SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN TUẤN DŨNG
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT
MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
HUẾ, 2018
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN TUẤN DŨNG
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT
MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế
Chuyên ngành: Qu ản lý Kinh t ế
Mã số: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN TÀI PHÚC
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc.
Học viên
Nguyễn Tuấn Dũng
i
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành lu ận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo
điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Trước hết, tôi xin cám ơn đến PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc người trực tiếp
hướng dẫn khoa học, đã giành nhi ều thời gian, công s ức, tận tình hướng dẫn tôi
trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và hoàn thi ện luận văn này.
Tôi xin c ảm ơn Trường Đại học Kinh tế, Đạ i học Huế cùng toàn th ể các
giảng viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên c ứu.
Tôi xin c ảm ơn Ban Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, các phòng
ban của Sở Công Thương, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cung cấp,
các số liệu, các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác nh ằm giúp tôi có
được những thông tin c ần thiết để hoàn thiện luận văn này.
Tuy có nhi ều cố gắng, nhưng luận văn không th ể tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các b ạn bè đồng nghiệp, những người
quan tâm đến đề tài tiếp tục tham gia ý ki ến đóng góp, giúp đỡ để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tô i xin chân thành c ảm ơn./.
Học viên
Nguyễn Tuấn Dũng
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN
Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN TUẤN DŨNG
Chuyên ngành: Qu ản lý kinh t ế Định hướng đào tạo: Ứng dụng
Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 -2018
Người hường dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TÀI P ÚC
Tên đề tài: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT
MAYTỈNH THỪA THIÊN HU Ế
Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt
may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may; trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may trong thời kỳ hội nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu;
phương pháp tổng hợp, phân tích.
Các kết quả nghiên cứu chính:
- Khái quát được cơ sở lý lu ận và th ực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2013-2017; nêu rõ nh ững kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế.
Học viên
Nguyễn Tuấn Dũng
iii
DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CN : Công nghi ệp
CNCB : Công nghi ệp chế biến
CTTPP : Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương
DN : Doanh nghiệp
DM : Dệt may
EU : Liên minh Châu Âu
LĐ : Lao động
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GDP : Tổng sản phẩ m quốc nội
KCN : Khu công nghi ệp
TPP : Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
TTH : Thừa Thiên Huế
UBND : Ủy ban nhân dân t ỉnh
USD : Đô la Mỹ
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT............................................................................................iv
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................................viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập số liệ u:....................................................................................................3
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích:.............................................................................................3
5. Cấu trúc lu ận văn.................................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU..........................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG D ỆT MAY...................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý lu ận về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.......................................................5
1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của hàng dệt may.....................................................................................................9
1.1.3. Vai trò c ủa của xuất khẩu hàng dệt may...........................................................................9
1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói
chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng......................................................................................10
1.1.5. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.........12
v
1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa..........................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.................................................15
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may..........................15
1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số nước trên thế giới và của
các địa phương trong nước..................................................................................................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ÀNG...........................26
DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế GIAI ĐOẠN 2013-2017..................................26
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên c ứu..........................................................................26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................26
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................................27
2.1.3. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt am và của tỉnh Thừa Thiên Huế ..29
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế............................................32
2.2.1. Quy mô xu ất khẩu.....................................................................................................................32
2.2.2. Chủ thể tham gia xuất khẩu:..................................................................................................37
2.2.3. Sản phẩm và quản lý ch ất lượng sản phẩm:..................................................................46
2.2.4. Thị trường và đối thủ cạnh tranh.........................................................................................48
2.2.5. Phương thức sản xuất phục vụ xuất khẩu:......................................................................56
2.2.6. Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may........................................................................57
2.3. Đánh giá về công tác qu ản lý nhà n ước đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may..................................................................................................................................58
2.3.1. Công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà n ước.......................58
2.3.2. Công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗ trợ...............................................................63
2.3.3. Công tác phát tri ển nguồn nhân lực..................................................................................68
2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may................................................70
2.4.1. Kết quả đạt được.........................................................................................................................70
2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................................................................70
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU.................74
HÀNG D ỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế....................................................................74
3.1. Bối cảnh tác động đến xuất khẩu hàng dệt may...............................................................74
3.1.1. Bối cảnh quốc tế.........................................................................................................................74
vi
3.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................................................77
3.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế..............78
3.2.1. Định hướng...................................................................................................................................78
3.2.2. Mục tiêu..........................................................................................................................................79
3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế........79
3.3.1. Giải pháp về phát triển thị trường.......................................................................................79
3.3.2. Giải pháp về phát triển và tăng cường liên kết các doanh nghiệp dệt may......81
3.3.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm........................................................................................82
3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát tri ển nguồn nhân lực...................................................83
3.3.5. Giải pháp về phát triển khoa học và công ngh ệ..........................................................87
3.3.6. Giải pháp về phát triển công nghi ệp hỗ trợ...................................................................87
3.3.7. Tăng cường công tác qu ản lý nhà n ước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt
may:...............................................................................................................................................................89
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ..................................................................................90
1. Kết luận...................................................................................................................................................90
2. Kiến nghị................................................................................................................................................91
TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................93
Quyết định Hội đồng chấm luận văn
Nhận xét của phản biện 1
Nhận xét của phản biện 2
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn
Bản giải trình nội dung chỉnh sữa luận văn
Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030........... 16
Bảng 2.1: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................... 27
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013-2017 (Giá so sánh năm 2010)................................................... 31
Bảng 2.3: Sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-
2017 ...........................................................................................................................33
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017
...................................................................................................................................34
Bảng 2.5: Một số Doanh nghiệp có kim ng ạch xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.................................................................................................................. 35
Bảng 2.6: Giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 36
Bảng 2.7: Số lượng DN dệt may xuất khẩ u tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo ngành
kinh tế........................................................................................................................ 37
Bảng 2.8: Số lượng DN dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo thành
phần kinh tế ............................................................................................................... 38
Bảng 2.9: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm
2017 ...........................................................................................................................39
Bảng 2.10: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp dệt may
tỉnh đang hoạt động phân theo ngành kinh t ế ........................................................... 40
Bảng 2.11: Số lượng lao động ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2013-2017......................................................................................................... 42
Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn lao động ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế ... 42
Bảng 2.13: Tổng hợp về việc thành lập phòng/b ộ phận phụ trách XNK năm 2017
của các DN dệt may xuất khẩu.................................................................................. 44
Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình công nghệ, thiết bị của các DN dệt may xuất khẩu 45
Bảng 2.15: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 phân
theo loại hình kinh tế................................................................................................. 47
viii
Bảng 2.16: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2017.....................................................................................................................................................48
Bảng 2.17: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các DN dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế 50
Bảng 2.18: Đánh giá của doanh nghiệp về ưu điểm/hạn chế so với đối thủ cạnh
tranh của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................53
Bảng 2.19: Cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may
tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................................................................................55
Bảng 2.20: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may giai đoạn 2013-2017....58
Bảng 2.21: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác định hướng, ban hành
chính sách về quản lý nhà n ước về xuất khẩu...........................................................................61
Bảng 2.22: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác tạo lập môi trường, điều
tiết, hỗ trợ xuất khẩu..............................................................................................................................66
Bảng 2.23: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác Phát triển nguồn nhân
lực...................................................................................................................................................................69
ix
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu
Trong những năm qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế luôn duy trì tốc
độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 18,1%)
và là ngành công nghi ệp mũi nhọn của tỉnh. Đến năm 2017, ngành dệt may chiếm
40,1% tỷ trọng công nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 26.900 lao động, góp
phần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Ngành dệt may đã gia nhập sân chơi toàn cầu khi Việt Nam tham gia Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) và Việt Nam ký hàng lo ạt FTAs (hiệp định thương
mại tự do song phương). Điều này đã khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may
trên địa bàn tỉnh đã tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao
hơn năm trước, cụ thể: kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 29,72 triệu USD, tăng
34,61% so với năm 2006; năm 2008 đạt 49,57 triệu USD, tăng 66,77%; năm 2009
đạt 90,90 triệu USD, tăng 83,40%; năm 2010 đạt 188,62 triệu USD, tăng 107,49%;
năm 2011 đạt 273,08 triệu USD, tăng 44,78%; năm 2012 đạt 352,48 triệu USD,
tăng 29,07%; năm 2013 đạt 423,17 triệu USD, tăng 20,05%; năm 2014 đạt 493,52
triệu USD, tăng 12,89%; năm 2015 đạt 516,99 triệu USD, tăng 8,23%; năm 2016
đạt 582,59 triệu USD, tăng 12,69% so với năm 2015; năm 2017 đạt 638,75 triệu
USD và chiếm đến 79,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa c ủa toàn tỉnh.
Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại; đầu tư xã hội trên
địa bàn tỉnh cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn th ấp. Chưa có nhiều
dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu của tỉnh,
khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới. Kết cấu hạ tầng phục vụ
cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu còn y ếu và thiếu đồng bộ. Các DN chưa khai
thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công ngh ệ, trình độ lao
động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao,
tham gia vào khâu t ạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN
chưa chủ động nắm bắt những cơ hội để thâm nhập và khai thác th ị trường xuất
khẩu một cách hiệu quả, đặc biệt là các th ị trường mà Việt Nam đã ký k ết các hiệp
1
định thương mại tự do song phương và đa phương. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn
nguyên liệu từ Trung Quốc (chiếm hơn 50% tổng kinh ngạch nhập khẩu của hơn 30
thị trường nhập khẩu trên thế giới). Đáng chú ý là dệt may hiện phụ thuộc nhiều vào
nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, chiếm đến 55% tổng kinh ngạch nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt may trong khi xuất khẩu dệt may của các DN tỉnh Thừa Thiên
Huế sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ không đáng kể. Công nghi ệp hỗ trợ
chưa phát triển, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên phụ liệu sản xuất, đặc biệt là nguyên
phụ liệu gia công (gia công vẫn là hình thức chủ yếu), cho thấy tính bền vững của
xuất khẩu không cao, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài.
Với những lý do trên, tôi ch ọn nghiên cứu Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thự c trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu;
- Phân tích thực trạng xu ất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013-2017;
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; trong đó tập
trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời
kỳ hội nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- hời gian: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2013-2017; đề xuất
giải pháp đến năm 2025.
2
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu:
4.1.1 Số liệu thứ cấp:
- Thu thập từ các báo cáo, văn bản, số liệu của cơ quan quản lý nhà n ước có
liên quan như Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Cục Hải Quan, Cục Thống kê...
- Thu thập từ nguồn thông tin trên các ấn phẩm, báo chí; website của Hiệp
hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp…
4.1.2 Số liệu sơ cấp:
- Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở điều tra, khảo sát, phỏng vấn các
đối tượng:
+ Đối với DN: Hiện nay, trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế có 33 DN có ho
ạt động xuất khẩu hàng dệt may; mỗi một DN đều có người phụ trách vấn đề xuất
khẩu và đây là các đối tượng am hiểu về hoạt động xuất khẩu của DN. Vì vậy, tiến
hành gửi phiếu khảo sát cho các đối tượng này để thu thập thêm thông tin v ề DN,
lấy ý ki ến đánh giá công tác qu ản lý nhà n ước đối với hoạt động xuất khẩu hàng
dệt may trên địa bàn tỉnh.
+ Đối với cơ quan quản lý nhà n ước: Tiến hành phỏng vấn (trực tiếp, qua
điện thoại), gửi phiếu khảo sát cho 10 chuyên gia đang công tác tại Sở Công
Thương, Cục Hải Quan. Đây là những chuyên gia có ki ến thức, am hiểu sâu về hoạt
động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Nội dung phỏng vấn, khảo sát tập trung vào nội
dung: cơ chế, chính sách; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế
và các gi ải pháp để đẩy mạnh đối xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh.
4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích:
- Phương pháp thống kê mô t ả: Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để
tính toán, so sánh t ần suất, tỷ lệ phần trăm của kết quả đánh giá về những chỉ tiêu
của từng vấn đề nghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận.
- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu thống kê được
qua các năn để thấy được tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may.
3
5. Cấu trúc luận văn
Luận văn được chia là 3 phần:
- Phần I. Mở đầu
- Phần II. Nội dung nghiên cứu: Gồm có 3 chương:
+ Chương 1. Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.
+ Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệ t may tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2013-2017.
+ Chương 3. Định hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh
Thừa Thiên Huế
Phần III. Kết luận.
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ
TH ỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY
1.1. Cơ sở lý lu ận về hoạt động xuất khẩu hàng d ệt may
1.1.1. Một số khái ni ệm
1.1.1.1. Thương mại:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các ho ạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác .
Hàng hoá được mua bán bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản
hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai…
Mua bán hàng hoá là ho ạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nh ận thanh toán; bên
mua có ngh ĩa vụ thanh toán cho bên bán, nh ận hàng và quyền sở hữu hàng hoá
theo thoả thuận.
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có ngh ĩa vụ thực
hiện dịch vụ cho một bên khác và nh ận thanh toán; bên s ử dụng dịch vụ có ngh ĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận [8].
Theo nghĩa rộng: Thương mại là một quá trình từ mua đến bán vì mục đích
lợi nhuận. Theo nghĩa này, thương mại có đặc điểm là: thương mại đồng nghĩa với
kinh doanh, và bao gồm các hành vi hướng đến lợi nhuận.
Theo nghĩa hẹp: Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua
bán trên th ị trường. Theo nghĩa này, thương mại có các đặc điểm sau: thương mại
là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là l ĩnh vực phân phối trao đổi hàng hóa.
1.1.1.2. Xuất khẩu:
a) Khái niệm:
Xuất khẩu hàng hoá là vi ệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh th ổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật [8].
5
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát tri ển
mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng ch ỉ là hoạt
động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát tri ển rất mạnh và được biểu
hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thi
ết bị công ngh ệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích
cho quốc gia nói chung và các DN tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và th ời gian. Nó có th ể
diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được
diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
b) Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu:
- Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu do một DN trong nước trực tiếp
xuất khẩu hàng hoá cho m ột DN nước ngoài thông qua các t ổ chức của chính mình.
Để có th ể xuất khẩu trực tiếp, DN phải có b ộ phận chuyên trách xu ất khẩu. Bộ
phận này có th ể độc lập với bộ phận bán hàng trong nước và được cung cấp tài
chính theo yêu cầu. Nhân viên c ủa bộ phận này nhất thiết phải được đào tạo về
nghiệp vụ ngoại thương.
- Xuất khẩu gián tiếp:
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xu ất khẩu và nhà nh ập
khẩu phải thông qua m ột người thứ ba, người này là trung gian.
- Xuất khẩu gia công u ỷ thác:
Xuất khẩu gia công u ỷ thác là m ột hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị
ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành ph ẩm cho các xí nghiệp
gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng
phí ủy thác theo thoả thuận với các xí nghiệp ủy thác.
6
- Xuất khẩu ủy thác:
Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu trong đó DN xuất khẩu đóng vai trò
trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm th ủ tục xuất
khẩu, sau đó DN được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo
thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có th ể phát triển mạnh khi DN đại diện
cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên th ị trường quốc tế.
- Gia công xu ất khẩu:
Là hoạt động mà một bên - bên đặt hàng - giao nguyên vật liệu, có khi c ả
máy móc, thi ết bị và chuyên gia bên kia - bên nhận gia công - để sản xuất ra một
mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng
nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và tr ả tiền công cho bên làm hàng g ọi là
hoạt động gia công. Khi ho ạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc
gia thì gọi là gia công xu ất khẩu.
Như vậy, gia công xu ất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên
liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không để tiêu dùng trong nước
mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng,
gia công xu ất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới
dạng được ở nước sở tại.
- Phương thức mua bán đối lưu:
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp
chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với
nhau có giá tr ị tương đương, người ta còn g ọi phương thức này là xu ất khẩu liên
kết hoặc phương thức hàng đổi hàng.
Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát
triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp
hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do
biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là
thời gian trao đổi (thanh toán trên th ị trường) lâu, do vậy không k ịp tiến độ sản
xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh ho ạt.
7
- Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm:
Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian
và một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng
bày hàng hoá c ủa mình và tiếp xúc v ới người mua để ký hợp đồng mua bán.
Triển lãm là vi ệc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế
hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng
công nghi ệp. Triển lãm liên quan ch ặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng
bày các lo ại hàng hoá nh ằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.
Ngày nay ngoài các m ục đích trên, hội chợ triển lãm còn t rở thành nơi để giao dịch
ký kết hợp đồng cụ thể.
- Xuất khẩu tại chỗ:
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuy ển
ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc DN bán sản
phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng ph ổ
biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các DN bán hàng s ẽ thu được lợi nhuận ít
hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các th ủ tục bán hàng, qu ản lí được rủi ro,
hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòn g sản phẩm nhanh hơn.
- Tạm nhập tái xuất:
Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây
đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự
vận động của hàng hoá là s ự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước
xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
- Chuyển khẩu:
Trong đó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước
tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của
hình thức này là hàng h oá được miễn thuế xuất khẩu [8].
1.1.1.2. Thúc đẩy xuất khẩu hàng d ệt may:
Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng
dệt may mà trong đó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà
nước và DN nhằm tạo ra cơ hội và khả năng để tạo ra giá trị cũng như sản lượng của
hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
8
1.1.2. Đặc điểm của hàng d ệt may
1.1.2.1. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu th ụ: Sản phẩm phong phú, đa dạng tùy thu ộc
vào đối tượng tiêu dùng khác nhau thì nhu cầu sẽ khác nhau; sản phẩm mang tính
thời trang cao, mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu thay đổi thường xuyên; mang tính thời
vụ và phụ thuộc nhiều vào thu nhập, thói quen c ủa người tiêu dùng.
1.1.2.2. Đặc điểm về sản xuất: Sử dụng nhiều lao động giản đơn nên sản xuất hàng
dệt may thường phát triển ở các nước đang phát triển, phát huy được lợi thế nguồn
lao động dồi dào, giá nhân công r ẻ.
1.1.2.3. Đặc điểm về thị trường: Các nước nhập khẩu đều có nh ững chính sách để
bảo hộ chặt chẽ đối với hàng dệt may để kiểm soát về các tiêu chu ẩn, chất lượng về
môi trường và xã h ội…
1.1.3. Vai trò c ủa của xuất khẩu hàng d ệt may
1.1.3.1. Tạo nguồn thu nhập, tích lũy ngoại tệ cho đất nước; đảm bảo cho việc nhập
khẩu các nguyên ph ụ liệu, thiết bị máy móc s ản xuất hiện đại phục vụ cho sự
nghiệp công ghi ệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
1.1.3.2. Tạo điều kiện mở rộng quy mô s ản xuất, kéo theo các ngành khác phát
triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
1.1.3.3. Giúp s ử dụng hiệu quả các ngu ồn lực có s ẵn và l ợi thế so sánh c ủa quốc
gia; kích thích đổi mới công ngh ệ sản xuất cho nền kinh tế nói chung và DN ngành
dệt may nói riêng; gi ải quyết các v ấn đề an sinh xã h ội, giải quyết việc làm, nâng
cao đời sống cho người lao động, nhất là lao động nữ.
1.1.3.4. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan h ệ kinh tế đối ngoại của đất
nước; tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với thị trường bên ngoài, thi ết lập được
nhiều mối quan hệ, hợp tác kinh doanh v ới nhiều đối tác; góp ph ần quảng bá
thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia.
9
1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng d ệt may Việt Nam
nói chung và t ỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng
1.1.4.1. Năng lực cạnh tranh:
a) Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tính ổn định của chính
trị và an toàn xã h ội; tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thông
qua các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương nên có sức hấp dẫn
lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
b) Trang thiết bị máy móc, công ngh ệ sản xuất của ngành dệt may nước ta đã
được đổi mới và hiện đại hóa đến 90% (Thừa Thiên Huế là 70% DN sử dụng công
nghệ hiện đại). Các sản phẩm có ch ất lượng ngày càng t ốt hơn, được nhiều thị
trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản chấp nhận.
c) Việt Nam Nói ch ung và Thừa Thiên Huế nói riêng c ó l ợi thế về lực lượng
lao động, giá nhân công r ẻ, lao động có tính cần cù, ch ịu khó h ọc tập nâng cao kỹ
năng, tay nghề nên phù h ợp với ngành dệ t may. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh này của
ngành dệt may đang có xu hướng giảm sút khi lương tối thiểu đang được điểu
chỉnh tăng dần; nguồn nhân lực kỹ thuật cao thiếu hụt; chi phí bình quân cho một
đơn vị sản phẩm còn cao h ơn các đối thủ cạnh tranh khác. Năng suất lao động thấp;
tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm
2016 chỉ bằng 7,0% của Xin-ga-po; 17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan;
42,3% của In-đô-nê-xi-a; 56,7% của Phi-li-pin và bằng 87,4% năn suất lao động của
Lào. Đáng chú ý là chênh l ệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục
gia tăng [14].
d) Thị phần hàng dệt may của nước ta còn nh ỏ hơn nhiều đối với các đối thủ
cạnh tranh, đặc biệt là nước làng giềng Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính trong
xuất khẩu hàng dệt may - chiếm tới 40% tổng xuất khẩu hàng dệt may, trong khi đó,
tỷ trọng tương ứng của Việt Nam chỉ khoảng 3%, khoảng 31 tỷ USD [4].
đ) Mặc dù th ời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện việc cải cách hành
chính nhưng thủ tục hành chính vẫn còn r ườm rà, chồng chéo; chi phí chính thức lẫn
không chính thức vẫn còn cao, tạo gánh nặng cho DN. Ngoài ra, áp l ực tỷ giá khiến
10
hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng kém cạnh tranh hơn khi xu hướng phá giá đồng
nội tệ so với đồng USD của các nước xuất khẩu dệt may đang diễn ra mạnh mẽ.
1.1.4.2. Khả năng chủ động về nguyên vật liệu:
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa chủ động về nguồn nguyên phụ
liệu phục vụ sản xuất mà phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. iện nay, Việt Nam mới
cung cấp được 0,3% nhu cầu về bông, 40% nhu c ầu xơ, còn l ại là phải nhập khẩu
từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan. Sản lượng sợi đạt 1,4 tri ệu tấn/năm nhưng
hơn 70% là xuất khẩu; trong khi đó lại nhập khẩu gần 0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Khâu dệt vải tạ o ra gần 2,8 tỷ mét vải/năm
(chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét v ải từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, những nước không tham gia các Hi ệp định thương mại tự do lớn
như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%) [2]. Đây sẽ là rào c ản đối với ngành
dệt may trong tiến trình hội nhập sắp tới. Riêng đối với Thừa Thiên Huế, 100%
nguyên liệu bông; khoảng 80% nguyên liệu vải may được nhập khẩu từ nước ngoài.
1.1.4.3. Năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn c ầu:
Chuỗi giá trị ngành dệt may được thực hiện qua các công đoạn sản xuất bông
cung cấp nguyên liệu thô; các ph ụ kiện như tơ, sợi; dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới
đến công đoạn may mặc. Trong chuỗi sản xuất liên hoàn đó, Việt Nam mới chỉ thực
hiện tốt khâu cuối cùng là may m ặc nhưng cũng là công đoạn có giá tr ị gia tăng
trên mỗi sản phẩm xuất khẩu thấp nhất. Có t ới 70% DN xuất khẩu theo CMT - gia
công; 20% là FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng tr ực tiếp không qua
trung gian) và 2,9% theo hình thức ODM (tự thiết kế, sản xuất) và chỉ có 1% DN
theo OBM (làm tất cả các khâu s ản xuất ra thành phẩm và tự phân phối). Đối với
tỉnh Thừa Thiên Huế thì tỷ lệ DN xuất khẩu theo CMT còn cao h ơn, chưa có DN
xuất khẩu theo ODM và OBM.
1.1.4.4. Khả năng đáp ứng các tiêu chu ẩn về môi trường và xã h ội:
Hiện nay, các nước trên thế giới, nhất là các nước có n ền kinh tế phát triển luôn
c ó xu hướng quy định chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nh ập khẩu, trong đó có sản phẩm
dệt may như quy định về giải quyết việc tiêu thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không
khí, xử lý n ước thải và thải bỏ phế thải; các mặt hàng dệt may khi xuất
11
khẩu sang thị trường EU bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chu ẩn về môi trường, tiêu
chuẩn về an toàn và s ức khỏe của người tiêu dùng như quy định pháp lý v ề thuốc
nhuộm chứa azo sinh ra chất gây ung thư. Bên cạnh đó, phải đáp ứng tiêu chuẩn quy
định về điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động như Hệ thống tiêu chuẩn
về trách nhiệm xã hội AHSAS 18001 của Anh hay ệ thống tiêu chuẩn SA 8000 của
Mỹ…
1.1.5. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam thực hiện công cu ộc đổi mời từ năm 1986 và từ năm 1995 bắt đầu
hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại, tham gia các hiệp định
thương mại tự do (FTA). Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng giúp nước ta ngày càng
hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào
cản thương mại, xây dựng và thực thi các chiến lược xuất nhập khẩu cho từng thời
kỳ và hoạt động xuất khẩu đã đạt được nh ững thành tựu nhất định. Trong bối cảnh
hội nhập ngày càng sâu r ộng hiện nay, nh ất là việc tham gia các FTA thế hệ mới,
bên cạnh những khó khăn, thách thức thì cơ hội cũng rất lớn, cụ thể:
- Việc thực hiện các cam kết FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho
DN Việt Nam về xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công ngh ệ và lâu
dài hơn được hưởng từ cải cách thể chế, hệ thống các thiết chế pháp luật theo các
điều kiện và cam kết.
- Việc được xóa b ỏ tới 99% các loại thuế quan theo các cam kết, các DN Việt
Nam sẽ có nhi ều cơ hội tăng thị phần xuất khẩu. Các ngành d ự kiến được hưởng lợi
nhiều là những ngành hàng xu ất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày,
hàng nông s ản.
- Tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua s ự gia
tăng xuất khẩu và thu hút ngu ồn vốn FDI; góp ph ần tích cực vào giải quyết việc
làm và thu nhập cho người lao động.
- Thúc đẩy cải cách và tái c ấu trúc n ền kinh tế theo hướng hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển nhanh và bền vững.
Đối với ngành dệt may, quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra các thị trường
mới, rộng lớn hơn, đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu của
12
Việt Nam trở nên đa dạng hơn với nhiều yêu cầu phức tạp hơn, từ đó thúc đẩy việc
cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các m ặt hàng xuất khẩu. Mặt khác hàng
dệt may Viêt Nam có th ể thâm nhập được vào các th ị trường trọng điểm, khó tính
như Mỹ (chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), Nhật Bản
(chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), EU (chiếm 12%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam) [2]. Không ch ỉ mở ra thị trường
mới cho xuất khẩu, hội nhập quốc tế cũng giúp ngành dệt may tìm kiếm được các
thị trường cung cấp nguyên liệu mới, với giá cả và chất lượng tốt hơn.
1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.6.1. Sản lượng xuất khẩu :
Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lương hàng hóa được xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài của DN. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản
xuất của DN. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa lớn chứng tỏ quy mô DN lớn, năng lực
sản xuất cao. Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng hóa xuất khẩu, có thể dựa vào
hai chỉ tiêu sau :
- Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Q1 – Q0
Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại
so với kỳ gốc.
Q1 là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại.
Q0 là sản lượng h àng xuất khẩu ở kỳ gốc.
Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng m ạnh sản lượng hàng hóa
xuất khẩu.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng sản
lượng hàng hóa xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời
kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ phát triển xuất khẩu hàng hóa
đang bị chững lại. Còn g tăng mạnh thể hiện sự bứt phá trong phát triển xuất khẩu
hàng hóa .
g(%) = ∆Q/Q0 x 100%
13
1.1.6.2. Kim ngạch xuất khẩu :
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt
hàng hóa tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông
qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu
trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, t ừ đó có thể so sánh được mức độ tăng
giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc
đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một DN, tổ chức hay quốc gia nào.
Công th ức tính : M = P x Q; trong đó:
M : kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó
P : Giá bán m ặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu
Q : Số lượng hàng hóa xu ất khẩu
– Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu : ∆M = Mt – M0
Trong đó ∆M : Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu
Mt : Kim ngạch xuất khẩu năm t
M0: Kim ngạch xuất khẩu năm gốc
– Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu : g(%) = ∆M/ M0 x 100%
Trong đó g: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô
của mặt hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu ∆M và g càng l ớn thì sự thay đổi trong quy
mô xuất khẩu càng cao, chứng tỏ DN ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu.
1.1.6.3. Chất lượng hàng xuất khẩu : Phát triển xuất khẩu hàng hóa không th ể tách
rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại
và phát tri ển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng hóa không ng ừng
được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá tr ị sử dụng
cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố
vô hình như thương hiệu, uy tín. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng
tầm giá trị DN, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.
1.1.6.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng may
mặc xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả
hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các
mặt hàng gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm có giá trị gia
tăng cao.
14
Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Công th ức tính: R (A) = M (A)/ M x 100%
Trong đó R(A) : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A
M(A) : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A
M : Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
1.1.6.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu : Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng
may mặc sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm
khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều
gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu.
1.1.6.6. Cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu : Đó là việc thay đổi cơ
cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa theo hướng hợp lý, hiệu
quả hơn. Bằng việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa
như các tổ chức DN, hợp tác xã, DN tư nhân, DN Nhà nước ..sẽ tạo ra một môi
trường cạnh tranh hơn, qua đó thúc đẩy năng lực và hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra
động lực cho phát triển xuất khẩu hàng hóa .
1.1.6.7. Các chỉ tiêu định lượng khác như: lợi nhuận xuất khẩu, hiệu quả kinh tế của
xuất khẩu...
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt độ ng xuất khẩu hàng d ệt may
1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng d ệt may
Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may được xác định
tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghi ệp Dệt May Việt Nam
đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11
tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển ngành công nghi ệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1.2.1.1. Quan điểm:
- Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hi ện đại hóa, nhằm tạo
ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt
Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu
của ngành dệt may là thương hiệu của các DN còn y ếu, mẫu mã thời trang
15
chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu
vừa thiếu, vừa không kịp thời.
- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát tri ển của ngành, mở rộng thị trường
xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh
các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng
cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành [15].
1.2.1.2 . Mục tiêu
- Xây dựng ngành công nghi ệp dệt may trở thành một trong những ngành
công nghi ệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có kh ả năng đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng trong nước ngày càng cao; t ạo nhiều việc làm cho xã h ội; nâng cao khả năng
cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới;
- Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công
nghệ hiện đại, hệ thống quản lý ch ất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường
theo các chuẩn mực quốc tế [15].
Bảng 1.1: Các m ục tiêu cụ thể của ngành d ệt may Việt Nam đến năm 2030
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67
Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10
2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30
- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200
- Vải các loại Tr. m
2 1.500 2.000 4.500
- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000
4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70
Nguồn: Quy hoạch phát tri ển ngành công nghi ệp dệt may Việt Nam
16
1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d ệt may của một số nước trên thế giới và c
ủa các địa phương trong nước
1.2.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d
ệt a) Kinh nghiệm của Ấn Độ [8]:
may của một số nước trên thế giới:
Ngành dệt may của Ấn Độ được thành lập từ một vài thập kỷ trước và là m ột
trong những ngành công nghi ệp lâu đời nhất của nước này. Ngoài ra, đây cũng là
một trong các ngành có m ức đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng xuất khẩu quốc
của Ấn Độ, lên tới 15%. Ngành công nghi ệp dệt may Ấn Độ hiện có 51 tri ệu nhân
công tr ực tiếp và 68 triệu nhân công gián ti ếp. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của nước này năm 2016 đạt 40 tỉ USD (Cục Xúc ti ến thương mại-Tăng trưởng dệt
may tại Ấn Độ). Những biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của
Ấn Độ có th ể kế đến là:
- Thực hiện một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu như Chương trình tập
trung vào thị trường, Chương trình tập trung vào sản phẩm và kết hợp cả hai chương
trình này nhằm mở rộng thị phần hàng dệt may Ấn Độ tại nhiều quốc gia.
- Thực hiện hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động xúc ti ến xuất khẩu theo
Chương trình chủ động tiếp cận thị trường (MAI).
- Ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động xúc ti ến xuất khẩu theo Chương trình
Hỗ trợ phát triển thị trường (MDA) giao cho Hội đồng Xúc ti ến Xuất khẩu Dệt may
Ấn Độ thực hiện trên cơ sở kế hoạch hành động hàng năm.
- Chương trình hoàn thuế được áp dụng với các nguyên liệu nhập khẩu hoặc
các nguyên li ệu được sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa xu ất khẩu bị đánh thuế
tiêu thụ. Các DN xuất khẩu Ấn Độ có quy ền yêu cầu hạn chế hoặc hoàn thuế tiêu
thụ đặc biệt và thuế hải quan đã được nhà cung cấp của minh thanh toán.
- Chương trình xúc tiến xuất khẩu tư liệu sản xuất (ECGC) là một trong
những sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra từ đầu những năm 1990. Chương
trình này cho phép các DN xuất nhập khẩu máy móc thi ết bị với giá cả phải chăng,
đồng thời tạo điều kiện cho họ làm ra các sản phẩm có ch ất lượng cao phục vụ xuất
khẩu. Chương trình này cũng đưa ra gói tín dụng nhằm đảm bảo với các ngân hàng
trong trường hợp DN xuất khẩu không th ể hoàn trả khoản nợ của mình, ECGC sẽ
17
bồi thường một phần thiệt hại cho ngân hàng, giú p cho các DN xuất khẩu sớm nhận
được các khoản hỗ trợ đầy đủ từ phái ngân hàng.
- Thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên ph ụ liệu
dệt may, nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng quần áo may sẵn.
b) Kinh nghiệm của Trung Quốc [9]:
- Về chính sách thuế quan: Trung Quốc thực hiện đúng lịch trình giảm thuế
cam kết với WTO về xuất khẩu từ ngày 01 tháng 8 năm 2005, bãi bỏ thuế xuất khẩu
17 mặt hàng dệt. Trung Quốc khuyến khích sản xuất các mặt hàng có ch ất lượng và giá
trị cao thông qua m ức thuế suất thấp, đánh thuế tuyệt đối từ 0,2 – 0,3RMB/ sản phẩm
lên các s ản phẩm có ch ất lượng bình thường. Như thế, các DN trong nước sẽ mạnh
dạn đầu tư, cải tiến công ngh ệ để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, DN sẽ
được hoàn 15% thuế VAT phải đóng cho Chính phủ và giảm thêm 1% thuế
xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may.
- Về chính sách mở cửa nền kinh tế: Trung Quốc xây dựng nhiều khu kinh tế
mở, đặc khu kinh tế… nhằm khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài, đồng thời khuyến khích khối DN này sử dụng nguồn nguyên liệu, nhân
lực và công ngh ệ trong nước, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín, góp phần
giảm chi phí sản xuất, ít chịu biến động của thị trường thế giới.
- Về giám sát ch ất lượng sản phẩm và xây d ựng thương hiệu: Việc áp dụng
các tiêu chu ẩn như ISO 9000, ISO 14000 được Chính phủ nước này quan tâm và
khuyến khích. Chính phủ ủng hộ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình sản
xuất thân thiện với môi trường, đồng thời tổ chức quản lý và giám sát ch ặt chẽ vấn
đề thương hiệu, nỗ lực giúp đỡ DN trong công tác xúc ti ến thương mại…
- Liên kết chặt chẽ các DN trong ngành. Các DN, các hi ệp hội và Chính phủ có
sự liên kết rất chặt chẽ và tạo thành một khối thống nhất cạnh tranh trên thị trường
nước ngoài; tạo cầu nối giữa Chính phủ và DN, bảo vệ các DN trong ngành t ại thị
trường thế giới, cùng nhau th ực hiện chung một kế hoạch, chiến lược kinh doanh đề ra
nhằm bảo vệ thị phần, bảo vệ thương hiệu cho nhau tại thị trường nước ngoài.
- ạo dựng nguồn nguyên liệu ổn định. Đào tạo nguồn lao động tay nghề cao,
đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát tri ển, đầu tư công nghệ, cải thiện dây chuyền sản
18
xuất. Đây là những biện pháp mà h ầu hết các DN ngành d ệt may Trung Quốc thực
hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và ngày càng
cho ra nhiều mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc một mặt thực hiện chiến lược tiếp tục
khai thác để tăng mức xuất khẩu hàng dệt may trên các th ị trường hiện có; một mặt
tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Trung Quốc đã thực hiện phân đoạn thị trường
rất hợp lý căn cứ theo trình độ nền kinh tế (nhóm A, B, C); theo qui mô thị trường
(cấp I, II); theo vị trí địa lý. Với việc phân đoạn thị trường như trên, Trung Quốc có
thể tận dụng, khai thác hiệu quả các thị trường thông qua vi ệc am hiểu mức sống
thu nhập đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc, tác động của địa lý khí hậu, thổ
nhưỡng, môi trường, trình độ dân cư, khả năng cung ứng các mặt hàng hiện có của
từng loại thị trường.
c) Kinh nghiệm của Thái Lan [4]: -
Hỗ trợ tín dụng, tài chính, tiền tệ:
Chính sách ưu đãi của Chính phủ cho phép các ngân hàng tìm ngu ồn vốn
trung và dài h ạn để hỗ trợ DN hiện đại hóa thi ết bị, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ cao đối
với các DN sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách ưu đãi của Thái Lan cho cá c DN
nhằm thu hút nhi ều hơn vốn nước ngoài bao gồm chính sách khuyến khích về thuế
và cả các biện pháp phi thuế.
Điều chỉnh chính sách tỷ giá trên nguyên t ắc thả nổi các điều tiết theo tín
hiệu thị trường. Sử dụng khá linh hoạt công cụ lãi suất nhằm ổn định hóa kinh t ế vĩ
mô. Điều hành tài chính công và n ỗ lực lành mạnh hóa cán cân tài chính của Chính
phủ mà phần quan trọng nhất là điều hành chính sách thuế. Tăng cường quản lý vốn
vay bên ngoài, trong đó đặc biệt chú trọng tới nguồn vốn vay ngắn hạn. Các chính
sách quản lý nguồn vốn vay không chỉ bó hẹp trong các giải pháp kiểm soát mang
tính chất hành chính, mà còn ph ải thực thi nhiều chính sách khác nhằm minh bạch
hóa nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn.
- Xây dựng kế hoạch kinh tế: Chính phủ nước này đã đưa ra những kế hoạch
kinh tế, các chiến lược phát triển ngành công nghi ệp dệt may theo từng giai đoạn, vạch
rõ m ục tiêu và quy ho ạch tổng thể phát triển ngành trong sản xuất và xuất khẩu.
19
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Các DN Thái Lan huy động vốn từ các nguồn
đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các trung tâm công nghi ệp, logistics mang
tầm khu vực; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thi ết bị tiên tiến nhằm nâng
cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các DN Thái Lan di
chuyển lên cao hơn trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng.
- Tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định: Các DN Thái Lan r ất chú tr ọng đến
nguồn cung nguyên liệu, không nh ững chỉ lo phát triển sản xuất mà họ còn có k ế
hoạch liên kết với nhà nông trong quy ho ạch sản xuất nguồn bông v ải, kế hoạch
thu mua, đảm bảo không để bị động về nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất và giao hàng.
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ:
Trong chiến lược định hướng xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan
tâm tới chính sách giáo dục đào tạo, chính sách phát triển khoa học công nghệ. Mục
đích của các chính sách này là cung c ấp kiến thức, nghề nghiệp cho người lao
động; phát triển nền kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cấu trúc cơ
bản của khoa học công nghệ, thúc đậy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và phát tri
ển, tăng cường hiệu quả chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin dữ
liệu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất xuất khẩu.
Thái Lan chủ trương đa dạng hóa chủ thể kinh tế xuất khẩu, bao gồm: Công
ty công c ộng, công ty trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức kinh doanh nhà nước, tư
nhân; hợp tác xã, các nhóm nông dân. Đạo luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành
năm 1979, sau đó được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện phù h ợp với từng giai
đoạn CNH định hướng xuất khẩu.
- Về thị trường và hỗ trợ xuất khẩu:
Thái Lan hiện quan hệ thương mại với khoảng trên 240 nước và xuất khẩu
các mặt hàng: nông s ản, thực phẩm chế biến, hải sản, nguyên vật liệu, các mặt hàng
chế tạo, hàng dệt may, hàng nhựa, hóa chất.. Các đối tượng thương mại của Thái
Lan cũng rất đa dạng: các nước công nghiệp phát triển: Nhật Bản, Mỹ, các nước
Liên minh EU, sau đó là các nền kinh tế ở Đông Bắc Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn
Quốc), rồi đến các quốc gia đang phát triển ASEAN và Trung Quốc v.v…
20
Chính phủ tập trung vào ưu tiên các khoản vay đối với ngành công nghi ệp
chế tạo định hướng xuất khẩu. Cải cách toàn diện cơ chế và hệ thống xuất - nhập
khẩu. Thực hiện các chính sách nhằm tiến tới tự do hóa về tài chính, thương mại và
đầu tư. Giảm bớt hàng rào thu ế quan và phi thuế quan. Khuyến khích chế biến nông
sản xuất khẩu và mặt hàng truyền thống Thái Lan có thế mạnh.
Để thực hiện chiến lược công nghi ệp hóa định hướng xuất khẩu, Chính phủ
Thái Lan còn ban hành th ực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư FDI,
chuyển giao công ngh ệ và Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Tập trung hướng đầu tư vào các nước ASEAN: Các DN, nhà s ản xuất dệt
may Thái Lan đang hướng đến việc đầu tư, chuyển việc sản xuất sang những nước
trong khu vực ASEAN có m ức chi phí thấp hơn; còn ở trong nước thì tập trung xây
dựng các trung tâm s ản xuất các mặt hàng cao cấp, có giá tr ị thặng dư cao hơn.
- Gia tăng sản xuất theo phương thức ODM: Các DN dệt may Thái Lan hiện
nay tập trung nguồn lực nhiều hơn để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng, có giá tr ị tăng cao hơn là chỉ gia công hàng d ệt may thuần túy theo
phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, họ còn phát tri ển các sản phẩm thân thiện
với môi trường để đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d ệt may của một số địa phương trong nước:
a) Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành phố
đứng đầu cả nước về phát triển ngành dệt may, đây cũng là ngành có kim ng ạch
xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung thực thi các
chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này:
- Định hướng:
+ Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hi ện đại hóa, tạo
bước nhảy vọt về chất lượng và lượng sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu. Đẩy mạnh việc chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu
trực tiếp nhằm tăng giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
+ Huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành dệt may
thông qua việc đa dạng hóa sở hữu và phát tri ển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng
hóa quy mô và lo ại hình DN. Xây dựng danh mục dự án đầu tư cụ thể nằm mục
21
đích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập, trong đó
chú tr ọng kêu gọi đầu tư vào ngành công nghi ệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu
phụ vụ cho ngành dệt may.
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào
hoạt động 3 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực dệt may. Ưu đãi về chính sách tài
chính như về thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu: Miễn thuế thu nhập đối với
thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư dệt may tại
tỉnh; miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ…
+ Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đ ào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ
đầu tư phát triển về dịch vụ đầu tư, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng
rào khu công nghi ệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao…
- Chính sách về thị trường:
+ Đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường truyền thống và thị trường mới; đa
dạng hoá thị trường; tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài và xúc ti
ến thương mại qua các hiệp hội, các cơ quan thương mại.
+ Tăng cường quỹ xúc ti ến thương mại để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại và tiếp thị xuất khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đối
với mặt hàng dệt may.
- Chính sách về phát khoa học công nghệ:
+ Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi từ Quỹ khuyến khích phát triển khoa học,
công ngh ệ của tỉnh để các DN thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ (sản xuất thử
nghiệm sản phẩm mới, quy trình mới...).
+ Các doanh nghiệp dệt may được xem xét hỗ trợ xây dựng và áp dụng các
hệ thống quản lý tiên tiến và bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập theo quy
định của Ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế tỉnh.
+ Các doanh nghiệp dệt may thuộc đối tượng hỗ trợ khuyến công , được ưu
tiên hỗ trợ kinh phí liên quan đến các hoạt động khoa học, công ngh ệ như: sản xuất
thử nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật...
22
- Chính sách về phát triển công nghi ệp hỗ trợ:
+ Khuyến khích các dự án công nghi ệp phụ trợ ngành dệt may đầu tư về các
địa bàn nông thôn các huyện miền núi theo quy hoạch ngành thông qua h ỗ trợ về cơ
sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực.
+ Thúc đẩy mối quan hệ liên ngành gi ữa các ngành công nghi ệp, tăng sự chủ
động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, gi ảm chi
phí sản xuất và nâng cao giá tr ị gia tăng cho sản phẩm; đáp ứng nhu cầu sản xuất trong
nước và phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài.
+ Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghi ệp hỗ trợ có trang thi ết bị,
công ngh ệ tiên tiến gắn với ngành sản xuất dệt may. Xây dựng chương trình hợp tác
dài hạn với các đối tác chiến lược - các công ty, t ập đoàn quốc gia về công nghi ệp
hỗ trợ cho ngành dệt may...
b). Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng:
- Duy trì phát triển công nghiệp dệt may, da giày trên cơ sở tái cấu trúc
ngành này theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm xuất khẩu trực tiếp (theo phương
thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm); giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm gia công,
tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích các dự án
đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho ngành dệt, may, giày như sợi,
vải lót, đế giày, mũ giày, nút, ch ỉ, dây kéo... nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu
nội địa; đầu tư các cơ sở dệt kim, dệt len với nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu
trong nước và xuất khẩu. Coi trọng phát triển sản phẩm để khai thác thị trường trong
nước. Chú ý phát triển các cơ sở sản xuất vệ tinh ở nông thôn để khai thác nguồn
lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghi ệp hóa. Ưu tiên phát triển lĩnh vực
thiết kế thời trang, hướng đến các sản phẩm cao cấp, đưa Đà Nẵng trở thành một
trong các trung tâm thời trang của cả nước.
- Xây dựng kế hoạch liên kết với các địa phương khác để tạo ra nguồn lao
động ổn định cho các DN, các dự án đầu tư trên địa bàn thành ph ố. Đẩy mạnh việc
liên kết với các trung tâm đào tạo lớn của cả nước để tiến hành đào tạo theo chuyên
ngành công nghi ệp, nhất là các ngành công nghi ệp nền tảng và các ngành công
23
nghiệp có công nghệ tiên tiến. Chú tr ọng đào tạo “đón đầu” các dự án, đặc biệt là
các dự án yêu cầu số luợng lao động lớn, kỹ thuật cao.
- Chú tr ọng khai thác và ổn định thị trường trong nước; giữ vững và mở rộng
các thị trường xuất khẩu truyền thống, khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản; có chi ến
lược tiếp thị các thị trường mới như Trung Cận Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi,
ASEAN. Khuyến khích các DN mở rộng thị trường phi hạn ngạch.
- Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trọng
điểm của thành phố. Tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương thông qua các
Chương trình Xúc tiến thương mại, Khuyến công quốc gia... Hoàn thiện và phát huy
vai trò c ủa Cổng giao tiếp thương mại điện tử thành phố. Tiếp tục hỗ trợ các DN
tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ xây
dựng thương hiệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường.
- Xây dựng mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các DN trên địa bàn để hỗ trợ
tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... Tăng cường vai trò c ủa các hiệp hội
ngành nghề trong việc phổ biến thông tin thị trường và điều phối thị trường. Làm tốt
công tác d ự báo thị trường để giúp các DN chủ động và nâng cao hi ệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các DN cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Coi trọng
việc xây dựng và đăng ký nhãn mác cho các th ương hiệu sản phẩm của mình trên
thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm
khách hàng thông qua i nternet, hội chợ, đại lý, Tham tán thương mại, việt kiều...
1.2.3. Bài h ọc kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng d ệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tăng cường liên doanh, liên k ết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt
may để thực hiện các hợp đồng lớn, bảo đảm về chất lượng và tiến độ giao hàng,
qua đó nâng cao uy tín đối với các đối tác.
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, đảm bảo cung cấp
cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng; hạn chế thấp nhất
nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may.
- Bên cạnh việc phát huy lợi thết về giá nhân công r ẻ, cần tăng cường đổi
mới công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại; sản xuất được các mặt hàng đòi h ỏi kỹ
thuật cao, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu.
- Tập trung xây dựng và phát tri ển thương hiệu hàng dệt may.
24
- Chính quyền địa phương căng cường các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt
động xuất khẩu hàng dệt may như: hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất
khẩu; ban hành các chính sách khuyến khích xuất khẩu, cải cách thủ tục
hành chính...
* Tóm t ắt Chương 1
Trong Chương này, luận văn đã tập trung vào các vấn đề sau:
- Nếu rõ t ính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu; mục tiêu, đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu.
- Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may,
trong đó đề cập, phân tích các khái niệm về thương mại và xuất khẩu hàng hóa; đặc
điểm của hàng dệt may; vai trò và nh ững nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động
xuất khẩu hàng dệt may; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu; tìm hiểu
kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước về
xuất khẩu hàng dệt may.
25
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG
DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế GIAI ĐOẠN 2013-2017
2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên c ứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà
Nội và thành ph ố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh t ế phát triển
nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà N ội 660 km, cách thành ph ố Hồ Chí Minh
1.080 km. Thừa Thiên Huế có v ị trí hết sức quan trọng, nằm trên trục giao thông
Bắc-Nam, đường Hồ Chính Minh và trục hành lang kinh tế Đông Tây nối Thái Lan-
Lào-Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; có C ảng nước sâu
Chân Mây và C ảng hàng không Qu ốc tế Phú Bài.
- Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Phía Tây là đồi núi
chiếm 70% diện tích đất tự nhiên; tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông
Truồi, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá Tam Giang có di ện tích trên
22.000 ha. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên th ời tiết diễn ra
theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát m ẻ, ấm áp; mùa hè nóng b ức; mùa thu d ịu và mùa
đông gió rét; nhiệt độ trung bình cả năm 25°C; số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ.
- Thừa Thiên Huế có ngu ồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Về
tài nguyên khoáng sản có nhi ều loại mang lại giá trị kinh tế cao như titan, đá vôi,
gannit, cao-lanh, sắt, kẽ m, chì, thiếc, vàng….nếu biết đầu tư, khai thác, sử dụng một
cách hợp lý s ẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển các ngành công nghi ệp
chế biến, công nghi ệp vật liệu xây dựng, ngành nông -lâm nghiệp. Thừa Thiên Huế
có kho ảng hơn 648.000 ha đất (chiếm 92% diện tích đất tự nhiên của tỉnh) với
khoảng 23 loại đất, chia làm 10 nhóm trong đó có nhóm đất phù sa đóng vai trò
quan trọng trong sản xuất nông ng hiệp. Về tài nguyên nước, Thừa Thiên Huế có h ệ
thống sông ngòi, khe su ối dày đặc, có ngu ồn nước khoáng nóng mang l ại hiệu quả
kinh tế. Với chiều dài bờ biển 120km, tỉnh có nhi ều lợi thế để phát triển kinh tế
biển; bên cạnh đó có phá Tam Giang rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất thuận
lợi để nuôi tr ồng và đánh bắt thủy hải sản.
26
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã h ội
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn
2006-2010 khá cao là 12,1%; đến giai đoạn 2011-2016, tăng trưởng chậm lại do tình
hình khó khăn chung của kinh tế thế giới, bình quân đạt 8,75%. Trong đó:
Nông, lâm nghi ệp và thủy sản tăng 2,57%; Công nghiệp-Xây dựng tăng 8,74%;
Dịch vụ tăng 8,73%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong giai đoạn từ 2011-2014, cơ cấu kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng d ịch vụ - công nghi ệp - nông
nghiệp. Trong đó, tỷ trọng khu vực Nông lâm nghi ệp và thủy sản giảm từ 14,55%
(năm 2011) xuống còn 11,48% (năm 2014); tỷ trọng khu vực công nghi ệp - xây
dựng giảm từ 35,37% (năm 2011) xuống còn 32, 16% (năm 2014) nhưng tính riêng
lĩnh vực công nghi ệp thì có tăng nhẹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 49,36%
(năm 2011) lên 55,46% (năm 2014).
Bảng 2.1: Hiện trạng cơ cấu và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế
Đvt: %
So sánh So sánh
Chỉ tiêu 2011 2014 2015 2016 2014/2011 2016/2015
(+/-) (+/-)
Tổng GRDP 100 100
- Nông, lâm nghi ệp và 14,55 11,48 14,85 13.48 -3,7 -1,37
thủy sản
- Công nghi ệp, xây dựng 35,37 32,16 30,03 30,83 -3,21 +0,8
- Dịch vụ 49,36 55,46 47,93 48,13 +6.1 +0,2
Thuế SP trừ trợ cấp SP 0,72 0,91 7,19 7,55 +0,19 +0,36
Nguồn: Tổng hợp từ Niên Giám th ống kê năm 2016 và C ục Thống kê tỉnh TTH
Giai đoạn 2015-2016, số liệu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) được tính theo
phương pháp mới (giá cơ bản) thống nhất trong cả nước nên cơ cấu kinh tế có
sự thay đổi so với gian đoạn trước. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh
chuyển dịch tích cực theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa, phù h ợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
27
- Dân số và lao động: Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế
là 1,090 triệu người; đến năm 2016 đạt 1,149 triệu người. Xét về quy mô dân s ố thì
dân số của tỉnh qua các năm đều tăng lên nhưng mức tăng chậm. Lực lượng lao
động của tỉnh khá dồi dào. Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 580 nghìn
người, đến năm 2016 tăng lên 631 nghìn người, chiếm 54,9% dân số toàn tỉnh. Chất
lượng nguồn lao động của Thừa Thiên Huế còn th ấp, lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc đã được đào tạo nghề qua các năm có tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn th ấp,
đến năm 2016 mới đạt 23,9% so với tổng số lao động xã hội.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghi ệp: Đã hình thành
được 06 khu công nghi ệp với tổng diện tích 2.168,76 ha. Trong đó KCN Phú Bài có
diện tích 818,76 ha, KCN Phong điền 400 ha, KCN Tứ Hạ 250 ha, KCN La Sơn 300
ha, KCN Phú Đa 250 ha, KCN Quảng Vinh 150 ha. Có 01 khu kinh t ế Chân Mây -
Lăng Cô, 01 khu kinh tế cửa khẩu A Đớt. Toàn tỉnh hiện có 05 c ụm công nghiệp/10
cụm công nghi ệp được quy ho ạch đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, gồm cụm
CN An Hòa, c ụm N Thủy Phương, cụm CN Tứ Hạ, cụm CN Hương Hòa và c ụm CN
Bắc An Gia có t ổng diện tích quy hoạch chi tiết là 201,34 ha với diện tích đất công
nghi ệp phục vụ cho phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch
vụ công nghi ệp đã quy hoạch là 226,96 ha.
Tại khu công nghi ệp Phong Điền, đã có các công trình h ạ tầng xã hội phục
vụ cho KCN, cụ thể:
+ Khu nhà ở công nhân: Thực hiện Đề án phát tri ển phát triển nhà ở công nhân
lao động tại các Khu công nghi ệp, Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày
07/12/2011 của UBND tỉnh (trong đó quy hoạch phát triển nhà ở công nhân t ại KCN
Phong Điền với diện tích 104 ha), Công ty Scavi Huế đã đầu tư xây dựng nhà
ở cho công nhân lao động, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 400 công nhân lao
động và dự kiến sẽ xây dựng thêm 02 block tiếp theo đáp ứng khoảng 1.000 công
nhân. Ngoài ra, m ột số Nhà đầu tư như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam,
ổng Công ty Vigracera, ... đăng ký sẽ xây dựng nhà ở phục vụ cho công nhân lao
động tại KCN Phong Điền.
28
+ Về hạ tầng xã hội khác: theo quy hoạch chi tiết khu dân cư - dịch vụ khu công
nghi ệp Phong Điền đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt tại Quyết định số
2673/QĐ-UBND ngày 30/12/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp GCNĐT cho
dự án xây d ựng chợ Minh Tâm - chợ hạng 3 với tổng vốn đầu tư 8,6 tỷ đồng, diện tích
đất dự kiến 2.000 m
2
(đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2016) và d ự án
Trường mầm non Scavi phục vụ nhu cầu của con lao động đang làm việc tại KCN
với quy mô 600 tr ẻ, diện tích sử dụng đất 7.320 m
2
, tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng.
- Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 trường đại học và 22 cơ sở có đào tạo các
ngành nghề phục vụ cho các khu kinh tế, khu công nghi ệp, cụm công nghi ệp, trong
đó: Có 4 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp có d ạy nghề; 2 trường cao đẳng nghề,
3 trường trung cấp nghề và 6 trung tâm day ngh ề công l ập cấp huyện và 6 cơ sở có
đào tạo nghề.
Nhìn chung, hệ thống đào tạo của các trường đại học tương đối tốt, công tác
tuyển sinh thuận lợi vì Đại học Huế là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học
đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Riêng đối với hệ thống đào tạo nghề vẫn còn
gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất nhất là các trang thi ết bị hiện
đại phục vụ giảng dạy vẫn chưa đáp ứng nhu cầu; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn
thiếu; nhận thức của người lao động về học nghề vẫn chưa cao, tâm lý thích làm
thầy hơn làm thợ…
2.1.3. Quá trình phát tri ển ngành d ệt may Việt Nam và c ủa tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngành dệt may Việt Nam với vai trò là m ột ngành công nghi ệp được chính
thức hình thành từ cuối thế kỷ XIX, với sự ra đời của Nhà máy liên h ợp Dệt Nam
Định vào năn 1897. Đến năm 1976, các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu sang các
nước thuộc Khối Hợp đồng Tương trợ Kinh tế mà đối tác đầu tiên và quan tr ọng
nhất là Liên Xô c ũ thông qua các hợp đồng gia công . Theo thỏa thuận, Việt Nam
nhập khẩu bông t ừ Liên Xô c ũ và sau đó bán thành phẩm cho Liên Xô c ũ. Năm
1986, Việt Nam bắt đầu ký các h ợp đồng gia công kh ối lượng lớn với Liên Xô và
các nước Đông Âu, theo đó, các nước này cung cấp tất cả các nguyên li ệu và thiết
kế mẫu mã còn Vi ệt Nam thực hiện công đoạn sản xuất. Với các hợp đồng gia công
29
như vậy, ngành dệt may phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1987-1990; các xí
nghiệp dệt may được thành lập trên khắp cả nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động
và là ngu ồn đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.
Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
Đông Âu tan rã, Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn, thị trường xuất khẩu bị ảnh
hưởng mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến sự phát triển của nề n kinh tế nói chung và
ngành dệt may nói riêng. Trước tình hình đó, nhờ có chính sách phát tri ển kinh tế
hàng hóa nhi ều thành phần đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển. Năm
1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 350 triệ u USD, năm 1997 đạt 1,35 tỷ
USD. Hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi
nhọn của Việt Nam.
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới,
ngành dệt may ngày càng kh ẳng định được vị trí, vai trò quan tr ọng của mình.
Ngành dệt may luôn là m ột trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Với sự phát triển của công ngh ệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay ngh ề ngày càng
chiếm tỷ lệ lớn và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, ngành dệt may đạt
được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp tới 14-15% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa c ủa cả nước. Hiện nay, Việt Nam có quy mô d ệt may xuất khẩu đứng thứ
4 thế giới, cung ứng trên 4% tổng hàng dệt may tiêu thụ trên toàn th ế giới.
Song song với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, Trong những năm
qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là ngành công nghi ệp chủ lực và mũi
nhọn của tỉnh. Hiện nay, ngành dệt may chiếm 40,1% tỷ trọng công nghi ệp, 81,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa c ủa tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 26.700
lao động, góp ph ần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Trong giai đoạn 2013-2015, ngành dệt may Thừa Thiên Huế có s ự phát triển
khá nhanh (bình quân 20,5%/năm) nhờ xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các thành
phố lớn từ hai đầu Bắc - Nam về khu vực miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên
Huế để tận dụng nguồn lao động giá rẻ và được hưởng nhiều cơ chế chính sách ưu
đãi, do đó đạt tốc độ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2017 sự
phát triển của ngành dệt may tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước và mục tiêu của
30
quy hoạch phát triển ngành dệt may, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12,7%/năm (thấp
hơn chỉ tiêu Quy hoạch đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020 là 17,5 – 18%). Nguyên
nhân, sự phát triển của ngành hiện nay đang bộc lộ sự mất cân đối giữa các công
đoạn sản xuất: mạnh về lĩnh vực kéo sợi, may gia công xu ất khẩu, nhưng lại yếu và
thiếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và dệt nhuộm, vì vậy tỷ trọng
nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chiếm rất lớn, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn
thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may còn thi ếu tính ổn định và bền vững.
Bảng 2.2: Giá tr ị sản xuất và t ốc độ tăng trưởng của ngành d ệt may
tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 (Giá so sánh năm 2010)
Đơn vị: 1000 tỷ đồng
Giá tr ị sản xuất Tốc độ
STT 2013 2014 2015 2016 2017 tăng bq
(%/năm)
1 Công nghi ệp toàn tỉnh 18.021 19.425 21.659 24.560 28.200 11,8
2 Công nghi ệp chế biến 16.384 17.847 19.891 22.837 25.459 11,7
3 Công nghi ệp dệt may 8.009 9.267 9.682 10.485 11.309 9,0
- Dệt 2.942 3.370 3.681 4.190 4.436 10,8
- May 5.066 5.897 6.001 6.294 6.872 8,0
4 Tỷ trọng DM/CNCB (%) 48.8 51.9 48.6 45.9 44.4 -
5 Tỷ trọng DM/CN (%) 44.4 47.7 44.7 42.6 40.1 -
(Nguồn: Tổng hợp từ Niên Giám th ống kê 2015, 2016 và C ục Thống kê tỉnh TTH)
Theo số liệu của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, giá trị sản xuất ngành Dệt
May (giá 2010) năm 2017 đạt 11.309 tỷ đồng, chiếm 44,4% giá trị sản xuất ngành
công nghi ệp chế biến và 40,1% giá tr ị sản xuất toàn ngành công nghi ệp.
Tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghi ệp nói chung và công nghi ệp
chế biến coa nhưng có xu hướng giảm dần. Cụ thể tỷ trọng ngành dệt may trong
ngành công nghi ệp chế biến đã giảm từ 48,4% năm 2013 xuống còn 44,4% n ăm
2017. Tương ứng, tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghi ệp cũng giảm từ
44,4% năm 2013 xuống còn 40,1% n ăm 2017.
ốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 bình
quân là 9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011-2013 (đạt 22%).
31
2.2. Tình hình xuất khẩu hàng d ệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Quy mô xu ất khẩu
2.2.1.1. Sản lượng xuất khẩu:
Theo kết quả tổng hợp số liệu từ Niên Giám thống kê 2016, Cục Thống kê và
Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh
giai đoạn 2013-2017 đều tăng. Sản lượng xuất khẩu năm 2017 so với năm 2013 của
mặt hàng xơ, sợi dệt tăng 1,71 lần; hàng thêu tăng 1,13 lần; quần áo may sẵn tăng
1,41 lần; quần áo lót tăng 1,40 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013-
2017 tương ứng của từng mặt hàng lần lượt là: 14%, 3%, 9%, 9%.
Nếu so sánh theo từng giai đoạn thì tốc độ tăng của sản lượng xuất khẩu
trong giai đoạn 2015-2017 thấp hơn so với giai đoạn 2013-2015. Cụ thể: đối với
mặt hàng xơ, sợi dệt giai đoạn 2015-2017 tăng 13%, thấp hơn nhiều so với mức
tăng 52% của giai đoạn trước đó; tượng tự đối với sản phẩm may mặc, trừ mặt hàng
thêu xuất khẩu thì tốc độ tăng sản lượng các mặt hàng quần áo may sẵn và quần áo
lót giai đoạn 2015-2017 đều thấp hơn so với giai đoạn 2013-2015.
Số liệu cụ thể về sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai
đoạn 2013-2017 được thể hiện ở bảng số liệu sau:
32
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế
LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

More Related Content

What's hot

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt NamGiải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Namluanvantrust
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...huyền phạm
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹluanvantrust
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Luanvan84
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Logistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
Logistics - Những Vấn Đề Cơ BảnLogistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
Logistics - Những Vấn Đề Cơ BảnIESCL
 
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Đề tài: Chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị, 9đ
Đề tài: Chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị, 9đĐề tài: Chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị, 9đ
Đề tài: Chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị, 9đ
 
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
Luận án: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cản...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt NamGiải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng giày da Việt Nam
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty  cổ phần Dệt May H...
Báo cáo tìm hiểu hoạt động chuỗi cung ứng của Tổng Công ty cổ phần Dệt May H...
 
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường MỹThị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
Hoàn thiện các giải pháp MAR- MIX xuất khẩu hàng may mặc của công ty May 10 s...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Logistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
Logistics - Những Vấn Đề Cơ BảnLogistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
Logistics - Những Vấn Đề Cơ Bản
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...
Luận văn: Nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí M...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Đề tài thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử điểm cao
Đề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm caoĐề tài  thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử  điểm cao
Đề tài thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu công ty điện tử điểm cao
 
Khóa luận thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty tnhh m-holdings....
Khóa luận thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty tnhh m-holdings....Khóa luận thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty tnhh m-holdings....
Khóa luận thực trạng xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty tnhh m-holdings....
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 

Similar to LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfHanaTiti
 
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docxssusere3b882
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụhieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...https://www.facebook.com/garmentspace
 
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế (20)

Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
 
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdfQuản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
Quản lý đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội Hà Giang.pdf
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh...
 
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx
1.Luận văn_ Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu.docx
 
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn ThụXây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
Xây dựng chiến lược Marketing - mix tại công ty Cổ Phần giấy Hoàng Văn Thụ
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing - mix tại công ty cổ phần giấy hoàng ...
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh LinhLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Chợ Trên Địa Bàn Huyện Vĩnh Linh
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tỉnh Thừ Thiên Huế.docx
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tỉnh Thừ Thiên Huế.docxGiải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tỉnh Thừ Thiên Huế.docx
Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Dệt May Tỉnh Thừ Thiên Huế.docx
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ fintech trong thanh toán...
 
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPXUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM  – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung NguyênĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
ĐỀ TÀI: Hoạt động xuất nhập khẩu của cà phê Trung Nguyên
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, HAY!
 
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt NamYếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
 
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lýLV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
LV: Tăng cường công tác chống gian lận thương mại tại chi cục quản lý
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
 
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
Luận văn: Phát triển thị trường lao động ngoài nước đối với các nghề chất lượ...
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

LV: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TUẤN DŨNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018
  • 2. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TUẤN DŨNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế Chuyên ngành: Qu ản lý Kinh t ế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN TÀI PHÚC HUẾ, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi c ũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc. Học viên Nguyễn Tuấn Dũng i
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành lu ận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trước hết, tôi xin cám ơn đến PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã giành nhi ều thời gian, công s ức, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và hoàn thi ện luận văn này. Tôi xin c ảm ơn Trường Đại học Kinh tế, Đạ i học Huế cùng toàn th ể các giảng viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên c ứu. Tôi xin c ảm ơn Ban Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên Huế, các phòng ban của Sở Công Thương, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ cung cấp, các số liệu, các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác nh ằm giúp tôi có được những thông tin c ần thiết để hoàn thiện luận văn này. Tuy có nhi ều cố gắng, nhưng luận văn không th ể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các b ạn bè đồng nghiệp, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục tham gia ý ki ến đóng góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn. Tô i xin chân thành c ảm ơn./. Học viên Nguyễn Tuấn Dũng ii
  • 5. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên h ọc viên: NGUYỄN TUẤN DŨNG Chuyên ngành: Qu ản lý kinh t ế Định hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016 -2018 Người hường dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TÀI P ÚC Tên đề tài: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAYTỈNH THỪA THIÊN HU Ế Mục đích và đối tượng nghiên cứu: - Mục đích: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời kỳ hội nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp, phân tích. Các kết quả nghiên cứu chính: - Khái quát được cơ sở lý lu ận và th ực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. - Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017; nêu rõ nh ững kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế. Học viên Nguyễn Tuấn Dũng iii
  • 6. DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CN : Công nghi ệp CNCB : Công nghi ệp chế biến CTTPP : Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương DN : Doanh nghiệp DM : Dệt may EU : Liên minh Châu Âu LĐ : Lao động FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tự do GDP : Tổng sản phẩ m quốc nội KCN : Khu công nghi ệp TPP : Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TTH : Thừa Thiên Huế UBND : Ủy ban nhân dân t ỉnh USD : Đô la Mỹ XNK : Xuất nhập khẩu XK : Xuất khẩu WTO : Tổ chức thương mại thế giới iv
  • 7. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT............................................................................................iv MỤC LỤC.....................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU..............................................................................................................viii PHẦN I. MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu...........................................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể:.................................................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu:........................................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập số liệ u:....................................................................................................3 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích:.............................................................................................3 5. Cấu trúc lu ận văn.................................................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU..........................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY...................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý lu ận về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.......................................................5 1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của hàng dệt may.....................................................................................................9 1.1.3. Vai trò c ủa của xuất khẩu hàng dệt may...........................................................................9 1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng......................................................................................10 1.1.5. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.........12 v
  • 8. 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa..........................................13 1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.................................................15 1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may..........................15 1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số nước trên thế giới và của các địa phương trong nước..................................................................................................................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ÀNG...........................26 DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế GIAI ĐOẠN 2013-2017..................................26 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên c ứu..........................................................................26 2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................26 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội..........................................................................................................27 2.1.3. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt am và của tỉnh Thừa Thiên Huế ..29 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế............................................32 2.2.1. Quy mô xu ất khẩu.....................................................................................................................32 2.2.2. Chủ thể tham gia xuất khẩu:..................................................................................................37 2.2.3. Sản phẩm và quản lý ch ất lượng sản phẩm:..................................................................46 2.2.4. Thị trường và đối thủ cạnh tranh.........................................................................................48 2.2.5. Phương thức sản xuất phục vụ xuất khẩu:......................................................................56 2.2.6. Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may........................................................................57 2.3. Đánh giá về công tác qu ản lý nhà n ước đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may..................................................................................................................................58 2.3.1. Công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà n ước.......................58 2.3.2. Công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗ trợ...............................................................63 2.3.3. Công tác phát tri ển nguồn nhân lực..................................................................................68 2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may................................................70 2.4.1. Kết quả đạt được.........................................................................................................................70 2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................................................................70 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU.................74 HÀNG D ỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế....................................................................74 3.1. Bối cảnh tác động đến xuất khẩu hàng dệt may...............................................................74 3.1.1. Bối cảnh quốc tế.........................................................................................................................74 vi
  • 9. 3.1.2. Bối cảnh trong nước..................................................................................................................77 3.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế..............78 3.2.1. Định hướng...................................................................................................................................78 3.2.2. Mục tiêu..........................................................................................................................................79 3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế........79 3.3.1. Giải pháp về phát triển thị trường.......................................................................................79 3.3.2. Giải pháp về phát triển và tăng cường liên kết các doanh nghiệp dệt may......81 3.3.3. Giải pháp về phát triển sản phẩm........................................................................................82 3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát tri ển nguồn nhân lực...................................................83 3.3.5. Giải pháp về phát triển khoa học và công ngh ệ..........................................................87 3.3.6. Giải pháp về phát triển công nghi ệp hỗ trợ...................................................................87 3.3.7. Tăng cường công tác qu ản lý nhà n ước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may:...............................................................................................................................................................89 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ..................................................................................90 1. Kết luận...................................................................................................................................................90 2. Kiến nghị................................................................................................................................................91 TÀI LI ỆU THAM KHẢO.................................................................................................................93 Quyết định Hội đồng chấm luận văn Nhận xét của phản biện 1 Nhận xét của phản biện 2 Biên bản của Hội đồng chấm luận văn Bản giải trình nội dung chỉnh sữa luận văn Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn vii
  • 10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030........... 16 Bảng 2.1: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................................... 27 Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 (Giá so sánh năm 2010)................................................... 31 Bảng 2.3: Sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013- 2017 ...........................................................................................................................33 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 ...................................................................................................................................34 Bảng 2.5: Một số Doanh nghiệp có kim ng ạch xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.................................................................................................................. 35 Bảng 2.6: Giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế ...... 36 Bảng 2.7: Số lượng DN dệt may xuất khẩ u tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo ngành kinh tế........................................................................................................................ 37 Bảng 2.8: Số lượng DN dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo thành phần kinh tế ............................................................................................................... 38 Bảng 2.9: Phân bố các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ...........................................................................................................................39 Bảng 2.10: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp dệt may tỉnh đang hoạt động phân theo ngành kinh t ế ........................................................... 40 Bảng 2.11: Số lượng lao động ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017......................................................................................................... 42 Bảng 2.12: Trình độ chuyên môn lao động ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế ... 42 Bảng 2.13: Tổng hợp về việc thành lập phòng/b ộ phận phụ trách XNK năm 2017 của các DN dệt may xuất khẩu.................................................................................. 44 Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình công nghệ, thiết bị của các DN dệt may xuất khẩu 45 Bảng 2.15: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 phân theo loại hình kinh tế................................................................................................. 47 viii
  • 11. Bảng 2.16: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017.....................................................................................................................................................48 Bảng 2.17: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các DN dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế 50 Bảng 2.18: Đánh giá của doanh nghiệp về ưu điểm/hạn chế so với đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................53 Bảng 2.19: Cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................................................................................................55 Bảng 2.20: Tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may giai đoạn 2013-2017....58 Bảng 2.21: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà n ước về xuất khẩu...........................................................................61 Bảng 2.22: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗ trợ xuất khẩu..............................................................................................................................66 Bảng 2.23: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác Phát triển nguồn nhân lực...................................................................................................................................................................69 ix
  • 12. PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu Trong những năm qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 18,1%) và là ngành công nghi ệp mũi nhọn của tỉnh. Đến năm 2017, ngành dệt may chiếm 40,1% tỷ trọng công nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 26.900 lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. Ngành dệt may đã gia nhập sân chơi toàn cầu khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Việt Nam ký hàng lo ạt FTAs (hiệp định thương mại tự do song phương). Điều này đã khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trên địa bàn tỉnh đã tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 29,72 triệu USD, tăng 34,61% so với năm 2006; năm 2008 đạt 49,57 triệu USD, tăng 66,77%; năm 2009 đạt 90,90 triệu USD, tăng 83,40%; năm 2010 đạt 188,62 triệu USD, tăng 107,49%; năm 2011 đạt 273,08 triệu USD, tăng 44,78%; năm 2012 đạt 352,48 triệu USD, tăng 29,07%; năm 2013 đạt 423,17 triệu USD, tăng 20,05%; năm 2014 đạt 493,52 triệu USD, tăng 12,89%; năm 2015 đạt 516,99 triệu USD, tăng 8,23%; năm 2016 đạt 582,59 triệu USD, tăng 12,69% so với năm 2015; năm 2017 đạt 638,75 triệu USD và chiếm đến 79,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa c ủa toàn tỉnh. Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại; đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn th ấp. Chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu của tỉnh, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu còn y ếu và thiếu đồng bộ. Các DN chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công ngh ệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, tham gia vào khâu t ạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN chưa chủ động nắm bắt những cơ hội để thâm nhập và khai thác th ị trường xuất khẩu một cách hiệu quả, đặc biệt là các th ị trường mà Việt Nam đã ký k ết các hiệp 1
  • 13. định thương mại tự do song phương và đa phương. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc (chiếm hơn 50% tổng kinh ngạch nhập khẩu của hơn 30 thị trường nhập khẩu trên thế giới). Đáng chú ý là dệt may hiện phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, chiếm đến 55% tổng kinh ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trong khi xuất khẩu dệt may của các DN tỉnh Thừa Thiên Huế sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ không đáng kể. Công nghi ệp hỗ trợ chưa phát triển, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên phụ liệu sản xuất, đặc biệt là nguyên phụ liệu gia công (gia công vẫn là hình thức chủ yếu), cho thấy tính bền vững của xuất khẩu không cao, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài. Với những lý do trên, tôi ch ọn nghiên cứu Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thự c trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý lu ận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu; - Phân tích thực trạng xu ất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017; - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2025. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời kỳ hội nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế - hời gian: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2013-2017; đề xuất giải pháp đến năm 2025. 2
  • 14. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: 4.1.1 Số liệu thứ cấp: - Thu thập từ các báo cáo, văn bản, số liệu của cơ quan quản lý nhà n ước có liên quan như Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Cục Hải Quan, Cục Thống kê... - Thu thập từ nguồn thông tin trên các ấn phẩm, báo chí; website của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp… 4.1.2 Số liệu sơ cấp: - Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở điều tra, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng: + Đối với DN: Hiện nay, trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế có 33 DN có ho ạt động xuất khẩu hàng dệt may; mỗi một DN đều có người phụ trách vấn đề xuất khẩu và đây là các đối tượng am hiểu về hoạt động xuất khẩu của DN. Vì vậy, tiến hành gửi phiếu khảo sát cho các đối tượng này để thu thập thêm thông tin v ề DN, lấy ý ki ến đánh giá công tác qu ản lý nhà n ước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh. + Đối với cơ quan quản lý nhà n ước: Tiến hành phỏng vấn (trực tiếp, qua điện thoại), gửi phiếu khảo sát cho 10 chuyên gia đang công tác tại Sở Công Thương, Cục Hải Quan. Đây là những chuyên gia có ki ến thức, am hiểu sâu về hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Nội dung phỏng vấn, khảo sát tập trung vào nội dung: cơ chế, chính sách; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và các gi ải pháp để đẩy mạnh đối xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh. 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích: - Phương pháp thống kê mô t ả: Sử dụng phương pháp thống kê mô t ả để tính toán, so sánh t ần suất, tỷ lệ phần trăm của kết quả đánh giá về những chỉ tiêu của từng vấn đề nghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận. - Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu thống kê được qua các năn để thấy được tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may. 3
  • 15. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia là 3 phần: - Phần I. Mở đầu - Phần II. Nội dung nghiên cứu: Gồm có 3 chương: + Chương 1. Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. + Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệ t may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017. + Chương 3. Định hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế Phần III. Kết luận. 4
  • 16. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LU ẬN VÀ TH ỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG D ỆT MAY 1.1. Cơ sở lý lu ận về hoạt động xuất khẩu hàng d ệt may 1.1.1. Một số khái ni ệm 1.1.1.1. Thương mại: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các ho ạt động nhằm mục đích sinh lợi khác . Hàng hoá được mua bán bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai… Mua bán hàng hoá là ho ạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nh ận thanh toán; bên mua có ngh ĩa vụ thanh toán cho bên bán, nh ận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có ngh ĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nh ận thanh toán; bên s ử dụng dịch vụ có ngh ĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận [8]. Theo nghĩa rộng: Thương mại là một quá trình từ mua đến bán vì mục đích lợi nhuận. Theo nghĩa này, thương mại có đặc điểm là: thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, và bao gồm các hành vi hướng đến lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp: Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên th ị trường. Theo nghĩa này, thương mại có các đặc điểm sau: thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là l ĩnh vực phân phối trao đổi hàng hóa. 1.1.1.2. Xuất khẩu: a) Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là vi ệc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh th ổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [8]. 5
  • 17. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát tri ển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng ch ỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát tri ển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thi ết bị công ngh ệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các DN tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và th ời gian. Nó có th ể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. b) Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu: - Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu do một DN trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho m ột DN nước ngoài thông qua các t ổ chức của chính mình. Để có th ể xuất khẩu trực tiếp, DN phải có b ộ phận chuyên trách xu ất khẩu. Bộ phận này có th ể độc lập với bộ phận bán hàng trong nước và được cung cấp tài chính theo yêu cầu. Nhân viên c ủa bộ phận này nhất thiết phải được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương. - Xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xu ất khẩu và nhà nh ập khẩu phải thông qua m ột người thứ ba, người này là trung gian. - Xuất khẩu gia công u ỷ thác: Xuất khẩu gia công u ỷ thác là m ột hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành ph ẩm cho các xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí ủy thác theo thoả thuận với các xí nghiệp ủy thác. 6
  • 18. - Xuất khẩu ủy thác: Xuất khẩu ủy thác là hình thức xuất khẩu trong đó DN xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm th ủ tục xuất khẩu, sau đó DN được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có th ể phát triển mạnh khi DN đại diện cho người sản xuất có uy tín và trình độ nghiệp vụ cao trên th ị trường quốc tế. - Gia công xu ất khẩu: Là hoạt động mà một bên - bên đặt hàng - giao nguyên vật liệu, có khi c ả máy móc, thi ết bị và chuyên gia bên kia - bên nhận gia công - để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và tr ả tiền công cho bên làm hàng g ọi là hoạt động gia công. Khi ho ạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xu ất khẩu. Như vậy, gia công xu ất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hóa, nhưng không để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do tiền công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xu ất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được ở nước sở tại. - Phương thức mua bán đối lưu: Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau có giá tr ị tương đương, người ta còn g ọi phương thức này là xu ất khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng. Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên th ị trường) lâu, do vậy không k ịp tiến độ sản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh ho ạt. 7
  • 19. - Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm: Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổ chức vào một thời gian và một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá c ủa mình và tiếp xúc v ới người mua để ký hợp đồng mua bán. Triển lãm là vi ệc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công nghi ệp. Triển lãm liên quan ch ặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các lo ại hàng hoá nh ằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay ngoài các m ục đích trên, hội chợ triển lãm còn t rở thành nơi để giao dịch ký kết hợp đồng cụ thể. - Xuất khẩu tại chỗ: Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuy ển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc DN bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng ph ổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các DN bán hàng s ẽ thu được lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các th ủ tục bán hàng, qu ản lí được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độ quay vòn g sản phẩm nhanh hơn. - Tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là s ự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. - Chuyển khẩu: Trong đó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của hình thức này là hàng h oá được miễn thuế xuất khẩu [8]. 1.1.1.2. Thúc đẩy xuất khẩu hàng d ệt may: Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng dệt may mà trong đó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và DN nhằm tạo ra cơ hội và khả năng để tạo ra giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 8
  • 20. 1.1.2. Đặc điểm của hàng d ệt may 1.1.2.1. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu th ụ: Sản phẩm phong phú, đa dạng tùy thu ộc vào đối tượng tiêu dùng khác nhau thì nhu cầu sẽ khác nhau; sản phẩm mang tính thời trang cao, mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu thay đổi thường xuyên; mang tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào thu nhập, thói quen c ủa người tiêu dùng. 1.1.2.2. Đặc điểm về sản xuất: Sử dụng nhiều lao động giản đơn nên sản xuất hàng dệt may thường phát triển ở các nước đang phát triển, phát huy được lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá nhân công r ẻ. 1.1.2.3. Đặc điểm về thị trường: Các nước nhập khẩu đều có nh ững chính sách để bảo hộ chặt chẽ đối với hàng dệt may để kiểm soát về các tiêu chu ẩn, chất lượng về môi trường và xã h ội… 1.1.3. Vai trò c ủa của xuất khẩu hàng d ệt may 1.1.3.1. Tạo nguồn thu nhập, tích lũy ngoại tệ cho đất nước; đảm bảo cho việc nhập khẩu các nguyên ph ụ liệu, thiết bị máy móc s ản xuất hiện đại phục vụ cho sự nghiệp công ghi ệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 1.1.3.2. Tạo điều kiện mở rộng quy mô s ản xuất, kéo theo các ngành khác phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.1.3.3. Giúp s ử dụng hiệu quả các ngu ồn lực có s ẵn và l ợi thế so sánh c ủa quốc gia; kích thích đổi mới công ngh ệ sản xuất cho nền kinh tế nói chung và DN ngành dệt may nói riêng; gi ải quyết các v ấn đề an sinh xã h ội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, nhất là lao động nữ. 1.1.3.4. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan h ệ kinh tế đối ngoại của đất nước; tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với thị trường bên ngoài, thi ết lập được nhiều mối quan hệ, hợp tác kinh doanh v ới nhiều đối tác; góp ph ần quảng bá thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia. 9
  • 21. 1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng d ệt may Việt Nam nói chung và t ỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng 1.1.4.1. Năng lực cạnh tranh: a) Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tính ổn định của chính trị và an toàn xã h ội; tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương nên có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. b) Trang thiết bị máy móc, công ngh ệ sản xuất của ngành dệt may nước ta đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90% (Thừa Thiên Huế là 70% DN sử dụng công nghệ hiện đại). Các sản phẩm có ch ất lượng ngày càng t ốt hơn, được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản chấp nhận. c) Việt Nam Nói ch ung và Thừa Thiên Huế nói riêng c ó l ợi thế về lực lượng lao động, giá nhân công r ẻ, lao động có tính cần cù, ch ịu khó h ọc tập nâng cao kỹ năng, tay nghề nên phù h ợp với ngành dệ t may. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh này của ngành dệt may đang có xu hướng giảm sút khi lương tối thiểu đang được điểu chỉnh tăng dần; nguồn nhân lực kỹ thuật cao thiếu hụt; chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm còn cao h ơn các đối thủ cạnh tranh khác. Năng suất lao động thấp; tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7,0% của Xin-ga-po; 17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của In-đô-nê-xi-a; 56,7% của Phi-li-pin và bằng 87,4% năn suất lao động của Lào. Đáng chú ý là chênh l ệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng [14]. d) Thị phần hàng dệt may của nước ta còn nh ỏ hơn nhiều đối với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là nước làng giềng Trung Quốc - đối thủ cạnh tranh chính trong xuất khẩu hàng dệt may - chiếm tới 40% tổng xuất khẩu hàng dệt may, trong khi đó, tỷ trọng tương ứng của Việt Nam chỉ khoảng 3%, khoảng 31 tỷ USD [4]. đ) Mặc dù th ời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện việc cải cách hành chính nhưng thủ tục hành chính vẫn còn r ườm rà, chồng chéo; chi phí chính thức lẫn không chính thức vẫn còn cao, tạo gánh nặng cho DN. Ngoài ra, áp l ực tỷ giá khiến 10
  • 22. hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng kém cạnh tranh hơn khi xu hướng phá giá đồng nội tệ so với đồng USD của các nước xuất khẩu dệt may đang diễn ra mạnh mẽ. 1.1.4.2. Khả năng chủ động về nguyên vật liệu: Ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa chủ động về nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất mà phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. iện nay, Việt Nam mới cung cấp được 0,3% nhu cầu về bông, 40% nhu c ầu xơ, còn l ại là phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan. Sản lượng sợi đạt 1,4 tri ệu tấn/năm nhưng hơn 70% là xuất khẩu; trong khi đó lại nhập khẩu gần 0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Khâu dệt vải tạ o ra gần 2,8 tỷ mét vải/năm (chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét v ải từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, những nước không tham gia các Hi ệp định thương mại tự do lớn như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%) [2]. Đây sẽ là rào c ản đối với ngành dệt may trong tiến trình hội nhập sắp tới. Riêng đối với Thừa Thiên Huế, 100% nguyên liệu bông; khoảng 80% nguyên liệu vải may được nhập khẩu từ nước ngoài. 1.1.4.3. Năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn c ầu: Chuỗi giá trị ngành dệt may được thực hiện qua các công đoạn sản xuất bông cung cấp nguyên liệu thô; các ph ụ kiện như tơ, sợi; dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến công đoạn may mặc. Trong chuỗi sản xuất liên hoàn đó, Việt Nam mới chỉ thực hiện tốt khâu cuối cùng là may m ặc nhưng cũng là công đoạn có giá tr ị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu thấp nhất. Có t ới 70% DN xuất khẩu theo CMT - gia công; 20% là FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng tr ực tiếp không qua trung gian) và 2,9% theo hình thức ODM (tự thiết kế, sản xuất) và chỉ có 1% DN theo OBM (làm tất cả các khâu s ản xuất ra thành phẩm và tự phân phối). Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế thì tỷ lệ DN xuất khẩu theo CMT còn cao h ơn, chưa có DN xuất khẩu theo ODM và OBM. 1.1.4.4. Khả năng đáp ứng các tiêu chu ẩn về môi trường và xã h ội: Hiện nay, các nước trên thế giới, nhất là các nước có n ền kinh tế phát triển luôn c ó xu hướng quy định chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nh ập khẩu, trong đó có sản phẩm dệt may như quy định về giải quyết việc tiêu thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không khí, xử lý n ước thải và thải bỏ phế thải; các mặt hàng dệt may khi xuất 11
  • 23. khẩu sang thị trường EU bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chu ẩn về môi trường, tiêu chuẩn về an toàn và s ức khỏe của người tiêu dùng như quy định pháp lý v ề thuốc nhuộm chứa azo sinh ra chất gây ung thư. Bên cạnh đó, phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định về điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động như Hệ thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội AHSAS 18001 của Anh hay ệ thống tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ… 1.1.5. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam thực hiện công cu ộc đổi mời từ năm 1986 và từ năm 1995 bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại, tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng giúp nước ta ngày càng hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, xây dựng và thực thi các chiến lược xuất nhập khẩu cho từng thời kỳ và hoạt động xuất khẩu đã đạt được nh ững thành tựu nhất định. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu r ộng hiện nay, nh ất là việc tham gia các FTA thế hệ mới, bên cạnh những khó khăn, thách thức thì cơ hội cũng rất lớn, cụ thể: - Việc thực hiện các cam kết FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho DN Việt Nam về xuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công ngh ệ và lâu dài hơn được hưởng từ cải cách thể chế, hệ thống các thiết chế pháp luật theo các điều kiện và cam kết. - Việc được xóa b ỏ tới 99% các loại thuế quan theo các cam kết, các DN Việt Nam sẽ có nhi ều cơ hội tăng thị phần xuất khẩu. Các ngành d ự kiến được hưởng lợi nhiều là những ngành hàng xu ất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, hàng nông s ản. - Tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua s ự gia tăng xuất khẩu và thu hút ngu ồn vốn FDI; góp ph ần tích cực vào giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. - Thúc đẩy cải cách và tái c ấu trúc n ền kinh tế theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh để phát triển nhanh và bền vững. Đối với ngành dệt may, quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra các thị trường mới, rộng lớn hơn, đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu của 12
  • 24. Việt Nam trở nên đa dạng hơn với nhiều yêu cầu phức tạp hơn, từ đó thúc đẩy việc cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các m ặt hàng xuất khẩu. Mặt khác hàng dệt may Viêt Nam có th ể thâm nhập được vào các th ị trường trọng điểm, khó tính như Mỹ (chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), Nhật Bản (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam) [2]. Không ch ỉ mở ra thị trường mới cho xuất khẩu, hội nhập quốc tế cũng giúp ngành dệt may tìm kiếm được các thị trường cung cấp nguyên liệu mới, với giá cả và chất lượng tốt hơn. 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa 1.1.6.1. Sản lượng xuất khẩu : Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lương hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của DN. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản xuất của DN. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa lớn chứng tỏ quy mô DN lớn, năng lực sản xuất cao. Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng hóa xuất khẩu, có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau : - Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Q1 – Q0 Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốc. Q1 là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại. Q0 là sản lượng h àng xuất khẩu ở kỳ gốc. Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng m ạnh sản lượng hàng hóa xuất khẩu. - Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ phát triển xuất khẩu hàng hóa đang bị chững lại. Còn g tăng mạnh thể hiện sự bứt phá trong phát triển xuất khẩu hàng hóa . g(%) = ∆Q/Q0 x 100% 13
  • 25. 1.1.6.2. Kim ngạch xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng hóa tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, t ừ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một DN, tổ chức hay quốc gia nào. Công th ức tính : M = P x Q; trong đó: M : kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó P : Giá bán m ặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu Q : Số lượng hàng hóa xu ất khẩu – Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu : ∆M = Mt – M0 Trong đó ∆M : Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu Mt : Kim ngạch xuất khẩu năm t M0: Kim ngạch xuất khẩu năm gốc – Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu : g(%) = ∆M/ M0 x 100% Trong đó g: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô của mặt hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu ∆M và g càng l ớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao, chứng tỏ DN ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu. 1.1.6.3. Chất lượng hàng xuất khẩu : Phát triển xuất khẩu hàng hóa không th ể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát tri ển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng hóa không ng ừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá tr ị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị DN, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng. 1.1.6.4. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. 14
  • 26. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Công th ức tính: R (A) = M (A)/ M x 100% Trong đó R(A) : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M(A) : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M : Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng 1.1.6.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu : Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu. 1.1.6.6. Cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu : Đó là việc thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn. Bằng việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa như các tổ chức DN, hợp tác xã, DN tư nhân, DN Nhà nước ..sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, qua đó thúc đẩy năng lực và hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra động lực cho phát triển xuất khẩu hàng hóa . 1.1.6.7. Các chỉ tiêu định lượng khác như: lợi nhuận xuất khẩu, hiệu quả kinh tế của xuất khẩu... 1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt độ ng xuất khẩu hàng d ệt may 1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng d ệt may Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may được xác định tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghi ệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghi ệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.2.1.1. Quan điểm: - Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hi ện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các DN còn y ếu, mẫu mã thời trang 15
  • 27. chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời. - Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát tri ển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành [15]. 1.2.1.2 . Mục tiêu - Xây dựng ngành công nghi ệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghi ệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có kh ả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; t ạo nhiều việc làm cho xã h ội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới; - Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý ch ất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế [15]. Bảng 1.1: Các m ục tiêu cụ thể của ngành d ệt may Việt Nam đến năm 2030 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400 3. Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500 - Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200 - Vải các loại Tr. m 2 1.500 2.000 4.500 - Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000 4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70 Nguồn: Quy hoạch phát tri ển ngành công nghi ệp dệt may Việt Nam 16
  • 28. 1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d ệt may của một số nước trên thế giới và c ủa các địa phương trong nước 1.2.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d ệt a) Kinh nghiệm của Ấn Độ [8]: may của một số nước trên thế giới: Ngành dệt may của Ấn Độ được thành lập từ một vài thập kỷ trước và là m ột trong những ngành công nghi ệp lâu đời nhất của nước này. Ngoài ra, đây cũng là một trong các ngành có m ức đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng xuất khẩu quốc của Ấn Độ, lên tới 15%. Ngành công nghi ệp dệt may Ấn Độ hiện có 51 tri ệu nhân công tr ực tiếp và 68 triệu nhân công gián ti ếp. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 40 tỉ USD (Cục Xúc ti ến thương mại-Tăng trưởng dệt may tại Ấn Độ). Những biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ có th ể kế đến là: - Thực hiện một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu như Chương trình tập trung vào thị trường, Chương trình tập trung vào sản phẩm và kết hợp cả hai chương trình này nhằm mở rộng thị phần hàng dệt may Ấn Độ tại nhiều quốc gia. - Thực hiện hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động xúc ti ến xuất khẩu theo Chương trình chủ động tiếp cận thị trường (MAI). - Ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động xúc ti ến xuất khẩu theo Chương trình Hỗ trợ phát triển thị trường (MDA) giao cho Hội đồng Xúc ti ến Xuất khẩu Dệt may Ấn Độ thực hiện trên cơ sở kế hoạch hành động hàng năm. - Chương trình hoàn thuế được áp dụng với các nguyên liệu nhập khẩu hoặc các nguyên li ệu được sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa xu ất khẩu bị đánh thuế tiêu thụ. Các DN xuất khẩu Ấn Độ có quy ền yêu cầu hạn chế hoặc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế hải quan đã được nhà cung cấp của minh thanh toán. - Chương trình xúc tiến xuất khẩu tư liệu sản xuất (ECGC) là một trong những sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra từ đầu những năm 1990. Chương trình này cho phép các DN xuất nhập khẩu máy móc thi ết bị với giá cả phải chăng, đồng thời tạo điều kiện cho họ làm ra các sản phẩm có ch ất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Chương trình này cũng đưa ra gói tín dụng nhằm đảm bảo với các ngân hàng trong trường hợp DN xuất khẩu không th ể hoàn trả khoản nợ của mình, ECGC sẽ 17
  • 29. bồi thường một phần thiệt hại cho ngân hàng, giú p cho các DN xuất khẩu sớm nhận được các khoản hỗ trợ đầy đủ từ phái ngân hàng. - Thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên ph ụ liệu dệt may, nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng quần áo may sẵn. b) Kinh nghiệm của Trung Quốc [9]: - Về chính sách thuế quan: Trung Quốc thực hiện đúng lịch trình giảm thuế cam kết với WTO về xuất khẩu từ ngày 01 tháng 8 năm 2005, bãi bỏ thuế xuất khẩu 17 mặt hàng dệt. Trung Quốc khuyến khích sản xuất các mặt hàng có ch ất lượng và giá trị cao thông qua m ức thuế suất thấp, đánh thuế tuyệt đối từ 0,2 – 0,3RMB/ sản phẩm lên các s ản phẩm có ch ất lượng bình thường. Như thế, các DN trong nước sẽ mạnh dạn đầu tư, cải tiến công ngh ệ để sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, DN sẽ được hoàn 15% thuế VAT phải đóng cho Chính phủ và giảm thêm 1% thuế xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may. - Về chính sách mở cửa nền kinh tế: Trung Quốc xây dựng nhiều khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế… nhằm khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích khối DN này sử dụng nguồn nguyên liệu, nhân lực và công ngh ệ trong nước, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín, góp phần giảm chi phí sản xuất, ít chịu biến động của thị trường thế giới. - Về giám sát ch ất lượng sản phẩm và xây d ựng thương hiệu: Việc áp dụng các tiêu chu ẩn như ISO 9000, ISO 14000 được Chính phủ nước này quan tâm và khuyến khích. Chính phủ ủng hộ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đồng thời tổ chức quản lý và giám sát ch ặt chẽ vấn đề thương hiệu, nỗ lực giúp đỡ DN trong công tác xúc ti ến thương mại… - Liên kết chặt chẽ các DN trong ngành. Các DN, các hi ệp hội và Chính phủ có sự liên kết rất chặt chẽ và tạo thành một khối thống nhất cạnh tranh trên thị trường nước ngoài; tạo cầu nối giữa Chính phủ và DN, bảo vệ các DN trong ngành t ại thị trường thế giới, cùng nhau th ực hiện chung một kế hoạch, chiến lược kinh doanh đề ra nhằm bảo vệ thị phần, bảo vệ thương hiệu cho nhau tại thị trường nước ngoài. - ạo dựng nguồn nguyên liệu ổn định. Đào tạo nguồn lao động tay nghề cao, đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát tri ển, đầu tư công nghệ, cải thiện dây chuyền sản 18
  • 30. xuất. Đây là những biện pháp mà h ầu hết các DN ngành d ệt may Trung Quốc thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và ngày càng cho ra nhiều mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng. - Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc một mặt thực hiện chiến lược tiếp tục khai thác để tăng mức xuất khẩu hàng dệt may trên các th ị trường hiện có; một mặt tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Trung Quốc đã thực hiện phân đoạn thị trường rất hợp lý căn cứ theo trình độ nền kinh tế (nhóm A, B, C); theo qui mô thị trường (cấp I, II); theo vị trí địa lý. Với việc phân đoạn thị trường như trên, Trung Quốc có thể tận dụng, khai thác hiệu quả các thị trường thông qua vi ệc am hiểu mức sống thu nhập đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc, tác động của địa lý khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường, trình độ dân cư, khả năng cung ứng các mặt hàng hiện có của từng loại thị trường. c) Kinh nghiệm của Thái Lan [4]: - Hỗ trợ tín dụng, tài chính, tiền tệ: Chính sách ưu đãi của Chính phủ cho phép các ngân hàng tìm ngu ồn vốn trung và dài h ạn để hỗ trợ DN hiện đại hóa thi ết bị, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ cao đối với các DN sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách ưu đãi của Thái Lan cho cá c DN nhằm thu hút nhi ều hơn vốn nước ngoài bao gồm chính sách khuyến khích về thuế và cả các biện pháp phi thuế. Điều chỉnh chính sách tỷ giá trên nguyên t ắc thả nổi các điều tiết theo tín hiệu thị trường. Sử dụng khá linh hoạt công cụ lãi suất nhằm ổn định hóa kinh t ế vĩ mô. Điều hành tài chính công và n ỗ lực lành mạnh hóa cán cân tài chính của Chính phủ mà phần quan trọng nhất là điều hành chính sách thuế. Tăng cường quản lý vốn vay bên ngoài, trong đó đặc biệt chú trọng tới nguồn vốn vay ngắn hạn. Các chính sách quản lý nguồn vốn vay không chỉ bó hẹp trong các giải pháp kiểm soát mang tính chất hành chính, mà còn ph ải thực thi nhiều chính sách khác nhằm minh bạch hóa nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn. - Xây dựng kế hoạch kinh tế: Chính phủ nước này đã đưa ra những kế hoạch kinh tế, các chiến lược phát triển ngành công nghi ệp dệt may theo từng giai đoạn, vạch rõ m ục tiêu và quy ho ạch tổng thể phát triển ngành trong sản xuất và xuất khẩu. 19
  • 31. - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Các DN Thái Lan huy động vốn từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các trung tâm công nghi ệp, logistics mang tầm khu vực; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thi ết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các DN Thái Lan di chuyển lên cao hơn trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng. - Tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định: Các DN Thái Lan r ất chú tr ọng đến nguồn cung nguyên liệu, không nh ững chỉ lo phát triển sản xuất mà họ còn có k ế hoạch liên kết với nhà nông trong quy ho ạch sản xuất nguồn bông v ải, kế hoạch thu mua, đảm bảo không để bị động về nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giao hàng. - Chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ: Trong chiến lược định hướng xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm tới chính sách giáo dục đào tạo, chính sách phát triển khoa học công nghệ. Mục đích của các chính sách này là cung c ấp kiến thức, nghề nghiệp cho người lao động; phát triển nền kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cấu trúc cơ bản của khoa học công nghệ, thúc đậy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và phát tri ển, tăng cường hiệu quả chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin dữ liệu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất xuất khẩu. Thái Lan chủ trương đa dạng hóa chủ thể kinh tế xuất khẩu, bao gồm: Công ty công c ộng, công ty trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức kinh doanh nhà nước, tư nhân; hợp tác xã, các nhóm nông dân. Đạo luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành năm 1979, sau đó được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện phù h ợp với từng giai đoạn CNH định hướng xuất khẩu. - Về thị trường và hỗ trợ xuất khẩu: Thái Lan hiện quan hệ thương mại với khoảng trên 240 nước và xuất khẩu các mặt hàng: nông s ản, thực phẩm chế biến, hải sản, nguyên vật liệu, các mặt hàng chế tạo, hàng dệt may, hàng nhựa, hóa chất.. Các đối tượng thương mại của Thái Lan cũng rất đa dạng: các nước công nghiệp phát triển: Nhật Bản, Mỹ, các nước Liên minh EU, sau đó là các nền kinh tế ở Đông Bắc Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc), rồi đến các quốc gia đang phát triển ASEAN và Trung Quốc v.v… 20
  • 32. Chính phủ tập trung vào ưu tiên các khoản vay đối với ngành công nghi ệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Cải cách toàn diện cơ chế và hệ thống xuất - nhập khẩu. Thực hiện các chính sách nhằm tiến tới tự do hóa về tài chính, thương mại và đầu tư. Giảm bớt hàng rào thu ế quan và phi thuế quan. Khuyến khích chế biến nông sản xuất khẩu và mặt hàng truyền thống Thái Lan có thế mạnh. Để thực hiện chiến lược công nghi ệp hóa định hướng xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan còn ban hành th ực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư FDI, chuyển giao công ngh ệ và Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Tập trung hướng đầu tư vào các nước ASEAN: Các DN, nhà s ản xuất dệt may Thái Lan đang hướng đến việc đầu tư, chuyển việc sản xuất sang những nước trong khu vực ASEAN có m ức chi phí thấp hơn; còn ở trong nước thì tập trung xây dựng các trung tâm s ản xuất các mặt hàng cao cấp, có giá tr ị thặng dư cao hơn. - Gia tăng sản xuất theo phương thức ODM: Các DN dệt may Thái Lan hiện nay tập trung nguồn lực nhiều hơn để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, có giá tr ị tăng cao hơn là chỉ gia công hàng d ệt may thuần túy theo phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, họ còn phát tri ển các sản phẩm thân thiện với môi trường để đẩy mạnh xuất khẩu. 1.2.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng d ệt may của một số địa phương trong nước: a) Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về phát triển ngành dệt may, đây cũng là ngành có kim ng ạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung thực thi các chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này: - Định hướng: + Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hi ện đại hóa, tạo bước nhảy vọt về chất lượng và lượng sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đẩy mạnh việc chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm tăng giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. + Huy động mọi nguồn lực nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển ngành dệt may thông qua việc đa dạng hóa sở hữu và phát tri ển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng hóa quy mô và lo ại hình DN. Xây dựng danh mục dự án đầu tư cụ thể nằm mục 21
  • 33. đích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập, trong đó chú tr ọng kêu gọi đầu tư vào ngành công nghi ệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu phụ vụ cho ngành dệt may. - Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư: + Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động 3 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực dệt may. Ưu đãi về chính sách tài chính như về thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu: Miễn thuế thu nhập đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư dệt may tại tỉnh; miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ… + Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đ ào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đầu tư phát triển về dịch vụ đầu tư, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghi ệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao… - Chính sách về thị trường: + Đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường truyền thống và thị trường mới; đa dạng hoá thị trường; tăng cường các mối quan hệ hợp tác với nước ngoài và xúc ti ến thương mại qua các hiệp hội, các cơ quan thương mại. + Tăng cường quỹ xúc ti ến thương mại để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị xuất khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng dệt may. - Chính sách về phát khoa học công nghệ: + Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi từ Quỹ khuyến khích phát triển khoa học, công ngh ệ của tỉnh để các DN thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, quy trình mới...). + Các doanh nghiệp dệt may được xem xét hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập theo quy định của Ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế tỉnh. + Các doanh nghiệp dệt may thuộc đối tượng hỗ trợ khuyến công , được ưu tiên hỗ trợ kinh phí liên quan đến các hoạt động khoa học, công ngh ệ như: sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật... 22
  • 34. - Chính sách về phát triển công nghi ệp hỗ trợ: + Khuyến khích các dự án công nghi ệp phụ trợ ngành dệt may đầu tư về các địa bàn nông thôn các huyện miền núi theo quy hoạch ngành thông qua h ỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. + Thúc đẩy mối quan hệ liên ngành gi ữa các ngành công nghi ệp, tăng sự chủ động về nguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, gi ảm chi phí sản xuất và nâng cao giá tr ị gia tăng cho sản phẩm; đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài. + Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghi ệp hỗ trợ có trang thi ết bị, công ngh ệ tiên tiến gắn với ngành sản xuất dệt may. Xây dựng chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược - các công ty, t ập đoàn quốc gia về công nghi ệp hỗ trợ cho ngành dệt may... b). Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng: - Duy trì phát triển công nghiệp dệt may, da giày trên cơ sở tái cấu trúc ngành này theo hướng tăng nhanh giá trị sản phẩm xuất khẩu trực tiếp (theo phương thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm); giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm gia công, tăng thị phần và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cho ngành dệt, may, giày như sợi, vải lót, đế giày, mũ giày, nút, ch ỉ, dây kéo... nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa; đầu tư các cơ sở dệt kim, dệt len với nhiều chủng loại đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Coi trọng phát triển sản phẩm để khai thác thị trường trong nước. Chú ý phát triển các cơ sở sản xuất vệ tinh ở nông thôn để khai thác nguồn lao động tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghi ệp hóa. Ưu tiên phát triển lĩnh vực thiết kế thời trang, hướng đến các sản phẩm cao cấp, đưa Đà Nẵng trở thành một trong các trung tâm thời trang của cả nước. - Xây dựng kế hoạch liên kết với các địa phương khác để tạo ra nguồn lao động ổn định cho các DN, các dự án đầu tư trên địa bàn thành ph ố. Đẩy mạnh việc liên kết với các trung tâm đào tạo lớn của cả nước để tiến hành đào tạo theo chuyên ngành công nghi ệp, nhất là các ngành công nghi ệp nền tảng và các ngành công 23
  • 35. nghiệp có công nghệ tiên tiến. Chú tr ọng đào tạo “đón đầu” các dự án, đặc biệt là các dự án yêu cầu số luợng lao động lớn, kỹ thuật cao. - Chú tr ọng khai thác và ổn định thị trường trong nước; giữ vững và mở rộng các thị trường xuất khẩu truyền thống, khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản; có chi ến lược tiếp thị các thị trường mới như Trung Cận Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi, ASEAN. Khuyến khích các DN mở rộng thị trường phi hạn ngạch. - Xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của thành phố. Tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương thông qua các Chương trình Xúc tiến thương mại, Khuyến công quốc gia... Hoàn thiện và phát huy vai trò c ủa Cổng giao tiếp thương mại điện tử thành phố. Tiếp tục hỗ trợ các DN tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thị trường. - Xây dựng mối liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các DN trên địa bàn để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nguyên vật liệu... Tăng cường vai trò c ủa các hiệp hội ngành nghề trong việc phổ biến thông tin thị trường và điều phối thị trường. Làm tốt công tác d ự báo thị trường để giúp các DN chủ động và nâng cao hi ệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các DN cần chủ động xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác cho các th ương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng thông qua i nternet, hội chợ, đại lý, Tham tán thương mại, việt kiều... 1.2.3. Bài h ọc kinh nghiệm đối với xuất khẩu hàng d ệt may tỉnh Thừa Thiên Huế - Tăng cường liên doanh, liên k ết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may để thực hiện các hợp đồng lớn, bảo đảm về chất lượng và tiến độ giao hàng, qua đó nâng cao uy tín đối với các đối tác. - Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng; hạn chế thấp nhất nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may. - Bên cạnh việc phát huy lợi thết về giá nhân công r ẻ, cần tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại; sản xuất được các mặt hàng đòi h ỏi kỹ thuật cao, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu. - Tập trung xây dựng và phát tri ển thương hiệu hàng dệt may. 24
  • 36. - Chính quyền địa phương căng cường các hoạt động hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu hàng dệt may như: hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu; ban hành các chính sách khuyến khích xuất khẩu, cải cách thủ tục hành chính... * Tóm t ắt Chương 1 Trong Chương này, luận văn đã tập trung vào các vấn đề sau: - Nếu rõ t ính cấp thiết của đề tài nghiên c ứu; mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. - Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, trong đó đề cập, phân tích các khái niệm về thương mại và xuất khẩu hàng hóa; đặc điểm của hàng dệt may; vai trò và nh ững nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu; tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước về xuất khẩu hàng dệt may. 25
  • 37. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HU Ế GIAI ĐOẠN 2013-2017 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên c ứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành ph ố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh t ế phát triển nhất nước ta. Thừa Thiên Huế cách Hà N ội 660 km, cách thành ph ố Hồ Chí Minh 1.080 km. Thừa Thiên Huế có v ị trí hết sức quan trọng, nằm trên trục giao thông Bắc-Nam, đường Hồ Chính Minh và trục hành lang kinh tế Đông Tây nối Thái Lan- Lào-Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo; có C ảng nước sâu Chân Mây và C ảng hàng không Qu ốc tế Phú Bài. - Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh. Phía Tây là đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên; tiếp đến là các lưu vực sông Hương, sông Bồ, sông Truồi, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và vùng đầm phá Tam Giang có di ện tích trên 22.000 ha. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên th ời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát m ẻ, ấm áp; mùa hè nóng b ức; mùa thu d ịu và mùa đông gió rét; nhiệt độ trung bình cả năm 25°C; số giờ nắng cả năm là 2.000 giờ. - Thừa Thiên Huế có ngu ồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Về tài nguyên khoáng sản có nhi ều loại mang lại giá trị kinh tế cao như titan, đá vôi, gannit, cao-lanh, sắt, kẽ m, chì, thiếc, vàng….nếu biết đầu tư, khai thác, sử dụng một cách hợp lý s ẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển các ngành công nghi ệp chế biến, công nghi ệp vật liệu xây dựng, ngành nông -lâm nghiệp. Thừa Thiên Huế có kho ảng hơn 648.000 ha đất (chiếm 92% diện tích đất tự nhiên của tỉnh) với khoảng 23 loại đất, chia làm 10 nhóm trong đó có nhóm đất phù sa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông ng hiệp. Về tài nguyên nước, Thừa Thiên Huế có h ệ thống sông ngòi, khe su ối dày đặc, có ngu ồn nước khoáng nóng mang l ại hiệu quả kinh tế. Với chiều dài bờ biển 120km, tỉnh có nhi ều lợi thế để phát triển kinh tế biển; bên cạnh đó có phá Tam Giang rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất thuận lợi để nuôi tr ồng và đánh bắt thủy hải sản. 26
  • 38. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã h ội - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 khá cao là 12,1%; đến giai đoạn 2011-2016, tăng trưởng chậm lại do tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới, bình quân đạt 8,75%. Trong đó: Nông, lâm nghi ệp và thủy sản tăng 2,57%; Công nghiệp-Xây dựng tăng 8,74%; Dịch vụ tăng 8,73%. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong giai đoạn từ 2011-2014, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hướng d ịch vụ - công nghi ệp - nông nghiệp. Trong đó, tỷ trọng khu vực Nông lâm nghi ệp và thủy sản giảm từ 14,55% (năm 2011) xuống còn 11,48% (năm 2014); tỷ trọng khu vực công nghi ệp - xây dựng giảm từ 35,37% (năm 2011) xuống còn 32, 16% (năm 2014) nhưng tính riêng lĩnh vực công nghi ệp thì có tăng nhẹ; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng từ 49,36% (năm 2011) lên 55,46% (năm 2014). Bảng 2.1: Hiện trạng cơ cấu và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế Đvt: % So sánh So sánh Chỉ tiêu 2011 2014 2015 2016 2014/2011 2016/2015 (+/-) (+/-) Tổng GRDP 100 100 - Nông, lâm nghi ệp và 14,55 11,48 14,85 13.48 -3,7 -1,37 thủy sản - Công nghi ệp, xây dựng 35,37 32,16 30,03 30,83 -3,21 +0,8 - Dịch vụ 49,36 55,46 47,93 48,13 +6.1 +0,2 Thuế SP trừ trợ cấp SP 0,72 0,91 7,19 7,55 +0,19 +0,36 Nguồn: Tổng hợp từ Niên Giám th ống kê năm 2016 và C ục Thống kê tỉnh TTH Giai đoạn 2015-2016, số liệu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) được tính theo phương pháp mới (giá cơ bản) thống nhất trong cả nước nên cơ cấu kinh tế có sự thay đổi so với gian đoạn trước. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch tích cực theo hướng công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa, phù h ợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 27
  • 39. - Dân số và lao động: Dân số trung bình năm 2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 1,090 triệu người; đến năm 2016 đạt 1,149 triệu người. Xét về quy mô dân s ố thì dân số của tỉnh qua các năm đều tăng lên nhưng mức tăng chậm. Lực lượng lao động của tỉnh khá dồi dào. Lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 580 nghìn người, đến năm 2016 tăng lên 631 nghìn người, chiếm 54,9% dân số toàn tỉnh. Chất lượng nguồn lao động của Thừa Thiên Huế còn th ấp, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã được đào tạo nghề qua các năm có tăng nhưng tỷ lệ vẫn còn th ấp, đến năm 2016 mới đạt 23,9% so với tổng số lao động xã hội. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghi ệp: Đã hình thành được 06 khu công nghi ệp với tổng diện tích 2.168,76 ha. Trong đó KCN Phú Bài có diện tích 818,76 ha, KCN Phong điền 400 ha, KCN Tứ Hạ 250 ha, KCN La Sơn 300 ha, KCN Phú Đa 250 ha, KCN Quảng Vinh 150 ha. Có 01 khu kinh t ế Chân Mây - Lăng Cô, 01 khu kinh tế cửa khẩu A Đớt. Toàn tỉnh hiện có 05 c ụm công nghiệp/10 cụm công nghi ệp được quy ho ạch đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, gồm cụm CN An Hòa, c ụm N Thủy Phương, cụm CN Tứ Hạ, cụm CN Hương Hòa và c ụm CN Bắc An Gia có t ổng diện tích quy hoạch chi tiết là 201,34 ha với diện tích đất công nghi ệp phục vụ cho phát triển sản xuất - kinh doanh - dịch vụ công nghi ệp đã quy hoạch là 226,96 ha. Tại khu công nghi ệp Phong Điền, đã có các công trình h ạ tầng xã hội phục vụ cho KCN, cụ thể: + Khu nhà ở công nhân: Thực hiện Đề án phát tri ển phát triển nhà ở công nhân lao động tại các Khu công nghi ệp, Khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 07/12/2011 của UBND tỉnh (trong đó quy hoạch phát triển nhà ở công nhân t ại KCN Phong Điền với diện tích 104 ha), Công ty Scavi Huế đã đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân lao động, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho khoảng 400 công nhân lao động và dự kiến sẽ xây dựng thêm 02 block tiếp theo đáp ứng khoảng 1.000 công nhân. Ngoài ra, m ột số Nhà đầu tư như Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, ổng Công ty Vigracera, ... đăng ký sẽ xây dựng nhà ở phục vụ cho công nhân lao động tại KCN Phong Điền. 28
  • 40. + Về hạ tầng xã hội khác: theo quy hoạch chi tiết khu dân cư - dịch vụ khu công nghi ệp Phong Điền đã được UBND huyện Phong Điền phê duyệt tại Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 30/12/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp GCNĐT cho dự án xây d ựng chợ Minh Tâm - chợ hạng 3 với tổng vốn đầu tư 8,6 tỷ đồng, diện tích đất dự kiến 2.000 m 2 (đã đi vào hoạt động từ tháng 11/2016) và d ự án Trường mầm non Scavi phục vụ nhu cầu của con lao động đang làm việc tại KCN với quy mô 600 tr ẻ, diện tích sử dụng đất 7.320 m 2 , tổng mức đầu tư 30 tỷ đồng. - Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo nghề: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 trường đại học và 22 cơ sở có đào tạo các ngành nghề phục vụ cho các khu kinh tế, khu công nghi ệp, cụm công nghi ệp, trong đó: Có 4 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp có d ạy nghề; 2 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề và 6 trung tâm day ngh ề công l ập cấp huyện và 6 cơ sở có đào tạo nghề. Nhìn chung, hệ thống đào tạo của các trường đại học tương đối tốt, công tác tuyển sinh thuận lợi vì Đại học Huế là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Riêng đối với hệ thống đào tạo nghề vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất nhất là các trang thi ết bị hiện đại phục vụ giảng dạy vẫn chưa đáp ứng nhu cầu; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu; nhận thức của người lao động về học nghề vẫn chưa cao, tâm lý thích làm thầy hơn làm thợ… 2.1.3. Quá trình phát tri ển ngành d ệt may Việt Nam và c ủa tỉnh Thừa Thiên Huế Ngành dệt may Việt Nam với vai trò là m ột ngành công nghi ệp được chính thức hình thành từ cuối thế kỷ XIX, với sự ra đời của Nhà máy liên h ợp Dệt Nam Định vào năn 1897. Đến năm 1976, các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu sang các nước thuộc Khối Hợp đồng Tương trợ Kinh tế mà đối tác đầu tiên và quan tr ọng nhất là Liên Xô c ũ thông qua các hợp đồng gia công . Theo thỏa thuận, Việt Nam nhập khẩu bông t ừ Liên Xô c ũ và sau đó bán thành phẩm cho Liên Xô c ũ. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu ký các h ợp đồng gia công kh ối lượng lớn với Liên Xô và các nước Đông Âu, theo đó, các nước này cung cấp tất cả các nguyên li ệu và thiết kế mẫu mã còn Vi ệt Nam thực hiện công đoạn sản xuất. Với các hợp đồng gia công 29
  • 41. như vậy, ngành dệt may phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1987-1990; các xí nghiệp dệt may được thành lập trên khắp cả nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động và là ngu ồn đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến sự phát triển của nề n kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng. Trước tình hình đó, nhờ có chính sách phát tri ển kinh tế hàng hóa nhi ều thành phần đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển. Năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 350 triệ u USD, năm 1997 đạt 1,35 tỷ USD. Hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, ngành dệt may ngày càng kh ẳng định được vị trí, vai trò quan tr ọng của mình. Ngành dệt may luôn là m ột trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với sự phát triển của công ngh ệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay ngh ề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, ngành dệt may đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp tới 14-15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa c ủa cả nước. Hiện nay, Việt Nam có quy mô d ệt may xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, cung ứng trên 4% tổng hàng dệt may tiêu thụ trên toàn th ế giới. Song song với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, Trong những năm qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế luôn là ngành công nghi ệp chủ lực và mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, ngành dệt may chiếm 40,1% tỷ trọng công nghi ệp, 81,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa c ủa tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 26.700 lao động, góp ph ần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong giai đoạn 2013-2015, ngành dệt may Thừa Thiên Huế có s ự phát triển khá nhanh (bình quân 20,5%/năm) nhờ xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các thành phố lớn từ hai đầu Bắc - Nam về khu vực miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế để tận dụng nguồn lao động giá rẻ và được hưởng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, do đó đạt tốc độ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2017 sự phát triển của ngành dệt may tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước và mục tiêu của 30
  • 42. quy hoạch phát triển ngành dệt may, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12,7%/năm (thấp hơn chỉ tiêu Quy hoạch đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020 là 17,5 – 18%). Nguyên nhân, sự phát triển của ngành hiện nay đang bộc lộ sự mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất: mạnh về lĩnh vực kéo sợi, may gia công xu ất khẩu, nhưng lại yếu và thiếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và dệt nhuộm, vì vậy tỷ trọng nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chiếm rất lớn, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may còn thi ếu tính ổn định và bền vững. Bảng 2.2: Giá tr ị sản xuất và t ốc độ tăng trưởng của ngành d ệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 (Giá so sánh năm 2010) Đơn vị: 1000 tỷ đồng Giá tr ị sản xuất Tốc độ STT 2013 2014 2015 2016 2017 tăng bq (%/năm) 1 Công nghi ệp toàn tỉnh 18.021 19.425 21.659 24.560 28.200 11,8 2 Công nghi ệp chế biến 16.384 17.847 19.891 22.837 25.459 11,7 3 Công nghi ệp dệt may 8.009 9.267 9.682 10.485 11.309 9,0 - Dệt 2.942 3.370 3.681 4.190 4.436 10,8 - May 5.066 5.897 6.001 6.294 6.872 8,0 4 Tỷ trọng DM/CNCB (%) 48.8 51.9 48.6 45.9 44.4 - 5 Tỷ trọng DM/CN (%) 44.4 47.7 44.7 42.6 40.1 - (Nguồn: Tổng hợp từ Niên Giám th ống kê 2015, 2016 và C ục Thống kê tỉnh TTH) Theo số liệu của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, giá trị sản xuất ngành Dệt May (giá 2010) năm 2017 đạt 11.309 tỷ đồng, chiếm 44,4% giá trị sản xuất ngành công nghi ệp chế biến và 40,1% giá tr ị sản xuất toàn ngành công nghi ệp. Tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghi ệp nói chung và công nghi ệp chế biến coa nhưng có xu hướng giảm dần. Cụ thể tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghi ệp chế biến đã giảm từ 48,4% năm 2013 xuống còn 44,4% n ăm 2017. Tương ứng, tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghi ệp cũng giảm từ 44,4% năm 2013 xuống còn 40,1% n ăm 2017. ốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 bình quân là 9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011-2013 (đạt 22%). 31
  • 43. 2.2. Tình hình xuất khẩu hàng d ệt may tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1. Quy mô xu ất khẩu 2.2.1.1. Sản lượng xuất khẩu: Theo kết quả tổng hợp số liệu từ Niên Giám thống kê 2016, Cục Thống kê và Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh giai đoạn 2013-2017 đều tăng. Sản lượng xuất khẩu năm 2017 so với năm 2013 của mặt hàng xơ, sợi dệt tăng 1,71 lần; hàng thêu tăng 1,13 lần; quần áo may sẵn tăng 1,41 lần; quần áo lót tăng 1,40 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013- 2017 tương ứng của từng mặt hàng lần lượt là: 14%, 3%, 9%, 9%. Nếu so sánh theo từng giai đoạn thì tốc độ tăng của sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2015-2017 thấp hơn so với giai đoạn 2013-2015. Cụ thể: đối với mặt hàng xơ, sợi dệt giai đoạn 2015-2017 tăng 13%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 52% của giai đoạn trước đó; tượng tự đối với sản phẩm may mặc, trừ mặt hàng thêu xuất khẩu thì tốc độ tăng sản lượng các mặt hàng quần áo may sẵn và quần áo lót giai đoạn 2015-2017 đều thấp hơn so với giai đoạn 2013-2015. Số liệu cụ thể về sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 được thể hiện ở bảng số liệu sau: 32