SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH
TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
1.1.1. Các cách hiểu và tên gọi khác nhau về các tình tiết loại trừ trách nhiệm
hình sự
Các tình tiết loại trừ TNHS là chế định không thể thiếu trong luật hình
sự của mỗi quốc gia, có quan hệ chặt chẽ với chế định TNHS cũng như các chế
định khác để tạo thành cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc truy cứu TNHS.
Một người chỉ có thể phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại cho xã hội
khi họ có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm và có lỗi khi thực hiện hành vi
gây thiệt hại. Trái lại, họ sẽ không có TNHS khi thuộc về một trong các trường
hợp sau:
- Chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự (PLHS);
- Là người đang trong tình trạng mắc bệnh nên mất khả năng nhận thức
hoặc điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội hoặc
- Không có lỗi (có thể là trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp sự
kiện bất ngờ).
Các trường hợp này có thể được gọi là các trường hợp không có TNHS.
Ngoài các trường hợp trên đây, một người cũng không phải chịu TNHS
về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà mình đã thực hiện nếu việc thực hiện
được PLHS cho phép vì có những tình tiết nhất định (như phòng vệ chính đáng
hay tình thế cấp thiết). Những tình tiết này có thể được gọi là các tình tiết loại
trừ TNHS.
Như vậy, các trường hợp không có TNHS và các tình tiết loại trừ TNHS
có sự khác nhau. Tuy nhiên, về vấn đề này hiện có các ý kiến khác nhau. Từ đó
dẫn đến có những cách hiểu khác nhau về các tình tiết loại trừ TNHS. Cụ thể:
các tình tiết loại trừ TNHS có thể được hiểu theo nghĩa không bao gồm các
trường hợp không có TNHS. Cách hiểu khác lại cho rằng, các tình tiết loại trừ
TNHS bao gồm tất cả các trường hợp đã được nêu trên.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Khái niệm “các tình tiết loại trừ TNHS” trong luận văn của tác giả được
sử dụng theo các hiểu thứ nhất (không bao gồm các trường hợp không có
TNHS) như đã được khẳng định trong Phần mở đầu. Cách hiểu này cũng được
Giáo trình luật hình sự Việt Nam của nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam
sử dụng như trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật Thành phố Hồ
Chí Minh, trường Đại học Huế.
Khác với quan điểm trên đây, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần
chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2003) khẳng định các
tình loại trừ TNHS còn bao gồm cả “Sự kiện bất ngờ; tuổi chịu trách nhiệm
hình sự; không có năng lực trách nhiệm hình sự …” [9, tr. 291].
Cùng với quan điểm trên đây, GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã xác định 10
tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: tình tiết chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng
không có năng lực TNHS; tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng
kể; sự kiện bất ngờ; tình trạng bất khả kháng; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp
thiết; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; chấp hành chỉ thị, mệnh
lệnh của cấp trên; rủi ro chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp [8, các
tr.514, tr.515].
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí cho rằng: “Loại trừ trách nhiệm hình sự bao
gồm nhiều quy định tạo thành một nhóm quy phạm điều chỉnh hành vi gây hậu
quả về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự” [11, tr.35]. Theo đó,
tác giả xác định 9 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: Sự kiện bất ngờ; tình trạng
không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa đủ tuổi chịu TNHS; bắt người phạm tội;
chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong nghiên cứu khoa học,
trong sản xuất [11; tr.33].
TS. Trịnh Tiến Việt quan niệm: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường
hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng đối chiếu
(căn cứ) vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi này. Nói một cách khác, trong hành vi
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của một người khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội do không thỏa mãn
ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, nên tính chất tội phạm của
hành vi đó được loại trừ, và logic tương ứng, người thực hiện nó không phải
chịu trách nhiệm hình sự hay được loại trừ trách nhiệm hình sự” [54, các tr.17,
tr.18]. Theo đó, tác giả xác định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi
có tính chất nguy hiểm không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu
TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp
thiết; sự kiện bất khả kháng; không có lỗi trong tình trạng say do dùng rượu
hoặc chất kích thích mạnh khác; gây thiệt hại hợp pháp khi bắt người phạm tội;
rủi ro trong sản xuất, nghiên cứu khoa học; thi hành quyết định của cấp trên;
giúp người đã thành niên tự sát theo yêu cầu tự nguyện của người đó; người bị
ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo; hành vi phạm tội thái quá của người
thực hành trong đồng phạm [54, các tr.18, tr.26 – tr.28].
TS. Nguyễn Tuyết Mai định nghĩa: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là
những trường hợp người thực hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng được
pháp luật xác định không phải chịu trách nhiệm hình sự do: tính nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể; hoặc thiếu yếu tố của tội phạm; hoặc có căn cứ hợp pháp
của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” [22, tr.12]. Tác giả cũng xác
định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi có tính chất nguy hiểm cho
xã hội không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng
không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; không tố
giác tội phạm; bị ép buộc đưa hối lộ; tình trạng bất khả kháng; không có lỗi với
tình trạng say; bị cưỡng bức; thi hành mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; bắt người phạm tội quả tang hoặc
đang bị truy nã [22, các tr.12, tr.13].
Tác giả Đinh Văn Quế còn mở rộng hơn nữa khái niệm này khi xác định
18 trường hợp loại trừ TNHS và phân chia thành 3 nhóm: a) Nhóm thứ nhất -
những trường hợp “không có năng lực TNHS” (bao gồm ba trường hợp là: tình
trạng không có năng lực TNHS; chưa đến tuổi chịu TNHS; chưa bị kết
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
án, chưa bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật, chưa được giáo dục); b) Nhóm
thứ hai - những trường hợp “không bị coi là có lỗi” (bao gồm 9 trường hợp là:
phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; sự kiện bất ngờ; tình trạng không thể
khắc phục được; bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã; chấp hành
chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản
xuất; không phải chịu TNHS về hành vi thái quá của người thực hành trong vụ
án có đồng phạm); c) Nhóm thứ ba - những trường hợp được loại trừ TNHS
theo quy định của pháp luật (bao gồm 6 trường hợp là: tính chất nguy hiểm
không đáng kể của hành vi; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa gây
thiệt hại hoặc gây thiệt hại chưa tới mức phải truy cứu TNHS; được miễn
TNHS; hết thời hiệu truy cứu TNHS; hành vi nguy hiểm cho xã hội không thuộc
phạm vi áp dụng BLHS) [24, các tr.18, tr.19].
Trong khoa học hình sự nước ngoài, GS. TSKH luật Xlutxki I.I của Liên
bang Nga đã phân các trường hợp loại trừ TNHS thành ba nhóm: a) Nhóm thứ
nhất – các tình tiết thể hiện rõ lợi ích cho xã hội tính hợp pháp của hành vi (bao
gồm: phòng vệ chính đáng, áp dụng các biện pháp cần thiết để bắt giữ người
phạm tội, tình thế cấp thiết, chấp hành mệnh lệnh hợp pháp, thực hiện các trách
nhiệm nghề nghiệp và công vụ, thực hiện quyền của mình và bắt buộc phải tuân
thủ); b) Nhóm thứ hai – các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội và
tính phải bị xử phạt của hành vi (bao gồm: tự nguyện đình chỉ tội phạm, sự
đồng ý của người bị hại, tính chất nhỏ nhặt của vi phạm pháp luật, sự thay đổi
của pháp luật, sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội, hết thời hiệu truy tố
hình sự, hết thời hiệu thi hành của bản án); c) Nhóm thứ ba – các tình tiết loại
trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi (bao gồm: sự cưỡng bức về thể
xác và, sức mạnh không thể chống lại được) [8; các tr.510, tr.511].
Tóm lại, các tình tiết loại trừ TNHS có thể được các tác giả hiểu theo
nhiều phạm vi khác nhau. Bên cạnh đó, tên gọi của các trường hợp này cũng có
sự không thống nhất.
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tên gọi “các tình tiết loại trừ TNHS” là tên gọi được sử dụng trong Giáo
trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội (2003). Tác giả của Giáo trình này cho rằng “TNHS là hậu quả pháp
lý của trường hợp hành vi nguy hiểm bị coi là tội phạm và đối lập với TNHS là
không có hay loại trừ TNHS, là hậu quả pháp lý của hành vi gây hậu quả về
hình sự nhưng không bị coi là tội phạm” [9, tr.284]. Tác giả luận văn chọn cách
gọi này vì nó “… xác định rõ ràng phạm vi điều chỉnh của luật hình sự, đồng
thời phù hợp với nhận thức chung của cán bộ áp dụng pháp luật đã được thống
nhất lâu nay ở nước ta” [24, tr.9].
Khác với Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Khoa Luật
thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các giáo trình Luật hình sự Việt Nam của hầu
hết các cơ sở đào tạo luật khác như trường Đại học Luật Hà Nội (2013), trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), trường Đại học Huế (2001) đều
đặt tên cho nhóm các quy phạm này là: “Những tình tiết loại trừ tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi”. Sở dĩ tên gọi này được lựa chọn vì các tác giả
cho rằng “hành vi đã thực hiện, xét về khách quan đã gây ra thiệt hại nhưng xét
về chủ quan thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù
hợp với đòi hỏi của xã hội... Do không có lỗi nên hành vi gây thiệt hại không
bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [47, tr.201]. Các tác giả
cho rằng, hành vi gây thiệt hại sẽ không phải chịu TNHS vì “xét về chủ quan
thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù hợp với đòi
hỏi của xã hội”. Do vậy, hành vi được thực hiện tuy gây thiệt hại nhưng không
phải là tội phạm. Theo đó, “gốc” của vấn đề là tính chất nguy hiểm cho xã hội
bị loại trừ. Từ đó, các tác giả đưa ra định nghĩa về những tình tiết loại trừ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là “những tình tiết làm mất đi tính nguy
hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại nên được quy định trong luật hình sự
để xác định những trường hợp bình thường là tội phạm nhưng không bị coi là
tội phạm khi được thực hiện trong những điều kiện kèm theo tình tiết đó” [47,
tr.202]. Như vậy, các tác giả đã xuất phát
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
từ đặc điểm (dấu hiệu) về nội dung của tội phạm (tính nguy hiểm cho xã hội)
khi đặt tên gọi riêng cho nhóm các quy phạm này. Ở đây, tính chất nguy hiểm
cho xã hội được hiểu bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về
chủ quan. Nếu hiểu tính nguy hiểm cho xã hội chỉ là tính gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại thì tên gọi trên đây sẽ không chính xác vì đặc điểm này “…
của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện luôn tồn tại không phụ thuộc
vào có hay không có tình tiết phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết” [15,
tr.39].
Khác với cách đặt tên trên đây, GS. TSKH. Lê Văn Cảm gọi các tình tiết
đó là “Những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”.
Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”,
tác giả cho rằng, “tính chất tội phạm của hành vi là phạm trù rộng hơn và bao
trùm lên tất cả các tính chất khác – tính nguy hiểm cho xã hội, tính chất lỗi, và
tính chất trái pháp luật hình sự” [8, tr.516]. Theo đó, “những trường hợp (tình
tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là những tình tiết được điều chỉnh
trong pháp luật hình sự mà khi có căn cứ do luật định thì việc gây thiệt hại về
mặt pháp lý hình sự không bị coi là tội phạm và do vậy, người gây ra thiệt hại
đó không phải chịu TNHS” [8; tr.504].
Một tên gọi khác được GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa nêu trong cuốn “Tội
phạm và cấu thành tội phạm” là “các căn cứ hợp pháp của hành vi nguy hiểm
cho xã hội”. Cách gọi này xuất phát từ quan điểm cho rằng “hành vi nguy hiểm
cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong BLHS và
không thuộc những trường hợp có căn cứ hợp pháp khác. Theo đó, hành vi đã
thực hiện tuy được quy định trong BLHS nhưng vẫn không phải là tội phạm nếu
chủ thể có căn cứ hợp pháp được quy định trong BLHS khi thực hiện hành vi
này” [15, tr.38]. Tác giả của tên gọi này cho rằng, các hành vi được quy định
trong BLHS là các hành vi bị cấm nhưng một người vẫn có thể được quyền
thực hiện những hành vi có tính gây thiệt hại đã được quy định đó trong trường
hợp có căn cứ (tình tiết) nhất định được Bộ luật quy định. Do
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vậy, những căn cứ (tình tiết) này được coi là các căn cứ hợp pháp của hành vi.
Các căn cứ này làm cho hành vi đã thực hiện “...không còn tính trái pháp luật
hình sự” [15, tr.39].
Bên cạnh các quan điểm về các tình tiết loại trừ TNHS được nhìn nhận
dưới nhiều góc độ khác nhau như đã trình ở trên, còn có quan điểm khoa học
của một số nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề loại trừ TNHS.
Mỗi nhóm quan điểm nêu trên đều có lập luận khoa học và nhân tố hợp
lý riêng của mình. Trên cơ sở tổng kết, tiếp thu các quan điểm khác nhau được
giới thiệu khái quát trên đây, tác giả luận văn lựa chọn tên gọi “các tình tiết loại
trừ TNHS” và hiểu các tình tiết này theo phạm vi chỉ bao gồm những tình tiết
cho phép được thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.
1.1.2. Định nghĩa và các đặc điểm của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình
sự
Các tình tiết loại trừ TNHS là các tình tiết mà khi có một trong các tình
tiết này thì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong luật
hình sự vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, các tình tiết loại trừ TNHS chỉ được đề cập đến trong trường
hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội và về hình thức đã
thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm (CTTP). Nếu không có một
trong các tình tiết loại trừ TNHS thì hành vi của họ đã CTTP, TNHS đã được
đặt ra và họ phải gánh chịu trách nhiệm này. Nhưng TNHS đã không được đặt
ra vì hành vi được thực hiện có một trong các tình tiết đặc biệt này, hay nói
cách khác, các tình tiết đặc biệt này đã làm mất đi TNHS. Do có đặc điểm làm
mất đi TNHS mà các tình tiết này có thể được gọi là các tình tiết loại trừ TNHS.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp về mặt ngôn ngữ. Theo Từ điển Tiếng Việt,
loại trừ có nghĩa là “làm cho mất đi, …” [21, tr.574] và như vậy các tình tiết
loại trừ TNHS có nghĩa là các tình tiết làm mất đi TNHS. Khác với các tình tiết
loại trừ TNHS, các tình khác như tình tiết chưa đủ tuổi
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trách nhiệm hình sự hay tình tiết trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm
hình sự hay tình tiết sự kiện bất ngờ là các tình tiết phản ánh hành vi thiếu dấu
hiệu của tội phạm (dấu hiệu về chủ thể hoặc dấu hiệu về lỗi) và do vậy vấn đề
TNHS không được đặt ra. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các tình tiết loại trừ
TNHS lại có thể làm mất trách nhiệm hình sự mặc dù chủ thể đã có hành vi gây
thiệt hại và hành vi này đã được quy định trong luật hình sự?
Xét về mặt khách quan, người được loại trừ trách nhiệm hình sự đã có
hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội và hành vi này được quy định trong
luật hình sự. Xét về mặt chủ quan, họ cũng thấy trước khả năng gây ra thiệt hại.
Tuy nhiên, động cơ thực hiện các hành vi này không phải là động cơ phạm tội
mà là động cơ có ích và mục đích hướng tới không phải là gây thiệt hại mà cũng
là lợi ích chung, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Ví dụ:
Trường hợp phải gây thiệt hại cho kẻ tấn công để bảo vệ chính mình hay người
khác là trường hợp mà hành vi gây thiệt hại có động cơ và mục đích như vậy.
Chính động cơ và mục đích này đã loại trừ trách nhiệm hình sự. Do đó, phòng
vệ được coi là một tình tiết loại trừ TNHS. Như vậy, trong trường hợp có tình
tiết loại trừ TNHS, chủ thể tuy lựa chọn hành vi gây thiệt hại nhưng không phải
là lựa chọn xử sự trái với đòi hỏi của xã hội mà là lựa chọn hành vi cần thiết và
phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Điều này cũng có nghĩa, chủ thể không
có lỗi (theo đúng nghĩa) đối với hành vi khách quan đã gây thiệt hại.
Cũng như trách nhiệm hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS cũng cần phải
được luật hóa để đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Cơ sở của TNHS phải được
luật quy định. Điều này cũng đòi các tình tiết cụ thể cũng như các dấu hiệu của
các tình tiết đó cũng phải được luật quy định. Việc được quy định này chính là
cơ sở pháp lý cho phép cá nhân được thực hiện hành vi gây thiệt hại mà bình
thường là tội phạm. Đây cũng là lý do giải thích tại sao có tác giả gọi các tình
tiết này là các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Từ các phân tích khái quát trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của
các tình tiết loại trừ TNHS như sau:
* Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự luôn gắn với hành vi gây thiệt
hại có dấu hiệu về hình thức của một tội phạm.
Hành vi đã thực hiện khi có tình tiết loại trừ TNHS là hành vi về mặt
hình thức đã thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP hay nói cách khác hành vi
đã là hành vi phạm tội nếu giả sử không có tình tiết này. Cụ thể:
- Chủ thể đã thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại và hành vi này đã
được mô tả trong một CTTP. Trong đó, hành vi được coi là biểu hiện cơ bản
nhất trong mặt khách quan của CTTP, đã “làm biến đổi tình trạng của đối
tượng tác động và do vậy là nguyên nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là
khách thể của tội phạm” [15, tr.63];
- Khi thực hiện hành vi đó, chủ thể nhận thức được tính gây thiệt hại và
thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi có thể gây ra cho các quan hệ xã hội và
- Chủ thể thực hiện là người có đủ điều kiện về chủ thể.
Như vậy, xét về về tổng thể, hành vi đã thực hiện là hành vi có đủ dấu
hiệu của một CTTP. Nếu không xét đến sự có mặt của tình tiết loại trừ TNHS
thì hành vi đã cấu thành một tội phạm cụ thể. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích
hay tội giết người hay tội hủy hoại tài sản v.v…
* Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho hành vi gây
thiệt hại mất tính nguy hiểm của một tội phạm.
Hành vi gây thiệt hại khi có tình tiết loại trừ TNHS tuy về hình thức thỏa
mãn các dấu hiệu của một CTTP nhưng xét trong mối quan hệ với tình tiết loại
trừ TNHS thì hành vi đó không có tính nguy hiểm của tội phạm. Các tình tiết
này tuy khác nhau nhưng đều gắn với động cơ và mục đích của hành vi đã thực
hiện. Động cơ thúc đẩy là vì lợi ích chung hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân
được xã hội chấp nhận; mục đích không phải để gây thiệt hại mà để bảo vệ hoặc
mang lại lợi ích chung. Chính tính chất đặc biệt và phù hợp với đòi hỏi của xã
hội, được xã hội chấp nhận của động cơ và mục đích của
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hành vi như vậy đã làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt
hại. Ví dụ: Việc chọn và thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác
trong điều kiện bình thường là trường hợp cố ý gây thương tích và có thể cấu
thành tội cố ý gây thương tích nhưng khi gắn với tình tiết “phòng vệ” nhằm
ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ tính mạng người khác thì hành vi gây
thương tích không còn tính nguy hiểm cho xã hội. Động cơ ngăn chặn sự tấn
công và mục đích bảo vệ tính mạng con người đã loại trừ tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi gây thương tích. Việc gây thiệt hại trong những trường hợp
với động cơ, mục đích như vậy được coi là hành vi có ích, được xã hội chấp
nhận và do vậy không thể là hành vi tội phạm để buộc chủ thể phải chịu TNHS.
* Các tình tiết loại trừ TNHS được quy định trong luật hình sự
Hai đặc điểm nêu trên là đặc điểm về nội dung nhưng chỉ với hai đặc
điểm đó thì các tình tiết loại trừ TNHS chưa thể là cơ sở pháp lý cho việc loại
trừ TNHS. Các tình tiết này phải được luật hóa, phải được quy định rõ ràng
trong luật và khi đó các quy định này mới là căn cứ hợp pháp của các hành vi
gây thiệt hại.
Việc phải xác định các tình tiết nào là tình tiết loại trừ TNHS và các dấu
hiệu cụ thể của từng tiết để quy định trong luật là cần thiết để đảm bảo nguyên
tắc pháp chế và qua đó bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và áp dụng các
tình tiết này.
Việc các tình tiết này được quy định trong luật hình sự không chỉ là xác
định các tình tiết loại trừ TNHS cụ thể mà quan trọng hơn là xác định rõ ràng
cơ sở cũng như phạm vi được phép thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc có thể
gây thiệt hại, hay nói cách khác là phải xác định rõ các dấu hiệu của từng tình
tiết loại trừ TNHS. Việc xác định tình tiết loại trừ TNHS cụ thể và dấu hiệu của
từng tình tiết đó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia.
Từ các phân tích trên có thể định nghĩa các tình tiết loại trừ trách nhiệm
hình sự như sau: Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là các tình tiết
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
được luật hình sự quy định mà khi có một trong những tình tiết đó thì người đã
thực hiện hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu của tội phạm được loại trừ trách
nhiệm hình sự vì hành vi của họ không có tính nguy hiểm của tội phạm.
1.1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tình tiết loại trừ
trách nhiệm hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt, từ „cơ sở” được hiểu là “cái làm nền tảng trong
quan hệ với những cái được xây dựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tồn tại, phát
triển” [23, tr.215]. Nếu cho rằng cơ sở của TNHS là việc cá nhân thực hiện một
hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ sở làm loại trừ TNHS của
các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự chính là động cơ có ích – vì lợi ích của
Nhà nước, lợi ích của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác
đã làm đi mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại.
Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là vô cùng quan
trọng, nó tạo cơ sở pháp lý cho người dân được quyền hành động để bảo vệ lợi
ích chính đáng của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng
như của tổ chức; đồng thời, nó động viên quần chúng nhân dân tích cực tham
gia công tác đấu tranh chống tội phạm, tích cực, tự giác bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của công dân.
Như đã phân tích ở trên, các tình tiết loại trừ TNHS về hình thức đã có
những dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất kì hành vi nào thỏa
mãn các dấu hiệu của tội phạm cũng làm phát sinh TNHS. Hành vi được biểu
hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thể giống nhau nhưng diễn biến tâm
lý bên trong của người thực hiện hành vi trong từng hoàn cảnh cụ thể lại rất
phức tạp. Đặc biệt, đối với những hành vi mặc dù xét về hình thức đã hội đủ
các yếu tố CTTP nhưng do mục đích, động cơ của người thực hiện hành vi là
nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội, của người khác hoặc lợi ích hợp pháp của chính
bản thân mình thì những hành vi đó cần được loại trừ TNHS. Chẳng hạn như:
trong trường hợp PVCĐ, TTCT, hay bắt giữ người phạm tội...., rõ
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ràng hậu quả gây thiệt hại không phải là mong muốn của chủ thể. Việc lựa chọn
hành vi gây thiệt hại trong những trường hợp này xuất phát từ động cơ nhằm
bảo vệ các lợi ích hợp pháp khác và quan trọng hơn là cần thiết và phù hợp với
lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, nó được coi là những tình tiết loại trừ TNHS
đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại đó. Do vậy, BLHS cần thiết phải
qui định các tình tiết loại trừ TNHS để tạo cơ sở pháp lý cho người dân được
hành động, được gây thiệt hại nhất định vì lợi ích chung, vì bảo vệ những quan
hệ xã hội đã được pháp luật bảo vệ. Chỉ trên cơ sở pháp luật ghi nhận chính
thức (về mặt pháp lý) công dân được phép làm gì (cũng như không được phép
làm gì) thì khi đó người dân mới dám thực hiện hành vi pháp luật cho phép,
mới xử sự trên cơ sở qui định pháp luật. Khi quyền lợi chính đáng của mình
được bảo vệ, được ghi nhận chính thức trong luật, người dân mới dám chống
trả lại hành vi đang xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính
đáng của mình hay của người khác, mới dám “cống hiến” và góp sức để phát
triển xã hội. Bên cạnh đó, đối với người thi hành công vụ, trong quá trình thực
thi nhiệm vụ của mình, việc gây thiệt hại nhất định vì lợi ích chung cũng vẫn
phải trên cơ sở qui định của pháp luật, không được trái pháp luật. Mặc dù đây
là những hành vi có ích cho xã hội, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công
dân “tùy tiện” muốn làm gì thì làm. Pháp luật đòi hỏi họ phải thực hiện hành vi
có ích trên cơ sở qui định của pháp luật. Trong một xã hội mà “tinh thần thượng
tôn pháp luật” là tối cao thì điều này lại càng có ý nghĩa.
Trên thực tế, tình hình tội phạm ở nước ta nói riêng cũng như trên thế
giới nói chung diễn ra ngày càng phức tạp. Hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, của xã hội, của tập thể, của công dân có xu hướng ngày càng gia tăng.
Công cuộc đấu tranh chống tội phạm muốn hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham
gia tích cực của đông đảo người dân trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta có thể
thấy hiện tượng nhiều người dân thường có thái độ bàng quan, thờ ơ khi chứng
kiến tội phạm xảy ra (như trông thấy tên lưu manh đang trộm cắp,
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cướp tài sản, hoặc gặp trường hợp một số người đang hành hung người khác...
mà không dám phản ứng ngăn cản), thậm chí có người bị tội phạm trực tiếp
xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chính bản thân mình mà cũng không dám
phản kháng. Việc người dân không tích cực tham gia chống tội phạm, bảo vệ
các lợi ích hợp pháp đã được pháp luật bảo vệ thì càng tạo điều kiện cho phạm
tội ngang nhiên hoành hành, càng gây mất trật tự trị an xã hội. Nguyên nhân
một phần cũng bởi họ sợ người phạm tội, sợ bị liên lụy hoặc không biết về sự
đảm bảo quyền chính đáng của mình trong pháp luật... Hay đối với những người
say mê nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, ham muốn tìm tòi, sáng tạo, muốn góp
một phần trí tuệ của mình vào công cuộc phát triển đất nước nhưng chẳng may
xảy ra sự cố ngoài ý muốn trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ
thuật, gây thiệt hại cho xã hội cũng rất lo lắng về trách nhiệm mà mình phải
gánh chịu. Điều đó đã khiến cho công dân trong xã hội không dám đấu tranh
chống lại hành vi trái pháp luật, không dám tìm tòi, đổi mới... Những hành vi
nguy hiểm cho xã hội được chủ thể thực hiện trong những trường hợp như vậy
là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng
của công dân hoặc nhằm đem lại lợi ích cho xã hội, xây dựng, phát triển xã hội,
do vậy, rất cần được khuyến khích, nhân rộng trong xã hội. Do vậy, nếu không
qui định rõ trong luật về các tình tiết loại trừ TNHS, người dân sẽ không dám
đương đầu với tội phạm hoặc nguồn nguy hiểm để bảo vệ những lợi ích hợp
pháp hoặc không dám dũng cảm say mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học vì lợi ích
chung. Việc ghi nhận các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là ghi nhận quyền
hợp pháp của công dân, đồng thời, định hướng công dân thực hiện được đúng
các quyền của mình cũng như phát huy tính tích cực của mỗi người, quan trọng
hơn nữa là khẳng định đó là những hành vi có ích được pháp luật cho phép,
khuyến khích thực hiện. Chính vì vậy, các tình tiết loại trừ TNHS cần phải được
quy định trong luật hình sự của mỗi quốc gia, có như vậy PLHS mới phát huy
được tối đa tính chủ động, tích cực của mọi người trong quản lý trật tự xã hội,
đồng thời cũng tạo cơ sở cho PLHS thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có
hiệu quả.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Việc qui định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là thể hiện nguyên
tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật. Nội dung
của nguyên tắc pháp chế là sự tuân thủ pháp luật triệt để từ phía các cơ quan
nhà nước, các tổ chức và mọi công dân. Do đó, chính việc quy định cụ thể, rõ
ràng về các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là cơ sở pháp lí để người dân
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân thủ pháp luật. Trong xã hội, công
dân xử sự phải trên cơ sở quy định của pháp luật, ngay cả khi công dân thực
hiện hành vi có ích vì lợi ích. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
việc xác định một hành vi có phải là tình tiết loại trừ TNHS hay không (như có
phải là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết) cũng phải trên cơ sở qui
định của pháp luật. Cơ quan áp dụng luật không thể tự ý thêm hoặc bớt phạm
vi các tình tiết loại trừ TNHS mà việc giải quyết vụ việc trên thực tế phải dựa
vào quy định của BLHS. Trong thực tế, việc áp dụng pháp luật thực định của
các cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc xác định một hành vi có phải là tình
tiết loại trừ TNHS hay không phải là tình tiết loại trừ TNHS là hết sức phức tạp
và không hề đơn giản. Điều này đặt ra yêu cầu là BLHS qui định về các tình
tiết loại trừ TNHS phải minh bạch, rõ ràng. Việc quy định về vấn đề này càng
rõ thì cơ quan áp dụng luật càng thuận lợi trong xử lí trên thực tế, từ đó hạn chế
hiệu quả oan sai trong thực tiễn.
Tóm lại, việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là hoàn
toàn có cơ sở lí luận và thực tiễn. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, tùy theo chính
sách hình sự ở từng quốc gia, truyền thống lập pháp cũng như xuất phát từ yêu
cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở quốc gia đó mà phạm vi cũng như tên
gọi của các tình tiết loại trừ TNHS là khác nhau. Việc quy định về các tình tiết
loại trừ TNHS là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật và đồng thời còn có ý nghĩa động viên, khuyến khích quần chúng
nhân dân tích cực chống và phòng ngừa tội phạm, khuyến khích mọi công dân
xây dựng và phát triển xã hội. Đây có thể coi là nền tảng đối với sự phát triển
của xã hội và vì thế, các tình tiết loại trừ TNHS cần được quy định
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cụ thể, rõ ràng trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia trong thời kì đổi mới,
hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam.
1.2. Phạm vi các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự
Việc xác định phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS cụ thể cũng như đặt
tên và xác định các dấu hiệu cho từng tình tiết là thuộc quyền lập pháp của mỗi
quốc gia. Ở đây không có sự giống nhau hoàn toàn giữa luật hình sự của các
quốc gia trên thế giới.
Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS có thể bao gồm:
phòng vệ; tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi
ro (trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học); thi hành mệnh lệnh cấp trên v.v…
Trong đó, mỗi tình tiết có nội dung khái quát sau:
- Phòng vệ
Phòng vệ là tình tiết loại trừ TNHS cho phép công dân có quyền được tự
chống trả người tấn công để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác
hay bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội.
Mỗi quốc gia có thể có cách riêng trong đặt tên cụ thể và xác định các
dấu hiệu của phòng vệ nhưng đều phải xác định rõ mục đích (ngăn chặn sự tấn
công); cơ sở của quyền phòng vệ (hành vi trái pháp luật) và phạm vi của quyền
phòng vệ (đủ đạt được mục đích). Theo đó, trường hợp này được BLHS Liên
bang Nga đặt tên là phòng vệ chính đáng (Điều 37); BLHS CHLB Đức đặt tên
là “phòng vệ khẩn cấp” (Điều 32); BLHS CHND Trung Hoa đặt tên là “phòng
vệ chính đáng” (Điều 20); BLHS Thụy Điển đặt tên là “phòng vệ” (Điều 1
chương 24); BLHS Canada đặt tên là “Sử dụng sức mạnh để chống lại việc thực
hiện hành vi phạm tội (Điều 27) và “phòng vệ đối với sự tấn công bị khiêu
khích” (Điều 34).
- Tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ TNHS cho phép mọi người có quyền
lựa chọn hành vi gây thiệt hại khi đứng trước xung đột giữa hai lợi ích
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
(lợi ích cần bảo vệ và lợi ích phải “hy sinh”). Việc quy định tình tiết này phải
đảm bảo hai lợi ích đều là hợp pháp và lợi ích phải “hy sinh” phải nhỏ hơn lợi
ích cần bảo vệ và việc lựa chọn phải trong tình thế bắt buộc, không còn cách
nào khác. Tình tiết này có tên trong BLHS Liên bang Nga là tình thế cấp thiết
(Điều 39), BLHS CHND Trung Hoa cũng được gọi là tình thế cấp thiết (Điều
21), BLHS Thụy Điển gọi là tình thế cấp thiết (Điều 4 chương 24), trong khi
đó BLHS CHLB Đức gọi trường hợp này là “tình trạng khẩn cấp hợp pháp”
(Điều 34) và tình “trạng khẩn cấp không có lỗi” (Điều 33).
- Gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội
Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội là tình tiết loại trừ TNHS cho phép
mọi người có quyền được gây thiệt hại cho người phạm tội để bắt giữ người
này giao họ cho cơ quan có thẩm quyền và ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội khi
không còn cách khác. BLHS Liên bang Nga gọi đây là trường hợp “gây thiệt
hại trong khi bắt giữ người phạm pháp” (Điều 38); còn BLHS Thụy Điển gọi
đây là trường hợp “dùng vũ lực để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự”
(Điều 2 chương 24); BLHS Canada gọi đây là trường hợp “bảo vệ những người
thực thi thẩm quyền” (Điều 25)
- Rủi ro
Rủi ro là tình tiết loại trừ TNHS cho phép người tiến hành thử nghiệm
nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ không phải chịu
TNHS đối với thiệt hại mà họ chẳng may gây ra trong khi thực hiện các công
việc đó vì sự phát triển chung của xã hội. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp
này là “mạo hiểm có căn cứ” (Điều 41).
- Chấp hành mệnh lệnh cấp trên
Chấp hành mệnh lệnh cấp trên là tình tiết loại trừ TNHS cho phép thường
là quân nhân không phải chịu TNHS đối với gây thiệt hại đã gây ra do thực hiện
lệnh bắt buộc của cấp trên. Đối với tình tiết loại trừ này, về lý thuyết, đòi hỏi
phải quy định rất chặt chẽ tránh các trường hợp lạm dụng tình tiết này để trốn
tránh trách nhiệm. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp này
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
là “thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị” (Điều 42); BLHS Thụy Điển gọi trường
hợp này là “thực hiện hành vi phạm tội theo mệnh lệnh của cấp trên phụ trách”
(Điều 8 chương 24); BLHS Canada gọi trường hợp này là “người hành động
theo sự chỉ đạo của cán bộ nhà nước” (mục 10, 25.1, Điều 25).
Ngoài các tình tiết loại trừ TNHS có tính phổ biến nói trên, trong luật
hình sự một số quốc gia còn có thể quy định tình tiết “gây thiệt hại do bị cưỡng
bức”. Đây là tình tiết cho phép một người không phải chịu TNHS về thiệt hại
do hành vi của mình gây ra nếu việc thực hiện hành vi đó là do sự cưỡng bức
của người khác mà họ không thể làm khác được để tránh thiệt hại nhỏ hơn có
thể gây ra cho mình hoặc người thân. BLHS Liên bang Nga gọi tình tiết này là
“gây thiệt hại do bị cưỡng bức thể chất và tinh thần” (Điều 40).
1.3. Phân biệt các tình tiết loại trừ TNHS với những trƣờng hợp không
có TNHS và miễn TNHS
Như đã phân tích ở trên, các tình tiết loại trừ TNHS có bản chất pháp lý
khác biệt đối với những trường hợp không có TNHS hoặc được miễn TNHS.
Các tình tiết loại trừ TNHS và các trường hợp không có TNHS là hai loại
trường hợp khác nhau. Mặc dù về hậu quả pháp lý cuối cùng của cả hai loại
trường hợp này đều là “chủ thể không có TNHS, nhưng giữa chúng có sự khác
nhau về bản chất” [15, tr.39].
Các tình tiết loại trừ TNHS gắn với quyền của người thực hiện hành vi
gây thiệt hại và những hành vi gây thiệt hại này được xã hội chấp nhận vì nhằm
mục đích có lợi. Trách nhiệm hình sự đối với họ được loại trừ và xã hội không
cần có biện pháp nào khác để phòng ngừa. Trái lại, hành vi gây thiệt hại trong
các trường hợp không có TNHS không phải là hành vi có động cơ và mục đích
có lợi cho xã hội. Đó cũng phải là quyền được ghi nhận trong luật hình sự. Chủ
thể không phải chịu trách nhiệm chỉ vì hành vi gây thiệt hại không phải là tội
phạm do thiếu dấu hiệu nhất định. Các trường hợp này có thể là thiếu dấu hiệu
về chủ thể của tội phạm (chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trong tình trạng mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển); thiếu dấu
hiệu lỗi do thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ hoặc thuộc trường hợp bất khả
kháng. Cụ thể:
- Trường hợp chưa đủ tuổi chịu TNHS là trường hợp người thực hiện
hành vi gây thiệt hại cho xã hội chưa đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật
hình sự. Đó là độ tuổi đủ đảm bảo cho chủ thể có năng lực lỗi (năng lực nhận
thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của
xã hội) cũng như phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa
thành niên. Độ tuổi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại khi chưa đạt tuổi chịu TNHS sẽ không
phải chịu TNHS vì họ chưa phải là chủ thể của tội phạm và hành vi đã thực
hiện không phải là tội phạm. Tuy không phải là tội phạm nhưng xã hội không
thể chấp nhận những hành vi này và cần có biện pháp phòng ngừa.
- Trường hợp trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng
lực điều khiển hành vi (năng lực TNHS) là trường hợp người thực hiện hành
vi gây thiệt hại là người do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác làm mất
khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiển hành vi của mình. Trong khi đó,
năng lực này là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Như vậy, người thực
hiện hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không có đủ dấu hiệu của chủ
thể của tội phạm. Trường hợp này thiếu yếu tố chủ thể nên không có tội phạm
và vấn đề TNHS không được đặt ra. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa những
hành vi này vẫn được đặt ra.
- Trường hợp sự kiện bất ngờ là trường hợp chủ thể đã thực hiện hành
vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không có lỗi đối với việc gây thiệt hại
do không có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi của
mình. Họ không thể thấy trước và cũng không buộc phải thấy trước khả năng
hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, hành
vi gây thiệt hại trong trường hợp này thiếu dấu hiệu lỗi của chủ thể. Do đó, hành
vi gây thiệt hại không phải là tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi
đó không phải chịu TNHS.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Trường hợp bất khả kháng cũng là trường hợp thiếu dấu hiệu lỗi do chủ
thể thực hiện không có khả năng xử sự khác. Hành vi gây thiệt hại là bất khả kháng
nên không phải là tội phạm và trách nhiệm TNHS không được đặt ra.
Có thể thấy các trường hợp không có TNHS nêu trên là những trường
hợp thiếu yếu tố của tội phạm, nên không phải là tội phạm, vì vậy mà không
có TNHS. Đó không phải là những trường hợp gây thiệt hại nhằm bảo vệ lợi
ích cho xã hội nên xã hội không khuyến khích thực hiện. Nhà nước và xã hội
không khuyến khích người chưa đủ tuổi chịu TNHS, người bị mắc các bệnh
tâm thần hoặc các bệnh lý khác khiến họ không nhận thức hoặc điều khiển được
hành vi của mình (người trong tình trạng không có năng lực TNHS) thực hiện
các hành vi như đâm chết người, hủy hoại tài sản... Họ không phải chịu TNHS
vì không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Các tình tiết loại trừ TNHS so với các trường hợp miễn TNHS cũng có
bản chất pháp lý khác nhau. Khi nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa
học trong nước về các tình tiết loại trừ TNHS, chúng tôi nhận thấy có tác giả
mặc dù khi tiến hành phân tích loại trừ TNHS cho thấy có bản chất pháp lý
hoàn toàn khác với miễn TNHS, với không có sự việc phạm tội nhưng tác giả
lại khẳng định “... suy cho cùng miễn TNHS cũng là không bị truy cứu TNHS
(căn cứ vào hậu quả - nếu người phạm tội không bị áp dụng biện pháp xử lí
nào)...” [24, tr.7]. Nếu coi các trường hợp miễn TNHS là những tình tiết (trường
hợp) loại trừ TNHS là chưa đúng với bản chất pháp lý của khái niệm này. Bởi
lẽ, không thể dựa trên sự giống nhau về hậu quả pháp lý cuối cùng là “đều
không phải chịu TNHS” để xếp chúng cùng bản chất được. Miễn TNHS là
“không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã phạm” [47,
tr.221]. Điều đó có nghĩa, hành vi mà người phạm tội được miễn TNHS thực
hiện đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một CTTP tương ứng được PLHS
quy định phải chịu TNHS nhưng do có những điều kiện nhất định và xét thấy
không cần thiết phải truy cứu TNHS nên họ được miễn TNHS. Hậu quả pháp
lý đối với người được miễn TNHS là “miễn bị kết tội, miễn phải
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS và miễn bị mang án tích” [33, tr.19]. Như
vậy, miễn TNHS là miễn hậu quả pháp lý đặt ra đối với người phạm tội, còn
các tình tiết loại trừ TNHS là trường hợp khi có một trong các tình tiết này thì
người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong luật hình sự
không phải chịu TNHS do động cơ của hành vi đã làm mất tính tội phạm của
hành vi, vì thế mà không có tội phạm. Vì vậy, quan điểm đồng nhất loại trừ
TNHS với miễn TNHS là không có căn cứ.
1.4. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ trách
nhiệm hình sự
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của PLHS về
các tình tiết loại trừ TNHS với mục đích tìm hiểu quy định về vấn đề này trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đó, “xác định cho được những khả năng kế
thừa, bởi vì kế thừa trong pháp luật chính là sự kế thừa văn hóa và truyền
thống” [50, tr.415]. Trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu khái quát lịch sử
lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ TNHS từ sau cách mạng tháng Tám
năm 1945 đến nay.
1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi
ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985
Nghiên cứu quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám
(1945) cho đến trước khi pháp điển hóa BLHS Việt Nam lần thứ nhất cho thấy,
các tình tiết loại trừ TNHS chưa được quy định trong văn bản tập trung, thống
nhất mà được quy định rải rác tại các văn bản khác nhau với kĩ thuật lập pháp
còn hạn chế. Cụ thể:
Nghị định 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định
về quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư
tín của nhân dân đã bước đầu đề cập đến tình tiết loại trừ TNHS. Điều 22 có
quy định về quyền được sử dụng vũ lực của người thi hành công vụ trong một
số trường hợp cụ thể. Cụ thể như sau:
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
...Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám mà gặp sự kháng cự của kẻ
phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của người khác đang bị đe
dọa nghiêm trọng.
Khi cần phải ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hình sự
quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật.
Khi người bị giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm quan trọng
chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải.
Khi có các điều kiện như trên, luật pháp cho phép sử dụng vũ khí nên
việc bắn chết được coi là cần thiết, không có tội [36, các tr.24, tr.25].
Quy định trên mặc dù còn sơ lược và chưa toàn diện nhưng nó đã phản
ánh được ở mức độ nhất định nội dung của các tình tiết phòng vệ chính đáng,
bắt người phạm tội, đặc biệt là khi điều luật đã ghi nhận về mặt pháp lí những
trường hợp đó được coi là “cần thiết, không có tội”.
Bản tổng kết số 452 – HS2 ngày 10/6/1970 của Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC) về “thực tiễn xét xử loại tội giết người” có đề cập đến trường hợp
giết người trong trường hợp vượt quá phạm vi “phòng vệ cần thiết”. Bản tổng
kết nêu rõ mục đích của “phòng vệ cần thiết” là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng
(lợi ích cách mạng, lợi ích của nhân dân). Đồng thời, Bản tổng kết số
452 –HS2 cũng đã xác định sự tấn công trong “phòng vệ cần thiết” phải là hành
vi trái pháp luật và việc phòng vệ với phương pháp, phương tiện khác nhau phải
gây thiệt hại cho chính kẻ tấn công; thiệt hại gây ra phải tương
xứng với mức độ của mối nguy hiểm đang đe dọa [36, tr.24]. Trường hợp giết
người do vượt quá phạm vi “phòng vệ cần thiết” thì được xử mức án nhẹ hơn
trường hợp giết người thông thường. So với quy định của Nghị định 301-TTg
thì những quy định ở Bản tổng kết số 452 – HS2 là bước tiến bộ đáng kể khi đã
làm rõ nội hàm của „phòng vệ cần thiết” cũng như đã phân hóa được đường lối
xử lí giữa hành vi vượt quá “phòng vệ cần thiết” với hành vi giết người thông
thường.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tiếp đó, Chỉ thị số 07/HS2 ngày 22/12/1983 của TANDTC khi đề cập
đến “thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dân do
vượt quá giới hạn PVCĐ hoặc trong khi thi hành công vụ” đã đề cập ở mức độ
nhất định về PVCĐ, đồng thời, văn bản này đã hướng dẫn tương đối cụ thể
đường lối xử lí các trường hợp xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dân
do vượt quá giới hạn PVCĐ hoặc trong khi thi hành công vụ [38].
Tóm lại, trong thời kì này, về hình thức, các tình tiết loại trừ TNHS chưa
được qui định thống nhất trong một văn bản; bên cạnh đó, về nội dung, các tình
tiết loại trừ TNHS cũng chưa được đề cập một cách toàn diện.
1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay
Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã đánh dấu bước ngoặt về kĩ thuật lập
pháp hình sự Việt Nam. Lần đầu tiên, các tình tiết loại trừ TNHS đã được ghi
nhận chính thức trong BLHS với nội dung pháp lý khá toàn diện. Các tình tiết
loại trừ TNHS bao gồm: phòng vệ chính đáng (Điều 13) và tình thế cấp thiết
(Điều 14).
Để việc áp dụng hai tình tiết PVCĐ và TTCT trong thực tiễn được thống
nhất, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ra Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
5/1/1986 hướng dẫn thi hành một số điều trong BLHS, trong đó có đề cập đến
chế định PVCĐ như sau: “Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người
khác được coi là PVCĐ khi có đầy đủ các điều kiện sau: a) hành vi xâm hại
những lợi ích cần bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất
nguy hiểm đáng kể cho xã hội; b) hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần
phải bảo vệ; c) PVCĐ không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn
có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại; d)
hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự
chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm
của hành vi xâm hại…”[38, tr.149]. Có thể nói,
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Nghị quyết số 02/1986 của TANDTC đã mô tả và xác định rõ các điều kiện của
PVCĐ, đồng thời văn bản này đã chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết trường hợp
vượt quá giới hạn của PVCĐ. Mặc dù đây chỉ là văn bản hướng dẫn, nhưng
thực tiễn xét xử đã cho thấy văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo
điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng luật được chính
xác.
Sau gần 15 năm thi hành (1985 -1999) với bốn lần sửa đổi và bổ sung
một số điều của BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua vào các ngày
28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997, BLHS năm 1985 đã được
thay thế bằng BLHS năm 1999. BLHS này, về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung
hai điều luật về PVCĐ và TTCT. Tuy nhiên, xét về cụ thể, BLHS năm 1999 đã
thay thế dấu hiệu “tương xứng” bằng dấu hiệu “cần thiết”. Đây “ … là một sự
sửa đổi có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm góp phần phát huy tính chủ động
trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm... Việc thay đổi này cũng chính
là để khuyến khích nhân dân tích cực tham gia chống trả các hành vi phạm tội,
đồng thời để khắc phục những nhược điểm nêu trên” [4, tr.36]. Như vậy, sự
thay đổi này là hợp lí, thể hiện rõ hơn bản chất pháp lý của chế định PVCĐ
trong luật hình sự Việt Nam.
Tóm lại, việc quy định về các tình tiết loại trừ TNHS trong luật hình sự
Việt Nam là kết quả của quá trình kế thừa và phát triển trong giai đoạn lịch sử
tương đối lâu dài. Qui định về PVCĐ và TTCT trong BLHS hiện hành đã thể
hiện bước tiến đáng kể trong lập pháp hình sự. Tuy nhiên, sự phát triển không
ngừng của xã hội đã cho thấy qui định về các tình tiết loại trừ TNHS nói chung
cũng như qui định về hai chế định này nói riêng đã dần bộc lộ những bất cập
nhất định đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
“Các tình tiết loại trừ TNHS” là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam,
xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có nhiều cách hiểu và tên
gọi không thống nhất về các tình tiết loại trừ TNHS. Trên cơ sở lý luận về tội
phạm và TNHS, tác giả luận văn nhận thấy các tình tiết loại trừ TNHS có những
đặc điểm cơ bản là: luôn gắn với hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu về hình thức
của một tội phạm; là tình tiết làm cho hành vi gây thiệt hại mất tính nguy hiểm
của một tội phạm và là tình tiết được quy định trong luật hình sự. Từ đó, tác giả
đưa ra định nghĩa về các tình tiết loại trừ TNHS như sau: Các tình tiết loại trừ
trách nhiệm hình sự là các tình tiết được luật hình sự quy định mà khi có một
trong những tình tiết đó thì người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu
của tội phạm được loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ không có tính
nguy hiểm của tội phạm.
Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS xuất phát từ cơ sở lý luận và thực
tiễn của PLHS và yêu cầu của xã hội. Với thực trạng tình hình tội phạm ngày càng
phức tạp, trước yêu cầu đổi mới và phát triển không ngừng của xã hội, PLHS cần
có những quy định cụ thể về các tình tiết loại trừ TNHS, tạo cơ sở pháp lý cho
người dân thực hiện quyền được hành động vì lợi ích chung của toàn xã hội. Việc
quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS thể hiện nguyên tắc pháp chế
trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật.
Việc xác định tình tiết loại trừ TNHS cụ thể cũng như đặt tên và xác định
các dấu hiệu cho từng tình tiết là thuộc quyền lập pháp của mỗi quốc gia. Trong
khoa học luật hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS có thể bao gồm: phòng vệ;
tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; thi hành mệnh
lệnh cấp trên; rủi ro (trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ), gây
thiệt hại do bị cưỡng bức v.v…
Khi nghiên cứu về các tình tiết loại trừ TNHS cần đặt nó trong sự so sánh
với trường hợp không có TNHS và miễn TNHS, bởi mặc dù hậu pháp lý
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cuối cùng của các loại trường hợp này đều giống nhau là chủ thể không phải
chịu TNHS, nhưng bản chất của chúng là khác nhau. Việc phân biệt các loại
trường hợp này giúp xác định phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS và quy định
chúng trong BLHS, đồng thời cũng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có sự
xác định chính xác các loại trường hợp này trong thực tiễn áp dụng PLHS.
Nghiên cứu quy định về các tình tiết loại trừ TNHS trong lịch sử lập pháp
Việt Nam cho thấy, các tình tiết này có quá trình phát triển ngày càng được
hoàn thiện trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống và tiếp thu kỹ thuật lập
pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx

Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMyLan2014
 
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiTiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chungHung Nguyen
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019hanhha12
 

Similar to Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx (20)

Bắt Người Trong Trường Hợp Khẩn Cấp Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Bắt Người Trong Trường Hợp Khẩn Cấp Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.Bắt Người Trong Trường Hợp Khẩn Cấp Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
Bắt Người Trong Trường Hợp Khẩn Cấp Theo Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam.
 
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
Bắt Người Trong Tố Tụng Hình Sự Và Việc Hoàn Thiện Pháp Luật Nhằm Nâng Cao Hi...
 
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cươngMột số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
Một số vấn đề về luật hình sự và tố tụng- Pháp luật đại cương
 
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt NamCơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự Việt Nam.
 
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tộiTiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
Tiểu luận pháp luật đại cương các giai đoạn phạm tội
 
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sựChế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Các tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đLuận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
Luận văn: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, 9đ
 
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
 
Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng ...
Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng ...Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng ...
Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng ...
 
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chungBinh luan khoa hoc bo luat hinh su   phan chung
Binh luan khoa hoc bo luat hinh su phan chung
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAYLuận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
Hoạt động truyền thông qua mạng xã hội của các công ty BHNT hàng đầu việt nam...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 

Cơ sở lý luận về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự 1.1.1. Các cách hiểu và tên gọi khác nhau về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Các tình tiết loại trừ TNHS là chế định không thể thiếu trong luật hình sự của mỗi quốc gia, có quan hệ chặt chẽ với chế định TNHS cũng như các chế định khác để tạo thành cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho việc truy cứu TNHS. Một người chỉ có thể phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại cho xã hội khi họ có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm và có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại. Trái lại, họ sẽ không có TNHS khi thuộc về một trong các trường hợp sau: - Chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự (PLHS); - Là người đang trong tình trạng mắc bệnh nên mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội hoặc - Không có lỗi (có thể là trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp sự kiện bất ngờ). Các trường hợp này có thể được gọi là các trường hợp không có TNHS. Ngoài các trường hợp trên đây, một người cũng không phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà mình đã thực hiện nếu việc thực hiện được PLHS cho phép vì có những tình tiết nhất định (như phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết). Những tình tiết này có thể được gọi là các tình tiết loại trừ TNHS. Như vậy, các trường hợp không có TNHS và các tình tiết loại trừ TNHS có sự khác nhau. Tuy nhiên, về vấn đề này hiện có các ý kiến khác nhau. Từ đó dẫn đến có những cách hiểu khác nhau về các tình tiết loại trừ TNHS. Cụ thể: các tình tiết loại trừ TNHS có thể được hiểu theo nghĩa không bao gồm các trường hợp không có TNHS. Cách hiểu khác lại cho rằng, các tình tiết loại trừ TNHS bao gồm tất cả các trường hợp đã được nêu trên. 7
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Khái niệm “các tình tiết loại trừ TNHS” trong luận văn của tác giả được sử dụng theo các hiểu thứ nhất (không bao gồm các trường hợp không có TNHS) như đã được khẳng định trong Phần mở đầu. Cách hiểu này cũng được Giáo trình luật hình sự Việt Nam của nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam sử dụng như trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Huế. Khác với quan điểm trên đây, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2003) khẳng định các tình loại trừ TNHS còn bao gồm cả “Sự kiện bất ngờ; tuổi chịu trách nhiệm hình sự; không có năng lực trách nhiệm hình sự …” [9, tr. 291]. Cùng với quan điểm trên đây, GS.TSKH. Lê Văn Cảm đã xác định 10 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: tình tiết chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể; sự kiện bất ngờ; tình trạng bất khả kháng; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp [8, các tr.514, tr.515]. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí cho rằng: “Loại trừ trách nhiệm hình sự bao gồm nhiều quy định tạo thành một nhóm quy phạm điều chỉnh hành vi gây hậu quả về hình sự nhưng được loại trừ trách nhiệm hình sự” [11, tr.35]. Theo đó, tác giả xác định 9 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: Sự kiện bất ngờ; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa đủ tuổi chịu TNHS; bắt người phạm tội; chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong nghiên cứu khoa học, trong sản xuất [11; tr.33]. TS. Trịnh Tiến Việt quan niệm: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là trường hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, nhưng đối chiếu (căn cứ) vào các quy định của Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này. Nói một cách khác, trong hành vi 8
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của một người khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội do không thỏa mãn ít nhất một trong các dấu hiệu cơ bản của tội phạm, nên tính chất tội phạm của hành vi đó được loại trừ, và logic tương ứng, người thực hiện nó không phải chịu trách nhiệm hình sự hay được loại trừ trách nhiệm hình sự” [54, các tr.17, tr.18]. Theo đó, tác giả xác định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; sự kiện bất khả kháng; không có lỗi trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác; gây thiệt hại hợp pháp khi bắt người phạm tội; rủi ro trong sản xuất, nghiên cứu khoa học; thi hành quyết định của cấp trên; giúp người đã thành niên tự sát theo yêu cầu tự nguyện của người đó; người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo; hành vi phạm tội thái quá của người thực hành trong đồng phạm [54, các tr.18, tr.26 – tr.28]. TS. Nguyễn Tuyết Mai định nghĩa: “Loại trừ trách nhiệm hình sự là những trường hợp người thực hiện hành vi gây nguy hại cho xã hội nhưng được pháp luật xác định không phải chịu trách nhiệm hình sự do: tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; hoặc thiếu yếu tố của tội phạm; hoặc có căn cứ hợp pháp của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội” [22, tr.12]. Tác giả cũng xác định 14 tình tiết loại trừ TNHS, bao gồm: hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể; sự kiện bất ngờ; chưa đủ tuổi chịu TNHS; tình trạng không có năng lực TNHS; phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; không tố giác tội phạm; bị ép buộc đưa hối lộ; tình trạng bất khả kháng; không có lỗi với tình trạng say; bị cưỡng bức; thi hành mệnh lệnh của cấp trên; rủi ro trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [22, các tr.12, tr.13]. Tác giả Đinh Văn Quế còn mở rộng hơn nữa khái niệm này khi xác định 18 trường hợp loại trừ TNHS và phân chia thành 3 nhóm: a) Nhóm thứ nhất - những trường hợp “không có năng lực TNHS” (bao gồm ba trường hợp là: tình trạng không có năng lực TNHS; chưa đến tuổi chịu TNHS; chưa bị kết 9
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 án, chưa bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật, chưa được giáo dục); b) Nhóm thứ hai - những trường hợp “không bị coi là có lỗi” (bao gồm 9 trường hợp là: phòng vệ chính đáng; tình thế cấp thiết; sự kiện bất ngờ; tình trạng không thể khắc phục được; bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nã; chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất; không phải chịu TNHS về hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm); c) Nhóm thứ ba - những trường hợp được loại trừ TNHS theo quy định của pháp luật (bao gồm 6 trường hợp là: tính chất nguy hiểm không đáng kể của hành vi; tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại chưa tới mức phải truy cứu TNHS; được miễn TNHS; hết thời hiệu truy cứu TNHS; hành vi nguy hiểm cho xã hội không thuộc phạm vi áp dụng BLHS) [24, các tr.18, tr.19]. Trong khoa học hình sự nước ngoài, GS. TSKH luật Xlutxki I.I của Liên bang Nga đã phân các trường hợp loại trừ TNHS thành ba nhóm: a) Nhóm thứ nhất – các tình tiết thể hiện rõ lợi ích cho xã hội tính hợp pháp của hành vi (bao gồm: phòng vệ chính đáng, áp dụng các biện pháp cần thiết để bắt giữ người phạm tội, tình thế cấp thiết, chấp hành mệnh lệnh hợp pháp, thực hiện các trách nhiệm nghề nghiệp và công vụ, thực hiện quyền của mình và bắt buộc phải tuân thủ); b) Nhóm thứ hai – các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội và tính phải bị xử phạt của hành vi (bao gồm: tự nguyện đình chỉ tội phạm, sự đồng ý của người bị hại, tính chất nhỏ nhặt của vi phạm pháp luật, sự thay đổi của pháp luật, sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội, hết thời hiệu truy tố hình sự, hết thời hiệu thi hành của bản án); c) Nhóm thứ ba – các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi (bao gồm: sự cưỡng bức về thể xác và, sức mạnh không thể chống lại được) [8; các tr.510, tr.511]. Tóm lại, các tình tiết loại trừ TNHS có thể được các tác giả hiểu theo nhiều phạm vi khác nhau. Bên cạnh đó, tên gọi của các trường hợp này cũng có sự không thống nhất. 10
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tên gọi “các tình tiết loại trừ TNHS” là tên gọi được sử dụng trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2003). Tác giả của Giáo trình này cho rằng “TNHS là hậu quả pháp lý của trường hợp hành vi nguy hiểm bị coi là tội phạm và đối lập với TNHS là không có hay loại trừ TNHS, là hậu quả pháp lý của hành vi gây hậu quả về hình sự nhưng không bị coi là tội phạm” [9, tr.284]. Tác giả luận văn chọn cách gọi này vì nó “… xác định rõ ràng phạm vi điều chỉnh của luật hình sự, đồng thời phù hợp với nhận thức chung của cán bộ áp dụng pháp luật đã được thống nhất lâu nay ở nước ta” [24, tr.9]. Khác với Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung của Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, các giáo trình Luật hình sự Việt Nam của hầu hết các cơ sở đào tạo luật khác như trường Đại học Luật Hà Nội (2013), trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2014), trường Đại học Huế (2001) đều đặt tên cho nhóm các quy phạm này là: “Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi”. Sở dĩ tên gọi này được lựa chọn vì các tác giả cho rằng “hành vi đã thực hiện, xét về khách quan đã gây ra thiệt hại nhưng xét về chủ quan thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội... Do không có lỗi nên hành vi gây thiệt hại không bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm” [47, tr.201]. Các tác giả cho rằng, hành vi gây thiệt hại sẽ không phải chịu TNHS vì “xét về chủ quan thì chủ thể thực hiện không có lỗi vì đã lựa chọn cách xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội”. Do vậy, hành vi được thực hiện tuy gây thiệt hại nhưng không phải là tội phạm. Theo đó, “gốc” của vấn đề là tính chất nguy hiểm cho xã hội bị loại trừ. Từ đó, các tác giả đưa ra định nghĩa về những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là “những tình tiết làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại nên được quy định trong luật hình sự để xác định những trường hợp bình thường là tội phạm nhưng không bị coi là tội phạm khi được thực hiện trong những điều kiện kèm theo tình tiết đó” [47, tr.202]. Như vậy, các tác giả đã xuất phát 11
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 từ đặc điểm (dấu hiệu) về nội dung của tội phạm (tính nguy hiểm cho xã hội) khi đặt tên gọi riêng cho nhóm các quy phạm này. Ở đây, tính chất nguy hiểm cho xã hội được hiểu bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về chủ quan. Nếu hiểu tính nguy hiểm cho xã hội chỉ là tính gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thì tên gọi trên đây sẽ không chính xác vì đặc điểm này “… của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện luôn tồn tại không phụ thuộc vào có hay không có tình tiết phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết” [15, tr.39]. Khác với cách đặt tên trên đây, GS. TSKH. Lê Văn Cảm gọi các tình tiết đó là “Những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”. Trong cuốn “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung)”, tác giả cho rằng, “tính chất tội phạm của hành vi là phạm trù rộng hơn và bao trùm lên tất cả các tính chất khác – tính nguy hiểm cho xã hội, tính chất lỗi, và tính chất trái pháp luật hình sự” [8, tr.516]. Theo đó, “những trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là những tình tiết được điều chỉnh trong pháp luật hình sự mà khi có căn cứ do luật định thì việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự không bị coi là tội phạm và do vậy, người gây ra thiệt hại đó không phải chịu TNHS” [8; tr.504]. Một tên gọi khác được GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa nêu trong cuốn “Tội phạm và cấu thành tội phạm” là “các căn cứ hợp pháp của hành vi nguy hiểm cho xã hội”. Cách gọi này xuất phát từ quan điểm cho rằng “hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi hành vi đó được quy định trong BLHS và không thuộc những trường hợp có căn cứ hợp pháp khác. Theo đó, hành vi đã thực hiện tuy được quy định trong BLHS nhưng vẫn không phải là tội phạm nếu chủ thể có căn cứ hợp pháp được quy định trong BLHS khi thực hiện hành vi này” [15, tr.38]. Tác giả của tên gọi này cho rằng, các hành vi được quy định trong BLHS là các hành vi bị cấm nhưng một người vẫn có thể được quyền thực hiện những hành vi có tính gây thiệt hại đã được quy định đó trong trường hợp có căn cứ (tình tiết) nhất định được Bộ luật quy định. Do 12
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vậy, những căn cứ (tình tiết) này được coi là các căn cứ hợp pháp của hành vi. Các căn cứ này làm cho hành vi đã thực hiện “...không còn tính trái pháp luật hình sự” [15, tr.39]. Bên cạnh các quan điểm về các tình tiết loại trừ TNHS được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như đã trình ở trên, còn có quan điểm khoa học của một số nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề loại trừ TNHS. Mỗi nhóm quan điểm nêu trên đều có lập luận khoa học và nhân tố hợp lý riêng của mình. Trên cơ sở tổng kết, tiếp thu các quan điểm khác nhau được giới thiệu khái quát trên đây, tác giả luận văn lựa chọn tên gọi “các tình tiết loại trừ TNHS” và hiểu các tình tiết này theo phạm vi chỉ bao gồm những tình tiết cho phép được thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. 1.1.2. Định nghĩa và các đặc điểm của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Các tình tiết loại trừ TNHS là các tình tiết mà khi có một trong các tình tiết này thì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong luật hình sự vẫn không phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, các tình tiết loại trừ TNHS chỉ được đề cập đến trong trường hợp một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội và về hình thức đã thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm (CTTP). Nếu không có một trong các tình tiết loại trừ TNHS thì hành vi của họ đã CTTP, TNHS đã được đặt ra và họ phải gánh chịu trách nhiệm này. Nhưng TNHS đã không được đặt ra vì hành vi được thực hiện có một trong các tình tiết đặc biệt này, hay nói cách khác, các tình tiết đặc biệt này đã làm mất đi TNHS. Do có đặc điểm làm mất đi TNHS mà các tình tiết này có thể được gọi là các tình tiết loại trừ TNHS. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp về mặt ngôn ngữ. Theo Từ điển Tiếng Việt, loại trừ có nghĩa là “làm cho mất đi, …” [21, tr.574] và như vậy các tình tiết loại trừ TNHS có nghĩa là các tình tiết làm mất đi TNHS. Khác với các tình tiết loại trừ TNHS, các tình khác như tình tiết chưa đủ tuổi 13
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trách nhiệm hình sự hay tình tiết trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hay tình tiết sự kiện bất ngờ là các tình tiết phản ánh hành vi thiếu dấu hiệu của tội phạm (dấu hiệu về chủ thể hoặc dấu hiệu về lỗi) và do vậy vấn đề TNHS không được đặt ra. Câu hỏi được đặt ra là tại sao các tình tiết loại trừ TNHS lại có thể làm mất trách nhiệm hình sự mặc dù chủ thể đã có hành vi gây thiệt hại và hành vi này đã được quy định trong luật hình sự? Xét về mặt khách quan, người được loại trừ trách nhiệm hình sự đã có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội và hành vi này được quy định trong luật hình sự. Xét về mặt chủ quan, họ cũng thấy trước khả năng gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, động cơ thực hiện các hành vi này không phải là động cơ phạm tội mà là động cơ có ích và mục đích hướng tới không phải là gây thiệt hại mà cũng là lợi ích chung, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Ví dụ: Trường hợp phải gây thiệt hại cho kẻ tấn công để bảo vệ chính mình hay người khác là trường hợp mà hành vi gây thiệt hại có động cơ và mục đích như vậy. Chính động cơ và mục đích này đã loại trừ trách nhiệm hình sự. Do đó, phòng vệ được coi là một tình tiết loại trừ TNHS. Như vậy, trong trường hợp có tình tiết loại trừ TNHS, chủ thể tuy lựa chọn hành vi gây thiệt hại nhưng không phải là lựa chọn xử sự trái với đòi hỏi của xã hội mà là lựa chọn hành vi cần thiết và phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Điều này cũng có nghĩa, chủ thể không có lỗi (theo đúng nghĩa) đối với hành vi khách quan đã gây thiệt hại. Cũng như trách nhiệm hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS cũng cần phải được luật hóa để đảm bảo nguyên tắc pháp chế. Cơ sở của TNHS phải được luật quy định. Điều này cũng đòi các tình tiết cụ thể cũng như các dấu hiệu của các tình tiết đó cũng phải được luật quy định. Việc được quy định này chính là cơ sở pháp lý cho phép cá nhân được thực hiện hành vi gây thiệt hại mà bình thường là tội phạm. Đây cũng là lý do giải thích tại sao có tác giả gọi các tình tiết này là các căn cứ hợp pháp của hành vi gây thiệt hại. 14
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Từ các phân tích khái quát trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của các tình tiết loại trừ TNHS như sau: * Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự luôn gắn với hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu về hình thức của một tội phạm. Hành vi đã thực hiện khi có tình tiết loại trừ TNHS là hành vi về mặt hình thức đã thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP hay nói cách khác hành vi đã là hành vi phạm tội nếu giả sử không có tình tiết này. Cụ thể: - Chủ thể đã thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại và hành vi này đã được mô tả trong một CTTP. Trong đó, hành vi được coi là biểu hiện cơ bản nhất trong mặt khách quan của CTTP, đã “làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác động và do vậy là nguyên nhân gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm” [15, tr.63]; - Khi thực hiện hành vi đó, chủ thể nhận thức được tính gây thiệt hại và thấy trước hậu quả thiệt hại mà hành vi có thể gây ra cho các quan hệ xã hội và - Chủ thể thực hiện là người có đủ điều kiện về chủ thể. Như vậy, xét về về tổng thể, hành vi đã thực hiện là hành vi có đủ dấu hiệu của một CTTP. Nếu không xét đến sự có mặt của tình tiết loại trừ TNHS thì hành vi đã cấu thành một tội phạm cụ thể. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hay tội giết người hay tội hủy hoại tài sản v.v… * Tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho hành vi gây thiệt hại mất tính nguy hiểm của một tội phạm. Hành vi gây thiệt hại khi có tình tiết loại trừ TNHS tuy về hình thức thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP nhưng xét trong mối quan hệ với tình tiết loại trừ TNHS thì hành vi đó không có tính nguy hiểm của tội phạm. Các tình tiết này tuy khác nhau nhưng đều gắn với động cơ và mục đích của hành vi đã thực hiện. Động cơ thúc đẩy là vì lợi ích chung hoặc lợi ích chính đáng của cá nhân được xã hội chấp nhận; mục đích không phải để gây thiệt hại mà để bảo vệ hoặc mang lại lợi ích chung. Chính tính chất đặc biệt và phù hợp với đòi hỏi của xã hội, được xã hội chấp nhận của động cơ và mục đích của 15
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hành vi như vậy đã làm mất đi tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại. Ví dụ: Việc chọn và thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác trong điều kiện bình thường là trường hợp cố ý gây thương tích và có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích nhưng khi gắn với tình tiết “phòng vệ” nhằm ngăn chặn hành vi tấn công, bảo vệ tính mạng người khác thì hành vi gây thương tích không còn tính nguy hiểm cho xã hội. Động cơ ngăn chặn sự tấn công và mục đích bảo vệ tính mạng con người đã loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thương tích. Việc gây thiệt hại trong những trường hợp với động cơ, mục đích như vậy được coi là hành vi có ích, được xã hội chấp nhận và do vậy không thể là hành vi tội phạm để buộc chủ thể phải chịu TNHS. * Các tình tiết loại trừ TNHS được quy định trong luật hình sự Hai đặc điểm nêu trên là đặc điểm về nội dung nhưng chỉ với hai đặc điểm đó thì các tình tiết loại trừ TNHS chưa thể là cơ sở pháp lý cho việc loại trừ TNHS. Các tình tiết này phải được luật hóa, phải được quy định rõ ràng trong luật và khi đó các quy định này mới là căn cứ hợp pháp của các hành vi gây thiệt hại. Việc phải xác định các tình tiết nào là tình tiết loại trừ TNHS và các dấu hiệu cụ thể của từng tiết để quy định trong luật là cần thiết để đảm bảo nguyên tắc pháp chế và qua đó bảo đảm tính thống nhất trong nhận thức và áp dụng các tình tiết này. Việc các tình tiết này được quy định trong luật hình sự không chỉ là xác định các tình tiết loại trừ TNHS cụ thể mà quan trọng hơn là xác định rõ ràng cơ sở cũng như phạm vi được phép thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại, hay nói cách khác là phải xác định rõ các dấu hiệu của từng tình tiết loại trừ TNHS. Việc xác định tình tiết loại trừ TNHS cụ thể và dấu hiệu của từng tình tiết đó phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia. Từ các phân tích trên có thể định nghĩa các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự như sau: Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là các tình tiết 16
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 được luật hình sự quy định mà khi có một trong những tình tiết đó thì người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu của tội phạm được loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ không có tính nguy hiểm của tội phạm. 1.1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Theo Từ điển Tiếng Việt, từ „cơ sở” được hiểu là “cái làm nền tảng trong quan hệ với những cái được xây dựng trên nó hoặc dựa trên nó mà tồn tại, phát triển” [23, tr.215]. Nếu cho rằng cơ sở của TNHS là việc cá nhân thực hiện một hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm thì cơ sở làm loại trừ TNHS của các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự chính là động cơ có ích – vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác đã làm đi mất tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi gây thiệt hại. Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là vô cùng quan trọng, nó tạo cơ sở pháp lý cho người dân được quyền hành động để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như của tổ chức; đồng thời, nó động viên quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác đấu tranh chống tội phạm, tích cực, tự giác bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của công dân. Như đã phân tích ở trên, các tình tiết loại trừ TNHS về hình thức đã có những dấu hiệu của tội phạm. Tuy nhiên, không phải bất kì hành vi nào thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm cũng làm phát sinh TNHS. Hành vi được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan có thể giống nhau nhưng diễn biến tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi trong từng hoàn cảnh cụ thể lại rất phức tạp. Đặc biệt, đối với những hành vi mặc dù xét về hình thức đã hội đủ các yếu tố CTTP nhưng do mục đích, động cơ của người thực hiện hành vi là nhằm bảo vệ lợi ích của xã hội, của người khác hoặc lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình thì những hành vi đó cần được loại trừ TNHS. Chẳng hạn như: trong trường hợp PVCĐ, TTCT, hay bắt giữ người phạm tội...., rõ 17
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ràng hậu quả gây thiệt hại không phải là mong muốn của chủ thể. Việc lựa chọn hành vi gây thiệt hại trong những trường hợp này xuất phát từ động cơ nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp khác và quan trọng hơn là cần thiết và phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Vì vậy, nó được coi là những tình tiết loại trừ TNHS đối với người thực hiện hành vi gây thiệt hại đó. Do vậy, BLHS cần thiết phải qui định các tình tiết loại trừ TNHS để tạo cơ sở pháp lý cho người dân được hành động, được gây thiệt hại nhất định vì lợi ích chung, vì bảo vệ những quan hệ xã hội đã được pháp luật bảo vệ. Chỉ trên cơ sở pháp luật ghi nhận chính thức (về mặt pháp lý) công dân được phép làm gì (cũng như không được phép làm gì) thì khi đó người dân mới dám thực hiện hành vi pháp luật cho phép, mới xử sự trên cơ sở qui định pháp luật. Khi quyền lợi chính đáng của mình được bảo vệ, được ghi nhận chính thức trong luật, người dân mới dám chống trả lại hành vi đang xâm hại lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác, mới dám “cống hiến” và góp sức để phát triển xã hội. Bên cạnh đó, đối với người thi hành công vụ, trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, việc gây thiệt hại nhất định vì lợi ích chung cũng vẫn phải trên cơ sở qui định của pháp luật, không được trái pháp luật. Mặc dù đây là những hành vi có ích cho xã hội, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là công dân “tùy tiện” muốn làm gì thì làm. Pháp luật đòi hỏi họ phải thực hiện hành vi có ích trên cơ sở qui định của pháp luật. Trong một xã hội mà “tinh thần thượng tôn pháp luật” là tối cao thì điều này lại càng có ý nghĩa. Trên thực tế, tình hình tội phạm ở nước ta nói riêng cũng như trên thế giới nói chung diễn ra ngày càng phức tạp. Hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của tập thể, của công dân có xu hướng ngày càng gia tăng. Công cuộc đấu tranh chống tội phạm muốn hiệu quả đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của đông đảo người dân trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy hiện tượng nhiều người dân thường có thái độ bàng quan, thờ ơ khi chứng kiến tội phạm xảy ra (như trông thấy tên lưu manh đang trộm cắp, 18
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cướp tài sản, hoặc gặp trường hợp một số người đang hành hung người khác... mà không dám phản ứng ngăn cản), thậm chí có người bị tội phạm trực tiếp xâm phạm đến lợi ích chính đáng của chính bản thân mình mà cũng không dám phản kháng. Việc người dân không tích cực tham gia chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích hợp pháp đã được pháp luật bảo vệ thì càng tạo điều kiện cho phạm tội ngang nhiên hoành hành, càng gây mất trật tự trị an xã hội. Nguyên nhân một phần cũng bởi họ sợ người phạm tội, sợ bị liên lụy hoặc không biết về sự đảm bảo quyền chính đáng của mình trong pháp luật... Hay đối với những người say mê nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, ham muốn tìm tòi, sáng tạo, muốn góp một phần trí tuệ của mình vào công cuộc phát triển đất nước nhưng chẳng may xảy ra sự cố ngoài ý muốn trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, gây thiệt hại cho xã hội cũng rất lo lắng về trách nhiệm mà mình phải gánh chịu. Điều đó đã khiến cho công dân trong xã hội không dám đấu tranh chống lại hành vi trái pháp luật, không dám tìm tòi, đổi mới... Những hành vi nguy hiểm cho xã hội được chủ thể thực hiện trong những trường hợp như vậy là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của công dân hoặc nhằm đem lại lợi ích cho xã hội, xây dựng, phát triển xã hội, do vậy, rất cần được khuyến khích, nhân rộng trong xã hội. Do vậy, nếu không qui định rõ trong luật về các tình tiết loại trừ TNHS, người dân sẽ không dám đương đầu với tội phạm hoặc nguồn nguy hiểm để bảo vệ những lợi ích hợp pháp hoặc không dám dũng cảm say mê, tìm tòi nghiên cứu khoa học vì lợi ích chung. Việc ghi nhận các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là ghi nhận quyền hợp pháp của công dân, đồng thời, định hướng công dân thực hiện được đúng các quyền của mình cũng như phát huy tính tích cực của mỗi người, quan trọng hơn nữa là khẳng định đó là những hành vi có ích được pháp luật cho phép, khuyến khích thực hiện. Chính vì vậy, các tình tiết loại trừ TNHS cần phải được quy định trong luật hình sự của mỗi quốc gia, có như vậy PLHS mới phát huy được tối đa tính chủ động, tích cực của mọi người trong quản lý trật tự xã hội, đồng thời cũng tạo cơ sở cho PLHS thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. 19
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Việc qui định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là thể hiện nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự tuân thủ pháp luật triệt để từ phía các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân. Do đó, chính việc quy định cụ thể, rõ ràng về các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS là cơ sở pháp lí để người dân và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuân thủ pháp luật. Trong xã hội, công dân xử sự phải trên cơ sở quy định của pháp luật, ngay cả khi công dân thực hiện hành vi có ích vì lợi ích. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc xác định một hành vi có phải là tình tiết loại trừ TNHS hay không (như có phải là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết) cũng phải trên cơ sở qui định của pháp luật. Cơ quan áp dụng luật không thể tự ý thêm hoặc bớt phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS mà việc giải quyết vụ việc trên thực tế phải dựa vào quy định của BLHS. Trong thực tế, việc áp dụng pháp luật thực định của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc xác định một hành vi có phải là tình tiết loại trừ TNHS hay không phải là tình tiết loại trừ TNHS là hết sức phức tạp và không hề đơn giản. Điều này đặt ra yêu cầu là BLHS qui định về các tình tiết loại trừ TNHS phải minh bạch, rõ ràng. Việc quy định về vấn đề này càng rõ thì cơ quan áp dụng luật càng thuận lợi trong xử lí trên thực tế, từ đó hạn chế hiệu quả oan sai trong thực tiễn. Tóm lại, việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong BLHS là hoàn toàn có cơ sở lí luận và thực tiễn. Vấn đề quan trọng là ở chỗ, tùy theo chính sách hình sự ở từng quốc gia, truyền thống lập pháp cũng như xuất phát từ yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm ở quốc gia đó mà phạm vi cũng như tên gọi của các tình tiết loại trừ TNHS là khác nhau. Việc quy định về các tình tiết loại trừ TNHS là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và đồng thời còn có ý nghĩa động viên, khuyến khích quần chúng nhân dân tích cực chống và phòng ngừa tội phạm, khuyến khích mọi công dân xây dựng và phát triển xã hội. Đây có thể coi là nền tảng đối với sự phát triển của xã hội và vì thế, các tình tiết loại trừ TNHS cần được quy định 20
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cụ thể, rõ ràng trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia trong thời kì đổi mới, hội nhập quốc tế, trong đó có Việt Nam. 1.2. Phạm vi các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Việc xác định phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS cụ thể cũng như đặt tên và xác định các dấu hiệu cho từng tình tiết là thuộc quyền lập pháp của mỗi quốc gia. Ở đây không có sự giống nhau hoàn toàn giữa luật hình sự của các quốc gia trên thế giới. Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS có thể bao gồm: phòng vệ; tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; rủi ro (trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học); thi hành mệnh lệnh cấp trên v.v… Trong đó, mỗi tình tiết có nội dung khái quát sau: - Phòng vệ Phòng vệ là tình tiết loại trừ TNHS cho phép công dân có quyền được tự chống trả người tấn công để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội. Mỗi quốc gia có thể có cách riêng trong đặt tên cụ thể và xác định các dấu hiệu của phòng vệ nhưng đều phải xác định rõ mục đích (ngăn chặn sự tấn công); cơ sở của quyền phòng vệ (hành vi trái pháp luật) và phạm vi của quyền phòng vệ (đủ đạt được mục đích). Theo đó, trường hợp này được BLHS Liên bang Nga đặt tên là phòng vệ chính đáng (Điều 37); BLHS CHLB Đức đặt tên là “phòng vệ khẩn cấp” (Điều 32); BLHS CHND Trung Hoa đặt tên là “phòng vệ chính đáng” (Điều 20); BLHS Thụy Điển đặt tên là “phòng vệ” (Điều 1 chương 24); BLHS Canada đặt tên là “Sử dụng sức mạnh để chống lại việc thực hiện hành vi phạm tội (Điều 27) và “phòng vệ đối với sự tấn công bị khiêu khích” (Điều 34). - Tình thế cấp thiết Tình thế cấp thiết là tình tiết loại trừ TNHS cho phép mọi người có quyền lựa chọn hành vi gây thiệt hại khi đứng trước xung đột giữa hai lợi ích 21
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 (lợi ích cần bảo vệ và lợi ích phải “hy sinh”). Việc quy định tình tiết này phải đảm bảo hai lợi ích đều là hợp pháp và lợi ích phải “hy sinh” phải nhỏ hơn lợi ích cần bảo vệ và việc lựa chọn phải trong tình thế bắt buộc, không còn cách nào khác. Tình tiết này có tên trong BLHS Liên bang Nga là tình thế cấp thiết (Điều 39), BLHS CHND Trung Hoa cũng được gọi là tình thế cấp thiết (Điều 21), BLHS Thụy Điển gọi là tình thế cấp thiết (Điều 4 chương 24), trong khi đó BLHS CHLB Đức gọi trường hợp này là “tình trạng khẩn cấp hợp pháp” (Điều 34) và tình “trạng khẩn cấp không có lỗi” (Điều 33). - Gây thiệt hại khi bắt giữ người phạm tội Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội là tình tiết loại trừ TNHS cho phép mọi người có quyền được gây thiệt hại cho người phạm tội để bắt giữ người này giao họ cho cơ quan có thẩm quyền và ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội khi không còn cách khác. BLHS Liên bang Nga gọi đây là trường hợp “gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp” (Điều 38); còn BLHS Thụy Điển gọi đây là trường hợp “dùng vũ lực để ngăn chặn việc bỏ trốn hoặc duy trì trật tự” (Điều 2 chương 24); BLHS Canada gọi đây là trường hợp “bảo vệ những người thực thi thẩm quyền” (Điều 25) - Rủi ro Rủi ro là tình tiết loại trừ TNHS cho phép người tiến hành thử nghiệm nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ không phải chịu TNHS đối với thiệt hại mà họ chẳng may gây ra trong khi thực hiện các công việc đó vì sự phát triển chung của xã hội. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp này là “mạo hiểm có căn cứ” (Điều 41). - Chấp hành mệnh lệnh cấp trên Chấp hành mệnh lệnh cấp trên là tình tiết loại trừ TNHS cho phép thường là quân nhân không phải chịu TNHS đối với gây thiệt hại đã gây ra do thực hiện lệnh bắt buộc của cấp trên. Đối với tình tiết loại trừ này, về lý thuyết, đòi hỏi phải quy định rất chặt chẽ tránh các trường hợp lạm dụng tình tiết này để trốn tránh trách nhiệm. BLHS Liên bang Nga gọi trường hợp này 22
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 là “thi hành mệnh lệnh hoặc chỉ thị” (Điều 42); BLHS Thụy Điển gọi trường hợp này là “thực hiện hành vi phạm tội theo mệnh lệnh của cấp trên phụ trách” (Điều 8 chương 24); BLHS Canada gọi trường hợp này là “người hành động theo sự chỉ đạo của cán bộ nhà nước” (mục 10, 25.1, Điều 25). Ngoài các tình tiết loại trừ TNHS có tính phổ biến nói trên, trong luật hình sự một số quốc gia còn có thể quy định tình tiết “gây thiệt hại do bị cưỡng bức”. Đây là tình tiết cho phép một người không phải chịu TNHS về thiệt hại do hành vi của mình gây ra nếu việc thực hiện hành vi đó là do sự cưỡng bức của người khác mà họ không thể làm khác được để tránh thiệt hại nhỏ hơn có thể gây ra cho mình hoặc người thân. BLHS Liên bang Nga gọi tình tiết này là “gây thiệt hại do bị cưỡng bức thể chất và tinh thần” (Điều 40). 1.3. Phân biệt các tình tiết loại trừ TNHS với những trƣờng hợp không có TNHS và miễn TNHS Như đã phân tích ở trên, các tình tiết loại trừ TNHS có bản chất pháp lý khác biệt đối với những trường hợp không có TNHS hoặc được miễn TNHS. Các tình tiết loại trừ TNHS và các trường hợp không có TNHS là hai loại trường hợp khác nhau. Mặc dù về hậu quả pháp lý cuối cùng của cả hai loại trường hợp này đều là “chủ thể không có TNHS, nhưng giữa chúng có sự khác nhau về bản chất” [15, tr.39]. Các tình tiết loại trừ TNHS gắn với quyền của người thực hiện hành vi gây thiệt hại và những hành vi gây thiệt hại này được xã hội chấp nhận vì nhằm mục đích có lợi. Trách nhiệm hình sự đối với họ được loại trừ và xã hội không cần có biện pháp nào khác để phòng ngừa. Trái lại, hành vi gây thiệt hại trong các trường hợp không có TNHS không phải là hành vi có động cơ và mục đích có lợi cho xã hội. Đó cũng phải là quyền được ghi nhận trong luật hình sự. Chủ thể không phải chịu trách nhiệm chỉ vì hành vi gây thiệt hại không phải là tội phạm do thiếu dấu hiệu nhất định. Các trường hợp này có thể là thiếu dấu hiệu về chủ thể của tội phạm (chưa đủ tuổi chịu TNHS hoặc 23
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trong tình trạng mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển); thiếu dấu hiệu lỗi do thuộc trường hợp sự kiện bất ngờ hoặc thuộc trường hợp bất khả kháng. Cụ thể: - Trường hợp chưa đủ tuổi chịu TNHS là trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội chưa đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự. Đó là độ tuổi đủ đảm bảo cho chủ thể có năng lực lỗi (năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi theo đòi hỏi của xã hội) cũng như phản ánh chính sách hình sự của Nhà nước đối với người chưa thành niên. Độ tuổi là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại khi chưa đạt tuổi chịu TNHS sẽ không phải chịu TNHS vì họ chưa phải là chủ thể của tội phạm và hành vi đã thực hiện không phải là tội phạm. Tuy không phải là tội phạm nhưng xã hội không thể chấp nhận những hành vi này và cần có biện pháp phòng ngừa. - Trường hợp trong tình trạng không có năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi (năng lực TNHS) là trường hợp người thực hiện hành vi gây thiệt hại là người do bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều kiển hành vi của mình. Trong khi đó, năng lực này là một dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Như vậy, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này không có đủ dấu hiệu của chủ thể của tội phạm. Trường hợp này thiếu yếu tố chủ thể nên không có tội phạm và vấn đề TNHS không được đặt ra. Tuy nhiên, biện pháp phòng ngừa những hành vi này vẫn được đặt ra. - Trường hợp sự kiện bất ngờ là trường hợp chủ thể đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chủ thể không có lỗi đối với việc gây thiệt hại do không có đủ điều kiện để nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi của mình. Họ không thể thấy trước và cũng không buộc phải thấy trước khả năng hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp này thiếu dấu hiệu lỗi của chủ thể. Do đó, hành vi gây thiệt hại không phải là tội phạm và chủ thể thực hiện hành vi đó không phải chịu TNHS. 24
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Trường hợp bất khả kháng cũng là trường hợp thiếu dấu hiệu lỗi do chủ thể thực hiện không có khả năng xử sự khác. Hành vi gây thiệt hại là bất khả kháng nên không phải là tội phạm và trách nhiệm TNHS không được đặt ra. Có thể thấy các trường hợp không có TNHS nêu trên là những trường hợp thiếu yếu tố của tội phạm, nên không phải là tội phạm, vì vậy mà không có TNHS. Đó không phải là những trường hợp gây thiệt hại nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội nên xã hội không khuyến khích thực hiện. Nhà nước và xã hội không khuyến khích người chưa đủ tuổi chịu TNHS, người bị mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác khiến họ không nhận thức hoặc điều khiển được hành vi của mình (người trong tình trạng không có năng lực TNHS) thực hiện các hành vi như đâm chết người, hủy hoại tài sản... Họ không phải chịu TNHS vì không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm. Các tình tiết loại trừ TNHS so với các trường hợp miễn TNHS cũng có bản chất pháp lý khác nhau. Khi nghiên cứu các quan điểm của các nhà khoa học trong nước về các tình tiết loại trừ TNHS, chúng tôi nhận thấy có tác giả mặc dù khi tiến hành phân tích loại trừ TNHS cho thấy có bản chất pháp lý hoàn toàn khác với miễn TNHS, với không có sự việc phạm tội nhưng tác giả lại khẳng định “... suy cho cùng miễn TNHS cũng là không bị truy cứu TNHS (căn cứ vào hậu quả - nếu người phạm tội không bị áp dụng biện pháp xử lí nào)...” [24, tr.7]. Nếu coi các trường hợp miễn TNHS là những tình tiết (trường hợp) loại trừ TNHS là chưa đúng với bản chất pháp lý của khái niệm này. Bởi lẽ, không thể dựa trên sự giống nhau về hậu quả pháp lý cuối cùng là “đều không phải chịu TNHS” để xếp chúng cùng bản chất được. Miễn TNHS là “không buộc người phạm tội phải chịu TNHS về tội mà người đó đã phạm” [47, tr.221]. Điều đó có nghĩa, hành vi mà người phạm tội được miễn TNHS thực hiện đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của một CTTP tương ứng được PLHS quy định phải chịu TNHS nhưng do có những điều kiện nhất định và xét thấy không cần thiết phải truy cứu TNHS nên họ được miễn TNHS. Hậu quả pháp lý đối với người được miễn TNHS là “miễn bị kết tội, miễn phải 25
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS và miễn bị mang án tích” [33, tr.19]. Như vậy, miễn TNHS là miễn hậu quả pháp lý đặt ra đối với người phạm tội, còn các tình tiết loại trừ TNHS là trường hợp khi có một trong các tình tiết này thì người có hành vi gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong luật hình sự không phải chịu TNHS do động cơ của hành vi đã làm mất tính tội phạm của hành vi, vì thế mà không có tội phạm. Vì vậy, quan điểm đồng nhất loại trừ TNHS với miễn TNHS là không có căn cứ. 1.4. Khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển các quy định của PLHS về các tình tiết loại trừ TNHS với mục đích tìm hiểu quy định về vấn đề này trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đó, “xác định cho được những khả năng kế thừa, bởi vì kế thừa trong pháp luật chính là sự kế thừa văn hóa và truyền thống” [50, tr.415]. Trong phạm vi luận văn, tác giả tìm hiểu khái quát lịch sử lập pháp Việt Nam về các tình tiết loại trừ TNHS từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. 1.4.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Nghiên cứu quy định của PLHS Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến trước khi pháp điển hóa BLHS Việt Nam lần thứ nhất cho thấy, các tình tiết loại trừ TNHS chưa được quy định trong văn bản tập trung, thống nhất mà được quy định rải rác tại các văn bản khác nhau với kĩ thuật lập pháp còn hạn chế. Cụ thể: Nghị định 301-TTg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân đã bước đầu đề cập đến tình tiết loại trừ TNHS. Điều 22 có quy định về quyền được sử dụng vũ lực của người thi hành công vụ trong một số trường hợp cụ thể. Cụ thể như sau: 26
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ...Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám mà gặp sự kháng cự của kẻ phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. Khi cần phải ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hình sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật. Khi người bị giam đang vượt trại giam hoặc khi can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải. Khi có các điều kiện như trên, luật pháp cho phép sử dụng vũ khí nên việc bắn chết được coi là cần thiết, không có tội [36, các tr.24, tr.25]. Quy định trên mặc dù còn sơ lược và chưa toàn diện nhưng nó đã phản ánh được ở mức độ nhất định nội dung của các tình tiết phòng vệ chính đáng, bắt người phạm tội, đặc biệt là khi điều luật đã ghi nhận về mặt pháp lí những trường hợp đó được coi là “cần thiết, không có tội”. Bản tổng kết số 452 – HS2 ngày 10/6/1970 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) về “thực tiễn xét xử loại tội giết người” có đề cập đến trường hợp giết người trong trường hợp vượt quá phạm vi “phòng vệ cần thiết”. Bản tổng kết nêu rõ mục đích của “phòng vệ cần thiết” là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng (lợi ích cách mạng, lợi ích của nhân dân). Đồng thời, Bản tổng kết số 452 –HS2 cũng đã xác định sự tấn công trong “phòng vệ cần thiết” phải là hành vi trái pháp luật và việc phòng vệ với phương pháp, phương tiện khác nhau phải gây thiệt hại cho chính kẻ tấn công; thiệt hại gây ra phải tương xứng với mức độ của mối nguy hiểm đang đe dọa [36, tr.24]. Trường hợp giết người do vượt quá phạm vi “phòng vệ cần thiết” thì được xử mức án nhẹ hơn trường hợp giết người thông thường. So với quy định của Nghị định 301-TTg thì những quy định ở Bản tổng kết số 452 – HS2 là bước tiến bộ đáng kể khi đã làm rõ nội hàm của „phòng vệ cần thiết” cũng như đã phân hóa được đường lối xử lí giữa hành vi vượt quá “phòng vệ cần thiết” với hành vi giết người thông thường. 27
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tiếp đó, Chỉ thị số 07/HS2 ngày 22/12/1983 của TANDTC khi đề cập đến “thực tiễn xét xử các tội xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dân do vượt quá giới hạn PVCĐ hoặc trong khi thi hành công vụ” đã đề cập ở mức độ nhất định về PVCĐ, đồng thời, văn bản này đã hướng dẫn tương đối cụ thể đường lối xử lí các trường hợp xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe công dân do vượt quá giới hạn PVCĐ hoặc trong khi thi hành công vụ [38]. Tóm lại, trong thời kì này, về hình thức, các tình tiết loại trừ TNHS chưa được qui định thống nhất trong một văn bản; bên cạnh đó, về nội dung, các tình tiết loại trừ TNHS cũng chưa được đề cập một cách toàn diện. 1.4.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời đã đánh dấu bước ngoặt về kĩ thuật lập pháp hình sự Việt Nam. Lần đầu tiên, các tình tiết loại trừ TNHS đã được ghi nhận chính thức trong BLHS với nội dung pháp lý khá toàn diện. Các tình tiết loại trừ TNHS bao gồm: phòng vệ chính đáng (Điều 13) và tình thế cấp thiết (Điều 14). Để việc áp dụng hai tình tiết PVCĐ và TTCT trong thực tiễn được thống nhất, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ra Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 5/1/1986 hướng dẫn thi hành một số điều trong BLHS, trong đó có đề cập đến chế định PVCĐ như sau: “Hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác được coi là PVCĐ khi có đầy đủ các điều kiện sau: a) hành vi xâm hại những lợi ích cần bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội; b) hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ; c) PVCĐ không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại; d) hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại…”[38, tr.149]. Có thể nói, 28
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Nghị quyết số 02/1986 của TANDTC đã mô tả và xác định rõ các điều kiện của PVCĐ, đồng thời văn bản này đã chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết trường hợp vượt quá giới hạn của PVCĐ. Mặc dù đây chỉ là văn bản hướng dẫn, nhưng thực tiễn xét xử đã cho thấy văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng luật được chính xác. Sau gần 15 năm thi hành (1985 -1999) với bốn lần sửa đổi và bổ sung một số điều của BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua vào các ngày 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và 10/5/1997, BLHS năm 1985 đã được thay thế bằng BLHS năm 1999. BLHS này, về cơ bản vẫn giữ nguyên nội dung hai điều luật về PVCĐ và TTCT. Tuy nhiên, xét về cụ thể, BLHS năm 1999 đã thay thế dấu hiệu “tương xứng” bằng dấu hiệu “cần thiết”. Đây “ … là một sự sửa đổi có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm góp phần phát huy tính chủ động trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm... Việc thay đổi này cũng chính là để khuyến khích nhân dân tích cực tham gia chống trả các hành vi phạm tội, đồng thời để khắc phục những nhược điểm nêu trên” [4, tr.36]. Như vậy, sự thay đổi này là hợp lí, thể hiện rõ hơn bản chất pháp lý của chế định PVCĐ trong luật hình sự Việt Nam. Tóm lại, việc quy định về các tình tiết loại trừ TNHS trong luật hình sự Việt Nam là kết quả của quá trình kế thừa và phát triển trong giai đoạn lịch sử tương đối lâu dài. Qui định về PVCĐ và TTCT trong BLHS hiện hành đã thể hiện bước tiến đáng kể trong lập pháp hình sự. Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của xã hội đã cho thấy qui định về các tình tiết loại trừ TNHS nói chung cũng như qui định về hai chế định này nói riêng đã dần bộc lộ những bất cập nhất định đòi hỏi phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời. 29
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 “Các tình tiết loại trừ TNHS” là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, đã có nhiều cách hiểu và tên gọi không thống nhất về các tình tiết loại trừ TNHS. Trên cơ sở lý luận về tội phạm và TNHS, tác giả luận văn nhận thấy các tình tiết loại trừ TNHS có những đặc điểm cơ bản là: luôn gắn với hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu về hình thức của một tội phạm; là tình tiết làm cho hành vi gây thiệt hại mất tính nguy hiểm của một tội phạm và là tình tiết được quy định trong luật hình sự. Từ đó, tác giả đưa ra định nghĩa về các tình tiết loại trừ TNHS như sau: Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự là các tình tiết được luật hình sự quy định mà khi có một trong những tình tiết đó thì người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại có dấu hiệu của tội phạm được loại trừ trách nhiệm hình sự vì hành vi của họ không có tính nguy hiểm của tội phạm. Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn của PLHS và yêu cầu của xã hội. Với thực trạng tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, trước yêu cầu đổi mới và phát triển không ngừng của xã hội, PLHS cần có những quy định cụ thể về các tình tiết loại trừ TNHS, tạo cơ sở pháp lý cho người dân thực hiện quyền được hành động vì lợi ích chung của toàn xã hội. Việc quy định các tình tiết loại trừ TNHS trong PLHS thể hiện nguyên tắc pháp chế trong xây dựng pháp luật cũng như áp dụng pháp luật. Việc xác định tình tiết loại trừ TNHS cụ thể cũng như đặt tên và xác định các dấu hiệu cho từng tình tiết là thuộc quyền lập pháp của mỗi quốc gia. Trong khoa học luật hình sự, các tình tiết loại trừ TNHS có thể bao gồm: phòng vệ; tình thế cấp thiết; gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội; thi hành mệnh lệnh cấp trên; rủi ro (trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ), gây thiệt hại do bị cưỡng bức v.v… Khi nghiên cứu về các tình tiết loại trừ TNHS cần đặt nó trong sự so sánh với trường hợp không có TNHS và miễn TNHS, bởi mặc dù hậu pháp lý 30
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cuối cùng của các loại trường hợp này đều giống nhau là chủ thể không phải chịu TNHS, nhưng bản chất của chúng là khác nhau. Việc phân biệt các loại trường hợp này giúp xác định phạm vi các tình tiết loại trừ TNHS và quy định chúng trong BLHS, đồng thời cũng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có sự xác định chính xác các loại trường hợp này trong thực tiễn áp dụng PLHS. Nghiên cứu quy định về các tình tiết loại trừ TNHS trong lịch sử lập pháp Việt Nam cho thấy, các tình tiết này có quá trình phát triển ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống và tiếp thu kỹ thuật lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.