SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HUỲNH THÚY HẰNG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
HUỲNH THÚY HẰNG
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ NGỌC ANH
HÀ NỘI - 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 13
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.2 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng
Văn hóaNghệ thuật và Du lịch SàiGòn 22
1.3 Những nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ở
TrườngCao đẳngVăn hóa Nghệ thuật và du lịch Sài Gòn 24
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẰNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 28
2.1. Khái quát chung Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Sài Gòn 28
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 31
2.3. Thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 40
Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY 51
3.1 Các yêu cầu trong thực hiện các biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Sài Gòn 51
3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay 53
3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất 81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 90
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCH-TW - Ban chấp hành Trung ương
BGH - Ban giám hiệu
CĐ - Cao đẳng
CBGV - Cán bộ giảng viên
CNH.HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐH - CĐ - Đại học, cao đẳng
ĐNGV - Đội ngũ giảng viên
GD - ĐT - Giáo dục, đào tạo
GV - Giảng viên
HSSV - Học sinh sinh viên
NNL - Nguồn nhân lực
KT-XH - Kinh tế, xã hội
TCCN -Trung cấp chuyên nghiệp
UBND - Ủy ban nhân dân
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
NCKH - Nghiên cứu khoa học
NCS - Nghiên cứu sinh
VHNT& DLSG - Văn hoá nghệ thuật và du lịch Sài Gòn
VHNT - Văn hóa, nghệ thuật
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ trương “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong “đổi
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” thể hiện tư duy và nhận thức cách
mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc tinh thấn của Đại hội XI về phát
triển đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng
đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động
khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và
tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo.
Phát triển đội ngũ nhà giáo về số lượng, chất lượng và với cơ cấu hợp
lý sẽ là động lực quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp
phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội
cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi
giải pháp: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về
chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD-ĐT hiện nay.
Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức tên bằng cách
làm cho nền giáo dục có những bước chuyển căn bản,có tính cách mạng, phải
phát triển toàn diện con người,phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên
vô giá để phát triển kinh tế xã hội.
Hiến pháp điều 35 ghi rõ:" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu"
và điều 36"nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục khuyến khích các nguồn
4
đầu tư khác" vì phát triển nguồn lực người là bí quyết, là chìa khoá dẫn đến
thành công của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Phát triển nguồn lực
con người nhằm tạo nên những con người mới, những con người của nền văn
minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố quan trọng căn bản quyết định là đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2
khoá 8 khẳng định:"giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và
được xã hội tôn vinh".
Trong thời đại ngày nay, một đất nước muốn phát triển hưng thịnh, bền
vững thì không chỉ nhờ vào tài nguyên, vốn kinh tế,...mà yếu tố quyết định
chính là nguồn lực con người nói chung và đội giáo dục nói riêng là rất quan
trọng và cấp thiết. Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây
dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong
giai đoạn 2010-2020 trong đó mục tiêu tổng quát nêu:"Xây dựng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị,
phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý,
phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước".
Thực tế chất lượng và hiệu quả của giáo dục nước ta trong những năm
gần đây tuy có những bước khởi sắc nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu
của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập quốc
tế. Điều này đã được chỉ rõ trong nghị quyết trung ương 2,khoá 8 của ban
chấp hành Trung ương Đảng:"Giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém,bất
cập cả về quy mô,cơ cấu,nhất là chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp
5
thời với những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về
kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo cả nước
nói chung và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn nói
riêng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng,cấp thiết đó là: Phát triển đội ngũ
giảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được nhu cầu phát triển
của đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Từ thực tế và yêu cầu đòi hỏithực tiễn tiễn phát triển của đất nwowcvs,
của nhà trường như hiện nay nhất thiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu góp
phần tích cực thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục:" Nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước". Từ những lý do trên, chúng tối chọn đề tài “Phát triển
đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn”. Làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi
mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây là bước ngoặt
lịch sử trong việc chuyển nền kinh tế công nghiệp dựa vào tài nguyên và lao
động chân tay là chủ yếu sang nền kinh tế tri thức chủ yếu dựa vào trí tuệ con
người. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp và không thể thiếu của
quá trình sản xuất. Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng
trưởng kinh tế dài hạn.
Không nằm ngoài xu thế chung, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường
quan tâm đầu tư cho giáo dục, xem đây là mũi nhọn quan trọng thúc đẩy nền
6
kinh tế tri thức đất nước. Trong hệ thống các đường lối, chính sách phát triển
giáo dục, đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò chủ đạo.
Với vị trí, vai trò quan trọng của mình, đội ngũ nhà giáo phải được thừa
hưởng tất cả những ưu tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và đòi
hỏi phải được nghiên cứu đổimới theo những thay đổi của nền giáo dục.
Sau hơn 20 năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng
rãi. Đặc biệt từ khi có chủ chương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình nghiên
cứu lớn liên quan đến đội ngũ nhà giáo đã được thực hiện:
- Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về GD&ĐT và phân tích nguồn
nhân lực, mã số VIE/89/022 (gọi tắt là Dự án tổng thể về giáo dục).
- Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Đề tài
khoa học mã số KX-07, năm 1996).
- Dự án hỗ trợ Bộ GD&ĐT do Ủy ban châu Âu tài trợ.
Năm 1993, nhóm tác giả nghiên cứu do Phạm Thành Nghị, chủ nhiệm
đề tài đã hoàn thành công trình: "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy
đại học và giáo viên dạy nghề". Riêng đối với giảng viên các trường đại học,
cao đẳng, đề tài đã phân tích được thực trạng về tình hình đội ngũ và đào tạo,
bồi dưỡng giảng viên trong những năm vừa qua. Đồng thời đề tài cũng đã đưa
ra một số phương án, giải pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên đại học,
cao đẳng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ này.
Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu về các giải pháp bồi
dưỡng cho đội ngũ giảng viên hiện có, chưa đáp ứng được các yêu cầu của
nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ nhằm chuẩn hóa không chỉ về chất
lượng mà cònphát triển về số lượng và cơ cấu hợp lý.
Những năm gần đây, sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học và
7
cao đẳng trong cả nước dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân đối của đội ngũ giảng
viên. Vì thế, nhiều đề tài ở các cấp độ khác nhau trong đó có các luận văn
thuộc chuyên ngành QLGD đã đề cập đến vấn đề này:
Các giải pháp tổ chức nhằm ổn định đội ngũ cán bộ dạy ở trường Đại
học Sư phạm (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Thị Thanh, Đại học Sư
phạm Hà Nội, năm 1999).
Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ giáo viên trường chuẩn
quốc gia Trung học phổ thông Xuân Đỉnh, Hà Nội (Luận văn thạc sỹ QLGD
của Nguyễn Viết Cẩn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).
Một số giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường
Đại học Hải Phòng đến năm 2010 (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Sơn
Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).
Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy ở
trường Đại học Sân khấu Điện ảnh trước yêu cầu hiện nay (Luận văn thạc sỹ
QLGD của Đặng Thị Thanh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004).
Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Thống
kê (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Đình Dũng, Đại học sư phạm Hà
Nội, 2005).
Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Sinh đã đề cập đến "các
giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp
trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh". Đề tài đã đề
ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển đội ngũ giảng viên của nhà
trường nhằm chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng các yêu cầu nâng cấp từ một trường
Trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng.
Tuy nhiên, giới hạn của đề tài là chỉ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phù
hợp với thực trạng của trường Cao đẳng VHNT Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số các đề tài nghiên cứu về những biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên, giảng viên như: năm 2000, Nguyễn Thị Luyến với đề tài: "Một số
8
biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường văn hóa nghệ thuật Quảng
Ninh", năm 2001, Trần Công Chánh, có đề tài: " Các giải pháp quản lý
công tác pháttriển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng sư phạm BạcLiêu".
Ngoài ra, trong chương trình hành động hàng năm của ngành giáo dục
ở các địa phương cũng có một số đề tài NCKH hoặc thực hiện một số giải
pháp nhất định để phát triển đội ngũ nhà giáo. Đối với giảng viên các
trường Đại học, Cao đẳng đề án đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp khá cụ
thể nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng,
chuẩn hóa về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đề án của Chính phủ tạo cơ sở,
tiền đề quan trọng để các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục làm căn cứ
để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên
cho đơnvị địa phươngcủamình.
Tuy nhiên, đề án chỉ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý ở tầm
vĩ mô, để thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên của từng địa
phương, từng trường đại học, cao đẳng thì cần có những giải pháp cụ thể, phù
hợp với những đặc điểm tình hình từng trường và đội ngũ giảng viên hiện có,
vấn đề này nội dung đề án chưa thể giải quyết được.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề phát triển đội
ngũ giáo viên ở các trường phổ thống, đội ngũ giảng viên ở các trường đại
học và cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ về biện pháp phát
triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn
Do đó, đề tài này sẽ cố gắng đề cập đến những vấn đề mà các đề tài khác
chưa có điều kiện làm rõ. Đó là những vấn đề của đội ngũ giảng viên trường Cao
đẳng VHNT & DL Sài Gòn với tư cách là một trường Cao đẳng trong đại học đa
ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của
mộttrườngcao đẳngmớithànhlập đangtrongquátrìnhxây dựngvàpháttriển.
9
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề có liên quan, đề tài đề
xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch SàiGònhiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường
cao đẳng, đại học.
Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên
Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn.
Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng
VHNT & DL Sài Gòn đến 2020 và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đó.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Độingũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGòn
* Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển độingũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển đội
ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, trên cơ sở thực trạng
và định hướng phát triển độingũ giảng viên nhà trường đến 2020.
5. Giả thuyết khoa học
Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Sài Gòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nếu chủ thể quản lý xây dựng và
thực hiện đồng bộ các nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên như:
10
Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng phát triển đội ngũ giảng viên của
nhà trường; xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch hóa phát triển đội ngũ
giảng viên; Phát huy tính chủ thể trong tích lũy các điều kiện đáp ứng các tiêu
chí phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường sư phạm tạo điều kiện
thuận lợi nhằm thu hút phát triển đội ngũ giảng viên; tăng cường công tác sơ
tổng kết, đánh giá phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường; phát huy vai trò
của Hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ giảng viên thì chất lượng đội ngũ giáo
viên của nhà trường sẽ không ngừng được nâng cao, đáp ứng đổi mới giáo dục
và đào tạo của nhà trườngtrong xu thế hiện nay.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở lý luận theo đường lối, quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam; Chỉ thị, Hướng dẫn của các cấp về giáo dục và đào tạo và
quản lý giáo dục đào tạo mà trực tiếp nhất là chuẩn hóađộingũ giảng viên.
Để đạtđược mục đíchnghiên cứuvà luận giải các nhiệm vụ của đềtài,
chúng tôisửdụng các quanđiểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc;lịch sử - lôgíc;
quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích nhằm nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý
luận có liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên. Khai thác một cách có
chọn lọc những công trình đi trước, làm tiền đề cho việc xây dựng một số
khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu thực tiễn.
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
11
Mục đích nhằm thu thập số liệu để làm rõ thực trạng đội ngũ giảng
viên và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về phát triển đội ngũ giáo
viên hiện tại cũng như phương hướng phát triển của đội ngũ giáo viên, kiểm
chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp một cách khách quan
nhằm giảm thiểu những sai sóttrong quá trình nghiên cứu.
Ngoài ra, còn sử dụng dữ liệu của phần mềm quản lý thông tin chuyên
môn giảng viên.
+ Phương pháp toạ đàm
Nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, đồng thời kiểm
tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.
Nội dung gồm : trao đổi ý kiến với đội ngũ các cán bộ quản lý, giảng
viên lâu năm có kinh nghiệm, có uy tín; đội ngũ giáo viên về thực trạng và
giải pháp quản lý phát triển độingũ giảng viên của Trường.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý
của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong công tác phát triển đội ngũ giảng
viên các trường cao đẳng, đại học.
Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng phiếu đối với 100
phiếu. Đối tượng điều tra bao gồm: Giáo viên 80 phiếu; cán bộ lãnh đạo quản
lý 20 phiếu.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với đội ngũ giảng
viên về chất lượng đội ngũ giảng viên tiếng, thực trạng phát triển đội ngũ
giảng viên.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học,
kết quả phát triển độingũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ
quản lý giáo dục về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc
nghiên cứu của đề tài.
12
7. Ý nghĩa luận văn
Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là những đóng góp có ý nghĩa quan
trọng góp phần làm phongphú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển
độingũ giảng viên của nhà trường.
Luận văn cũng đóng góp những luận cứ khoa học làm tài liệu tham khảo
giúp cho lãnh đạo các trường cao đẳng, đại học trong xây dựng và phát triển đội
ngũ giảng viên về số lượng , chất lượng và cơ cấu độingũ.
8. Kết cấuluậnvăn
Luận văn bao gồm; Mở đầu, 3 chương ( 9 tiết) kết luận kiến nghị, danh
mục tài liêu tham khảo và phụ lục.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG
CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DULỊCH SÀI GÒN
1.1. Các kháiniệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm đội ngũ giảng viên
Luật Giáo dục (2005) qui định tại điều 70, mục 1, chương IV: " Nhà
giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở
giáo dục khác”
Đội ngũ là thuật ngữ dùng để chỉ “số đông sắp xếp có trật tự hoặc
có tổ chức chặt chẽ”.[56].
Đội ngũ “Là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực
lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay
không, nhưng cùng mục đích nhất định”. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố
sứ mạng và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷcương vàchất lượng (đại từ
điển tiếng Việt).
Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người tham gia công tác giảng dạy
tại các trường cao đẳng, đại học.
“Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những lực
lượng đôngđảo trongđộingũ cánbộ côngchức, viênchức củaNhà nước” [26].
Theo quyết định 538/TCCP-TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức cán
bộ Chính phủ về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu
chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường ĐH, CĐ được xếp 3 ngạch: Giảng
viên (15.111), giảng viên chính (15.110), giảng viên cao cấp(15.109).
Từ những quan điểm trên ta hiểu đội ngũ GV là, tập hợp những người
làm nghề dạy học-giáo dục được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức),
cùng chung một nhiệm vụ làthực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức
đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó vớinhau thông qua lợi ích về vật chất
14
và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là "khối đông người cùng chức năng
nghềnghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng".
Khái niệm về đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như đội
ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ
theo thuật ngữ quân sự. Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một
lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ.
Đội ngũ giảng viên là nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một
lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp
hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đíchnhất định.
Như vậy, đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục,
họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả
năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục.
Từnhững quanniệm nêu trên, chúngtôiquanniệm độingũ giảng viên:
Đội ngũ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên và giảng
dạy ở bậc (đại học và cao đẳng), được tổ chức thành một lực lượng, có chung
nhiệm vụ thựchiện cácmụctiêu giáodục của nhà trườnghoặccơ sở giáodục.
Đội ngũ giảng viên Việt Nam là những người lao động trí tuệ sáng tạo,
có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao, cần cù, thông minh, năng động và
nhạy bén với sự phát triển của thời đại. Đồng thời đây cũng là lực lượng
nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều
nhà khoa học lớn, các chuyên gia đầu ngành. Họ có khả năng và thực tế đã có
nhiều đóng góp tích cực và to lớn ở cả hai phương diện: Đào tạo những tài
năng trẻ, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nghiên cứu phát triển và ứng
dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, khoa học quản lý, văn hoá, nghệ thuật,
phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
15
Cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh bao gồm
các thành phần sau: Số lượng giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên và
các yếu tố bên trong của đội ngũ. Ngoài số lượng giảng viên và trình độ đào
tạo, có thể có các yếu tố khác trong cơ cấu đội ngũ giảng viên:
- Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị
xã hội (như tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Đoàn thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh…) giữa các đơn vị (khoa, tổ) nhằm phát huy được vai trò
của các tổ chức chính trị - xã hội trong đội ngũ giảng viên.
- Về lứa tuổi: Duy trì sự cân đối giữa các thế hệ già, trung niên, trẻ của
đội ngũ để có thể phát huy được tính năng động, hăng hái của tuổi trẻ và khai
thác được vốn kinh nghiệm, từng trải của lớp già.
- Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng
viên nữ trong từng khoa, từng tổ, từng bộ môn và chuyên ngành được đào tạo.
Cơ cấu chuyên môn, chính trị, lứa tuổi và giới tính thể hiện cấu trúc của
đội ngũ giảng viên. Giữa các yếu tố cần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý nếu
sự cần đối này bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đội ngũ
giảng viên.
*Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người giảng viên
Theo Điều 70 Luật Giáo dục 2005, nhà giáo (giảng viên) phải có
những tiêu chuẩn sau đây:
a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d. Lý lịch bản thân rõ ràng".
Căn cứ vào Quyết định số 202/TCCB-VC (08/06/1994) của Bộ trưởng,
Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD&ĐT, thì giảng viên cao đẳng,
16
đại học được chia thành giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Sau đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức:
Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, trình độ đội ngũ giảng viên
trước hết phải nói đến hệ thống tri thức mà người giảng viên nắm được. Đó
không phải là các tri thức có liên quan đến môn học do người giảng viên trực
tiếp phụ trách giảng dạy, mà còn là sự hiểu biết nhất định về các môn khoa
học lân cận với bộ môn chuyên ngành nào đó. Đặc biệt là các tri thức mang
tính chất là công cụ, phương tiện để nghiên cứu khoa học như: toán học,
ngoại ngữ, tin học… và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa
học.
Theo quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban tổ
chức cán bộ Chính phủ yêu cầu về trình độ của giảng viên, giảng viên
chính và giảng viên cao cấp như sau:
* Đối với giảng viên:
- Có bằng cử nhân trở lên.
- Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành.
- Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồidưỡng sau đại học.
+ Chương trình triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học.
+ Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc
cao đẳng và đại học.
+ Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với
giảng viên ngoại ngữ).
* Đối với giảng viên chính:
- Có bằng Thạc sĩ trở lên.
- Có thâm niên ở giảng viên ít nhất là 9 năm.
- Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại
ngữ thứ 2 đốivới giảng viên chính ngoại ngữ).
17
- Có đề án hoặc công trình sáng tạo được hội đồng khoa học nhà trường
công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn.
* Đối với giảng viên cao cấp:
- Có bằng Tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo.
- Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm.
- Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa
học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương trình độ C đối với
người dạy ngoại ngữ).
- Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng
khoa học nhà trường hoặc ngành côngnhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
* Nhiệm vụ của người giảng viên
Nhiệm vụ của giảng viên được qui định tại Điều 72 của Luật Giáo dục
2005 và các nhiệm vụ cụ thể theo Điều 46 Điều lệ trường cao đẳng.
- "Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được qui định theo giờ
chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng;
- Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ GD&ĐT, trường
cao đẳng qui định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy-học
tập theo sự phân công của các cấp quản lý;
- Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương
pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ
khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác;
- Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương
pháp đào tạo và NCKH;
- Hướng dẫn, giúp đỡ người trong học tập, NCKH, rèn luyện tư tưởng,
đạo đức, tác phong, lối sống".
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
18
Tóm lại: Đội ngũ giảng viên phải được hiểu bao gồm 5 yếu tố cấu
thành đó là số lượng, phẩm chất, trình độ, năng lực và cơ cấu đội ngũ.
Mỗi yếu tố đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, giữa các yếu tố có sự tác
động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh
thống nhất giúp cho đội ngũ giảng viên tồn tại, phát triển và hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được giao.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là làm cho chất lượng đội ngũ
giảng viên ngày càng hoàn thiện ở mức độ cao hơn. Điều đó có nghĩa là cùng
một lúc chúng ta phải làm cho tất cả các yếu tố cấu thành nên chất lượng đội
ngũ giảng viên phát triển đạt tới một trạng thái cao hơn.
1.1.2. Khái niệm pháttriển đội ngũ giảng viên
Theo từ điển tiếng Việt khái niệm phát triển được hiểu là: “Biến đổi
hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến
phức tạp” [24, tr 743].
Thuật ngữ“Phát triển đội ngũ giảng viên” được hiểu là một khái niệm
tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và phát triển nghề
nghiệp của họ. Nếu như phạm vi bồi dưỡng bao gồm những gì mà người
giảng viên cần phải biết, phạm vi phát triển nghề nghiệp đội ngũ giảng viên
bao gồm những gì họ nên biết, thì phát triển đội ngũ giảng viên là bao quát tất
cả những gì mà người giảng viên có thể trau dồi phát triển để đạt các mục tiêu
cơ bản cho bản thân, cho nhà trường. Đó là con đường để người giảng viên
phát triển toàn diện nội lực của bản thân để hài hoà phù hợp với thoả đáng
trong sự phát triển chung của nhà trường.
Để phát triển đội ngũ giảng viên đạt được mục tiêu đề ra, các chủ thể tiến
hành đồng bộ các cách thức, giải pháp tác động vào đội ngũ giáo viên để tạo ra
sự biến đổi về chất lượng và số lượng. Trên cơ sở các chủ trương biện pháp lãnh
đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, xây dựng kế hoạch hoá việc phát triển đội ngũ,
19
phân công, phân cấp quản lý việc thực hiện kế hoạch, khuyến khích phát triển, tạo
môi trường thuận lợi hơn cho mỗi giảng viên tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn
đấu vươn lên đạt chuẩn, xâydựng và phát triển độingũ đạtchuẩn vềchất lượng, số
lượng và cơ cấu.
Từ quan niệm trên tác giả cho rằng; phát triển đội ngũ giảng viên ở trường
Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gònnhư sau:
Phát triển đội ngũ giảng viên Trường cao dẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài gòn là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
nhằm tác động vào đội ngũ giảng viên để đạt được các tiêu chuẩn về chất
lượng,số lượng và cơ cấu đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của
nhà trường.
Phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường là một hoạt động có mục
đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý, chủ thể quản lý đó là; Chi uỷ, Ban
Giám hiệu nhà trường; các khoa giáo viên (là chủ thể trực tiếp nhất); cơ quan
chức năng tham mưu, giúp việc cho chi uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường. Đó là
những chủ thể trực tiếp và gián tiếp tiến hành các hoạt động tác động vào
khách thể nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. Các hoạt động
phát triển của chủ thể tiến tới thực hiện mục tiêu là làm cho khách thể biến đổi,
phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu đạt được mục đích nhà trường đề ra.
Việc tiến hành hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên ở nhà trường của các chủ
thể phải được thể hiện ở tính kế hoạch hoá, thực hiện bằng kế hoạch và có mục
đích cụ thể. Kế hoạch phát triển là một văn bản pháp lý để các lực lượng trong
nhà trường quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và có chất
lượng, hiệu quả cao, trong đó vai trò quyết định là các chủ thể và khách thể của
chuẩn hoá. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở khoa học, xuất phát từ những
vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ nhà giáo nói chung, của nhà trường nói
riêng. Quá trình xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn về
công tác phát triển, quy hoạch đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước và của chi
20
ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Kế hoạch đó được thể hiện ở các Nghị quyết,
chỉ thị; kế hoạch năm học, học kỳ, của các khoa giáo viên và của cơ quan chức
năng. Trong kế hoạch chủ thể nhà trường xây dựng các tiêu chí phát triển, nội
dung, biện pháp thực hiện từng tiêu chí và điều kiện bảo đảm. Trên cơ sở kế
hoạch đã được xây dựng cả chủ thể và khách thể cùng thực hiện, có sự phối
hợp, tác độnglẫn nhau và có quan hệ biện chứng trong quá trình hoạt động.
Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên
đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì phát
triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường
và cá nhân giảng viên được coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính
hợp tác, bởi vì: Các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng như
các nhu cầu phát triển của giảng viên, do đó cả 2 loại nhu cầu đều cần phải
cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau thì công tác phát triển đội ngũ
giảng viên mới đạt kết quả tốt.
Với vai trò là chủ thểcủa phát triển đội ngũ giảng viên: Chi uỷ, Ban Giám
hiệu; là chủ thể lãnh đạo, quản lý, thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện các
biện pháp phát triển; đề xuất các nội dung, hình thức, phương pháp phát triển,
theo dõi kết quả thực hiện, sơ kết, rút kinh nghiệm phát triển, góp phần xây dựng
và phát triển độingũ giảng viên của nhà trường.
Đội ngũ giảng viên có một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất
lượng giáo dục. Vấn đề này đã được xác định trong Điều 15 của Luật Giáo
Dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng phải chú ý toàn diện các yếu tố về
số lượng, về cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, trách nhiệm
của mỗi giảng viên đối với nhà trường. Để đạt được điều đó, phát triển đội
ngũ giảng viên phải gắn liền với việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử
dụng và tạo môi trường sư phạm.
21
Sự quan tâm chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên trong các nhà trường là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến
lược phát triển toàn diện của nhà trường,
Ở những thập kỉ qua, người thầy luôn giữ vai trò quan trọng là cầu nối
giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với việc tái hiện và phát triển nền văn
hóa ấy ở thế hệ trẻ. Thầy giáo là người giúp học sinh biến tinh hoa của nền
văn hóa thành tài sản riêng của mình. Trong nhà trường thầy giáo là người tổ
chức chính và quyết định chất lượng đào tạo.
Đảng ta cũng đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải
quyết tốt vấn đề thầy giáo” và để có sự chuyển biến căn bản trong đội ngũ
thầy giáo thì phải thực hiện tốt chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần
đối với GV, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học”, phải tiếp tục củng
cố, tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, xây dựng một số trường đại
học trọng điểm”, phải “đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên và CBQL giáo dục, sử dụng giảng viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng
công sức và tài năng, với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”.
Trong xã hội đang biến đổi nhanh, người GV phải có ý thức, có nhu cầu
và có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, về chuyên
môn, nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư
phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập tập thể nhà trường trong việc thực hiện
các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở các trường sư phạm chỉ là sự đào tạo
ban đầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục, trong đó có sự tự học, tự đào
tạo đóngvai trò quan trọng, quyết định sựthành đạt của mỗi GV.
Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) đã chỉ rõ: “ Giáo viên phải có đủ đức, đủ
tài”,… “phải nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”. Phẩm
chất “đức” và năng lực “tài” là hai bộ phận tạo nên cấu trúc nhân cách của
mỗi con người, trong đó có giảng viên. Nói đến phẩm chất là nói đến hệ thống
22
những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi
người, thường được thể hiện ra những thái độ, hành vi ứng xử. Nói đến năng
lực là nói đến những thuộc tính tâm lí, sinh lý tạo ra cho con người khả năng
hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
1.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn
hóa Nghệthuậtvà DulịchSàiGòn
1.2.1. Pháttriểnvềphẩm chấtchínhtrị,đạođức chođội ngũgiảngviên
Làm cho đội ngũ giảng viên ở cao đẳng, đại học thực sự là những cán
bộ, giảng viên mẫu mực về chính trị; luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với
Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn gian
khổ; nắm chắc chỉ thị nghị quyết của cấp mình và cấp trên, đặc biệt nắm chắc
và hiểu sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của
Nhà nước, vận dụng sáng tạo, đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy
và giáo dục học viên, thực hiện chức trách nhiệm vụ của bản thân.
Có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có lối sống trung thực,
giản dị, lành mạnh; có tình yêu con người, yêu nghề, yêu trường; có ý thức tổ
chức kỷ luật cao; gương mấu trong đạo đức và lối sống, lời nói và hành động,
là tấm gương sáng cho học viên noi theo.
1.2.2. Pháttriển về năng lựcsư phạm cho đội ngũ giảngviên
Phát triển về năng lực cho đội ngũ giảng viên ở các trườngcao đẳng, đại
học có đầy đủ năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
của nhà trường trong mọi giai đoạn cách mạng. Năng lực sư phạm phải được thể
hiện ở năng lực giảng dạy, giáo dục sinh viên để họ trở thành những nhà sư
phạm mẫu mực về phẩm chất, năng lực và nhân cách; có năng lực nghiên cứu
khoa học; có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi
23
dưỡng và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học, tài liệu tham khảo phục vụ
đào tạo, bồi dưỡng; có thể tham khảo tài liệu tài liệu nước ngoài và có thể tham
gia hội thảo quốc tế. Họ phải là những ngườisửdụng và khai thác thành thạo máy
vi tính và những phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng thành thạo
một ngoại ngữ hay giảng dạy bằng một ngoại ngữ; sử dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có khả
năng đổi mới phương pháp, nội dung dạy học theo hướng tiên tiến hiện đại.
1.2.3. Pháttriển về cơ cấu đội ngũ giảngviên
Phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng để đảm bảo chuẩn về cơ cấu độ tuổi,
trình độ, chức danh, học hàm, học vị. Xác định cơ cấu về độ tuổi một cách
hợp lý có tỉ lệ độ tuổi một cách đồng đều tránh hiện tượng “già hoá” đội ngũ,
thiếu lực lượng kế cận. Có cơ cấu hợp lý cần có giữa các trình độ, giữa các
chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư/Giảng viên chính/Giảng viên/Trợ giảng/ hay
giữa Tiến sỹ/Thạc sỹ/Cử nhân và các trình độ khác để có quy hoạch chuẩn về
cơ cấu trình độ, độ tuổi theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại
học và Chiến lược phát triển Giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với
yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường.
Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường
đặt ra những yêu cầu như sau:
Một là, chăm lo xây dựng đội ngũ để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu
loại hình, vững vàng về trình độ có tháiđộ nghề nghiệp tốt, tận tuỵ với nghề, đảm
bảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhất, có hiệu quả
nhất chươngtrình, kếhoạchđào tạovànhững mục tiêu chungcủanhà trường.
Hai là, phải làm cho đội ngũ giảng viên luôn có đủ điều kiện, có khả
năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường
đồng thời tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, phát
triển đội ngũ giảng viên phải tạo ra sự gắn bó kết hợp mật thiết giữa công tác
24
quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và
tạo môi trường thuận lợi cho độingũ phát triển.
Ba là, phát triển đội ngũ giảng viên là bao gồm sự phát triển toàn diện
của người giảng viên, nhà giáo giảng dạy đại học với tư cách là con người, là
thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên môn, nhà khoa học
trong hoạt động sư phạm về giáo dục.
Bốn là, xây dựng phát triển đội ngũ là phải làm tốt công tác quy hoạch,
xây dựng được kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đào tạo lại,
bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục.
Năm là, kết quả của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên
không những chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các
nhà giáo mà còn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những
quyền lợi thiết thực để thực sự làm cho người giảng viên gắn bó trung thành
và tận tụy với “Sự nghiệp trồng người”.
1.3. Những nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và du lịch Sài Gòn
* Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo của
Đảng và Nhà nước đang tác động mạnh mẽ đến phát triển đội ngũ giảng viên
cuả nhà trường.
Xu thế thời đại ngày nay là xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, nó bắt
nguồn từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và sự phát
triển của kinh tế tri thức, trong đó con người là yếu tố trung tâm của sự phát
triển. Xét cho cùng, đó là những thành quả của sự phát triển giáo dục đã đem
lại, nó là động lực trực tiếp của sự phát triển của nhân loại. Những thành quả
đó đặt ra những cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Để tranh thủ được những cơ hội, vượt qua thách thức thì mỗi quốc gia cần
phải luôn đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục cho phù hợp với thực tiễn
và đi trước sự phát triển.
25
Để bắt kịp với sự phát triển giáo dục trên thế giới và đạt được những mục
tiêu kinh tế - xã hội đất nước đặt ra, bên cạnh việc thực hiện chủ trương chuẩn
hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá công tác giáo dục, hướng tới xây dựng nền kinh tế
tri thức và xâydựng xã hội học tập mà chúng tađang hướng tới. Do đó, Đảng và
Nhà nước ta chủ trương tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước
nhà cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thế giới, quốc gia. Nghị
quyết Trung ương 6 khoá XI xác định rõ định hướng đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Chuẩn
hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mặt tư tưởng chính trị, đạo
đức, trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp”. Đây là một trong những định
hướng quan trọng trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm
2020 củaĐảng và Nhà nước ta.
Thực hiện chủ trương của Đảng, đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ
giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn nói riêng
cần phảiđược phát triển để nâng cao trìnhđộ về mọi mặt đáp ứng yêucầu củasự
nghiệp phát triển giáo dục củađất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, phát thực hiện
những quan điểm đổi mới giáo dục, đào tạo nó tác động trực tiếp dến xây dựng
và phát triển độingũ giảng viên của nhà trường.
* Nhiệm vụ của nhà trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn có sự pháttriển mới
Cùng với xu hướng cải cách đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia, nhà trường
cũng tiến hành cải cách đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, chất lượng đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất… theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Công tác giáo
dục và đào tạo của nhà trường sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung
cấp nguồn nhân lực chất lượngcao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất
nước. Những vấn đề đó, vừa là cơ hội vừa là thách thức không nhỏ đối với nhà
trường trong đó có việc phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường được xác
định là nhiệm vụ rất quan trọng.
26
Những chủ trương xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới đã
và đang tác độngmạnh mẽ đếnphát triển độingũ giảng viên củanhà trường.
* Động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ,
nănglực, phẩmchấtđạođứcnghềnghiệpcủađộingũgiảngviên
Nghề dạy học là một nghề đặc biệt của xã hội với đặc điểm lao động sư
phạm và chức năng nhiệm vụ là giáo dục và dạy học, đào tạo nguồn nhân lực
cho xã hội. Đội ngũ giảng viên nhà trường có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, đặt ra
yêu cầu cao đối với người giảng viên về mọi mặt. Trong xu thế thời đại mới và
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, người giảng viên phải có ý thức, có nhu cầu
và tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, vềchuyên môn,
nghiệp vụ. Đội ngũ giảng viên nhà trường phải luôn tích cực tự học tập, tu
dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
phấn đấu phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của
nhà trường.
Để phát triển đội ngũ giảng, chủ thể quản lý nhà trường cần xây dựng cho
họ có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao trong tự học
tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tài nghệ sư phạm của người thầy. Động cơ
nghề nghiệp và trách nhiệm của người giảng viên được hình thành và phát triển
trên cơ sở giác ngộ chính trị sâu sắc; người giảng viên thấy rõ vinh dự và trách
nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển phẩm chất, nhân cách, kỹ năng
nghề nghiệp cho người học đáp ứng mục tiêu yêucầu đào tạo của nhà trường. Động
cơ nghề nghiệp và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên được xác lập là chất keo
dính, giúp họ toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp “trồng người”. Đây là nhân tố có ý
nghĩa quyết định kết quả chuẩn hoá độingũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn.
Những nhân tố trên đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển
đội ngũ giảng viên ở Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Các nhân tố không tồn tại biệt lập, tách rời mà đan xen tác động lẫn nhau. Nhận
27
thức đúng và đầy đủ sự tác động đó là vấn đề hết sức quan trọng giúp cho các chủ
thể quản lý đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển sát đúng
mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường
hiện nay.
*
* *
Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật
và Du lịch Sài Gòn là một chiến lược đúng đắn, là nhiệm vụ then chốt để
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đáp ứng đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là hoạt động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý sử dụng các biện pháp, cách thức nhằm tác
động vào đội ngũ giảng viên để đạt chuẩn về số lượng, chất lượng giáo viên
và cơ cấu; trong đó phát triển về chất lượng đội ngũ gắn với các tiêu chí được
coi là khâu trọng tâm, then chốt của hoạt động phát triển. Phát triển đội ngũ
giảng viên so với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường còn
có những thiếu hụt, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Phát triển đội
ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay có những thuận lợi, nhưng cũng phảiđối
mặt với nhiều khó khăn, bất cập. Việc chỉ ra những những thuận lợi và khó khăn
thách thức là nội dung rấtquan trọngđể đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển
đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
hiện nay.
28
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẰNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
2.1 Khái quát chung Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch SàiGòn
Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được thành
lập theo quyết định số 5845/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn
Thiện Nhân ký quyết định. Trường thành lập vào ngày 17.10.2006. Hàng
năm, trường tổ chức lễ khai giảng vào ngày 17/10, đây cũng là ngày truyền
thống của trường.
Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành, có mục tiêu đào tạo sinh viên
thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực thực hành chuyên
nghiệp trong các lĩnh vực: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế, có tri
thức đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội
nhập – cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Thành phố
Hồ Chí Minh và cả nước.
Được phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tháng 11/2006, trường bắt
đầu tuyển sinh và đào tạo khóa 1, bậc Cao đẳng chính qui, thuộc 4 nhóm
ngành: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế và bậc Trung cấp chuyên
nghiệp. Từ năm 2008, trường phát triển thêm nhiều ngành và chuyên ngành
theo nhu cầu của thị trường lao động, tổng cộng có 14 ngành bậc Cao đẳng và
16 ngành bậc Trung cấp chuyên nghiệp.
Để quản lý và điều hành hoạt động đào tạo, trường có 5 khoa và 10 tổ
chuyên môn, 6 phòng chức năng, 2 trung tâm và 1 ban. Năm 2007 là năm đầu
tiên trường có học sinh Trung cấp Chuyên nghiệp tốt nghiệp.
29
Là trường ngoài công lập, không có kinh phí từ ngân sách Nhà nước, từ
những khó khăn ban đầu về chỗ học, chỗ làm việc, có giai đoạn trường đã
phải thuê phần lớn địa điểm học tập và làm việc. Hiện nay trường có 5 cơ sở
đào tạo có khả năng đào tạo từ 15.000 đến 17.000 sinh viên; gồm nhiều
phòng học, phòng thực hành và thư viện khang trang, đáp ứng nhu cầu học
tập, nghiên cứu của sinh viên. Cơ sở 1: trụ sở của trường: 83/1 Phan Huy Ích
– phường 12 – quận Gò Vấp, có diện tích đất rộng khoảng 2055 m2, được xây
dựng thành một cao ốc 6 tầng và khu ký túc xá khang trang đi vào hoạt động
từ tháng 11/2008. Cơ sở 2: 53/1 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận
12, Tp.HCM. Cơ sở 3: 75 – 77 Thống Nhất – quận Gò Vấp. Cơ sở 4: 73/49A
Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp. Ngoài ra trường đang được Uỷ ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục cấp 12 ha đất tại khu Nam Sài
Gòn. Khu đất này nằm trong làng Đại học trong tương lai. Cơ sở 4: 73/497A
Phan Huy Ích – phường 12 – Q. Gò Vấp. Cơ sở này hiện đang là một khu đất
rộng 3400m2, dự kiến làm khu sinh hoạt ngoại khóa và Ký túc xá cho sinh
Học sinh Sinh viên.
Trường có quan hệ tốt với các với các trường đại học, viện nghiên cứu
và với các cơ sở hoạt động chuyên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và
Kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, điều này mang đến lợi thế đặc biệt trong
lĩnh vực trao đổi giảng viên giảng dạy và tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh
viên thực tập mỗi năm. Hợp tác với các trường đại học của Hàn Quốc, Úc …
đã mang lại những kết quả thiết thực trong việc đổi mới chương trình, nâng
cao chất lượng đào tạo.
Qua hơn 5 năm phát triển và trưởng thành Nhà trường đã đào tạo hàng
ngàn học sinh ra trường và hiện đang công tác trong nhiều ngành nghề thuộc
nhiều lĩnh vực khác nhau trong cả nước.
30
Trong năm học 2011 – 2012 nhà Trường đào tạo 17 ngành nghề
thuộc hệ cao đẳng và 14 ngành đào tạo thuộc hệ Trung cấp chuyên nghiệp và
20 chương trình đào tạo ngắn hạn thuộc 4 nhóm: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ
thuật – Mỹ thuật công nghiệp và Du lịch.
Trường đã liên kết với Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ; đảm bảo đào
tạo học sinh, sinh viên học đạt chuẩn đầu ra 350 điểm TOEIC và 450 điểm
TOEIC.
Ngoài ra nhà trường còn liên kết với các Đại học để đào tạo bậc Cao
đẳng, Đại học.
Quy mô đào tạo trong năm học 2011 – 2012 gồm 8.000 học sinh, sinh
viên. Nhà trường có 120 giáo viên cơ hữu, 100% có trình độ từ Đại học trở
lên và gần 200 giáo viên thỉnh giảng hiện là giảng viên các Cao đẳng và Đại
học tại TP.HCM
Nhà trường có đầy đủ các phòng học lý thuyết và thực hành phục vụ
cho công tác đào tạo.
Tổng diện tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở
nội thành là 1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại
thành là khu Đô thịTây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồngý giao cho trường khu đất này.
31
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGòn
2.2.1. Thực trạng về số lượng giảng viên
Bảng 1: Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng ở trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệthuậtvà Du lịch SàiGòn
T
TT Khoa QSố
Trình độ đào tạo và học vị
GS PGS TS Th.s ĐH
1Khoa cơ bản 70 0 0 0 44 16
2Khoa công nghệ thông tin 23 0 0 0 9 14
3Khoa du lịch 18 0 0 0 8 10
4Khoa kinh tế 67 0 0 29 37
5Khoa ngoại ngữ 22 0 0 0 5 17
Tổng 200 11 105 84
(Nguồn: PhòngĐàotạo trường CaođẳngVănhóa Nghệthuậtvà Du Lịch sài Gòn )
Bảng 2:Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu ở trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệthuậtvà Du lịch Sài Gòn
Khoa QSố
Hiện có
Trình độ đào tạo và học vị
GS PGS TS Th.s ĐH
1Khoa cơ bản 104 1 1 12 49 41
2Khoa công nghệ thông tin 14 0 0 3 2 9
3Khoa du lịch 106 0 8 12 16 70
4Khoa kinh tế 47 0 1 3 31 12
5Khoa ngoại ngữ 41 0 0 2 22 17
6Khoa nghệ thuật 42 0 0 1 10 31
Tổng 354 110 33 130 180
(Nguồn: PhòngĐàotạo trường CaođẳngVănhóa Nghệthuạtvà Du Lịch SàiGòn)
32
Hiện tại Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn có tổng số nhân sự
là : 479 người gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên phục vụ các
phòng chức năng. Trong đó 354 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy
tại 6 khoa của trường (xem bảng 1 và 2). Là bảng thống kê số lượng giảng
viên trong 3 năm gần đây (từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2012-2013)
và hiện trạng số lượng giảng viên được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa.
- Những ưu điểm chính
Đội ngũ giảng viên nhà trường tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ khá đa
dạng về ngành nghề, phân bố ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác
giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng
viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch
giảng dạy.
Hàng năm nhà trường đều có tuyển dụng bổ xung đội ngũ giảng viên
tăng cường số lượng và chất lượng cho các khoa theo sự phát triển của quy
mô ngành nghề đào tạo.
Là thành viên của Đại học Thái Nguyên nên đã được các trường thành
viên trong đại học cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ giảng dạy có
bề dày kinh nghiệm.
- Hạn chế chủ yếu
Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là trường
mới được thành lập (07 năm) nên thiếu đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh
nghiệm, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao. Năng lực giảng dạy, năng lực
sư phạm còn nhiều hạn chế so với chuẩn đội ngũ kể cả về số lượng, có những
giảng viên phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn học, ngành học... Do vậy tính chất
chuyên sâu, chuyên ngành còngặp rất nhiều khó khăn.
Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch cử cán bộ giảng dạy đi đào tạo
33
nâng cao ở trong và ngoài nước song nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế thiếu hụt
về số lượng đội ngũ, tính chất gắn kết của một số đội ngũ giảng viên còn có
sự so sánh thiệt hơn, dẫn đến không yên tâm với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên
cứu khoa học...
Cơ chế và chính sách đãi ngộ có lúc chưa thường xuyên và đáp ứng nhu
cầu chính đáng của bản thân đội ngũ nên cũng ảnh hưởng đến tinh thần thái độ
nhiệt tình trongcôngtác của mộtbộ phận độingũ giảng viên củanhà trường.
2.2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên
* Những ưu điểm chính
Đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ khá đa dạng về ngành nghề, phân bố
ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào
tạo của nhà trường.
Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng
viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch
giảng dạy.
Hàng năm nhà trường đều có tuyển dụng bổ xung đội ngũ giảng viên
tăng cường số lượng và chất lượng cho các khoa theo sự phát triển của quy
mô ngành nghề đào tạo.
* Những hạn chế chủ yếu
Là trường mới được thành lập (07 năm) nên thiếu đội ngũ cán bộ
giảng dạy có kinh nghiệm, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao.
Hàng năm nhà trường đều cử cán bộ giảng dạy đi đào tạo nâng cao
song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
* Về trình độ được đàotạo
Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy,
muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc
34
bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với
Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, trình độ đội ngũ giảng viên còn thấp
so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Số liệu được thống kê trong 3 năm
gần đây như sau:
* Về phẩm chấtchính trị đội ngũ giảng viên
Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ đa số giảng viên nhà trường
được đào tạo qua các trường đại học công lập chính quy đúng với các chuyên
ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ
lệ khá đông, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước
mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi
mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám hiệu trường hầu hết
giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin
tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của
Đảng và pháp luật Nhà nước.
Hiện tại Đảng bộ nhà trường có 13 Đảng viên sinh hoạt chi bộ trực
thuộc trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 4 đồng chí chiếm tỉ lệ
32.5% trong tổng số Đảng viên. Đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất
chính trị của độingũ giảng viên nhà trường.
* Về chất lượng giảng dạy
Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở
các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua
hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá
cán bộ công chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lượng giảng dạy của đội
ngũ giảng viên được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học.
Phân tích thực trạng về chất lượng giảng dạy đã cho thấy mức độ được đánh
giá khá và trung bình chiếm tỉ lệ lớn trong đội ngũ giáo viên.
35
Theo số liệu báo cáo tổng kết của Đảng ủy nhà trường thì 03 năm qua
công tác xây dựng và phát triển Đảng đã đạt nhiều kết quả, bình quân mỗi
năm phát triển từ 2 đến 3 đảng viên. Đảng ủy liên tục được công nhận danh
hiệu trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên
rất ít (1 đồng chí). Đa số cán bộ quản lý các khoa và tổ chuyên môn chưa
được bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý.
* Phẩm chấtđạođức nghềnghiệp
Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng
viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm
với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học
sinh, sinh viên noi theo". Trong công tác luôn thực hiện "kỷ cương, tình
thương, trách nhiệm", biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng,
hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường.
* Về năng lực nghềnghiệp
- Năng lực dạy học
Trong báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, Hiệu trưởng nhà trường
đã có nhận định "Những năm học qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có
nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương
pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm
khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác
nghiên cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên
và chất lượng học tập của HS,SV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp
ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đặc
biệt là số giảng viên trẻ". Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 12/2012 có 160
phiếu khảo sát dành cho giảng viên thì có đến 76 phiếu tự nhận là có đủ kiến
thức để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 68 phiếu cho rằng cần phải bồi dưỡng
thêm về chuyên môn, 16 phiếu cần bồidưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
36
- Năng lực giáo dục
Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp
rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện nhân cách HSSV,
nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn thành nhiệm vụ
này đòi hỏi người cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói
riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời gian, công
sức để luôn theo dõi sâu sát đối với HSSV. Tìm hiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tình
cảm của đối tượng giáo dục để có biện pháp giáo dục phù hợp. Qua khảo sát
thực tế tháng 12/2012 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố
gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh
nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, một số giảng viên
trẻ vẫn cònhạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV.
- Năng lực nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong
nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để
không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy
nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về
phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu.
Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc
đối với giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng
nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của phòng ĐT-
KH&QHQT cho thấy hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội đồng đánh giá,
nghiệm thu các đề tài. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng
dụng hẹp, ít đề tài cấp Bộ. Mới đây, năm học 2012-2013 nhà trường đăng ký.
03 đề tài cấp Bộ và 12 đề tài cấp Trường. Nhìn chung, công tác nghiên
cứu khoa học của nhà trường còn mang tính phong trào, nhiều giảng viên
chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu
nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn đơn điệu, giá trị
37
nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HSSV nghiên
cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn.
- Năng lực tự bồidưỡng
Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng:
Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, tại chức thì việc tự học, tự
bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là
rất quan trọng, cần thiết. Từ đó, ý thức và năng lực tự học, tự bồi dưỡng của
đội ngũ giảng viên được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với sự giúp
đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường,
mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập nhật
những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của công tác giảng dạy vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên nhà trường vẫn
chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể
nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham gia nên năng lực
tự bồidưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả còn hạn chế.
2.2.3. Vềcơ cấu đội ngũ giảngviên
* Cơ cấu giới tính
Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên nhà trường được cân đối và
giữ sự ổn định, tuy nhiên việc phân bố giảng dạy về chuyên môn ở các khoa
hiện tại tương đối hợp lý hợp lý qua số liệu thống kê từ năm học 2010-2011
đến nay như sau:
Bảng thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giảng viên
Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013
Tổng số giảng viên 290 310 354
Giảng viên nữ 135 149 173
Tỷ lệ nữ 46,55% 48,06% 48,87%
(Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Caođẳng VHNT&DL SàiGòn)
38
* Nhận xét
- Tỷ lệ giảng viên nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam, Số lượng giảng
viên nữ có tăng theo các năm học tiếp theo, song không đáng kể.
- Đội ngũ giảng viên nữ phần lớn là mới, còn trẻ do vậy thâm niên
công tác, kinh nghiệm về nghề nghiệp còn hạn chế, kinh nghiệm trong giảng
dạy và nghiên cứu khoa học còn ít. Nhà trường phải rất quan tâm tạo điều
kiện cho đi bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
- Nhiều giảng viên nữ mặc dù bị chi phối bởi điều kiện gia đình, nhưng
đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình
độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên
nữ dù trình độ thấp, chưa đạt tiêu chuẩn trình độ theo quy định nhưng không
thể tham gia học tập về chuyên môn, nghiệp vụ vì nhiều lý do khác nhau.
* Cơ cấu chuyên môn
Trình độ của giảng viên trường cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả
năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH.
Trình độ của giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường cao
đẳng VHNT&DLSG, là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và
phát triển của nhà trường, là tiêu chí để phân biệt đội ngũ giảng viên của
một trường cao đẳng với một trường trung cấp.
2.2.4.Nguyênnhâncủa nhữngưu điểm vàhạn chếđội ngũ giảngviên
* Nguyên nhân của những ưu điểm
Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy
có một số mặt mạnh sau:
- Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu
nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch
đào tạo, bồidưỡng của nhà trường.
- Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó
giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời giảng chiếm tỷ lệ thấp. Đây
39
là điều kiện thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch
công tác cho độingũ giảng viên.
- Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm
chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm
gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm
trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ.
* Nguyên nhân cửu những hạn chế
- Cơ cấu đội ngũ chưa cân đối, bố trí sử dụng chưa thật sự cân đối giữa
các ngành nghề chuyên môn. Hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu vẫn luôn xẩy
ra, thiếu giảng viên nhiều nhất ở các ngành kinh tế, kỹ thuật và các bộ môn
như tin học, khoa học Mác lê-nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Trình độ được đào tạo của đội ngũ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm
vụ của nhà trường, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên có kinh nghiệm và có
trình độ cao.
- Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên còn yếu, chất
lượng côngtrình nghiên cứu cònthấp.
- Trong quá trình công tác, một bộ phận giảng viên còn biểu hiện thiếu
năng động, sáng tạo, chậm đổi mới nội dung và phương pháp sư phạm, năng
lực tổ chức quản lý còn yếu, hiệu quả giảng dạy thấp.
- Công tác quản lý nhà trường chưa đề ra những biện pháp đồng bộ,
phù hợp với tình hình thực tiễn để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng
viên nhà trường.
- Nội dung hoạt động chuyên môn chưa đi vào chất lượng phương pháp
chậm đổi mới, còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo. Vì vậy chưa thu hút
sự quan tâm đúng mức của đội ngũ giảng viên, hiệu quả tác dụng còn thấp.
Cơ chế, chính sách khuyến khích động viên cán bộ giảng viên tham gia
học tập, nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa đủ sức tạo
động lực cho họ tích cực phấn đấu.
40
- Các điều kiện bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thực hiện các hoạt
động chuyên môn cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho
việc đổimới nội dung và phương pháp.
2.3. Thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
Để thực hiện tốt của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phàn nâng cao năng lực, tự tìm việc làm
cho người lao động. Một trong những công tác quan trọng cần được tiến hành
là xây dựng hoàn thiện nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên nhà trường trong
giai đoạn sắp tới được xác định là:
2.3.1. Pháttriển về số lượng đội ngũ giảng viên
Từng bước tạo nguồn bổ sung đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đặc
biệt là số giảng viên còn đang thiếu ở các bộ môn nhằm khắc phục tình trạng
dạy vượt giờ quá nhiều ở một số giảng viên như hiện tại. Việc tạo nguồn
được tiến hành bằng nhiều cách như: Tiếp nhận người chuyển công tác từ nơi
khác về (phải chọn đối tượng là những người đủ chuẩn theo quy định).
Tuyển mới công chức theo chỉ tiêu biên chế hàng năm; mặt khác thực hiện kế
hoạch đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ
giảng viên hiện có theo các hình thức ngắn hạn và dài hạn.
Theo dự báo kế hoạch phát triển quy mô đào tạo của nhà trường đến
năm 2020 thì lưu lượng đào tạo của nhà trường tăng lên đến 20.000HSSV,
khi ấy đội ngũ giảng viên cần có 500 người. Nếu so với đội ngũ hiện tại thì
cần bổ sung thêm từ 145 đến 150 giảng viên.
3.2.2. Pháttriển vềchất lượng đội ngũ giảng viên
Nhà trường đã xác định chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố được
coi trọng hàng đầu trong công tác phát triển đội ngũ. Mục tiêu của nhà trường
về nâng cao chất lượng độingũ giảng viên trong những năm sắp tới là:
41
+ Về trình độ chuyên môn:
Tiến hành đàotạo,bồidưỡngđếnnăm 2020: Tiến sĩ:15 người, Thạc sĩ:75 người
Theo dự kiến của lãnh đạo nhà trường thì đến năm 2020, đội ngũ giảng
viên của trường 100% đạt chuẩn, 50% có trình độ thạc sĩ trở lên, không có
giảng viên có trình độ cao đẳng. Phấn đấu hàng năm có từ 20% đến 30%
giảng viên giỏi.
Về công tác bồi dưỡng, hàng năm nhà trường tiếp tục cử giảng viên
tham gia các khóa bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học.
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giảng viên dự học các chứng chỉ
để thi chuyển ngạch, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu
khoa học, xem công tác NCKH là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên.
+ Về phẩm chất:
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường ngoài yêu
cầu bảo đảm về trình độ thì mỗi giảng viên cần quan tâm rèn luyện về phẩm
chất theo yêu cầu của nhà giáo đó là:
- Không ngừng nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo
đức lối sống trong sáng, lành mạnh xứng đáng với danh hiệu cao quý là
những người thầy giáo.
- Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng
- Gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, tận tâm với công việc,
hết lòng vì học sinh thân yêu.
- Biết rèn luyện sức khỏe để đảm bảo công tác tốt, đạt hiệu quả cao.
+ Về năng lực:
Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng để
hoàn thành tốt và đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
Có năng lực nghiên cứu khoa học và có khả năng tham gia các hoạt động
42
xã hội của nhà trường, có năng lực tổ chức quản lý tập thể và kịp thời thích ứng
với mọi biến động của hoàn cảnh. Có khả năng làm việc độc lập tự chủ, năng
động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn cũng như trong NCKH và tự học, tự
bồidưỡng, cậpnhậtkiến thức đểtheo kịp vớixu thế pháttriển củathời đại.
Qua điều tra thực tế, cho thấy rằng công tác quản lý phát triển đội ngũ
giáo viên đã được lãnh đạo và CBGV nhà trường nhận thức đúng đắn về sự
cần thiết, tầm quan trọng nên đã tích cực tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ kế
hoạch từng năm học.
Ngay từ khi có đề án thành lập trường vào năm 2004, các trường thành
viên đã có sự chuẩn bị về đội ngũ và tích cực thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cho nên yêu cầu công tác giảng dạy trước mắt và lâu dài.
Khi Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn thành lập
vào (năm 2006), Chi ủy và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm thực hiện
ngay việc sắp xếp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý từ BGH đến các
phòng ban chức năng, các khoa và tổ chuyên môn dựa trên cơ sở chủ trương,
nghị quyết của Chi ủy, điều lệ trường cao đẳng, bảo đảm nguyên tắc tập trung
dân chủ, phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn,
nhằm phát huy cao nhất sở trường và sức công hiến của mỗi cán bộ giáo viên
trongnhà trường.
Về số lượng: Thực hiện cuộc khảo sát cán bộ quản lý từ Ban giám hiệu,
Trưởng, Phó các phòng, khoa thông qua 28 phiếu hỏi về đánh giá thực trạng đội
ngũ giảng viên hiện tại thì có 24/28 cho rằngđộingũ vừa thừa lại vừa thiếu.
Về cơ cấu: Trong 28 phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý thì có 1/28
(phiếu) ý kiến cho là đội ngũ cơ cấu hợp lý, 16/28 (phiếu) ý kiến cho là đội
ngũ tương đối hợp lý. Thực tế theo số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ cho
thấy phần lớn giảng viên có tuổi đời từ 41 đến 50 (tỷ lệ: 21,1%). Đa phần
giảng viên có thâm niên công tác trên 15 năm, còn lại giảng viên trẻ, thâm
niên thấp, giảng viên nữ chiếm tỷ lệ khoảng 45%.
43
Về chất lượng: Khảo sát 28 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 18/18
ý kiến cho rằng chất lượng đội ngũ hiện tại đang ở mức độ khá và trung bình.
Đồng thời thực hiện phiếu hỏi đối với 250 giảng viên về việc tự đánh giá kiến
thức và năng lực thì có 135/250 ý kiến cho rằng phải được bồi dưỡng thêm về
chuyên môn và nghiệp vụ.
Trước tình hình thực trạng đội ngũ như hiện tại, công tác quản lý nhà
trường cần thiết phải tìm ra các giải pháp thích hợp để tiếp tục xây dựng và phát
triển đội ngũ giảng viên mớicó thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô, nâng
cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Để giải quyết vấn
đềtrên, nhà trườngcó đượcnhữngthuậnlợi, nhưngcũngkhôngítkhó khăn.
Lãnh đạo và các đoàn thể quần chúng trong nhà trường luôn xác định
công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm,
bảo đảm cho hoạt độngổn định và phát triển nhà trường.
* Công tác tuyển dụng
Qua ý kiến nhận xét của cán bộ chủ chốt và phòng tổ chức, cán bộ nhà
trường đều xác định rằng công tác tuyển dụng và điều động cán bộ là việc làm
thường xuyên và rất quan trọng nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về
số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách
nhiệm cho đội ngũ CBGV, là điều kiện để duy trì có chất lượng và hiệu quả
sự nghiệp đào tạo của nhà trường.
Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm nhà trường căn cứ vào yêu cầu
quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề chuyên môn để xây dựng chỉ
tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều
nguồn như: Cán bộ từ các ngành chuyên môn kỹ thuật có trình độ, năng lực
phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp từ các
trường đại học có thành tíchhọc tập tốt, có chuyên môn phù hợp.
Quy trình tuyển dụng được tiến hành theo quy định rất chặt chẽ, từ
thông báo rộng rãi, liên hệ với các ngành liên quan, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện
44
các bước phỏng vấn, sơ tuyển, trình các cấp lãnh đạo xem xét quyết định.
Nhìn chung, công tác tuyển dụng hàng năm cũng đã bổ sung một số cán
bộ GV theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, công tác này thường kéo dài
thời gian, do nhà trường thiếu sự chủ động, còn phụ thuộc vào các cơ quan
quản lý các cấp, cơ chế chính sách cũng chưa phù hợp nên thường tuyển dụng
không đủ số lượng.
Đối với công tác điều động CBGV được tiến hành theo năm học, căn cứ
vào kế hoạch phân công chuyên môn của các khoa, nhà trường đã điều động GV
trong nội bộ nhà trường nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Công tác này
luôn được sựlãnhđạo củaĐảngủyvà BGH theo đúngquytrình.
* Công tác đào tạo pháttriển
Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp phù hợp nhà trường đã
tiến hành đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, đã khắc phục nhiều khó
khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi, mạnh dạn đầu tư từ nhiều nguồn để cử
cán bộ GV đi học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị cho chiến lược phát triển
nhà trường. Mặt khác khuyến khích, động viên mọi CBGV vừa tham gia công
tác vừa chủ động tích cực học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
* Về công tác đàotạo nâng caotrình độ đội ngũ giảng viên
Trong 3 năm gần đây nhà trường đã liên tục cử CBGV đi đào tạo theo
bảng thống kê dưới đây:
Năm học Nghiên cứu sinh Cao học Đại học văn bằng 2
2010-2011 2 7 12
2011-2012 3 12 20
2012-2013 7 24 12
Tổng số 12 43 24
(Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Caođẳng Vănhóa nghệ
thuậtvà du lịch Sài Gòn)
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa

More Related Content

What's hot

What's hot (10)

Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc KhmerLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở người dân tộc Khmer
 
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAYLuận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
Luận án: Xây dựng đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, HAY
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOTLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THCS tỉnh Cà Mau, HOT
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPTĐề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên trường THPT
 
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ... Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT huyện Giá Rai, tỉnh ...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Quản lý đào tạo đại học ở Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAYĐề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
Đề tài: Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở Bạc Liêu, HAY
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOTĐề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
Đề tài: Phát triển đội ngũ giáo viên Trường Trung cấp nghề, HOT
 

Similar to Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa

Similar to Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa (20)

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳngLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu Trường Cao đẳng
 
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc LiêuĐề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
Đề tài: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT Bạc Liêu
 
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái NướcLuận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
Luận văn: Biện pháp chuẩn hóa giáo viên THPT huyện Cái Nước
 
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOTĐề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
Đề tài: Quản lý chất lượng giáo viên mầm non tỉnh Bình Dương, HOT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAYLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ĐH tỉnh Phú Yên, HAY
 
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
uận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, 9đ
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc TrăngĐề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
Đề tài: Phẩm chất, năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở Sóc Trăng
 
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện phẩm chất năng lực cán bộ quản lý giáo dục, HAY!
 
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAYNăng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
Năng lực cán bộ quản lý giáo dục ở trường CĐ Cộng đồng, HAY
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề, HAY!
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCMBồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên THPT ở TPHCM
 
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAYQuản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Tp Bạc Liêu, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận văn: Quản lý đối với đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú ThọLuận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
Luận văn: Phát triển nguồn nhân lực giáo viên THCS tại Phú Thọ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường CĐ Văn hóa

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH THÚY HẰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2013
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HUỲNH THÚY HẰNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VHNT & DU LỊCH SÀI GÒN Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ NGỌC ANH HÀ NỘI - 2013
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 13 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.2 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóaNghệ thuật và Du lịch SàiGòn 22 1.3 Những nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ở TrườngCao đẳngVăn hóa Nghệ thuật và du lịch Sài Gòn 24 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẰNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 28 2.1. Khái quát chung Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 28 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 31 2.3. Thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 40 Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY 51 3.1 Các yêu cầu trong thực hiện các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 51 3.2. Các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay 53 3.3. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 90
  • 4. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH-TW - Ban chấp hành Trung ương BGH - Ban giám hiệu CĐ - Cao đẳng CBGV - Cán bộ giảng viên CNH.HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐH - CĐ - Đại học, cao đẳng ĐNGV - Đội ngũ giảng viên GD - ĐT - Giáo dục, đào tạo GV - Giảng viên HSSV - Học sinh sinh viên NNL - Nguồn nhân lực KT-XH - Kinh tế, xã hội TCCN -Trung cấp chuyên nghiệp UBND - Ủy ban nhân dân XHCN - Xã hội chủ nghĩa NCKH - Nghiên cứu khoa học NCS - Nghiên cứu sinh VHNT& DLSG - Văn hoá nghệ thuật và du lịch Sài Gòn VHNT - Văn hóa, nghệ thuật
  • 5. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chủ trương “Phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” thể hiện tư duy và nhận thức cách mạng, khoa học, toàn diện, triệt để và sâu sắc tinh thấn của Đại hội XI về phát triển đội ngũ giáo viên các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã xác định: Chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên; xã hội hoá giáo dục, đào tạo; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mở rộng hợp tác quốc tế và tăng ngân sách cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Phát triển đội ngũ nhà giáo về số lượng, chất lượng và với cơ cấu hợp lý sẽ là động lực quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT, góp phần quan trọng tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, Đại hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó coi giải pháp: "xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng", là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD-ĐT hiện nay. Chúng ta chỉ có thể giải quyết được những thách thức tên bằng cách làm cho nền giáo dục có những bước chuyển căn bản,có tính cách mạng, phải phát triển toàn diện con người,phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp điều 35 ghi rõ:" Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" và điều 36"nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục khuyến khích các nguồn
  • 6. 4 đầu tư khác" vì phát triển nguồn lực người là bí quyết, là chìa khoá dẫn đến thành công của mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Phát triển nguồn lực con người nhằm tạo nên những con người mới, những con người của nền văn minh hậu công nghiệp, của nền kinh tế tri thức Để thực hiện được mục tiêu giáo dục, đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng căn bản quyết định là đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 2 khoá 8 khẳng định:"giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh". Trong thời đại ngày nay, một đất nước muốn phát triển hưng thịnh, bền vững thì không chỉ nhờ vào tài nguyên, vốn kinh tế,...mà yếu tố quyết định chính là nguồn lực con người nói chung và đội giáo dục nói riêng là rất quan trọng và cấp thiết. Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng,nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2010-2020 trong đó mục tiêu tổng quát nêu:"Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Thực tế chất lượng và hiệu quả của giáo dục nước ta trong những năm gần đây tuy có những bước khởi sắc nhưng chưa đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. Điều này đã được chỉ rõ trong nghị quyết trung ương 2,khoá 8 của ban chấp hành Trung ương Đảng:"Giáo dục và đào tạo nước ta còn yếu kém,bất cập cả về quy mô,cơ cấu,nhất là chất lượng và hiệu quả, chưa đáp ứng kịp
  • 7. 5 thời với những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới về kinh tế xã hội và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá hiện đaị hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Từ những vấn đề nêu trên đã đặt ra cho ngành giáo dục đào tạo cả nước nói chung và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn nói riêng một nhiệm vụ vô cùng quan trọng,cấp thiết đó là: Phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập. Từ thực tế và yêu cầu đòi hỏithực tiễn tiễn phát triển của đất nwowcvs, của nhà trường như hiện nay nhất thiết phải xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu góp phần tích cực thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục:" Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước". Từ những lý do trên, chúng tối chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn”. Làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây là bước ngoặt lịch sử trong việc chuyển nền kinh tế công nghiệp dựa vào tài nguyên và lao động chân tay là chủ yếu sang nền kinh tế tri thức chủ yếu dựa vào trí tuệ con người. Tri thức ngày càng trở thành nhân tố trực tiếp và không thể thiếu của quá trình sản xuất. Đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn. Không nằm ngoài xu thế chung, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường quan tâm đầu tư cho giáo dục, xem đây là mũi nhọn quan trọng thúc đẩy nền
  • 8. 6 kinh tế tri thức đất nước. Trong hệ thống các đường lối, chính sách phát triển giáo dục, đầu tư xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo có vai trò chủ đạo. Với vị trí, vai trò quan trọng của mình, đội ngũ nhà giáo phải được thừa hưởng tất cả những ưu tiên của quốc gia về phát triển nguồn nhân lực và đòi hỏi phải được nghiên cứu đổimới theo những thay đổi của nền giáo dục. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhiều giải pháp nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi. Đặc biệt từ khi có chủ chương của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thì một số dự án, công trình nghiên cứu lớn liên quan đến đội ngũ nhà giáo đã được thực hiện: - Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về GD&ĐT và phân tích nguồn nhân lực, mã số VIE/89/022 (gọi tắt là Dự án tổng thể về giáo dục). - Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới (Đề tài khoa học mã số KX-07, năm 1996). - Dự án hỗ trợ Bộ GD&ĐT do Ủy ban châu Âu tài trợ. Năm 1993, nhóm tác giả nghiên cứu do Phạm Thành Nghị, chủ nhiệm đề tài đã hoàn thành công trình: "Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên dạy nghề". Riêng đối với giảng viên các trường đại học, cao đẳng, đề tài đã phân tích được thực trạng về tình hình đội ngũ và đào tạo, bồi dưỡng giảng viên trong những năm vừa qua. Đồng thời đề tài cũng đã đưa ra một số phương án, giải pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ này. Tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu về các giải pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên hiện có, chưa đáp ứng được các yêu cầu của nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ nhằm chuẩn hóa không chỉ về chất lượng mà cònphát triển về số lượng và cơ cấu hợp lý. Những năm gần đây, sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học và
  • 9. 7 cao đẳng trong cả nước dẫn đến sự thiếu hụt và mất cân đối của đội ngũ giảng viên. Vì thế, nhiều đề tài ở các cấp độ khác nhau trong đó có các luận văn thuộc chuyên ngành QLGD đã đề cập đến vấn đề này: Các giải pháp tổ chức nhằm ổn định đội ngũ cán bộ dạy ở trường Đại học Sư phạm (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Thị Thanh, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1999). Những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ giáo viên trường chuẩn quốc gia Trung học phổ thông Xuân Đỉnh, Hà Nội (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Viết Cẩn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004). Một số giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hải Phòng đến năm 2010 (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Sơn Thành, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004). Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh trước yêu cầu hiện nay (Luận văn thạc sỹ QLGD của Đặng Thị Thanh, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2004). Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Thống kê (Luận văn thạc sỹ QLGD của Nguyễn Đình Dũng, Đại học sư phạm Hà Nội, 2005). Đề tài luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Sinh đã đề cập đến "các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cấp trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh". Đề tài đã đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực để phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường nhằm chuẩn hóa đội ngũ, đáp ứng các yêu cầu nâng cấp từ một trường Trung học chuyên nghiệp lên cao đẳng. Tuy nhiên, giới hạn của đề tài là chỉ đáp ứng các yêu cầu thực tiễn phù hợp với thực trạng của trường Cao đẳng VHNT Thành phố Hồ Chí Minh. Một số các đề tài nghiên cứu về những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên như: năm 2000, Nguyễn Thị Luyến với đề tài: "Một số
  • 10. 8 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trường văn hóa nghệ thuật Quảng Ninh", năm 2001, Trần Công Chánh, có đề tài: " Các giải pháp quản lý công tác pháttriển đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng sư phạm BạcLiêu". Ngoài ra, trong chương trình hành động hàng năm của ngành giáo dục ở các địa phương cũng có một số đề tài NCKH hoặc thực hiện một số giải pháp nhất định để phát triển đội ngũ nhà giáo. Đối với giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng đề án đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp khá cụ thể nhằm xây dựng và củng cố đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đề án của Chính phủ tạo cơ sở, tiền đề quan trọng để các nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục làm căn cứ để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cho đơnvị địa phươngcủamình. Tuy nhiên, đề án chỉ đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý ở tầm vĩ mô, để thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên của từng địa phương, từng trường đại học, cao đẳng thì cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp với những đặc điểm tình hình từng trường và đội ngũ giảng viên hiện có, vấn đề này nội dung đề án chưa thể giải quyết được. Nhìn chung, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thống, đội ngũ giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ về biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn Do đó, đề tài này sẽ cố gắng đề cập đến những vấn đề mà các đề tài khác chưa có điều kiện làm rõ. Đó là những vấn đề của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn với tư cách là một trường Cao đẳng trong đại học đa ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của mộttrườngcao đẳngmớithànhlập đangtrongquátrìnhxây dựngvàpháttriển.
  • 11. 9 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề có liên quan, đề tài đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGònhiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn đến 2020 và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Độingũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGòn * Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp phát triển độingũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, trên cơ sở thực trạng và định hướng phát triển độingũ giảng viên nhà trường đến 2020. 5. Giả thuyết khoa học Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nếu chủ thể quản lý xây dựng và thực hiện đồng bộ các nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên như:
  • 12. 10 Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường; xây dựng và thực hiện công tác kế hoạch hóa phát triển đội ngũ giảng viên; Phát huy tính chủ thể trong tích lũy các điều kiện đáp ứng các tiêu chí phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng môi trường sư phạm tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút phát triển đội ngũ giảng viên; tăng cường công tác sơ tổng kết, đánh giá phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường; phát huy vai trò của Hiệu trưởng trong phát triển đội ngũ giảng viên thì chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ không ngừng được nâng cao, đáp ứng đổi mới giáo dục và đào tạo của nhà trườngtrong xu thế hiện nay. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở lý luận theo đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; Chỉ thị, Hướng dẫn của các cấp về giáo dục và đào tạo và quản lý giáo dục đào tạo mà trực tiếp nhất là chuẩn hóađộingũ giảng viên. Để đạtđược mục đíchnghiên cứuvà luận giải các nhiệm vụ của đềtài, chúng tôisửdụng các quanđiểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc;lịch sử - lôgíc; quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu. * Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Mục đích nhằm nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển đội ngũ giảng viên. Khai thác một cách có chọn lọc những công trình đi trước, làm tiền đề cho việc xây dựng một số khái niệm công cụ phục vụ cho đề tài, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực tiễn. + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
  • 13. 11 Mục đích nhằm thu thập số liệu để làm rõ thực trạng đội ngũ giảng viên và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về phát triển đội ngũ giáo viên hiện tại cũng như phương hướng phát triển của đội ngũ giáo viên, kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp một cách khách quan nhằm giảm thiểu những sai sóttrong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng dữ liệu của phần mềm quản lý thông tin chuyên môn giảng viên. + Phương pháp toạ đàm Nhằm hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, đồng thời kiểm tra độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Nội dung gồm : trao đổi ý kiến với đội ngũ các cán bộ quản lý, giảng viên lâu năm có kinh nghiệm, có uy tín; đội ngũ giáo viên về thực trạng và giải pháp quản lý phát triển độingũ giảng viên của Trường. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học. Phương pháp điều tra: Điều tra xã hội học bằng phiếu đối với 100 phiếu. Đối tượng điều tra bao gồm: Giáo viên 80 phiếu; cán bộ lãnh đạo quản lý 20 phiếu. Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Toạ đàm, trao đổi với đội ngũ giảng viên về chất lượng đội ngũ giảng viên tiếng, thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên. Phương pháp tổng kết thực tiễn: Nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học, kết quả phát triển độingũ giảng viên các trường cao đẳng, đại học. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ quản lý giáo dục về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc nghiên cứu của đề tài.
  • 14. 12 7. Ý nghĩa luận văn Luận văn nghiên cứu thành công sẽ là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng góp phần làm phongphú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển độingũ giảng viên của nhà trường. Luận văn cũng đóng góp những luận cứ khoa học làm tài liệu tham khảo giúp cho lãnh đạo các trường cao đẳng, đại học trong xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng , chất lượng và cơ cấu độingũ. 8. Kết cấuluậnvăn Luận văn bao gồm; Mở đầu, 3 chương ( 9 tiết) kết luận kiến nghị, danh mục tài liêu tham khảo và phụ lục.
  • 15. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DULỊCH SÀI GÒN 1.1. Các kháiniệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm đội ngũ giảng viên Luật Giáo dục (2005) qui định tại điều 70, mục 1, chương IV: " Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác” Đội ngũ là thuật ngữ dùng để chỉ “số đông sắp xếp có trật tự hoặc có tổ chức chặt chẽ”.[56]. Đội ngũ “Là một nhóm người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hay không, nhưng cùng mục đích nhất định”. Khái niệm đội ngũ hàm chứa yếu tố sứ mạng và có những yêu cầu chặt chẽ về cơ cấu, kỷcương vàchất lượng (đại từ điển tiếng Việt). Đội ngũ giảng viên là tập hợp những người tham gia công tác giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học. “Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những lực lượng đôngđảo trongđộingũ cánbộ côngchức, viênchức củaNhà nước” [26]. Theo quyết định 538/TCCP-TC ngày 18/12/1995 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ về việc thay đổi tên gọi các ngạch công chức giảng dạy và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch trong trường ĐH, CĐ được xếp 3 ngạch: Giảng viên (15.111), giảng viên chính (15.110), giảng viên cao cấp(15.109). Từ những quan điểm trên ta hiểu đội ngũ GV là, tập hợp những người làm nghề dạy học-giáo dục được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức), cùng chung một nhiệm vụ làthực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó vớinhau thông qua lợi ích về vật chất
  • 16. 14 và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. Theo từ điển tiếng Việt, đội ngũ là "khối đông người cùng chức năng nghềnghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng". Khái niệm về đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự. Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ. Đội ngũ giảng viên là nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không cùng nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đíchnhất định. Như vậy, đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục. Từnhững quanniệm nêu trên, chúngtôiquanniệm độingũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên là một tập thể bao gồm những giảng viên và giảng dạy ở bậc (đại học và cao đẳng), được tổ chức thành một lực lượng, có chung nhiệm vụ thựchiện cácmụctiêu giáodục của nhà trườnghoặccơ sở giáodục. Đội ngũ giảng viên Việt Nam là những người lao động trí tuệ sáng tạo, có tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao, cần cù, thông minh, năng động và nhạy bén với sự phát triển của thời đại. Đồng thời đây cũng là lực lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều nhà khoa học lớn, các chuyên gia đầu ngành. Họ có khả năng và thực tế đã có nhiều đóng góp tích cực và to lớn ở cả hai phương diện: Đào tạo những tài năng trẻ, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật, khoa học quản lý, văn hoá, nghệ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
  • 17. 15 Cơ cấu đội ngũ giảng viên là một thể thống nhất, hoàn chỉnh bao gồm các thành phần sau: Số lượng giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên và các yếu tố bên trong của đội ngũ. Ngoài số lượng giảng viên và trình độ đào tạo, có thể có các yếu tố khác trong cơ cấu đội ngũ giảng viên: - Về chuyên môn: Đảm bảo tỷ lệ giảng viên trong các tổ chức chính trị xã hội (như tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…) giữa các đơn vị (khoa, tổ) nhằm phát huy được vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong đội ngũ giảng viên. - Về lứa tuổi: Duy trì sự cân đối giữa các thế hệ già, trung niên, trẻ của đội ngũ để có thể phát huy được tính năng động, hăng hái của tuổi trẻ và khai thác được vốn kinh nghiệm, từng trải của lớp già. - Về giới tính: Đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa giảng viên nam và giảng viên nữ trong từng khoa, từng tổ, từng bộ môn và chuyên ngành được đào tạo. Cơ cấu chuyên môn, chính trị, lứa tuổi và giới tính thể hiện cấu trúc của đội ngũ giảng viên. Giữa các yếu tố cần phải đảm bảo sự cân đối, hợp lý nếu sự cần đối này bị phá vỡ thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng đội ngũ giảng viên. *Tiêu chuẩn và nhiệm vụ của người giảng viên Theo Điều 70 Luật Giáo dục 2005, nhà giáo (giảng viên) phải có những tiêu chuẩn sau đây: a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; d. Lý lịch bản thân rõ ràng". Căn cứ vào Quyết định số 202/TCCB-VC (08/06/1994) của Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành GD&ĐT, thì giảng viên cao đẳng,
  • 18. 16 đại học được chia thành giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Sau đây là tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức: Theo quan điểm của các nhà giáo dục học, trình độ đội ngũ giảng viên trước hết phải nói đến hệ thống tri thức mà người giảng viên nắm được. Đó không phải là các tri thức có liên quan đến môn học do người giảng viên trực tiếp phụ trách giảng dạy, mà còn là sự hiểu biết nhất định về các môn khoa học lân cận với bộ môn chuyên ngành nào đó. Đặc biệt là các tri thức mang tính chất là công cụ, phương tiện để nghiên cứu khoa học như: toán học, ngoại ngữ, tin học… và phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học. Theo quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ yêu cầu về trình độ của giảng viên, giảng viên chính và giảng viên cao cấp như sau: * Đối với giảng viên: - Có bằng cử nhân trở lên. - Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành. - Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồidưỡng sau đại học. + Chương trình triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học. + Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc cao đẳng và đại học. + Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ). * Đối với giảng viên chính: - Có bằng Thạc sĩ trở lên. - Có thâm niên ở giảng viên ít nhất là 9 năm. - Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C (là ngoại ngữ thứ 2 đốivới giảng viên chính ngoại ngữ).
  • 19. 17 - Có đề án hoặc công trình sáng tạo được hội đồng khoa học nhà trường công nhận và được áp dụng có kết quả trong chuyên môn. * Đối với giảng viên cao cấp: - Có bằng Tiến sĩ của chuyên ngành đào tạo. - Là giảng viên chính có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 6 năm. - Sử dụng được 2 ngoại ngữ để phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và giao tiếp quốc tế (ngoại ngữ thứ nhất tương đương trình độ C đối với người dạy ngoại ngữ). - Có tối thiểu 3 đề án hoặc công trình khoa học sáng tạo được hội đồng khoa học nhà trường hoặc ngành côngnhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả. * Nhiệm vụ của người giảng viên Nhiệm vụ của giảng viên được qui định tại Điều 72 của Luật Giáo dục 2005 và các nhiệm vụ cụ thể theo Điều 46 Điều lệ trường cao đẳng. - "Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và NCKH được qui định theo giờ chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành đối với các chức danh và ngạch tương ứng; - Giảng dạy theo nội dung, chương trình đã được Bộ GD&ĐT, trường cao đẳng qui định. Viết giáo trình, bài giảng, tài liệu phục vụ giảng dạy-học tập theo sự phân công của các cấp quản lý; - Không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo; - Tham gia và chủ trì các đề tài NCKH, phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác; - Chịu sự giám sát của các cấp quản lý về chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; - Hướng dẫn, giúp đỡ người trong học tập, NCKH, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong, lối sống". - Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • 20. 18 Tóm lại: Đội ngũ giảng viên phải được hiểu bao gồm 5 yếu tố cấu thành đó là số lượng, phẩm chất, trình độ, năng lực và cơ cấu đội ngũ. Mỗi yếu tố đều có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt, giữa các yếu tố có sự tác động qua lại lẫn nhau, nương tựa vào nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh thống nhất giúp cho đội ngũ giảng viên tồn tại, phát triển và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là làm cho chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng hoàn thiện ở mức độ cao hơn. Điều đó có nghĩa là cùng một lúc chúng ta phải làm cho tất cả các yếu tố cấu thành nên chất lượng đội ngũ giảng viên phát triển đạt tới một trạng thái cao hơn. 1.1.2. Khái niệm pháttriển đội ngũ giảng viên Theo từ điển tiếng Việt khái niệm phát triển được hiểu là: “Biến đổi hoặc làm biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [24, tr 743]. Thuật ngữ“Phát triển đội ngũ giảng viên” được hiểu là một khái niệm tổng hợp bao gồm cả việc bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và phát triển nghề nghiệp của họ. Nếu như phạm vi bồi dưỡng bao gồm những gì mà người giảng viên cần phải biết, phạm vi phát triển nghề nghiệp đội ngũ giảng viên bao gồm những gì họ nên biết, thì phát triển đội ngũ giảng viên là bao quát tất cả những gì mà người giảng viên có thể trau dồi phát triển để đạt các mục tiêu cơ bản cho bản thân, cho nhà trường. Đó là con đường để người giảng viên phát triển toàn diện nội lực của bản thân để hài hoà phù hợp với thoả đáng trong sự phát triển chung của nhà trường. Để phát triển đội ngũ giảng viên đạt được mục tiêu đề ra, các chủ thể tiến hành đồng bộ các cách thức, giải pháp tác động vào đội ngũ giáo viên để tạo ra sự biến đổi về chất lượng và số lượng. Trên cơ sở các chủ trương biện pháp lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu, xây dựng kế hoạch hoá việc phát triển đội ngũ,
  • 21. 19 phân công, phân cấp quản lý việc thực hiện kế hoạch, khuyến khích phát triển, tạo môi trường thuận lợi hơn cho mỗi giảng viên tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu vươn lên đạt chuẩn, xâydựng và phát triển độingũ đạtchuẩn vềchất lượng, số lượng và cơ cấu. Từ quan niệm trên tác giả cho rằng; phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gònnhư sau: Phát triển đội ngũ giảng viên Trường cao dẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài gòn là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằm tác động vào đội ngũ giảng viên để đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng,số lượng và cơ cấu đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. Phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản lý, chủ thể quản lý đó là; Chi uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường; các khoa giáo viên (là chủ thể trực tiếp nhất); cơ quan chức năng tham mưu, giúp việc cho chi uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường. Đó là những chủ thể trực tiếp và gián tiếp tiến hành các hoạt động tác động vào khách thể nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. Các hoạt động phát triển của chủ thể tiến tới thực hiện mục tiêu là làm cho khách thể biến đổi, phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu đạt được mục đích nhà trường đề ra. Việc tiến hành hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên ở nhà trường của các chủ thể phải được thể hiện ở tính kế hoạch hoá, thực hiện bằng kế hoạch và có mục đích cụ thể. Kế hoạch phát triển là một văn bản pháp lý để các lực lượng trong nhà trường quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc và có chất lượng, hiệu quả cao, trong đó vai trò quyết định là các chủ thể và khách thể của chuẩn hoá. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở khoa học, xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ nhà giáo nói chung, của nhà trường nói riêng. Quá trình xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào các văn bản, hướng dẫn về công tác phát triển, quy hoạch đội ngũ nhà giáo của Đảng, Nhà nước và của chi
  • 22. 20 ủy, Ban giám hiệu nhà trường. Kế hoạch đó được thể hiện ở các Nghị quyết, chỉ thị; kế hoạch năm học, học kỳ, của các khoa giáo viên và của cơ quan chức năng. Trong kế hoạch chủ thể nhà trường xây dựng các tiêu chí phát triển, nội dung, biện pháp thực hiện từng tiêu chí và điều kiện bảo đảm. Trên cơ sở kế hoạch đã được xây dựng cả chủ thể và khách thể cùng thực hiện, có sự phối hợp, tác độnglẫn nhau và có quan hệ biện chứng trong quá trình hoạt động. Phát triển đội ngũ giảng viên trên cơ sở phát triển cá nhân giảng viên đồng thời với việc thực hiện mục tiêu nhà trường. Với quan điểm này thì phát triển đội ngũ giảng viên được xem như một quá trình mà trong đó nhà trường và cá nhân giảng viên được coi là trọng tâm. Đây là quan điểm mang tính hợp tác, bởi vì: Các nhu cầu phát triển của nhà trường cũng quan trọng như các nhu cầu phát triển của giảng viên, do đó cả 2 loại nhu cầu đều cần phải cân nhắc, được hoà hợp và cân bằng với nhau thì công tác phát triển đội ngũ giảng viên mới đạt kết quả tốt. Với vai trò là chủ thểcủa phát triển đội ngũ giảng viên: Chi uỷ, Ban Giám hiệu; là chủ thể lãnh đạo, quản lý, thực hiện các chủ trương, biện pháp phát triển. Ngoài ra, các cơ quan chức năng tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện các biện pháp phát triển; đề xuất các nội dung, hình thức, phương pháp phát triển, theo dõi kết quả thực hiện, sơ kết, rút kinh nghiệm phát triển, góp phần xây dựng và phát triển độingũ giảng viên của nhà trường. Đội ngũ giảng viên có một vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục. Vấn đề này đã được xác định trong Điều 15 của Luật Giáo Dục: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” Trong quá trình chuẩn bị lực lượng phải chú ý toàn diện các yếu tố về số lượng, về cơ cấu, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ, trách nhiệm của mỗi giảng viên đối với nhà trường. Để đạt được điều đó, phát triển đội ngũ giảng viên phải gắn liền với việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng sử dụng và tạo môi trường sư phạm.
  • 23. 21 Sự quan tâm chăm lo đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong các nhà trường là nhiệm vụ trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của nhà trường, Ở những thập kỉ qua, người thầy luôn giữ vai trò quan trọng là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc và nhân loại với việc tái hiện và phát triển nền văn hóa ấy ở thế hệ trẻ. Thầy giáo là người giúp học sinh biến tinh hoa của nền văn hóa thành tài sản riêng của mình. Trong nhà trường thầy giáo là người tổ chức chính và quyết định chất lượng đào tạo. Đảng ta cũng đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo” và để có sự chuyển biến căn bản trong đội ngũ thầy giáo thì phải thực hiện tốt chính sách khuyến khích vật chất và tinh thần đối với GV, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học”, phải tiếp tục củng cố, tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm, xây dựng một số trường đại học trọng điểm”, phải “đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và CBQL giáo dục, sử dụng giảng viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng, với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học”. Trong xã hội đang biến đổi nhanh, người GV phải có ý thức, có nhu cầu và có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, về chuyên môn, nghiệp vụ, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập tập thể nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Quá trình đào tạo ở các trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, đặt cơ sở cho quá trình đào tạo tiếp tục, trong đó có sự tự học, tự đào tạo đóngvai trò quan trọng, quyết định sựthành đạt của mỗi GV. Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) đã chỉ rõ: “ Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”,… “phải nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”. Phẩm chất “đức” và năng lực “tài” là hai bộ phận tạo nên cấu trúc nhân cách của mỗi con người, trong đó có giảng viên. Nói đến phẩm chất là nói đến hệ thống
  • 24. 22 những thuộc tính tâm lí biểu hiện các mối quan hệ xã hội cụ thể của mỗi người, thường được thể hiện ra những thái độ, hành vi ứng xử. Nói đến năng lực là nói đến những thuộc tính tâm lí, sinh lý tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. 1.2. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuậtvà DulịchSàiGòn 1.2.1. Pháttriểnvềphẩm chấtchínhtrị,đạođức chođội ngũgiảngviên Làm cho đội ngũ giảng viên ở cao đẳng, đại học thực sự là những cán bộ, giảng viên mẫu mực về chính trị; luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn gian khổ; nắm chắc chỉ thị nghị quyết của cấp mình và cấp trên, đặc biệt nắm chắc và hiểu sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo, đúng đắn trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học viên, thực hiện chức trách nhiệm vụ của bản thân. Có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, có lối sống trung thực, giản dị, lành mạnh; có tình yêu con người, yêu nghề, yêu trường; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; gương mấu trong đạo đức và lối sống, lời nói và hành động, là tấm gương sáng cho học viên noi theo. 1.2.2. Pháttriển về năng lựcsư phạm cho đội ngũ giảngviên Phát triển về năng lực cho đội ngũ giảng viên ở các trườngcao đẳng, đại học có đầy đủ năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường trong mọi giai đoạn cách mạng. Năng lực sư phạm phải được thể hiện ở năng lực giảng dạy, giáo dục sinh viên để họ trở thành những nhà sư phạm mẫu mực về phẩm chất, năng lực và nhân cách; có năng lực nghiên cứu khoa học; có khả năng thiết kế, xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi
  • 25. 23 dưỡng và biên soạn tài liệu giảng dạy môn học, tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo, bồi dưỡng; có thể tham khảo tài liệu tài liệu nước ngoài và có thể tham gia hội thảo quốc tế. Họ phải là những ngườisửdụng và khai thác thành thạo máy vi tính và những phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ hay giảng dạy bằng một ngoại ngữ; sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có khả năng đổi mới phương pháp, nội dung dạy học theo hướng tiên tiến hiện đại. 1.2.3. Pháttriển về cơ cấu đội ngũ giảngviên Phát triển về cơ cấu đội ngũ giảng để đảm bảo chuẩn về cơ cấu độ tuổi, trình độ, chức danh, học hàm, học vị. Xác định cơ cấu về độ tuổi một cách hợp lý có tỉ lệ độ tuổi một cách đồng đều tránh hiện tượng “già hoá” đội ngũ, thiếu lực lượng kế cận. Có cơ cấu hợp lý cần có giữa các trình độ, giữa các chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư/Giảng viên chính/Giảng viên/Trợ giảng/ hay giữa Tiến sỹ/Thạc sỹ/Cử nhân và các trình độ khác để có quy hoạch chuẩn về cơ cấu trình độ, độ tuổi theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học và Chiến lược phát triển Giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường đặt ra những yêu cầu như sau: Một là, chăm lo xây dựng đội ngũ để có đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu loại hình, vững vàng về trình độ có tháiđộ nghề nghiệp tốt, tận tuỵ với nghề, đảm bảo chất lượng về mọi mặt để đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất chươngtrình, kếhoạchđào tạovànhững mục tiêu chungcủanhà trường. Hai là, phải làm cho đội ngũ giảng viên luôn có đủ điều kiện, có khả năng sáng tạo trong việc thực hiện tốt nhất những mục tiêu của nhà trường đồng thời tìm thấy lợi ích cá nhân trong mục tiêu phát triển của tổ chức, phát triển đội ngũ giảng viên phải tạo ra sự gắn bó kết hợp mật thiết giữa công tác
  • 26. 24 quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tạo môi trường thuận lợi cho độingũ phát triển. Ba là, phát triển đội ngũ giảng viên là bao gồm sự phát triển toàn diện của người giảng viên, nhà giáo giảng dạy đại học với tư cách là con người, là thành viên trong cộng đồng nhà trường, là nhà chuyên môn, nhà khoa học trong hoạt động sư phạm về giáo dục. Bốn là, xây dựng phát triển đội ngũ là phải làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng được kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ thường xuyên liên tục. Năm là, kết quả của công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên không những chỉ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho các nhà giáo mà còn cần phải quan tâm đến những nhu cầu thăng tiến, những quyền lợi thiết thực để thực sự làm cho người giảng viên gắn bó trung thành và tận tụy với “Sự nghiệp trồng người”. 1.3. Những nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và du lịch Sài Gòn * Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đang tác động mạnh mẽ đến phát triển đội ngũ giảng viên cuả nhà trường. Xu thế thời đại ngày nay là xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, nó bắt nguồn từ sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức, trong đó con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Xét cho cùng, đó là những thành quả của sự phát triển giáo dục đã đem lại, nó là động lực trực tiếp của sự phát triển của nhân loại. Những thành quả đó đặt ra những cơ hội và thách thức đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để tranh thủ được những cơ hội, vượt qua thách thức thì mỗi quốc gia cần phải luôn đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục cho phù hợp với thực tiễn và đi trước sự phát triển.
  • 27. 25 Để bắt kịp với sự phát triển giáo dục trên thế giới và đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đất nước đặt ra, bên cạnh việc thực hiện chủ trương chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá công tác giáo dục, hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức và xâydựng xã hội học tập mà chúng tađang hướng tới. Do đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà cho phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thế giới, quốc gia. Nghị quyết Trung ương 6 khoá XI xác định rõ định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về mặt tư tưởng chính trị, đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực nghề nghiệp”. Đây là một trong những định hướng quan trọng trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 củaĐảng và Nhà nước ta. Thực hiện chủ trương của Đảng, đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn nói riêng cần phảiđược phát triển để nâng cao trìnhđộ về mọi mặt đáp ứng yêucầu củasự nghiệp phát triển giáo dục củađất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy, phát thực hiện những quan điểm đổi mới giáo dục, đào tạo nó tác động trực tiếp dến xây dựng và phát triển độingũ giảng viên của nhà trường. * Nhiệm vụ của nhà trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn có sự pháttriển mới Cùng với xu hướng cải cách đổi mới hệ thống giáo dục quốc gia, nhà trường cũng tiến hành cải cách đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất… theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượngcao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Những vấn đề đó, vừa là cơ hội vừa là thách thức không nhỏ đối với nhà trường trong đó có việc phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường được xác định là nhiệm vụ rất quan trọng.
  • 28. 26 Những chủ trương xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian tới đã và đang tác độngmạnh mẽ đếnphát triển độingũ giảng viên củanhà trường. * Động cơ, nhu cầu trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, nănglực, phẩmchấtđạođứcnghềnghiệpcủađộingũgiảngviên Nghề dạy học là một nghề đặc biệt của xã hội với đặc điểm lao động sư phạm và chức năng nhiệm vụ là giáo dục và dạy học, đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Đội ngũ giảng viên nhà trường có nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, đặt ra yêu cầu cao đối với người giảng viên về mọi mặt. Trong xu thế thời đại mới và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, người giảng viên phải có ý thức, có nhu cầu và tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, vềchuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ giảng viên nhà trường phải luôn tích cực tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp phấn đấu phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường. Để phát triển đội ngũ giảng, chủ thể quản lý nhà trường cần xây dựng cho họ có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao trong tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tài nghệ sư phạm của người thầy. Động cơ nghề nghiệp và trách nhiệm của người giảng viên được hình thành và phát triển trên cơ sở giác ngộ chính trị sâu sắc; người giảng viên thấy rõ vinh dự và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và phát triển phẩm chất, nhân cách, kỹ năng nghề nghiệp cho người học đáp ứng mục tiêu yêucầu đào tạo của nhà trường. Động cơ nghề nghiệp và trách nhiệm của đội ngũ giảng viên được xác lập là chất keo dính, giúp họ toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp “trồng người”. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả chuẩn hoá độingũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Những nhân tố trên đã và đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Các nhân tố không tồn tại biệt lập, tách rời mà đan xen tác động lẫn nhau. Nhận
  • 29. 27 thức đúng và đầy đủ sự tác động đó là vấn đề hết sức quan trọng giúp cho các chủ thể quản lý đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các biện pháp phát triển sát đúng mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay. * * * Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một chiến lược đúng đắn, là nhiệm vụ then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý sử dụng các biện pháp, cách thức nhằm tác động vào đội ngũ giảng viên để đạt chuẩn về số lượng, chất lượng giáo viên và cơ cấu; trong đó phát triển về chất lượng đội ngũ gắn với các tiêu chí được coi là khâu trọng tâm, then chốt của hoạt động phát triển. Phát triển đội ngũ giảng viên so với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường còn có những thiếu hụt, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường hiện nay có những thuận lợi, nhưng cũng phảiđối mặt với nhiều khó khăn, bất cập. Việc chỉ ra những những thuận lợi và khó khăn thách thức là nội dung rấtquan trọngđể đánh giá thực trạng đội ngũ và phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
  • 30. 28 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN ĐỘINGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẰNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 2.1 Khái quát chung Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGòn Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được thành lập theo quyết định số 5845/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định. Trường thành lập vào ngày 17.10.2006. Hàng năm, trường tổ chức lễ khai giảng vào ngày 17/10, đây cũng là ngày truyền thống của trường. Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành, có mục tiêu đào tạo sinh viên thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực thực hành chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế, có tri thức đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập – cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Được phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tháng 11/2006, trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa 1, bậc Cao đẳng chính qui, thuộc 4 nhóm ngành: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế và bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Từ năm 2008, trường phát triển thêm nhiều ngành và chuyên ngành theo nhu cầu của thị trường lao động, tổng cộng có 14 ngành bậc Cao đẳng và 16 ngành bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Để quản lý và điều hành hoạt động đào tạo, trường có 5 khoa và 10 tổ chuyên môn, 6 phòng chức năng, 2 trung tâm và 1 ban. Năm 2007 là năm đầu tiên trường có học sinh Trung cấp Chuyên nghiệp tốt nghiệp.
  • 31. 29 Là trường ngoài công lập, không có kinh phí từ ngân sách Nhà nước, từ những khó khăn ban đầu về chỗ học, chỗ làm việc, có giai đoạn trường đã phải thuê phần lớn địa điểm học tập và làm việc. Hiện nay trường có 5 cơ sở đào tạo có khả năng đào tạo từ 15.000 đến 17.000 sinh viên; gồm nhiều phòng học, phòng thực hành và thư viện khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. Cơ sở 1: trụ sở của trường: 83/1 Phan Huy Ích – phường 12 – quận Gò Vấp, có diện tích đất rộng khoảng 2055 m2, được xây dựng thành một cao ốc 6 tầng và khu ký túc xá khang trang đi vào hoạt động từ tháng 11/2008. Cơ sở 2: 53/1 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Tp.HCM. Cơ sở 3: 75 – 77 Thống Nhất – quận Gò Vấp. Cơ sở 4: 73/49A Phan Huy Ích, phường 12, quận Gò Vấp. Ngoài ra trường đang được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục cấp 12 ha đất tại khu Nam Sài Gòn. Khu đất này nằm trong làng Đại học trong tương lai. Cơ sở 4: 73/497A Phan Huy Ích – phường 12 – Q. Gò Vấp. Cơ sở này hiện đang là một khu đất rộng 3400m2, dự kiến làm khu sinh hoạt ngoại khóa và Ký túc xá cho sinh Học sinh Sinh viên. Trường có quan hệ tốt với các với các trường đại học, viện nghiên cứu và với các cơ sở hoạt động chuyên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh, điều này mang đến lợi thế đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi giảng viên giảng dạy và tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh viên thực tập mỗi năm. Hợp tác với các trường đại học của Hàn Quốc, Úc … đã mang lại những kết quả thiết thực trong việc đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo. Qua hơn 5 năm phát triển và trưởng thành Nhà trường đã đào tạo hàng ngàn học sinh ra trường và hiện đang công tác trong nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cả nước.
  • 32. 30 Trong năm học 2011 – 2012 nhà Trường đào tạo 17 ngành nghề thuộc hệ cao đẳng và 14 ngành đào tạo thuộc hệ Trung cấp chuyên nghiệp và 20 chương trình đào tạo ngắn hạn thuộc 4 nhóm: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ thuật – Mỹ thuật công nghiệp và Du lịch. Trường đã liên kết với Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ; đảm bảo đào tạo học sinh, sinh viên học đạt chuẩn đầu ra 350 điểm TOEIC và 450 điểm TOEIC. Ngoài ra nhà trường còn liên kết với các Đại học để đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học. Quy mô đào tạo trong năm học 2011 – 2012 gồm 8.000 học sinh, sinh viên. Nhà trường có 120 giáo viên cơ hữu, 100% có trình độ từ Đại học trở lên và gần 200 giáo viên thỉnh giảng hiện là giảng viên các Cao đẳng và Đại học tại TP.HCM Nhà trường có đầy đủ các phòng học lý thuyết và thực hành phục vụ cho công tác đào tạo. Tổng diện tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở nội thành là 1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại thành là khu Đô thịTây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồngý giao cho trường khu đất này.
  • 33. 31 2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch SàiGòn 2.2.1. Thực trạng về số lượng giảng viên Bảng 1: Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuậtvà Du lịch SàiGòn T TT Khoa QSố Trình độ đào tạo và học vị GS PGS TS Th.s ĐH 1Khoa cơ bản 70 0 0 0 44 16 2Khoa công nghệ thông tin 23 0 0 0 9 14 3Khoa du lịch 18 0 0 0 8 10 4Khoa kinh tế 67 0 0 29 37 5Khoa ngoại ngữ 22 0 0 0 5 17 Tổng 200 11 105 84 (Nguồn: PhòngĐàotạo trường CaođẳngVănhóa Nghệthuậtvà Du Lịch sài Gòn ) Bảng 2:Thống kê chất lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệthuậtvà Du lịch Sài Gòn Khoa QSố Hiện có Trình độ đào tạo và học vị GS PGS TS Th.s ĐH 1Khoa cơ bản 104 1 1 12 49 41 2Khoa công nghệ thông tin 14 0 0 3 2 9 3Khoa du lịch 106 0 8 12 16 70 4Khoa kinh tế 47 0 1 3 31 12 5Khoa ngoại ngữ 41 0 0 2 22 17 6Khoa nghệ thuật 42 0 0 1 10 31 Tổng 354 110 33 130 180 (Nguồn: PhòngĐàotạo trường CaođẳngVănhóa Nghệthuạtvà Du Lịch SàiGòn)
  • 34. 32 Hiện tại Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn có tổng số nhân sự là : 479 người gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên phục vụ các phòng chức năng. Trong đó 354 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại 6 khoa của trường (xem bảng 1 và 2). Là bảng thống kê số lượng giảng viên trong 3 năm gần đây (từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2012-2013) và hiện trạng số lượng giảng viên được bố trí công tác giảng dạy ở các khoa. - Những ưu điểm chính Đội ngũ giảng viên nhà trường tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ khá đa dạng về ngành nghề, phân bố ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy. Hàng năm nhà trường đều có tuyển dụng bổ xung đội ngũ giảng viên tăng cường số lượng và chất lượng cho các khoa theo sự phát triển của quy mô ngành nghề đào tạo. Là thành viên của Đại học Thái Nguyên nên đã được các trường thành viên trong đại học cung cấp nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ giảng dạy có bề dày kinh nghiệm. - Hạn chế chủ yếu Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là trường mới được thành lập (07 năm) nên thiếu đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao. Năng lực giảng dạy, năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế so với chuẩn đội ngũ kể cả về số lượng, có những giảng viên phải kiêm nhiệm dạy nhiều môn học, ngành học... Do vậy tính chất chuyên sâu, chuyên ngành còngặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch cử cán bộ giảng dạy đi đào tạo
  • 35. 33 nâng cao ở trong và ngoài nước song nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế thiếu hụt về số lượng đội ngũ, tính chất gắn kết của một số đội ngũ giảng viên còn có sự so sánh thiệt hơn, dẫn đến không yên tâm với nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học... Cơ chế và chính sách đãi ngộ có lúc chưa thường xuyên và đáp ứng nhu cầu chính đáng của bản thân đội ngũ nên cũng ảnh hưởng đến tinh thần thái độ nhiệt tình trongcôngtác của mộtbộ phận độingũ giảng viên củanhà trường. 2.2.2. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên * Những ưu điểm chính Đội ngũ giáo viên nhà trường trẻ khá đa dạng về ngành nghề, phân bố ở các khoa đáp ứng được yêu cầu của công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Về số lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu chiếm đa số so với số ít giảng viên thỉnh giảng đã tạo được sự thuận lợi trong việc bố trí ổn định kế hoạch giảng dạy. Hàng năm nhà trường đều có tuyển dụng bổ xung đội ngũ giảng viên tăng cường số lượng và chất lượng cho các khoa theo sự phát triển của quy mô ngành nghề đào tạo. * Những hạn chế chủ yếu Là trường mới được thành lập (07 năm) nên thiếu đội ngũ cán bộ giảng dạy có kinh nghiệm, đặc biệt là giảng viên có trình độ cao. Hàng năm nhà trường đều cử cán bộ giảng dạy đi đào tạo nâng cao song chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. * Về trình độ được đàotạo Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói riêng, chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì trước hết cần phải quan tâm đến việc
  • 36. 34 bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên nhà trường. Đối với Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, trình độ đội ngũ giảng viên còn thấp so với mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Số liệu được thống kê trong 3 năm gần đây như sau: * Về phẩm chấtchính trị đội ngũ giảng viên Theo thống kê của Phòng Tổ chức cán bộ đa số giảng viên nhà trường được đào tạo qua các trường đại học công lập chính quy đúng với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo. Số giảng viên có tuổi đời từ 30 trở lên chiếm tỉ lệ khá đông, họ là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn của đất nước mới đổi mới nên đã nhận thức rất sâu sắc về giá trị, thành quả của cuộc đổi mới đất nước. Theo nhận xét của Đảng ủy và Ban giám hiệu trường hầu hết giảng viên nhà trường đều có phẩm chất chính trị vững vàng, tuyệt đối tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hiện tại Đảng bộ nhà trường có 13 Đảng viên sinh hoạt chi bộ trực thuộc trong đó Đảng viên là cán bộ giảng dạy có 4 đồng chí chiếm tỉ lệ 32.5% trong tổng số Đảng viên. Đó là số lượng đáng kể thể hiện phẩm chất chính trị của độingũ giảng viên nhà trường. * Về chất lượng giảng dạy Hàng năm nhà trường dựa vào kết quả đánh giá xếp loại giảng viên ở các tổ chuyên môn của từng khoa và kết quả xét công nhận thành tích thi đua hoàn thành nhiệm vụ công tác của hội đồng thi đua nhà trường để đánh giá cán bộ công chức theo từng năm học. Vì vậy, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên được phản ánh phần nào qua kết quả xét thi đua theo năm học. Phân tích thực trạng về chất lượng giảng dạy đã cho thấy mức độ được đánh giá khá và trung bình chiếm tỉ lệ lớn trong đội ngũ giáo viên.
  • 37. 35 Theo số liệu báo cáo tổng kết của Đảng ủy nhà trường thì 03 năm qua công tác xây dựng và phát triển Đảng đã đạt nhiều kết quả, bình quân mỗi năm phát triển từ 2 đến 3 đảng viên. Đảng ủy liên tục được công nhận danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, Đảng viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên rất ít (1 đồng chí). Đa số cán bộ quản lý các khoa và tổ chuyên môn chưa được bồi dưỡng về lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý. * Phẩm chấtđạođức nghềnghiệp Cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp phòng - khoa đến đội ngũ giảng viên nhà trường luôn là những người tận tụy với nghề nghiệp, có trách nhiệm với công việc được giao, đa số họ thể hiện là những "tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo". Trong công tác luôn thực hiện "kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", biết phối hợp cộng đồng trách nhiệm trong xây dựng, hoàn thiện môi trường giáo dục lành mạnh tại nhà trường. * Về năng lực nghềnghiệp - Năng lực dạy học Trong báo cáo tổng kết năm học 2012-2013, Hiệu trưởng nhà trường đã có nhận định "Những năm học qua, đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng chuyển biến tích cực trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Một số giảng viên có kỹ năng sư phạm khá vững vàng, thể hiện qua công tác giảng dạy, hướng dẫn thực tập, công tác nghiên cứu khoa học. Kết quả đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và chất lượng học tập của HS,SV được tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ thì những năm tới cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên đặc biệt là số giảng viên trẻ". Qua đợt lấy phiếu khảo sát tháng 12/2012 có 160 phiếu khảo sát dành cho giảng viên thì có đến 76 phiếu tự nhận là có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, 68 phiếu cho rằng cần phải bồi dưỡng thêm về chuyên môn, 16 phiếu cần bồidưỡng về nghiệp vụ sư phạm.
  • 38. 36 - Năng lực giáo dục Trong nhà trường, công tác quản lý giáo dục và công tác chủ nhiệm lớp rất quan trọng, nó góp phần quan trọng cho việc hoàn thiện nhân cách HSSV, nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đào tạo. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi người cán bộ giảng viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng phải có năng lực tổ chức quản lý nhất định, dành nhiều thời gian, công sức để luôn theo dõi sâu sát đối với HSSV. Tìm hiểu rõ đặc điểm, tâm tư, tình cảm của đối tượng giáo dục để có biện pháp giáo dục phù hợp. Qua khảo sát thực tế tháng 12/2012 cho thấy đội ngũ giảng viên nhà trường đã có nhiều cố gắng và hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ giáo dục HSSV, có một số kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giáo dục đặt ra. Tuy nhiên, một số giảng viên trẻ vẫn cònhạn chế kỹ năng quản lý giáo dục HSSV. - Năng lực nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện tại vẫn còn một số cán bộ giảng viên lúng túng về phương pháp và năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu. Đối với nhà trường, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Vì vậy số đề tài khoa học được nghiên cứu ngày càng nhiều. Qua báo cáo về tình hình nghiên cứu khoa học của phòng ĐT- KH&QHQT cho thấy hàng năm nhà trường đều tổ chức Hội đồng đánh giá, nghiệm thu các đề tài. Song các đề tài chủ yếu ở cấp trường, phạm vi ứng dụng hẹp, ít đề tài cấp Bộ. Mới đây, năm học 2012-2013 nhà trường đăng ký. 03 đề tài cấp Bộ và 12 đề tài cấp Trường. Nhìn chung, công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường còn mang tính phong trào, nhiều giảng viên chưa nắm chắc cơ sở, phương pháp nghiên cứu khoa học, mục tiêu nghiên cứu chưa được xác định rõ ràng, nội dung còn đơn điệu, giá trị
  • 39. 37 nghiên cứu mang lại chưa cao. Chính vì vậy, việc hướng dẫn HSSV nghiên cứu khoa học còn gặp nhiều khó khăn. - Năng lực tự bồidưỡng Qua phỏng vấn Ban giám hiệu và kiểm tra cụ thể đã xác định rằng: Ngoài việc thực hiện kế hoạch đào tạo tập trung, tại chức thì việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ giảng viên là rất quan trọng, cần thiết. Từ đó, ý thức và năng lực tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên được nâng lên một bước đáng kể. Cùng với sự giúp đỡ của các tổ chuyên môn, sự khuyến khích, tạo điều kiện của nhà trường, mỗi cán bộ giảng viên có sự quan tâm đến công tác tự bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên nhà trường vẫn chưa có sự tổ chức quản lý chặt chẽ, chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nhằm khuyến khích động viên tất cả đội ngũ sư phạm tham gia nên năng lực tự bồidưỡng của giảng viên nhà trường còn thấp, hiệu quả còn hạn chế. 2.2.3. Vềcơ cấu đội ngũ giảngviên * Cơ cấu giới tính Cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên nhà trường được cân đối và giữ sự ổn định, tuy nhiên việc phân bố giảng dạy về chuyên môn ở các khoa hiện tại tương đối hợp lý hợp lý qua số liệu thống kê từ năm học 2010-2011 đến nay như sau: Bảng thống kê cơ cấu giới tính đội ngũ giảng viên Năm học 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Tổng số giảng viên 290 310 354 Giảng viên nữ 135 149 173 Tỷ lệ nữ 46,55% 48,06% 48,87% (Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Caođẳng VHNT&DL SàiGòn)
  • 40. 38 * Nhận xét - Tỷ lệ giảng viên nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam, Số lượng giảng viên nữ có tăng theo các năm học tiếp theo, song không đáng kể. - Đội ngũ giảng viên nữ phần lớn là mới, còn trẻ do vậy thâm niên công tác, kinh nghiệm về nghề nghiệp còn hạn chế, kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học còn ít. Nhà trường phải rất quan tâm tạo điều kiện cho đi bồi dưỡng đối với đội ngũ này. - Nhiều giảng viên nữ mặc dù bị chi phối bởi điều kiện gia đình, nhưng đã tích cực tham gia thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số giảng viên nữ dù trình độ thấp, chưa đạt tiêu chuẩn trình độ theo quy định nhưng không thể tham gia học tập về chuyên môn, nghiệp vụ vì nhiều lý do khác nhau. * Cơ cấu chuyên môn Trình độ của giảng viên trường cao đẳng vừa là yếu tố phản ánh khả năng trí tuệ vừa là điều kiện cần thiết để thực hiện giảng dạy và NCKH. Trình độ của giảng viên cũng phản ánh tiềm lực trí tuệ của trường cao đẳng VHNT&DLSG, là điều kiện tiên quyết bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà trường, là tiêu chí để phân biệt đội ngũ giảng viên của một trường cao đẳng với một trường trung cấp. 2.2.4.Nguyênnhâncủa nhữngưu điểm vàhạn chếđội ngũ giảngviên * Nguyên nhân của những ưu điểm Qua phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhận thấy có một số mặt mạnh sau: - Về nhận thức, đa số giảng viên nhà trường đã xác định được yêu cầu nhiệm vụ, nên đã tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ theo kế hoạch đào tạo, bồidưỡng của nhà trường. - Đội ngũ giảng viên rất đa dạng về chuyên môn ngành nghề, trong đó giảng viên cơ hữu chiếm số đông, giảng viên mời giảng chiếm tỷ lệ thấp. Đây
  • 41. 39 là điều kiện thuận lợi để nhà trường chủ động trong việc phân công kế hoạch công tác cho độingũ giảng viên. - Hầu hết giảng viên nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn nhất định, có tinh thần trách nhiệm gắn bó với chuyên môn nghề nghiệp, nhiều giảng viên có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, phát huy tác dụng tốt trong đội ngũ. * Nguyên nhân cửu những hạn chế - Cơ cấu đội ngũ chưa cân đối, bố trí sử dụng chưa thật sự cân đối giữa các ngành nghề chuyên môn. Hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu vẫn luôn xẩy ra, thiếu giảng viên nhiều nhất ở các ngành kinh tế, kỹ thuật và các bộ môn như tin học, khoa học Mác lê-nin - Tư tưởng Hồ Chí Minh. - Trình độ được đào tạo của đội ngũ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, hiện tại còn thiếu nhiều giảng viên có kinh nghiệm và có trình độ cao. - Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên còn yếu, chất lượng côngtrình nghiên cứu cònthấp. - Trong quá trình công tác, một bộ phận giảng viên còn biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới nội dung và phương pháp sư phạm, năng lực tổ chức quản lý còn yếu, hiệu quả giảng dạy thấp. - Công tác quản lý nhà trường chưa đề ra những biện pháp đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường. - Nội dung hoạt động chuyên môn chưa đi vào chất lượng phương pháp chậm đổi mới, còn mang tính hình thức, thiếu sáng tạo. Vì vậy chưa thu hút sự quan tâm đúng mức của đội ngũ giảng viên, hiệu quả tác dụng còn thấp. Cơ chế, chính sách khuyến khích động viên cán bộ giảng viên tham gia học tập, nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa kịp thời, chưa đủ sức tạo động lực cho họ tích cực phấn đấu.
  • 42. 40 - Các điều kiện bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thực hiện các hoạt động chuyên môn cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho việc đổimới nội dung và phương pháp. 2.3. Thực trạng về phát triển đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Để thực hiện tốt của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, góp phàn nâng cao năng lực, tự tìm việc làm cho người lao động. Một trong những công tác quan trọng cần được tiến hành là xây dựng hoàn thiện nhằm chuẩn hóa đội ngũ giảng viên nhà trường trong giai đoạn sắp tới được xác định là: 2.3.1. Pháttriển về số lượng đội ngũ giảng viên Từng bước tạo nguồn bổ sung đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đặc biệt là số giảng viên còn đang thiếu ở các bộ môn nhằm khắc phục tình trạng dạy vượt giờ quá nhiều ở một số giảng viên như hiện tại. Việc tạo nguồn được tiến hành bằng nhiều cách như: Tiếp nhận người chuyển công tác từ nơi khác về (phải chọn đối tượng là những người đủ chuẩn theo quy định). Tuyển mới công chức theo chỉ tiêu biên chế hàng năm; mặt khác thực hiện kế hoạch đào tạo lại, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giảng viên hiện có theo các hình thức ngắn hạn và dài hạn. Theo dự báo kế hoạch phát triển quy mô đào tạo của nhà trường đến năm 2020 thì lưu lượng đào tạo của nhà trường tăng lên đến 20.000HSSV, khi ấy đội ngũ giảng viên cần có 500 người. Nếu so với đội ngũ hiện tại thì cần bổ sung thêm từ 145 đến 150 giảng viên. 3.2.2. Pháttriển vềchất lượng đội ngũ giảng viên Nhà trường đã xác định chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố được coi trọng hàng đầu trong công tác phát triển đội ngũ. Mục tiêu của nhà trường về nâng cao chất lượng độingũ giảng viên trong những năm sắp tới là:
  • 43. 41 + Về trình độ chuyên môn: Tiến hành đàotạo,bồidưỡngđếnnăm 2020: Tiến sĩ:15 người, Thạc sĩ:75 người Theo dự kiến của lãnh đạo nhà trường thì đến năm 2020, đội ngũ giảng viên của trường 100% đạt chuẩn, 50% có trình độ thạc sĩ trở lên, không có giảng viên có trình độ cao đẳng. Phấn đấu hàng năm có từ 20% đến 30% giảng viên giỏi. Về công tác bồi dưỡng, hàng năm nhà trường tiếp tục cử giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt là ngoại ngữ, tin học. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giảng viên dự học các chứng chỉ để thi chuyển ngạch, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học, xem công tác NCKH là nhiệm vụ bắt buộc đối với mỗi giảng viên. + Về phẩm chất: Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường ngoài yêu cầu bảo đảm về trình độ thì mỗi giảng viên cần quan tâm rèn luyện về phẩm chất theo yêu cầu của nhà giáo đó là: - Không ngừng nâng cao nhận thức về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh xứng đáng với danh hiệu cao quý là những người thầy giáo. - Tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có lập trường tư tưởng kiên định, vững vàng - Gắn bó với sự nghiệp đào tạo của nhà trường, tận tâm với công việc, hết lòng vì học sinh thân yêu. - Biết rèn luyện sức khỏe để đảm bảo công tác tốt, đạt hiệu quả cao. + Về năng lực: Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vững vàng để hoàn thành tốt và đầy đủ các nhiệm vụ được giao. Có năng lực nghiên cứu khoa học và có khả năng tham gia các hoạt động
  • 44. 42 xã hội của nhà trường, có năng lực tổ chức quản lý tập thể và kịp thời thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Có khả năng làm việc độc lập tự chủ, năng động sáng tạo trong hoạt động chuyên môn cũng như trong NCKH và tự học, tự bồidưỡng, cậpnhậtkiến thức đểtheo kịp vớixu thế pháttriển củathời đại. Qua điều tra thực tế, cho thấy rằng công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đã được lãnh đạo và CBGV nhà trường nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, tầm quan trọng nên đã tích cực tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ kế hoạch từng năm học. Ngay từ khi có đề án thành lập trường vào năm 2004, các trường thành viên đã có sự chuẩn bị về đội ngũ và tích cực thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho nên yêu cầu công tác giảng dạy trước mắt và lâu dài. Khi Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn thành lập vào (năm 2006), Chi ủy và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm thực hiện ngay việc sắp xếp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý từ BGH đến các phòng ban chức năng, các khoa và tổ chuyên môn dựa trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Chi ủy, điều lệ trường cao đẳng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực chuyên môn, nhằm phát huy cao nhất sở trường và sức công hiến của mỗi cán bộ giáo viên trongnhà trường. Về số lượng: Thực hiện cuộc khảo sát cán bộ quản lý từ Ban giám hiệu, Trưởng, Phó các phòng, khoa thông qua 28 phiếu hỏi về đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên hiện tại thì có 24/28 cho rằngđộingũ vừa thừa lại vừa thiếu. Về cơ cấu: Trong 28 phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý thì có 1/28 (phiếu) ý kiến cho là đội ngũ cơ cấu hợp lý, 16/28 (phiếu) ý kiến cho là đội ngũ tương đối hợp lý. Thực tế theo số liệu của Phòng Tổ chức cán bộ cho thấy phần lớn giảng viên có tuổi đời từ 41 đến 50 (tỷ lệ: 21,1%). Đa phần giảng viên có thâm niên công tác trên 15 năm, còn lại giảng viên trẻ, thâm niên thấp, giảng viên nữ chiếm tỷ lệ khoảng 45%.
  • 45. 43 Về chất lượng: Khảo sát 28 phiếu dành cho cán bộ quản lý thì có 18/18 ý kiến cho rằng chất lượng đội ngũ hiện tại đang ở mức độ khá và trung bình. Đồng thời thực hiện phiếu hỏi đối với 250 giảng viên về việc tự đánh giá kiến thức và năng lực thì có 135/250 ý kiến cho rằng phải được bồi dưỡng thêm về chuyên môn và nghiệp vụ. Trước tình hình thực trạng đội ngũ như hiện tại, công tác quản lý nhà trường cần thiết phải tìm ra các giải pháp thích hợp để tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên mớicó thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Để giải quyết vấn đềtrên, nhà trườngcó đượcnhữngthuậnlợi, nhưngcũngkhôngítkhó khăn. Lãnh đạo và các đoàn thể quần chúng trong nhà trường luôn xác định công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho hoạt độngổn định và phát triển nhà trường. * Công tác tuyển dụng Qua ý kiến nhận xét của cán bộ chủ chốt và phòng tổ chức, cán bộ nhà trường đều xác định rằng công tác tuyển dụng và điều động cán bộ là việc làm thường xuyên và rất quan trọng nhằm tăng cường cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý đồng thời tạo động lực kích thích tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBGV, là điều kiện để duy trì có chất lượng và hiệu quả sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Đối với công tác tuyển dụng, hàng năm nhà trường căn cứ vào yêu cầu quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề chuyên môn để xây dựng chỉ tiêu biên chế và xác định nhu cầu tuyển dụng. Đối tượng tuyển dụng từ nhiều nguồn như: Cán bộ từ các ngành chuyên môn kỹ thuật có trình độ, năng lực phù hợp với nhiệm vụ đào tạo của nhà trường, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học có thành tíchhọc tập tốt, có chuyên môn phù hợp. Quy trình tuyển dụng được tiến hành theo quy định rất chặt chẽ, từ thông báo rộng rãi, liên hệ với các ngành liên quan, tiếp nhận hồ sơ, thực hiện
  • 46. 44 các bước phỏng vấn, sơ tuyển, trình các cấp lãnh đạo xem xét quyết định. Nhìn chung, công tác tuyển dụng hàng năm cũng đã bổ sung một số cán bộ GV theo yêu cầu của nhà trường. Tuy nhiên, công tác này thường kéo dài thời gian, do nhà trường thiếu sự chủ động, còn phụ thuộc vào các cơ quan quản lý các cấp, cơ chế chính sách cũng chưa phù hợp nên thường tuyển dụng không đủ số lượng. Đối với công tác điều động CBGV được tiến hành theo năm học, căn cứ vào kế hoạch phân công chuyên môn của các khoa, nhà trường đã điều động GV trong nội bộ nhà trường nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Công tác này luôn được sựlãnhđạo củaĐảngủyvà BGH theo đúngquytrình. * Công tác đào tạo pháttriển Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp phù hợp nhà trường đã tiến hành đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV, đã khắc phục nhiều khó khăn, tận dụng các điều kiện thuận lợi, mạnh dạn đầu tư từ nhiều nguồn để cử cán bộ GV đi học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị cho chiến lược phát triển nhà trường. Mặt khác khuyến khích, động viên mọi CBGV vừa tham gia công tác vừa chủ động tích cực học tập tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. * Về công tác đàotạo nâng caotrình độ đội ngũ giảng viên Trong 3 năm gần đây nhà trường đã liên tục cử CBGV đi đào tạo theo bảng thống kê dưới đây: Năm học Nghiên cứu sinh Cao học Đại học văn bằng 2 2010-2011 2 7 12 2011-2012 3 12 20 2012-2013 7 24 12 Tổng số 12 43 24 (Số liệu của Phòng tổ chức cán bộ Trường Caođẳng Vănhóa nghệ thuậtvà du lịch Sài Gòn)