SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Đô thị
Xã hội loài người đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong quá trình đó,
phương thức sản xuất và kiểu quần cư của con người luôn có sự thay đổi, chất lượng
cuộc sống của con người luôn được cải thiện. Từ những phương thức sản xuất thô sơ
đến những phương thức sản xuất hiện đại, từ những kiểu quần cư trong không gian ít
tiện nghi và phụ thuộc vào tự nhiên đến những kiểu quần cư hiện đại, thuận lợi, tiện
nghi, tập trung và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Kiểu quần cư hiện đại đó được gọi là quần
cư thành thị hay đô thị. Như vậy, có thể hiểu đô thị là không gian sống và một hình
thức cư trú của con người.
Có rất nhiều thuật ngữ để chỉ đô thị. Trên thế giới, các thuật ngữ chỉ đô thị như
city, town (tiếng anh), urbanized area, urban cluster (trong tiếng Mỹ), unité urbaine
(“đơn vị thành phố” trong tiếng Pháp).... Ở Việt Nam, các thuật ngữ chỉ đô thị hay
được sử dụng là thành phố, thị xã, thị trấn.
Đối với địa lý học, nghiên cứu về đô thị là để làm rõ quá trình phát sinh, phát
triển, phân bố đô thị, chức năng của các đô thị, cấu trúc đô thị và các vấn đề khác của
đô thị như kinh tế đô thị, môi trường đô thị... Theo đó, có thể hiểu chung nhất: “đô thị
là không gian sống của con người, là nơi tập trung dân cư đông đúc, gắn với chức
năng sản xuất phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định” [28].
Có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đô thị và có quan điểm không hoàn
toàn giống nhau [21]:
Theo Ratzel (1960), quan niệm đô thị là sự tích tụ lâu dài của người và chỗ ở
của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn. Nếu dân số
chưa đầy 2.000 người thì điểm dân cư đó mất tính chất đô thị.
Richtofen (1968) lại định nghĩa: “đô thị là một nhóm tập hợp những người có
cuộc sống không phụ thuộc vào nông nghiệp, mà trước hết dựa vào công nghiệp” và
ông cũng cho rằng “người dân đô thị phải dựa trên hoạt động sản xuất phi nông nghiệp
và các nhu cầu sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài cung cấp”.
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Yu.G.Xauskin quan niệm: đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao
và dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Như vậy, theo Xauskin thì
nhân tố quan trọng nhất để xác định đô thị đó chính là mật độ dân số và tỉ lệ hoạt động
phi nông nghiệp.
Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) có ghi: Đô thị là một không gian cư trú
của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi
nông nghiệp.
Tác giả Phạm Ngọc Côn định nghĩa: “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật
độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước hoặc của một tỉnh, một huyện”.
Về quản lí nhà nước, nội hàm của đô thị, các tiêu chuẩn định lượng đô thị luôn
thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội.
Quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ), quy định đô thị là các điểm dân cư với các yếu tố cơ bản sau:
+ Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Vùng lãnh thổ của đô thị
gồm nội thành hoặc nội thị với đơn vị hành chính là quận, phường và ngoại thành hoặc
ngoại thị với đơn vị hành chính là huyện, xã.
+ Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn).
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi
sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển.
+ Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị
được xác định dựa trên mức độ tối thiểu của từng đô thị như : mật độ đường phố
(km/km2
), chỉ tiêu cấp nước (lít/người/ngày), chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (kwh/người),
chỉ tiêu nhà ở (m2
/người)...
+ Mật độ dân cư được xác định theo từng đô thị phù hợp với đặc điểm của từng
vùng được xác định bởi dân số nội thành, nội thị trên diện tích đất đai nội thành nội thị
(người/km2
hay người/ha).
Thông tư số 34/2009/TT-BXD và Luật Quy hoạch đô thị đều đưa ra khái niệm:
“Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn
hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm nội thành, ngoại thành của thành
phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” [15].
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.1.2. Mạng lưới đô thị
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, mạng lưới đô thị là tập hợp các đô thị trong
một nước hoặc một vùng cùng với mối liên hệ giữa các đô thị đó với nhau. Trong hệ
thống đô thị thường bao gồm những đô thị lớn giữ vai trò trung tâm, các đô thị vừa và
nhỏ có mối liên hệ phụ thuộc tương đối với các đô thị trung tâm. Về mặt chức năng, hệ
thống gồm các đô thị có chức năng khác nhau: đô thị hành chính, đô thị cảng, đô thị
công nghiệp, đô thị đầu mối giao thông, đô thị nghỉ ngơi, an dưỡng, đô thị du lịch...
Hầu hết các đô thị kết hợp trong các khu vực lớn hơn tạo nên các khu vực đô thị
hóa liên quan tới một cảnh quan được xây dựng liên tục, với mật độ dân số cao và số lượng
cao ốc dày đặc mà không có ranh giới hành chính. Khu vực đô thị hóa có thể gồm một đô
thị trung tâm và nhiều đô thị khác, các thị trấn, vùng ngoại ô tiếp giáp.
Mạng lưới đô thị có thể được thiết lập dựa trên các quan hệ hành chính hoặc
những quan hệ về mặt kinh tế - xã hội, trong đó mối quan hệ mạng lưới đô thị về mặt
hành chính thì đô thị cấp dưới nằm trong mạng lưới của đô thị cấp trên. Đối với mạng
lưới đô thị được thiết lập dựa trên các quan hệ về mặt kinh tế thì việc xác định quy mô
cũng như cấu trúc của mạng lưới được dựa trên mức độ quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau
về mặt kinh tế giữa các đô thị.
1.1.1.3. Đô thị hóa
Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là
sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư
trong các đô thị, nhất là các đô thị lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị [28].
Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư,
những vùng không phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát
triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ ... thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh
sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm
tăng sự phát triển giao thông và các vùng nông nghiệp xung quanh và các đô thị khác;
phát triển văn hóa và sự phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công
nhân, tiểu thủ công, trí thức, thương nhân, kĩ thuật viên... Bên cạnh đó, đô thị hóa làm
tăng nhanh số lượng các đô thị, kèm theo là sự cách biệt dần giữa con người và thiên
nhiên, sự giảm sút của chất lượng môi trường sống.
Ý nghĩa của đô thị hóa:
Thứ nhất: quá trình đô thị hóa là một phạm trù lịch sử, thể hiện sự khác biệt
giữa các quốc gia khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau của cùng một đô thị do
những khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thứ hai: quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Quá
trình công nghiệp hóa là động lực của quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa là điều kiện để
gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa.
Thứ ba: đô thị hóa không chỉ biểu hiện phương hướng phát triển kinh tế khu
vực trong một thời kì nhất định mà còn trong một quá trình phát triển của đô thị.
Đặc điểm của quá trình đô thị hóa
Dân số đô thị tăng nhanh và ngày càng tập trung đông vào các đô thị, đặc biệt
là các đô thị lớn.
Dân số tập trung nhiều vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và cực lớn. Số
lượng các đô thị trên 1 triệu dân, 5 triệu dân ngày càng tăng. Dự đoán đến năm 2020
thế giới có thêm một số đô thị trên 20 triệu dân.
Tuy nhiên, việc tăng dân số đô thị quá nhanh và việc dân số tập trung ngày càng
đông trong các đô thị lớn và cực lớn đã gây ra sức ép rất lớn về các vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội và môi trường.
Lãnh thổ đô thị không ngừng được mở rộng
Đô thị hóa làm diện tích các đô thị ngày càng được mở rộng. Diện tích các đô
thị hiện nay là khoảng 3 triệu km2
chiếm khoảng 2% diện tích lục địa. Ở châu Âu và
Hoa Kì, diện tích đô thị chiếm khoảng 5% diện tích lãnh thổ.
Việc mở rộng diện tích đô thị là do nhu cầu phải mở rộng hoặc xây dựng mới
nhiều tuyến đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị
nhiều khi còn phải mở rộng ranh giới hành chính. Quá trình này làm cho các đô thị lớn
lên và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Đồng thời với quá trình này, là quá trình chuyển
đổi diện tích đất nông nghiệp thành đất đô thị, gây ra những hậu quả tiêu cực như giảm
diện tích đất gieo trồng trong nông nghiệp và làm suy thoái môi trường...
Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị được phổ biến
rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống nông thôn. Lối sống thành thị được hiểu là lối
sống có mức sống cao gắn với các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch
vụ; gắn với thị trường; với các nhu cầu rất lớn về giao tiếp, giáo dục, văn hóa, nghệ
thuật, thể thao, giải trí... Hiện nay, lối sống và chất lượng cuộc sống giữa thành thị và
nông thôn còn khá chênh lệch nhưng về một số mặt, lối sống của dân cư nông thôn
đang nhích dần với lối sống của dân cư thành thị.
Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn làm
thay đổi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư nông thôn, nâng cao chất
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lượng cuộc sống dân cư nông thôn. Mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ
yếu trong kinh tế nông thôn nhưng tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng lên.
Thậm chí, trong các hoạt động nông nghiệp cũng đã có sự thay đổi nhờ việc sử dụng
nhiều máy móc và dịch vụ nông nghiệp do các đô thị cung cấp, làm cho số người lao
động trực tiếp trong các hoạt động nông nghiệp giảm xuống.
1.1.2. Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị
1.1.2.1. Vai trò của đô thị
a. Thay đổi đặc điểm của dân cư
Đô thị là nơi tập trung đông dân. Quá trình đô thị hóa làm tăng số lượng các đô
thị và làm tăng mức tập trung của dân cư trong các đô thị. Quá trình này biến đổi quy
mô, kết cấu và những đặc điểm của dân số.
Lối sống đô thị làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, số con trung bình ở thành
thị thấp hơn, tuổi kết hôn cao hơn, kế hoạch hóa gia đình tốt hơn ở nông thôn.
Đô thị lại là nơi có điều kiện sống tốt hơn nhiều so với nông thôn, khiến cho
một lượng lớn dân cư ồ ạt từ các vùng nông thôn ra thành thị. Sự di cư từ nông thôn
làm cho tỉ lệ gia tăng cơ học ở đô thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn. Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số ở thành thị thường cao hơn khoảng 3 lần
so với nông thôn.
Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc cơ cấu dân số và cơ cấu lao động ở các đô thị.
Dân cư đô thị tăng chủ yếu là do nhập cư từ nông thôn, trong đó chủ yếu là những
người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là lao động nữ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp nhẹ ở các đô thị. Vì vậy,
ở các đô thị thường thấy tỉ lệ dân cư trong độ tuổi 20 đến 39 tuổi là rất cao và tỉ lệ nữ
giới chiếm nhiều hơn tỉ lệ nam. Mặt khác những vấn đề xã hội gặp phải trong quá trình
đô thị là tỉ lệ thất nghiệp trong các đô thị thường rất cao, cao hơn nhiều so với tỉ lệ thất
nghiệp ở nông thôn.
b. Thay đổi chất lượng cuộc sống
Quá trình phát triên đô thị có quan hệ chặt chẽ với chỉ số HDI và GDP/người.
Những nước và nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao thường là những nước
có chỉ số HDI cao và GDP/người theo PPP cao.
Quá trình phát triển đô thị cũng tạo ra nhiều thay đổi về mặt xã hội khác như là
nơi tập trung đông đảo các lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cùng
với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, là nơi có sức hút đối với các luồng vốn đầu
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tư, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Đô thị cũng là nơi tạo ra nhiều việc làm
và tăng thu nhập cho người lao động.
c. Thay đổi nhu cầu sử dụng đất
Hiện nay, diện tích các đô thị là khoảng 3 triệu km2
chiếm khoảng 2% diện tích
lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao, nhưng lại là nơi tập trung đến gần
một nửa dân số trên thế giới. Trong tương lai, khi mà quy mô dân số đô thị tăng lên,
thì nhu cầu mở rộng đất là tất yếu. Các vùng nông nghiệp ở nông thôn chính là nguồn
dự trữ để mở rộng đất cho các đô thị trong tương lai. Đất đô thị có xu hướng tăng nhanh,
mục đích sử dụng đất trong các đô thị cũng có những sự thay đổi, tỉ lệ đất
ở và đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng, làm cho giá trị và giá trị sử dụng đất được
tăng cao. Quá trình mở rộng đất đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp.
Vì vậy, khi mở rộng và thay đổi mục đích sử dụng đất cần phải nghiên cứu, đánh giá và
quy hoạch đồng bộ, hợp lí để mang lại hiệu quả cao đối với từng loại đất.
d. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ
Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các
trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đô thị
là nơi đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ, và tăng
trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, có những đô thị không quá lớn về kinh tế nhưng lại
có khả năng chi phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người,
đó là các đô thị có các trung tâm tôn giáo lớn như Ro-me, Je-ru-sa-lem...
Ở Việt Nam, khu vực đô thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong
ngành công nghiệp - xây dựng, 87% GDP trong ngành dịch vụ và 80% trong ngân sách
Nhà nước (năm 2005). Nước ta nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tàu kinh tế, như Thành
phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội...
Trong phạm vi một quốc gia, các cơ quan chính trị quan trọng của đất nước
thường được đặt ở những đô thị lớn của đất nước, đặc biệt là ở thủ đô. Vì vậy, thông
thường các thủ đô là các đô thị quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế,
chính trị xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà
nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực
thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt ở các thị trấn...
Với vai trò quan trọng như vậy, thì định hướng phát triển đô thị, không gian đô
thị chiếm vị trí quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị. Nó quyết định hướng đi
đúng đắn của cả quá trình phát triển.
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.2.2. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị
Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là một khái niệm mang tính trừu tượng, nó không
hoàn toàn có thể lượng hóa một cách chính xác, đôi khi khái niệm này thể hiện sự trừu
tượng trong nhìn nhận một vấn đề không gian của lĩnh vực khoa học xã hội. Phạm vi
ảnh hưởng của đô thị là khả năng mà ở một giới hạn nhất định, một đô thị còn tạo ra
được những ảnh hưởng đa chiều về kinh tế - xã hội.
Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là một khái niệm mới, trong điều kiện nhất định,
khái niệm này có thể đồng nhất với khái nhiệm khu kinh tế đô thị, bởi khu kinh tế đô
thị cũng do sức mạnh kinh tế lớn hay nhỏ của “cực phát triển” (đô thị trung tâm) khu
vực và cường độ liên hệ kinh tế - xã hội giữa các khu vực quyết định. Ảnh hưởng và
cường độ tác dụng sức mạnh kinh tế của bản thân đô thị đối với khu vực xung quanh
nói chung được thể hiện trên ba hình thức chủ yếu như sau:
- Sức hút của đô thị: sự sản xuất và phát triển của một đô thị đều có mối liên hệ
khăng khít với khu vực xung quanh, đều cần dựa vào các yếu tố đầu vào hay “nhập
vào” từ bên ngoài như tiền vốn, tài nguyên, sức lao động, thông tin… Tổng giá trị sản
phẩm quốc nội của đô thị càng lớn thì nhu cầu nhập vào tương tự như tổng giá trị sản
phẩm quốc nội tự nhiên sẽ càng tăng do đó sức hút của đô thị càng mạnh.Yếu tố kinh
tế - xã hội nhập vào càng nhiều càng nhanh thì khu vực được nhập vào và thu hút cũng
càng rộng lớn.
- Sức lan tỏa của đô thị: Sự tồn tại và phát triển của một đô thị không tách rời
sự “xuất ra” và cung ứng nhiều mặt đối với khu vực xung quanh, đây là sự phản ánh
chức năng cơ bản của đô thị. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội của đô thị càng cao, thì
sự “xuất ra” tương ứng của tổng giá trị sản phẩm quốc nội và cơ cấu sẽ càng lớn, do
đó diện lan tỏa của đô thị sẽ càng rộng hơn. Hơn nữa, đặc điểm sản xuất của đô thị
càng mạnh hơn sức hút của nó, diện tích khu vực lan tỏa đôi lúc còn rộng hơn diện tích
thu hút.
- Sức mạnh trung gian của đô thị: đây là khả năng đảm trách nhiệm vụ trung
gian về hoạt động môi giới và liên lạc của sự lưu thông vật tư, hàng hóa, tiền vốn,
người và thông tin của đô thị. Khả năng hoạt động môi giới của đô thị phụ thuộc vào
cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của đô thị. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong
tổng giá trị quốc nội của đô thị càng lớn thì khả năng môi giới của đô thị càng mạnh,
sức mạnh môi giới của đô thị tỉ lệ thuận với gia tăng giá trị của ngành sản xuất thứ ba.
Sự phát triển của khu vực dịch vụ ở đô thị có quan hệ tỉ lệ thuận nhất định với sự phát
triển của lĩnh vực sản xuất vật chất, cho nên sức mạnh môi giới của đô thị và phạm vi
tác động của nó cũng có quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng tuyệt đối của tổng giá trị sản
phẩm quốc nội đô thị.
Từ sự phân tích ở trên, có thể nhận thấy: phạm vi ảnh hưởng của đô thị không
phải là sự áp đặt chủ quan mà là không gian địa lý được tự hình thành do ảnh hưởng
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và trường tác dụng của đô thị hấp dẫn, lan tỏa và vai trò trung gian của đô thị tổng hợp
tạo nên. Phạm vi to hay nhỏ, rộng hay hẹp cơ bản tùy thuộc vào tổng giá trị sản phẩm
quốc nội lớn hay nhỏ của đô thị trung tâm quyết định tạo nên.
1.1.3. Phân loại đô thị
1.1.3.1. Các cách phân loại đô thị
Đô thị được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.
Các tiêu chí thường được dùng để phân loại đô thị là quy mô dân số, cơ cấu lao động,
chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng...
- Theo chức năng, các đô thị được chia thành: đô thị công nghiệp, đô thị dịch
vụ, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị khoa học.
- Theo qui mô dân số đô thị: siêu đô thị, đô thị rất lớn, đô thị lớn, đô thị trung
bình, đô thị trung bình nhỏ, đô thị nhỏ.
- Theo tính chất hành chính, chính trị: thủ đô, thành phố, thị xã, thị trấn.
- Theo vùng lãnh thổ: đô thị đồng bằng, đô thị miền núi, đô thị ven biển.
- Theo vai trò tạo vùng: đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh.
- Theo trình độ phát triển: đô thị hiện đại và đô thị chưa hiện đại.
1.1.3.2. Phân loại đô thị ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, sự phân loại đô thị ở nước ta
ngày càng chặt chẽ và chi tiết hơn. Qua các biểu phân loại đô thị theo quy định của
chính phủ qua các năm 2001, 2009 ta thấy rõ điều này: loại đô thị ngày càng nhiều
hơn, vai trò, chức năng của đô thị được quy định chi tiết hơn; quy mô các đô thị được
quy định ngày càng cao hơn và năm 2009 còn thêm yếu tố mới là kiến trúc cảnh quan
đô thị (xem thêm phần phụ lục 1 ).
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị
1.1.4.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Các đô thị thường tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất thuộc nhóm
phi nông nghiệp. Do vậy, các đô thị thường được phân bố ở các vị trí thuận lợi có hiệu
quả cao cho sản xuất và đời sống, gần nguồn nước, ở nơi thuận lợi về giao thông vận
tải... Vì vậy, vị trí giao thông và vị trí địa lý kinh tế là một trong những nhân tố quan
trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị:
Vị trí địa lý giao thông: đô thị muốn phát triển được không chỉ nhờ sự phát triển
của bản thân đô thị, mà còn phải thông qua quá trình trao đổi năng lượng với bên ngoài.
Như vậy, với vị trí giao thông thuận lợi có thể giúp mở rộng phạm vi hoạt động của đô
thị, thúc đẩy quá trình đổi mới của đô thị, mở rộng nhịp độ phát triển và quy mô đô thị.
Ngày nay, sự phát triển của ngành giao thông vận tải thì con người có
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thể phát huy hơn nữa những lợi thế của vị trí giao thông vận tải và cải biến sự bất lợi
do vị trí này đem lại.
Vị trí địa lý kinh tế: vị trí địa lý kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phát
triển đô thị. Các đô thị tạo ra sức hút kích thích các vùng xung quanh tăng trưởng. Các địa
phương có khả năng đáp ứng một phần nhu cầu về nông sản cho các đô thị và là thị trường
tiêu thụ các sản phẩm công nghệ do các đô thị tạo ra. Các đô thị vệ tinh có thể hỗ trợ một
cách có hiệu quả các đô thị lớn trong vùng. Việc gắn sự phát triển kinh tế xã hội của một
đô thị với sự phát triển của một vùng lớn hơn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều
kiện thúc đẩy sự phát triển của đô thị và của cả vùng.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của
mạng lưới đô thị chủ yếu là các loại tài nguyên như địa hình, đất, khí hậu, nước...
a. Địa hình và đất đai
Các vùng núi cao thường có ít các đô thị lớn như đồng bằng. Khác với nhiều đô
thị ở đồng bằng, các đô thị ở miền núi không có nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại với quy
mô lớn, cũng không phải là nơi tập trung quá lớn về dân cư. Đô thị miền núi thường là
các đô thị có chức năng đơn thuần về hành chính, du lịch hay khai thác khoáng sản...
Vì vậy, các tiêu chí xác định đô thị, cũng như phân loại đô thị ở miền núi, thường thấp
hơn ở đồng bằng.
Đất là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển đô thị. Đất dùng để xây dựng đô thị,
xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cho đô thị. Trong trường hợp quy mô đất đai hạn chế
so với nhu cầu phát triển đô thị, thì việc sử dụng đất sẽ trở nên căng thẳng gây ra nhiều
sức ép cho vấn đề nhà ở, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển và
hạn chế sự mở rộng quy mô đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích sự phát triển của
đô thị, thì nhân tố đất đai là nhân tố ảnh hưởng, chứ không phải là nhân tố quyết định đến
quy mô không gian đô thị. Vì chính quy mô dân số và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội mới là nhân tố quyết định quy mô đất của đô thị.
b. Nguồn nước và khí hậu
Tài nguyên nước có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của đô thị,
đặc biệt ở các khu vực khô hạn hoặc nửa khô hạn. Nhu cầu sử dụng nước trong các đô
thị là rất lớn, chủ yếu là nước cho các hoạt động công nghiệp, cho sinh hoạt dân cư và
cho nông nghiệp của vùng ngoại ô. Việc cung cấp nước không đủ cho các nhu cầu sản
xuất và sinh hoạt sẽ làm giảm hiệu quả các kinh tế của đô thị, suy giảm chất lượng môi
trường và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị. Khi đó vấn đề sử dụng nước sẽ trở nên
căng thẳng. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng
trọng quy hoạch phát triển dân số và kinh tế đô thị.
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các đô thị thường được xây dựng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, thuận lợi
cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các đô thị có chức năng du
lịch dựa trên cơ sở khí hậu mát mẻ, ôn hòa, phong cảnh đẹp, đặc trưng như Sapa, Tam
Đảo, Đà Lạt...
1.1.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội
a. Dân cư và nguồn lao động
Đô thị là nơi tập trung dân số với quy mô lớn và mật độ cao. Quy mô dân số là
một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá quá trình phát triển đô thị. Quy
mô dân số quyết định sự hình thành đô thị và cấp đô thị. Lao động trong các đô thị
phần lớn là lao động có kĩ thuật, đây là cơ sở để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài
nước, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế đô thị. Dân số đô thị có những đặc thù
riêng, quy mô dân số tăng thúc đẩy quá trình phát triển và mở rộng đô thị. Như vậy,
dân cư và nguồn lao động là yếu tố trực tiếp và quan trọng tác động đến quy mô và sự
phát triển đô thị.
b. Cơ sở hạ tầng đô thị và sự phát triển của khoa học kĩ thuật
Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: các công trình nhà ở, khu hành chính, hệ thống
giao thông, hệ cấp thoát nước, mạng lưới thông tin... Khi cơ sở hạ tầng đô thị được bảo
đảm thì các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của người dân đô thị mới diễn ra bình thường
và hiệu quả. Khi các hoạt động kinh tế và sinh hoạt vượt quá mức có thể phục vụ của
cơ sở hạ tầng, thì dẫn đến sự quá tải, làm nảy sinh nhiều vấn đề của đô thị như thiếu
nhà ở, ách tắc giao thông, thiếu nước, thiếu điện, môi trường bị xuống cấp...
Thông thường, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị phải đi trước một bước so với tốc
độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, cũng như nhu cầu của dân cư. Điều này thể
hiện sự phù hợp, cân đối của sự phát triển đô thị với sự phát triển các yếu tố kinh tế, xã
hội của đô thị.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật là tiền đề phục vụ quá trình công nghiệp hóa,
nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Khoa học kĩ thuật phát triển tạo điều
kiện cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào cuộc sống bao gồm các loại công nghệ
và kĩ thuật cho phép khai thác bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và
xã hội, hướng tới việc xây dựng xã hội phát triển bền vững.
c. Sự phát triền kinh tế - xã hội
Sự phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đô
thị hóa và quản lý nhà nước đối với quá trình đô thị hóa. Tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội càng nhanh thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng mạnh. Cùng với sự phát triển đa
dạng của nền kinh tế thì quy mô và mạng lưới các đô thị ngày càng mở rộng. Như vậy,
tiềm lực kinh tế có vai trò nhất định đối với việc xây dựng, mở rộng các đô thị.
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Có một quy luật là các đô thị càng lớn thì khả năng tích lũy vốn càng lớn, dẫn đến khả
năng xây dựng mở rộng đô thị càng lớn và ngược lại.
Khi kinh tế phát triển thì đặt ra nhu cầu cần thiết để đáp ứng sự phát triển như
hạ tầng kĩ thuật, nhu cầu lao động, các dịch vụ khác... một cách khách quan, tất yếu.
Mặt khác khi tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh song song với sự tăng trưởng
của các thành phần kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại...với tốc độ càng cao thì
khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Về mặt xã hội, sự gia tăng dân số với nhu
cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu cầu lương thực, nhu cầu được đảm bảo về việc làm, vui
chơi, giải trí... cũng tạo áp lực lên sự phát triển kinh tế và làm gia tăng suy thoái môi
trường đô thị.
d. Xu thế hội nhập và kinh tế thị trường
Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển một cách ổn định và hài
hòa nếu không tham gia vào quá trình hội nhập, đó xu thế tất yếu. Việc hội nhập là tiền
đề, là động lực cho sự phát triển. Kinh tế đô thị vốn là con đẻ của kinh tế hàng hóa là
kết quả phát huy tác dụng của cơ chế thị trường. Nhưng chỉ có sản xuất thì không thể
hình thành đô thị hoàn chỉnh, cần có sự đảm bảo thị trường lưu thông. Thị trường phát
triển nhanh hay chậm và được kiện toàn hay không, phụ thuộc vào khá lớn sự lưu động
các yếu tố sản xuất có thông suốt hay hợp lý hay không, ảnh hưởng đến thành bại và
tiền đề phát triển đô thị.
Thị trường đô thị là hệ thống lưu thông, có thị trường bên trong và bên ngoài
đô thị và nó có rất nhiều khâu lưu thông. Thị trường có cơ chế điều tiết tự động, nó
luôn luôn thay đổi khi kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra nhiều nguồn lực phát triển
đô thị. Song nó phát triển và tác động theo quy luật khách quan, nên trong quản lý đô
thị cần phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo.
đ. Chính sách của nhà nước
Chính sách của Nhà nước về kinh tế nói chung và chính sách về đô thị hóa như
chính sách nhập cư, chính sách đầu tư, chính sách phát triển hệ thống đô thị, chính sách
phát triển của từng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đô thị hóa và phát triển
mạng lưới đô thị. Khi chính sách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực tới sự phát triển đô thị,
làm thay đổi nhanh chóng hiện trạng đô thị, tốc độ đô thị, quy mô và cấu trúc đô thị và
ngược lại. Điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là rất lớn trong sự
phát triển đô thị của đất nước.
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển đô thị
1.1.5.1. Quy mô, tỉ lệ dân số đô thị và gia tăng dân số đô
thị a. Quy mô dân số đô thị
Theo thông tư liên tịch hướng dẫn phân loại và phân cấp đô thị của Bộ Xây
dựng năm 2002, quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tạm trú trên 6 tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Đối với thành
phố trực thuộc trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số
của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn.
Dân số tạm trú quy về dân số thành thị được tính theo công thức sau:
Trong đó:
N0: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người)
Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm
(người)
m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày)
b. Tỉ lệ dân số đô thị
Tỉ lệ dân số đô thị được tính bằng tương quan giữa dân số đô thị trên tổng số
dân của một vùng hay một khu vực.
Tỉ lệ dân số đô thị là đại lượng thể hiện trình độ đô thị hóa của một nước, một
vùng lãnh thổ. Tỉ lệ dân số đô thị phản ảnh trình độ công nghiệp hóa, trình độ phát triển
kinh tế xã hội nói chung. Muốn nâng cao tỉ lệ dân số đô thị cần tăng năng suất lao động
trong nông nghiệp và phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ.
Công thức tính:
Trong đó: UR là tỉ lệ dân số đô thị
PUR là dân số thành thị
P là tổng dân số (dân số trung bình năm)
c. Gia tăng dân số đô thị
Gia tăng dân số đô thị là lượng tăng thêm của dân số đô thị theo thời gian. Dân
số đô thị gia tăng dựa trên 3 nguồn sau:
Gia tăng tự nhiên của dân số đô thị. Tỉ lệ sinh ở đô thị luôn thấp hơn nông thôn,
tuy nhiên, đây vẫn là nguồn phát triển dân số đô thị.
Di cư nông thôn vào thành thị. Đây là nguồn quan trọng cho gia tăng dân số đô
thị. Các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn đối với các nước đang phát triển
thì đây đang là “vấn đề nóng”.
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điều chỉnh ranh giới. Yếu tố này có thể làm dân số đô thị là tỉ lệ dân thành thị
tăng đột biến trong thời gian ngắn. Điều chỉnh ranh giới liên quan đến chính sách của
Nhà nước, nếu thiếu điều chỉnh hợp lí sẽ tạo động lực cho thành phố phát triển, và
ngược lại, sẽ tạo ra đô thị hóa giả.
Dựa vào sự gia tăng dân số đô thị có thể đưa ra dự báo dân số đô thị.
d. Cơ sở hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn
uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể
thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu
sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường đô thị.
Cơ sở hạ tần đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở
hạ tầng xã hội và kĩ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu
chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch
xây dựng đô thị.
Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở
hạ tầng xã hội và kĩ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu
chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch
xây dựng đô thị.
1.1.5.2. Mật độ phân bố đô thị
Mật độ phân bố đô thị hay mức độ tập trung đô thị thể hiện tình trạng phân bố
của thành thị trong một thời kì nhất định của một nước, một vùng, một lãnh thổ nhất
định. Có thể thấy mật độ đô thị dày đặc hay thưa thớt.
Mật độ phân bố đô thị được tính theo công thức: tổng số đô thị của vùng/diện
tích của vùng. Đơn vị tính là số đô thị/1.000 km2
.
1.1.5.3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động đang làm việc
Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành
phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng,
giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du
lịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín
dụng ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối và đánh bắt cá được tính là lao
động phi nông nghiệp
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau:
Trong đó:
K : Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%).
E0: Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị
trấn (người).
Et: Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã
và thị trấn).
1.1.5.4. Mật độ dân số đô thị
Mật độ dân số đô thị là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị
được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.
Mật độ dân số đô thị được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
MTT: Mật độ dân số đô thị (người/km2
).
DTT: Dân số đô thị (người).
STT: Diện tích đất đô thị (km2
).
Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất
đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích
đất nông nghiệp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát sự phát triển của đô thị thế giới
1.2.1.1. Số dân đô thị tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số đô thị
Từ khi xuất hiện đô thị đến nay, số dân đô thị liên tục tăng với tốc độ nhanh cả
tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 1900 toàn thế giới chỉ có 13% dân số đô thị, tương ứng
với 220 triệu người, năm 1950 là 30% với khoảng 700 triệu người và đến năm 2009 là
50% tương đương với 3,4 tỉ người dân đô thị. Dự báo đến năm 2030, hơn 60% dân số
thế giới là dân thành thị.
1.2.1.2. Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn
Năm 1950, toàn thế giới mới có 8 đô thị trên 5 triệu dân; đến năm 1975 tăng lên
23; hiện nay là 50 đô thị với tổng số dân là 372,4 triệu người, chiếm khoảng 6%
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tổng dân số thế giới và gần 13% dân số đô thị toàn cầu. Số lượng các đô thị cực lớn
(quy mô từ 10 triệu dân trở lên) cũng tăng nhanh chóng, năm 1975 mới có 5 thành phố
cực lớn thì đến năm 2000 đã có 14 thành phố.
Có sự khác nhau giữa quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước
đang phát triển. Quá trình ĐTH có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh tế
có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau. Điều này là do quá trình
ĐTH là quá trình mang tính quy luật, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã
hội của từng nước, từng vùng.
Ở các nước phát triển, do quá trình CNH diễn ra sớm nên quá trình ĐTH cũng
bắt đầu khá sớm, tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao và quá trình hình
thành các đô thị cực lớn được tăng cường. Các nước phát triển cũng có mức sống cao,
các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành thị có khoảng
cách không lớn, không gian đô thị chật chội mà chất lượng môi trường lại kém hơn
vùng nông thôn vì vậy có xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại
ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh, dẫn đến nhịp độ gia tăng dân số đô
thị trong thời gian gần đây bắt đầu chậm lại.
Ở các nước đang phát triển, sự bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ
ĐTH. Đặc trưng của quá trình này là sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố
lớn, trước hết là vào thủ đô. Khoảng cách về mức sống vật chất và tinh thần giữa đô thị
và nông thôn còn cách xa nhau. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn tốc độ công
nghiệp hóa, cùng với số người nhập cư ngày càng đông, dẫn đến nhịp độ gia tăng dân
số đô thị tăng cao, đặc biệt giai đoạn 1950-2000, từ năm 2000 đến nay tốc độ này có
xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng dân số đô thị ở các nước phát triển 3,4
lần. Quá trình ĐTH với nguyên nhân chủ yếu do tự phát đã gây ra nhiều áp lực cho các
đô thị về nhà ở, việc làm, môi trường...
1.2.2. Sự phát triển của đô thị Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử phát triển đô thị ở Việt Nam
Đô thị Việt Nam hình thành và phát triển từ rất sớm, gắn liền với lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc. Quá trình hình thành và phát triển có những nét đặc
trưng riêng biệt, nhưng nhìn chung, trình độ đô thị hóa còn thấp. Ta có thể chia lịch sử
hình thành và phát triển đô thị Việt Nam thành 4 thời kì.
Thời kì hoang sơ các đô thị được xây dựng như căn cứ quân sự với những tường
thành bao quanh nhằm chống quân xâm lược, lúc này phần “thị” gần như không phát triển.
Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đô thị đầu tiên của nước ta. Đó là thành Cổ Loa, kinh
đô của nước Âu Lạc, được xây dựng từ thế kỉ III trước Công nguyên.
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chức năng của các đô thị dần dần thay đổi,
đô thị trở thành trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng hay của một quốc gia.
Thời kì Bắc thuộc, kéo dài đến thế kỉ thứ X, có nhiều đô thị là những khu hoạt động
tiểu thủ công nghiệp và buôn bán khá phát triển như Luy Lâu (Bắc Ninh), Long Biên
(Hà Nội), Lạch Trường (Thanh Hóa), hay các cảng thị như Chiêu Cảng (Hội An), Óc
Eo (An Giang)...
Thời kì phong kiến: một số đô thị của Việt Nam được hình thành ở những nơi
có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng hành chính, thương mại và quân sự. Các đô
thị lớn nhất thường gắn với kinh đô và sự tồn vong của các triều đại như Hoa Lư ở
Ninh Bình vào thời nhà Đinh; Đại La – Thăng Long vào thời nhà Hồ, Phú Xuân ở Huế
vào thời nhà Nguyễn...
Ngoài các trung tâm kinh đô với chức năng chính trị, quân sự, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại thì trong thời kì phong kiến còn xuất hiện nhiều “thương cảng”
lớn có chức năng thương mại, trạm dịch như thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Phố
Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Sài Gòn (nay thuộc TP. Hồ Chí Minh), Hải
Phòng, Đà Nẵng,... Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều làng nghề thủ công phát triển như
Bát Tràng, Đình Bảng, Đa Hội, Phù Khê, Nội Duệ... Tuy nhiên, ở các làng nghề này
hoạt động sản xuất vẫn được tổ chức theo kiểu làng xã chứ chưa tách riêng ra thành
các đô thị.
Trong thời kì này, mặc dù đã hình thành một số đô thị khá lớn ở những khu vực
có vị trí địa lý thuận lợi, những thương cảng hay những làng nghề tiểu thủ công nghiệp.
Nhưng do những quan niệm coi thường công nghiệp và thương nghiệp, cùng với những
chính sách bài ngoại, bế quan tỏa cảng kéo dài, nên các đô thị chỉ giống như những bến
chợ, phố chợ họp theo phiên trải khắp. Nền nông nghiệp tự cấp tự túc vẫn còn được
coi trọng tại các đô thị.
Thời kì Pháp thuộc: Với chính sách bóc lột thuộc địa, vơ vét tài nguyên khoáng
sản đưa về chính quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia nhỏ thành các tỉnh,
huyện để dễ bề cai trị. Mạng lưới đô thị nhỏ được trải đều khắp đất nước với chức năng
chủ yếu là hành chính và quân sự. Các đô thị này hầu như không có hoạt động kinh tế
nên tốc độ tăng trưởng rất chậm. Chính quyền thực dân tiến hành tuyển mộ công nhân
hình thành một số đô thị với các thị dân hoạt động công nghiệp như Hòn Gai, Cẩm Phả
để phục vụ khai thác than, nhà máy dệt Nam Định nhà máy bia rượu Hà Nội. Bên cạnh
các nhà máy và khu khai thác mỏ, thực dân Pháp còn xây dựng và phát triển các đô thị
cảng lớn, các trạm dịch để vận chuyển khoáng sản thu được về chính quốc, như Hải
Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... Ngoài ra, để phục vụ cho
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhu cầu nghỉ dưỡng của giai cấp thống trị, Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các đô thị
mang chức năng nghỉ dưỡng như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Nha Trang, Đồ Sơn...
Các đô thị Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, được xây dựng theo nguyên tắc
cách li người châu Âu với người bản xứ, điều này làm hạn chế số lượng các đô thị ở
Việt Nam. Nhưng cũng phải thấy rằng, với trình độ phát triển cao, việc quy hoạch phát
triển và phân bố đô thị của người Pháp tại Việt Nam cũng là những thành tựu nhất định.
Đó là những công trình kiến trúc có giá trị và đạt đến trình độ nghệ thuật và kĩ thuật
cao xuất hiện, đặc biệt là các công trình kiến trúc tại các “khu phố Tây”, các khu du
lịch trong các đô thị lớn. Ở đó, các hoạt động sản xuất đã có sự tách biệt dần với nông
thôn, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ có nhiều điều kiện để phát triển. Dân số đô
thị được tăng lên nhanh chóng. Cuối thế kỉ 18, tỉ lệ dân số thành thị Việt Nam mới chỉ
có 1%, nhưng đến năm 1943 nước ta đã có hơn 2 triệu người dân thành thị chiếm
khoảng 9,2% dân số [19].
Thời kì độc lập (từ 1945 đến nay): Đặc điểm phát triển và phân bố đô thị thời kì
nước Việt Nam độc lập được chia thành 2 mốc thời gian:
- Từ năm 1945 đến 1975: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp từ năm 1945
đến 1954, quy mô dân số đô thị Việt Nam tăng chậm, gần như không có gì thay đổi so
với thời kì Pháp thuộc. Dân số đô thị tập trung chủ yếu ở một vài đô thị lớn như Hà
Nội , Hải Phòng, Sài Gòn và một số tỉnh lị.
Từ năm 1954, đất nước bị đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ
chính trị khác nhau. Vì vậy, xu hướng phát triển đô thị của hai vùng là khác nhau cả về
tốc độ phát triển và chức năng đô thị. Tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh, năm 1955 là
10,96%, đến năm 1975 là 21,5%, đặc biệt là khu vực miền Nam.
Ở miền Bắc, bắt đầu khôi phục và phát triển các trung tâm kinh tế, tiến tới sản
xuất tập trung, đẩy mạnh phát triển các đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp, phân
bố nằm sâu trong đất liền để tránh chiến tranh hủy diệt. Tuy nhiên đến năm 1960, dân
số đô thị ở miền bắc mới chỉ đạt khoảng 8,9%. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị
miền bắc bị chiến tranh phá hoại tàn phá, dân cư thành thị tăng chậm, đến năm 1972
mới chỉ đạt khoảng 10,5%. Mạng lưới đô thị được mở rộng và cải tạo. Các đô thị lớn
thêm chức năng đầu mối kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định; các đô thị công
nghiệp mới xây dựng như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh ...
Ở miền Nam, dân cư nông thôn có nhiều xáo trộn mạnh, do chiến tranh nhiều
người di cư vào Sài Gòn và các đô thị lớn như Biên Hòa, Vũng Tàu,... Nên tốc độ gia
tăng dân số đô thị là khá nhanh. Tỉ lệ dân thành thị năm 1960 là 22%, đến năm 1970 là
38% và đến năm 1973 là 43%. Trong giai đoạn này, có nhiều đô thị mới được xây
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dựng bên cạnh các khu quân sự như Cam Ranh, Chu Lai, Phú Bài,... kinh tế của các đô
thị chủ yếu dựa vào sự viện trợ từ nước ngoài. Công nghiệp chủ yếu là các cơ sở công
nghiệp nhẹ phục vụ quân đội. Hệ thống đường giao thông và các hệ thống phòng thủ,
sân bay chỉ đảm bảo, phục vụ chiến tranh. Chính vì không nhằm mục đích phát triển
kinh tế dài lâu của các đô thị, nên dù có tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cao nhưng
quá trình phát triển đô thị không bền vững, nghiêng về chức năng phục vụ chiến tranh
- Từ năm 1975 đến nay: Sau khi đất nước thống nhất, ở miền Nam, tỉ lệ dân
thành thị tụt xuống thấp do dân cư hồi hương từ các thành phố lớn về nông thôn và do
sự điều động dân cư - lao động đi phát triển các vùng kinh tế mới. Ở miền Bắc, tỉ lệ
dân thành thị không tăng nhiều lắm. Từ những năm cuối thập kỉ 80 đến nay, công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh nền kinh tế sang cơ chế thị
trường. Điều đó tác động mạnh mẽ tới quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Bảng 1.1. Dân số trung bình, dân số thành thị và tỉ lệ dân đô thị
của Việt Nam giai đoạn 2000 -2015
Năm Tổng số dân Dân số thành thị Tỉ lệ dân thành thị
(Nghìn người) (Nghìn người) (%)
2000 77.630,9 18.724,6 24,1
2005 82.392,1 22.232,0 27,1
2010 86.932,5 26.515,9 30,5
2014 90.728,9 30.035,4 33,1
2015 91.713,3 31.131,5 33,9
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm
2015 1.2.2.2. Đặc điểm đô thị hóa của Việt Nam
*Mạng lưới đô thị tương đối rải đều trên khắp lãnh thổ quốc gia, nhưng quy mô
nhỏ bé và tính chất không thuần nhất
Mạng lưới đô thị không thuần nhất đó là sản phẩm của những xáo trộn liên tục,
trong những chính sách nhất thời và khác nhau giữa hai miền. Đến khi thống nhất đất
nước (1975) chúng ta kế thừa một mạng lưới đô thị có nhiều loại hình, tính chất khác
nhau:
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đô thị công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hòa, Cẩm Phả, Hòn Gai,
Uông Bí, Phả Lại...
Đô thị tổng hợp: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Vinh,
Thanh Hóa, Cần Thơ...
Đô thị cảng: Hải Phòng, Quy Nhơn, Cam Ranh...
Đô thị cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lao Bảo, Lạng Sơn...
Đô thị nghỉ dưỡng: Hạ Long, SaPa, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Lạt, Vũng Tàu...
Đô thị đầu mối giao thông: Đông Hà, Việt Trì...
Đô thị hành chính: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên...
Hiện nay, các mạng lưới đô thị này được liên kết lại bằng hệ thống giao thông
vận tải và thông tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.
Đô thị của nước ta có quy mô dân số không đều, ngoài hai đô thị đặc biệt là Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh thì đa phần là các đô thị vừa và nhỏ. Ở hai thành phố này
chiếm tới gần 35% dân số đô thị của cả nước. Xu hướng tập trung dân vào các thành
phố lớn nhất lại đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn là vào các đô thị trung bình và nhỏ.
Các thị trấn tuy có nhiều, nhưng quy mô dân số dân trung bình chỉ trên dưới 1.000
người, trong đó có một tỷ lệ khá lớn còn làm việc trong nông - lâm - ngư nghiệp. Các
đô thị có dân số dưới 50 nghìn người thì ảnh hưởng còn hạn chế, thường là các đô thị
hành chính, các trung tâm công nghiệp nhỏ hay các đô thị đặc thù.
Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào
sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân
cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ.
Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính văn
hóa hơn là chức năng kinh tế. Vì thế, khi không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh
hoặc huyện thì đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được sự chú ý đầu tư.
Đô thị Việt Nam có quy mô hạn chế, phân bố phân tán, phân bố tản mạn, đa
phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn
chế khả năng đầu từ và phát triển kinh tế, dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị, đô thị
không đủ sức phát triển.
* Quá trình đô thị hóa diễn ra không đều giữa các vùng
Về lý thuyết, sự phân bố mạng lưới đô thị Việt Nam theo ba hình thức:
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phân bố theo các tuyến: các đô thị thường phân bố dọc theo các tuyến đường
giao thông, theo các thung lũng sông lớn hay dọc theo bờ biển.
Phân bố thành từng cụm (rõ nhất là trong quan hệ giữa các thành phố lớn làm
hạt nhân và các đô thị vệ tinh).
Phân bố theo thứ bậc (thể hiện rõ trong quan hệ thứ bậc quản lý hành chính).
Xét theo không gian mạng lưới đô thị Việt Nam phân bố rộng khắp các vùng
trong cả nước (trước hết là các đô thị hành chính), nhưng không cân đối giữa các vùng,
số lượng đô thị nhiều nhất là ở TD&MNPB, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long. Tuy nhiên, các đô thị lớn về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế lại phân bố
chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Trình độ đô thị hóa và
chất lượng cuộc sống dân cư đô thị là khá chênh lệch giữa các vùng và trong từng đô
thị.
Bảng 1.2: Tỉ lệ dân số đô thị cả nước và các vùng giai đoạn 2005 - 2015
Năm 2005 2010 2014 2015
Cả nước 27,1 30,5 33,1 33,9
Đồng bằng Sông Hồng 24,5 29,1 32,5 34,3
Trung du và miền núi phía Bắc 15,7 16,4 17,8 18,2
Bắc Trung Bộ 14,4 16,9 19,9 20,6
Duyên hải Nam Trung Bộ 31,0 34,5 36,2 37,3
Tây Nguyên 27,4 28,6 29,0 29,0
Đông Nam Bộ 55,9 62,3 62,7 63,2
Đồng bằng Sông Cửu Long 20,4 23,6 24,9 25,0
Nguồn[26]
Ở vùng núi và cao nguyên quá trình đô thị hóa nói chung gặp khó khăn hơn.
Ngay ở Đồng bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước, nhưng lại chủ
yếu là các thị trấn nhỏ, nên tỉ lệ dân số đô thị vẫn thấp 34,31%, cao hơn một chút so
với trung bình của cả nước là 33,94% (2015) .
Vùng Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ đô thị hóa, tỉ lệ dân số đô thị của vùng so
với dân số đô thị của cả nước và mật độ phân bố đô thị cao nhất cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhỏ, phân bố rải đều.
Ở đây có đô thị lớn nhất là thành phố Cần Thơ – đô thị loại I, thành phố trực thuộc
trung ương.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Dọc duyên hải miền Trung có nhiều thành phố, thị xã, trong đó Đà Nẵng là đô thị
loại I, Huế là cố đô cổ kính và là đô thị loại I. Riêng vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ
lệ đô thị hóa cao song số dân thành thị so với cả nước thấp và mật độ phân bố đô thị mỏng.
Điều này cho thấy dân cư của vùng ít và tập trung ở một vài thành phố.
Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị Việt Nam, cho đến năm 2015 nước ta có 721
điểm dân cư đô thị được phân chia theo các vùng như sau:
Bảng 1.3: Đô thị và số đô thị phân theo vùng của Việt Nam năm 2015
Trong đó Tỉ lệ
Số Thành
Số dân dân đô
đô thị thị so
Các vùng lượng phố Thị Thị
(nghìn với cả
đô thị thuộc Xã trấn
người) nước
tỉnh
(%)
Cả nước 721 67 51 603 31.131,3 100
TD&MNPB 159 15 4 140 2.146,7 6,9
ĐBSH 136 13 6 117 7.180,0 23,1
BTB và
175 15 16 144 5.579,3 17,9
DHNTB
TN 58 5 4 49 1.627,3 5,2
DNB 46 5 8 33 10.193,0 32,7
ĐBSCL 147 14 13 120 4.405,2 14,2
Nguồn [26].
- 2 đô thị loại đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; chiếm 16,8% dân số
toàn quốc, 32,8% dân số đô thị.
- 3 đô thị loại I trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ;
chiếm 4,6% tổng dân số, 8,5% dân số đô thị.
- 13 đô thị loại I khác là thành phố tỉnh lị, trung tâm cấp vùng.
- 27 đô thị loại II.
- 41 đô thị loại III, 68 đô thị loại IV và 567 đô thị loại V.
Như vậy mạng lưới đô thị nước ta vừa rải đều trên các vùng lãnh thổ, vừa tập
trung vào các vùng phát triển hơn. Phần lớn các thành phố, thị xã ở nước ta phân bố
ven các sông lớn, các vùng cửa sông ven biển. Trong khi đó, ở các khu vực như Tây
Nguyên, Tây Bắc thì mạng lưới đô thị rất thưa thớt, quy mô đô thị nhỏ, ảnh hưởng của
các đô thị còn hạn chế.
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3 Mạng lưới đô thị ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Về hành chính, TD&MNPB bao gồm 14 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ,
Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà
Giang, Hòa Bình, Lai Châu. Trong đó có trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên.
So với các vùng khác trong cả nước, TD&MNPB là vùng có quy mô diện tích
thuộc loại lớn so với cả nước, tuy nhiên dân số lại ít. Năm 2015, diện tích toàn vùng là
95.266,8 nghìn km2
(chiếm 28,8% diện tích cả nước), dân số là 11.803,7 nghìn người
(chiếm 12,9% dân số của cả nước); mật độ dân số là 124 người/km2
, thấp hơn nhiều so
với mật độ trung bình của cả nước năm là 277 người/km2
.
1.2.3.1. Hiện trạng đô thị hóa
Trình độ đô thị hóa của vùng nói chung còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị của vùng
tăng rất chậm trong thời gian qua:
+ Từ năm 2005 đến năm 2015 chỉ tăng lên 2,5% ( từ 15,7% lên 18,2%)
+ Trong khi đó tốc độ tăng của cả nước là 6,8% (từ 27,1% lên đến 33,9%)
Điều này phản ánh công nghiệp hóa của vùng chậm và đô thị hóa nói riêng
cũng như trình độ phát triển của vùng nói chung.
Tỉ lệ dân số đô thị của vùng TD&MNPB năm 2015 thấp nhất cả nước, đứng
thứ 7/7 vùng.
Hình 1.1. Biểu đồ tỉ lệ đô thị hóa vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn
2005 - 2015 [26]
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.3.2. Hệ thống đô thị
Hiện nay, vùng TD&MNPB có 15 thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó có 02 đô
thị loại I là TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) và TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), 13
thành phố trực thuộc tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên
Bái, Sông Công, Bắc Giang, Điện Biên Phủ, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn),
04 thị xã (Nghĩa Lộ, Sông Công, Phú Thọ, Mường Lay) và 140 thị trấn.
Đây là vùng có nhiều đô thị nhất cả nước ta với 159 đô thị, mật độ đô thị toàn
vùng là 1,6 đô thị/1.000 km2
.
Bản 1.4. Số lượng các đô thị vùng TD&MNPB đến năm 2015
Số lượng Tên thành phố, thị xã
Tỉnh Thành Thị Thị Thành phố thuộc
Thị xã
phố xã trấn tỉnh
Toàn vùng 15 4 140
Hà Giang 1 13 Hà Giang
Cao Bằng 1 14 Cao Bằng
Bắc Kạn 1 6 Bắc Kạn
Tuyên Quang 1 5 Tuyên Quang
Lào Cai 1 9 Lào Cai
Yên Bái 1 1 10 Yên Bái Nghĩa Lộ
Thái Nguyên 2 1 10
Thái Nguyên,
Phổ Yên
Sông Công
Lạng Sơn 1 14 Lạng Sơn
Bắc Giang 1 16 Bắc Giang
Phú Thọ 1 1 11 Việt Trì Phú Thọ
Điện Biên 1 1 5 Điên Biên Phủ Mường Lay
Lai Châu 1 7 Lai Châu
Sơn La 1 9 Sơn La
Hòa Bình 1 11 Hòa Bình
Nguồn: [26]
Các đô thị tập trung dọc theo các hành lang các quốc lộ 1A, 1B, 2, 3, 4A, 4C,
4D, 6, 32. Ngoài chức năng hành chính, các đô thị trong vùng đã đảm nhận được vai
trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề mới, trung
tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng về các ngành, trung tâm
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giao lưu thương mại trong nước và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối
ngoại, trung tâm dịch vụ, phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển
nguồn lực.
TD&MNPB có hệ thống đô thị phân bố khá hợp lí trong không gian. Hệ thống đô
thị của vùng hình thành gắn liền với quá trình khai thác và phát triển kinh tế xã hội, tạo
thành một hệ thống không gian tuyến, điểm, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
Tiểu kết chương I
Dựa trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của nhiều
tác giả trên thế giới và Việt Nam, nội dung chương I đã đưa ra những khái niệm và
những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình đô thị hóa, phân tích những biểu hiện quá
trình đô thị hóa, những ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình phát triển và phân bố
mạng lưới đô thị. Đồng thời, cũng đã phân tích vị trí và vai trò của đô thị trong quá
trình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Đánh giá thực trạng quá trình phát triển
và phân bố đô thị Việt Nam. Phân tích hiện trạng phân loại và phân bố đô thị ở Việt
Nam. Bên cạnh đó, rút ra được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình phát
triển và phân bố mạng lưới đô thị của Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu trong chương này chính là tiền đề lý thuyết quan
trọng để nghiên cứu sự phát triền và phân bố đô thị tỉnh Thái Nguyên.

More Related Content

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
AnAn97022
 
đô thị việt nam
đô thị việt namđô thị việt nam
đô thị việt nam
thanhtc82
 

Similar to Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx (20)

Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
03.co so quy hoach
03.co so quy hoach03.co so quy hoach
03.co so quy hoach
 
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAYĐề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
Đề tài: Quy hoạch đô thị sinh thái Thượng Lý - Hải Phòng, HAY
 
Duong loi
Duong loiDuong loi
Duong loi
 
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị.docxCơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở đô thị.docx
 
ĐÔ THỊ HOÁ.pptx
ĐÔ THỊ HOÁ.pptxĐÔ THỊ HOÁ.pptx
ĐÔ THỊ HOÁ.pptx
 
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
đô Thị hóa tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven đô hà nội.đô thị hóa...
 
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị HoáLuận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
Luận Văn Giải Pháp Phát Triển Nông Nghiệp Trong Quá Trình Đô Thị Hoá
 
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
Đô thị hóa TP.HCM 1986-2015
 
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.docTẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
TẢI FREE Tiểu luận về xây dựng nông thôn mới.doc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội  -...
Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội -...
 
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAYLuận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
Luận án: Vai trò của chính trị trong xây dựng nông thôn mới, HAY
 
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đLuận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
Luận văn: Chính sách quy hoạch đô thị tại quận Ngũ Hành Sơn, 9đ
 
đô thị việt nam
đô thị việt namđô thị việt nam
đô thị việt nam
 
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam, HAY
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị.docx
 
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nayTác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
Tác động của đô thị hóa đến kinh tế nông thôn Hà Nội hiện nay
 
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1đề Cương địa lí-kinh-tế-1
đề Cương địa lí-kinh-tế-1
 
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mớiBài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
Bài mẫu Tiểu luận về Phân tích chủ trương Xây dựng nông thôn mới
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 

Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Đô thị Xã hội loài người đã hình thành và phát triển không ngừng. Trong quá trình đó, phương thức sản xuất và kiểu quần cư của con người luôn có sự thay đổi, chất lượng cuộc sống của con người luôn được cải thiện. Từ những phương thức sản xuất thô sơ đến những phương thức sản xuất hiện đại, từ những kiểu quần cư trong không gian ít tiện nghi và phụ thuộc vào tự nhiên đến những kiểu quần cư hiện đại, thuận lợi, tiện nghi, tập trung và ít phụ thuộc vào tự nhiên. Kiểu quần cư hiện đại đó được gọi là quần cư thành thị hay đô thị. Như vậy, có thể hiểu đô thị là không gian sống và một hình thức cư trú của con người. Có rất nhiều thuật ngữ để chỉ đô thị. Trên thế giới, các thuật ngữ chỉ đô thị như city, town (tiếng anh), urbanized area, urban cluster (trong tiếng Mỹ), unité urbaine (“đơn vị thành phố” trong tiếng Pháp).... Ở Việt Nam, các thuật ngữ chỉ đô thị hay được sử dụng là thành phố, thị xã, thị trấn. Đối với địa lý học, nghiên cứu về đô thị là để làm rõ quá trình phát sinh, phát triển, phân bố đô thị, chức năng của các đô thị, cấu trúc đô thị và các vấn đề khác của đô thị như kinh tế đô thị, môi trường đô thị... Theo đó, có thể hiểu chung nhất: “đô thị là không gian sống của con người, là nơi tập trung dân cư đông đúc, gắn với chức năng sản xuất phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định” [28]. Có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về đô thị và có quan điểm không hoàn toàn giống nhau [21]: Theo Ratzel (1960), quan niệm đô thị là sự tích tụ lâu dài của người và chỗ ở của họ, chiếm một không gian đáng kể và nằm giữa các cộng đồng lớn. Nếu dân số chưa đầy 2.000 người thì điểm dân cư đó mất tính chất đô thị. Richtofen (1968) lại định nghĩa: “đô thị là một nhóm tập hợp những người có cuộc sống không phụ thuộc vào nông nghiệp, mà trước hết dựa vào công nghiệp” và ông cũng cho rằng “người dân đô thị phải dựa trên hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và các nhu cầu sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài cung cấp”. 8
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Yu.G.Xauskin quan niệm: đô thị là một điểm quần cư có mật độ nhân khẩu cao và dân cư ở đây không có hoạt động nông nghiệp trực tiếp. Như vậy, theo Xauskin thì nhân tố quan trọng nhất để xác định đô thị đó chính là mật độ dân số và tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) có ghi: Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Tác giả Phạm Ngọc Côn định nghĩa: “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước hoặc của một tỉnh, một huyện”. Về quản lí nhà nước, nội hàm của đô thị, các tiêu chuẩn định lượng đô thị luôn thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Quyết định số 132/HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quy định đô thị là các điểm dân cư với các yếu tố cơ bản sau: + Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. Vùng lãnh thổ của đô thị gồm nội thành hoặc nội thị với đơn vị hành chính là quận, phường và ngoại thành hoặc ngoại thị với đơn vị hành chính là huyện, xã. + Quy mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi có thể thấp hơn). + Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp từ 60% trở lên trong tổng số lao động; là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. + Có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị được xác định dựa trên mức độ tối thiểu của từng đô thị như : mật độ đường phố (km/km2 ), chỉ tiêu cấp nước (lít/người/ngày), chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt (kwh/người), chỉ tiêu nhà ở (m2 /người)... + Mật độ dân cư được xác định theo từng đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng được xác định bởi dân số nội thành, nội thị trên diện tích đất đai nội thành nội thị (người/km2 hay người/ha). Thông tư số 34/2009/TT-BXD và Luật Quy hoạch đô thị đều đưa ra khái niệm: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn” [15]. 9
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.1.2. Mạng lưới đô thị Theo từ điển bách khoa Việt Nam, mạng lưới đô thị là tập hợp các đô thị trong một nước hoặc một vùng cùng với mối liên hệ giữa các đô thị đó với nhau. Trong hệ thống đô thị thường bao gồm những đô thị lớn giữ vai trò trung tâm, các đô thị vừa và nhỏ có mối liên hệ phụ thuộc tương đối với các đô thị trung tâm. Về mặt chức năng, hệ thống gồm các đô thị có chức năng khác nhau: đô thị hành chính, đô thị cảng, đô thị công nghiệp, đô thị đầu mối giao thông, đô thị nghỉ ngơi, an dưỡng, đô thị du lịch... Hầu hết các đô thị kết hợp trong các khu vực lớn hơn tạo nên các khu vực đô thị hóa liên quan tới một cảnh quan được xây dựng liên tục, với mật độ dân số cao và số lượng cao ốc dày đặc mà không có ranh giới hành chính. Khu vực đô thị hóa có thể gồm một đô thị trung tâm và nhiều đô thị khác, các thị trấn, vùng ngoại ô tiếp giáp. Mạng lưới đô thị có thể được thiết lập dựa trên các quan hệ hành chính hoặc những quan hệ về mặt kinh tế - xã hội, trong đó mối quan hệ mạng lưới đô thị về mặt hành chính thì đô thị cấp dưới nằm trong mạng lưới của đô thị cấp trên. Đối với mạng lưới đô thị được thiết lập dựa trên các quan hệ về mặt kinh tế thì việc xác định quy mô cũng như cấu trúc của mạng lưới được dựa trên mức độ quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các đô thị. 1.1.1.3. Đô thị hóa Khái niệm: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các đô thị, nhất là các đô thị lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị [28]. Đô thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đô thị hóa là sự phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ ... thu hút nhiều nhân lực từ nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng nhanh. Đô thị xuất hiện làm tăng sự phát triển giao thông và các vùng nông nghiệp xung quanh và các đô thị khác; phát triển văn hóa và sự phân công lao động theo lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, tiểu thủ công, trí thức, thương nhân, kĩ thuật viên... Bên cạnh đó, đô thị hóa làm tăng nhanh số lượng các đô thị, kèm theo là sự cách biệt dần giữa con người và thiên nhiên, sự giảm sút của chất lượng môi trường sống. Ý nghĩa của đô thị hóa: Thứ nhất: quá trình đô thị hóa là một phạm trù lịch sử, thể hiện sự khác biệt giữa các quốc gia khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau của cùng một đô thị do những khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội. 10
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thứ hai: quá trình đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa. Quá trình công nghiệp hóa là động lực của quá trình đô thị hóa. Đô thị hóa là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình công nghiệp hóa. Thứ ba: đô thị hóa không chỉ biểu hiện phương hướng phát triển kinh tế khu vực trong một thời kì nhất định mà còn trong một quá trình phát triển của đô thị. Đặc điểm của quá trình đô thị hóa Dân số đô thị tăng nhanh và ngày càng tập trung đông vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn. Dân số tập trung nhiều vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn và cực lớn. Số lượng các đô thị trên 1 triệu dân, 5 triệu dân ngày càng tăng. Dự đoán đến năm 2020 thế giới có thêm một số đô thị trên 20 triệu dân. Tuy nhiên, việc tăng dân số đô thị quá nhanh và việc dân số tập trung ngày càng đông trong các đô thị lớn và cực lớn đã gây ra sức ép rất lớn về các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Lãnh thổ đô thị không ngừng được mở rộng Đô thị hóa làm diện tích các đô thị ngày càng được mở rộng. Diện tích các đô thị hiện nay là khoảng 3 triệu km2 chiếm khoảng 2% diện tích lục địa. Ở châu Âu và Hoa Kì, diện tích đô thị chiếm khoảng 5% diện tích lãnh thổ. Việc mở rộng diện tích đô thị là do nhu cầu phải mở rộng hoặc xây dựng mới nhiều tuyến đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp và dịch vụ. Các đô thị nhiều khi còn phải mở rộng ranh giới hành chính. Quá trình này làm cho các đô thị lớn lên và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Đồng thời với quá trình này, là quá trình chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp thành đất đô thị, gây ra những hậu quả tiêu cực như giảm diện tích đất gieo trồng trong nông nghiệp và làm suy thoái môi trường... Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống nông thôn. Lối sống thành thị được hiểu là lối sống có mức sống cao gắn với các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ; gắn với thị trường; với các nhu cầu rất lớn về giao tiếp, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí... Hiện nay, lối sống và chất lượng cuộc sống giữa thành thị và nông thôn còn khá chênh lệch nhưng về một số mặt, lối sống của dân cư nông thôn đang nhích dần với lối sống của dân cư thành thị. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn làm thay đổi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của dân cư nông thôn, nâng cao chất 11
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lượng cuộc sống dân cư nông thôn. Mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu trong kinh tế nông thôn nhưng tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Thậm chí, trong các hoạt động nông nghiệp cũng đã có sự thay đổi nhờ việc sử dụng nhiều máy móc và dịch vụ nông nghiệp do các đô thị cung cấp, làm cho số người lao động trực tiếp trong các hoạt động nông nghiệp giảm xuống. 1.1.2. Vai trò và phạm vi ảnh hưởng của đô thị 1.1.2.1. Vai trò của đô thị a. Thay đổi đặc điểm của dân cư Đô thị là nơi tập trung đông dân. Quá trình đô thị hóa làm tăng số lượng các đô thị và làm tăng mức tập trung của dân cư trong các đô thị. Quá trình này biến đổi quy mô, kết cấu và những đặc điểm của dân số. Lối sống đô thị làm giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, số con trung bình ở thành thị thấp hơn, tuổi kết hôn cao hơn, kế hoạch hóa gia đình tốt hơn ở nông thôn. Đô thị lại là nơi có điều kiện sống tốt hơn nhiều so với nông thôn, khiến cho một lượng lớn dân cư ồ ạt từ các vùng nông thôn ra thành thị. Sự di cư từ nông thôn làm cho tỉ lệ gia tăng cơ học ở đô thị cao hơn rất nhiều so với nông thôn. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số ở thành thị thường cao hơn khoảng 3 lần so với nông thôn. Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc cơ cấu dân số và cơ cấu lao động ở các đô thị. Dân cư đô thị tăng chủ yếu là do nhập cư từ nông thôn, trong đó chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là lao động nữ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp nhẹ ở các đô thị. Vì vậy, ở các đô thị thường thấy tỉ lệ dân cư trong độ tuổi 20 đến 39 tuổi là rất cao và tỉ lệ nữ giới chiếm nhiều hơn tỉ lệ nam. Mặt khác những vấn đề xã hội gặp phải trong quá trình đô thị là tỉ lệ thất nghiệp trong các đô thị thường rất cao, cao hơn nhiều so với tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn. b. Thay đổi chất lượng cuộc sống Quá trình phát triên đô thị có quan hệ chặt chẽ với chỉ số HDI và GDP/người. Những nước và nhóm nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao thường là những nước có chỉ số HDI cao và GDP/người theo PPP cao. Quá trình phát triển đô thị cũng tạo ra nhiều thay đổi về mặt xã hội khác như là nơi tập trung đông đảo các lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cùng với cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, là nơi có sức hút đối với các luồng vốn đầu 12
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tư, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Đô thị cũng là nơi tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. c. Thay đổi nhu cầu sử dụng đất Hiện nay, diện tích các đô thị là khoảng 3 triệu km2 chiếm khoảng 2% diện tích lục địa và 13% diện tích đất có giá trị sử dụng cao, nhưng lại là nơi tập trung đến gần một nửa dân số trên thế giới. Trong tương lai, khi mà quy mô dân số đô thị tăng lên, thì nhu cầu mở rộng đất là tất yếu. Các vùng nông nghiệp ở nông thôn chính là nguồn dự trữ để mở rộng đất cho các đô thị trong tương lai. Đất đô thị có xu hướng tăng nhanh, mục đích sử dụng đất trong các đô thị cũng có những sự thay đổi, tỉ lệ đất ở và đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng, làm cho giá trị và giá trị sử dụng đất được tăng cao. Quá trình mở rộng đất đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp. Vì vậy, khi mở rộng và thay đổi mục đích sử dụng đất cần phải nghiên cứu, đánh giá và quy hoạch đồng bộ, hợp lí để mang lại hiệu quả cao đối với từng loại đất. d. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ Đóng góp của đô thị về phương diện kinh tế là rất lớn. Các đô thị thường là các trung tâm và là động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, của vùng. Các đô thị là nơi đóng góp phần lớn giá trị GDP, giá trị ngành công nghiệp - dịch vụ, và tăng trưởng nền kinh tế. Bên cạnh đó, có những đô thị không quá lớn về kinh tế nhưng lại có khả năng chi phối và điều khiển đời sống xã hội, đời sống tâm linh của con người, đó là các đô thị có các trung tâm tôn giáo lớn như Ro-me, Je-ru-sa-lem... Ở Việt Nam, khu vực đô thị đóng góp tới 70,4% GDP cả nước, 84% GDP trong ngành công nghiệp - xây dựng, 87% GDP trong ngành dịch vụ và 80% trong ngân sách Nhà nước (năm 2005). Nước ta nhiều đô thị lớn có vai trò là đầu tàu kinh tế, như Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội... Trong phạm vi một quốc gia, các cơ quan chính trị quan trọng của đất nước thường được đặt ở những đô thị lớn của đất nước, đặc biệt là ở thủ đô. Vì vậy, thông thường các thủ đô là các đô thị quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, các cơ quan chính trị quan trọng của Nhà nước thường được đặt ở hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chính trị của tỉnh thường được đặt ở các thành phố và thị xã trực thuộc, các cơ quan chính trị của huyện thường được đặt ở các thị trấn... Với vai trò quan trọng như vậy, thì định hướng phát triển đô thị, không gian đô thị chiếm vị trí quan trọng trong quy hoạch xây dựng đô thị. Nó quyết định hướng đi đúng đắn của cả quá trình phát triển. 13
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.2.2. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là một khái niệm mang tính trừu tượng, nó không hoàn toàn có thể lượng hóa một cách chính xác, đôi khi khái niệm này thể hiện sự trừu tượng trong nhìn nhận một vấn đề không gian của lĩnh vực khoa học xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là khả năng mà ở một giới hạn nhất định, một đô thị còn tạo ra được những ảnh hưởng đa chiều về kinh tế - xã hội. Phạm vi ảnh hưởng của đô thị là một khái niệm mới, trong điều kiện nhất định, khái niệm này có thể đồng nhất với khái nhiệm khu kinh tế đô thị, bởi khu kinh tế đô thị cũng do sức mạnh kinh tế lớn hay nhỏ của “cực phát triển” (đô thị trung tâm) khu vực và cường độ liên hệ kinh tế - xã hội giữa các khu vực quyết định. Ảnh hưởng và cường độ tác dụng sức mạnh kinh tế của bản thân đô thị đối với khu vực xung quanh nói chung được thể hiện trên ba hình thức chủ yếu như sau: - Sức hút của đô thị: sự sản xuất và phát triển của một đô thị đều có mối liên hệ khăng khít với khu vực xung quanh, đều cần dựa vào các yếu tố đầu vào hay “nhập vào” từ bên ngoài như tiền vốn, tài nguyên, sức lao động, thông tin… Tổng giá trị sản phẩm quốc nội của đô thị càng lớn thì nhu cầu nhập vào tương tự như tổng giá trị sản phẩm quốc nội tự nhiên sẽ càng tăng do đó sức hút của đô thị càng mạnh.Yếu tố kinh tế - xã hội nhập vào càng nhiều càng nhanh thì khu vực được nhập vào và thu hút cũng càng rộng lớn. - Sức lan tỏa của đô thị: Sự tồn tại và phát triển của một đô thị không tách rời sự “xuất ra” và cung ứng nhiều mặt đối với khu vực xung quanh, đây là sự phản ánh chức năng cơ bản của đô thị. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội của đô thị càng cao, thì sự “xuất ra” tương ứng của tổng giá trị sản phẩm quốc nội và cơ cấu sẽ càng lớn, do đó diện lan tỏa của đô thị sẽ càng rộng hơn. Hơn nữa, đặc điểm sản xuất của đô thị càng mạnh hơn sức hút của nó, diện tích khu vực lan tỏa đôi lúc còn rộng hơn diện tích thu hút. - Sức mạnh trung gian của đô thị: đây là khả năng đảm trách nhiệm vụ trung gian về hoạt động môi giới và liên lạc của sự lưu thông vật tư, hàng hóa, tiền vốn, người và thông tin của đô thị. Khả năng hoạt động môi giới của đô thị phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của đô thị. Tỉ trọng của khu vực dịch vụ trong tổng giá trị quốc nội của đô thị càng lớn thì khả năng môi giới của đô thị càng mạnh, sức mạnh môi giới của đô thị tỉ lệ thuận với gia tăng giá trị của ngành sản xuất thứ ba. Sự phát triển của khu vực dịch vụ ở đô thị có quan hệ tỉ lệ thuận nhất định với sự phát triển của lĩnh vực sản xuất vật chất, cho nên sức mạnh môi giới của đô thị và phạm vi tác động của nó cũng có quan hệ tỉ lệ thuận với số lượng tuyệt đối của tổng giá trị sản phẩm quốc nội đô thị. Từ sự phân tích ở trên, có thể nhận thấy: phạm vi ảnh hưởng của đô thị không phải là sự áp đặt chủ quan mà là không gian địa lý được tự hình thành do ảnh hưởng 14
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và trường tác dụng của đô thị hấp dẫn, lan tỏa và vai trò trung gian của đô thị tổng hợp tạo nên. Phạm vi to hay nhỏ, rộng hay hẹp cơ bản tùy thuộc vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội lớn hay nhỏ của đô thị trung tâm quyết định tạo nên. 1.1.3. Phân loại đô thị 1.1.3.1. Các cách phân loại đô thị Đô thị được phân loại theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu. Các tiêu chí thường được dùng để phân loại đô thị là quy mô dân số, cơ cấu lao động, chức năng hoạt động, tính chất hành chính, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng... - Theo chức năng, các đô thị được chia thành: đô thị công nghiệp, đô thị dịch vụ, đô thị hành chính, đô thị du lịch, đô thị khoa học. - Theo qui mô dân số đô thị: siêu đô thị, đô thị rất lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đô thị trung bình nhỏ, đô thị nhỏ. - Theo tính chất hành chính, chính trị: thủ đô, thành phố, thị xã, thị trấn. - Theo vùng lãnh thổ: đô thị đồng bằng, đô thị miền núi, đô thị ven biển. - Theo vai trò tạo vùng: đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh. - Theo trình độ phát triển: đô thị hiện đại và đô thị chưa hiện đại. 1.1.3.2. Phân loại đô thị ở Việt Nam Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, sự phân loại đô thị ở nước ta ngày càng chặt chẽ và chi tiết hơn. Qua các biểu phân loại đô thị theo quy định của chính phủ qua các năm 2001, 2009 ta thấy rõ điều này: loại đô thị ngày càng nhiều hơn, vai trò, chức năng của đô thị được quy định chi tiết hơn; quy mô các đô thị được quy định ngày càng cao hơn và năm 2009 còn thêm yếu tố mới là kiến trúc cảnh quan đô thị (xem thêm phần phụ lục 1 ). 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị 1.1.4.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Các đô thị thường tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất thuộc nhóm phi nông nghiệp. Do vậy, các đô thị thường được phân bố ở các vị trí thuận lợi có hiệu quả cao cho sản xuất và đời sống, gần nguồn nước, ở nơi thuận lợi về giao thông vận tải... Vì vậy, vị trí giao thông và vị trí địa lý kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị: Vị trí địa lý giao thông: đô thị muốn phát triển được không chỉ nhờ sự phát triển của bản thân đô thị, mà còn phải thông qua quá trình trao đổi năng lượng với bên ngoài. Như vậy, với vị trí giao thông thuận lợi có thể giúp mở rộng phạm vi hoạt động của đô thị, thúc đẩy quá trình đổi mới của đô thị, mở rộng nhịp độ phát triển và quy mô đô thị. Ngày nay, sự phát triển của ngành giao thông vận tải thì con người có 15
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thể phát huy hơn nữa những lợi thế của vị trí giao thông vận tải và cải biến sự bất lợi do vị trí này đem lại. Vị trí địa lý kinh tế: vị trí địa lý kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc phát triển đô thị. Các đô thị tạo ra sức hút kích thích các vùng xung quanh tăng trưởng. Các địa phương có khả năng đáp ứng một phần nhu cầu về nông sản cho các đô thị và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghệ do các đô thị tạo ra. Các đô thị vệ tinh có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả các đô thị lớn trong vùng. Việc gắn sự phát triển kinh tế xã hội của một đô thị với sự phát triển của một vùng lớn hơn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của đô thị và của cả vùng. 1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của mạng lưới đô thị chủ yếu là các loại tài nguyên như địa hình, đất, khí hậu, nước... a. Địa hình và đất đai Các vùng núi cao thường có ít các đô thị lớn như đồng bằng. Khác với nhiều đô thị ở đồng bằng, các đô thị ở miền núi không có nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại với quy mô lớn, cũng không phải là nơi tập trung quá lớn về dân cư. Đô thị miền núi thường là các đô thị có chức năng đơn thuần về hành chính, du lịch hay khai thác khoáng sản... Vì vậy, các tiêu chí xác định đô thị, cũng như phân loại đô thị ở miền núi, thường thấp hơn ở đồng bằng. Đất là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển đô thị. Đất dùng để xây dựng đô thị, xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng cho đô thị. Trong trường hợp quy mô đất đai hạn chế so với nhu cầu phát triển đô thị, thì việc sử dụng đất sẽ trở nên căng thẳng gây ra nhiều sức ép cho vấn đề nhà ở, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển và hạn chế sự mở rộng quy mô đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích sự phát triển của đô thị, thì nhân tố đất đai là nhân tố ảnh hưởng, chứ không phải là nhân tố quyết định đến quy mô không gian đô thị. Vì chính quy mô dân số và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới là nhân tố quyết định quy mô đất của đô thị. b. Nguồn nước và khí hậu Tài nguyên nước có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của đô thị, đặc biệt ở các khu vực khô hạn hoặc nửa khô hạn. Nhu cầu sử dụng nước trong các đô thị là rất lớn, chủ yếu là nước cho các hoạt động công nghiệp, cho sinh hoạt dân cư và cho nông nghiệp của vùng ngoại ô. Việc cung cấp nước không đủ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt sẽ làm giảm hiệu quả các kinh tế của đô thị, suy giảm chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị. Khi đó vấn đề sử dụng nước sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng trọng quy hoạch phát triển dân số và kinh tế đô thị. 16
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các đô thị thường được xây dựng ở các khu vực có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân. Các đô thị có chức năng du lịch dựa trên cơ sở khí hậu mát mẻ, ôn hòa, phong cảnh đẹp, đặc trưng như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt... 1.1.4.3. Yếu tố kinh tế - xã hội a. Dân cư và nguồn lao động Đô thị là nơi tập trung dân số với quy mô lớn và mật độ cao. Quy mô dân số là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu đánh giá quá trình phát triển đô thị. Quy mô dân số quyết định sự hình thành đô thị và cấp đô thị. Lao động trong các đô thị phần lớn là lao động có kĩ thuật, đây là cơ sở để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế đô thị. Dân số đô thị có những đặc thù riêng, quy mô dân số tăng thúc đẩy quá trình phát triển và mở rộng đô thị. Như vậy, dân cư và nguồn lao động là yếu tố trực tiếp và quan trọng tác động đến quy mô và sự phát triển đô thị. b. Cơ sở hạ tầng đô thị và sự phát triển của khoa học kĩ thuật Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: các công trình nhà ở, khu hành chính, hệ thống giao thông, hệ cấp thoát nước, mạng lưới thông tin... Khi cơ sở hạ tầng đô thị được bảo đảm thì các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của người dân đô thị mới diễn ra bình thường và hiệu quả. Khi các hoạt động kinh tế và sinh hoạt vượt quá mức có thể phục vụ của cơ sở hạ tầng, thì dẫn đến sự quá tải, làm nảy sinh nhiều vấn đề của đô thị như thiếu nhà ở, ách tắc giao thông, thiếu nước, thiếu điện, môi trường bị xuống cấp... Thông thường, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị phải đi trước một bước so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số, cũng như nhu cầu của dân cư. Điều này thể hiện sự phù hợp, cân đối của sự phát triển đô thị với sự phát triển các yếu tố kinh tế, xã hội của đô thị. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật là tiền đề phục vụ quá trình công nghiệp hóa, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Khoa học kĩ thuật phát triển tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào cuộc sống bao gồm các loại công nghệ và kĩ thuật cho phép khai thác bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và xã hội, hướng tới việc xây dựng xã hội phát triển bền vững. c. Sự phát triền kinh tế - xã hội Sự phát triển kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa và quản lý nhà nước đối với quá trình đô thị hóa. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội càng nhanh thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng mạnh. Cùng với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế thì quy mô và mạng lưới các đô thị ngày càng mở rộng. Như vậy, tiềm lực kinh tế có vai trò nhất định đối với việc xây dựng, mở rộng các đô thị. 17
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Có một quy luật là các đô thị càng lớn thì khả năng tích lũy vốn càng lớn, dẫn đến khả năng xây dựng mở rộng đô thị càng lớn và ngược lại. Khi kinh tế phát triển thì đặt ra nhu cầu cần thiết để đáp ứng sự phát triển như hạ tầng kĩ thuật, nhu cầu lao động, các dịch vụ khác... một cách khách quan, tất yếu. Mặt khác khi tốc độ phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh song song với sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại...với tốc độ càng cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Về mặt xã hội, sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu cầu lương thực, nhu cầu được đảm bảo về việc làm, vui chơi, giải trí... cũng tạo áp lực lên sự phát triển kinh tế và làm gia tăng suy thoái môi trường đô thị. d. Xu thế hội nhập và kinh tế thị trường Ngày nay, không một quốc gia nào có thể phát triển một cách ổn định và hài hòa nếu không tham gia vào quá trình hội nhập, đó xu thế tất yếu. Việc hội nhập là tiền đề, là động lực cho sự phát triển. Kinh tế đô thị vốn là con đẻ của kinh tế hàng hóa là kết quả phát huy tác dụng của cơ chế thị trường. Nhưng chỉ có sản xuất thì không thể hình thành đô thị hoàn chỉnh, cần có sự đảm bảo thị trường lưu thông. Thị trường phát triển nhanh hay chậm và được kiện toàn hay không, phụ thuộc vào khá lớn sự lưu động các yếu tố sản xuất có thông suốt hay hợp lý hay không, ảnh hưởng đến thành bại và tiền đề phát triển đô thị. Thị trường đô thị là hệ thống lưu thông, có thị trường bên trong và bên ngoài đô thị và nó có rất nhiều khâu lưu thông. Thị trường có cơ chế điều tiết tự động, nó luôn luôn thay đổi khi kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra nhiều nguồn lực phát triển đô thị. Song nó phát triển và tác động theo quy luật khách quan, nên trong quản lý đô thị cần phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo. đ. Chính sách của nhà nước Chính sách của Nhà nước về kinh tế nói chung và chính sách về đô thị hóa như chính sách nhập cư, chính sách đầu tư, chính sách phát triển hệ thống đô thị, chính sách phát triển của từng đô thị có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đô thị hóa và phát triển mạng lưới đô thị. Khi chính sách hợp lý sẽ có tác dụng tích cực tới sự phát triển đô thị, làm thay đổi nhanh chóng hiện trạng đô thị, tốc độ đô thị, quy mô và cấu trúc đô thị và ngược lại. Điều này cho thấy vai trò, trách nhiệm của nhà lãnh đạo là rất lớn trong sự phát triển đô thị của đất nước. 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển đô thị 1.1.5.1. Quy mô, tỉ lệ dân số đô thị và gia tăng dân số đô thị a. Quy mô dân số đô thị Theo thông tư liên tịch hướng dẫn phân loại và phân cấp đô thị của Bộ Xây dựng năm 2002, quy mô dân số đô thị (N) bao gồm số dân thường trú (N1) và số dân 18
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tạm trú trên 6 tháng (N0) tại khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn. Đối với thành phố trực thuộc trung ương, dân số đô thị bao gồm dân số khu vực nội thành, dân số của nội thị xã trực thuộc (nếu có) và dân số của thị trấn. Dân số tạm trú quy về dân số thành thị được tính theo công thức sau: Trong đó: N0: Số dân tạm trú quy về dân số đô thị (người) Nt: Tổng số lượt khách đến tạm trú ở khu vực nội thành, nội thị hàng năm (người) m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày) b. Tỉ lệ dân số đô thị Tỉ lệ dân số đô thị được tính bằng tương quan giữa dân số đô thị trên tổng số dân của một vùng hay một khu vực. Tỉ lệ dân số đô thị là đại lượng thể hiện trình độ đô thị hóa của một nước, một vùng lãnh thổ. Tỉ lệ dân số đô thị phản ảnh trình độ công nghiệp hóa, trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung. Muốn nâng cao tỉ lệ dân số đô thị cần tăng năng suất lao động trong nông nghiệp và phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ. Công thức tính: Trong đó: UR là tỉ lệ dân số đô thị PUR là dân số thành thị P là tổng dân số (dân số trung bình năm) c. Gia tăng dân số đô thị Gia tăng dân số đô thị là lượng tăng thêm của dân số đô thị theo thời gian. Dân số đô thị gia tăng dựa trên 3 nguồn sau: Gia tăng tự nhiên của dân số đô thị. Tỉ lệ sinh ở đô thị luôn thấp hơn nông thôn, tuy nhiên, đây vẫn là nguồn phát triển dân số đô thị. Di cư nông thôn vào thành thị. Đây là nguồn quan trọng cho gia tăng dân số đô thị. Các nước phát triển đã trải qua giai đoạn này, còn đối với các nước đang phát triển thì đây đang là “vấn đề nóng”. 19
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điều chỉnh ranh giới. Yếu tố này có thể làm dân số đô thị là tỉ lệ dân thành thị tăng đột biến trong thời gian ngắn. Điều chỉnh ranh giới liên quan đến chính sách của Nhà nước, nếu thiếu điều chỉnh hợp lí sẽ tạo động lực cho thành phố phát triển, và ngược lại, sẽ tạo ra đô thị hóa giả. Dựa vào sự gia tăng dân số đô thị có thể đưa ra dự báo dân số đô thị. d. Cơ sở hạ tầng đô thị Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: - Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở các công trình dịch vụ thương mại, công cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao, công viên cây xanh và các công trình phục vụ lợi ích công cộng khác. - Cơ sở hạ tầng kĩ thuật: giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, thông tin liên lạc, vệ sinh môi trường đô thị. Cơ sở hạ tần đô thị được đánh giá là đồng bộ khi tất cả các loại công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kĩ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 70% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị được đánh giá là hoàn chỉnh khi tất cả các công trình cơ sở hạ tầng xã hội và kĩ thuật đô thị đều được xây dựng, nhưng mỗi loại phải đạt được tiêu chuẩn tối thiểu từ 90% trở lên so với mức quy định của Quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị. 1.1.5.2. Mật độ phân bố đô thị Mật độ phân bố đô thị hay mức độ tập trung đô thị thể hiện tình trạng phân bố của thành thị trong một thời kì nhất định của một nước, một vùng, một lãnh thổ nhất định. Có thể thấy mật độ đô thị dày đặc hay thưa thớt. Mật độ phân bố đô thị được tính theo công thức: tổng số đô thị của vùng/diện tích của vùng. Đơn vị tính là số đô thị/1.000 km2 . 1.1.5.3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp/ tổng số lao động đang làm việc Lao động phi nông nghiệp của một đô thị là lao động trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn thuộc các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp, cung ứng vật tư, dịch vụ công cộng, du lịch, khoa học, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, y tế, bảo hiểm, thể thao, tài chính, tín dụng ngân hàng, quản lý nhà nước và lao động khác không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm muối và đánh bắt cá được tính là lao động phi nông nghiệp 20
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của một đô thị được tính theo công thức sau: Trong đó: K : Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của đô thị (%). E0: Số lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn (người). Et: Tổng số lao động của đô thị (tính trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và thị trấn). 1.1.5.4. Mật độ dân số đô thị Mật độ dân số đô thị là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị. Mật độ dân số đô thị được xác định theo công thức sau: Trong đó: MTT: Mật độ dân số đô thị (người/km2 ). DTT: Dân số đô thị (người). STT: Diện tích đất đô thị (km2 ). Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Khái quát sự phát triển của đô thị thế giới 1.2.1.1. Số dân đô thị tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số đô thị Từ khi xuất hiện đô thị đến nay, số dân đô thị liên tục tăng với tốc độ nhanh cả tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 1900 toàn thế giới chỉ có 13% dân số đô thị, tương ứng với 220 triệu người, năm 1950 là 30% với khoảng 700 triệu người và đến năm 2009 là 50% tương đương với 3,4 tỉ người dân đô thị. Dự báo đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới là dân thành thị. 1.2.1.2. Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn Năm 1950, toàn thế giới mới có 8 đô thị trên 5 triệu dân; đến năm 1975 tăng lên 23; hiện nay là 50 đô thị với tổng số dân là 372,4 triệu người, chiếm khoảng 6% 21
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tổng dân số thế giới và gần 13% dân số đô thị toàn cầu. Số lượng các đô thị cực lớn (quy mô từ 10 triệu dân trở lên) cũng tăng nhanh chóng, năm 1975 mới có 5 thành phố cực lớn thì đến năm 2000 đã có 14 thành phố. Có sự khác nhau giữa quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Quá trình ĐTH có tính chất khác nhau giữa các nước, các vùng kinh tế có trình độ phát triển khác nhau, có chế độ xã hội khác nhau. Điều này là do quá trình ĐTH là quá trình mang tính quy luật, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của từng nước, từng vùng. Ở các nước phát triển, do quá trình CNH diễn ra sớm nên quá trình ĐTH cũng bắt đầu khá sớm, tốc độ gia tăng tỉ lệ dân số đô thị tương đối cao và quá trình hình thành các đô thị cực lớn được tăng cường. Các nước phát triển cũng có mức sống cao, các nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần giữa nông thôn và thành thị có khoảng cách không lớn, không gian đô thị chật chội mà chất lượng môi trường lại kém hơn vùng nông thôn vì vậy có xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh, dẫn đến nhịp độ gia tăng dân số đô thị trong thời gian gần đây bắt đầu chậm lại. Ở các nước đang phát triển, sự bùng nổ dân số là bạn đồng hành với bùng nổ ĐTH. Đặc trưng của quá trình này là sự thu hút dân cư nông thôn vào các thành phố lớn, trước hết là vào thủ đô. Khoảng cách về mức sống vật chất và tinh thần giữa đô thị và nông thôn còn cách xa nhau. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa, cùng với số người nhập cư ngày càng đông, dẫn đến nhịp độ gia tăng dân số đô thị tăng cao, đặc biệt giai đoạn 1950-2000, từ năm 2000 đến nay tốc độ này có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng dân số đô thị ở các nước phát triển 3,4 lần. Quá trình ĐTH với nguyên nhân chủ yếu do tự phát đã gây ra nhiều áp lực cho các đô thị về nhà ở, việc làm, môi trường... 1.2.2. Sự phát triển của đô thị Việt Nam 1.2.2.1. Lịch sử phát triển đô thị ở Việt Nam Đô thị Việt Nam hình thành và phát triển từ rất sớm, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Quá trình hình thành và phát triển có những nét đặc trưng riêng biệt, nhưng nhìn chung, trình độ đô thị hóa còn thấp. Ta có thể chia lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam thành 4 thời kì. Thời kì hoang sơ các đô thị được xây dựng như căn cứ quân sự với những tường thành bao quanh nhằm chống quân xâm lược, lúc này phần “thị” gần như không phát triển. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đô thị đầu tiên của nước ta. Đó là thành Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc, được xây dựng từ thế kỉ III trước Công nguyên. 22
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chức năng của các đô thị dần dần thay đổi, đô thị trở thành trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa của vùng hay của một quốc gia. Thời kì Bắc thuộc, kéo dài đến thế kỉ thứ X, có nhiều đô thị là những khu hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán khá phát triển như Luy Lâu (Bắc Ninh), Long Biên (Hà Nội), Lạch Trường (Thanh Hóa), hay các cảng thị như Chiêu Cảng (Hội An), Óc Eo (An Giang)... Thời kì phong kiến: một số đô thị của Việt Nam được hình thành ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi, với các chức năng hành chính, thương mại và quân sự. Các đô thị lớn nhất thường gắn với kinh đô và sự tồn vong của các triều đại như Hoa Lư ở Ninh Bình vào thời nhà Đinh; Đại La – Thăng Long vào thời nhà Hồ, Phú Xuân ở Huế vào thời nhà Nguyễn... Ngoài các trung tâm kinh đô với chức năng chính trị, quân sự, tiểu thủ công nghiệp và thương mại thì trong thời kì phong kiến còn xuất hiện nhiều “thương cảng” lớn có chức năng thương mại, trạm dịch như thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Sài Gòn (nay thuộc TP. Hồ Chí Minh), Hải Phòng, Đà Nẵng,... Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều làng nghề thủ công phát triển như Bát Tràng, Đình Bảng, Đa Hội, Phù Khê, Nội Duệ... Tuy nhiên, ở các làng nghề này hoạt động sản xuất vẫn được tổ chức theo kiểu làng xã chứ chưa tách riêng ra thành các đô thị. Trong thời kì này, mặc dù đã hình thành một số đô thị khá lớn ở những khu vực có vị trí địa lý thuận lợi, những thương cảng hay những làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nhưng do những quan niệm coi thường công nghiệp và thương nghiệp, cùng với những chính sách bài ngoại, bế quan tỏa cảng kéo dài, nên các đô thị chỉ giống như những bến chợ, phố chợ họp theo phiên trải khắp. Nền nông nghiệp tự cấp tự túc vẫn còn được coi trọng tại các đô thị. Thời kì Pháp thuộc: Với chính sách bóc lột thuộc địa, vơ vét tài nguyên khoáng sản đưa về chính quốc, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách chia nhỏ thành các tỉnh, huyện để dễ bề cai trị. Mạng lưới đô thị nhỏ được trải đều khắp đất nước với chức năng chủ yếu là hành chính và quân sự. Các đô thị này hầu như không có hoạt động kinh tế nên tốc độ tăng trưởng rất chậm. Chính quyền thực dân tiến hành tuyển mộ công nhân hình thành một số đô thị với các thị dân hoạt động công nghiệp như Hòn Gai, Cẩm Phả để phục vụ khai thác than, nhà máy dệt Nam Định nhà máy bia rượu Hà Nội. Bên cạnh các nhà máy và khu khai thác mỏ, thực dân Pháp còn xây dựng và phát triển các đô thị cảng lớn, các trạm dịch để vận chuyển khoáng sản thu được về chính quốc, như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn... Ngoài ra, để phục vụ cho 23
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhu cầu nghỉ dưỡng của giai cấp thống trị, Pháp đã cho xây dựng hàng loạt các đô thị mang chức năng nghỉ dưỡng như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, Nha Trang, Đồ Sơn... Các đô thị Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, được xây dựng theo nguyên tắc cách li người châu Âu với người bản xứ, điều này làm hạn chế số lượng các đô thị ở Việt Nam. Nhưng cũng phải thấy rằng, với trình độ phát triển cao, việc quy hoạch phát triển và phân bố đô thị của người Pháp tại Việt Nam cũng là những thành tựu nhất định. Đó là những công trình kiến trúc có giá trị và đạt đến trình độ nghệ thuật và kĩ thuật cao xuất hiện, đặc biệt là các công trình kiến trúc tại các “khu phố Tây”, các khu du lịch trong các đô thị lớn. Ở đó, các hoạt động sản xuất đã có sự tách biệt dần với nông thôn, các hoạt động công nghiệp và dịch vụ có nhiều điều kiện để phát triển. Dân số đô thị được tăng lên nhanh chóng. Cuối thế kỉ 18, tỉ lệ dân số thành thị Việt Nam mới chỉ có 1%, nhưng đến năm 1943 nước ta đã có hơn 2 triệu người dân thành thị chiếm khoảng 9,2% dân số [19]. Thời kì độc lập (từ 1945 đến nay): Đặc điểm phát triển và phân bố đô thị thời kì nước Việt Nam độc lập được chia thành 2 mốc thời gian: - Từ năm 1945 đến 1975: Trong thời kì kháng chiến chống Pháp từ năm 1945 đến 1954, quy mô dân số đô thị Việt Nam tăng chậm, gần như không có gì thay đổi so với thời kì Pháp thuộc. Dân số đô thị tập trung chủ yếu ở một vài đô thị lớn như Hà Nội , Hải Phòng, Sài Gòn và một số tỉnh lị. Từ năm 1954, đất nước bị đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Vì vậy, xu hướng phát triển đô thị của hai vùng là khác nhau cả về tốc độ phát triển và chức năng đô thị. Tỉ lệ dân thành thị tăng khá nhanh, năm 1955 là 10,96%, đến năm 1975 là 21,5%, đặc biệt là khu vực miền Nam. Ở miền Bắc, bắt đầu khôi phục và phát triển các trung tâm kinh tế, tiến tới sản xuất tập trung, đẩy mạnh phát triển các đô thị gắn liền với phát triển công nghiệp, phân bố nằm sâu trong đất liền để tránh chiến tranh hủy diệt. Tuy nhiên đến năm 1960, dân số đô thị ở miền bắc mới chỉ đạt khoảng 8,9%. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị miền bắc bị chiến tranh phá hoại tàn phá, dân cư thành thị tăng chậm, đến năm 1972 mới chỉ đạt khoảng 10,5%. Mạng lưới đô thị được mở rộng và cải tạo. Các đô thị lớn thêm chức năng đầu mối kinh tế như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định; các đô thị công nghiệp mới xây dựng như Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh ... Ở miền Nam, dân cư nông thôn có nhiều xáo trộn mạnh, do chiến tranh nhiều người di cư vào Sài Gòn và các đô thị lớn như Biên Hòa, Vũng Tàu,... Nên tốc độ gia tăng dân số đô thị là khá nhanh. Tỉ lệ dân thành thị năm 1960 là 22%, đến năm 1970 là 38% và đến năm 1973 là 43%. Trong giai đoạn này, có nhiều đô thị mới được xây 24
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dựng bên cạnh các khu quân sự như Cam Ranh, Chu Lai, Phú Bài,... kinh tế của các đô thị chủ yếu dựa vào sự viện trợ từ nước ngoài. Công nghiệp chủ yếu là các cơ sở công nghiệp nhẹ phục vụ quân đội. Hệ thống đường giao thông và các hệ thống phòng thủ, sân bay chỉ đảm bảo, phục vụ chiến tranh. Chính vì không nhằm mục đích phát triển kinh tế dài lâu của các đô thị, nên dù có tốc độ tăng trưởng dân số đô thị cao nhưng quá trình phát triển đô thị không bền vững, nghiêng về chức năng phục vụ chiến tranh - Từ năm 1975 đến nay: Sau khi đất nước thống nhất, ở miền Nam, tỉ lệ dân thành thị tụt xuống thấp do dân cư hồi hương từ các thành phố lớn về nông thôn và do sự điều động dân cư - lao động đi phát triển các vùng kinh tế mới. Ở miền Bắc, tỉ lệ dân thành thị không tăng nhiều lắm. Từ những năm cuối thập kỉ 80 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Điều đó tác động mạnh mẽ tới quá trình đô thị hóa ở nước ta. Bảng 1.1. Dân số trung bình, dân số thành thị và tỉ lệ dân đô thị của Việt Nam giai đoạn 2000 -2015 Năm Tổng số dân Dân số thành thị Tỉ lệ dân thành thị (Nghìn người) (Nghìn người) (%) 2000 77.630,9 18.724,6 24,1 2005 82.392,1 22.232,0 27,1 2010 86.932,5 26.515,9 30,5 2014 90.728,9 30.035,4 33,1 2015 91.713,3 31.131,5 33,9 Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015 1.2.2.2. Đặc điểm đô thị hóa của Việt Nam *Mạng lưới đô thị tương đối rải đều trên khắp lãnh thổ quốc gia, nhưng quy mô nhỏ bé và tính chất không thuần nhất Mạng lưới đô thị không thuần nhất đó là sản phẩm của những xáo trộn liên tục, trong những chính sách nhất thời và khác nhau giữa hai miền. Đến khi thống nhất đất nước (1975) chúng ta kế thừa một mạng lưới đô thị có nhiều loại hình, tính chất khác nhau: 25
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đô thị công nghiệp: Thái Nguyên, Việt Trì, Biên Hòa, Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí, Phả Lại... Đô thị tổng hợp: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Vinh, Thanh Hóa, Cần Thơ... Đô thị cảng: Hải Phòng, Quy Nhơn, Cam Ranh... Đô thị cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lao Bảo, Lạng Sơn... Đô thị nghỉ dưỡng: Hạ Long, SaPa, Sầm Sơn, Cửa Lò, Đà Lạt, Vũng Tàu... Đô thị đầu mối giao thông: Đông Hà, Việt Trì... Đô thị hành chính: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên... Hiện nay, các mạng lưới đô thị này được liên kết lại bằng hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc, đang góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước. Đô thị của nước ta có quy mô dân số không đều, ngoài hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì đa phần là các đô thị vừa và nhỏ. Ở hai thành phố này chiếm tới gần 35% dân số đô thị của cả nước. Xu hướng tập trung dân vào các thành phố lớn nhất lại đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn là vào các đô thị trung bình và nhỏ. Các thị trấn tuy có nhiều, nhưng quy mô dân số dân trung bình chỉ trên dưới 1.000 người, trong đó có một tỷ lệ khá lớn còn làm việc trong nông - lâm - ngư nghiệp. Các đô thị có dân số dưới 50 nghìn người thì ảnh hưởng còn hạn chế, thường là các đô thị hành chính, các trung tâm công nghiệp nhỏ hay các đô thị đặc thù. Các đô thị ra đời và phát triển trên cơ sở sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, hành chính. Rất ít đô thị phát triển mạnh mẽ dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong và lối sống nông nghiệp vẫn còn phổ biến trong dân cư đô thị, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ. Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính văn hóa hơn là chức năng kinh tế. Vì thế, khi không còn đóng vai trò trung tâm của tỉnh hoặc huyện thì đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được sự chú ý đầu tư. Đô thị Việt Nam có quy mô hạn chế, phân bố phân tán, phân bố tản mạn, đa phần là đô thị nhỏ, nửa đô thị, nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu từ và phát triển kinh tế, dẫn đến việc nông thôn hóa đô thị, đô thị không đủ sức phát triển. * Quá trình đô thị hóa diễn ra không đều giữa các vùng Về lý thuyết, sự phân bố mạng lưới đô thị Việt Nam theo ba hình thức: 26
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phân bố theo các tuyến: các đô thị thường phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông, theo các thung lũng sông lớn hay dọc theo bờ biển. Phân bố thành từng cụm (rõ nhất là trong quan hệ giữa các thành phố lớn làm hạt nhân và các đô thị vệ tinh). Phân bố theo thứ bậc (thể hiện rõ trong quan hệ thứ bậc quản lý hành chính). Xét theo không gian mạng lưới đô thị Việt Nam phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước (trước hết là các đô thị hành chính), nhưng không cân đối giữa các vùng, số lượng đô thị nhiều nhất là ở TD&MNPB, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các đô thị lớn về quy mô dân số và tiềm lực kinh tế lại phân bố chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Trình độ đô thị hóa và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị là khá chênh lệch giữa các vùng và trong từng đô thị. Bảng 1.2: Tỉ lệ dân số đô thị cả nước và các vùng giai đoạn 2005 - 2015 Năm 2005 2010 2014 2015 Cả nước 27,1 30,5 33,1 33,9 Đồng bằng Sông Hồng 24,5 29,1 32,5 34,3 Trung du và miền núi phía Bắc 15,7 16,4 17,8 18,2 Bắc Trung Bộ 14,4 16,9 19,9 20,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 31,0 34,5 36,2 37,3 Tây Nguyên 27,4 28,6 29,0 29,0 Đông Nam Bộ 55,9 62,3 62,7 63,2 Đồng bằng Sông Cửu Long 20,4 23,6 24,9 25,0 Nguồn[26] Ở vùng núi và cao nguyên quá trình đô thị hóa nói chung gặp khó khăn hơn. Ngay ở Đồng bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước, nhưng lại chủ yếu là các thị trấn nhỏ, nên tỉ lệ dân số đô thị vẫn thấp 34,31%, cao hơn một chút so với trung bình của cả nước là 33,94% (2015) . Vùng Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ đô thị hóa, tỉ lệ dân số đô thị của vùng so với dân số đô thị của cả nước và mật độ phân bố đô thị cao nhất cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhỏ, phân bố rải đều. Ở đây có đô thị lớn nhất là thành phố Cần Thơ – đô thị loại I, thành phố trực thuộc trung ương. 27
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Dọc duyên hải miền Trung có nhiều thành phố, thị xã, trong đó Đà Nẵng là đô thị loại I, Huế là cố đô cổ kính và là đô thị loại I. Riêng vùng duyên hải Nam Trung Bộ có tỉ lệ đô thị hóa cao song số dân thành thị so với cả nước thấp và mật độ phân bố đô thị mỏng. Điều này cho thấy dân cư của vùng ít và tập trung ở một vài thành phố. Theo tiêu chuẩn phân loại đô thị Việt Nam, cho đến năm 2015 nước ta có 721 điểm dân cư đô thị được phân chia theo các vùng như sau: Bảng 1.3: Đô thị và số đô thị phân theo vùng của Việt Nam năm 2015 Trong đó Tỉ lệ Số Thành Số dân dân đô đô thị thị so Các vùng lượng phố Thị Thị (nghìn với cả đô thị thuộc Xã trấn người) nước tỉnh (%) Cả nước 721 67 51 603 31.131,3 100 TD&MNPB 159 15 4 140 2.146,7 6,9 ĐBSH 136 13 6 117 7.180,0 23,1 BTB và 175 15 16 144 5.579,3 17,9 DHNTB TN 58 5 4 49 1.627,3 5,2 DNB 46 5 8 33 10.193,0 32,7 ĐBSCL 147 14 13 120 4.405,2 14,2 Nguồn [26]. - 2 đô thị loại đặc biệt là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; chiếm 16,8% dân số toàn quốc, 32,8% dân số đô thị. - 3 đô thị loại I trực thuộc trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ; chiếm 4,6% tổng dân số, 8,5% dân số đô thị. - 13 đô thị loại I khác là thành phố tỉnh lị, trung tâm cấp vùng. - 27 đô thị loại II. - 41 đô thị loại III, 68 đô thị loại IV và 567 đô thị loại V. Như vậy mạng lưới đô thị nước ta vừa rải đều trên các vùng lãnh thổ, vừa tập trung vào các vùng phát triển hơn. Phần lớn các thành phố, thị xã ở nước ta phân bố ven các sông lớn, các vùng cửa sông ven biển. Trong khi đó, ở các khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc thì mạng lưới đô thị rất thưa thớt, quy mô đô thị nhỏ, ảnh hưởng của các đô thị còn hạn chế. 28
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3 Mạng lưới đô thị ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc Về hành chính, TD&MNPB bao gồm 14 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu. Trong đó có trung tâm vùng là thành phố Thái Nguyên. So với các vùng khác trong cả nước, TD&MNPB là vùng có quy mô diện tích thuộc loại lớn so với cả nước, tuy nhiên dân số lại ít. Năm 2015, diện tích toàn vùng là 95.266,8 nghìn km2 (chiếm 28,8% diện tích cả nước), dân số là 11.803,7 nghìn người (chiếm 12,9% dân số của cả nước); mật độ dân số là 124 người/km2 , thấp hơn nhiều so với mật độ trung bình của cả nước năm là 277 người/km2 . 1.2.3.1. Hiện trạng đô thị hóa Trình độ đô thị hóa của vùng nói chung còn thấp. Tỉ lệ dân thành thị của vùng tăng rất chậm trong thời gian qua: + Từ năm 2005 đến năm 2015 chỉ tăng lên 2,5% ( từ 15,7% lên 18,2%) + Trong khi đó tốc độ tăng của cả nước là 6,8% (từ 27,1% lên đến 33,9%) Điều này phản ánh công nghiệp hóa của vùng chậm và đô thị hóa nói riêng cũng như trình độ phát triển của vùng nói chung. Tỉ lệ dân số đô thị của vùng TD&MNPB năm 2015 thấp nhất cả nước, đứng thứ 7/7 vùng. Hình 1.1. Biểu đồ tỉ lệ đô thị hóa vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2005 - 2015 [26] 29
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.3.2. Hệ thống đô thị Hiện nay, vùng TD&MNPB có 15 thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó có 02 đô thị loại I là TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) và TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), 13 thành phố trực thuộc tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sông Công, Bắc Giang, Điện Biên Phủ, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn), 04 thị xã (Nghĩa Lộ, Sông Công, Phú Thọ, Mường Lay) và 140 thị trấn. Đây là vùng có nhiều đô thị nhất cả nước ta với 159 đô thị, mật độ đô thị toàn vùng là 1,6 đô thị/1.000 km2 . Bản 1.4. Số lượng các đô thị vùng TD&MNPB đến năm 2015 Số lượng Tên thành phố, thị xã Tỉnh Thành Thị Thị Thành phố thuộc Thị xã phố xã trấn tỉnh Toàn vùng 15 4 140 Hà Giang 1 13 Hà Giang Cao Bằng 1 14 Cao Bằng Bắc Kạn 1 6 Bắc Kạn Tuyên Quang 1 5 Tuyên Quang Lào Cai 1 9 Lào Cai Yên Bái 1 1 10 Yên Bái Nghĩa Lộ Thái Nguyên 2 1 10 Thái Nguyên, Phổ Yên Sông Công Lạng Sơn 1 14 Lạng Sơn Bắc Giang 1 16 Bắc Giang Phú Thọ 1 1 11 Việt Trì Phú Thọ Điện Biên 1 1 5 Điên Biên Phủ Mường Lay Lai Châu 1 7 Lai Châu Sơn La 1 9 Sơn La Hòa Bình 1 11 Hòa Bình Nguồn: [26] Các đô thị tập trung dọc theo các hành lang các quốc lộ 1A, 1B, 2, 3, 4A, 4C, 4D, 6, 32. Ngoài chức năng hành chính, các đô thị trong vùng đã đảm nhận được vai trò là trung tâm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề mới, trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng về các ngành, trung tâm 30
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giao lưu thương mại trong nước và ngoài nước, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại, trung tâm dịch vụ, phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn lực. TD&MNPB có hệ thống đô thị phân bố khá hợp lí trong không gian. Hệ thống đô thị của vùng hình thành gắn liền với quá trình khai thác và phát triển kinh tế xã hội, tạo thành một hệ thống không gian tuyến, điểm, từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Tiểu kết chương I Dựa trên cơ sở tổng quan những nghiên cứu về đô thị và đô thị hóa của nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam, nội dung chương I đã đưa ra những khái niệm và những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình đô thị hóa, phân tích những biểu hiện quá trình đô thị hóa, những ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị. Đồng thời, cũng đã phân tích vị trí và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và môi trường. Đánh giá thực trạng quá trình phát triển và phân bố đô thị Việt Nam. Phân tích hiện trạng phân loại và phân bố đô thị ở Việt Nam. Bên cạnh đó, rút ra được những thành tựu và những hạn chế trong quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị của Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu trong chương này chính là tiền đề lý thuyết quan trọng để nghiên cứu sự phát triền và phân bố đô thị tỉnh Thái Nguyên.