SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VONGXAY PHONESALY
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60.31.05.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh
Thái Nguyên, năm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số và tài liệu
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Vongxay Phonesaly
i
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và chân thành tới TS. Vũ Vân Anh, người đã chỉ bảo và hướng dẫn cũng như
giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa
cũng như các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên không quản thời gian công sức đóng góp ý kiến cho tôi hoàn
thành nội dung nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Học viên
Vongxay Phonesaly
ii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Lời cam đoan.........................................................................................................
Lời cảm ơn.............................................................................................................
Mục lục..................................................................................................................
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................
Danh mục các bảng
................................................................................................
Danh mục các hình, biểu đồ..................................................................................
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................7
6. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................8
7. Kết cấu của luận văn........................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH ............................................................................................................9
1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................9
1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................................9
1.1.2. Đặc điểm của du lịch ...............................................................................11
1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ................................15
1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ............................................18
1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch....................................................21
1.1.6. Tiêu chí đánh giá .....................................................................................23
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................24
1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào .................................24
1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam...........................26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
iii
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bo Kẹo ....................................................28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................30
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO
KẸO GIAI ĐOẠN 2010-2015.........................................................................31
2.1. Nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo.................................31
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ...............................................................31
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................32
2.1.3. Đặc điểm dân số và điều kiện kinh tế – xã hội........................................35
2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015................41
2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch................41
2.2.2. Khách du lịch...........................................................................................43
2.2.3. Doanh thu từ du lịch ................................................................................45
2.2.4. Loại hình du lịch......................................................................................46
2.2.5. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch theo không gian ....................48
2.2.6. Quản lý của chính quyền tỉnh Bo Kẹo đối với phát triển du lịch............53
2.2.7. Kết quả về chiến lược kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo .............61
2.3. Đánh giá chung...........................................................................................67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................70
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH BO KẸO ĐẾN NĂM 2025 ...................................................................71
3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo những năm tới...............................71
3.2. Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo ...........................................73
3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo...........................78
3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức du lịch trên địa bàn tỉnh ..............................78
3.3.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch .......................................................81
3.3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng .........................................................................83
3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch tạo môi
trường cho du lịch phát triển .............................................................................84
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch........................................87
3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch.....................................89
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................90
KẾT LUẬN ......................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................93
PHỤ LỤC
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSHT Cơ sở hạ tầng
CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật
CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
ĐV Đơn vị
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
GTVT Giao thông vận tải
KT-XH Kinh tế - Xã hội
KHKT Khoa học kĩ thuật
NXB Nhà xuất bản
TCLT Tổ chức lãnh thổ
TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch
UBND Ủy ban nhân dân
iv
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh qua các năm ................................ 36
Bảng 2.2: Số liệu thông kê cơ sở lưu trú ........................................................... 41
Bảng 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng năm
2010 - 2015........................................................................................ 42
Bảng 2.4: Dịch vụ khác (nhà hàng, bar) ........................................................... 43
Bảng 2.5: Khách quốc tế, khách nội địa ............................................................ 43
Bảng 2.6: Khách quốc tế đến Bo Kẹo năm 2010-2015 ..................................... 44
Bảng 2.7: Về doanh thu từ khách quốc tế ......................................................... 45
Bảng 2.8: Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo ....................... 46
Bảng 2.9: Số lượng khách đến Đon Sao 2010 - 2015 ....................................... 51
Bảng 3.1: Dự báo về lượng khách nội địa, khách quốc tế ................................ 73
v
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bo Kẹo, Lào................................................32
Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Bo Kẹo .............................................52
Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ................................33
Biểu đồ 2.2: Số giờ năng trung bình trong các năm..........................................34
Biểu đồ 2.3: Quy mô dân số tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015 .......................35
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP tỉnh Bo Kẹo qua các năm................................37
vi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đang phát triển rộng rãi với tư cách là ngành kinh tế
quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Tài nguyên du lịch của cộng hòa dân chủ
nhân dân (CHDCND) Lào được phân bố tương đối tập trung và mỗi vùng lại có
một sắc thái riêng. Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, KT - XH trong phạm
vi một khu vực cụ thể để phục vụ hoạt động du lịch là một việc làm cần thiết.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch
CHDCND Lào mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu
cơ chế và luật lệ quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ
tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản
phẩm chưa phong phú… là những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói
chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
Tỉnh Bo Kẹo có vị trí nằm trong khu vực "Tam giác vàng", là một tỉnh
có địa hình cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển
kinh tế, thương mại và du lịch, trên cơ sở liên kết giữa các tỉnh miền núi phía
Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là
một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác và phát
triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong phú, nhiều
danh lam thắng cảnh, có truyền thống văn hoá các dân tộc, do vậy, nếu khai
thác tốt các lợi thế đó, đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và phát triển
du lịch quốc tế thì du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ yếu.
Nhiều du khách mong muốn trong đời một lần được đến với Bo Kẹo để
thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên và những di tích lịch sử văn hóa mà bao thế hệ
con người nơi đây tạo dựng nên. Với những lợi thế về tài nguyên du lịch, trong
những năm qua ngành du lịch Bo kẹo đã có những bước phát triển nhanh chóng,
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được hoàn thiện, các di tích lịch sử
và các thắng cảnh tự nhiên cũng được trùng tu, tôn tạo để khai thác phục vụ du
lịch. Tuy nhiên sự phát triển du lịch Bo kẹo thời gian qua chưa tương xứng với
tiềm năng và những lợi thế, còn mang tính riêng lẻ chưa tạo được sự gắn kết
hữu cơ giữa các khu vực.
Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát
triển du lịch của quê hương mình, nhằm thúc đẩy ngành du lịch Bo kẹo bắt kịp
xu thế hội nhập của cả nước và thế giới; Tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển du
lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào giai đoạn 2010-2015” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Địa lí học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong
đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; Du lịch và ngành địa lý du lịch
đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều
khía cạnh và mức độ khác nhau. Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên
cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những
công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể
đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh
thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser
(1939), Christaleer (1955) … được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các
công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973);
Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia
(1972) Và Sepfer (1973). Các nhà địa lý cảnh quan học của trường Đại học Tổng
hợp Matxcova như E. D Xmirnova, V. B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng
cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Các nhà nghiên cứu Tiệp
Khắc như Mariot (1971), Salavikova (1973) Đã tiến hành đánh giá và thành lập
bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H. Robison (1976), các nhà địa lý Canada như
Vônfơ (1966) … cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục
vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du
lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà địa lý du lịch
trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ
nan - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. I. I Pirojnik
(1985) - nhà địa lý du lịch người Belarut đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch các
vùng du lịch là đối tượng quy hoạch và quản lý. M. Buchovarop (Bungari), N. X.
Mironhenke (Anh) … đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ
thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ
cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch. Trong những năm gần
đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác đông của nó đối
với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn
với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) Đã
nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công
việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một
vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của
địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác
định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng
hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch
2.2. Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó
đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần
lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS. TS Vũ
Tuấn Cảnh, GS. TS Lê Thông, PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS. TS Đặng Duy
Lợi, PGS. TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong
lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê
Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách
“Địa lý du lịch” (1996) Và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh
Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung
Lương chủ biên (2000) … Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số
dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc
hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các nhà
khoa học địa lý trong và ngoài nước. Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh
thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch
thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ
Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền
vững” - Phạm Lê Thảo (2006); Và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du
lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận…
2.3. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Ở Lào đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới (1975) thì ngành du lịch nói
chung là đã được nhiều cơ quan và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bên
cạnh đó có nhà nghiên cứu, nhà khoa học như: Keanchanh SINSAMPHAN và
Sitha PHANTHABA “Địa lí Lào” NXB Thanh niên (1998) [12] đã đưa ra lí
thuyết về du lịch Lào và các hình thức du lịch của Lào. Sinuk THILAVONG
trong “Khu vực và các hoạt động kinh tế của con người trên thế giới ” NXB
NUOL (1998) [19], đã đưa ra vai trò và tầm quan trọng của du lịch trên thế
giới, hệ thống của du lịch và các hình thức du lịch trên thế giới. Amphonmali
KHEOLA và Cheung SOMBUON KHAN đã nghiên cứu về “Kinh tế và tổ
chức sản xuất nông nghiệp” với lí luận về vai trò của nông nghiệp trong nền
kinh tế quốc gia, NXB KHAONA (1985). PGS.TS. Khammany SULIDED
“Địa lí kinh tế Lào” đã đưa ra vai trò của du lịch và điều kiện thuận lợi cho phát
triển kinh tế du lịch của Lào, NXB Giáo dục (2010) [13]. Nhiều nhà nghiên cứu
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Lào đã viết sách về du lịch Lào nói chung, nói riêng là du lịch tỉnh Bo Kẹo,
phần lớn là những cuốn sách viết về nơi du lịch nổi tiếng, thực trạng phát triển
du lịch, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
chùa tháp... Tiêu biểu là một số cuốn sách sau:
Tác giả Khăm Tăn XỔM VÔNG đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về tài
nguyên du lịch, đặc biệt là trung tâm du lịch cố đô Bo Kẹo . Sách ‘‘Địa lý du
lịch Lào’’ vào năm 1997 đề cập về tài nguyên du lịch của các tỉnh và đánh giá
thuận lợi khó khăn cho phát triển du lịch CHDCND Lào.
Năm 2008, tác giả Hum Phăn HƯA PA SÍT xuất bản cuốn “ Phát triển
du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo trong giai đoạn hiện nay ’’ giới thiệu về thực
trạng phát triển du lịch, phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở
tỉnh Bo Kẹo từ những năm 2008 về trước.
Năm 2011, tác giả Phadone INSAVEANG đã viết cuốn sách “ Di sản văn
hóa cố đô bo kẹo với việc phát triển du lịch’’ nghiên cứu về tổng quan về cố đô bo
kẹo và di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa cố đô Bo Kẹo với tư cách là sản phẩm
du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Bo Kẹo phục vụ du lịch.
Các cơ quan và các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cũng du lịch Lào cũng
như du lịch Bo Kẹo. Một số cuốn sách viết về phát triển du lịch, phát triển kinh tế-
xã hội đặc biệt là cuốn sách như: “ Phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và Lào giai
đoạn 2011-2020 ’’ của Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), trong đó đã có
một số bài viết như: “ Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nghành
du lịch của CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay’’ của Trần Mai Ước (2011)’’,
“ Đề phát triển bền vững tại nước CHDCND Lào, của Nguyễn Văn Mạnh và
Đỗ Thị Hồng Cẩm (2011) ’’, “Phát triển du lịch gắn với cộng đồng ở Lào theo
hướng phát triển bền vững’’ của Bounchanh SINHTHAVONG (2011) ’’.
Riêng về du lịch tỉnh Bo Kẹo, hiện đã có một số bài viết đề cập đến phát
triển du lịch, nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt
tồn tại của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch trong giai đoạn hiện nay. Hiện
tại, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo chưa có công trình nghiên cứu
nào dưới dạng luận văn đề cập dưới góc độ địa lí.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch; thông qua việc
nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua tại tỉnh
Bo Kẹo, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề
xuất phương hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du
lịch và phát triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển
kinh tế - xã hội ở Lào nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng.
- Rút ra những bài học đối với tỉnh Bo Kẹo qua nghiên cứu kinh nghiệm
phát triển du lịch của một số tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh của Lào.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo trong
thời gian qua. Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo
Kẹo đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định phát triển du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo, đặt mối quan hệ với quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển trên phạm vi vùng,
quốc gia.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Bo Kẹo.
Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2010 - 2015
và phương hướng, giải pháp đến năm 2025.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống cấu trúc: Đây là quan điểm thường được áp dụng
trong nghiên cứu Địa lý. Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu một đối tượng
cụ thể phải đặt nó trong mối quan hệ tương quan với các đối tượng khác, với
các yếu tố khác trong hệ thống cấu trúc cao hơn cũng như thấp hơn.
- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ
chúng ta xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra
quy luật phát triển và các nhân tố tác động tới sự phát triển KT - XH.
- Quan điểm thực tiễn: Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và KT - XH
phục vụ mục đích di lịch là việc làm có tính chất ứng dụng. Khi các tài nguyên
tự nhiên và tài nguyên nhân văn được sử dụng vào mục đích du lịch sẽ đem lại
hiệu quả thiết thực về KT - XH.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp cần thiết trong vấn đề tiếp cận và nghiên cứu đề tài
sau khi thu thập cần phải xử lý các tài liệu, số liệu thống kê sao cho phù hợp
với mục đích của đề tài. Từ đó lựa chọn các số liệu điển hình phục vụ cho phát
triển du lịch.
- Phương pháp điều tra thực địa:
Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách
chủ động trong việc quan sát, điều tra, ghi chép để từ đó có nội dung nghiên
cứu xác thực với thực tế. Đồng thời việc thực địa theo tuyến, theo điểm sẽ là
phương pháp có hiệu quả nhất trong nghiên cứu vấn đề du lịch.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp,
phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung
nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định đặc điểm và sự
phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ.
Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã được công bố.
7
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6. Đóng góp mới của luận văn
- Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo.
- Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển
du lịch tỉnh Bo Kẹo thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới.
- Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát
triển du lịch, các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo kẹo giai đoạn 2010-2015
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến
năm 2025
8
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm về du lịch
Thuật ngữ "Du lịch" trong tiếp Pháp là "Le Tour" – được hiểu là đi một
vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa
bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như
chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo
tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" – cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật
ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa
"du – đi chơi, tham quan" và "lịch – ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người
Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch
với định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát
sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương -
những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt
động kiếm tiền nào. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt
động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù
chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa
này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo.
Theo Liên Hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of official Travel oragnization: IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [6, tr.1].
Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 -
5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không
phải là nơi làm việc của họ [6, tr.1].
Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là
du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm
viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế,
nghiên cứu giáo dục [21, tr.1].
Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời
của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng,
chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc.
Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ,
thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các
hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch.
Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do
đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa
ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn
thạc sỹ Địa lí học, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con
người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích tham
quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm của những người ngoài địa phương -
những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt
động kiếm tiền nào
Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi
năng động ngoài môi trường định cư.
- Khái niệm hoạt động du lịch
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh
doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến
du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch.
Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc
hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loài người.
Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần
của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
vùng, địa phương. Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo
nhu cầu của con người [4, tr.5].
Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng
hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho
khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ.
Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự
ngẫu nhiên, mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo
hướng phát ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng
động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt
chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch
Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất,
văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui
chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. Đồng thời các
hình thức du lịch với mục đích khác đó là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn
nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du lịch thăm viếng di tích,
du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng đa dạng,
nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú. [21, tr.46].
- Du lịch góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo tồn giá trị văn hoá tinh thần
Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho
mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển
và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia
đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng
miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng,
miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du
lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc
anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục
tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu
nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây.
Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách). Thông
qua việc giới thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương
cho khách tham quan làm cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản
sắc riêng của dân tộc. Từ đó, đem lại món ăn tinh thần cho du khách, mà sản
phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức.
Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh
tế. Bởi vì, họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi. Sự phát triển,
tăng trưởng của hàng loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận
thức lại vai trò của văn hoá. Năm 1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp
quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá
nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội
ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và kinh
tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”.
Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ
của thời đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn
hoá trong phát triển. “Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ,
kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không
phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và
văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững chắc nhất”[15].
- Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán.
Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh
thổ du lịch, một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều
cơ hội để phát triển du lịch. Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ,
sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ mang lại sự yêu mến của khách du
lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được quay lại với môi trường
thân thiện. Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của vùng miền
mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa
sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước
châu Âu rất thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang
sơ, sơ khai do thiên nhiên ban tặng.
Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa
vào nếp sống hàng ngày. Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban
đầu, về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phong tục
tập quán có hai loại: Mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ
tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn
minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng
phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23].
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong
tục tập quán và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại
hình nghệ thuật, lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn
lưu giữ đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo chiều thời gian
lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại lưu truyền và phát huy những văn
hoá cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với kim
tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt
Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu, hay
phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như
dân tộc Thái của Việt Nam.
Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để
cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du
ngoạn, tham quan bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... Tóm lại, có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên
du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ
thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường sông, đường bộ, đường
hàng không... là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới.
Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài
nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được
nhiều khách du lịch đến thăm quan.
Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong
cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có
địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ,
núi... khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo...
Thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là
tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch.
Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa
thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá
lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không
thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87].
Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch
ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước nhiệt
đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông). Khách
du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí
hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại trừ ô nhiễm môi trường, bên
cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch
càng rõ nét.
- Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố
Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể,
người tiêu dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
buôn hoặc bán lẻ, sau khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc
giao nhận của ngành du lịch là hết sức đặc biệt. Hàng hoá của ngành du lịch (lữ
hành) là các chương trình du lịch, người mua là khách phải di chuyển theo
chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch trên thực tế thì
mới hoàn thành việc “giao nhận”. Hoàn thành trách nhiệm của người bán và
người mua. Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của
người hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng
dẫn viên.
Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố,
trong đó có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn
định…; yếu tố chủ yếu, trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ
hành, văn hoá các điểm đến, các danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa
phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu niệm, những sản phẩm của các
làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng hơn cả là sự thân
thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ tầng,
khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ
đó làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng.
1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội
- Về mặt kinh tế
Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là
“con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc
làm, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các
quan hệ kinh tế khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới
thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng
trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo tính toán của
các tổ chức du lịch lớn trên thế giới, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch
quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm
trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm ngành
này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [26].
Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán
cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc
mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong
cán cân thu chi của vùng du lịch và của một đất nước. Nguồn thu nhập ngoại tệ
từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng hạn
ở Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về du lịch quốc tế: Năm 1990, ngành du lịch
nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ
USD, đến năm 2002 là 80,7 Tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu
được 28,4 tỷ USD, năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD. Ở Pháp năm 1996
thu được 28,2 tỷ USD, đến năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [2, tr.11].
Hiện nay du lịch được coi là một thị trường vừa rộng, vừa lớn với nhu cầu
du lịch rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao, vừa mang tính
đặc thù. Thị trường du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ, thị trường lại
hoàn toàn có khả năng “xuất khẩu tại chỗ”, nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá
mang tính chất đặc trưng của dân tộc phân bố rải rác khắp mọi miền của đất nước
như các món ăn dân tộc, đồ lưu niệm (hàng thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá này
thường có giá trị sử dụng không đáng kể đối với thị trường nội địa nhưng lại có
giá trị cao, thuận lợi lớn do thoả mãn được sở thích hay thị hiếu nào đó của du
khách nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại hàng hoá phục vụ du khách không
thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì có thể bán với giá cả cao, thu
lợi nhuận lớn tại nước mình như cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử,
công trình văn hoá nổi tiếng, phong tục tập quán đặc sắc...
Ngày nay, ở nhiều nước công nghiệp, thu nhập từ du lịch thường chiếm
20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Hoạt động du lịch tác
động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, xây dựng các nghề thủ công truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hàng hoá, quảng bá sản phẩm của quê hương đất nước mình làm ra đến với bạn
bè thế giới, là kênh quảng cáo hữu hiệu ra nước ngoài, giải quyết việc làm cho
người lao động làm tăng thêm cơ hội đầu tư…tạo điều kiện thúc đẩy các ngành
kinh tế phát triển.
- Về mặt xã hội
Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo được nhiều công ăn việc làm cho
người lao động, làm giảm thất nghiệp đáng kể, thu hút một số lượng lao động
rất lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch nhìn
nhận như một ngành kinh doanh sinh lợi cao. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay
chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trao
đổi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngôn ngữ giao tiếp văn hoá, lịch sử...
Du lịch làm cho con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và
cảm xúc mới, mở mang kiến thức. Hoạt động du lịch là một yếu tố đòi hỏi
nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch
càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tạo việc làm cho xã hội, góp phần giải
quyết vấn đề bức xúc nhất hiện nay.
Du lịch phát triển, tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng
cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn
buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, thông qua đó
góp phần quan trọng nâng cao dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một
cách không chính thức, nhưng thường có hiệu quả cao.
Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách trong nước và
ngoài nước, mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những
tinh hoa văn hoá, những lối sống tốt đẹp, phong cách giao tiếp lịch sự văn minh
của văn hoá nói chung, ngày càng mở rộng ra những lĩnh vực mang tính nhân văn
cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối
với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình
văn hoá nghệ thuật của dân tộc, đối với môi trường sinh thái... Thông
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
qua đó, để giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá đất
nước mình, biết bảo vệ các di sản văn hoá, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sống của đất nước… Từ đó, tuyên
truyền giáo dục cho các thế hệ trong xã hội. Phát triển du lịch góp phần nâng
cao dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại
giao, giao lưu kinh tế, văn hoá khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện,
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch góp
phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi diện mạo của một vùng, một quốc gia
ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, hạn chế đầu tiên về mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể
làm phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma tuý. Thậm
chí, ở một số nước còn tổ chức nhà chứa phục vụ khách. Nguy hiểm hơn, giờ
đây còn xuất hiện ngày càng gia tăng nhiều tội phạm về giết người, con cái hư
hỏng, đua đòi học theo những thói hư thật xấu, ăn chơi xa đoạ, tha hoá nhân
phẩm, nhất là phụ nữ, không đúng với phong tục tập quán của con người Á
Châu, dịch vụ karaoke xuất hiện không tuân thủ theo các quy định của Nhà
nước… Đây là một số vấn đề biểu hiện xấu của xã hội ngày nay.
1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch
1.1.4.1.Vị trí địa lý
Đây là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du
lịch. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (các chỉ tiêu về giới hạn
tọa độ, giới hạn lãnh thổ…) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị. Đối với
hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu
vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát
sinh cầu du lịch ngắn hay dài.
1.1.4.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành
phần của chúng có sức hấp dẫn du khách đã, đang và sẽ được khai
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và
bền vững.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tượng, hiện tượng tự
nhiên và mối liên hệ giữa chúng được lôi cuốn vào để phục vụ cho mục đích du
lịch. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật là
các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hoạt động du lịch. Trong tài nguyên du lịch
tự nhiên thì các di sản thiên nhiên thế giới, công viên địa chất có ý nghĩa quan
trong trong phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó
là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên
nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều
so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài
nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình
lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa vật chất và phi
vật thể được UNESSCO công nhận, bảo tồn có ý nghĩa quan trọng trong việc
phát triển du lịch.
1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính
trị a) Dân cư và lao động
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội.
Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số
dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều.
Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và
mật độ dân có có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra, cần
nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ
ngơi du lịch.
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b) Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế
Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm
xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền
sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất
lượng dịch vụ càng đa dạng.
c) Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội
Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được
trong bầu không khí hòa bình, ổn định trong tình hữu nghĩ giữa các dân tộc.
Ngược lại, du lịch có tác dụng ngược trở lại đến việc củng cố hòa bình. Thông
qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình được sống, lao
động trong hòa bình và tình hữu nghị. Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch
bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó,
các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng thần…) gây mất an toàn cũng là những
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của cac quốc gia, vùng
lãnh thổ.
d) Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không
gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra
đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chất kinh tế - xã
hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về
khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong
quá trình sống.
e) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế
Những tiến bộ tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong
thế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là những yếu
tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.
f) Đô thị hóa
Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rất
nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao động
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
căng thẳng… Từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong
những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Nhu cầu này
đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày đã
trở nên phổ biến.
g) Điều kiện sống
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ
nhất định. Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi
người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc
nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình
quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ.
h) Thời gian rỗi
Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người
thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng
thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con ngưuời
nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc
với bạn bè và vui chơi giải trí.
1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của bất cứ ngành kinh
tế nào, du lịch cũng không ngoại lệ bởi nó cần phải có các nền tảng thuận lợi để
phục vụ du khách, bao gồm:
- Hệ thống giao thông vận tải
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hệ thống điện và cấp thoát nước
1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được sử dụng rất khác nhau
giữa các nước. Đối với nước ta, trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt
Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đã đưa ra 5 cấp phân vị trên quy mô lãnh
thổ quốc gia bao gồm: điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
vùng du lịch - vùng du lịch. Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005)
còn đưa thêm khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch trong thực tế ở quy mô
nhỏ hơn như cấp tỉnh.
1.1.5.1. Điểm du lịch
“Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005). Điểm du lịch có
thể phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Điểm du lịch quốc
gia phải đủ các điều kiện sau: có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với
nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần
thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100 nghìn lượt khách tham quan
một năm. Điểm du lịch địa phương phải đủ các điều kiện: có tài nguyên du lịch
hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và
dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10 nghìn lượt
khách tham quan một năm.
1.1.5.2. Tuyến du lịch
“Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở
liên kết dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường hàng không” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005). Như vậy, để
phát triển các tuyến du lịch thì trước hết phải hoàn thiện hệ thống giao thông và
xây dựng các điểm nhấn là các điểm du lịch có sức thu hút. Tuyến du lịch về
mặt không gian lãnh thổ có thể chia làm nhiều loại như: tuyến du lịch quốc gia
nối các điểm, các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, với các cửa khẩu quốc tế;
tuyến du lịch nội vùng; tuyến du lịch liên vùng; các tuyến du lịch địa phương,
nội tỉnh…[19]
1.1.5.3. Khu du lịch
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài
nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trường”. (Luật Du lịch Việt Nam, 2005) Hiện nay, ở nước ta phổ biến các khu
du lịch được xây dựng trên nền tảng các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, các di tích
hoặc cụm di tích văn hóa - lịch sử, nơi có các danh lam thắng cảnh… và xây
dựng thêm các công trình nhân tạo khác để phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ và vui
chơi của du khách.
1.1.5.4. Trung tâm du lịch
Đây là một cấp hết sức quan trọng. Đặc trưng của trung tâm du lịch là
nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao
độ. Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối
đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách lại
trong một thời gian dài. Trung tâm du lịch có quy mô nhất định về mặt diện
tích, có thể tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố trực thuộc
tỉnh. Có hai loại trung tâm du lịch, đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) và trung tâm có ý nghĩa địa phương
(như Cần Thơ…). [19]
1.1.6. Tiêu chí đánh giá
- Số lượng khách du lịch: Về cơ cấu nguồn khách cụ thể số lượng khách
nội địa, khách quốc tế đến với địa phương, thời gian lưu trú cụ thể. Về cơ cấu
thị trường, phân tích cụ thể khách nội địa chủ yếu ở thị trường nào, khách quốc
tế ở thị trường nào.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch: Cơ sở lưu trú gồm có nhà hàng,
khách sạn, nhà nghỉ với số lượng phòng, chất lượng phòng ở. Cơ sở ăn uống
như số lượng nhà hàng, quán bar.. Cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm gồm các
phân tích cụ thể về số lượng chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, sản phẩm đặc
trưg của khu vực…
- Doanh thu du lịch: Giá trị đóng góp của du lịch trong GDP cho ngành
và cho địa phương…
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Lao động: Số lượng hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn…
Các tiêu chí trên góp phần phản ánh bức tranh về hiện trạng phát triển du lịch một
địa phương cụ thể sao cho phù hợp thế mạnh riêng của từng địa phương. Với địa
bàn nghiên cứu là tỉnh Bo Kẹo, đề tài tập trung phân tích tiêu chí số lượng khách,
cơ sở vật chất kỹ thuật, số lao động hoạt động trong ngành du lịch…
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào
- Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới)
Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung
tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự
nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời,
là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy
đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm
Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền
Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía
Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và
tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn.
Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang
Pra Bang có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát.
Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3
trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và
tốc độ tăng bình quân 3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng
trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm. Qua các số
liệu của các năm tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định và tăng trưởng liên tục
là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, công
nghiệp. Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng. Đây
là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân.
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngoài các tài nguyên thiên nhiên nêu trên, còn có những tài nguyên hấp
dẫn thu hút khách như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và
bức tượng Xỉ Xa Vang vông nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật hình ảnh
cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra Bang. Các hoạt động lễ hội, các điểm
đến du lịch như: Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi, Thăm Pha Thoc, Mương
Ngoi câu những căn cứ cách mạng, Thăm Tinh Mương Pác U, các loại hình
nghệ thuật sân khấu hiện đại và truyền thống mà có thể thu hút khách du lịch
trong nước và quốc tế đến Luang Pra Bang hàng năm. Riêng năm 2007, khách
quốc tế là 186.819 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là
100USD, và khách nội địa (trong nước) là 124.826 lượt khách thăm quan với
chi tiêu bình quân một ngày là 150.000 kip. Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang
không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà còn là điểm trung tâm xuất phát
cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc, miền trung, đó chính là cổng vào, ra
của du khách trong nước và quốc tế. [22]
- Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh đồng chum Xiêng Khoảng
Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí
hậu trong lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có
nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp
Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam
giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng
Chăn. Các tỉnh đã nêu trên có nền kinh tế du lịch phát triển nhanh, đồng thời
cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát triển du
lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng.
Tỉnh xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường
số 7(m 13), đường 1c và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các
tỉnh, có 1 sân bay. Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá
thuận lợi có thể đáp ứng cho việc phụ vụ khách du lịch đến tham quan.
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch
quốc gia, của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc
thống nhất quản lý nhà nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững
mạnh và hiệu quả.
Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch
sát thực với thực tiễn. Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều
có sự hợp tác của quần chúng nhân dân. Do đó, tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả
và tồn tại của việc phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các công việc đều
được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá , báo cáo thường
xuyên cho cấp trên.
Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp
phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh.
+ Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra
Bang đã nói ở trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính
quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
+ Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du
lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn.
+ Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận
kinh tế du lịch mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam
thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là
những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình.
+ Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh
công cộng, vì đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là
trong các bữa ăn, điều này hầu hết các địa phương chưa làm được.
1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam
- Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La (Giáp CHDCND Lào)
Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào. Đến với Sơn
La, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội rất cuốn cút
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
của đồng bào Thái, H’mông, Khơ Mú... và để hưởng thức hương vị men rượu
cần thơm của lá cây rừng, cùng với những làn điệu dân ca mời rượu làm say
đắm lòng người.
Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc Việt Nam nhưng giao thông
cũng khá thuận lợi, có đường bộ với quốc lộ số 6, đường hàng không với sân
bay Nà Sản. Với điều kiện thuận lợi như vậy, Sơn La còn có nhiều tiềm năng
về thắng cảnh, thành phố Sơn La là một vùng lòng chảo, xung quanh bao bọc
bởi những ngọn núi đá vôi, nơi có nhiều hang động kỳ vĩ. Thành phố Sơn La ở
độ cao 600 m so với mực nước biển, có sông Nậm Na chạy qua. Giữa lòng thị
xã nổi lên một ngọn đồi cao. Trên đó, năm 1908 thực dân Pháp cho xây một
nhà tù kiên cố để giam cầm các chiến sĩ cộng sản và các nhà yêu nước Việt
Nam, các công ty lữ hành ở đây biết khai thác những di tích lịch sử, những di
vật sống như hệ thống nhà tù, khơi lại nơi đây một thời mà các chiến sĩ cách
mạng Việt Nam phải chịu đựng.
Quy hoạch ở đây tạo nên một quần thể du lịch thực sự thu hút khách
tham quan với việc kết nối tuor giữa khu di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp với
các di tích khác như chùa Chiền Viện, Tháp Mường …
Chính quyền tỉnh Sơn La thực sự quan tâm đến ngành du lịch, họ chú
trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vui chơi giải trí, chú
trọng phát triển tổng thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt
ngàn chè, vừa là nguyên liệu cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho
một vùng du lịch, ở đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát
mẻ.
Sơn La có nhiều phong tục tập quán khác nhau, bởi vì có nhiều dân tộc
sinh sống mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình như: lễ hội Hoa Ban (xên Bản,
Xên Mường) của người Thái. Lễ hội Tung Còn, Tìm Bạn của dân tộc Tày Tây
Bắc. Tết Cơm Mới của người Khơ Mú.
Ngoài những tiềm năng du lịch phong phú sẵn có của tỉnh Sơn La, Chính
quyền còn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển
cho tỉnh miền núi Tây Bắc này.
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An (tiếp giáp CHDCND Lào)
Nghệ An cũng là tỉnh tiếp giáp với Lào như Sơn La. Về tài nguyên du
lịch, Nghệ An có nguồn tài nguyên rất phong phú với hệ sinh thái rừng đa
dạng, nhiều thảm thực vật, hệ động vật. Cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều núi
cao, vực sâu tạo cho Nghệ An có nhiều thác nước đẹp như ở Pù Mát, thác Sao
Va, Ba Cảnh, Thác Đũa... Nghệ An cũng có nhiều suối nước nóng do vết nứt
địa tầng kiến tạo nên. Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử cũng rất phong phú,
được thừa hưởng bề dày phát triển. Tính đến năm 2008, Nghệ An có khoảng
1.000 di tích lịch sử đã được nhận biết, trong đó có 131 di tích đã được xếp
hạng cấp quốc gia. Một số di tích nổi bật có thể kể đến như khu Kim Liên,
thành cổ Nghệ An, Làng Vạc, khu Mai Hắc Đế, Đền Cuông – An Dương
Vương. Ngoài ra, Nghệ An còn có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể tiêu
biểu và phong phú với khoảng 24 lễ hội trong năm. Làng nghề truyền thống ở
Nghệ An cũng khá phát triển với nhiều địa điểm có thể phát triển du lịch như
làng đan nứa ở Xuân Nha, làng dệt thổ cẩm của người Thái
ở Quỳ Châu, làng nghề trạm đá ở Diễn Châu... Với những tiềm năng to lớn đó,
trong thời gian qua, Nghệ An đã có những biện pháp tích cực nhằm khai thác,
phát triển tiềm năng, thu hút đông đảo du khách.[25]
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bo Kẹo
Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng
Khoảng CHDCND Lào, tỉnh Xiêng khoảng, hay hai tỉnh của Việt Nam giáp với
Lào là tỉnh Sơn La và tỉnh Nghệ An, một số bài học về phát triển du lịch có thể
rút ra cho tỉnh Bo Kẹo, đó là:
- Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch
phát triển cụ thể về du lịch của tỉnh
Cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể và chi
tiết. Xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển. Chiến
lược phát triển du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó, ngành du lịch và
các ngành liên quan sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Nếu thiếu chiến
lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo, vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài. Quy hoạch phát triển cụ
thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của chính quyền
địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai. Trên cơ
sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch,
quy hoạch rõ ràng.
Thứ hai, vai trò của chính quyền địa phương, của sở chuyên ngành
đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập những tiền đề cần thiết cho phát triển
du lịch.
Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đồng bộ để xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng cần được thực
hiện trước một bước. Về đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm của một số địa
phương nêu trên cho thấy, chính quyền cấp tỉnh cần đảm nhận các lĩnh vực đầu
tư không sinh lời, ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn, quy mô vốn lớn
(những lĩnh vực này tư nhân không thể hoặc không muốn làm) như điện, nước,
hạ tầng viễn thông, hạ tầng giao thông...
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng với việc ban hành các
chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết, thể hiện cam kết nghiêm túc của chính
quyền địa phương đối với các nhà đầu tư.
Ngoài ra, đào tạo nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ du lịch được xem là điều kiện
cần thiết để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch địa phương.
Đối với du khách, lao động trong ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh
quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phương, và trong nhiều trường
hợp, cảm tình của du khách đối với một điểm du lịch, một địa phương chịu sự chi
phối mang tính quyết định của đội ngũ lao động trong ngành du lịch.
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch.
Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch không những
đảm bảo sự bền vững cho ngành du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà
còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, các sản
phẩm du lịch cũng như đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch. Tăng cường
29
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
công tác quản lý nhằm mang lại một kỳ nghỉ thú vị, an toàn, tạo sự thoải mái
đối với du khách vừa là nội dung cấp bách trước mắt, vừa là điều kiện đảm bảo
để tăng lượng khách trong tương lai. Giữ gìn, bảo vệ môi trường, tôn tạo các
khu di tích, các danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất,
tinh thần của địa phương cũng là những kinh nghiệm quý trong phát triển du
lịch ở địa phương. Việc quản lý giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải
trí.... chính quyền địa phương cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý nhằm đảm
bảo quyền lợi cho du khách, nghiêm cấm việc chèo kéo khách, nâng giá, kinh
doanh kiểu chụp giựt. Kinh nghiệm cho thấy, ngoài các tài nguyên du lịch sẵn
có (tài nguyên tự nhiên và nhân văn), yếu tố đảm bảo cho một điểm đến an toàn
có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Do vậy, tăng cường quản lý nhà nước
nói chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm
đến là những kinh nghiệm cần được tham khảo và phát huy.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao
cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát
triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của
quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập
quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của
từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu
quả kinh tế cho vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất
nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh
có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có
một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất
thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây.
30
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO
GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.1. Nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Trước khi đất nước được giải phóng, tỉnh Bo Kẹo là một huyện thuộc
tỉnh Huo Khoong và là điểm chiến lược của quân đội đế quốc và tay sai, nơi tập
huấn về quân đội, là nơi để chống lại lực lượng cách mạng ở các tỉnh miền Bắc
của CHDCND Lào, nơi tuyên truyền văn hoá phương tây, buôn bán trái phép,
ngoài ra còn là địa điểm chiến lược của tay sai như: Vùng Nặm Nhù, Vùng
Nặm Tui, Vùng Na Vô, trở thành vùng có tình hình chính trị phức tạp và có ảnh
hưởng không ít tới việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau giải phóng đất nước năm 1975, tỉnh Bo Kẹo là một phần của tỉnh
Luang Nặm Tha. Năm 1983, tỉnh Bo Kẹo được tách ra từ tỉnh Luang Nặm Tha.
Lúc đầu, tỉnh có 3 huyện, ngày 5/7/1983 Chính phủ đã bàn giao 2 huyện của
tỉnh U Đôm Xay cho tỉnh Bo Kẹo quản lý là: huyện Pha U Đôm và huyện Pác
Tha, từ đó được tổ chức sắp xếp hoạt động và thay đổi chế độ theo tình hình
thực tế từng giai đoạn và thành lập tỉnh Bo Kẹo ngày 15/6/1983.
Tỉnh Bo Kẹo có đường biên giới với các nước láng giềng: Phía Tây giáp tỉnh
Xiêng Rai (Thái Lan), phía Bắc giáp tỉnh Tha Khì Lêch (My an ma), phía Đông giáp
tỉnh Luang Nằm Tha và U Đôm Xay, phía Nam giáp tỉnh Say Nhạ Bu Li.
Tỉnh Bo Kẹo có biên giới giáp với hai nước là cửa khẩu quốc tế ra - vào
theo bản đồ là ở miền Tây Bắc của CHDCND Lào, với độ cao 410 m so với nước
biển, có đường quốc lộ R3 chạy qua tỉnh dài 84 km và đường từ tỉnh Bo Kẹo đến
Bo Tên. Tỉnh Luang Nam Tha dài 228 km cửa khẩu Trung Quốc, làm đường giao
thông cấp quốc gia và cấp khu vực và là cầu nối các nước ven sông Mê Kông như:
(Trung Quốc: Xiêng Hung, kun Minh. Vương Quốc Thái Lan như Xiêng Rai,
Xiêng Mai, Bang Góc. Nước My an ma tỉnh Tha Kì Lêch và nước CHXHCNVN)
và đường Sông Mê Kông dài 243 km, ngoài ra Bo Kẹo có cửa khẩu quốc tế và cửa
khẩu cấp địa phương qua sông Mê Kông có thể đi thuyền qua lại với cả 5 nước
thành viên ASEAN. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất
31
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
quan trọng đối với vận chuyển hàng hoá và khách du lịch để mở rộng quan hệ
với các nước láng giềng trong khu vực. Bo Kẹo có dịch vụ khách quá cảnh và
nhập cảnh khách du lịch qua nước thứ ba
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh miền núi với núi đồi chiếm 70% của diện
tích cả tỉnh, nằm ở phía Tây Bắc của CHDCND Lào, có diện tích 6.196 km2
(61,960,0 ha).
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bo Kẹo, Lào
(Nguồn: Tác giả biên vẽ)
32
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Khí hậu: Tỉnh Bo Kẹo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng của gió
Đông và bị ảnh hưởng các vùng đất liền của Trung Quốc, Thái Lan, Myanama. Tuy
nhiên, do khối không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục mà hàng năm
ở đây có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Khí hậu rất thuận lợi phù hợp với
việc trồng trọt, chăn nuôi và cũng rất thích hợp với du khách tham quan, nghỉ
ngơi, bởi khí hậu mát mẻ, mây nhiều được gọi là biển mây. Sự thay đổi nhiệt độ
không lớn, chênh lệch các tháng nối tiếp nhau từ 1 - 40
C, nhiệt độ thấp nhất 110
C,
nhiệt độ cao nhất là 390
C, tổng lượng nước mưa hàng năm đo được 1.857,7
mm/năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Tổng
lượng mùa mưa trung bình chiếm 90% của lượng mưa cả năm, mùa khô, với 6
tháng còn lại chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm nói chung.
Lượng mưa bình quân thay đổi theo thời gian và không gian. Phân phối
lượng mưa các tháng trong năm không đều và tổng lượng mưa hàng năm cũng
thay đổi khá lớn. Tại trạm Huổi Sai đo được lượng mưa hàng năm trung bình
đạt 1.857,7 mm/năm, lượng mưa lớn nhất đạt 2.409,80 mm (1997) và lượng
mưa nhỏ nhất đạt 1.434,8 mm (2003) (xem biểu 2.1).
450 358 421.2
400
350 239.4 225 250.1
300
250
117.1
200 117.8
150
26.9
45.1
100 10.9
31
15.2
50
0
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
(Nguồn: [22])
33
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tại trạm khí lượng Bo Kẹo, trung bình giờ chiếu nắng trong một ngày
hàng năm khoảng 6 7 giờ. Trong mùa mưa, do nhiều mây cho nên mức độ
chiếu nắng xuống mặt đất giảm còn trong mùa khô nắng có thể chiếu từ 7 10
tiếng đồng hồ/ ngày. Với chế độ nắng như vậy rất thuận lợi cho cây trồng phát
triển (xem biểu đồ 2.2)
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
7.5
7.7
6.5
7.6
6.2
6.7 7.5
6.6
5.5 5.4
4.0 3.1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Biểu đồ 2.2: Số giờ năng trung bình trong các năm (Nguồn: [22])
- Tài nguyên nước: CHDCND Lào cũng như tỉnh Bo Kẹo có nước và tài
nguyên nước rất phong phú, tài nguyên nước ngọt và có chất lượng cao. Sông có tác
dụng quan trọng nhất ở tỉnh là sông Mê Kông trong đời sống của nhân dân các dân
tộc như: dùng cho lưu thông đường thuyền chở hàng và dịch vụ du khách giữa các
tỉnh (tỉnh Bo Kẹo, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Xay Nha Bu Li, tỉnh Luang Pra Bang),
đường lưu thông qua cửa khẩu (quá cảnh) và đi du lịch giữa 4 nước như:
(CHDCND Lào, Thái Lan, Myanama và Trung Quốc). Ngoài ra, tỉnh còn có
khoảng 10 lưu vực sông ngòi đan xen chạy qua như: Nặm Tha, Nặm Nhù, Nặm
Ngao, Nặm Nhon, Nặm Kâng, Nặm Tin, Nặm Kha, Nặm Hạt, Nặm Chòng,
Nặm Can có nhiều khúc tạo thành thác, ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và
thuỷ lợi cho việc tưới tiêu và sử dụng của nhân dân hàng ngày.
- Tài nguyên rừng: là một nguồn tài nguyên rất quý, rừng tập trung ở ba
huyện như: huyện Huổi Sai, huyện Tổn Phầng, huyện Mương Mâng với diện
tích là 132.200 ha.
34
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc
Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc

More Related Content

Similar to Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc

Similar to Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc (16)

Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.doc
Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.docKinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.doc
Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.doc
 
Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên.doc
Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên.docNghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên.doc
Nghiên cứu hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.docPhát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
Phát triển kinh tế huyện thuận thành, tỉnh Bắc Ninh.doc
 
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.docLuận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
Luận văn thạc sĩ - Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Đề Tài Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docx
Đề Tài Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docxĐề Tài Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docx
Đề Tài Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Nhật Bản.docx
 
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
Định hướng và giải pháp nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh bình ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docxLuận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
Luận Văn Thạc Sĩ Theo Định Hướng Ứng Dụng Tài Chính Ngân Hàng.docx
 
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà tỉnh Thái ...
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà tỉnh Thái ...Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà tỉnh Thái ...
Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại chăn nuôi gà tỉnh Thái ...
 
Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông ...
Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông ...Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông ...
Quản lý đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giáo dục trung học cơ sở vùng Đông ...
 
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.docSự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
Sự phát triển và phân bố mạng lưới đô thị tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã - từ thực tiễn huyện hoài đức...
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.docNhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
Nhận Thức Của Cộng Đồng Địa Phương Về Du Lịch Có Trách Nhiệm Tại Sầm Sơn.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện U Minh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện U Minh.docLuận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện U Minh.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Chính Sách Xây Dựng Nông Thôn Mới Trên Địa Bàn Huyện U Minh.doc
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Phát triển du lịch tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2010-2015.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VONGXAY PHONESALY PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015 Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60.31.05.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh Thái Nguyên, năm
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Tác giả luận văn Vongxay Phonesaly i
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới TS. Vũ Vân Anh, người đã chỉ bảo và hướng dẫn cũng như giúp đỡ tôi tận tình trong thời gian nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa cũng như các thầy giáo, cô giáo trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên không quản thời gian công sức đóng góp ý kiến cho tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017 Học viên Vongxay Phonesaly ii
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................... Lời cảm ơn............................................................................................................. Mục lục.................................................................................................................. Danh mục chữ viết tắt............................................................................................ Danh mục các bảng ................................................................................................ Danh mục các hình, biểu đồ.................................................................................. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................6 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................7 6. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................8 7. Kết cấu của luận văn........................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................................................................9 1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................9 1.1.1. Một số khái niệm.......................................................................................9 1.1.2. Đặc điểm của du lịch ...............................................................................11 1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội ................................15 1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch ............................................18 1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch....................................................21 1.1.6. Tiêu chí đánh giá .....................................................................................23 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................24 1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào .................................24 1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam...........................26
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 iii
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bo Kẹo ....................................................28 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1....................................................................................30 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO GIAI ĐOẠN 2010-2015.........................................................................31 2.1. Nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo.................................31 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ...............................................................31 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên..........................................32 2.1.3. Đặc điểm dân số và điều kiện kinh tế – xã hội........................................35 2.2. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015................41 2.2.1. Hiện trạng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng để phục vụ du lịch................41 2.2.2. Khách du lịch...........................................................................................43 2.2.3. Doanh thu từ du lịch ................................................................................45 2.2.4. Loại hình du lịch......................................................................................46 2.2.5. Hiện trạng khai thác và phát triển du lịch theo không gian ....................48 2.2.6. Quản lý của chính quyền tỉnh Bo Kẹo đối với phát triển du lịch............53 2.2.7. Kết quả về chiến lược kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo .............61 2.3. Đánh giá chung...........................................................................................67 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2....................................................................................70 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BO KẸO ĐẾN NĂM 2025 ...................................................................71 3.1. Dự báo phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo những năm tới...............................71 3.2. Phương hướng phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo ...........................................73 3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo...........................78 3.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức du lịch trên địa bàn tỉnh ..............................78 3.3.2. Huy động vốn cho phát triển du lịch .......................................................81 3.3.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng .........................................................................83 3.3.4. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch tạo môi trường cho du lịch phát triển .............................................................................84 iv
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3.3.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch........................................87 3.3.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch.....................................89 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3....................................................................................90 KẾT LUẬN ......................................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................93 PHỤ LỤC v
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật CHDCND Lào Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐV Đơn vị GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất GTVT Giao thông vận tải KT-XH Kinh tế - Xã hội KHKT Khoa học kĩ thuật NXB Nhà xuất bản TCLT Tổ chức lãnh thổ TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch UBND Ủy ban nhân dân iv
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh qua các năm ................................ 36 Bảng 2.2: Số liệu thông kê cơ sở lưu trú ........................................................... 41 Bảng 2.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng năm 2010 - 2015........................................................................................ 42 Bảng 2.4: Dịch vụ khác (nhà hàng, bar) ........................................................... 43 Bảng 2.5: Khách quốc tế, khách nội địa ............................................................ 43 Bảng 2.6: Khách quốc tế đến Bo Kẹo năm 2010-2015 ..................................... 44 Bảng 2.7: Về doanh thu từ khách quốc tế ......................................................... 45 Bảng 2.8: Các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo ....................... 46 Bảng 2.9: Số lượng khách đến Đon Sao 2010 - 2015 ....................................... 51 Bảng 3.1: Dự báo về lượng khách nội địa, khách quốc tế ................................ 73 v
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bo Kẹo, Lào................................................32 Hình 2.2: Bản đồ hiện trạng du lịch tỉnh Bo Kẹo .............................................52 Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ................................33 Biểu đồ 2.2: Số giờ năng trung bình trong các năm..........................................34 Biểu đồ 2.3: Quy mô dân số tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2015 .......................35 Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP tỉnh Bo Kẹo qua các năm................................37 vi
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, du lịch đang phát triển rộng rãi với tư cách là ngành kinh tế quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Tài nguyên du lịch của cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào được phân bố tương đối tập trung và mỗi vùng lại có một sắc thái riêng. Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, KT - XH trong phạm vi một khu vực cụ thể để phục vụ hoạt động du lịch là một việc làm cần thiết. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành du lịch CHDCND Lào mới bắt đầu hội nhập và hợp tác, đang trong quá trình tìm hiểu cơ chế và luật lệ quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú… là những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Tỉnh Bo Kẹo có vị trí nằm trong khu vực "Tam giác vàng", là một tỉnh có địa hình cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thương mại và du lịch, trên cơ sở liên kết giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Tỉnh Bo Kẹo không chỉ là một trung tâm buôn bán, mà còn là tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác và phát triển du lịch biên giới như: Có nhiều điều kiện thiên nhiên rất phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, có truyền thống văn hoá các dân tộc, do vậy, nếu khai thác tốt các lợi thế đó, đáp ứng được nhu cầu du khách trong nước và phát triển du lịch quốc tế thì du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế chủ yếu. Nhiều du khách mong muốn trong đời một lần được đến với Bo Kẹo để thưởng thức thắng cảnh thiên nhiên và những di tích lịch sử văn hóa mà bao thế hệ con người nơi đây tạo dựng nên. Với những lợi thế về tài nguyên du lịch, trong những năm qua ngành du lịch Bo kẹo đã có những bước phát triển nhanh chóng, 1
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 cơ sở vật chất phục vụ du lịch không ngừng được hoàn thiện, các di tích lịch sử và các thắng cảnh tự nhiên cũng được trùng tu, tôn tạo để khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên sự phát triển du lịch Bo kẹo thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và những lợi thế, còn mang tính riêng lẻ chưa tạo được sự gắn kết hữu cơ giữa các khu vực. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn đóng góp cho sự phát triển du lịch của quê hương mình, nhằm thúc đẩy ngành du lịch Bo kẹo bắt kịp xu thế hội nhập của cả nước và thế giới; Tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào giai đoạn 2010-2015” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Địa lí học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Trên thế giới Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong đời sống kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; Du lịch và ngành địa lý du lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Một trong những khía cạnh đầu tiên là nghiên cứu các yếu tố tác thành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh thổ, lịch sử, những nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955) … được tiến hành ở Đức năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch của Khadaxkia (1972) Và Sepfer (1973). Các nhà địa lý cảnh quan học của trường Đại học Tổng hợp Matxcova như E. D Xmirnova, V. B Nhefedova… đã nghiên cứu các vùng cho mục đích nghỉ dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Các nhà nghiên cứu Tiệp Khắc như Mariot (1971), Salavikova (1973) Đã tiến hành đánh giá và thành lập bản đồ tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra các nhà địa lý Mỹ như 2
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bôhart (1971), nhà địa lý Anh H. Robison (1976), các nhà địa lý Canada như Vônfơ (1966) … cũng đã tiến hành đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch. Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu du lịch đã được quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Các nhà địa lý du lịch trên thế giới đã có nhiều công trình nổi tiếng về vấn đề này được xem là kim chỉ nan - là cơ sở lý luận có tính kế thừa cho các nghiên cứu về sau. I. I Pirojnik (1985) - nhà địa lý du lịch người Belarut đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch các vùng du lịch là đối tượng quy hoạch và quản lý. M. Buchovarop (Bungari), N. X. Mironhenke (Anh) … đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch. Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn cũng như tác đông của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết. Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) Đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch. Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển du lịch 2.2. Việt Nam Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến nay các công trình nghiên cứu địa lý du lịch nhìn chung vẫn chưa nhiều. Phần lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như PGS. TS Vũ Tuấn Cảnh, GS. TS Lê Thông, PGS. TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS. TS Đặng Duy Lợi, PGS. TS Phạm Trung Lương… Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” 3
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu” do Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông thực hiện (1994); 2 cuốn sách “Địa lý du lịch” (1996) Và “Địa lý du lịch Việt Nam” (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên (2000) … Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu, một số dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà nước, một số bài báo và các báo cáo trong các cuộc hội thảo về du lịch của các địa phương được thực hiện với sự tham gia các các nhà khoa học địa lý trong và ngoài nước. Tiêu biểu như luận án tiến sỹ: “Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng” - Nguyễn Thanh Sơn (1997); “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” - Đỗ Quốc Thông (2004); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên quan điểm bền vững” - Phạm Lê Thảo (2006); Và một số bài báo có giá trị trên các tạp chí Du lịch Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế, Toàn cảnh sự kiện và dư luận… 2.3. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Ở Lào đặc biệt là sau khi tiến hành đổi mới (1975) thì ngành du lịch nói chung là đã được nhiều cơ quan và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, bên cạnh đó có nhà nghiên cứu, nhà khoa học như: Keanchanh SINSAMPHAN và Sitha PHANTHABA “Địa lí Lào” NXB Thanh niên (1998) [12] đã đưa ra lí thuyết về du lịch Lào và các hình thức du lịch của Lào. Sinuk THILAVONG trong “Khu vực và các hoạt động kinh tế của con người trên thế giới ” NXB NUOL (1998) [19], đã đưa ra vai trò và tầm quan trọng của du lịch trên thế giới, hệ thống của du lịch và các hình thức du lịch trên thế giới. Amphonmali KHEOLA và Cheung SOMBUON KHAN đã nghiên cứu về “Kinh tế và tổ chức sản xuất nông nghiệp” với lí luận về vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc gia, NXB KHAONA (1985). PGS.TS. Khammany SULIDED “Địa lí kinh tế Lào” đã đưa ra vai trò của du lịch và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch của Lào, NXB Giáo dục (2010) [13]. Nhiều nhà nghiên cứu 4
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Lào đã viết sách về du lịch Lào nói chung, nói riêng là du lịch tỉnh Bo Kẹo, phần lớn là những cuốn sách viết về nơi du lịch nổi tiếng, thực trạng phát triển du lịch, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp... Tiêu biểu là một số cuốn sách sau: Tác giả Khăm Tăn XỔM VÔNG đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về tài nguyên du lịch, đặc biệt là trung tâm du lịch cố đô Bo Kẹo . Sách ‘‘Địa lý du lịch Lào’’ vào năm 1997 đề cập về tài nguyên du lịch của các tỉnh và đánh giá thuận lợi khó khăn cho phát triển du lịch CHDCND Lào. Năm 2008, tác giả Hum Phăn HƯA PA SÍT xuất bản cuốn “ Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo trong giai đoạn hiện nay ’’ giới thiệu về thực trạng phát triển du lịch, phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo từ những năm 2008 về trước. Năm 2011, tác giả Phadone INSAVEANG đã viết cuốn sách “ Di sản văn hóa cố đô bo kẹo với việc phát triển du lịch’’ nghiên cứu về tổng quan về cố đô bo kẹo và di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa cố đô Bo Kẹo với tư cách là sản phẩm du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cố đô Bo Kẹo phục vụ du lịch. Các cơ quan và các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến cũng du lịch Lào cũng như du lịch Bo Kẹo. Một số cuốn sách viết về phát triển du lịch, phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt là cuốn sách như: “ Phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam và Lào giai đoạn 2011-2020 ’’ của Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế (2011), trong đó đã có một số bài viết như: “ Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nghành du lịch của CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay’’ của Trần Mai Ước (2011)’’, “ Đề phát triển bền vững tại nước CHDCND Lào, của Nguyễn Văn Mạnh và Đỗ Thị Hồng Cẩm (2011) ’’, “Phát triển du lịch gắn với cộng đồng ở Lào theo hướng phát triển bền vững’’ của Bounchanh SINHTHAVONG (2011) ’’. Riêng về du lịch tỉnh Bo Kẹo, hiện đã có một số bài viết đề cập đến phát triển du lịch, nhưng chưa phân tích toàn diện và làm rõ tiềm năng cũng như mặt tồn tại của các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch trong giai đoạn hiện nay. Hiện tại, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo chưa có công trình nghiên cứu nào dưới dạng luận văn đề cập dưới góc độ địa lí. 5
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch; thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua tại tỉnh Bo Kẹo, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, qua đó, đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích về mặt lý luận khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du lịch và phát triển du lịch trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội ở Lào nói chung và ở cấp tỉnh nói riêng. - Rút ra những bài học đối với tỉnh Bo Kẹo qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của một số tỉnh của Việt Nam và một số tỉnh của Lào. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua. Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo. Phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo, đặt mối quan hệ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát triển trên phạm vi vùng, quốc gia. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài giới hạn không gian nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo. Về thời gian: Nghiên cứu phát triển du lịch chủ yếu từ năm 2010 - 2015 và phương hướng, giải pháp đến năm 2025. 6
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống cấu trúc: Đây là quan điểm thường được áp dụng trong nghiên cứu Địa lý. Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt nó trong mối quan hệ tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố khác trong hệ thống cấu trúc cao hơn cũng như thấp hơn. - Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Áp dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ chúng ta xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra quy luật phát triển và các nhân tố tác động tới sự phát triển KT - XH. - Quan điểm thực tiễn: Việc tìm hiểu các điều kiện tự nhiên và KT - XH phục vụ mục đích di lịch là việc làm có tính chất ứng dụng. Khi các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn được sử dụng vào mục đích du lịch sẽ đem lại hiệu quả thiết thực về KT - XH. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu chính - Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp cần thiết trong vấn đề tiếp cận và nghiên cứu đề tài sau khi thu thập cần phải xử lý các tài liệu, số liệu thống kê sao cho phù hợp với mục đích của đề tài. Từ đó lựa chọn các số liệu điển hình phục vụ cho phát triển du lịch. - Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động trong việc quan sát, điều tra, ghi chép để từ đó có nội dung nghiên cứu xác thực với thực tế. Đồng thời việc thực địa theo tuyến, theo điểm sẽ là phương pháp có hiệu quả nhất trong nghiên cứu vấn đề du lịch. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp, phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện một cách trực quan các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên biểu đồ, cũng như xác định đặc điểm và sự phân bố theo lãnh thổ của các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ. Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố. 7
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6. Đóng góp mới của luận văn - Khẳng định phát triển du lịch là tất yếu khách quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bo Kẹo. - Chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo trong thời gian tới. - Làm tài liệu tham khảo, là cơ sở góp phần xây dựng các quy hoạch phát triển du lịch, các chủ trương biện pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Bo kẹo giai đoạn 2010-2015 Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 8
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm về du lịch Thuật ngữ "Du lịch" trong tiếp Pháp là "Le Tour" – được hiểu là đi một vòng và quay về điểm xuất phát ban đầu. Theo nghĩa đen, thuật ngữ này chưa bao hàm được tính đa dạng, phong phú của các hình thức du lịch cũng như chưa phản ánh đầy đủ các biểu hiện khác nhau của hoạt động du lịch. Theo tiếng Hy lạp, thuật ngữ này là "tornos" – cũng có nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ "du lịch" trong tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán với sự ghép nối giữa "du – đi chơi, tham quan" và "lịch – ngắm nhìn, xem xét". Hai tác giả người Thuỵ Sỹ là Hunziker và Krapf đã xây dựng nền móng cho lý thuyết về du lịch với định nghĩa: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào. Định nghĩa này đã khái quát một cách chung nhất hoạt động du lịch, cụ thể là hoạt động đi du lịch của các chủ thể tham gia. Mặc dù chưa bao quát hết những đặc trưng và các loại hình du lịch nhưng định nghĩa này đặt cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu cơ bản tiếp theo. Theo Liên Hiệp quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of official Travel oragnization: IUOTO). Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống [6, tr.1]. Tại Hội nghị Liên Hiệp quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963) các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ các hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên 9
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [6, tr.1]. Quốc hội CHDCND Lào số 10/¦², ngày 9/11/2005, điều 2 nêu: Du lịch là du hành từ nơi sinh sống của mình đi đến nơi khác hay nước khác để thăm viếng, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, sự trao đổi văn hoá, thể thao, y tế, nghiên cứu giáo dục [21, tr.1]. Du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất: du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của con người ở một nơi khác, tức là cách xa nơi ở thường xuyên để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá, nghệ thuật, lịch sử, trao đổi công việc. Thứ hai: du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo nên ngành du lịch. Như vậy, du lịch được nhìn nhận từ rất nhiều góc nhìn khác nhau và do đó, có nhiều định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau và rất khó có thể đưa ra một định nghĩa bao quát. Trong phạm vi và giới hạn nghiên cứu của luận văn thạc sỹ Địa lí học, tác giả cho rằng Du lịch là một hoạt động tương tác giữa con người với tự nhiên ngoài môi trường sinh sống định cư, nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm của những người ngoài địa phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn: Du lịch là hình thức nghỉ ngơi năng động ngoài môi trường định cư. - Khái niệm hoạt động du lịch Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Hoạt động du lịch là một tồn tại 10
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khách quan của con người nằm trong nội tại của sự phát triển xã hội loài người. Hoạt động thông qua du lịch, nhu cầu giao lưu và hưởng thụ vật chất, tinh thần của con người phát triển cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương. Do vậy, hoạt động du lịch luôn được đặt ra và phát triển theo nhu cầu của con người [4, tr.5]. Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu du lịch là ngành kinh tế có tính tổng hợp, lấy khách du lịch làm đối tượng, cung cấp sản phẩm, du lịch cần thiết cho khách du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của họ. Kinh tế du lịch ở một số nước phát triển mạnh, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà do Chính phủ một số nước đã quan tâm phát triển du lịch theo hướng phát ngành kinh tế mũi nhọn. Do đó, ngành du lịch phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hoá đầu tư thành ngành du lịch quốc gia liên kết chặt chẽ với ngành thương mại du lịch của các nước trên thế giới. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch Cùng với sự phát triển của xã hội và sự tiến bộ về văn minh, vật chất, văn minh tinh thần của loài người, du lịch nghỉ phép, nghỉ ngơi mang tính vui chơi, giải trí dần dần trở thành thói quen của du lịch hiện nay. Đồng thời các hình thức du lịch với mục đích khác đó là hoạt động du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu đặc biệt của mọi người như du lịch văn hoá, du lịch thăm viếng di tích, du lịch điều dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch khảo sát… ngày càng đa dạng, nội dung của hoạt động phát triển du lịch ngày càng phong phú. [21, tr.46]. - Du lịch góp phần phát triển kinh tế, vừa bảo tồn giá trị văn hoá tinh thần Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho 11
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây. Du lịch đem lại văn hoá, tinh thần cho khách hàng (du khách). Thông qua việc giới thiệu nét văn hoá đặc trưng khác biệt của đất nước, địa phương cho khách tham quan làm cho họ hiểu phần nào về giá trị văn hoá tinh thần, bản sắc riêng của dân tộc. Từ đó, đem lại món ăn tinh thần cho du khách, mà sản phẩm du lịch là món ăn cho du khách thưởng thức. Trước đây, một số người cho rằng văn hoá là lĩnh vực đứng ngoài kinh tế. Bởi vì, họ quan niệm rằng, văn hoá là lĩnh vực không sinh lợi. Sự phát triển, tăng trưởng của hàng loạt các nước trên thế giới đã khiến mọi người phải nhận thức lại vai trò của văn hoá. Năm 1988, Tổ chức Giáo dục văn hoá Liên hiệp quốc (UNESCO) đã tuyên bố để mở đầu thập kỷ thế giới phát triển văn hoá nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của hai thập kỷ vừa qua cho thấy trong mọi xã hội ngày nay, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào, xu hướng chính trị và kinh tế nào, văn hoá và phát triển là hai mặt gắn liền nhau”. Xuất phát từ bài học kinh nghiệm của dân tộc, tiếp nhận thành tựu trí tuệ của thời đại, Đảng và Nhà nước Lào đã có nhận thức mới về vai trò của văn hoá trong phát triển. “Kinh tế và văn hoá gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng của văn hoá, văn hoá không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Phát triển trên cơ sở hài hoà kinh tế và văn hoá là sự phát triển năng động có hiệu quả và vững chắc nhất”[15]. - Du lịch gắn với điều kiện thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán. Điều kiện tự nhiên, khí hậu do thiên nhiên ban tặng cho mỗi vùng, lãnh thổ du lịch, một thiên nhiên thân thiện ít bị tàn phá của con người, sẽ có nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Một vùng du lịch được thiên nhiên ban tặng có một 12
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khí hậu mát mẻ, bốn mùa trong xanh, một bầu không khí trong lành, hoang sơ, sông nước hiền hoà, không bị ô nhiễm sẽ mang lại sự yêu mến của khách du lịch, khách đến một lần và lại muốn có một ngày được quay lại với môi trường thân thiện. Du khách muốn tìm hiểu phong tục tập quán riêng của vùng miền mà họ đến: phong tục tập quán của các bộ tộc như văn hoá cồng chiêng, múa sạp, ném còn… Ngày nay, phần lớn khách phương Tây cũng như các nước châu Âu rất thích du lịch thiên nhiên, họ muốn khám phá và tìm hiểu cái hoang sơ, sơ khai do thiên nhiên ban tặng. Du lịch gắn liền với phong tục tập quán, là những thói quen được đưa vào nếp sống hàng ngày. Mọi dân tộc đều có những thói quen cá biệt lúc ban đầu, về sau do sự tiếp xúc với nhau nên có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Phong tục tập quán có hai loại: Mỹ tục là những tập tục tốt, như thờ phụng tổ tiên và hủ tục là những tập tục xấu như mê tín dị đoan, tin vào bùa phép. Thế giới văn minh mỗi ngày thay đổi, và nếp sống cũng vậy, nhân loại ngày nay đều cố gắng phát huy mỹ tục và đẩy lùi hủ tục vào bóng tối lãng quên [23]. Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán và văn hoá dân tộc, di tích lịch sử văn hoá, các món ăn, các loại hình nghệ thuật, lối sống, nếp sống của các dân tộc mang bản sắc độc đáo còn lưu giữ đến ngày nay. Những nguồn lực ấy được phân loại theo chiều thời gian lịch sử, những văn hoá cổ được khôi phục lại lưu truyền và phát huy những văn hoá cổ đại, trung đại, cận đại. Chẳng hạn, nền văn minh Ai Cập cổ đại với kim tự tháp nổi tiếng, nền văn hoá Hy Lạp cổ đại hoặc phong tục tập quán ở Việt Nam, Lào như: Các lễ cưới của các dân tộc, các lễ hội, phong tục rước dâu, hay phong tục trước khi đi lấy vợ chú rể phải về nhà cô dâu ngủ trước vài tháng như dân tộc Thái của Việt Nam. Du lịch gắn liền với thiên nhiên, là tài nguyên thiên nhiên ban tặng để cho con người tiến hành các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều dưỡng, du ngoạn, tham quan bao gồm: sông, núi, hang động, thác, rừng, chim thú quý 13
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiếm, hoa thơm, cỏ lạ... Tóm lại, có thể chia ra ba nhóm chủ lực là: tài nguyên du lịch sông núi, tài nguyên du lịch khí hậu và tài nguyên du lịch sinh vật...cụ thể do thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông như đường sông, đường bộ, đường hàng không... là trung tâm của vùng kinh tế phát triển năng động, trên thế giới. Đây là một nhân tố cơ bản để phát triển du lịch. Quốc gia nào có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì quốc gia đó có nhiều tiềm năng lớn để thu hút được nhiều khách du lịch đến thăm quan. Về địa hình: ở một số nơi thường có cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó. Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có những đặc điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi... khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, đồi, núi, biển, đảo... Thường không thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích hợp với du lịch. Về khí hậu: những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch [6, tr.87]. Do ảnh hưởng của nhân tố địa lý tự nhiên và thời tiết, khí hậu nên du lịch ở hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Đối với một nước nhiệt đới, gió mùa đông bắc, khí hậu bốn mùa thay đổi (xuân, hạ, thu, đông). Khách du lịch nội địa, quốc tế đi du lịch tham quan thắng cảnh ai cũng hưởng thụ khí hậu ấm áp, thời tiết trong sạch, thoáng mát, loại trừ ô nhiễm môi trường, bên cạnh những tiềm năng du lịch rất lớn và đa dạng, thì tính thời vụ trong du lịch càng rõ nét. - Sản phẩm và dịch vụ du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố Khác với các ngành kinh doanh có hàng hoá là những vật phẩm cụ thể, người tiêu dùng muốn mua chỉ cần trực tiếp đến lựa chọn tại các cửa hàng bán 14
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 buôn hoặc bán lẻ, sau khi ưng ý có thể giao nhận bên mua và bên bán còn việc giao nhận của ngành du lịch là hết sức đặc biệt. Hàng hoá của ngành du lịch (lữ hành) là các chương trình du lịch, người mua là khách phải di chuyển theo chương trình đã mua và thông qua chuyến hành trình du lịch trên thực tế thì mới hoàn thành việc “giao nhận”. Hoàn thành trách nhiệm của người bán và người mua. Đặc biệt tính đặc thù của hàng hoá đó là chất lượng công việc của người hướng dẫn, nó phụ thuộc vào trình độ, năng lực, hành nghề của hướng dẫn viên. Sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch được cấu thành bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, anh ninh, chính trị ổn định…; yếu tố chủ yếu, trực tiếp bao gồm: phong cách phục vụ của các tour lữ hành, văn hoá các điểm đến, các danh lam thắng cảnh, sự thân thiện của địa phương nơi khách đến, những sản phẩm lưu niệm, những sản phẩm của các làng nghề, văn hoá cổ, những ngôi làng cổ, cái quan trọng hơn cả là sự thân thiện, mến khách, sự lôi cuốn thu hút du khách quay trở lại…Cơ sở hạ tầng, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác, tất cả những thứ đó làm cho sản phẩm du lịch trở nên phong phú, đa dạng. 1.1.3. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội - Về mặt kinh tế Các nước trên thế giới coi du lịch là ngành công nghiệp không khói, là “con gà đẻ trứng vàng”, tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công ăn việc làm, bán hàng, tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và các quan hệ kinh tế khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao, là ngành đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo tính toán của các tổ chức du lịch lớn trên thế giới, thu nhập của du lịch bao gồm cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa năm 2005 là 6,2 nghìn tỷ USD, tăng 5,4% so với năm trước, chiếm 3,8% GDP của thế giới. Nếu tính cả những đóng góp trực tiếp và 15
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 gián tiếp thì ngành du lịch chiếm 10,6% GDP toàn thế giới. Hàng năm ngành này tạo ra 74,2 triệu việc làm, chiếm 2,8% lao động trên toàn cầu [26]. Thực tế cho thấy hoạt động du lịch nó tác động rất mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng du lịch và của một đất nước. Nguồn thu nhập ngoại tệ từ khách du lịchh quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng hạn ở Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về du lịch quốc tế: Năm 1990, ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu là 43 tỷ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 64,4 tỷ USD, đến năm 2002 là 80,7 Tỷ USD. Tiếp đến là Tây Ban Nha, năm 1996 thu được 28,4 tỷ USD, năm 2002 con số này lên đến 38,7 tỷ USD. Ở Pháp năm 1996 thu được 28,2 tỷ USD, đến năm 2002 thu được 33,5 tỷ USD [2, tr.11]. Hiện nay du lịch được coi là một thị trường vừa rộng, vừa lớn với nhu cầu du lịch rất đa dạng và khả năng thanh toán của khách hàng khá cao, vừa mang tính đặc thù. Thị trường du lịch hoạt động trong không gian lãnh thổ, thị trường lại hoàn toàn có khả năng “xuất khẩu tại chỗ”, nhiều hàng hoá đặc biệt là hàng hoá mang tính chất đặc trưng của dân tộc phân bố rải rác khắp mọi miền của đất nước như các món ăn dân tộc, đồ lưu niệm (hàng thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá này thường có giá trị sử dụng không đáng kể đối với thị trường nội địa nhưng lại có giá trị cao, thuận lợi lớn do thoả mãn được sở thích hay thị hiếu nào đó của du khách nước ngoài. Mặt khác, có rất nhiều loại hàng hoá phục vụ du khách không thể vận chuyển đi bán ở thị trường thế giới được thì có thể bán với giá cả cao, thu lợi nhuận lớn tại nước mình như cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, di tích lịch sử, công trình văn hoá nổi tiếng, phong tục tập quán đặc sắc... Ngày nay, ở nhiều nước công nghiệp, thu nhập từ du lịch thường chiếm 20% hoặc cao hơn trong tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Hoạt động du lịch tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, xây dựng các nghề thủ công truyền thống, mở rộng thị trường tiêu thụ 16
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hàng hoá, quảng bá sản phẩm của quê hương đất nước mình làm ra đến với bạn bè thế giới, là kênh quảng cáo hữu hiệu ra nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động làm tăng thêm cơ hội đầu tư…tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. - Về mặt xã hội Du lịch phát triển sẽ góp phần tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, làm giảm thất nghiệp đáng kể, thu hút một số lượng lao động rất lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch nhìn nhận như một ngành kinh doanh sinh lợi cao. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trao đổi, bổ sung các kiến thức cần thiết như ngôn ngữ giao tiếp văn hoá, lịch sử... Du lịch làm cho con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, mở mang kiến thức. Hoạt động du lịch là một yếu tố đòi hỏi nhiều lao động dịch vụ với nhiều ngành nhiều trình độ khác nhau, do đó du lịch càng phát triển thì càng có nhiều cơ hội tạo việc làm cho xã hội, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc nhất hiện nay. Du lịch phát triển, tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá, tăng cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi thêm kinh nghiệm làm ăn buôn bán của nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, thông qua đó góp phần quan trọng nâng cao dân trí. Tuy những mặt này được tiến hành một cách không chính thức, nhưng thường có hiệu quả cao. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp và rộng rãi với du khách trong nước và ngoài nước, mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hoá, những lối sống tốt đẹp, phong cách giao tiếp lịch sự văn minh của văn hoá nói chung, ngày càng mở rộng ra những lĩnh vực mang tính nhân văn cao mà trước đây chúng ta thường xem nhẹ như sự hiểu biết và thái độ ứng xử đối với việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, đối với các công trình văn hoá nghệ thuật của dân tộc, đối với môi trường sinh thái... Thông 17
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 qua đó, để giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào về lịch sử văn hoá đất nước mình, biết bảo vệ các di sản văn hoá, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sống của đất nước… Từ đó, tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ trong xã hội. Phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác, ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hoá khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch góp phần xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi diện mạo của một vùng, một quốc gia ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hạn chế đầu tiên về mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, ma tuý. Thậm chí, ở một số nước còn tổ chức nhà chứa phục vụ khách. Nguy hiểm hơn, giờ đây còn xuất hiện ngày càng gia tăng nhiều tội phạm về giết người, con cái hư hỏng, đua đòi học theo những thói hư thật xấu, ăn chơi xa đoạ, tha hoá nhân phẩm, nhất là phụ nữ, không đúng với phong tục tập quán của con người Á Châu, dịch vụ karaoke xuất hiện không tuân thủ theo các quy định của Nhà nước… Đây là một số vấn đề biểu hiện xấu của xã hội ngày nay. 1.1.4. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch 1.1.4.1.Vị trí địa lý Đây là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển du lịch. Vị trí địa lý bao gồm vị trí địa lý về mặt tự nhiên (các chỉ tiêu về giới hạn tọa độ, giới hạn lãnh thổ…) và vị trí địa lý kinh tế - xã hội, chính trị. Đối với hoạt động du lịch, có hai yếu tố về vị trí cần xét đến là điểm đến nằm trong khu vực phát triển về du lịch ở mức độ nào và khoảng cách từ điểm đến tới nơi phát sinh cầu du lịch ngắn hay dài. 1.1.4.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có sức hấp dẫn du khách đã, đang và sẽ được khai 18
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thác, cũng như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền vững. - Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và mối liên hệ giữa chúng được lôi cuốn vào để phục vụ cho mục đích du lịch. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: địa hình, nguồn nước, khí hậu, sinh vật là các yếu tố có ảnh hưởng nhất đến hoạt động du lịch. Trong tài nguyên du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên thế giới, công viên địa chất có ý nghĩa quan trong trong phát triển du lịch. - Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) quy định tại điều 13, chương II: “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”. Trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa vật chất và phi vật thể được UNESSCO công nhận, bảo tồn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch. 1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị a) Dân cư và lao động Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội. Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân có có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra, cần nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu nghỉ ngơi du lịch. 19
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b) Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Nền sản xuất xã hội càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của dân cư càng lớn, chất lượng dịch vụ càng đa dạng. c) Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội Du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hòa bình, ổn định trong tình hữu nghĩ giữa các dân tộc. Ngược lại, du lịch có tác dụng ngược trở lại đến việc củng cố hòa bình. Thông qua du lịch quốc tế, con người thể hiện nguyện vọng của mình được sống, lao động trong hòa bình và tình hữu nghị. Điều kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý và nhu cầu của du khách. Bên cạnh đó, các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng thần…) gây mất an toàn cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của cac quốc gia, vùng lãnh thổ. d) Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch. Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch mang tính chất kinh tế - xã hội và là sản phẩm của sự phát triển xã hội, đó là nhu cầu của con người về khôi phục sức khỏe và khả năng lao động, thể chất và tinh thần bị hao phí trong quá trình sống. e) Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế Những tiến bộ tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỷ XX và sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là những yếu tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu và hoạt động du lịch. f) Đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực, còn rất nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao động 20
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 căng thẳng… Từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Nhu cầu này đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày đã trở nên phổ biến. g) Điều kiện sống Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới trình độ nhất định. Một trong những yếu tố then chốt là mức thu nhập thực tế của mỗi người trong xã hội. Không có mức thu nhập cao thì khó có thể nghĩ đến việc nghỉ ngơi, du lịch. Nhìn chung, ở các nước phát triển có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, nhu cầu và hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. h) Thời gian rỗi Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch. Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con ngưuời nâng cao học vấn, phát triển trí tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí. 1.1.4.4. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, du lịch cũng không ngoại lệ bởi nó cần phải có các nền tảng thuận lợi để phục vụ du khách, bao gồm: - Hệ thống giao thông vận tải - Hệ thống thông tin liên lạc - Hệ thống điện và cấp thoát nước 1.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch được sử dụng rất khác nhau giữa các nước. Đối với nước ta, trong Báo cáo Quy hoạch tổng thể Du lịch Việt Nam đến năm 2010, các nhà khoa học đã đưa ra 5 cấp phân vị trên quy mô lãnh thổ quốc gia bao gồm: điểm du lịch - trung tâm du lịch - tiểu vùng du lịch - á 21
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 vùng du lịch - vùng du lịch. Điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) còn đưa thêm khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch trong thực tế ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh. 1.1.5.1. Điểm du lịch “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005). Điểm du lịch có thể phân thành hai loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng. Điểm du lịch quốc gia phải đủ các điều kiện sau: có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100 nghìn lượt khách tham quan một năm. Điểm du lịch địa phương phải đủ các điều kiện: có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10 nghìn lượt khách tham quan một năm. 1.1.5.2. Tuyến du lịch “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở liên kết dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” (Luật Du lịch Việt Nam, 2005). Như vậy, để phát triển các tuyến du lịch thì trước hết phải hoàn thiện hệ thống giao thông và xây dựng các điểm nhấn là các điểm du lịch có sức thu hút. Tuyến du lịch về mặt không gian lãnh thổ có thể chia làm nhiều loại như: tuyến du lịch quốc gia nối các điểm, các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia, với các cửa khẩu quốc tế; tuyến du lịch nội vùng; tuyến du lịch liên vùng; các tuyến du lịch địa phương, nội tỉnh…[19] 1.1.5.3. Khu du lịch “Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi 22
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trường”. (Luật Du lịch Việt Nam, 2005) Hiện nay, ở nước ta phổ biến các khu du lịch được xây dựng trên nền tảng các cảnh quan tự nhiên hấp dẫn, các di tích hoặc cụm di tích văn hóa - lịch sử, nơi có các danh lam thắng cảnh… và xây dựng thêm các công trình nhân tạo khác để phục vụ nhu cầu ăn, nghỉ và vui chơi của du khách. 1.1.5.4. Trung tâm du lịch Đây là một cấp hết sức quan trọng. Đặc trưng của trung tâm du lịch là nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài. Trung tâm du lịch có quy mô nhất định về mặt diện tích, có thể tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố trực thuộc tỉnh. Có hai loại trung tâm du lịch, đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng) và trung tâm có ý nghĩa địa phương (như Cần Thơ…). [19] 1.1.6. Tiêu chí đánh giá - Số lượng khách du lịch: Về cơ cấu nguồn khách cụ thể số lượng khách nội địa, khách quốc tế đến với địa phương, thời gian lưu trú cụ thể. Về cơ cấu thị trường, phân tích cụ thể khách nội địa chủ yếu ở thị trường nào, khách quốc tế ở thị trường nào. - Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch: Cơ sở lưu trú gồm có nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ với số lượng phòng, chất lượng phòng ở. Cơ sở ăn uống như số lượng nhà hàng, quán bar.. Cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm gồm các phân tích cụ thể về số lượng chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, sản phẩm đặc trưg của khu vực… - Doanh thu du lịch: Giá trị đóng góp của du lịch trong GDP cho ngành và cho địa phương… 23
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Lao động: Số lượng hướng dẫn viên, nhân viên nhà hàng, khách sạn… Các tiêu chí trên góp phần phản ánh bức tranh về hiện trạng phát triển du lịch một địa phương cụ thể sao cho phù hợp thế mạnh riêng của từng địa phương. Với địa bàn nghiên cứu là tỉnh Bo Kẹo, đề tài tập trung phân tích tiêu chí số lượng khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, số lao động hoạt động trong ngành du lịch… 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát phát triển du lịch của một số tỉnh ở Lào - Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pa Bang (di sản thế giới) Tỉnh Luang Pra Bang là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và trung tâm du lịch lớn của miền Bắc nước CHDCND Lào. Với những tiềm năng về tự nhiên, văn hoá, kinh tế - xã hội, vừa là thành phố cố đô ngàn năm lịch sử lâu đời, là di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, tỉnh Luang Pra Bang có đầy đủ điều kiện tốt để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tỉnh Luang Pra Bang nằm ở vị trí địa lý Bắc Lào của châu thổ sông Nằm Khan và sông Mê Kông. Tỉnh Luang Pra Bang còn là cổng thành của 8 tỉnh miền Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Phông Xa Ly và tỉnh Sơn La (CHXHCN Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Hua Phăn, phía Nam giáp tỉnh U Đôm Xay và tỉnh Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Viêng Chăn. Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đã nêu trên, tỉnh Luang Pra Bang có điều kiện rất thuận lợi cho khách du lịch nghỉ mát. Về điều kiện kinh tế - xã hội, tỉnh Luang Pra Bang có dân số đứng thứ 3 trên cả nước tốc độ tăng khá nhanh, từ năm 2000 trở lại đây tăng 1,65 lần và tốc độ tăng bình quân 3,35%. Kinh tế tỉnh Luang Pra Bang đã đạt được tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%/ năm. Qua các số liệu của các năm tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định và tăng trưởng liên tục là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển du lịch là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng. Đây là cơ sở để nâng cao đời sống vật chất cho người dân. 24
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngoài các tài nguyên thiên nhiên nêu trên, còn có những tài nguyên hấp dẫn thu hút khách như: Chi nhánh Bảo tàng Vua Xỉ Xa Vang Vắt Tha Na và bức tượng Xỉ Xa Vang vông nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật hình ảnh cuộc đời sinh sống của Vua Luang Pra Bang. Các hoạt động lễ hội, các điểm đến du lịch như: Du lịch thắng cảnh Tạt Quang Xi, Thăm Pha Thoc, Mương Ngoi câu những căn cứ cách mạng, Thăm Tinh Mương Pác U, các loại hình nghệ thuật sân khấu hiện đại và truyền thống mà có thể thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Luang Pra Bang hàng năm. Riêng năm 2007, khách quốc tế là 186.819 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 100USD, và khách nội địa (trong nước) là 124.826 lượt khách thăm quan với chi tiêu bình quân một ngày là 150.000 kip. Đồng thời tỉnh Luang Pra Bang không chỉ là điểm đến cho khách du lịch mà còn là điểm trung tâm xuất phát cho chuyến đi du lịch các tỉnh miền Bắc, miền trung, đó chính là cổng vào, ra của du khách trong nước và quốc tế. [22] - Kinh nghiệm phát triển du lịch Cánh đồng chum Xiêng Khoảng Tỉnh Xiêng Khoảng là một tỉnh có tài nguyên thiên nhiên rất đẹp, có khí hậu trong lạnh mát mẻ và có truyền thống lịch sử, văn hoá, thiên nhiên, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, với vị trí địa lý phù hợp như: Phía Đông giáp Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. phía Bắc giáp tỉnh Hoà Phăn, phía Nam giáp tỉnh Bo Li Khăm Xay, phía tây giáp tỉnh Luang Pra Bang và tỉnh Viêng Chăn. Các tỉnh đã nêu trên có nền kinh tế du lịch phát triển nhanh, đồng thời cũng có sự liên kết phát triển du lịch với nhau và hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh trong nước và nước láng giềng. Tỉnh xiêng Khoảng có đường quốc gia chạy qua như: Đường số 1D, đường số 7(m 13), đường 1c và đường số 5 và có 2 bến xe trong tỉnh, 1 bến xe đi các tỉnh, có 1 sân bay. Tỉnh có mạng lưới điện, nước sạch, bưu chính, viễn thông khá thuận lợi có thể đáp ứng cho việc phụ vụ khách du lịch đến tham quan. 25
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Thời gian qua Sở Du lịch tỉnh đã tranh thủ sự chỉ đạo Tổng cục Du lịch quốc gia, của UBND tỉnh, phối hợp tốt với các sở, ngành liên quan trong việc thống nhất quản lý nhà nước về du lịch nên du lịch của tỉnh phát triển khá vững mạnh và hiệu quả. Các công việc quản lý du lịch, phát triển du lịch của tỉnh đều có kế hoạch sát thực với thực tiễn. Đồng thời, trong tổ chức thực hiện phát triển du lịch đều có sự hợp tác của quần chúng nhân dân. Do đó, tỉnh đã đánh giá đúng hiệu quả và tồn tại của việc phát triển du lịch trên địa bàn. Ngoài ra, các công việc đều được, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, theo dõi đánh giá , báo cáo thường xuyên cho cấp trên. Hiện tại, du lịch Tỉnh Xiêng Khoảng được coi là một ngành công nghiệp phát triển nhanh, là một trong ba ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh. + Ngoài những chính sách chung mang tính vĩ mô như ở tỉnh Luang Pra Bang đã nói ở trên, du lịch Cánh Đồng Chum tỉnh Xiêng Khoảng được chính quyền sở tại đi sâu vào khai thác như du lịch sinh thái, du lịch khám phá. + Mở rộng sự hợp tác với các địa phương lân cận để tạo thành cụm du lịch sinh thái hài hoà tạo lên những tour du lịch thực sự hấp dẫn. + Giáo dục tuyên truyền người dân nhận thức về tiềm năng lợi nhuận kinh tế du lịch mang lại để người dân hiểu được và giữ gìn những danh lam thắng cảnh, không tàn phá nó, coi đó như là nguồn mưu sinh của họ, họ là những người hướng dẫn viên du lịch thực thụ của địa phương mình. + Ngoài ra trong tâm trí mỗi người dân cần coi trọng giữ gìn vệ sinh công cộng, vì đây là điều mà những khách nước ngoài rất quan tâm, nhất là trong các bữa ăn, điều này hầu hết các địa phương chưa làm được. 1.2.2. Khái quát phát triển du lịch một số tỉnh của Việt Nam - Kinh nghiệm của tỉnh Sơn La (Giáp CHDCND Lào) Sơn La có mạng lưới sông suối dày đặc, nguồn nước dồi dào. Đến với Sơn La, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội rất cuốn cút 26
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 của đồng bào Thái, H’mông, Khơ Mú... và để hưởng thức hương vị men rượu cần thơm của lá cây rừng, cùng với những làn điệu dân ca mời rượu làm say đắm lòng người. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc phía Bắc Việt Nam nhưng giao thông cũng khá thuận lợi, có đường bộ với quốc lộ số 6, đường hàng không với sân bay Nà Sản. Với điều kiện thuận lợi như vậy, Sơn La còn có nhiều tiềm năng về thắng cảnh, thành phố Sơn La là một vùng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi đá vôi, nơi có nhiều hang động kỳ vĩ. Thành phố Sơn La ở độ cao 600 m so với mực nước biển, có sông Nậm Na chạy qua. Giữa lòng thị xã nổi lên một ngọn đồi cao. Trên đó, năm 1908 thực dân Pháp cho xây một nhà tù kiên cố để giam cầm các chiến sĩ cộng sản và các nhà yêu nước Việt Nam, các công ty lữ hành ở đây biết khai thác những di tích lịch sử, những di vật sống như hệ thống nhà tù, khơi lại nơi đây một thời mà các chiến sĩ cách mạng Việt Nam phải chịu đựng. Quy hoạch ở đây tạo nên một quần thể du lịch thực sự thu hút khách tham quan với việc kết nối tuor giữa khu di tích lịch sử thời kỳ chống Pháp với các di tích khác như chùa Chiền Viện, Tháp Mường … Chính quyền tỉnh Sơn La thực sự quan tâm đến ngành du lịch, họ chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, khu vui chơi giải trí, chú trọng phát triển tổng thể khu du lịch như ở Mộc Châu với những cách đồng bạt ngàn chè, vừa là nguyên liệu cho ngành sản xuất chè, vừa tạo cảnh quan cho một vùng du lịch, ở đây được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu quanh năm mát mẻ. Sơn La có nhiều phong tục tập quán khác nhau, bởi vì có nhiều dân tộc sinh sống mỗi dân tộc có lễ hội riêng của mình như: lễ hội Hoa Ban (xên Bản, Xên Mường) của người Thái. Lễ hội Tung Còn, Tìm Bạn của dân tộc Tày Tây Bắc. Tết Cơm Mới của người Khơ Mú. Ngoài những tiềm năng du lịch phong phú sẵn có của tỉnh Sơn La, Chính quyền còn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng được ưu tiên phát triển cho tỉnh miền núi Tây Bắc này. 27
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An (tiếp giáp CHDCND Lào) Nghệ An cũng là tỉnh tiếp giáp với Lào như Sơn La. Về tài nguyên du lịch, Nghệ An có nguồn tài nguyên rất phong phú với hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều thảm thực vật, hệ động vật. Cấu tạo địa chất phức tạp với nhiều núi cao, vực sâu tạo cho Nghệ An có nhiều thác nước đẹp như ở Pù Mát, thác Sao Va, Ba Cảnh, Thác Đũa... Nghệ An cũng có nhiều suối nước nóng do vết nứt địa tầng kiến tạo nên. Tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử cũng rất phong phú, được thừa hưởng bề dày phát triển. Tính đến năm 2008, Nghệ An có khoảng 1.000 di tích lịch sử đã được nhận biết, trong đó có 131 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Một số di tích nổi bật có thể kể đến như khu Kim Liên, thành cổ Nghệ An, Làng Vạc, khu Mai Hắc Đế, Đền Cuông – An Dương Vương. Ngoài ra, Nghệ An còn có nguồn tài nguyên văn hóa phi vật thể tiêu biểu và phong phú với khoảng 24 lễ hội trong năm. Làng nghề truyền thống ở Nghệ An cũng khá phát triển với nhiều địa điểm có thể phát triển du lịch như làng đan nứa ở Xuân Nha, làng dệt thổ cẩm của người Thái ở Quỳ Châu, làng nghề trạm đá ở Diễn Châu... Với những tiềm năng to lớn đó, trong thời gian qua, Nghệ An đã có những biện pháp tích cực nhằm khai thác, phát triển tiềm năng, thu hút đông đảo du khách.[25] 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bo Kẹo Từ kinh nghiệm của các tỉnh trên như: tỉnh Luang Pra Bang, tỉnh Xiêng Khoảng CHDCND Lào, tỉnh Xiêng khoảng, hay hai tỉnh của Việt Nam giáp với Lào là tỉnh Sơn La và tỉnh Nghệ An, một số bài học về phát triển du lịch có thể rút ra cho tỉnh Bo Kẹo, đó là: - Thứ nhất, cần có chiến lược dựa trên tầm nhìn dài hạn và quy hoạch phát triển cụ thể về du lịch của tỉnh Cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch một cách tổng thể và chi tiết. Xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy du lịch phát triển. Chiến lược phát triển du lịch cần có tầm nhìn dài hạn, trên cơ sở đó, ngành du lịch và các ngành liên quan sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Nếu thiếu chiến lược dài hạn, các quy hoạch sẽ chồng chéo, vụn vặt, phá vỡ quy hoạch tổng thể 28
  • 39. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 và để lại hậu quả khó khắc phục trong tương lai dài. Quy hoạch phát triển cụ thể, chi tiết cũng rất quan trọng, nó vừa khẳng định cam kết của chính quyền địa phương, vừa cho thấy những biện pháp phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội dựa trên hệ thống thông tin minh bạch, quy hoạch rõ ràng. Thứ hai, vai trò của chính quyền địa phương, của sở chuyên ngành đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập những tiền đề cần thiết cho phát triển du lịch. Chính quyền địa phương cần có những biện pháp đồng bộ để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng cần được thực hiện trước một bước. Về đầu tư kết cấu hạ tầng, kinh nghiệm của một số địa phương nêu trên cho thấy, chính quyền cấp tỉnh cần đảm nhận các lĩnh vực đầu tư không sinh lời, ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn, quy mô vốn lớn (những lĩnh vực này tư nhân không thể hoặc không muốn làm) như điện, nước, hạ tầng viễn thông, hạ tầng giao thông... Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cùng với việc ban hành các chính sách phù hợp là tiền đề cần thiết, thể hiện cam kết nghiêm túc của chính quyền địa phương đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, đào tạo nhân lực tại chỗ nhằm phục vụ du lịch được xem là điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch địa phương. Đối với du khách, lao động trong ngành du lịch là cầu nối giữa họ với cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, tập quán, ẩm thực địa phương, và trong nhiều trường hợp, cảm tình của du khách đối với một điểm du lịch, một địa phương chịu sự chi phối mang tính quyết định của đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước đối với du lịch. Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch không những đảm bảo sự bền vững cho ngành du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch cũng như đảm bảo môi trường cho hoạt động du lịch. Tăng cường 29
  • 40. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 công tác quản lý nhằm mang lại một kỳ nghỉ thú vị, an toàn, tạo sự thoải mái đối với du khách vừa là nội dung cấp bách trước mắt, vừa là điều kiện đảm bảo để tăng lượng khách trong tương lai. Giữ gìn, bảo vệ môi trường, tôn tạo các khu di tích, các danh lam thắng cảnh, bảo tồn và phát huy các giá trị vật chất, tinh thần của địa phương cũng là những kinh nghiệm quý trong phát triển du lịch ở địa phương. Việc quản lý giá phòng nghỉ, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí.... chính quyền địa phương cần phải có cơ chế, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách, nghiêm cấm việc chèo kéo khách, nâng giá, kinh doanh kiểu chụp giựt. Kinh nghiệm cho thấy, ngoài các tài nguyên du lịch sẵn có (tài nguyên tự nhiên và nhân văn), yếu tố đảm bảo cho một điểm đến an toàn có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Do vậy, tăng cường quản lý nhà nước nói chung, giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm đến là những kinh nghiệm cần được tham khảo và phát huy. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Có thể nói, cho đến nay du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao cho mỗi quốc gia (ngành công nghiệp không khói), quốc gia nào biết cách phát triển và khai thác tốt thì nó đem lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Sản phẩm du lịch gắn liền với thiên nhiên, khí hậu, phong tục tập quán vùng miền riêng biệt, bởi vậy ta phải biết khai thác những điểm mạnh của từng vùng, miền, có như vậy mới thu hút được khách tham quan, đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên ở tỉnh Bo Kẹo có rất nhiều điểm du lịch khác với Việt Nam và cũng có thế mạnh riêng: là một tỉnh có nhiều bộ tộc anh em chung sống, mang đậm bản sắc dân tộc, mỗi bộ tộc có một phong tục tập quán, có nét văn hoá riêng. Khách du lịch phương Tây rất thích tìm hiểu nền văn hoá các dân tộc sinh sống ở đây. 30
  • 41. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH BO KẸO GIAI ĐOẠN 2010-2015 2.1. Nhân tố tác động đến phát triển du lịch tỉnh Bo Kẹo 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Trước khi đất nước được giải phóng, tỉnh Bo Kẹo là một huyện thuộc tỉnh Huo Khoong và là điểm chiến lược của quân đội đế quốc và tay sai, nơi tập huấn về quân đội, là nơi để chống lại lực lượng cách mạng ở các tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào, nơi tuyên truyền văn hoá phương tây, buôn bán trái phép, ngoài ra còn là địa điểm chiến lược của tay sai như: Vùng Nặm Nhù, Vùng Nặm Tui, Vùng Na Vô, trở thành vùng có tình hình chính trị phức tạp và có ảnh hưởng không ít tới việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau giải phóng đất nước năm 1975, tỉnh Bo Kẹo là một phần của tỉnh Luang Nặm Tha. Năm 1983, tỉnh Bo Kẹo được tách ra từ tỉnh Luang Nặm Tha. Lúc đầu, tỉnh có 3 huyện, ngày 5/7/1983 Chính phủ đã bàn giao 2 huyện của tỉnh U Đôm Xay cho tỉnh Bo Kẹo quản lý là: huyện Pha U Đôm và huyện Pác Tha, từ đó được tổ chức sắp xếp hoạt động và thay đổi chế độ theo tình hình thực tế từng giai đoạn và thành lập tỉnh Bo Kẹo ngày 15/6/1983. Tỉnh Bo Kẹo có đường biên giới với các nước láng giềng: Phía Tây giáp tỉnh Xiêng Rai (Thái Lan), phía Bắc giáp tỉnh Tha Khì Lêch (My an ma), phía Đông giáp tỉnh Luang Nằm Tha và U Đôm Xay, phía Nam giáp tỉnh Say Nhạ Bu Li. Tỉnh Bo Kẹo có biên giới giáp với hai nước là cửa khẩu quốc tế ra - vào theo bản đồ là ở miền Tây Bắc của CHDCND Lào, với độ cao 410 m so với nước biển, có đường quốc lộ R3 chạy qua tỉnh dài 84 km và đường từ tỉnh Bo Kẹo đến Bo Tên. Tỉnh Luang Nam Tha dài 228 km cửa khẩu Trung Quốc, làm đường giao thông cấp quốc gia và cấp khu vực và là cầu nối các nước ven sông Mê Kông như: (Trung Quốc: Xiêng Hung, kun Minh. Vương Quốc Thái Lan như Xiêng Rai, Xiêng Mai, Bang Góc. Nước My an ma tỉnh Tha Kì Lêch và nước CHXHCNVN) và đường Sông Mê Kông dài 243 km, ngoài ra Bo Kẹo có cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu cấp địa phương qua sông Mê Kông có thể đi thuyền qua lại với cả 5 nước thành viên ASEAN. Đường thuỷ và đường bộ có vai trò rất 31
  • 42. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 quan trọng đối với vận chuyển hàng hoá và khách du lịch để mở rộng quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực. Bo Kẹo có dịch vụ khách quá cảnh và nhập cảnh khách du lịch qua nước thứ ba 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình: Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh miền núi với núi đồi chiếm 70% của diện tích cả tỉnh, nằm ở phía Tây Bắc của CHDCND Lào, có diện tích 6.196 km2 (61,960,0 ha). Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bo Kẹo, Lào (Nguồn: Tác giả biên vẽ) 32
  • 43. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Khí hậu: Tỉnh Bo Kẹo có khí hậu nhiệt đới gió mùa, bị ảnh hưởng của gió Đông và bị ảnh hưởng các vùng đất liền của Trung Quốc, Thái Lan, Myanama. Tuy nhiên, do khối không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục mà hàng năm ở đây có bốn mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Khí hậu rất thuận lợi phù hợp với việc trồng trọt, chăn nuôi và cũng rất thích hợp với du khách tham quan, nghỉ ngơi, bởi khí hậu mát mẻ, mây nhiều được gọi là biển mây. Sự thay đổi nhiệt độ không lớn, chênh lệch các tháng nối tiếp nhau từ 1 - 40 C, nhiệt độ thấp nhất 110 C, nhiệt độ cao nhất là 390 C, tổng lượng nước mưa hàng năm đo được 1.857,7 mm/năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Tổng lượng mùa mưa trung bình chiếm 90% của lượng mưa cả năm, mùa khô, với 6 tháng còn lại chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm nói chung. Lượng mưa bình quân thay đổi theo thời gian và không gian. Phân phối lượng mưa các tháng trong năm không đều và tổng lượng mưa hàng năm cũng thay đổi khá lớn. Tại trạm Huổi Sai đo được lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1.857,7 mm/năm, lượng mưa lớn nhất đạt 2.409,80 mm (1997) và lượng mưa nhỏ nhất đạt 1.434,8 mm (2003) (xem biểu 2.1). 450 358 421.2 400 350 239.4 225 250.1 300 250 117.1 200 117.8 150 26.9 45.1 100 10.9 31 15.2 50 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Biểu đồ 2.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (Nguồn: [22]) 33
  • 44. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tại trạm khí lượng Bo Kẹo, trung bình giờ chiếu nắng trong một ngày hàng năm khoảng 6 7 giờ. Trong mùa mưa, do nhiều mây cho nên mức độ chiếu nắng xuống mặt đất giảm còn trong mùa khô nắng có thể chiếu từ 7 10 tiếng đồng hồ/ ngày. Với chế độ nắng như vậy rất thuận lợi cho cây trồng phát triển (xem biểu đồ 2.2) 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 7.5 7.7 6.5 7.6 6.2 6.7 7.5 6.6 5.5 5.4 4.0 3.1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Biểu đồ 2.2: Số giờ năng trung bình trong các năm (Nguồn: [22]) - Tài nguyên nước: CHDCND Lào cũng như tỉnh Bo Kẹo có nước và tài nguyên nước rất phong phú, tài nguyên nước ngọt và có chất lượng cao. Sông có tác dụng quan trọng nhất ở tỉnh là sông Mê Kông trong đời sống của nhân dân các dân tộc như: dùng cho lưu thông đường thuyền chở hàng và dịch vụ du khách giữa các tỉnh (tỉnh Bo Kẹo, tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Xay Nha Bu Li, tỉnh Luang Pra Bang), đường lưu thông qua cửa khẩu (quá cảnh) và đi du lịch giữa 4 nước như: (CHDCND Lào, Thái Lan, Myanama và Trung Quốc). Ngoài ra, tỉnh còn có khoảng 10 lưu vực sông ngòi đan xen chạy qua như: Nặm Tha, Nặm Nhù, Nặm Ngao, Nặm Nhon, Nặm Kâng, Nặm Tin, Nặm Kha, Nặm Hạt, Nặm Chòng, Nặm Can có nhiều khúc tạo thành thác, ghềnh thuận lợi xây dựng thuỷ điện và thuỷ lợi cho việc tưới tiêu và sử dụng của nhân dân hàng ngày. - Tài nguyên rừng: là một nguồn tài nguyên rất quý, rừng tập trung ở ba huyện như: huyện Huổi Sai, huyện Tổn Phầng, huyện Mương Mâng với diện tích là 132.200 ha. 34