SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm và các vấn đề cơ bản của biện pháp tạm giam trong
Luật tố tụng hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn và mục đích của biện pháp ngăn
chặn
Bộ luật TTHS quy định một loạt các biện pháp cưỡng chế nhà nước do
cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhằm thực hiện những mục đích tố tụng nhất
định.
Căn cứ vào mục đích của chúng có thể phân loại các biện pháp cưỡng
chế thành các nhóm sau:
- Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu thập và ghi nhận chứng
cứ (khám người, khám nơi ở, xem xét dấu vết...);
- Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho quá trình tố tụng được
tiến hành bình thường và thuận lợi (kê biên tài sản, áp giải bị can...);
- Các BPNC (bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh,
đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm).
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS thì các BPNC chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, quyền con người,
hạn chế một số quyền nhân thân của công dân. Chính vì vậy mà BLTTHS đã
dành một chương riêng để quy định về các BPNC. Để việc hiểu và thực hiện
tốt các quy định về BPNC, nhiều công trình, tài liệu, sách báo đã có những khái
niệm khác nhau về các BPNC.
Từ điển thuật ngữ pháp lý phổ thông của Nhà xuất bản "Sách pháp lý"
Matxcơva, 1973 giải thích rằng:
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế về mặt TTHS do điều tra
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
viên, dự thẩm viên, kiểm sát viên và tòa án áp dụng đối với bị can (người bị
tình nghi) nếu có đủ căn cứ cho rằng bị can trốn tránh việc điều tra, dự thẩm
hoặc trốn tránh tòa án, cản trở việc xác minh sự thật về vụ án, hay sẽ tiếp tục
hoạt động phạm tội, cũng như để đảm bảo việc thi hành án [3, tr.673].
BLTTHS Việt Nam hiện hành mặc dù không đưa ra một khái niệm về
BPNC, tuy nhiên tại Điều 79 BLTTHS 2003 cũng đã quy định các căn cứ áp
dụng các BPNC như sau:
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị
cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội,
cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
Tòa án có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm
giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị
để bảo đảm [18].
Các căn cứ này cũng đã phản ánh một phần bản chất của của các BPNC
của pháp luật TTHS Việt Nam. Tuy nhiên, BPNC là biện pháp cưỡng chế tố
tụng rất nghiêm khắc, đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng về chủ thể áp dụng,
về thẩm quyền áp dụng, về đối tượng bị áp dụng, về căn cứ và mục đích áp
dụng để từ đó mới có thể hiểu một cách thấu đáo và vận dụng đúng đắn vào
thực tiễn.
Giáo trình luật TTHS Việt Nam - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho
rằng: BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng với bị can, bị cáo, người
phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm kịp
thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn người đó gây khó khăn cho việc điều
tra truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn [30, tr.133].
Cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và TTHS" lại giải thích rằng BPNC là
một loại biện pháp do cơ quan điều tra, VKS và Tòa án áp dụng đối với người
bị tình nghi phạm tội, đối với bị can, bị cáo và cả người bị kết án khi
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các cơ quan này có căn cứ cho rằng những người này sẽ gây khó khăn cho việc
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc tiếp tục phạm tội. BPNC gồm: Bắt,
tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá
trị để bảo đảm.
Có thể nói rằng, các sách báo, tài liệu nêu trên đã nêu lên được khía cạnh
này hay khía cạnh khác khái niệm về các BPNC. Một khái niệm hoàn chỉnh,
chính xác về các biện pháp ngăn chặn thì trong khái niệm đó phải hàm chứa tất
cả các dấu hiệu đặc trưng của các BPNC như: căn cứ áp dụng; mục đích áp
dụng; thẩm quyền áp dụng và đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vì vậy
có thể hiểu:
Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế TTHS do
cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp
dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khởi tố; khi
có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm,
ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội. Biện pháp
ngăn chặn gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo
lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.
Việc quy định các BPNC nhằm đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan
có thẩm quyền được thực hiện thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt kết quả tốt,
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Đồng thời góp phần bảo đảm việc thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền cơ
bản của công dân được pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giam
Tạm giam là một BPNC trong TTHS. Nó là biện pháp bảo đảm cho hoạt
động TTHS đạt được hiệu quả cao, đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc của
Nhà nước đối với người có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, khi áp dụng
BPTG vào quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, để bảo đảm các quyền của công
dân, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm. Bản chất pháp lý của BPTG còn thể hiện ở chỗ: đây là những biện pháp
cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với các đối tượng nhất định và trong
những trường hợp do pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây cản trở cho các hoạt
động tố tụng.
Theo Điều 88 BLTTHS thì đối tượng bị áp dụng BPTG chỉ có thể là bị
can, bị cáo tức là những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị Tòa án quyết
định đưa ra xét xử và không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị tạm giam mà chỉ
áp dụng khi bị can, bị cáo rơi vào trường hợp sau:
- Bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm
trọng, phạm tội rất nghiêm trọng;
- Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS
quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn
hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Là biện pháp cưỡng chế nhà nước, pháp luật nước ta chỉ quy định một
phạm vi hẹp những cơ quan và cá nhân có thẩm quyền áp dụng BPTG, đó là:
- Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp.
- Chánh án, phó chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp.
- Thẩm phán là Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC.
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp
này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Tạm giam là biện pháp tạm thời tước tự do do Cơ quan điều tra, VKS,
Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. Thời hạn
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tạm giam phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng cũng như tính chất phức tạp của vụ
án mà bị can, bị cáo phải thực hiện
Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất trong số các BPNC. Nếu như các
biện pháp ngăn chặn khác như cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc
tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công
dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội
họp. Còn các biện pháp bắt người, tạm giữ cũng là BPNC nghiêm khắc, nó cũng
hạn chế quyền tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong
bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bị
bắt, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do
cho người bị bắt. Thời gian tạm giữ là 3 ngày đêm và tối đa là 09 ngày đếm đối
với trường hợp có gia hạn tạm giữ. Trong khi đó thời hạn tạm giam để điều tra
có thể lên đến 12 tháng hoặc 16 tháng.
Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất nhưng tạm giam không phải là
hình phạt tù bởi vì mục đích của tạm giam là ngăn chặn tội phạm và hành vi
trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét
xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn, còn hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạt người phạm
tội và nhằm mục đích cải tạo họ thành người có ích cho xã hội
Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dụng” tức là
không phải bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn
cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam
Với mục đích ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm, việc quy định BPTG
trong BLTTHS có ý nghĩa rất quan trọng. BPTG góp phần nâng cao hiệu lục
quản lý nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ sự an toàn và
vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tài sản, tĩnh mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của công dân, tạm giam đúng sẽ góp phần bảo
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy
định như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại…,
tạm giam đúng còn bảo đảm cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm
có hiệu quả, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận
lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN trong việc đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Như vậy, có định nghĩa về tạm giam như sau:
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do người có thẩm
quyền ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can,
bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất
nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng; phạm tội ít
nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và
có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của tạm giam
1.1.3.1. Mục đích
Ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo
tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở
mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng BPNC tạm giam còn có mục đích
riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Ví
dụ: việc áp dụng BPTG trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ
quan điều tra tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào
bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều
lần, giúp cho quản lý giám sát bị can được chặt chẽ; còn việc tạm giam bị cáo
sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật
được thuận tiện.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.3.2. Ý nghĩa
Với vai trò là một biện pháp ngăn chặn, tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong
việc đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm cũng như bảo đảm các quyền
tự do dân chủ của công dân, cụ thể:
Một là, tạm giam góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự kiên quyết của nhà nước
trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Với việc áp dụng BPTG sẽ đảm
bảo cho trật tự xã hội được ổn định, pháp luật được giữ vững, chế độ xã hội chủ
nghĩa được bảo vệ, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dân được
tôn trọng.
Hai là, tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm đảm bảo sự tôn trọng
các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Đảm
bảo không một công dân nào bị tạm giam trái pháp luật, khi áp dụng BPTG
không đúng pháp luật quy định, công dân có quyền khiếu nại đến các chủ thể
có thẩm quyền.
Ba là, tạm giam là biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Bởi đây là biện pháp bảo
đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQTHTT, đảm bảo sự
chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng, ngăn ngừa các đối tượng tiếp tục
phạm tội hoặc tìm cách xóa dấu vết phạm tội, chứng cứ, tài liệu liên quan đến
vụ án. Ngoài ra, tạm giam còn đảm bảo cho việc thi hành đúng pháp luật và
hiệu lực của bản án đã được tuyên.
Cuối cùng, tạm giam thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Đó là biện
pháp bảo đảm cho mọi công dân được sống trong xã hội mà quyền và lợi ích
hợp pháp của họ được tôn trọng và bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ
phía các đối tượng nhất định, bảo đảm cho mọi công dân yên tâm sinh sống,
học tập, làm việc tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt
hiệu quả cao nhất.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2. Nội dung quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về
biện pháp ngăn chặn tạm giam
1.2.1. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam
Về đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, theo quy định
của khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 thì:
Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những
trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất
nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm
trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có
căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy
tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội [18, Điều 88, Khoản 1].
Theo quy định trên thì đối tượng có thể bị áp dụng BPTG chỉ có thể là
bị can, bị cáo. Bị can là “người đã bị khởi tố về hình sự” (Khoản 1 Điều 49
BLTTHS 2003), tức là những người có quyết định khởi tố bị can về một tội
phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Còn bị cáo là “người đã bị Tòa án
quyết định đưa ra xét xử” (Khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003). Tuy nhiên, không
phải tất cả bị can, bị cáo đều bị áp dụng BPTG, mà chỉ áp dụng đối với họ trong
hai trường hợp sau:
- Thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất
nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc
biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên
mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; tội phạm rất nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù (Khoản 3 Điều 8 BLHS) [18]. Nếu bị
can, bị cáo thuộc những trường hợp này, người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam
có thể tạm giam ngay mà không cần có thêm căn cứ nào khác.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng
mà BLHS quy định hình phạt từ trên hai năm và có căn cứ cho rằng
người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể
tiếp tục phạm tội. Theo quy định của BLTTHS, tạm giam chỉ áp dụng đối với
những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù
trên hai năm. Đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy
định hình phạt từ hai năm trở xuống hoặc hình phạt khác không phải là hình
phạt tù thì không áp dụng BPTG. Nếu xét thấy cần thiết, thì CQTHTT có thể
áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bão lĩnh, đặt tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội
nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định tù trên hai năm, để
tạm giam họ cần có thêm điều kiện thứ hai đó là, căn cứ cho rằng họ có thể bỏ
trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Để có thể xác định được thế nào là căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể
bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội, thì
thường căn cứ vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội
hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp
ngăn chặn khác ít nghiêm khắc.
Thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa BLTTHS 2003 quy định những
trường hợp không được áp dụng BPTG, gồm:
+ Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba
mươi sáu tháng tuổi,
+ Người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng.
Tuy nhiên, những đối tượng này có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn
tạm giam trong những trường hợp đặc biệt đó là:
+ Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng
tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều
tra, truy tố, xét xử;
+ Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ
căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại
đến an ninh quốc gia [18, Điều 88, Khoản 2].
Với quy định này, BLTTHS đã thể hiện khá rõ nét nguyên tắc nhân đạo
xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền trẻ em. Với điều
kiện sinh hoạt trong các trại tạm giam thì không thể đảm bảo những nhu cầu
thiết yếu của phụ nữ mang thai, nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi người
già yếu và người bị bệnh nặng. Hơn nữa trong những trường hợp này thì bị can,
bị cáo đã có nơi cư trú rõ ràng, nếu họ không thuộc các trường hợp đặc biệt kể
trên, các CQTHTT có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để đảm bảo sự có
mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQTHTT.
1.2.2. Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam
Theo quy định tại BLTTHS 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh
bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp;
- Chánh án, Phó chánh án TAND và TAQS các cấp;
- Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc
thẩm TANDTC; Hội đồng xét xử;
- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp. Trong trường
hợp này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước
khi thi hành [19, Điều 80, Khoản 1].
Như vậy, thẩm quyền áp dụng BPTG được quy định cho nhiều cơ quan
với nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng. VKS với chức
năng là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ kiểm tra, giám sát
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hoạt động này, đặc biệt với lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng
CQĐT các cấp phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
1.2.3. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam
Hiện nay, BLTTHS chưa quy định cụ thể về căn cứ áp dụng BPTG mà
chỉ quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung trong tố tụng
hình sự. Như vậy, có thể xác định căn cứ áp dụng BPTG như sau:
- Để kịp thời ngăn chặn tội phạm
"Kịp thời ngăn chặn tội phạm" là ngăn không cho tội phạm đang được
chuẩn bị xảy ra hoặc không cho tội phạm đang xảy ra được tiếp tục. Ngăn chặn
kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả hoặc làm giảm bớt hậu quả của tội
phạm.
Ngăn chặn kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả của tội phạm vì
ngăn chặn kịp thời sẽ không cho tội phạm được thực hiện, bảo vệ nguyên vẹn
khách thể của tội phạm. Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp khi có căn
cứ cho rằng một người hoặc một nhóm người nào đó đang chuẩn bị thực hiện
một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ này thể hiện
rất rõ trong trường hợp bắt người khẩn cấp. Ngăn chặn kịp thời tội phạm làm
giảm bớt hậu quả của tội phạm, căn cứ này thường được áp dụng khi hành vi
phạm tội đã xảy ra nhưng chưa kết thúc, ngăn chặn kịp thời trong trường hợp
này là ngăn cản không cho người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện tội phạm
đến cùng. Việc áp dụng căn cứ này thường thấy trong trường bắt người phạm
tội quả tang khi người đó đang thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó. Căn cứ
để kịp thời ngăn chặn tội phạm thường được áp dụng đối với người chưa bị
khởi tố bị can, nhưng đã có tài liệu, căn cứ xác đáng để cho rằng một người
hoặc một nhóm người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng hoặc đang thực hiện một tội phạm cụ thể.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thể hiện qua
việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm có thể bỏ
trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, bàn
bạc nhau trốn tránh pháp luật, mua chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép, khống
chế người làm chứng, người bị hại v.v... dẫn đến việc gây khó khăn phức tạp
cho việc xác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án. Căn cứ này thường được
áp dụng sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong các giai
đoạn điều tra, truy tố, xét xử, có thể áp dụng căn cứ này để bắt, tạm giam, cấm
đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm sự có mặt của bị
can, bị cáo. Căn cứ này còn được áp dụng ngay cả khi chưa khởi tố vụ án hoặc
khởi tố bị can như khi bắt người trong trường hợp khẩn cấp, quy định tại các
điểm b, c khoản 1 Điều 81 BLTTHS. Căn cứ này cũng được vận dụng khi bắt
người phạm tội quả tang: "... ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện
hoặc bị đuổi bắt", cũng như bắt người đang bị truy nã.
- Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội
Những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được
thể hiện qua các yếu tố phản ánh về nhân thân của các bị can, bị cáo: bị can, bị
cáo là những phần tử xấu, có ý thức chống đối giai cấp sâu sắc, là những kẻ tái
phạm, tái phạm nguy hiểm, là những tên tội phạm có tính chất chuyên nghiệp,
những tên côn đồ hung hãn coi thường pháp luật. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị
cáo sẽ tiếp tục phạm tội còn được thể hiện qua hành vi của bị can, bị cáo như
đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa đó có khả năng trở
thành hiện thực. Một điều cần lưu ý rằng, căn cứ này với căn cứ "để kịp thời
ngăn chặn tội phạm" đều có sự giống nhau về mục đích áp dụng là nhằm không
để cho tội phạm xảy ra nhưng có sự khác nhau về đối tượng áp dụng. Ở căn cứ
"để kịp thời ngăn chặn tội phạm", đối tượng bị áp dụng là người chưa bị khởi
tố, còn ở căn cứ này đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc là bị cáo.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Để đảm bảo thi hành án
Công tác thi hành án hình sự là vấn đề vô cùng quan trọng. Các bản án,
quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật cần phải được đưa ra thi
hành. Có như vậy mới nâng cao được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống
thực tế. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để thi hành án là vấn đề rất quan trọng
và cần thiết.
Khi cần đảm bảo thi hành án, tùy theo tính chất cụ thể của từng vụ án,
tùy theo nhân thân của người bị kết án, Tòa án có thể áp dụng BPNC thích hợp.
Tòa án có thể áp dụng BPNC bắt bị can, bị cáo để tạm giam, áp dụng BPNC
tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án (trong những trường
hợp mà luật định), còn nếu có đủ cơ sở cho rằng bị cáo sẽ không bỏ trốn, không
gây cản trở khó khăn cho việc thi hành án thì không cần áp dụng BPTG mà chỉ
cần áp dụng những BPNC ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo
lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm cũng đủ để bảo đảm cho việc chấp hành
án của người bị kết án.
1.2.4. Về thủ tục tạm giam
Với tính chất là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế tự do
của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy việc áp dụng
BPTG cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ.
Thủ tục tạm giam được quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 80 của
BLTTHS: 2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của
người ra lệnh; họ tên, địa chỉ cả người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt
phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu.
Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và
nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bị bắt.
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện
chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc
phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến.
Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại
diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn
cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều
81 và Điều 82 của Bộ luật này [18, Điều 80, Khoản 2, 3].
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS lệnh tạm giam của
CQĐT phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Tạm giam không chỉ hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền
tự do và danh dự của công dân mà còn ảnh hưởng đến cả nhân thân của họ.
Chính vì vậy, sau khi ra lệnh tạm giam cơ quan đã ra lệnh tạm giam cần phải
thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho cơ quan chính quyền xã,
phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú, làm việc
biết. Bên cạnh đó, khi tiến hành tạm giam một người cần phải đảm bảo các thủ
tục liên quan khác như: thực hiện việc chăm nom người thân thích, bảo quản
tài sản của người bị tạm giam (Điều 90 BLTTHS 2003).
1.2.5. Về chế độ tạm giam
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để đảm bảo cho hoạt động
của các CQTHTT và không để cho người phạm tội có điều kiện thực hiện tội phạm.
BPNC này không phải là hình phạt đối với người phạm tội, do đó “chế độ tạm
giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù”. “Nơi
tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ
khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ” [18].
BLTTHS quy định không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội
của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tạm giữ, tạm giam là người chưa
bị coi là có tội. Do vậy, chế độ tạm giữ, tạm giam phải khác với chế độ đối với
người đang chấp hành hình phạt tù.
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hiện nay theo quy định của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 22/11/1998 về quy chế tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 98/2002/NĐ-CP
ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-
CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Nghị định số 09/2011/NĐ-CP
ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám,
chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28
của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số
89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ thì chế độ tạm
giam được xác định rất cụ thể như sau.
Thứ nhất, người bị tạm giam được tổ chức giam tại nhà tạm giữ hoặc trại
tạm giam. Theo quy định chỉ có một số lượng nhất định người bị áp dụng BPTG
được giam tại nhà tạm giữ. Còn lại tất cả cần được giam tại nhà tạm giam. Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân được tổ chức
một hoặc hai Trại tạm giam. Trại tạm giam có buồng riêng để giam người có án
tử hình và có một số buồng để tạm giữ những người có Lệnh tạm giữ, người đã có
quyết định thi hành án phạt tù đang chờ chuyển đi Trại giam. Những buồng giam,
giữ này phải được treo biển "Buồng tạm giữ", "Buồng giam người có án tử hình",
"Buồng giam người chờ chuyển đi Trại giam".
Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng bảo đảm vệ
sinh môi trường và sức khoẻ cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy,
chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn
của công tác quản lý giam, giữ. Tiêu chuẩn cụ thể của Trại tạm giam do Bộ trưởng
Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Trại tạm giam được tổ chức
bệnh xá để khám và chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ.
Thứ hai, Về chế độ áp dụng đối với người bị tạm giam được xác định
theo Điều 26 của Quy chế tạm giam, tạm giữ như sau.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được
tính theo định lượng 17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối,
0,5 kg đường loại trung bình, 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau
xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra
tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại tạm giam, nhà tạm giữ đóng.
Ngày lễ, ngày Tết (theo quy định của Nhà nước), người bị tạm giữ, tạm
giam được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm tiêu chuẩn ăn ngày thường
và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy
định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại
tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để
bảo đảm người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Một tháng không quá 3 lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà
và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà
không được vượt quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định
cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam.
Người bị tạm giữ, tạm giam được ăn theo tiêu chuẩn, uống nước bảo đảm
vệ sinh, được sử dụng quà của gia đình, thân nhân để ăn thêm nhưng không
được quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người
bị tạm giữ, tạm giam. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia,
thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại
tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các đồ vật bị
cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa
các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng quy định cụ thể những thứ mà gia đình thân nhân người bị tạm giữ,
tạm giam được phép tiếp tế và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong
các trại tạm giam, nhà tạm giữ. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể
trong nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam.
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm
giam là 2m2
/1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải
để nằm.
Trong thời gian bị tạm giam người bị tạm giam được sử dụng quần áo,
chăn, chiếu, màn của cá nhân, nếu thiếu thì Trại tạm giam cho mượn theo tiêu
chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn (loại cá nhân), 1 chăn (đối với các Nhà
tạm giữ, Trại tạm giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ Huế trở
ra dùng chăn trần bông loại 2 kg), 1 đôi dép và 2 bộ quần áo dài theo mẫu thống
nhất do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Hàng
tháng người bị tạm giữ, tạm giam được cấp 0,2 kg xà phòng giặt, 2 tháng được
cấp 1 khăn rửa mặt. Người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số
tiền (tương đương 2 kg gạo tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương) để
mua những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ.
Cán bộ trực tiếp quản lý giam, giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu
người bị tạm giữ, tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh những thứ cho mượn,
tổ chức thu hồi và bảo quản chu đáo khi người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi
Nhà tạm giữ, Trại tạm giam.
Thứ ba, Về chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người
bị tạm giữ, tạm giam. Điều 90 BLTTHS quy định:
1. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới
14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu không có
người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam
giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường
hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ
quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho
chính quyền sở tại trông nom
2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tài sản mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết
định tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông
nom, bảo quản thích đáng.
3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho
người tạm giữ, tạm giam biết biện pháp được áp dụng [18, Điều 90].
1.2.6. Về thời hạn tạm giam
Trong BLTTHS 2003 thời hạn tạm giam không được quy định tập trung
ở một điều luật mà được quy định theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng. Cụ
thể:
- Tạm giam để điều tra.
Điều 120 BLTTHS 2003 quy định thời hạn tạm giam để điều tra không
quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm
trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm
trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian
dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ BPTG thì
chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản
đề nghị VKS gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm ít
nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng. Đối với
tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không
quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng. Đối với tội phạm rất nghiêm
trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần
thứ hai không quá 2 tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được
gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, đối với tội phạm
ít nghiêm trọng thời hạn tạm giam để điều tra tối đa có thể là
3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể là 6 tháng, đối với tội phạm
rất nghiêm trọng tối đa có thể là 9 tháng, còn đối với tội phạm đặc biệt
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 16 tháng. Riêng đối với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định
tại điểm 3 khoản 3 Điều 120 đã hết và vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà
không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG thì Viện trưởng VKSNDTC có
thể gia hạn tạm giam lần thứ ba.
Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện
trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá 4 tháng
(Khoản 5 Điều 120). So sánh thời hạn tạm giam để điều tra (quy định tại Điều
120) với thời hạn điều tra (quy định tại Điều 119) thì thời hạn tạm giam để điều
tra bằng với thời hạn điều tra còn thời hạn gia hạn tam giam để điều tra đối với
các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng ngắn hơn thời hạn
gia hạn để điều tra. Với quy định này nhà làm luật nhằm mục đích hạn chế việc
lạm dụng gia hạn tạm giam, đồng thời còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo CQĐT
cần phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, nếu không thời hạn tạm giam với
bị can sẽ hết mặc dù thời hạn điều tra vẫn còn.
- Tạm giam để truy tố.
Khoản 2 Điều 166 BLTTHS 2003 quy định: “Thời hạn tạm giam không
được quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này” [18]. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 166: Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và
tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và kết luận điều tra,
VKS phải ra một trong các quyết định sau: quyết định truy tố bị can ra trước
Tòa bằng bản cáo trạng; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định
đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS
có thể gia hạn tạm giam nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm
trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm
trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, thời hạn tạm giam để truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng
và tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 30 ngày, đối với tội phạm rất
nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 45 ngày, còn đối với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng thời hạn tạm giam để truy tố tối đa có thể lên đến 60 ngày.
- Tạm giam để xét xử sơ thẩm.
Điều 177 BLTTHS 2003 quy định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét
xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật
này” [18]. Theo quy định tại Điều 176, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối
với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng
đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án
Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất
nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi có quyết định đưa vụ
án ra xét xử thì thời hạn tạm giam để mở phiên tòa là từ 15 đến 30 ngày. Ngoài
ra, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm
giam đã hết, nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể ra lệnh tạm giam cho đến
khi kết thúc phiên tòa.
Như vậy, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tối đa (kể cả gia hạn) là
75 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội phạm nghiêm
trọng, 120 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đối với tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng thì thời hạn này có thể lên đến 150 ngày.
- Tạm giam để xét xử phúc thẩm.
Điều 243 BLTTHS quy định: sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc
thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG do Chánh án, Phó Chánh án
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu, Chánh tòa,
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC quyết định. Thời hạn tạm giam không
được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 242 Bộ luật này [18].
Theo quy định tại Điều 242 BLTTHS 2003, Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 16
ngày; tòa phúc thẩm TANDTC, tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa
phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
- Tạm giam để đảm bảo thi hành án.
Ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) có
thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai đoạn
xét xử sơ thẩm, Điều 288 BLTTHS quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà
bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX
ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án. Trong trường hợp
bị cáo không bị tạm giam thì HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo
nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm
giam bị cáo là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại Điều 243 BLTTHS 2003, nếu
bị cáo đang bị tạm giam, bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn
tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi
hành án, thời hạn tạm giam là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Về việc khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt
Đoạn cuối Điều 33 BLHS năm 1999 quy định: "Thời hạn tạm giam
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một
ngày tù" [17, Điều 33].
Quy định này không chỉ áp dụng đối với người bị tạm giam liên tục cho
đến khi xét xử mà còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng các BPNC
khác sau một thời gian bị tạm giam. Những hình phạt khác không phải là hình
phạt tù có thời hạn như cảnh cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì không áp dụng
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quy định này mặc dù trước đó họ có bị tạm giam. Riêng hình phạt cải tạo không
giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và hình phạt tù chung thân
thì thời hạn tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo
nguyên tắc sau:
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn nhưng thời hạn bị tạm giam
vẫn được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình
phạt. Theo Điều 58 BLHS "thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm
lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân và người bị kết án tù chung thân, lần
đầu được giảm xuống 30 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm
thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm". Thời hạn 12 năm và 20 năm
quy định trong điều luật nói trên bao gồm cả thời gian tạm giam đối với người
bị kết án đang chấp hành hình phạt tù.
1.2.7. Về quyền của người bị tạm giam
Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bỏ
trốn bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có lệnh tạm giam.
Từ khái niệm trên có thể khẳng định, người bị tạm giam có đầy đủ các
quyền của bị can, bị cáo quy định tại Điều 49, Điều 50, quyền của người bị kết
án đang chờ thi hành hình phạt tù tại Điều 260 BLTTHS 2003.
Theo Điều 49 và Điều 50 BLTTHS thì mặc dù bị can, bị cáo lúc đó có
thể đang bị tạm giam để đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng
cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để cho bị
can, bị cáo thực hiện được các quyền của mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính
đáng của bản thân. Việc quy định các quyền của bị can, bị cáo ngoài mục đích
để bị can, bị cáo chủ động tham gia tố tụng còn góp phần vào việc tránh bỏ lọt
tội phạm, tránh bắt giam người vô tội trong khi cơ quan tiến hành tố tụng thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, Điều 260 BLTTHS quy định: "Trong trường hợp người bị kết
án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quan công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi
hành án" [18, Điều 260].
Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết
nơi người đó chấp hành hình phạt.
1.3. Quy định về biện pháp tạm giam trong pháp luật một số nước
trên thế giới
Quy định về BPNC tạm giam ở một số nước trên thế giới về cơ bản là
giống nhau, tuy nhiên, do hệ thống tư pháp ở mỗi nước có sự khác nhau, cho
nên, quy định về BPNC, trong đó có BPTG cũng có những điểm riêng biệt.
Luật TTHS Nhật Bản quy định: "Chỉ có công tố viên mới có quyền đề
nghị thẩm phán tạm giam người bị tình nghi để điều tra... Khi nhận được đề
nghị của công tố viên, thẩm phán phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan,
xem xét chứng cứ và tiến hành thẩm vấn riêng người bị tình nghi..." [27]. Như
vậy là luật TTHS Nhật Bản chỉ quy định cho Thẩm phán mới có quyền ra lệnh
tạm giam, quy định này được hiểu rằng, phàm là Thẩm phán ở bất cứ cấp nào,
bất cứ giai đoạn nào của TTHS cũng có quyền ra lệnh tạm giam.
Nếu thẩm phán thấy có căn cứ hợp lý để tin rằng người bị tình nghi đã
phạm tội và nếu trường hợp đang xem xét thuộc vào một trong những loại sau
đây, thì thẩm phán có thể ra quyết định tạm giam người bị tình nghi trong thời
hạn 10 ngày: Người bị tình nghi không có nơi cư trú cố định; có cơ sở hợp lý
để tin rằng người bị tình nghi có thể tiêu hủy chứng cứ; có cơ sở tin rằng người
bị tình nghi có thể chạy trốn.
Còn trong tất cả các trường hợp khác, thẩm phán phải bác đề nghị của
công tố viên và ra lệnh trả tự do cho người bị tình nghi.
Nếu thẩm phán ra lệnh tạm giam người bị tình nghi, và nếu công tố viên
không thể hoàn thành việc điều tra trong thời hạn ban đầu 10 ngày, thì công tố
viên có thể đề nghị thẩm phán gia hạn tạm giam thêm 10 ngày nữa.
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trước khi có cáo trạng, người bị tình nghi bị tạm giam được giam hoặc ở nhà
tạm giam trước khi xét xử do Bộ Tư pháp quản lý (kochiso) hoặc ở phòng tạm
giam của cảnh sát (ryuchijo) tùy thuộc vào lệnh tạm giam của thẩm phán. Kể
từ khi bị bắt và trong suốt quá trình tố tụng, người bị tình nghi bị bắt có quyền
im lặng, và có quyền có luật sư bào chữa [27].
Điều 20 Luật số 8/1981 của Inđônêsia quy định cảnh sát, công tố viên và
thẩm phán có quyền tạm giam người bị tình nghi và bị cáo để thực hiện nhiệm
vụ của mình. Họ chỉ có thể ra lệnh tạm giam nếu có đủ bằng chứng để tin tưởng
chắc chắn rằng hành vi hình sự đã xảy ra và trong những tình huống cho phép
nghi ngờ rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn, tiêu hủy tang vật hoặc tái
phạm. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam khi có trát bắt hoặc
lệnh của Tòa án trong đó miêu tả rõ nhân dạng của người bị tình nghi hoặc của
bị cáo, lý do tạm giam, nơi giam, đồng thời giải thích ngắn gọn tội phạm mà
người đó bị nghi là đã thực hiện. Một bản sao của trát bắt hoặc lệnh của Tòa án
phải được gửi cho gia đình người bị bắt. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có
thể bị tạm giam nếu người đó đã thực hiện hoặc âm mưu thực hiện một hành vi
hình sự hoặc đồng lõa trong việc thực hiện một tội phạm mà pháp luật quy định
phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên, hoặc nếu thời hạn phạt tù dưới 5 năm nhưng
luật TTHS liệt tội đó vào loại tội phạm đặc biệt mà người vi phạm có thể bị tạm
giam.
Có ba hình thức tạm giam: Tạm giam tại trại tạm giam của nhà nước;
quản chế tại gia; quản chế trong phạm vi thành phố.
Cảnh sát điều tra có quyền tạm giam người bị tình nghi nhiều nhất là 20
ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì công tố
viên có thể gia hạn tạm giam thêm 40 ngày. Như vậy, sau 60 ngày điều tra viên
phải trả tự do cho người bị tình nghi. Trát bắt của công tố viên chỉ có hiệu lực
trong thời hạn nhiều nhất là 20 ngày, nếu việc điều tra vẫn chưa kết
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thúc thì thẩm phán Tòa án cấp quận có quyền gia hạn thêm 30 ngày. Sau 50
ngày, công tố viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Thẩm phán Tòa án cấp
quận có quyền bắt giam trong thời hạn 30 ngày, Chánh án Tòa án cấp đó có thể
cho phép kéo dài thời hạn trên thêm 60 ngày nữa. Sau thời hạn 90 ngày, bị cáo
phải được trả tự do ngay cả trong trường hợp thẩm phán của Tòa án cao cấp
chưa ra được bản án. Trong trường hợp kháng cáo, thẩm phán Tòa án cao cấp
đang giải quyết vụ án có thể ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất
là 30 ngày, hết thời hạn trên mà vụ án vẫn chưa được giải quyết xong, thì Chánh
án Tòa án cao cấp có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 90 ngày
bị cáo phải được trả lại tự do. Thẩm phán Tòa án tối cao có quyền ra lệnh tạm
giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 50 ngày. Trong trường hợp cần thiết
phải xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án tối cao
có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 110 ngày, bị cáo phải được
trả tự do, ngay cả trong trường hợp các thẩm phán Tòa án tối cao chưa ra được
bản án [27].
Quy định về BPNC tạm giam của Nhật Bản và của Inđônêsia có thể nói
là hết sức chặt chẽ. Nếu những quy định trong luật TTHS về BPNC của các
nước này được tuân thủ một cách nghiêm túc thì tính mạng, danh dự và nhân
phẩm của những người bị giam giữ sẽ được tôn trọng, thể hiện nguyên tắc mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật.
Như vậy, thiết nghĩ rằng quy định về BPNC tạm giam của BLTTHS Việt
Nam cũng cần có sự tham khảo để sửa đổi, bổ sung và quy định cho thống nhất.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự.docx

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sựChế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
hanhha12
 
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAYLuận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptxPPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
ThanhPhm170877
 
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAYLuận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docxCơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dânLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 

Similar to Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự.docx (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
 
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sựChế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự
 
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
Cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người ...
 
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM_10192812052019
 
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAYLuận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
Luận án: Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự, HAY
 
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
Bảo Đảm Quyền Con Người Trong Tố Tụng Hình Sự Đối Với Người Bị Tạm Giữ, Tạm G...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Sát Việc Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Trong Giai Đoạ...
 
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docxCơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về chế định thời hiệu trong luật hình sự Việt Nam.docx
 
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptxPPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
PPT. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS.pptx
 
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAYLuận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
Luận văn: Thời hạn của các biện pháp ngăn chặn theo luật, HAY
 
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
Cơ sở lý luận và lịch sử lập pháp về thực hành quyền công tố trong tố tụng hì...
 
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docxCơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
Cơ sở lý luận và lịch sử hình thành, phát triển của án treo.docx
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dânLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân
 
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận án: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
 
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAYLuận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
Luận văn: Tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, HAY
 
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
Hình Phạt Cải Tạo Không Giam Giữ Theo Pháp Luật Hình Sự.
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Cơ sở lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm và các vấn đề cơ bản của biện pháp tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.1.1. Khái niệm biện pháp ngăn chặn và mục đích của biện pháp ngăn chặn Bộ luật TTHS quy định một loạt các biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng nhằm thực hiện những mục đích tố tụng nhất định. Căn cứ vào mục đích của chúng có thể phân loại các biện pháp cưỡng chế thành các nhóm sau: - Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thu thập và ghi nhận chứng cứ (khám người, khám nơi ở, xem xét dấu vết...); - Nhóm biện pháp cưỡng chế để đảm bảo cho quá trình tố tụng được tiến hành bình thường và thuận lợi (kê biên tài sản, áp giải bị can...); - Các BPNC (bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm). Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS thì các BPNC chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thân thể, quyền con người, hạn chế một số quyền nhân thân của công dân. Chính vì vậy mà BLTTHS đã dành một chương riêng để quy định về các BPNC. Để việc hiểu và thực hiện tốt các quy định về BPNC, nhiều công trình, tài liệu, sách báo đã có những khái niệm khác nhau về các BPNC. Từ điển thuật ngữ pháp lý phổ thông của Nhà xuất bản "Sách pháp lý" Matxcơva, 1973 giải thích rằng: Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế về mặt TTHS do điều tra 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 viên, dự thẩm viên, kiểm sát viên và tòa án áp dụng đối với bị can (người bị tình nghi) nếu có đủ căn cứ cho rằng bị can trốn tránh việc điều tra, dự thẩm hoặc trốn tránh tòa án, cản trở việc xác minh sự thật về vụ án, hay sẽ tiếp tục hoạt động phạm tội, cũng như để đảm bảo việc thi hành án [3, tr.673]. BLTTHS Việt Nam hiện hành mặc dù không đưa ra một khái niệm về BPNC, tuy nhiên tại Điều 79 BLTTHS 2003 cũng đã quy định các căn cứ áp dụng các BPNC như sau: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm [18]. Các căn cứ này cũng đã phản ánh một phần bản chất của của các BPNC của pháp luật TTHS Việt Nam. Tuy nhiên, BPNC là biện pháp cưỡng chế tố tụng rất nghiêm khắc, đòi hỏi phải có sự phân định rõ ràng về chủ thể áp dụng, về thẩm quyền áp dụng, về đối tượng bị áp dụng, về căn cứ và mục đích áp dụng để từ đó mới có thể hiểu một cách thấu đáo và vận dụng đúng đắn vào thực tiễn. Giáo trình luật TTHS Việt Nam - Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng: BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS áp dụng với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang và người cần phải bắt trong trường hợp khẩn cấp. Nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm của họ, ngăn chặn người đó gây khó khăn cho việc điều tra truy tố, xét xử và tiếp tục phạm tội hoặc trốn [30, tr.133]. Cuốn "Tội phạm học, luật hình sự và TTHS" lại giải thích rằng BPNC là một loại biện pháp do cơ quan điều tra, VKS và Tòa án áp dụng đối với người bị tình nghi phạm tội, đối với bị can, bị cáo và cả người bị kết án khi 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các cơ quan này có căn cứ cho rằng những người này sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc tiếp tục phạm tội. BPNC gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Có thể nói rằng, các sách báo, tài liệu nêu trên đã nêu lên được khía cạnh này hay khía cạnh khác khái niệm về các BPNC. Một khái niệm hoàn chỉnh, chính xác về các biện pháp ngăn chặn thì trong khái niệm đó phải hàm chứa tất cả các dấu hiệu đặc trưng của các BPNC như: căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng; thẩm quyền áp dụng và đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vì vậy có thể hiểu: Biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế TTHS do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc đối với người chưa bị khởi tố; khi có căn cứ do BLTTHS quy định, nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội. Biện pháp ngăn chặn gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Việc quy định các BPNC nhằm đảm bảo cho hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện thuận lợi, việc chứng minh vụ án đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đồng thời góp phần bảo đảm việc thực hiện dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giam Tạm giam là một BPNC trong TTHS. Nó là biện pháp bảo đảm cho hoạt động TTHS đạt được hiệu quả cao, đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với người có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, khi áp dụng BPTG vào quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, để bảo đảm các quyền của công dân, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm. Bản chất pháp lý của BPTG còn thể hiện ở chỗ: đây là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước áp dụng đối với các đối tượng nhất định và trong những trường hợp do pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây cản trở cho các hoạt động tố tụng. Theo Điều 88 BLTTHS thì đối tượng bị áp dụng BPTG chỉ có thể là bị can, bị cáo tức là những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử và không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị tạm giam mà chỉ áp dụng khi bị can, bị cáo rơi vào trường hợp sau: - Bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; - Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Là biện pháp cưỡng chế nhà nước, pháp luật nước ta chỉ quy định một phạm vi hẹp những cơ quan và cá nhân có thẩm quyền áp dụng BPTG, đó là: - Viện trưởng, phó Viện trưởng VKSND và VKS quân sự các cấp. - Chánh án, phó chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp. - Thẩm phán là Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC. - Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Tạm giam là biện pháp tạm thời tước tự do do Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp do luật định. Thời hạn 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tạm giam phụ thuộc vào giai đoạn tố tụng cũng như tính chất phức tạp của vụ án mà bị can, bị cáo phải thực hiện Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất trong số các BPNC. Nếu như các biện pháp ngăn chặn khác như cầm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm chỉ ảnh hưởng đến các quyền tự do khác của công dân như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do giao tiếp, quyền hội họp. Còn các biện pháp bắt người, tạm giữ cũng là BPNC nghiêm khắc, nó cũng hạn chế quyền tự do của công dân, nhưng thời gian hạn chế quyền tự do trong bắt và tạm giữ ngắn hơn nhiều so với tạm giam. Trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai, ra quyết định tạm giữ hoặc trả lại tự do cho người bị bắt. Thời gian tạm giữ là 3 ngày đêm và tối đa là 09 ngày đếm đối với trường hợp có gia hạn tạm giữ. Trong khi đó thời hạn tạm giam để điều tra có thể lên đến 12 tháng hoặc 16 tháng. Tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù bởi vì mục đích của tạm giam là ngăn chặn tội phạm và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án được tiến hành đúng đắn, còn hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước do Tòa án áp dụng nhằm trừng phạt người phạm tội và nhằm mục đích cải tạo họ thành người có ích cho xã hội Tạm giam là biện pháp có tính chất lựa chọn “có thể áp dụng” tức là không phải bắt buộc áp dụng đồng loạt cho mọi bị can, bị cáo khi đã có đủ căn cứ mà những căn cứ chỉ là điều kiện đủ để áp dụng tạm giam Với mục đích ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm, việc quy định BPTG trong BLTTHS có ý nghĩa rất quan trọng. BPTG góp phần nâng cao hiệu lục quản lý nhà nước, củng cố, tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ sự an toàn và vững mạnh của chế độ XHCN, bảo vệ tài sản, tĩnh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tạm giam đúng sẽ góp phần bảo 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đảm sự dân chủ, tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp quy định như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do cư trú và đi lại…, tạm giam đúng còn bảo đảm cho việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, bảo đảm hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng được thuận lợi, thể hiện sự chuyên chính của nhà nước XHCN trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Như vậy, có định nghĩa về tạm giam như sau: Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong TTHS do người có thẩm quyền ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng; phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa của tạm giam 1.1.3.1. Mục đích Ngoài mục đích chung, thống nhất là ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng BPNC tạm giam còn có mục đích riêng nhằm bảo đảm thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng. Ví dụ: việc áp dụng BPTG trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, giúp cho quản lý giám sát bị can được chặt chẽ; còn việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án có hiệu lực pháp luật được thuận tiện. 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.3.2. Ý nghĩa Với vai trò là một biện pháp ngăn chặn, tạm giam có ý nghĩa rất lớn trong việc đấu tranh và phòng chống các loại tội phạm cũng như bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân, cụ thể: Một là, tạm giam góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, củng cố tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự kiên quyết của nhà nước trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Với việc áp dụng BPTG sẽ đảm bảo cho trật tự xã hội được ổn định, pháp luật được giữ vững, chế độ xã hội chủ nghĩa được bảo vệ, các quyền cũng như lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng. Hai là, tạm giam tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm đảm bảo sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Đảm bảo không một công dân nào bị tạm giam trái pháp luật, khi áp dụng BPTG không đúng pháp luật quy định, công dân có quyền khiếu nại đến các chủ thể có thẩm quyền. Ba là, tạm giam là biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đạt hiệu quả cao nhất. Bởi đây là biện pháp bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQTHTT, đảm bảo sự chính xác, khách quan của hoạt động tố tụng, ngăn ngừa các đối tượng tiếp tục phạm tội hoặc tìm cách xóa dấu vết phạm tội, chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án. Ngoài ra, tạm giam còn đảm bảo cho việc thi hành đúng pháp luật và hiệu lực của bản án đã được tuyên. Cuối cùng, tạm giam thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Đó là biện pháp bảo đảm cho mọi công dân được sống trong xã hội mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tôn trọng và bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ phía các đối tượng nhất định, bảo đảm cho mọi công dân yên tâm sinh sống, học tập, làm việc tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất. 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2. Nội dung quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về biện pháp ngăn chặn tạm giam 1.2.1. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam Về đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam, theo quy định của khoản 1 Điều 88 BLTTHS 2003 thì: Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây: a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng; b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội [18, Điều 88, Khoản 1]. Theo quy định trên thì đối tượng có thể bị áp dụng BPTG chỉ có thể là bị can, bị cáo. Bị can là “người đã bị khởi tố về hình sự” (Khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2003), tức là những người có quyết định khởi tố bị can về một tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS. Còn bị cáo là “người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử” (Khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003). Tuy nhiên, không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị áp dụng BPTG, mà chỉ áp dụng đối với họ trong hai trường hợp sau: - Thứ nhất, bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù (Khoản 3 Điều 8 BLHS) [18]. Nếu bị can, bị cáo thuộc những trường hợp này, người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể tạm giam ngay mà không cần có thêm căn cứ nào khác. 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thứ hai, bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt từ trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Theo quy định của BLTTHS, tạm giam chỉ áp dụng đối với những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên hai năm. Đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt từ hai năm trở xuống hoặc hình phạt khác không phải là hình phạt tù thì không áp dụng BPTG. Nếu xét thấy cần thiết, thì CQTHTT có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bão lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định tù trên hai năm, để tạm giam họ cần có thêm điều kiện thứ hai đó là, căn cứ cho rằng họ có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để có thể xác định được thế nào là căn cứ cho rằng bị can, bị cáo có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội, thì thường căn cứ vào nhân thân bị can, bị cáo, thái độ của họ sau khi phạm tội hoặc những vi phạm nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc. Thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa BLTTHS 2003 quy định những trường hợp không được áp dụng BPTG, gồm: + Bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, + Người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng. Tuy nhiên, những đối tượng này có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trong những trường hợp đặc biệt đó là: + Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã; 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử; + Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia [18, Điều 88, Khoản 2]. Với quy định này, BLTTHS đã thể hiện khá rõ nét nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền trẻ em. Với điều kiện sinh hoạt trong các trại tạm giam thì không thể đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của phụ nữ mang thai, nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi người già yếu và người bị bệnh nặng. Hơn nữa trong những trường hợp này thì bị can, bị cáo đã có nơi cư trú rõ ràng, nếu họ không thuộc các trường hợp đặc biệt kể trên, các CQTHTT có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để đảm bảo sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của CQTHTT. 1.2.2. Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam Theo quy định tại BLTTHS 2003, những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: - Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp; - Chánh án, Phó chánh án TAND và TAQS các cấp; - Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC; Hội đồng xét xử; - Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp. Trong trường hợp này, lệnh tạm giam phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành [19, Điều 80, Khoản 1]. Như vậy, thẩm quyền áp dụng BPTG được quy định cho nhiều cơ quan với nhiều chủ thể khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn tố tụng. VKS với chức năng là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ kiểm tra, giám sát 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hoạt động này, đặc biệt với lệnh tạm giam của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT các cấp phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. 1.2.3. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam Hiện nay, BLTTHS chưa quy định cụ thể về căn cứ áp dụng BPTG mà chỉ quy định về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn nói chung trong tố tụng hình sự. Như vậy, có thể xác định căn cứ áp dụng BPTG như sau: - Để kịp thời ngăn chặn tội phạm "Kịp thời ngăn chặn tội phạm" là ngăn không cho tội phạm đang được chuẩn bị xảy ra hoặc không cho tội phạm đang xảy ra được tiếp tục. Ngăn chặn kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả hoặc làm giảm bớt hậu quả của tội phạm. Ngăn chặn kịp thời tội phạm có thể tránh được hậu quả của tội phạm vì ngăn chặn kịp thời sẽ không cho tội phạm được thực hiện, bảo vệ nguyên vẹn khách thể của tội phạm. Căn cứ này được áp dụng trong trường hợp khi có căn cứ cho rằng một người hoặc một nhóm người nào đó đang chuẩn bị thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Căn cứ này thể hiện rất rõ trong trường hợp bắt người khẩn cấp. Ngăn chặn kịp thời tội phạm làm giảm bớt hậu quả của tội phạm, căn cứ này thường được áp dụng khi hành vi phạm tội đã xảy ra nhưng chưa kết thúc, ngăn chặn kịp thời trong trường hợp này là ngăn cản không cho người thực hiện hành vi phạm tội thực hiện tội phạm đến cùng. Việc áp dụng căn cứ này thường thấy trong trường bắt người phạm tội quả tang khi người đó đang thực hiện một tội phạm cụ thể nào đó. Căn cứ để kịp thời ngăn chặn tội phạm thường được áp dụng đối với người chưa bị khởi tố bị can, nhưng đã có tài liệu, căn cứ xác đáng để cho rằng một người hoặc một nhóm người chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc đang thực hiện một tội phạm cụ thể. - Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hành vi gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thể hiện qua việc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm có thể bỏ trốn, tiêu hủy, làm giả hoặc thay đổi chứng cứ, xóa các dấu vết của vụ án, bàn bạc nhau trốn tránh pháp luật, mua chuộc, dụ dỗ, lừa phỉnh, cưỡng ép, khống chế người làm chứng, người bị hại v.v... dẫn đến việc gây khó khăn phức tạp cho việc xác định, làm rõ sự thật khách quan vụ án. Căn cứ này thường được áp dụng sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, có thể áp dụng căn cứ này để bắt, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo. Căn cứ này còn được áp dụng ngay cả khi chưa khởi tố vụ án hoặc khởi tố bị can như khi bắt người trong trường hợp khẩn cấp, quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 81 BLTTHS. Căn cứ này cũng được vận dụng khi bắt người phạm tội quả tang: "... ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt", cũng như bắt người đang bị truy nã. - Khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội Những căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội có thể được thể hiện qua các yếu tố phản ánh về nhân thân của các bị can, bị cáo: bị can, bị cáo là những phần tử xấu, có ý thức chống đối giai cấp sâu sắc, là những kẻ tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là những tên tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, những tên côn đồ hung hãn coi thường pháp luật. Căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội còn được thể hiện qua hành vi của bị can, bị cáo như đe dọa trả thù người làm chứng, người bị hại và sự đe dọa đó có khả năng trở thành hiện thực. Một điều cần lưu ý rằng, căn cứ này với căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm" đều có sự giống nhau về mục đích áp dụng là nhằm không để cho tội phạm xảy ra nhưng có sự khác nhau về đối tượng áp dụng. Ở căn cứ "để kịp thời ngăn chặn tội phạm", đối tượng bị áp dụng là người chưa bị khởi tố, còn ở căn cứ này đối tượng bị áp dụng phải là bị can hoặc là bị cáo. 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Để đảm bảo thi hành án Công tác thi hành án hình sự là vấn đề vô cùng quan trọng. Các bản án, quyết định của Tòa án khi đã có hiệu lực pháp luật cần phải được đưa ra thi hành. Có như vậy mới nâng cao được tính hiệu quả của pháp luật trong đời sống thực tế. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để thi hành án là vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Khi cần đảm bảo thi hành án, tùy theo tính chất cụ thể của từng vụ án, tùy theo nhân thân của người bị kết án, Tòa án có thể áp dụng BPNC thích hợp. Tòa án có thể áp dụng BPNC bắt bị can, bị cáo để tạm giam, áp dụng BPNC tạm giam đối với bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án (trong những trường hợp mà luật định), còn nếu có đủ cơ sở cho rằng bị cáo sẽ không bỏ trốn, không gây cản trở khó khăn cho việc thi hành án thì không cần áp dụng BPTG mà chỉ cần áp dụng những BPNC ít nghiêm khắc hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm cũng đủ để bảo đảm cho việc chấp hành án của người bị kết án. 1.2.4. Về thủ tục tạm giam Với tính chất là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế tự do của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy việc áp dụng BPTG cần phải tuân theo một trình tự, thủ tục rất chặt chẽ. Thủ tục tạm giam được quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 80 của BLTTHS: 2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ cả người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu. Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bị bắt. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người. 3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này [18, Điều 80, Khoản 2, 3]. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 88 BLTTHS lệnh tạm giam của CQĐT phải được Viện trưởng VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Tạm giam không chỉ hạn chế quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do và danh dự của công dân mà còn ảnh hưởng đến cả nhân thân của họ. Chính vì vậy, sau khi ra lệnh tạm giam cơ quan đã ra lệnh tạm giam cần phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho cơ quan chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú, làm việc biết. Bên cạnh đó, khi tiến hành tạm giam một người cần phải đảm bảo các thủ tục liên quan khác như: thực hiện việc chăm nom người thân thích, bảo quản tài sản của người bị tạm giam (Điều 90 BLTTHS 2003). 1.2.5. Về chế độ tạm giam Tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng để đảm bảo cho hoạt động của các CQTHTT và không để cho người phạm tội có điều kiện thực hiện tội phạm. BPNC này không phải là hình phạt đối với người phạm tội, do đó “chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù”. “Nơi tạm giữ, tạm giam, chế độ sinh hoạt, nhận quà, liên hệ với gia đình và các chế độ khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ” [18]. BLTTHS quy định không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tạm giữ, tạm giam là người chưa bị coi là có tội. Do vậy, chế độ tạm giữ, tạm giam phải khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù. 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hiện nay theo quy định của Nghị định số 89/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/1998 về quy chế tạm giữ, tạm giam, Nghị định số 98/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ- CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ, Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ thì chế độ tạm giam được xác định rất cụ thể như sau. Thứ nhất, người bị tạm giam được tổ chức giam tại nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam. Theo quy định chỉ có một số lượng nhất định người bị áp dụng BPTG được giam tại nhà tạm giữ. Còn lại tất cả cần được giam tại nhà tạm giam. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, mỗi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quân khu, Quân đoàn và cấp tương đương trong Quân đội nhân dân được tổ chức một hoặc hai Trại tạm giam. Trại tạm giam có buồng riêng để giam người có án tử hình và có một số buồng để tạm giữ những người có Lệnh tạm giữ, người đã có quyết định thi hành án phạt tù đang chờ chuyển đi Trại giam. Những buồng giam, giữ này phải được treo biển "Buồng tạm giữ", "Buồng giam người có án tử hình", "Buồng giam người chờ chuyển đi Trại giam". Trại tạm giam được thiết kế, xây dựng kiên cố, có đủ ánh sáng bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khoẻ cho người bị tạm giam, tạm giữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, phù hợp với đặc điểm khí hậu của từng địa phương và yêu cầu an toàn của công tác quản lý giam, giữ. Tiêu chuẩn cụ thể của Trại tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Trại tạm giam được tổ chức bệnh xá để khám và chữa bệnh cho người đang bị giam, giữ. Thứ hai, Về chế độ áp dụng đối với người bị tạm giam được xác định theo Điều 26 của Quy chế tạm giam, tạm giữ như sau. 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiêu chuẩn ăn trong một tháng của một người bị tạm giữ, tạm giam được tính theo định lượng 17 kg gạo thường, 0,7 kg thịt và 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,5 kg đường loại trung bình, 0,75 lít nước mắm, 0,1 kg bột ngọt, 15 kg rau xanh và 15 kg củi hoặc 17 kg than. Định lượng này do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi trại tạm giam, nhà tạm giữ đóng. Ngày lễ, ngày Tết (theo quy định của Nhà nước), người bị tạm giữ, tạm giam được ăn thêm nhưng tiêu chuẩn ăn (bao gồm tiêu chuẩn ăn ngày thường và mức ăn thêm) không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có thể hoán đổi định lượng ăn nêu trên cho phù hợp với thực tế để bảo đảm người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu chuẩn. Một tháng không quá 3 lần người bị tạm giữ, tạm giam được nhận quà và đồ dùng sinh hoạt của gia đình, thân nhân gửi đến theo quy định; lượng quà không được vượt quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam được ăn theo tiêu chuẩn, uống nước bảo đảm vệ sinh, được sử dụng quà của gia đình, thân nhân để ăn thêm nhưng không được quá 3 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường mà Nhà nước quy định cho mỗi người bị tạm giữ, tạm giam. Nghiêm cấm người bị tạm giữ, tạm giam dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích độc hại khác. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam tổ chức tiếp nhận; kiểm tra chặt chẽ đồ tiếp tế, loại bỏ các đồ vật bị cấm và giao lại đầy đủ cho người bị tạm giữ, tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa các hành vi chiếm đoạt đồ tiếp tế đó. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những thứ mà gia đình thân nhân người bị tạm giữ, tạm giam được phép tiếp tế và quy định việc tổ chức bán các thứ cần thiết trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ. Việc sử dụng đồ tiếp tế được quy định cụ thể trong nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam. 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bình quân diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2 /1 người, có bệ nằm bằng xi măng hoặc gạch men và có chiếu trải để nằm. Trong thời gian bị tạm giam người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn của cá nhân, nếu thiếu thì Trại tạm giam cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 1 chiếu, 1 màn (loại cá nhân), 1 chăn (đối với các Nhà tạm giữ, Trại tạm giam từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ Huế trở ra dùng chăn trần bông loại 2 kg), 1 đôi dép và 2 bộ quần áo dài theo mẫu thống nhất do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Hàng tháng người bị tạm giữ, tạm giam được cấp 0,2 kg xà phòng giặt, 2 tháng được cấp 1 khăn rửa mặt. Người bị tạm giữ, tạm giam là nữ được cấp thêm một số tiền (tương đương 2 kg gạo tính theo thời giá thị trường ở từng địa phương) để mua những đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ. Cán bộ trực tiếp quản lý giam, giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh những thứ cho mượn, tổ chức thu hồi và bảo quản chu đáo khi người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Thứ ba, Về chế độ chăm nom người thân và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam. Điều 90 BLTTHS quy định: 1. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tàn tật, già yếu không có người chăm sóc, thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho người thân thích chăm nom. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam giao những người đó cho chính quyền sở tại trông nom 2. Trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có nhà hoặc 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tài sản mà không có người trông nom, bảo quản thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam phải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng. 3. Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam thông báo cho người tạm giữ, tạm giam biết biện pháp được áp dụng [18, Điều 90]. 1.2.6. Về thời hạn tạm giam Trong BLTTHS 2003 thời hạn tạm giam không được quy định tập trung ở một điều luật mà được quy định theo từng giai đoạn của quá trình tố tụng. Cụ thể: - Tạm giam để điều tra. Điều 120 BLTTHS 2003 quy định thời hạn tạm giam để điều tra không quá 2 tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi, hủy bỏ BPTG thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, CQĐT phải có văn bản đề nghị VKS gia hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 1 tháng. Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 2 tháng và lần thứ hai không quá 1 tháng. Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất không quá 3 tháng, lần thứ hai không quá 2 tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thời hạn tạm giam để điều tra tối đa có thể là 3 tháng, đối với tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể là 6 tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể là 9 tháng, còn đối với tội phạm đặc biệt 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 16 tháng. Riêng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm 3 khoản 3 Điều 120 đã hết và vụ án có nhiều tình tiết phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG thì Viện trưởng VKSNDTC có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá 4 tháng (Khoản 5 Điều 120). So sánh thời hạn tạm giam để điều tra (quy định tại Điều 120) với thời hạn điều tra (quy định tại Điều 119) thì thời hạn tạm giam để điều tra bằng với thời hạn điều tra còn thời hạn gia hạn tam giam để điều tra đối với các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng ngắn hơn thời hạn gia hạn để điều tra. Với quy định này nhà làm luật nhằm mục đích hạn chế việc lạm dụng gia hạn tạm giam, đồng thời còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo CQĐT cần phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án, nếu không thời hạn tạm giam với bị can sẽ hết mặc dù thời hạn điều tra vẫn còn. - Tạm giam để truy tố. Khoản 2 Điều 166 BLTTHS 2003 quy định: “Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này” [18]. Theo quy định tại khoản 1 Điều 166: Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và kết luận điều tra, VKS phải ra một trong các quyết định sau: quyết định truy tố bị can ra trước Tòa bằng bản cáo trạng; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể gia hạn tạm giam nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, thời hạn tạm giam để truy tố đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 30 ngày, đối với tội phạm rất nghiêm trọng tối đa có thể lên đến 45 ngày, còn đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thời hạn tạm giam để truy tố tối đa có thể lên đến 60 ngày. - Tạm giam để xét xử sơ thẩm. Điều 177 BLTTHS 2003 quy định: “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 của Bộ luật này” [18]. Theo quy định tại Điều 176, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thời hạn tạm giam để mở phiên tòa là từ 15 đến 30 ngày. Ngoài ra, đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án có thể ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa. Như vậy, thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử tối đa (kể cả gia hạn) là 75 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 90 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 120 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn này có thể lên đến 150 ngày. - Tạm giam để xét xử phúc thẩm. Điều 243 BLTTHS quy định: sau khi nhận hồ sơ vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ BPTG do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu, Chánh tòa, 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phó Chánh tòa phúc thẩm TANDTC quyết định. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 242 Bộ luật này [18]. Theo quy định tại Điều 242 BLTTHS 2003, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 16 ngày; tòa phúc thẩm TANDTC, tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. - Tạm giam để đảm bảo thi hành án. Ngay sau khi xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) có thể quyết định việc tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án. Đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm, Điều 288 BLTTHS quy định: Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà bị phạt tù nhưng đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo cho việc thi hành án. Trong trường hợp bị cáo không bị tạm giam thì HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội. Thời hạn tạm giam bị cáo là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án. Tại phiên tòa phúc thẩm, theo quy định tại Điều 243 BLTTHS 2003, nếu bị cáo đang bị tạm giam, bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì HĐXX ra quyết định tạm giam bị cáo để đảm bảo việc thi hành án, thời hạn tạm giam là 45 ngày, kể từ ngày tuyên án. Về việc khấu trừ thời hạn tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt Đoạn cuối Điều 33 BLHS năm 1999 quy định: "Thời hạn tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giam bằng một ngày tù" [17, Điều 33]. Quy định này không chỉ áp dụng đối với người bị tạm giam liên tục cho đến khi xét xử mà còn áp dụng đối với cả những người bị áp dụng các BPNC khác sau một thời gian bị tạm giam. Những hình phạt khác không phải là hình phạt tù có thời hạn như cảnh cáo, phạt tiền hoặc tử hình thì không áp dụng 28
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quy định này mặc dù trước đó họ có bị tạm giam. Riêng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và hình phạt tù chung thân thì thời hạn tạm giam sẽ được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc sau: Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn nhưng thời hạn bị tạm giam vẫn được tính khi người bị kết án được xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt. Theo Điều 58 BLHS "thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 12 năm đối với tù chung thân và người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm". Thời hạn 12 năm và 20 năm quy định trong điều luật nói trên bao gồm cả thời gian tạm giam đối với người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù. 1.2.7. Về quyền của người bị tạm giam Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình bỏ trốn bị bắt để tạm giam và đối với họ đã có lệnh tạm giam. Từ khái niệm trên có thể khẳng định, người bị tạm giam có đầy đủ các quyền của bị can, bị cáo quy định tại Điều 49, Điều 50, quyền của người bị kết án đang chờ thi hành hình phạt tù tại Điều 260 BLTTHS 2003. Theo Điều 49 và Điều 50 BLTTHS thì mặc dù bị can, bị cáo lúc đó có thể đang bị tạm giam để đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử nhưng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để cho bị can, bị cáo thực hiện được các quyền của mình, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân. Việc quy định các quyền của bị can, bị cáo ngoài mục đích để bị can, bị cáo chủ động tham gia tố tụng còn góp phần vào việc tránh bỏ lọt tội phạm, tránh bắt giam người vô tội trong khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, Điều 260 BLTTHS quy định: "Trong trường hợp người bị kết án đang bị tạm giam thì theo yêu cầu của người thân thích người bị kết án, cơ 29
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quan công an phải cho phép người bị kết án gặp người thân thích trước khi thi hành án" [18, Điều 260]. Ban giám thị trại giam phải thông báo cho gia đình người bị kết án biết nơi người đó chấp hành hình phạt. 1.3. Quy định về biện pháp tạm giam trong pháp luật một số nước trên thế giới Quy định về BPNC tạm giam ở một số nước trên thế giới về cơ bản là giống nhau, tuy nhiên, do hệ thống tư pháp ở mỗi nước có sự khác nhau, cho nên, quy định về BPNC, trong đó có BPTG cũng có những điểm riêng biệt. Luật TTHS Nhật Bản quy định: "Chỉ có công tố viên mới có quyền đề nghị thẩm phán tạm giam người bị tình nghi để điều tra... Khi nhận được đề nghị của công tố viên, thẩm phán phải nghiên cứu các tài liệu có liên quan, xem xét chứng cứ và tiến hành thẩm vấn riêng người bị tình nghi..." [27]. Như vậy là luật TTHS Nhật Bản chỉ quy định cho Thẩm phán mới có quyền ra lệnh tạm giam, quy định này được hiểu rằng, phàm là Thẩm phán ở bất cứ cấp nào, bất cứ giai đoạn nào của TTHS cũng có quyền ra lệnh tạm giam. Nếu thẩm phán thấy có căn cứ hợp lý để tin rằng người bị tình nghi đã phạm tội và nếu trường hợp đang xem xét thuộc vào một trong những loại sau đây, thì thẩm phán có thể ra quyết định tạm giam người bị tình nghi trong thời hạn 10 ngày: Người bị tình nghi không có nơi cư trú cố định; có cơ sở hợp lý để tin rằng người bị tình nghi có thể tiêu hủy chứng cứ; có cơ sở tin rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn. Còn trong tất cả các trường hợp khác, thẩm phán phải bác đề nghị của công tố viên và ra lệnh trả tự do cho người bị tình nghi. Nếu thẩm phán ra lệnh tạm giam người bị tình nghi, và nếu công tố viên không thể hoàn thành việc điều tra trong thời hạn ban đầu 10 ngày, thì công tố viên có thể đề nghị thẩm phán gia hạn tạm giam thêm 10 ngày nữa. 30
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trước khi có cáo trạng, người bị tình nghi bị tạm giam được giam hoặc ở nhà tạm giam trước khi xét xử do Bộ Tư pháp quản lý (kochiso) hoặc ở phòng tạm giam của cảnh sát (ryuchijo) tùy thuộc vào lệnh tạm giam của thẩm phán. Kể từ khi bị bắt và trong suốt quá trình tố tụng, người bị tình nghi bị bắt có quyền im lặng, và có quyền có luật sư bào chữa [27]. Điều 20 Luật số 8/1981 của Inđônêsia quy định cảnh sát, công tố viên và thẩm phán có quyền tạm giam người bị tình nghi và bị cáo để thực hiện nhiệm vụ của mình. Họ chỉ có thể ra lệnh tạm giam nếu có đủ bằng chứng để tin tưởng chắc chắn rằng hành vi hình sự đã xảy ra và trong những tình huống cho phép nghi ngờ rằng người bị tình nghi có thể chạy trốn, tiêu hủy tang vật hoặc tái phạm. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam khi có trát bắt hoặc lệnh của Tòa án trong đó miêu tả rõ nhân dạng của người bị tình nghi hoặc của bị cáo, lý do tạm giam, nơi giam, đồng thời giải thích ngắn gọn tội phạm mà người đó bị nghi là đã thực hiện. Một bản sao của trát bắt hoặc lệnh của Tòa án phải được gửi cho gia đình người bị bắt. Người bị tình nghi hoặc bị cáo chỉ có thể bị tạm giam nếu người đó đã thực hiện hoặc âm mưu thực hiện một hành vi hình sự hoặc đồng lõa trong việc thực hiện một tội phạm mà pháp luật quy định phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở lên, hoặc nếu thời hạn phạt tù dưới 5 năm nhưng luật TTHS liệt tội đó vào loại tội phạm đặc biệt mà người vi phạm có thể bị tạm giam. Có ba hình thức tạm giam: Tạm giam tại trại tạm giam của nhà nước; quản chế tại gia; quản chế trong phạm vi thành phố. Cảnh sát điều tra có quyền tạm giam người bị tình nghi nhiều nhất là 20 ngày, nếu hết thời hạn 20 ngày mà việc điều tra vẫn chưa kết thúc thì công tố viên có thể gia hạn tạm giam thêm 40 ngày. Như vậy, sau 60 ngày điều tra viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Trát bắt của công tố viên chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhiều nhất là 20 ngày, nếu việc điều tra vẫn chưa kết 31
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thúc thì thẩm phán Tòa án cấp quận có quyền gia hạn thêm 30 ngày. Sau 50 ngày, công tố viên phải trả tự do cho người bị tình nghi. Thẩm phán Tòa án cấp quận có quyền bắt giam trong thời hạn 30 ngày, Chánh án Tòa án cấp đó có thể cho phép kéo dài thời hạn trên thêm 60 ngày nữa. Sau thời hạn 90 ngày, bị cáo phải được trả tự do ngay cả trong trường hợp thẩm phán của Tòa án cao cấp chưa ra được bản án. Trong trường hợp kháng cáo, thẩm phán Tòa án cao cấp đang giải quyết vụ án có thể ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 30 ngày, hết thời hạn trên mà vụ án vẫn chưa được giải quyết xong, thì Chánh án Tòa án cao cấp có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 90 ngày bị cáo phải được trả lại tự do. Thẩm phán Tòa án tối cao có quyền ra lệnh tạm giam bị cáo trong thời hạn nhiều nhất là 50 ngày. Trong trường hợp cần thiết phải xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm thì Chánh án Tòa án tối cao có thể gia hạn tạm giam thêm 60 ngày. Như vậy, sau 110 ngày, bị cáo phải được trả tự do, ngay cả trong trường hợp các thẩm phán Tòa án tối cao chưa ra được bản án [27]. Quy định về BPNC tạm giam của Nhật Bản và của Inđônêsia có thể nói là hết sức chặt chẽ. Nếu những quy định trong luật TTHS về BPNC của các nước này được tuân thủ một cách nghiêm túc thì tính mạng, danh dự và nhân phẩm của những người bị giam giữ sẽ được tôn trọng, thể hiện nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, thiết nghĩ rằng quy định về BPNC tạm giam của BLTTHS Việt Nam cũng cần có sự tham khảo để sửa đổi, bổ sung và quy định cho thống nhất.