết và phổ biến kinh
nghiệm thực tiễn được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Thông qua
tổng kết thực tiễn cán bộ QL sẽ nhận thức sâu sắc hơn về con người, tổ
chức; đúc rút được kinh nghiệm tiến hành công tác; tích luỹ được vốn sống
21
trong giải quyết các quan hệ xã hội...Tất cả những điều đó sẽ góp phần phát
triển các phẩm chất chính trị - đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất
tâm lý của nhân cách cán bộ QL.
Hiểu rõ tác dụng to lớn của hoạt động thực tiễn đối với quá trình
hình thành và phát triển nhân cách, người cán bộ QL nhà trường một mặt
không được nề hà bất kể công việc gì thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình,
nhưng mặt khác phải luôn chú ý tổ chức một cách khoa học các hoạt động
của đơn vị, bảo đảm cho nó có kế hoạch, có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ và đạt
chất lượng, hiệu quả cao.
Nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL nhà trường thực chất là chuẩn bị về
phẩm chất nhân cách và tay nghề cho họ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL
phải bảo đảm tốt tính thiết thực để họ có thể nhanh chóng bắt nhịp được với
thực tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng
phải phù hợp với thực tế hoạt động của cán bộ QL, các bài học phải luôn
mang “hơi thở” của đời sống xã hội, của hệ thống giáo dục. Đồng thời,
hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm được sự thống
nhất giữa học và hành, chống truyền thụ một chiều, thụ động, máy móc;
thực hiện tốt phương châm lý luận liên hệ thực tiễn.
Để người cán bộ QLGD thích ứng được với những phát triển mới
của sự nghiệp giáo dục, họ phải có trình độ đào tạo cao (đại học, sau đại
học). Nhưng việc đào tạo tại trường chỉ có thể góp phần hình thành những
phẩm chất nhân cách cơ bản cho cán bộ QL, do đó quá trình bồi dưỡng tại
chức trở nên rất cần thiết để phát triển nhân cách của cán bộ QL trong quá
trình công tác.
Mở rộng quan hệ xã hội và giao tiếp của cán bộ QL trong cộng đồng
xã hội, đặc biệt là trong tập thể sư phạm.
22
Nhân cách con người luôn là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử.
Điều kiện xã hội - lịch sử thường được xem xét theo hai cấp độ: môi trường
xã hội rộng lớn (môi trường xã hội của quốc tế, của đất nước...) và môi
trường gần gũi ( nhà trường hoặc những cộng đồng xã hội mà con người có
sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên). Đối với sự hình thành, phát triển nhân
cách, môi trường xã hội rộng lớn thường chi phối và để lại dấu ấn trong
những đặc điểm chung có tính thời đại, dân tộc, giai cấp, vùng miền trong
nhân cách, còn môi trường gần gũi có vai trò là “bộ lọc” hay là “lăng kính”
làm “khúc xạ” các tác động từ môi trường xã hội rộng lớn đến nhân cách.
Môi trường gần gũi trực tiếp chi phối tới nội dung, hình thức biểu hịên của
các phẩm chất nhân cách.
Vì vậy, để hoàn thiện nhân cách, cán bộ QL phải thực sự gắn bó với
tập thể nhà trường và chú ý mở rộng các quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp
với nhân dân. Trong khi giao tiếp xã hội, một mặt cán bộ QLGD phải phát
huy sự ảnh hưởng tích cực của mình tới nhân cách của những người tham
gia giao tiếp, mặt khác phải chú ý học tập những biểu hiện tốt từ họ và kiên
quyết ngăn chặn ảnh hưởng của những thói hư, tật xấu từ một số người có
quan hệ công việc, quan hệ tình cảm với mình. Để có thể tiếp thu có chọn
lọc những tác động xã hội từ những người xung quanh, cán bộ QLGD phải
là một chủ thể tham gia quan hệ xã hội một cách chủ động, tích cực, có tính
tự chủ, tự trọng cao.
Tăng cường tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện của cán bộ QLGD.
Để làm tốt việc tự giáo dục, tự học tập rèn luyện, cán bộ QL phải
biết tự đánh giá mình một cách khách quan và dũng cảm, tránh tự bằng
lòng, thoả mãn với mình, thích tự khen mình. Chỉ có nhận rõ được mạnh
yếu trong từng phẩm chất nhân cách, cũng như những khiếm khuyết trong
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình so với yêu cầu của tình hình, nhiệm
23
vụ, cán bộ QL mới có thể định hướng đúng trong việc tự giáo dục, tự học
tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, cán bộ QL phải kiên quyết tự đòi hỏi, tự động
viên mình để sửa chữa khuyết điểm, yếu kém bằng việc tạo nên động cơ tự
giáo dục, tự học tập mạnh mẽ. Đây là việc rất khó, vì vậy cán bộ QL phải
nỗ lực ý chí cao, thường xuyên tự phê bình, tự đấu tranh với mình một cách
nghiêm khắc. Cán bộ QL phải không ngừng tự đổi mới hoạt động nhận
thức, hoạt động thực tiễn của mình và thường xuyên tự rút kinh nghiệm.
Những công việc đó sẽ góp phần làm cho nhân cách của cán bộ QL không
ngừng hoàn thiện.
Ths Võ Mạnh Sơn cho rằng, công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng:
đây là yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển và hoàn
thiện phẩm chất, đạo đức và năng lực. Giáo dục phẩm chất và năng lực của
người lãnh đạo, QL đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, cấp bách, khách
quan, song phải tự thân người lãnh đạo, QL là chính. Trong đó, nội dung
đào tạo, bồi dưỡng, ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cần
chú trọng đến giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
đồng thời, tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, QL. Công tác giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, đòi hỏi người lãnh đạo, QL phải có kế
hoạch học tập, rèn luyện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ lý luận
chính trị, năng lực chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, nhất là coi
trọng việc tự thân đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện.
Hoạt động thực tiễn: Yếu tố này có vai trò to lớn trong sự hình thành
phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, QL. Mỗi người thường có các
dạng hoạt động cơ bản như vui chơi, học tập và lao động... để thể hiện
phẩm chất và năng lực của bản thân. Mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi con người
đều gắn với một dạng hoạt động chủ đạo và các hoạt động khác đóng vai
24
trò thứ yếu. Trong điều kiện đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH đã tạo ra môi
trường hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện, nâng cao kiến thức, năng lực và
phẩm chất đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho người cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Đảng ta đã khẳng định: trên cơ sở phát triển sự nghiệp
GD&ĐT, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản,
chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong
trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá sàng
lọc, tuyển chọn cán bộ.
Mở rộng quan hệ giao lưu, giao tiếp: phẩm chất và năng lực của
người quản lý thể hiện rõ bản chất xã hội, vì nó được hình thành và phát
triển trong các mối quan hệ giao lưu, giao tiếp với xã hội. Trong quan hệ
giao lưu, giao tiếp diễn ra mối quan hệ giữa các chủ thể, tức là giữa những
con người, những nhân cách với các phẩm chất, cũng như những đặc điểm
tâm lý đa dạng, phong phú sẽ giúp hình thành nên những phẩm chất tổng
hợp về nhân cách người lãnh đạo, quản lý.
Sự rèn luyện, phấn đấu của chính bản thân: Mỗi cán bộ quản lý
thường xuyên được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động giao tiếp,
nên chịu sự ảnh hưởng, tác động hai chiều tích cực và tiêu cực của người
khác và môi trường xã hội. Nhờ đó, phẩm chất và năng lực được hình
thành, phát triển tương đối ổn định, đạt tới một trình độ hoàn thiện, nên đòi
hỏi người lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên rèn luyện, đấu tranh,
nghiêm khắc với chính bản thân để chống sự suy thoái về phẩm chất và
năng lực.[38, tr.99]
Từ quá trình hình thành này chúng ta có thể tác động vào nó để hoàn
thiện phẩm chất và năng lực cán bộ QLGD nâng cao chất lượng, hiệu quả
của nhà trường.
Phẩm chất, năng lực của cán bộ QLGD là biểu hiện tập trung nhất
nhân cách, là điều kiện để cán bộ QLGD hoàn thành chức trách, nhiệm vụ.
25
Để những yếu tố này hình thành và phát triển mạnh mẽ, chúng ta phải tác
động tới cán bộ QLGD thông qua tổ chức tốt hoạt động thực tiễn; nâng cao
chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; mở rộng quan hệ xã hội và
giao tiếp và tăng cường tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện.
- Nội dung hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở
trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay.
* Yêu cầu về phẩm chất cán bộ quản lý giáo dục
Phẩm chất nói chung đó là tổng thể các thuộc tính của con người
được xã hội nhìn nhận, đánh giá theo những chuẩn mực chung.
Luôn thể hiện sự tin tưởng và nhất trí với sự lãnh đạo của Đảng và sự
QL của Nhà nước, người cán bộ QLGD là người có trách nhiệm tổ
chức, QL hoạt động giáo dục – đào tạo trong phạm vi thẩm quyền của
mình, sao cho nó diễn ra đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước. Để làm tròn trách nhiệm đó, cán bộ QLGD
phải luôn giữ trọn niềm tin vào Đảng, nghiêm chỉnh phục tùng sự lãnh đạo
của Đảng; luôn có tư tưởng tiến công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã
được Nhà nước giao phó; xứng đáng là một tấm gương tiêu biểu về sự tận
tuỵ, hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm
của người quản lý. Trọng trách của người cán bộ QLGD là khơi nguồn cho
việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, đồng thời biết dựa vào
sức mạnh đó trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, vì vậy cán bộ QLGD
phải luôn tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể. Để làm được điều đó, trước
hết, cán bộ QLGD cần phải tôn trọng nguyên tắc tổ chức và chế độ tập
trung, dân chủ trong công tác QL. Bên cạnh đó, phải thường xuyên chăm lo
bảo đảm sự thống nhất mục đích hoạt động vì lợi ích chung, tính tổ chức,
tính kỷ luật và trình độ dân chủ của mọi cán bộ, giáo viên, học sinh trong
26
nhà trường để mọi người đồng tâm, hiệp lực thực hiện nhiệm vụ của nhà
trường và của bộ phận mà họ là thành viên.
Có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Đạo đức, lối sống của
người cán bộ QLGD nhà trường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới mọi thành
viên trong nhà trường và sức mạnh QL. Do đó, cán bộ QLGD nhà trường
phải đặc biệt quan tâm rèn luyện theo các yêu cầu về phẩm chất đạo đức
của một cán bộ lãnh đạo, quản lý, đó là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”; tận tụy với công việc; sống có lương tâm, trách nhiệm xã hội, tôn
trọng pháp luật và kỷ luật, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm
tốn. Những biểu hiện suy thoái về đạo đức như: Cá nhân chủ nghĩa, tham ô,
tham nhũng, lối sống thực dụng, buông thả, tiếp tay cho những tiêu cực xã
hội sẽ huỷ hoại rất nhanh chóng uy tín của cán bộ QLGD.
Có ý chí mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công tác quản lý, trong
QLGD, ý chí của chủ thể quản lý có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới ý chí của
đối tượng quản lý. Vì vậy để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của đối
tượng QL có kết quả, cán bộ QLGD phải có ý chí quyết tâm cao và truyền
được ý chí đó tới cấp dưới bằng việc ra quyết định một cách chủ động,
quyết đoán và thận trọng, đồng thời có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm trong mọi công việc.
* Yêu cầu về năng lực của cán bộ quản lý giáo dục
Năng lực của con người là khả năng thực hiện một cách chủ động,
sáng tạo, thành thạo và đạt hiệu quả tốt một hoặc một số hoạt động nào đó.
Năng lực của cán bộ QLGD nhà trường là một dạng năng lực chuyên biệt,
nhưng có quan hệ rất mật thiết với những năng lực chung của con người.
Óc quan sát và năng lực thu thập và xử lý thông tin.
27
Năng lực trí tuệ, năng lực này có tác dụng giúp cho con người khả năng
thực hiện tốt các thao tác tư duy để tiến hành việc lĩnh hội kiến thức, cũng như
giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn một cách thông minh và sáng tạo hơn.
Năng lực tiếp thu và vận dụng sáng tạo hệ thống kiến thức cơ bản,
thiết thực đối với hoạt động QLGD nhà trường.
+ Kiến thức chuyên môn giảng dạy.
+ Kiến thức QLGD.
+ Kiến thức pháp luật.
+ Kiến thức chính trị - xã hội.
Năng lực làm việc với con người, với tập thể và văn hoá giao tiếp.
Năng lực này đòi hỏi cán bộ QLGD nhà trường phải có kiến thức toàn diện
về nhân cách con người, biết vận dụng kiến thức đó để xem xét, đánh giá
cán bộ giáo viên, học sinh... trong nhà trường, nhằm GD và sử dụng họ
được chính xác.
Năng lực ra quyết định: với tư cách là người quản lý, điều hành công
việc của cơ sở đào tạo, cán bộ QLGD nhà trường cần có năng lực ra quyết
định, để có thể đề ra được chủ trương đúng và mệnh lệnh chính xác, thấu
suốt nhanh chóng tới đối tượng QL. Muốn vậy cán bộ QLGD nhà trường
cần hết sức chú ý xác định động cơ và mục đích hành động chính xác cho
mình và cho cấp dưới.
Mục đích hành động của con người luôn bị chế định bởi hoàn cảnh,
điều kiện khách quan. Vì vậy mỗi hoàn cảnh, điều kiện nhất định thường
đòi hỏi những mục đích và phương thức hành động tương ứng với nó. Khi
con người nắm bắt được phương thức khái quát của hành động trong những
tình huống điển hình và biết vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
thì sẽ hành động đạt kết quả cao. Điều này được coi là một điều kiện tâm lý
quan trọng để nâng cao năng lực ra quyết định của người cán bộ QLGD
nhà trường.
28
* Nội dung về hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo
dục
Có kế hoạch công tác xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD.
Xác định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ QLGD
Lựa chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ QLGD.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ QLGD.
QLGD
Có phẩm chất, cần, kiệm, liêm, chính. ''Tức là siêng năng, chăm chỉ,
cố gắng dẻo dai. Nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được.
Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: tay siêng làm thì hàm siêng nhai.
Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần'', ''là
tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải
đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm ''thì làm
chừng nào xào chừng ấy''. Ngày xưa Khổng Tử đã nói: ''Người sản xuất
nhiều, người tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn luôn
đầy đủ'', ''là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung
sướng, không ham người tân bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hóa. Chỉ có 1 thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ.
Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó
là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân,
mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người''. ''Chính nghĩa là
không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đứng
đắn tức là tà''. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người Cần, Kiệm,
Liêm, nhưng còn phải có Chính mới là hoàn toàn, hoàn thiện.
.
QL
29
vi
Có Tầm, Tâm, Trí, Tài, người QL nhà trường phải có tư duy chiến
lược, có tầm nhìn xa trông rộng, biết kết hợp trước mắt với lâu dài. Phải ý
thức QL nhà trường là QL một thiết chế sư phạm luôn vận động, do đó
phải luôn bám sát sự vận động, phát triển của thực tiễn; hoạt động giáo dục
là lao động nhằm hình thành và hoàn thiện nhân cách với các tri thức kỹ
năng kỹ xảo cần thiết cho con người, nên lãnh đạo QLGD có nhiều điểm
khác với lãnh đạo quản lý các công việc khác; người cán bộ QLGD trước
hết phải là người có chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và có tài năng, càng đa
tài càng có lợi cho công việc; ''vì không có việc tư túi nó làm mù quáng,
cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương
hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh
việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc ngườitốt, đềphòngngườigian''
Có trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Anh và trình độ sử dụng công
nghệ thông tin, một người cán bộ QL nhà trường thời nay mà không biết
ngoại ngữ, kiến thức vi tính lại lơ mơ thì khó có sức thuyết phục anh chị
em giáo viên cho dù có nói tài đến mấy.
*
* *
Chương 1 luận văn đã phân tích là rõ một cách tổng quát các vấn đề
nghiên cứu của đề tài. Những vấn đề được đề cập bao gồm: Những nghiên
cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài đã tiếp cận được. Xác định rõ các thuật ngữ, phẩm chất, năng
lực, con đường hình thành, yêu cầu, nội dung liên quan đến việc hoàn thiện
phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở nhà trường. Chỉ rõ cơ sở lý luận của
việc hoàn thiện, phẩm chất, năng lực của cán bộ QLGD. Đó là những cơ sở
30
, điều kiện lý luận rất quan trong để tác giả tiếp tục nghiên cứu , đánh giá
thực trạng cán bộ quản lý giáo dục trường CĐCĐ Sóc Trăng ở chương 2.
31
Chương 2
THỰCTRẠNGPHẨMCHẤT,NĂNGLỰCCÁNBỘQUẢNLÝGIÁODỤC
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
- Bộ máy tổ chức nhà trường
Bộ máy tổ chức của trường theo sơ đồ và bảng thống kê số lượng đội
ngũ CB- giảng viên toàn trường như sau:
Bảng 1, thống kê CB – giảng viên toàn trường
Stt ĐƠN VỊ T.SỐ
GV
CBGD
TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN
TRÌNH ĐỘ
CHÍNH TRỊ
TS ThS ĐH CĐ TCCN KHÁC CN CC TC
1 BAN GIÁM HIỆU 3 3 1 2 1 1
2 PHÒNG TC-HC-TH 20 3 5 1 4 10 4
3 PHÒNG ĐÀO TẠO 10 7 3 4 1 1 1 2
4
PHÒNG
CTCT&QLHSSV 7 4 1 3 2 1 3
5 PHÒNG QLKH&HTQT 6 4 3 1 2 1
6 PHÒNG TÀI VỤ 5 3 2 1 1
32
7 PHÒNG THANH TRA 2 2 1 1
8 PHÒNG KT&ĐBCL 4 4 2 2
9 KHOA CƠ BẢN 25 25 9 16 2
10 KHOA NN-TS&PTNT 13 13 8 5 1 2
11 KHOA KINH TẾ 16 16 4 12 1
12 KHOA KỸ THUẬT -CN 7 7 1 6 2
13
KHOALÝLUẬNCHÍNH
TRỊ 5 5 1 4
14 BAN TVXD&PTCT 1 1 1
15 BAN HLGV 1 1 1
16 BAN QLDA 1 1
17 TRUNG TÂM NN-TH 5 3 4 1 1
18 TT ĐT-QHDN&HTSV 4 2 2 1 1 1
TỔNG CỘNG 135 100 2 35 70 7 10 11 1 4 19
Nguồn cung cấp từ phòng hành chánh tổng hợp
Theo cơ cấu trên trường CĐCĐ Sóc Trăng chưa thành lập được: Ban
quản lý ký túc xá; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và
chuyển giao công nghệ.
- Quy mô đào tạo của nhà trường năm học 2012-2013
Hiện tổng số lớp học toàn trường là 118 lớp, với tổng số 7.856 học
sinh sinh viên theo số liệu tổng hợp từ phòng đào tạo trường CĐCĐ Sóc
Trăng cung cấp bảng thống kê sau:
Stt Hệ lớp Số lớp Số Sv Số ngành
học
1 Cao đẳng chính quy 24 953 6
2 Trung cấp chính quy 20 764 8
3 Trung cấp hệ vừa làm vừa học 11 561 2
4 Đại học hệ vừa làm vừa học 31 2.798 16
5 Đại học hệ đào tạo Văn bằng 2 2 70 2
6 Đại học hệ đào tạo Liên thông 13 1.283 3
7 Đại học hệ đào tạo Từ xa 17 1.427 5
Tổng cộng 118 7.856 42
- Cơ sở vật chất nhà trường
33
STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Ghi chú
1 Hội trường, phòng học
Hội trường HT 3 1 (400); 2 (150)
Phòng học phòng 24
2 Phòng máy tính phòng 3
Số máy máy 155
Số máy nối mạng
ADSL máy 155
3 Thư viện phòng 1
Số đầu sách quyển 5.000
Trên cơ sở Đề án thành lập Trường, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc
Trăng, nhà trường đã tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường tỉ
lệ 1/500. Đến năm 2011, Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường CĐCĐ Sóc
Trăng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2012, nhà trường đang tiến
hành lập “Dự án đầu tư xây dựng Trường CĐCĐ Sóc Trăng giai đoạn
2010-2015”.
Theo quy mô trên muốn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra với đội
ngũ CB QLGD hiện có thì phải không ngừng hoàn thiện chính mình thực
hiện nhiệm vụ cao cả mà xã hội đang mong đợi.
2.2. Nội dung khảo sát phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo
dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
QLGD được hoàn thiện dần theo các chuẩn cán bộ QLGD nêu ở
chương 1 đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà.
Bảng 2 thống kê CB tham gia QL nhà trường ở trường CĐCĐ Sóc
Trăng (nguồn từ phòng hành chánh tổng hợp) như sau:
Chức vụ Số
lượng
Chuyên
TS
Môn
Th.s CN
LL Chính
CC
Trị
TC
Số cán bộ là Hiệu trưởng 1 1 1
Số cán bộ là Phó Hiệu trưởng 2 1 1 1(cn)
Số cán bộ là Trưởng Phòng 5 3 2 3 2
Số cán bộ là Phó Phòng 9 1 8 5
Số cán bộ là Ban chuyên trách 2 2
Số cán bộ là Giám đốc 2 2 2
34
Số cán bộ là Trưởng Khoa 2 2 2
Số cán bộ là Phó Khoa 7 1 6 7
Số cán bộ là Trưởng Bộ môn 18 17 1 1
Số cán bộ là Phó Bộ môn 18 9 9
Số cán bộ là trợ lý phòng khoa 14 1 13
Tổng: 80 2 35 43 5 19
Theo điều lệ trường CĐ thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày
28/9/2009 và so sánh bảng 2 với bảng 1 thống kê toàn trường, 80 CBQL
theo yêu cầu chuẩn CĐ thì chưa đạt chuẩn cần hoàn thiện để đạt chuẩn và
trên chuẩn.
Về trình độ chuyên môn: 80% cán bộ tham gia khảo sát có trình độ từ
đại học trở lên (107 CB); trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ
cao nhất 65,5% % (70 CB), 33 % (chuẩn 100 % = 80)có trình độ Ths (35 CB)
và 1,5 %(chuẩn 15%) có trình độ TS (2 CB) .
Về trình độ lý luận chính trị: Số cán bộ có trình độ lý luận chính trị sơ
cấp chiếm đa số, trong đó số cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở
lên 30% (24 CB), chuẩn phải là 100% (80 CB).
Riêng sinh viên và học viên trong trường chưa quan tâm và cũng
chưa có trình độ nhận thức về phẩm chất, năng lực QL, chính bản thân họ
không cần biết CBQL nhà trường đối xử như thế nào, chỉ quan tâm điểm
đạt hay không đạt, không bị thi lại là ổn, rất ngại nói về CB nhà trường khi
khảo sát chỉ được đánh giá đại khái một chiều cho qua chuyện.
2.2.1. Thực trạng phẩm chất cán bộ quản lý giáo dục ở trường
Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
- Cách làm
Để phát triển nhà trường, cần nhận thấy được thực trạng phẩm chất
cán bộ QLGD ở trường học hiện nay. Dựa vào các tiêu chí và chuẩn (đã
nêu ở chương 1) người viết đã đưa ra các câu hỏi (phương pháp định
lượng) trong các bảng hỏi (Phụ lục 1). Mỗi nội dung trong bảng câu hỏi
đưa ra 5 mức độ trả lời (cao nhất là 5 và thấp nhất là 1), lấy điểm trung
35
bình (đtb) cộng các điểm có các mức đánh giá sau: đối với những câu đòi
hỏi đánh giá theo 4 mức độ, mức độ cao nhất là 4, mức độ thấp nhất là 1,
thì cách tính là:
Từ 1 đến 2: Mức độ 1 trong đánh giá, mức độ thấp nhất, không có.
Từ 2.1 đến 3: Mức độ 2 trong đánh giá, yếu.
Từ 3.1 đến 4: Mức độ 3 trong đánh giá, trung bình.
Từ 4.1 đến 5: Mức độ 4 trong đánh giá mức độ cao nhất .
Kết quả trả lời được xử lý (phương pháp thống kê) thành các bảng
điểm trung bình riêng cho các đối tượng tham gia khảo sát (Phụ lục 3.1) và
được tổng hợp trong các bảng phân tích.
-Phẩm chất của cán bộ QL ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng.
Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 2 và 4 trong bảng hỏi
dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL
(Phụ lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời tương ứng. Kết
quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột
điểm trung bình ở bảng số 3 dưới đây:
Bảng 3. Đánh giá phẩm chất cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng.
Các phẩm chất
của cán bộ QL trường học
Đánh giá của đối tượng
khảo sát
CB QL CB KQL
2.1.Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của
Đảng và Nhà nước 4.7162 4.6244
2.2.Tin tưởng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà
trường 4.6832 4.5941
2.3. Cảm thông, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp 4.6524 4.4413
2.4. Trung thực, ngay thẳng 4.4063 4.3719
2.5. Tư tưởng trong sạch, sáng suốt, biết người,
biết việc 4.4235 4.4246
2.6. Can đảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 4.4565 4.4488
2.7. Không tham tâng bốc mình, quang minh,
chính đại, ham học, ham làm, ham tiến bộ 4.4822 4.3318
36
2.8. Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế 4.4468 4.2967
2.9. Gương mẫu, đi đầu trong công việc 4.4709 4.4039
2.10. Bình tĩnh, tự tin khi xử lý công việc 4.4870 4.3801
2.11. Năng động, sáng tạo trong QL 4.3566 4.3215
2.12. Có nhu cầu tham gia QL đơn vị 3.9418 4.1990
2.13. Ham thích đối với công việc QL 3.8875 4.2511
4.1. Bản lĩnh chính trị vững vàng 4.0350 3.9648
4.2. Có tính dễ cảm thông, hòa đồng, vị tha, do đó, dễ lôi
cuốn, cảm hóa đối tượng quản lý 4.1390 3.9188
4.3. Có tính chịu khó, dễ dàng, chu đáo, tận tụy với công
việc 4.2066 3.9842
4.4. Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong
giao tiếp và xử lý tình huống 4.0405 3.9086
4.5. Thường khiêm tốn, dễ gần, dễ nhận được sự cảm
thông, chia sẻ 3.9952 3.8562
4.6. Khả năng đối mặt với khókhăn,tháchthứccao 3.6799 3.6719
Bảng 3 liệt kê phẩm chất được đánh giá của cán bộ QL đơn vị. Hai
cột điểm trung bình cho thấy sự đánh giá của cán bộ QL tham gia khảo sát
(cột thứ nhất) và sự đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát khác. Đối
chiếu với cách tính điểm theo mức độ đánh giá trên, kết quả cho thấy:
Các phẩm chất nêu trên được đánh giá ở mức thường có trong cán bộ
QL trường học (điểm trung bình thấp nhất trong đánh giá là 3.6799 và điểm
lệch nhu cầu cần không cao).
So sánh điểm trung bình trong đánh giá từng phẩm chất của cán bộ
QL tham gia khảo sát với điểm trung bình trong đánh giá tương ứng (thể
hiện ở các hàng ngang) của các đối tượng tham gia khảo sát khác cho thấy
sự đánh giá của cán bộ QL đối với từng phẩm chất trong QL nhìn chung
cao hơn sự đánh giá tương ứng của các đối tượng khác (không QL). Tuy nhiên
sự chênh lệch không cao.
Xử lý thông tin thu thập được từ nội dung phần hỏi mở của bảng câu
hỏi và nội dung trả lời câu số 28 trong bảng câu hỏi phỏng vấn, đề tài thu
được những ý kiến về phẩm chất của cán bộ QL trong nhóm đối tượng
37
tham gia khảo sát. Những phẩm chất đó bao gồm: đối xử với cấp dưới một
cách bình đẳng, dân chủ (3 ý kiến); đầu tàu, gương mẫu (5 ý kiến), tận tâm
vì công việc chung (5 ý kiến), công tâm (1 ý kiến), cần cù, nhẫn nại (2 ý
kiến)…, trong đó phẩm chất cảm thông và thực sự quan tâm đến đồng
nghiệp được nhiều đối tượng có ý kiến đề cập đến nhiều nhất (8 ý kiến).
Trả lời câu hỏi “Anh (Chị) nhận thấy bản thân đã có những phẩm
chất nào phù hợp với công tác QL đơn vị?” ba cán bộ QL đề cập nhiều hơn
đến tính quyết đoán, tính năng động, linh hoạt, sáng tạo, tính can đảm
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ…Như hiệu trưởng một trường bậc ĐH (55
tuổi) nói trong công tác ông rất quyết đoán “mỗi công việc được đưa ra bàn
bạc, trong đội ngũ cán bộ QL đơn vị thường có nhiều ý kiến khác nhau.
Hiệu trưởng không có tính quyết đoán, không liều, công việc không chạy”.
Trong khi đó, ý kiến của cán bộ khác QL lại thiên về những phẩm chất
như: sự quan tâm; đối xử công bằng; đầu tàu, gương mẫu…Hiệu trưởng
một trường CĐ (50 tuổi) bộc bạch “khi giải quyết công việc tôi rất coi
trọng sự công tư phân minh”.
- Cán bộ QL tham gia khảo sát đã đánh giá điểm mạnh các phẩm
chất của mình trong công tác QL trường học được liệt kê trong bảng trên cơ
bản có được các phẩm chất quan trọng đtb trên 4.1 như:
Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước (đtb
4.7162).
Tin tưởng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường (đtb 4.6832).
Cảm thông, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp (đtb 4.6524).
Bình tĩnh, tự tin khi xử lý công việc (đtb 4.4870).
Không tham tâng bốc mình, quang minh, chính đại, ham học, ham
làm, ham tiến bộ (đtb 4.4822).
Gương mẫu, đi đầu trong công việc (đtb 4.4709).
38
Can đảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ (đtb 4.4565).
Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế (đtb 4.4468).
Tư tưởng trong sạch, sáng suốt, biết người, biết việc (4.4235).
Trung thực, ngay thẳng (đtb 4.4063).
Năng động, sáng tạo trong QL (đtb 4.3566).
Có tính chịu khó, dễ dàng, chu đáo, tận tụy với công việc (đtb
4.2066).
Có tính dễ cảm thông, hòa đồng, vị tha, do đó, dễ lôi cuốn, cảm hóa
đối tượng quản lý (đtb 4.1390).
Trả lời câu hỏi số 30 trong bản câu hỏi phỏng vấn, hầu hết các đối
tượng tham gia phỏng vấn đều nêu thế mạnh của cán bộ QL trong công tác
QL là chịu khó, dịu dàng, mềm mỏng, nhẫn nại.
- Các phẩm chất yếu chưa hoàn thiện được đtb nhỏ hơn 4.1 như:
Có nhu cầu tham gia QL đơn vị (đtb 3.9418).
Ham thích đối với công việc QL (đtb 3.8875).
Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong giao tiếp và xử lý
tình huống (đtb 4.0405).
Bản lĩnh chính trị vững vàng (đtb 4.0350).
Thường khiêm tốn, dễ gần, dễ nhậnđượcsựcảmthông,chiasẻ(3.9952).
Khả năng đối mặt với khó khăn, thách thức cao (đtb 3.6799).
Chúng ta chưa nhìn nhận sự thật giảm sức chiến đấu trong nhận thức
về phẩm chất, điều này thể hiện ở sự nhìn nhận từ Ban bí thư Trung ương
đảng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay”.
2.2.2. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao
đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
- Cách làm (giống phần trên 2.2.1.)
- Năng lực QL của cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng
39
Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 3 và 5 trong bảng hỏi
dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL
(Phụ lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời câu hỏi tương ứng.
Kết quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột
điểm trung bình ở bảng số 4 dưới đây:
Bảng 4. Đánh giá năng lực QL của cánbộQLởtrườngCĐCĐSócTrăng.
Năng lực thực hiện công việc
của cán bộ QL trường học
Đánh giá của đối tượng
khảo sát
CB QL CB KQL
3.1. Tìm hiểu đối tượng và môi trường QL 4.4773 4.3484
3.2. Xây dựng kế hoạch QL đơn vị 4.5988 4.3491
3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch QL đơn vị 4.5552 4.4205
3.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả QL đơn vị 4.4814 4.3538
3.5. Tuyên truyền, giáo dục đối tượng QL 4.2978 4.1354
3.6. Hợp tác trong QL đơn vị 4.4554 4.2222
3.7. Giao tiếp trong QL đơn vị 4.4945 4.2542
3.8. Làm công việc thuộc chuyên môn sâu 4.2968 4.1426
3.9. Nghiên cứu khoa học GD nói chung và QL giáo dục 4.0713 3.8751
3.10. Xử lý các tình huống trong công tác QL đơn vị 4.3288 4.1160
5.1. Kinh nghiệm trong QL 3.1591 3.3643
5.2. Sử dụng tiếng nước ngoài 3.2413 3.4144
5.3. Sử dụng công nghệ thông tin 3.1027 3.2034
5.4. Trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định 3.1177 3.2402
5.5. Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm 3.4698 3.3963
5.6. Quyết đoán khi ra quyết định & giải quyết công việc 3.0899 3.3201
5.7. Năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế
hoạch 2.9458 3.0942
5.8. Thường có tâm lý an phận, không có tham vọng,
thiếu ý chí phấn đấu 2.8833 3.0162
5.9. Toàn tâm, toàn ý cho công tác QL 2.8545 2.8924
Bảng 4 liệt kê năng lực thực hiện công tác QL đơn vị được dự đoán
của cán bộ QL. Hai cột điểm trung bình cho thấy sự đánh giá của cán bộ
QL tham gia khảo sát ở cột thứ nhất và sự đánh giá của các đối tượng tham
gia khảo sát khác.
Xử lý thông tin thu thập được từ nội dung trả lời câu số 29 trong
bảng câu hỏi phỏng vấn, đề tài thu được những ý kiến về những khả năng
thường có của cán bộ QL. Nhìn chung, cán bộ QL đều nhận thấy mình có
40
khả năng trong việc tổ chức, quản lý cán bộ thực hiện công tác của đơn vị.
Ví dụ ý kiến của hiệu trưởng trường CĐ khác (46 tuổi) “khả năng quán
xuyến, quản lý, điều hành các mặt công tác trong trường theo sự chỉ đạo
của cấp trên”. Một tổ trưởng bộ môn nói “tôi đã cố gắng để các cán bộ
trong tổ thực hiện tốt công tác chuyên môn được phân công”.
Từ phân tích trên, có thể nói cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng đã
có 9 năng lực cần thiết để tham gia công tác QL trường học. Sắp xếp theo
thứ tự giảm dần bao gồm đối chiếu với cách tính điểm theo mức độ đánh
giá trên(2.2.1.), kết quả cho thấy:
- Cán bộ QL đánh giá các năng lực mạnh nhất gồm có:
Xây dựng kế hoạch QL đơn vị (đtb 4.5988).
Tổ chức thực hiện kế hoạch QL đơn vị (đtb 4.5552).
Giao tiếp trong QL đơn vị (đtb 4.4945).
Kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả QL đơn vị (4.4814).
Tìm hiểu đối tượng và môi trường quản lý (đtb 4.4773).
Hợp tác trong QL đơn vị (đtb 4.4554).
Xử lý các tình huống trong công tác QL đơn vị (đtb 4.3288).
Truyên truyền, giáo dục đối tượng QL (đtb 4.2978).
Làm công việc thuộc chuyên môn sâu (đtb 4.2968).
- Những hạn chế trong công tác QL của cán bộ theo dự đoán nhận
được sự đồng thuận của các đối tượng tham gia khảo sát ở các mức độ khác
nhau với độ lệch chuẩn trên 1.
Nói về những hạn chế trong công tác QL, cán bộ QL tham gia phỏng
vấn đã đề cập đến những hạn chế như: thiếu tính quyết đoán, cầu toàn dẫn
đến bị coi là khó tính, giải quyết công việc chưa thoáng, chưa toàn tâm toàn
ý cho công tác QL...khi trả lời câu hỏi 31 trong bản câu hỏi phỏng vấn như:
41
Một phó hiệu trưởng một trường bậc ĐH (47 tuổi) cho rằng “trong
công tác QL, cán bộ thường có tâm lý cầu toàn. Cái gì cũng muốn cho thật
hoàn hảo cho nên dễ bị cho là khó tính. Từ khó tính sẽ dễ đến khó gần”.
Hiệu trưởng một trường bậc CĐ (46 tuổi) đã nói “cán bộ QL thường
thiếu quyết đoán trong giải quyết công việc, chưa thoáng trong suy nghĩ và
giải quyết công việc”.
Hiệu trưởng một trường CĐ nghề (34 tuổi) trả lời “cán bộ QL không
đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công tác QL”.
Mặc dù nhận được sự đồng thuận chưa cao đối với sự đánh giá
những hạn chế của cán bộ trong công tác QL, tuy nhiên qua phân tích trên
cũng cảnh báo rằng ở mức độ nào đó cán bộ QL sẽ gặp khó khăn trong
công tác QL do những hạn chế như:
Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm (đtb 3.4698).
Còn hạn chế trong sử dụng tiếng nước ngoài (đtb 3.2413).
Trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định (đtb 3.1177).
Còn hạn chế trong sử dụng công nghệ thông tin (đtb 3.1027).
Chưa dám quyết đoán khi ra quyết định & giải quyết công việc (đtb 3.0899).
Kinh nghiệm trong QL chưa cao (đtb 3.1591).
Chưa năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch (đtb 2.9458).
Chưa toàn tâm, toàn ý cho công tác QL (đtb 2.8545).
Có tâm lý an phận, không có tham vọng, thiếu ý chí phấn đấu (đtb 2.8833).
Nghiên cứu khoa học GD, QL giáo dục (đtb 4.0713).
Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm nhận được sự
đồng thuận của cán bộ QL cao nhất (đtb 3.4698), điểm cuối của mức đồng
thuận cao. Các hạn chế còn lại nhận được sự đồng thuận ở mức trung bình
(2,51-3.5), trong đó các hạn chế nhận được sự đồng thuận thấp nhất là:
chưa năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch (đtb 2.9458),
42
chưa toàn tâm, toàn ý cho công tác QL (đtb 2.8545) và thường có tâm lý an
phận, không có tham vọng, thiếu ý chí phấn đấu (đtb 2.8833).
Trong đối tượng tham gia khảo sát còn lại, cán bộ (không tham gia
QL) có sự đồng thuận với sự đồng thuận của cán bộ QL hơn.
Hai đối tượng tham gia khảo sát có sự đồng thuận trong đánh giá
những hạn chế của cán bộ QL hơi trái nhau. So với đánh giá của hai đối
tượng khảo sát, đánh giá của cán bộ QL đối với những hạn chế của cán bộ
QL có mức đồng thuận thấp nhất.
hông cao thường luân chuyển từng năm học.
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phẩm chất, năng lực QL của cán bộ
ở trường CĐCĐ Sóc Trăng cho thấy:
Nhìn chung cán bộ QL trường, tham gia khảo sát, đã nhận thức được
sự cần thiết của những phẩm chất, năng lực cần có của người cán bộ QL
trường học và những điều kiện, con đường nâng caonănglựcQLtrườnghọc.
Họ cũng nhận thấy sự cần thiết phải có đội ngũ cán bộ tham gia QL
trường học và đa số cán bộ tham gia QL với động cơ tích cực: để trải
nghiệm, thể hiện bản thân, để phục vụ tập thể nhà trường (vì tập thể muốn
họ tham gia).
Tuy nhiên, giữa nhận thức, có thái độ tích cực đối với việc cán bộ
tham gia QL và sự lựa chọn cán bộ có chuyên môn QLGD hay cán bộ chưa
có chuyên môn QLGD ở vị trí lãnh đạo đơn vị của họ lại chưa thống nhất
(đa số lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên ngành khác vào QL).
Cán bộ QL ở trường được đánh giá về cơ bản đã có những phẩm
chất và năng lực của cán bộ QL trường học. Trong QLGD, họ có những
mặt mạnh như: chịu khó; chu đáo, tận tụy với công việc; dịu dàng, dễ cảm
43
thông, hòa đồng, vị tha; do đó, dễ lôi cuốn, cảm hóa đối tượng quản lý;
kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong giao tiếp và xử lý tình huống; bản
lĩnh chính trị vững vàng; khiêm tốn, dễ gần, dễ nhận được sự cảm thông,
chia sẻ khả năng đối mặt với khó khăn, thách thức cao.
Mặc dù chưa nhận được đồng tình cao trong khảo sát qua bảng hỏi,
song qua phỏng vấn và qua thông tin từ các phương pháp cho thấy một số
mặt hạn chế của cán bộ trong công tác QL trường học, đó là: giải quyết
công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm; còn hạn chế trong sử dụng tiếng
nước ngoài; trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định; còn hạn
chế trong sử dụng công nghệ thông tin; chưa dám quyết đoán khi ra quyết
định và giải quyết công việc; kinh nghiệm trong QL chưa cao; chưa năng
động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch; chưa toàn tâm, toàn ý
cho công tác QL và có tâm lý an phận, không có tham vọng,thiếuýchíphấnđấu.
Cán bộ không tham gia QL có sự đồng thuận khi đánh giá những hạn
chế của cán bộ QL cao nhất (đtb thấp nhất là 2.8124vàđtbcaonhấtlà3.4144).
Những mặt mạnh và những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân.
Trong đó, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm: những nguyên nhân
bên ngoài và những nguyên nhân bên trong như:
Áp lực của công việc gia đình.
Định kiến QL trường học là công việc của kinh nghiệmđã vàvẫntồntại.
Xã hội, cộng đồng, gia đình chưa thực sự đồng tình, ủng hộ cán bộ
tham gia QL, cán bộ học lên cao chuyên ngành QLGD.
Bản thân cán bộ QLGD cũng chưa thực sự ủng hộ nhau.
Thiếu nỗ lực tham gia các hình thức học tập, bồi dưỡng nâng cao
trình độ, nhất là trình độ QL.
Một số hạn chế như ngại va chạm dẫn đến thủ tiêu đấu tranh, hạn chế
trong kinh nghiệm QL, trong quản lý thiếu năng động, ý chí phấn đấu chưa
44
cao…là những hạn chế không chỉ riêng trong cán bộ QL trường học. Có thể
nói những hạn chế đó một phần do đặc trưng văn hóa (đặc trưng văn hóa
cộng đồng, tập thể chưa cao), thiên nhiên (trù phú ưu đãi)…tạo nên.
2.3. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế về phẩm chất, năng lực
cán bộ quản lý ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
Những mặt mạnh cũng như những hạn chế của cán bộ QL trong công
tác QL trường học là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những nguyên nhân
bên trong và những nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan và
chủ quan. Đề tài đã khảo sát để tìm hiểu những nguyên nhân này qua câu hỏi
số 6 trong bảng hỏi dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ
không tham gia QL. Đồng thời khảo sát qua các câu số 32, 33, 34, 35 trong
bản câu hỏi phỏng vấn.
Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 6 trong bảng hỏi dành
cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL (Phụ
lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời tương ứng (Phụ lục 3).
Kết quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột
điểm trung bình ở bảng số 5 dưới đây:
Bảng 5. Nguyên nhân của những mặt mạnh và hạn chế của cán bộ
trong QL trường CĐCĐ Sóc Trăng.
Nguyên nhân của những mặt mạnh và hạn chế
của cán bộ trong QL trường học
Đánh giá của đối tượng khảo
sát
CB QL CB KQL
6.1. Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính sách
quan tâm đối với công tác QL 4.2291 4.3141
6.2. Tác động từ Luật, và qui định làm cho vị trí, vai
trò của CBQL ngày càng được nâng cao 4.2168 4.4100
6.3. Đặc điểm nhân cách phù hợp với việc QL trường
học 4.1344 4.0082
6.4. Đặc điểm nhân cách phù hợp với lao động sư
phạm 4.3602 4.1660
6.5. Áp lực công việc gia đình 4.0802 4.1613
6.6. Định kiến cho rằng QL là công việc theo kinh
nghiệm 3.6907 3.2470
45
6.7. Cấp ủy chưa thực sự quan tâm phát triển nghiệp vụ
QL 3.3142 3.2385
6.8 Cộng đồng chưa thực sự khuyến khích tham gia
học chính qui nghiệp vụ QL 3.4948 3.3090
6.9. Gia đình chưa nhiệt tình ủng hộ 3.3702 3.3011
6.10. Bản thân chưa quyết tâm, nỗ lực nâng cao nghiệp
vụ QL 3.1233 3.0636
6.11. Bản thân CB QLGD chưa thực sự ủng hộ nhau 3.3025 3.2194
6.12. Những quy định, chính sách của nhà trường chưa
tạo cơ hội cho CB học QLGD 3.4327 3.6768
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Bốn nguyên nhân góp phần làm nên những điểm mạnh trong công
tác QL của cán bộ QL ở trường CĐCĐ Sóc Trăng được đề cập trong bảng
5 đã nhận được sự lựa chọn của cán bộ QL với mức độ cao hơn so với các
nguyên nhân khác và đó là mức độ đánh giá cao (đtb từ 3.51-4.5). Sự đánh
giá của các đối tượng khảo sát khác cũng có kết quả tương tự. Đó là các
nguyên nhân:
Đặc điểm nhân cách phù hợp với lao động sư phạm (đtb 4.3602).
Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính sách quan tâm đối với
công tác QL (đtb 4.2291).
Tác động từ Luật và qui định làm cho vị trí, vai trò của CBQL ngày
càng được nâng cao (đtb 4.2168).
Đặc điểm nhân cách phù hợp với việc QL trường học (đtb 4.1344).
Độ lệch chuẩn trong đánh giá đối với các nguyên nhân trên là thấp,
nhất là đối với nguyên nhân Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính
sách quan tâm đối với công tác cán bộ nói chung và cán bộ QL giáo dục
nói riêng.
Qua câu hỏi phỏng vấn số 32, đề tài cũng nhận được những ý kiến
của các đối tượng tham gia phỏng vấn về những nguyên nhân thành công
trong công tác QL trường học. Đa số ý kiến đề cập đến nguyên nhân bên
trong như tính mềm mỏng, chịu khó… của cán bộ tạo điều kiện cho dễ làm
46
tốt công tác sư phạm, công tác QL trường học. Trả lời câu hỏi số 32, hiệu
trưởng một trường cao đẳng (42 tuổi) cho rằng “Trong công tác sư phạm
cần dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo. Bản tính đó phù hợp với văn hóa trong
giáo dục, ứng sử sư phạm, thể hiện sự thành công ở kết quả cao.” Một
trưởng khoa (54 tuổi) cho rằng: “Sở dĩ có thể làm tốt công tác QL trường
học, ngoài bản tính dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo đó còn phải kể đến sự
cố gắng, nỗ lực vươn lên của họ”.
Tuy ít hơn, nhưng những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến
thành công trong công tác QLGD như có chính sách quan tâm, ưu tiên cho
cán bộ QL trong đề bạt vào các vị trí QL nhà trường cũng như quan tâm
đến các mặt đời sống vật chất và tinh thần cũng được 3 đối tượng tham gia
phỏng vấn đề cập đến.
- Nguyên nhân khách quan:
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách, chế độ ưu tiên
hỗ trợ và quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ QL nói chung và cán bộ QL
trong ngành GD&ĐT nói riêng. Sự quan tâm này trong thực tế đã được cụ
thể hóa trong các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, có liên quan và những
hướng dẫn thực hiện. Đồng thời thể hiện trong nhiều chương trình, dự án
đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện phẩm chất năng lực QL cho cán bộ các cấp
đã và đang được tổ chức từ trung ương đến địa phương.
Luật giáo dục (2005) và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tầm
nhìn đến năm 2020 (2012), các chính sách về phụ cấp đứng lớp, phụ cấp
thâm niên đối với nhà giáo đã và sẽ mang lại cho cán bộ QL nói chung và
cán bộ QL trong lĩnh vực GD&ĐT nói riêng nhiều cơ hội để được phát
triển nhân cách.
47
Sự quan tâm của các cấp đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, cơ
sở đến nhà giáo công tác QLGD hàng năm, nhất là trong các dịp lễ, là
nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho công tác của các cán bộ QLGD.
- Nguyên nhân chủ quan
Những đặc điểm về QL tạo điều kiện cho cán bộ QL dễ hội nhập
trong công tác GD&ĐT và trong công tác QL trường học. Đồng thời qua
khảo sát cho thấy 93,75% cán bộ QL đủ sức khỏe làm việc trong đó
43,75% có sức khỏe tốt (Phụ lục 3.2.2).
Sự nỗ lực cố gắng vươn lên của cán bộ QLGD. Đây là yếu tố quyết
định cho sự thành công trong công tác của CB.
* Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Bảng 5 trên đề cập đến 8 nguyên nhân của những hạn chế trong công
tác QL trường học. Đa số cán bộ QL tham gia khảo sát có gia đình. Trong
số 8 nguyên nhân này thì nguyên nhân về cán bộ QL chịu áp lực công việc,
gia đình được tán thành ở mức cao nhất (đtb 4.0802), sự tán thành nguyên
nhân này của các đối tượng khảo sát khác còn cao hơn. Kế đó là nguyên
nhân do định kiến cho rằng QL là công việc của kinh nghiệm (đtb 3.6907).
Các nguyên nhân còn lại nhận được sự đồng tình qua đánh giá ở mức trung
bình (từ 2.51-3.5). Trong đó nguyên nhân nhận được sự tán thành thấp nhất
của cán bộ QL tham gia khảo sát là bản thân CB chưa quyết tâm, nỗ lực
(đtb 3.1233). So với cán bộ QL, sự tán thành của cán bộ không tham gia
QL tham gia khảo sát đối với mỗi nguyên nhân cao hơn.
- Nguyên nhân khách quan
Những quy định về CBQL, do từ giảng viên chuyển CBQL nên bị
mất một số chế độ như phụ cấp đứng lớp, năm công tác… Có người làm
48
quản lý mà số tiết dạy khoảng 500 tiết/năm trong khi đó chuẩn 1 giảng viên
từ 430 đến 460 tiết/năm
Cơ chế chưa thông thoáng trong chế độ hỗ trợ như các năm qua học
cao học được hỗ trợ 12 triệu nghiên cứu sinh 20 triệu cả khóa học, năm
2012 nâng lên 30 triệu dành cho cao học và 50 triệu cho nghiên cứu sinh
nhưng chưa thực hiện, số khác tự lo học phí.
Các biện pháp kích thích từ UBND Tỉnh, từ trường chưa được triển
khai đúng nghĩa, cụ thể, thông thoáng, có cán bộ giảng viên đạt đầu vào
cao học, nghiên cứu sinh nhưng không được phép học, nếu học phải nghỉ
việc hoặc tự lo các khoảng học vì không thuộc diện quy hoạch.
- Nguyên nhân chủ quan
Căn cơ từ ngàn xưa con người việt nam sống theo đức trị, ngày nay
chuyển sang pháp trị, bị ảnh hưởng khá lâu tư tưởng lãnh đạo chỉ huy theo
cảm tính cá nhân chủ quan, nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được hiểu
và áp dụng chỉ đạo đúng nghĩa của nó.
phát triển hiện nay.
Thông tin thu được từ các câu hỏi số 7, 8, 9 hỗ trợ cho những đánh
giá trên.
Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 7 (Phụ lục 2) của các
khách thể tham gia khảo sát, được bảng tần số trả lời câu hỏi số 17 của đối
tượng tham gia khảo sát (Phụ lục 3). Kết quả thu được từ bảng tần số này
được thể hiện qua biểu đồ 1 dưới đây:
Biểu đồ 1. Cán bộ QL đã học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
49
0
10
20
30
40
50
60
70
1 2 3 4 5 6 7 8
Ý kiến của cán bộ QL
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chứcLuận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
Luận văn: Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
Luận văn: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ...
 
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAYLuận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
Luận án: Đảm bảo an sinh xã hội tại thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCMLuận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
Luận án: Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại TPHCM
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sởLuận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trung học cơ sở
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sởLuận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
Luận án: Nhu cầu tham vấn tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở
 
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPTLuận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
Luận văn: Hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT
 
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOTLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, HOT
 
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
LV: Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ người cao tuổi tại xã Minh Quang.
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 

Similar to Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!

Similar to Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY! (20)

Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAYNăng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAYĐề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
Đề tài: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóaLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
 
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộLuận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
Luận văn: Chất lượng dạy học lý luận chính trị ở Trường Cán bộ
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú GiáoLV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
LV: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Phú Giáo
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục Việt Nam.
 
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAYĐề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
Đề tài: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên THPT ở TPHCM, HAY
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
Luận văn: Biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, HAY!
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sởLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tỉnh Phú Thọ
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ---- ☼ ---- TRẦN QUANG NGÔN HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ---- ☼ ---- TRẦN QUANG NGÔN HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ts. trÇn m¹nh hïng HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG 13 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 13 1.2 Vị trí, vai trò, đặc điểm lao động của cán bộ quản lý giáo dục 21 1.3 Quá trình hình thành, nội dung hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục 24 Chương 2 THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG 35 2.1 Khái quát trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 35 2.2 Nội dung khảo sát phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 38 2.3 Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế về phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng 49 Chương 3 YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG HIỆN NAY 60 3.1 Cơ cở yêu cầu thực hiện hệ thống giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay 60 3.2 Hệ thống giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng hiện nay 63 3.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 80 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
  • 4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý giáo dục là một điều kiện để đảm bảo hoạt động giáo dục đào tạo có kết quả đạt đến các mục đích đã hoạch định. Khi thừa nhận vai trò của công tác quản lý giáo dục (QLGD), cũng có ý nghĩa thừa nhận sự tồn tại và vai trò của các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục. Trong đó cần nhấn mạnh đến vai trò của cán bộ QLGD với tư cách chủ thể quản lý. Chỉ thị số 40 – CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra: “Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Chỉ thị đã đề ra “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước”. Thông báo số 242-TB/TW - Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó xác định: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”. Bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển của công nghệ thông tin và kinh tế tri thức, nền kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển biến. Sự hợp tác đa dạng, đa phương trong nền kinh tế thị trường đang đòi hỏi các nước phải cải cách GD theo hướng hiện đại. Đại hội XI của Đảng xác định "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và 3
  • 5. hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.”[13, tr.93] Những nghiên cứu về phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường chưa nhiều và chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nguồn nhân lực tham gia quản lý trường học trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Nhiều công trình đã tiếp cận xây dựng đội ngũ CBQL ở các khía cạnh khác nhau, đề cập và luận giải, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp đội ngũ cán bộ giáo dục. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục dưới góc độ chuyên ngành quản lý giáo dục với đối tượng cụ thể là đội ngũ cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng. Thực tiễn đặt ra đội ngũ CBQL nhà trường cần phải đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp QL cho phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý giáo dục và đào tạo, thì cán bộ QL nhà trường cần phải được huẩn hóa, hoàn thiện về phẩm chất và năng lực. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:“Hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Vấn đề QLGD có một tầm quan trọng đặc biệt đối với việc xây dựng, duy trì và phát triển một tổ chức GD & ĐT. Giáo dục thực hiện mục tiêu truyền thụ-lĩnh hội kinh nghiệm sống từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Để đạt được mục tiêu đó, QLGD được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục-đào tạo của tổ chức giáo dục. Do đó, cũng có thể nói, trong 4
  • 6. tiến trình phát triển của xã hội loài người, của GD, vấn đề QLGD cũng được quan tâm từ rất sớm. Lịch sử các quan điểm, học thuyết về GD đã chứng minh điều đó. Đến thế kỷ XX xuất hiện hàng loạt những công trình nghiên cứu QLGD được đút kết từ những kinh nghiệm thực tiễn được thể hiện qua các tư tưởng triết học khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử thế giới và trong nước. 2.1. Những nghiên cứu trên thế giới liên quan phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục Thời Trung hoa cổ đại, tư tưởng đức trị của Khổng Tử với triết lý đạo nhân chi phối QL, đến thời chiến quốc có Hàn Phi Tử chủ xướng tư tưởng pháp trị, coi trọng pháp chế nghiêm khắc và đề cao thuật dùng người. Một trong những nỗ lực to lớn trong lĩnh vực GD&ĐT và phát triển QL là ngay từ đầu những năm 1980, Boyatzis (1982) đã công bố một công trình nghiên cứu rất công phu về mô hình của nhà QL. Morley & Vilkinas đã tổng kết được 16 đặc tính xác định chất lượng cho những nhà lãnh đạo trong khu vực công ở Úc: Tầm nhìn và sứ mạng; thực hiện; chiến lược; quản lý con người; quan hệ công chúng, cộng đồng; sự phức tạp; quan hệ với các quá trình chính trị; tính trách nhiệm; thành tựu; năng lực trí tuệ, tư duy; các đặc tính cá nhân, đặc biệt là tự quản; chính sách; các kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; thay đổi; truyền đạt; QL nguồn lực.[52, tr.95] Tony Bush (giáo sư về giáo dục lãnh đạo, một tác giả đã có nhiều tài liệu về quản lý giáo dục được xuất bản từ năm 1986 đến nay) và nhiều tác giả khác ở Châu Phi như Glover B (2002), Anderson (2003)… đã có nhiều nghiên cứu về lý thuyết, chính sách và thực hành về QLGD. Trong hàng chục năm nghiên cứu, các ông đã đưa ra nhiều lý thuyết và mô hình lãnh đạo, QLGD trong các loại trường học Châu Phi. Các mô hình phương Tây 5
  • 7. và châu Phi cho thấy rằng khái niệm QLGD trường học rất phức tạp và đa dạng. Nghiên cứu của họ đã mở ra bức tranh về sự phức tạp và đa dạng đó. Đồng thời cũng cho ta thấy được tầm quan trọng của QLGD trường học. Chất lượng QLGD làm thay đổi đáng kể nhà trường và người học. Luận điểm của V.I Lenin về vai trò, tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ QL, giảng viên trong sự nghiệp GD xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. 2.2. Những nghiên cứu phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Việt Nam Đề tài luận văn sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu có liên quan của những công trình trên để luận giải một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy Trung ương, Bộ GD&ĐT, chuẩn hiệu trưởng về phẩm chất, năng lực của người CBQL giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý: cần, kiệm, liêm, chính… về giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GD của đất nước. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phẩm chất, năng lực của người CBQL trong nhà trường; về xây dựng đội ngũ giảng viên. Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội, thực trạng nhức nhối của nền giáo dục Việt Nam hiện nay - nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam - đặt ra vấn đề phải cải cách giáo dục, trong cải cách vấn đề 6
  • 8. nguồn nhân lực về QLGD rất quan trọng nhất là cán bộ QLGD. Vì từ việc thực hiện chính sách giáo dục quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục đến việc thực hiện các mục tiêu GD, nâng cao chất lượng GD... luôn gắn liền với công tác QLGD từ bình diện quốc gia đến các cấp QLGD ở địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo. Vì vậy, nghiên cứu công tác QLGD ở nước ta hiện nay là một yêu cầu cấp bách và có ý nghĩa rất to lớn để phát triển giáo dục bền vững. Võ Mạnh Sơn (Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa) cho rằng thời kỳ nào cũng vậy, người lãnh đạo, quản lý đều là người có phẩm chất và năng lực. Chính phẩm chất và năng lực quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đất nước, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, quản lý không sẵn có khi con người mới sinh ra, mà nó được hình thành, phát triển và hoàn thiện dựa vào một số yếu tố cơ bản.[38, tr.94] Bài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay” PGS.TS Trần Viết Lưu cho rằng: “vấn đề nhà giáo và cán bộ quản lý luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý ngành giáo dục. Để phát triển đội ngũ này, cần phải có các hệ giải pháp đồng bộ: tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, cơ chế chính sách. Trong các giải pháp trên thì giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng có tính căn bản, lâu dài, giải pháp về cơ chế chính sáchcótínhcấpthiết”.[28;tr.98] Phẩm chất, năng lực CBQL giáo dục rất khó đánh giá, kiểm nghiệm chính xác, vì đó là nhân cách cũng khó bồi dưỡng, nâng cao để hoàn thiện, có rất ít “ Đề án, đào tạo cán bộ sau đại học giai đoạn 2006 – 2015, tỉnh Sóc Trăng do UBND tỉnh Sóc Trăng xây dựng có đề cập đội ngũ CBQL giáo 7
  • 9. dục như sau: “Phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để thực hiện tốt công vụ”.[47, tr.95] Trong Quy hoạch phát triển giáo dục – đào tạo tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, do sở giáo dục và đào tạo Sóc Trăng xây dựng có viết “tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục chung của khu vực, của địa phương và cả nước. Chủ động bảo đảm nhu cầu giáo viên và cán bộ quản lý cho mỗi cơ sở giáo dục trong tỉnh”.[40, tr.94] Ở góc độ lý luận khoa học giáo dục, các nhà khoa học Việt Nam đã tiếp cận QL trường học, QL nhân lực chủ yếu dựa trên nền tảng của lý luận giáo dục học. Hầu hết các giáo trình giáo dục học của các tác giả Việt Nam điều có đề cập đến chất lượng và phương thức nâng cao chất lượng CB quản lý trường học thông qua việc phân tích các thành tố của lực lượng giáo dục như công trình “Phương pháp luận khoa học giáo dục” của tác giả Phạm Minh Hạc; quyển “Quá trình sư phạm – Bản chất, cấu trúc và tính quy luật” của Hà Thế Ngữ; quyển tài liệu “Giáo dục học đại cương” của Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê; quyển “Kiểm định chất lượng giáo dục học đại học” của tác giả Nguyễn Đức Chính (chủ biên) v.v… Gần đây nhất là việc toàn bộ đảng viên tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về xây dựng Đảng đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức kéo theo giảm sức chiến đấu năng lực về mọi mặt. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Hướng dẫn số 06-HD/BTCĐUK, ngày 17/4/2012 của Ban Tổ chức Đảng ủy Khối. Công văn số 119/CV/ĐUK ngày 22/10/2012 của Đảng ủy Khối. Hướng dẫn Số 07-HD/BTC của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Sóc 8
  • 10. Trăng. Đối chiếu 03 nội dung được nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, tự bản thân mỗi đảng viên tự kiểm điểm đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có những ưu điểm và khuyết điểm điều được đưa ra trước tập thể mỗi người phải xem xét và góp một ý để xây dựng khuyết điểm và lưu hồ sơ để thời gian tới đối chiếu với kiểm điểm xem xét cá nhân có thay đổi chưa. Đa phần khuyết đểm của đảng viên là: còn nể nang, ngại va chạm, chưa mạnh dạn, thẳng thắn đóng góp ý kiến phê bình đồng nghiệp đồng chí, đồng nghiệp trong đơn vị; chưa để xuất, tham mưu đối với các bộ phận khác, quy hoạch chung của nhà trường; chưa linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác chưa cao; làm việc còn thiếu khoa học, nhiều lúc còn chậm trễ. Các công trình trên đã tiếp cận xây dựng đội ngũ CB ở các khía cạnh khác nhau, đề cập và luận giải, phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp đội ngũ cán bộ giáo dục. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục dưới góc độ chuyên ngành quản lý giáo dục với đối tượng cụ thể là đội ngũ cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục” sẽ không trùng với các công trình, đề tài đã được nghiệm thu, công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho các giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực cho cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ sóc Trăng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
  • 11. Hệ thống hóa cơ sở lý luận khoa học về hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục. Khảo sát thực trạng phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD ở trường Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Sóc Trăng hiện nay. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD trong trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình quản lý phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp hoàn thiện phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐCĐ Sóc Trăng. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Các số liệu điều tra, khảo sát năm học 2012-2013 Đối tượng tham gia khảo sát: cán bộ QLGD từ trưởng phó bộ môn trở lên và cán bộ giảng viên không tham gia QL trường CĐCĐ Sóc Trăng, và xin ý kiến chuyên gia (chỉ hỏi để củng cố) là Hiệu trưởng ngoài trường CĐCĐ Sóc Trăng. 5. Giả thuyết khoa học Đề tài hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều vấn đề cần giải quyết và cách làm khác nhau. Nếu thực hiện có hiệu quả, có kế hoạch họat động hoàn thiện phẩm chất, năng lực QLGD như: Nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho CBQL. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đánh giá năng lực QL của CBQL. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng cộng đồng Sóc trăng học tập và nghiên cứu khoa học. Kết hợp 10
  • 12. các tổ chức, các lực lượng trong hoàn thiện phẩm chất, năng lực quản lý giáo dục. Phát huy vai trò tự học tập, rèn luyện trau dồi phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Nhà trường cần bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, thì phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐCĐ Sóc Trăng có thể được nâng lên. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Dựa trên những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo, về hoàn thiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD, giảng viên trong trường. Đồng thời vận dụng các quan điểm cấu trúc – hệ thống, logic, lịch sử và quan điểm thực tiễn để nghiên cứu đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn sau. * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận chuyên ngành, liên ngành và các tài liệu kinh điển; các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, quy chế của Đảng các cấp; các văn bản pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: Phương pháp điều tra xã hội học, trưng cầu ý kiến, bằng phiếu hỏi đối với 135 giảng viên trong đó có 80 giảng viên từ cấp phó bộ môn trực tiếp tham gia công tác quản lý, giảng dạy và đào tạo tại nhà trường. Phương pháp chuyên gia, trao đổi, tọa đàm với cán bộ (CB) chủ chốt trong trường như ban giám hiệu, giám đốc các Trung tâm, một số giảng 11
  • 13. viên các khoa và CB QL về thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ QLGD hiện nay, tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học nhà sư phạm ngoài trường. Trong khi phân tích và xử lý số liệu tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học, phương pháp Định lượng, và phương pháp Định tính. Số liệu được xử lý qua phần mềm SPSS for Windows. 7. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng của việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Đồng thời, đề xuất giải pháp cơ bản có tính khả thi về phẩm chất, năng lực của người cán bộ QLGD ở trường CĐCĐ Sóc Trăng và có thể mở rộng sang các trường CĐCĐ khác. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Ba chương (9 tiết), Phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 12
  • 14. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG 1.1. Các khái niệm cơ bản Có người cho rằng không cần phải quan tâm đến những yếu tố cao siêu để trở thành một nhà QL giỏi mà chỉ cần tạo một phong cách làm việc phù hợp với cá tính và điểm mạnh, đức tính trung thực, suy nghĩ chính chắn trong mọi hành động sẽ vượt qua được những thách thức và yêu cầu cần có của một người QL. QL trong kinh doanh hay QL trong các tổ chức nhân sự nói chung là QL là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên. 1.1.1. Phẩm chất và giá trị xã hội của người quản lý hình thành nhân cách của người quản lý: có tâm huyết với nhiệm vụ quản lý; có lối sống văn hóa, tự tin, luôn hành động đúng và sáng tạo theo pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; có ý chí dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng duy trì công việc trong những điều kiện thay đổi; chịu được áp lực công việc. - Phẩm chất của cán bộ quản lý giáo dục. Phẩm chất chính trị, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy chế, quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường; tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân; tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm. 13
  • 15. Lối sống, tác phong, có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc và môi trường giáo dục; sống nhân ái, độ lượng, bao dung; có tác phong làm việc khoa học, sư phạm. Giao tiếp, ứng xử: thân thiện, thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng ; gần gũi, tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên; hợp tác và tôn trọng phụ huynh; hợp tác với chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội trong chăm sócvàgiáodụcsinhviên. Học tập, bồi dưỡng: học tập, bồi dưỡng và tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lý nhà trường; tạo điều kiện và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. [2; tr.92] 1.1.2. Năng lực -Năng lực theo từ điển giáo dục học là khả năng cho phép một người đạt thành công trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp, năng lực được thể hiện ở khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện ở mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn một số dạng hoạt động nào đó, năng lực gắn liền với những phẩm chất và trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân. Năng lực có thể phát triển trên cơ sở năng khiếu cá nhân và là kết quả phát triển xã hội của con người (đời sống xã hội và sự giáo dục rèn luyện hoạt động của cá nhân). Năng lực của một người hoàn thành được những nhiệm vụ phức tạp, việc hoàn thành này đòi hỏi phải thi hành một số lượng lớn thao tác đối với những nhiệm vụ mà người ta thường gặp trong khi thực hành một nghề. Trong từ điển Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm 14
  • 16. lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. lựclãnhđạoQL. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với giáo dục; có năng lực chuyên môn để chỉ đạo các hoạt động giáo dục; có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giảng viên, nhân viên về chuyên môn giáo dục; có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục; có khả năng vận dụng các phương pháp đặc thù của giáo dục trong nhà trường; có năng lực tổ chức các hoạt động dạy và học của trường; có năng lực tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên về nghiệp vụ sư phạm của giáo dục nhà trường. Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục, nắm vững chương trình giáo dục cao đẳng, đại học; có khả năng triển khai thực hiện chương trình giáo dục cao đẳng, đại học phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương; có năng lực hướng dẫn và giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục cao đẳng, đại học. Hiểu biết nghiệp vụ quản lý, hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định; vận dụng được các kiến thức cơ bản về lý luận và nghiệp vụ QL trong lãnh đạo, QL nhà trường. 15
  • 17. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. Dự báo được sự phát triển của nhà trường, phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ nhiệm các chức vụ quản lý theo quy định; QL hoạt động của tổ chức bộ máy nhà trường nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục; sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá xếp loại, khen thưởng kỉ luật, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định; tổ chức hoạt động thi đua trong nhà trường; xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết, đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, được xã hội và địa phương tín nhiệm. Quản lý hành chính và hệ thống thông tin, xây dựng và tổ chức thực Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường theo quy định; chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp QL theo quy định; thực hiện kiểm định chất lượng dạy học và giáo dục theo quy định. Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường, xây dựng quy chế dân chủ trong nhà trường theo quy định; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Phối hợp giữa nhà trường và địa phương, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn; tổ chức huy động các nguồn lực của cộng đồng, các tổ chức kinh tế, chính trị-xã hội và các cá nhân trong cộng đồng góp phần xây dựng nhà trường thực hiện các 16
  • 18. mục tiêu giáo dục; tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. [2, tr.92] 1.1.3. Hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục UNESCO định nghĩa: Bồi dưỡng là hoàn thiện, có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp. Như vậy hoàn thiện là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ cán bộ QLGD (cả phẩm chất, năng lực, sức khỏe) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Bồi dưỡng hoàn thiện không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thời gian ngắn là quá trình tác động thường xuyên của các tổ chức, cán bộ giảng viên và lãnh đạo nhà trường đến tập thể đội ngũ cán bộ QLGD, tạo cơ hội cho họ được bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất, năng lực quản lý đơn vị, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT của nhà trường. Hoàn thiện phẩm chất của cán bộ QLGD cần có ý chí mạnh mẽ bắt nguồn trước hết từ thái độ chính trị tích cực, tư tưởng tiến công, tính độc lập, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thử thách. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo”. Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc không sợ khó khăn”.Vì vậy cán bộ QLGD nhà trường cần phải được hoàn thiện về phẩm chất ý chítrongthựctếcôngtác. Từ những quan niệm trên chúng tôi cho rằng: 17
  • 19. QLGD giao. Từ quan niệm đó có thể chỉ ra những đặc trưng cơ bản sau đây; Thứ hai: Người cán bộ QLGD nhà trường có trí tuệ phát triển tốt thường tích cực tìm tòi để phát hiện các vấn đề, có ý kiến độc lập, nhiều sáng kiến, không lệ thuộc thụ động vào những khuôn mẫu, do đó họ có khả năng thích ứng nhanh hoàn thiện cùng với sự phát triển của tình hình nhiệm vụ. Trình độ phát triển trí tuệ của cán bộ QLGD nhà trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó việc rèn luyện các phẩm chất tư duy, nâng cao năng lực sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất. Thứ ba: Cán bộ QLGD nhà trường phải nắm chắc và không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ. Năng lực quản lý tổ chức của cán bộ QLGD nhà trường thể hiện ở chỗ, khéo léo vận dụng tư tưởng “vì công việc mà xếp người”; thực hiện tốt sự phân định trách nhiệm của các cá nhân, các tổ chức; duy trì nguyên tắc, nề nếp, chế độ hoạt động của từng tổ chức; kịp thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức khi có biến động về nhân sự hoặc sự thay đổi về nhiệm vụ…Tất cả những công việc đó phải được tiến hành trên cơ sở óc tổ chức và tài xử lý các mối quan hệ có lý, có tình của người cán bộ QLGD nhà trường . 1.2. Vị trí, vai trò, đặc điểm lao động của cán bộ quản lý giáo dục - Vị trí, vai trò cán bộ QLGD là các cá nhân thực hiện những chức năng, nhiệm vụ QL nhất định trong bộ máy QL của hệ thống giáo dục nhà trường. Đó là những cán bộ QL nhà trường giữ cương vị chủ thể QL trong bộ máy quản lý giáo dục, đào tạo của nhà trường gọi chung là cán bộ QLGD. 18
  • 20. Ở Việt Nam tính đến năm học 2005 – 2006 có khoảng trên 10 vạn cán bộ QLGD, trong đó có khoảng 8 vạn cán bộ QL nhà trường, số còn lại là cán bộ quản lý làm việc ở Bộ, Sở, Phòng giáo dục. Cán bộ QLGD chiếm 10% tổng số lực lượng giáo viên và cán bộ QLGD. Cán bộ quản lý có vai trò là người đứng đầu (cấp phó của người đứng đầu) nhà trường, hoặc bộ phận chức năng trong cơ cấu bộ máy quản lý giáo dục nhà trường (phòng, bộ môn, khoa, đơn vị quản lý học sinh, sinh viên), chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng QLGD (kế hoạch, tổ chức, điều hành, kiểm tra) thuộc phạm vi QL được phân công. Căn cứ vào mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường có thể xác định trách nhiệm của cán bộ QL nhà trường như sau: Tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo trong nhà trường tuân theo sự lãnh đạo của Đảng và sự QL của Nhà nước. Đề ra được sứ mệnh, mục tiêu xây dựng và pháttriểncủanhàtrường. Xây dựng kế họach chiến lược chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.. Xây dựng kế hoạch khóa học, năm học. Tổ chức các hoạt động chính trị – xã hội của nhà trường. Chỉ đạo, điều hành đổi mới nội dung dạy học. Chỉ đạo, điều hành đổi mới phương pháp dạy học. Tuyển chọn, bố trí, sử dụng giáo viên (giảng viên). Tổ chức bồi dưỡng giáo viên (giảng viên). Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết sángkiến,kinhnghiệmsưphạm. Tổ chức việc tuyển sinh. Xây dựng động cơ, thái độ học tập tích cực cho học sinh, sinh viên. Hỗ trợ tài năng trẻ, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó. Theo dõi có hệ thống các thế hệ học sinh của nhà trường.. Xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh và địa phương. 19
  • 21. Quản lý cơ sở vật chất của nhà trường. Xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường. Quản lý công tác tài chính. Duy trì công tác thi đua, khen thưởng và giữvữngkỷcương,kỷluật. Xây dựng các tập thể sư phạm, các cơ quanchứcnăngcủanhàtrường. Như vậy có thể nói rằng trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục nhà trường rất nặng nề, đòi hỏi họ phải được đào tạo, tuyển chọn kỹ lưỡng và không ngừng học tập, rèn luyện để phát triển phẩm chất, năng lực của người lãnh đạo, quản lý. Công tác QLGD đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về khoa học và thực tiễn, bởi đặc thù về tính học thuật và nghệ thuật sư phạm và QLGD. Sự phát triển giáo dục không ngừng kéo theo nhiều thay đổi phức tạp cho môi trường và đối tượng QL, đòi hỏi người QL không chỉ bằng kinh nghiệm cảm tính, bằng thói quen chủ quan mà cần được thực hiện trên cơ sở khoa học và thực tiễn đã được nghiên cứu và thực nghiệm một cách khả thi. - Đặc điểm lao động cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ QLGD là những cán bộ được đào tạo cơ bản, được tuyển chọn, có trình độ, kinh nghiệm nhất định về công tác quản lý giáo dục. Tính chất công việc khá phức tạp, mang tính nhân cách, xử lý nhiều vụ việc đột xuất. Không đồng đều về độ tuổi, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý. Nhân cách con người thống nhất với hoạt động và quan hệ xã hội của họ. Vì vậy, hiểu rõ hoạt động và quan hệ xã hội của người cán bộ quản lý thì mới có thể xác định được nhân cách của họ cần và có thể hình thành và phát triển như thế nào, người cán bộ quản lý cần có những phẩm chất và năng lực gì để đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách nhiệm vụ. 20
  • 22. Nghiên cứu về hoạt động chuyên môn và quan hệ công việc của người cán bộ QL đòi hỏi phải đi sâu vào lao động QLGD nhà trường mà cán bộ QL trong nhà trường đảm nhiệm. Lao động QLGD nhà trường là hoạt động chuyên môn của người QLGD nhằm xây dựng, triển khai kế hoạch; thiết lập cơ cấu tổ chức; điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các thành viên thuộc quyền; kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh các mặt công tác theo phạm vi trách nhiệm được giao, đảm bảo thực hiện được mục tiêuGD&ĐTcủanhàtrường. Trong hoạt động QL luôn đặt ra yêu cầu phải chủ động phối hợp với các bộ phận khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. 1.3. Quá trình hình thành, nội dung hoàn thiện phẩm chất và năng lực của người cán bộ quản lý giáo dục - Quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người cán bộ QLGD Nhân cách con người hình thành và phát triển trong hoạt động, vì vậy để hoàn thiện nhân cách của cán bộ QL nhà trường trước hết là phát huy tính tích cực của họ trong hoạt động thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tổ chức QL nhà trường. Để làm được điều đó, cán bộ QL nhà trường phải quán triệt sâu sắc chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hình thành được động cơ, mục đích hoạt động đúng đắn. Phát huy tính tích cực của cán bộ QL nhà trường trong hoạt động thực tiễn theo chức trách, nhiệm vụ. Hoạt động thực tiễn chỉ có thể tác động hiệu quả đến sự phát triển nhân cách của cán bộ QL nhà trường khi việc tổng kết và phổ biến kinh nghiệm thực tiễn được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc. Thông qua tổng kết thực tiễn cán bộ QL sẽ nhận thức sâu sắc hơn về con người, tổ chức; đúc rút được kinh nghiệm tiến hành công tác; tích luỹ được vốn sống 21
  • 23. trong giải quyết các quan hệ xã hội...Tất cả những điều đó sẽ góp phần phát triển các phẩm chất chính trị - đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, phẩm chất tâm lý của nhân cách cán bộ QL. Hiểu rõ tác dụng to lớn của hoạt động thực tiễn đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách, người cán bộ QL nhà trường một mặt không được nề hà bất kể công việc gì thuộc chức trách, nhiệm vụ của mình, nhưng mặt khác phải luôn chú ý tổ chức một cách khoa học các hoạt động của đơn vị, bảo đảm cho nó có kế hoạch, có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL nhà trường thực chất là chuẩn bị về phẩm chất nhân cách và tay nghề cho họ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL phải bảo đảm tốt tính thiết thực để họ có thể nhanh chóng bắt nhịp được với thực tế và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Theo đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với thực tế hoạt động của cán bộ QL, các bài học phải luôn mang “hơi thở” của đời sống xã hội, của hệ thống giáo dục. Đồng thời, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm được sự thống nhất giữa học và hành, chống truyền thụ một chiều, thụ động, máy móc; thực hiện tốt phương châm lý luận liên hệ thực tiễn. Để người cán bộ QLGD thích ứng được với những phát triển mới của sự nghiệp giáo dục, họ phải có trình độ đào tạo cao (đại học, sau đại học). Nhưng việc đào tạo tại trường chỉ có thể góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách cơ bản cho cán bộ QL, do đó quá trình bồi dưỡng tại chức trở nên rất cần thiết để phát triển nhân cách của cán bộ QL trong quá trình công tác. Mở rộng quan hệ xã hội và giao tiếp của cán bộ QL trong cộng đồng xã hội, đặc biệt là trong tập thể sư phạm. 22
  • 24. Nhân cách con người luôn là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử. Điều kiện xã hội - lịch sử thường được xem xét theo hai cấp độ: môi trường xã hội rộng lớn (môi trường xã hội của quốc tế, của đất nước...) và môi trường gần gũi ( nhà trường hoặc những cộng đồng xã hội mà con người có sự tiếp xúc trực tiếp, thường xuyên). Đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, môi trường xã hội rộng lớn thường chi phối và để lại dấu ấn trong những đặc điểm chung có tính thời đại, dân tộc, giai cấp, vùng miền trong nhân cách, còn môi trường gần gũi có vai trò là “bộ lọc” hay là “lăng kính” làm “khúc xạ” các tác động từ môi trường xã hội rộng lớn đến nhân cách. Môi trường gần gũi trực tiếp chi phối tới nội dung, hình thức biểu hịên của các phẩm chất nhân cách. Vì vậy, để hoàn thiện nhân cách, cán bộ QL phải thực sự gắn bó với tập thể nhà trường và chú ý mở rộng các quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp với nhân dân. Trong khi giao tiếp xã hội, một mặt cán bộ QLGD phải phát huy sự ảnh hưởng tích cực của mình tới nhân cách của những người tham gia giao tiếp, mặt khác phải chú ý học tập những biểu hiện tốt từ họ và kiên quyết ngăn chặn ảnh hưởng của những thói hư, tật xấu từ một số người có quan hệ công việc, quan hệ tình cảm với mình. Để có thể tiếp thu có chọn lọc những tác động xã hội từ những người xung quanh, cán bộ QLGD phải là một chủ thể tham gia quan hệ xã hội một cách chủ động, tích cực, có tính tự chủ, tự trọng cao. Tăng cường tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện của cán bộ QLGD. Để làm tốt việc tự giáo dục, tự học tập rèn luyện, cán bộ QL phải biết tự đánh giá mình một cách khách quan và dũng cảm, tránh tự bằng lòng, thoả mãn với mình, thích tự khen mình. Chỉ có nhận rõ được mạnh yếu trong từng phẩm chất nhân cách, cũng như những khiếm khuyết trong kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của mình so với yêu cầu của tình hình, nhiệm 23
  • 25. vụ, cán bộ QL mới có thể định hướng đúng trong việc tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện. Bên cạnh đó, cán bộ QL phải kiên quyết tự đòi hỏi, tự động viên mình để sửa chữa khuyết điểm, yếu kém bằng việc tạo nên động cơ tự giáo dục, tự học tập mạnh mẽ. Đây là việc rất khó, vì vậy cán bộ QL phải nỗ lực ý chí cao, thường xuyên tự phê bình, tự đấu tranh với mình một cách nghiêm khắc. Cán bộ QL phải không ngừng tự đổi mới hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của mình và thường xuyên tự rút kinh nghiệm. Những công việc đó sẽ góp phần làm cho nhân cách của cán bộ QL không ngừng hoàn thiện. Ths Võ Mạnh Sơn cho rằng, công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng: đây là yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển và hoàn thiện phẩm chất, đạo đức và năng lực. Giáo dục phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, QL đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, cấp bách, khách quan, song phải tự thân người lãnh đạo, QL là chính. Trong đó, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, ngoài những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cần chú trọng đến giáo dục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời, tăng cường bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, QL. Công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, đòi hỏi người lãnh đạo, QL phải có kế hoạch học tập, rèn luyện thường xuyên nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn, nhất là coi trọng việc tự thân đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện. Hoạt động thực tiễn: Yếu tố này có vai trò to lớn trong sự hình thành phẩm chất và năng lực của người lãnh đạo, QL. Mỗi người thường có các dạng hoạt động cơ bản như vui chơi, học tập và lao động... để thể hiện phẩm chất và năng lực của bản thân. Mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi con người đều gắn với một dạng hoạt động chủ đạo và các hoạt động khác đóng vai 24
  • 26. trò thứ yếu. Trong điều kiện đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH đã tạo ra môi trường hoạt động thực tiễn nhằm rèn luyện, nâng cao kiến thức, năng lực và phẩm chất đạo đức, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đảng ta đã khẳng định: trên cơ sở phát triển sự nghiệp GD&ĐT, nâng cao dân trí để xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, chính quy, có hệ thống; đồng thời thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân để giáo dục, rèn luyện, đào tạo, đánh giá sàng lọc, tuyển chọn cán bộ. Mở rộng quan hệ giao lưu, giao tiếp: phẩm chất và năng lực của người quản lý thể hiện rõ bản chất xã hội, vì nó được hình thành và phát triển trong các mối quan hệ giao lưu, giao tiếp với xã hội. Trong quan hệ giao lưu, giao tiếp diễn ra mối quan hệ giữa các chủ thể, tức là giữa những con người, những nhân cách với các phẩm chất, cũng như những đặc điểm tâm lý đa dạng, phong phú sẽ giúp hình thành nên những phẩm chất tổng hợp về nhân cách người lãnh đạo, quản lý. Sự rèn luyện, phấn đấu của chính bản thân: Mỗi cán bộ quản lý thường xuyên được giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và hoạt động giao tiếp, nên chịu sự ảnh hưởng, tác động hai chiều tích cực và tiêu cực của người khác và môi trường xã hội. Nhờ đó, phẩm chất và năng lực được hình thành, phát triển tương đối ổn định, đạt tới một trình độ hoàn thiện, nên đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải thường xuyên rèn luyện, đấu tranh, nghiêm khắc với chính bản thân để chống sự suy thoái về phẩm chất và năng lực.[38, tr.99] Từ quá trình hình thành này chúng ta có thể tác động vào nó để hoàn thiện phẩm chất và năng lực cán bộ QLGD nâng cao chất lượng, hiệu quả của nhà trường. Phẩm chất, năng lực của cán bộ QLGD là biểu hiện tập trung nhất nhân cách, là điều kiện để cán bộ QLGD hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. 25
  • 27. Để những yếu tố này hình thành và phát triển mạnh mẽ, chúng ta phải tác động tới cán bộ QLGD thông qua tổ chức tốt hoạt động thực tiễn; nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng; mở rộng quan hệ xã hội và giao tiếp và tăng cường tự giáo dục, tự học tập, rèn luyện. - Nội dung hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay. * Yêu cầu về phẩm chất cán bộ quản lý giáo dục Phẩm chất nói chung đó là tổng thể các thuộc tính của con người được xã hội nhìn nhận, đánh giá theo những chuẩn mực chung. Luôn thể hiện sự tin tưởng và nhất trí với sự lãnh đạo của Đảng và sự QL của Nhà nước, người cán bộ QLGD là người có trách nhiệm tổ chức, QL hoạt động giáo dục – đào tạo trong phạm vi thẩm quyền của mình, sao cho nó diễn ra đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Để làm tròn trách nhiệm đó, cán bộ QLGD phải luôn giữ trọn niềm tin vào Đảng, nghiêm chỉnh phục tùng sự lãnh đạo của Đảng; luôn có tư tưởng tiến công trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ đã được Nhà nước giao phó; xứng đáng là một tấm gương tiêu biểu về sự tận tuỵ, hết lòng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người quản lý. Trọng trách của người cán bộ QLGD là khơi nguồn cho việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, đồng thời biết dựa vào sức mạnh đó trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, vì vậy cán bộ QLGD phải luôn tôn trọng tổ chức, tôn trọng tập thể. Để làm được điều đó, trước hết, cán bộ QLGD cần phải tôn trọng nguyên tắc tổ chức và chế độ tập trung, dân chủ trong công tác QL. Bên cạnh đó, phải thường xuyên chăm lo bảo đảm sự thống nhất mục đích hoạt động vì lợi ích chung, tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ dân chủ của mọi cán bộ, giáo viên, học sinh trong 26
  • 28. nhà trường để mọi người đồng tâm, hiệp lực thực hiện nhiệm vụ của nhà trường và của bộ phận mà họ là thành viên. Có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. Đạo đức, lối sống của người cán bộ QLGD nhà trường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới mọi thành viên trong nhà trường và sức mạnh QL. Do đó, cán bộ QLGD nhà trường phải đặc biệt quan tâm rèn luyện theo các yêu cầu về phẩm chất đạo đức của một cán bộ lãnh đạo, quản lý, đó là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tận tụy với công việc; sống có lương tâm, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật và kỷ luật, lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn. Những biểu hiện suy thoái về đạo đức như: Cá nhân chủ nghĩa, tham ô, tham nhũng, lối sống thực dụng, buông thả, tiếp tay cho những tiêu cực xã hội sẽ huỷ hoại rất nhanh chóng uy tín của cán bộ QLGD. Có ý chí mạnh mẽ, quyết tâm cao trong công tác quản lý, trong QLGD, ý chí của chủ thể quản lý có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới ý chí của đối tượng quản lý. Vì vậy để điều khiển, điều chỉnh hoạt động của đối tượng QL có kết quả, cán bộ QLGD phải có ý chí quyết tâm cao và truyền được ý chí đó tới cấp dưới bằng việc ra quyết định một cách chủ động, quyết đoán và thận trọng, đồng thời có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong mọi công việc. * Yêu cầu về năng lực của cán bộ quản lý giáo dục Năng lực của con người là khả năng thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, thành thạo và đạt hiệu quả tốt một hoặc một số hoạt động nào đó. Năng lực của cán bộ QLGD nhà trường là một dạng năng lực chuyên biệt, nhưng có quan hệ rất mật thiết với những năng lực chung của con người. Óc quan sát và năng lực thu thập và xử lý thông tin. 27
  • 29. Năng lực trí tuệ, năng lực này có tác dụng giúp cho con người khả năng thực hiện tốt các thao tác tư duy để tiến hành việc lĩnh hội kiến thức, cũng như giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn một cách thông minh và sáng tạo hơn. Năng lực tiếp thu và vận dụng sáng tạo hệ thống kiến thức cơ bản, thiết thực đối với hoạt động QLGD nhà trường. + Kiến thức chuyên môn giảng dạy. + Kiến thức QLGD. + Kiến thức pháp luật. + Kiến thức chính trị - xã hội. Năng lực làm việc với con người, với tập thể và văn hoá giao tiếp. Năng lực này đòi hỏi cán bộ QLGD nhà trường phải có kiến thức toàn diện về nhân cách con người, biết vận dụng kiến thức đó để xem xét, đánh giá cán bộ giáo viên, học sinh... trong nhà trường, nhằm GD và sử dụng họ được chính xác. Năng lực ra quyết định: với tư cách là người quản lý, điều hành công việc của cơ sở đào tạo, cán bộ QLGD nhà trường cần có năng lực ra quyết định, để có thể đề ra được chủ trương đúng và mệnh lệnh chính xác, thấu suốt nhanh chóng tới đối tượng QL. Muốn vậy cán bộ QLGD nhà trường cần hết sức chú ý xác định động cơ và mục đích hành động chính xác cho mình và cho cấp dưới. Mục đích hành động của con người luôn bị chế định bởi hoàn cảnh, điều kiện khách quan. Vì vậy mỗi hoàn cảnh, điều kiện nhất định thường đòi hỏi những mục đích và phương thức hành động tương ứng với nó. Khi con người nắm bắt được phương thức khái quát của hành động trong những tình huống điển hình và biết vận dụng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ hành động đạt kết quả cao. Điều này được coi là một điều kiện tâm lý quan trọng để nâng cao năng lực ra quyết định của người cán bộ QLGD nhà trường. 28
  • 30. * Nội dung về hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục Có kế hoạch công tác xây dựng đội ngũ cán bộ QLGD. Xác định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ QLGD Lựa chọn, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ QLGD. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ QLGD. QLGD Có phẩm chất, cần, kiệm, liêm, chính. ''Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn mấy cũng làm được. Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: tay siêng làm thì hàm siêng nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần'', ''là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Cần mà không Kiệm ''thì làm chừng nào xào chừng ấy''. Ngày xưa Khổng Tử đã nói: ''Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít. Làm ra mau, dùng đi chậm thì của cải luôn luôn đầy đủ'', ''là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tân bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có 1 thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người''. ''Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không thẳng thắn, đứng đắn tức là tà''. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Một người Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải có Chính mới là hoàn toàn, hoàn thiện. . QL 29
  • 31. vi Có Tầm, Tâm, Trí, Tài, người QL nhà trường phải có tư duy chiến lược, có tầm nhìn xa trông rộng, biết kết hợp trước mắt với lâu dài. Phải ý thức QL nhà trường là QL một thiết chế sư phạm luôn vận động, do đó phải luôn bám sát sự vận động, phát triển của thực tiễn; hoạt động giáo dục là lao động nhằm hình thành và hoàn thiện nhân cách với các tri thức kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho con người, nên lãnh đạo QLGD có nhiều điểm khác với lãnh đạo quản lý các công việc khác; người cán bộ QLGD trước hết phải là người có chuyên môn sâu, hiểu biết rộng và có tài năng, càng đa tài càng có lợi cho công việc; ''vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sáng suốt. Dễ hiểu lý luận, dễ tìm phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc ngườitốt, đềphòngngườigian'' Có trình độ ngoại ngữ nhất là tiếng Anh và trình độ sử dụng công nghệ thông tin, một người cán bộ QL nhà trường thời nay mà không biết ngoại ngữ, kiến thức vi tính lại lơ mơ thì khó có sức thuyết phục anh chị em giáo viên cho dù có nói tài đến mấy. * * * Chương 1 luận văn đã phân tích là rõ một cách tổng quát các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Những vấn đề được đề cập bao gồm: Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của đề tài đã tiếp cận được. Xác định rõ các thuật ngữ, phẩm chất, năng lực, con đường hình thành, yêu cầu, nội dung liên quan đến việc hoàn thiện phẩm chất, năng lực cán bộ QLGD ở nhà trường. Chỉ rõ cơ sở lý luận của việc hoàn thiện, phẩm chất, năng lực của cán bộ QLGD. Đó là những cơ sở 30
  • 32. , điều kiện lý luận rất quan trong để tác giả tiếp tục nghiên cứu , đánh giá thực trạng cán bộ quản lý giáo dục trường CĐCĐ Sóc Trăng ở chương 2. 31
  • 33. Chương 2 THỰCTRẠNGPHẨMCHẤT,NĂNGLỰCCÁNBỘQUẢNLÝGIÁODỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG SÓC TRĂNG 2.1. Khái quát trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng - Bộ máy tổ chức nhà trường Bộ máy tổ chức của trường theo sơ đồ và bảng thống kê số lượng đội ngũ CB- giảng viên toàn trường như sau: Bảng 1, thống kê CB – giảng viên toàn trường Stt ĐƠN VỊ T.SỐ GV CBGD TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN TRÌNH ĐỘ CHÍNH TRỊ TS ThS ĐH CĐ TCCN KHÁC CN CC TC 1 BAN GIÁM HIỆU 3 3 1 2 1 1 2 PHÒNG TC-HC-TH 20 3 5 1 4 10 4 3 PHÒNG ĐÀO TẠO 10 7 3 4 1 1 1 2 4 PHÒNG CTCT&QLHSSV 7 4 1 3 2 1 3 5 PHÒNG QLKH&HTQT 6 4 3 1 2 1 6 PHÒNG TÀI VỤ 5 3 2 1 1 32
  • 34. 7 PHÒNG THANH TRA 2 2 1 1 8 PHÒNG KT&ĐBCL 4 4 2 2 9 KHOA CƠ BẢN 25 25 9 16 2 10 KHOA NN-TS&PTNT 13 13 8 5 1 2 11 KHOA KINH TẾ 16 16 4 12 1 12 KHOA KỸ THUẬT -CN 7 7 1 6 2 13 KHOALÝLUẬNCHÍNH TRỊ 5 5 1 4 14 BAN TVXD&PTCT 1 1 1 15 BAN HLGV 1 1 1 16 BAN QLDA 1 1 17 TRUNG TÂM NN-TH 5 3 4 1 1 18 TT ĐT-QHDN&HTSV 4 2 2 1 1 1 TỔNG CỘNG 135 100 2 35 70 7 10 11 1 4 19 Nguồn cung cấp từ phòng hành chánh tổng hợp Theo cơ cấu trên trường CĐCĐ Sóc Trăng chưa thành lập được: Ban quản lý ký túc xá; Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. - Quy mô đào tạo của nhà trường năm học 2012-2013 Hiện tổng số lớp học toàn trường là 118 lớp, với tổng số 7.856 học sinh sinh viên theo số liệu tổng hợp từ phòng đào tạo trường CĐCĐ Sóc Trăng cung cấp bảng thống kê sau: Stt Hệ lớp Số lớp Số Sv Số ngành học 1 Cao đẳng chính quy 24 953 6 2 Trung cấp chính quy 20 764 8 3 Trung cấp hệ vừa làm vừa học 11 561 2 4 Đại học hệ vừa làm vừa học 31 2.798 16 5 Đại học hệ đào tạo Văn bằng 2 2 70 2 6 Đại học hệ đào tạo Liên thông 13 1.283 3 7 Đại học hệ đào tạo Từ xa 17 1.427 5 Tổng cộng 118 7.856 42 - Cơ sở vật chất nhà trường 33
  • 35. STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Ghi chú 1 Hội trường, phòng học Hội trường HT 3 1 (400); 2 (150) Phòng học phòng 24 2 Phòng máy tính phòng 3 Số máy máy 155 Số máy nối mạng ADSL máy 155 3 Thư viện phòng 1 Số đầu sách quyển 5.000 Trên cơ sở Đề án thành lập Trường, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Sóc Trăng, nhà trường đã tiến hành lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường tỉ lệ 1/500. Đến năm 2011, Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường CĐCĐ Sóc Trăng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2012, nhà trường đang tiến hành lập “Dự án đầu tư xây dựng Trường CĐCĐ Sóc Trăng giai đoạn 2010-2015”. Theo quy mô trên muốn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra với đội ngũ CB QLGD hiện có thì phải không ngừng hoàn thiện chính mình thực hiện nhiệm vụ cao cả mà xã hội đang mong đợi. 2.2. Nội dung khảo sát phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng QLGD được hoàn thiện dần theo các chuẩn cán bộ QLGD nêu ở chương 1 đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh nhà. Bảng 2 thống kê CB tham gia QL nhà trường ở trường CĐCĐ Sóc Trăng (nguồn từ phòng hành chánh tổng hợp) như sau: Chức vụ Số lượng Chuyên TS Môn Th.s CN LL Chính CC Trị TC Số cán bộ là Hiệu trưởng 1 1 1 Số cán bộ là Phó Hiệu trưởng 2 1 1 1(cn) Số cán bộ là Trưởng Phòng 5 3 2 3 2 Số cán bộ là Phó Phòng 9 1 8 5 Số cán bộ là Ban chuyên trách 2 2 Số cán bộ là Giám đốc 2 2 2 34
  • 36. Số cán bộ là Trưởng Khoa 2 2 2 Số cán bộ là Phó Khoa 7 1 6 7 Số cán bộ là Trưởng Bộ môn 18 17 1 1 Số cán bộ là Phó Bộ môn 18 9 9 Số cán bộ là trợ lý phòng khoa 14 1 13 Tổng: 80 2 35 43 5 19 Theo điều lệ trường CĐ thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/9/2009 và so sánh bảng 2 với bảng 1 thống kê toàn trường, 80 CBQL theo yêu cầu chuẩn CĐ thì chưa đạt chuẩn cần hoàn thiện để đạt chuẩn và trên chuẩn. Về trình độ chuyên môn: 80% cán bộ tham gia khảo sát có trình độ từ đại học trở lên (107 CB); trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 65,5% % (70 CB), 33 % (chuẩn 100 % = 80)có trình độ Ths (35 CB) và 1,5 %(chuẩn 15%) có trình độ TS (2 CB) . Về trình độ lý luận chính trị: Số cán bộ có trình độ lý luận chính trị sơ cấp chiếm đa số, trong đó số cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên 30% (24 CB), chuẩn phải là 100% (80 CB). Riêng sinh viên và học viên trong trường chưa quan tâm và cũng chưa có trình độ nhận thức về phẩm chất, năng lực QL, chính bản thân họ không cần biết CBQL nhà trường đối xử như thế nào, chỉ quan tâm điểm đạt hay không đạt, không bị thi lại là ổn, rất ngại nói về CB nhà trường khi khảo sát chỉ được đánh giá đại khái một chiều cho qua chuyện. 2.2.1. Thực trạng phẩm chất cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng - Cách làm Để phát triển nhà trường, cần nhận thấy được thực trạng phẩm chất cán bộ QLGD ở trường học hiện nay. Dựa vào các tiêu chí và chuẩn (đã nêu ở chương 1) người viết đã đưa ra các câu hỏi (phương pháp định lượng) trong các bảng hỏi (Phụ lục 1). Mỗi nội dung trong bảng câu hỏi đưa ra 5 mức độ trả lời (cao nhất là 5 và thấp nhất là 1), lấy điểm trung 35
  • 37. bình (đtb) cộng các điểm có các mức đánh giá sau: đối với những câu đòi hỏi đánh giá theo 4 mức độ, mức độ cao nhất là 4, mức độ thấp nhất là 1, thì cách tính là: Từ 1 đến 2: Mức độ 1 trong đánh giá, mức độ thấp nhất, không có. Từ 2.1 đến 3: Mức độ 2 trong đánh giá, yếu. Từ 3.1 đến 4: Mức độ 3 trong đánh giá, trung bình. Từ 4.1 đến 5: Mức độ 4 trong đánh giá mức độ cao nhất . Kết quả trả lời được xử lý (phương pháp thống kê) thành các bảng điểm trung bình riêng cho các đối tượng tham gia khảo sát (Phụ lục 3.1) và được tổng hợp trong các bảng phân tích. -Phẩm chất của cán bộ QL ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 2 và 4 trong bảng hỏi dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL (Phụ lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời tương ứng. Kết quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột điểm trung bình ở bảng số 3 dưới đây: Bảng 3. Đánh giá phẩm chất cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng. Các phẩm chất của cán bộ QL trường học Đánh giá của đối tượng khảo sát CB QL CB KQL 2.1.Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước 4.7162 4.6244 2.2.Tin tưởng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường 4.6832 4.5941 2.3. Cảm thông, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp 4.6524 4.4413 2.4. Trung thực, ngay thẳng 4.4063 4.3719 2.5. Tư tưởng trong sạch, sáng suốt, biết người, biết việc 4.4235 4.4246 2.6. Can đảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 4.4565 4.4488 2.7. Không tham tâng bốc mình, quang minh, chính đại, ham học, ham làm, ham tiến bộ 4.4822 4.3318 36
  • 38. 2.8. Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế 4.4468 4.2967 2.9. Gương mẫu, đi đầu trong công việc 4.4709 4.4039 2.10. Bình tĩnh, tự tin khi xử lý công việc 4.4870 4.3801 2.11. Năng động, sáng tạo trong QL 4.3566 4.3215 2.12. Có nhu cầu tham gia QL đơn vị 3.9418 4.1990 2.13. Ham thích đối với công việc QL 3.8875 4.2511 4.1. Bản lĩnh chính trị vững vàng 4.0350 3.9648 4.2. Có tính dễ cảm thông, hòa đồng, vị tha, do đó, dễ lôi cuốn, cảm hóa đối tượng quản lý 4.1390 3.9188 4.3. Có tính chịu khó, dễ dàng, chu đáo, tận tụy với công việc 4.2066 3.9842 4.4. Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong giao tiếp và xử lý tình huống 4.0405 3.9086 4.5. Thường khiêm tốn, dễ gần, dễ nhận được sự cảm thông, chia sẻ 3.9952 3.8562 4.6. Khả năng đối mặt với khókhăn,tháchthứccao 3.6799 3.6719 Bảng 3 liệt kê phẩm chất được đánh giá của cán bộ QL đơn vị. Hai cột điểm trung bình cho thấy sự đánh giá của cán bộ QL tham gia khảo sát (cột thứ nhất) và sự đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát khác. Đối chiếu với cách tính điểm theo mức độ đánh giá trên, kết quả cho thấy: Các phẩm chất nêu trên được đánh giá ở mức thường có trong cán bộ QL trường học (điểm trung bình thấp nhất trong đánh giá là 3.6799 và điểm lệch nhu cầu cần không cao). So sánh điểm trung bình trong đánh giá từng phẩm chất của cán bộ QL tham gia khảo sát với điểm trung bình trong đánh giá tương ứng (thể hiện ở các hàng ngang) của các đối tượng tham gia khảo sát khác cho thấy sự đánh giá của cán bộ QL đối với từng phẩm chất trong QL nhìn chung cao hơn sự đánh giá tương ứng của các đối tượng khác (không QL). Tuy nhiên sự chênh lệch không cao. Xử lý thông tin thu thập được từ nội dung phần hỏi mở của bảng câu hỏi và nội dung trả lời câu số 28 trong bảng câu hỏi phỏng vấn, đề tài thu được những ý kiến về phẩm chất của cán bộ QL trong nhóm đối tượng 37
  • 39. tham gia khảo sát. Những phẩm chất đó bao gồm: đối xử với cấp dưới một cách bình đẳng, dân chủ (3 ý kiến); đầu tàu, gương mẫu (5 ý kiến), tận tâm vì công việc chung (5 ý kiến), công tâm (1 ý kiến), cần cù, nhẫn nại (2 ý kiến)…, trong đó phẩm chất cảm thông và thực sự quan tâm đến đồng nghiệp được nhiều đối tượng có ý kiến đề cập đến nhiều nhất (8 ý kiến). Trả lời câu hỏi “Anh (Chị) nhận thấy bản thân đã có những phẩm chất nào phù hợp với công tác QL đơn vị?” ba cán bộ QL đề cập nhiều hơn đến tính quyết đoán, tính năng động, linh hoạt, sáng tạo, tính can đảm quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ…Như hiệu trưởng một trường bậc ĐH (55 tuổi) nói trong công tác ông rất quyết đoán “mỗi công việc được đưa ra bàn bạc, trong đội ngũ cán bộ QL đơn vị thường có nhiều ý kiến khác nhau. Hiệu trưởng không có tính quyết đoán, không liều, công việc không chạy”. Trong khi đó, ý kiến của cán bộ khác QL lại thiên về những phẩm chất như: sự quan tâm; đối xử công bằng; đầu tàu, gương mẫu…Hiệu trưởng một trường CĐ (50 tuổi) bộc bạch “khi giải quyết công việc tôi rất coi trọng sự công tư phân minh”. - Cán bộ QL tham gia khảo sát đã đánh giá điểm mạnh các phẩm chất của mình trong công tác QL trường học được liệt kê trong bảng trên cơ bản có được các phẩm chất quan trọng đtb trên 4.1 như: Tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước (đtb 4.7162). Tin tưởng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường (đtb 4.6832). Cảm thông, quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp (đtb 4.6524). Bình tĩnh, tự tin khi xử lý công việc (đtb 4.4870). Không tham tâng bốc mình, quang minh, chính đại, ham học, ham làm, ham tiến bộ (đtb 4.4822). Gương mẫu, đi đầu trong công việc (đtb 4.4709). 38
  • 40. Can đảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ (đtb 4.4565). Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế (đtb 4.4468). Tư tưởng trong sạch, sáng suốt, biết người, biết việc (4.4235). Trung thực, ngay thẳng (đtb 4.4063). Năng động, sáng tạo trong QL (đtb 4.3566). Có tính chịu khó, dễ dàng, chu đáo, tận tụy với công việc (đtb 4.2066). Có tính dễ cảm thông, hòa đồng, vị tha, do đó, dễ lôi cuốn, cảm hóa đối tượng quản lý (đtb 4.1390). Trả lời câu hỏi số 30 trong bản câu hỏi phỏng vấn, hầu hết các đối tượng tham gia phỏng vấn đều nêu thế mạnh của cán bộ QL trong công tác QL là chịu khó, dịu dàng, mềm mỏng, nhẫn nại. - Các phẩm chất yếu chưa hoàn thiện được đtb nhỏ hơn 4.1 như: Có nhu cầu tham gia QL đơn vị (đtb 3.9418). Ham thích đối với công việc QL (đtb 3.8875). Có tính kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong giao tiếp và xử lý tình huống (đtb 4.0405). Bản lĩnh chính trị vững vàng (đtb 4.0350). Thường khiêm tốn, dễ gần, dễ nhậnđượcsựcảmthông,chiasẻ(3.9952). Khả năng đối mặt với khó khăn, thách thức cao (đtb 3.6799). Chúng ta chưa nhìn nhận sự thật giảm sức chiến đấu trong nhận thức về phẩm chất, điều này thể hiện ở sự nhìn nhận từ Ban bí thư Trung ương đảng, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. 2.2.2. Thực trạng năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng - Cách làm (giống phần trên 2.2.1.) - Năng lực QL của cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng 39
  • 41. Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 3 và 5 trong bảng hỏi dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL (Phụ lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời câu hỏi tương ứng. Kết quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột điểm trung bình ở bảng số 4 dưới đây: Bảng 4. Đánh giá năng lực QL của cánbộQLởtrườngCĐCĐSócTrăng. Năng lực thực hiện công việc của cán bộ QL trường học Đánh giá của đối tượng khảo sát CB QL CB KQL 3.1. Tìm hiểu đối tượng và môi trường QL 4.4773 4.3484 3.2. Xây dựng kế hoạch QL đơn vị 4.5988 4.3491 3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch QL đơn vị 4.5552 4.4205 3.4. Kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả QL đơn vị 4.4814 4.3538 3.5. Tuyên truyền, giáo dục đối tượng QL 4.2978 4.1354 3.6. Hợp tác trong QL đơn vị 4.4554 4.2222 3.7. Giao tiếp trong QL đơn vị 4.4945 4.2542 3.8. Làm công việc thuộc chuyên môn sâu 4.2968 4.1426 3.9. Nghiên cứu khoa học GD nói chung và QL giáo dục 4.0713 3.8751 3.10. Xử lý các tình huống trong công tác QL đơn vị 4.3288 4.1160 5.1. Kinh nghiệm trong QL 3.1591 3.3643 5.2. Sử dụng tiếng nước ngoài 3.2413 3.4144 5.3. Sử dụng công nghệ thông tin 3.1027 3.2034 5.4. Trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định 3.1177 3.2402 5.5. Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm 3.4698 3.3963 5.6. Quyết đoán khi ra quyết định & giải quyết công việc 3.0899 3.3201 5.7. Năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch 2.9458 3.0942 5.8. Thường có tâm lý an phận, không có tham vọng, thiếu ý chí phấn đấu 2.8833 3.0162 5.9. Toàn tâm, toàn ý cho công tác QL 2.8545 2.8924 Bảng 4 liệt kê năng lực thực hiện công tác QL đơn vị được dự đoán của cán bộ QL. Hai cột điểm trung bình cho thấy sự đánh giá của cán bộ QL tham gia khảo sát ở cột thứ nhất và sự đánh giá của các đối tượng tham gia khảo sát khác. Xử lý thông tin thu thập được từ nội dung trả lời câu số 29 trong bảng câu hỏi phỏng vấn, đề tài thu được những ý kiến về những khả năng thường có của cán bộ QL. Nhìn chung, cán bộ QL đều nhận thấy mình có 40
  • 42. khả năng trong việc tổ chức, quản lý cán bộ thực hiện công tác của đơn vị. Ví dụ ý kiến của hiệu trưởng trường CĐ khác (46 tuổi) “khả năng quán xuyến, quản lý, điều hành các mặt công tác trong trường theo sự chỉ đạo của cấp trên”. Một tổ trưởng bộ môn nói “tôi đã cố gắng để các cán bộ trong tổ thực hiện tốt công tác chuyên môn được phân công”. Từ phân tích trên, có thể nói cán bộ QL trường CĐCĐ Sóc Trăng đã có 9 năng lực cần thiết để tham gia công tác QL trường học. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm đối chiếu với cách tính điểm theo mức độ đánh giá trên(2.2.1.), kết quả cho thấy: - Cán bộ QL đánh giá các năng lực mạnh nhất gồm có: Xây dựng kế hoạch QL đơn vị (đtb 4.5988). Tổ chức thực hiện kế hoạch QL đơn vị (đtb 4.5552). Giao tiếp trong QL đơn vị (đtb 4.4945). Kiểm tra, đánh giá quá trình, kết quả QL đơn vị (4.4814). Tìm hiểu đối tượng và môi trường quản lý (đtb 4.4773). Hợp tác trong QL đơn vị (đtb 4.4554). Xử lý các tình huống trong công tác QL đơn vị (đtb 4.3288). Truyên truyền, giáo dục đối tượng QL (đtb 4.2978). Làm công việc thuộc chuyên môn sâu (đtb 4.2968). - Những hạn chế trong công tác QL của cán bộ theo dự đoán nhận được sự đồng thuận của các đối tượng tham gia khảo sát ở các mức độ khác nhau với độ lệch chuẩn trên 1. Nói về những hạn chế trong công tác QL, cán bộ QL tham gia phỏng vấn đã đề cập đến những hạn chế như: thiếu tính quyết đoán, cầu toàn dẫn đến bị coi là khó tính, giải quyết công việc chưa thoáng, chưa toàn tâm toàn ý cho công tác QL...khi trả lời câu hỏi 31 trong bản câu hỏi phỏng vấn như: 41
  • 43. Một phó hiệu trưởng một trường bậc ĐH (47 tuổi) cho rằng “trong công tác QL, cán bộ thường có tâm lý cầu toàn. Cái gì cũng muốn cho thật hoàn hảo cho nên dễ bị cho là khó tính. Từ khó tính sẽ dễ đến khó gần”. Hiệu trưởng một trường bậc CĐ (46 tuổi) đã nói “cán bộ QL thường thiếu quyết đoán trong giải quyết công việc, chưa thoáng trong suy nghĩ và giải quyết công việc”. Hiệu trưởng một trường CĐ nghề (34 tuổi) trả lời “cán bộ QL không đầu tư nhiều thời gian và công sức cho công tác QL”. Mặc dù nhận được sự đồng thuận chưa cao đối với sự đánh giá những hạn chế của cán bộ trong công tác QL, tuy nhiên qua phân tích trên cũng cảnh báo rằng ở mức độ nào đó cán bộ QL sẽ gặp khó khăn trong công tác QL do những hạn chế như: Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm (đtb 3.4698). Còn hạn chế trong sử dụng tiếng nước ngoài (đtb 3.2413). Trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định (đtb 3.1177). Còn hạn chế trong sử dụng công nghệ thông tin (đtb 3.1027). Chưa dám quyết đoán khi ra quyết định & giải quyết công việc (đtb 3.0899). Kinh nghiệm trong QL chưa cao (đtb 3.1591). Chưa năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch (đtb 2.9458). Chưa toàn tâm, toàn ý cho công tác QL (đtb 2.8545). Có tâm lý an phận, không có tham vọng, thiếu ý chí phấn đấu (đtb 2.8833). Nghiên cứu khoa học GD, QL giáo dục (đtb 4.0713). Giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm nhận được sự đồng thuận của cán bộ QL cao nhất (đtb 3.4698), điểm cuối của mức đồng thuận cao. Các hạn chế còn lại nhận được sự đồng thuận ở mức trung bình (2,51-3.5), trong đó các hạn chế nhận được sự đồng thuận thấp nhất là: chưa năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch (đtb 2.9458), 42
  • 44. chưa toàn tâm, toàn ý cho công tác QL (đtb 2.8545) và thường có tâm lý an phận, không có tham vọng, thiếu ý chí phấn đấu (đtb 2.8833). Trong đối tượng tham gia khảo sát còn lại, cán bộ (không tham gia QL) có sự đồng thuận với sự đồng thuận của cán bộ QL hơn. Hai đối tượng tham gia khảo sát có sự đồng thuận trong đánh giá những hạn chế của cán bộ QL hơi trái nhau. So với đánh giá của hai đối tượng khảo sát, đánh giá của cán bộ QL đối với những hạn chế của cán bộ QL có mức đồng thuận thấp nhất. hông cao thường luân chuyển từng năm học. Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phẩm chất, năng lực QL của cán bộ ở trường CĐCĐ Sóc Trăng cho thấy: Nhìn chung cán bộ QL trường, tham gia khảo sát, đã nhận thức được sự cần thiết của những phẩm chất, năng lực cần có của người cán bộ QL trường học và những điều kiện, con đường nâng caonănglựcQLtrườnghọc. Họ cũng nhận thấy sự cần thiết phải có đội ngũ cán bộ tham gia QL trường học và đa số cán bộ tham gia QL với động cơ tích cực: để trải nghiệm, thể hiện bản thân, để phục vụ tập thể nhà trường (vì tập thể muốn họ tham gia). Tuy nhiên, giữa nhận thức, có thái độ tích cực đối với việc cán bộ tham gia QL và sự lựa chọn cán bộ có chuyên môn QLGD hay cán bộ chưa có chuyên môn QLGD ở vị trí lãnh đạo đơn vị của họ lại chưa thống nhất (đa số lựa chọn cán bộ có trình độ chuyên ngành khác vào QL). Cán bộ QL ở trường được đánh giá về cơ bản đã có những phẩm chất và năng lực của cán bộ QL trường học. Trong QLGD, họ có những mặt mạnh như: chịu khó; chu đáo, tận tụy với công việc; dịu dàng, dễ cảm 43
  • 45. thông, hòa đồng, vị tha; do đó, dễ lôi cuốn, cảm hóa đối tượng quản lý; kiên nhẫn, tự kiềm chế, mềm mỏng trong giao tiếp và xử lý tình huống; bản lĩnh chính trị vững vàng; khiêm tốn, dễ gần, dễ nhận được sự cảm thông, chia sẻ khả năng đối mặt với khó khăn, thách thức cao. Mặc dù chưa nhận được đồng tình cao trong khảo sát qua bảng hỏi, song qua phỏng vấn và qua thông tin từ các phương pháp cho thấy một số mặt hạn chế của cán bộ trong công tác QL trường học, đó là: giải quyết công việc nặng về tình cảm, ngại va chạm; còn hạn chế trong sử dụng tiếng nước ngoài; trình độ chuyên môn sâu có những hạn chế nhất định; còn hạn chế trong sử dụng công nghệ thông tin; chưa dám quyết đoán khi ra quyết định và giải quyết công việc; kinh nghiệm trong QL chưa cao; chưa năng động, sáng tạo trong xây dựng và thực thi kế hoạch; chưa toàn tâm, toàn ý cho công tác QL và có tâm lý an phận, không có tham vọng,thiếuýchíphấnđấu. Cán bộ không tham gia QL có sự đồng thuận khi đánh giá những hạn chế của cán bộ QL cao nhất (đtb thấp nhất là 2.8124vàđtbcaonhấtlà3.4144). Những mặt mạnh và những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân của những hạn chế bao gồm: những nguyên nhân bên ngoài và những nguyên nhân bên trong như: Áp lực của công việc gia đình. Định kiến QL trường học là công việc của kinh nghiệmđã vàvẫntồntại. Xã hội, cộng đồng, gia đình chưa thực sự đồng tình, ủng hộ cán bộ tham gia QL, cán bộ học lên cao chuyên ngành QLGD. Bản thân cán bộ QLGD cũng chưa thực sự ủng hộ nhau. Thiếu nỗ lực tham gia các hình thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhất là trình độ QL. Một số hạn chế như ngại va chạm dẫn đến thủ tiêu đấu tranh, hạn chế trong kinh nghiệm QL, trong quản lý thiếu năng động, ý chí phấn đấu chưa 44
  • 46. cao…là những hạn chế không chỉ riêng trong cán bộ QL trường học. Có thể nói những hạn chế đó một phần do đặc trưng văn hóa (đặc trưng văn hóa cộng đồng, tập thể chưa cao), thiên nhiên (trù phú ưu đãi)…tạo nên. 2.3. Nguyên nhân ưu điểm và hạn chế về phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng Những mặt mạnh cũng như những hạn chế của cán bộ QL trong công tác QL trường học là do nhiều nguyên nhân. Bao gồm những nguyên nhân bên trong và những nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đề tài đã khảo sát để tìm hiểu những nguyên nhân này qua câu hỏi số 6 trong bảng hỏi dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL. Đồng thời khảo sát qua các câu số 32, 33, 34, 35 trong bản câu hỏi phỏng vấn. Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 6 trong bảng hỏi dành cho cán bộ QL và trong bảng hỏi dành cho cán bộ không tham gia QL (Phụ lục 1), được bảng điểm trung bình và đáp án trả lời tương ứng (Phụ lục 3). Kết quả xử lý sự đánh giá của mỗi loại đối tượng được thể hiện qua các cột điểm trung bình ở bảng số 5 dưới đây: Bảng 5. Nguyên nhân của những mặt mạnh và hạn chế của cán bộ trong QL trường CĐCĐ Sóc Trăng. Nguyên nhân của những mặt mạnh và hạn chế của cán bộ trong QL trường học Đánh giá của đối tượng khảo sát CB QL CB KQL 6.1. Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính sách quan tâm đối với công tác QL 4.2291 4.3141 6.2. Tác động từ Luật, và qui định làm cho vị trí, vai trò của CBQL ngày càng được nâng cao 4.2168 4.4100 6.3. Đặc điểm nhân cách phù hợp với việc QL trường học 4.1344 4.0082 6.4. Đặc điểm nhân cách phù hợp với lao động sư phạm 4.3602 4.1660 6.5. Áp lực công việc gia đình 4.0802 4.1613 6.6. Định kiến cho rằng QL là công việc theo kinh nghiệm 3.6907 3.2470 45
  • 47. 6.7. Cấp ủy chưa thực sự quan tâm phát triển nghiệp vụ QL 3.3142 3.2385 6.8 Cộng đồng chưa thực sự khuyến khích tham gia học chính qui nghiệp vụ QL 3.4948 3.3090 6.9. Gia đình chưa nhiệt tình ủng hộ 3.3702 3.3011 6.10. Bản thân chưa quyết tâm, nỗ lực nâng cao nghiệp vụ QL 3.1233 3.0636 6.11. Bản thân CB QLGD chưa thực sự ủng hộ nhau 3.3025 3.2194 6.12. Những quy định, chính sách của nhà trường chưa tạo cơ hội cho CB học QLGD 3.4327 3.6768 * Nguyên nhân của những ưu điểm Bốn nguyên nhân góp phần làm nên những điểm mạnh trong công tác QL của cán bộ QL ở trường CĐCĐ Sóc Trăng được đề cập trong bảng 5 đã nhận được sự lựa chọn của cán bộ QL với mức độ cao hơn so với các nguyên nhân khác và đó là mức độ đánh giá cao (đtb từ 3.51-4.5). Sự đánh giá của các đối tượng khảo sát khác cũng có kết quả tương tự. Đó là các nguyên nhân: Đặc điểm nhân cách phù hợp với lao động sư phạm (đtb 4.3602). Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính sách quan tâm đối với công tác QL (đtb 4.2291). Tác động từ Luật và qui định làm cho vị trí, vai trò của CBQL ngày càng được nâng cao (đtb 4.2168). Đặc điểm nhân cách phù hợp với việc QL trường học (đtb 4.1344). Độ lệch chuẩn trong đánh giá đối với các nguyên nhân trên là thấp, nhất là đối với nguyên nhân Đảng và Nhà nước đã có những chế độ, chính sách quan tâm đối với công tác cán bộ nói chung và cán bộ QL giáo dục nói riêng. Qua câu hỏi phỏng vấn số 32, đề tài cũng nhận được những ý kiến của các đối tượng tham gia phỏng vấn về những nguyên nhân thành công trong công tác QL trường học. Đa số ý kiến đề cập đến nguyên nhân bên trong như tính mềm mỏng, chịu khó… của cán bộ tạo điều kiện cho dễ làm 46
  • 48. tốt công tác sư phạm, công tác QL trường học. Trả lời câu hỏi số 32, hiệu trưởng một trường cao đẳng (42 tuổi) cho rằng “Trong công tác sư phạm cần dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo. Bản tính đó phù hợp với văn hóa trong giáo dục, ứng sử sư phạm, thể hiện sự thành công ở kết quả cao.” Một trưởng khoa (54 tuổi) cho rằng: “Sở dĩ có thể làm tốt công tác QL trường học, ngoài bản tính dịu dàng, mềm mỏng, khéo léo đó còn phải kể đến sự cố gắng, nỗ lực vươn lên của họ”. Tuy ít hơn, nhưng những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng đến thành công trong công tác QLGD như có chính sách quan tâm, ưu tiên cho cán bộ QL trong đề bạt vào các vị trí QL nhà trường cũng như quan tâm đến các mặt đời sống vật chất và tinh thần cũng được 3 đối tượng tham gia phỏng vấn đề cập đến. - Nguyên nhân khách quan: Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chính sách, chế độ ưu tiên hỗ trợ và quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ QL nói chung và cán bộ QL trong ngành GD&ĐT nói riêng. Sự quan tâm này trong thực tế đã được cụ thể hóa trong các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, có liên quan và những hướng dẫn thực hiện. Đồng thời thể hiện trong nhiều chương trình, dự án đào tạo, bồi dưỡng hoàn thiện phẩm chất năng lực QL cho cán bộ các cấp đã và đang được tổ chức từ trung ương đến địa phương. Luật giáo dục (2005) và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 (2012), các chính sách về phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đã và sẽ mang lại cho cán bộ QL nói chung và cán bộ QL trong lĩnh vực GD&ĐT nói riêng nhiều cơ hội để được phát triển nhân cách. 47
  • 49. Sự quan tâm của các cấp đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương, cơ sở đến nhà giáo công tác QLGD hàng năm, nhất là trong các dịp lễ, là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao cho công tác của các cán bộ QLGD. - Nguyên nhân chủ quan Những đặc điểm về QL tạo điều kiện cho cán bộ QL dễ hội nhập trong công tác GD&ĐT và trong công tác QL trường học. Đồng thời qua khảo sát cho thấy 93,75% cán bộ QL đủ sức khỏe làm việc trong đó 43,75% có sức khỏe tốt (Phụ lục 3.2.2). Sự nỗ lực cố gắng vươn lên của cán bộ QLGD. Đây là yếu tố quyết định cho sự thành công trong công tác của CB. * Nguyên nhân của những mặt hạn chế Bảng 5 trên đề cập đến 8 nguyên nhân của những hạn chế trong công tác QL trường học. Đa số cán bộ QL tham gia khảo sát có gia đình. Trong số 8 nguyên nhân này thì nguyên nhân về cán bộ QL chịu áp lực công việc, gia đình được tán thành ở mức cao nhất (đtb 4.0802), sự tán thành nguyên nhân này của các đối tượng khảo sát khác còn cao hơn. Kế đó là nguyên nhân do định kiến cho rằng QL là công việc của kinh nghiệm (đtb 3.6907). Các nguyên nhân còn lại nhận được sự đồng tình qua đánh giá ở mức trung bình (từ 2.51-3.5). Trong đó nguyên nhân nhận được sự tán thành thấp nhất của cán bộ QL tham gia khảo sát là bản thân CB chưa quyết tâm, nỗ lực (đtb 3.1233). So với cán bộ QL, sự tán thành của cán bộ không tham gia QL tham gia khảo sát đối với mỗi nguyên nhân cao hơn. - Nguyên nhân khách quan Những quy định về CBQL, do từ giảng viên chuyển CBQL nên bị mất một số chế độ như phụ cấp đứng lớp, năm công tác… Có người làm 48
  • 50. quản lý mà số tiết dạy khoảng 500 tiết/năm trong khi đó chuẩn 1 giảng viên từ 430 đến 460 tiết/năm Cơ chế chưa thông thoáng trong chế độ hỗ trợ như các năm qua học cao học được hỗ trợ 12 triệu nghiên cứu sinh 20 triệu cả khóa học, năm 2012 nâng lên 30 triệu dành cho cao học và 50 triệu cho nghiên cứu sinh nhưng chưa thực hiện, số khác tự lo học phí. Các biện pháp kích thích từ UBND Tỉnh, từ trường chưa được triển khai đúng nghĩa, cụ thể, thông thoáng, có cán bộ giảng viên đạt đầu vào cao học, nghiên cứu sinh nhưng không được phép học, nếu học phải nghỉ việc hoặc tự lo các khoảng học vì không thuộc diện quy hoạch. - Nguyên nhân chủ quan Căn cơ từ ngàn xưa con người việt nam sống theo đức trị, ngày nay chuyển sang pháp trị, bị ảnh hưởng khá lâu tư tưởng lãnh đạo chỉ huy theo cảm tính cá nhân chủ quan, nguyên tắc tập trung dân chủ chưa được hiểu và áp dụng chỉ đạo đúng nghĩa của nó. phát triển hiện nay. Thông tin thu được từ các câu hỏi số 7, 8, 9 hỗ trợ cho những đánh giá trên. Xử lý thông tin từ kết quả trả lời câu hỏi số 7 (Phụ lục 2) của các khách thể tham gia khảo sát, được bảng tần số trả lời câu hỏi số 17 của đối tượng tham gia khảo sát (Phụ lục 3). Kết quả thu được từ bảng tần số này được thể hiện qua biểu đồ 1 dưới đây: Biểu đồ 1. Cán bộ QL đã học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ 49 0 10 20 30 40 50 60 70 1 2 3 4 5 6 7 8 Ý kiến của cán bộ QL