SlideShare a Scribd company logo
1 of 172
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ KHÁNH LY
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ
VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM
HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đinh Công Tuấn
2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình
HÀ NỘI – 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Lê Thị Khánh Ly
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP
HỖ TRỢ Ô TÔ..........................................................................................................................7
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ...............................7
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ ...................................7
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ .............9
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại
Việt Nam....................................................................................................................................10
1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công
nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam......................................................................................................14
1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát triển công nghiệp
hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan......................................................................................18
1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài......................................................................23
1.2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu................................................................................23
1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án dựa vào khoảng trống nghiên cứu .............25
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ............................27
2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô.........................................................27
2.2. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô...................................................................31
2.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ..............................................................35
2.4. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................................40
2.5. Phƣơng thức sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.....................................41
2.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô................................43
2.7. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô................................................................46
2.7.1. Quan điểm của chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô................................46
2.7.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................48
2.7.3. Nguồn nhân lực...............................................................................................................49
2.7.4. Khả năng liên kết.............................................................................................................50
2.7.5. Dung lượng thị trường....................................................................................................52
2.7.6. Trình độ khoa học công nghệ.........................................................................................52
Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ TẠI HÀN QUỐC
VÀ THÁI LAN.........................................................................................................................54
3.1. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan ...54
3.1.1. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc ......................................54
ii
3.1.2. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan ........................................57
3.2. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc và Thái Lan .....................59
3.2.1. Quan điểm của Chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô...............................59
3.2.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................61
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................................70
3.2.4. Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp...............................................................................74
3.2.5. Mở rộng dung lượng thị trường linh phụ kiện ..............................................................85
3.2.6. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)...........................................................93
3.3. Đánh giá quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan..97
3.3.1. Hàn Quốc.........................................................................................................................97
3.3.2. Thái Lan.........................................................................................................................100
3.4. Bài học từ quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô từ Hàn Quốc và Thái Lan 104
3.4.1. Bài học từ qui luật chung trong phát triển CNHT ô tô giữa Hàn Quốc và Thái
Lan............................................................................................................................................104
3.4.2. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc .............................107
3.4.3. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan................................108
Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ
VIỆT NAM.............................................................................................................................110
4.1. Tổng quan ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam...............................................110
4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam...............................................110
4.1.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Chính phủ .................................115
4.1.3. Đánh giá sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam..................................116
4.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục........................................................121
4.2. Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam trên cơ sở kinh
nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan ...................................................................................125
4.2.1. Có quan điểm và định hướng rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô .............................126
4.2.2. Hoàn thiện cơ cấu công nghiệp....................................................................................130
4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................................135
4.2.4. Tăng cường liên kết doanh nghiệp...............................................................................137
4.2.5. Tăng dung lượng thị trường .........................................................................................140
4.2.6. Phát triển khoa học và công nghệ................................................................................146
KẾT LUẬN ............................................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Khái niệm về CNHT ô tô của Nhật Bản ..........................................................28
Hình 2.2. Khái niệm CNHT của Việt Nam ......................................................................29
Hình 2.3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh ..................................................................33
Hình 2.4. Hoạt động trong chuỗi giá trị và đóng góp giá trị gia tăng .............................36
Hình 2.5. Hệ thống nhà cung ứng trong công nghiệp hỗ trợ...........................................39
Hình 2.6. Khả năng xuất khẩu của ngành công nghiệp hỗ trợ.........................................40
Hình 2.7. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô......................................41
Hình 2.8. Mô hình sản xuất theo mô-đun ........................................................................42
Hình 2.9. Quá trình nội địa hóa linh kiện..........................................................................45
Hình 2.10. Phạm vi của CNHT ô tô..................................................................................47
Hình 3.1. Giá trị xuất khẩu phụ tùng Ô tô Hàn Quốc giai đoạn 1975-1986...................56
Hình 3.2. Giá trị xuất khẩu phụ tùng ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016......................59
Hình 3.3. Quan hệ giữa DN lắp ráp và phụ tùng trong Chaebol.....................................63
Hình 3.4. Quá trình hoạch định chính sách phát triển DNNVV Hàn Quốc ...................66
Hình 3.5 Cấu trúc công nghiệp phụ tùng ô tô Thái Lan...................................................67
Hình 3.6. Tăng trưởng nhân lực công nghiệp ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016........73
Hình 3.7. Qui hoạch phát triển cụm liên kết ngành tại Hàn Quốc ..................................77
Hình 3.8. Tăng trưởng thị trường ô tô Thái Lan...............................................................91
Hình 4.1. Phân loại nhà cung cấp năm 2016 .................................................................118
Hình 4.2. Xuất nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô Việt Nam.....................................120
Hình 4.3. Qui trình soạn thảo chính sách của Việt Nam................................................123
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh sản xuất mô-đun và tích hợp..............................................................42
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các DN CNHT ô tô Hàn Quốc giai đoạn
1963 - 1997 (%)..................................................................................................................65
Bảng 3.2. Số vụ đình công của công nhân ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc .............71
Bảng 3.3. Tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô Hàn Quốc.................................................76
Bảng 3.4. Phân bổ khu vực hoạt động của các nhà cung ứng cấp 1 ...............................78
Bảng 3.5. Ưu đãi đối với nhà đầu tư trong ba khu công nghiệp chính ...........................82
Bảng 3.6. Chính sách phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan............................................90
Bảng 3.7. Năng lực cạnh tranh công nghệ của công nghiệp phụ tùng ô tô Hàn Quốc ..94
Bảng 3.8. Các viện nghiên cứu được thành lập tại nước ngoài.......................................95
Bảng 3.9. Giải pháp phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan.......................102
Bảng 4.1. Phương hướng phát triển CNHT ô tô Việt Nam đến năm 2035 ..................125
Bảng 4.2. Số lượng các nhà cung ứng theo khu vực năm 2016 ....................................139
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt
AM AfterMarket Nhà sản xuất phụ tùng thay thế
CBU Completely Built-Up Xe nhập nguyên chiếc
CKD Completely Knocked Down
Xe lắp trong nước với 100% linh kiện
nhập khẩu
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
CNHT Công nghiệp hỗ trợ
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
LCR Local Content Requirement Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa
MNE Multinational enterprises Công ty đa quốc gia
ODM Original Design Manufacturing Nhà thiết kế và sản xuất sản phẩm
OE Original Equipment Nhà sản xuất phụ tùng chính hãng
OEM Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất phụ tùng thay thế
R & D Research & Development Nghiên cứu và phát triển
SKD Semi-Knocked Down
Xe lắp trong nước với một số linh kiện
được nội địa hóa
TDĐQG Tập đoàn đa quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc
gia. Phát triển công nghiệp ô tô không chỉ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
công nghiệp khác có liên quan mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho một lượng lớn
lao động. Công nghiệp ô tô nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia của
Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội
nhập quốc tế. Quyết định 1168/2014/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành
ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định 1211/QĐ-TTg
phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành công nghiệp
này. Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay được đánh giá là tiềm năng khi có tốc độ
tăng trưởng bình quân nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Chính phủ cũng đã thực
hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực nhưng Việt Nam vẫn chưa hình thành một nền
công nghiệp ô tô đúng nghĩa. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của ngành công
nghiệp hỗ trợ (CNHT). Công nghiệp ô tô Việt Nam dựa chủ yếu vào khâu lắp ráp với
giá trị gia tăng thấp. Các linh phụ kiện hầu hết đều phải nhập khẩu, trong nước chỉ
sản xuất được một số chi tiết giản đơn với số lượng hạn chế. Bên cạnh đó, xu hướng
thương mại tự do hiện nay cũng đang tạo ra những thách thức lớn khi ô tô sản xuất
trong nước phải đối mặt với ô tô nhập khẩu với mức giá cạnh tranh. Hơn nữa, để
được hưởng ưu đãi về thuế quan khi tham gia vào các FTA, ô tô sản xuất tại Việt
Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Vì những lý do trên, CNHT
lớn mạnh không những là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công
nghiệp ô tô trong nước mà còn giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu khi đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào lĩnh vực ô tô tại khu vực châu
Á ngày càng tăng.
CNHT ô tô Việt Nam hình thành muộn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam
lại có cơ hội học hỏi kinh nghiệm những quốc gia đi trước trong việc xây dựng chiến
lược phát triển cho mình. Hàn Quốc và Thái Lan là mô hình phát triển CNHT ô tô thành
công trong khu vực. Hàn Quốc xây dựng một nền CNHT chủ động về công nghệ và
thiết kế. Thái Lan trở thành trung tâm lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô của các hãng xe
2
hàng đầu thế giới. Những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT của
Hàn Quốc và Thái Lan sẽ là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm đạt được
mục tiêu đưa công nghiệp ô tô thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
Hệ thống chính sách CNHT ô tô hiện nay của Việt Nam còn chưa kịp thời và
chưa phù hợp. Để có chính sách tốt cần phải xuất phát từ lý luận và thực tiễn. Trong
khi cơ sở lý luận về CNHT chưa được xây dựng một cách có hệ thống. Thực tiễn một
số quốc gia trên thế giới đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển CNHT
ô tô như Hàn Quốc và Thái Lan, nhưng nếu chỉ dựa vào những kinh nghiệm này mà
không dựa vào lý luận thì sẽ mang tính giáo điều kinh nghiệm, có thể áp dụng sai
hoặc máy móc vào Việt Nam. Với những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài Phát triển
công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan cho
luận án tiến sỹ kinh tế, hi vọng qua nghiên cứu, luận án sẽ góp phần giải quyết được
từ khâu lý luận đến thực tiễn về việc xây dựng, phát triển CNHT ô tô ở Hàn Quốc,
Thái Lan, từ đó gợi mở chính sách cho Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển CNHT ô tô trong hội nhập
kinh tế quốc tế.
- Xây dựng khung chính sách cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô trong
bối cảnh hội nhập.
- Phân tích, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Hàn
Quốc và Thái Lan trong quá trình phát triển ngành CNHT ô tô.
- Đánh giá khả năng có thể áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan để
thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau cho
luận án:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế;
- Phân tích sự phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan;
- Đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại của CNHT ô tô Hàn
Quốc và Thái Lan, đưa ra những bài học kinh nghiệm;
3
- Phân tích thực trạng phát triển của CNHT ô tô Việt Nam
- Vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan phù hợp với thực tiễn phát
triển CNHT ô tô Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghiệp hỗ trợ ô tô. Dựa vào quan
điểm của Việt Nam về CNHT và giới hạn về phạm vi trong ngành sản xuất và lắp ráp
ô tô, CNHT ô tô được hiểu là các ngành sản xuất ra sản phẩm phụ tùng, linh kiện
nhằm cung cấp cho công nghiệp lắp ráp ô tô.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian
Luận án nghiên cứu CNHT ô tô trong phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc, Thái Lan và
Việt Nam vì những lý do sau:
- Hàn Quốc và Thái Lan đều là hai nước có nền CNHT ô tô phát triển nhưng lại
theo hai mô hình trái ngược nhau. Hàn Quốc xây dựng mô hình thương hiệu ô tô
quốc gia. Thái Lan theo đuổi mục tiêu trở thành trung tâm lắp ráp ô tô của các
thương hiệu quốc tế. Việt Nam cũng đang tồn tại cả hai hình thức sản xuất là lắp ráp
cho thương hiệu nước ngoài và xây dựng thương hiệu ô tô Việt Nam.
- Hàn Quốc chủ yếu sản xuất các dòng xe cỡ trung, tích hợp nhiều công nghệ
với mức giá thấp, Thái Lan cũng tập trung vào các dòng xe phổ thông đa dụng cỡ
nhỏ, đây là những dòng xe thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam.
- Việt Nam đang có mối quan hệ vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với Hàn Quốc
và Thái Lan khi lượng vốn đầu tư từ hai quốc gia này vào công nghiệp ô tô Việt Nam
đang có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Việt Nam cũng đang
phải nhập khẩu một lượng lớn phụ tùng linh kiện từ hai nước này.
3.2.2. Về thời gian
Tác giả xác định khoảng thời gian nghiên cứu từ thời điểm Chính phủ của ba
nước có khuôn khổ pháp lý và chính thức có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển
của CNHT ô tô:
- Hàn Quốc từ năm 1962 khi Chính phủ ban hành “Chính sách khuyến khích
ngành công nghiệp ô tô” và “Luật bảo hộ ngành công nghiệp ô tô”, bắt đầu thực hiện
4
các chính sách bảo hộ mạnh mẽ để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong chiến lược
công nghiệp quốc gia cho đến nay khi Hàn Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên
thế giới về sản xuất ô tô.
- Thái Lan từ năm 1959 Chính phủ ban hành “Luật xúc tiến đầu tư” và thành
lập Hội đồng Đầu tư (BOI) chú trọng ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô với
các biện pháp thu hút các nhà đầu tư đến đến đặt nền móng cho công nghiệp ô tô của
nước này cho đến nay khi Thái Lan trở thành nhà nhà sản xuất ô tô số một của Đông
Nam Á và thứ 12 thế giới.
- Việt Nam từ năm 2002 khi quyết định số 175/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm
2010, tầm nhìn tới năm 2020”, là văn bản chính thức đầu tiên về phát triển ngành công
nghiệp ô tô cho đến nay khi Việt Nam vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra.
3.2.3. Về nội dung
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích về phát triển công
nghiệp hỗ trợ ô tô.
- Phân tích cách thức phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan
- Đánh giá những mặt thành công và chưa thành công trong quá trình phát triển
CNHT của Hàn Quốc và Thái Lan.
- Phân tích thực trạng CNHT ô tô Việt Nam và xác định các nguyên nhân kìm
hãm sự phát triển.
- Đánh giá khả năng có thể áp dụng những kinh nghiệm phát triển của Hàn
Quốc và Thái Lan vào Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Khung phân tích của luận án
Tác giả sử dụng cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế quốc tế (MS:
9.31.01.06) để thực hiện mục đích nghiên cứu theo khung phân tích sau:
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu theo khung phân tích trên, tác giả sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu
thứ cấp được tác giả trích từ các báo cáo liên quan đến CNHT của các Bộ, Ban,
Ngành có thẩm quyền như Cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư… các tài liệu của Tổng cục thống kê,Văn phòng, Hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ
doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu
trước đó để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu: Sắp xếp các tài liệu có liên
quan đến CNHT ô tô của Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam thành các nhóm vấn đề
có cùng bản chất theo một hệ thống trên cơ sở lý thuyết có tính logic.
- Phương pháp phân tích: Tìm hiểu thực tiễn phát triển CNHT ô tô tại Hàn
Quốc, Thái Lan và Việt Nam, xác định nguyên nhân và hệ quả của những chính sách
về CNHT ô tô mà các quốc gia này đã áp dụng.
- Phương pháp tổng hợp: Từ việc phân tích những biện pháp mà Hàn Quốc và
Thái Lan đã áp dụng để rút ra được những bài học và những qui luật trong phát triển
CNHT ô tô.
6
- Phương pháp so sánh: so sánh các biện pháp và các kết quả đạt được trong
chiến lược phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan nhằm đưa ra những ưu
nhược điểm của hai mô hình phát triển. Đồng thời so sánh bối cảnh kinh tế xã hội
của Việt Nam với Hàn Quốc và Thái Lan để có thể vận dụng hợp lý bài học kinh
nghiệm của các nước.
- Phương pháp mô hình hóa: xây dựng mô hình phát triển của CNHT ô tô Việt
Nam qua các giai đoạn, từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên cơ sở kinh
nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan.
5. Ý nghĩa khoa học của luận án
- Phân tích và làm rõ sự hình thành và phát triển của CNHT ô tô bắt nguồn từ
các quan điểm và lý thuyết kinh tế quốc tế; xác định rõ vai trò của CNHT ô tô đối
với công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
- Luận án góp phần vào việc hoàn thiện lý luận về CNHT nói chung và CNHT
ô tô nói riêng; làm rõ phạm trù CNHT ô tô như khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh
hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Từ đó xây dựng khung phân
tích về phát triển CNHT ô tô từ cách tiếp cận về chuỗi giá trị toàn cầu.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của công nghiệp hỗ trợ
ô tô thực tế diễn ra tại Hàn Quốc và Thái Lan, rút ra được những bài học kinh
nghiệm của hai nước này nhằm ứng dụng vào Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng CNHT ô tô tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân và định
hướng giải pháp dựa vào kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài các phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, kết luận,
nội dung chính của luận án chia làm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ô tô
- Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ô tô
- Chương 3: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan
- Chương 4: Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về CNHT, các nghiên cứu này
đã phân tích về khái niệm và vai trò của CNHT trong nền kinh tế nói chung và trong
ngành công nghiệp nói riêng. Nền kinh tế thế giới với tính cạnh tranh ngày càng cao,
đòi hỏi các quốc gia nâng cao lợi thế cạnh tranh, hợp tác sản xuất trong chuỗi giá trị
toàn cầu, giá trị sản phẩm cuối cùng được cấu thành bởi những giá trị bộ phận được
tạo ra bởi vô số các công ty vệ tinh của công ty mẹ và mạng lưới sản xuất của các
công ty đa quốc gia.
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các thương hiệu nổi
tiếng của Nhật Bản về điện tử và ô tô từ lâu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường. Để đạt được những thành công như vậy là do Nhật Bản đã xây dựng được
một nền CNHT vững mạnh, làm đòn bẩy thúc đẩy các ngành công nghiệp lắp ráp
phát triển. Nhật Bản cũng là nước có những nghiên cứu sớm nhất về CNHT. Năm
1985, khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” lần đầu tiên được đề cập đến trong “White
paper on Industry and Trade‖- một nghiên cứu của Bộ Công nghiệp và Ngoại
thương Nhật Bản (MITI) [124]. CNHT ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ các
DNNVV đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước châu Á trong trung và
dài hạn. CNHT được coi là chân núi nếu coi toàn bộ quy trình sản xuất ra một sản
phẩm là một quả núi và công nghiệp lắp ráp là đỉnh núi. Các tác giả đã nhấn mạnh vị
trí của các DN sản xuất linh phụ kiện trong quá trình CNH-HĐH của nhóm các nước
ASEAN, DNNVV chính là cốt lõi trong sự phát triển của CNHT. Năm 1993, Bộ
Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) định nghĩa về CNHT là ngành cung
cấp các yếu tố đầu vào cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện, vốn,... cho các ngành
công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện, điện tử).
Năm 2004, Phòng năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi
“Công nghiệp hỗ trợ: công nghiệp của tương lai‖ định nghĩa CNHT là những ngành
công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm
8
trước khi đưa ra ngoài thị trường.
Michael Porter đã khẳng định quan điểm một ngành công nghiệp muốn phát
triển phải cơ bản dựa vào điều kiện các yếu tố sản xuất, chiến lược cạnh tranh của
công ty, điều kiện về nhu cầu và các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ thông
qua mô hình kim cương được đề cập trong nghiên cứu ―Competitive Advantage of
nation‖ [134].
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại một lần nữa khẳng định vai trò của CNHT là
nền tảng để có một nền công nghiệp vững mạnh. Giá trị tạo ra tại khu vực CNHT
chiếm tỷ trọng cao trong ngành. Từ đó đưa ra yêu cầu tất yếu phải phát triển CNHT
qua Báo cáo “Investigation Report for Industrial Development: Supporting Industry
Sector‖ [93] của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Tác giả Thomas Brandt cũng nêu rõ vai trò của CNHT cơ khí đối với tổng thể
ngành công nghiệp Malaysia qua nghiên cứu “Industries in Malaysia Engineering
Supporting Industry‖ [60]. Ngành cơ khí là ngành CNHT có phạm vi rộng, cung cấp
phần lớn yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Gia tăng giá trị tại ngành
này sẽ tạo thêm giá trị cho ngành thượng nguồn.
Khẳng định tầm quan trọng của CNHT trong việc thu hút vốn FDI trong khu
vực công nghiệp chế tạo là quan điểm của tác giả Prema-Chandra Athukorala trong
nghiên cứu “FDI in Crisis and Recovery: Lessons from the 1997-98 Asian Crisis‖
[56]. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa việc sản xuất các bộ phận của các sản
phẩm công nghiệp chính với việc thu hút vốn FDI, khẳng định việc thu hút vốn FDI
phụ thuộc phần lớn vào việc có một nền công nghiệp chế tạo phát triển. Nếu các
nước tiếp nhận FDI không có một nền CNHT vững mạnh thì các doanh nghiệp FDI
sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khiến cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn.
Cùng quan điểm trên trong việc xác định những yếu tố ưu tiên đầu tư, Cơ quan
Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thông qua Báo cáo “Japanese - Affiliated
Manufactures in Asia‖ [92] đã chú trọng đến khả năng đáp ứng các sản phẩm hỗ trợ
của nước tiếp nhận đầu tư. Theo đó khẳng định một trong những yếu tố quyết định
đầu tư của Nhật Bản là sự sẵn có của nguồn cung các sản phẩm tại nước sở tại.
Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) qua một nghiên cứu khảo sát
“Servey Report on Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing
9
Companies‖ [90] đã tổng hợp về tình hình hợp tác đầu tư của các công ty Nhật Bản ở
Châu Á. Nghiên cứu này phân tích những yếu tố để các nhà đầu tư Nhật Bản tiến
hành xây dựng các nhà máy sản xuất tại khu vực Châu Á, trong đó yếu tố về CNHT
được đánh giá cao.
Tác giả McNamara trong báo cáo ―Integrating Supporting Industries - APEC‘s
Next Challenge‖ [123] của Trung tâm nghiên cứu thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) khẳng định phát triển CNHT để thúc đẩy đầu tư
của các nước trong khối APEC. CNHT là điều kiện để thu hút đầu tư nhằm giảm chi
phí và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước.
Cùng quan điểm trên có tác giả Peter Larkin với nghiên cứu “Comprehensive
Supporting Industries‖ [113] đã khẳng định vai trò của CNHT trong việc thu hút FDI
thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát triển lâu dài và bền vững.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp
hỗ trợ
Xu hướng toàn cầu hóa đang tạo điều kiện thuận lợi các MNE có thể đa dạng
hóa nguồn cung. Nếu các DN trong nước không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của
các nhà sản xuất (chủ yếu là các MNE) thì phương án nhập khẩu từ các nước khác sẽ
được lựa chọn. Tác giả Goh Ban Lee trong nghiên cứu ―Linkage between the
Multinatinl Corporations and Local Supporting Industries‖ [119] khẳng định chính
sự phân công lao động và hợp tác sản xuất sản phẩm công nghiệp với các MNE, đặc
biệt là các tập đoàn điện tử của Nhật Bản sẽ là yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền CNHT
phát triển.
Những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phân tích vai trò của các MNE Nhật Bản
trong việc phát triển CNHT tại các nước Châu Á qua Báo cáo “Servey Report on
Overseas Business Operations by Japanese Mnufacturing Companies‖ do Ngân
hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố năm 2004 [90]. Các MNE mở rộng
mạng lưới của mình tại các quốc gia khác nhau và tăng cường hoạt động mua ngoài,
thúc đẩy sự phát triển của CNHT địa phương.
Tác giả Ryui Chiro Inoue với tác phẩm ―Future prospects of Supporting
Industries in ThaiLand and Malaysia‖ [87]; nhóm tác giả Hamlim Mohn Noor,
Roger Clarke, Nigel Driffield với nghiên cứu ―Multinational Enterprises and
10
Technological Effort by Local Firms: A Case Study of the Malaysian Electronics and
Electrical Industry‖ [129] phân tích mối liên kết của MNE và các DN nội địa trong
lĩnh vực CNHT tại Thái Lan và Malaysia. Các tác giả khẳng định sự liên kết trên là
động lực nâng cao công nghệ cho các quốc gia này.
Vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT được khẳng định qua một số
nghiên cứu ―White paper on Industry and Trade‖ [124]; tác giả D.McNamara với
nghiên cứu ―Integrating Supporting Industries‖ [123]; và nghiên cứu “The Role of
Small and Medium Supporting Industries in Japan and Thailand” [69] của Ratana.E.
Các nghiên cứu này đều đồng quan điểm cho rằng các DNNVV là khu vực chính
cung cấp các sản phẩm CNHT. Phát triển CNHT khiến cho các DN tập trung chuyên
môn vào các khâu mà mình có khả năng sản xuất với mức chi phí hợp lý nhất. Kết
quả là, nền công nghiệp có sự phân công lao động sâu sắc và cơ cấu kinh tế mới
được hình thành. CNHT vững mạnh là điều kiện để phát triển DNNVV. Ngược lại,
DNNVV lại là nền tảng cho CNHT. Phát triển hệ thống thầu phụ bao gồm các
DNNVV là một biện pháp hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng kinh tế, giảm thiểu
rủi ro cho các MNE. Sự mở rộng mạng sản xuất của các tập đoàn này cũng sẽ kéo
theo sự phát triển của cả một hệ thống CNHT bao gồm các DNNVV.
1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam
Tác giả Lê Thế Giới trong cuốn ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam- Lý
thuyết, thực tiễn và chính sách‖ [9] đã đưa ra khái niệm và mô hình phát triển các
ngành CNHT, trong đó có ngành CNHT ô tô. Đồng thời phân tích các yếu tố có tác
động và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của CNHT. Các mô hình phát triển CNHT
cũng được đưa ra trong nghiên cứu, trong đó có các quốc gia có thế mạnh về CNHT
ô tô như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Từ đó đề xuất định hướng chính sách phát
triển CNHT tại Việt Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tác giả
tập trung vào phân tích CNHT dưới góc độ sự tập trung DN trong một vùng tạo nên
hệ sinh thái kinh doanh. Các chính sách theo định hướng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ
giữa các DN trong vùng, đặc biệt ưu tiên các DNNVV.
Tác giả Hoàng Văn Châu đã phân tích một số vấn đề lý luận về CNHT và chính
sách phát triển CNHT trong cuốn ―Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
11
Việt Nam‖ [5]. Tác giả đã phân tích khái niệm CNHT dưới góc độ lịch sử và cấu trúc
ngành, đánh giá các yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT bao gồm yếu tố
về thị trường, cấu trúc công nghiệp, môi trường chính sách, nguồn thông tin, nguồn
nhân lực. Nghiên cứu cũng chỉ ra các mô hình phát triển CNHT đặc trưng trên thế
giới bao gồm Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc được phân tích để đưa ra kinh
nghiệm cho Việt Nam. Dựa vào quan điểm và mục tiêu phát triển CNHT của Chính
phủ, tác giả đã đánh giá các chính sách CNHT mà Việt Nam đang áp dụng trong
phạm vi 05 nhóm ngành gồm ô tô, điện tử, dệt may, da giày, chế tạo. Từ việc phân
tích các ưu, nhược điểm của chính sách hiện hành, tác giả đã đề xuất được 09 nhóm
giải pháp về thể chế, thông tin, liên kết DN, cụm liên kết ngành, tiêu chuẩn công
nghiệp, thuế, DNNVV và khoa học công nghệ.
Tác giả Trần Đình Thiên trong nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ -
Đánh giá thực trạng và hệ quả‖ [33] đã phân tích 05 yếu tố quyết định đến sự phát
triển của CNHT là khả năng cạnh tranh, dung lượng thị trường, nguồn nhân lực, môi
trường chính sách, khoảng cách thông tin và nhận thức. Tác giả cũng đồng thời đánh
giá về chính sách CNHT tại một số quốc gia tại Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan,
Malaysia, Trung Quốc nhằm đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Các nhóm chính
sách CNHT được đề xuất cho Việt Nam bao gồm các nội dung về DNNVV, hiệp hội,
nguồn nhân lực, sản phẩm chiến lược, nguồn vốn FDI và cụm công nghiệp.
Tác giả Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường đã phân tích các chính sách phát
triển CNHT tại Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN trong cuốn ―Hoàn thiện chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [21]. Qua nghiên cứu này, tác giả đưa ra một
số lý luận về các giai đoạn phát triển CNHT nói chung và các sơ sở để hoạch định
chính sách công nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt tác giả đi sâu vào các ngành công
nghiệp cụ thể như điện tử, may mặc, da giày, ô tô và đưa ra các giải pháp chính sách
cho từng ngành.
Trong cuốn ―Chính sách công nghiệp ở Đông Á‖ [17], các tác giả đã phân tích
một số kiểu chính sách công nghiệp tại Đông Á và các điều kiện thực hiện chính
sách. Nghiên cứu còn đi sâu vào sự phát triển của các ngành công nghiệp dệt, điện
tử, ô tô và chỉ các yếu tố tạo nên sự thành công cũng như những hạn chế của các
chính sách tại từng thời kỳ phát triển.
12
Luận án tiến sỹ kinh tế ―Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ
trợ ở Việt Nam‖ của tác giả Trương Minh Tuệ [44] đã đánh giá thực trạng chính sách
tại chính công phát triển CNHT. Theo đó, hệ thống chính sách công có nhiều bất cập
như chưa có hệ thống chính sách tài chính riêng cho CNHT, ưu đãi chưa đủ, chưa
tính đến tác động của hội nhập, chưa có ảnh hưởng đến các DN CNHT.
Luận án tiến sỹ kinh tế ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của tác giả Vũ Chí Hùng [14] đã
phân tích chính sách CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đó rút ra kinh
nghiệm của các nước nhằm mục tiêu hoạch định chính sách CNHT tại Việt Nam như
phát triển DNNVV, tự do hóa thị trường và nội địa hóa.
Luận án tiến sỹ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công
nghiệp hỗ trợ‖ của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên [24] đã khái quát những vấn đề lý
luận về vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT. Luận án đưa ra một số kinh
nghiệm về phát triển DNNVV của Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia đồng thời phân
tích thực trạng của nhóm DNNVV trong ngành CNHT tại Việt Nam, đưa ra một số
giải pháp dựa trên bối cảnh hiện tại trong nước và quốc tế.
Luận án tiến sỹ kinh tế ―Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở
Việt Nam‖ [23] của tác giả Hà Thị Hương Lan đã chỉ rõ vai trò của phát triển CNHT
trong ngành công nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Tác giả đã phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến CNHT như môi trường kinh tế vĩ mô, liên kết khu vực và toàn cầu,
hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành công nghiệp hạ nguồn, dung lượng
thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống thông tin và tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp
cho ngành xe máy, điện tử và dệt may tại Việt Nam.
Bài viết ―Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn
và định hướng cho Việt Nam‖ của tác giả Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền
[30] trong Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ
trợ Việt Nam” do Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Chiến lược
và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tháng 12/2011 đã hệ thống các quan
điểm về CNHT của một số quốc gia có nền CNHT phát triển trên thế giới, tác giả
đưa ra các giai đoạn phát triển CNHT dựa vào năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
13
khẳng định lại vai trò của CNHT trong phát triển công nghiệp cũng như toàn nền
kinh tế. Nghiên cứu đã phác thảo kinh nghiệm phát triển CNHT của Malaysia và
Thái Lan, đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam dựa vào những đánh giá phân
tích thực trạng phát triển CNHT hiện nay tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu ―Việt Nam:Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của
doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế‖ của Ngân hàng Thế
giới [27] đã chỉ ra những bất cập khi phát triển CNHT trong ngành phụ tùng linh
kiện tại Việt Nam. Quá trình liên kết giữa DN FDI và DN nội địa không được như
mong đợi do rào cản về chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh
tranh của các DN nội địa. Báo cáo tập trung phân tích nhóm DNNVV, về ảnh hưởng
của chính sách và môi trường tác động, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nhóm DN
này và đưa ra các nguyên nhân cần phải khắc phục.
Báo cáo “Supporting Industry Promotion Policies in APEC – Case Study on
Viet Nam‖ của APEC [53] đã đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của công nghiệp đóng vai
trò quan trọng trong sự tăng trưởng GDP. Khu vực FDI là động lực chính của nền
kinh tế, khẳng định sự phát triển của CNHT là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn
lực này. Báo cáo đưa ra một số nguyên nhân khiến CNHT ở Việt Nam kém phát triển
như thiếu nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm, quy mô thị trường, thiếu tính liên
kết, chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời cũng đánh giá 03 nhóm chính sách mà
Chính phủ Việt Nam đang thực hiện là chính sách về CNHT, chính sách cho nhóm
DNNVV, chính sách về môi trường kinh doanh.
Hầu hết các công trình nghiên cứu về thực trạng của CNHT của Việt Nam hiện
nay đều khẳng định Việt Nam đang ở giai đoạn 2 và 3 của tiến trình phát triển CNHT
bao gồm 5 giai đoạn là : (1) Sản phẩm CNHT ít, chủ yếu phải nhập khẩu đầu vào để
sản xuất; (2) Số lượng đã tăng lên nhưng chất lượng chưa cao, chưa có khả năng
cạnh tranh; (3) Khối lượng sản phẩm CNHT ngày một tăng và xuất hiện những sản
phẩm độc đáo đáp ứng được phần nào nhu cầu của các ngành công nghiệp chính,
lượng sản phẩm nhập khẩu bắt đầu giảm; (4) Sản xuất CNHT phát triển cao hơn với
nhiều nhà sản xuất nên đã có sự cạnh tranh trên thị trường nội địa; (5) Năng lực của
các nhà sản xuất sản phẩm CNHT ngày càng cao và bắt đầu xuất khẩu. Việt Nam
14
đang trong quá trình đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp nhưng
kết quả thu được chưa cao đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô. Các tác giả có
cùng quan điểm này gồm tác giả Nguyễn Duy Nghĩa với bài viết “Đôi điều về công
nghiệp phù trợ‖ [28]; các tác giả Đặng Thu Hương, Trần Ngọc Thìn với bài viết
―Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam và một số giải pháp khắc phục‖ [15].
Các tác giả khác cũng thống nhất về các nhóm giải pháp cần phải thực thi để
phát triển CNHT như cải thiện năng lực của nhóm DNNVV, đầu tư vào khoa học
công nghệ, thu hút nguồn vốn FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng
cụm liên kết ngành. Đó là kết luận của các tác giả với những bài viết trên các tạp chí
khoa học như tác giả Nguyễn Kế Tuấn với bài viết “Phát triển CNHT trong chiến
lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [42]; tác giả Phan Đăng Tuất với bài viết
“Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con đường nào cho các
doanh nghiệp Việt Nam‖ [43]; tác giả Trần Văn Thọ với bài viết “Biến động kinh tế
Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam‖ [34]; tác giả Mori J với nghiên
cứu “Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam: tăng cường
tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo liên kết‖ [26]; tác giả
Ohno K và Nguyễn Văn Thường với nghiên cứu “Hoàn thiện chiến lược phát triển
công nghiệp Việt Nam‖ [18]; tác giả Nguyễn Văn Thanh với bài viết “Xây dựng
KCN và KCX theo hướng Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam‖ [32];
cùng một số tác giả khác như Ohno K. [20]; Trần Quang Lâm, Đinh Trung Thành
[22]; Duy Hiếu [10]; Nguyễn Quang Hồng [12]; Phí Thị Lan Hương [16]…
1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển
công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam
Luận án tiến sỹ kinh tế “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam‖
của tác giả Trương Nam Trung [41] đã phân tích phạm trù CNHT ô tô, chỉ ra các yếu
tố tác động và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển CNHT ô tô. Dựa trên số liệu tổng hợp,
tác giả đánh giá ngành CNHT ô tô trong giai đoạn 2011-2016 còn kém phát triển.
Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, tính liên kết DN
kém, năng lực về công nghệ hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp. Từ đó tác giả đề xuất
một số giải pháp với khắc phục như hoàn thiện thể chế, phát triển thị trường, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng liên kết doanh nghiệp...
15
Luận án tiến sỹ kinh tế ―Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến
năm 2025- trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam‖ của tác giả Trần Thị
Phương Dịu [8] đã đưa ra các vấn đề lý luận về chính sách tài chính cho CNHT. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng thuế và lãi suất làm giảm sản lượng đầu ra của
DN. Tác giả đề xuất tác động vào thuế và lãi suất để thúc đẩy sự phát triển của các
DN CNHT ô tô.
Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam” của tác giả Vũ Anh Trọng [38] đã phân tích các vấn đề lý luận về
CNHT, sơ lược một vài kinh nghiệm phát triển CNHT của Trung Quốc và Thái Lan.
Phân tích dữ liệu DN để đánh giá thực trạng của CNHT ô tô Việt Nam. Tác giả đưa
ra kết luận CNHT ô tô Việt Nam còn kém phát triển. DN CNHT có quy mô nhỏ,
năng lực công nghệ yếu, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Các
giải pháp được tác giả đưa ra bao gồm hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống
thông tin, tăng cường tính chủ động của DN.
Tác giả Nguyễn Thị Huế phân tích về các giải pháp phát triển CNHT ô tô Việt
Nam thông qua kinh nghiệm của các nước đã có nền CNHT phát triển, chủ yếu là
Nhật Bản trong luận án tiến sỹ “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô để
đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam ( tập trung nghiên
cứu các doanh nghiệp Nhật Bản)‖ [13]. Nghiên cứu này đều tập trung vào việc thay
đổi tư duy về CNHT, hoàn thiện chiến lược về phát triển CNHT, tập trung vào công
tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thu hút vốn đầu tư FDI, tăng cường liên kết
doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Những nhân tố này được
nhận định là cơ sở cho sự thành công của nền công nghiệp ô tô của Nhật Bản.
Các tác giả Hoàng Vĩnh Long với bài viết “Chính sách thương mại- một đánh
giá từ trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam‖ [25]; Nguyễn Trọng Xuân với
“Một số vấn đề về công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, xe máy của Việt Nam‖ [46];
tác giả Đinh Văn Trung với “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau 20 năm: Thực
trạng và giải pháp‖ [39]; Trương Nam Trung với “Những thách thức đối với công
nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam‖ [40]. Các tác giả trên đều có chung
những nhận định về thực trạng phát triển của ngành CNHT ô tô Việt Nam và những
vấn đề còn tồn tại: Chính sách phát triển ngành CNHT ô tô chưa kịp thời, công
16
nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ô tô phát triển chậm, thị trường nhỏ, thực hiện các
chỉ tiêu của quy hoạch không đạt, thiếu liên kết giữa các DN nội địa và các DN FDI,
chính sách bảo hộ lâu dài khiến các ngành CNHT không phát triển được. Đồng thời
các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại trên.
Nghiên cứu “Development of Automotive Industries in Vietnam with Improving
the Network Capability‖ của tác giả Trương Thị Chí Bình và Nguyễn Mạnh Linh
[59] đã nêu ra thực trạng nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tính liên kết
giữa các DN trong ngành, những nguyên nhân làm cản trở Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị ngành ô tô thông qua các công ty đa quốc gia và đề xuất một số giải
pháp khắc phục.
Nghiên cứu “Viet Nam‘s Automotive Supplier Industry: Development Prospects
under Conditions of Free Trade and Global Production Networks‖ của tác giả
Martin Schroder [141] đã đánh giá thực trạng phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam
trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế Asian (AEC) với việc gỡ
bỏ hàng rào thuế quan. Tác giả khẳng định vai trò của CNHT ô tô và những vấn đề
mà ngành CNHT này đang đối mặt như vốn, công nghệ, nhân lực, sự chi phối của
các tập đoàn nước ngoài và đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển ngành.
Bài viết “Driving Development? The Problems and Promises of the Car in
Vietnam‖ của tác giả Arve Hansen [78] đã nêu lên những bất cập trong chính sách
phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Chính phủ xác định ngành công
nghiệp ô tô là ngành công nghiệp mũi nhọn ưu tiên phát triển nhưng lại đồng thời
kìm chế sự phát triển ngành thông qua việc áp thuế và phí cao. Bài viết nhấn mạnh
nguyên nhân của tình trạng yếu kém ngành công nghiệp ô tô là do vấn đề về chiến
lược phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa đi kèm với các vấn đề về năng lượng
và môi trường.
Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần phải có chính sách kinh tế cởi mở, tự
do hóa thương mại và đầu tư. Với sự mở rộng của mạng lưới phân công lao động
quốc tế, chính sách công nghiệp của Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới để tham
gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực. Sự phát triển của xu hướng tự do hóa
thương mại nội khối đã làm các mối quan hệ hợp tác sản xuất công nghiệp trong khu
vực đã dần thay đổi, từ cấp độ phân công theo đơn vị ngành tới cấp độ phân công
17
theo từng công đoạn trong nội bộ ngành, sự thay đổi này tạo điều kiện cho các nước
đi sau có khả năng thâm nhập và đuổi bắt kịp công nghệ với các nước phát triển qua
các bước trung gian là tập trung phát triển sản xuất phụ tùng, linh kiện. Những tác
giả có quan điểm trên là Đỗ Mạnh Hồng với bài viết “Hội nhập công nghiệp khu vực
từ các ngành sản xuất phụ tùng‖ [11]; tác giả Nguyễn Văn Chung với bài viết
“Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm công
nghiệp (ôtô, xe máy, máy nông nghiệp) khi Việt Nam là thành viên WTO‖ [6].
Nghiên cứu ―The Automotive Industry in Vietnam: Prospects for Development
in a Globalizing Economy” của Timothy J. Sturgeon [145] đánh giá CNHT ô tô kém
phát triển, quy mô thị trường nhỏ, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, tính liên kết với
các DN FDI không cao, chính sách chính phủ không nhất quán. Tác giả cũng đưa ra
một số giải pháp nhằm phát triển ngành CNHT như phát triển cơ sở hạ tầng, tăng
cường sự hỗ trợ của Chính Phủ, tận dụng lợi thế FDI...
Nghiên cứu “Industrial Policy as Determinant of Localization: The case of
Vietnamese Automobile Industry” của Nguyễn Bích Thủy [167] đã nghiên cứu mối
quan hệ giữa các chính sách công nghiệp và tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công
nghiệp ô tô. Tác giả khẳng định tỷ lệ nội địa hóa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự
phát triển của ngành CNHT. Các biện pháp để tăng tỷ lệ nội địa hóa đã được các
quốc gia khác áp dụng như thuế, trợ cấp, chính sách thương mại, chống độc quyền,
thiết lập tiêu chuẩn...Tác giả thực hiện khảo sát tại một số DN tại Việt Nam và đưa ra
kết luận có mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và tỷ lệ nội địa hóa. Các DN
sản xuất ô tô thường dựa vào chính sách để đưa ra chiến lược kinh doanh của mình.
Nếu như môi trường chính sách ổn định và được sự bảo hộ của Chính phủ thì các DN
này sẽ tăng cường đầu tư vào CNHT hơn.
Báo cáo “EVFTA- Ngành ô tô, xe máy Việt Nam‖ năm 2017 của VCCI [45] đã
phân tích hiện trạng và tiềm năng của thị trường ô tô, xe máy của Việt Nam. Nội
dung của hiệp định thương mại tự do EU và Việt Nam (EVFTA), Việt Nam cam kết
mở cửa thị trường ô tô và xem máy cho EU. Báo cáo cũng chỉ ra những trở ngại của
ngành phải đối mặt khi thực hiện hiệp định EVFTA.
Bài viết “Investment and Technology Issues for the Automotive Supporting
Industry in Vietnam‖ của tập thể tác giả Cao Đào Nam, Trần Văn Trung, Nguyễn
18
Danh Chân [164] đã khái quát thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngành CNHT
ô tô còn đang kém phát triển, sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng
của nhà lắp ráp. Các tác giả khẳng định sự cần thiết phải đầu tư vào ngành này và
đưa ra một số gợi ý giải pháp dựa vào kinh nghiệm của Thái Lan.
1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát triển
công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan
- Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và phân công lao động xã hội
Phân công lao động ngày càng cao và khả năng lan tỏa của các MNE khiến cho
chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc ngày càng được mở
rộng. CNHT được đánh giá là một trong những lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc.
Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô sẽ tạo điều kiện để cung cấp những
sản phẩm với năng suất và giá trị gia tăng cao. Quan điểm này được khẳng định
trong nghiên cứu “Comparing the Automotive Industry from China, India and South
Korea: an Application of the Double Diamond Model‖ [145] của nhóm tác giả Marc
Sardy, Fetscherin.
Fujita với tác phẩm ―Industrial Policies and Trade Libealization: The
Automotive Industry in Thailand and Malaysia‖ [74] nghiên cứu về ảnh hưởng của
toàn cầu hóa tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và Malaysia
để thấy rõ được tính tất yếu của việc mở rộng sản xuất của các DN sản xuất ô tô tại
các nước đang phát triển. Sự thâu tóm của các MNE tạo nên mối liên kết giữa các
DN ô tô với các DN sản xuất linh phụ kiện địa phương nhằm tăng khả năng cạnh
tranh. Điều này một mặt có lợi cho các DN sản xuất ô tô do không phải nhập khẩu
linh phụ kiện, mặt khác giúp các DN trong nước có điều kiện để hấp thụ vốn và công
nghệ. Quan điểm trên được nhiều tác giả ủng hộ thông qua một số nghiên cứu như
“The Asian Automotive Industry: Assessing the Roles of State and Market in the Age
of Global Competition‖ [48] của tác giả Joy V.Abrenica; “International Trade and
Industrial Upgrading in the Apparel Commodity Chain‖ [76] của tác giả Gary
Gereffi; “Libetalization the ASEAN Automotive Market‖ [49] của tác giả Abrenica;
“The Politics of Uneven Development: Thailand‘s Economic Growth in comparative
Perspective‖ [71] của nhóm tác giả Doner Richard; “Variations of Value Creation:
Automobile Manufacturing in Thailand‖ [122] của nhóm tác giả Hassler, Markus;
19
“Industrial Clusters and Production Networks in Southeast Asia: A Global
Production Networks Approach‖ [157] của tác giả Henry Wai-chung Yeung;
“Globalisation of the automotive industry: main features and trends‖ của nhóm tác
giả Timothy J.Sturgeon, Olga Memedovic, Johannes Van Biesebroeck [144].
Quan điểm về vai trò ngày càng lớn của MNE và sự hợp tác sản xuất giữa các
nước trong khu vực để làm rõ sự hình thành giá trị gia tăng của sản phẩm trong ngành
công nghiệp ô tô, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các DNNVV trong nước
đã được các tác giả thể hiện trong nghiên cứu của mình như Voloso [153] với tác
phẩm “The Automotive Supply Chain: Global Trend and Asian perpectives‖. Cùng
quan điểm nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các công ty mẹ và các vệ tinh còn có các
nhà nghiên cứu như Hiroshi Oikawa [130] với nghiên cứu “Empirical global value
chain analysis in electronics and automobile industries :An application of Asian
international input-output tables‖; “The Evolution of Automotive Clusters and Global
Production Network in Thailand‖ của Techakanont, Kriengkra [149]; “Industrial
Clusters and Production Networks in Southeast Asia: Global Production Network
Approach‖ của Yeung, H.W [161]; ‗Detroit of the East‘? Industrial Upgrading,
Japanese Car Producers and the Development of the Automotive Industry in
Thailand‖ của Rogier [61]; ―The Impacts of Japanese MNCs and Foreign Direct
Investment on Thailand Automotive Industry‖ của Wilawan Phungtua [133].
- Mối quan hệ giữa các nhà cung ứng trong chuỗi giá trị của CNHT ô tô
Quan điểm về quan hệ chặt chẽ giữa mức độ hợp tác của các DN trong chuỗi
sản xuất- cung ứng và hiệu quả chuyển giao công nghệ trong nhóm DN này được
nhiều tác giả khẳng định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mối liên kết chính về
công nghệ trong cụm sản xuất ô tô là liên kết dọc giữa hãng và các nhà cung cấp đầu
tiên của hãng, mối liên kết ngang giữa các DN và các viện nghiên cứu. Liên kết này
càng chặt chẽ thì mức độ chuyển giao công nghệ trong cụm sẽ càng tốt hơn. Các nhà
cung ứng cấp cao luôn bị ảnh hưởng bởi những nhà cung ứng cấp thấp hơn, do vậy
muốn cải thiện chuỗi cung ứng phải đi từ việc nâng cao khả năng công nghệ cho nhà
cung cấp cấp thấp. Quan điểm này được Seungwook Park, Janet L.Hartley thể hiện
trong nghiên cứu “Exploring the Effect of Supplier Management on Performance in
the Korean Automotive Supply Chain‖ [142]; và Farah Purwaningrum, Hans Dieter
20
Evers, Yaniasih với nghiên cứu “Knowledge Flow in the Academia-industry
Collaboration or Supply Chain Linkage? Case Study of the Automotive Industries in
the Jababeka Cluster‖ [136].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhà lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp phụ
tùng ô tô Thái Lan để thấy được liên kết chặt chẽ giữa hệ thống các nhà cung cấp
tầng thứ 2, thứ 3 với tầng đầu tiên. Kết quả là, các sản phẩm được tạo ra nhiều hơn
với chi phí giảm rõ rệt. Công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô phát triển đồng
nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh do giảm giá thành. Nhận định này được thể
hiện qua nghiên cứu “Innovation Capability of Thailand‘s Automotive Industrial
Network‖ của các tác giả C. Jeenanunta và V. Ammarapala [109]. Việc nâng cao
năng lực về công nghệ của các nhà sản xuất phụ tùng là một yếu tố quan trọng để
thúc đẩy CNHT ô tô phát triển ở Thái Lan, khi khả năng đáp ứng về công nghệ được
nâng cao thì nhu cầu của các nhà lắp ráp càng lớn là quan điểm của Abdulsomad,
Kamaruding qua nghiên cứu “Promoting Industrial and Technological Development
Under Contrasting Industrial Policies: The Automobile Industries in Malaysia and
Thailand‖ [47]. Quá trình chuyển giao công nghệ sẽ được thực hiện giữa DN lắp ráp
và DN tại địa phương là kết luận của nghiên cứu ―Thai Automotive Industry:
Opportunities and Challenges‖ của Chawalit Jeenanunta [91].
- Chính sách phát triển CNHT ô tô của Chính phủ Thái Lan
Thái lan đã sử dụng nhiều công cụ để thu hút các MNE xây dựng nhà máy
nhằm phục vụ cho thị trường nội địa và đáp ứng nhu cầu linh kiện trong nước và
buộc các nhà máy chuyển giao công nghệ cho các nhà cung ứng ở địa phương. Một
loạt các chính sách được chính phủ Thái Lan đưa ra như phát triển cụm công nghiệp
qua nghiên cứu “The Cluster Role in the Development of the Thai Car Industry‖ của
Yveline Lecler [116], chính sách định hướng thu hút FDI được phân tích bởi Peter
Wad qua nghiên cứu “The Automobile Industry of Southeast Asia: Malaysia and
Thailand‖ [155]; Các phân tích về chính sách bảo hộ thuế quan của Kaoru Natsuda
và John Thoburn trong nghiên cứu “Industrial Policy and the Development of
automotive Industry in Thailand‖ [128], chính sách thương mại tự do qua nghiên cứu
“FTAs and the Supply Chain in the Thai Automotive Industry‖ [108] của
Kohpaiboon, A. và N.Yamashita.
21
Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến trình độ công nghệ của các nhà cung
ứng Thái Lan, tác giả Yuri Sadoi với nghiên cứu “Technological capability of
automobile parts suppliers in Thailand‖ [139] đã khẳng định sự phát triển công nghệ
của các nhà cung ứng Thái Lan chủ yếu dựa vào dòng vốn FDI, và rào cản lớn nhất
cản trở sự hấp thụ công nghệ của các DN Thái Lan là chất lượng nguồn nhân lực.
Tác giả Archanun Kohpaiboon trong cuốn “Multinational Enterprises and
Industrial Transformation‖ [104] cũng đánh giá vai trò của FDI trong ngành công
nghiệp Thái Lan, những yếu tố trở ngại khiến FDI không phát huy hiệu quả và đề ra
một số giải pháp giúp tăng cường hấp thụ FDI.
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô
Thái Lan như việc hoàn thiện các chính sách phát triển công nghệ của tác giả
Abdulsomad, Kamaruding trong nghiên cứu “Promoting Industrial and
Technological Development Under Contrasting Industrial Policies‖ [47]; đầu tư vào
giáo dục qua nghiên cứu “The Relationship between University and Industry in the
Knowledge Economy: A Case Study of Thailand‘s Automotive Cluster‖ của
Jomphong Mongkhonvanit [126]. Giải pháp tập trung vào việc duy trì và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực trong chế tạo lắp ráp ô tô qua nghiên cứu “Global
Recession, Labor Market Adjustment and International Production Networks:
Evidence from the Thai Automotive Industry‖ của nhóm tác giả Kohpaiboon, A.,
P.Kulthanavit, P.Vijinoparat và N.Soonthornchawakan [107]. Tăng cường chuyển
giao công nghệ giữa các DN sản xuất ô tô và các nhà cung cấp địa phương của
Terdudomtham, Thamavit trong phân tích “Thai Policies for the Automotive Sector:
Focus on Technology Transfer‖ [150] và “Innovation Capability of Thailand‘s
Automotive Industrial Network‖ của tập thể tác giả Komolavanij, S., C.Jeen.annunta,
và V.Ammarapala [109]. Nghiên cứu về các chính sách phát triển DNNVV trong
ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, nhấn mạnh vào việc tạo lập mối quan hệ giữa các
DNNVV với các MNE được tác giả Chaiyuth Punyasavatsut phân tích trong bài viết
―SMEs in the Thai Manufacturing Industry: Linking with MNEs‖ [135].
- Chính sách phát triển CNHT ô tô của Chính phủ Hàn Quốc
Hàn Quốc tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm giữ quyền
kiểm soát trong liên doanh với các MNE và tiến tới xuất khẩu được phân tích trong
22
bài viết “The Automotive Industry in Emerging Economies: A Comparison of Korea,
Brazil, China and India‖ của tập thể tác giả Avinandan Mukherjee, Trilochan Sastry
[166]. Nhà nghiên cứu Yaseng Huang phân tích về hiệu quả sử dụng nguồn vốn và
hợp tác dựa vào lợi thế kinh tế theo qui mô qua bài viết “Between two Coordination
Failures: Automotive Industrial Policy in China with a Comparison to Korea‖ [83].
Toàn cầu hóa dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Hàn Quốc, từ quan điểm
bảo hộ cao chuyển hướng sang thu hút FDI và tạo điều kiện mở cửa thị trường ô tô.
Hàn Quốc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô bằng cách phát triển ngành
sản xuất linh kiện trong nước, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của MNE trong việc thúc
đẩy các DN trong nước tăng khả năng cạnh tranh. Nội dung này được khẳng định
qua các nghiên cứu “Politics of Scale and the Globalization of the South Korean
Automobile Industry‖ của tác giả Park B. [131], “The Development of Automotive
Parts Suppliers in Korea and Malaysia: A Global Value Chain Perspective‖ của tác
giả Peter Wad [154].
Nghiên cứu “The Rise of Korea Automobile Industry: Analysis and
Suggestions‖ của tác giả Choong Y. LEE [118] khẳng định sự phát triển của công
nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện đang là điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh
của công nghiệp ô tô tại Hàn Quốc. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của Nhà nước
trong việc kiểm soát hoạt động của các MNE bằng các biện pháp cứng rắn để tạo mối
liên kết giữa các MNE với các DN sản xuất phụ tùng trong nước. Nghiên cứu
“Comparing the Automotive Industry from China, India and South Korea: an
Application of the Double Diamond Model‖ của nhóm tác giả Marc Sardy,
Fetscherin [140] cũng đánh giá CNHT là một trong 04 nhóm yếu tố tăng cường khả
năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô bao gồm: (1) Điều kiện yếu tố, (2) Các
điều kiện nhu cầu, (3) Công nghiệp hỗ trợ và liên quan, (4) Bối cảnh kinh doanh.
Quan điểm này phản ánh thông qua các
Nghiên cứu―Technology, Human Resources and International Competitiveness
in the Korean Auto Industry” của Byoung-Hoon Lee [117] phản ánh những bất ổn
trong công nghiệp ô tô Hàn Quốc, tác giả phân tích việc nâng cao khả năng về công
nghệ và nguồn nhân lực đã giúp công nghiệp ô tô Hàn Quốc đạt được tính cạnh tranh
quốc tế trong xu thế hội nhập.
23
1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu
1.3.1.1. Những vấn đề đã được giải quyết của các nghiên cứu đi trước:
- Phân tích về nội hàm CNHT, các phạm vi và lĩnh vực của CNHT, sự khác
nhau trong việc xác định CNHT tại các quốc gia, các bước hình thành nên nền
CNHT trên thế giới, quan điểm về CNHT và mô hình phát triển CNHT tại Hàn Quốc
và Thái Lan.
- Đánh giá vai trò của CNHT trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối
với ngành công nghiệp ô tô nói riêng, giải thích sự hình thành chuỗi giá trị trong
ngành công nghiệp ô tô, khẳng định sự ra đời và phát triển của CNHT ô tô là tất yếu.
- Phân tích sự phát triển CNHT ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan theo các giai
đoạn lịch sử, những mặt thành công và chưa thành công của hai quốc gia này. Những
điều kiện và các chính sách hai quốc gia này đã sử dụng như chính sách bảo hộ, đổi
mới phương thức quản lý sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nguồn lực
FDI, thúc đẩy nỗ lực của các DN trong nước, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián
tiếp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển khoa học kỹ thuật, hỗ trợ DNNVV,
mở rộng quy mô thị trường.
- Đánh giá thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam nói chung và CNHT
ngành ô tô nói riêng. Các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm CNHT tại Việt Nam
kém phát triển, là rào cản của việc thu hút FDI và tăng cường tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ đó các tác giả đã chỉ ra rằng
CNHT là cần thiết đối với một nước đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào FDI như
Việt Nam. CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu kém, khiến giá thành ô tô của Việt
Nam đang kém cạnh tranh, các DN kém chủ động trong việc lắp ráp. Các nguyên
nhân được nêu ra bao gồm các yếu tố khách quan như quy mô thị trường, hoàn cảnh
lịch sử, sự biến động của nền kinh tế thế giới, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong
nước. Các nguyên nhân chủ quan như cơ chế chính sách, tính chủ động của DN, chất
lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học kỹ thuật. Các tác giả cũng đã đưa ra một số
giải pháp khắc phục bao gồm các giải pháp tài chính, liên kết DN, tạo môi trường
đầu tư thuận lợi, hoàn thiện hệ thống thông tin, đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ.
24
1.3.1.2. Những vấn đề chưa giải quyết được, cần tiếp tục được làm sáng tỏ:
- Cơ sở lý luận và chính sách về phát triển CNHT ô tô chưa được hệ
thống đầy đủ
Các nghiên cứu chủ yếu phân tích cơ sở lý luận về CNHT nói chung, những lý
luận này bao gồm rất nhiều ngành công nghiệp bao gồm cả dệt may, da giày, điện
tử… Chỉ có một vài nghiên cứu chuyên sâu về ngành công nghiệp ô tô nhưng cơ sở
lý luận chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Vai trò của CNHT ô tô đối với nền kinh tế
cũng như riêng với ngành công nghiệp ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến CNHT ô tô
chưa được phân tích cụ thể. Chính sách của các quốc gia chưa được hệ thống đầy đủ.
Các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ phân tích các chính sách rời rạc như chính
sách bảo hộ, chính sách thu hút FDI, phát triển nguồn nhân lực, liên kết doanh
nghiệp…
- Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội chưa được cập nhật
Các nghiên cứu từ những thời điểm quá xa khi các điều kiện xã hội thay đổi
thường xuyên hiện nay không còn phù hợp:
(1) Sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng ô tô trên thế giới
Hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đang hướng tới các loại xe tiết kiệm
nhiên liệu, xe chạy bằng năng lượng mặt trời, các dòng xe thông minh không người
lái, xe sử dụng các nhiên liệu thân thiện môi trường. Các dòng xe động cơ đốt trong
truyền thống đang giảm dần, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của các hãng xe
trên thế giới.
(2) Xu hướng tự do hóa thương mại
Việt Nam tham gia vào ngày càng nhiều các FTA với các điều khoản có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến ngành CNHT ô tô như việc giảm và miễn thuế đối với linh phụ
kiện nhập khẩu, các quy định về ưu đãi cho các sản phẩm có tỷ lệ sản xuất nội khối,
giảm thuế nhập khẩu xe lắp ráp hoàn chỉnh, các quy định mới về khuyến khích đầu tư.
(3) Cách mạng công nghiệp
Sự thay đổi về phương thức sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô. Vai trò của
các DN cung ứng đang ngày càng được đề cao, đòi hỏi các DN hỗ trợ cần phải chủ
động hơn khi có sự thay đổi về yêu cầu sản phẩm của DN lắp ráp. Các sản phẩm tinh
vi hơn và mang nhiều tiện ích hơn trước. Các DN hỗ trợ không còn là người làm theo
25
các đơn đặt hàng có sẵn mà cần phải chủ động là người đưa ra các phương án sản
xuất cho các DN lắp ráp.
(4) Hình thành DN sản xuất thương hiệu ô tô Việt Nam.
Sự xuất hiện của chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam trên thị
trường quốc tế là một dấu mốc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, hứa hẹn
những điều kiện tốt cho CNHT ô tô phát triển. Các nghiên cứu trước đây chưa có
xuất hiện những DN đóng vai trò là cánh chim đầu đàn, chủ yếu là các DN lắp ráp
theo yêu cầu của các thương hiệu nước ngoài. Việc có được thương hiệu ô tô riêng
của Việt Nam sẽ giúp các DN chủ động hơn về mặt công nghệ và liên kết sản xuất.
(5) Tình hình chi cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước.
Sự khủng hoảng về nợ công trong những năm gần đây khiến chi thường xuyên
tăng và chi cho đầu tư giảm. Các chính sách hỗ trợ gặp khó khăn cần phải cân nhắc
chọn lọc lĩnh vực hỗ trợ, ưu đãi đúng đối tượng. Đầu tư dàn trải sẽ không đạt được
hiệu quả nên phạm vi hỗ trợ cần được thu hẹp và xác định lộ trình thực hiện cụ thể.
- Nghiên cứu về kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan còn rời rạc
Kinh nghiệm của các nước có nền CNHT phát triển được các tác giả áp dụng
tại Việt Nam nhưng chủ yếu là CNHT nói chung, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về
việc áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan đối với CNHT ô tô. Kinh
nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan chỉ được phân tích tại các bài viết rời rạc chưa có
hệ thống. Chưa có nghiên cứu nào so sánh chiến lược phát triển của các quốc gia này
và áp dụng vào Việt Nam.
Dựa vào khoảng trống của lĩnh vực nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển
công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan” để
thực hiện luận án. Nội dung của luận án có kế thừa và phát triển cơ sở lý luận của các
nghiên cứu đi trước, nhưng không trùng lặp với bất cứ một nghiên cứu nào.
1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án dựa vào khoảng trống
nghiên cứu
Tác giả xác định những vấn đề sau sẽ được đề cập đến trong luận án nhằm góp
phần thu hẹp khoảng trống này:
Hoàn thiện cơ sở lý luận về CNHT ô tô nói chung và Việt Nam nói riêng trong
hoàn cảnh mới khi Việt Nam tham gia nhiều tổ chức thương mại tự do, sự thay đổi
26
về nhu cầu sản phẩm trên thế giới, sự xuất hiện của các DN lớn trong ngành và ảnh
hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phân tích quá trình phát triển của CNHT ô tô Hàn Quốc và Thái Lan, đánh giá các
biện pháp mà hai quốc gia này đã sử dụng. Những mặt thành công, chưa thành công
cùng nguyên nhân của nó, so sánh mô hình phát triển CNHT của hai quốc gia này.
Đánh giá thực trạng phát triển của CNHT ô tô của Việt Nam hiện nay, những
mặt đạt được và những tồn tại, giải thích nguyên nhân. Đánh giá tiềm năng phát
triển, xác định hướng đi cho CNHT ô tô Việt Nam.
Áp dụng một số kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan có chọn lọc đối với
bối cảnh hiện tại của Việt Nam.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở thống kê, phân tích những nghiên cứu đi trước có liên quan đến
CNHT ô tô, có thể thấy các tác giả đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý
luận như xác định vai trò, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá CNHT ô tô. Về mặt
thực tiễn, các nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của CNHT ô tô tại Hàn Quốc,
Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoảng trống cần được tiếp
tục làm sáng tỏ. Các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở góc độ phân tích rời
rạc các yếu tố tác động đến CNHT ô tô như nguồn vốn FDI, liên kết doanh nghiệp,
thị trường… mà chưa có một nghiên cứu nào hệ thống toàn bộ những yếu tố trên để
xây dựng một khung chính sách hoàn chỉnh cho CNHT ô tô. Hơn nữa, sự thay đổi
của bối cảnh trong nước và quốc tế phần nào cũng ảnh hưởng đến những yếu tố này.
Những nghiên cứu về quá trình phát triển của hai nước Hàn Quốc và Thái Lan mới
chỉ dừng ở việc phân tích từng quốc gia riêng lẻ, chưa có sự so sánh giữa hai quốc
gia này để có thể thấy được những mặt mạnh và hạn chế, cũng như tìm ra được
những qui luật đặc thù trong thực tiễn phát triển CNHT ô tô. Dựa vào việc xác định
những vấn đề chưa được giải quyết, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu cho luận án về
mặt lý luận và thực tiễn như hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận và xây dựng khung
chính sách cho phát triển CNHT ô tô; phân tích đánh giá kinh nghiệm phát triển
CNHT ô tô của Hàn Quốc, Thái Lan và áp dụng có chọn lọc những bài học kinh
nghiệm của hai quốc gia này cho Việt Nam. Tại các chương tiếp theo tác giả sẽ giải
quyết tuần tự các vấn đề đã đặt ra của luận án.
27
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ
2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô
Công nghiệp ô tô là toàn bộ những hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và
kinh doanh ô tô. Công nghiệp ô tô bao gồm các phân ngành công nghiệp sản xuất vật
liệu, công nghiệp chế tạo chi tiết và tổng thành ô tô, công nghiệp lắp ráp ô tô và hoạt
động kinh doanh ô tô. Trong đó, công nghiệp lắp ráp được coi là ngành công nghiệp
ở vị trí hạ nguồn, các ngành còn lại được coi là ngành CNHT ô tô. Theo Quyết định
số 20/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ [3], lắp ráp ô tô là ―việc sử
dụng các linh kiện hoàn toàn mới để lắp ráp ô tô các loại theo thiết kế, mang nhãn
hiệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với quy định hiện hành về quản lý chất
lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và các quy định liên quan đến
pháp luật‖. Hiện nay ở Việt Nam có một số hình thức lắp ráp ô tô cơ bản sau:
- CBU: xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và được nhập khẩu vào Việt
Nam, còn gọi là xe nhập khẩu nguyên chiếc.
- SKD: Xe lắp ráp trong nước với một số linh kiện đã được nội địa hóa.
- CKD: Xe lắp ráp trong nước với linh kiện 100% nhập khẩu từ nước ngoài.
Công nghiệp ô tô là ngành có mối liên kết rộng và sự phối hợp công nghệ cao
nhất với các ngành khác. Sự phát triển của ngành này có ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình CNH-HĐH đất nước. Giá trị tạo ra của ngành công nghiệp ô tô tập trung phần
lớn ở khâu vật liệu và chế tạo chi tiết lắp ráp ô tô. Do vậy bản chất phát triển ngành
công nghiệp ô tô là sự tăng lên về giá trị của ngành CNHT.
Theo quan điểm của Nhật Bản, ngành CNHT ô tô bao gồm nhiều ngành sản xuất
từ nguyên liệu thô, cơ khí chế tạo và sản xuất chi tiết linh kiện lắp ráp (Hình 2.1)
[21]. Trong cuốn “White paper on Industry and Trade‖ năm 1985 của Bộ Công
Thương Nhật Bản (MITI), CNHT ô tô được hiểu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) sản xuất linh phụ kiện cho ngành lắp ráp ô tô [124]. Năm 1987, trong kế
hoạch Phát triển công nghiệp Châu Á (New AID plan), CNHT ô tô được MITI định
nghĩa chính thức là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên
vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa cơ bản cho các ngành công nghiệp lắp ráp.
28
Hình 2.1. Khái niệm về CNHT ô tô của Nhật Bản
Nguồn: [21]
Theo Ohno, nếu toàn bộ quá trình sản xuất ô tô là một quả núi thì CNHT ô tô là
chân núi, công nghiệp lắp ráp ô tô là đỉnh núi. CNHT ô tô là một nhóm các hoạt
động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô
và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho ngành lắp ráp ô tô [20].
Tại Ấn Độ, CNHT ô tô được hiểu là công nghiệp phụ thuộc, thuật ngữ này đã
được sử dụng trong Luật Công nghiệp năm 1951 để chỉ các hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp có liên quan hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc sản xuất
linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặc cung cấp
dịch vụ…cho ngành công nghiệp ô tô [37].
Bộ Năng lượng Mỹ định nghĩa CNHT ô tô là những ngành cung cấp các quy
trình cần thiết để sản xuất và hình thành sản phẩm trước khi chúng đươc đưa đến
các ngành công nghiệp lắp ráp [11].
Tại Thái Lan, các tổ chức cũng có những quan điểm khác nhau về CNHT ô tô
nhưng tựu chung lại thì đều thống nhất ở một điểm coi CNHT ô tô là các nhà chế tạo
linh kiện, phụ tùng và các nhà cung ứng trong lĩnh vực ô tô. Ủy ban đầu tư Thái Lan
(BUILD) định nghĩa CNHT ô tô là các DN sản xuất linh kiện phụ kiện được sử dụng
trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của ngành công nghiệp ô tô [69].
Linh kiện phụ
Nhựa Lò xoốc vítCao su Điện
Vật liệu
Ép
Nguyên liệu
thô
Ép Cán Đúc Dập Xử lý nhiệtCán
dập
Máy
móc
Nhà lắp ráp
Ngành công nghiệp phụ trợ
Cao su Cao suCao su
29
Tại Việt Nam, năm 2007 thuật ngữ CNHT được đề cập chính thức trong “Quy
hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020” do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) soạn thảo đã trình
Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, CNHT được hiểu là “hệ thống các nhà sản xuất (sản
phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp
nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng …cho khâu lắp ráp cuối cùng‖ [2]. Năm 2011,
trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát
triển một số ngành CNHT, CNHT được nhấn mạnh là ―các ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho các
ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh‖ [35]. CNHT chia
thành hai phần chính, phần cứng bao gồm các hoạt động sản xuất sản phẩm và phần
mềm là các hoạt động dịch vụ công nghiệp và marketing (Hình 2.2).
Hình 2.2. Khái niệm CNHT của Việt Nam
Nguồn: [1]
Trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, Chính phủ Việt Nam
có quan điểm về CNHT ô tô là các ngành sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và
phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh [36]. Nghị định số
111/2015/NĐ-CP [36] qui định chi tiết về phụ tùng, linh kiện ô tô là các bộ phận
dùng vào mục đích lắp ráp mới hoặc thay thế sửa chữa ô tô.
Quan điểm về CNHT ô tô của Việt Nam bao gồm từ khâu nguyên vật liệu đến các
dịch vụ liên quan, không chỉ bó hẹp trong hoạt động sản xuất phụ tùng, linh phụ
30
kiện, khiến cho phạm vi của CNHT tương đối rộng. Đối tượng của CNHT không chỉ
là các DN trong lĩnh vực công nghiệp ô tô mà còn các DN dịch vụ khác.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung vào công nghiệp chế tạo
chi tiết và tổng thành ô tô. Dựa vào quan điểm của Việt Nam về CNHT và giới hạn
về phạm vi trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, CNHT ô tô được hiểu là các ngành
sản xuất ra sản phẩm phụ tùng, linh kiện nhằm cung cấp cho công nghiệp lắp ráp ô
tô. Hiện nay, các DN trong ngành CNHT ô tô phân ra làm các nhóm chính sau:
- Các DN sản xuất phụ tùng chính hãng (OE)
Do chính các nhà sản xuất ô tô trực tiếp sản xuất. Chất lượng sản phẩm và bảo
hành theo tiêu chuẩn của hãng và giá thành cũng cao hơn. Số lượng sản phẩm thuộc
nhóm OE hiện nay không nhiều do các hãng xe có xu hướng đặt hàng sản xuất các
DN bên ngoài nhiều hơn.
- Các DN sản xuất phụ tùng thay thế hay nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM)
Là các DN sản xuất theo các thiết kế và thông số kỹ thuật được đặt hàng của nhà
sản xuất ô tô. Các sản phẩm này mang nhãn mác của nhà sản xuất xe hơi. Sản phẩm
của OEM có chất lượng đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất ô tô nhưng với mức giá thấp
hơn OE. Một DN OEM chỉ có thể cung ứng một vài chi tiết của xe nên chế độ bảo
hành không được như OE vì họ không đủ năng lực để thực hiện việc này. Thông
thường các MNE khi mở rộng thị trường ra các nước khác (thường là các quốc gia
đang phát triển) đặt hàng các chi tiết của các OEM tại các khu vực gần nơi lắp ráp để
giảm chi phí vận chuyển và nhân công.
- Các DN thiết kế và sản xuất sản phẩm (ODM)
Là các DN được các nhà sản xuất ô tô đặt hàng sản xuất linh kiện nhưng đảm
nhiệm thêm khâu thiết kế sản phẩm theo ý tưởng của nhà sản xuất. Hiện nay, các
OEM đang dần trở thành các ODM, nâng cao vai trò của các DN cung ứng trong
chuỗi sản xuất ô tô.
- Các DN sản xuất phụ tùng thay thế (AM)
Là các DN sản xuất phụ tùng thay thế trong quá trình sửa chữa xe, không liên
quan đến nhà sản xuất. Sản phẩm được sản xuất trên các loại máy gia công chính xác
với nguyên liệu giống như hàng chính hãng nhưng hình thức thiết kế không nhất thiết
phải giống sản phẩm của hãng. Các DN AM cũng có thể có những mẫu thiết kế riêng
31
cho mình, đôi khi sản phẩm của họ đạt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hàng
chính hãng. Giá sản phẩm của DN AM thường thấp hơn các loại hình DN khác.
Luận án nghiên cứu sự phát triển ngành CNHT ô tô Việt Nam, phát triển ở đây
được hiểu là sự tăng lên về cả mặt lượng và mặt chất của của ngành này. Như vậy có
thể hiểu phát triển CNHT ô tô là sự tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chất
lượng sản phẩm của ngành CNHT ô tô.
Để đạt được mục tiêu tăng lên về số lượng sản phẩm cần có sự nâng cao về qui
mô của các DN và đồng thời mở rộng về số lượng các DN mới. Các DN sản xuất
một số lượng nhất định là điều kiện đạt được tính kinh tế theo qui mô, tăng cường
khả năng chuyên môn hóa. Sự tăng lên về số lượng DN nhằm tăng khả năng thay thế
nhà cung cấp, tạo tính cạnh tranh và sự chủ động của nhà lắp ráp trong việc lựa chọn
đối tác. Số lượng các nhà cung cấp có thể được đo lường qua tổng số các nhà cung
cấp và tỷ lệ các nhà cung cấp trên 1 nhà lắp ráp.
Tăng lên về chất lượng sản phẩm là mức độ đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp
ráp về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Các nhà cung cấp chuyển từ vai trò là nhà
thầu phụ sản xuất theo đơn đặt hàng và các yêu cầu của nhà lắp ráp sang vai trò là
nhà cung cấp các giải pháp và tư vấn về sản phẩm. Các DN CNHT cần đạt được
trình độ khoa học kỹ thuật nhất định, nắm bắt được xu hướng sản xuất của các hãng
xe và nhu cầu của người tiêu dùng để có thể đề xuất và độc lập sản xuất các sản
phẩm từ khâu thiết kế đến thử nghiệm.
2.2. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô
Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ô tô đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở năm
điểm sau đây:
Một là, công nghiệp hỗ trợ ô tô thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
―Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức
lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội
cao‖ [7]. Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu ―ra sức phấn
đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp‖. Tại các nước
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAY
Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAYĐề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAY
Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...PinkHandmade
 
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EUPhát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EUDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...hanhha12
 
Giáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưGiáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưbookboomingslide
 

What's hot (20)

Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAY
Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAYĐề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAY
Đề tài: Công tác tạo động lực làm việc đối với nhân viên ngân hàng, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
 
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...
Luận văn: Sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn để phòng ngừa rủi ro biến ...
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc...
 
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
Thuyết minh Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
Đề tài: Nâng cao hiệu quả đấu thầu tại công ty Xây Dựng Sông Đà,
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
Đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần cảng hải phò...
 
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynelDự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch tuynel
 
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EUPhát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
Phát triển xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOTĐề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
Đề tài: Quản lý dự án trong quá trình thiết kế dự án xây dựng, HOT
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên containerKhoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
Khoá luận hoạt động giao nhận xuất khẩu nguyên container
 
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAYLuận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
Luận văn: Tạo động lực lao động bằng kích thích phi vật chất, HAY
 
Giáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tưGiáo trình kinh tế đầu tư
Giáo trình kinh tế đầu tư
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại công ty Nam Thịnh
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại công ty Nam ThịnhLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại công ty Nam Thịnh
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc tại công ty Nam Thịnh
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị
 
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thếDự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
Dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền sx và bảo quản máy biến thế
 

Similar to Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY

Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhậtluanvantrust
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY (20)

Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công, HOT, 2019
 
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt NamLuận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam
Luận văn: Hoàn thiện báo cáo tài chính khu vực công Việt Nam
 
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOTĐề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
Đề tài: Phát triển thị trường Khoa học Công nghệ tại TP.HCM, HOT
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt NhậtChiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
Chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật
 
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thương mại đầu tư, 9đ - Gửi miễn phí ...
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh đấu thầu xây dựng của công ty cổ phần ...
 
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đLuận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
Luận văn: Quản trị chi phí sản xuất tại công ty xây dựng số 4, 9đ
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
Luận văn: Định hướng và giải pháp xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nộ...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ KHÁNH LY PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT NAM NHÌN TỪ KINH NGHIỆM HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Công Tuấn 2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình HÀ NỘI – 2019
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Khánh Ly
  • 3. i MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ..........................................................................................................................7 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ...............................7 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ ...................................7 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ .............9 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam....................................................................................................................................10 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam......................................................................................................14 1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan......................................................................................18 1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài......................................................................23 1.2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu................................................................................23 1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án dựa vào khoảng trống nghiên cứu .............25 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ............................27 2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô.........................................................27 2.2. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô...................................................................31 2.3. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ..............................................................35 2.4. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô ................................................40 2.5. Phƣơng thức sản xuất trong ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.....................................41 2.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô................................43 2.7. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô................................................................46 2.7.1. Quan điểm của chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô................................46 2.7.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................48 2.7.3. Nguồn nhân lực...............................................................................................................49 2.7.4. Khả năng liên kết.............................................................................................................50 2.7.5. Dung lượng thị trường....................................................................................................52 2.7.6. Trình độ khoa học công nghệ.........................................................................................52 Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ TẠI HÀN QUỐC VÀ THÁI LAN.........................................................................................................................54 3.1. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan ...54 3.1.1. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc ......................................54
  • 4. ii 3.1.2. Giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan ........................................57 3.2. Nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc và Thái Lan .....................59 3.2.1. Quan điểm của Chính phủ về phát triển Công nghiệp hỗ trợ ô tô...............................59 3.2.2. Cơ cấu công nghiệp ........................................................................................................61 3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................................................70 3.2.4. Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp...............................................................................74 3.2.5. Mở rộng dung lượng thị trường linh phụ kiện ..............................................................85 3.2.6. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)...........................................................93 3.3. Đánh giá quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan..97 3.3.1. Hàn Quốc.........................................................................................................................97 3.3.2. Thái Lan.........................................................................................................................100 3.4. Bài học từ quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô từ Hàn Quốc và Thái Lan 104 3.4.1. Bài học từ qui luật chung trong phát triển CNHT ô tô giữa Hàn Quốc và Thái Lan............................................................................................................................................104 3.4.2. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Hàn Quốc .............................107 3.4.3. Bài học từ đặc thù phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Thái Lan................................108 Chƣơng 4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ VIỆT NAM.............................................................................................................................110 4.1. Tổng quan ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam...............................................110 4.1.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam...............................................110 4.1.2. Quan điểm phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô của Chính phủ .................................115 4.1.3. Đánh giá sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam..................................116 4.1.4. Nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục........................................................121 4.2. Một số kiến nghị phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan ...................................................................................125 4.2.1. Có quan điểm và định hướng rõ ràng về công nghiệp hỗ trợ ô tô .............................126 4.2.2. Hoàn thiện cơ cấu công nghiệp....................................................................................130 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực............................................................................................135 4.2.4. Tăng cường liên kết doanh nghiệp...............................................................................137 4.2.5. Tăng dung lượng thị trường .........................................................................................140 4.2.6. Phát triển khoa học và công nghệ................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....................................151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................152
  • 5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khái niệm về CNHT ô tô của Nhật Bản ..........................................................28 Hình 2.2. Khái niệm CNHT của Việt Nam ......................................................................29 Hình 2.3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh ..................................................................33 Hình 2.4. Hoạt động trong chuỗi giá trị và đóng góp giá trị gia tăng .............................36 Hình 2.5. Hệ thống nhà cung ứng trong công nghiệp hỗ trợ...........................................39 Hình 2.6. Khả năng xuất khẩu của ngành công nghiệp hỗ trợ.........................................40 Hình 2.7. Các giai đoạn phát triển của công nghiệp hỗ trợ ô tô......................................41 Hình 2.8. Mô hình sản xuất theo mô-đun ........................................................................42 Hình 2.9. Quá trình nội địa hóa linh kiện..........................................................................45 Hình 2.10. Phạm vi của CNHT ô tô..................................................................................47 Hình 3.1. Giá trị xuất khẩu phụ tùng Ô tô Hàn Quốc giai đoạn 1975-1986...................56 Hình 3.2. Giá trị xuất khẩu phụ tùng ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016......................59 Hình 3.3. Quan hệ giữa DN lắp ráp và phụ tùng trong Chaebol.....................................63 Hình 3.4. Quá trình hoạch định chính sách phát triển DNNVV Hàn Quốc ...................66 Hình 3.5 Cấu trúc công nghiệp phụ tùng ô tô Thái Lan...................................................67 Hình 3.6. Tăng trưởng nhân lực công nghiệp ô tô Thái Lan giai đoạn 2010-2016........73 Hình 3.7. Qui hoạch phát triển cụm liên kết ngành tại Hàn Quốc ..................................77 Hình 3.8. Tăng trưởng thị trường ô tô Thái Lan...............................................................91 Hình 4.1. Phân loại nhà cung cấp năm 2016 .................................................................118 Hình 4.2. Xuất nhập khẩu phụ tùng linh kiện ô tô Việt Nam.....................................120 Hình 4.3. Qui trình soạn thảo chính sách của Việt Nam................................................123
  • 6. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. So sánh sản xuất mô-đun và tích hợp..............................................................42 Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các DN CNHT ô tô Hàn Quốc giai đoạn 1963 - 1997 (%)..................................................................................................................65 Bảng 3.2. Số vụ đình công của công nhân ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc .............71 Bảng 3.3. Tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô Hàn Quốc.................................................76 Bảng 3.4. Phân bổ khu vực hoạt động của các nhà cung ứng cấp 1 ...............................78 Bảng 3.5. Ưu đãi đối với nhà đầu tư trong ba khu công nghiệp chính ...........................82 Bảng 3.6. Chính sách phát triển công nghiệp ô tô Thái Lan............................................90 Bảng 3.7. Năng lực cạnh tranh công nghệ của công nghiệp phụ tùng ô tô Hàn Quốc ..94 Bảng 3.8. Các viện nghiên cứu được thành lập tại nước ngoài.......................................95 Bảng 3.9. Giải pháp phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan.......................102 Bảng 4.1. Phương hướng phát triển CNHT ô tô Việt Nam đến năm 2035 ..................125 Bảng 4.2. Số lượng các nhà cung ứng theo khu vực năm 2016 ....................................139
  • 7. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt AM AfterMarket Nhà sản xuất phụ tùng thay thế CBU Completely Built-Up Xe nhập nguyên chiếc CKD Completely Knocked Down Xe lắp trong nước với 100% linh kiện nhập khẩu CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa CNHT Công nghiệp hỗ trợ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất LCR Local Content Requirement Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa MNE Multinational enterprises Công ty đa quốc gia ODM Original Design Manufacturing Nhà thiết kế và sản xuất sản phẩm OE Original Equipment Nhà sản xuất phụ tùng chính hãng OEM Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất phụ tùng thay thế R & D Research & Development Nghiên cứu và phát triển SKD Semi-Knocked Down Xe lắp trong nước với một số linh kiện được nội địa hóa TDĐQG Tập đoàn đa quốc gia
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia. Phát triển công nghiệp ô tô không chỉ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp khác có liên quan mà còn giải quyết vấn đề việc làm cho một lượng lớn lao động. Công nghiệp ô tô nằm trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia của Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế. Quyết định 1168/2014/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định 1211/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 khẳng định sự quan tâm của Chính phủ đối với ngành công nghiệp này. Thị trường ô tô Việt Nam hiện nay được đánh giá là tiềm năng khi có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và Chính phủ cũng đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ tích cực nhưng Việt Nam vẫn chưa hình thành một nền công nghiệp ô tô đúng nghĩa. Nguyên nhân chính là do sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Công nghiệp ô tô Việt Nam dựa chủ yếu vào khâu lắp ráp với giá trị gia tăng thấp. Các linh phụ kiện hầu hết đều phải nhập khẩu, trong nước chỉ sản xuất được một số chi tiết giản đơn với số lượng hạn chế. Bên cạnh đó, xu hướng thương mại tự do hiện nay cũng đang tạo ra những thách thức lớn khi ô tô sản xuất trong nước phải đối mặt với ô tô nhập khẩu với mức giá cạnh tranh. Hơn nữa, để được hưởng ưu đãi về thuế quan khi tham gia vào các FTA, ô tô sản xuất tại Việt Nam phải đáp ứng được tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. Vì những lý do trên, CNHT lớn mạnh không những là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công nghiệp ô tô trong nước mà còn giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu khi đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia vào lĩnh vực ô tô tại khu vực châu Á ngày càng tăng. CNHT ô tô Việt Nam hình thành muộn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam lại có cơ hội học hỏi kinh nghiệm những quốc gia đi trước trong việc xây dựng chiến lược phát triển cho mình. Hàn Quốc và Thái Lan là mô hình phát triển CNHT ô tô thành công trong khu vực. Hàn Quốc xây dựng một nền CNHT chủ động về công nghệ và thiết kế. Thái Lan trở thành trung tâm lắp ráp và sản xuất phụ tùng ô tô của các hãng xe
  • 9. 2 hàng đầu thế giới. Những thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT của Hàn Quốc và Thái Lan sẽ là những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu đưa công nghiệp ô tô thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Hệ thống chính sách CNHT ô tô hiện nay của Việt Nam còn chưa kịp thời và chưa phù hợp. Để có chính sách tốt cần phải xuất phát từ lý luận và thực tiễn. Trong khi cơ sở lý luận về CNHT chưa được xây dựng một cách có hệ thống. Thực tiễn một số quốc gia trên thế giới đã có những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển CNHT ô tô như Hàn Quốc và Thái Lan, nhưng nếu chỉ dựa vào những kinh nghiệm này mà không dựa vào lý luận thì sẽ mang tính giáo điều kinh nghiệm, có thể áp dụng sai hoặc máy móc vào Việt Nam. Với những lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan cho luận án tiến sỹ kinh tế, hi vọng qua nghiên cứu, luận án sẽ góp phần giải quyết được từ khâu lý luận đến thực tiễn về việc xây dựng, phát triển CNHT ô tô ở Hàn Quốc, Thái Lan, từ đó gợi mở chính sách cho Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về phát triển CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế. - Xây dựng khung chính sách cho việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô trong bối cảnh hội nhập. - Phân tích, đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc và Thái Lan trong quá trình phát triển ngành CNHT ô tô. - Đánh giá khả năng có thể áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan để thúc đẩy phát triển ngành CNHT ô tô tại Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau cho luận án: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNHT ô tô trong hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích sự phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan; - Đánh giá những thành công và những mặt còn tồn tại của CNHT ô tô Hàn Quốc và Thái Lan, đưa ra những bài học kinh nghiệm;
  • 10. 3 - Phân tích thực trạng phát triển của CNHT ô tô Việt Nam - Vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan phù hợp với thực tiễn phát triển CNHT ô tô Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là công nghiệp hỗ trợ ô tô. Dựa vào quan điểm của Việt Nam về CNHT và giới hạn về phạm vi trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, CNHT ô tô được hiểu là các ngành sản xuất ra sản phẩm phụ tùng, linh kiện nhằm cung cấp cho công nghiệp lắp ráp ô tô. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về không gian Luận án nghiên cứu CNHT ô tô trong phạm vi lãnh thổ Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam vì những lý do sau: - Hàn Quốc và Thái Lan đều là hai nước có nền CNHT ô tô phát triển nhưng lại theo hai mô hình trái ngược nhau. Hàn Quốc xây dựng mô hình thương hiệu ô tô quốc gia. Thái Lan theo đuổi mục tiêu trở thành trung tâm lắp ráp ô tô của các thương hiệu quốc tế. Việt Nam cũng đang tồn tại cả hai hình thức sản xuất là lắp ráp cho thương hiệu nước ngoài và xây dựng thương hiệu ô tô Việt Nam. - Hàn Quốc chủ yếu sản xuất các dòng xe cỡ trung, tích hợp nhiều công nghệ với mức giá thấp, Thái Lan cũng tập trung vào các dòng xe phổ thông đa dụng cỡ nhỏ, đây là những dòng xe thích hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam. - Việt Nam đang có mối quan hệ vừa hợp tác lại vừa cạnh tranh với Hàn Quốc và Thái Lan khi lượng vốn đầu tư từ hai quốc gia này vào công nghiệp ô tô Việt Nam đang có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu một lượng lớn phụ tùng linh kiện từ hai nước này. 3.2.2. Về thời gian Tác giả xác định khoảng thời gian nghiên cứu từ thời điểm Chính phủ của ba nước có khuôn khổ pháp lý và chính thức có những biện pháp thúc đẩy sự phát triển của CNHT ô tô: - Hàn Quốc từ năm 1962 khi Chính phủ ban hành “Chính sách khuyến khích ngành công nghiệp ô tô” và “Luật bảo hộ ngành công nghiệp ô tô”, bắt đầu thực hiện
  • 11. 4 các chính sách bảo hộ mạnh mẽ để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong chiến lược công nghiệp quốc gia cho đến nay khi Hàn Quốc trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. - Thái Lan từ năm 1959 Chính phủ ban hành “Luật xúc tiến đầu tư” và thành lập Hội đồng Đầu tư (BOI) chú trọng ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô với các biện pháp thu hút các nhà đầu tư đến đến đặt nền móng cho công nghiệp ô tô của nước này cho đến nay khi Thái Lan trở thành nhà nhà sản xuất ô tô số một của Đông Nam Á và thứ 12 thế giới. - Việt Nam từ năm 2002 khi quyết định số 175/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020”, là văn bản chính thức đầu tiên về phát triển ngành công nghiệp ô tô cho đến nay khi Việt Nam vẫn chưa đạt được các mục tiêu đề ra. 3.2.3. Về nội dung - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung phân tích về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô. - Phân tích cách thức phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan - Đánh giá những mặt thành công và chưa thành công trong quá trình phát triển CNHT của Hàn Quốc và Thái Lan. - Phân tích thực trạng CNHT ô tô Việt Nam và xác định các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển. - Đánh giá khả năng có thể áp dụng những kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc và Thái Lan vào Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Khung phân tích của luận án Tác giả sử dụng cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế quốc tế (MS: 9.31.01.06) để thực hiện mục đích nghiên cứu theo khung phân tích sau:
  • 12. 5 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu theo khung phân tích trên, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu trong luận án chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả trích từ các báo cáo liên quan đến CNHT của các Bộ, Ban, Ngành có thẩm quyền như Cục Hải quan, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… các tài liệu của Tổng cục thống kê,Văn phòng, Hiệp hội và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của luận án. - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu: Sắp xếp các tài liệu có liên quan đến CNHT ô tô của Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam thành các nhóm vấn đề có cùng bản chất theo một hệ thống trên cơ sở lý thuyết có tính logic. - Phương pháp phân tích: Tìm hiểu thực tiễn phát triển CNHT ô tô tại Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam, xác định nguyên nhân và hệ quả của những chính sách về CNHT ô tô mà các quốc gia này đã áp dụng. - Phương pháp tổng hợp: Từ việc phân tích những biện pháp mà Hàn Quốc và Thái Lan đã áp dụng để rút ra được những bài học và những qui luật trong phát triển CNHT ô tô.
  • 13. 6 - Phương pháp so sánh: so sánh các biện pháp và các kết quả đạt được trong chiến lược phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc và Thái Lan nhằm đưa ra những ưu nhược điểm của hai mô hình phát triển. Đồng thời so sánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam với Hàn Quốc và Thái Lan để có thể vận dụng hợp lý bài học kinh nghiệm của các nước. - Phương pháp mô hình hóa: xây dựng mô hình phát triển của CNHT ô tô Việt Nam qua các giai đoạn, từ đó đưa ra các khuyến nghị giải pháp dựa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan. 5. Ý nghĩa khoa học của luận án - Phân tích và làm rõ sự hình thành và phát triển của CNHT ô tô bắt nguồn từ các quan điểm và lý thuyết kinh tế quốc tế; xác định rõ vai trò của CNHT ô tô đối với công cuộc CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. - Luận án góp phần vào việc hoàn thiện lý luận về CNHT nói chung và CNHT ô tô nói riêng; làm rõ phạm trù CNHT ô tô như khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành. Từ đó xây dựng khung phân tích về phát triển CNHT ô tô từ cách tiếp cận về chuỗi giá trị toàn cầu. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Luận án phân tích các yếu tố quyết định sự thành công của công nghiệp hỗ trợ ô tô thực tế diễn ra tại Hàn Quốc và Thái Lan, rút ra được những bài học kinh nghiệm của hai nước này nhằm ứng dụng vào Việt Nam. - Đánh giá thực trạng CNHT ô tô tại Việt Nam, phân tích nguyên nhân và định hướng giải pháp dựa vào kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và hình, kết luận, nội dung chính của luận án chia làm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan các vấn đề liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ô tô - Chương 2: Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ ô tô - Chương 3: Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan - Chương 4: Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam
  • 14. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ 1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về CNHT, các nghiên cứu này đã phân tích về khái niệm và vai trò của CNHT trong nền kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp nói riêng. Nền kinh tế thế giới với tính cạnh tranh ngày càng cao, đòi hỏi các quốc gia nâng cao lợi thế cạnh tranh, hợp tác sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu, giá trị sản phẩm cuối cùng được cấu thành bởi những giá trị bộ phận được tạo ra bởi vô số các công ty vệ tinh của công ty mẹ và mạng lưới sản xuất của các công ty đa quốc gia. Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản về điện tử và ô tô từ lâu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để đạt được những thành công như vậy là do Nhật Bản đã xây dựng được một nền CNHT vững mạnh, làm đòn bẩy thúc đẩy các ngành công nghiệp lắp ráp phát triển. Nhật Bản cũng là nước có những nghiên cứu sớm nhất về CNHT. Năm 1985, khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” lần đầu tiên được đề cập đến trong “White paper on Industry and Trade‖- một nghiên cứu của Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Nhật Bản (MITI) [124]. CNHT ban đầu là thuật ngữ dùng để chỉ các DNNVV đóng góp vào sự phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước châu Á trong trung và dài hạn. CNHT được coi là chân núi nếu coi toàn bộ quy trình sản xuất ra một sản phẩm là một quả núi và công nghiệp lắp ráp là đỉnh núi. Các tác giả đã nhấn mạnh vị trí của các DN sản xuất linh phụ kiện trong quá trình CNH-HĐH của nhóm các nước ASEAN, DNNVV chính là cốt lõi trong sự phát triển của CNHT. Năm 1993, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) định nghĩa về CNHT là ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện, vốn,... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện, điện tử). Năm 2004, Phòng năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Công nghiệp hỗ trợ: công nghiệp của tương lai‖ định nghĩa CNHT là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần thiết để sản xuất ra sản phẩm
  • 15. 8 trước khi đưa ra ngoài thị trường. Michael Porter đã khẳng định quan điểm một ngành công nghiệp muốn phát triển phải cơ bản dựa vào điều kiện các yếu tố sản xuất, chiến lược cạnh tranh của công ty, điều kiện về nhu cầu và các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ thông qua mô hình kim cương được đề cập trong nghiên cứu ―Competitive Advantage of nation‖ [134]. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại một lần nữa khẳng định vai trò của CNHT là nền tảng để có một nền công nghiệp vững mạnh. Giá trị tạo ra tại khu vực CNHT chiếm tỷ trọng cao trong ngành. Từ đó đưa ra yêu cầu tất yếu phải phát triển CNHT qua Báo cáo “Investigation Report for Industrial Development: Supporting Industry Sector‖ [93] của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Tác giả Thomas Brandt cũng nêu rõ vai trò của CNHT cơ khí đối với tổng thể ngành công nghiệp Malaysia qua nghiên cứu “Industries in Malaysia Engineering Supporting Industry‖ [60]. Ngành cơ khí là ngành CNHT có phạm vi rộng, cung cấp phần lớn yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp khác. Gia tăng giá trị tại ngành này sẽ tạo thêm giá trị cho ngành thượng nguồn. Khẳng định tầm quan trọng của CNHT trong việc thu hút vốn FDI trong khu vực công nghiệp chế tạo là quan điểm của tác giả Prema-Chandra Athukorala trong nghiên cứu “FDI in Crisis and Recovery: Lessons from the 1997-98 Asian Crisis‖ [56]. Tác giả đã phân tích mối quan hệ giữa việc sản xuất các bộ phận của các sản phẩm công nghiệp chính với việc thu hút vốn FDI, khẳng định việc thu hút vốn FDI phụ thuộc phần lớn vào việc có một nền công nghiệp chế tạo phát triển. Nếu các nước tiếp nhận FDI không có một nền CNHT vững mạnh thì các doanh nghiệp FDI sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu khiến cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Cùng quan điểm trên trong việc xác định những yếu tố ưu tiên đầu tư, Cơ quan Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thông qua Báo cáo “Japanese - Affiliated Manufactures in Asia‖ [92] đã chú trọng đến khả năng đáp ứng các sản phẩm hỗ trợ của nước tiếp nhận đầu tư. Theo đó khẳng định một trong những yếu tố quyết định đầu tư của Nhật Bản là sự sẵn có của nguồn cung các sản phẩm tại nước sở tại. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) qua một nghiên cứu khảo sát “Servey Report on Overseas Business Operations by Japanese Manufacturing
  • 16. 9 Companies‖ [90] đã tổng hợp về tình hình hợp tác đầu tư của các công ty Nhật Bản ở Châu Á. Nghiên cứu này phân tích những yếu tố để các nhà đầu tư Nhật Bản tiến hành xây dựng các nhà máy sản xuất tại khu vực Châu Á, trong đó yếu tố về CNHT được đánh giá cao. Tác giả McNamara trong báo cáo ―Integrating Supporting Industries - APEC‘s Next Challenge‖ [123] của Trung tâm nghiên cứu thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) khẳng định phát triển CNHT để thúc đẩy đầu tư của các nước trong khối APEC. CNHT là điều kiện để thu hút đầu tư nhằm giảm chi phí và tận dụng lợi thế so sánh của mỗi nước. Cùng quan điểm trên có tác giả Peter Larkin với nghiên cứu “Comprehensive Supporting Industries‖ [113] đã khẳng định vai trò của CNHT trong việc thu hút FDI thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phát triển lâu dài và bền vững. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Xu hướng toàn cầu hóa đang tạo điều kiện thuận lợi các MNE có thể đa dạng hóa nguồn cung. Nếu các DN trong nước không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất (chủ yếu là các MNE) thì phương án nhập khẩu từ các nước khác sẽ được lựa chọn. Tác giả Goh Ban Lee trong nghiên cứu ―Linkage between the Multinatinl Corporations and Local Supporting Industries‖ [119] khẳng định chính sự phân công lao động và hợp tác sản xuất sản phẩm công nghiệp với các MNE, đặc biệt là các tập đoàn điện tử của Nhật Bản sẽ là yếu tố thúc đẩy toàn bộ nền CNHT phát triển. Những nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phân tích vai trò của các MNE Nhật Bản trong việc phát triển CNHT tại các nước Châu Á qua Báo cáo “Servey Report on Overseas Business Operations by Japanese Mnufacturing Companies‖ do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố năm 2004 [90]. Các MNE mở rộng mạng lưới của mình tại các quốc gia khác nhau và tăng cường hoạt động mua ngoài, thúc đẩy sự phát triển của CNHT địa phương. Tác giả Ryui Chiro Inoue với tác phẩm ―Future prospects of Supporting Industries in ThaiLand and Malaysia‖ [87]; nhóm tác giả Hamlim Mohn Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield với nghiên cứu ―Multinational Enterprises and
  • 17. 10 Technological Effort by Local Firms: A Case Study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry‖ [129] phân tích mối liên kết của MNE và các DN nội địa trong lĩnh vực CNHT tại Thái Lan và Malaysia. Các tác giả khẳng định sự liên kết trên là động lực nâng cao công nghệ cho các quốc gia này. Vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT được khẳng định qua một số nghiên cứu ―White paper on Industry and Trade‖ [124]; tác giả D.McNamara với nghiên cứu ―Integrating Supporting Industries‖ [123]; và nghiên cứu “The Role of Small and Medium Supporting Industries in Japan and Thailand” [69] của Ratana.E. Các nghiên cứu này đều đồng quan điểm cho rằng các DNNVV là khu vực chính cung cấp các sản phẩm CNHT. Phát triển CNHT khiến cho các DN tập trung chuyên môn vào các khâu mà mình có khả năng sản xuất với mức chi phí hợp lý nhất. Kết quả là, nền công nghiệp có sự phân công lao động sâu sắc và cơ cấu kinh tế mới được hình thành. CNHT vững mạnh là điều kiện để phát triển DNNVV. Ngược lại, DNNVV lại là nền tảng cho CNHT. Phát triển hệ thống thầu phụ bao gồm các DNNVV là một biện pháp hữu hiệu để đối phó với khủng hoảng kinh tế, giảm thiểu rủi ro cho các MNE. Sự mở rộng mạng sản xuất của các tập đoàn này cũng sẽ kéo theo sự phát triển của cả một hệ thống CNHT bao gồm các DNNVV. 1.1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam Tác giả Lê Thế Giới trong cuốn ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam- Lý thuyết, thực tiễn và chính sách‖ [9] đã đưa ra khái niệm và mô hình phát triển các ngành CNHT, trong đó có ngành CNHT ô tô. Đồng thời phân tích các yếu tố có tác động và các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của CNHT. Các mô hình phát triển CNHT cũng được đưa ra trong nghiên cứu, trong đó có các quốc gia có thế mạnh về CNHT ô tô như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Từ đó đề xuất định hướng chính sách phát triển CNHT tại Việt Nam, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tác giả tập trung vào phân tích CNHT dưới góc độ sự tập trung DN trong một vùng tạo nên hệ sinh thái kinh doanh. Các chính sách theo định hướng tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa các DN trong vùng, đặc biệt ưu tiên các DNNVV. Tác giả Hoàng Văn Châu đã phân tích một số vấn đề lý luận về CNHT và chính sách phát triển CNHT trong cuốn ―Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của
  • 18. 11 Việt Nam‖ [5]. Tác giả đã phân tích khái niệm CNHT dưới góc độ lịch sử và cấu trúc ngành, đánh giá các yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT bao gồm yếu tố về thị trường, cấu trúc công nghiệp, môi trường chính sách, nguồn thông tin, nguồn nhân lực. Nghiên cứu cũng chỉ ra các mô hình phát triển CNHT đặc trưng trên thế giới bao gồm Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc được phân tích để đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Dựa vào quan điểm và mục tiêu phát triển CNHT của Chính phủ, tác giả đã đánh giá các chính sách CNHT mà Việt Nam đang áp dụng trong phạm vi 05 nhóm ngành gồm ô tô, điện tử, dệt may, da giày, chế tạo. Từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của chính sách hiện hành, tác giả đã đề xuất được 09 nhóm giải pháp về thể chế, thông tin, liên kết DN, cụm liên kết ngành, tiêu chuẩn công nghiệp, thuế, DNNVV và khoa học công nghệ. Tác giả Trần Đình Thiên trong nghiên cứu “Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả‖ [33] đã phân tích 05 yếu tố quyết định đến sự phát triển của CNHT là khả năng cạnh tranh, dung lượng thị trường, nguồn nhân lực, môi trường chính sách, khoảng cách thông tin và nhận thức. Tác giả cũng đồng thời đánh giá về chính sách CNHT tại một số quốc gia tại Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc nhằm đưa ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Các nhóm chính sách CNHT được đề xuất cho Việt Nam bao gồm các nội dung về DNNVV, hiệp hội, nguồn nhân lực, sản phẩm chiến lược, nguồn vốn FDI và cụm công nghiệp. Tác giả Kenichi Ohno và Nguyễn Văn Thường đã phân tích các chính sách phát triển CNHT tại Nhật Bản và một số quốc gia ASEAN trong cuốn ―Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [21]. Qua nghiên cứu này, tác giả đưa ra một số lý luận về các giai đoạn phát triển CNHT nói chung và các sơ sở để hoạch định chính sách công nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt tác giả đi sâu vào các ngành công nghiệp cụ thể như điện tử, may mặc, da giày, ô tô và đưa ra các giải pháp chính sách cho từng ngành. Trong cuốn ―Chính sách công nghiệp ở Đông Á‖ [17], các tác giả đã phân tích một số kiểu chính sách công nghiệp tại Đông Á và các điều kiện thực hiện chính sách. Nghiên cứu còn đi sâu vào sự phát triển của các ngành công nghiệp dệt, điện tử, ô tô và chỉ các yếu tố tạo nên sự thành công cũng như những hạn chế của các chính sách tại từng thời kỳ phát triển.
  • 19. 12 Luận án tiến sỹ kinh tế ―Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam‖ của tác giả Trương Minh Tuệ [44] đã đánh giá thực trạng chính sách tại chính công phát triển CNHT. Theo đó, hệ thống chính sách công có nhiều bất cập như chưa có hệ thống chính sách tài chính riêng cho CNHT, ưu đãi chưa đủ, chưa tính đến tác động của hội nhập, chưa có ảnh hưởng đến các DN CNHT. Luận án tiến sỹ kinh tế ―Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam‖ của tác giả Vũ Chí Hùng [14] đã phân tích chính sách CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đó rút ra kinh nghiệm của các nước nhằm mục tiêu hoạch định chính sách CNHT tại Việt Nam như phát triển DNNVV, tự do hóa thị trường và nội địa hóa. Luận án tiến sỹ kinh tế “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ‖ của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên [24] đã khái quát những vấn đề lý luận về vai trò của DNNVV trong phát triển CNHT. Luận án đưa ra một số kinh nghiệm về phát triển DNNVV của Nhật Bản, Thái Lan và Malaysia đồng thời phân tích thực trạng của nhóm DNNVV trong ngành CNHT tại Việt Nam, đưa ra một số giải pháp dựa trên bối cảnh hiện tại trong nước và quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế ―Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam‖ [23] của tác giả Hà Thị Hương Lan đã chỉ rõ vai trò của phát triển CNHT trong ngành công nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân. Tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CNHT như môi trường kinh tế vĩ mô, liên kết khu vực và toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của ngành công nghiệp hạ nguồn, dung lượng thị trường, tiến bộ khoa học công nghệ, hệ thống thông tin và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp cho ngành xe máy, điện tử và dệt may tại Việt Nam. Bài viết ―Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam‖ của tác giả Lê Xuân Sang và Nguyễn Thị Thu Huyền [30] trong Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách tài chính hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam” do Viện Chính sách Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức tháng 12/2011 đã hệ thống các quan điểm về CNHT của một số quốc gia có nền CNHT phát triển trên thế giới, tác giả đưa ra các giai đoạn phát triển CNHT dựa vào năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
  • 20. 13 khẳng định lại vai trò của CNHT trong phát triển công nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Nghiên cứu đã phác thảo kinh nghiệm phát triển CNHT của Malaysia và Thái Lan, đưa ra những kinh nghiệm cho Việt Nam dựa vào những đánh giá phân tích thực trạng phát triển CNHT hiện nay tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu ―Việt Nam:Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế‖ của Ngân hàng Thế giới [27] đã chỉ ra những bất cập khi phát triển CNHT trong ngành phụ tùng linh kiện tại Việt Nam. Quá trình liên kết giữa DN FDI và DN nội địa không được như mong đợi do rào cản về chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các DN nội địa. Báo cáo tập trung phân tích nhóm DNNVV, về ảnh hưởng của chính sách và môi trường tác động, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nhóm DN này và đưa ra các nguyên nhân cần phải khắc phục. Báo cáo “Supporting Industry Promotion Policies in APEC – Case Study on Viet Nam‖ của APEC [53] đã đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, báo cáo nhấn mạnh sự phát triển của công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng GDP. Khu vực FDI là động lực chính của nền kinh tế, khẳng định sự phát triển của CNHT là điều kiện quan trọng để thu hút nguồn lực này. Báo cáo đưa ra một số nguyên nhân khiến CNHT ở Việt Nam kém phát triển như thiếu nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm, quy mô thị trường, thiếu tính liên kết, chất lượng nguồn nhân lực… Đồng thời cũng đánh giá 03 nhóm chính sách mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện là chính sách về CNHT, chính sách cho nhóm DNNVV, chính sách về môi trường kinh doanh. Hầu hết các công trình nghiên cứu về thực trạng của CNHT của Việt Nam hiện nay đều khẳng định Việt Nam đang ở giai đoạn 2 và 3 của tiến trình phát triển CNHT bao gồm 5 giai đoạn là : (1) Sản phẩm CNHT ít, chủ yếu phải nhập khẩu đầu vào để sản xuất; (2) Số lượng đã tăng lên nhưng chất lượng chưa cao, chưa có khả năng cạnh tranh; (3) Khối lượng sản phẩm CNHT ngày một tăng và xuất hiện những sản phẩm độc đáo đáp ứng được phần nào nhu cầu của các ngành công nghiệp chính, lượng sản phẩm nhập khẩu bắt đầu giảm; (4) Sản xuất CNHT phát triển cao hơn với nhiều nhà sản xuất nên đã có sự cạnh tranh trên thị trường nội địa; (5) Năng lực của các nhà sản xuất sản phẩm CNHT ngày càng cao và bắt đầu xuất khẩu. Việt Nam
  • 21. 14 đang trong quá trình đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp nhưng kết quả thu được chưa cao đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô. Các tác giả có cùng quan điểm này gồm tác giả Nguyễn Duy Nghĩa với bài viết “Đôi điều về công nghiệp phù trợ‖ [28]; các tác giả Đặng Thu Hương, Trần Ngọc Thìn với bài viết ―Thực trạng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam và một số giải pháp khắc phục‖ [15]. Các tác giả khác cũng thống nhất về các nhóm giải pháp cần phải thực thi để phát triển CNHT như cải thiện năng lực của nhóm DNNVV, đầu tư vào khoa học công nghệ, thu hút nguồn vốn FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng cụm liên kết ngành. Đó là kết luận của các tác giả với những bài viết trên các tạp chí khoa học như tác giả Nguyễn Kế Tuấn với bài viết “Phát triển CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [42]; tác giả Phan Đăng Tuất với bài viết “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản - Con đường nào cho các doanh nghiệp Việt Nam‖ [43]; tác giả Trần Văn Thọ với bài viết “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam‖ [34]; tác giả Mori J với nghiên cứu “Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam: tăng cường tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo liên kết‖ [26]; tác giả Ohno K và Nguyễn Văn Thường với nghiên cứu “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam‖ [18]; tác giả Nguyễn Văn Thanh với bài viết “Xây dựng KCN và KCX theo hướng Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam‖ [32]; cùng một số tác giả khác như Ohno K. [20]; Trần Quang Lâm, Đinh Trung Thành [22]; Duy Hiếu [10]; Nguyễn Quang Hồng [12]; Phí Thị Lan Hương [16]… 1.1.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam Luận án tiến sỹ kinh tế “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam‖ của tác giả Trương Nam Trung [41] đã phân tích phạm trù CNHT ô tô, chỉ ra các yếu tố tác động và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển CNHT ô tô. Dựa trên số liệu tổng hợp, tác giả đánh giá ngành CNHT ô tô trong giai đoạn 2011-2016 còn kém phát triển. Nguyên nhân là do chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, tính liên kết DN kém, năng lực về công nghệ hạn chế, khả năng cạnh tranh thấp. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp với khắc phục như hoàn thiện thể chế, phát triển thị trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng liên kết doanh nghiệp...
  • 22. 15 Luận án tiến sỹ kinh tế ―Chính sách tài chính phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025- trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam‖ của tác giả Trần Thị Phương Dịu [8] đã đưa ra các vấn đề lý luận về chính sách tài chính cho CNHT. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng thuế và lãi suất làm giảm sản lượng đầu ra của DN. Tác giả đề xuất tác động vào thuế và lãi suất để thúc đẩy sự phát triển của các DN CNHT ô tô. Luận án tiến sĩ kinh tế “Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” của tác giả Vũ Anh Trọng [38] đã phân tích các vấn đề lý luận về CNHT, sơ lược một vài kinh nghiệm phát triển CNHT của Trung Quốc và Thái Lan. Phân tích dữ liệu DN để đánh giá thực trạng của CNHT ô tô Việt Nam. Tác giả đưa ra kết luận CNHT ô tô Việt Nam còn kém phát triển. DN CNHT có quy mô nhỏ, năng lực công nghệ yếu, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Các giải pháp được tác giả đưa ra bao gồm hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống thông tin, tăng cường tính chủ động của DN. Tác giả Nguyễn Thị Huế phân tích về các giải pháp phát triển CNHT ô tô Việt Nam thông qua kinh nghiệm của các nước đã có nền CNHT phát triển, chủ yếu là Nhật Bản trong luận án tiến sỹ “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô tại Việt Nam ( tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp Nhật Bản)‖ [13]. Nghiên cứu này đều tập trung vào việc thay đổi tư duy về CNHT, hoàn thiện chiến lược về phát triển CNHT, tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thu hút vốn đầu tư FDI, tăng cường liên kết doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Những nhân tố này được nhận định là cơ sở cho sự thành công của nền công nghiệp ô tô của Nhật Bản. Các tác giả Hoàng Vĩnh Long với bài viết “Chính sách thương mại- một đánh giá từ trường hợp ngành công nghiệp ô tô Việt Nam‖ [25]; Nguyễn Trọng Xuân với “Một số vấn đề về công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô, xe máy của Việt Nam‖ [46]; tác giả Đinh Văn Trung với “Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sau 20 năm: Thực trạng và giải pháp‖ [39]; Trương Nam Trung với “Những thách thức đối với công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam‖ [40]. Các tác giả trên đều có chung những nhận định về thực trạng phát triển của ngành CNHT ô tô Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại: Chính sách phát triển ngành CNHT ô tô chưa kịp thời, công
  • 23. 16 nghiệp sản xuất sản phẩm hỗ trợ ô tô phát triển chậm, thị trường nhỏ, thực hiện các chỉ tiêu của quy hoạch không đạt, thiếu liên kết giữa các DN nội địa và các DN FDI, chính sách bảo hộ lâu dài khiến các ngành CNHT không phát triển được. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại trên. Nghiên cứu “Development of Automotive Industries in Vietnam with Improving the Network Capability‖ của tác giả Trương Thị Chí Bình và Nguyễn Mạnh Linh [59] đã nêu ra thực trạng nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, tính liên kết giữa các DN trong ngành, những nguyên nhân làm cản trở Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành ô tô thông qua các công ty đa quốc gia và đề xuất một số giải pháp khắc phục. Nghiên cứu “Viet Nam‘s Automotive Supplier Industry: Development Prospects under Conditions of Free Trade and Global Production Networks‖ của tác giả Martin Schroder [141] đã đánh giá thực trạng phát triển CNHT ô tô tại Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế Asian (AEC) với việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan. Tác giả khẳng định vai trò của CNHT ô tô và những vấn đề mà ngành CNHT này đang đối mặt như vốn, công nghệ, nhân lực, sự chi phối của các tập đoàn nước ngoài và đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển ngành. Bài viết “Driving Development? The Problems and Promises of the Car in Vietnam‖ của tác giả Arve Hansen [78] đã nêu lên những bất cập trong chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Chính phủ xác định ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp mũi nhọn ưu tiên phát triển nhưng lại đồng thời kìm chế sự phát triển ngành thông qua việc áp thuế và phí cao. Bài viết nhấn mạnh nguyên nhân của tình trạng yếu kém ngành công nghiệp ô tô là do vấn đề về chiến lược phát triển, đô thị hóa và công nghiệp hóa đi kèm với các vấn đề về năng lượng và môi trường. Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần phải có chính sách kinh tế cởi mở, tự do hóa thương mại và đầu tư. Với sự mở rộng của mạng lưới phân công lao động quốc tế, chính sách công nghiệp của Việt Nam cũng cần phải có sự đổi mới để tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực. Sự phát triển của xu hướng tự do hóa thương mại nội khối đã làm các mối quan hệ hợp tác sản xuất công nghiệp trong khu vực đã dần thay đổi, từ cấp độ phân công theo đơn vị ngành tới cấp độ phân công
  • 24. 17 theo từng công đoạn trong nội bộ ngành, sự thay đổi này tạo điều kiện cho các nước đi sau có khả năng thâm nhập và đuổi bắt kịp công nghệ với các nước phát triển qua các bước trung gian là tập trung phát triển sản xuất phụ tùng, linh kiện. Những tác giả có quan điểm trên là Đỗ Mạnh Hồng với bài viết “Hội nhập công nghiệp khu vực từ các ngành sản xuất phụ tùng‖ [11]; tác giả Nguyễn Văn Chung với bài viết “Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp (ôtô, xe máy, máy nông nghiệp) khi Việt Nam là thành viên WTO‖ [6]. Nghiên cứu ―The Automotive Industry in Vietnam: Prospects for Development in a Globalizing Economy” của Timothy J. Sturgeon [145] đánh giá CNHT ô tô kém phát triển, quy mô thị trường nhỏ, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, tính liên kết với các DN FDI không cao, chính sách chính phủ không nhất quán. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành CNHT như phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường sự hỗ trợ của Chính Phủ, tận dụng lợi thế FDI... Nghiên cứu “Industrial Policy as Determinant of Localization: The case of Vietnamese Automobile Industry” của Nguyễn Bích Thủy [167] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các chính sách công nghiệp và tỷ lệ nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô. Tác giả khẳng định tỷ lệ nội địa hóa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của ngành CNHT. Các biện pháp để tăng tỷ lệ nội địa hóa đã được các quốc gia khác áp dụng như thuế, trợ cấp, chính sách thương mại, chống độc quyền, thiết lập tiêu chuẩn...Tác giả thực hiện khảo sát tại một số DN tại Việt Nam và đưa ra kết luận có mối quan hệ giữa chính sách công nghiệp và tỷ lệ nội địa hóa. Các DN sản xuất ô tô thường dựa vào chính sách để đưa ra chiến lược kinh doanh của mình. Nếu như môi trường chính sách ổn định và được sự bảo hộ của Chính phủ thì các DN này sẽ tăng cường đầu tư vào CNHT hơn. Báo cáo “EVFTA- Ngành ô tô, xe máy Việt Nam‖ năm 2017 của VCCI [45] đã phân tích hiện trạng và tiềm năng của thị trường ô tô, xe máy của Việt Nam. Nội dung của hiệp định thương mại tự do EU và Việt Nam (EVFTA), Việt Nam cam kết mở cửa thị trường ô tô và xem máy cho EU. Báo cáo cũng chỉ ra những trở ngại của ngành phải đối mặt khi thực hiện hiệp định EVFTA. Bài viết “Investment and Technology Issues for the Automotive Supporting Industry in Vietnam‖ của tập thể tác giả Cao Đào Nam, Trần Văn Trung, Nguyễn
  • 25. 18 Danh Chân [164] đã khái quát thực trạng công nghiệp ô tô Việt Nam. Ngành CNHT ô tô còn đang kém phát triển, sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của nhà lắp ráp. Các tác giả khẳng định sự cần thiết phải đầu tư vào ngành này và đưa ra một số gợi ý giải pháp dựa vào kinh nghiệm của Thái Lan. 1.1.5. Nhóm các công trình nghiên cứu về vai trò và giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan - Ảnh hưởng của toàn cầu hóa và phân công lao động xã hội Phân công lao động ngày càng cao và khả năng lan tỏa của các MNE khiến cho chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô Hàn Quốc ngày càng được mở rộng. CNHT được đánh giá là một trong những lợi thế cạnh tranh của Hàn Quốc. Liên kết sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô sẽ tạo điều kiện để cung cấp những sản phẩm với năng suất và giá trị gia tăng cao. Quan điểm này được khẳng định trong nghiên cứu “Comparing the Automotive Industry from China, India and South Korea: an Application of the Double Diamond Model‖ [145] của nhóm tác giả Marc Sardy, Fetscherin. Fujita với tác phẩm ―Industrial Policies and Trade Libealization: The Automotive Industry in Thailand and Malaysia‖ [74] nghiên cứu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa tới sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan và Malaysia để thấy rõ được tính tất yếu của việc mở rộng sản xuất của các DN sản xuất ô tô tại các nước đang phát triển. Sự thâu tóm của các MNE tạo nên mối liên kết giữa các DN ô tô với các DN sản xuất linh phụ kiện địa phương nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Điều này một mặt có lợi cho các DN sản xuất ô tô do không phải nhập khẩu linh phụ kiện, mặt khác giúp các DN trong nước có điều kiện để hấp thụ vốn và công nghệ. Quan điểm trên được nhiều tác giả ủng hộ thông qua một số nghiên cứu như “The Asian Automotive Industry: Assessing the Roles of State and Market in the Age of Global Competition‖ [48] của tác giả Joy V.Abrenica; “International Trade and Industrial Upgrading in the Apparel Commodity Chain‖ [76] của tác giả Gary Gereffi; “Libetalization the ASEAN Automotive Market‖ [49] của tác giả Abrenica; “The Politics of Uneven Development: Thailand‘s Economic Growth in comparative Perspective‖ [71] của nhóm tác giả Doner Richard; “Variations of Value Creation: Automobile Manufacturing in Thailand‖ [122] của nhóm tác giả Hassler, Markus;
  • 26. 19 “Industrial Clusters and Production Networks in Southeast Asia: A Global Production Networks Approach‖ [157] của tác giả Henry Wai-chung Yeung; “Globalisation of the automotive industry: main features and trends‖ của nhóm tác giả Timothy J.Sturgeon, Olga Memedovic, Johannes Van Biesebroeck [144]. Quan điểm về vai trò ngày càng lớn của MNE và sự hợp tác sản xuất giữa các nước trong khu vực để làm rõ sự hình thành giá trị gia tăng của sản phẩm trong ngành công nghiệp ô tô, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các DNNVV trong nước đã được các tác giả thể hiện trong nghiên cứu của mình như Voloso [153] với tác phẩm “The Automotive Supply Chain: Global Trend and Asian perpectives‖. Cùng quan điểm nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các công ty mẹ và các vệ tinh còn có các nhà nghiên cứu như Hiroshi Oikawa [130] với nghiên cứu “Empirical global value chain analysis in electronics and automobile industries :An application of Asian international input-output tables‖; “The Evolution of Automotive Clusters and Global Production Network in Thailand‖ của Techakanont, Kriengkra [149]; “Industrial Clusters and Production Networks in Southeast Asia: Global Production Network Approach‖ của Yeung, H.W [161]; ‗Detroit of the East‘? Industrial Upgrading, Japanese Car Producers and the Development of the Automotive Industry in Thailand‖ của Rogier [61]; ―The Impacts of Japanese MNCs and Foreign Direct Investment on Thailand Automotive Industry‖ của Wilawan Phungtua [133]. - Mối quan hệ giữa các nhà cung ứng trong chuỗi giá trị của CNHT ô tô Quan điểm về quan hệ chặt chẽ giữa mức độ hợp tác của các DN trong chuỗi sản xuất- cung ứng và hiệu quả chuyển giao công nghệ trong nhóm DN này được nhiều tác giả khẳng định. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mối liên kết chính về công nghệ trong cụm sản xuất ô tô là liên kết dọc giữa hãng và các nhà cung cấp đầu tiên của hãng, mối liên kết ngang giữa các DN và các viện nghiên cứu. Liên kết này càng chặt chẽ thì mức độ chuyển giao công nghệ trong cụm sẽ càng tốt hơn. Các nhà cung ứng cấp cao luôn bị ảnh hưởng bởi những nhà cung ứng cấp thấp hơn, do vậy muốn cải thiện chuỗi cung ứng phải đi từ việc nâng cao khả năng công nghệ cho nhà cung cấp cấp thấp. Quan điểm này được Seungwook Park, Janet L.Hartley thể hiện trong nghiên cứu “Exploring the Effect of Supplier Management on Performance in the Korean Automotive Supply Chain‖ [142]; và Farah Purwaningrum, Hans Dieter
  • 27. 20 Evers, Yaniasih với nghiên cứu “Knowledge Flow in the Academia-industry Collaboration or Supply Chain Linkage? Case Study of the Automotive Industries in the Jababeka Cluster‖ [136]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhà lắp ráp ô tô và các nhà cung cấp phụ tùng ô tô Thái Lan để thấy được liên kết chặt chẽ giữa hệ thống các nhà cung cấp tầng thứ 2, thứ 3 với tầng đầu tiên. Kết quả là, các sản phẩm được tạo ra nhiều hơn với chi phí giảm rõ rệt. Công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô phát triển đồng nghĩa với việc tăng khả năng cạnh tranh do giảm giá thành. Nhận định này được thể hiện qua nghiên cứu “Innovation Capability of Thailand‘s Automotive Industrial Network‖ của các tác giả C. Jeenanunta và V. Ammarapala [109]. Việc nâng cao năng lực về công nghệ của các nhà sản xuất phụ tùng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy CNHT ô tô phát triển ở Thái Lan, khi khả năng đáp ứng về công nghệ được nâng cao thì nhu cầu của các nhà lắp ráp càng lớn là quan điểm của Abdulsomad, Kamaruding qua nghiên cứu “Promoting Industrial and Technological Development Under Contrasting Industrial Policies: The Automobile Industries in Malaysia and Thailand‖ [47]. Quá trình chuyển giao công nghệ sẽ được thực hiện giữa DN lắp ráp và DN tại địa phương là kết luận của nghiên cứu ―Thai Automotive Industry: Opportunities and Challenges‖ của Chawalit Jeenanunta [91]. - Chính sách phát triển CNHT ô tô của Chính phủ Thái Lan Thái lan đã sử dụng nhiều công cụ để thu hút các MNE xây dựng nhà máy nhằm phục vụ cho thị trường nội địa và đáp ứng nhu cầu linh kiện trong nước và buộc các nhà máy chuyển giao công nghệ cho các nhà cung ứng ở địa phương. Một loạt các chính sách được chính phủ Thái Lan đưa ra như phát triển cụm công nghiệp qua nghiên cứu “The Cluster Role in the Development of the Thai Car Industry‖ của Yveline Lecler [116], chính sách định hướng thu hút FDI được phân tích bởi Peter Wad qua nghiên cứu “The Automobile Industry of Southeast Asia: Malaysia and Thailand‖ [155]; Các phân tích về chính sách bảo hộ thuế quan của Kaoru Natsuda và John Thoburn trong nghiên cứu “Industrial Policy and the Development of automotive Industry in Thailand‖ [128], chính sách thương mại tự do qua nghiên cứu “FTAs and the Supply Chain in the Thai Automotive Industry‖ [108] của Kohpaiboon, A. và N.Yamashita.
  • 28. 21 Nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến trình độ công nghệ của các nhà cung ứng Thái Lan, tác giả Yuri Sadoi với nghiên cứu “Technological capability of automobile parts suppliers in Thailand‖ [139] đã khẳng định sự phát triển công nghệ của các nhà cung ứng Thái Lan chủ yếu dựa vào dòng vốn FDI, và rào cản lớn nhất cản trở sự hấp thụ công nghệ của các DN Thái Lan là chất lượng nguồn nhân lực. Tác giả Archanun Kohpaiboon trong cuốn “Multinational Enterprises and Industrial Transformation‖ [104] cũng đánh giá vai trò của FDI trong ngành công nghiệp Thái Lan, những yếu tố trở ngại khiến FDI không phát huy hiệu quả và đề ra một số giải pháp giúp tăng cường hấp thụ FDI. Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Thái Lan như việc hoàn thiện các chính sách phát triển công nghệ của tác giả Abdulsomad, Kamaruding trong nghiên cứu “Promoting Industrial and Technological Development Under Contrasting Industrial Policies‖ [47]; đầu tư vào giáo dục qua nghiên cứu “The Relationship between University and Industry in the Knowledge Economy: A Case Study of Thailand‘s Automotive Cluster‖ của Jomphong Mongkhonvanit [126]. Giải pháp tập trung vào việc duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chế tạo lắp ráp ô tô qua nghiên cứu “Global Recession, Labor Market Adjustment and International Production Networks: Evidence from the Thai Automotive Industry‖ của nhóm tác giả Kohpaiboon, A., P.Kulthanavit, P.Vijinoparat và N.Soonthornchawakan [107]. Tăng cường chuyển giao công nghệ giữa các DN sản xuất ô tô và các nhà cung cấp địa phương của Terdudomtham, Thamavit trong phân tích “Thai Policies for the Automotive Sector: Focus on Technology Transfer‖ [150] và “Innovation Capability of Thailand‘s Automotive Industrial Network‖ của tập thể tác giả Komolavanij, S., C.Jeen.annunta, và V.Ammarapala [109]. Nghiên cứu về các chính sách phát triển DNNVV trong ngành công nghiệp ô tô Thái Lan, nhấn mạnh vào việc tạo lập mối quan hệ giữa các DNNVV với các MNE được tác giả Chaiyuth Punyasavatsut phân tích trong bài viết ―SMEs in the Thai Manufacturing Industry: Linking with MNEs‖ [135]. - Chính sách phát triển CNHT ô tô của Chính phủ Hàn Quốc Hàn Quốc tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm giữ quyền kiểm soát trong liên doanh với các MNE và tiến tới xuất khẩu được phân tích trong
  • 29. 22 bài viết “The Automotive Industry in Emerging Economies: A Comparison of Korea, Brazil, China and India‖ của tập thể tác giả Avinandan Mukherjee, Trilochan Sastry [166]. Nhà nghiên cứu Yaseng Huang phân tích về hiệu quả sử dụng nguồn vốn và hợp tác dựa vào lợi thế kinh tế theo qui mô qua bài viết “Between two Coordination Failures: Automotive Industrial Policy in China with a Comparison to Korea‖ [83]. Toàn cầu hóa dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Hàn Quốc, từ quan điểm bảo hộ cao chuyển hướng sang thu hút FDI và tạo điều kiện mở cửa thị trường ô tô. Hàn Quốc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành ô tô bằng cách phát triển ngành sản xuất linh kiện trong nước, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của MNE trong việc thúc đẩy các DN trong nước tăng khả năng cạnh tranh. Nội dung này được khẳng định qua các nghiên cứu “Politics of Scale and the Globalization of the South Korean Automobile Industry‖ của tác giả Park B. [131], “The Development of Automotive Parts Suppliers in Korea and Malaysia: A Global Value Chain Perspective‖ của tác giả Peter Wad [154]. Nghiên cứu “The Rise of Korea Automobile Industry: Analysis and Suggestions‖ của tác giả Choong Y. LEE [118] khẳng định sự phát triển của công nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện đang là điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô tại Hàn Quốc. Tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát hoạt động của các MNE bằng các biện pháp cứng rắn để tạo mối liên kết giữa các MNE với các DN sản xuất phụ tùng trong nước. Nghiên cứu “Comparing the Automotive Industry from China, India and South Korea: an Application of the Double Diamond Model‖ của nhóm tác giả Marc Sardy, Fetscherin [140] cũng đánh giá CNHT là một trong 04 nhóm yếu tố tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô bao gồm: (1) Điều kiện yếu tố, (2) Các điều kiện nhu cầu, (3) Công nghiệp hỗ trợ và liên quan, (4) Bối cảnh kinh doanh. Quan điểm này phản ánh thông qua các Nghiên cứu―Technology, Human Resources and International Competitiveness in the Korean Auto Industry” của Byoung-Hoon Lee [117] phản ánh những bất ổn trong công nghiệp ô tô Hàn Quốc, tác giả phân tích việc nâng cao khả năng về công nghệ và nguồn nhân lực đã giúp công nghiệp ô tô Hàn Quốc đạt được tính cạnh tranh quốc tế trong xu thế hội nhập.
  • 30. 23 1.2. Khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Xác định khoảng trống nghiên cứu 1.3.1.1. Những vấn đề đã được giải quyết của các nghiên cứu đi trước: - Phân tích về nội hàm CNHT, các phạm vi và lĩnh vực của CNHT, sự khác nhau trong việc xác định CNHT tại các quốc gia, các bước hình thành nên nền CNHT trên thế giới, quan điểm về CNHT và mô hình phát triển CNHT tại Hàn Quốc và Thái Lan. - Đánh giá vai trò của CNHT trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với ngành công nghiệp ô tô nói riêng, giải thích sự hình thành chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp ô tô, khẳng định sự ra đời và phát triển của CNHT ô tô là tất yếu. - Phân tích sự phát triển CNHT ô tô tại Hàn Quốc và Thái Lan theo các giai đoạn lịch sử, những mặt thành công và chưa thành công của hai quốc gia này. Những điều kiện và các chính sách hai quốc gia này đã sử dụng như chính sách bảo hộ, đổi mới phương thức quản lý sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nguồn lực FDI, thúc đẩy nỗ lực của các DN trong nước, các biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp, tạo môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển khoa học kỹ thuật, hỗ trợ DNNVV, mở rộng quy mô thị trường. - Đánh giá thực trạng phát triển CNHT tại Việt Nam nói chung và CNHT ngành ô tô nói riêng. Các nghiên cứu đều thống nhất quan điểm CNHT tại Việt Nam kém phát triển, là rào cản của việc thu hút FDI và tăng cường tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ đó các tác giả đã chỉ ra rằng CNHT là cần thiết đối với một nước đang phát triển và phụ thuộc nhiều vào FDI như Việt Nam. CNHT ô tô của Việt Nam còn yếu kém, khiến giá thành ô tô của Việt Nam đang kém cạnh tranh, các DN kém chủ động trong việc lắp ráp. Các nguyên nhân được nêu ra bao gồm các yếu tố khách quan như quy mô thị trường, hoàn cảnh lịch sử, sự biến động của nền kinh tế thế giới, tình hình phát triển kinh tế xã hội trong nước. Các nguyên nhân chủ quan như cơ chế chính sách, tính chủ động của DN, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học kỹ thuật. Các tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp khắc phục bao gồm các giải pháp tài chính, liên kết DN, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hoàn thiện hệ thống thông tin, đồng bộ trong các chính sách hỗ trợ.
  • 31. 24 1.3.1.2. Những vấn đề chưa giải quyết được, cần tiếp tục được làm sáng tỏ: - Cơ sở lý luận và chính sách về phát triển CNHT ô tô chưa được hệ thống đầy đủ Các nghiên cứu chủ yếu phân tích cơ sở lý luận về CNHT nói chung, những lý luận này bao gồm rất nhiều ngành công nghiệp bao gồm cả dệt may, da giày, điện tử… Chỉ có một vài nghiên cứu chuyên sâu về ngành công nghiệp ô tô nhưng cơ sở lý luận chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Vai trò của CNHT ô tô đối với nền kinh tế cũng như riêng với ngành công nghiệp ô tô, các yếu tố ảnh hưởng đến CNHT ô tô chưa được phân tích cụ thể. Chính sách của các quốc gia chưa được hệ thống đầy đủ. Các nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức độ phân tích các chính sách rời rạc như chính sách bảo hộ, chính sách thu hút FDI, phát triển nguồn nhân lực, liên kết doanh nghiệp… - Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội chưa được cập nhật Các nghiên cứu từ những thời điểm quá xa khi các điều kiện xã hội thay đổi thường xuyên hiện nay không còn phù hợp: (1) Sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng ô tô trên thế giới Hiện nay thị hiếu của người tiêu dùng đang hướng tới các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, xe chạy bằng năng lượng mặt trời, các dòng xe thông minh không người lái, xe sử dụng các nhiên liệu thân thiện môi trường. Các dòng xe động cơ đốt trong truyền thống đang giảm dần, ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của các hãng xe trên thế giới. (2) Xu hướng tự do hóa thương mại Việt Nam tham gia vào ngày càng nhiều các FTA với các điều khoản có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngành CNHT ô tô như việc giảm và miễn thuế đối với linh phụ kiện nhập khẩu, các quy định về ưu đãi cho các sản phẩm có tỷ lệ sản xuất nội khối, giảm thuế nhập khẩu xe lắp ráp hoàn chỉnh, các quy định mới về khuyến khích đầu tư. (3) Cách mạng công nghiệp Sự thay đổi về phương thức sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô. Vai trò của các DN cung ứng đang ngày càng được đề cao, đòi hỏi các DN hỗ trợ cần phải chủ động hơn khi có sự thay đổi về yêu cầu sản phẩm của DN lắp ráp. Các sản phẩm tinh vi hơn và mang nhiều tiện ích hơn trước. Các DN hỗ trợ không còn là người làm theo
  • 32. 25 các đơn đặt hàng có sẵn mà cần phải chủ động là người đưa ra các phương án sản xuất cho các DN lắp ráp. (4) Hình thành DN sản xuất thương hiệu ô tô Việt Nam. Sự xuất hiện của chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế là một dấu mốc cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, hứa hẹn những điều kiện tốt cho CNHT ô tô phát triển. Các nghiên cứu trước đây chưa có xuất hiện những DN đóng vai trò là cánh chim đầu đàn, chủ yếu là các DN lắp ráp theo yêu cầu của các thương hiệu nước ngoài. Việc có được thương hiệu ô tô riêng của Việt Nam sẽ giúp các DN chủ động hơn về mặt công nghệ và liên kết sản xuất. (5) Tình hình chi cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước. Sự khủng hoảng về nợ công trong những năm gần đây khiến chi thường xuyên tăng và chi cho đầu tư giảm. Các chính sách hỗ trợ gặp khó khăn cần phải cân nhắc chọn lọc lĩnh vực hỗ trợ, ưu đãi đúng đối tượng. Đầu tư dàn trải sẽ không đạt được hiệu quả nên phạm vi hỗ trợ cần được thu hẹp và xác định lộ trình thực hiện cụ thể. - Nghiên cứu về kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan còn rời rạc Kinh nghiệm của các nước có nền CNHT phát triển được các tác giả áp dụng tại Việt Nam nhưng chủ yếu là CNHT nói chung, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan đối với CNHT ô tô. Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan chỉ được phân tích tại các bài viết rời rạc chưa có hệ thống. Chưa có nghiên cứu nào so sánh chiến lược phát triển của các quốc gia này và áp dụng vào Việt Nam. Dựa vào khoảng trống của lĩnh vực nghiên cứu, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm Hàn Quốc và Thái Lan” để thực hiện luận án. Nội dung của luận án có kế thừa và phát triển cơ sở lý luận của các nghiên cứu đi trước, nhưng không trùng lặp với bất cứ một nghiên cứu nào. 1.2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án dựa vào khoảng trống nghiên cứu Tác giả xác định những vấn đề sau sẽ được đề cập đến trong luận án nhằm góp phần thu hẹp khoảng trống này: Hoàn thiện cơ sở lý luận về CNHT ô tô nói chung và Việt Nam nói riêng trong hoàn cảnh mới khi Việt Nam tham gia nhiều tổ chức thương mại tự do, sự thay đổi
  • 33. 26 về nhu cầu sản phẩm trên thế giới, sự xuất hiện của các DN lớn trong ngành và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phân tích quá trình phát triển của CNHT ô tô Hàn Quốc và Thái Lan, đánh giá các biện pháp mà hai quốc gia này đã sử dụng. Những mặt thành công, chưa thành công cùng nguyên nhân của nó, so sánh mô hình phát triển CNHT của hai quốc gia này. Đánh giá thực trạng phát triển của CNHT ô tô của Việt Nam hiện nay, những mặt đạt được và những tồn tại, giải thích nguyên nhân. Đánh giá tiềm năng phát triển, xác định hướng đi cho CNHT ô tô Việt Nam. Áp dụng một số kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan có chọn lọc đối với bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Tiểu kết chƣơng 1 Trên cơ sở thống kê, phân tích những nghiên cứu đi trước có liên quan đến CNHT ô tô, có thể thấy các tác giả đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản về lý luận như xác định vai trò, nhân tố ảnh hưởng, tiêu chí đánh giá CNHT ô tô. Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu đã phân tích sự phát triển của CNHT ô tô tại Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khoảng trống cần được tiếp tục làm sáng tỏ. Các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở góc độ phân tích rời rạc các yếu tố tác động đến CNHT ô tô như nguồn vốn FDI, liên kết doanh nghiệp, thị trường… mà chưa có một nghiên cứu nào hệ thống toàn bộ những yếu tố trên để xây dựng một khung chính sách hoàn chỉnh cho CNHT ô tô. Hơn nữa, sự thay đổi của bối cảnh trong nước và quốc tế phần nào cũng ảnh hưởng đến những yếu tố này. Những nghiên cứu về quá trình phát triển của hai nước Hàn Quốc và Thái Lan mới chỉ dừng ở việc phân tích từng quốc gia riêng lẻ, chưa có sự so sánh giữa hai quốc gia này để có thể thấy được những mặt mạnh và hạn chế, cũng như tìm ra được những qui luật đặc thù trong thực tiễn phát triển CNHT ô tô. Dựa vào việc xác định những vấn đề chưa được giải quyết, tác giả đặt ra mục tiêu nghiên cứu cho luận án về mặt lý luận và thực tiễn như hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận và xây dựng khung chính sách cho phát triển CNHT ô tô; phân tích đánh giá kinh nghiệm phát triển CNHT ô tô của Hàn Quốc, Thái Lan và áp dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm của hai quốc gia này cho Việt Nam. Tại các chương tiếp theo tác giả sẽ giải quyết tuần tự các vấn đề đã đặt ra của luận án.
  • 34. 27 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ô TÔ 2.1. Khái quát về phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô Công nghiệp ô tô là toàn bộ những hoạt động nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và kinh doanh ô tô. Công nghiệp ô tô bao gồm các phân ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo chi tiết và tổng thành ô tô, công nghiệp lắp ráp ô tô và hoạt động kinh doanh ô tô. Trong đó, công nghiệp lắp ráp được coi là ngành công nghiệp ở vị trí hạ nguồn, các ngành còn lại được coi là ngành CNHT ô tô. Theo Quyết định số 20/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ [3], lắp ráp ô tô là ―việc sử dụng các linh kiện hoàn toàn mới để lắp ráp ô tô các loại theo thiết kế, mang nhãn hiệu trong nước và nước ngoài, phù hợp với quy định hiện hành về quản lý chất lượng, sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ và các quy định liên quan đến pháp luật‖. Hiện nay ở Việt Nam có một số hình thức lắp ráp ô tô cơ bản sau: - CBU: xe được sản xuất hoàn toàn ở nước ngoài và được nhập khẩu vào Việt Nam, còn gọi là xe nhập khẩu nguyên chiếc. - SKD: Xe lắp ráp trong nước với một số linh kiện đã được nội địa hóa. - CKD: Xe lắp ráp trong nước với linh kiện 100% nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghiệp ô tô là ngành có mối liên kết rộng và sự phối hợp công nghệ cao nhất với các ngành khác. Sự phát triển của ngành này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CNH-HĐH đất nước. Giá trị tạo ra của ngành công nghiệp ô tô tập trung phần lớn ở khâu vật liệu và chế tạo chi tiết lắp ráp ô tô. Do vậy bản chất phát triển ngành công nghiệp ô tô là sự tăng lên về giá trị của ngành CNHT. Theo quan điểm của Nhật Bản, ngành CNHT ô tô bao gồm nhiều ngành sản xuất từ nguyên liệu thô, cơ khí chế tạo và sản xuất chi tiết linh kiện lắp ráp (Hình 2.1) [21]. Trong cuốn “White paper on Industry and Trade‖ năm 1985 của Bộ Công Thương Nhật Bản (MITI), CNHT ô tô được hiểu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) sản xuất linh phụ kiện cho ngành lắp ráp ô tô [124]. Năm 1987, trong kế hoạch Phát triển công nghiệp Châu Á (New AID plan), CNHT ô tô được MITI định nghĩa chính thức là các ngành công nghiệp cung cấp những gì cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh phụ kiện và hàng hóa cơ bản cho các ngành công nghiệp lắp ráp.
  • 35. 28 Hình 2.1. Khái niệm về CNHT ô tô của Nhật Bản Nguồn: [21] Theo Ohno, nếu toàn bộ quá trình sản xuất ô tô là một quả núi thì CNHT ô tô là chân núi, công nghiệp lắp ráp ô tô là đỉnh núi. CNHT ô tô là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung ứng các đầu vào trung gian (không phải nguyên vật liệu thô và các sản phẩm hoàn chỉnh) cho ngành lắp ráp ô tô [20]. Tại Ấn Độ, CNHT ô tô được hiểu là công nghiệp phụ thuộc, thuật ngữ này đã được sử dụng trong Luật Công nghiệp năm 1951 để chỉ các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan hoặc có dự định liên quan đến việc chế tạo hoặc sản xuất linh kiện, phụ tùng, cụm linh kiện, công cụ hoặc hàng hóa trung gian, hoặc cung cấp dịch vụ…cho ngành công nghiệp ô tô [37]. Bộ Năng lượng Mỹ định nghĩa CNHT ô tô là những ngành cung cấp các quy trình cần thiết để sản xuất và hình thành sản phẩm trước khi chúng đươc đưa đến các ngành công nghiệp lắp ráp [11]. Tại Thái Lan, các tổ chức cũng có những quan điểm khác nhau về CNHT ô tô nhưng tựu chung lại thì đều thống nhất ở một điểm coi CNHT ô tô là các nhà chế tạo linh kiện, phụ tùng và các nhà cung ứng trong lĩnh vực ô tô. Ủy ban đầu tư Thái Lan (BUILD) định nghĩa CNHT ô tô là các DN sản xuất linh kiện phụ kiện được sử dụng trong các công đoạn lắp ráp cuối cùng của ngành công nghiệp ô tô [69]. Linh kiện phụ Nhựa Lò xoốc vítCao su Điện Vật liệu Ép Nguyên liệu thô Ép Cán Đúc Dập Xử lý nhiệtCán dập Máy móc Nhà lắp ráp Ngành công nghiệp phụ trợ Cao su Cao suCao su
  • 36. 29 Tại Việt Nam, năm 2007 thuật ngữ CNHT được đề cập chính thức trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) soạn thảo đã trình Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, CNHT được hiểu là “hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng …cho khâu lắp ráp cuối cùng‖ [2]. Năm 2011, trong Quyết định 12/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT, CNHT được nhấn mạnh là ―các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh‖ [35]. CNHT chia thành hai phần chính, phần cứng bao gồm các hoạt động sản xuất sản phẩm và phần mềm là các hoạt động dịch vụ công nghiệp và marketing (Hình 2.2). Hình 2.2. Khái niệm CNHT của Việt Nam Nguồn: [1] Trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT, Chính phủ Việt Nam có quan điểm về CNHT ô tô là các ngành sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh [36]. Nghị định số 111/2015/NĐ-CP [36] qui định chi tiết về phụ tùng, linh kiện ô tô là các bộ phận dùng vào mục đích lắp ráp mới hoặc thay thế sửa chữa ô tô. Quan điểm về CNHT ô tô của Việt Nam bao gồm từ khâu nguyên vật liệu đến các dịch vụ liên quan, không chỉ bó hẹp trong hoạt động sản xuất phụ tùng, linh phụ
  • 37. 30 kiện, khiến cho phạm vi của CNHT tương đối rộng. Đối tượng của CNHT không chỉ là các DN trong lĩnh vực công nghiệp ô tô mà còn các DN dịch vụ khác. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tập trung vào công nghiệp chế tạo chi tiết và tổng thành ô tô. Dựa vào quan điểm của Việt Nam về CNHT và giới hạn về phạm vi trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, CNHT ô tô được hiểu là các ngành sản xuất ra sản phẩm phụ tùng, linh kiện nhằm cung cấp cho công nghiệp lắp ráp ô tô. Hiện nay, các DN trong ngành CNHT ô tô phân ra làm các nhóm chính sau: - Các DN sản xuất phụ tùng chính hãng (OE) Do chính các nhà sản xuất ô tô trực tiếp sản xuất. Chất lượng sản phẩm và bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng và giá thành cũng cao hơn. Số lượng sản phẩm thuộc nhóm OE hiện nay không nhiều do các hãng xe có xu hướng đặt hàng sản xuất các DN bên ngoài nhiều hơn. - Các DN sản xuất phụ tùng thay thế hay nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) Là các DN sản xuất theo các thiết kế và thông số kỹ thuật được đặt hàng của nhà sản xuất ô tô. Các sản phẩm này mang nhãn mác của nhà sản xuất xe hơi. Sản phẩm của OEM có chất lượng đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất ô tô nhưng với mức giá thấp hơn OE. Một DN OEM chỉ có thể cung ứng một vài chi tiết của xe nên chế độ bảo hành không được như OE vì họ không đủ năng lực để thực hiện việc này. Thông thường các MNE khi mở rộng thị trường ra các nước khác (thường là các quốc gia đang phát triển) đặt hàng các chi tiết của các OEM tại các khu vực gần nơi lắp ráp để giảm chi phí vận chuyển và nhân công. - Các DN thiết kế và sản xuất sản phẩm (ODM) Là các DN được các nhà sản xuất ô tô đặt hàng sản xuất linh kiện nhưng đảm nhiệm thêm khâu thiết kế sản phẩm theo ý tưởng của nhà sản xuất. Hiện nay, các OEM đang dần trở thành các ODM, nâng cao vai trò của các DN cung ứng trong chuỗi sản xuất ô tô. - Các DN sản xuất phụ tùng thay thế (AM) Là các DN sản xuất phụ tùng thay thế trong quá trình sửa chữa xe, không liên quan đến nhà sản xuất. Sản phẩm được sản xuất trên các loại máy gia công chính xác với nguyên liệu giống như hàng chính hãng nhưng hình thức thiết kế không nhất thiết phải giống sản phẩm của hãng. Các DN AM cũng có thể có những mẫu thiết kế riêng
  • 38. 31 cho mình, đôi khi sản phẩm của họ đạt những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn hàng chính hãng. Giá sản phẩm của DN AM thường thấp hơn các loại hình DN khác. Luận án nghiên cứu sự phát triển ngành CNHT ô tô Việt Nam, phát triển ở đây được hiểu là sự tăng lên về cả mặt lượng và mặt chất của của ngành này. Như vậy có thể hiểu phát triển CNHT ô tô là sự tăng lên về số lượng và sự cải thiện về chất lượng sản phẩm của ngành CNHT ô tô. Để đạt được mục tiêu tăng lên về số lượng sản phẩm cần có sự nâng cao về qui mô của các DN và đồng thời mở rộng về số lượng các DN mới. Các DN sản xuất một số lượng nhất định là điều kiện đạt được tính kinh tế theo qui mô, tăng cường khả năng chuyên môn hóa. Sự tăng lên về số lượng DN nhằm tăng khả năng thay thế nhà cung cấp, tạo tính cạnh tranh và sự chủ động của nhà lắp ráp trong việc lựa chọn đối tác. Số lượng các nhà cung cấp có thể được đo lường qua tổng số các nhà cung cấp và tỷ lệ các nhà cung cấp trên 1 nhà lắp ráp. Tăng lên về chất lượng sản phẩm là mức độ đáp ứng được yêu cầu của nhà lắp ráp về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Các nhà cung cấp chuyển từ vai trò là nhà thầu phụ sản xuất theo đơn đặt hàng và các yêu cầu của nhà lắp ráp sang vai trò là nhà cung cấp các giải pháp và tư vấn về sản phẩm. Các DN CNHT cần đạt được trình độ khoa học kỹ thuật nhất định, nắm bắt được xu hướng sản xuất của các hãng xe và nhu cầu của người tiêu dùng để có thể đề xuất và độc lập sản xuất các sản phẩm từ khâu thiết kế đến thử nghiệm. 2.2. Vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ô tô đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở năm điểm sau đây: Một là, công nghiệp hỗ trợ ô tô thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ―Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao‖ [7]. Đại hội VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra mục tiêu ―ra sức phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp‖. Tại các nước